Trang chủ NLU| KhoaNôngHọc| Mụclục Hoàng KimLong| Tình yêu cuộc sống | CNM365| Khát khao xanh | Dạy và học | Cây Lương thực | FoodCrops| HK1| HK2| HK3| HK4| HKWiki| Violet| FAOSTAT| ThốngkêVN | ThờitiếtVN|
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 6954
Toàn hệ thống 20520
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

 

Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc


TÌNH YÊU CUỘC SỐNG

THUNG DUNG
Nguyễn Bỉnh Khiêm, ...


DẠY VÀ HỌC
Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận


Khoa Nông Học  
Những nhà khoa học xanh,
http://foodcrops.vn


Norman Borlaug
Lời Thầy dặn

Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.


Thông tin Cây Lương thực
 Lúa, Ngô, Sắn, Khoai lang
Nông trại và Hệ thống Canh tác
http://foodcrops.vn
FOOD CROPS
CÂY LƯƠNG THỰC
  



Tình yêu cuộc sống
Thông tin chuyên đề chọn lọc

Science Daily

KHÁT KHAO XANH
HOÀNG KIM
CNM365

Luôn làm mới kiến thức của bạn !



Bút tích NB gửi HK và
Những tư liệu quý về 
GS.TS. Norman Borlaug

Lối vào Phong Nha

 


HOÀNG KIM
NGỌC PHƯƠNG NAM
CHÀO NGÀY MỚI

DẠY VÀ HỌC
CÂY LƯƠNG THỰC
FOOD CROPS



THƯ VIỆN NGHỀ LÚA
Thư viện Khoa học Xã hội





Cassava in Vietnam



A New Future for Cassava in Asia

On-line: Cassava in Asia
(Tải tài liệu PDF tại đây)


 

KimFaceBook
KimYouTube

KimLinkedIn

Songkhongtubien

KIMYOUTUBE. Video nhạc tuyển Sóng không từ biển (xem tiếp).



GỬI THƯ ĐIẾN TỬ VÀ
LIÊN KẾT TRỰC TUYẾN

hoangkimvietnam@gmail.com 
hoangkim@hcmuaf.edu.vn  
TS. Hoàng Kim

http://foodcrops.vn
http://vi.gravatar.com/hoangkimvn
http://en.gravatar.com/hoangkimvn

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  TS. Hoàng Kim

CHÀO NGÀY MỚI 22 THÁNG 8
Hoàng Kim
CNM365.Gõ ban mai vào phím; Bài thơ Viên đá Thời gian; Giếng Ngọc vườn Tao Đàn; Trời mưa; Nhớ Người; Đêm trắng và bình minh. Ngày 22 tháng 8 năm 1875 Đế quốc Nga và Đế quốc Nhật Bản, phê chuẩn Hiệp ước Sankt-Peterburg, theo đó đảo Sakhalin thuộc về Nga còn quần đảo Kuril thuộc về Nhật Bản. Ngày 22 tháng 8 năm 564, quái vật ở hồ Loch Ness, Scotland được nhà truyền giáo Columba thuật rằng ông đã trông thấy. Ngày 22 tháng 8 năm 1941 là ngày mất của tướng Phùng Chí Kiên, tiền bối cách mạng và quân sự Việt Nam (sinh năm 1901), người mà đại tướng Võ Nguyên Giáp ngậm ngùi rơi lệ khi nhắc lại. Bài chọn lọc ngày 22 tháng 8:Gõ ban mai vào phím; Bài thơ Viên đá Thời gian; Giếng Ngọc vườn Tao Đàn; Trời mưa; Nhớ Người; Đêm trắng và bình minh.Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-22-thang-8/

ThaiDuonghe

GÕ BAN MAI VÀO PHÍM
Hoàng Kim
Ta gõ
ban mai vào bàn phím
Dậy đi em
ngày mới đến rồi

Sao Kim nghĩa khác là Sao Mai hoặc Sao Hôm là hành tinh thứ hai trong Hệ Mặt Trời, quay quanh nó với chu kỳ 224,7 ngày Trái Đất. Sao Kim trong văn hóa phương Đông được đặt tên dựa vào nguyên tố Kim trong Ngũ Hành gồm Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.  Xét theo vị trí gần nhất so với Mặt Trời thì lần lượt là Thủy, Kim, Thổ, Hỏa, Mộc. Sao Kim trong văn hóa phương Tây  được đặt tên theo thần Vệ nữ (Venus) là  vị nữ thần của sắc đẹp và tình yêu trong thần thoại La Mã. Sao Kim là thiên thể tự nhiên sáng nhất trong bầu trời tối, chỉ xếp sau Mặt Trăng, với cấp sao biểu kiến của Sao Kim bằng 4.6, đủ sáng để tạo lên bóng trên mặt nước. Bởi vì Sao Kim là hành tinh gần mặt trời hơn Trái Đất, nên nó không bao giờ xuất hiện trên bầu trời mà quá xa Mặt Trời: góc ly giác đạt cực đại bằng 47,8°. Sao Kim có độ sáng lớn nhất ngay sát thời điểm hoàng hôn hoặc bình minh, do vậy mà dân gian gọi Sao Kimsao Hôm lúc hoàng hôn, và gọi Sao Kimsao Mai, khi hành tinh này mọc lên lúc bình minh

Sao Kim là hành tinh gần Trái Đất nhất và có kích thước gần bằng Trái Đất được phân loại là hành tinh đất đá và là “hành tinh chị em” với Trái Đất do kích cỡ, gia tốc hấp dẫn, tham số quỹ đạo gần giống với Trái Đất. Tuy vậy Sao Kim rất khác biệt Trái Đất ở việc Sao Kim bị bao bọc bởi lớp mây dày có tính phản xạ cao chứa axít sunfuric, và khiến chúng ta không thể quan sát bề mặt của nó dưới bước sóng ánh sáng khả kiến. Mật độ không khí trong khí quyển của Sao Kim lớn nhất trong số bốn hành tinh đất đá, thành phần chủ yếu bao gồm cacbon điôxít. Áp suất khí quyển tại bề mặt hành tinh cao gấp 92 lần so với của Trái Đất. Sao Kim có nhiệt độ bề mặt trung bình bằng 462 °C là hành tinh nóng nhất trong Hệ Mặt Trời. Sao Kim không có chu trình cacbon để đưa cacbon trở lại đá và đất trên bề mặt, do vậy không thể có một tổ chức sống hữu cơ nào có thể hấp thụ nó trong sinh khối. Sao Kim toàn bộ bề mặt của là một hoang mạc khô cằn với đá và bụi và còn núi lửa hoạt động trên hành tinh này.

Sao Kim là một trong những thiên thể sáng nhất trên bầu trời  đã được con người biết đến từ lâu và nó có vị trí vững chắc trong tư tưởng văn hóa xuyên suốt lịch sử loài người. Nó được miêu tả trong các văn bản của người Babylon quan sát về ngôi sao này vào thời điểm năm 1600 TCN. Những người Babylon đặt tên cho Sao Kim là Ishtar là hiện thân của nữ thần tình yêu chiến tranh, và sinh tử.Người Hy Lạp cổ đại tin rằng Sao Kim chính là sao Mai Φωσφόρος, Phosphoros (Latin hóa Phosphorus), “Bringer of Light” Ἐωσφόρος, Eosphoros (Latin hóa Eosphorus), “Bringer of Dawn” và thực chất cũng là Sao Hôm, sao buổi tối được gọi là Hesperos (Latin hóa Hesperus) (Ἓσπερος, “sao hôm”). Hai thiên thể này thực chất là một hành tinh, mang  tên nữ thần tình yêu  Aphrodite (Αφροδίτη) (thần Astarte của Phoenicia),[tên hành tinh được giữ lại trong tiếng Hy Lạp hiện đại.Người La Mã cổ đại đã đặt tên cho hành tinh theo Venus, là vị thần tình yêu. Gaius Plinius Secundus (Natural History, ii,37) đã xác định Sao Thủy với Isis. Người Ai Cập cổ đại cũng gọi thiên thể Tioumoutiri khi nó xuất hiện vào buổi sáng là sao Mai và Ouaiti  khi xuất hiện vào buổi tối gọi là sao Hôm

BÀI THƠ VIÊN ĐÁ THỜI GIAN
Hoàng Kim

Cụ là Người cẩn trọng sâu sắc minh thận cần (*)

Thủy vốn mạch sông nước có nguồn.
Chính Trung tiền hậu đổi nhau luôn.
Nụ cười Nghê Việt luôn đầy đặn.
Mai với Bồ Đề ẩn sau lưng.
Tóc nhuốm bạch kim phơi nắng hửng
Da pha hồng ngọc trãi mưa nhuần.
Hoa Người Hoa Đất vui thầy bạn.
Phước Đức mừng ai thắng tuổi trăm.

(*) Phan Chi 4 8 2020· TÔN NỮ MẸ TÔI Nếu họ tên người nam có hai chữ Tôn Thất, người nữ có Tôn Nữ thì những người này có quan hệ huyết thống với các chúa Nguyễn, họ gốc là Nguyễn Phúc mà người ta kỵ huý nên gọi chệch đi là Nguyễn Phước tộc. Quan hệ như thế nào, gần xa cấp độ mấy thì còn phải xét nhưng chắc chắn trong huyết quản họ có dòng máu chúa Nguyễn.Tôn Thất (chữ Hán: 尊室) (chữ 尊 vốn đọc là Tông, nhưng do kỵ tên huý vua Thiệu Trị nên đổi là Tôn) là họ được vua Minh Mạng đặt cho con cháu của các chúa Nguyễn từ ngài Nguyễn Hoàng đến ngài Nguyễn Phúc Thuần, mỗi chúa là hệ tổ của một hệ. Hệ bao gồm chúa và các anh em trai của chúa, hậu duệ của các hệ là hậu duệ của các anh em trai của chúa. Có tất cả 9 hệ nhưng có hai hệ là hệ 4 và hệ 6 không con nên không lưu truyền được. Họ Tôn Thất bà con xa với dòng Đế hệ, dòng làm Hoàng đế của Đại Nam, tính ra kể từ vua Gia Long. Không phải tất cả Tôn Thất, Tôn Nữ đều nổi tiếng hoặc làm to, đời trước nổi tiếng có các cụ Tôn Thất Thuyết, Tôn Thất Thiệp, đời nay có Nguyễn Minh Vĩ (Tôn Thất Vĩ), phó Chủ tịch Quốc hội, Tôn Thất Tùng giáo sư bác sĩ, Tôn Nữ Thị Ninh nhà ngoại giao, Phó giáo sư Tương Lai (Nguyễn Phước Tương hay Tôn Thất Tương) nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học, Tôn Thất Lập nhạc sĩ. Chế độ VNCH có một số trí thức, tướng lãnh là Tôn Thất.Tôi biết nhiều tôn thất tôn nữ sống và lao động như mọi người dân bình thường. Nét đặc biệt ngoại hình của họ là khuôn mặt dài, thông minh và nghiêm cẩn. Một cái gì đó quý tộc cho dù có rơi vào hoàn cảnh chân lấm tay bùn.Tôi biết hai người phụ nữ tên là Tôn Nữ Lệ Minh. Người thứ nhất là vợ nhà thơ Lưu Trọng Lư tôi chỉ biết sơ. Người thứ hai tôi biết rất kỹ vì người đó là mẹ tôi.Ông ngoại tôi Tôn Thất nên mẹ tôi Tôn Nữ. Mẹ sớm mồ côi cha, lớn lên trong vòng tay của đại gia đình bên ngoại (cụ ngoại tôi làm quan nhà Nguyễn), được hưởng sự giáo dục nề nếp gia giáo.Lớn lên lấy chồng, theo chồng ra Bắc, chịu mọi gian khổ thiếu thốn, Mẹ đã vượt qua tất cả cho chúng tôi có ngày hôm nay. Chúng tôi thừa hưởng ở Mẹ cái nhìn thẳng và tinh thần quý tộc theo nghĩa đẹp nhất của nó là luôn cố gắng làm người tử tế.Viết thêm:Họ “Công Tằng Tôn Nữ” được dùng cho các cháu gái bên nhà họ nội của các đời vua Nguyễn xuất phát từ thời Minh Mạng. Vua Minh Mạng (Tên húy: Nguyễn Phúc Đảm) đã định ra một chính hệ từ đời vua Gia Long trở về sau theo nguyên tắc sau: con cháu các chúa Nguyễn thì được xếp vào hệ Tôn Thất cho nam và Tôn Nữ dành cho nữ.Còn sự khác nhau giữa Tôn Nữ và Công Tằng Tôn Nữ là ở chỗ cách đặt tên theo thế hệ các con gái, cháu gái :Công Chúa : chị em vua Minh Mạng.Công Nữ : con của vua.Công Tôn Nữ : cháu của vua.Công Tằng Tôn Nữ : chắt của vua.Công Huyền Tôn Nữ : chít của vua.Huyền Tôn Nữ : dùng chung cho thế hệ này trở về sau .Nhưng cũng theo một số tài liệu thì Tôn Nữ được sử dụng chung cho thế hệ thứ 2 trở đi với ý nghĩa là chỉ cháu gái.Tôn Nữ Mẹ Tôi và tôi, Huế năm 1948:

Họ “Công Tằng Tôn Nữ” được dùng cho các cháu gái bên nhà họ nội của các đời vua Nguyễn xuất phát từ thời Minh Mạng. Vua Minh Mạng (Tên húy: Nguyễn Phúc Đảm) đã định ra một chính hệ từ đời vua Gia Long trở về sau theo nguyên tắc sau: con cháu các chúa Nguyễn thì được xếp vào hệ Tôn Thất cho nam và Tôn Nữ dành cho nữ.Còn sự khác nhau giữa Tôn Nữ và Công Tằng Tôn Nữ là ở chỗ cách đặt tên theo thế hệ các con gái, cháu gái :Công Chúa : chị em vua Minh Mạng.Công Nữ : con của vua.Công Tôn Nữ : cháu của vua.Công Tằng Tôn Nữ : chắt của vua.Công Huyền Tôn Nữ : chít của vua.Huyền Tôn Nữ : dùng chung cho thế hệ này trở về sau .Nhưng cũng theo một số tài liệu thì Tôn Nữ được sử dụng chung cho thế hệ thứ 2 trở đi với ý nghĩa là chỉ cháu gái.

CHUYỆN ĐỜI PHAN CHÍ THẮNG
Hoàng Kim
tôi tìm lại những ký ức riêng trong ‘chuyện dài chưa đặt tên’ của anh
Phan Chi Thắng để ứa nước mắt thấu hiểu giá của tình yêu thương ngày thống nhất. Xin anh được chia sẻ:

” Cô mất bốn năm rồi, yên nghỉ trong phần mộ anh em Tuân đã chuẩn bị từ trước, xây lăng trên đồi, cạnh lăng ông bà nội và lăng cha Tuân.

Con cháu, họ hàng đều ở xa, không ai tiếp quản căn nhà cổ và khu vườn rộng, Tuân bàn với những người có quyền thừa kế theo pháp luật hiến căn nhà và khu vườn đó cho chùa.

 

Không phải Tuân không tiếc ngôi nhà tuổi thơ của mình, tính ra cũng là một tài sản lớn. Nhưng hãy để nơi ấy thành một ngôi chùa bởi chắc chắn giờ này cô đã ở bên Phật”. (1)

HOA NGƯỜI
Hoàng Kim

Đầu xuân gặp bạn thật mừng vui
Rượu ngọt trà thơm sóng sánh mời
NƯỚC suối ban mai trong tựa ngọc
OANH vàng CÚC tím nắng xuân tươi.

MÂY TRẮNG quyện lưng trời lãng đãng
Thiên NGA từng cặp nhởn nhơ bay
Nhớ xưa CHIẾN SỰ vùng đất lửa
HÒA bình về lại Chứa Chan nay.

Sóng nhạc yêu thương lời cảm mến
KIM Kiều tái ngộ rộn ràng vui
Anh HÙNG thanh thản mừng “Xuân cảm”
“Đè nghiêng ngọn gió đọc thơ chơi”.

Tui chỉ mới là thuộc sách (TS) thôi.
Giảng sách (GS) xem ra chửa tới nơi.
Vui việc cứ LÀM chưa vội DẠY
Nói nhiều làm ít sợ chê cười.

Cổ điển honda không biết chạy
Canh tân blog viết đôi bài
Quanh quẩn chỉ là ngô khoai sắn
Vô bờ biển HỌC dám đơn sai.

Ước noi cụ Trạng ưa duyên thắm
Nịnh vợ không quên việc trả bài
An nhàn vô sự là tiên đấy
Thung dung đèn sách, thảnh thơi chơi.

https://hoangkimlong.wordpress.com/category/bai-tho-vien-da-thoi-gian/

BÀI THƠ VIÊN ĐÁ THỜI GIAN
Hoàng Kim


Gần mực thì đen
Gần đèn thì rạng
Chọn nơi mà ở
Chọn hay mà học
Chọn bạn mà chơi.
“Lênh đênh qua cửa Thần Phù
Khéo tu thì nổi, vụng tu thì chìm”
“Người trồng cây hạnh người chơi,
Ta trồng cây đức để đời về sau” (*)
(*) Ca dao cổ người Việt

CHUYỆN ĐỒNG DAO CHO EM
Hoàng Kim

Đồng dao là chuyện tháng năm
Lời ru của mẹ Trăng rằm thảnh thơi
Biết tìm bạn quý mà chơi
Học ăn học nói làm người siêng năng

Hiểu nhàn biết đủ thời an
Thung dung minh triết thanh nhàn thảnh thơi
Người sung sướng biết sống vui
Những người hiếu hạnh được đời yêu thương.

Việc chính là học làm người
Khắc sâu nhân nghĩa nhớ đời đừng quên
Hiếu trung phải học đầu tiên
Đừng tham tưởng bở mà quên ân tình.

Đừng tưởng cứ đẹp là tiên
Cứ trên là sáng cứ tiền là xong
Đừng tưởng không nói là câm
Không nghe tưởng điếc, không trông tưởng mù

Đừng tưởng cứ trọc là sư
Cứ vâng là chịu cứ ừ là ngoan
Đừng tưởng có của là sang
Cứ im lặng tưởng là vàng nguyên cây.

Đừng tưởng cứ uống là say
Tai trâu đàn gẩy, lời hay ham bàn
Đừng tưởng giàu hết gian tham
Không thời chẳng vận, lạm bàn chuyện dân.

Đừng tưởng cứ mới là tân
Cứ hứa là chắc, cứ ân là tình
Đừng tưởng cứ thấp là khinh
Cứ chùa là tĩnh, cứ đình là to.

Đừng tưởng già hết hồ đồ
Cứ trẻ là chẳng âu lo buồn phiền
Đừng tưởng cứ quyết là nên
Cứ mạnh là thắng, cứ mềm là thua.

Đừng tưởng đã dấm là chua
Sấm rền là sẽ có mưa ngập trời
Đừng tưởng vui chỉ có cười
Buồn thì ủ rũ chỉ ngồi khóc than.

Đừng tưởng cứ lớn là khôn
Cứ bé là dại cứ hôn là chồng
Đừng tưởng bịa có thành không
Nhìn gà hóa cuốc lẫn ông với thằng.

Lúc vui tham bát bỏ mâm
Đến khi hoạn nạn tần mần bỏ đi
Đừng tưởng không nhất thì nhì
Phò thịnh sung sướng, giúp suy nghèo hèn.

Gặp trăng thì vội quên đèn
Hám tiền quên nghĩa đỏ đen lạc đường
Đừng tưởng giàu hết cô đơn
Cao sang hết ốm, gian tham hết nghèo.

Đừng tưởng cứ núi là cao
Cứ sông là chảy, cứ ao là tù
Đừng tưởng cứ dưới là ngu
Tham giành là được, thấy tu tưởng hiền.

Đừng tưởng cứ thấp là hèn
Cứ sang là trọng cứ tiền là xong
Đừng tưởng quan chức là rồng
Dân thường thấp cổ thì không biết gì.

Đời người lúc thịnh lúc suy
Lúc khỏe lúc yếu lúc đi lúc dừng
Đắng cay chua ngọt đã từng
Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau.

Ở đời nhân nghĩa làm đầu
Thủy chung sau trước tình sâu nghĩa bền
Học làm người việc đầu tiên
Hiếu trung phúc hậu đừng quên nối vần:

“Lênh đênh qua cửa Thần Phù
Khéo tu thì nổi, vụng tu thì chìm”
“Người trồng cây hạnh người chơi,
Ta trồng cây đức để đời về sau” (*)
(*) Ca dao cổ người Việt

(1) xem thêm:

CHỌN PHỐ MÀ Ở!
Phan Chí Thắng


Chọn Trung Kính,
chớ dính Trung Liệt
Ở Hàng Bông thì ấm,
ở Hàng Mắm thì… thơm
Muốn lên quan ở Hàng Lọng,
muốn ấm họng ở Hàng Chai
Muốn sống dai ở Sinh Từ,
đừng bao giờ sống Tô Tịch
Muốn giàu sống Tràng Tiền,
muốn khỏe sống Đại Yên
Trẻ khỏe lên Thanh Niên,
lên tiên về Thọ Lão
Nhiều vàng mua Hàng Hòm,
thích áo quan sang Lò Sũ (Sũ là quan tài)
Phố Trần Phú lắm đại gia,
chợ Bắc Qua không thể ở
Thích ăn phở thì ra Hàng Hành,
thích đá banh ra Hàng Đẫy
Muốn làm quan to thì ở Hùng Vương,
thèm khói hương xin mời Quán Sứ
Muốn hay chữ hãy ở Tràng Thi,
giàu nhất nhì cứ chơi Hàng Bạc
Không thích mát xin mời Hoả Lò,
thích no mua nhà Hàng Gạo
Sống cầm hơi là đường Hàng Cháo,
không thích láo nháo cứ Đào Duy Từ
Thích làm thơ ra chợ Mơ sống tạm,
không thì tàm tạm là ngõ Tạm Thương
Háo ngọt cứ ở Hàng Đường,
khoái rượu ngon xin mời Hoàng Diệu
Ai ở Bà Triệu thì vú rất dài,
người ở Hàng Bài suốt ngày đánh bạc
Ở phố Thuốc Bắc không cần thuốc Tây,
dân phố Hàng Giầy không phải đi guốc
Những ai lo lụt về phố Hàng Bè,
Ai thích chắn che thì mua Hàng Cót
Gần chùa Trấn Quốc gọi bụt bằng anh,
ra phố Đường Thành mà buôn chè Thái
Thích đánh nhau mãi đã có Trường Chinh,
còn muốn thùng thình có ngay Hàng Trống
Khôn hồn muốn sống đừng leo Mỹ Đình (Mình Đĩ),
nếu sợ hổ rình chớ về Yên Thế

Chọn phố tưởng dễ, mà khó ra trò!


TRÍCH CHUYỆN DÀI CHƯA ĐẶT TÊN
Phan Chí Thắng

Trong số hơn mười đứa cháu, đứa gọi bằng o (cô), đứa gọi bằng dì, có lẽ cô thương Tuân nhất. Không hẳn vì Tuân là đích tôn, không hẳn vì mấy đứa gọi cô bằng dì ở thành phố khác, ít gặp cô.

Cô thương Tuân vì cô thương cha anh nhất, thương người anh trai bỏ nhà đi kháng chiến chống Pháp rồi mang đứa con mới 5-6 tuổi ra Bắc, nơi ăn không đủ no, mặc không đủ ấm, “bảy tên Việt Cộng đu không gãy một cành đu đủ”.

Hôm Tuân cùng mẹ lên chiến khu rồi theo đường dây vượt rừng ra Bắc, cô ngồi nắm cơm cho vào mo nang. Không biết cô lỡ tay cho nhiều muối mè (muối vừng) hay nước mắt cô thầm nhỏ vào cơm mà Tuân ăn thấy mặn.

Cô tiễn cháu đi để rồi đêm đêm bí mật áp cái đài transito vào tai nghe đài Hà Nội với hy vọng may ra có chút tin tức gì về anh chị và cháu.

Năm 66 Tuân được đi Liên xô học đại học. Không biết đường dây nào đã báo tin cho cô, cô làm thịt con gà thắp hương cúng các cụ rồi mời hai ông bà dùng bữa. Ông hỏi có chuyện gì, cô nói thằng Tuân vừa đi Liên xô học 6 năm rồi.

Ông nhắm mắt, chắp tay niệm A Di Đà Phật, bà nội và cô ôm nhau khóc. Mâm cơm vẫn còn nguyên.

Hai mươi hai năm sau kể từ lúc lon ton chạy theo mẹ trốn lên chiến khu, đầu tháng 5 năm 75, Tuân tìm về làng thăm bà nội và cô. Ông nội mất đã lâu, hai bà con dựa vào nhau mà sống.

Các bà cô Tuân ai cũng đẹp và lấy chồng xa. Riêng cô không lấy chồng, ở lại phụng dưỡng cha mẹ.

Năm 75 cô còn khỏe, còn hái trái cây trong vườn mang ra chợ bán lấy tiền mua gạo, mắm muối.

Năm 85 là đỉnh điểm của nghèo khổ khó khăn. Cô mua ớt về đăm (giã) làm ớt bột gửi ra Hà Nội cho cháu. Ớt đựng trong lọ nhựa đen nguyên dùng đựng xà phòng kem. Cô già mắt kém súc lọ không kỹ, ớt toàn mùi xà phòng. Tuân đành đổ nguyên cân ớt bột xuống cống, xót xa công sức người cô già.

Một năm đôi ba lần Tuân về quê thăm bà và cô, từ khi bà nội mất cô sống một mình trong căn nhà cổ. Một mình trong khuôn vườn khá rộng kể cả tính theo tiêu chuẩn ở Huế.

Trẻ con hái trộm trái cây, bắt trộm chó. Cô không còn sức chăm bón mấy cây thanh trà (bưởi), khế, ổi, mãn cầu từng nuôi sống bà và cô. Vườn xác xơ như chính cô vậy.

Mỗi lần về quê Tuân đều dành dụm ít nhiều tiền đưa cô mua gạo.

Vậy mà cô chẳng tiêu đồng nào. Lần sửa mái ngói bị dột, thợ phát hiện có gói nilon bọc mấy chục triệu giấu dưới mái, Tuân vừa giận vừa thương cô. Không chịu ăn uống tẩm bổ, tiền để lại cho ai?

Người đàn bà không chồng không con về già khổ đủ đường. Không ai chăm sóc, không có ai để nhờ cậy đã đành, cơ thể chưa một lần “thay máu” nhiều bệnh hơn người thường.

Có lần Tuân về thấy tóc cô bù xù, móng tay dài cong queo, anh gọi thợ làm đầu vào gội đầu cắt móng tay cho cô.

Chấy nhiều quá, đen kịt cả mặt nước chậu thau đồng. Tuân cố không khóc.

Vậy mà cô cũng sống tới 95 tuổi. Cô sống được lâu thế chắc là nhờ muốn sống để trông coi ngôi nhà các cụ để lại và thay mặt tất cả con cháu ở xa và rất xa chăm lo việc hương khói các ngày giỗ chạp. Đã nhiều lần Tuân muốn đón cô ra Hà nội sống với gia đình Tuân để tiện chăm sóc cô nhưng cô không chịu. Cô không thể rời nơi cô đã gắn bó cả cuộc đời.

Khi cảm thấy mình quá yếu, không còn sống được bao lâu, cô dắt Tuân vào buồng, tay run run mở mấy lần khoá cái tủ gỗ xộc xệch có khi còn nhiều tuổi hơn cô:

– Đây là số tiền cô dành dụm cả đời, bây giờ cho cháu.

Nhìn đám giấy bạc cũ kỹ buộc chun làm thành nhiều gói bọc kỹ trong tờ giấy bao xi măng, Tuân không thể cầm lòng. Những tờ tiền Bảo Đại, tiền Việt Nam Cộng hoà, rồi tiền Giải phóng và các đợt tiền cụ Hồ, anh không biết nói sao. Tất cả đã không còn bao nhiêu giá trị.

Đặc biệt là xâu tiền đồng có lỗ vuông ở giữa. Chẳng để làm gì.

Người đàn bà không có công ăn việc làm, không có lương hưu, bao nhiêu năm tằn tiện để cho cháu số tiền khá lớn nay chỉ có thể coi là kỷ niệm.

Cô mất bốn năm rồi, yên nghỉ trong phần mộ anh em Tuân đã chuẩn bị từ trước, xây lăng trên đồi, cạnh lăng ông bà nội và lăng cha Tuân.

Con cháu, họ hàng đều ở xa, không ai tiếp quản căn nhà cổ và khu vườn rộng, Tuân bàn với những người có quyền thừa kế theo pháp luật hiến căn nhà và khu vườn đó cho chùa.

Không phải Tuân không tiếc ngôi nhà tuổi thơ của mình, tính ra cũng là một tài sản lớn. Nhưng hãy để nơi ấy thành một ngôi chùa bởi chắc chắn giờ này cô đã ở bên Phật.

(Viết trong ngày giỗ cô)

NGƯỜI EM CON CÔ RUỘT
Phan Chí Thắng
(Viết 30/4/2018)

Xét quan hệ bà con, An với Tuân rất gần. Mẹ hắn là em ruột cha anh. Nhưng khi anh sinh ra ở Huế thì hắn, con đầu của cô, đã năm sáu tuổi và sống bên nội của hắn ở thành phố khác, lớn lên anh em không biết mặt nhau, chỉ nghe cha mẹ nói rằng cô có mấy đứa con, trong đó có hắn.

Rồi anh theo cha mẹ ra Bắc. Đất nước chia làm hai miền, anh em hoàn toàn không biết gì về nhau.

Tháng 5 năm 1975, là một cán bộ nghiên cứu sau nhiều năm đằng đẵng học ở Liên xô, Tuân vào Nam công tác, ghé Nha Trang Thành thăm bà cô và mấy người em con cô – tất cả anh chưa hề gặp mặt. Cô nhận ra anh ngay, “cháu giống cha quá!”.

Mấy ngày đó anh không gặp An, vì hắn ở Sài gòn, có thể còn trốn hoặc đã ra trình diện. Cô và mấy em không nhắc đến hắn, mà anh cũng không hỏi.

Mãi sau này mới biết, hắn với cặp lon thiếu tá nhảy dù mũ đỏ phải đi cải tạo 7 năm, sau đó định cư ở Mỹ diện HO.
Hai anh em càng không có điều kiện gặp nhau. Thư từ cũng không.

Năm 2009 Tuân sang Mỹ chơi. Cô anh cùng các con, dâu rể và cháu đều đã định cư ở Cali. Tuân hẹn trước ngày đến thăm. Cô nói sẽ gọi các em tập trung đông đủ chào anh.

Với những người em khác Tuân đều đã gặp ở Việt Nam nên nói chuyện khá thoải mái. Riêng với An anh hơi rụt rè một chút. Hắn nhiều tuổi hơn nhưng lại là vai em. Thoạt nhìn thấy hắn anh đoán đây là người con đầu của cô. Anh tiến lại, chủ động bắt tay và nói bằng tiếng Anh “Rất vui gặp You!”

Tiếng Anh chỉ có You và Me, rất tiện trong trường hợp này.

Nghĩ cũng lạ, anh em cô cậu ruột mà già rồi mới gặp nhau. Hai anh em hai chiến tuyến, nay ngồi với nhau trên đất Mỹ.

Hắn tỏ ra kính cẩn với ông anh, một phần do lễ giáo, phần khác là kiểu dân võ biền thường tự ti trước những người có mác trí thức.

Hai anh em nói chuyện như cần phải nói. Nghĩa là không nói một cái gì cụ thể. Vì thế câu chuyện tự nhiên, không gò bó, tuy An có vẻ hơi kiệm lời.

Ăn cơm xong, cả nhà chụp hình kỷ niệm. Hắn tiến đến gần Tuân xin phép ra sân bay. Hắn phải bay 7 tiếng về bờ Đông để mai sớm có mặt ở sở làm việc.
Vậy là hắn đã mất từng ấy tiếng bay sang Cali chỉ để gặp ông anh.

Tuân nhìn thẳng vào hắn. Anh nhận ra cặp mắt và vầng trán hắn giống anh. Một nốt ruồi phía dưới đuôi mắt cũng giống như của anh. Hình như hắn cũng nhận ra những nét giống nhau giữa hai người.

Tuân nắm chặt tay hắn:
– Mừng nhất là chúng ta đã không gặp nhau trên chiến trường. Chúc chú khoẻ và hy vọng lần sau gặp lại sẽ có nhiều thời gian trò chuyện hơn.
– Cảm ơn anh. Chúc anh đi chơi vui!

Hắn rời đi, dáng người đàn ông an phận sau nhiều giông tố cuộc đời, không ai có thể đoán đó từng là viên thiếu tá chỉ huy nhảy dù.

Đêm đã khuya, chỉ còn hai cô cháu ngồi với nhau. Tuân ngắm cô. Vẫn cái trán ấy, đôi mắt ấy. Cô đã tám mấy rồi, linh cảm mách bảo đây là lần cuối cùng anh gặp cô. Xa xôi quá, khi cô nằm xuống anh không thể bay sang kịp.

Hình như cô cũng có cảm nghĩ như thế.

– Thằng An giống cháu hơn mấy đứa kia.
– Cháu cũng thấy vậy.
– Cả nhà mỗi mình nó giống bên ngoại.

Cô muốn kể cháu nghe một chuyện. Chuyện này thằng An chỉ kể cho cô nghe, từ năm 1971, tụi em nó cũng không được biết.

Năm đó nó chỉ huy đơn vị nhảy dù vào căn cứ nơi cơ quan lãnh đạo Việt Cộng tỉnh đóng. Nhiệm vụ của nó là bắt các cán bộ chủ chốt rồi phá hủy căn cứ. Nó đứng một chỗ, luôn miệng hò hét xua cấp dưới toả ra xăm tìm hầm bí mật.

– Chiến tranh mà cô, chuyện đó cũng bình thường. Tuân bình luận.
– Không bình thường đâu cháu, hãy nghe cô kể nốt.

Đơn vị nó hoàn thành nhiệm vụ. Đêm hôm đó nó về qua nhà và kể với cô là cả ngày con đứng trên miệng hầm của cậu để lính không đụng đến chỗ đó.

Là hầm của ba cháu đó. Tài liệu thám báo chỉ đích xác căn hầm của ba cháu. Thằng An biết và đã bảo vệ cậu.

Tuân lặng người, ngồi một lúc lâu mới hỏi:
– Thế ba cháu có biết em An cứu ổng không?
– Không, làm sao ông biết được?
– Thời gian đi học tập cải tạo nó có khai chi tiết này không?
– Không. Khai ra ai tin?

Tuân lại ngồi yên lặng. Phía xa, ngoài xa lộ, những chiếc xe hơi lao vút trong đêm.

Giờ này An bay đến đâu rồi, trên bầu trời nước Mỹ?

Số phận không cho hai anh em được gần nhau, được hiểu nhau hơn. Nhưng giờ Tuân đã hiểu. Số phận mỗi gia đình, mỗi dòng tộc nằm chung trong số phận éo le của đất nước. Anh em trong một nhà thành kẻ thù của nhau.

Song mối liên hệ thiêng liêng máu mủ không bao giờ gián đoạn. Chúng ta còn đến ngày nay, sau hơn ngàn năm chinh chiến, là nhờ chúng ta biết thương nhau hơn là giỏi chém giết?

Cha anh mất đã lâu rồi, An ạ. Ông không thể cảm ơn đứa cháu đã cứu mạng mình. Anh cũng sẽ không nói lời cảm ơn. Hiểu là một cách cảm ơn chân thành nhất!

Troimua

TRỜI MƯA
Hoàng Kim

Mừng là trời đã tuôn mưa
Bấy lâu ngóng đợi bây giờ thấy đây.
Mưa rơi mát đất dịu trời
Mầm xanh búng hạt, cây đời reo vui.

Nghe em ríu rít nói cười
Trẻ con ào cả ra trời dưới mưa
Thương yêu biết mấy cho vừa
Nhạc mưa ngọt lịm, lời ưa thỏa lòng (*).

Cập thời vũ, hạt mưa cần
Hỡi ai thế nước, lòng dân, cơ trời.

Video yêu thích
(*)
Mùa xuân đầu tiên (Văn Cao).“Từ nay ta biết quê người, từ nay ta biết thương người”,

Bài viết mới

Video yêu thích
KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim, Ngọc Phương Nam, Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Học mỗi ngày, Danh nhân Việt, Food Crops News, CassavaViet, foodcrops.vn; Tình yêu cuộc sống

CHÀO NGÀY MỚI 22 THÁNG 8
Hoàng Kim
CNM365.Gõ ban mai vào phím; Bài thơ Viên đá Thời gian; Giếng Ngọc vườn Tao Đàn; Trời mưa; Nhớ Người; Đêm trắng và bình minh. Ngày 22 tháng 8 năm 1875 Đế quốc Nga và Đế quốc Nhật Bản, phê chuẩn Hiệp ước Sankt-Peterburg, theo đó đảo Sakhalin thuộc về Nga còn quần đảo Kuril thuộc về Nhật Bản. Ngày 22 tháng 8 năm 564, quái vật ở hồ Loch Ness, Scotland được nhà truyền giáo Columba thuật rằng ông đã trông thấy. Ngày 22 tháng 8 năm 1941 là ngày mất của tướng Phùng Chí Kiên, tiền bối cách mạng và quân sự Việt Nam (sinh năm 1901), người mà đại tướng Võ Nguyên Giáp ngậm ngùi rơi lệ khi nhắc lại. Bài chọn lọc ngày 22 tháng 8:Gõ ban mai vào phím; Bài thơ Viên đá Thời gian; Giếng Ngọc vườn Tao Đàn; Trời mưa; Nhớ Người; Đêm trắng và bình minh.Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-22-thang-8/

ThaiDuonghe

GÕ BAN MAI VÀO PHÍM
Hoàng Kim
Ta gõ
ban mai vào bàn phím
Dậy đi em
ngày mới đến rồi

Sao Kim nghĩa khác là Sao Mai hoặc Sao Hôm là hành tinh thứ hai trong Hệ Mặt Trời, quay quanh nó với chu kỳ 224,7 ngày Trái Đất. Sao Kim trong văn hóa phương Đông được đặt tên dựa vào nguyên tố Kim trong Ngũ Hành gồm Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.  Xét theo vị trí gần nhất so với Mặt Trời thì lần lượt là Thủy, Kim, Thổ, Hỏa, Mộc. Sao Kim trong văn hóa phương Tây  được đặt tên theo thần Vệ nữ (Venus) là  vị nữ thần của sắc đẹp và tình yêu trong thần thoại La Mã. Sao Kim là thiên thể tự nhiên sáng nhất trong bầu trời tối, chỉ xếp sau Mặt Trăng, với cấp sao biểu kiến của Sao Kim bằng 4.6, đủ sáng để tạo lên bóng trên mặt nước. Bởi vì Sao Kim là hành tinh gần mặt trời hơn Trái Đất, nên nó không bao giờ xuất hiện trên bầu trời mà quá xa Mặt Trời: góc ly giác đạt cực đại bằng 47,8°. Sao Kim có độ sáng lớn nhất ngay sát thời điểm hoàng hôn hoặc bình minh, do vậy mà dân gian gọi Sao Kimsao Hôm lúc hoàng hôn, và gọi Sao Kimsao Mai, khi hành tinh này mọc lên lúc bình minh

Sao Kim là hành tinh gần Trái Đất nhất và có kích thước gần bằng Trái Đất được phân loại là hành tinh đất đá và là “hành tinh chị em” với Trái Đất do kích cỡ, gia tốc hấp dẫn, tham số quỹ đạo gần giống với Trái Đất. Tuy vậy Sao Kim rất khác biệt Trái Đất ở việc Sao Kim bị bao bọc bởi lớp mây dày có tính phản xạ cao chứa axít sunfuric, và khiến chúng ta không thể quan sát bề mặt của nó dưới bước sóng ánh sáng khả kiến. Mật độ không khí trong khí quyển của Sao Kim lớn nhất trong số bốn hành tinh đất đá, thành phần chủ yếu bao gồm cacbon điôxít. Áp suất khí quyển tại bề mặt hành tinh cao gấp 92 lần so với của Trái Đất. Sao Kim có nhiệt độ bề mặt trung bình bằng 462 °C là hành tinh nóng nhất trong Hệ Mặt Trời. Sao Kim không có chu trình cacbon để đưa cacbon trở lại đá và đất trên bề mặt, do vậy không thể có một tổ chức sống hữu cơ nào có thể hấp thụ nó trong sinh khối. Sao Kim toàn bộ bề mặt của là một hoang mạc khô cằn với đá và bụi và còn núi lửa hoạt động trên hành tinh này.

Sao Kim là một trong những thiên thể sáng nhất trên bầu trời  đã được con người biết đến từ lâu và nó có vị trí vững chắc trong tư tưởng văn hóa xuyên suốt lịch sử loài người. Nó được miêu tả trong các văn bản của người Babylon quan sát về ngôi sao này vào thời điểm năm 1600 TCN. Những người Babylon đặt tên cho Sao Kim là Ishtar là hiện thân của nữ thần tình yêu chiến tranh, và sinh tử.Người Hy Lạp cổ đại tin rằng Sao Kim chính là sao Mai Φωσφόρος, Phosphoros (Latin hóa Phosphorus), “Bringer of Light” Ἐωσφόρος, Eosphoros (Latin hóa Eosphorus), “Bringer of Dawn” và thực chất cũng là Sao Hôm, sao buổi tối được gọi là Hesperos (Latin hóa Hesperus) (Ἓσπερος, “sao hôm”). Hai thiên thể này thực chất là một hành tinh, mang  tên nữ thần tình yêu  Aphrodite (Αφροδίτη) (thần Astarte của Phoenicia),[tên hành tinh được giữ lại trong tiếng Hy Lạp hiện đại.Người La Mã cổ đại đã đặt tên cho hành tinh theo Venus, là vị thần tình yêu. Gaius Plinius Secundus (Natural History, ii,37) đã xác định Sao Thủy với Isis. Người Ai Cập cổ đại cũng gọi thiên thể Tioumoutiri khi nó xuất hiện vào buổi sáng là sao Mai và Ouaiti  khi xuất hiện vào buổi tối gọi là sao Hôm

BÀI THƠ VIÊN ĐÁ THỜI GIAN
Hoàng Kim

Cụ là Người cẩn trọng sâu sắc minh thận cần (*)

Thủy vốn mạch sông nước có nguồn.
Chính Trung tiền hậu đổi nhau luôn.
Nụ cười Nghê Việt luôn đầy đặn.
Mai với Bồ Đề ẩn sau lưng.
Tóc nhuốm bạch kim phơi nắng hửng
Da pha hồng ngọc trãi mưa nhuần.
Hoa Người Hoa Đất vui thầy bạn.
Phước Đức mừng ai thắng tuổi trăm.

(*) Phan Chi 4 8 2020· TÔN NỮ MẸ TÔI Nếu họ tên người nam có hai chữ Tôn Thất, người nữ có Tôn Nữ thì những người này có quan hệ huyết thống với các chúa Nguyễn, họ gốc là Nguyễn Phúc mà người ta kỵ huý nên gọi chệch đi là Nguyễn Phước tộc. Quan hệ như thế nào, gần xa cấp độ mấy thì còn phải xét nhưng chắc chắn trong huyết quản họ có dòng máu chúa Nguyễn.Tôn Thất (chữ Hán: 尊室) (chữ 尊 vốn đọc là Tông, nhưng do kỵ tên huý vua Thiệu Trị nên đổi là Tôn) là họ được vua Minh Mạng đặt cho con cháu của các chúa Nguyễn từ ngài Nguyễn Hoàng đến ngài Nguyễn Phúc Thuần, mỗi chúa là hệ tổ của một hệ. Hệ bao gồm chúa và các anh em trai của chúa, hậu duệ của các hệ là hậu duệ của các anh em trai của chúa. Có tất cả 9 hệ nhưng có hai hệ là hệ 4 và hệ 6 không con nên không lưu truyền được. Họ Tôn Thất bà con xa với dòng Đế hệ, dòng làm Hoàng đế của Đại Nam, tính ra kể từ vua Gia Long. Không phải tất cả Tôn Thất, Tôn Nữ đều nổi tiếng hoặc làm to, đời trước nổi tiếng có các cụ Tôn Thất Thuyết, Tôn Thất Thiệp, đời nay có Nguyễn Minh Vĩ (Tôn Thất Vĩ), phó Chủ tịch Quốc hội, Tôn Thất Tùng giáo sư bác sĩ, Tôn Nữ Thị Ninh nhà ngoại giao, Phó giáo sư Tương Lai (Nguyễn Phước Tương hay Tôn Thất Tương) nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học, Tôn Thất Lập nhạc sĩ. Chế độ VNCH có một số trí thức, tướng lãnh là Tôn Thất.Tôi biết nhiều tôn thất tôn nữ sống và lao động như mọi người dân bình thường. Nét đặc biệt ngoại hình của họ là khuôn mặt dài, thông minh và nghiêm cẩn. Một cái gì đó quý tộc cho dù có rơi vào hoàn cảnh chân lấm tay bùn.Tôi biết hai người phụ nữ tên là Tôn Nữ Lệ Minh. Người thứ nhất là vợ nhà thơ Lưu Trọng Lư tôi chỉ biết sơ. Người thứ hai tôi biết rất kỹ vì người đó là mẹ tôi.Ông ngoại tôi Tôn Thất nên mẹ tôi Tôn Nữ. Mẹ sớm mồ côi cha, lớn lên trong vòng tay của đại gia đình bên ngoại (cụ ngoại tôi làm quan nhà Nguyễn), được hưởng sự giáo dục nề nếp gia giáo.Lớn lên lấy chồng, theo chồng ra Bắc, chịu mọi gian khổ thiếu thốn, Mẹ đã vượt qua tất cả cho chúng tôi có ngày hôm nay. Chúng tôi thừa hưởng ở Mẹ cái nhìn thẳng và tinh thần quý tộc theo nghĩa đẹp nhất của nó là luôn cố gắng làm người tử tế.Viết thêm:Họ “Công Tằng Tôn Nữ” được dùng cho các cháu gái bên nhà họ nội của các đời vua Nguyễn xuất phát từ thời Minh Mạng. Vua Minh Mạng (Tên húy: Nguyễn Phúc Đảm) đã định ra một chính hệ từ đời vua Gia Long trở về sau theo nguyên tắc sau: con cháu các chúa Nguyễn thì được xếp vào hệ Tôn Thất cho nam và Tôn Nữ dành cho nữ.Còn sự khác nhau giữa Tôn Nữ và Công Tằng Tôn Nữ là ở chỗ cách đặt tên theo thế hệ các con gái, cháu gái :Công Chúa : chị em vua Minh Mạng.Công Nữ : con của vua.Công Tôn Nữ : cháu của vua.Công Tằng Tôn Nữ : chắt của vua.Công Huyền Tôn Nữ : chít của vua.Huyền Tôn Nữ : dùng chung cho thế hệ này trở về sau .Nhưng cũng theo một số tài liệu thì Tôn Nữ được sử dụng chung cho thế hệ thứ 2 trở đi với ý nghĩa là chỉ cháu gái.Tôn Nữ Mẹ Tôi và tôi, Huế năm 1948:

Họ “Công Tằng Tôn Nữ” được dùng cho các cháu gái bên nhà họ nội của các đời vua Nguyễn xuất phát từ thời Minh Mạng. Vua Minh Mạng (Tên húy: Nguyễn Phúc Đảm) đã định ra một chính hệ từ đời vua Gia Long trở về sau theo nguyên tắc sau: con cháu các chúa Nguyễn thì được xếp vào hệ Tôn Thất cho nam và Tôn Nữ dành cho nữ.Còn sự khác nhau giữa Tôn Nữ và Công Tằng Tôn Nữ là ở chỗ cách đặt tên theo thế hệ các con gái, cháu gái :Công Chúa : chị em vua Minh Mạng.Công Nữ : con của vua.Công Tôn Nữ : cháu của vua.Công Tằng Tôn Nữ : chắt của vua.Công Huyền Tôn Nữ : chít của vua.Huyền Tôn Nữ : dùng chung cho thế hệ này trở về sau .Nhưng cũng theo một số tài liệu thì Tôn Nữ được sử dụng chung cho thế hệ thứ 2 trở đi với ý nghĩa là chỉ cháu gái.

CHUYỆN ĐỜI PHAN CHÍ THẮNG
Hoàng Kim
tôi tìm lại những ký ức riêng trong ‘chuyện dài chưa đặt tên’ của anh
Phan Chi Thắng để ứa nước mắt thấu hiểu giá của tình yêu thương ngày thống nhất. Xin anh được chia sẻ:

” Cô mất bốn năm rồi, yên nghỉ trong phần mộ anh em Tuân đã chuẩn bị từ trước, xây lăng trên đồi, cạnh lăng ông bà nội và lăng cha Tuân.

Con cháu, họ hàng đều ở xa, không ai tiếp quản căn nhà cổ và khu vườn rộng, Tuân bàn với những người có quyền thừa kế theo pháp luật hiến căn nhà và khu vườn đó cho chùa.

Không phải Tuân không tiếc ngôi nhà tuổi thơ của mình, tính ra cũng là một tài sản lớn. Nhưng hãy để nơi ấy thành một ngôi chùa bởi chắc chắn giờ này cô đã ở bên Phật”. (1)

HOA NGƯỜI
Hoàng Kim

Đầu xuân gặp bạn thật mừng vui
Rượu ngọt trà thơm sóng sánh mời
NƯỚC suối ban mai trong tựa ngọc
OANH vàng CÚC tím nắng xuân tươi.

MÂY TRẮNG quyện lưng trời lãng đãng
Thiên NGA từng cặp nhởn nhơ bay
Nhớ xưa CHIẾN SỰ vùng đất lửa
HÒA bình về lại Chứa Chan nay.

Sóng nhạc yêu thương lời cảm mến
KIM Kiều tái ngộ rộn ràng vui
Anh HÙNG thanh thản mừng “Xuân cảm”
“Đè nghiêng ngọn gió đọc thơ chơi”.

Tui chỉ mới là thuộc sách (TS) thôi.
Giảng sách (GS) xem ra chửa tới nơi.
Vui việc cứ LÀM chưa vội DẠY
Nói nhiều làm ít sợ chê cười.

Cổ điển honda không biết chạy
Canh tân blog viết đôi bài
Quanh quẩn chỉ là ngô khoai sắn
Vô bờ biển HỌC dám đơn sai.

Ước noi cụ Trạng ưa duyên thắm
Nịnh vợ không quên việc trả bài
An nhàn vô sự là tiên đấy
Thung dung đèn sách, thảnh thơi chơi.

https://hoangkimlong.wordpress.com/category/bai-tho-vien-da-thoi-gian/

BÀI THƠ VIÊN ĐÁ THỜI GIAN
Hoàng Kim


Gần mực thì đen
Gần đèn thì rạng
Chọn nơi mà ở
Chọn hay mà học
Chọn bạn mà chơi.
“Lênh đênh qua cửa Thần Phù
Khéo tu thì nổi, vụng tu thì chìm”
“Người trồng cây hạnh người chơi,
Ta trồng cây đức để đời về sau” (*)
(*) Ca dao cổ người Việt

CHUYỆN ĐỒNG DAO CHO EM
Hoàng Kim

Đồng dao là chuyện tháng năm
Lời ru của mẹ Trăng rằm thảnh thơi
Biết tìm bạn quý mà chơi
Học ăn học nói làm người siêng năng

Hiểu nhàn biết đủ thời an
Thung dung minh triết thanh nhàn thảnh thơi
Người sung sướng biết sống vui
Những người hiếu hạnh được đời yêu thương.

Việc chính là học làm người
Khắc sâu nhân nghĩa nhớ đời đừng quên
Hiếu trung phải học đầu tiên
Đừng tham tưởng bở mà quên ân tình.

Đừng tưởng cứ đẹp là tiên
Cứ trên là sáng cứ tiền là xong
Đừng tưởng không nói là câm
Không nghe tưởng điếc, không trông tưởng mù

Đừng tưởng cứ trọc là sư
Cứ vâng là chịu cứ ừ là ngoan
Đừng tưởng có của là sang
Cứ im lặng tưởng là vàng nguyên cây.

Đừng tưởng cứ uống là say
Tai trâu đàn gẩy, lời hay ham bàn
Đừng tưởng giàu hết gian tham
Không thời chẳng vận, lạm bàn chuyện dân.

Đừng tưởng cứ mới là tân
Cứ hứa là chắc, cứ ân là tình
Đừng tưởng cứ thấp là khinh
Cứ chùa là tĩnh, cứ đình là to.

Đừng tưởng già hết hồ đồ
Cứ trẻ là chẳng âu lo buồn phiền
Đừng tưởng cứ quyết là nên
Cứ mạnh là thắng, cứ mềm là thua.

Đừng tưởng đã dấm là chua
Sấm rền là sẽ có mưa ngập trời
Đừng tưởng vui chỉ có cười
Buồn thì ủ rũ chỉ ngồi khóc than.

Đừng tưởng cứ lớn là khôn
Cứ bé là dại cứ hôn là chồng
Đừng tưởng bịa có thành không
Nhìn gà hóa cuốc lẫn ông với thằng.

Lúc vui tham bát bỏ mâm
Đến khi hoạn nạn tần mần bỏ đi
Đừng tưởng không nhất thì nhì
Phò thịnh sung sướng, giúp suy nghèo hèn.

Gặp trăng thì vội quên đèn
Hám tiền quên nghĩa đỏ đen lạc đường
Đừng tưởng giàu hết cô đơn
Cao sang hết ốm, gian tham hết nghèo.

Đừng tưởng cứ núi là cao
Cứ sông là chảy, cứ ao là tù
Đừng tưởng cứ dưới là ngu
Tham giành là được, thấy tu tưởng hiền.

Đừng tưởng cứ thấp là hèn
Cứ sang là trọng cứ tiền là xong
Đừng tưởng quan chức là rồng
Dân thường thấp cổ thì không biết gì.

Đời người lúc thịnh lúc suy
Lúc khỏe lúc yếu lúc đi lúc dừng
Đắng cay chua ngọt đã từng
Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau.

Ở đời nhân nghĩa làm đầu
Thủy chung sau trước tình sâu nghĩa bền
Học làm người việc đầu tiên
Hiếu trung phúc hậu đừng quên nối vần:

“Lênh đênh qua cửa Thần Phù
Khéo tu thì nổi, vụng tu thì chìm”
“Người trồng cây hạnh người chơi,
Ta trồng cây đức để đời về sau” (*)
(*) Ca dao cổ người Việt

(1) xem thêm:

CHỌN PHỐ MÀ Ở!
Phan Chí Thắng


Chọn Trung Kính,
chớ dính Trung Liệt
Ở Hàng Bông thì ấm,
ở Hàng Mắm thì… thơm
Muốn lên quan ở Hàng Lọng,
muốn ấm họng ở Hàng Chai
Muốn sống dai ở Sinh Từ,
đừng bao giờ sống Tô Tịch
Muốn giàu sống Tràng Tiền,
muốn khỏe sống Đại Yên
Trẻ khỏe lên Thanh Niên,
lên tiên về Thọ Lão
Nhiều vàng mua Hàng Hòm,
thích áo quan sang Lò Sũ (Sũ là quan tài)
Phố Trần Phú lắm đại gia,
chợ Bắc Qua không thể ở
Thích ăn phở thì ra Hàng Hành,
thích đá banh ra Hàng Đẫy
Muốn làm quan to thì ở Hùng Vương,
thèm khói hương xin mời Quán Sứ
Muốn hay chữ hãy ở Tràng Thi,
giàu nhất nhì cứ chơi Hàng Bạc
Không thích mát xin mời Hoả Lò,
thích no mua nhà Hàng Gạo
Sống cầm hơi là đường Hàng Cháo,
không thích láo nháo cứ Đào Duy Từ
Thích làm thơ ra chợ Mơ sống tạm,
không thì tàm tạm là ngõ Tạm Thương
Háo ngọt cứ ở Hàng Đường,
khoái rượu ngon xin mời Hoàng Diệu
Ai ở Bà Triệu thì vú rất dài,
người ở Hàng Bài suốt ngày đánh bạc
Ở phố Thuốc Bắc không cần thuốc Tây,
dân phố Hàng Giầy không phải đi guốc
Những ai lo lụt về phố Hàng Bè,
Ai thích chắn che thì mua Hàng Cót
Gần chùa Trấn Quốc gọi bụt bằng anh,
ra phố Đường Thành mà buôn chè Thái
Thích đánh nhau mãi đã có Trường Chinh,
còn muốn thùng thình có ngay Hàng Trống
Khôn hồn muốn sống đừng leo Mỹ Đình (Mình Đĩ),
nếu sợ hổ rình chớ về Yên Thế

Chọn phố tưởng dễ, mà khó ra trò!


TRÍCH CHUYỆN DÀI CHƯA ĐẶT TÊN
Phan Chí Thắng

Trong số hơn mười đứa cháu, đứa gọi bằng o (cô), đứa gọi bằng dì, có lẽ cô thương Tuân nhất. Không hẳn vì Tuân là đích tôn, không hẳn vì mấy đứa gọi cô bằng dì ở thành phố khác, ít gặp cô.

Cô thương Tuân vì cô thương cha anh nhất, thương người anh trai bỏ nhà đi kháng chiến chống Pháp rồi mang đứa con mới 5-6 tuổi ra Bắc, nơi ăn không đủ no, mặc không đủ ấm, “bảy tên Việt Cộng đu không gãy một cành đu đủ”.

Hôm Tuân cùng mẹ lên chiến khu rồi theo đường dây vượt rừng ra Bắc, cô ngồi nắm cơm cho vào mo nang. Không biết cô lỡ tay cho nhiều muối mè (muối vừng) hay nước mắt cô thầm nhỏ vào cơm mà Tuân ăn thấy mặn.

Cô tiễn cháu đi để rồi đêm đêm bí mật áp cái đài transito vào tai nghe đài Hà Nội với hy vọng may ra có chút tin tức gì về anh chị và cháu.

Năm 66 Tuân được đi Liên xô học đại học. Không biết đường dây nào đã báo tin cho cô, cô làm thịt con gà thắp hương cúng các cụ rồi mời hai ông bà dùng bữa. Ông hỏi có chuyện gì, cô nói thằng Tuân vừa đi Liên xô học 6 năm rồi.

Ông nhắm mắt, chắp tay niệm A Di Đà Phật, bà nội và cô ôm nhau khóc. Mâm cơm vẫn còn nguyên.

Hai mươi hai năm sau kể từ lúc lon ton chạy theo mẹ trốn lên chiến khu, đầu tháng 5 năm 75, Tuân tìm về làng thăm bà nội và cô. Ông nội mất đã lâu, hai bà con dựa vào nhau mà sống.

Các bà cô Tuân ai cũng đẹp và lấy chồng xa. Riêng cô không lấy chồng, ở lại phụng dưỡng cha mẹ.

Năm 75 cô còn khỏe, còn hái trái cây trong vườn mang ra chợ bán lấy tiền mua gạo, mắm muối.

Năm 85 là đỉnh điểm của nghèo khổ khó khăn. Cô mua ớt về đăm (giã) làm ớt bột gửi ra Hà Nội cho cháu. Ớt đựng trong lọ nhựa đen nguyên dùng đựng xà phòng kem. Cô già mắt kém súc lọ không kỹ, ớt toàn mùi xà phòng. Tuân đành đổ nguyên cân ớt bột xuống cống, xót xa công sức người cô già.

Một năm đôi ba lần Tuân về quê thăm bà và cô, từ khi bà nội mất cô sống một mình trong căn nhà cổ. Một mình trong khuôn vườn khá rộng kể cả tính theo tiêu chuẩn ở Huế.

Trẻ con hái trộm trái cây, bắt trộm chó. Cô không còn sức chăm bón mấy cây thanh trà (bưởi), khế, ổi, mãn cầu từng nuôi sống bà và cô. Vườn xác xơ như chính cô vậy.

Mỗi lần về quê Tuân đều dành dụm ít nhiều tiền đưa cô mua gạo.

Vậy mà cô chẳng tiêu đồng nào. Lần sửa mái ngói bị dột, thợ phát hiện có gói nilon bọc mấy chục triệu giấu dưới mái, Tuân vừa giận vừa thương cô. Không chịu ăn uống tẩm bổ, tiền để lại cho ai?

Người đàn bà không chồng không con về già khổ đủ đường. Không ai chăm sóc, không có ai để nhờ cậy đã đành, cơ thể chưa một lần “thay máu” nhiều bệnh hơn người thường.

Có lần Tuân về thấy tóc cô bù xù, móng tay dài cong queo, anh gọi thợ làm đầu vào gội đầu cắt móng tay cho cô.

Chấy nhiều quá, đen kịt cả mặt nước chậu thau đồng. Tuân cố không khóc.

Vậy mà cô cũng sống tới 95 tuổi. Cô sống được lâu thế chắc là nhờ muốn sống để trông coi ngôi nhà các cụ để lại và thay mặt tất cả con cháu ở xa và rất xa chăm lo việc hương khói các ngày giỗ chạp. Đã nhiều lần Tuân muốn đón cô ra Hà nội sống với gia đình Tuân để tiện chăm sóc cô nhưng cô không chịu. Cô không thể rời nơi cô đã gắn bó cả cuộc đời.

Khi cảm thấy mình quá yếu, không còn sống được bao lâu, cô dắt Tuân vào buồng, tay run run mở mấy lần khoá cái tủ gỗ xộc xệch có khi còn nhiều tuổi hơn cô:

– Đây là số tiền cô dành dụm cả đời, bây giờ cho cháu.

Nhìn đám giấy bạc cũ kỹ buộc chun làm thành nhiều gói bọc kỹ trong tờ giấy bao xi măng, Tuân không thể cầm lòng. Những tờ tiền Bảo Đại, tiền Việt Nam Cộng hoà, rồi tiền Giải phóng và các đợt tiền cụ Hồ, anh không biết nói sao. Tất cả đã không còn bao nhiêu giá trị.

Đặc biệt là xâu tiền đồng có lỗ vuông ở giữa. Chẳng để làm gì.

Người đàn bà không có công ăn việc làm, không có lương hưu, bao nhiêu năm tằn tiện để cho cháu số tiền khá lớn nay chỉ có thể coi là kỷ niệm.

Cô mất bốn năm rồi, yên nghỉ trong phần mộ anh em Tuân đã chuẩn bị từ trước, xây lăng trên đồi, cạnh lăng ông bà nội và lăng cha Tuân.

Con cháu, họ hàng đều ở xa, không ai tiếp quản căn nhà cổ và khu vườn rộng, Tuân bàn với những người có quyền thừa kế theo pháp luật hiến căn nhà và khu vườn đó cho chùa.

Không phải Tuân không tiếc ngôi nhà tuổi thơ của mình, tính ra cũng là một tài sản lớn. Nhưng hãy để nơi ấy thành một ngôi chùa bởi chắc chắn giờ này cô đã ở bên Phật.

(Viết trong ngày giỗ cô)

NGƯỜI EM CON CÔ RUỘT
Phan Chí Thắng
(Viết 30/4/2018)

Xét quan hệ bà con, An với Tuân rất gần. Mẹ hắn là em ruột cha anh. Nhưng khi anh sinh ra ở Huế thì hắn, con đầu của cô, đã năm sáu tuổi và sống bên nội của hắn ở thành phố khác, lớn lên anh em không biết mặt nhau, chỉ nghe cha mẹ nói rằng cô có mấy đứa con, trong đó có hắn.

Rồi anh theo cha mẹ ra Bắc. Đất nước chia làm hai miền, anh em hoàn toàn không biết gì về nhau.

Tháng 5 năm 1975, là một cán bộ nghiên cứu sau nhiều năm đằng đẵng học ở Liên xô, Tuân vào Nam công tác, ghé Nha Trang Thành thăm bà cô và mấy người em con cô – tất cả anh chưa hề gặp mặt. Cô nhận ra anh ngay, “cháu giống cha quá!”.

Mấy ngày đó anh không gặp An, vì hắn ở Sài gòn, có thể còn trốn hoặc đã ra trình diện. Cô và mấy em không nhắc đến hắn, mà anh cũng không hỏi.

Mãi sau này mới biết, hắn với cặp lon thiếu tá nhảy dù mũ đỏ phải đi cải tạo 7 năm, sau đó định cư ở Mỹ diện HO.
Hai anh em càng không có điều kiện gặp nhau. Thư từ cũng không.

Năm 2009 Tuân sang Mỹ chơi. Cô anh cùng các con, dâu rể và cháu đều đã định cư ở Cali. Tuân hẹn trước ngày đến thăm. Cô nói sẽ gọi các em tập trung đông đủ chào anh.

Với những người em khác Tuân đều đã gặp ở Việt Nam nên nói chuyện khá thoải mái. Riêng với An anh hơi rụt rè một chút. Hắn nhiều tuổi hơn nhưng lại là vai em. Thoạt nhìn thấy hắn anh đoán đây là người con đầu của cô. Anh tiến lại, chủ động bắt tay và nói bằng tiếng Anh “Rất vui gặp You!”

Tiếng Anh chỉ có You và Me, rất tiện trong trường hợp này.

Nghĩ cũng lạ, anh em cô cậu ruột mà già rồi mới gặp nhau. Hai anh em hai chiến tuyến, nay ngồi với nhau trên đất Mỹ.

Hắn tỏ ra kính cẩn với ông anh, một phần do lễ giáo, phần khác là kiểu dân võ biền thường tự ti trước những người có mác trí thức.

Hai anh em nói chuyện như cần phải nói. Nghĩa là không nói một cái gì cụ thể. Vì thế câu chuyện tự nhiên, không gò bó, tuy An có vẻ hơi kiệm lời.

Ăn cơm xong, cả nhà chụp hình kỷ niệm. Hắn tiến đến gần Tuân xin phép ra sân bay. Hắn phải bay 7 tiếng về bờ Đông để mai sớm có mặt ở sở làm việc.
Vậy là hắn đã mất từng ấy tiếng bay sang Cali chỉ để gặp ông anh.

Tuân nhìn thẳng vào hắn. Anh nhận ra cặp mắt và vầng trán hắn giống anh. Một nốt ruồi phía dưới đuôi mắt cũng giống như của anh. Hình như hắn cũng nhận ra những nét giống nhau giữa hai người.

Tuân nắm chặt tay hắn:
– Mừng nhất là chúng ta đã không gặp nhau trên chiến trường. Chúc chú khoẻ và hy vọng lần sau gặp lại sẽ có nhiều thời gian trò chuyện hơn.
– Cảm ơn anh. Chúc anh đi chơi vui!

Hắn rời đi, dáng người đàn ông an phận sau nhiều giông tố cuộc đời, không ai có thể đoán đó từng là viên thiếu tá chỉ huy nhảy dù.

Đêm đã khuya, chỉ còn hai cô cháu ngồi với nhau. Tuân ngắm cô. Vẫn cái trán ấy, đôi mắt ấy. Cô đã tám mấy rồi, linh cảm mách bảo đây là lần cuối cùng anh gặp cô. Xa xôi quá, khi cô nằm xuống anh không thể bay sang kịp.

Hình như cô cũng có cảm nghĩ như thế.

– Thằng An giống cháu hơn mấy đứa kia.
– Cháu cũng thấy vậy.
– Cả nhà mỗi mình nó giống bên ngoại.

Cô muốn kể cháu nghe một chuyện. Chuyện này thằng An chỉ kể cho cô nghe, từ năm 1971, tụi em nó cũng không được biết.

Năm đó nó chỉ huy đơn vị nhảy dù vào căn cứ nơi cơ quan lãnh đạo Việt Cộng tỉnh đóng. Nhiệm vụ của nó là bắt các cán bộ chủ chốt rồi phá hủy căn cứ. Nó đứng một chỗ, luôn miệng hò hét xua cấp dưới toả ra xăm tìm hầm bí mật.

– Chiến tranh mà cô, chuyện đó cũng bình thường. Tuân bình luận.
– Không bình thường đâu cháu, hãy nghe cô kể nốt.

Đơn vị nó hoàn thành nhiệm vụ. Đêm hôm đó nó về qua nhà và kể với cô là cả ngày con đứng trên miệng hầm của cậu để lính không đụng đến chỗ đó.

Là hầm của ba cháu đó. Tài liệu thám báo chỉ đích xác căn hầm của ba cháu. Thằng An biết và đã bảo vệ cậu.

Tuân lặng người, ngồi một lúc lâu mới hỏi:
– Thế ba cháu có biết em An cứu ổng không?
– Không, làm sao ông biết được?
– Thời gian đi học tập cải tạo nó có khai chi tiết này không?
– Không. Khai ra ai tin?

Tuân lại ngồi yên lặng. Phía xa, ngoài xa lộ, những chiếc xe hơi lao vút trong đêm.

Giờ này An bay đến đâu rồi, trên bầu trời nước Mỹ?

Số phận không cho hai anh em được gần nhau, được hiểu nhau hơn. Nhưng giờ Tuân đã hiểu. Số phận mỗi gia đình, mỗi dòng tộc nằm chung trong số phận éo le của đất nước. Anh em trong một nhà thành kẻ thù của nhau.

Song mối liên hệ thiêng liêng máu mủ không bao giờ gián đoạn. Chúng ta còn đến ngày nay, sau hơn ngàn năm chinh chiến, là nhờ chúng ta biết thương nhau hơn là giỏi chém giết?

Cha anh mất đã lâu rồi, An ạ. Ông không thể cảm ơn đứa cháu đã cứu mạng mình. Anh cũng sẽ không nói lời cảm ơn. Hiểu là một cách cảm ơn chân thành nhất!

Troimua

TRỜI MƯA
Hoàng Kim

Mừng là trời đã tuôn mưa
Bấy lâu ngóng đợi bây giờ thấy đây.
Mưa rơi mát đất dịu trời
Mầm xanh búng hạt, cây đời reo vui.

Nghe em ríu rít nói cười
Trẻ con ào cả ra trời dưới mưa
Thương yêu biết mấy cho vừa
Nhạc mưa ngọt lịm, lời ưa thỏa lòng (*).

Cập thời vũ, hạt mưa cần
Hỡi ai thế nước, lòng dân, cơ trời.

Video yêu thích
(*)
Mùa xuân đầu tiên (Văn Cao).“Từ nay ta biết quê người, từ nay ta biết thương người”,

Bài viết mới

Video yêu thích
KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim, Ngọc Phương Nam, Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Học mỗi ngày, Danh nhân Việt, Food Crops News, CassavaViet, foodcrops.vn; Tình yêu cuộc sốngKim on LinkedIn Kim on Facebook Kim on Twitter

Số lần xem trang : 19490
Nhập ngày : 22-08-2020
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  CNM365 Tình yêu cuộc sống

  CNM365 Chào ngày mới 24 tháng 9(24-09-2019)

  CNM365 Chào ngày mới 23 tháng 9(23-09-2019)

  CNM365 Chào ngày mới 22 tháng 9(22-09-2019)

  CNM365 Chào ngày mới 21 tháng 9(21-09-2019)

  CNM365 Chào ngày mới 20 tháng 9(20-09-2019)

  CNM365 Chào ngày mới 19 tháng 9(19-09-2019)

  CNM365 Chào ngày mới 18 tháng 9(18-09-2019)

  CNM365 Chào ngày mới 17 tháng 9(17-09-2019)

  CNM365 Chào ngày mới 16 tháng 9(17-09-2019)

  CNM365 Chào ngày mới 15 tháng 9(17-09-2019)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86

Hoàng Kim, Khoa Nông Học, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, ĐTDĐ:0903 613024,Email:hoangkimvietnam1953@gmail.com, hoangkim@hcmuaf.edu.vn

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007