Số lần xem
Đang xem 1298 Toàn hệ thống 2156 Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết
Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
DẠY VÀ HỌC Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận
Norman Borlaug Lời Thầy dặn Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.
Trà sớm với bạn hiền
Mùa Trung Thu tình thân
Thanh Trà Thủy Biều Huế
Trăng rằm vui chơi giăng.
THANH TRA THỦY BIỀU HUẾ
Hoàng Kim
Thăm vùng thanh trà Thủy Biều nôi trái cây nữ hoàng đặc sản cố đô Huế. Giáo sư tiến sĩ Trần Văn Minh hướng dẫn chúng tôi ghé thăm vợ chồng thầy giáo nông dân Thân Trọng Lập, Nguyễn Thị Phượng một gia đình trồng thanh trà ngon nức tiếng của vùng bưởi huyền thoại. Thầy Minh là nhà giáo nhân dân, nguyên Hiệu trưởng Đại học Nông Lâm Huế, người thầy nghề nông của bao thế hệ sinh viên miền Trung cũng là bạn nhà nông thân thiết của bà con nơi đây. Chúng tôi là bạn thân thuở nhỏ. Tôi ra Huế họp, thầy Minh nói “Mình tranh thủ thăm ngay vừa dịp”
Hàng năm, lễ hội Thanh Trà Huế thường được tổ chức dịp mùa Trung Thu tình thân tại phường Thủy Biều để tôn vinh loại trái cây ngon đặc sản cố đô Huế. Bưởi Thanh Trà Huế được lưu truyền trong văn hóa dân gian sâu đậm nhất từ thời chúa Nguyễn Phúc Chu (1675-1725), vị Chúa Nguyễn đời thứ 6 đã ăn hết trái bưởi Thanh Trà ngay giữa làng Lương Quán và tấm tắc khen ngon. Thanh trà Thủy Biều sau đó trở thành đặc sản.
Chuyện kể rằng, chúa Nguyễn Phúc Chu là một vị chúa giỏi nhà Nguyễn có nhiều công đức với dân và đất phương Nam. Chúa trong một lần du thuyền trên sông Hương chợt nhìn thấy có một vùng cây trái bưởi thanh trà xanh mướt ven sông, xum xuê, hữu tình, chúa truyền ghé thăm nơi đó là làng Nguyệt Biều, Lương Quán. Dân làng hái bưởi Thanh Trà dâng chúa thưởng thức, chúa ăn tấm tắc khen ngon và lệnh cho dân làng mở rộng trồng thêm. Từ đó, cứ vào giữa tháng 7 âm lịch hàng năm, trái bưởi Thanh Trà chín rộ, dân làng Lương Quán lại chọn ra những quả ngon nhất mang vào kinh thành tiến vua chúa để được ban thưởng. Đình làng Nguyệt Biều, đình làng Lương Quán thuộc phường Thủy Biều ngày nay làm nơi lưu dấu công đức những bậc thành hoàng bản thổ của vùng đất thanh trà mà hậu thế ghi ơn. Bưởi Thanh Trà Thủy Biều nổi danh từ đó …
Giáo sư Trần Văn Minh với một số thành viên Ban Tổ chức lễ hội Thanh Trà Huế và chúng tôi chụp ảnh lưu niệm tại trường tiểu học Thủy Biều, tâm điểm của các gian hàng lễ hội. Tại lễ hội năm nay, bên cạnh các hoạt động trưng bày, giới thiệu mua bán thanh trà và các mặt hàng truyền thống tại địa phương, Ban tổ chức đã đưa thêm các hoạt động cung tiến thanh trà tại hai đình làng Nguyệt Biều và Lương Quán; triển lãm tranh, ảnh nghệ thuật liên quan đến thanh trà và các hoạt động lao động sản xuất tại địa phương; xây dựng dịch vụ lựa chọn thanh trà tại vườn bằng “con đường thanh trà”; tổ chức Hội thi “Trái ngon thanh trà Huế”; Hội thi bữa cơm gia đình với nguồn thực phẩm tại địa phương; Hội thi ẩm thực được chế biến từ quả thanh trà… Anh Trần Quang Phước cho hay diện tích trồng bưởi Thanh Trà tại hai làng Lương Quán và Nguyệt Biều ở phường Thủy Biều khoảng trên 140 ha với 750 hộ gia đình.
Cụ Nguyễn Thị Phượng chỉ dẫn cho chúng tôi cách lựa trái thanh trà ngon trên vườn. Cụ cho hay gia đình thầy Minh nhiều năm nay đã là bạn thân thiết của gia đình cụ. Những cây bưởi đầu dòng quý được những lão nông tri điền các hộ nông dân trồng thanh trà giỏi, các nhà khoa học và khuyến nông, các nhà quản lý và hệ thống tổ chức con đường di sản địa phương cùng đồng hành khơi dậy tiềm năng con người, cây và đất. Con đường di sản là con đường gắn bó khoa học với nông dân, du lịch sinh thái, ẩm thực Việt với mạch thiêng lịch sử văn hóa giáo dục Việt.
Căn nhà nhỏ tĩnh lặng, bình dị của một cặp vợ chồng già tại vùng bưởi thanh trà Thủy Biều cố đô Huế ẩn chứa một minh triết và lời khuyên thầm lặng. Gian giữa cửa chính, nơi hướng về bàn thờ tưởng nhớ tổ tiên ngời ngời một bức đại tự xưa “Phong Vân đắc lộ”. Gian bên, bạn nhìn thấy trên tường nhà “Lễ phát thưởng khuyến học của ông bà Thân Trọng Lập” đối với con cháu .
Ông bà Thân Trọng Lập Nguyễn Thị Phương chụp ảnh lưu niệm với giáo sư Trần Văn Minh, vợ chồng thầy giáo Quang đại học Nông Lâm Huế là ấn tượng về truyền thống hiếu học của người Việt. “Nên thợ nên thầy nhờ có học. No ăn no mặc bởi hay làm”. Chúng ta ngộ ra được truyền thống hiếu học của vùng đất kinh kỳ xưa. Cụ Lập thu thập các giấy khen thành tích học tập của con cháu chắt để khuyến khích sự học, tuyên dương tại những dịp giỗ chạp hiếu hỉ gia đình, ngợi khen những cháu ngoan giỏi học và hành được những việc tốt lành.
Ngắm bức tranh cổ, tôi bâng khuâng nghĩ về con đường di sản Thanh trà Huế. Tôi nhớ về câu chuyện năm 1613, chúa Nguyễn Hoàng, vị chân chúa, người khai sáng gia tộc họ Nguyễn ở Đằng Trong, mà hậu duệ là vương triều nhà Nguyễn, triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam. Chúa Tiên Nguyễn Hoàng lúc lâm bệnh nặng, đã gọi người con thứ 6 là Thụy quận công Nguyễn Phúc Nguyên từ Quảng Nam về kế vị và căn dặn: “Đất Thuận Quảng này phía bắc có núi Hoành Sơn, sông Linh Giang, phía Nam có núi Hải Vân và Bi Sơn, thật là đất của người anh hùng dụng võ. Vậy con phải biết thương yêu dân, luyện tập binh sĩ để xây dựng cơ nghiệp muôn đời“. Thương yêu dân, giáo hóa dân, tạo nên nết tốt bản sắc văn hóa lịch sử của một vùng đất. Giáo dục gia đình xã hội thấm thía trong từng nếp nhà. Đó là con đường di sản.
Kinh thành Huế thu nhỏ tại bún bò Ngọc Dung, Thủ Đức là một cách yêu quê hương và lan tỏa tình yêu này đến người khác của một người bạn Huế khác tại thành phố Hồ Chí Minh. Lê Hùng Lân gạo ngon Hoa Tiên bạn tôi đã chia sẻ câu chuyện này. Việt Nam tổ quốc tôi, có sự tương đồng trong cách thể hiện lòng biết ơn của mình đối với quê hương yêu dấu của những người con xa xứ hoặc gắn bó với quê hương thăm thẳm nhớ ơn cội nguồn. Con đường xanh Việt Nam, con đường xanh của chúng ta là con đường di sản kết nối sức mạnh Việt, khai mở tiềm năng mạnh mẽ của những sản phẩm chất lượng cao Việt Nam vươn ra thế giới.
Thanh trà Huế tại nôi di sản Thủy Biều là bài học thời sự nóng hổi về nông dân ngày nay và nông sản Việt, là câu trả lời về sự tỉnh thức tâm linh và tầm nhìn của những người biết ơn và nặng lòng với quê hương đất nước, biết trở về tìm kiếm kho báu chính mình phúc hậu an nhiên. Người dân vùng thanh trà Thủy Biều Huế biết cách bảo tồn và quảng bá loài quả quý địa phương, một nông sản Việt có giá trị đích thực, biết thức dậy tiềm năng của một vùng đất lành, một nghề lành, kết nối nông nghiệp du lịch sinh thái ẩm thực lịch sử văn hóa, gắn hiện tại với quá khứ và tương lai Việt.
Thanh trà Thủy Biều cố đô Huế là sản phẩm đầy đặn tự hào Việt Nam.
Hoàng Kim
Ghi chú: Tôi (HK) nói với anh Trần Quang Phước (thứ hai bên phải): Ngày này năm xưa, anh nhớ chứ? Ảnh này thật đẹp !
Đôi mắt Darwin soi thấu nguồn gốc các loài. Thăm nhà cũ của Darwin, là tìm đến tư duy mạch lạc của một trí tuệ lớn để vận dụng soi tỏ “Niên biểu lịch sử Việt Nam“, ” 500 năm Nông nghiệp Việt Nam”, “Đường tới IAS 100 năm” nhằm tìm thấy trong sự rối loạn và góc khuất lịch sử dòng chủ lưu tiến hóa, chấn hưng văn hóa, giáo dục và nông nghiệp Việt.
THĂM NHÀ CŨ CỦA DARWIN
Hoàng Kim
Đôi mắt Darwin soi thấu nguồn gốc các loài. Thăm nhà cũ của Darwin, là tìm đến tư duy mạch lạc của một trí tuệ lớn để vận dụng soi tỏ “Niên biểu lịch sử Việt Nam“, ” 500 năm Nông nghiệp Việt Nam”, “Đường tới IAS 100 năm” nhằm tìm thấy trong sự rối loạn và góc khuất lịch sử dòng chủ lưu tiến hóa, chấn hưng văn hóa, giáo dục và nông nghiệp Việt.
Tôi may mắn được dạo chơi Down House ngôi nhà cũ của nhà tự nhiên học người Anh Charles Darwin và gia đình ông để có giây phút lặng ngắm khu vườn riêng di sản nhỏ bé của ông. Chính tại nơi này Darwin đã làm việc về thuyết tiến hóa bởi chọn lọc tự nhiên và nhiều thí nghiệm khác. “Nguồn gốc các loài” của Charles Darwin xuất bản lần đầu tiên ngày 24 tháng 11 năm 1859 là ấn phẩm khoa học tiêu biểu và là tác phẩm nòng cốt của ngành sinh học tiến hóa, chứng minh rằng mọi loài đều tiến hóa theo thời gian từ những tổ tiên chung qua quá trình chọn lọc tự nhiên. Hiện nay học thuyết tiến hóa của Darwin vừa được tôn vinh vừa bị phê phán dữ dội. Vượt qua mọi khen chê của nhân loại và thời đại biến đổi, triết lý của Charles Darwin thật sâu sắc.“Thích nghi để tồn tại” “Mọi loài đều tiến hóa theo thời gian từ những tổ tiên chung qua quá trình chọn lọc tự nhiên“, bài học tình yêu cuộc sống đắt giá của tự nhiên, mỗi người, cộng đồng dân tộc và nhân loại.
Đôi mắt Darwin soi thấu nguồn gốc các loài. “Kẻ sống sót không phải là kẻ mạnh nhất hay thông minh nhất, mà là kẻ thích nghi tốt nhất” Charles Darwin đã nói vậy: “It is not the strongest of the species that survives, nor the most intelligent that survives. It is the one that is most adaptable to change” Bảo tồn và phát triển bền vững, thích nghi để tồn tại là câu chuyện lớn của mỗi người và nhân loại, là lời nhắc của quá khứ hiện tại và tương lai cho nhân loại và chính cộng đồng người dân Việt Nam để không bao giờ được phép quên lãng. Thích nghi để tồn tại mới là người thắng sau cùng. Cân bằng hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường, tiến bộ và công bằng an sinh xã hội, giữ vững độc lập thống nhất chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia là những vấn đề trọng yếu trong chính sách kinh tế xã hội tự nhiên và an sinh.
(*) Viết và hiệu đính “Thăm ngôi nhà cũ của Darwin” tôi nghĩ về bộ sách đồ sộ Cây Cỏ Việt Nam gồm 6 Quyển 2 Tập của Giáo sư Phạm Hoàng Hộ xuất bản tại hải ngoại. Trọn bộ Cây cỏ Việt Nam gồm hai Tập, mỗi Tập 3 Quyển, tổng cộng khoảng 3,600 trang, chưa kể Phần Từ Vựng tên Việt Nam và Từ Vựng tên Khoa học các Giống (Chi) bao gồm thêm cả công trình của những năm tháng giáo sư rời quê hương Việt Nam sang Pháp, vẫn tiếp tục cặm cụi làm việc (nguồn: Ngô Thế Vinh). “Theo Giáo sư Phạm Hoàng Hộ thì bộ sách Cây cỏ Việt Nam đã được thực hiện qua 4 giai đoạn: Nghiên cứu giai đoạn một:hợp tác với GS Nguyễn Văn Dương về phần dược tính, Cây cỏ Miền Nam Việt Nam, do bộ Quốc gia Giáo dục ấn hành năm 1960 mô tả 1,650 loài thông thường của Miền Nam, “Đó là giai đoạn còn mò mẫm, học hỏi một thực-vật-chúng chưa quen thuộc đối với một sinh viên vừa tốt nghiệp từ vùng xa lạ mới về. Nghiên cứu giai đoạn hai: kỳ tái bản lần hai 1970 bộCây cỏ Miền Nam Việt Nam, số loài lên được 5,328 loài… ; Nghiên cứu giai đoạn ba:tiếp tục công việc nghiên cứu sau 1975, đưa thêm được vào bộ sách Cây cỏ Miền Nam Việt Nam 2,500 loài và bộ được nới rộng cho toàn cõi Việt Nam. Nghiên cứu giai đoạn bốn: bộ sách Cây cỏ Việt Nam được bổ sung trên 3000 loài. Số loài mô tả khoảng 10,500. Sau khi hoàn tất bộ sách Cây Cỏ Việt Nam, Giáo sư Phạm Hoàng Hộ đã bày tỏ lòng tri ân sâu xa đối với Viện Bảo Tàng Thiên nhiên Quốc gia Paris và các bạn đồng sự Pháp, ông đã rất chân thành tâm sự: “thực hiện những điều mà lúc nhỏ dù điên rồ tới đâu tôi cũng không dám mơ ước: nô lệ của một thuộc địa, học ở một trường thường, ở một tỉnh nhỏ, bao giờ dám nghĩ đến tạo một quyển sách dù nhỏ bé, mê cây cỏ xung quanh nhưng bao giờ nghĩ đến biết cây cỏ cả nước!” Người “trí thức đau khổ” Phạm Hoàng Hộ đã vươn lên và hoàn tất được “giấc mơ điên rồ” tưởng như không thể được ấy và trở thành cây “đại thụ” trong Khoa học Thực vật của Việt Nam và cả Thế giới.”
(**) Việt Nam con đường xanh; Đường tới IAS 100 năm; Cụ Trứ Nguyễn Ngọc Trìu trong tôi là chùm ảnh và bài viết của Hoàng Kim về Bộ Trưởng Nguyễn Ngọc Trìu đến Trung tâm Hưng Lộc năm 1987 thăm thành tựu tiến bộ kỹ thuật “trồng ngô lai xen đậu ở vùng Đông Nam Bộ” và mô hình “nghiên cứu phát triển đậu rồng ở các tỉnh phía Nam. Hai công trình này do Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam giới thiệu, đã được Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn công nhận là tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp và được phát triển rộng rãi trong sản xuất. Cụ Trứ Nguyễn Ngọc Trìu là một chính khách lớn, có cuộc đời và sự nghiệp dường như là cụ Nguyễn Công Trứ của thời đại Hồ Chí Minh. Mọi người khi nhắc đến Cụ đều nhớ ngay đến vị Chủ tịch tỉnh Thái Bình sinh ở Tây Giang, Tiền Hải đã làm rạng ngời “quê hương 5 tấn”, nhớ ông Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp trí tuệ, xông xáo và rất biết lắng nghe, sau này làm Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng phụ trách mảng Nông – Lâm – Ngư nghiệp và Đặc phái viên của Thủ tướng Phạm Văn Đồng đối với vùng Nam Bộ . Cụ Trìu cũng là Chủ tịch Hội những người làm vườn Việt Nam, nơi tâm nguyện của ông được bạn thơ Thợ Rèn mến tặng’ “Danh vọng hão huyền như mây khói . Làm vườn cây trái để ngàn năm”, như nhà văn Nguyễn Tuân nhận xét: “Trìu làm lãnh đạo nhưng trước hết là một Con Người”.
TRĂNG RẰM
Hoàng Kim
Trăng rằm đường sáng dạo chơi giăng,
Nhớ Bác đôi câu hỏi chị Hằng:
“Thế nước thịnh suy sao đoán định?
Lòng dân tan hợp biết hay chăng?
Vành đai thế biến nhiều mưu hiểm,
Con đường lực chuyển lắm lăng nhăng?
Dân Nam Tiếng Việt nhiều gian khó
Hưng thịnh làm sao hỡi chị Hằng?”.
*
“Bác Hồ thơ ‘Chơi giăng’ đó ông
Vầng trăng cổ tích sáng non sông,
Tâm sáng đức cao chăm việc tốt
Chí bền trung hiếu quyết thắng không?
Nội loạn dẹp tan loài phản quốc
Ngoại xâm khôn khéo giữ tương đồng.
Khó dẫu vạn lần dân cũng vượt.
Lòng dân thế nước chắc thành công”.
Nguyên vận thơ Bác Hồ CHƠI GIĂNG
Hồ Chí Minh
Gặp tuần trăng sáng, dạo chơi giăng,
Sẵn nhắn vài câu hỏi chị Hằng:
“Non nước tơi bời sao vậy nhỉ?
Nhân dân cực khổ biết hay chăng?
Khi nào kéo được quân anh dũng,
Để dẹp cho tàn bọn nhố nhăng?
Nam Việt bao giờ thì giải phóng
Nói cho nghe thử, hỡi cô Hằng?”.
*
Nguyệt rằng: “Tôi kính trả lời ông:
Tôi đã từng soi khắp núi sông,
Muốn biết tự do chầy hay chóng,
Thì xem tổ chức khắp hay không.
Nước nhà giành lại nhờ tài sắt,
Sự nghiệp làm nên bởi chữ đồng.
Tổ chức, tuyên truyền càng rộng rãi,
Tức là cách mệnh chóng thành công”.
Báo Việt Nam độc lập, số 135, ngày 21-8-1942. Nguồn: Hồ Chí Minh toàn tập (tập 3), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000
Trà sớm với bạn hiền
Mùa Trung Thu tình thân
Thanh Trà Thủy Biều Huế
Trăng rằm vui chơi giăng.
THANH TRA THỦY BIỀU HUẾ
Hoàng Kim
Thăm vùng thanh trà Thủy Biều nôi trái cây nữ hoàng đặc sản cố đô Huế. Giáo sư tiến sĩ Trần Văn Minh hướng dẫn chúng tôi ghé thăm vợ chồng thầy giáo nông dân Thân Trọng Lập, Nguyễn Thị Phượng một gia đình trồng thanh trà ngon nức tiếng của vùng bưởi huyền thoại. Thầy Minh là nhà giáo nhân dân, nguyên Hiệu trưởng Đại học Nông Lâm Huế, người thầy nghề nông của bao thế hệ sinh viên miền Trung cũng là bạn nhà nông thân thiết của bà con nơi đây. Chúng tôi là bạn thân thuở nhỏ. Tôi ra Huế họp, thầy Minh nói “Mình tranh thủ thăm ngay vừa dịp”
Hàng năm, lễ hội Thanh Trà Huế thường được tổ chức dịp mùa Trung Thu tình thân tại phường Thủy Biều để tôn vinh loại trái cây ngon đặc sản cố đô Huế. Bưởi Thanh Trà Huế được lưu truyền trong văn hóa dân gian sâu đậm nhất từ thời chúa Nguyễn Phúc Chu (1675-1725), vị Chúa Nguyễn đời thứ 6 đã ăn hết trái bưởi Thanh Trà ngay giữa làng Lương Quán và tấm tắc khen ngon. Thanh trà Thủy Biều sau đó trở thành đặc sản.
Chuyện kể rằng, chúa Nguyễn Phúc Chu là một vị chúa giỏi nhà Nguyễn có nhiều công đức với dân và đất phương Nam. Chúa trong một lần du thuyền trên sông Hương chợt nhìn thấy có một vùng cây trái bưởi thanh trà xanh mướt ven sông, xum xuê, hữu tình, chúa truyền ghé thăm nơi đó là làng Nguyệt Biều, Lương Quán. Dân làng hái bưởi Thanh Trà dâng chúa thưởng thức, chúa ăn tấm tắc khen ngon và lệnh cho dân làng mở rộng trồng thêm. Từ đó, cứ vào giữa tháng 7 âm lịch hàng năm, trái bưởi Thanh Trà chín rộ, dân làng Lương Quán lại chọn ra những quả ngon nhất mang vào kinh thành tiến vua chúa để được ban thưởng. Đình làng Nguyệt Biều, đình làng Lương Quán thuộc phường Thủy Biều ngày nay làm nơi lưu dấu công đức những bậc thành hoàng bản thổ của vùng đất thanh trà mà hậu thế ghi ơn. Bưởi Thanh Trà Thủy Biều nổi danh từ đó …
Giáo sư Trần Văn Minh với một số thành viên Ban Tổ chức lễ hội Thanh Trà Huế và chúng tôi chụp ảnh lưu niệm tại trường tiểu học Thủy Biều, tâm điểm của các gian hàng lễ hội. Tại lễ hội năm nay, bên cạnh các hoạt động trưng bày, giới thiệu mua bán thanh trà và các mặt hàng truyền thống tại địa phương, Ban tổ chức đã đưa thêm các hoạt động cung tiến thanh trà tại hai đình làng Nguyệt Biều và Lương Quán; triển lãm tranh, ảnh nghệ thuật liên quan đến thanh trà và các hoạt động lao động sản xuất tại địa phương; xây dựng dịch vụ lựa chọn thanh trà tại vườn bằng “con đường thanh trà”; tổ chức Hội thi “Trái ngon thanh trà Huế”; Hội thi bữa cơm gia đình với nguồn thực phẩm tại địa phương; Hội thi ẩm thực được chế biến từ quả thanh trà… Anh Trần Quang Phước cho hay diện tích trồng bưởi Thanh Trà tại hai làng Lương Quán và Nguyệt Biều ở phường Thủy Biều khoảng trên 140 ha với 750 hộ gia đình.
Cụ Nguyễn Thị Phượng chỉ dẫn cho chúng tôi cách lựa trái thanh trà ngon trên vườn. Cụ cho hay gia đình thầy Minh nhiều năm nay đã là bạn thân thiết của gia đình cụ. Những cây bưởi đầu dòng quý được những lão nông tri điền các hộ nông dân trồng thanh trà giỏi, các nhà khoa học và khuyến nông, các nhà quản lý và hệ thống tổ chức con đường di sản địa phương cùng đồng hành khơi dậy tiềm năng con người, cây và đất. Con đường di sản là con đường gắn bó khoa học với nông dân, du lịch sinh thái, ẩm thực Việt với mạch thiêng lịch sử văn hóa giáo dục Việt.
Căn nhà nhỏ tĩnh lặng, bình dị của một cặp vợ chồng già tại vùng bưởi thanh trà Thủy Biều cố đô Huế ẩn chứa một minh triết và lời khuyên thầm lặng. Gian giữa cửa chính, nơi hướng về bàn thờ tưởng nhớ tổ tiên ngời ngời một bức đại tự xưa “Phong Vân đắc lộ”. Gian bên, bạn nhìn thấy trên tường nhà “Lễ phát thưởng khuyến học của ông bà Thân Trọng Lập” đối với con cháu .
Ông bà Thân Trọng Lập Nguyễn Thị Phương chụp ảnh lưu niệm với giáo sư Trần Văn Minh, vợ chồng thầy giáo Quang đại học Nông Lâm Huế là ấn tượng về truyền thống hiếu học của người Việt. “Nên thợ nên thầy nhờ có học. No ăn no mặc bởi hay làm”. Chúng ta ngộ ra được truyền thống hiếu học của vùng đất kinh kỳ xưa. Cụ Lập thu thập các giấy khen thành tích học tập của con cháu chắt để khuyến khích sự học, tuyên dương tại những dịp giỗ chạp hiếu hỉ gia đình, ngợi khen những cháu ngoan giỏi học và hành được những việc tốt lành.
Ngắm bức tranh cổ, tôi bâng khuâng nghĩ về con đường di sản Thanh trà Huế. Tôi nhớ về câu chuyện năm 1613, chúa Nguyễn Hoàng, vị chân chúa, người khai sáng gia tộc họ Nguyễn ở Đằng Trong, mà hậu duệ là vương triều nhà Nguyễn, triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam. Chúa Tiên Nguyễn Hoàng lúc lâm bệnh nặng, đã gọi người con thứ 6 là Thụy quận công Nguyễn Phúc Nguyên từ Quảng Nam về kế vị và căn dặn: “Đất Thuận Quảng này phía bắc có núi Hoành Sơn, sông Linh Giang, phía Nam có núi Hải Vân và Bi Sơn, thật là đất của người anh hùng dụng võ. Vậy con phải biết thương yêu dân, luyện tập binh sĩ để xây dựng cơ nghiệp muôn đời“. Thương yêu dân, giáo hóa dân, tạo nên nết tốt bản sắc văn hóa lịch sử của một vùng đất. Giáo dục gia đình xã hội thấm thía trong từng nếp nhà. Đó là con đường di sản.
Kinh thành Huế thu nhỏ tại bún bò Ngọc Dung, Thủ Đức là một cách yêu quê hương và lan tỏa tình yêu này đến người khác của một người bạn Huế khác tại thành phố Hồ Chí Minh. Lê Hùng Lân gạo ngon Hoa Tiên bạn tôi đã chia sẻ câu chuyện này. Việt Nam tổ quốc tôi, có sự tương đồng trong cách thể hiện lòng biết ơn của mình đối với quê hương yêu dấu của những người con xa xứ hoặc gắn bó với quê hương thăm thẳm nhớ ơn cội nguồn. Con đường xanh Việt Nam, con đường xanh của chúng ta là con đường di sản kết nối sức mạnh Việt, khai mở tiềm năng mạnh mẽ của những sản phẩm chất lượng cao Việt Nam vươn ra thế giới.
Thanh trà Huế tại nôi di sản Thủy Biều là bài học thời sự nóng hổi về nông dân ngày nay và nông sản Việt, là câu trả lời về sự tỉnh thức tâm linh và tầm nhìn của những người biết ơn và nặng lòng với quê hương đất nước, biết trở về tìm kiếm kho báu chính mình phúc hậu an nhiên. Người dân vùng thanh trà Thủy Biều Huế biết cách bảo tồn và quảng bá loài quả quý địa phương, một nông sản Việt có giá trị đích thực, biết thức dậy tiềm năng của một vùng đất lành, một nghề lành, kết nối nông nghiệp du lịch sinh thái ẩm thực lịch sử văn hóa, gắn hiện tại với quá khứ và tương lai Việt.
Thanh trà Thủy Biều cố đô Huế là sản phẩm đầy đặn tự hào Việt Nam.
Hoàng Kim
Ghi chú: Tôi (HK) nói với anh Trần Quang Phước (thứ hai bên phải): Ngày này năm xưa, anh nhớ chứ? Ảnh này thật đẹp !
Đôi mắt Darwin soi thấu nguồn gốc các loài. Thăm nhà cũ của Darwin, là tìm đến tư duy mạch lạc của một trí tuệ lớn để vận dụng soi tỏ “Niên biểu lịch sử Việt Nam“, ” 500 năm Nông nghiệp Việt Nam”, “Đường tới IAS 100 năm” nhằm tìm thấy trong sự rối loạn và góc khuất lịch sử dòng chủ lưu tiến hóa, chấn hưng văn hóa, giáo dục và nông nghiệp Việt.
THĂM NHÀ CŨ CỦA DARWIN
Hoàng Kim
Đôi mắt Darwin soi thấu nguồn gốc các loài. Thăm nhà cũ của Darwin, là tìm đến tư duy mạch lạc của một trí tuệ lớn để vận dụng soi tỏ “Niên biểu lịch sử Việt Nam“, ” 500 năm Nông nghiệp Việt Nam”, “Đường tới IAS 100 năm” nhằm tìm thấy trong sự rối loạn và góc khuất lịch sử dòng chủ lưu tiến hóa, chấn hưng văn hóa, giáo dục và nông nghiệp Việt.
Tôi may mắn được dạo chơi Down House ngôi nhà cũ của nhà tự nhiên học người Anh Charles Darwin và gia đình ông để có giây phút lặng ngắm khu vườn riêng di sản nhỏ bé của ông. Chính tại nơi này Darwin đã làm việc về thuyết tiến hóa bởi chọn lọc tự nhiên và nhiều thí nghiệm khác. “Nguồn gốc các loài” của Charles Darwin xuất bản lần đầu tiên ngày 24 tháng 11 năm 1859 là ấn phẩm khoa học tiêu biểu và là tác phẩm nòng cốt của ngành sinh học tiến hóa, chứng minh rằng mọi loài đều tiến hóa theo thời gian từ những tổ tiên chung qua quá trình chọn lọc tự nhiên. Hiện nay học thuyết tiến hóa của Darwin vừa được tôn vinh vừa bị phê phán dữ dội. Vượt qua mọi khen chê của nhân loại và thời đại biến đổi, triết lý của Charles Darwin thật sâu sắc.“Thích nghi để tồn tại” “Mọi loài đều tiến hóa theo thời gian từ những tổ tiên chung qua quá trình chọn lọc tự nhiên“, bài học tình yêu cuộc sống đắt giá của tự nhiên, mỗi người, cộng đồng dân tộc và nhân loại.
Đôi mắt Darwin soi thấu nguồn gốc các loài. “Kẻ sống sót không phải là kẻ mạnh nhất hay thông minh nhất, mà là kẻ thích nghi tốt nhất” Charles Darwin đã nói vậy: “It is not the strongest of the species that survives, nor the most intelligent that survives. It is the one that is most adaptable to change” Bảo tồn và phát triển bền vững, thích nghi để tồn tại là câu chuyện lớn của mỗi người và nhân loại, là lời nhắc của quá khứ hiện tại và tương lai cho nhân loại và chính cộng đồng người dân Việt Nam để không bao giờ được phép quên lãng. Thích nghi để tồn tại mới là người thắng sau cùng. Cân bằng hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường, tiến bộ và công bằng an sinh xã hội, giữ vững độc lập thống nhất chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia là những vấn đề trọng yếu trong chính sách kinh tế xã hội tự nhiên và an sinh.
(*) Viết và hiệu đính “Thăm ngôi nhà cũ của Darwin” tôi nghĩ về bộ sách đồ sộ Cây Cỏ Việt Nam gồm 6 Quyển 2 Tập của Giáo sư Phạm Hoàng Hộ xuất bản tại hải ngoại. Trọn bộ Cây cỏ Việt Nam gồm hai Tập, mỗi Tập 3 Quyển, tổng cộng khoảng 3,600 trang, chưa kể Phần Từ Vựng tên Việt Nam và Từ Vựng tên Khoa học các Giống (Chi) bao gồm thêm cả công trình của những năm tháng giáo sư rời quê hương Việt Nam sang Pháp, vẫn tiếp tục cặm cụi làm việc (nguồn: Ngô Thế Vinh). “Theo Giáo sư Phạm Hoàng Hộ thì bộ sách Cây cỏ Việt Nam đã được thực hiện qua 4 giai đoạn: Nghiên cứu giai đoạn một:hợp tác với GS Nguyễn Văn Dương về phần dược tính, Cây cỏ Miền Nam Việt Nam, do bộ Quốc gia Giáo dục ấn hành năm 1960 mô tả 1,650 loài thông thường của Miền Nam, “Đó là giai đoạn còn mò mẫm, học hỏi một thực-vật-chúng chưa quen thuộc đối với một sinh viên vừa tốt nghiệp từ vùng xa lạ mới về. Nghiên cứu giai đoạn hai: kỳ tái bản lần hai 1970 bộCây cỏ Miền Nam Việt Nam, số loài lên được 5,328 loài… ; Nghiên cứu giai đoạn ba:tiếp tục công việc nghiên cứu sau 1975, đưa thêm được vào bộ sách Cây cỏ Miền Nam Việt Nam 2,500 loài và bộ được nới rộng cho toàn cõi Việt Nam. Nghiên cứu giai đoạn bốn: bộ sách Cây cỏ Việt Nam được bổ sung trên 3000 loài. Số loài mô tả khoảng 10,500. Sau khi hoàn tất bộ sách Cây Cỏ Việt Nam, Giáo sư Phạm Hoàng Hộ đã bày tỏ lòng tri ân sâu xa đối với Viện Bảo Tàng Thiên nhiên Quốc gia Paris và các bạn đồng sự Pháp, ông đã rất chân thành tâm sự: “thực hiện những điều mà lúc nhỏ dù điên rồ tới đâu tôi cũng không dám mơ ước: nô lệ của một thuộc địa, học ở một trường thường, ở một tỉnh nhỏ, bao giờ dám nghĩ đến tạo một quyển sách dù nhỏ bé, mê cây cỏ xung quanh nhưng bao giờ nghĩ đến biết cây cỏ cả nước!” Người “trí thức đau khổ” Phạm Hoàng Hộ đã vươn lên và hoàn tất được “giấc mơ điên rồ” tưởng như không thể được ấy và trở thành cây “đại thụ” trong Khoa học Thực vật của Việt Nam và cả Thế giới.”
(**) Việt Nam con đường xanh; Đường tới IAS 100 năm; Cụ Trứ Nguyễn Ngọc Trìu trong tôi là chùm ảnh và bài viết của Hoàng Kim về Bộ Trưởng Nguyễn Ngọc Trìu đến Trung tâm Hưng Lộc năm 1987 thăm thành tựu tiến bộ kỹ thuật “trồng ngô lai xen đậu ở vùng Đông Nam Bộ” và mô hình “nghiên cứu phát triển đậu rồng ở các tỉnh phía Nam. Hai công trình này do Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam giới thiệu, đã được Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn công nhận là tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp và được phát triển rộng rãi trong sản xuất. Cụ Trứ Nguyễn Ngọc Trìu là một chính khách lớn, có cuộc đời và sự nghiệp dường như là cụ Nguyễn Công Trứ của thời đại Hồ Chí Minh. Mọi người khi nhắc đến Cụ đều nhớ ngay đến vị Chủ tịch tỉnh Thái Bình sinh ở Tây Giang, Tiền Hải đã làm rạng ngời “quê hương 5 tấn”, nhớ ông Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp trí tuệ, xông xáo và rất biết lắng nghe, sau này làm Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng phụ trách mảng Nông – Lâm – Ngư nghiệp và Đặc phái viên của Thủ tướng Phạm Văn Đồng đối với vùng Nam Bộ . Cụ Trìu cũng là Chủ tịch Hội những người làm vườn Việt Nam, nơi tâm nguyện của ông được bạn thơ Thợ Rèn mến tặng’ “Danh vọng hão huyền như mây khói . Làm vườn cây trái để ngàn năm”, như nhà văn Nguyễn Tuân nhận xét: “Trìu làm lãnh đạo nhưng trước hết là một Con Người”.
TRĂNG RẰM
Hoàng Kim
Trăng rằm đường sáng dạo chơi giăng,
Nhớ Bác đôi câu hỏi chị Hằng:
“Thế nước thịnh suy sao đoán định?
Lòng dân tan hợp biết hay chăng?
Vành đai thế biến nhiều mưu hiểm,
Con đường lực chuyển lắm lăng nhăng?
Dân Nam Tiếng Việt nhiều gian khó
Hưng thịnh làm sao hỡi chị Hằng?”.
*
“Bác Hồ thơ ‘Chơi giăng’ đó ông
Vầng trăng cổ tích sáng non sông,
Tâm sáng đức cao chăm việc tốt
Chí bền trung hiếu quyết thắng không?
Nội loạn dẹp tan loài phản quốc
Ngoại xâm khôn khéo giữ tương đồng.
Khó dẫu vạn lần dân cũng vượt.
Lòng dân thế nước chắc thành công”.
Nguyên vận thơ Bác Hồ CHƠI GIĂNG
Hồ Chí Minh
Gặp tuần trăng sáng, dạo chơi giăng,
Sẵn nhắn vài câu hỏi chị Hằng:
“Non nước tơi bời sao vậy nhỉ?
Nhân dân cực khổ biết hay chăng?
Khi nào kéo được quân anh dũng,
Để dẹp cho tàn bọn nhố nhăng?
Nam Việt bao giờ thì giải phóng
Nói cho nghe thử, hỡi cô Hằng?”.
*
Nguyệt rằng: “Tôi kính trả lời ông:
Tôi đã từng soi khắp núi sông,
Muốn biết tự do chầy hay chóng,
Thì xem tổ chức khắp hay không.
Nước nhà giành lại nhờ tài sắt,
Sự nghiệp làm nên bởi chữ đồng.
Tổ chức, tuyên truyền càng rộng rãi,
Tức là cách mệnh chóng thành công”.
Báo Việt Nam độc lập, số 135, ngày 21-8-1942. Nguồn: Hồ Chí Minh toàn tập (tập 3), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000