Số lần xem
Đang xem 3547 Toàn hệ thống 6396 Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết
Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
DẠY VÀ HỌC Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận
Norman Borlaug Lời Thầy dặn Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.
Người hóa thân
trong thanh thản
bóng cây xanh
Người đàm đạo
với Norman Borlaug
và cậu học trò nghèo
Về ý tưởng xanh
Con đường xanh
Hành trình xanh
Sự nghiệp xanh
Nhà khoa học xanh
và giấc mơ hạnh phúc
Goethe là vòm cây xanh Goethe cũng là lão nông
ngồi cùng chúng ta
chuyện trò
trên cánh đồng xanh
hạnh phúc.
Goethe và Norman Borlaug
là những trí tuệ bậc Thầy.
Họ không màng hư vình
mà hướng tới đỉnh cao hòa bình
sự an lành tiến bộ.
Anh và em cùng Goethe
Ở FAO, Rome, Italy Người hóa thân
thành nữ thần Tình Yêu (*)
Trời xanh tuyệt vời !
Trời nhân loại mênh mông !
(*) Hình ảnh Hoàng Kim ở Roma, Italia.
Giấc mơvề điểm hẹn
CHUYỆN THẦY LÊ VĂN TỐ
Hoàng Kim
Thầy To Le Van viết “Tiền nhân bảo” Công trồng là công bỏ, Công làm cỏ là công ăn“. Đúng vậy tôi chỉ có công trồng chỉ có 2 cây là PHTI-HCMC và FCC trồng trong những đêm dài chuyển mình đổi mới: không được thành lập thêm cơ quan ở HCMC nếu không có chữ kí của ông Võ Văn Kiệt phó chủ tịch hội đồng bộ trưởng và ông Phan Văn Khải chủ tịch thành phố. Tôi ở nước ngoài về cầm thơ tay của ông Chín Cần – phó ban tổ chức trung ương, Bộ trưởng, không biết sợ là gì cứ thế xông vào thế mà được việc. Có đội ngủ tốt. Cơ quan làm được nhiều việc, có uy tín với xã hội. Tôi về hưu đã lâu, nhân ngày gia đình Việt Nam, anh em cơ quan đến thăm. Cầm phong bì trên ngực, gạo, sữa nặng quá không ôm được biểu lộ tấm lòng của người già. Trân trong trước tình cảm của anh chị em”. Đọc những lời chia sẻ, Ấm áp mãi tình thân. Trang sách đời rộng mở. Dạy và học chuyên cần. Em Hoàng Kim xin được lưu về chuyên trang CHUYỆN THẦY LÊ VĂN TỐ
Giáo sư Lê Văn Tố là một người thầy hiền hậu, tài năng mà đời tôi may mắn được gần gũi, học hỏi và tôi thực sự kính trọng. Thầy Tố cùng quê Nghệ Tĩnh với cụ Nguyễn Công Trứ người đã tuyên ngôn sứ mệnh của kẻ quốc sĩ: “Đã mang tiếng ở trong trời đất. Phải có danh gì với núi sông” đối với người có học thực sự phải làm được điều gì đó ích lợi cho dân cho nước. Chuyện đời giáo sư Lê Văn Tố khơi dậy trong tôi sự thăm thẳm nhớ quê của một người con xa xứ và ước vọng tiếp tục hoàn thiện những công việc ân tình ích lợi cho tổ quốc quê hương. Trong biết bao chuyện đời thường của thầy Tố, tôi thích “MỘT CHUYẾN ĐI ‘DỐI GIÀ’ VÀ NHỮNG SUY TƯ”, “LỊCH SỬ LOGO FCC”, “FOLI VÀ FOVINA”, “NHỮNG CÂU THƠ ĐỜI THƯỜNG ÁM ẢNH”, ít ảnh chọn lọc và chuyện vui “BẠN BÈ HỌC TRÒ ĐÙA THẦY TỐ” Chuyện đời thầy Tố cùng vợ về quê là câu chuyện không phải của riêng ai, chỉ là người trước người sau mà thôi, bạn cũng chẳng kiêng cử về hai chữ “dối già” vì thầy cô nay còn mạnh khỏe lắm, phải thọ đến trăm tuổi, nhưng một cuộc du xuân cùng vợ về quê là chuyện to. Thầy coi xong việc này như thảnh thơi xong một việc chính.
Mời bạn lắng nghe lời Thầy kể:
1. BA CHUYỆN HAI BÀI THƠ
MỘT CHUYẾN ĐI “DỐI GIÀ” VÀ NHỮNG SUY TƯ Giáo sư Tiến sĩ Khoa học Lê Văn Tố
Bước vào tuổi 75 tôi muốn có cuộc du xuân “dối già” cùng vợ về quê.
Như có món nợ nào đó chưa trả xong khi bước sang thế giới khác, đầu óc tôi vẫn văng vẳng đâu đó câu ví dặm “ giận thì giận mà thương thì thương” tôi không giận ai cả. Chỉ biết giận mình vì tuy có một số sản phẩm được người tiêu dùng chấp nhận nhưng chưa có gì đóng góp cho quê hương. Có lẽ núm nhau mẹ chôn ở gốc tre bụi chuối nào đó nên quê hương vẫn sâu đậm trong lòng – mặc dầu li hương hơn 60 năm.
Không sâu đậm sao được đến như Le Breton thầy giáo của giáo sư Lê Thước ở trường quốc học Vinh đã không ngần ngại khi viết: “ông yêu xứ Nghệ và con người Nghệ Tĩnh”( Le vienx An-Tĩnh 1936, bản dịch của Trung Tâm văn hóa ngôn ngữ đông tây năm 2005). Có lẽ Le Breton vì hiểu và yêu xứ Nghệ nên mới để lại tác phẩm chân tình giàu tính văn học, sáng giá về khảo cổ học, sử học, am hiểu về địa chất Nghệ Tĩnh đến thế.
Để tiết kiệm thời gian, tôi liên hệ một số cơ sở du lịch và khách sạn 5 sao Mường Thanh Sông Lam ở Vinh thu xếp cho một chuyến du lịch cao cấp với hướng dẫn viên giàu tri thức, am hiểu địa danh các huyện Diễn Châu, Yên Thành, Nam Đàn, Thanh Chương, Hương Sơn, Hương Khê, theo đường 8 đến biên giới Lào- Việt. Yêu cầu đơn giản đó không được đáp ứng. Tôi thuê xe về quê nội, quê ngoại.
Hai quê qua bao thăng trầm nay đã được công nhận là di tích văn hóa lịch sử. Quê nội đời cố Lê Kim Ứng đã có công giúp phong trào Cần Vương và là nơi trú ngụ của gia đình cụ Nguyễn Sinh Sắc cùng 3 con sinh sống một thời gian thời thơ ấu. Phong cảnh và tình người chắc để lại trong lòng Bác Hồ những kĩ niệm khó quên nên khi Bác gặp tham tán quân sự Việt Nam tại Mạc Tư Khoa (người cùng quê) Bác còn hỏi thăm và khen là Nguyệt Bổng (tên cũ) đẹp.
Nhiều văn nghệ sĩ trong kháng chiến chống Pháp như Nguyễn Văn Tý, Trần Hoàn,…đã từng sinh sống tại quê tôi. Hồi nhỏ chúng tôi vẫn nghêu ngao “một chiều anh bước đi, em tiễn đưa anh ra tận cuối đồi, rằng kháng chiến còn trường kì là còn gian khổ”. Trần Hoàn đã bén duyên với người con gái quê tôi, trước lúc đi công tác xa đã để lại bài hát trên.
Khi vua Hàm Nghi bị bắt, phong trào Cần Vương đi vào thoái trào. Các sĩ phu Cần Vương cảm kích trước sự giúp đỡ của gia tộc Lê Kim Ứng đã nói : việc nước chưa thành, công ơn gia tộc chưa trả được chỉ mới chọn được miếng đất tốt để hai cụ an nghỉ lúc trăm tuổi với lòng mong mỏi gia tộc ngày càng hưng thịnh. Tôi không am hiểu phong thủy nhưng mộ Cố trên đồi cao vẫn hội đủ: tả thanh long, hữu bạch hổ có sông dài uốn lượn phía dưới.Tuổi già nhưng nhờ mấy trăm bậc đá cháu mới làm nên vẫn cố leo lên thắp hương Cố lần cuối.
Bên kia quả đồi là giếng Cửa Khâu nước chảy quanh năm từ lòng núi không bao giờ cạn với đàn cá tung tăng như cá thần Cẩm Thủy (Thanh Hóa). Chị em tôi lúc nhỏ hay phải gánh nước từ giếng Cửa Khâu về để mẹ làm tương ăn quanh năm, thổi xôi nếp rồng cúng giỗ…
Về quê nhiều lần hỏi về giếng Cửa Khâu, nếp rồng, bánh vo (làm từ bột gạo lức lúa nương) chỉ còn mấy người già còn nhớ. May thay lần này có người dẫn đường tìm lại được giếng Cửa Khâu khi trời vừa tối. Cảm động vô cùng bà con xúm lại. Người biếu chai rượu, kẻ chai tương được sản xuất từ nguồn nước giếng này. Đúng là món ngon nhớ đời. Không phải chỉ mình tôi mà biết bao người xứ Nghệ, khách thập phương từng sinh sống ở đây vẫn nhớ con cá mát kho tương, xôi nếp rồng, bánh vo… Nay chỉ còn trong kí ức người già!
Bù lại có món ngọn lang luộc xào tỏi mà các anh chị ở tòa soạn báo Kinh tế Sài Gòn, Sài Gòn Times khi chiêu đãi tôi ở thành phố Hồ Chí Minh thường nhắc đến nay đã trở thành món đặc sản nhưng phổ thông khắp thành Vinh. Ước gì ngọn lang, cá thu nướng Cửa Lò, gà đồi Nghệ An trở thành hàng hóa phổ biến ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh.
Nghệ An còn nổi tiếng với cam Xã Đoài. Lần này về quê, cố tìm đến vùng cam Xã Đoài để mua bằng được loại cam nổi tiếng ngọt, thơm, nguyên gốc về làm quà. Loại cam mà tôi đã từng được ăn, được chứng kiến người dân chăm sóc theo lối cổ truyền. Cũng gọi là cam Xã Đoài bán hiện nay nhưng sao quá nhiều nước và chua! Đường cao tốc vun vút qua xứ đạo năm xưa, khó tìm được người dân để hỏi đường. May gặp được người dắt trâu làm đồng về chỉ nói đơn giản: “Không cần hỏi ai cả cứ đi tiếp nhìn bên trái thấy nhiều tòa nhà, cổng thành kiên cố, đường bê tông dài bao quanh– cam Xã Đoài ở đó.
Có lẽ sau Tết hết mùa cam chỉ thấy hai quả cam đá to tướng trên tượng đài trước tòa dinh thự. Chợt nhớ tới ông Nguyễn Hữu Tiêu giám đốc nông trường Sông Con (Nghĩa Đan) . Chỉ còn một mắt vì gian truân của cuộc đời nhưng vẫn sáng nhìn xa trông rộng nên đã đưa cam Xã Đoài lên vùng đồi tạo nên thương hiệu cam Vinh nổi tiếng một thời làm mát lòng người dân miền Bắc, trong lúc khan hiếm hàng hóa của thời bao cấp.
Hi vọng sẽ còn dịp trở về thắp hương trên bàn thờ ông Tiêu ở Nghĩa Đàn với cam Xã Đoài thứ thiệt. Cam Xã Đoài mọc trên đất pha cát xung quanh nhà thờ Xã Đoài. Có lẽ cần đến vai trò xứ đạo để phát triển và giữ được thương hiệu loại cam quý giá này.
Viết đến đây tôi lại nhớ đến cố ngoại Phan Sĩ Thục được vua Tự Đức cử làm chánh sứ đến triều Thanh. Làm quan to trong triều nhưng khi lương, giáo tàn sát lẫn nhau, cố đã mở cửa nhà quan để giáo dân vào trú ẩn, góp phần hòa giải mâu thuẫn. Ngày nay con đường mang tên ông là một trong những con đường dẫn đến tượng đài Bác Hồ ở Vinh. Tôi thầm cảm ơn các anh chị lớp trước, phải “có tâm có tầm” mới cất giữ được bút phê của vua “Liêm như Thục” và ấn kiếm áo mũ vua ban cho đời sau (sách vua quan triều Nguyễn cũng đã ghi chép chuyện này).
Lần này về quê tôi còn gắng sức đến thắp hương mộ bà Hoàng Thị Loan trên đồi cao. Mát trời cảnh đẹp nhưng nhiều cụ già với lòng thành tâm chỉ ngồi dưới chân đồi. Giá có những chiếc cáng nhỏ để giúp các cụ! Con đường bậc thang lên đồi dốc chỉ có nước trà xanh và nước có gas nếu có củ sắn dây luộc trồng xung quanh đồi hoặc nước sắn dây sẽ thêm mát lòng người đến viếng… Nhà lưu niệm Nguyễn Du to rộng mênh mông nhưng sao vẫn thiếu tiếng ngâm Kiều của mẹ thuở nhỏ…
Quà về quê tôi chỉ có dịp mang theo cam Quỳ Hợp thay cho cam Xã Đoài và chai tương Cửa Khâu. Nếu có thêm cá thu nướng Cửa Lò đông lạnh hút chân không thì tốt biết bao. An ninh ở sân bay Vinh không cho tôi mang chai tương theo người nhưng sau khi biết tôi mang tương về để nghiên cứu phát triển sản xuất đã linh động cho qua. Về Sài Gòn kể chuyện mọi người khen an ninh có tâm và có tầm nhìn…
Chuyến đi dối già chỉ có mấy ngày nhưng có biết bao điều suy tư. Suy tư có thể đúng có thể sai nhưng vẫn là suy tư của người con xứ Nghệ xa quê.
GS. TSKH Lê Văn Tố
LỊCH SỬ LOGO FCC The History of Logo FCC
Anh em ở cơ quan cũ FCC và tổng giám đốc FCC anh Trần Phương đến chơi và trao đổi với tôi viết lịch sử FCC để lưu lại và giáo dục truyền thống cho lớp trẻ mới vào . Tôi từ chối và nói : Đã gửi phòng lưu trữ cơ quan các tài liệu cũng như bút tích của ông Võ Văn Kiệt ,ông Phan Văn Khải và ông Nguyễn Văn Chính ( Chín Cần Bí Thư Trung Ương Đảng , Bộ Trưởng Bộ Lương Thực ). Cơ quan nếu cần thì dựa vào tài liệu đó cũng như đĩa CD cử người viết là xong. Nay tôi chỉ kể lịch sử Logo FCC để mọi người có thêm tài liệu:
Việt Nam từ thiếu ăn bắt đầu xuất cảng gạo, hồi ấy chúng ta giành gạo tốt nhất để bán. Nước ngoài mua gạo 35% tấm Việt Nam về bán lại gạo có phẩm chất cao hơn. Thuộc chuyên môn của mình, tôi đề nghị nhà nước cho thành lập cơ quan giám định thứ 2 với tên giao dịch quốc tế là :Food Control Center (FCC) bên cạnh Vinacontrol. Với sự hợp tác chân thành , tránh phiền phức cho khách hàng FCC đã tới Vinacontrol bàn bạc, thống nhất quy trình làm việc và đưa các mẫu gạo chuẩn để giám định. Cán bộ FCC thắc mắc tại sao mẫu gạo chuẩn chỉ ghi tên Vinacontrol và Viện Nghiên Cứu Lương Thực, còn FCC ở đâu ?
Ở trong tim các anh và trên ngực các anh – Tôi trả lời và chỉ vào ngực áo đồng phục của mọi người có Logo FCC. Mình phục vụ tốt hết lòng với khách hàng sẽ tạo dần uy tín. FCC với đội ngũ chuyên môn của mình đã tới từng kho hàng tham gia chuẩn bị hàng xuất khẩu cho họ theo đúng hợp đồng đã kí đồng thời mời cơ quan giám định quốc tế OMIC-Nhật Bản đến giảng dạy và cộng tác chuyên môn. FCC dần dần đã tạo dựng được uy tín của mình với khách hàng trong và ngoài nước song song với việc đào tạo tuyển dụng nhân viên mới. Có lần doanh nghiệp phản ánh với chúng tôi anh H buổi đêm bắt doanh nghiệp đem xe về Sài Gòn ngủ để mai đến Long An làm việc tiếp. Thời đó đường sá đi lại rất khó khăn sau khi điều tra chúng tôi biết đó là sự thật lập tức cho nhân viên tạm thời nghỉ việc và hẹn lúc nào biết cách phục vụ khách hàng sẽ được làm việc tiếp. Nghề giám định có nhiều lúc cũng rất cân não và khó khăn. Lúc kiểm lô ý dĩ xuất cảng sang Nhật, tới cảng Yokohama họ trả lại vì nhiễm độc tố Aflatoxin vượt chuẩn. Với lề lối làm việc khoa học, FCC khẳng định với khách hàng nếu lỗi của mình, chúng tôi sẽ nhận trách nhiệm nhưng trước hết cần lấy mẫu lại để kiểm tra đồng thời kiểm tra mẫu lưu trữ để trong kho và gửi mẫu sang Băng Cốc, Tokyo. Có kết quả tương đồng, tôi tin rằng chúng tôi có lý và khuyên khách hàng về sấy khô lại sản phẩm đổi các công ten nơ khác, nếu Nhật họ yêu cầu thì mạnh dạn xuất hàng. Mọi việc êm xuôi, tôi cũng trút được gánh nặng thoát khỏi vòng số 8 vì tội cố ý làm trái.
Có lẽ ở Yokohama họ lấy mẫu không đúng cách không đại diện cho lô hàng nên có sai sót nói trên. Từ sự việc này dự án ACIAR đề nghị tôi và một chuyên gia Úc viết bài giảng về phương pháp lấy mẫu cho các trường đại học.
Không phải chỉ tranh luận với khách hàng nước ngoài mà còn tranh luận với hải quan nước nhà. Chúng ta có nhà máy xay bột mì hiện đại nhưng nếu nhập hạt mì về xay sát sẽ bị đánh thuế vì hải quan cho rằng hạt mì là đã qua xay xát (Vì hạt lúa mì sau thu hoạch đã rất bóng ). Thuyết phục không xong, tôi cho hạt mì ngâm ủ và nói nếu qua xay xát hạt mì sẽ không nảy mầm. Cuối cùng hải quan chấp nhận. Có lần chúng tôi mời cán bộ FAO đến chứng kiến lô dầu ăn viện trợ cho Việt Nam bị ôi mốc vì chất lượng kém. Họ tâm phục khẩu khục đổi cho ta lô dầu khác. FCC ngày càng phát triển được ủy quyền giám định không những chỉ hàng lương thực thực phẩm mà còn nhiều loại hàng hóa khác. Cái áo đã chật nhưng Logo FCC đã đi ra thế giới làm thế nào đây ? Động viên anh em tìm thêm một chữ C cho hợp với cái áo mới, từ đó có tên : Food & Commoditoes Control. FCC đã giữ vững và phát triển tên tuổi của mình hơn 30 năm nay nhưng 1 lần nữa chứng tỏ sự non yếu của tôi – 1 người chuyên về kỹ thuật lương thực thực phẩm chỉ nghĩ đến giám định thực phẩm mà thôi…
Khi được xây dựng trụ sở mới tôi bàn với anh em : Mình chưa đủ tài chính xây dưng tòa nhà 9 lầu thì chỉ xây dựng 4 lầu nhưng nền móng kết cấu đủ 9 lầu tránh đập phá lãng phí.
Về hưu đã lâu rất ít khi tới cơ quan nhưng mỗi lần đến để sinh hoạt khoa học hoặc giới thiệu sách khoa học mới của các bạn đồng nghiệp. Nhìn tòa nhà 9 tầng vươn cao giữa hàng me cổ thụ ( Hợp đồng giao hẹn với công ty xây dựng không được chặt me ) lòng tôi lại lâng lâng.”
GS.TSKH Lê Văn Tố
FOLI VÀ FOVINA Một phần tư thế kỉ trôi qua của sản phẩm nghiên cứu Foli
Xuất khẩu gạo còn tồn dư nhiều gạo gãy, tấm tốt. Tiếc quá, tôi bàn với anh em ta sản xuất cháo ăn liền được không ? Ăn liền nhưng tiền đâu nghiên cứu ? Anh em hỏi lại tôi ? Ra Hà Nội xin tiền nghiên cứu nhưng họ không tin vì cháo thì phải nấu nhừ chứ máy móc làm sao được? Biết tôi từ lâu nhưng họ vẫn trách yêu : Cậu sách vở nhiều quá thần kinh hay sao? Về lại Sài Gòn tôi gõ cửa giáo sư Hoàng Anh Tuấn (giám đốc sở khoa học, ủy viên ủy ban TP. HCM) xin tiền nghiên cứu. Ông cười bảo tôi : Đó không phải là lĩnh vực của tôi nhưng tôi tin anh về làm thủ tục đi.
Có 50 triệu cầm tay ( Hồi đó 50 triệu là to ) các kĩ sư của chúng tôi ra đặt xưởng CARIC thiết bị chịu áp lực làm Extruder. Họ từ chối. Thử dùng nòng súng đại bác cũ được không ? – Tôi bàn với anh em. Kĩ sư Lộc và bộ phận cơ khí đã làm được Extruder từ nòng súng đại bác và sau đó kĩ sư Bình, kĩ sư Châu làm Extruder cỡ nhỏ hơn. Cháo ăn liền ra đời bán chạy khắp toàn quốc. Uy tín của Viện được nâng cao. Sáng sớm dân xếp hàng dày đặc trước cơ quan chờ thùng cháo ăn liền về cho gia đình và bán lại kiếm lời. Anh em bảo tôi đặt tên cho xưởng cháo đi. Đi đâu họ cũng hỏi xưởng cháo ngượng lắm !
Xưởng FOLI được không ? Sao lại gọi là xưởng FOLI ?
FOLI là food ăn liền để liền mạch với sản phẩm PHOMI được sản xuất từ nguyên liệu phối lúa mì rất bổ dưỡng chuyển giao cho xí nghiệp xay lúa mì Bình Đông bán rất chạy nuôi sống được 60 công nhân đang thất nghiệp.
Sản phẩm đã bán chạy sẽ có người làm giả nên cần đăng kí bản quyền. Tên FOLI và Logo FOLI mang hình đầu gà từ đó vì sản phẩm ra đời năm Qúy Dậu ( 1993 ). Mặc dù vậy ở Hà Nội có cô giáo vì kế sinh nhai làm giả cháo ăn liền của chúng tôi. Công an hỏi ý kiến để xử lý. Tôi bàn với công an : Vì sinh kế cô giáo mới làm như vậy các anh chỉ cần khuyên họ nếu có điều kiện thì mở cơ sở sản xuất mới chứ không được lấy tên FOLI. Từ cháo ăn liền họ hàng của FOLI có thêm nhiều sản phẩm mới : Cơm gạo nứt ăn liền, cốm gạo lứt rong biển, chè đậu xanh ăn liền, cốm 5 loại đậu, xưởng đồ hộp di động, canh chua ăn liền …. Sản phẩm đã có mặt trên thị trường ¼ thế kỉ.
Hội nghị tổng kết ở cơ quan giám đốc sở khoa học bảo tôi lên trả lời câu hỏi tri thức Việt kiều : Tại sao các anh làm được Extruder trong giai đoạn hiện nay. Không giấu diếm tôi thú thật là chúng tôi phải dùng nòng súng đại bác để chế tạo và nói đùa thêm : Các anh khôn đã xuất biên chúng tôi ở lại vừa điên vừa khùng. Là đồ Nghệ tôi đã chơi chữ có người cho tôi là điên khùng, tiếng Pháp FOLIE là kẻ khùng điên.
Về hưu nhớ lời của nhà thơ Nga Eptusenco: Đừng chết trước lúc lìa đời. Còn khỏe và đang “ngứa nghề” tôi thành lập Pilot Plan cho mình tại nhà để sản xuất thực phẩm có lợi cho sức khỏe từ nguyên liệu tự nhiên với tên gọi FOVINA (Food Vital, Natural) như kem bổ sung Isoflavon, bánh Macca, bánh bổ sung các loại hạt dinh dưỡng bánh mì thanh long giữ được dài ngày cho người đi biển … công nhân vui mừng được ăn nghỉ đàng hoàng và sống bằng sản phẩm mình làm ra. Đó cũng là địa điểm thuận lợi để các nhà khoa học ngồi hàn huyên tâm sự thử sản phẩm mới“.
GS.TSKH Lê Văn Tố
NHỮNG CÂU THƠ ĐỜI THƯỜNG ÁM ẢNH
Tôi đã trích dẫn nguyên văn ba câu chuyện trên trên trang FB của To Le Van để đọc và suy ngẫm, và sẽ còn quay lại trong nhiều dịp. Tôi tẩn mẫn in đậm các chữ “chai tương“. “FCC’ ‘POLI’ ‘FOVINA’ . Bill Gates vừa hôm qua chia sẻ thông tin What’s the secret to making great bread? (‘Bí quyết để làm bánh mì tuyệt vời là gì?’) Câu hỏi của Bill Gates dường như là một dấu lặng sâu xa cho ẩm thực và nông nghiệp, là một sự đồng cảm …
Chuyện đời của giáo sư Lê Văn Tố là bài học suy ngẫm. Thầy Tố qua tám mươi xuân vẫn trên con đường di sản mang các giá trị ẩm thực Việt lan rộng và tỏa sáng. Con người của tâm huyết và thực tiễn là lặng lẽ dâng hiến. Đó là đức độ của một người Thầy.
Nhà thơ Trần Đăng Khoa thẩm thơ khá tinh tế “thơ hay là
Người hóa thân
trong thanh thản
bóng cây xanh
Người đàm đạo
với Norman Borlaug
và cậu học trò nghèo
Về ý tưởng xanh
Con đường xanh
Hành trình xanh
Sự nghiệp xanh
Nhà khoa học xanh
và giấc mơ hạnh phúc
Goethe là vòm cây xanh Goethe cũng là lão nông
ngồi cùng chúng ta
chuyện trò
trên cánh đồng xanh
hạnh phúc.
Goethe và Norman Borlaug
là những trí tuệ bậc Thầy.
Họ không màng hư vình
mà hướng tới đỉnh cao hòa bình
sự an lành tiến bộ.
Anh và em cùng Goethe
Ở FAO, Rome, Italy Người hóa thân
thành nữ thần Tình Yêu (*)
Trời xanh tuyệt vời !
Trời nhân loại mênh mông !
(*) Hình ảnh Hoàng Kim ở Roma, Italia.
Giấc mơvề điểm hẹn
CHUYỆN THẦY LÊ VĂN TỐ
Hoàng Kim
Thầy To Le Van viết “Tiền nhân bảo” Công trồng là công bỏ, Công làm cỏ là công ăn“. Đúng vậy tôi chỉ có công trồng chỉ có 2 cây là PHTI-HCMC và FCC trồng trong những đêm dài chuyển mình đổi mới: không được thành lập thêm cơ quan ở HCMC nếu không có chữ kí của ông Võ Văn Kiệt phó chủ tịch hội đồng bộ trưởng và ông Phan Văn Khải chủ tịch thành phố. Tôi ở nước ngoài về cầm thơ tay của ông Chín Cần – phó ban tổ chức trung ương, Bộ trưởng, không biết sợ là gì cứ thế xông vào thế mà được việc. Có đội ngủ tốt. Cơ quan làm được nhiều việc, có uy tín với xã hội. Tôi về hưu đã lâu, nhân ngày gia đình Việt Nam, anh em cơ quan đến thăm. Cầm phong bì trên ngực, gạo, sữa nặng quá không ôm được biểu lộ tấm lòng của người già. Trân trong trước tình cảm của anh chị em”. Đọc những lời chia sẻ, Ấm áp mãi tình thân. Trang sách đời rộng mở. Dạy và học chuyên cần. Em Hoàng Kim xin được lưu về chuyên trang CHUYỆN THẦY LÊ VĂN TỐ
Giáo sư Lê Văn Tố là một người thầy hiền hậu, tài năng mà đời tôi may mắn được gần gũi, học hỏi và tôi thực sự kính trọng. Thầy Tố cùng quê Nghệ Tĩnh với cụ Nguyễn Công Trứ người đã tuyên ngôn sứ mệnh của kẻ quốc sĩ: “Đã mang tiếng ở trong trời đất. Phải có danh gì với núi sông” đối với người có học thực sự phải làm được điều gì đó ích lợi cho dân cho nước. Chuyện đời giáo sư Lê Văn Tố khơi dậy trong tôi sự thăm thẳm nhớ quê của một người con xa xứ và ước vọng tiếp tục hoàn thiện những công việc ân tình ích lợi cho tổ quốc quê hương. Trong biết bao chuyện đời thường của thầy Tố, tôi thích “MỘT CHUYẾN ĐI ‘DỐI GIÀ’ VÀ NHỮNG SUY TƯ”, “LỊCH SỬ LOGO FCC”, “FOLI VÀ FOVINA”, “NHỮNG CÂU THƠ ĐỜI THƯỜNG ÁM ẢNH”, ít ảnh chọn lọc và chuyện vui “BẠN BÈ HỌC TRÒ ĐÙA THẦY TỐ” Chuyện đời thầy Tố cùng vợ về quê là câu chuyện không phải của riêng ai, chỉ là người trước người sau mà thôi, bạn cũng chẳng kiêng cử về hai chữ “dối già” vì thầy cô nay còn mạnh khỏe lắm, phải thọ đến trăm tuổi, nhưng một cuộc du xuân cùng vợ về quê là chuyện to. Thầy coi xong việc này như thảnh thơi xong một việc chính.
Mời bạn lắng nghe lời Thầy kể:
1. BA CHUYỆN HAI BÀI THƠ
MỘT CHUYẾN ĐI “DỐI GIÀ” VÀ NHỮNG SUY TƯ Giáo sư Tiến sĩ Khoa học Lê Văn Tố
Bước vào tuổi 75 tôi muốn có cuộc du xuân “dối già” cùng vợ về quê.
Như có món nợ nào đó chưa trả xong khi bước sang thế giới khác, đầu óc tôi vẫn văng vẳng đâu đó câu ví dặm “ giận thì giận mà thương thì thương” tôi không giận ai cả. Chỉ biết giận mình vì tuy có một số sản phẩm được người tiêu dùng chấp nhận nhưng chưa có gì đóng góp cho quê hương. Có lẽ núm nhau mẹ chôn ở gốc tre bụi chuối nào đó nên quê hương vẫn sâu đậm trong lòng – mặc dầu li hương hơn 60 năm.
Không sâu đậm sao được đến như Le Breton thầy giáo của giáo sư Lê Thước ở trường quốc học Vinh đã không ngần ngại khi viết: “ông yêu xứ Nghệ và con người Nghệ Tĩnh”( Le vienx An-Tĩnh 1936, bản dịch của Trung Tâm văn hóa ngôn ngữ đông tây năm 2005). Có lẽ Le Breton vì hiểu và yêu xứ Nghệ nên mới để lại tác phẩm chân tình giàu tính văn học, sáng giá về khảo cổ học, sử học, am hiểu về địa chất Nghệ Tĩnh đến thế.
Để tiết kiệm thời gian, tôi liên hệ một số cơ sở du lịch và khách sạn 5 sao Mường Thanh Sông Lam ở Vinh thu xếp cho một chuyến du lịch cao cấp với hướng dẫn viên giàu tri thức, am hiểu địa danh các huyện Diễn Châu, Yên Thành, Nam Đàn, Thanh Chương, Hương Sơn, Hương Khê, theo đường 8 đến biên giới Lào- Việt. Yêu cầu đơn giản đó không được đáp ứng. Tôi thuê xe về quê nội, quê ngoại.
Hai quê qua bao thăng trầm nay đã được công nhận là di tích văn hóa lịch sử. Quê nội đời cố Lê Kim Ứng đã có công giúp phong trào Cần Vương và là nơi trú ngụ của gia đình cụ Nguyễn Sinh Sắc cùng 3 con sinh sống một thời gian thời thơ ấu. Phong cảnh và tình người chắc để lại trong lòng Bác Hồ những kĩ niệm khó quên nên khi Bác gặp tham tán quân sự Việt Nam tại Mạc Tư Khoa (người cùng quê) Bác còn hỏi thăm và khen là Nguyệt Bổng (tên cũ) đẹp.
Nhiều văn nghệ sĩ trong kháng chiến chống Pháp như Nguyễn Văn Tý, Trần Hoàn,…đã từng sinh sống tại quê tôi. Hồi nhỏ chúng tôi vẫn nghêu ngao “một chiều anh bước đi, em tiễn đưa anh ra tận cuối đồi, rằng kháng chiến còn trường kì là còn gian khổ”. Trần Hoàn đã bén duyên với người con gái quê tôi, trước lúc đi công tác xa đã để lại bài hát trên.
Khi vua Hàm Nghi bị bắt, phong trào Cần Vương đi vào thoái trào. Các sĩ phu Cần Vương cảm kích trước sự giúp đỡ của gia tộc Lê Kim Ứng đã nói : việc nước chưa thành, công ơn gia tộc chưa trả được chỉ mới chọn được miếng đất tốt để hai cụ an nghỉ lúc trăm tuổi với lòng mong mỏi gia tộc ngày càng hưng thịnh. Tôi không am hiểu phong thủy nhưng mộ Cố trên đồi cao vẫn hội đủ: tả thanh long, hữu bạch hổ có sông dài uốn lượn phía dưới.Tuổi già nhưng nhờ mấy trăm bậc đá cháu mới làm nên vẫn cố leo lên thắp hương Cố lần cuối.
Bên kia quả đồi là giếng Cửa Khâu nước chảy quanh năm từ lòng núi không bao giờ cạn với đàn cá tung tăng như cá thần Cẩm Thủy (Thanh Hóa). Chị em tôi lúc nhỏ hay phải gánh nước từ giếng Cửa Khâu về để mẹ làm tương ăn quanh năm, thổi xôi nếp rồng cúng giỗ…
Về quê nhiều lần hỏi về giếng Cửa Khâu, nếp rồng, bánh vo (làm từ bột gạo lức lúa nương) chỉ còn mấy người già còn nhớ. May thay lần này có người dẫn đường tìm lại được giếng Cửa Khâu khi trời vừa tối. Cảm động vô cùng bà con xúm lại. Người biếu chai rượu, kẻ chai tương được sản xuất từ nguồn nước giếng này. Đúng là món ngon nhớ đời. Không phải chỉ mình tôi mà biết bao người xứ Nghệ, khách thập phương từng sinh sống ở đây vẫn nhớ con cá mát kho tương, xôi nếp rồng, bánh vo… Nay chỉ còn trong kí ức người già!
Bù lại có món ngọn lang luộc xào tỏi mà các anh chị ở tòa soạn báo Kinh tế Sài Gòn, Sài Gòn Times khi chiêu đãi tôi ở thành phố Hồ Chí Minh thường nhắc đến nay đã trở thành món đặc sản nhưng phổ thông khắp thành Vinh. Ước gì ngọn lang, cá thu nướng Cửa Lò, gà đồi Nghệ An trở thành hàng hóa phổ biến ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh.
Nghệ An còn nổi tiếng với cam Xã Đoài. Lần này về quê, cố tìm đến vùng cam Xã Đoài để mua bằng được loại cam nổi tiếng ngọt, thơm, nguyên gốc về làm quà. Loại cam mà tôi đã từng được ăn, được chứng kiến người dân chăm sóc theo lối cổ truyền. Cũng gọi là cam Xã Đoài bán hiện nay nhưng sao quá nhiều nước và chua! Đường cao tốc vun vút qua xứ đạo năm xưa, khó tìm được người dân để hỏi đường. May gặp được người dắt trâu làm đồng về chỉ nói đơn giản: “Không cần hỏi ai cả cứ đi tiếp nhìn bên trái thấy nhiều tòa nhà, cổng thành kiên cố, đường bê tông dài bao quanh– cam Xã Đoài ở đó.
Có lẽ sau Tết hết mùa cam chỉ thấy hai quả cam đá to tướng trên tượng đài trước tòa dinh thự. Chợt nhớ tới ông Nguyễn Hữu Tiêu giám đốc nông trường Sông Con (Nghĩa Đan) . Chỉ còn một mắt vì gian truân của cuộc đời nhưng vẫn sáng nhìn xa trông rộng nên đã đưa cam Xã Đoài lên vùng đồi tạo nên thương hiệu cam Vinh nổi tiếng một thời làm mát lòng người dân miền Bắc, trong lúc khan hiếm hàng hóa của thời bao cấp.
Hi vọng sẽ còn dịp trở về thắp hương trên bàn thờ ông Tiêu ở Nghĩa Đàn với cam Xã Đoài thứ thiệt. Cam Xã Đoài mọc trên đất pha cát xung quanh nhà thờ Xã Đoài. Có lẽ cần đến vai trò xứ đạo để phát triển và giữ được thương hiệu loại cam quý giá này.
Viết đến đây tôi lại nhớ đến cố ngoại Phan Sĩ Thục được vua Tự Đức cử làm chánh sứ đến triều Thanh. Làm quan to trong triều nhưng khi lương, giáo tàn sát lẫn nhau, cố đã mở cửa nhà quan để giáo dân vào trú ẩn, góp phần hòa giải mâu thuẫn. Ngày nay con đường mang tên ông là một trong những con đường dẫn đến tượng đài Bác Hồ ở Vinh. Tôi thầm cảm ơn các anh chị lớp trước, phải “có tâm có tầm” mới cất giữ được bút phê của vua “Liêm như Thục” và ấn kiếm áo mũ vua ban cho đời sau (sách vua quan triều Nguyễn cũng đã ghi chép chuyện này).
Lần này về quê tôi còn gắng sức đến thắp hương mộ bà Hoàng Thị Loan trên đồi cao. Mát trời cảnh đẹp nhưng nhiều cụ già với lòng thành tâm chỉ ngồi dưới chân đồi. Giá có những chiếc cáng nhỏ để giúp các cụ! Con đường bậc thang lên đồi dốc chỉ có nước trà xanh và nước có gas nếu có củ sắn dây luộc trồng xung quanh đồi hoặc nước sắn dây sẽ thêm mát lòng người đến viếng… Nhà lưu niệm Nguyễn Du to rộng mênh mông nhưng sao vẫn thiếu tiếng ngâm Kiều của mẹ thuở nhỏ…
Quà về quê tôi chỉ có dịp mang theo cam Quỳ Hợp thay cho cam Xã Đoài và chai tương Cửa Khâu. Nếu có thêm cá thu nướng Cửa Lò đông lạnh hút chân không thì tốt biết bao. An ninh ở sân bay Vinh không cho tôi mang chai tương theo người nhưng sau khi biết tôi mang tương về để nghiên cứu phát triển sản xuất đã linh động cho qua. Về Sài Gòn kể chuyện mọi người khen an ninh có tâm và có tầm nhìn…
Chuyến đi dối già chỉ có mấy ngày nhưng có biết bao điều suy tư. Suy tư có thể đúng có thể sai nhưng vẫn là suy tư của người con xứ Nghệ xa quê.
GS. TSKH Lê Văn Tố
LỊCH SỬ LOGO FCC The History of Logo FCC
Anh em ở cơ quan cũ FCC và tổng giám đốc FCC anh Trần Phương đến chơi và trao đổi với tôi viết lịch sử FCC để lưu lại và giáo dục truyền thống cho lớp trẻ mới vào . Tôi từ chối và nói : Đã gửi phòng lưu trữ cơ quan các tài liệu cũng như bút tích của ông Võ Văn Kiệt ,ông Phan Văn Khải và ông Nguyễn Văn Chính ( Chín Cần Bí Thư Trung Ương Đảng , Bộ Trưởng Bộ Lương Thực ). Cơ quan nếu cần thì dựa vào tài liệu đó cũng như đĩa CD cử người viết là xong. Nay tôi chỉ kể lịch sử Logo FCC để mọi người có thêm tài liệu:
Việt Nam từ thiếu ăn bắt đầu xuất cảng gạo, hồi ấy chúng ta giành gạo tốt nhất để bán. Nước ngoài mua gạo 35% tấm Việt Nam về bán lại gạo có phẩm chất cao hơn. Thuộc chuyên môn của mình, tôi đề nghị nhà nước cho thành lập cơ quan giám định thứ 2 với tên giao dịch quốc tế là :Food Control Center (FCC) bên cạnh Vinacontrol. Với sự hợp tác chân thành , tránh phiền phức cho khách hàng FCC đã tới Vinacontrol bàn bạc, thống nhất quy trình làm việc và đưa các mẫu gạo chuẩn để giám định. Cán bộ FCC thắc mắc tại sao mẫu gạo chuẩn chỉ ghi tên Vinacontrol và Viện Nghiên Cứu Lương Thực, còn FCC ở đâu ?
Ở trong tim các anh và trên ngực các anh – Tôi trả lời và chỉ vào ngực áo đồng phục của mọi người có Logo FCC. Mình phục vụ tốt hết lòng với khách hàng sẽ tạo dần uy tín. FCC với đội ngũ chuyên môn của mình đã tới từng kho hàng tham gia chuẩn bị hàng xuất khẩu cho họ theo đúng hợp đồng đã kí đồng thời mời cơ quan giám định quốc tế OMIC-Nhật Bản đến giảng dạy và cộng tác chuyên môn. FCC dần dần đã tạo dựng được uy tín của mình với khách hàng trong và ngoài nước song song với việc đào tạo tuyển dụng nhân viên mới. Có lần doanh nghiệp phản ánh với chúng tôi anh H buổi đêm bắt doanh nghiệp đem xe về Sài Gòn ngủ để mai đến Long An làm việc tiếp. Thời đó đường sá đi lại rất khó khăn sau khi điều tra chúng tôi biết đó là sự thật lập tức cho nhân viên tạm thời nghỉ việc và hẹn lúc nào biết cách phục vụ khách hàng sẽ được làm việc tiếp. Nghề giám định có nhiều lúc cũng rất cân não và khó khăn. Lúc kiểm lô ý dĩ xuất cảng sang Nhật, tới cảng Yokohama họ trả lại vì nhiễm độc tố Aflatoxin vượt chuẩn. Với lề lối làm việc khoa học, FCC khẳng định với khách hàng nếu lỗi của mình, chúng tôi sẽ nhận trách nhiệm nhưng trước hết cần lấy mẫu lại để kiểm tra đồng thời kiểm tra mẫu lưu trữ để trong kho và gửi mẫu sang Băng Cốc, Tokyo. Có kết quả tương đồng, tôi tin rằng chúng tôi có lý và khuyên khách hàng về sấy khô lại sản phẩm đổi các công ten nơ khác, nếu Nhật họ yêu cầu thì mạnh dạn xuất hàng. Mọi việc êm xuôi, tôi cũng trút được gánh nặng thoát khỏi vòng số 8 vì tội cố ý làm trái.
Có lẽ ở Yokohama họ lấy mẫu không đúng cách không đại diện cho lô hàng nên có sai sót nói trên. Từ sự việc này dự án ACIAR đề nghị tôi và một chuyên gia Úc viết bài giảng về phương pháp lấy mẫu cho các trường đại học.
Không phải chỉ tranh luận với khách hàng nước ngoài mà còn tranh luận với hải quan nước nhà. Chúng ta có nhà máy xay bột mì hiện đại nhưng nếu nhập hạt mì về xay sát sẽ bị đánh thuế vì hải quan cho rằng hạt mì là đã qua xay xát (Vì hạt lúa mì sau thu hoạch đã rất bóng ). Thuyết phục không xong, tôi cho hạt mì ngâm ủ và nói nếu qua xay xát hạt mì sẽ không nảy mầm. Cuối cùng hải quan chấp nhận. Có lần chúng tôi mời cán bộ FAO đến chứng kiến lô dầu ăn viện trợ cho Việt Nam bị ôi mốc vì chất lượng kém. Họ tâm phục khẩu khục đổi cho ta lô dầu khác. FCC ngày càng phát triển được ủy quyền giám định không những chỉ hàng lương thực thực phẩm mà còn nhiều loại hàng hóa khác. Cái áo đã chật nhưng Logo FCC đã đi ra thế giới làm thế nào đây ? Động viên anh em tìm thêm một chữ C cho hợp với cái áo mới, từ đó có tên : Food & Commoditoes Control. FCC đã giữ vững và phát triển tên tuổi của mình hơn 30 năm nay nhưng 1 lần nữa chứng tỏ sự non yếu của tôi – 1 người chuyên về kỹ thuật lương thực thực phẩm chỉ nghĩ đến giám định thực phẩm mà thôi…
Khi được xây dựng trụ sở mới tôi bàn với anh em : Mình chưa đủ tài chính xây dưng tòa nhà 9 lầu thì chỉ xây dựng 4 lầu nhưng nền móng kết cấu đủ 9 lầu tránh đập phá lãng phí.
Về hưu đã lâu rất ít khi tới cơ quan nhưng mỗi lần đến để sinh hoạt khoa học hoặc giới thiệu sách khoa học mới của các bạn đồng nghiệp. Nhìn tòa nhà 9 tầng vươn cao giữa hàng me cổ thụ ( Hợp đồng giao hẹn với công ty xây dựng không được chặt me ) lòng tôi lại lâng lâng.”
GS.TSKH Lê Văn Tố
FOLI VÀ FOVINA Một phần tư thế kỉ trôi qua của sản phẩm nghiên cứu Foli
Xuất khẩu gạo còn tồn dư nhiều gạo gãy, tấm tốt. Tiếc quá, tôi bàn với anh em ta sản xuất cháo ăn liền được không ? Ăn liền nhưng tiền đâu nghiên cứu ? Anh em hỏi lại tôi ? Ra Hà Nội xin tiền nghiên cứu nhưng họ không tin vì cháo thì phải nấu nhừ chứ máy móc làm sao được? Biết tôi từ lâu nhưng họ vẫn trách yêu : Cậu sách vở nhiều quá thần kinh hay sao? Về lại Sài Gòn tôi gõ cửa giáo sư Hoàng Anh Tuấn (giám đốc sở khoa học, ủy viên ủy ban TP. HCM) xin tiền nghiên cứu. Ông cười bảo tôi : Đó không phải là lĩnh vực của tôi nhưng tôi tin anh về làm thủ tục đi.
Có 50 triệu cầm tay ( Hồi đó 50 triệu là to ) các kĩ sư của chúng tôi ra đặt xưởng CARIC thiết bị chịu áp lực làm Extruder. Họ từ chối. Thử dùng nòng súng đại bác cũ được không ? – Tôi bàn với anh em. Kĩ sư Lộc và bộ phận cơ khí đã làm được Extruder từ nòng súng đại bác và sau đó kĩ sư Bình, kĩ sư Châu làm Extruder cỡ nhỏ hơn. Cháo ăn liền ra đời bán chạy khắp toàn quốc. Uy tín của Viện được nâng cao. Sáng sớm dân xếp hàng dày đặc trước cơ quan chờ thùng cháo ăn liền về cho gia đình và bán lại kiếm lời. Anh em bảo tôi đặt tên cho xưởng cháo đi. Đi đâu họ cũng hỏi xưởng cháo ngượng lắm !
Xưởng FOLI được không ? Sao lại gọi là xưởng FOLI ?
FOLI là food ăn liền để liền mạch với sản phẩm PHOMI được sản xuất từ nguyên liệu phối lúa mì rất bổ dưỡng chuyển giao cho xí nghiệp xay lúa mì Bình Đông bán rất chạy nuôi sống được 60 công nhân đang thất nghiệp.
Sản phẩm đã bán chạy sẽ có người làm giả nên cần đăng kí bản quyền. Tên FOLI và Logo FOLI mang hình đầu gà từ đó vì sản phẩm ra đời năm Qúy Dậu ( 1993 ). Mặc dù vậy ở Hà Nội có cô giáo vì kế sinh nhai làm giả cháo ăn liền của chúng tôi. Công an hỏi ý kiến để xử lý. Tôi bàn với công an : Vì sinh kế cô giáo mới làm như vậy các anh chỉ cần khuyên họ nếu có điều kiện thì mở cơ sở sản xuất mới chứ không được lấy tên FOLI. Từ cháo ăn liền họ hàng của FOLI có thêm nhiều sản phẩm mới : Cơm gạo nứt ăn liền, cốm gạo lứt rong biển, chè đậu xanh ăn liền, cốm 5 loại đậu, xưởng đồ hộp di động, canh chua ăn liền …. Sản phẩm đã có mặt trên thị trường ¼ thế kỉ.
Hội nghị tổng kết ở cơ quan giám đốc sở khoa học bảo tôi lên trả lời câu hỏi tri thức Việt kiều : Tại sao các anh làm được Extruder trong giai đoạn hiện nay. Không giấu diếm tôi thú thật là chúng tôi phải dùng nòng súng đại bác để chế tạo và nói đùa thêm : Các anh khôn đã xuất biên chúng tôi ở lại vừa điên vừa khùng. Là đồ Nghệ tôi đã chơi chữ có người cho tôi là điên khùng, tiếng Pháp FOLIE là kẻ khùng điên.
Về hưu nhớ lời của nhà thơ Nga Eptusenco: Đừng chết trước lúc lìa đời. Còn khỏe và đang “ngứa nghề” tôi thành lập Pilot Plan cho mình tại nhà để sản xuất thực phẩm có lợi cho sức khỏe từ nguyên liệu tự nhiên với tên gọi FOVINA (Food Vital, Natural) như kem bổ sung Isoflavon, bánh Macca, bánh bổ sung các loại hạt dinh dưỡng bánh mì thanh long giữ được dài ngày cho người đi biển … công nhân vui mừng được ăn nghỉ đàng hoàng và sống bằng sản phẩm mình làm ra. Đó cũng là địa điểm thuận lợi để các nhà khoa học ngồi hàn huyên tâm sự thử sản phẩm mới“.
GS.TSKH Lê Văn Tố
NHỮNG CÂU THƠ ĐỜI THƯỜNG ÁM ẢNH
Tôi đã trích dẫn nguyên văn ba câu chuyện trên trên trang FB của To Le Van để đọc và suy ngẫm, và sẽ còn quay lại trong nhiều dịp. Tôi tẩn mẫn in đậm các chữ “chai tương“. “FCC’ ‘POLI’ ‘FOVINA’ . Bill Gates vừa hôm qua chia sẻ thông tin What’s the secret to making great bread? (‘Bí quyết để làm bánh mì tuyệt vời là gì?’) Câu hỏi của Bill Gates dường như là một dấu lặng sâu xa cho ẩm thực và nông nghiệp, là một sự đồng cảm …
Chuyện đời của giáo sư Lê Văn Tố là bài học suy ngẫm. Thầy Tố qua tám mươi xuân vẫn trên con đường di sản mang các giá trị ẩm thực Việt lan rộng và tỏa sáng. Con người của tâm huyết và thực tiễn là lặng lẽ dâng hiến. Đó là đức độ của một người Thầy.
Nhà thơ Trần Đăng Khoa thẩm thơ khá tinh tế “thơ hay là giản dị, xúc động, ám ảnh”. Anh Tư Hoàng Trung Trực của tôi, vị đại tá tư lệnh sư đoàn thời chống Mỹ, cũng thích kể chuyện đời bằng thơ vì theo anh kể chuyện thơ có hồn và dễ nhớ hơn. Anh đã viết hồi ức thơ “Dấu chân người lính” kể về những khốc liệt hi sinh gian khổ chiến trường, đối mặt sinh tử.Thầy Lê Văn Tố cũng vậy, thầy hồi tưởng chuyện đời của thầy bằng những câu thơ tuy mộc mạc đời thường nhưng thật ám ảnh.
NGOÀI THẤT TUẦN VIẾT LÚC NỬA ĐÊM
Lê Văn Tố
Mẹ nằm đó miên man trên giường bệnh.
Tóc trắng phau miệng mấp mấy mấy điều,
Chị nằm bên : “mẹ tỉnh hay mê ?”
Mẹ đi rồi thương ai nhiều nhất ?
Mẹ thều thào con nào đẻ chả thương,
Nhưng rồi mẹ lại vấn vương.
“Thương thằng Tố nhiều hơn con ạ !
Nó dành phần nuôi mẹ sớm chiều.
Con mẹ hiếu thảo đủ điều.
Nhưng phải xâm xiu, còn lo cho gia đình chúng nó…”
Nhớ lúc “bão tan” còn niêu đất nhỏ
Mẹ bảo : “Thổi nồi cháo – nhớ đổ nước cho nhiều”.
Ngô không có, khoai chẳng còn.
Còn gì đâu mà nổi lửa mẹ ơi !
Đêm đông gió giật từng hồi.
Hết cả rồi biết sống sao đây ?
Bán nốt con chó, bán cả cái vò
Có bữa câu được con tràu to.
Đổi gạo cháo no mấy bữa
Rồi lại co ro ngồi trên bậu cửa.
Con muốn bỏ học, mẹ không cho.
Bụng đói, rét co, nằm không chăn chiếu
Gốc sim già – lửa ấm được một bên.
Rồi mẹ lại lom khom lên núi xuống đồng .
Không quản ngày đông, nắng hè cháy bỏng…
Mẹ gánh, mẹ gồng xộc xệch mòn vai
Mua mít tại nhà bổ bán ở chợ
Hột nhặt về – độn để con ăn
Đêm ngủ chiêm bao thấy mẹ hiện về.
Nghẹn ngào con viết vội vần thơ…
CHÂN ĐẤT THEO ANH
Lê Văn Tố
Hòa bình về Thủ Đô
Nghệ An còn đói khổ
Đưa em ra Kinh Đô
Dép Bác Hồ* nỏ có
Em lội bộ theo anh
Tính toán mãi loanh quanh
Mua đôi dép con hổ**
Em bước chân đi nhanh.
Hổ rình chân em cứa
Xách cọp đi theo mình
Lặng thinh em tiến bước.
Em tiến bước lặng thinh
Mấy con nhỏ phía trước
Ngoái cổ cười bảo nhau
Đi mau mặc kệ tau
Chân đau đi răng được ?
Rồi em tiến dài bước
Vượt qua mọi chông gai
Không dép lốp xâu quai
Nhưng có oai con hổ.
* Loại dép bằng lốp ôtô xâu quai.
** Loại dép nhựa tái chế rất cứng
2.NHỮNG CHUYỆN THẬT ĐỜI THƯỜNG
Hoàng Kim xin chia sẻ ngay mẫu ký ức quý giá của giáo sư tiến sĩ khoa học To Le Van. Tôi nói với các em sinh viên và các bạn đồng nghiệp: “Bài học khởi nghiệp của thầy Lê Văn Tố và FCC là rất quý và thật đáng suy ngẫm”
Thầy Tố kể: “Cảm ơn các bạn xa gần đã quan tâm và bình luận. Nói đến “công trồng” không thể không nhắc đến anh Nguyễn An Hoàng mà tôi có duyên được gặp anh khi anh ở Hungary về đang phụ trách một đơn vị HCSN phía Nam của Bộ cơ khí luyện kim. Tôi chân thành nói với anh “Tôi không biết quản lí đâu. Tôi chỉ là người đứng mũi chịu sào để các anh chủ động hoạt động”. Công trình đầu tiên của cơ quan do anh tự thiết kế chế tạo và lắp ráp: Máy sấy bột sắn làm tá dược cho xí nghiệp dược Tây Ninh. Làm xong đưa ra sản xuất nhưng họ không có tiền trả chỉ trả bằng sắt thép. Bán sắt thép ở thành phố thì công an ập vào! Tôi bắt đầu biết sợ nhưng cũng động viên anh em: “Nhà nước giao cho ta con gà để cúng, ta làm sạch sẽ luộc lên nộp đủ gan mề cổ cánh, chỉ lấy nước húp thôi” và dặn thêm tôi có làm sao khi đi thăm nuôi nhớ mang thêm sách tiếng anh và từ điển để tôi dạy phạm nhân. Mọi việc ổn thỏa chúng tôi từng bước đi lên, Khi FCC lớn mạnh, áo đã chật nhà nước không cho núp bóng viện nghiên cứu nữa mà phải thành lập doanh nghiệp nhà nước hẳn hoi. Tôi và anh Trần Phương (Tổng giám đốc FCC hiện nay) bay ra Hà Nội. Công việc còn ngổn ngang mà sớm mai đã phải xét duyệt, anh Phương phải phóng xe đến nhà chị Tuất đánh máy làm việc suốt đêm.Sáng sau mắt nhắm mắt mở trước hội đồng xét duyệt của Bộ tài chính và Bộ NN & PTNT, thôi thì “khôn ngoan chẳng lọ thật thà” tôi nói: “Sổ sách của chúng tôi như sổ chợ nhưng đảm bảo không bị thất thoát nhờ hội đồng giúp đỡ xử lí cho”. Phải nói rằng thời đó khó khăn nhưng hội đồng dễ thông cảm cho các “nhà kĩ thuật khởi nghiệp”. Không đao to búa lớn kiểm điểm bình bầu nhưng cơ quan làm việc nhuần nhuyễn với nhau. Trưa ăn cơm nóng sốt tại cớ quan rồi lăn ra chợp mắt làm xong việc mới về. Nói đến trụ sở không thể nhắc đến Omic Nhật Bản, họ hiểu và tin tưởng cho chúng tôi vay tiền rồi lấy công trả nợ. Tiền ít nhưng tham làm 4 lầu để sử dụng nhưng móng đủ sức làm 9 lầu. Anh em thắc mắc hỏi: “Sao đang đói mà anh làm to thế?” Tôi cười: “Làm cho các anh đó. Sau này khỏi phải đập phá khi xây thêm. Chúng ta đã chứng kiến cảnh đập phá quá nhiều rồi”. Khi tôi về hưu anh Đức (giám đốc PHT-HCMC) lên bộ xin xây 9 lầu cho cơ quan. Nguyên tắc phải khảo sát nền móng trước khi cấp giấy phép nhưng giáo sư Giang biết tôi là người chủ trì công trình xây dựng trước đây nên nói ngay: “Anh Tố mà làm thì chắc chắn”. Nghe anh Đức kể lại về hưu rồi vẫn sướng rơn vì trí thức được lãnh đạo tin tưởng. Thực tế giáo sư Giang chỉ gặp tôi 1 lần khi đó anh là vụ trưởng khi tôi đang tổ chức triển lãm ở Cần Thơ với tiêu đề “Đưa công nghiệp chế biến về nông thôn để mỗi địa phương có sản phẩm của mình”. Hàng có bao nhiêu bán hết sạch. Cứ như vậy chúng tôi tiến từng bước vững chắc. Ngẫu hứng mấy dòng để góp vui với cơ quan tổ chúc kỉ niệm 30 năm ngày thành lập FCC, vì khi đó sức khỏe yếu không chống gậy đến được.”
3. THẦY BẠN VÀ HỌC TRÒ
Tôi nhẫn nha chép lại những chuyện đời quanh thầy Tố, vui có buồn có nhưng đến đây thì cứ vui. Sớm nay, tập thể dục xong, trước khi góp ý bài đăng báo khoa học kỹ thuật nông nghiệp cho nhỏ học trò, tôi lướt qua một chút các trang tin nóng trong ngày, suy tư hoài khi đọc bài “Tắc kẹt vì đâu?“”Ba hoa cái tôi, cái tội và cái tồi“”Thị trường thép thế giới: Tương lai không sáng sủa“. Biết bao chuyện nóng hổi mà kẻ sĩ không thể không lo nghĩ. Nhưng thôi, đến thăm thầy, xin được nói chuyện vui nhiều hơn chuyện buồn thì tốt hơn. Thầy Quyền nghề nông của chúng tôi là tấm gương mẫu mực về sự phúc hậu, minh triết, tận tụy trên con đường xanh của chúng ta, một người bạn thiết của thầy Tố, luôn quan tâm dặn dò giữ gìn sức khỏe.
Thầy Lê Văn Tố cùng thời với những anh chị, bạn hữu “Nga học, Tây học”của thế hệ nông nghiệp đầu tiên nước Việt Nam mới. Nhiều người quen thân của thầy đã để lại những dấu ấn sâu đậm trong nông nghiệp, sinh học và giáo dục nghề nông như: GS. Lương Định Của (16 tháng 8 năm 1920 – 28 tháng 12 năm 1975), GS. Đào Thế Tuấn (4 tháng 7 năm 1931- 19 tháng 1 năm 2011), GS. Vũ Tuyên Hoàng (2 tháng 12 năm 1939 -26 tháng 2 năm 2008), PGS. Lưu Trọng Hiếu (-15 tháng 5 năm 2008), GS. Trần Thế Thông, GS. Nguyễn Văn Luật, GS. Mai Văn Quyền, GS. Trịnh Xuân Vũ, GS. Ngô Kế Sương, PGS. Nguyễn Văn Uyển, GS. Nguyễn Tử Siêm, … Quê hương, dòng họ, gia đình, người thân và bạn quý là nguồn sinh khí, điểm tựa cho mỗi cuộc đời và sự nghiệp.
Trong nhiều câu chuyện đời thường, tôi thích bài thơ các anh Võ Đức Tình, Thao Lâm viết về thầy Tố:
CÓ MỘT NƠI NHƯ THẾ Võ Đức Tình
Mái nhà xưa hai trái tim vàng Giản dị một đời chẳng cao sang Chỉ lo đào tạo bao thế hệ Kiến thức tinh hoa thật vững vàng
Nơi ấy vườn xanh rộn tiếng cười Thuyền câu rong ruổi khắp muôn nơi Đưa cá về ao: hàng lưu trữ Đãi bạn bè xa đãi khách mời
Ăn xong về lại mái nhà xưa Bánh nóng trà thơm suốt bốn mùa Bè bạn gần xa đều thưởng thức Xem thầy chế biến đã vừa chưa
Bạn hỏi rằng đâu đẹp thế này Cảnh đẹp người vui chuyện đắm say Nơi ấy bạn hiền thành tri kỷ Cô Nga thầy Tố ” trực” đêm ngày
Duc Tinh Vo friends with To Le Van