Số lần xem
Đang xem 1437 Toàn hệ thống 2405 Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết
Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
DẠY VÀ HỌC Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận
Norman Borlaug Lời Thầy dặn Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.
BAN MAI TRÊN SÔNG SON
Hoàng Kim 24 tháng 10 hôm nay sương giáng. Thuyền cỏ mượn tên nhớ chuyện Khổng Minh.
Khuyên em đừng quên ‘nhất thì nhì thục’
Di sản Việt Nam học mãi không cùng.
Em học để làm 24 tiết khí.
Mộc mạc hát vần bài học đầu tiên.
Đất cảm trời thương, lòng người gắn bó.
Dẫu khó vạn lần khéo liệu cũng xong.
Mùa xuân tự tiết xuân sẽ đến.
Bởi biết rằng năm tháng đó là em.
CHỚM ĐÔNG Hoàng Kim
Phương Nam nắng ấm suốt ngày
Chớm đông mà tưởng tiết này là xuân
Dẫu rằng xuân đến tự xuân
Đừng quên ủ mộng để mầm nõn xanh
Dọn vườn viết sách thung dung
Ban mai sớm, giấc xuân nồng thảnh thơi
Trạng Trình thỏa chí rong chơi
Vịnh mùa Đông lão mai cười gió Đông
Chớm Đông nhớ tiết Đông phong
Phương Nam trời ấm, lòng không gợn buồn.
ĐI ĐỂ HIỂU QUÊ HƯƠNG Hoàng Kim
Tạm biệt Oregon !
Tạm biệt Obregon California !
Cánh bay đưa ta về CIMMYT
Bầu trời xanh bát ngát
Lững lờ mây trắng bay
Những ngọn núi cao nhấp nhô
Những dòng sông dài uốn khúc
Hồ lớn Ciudad Obregon ba tỷ khối nước
Nở xòe như chùm pháo bông
Những cánh đồng mênh mông
Thành trăm hình thù dưới làn mây bạc
Con đường dài đưa ta đi
Suốt dọc từ Nam chí Bắc
Thành sợi chỉ màu chạy mút tầm xa…
Ơi vòm trời xanh bao la
Gọi lòng ta nhớ về Tổ Quốc
Ôi Việt Nam Việt Nam
Một vùng nhớ trong lòng ta tỉnh thức
Đi khắp quê người để hiểu đất quê hương.
Cảm ơn và chúc mừng Hoàng Minh Tường (Tuong Hoang) hình ảnh mới nối vần thơ cũ, gợi lại một trãi nghiệm quý giá đời tôi ở 32 năm trước (1988-2020) nay nhân hình ảnh mới để nhớ lại và suy ngẫm. về câu chuyện “Đi để hiểu quê hương’. Vistar House Crown Point, hình ảnh nơi Tường đang đứng, gợi nhớ một vị trí đặc biệt lý tưởng trong tám thác nước đẹp thuộc hành lang danh lam thắng cảnh ở tiểu bang Oregon phía đông Multnomah County và Portland, miền Tây nước Mỹ, trên vùng đất đỏ bazan và đất xám nâu vàng gần hẻm núi dòng sông Columbia rất nổi tiếng.
Vista House Crown Point, Oregon
Vista House là một bảo tàng tại Crown Point thuộc Oregon, là đài tưởng niệm những người tiên phong ở Oregon trên “Con đường di sản Lewis Clark“ và “đường cao tốc lịch sử sông Columbia”. Thầy Norman Borlaugđãtrao đổi với tôi thật nhiều về câu chuyện Thomas Jefferson (1743 – 1826) là Nhà tư tưởng sáng lập nước Mỹ, người ủng hộ khai sáng “Con đường di sản Lewis Clark“ cuộc thám hiểm miền Tây nước Mỹ. Đó là một ví dụ điển hình về tầm nhìn và dự án khoa học thành công. Câu chuyện ấy lắng đọng trong tôi thật sâu. Minh triết Thomas Jefferson dạy chúng ta ba bài học lớn: Bia mộ ông không vinh danh ông là Tổng thống Mỹ mà chỉ đề dòng chữ theo ý nguyên ông:“Nơi đây an nghỉ Thomas Jefferson, tác giả của Bản Tuyên Ngôn Độc Lập Hoa Kỳ, của Đạo Luật Virginia về Tự Do Tôn Giáo và là Người Cha của Đại Học Virginia”, Ba bài học lớn phúc hậu, thực làm, thực việc, đã KHAI TRÍ cho chúng ta học được nhiều hơn bất cứ bài học nào khác về ý nghĩa dấn thân của cuộc đời lưu lại di sản cống hiến cho Tổ quốc và Nhân dân ‘tùy theo sức của mình.
Sau này Hòa thượng Thích Phổ Tuệ, Tổ Đình Viên Minh, Phật Lịch 2556, ở chùa Giáng Việt Nam có trao cho tôi ba cuốn sách mỏng, trong đó có sách “Phật học là Tuệ học” dạy cách thực hành tám chính đạo trong sinh hoạt cho con người thường ngày để hướng tới chí thiện là phương thức khai trí sáng suốt.
Thomas Jefferson bằng vị trí chính khách của mình đã biết giao dự án nghiên cứu khoa học “Con đường di sản Lewis Clark trong cuộc thám hiểm miền Tây nước Mỹ. Đó là một ví dụ điển hình về tầm nhìn và dự án khoa học thành công. Sau này Vista House được xây dựng nằm trên một khu vực nhiều đá ở độ cao 223 m so với sông Columbia. Tòa nhà biểu tượng này bằng đá hình lục giác được xây dựng từ đầu thế kỷ 19, là niềm tự hào của người Mỹ trong sự chinh phục miền Tây.
Cuộc thám hiểm của Lewis và Clark đã được khởi sự vào ngày 14 tháng 5 năm 1804 và kết thúc cuối năm 1806. Đây là cuộc thám hiểm trên bộ đầu tiên của người Mỹ đến những tiểu bang duyên hải cận tây nhất của nước Mỹ và ngược lại. Miền Tây nước Mỹ là vùng đất nhiều thổ dân da đỏ sinh sống khoảng 10 ngàn năm trước đó, và thuở ấy miền Tây nước Mỹ có sự hiện diện của những cư dân mới là người thám hiểm và định cư thuộc các nước Tây Ban Nha, Anh, México, Nga và Mỹ. Tổng thống Mỹ Thomas Jefferson đã kiến nghị Quốc hội Mỹ phê chuẩn đầu tư cho chuyến khảo sát đường bộ của cuộc thám hiểm của Lewis và Clark cùng cộng sự. Trong một lá thư đề ngày 20 tháng 6 năm 1803, Tổng thống Mỹ Thomas Jefferson đã viết cho Lewis. “Mục tiêu sứ mạng của anh là thám hiểm Sông Missouri và dòng suối chính của nó qua dòng chảy và sự liên thông của nó với các bộ phận nước khác của Thái Bình Dương để xem Sông Columbia, Xứ Oregon, Colorado hay bất cứ con sông nào có thể cung cấp một sự liên thông mặt nước thực tiễn và trực tiếp nhất ngang qua lục địa này để giúp cho những mục đích thương mại“.
Năm 2018 quý thầy bạn Bùi Cách Tuyến Huỳnh Hồng Phan Văn Tự (Tu Phan Van) đã có chuyến khảo sát du lịch sinh thái “Công viên đá Valley of Fire State Pack” Overton. Nơi đó thuộc bang Nevada với quy mô diện tích 19.000 ha gần bang Arizona…nơi này thì khá xa về phía Nam của bang Oregon . Đó cũng là nơi mà trên 30 năm trước tôi cũng đã may mắn trãi nghiệm trên đường thiên lý Nam Bắc từ CIMMYT Mexico đi Oregon.
Valley of Fire State Pack” được tạo thành chủ yếu từ đá trầm tích sa thạch đỏ (red sandstone) đã tạo ra cảnh quan đặc sắc với những núi đá trùng điệp màu đỏ “lửa” trên nền thung lũng cùng với những đụn cát đỏ, vàng nhấp nhô sản phẩm của quá trình ferralic hóa … tạo nên “Thung lũng lửa”… một trong cảnh đẹp thiên nhiên của bang Nevada. So với Oregon thì Công viên đá Valley of Fire State Pack khô cằn hơn, và giống núi Chúa Ninh Thuận hơn.
Vista House Crown Point Oregon giống Chư jang sin Đắk Lắk, Biển Hồ Gia Lai và Ngọc Linh Kon Tum hơn. Hai nơi Công viên đá Valley of Fire State Pack và Vista House Crown Point Oregon là điển hình câu chuyện gian nan nhọc nhằn của sự chinh phục khó khăn vùng đất Tây nước Mỹ, và cũng đều rất giống Việt Nam với việc đưa đầu tư tiến bộ khoa học kỹ thuật vào Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ.
Đập Grand Coulee trên sông Columbia
Sông Columbia là sông lớn nhất vùng Tây Bắc Thái Bình Dương của Bắc Mỹ dài trên 2.000 km và lưu vực nhận nước là 668.217 km² với 85% là trong lãnh thổ Hoa Kỳ, là con sông lớn thứ tư tại Hoa Kỳ. So sánh với sông Mekong có chiều dài 4350 km, lưu vực 795.000 km2 . Sông Columbia kéo dài từ tỉnh bang British Columbia của Canada qua tiểu bang Washington của Hoa Kỳ; tạo nên đôi bờ ranh giới phần lớn giữa tiểu bang Washington và Oregon trước khi đổ ra Thái Bình Dương.
Hồ Columbia nằm ở cao độ 808 mét hình thành thượng nguồn của sông Columbia trong dãy núi Rocky phía nam tỉnh British Columbia Canada. Sông Columbia từ độ cao rất lớn này đổ xuống đoạn sông ngắn nên việc sản xuất thủy điện là lớn nhất Bắc Mỹ với 11 đập thủy điện tại Mỹ và 3 đập tại Canada. Tại Hoa Kỳ thủy điện chỉ chiếm 6,5% năng lượng nhưng sông Columbia và các sông nhánh của nó đã cung cấp khoảng 60% năng lượng thủy điện của duyên hải miền tây.
Đập Grand Coulee trên sông Columbia ở tiểu bang Washington của Hoa Kỳ được xây dựng từ năm 1933 đến năm 1942, ban đầu với hai nhà máy điện đến năm 1974 thì tăng thêm nhà máy thủy điện thứ ba Đây là cơ sở sản xuất thủy điện lớn nhất Hoa Kỳ và kết cấu bê tông lớn nhất thế giới ngang hàng cùng với đập Tam Hiệp, đập Ô Đông Đức trên sông Trường Giang Trung Quốc.
Sông Columbia do uốn khúc đột ngột và cửa sông có đụn cát thay đổi với xoáy nước nên nơi đây là một trong những khu vực nguy hiểm nhất cho tàu bè đi lại trên thế giới. Lịch sử sông Columbia khám phá, trị thủy, xây đập và xây cầu qua sông rộng, hiểm trở là một kinh nghiệm lớn và là niềm tự hào của nước Mỹ.
Câu chuyện sông Columbia cầu và đập lặn sâu vào ký ức. Chúng tôi nghề nghiệp chuyên môn chọn giống và kỹ thuật thâm canh cây trồng, không có cơ hội và điều kiện tìm hiểu sâu hơn về thủy lợi, dẫn thủy nhập điền và cơ giới hóa nông nghiệp là những lĩnh vực mà các thầy tôi rất tự hào và niềm nở giới thiệu. Tôi chỉ chú trọng học sâu hơn về chọn giống cây trồng ; cách tổ chức quản lý trung tâm tram trại nông nghiệp; cách giảng dạy huấn luyện và phương thức chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cây trồng thích hợp hiệu quả; trau dồi thêm tiếng Anh; cách bố trí thí nghiệm, sản xuất trên đồng,xử lý mối quan hệ đất nước cây trồng tưới tiêu nội đồng. Một số hình ảnh và ghi chép về kinh nghiệm tưới tiêu và trồng trọt thuở ấy, bạn có thể tìm thấy hình ảnh lưu tại đây,
Cây trồng nay và xưa
Hoàng Minh Tường ghi chép ngày 7 tháng 5 năm 2019: “Đầu tiên là cánh đồng hoa tuylip rộng bát ngát . Đủ các màu hoa khoe sắc. Đây đúng là lễ hội hoa. Cũng cần học tập văn hoá lễ hội của họ. Người và xe đông đúc nhưng rất trật tự, từ nơi để xe ra chỗ tham quan khoảng sáu, bảy trăm mét có xe đưa đón du khách miễn phí. Nhà vệ sinh di động sạch sẽ. Đặc biệt cả cánh đồng lớn với hàng nghìn người nhưng không có mẫu rác nào không một ai hút thuốc lá. Sau 3 giờ lũ chúng minh đi lên Wasinhton với dòng sông Cô-lôm-bi-a trong xanh hiền hoà, đứng trên tháp cao xem núi rừng hùng vĩ tất cả như còn hoang sơ. Đến thăm ngọn thác cao hàng trăm mét dựng đứng, du khách như đang lạc vào thế giới cổ tích Kết thúc một ngày du ngoạn thật tuyệt. Cảm ơn những người bạn trên đất Mỹ đã dành cho tôi có chuyến đi thú vị ”
Hoa tuy lip đẹp quá ! những năm trước tôi đã thấy Nga Lê chụp hình nhưng hoa tuy lip gần Wasinhton dường như chưa đẹp như ở nơi này. Thuở xưa tôi tới đây vùng gần cạnh tháp thấy trồng nhiều loại hoa, ít thấy chuyên canh hoa tuy lip chọn lọc phục vụ khách du lịch rất đẹp như thời nay. Người Mỹ rất thực dụng, họ khéo quy hoạch và họ có kế họach sản xuất rất tỷ mỷ linh hoạt , đáp ứng hiệu quả cho sự kinh doanh đa mục tiêu. Cũng phải thôi. ‘thời biến, pháp biến, kỹ thuật sản xuất biến đổi’. Tôi bâng khuâng nghĩ về nông sản Việt như nho Ninh Thuận, thanh long Bình Thuận, khoai lang ngon Vĩnh Long, hoa Đà Lạt, cùng với biết bao mặt hàng đặc sản quê hương khác … biết bao giờ chuỗi giá trị nông nghiệp Việt mới sánh ngang với những nơi tiên tiến như ở đây, kết nối được mạnh mẽ với du lịch sinh thái văn hóa danh lam thắng cảnh để nâng cao chất lượng cuộc sống và giúp cho người nông dân Việt thu nhập tốt hơn. Tôi tin là được và chúng ta đang vượt lên theo cách riêng của mình
Sông Mississippi ở Đông nước Mỹ và sông Columbia ở Tây nước Mỹ là hai biểu trưng của nước Mỹ, có nhiều đặc điểm rất khác nhau. Khoa học nông nghiệp cần phải hiểu rõ những đặc trưng đó để có hoạt động nông nghiệp thích ứng và phù hợp. Thầy tôi Norman Borlaug đã căn dặn chúng tôi như vậy. Thầy luôn nhấn mạnh điều này khi giới thiệu những nét lớn về đất nước mình, và điều đó làm tôi ghi nhớ sâu hơn.
Hệ thống sông Mississippi-Missouri-Jefferson có chiều dài khoảng 6.275 km, tạo nên hệ thống sông dài thứ 4 trên thế giới sau sông Nin (6.650 km), sông Amazon (6.400 -6.992km), sông Trường Giang (6.300km) .Sông Mississippi có lưu vực rộng hơn 3,22 triệu km2, phủ gần 40% đất liền của Hoa Kỳ lục địa, bao gồm của 32 bang Hoa Kỳ và 2 tỉnh của Canada. Lưu vực sông này đổ vào vịnh Mexico, một phần của Đại Tây Dương. Sông Mississippi là một trong những dòng sông đẹp nhất nước Mỹ và nó cũng là một điểm đến du lịch. Sông Missouri trước khi đổ vào kết nối sông Mississippi tại St. Louis, thì Missouri là con sông dài nhất ở Bắc Mỹ với chiều dài 3.767 km chảy qua mười bang của Hoa Kỳ và hai tỉnh của Canada.
Châu Mỹ chuyện không quên Tôi sang châu Mỹ nhiều lần, có trên 36 bài đường links, thỉnh thoảng vui đọc lại và viết thêm ghi chú Đó là một chặng đường trải nghiệm thích thú, trong con đường di sản của riêng mình
BAN MAI TRÊN SÔNG SON
Hoàng Kim 24 tháng 10 hôm nay sương giáng. Thuyền cỏ mượn tên nhớ chuyện Khổng Minh.
Khuyên em đừng quên ‘nhất thì nhì thục’
Di sản Việt Nam học mãi không cùng.
Em học để làm 24 tiết khí.
Mộc mạc hát vần bài học đầu tiên.
Đất cảm trời thương, lòng người gắn bó.
Dẫu khó vạn lần khéo liệu cũng xong.
Mùa xuân tự tiết xuân sẽ đến.
Bởi biết rằng năm tháng đó là em.
CHỚM ĐÔNG Hoàng Kim
Phương Nam nắng ấm suốt ngày
Chớm đông mà tưởng tiết này là xuân
Dẫu rằng xuân đến tự xuân
Đừng quên ủ mộng để mầm nõn xanh
Dọn vườn viết sách thung dung
Ban mai sớm, giấc xuân nồng thảnh thơi
Trạng Trình thỏa chí rong chơi
Vịnh mùa Đông lão mai cười gió Đông
Chớm Đông nhớ tiết Đông phong
Phương Nam trời ấm, lòng không gợn buồn.
ĐI ĐỂ HIỂU QUÊ HƯƠNG Hoàng Kim
Tạm biệt Oregon !
Tạm biệt Obregon California !
Cánh bay đưa ta về CIMMYT
Bầu trời xanh bát ngát
Lững lờ mây trắng bay
Những ngọn núi cao nhấp nhô
Những dòng sông dài uốn khúc
Hồ lớn Ciudad Obregon ba tỷ khối nước
Nở xòe như chùm pháo bông
Những cánh đồng mênh mông
Thành trăm hình thù dưới làn mây bạc
Con đường dài đưa ta đi
Suốt dọc từ Nam chí Bắc
Thành sợi chỉ màu chạy mút tầm xa…
Ơi vòm trời xanh bao la
Gọi lòng ta nhớ về Tổ Quốc
Ôi Việt Nam Việt Nam
Một vùng nhớ trong lòng ta tỉnh thức
Đi khắp quê người để hiểu đất quê hương.
Cảm ơn và chúc mừng Hoàng Minh Tường (Tuong Hoang) hình ảnh mới nối vần thơ cũ, gợi lại một trãi nghiệm quý giá đời tôi ở 32 năm trước (1988-2020) nay nhân hình ảnh mới để nhớ lại và suy ngẫm. về câu chuyện “Đi để hiểu quê hương’. Vistar House Crown Point, hình ảnh nơi Tường đang đứng, gợi nhớ một vị trí đặc biệt lý tưởng trong tám thác nước đẹp thuộc hành lang danh lam thắng cảnh ở tiểu bang Oregon phía đông Multnomah County và Portland, miền Tây nước Mỹ, trên vùng đất đỏ bazan và đất xám nâu vàng gần hẻm núi dòng sông Columbia rất nổi tiếng.
Vista House Crown Point, Oregon
Vista House là một bảo tàng tại Crown Point thuộc Oregon, là đài tưởng niệm những người tiên phong ở Oregon trên “Con đường di sản Lewis Clark“ và “đường cao tốc lịch sử sông Columbia”. Thầy Norman Borlaugđãtrao đổi với tôi thật nhiều về câu chuyện Thomas Jefferson (1743 – 1826) là Nhà tư tưởng sáng lập nước Mỹ, người ủng hộ khai sáng “Con đường di sản Lewis Clark“ cuộc thám hiểm miền Tây nước Mỹ. Đó là một ví dụ điển hình về tầm nhìn và dự án khoa học thành công. Câu chuyện ấy lắng đọng trong tôi thật sâu. Minh triết Thomas Jefferson dạy chúng ta ba bài học lớn: Bia mộ ông không vinh danh ông là Tổng thống Mỹ mà chỉ đề dòng chữ theo ý nguyên ông:“Nơi đây an nghỉ Thomas Jefferson, tác giả của Bản Tuyên Ngôn Độc Lập Hoa Kỳ, của Đạo Luật Virginia về Tự Do Tôn Giáo và là Người Cha của Đại Học Virginia”, Ba bài học lớn phúc hậu, thực làm, thực việc, đã KHAI TRÍ cho chúng ta học được nhiều hơn bất cứ bài học nào khác về ý nghĩa dấn thân của cuộc đời lưu lại di sản cống hiến cho Tổ quốc và Nhân dân ‘tùy theo sức của mình.
Sau này Hòa thượng Thích Phổ Tuệ, Tổ Đình Viên Minh, Phật Lịch 2556, ở chùa Giáng Việt Nam có trao cho tôi ba cuốn sách mỏng, trong đó có sách “Phật học là Tuệ học” dạy cách thực hành tám chính đạo trong sinh hoạt cho con người thường ngày để hướng tới chí thiện là phương thức khai trí sáng suốt.
Thomas Jefferson bằng vị trí chính khách của mình đã biết giao dự án nghiên cứu khoa học “Con đường di sản Lewis Clark trong cuộc thám hiểm miền Tây nước Mỹ. Đó là một ví dụ điển hình về tầm nhìn và dự án khoa học thành công. Sau này Vista House được xây dựng nằm trên một khu vực nhiều đá ở độ cao 223 m so với sông Columbia. Tòa nhà biểu tượng này bằng đá hình lục giác được xây dựng từ đầu thế kỷ 19, là niềm tự hào của người Mỹ trong sự chinh phục miền Tây.
Cuộc thám hiểm của Lewis và Clark đã được khởi sự vào ngày 14 tháng 5 năm 1804 và kết thúc cuối năm 1806. Đây là cuộc thám hiểm trên bộ đầu tiên của người Mỹ đến những tiểu bang duyên hải cận tây nhất của nước Mỹ và ngược lại. Miền Tây nước Mỹ là vùng đất nhiều thổ dân da đỏ sinh sống khoảng 10 ngàn năm trước đó, và thuở ấy miền Tây nước Mỹ có sự hiện diện của những cư dân mới là người thám hiểm và định cư thuộc các nước Tây Ban Nha, Anh, México, Nga và Mỹ. Tổng thống Mỹ Thomas Jefferson đã kiến nghị Quốc hội Mỹ phê chuẩn đầu tư cho chuyến khảo sát đường bộ của cuộc thám hiểm của Lewis và Clark cùng cộng sự. Trong một lá thư đề ngày 20 tháng 6 năm 1803, Tổng thống Mỹ Thomas Jefferson đã viết cho Lewis. “Mục tiêu sứ mạng của anh là thám hiểm Sông Missouri và dòng suối chính của nó qua dòng chảy và sự liên thông của nó với các bộ phận nước khác của Thái Bình Dương để xem Sông Columbia, Xứ Oregon, Colorado hay bất cứ con sông nào có thể cung cấp một sự liên thông mặt nước thực tiễn và trực tiếp nhất ngang qua lục địa này để giúp cho những mục đích thương mại“.
Năm 2018 quý thầy bạn Bùi Cách Tuyến Huỳnh Hồng Phan Văn Tự (Tu Phan Van) đã có chuyến khảo sát du lịch sinh thái “Công viên đá Valley of Fire State Pack” Overton. Nơi đó thuộc bang Nevada với quy mô diện tích 19.000 ha gần bang Arizona…nơi này thì khá xa về phía Nam của bang Oregon . Đó cũng là nơi mà trên 30 năm trước tôi cũng đã may mắn trãi nghiệm trên đường thiên lý Nam Bắc từ CIMMYT Mexico đi Oregon.
Valley of Fire State Pack” được tạo thành chủ yếu từ đá trầm tích sa thạch đỏ (red sandstone) đã tạo ra cảnh quan đặc sắc với những núi đá trùng điệp màu đỏ “lửa” trên nền thung lũng cùng với những đụn cát đỏ, vàng nhấp nhô sản phẩm của quá trình ferralic hóa … tạo nên “Thung lũng lửa”… một trong cảnh đẹp thiên nhiên của bang Nevada. So với Oregon thì Công viên đá Valley of Fire State Pack khô cằn hơn, và giống núi Chúa Ninh Thuận hơn.
Vista House Crown Point Oregon giống Chư jang sin Đắk Lắk, Biển Hồ Gia Lai và Ngọc Linh Kon Tum hơn. Hai nơi Công viên đá Valley of Fire State Pack và Vista House Crown Point Oregon là điển hình câu chuyện gian nan nhọc nhằn của sự chinh phục khó khăn vùng đất Tây nước Mỹ, và cũng đều rất giống Việt Nam với việc đưa đầu tư tiến bộ khoa học kỹ thuật vào Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ.
Đập Grand Coulee trên sông Columbia
Sông Columbia là sông lớn nhất vùng Tây Bắc Thái Bình Dương của Bắc Mỹ dài trên 2.000 km và lưu vực nhận nước là 668.217 km² với 85% là trong lãnh thổ Hoa Kỳ, là con sông lớn thứ tư tại Hoa Kỳ. So sánh với sông Mekong có chiều dài 4350 km, lưu vực 795.000 km2 . Sông Columbia kéo dài từ tỉnh bang British Columbia của Canada qua tiểu bang Washington của Hoa Kỳ; tạo nên đôi bờ ranh giới phần lớn giữa tiểu bang Washington và Oregon trước khi đổ ra Thái Bình Dương.
Hồ Columbia nằm ở cao độ 808 mét hình thành thượng nguồn của sông Columbia trong dãy núi Rocky phía nam tỉnh British Columbia Canada. Sông Columbia từ độ cao rất lớn này đổ xuống đoạn sông ngắn nên việc sản xuất thủy điện là lớn nhất Bắc Mỹ với 11 đập thủy điện tại Mỹ và 3 đập tại Canada. Tại Hoa Kỳ thủy điện chỉ chiếm 6,5% năng lượng nhưng sông Columbia và các sông nhánh của nó đã cung cấp khoảng 60% năng lượng thủy điện của duyên hải miền tây.
Đập Grand Coulee trên sông Columbia ở tiểu bang Washington của Hoa Kỳ được xây dựng từ năm 1933 đến năm 1942, ban đầu với hai nhà máy điện đến năm 1974 thì tăng thêm nhà máy thủy điện thứ ba Đây là cơ sở sản xuất thủy điện lớn nhất Hoa Kỳ và kết cấu bê tông lớn nhất thế giới ngang hàng cùng với đập Tam Hiệp, đập Ô Đông Đức trên sông Trường Giang Trung Quốc.
Sông Columbia do uốn khúc đột ngột và cửa sông có đụn cát thay đổi với xoáy nước nên nơi đây là một trong những khu vực nguy hiểm nhất cho tàu bè đi lại trên thế giới. Lịch sử sông Columbia khám phá, trị thủy, xây đập và xây cầu qua sông rộng, hiểm trở là một kinh nghiệm lớn và là niềm tự hào của nước Mỹ.
Câu chuyện sông Columbia cầu và đập lặn sâu vào ký ức. Chúng tôi nghề nghiệp chuyên môn chọn giống và kỹ thuật thâm canh cây trồng, không có cơ hội và điều kiện tìm hiểu sâu hơn về thủy lợi, dẫn thủy nhập điền và cơ giới hóa nông nghiệp là những lĩnh vực mà các thầy tôi rất tự hào và niềm nở giới thiệu. Tôi chỉ chú trọng học sâu hơn về chọn giống cây trồng ; cách tổ chức quản lý trung tâm tram trại nông nghiệp; cách giảng dạy huấn luyện và phương thức chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cây trồng thích hợp hiệu quả; trau dồi thêm tiếng Anh; cách bố trí thí nghiệm, sản xuất trên đồng,xử lý mối quan hệ đất nước cây trồng tưới tiêu nội đồng. Một số hình ảnh và ghi chép về kinh nghiệm tưới tiêu và trồng trọt thuở ấy, bạn có thể tìm thấy hình ảnh lưu tại đây,
Cây trồng nay và xưa
Hoàng Minh Tường ghi chép ngày 7 tháng 5 năm 2019: “Đầu tiên là cánh đồng hoa tuylip rộng bát ngát . Đủ các màu hoa khoe sắc. Đây đúng là lễ hội hoa. Cũng cần học tập văn hoá lễ hội của họ. Người và xe đông đúc nhưng rất trật tự, từ nơi để xe ra chỗ tham quan khoảng sáu, bảy trăm mét có xe đưa đón du khách miễn phí. Nhà vệ sinh di động sạch sẽ. Đặc biệt cả cánh đồng lớn với hàng nghìn người nhưng không có mẫu rác nào không một ai hút thuốc lá. Sau 3 giờ lũ chúng minh đi lên Wasinhton với dòng sông Cô-lôm-bi-a trong xanh hiền hoà, đứng trên tháp cao xem núi rừng hùng vĩ tất cả như còn hoang sơ. Đến thăm ngọn thác cao hàng trăm mét dựng đứng, du khách như đang lạc vào thế giới cổ tích Kết thúc một ngày du ngoạn thật tuyệt. Cảm ơn những người bạn trên đất Mỹ đã dành cho tôi có chuyến đi thú vị ”
Hoa tuy lip đẹp quá ! những năm trước tôi đã thấy Nga Lê chụp hình nhưng hoa tuy lip gần Wasinhton dường như chưa đẹp như ở nơi này. Thuở xưa tôi tới đây vùng gần cạnh tháp thấy trồng nhiều loại hoa, ít thấy chuyên canh hoa tuy lip chọn lọc phục vụ khách du lịch rất đẹp như thời nay. Người Mỹ rất thực dụng, họ khéo quy hoạch và họ có kế họach sản xuất rất tỷ mỷ linh hoạt , đáp ứng hiệu quả cho sự kinh doanh đa mục tiêu. Cũng phải thôi. ‘thời biến, pháp biến, kỹ thuật sản xuất biến đổi’. Tôi bâng khuâng nghĩ về nông sản Việt như nho Ninh Thuận, thanh long Bình Thuận, khoai lang ngon Vĩnh Long, hoa Đà Lạt, cùng với biết bao mặt hàng đặc sản quê hương khác … biết bao giờ chuỗi giá trị nông nghiệp Việt mới sánh ngang với những nơi tiên tiến như ở đây, kết nối được mạnh mẽ với du lịch sinh thái văn hóa danh lam thắng cảnh để nâng cao chất lượng cuộc sống và giúp cho người nông dân Việt thu nhập tốt hơn. Tôi tin là được và chúng ta đang vượt lên theo cách riêng của mình
Sông Mississippi ở Đông nước Mỹ và sông Columbia ở Tây nước Mỹ là hai biểu trưng của nước Mỹ, có nhiều đặc điểm rất khác nhau. Khoa học nông nghiệp cần phải hiểu rõ những đặc trưng đó để có hoạt động nông nghiệp thích ứng và phù hợp. Thầy tôi Norman Borlaug đã căn dặn chúng tôi như vậy. Thầy luôn nhấn mạnh điều này khi giới thiệu những nét lớn về đất nước mình, và điều đó làm tôi ghi nhớ sâu hơn.
Hệ thống sông Mississippi-Missouri-Jefferson có chiều dài khoảng 6.275 km, tạo nên hệ thống sông dài thứ 4 trên thế giới sau sông Nin (6.650 km), sông Amazon (6.400 -6.992km), sông Trường Giang (6.300km) .Sông Mississippi có lưu vực rộng hơn 3,22 triệu km2, phủ gần 40% đất liền của Hoa Kỳ lục địa, bao gồm của 32 bang Hoa Kỳ và 2 tỉnh của Canada. Lưu vực sông này đổ vào vịnh Mexico, một phần của Đại Tây Dương. Sông Mississippi là một trong những dòng sông đẹp nhất nước Mỹ và nó cũng là một điểm đến du lịch. Sông Missouri trước khi đổ vào kết nối sông Mississippi tại St. Louis, thì Missouri là con sông dài nhất ở Bắc Mỹ với chiều dài 3.767 km chảy qua mười bang của Hoa Kỳ và hai tỉnh của Canada.
Châu Mỹ chuyện không quên Tôi sang châu Mỹ nhiều lần, có trên 36 bài đường links, thỉnh thoảng vui đọc lại và viết thêm ghi chú Đó là một chặng đường trải nghiệm thích thú, trong con đường di sản của riêng mình