Số lần xem
Đang xem 2213 Toàn hệ thống 8856 Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết
Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
DẠY VÀ HỌC Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận
Norman Borlaug Lời Thầy dặn Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.
Nguyễn Trãi thơ Yên Tử, đề Yên Tử sơn Hoa Yên tự, ảnh Hoàng Kim. Nguyễn Trãi đã có nhiều tôn vinh nhưng như giáo sư Phan Huy Lê nhận xét trong bài “Nguyễn Trãi – 560 năm sau vụ án Lệ chi viên“: ”Cho đến nay, sử học còn mang một món nợ đối với lịch sử, đối với Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ là chưa khám phá và đưa ra ánh sáng những con người cùng với những âm mưu và hành động lợi dụng việc từ trần đột ngột của vua Lê Thái Tông ở Lệ Chi Viên để vu oan giá hoạ dựng nên vụ án kết liễu thảm khốc cuộc đời của một anh hùng vĩ đại, một nữ sĩ tài hoa, liên luỵ đến gia đình ba họ. Với tình trạng tư liệu quá ít ỏi lại bị chính sử che đậy một cách có dụng ý, thì quả thật khó hi vọng tìm ra đủ chứng cứ để phá vụ án bí hiểm này. Nhưng lịch sử cũng rất công bằng. Với thời gian và những công trình nghiên cứu của nhiều thế hệ các nhà sử học, nhà văn học, nhà tư tưởng, nhà văn hoá…, lịch sử càng ngày càng làm sáng rõ và nâng cao nhận thức về con người và sự nghiệp của Nguyễn Trãi, về những công lao, cống hiến, những giá trị đích thực của ông trong lịch sử cứu nước và dựng nước, lịch sử văn hoá của dân tộc”. Dẫu vậy, trong tất cả những tư liệu lịch sử để lại thì tư liệu sáng giá nhất, rõ rệt nhất, sâu sắc nhất để minh oan cho Người lại chính là Những kiệt tác thơ văn Nguyễn Trãi, “Họa phúc có nguồn đâu bổng chốc, Anh hùng để hận mãi nghìn năm” “Số khó lọt vành âu bởi mệnh.Văn chưa tàn lụi cũng do trời “. Bài thơ thần “Yên Tử “của Nguyễn Trãi “Non thiêng Yên Tử đỉnh kỳ phong. Trời mới ban mai đã rạng hồng. Vũ trụ mắt soi ngoài biển cả. Nói cười lồng lộng giữa không trung…” (thơ Nguyễn Trãi trên Yên Tử, hình ảnh và cẩn dịch Hoàng Kim). Những kiệt tác thơ văn Nguyễn Trãi lưu bài “Yên Tử” “Ngôn chí,” “Quan hải”, “Oan than” của Người kèm cảm nhận “Trời ban tối biết về đâu?” của Vũ Bình Lục.
Nguyễn Trãi là bậc anh hùng dân tộc, nhà chính trị kiệt xuất và danh nhân văn hóa lỗi lạc của dân tộc Việt, Nguyễn Trãi hiệu là Ức Trai, người làng Nhị Khê, huyện Thượng Phúc nay là huyện Thường Tín, Hà Nội, sinh năm 1380 , mất năm 1442,. cha là Nguyễn Phi Khanh, nguyên quán làng Chi Ngại , huyện Phương So8n (Chí Linh, Hải Dương) mẹ là Trần Thị Thái, con gái của Trần Nguyên Đán. Nguyễn Trãi thi đỗ Thái học sinh (tiến sĩ) năm 1400, cha con đều từng làm quan dưới triều Hồ. Sau khi Việt Nam bị rơi vào sự cai trị của nhà Minh, Nguyễn Trãi tham gia vào cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo. Ông trở thành mưu sĩ bày tính mưu kế về mọi mặt chính trị, quân sự, ngoại giao của nghĩa quân Lam Sơn. Ông là khai quốc công thần của nhà Hậu Lê, được ban quốc tính, năm 1428 viết Bình Ngô đại cáo thiên cổ hùng văn, năm 1433 ông đã viết văn bia Vĩnh Lăng nổi tiếng khi Lê Lợi mất,.Tuy nhiên, năm 1442, toàn thể gia đình Nguyễn Trãi bị tru di tam tộc trong vụ án Lệ Chi Viên. Năm 1464, vua Lê Thánh Tông xuống chiếu giải oan cho ông. Ức Trai tâm thượng quang Khuê tảo (Lòng Ức Trai sáng như sao Khuê).
Dưới đây là năm bài thơ trong Những kiệt tác thơ văn Nguyễn Trãi và cảm nhận “Trời ban tối biết về đâu?” của Vũ Bình Lục
Yên Sơn sơn thượng tối cao phong
Tài ngũ canh sơ nhật chính hồng
Vũ trụ nhãn cùng thương hải ngoại
Tiếu đàm nhân tại bích vân trung
Ủng môn ngọc sóc sâm thiên mẫu
Quải thạch châu lưu lạc bán không
Nhân miếu đương niên di tích tại
Bạch hào quang lý đổ trùng đồng.
YÊN TỬ
Đề chùa Hoa Yên, núi Yên Tử Nguyễn Trãi
Non thiêng Yên Tử đỉnh kỳ phong
Trời mới ban mai đã rạng hồng
Vũ trụ mắt soi ngoài biển cả
Nói cười lồng lộng giữa không trung
Giáo trúc quanh chùa giăng nghìn mẫu
Cỏ cây chen đá rũ tầng không
Nhân Tông bảo tháp còn lưu dấu
Mắt sáng hào quang tỏa ánh đồng
(Bản dịch của Hoàng Kim)
Trên dải Yên Sơn đỉnh tuyệt vời
Đầu canh năm đã sáng trưng rồi
Mắt ngoài biển cả ôm trời đất
Người giữa mây xanh vẳng nói cười
Giáo ngọc quanh nhà giăng vạn khoảnh
D4i châu treo đá rũ lưng trời
Nhân Tông còn miếu thời nao đó
Thấy rõ đôi ngươi giữa ánh ngời (1)
(1) Tương truyền vua Trần Nhân Tông mắt có hai con ngươi
(Bản dịch của Khương Hữu Dụng)
Trên núi Yên Tử chòm cao nhất
Vừa mới canh năm đã sáng trời
Tầm mắt bao trùm nơi biển tận
Từng mây nghe thoảng tiếng ai cười
Rừng vươn giáo dựng tre nghìn mẫu
Đá rũ rèm buông nhũ nửa vời
Miếu cổ Nhân Tông hằng để dấu
Mắt còn trắng tỏa ánh đôi ngươi.
(Bản dịch của Lê Cao Phan)
Trên non Yên Tử chòm cao nhất,
Trời mới canh năm đã sáng tinh.
Vũ trụ mắt đưa ngoài biển cả,
Nói cười người ở giữa mây xanh.
Muôn hàng giáo ngọc tre gài cửa,
Bao dãi tua châu đá rủ mành.
Dấu cũ Nhân tôn còn vẫn đấy,
Trùng đồng thấy giữa áng quang minh.
(Bản dịch của nhóm Đào Duy Anh)
Nguồn: Nguyễn Trãi toàn tập, Đào Duy Anh,
NXB Khoa học xã hội, 1976
Trên non Yên Tử ngọn cao nhất
Chỉ mới canh năm sáng đỏ trời!
Ngoài vũ trụ xanh màu biển thẳm
Giữa mây biếc rộn tiếng người cười.
Cửa cài ngọc dựng, ken nghìn mẫu
Đá rũ châu rơi, rớt nửa vời!
Miếu cổ Nhân Tông di tích đó
Đôi mày sáng trắng rực hai ngươi!
(Bản dịch của Lâm Trung Phú)
NGÔN CHÍ
Am trúc, hiên mai ngày tháng qua
Thị phi nào đến chốn yên hà
Cơm ăn dù có dưa muối
Áo mặc nài chi gấm là
Nước dưỡng cho thanh, trì thưởng nguyệt
Đất cày ngõ ải luống ương hoa
Trong khi hứng động bề đêm tuyết
Ngâm được câu thần dững dưng ca
Tà dương bóng ngả thuở giang lâu
Thế giới đông nên ngọc một bầu
Tuyết sóc treo cây điểm phấn
Cõi đông giãi nguyệt in câu.
Khói chìm thuỷ quốc quyên phẳng
Nhạn triện hư không gió thâu
Thuyền mọn còn chèo chẳng khứng đỗ
Trời ban tối biết về đâu?
Thung mộc trùng trùng hải lãng tiền
Trầm giang thiết tỏa diệt đồ nhiên
Phúc chu thủy tín dân do thủy
Thị hiểm nan bằng mệnh tại thiên.
Họa phúc hữu môi phi nhất nhật
Anh hùng [3] di hận kỷ thiên niên.
Càn khôn kim cổ vô cùng ý,
Khước tại thương lang viễn thụ yên.
Dịch nghĩa : NGẮM BIỂN
Cọc gỗ lớp lớp trồng trước sóng biển
Xích sắt ngầm dưới sông cũng vậy thôi.
Thuyền bị lật mới tin rằng dân là như nước
Cậy đất hiểm cũng khó dựa, mệnh là ở trời.
Họa phúc có manh mối không phải một ngày
Anh hùng để mối hận mấy nghìn năm sau.
Lẽ của trời đất và xưa nay, thực là vô cùng
Vẫn là ở chỗ sắc nước bát ngát, cây khói xa vời
CỬA BIỂN
Lớp lớp cọc ngăn giữa sóng nhồi
Thêm ngầm dây sắt – uổng công thôi !
Lật thuyền, thấm thía dân như nước
Cậy hiểm, mong manh : mệnh ở trời
Hoạ phúc có nguồn, đâu bỗng chốc?
Anh hùng để hận, dễ gì nguôi?
Xưa nay trời đất vô cùng ý
Nơi sóng xanh cây khói tuyệt vời
Phù tục thăng trầm ngũ thập niên ;
Cố sơn tuyền thạch phụ tình duyên.
Hư danh thực họa thù kham tiếu ;
Chúng báng cô trung tuyệt khả liên.
Số hữu nan đào tri thị mệnh ;
Văn như vị táng dã quan thiên.
Ngục trung độc bối [1] không tao nhục ;
Kim khuyết hà do đạt thốn tiên ?
Dịch nghĩa THAN NỔI OAN
Nổi chìm trong phù tục đã năm chục năm,
Đành phụ tình duyên với khe và đá của núi cũ.
Danh hư mà họa thực, rất đáng buồn cười ;
Lắm kẻ ghét một mình trung, rất đáng thương hại.
Khó trốn được số mình, biết là vì mệnh ;
Tư văn như chưa bỏ, cũng bởi ở trời.
Trong ngục viết ở lưng tờ, khi không bị nhục ;
Cửa khuyết vàng làm thế nào mà đạt được tờ giấy lên ?
Dịch Thơ: THAN NỔI OAN:
Biển tục thăng trầm nữa cuộc đời
Non xưa suối đá phụ duyên rồi
Trung côi , ghét lắm, bao đau xót
Họa thực, danh hư , khéo tức cười
Số khó lọt vành âu bởi mệnh
Văn chưa tàn lụi cũng do trời
Trong lao độc bối cam mang nhục
Cửa khuyết làm sao tỏ khúc nhôi?
Bản dịch của Thạch Cam
Năm mươi năm thế tục bình bồng
Khe núi lòng cam bội ước chung
Cười nạn hư danh, trò thực họa
Thương phường báng bổ kẻ cô trung
Mạng đà định số, làm sao thoát
Trời chửa mất văn, vẫn được dùng
Lao ngục đau nhìn lưng mảnh giấy
Oan tình khó đạt tới hoàng cung.
Bản dịch của Lê Cao Phan
TRỜI BAN TỐI, BIẾT VỀ ĐÂU?
Vũ Bình Lục
(Về bài thơ NGÔN CHÍ – SỐ13 của Nguyễn Trãi)
Tà dương bóng ngả thuở giang lâu
Thế giới đông nên ngọc một bầu
Tuyết sóc treo cây điểm phấn
Cõi đông giãi nguyệt in câu.
Khói chìm thuỷ quốc quyên phẳng
Nhạn triện hư không gió thâu
Thuyền mọn còn chèo chẳng khứng đỗ
Trời ban tối biết về đâu?
Nguyễn Trãi sống cách chúng ta khoảng sáu trăm năm. Riêng nói về thơ Nôm, dẫu thất lạc sau thảm hoạ tru di năm 1442, cũng còn được hơn 250 bài. Có thể nói, Nguyễn Trãi đã dựng lên một tượng đài sừng sững bằng thơ, mà trước hết là thơ viết bằng ngôn ngữ dân tộc-Thơ Nôm. Chùm thơ “Ngôn chí” có rất nhiều bài hay, đọc kỹ, nghiền ngẫm kỹ mới thấy cái hay, bởi chữ Nôm cách nay sáu trăm năm, rất nhiều từ nay không còn dùng nữa, hoặc rất ít dùng. Phải tra cứu một số từ, một số điển tích, mới dần sáng tỏ một hồn thơ lớn, lớn nhất, trong lịch sử thơ ca Việt Nam!
Đây là bài Ngôn chí số 13, do những người biên soạn sách Tuyển tập thơ văn Nguyễn Trãi sắp xếp.
Hai câu đầu: Tà dương bóng ngả thuở giang lâu
Thế giới đông nên ngọc một bầu
Hai câu thơ đơn thuần chỉ là tả cảnh, đặc tả một buổi chiều, mà gam màu chủ đạo là màu vàng thẫm rất quen mà huyễn hoặc. Bóng chiều tà đã ngả, đang quấn lấy một ngôi lầu ở bên sông, hay đang trùm lên ngôi lầu bên sông một màu vàng thẫm. Nhưng có điều cần lưu ý, đây là ngôi lầu giành cho đàn bà con gái thuộc tầng lớp quý tộc giàu sang, trong một không gian rộng lớn và yên tĩnh, rất yên tĩnh. Câu tiếp theo mới thật diễm lệ: Thế giới đông nên ngọc một bầu. Vậy thế giới đông là gì? Theo điển dẫn, đông chính là khí tốt, khí thiêng của thế giới, của vũ trụ đông đặc lại mà thành phong cảnh đẹp như ngọc. Thế đấy! Còn như Bầu, cũng theo điển sách Đạo gia, kể rằng Trương Thân thường treo một quả bầu rất lớn, hoá làm trời đất, ở trong cũng có mặt trời mặt trăng, đêm chui vào đó mà ngủ, gọi là trời bầu, hay bầu trời cũng vậy…Quả là một bức tranh được vẽ bằng ngôn ngữ, rất xưa, tinh khiết và tráng lệ, dường như đã đạt đến mức cổ điển!
Đấy là hai câu thất ngôn. Hai câu tiếp theo, lại là lục ngôn, vẫn tiếp tục tả cảnh:
Tuyết sóc treo cây điểm phấn
Cõi đông giải nguyệt in câu.
Tuyết sóc, nghĩa là tuyết ở phương bắc (sóc) chả biết gieo xuống từ bao giờ, mà còn giăng mắc trên những cành cây như những bông hoa trắng muốt, như điểm phấn cho cây, trang trí làm đẹp cho cây. Có người bảo nước ta làm gì có tuyết, chỉ là ước lệ cho đẹp văn chương mà thôi. Nhưng họ nhầm đấy! Các tỉnh phía Bắc nước ta như Lào Cai, Hà Giang và chắc là còn một số nơi khác nữa ngày nay vẫn có tuyết, nhiều nữa kia. Vậy thì sao thơ văn ngày xưa các cụ ta nói đến tuyết, con cháu lại hàm hồ bác bỏ? Cách đây mấy trăm năm, sao lại không thể không có tuyết mà các cụ phải đi mượn của người? Phía bắc là tuyết, là hoa tuyết điểm phấn cho cây, thì Cõi đông giải nguyệt in câu. Phương đông in một giải lụa trăng vàng óng. Thế là cả một không gian rực rỡ sắc màu. Màu trắng của tuyết hoa tương ánh cùng màu vàng của ánh nguyệt in bóng nước, của chiều tà vàng thẫm, tạo một bức tranh vừa rộng vừa sâu, gợi một khoảnh khắc giao thoa hỗn mang rất nhiều tâm trạng.
Hai câu tiếp theo, vẫn cấu trúc bằng lục ngôn:
Khói chìm thuỷ quốc quyên phẳng
Nhạn triện hư không gió thâu
Bây giờ là sương khói trong chiều muộn. Cúi xuống nhìn dòng nước, thấy khói chiều in xuống mặt nước trong veo phẳng lặng. Quyên, từ cổ là mặt nước trong, do đó quyên phẳng nghĩa là mặt nước trong phẳng lặng, như thể nhìn rõ khói chiều đang chìm dưới đáy nước. Rõ là nước lộn trời, vàng gieo đáy nước, “Long lanh đáy nước in trời / Thành xây khói biếc, non phơi bóng vàng”. Có lẽ Nguyễn Du mấy trăm năm sau đã tiếp thu tinh thần của câu thơ Nguyễn Trãi mà sáng tạo lại trong Truyện Kiều câu thơ trên, khi mà tiếng Việt đã đạt đến độ nhuần nhuyễn và trang nhã chăng? Còn trên trời thì đàn chim nhạn đang xếp hình chữ triện mà mỏi mệt bay về rừng tìm chốn ngủ. Và gió nhẹ, thổi rỗng cả trời…
Cảnh chỉ là điểm xuyết, mà gợi nên bức tranh đủ sắc màu, rất sống động, và tiếp đó, nó như thể đang chuyển động dần về phía đêm tối, về phía lụi tàn.
Hai câu cuối, tác giả viết:
Thuyền mọn còn chèo chẳng khứng đỗ
Trời ban tối ước về đâu?
Con thuyền nhỏ nhoi (Thuyền mọn) của Tiên sinh, hay con thuyền của một vị khách nào đó, vẫn còn đang mải miết chèo trên sông, như chẳng muốn dừng lại. Trong nhập nhoạng bóng tà, con thuyền mọn như càng nhỏ bé hơn, chưa muốn, hay chưa tìm được nơi đỗ lại mà nghỉ ngơi, hay bởi vì Trời ban tối, ước về đâu, biết về đâu? Câu bảy thất ngôn, dàn trải thêm, biểu hiện sự buông thả, lửng lơ, phân vân… Câu tám bỗng đột ngột thu lại lục ngôn, như một sự dồn nén tâm sự.
Có bao nhiêu phần trăm sự thực trong bức tranh chiều tà bên sông lộng lẫy mà buồn? Có lẽ cũng chẳng nên đặt vấn đề cân đong cụ thể, bởi thơ nhìn chung là sản phẩm sáng tạo của trí tưởng tượng, thực và ảo hoà trộn đan xen. Hai câu kết của bài thơ xem ra mới thật sự là tâm điểm của bài thơ. Phải chăng, con thuyền mọn kia, chính là hình ảnh Ức Trai Tiên sinh, như con thuyền nhỏ bé ấy, đang một mình đi tìm bến đỗ, mà chưa tìm thấy nơi đâu là bến là bờ? Từ cái ngôn chí này, có thể ước đoán Ức Trai viết bài thơ này vào thời điểm quân Minh đang đô hộ nước ta, Ức Trai đang bị giam lỏng ở thành Đông Quan, chưa tìm được minh chủ mà đem tài giúp nước? Cũng có thể đây là thời điểm Nguyễn Trãi bị thất sủng, về ở ẩn tại Côn Sơn, trong hoàn cảnh chính sự trong nước đang rất đen tối, nhất là ở nơi triều chính. Nguyễn Trãi từ tin tưởng, đến nghi ngờ và thất vọng trước thực tại đau lòng: Biết bao trung thần bị hãm hại, còn lũ gian thần hiểm ác nổi lên như ong, nhũng lọan cả triều đình. Làm sao mà không bi quan cho được khi mà Trời ban tối, biết về đâu?
*
Lên non thiêng Yên Tử, tôi thành tâm đi bộ từ chùa Hoa Yên lúc nửa đêm để lên thấu đỉnh chùa Đồng lúc ban mai.Nguyễn Trãi bài thơ thần trên trang sách mở, lồng lộng giữa nền trời bình minh trên đỉnh cao phong Yên Tử. Tôi chợt tỉnh thức, thấm thía, thấu hiểu sự nhọc nhằn của đức Nhân Tông hội tụ minh triết Việt. Nguyễn Trãi kiệt tác thơ văn.”xưa nay trời đất vô cùng ý. Nơi sóng xanh cây khói tuyệt vời”.
Trăng rằm thương Lý Bạch
Ngẩng đầu nhớ cố hương
Quê mình mùa lụt bão
Vầng trăng thức đêm trường.
BÀI THƠ VIÊN ĐÁ THỜI GIAN
Hoàng Kim
Tôi chép hình ảnh vợ chồng anh Li Li Nghệ cùng với một số người bạn để nhận diện và lưu lại ký ức không nỡ quên. Những bậc cao nhân lưu lạc trong dân gian, may cho ai có duyên gặp gỡ và biết lắng đọng cho chính mình ngọc cho đời. Nhìn mái tóc trắng xóa của cu già đứng bìa tấm ảnh, tôi không hiểu sao lại chợt liên tưởng đến cụ già Cao Hạ thuở nhỏ và bài thơ ông Quán Lục Vân Tiên, trong sách thơ Nguyễn Đình Chiểu (*). “Thương ông Gia Cát tài lành,/ Gặp cơn Hán mạt, đã đành phôi pha./Thương thầy Đồng tử cao xa, /Chí thời có chí, ngôi mà không ngôi./ Thương người Nguyên Lượng bùi ngùi,/ Lỡ bề giúp nước lại lui về cày./ Thương ông Hàn Dũ chẳng may,/Sớm dâng lời biểu tối đày đi xa. /Thương thầy Liêm Lạc đã ra,/ Bị lời xua đuổi về nhà giáo dân. /Xem qua kinh sử mấy lần,/ Nửa phần lại ghét, nửa phần lại thương.”
Tôi thật thích lời bình của thầy Đặng Chương Ngạn đã viết thật chí lý: Thưa anh Đoàn Lê Giang, thưa anh Lê Nghị Li Li Nghệ.Tôi nghĩ trên cao xanh kia, cụ Nguyễn Du sẽ mỉm cười mãn nguyện, nếu biết sau 200 năm sau ngày cụ mất, ở hạ giới, có một cuộc thách đấu liên quan đến “ lời quê chắp nhặt” của cụ.Hai anh dù ai thắng thua, thì tất cả bạn yêu Kiều theo dõi cuộc thách đấu trong 2 ngày qua đều không thể không thán phục về kiến thức uyên thâm của hai đối thủ.Có thể có những người cao thủ ẩn danh nên chúng ta không được biết, nhưng qua tranh luận, có thể khẳng định :- Không ai sưu tầm được nhiều tài liệu về Kiều như Ts DLG và NNC Lê Nghị- Không ai tìm hiểu Kiều thấu đáo như hai vị…tại thời điểm này.
Hai ngày qua, những người theo dõi cuộc thách đấu đã đi từ ngạc nhiên này, đến ngạc nhiên khác …Những người yêu Kiều có một cơ hội hiếm để sưu tầm thêm tài liệu, để học hỏi thêm kiến thức, và tôi tin rất nhiều người yêu Kiều đã phải lục tìm trong thư viện những cuốn sách cũ đã bị bỏ quên để kiểm tra lại những gì mình đã học, đã đọc về Kiều Cuộc tranh luận của hai anh không phí thời gian, rất có ích cho Kiều và cho tất cả mọi người. Thắng hay thua, các anh cũng đã làm mới lại, làm sáng tỏ …rất nhiều vấn đề mà người yêu Kiều từng nghĩ tới nhưng không có cơ hội để thực hiện !
Cuộc tranh luận của các anh đã làm sáng tỏ về từ “ Lôi Châu” – một trong những vấn đề tranh cãi khởi phát sự thách đấu.Đến bây giờ, cuộc tranh luận vẫn chưa minh định được rõ ràng việc vịnh Kiều của Chu Mạnh Trinh, nhưng anh Đoàn Lê Giang đã mang ra một bằng chứng thuyết phục ở status mới nhất :Tạp chí Tri Tân trong số chuyên đề kỷ niệm Nguyễn Du (63, 9/1942)…Và ở tut này, anh DLG cũng đã tuyên bố ngưng việc tranh luận và tôi chưa thấy anh LN lên tiếng tiếp.
Các anh còn tranh luận hay không…là việc riêng của mỗi người, nhưng tôi thấy các anh đều xứng đáng để tôn trọng lẫn nhau và để cùng nói chuyện tiếp về Kiều trong tương lai…Tôi viết com cuối cùng này do hai anh đã tag vào chúng tôi chứng kiến. Tôi mong hai anh TS Kim Hoàng, TS. Nguyễn Hưu Sơn sẽ có ý kiên riêng cho cuộc tranh luận này…” (Tuyệt vời ! tôi đồng tình kết luận).
Tôi (HK) đồng tình với quan điểm hệ thống kiến thức mở, đi đến cùng sự thật, của giáo sư Phạm Trọng Chánh (mặc dù không phải ý nào của giáo sư cũng đúng): ” Nghiên cứu không phải là chuyện độc quyền của riêng ai, không phải chuyện người sau đánh đổ người trước để được nổi danh hơn mà người đi sau nối tiếp người trước , làm giải quyết những nghi vấn còn tồn đọng, làm cho việc nghiên cứu ngày càng phát triển, sáng tỏ”. Một lần nữa cảm ơn quý Thầy về cuộc tranh luận bổ ích này để người đọc rõ hơn ai là ai, Nguyễn Du và Truyện Kiều
Mấy năm trước, tôi được anh Phan Chí Thắng lặn lội từ Hà Nội tìm đến thăm ở góc khuất Trảng Bom Đồng Nai, sau đó hai anh em đi xe đò tìm về thăm những người bạn ở góc khuất Đức Linh.. Tôi thật thích những câu thơ của anh: Ta tìm gặp bạn đường xa/ Tưởng là thăm bạn hoá ra thăm mình. Đêm dài xoè một bình minh …’. Tôi đã nối vần và chép lại.
BÀI THƠ VIÊN ĐÁ THỜI GIAN
Phan Chí Thắng Hoàng Kim
Hình như gặp lại mới hương
Ngựa già máng cỏ nhớ đường cỏ hoa
‘Ta tìm gặp bạn đường xa
Tưởng là thăm bạn hoá ra thăm mình
Đêm dài xoè một bình minh…’ Hoa NgườiHoa Đấtân tìnhsớm đông.
Đá Đứng chốn sông thiêng tại Làng Minh Lệ quê tôi ở Nam Sông Gianh cùng với Thiên Thụ Sơn ở Huế và Núi Đá Bia Phú Yên và Văn Miếu Trấn Biên Đồng Nai với Thiên Cấm Sơn An Giang là năm dấu ấn Nam Tiến của người Việt để thống nhất giang sơn về một mối. Đá Đứng chốn sông thiêng có câu chuyện ông già mù Cao Hạ đã khuyên tôi đổi tên từ Hoàng Minh Kim sang Hoàng Kim. Ông đến nhà tôi để đền ơn cha mẹ tôi đã cứu vớt con ông. Sau này cha mẹ tôi mất sớm “không được hưởng lộc con” (mà chỉ theo con che chở cho con lập nghiệp phương xa) và gia đình tôi đang êm ấm trở nên lưu tán không nhà, đúng như “Hoành Linh vô gia huynh đệ tán”. Tôi đã lần lượt chép lại, để tiện theo dõi mời lần lượt đọc năm mục từ: 1) Làng Minh Lệ quê tôi; 2) Linh Giang Đình Minh Lệ; 3) Đứng chốn sông thiêng; Đợi nắng; Ta về với Linh Giang; Hoa Đất, Đất Mẹ vùng di sản; Nguồn Son nối Phong Nha; 4) Đất Mẹ vùng di sản; 5) Đá Đứng chốn sông thiêng; (tiếp theo kỳ trước).
Bạn Hoàng Minh Thuần ở TU Bình Thuận trao đổi tổng quát: Dạ anh. Em cũng nghĩ khai thác được tour du lịch sông nước kết hơp thắng cảnh từ Cầu sông Gianh lên Ba Đồn, Chợ Mới, bến Lội đền Bốn Miếu, bến chợ Troóc, Phong Nha – Kẽ Bàng, động Thiên Đường, động Sơn Đoòng chẳng khác gì thắng cảnh TRÀNG AN… là điều kiện thuận lợi để quê mình phát triển.
(Tôi xin kể tiếp)
– Không phải ngẫu nhiên mà Pháp chọn Đà Nẵng làm điểm khởi đầu trong kế hoạch đánh chiếm Việt Nam đâu. Có lý cả đấy ! Vì Kinh đô Huế nằm ở Bắc Hải Vân mà thế và lực với sự thông thuộc của Nhà Nguyễn chính là đất phương Nam trong khi Hoành Sơn Linh Giang Lũy Thầy lại là tuyến ba tầng thủ hiểm che chắn Kinh đô Huế ở mặt Bắc nên Pháp không chọn đánh Thanh Khê đó thôi – Nhưng Linh Giang chính là hiểm địa, bẻ đôi Việt Nam. Ông già mù nói
. Cụ nói đúng, Bố tôi lập tức nhỏm dậy. Vì tôi đã bị bắt đi đi lính Pháp để đưa sang đánh nhau bên Tây, đóng quân ở Đà Nẵng bên sông Hàn, sau đó tôi trốn theo Vệ Quốc Đoàn nên rất thông thuộc địa hình đó. Pháp nếu đứng chân được ở Đà Nẵng thì chẹn được mặt Nam, cô lập kinh thành Huế, mẹo ‘đánh rắn giập đầu’ rất mau thắng được dân Nam..
– Trận Đà Nẵng năm 1857 tụi Pháp thua. Cha tôi nói. – Vì tướng Nguyễn Tri Phương giỏi cầm quân, Ông ấy tránh đánh trực diện mà dùng phục binh, lập kế ‘đóng cửa đánh chó’ làm “vườn không, nhà trống” triệt hết đường tiếp tế của địch, cách ly và xử nghiêm tụi gián điệp đội lốt giáo sĩ, giáo dân. Ông lại cho đắp lũy kiểu như Lũy Thầy, bao vây chẹn họng địch ra biển, vây đánh trường kỳ không cần thắng nhanh, nên trận Đà Nẵng bên mình thắng Pháp phải chuyển vào đánh thành Gia Định, chiếm dần đất đai của mình từ phương Nam theo kiểu tằm ăn lá dâu.
Nguyễn Trãi thơ Yên Tử, đề Yên Tử sơn Hoa Yên tự, ảnh Hoàng Kim. Nguyễn Trãi đã có nhiều tôn vinh nhưng như giáo sư Phan Huy Lê nhận xét trong bài “Nguyễn Trãi – 560 năm sau vụ án Lệ chi viên“: ”Cho đến nay, sử học còn mang một món nợ đối với lịch sử, đối với Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ là chưa khám phá và đưa ra ánh sáng những con người cùng với những âm mưu và hành động lợi dụng việc từ trần đột ngột của vua Lê Thái Tông ở Lệ Chi Viên để vu oan giá hoạ dựng nên vụ án kết liễu thảm khốc cuộc đời của một anh hùng vĩ đại, một nữ sĩ tài hoa, liên luỵ đến gia đình ba họ. Với tình trạng tư liệu quá ít ỏi lại bị chính sử che đậy một cách có dụng ý, thì quả thật khó hi vọng tìm ra đủ chứng cứ để phá vụ án bí hiểm này. Nhưng lịch sử cũng rất công bằng. Với thời gian và những công trình nghiên cứu của nhiều thế hệ các nhà sử học, nhà văn học, nhà tư tưởng, nhà văn hoá…, lịch sử càng ngày càng làm sáng rõ và nâng cao nhận thức về con người và sự nghiệp của Nguyễn Trãi, về những công lao, cống hiến, những giá trị đích thực của ông trong lịch sử cứu nước và dựng nước, lịch sử văn hoá của dân tộc”. Dẫu vậy, trong tất cả những tư liệu lịch sử để lại thì tư liệu sáng giá nhất, rõ rệt nhất, sâu sắc nhất để minh oan cho Người lại chính là Những kiệt tác thơ văn Nguyễn Trãi, “Họa phúc có nguồn đâu bổng chốc, Anh hùng để hận mãi nghìn năm” “Số khó lọt vành âu bởi mệnh.Văn chưa tàn lụi cũng do trời “. Bài thơ thần “Yên Tử “của Nguyễn Trãi “Non thiêng Yên Tử đỉnh kỳ phong. Trời mới ban mai đã rạng hồng. Vũ trụ mắt soi ngoài biển cả. Nói cười lồng lộng giữa không trung…” (thơ Nguyễn Trãi trên Yên Tử, hình ảnh và cẩn dịch Hoàng Kim). Những kiệt tác thơ văn Nguyễn Trãi lưu bài “Yên Tử” “Ngôn chí,” “Quan hải”, “Oan than” của Người kèm cảm nhận “Trời ban tối biết về đâu?” của Vũ Bình Lục.
Nguyễn Trãi là bậc anh hùng dân tộc, nhà chính trị kiệt xuất và danh nhân văn hóa lỗi lạc của dân tộc Việt, Nguyễn Trãi hiệu là Ức Trai, người làng Nhị Khê, huyện Thượng Phúc nay là huyện Thường Tín, Hà Nội, sinh năm 1380 , mất năm 1442,. cha là Nguyễn Phi Khanh, nguyên quán làng Chi Ngại , huyện Phương So8n (Chí Linh, Hải Dương) mẹ là Trần Thị Thái, con gái của Trần Nguyên Đán. Nguyễn Trãi thi đỗ Thái học sinh (tiến sĩ) năm 1400, cha con đều từng làm quan dưới triều Hồ. Sau khi Việt Nam bị rơi vào sự cai trị của nhà Minh, Nguyễn Trãi tham gia vào cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo. Ông trở thành mưu sĩ bày tính mưu kế về mọi mặt chính trị, quân sự, ngoại giao của nghĩa quân Lam Sơn. Ông là khai quốc công thần của nhà Hậu Lê, được ban quốc tính, năm 1428 viết Bình Ngô đại cáo thiên cổ hùng văn, năm 1433 ông đã viết văn bia Vĩnh Lăng nổi tiếng khi Lê Lợi mất,.Tuy nhiên, năm 1442, toàn thể gia đình Nguyễn Trãi bị tru di tam tộc trong vụ án Lệ Chi Viên. Năm 1464, vua Lê Thánh Tông xuống chiếu giải oan cho ông. Ức Trai tâm thượng quang Khuê tảo (Lòng Ức Trai sáng như sao Khuê).
Dưới đây là năm bài thơ trong Những kiệt tác thơ văn Nguyễn Trãi và cảm nhận “Trời ban tối biết về đâu?” của Vũ Bình Lục
Yên Sơn sơn thượng tối cao phong
Tài ngũ canh sơ nhật chính hồng
Vũ trụ nhãn cùng thương hải ngoại
Tiếu đàm nhân tại bích vân trung
Ủng môn ngọc sóc sâm thiên mẫu
Quải thạch châu lưu lạc bán không
Nhân miếu đương niên di tích tại
Bạch hào quang lý đổ trùng đồng.
YÊN TỬ
Đề chùa Hoa Yên, núi Yên Tử Nguyễn Trãi
Non thiêng Yên Tử đỉnh kỳ phong
Trời mới ban mai đã rạng hồng
Vũ trụ mắt soi ngoài biển cả
Nói cười lồng lộng giữa không trung
Giáo trúc quanh chùa giăng nghìn mẫu
Cỏ cây chen đá rũ tầng không
Nhân Tông bảo tháp còn lưu dấu
Mắt sáng hào quang tỏa ánh đồng
(Bản dịch của Hoàng Kim)
Trên dải Yên Sơn đỉnh tuyệt vời
Đầu canh năm đã sáng trưng rồi
Mắt ngoài biển cả ôm trời đất
Người giữa mây xanh vẳng nói cười
Giáo ngọc quanh nhà giăng vạn khoảnh
D4i châu treo đá rũ lưng trời
Nhân Tông còn miếu thời nao đó
Thấy rõ đôi ngươi giữa ánh ngời (1)
(1) Tương truyền vua Trần Nhân Tông mắt có hai con ngươi
(Bản dịch của Khương Hữu Dụng)
Trên núi Yên Tử chòm cao nhất
Vừa mới canh năm đã sáng trời
Tầm mắt bao trùm nơi biển tận
Từng mây nghe thoảng tiếng ai cười
Rừng vươn giáo dựng tre nghìn mẫu
Đá rũ rèm buông nhũ nửa vời
Miếu cổ Nhân Tông hằng để dấu
Mắt còn trắng tỏa ánh đôi ngươi.
(Bản dịch của Lê Cao Phan)
Trên non Yên Tử chòm cao nhất,
Trời mới canh năm đã sáng tinh.
Vũ trụ mắt đưa ngoài biển cả,
Nói cười người ở giữa mây xanh.
Muôn hàng giáo ngọc tre gài cửa,
Bao dãi tua châu đá rủ mành.
Dấu cũ Nhân tôn còn vẫn đấy,
Trùng đồng thấy giữa áng quang minh.
(Bản dịch của nhóm Đào Duy Anh)
Nguồn: Nguyễn Trãi toàn tập, Đào Duy Anh,
NXB Khoa học xã hội, 1976
Trên non Yên Tử ngọn cao nhất
Chỉ mới canh năm sáng đỏ trời!
Ngoài vũ trụ xanh màu biển thẳm
Giữa mây biếc rộn tiếng người cười.
Cửa cài ngọc dựng, ken nghìn mẫu
Đá rũ châu rơi, rớt nửa vời!
Miếu cổ Nhân Tông di tích đó
Đôi mày sáng trắng rực hai ngươi!
(Bản dịch của Lâm Trung Phú)
NGÔN CHÍ
Am trúc, hiên mai ngày tháng qua
Thị phi nào đến chốn yên hà
Cơm ăn dù có dưa muối
Áo mặc nài chi gấm là
Nước dưỡng cho thanh, trì thưởng nguyệt
Đất cày ngõ ải luống ương hoa
Trong khi hứng động bề đêm tuyết
Ngâm được câu thần dững dưng ca
Tà dương bóng ngả thuở giang lâu
Thế giới đông nên ngọc một bầu
Tuyết sóc treo cây điểm phấn
Cõi đông giãi nguyệt in câu.
Khói chìm thuỷ quốc quyên phẳng
Nhạn triện hư không gió thâu
Thuyền mọn còn chèo chẳng khứng đỗ
Trời ban tối biết về đâu?
Thung mộc trùng trùng hải lãng tiền
Trầm giang thiết tỏa diệt đồ nhiên
Phúc chu thủy tín dân do thủy
Thị hiểm nan bằng mệnh tại thiên.
Họa phúc hữu môi phi nhất nhật
Anh hùng [3] di hận kỷ thiên niên.
Càn khôn kim cổ vô cùng ý,
Khước tại thương lang viễn thụ yên.
Dịch nghĩa : NGẮM BIỂN
Cọc gỗ lớp lớp trồng trước sóng biển
Xích sắt ngầm dưới sông cũng vậy thôi.
Thuyền bị lật mới tin rằng dân là như nước
Cậy đất hiểm cũng khó dựa, mệnh là ở trời.
Họa phúc có manh mối không phải một ngày
Anh hùng để mối hận mấy nghìn năm sau.
Lẽ của trời đất và xưa nay, thực là vô cùng
Vẫn là ở chỗ sắc nước bát ngát, cây khói xa vời
CỬA BIỂN
Lớp lớp cọc ngăn giữa sóng nhồi
Thêm ngầm dây sắt – uổng công thôi !
Lật thuyền, thấm thía dân như nước
Cậy hiểm, mong manh : mệnh ở trời
Hoạ phúc có nguồn, đâu bỗng chốc?
Anh hùng để hận, dễ gì nguôi?
Xưa nay trời đất vô cùng ý
Nơi sóng xanh cây khói tuyệt vời
Phù tục thăng trầm ngũ thập niên ;
Cố sơn tuyền thạch phụ tình duyên.
Hư danh thực họa thù kham tiếu ;
Chúng báng cô trung tuyệt khả liên.
Số hữu nan đào tri thị mệnh ;
Văn như vị táng dã quan thiên.
Ngục trung độc bối [1] không tao nhục ;
Kim khuyết hà do đạt thốn tiên ?
Dịch nghĩa THAN NỔI OAN
Nổi chìm trong phù tục đã năm chục năm,
Đành phụ tình duyên với khe và đá của núi cũ.
Danh hư mà họa thực, rất đáng buồn cười ;
Lắm kẻ ghét một mình trung, rất đáng thương hại.
Khó trốn được số mình, biết là vì mệnh ;
Tư văn như chưa bỏ, cũng bởi ở trời.
Trong ngục viết ở lưng tờ, khi không bị nhục ;
Cửa khuyết vàng làm thế nào mà đạt được tờ giấy lên ?
Dịch Thơ: THAN NỔI OAN:
Biển tục thăng trầm nữa cuộc đời
Non xưa suối đá phụ duyên rồi
Trung côi , ghét lắm, bao đau xót
Họa thực, danh hư , khéo tức cười
Số khó lọt vành âu bởi mệnh
Văn chưa tàn lụi cũng do trời
Trong lao độc bối cam mang nhục
Cửa khuyết làm sao tỏ khúc nhôi?
Bản dịch của Thạch Cam
Năm mươi năm thế tục bình bồng
Khe núi lòng cam bội ước chung
Cười nạn hư danh, trò thực họa
Thương phường báng bổ kẻ cô trung
Mạng đà định số, làm sao thoát
Trời chửa mất văn, vẫn được dùng
Lao ngục đau nhìn lưng mảnh giấy
Oan tình khó đạt tới hoàng cung.
Bản dịch của Lê Cao Phan
TRỜI BAN TỐI, BIẾT VỀ ĐÂU?
Vũ Bình Lục
(Về bài thơ NGÔN CHÍ – SỐ13 của Nguyễn Trãi)
Tà dương bóng ngả thuở giang lâu
Thế giới đông nên ngọc một bầu
Tuyết sóc treo cây điểm phấn
Cõi đông giãi nguyệt in câu.
Khói chìm thuỷ quốc quyên phẳng
Nhạn triện hư không gió thâu
Thuyền mọn còn chèo chẳng khứng đỗ
Trời ban tối biết về đâu?
Nguyễn Trãi sống cách chúng ta khoảng sáu trăm năm. Riêng nói về thơ Nôm, dẫu thất lạc sau thảm hoạ tru di năm 1442, cũng còn được hơn 250 bài. Có thể nói, Nguyễn Trãi đã dựng lên một tượng đài sừng sững bằng thơ, mà trước hết là thơ viết bằng ngôn ngữ dân tộc-Thơ Nôm. Chùm thơ “Ngôn chí” có rất nhiều bài hay, đọc kỹ, nghiền ngẫm kỹ mới thấy cái hay, bởi chữ Nôm cách nay sáu trăm năm, rất nhiều từ nay không còn dùng nữa, hoặc rất ít dùng. Phải tra cứu một số từ, một số điển tích, mới dần sáng tỏ một hồn thơ lớn, lớn nhất, trong lịch sử thơ ca Việt Nam!
Đây là bài Ngôn chí số 13, do những người biên soạn sách Tuyển tập thơ văn Nguyễn Trãi sắp xếp.
Hai câu đầu: Tà dương bóng ngả thuở giang lâu
Thế giới đông nên ngọc một bầu
Hai câu thơ đơn thuần chỉ là tả cảnh, đặc tả một buổi chiều, mà gam màu chủ đạo là màu vàng thẫm rất quen mà huyễn hoặc. Bóng chiều tà đã ngả, đang quấn lấy một ngôi lầu ở bên sông, hay đang trùm lên ngôi lầu bên sông một màu vàng thẫm. Nhưng có điều cần lưu ý, đây là ngôi lầu giành cho đàn bà con gái thuộc tầng lớp quý tộc giàu sang, trong một không gian rộng lớn và yên tĩnh, rất yên tĩnh. Câu tiếp theo mới thật diễm lệ: Thế giới đông nên ngọc một bầu. Vậy thế giới đông là gì? Theo điển dẫn, đông chính là khí tốt, khí thiêng của thế giới, của vũ trụ đông đặc lại mà thành phong cảnh đẹp như ngọc. Thế đấy! Còn như Bầu, cũng theo điển sách Đạo gia, kể rằng Trương Thân thường treo một quả bầu rất lớn, hoá làm trời đất, ở trong cũng có mặt trời mặt trăng, đêm chui vào đó mà ngủ, gọi là trời bầu, hay bầu trời cũng vậy…Quả là một bức tranh được vẽ bằng ngôn ngữ, rất xưa, tinh khiết và tráng lệ, dường như đã đạt đến mức cổ điển!
Đấy là hai câu thất ngôn. Hai câu tiếp theo, lại là lục ngôn, vẫn tiếp tục tả cảnh:
Tuyết sóc treo cây điểm phấn
Cõi đông giải nguyệt in câu.
Tuyết sóc, nghĩa là tuyết ở phương bắc (sóc) chả biết gieo xuống từ bao giờ, mà còn giăng mắc trên những cành cây như những bông hoa trắng muốt, như điểm phấn cho cây, trang trí làm đẹp cho cây. Có người bảo nước ta làm gì có tuyết, chỉ là ước lệ cho đẹp văn chương mà thôi. Nhưng họ nhầm đấy! Các tỉnh phía Bắc nước ta như Lào Cai, Hà Giang và chắc là còn một số nơi khác nữa ngày nay vẫn có tuyết, nhiều nữa kia. Vậy thì sao thơ văn ngày xưa các cụ ta nói đến tuyết, con cháu lại hàm hồ bác bỏ? Cách đây mấy trăm năm, sao lại không thể không có tuyết mà các cụ phải đi mượn của người? Phía bắc là tuyết, là hoa tuyết điểm phấn cho cây, thì Cõi đông giải nguyệt in câu. Phương đông in một giải lụa trăng vàng óng. Thế là cả một không gian rực rỡ sắc màu. Màu trắng của tuyết hoa tương ánh cùng màu vàng của ánh nguyệt in bóng nước, của chiều tà vàng thẫm, tạo một bức tranh vừa rộng vừa sâu, gợi một khoảnh khắc giao thoa hỗn mang rất nhiều tâm trạng.
Hai câu tiếp theo, vẫn cấu trúc bằng lục ngôn:
Khói chìm thuỷ quốc quyên phẳng
Nhạn triện hư không gió thâu
Bây giờ là sương khói trong chiều muộn. Cúi xuống nhìn dòng nước, thấy khói chiều in xuống mặt nước trong veo phẳng lặng. Quyên, từ cổ là mặt nước trong, do đó quyên phẳng nghĩa là mặt nước trong phẳng lặng, như thể nhìn rõ khói chiều đang chìm dưới đáy nước. Rõ là nước lộn trời, vàng gieo đáy nước, “Long lanh đáy nước in trời / Thành xây khói biếc, non phơi bóng vàng”. Có lẽ Nguyễn Du mấy trăm năm sau đã tiếp thu tinh thần của câu thơ Nguyễn Trãi mà sáng tạo lại trong Truyện Kiều câu thơ trên, khi mà tiếng Việt đã đạt đến độ nhuần nhuyễn và trang nhã chăng? Còn trên trời thì đàn chim nhạn đang xếp hình chữ triện mà mỏi mệt bay về rừng tìm chốn ngủ. Và gió nhẹ, thổi rỗng cả trời…
Cảnh chỉ là điểm xuyết, mà gợi nên bức tranh đủ sắc màu, rất sống động, và tiếp đó, nó như thể đang chuyển động dần về phía đêm tối, về phía lụi tàn.
Hai câu cuối, tác giả viết:
Thuyền mọn còn chèo chẳng khứng đỗ
Trời ban tối ước về đâu?
Con thuyền nhỏ nhoi (Thuyền mọn) của Tiên sinh, hay con thuyền của một vị khách nào đó, vẫn còn đang mải miết chèo trên sông, như chẳng muốn dừng lại. Trong nhập nhoạng bóng tà, con thuyền mọn như càng nhỏ bé hơn, chưa muốn, hay chưa tìm được nơi đỗ lại mà nghỉ ngơi, hay bởi vì Trời ban tối, ước về đâu, biết về đâu? Câu bảy thất ngôn, dàn trải thêm, biểu hiện sự buông thả, lửng lơ, phân vân… Câu tám bỗng đột ngột thu lại lục ngôn, như một sự dồn nén tâm sự.
Có bao nhiêu phần trăm sự thực trong bức tranh chiều tà bên sông lộng lẫy mà buồn? Có lẽ cũng chẳng nên đặt vấn đề cân đong cụ thể, bởi thơ nhìn chung là sản phẩm sáng tạo của trí tưởng tượng, thực và ảo hoà trộn đan xen. Hai câu kết của bài thơ xem ra mới thật sự là tâm điểm của bài thơ. Phải chăng, con thuyền mọn kia, chính là hình ảnh Ức Trai Tiên sinh, như con thuyền nhỏ bé ấy, đang một mình đi tìm bến đỗ, mà chưa tìm thấy nơi đâu là bến là bờ? Từ cái ngôn chí này, có thể ước đoán Ức Trai viết bài thơ này vào thời điểm quân Minh đang đô hộ nước ta, Ức Trai đang bị giam lỏng ở thành Đông Quan, chưa tìm được minh chủ mà đem tài giúp nước? Cũng có thể đây là thời điểm Nguyễn Trãi bị thất sủng, về ở ẩn tại Côn Sơn, trong hoàn cảnh chính sự trong nước đang rất đen tối, nhất là ở nơi triều chính. Nguyễn Trãi từ tin tưởng, đến nghi ngờ và thất vọng trước thực tại đau lòng: Biết bao trung thần bị hãm hại, còn lũ gian thần hiểm ác nổi lên như ong, nhũng lọan cả triều đình. Làm sao mà không bi quan cho được khi mà Trời ban tối, biết về đâu?
*
Lên non thiêng Yên Tử, tôi thành tâm đi bộ từ chùa Hoa Yên lúc nửa đêm để lên thấu đỉnh chùa Đồng lúc ban mai.Nguyễn Trãi bài thơ thần trên trang sách mở, lồng lộng giữa nền trời bình minh trên đỉnh cao phong Yên Tử. Tôi chợt tỉnh thức, thấm thía, thấu hiểu sự nhọc nhằn của đức Nhân Tông hội tụ minh triết Việt. Nguyễn Trãi kiệt tác thơ văn.”xưa nay trời đất vô cùng ý. Nơi sóng xanh cây khói tuyệt vời”.
Trăng rằm thương Lý Bạch
Ngẩng đầu nhớ cố hương
Quê mình mùa lụt bão
Vầng trăng thức đêm trường.
BÀI THƠ VIÊN ĐÁ THỜI GIAN
Hoàng Kim
Tôi chép hình ảnh vợ chồng anh Li Li Nghệ cùng với một số người bạn để nhận diện và lưu lại ký ức không nỡ quên. Những bậc cao nhân lưu lạc trong dân gian, may cho ai có duyên gặp gỡ và biết lắng đọng cho chính mình ngọc cho đời. Nhìn mái tóc trắng xóa của cu già đứng bìa tấm ảnh, tôi không hiểu sao lại chợt liên tưởng đến cụ già Cao Hạ thuở nhỏ và bài thơ ông Quán Lục Vân Tiên, trong sách thơ Nguyễn Đình Chiểu (*). “Thương ông Gia Cát tài lành,/ Gặp cơn Hán mạt, đã đành phôi pha./Thương thầy Đồng tử cao xa, /Chí thời có chí, ngôi mà không ngôi./ Thương người Nguyên Lượng bùi ngùi,/ Lỡ bề giúp nước lại lui về cày./ Thương ông Hàn Dũ chẳng may,/Sớm dâng lời biểu tối đày đi xa. /Thương thầy Liêm Lạc đã ra,/ Bị lời xua đuổi về nhà giáo dân. /Xem qua kinh sử mấy lần,/ Nửa phần lại ghét, nửa phần lại thương.”
Tôi thật thích lời bình của thầy Đặng Chương Ngạn đã viết thật chí lý: Thưa anh Đoàn Lê Giang, thưa anh Lê Nghị Li Li Nghệ.Tôi nghĩ trên cao xanh kia, cụ Nguyễn Du sẽ mỉm cười mãn nguyện, nếu biết sau 200 năm sau ngày cụ mất, ở hạ giới, có một cuộc thách đấu liên quan đến “ lời quê chắp nhặt” của cụ.Hai anh dù ai thắng thua, thì tất cả bạn yêu Kiều theo dõi cuộc thách đấu trong 2 ngày qua đều không thể không thán phục về kiến thức uyên thâm của hai đối thủ.Có thể có những người cao thủ ẩn danh nên chúng ta không được biết, nhưng qua tranh luận, có thể khẳng định :- Không ai sưu tầm được nhiều tài liệu về Kiều như Ts DLG và NNC Lê Nghị- Không ai tìm hiểu Kiều thấu đáo như hai vị…tại thời điểm này.
Hai ngày qua, những người theo dõi cuộc thách đấu đã đi từ ngạc nhiên này, đến ngạc nhiên khác …Những người yêu Kiều có một cơ hội hiếm để sưu tầm thêm tài liệu, để học hỏi thêm kiến thức, và tôi tin rất nhiều người yêu Kiều đã phải lục tìm trong thư viện những cuốn sách cũ đã bị bỏ quên để kiểm tra lại những gì mình đã học, đã đọc về Kiều Cuộc tranh luận của hai anh không phí thời gian, rất có ích cho Kiều và cho tất cả mọi người. Thắng hay thua, các anh cũng đã làm mới lại, làm sáng tỏ …rất nhiều vấn đề mà người yêu Kiều từng nghĩ tới nhưng không có cơ hội để thực hiện !
Cuộc tranh luận của các anh đã làm sáng tỏ về từ “ Lôi Châu” – một trong những vấn đề tranh cãi khởi phát sự thách đấu.Đến bây giờ, cuộc tranh luận vẫn chưa minh định được rõ ràng việc vịnh Kiều của Chu Mạnh Trinh, nhưng anh Đoàn Lê Giang đã mang ra một bằng chứng thuyết phục ở status mới nhất :Tạp chí Tri Tân trong số chuyên đề kỷ niệm Nguyễn Du (63, 9/1942)…Và ở tut này, anh DLG cũng đã tuyên bố ngưng việc tranh luận và tôi chưa thấy anh LN lên tiếng tiếp.
Các anh còn tranh luận hay không…là việc riêng của mỗi người, nhưng tôi thấy các anh đều xứng đáng để tôn trọng lẫn nhau và để cùng nói chuyện tiếp về Kiều trong tương lai…Tôi viết com cuối cùng này do hai anh đã tag vào chúng tôi chứng kiến. Tôi mong hai anh TS Kim Hoàng, TS. Nguyễn Hưu Sơn sẽ có ý kiên riêng cho cuộc tranh luận này…” (Tuyệt vời ! tôi đồng tình kết luận).
Tôi (HK) đồng tình với quan điểm hệ thống kiến thức mở, đi đến cùng sự thật, của giáo sư Phạm Trọng Chánh (mặc dù không phải ý nào của giáo sư cũng đúng): ” Nghiên cứu không phải là chuyện độc quyền của riêng ai, không phải chuyện người sau đánh đổ người trước để được nổi danh hơn mà người đi sau nối tiếp người trước , làm giải quyết những nghi vấn còn tồn đọng, làm cho việc nghiên cứu ngày càng phát triển, sáng tỏ”. Một lần nữa cảm ơn quý Thầy về cuộc tranh luận bổ ích này để người đọc rõ hơn ai là ai, Nguyễn Du và Truyện Kiều
Mấy năm trước, tôi được anh Phan Chí Thắng lặn lội từ Hà Nội tìm đến thăm ở góc khuất Trảng Bom Đồng Nai, sau đó hai anh em đi xe đò tìm về thăm những người bạn ở góc khuất Đức Linh.. Tôi thật thích những câu thơ của anh: Ta tìm gặp bạn đường xa/ Tưởng là thăm bạn hoá ra thăm mình. Đêm dài xoè một bình minh …’. Tôi đã nối vần và chép lại.
BÀI THƠ VIÊN ĐÁ THỜI GIAN
Phan Chí Thắng Hoàng Kim
Hình như gặp lại mới hương
Ngựa già máng cỏ nhớ đường cỏ hoa
‘Ta tìm gặp bạn đường xa
Tưởng là thăm bạn hoá ra thăm mình
Đêm dài xoè một bình minh…’ Hoa NgườiHoa Đấtân tìnhsớm đông.
Đá Đứng chốn sông thiêng tại Làng Minh Lệ quê tôi ở Nam Sông Gianh cùng với Thiên Thụ Sơn ở Huế và Núi Đá Bia Phú Yên và Văn Miếu Trấn Biên Đồng Nai với Thiên Cấm Sơn An Giang là năm dấu ấn Nam Tiến của người Việt để thống nhất giang sơn về một mối. Đá Đứng chốn sông thiêng có câu chuyện ông già mù Cao Hạ đã khuyên tôi đổi tên từ Hoàng Minh Kim sang Hoàng Kim. Ông đến nhà tôi để đền ơn cha mẹ tôi đã cứu vớt con ông. Sau này cha mẹ tôi mất sớm “không được hưởng lộc con” (mà chỉ theo con che chở cho con lập nghiệp phương xa) và gia đình tôi đang êm ấm trở nên lưu tán không nhà, đúng như “Hoành Linh vô gia huynh đệ tán”. Tôi đã lần lượt chép lại, để tiện theo dõi mời lần lượt đọc năm mục từ: 1) Làng Minh Lệ quê tôi; 2) Linh Giang Đình Minh Lệ; 3) Đứng chốn sông thiêng; Đợi nắng; Ta về với Linh Giang; Hoa Đất, Đất Mẹ vùng di sản; Nguồn Son nối Phong Nha; 4) Đất Mẹ vùng di sản; 5) Đá Đứng chốn sông thiêng; (tiếp theo kỳ trước).
Bạn Hoàng Minh Thuần ở TU Bình Thuận trao đổi tổng quát: Dạ anh. Em cũng nghĩ khai thác được tour du lịch sông nước kết hơp thắng cảnh từ Cầu sông Gianh lên Ba Đồn, Chợ Mới, bến Lội đền Bốn Miếu, bến chợ Troóc, Phong Nha – Kẽ Bàng, động Thiên Đường, động Sơn Đoòng chẳng khác gì thắng cảnh TRÀNG AN… là điều kiện thuận lợi để quê mình phát triển.
(Tôi xin kể tiếp)
– Không phải ngẫu nhiên mà Pháp chọn Đà Nẵng làm điểm khởi đầu trong kế hoạch đánh chiếm Việt Nam đâu. Có lý cả đấy ! Vì Kinh đô Huế nằm ở Bắc Hải Vân mà thế và lực với sự thông thuộc của Nhà Nguyễn chính là đất phương Nam trong khi Hoành Sơn Linh Giang Lũy Thầy lại là tuyến ba tầng thủ hiểm che chắn Kinh đô Huế ở mặt Bắc nên Pháp không chọn đánh Thanh Khê đó thôi – Nhưng Linh Giang chính là hiểm địa, bẻ đôi Việt Nam. Ông già mù nói
. Cụ nói đúng, Bố tôi lập tức nhỏm dậy. Vì tôi đã bị bắt đi đi lính Pháp để đưa sang đánh nhau bên Tây, đóng quân ở Đà Nẵng bên sông Hàn, sau đó tôi trốn theo Vệ Quốc Đoàn nên rất thông thuộc địa hình đó. Pháp nếu đứng chân được ở Đà Nẵng thì chẹn được mặt Nam, cô lập kinh thành Huế, mẹo ‘đánh rắn giập đầu’ rất mau thắng được dân Nam..
– Trận Đà Nẵng năm 1857 tụi Pháp thua. Cha tôi nói. – Vì tướng Nguyễn Tri Phương giỏi cầm quân, Ông ấy tránh đánh trực diện mà dùng phục binh, lập kế ‘đóng cửa đánh chó’ làm “vườn không, nhà trống” triệt hết đường tiếp tế của địch, cách ly và xử nghiêm tụi gián điệp đội lốt giáo sĩ, giáo dân. Ông lại cho đắp lũy kiểu như Lũy Thầy, bao vây chẹn họng địch ra biển, vây đánh trường kỳ không cần thắng nhanh, nên trận Đà Nẵng bên mình thắng Pháp phải chuyển vào đánh thành Gia Định, chiếm dần đất đai của mình từ phương Nam theo kiểu tằm ăn lá dâu.
– Ông giỏi sử thiệt. Cụ già khen.
– Tôi ít học nhưng rất thích đọc sách Tam Quốc. Cha tôi nói : – Tôi thông gia với ông mẹt Rịnh thường kêu thằng Kim đọc sách Tam Quốc cho tôi và ông Rịnh nghe. Hôm nào ông Rịnh hoặc ông Thìn đến chơi, tôi không khi nào không kêu thằng Kim đọc sách Tam Quốc và sách Kiều, đến mức nó thuộc và kể được đấy. Mẹ nó thì mê nhất Lục Vân Tiên kế đến Kiều và Phạm Công Cúc Hoa.
– Cháu đọc cho ông nghe một đoạn nào? Cụ già nói.
Tôi ngước mắt nhìn Mẹ, Mẹ tôi cười khuyến khích: – Con đọc đi
Tôi đọc đoạn ông quán trong thơ Lục Vân Tiên mà mẹ thích:
– Thương ông Gia Cát tài lành,
Gặp cơn Hán mạt, đã đành phôi pha.
Thương thầy Đồng tử cao xa,
Chí thời có chí, ngôi mà không ngôi.
Thương người Nguyên Lượng bùi ngùi,
Lỡ bề giúp nước lại lui về cày.
Thương ông Hàn Dũ chẳng may,
Sớm dâng lời biểu tối đày đi xa.
Thương thầy Liêm Lạc đã ra,
Bị lời xua đuổi về nhà giáo dân.
Xem qua kinh sử mấy lần,
Nửa phần lại ghét, nửa phần lại thương.
– Địch đánh vô Thanh Khê cửa Hác không dễ. Bố tôi miên man kể. Ông nhớ thời lính tráng của ông: – Tôi dự nhiều trân đánh Pháp cùng thời và cùng đơn vị với Lâm Úy. Tôi ở đại đội 2 tiểu đoàn 274 của ông Lê Văn Tri làm tiểu đoàn trưởng thuộc Trung đoàn 18. Tôi vô sinh ra tử nhiều trận cùng anh em. Chỉ tiếc là đến năm 1951 bị đau bệnh sốt rét phù thủng ngã nước quá yếu trong khi đơn vị thiếu thốn thuốc men chữa trị và điều kiện chăm sóc nên trên mới phải cho giải ngũ về quê. Nếu không thì tôi đến nay đã nhất xanh cỏ nhì đỏ ngực rồi.
– Ông Lê Văn Tri là người Cao Hạ cùng làng với tôi. Sau này ông làm tướng rất to Cụ gìa nói
– Trân Phú Trịch Là Hà, địa thế và cách dàn quân hai bên cũng lựa thế hiểm yếu như là trận Bạch Đằng. Voi trận của Đức Thánh Trần sa lầy ở Sông Hóa. Các trận địa phục kích cũng là các cồn tại các ngả ba sông hiểm yếu như Chợ Mới, La Hà Phú Trịch vậy. Lời thề trên sông Hóa “Chuyến đi này không thắng, ta thề không về lại nơi này!” của đức Thánh Trần cũng như lời thề quyết tử chiến của đội cảm tử 15 trận Phú Trịch La Hà đã chết như voi trận của đức Thánh Tràn chết vậy. Cha tôi nói
– Đá Đứng chốn sông thiêng Cầu Minh Lệ Rào Nan Bến Lội Đền Bốn Miếu là nơi rất rất hiểm. Ông già lại xuống giọng thầm thì. Ngã ba sông Chợ Mới là hiểm địa. Đá Đứng chốn sông thiêng là rất rất hiểm địa. Ông có biết vì sao đối diện Bến Lội Đền Bốn Miếu là động Ma Ca không? Thiêng lắm đấy, vì có quá nhiều người chết. Đây là nơi chính phân tranh từ nhiều đời. Thời Cao Vương lập đá Đứng bỏ bút thần. Thời Núi Đá Bia ngón tay minh sư thệ trời xanh bước qua lời nguyền chia cắt đấy. Giá máu xương cao lắm ! Chỗ cao giá hiểm nguy. Cụ già lặp lại.
Cụ già quay sang tôi, bắt tôi nhắc lại mấy lời khẩu quyết. Cao cát Mạc sơn / Sơn Hà Cảnh Thổ / Văn Võ Cổ Kim / Linh Giang thông đại hải / Ngũ Lĩnh tiếp Cao Sơn / Đình Bảng Cao Lao Hạ / Miếu cổ thủy sơn thần./ …. Mắt ông rất thành khẩn. Hốc mắt ông dường như có nước mắt. Người ông khoan thai thần bí và trầm tĩnh lạ lùng. Tôi cẩn thận lặp lại. Cha mẹ tôi im nghe và tỏ vẻ khuyến khích con. Cụ già nói chậm rãi: Ông bà thay tên cho ’em’ đi: Hoàng Kim tốt hơn Hoàng Minh Kim. Ông tánh trung trực nghĩa khí, bà tánh đức độ, hiền từ, nhà có phước đức, sẽ thành dòng họ lớn ở phương xa, con cháu có quý tử, nhưng ông bà không được hưởng lộc con, mà theo con hưởng phúc và bảo bọc che chở cho con cháu.
Cụ già dặn tôi “làm vàng ròng, ngọc cho đời, nên bớt sáng”. Đây là chuyện lạ của lời dặn thứ ba. Chuyện lạ đến mức anh hai Hoàng Ngọc Dộ đã quyết chọn Hoàng Kim làm tên gọi cho em từ lớp 10 sau khi cha mẹ mất và toàn gia lưu tán.
Tôi mồ cha mẹ từ nhỏ mất sớm. Thầy Nguyễn Khoa Tịnh khóc trên bục giảng Thầy tăng tôi cuốn sách Trần Hưng Đạo Binh Thư Yếu Lược với lời đề tặng từ tuổi thơ để tôi lưu lại Lời dặn của Thánh Trần và thầy viết bài thơ Em ơi em can đảm bước chân lên lưu những bài thơ tuổi thơ của chính tôi cho tôi. Tôi được anh trai Hoàng Ngọc Dộ và chị gái Hoàng Thị Huyền bảo bọc cưu mang từ nhỏ khi cha mẹ mất sớm, chị gái Hoàng Thị Huyên đã lấy chồng và anh trai Hoàng Trung Trực dấu chân người lính, bom đạn giữa chiến trường, Tôi gạt nước mắt ra đi, thề trước mộ cha mẹ theo Lời dặn của Thánh Trần với Lời thề trên sông Hóa. Thật xúc động ngày về quê tảo mộ tổ tiên Quảng Bình đất Mẹ ơn Người, trời đất tổ tông linh thiêng đã lặng thầm phù trợ,
BÀI THƠ VIÊN ĐÁ THỜI GIAN
Hoàng Kim Cụ là Người cẩn trọng sâu sắc minh thận cần (*)
Thủy vốn mạch sông nước có nguồn.
Chính Trung tiền hậu đổi nhau luôn.
Nụ cười Nghê Việt luôn đầy đặn.
Mai với Bồ Đề ẩn sau lưng.
Tóc nhuốm bạch kim phơi nắng hửng
Da pha hồng ngọc trãi mưa nhuần.
Hoa Người Hoa Đất vui thầy bạn.
Phước Đức mừng ai thắng tuổi trăm.
(*) Phan Chi 4 8 2020· TÔN NỮ MẸ TÔI Nếu họ tên người nam có hai chữ Tôn Thất, người nữ có Tôn Nữ thì những người này có quan hệ huyết thống với các chúa Nguyễn, họ gốc là Nguyễn Phúc mà người ta kỵ huý nên gọi chệch đi là Nguyễn Phước tộc. Quan hệ như thế nào, gần xa cấp độ mấy thì còn phải xét nhưng chắc chắn trong huyết quản họ có dòng máu chúa Nguyễn.Tôn Thất (chữ Hán: 尊室) (chữ 尊 vốn đọc là Tông, nhưng do kỵ tên huý vua Thiệu Trị nên đổi là Tôn) là họ được vua Minh Mạng đặt cho con cháu của các chúa Nguyễn từ ngài Nguyễn Hoàng đến ngài Nguyễn Phúc Thuần, mỗi chúa là hệ tổ của một hệ. Hệ bao gồm chúa và các anh em trai của chúa, hậu duệ của các hệ là hậu duệ của các anh em trai của chúa. Có tất cả 9 hệ nhưng có hai hệ là hệ 4 và hệ 6 không con nên không lưu truyền được. Họ Tôn Thất bà con xa với dòng Đế hệ, dòng làm Hoàng đế của Đại Nam, tính ra kể từ vua Gia Long. Không phải tất cả Tôn Thất, Tôn Nữ đều nổi tiếng hoặc làm to, đời trước nổi tiếng có các cụ Tôn Thất Thuyết, Tôn Thất Thiệp, đời nay có Nguyễn Minh Vĩ (Tôn Thất Vĩ), phó Chủ tịch Quốc hội, Tôn Thất Tùng giáo sư bác sĩ, Tôn Nữ Thị Ninh nhà ngoại giao, Phó giáo sư Tương Lai (Nguyễn Phước Tương hay Tôn Thất Tương) nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học, Tôn Thất Lập nhạc sĩ. Chế độ VNCH có một số trí thức, tướng lãnh là Tôn Thất.Tôi biết nhiều tôn thất tôn nữ sống và lao động như mọi người dân bình thường. Nét đặc biệt ngoại hình của họ là khuôn mặt dài, thông minh và nghiêm cẩn. Một cái gì đó quý tộc cho dù có rơi vào hoàn cảnh chân lấm tay bùn.Tôi biết hai người phụ nữ tên là Tôn Nữ Lệ Minh. Người thứ nhất là vợ nhà thơ Lưu Trọng Lư tôi chỉ biết sơ. Người thứ hai tôi biết rất kỹ vì người đó là mẹ tôi.Ông ngoại tôi Tôn Thất nên mẹ tôi Tôn Nữ. Mẹ sớm mồ côi cha, lớn lên trong vòng tay của đại gia đình bên ngoại (cụ ngoại tôi làm quan nhà Nguyễn), được hưởng sự giáo dục nề nếp gia giáo.Lớn lên lấy chồng, theo chồng ra Bắc, chịu mọi gian khổ thiếu thốn, Mẹ đã vượt qua tất cả cho chúng tôi có ngày hôm nay. Chúng tôi thừa hưởng ở Mẹ cái nhìn thẳng và tinh thần quý tộc theo nghĩa đẹp nhất của nó là luôn cố gắng làm người tử tế.Viết thêm:Họ “Công Tằng Tôn Nữ” được dùng cho các cháu gái bên nhà họ nội của các đời vua Nguyễn xuất phát từ thời Minh Mạng. Vua Minh Mạng (Tên húy: Nguyễn Phúc Đảm) đã định ra một chính hệ từ đời vua Gia Long trở về sau theo nguyên tắc sau: con cháu các chúa Nguyễn thì được xếp vào hệ Tôn Thất cho nam và Tôn Nữ dành cho nữ.Còn sự khác nhau giữa Tôn Nữ và Công Tằng Tôn Nữ là ở chỗ cách đặt tên theo thế hệ các con gái, cháu gái :Công Chúa : chị em vua Minh Mạng.Công Nữ : con của vua.Công Tôn Nữ : cháu của vua.Công Tằng Tôn Nữ : chắt của vua.Công Huyền Tôn Nữ : chít của vua.Huyền Tôn Nữ : dùng chung cho thế hệ này trở về sau .Nhưng cũng theo một số tài liệu thì Tôn Nữ được sử dụng chung cho thế hệ thứ 2 trở đi với ý nghĩa là chỉ cháu gái.Tôn Nữ Mẹ Tôi và tôi, Huế năm 1948:
Họ “Công Tằng Tôn Nữ” được dùng cho các cháu gái bên nhà họ nội của các đời vua Nguyễn xuất phát từ thời Minh Mạng. Vua Minh Mạng (Tên húy: Nguyễn Phúc Đảm) đã định ra một chính hệ từ đời vua Gia Long trở về sau theo nguyên tắc sau: con cháu các chúa Nguyễn thì được xếp vào hệ Tôn Thất cho nam và Tôn Nữ dành cho nữ.Còn sự khác nhau giữa Tôn Nữ và Công Tằng Tôn Nữ là ở chỗ cách đặt tên theo thế hệ các con gái, cháu gái :Công Chúa : chị em vua Minh Mạng.Công Nữ : con của vua.Công Tôn Nữ : cháu của vua.Công Tằng Tôn Nữ : chắt của vua.Công Huyền Tôn Nữ : chít của vua.Huyền Tôn Nữ : dùng chung cho thế hệ này trở về sau .Nhưng cũng theo một số tài liệu thì Tôn Nữ được sử dụng chung cho thế hệ thứ 2 trở đi với ý nghĩa là chỉ cháu gái.
CHUYỆN ĐỜI PHAN CHÍ THẮNG Hoàng Kim
tôi tìm lại những ký ức riêng trong ‘chuyện dài chưa đặt tên’ của anh Phan Chi Thắng để ứa nước mắt thấu hiểu giá của tình yêu thương ngày thống nhất. Xin anh được chia sẻ:
” Cô mất bốn năm rồi, yên nghỉ trong phần mộ anh em Tuân đã chuẩn bị từ trước, xây lăng trên đồi, cạnh lăng ông bà nội và lăng cha Tuân.
Con cháu, họ hàng đều ở xa, không ai tiếp quản căn nhà cổ và khu vườn rộng, Tuân bàn với những người có quyền thừa kế theo pháp luật hiến căn nhà và khu vườn đó cho chùa.
Không phải Tuân không tiếc ngôi nhà tuổi thơ của mình, tính ra cũng là một tài sản lớn. Nhưng hãy để nơi ấy thành một ngôi chùa bởi chắc chắn giờ này cô đã ở bên Phật”. (1)
HOA NGƯỜI
Hoàng Kim
Đầu xuân gặp bạn thật mừng vui
Rượu ngọt trà thơm sóng sánh mời
NƯỚC suối ban mai trong tựa ngọc
OANH vàng CÚC tím nắng xuân tươi.
MÂY TRẮNG quyện lưng trời lãng đãng
Thiên NGA từng cặp nhởn nhơ bay
Nhớ xưa CHIẾN SỰ vùng đất lửa
HÒA bình về lại Chứa Chan nay.
Gần mực thì đen
Gần đèn thì rạng
Chọn nơi mà ở
Chọn hay mà học
Chọn bạn mà chơi.
“Lênh đênh qua cửa Thần Phù
Khéo tu thì nổi, vụng tu thì chìm”
“Người trồng cây hạnh người chơi,
Ta trồng cây đức để đời về sau” (*)
(*) Ca dao cổ người Việt
CHUYỆN ĐỒNG DAO CHO EM Hoàng Kim
Đồng dao là chuyện tháng năm
Lời ru của mẹ Trăng rằm thảnh thơi
Biết tìm bạn quý mà chơi
Học ăn học nói làm người siêng năng
Hiểu nhàn biết đủ thời an
Thung dung minh triết thanh nhàn thảnh thơi
Người sung sướng biết sống vui
Những người hiếu hạnh được đời yêu thương.
Việc chính là học làm người
Khắc sâu nhân nghĩa nhớ đời đừng quên
Hiếu trung phải học đầu tiên
Đừng tham tưởng bở mà quên ân tình.
Đừng tưởng cứ đẹp là tiên
Cứ trên là sáng cứ tiền là xong
Đừng tưởng không nói là câm
Không nghe tưởng điếc, không trông tưởng mù
Đừng tưởng cứ trọc là sư
Cứ vâng là chịu cứ ừ là ngoan
Đừng tưởng có của là sang
Cứ im lặng tưởng là vàng nguyên cây.
Đừng tưởng cứ uống là say
Tai trâu đàn gẩy, lời hay ham bàn
Đừng tưởng giàu hết gian tham
Không thời chẳng vận, lạm bàn chuyện dân.
Đừng tưởng cứ mới là tân
Cứ hứa là chắc, cứ ân là tình
Đừng tưởng cứ thấp là khinh
Cứ chùa là tĩnh, cứ đình là to.
Đừng tưởng già hết hồ đồ
Cứ trẻ là chẳng âu lo buồn phiền
Đừng tưởng cứ quyết là nên
Cứ mạnh là thắng, cứ mềm là thua.
Đừng tưởng đã dấm là chua
Sấm rền là sẽ có mưa ngập trời
Đừng tưởng vui chỉ có cười
Buồn thì ủ rũ chỉ ngồi khóc than.
Đừng tưởng cứ lớn là khôn
Cứ bé là dại cứ hôn là chồng
Đừng tưởng bịa có thành không
Nhìn gà hóa cuốc lẫn ông với thằng.
Lúc vui tham bát bỏ mâm
Đến khi hoạn nạn tần mần bỏ đi
Đừng tưởng không nhất thì nhì
Phò thịnh sung sướng, giúp suy nghèo hèn.
Gặp trăng thì vội quên đèn
Hám tiền quên nghĩa đỏ đen lạc đường
Đừng tưởng giàu hết cô đơn
Cao sang hết ốm, gian tham hết nghèo.
Đừng tưởng cứ núi là cao
Cứ sông là chảy, cứ ao là tù
Đừng tưởng cứ dưới là ngu
Tham giành là được, thấy tu tưởng hiền.
Đừng tưởng cứ thấp là hèn
Cứ sang là trọng cứ tiền là xong
Đừng tưởng quan chức là rồng
Dân thường thấp cổ thì không biết gì.
Đời người lúc thịnh lúc suy
Lúc khỏe lúc yếu lúc đi lúc dừng
Đắng cay chua ngọt đã từng
Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau.
Ở đời nhân nghĩa làm đầu
Thủy chung sau trước tình sâu nghĩa bền
Học làm người việc đầu tiên
Hiếu trung phúc hậu đừng quên nối vần:
“Lênh đênh qua cửa Thần Phù
Khéo tu thì nổi, vụng tu thì chìm”
“Người trồng cây hạnh người chơi,
Ta trồng cây đức để đời về sau” (*) (*) Ca dao cổ người Việt
(1) xem thêm:
CHỌN PHỐ MÀ Ở!
Phan Chí Thắng
Chọn Trung Kính,
chớ dính Trung Liệt
Ở Hàng Bông thì ấm,
ở Hàng Mắm thì… thơm
Muốn lên quan ở Hàng Lọng,
muốn ấm họng ở Hàng Chai
Muốn sống dai ở Sinh Từ,
đừng bao giờ sống Tô Tịch
Muốn giàu sống Tràng Tiền,
muốn khỏe sống Đại Yên
Trẻ khỏe lên Thanh Niên,
lên tiên về Thọ Lão
Nhiều vàng mua Hàng Hòm,
thích áo quan sang Lò Sũ (Sũ là quan tài)
Phố Trần Phú lắm đại gia,
chợ Bắc Qua không thể ở
Thích ăn phở thì ra Hàng Hành,
thích đá banh ra Hàng Đẫy
Muốn làm quan to thì ở Hùng Vương,
thèm khói hương xin mời Quán Sứ
Muốn hay chữ hãy ở Tràng Thi,
giàu nhất nhì cứ chơi Hàng Bạc
Không thích mát xin mời Hoả Lò,
thích no mua nhà Hàng Gạo
Sống cầm hơi là đường Hàng Cháo,
không thích láo nháo cứ Đào Duy Từ
Thích làm thơ ra chợ Mơ sống tạm,
không thì tàm tạm là ngõ Tạm Thương
Háo ngọt cứ ở Hàng Đường,
khoái rượu ngon xin mời Hoàng Diệu
Ai ở Bà Triệu thì vú rất dài,
người ở Hàng Bài suốt ngày đánh bạc
Ở phố Thuốc Bắc không cần thuốc Tây,
dân phố Hàng Giầy không phải đi guốc
Những ai lo lụt về phố Hàng Bè,
Ai thích chắn che thì mua Hàng Cót
Gần chùa Trấn Quốc gọi bụt bằng anh,
ra phố Đường Thành mà buôn chè Thái
Thích đánh nhau mãi đã có Trường Chinh,
còn muốn thùng thình có ngay Hàng Trống
Khôn hồn muốn sống đừng leo Mỹ Đình (Mình Đĩ),
nếu sợ hổ rình chớ về Yên Thế
Chọn phố tưởng dễ, mà khó ra trò!
TRÍCH CHUYỆN DÀI CHƯA ĐẶT TÊN Phan Chí Thắng
Trong số hơn mười đứa cháu, đứa gọi bằng o (cô), đứa gọi bằng dì, có lẽ cô thương Tuân nhất. Không hẳn vì Tuân là đích tôn, không hẳn vì mấy đứa gọi cô bằng dì ở thành phố khác, ít gặp cô.
Cô thương Tuân vì cô thương cha anh nhất, thương người anh trai bỏ nhà đi kháng chiến chống Pháp rồi mang đứa con mới 5-6 tuổi ra Bắc, nơi ăn không đủ no, mặc không đủ ấm, “bảy tên Việt Cộng đu không gãy một cành đu đủ”.
Hôm Tuân cùng mẹ lên chiến khu rồi theo đường dây vượt rừng ra Bắc, cô ngồi nắm cơm cho vào mo nang. Không biết cô lỡ tay cho nhiều muối mè (muối vừng) hay nước mắt cô thầm nhỏ vào cơm mà Tuân ăn thấy mặn.
Cô tiễn cháu đi để rồi đêm đêm bí mật áp cái đài transito vào tai nghe đài Hà Nội với hy vọng may ra có chút tin tức gì về anh chị và cháu.
Năm 66 Tuân được đi Liên xô học đại học. Không biết đường dây nào đã báo tin cho cô, cô làm thịt con gà thắp hương cúng các cụ rồi mời hai ông bà dùng bữa. Ông hỏi có chuyện gì, cô nói thằng Tuân vừa đi Liên xô học 6 năm rồi.
Ông nhắm mắt, chắp tay niệm A Di Đà Phật, bà nội và cô ôm nhau khóc. Mâm cơm vẫn còn nguyên.
Hai mươi hai năm sau kể từ lúc lon ton chạy theo mẹ trốn lên chiến khu, đầu tháng 5 năm 75, Tuân tìm về làng thăm bà nội và cô. Ông nội mất đã lâu, hai bà con dựa vào nhau mà sống.
Các bà cô Tuân ai cũng đẹp và lấy chồng xa. Riêng cô không lấy chồng, ở lại phụng dưỡng cha mẹ.
Năm 75 cô còn khỏe, còn hái trái cây trong vườn mang ra chợ bán lấy tiền mua gạo, mắm muối.
Năm 85 là đỉnh điểm của nghèo khổ khó khăn. Cô mua ớt về đăm (giã) làm ớt bột gửi ra Hà Nội cho cháu. Ớt đựng trong lọ nhựa đen nguyên dùng đựng xà phòng kem. Cô già mắt kém súc lọ không kỹ, ớt toàn mùi xà phòng. Tuân đành đổ nguyên cân ớt bột xuống cống, xót xa công sức người cô già.
Một năm đôi ba lần Tuân về quê thăm bà và cô, từ khi bà nội mất cô sống một mình trong căn nhà cổ. Một mình trong khuôn vườn khá rộng kể cả tính theo tiêu chuẩn ở Huế.
Trẻ con hái trộm trái cây, bắt trộm chó. Cô không còn sức chăm bón mấy cây thanh trà (bưởi), khế, ổi, mãn cầu từng nuôi sống bà và cô. Vườn xác xơ như chính cô vậy.
Mỗi lần về quê Tuân đều dành dụm ít nhiều tiền đưa cô mua gạo.
Vậy mà cô chẳng tiêu đồng nào. Lần sửa mái ngói bị dột, thợ phát hiện có gói nilon bọc mấy chục triệu giấu dưới mái, Tuân vừa giận vừa thương cô. Không chịu ăn uống tẩm bổ, tiền để lại cho ai?
Người đàn bà không chồng không con về già khổ đủ đường. Không ai chăm sóc, không có ai để nhờ cậy đã đành, cơ thể chưa một lần “thay máu” nhiều bệnh hơn người thường.
Có lần Tuân về thấy tóc cô bù xù, móng tay dài cong queo, anh gọi thợ làm đầu vào gội đầu cắt móng tay cho cô.
Chấy nhiều quá, đen kịt cả mặt nước chậu thau đồng. Tuân cố không khóc.
Vậy mà cô cũng sống tới 95 tuổi. Cô sống được lâu thế chắc là nhờ muốn sống để trông coi ngôi nhà các cụ để lại và thay mặt tất cả con cháu ở xa và rất xa chăm lo việc hương khói các ngày giỗ chạp. Đã nhiều lần Tuân muốn đón cô ra Hà nội sống với gia đình Tuân để tiện chăm sóc cô nhưng cô không chịu. Cô không thể rời nơi cô đã gắn bó cả cuộc đời.
Khi cảm thấy mình quá yếu, không còn sống được bao lâu, cô dắt Tuân vào buồng, tay run run mở mấy lần khoá cái tủ gỗ xộc xệch có khi còn nhiều tuổi hơn cô:
– Đây là số tiền cô dành dụm cả đời, bây giờ cho cháu.
Nhìn đám giấy bạc cũ kỹ buộc chun làm thành nhiều gói bọc kỹ trong tờ giấy bao xi măng, Tuân không thể cầm lòng. Những tờ tiền Bảo Đại, tiền Việt Nam Cộng hoà, rồi tiền Giải phóng và các đợt tiền cụ Hồ, anh không biết nói sao. Tất cả đã không còn bao nhiêu giá trị.
Đặc biệt là xâu tiền đồng có lỗ vuông ở giữa. Chẳng để làm gì.
Người đàn bà không có công ăn việc làm, không có lương hưu, bao nhiêu năm tằn tiện để cho cháu số tiền khá lớn nay chỉ có thể coi là kỷ niệm.
Cô mất bốn năm rồi, yên nghỉ trong phần mộ anh em Tuân đã chuẩn bị từ trước, xây lăng trên đồi, cạnh lăng ông bà nội và lăng cha Tuân.
Con cháu, họ hàng đều ở xa, không ai tiếp quản căn nhà cổ và khu vườn rộng, Tuân bàn với những người có quyền thừa kế theo pháp luật hiến căn nhà và khu vườn đó cho chùa.
Không phải Tuân không tiếc ngôi nhà tuổi thơ của mình, tính ra cũng là một tài sản lớn. Nhưng hãy để nơi ấy thành một ngôi chùa bởi chắc chắn giờ này cô đã ở bên Phật.
(Viết trong ngày giỗ cô)
NGƯỜI EM CON CÔ RUỘT
Phan Chí Thắng
(Viết 30/4/2018)
Xét quan hệ bà con, An với Tuân rất gần. Mẹ hắn là em ruột cha anh. Nhưng khi anh sinh ra ở Huế thì hắn, con đầu của cô, đã năm sáu tuổi và sống bên nội của hắn ở thành phố khác, lớn lên anh em không biết mặt nhau, chỉ nghe cha mẹ nói rằng cô có mấy đứa con, trong đó có hắn.
Rồi anh theo cha mẹ ra Bắc. Đất nước chia làm hai miền, anh em hoàn toàn không biết gì về nhau.
Tháng 5 năm 1975, là một cán bộ nghiên cứu sau nhiều năm đằng đẵng học ở Liên xô, Tuân vào Nam công tác, ghé Nha Trang Thành thăm bà cô và mấy người em con cô – tất cả anh chưa hề gặp mặt. Cô nhận ra anh ngay, “cháu giống cha quá!”.
Mấy ngày đó anh không gặp An, vì hắn ở Sài gòn, có thể còn trốn hoặc đã ra trình diện. Cô và mấy em không nhắc đến hắn, mà anh cũng không hỏi.
Mãi sau này mới biết, hắn với cặp lon thiếu tá nhảy dù mũ đỏ phải đi cải tạo 7 năm, sau đó định cư ở Mỹ diện HO.
Hai anh em càng không có điều kiện gặp nhau. Thư từ cũng không.
Năm 2009 Tuân sang Mỹ chơi. Cô anh cùng các con, dâu rể và cháu đều đã định cư ở Cali. Tuân hẹn trước ngày đến thăm. Cô nói sẽ gọi các em tập trung đông đủ chào anh.
Với những người em khác Tuân đều đã gặp ở Việt Nam nên nói chuyện khá thoải mái. Riêng với An anh hơi rụt rè một chút. Hắn nhiều tuổi hơn nhưng lại là vai em. Thoạt nhìn thấy hắn anh đoán đây là người con đầu của cô. Anh tiến lại, chủ động bắt tay và nói bằng tiếng Anh “Rất vui gặp You!”
Tiếng Anh chỉ có You và Me, rất tiện trong trường hợp này.
Nghĩ cũng lạ, anh em cô cậu ruột mà già rồi mới gặp nhau. Hai anh em hai chiến tuyến, nay ngồi với nhau trên đất Mỹ.
Hắn tỏ ra kính cẩn với ông anh, một phần do lễ giáo, phần khác là kiểu dân võ biền thường tự ti trước những người có mác trí thức.
Hai anh em nói chuyện như cần phải nói. Nghĩa là không nói một cái gì cụ thể. Vì thế câu chuyện tự nhiên, không gò bó, tuy An có vẻ hơi kiệm lời.
Ăn cơm xong, cả nhà chụp hình kỷ niệm. Hắn tiến đến gần Tuân xin phép ra sân bay. Hắn phải bay 7 tiếng về bờ Đông để mai sớm có mặt ở sở làm việc.
Vậy là hắn đã mất từng ấy tiếng bay sang Cali chỉ để gặp ông anh.
Tuân nhìn thẳng vào hắn. Anh nhận ra cặp mắt và vầng trán hắn giống anh. Một nốt ruồi phía dưới đuôi mắt cũng giống như của anh. Hình như hắn cũng nhận ra những nét giống nhau giữa hai người.
Tuân nắm chặt tay hắn:
– Mừng nhất là chúng ta đã không gặp nhau trên chiến trường. Chúc chú khoẻ và hy vọng lần sau gặp lại sẽ có nhiều thời gian trò chuyện hơn.
– Cảm ơn anh. Chúc anh đi chơi vui!
Hắn rời đi, dáng người đàn ông an phận sau nhiều giông tố cuộc đời, không ai có thể đoán đó từng là viên thiếu tá chỉ huy nhảy dù.
Đêm đã khuya, chỉ còn hai cô cháu ngồi với nhau. Tuân ngắm cô. Vẫn cái trán ấy, đôi mắt ấy. Cô đã tám mấy rồi, linh cảm mách bảo đây là lần cuối cùng anh gặp cô. Xa xôi quá, khi cô nằm xuống anh không thể bay sang kịp.
Hình như cô cũng có cảm nghĩ như thế.
– Thằng An giống cháu hơn mấy đứa kia.
– Cháu cũng thấy vậy.
– Cả nhà mỗi mình nó giống bên ngoại.
Cô muốn kể cháu nghe một chuyện. Chuyện này thằng An chỉ kể cho cô nghe, từ năm 1971, tụi em nó cũng không được biết.
Năm đó nó chỉ huy đơn vị nhảy dù vào căn cứ nơi cơ quan lãnh đạo Việt Cộng tỉnh đóng. Nhiệm vụ của nó là bắt các cán bộ chủ chốt rồi phá hủy căn cứ. Nó đứng một chỗ, luôn miệng hò hét xua cấp dưới toả ra xăm tìm hầm bí mật.
– Chiến tranh mà cô, chuyện đó cũng bình thường. Tuân bình luận.
– Không bình thường đâu cháu, hãy nghe cô kể nốt.
Đơn vị nó hoàn thành nhiệm vụ. Đêm hôm đó nó về qua nhà và kể với cô là cả ngày con đứng trên miệng hầm của cậu để lính không đụng đến chỗ đó.
Là hầm của ba cháu đó. Tài liệu thám báo chỉ đích xác căn hầm của ba cháu. Thằng An biết và đã bảo vệ cậu.
Tuân lặng người, ngồi một lúc lâu mới hỏi:
– Thế ba cháu có biết em An cứu ổng không?
– Không, làm sao ông biết được?
– Thời gian đi học tập cải tạo nó có khai chi tiết này không?
– Không. Khai ra ai tin?
Tuân lại ngồi yên lặng. Phía xa, ngoài xa lộ, những chiếc xe hơi lao vút trong đêm.
Giờ này An bay đến đâu rồi, trên bầu trời nước Mỹ?
Số phận không cho hai anh em được gần nhau, được hiểu nhau hơn. Nhưng giờ Tuân đã hiểu. Số phận mỗi gia đình, mỗi dòng tộc nằm chung trong số phận éo le của đất nước. Anh em trong một nhà thành kẻ thù của nhau.
Song mối liên hệ thiêng liêng máu mủ không bao giờ gián đoạn. Chúng ta còn đến ngày nay, sau hơn ngàn năm chinh chiến, là nhờ chúng ta biết thương nhau hơn là giỏi chém giết?
Cha anh mất đã lâu rồi, An ạ. Ông không thể cảm ơn đứa cháu đã cứu mạng mình. Anh cũng sẽ không nói lời cảm ơn. Hiểu là một cách cảm ơn chân thành nhất!