Số lần xem
Đang xem 424 Toàn hệ thống 2110 Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết
Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
DẠY VÀ HỌC Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận
Norman Borlaug Lời Thầy dặn Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.
nhắm mắt lại đi em
để thấy rõ giấc mơ hạnh phúc
trời thanh thản xanh
đêm nồng nàn thở
ta có nhau trong cuộc đời này
nghe hương tinh khôi đọng mật
quyến rũ em và khát khao anh
mùi ngây ngất đằm sâu nỗi nhớ
một tiếng chuông ngân
thon thả đầu ghềnh
nhắm mắt lại đi em
hạnh phúc đâu chỉ là đích đến
hạnh phúc là con đường trãi nghiệm
vỗ về, chờ đợi, nhớ thương
nhắm mắt lại đi em
trong giấc mơ của anh
có em và rừng thiêng cổ tích
có suối nước trong veo như ngọc
có vườn trúc và ngôi nhà tranh
có một đàn trẻ thơ tung tăng
heo gà chó mèo ngựa trâu
nhởn nhơ trên đồng cỏ
tươi xanh
nhắm mắt lại đi em,
tận hưởng thú an lành.
Nhắm mắt lại đi em
Giấc ngủ ngoan
giấc mơ hạnh phúc
Em mãi bên anh,
Đồng hành với anh
Bài ca yêu thương
Bài ca hạnh phúc
Giấc mơ lành yêu thương
Nhắm mắt lại đi em
Giấc mơ cuộc đời
giấc mơ hạnh phúc
ngôi nhà tâm thức
Giấc mơ lành yêu thương
Có cánh cửa khép hờ
Có bãi cỏ xanh non.
Đất nước cây và hoa
Một khu vườn tĩnh lặng.
Chim sóc chó mèo gà
luôn quấn quýt sớm hôm.
Ban mai ửng
nghe chim trời gọi cửa.
Hoàng hôn buông
trăng gió nhẹ lay màn.
Ta về với ruộng đồng
Vui giấc mơ hạnh phúc
Vui một giấc mơ con Hoa LúaHoa NgườiHoa Đất
Giấc mơ lành yêu thương.
Người con gái Việt Nam
Mẹ ơi Bố khóc kìa
Tổ Quốc đỏ màu cờ
Mặt đất bừng sắc áo
Thơ tôi hòa thơ anh
Ngợi ca Mẹ Việt Nam
Người con gái Việt Nam
Kiên cường trong tâm bão
Có đôi mắt thầm lặng
Có đôi mắt biết ơn
Có đôi mắt yêu thương
Em tỏa sáng chính mình.
Không phải mình em vui
Không chỉ người thân khóc
Không riêng mẹ cha cười
Ai dân ta đều sướng
Việt Nam vui tỏa sáng
NGƯỜI CON GÁI VIỆT
thơ của anh Phan Chi
đã nói hộ bao người:
“Em là Huỳnh Như, Tuyết Dung, Thị Liễu
Em là Kiều, là Hằng, là Quỳnh, là Loan, những cái tên yểu điệu
Là Thảo, là Yến, Hồng Nhung
Mỹ Anh, Thanh Huyền, Ngọc Lê, Kim Thanh, Thuỳ Dung giống tên ca sĩ
Em còn có tên bình dị
Là Vạn, Tươi, Nhài
Những cô gái ra đồng làm ruộng
Lứa tuổi yêu đương hò hẹn
Em thui mình dưới nắng hè
Người ta tóc dài tha thướt đạp xe
Còn em căng mình tập luyện
Tối qua bao nhiêu người ngồi cạnh Ti Vi hô vào vào vào
Em chạy dưới sân mồ hôi mướt tóc
Đối phương chèn, đạp, đè, dập
Em đứng lên, chạy, ngã, đứng lên
Máu chảy bên đùi
Cô gái hay nàng tiên?
Khi bóng đá không còn là trò chơi
Khi quốc ca vang lên, những lá cờ vàng sao tung bay trên khán đài
Em không còn là diễn viên, ca sĩ
Em là người chiến sĩ
“Tiến lên, cùng tiến lên, nước non Việt Nam ta vững bền!”
Tôi đã khóc, cùng em, khi em tập tễnh lên bục cao nhận huy chương vàng
Em kiệt sức nhưng nếu cần phải thắng
Em lại xông lên như 120 phút đã qua
Tôi yêu em và yêu thêm đất nước ta
Đất nước có những người con gái
Như em đêm nay
Rồi em sẽ làm mẹ, làm bà
Sẽ sinh ra những đứa con đứa cháu
Giống em, trung hậu đảm đang anh dũng kiên cường
Cảm ơn em cô gái thân thương!“
HƯƠNG SEN VÙNG ĐỒNG THÁP
Hoàng Kim
Chúc mừng anh chị Tuyên
Gương sáng bạn nhà nông
Thân thiết với ruộng đồng
Những dâng hiến hiệu quả.
Hương sen vùng Đồng Tháp
Hạt ngọc nặng ân tình
Nơi Lấp Vò thầy Nguyễn
Phước đức đời lưu danh.
Bao người hiền ruộng lúa
Chọn đất lành cùng anh
Chén cơm ngon thân thiết
Việt Nam con đường xanh.
ĐỐI THOẠI VỚI THIỀN SƯ
Hoàng Kim
I
Vui việc thiện lắng nghe kinh
Ngắm hoa mai nở giữ mình thảnh thơi
Mới hay mọi việc trên đời
Thung dung phúc hậu là nơi tìm về.
II
Vu Lan năm nay muộn
Tháng nhuận ngày vắn dài
Trời đất gió Bắc thổi
Vần vũ mây gió hoài
Nắng mưa chuyện của trời
An nhiên vui khỏe sống
Thung dung ngày tháng rộng
Mai sớm thành rừng thôi
ĐỐI THOẠIVỚI THIỀN SƯ Hoàng Trung Trực
Vất bỏ ngoài tai mọi chuyện đời
Lòng không vướng bận dạ an thôi
Ráng vun đạo đức tròn nhân nghĩa
Huệ trí bùng khai tỏa sáng ngời
Lòng lộng đêm nghe tiếng mõ kinh
Bao nhiêu ham muốn bỗng an bình
Tâm tư trãi rộng ngàn thương mến
Mong cả nhân loài giữ đức tin.
Thượng Đế kỳ ba gíáo đô đời
Vô minh cố chấp tại con người
Thánh Tiên tùy hạnh tùy công đức
Ngôi vị thiêng liêng tạo bởi Người.
Vững trụ đức tin đạo chí thành
Vô cầu vô niệm bả công danh
Sớm hôm tu luyện rèn thân chí
Đạo cốt tình thương đức mới thành
BƯỚC TỚI THẢNH THƠI Hoàng Kim
Chân trần bước tới thảnh thơi
Trăng rằm cổ tích nhớ lời của Anh:
“Cảnh mãi theo người được đâu em Hết khổ hết cay hết vận hèn Nghiệp sáng đèn giời đang chỉ rõ Rồi đây cay đắng chẳng buồn chen”. (Hoàng Ngọc Dộ)
Đến chốn thung dung
Sống giữa thiên nhiên
Về với ruộng đồng
Tổ ấm Rồng Tiên
Trở lại với mình.
Bước tới thảnh thơi
Trăng rằm cổ tích
Giấc mơ hạnh phúc.
ĐẾN CHỐN THUNG DUNG Hoàng Kim
Thăm người ngọc nơi xa vùng tỉnh lặng
Chốn ấy non xanh người đã chào đời
Nơi sỏi đá giữa miền thiêng hoa cỏ
Thiên nhiên an lành, bước tới thảnh thơi.
Người rất muốn đi về trong tịch lặng
Quẳng lại sau lưng nhân thế muộn phiền
Ta đến chốn thung dung tìm hoa lúa
Rong chơi đường trần sống giữa thiên nhiên.
Tâm thanh thản buồn vui cùng nhân thế
Đời Đạo thịnh suy sương sớm đầu cành
Lòng hiền dịu và trái tim nhẹ nhõm
Kho báu chính mình phúc hậu an nhiên.
nhắm mắt lại đi em
để thấy rõ giấc mơ hạnh phúc
trời thanh thản xanh
đêm nồng nàn thở
ta có nhau trong cuộc đời này
nghe hương tinh khôi đọng mật
quyến rũ em và khát khao anh
mùi ngây ngất đằm sâu nỗi nhớ
một tiếng chuông ngân
thon thả đầu ghềnh
nhắm mắt lại đi em
hạnh phúc đâu chỉ là đích đến
hạnh phúc là con đường trãi nghiệm
vỗ về, chờ đợi, nhớ thương
nhắm mắt lại đi em
trong giấc mơ của anh
có em và rừng thiêng cổ tích
có suối nước trong veo như ngọc
có vườn trúc và ngôi nhà tranh
có một đàn trẻ thơ tung tăng
heo gà chó mèo ngựa trâu
nhởn nhơ trên đồng cỏ
tươi xanh
nhắm mắt lại đi em,
tận hưởng thú an lành.
Nhắm mắt lại đi em
Giấc ngủ ngoan
giấc mơ hạnh phúc
Em mãi bên anh,
Đồng hành với anh
Bài ca yêu thương
Bài ca hạnh phúc
Giấc mơ lành yêu thương
Nhắm mắt lại đi em
Giấc mơ cuộc đời
giấc mơ hạnh phúc
ngôi nhà tâm thức
Giấc mơ lành yêu thương
Có cánh cửa khép hờ
Có bãi cỏ xanh non.
Đất nước cây và hoa
Một khu vườn tĩnh lặng.
Chim sóc chó mèo gà
luôn quấn quýt sớm hôm.
Ban mai ửng
nghe chim trời gọi cửa.
Hoàng hôn buông
trăng gió nhẹ lay màn.
Ta về với ruộng đồng
Vui giấc mơ hạnh phúc
Vui một giấc mơ con Hoa LúaHoa NgườiHoa Đất
Giấc mơ lành yêu thương.
Người con gái Việt Nam
Mẹ ơi Bố khóc kìa
Tổ Quốc đỏ màu cờ
Mặt đất bừng sắc áo
Thơ tôi hòa thơ anh
Ngợi ca Mẹ Việt Nam
Người con gái Việt Nam
Kiên cường trong tâm bão
Có đôi mắt thầm lặng
Có đôi mắt biết ơn
Có đôi mắt yêu thương
Em tỏa sáng chính mình.
Không phải mình em vui
Không chỉ người thân khóc
Không riêng mẹ cha cười
Ai dân ta đều sướng
Việt Nam vui tỏa sáng
NGƯỜI CON GÁI VIỆT
thơ của anh Phan Chi
đã nói hộ bao người:
“Em là Huỳnh Như, Tuyết Dung, Thị Liễu
Em là Kiều, là Hằng, là Quỳnh, là Loan, những cái tên yểu điệu
Là Thảo, là Yến, Hồng Nhung
Mỹ Anh, Thanh Huyền, Ngọc Lê, Kim Thanh, Thuỳ Dung giống tên ca sĩ
Em còn có tên bình dị
Là Vạn, Tươi, Nhài
Những cô gái ra đồng làm ruộng
Lứa tuổi yêu đương hò hẹn
Em thui mình dưới nắng hè
Người ta tóc dài tha thướt đạp xe
Còn em căng mình tập luyện
Tối qua bao nhiêu người ngồi cạnh Ti Vi hô vào vào vào
Em chạy dưới sân mồ hôi mướt tóc
Đối phương chèn, đạp, đè, dập
Em đứng lên, chạy, ngã, đứng lên
Máu chảy bên đùi
Cô gái hay nàng tiên?
Khi bóng đá không còn là trò chơi
Khi quốc ca vang lên, những lá cờ vàng sao tung bay trên khán đài
Em không còn là diễn viên, ca sĩ
Em là người chiến sĩ
“Tiến lên, cùng tiến lên, nước non Việt Nam ta vững bền!”
Tôi đã khóc, cùng em, khi em tập tễnh lên bục cao nhận huy chương vàng
Em kiệt sức nhưng nếu cần phải thắng
Em lại xông lên như 120 phút đã qua
Tôi yêu em và yêu thêm đất nước ta
Đất nước có những người con gái
Như em đêm nay
Rồi em sẽ làm mẹ, làm bà
Sẽ sinh ra những đứa con đứa cháu
Giống em, trung hậu đảm đang anh dũng kiên cường
Cảm ơn em cô gái thân thương!“
Câu chuyện ảnh tháng 12 NẮNG ĐÔNG
Hoàng Kim
Hạnh phúc đơn sơ sao đẹp thế
Ngắm hoa nhớ buổi nắng đông về
Yêu sao ngày mới chờ xuân tới
Đông lạnh ta còn mãi miết đi.
Đạo đức niềm tin và lối sống
Nhớ lời Hưng Đạo dặn dò vua
Đường xuân vui bạn quên ngày tháng
Nắng hửng ban mai gió lạnh về
Người rất muốn đi về trong tịch lặng
Quẳng lại sau lưng nhân thế muộn phiền
Ta đến chốn thung dung tìm hoa lúa
Rong chơi đường trần sống giữa thiên nhiên.
Tâm thanh thản buồn vui cùng nhân thế
Đời Đạo thịnh suy sương sớm đầu cành
Lòng hiền dịu và trái tim nhẹ nhõm
Kho báu chính mình phúc hậu an nhiên.
Người khôn về chốn đông người
Cái nhìn thì mỏng cái cười thì nông
Ta vui về với ruộng đồng
Để gieo tục ngữ để trồng dân ca.
Thỏa thuê cùng với cỏ hoa Thung dung đèn sách, nhẫn nha dọn vườn
Mặc ai tính thiệt so hơn
Bát cơm gạo mới vẫn thơm láng giềng
Thiên nhiên là thú thần tiên
Chân quê là chốn bình yên đời mình
Bạn hiền bia miệng anh linh
Thảnh thơi hưởng trọn ân tình thế gian.
Nước trong ngập ánh trăng vàng
Ta ra cởi bỏ nhọc nhằn âu lo
Lợi danh một thực mười hư
Trăm điều ước vọng chỉ phù du thôi.
Thung dung thanh thản cuộc đời
Tình quê bồi đắp về nơi sâu đằm
Ta vui hạnh phúc trăm năm
Chọn tìm giống tốt đêm nằm chiêm bao.
TA VỀ TRỜI ĐẤT HỒNG LAM Hoàng Kim
Ta về trời đất Hồng Lam
Bâng khuâng bước dưới trăng vàng lộng soi
Ngực trần chạm tới thảnh thơi
Nghe lưng thấu đến bồi hồi đất quen.
Linh miêu chốn Tổ Rồng Tiên
Quấn quanh trao gửi nổi niềm Thái Sơn
Hỡi ai là kẻ phi thường
Đỉnh chung dâng nén tâm hương nhớ Người.
VỀ LẠI CHÍNH MÌNH Hoàng Kim
Mình về với chính mình thôi
Ở nơi bếp núc nói lời yêu thương
Hành trình của chính linh hồn
Giấc mơ hạnh phúc con đường tình yêu.
Thênh thênh đồng rộng trời chiều
Nụ cười mãn nguyện bao điều ước mong
Dẫu rằng xuân đến tự xuân
Vượt qua đông lạnh đã dần sương tan.
Lời nguyền cùng với nước non
Hiếu trung trọn nghĩa lòng son vẹn tình
Yêu thương phúc hậu hi sinh
Đường xuân chung lối hương linh muôn đời.
CHÙA GIÁNG GIỮA ĐỒNG XUÂN
Hoàng Kim
Nơi cổ tự mây lành che xóm vắng
Viên Minh xưa chùa Giáng ở đây rồi
Bụt thư thái chim rừng nghe giảng đạo
Trời trong lành gió núi lắng xôn xao.
Nhớ Pháp Chủ người hiền Thích Phổ Tuệ
Viên ngọc lành tính sáng gửi tin yêu:
“Mưa thuận gió hòa chăm bón đúng
Nhân tươi quả tốt được thu nhiều”
Thương hạt ngọc trắng ngần vui Bạch Ngọc
Phước nhân duyên thơm thảo học làm người
“Thơm hương lúa ngậm đòng chăm bón đúng
Mưa thuận gió hòa nhân quả tốt tươi”
Ngát hương sen lồng lộng bóng trúc mai
Đồng xuân đất lành trời xanh bát ngát
Hoa Đất, Hoa Người tổ tiên phước đức
Con biết ơn Người hiếu thảo ghi ơn …
PHÁP TRẦN, QUAY ĐẦU LÀ BỜ Thích Thanh Từ (Sư Ông Trúc Lâm)
Trong nhà thiền thường nói, khi ngộ đạo rồi mắt thấy như mù, tai nghe như điếc. Như mù nhưng không phải mù, như điếc nhưng không phải điếc. Giả sử chúng ta đi chợ, nghe người ta xôn xao đủ thứ, nhưng mình không dính, không chú ý. Khi về người nhà hỏi: “Bữa nay đi chợ thấy cái gì?” Mình nói: “Không thấy gì hết”. Nhưng sự thật mình có thấy không? Có thấy nhưng không dính thành ra như không thấy. Còn nếu ta để tâm vào việc gì thì khi được hỏi, mình liền trả lời: “Thấy thế này, thế kia”. Đó là ta đã tích lũy vào pháp trần trong tâm rồi.
Cho nên việc tu có nhiều điểm rất hay mà chúng ta không biết. Như ra đường bị ai nói xúc phạm tới danh dự mình, về nhà ít nhất ta cũng kể lại với người thân nghe. Kể một người nghe mình cũng chưa vừa lòng, phải kể cho người này người kia nghe chừng một trăm lần, như vậy mình đã thuộc lòng trong ký ức sâu quá rồi. Vì vậy khi ngồi thiền nó trồi lên, bỏ được một lát nó trồi lên nữa. Đó là vì chúng ta đã ghi nhớ quá sâu đậm.
Giống như lúc còn bé đi học, mỗi khi muốn thuộc bài, mình phải đọc tới đọc lui nhiều lần mới thuộc. Đem vô sâu là do ôn tới ôn lui nhiều lần. Lỡ nhớ rồi, khi muốn quên cũng phải tập bỏ thường xuyên mới quên được, không có cách nào khác hơn. Vậy mà vừa có chuyện buồn, chuyện giận là chúng ta đem ra kể liền. Gặp ai kể nấy, kể hoài như vậy quên sao được. Khi ngồi thiền nó trồi lên lại than: “Khổ quá! Con tu khó”. Khó là tại ai? Tại mình chứ tại ai, tích lũy nhiều thì nó trồi lên nhiều.
Bây giờ chúng ta thấy chỉ thấy, không thèm quan tâm chú ý gì cả. Thấy tất cả mà tâm không giữ, không dính thì tu dễ không khó. Nếu tu là tìm cái gì ở đâu xa thì khó, đằng này nó đã sẵn nơi mình rồi, chỉ quay lại là hiện tiền. Chúng ta không thấy được cái chân thật là do pháp trần đầy cứng bên trong, nên quay lại thấy toàn tạp nhạp.
Những giờ ngồi thiền là những giờ quay lại, mình thấy pháp trần lăng xăng lộn xộn nên nói thấy loạn tưởng nhiều quá. Thấy loạn tưởng nhiều là tu tiến nhiều. Vì ngày xưa, mỗi khi chúng dấy lên mình chạy theo nên không thấy chúng, bây giờ chúng dấy lên mình biết liền bỏ, đó là tu tiến. Tuy nó còn nhưng mình đã làm chủ được chút chút. Hồi xưa nó dẫn mình chạy theo hoàn toàn, bây giờ nó trồi lên mình từ chối không theo, đó là tiến rõ ràng. Nhưng nhiều khi Phật tử thấy nó rồi sợ, tu gì mà vọng tưởng quá chừng. Sự thật có tiến, tiến từng bước, chứ không phải không tiến.
Bước tiến tiếp theo là ngoài giờ ngồi thiền, khi tiếp xúc với mọi cảnh mọi vật, chúng ta thấy biết rõ ràng nhưng bỏ qua, không chú tâm, đó là ta tu trong mọi lúc mọi nơi. Không phải tay lần chuỗi, thân tọa thiền mới tu. Lần chuỗi tọa thiền mà ai động tới liền la hét là không phải tu. Người không tỏ vẻ tu hành gì hết, nhưng đi đứng tự nhiên thoải mái, ai nói gì thì nói, bỏ qua không để lòng, ấy mới thật là chân tu.
Nhiều khi chúng ta như điên khùng với nhau. Thí dụ mình tưởng mình thông minh, sáng suốt, nhưng ai vừa nói “Chị ngu quá!”, mình liền la đông đổng lên, để nói rằng ta không ngu. Nhưng thật ra như vậy là đã chứng tỏ mình đang ngu. Nếu không ngu, ta chỉ cười, nói: “Phải, tôi ngu” Nói vậy còn gì nữa để la, thì đâu có khổ. Vậy mà ai nói mình ngu liền cự lộn, rồi đủ thứ chuyện thưa kiện … có khổ không? Thế là cả hai đàng đều khùng điên với nhau hết.
Những chuyện hết sức nhỏ như vậy, nhưng mình không biết tu, nên cứ tích lũy trong tâm thành ra sanh bệnh. Bây giờ muốn bỏ, chúng ta phải gỡ lần những thứ đó, từ từ ngồi thiền sẽ được nhẹ nhàng yên ổn. Ai nói gì mình cũng cười. Đức Phật ngày xưa bị Bà la môn theo sau mắng chửi, Ngài im lặng không nói, không nhận, thế mà Bà la môn phải chịu phép, không dám mắng chửi nữa, khỏe khoắn làm sao.
Phật là bậc giác ngộ nên thấy người mê Ngài thương, không phản đối, không chống cự gì cả nhưng lại nhiếp phục được họ. Còn chúng ta bây giờ nghe nói một câu không vừa lòng liền phản đối, chống cự, rốt cuộc càng thêm lớn chuyện. Như vậy ta cùng những người mê kia, không hơn không kém, phải không? Mình là người tỉnh thì phải hơn kẻ mê. Họ nói bậy mình chỉ cười thôi thì không xảy ra chuyện gì hết. Như vậy có khỏe không ?
Cho nên người biết tu xả bỏ hết những gì không quan trọng. Quan trọng là đừng để sáu trần lôi dẫn đi, phải quay về với cái chân thật của chính mình. Cái chân thật ấy ai cũng có nhưng vì vọng tưởng che lấp nên mình không nhận ra. Cho nên Thiền sư Nam Tuyền Phổ Nguyện nói, người tu thiền như con ngỗng chúa uống sữa chừa nước lại. Câu nói nghe muốn bể cả đầu! Làm sao mà uống sữa chừa nước được? Hai thứ ấy hòa lẫn nhau, lọc thế nào ?
Những câu như vậy, tôi cũng mất nhiều năm lắm mới thấy rõ ý nghĩa của nó. Cái gì là sữa?. Cái gì là nước ? Vọng tâm và chân tâm nơi mình hòa lẫn nhau, không phải một cũng không phải hai. Vậy làm sao để lọc chân tâm ra khỏi vọng tâm? Ở đây, chúng ta chỉ cần khéo một chút là thấy liền. Cái biết trong sáng hiện tiền đó là sữa, còn cái biết lăng xăng lộn xộn là nước. Cái biết lăng xăng lộn xộn thì chúng ta không theo, chỉ sống với cái biết yên tĩnh, trong sáng. Đó là mình đã loại nước, uống sữa. Được thế ta là ngỗng chúa.
Những giây phút yên tĩnh, chúng ta ngồi chơi không nghĩ gì hết. Lúc đó tai vẫn nghe, mắt vẫn thấy mà không nghĩ suy điều chi. Như vậy cái biết đó mình đã có sẵn, nhưng vừa dấy nghĩ cái này cái nọ liền quên mất cái biết hằng hữu. Bây giờ chỉ cần không chạy theo các thứ xao động thì nó hiện tiền. Nếu chúng ta đừng đuổi theo những gì mắt thấy, tai nghe, mũi ngửi, lưỡi nếm … ăn cứ ăn uống cứ uống, làm tất cả việc mà đừng dính, nếu không phải Phật thì ít nhất mình cũng là Bồ tát con rồi.
Vì vậy không dính với sáu trần là biết quay đầu, còn dính với sáu trần là đã lao đi trong sanh tử, không có gì khó khăn hết. Trong nhà thiền có câu chuyện của anh hàng thịt, khi nghe một câu nói của vị Thiền sư, liền tỉnh ngộ và làm bài kệ:
Tạc nhật dạ xoa tâm
Kim triêu Bồ tát diện
Dạ xoa dữ Bồ tát
Bất cách nhất điều tuyến.
Dịch:
Hôm qua tâm dạ xoa
Bữa nay mặt Bồ tát
Dạ xoa và Bồ tát
Không cách một đường tơ.
Bồ tát và Dạ xoa chỉ cách nhau ở một cái nhìn. Nhìn ra là mê, xoay lại là giác, dễ như trở bàn tay, không có gì ngăn cản hết. Vậy mà chúng ta làm không nổi, cứ ì ạch hoài. Thiền đặc biệt ở chỗ đó, nhưng vẫn phù hợp với những gì Phật dạy ngày xưa. Tôi sẽ dẫn kinh để chứng tỏ điều này.
Trong kinh A Hàm kể lại, một hôm, sau thời tọa thiền trong rừng, Đức Phật xả thiền ngồi chơi tự tại. Chợt Ngài thấy có một con rùa bò về phía mình, phía sau con dã can đuổi theo định cắn đuôi con rùa, con rùa liền rút đuôi vào trong mai. Dã can chụp lấy chân, con rùa liền rút chân vào trong mai. Cứ như vậy dã can chụp cắn tứ tung, rùa cũng rút hết các bộ phận vào trong mai. Con dã can chụp hoài không được bèn bỏ đi.
Kết thúc câu chuyện, Phật nói: “Người tu cũng thế, nếu biết giữ sáu căn không cho chạy theo sáu trần thì không có ma vương nào bắt được”. Còn nếu chạy theo sáu trần bị nó cắn đứt đầu đứt cổ. Chuyện thật là hay.
Thêm một câu chuyện nữa. Phật kể trong một đàn khỉ, có con khỉ nhỏ đi sau đàn thấy mấy con lớn đi trước ăn nhiều trái cây ngon, còn mình thiệt thòi quá. Nó bèn tách đàn, đi một mình để được ăn ngon. Khi thấy miếng mồi ngon, nó liền đưa tay chụp, không ngờ đó là cái bẫy nhựa, nên tay nó bị dính nhựa. Nó liền đưa tay kia gỡ nên tay kia bị dính luôn. Con khỉ liền lấy chân phải quào, chân phải dính; lấy chân trái quào, chân dính luôn. Nó quật cái đuôi để gỡ, đuôi cũng dính. Cuối cùng còn cái miệng, nó liền đưa miệng cạp, thế là miệng dính luôn. Như vậy tổng cộng sáu bộ phận đều dính nhựa hết. Gã thợ săn chỉ cần tới lượm con khỉ bỏ vô giỏ là xong.
Phật nói: “Cũng vậy, nếu người nào sáu căn dính với sáu trần, cũng như con khỉ kia để sáu bộ phận dính với nhựa, người đó sẽ bị ma vương dẫn đi dễ dàng, không nghi ngờ”. Như vậy Phật dạy chúng ta tu như thế nào? Là giữ sáu căn đừng cho dính mắc với sáu trần. Đây là một lẽ thật chứ không phải tưởng tượng. Đó là tôi đã dẫn trong kinh A Hàm.
Đến kinh Kim Cang, Lục Tổ ngộ được từ câu: “Bất ưng trụ sắc sanh tâm, bất ưng trụ thanh, hương, vị, xúc, pháp sanh tâm; ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm”, tức là không dính mắc vào các trần mà sanh tâm Bồ đề. Tâm Bồ đề là tâm thanh tịnh, không dính mắc thì tâm Bồ đề hiện tiền. Còn dấy niệm là tâm sanh diệt. Sau khi ngộ rồi, Lục Tổ thốt lên: “Đâu ngờ tâm mình xưa nay thanh tịnh!. Vì thanh tịnh nên không sanh diệt, còn loạn tưởng là tâm sanh diệt. Ngay đó Ngũ Tổ truyền tâm ấn và trao y bát cho ngài.
Sự tu chẳng có gì lạ hết. Phật Tổ không hai đường, chỉ vì phương tiện truyền bá khác nhau thôi. Thấy như vậy, hiểu như vậy, chúng ta mới nhận ra việc tu không phải chuyện quanh co, khó khăn, mà trái lại rất đơn giản. Ngài Lâm Tế nói: “Đâu ngờ Phật pháp của Hoàng Bá rất ít”, nghĩa là rất đơn giản. Cho nên trọng tâm của việc tu là nghe và hiểu được ý Phật dạy, rồi ứng dụng thực hành. Đó mới là người biết tu.
Thơ Thiền Thích Nhất Hạnh
CẦU HIỂU, CẦU THƯƠNG
Thích Nhất Hạnh (Sư Ông Làng Mai)
Lắng lòng nghe tiếng gọi quê hương
Sông núi trông ra đẹp lạ thường
Về tới quê xưa tìm gốc cũ
Qua rồi cầu Hiểu, tới cầu Thương.
Tôi (Hoàng Kim:) nghe nói ‘ đạo Phật dấn thân’ “Có một đạọ Phật như thế” (lời Bùi Tín) với Làng Mai của thiền sư Thích Nhất Hạnh có những điểm dị biệt nên chính quyền hai phía xưa và nay chưa thực lòng ủng hộ. Tôi không chấp nhân Bùi Tín và các vị mưu toan ‘li tâm’ xa rời đường sống của dân tộc, nhưng dẫu vậy sự thực hành các thức chánh niệm: ”Từng bước chân thảnh thơi”, ”An lạc ngay lúc này”, ”Vui với từng hơi thở”, ”Bụt ở ngay trong ta” “Thơ thiền Thích Nhất Hạnh” là những tuyệt phẩm Phật học thật đáng đọc lại và suy ngẫm.
Thơ Thiền Thích Giác Tâm
VỀ TRONG TỊCH LẶNG
Thích Giác Tâm Chua Buu Minh
Ta rất muốn đi về trong tịch lặng.
Quẳng lại sau lưng nhân thế muộn phiền
Lòng thao thức Đạo Đời luôn vướng nặng
Mũ ni che tai, tâm lại hóa bình yên.
Đời chộn rộn sao còn theo chộn rộn?
Đạo hưng suy ta mất ngủ bao lần.
Đời giả huyễn thịnh suy luôn bề bộn.
Đạo mất còn ta cứ mãi trầm ngâm.
Vai này gánh cho vai kia nhẹ bớt .
Tìm tri âm ta nặng bước âm thầm.
Sợi tóc bạc trên đầu còn non nớt.
Tháng năm nào ta thấy lại nguồn tâm?
Trong tâm thức của mỗi người đều có một quê hương riêng. Có người coi trái đất là quê hương mình, có người coi Tổ Quốc mình là quê hương mình, có nguời coi Tỉnh mình là quê hương mình, có người coi nơi mình chôn nhau rốn là quê hương mình. Tâm tôi không to rộng, nên tôi chỉ coi phố núi Pleiku là quê hương mình. Quê hương với bao ân tình kỷ niệm, ngồi bên tách cà phê, nhắm mắt lại là từng con người, dãy phố, con đường ở Pleiku hiện ra.
Nhắc đến cà phê, chúng ta vô cùng cảm ơn, nhớ ơn Đức Phật, hai ngàn sáu trăm năm trước Ngài đã không cấm đệ tử mình uống cà phê, Ngài chỉ cấm uống rượu và các thức uống gây say khác. Bởi Thầy mình không cấm, nên ngày hôm nay các Tăng sĩ phật giáo ngồi nhâm nhi ly cà phê công khai, chứ nếu Phật cấm thì không công khai được đâu, chỉ tìm cách uống lén thôi.
Diện tích trồng cà phê ở Pleiku – Gia Lai chỉ thua Đắc Lắc – Buôn Mê Thuột, và có lẽ cà phê ở Pleiku không ngon bằng cà phê Ban Mê Thuột, có thể do chất đất, có thể do cách sao tẩm, chế biến chưa đạt đến đỉnh cao. Cả nước khi nhắc đến cà phê là liên tưởng đến Ban Mê Thuột, ít khi liên tưởng đến Pleiku. Bởi các doanh nghiệp trồng cà phê, chế biến cà phê Pleiku – Gia Lai chưa có dịp cùng với các vị lãnh đạo, văn nghệ sĩ, dân ghiền cà phê tỉnh nhà ngồi lại với nhau, cùng uống cà phê, cùng trao đổi, cùng thổi hồn, thổi nghệ thuật, thổi triết lý nhân sinh vào cho từng giọt cà phê, để cà phê trở thành một thứ Đạo, như Trà Đạo, tại sao ta không biến thú vui tao nhã là uống cà phê, thành cà phê Đạo.
Ừ cũng vui lắm chứ, cũng thú vị lắm chứ !
Ngày xưa khi đất nước chưa công nghiệp hoá, chưa hiện đại hoá, con người tiêu thụ ít hơn, có nhiều thời gian hơn ta cùng với bạn lành ngồi bên tách cà phê phin, trong một buổi sáng sương mù lãng đãng trong một quán cà phê vỉa hè, vừa uống vừa nghe nhạc Trịnh với chiếc máy đĩa to đùng, nhìn mọi người lướt qua nhẹ nhàng, không vội vã không hấp tấp, do vậy ta cũng bình tĩnh hơn để nhắp ly cà phê, tương tác mà. Đức Phật dạy: ” Cái này có thì cái kia có, cái này không thì cái kia không. Cái này sinh thì cái kia sinh, cái này diệt thì cái kia diệt”. Thiên hạ mà vội vội vàng vàng thì ta cũng vội vội vàng vàng theo, chế một ly cà phê tốc hành uống vội rồi đi, đi như bị ma đuổi, đi mà không biết mình đi về đâu.
Bên tách cà phê buổi sáng, sương mù giăng giăng khép nẻo, cùng với tiếng vó ngựa lốc cốc trên mặt đường, đường trồng nhiều cây thông, ta nghe lòng thanh thản, thư giản. Nhìn từng giọt cà phê rơi ! rơi ! nhè nhẹ rơi ! Ta thấy như giọt thời gian rơi vào hư vô, nhắc ta phải làm gì, biết mình phải làm sao trong cuộc đời này. Mình từ đâu đến và chết rồi sẽ đi về đâu. Không có cái gì bỗng dưng mà có, không có cái gì bỗng dưng mà không, tất cả là nhân duyên trùng điệp. Giọt cà phê này từ đâu mà có, uống vô bụng rồi thì đi về đâu. Có thiệt là uống vô bụng rồi thì mất hẳn ? Khi buồn ta uống cà phê để suy gẫm, suy gẫm vì sao đời mình lao đao lận đận, vì sao cuộc tình nào đến với mình rồi cũng vỗ cánh bay, vì sao mình cứ chối bỏ quê hương, vì sao tháng năm biền biệt chưa về thăm cha già mẹ yếu, em thơ….. Khi vui ta uống cà phê và ta nhận diện ra rằng không có gì hạnh phúc bằng giây phút hiện tại, ta an lạc với giây phút này, bởi ta không biết trân quý giây phút này, thì biết đâu rồi nữa chẳng là chiêm bao.
Tôi không ghiền cà phê, nhưng tôi có uống, bởi có thói quen suy tưởng nên ghi lại đây vài dòng tâm tư tản mạn, để tặng mình và tặng thân hữu gần xa.
Pleiku, ngày xuân
Thích Giác Tâm
Đối thoại với Thiền sư MẪU PHƯƠNG NAM TAO ĐÀN
Hoàng Kim
Mẫu Phương Nam Tao Đàn
Một vùng thiêng cổ tích
Bạn và tôi dạo chơi
Chuyện thú vui tao nhã
Thoáng chốc là trăm năm
Đời người như giếng Ngọc
Nước mát lọc an lành
Đất dưỡng vòm cây xanh.
Vui đi dưới mặt trời
Nghe vườn cây trò chuyện
Gió mát và bạn hiền
Lặng thinh lời trìu mến.
THÚ VUI TAO NHÃ
Lưu Huy Chiêm
1
Lấy được người vợ hiền,
Sinh ra người con ngoan,
Viết một vài cuốn sách,
Đời thế là thanh nhàn!
2
Lấy phải người vợ dữ,
Sinh ra đứa con hư,
Nói những điều vô bổ,
Trời đày – thế thì khổ,…!
3
Lấy vợ thì xem tông,
Lấy chồng thì xem giống,
Nhưng chắc chi định được,
Đâu là thì tương lai,…!
4
Chuyện hạnh phúc lâu dài,
Phải kiên trì phấn đấu,…
Ngọc càng mài càng sáng,
Vàng càng luyện càng trong.
…
P/S
Và, có thể đổi lại “Lấy phải người chồng dữ” vv…!
CHUYỆN VỢ CHỒNG
Lưu Huy Chiêm
1 – Buổi sáng, vợ cằn nhằn chuyện quần áo lôi thôi. Chồng bảo giờ này là khoảng thời gian quý báu nên tịnh tâm. Café thơm lắm. Em để yên cho anh tận hưởng hương vị café Bretel chuẩn man.
2 – Buổi trưa, vợ bảo sao anh ăn mặn thế? Chồng bảo bây giờ cần tập trung hưởng thụ món vịt nấu chao. Đừng nói chuyện chua cay hay mặn nhạt. Cho anh mượn chén chao xào xả ớt có hơn không!
3 – Buổi chiều, vợ bảo cà ri gà thiếu khoai sọ mất ngon. Chồng bảo không hề gì, khoai lang vừa dẻo vừa bùi. Người Ấn Độ phát minh món cà ri sa tế cay quyến rũ. Cay như thế mới ra cà ri Ấn. Miếng thịt thấm đều, em nấu món này vừa miệng, đắm say lòng người.
4 – Buổi tối, vợ bảo anh uống chút rượu chát cho dễ ngủ. Chồng nghe lời vợ chăm chỉ mỗi ngày. Rượu mau cạn, vợ bảo anh không nên lạm dụng. Chồng bảo thú vui tao nhã. Đời còn vui được thì vui. Vui lên ai cấm ta đừng.
5 – Thay lời muốn nói : Suy cho cùng, chẳng phải rượu vang Rosso Italia hay Bordeaux Pháp quốc, chẳng phải cà ri Ấn Độ, càng chẳng phải vịt nấu chao Nam Bộ hay hương vị café Bretel hợp gu đàn ông hay đàn bà… Chính là nghệ thuật – nghệ thuật lèo lái con thuyền gia đình hay quốc gia, tránh những cơn gió thoảng qua hay cuồng phong; thế mới bình an cặp bến bờ hạnh phúc.
Bài và ảnh đối thoại với Thượng tọa Thích Giác Tâm
QUÊ TÔI BIỂN HỒ TRÀ
Thích Giác Tâm
Tôi yêu sương sớm nơi này
Với làn gió nhẹ khẽ lay giấc nồng
Nhớ tịch lặng chốn cửa Không
Nhớ tình mẹ giữa mênh mông đồi trà
Nhớ núi lửa Chư Đăng Ya
Hàng thông trăm tuổi mù sa sáng chiều
Dã Quỳ thân phận liêu xiêu
Khi lên tuyệt đỉnh, khi nhiều lãng quên
Núi cao sông rộng êm đềm
Một lần đến lòng bỗng mềm nhớ nhung.
Ngày 27.11.2019
(Chùa Bửu Minh, Nghĩa Hưng, Chư Păh, Gia Lai)
Ảnh: Công Ngô.
Tôi thương chốn ấy vô cùng
Có người thân quý giữa vùng núi sông
Thương ai thánh thiện trong lòng
Thương điều phúc hậu thiền tông trau mình
Thương cha thương mẹ hiếu sinh
Bình an trăm tuổi nghĩa tình sắt son
Sương mai nắng sớm trăng non
Gió rừng mây núi phật môn ân tình
Trà Biển Hồ Chua Buu Minh
Cao tăng bạn cũ chốn thiêng ta về
TRÀ BIỂN HỒ
Hoàng Kim
Thương trà Biển Hồ Chua Buu Minh
Sương che mờ sáng
Biển ẩn thâm xanh
Chẳng giấu được Tháp Hiền
Nhớ Trà Tân Cương
Cụ Phùng Cung
“Quất mãi nước sôi
Trà đau nát bã
Không đổi giọng Tân Cương”
Người hiền dân tin
Đất lành chim đậu
Trần Huyền Trang
Tháp Đại Nhạn
Thăm thẳm một góc nhìn.
Một đời người
Một ngôi chùa
Một Biển Hồ
Một bóng nắng
Một dát vàng
Gần trần nhưng thoát tục
Hai đôi mắt
Hai bầu sữa
Hai Nam Bắc
Hai sớm hôm
Hai tung hoàng
Xa lòng mà một ý
NHÀ TÔI CÓ CHIM VỀ LÀM TỔ
Hoàng Kim
Thích quá đi.
Nhà tôi có chim về làm tổ
Cây bồ đề cuối vườn
Cò đêm về trắng xóa.
Gốc me cho con
Xanh non màu lá
Ong đi rồi về
Sóc từng đàn nhởn nhơ.
Cây sơ ri ba mẹ trồng
Lúc con tuổi còn thơ
Nay như hai mâm xôi
Tròn đầy trước ngõ.
Cây mai Bác trồng
Bốn mùa hoa thương nhớ
Trúc xanh từ non thiêng Yên Tử
Trúc vàng ân nghĩa Đào Công.
Em ơi!
Hôm nay trên cây lộc vừng
Chim phượng về làm tồ
Mẹ dạy con tập bay
Sao mà đẹp thế !
Đá vàng trao hậu thế
Người hiền noi tiếng thơm …
PHONG THỦY TỐT NHẤT ĐỜI NGƯỜI LÀ GÌ
Câu chuyện thú vị và thâm thúy này đã được rất nhiều người Trung Quốc chuyền tay nhau, chia sẻ để truyền cảm hứng:
Triệu Tử Hào làm ăn kinh doanh rất phát đạt. Anh quyết định mua một mảnh đất rộng ở ngoại ô, xây một biệt thự, bên trong có vườn, ao cá rất đẹp.
Sau nhà còn có một cây vải cổ thụ trăm tuổi. Sở dĩ vì nhắm đến cây vải mà Triệu mới mua mảnh đất này vì vợ anh thích ăn vải.
Khi sửa sang nhà cửa, bạn bè khuyên anh tìm một thầy phong thủy về xem giúp để tránh phạm phải những điều kiêng kỵ.
Triệu tự lái xe đến Hồng Kông mời một đại sư họ Tào, đã có hơn 30 năm kinh nghiệm, rất có tiếng trong giới phong thủy.
Triệu lái xe đưa thầy phong thủy về biệt thự nhà mình.
Trên đường đi, gặp bất cứ xe nào muốn vượt, anh đều nhường.
Vị đại sư cười nói: “Ông chủ Triệu lái xe thật chậm rãi.”
Triệu đáp: “Những người vượt phần lớn đều là đang có chuyện gấp, không nên cản trở, làm mất thời gian của họ”
Xe về đến thị trấn, một đứa trẻ đang vừa cười vừa từ trong ngõ nhỏ chạy thẳng ra đường.
Triệu vội phanh xe tránh, đứa trẻ cười tít mắt chạy qua, anh vẫn chưa đi tiếp mà ngó vào trong ngõ, dường như đang đợi điều gì. Một lát sau, lại có một đứa trẻ khác chạy ra, đuổi theo đứa trẻ lúc trước đã đi khá xa.
Tào hỏi: “Sao anh biết phía sau vẫn còn một đứa trẻ nữa?”
Triệu: “Trẻ nhỏ đều thích chơi trò đuổi bắt, nếu chỉ chơi một mình, đứa trẻ chẳng thể cười vui như thế được.”
Vị đại sư giơ ngón tay cái ra trước mặt khách hàng của mình, tỏ ý tán dương: “Có tâm”.
Đến biệt thự, vừa xuống xe, vài con chim bất giác bay từ sân sau ra phía trước. Nhìn thấy vậy, Triệu liền dừng xe trước cổng và nói với Tào: “Phiền đại sự đợi ở đây một lát”
“Có chuyện gì vậy?” – Tào lại một lần nữa ngạc nhiên.
“Sau vườn chắc chắn là có trẻ con đang hái trộm vải, bây giờ mà chúng ta vào, chúng sẽ hoảng sợ, không may rơi từ trên cây xuống đất sẽ rất nguy hiểm”, Triệu cười đáp.
Tào trầm ngâm giây lát, nói: “Phong thủy nhà anh không cần phải xem nữa.”
Lần này, đến lượt Triệu ngạc nhiên: “Đại sư, sao ông lại nói như vậy?”, “Những nơi có anh ở đều là những nơi có phong thủy tốt cả rồi” – Tào đại sư đáp.
NHÂN KIỆT ĐỊA LINH, PHONG THỦY TỐT NHẤT ĐỜI NGƯỜI CHÍNH LÀ TÂM CỦA MỖI NGƯỜI.
Con người nếu có tâm, có phúc, sống tại nơi có phong thủy xấu rồi cũng sẽ có ngày chuyển thành đẹp. Ngược lại, nếu sống tại nơi có thế phong thủy đẹp, thế đó rồi cũng sẽ tự bị phá vỡ.
Không phải cứ ở nơi có phong thủy tốt, cuộc sống của chúng ta khắc sẽ thuận lợi viên mãn. Phong thủy tốt hay xấu phụ thuộc vào tấm lòng, vào tâm đức, phúc phận của con người.
Chúng ta cần không ngừng tu dưỡng mỗi ngày.
Tu dưỡng để sống thiện lương, tu dưỡng để sống hiếu thuận, đặt mình ở vị trí thấp hơn người khác để thấu hiểu, bao dung và cảm thông, tu dưỡng để biết đủ, hài lòng với những gì mình có, không tham sân si, không oán trách, thuận theo lẽ tự nhiên…
ĐỐI THOẠI VỚI THIỀN SƯ
Biển Hồ Tây Nguyên Hoàng Kim
“Mây núi nào không bay cạnh núi
Sóng nào chẳng ở chốn xa khơi” (*)
Ban mai nắng hửng Tiên Sơn đẹp
Vàng sáng trời quang Biển Hồ ơi …
(*) Bạch Ngọc tiếp dẫn thơ Tuệ Trung Thượng Sĩ (1) ảnh Chùa Bửu Minh — cùng với Chua Buu Minh, Thượng tọa Thích Giác Tâm;
ĐỐI THOẠI VỚI THIỀN SƯ
Hoàng Kim
Hạnh phúc khi già đi
là biết sống tốt hơn yêu thương hiền lành hơn
chọn tinh hoa lưu lại .
ĐỐI THOẠI VỚI THIỀN SƯ Từ một chữ Thích Như Nhiên Thích Tánh Tuệ
Cũng là chữ Thích đi đầu
Mà đằng sau có muôn màu khổ vui
Thích tiền đời mãi ngược xuôi
Hạnh phúc quanh quẩn lui hui với tiền
Chán rồi thì lại thích Tiên
Gặp Tiên bảo bỏ dấu huyền mới thương
Thích Danh lồng lộng bốn phương
Đời còn đánh đổi phong sương kiếp trần
Thích phiêu bồng cuộc ái ân
Tử sinh lũy kiếp bội phần xuống lên.
Thích nhớ mà chẳng thích quên
Tự mình giam ngục triền miên sống sầu
Thích ngũ dục thích truy cầu
Tìm vui trong khổ nghiệp sâu chất chồng
Thích hưởng thụ thích đèo bồng
Một ngày phước tận, đời trong úa tàn
Thích làm ác thích làm càn
Lưới trời bủa xuống oán than giận mình
Thích vơ vét tận tâm tình
Trắng tay đối diện vạn nghìn khổ đau
Cũng là chữ Thích đi đầu
Thích bao đạo lý nhiệm mầu xa xưa.
Thích hành thiện thích đi chùa
Thích san sẻ thích ngăn ngừa ác nhân
Thích cười hơn thích giận sân
Đời bao bất thiện dần dần nhạt phai
Thích giúp người lúc chẳng may
Về sau khổ nạn bỗng tay ai chìa
Thích đơn giản thích quay về
Cõi lòng thanh tịnh Bồ Đề không xa.
Chuyện gì cũng thích cho qua
Ngàn hoa chẳng đẹp bằng hoa nụ cười.
Mỗi ngày biết “Tạ ơn đời “
Sống tùy duyên hạnh thảnh thơi khoan từ
Bỏ dấu cộng thích dấu trừ
Thuyền tâm một sớm tạ từ bến mê
Nẻo luân hồi dứt lê thê
Thích và không thích đưa về một phương
Sống không hỷ xả vui buồn
Mê thay áo Ngộ cội nguồn bao la
Thung dung Hoàng Kim
Người rất muốn đi về trong tịch lặng
Quẳng lại sau lưng nhân thế muộn phiền
Ta đến chốn thung dung tìm hoa lúa
Rong chơi đường trần sống giữa thiên nhiên.
Tâm thanh thản buồn vui cùng nhân thế
Đời Đạo thịnh suy sương sớm đầu cành
Lòng hiền dịu và trái tim nhẹ nhõm
Kho báu chính mình phúc hậu an nhiên (*).
Trên hai vai ta đôi vầng nhật nguyệt (**) Trăng rằm xuân lồng lộng bóng tri âm
Người tri kỷ cùng ta và năm tháng.
Giác Tâm: Ta về còn trọn niềm tin.
(*) PHẬT BẢO ‘BUÔNG BỎ’ LÀ BUÔNG BỎ CÁI GÌ?
1. Buông bỏ việc tranh luận đúng sai.
2. Buông bỏ tâm thái muốn khống chế người khác.
3. Buông bỏ sự trách móc, hờn giận.
4. Buông bỏ cảm xúc dằn vặt bản thân mình.
5. Buông bỏ tự ti về hiểu biết hữu hạn của bản thân.
6. Buông bỏ tâm phàn nàn, xét nét.
7. Buông bỏ cái tâm thái phê bình người khác và sự việc khác.
8. Buông bỏ tâm cầu danh, hám danh.
9. Buông bỏ tính lười nhác, thiếu cố gắng.
10. Buông bỏ tâm thái tùy ý nhận định người khác.
11. Buông bỏ sự sợ hãi.
12. Buông bỏ tâm bao biện.
13. Buông bỏ quá khứ.
14. Buông bỏ tâm cố chấp.
15. Buông bỏ việc nhìn vào người khác, sống cuộc sống của chính mình.
(*) Thích Tánh Tuệ, Thích Giác Tâm là cao tăng Đạo Phật ngày nay
Hoàng Kim là người thầy khoa học xanh chiến sĩ quê ở Quảng Bình