Số lần xem
Đang xem 462 Toàn hệ thống 1757 Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết
Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
DẠY VÀ HỌC Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận
Norman Borlaug Lời Thầy dặn Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.
CHÀO NGÀY MỚI 23 THÁNG 12 Hoàng Kim CNM365 Cánh cò bay trong mơ; Nông lịch tiết giữa Đông; Tương lai trong tay ta; Đối thoại với Thiền sư; Lên Việt Bắc điểm hẹn; Hoa Lúa;Nguyễn Hiến Lê sao sáng; 24 tiết khí lịch nhà nông; Chọn giống sắn kháng CMD; Chọn giống sắn Việt Nam; Walt Disney bạn trẻ thơ; Mình về thăm nhau thôi; Tô Đông Pha Tây Hồ; Đọc Tô Đông Pha nhớ Nam Trân; Đợi Anh; Tháp Tokyo là một tháp truyền thông và quan sát, điểm du lịch nổi tiếng thế giới tại Shiba -koen, quận Minato, Tokyo, Nhật Bản, Ngày 23 tháng 12 năm 1958 là ngày khánh thành Tháp Tokyo có cấu trúc bằng một tháp khung thép kết cấu thép tự lực cao nhất thế giới với độ cao 332,5 mét và cao thứ nhì tại Nhật Bản, lấy cảm hứng từ tháp Eiffel, được sơn màu trắng và cam. Tháp có nguồn thu chính là du lịch và cho thuê đặt ăng ten. Tháp từ ngày khánh thành đến nay đã có trên 150 triệu người đến thăm. Một tòa nhà bốn tầng FootTown nằm ngay bên dưới tháp, gồm các bảo tàng, quán ăn và cửa hiệu, du khách từ đó khởi hành lên đài quan sát chính gồm hai tầng nằm trên độ cao 150 mét và lên đài quan sát đặc biệt có quy mô nhỏ hơn nằm tại độ cao 249,6 mét. Ngày 23 tháng 12 năm 1898, Lương Khải Siêu xuất bản “Thanh Nghị báo” tại Nhật Bản để ủng hộ vua Quang Tự và công kích thái hậuTừ Hi. Lương Khải Siêu (1873 –1929) là nhà tư tưởng, nhà cách mạng, chính khách, giáo sư, nhà văn, chủ báo nổi tiếng người Quảng Đông, Trung Quốc thời cận đại. Lương Khải Siêu là kỳ tài lỗi lạc của Trung Hoa, tiếc là không gặp thời. Ông cùng thầy là Khang Hữu Vi đã làm biến pháp không thành công nên những năm cuối đời đã quyết định rời bỏ chính trường qua châu Âu xem xét tình hình thế giới. Năm 1919, ông về nước chuyên tâm dạy học ở Viện Nghiên cứu Thanh Hoa và viết sách. Nhà văn Nguyễn Hiến Lê sao sáng trời Nam nhận xét về ông: Lương Khải Siêu là một văn nhân đa tài và đầy nhiệt huyết…Ông tuyệt thông minh, hồi nhỏ theo cử nghiệp, đậu cử nhân rất sớm. Khi nghe nói có Khang Hữu Vi giảng về thực học (lối học thực dụng, trái lại lối học từ chương), cậu cử Lương ghé lại thăm, bị Khang đập cho một vố nặng, chê cái học khoa cử là hủ bại, làm nước yếu dân hèn. Đáng khen cho Lương là chẳng những Lương không bất bình mà còn hốt nhiên tỉnh ngộ, thờ Khang làm thầy, rồi cùng với Khang khảo cứu về văn hóa, chính trị Âu Tây…Nhiều nhà ái quốc lớp cổ của Việt Nam khảng khái bỏ khoa cử rồi vào hội Đông Kinh nghĩa thục cũng là noi gương của Lương vậy. Ông chỉ vì “lo cái gốc của nước mấy lần lung lay, cái sức dân hao mòn vô ích” nên phải làm chính trị. Chỉ vì muốn “tân dân” để cứu nước, ông phải viết báo. Thấy cái học thuyết nào có ích lợi thì giới thiệu liền,…Công việc ông làm, trong trăm năm nay, không ai làm hơn ông, và chưa ai tranh cái uy hiệu “Trần Thiệp trong thế giới tư tưởng mới” của ông được. Về văn, ông viết đủ loại, nhưng về khảo cứu thì chưa sâu…Nhìn chung, văn của ông bình dị, sáng sủa, khúc chiết, nhiều khi hoa mỹ, lôi cuốn độc giả rất mạnh vì tình cảm nồng nàn và thành thật. Ngô Đức Kế, Phan Bội Châu, Dương Bá Trạc ở Việt Nam đều chịu ảnh hưởng của ông rất nhiều. Ngày 23 tháng 12 năm 1970 là ngày cử hành nghi lễ đạt đỉnh cao độ 417 m của Trung tâm Thương mại Thế giới tại Manhattan, New York, Hoa Kỳ là tòa nhà cao nhất thế giới thời điểm đó; Trung tâm Thương mại Thế giới Một được tái thiết tại vị trí tòa Tháp Đôi 110 tầng, đã bị đổ sụp bởi hai chiếc phi cơ Boeing đâm vào, trong sự kiện ngày 11 tháng 9 năm 2001, hiện nay là Tháp Tự do, tòa nhà cao nhất Hoa Kỳ, cũng cao nhất Tây Bán Cầu, cũng là cao ốc cao thứ ba trên thế giới với độ cao 541,32 m. Bài chọn lọc ngày 23 tháng 12: Cánh cò bay trong mơ; Nông lịch tiết giữa Đông; Tương lai trong tay ta; Đối thoại với Thiền sư; Lên Việt Bắc điểm hẹn; Hoa Lúa; Nguyễn Hiến Lê sao sáng; 24 tiết khí lịch nhà nông; Chọn giống sắn kháng CMD; Chọn giống sắn Việt Nam; Walt Disney bạn trẻ thơ; Mình về thăm nhau thôi; Tô Đông Pha Tây Hồ; Đọc Tô Đông Pha nhớ Nam Trân; Đợi Anh; Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-23-thang-12;
Khi ban mai tỉnh thức mọc sớm sao tình yêu
thăm thẳm giữa tâm hồn
Cánh cò bay trong mơ …
‘Con cò đi đón cơn mưa
Tối tăm mù mịt ai đưa cò về’
bâng khuâng Cánh cò
Thương lời ru của mẹ:
“Tháng giêng, tháng hai, Tháng ba, tháng bốn, Tháng khốn, tháng nạn Đi vay đi dạm Được một quan tiền Ra chợ Kẻ Diên Mua con gà mái Về nuôi hắn đẻ Ra mười quả trứng Một trứng: ung Hai trứng: ung Ba trứng: ung Bốn trứng: ung Năm trứng: ung Sáu trứng: ung Bảy trứng: ung Còn ba trứng Nở được ba con Con: diều tha Con: quạ bắt Con: mặt cắt xơi Đừng than phận khó ai ơi Còn da lông mọc, còn chồi nảy cây”.
“Giang sơn vui thú yên hà
Mai là bạn cũ, Hạc là bạn quen”
Thương câu thơ lưu lạc Nguyễn Du Hồ Xuân Hương
Cánh cò bay trong mơ
Ca dao em và tôi
Bảng lãng cánh cò
Bay giữa nhân gian.
1- Nếu bạn cho rằng Phật giáo Đại thừa (còn gọi là Phật giáo Pháp môn, hay Phật giáo Phát triển) đã đi quá xa các nguyên lý của đạo Phật nguyên chất, thì nên chăng tham khảo ý kiến của Đại lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ khi ngài dịch bộ ba “Phật giáo tư tưởng luận” của tác giả Kimura Taiken. Trong Lời tựa ở quyển (I) Đại lão Hòa thượng viết: “Phật giáo cũng như cái cây có ba phần. Phần gốc, phần thân, và phần ngọn bao gồm nhiều cành lá. Phần gốc là Căn bản Phật giáo, phần thân là Tiểu thừa Phật giáo, phần ngọn và cành lá là Đại thừa Phật giáo. Người ta không thể nào tưởng tượng được sự tồn tại của một cái cây mà không có gốc. Nhưng nếu chỉ có gốc không thôi thì cây ấy không còn sức sống, hoặc giả có gốc có thân mà không có cành lá thì cây ấy cũng như cây trong mùa đông, không khỏi gây cho người ta cái ấn tượng trơ trụi tiêu điều. Nếu phần gốc và thân cây giữ cho cái cây đứng vững thì phần cành lá sum suê xanh tốt sẽ biểu dương cho sức sống mãnh liệt của toàn bộ cây. Hơn nữa tán cây tươi thắm tỏa ra che rợp khoảng không gian đủ sức mang lại cho người lữ hành trên con đường dài mệt mỏi những phút giây êm mát giữa buổi trưa hè oi bức”
2- Albert Einstein (14.3.1879 – 18.4.1955). Nhà bác học vĩ đại nhất mọi thời đại. Người rất quan tâm và phát biểu khá nhiều về đạo Phật. Câu nói đáng suy ngẫm nhất của ông: “Tôn giáo tương lai sẽ là một tôn giáo toàn cầu vượt lên trên mọi Thần linh giáo điều và Thần học. Tôn giáo ấy phải bao quát cả phương diện tự nhiên lẫn siêu nhiên đặt trên căn bản của ý thức đạo lý, phát xuất từ kinh nghiệm tổng thể, gồm mọi lỉnh vực trong cái nhất thể đầy đủ ý nghĩa nhất. Phật giáo đáp ứng tất cả các điều kiện đó”
3- Vậy là, bác học Albert Einstein từ rất lâu đã nhìn thấy cái cây Phật giáo vững chãi vươn cao đâm chồi nẩy lộc hoa lá sum suê che mát chúng sinh đang vật vả đi trên con đường mưu cầu hạnh phúc và giải thoát.
Ba tập “Phật giáo tư tưởng luận” của Kimura Tai ken do Đại Lão Hòa thượng Thích Quàng Độ dich.
VIẾT TRONG MÙA GIÁNG SINH
Nguyễn Quốc Toàn 20.12.2020
Chúa Giê su có hai lần được sinh ra. Lần đầu từ bào thai mẹ gọi là Giáng sinh. Lần thứ hai bị giết chết chôn trong mộ bổng nhiên sống lại rồi lên trời gọi là Phục sinh. Giáng sinh và Phục sinh là hai lễ trọng của Thiên chúa giáo giáo và cũng là ngày hội của nhiều người không theo Thiên chúa giáo trên toàn thế giới.
1- TheoTân ước (Kinh thánh) thì sự xuất hiện của Giê Su và những gì liên quan đến ngài đều do Thiên chúa sắp đặt. Ông Giu se làm nghề thợ mộc kết hôn với bà Ma ri a, nhưng sau khi cưới ông phát hiện ra vợ mình đã có thai. Chưa biết phải xử lý thế nào về sự phản bội của vợ thì bà Ma ri a kể lại với chồng rằng đã một lần thiên sứ của Chúa trời báo mộng: “Này đây, trinh nữ sẽ thụ thai và sinh hạ một con trai…”(1). Ông Giu se cũng được thiên sứ báo mộng “Này ông Giu se đừng ngại đón bà Ma ri a vợ ông về, vì người con bà cưu mang là do quyền năng chúa Thánh Thần. Bà sẽ sinh con trai và ông phải đặt tên con trẻ là Giê su…” (2) . Từ đó, vợ chồng Giu se Ma ri a sống cùng nhà nhưng không hề chung đụng. Do vậy người Ki tô giáo gọi bà Ma ri a là mẹ đồng trinh. Người theo đạo Tin lành phản biện: phụ nữ đã sinh đẻ thì không còn đồng trinh nữa. Cuộc tranh luận cho đến nay vẫn chưa dứt.
Ngày đó Hoàng đế La mã lệnh cho toàn dân dẫu định cư ở đâu cũng phải về quê quán kê khai tài sản, ruộng đất, để triều đình tính thuế. Vợ chồng ông Giu se và bà Ma ri a phải vượt chừng một trăm cây số từ Na da rét về Bê lem để thực thi nghiêm lệnh. Ông Giu se đi bộ bên cạnh con lừa chở vợ. Đường sá khúc khuỷu gập ghềnh đối với bà Ma ri a là một nỗi cực nhọc khủng khiếp. Khi hai người đến được thị trấn Bê lem thì ở đó người đông nghịt, các nhà trọ đều chật như nêm. Bà Ma ri a chuyển dạ đẻ, hai người phải qua đêm trong khu vực dành cho súc vật. Giu se dọn chỗ nằm cho vợ trên rơm cỏ khô bốc mùi ngai ngái. Bà Ma ri a sinh con trai trong máng cỏ và quấn con với tã lót bằng vải. Vào thời điểm đó trời đêm Bê lem bổng dưng bừng sáng. Một ánh sáng tuyệt vời và kì diệu. Dân chúng quỳ xuống cầu nguyện và đâu đó văng vẳng “Hôm nay trong thành Đa vít đã ra đời cho mọi người Đấng cứu độ, ngài là chúa Ki tô… anh em sẽ tìm thấy một hài nhi mình quấn tã lót mằm trong máng cỏ”. Các nhà chiêm tinh ở vương quốc Giu đê phát hiện một ngôi sao mới xuất hiện trên bầu trời Bê lem. Họ biết rằng đấy là báo hiệu một vị vua Do Thái mới ra đời. Trong khi dân chúng toàn vùng đến tặng quà và chức mừng chúa hài đồng thì vua Hê rô đê vô cùng lo sợ. Vì nếu có vua mới xuật hiện thì ngai vàng của ông sớm muộn gì cũng bị lật đổ. Để trừ hậu họa ông hạ lệnh giết toàn bộ những đứa trẻ từ hai tuổi đến những đứa mới sinh trong vùng Bê lem và những nơi lân cận. Thiên sứ lại hiện ra báo mộng cho ông Giu se “này ông, dậy đem hài nhi và mẹ Người trốn sang Ai cập, và cứ ở đó cho đến khi tôi báo lại, vì vua Hê rô đê sẽ tìm giết hài nhi đấy” (3)
2- Chúa Giê su sống hết tuổi thiếu niên ở Ai cập. Khi về lại quê nhà, Ngài gần gũi những người nghèo khổ, dạy dỗ họ những điều hay lẻ phải qua “bài giảng trên núi”. Chẳng hạn: Tám mối phúc… Muối cho đời và ánh sáng cho trần gian… Đừng giận ghét… Đừng ly dị… Chớ ngoại tình…Đừng thề thốt… Chớ trả thù…Phải yêu kẻ thù…Bố thí kín đáo…Không thể vừa làm tôi Thiên chúa vừa làm tôi tiền của… Ngài còn dùng dụ ngôn để người nghe suy tư về nghĩa lý thâm sâu đằng sau lời Ngài nói. Dụ ngôn hạt lúa gợi về cái chết và sự sống: “nếu hạt lúa gieo vào lòng đất mà không chết đi, thì nó vẫn trơ trọi một mình; còn nếu chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt khác”(4). Hoặc, “Đất tốt tiếp nhận hạt giống, tiêu biểu cho người lắng nghe lời Thiên chúa, am hiểu và tuân giữ lời ấy. Khi lời Thiên chúa rơi vào những tâm hồn thiện ý, lời ấy chín muồi thành hoa quả đức tin” (5). Đức Giê su được dân chúng ngưỡng mộ bởi ngài dùng phép lạ chữa những bệnh phong hủi, bại liệt, làm cho người mù bẩm sinh sáng mắt, người què quặt đi lại bình thường. Dân chúng và kẻ thù của đức Chúa kinh ngạc đến hãi hùng khi Ngài làm sống lại chàng trai La da rô đã chết 4 ngày, thân thể bắt đầu nặng mùi. Đứng trước mộ Ngài hô lớn “La da rô bước ra”. Một dáng người lờ mờ trỗi dậy trong mộ, trên người vẫn còn vải liệm và trên mặt vẫn đắp khăn. Mác ta và Ma ri a quẹt nước mắt hân hoan đưa cậu em yêu quý của mình về nhà (6).
3- Đức Giê su càng được dân chúng ngưỡng mộ thì chính quyền cai trị La mã, và người Pha ri siêu càng căm ghét. Bọn người này vốn cùng chủng tộc với Giê su nhưng theo đạo Do Thái, chỉ chấp nhận phần cựu ước trong Kinh thánh chứ không chấp nhận Tân ước nói về Giê su. Kẻ thù của đức Chúa bằng mọi cách bắt Ngài tống ngục, nhưng Ngài lại được dân chúng chở che bảo vệ. Trong số mười hai tông đồ của chúa Giê su thì mười một người hết lòng bảo vệ an toàn cho ngài, riêng có Giu đa ra mặt phản bội. Hắn nói với các chức việc rằng “Tôi hôn ai thì chính là người đó các ông cứ thế mà bắt”…Bọn lính ào vào túm lấy đức Giê su, trói chặt ngài lại và lôi đi. Bản án tử hình đã được Hội đồng công nghị thông qua. Lính La mả dẫn Giê su qua cổng bắc thành Giê ru sa lem lên đỉnh Núi Sọ để hành hình. Đức Giê su loạng choạng bước lên dốc, trên vai nặng chĩu cây thánh giá, khắp mình đầy rẫy thương tích. Lính La mã cởi trần truồng đức Giê su và đặt ngài nằm trên thánh giá rồi đóng đinh xuyên vào bàn tay bàn chân. Cây thánh giá được dựng lên. Giê su chỉ nói một câu: “Cha ơi, con xin phó thác hồn con trong tay cha”, nói xong, đầu ngài gục xuống. Bọn lính La mã thay phiên nhau canh gác cực kì cẩn mật nơi chôn cất đức chúa. Họ sợ mười một tông đồ còn lại và dân chúng cướp xác ngài đi chôn nơi khác và phao tin rằng chúa Giê su đã lên trời. Nhưng chỉ ba ngày sau mọi người kinh ngạc không thấy thi hài đức chúa trong mộ. Ngài đã về trời theo sự sắp đặt của Thiên chúa. Và bốn mươi ngày sau khi sống lại đức Giê su xuất hiện giữa các môn đệ, ngài nói với họ về nước Thiên chúa…
4- Đức Giê-su là con chúa Trời, ngài không chịu tội tổ tông do ông A đam và bà E va ăn trái cấm ở vườn Ê đen. Sự thương khó và sự chết của Giêsu là yếu tố cơ bản trong thần học Kitô giáo, liên quan mật thiết tới giáo lý về cứu rỗi và chuộc tội, như là điều kiện cần thiết để con người được tha thứ tội lỗi và hòa giải với Thiên Chúa.
————
(1) (2) Tin mừng theo thánh Mát thêu, trg 1291
(3) Tin mừng theo thánh Mát thêu, trg 1292
(4) (5) Dẫn theo “Chuyện Kinh Thánh” của nhà văn Nobel Pearl Buck.
(6) Trang 1408, Kinh thánh
————
Tượng chúa Ki tô ở Vũng Tàu
LÊN VIỆT BẮC ĐIỂM HẸN
Hoàng Kim (3)
Anh lên Tây Bắc chào các mế
Trời suối gần thêm giấc mơ lành
Mây trắng đường xưa thênh thênh bước
Tản mạn cây xanh thăm thẳm anh.
CNM365
Kinh Dịch
Thiên Địa Nhân
Âm Dương Ngũ Hành
Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ
Trâu tìm trâu, Ngựa tìm ngựa
Đối thoai với Thiền sư
Tình Yêu Cuộc Sống
DẠY VÀ HỌC
Thung dung
CNM365
PHÁP TRẦN Quay đầu là bờ Thích Thanh Từ (Sư Ông Trúc Lâm)
Trong nhà thiền thường nói, khi ngộ đạo rồi mắt thấy như mù, tai nghe như điếc. Như mù nhưng không phải mù, như điếc nhưng không phải điếc. Giả sử chúng ta đi chợ, nghe người ta xôn xao đủ thứ, nhưng mình không dính, không chú ý. Khi về người nhà hỏi: “Bữa nay đi chợ thấy cái gì?” Mình nói: “Không thấy gì hết”. Nhưng sự thật mình có thấy không? Có thấy nhưng không dính thành ra như không thấy. Còn nếu ta để tâm vào việc gì thì khi được hỏi, mình liền trả lời: “Thấy thế này, thế kia”. Đó là ta đã tích lũy vào pháp trần trong tâm rồi.
Cho nên việc tu có nhiều điểm rất hay mà chúng ta không biết. Như ra đường bị ai nói xúc phạm tới danh dự mình, về nhà ít nhất ta cũng kể lại với người thân nghe. Kể một người nghe mình cũng chưa vừa lòng, phải kể cho người này người kia nghe chừng một trăm lần, như vậy mình đã thuộc lòng trong ký ức sâu quá rồi. Vì vậy khi ngồi thiền nó trồi lên, bỏ được một lát nó trồi lên nữa. Đó là vì chúng ta đã ghi nhớ quá sâu đậm.
Giống như lúc còn bé đi học, mỗi khi muốn thuộc bài, mình phải đọc tới đọc lui nhiều lần mới thuộc. Đem vô sâu là do ôn tới ôn lui nhiều lần. Lỡ nhớ rồi, khi muốn quên cũng phải tập bỏ thường xuyên mới quên được, không có cách nào khác hơn. Vậy mà vừa có chuyện buồn, chuyện giận là chúng ta đem ra kể liền. Gặp ai kể nấy, kể hoài như vậy quên sao được. Khi ngồi thiền nó trồi lên lại than: “Khổ quá! Con tu khó”. Khó là tại ai? Tại mình chứ tại ai, tích lũy nhiều thì nó trồi lên nhiều.
Bây giờ chúng ta thấy chỉ thấy, không thèm quan tâm chú ý gì cả. Thấy tất cả mà tâm không giữ, không dính thì tu dễ không khó. Nếu tu là tìm cái gì ở đâu xa thì khó, đằng này nó đã sẵn nơi mình rồi, chỉ quay lại là hiện tiền. Chúng ta không thấy được cái chân thật là do pháp trần đầy cứng bên trong, nên quay lại thấy toàn tạp nhạp.
Những giờ ngồi thiền là những giờ quay lại, mình thấy pháp trần lăng xăng lộn xộn nên nói thấy loạn tưởng nhiều quá. Thấy loạn tưởng nhiều là tu tiến nhiều. Vì ngày xưa, mỗi khi chúng dấy lên mình chạy theo nên không thấy chúng, bây giờ chúng dấy lên mình biết liền bỏ, đó là tu tiến. Tuy nó còn nhưng mình đã làm chủ được chút chút. Hồi xưa nó dẫn mình chạy theo hoàn toàn, bây giờ nó trồi lên mình từ chối không theo, đó là tiến rõ ràng. Nhưng nhiều khi Phật tử thấy nó rồi sợ, tu gì mà vọng tưởng quá chừng. Sự thật có tiến, tiến từng bước, chứ không phải không tiến.
Bước tiến tiếp theo là ngoài giờ ngồi thiền, khi tiếp xúc với mọi cảnh mọi vật, chúng ta thấy biết rõ ràng nhưng bỏ qua, không chú tâm, đó là ta tu trong mọi lúc mọi nơi. Không phải tay lần chuỗi, thân tọa thiền mới tu. Lần chuỗi tọa thiền mà ai động tới liền la hét là không phải tu. Người không tỏ vẻ tu hành gì hết, nhưng đi đứng tự nhiên thoải mái, ai nói gì thì nói, bỏ qua không để lòng, ấy mới thật là chân tu.
Nhiều khi chúng ta như điên khùng với nhau. Thí dụ mình tưởng mình thông minh, sáng suốt, nhưng ai vừa nói “Chị ngu quá!”, mình liền la đông đổng lên, để nói rằng ta không ngu. Nhưng thật ra như vậy là đã chứng tỏ mình đang ngu. Nếu không ngu, ta chỉ cười, nói: “Phải, tôi ngu” Nói vậy còn gì nữa để la, thì đâu có khổ. Vậy mà ai nói mình ngu liền cự lộn, rồi đủ thứ chuyện thưa kiện … có khổ không? Thế là cả hai đàng đều khùng điên với nhau hết.
Những chuyện hết sức nhỏ như vậy, nhưng mình không biết tu, nên cứ tích lũy trong tâm thành ra sanh bệnh. Bây giờ muốn bỏ, chúng ta phải gỡ lần những thứ đó, từ từ ngồi thiền sẽ được nhẹ nhàng yên ổn. Ai nói gì mình cũng cười. Đức Phật ngày xưa bị Bà la môn theo sau mắng chửi, Ngài im lặng không nói, không nhận, thế mà Bà la môn phải chịu phép, không dám mắng chửi nữa, khỏe khoắn làm sao.
Phật là bậc giác ngộ nên thấy người mê Ngài thương, không phản đối, không chống cự gì cả nhưng lại nhiếp phục được họ. Còn chúng ta bây giờ nghe nói một câu không vừa lòng liền phản đối, chống cự, rốt cuộc càng thêm lớn chuyện. Như vậy ta cùng những người mê kia, không hơn không kém, phải không? Mình là người tỉnh thì phải hơn kẻ mê. Họ nói bậy mình chỉ cười thôi thì không xảy ra chuyện gì hết. Như vậy có khỏe không ?
Cho nên người biết tu xả bỏ hết những gì không quan trọng. Quan trọng là đừng để sáu trần lôi dẫn đi, phải quay về với cái chân thật của chính mình. Cá
CHÀO NGÀY MỚI 23 THÁNG 12 Hoàng Kim CNM365Cánh cò bay trong mơ; Nông lịch tiết giữa Đông; Tương lai trong tay ta; Đối thoại với Thiền sư; Lên Việt Bắc điểm hẹn; Hoa Lúa; Nguyễn Hiến Lê sao sáng; 24 tiết khí lịch nhà nông; Chọn giống sắn kháng CMD; Chọn giống sắn Việt Nam; Walt Disney bạn trẻ thơ; Mình về thăm nhau thôi; Tô Đông Pha Tây Hồ; Đọc Tô Đông Pha nhớ Nam Trân; Đợi Anh; Tháp Tokyo là một tháp truyền thông và quan sát, điểm du lịch nổi tiếng thế giới tại Shiba -koen, quận Minato, Tokyo, Nhật Bản, Ngày 23 tháng 12 năm 1958 là ngày khánh thành Tháp Tokyo có cấu trúc bằng một tháp khung thép kết cấu thép tự lực cao nhất thế giới với độ cao 332,5 mét và cao thứ nhì tại Nhật Bản, lấy cảm hứng từ tháp Eiffel, được sơn màu trắng và cam. Tháp có nguồn thu chính là du lịch và cho thuê đặt ăng ten. Tháp từ ngày khánh thành đến nay đã có trên 150 triệu người đến thăm. Một tòa nhà bốn tầng FootTown nằm ngay bên dưới tháp, gồm các bảo tàng, quán ăn và cửa hiệu, du khách từ đó khởi hành lên đài quan sát chính gồm hai tầng nằm trên độ cao 150 mét và lên đài quan sát đặc biệt có quy mô nhỏ hơn nằm tại độ cao 249,6 mét. Ngày 23 tháng 12 năm 1898, Lương Khải Siêu xuất bản “Thanh Nghị báo” tại Nhật Bản để ủng hộ vua Quang Tự và công kích thái hậuTừ Hi. Lương Khải Siêu (1873 –1929) là nhà tư tưởng, nhà cách mạng, chính khách, giáo sư, nhà văn, chủ báo nổi tiếng người Quảng Đông, Trung Quốc thời cận đại. Lương Khải Siêu là kỳ tài lỗi lạc của Trung Hoa, tiếc là không gặp thời. Ông cùng thầy là Khang Hữu Vi đã làm biến pháp không thành công nên những năm cuối đời đã quyết định rời bỏ chính trường qua châu Âu xem xét tình hình thế giới. Năm 1919, ông về nước chuyên tâm dạy học ở Viện Nghiên cứu Thanh Hoa và viết sách. Nhà văn Nguyễn Hiến Lê sao sáng trời Nam nhận xét về ông: Lương Khải Siêu là một văn nhân đa tài và đầy nhiệt huyết…Ông tuyệt thông minh, hồi nhỏ theo cử nghiệp, đậu cử nhân rất sớm. Khi nghe nói có Khang Hữu Vi giảng về thực học (lối học thực dụng, trái lại lối học từ chương), cậu cử Lương ghé lại thăm, bị Khang đập cho một vố nặng, chê cái học khoa cử là hủ bại, làm nước yếu dân hèn. Đáng khen cho Lương là chẳng những Lương không bất bình mà còn hốt nhiên tỉnh ngộ, thờ Khang làm thầy, rồi cùng với Khang khảo cứu về văn hóa, chính trị Âu Tây…Nhiều nhà ái quốc lớp cổ của Việt Nam khảng khái bỏ khoa cử rồi vào hội Đông Kinh nghĩa thục cũng là noi gương của Lương vậy. Ông chỉ vì “lo cái gốc của nước mấy lần lung lay, cái sức dân hao mòn vô ích” nên phải làm chính trị. Chỉ vì muốn “tân dân” để cứu nước, ông phải viết báo. Thấy cái học thuyết nào có ích lợi thì giới thiệu liền,…Công việc ông làm, trong trăm năm nay, không ai làm hơn ông, và chưa ai tranh cái uy hiệu “Trần Thiệp trong thế giới tư tưởng mới” của ông được. Về văn, ông viết đủ loại, nhưng về khảo cứu thì chưa sâu…Nhìn chung, văn của ông bình dị, sáng sủa, khúc chiết, nhiều khi hoa mỹ, lôi cuốn độc giả rất mạnh vì tình cảm nồng nàn và thành thật. Ngô Đức Kế, Phan Bội Châu, Dương Bá Trạc ở Việt Nam đều chịu ảnh hưởng của ông rất nhiều. Ngày 23 tháng 12 năm 1970 là ngày cử hành nghi lễ đạt đỉnh cao độ 417 m của Trung tâm Thương mại Thế giới tại Manhattan, New York, Hoa Kỳ là tòa nhà cao nhất thế giới thời điểm đó; Trung tâm Thương mại Thế giới Một được tái thiết tại vị trí tòa Tháp Đôi 110 tầng, đã bị đổ sụp bởi hai chiếc phi cơ Boeing đâm vào, trong sự kiện ngày 11 tháng 9 năm 2001, hiện nay là Tháp Tự do, tòa nhà cao nhất Hoa Kỳ, cũng cao nhất Tây Bán Cầu, cũng là cao ốc cao thứ ba trên thế giới với độ cao 541,32 m. Bài chọn lọc ngày 23 tháng 12: Cánh cò bay trong mơ; Nông lịch tiết giữa Đông; Tương lai trong tay ta; Đối thoại với Thiền sư; Lên Việt Bắc điểm hẹn; Hoa Lúa;Nguyễn Hiến Lê sao sáng; 24 tiết khí lịch nhà nông; Chọn giống sắn kháng CMD; Chọn giống sắn Việt Nam; Walt Disney bạn trẻ thơ; Mình về thăm nhau thôi; Tô Đông Pha Tây Hồ; Đọc Tô Đông Pha nhớ Nam Trân; Đợi Anh; Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-23-thang-12;
Khi ban mai tỉnh thức mọc sớm sao tình yêu
thăm thẳm giữa tâm hồn
Cánh cò bay trong mơ …
‘Con cò đi đón cơn mưa
Tối tăm mù mịt ai đưa cò về’
bâng khuâng Cánh cò
Thương lời ru của mẹ:
“Tháng giêng, tháng hai, Tháng ba, tháng bốn, Tháng khốn, tháng nạn Đi vay đi dạm Được một quan tiền Ra chợ Kẻ Diên Mua con gà mái Về nuôi hắn đẻ Ra mười quả trứng Một trứng: ung Hai trứng: ung Ba trứng: ung Bốn trứng: ung Năm trứng: ung Sáu trứng: ung Bảy trứng: ung Còn ba trứng Nở được ba con Con: diều tha Con: quạ bắt Con: mặt cắt xơi Đừng than phận khó ai ơi Còn da lông mọc, còn chồi nảy cây”.
“Giang sơn vui thú yên hà
Mai là bạn cũ, Hạc là bạn quen”
Thương câu thơ lưu lạc Nguyễn Du Hồ Xuân Hương
Cánh cò bay trong mơ
Ca dao em và tôi
Bảng lãng cánh cò
Bay giữa nhân gian.
1- Nếu bạn cho rằng Phật giáo Đại thừa (còn gọi là Phật giáo Pháp môn, hay Phật giáo Phát triển) đã đi quá xa các nguyên lý của đạo Phật nguyên chất, thì nên chăng tham khảo ý kiến của Đại lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ khi ngài dịch bộ ba “Phật giáo tư tưởng luận” của tác giả Kimura Taiken. Trong Lời tựa ở quyển (I) Đại lão Hòa thượng viết: “Phật giáo cũng như cái cây có ba phần. Phần gốc, phần thân, và phần ngọn bao gồm nhiều cành lá. Phần gốc là Căn bản Phật giáo, phần thân là Tiểu thừa Phật giáo, phần ngọn và cành lá là Đại thừa Phật giáo. Người ta không thể nào tưởng tượng được sự tồn tại của một cái cây mà không có gốc. Nhưng nếu chỉ có gốc không thôi thì cây ấy không còn sức sống, hoặc giả có gốc có thân mà không có cành lá thì cây ấy cũng như cây trong mùa đông, không khỏi gây cho người ta cái ấn tượng trơ trụi tiêu điều. Nếu phần gốc và thân cây giữ cho cái cây đứng vững thì phần cành lá sum suê xanh tốt sẽ biểu dương cho sức sống mãnh liệt của toàn bộ cây. Hơn nữa tán cây tươi thắm tỏa ra che rợp khoảng không gian đủ sức mang lại cho người lữ hành trên con đường dài mệt mỏi những phút giây êm mát giữa buổi trưa hè oi bức”
2- Albert Einstein (14.3.1879 – 18.4.1955). Nhà bác học vĩ đại nhất mọi thời đại. Người rất quan tâm và phát biểu khá nhiều về đạo Phật. Câu nói đáng suy ngẫm nhất của ông: “Tôn giáo tương lai sẽ là một tôn giáo toàn cầu vượt lên trên mọi Thần linh giáo điều và Thần học. Tôn giáo ấy phải bao quát cả phương diện tự nhiên lẫn siêu nhiên đặt trên căn bản của ý thức đạo lý, phát xuất từ kinh nghiệm tổng thể, gồm mọi lỉnh vực trong cái nhất thể đầy đủ ý nghĩa nhất. Phật giáo đáp ứng tất cả các điều kiện đó”
3- Vậy là, bác học Albert Einstein từ rất lâu đã nhìn thấy cái cây Phật giáo vững chãi vươn cao đâm chồi nẩy lộc hoa lá sum suê che mát chúng sinh đang vật vả đi trên con đường mưu cầu hạnh phúc và giải thoát.
Ba tập “Phật giáo tư tưởng luận” của Kimura Tai ken do Đại Lão Hòa thượng Thích Quàng Độ dich.
VIẾT TRONG MÙA GIÁNG SINH
Nguyễn Quốc Toàn 20.12.2020
Chúa Giê su có hai lần được sinh ra. Lần đầu từ bào thai mẹ gọi là Giáng sinh. Lần thứ hai bị giết chết chôn trong mộ bổng nhiên sống lại rồi lên trời gọi là Phục sinh. Giáng sinh và Phục sinh là hai lễ trọng của Thiên chúa giáo giáo và cũng là ngày hội của nhiều người không theo Thiên chúa giáo trên toàn thế giới.
1- TheoTân ước (Kinh thánh) thì sự xuất hiện của Giê Su và những gì liên quan đến ngài đều do Thiên chúa sắp đặt. Ông Giu se làm nghề thợ mộc kết hôn với bà Ma ri a, nhưng sau khi cưới ông phát hiện ra vợ mình đã có thai. Chưa biết phải xử lý thế nào về sự phản bội của vợ thì bà Ma ri a kể lại với chồng rằng đã một lần thiên sứ của Chúa trời báo mộng: “Này đây, trinh nữ sẽ thụ thai và sinh hạ một con trai…”(1). Ông Giu se cũng được thiên sứ báo mộng “Này ông Giu se đừng ngại đón bà Ma ri a vợ ông về, vì người con bà cưu mang là do quyền năng chúa Thánh Thần. Bà sẽ sinh con trai và ông phải đặt tên con trẻ là Giê su…” (2) . Từ đó, vợ chồng Giu se Ma ri a sống cùng nhà nhưng không hề chung đụng. Do vậy người Ki tô giáo gọi bà Ma ri a là mẹ đồng trinh. Người theo đạo Tin lành phản biện: phụ nữ đã sinh đẻ thì không còn đồng trinh nữa. Cuộc tranh luận cho đến nay vẫn chưa dứt.
Ngày đó Hoàng đế La mã lệnh cho toàn dân dẫu định cư ở đâu cũng phải về quê quán kê khai tài sản, ruộng đất, để triều đình tính thuế. Vợ chồng ông Giu se và bà Ma ri a phải vượt chừng một trăm cây số từ Na da rét về Bê lem để thực thi nghiêm lệnh. Ông Giu se đi bộ bên cạnh con lừa chở vợ. Đường sá khúc khuỷu gập ghềnh đối với bà Ma ri a là một nỗi cực nhọc khủng khiếp. Khi hai người đến được thị trấn Bê lem thì ở đó người đông nghịt, các nhà trọ đều chật như nêm. Bà Ma ri a chuyển dạ đẻ, hai người phải qua đêm trong khu vực dành cho súc vật. Giu se dọn chỗ nằm cho vợ trên rơm cỏ khô bốc mùi ngai ngái. Bà Ma ri a sinh con trai trong máng cỏ và quấn con với tã lót bằng vải. Vào thời điểm đó trời đêm Bê lem bổng dưng bừng sáng. Một ánh sáng tuyệt vời và kì diệu. Dân chúng quỳ xuống cầu nguyện và đâu đó văng vẳng “Hôm nay trong thành Đa vít đã ra đời cho mọi người Đấng cứu độ, ngài là chúa Ki tô… anh em sẽ tìm thấy một hài nhi mình quấn tã lót mằm trong máng cỏ”. Các nhà chiêm tinh ở vương quốc Giu đê phát hiện một ngôi sao mới xuất hiện trên bầu trời Bê lem. Họ biết rằng đấy là báo hiệu một vị vua Do Thái mới ra đời. Trong khi dân chúng toàn vùng đến tặng quà và chức mừng chúa hài đồng thì vua Hê rô đê vô cùng lo sợ. Vì nếu có vua mới xuật hiện thì ngai vàng của ông sớm muộn gì cũng bị lật đổ. Để trừ hậu họa ông hạ lệnh giết toàn bộ những đứa trẻ từ hai tuổi đến những đứa mới sinh trong vùng Bê lem và những nơi lân cận. Thiên sứ lại hiện ra báo mộng cho ông Giu se “này ông, dậy đem hài nhi và mẹ Người trốn sang Ai cập, và cứ ở đó cho đến khi tôi báo lại, vì vua Hê rô đê sẽ tìm giết hài nhi đấy” (3)
2- Chúa Giê su sống hết tuổi thiếu niên ở Ai cập. Khi về lại quê nhà, Ngài gần gũi những người nghèo khổ, dạy dỗ họ những điều hay lẻ phải qua “bài giảng trên núi”. Chẳng hạn: Tám mối phúc… Muối cho đời và ánh sáng cho trần gian… Đừng giận ghét… Đừng ly dị… Chớ ngoại tình…Đừng thề thốt… Chớ trả thù…Phải yêu kẻ thù…Bố thí kín đáo…Không thể vừa làm tôi Thiên chúa vừa làm tôi tiền của… Ngài còn dùng dụ ngôn để người nghe suy tư về nghĩa lý thâm sâu đằng sau lời Ngài nói. Dụ ngôn hạt lúa gợi về cái chết và sự sống: “nếu hạt lúa gieo vào lòng đất mà không chết đi, thì nó vẫn trơ trọi một mình; còn nếu chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt khác”(4). Hoặc, “Đất tốt tiếp nhận hạt giống, tiêu biểu cho người lắng nghe lời Thiên chúa, am hiểu và tuân giữ lời ấy. Khi lời Thiên chúa rơi vào những tâm hồn thiện ý, lời ấy chín muồi thành hoa quả đức tin” (5). Đức Giê su được dân chúng ngưỡng mộ bởi ngài dùng phép lạ chữa những bệnh phong hủi, bại liệt, làm cho người mù bẩm sinh sáng mắt, người què quặt đi lại bình thường. Dân chúng và kẻ thù của đức Chúa kinh ngạc đến hãi hùng khi Ngài làm sống lại chàng trai La da rô đã chết 4 ngày, thân thể bắt đầu nặng mùi. Đứng trước mộ Ngài hô lớn “La da rô bước ra”. Một dáng người lờ mờ trỗi dậy trong mộ, trên người vẫn còn vải liệm và trên mặt vẫn đắp khăn. Mác ta và Ma ri a quẹt nước mắt hân hoan đưa cậu em yêu quý của mình về nhà (6).
3- Đức Giê su càng được dân chúng ngưỡng mộ thì chính quyền cai trị La mã, và người Pha ri siêu càng căm ghét. Bọn người này vốn cùng chủng tộc với Giê su nhưng theo đạo Do Thái, chỉ chấp nhận phần cựu ước trong Kinh thánh chứ không chấp nhận Tân ước nói về Giê su. Kẻ thù của đức Chúa bằng mọi cách bắt Ngài tống ngục, nhưng Ngài lại được dân chúng chở che bảo vệ. Trong số mười hai tông đồ của chúa Giê su thì mười một người hết lòng bảo vệ an toàn cho ngài, riêng có Giu đa ra mặt phản bội. Hắn nói với các chức việc rằng “Tôi hôn ai thì chính là người đó các ông cứ thế mà bắt”…Bọn lính ào vào túm lấy đức Giê su, trói chặt ngài lại và lôi đi. Bản án tử hình đã được Hội đồng công nghị thông qua. Lính La mả dẫn Giê su qua cổng bắc thành Giê ru sa lem lên đỉnh Núi Sọ để hành hình. Đức Giê su loạng choạng bước lên dốc, trên vai nặng chĩu cây thánh giá, khắp mình đầy rẫy thương tích. Lính La mã cởi trần truồng đức Giê su và đặt ngài nằm trên thánh giá rồi đóng đinh xuyên vào bàn tay bàn chân. Cây thánh giá được dựng lên. Giê su chỉ nói một câu: “Cha ơi, con xin phó thác hồn con trong tay cha”, nói xong, đầu ngài gục xuống. Bọn lính La mã thay phiên nhau canh gác cực kì cẩn mật nơi chôn cất đức chúa. Họ sợ mười một tông đồ còn lại và dân chúng cướp xác ngài đi chôn nơi khác và phao tin rằng chúa Giê su đã lên trời. Nhưng chỉ ba ngày sau mọi người kinh ngạc không thấy thi hài đức chúa trong mộ. Ngài đã về trời theo sự sắp đặt của Thiên chúa. Và bốn mươi ngày sau khi sống lại đức Giê su xuất hiện giữa các môn đệ, ngài nói với họ về nước Thiên chúa…
4- Đức Giê-su là con chúa Trời, ngài không chịu tội tổ tông do ông A đam và bà E va ăn trái cấm ở vườn Ê đen. Sự thương khó và sự chết của Giêsu là yếu tố cơ bản trong thần học Kitô giáo, liên quan mật thiết tới giáo lý về cứu rỗi và chuộc tội, như là điều kiện cần thiết để con người được tha thứ tội lỗi và hòa giải với Thiên Chúa.
————
(1) (2) Tin mừng theo thánh Mát thêu, trg 1291
(3) Tin mừng theo thánh Mát thêu, trg 1292
(4) (5) Dẫn theo “Chuyện Kinh Thánh” của nhà văn Nobel Pearl Buck.
(6) Trang 1408, Kinh thánh
————
Tượng chúa Ki tô ở Vũng Tàu
LÊN VIỆT BẮC ĐIỂM HẸN
Hoàng Kim (3)
Anh lên Tây Bắc chào các mế
Trời suối gần thêm giấc mơ lành
Mây trắng đường xưa thênh thênh bước
Tản mạn cây xanh thăm thẳm anh.
CNM365
Kinh Dịch
Thiên Địa Nhân
Âm Dương Ngũ Hành
Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ
Trâu tìm trâu, Ngựa tìm ngựa
Đối thoai với Thiền sư
Tình Yêu Cuộc Sống
DẠY VÀ HỌC
Thung dung
CNM365
PHÁP TRẦN Quay đầu là bờ Thích Thanh Từ (Sư Ông Trúc Lâm)
Trong nhà thiền thường nói, khi ngộ đạo rồi mắt thấy như mù, tai nghe như điếc. Như mù nhưng không phải mù, như điếc nhưng không phải điếc. Giả sử chúng ta đi chợ, nghe người ta xôn xao đủ thứ, nhưng mình không dính, không chú ý. Khi về người nhà hỏi: “Bữa nay đi chợ thấy cái gì?” Mình nói: “Không thấy gì hết”. Nhưng sự thật mình có thấy không? Có thấy nhưng không dính thành ra như không thấy. Còn nếu ta để tâm vào việc gì thì khi được hỏi, mình liền trả lời: “Thấy thế này, thế kia”. Đó là ta đã tích lũy vào pháp trần trong tâm rồi.
Cho nên việc tu có nhiều điểm rất hay mà chúng ta không biết. Như ra đường bị ai nói xúc phạm tới danh dự mình, về nhà ít nhất ta cũng kể lại với người thân nghe. Kể một người nghe mình cũng chưa vừa lòng, phải kể cho người này người kia nghe chừng một trăm lần, như vậy mình đã thuộc lòng trong ký ức sâu quá rồi. Vì vậy khi ngồi thiền nó trồi lên, bỏ được một lát nó trồi lên nữa. Đó là vì chúng ta đã ghi nhớ quá sâu đậm.
Giống như lúc còn bé đi học, mỗi khi muốn thuộc bài, mình phải đọc tới đọc lui nhiều lần mới thuộc. Đem vô sâu là do ôn tới ôn lui nhiều lần. Lỡ nhớ rồi, khi muốn quên cũng phải tập bỏ thường xuyên mới quên được, không có cách nào khác hơn. Vậy mà vừa có chuyện buồn, chuyện giận là chúng ta đem ra kể liền. Gặp ai kể nấy, kể hoài như vậy quên sao được. Khi ngồi thiền nó trồi lên lại than: “Khổ quá! Con tu khó”. Khó là tại ai? Tại mình chứ tại ai, tích lũy nhiều thì nó trồi lên nhiều.
Bây giờ chúng ta thấy chỉ thấy, không thèm quan tâm chú ý gì cả. Thấy tất cả mà tâm không giữ, không dính thì tu dễ không khó. Nếu tu là tìm cái gì ở đâu xa thì khó, đằng này nó đã sẵn nơi mình rồi, chỉ quay lại là hiện tiền. Chúng ta không thấy được cái chân thật là do pháp trần đầy cứng bên trong, nên quay lại thấy toàn tạp nhạp.
Những giờ ngồi thiền là những giờ quay lại, mình thấy pháp trần lăng xăng lộn xộn nên nói thấy loạn tưởng nhiều quá. Thấy loạn tưởng nhiều là tu tiến nhiều. Vì ngày xưa, mỗi khi chúng dấy lên mình chạy theo nên không thấy chúng, bây giờ chúng dấy lên mình biết liền bỏ, đó là tu tiến. Tuy nó còn nhưng mình đã làm chủ được chút chút. Hồi xưa nó dẫn mình chạy theo hoàn toàn, bây giờ nó trồi lên mình từ chối không theo, đó là tiến rõ ràng. Nhưng nhiều khi Phật tử thấy nó rồi sợ, tu gì mà vọng tưởng quá chừng. Sự thật có tiến, tiến từng bước, chứ không phải không tiến.
Bước tiến tiếp theo là ngoài giờ ngồi thiền, khi tiếp xúc với mọi cảnh mọi vật, chúng ta thấy biết rõ ràng nhưng bỏ qua, không chú tâm, đó là ta tu trong mọi lúc mọi nơi. Không phải tay lần chuỗi, thân tọa thiền mới tu. Lần chuỗi tọa thiền mà ai động tới liền la hét là không phải tu. Người không tỏ vẻ tu hành gì hết, nhưng đi đứng tự nhiên thoải mái, ai nói gì thì nói, bỏ qua không để lòng, ấy mới thật là chân tu.
Nhiều khi chúng ta như điên khùng với nhau. Thí dụ mình tưởng mình thông minh, sáng suốt, nhưng ai vừa nói “Chị ngu quá!”, mình liền la đông đổng lên, để nói rằng ta không ngu. Nhưng thật ra như vậy là đã chứng tỏ mình đang ngu. Nếu không ngu, ta chỉ cười, nói: “Phải, tôi ngu” Nói vậy còn gì nữa để la, thì đâu có khổ. Vậy mà ai nói mình ngu liền cự lộn, rồi đủ thứ chuyện thưa kiện … có khổ không? Thế là cả hai đàng đều khùng điên với nhau hết.
Những chuyện hết sức nhỏ như vậy, nhưng mình không biết tu, nên cứ tích lũy trong tâm thành ra sanh bệnh. Bây giờ muốn bỏ, chúng ta phải gỡ lần những thứ đó, từ từ ngồi thiền sẽ được nhẹ nhàng yên ổn. Ai nói gì mình cũng cười. Đức Phật ngày xưa bị Bà la môn theo sau mắng chửi, Ngài im lặng không nói, không nhận, thế mà Bà la môn phải chịu phép, không dám mắng chửi nữa, khỏe khoắn làm sao.
Phật là bậc giác ngộ nên thấy người mê Ngài thương, không phản đối, không chống cự gì cả nhưng lại nhiếp phục được họ. Còn chúng ta bây giờ nghe nói một câu không vừa lòng liền phản đối, chống cự, rốt cuộc càng thêm lớn chuyện. Như vậy ta cùng những người mê kia, không hơn không kém, phải không? Mình là người tỉnh thì phải hơn kẻ mê. Họ nói bậy mình chỉ cười thôi thì không xảy ra chuyện gì hết. Như vậy có khỏe không ?
Cho nên người biết tu xả bỏ hết những gì không quan trọng. Quan trọng là đừng để sáu trần lôi dẫn đi, phải quay về với cái chân thật của chính mình. Cái chân thật ấy ai cũng có nhưng vì vọng tưởng che lấp nên mình không nhận ra. Cho nên Thiền sư Nam Tuyền Phổ Nguyện nói, người tu thiền như con ngỗng chúa uống sữa chừa nước lại. Câu nói nghe muốn bể cả đầu! Làm sao mà uống sữa chừa nước được? Hai thứ ấy hòa lẫn nhau, lọc thế nào ?
Những câu như vậy, tôi cũng mất nhiều năm lắm mới thấy rõ ý nghĩa của nó. Cái gì là sữa?. Cái gì là nước ? Vọng tâm và chân tâm nơi mình hòa lẫn nhau, không phải một cũng không phải hai. Vậy làm sao để lọc chân tâm ra khỏi vọng tâm? Ở đây, chúng ta chỉ cần khéo một chút là thấy liền. Cái biết trong sáng hiện tiền đó là sữa, còn cái biết lăng xăng lộn xộn là nước. Cái biết lăng xăng lộn xộn thì chúng ta không theo, chỉ sống với cái biết yên tĩnh, trong sáng. Đó là mình đã loại nước, uống sữa. Được thế ta là ngỗng chúa.
Những giây phút yên tĩnh, chúng ta ngồi chơi không nghĩ gì hết. Lúc đó tai vẫn nghe, mắt vẫn thấy mà không nghĩ suy điều chi. Như vậy cái biết đó mình đã có sẵn, nhưng vừa dấy nghĩ cái này cái nọ liền quên mất cái biết hằng hữu. Bây giờ chỉ cần không chạy theo các thứ xao động thì nó hiện tiền. Nếu chúng ta đừng đuổi theo những gì mắt thấy, tai nghe, mũi ngửi, lưỡi nếm … ăn cứ ăn uống cứ uống, làm tất cả việc mà đừng dính, nếu không phải Phật thì ít nhất mình cũng là Bồ tát con rồi.
Vì vậy không dính với sáu trần là biết quay đầu, còn dính với sáu trần là đã lao đi trong sanh tử, không có gì khó khăn hết. Trong nhà thiền có câu chuyện của anh hàng thịt, khi nghe một câu nói của vị Thiền sư, liền tỉnh ngộ và làm bài kệ:
Tạc nhật dạ xoa tâm
Kim triêu Bồ tát diện
Dạ xoa dữ Bồ tát
Bất cách nhất điều tuyến.
Dịch:
Hôm qua tâm dạ xoa
Bữa nay mặt Bồ tát
Dạ xoa và Bồ tát
Không cách một đường tơ.
Bồ tát và Dạ xoa chỉ cách nhau ở một cái nhìn. Nhìn ra là mê, xoay lại là giác, dễ như trở bàn tay, không có gì ngăn cản hết. Vậy mà chúng ta làm không nổi, cứ ì ạch hoài. Thiền đặc biệt ở chỗ đó, nhưng vẫn phù hợp với những gì Phật dạy ngày xưa. Tôi sẽ dẫn kinh để chứng tỏ điều này.
Trong kinh A Hàm kể lại, một hôm, sau thời tọa thiền trong rừng, Đức Phật xả thiền ngồi chơi tự tại. Chợt Ngài thấy có một con rùa bò về phía mình, phía sau con dã can đuổi theo định cắn đuôi con rùa, con rùa liền rút đuôi vào trong mai. Dã can chụp lấy chân, con rùa liền rút chân vào trong mai. Cứ như vậy dã can chụp cắn tứ tung, rùa cũng rút hết các bộ phận vào trong mai. Con dã can chụp hoài không được bèn bỏ đi.
Kết thúc câu chuyện, Phật nói: “Người tu cũng thế, nếu biết giữ sáu căn không cho chạy theo sáu trần thì không có ma vương nào bắt được”. Còn nếu chạy theo sáu trần bị nó cắn đứt đầu đứt cổ. Chuyện thật là hay.
Thêm một câu chuyện nữa. Phật kể trong một đàn khỉ, có con khỉ nhỏ đi sau đàn thấy mấy con lớn đi trước ăn nhiều trái cây ngon, còn mình thiệt thòi quá. Nó bèn tách đàn, đi một mình để được ăn ngon. Khi thấy miếng mồi ngon, nó liền đưa tay chụp, không ngờ đó là cái bẫy nhựa, nên tay nó bị dính nhựa. Nó liền đưa tay kia gỡ nên tay kia bị dính luôn. Con khỉ liền lấy chân phải quào, chân phải dính; lấy chân trái quào, chân dính luôn. Nó quật cái đuôi để gỡ, đuôi cũng dính. Cuối cùng còn cái miệng, nó liền đưa miệng cạp, thế là miệng dính luôn. Như vậy tổng cộng sáu bộ phận đều dính nhựa hết. Gã thợ săn chỉ cần tới lượm con khỉ bỏ vô giỏ là xong.
Phật nói: “Cũng vậy, nếu người nào sáu căn dính với sáu trần, cũng như con khỉ kia để sáu bộ phận dính với nhựa, người đó sẽ bị ma vương dẫn đi dễ dàng, không nghi ngờ”. Như vậy Phật dạy chúng ta tu như thế nào? Là giữ sáu căn đừng cho dính mắc với sáu trần. Đây là một lẽ thật chứ không phải tưởng tượng. Đó là tôi đã dẫn trong kinh A Hàm.
Đến kinh Kim Cang, Lục Tổ ngộ được từ câu: “Bất ưng trụ sắc sanh tâm, bất ưng trụ thanh, hương, vị, xúc, pháp sanh tâm; ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm”, tức là không dính mắc vào các trần mà sanh tâm Bồ đề. Tâm Bồ đề là tâm thanh tịnh, không dính mắc thì tâm Bồ đề hiện tiền. Còn dấy niệm là tâm sanh diệt. Sau khi ngộ rồi, Lục Tổ thốt lên: “Đâu ngờ tâm mình xưa nay thanh tịnh!. Vì thanh tịnh nên không sanh diệt, còn loạn tưởng là tâm sanh diệt. Ngay đó Ngũ Tổ truyền tâm ấn và trao y bát cho ngài.
Sự tu chẳng có gì lạ hết. Phật Tổ không hai đường, chỉ vì phương tiện truyền bá khác nhau thôi. Thấy như vậy, hiểu như vậy, chúng ta mới nhận ra việc tu không phải chuyện quanh co, khó khăn, mà trái lại rất đơn giản. Ngài Lâm Tế nói: “Đâu ngờ Phật pháp của Hoàng Bá rất ít”, nghĩa là rất đơn giản. Cho nên trọng tâm của việc tu là nghe và hiểu được ý Phật dạy, rồi ứng dụng thực hành. Đó mới là người biết tu.