Số lần xem
Đang xem 1056 Toàn hệ thống 3346 Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết
Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
DẠY VÀ HỌC Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận
Norman Borlaug Lời Thầy dặn Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.
CHÀO NGÀY MỚI 30 THÁNG 12 Hoàng Kim CNM365Bản Giốc và Ka Long; Ngày Hạnh Phúc của em; Một niềm tin thắp lửa. Quảng Tây nay và xưa; Người vịn trời xanh chấp sói rừng; Nguyễn Hàm Ninh Thầy Vua; Hoàng ThànhDi sản thế giới tại Việt Nam, Trăng rằm vui chơi giăng; Giống khoai lang Việt Nam; Ngày 30 tháng 12 năm 1075 Khâm Châu thất thủ trong Chiến dịch đánh Tống 1075 -1076 của quân Đại Việt. Chiến dịch đánh Tống do tướng nhà Lý là Lý Thường Kiêt phát động nhằm tấn công quân Tống ở 3 châu Ung Khâm Liêm dọc theo biên giới Tống Việt. Hoàn cảnh lịch sử thời ấy sau năm 1010 Lý Công Uẩn lập ra nhà Lý trải 3 triều vua Lý Thái Tổ, Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông nước Đại Việt phát triển ổn định và khá vững mạnh đến năm 1072, vua Lý Thánh Tông qua đời, vua Lý Nhân Tông là thái tử Càn Đức 7 tuổi lên thay, thái phi Ỷ Lan nhiếp chính, được sự phò tá của Lý Thường Kiệt và Lý Đạo Thành. Nhà Tống ở phương bắc thành lập năm 960 sau thời hậu Đường và thời Ngũ Đại Thập Quốc phải vất vả đối phó với nước Liêu của người Khiết Đan ở phương Bắc, qua thời Tống Thái Tông, nạn cát cứ Thập quốc đã dẹp được nhưng nguy cơ nước Liêu luôn tiềm ẩn với nhà Tống. Đến thời Tống Nhân Tông lại thêm sự uy hiếp của nước Tây Hạ người Đảng Hạng. Nhà Tổng bị mất nhiều phần lãnh thổ cho nước Liêu và nước Tây Hạ, lại phải tốn nhiếu của cải và cống phẩm để giữ được hòa bình. Tể tướng Vương An Thạch đã chủ trương biến pháp cải cách bên trong và tiến đánh các nước phía nam Trung Quốc để tìm kiếm một thắng lợi tinh thần giải tỏa các căng thẳng của nhà Tống. Quân Tống tập hợp khoảng 10 vạn quân luyện tập ở các căn cứ Ung Khâm Liêm là Quảng Tây và Quảng Đông ngày nay còn chờ thêm 45 ngàn cấm binh thiện chiến ở phương bắc để khởi sự. Thái úy Đại Việt là Lý Thường Kiệt chủ trương “tiên phát chế nhân” Ngồi yên đợi giặc sao bằng đánh trước để bẻ gãy mũi nhọn của nó. Ông quyết định mở trận tiến công quy mô lớn sang đất Tống ; Ngày 30 tháng 12 năm 1408, Chiến tranh Minh -Việt: Quân Hậu Trần giành thắng lợi trước quân Minh trong Trận Bô Cô tại Nam Định ngày nay. Ngày 30 tháng 12 năm 1808 tức ngày 14 tháng 11 năm Mậu Thìn là ngày sinh của Nguyễn Hàm Ninh người Thầy của vua (Nguyễn Phúc Miên Tông Thiệu Trị năm 1841 nối ngôi vua cha Minh Mệnh) . Nguyễn Hàm Ninh là một danh sĩ tinh hoa trong lịch sử Việt Nam ; Bài chọn lọc ngày 30 tháng 12: Bản Giốc và Ka Long; Ngày Hạnh Phúc của em; Một niềm tin thắp lửa. Quảng Tây nay và xưa; Người vịn trời xanh chấp sói rừng; Nguyễn Hàm Ninh Thầy Vua; Hoàng ThànhDi sản thế giới tại Việt Nam, Trăng rằm vui chơi giăng; Giống khoai lang Việt Nam; Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và xem tiếp: https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-30-thang-12
BẢN GIỐC VÀ KA LONG Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long và Hoàng Kim
Thác Bản Giốc và sông KaLong là hai địa danh lịch sử văn hóa đặc biệt nổi tiếng Việt Trung. Thác Bản Giốc là thác nước hùng vĩ đẹp nhất Việt Nam tại xã Ðàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Sông Ka Long (tên gọi Việt) hoặc Sông Bắc Luân (tên gọi Trung) là sông chảy ở vùng biên giới giữa thành phố Móng Cái tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam và thành phố Đông Hưng thuộc địa cấp thị Phòng Thành Cảng, Khu tự trị dân tộc Choang tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Tuy nhiên theo các bản đồ của Việt Nam thì quan niệm về dòng chảy của sông Ka Long và sông Bắc Luân không hoàn toàn trùng khớp với quan niệm về sông Bắc Luân của Trung Quốc. Thác Bản Giốc và sông KaLong là nơi lưu dấu các câu chuyên lịch sử và huyền thoại mà tư liệu này là điểm nhấn để quay lại đọc và suy ngẫm.
“Một thác nước tự nhiên, đẹp hùng vĩ bậc nhất thế giới nằm ở giữa ranh giới hai quốc gia, chứa đựng trong đó nhiều tiềm năng tài nguyên về thủy điện, du lịch. Một khu vực cửa sông tàu thuyền hai bên đi lại dễ dàng, giao thương thuận lợi. Tất cả những tiềm năng này đang chờ đợi sự đầu tư, hợp tác cùng khai thác” báo điện tử VOV ngày 27 tháng 11 năm 2015, bình luận.
Sông Ka Long và sông Bắc Luân
Sông Ka Long theo bản đồ của Việt Nam xuất bản, bắt nguồn từ rìa bắc xã Quảng Đức, Hải Hà 21°36′36″B 107°41′2″Đ, phía tây cửa khẩu Bắc Phong Sinh cỡ 5 km, chảy uốn lượn về hướng đông đông bắc. Đoạn sông này dài cỡ 16 km. Sông KaLong đến “bãi Chắn Coóng Pha” ở bản Thán Phún xã Hải Sơn, Móng Cái 21°39′34″B 107°48′24″Đ, thì hợp lưu với Sông Bắc Luân bên Trung Quốc và đổi hướng chảy về đông, sau đó đông nam đến nội thị của thành phố Móng Cái. Toàn bộ đoạn sông nói trên là ranh giới tự nhiên cho đường biên giới Việt – Trung. Sông Kalong đến ranh giới phường Ka Long và Trần Phú ở thành phố Móng Cái thì sông chia thành hai nhánh 21°32′13″B 107°57′58″Đ: 1) Dòng Ka Long chảy trong đất Việt theo hướng Nam xuyên qua thành phố Móng Cái ra biển ở nơi giáp ranh giữa xã Hải Xuân và xã Vạn Ninh. 2) Chi lưu là dòng sông Bắc Luân chảy theo hướng đông, tiếp tục là đường biên giới Việt – Trung, đi qua rìa phía đông bắc phường Hải Hòa, dọc theo rạch Tục Lãm và đổ ra biển Đông ở cửa Bắc Luân. Sông Bắc Luân (Bei Lun He, Bắc Luân hà) phía Trung Quốc thì bắt nguồn từ núi Thập Vạn Đại Sơn 21°45′3″B 107°45′31″Đ ở Phòng Thành, Trung Quốc, chảy theo hướng đông nam tới vùng “bãi Chắn Coóng Pha”. Từ đây sông là ranh giới tự nhiên cho đường biên giới Việt – Trung đến cửa Bắc Luân. Sông có tổng chiều dài 109 km, trong đó đoạn tạo thành biên giới Việt Nam-Trung Quốc là 60 km.
Sông Ka Long là sông Bắc Luân Việt Nam phần chảy trong lãnh thổ Việt Nam và biên giới Việt Trung. Dòng sông này cũng có chốn hợp lưu và có một phần chảy ở nước ngoài là sông Bắc Luân. Câu chuyện này cũng giống như dòng sông Sesan với dòng sông Mekong, đều có chốn hợp lưu, có một phần ở nước ngoài, và có nơi tự do chảy toàn trong lãnh thổ Việt Nam. Từ Mekong nhớ Neva, năm trước khi thăm lại Srepok, điểm hợp lưu quan trọng nhất của sông Mekong ở ngã ba Đông Dương, trong lần chuyển giao tiến bộ kỹ thuật canh tác sắn Tây Nguyên, tôi liên tưởng và suy ngẫm về các dòng sông đất nước. Nay sông Kalong và sông Bắc Luân cũng là một câu chuyên tương tự.
Wikipedia tiếng Việt trích dẫn tư liệu Đại Nam nhất thống chí chépː “Sông Ninh Dương ở cách châu Vạn Ninh 1 dặm về phía tây. Nguồn (của sông này) từ các xã Thượng Lai và Mông Sơn tổng Bát Trang chảy về đông 37 dặm ven theo địa giới nước Thanh (đến ngã ba). Rồi chuyển (dòng) chảy sang phía đông 7 dặm, đổ ra cửa Lạch. Một nhánh chảy về phía nam 5 dặm đến xã Ninh Dương, lại chia làm 2 chiː một chi chảy về phía đông làm sông Trà Cổ, một chi chảy về tây nam 1 dặm đến đông nam núi Hữu Hàn chảy 10 dặm đổ ra cửa Đại… Ải Thác Mang ở xã Vạn Xuân, cách châu Vạn Ninh 2 dặm về phía bắc, giáp đồn phủ Đông Hưng của nước Thanh. Phàm hai nước có công văn đều do ải này giao đệ. (Đường bộ) đi đến tỉnh thành mất 8 ngày“.
Khu vực cửa sông Bắc Luân năm 1888. Công ước năm 1887 giữa Pháp và nhà Thanh lấy cửa sông này làm đường biên giới. Sông Palong nay bắc qua nhánh Ka Long chảy trong thành phố Móng Cái có 2 cầu là cầu Ka Long và cầu Hòa Bình, bắc qua nhánh Bắc Luân chảy dọc biên giới hiện có cầu Bắc Luân nối hai cửa khẩu quốc tế Móng Cái của Việt Nam và cửa khẩu Bắc Luân của Trung Quốc.
Ngày 13/09/2017 hai nước đã cùng khánh thành cầu Bắc Luân 2 Việt – Trung, là cây cầu thứ 2 nối giữa 2 thành phố cũng như 2 quốc gia, cũng là cây cầu dạng vòm lớn nhất Việt Nam. Đi qua cầu Bắc Luân 2 về đêm nhớ về Hoành Mô, Tiên Yên, Móng Cái kỷ niệm một thời của thuở xưa ‘Qua sông Thương gửi về bến nhớ‘ với bao kỷ niệm.
Thác Bản Giốc
Thác Bản Giốc là thác nước đẹp hiếm thấy tại xã Ðàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng, trên các trang mạng Trung Quốc gọi là cặp thác Đức Thiên – Bản Ước là một nhóm thác nước nằm trên sông Quây Sơn tại biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc. Nếu nhìn từ phía dưới chân thác, phần thác bên trái và nửa phía tây của thác bên phải thuộc chủ quyền của Việt Nam tại xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng; nửa phía đông của thác bên phải thuộc chủ quyền của Trung Quốc tại thôn Đức Thiên, trấn Thạc Long, huyện Đại Tân, thành phố Sùng Tả của khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây. Thác nước này cách huyện lỵ Trùng Khánh khoảng 20 km về phía đông bắc, cách thủ phủ Nam Ninh của Quảng Tây khoảng 208 km.
Sông Quy Xuân theo cách gọi của phần dòng sông tại Việt Nam, còn tên chung của cả dòng sông theo tiếng Trung gọi là Quây Sơn, Quy Xuân hà, 归春河, Guīchūn Hé, là một dòng sông quốc tế. Sông Quây Sơn có chiều dài 89 km với diện tích lưu vực là 1.160 km², độ cao trung bình của sông là 556 m. Sông chảy phần lớn trên địa bàn tỉnh Quảng Tây của Trung Quốc và có chiều dài khoảng trên 20 km tại tỉnh Cao Bằng của Việt Nam. Theo Bách khoa toàn thư Việt Nam sông Quy Xuân tại Việt Nam có một chi lưu là suối Cạn và sông có tổng chiều dài 38 km với diện tích lưu vực là 370 km2 hoặc theo Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam thì sông Quy Xuân phần chảy trong nội địa Việt Nam có tổng chiều dài 49 km với diện tích lưu vực 475 km² .
Sông Quy Xuân bắt nguồn từ các khe suối tại huyện Tĩnh Tây, thành phố Bách Sắc của Quảng Tây, Trung Quốc sau đó chảy xuôi về phía nam hoàn toàn trong lãnh thổ Việt Nam tại xã Ngọc Côn của huyện Trùng Khánh thuộc tỉnh Cao Bằng, tiếp tục chảy theo hướng đông nam cho đến cực nam của xã Đình Phong rồi chuyển hướng đông-đông bắc đến xã Đàm Thủy sông chuyển hướng đông nam và chảy đến khu vực thác Bản Giốc tại xã Đàm Thủy (Việt Nam) với đối ngạn là thôn Đức Thiên, trấn Thạc Long, huyện Đại Tân của thành phố Sùng Tả (Trung Quốc). Đường biên giới Việt Nam-Trung Quốc đi từ mốc 53 (cũ) lên cồn Pò Thoong giữa sông rồi đến điểm giữa của mặt thác chính của thác Bản Giốc. Sau đó sông Quy Xuân trở thành đường biên giới tự nhiên giữa Việt Nam (huyện Hạ Lang) và Trung Quốc (huyện Đại Tân). Đến xã Minh Long, Hạ Lang thì sông Quây Sơn chuyển sang hướng tây và chảy đến xã Lý Quốc, Hạ Lang và đến trấn Thạc Long, thì sông chảy hoàn toàn trong lãnh thổ Trung Quốc. Sông Quy Xuân sau khi chảy vào lãnh thổ Trung Quốc, vẫn có hướng chính là hướng tây rồi nhập vào sông Hắc Thủy ở Thạc Long và sau đó lại nhập vào Tả Giang rồi đổ ra biển Đông tại vùng Châu Giang. Vì tính chất dòng chảy như vậy nên ở Trung Quốc sông được ca ngợi là “sông yêu nước” vì sự quấn quýt trở về. Sông Quy Xuân có thác Bản Giốc Việt Nam và cặp thác Đức Thiên – Bản Ước Trung Quốc được bình chọn và đánh giá là một trong các thác đẹp nhất Trung Quốc và Việt Nam.
Ghi chú của Hoàng Kim: Quảng Ninh và Cao Bằng là một phần đời tôi ở đó. Về Việt Bắc đêm lạnh nhớ Bác tôi đã kể một chút câu chuyện này. Nay neo thêm một ký ức về Thác Bản Giốc và sông Ka Long. Trong bài viết này tôi dùng chữ Việt Ka Long và Quy Xuân để chỉ phân sông chảy hoàn toàn trong lãnh thổ Việt Nam “Việt Nam Trung Hoa núi liền núi sông liền sông’ đây là một thí dụ điển hình. Mời bạn đọc thêm các bài chọn lọc: Quảng Tây nay và xưa, Từ Mekong nhớ Neva; Dạo chơi cùng Goethe
NGÀY HẠNH PHÚC CỦA EM
Hoàng Kim
Ngày Hạnh Phúc của em
Một niềm tin thắp lửa
Thầy bạn và đồng đội
Cha Mẹ và Quê hương
Em đi chơi cùng Mẹ
Trăng rằm vui chơi giăng
Thảo thơm vui đầy đặn
Ân tình cùng nước non
Ngày hạnh phúc của em
MỘT NIỀM TIN THẮP LỬA
Hoàng Kim
Nhìn đàn em ngời niềm vui rạng rỡ.
Chợt thấy lòng rưng rưng.
Công việc nghề nông cực mà hạnh phúc.
Cố lên em nổ lực không ngừng !
Hột mồ hôi lắng vào hạt gạo.
Câu ca ông bà theo suốt tháng năm.
Thêm bữa cơm ngon cho người lao động.
Nâng chén cơm thơm, qúy trọng người trồng.
Em ơi hãy học làm ruộng giỏi.
Nghề nông thời nào cũng quý kỹ năng.
Người dân khá hơn là niềm ao ước
Công việc này giao lại cho em.
Có một mùa Vu Lan hạnh phúc
Ơn mẹ cha lam lũ sớm hôm
Thương con vạc gọi sao Mai dậy sớm
Một niềm tin thắp lửa giữa tâm hồn.
Bước tiếp bước giữa trường đời gian khó
HỌC ĐỂ LÀM người lao động siêng năng
Rèn nhân cách vượt lên bao cám dỗ
Đức và Tài tử tế giữa Nhân Dân.
Chúc mừng Lễ Tôn vinh NHÀ KHOA HỌC CỦA NHÀ NÔNG tại Hà Nội, Hoàng Thành Di sản thế giới tại Việt Nam ngày 29 tháng 12 năm 2020. Chúc mừng những gương mặt thầy bạn trân quý, có Giáo sư tiến sĩ Lê Huy Hàm (Chủ tịch Hôi đồng Khoa học Viện Di truyền), với thật nhiều công trình, cũng là người vinh danh Cách mạng Sắn Việt Nam ra Hội thảo Sắn Toàn cầu, https://youtu.be/81aJ5-cGp28 tự hào Việt Nam trên Thế giới , Thạc sĩ Nguyễn Văn Chương Trung tâm Hưng Lôc Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam có trên mười công trình nghiên cứu phát triển đậu đỗ phục vụ sản xuất , trong đó có công trình đầu tiên vang bóng một thời 1983-1986 “Chọn giống và trồng xen sắn, ngô với đậu rồng, đậu xanh, lạc” hợp tác Việt Tiệp, là thầy bạn và đồng đội của những kết quả tốt. Chúc mừng tiến sĩ Nguyễn Thị Trúc Mai cô Út trong đội ngũ trên với giống sắn tốt KM419 và kỹ thuật thâm canh thích hợp tại tỉnh Phú Yên, đã và đang tiếp tục chọn tạo các giống sắn mới theo hướng năng suất tinh bột cao chống chịu một số bệnh chính, góp phần nâng cao thu nhập, sinh kế, việc làm và đời sống người dân. Thật tuyệt vời đội ngũ ấy.
QUẢNG TÂY NAY VÀ XƯA Hoàng Kim
Quảng Tây ngày nay, với thủ phủ Nam Ninh là nơi diễn ra Hội thảo Cây Có Củ Toàn Cầu (*), https://youtu.be/81aJ5-cGp28 diện mạo thành phố khác rất xa so với Quảng Tây trước đây, nơi tôi đã có nhiều lần đến đó và có nhiều người bạn gắn bó tại đấy. Văn hóa lịch sử khoa học và công nghệ toàn cầu giao hội ở điểm đến Nam Ninh. Quảng Tây nay so sánh với Ung Khâm Liêm xưa là một góc nhìn thú vị. Bài này tôi không viết về nông nghiệp mà muốn lưu lại một chút cảm nhận về lịch sử
Du lịch sinh thái Quảng Tây bâng khuâng bao điều suy ngẫm. Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây ngày nay, với Nam Ninh, Khâm Châu, Hợp Phố là Ung Khâm Liêm xưa, nay đã biết bao thay đổi. Tôi đến Quảng Tây nhiều lần, đã từng du thuyền ở Quế Lâm, leo núi cao và cùng ăn cơm người dân tộc Choang, thăm khu di chỉ khảo cổ Tây Sa Pha nơi khai quật được các loại rìu đá, dao đá, những công cụ nguyên thủy của người cổ Bách Việt, nơi câu thơ “châu về Hợp Phố” vẫn còn văng vẳng bên lòng. Nam Ninh thủ phủ của Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, nay là nơi tổ chức Hội thảo Cây Có Củ Toàn Cầu, xưa là trọng điểm của chiến dịch đánh Tống 1075-1076 do danh tướng nhà Lý là Lý Thường Kiệt phát động nhằm tấn công quân Tống ở ba châu Ung Khâm Liêm, chặn đứng âm mưu của Vương An Thạch chủ trương Nam tiến tìm kiếm chiến thắng bên ngoài để giải tỏa những căng thẳng trong nước. Tôi nhớ Tô Đông Pha bị đày ải ở Thiểm Tây, Hàng Châu, biên viễn Giang Nam, suốt đời lận đận vì chống lại biến pháp không bền vững của Vương An Thạch. Tuy ông bị đối xử không công bằng nhưng người yêu thương ông, túi thơ, kiếm bút, công trình thủy lợi Hàng Châu di sản văn hóa thế giới mà ông lưu lại vẫn như trăng rằm lồng lộng giữa trời. Tôi nhớ câu thơ Nguyễn Du: “Giang sơn vui thú yên hà. Mai là bạn cũ, hạc là người quen“. Tôi nhớ Hồ Chí Minh “Đi đường mới biết gian lao, Núi cao rồi lại núi cao trập trùng; Núi cao lên đến tận cùng, Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non“. Và tôi nhớ câu thơ cảm khái của chính mình ‘Lên non thiêng Yên Tử’ “Non sông bao cảnh đổi. Kế sách một chữ Đồng. Lồng lộng gương trời buổi sáng. Trong ngần thăm thẳm mênh mông“.
Ung Châu là tên xưa, nay là Nam Ninh thành phố lớn nhất và là thủ phủ của khu tự trị Quảng Tây, Trung Quốc. Thành phố này nằm cách biên giới Việt Nam 180 km. Dân số Nam Ninh hiện khoảng 7,5 – 9,0 triệu người, (tương đương dân số thành phố Hồ Chí Minh của Việt Nam). Nam Ninh có 6 quận Giang Nam, Hưng Ninh, Lương Khánh, Tây Hương Đường, Thanh Tú, Ung Ninh và 6 huyện Hoành Long An, Mã Sơn, Tân Dương, Thượng Lâm, Vũ Minh. Thủ phủ Nam Ninh là nơi trung chuyển khách đến tham quan Quế Lâm nổi tiếng, thăm các làng dân tộc thiểu số ở Bắc và Tây Quảng Tây và khách Trung Quốc sang thăm Việt Nam bằng đường bộ. Khâm Châu xưa và nay tên gọi không đổi. Khâm Châu là một trong 14 địa cấp thị thuộc khu tự trị tỉnh Quảng Tây. Khâm Châu nằm bên vịnh Bắc Bộ với diện tích 10.843 km2 và dân số trên 3,1 triệu người. Khâm Châu nằm ở phía nam Quảng Tây, trên vùng bờ biển thuộc vịnh Bắc Bộ. Phía bắc tiếp giáp với địa cấp thị Nam Ninh, phía tây tiếp giáp địa cấp thị Phòng Thành Cảng, phía đông tiếp giáp địa cấp thị Ngọc Lâm, phía đông bắc tiếp giáp Quý Cảng, phía đông nam giáp Bắc Hải. Nằm trong khoảng từ 20°54′ tới 22°41′ vĩ bắc, 107°27′ tới 109°56′ kinh đông. Đường bờ biển dài 311,44 km. Phía đông bắc và tây bắc có 2 dãy núi là Lục Vạn Đại Sơn và Thập Vạn Đại Sơn, với độ cao đều trên 1.000 m. Khâm Châu là hải cảng chủ yếu phục vụ cho xuất khẩu cho vùng duyên hải tây nam Trung Quốc. Khâm Châu có 4 đơn vị cấp huyện: quận Khâm Nam, quận Khâm Bắc, huyện Linh Sơn, huyện Phố Bắc. Liêm Châu xưa chính là Hợp Phố, Bắc Hải ngày nay. Bắc Hải có nghĩa là biển bắc, là nơi có cảng biển, một nhà máy đóng tàu lớn nằm bên bờ phía bắc của vịnh Bắc Bộ. Hợp Phố trước đây gọi là Liêm Châu, là một huyện thuộc địa cấp thị Bắc Hải. Huyện này có diện tích 2.380 km², dân số hiện khoảng 1,3 triệu người, huyện lỵ là trấn Liêm Châu. Khoảng 5.000 năm trước, trong thời kỳ đồ đá mới tại khu vực Hợp Phố ngày nay đã có những hoạt động của con người. Tại di chỉ khảo cổ Tây Sa Pha người ta đã khai quật được các loại rìu đá, dao đá, những công cụ nguyên thủy của con người. Trước khi nhà Tần thống nhất Trung Quốc, Hợp Phố là vùng đất của Bách Việt. Năm thứ 33 thời Tần Thủy Hoàng (214 TCN), quân đội Tần thống nhất Lĩnh Nam, lập ra Nam Hải, Quế Lâm, và Tượng Quận. Hợp Phố thuộc về Tượng Quận. Năm Nguyên Đỉnh thứ 6 thời Hán Vũ Đế (111 TCN), quân đội Tây Hán xâm chiếm Nam Việt, lấy vùng giáp giới Nam Hải, Tượng Quận lập ra quận Hợp Phố, với thủ phủ quận đặt tại Từ Văn (nay thuộc huyện Hải Khang tỉnh Quảng Đông), đồng thời thiết lập huyện Hợp Phố. Năm Hoàng Vũ thứ 7 (228) thời Tam Quốc, Đông Ngô đổi quận Hợp Phố thành quận Châu Quan, nhưng chẳng bao lâu sau lại đổi về tên cũ. Năm Trinh Quan thứ 8 (634) thời Đường Hợp Phố được gọi là Liêm Châu. Năm Chí Nguyên thứ 17 (1280), nhà Nguyên đổi thành tổng quản phủ Liêm Châu. Từ năm Hồng Vũ thứ nhất (1368) thời Minh cho tới thời Thanh người ta lập phủ Liêm Châu, trực thuộc tỉnh Quảng Đông. Thời kỳ Trung Hoa dân quốc (1911– 1949), huyện Hợp Phố trước sau thuộc về đạo Khâm Liêm, tỉnh Quảng Đông, Thời kỳ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa sau nhiều lần tách nhập và thay đổi, nay thuộc Bắc Hải một địa cấp thị Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây.
Tỉnh Quảng Tây năm 1958, được chuyển đổi thành Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây theo đề nghị của Thủ tướng Chu Ân Lai. Lý do vì người Choang là dân tộc thiểu số lớn nhất ở Trung Hoa và tập trung nhiều ở Quảng Tây. Người Hán đứng đầu chiếm khoảng 92% dân số của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, khoảng 98% dân số của Đài Loan và khoảng 19% dân số thế giới. Người Choang ở Trung Quốc cũng chính là người Nùng và người Tày ở Việt Nam có dân số trên 18 triệu người đứng thứ hai chiếm sau người Hán trong số 55 dân tộc thiểu số được Cộng hòa nhân dân Trung Hoa chính thức công nhận. Người Choang có 94 % dân số sống tại tỉnh Quảng Tây, tập trung ở phía tây và tây nam tỉnh. Tại tỉnh Quảng Tây theo Cục Thống kê Quảng Tây thì 61,5% dân số toàn tỉnh là người Hán, người Choang chiếm 32,6%, còn lại 6% là các sắc tộc thiểu số khác.
Quảng Tây xưa là “Quảng Nam Tây lộ” tên gọi có từ thời nhà Tống. “Quảng” có nghĩa là “mở rộng”, và được đặt cho vùng này kể từ thời nhà Tây Tấn trở đi. “Quảng Tây” và tỉnh láng giềng Quảng Đông có tên gọi chung đầy đủ là “Lưỡng Quảng”, tên gọi tắt là “Quế”, lấy theo tên Quế Lâm là một thành phố lớn và được coi là danh lam thắng cảnh bậc nhất của Trung Hoa cổ xưa và hiện đại. Bill Clinton tổng thống Hoa Kỳ sang thăm Trung Quốc đại lục sau nhiều năm Trung Mỹ tách biệt địa chính trị, đã chọn Quế Lâm là điểm đến sau Bắc Kinh. Vùng đất này chính thức thuộc về Trung Quốc từ năm 214 TCN, khi quân đội nhà Tần xâm chiếm hầu hết miền nam Trung Hoa ngày nay. Tên gọi “Quảng Tây” bắt nguồn từ thời nhà Tống, khi khu vực này được tổ chức thành một lộ, gọi là Quảng Nam Tây Lộ. Vào cuối đời nhà Nguyên, vùng này được tổ chức thành một tỉnh với tên gọi được rút gọn thành “Quảng Tây”. Vào cuối đời nhà Thanh, ở huyện Quế Bình, miền đông Quảng Tây, đã nổ ra Khởi nghĩa Kim Điền vào ngày 11 tháng 1 năm 1851, khởi đầu của phong trào khởi nghĩa nông dân vĩ đại Thái Bình Thiên Quốc. Cửa ải Trấn Nam Quan (ngày nay là Hữu Nghị Quan) trên biên giới với Việt Nam cũng là nơi diễn ra trận đánh Trấn Nam Quan nổi tiếng vào ngày 23 tháng 3 năm 1885, trong Chiến tranh Pháp-Thanh. Trong trận đánh này, mũi tấn công của quân Pháp đã bị lực lượng Trung Quốc của tướng Phùng Tử Tài đánh bại, một sự kiện lịch sử rất được những người yêu nước Trung Hoa ca tụng. Sau ngày thành lập Trung Hoa Dân Quốc, Quảng Tây trở thành căn cứ của một trong những tập đoàn quân phiệt hùng mạnh nhất của Trung Quốc: Tập đoàn Quảng Tây (Quế hệ) cũ do Lục Vinh Đình và những người khác lãnh đạo, tập đoàn này đã vươn ra kiểm soát cả các tỉnh Hồ Nam và Quảng Đông ở liền kề. Đầu thập niên 1920, Tập đoàn Quảng Tây cũ bị thất bại, và được thay thế bằng Tập đoàn Quảng Tây mới, do Lý Tông Nhân và Bạch Sùng Hi cầm đầu. Quảng Tây còn được nhắc đến bởi Khởi nghĩa Bách Sắc, một cuộc khởi nghĩa cộng sản do Đặng Tiểu Bình lãnh đạo vào năm 1929 nhưng các căn cứ cộng sản đã được thiết lập này cuối cùng đều bị lực lượng Quốc dân Đảng tiêu diệt. Vào năm 1944 gần kết thúc Thế chiến II, Nhật Bản chiếm đóng Quảng Tây sau Chiến dịch Ichigo (hay còn gọi là Chiến dịch Dự Tương Quế trong một nỗ lực thu tóm tuyến đường sắt Hồ Nam-Quảng Tây và thiết lập một vùng đất nối với Đông Dương Pháp thuộc. Người Nhật đã chiến thắng và một loạt các thành phố chính ở Quảng Tây trở thành thuộc địa của Nhật Bản. Tỉnh Quảng Tây do nằm ở xa phía nam, lực lượng cộng sản kiểm soát Quảng Tây muộn hơn nên chính quyền tỉnh thay đổi muộn hơn, mãi vào tháng 12 năm 1949, hai tháng sau khi thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Quân đội Nhân dân Việt Nam có chiến dịch Thập Vạn Đại Sơn tổ chức phối hợp cùng với Giải phóng quân Trung Quốc chính là trong dịp này. Trong sáu thế kỷ tiếp theo, Quảng Tây vẫn là một tỉnh của Trung Quốc cho đến khi được Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa chuyển thành một khu tự trị dành cho dân tộc thiểu số đông đảo ở đây. Tỉnh Quảng Tây trong suốt chiều dài lịch sử là vùng đất không có biển. Sau năm 1952 một phần nhỏ của bờ biển Quảng Đông được chuyển giao cho Quảng Tây, từ đó vùng đất này được thông với biển, đến năm 1955 chuyển giao lại, và năm 1965 tiếp nhận lại.
Tỉnh Quảng Tây gần tỉnh Quảng Đông và Đài Loan. Vì những đặc điểm địa chính trị quan trọng nêu trên, nên Chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông đã có chuyến du phương Nam những năm cuối của Cách mạng Văn hóa để bịt kín những mưu lược liên kết của Lâm Bưu, người bị tử nạn ngày 13 tháng 9 năm 1971, sau khi kế hoạch đảo chính bị bại lộ, đã bị hỏa tiễn bắn khi đi ăn tiệc về, hoặc do máy bay rơi ở Mông Cổ khi đang trốn chạy sau vụ mưu sát Mao Trạch Đông không thành.
Soi vào Quảng Tây là soi vào lịch sử Trung – Việt giác ngộ được nhiều vấn đề sâu sắc của hiện tại và quá khứ. Những huyền thoại về gốc gác người Việt cổ, nhà Trần phương Nam, nhà Trần phương Bắc, Nùng Trí Cao, chiến dịch đánh Tống 1075-1076 do danh tướng nhà Lý là Lý Thường Kiệt phát động, Giáp Hải bài thơ “Vịnh Bèo”, Những kiệt tác thơ văn Nguyễn Trãi “Hải Khẩu dạ bạc hữu cảm”, “Sấm động Nam Vang/ Vũ qua Bắc Hải”, Bí ẩn việc vua Quang Trung cầu hôn công chúa Mãn Thanh và xin đất định đô trên đất người Việt cổ để về thăm thiên triều bớt xa xôi cách trở, v.v và v.v…có quan hệ đến bài học sâu sắc lịch sử này.
CHÀO NGÀY MỚI 30 THÁNG 12 Hoàng Kim CNM365Bản Giốc và Ka Long; Ngày Hạnh Phúc của em; Một niềm tin thắp lửa. Quảng Tây nay và xưa; Người vịn trời xanh chấp sói rừng; Nguyễn Hàm Ninh Thầy Vua; Hoàng ThànhDi sản thế giới tại Việt Nam, Trăng rằm vui chơi giăng; Giống khoai lang Việt Nam; Ngày 30 tháng 12 năm 1075 Khâm Châu thất thủ trong Chiến dịch đánh Tống 1075 -1076 của quân Đại Việt. Chiến dịch đánh Tống do tướng nhà Lý là Lý Thường Kiêt phát động nhằm tấn công quân Tống ở 3 châu Ung Khâm Liêm dọc theo biên giới Tống Việt. Hoàn cảnh lịch sử thời ấy sau năm 1010 Lý Công Uẩn lập ra nhà Lý trải 3 triều vua Lý Thái Tổ, Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông nước Đại Việt phát triển ổn định và khá vững mạnh đến năm 1072, vua Lý Thánh Tông qua đời, vua Lý Nhân Tông là thái tử Càn Đức 7 tuổi lên thay, thái phi Ỷ Lan nhiếp chính, được sự phò tá của Lý Thường Kiệt và Lý Đạo Thành. Nhà Tống ở phương bắc thành lập năm 960 sau thời hậu Đường và thời Ngũ Đại Thập Quốc phải vất vả đối phó với nước Liêu của người Khiết Đan ở phương Bắc, qua thời Tống Thái Tông, nạn cát cứ Thập quốc đã dẹp được nhưng nguy cơ nước Liêu luôn tiềm ẩn với nhà Tống. Đến thời Tống Nhân Tông lại thêm sự uy hiếp của nước Tây Hạ người Đảng Hạng. Nhà Tổng bị mất nhiều phần lãnh thổ cho nước Liêu và nước Tây Hạ, lại phải tốn nhiếu của cải và cống phẩm để giữ được hòa bình. Tể tướng Vương An Thạch đã chủ trương biến pháp cải cách bên trong và tiến đánh các nước phía nam Trung Quốc để tìm kiếm một thắng lợi tinh thần giải tỏa các căng thẳng của nhà Tống. Quân Tống tập hợp khoảng 10 vạn quân luyện tập ở các căn cứ Ung Khâm Liêm là Quảng Tây và Quảng Đông ngày nay còn chờ thêm 45 ngàn cấm binh thiện chiến ở phương bắc để khởi sự. Thái úy Đại Việt là Lý Thường Kiệt chủ trương “tiên phát chế nhân” Ngồi yên đợi giặc sao bằng đánh trước để bẻ gãy mũi nhọn của nó. Ông quyết định mở trận tiến công quy mô lớn sang đất Tống ; Ngày 30 tháng 12 năm 1408, Chiến tranh Minh -Việt: Quân Hậu Trần giành thắng lợi trước quân Minh trong Trận Bô Cô tại Nam Định ngày nay. Ngày 30 tháng 12 năm 1808 tức ngày 14 tháng 11 năm Mậu Thìn là ngày sinh của Nguyễn Hàm Ninh người Thầy của vua (Nguyễn Phúc Miên Tông Thiệu Trị năm 1841 nối ngôi vua cha Minh Mệnh) . Nguyễn Hàm Ninh là một danh sĩ tinh hoa trong lịch sử Việt Nam ; Bài chọn lọc ngày 30 tháng 12: Bản Giốc và Ka Long; Ngày Hạnh Phúc của em; Một niềm tin thắp lửa. Quảng Tây nay và xưa; Người vịn trời xanh chấp sói rừng; Nguyễn Hàm Ninh Thầy Vua; Hoàng ThànhDi sản thế giới tại Việt Nam, Trăng rằm vui chơi giăng; Giống khoai lang Việt Nam; Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và xem tiếp: https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-30-thang-12
BẢN GIỐC VÀ KA LONG Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long và Hoàng Kim
Thác Bản Giốc và sông KaLong là hai địa danh lịch sử văn hóa đặc biệt nổi tiếng Việt Trung. Thác Bản Giốc là thác nước hùng vĩ đẹp nhất Việt Nam tại xã Ðàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Sông Ka Long (tên gọi Việt) hoặc Sông Bắc Luân (tên gọi Trung) là sông chảy ở vùng biên giới giữa thành phố Móng Cái tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam và thành phố Đông Hưng thuộc địa cấp thị Phòng Thành Cảng, Khu tự trị dân tộc Choang tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Tuy nhiên theo các bản đồ của Việt Nam thì quan niệm về dòng chảy của sông Ka Long và sông Bắc Luân không hoàn toàn trùng khớp với quan niệm về sông Bắc Luân của Trung Quốc. Thác Bản Giốc và sông KaLong là nơi lưu dấu các câu chuyên lịch sử và huyền thoại mà tư liệu này là điểm nhấn để quay lại đọc và suy ngẫm.
“Một thác nước tự nhiên, đẹp hùng vĩ bậc nhất thế giới nằm ở giữa ranh giới hai quốc gia, chứa đựng trong đó nhiều tiềm năng tài nguyên về thủy điện, du lịch. Một khu vực cửa sông tàu thuyền hai bên đi lại dễ dàng, giao thương thuận lợi. Tất cả những tiềm năng này đang chờ đợi sự đầu tư, hợp tác cùng khai thác” báo điện tử VOV ngày 27 tháng 11 năm 2015, bình luận.
Sông Ka Long và sông Bắc Luân
Sông Ka Long theo bản đồ của Việt Nam xuất bản, bắt nguồn từ rìa bắc xã Quảng Đức, Hải Hà 21°36′36″B 107°41′2″Đ, phía tây cửa khẩu Bắc Phong Sinh cỡ 5 km, chảy uốn lượn về hướng đông đông bắc. Đoạn sông này dài cỡ 16 km. Sông KaLong đến “bãi Chắn Coóng Pha” ở bản Thán Phún xã Hải Sơn, Móng Cái 21°39′34″B 107°48′24″Đ, thì hợp lưu với Sông Bắc Luân bên Trung Quốc và đổi hướng chảy về đông, sau đó đông nam đến nội thị của thành phố Móng Cái. Toàn bộ đoạn sông nói trên là ranh giới tự nhiên cho đường biên giới Việt – Trung. Sông Kalong đến ranh giới phường Ka Long và Trần Phú ở thành phố Móng Cái thì sông chia thành hai nhánh 21°32′13″B 107°57′58″Đ: 1) Dòng Ka Long chảy trong đất Việt theo hướng Nam xuyên qua thành phố Móng Cái ra biển ở nơi giáp ranh giữa xã Hải Xuân và xã Vạn Ninh. 2) Chi lưu là dòng sông Bắc Luân chảy theo hướng đông, tiếp tục là đường biên giới Việt – Trung, đi qua rìa phía đông bắc phường Hải Hòa, dọc theo rạch Tục Lãm và đổ ra biển Đông ở cửa Bắc Luân. Sông Bắc Luân (Bei Lun He, Bắc Luân hà) phía Trung Quốc thì bắt nguồn từ núi Thập Vạn Đại Sơn 21°45′3″B 107°45′31″Đ ở Phòng Thành, Trung Quốc, chảy theo hướng đông nam tới vùng “bãi Chắn Coóng Pha”. Từ đây sông là ranh giới tự nhiên cho đường biên giới Việt – Trung đến cửa Bắc Luân. Sông có tổng chiều dài 109 km, trong đó đoạn tạo thành biên giới Việt Nam-Trung Quốc là 60 km.
Sông Ka Long là sông Bắc Luân Việt Nam phần chảy trong lãnh thổ Việt Nam và biên giới Việt Trung. Dòng sông này cũng có chốn hợp lưu và có một phần chảy ở nước ngoài là sông Bắc Luân. Câu chuyện này cũng giống như dòng sông Sesan với dòng sông Mekong, đều có chốn hợp lưu, có một phần ở nước ngoài, và có nơi tự do chảy toàn trong lãnh thổ Việt Nam. Từ Mekong nhớ Neva, năm trước khi thăm lại Srepok, điểm hợp lưu quan trọng nhất của sông Mekong ở ngã ba Đông Dương, trong lần chuyển giao tiến bộ kỹ thuật canh tác sắn Tây Nguyên, tôi liên tưởng và suy ngẫm về các dòng sông đất nước. Nay sông Kalong và sông Bắc Luân cũng là một câu chuyên tương tự.
Wikipedia tiếng Việt trích dẫn tư liệu Đại Nam nhất thống chí chépː “Sông Ninh Dương ở cách châu Vạn Ninh 1 dặm về phía tây. Nguồn (của sông này) từ các xã Thượng Lai và Mông Sơn tổng Bát Trang chảy về đông 37 dặm ven theo địa giới nước Thanh (đến ngã ba). Rồi chuyển (dòng) chảy sang phía đông 7 dặm, đổ ra cửa Lạch. Một nhánh chảy về phía nam 5 dặm đến xã Ninh Dương, lại chia làm 2 chiː một chi chảy về phía đông làm sông Trà Cổ, một chi chảy về tây nam 1 dặm đến đông nam núi Hữu Hàn chảy 10 dặm đổ ra cửa Đại… Ải Thác Mang ở xã Vạn Xuân, cách châu Vạn Ninh 2 dặm về phía bắc, giáp đồn phủ Đông Hưng của nước Thanh. Phàm hai nước có công văn đều do ải này giao đệ. (Đường bộ) đi đến tỉnh thành mất 8 ngày“.
Khu vực cửa sông Bắc Luân năm 1888. Công ước năm 1887 giữa Pháp và nhà Thanh lấy cửa sông này làm đường biên giới. Sông Palong nay bắc qua nhánh Ka Long chảy trong thành phố Móng Cái có 2 cầu là cầu Ka Long và cầu Hòa Bình, bắc qua nhánh Bắc Luân chảy dọc biên giới hiện có cầu Bắc Luân nối hai cửa khẩu quốc tế Móng Cái của Việt Nam và cửa khẩu Bắc Luân của Trung Quốc.
Ngày 13/09/2017 hai nước đã cùng khánh thành cầu Bắc Luân 2 Việt – Trung, là cây cầu thứ 2 nối giữa 2 thành phố cũng như 2 quốc gia, cũng là cây cầu dạng vòm lớn nhất Việt Nam. Đi qua cầu Bắc Luân 2 về đêm nhớ về Hoành Mô, Tiên Yên, Móng Cái kỷ niệm một thời của thuở xưa ‘Qua sông Thương gửi về bến nhớ‘ với bao kỷ niệm.
Thác Bản Giốc
Thác Bản Giốc là thác nước đẹp hiếm thấy tại xã Ðàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng, trên các trang mạng Trung Quốc gọi là cặp thác Đức Thiên – Bản Ước là một nhóm thác nước nằm trên sông Quây Sơn tại biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc. Nếu nhìn từ phía dưới chân thác, phần thác bên trái và nửa phía tây của thác bên phải thuộc chủ quyền của Việt Nam tại xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng; nửa phía đông của thác bên phải thuộc chủ quyền của Trung Quốc tại thôn Đức Thiên, trấn Thạc Long, huyện Đại Tân, thành phố Sùng Tả của khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây. Thác nước này cách huyện lỵ Trùng Khánh khoảng 20 km về phía đông bắc, cách thủ phủ Nam Ninh của Quảng Tây khoảng 208 km.
Sông Quy Xuân theo cách gọi của phần dòng sông tại Việt Nam, còn tên chung của cả dòng sông theo tiếng Trung gọi là Quây Sơn, Quy Xuân hà, 归春河, Guīchūn Hé, là một dòng sông quốc tế. Sông Quây Sơn có chiều dài 89 km với diện tích lưu vực là 1.160 km², độ cao trung bình của sông là 556 m. Sông chảy phần lớn trên địa bàn tỉnh Quảng Tây của Trung Quốc và có chiều dài khoảng trên 20 km tại tỉnh Cao Bằng của Việt Nam. Theo Bách khoa toàn thư Việt Nam sông Quy Xuân tại Việt Nam có một chi lưu là suối Cạn và sông có tổng chiều dài 38 km với diện tích lưu vực là 370 km2 hoặc theo Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam thì sông Quy Xuân phần chảy trong nội địa Việt Nam có tổng chiều dài 49 km với diện tích lưu vực 475 km² .
Sông Quy Xuân bắt nguồn từ các khe suối tại huyện Tĩnh Tây, thành phố Bách Sắc của Quảng Tây, Trung Quốc sau đó chảy xuôi về phía nam hoàn toàn trong lãnh thổ Việt Nam tại xã Ngọc Côn của huyện Trùng Khánh thuộc tỉnh Cao Bằng, tiếp tục chảy theo hướng đông nam cho đến cực nam của xã Đình Phong rồi chuyển hướng đông-đông bắc đến xã Đàm Thủy sông chuyển hướng đông nam và chảy đến khu vực thác Bản Giốc tại xã Đàm Thủy (Việt Nam) với đối ngạn là thôn Đức Thiên, trấn Thạc Long, huyện Đại Tân của thành phố Sùng Tả (Trung Quốc). Đường biên giới Việt Nam-Trung Quốc đi từ mốc 53 (cũ) lên cồn Pò Thoong giữa sông rồi đến điểm giữa của mặt thác chính của thác Bản Giốc. Sau đó sông Quy Xuân trở thành đường biên giới tự nhiên giữa Việt Nam (huyện Hạ Lang) và Trung Quốc (huyện Đại Tân). Đến xã Minh Long, Hạ Lang thì sông Quây Sơn chuyển sang hướng tây và chảy đến xã Lý Quốc, Hạ Lang và đến trấn Thạc Long, thì sông chảy hoàn toàn trong lãnh thổ Trung Quốc. Sông Quy Xuân sau khi chảy vào lãnh thổ Trung Quốc, vẫn có hướng chính là hướng tây rồi nhập vào sông Hắc Thủy ở Thạc Long và sau đó lại nhập vào Tả Giang rồi đổ ra biển Đông tại vùng Châu Giang. Vì tính chất dòng chảy như vậy nên ở Trung Quốc sông được ca ngợi là “sông yêu nước” vì sự quấn quýt trở về. Sông Quy Xuân có thác Bản Giốc Việt Nam và cặp thác Đức Thiên – Bản Ước Trung Quốc được bình chọn và đánh giá là một trong các thác đẹp nhất Trung Quốc và Việt Nam.
Ghi chú của Hoàng Kim: Quảng Ninh và Cao Bằng là một phần đời tôi ở đó. Về Việt Bắc đêm lạnh nhớ Bác tôi đã kể một chút câu chuyện này. Nay neo thêm một ký ức về Thác Bản Giốc và sông Ka Long. Trong bài viết này tôi dùng chữ Việt Ka Long và Quy Xuân để chỉ phân sông chảy hoàn toàn trong lãnh thổ Việt Nam “Việt Nam Trung Hoa núi liền núi sông liền sông’ đây là một thí dụ điển hình. Mời bạn đọc thêm các bài chọn lọc: Quảng Tây nay và xưa, Từ Mekong nhớ Neva; Dạo chơi cùng Goethe
NGÀY HẠNH PHÚC CỦA EM
Hoàng Kim
Ngày Hạnh Phúc của em
Một niềm tin thắp lửa
Thầy bạn và đồng đội
Cha Mẹ và Quê hương
Em đi chơi cùng Mẹ
Trăng rằm vui chơi giăng
Thảo thơm vui đầy đặn
Ân tình cùng nước non
Ngày hạnh phúc của em
MỘT NIỀM TIN THẮP LỬA
Hoàng Kim
Nhìn đàn em ngời niềm vui rạng rỡ.
Chợt thấy lòng rưng rưng.
Công việc nghề nông cực mà hạnh phúc.
Cố lên em nổ lực không ngừng !
Hột mồ hôi lắng vào hạt gạo.
Câu ca ông bà theo suốt tháng năm.
Thêm bữa cơm ngon cho người lao động.
Nâng chén cơm thơm, qúy trọng người trồng.
Em ơi hãy học làm ruộng giỏi.
Nghề nông thời nào cũng quý kỹ năng.
Người dân khá hơn là niềm ao ước
Công việc này giao lại cho em.
Có một mùa Vu Lan hạnh phúc
Ơn mẹ cha lam lũ sớm hôm
Thương con vạc gọi sao Mai dậy sớm
Một niềm tin thắp lửa giữa tâm hồn.
Bước tiếp bước giữa trường đời gian khó
HỌC ĐỂ LÀM người lao động siêng năng
Rèn nhân cách vượt lên bao cám dỗ
Đức và Tài tử tế giữa Nhân Dân.
Chúc mừng Lễ Tôn vinh NHÀ KHOA HỌC CỦA NHÀ NÔNG tại Hà Nội, Hoàng Thành Di sản thế giới tại Việt Nam ngày 29 tháng 12 năm 2020. Chúc mừng những gương mặt thầy bạn trân quý, có Giáo sư tiến sĩ Lê Huy Hàm (Chủ tịch Hôi đồng Khoa học Viện Di truyền), với thật nhiều công trình, cũng là người vinh danh Cách mạng Sắn Việt Nam ra Hội thảo Sắn Toàn cầu, https://youtu.be/81aJ5-cGp28 tự hào Việt Nam trên Thế giới , Thạc sĩ Nguyễn Văn Chương Trung tâm Hưng Lôc Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam có trên mười công trình nghiên cứu phát triển đậu đỗ phục vụ sản xuất , trong đó có công trình đầu tiên vang bóng một thời 1983-1986 “Chọn giống và trồng xen sắn, ngô với đậu rồng, đậu xanh, lạc” hợp tác Việt Tiệp, là thầy bạn và đồng đội của những kết quả tốt. Chúc mừng tiến sĩ Nguyễn Thị Trúc Mai cô Út trong đội ngũ trên với giống sắn tốt KM419 và kỹ thuật thâm canh thích hợp tại tỉnh Phú Yên, đã và đang tiếp tục chọn tạo các giống sắn mới theo hướng năng suất tinh bột cao chống chịu một số bệnh chính, góp phần nâng cao thu nhập, sinh kế, việc làm và đời sống người dân. Thật tuyệt vời đội ngũ ấy.
QUẢNG TÂY NAY VÀ XƯA Hoàng Kim
Quảng Tây ngày nay, với thủ phủ Nam Ninh là nơi diễn ra Hội thảo Cây Có Củ Toàn Cầu (*), https://youtu.be/81aJ5-cGp28 diện mạo thành phố khác rất xa so với Quảng Tây trước đây, nơi tôi đã có nhiều lần đến đó và có nhiều người bạn gắn bó tại đấy. Văn hóa lịch sử khoa học và công nghệ toàn cầu giao hội ở điểm đến Nam Ninh. Quảng Tây nay so sánh với Ung Khâm Liêm xưa là một góc nhìn thú vị. Bài này tôi không viết về nông nghiệp mà muốn lưu lại một chút cảm nhận về lịch sử
Du lịch sinh thái Quảng Tây bâng khuâng bao điều suy ngẫm. Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây ngày nay, với Nam Ninh, Khâm Châu, Hợp Phố là Ung Khâm Liêm xưa, nay đã biết bao thay đổi. Tôi đến Quảng Tây nhiều lần, đã từng du thuyền ở Quế Lâm, leo núi cao và cùng ăn cơm người dân tộc Choang, thăm khu di chỉ khảo cổ Tây Sa Pha nơi khai quật được các loại rìu đá, dao đá, những công cụ nguyên thủy của người cổ Bách Việt, nơi câu thơ “châu về Hợp Phố” vẫn còn văng vẳng bên lòng. Nam Ninh thủ phủ của Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, nay là nơi tổ chức Hội thảo Cây Có Củ Toàn Cầu, xưa là trọng điểm của chiến dịch đánh Tống 1075-1076 do danh tướng nhà Lý là Lý Thường Kiệt phát động nhằm tấn công quân Tống ở ba châu Ung Khâm Liêm, chặn đứng âm mưu của Vương An Thạch chủ trương Nam tiến tìm kiếm chiến thắng bên ngoài để giải tỏa những căng thẳng trong nước. Tôi nhớ Tô Đông Pha bị đày ải ở Thiểm Tây, Hàng Châu, biên viễn Giang Nam, suốt đời lận đận vì chống lại biến pháp không bền vững của Vương An Thạch. Tuy ông bị đối xử không công bằng nhưng người yêu thương ông, túi thơ, kiếm bút, công trình thủy lợi Hàng Châu di sản văn hóa thế giới mà ông lưu lại vẫn như trăng rằm lồng lộng giữa trời. Tôi nhớ câu thơ Nguyễn Du: “Giang sơn vui thú yên hà. Mai là bạn cũ, hạc là người quen“. Tôi nhớ Hồ Chí Minh “Đi đường mới biết gian lao, Núi cao rồi lại núi cao trập trùng; Núi cao lên đến tận cùng, Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non“. Và tôi nhớ câu thơ cảm khái của chính mình ‘Lên non thiêng Yên Tử’ “Non sông bao cảnh đổi. Kế sách một chữ Đồng. Lồng lộng gương trời buổi sáng. Trong ngần thăm thẳm mênh mông“.
Ung Châu là tên xưa, nay là Nam Ninh thành phố lớn nhất và là thủ phủ của khu tự trị Quảng Tây, Trung Quốc. Thành phố này nằm cách biên giới Việt Nam 180 km. Dân số Nam Ninh hiện khoảng 7,5 – 9,0 triệu người, (tương đương dân số thành phố Hồ Chí Minh của Việt Nam). Nam Ninh có 6 quận Giang Nam, Hưng Ninh, Lương Khánh, Tây Hương Đường, Thanh Tú, Ung Ninh và 6 huyện Hoành Long An, Mã Sơn, Tân Dương, Thượng Lâm, Vũ Minh. Thủ phủ Nam Ninh là nơi trung chuyển khách đến tham quan Quế Lâm nổi tiếng, thăm các làng dân tộc thiểu số ở Bắc và Tây Quảng Tây và khách Trung Quốc sang thăm Việt Nam bằng đường bộ. Khâm Châu xưa và nay tên gọi không đổi. Khâm Châu là một trong 14 địa cấp thị thuộc khu tự trị tỉnh Quảng Tây. Khâm Châu nằm bên vịnh Bắc Bộ với diện tích 10.843 km2 và dân số trên 3,1 triệu người. Khâm Châu nằm ở phía nam Quảng Tây, trên vùng bờ biển thuộc vịnh Bắc Bộ. Phía bắc tiếp giáp với địa cấp thị Nam Ninh, phía tây tiếp giáp địa cấp thị Phòng Thành Cảng, phía đông tiếp giáp địa cấp thị Ngọc Lâm, phía đông bắc tiếp giáp Quý Cảng, phía đông nam giáp Bắc Hải. Nằm trong khoảng từ 20°54′ tới 22°41′ vĩ bắc, 107°27′ tới 109°56′ kinh đông. Đường bờ biển dài 311,44 km. Phía đông bắc và tây bắc có 2 dãy núi là Lục Vạn Đại Sơn và Thập Vạn Đại Sơn, với độ cao đều trên 1.000 m. Khâm Châu là hải cảng chủ yếu phục vụ cho xuất khẩu cho vùng duyên hải tây nam Trung Quốc. Khâm Châu có 4 đơn vị cấp huyện: quận Khâm Nam, quận Khâm Bắc, huyện Linh Sơn, huyện Phố Bắc. Liêm Châu xưa chính là Hợp Phố, Bắc Hải ngày nay. Bắc Hải có nghĩa là biển bắc, là nơi có cảng biển, một nhà máy đóng tàu lớn nằm bên bờ phía bắc của vịnh Bắc Bộ. Hợp Phố trước đây gọi là Liêm Châu, là một huyện thuộc địa cấp thị Bắc Hải. Huyện này có diện tích 2.380 km², dân số hiện khoảng 1,3 triệu người, huyện lỵ là trấn Liêm Châu. Khoảng 5.000 năm trước, trong thời kỳ đồ đá mới tại khu vực Hợp Phố ngày nay đã có những hoạt động của con người. Tại di chỉ khảo cổ Tây Sa Pha người ta đã khai quật được các loại rìu đá, dao đá, những công cụ nguyên thủy của con người. Trước khi nhà Tần thống nhất Trung Quốc, Hợp Phố là vùng đất của Bách Việt. Năm thứ 33 thời Tần Thủy Hoàng (214 TCN), quân đội Tần thống nhất Lĩnh Nam, lập ra Nam Hải, Quế Lâm, và Tượng Quận. Hợp Phố thuộc về Tượng Quận. Năm Nguyên Đỉnh thứ 6 thời Hán Vũ Đế (111 TCN), quân đội Tây Hán xâm chiếm Nam Việt, lấy vùng giáp giới Nam Hải, Tượng Quận lập ra quận Hợp Phố, với thủ phủ quận đặt tại Từ Văn (nay thuộc huyện Hải Khang tỉnh Quảng Đông), đồng thời thiết lập huyện Hợp Phố. Năm Hoàng Vũ thứ 7 (228) thời Tam Quốc, Đông Ngô đổi quận Hợp Phố thành quận Châu Quan, nhưng chẳng bao lâu sau lại đổi về tên cũ. Năm Trinh Quan thứ 8 (634) thời Đường Hợp Phố được gọi là Liêm Châu. Năm Chí Nguyên thứ 17 (1280), nhà Nguyên đổi thành tổng quản phủ Liêm Châu. Từ năm Hồng Vũ thứ nhất (1368) thời Minh cho tới thời Thanh người ta lập phủ Liêm Châu, trực thuộc tỉnh Quảng Đông. Thời kỳ Trung Hoa dân quốc (1911– 1949), huyện Hợp Phố trước sau thuộc về đạo Khâm Liêm, tỉnh Quảng Đông, Thời kỳ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa sau nhiều lần tách nhập và thay đổi, nay thuộc Bắc Hải một địa cấp thị Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây.
Tỉnh Quảng Tây năm 1958, được chuyển đổi thành Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây theo đề nghị của Thủ tướng Chu Ân Lai. Lý do vì người Choang là dân tộc thiểu số lớn nhất ở Trung Hoa và tập trung nhiều ở Quảng Tây. Người Hán đứng đầu chiếm khoảng 92% dân số của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, khoảng 98% dân số của Đài Loan và khoảng 19% dân số thế giới. Người Choang ở Trung Quốc cũng chính là người Nùng và người Tày ở Việt Nam có dân số trên 18 triệu người đứng thứ hai chiếm sau người Hán trong số 55 dân tộc thiểu số được Cộng hòa nhân dân Trung Hoa chính thức công nhận. Người Choang có 94 % dân số sống tại tỉnh Quảng Tây, tập trung ở phía tây và tây nam tỉnh. Tại tỉnh Quảng Tây theo Cục Thống kê Quảng Tây thì 61,5% dân số toàn tỉnh là người Hán, người Choang chiếm 32,6%, còn lại 6% là các sắc tộc thiểu số khác.
Quảng Tây xưa là “Quảng Nam Tây lộ” tên gọi có từ thời nhà Tống. “Quảng” có nghĩa là “mở rộng”, và được đặt cho vùng này kể từ thời nhà Tây Tấn trở đi. “Quảng Tây” và tỉnh láng giềng Quảng Đông có tên gọi chung đầy đủ là “Lưỡng Quảng”, tên gọi tắt là “Quế”, lấy theo tên Quế Lâm là một thành phố lớn và được coi là danh lam thắng cảnh bậc nhất của Trung Hoa cổ xưa và hiện đại. Bill Clinton tổng thống Hoa Kỳ sang thăm Trung Quốc đại lục sau nhiều năm Trung Mỹ tách biệt địa chính trị, đã chọn Quế Lâm là điểm đến sau Bắc Kinh. Vùng đất này chính thức thuộc về Trung Quốc từ năm 214 TCN, khi quân đội nhà Tần xâm chiếm hầu hết miền nam Trung Hoa ngày nay. Tên gọi “Quảng Tây” bắt nguồn từ thời nhà Tống, khi khu vực này được tổ chức thành một lộ, gọi là Quảng Nam Tây Lộ. Vào cuối đời nhà Nguyên, vùng này được tổ chức thành một tỉnh với tên gọi được rút gọn thành “Quảng Tây”. Vào cuối đời nhà Thanh, ở huyện Quế Bình, miền đông Quảng Tây, đã nổ ra Khởi nghĩa Kim Điền vào ngày 11 tháng 1 năm 1851, khởi đầu của phong trào khởi nghĩa nông dân vĩ đại Thái Bình Thiên Quốc. Cửa ải Trấn Nam Quan (ngày nay là Hữu Nghị Quan) trên biên giới với Việt Nam cũng là nơi diễn ra trận đánh Trấn Nam Quan nổi tiếng vào ngày 23 tháng 3 năm 1885, trong Chiến tranh Pháp-Thanh. Trong trận đánh này, mũi tấn công của quân Pháp đã bị lực lượng Trung Quốc của tướng Phùng Tử Tài đánh bại, một sự kiện lịch sử rất được những người yêu nước Trung Hoa ca tụng. Sau ngày thành lập Trung Hoa Dân Quốc, Quảng Tây trở thành căn cứ của một trong những tập đoàn quân phiệt hùng mạnh nhất của Trung Quốc: Tập đoàn Quảng Tây (Quế hệ) cũ do Lục Vinh Đình và những người khác lãnh đạo, tập đoàn này đã vươn ra kiểm soát cả các tỉnh Hồ Nam và Quảng Đông ở liền kề. Đầu thập niên 1920, Tập đoàn Quảng Tây cũ bị thất bại, và được thay thế bằng Tập đoàn Quảng Tây mới, do Lý Tông Nhân và Bạch Sùng Hi cầm đầu. Quảng Tây còn được nhắc đến bởi Khởi nghĩa Bách Sắc, một cuộc khởi nghĩa cộng sản do Đặng Tiểu Bình lãnh đạo vào năm 1929 nhưng các căn cứ cộng sản đã được thiết lập này cuối cùng đều bị lực lượng Quốc dân Đảng tiêu diệt. Vào năm 1944 gần kết thúc Thế chiến II, Nhật Bản chiếm đóng Quảng Tây sau Chiến dịch Ichigo (hay còn gọi là Chiến dịch Dự Tương Quế trong một nỗ lực thu tóm tuyến đường sắt Hồ Nam-Quảng Tây và thiết lập một vùng đất nối với Đông Dương Pháp thuộc. Người Nhật đã chiến thắng và một loạt các thành phố chính ở Quảng Tây trở thành thuộc địa của Nhật Bản. Tỉnh Quảng Tây do nằm ở xa phía nam, lực lượng cộng sản kiểm soát Quảng Tây muộn hơn nên chính quyền tỉnh thay đổi muộn hơn, mãi vào tháng 12 năm 1949, hai tháng sau khi thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Quân đội Nhân dân Việt Nam có chiến dịch Thập Vạn Đại Sơn tổ chức phối hợp cùng với Giải phóng quân Trung Quốc chính là trong dịp này. Trong sáu thế kỷ tiếp theo, Quảng Tây vẫn là một tỉnh của Trung Quốc cho đến khi được Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa chuyển thành một khu tự trị dành cho dân tộc thiểu số đông đảo ở đây. Tỉnh Quảng Tây trong suốt chiều dài lịch sử là vùng đất không có biển. Sau năm 1952 một phần nhỏ của bờ biển Quảng Đông được chuyển giao cho Quảng Tây, từ đó vùng đất này được thông với biển, đến năm 1955 chuyển giao lại, và năm 1965 tiếp nhận lại.
Tỉnh Quảng Tây gần tỉnh Quảng Đông và Đài Loan. Vì những đặc điểm địa chính trị quan trọng nêu trên, nên Chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông đã có chuyến du phương Nam những năm cuối của Cách mạng Văn hóa để bịt kín những mưu lược liên kết của Lâm Bưu, người bị tử nạn ngày 13 tháng 9 năm 1971, sau khi kế hoạch đảo chính bị bại lộ, đã bị hỏa tiễn bắn khi đi ăn tiệc về, hoặc do máy bay rơi ở Mông Cổ khi đang trốn chạy sau vụ mưu sát Mao Trạch Đông không thành.
Soi vào Quảng Tây là soi vào lịch sử Trung – Việt giác ngộ được nhiều vấn đề sâu sắc của hiện tại và quá khứ. Những huyền thoại về gốc gác người Việt cổ, nhà Trần phương Nam, nhà Trần phương Bắc, Nùng Trí Cao, chiến dịch đánh Tống 1075-1076 do danh tướng nhà Lý là Lý Thường Kiệt phát động, Giáp Hải bài thơ “Vịnh Bèo”, Những kiệt tác thơ văn Nguyễn Trãi “Hải Khẩu dạ bạc hữu cảm”, “Sấm động Nam Vang/ Vũ qua Bắc Hải”, Bí ẩn việc vua Quang Trung cầu hôn công chúa Mãn Thanh và xin đất định đô trên đất người Việt cổ để về thăm thiên triều bớt xa xôi cách trở, v.v và v.v…có quan hệ đến bài học sâu sắc lịch sử này.