Trang chủ NLU| KhoaNôngHọc| Mụclục Hoàng KimLong| Tình yêu cuộc sống | CNM365| Khát khao xanh | Dạy và học | Cây Lương thực | FoodCrops| HK1| HK2| HK3| HK4| HKWiki| Violet| FAOSTAT| ThốngkêVN | ThờitiếtVN|
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 796
Toàn hệ thống 2285
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

 

Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc


TÌNH YÊU CUỘC SỐNG

THUNG DUNG
Nguyễn Bỉnh Khiêm, ...


DẠY VÀ HỌC
Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận


Khoa Nông Học  
Những nhà khoa học xanh,
http://foodcrops.vn


Norman Borlaug
Lời Thầy dặn

Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.


Thông tin Cây Lương thực
 Lúa, Ngô, Sắn, Khoai lang
Nông trại và Hệ thống Canh tác
http://foodcrops.vn
FOOD CROPS
CÂY LƯƠNG THỰC
  



Tình yêu cuộc sống
Thông tin chuyên đề chọn lọc

Science Daily

KHÁT KHAO XANH
HOÀNG KIM
CNM365

Luôn làm mới kiến thức của bạn !



Bút tích NB gửi HK và
Những tư liệu quý về 
GS.TS. Norman Borlaug

Lối vào Phong Nha

 


HOÀNG KIM
NGỌC PHƯƠNG NAM
CHÀO NGÀY MỚI

DẠY VÀ HỌC
CÂY LƯƠNG THỰC
FOOD CROPS



THƯ VIỆN NGHỀ LÚA
Thư viện Khoa học Xã hội





Cassava in Vietnam



A New Future for Cassava in Asia

On-line: Cassava in Asia
(Tải tài liệu PDF tại đây)


 

KimFaceBook
KimYouTube

KimLinkedIn

Songkhongtubien

KIMYOUTUBE. Video nhạc tuyển Sóng không từ biển (xem tiếp).



GỬI THƯ ĐIẾN TỬ VÀ
LIÊN KẾT TRỰC TUYẾN

hoangkimvietnam@gmail.com 
hoangkim@hcmuaf.edu.vn  
TS. Hoàng Kim

http://foodcrops.vn
http://vi.gravatar.com/hoangkimvn
http://en.gravatar.com/hoangkimvn

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  TS. Hoàng Kim

CHÀO NGÀY MỚI 23 THÁNG 2
Hoàng KIm

CNM365Nguyễn Trãi kiệt tác thơ văn; Công viên Tao Đàn HCM; Ngày mới bình minh an; Chuyện đồng dao cho em; A Na bà chúa Ngọc; A Na Bình Minh An; Ngôn ngữ văn hóa Việt; Truyện George Washington; Chung sức trên đường xuân. Ngày 23 tháng 2 năm 1868, Thống đốc Nam Kỳ Lagrandière làm lễ đặt viên đá đầu tiên khởi công xây dựng Dinh Thống đốc Nam Kỳ mới tại Sài Gòn (là Dinh Độc lập, trước năm 1975 và là Hội trường Thống Nhất ngày nay). Ngày 23 tháng 2 năm 1947, Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế được thành lập nhằm thúc đẩy các tiêu chuẩn về quyền sở hữu, công nghiệp và thương mại trên toàn thế giới. Ngày 23 tháng 2 năm 1966, Guyana là quốc gia duy nhất thuộc Khối thịnh vượng chung Anh nằm trên lục địa Nam Mỹ lần đầu tiên tổ chức lễ Cộng hòa Mashramani; Bài chọn lọc ngày 23 tháng 2: Nguyễn Trãi kiệt tác thơ văn; Công viên Tao Đàn HCM; Ngày mới bình minh an; Chuyện đồng dao cho em; A Na bà chúa Ngọc; A Na Bình Minh An; Ngôn ngữ văn hóa Việt; Truyện George Washington; Chung sức trên đường xuân. Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-23-thang-2/

NGUYỄN TRÃI KIỆT TÁC THƠ VĂN
Hoàng Kim

Nguyễn Trãi là anh hùng dân tộc, nhà chính trị kiệt xuất và danh nhân văn hóa lỗi lạc của non sông Việt, Thơ Nguyễn Trãi đề Yên Tử sơn Hoa Yên tự, lồng lộng đỉnh non cao khi mặt trời mới mọc (ảnh). Nguyễn Trãi đã có nhiều tôn vinh nhưng như giáo sư Phan Huy Lê nhận xét trong bài “Nguyễn Trãi – 560 năm sau vụ án Lệ chi viên“: ”Cho đến nay, sử học còn mang một món nợ đối với lịch sử, đối với Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ là chưa khám phá và đưa ra ánh sáng những con người cùng với những âm mưu và hành động lợi dụng việc từ trần đột ngột của vua Lê Thái Tông ở Lệ Chi Viên để vu oan giá hoạ dựng nên vụ án kết liễu thảm khốc cuộc đời của một anh hùng vĩ đại, một nữ sĩ tài hoa, liên luỵ đến gia đình ba họ. Với tình trạng tư liệu quá ít ỏi lại bị chính sử che đậy một cách có dụng ý, thì quả thật khó hi vọng tìm ra đủ chứng cứ để phá vụ án bí hiểm này. Nhưng lịch sử cũng rất công bằng. Với thời gian và những công trình nghiên cứu của nhiều thế hệ các nhà sử học, nhà văn học, nhà tư tưởng, nhà văn hoá…, lịch sử càng ngày càng làm sáng rõ và nâng cao nhận thức về con người và sự nghiệp của Nguyễn Trãi, về những công lao, cống hiến, những giá trị đích thực của ông trong lịch sử cứu nước và dựng nước, lịch sử văn hoá của dân tộc”. Dẫu vậy, trong tất cả những tư liệu lịch sử để lại thì tư liệu sáng giá nhất, rõ rệt nhất, sâu sắc nhất để minh oan cho Người lại chính là Những kiệt tác thơ văn Nguyễn Trãi, “Họa phúc có nguồn đâu bổng chốc, Anh hùng để hận mãi nghìn năm” “Số khó lọt vành âu bởi mệnh.Văn chưa tàn lụi cũng do trời “. Bài thơ thần “Yên Tử “của Nguyễn Trãi “Non thiêng Yên Tử đỉnh kỳ phong. Trời mới ban mai đã rạng hồng. Vũ trụ mắt soi ngoài biển cả. Nói cười lồng lộng giữa không trung…” (thơ Nguyễn Trãi trên Yên Tử, hình ảnh và cẩn dịch Hoàng Kim). Những kiệt tác thơ văn Nguyễn Trãi lưu bài “Yên Tử” “Ngôn chí,” “Quan hải”, “Oan than” của Người kèm cảm nhận “Trời ban tối biết về đâu?” của Vũ Bình Lục.

Nguyễn Trãi hiệu là Ức Trai, người làng Nhị Khê, huyện Thượng Phúc nay là huyện Thường Tín, Hà Nội, sinh năm 1380 , mất năm 1442,. cha là Nguyễn Phi Khanh, nguyên quán làng Chi Ngại , huyện Phương So8n (Chí Linh, Hải Dương) mẹ là Trần Thị Thái, con gái của Trần Nguyên Đán. Nguyễn Trãi thi đỗ Thái học sinh (tiến sĩ) năm 1400, cha con đều từng làm quan dưới triều Hồ. Sau khi Việt Nam bị rơi vào sự cai trị của nhà Minh, Nguyễn Trãi tham gia vào cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo. Ông trở thành mưu sĩ bày tính mưu kế về mọi mặt chính trị, quân sự, ngoại giao của nghĩa quân Lam Sơn. Ông là khai quốc công thần của nhà Hậu Lê, được ban quốc tính, năm 1428 viết Bình Ngô đại cáo thiên cổ hùng văn, năm 1433 ông đã viết văn bia Vĩnh Lăng nổi tiếng khi Lê Lợi mất,.Tuy nhiên, năm 1442, toàn thể gia đình Nguyễn Trãi bị tru di tam tộc trong vụ án Lệ Chi Viên. Năm 1464, vua Lê Thánh Tông xuống chiếu giải oan cho ông. Ức Trai tâm thượng quang Khuê tảo (Lòng Ức Trai sáng như sao Khuê).

Dưới đây là năm bài thơ trong Những kiệt tác thơ văn Nguyễn Trãi và cảm nhận “Trời ban tối biết về đâu?” của Vũ Bình Lục

YÊN TỬ

Nguyên văn chữ Hán

題 安子山花煙寺

安山山上最高峰,
纔五更初日正紅。
宇宙眼窮滄海外,
笑談人在碧雲中。
擁門玉槊森千畝,
掛石珠流落半空。
仁廟當年遺跡在,
白毫光裏睹重瞳。

Ðề Yên Tử sơn Hoa Yên tự

Yên Sơn sơn thượng tối cao phong
Tài ngũ canh sơ nhật chính hồng
Vũ trụ nhãn cùng thương hải ngoại
Tiếu đàm nhân tại bích vân trung
Ủng môn ngọc sóc sâm thiên mẫu
Quải thạch châu lưu lạc bán không
Nhân miếu đương niên di tích tại
Bạch hào quang lý đổ trùng đồng.

YÊN TỬ

Đề chùa Hoa Yên, núi Yên Tử
Nguyễn Trãi

Non thiêng Yên Tử đỉnh kỳ phong
Trời mới ban mai đã rạng hồng
Vũ trụ mắt soi ngoài biển cả
Nói cười lồng lộng giữa không trung
Giáo trúc quanh chùa giăng nghìn mẫu
Cỏ cây chen đá rũ tầng không
Nhân Tông bảo tháp còn lưu dấu
Mắt sáng hào quang tỏa ánh đồng

(Bản dịch của Hoàng Kim)

Trên dải Yên Sơn đỉnh tuyệt vời
Đầu canh năm đã sáng trưng rồi
Mắt ngoài biển cả ôm trời đất
Người giữa mây xanh vẳng nói cười
Giáo ngọc quanh nhà giăng vạn khoảnh
D4i châu treo đá rũ lưng trời
Nhân Tông còn miếu thời nao đó
Thấy rõ đôi ngươi giữa ánh ngời (1)

(1) Tương truyền vua Trần Nhân Tông mắt có hai con ngươi
(Bản dịch của Khương Hữu Dụng)

Trên núi Yên Tử chòm cao nhất
Vừa mới canh năm đã sáng trời
Tầm mắt bao trùm nơi biển tận
Từng mây nghe thoảng tiếng ai cười
Rừng vươn giáo dựng tre nghìn mẫu
Đá rũ rèm buông nhũ nửa vời
Miếu cổ Nhân Tông hằng để dấu
Mắt còn trắng tỏa ánh đôi ngươi.

(Bản dịch của Lê Cao Phan)

Trên non Yên Tử chòm cao nhất,
Trời mới canh năm đã sáng tinh.
Vũ trụ mắt đưa ngoài biển cả,
Nói cười người ở giữa mây xanh.
Muôn hàng giáo ngọc tre gài cửa,
Bao dãi tua châu đá rủ mành.
Dấu cũ Nhân tôn còn vẫn đấy,
Trùng đồng thấy giữa áng quang minh.

(Bản dịch của nhóm Đào Duy Anh)
Nguồn: Nguyễn Trãi toàn tập, Đào Duy Anh,
NXB Khoa học xã hội, 1976

Trên non Yên Tử ngọn cao nhất
Chỉ mới canh năm sáng đỏ trời!
Ngoài vũ trụ xanh màu biển thẳm
Giữa mây biếc rộn tiếng người cười.
Cửa cài ngọc dựng, ken nghìn mẫu
Đá rũ châu rơi, rớt nửa vời!
Miếu cổ Nhân Tông di tích đó
Đôi mày sáng trắng rực hai ngươi!

(Bản dịch của Lâm Trung Phú)

NGÔN CHÍ

Am trúc, hiên mai ngày tháng qua
Thị phi nào đến chốn yên hà
Cơm ăn dù có dưa muối
Áo mặc nài chi gấm là
Nước dưỡng cho thanh, trì thưởng nguyệt
Đất cày ngõ ải luống ương hoa
Trong khi hứng động bề đêm tuyết
Ngâm được câu thần dững dưng ca

Tà dương bóng ngả thuở giang lâu
Thế giới đông nên ngọc một bầu
Tuyết sóc treo cây điểm phấn
Cõi đông giãi nguyệt in câu.
Khói chìm thuỷ quốc quyên phẳng
Nhạn triện hư không gió thâu
Thuyền mọn còn chèo chẳng khứng đỗ
Trời ban tối biết về đâu?

QUAN HẢI

Nguyên văn chữ Hán

樁木重重海浪前
沉江鐵鎖亦徒然
覆舟始信民猶水
恃險難憑命在天
禍福有媒非一日
英雄遺恨幾千年
乾坤今古無窮意
卻在滄浪遠樹烟

Thung mộc trùng trùng hải lãng tiền
Trầm giang thiết tỏa diệt đồ nhiên
Phúc chu thủy tín dân do thủy
Thị hiểm nan bằng mệnh tại thiên.
Họa phúc hữu môi phi nhất nhật
Anh hùng [3] di hận kỷ thiên niên.
Càn khôn kim cổ vô cùng ý,
Khước tại thương lang viễn thụ yên.

Dịch nghĩa : NGẮM BIỂN

Cọc gỗ lớp lớp trồng trước sóng biển
Xích sắt ngầm dưới sông cũng vậy thôi.
Thuyền bị lật mới tin rằng dân là như nước
Cậy đất hiểm cũng khó dựa, mệnh là ở trời.
Họa phúc có manh mối không phải một ngày
Anh hùng để mối hận mấy nghìn năm sau.
Lẽ của trời đất và xưa nay, thực là vô cùng
Vẫn là ở chỗ sắc nước bát ngát, cây khói xa vời

CỬA BIỂN

Lớp lớp cọc ngăn giữa sóng nhồi
Thêm ngầm dây sắt – uổng công thôi !
Lật thuyền, thấm thía dân như nước
Cậy hiểm, mong manh : mệnh ở trời
Hoạ phúc có nguồn, đâu bỗng chốc?
Anh hùng để hận, dễ gì nguôi?
Xưa nay trời đất vô cùng ý
Nơi sóng xanh cây khói tuyệt vời

(Bản dịch của HƯỞNG TRIỀU)

OAN THÁN

Nguyên văn chữ Hán

浮俗升沉五十年
故山泉石負情緣
虛名實禍殊堪笑
眾謗孤忠絕可憐
數有難逃知有命
大如未喪也關天
獄中牘背空遭辱
金闕何由達寸箋

Phù tục thăng trầm ngũ thập niên ;
Cố sơn tuyền thạch phụ tình duyên.
Hư danh thực họa thù kham tiếu ;
Chúng báng cô trung tuyệt khả liên.
Số hữu nan đào tri thị mệnh ;
Văn như vị táng dã quan thiên.
Ngục trung độc bối [1] không tao nhục ;
Kim khuyết hà do đạt thốn tiên ?

Dịch nghĩa THAN NỔI OAN

Nổi chìm trong phù tục đã năm chục năm,
Đành phụ tình duyên với khe và đá của núi cũ.
Danh hư mà họa thực, rất đáng buồn cười ;
Lắm kẻ ghét một mình trung, rất đáng thương hại.
Khó trốn được số mình, biết là vì mệnh ;
Tư văn như chưa bỏ, cũng bởi ở trời.
Trong ngục viết ở lưng tờ, khi không bị nhục ;
Cửa khuyết vàng làm thế nào mà đạt được tờ giấy lên ?

Dịch Thơ: THAN NỔI OAN:

Biển tục thăng trầm nữa cuộc đời
Non xưa suối đá phụ duyên rồi
Trung côi , ghét lắm, bao đau xót
Họa thực, danh hư , khéo tức cười
Số khó lọt vành âu bởi mệnh
Văn chưa tàn lụi cũng do trời
Trong lao độc bối cam mang nhục
Cửa khuyết làm sao tỏ khúc nhôi?

Bản dịch của Thạch Cam

Năm mươi năm thế tục bình bồng
Khe núi lòng cam bội ước chung
Cười nạn hư danh, trò thực họa
Thương phường báng bổ kẻ cô trung
Mạng đà định số, làm sao thoát
Trời chửa mất văn, vẫn được dùng
Lao ngục đau nhìn lưng mảnh giấy
Oan tình khó đạt tới hoàng cung.

Bản dịch của Lê Cao Phan

TRỜI BAN TỐI, BIẾT VỀ ĐÂU?

Vũ Bình Lục

(Về bài thơ NGÔN CHÍ – SỐ13 của Nguyễn Trãi)

Tà dương bóng ngả thuở giang lâu
Thế giới đông nên ngọc một bầu
Tuyết sóc treo cây điểm phấn
Cõi đông giãi nguyệt in câu.
Khói chìm thuỷ quốc quyên phẳng
Nhạn triện hư không gió thâu
Thuyền mọn còn chèo chẳng khứng đỗ
Trời ban tối biết về đâu?

Nguyễn Trãi sống cách chúng ta khoảng sáu trăm năm. Riêng nói về thơ Nôm, dẫu thất lạc sau thảm hoạ tru di năm 1442, cũng còn được hơn 250 bài. Có thể nói, Nguyễn Trãi đã dựng lên một tượng đài sừng sững bằng thơ, mà trước hết là thơ viết bằng ngôn ngữ dân tộc-Thơ Nôm. Chùm thơ “Ngôn chí” có rất nhiều bài hay, đọc kỹ, nghiền ngẫm kỹ mới thấy cái hay, bởi chữ Nôm cách nay sáu trăm năm, rất nhiều từ nay không còn dùng nữa, hoặc rất ít dùng. Phải tra cứu một số từ, một số điển tích, mới dần sáng tỏ một hồn thơ lớn, lớn nhất, trong lịch sử thơ ca Việt Nam!

Đây là bài Ngôn chí số 13, do những người biên soạn sách Tuyển tập thơ văn Nguyễn Trãi sắp xếp.

Hai câu đầu: Tà dương bóng ngả thuở giang lâu
Thế giới đông nên ngọc một bầu

Hai câu thơ đơn thuần chỉ là tả cảnh, đặc tả một buổi chiều, mà gam màu chủ đạo là màu vàng thẫm rất quen mà huyễn hoặc. Bóng chiều tà đã ngả, đang quấn lấy một ngôi lầu ở bên sông, hay đang trùm lên ngôi lầu bên sông một màu vàng thẫm. Nhưng có điều cần lưu ý, đây là ngôi lầu giành cho đàn bà con gái thuộc tầng lớp quý tộc giàu sang, trong một không gian rộng lớn và yên tĩnh, rất yên tĩnh. Câu tiếp theo mới thật diễm lệ: Thế giới đông nên ngọc một bầu. Vậy thế giới đông là gì? Theo điển dẫn, đông chính là khí tốt, khí thiêng của thế giới, của vũ trụ đông đặc lại mà thành phong cảnh đẹp như ngọc. Thế đấy! Còn như Bầu, cũng theo điển sách Đạo gia, kể rằng Trương Thân thường treo một quả bầu rất lớn, hoá làm trời đất, ở trong cũng có mặt trời mặt trăng, đêm chui vào đó mà ngủ, gọi là trời bầu, hay bầu trời cũng vậy…Quả là một bức tranh được vẽ bằng ngôn ngữ, rất xưa, tinh khiết và tráng lệ, dường như đã đạt đến mức cổ điển!

Đấy là hai câu thất ngôn. Hai câu tiếp theo, lại là lục ngôn, vẫn tiếp tục tả cảnh:
Tuyết sóc treo cây điểm phấn
Cõi đông giải nguyệt in câu.

Tuyết sóc, nghĩa là tuyết ở phương bắc (sóc) chả biết gieo xuống từ bao giờ, mà còn giăng mắc trên những cành cây như những bông hoa trắng muốt, như điểm phấn cho cây, trang trí làm đẹp cho cây. Có người bảo nước ta làm gì có tuyết, chỉ là ước lệ cho đẹp văn chương mà thôi. Nhưng họ nhầm đấy! Các tỉnh phía Bắc nước ta như Lào Cai, Hà Giang và chắc là còn một số nơi khác nữa ngày nay vẫn có tuyết, nhiều nữa kia. Vậy thì sao thơ văn ngày xưa các cụ ta nói đến tuyết, con cháu lại hàm hồ bác bỏ? Cách đây mấy trăm năm, sao lại không thể không có tuyết mà các cụ phải đi mượn của người? Phía bắc là tuyết, là hoa tuyết điểm phấn cho cây, thì Cõi đông giải nguyệt in câu. Phương đông in một giải lụa trăng vàng óng. Thế là cả một không gian rực rỡ sắc màu. Màu trắng của tuyết hoa tương ánh cùng màu vàng của ánh nguyệt in bóng nước, của chiều tà vàng thẫm, tạo một bức tranh vừa rộng vừa sâu, gợi một khoảnh khắc giao thoa hỗn mang rất nhiều tâm trạng.

Hai câu tiếp theo, vẫn cấu trúc bằng lục ngôn:
Khói chìm thuỷ quốc quyên phẳng
Nhạn triện hư không gió thâu

Bây giờ là sương khói trong chiều muộn. Cúi xuống nhìn dòng nước, thấy khói chiều in xuống mặt nước trong veo phẳng lặng. Quyên, từ cổ là mặt nước trong, do đó quyên phẳng nghĩa là mặt nước trong phẳng lặng, như thể nhìn rõ khói chiều đang chìm dưới đáy nước. Rõ là nước lộn trời, vàng gieo đáy nước, “Long lanh đáy nước in trời / Thành xây khói biếc, non phơi bóng vàng”. Có lẽ Nguyễn Du mấy trăm năm sau đã tiếp thu tinh thần của câu thơ Nguyễn Trãi mà sáng tạo lại trong Truyện Kiều câu thơ trên, khi mà tiếng Việt đã đạt đến độ nhuần nhuyễn và trang nhã chăng? Còn trên trời thì đàn chim nhạn đang xếp hình chữ triện mà mỏi mệt bay về rừng tìm chốn ngủ. Và gió nhẹ, thổi rỗng cả trời…

Cảnh chỉ là điểm xuyết, mà gợi nên bức tranh đủ sắc màu, rất sống động, và tiếp đó, nó như thể đang chuyển động dần về phía đêm tối, về phía lụi tàn.

Hai câu cuối, tác giả viết:
Thuyền mọn còn chèo chẳng khứng đỗ
Trời ban tối ước về đâu?

Con thuyền nhỏ nhoi (Thuyền mọn) của Tiên sinh, hay con thuyền của một vị khách nào đó, vẫn còn đang mải miết chèo trên sông, như chẳng muốn dừng lại. Trong nhập nhoạng bóng tà, con thuyền mọn như càng nhỏ bé hơn, chưa muốn, hay chưa tìm được nơi đỗ lại mà nghỉ ngơi, hay bởi vì Trời ban tối, ước về đâu, biết về đâu? Câu bảy thất ngôn, dàn trải thêm, biểu hiện sự buông thả, lửng lơ, phân vân… Câu tám bỗng đột ngột thu lại lục ngôn, như một sự dồn nén tâm sự.

Có bao nhiêu phần trăm sự thực trong bức tranh chiều tà bên sông lộng lẫy mà buồn? Có lẽ cũng chẳng nên đặt vấn đề cân đong cụ thể, bởi thơ nhìn chung là sản phẩm sáng tạo của trí tưởng tượng, thực và ảo hoà trộn đan xen. Hai câu kết của bài thơ xem ra mới thật sự là tâm điểm của bài thơ. Phải chăng, con thuyền mọn kia, chính là hình ảnh Ức Trai Tiên sinh, như con thuyền nhỏ bé ấy, đang một mình đi tìm bến đỗ, mà chưa tìm thấy nơi đâu là bến là bờ? Từ cái ngôn chí này, có thể ước đoán Ức Trai viết bài thơ này vào thời điểm quân Minh đang đô hộ nước ta, Ức Trai đang bị giam lỏng ở thành Đông Quan, chưa tìm được minh chủ mà đem tài giúp nước? Cũng có thể đây là thời điểm Nguyễn Trãi bị thất sủng, về ở ẩn tại Côn Sơn, trong hoàn cảnh chính sự trong nước đang rất đen tối, nhất là ở nơi triều chính. Nguyễn Trãi từ tin tưởng, đến nghi ngờ và thất vọng trước thực tại đau lòng: Biết bao trung thần bị hãm hại, còn lũ gian thần hiểm ác nổi lên như ong, nhũng lọan cả triều đình. Làm sao mà không bi quan cho được khi mà Trời ban tối, biết về đâu?

*

Lên non thiêng Yên Tử, tôi thành tâm đi bộ từ chùa Hoa Yên lúc nửa đêm để lên thấu đỉnh chùa Đồng lúc ban mai.Nguyễn Trãi bài thơ thần trên trang sách mở, lồng lộng giữa nền trời bình minh trên đỉnh cao phong Yên Tử. Tôi chợt tỉnh thức, thấm thía, thấu hiểu sự nhọc nhằn của đức Nhân Tông hội tụ minh triết Việt. Nguyễn Trãi kiệt tác thơ văn.”xưa nay trời đất vô cùng ý. Nơi sóng xanh cây khói tuyệt vời”.

HoitruongThongNhat

CÔNG VIÊN TAO ĐÀN HCM
Hoàng Kim


Dinh Thống Nhất và Vườn Tao Đàn thành phố Hồ Chí Minh là quần thể danh thắng đặc biệt tiêu biểu về di sản lịch sử, địa lý, chính trị, văn hóa, kiến trúc của Sài Gòn Gia Định xưa và thành phố Hồ Chí Minh ngày nay.

Dinh Thống Nhất

Dinh Thống Nhất nguyên là Dinh Độc Lập trước năm 1975, là di tích quốc gia đặc biệt được Chính phủ Việt Nam đặc cách xếp hạng. Tiền thân Dinh Độc lập là Dinh Thống đốc Nam Kỳ, do kiến trúc sư người Pháp Hermite thiết kế năm 1868. Sau khi dinh cũ nhiều lần bị ném bom, hư hại, san bằng và Dinh Độc Lập được xây mới năm 1962, thực hiện theo thiết kế của kiến trúc sư khôi nguyên La Mã Ngô Viết Thụ và đã khánh thành năm 1966 . Dinh Độc Lập cao 26 m, rộng 4.500 m2, với 100 phòng gồm 3 tầng chính và một sân thượng cho máy bay trực thăng đáp, hệ thống hầm ngầm kiên cố. Địa danh này chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử thăng trầm của thành phố từng được ví là Hòn ngọc phương Đông. Trưa 30/4/1975, xe tăng của quân giải phóng miền Nam đã húc đổ cánh cửa sắt Dinh Độc lập, đánh dấu thời khắc lịch sử của Sài Gòn. Quá trình chuyển giao và tiếp nhận chính thể mới cũng diễn ra tại đây. Sau 1975, Dinh Độc Lập đổi tên thành Dinh Thống Nhất, ngày nay trở thành địa điểm tham quan lịch sử của du khách khi đến với Sài Gòn. Quần thể Dinh Độc lập, vườn Tào Đàn và Hồ Con Rùa là vùng đất địa linh nổi bật nhất của dấu ấn hòn ngọc phương Đông.

Dinh Độc Lập với kiến trúc chữ T là chữ cái đầu của chữ THỤ (trong chữ THIÊN THỤ”. Đó là bốn kế lớn chấn hưng đất nước “vua sáng, kinh tế, nông nghiệp, nội chính” qua bốn công trình chính liên hoàn: chữ T dinh Độc Lập, chữ H chợ Đà Lạt, chữ U Trường Đại học Nông nghiệp Sài Gòn và dấu nặng (.) là Hồ Con Rùa.Biểu tượng Dinh Độc lập (hình chữ T) với ý nghĩa đất nước muốn giàu mạnh, thì trước hết người lãnh đạo đất nước phải là “bậc minh quân hiền tài”, trọng “quân đức, dân tâm, học pháp”, biết “chăm lo sức dân để lập đại kế sâu rễ bền gốc” bảo tồn và phát triển bền vững năng lực Quốc gia.

Biểu tượng Chợ Đà Lạt (hình chữ H) với ý nghĩa trọng tâm của nổ lực quốc gia là phải phát triển kinh tế (phi thương bất phú), mở mang giao thương, chấn hưng nghiệp cũ, phát triển nghề mới, khuyến học dạy dân, “Nên thợ, nên thầy nhờ có học/ No ăn, no mặc bởi hay làm” (Nguyễn Trãi), “chú trọng mậu dịch buôn bán, lấy việc thông thương an toàn làm chữ Nghĩa (Nguyễn Hoàng), chú trọng lao động để dân giàu nước mạnh.

Biểu tượng Trường Đại Học Nông Nghiệp Sài Gòn (hình chữ U) với ý nghĩa là phải chấn hưng giáo dục đại học, phát triển khoa học công nghệ, đặc biệt là giáo dục phát triển nông nghiệp để nâng cao thu nhập, sinh kế, việc làm và an sinh xã hội, nâng cao chất lượng và giá trị nông sản (dĩ nông vi bản) vì quá nữa người Việt làm nghề nông.

Và sau cùng là biểu tượng Hồ Con Rùa (hình dấu (.) nặng) với ý nghĩa là nội chính an dân, thượng tôn pháp luật,  kỷ cương phép nước, giữ vững bờ cõi, bảo tồn nguyên khí, thương yêu dân chúng an vui lạc nghiệp, “biết thương yêu dân, luyện tập binh sĩ để xây dựng cơ nghiệp muôn đời” (Lời chúa Nguyễn Hoàng dặn chúa Nguyễn Phúc Nguyên),

Vườn Tao Đàn

Đền Hùng tại chính mặt sau Dinh Thống Nhất của Vườn Tao Đàn “lá phổi xanh thành phố”. Trong Vườn Tao Đàn có Đền Hùng, Giếng Ngọc đền Hùng, đền Mẫu Phương Nam, vườn đá tiếng Việt, hồ sen đền Hùng, vườn hoa và cây xanh Tao Đàn. Quần thể danh thắng Dinh Thống Nhất, Vườn Tao Đàn, Hồ Con Rùa “mắt ngọc của đầu rồng” trở thành vùng sử thi huyền thoại. Đền Hùng tại vườn Tao Đàn thành phố Hồ Chí Minh là biểu tượng khát vọng đất nước Việt Nam thống nhất, hòa hợp dân tộc, không chấp nhận chia rẽ “chia để trị” đã thấm vào máu thịt của con dân Việt. “Nam Bộ là thịt của thịt Việt Nam là máu của máu Việt Nam. Sông có thể cạn, núi có thể mòn nhưng chân lý đó không bao giờ thay đổi” (Hồ Chí Minh). Dinh Thống Nhất vì thế đã thay cho tên gọi Dinh Độc Lập và  Dinh Thống đốc Nam Kỳ trước đó.

Mẫu Phương Nam ở Vườn Tao Đàn trong quần thể Đền Hùng cùng với mẫu Việt Nam, Bác Hồ, Giếng Ngọc Đền Hùng là những điểm nhấn lịch sử, địa chính trị, văn hóa, tâm linh huyền thoại.

Dạo chơi giếng Ngọc vườn Tao Đàn nhớ lời thơ Nguyễn Trãi: ‘Nên thợ nên thầy nhờ có học dư ăn dư mặc bởi hay làm’. Văn là đẹp, chương là sáng. Ngôn ngữ sáng đẹp, thấm thía, xúc động, ám ảnh.  Lưu ít ảnh và ghi chú mùa Covid 19, đọc lại và suy ngẫm

Đất Gia Định xưa

Lược sử đất Gia Định xưa được tóm tắt trong câu thơ của thi tướng Huỳnh Văn Nghệ “Nhớ Bắc”: “Từ độ mang gươm đi mở cõi/ Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long“.

Đất Gia Định xưa thuộc nước Phù Nam (tồn tại khoảng đầu thế kỷ 1 đến khoảng nửa thế kỷ 7), sau đó thuộc vương quốc Chân Lạp (nay là Campuchia). Tuy nhiên, “thuộc” một cách lỏng lẻo: “các dân tộc vẫn sống tự trị, và mấy sóc Khrmer lẻ tẻ chưa hợp thành đơn vị hành chánh thuộc triều đình La Bích (Chân Lạp). Trong khi đó triều đình ấy phải tập trung lực lượng ở phía nam Biển Hồ (sau khi bỏ Ăngco ở phía bắc) để đối đầu với Xiêm La (nay là Thái Lan) đang tiếp tục lấn đất Chân Lạp ở phía tây. Đất Gia Định vẫn là đất tự do của các dân tộc và hầu như vô chủ, là đất hoang nhàn cả về kinh tế lẫn chủ quyền từ xưa”[1].

Theo sử liệu, lưu dân Việt đã đến đây khai hoang và làm ăn sinh sống vào đầu thế kỷ 17, nhờ có cuộc hôn nhân giữa công nữ Ngọc Vạn với vua Chân Lạp Chey Chetta II vào năm 1620. Lưu dân Việt do mưu sinh, nên có thể đã có mặt ở Sài Gòn Gia Định từ xa xưa trước cuộc hôn nhân ấy. Song, chính nhờ mối lương duyên giữa công chúa Ngọc Vạn với vua Chân Lạp Chey Chetta II, mà quan hệ Đại Việt (nay là Việt Nam) và Chân Lạp trở nên êm đẹp, dân cư hai nước có thể tự do qua lại sinh sống, tạo điều kiện cho lưu dân Việt ngày càng đông đảo hơn ở khu vực Đồng Nai, Sài Gòn…[2].

Chuyện kể rằng: Tiên chúa Nguyễn Hoàng, người khởi đầu của chín đời chúa Nguyễn và mười ba đời vua vương triều nhà Nguyễn, đã nghe theo lời khuyên của bậc danh sĩ tinh hoa hiền tài lỗi lạc, nhà tiên tri Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm: “Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân” [1]. Ông đã nhờ chị ruột mình là bà Ngọc Bảo (vợ Trịnh Kiểm) xin Trịnh Kiểm cho vào trấn thủ ở Thuận Hoá (là khu vực từ Quảng Bình đến Thừa Thiên-Huế ngày nay). Trịnh Kiểm thấy Thuận Hóa là nơi xa xôi, đất đai cằn cỗi nên đã đồng ý, và tâu vua Lê Anh Tông cho Nguyễn Hoàng vào trấn nhậm vào năm 1558. Nguyễn Hoàng cùng với các chúa Nguyễn sau này làm chúa phương Nam trong khi Trình Kiểm cùng với các chúa Trịnh sau đó làm chúa phương Bắc, tạo nên cục diện Đàng Trong, Đàng Ngoài,  Trịnh-Nguyễn phân tranh của thời Nhà Hậu Lê. Nguyễn Hoàng dùng các danh thần Lương Văn Chánh, Văn Phong vừa chống lại sự quấy nhiễu cướp phá của Chăm Pa vừa mộ dân lập ấp, khai khẩn đất đai, mở rộng về Nam.

Cho tới năm 1613 khi Nguyễn Hoàng mất, diện tích của xứ Thuận Quảng do Nguyễn Hoàng trấn nhậm đã rộng tới 45000 km²[13] trải dài từ đèo Ngang, Hoành Sơn (Quảng Bình nay) qua đèo Hải Vân tới núi Đá Bia (Thạch Bi Sơn), gần đèo Cả, (tỉnh Phú Yên ngày nay và đã làm chủ Bãi Cát Vàng là một vùng đất vô chủ thời đó.

Năm 1613, chúa Nguyễn Phúc Nguyên nối nghiệp và tuân theo di huấn của chúa Nguyễn Hoàng: “Nếu Bắc tiến được thì tốt nhất, bằng không giữ vững đất Thuận Quảng và mở mang bờ cõi về phía Nam“. Ông trong dụng bậc kỳ tài kiệt xuất, nhà chính trị và quân sự lỗi lạc Đào Duy Từ cùng với các danh tướng  Nguyễn Hữu Dật, Nguyễn Hữu Tiến giữ vững nghiệp chúa Nguyễn ở Đàng Trong, chặn được quân Trịnh ở Đàng Ngoài, làm cho Đàng Trong thời ấy trở nên phồn thịnh, nước lớn lên, người nhiều ra, xây dựng được một định chế chính quyền rất được lòng dân, đặt nền móng vững chắc cho triều Nguyễn lưu truyền chín chúa mười ba đời vua và mở đất phương Nam thuận thời, thuận lòng người.

Năm 1631, chúa Nguyễn Phúc Nguyên gả con gái là Ngọc Khoa (có sách gọi là Ngọc Hoa) cho vua Chăm Pa là Po Rome,  và gả con gái là Ngọc Vạn cho vua Chân Lạp là Chey Chetta II. Hai cuộc hôn phối này làm quan hệ Việt – Chăm và Việt – Chân diễn ra tốt đẹp[24][25]. Đàng Trong thời ấy vốn đã được các nước lân ban rất nể phục . Sự kiện hai cuộc lương duyên này càng làm cho mối bang giao của Đàng Trong ở mặt phía Nam ổn định, giúp cho chúa Nguyễn có thể tập trung lực lượng để đối phó trước các cuộc tấn công của chúa Trịnh Đàng Ngoài, đồng thời cũng tạo thêm cơ hội cho người Việt di dân và mở rộng lãnh thổ về phương Nam.

Năm 1635, chúa  Nguyễn Phúc Lan kế nghiệp cho đến năm 1648 thì truyền ngôi cho cho con trai là Nguyễn Phúc Tần rồi mất. Cùng năm ấy (1648) chúa Hiền Nguyễn Phúc Tần nối nghiệp cho đến năm 1687 và việc Nam tiến của người Việt đến Sài Gòn Gia Định ở thời này càng nhiều hơn trước. Năm 1658, tình hình Chân Lạp rối ren, chú cướp ngôi của cháu. Hai người con sống sót của vua Chân Lạp  Preah Outey là Ang Sur và Ang Tan dấy binh chống lại Ramathipadi I (Nặc Ông Chân) nhưng thất bại. Họ đã theo lời khuyên của Thái hậu Ngọc Vạn, cầu cứu chúa Nguyễn Phúc Tần.

Sách Gia Định thành thông chí chép: “Năm Mậu Tuất (1658)…vua (chúa Nguyễn Phúc Tần) sai Phó tướng Yến Vũ hầu (Nguyễn Phước Yến)…đem 2000 quân, đi tuần đến thành Mỗi Xoài nước Cao Mên, đánh phá được, bắt vua nước ấy là Nặc Ông Chân, đóng gông đem đến hành tại ở dinh Quảng Bình. Vua dụ tha tội…Khi ấy địa đầu trấn Gia Định là hai xứ Mỗi Xoài, Đồng Nai đã có dân lưu tán của nước ta cùng ở lẫn với người Cao Mên, để khai khẩn đất”..[3]

Ang Sur lên ngôi vua xưng là Barom Reachea V, đóng tại Oudong (cố đô Campuchia từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19 trước khi vương triều Khmer thiên đô xuống Phnom Penh), phong cho em là Ang Nan (Nặc Ông Nộn) làm Phó vương đóng tại thành Sài Gòn. Các Quốc vương Chân Lạp đổi lại phải thần phục Đàng Trong và thực hiện triều cống định kỳ, dẫn tới hệ quả người Việt chuyển đến sinh sống nhiều ở vùng đất thuộc Chân Lạp.

Tháng 12, năm 1672, Quốc vương Barom Reachea V (Ang Sur) bị Bô Tâm[12] giết chết rồi cướp ngôi, Bô Tâm xưng là Chey Chettha III. Ang Tan (Nặc Ông Tân), chú của Chey Chettha III, chạy sang cầu cứu chúa Nguyễn. Nhưng ngay sau đó tháng 5 năm 1673, Chey Chettha III cũng bị giết trên giường ngủ bởi người Mã Lai thuộc phe của Nặc Ông Chân (Ramathipadi I). Ang Chea (Nặc Ông Đài), con trai đầu của vua Barom ReacheaV lên ngôi sau đó, xưng là Keo Fa II. Năm 1674, Nặc Ông Đài đã đi cầu viện Thái Lan (Ayutthaya) đánh Nặc Ông Nộn (Ang Nan) và chiếm được thành Sài Gòn. Nặc Ông Nộn bỏ chạy sang cầu cứu chúa Nguyễn ở Khánh Hòa (dinh Thái Khang xưa). Trong khi đó, Nặc Ông Đài đắp lũy chống giữ ở vùng Bà Rịa – Vũng Tàu ngày nay và đắp thành Nam Vang, nhờ Xiêm (Thái Lan) cứu viện để chống lại quân chúa Nguyễn. Chúa Hiền bèn sai Cai cơ đạo Nha Trang là Nguyễn Dương Lâm cùng với Nguyễn Đình Phái làm tham mưu đem binh chia ra hai đạo sang đánh Nặc Ông Đài.

Năm 1674, quân Nguyễn chiếm được (Sài Gòn Gia Định (đất Sài Côn xưa thuộc trấn Phiên An), và tiến quân lên vây thành Nam Vang. Nặc Ông Đài phải bỏ thành chạy vào rừng và bị thuộc hạ giết chết. Nặc ông Thu ra hàng. Nặc ông Thu là chính dòng con trưởng cho nên lại lập làm chính quốc vương đóng ở Oudong (cố đô Campuchia như đã dẫn) và để Nặc Ông Nộn làm đệ nhị quốc vương như cũ,

CHÀO NGÀY MỚI 23 THÁNG 2
Hoàng KIm

CNM365Nguyễn Trãi kiệt tác thơ văn; Công viên Tao Đàn HCM; Ngày mới bình minh an; Chuyện đồng dao cho em; A Na bà chúa Ngọc; A Na Bình Minh An; Ngôn ngữ văn hóa Việt; Truyện George Washington; Chung sức trên đường xuân. Ngày 23 tháng 2 năm 1868, Thống đốc Nam Kỳ Lagrandière làm lễ đặt viên đá đầu tiên khởi công xây dựng Dinh Thống đốc Nam Kỳ mới tại Sài Gòn (là Dinh Độc lập, trước năm 1975 và là Hội trường Thống Nhất ngày nay). Ngày 23 tháng 2 năm 1947, Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế được thành lập nhằm thúc đẩy các tiêu chuẩn về quyền sở hữu, công nghiệp và thương mại trên toàn thế giới. Ngày 23 tháng 2 năm 1966, Guyana là quốc gia duy nhất thuộc Khối thịnh vượng chung Anh nằm trên lục địa Nam Mỹ lần đầu tiên tổ chức lễ Cộng hòa Mashramani; Bài chọn lọc ngày 23 tháng 2: Nguyễn Trãi kiệt tác thơ văn; Công viên Tao Đàn HCM; Ngày mới bình minh an; Chuyện đồng dao cho em; A Na bà chúa Ngọc; A Na Bình Minh An; Ngôn ngữ văn hóa Việt; Truyện George Washington; Chung sức trên đường xuân. Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-23-thang-2/

NGUYỄN TRÃI KIỆT TÁC THƠ VĂN
Hoàng Kim

Nguyễn Trãi là anh hùng dân tộc, nhà chính trị kiệt xuất và danh nhân văn hóa lỗi lạc của non sông Việt, Thơ Nguyễn Trãi đề Yên Tử sơn Hoa Yên tự, lồng lộng đỉnh non cao khi mặt trời mới mọc (ảnh). Nguyễn Trãi đã có nhiều tôn vinh nhưng như giáo sư Phan Huy Lê nhận xét trong bài “Nguyễn Trãi – 560 năm sau vụ án Lệ chi viên“: ”Cho đến nay, sử học còn mang một món nợ đối với lịch sử, đối với Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ là chưa khám phá và đưa ra ánh sáng những con người cùng với những âm mưu và hành động lợi dụng việc từ trần đột ngột của vua Lê Thái Tông ở Lệ Chi Viên để vu oan giá hoạ dựng nên vụ án kết liễu thảm khốc cuộc đời của một anh hùng vĩ đại, một nữ sĩ tài hoa, liên luỵ đến gia đình ba họ. Với tình trạng tư liệu quá ít ỏi lại bị chính sử che đậy một cách có dụng ý, thì quả thật khó hi vọng tìm ra đủ chứng cứ để phá vụ án bí hiểm này. Nhưng lịch sử cũng rất công bằng. Với thời gian và những công trình nghiên cứu của nhiều thế hệ các nhà sử học, nhà văn học, nhà tư tưởng, nhà văn hoá…, lịch sử càng ngày càng làm sáng rõ và nâng cao nhận thức về con người và sự nghiệp của Nguyễn Trãi, về những công lao, cống hiến, những giá trị đích thực của ông trong lịch sử cứu nước và dựng nước, lịch sử văn hoá của dân tộc”. Dẫu vậy, trong tất cả những tư liệu lịch sử để lại thì tư liệu sáng giá nhất, rõ rệt nhất, sâu sắc nhất để minh oan cho Người lại chính là Những kiệt tác thơ văn Nguyễn Trãi, “Họa phúc có nguồn đâu bổng chốc, Anh hùng để hận mãi nghìn năm” “Số khó lọt vành âu bởi mệnh.Văn chưa tàn lụi cũng do trời “. Bài thơ thần “Yên Tử “của Nguyễn Trãi “Non thiêng Yên Tử đỉnh kỳ phong. Trời mới ban mai đã rạng hồng. Vũ trụ mắt soi ngoài biển cả. Nói cười lồng lộng giữa không trung…” (thơ Nguyễn Trãi trên Yên Tử, hình ảnh và cẩn dịch Hoàng Kim). Những kiệt tác thơ văn Nguyễn Trãi lưu bài “Yên Tử” “Ngôn chí,” “Quan hải”, “Oan than” của Người kèm cảm nhận “Trời ban tối biết về đâu?” của Vũ Bình Lục.

Nguyễn Trãi hiệu là Ức Trai, người làng Nhị Khê, huyện Thượng Phúc nay là huyện Thường Tín, Hà Nội, sinh năm 1380 , mất năm 1442,. cha là Nguyễn Phi Khanh, nguyên quán làng Chi Ngại , huyện Phương So8n (Chí Linh, Hải Dương) mẹ là Trần Thị Thái, con gái của Trần Nguyên Đán. Nguyễn Trãi thi đỗ Thái học sinh (tiến sĩ) năm 1400, cha con đều từng làm quan dưới triều Hồ. Sau khi Việt Nam bị rơi vào sự cai trị của nhà Minh, Nguyễn Trãi tham gia vào cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo. Ông trở thành mưu sĩ bày tính mưu kế về mọi mặt chính trị, quân sự, ngoại giao của nghĩa quân Lam Sơn. Ông là khai quốc công thần của nhà Hậu Lê, được ban quốc tính, năm 1428 viết Bình Ngô đại cáo thiên cổ hùng văn, năm 1433 ông đã viết văn bia Vĩnh Lăng nổi tiếng khi Lê Lợi mất,.Tuy nhiên, năm 1442, toàn thể gia đình Nguyễn Trãi bị tru di tam tộc trong vụ án Lệ Chi Viên. Năm 1464, vua Lê Thánh Tông xuống chiếu giải oan cho ông. Ức Trai tâm thượng quang Khuê tảo (Lòng Ức Trai sáng như sao Khuê).

Dưới đây là năm bài thơ trong Những kiệt tác thơ văn Nguyễn Trãi và cảm nhận “Trời ban tối biết về đâu?” của Vũ Bình Lục

YÊN TỬ

Nguyên văn chữ Hán

題 安子山花煙寺

安山山上最高峰,
纔五更初日正紅。
宇宙眼窮滄海外,
笑談人在碧雲中。
擁門玉槊森千畝,
掛石珠流落半空。
仁廟當年遺跡在,
白毫光裏睹重瞳。

Ðề Yên Tử sơn Hoa Yên tự

Yên Sơn sơn thượng tối cao phong
Tài ngũ canh sơ nhật chính hồng
Vũ trụ nhãn cùng thương hải ngoại
Tiếu đàm nhân tại bích vân trung
Ủng môn ngọc sóc sâm thiên mẫu
Quải thạch châu lưu lạc bán không
Nhân miếu đương niên di tích tại
Bạch hào quang lý đổ trùng đồng.

YÊN TỬ

Đề chùa Hoa Yên, núi Yên Tử
Nguyễn Trãi

Non thiêng Yên Tử đỉnh kỳ phong
Trời mới ban mai đã rạng hồng
Vũ trụ mắt soi ngoài biển cả
Nói cười lồng lộng giữa không trung
Giáo trúc quanh chùa giăng nghìn mẫu
Cỏ cây chen đá rũ tầng không
Nhân Tông bảo tháp còn lưu dấu
Mắt sáng hào quang tỏa ánh đồng

(Bản dịch của Hoàng Kim)

Trên dải Yên Sơn đỉnh tuyệt vời
Đầu canh năm đã sáng trưng rồi
Mắt ngoài biển cả ôm trời đất
Người giữa mây xanh vẳng nói cười
Giáo ngọc quanh nhà giăng vạn khoảnh
D4i châu treo đá rũ lưng trời
Nhân Tông còn miếu thời nao đó
Thấy rõ đôi ngươi giữa ánh ngời (1)

(1) Tương truyền vua Trần Nhân Tông mắt có hai con ngươi
(Bản dịch của Khương Hữu Dụng)

Trên núi Yên Tử chòm cao nhất
Vừa mới canh năm đã sáng trời
Tầm mắt bao trùm nơi biển tận
Từng mây nghe thoảng tiếng ai cười
Rừng vươn giáo dựng tre nghìn mẫu
Đá rũ rèm buông nhũ nửa vời
Miếu cổ Nhân Tông hằng để dấu
Mắt còn trắng tỏa ánh đôi ngươi.

(Bản dịch của Lê Cao Phan)

Trên non Yên Tử chòm cao nhất,
Trời mới canh năm đã sáng tinh.
Vũ trụ mắt đưa ngoài biển cả,
Nói cười người ở giữa mây xanh.
Muôn hàng giáo ngọc tre gài cửa,
Bao dãi tua châu đá rủ mành.
Dấu cũ Nhân tôn còn vẫn đấy,
Trùng đồng thấy giữa áng quang minh.

(Bản dịch của nhóm Đào Duy Anh)
Nguồn: Nguyễn Trãi toàn tập, Đào Duy Anh,
NXB Khoa học xã hội, 1976

Trên non Yên Tử ngọn cao nhất
Chỉ mới canh năm sáng đỏ trời!
Ngoài vũ trụ xanh màu biển thẳm
Giữa mây biếc rộn tiếng người cười.
Cửa cài ngọc dựng, ken nghìn mẫu
Đá rũ châu rơi, rớt nửa vời!
Miếu cổ Nhân Tông di tích đó
Đôi mày sáng trắng rực hai ngươi!

(Bản dịch của Lâm Trung Phú)

NGÔN CHÍ

Am trúc, hiên mai ngày tháng qua
Thị phi nào đến chốn yên hà
Cơm ăn dù có dưa muối
Áo mặc nài chi gấm là
Nước dưỡng cho thanh, trì thưởng nguyệt
Đất cày ngõ ải luống ương hoa
Trong khi hứng động bề đêm tuyết
Ngâm được câu thần dững dưng ca

Tà dương bóng ngả thuở giang lâu
Thế giới đông nên ngọc một bầu
Tuyết sóc treo cây điểm phấn
Cõi đông giãi nguyệt in câu.
Khói chìm thuỷ quốc quyên phẳng
Nhạn triện hư không gió thâu
Thuyền mọn còn chèo chẳng khứng đỗ
Trời ban tối biết về đâu?

QUAN HẢI

Nguyên văn chữ Hán

樁木重重海浪前
沉江鐵鎖亦徒然
覆舟始信民猶水
恃險難憑命在天
禍福有媒非一日
英雄遺恨幾千年
乾坤今古無窮意
卻在滄浪遠樹烟

Thung mộc trùng trùng hải lãng tiền
Trầm giang thiết tỏa diệt đồ nhiên
Phúc chu thủy tín dân do thủy
Thị hiểm nan bằng mệnh tại thiên.
Họa phúc hữu môi phi nhất nhật
Anh hùng [3] di hận kỷ thiên niên.
Càn khôn kim cổ vô cùng ý,
Khước tại thương lang viễn thụ yên.

Dịch nghĩa : NGẮM BIỂN

Cọc gỗ lớp lớp trồng trước sóng biển
Xích sắt ngầm dưới sông cũng vậy thôi.
Thuyền bị lật mới tin rằng dân là như nước
Cậy đất hiểm cũng khó dựa, mệnh là ở trời.
Họa phúc có manh mối không phải một ngày
Anh hùng để mối hận mấy nghìn năm sau.
Lẽ của trời đất và xưa nay, thực là vô cùng
Vẫn là ở chỗ sắc nước bát ngát, cây khói xa vời

CỬA BIỂN

Lớp lớp cọc ngăn giữa sóng nhồi
Thêm ngầm dây sắt – uổng công thôi !
Lật thuyền, thấm thía dân như nước
Cậy hiểm, mong manh : mệnh ở trời
Hoạ phúc có nguồn, đâu bỗng chốc?
Anh hùng để hận, dễ gì nguôi?
Xưa nay trời đất vô cùng ý
Nơi sóng xanh cây khói tuyệt vời

(Bản dịch của HƯỞNG TRIỀU)

OAN THÁN

Nguyên văn chữ Hán

浮俗升沉五十年
故山泉石負情緣
虛名實禍殊堪笑
眾謗孤忠絕可憐
數有難逃知有命
大如未喪也關天
獄中牘背空遭辱
金闕何由達寸箋

Phù tục thăng trầm ngũ thập niên ;
Cố sơn tuyền thạch phụ tình duyên.
Hư danh thực họa thù kham tiếu ;
Chúng báng cô trung tuyệt khả liên.
Số hữu nan đào tri thị mệnh ;
Văn như vị táng dã quan thiên.
Ngục trung độc bối [1] không tao nhục ;
Kim khuyết hà do đạt thốn tiên ?

Dịch nghĩa THAN NỔI OAN

Nổi chìm trong phù tục đã năm chục năm,
Đành phụ tình duyên với khe và đá của núi cũ.
Danh hư mà họa thực, rất đáng buồn cười ;
Lắm kẻ ghét một mình trung, rất đáng thương hại.
Khó trốn được số mình, biết là vì mệnh ;
Tư văn như chưa bỏ, cũng bởi ở trời.
Trong ngục viết ở lưng tờ, khi không bị nhục ;
Cửa khuyết vàng làm thế nào mà đạt được tờ giấy lên ?

Dịch Thơ: THAN NỔI OAN:

Biển tục thăng trầm nữa cuộc đời
Non xưa suối đá phụ duyên rồi
Trung côi , ghét lắm, bao đau xót
Họa thực, danh hư , khéo tức cười
Số khó lọt vành âu bởi mệnh
Văn chưa tàn lụi cũng do trời
Trong lao độc bối cam mang nhục
Cửa khuyết làm sao tỏ khúc nhôi?

Bản dịch của Thạch Cam

Năm mươi năm thế tục bình bồng
Khe núi lòng cam bội ước chung
Cười nạn hư danh, trò thực họa
Thương phường báng bổ kẻ cô trung
Mạng đà định số, làm sao thoát
Trời chửa mất văn, vẫn được dùng
Lao ngục đau nhìn lưng mảnh giấy
Oan tình khó đạt tới hoàng cung.

Bản dịch của Lê Cao Phan

TRỜI BAN TỐI, BIẾT VỀ ĐÂU?

Vũ Bình Lục

(Về bài thơ NGÔN CHÍ – SỐ13 của Nguyễn Trãi)

Tà dương bóng ngả thuở giang lâu
Thế giới đông nên ngọc một bầu
Tuyết sóc treo cây điểm phấn
Cõi đông giãi nguyệt in câu.
Khói chìm thuỷ quốc quyên phẳng
Nhạn triện hư không gió thâu
Thuyền mọn còn chèo chẳng khứng đỗ
Trời ban tối biết về đâu?

Nguyễn Trãi sống cách chúng ta khoảng sáu trăm năm. Riêng nói về thơ Nôm, dẫu thất lạc sau thảm hoạ tru di năm 1442, cũng còn được hơn 250 bài. Có thể nói, Nguyễn Trãi đã dựng lên một tượng đài sừng sững bằng thơ, mà trước hết là thơ viết bằng ngôn ngữ dân tộc-Thơ Nôm. Chùm thơ “Ngôn chí” có rất nhiều bài hay, đọc kỹ, nghiền ngẫm kỹ mới thấy cái hay, bởi chữ Nôm cách nay sáu trăm năm, rất nhiều từ nay không còn dùng nữa, hoặc rất ít dùng. Phải tra cứu một số từ, một số điển tích, mới dần sáng tỏ một hồn thơ lớn, lớn nhất, trong lịch sử thơ ca Việt Nam!

Đây là bài Ngôn chí số 13, do những người biên soạn sách Tuyển tập thơ văn Nguyễn Trãi sắp xếp.

Hai câu đầu: Tà dương bóng ngả thuở giang lâu
Thế giới đông nên ngọc một bầu

Hai câu thơ đơn thuần chỉ là tả cảnh, đặc tả một buổi chiều, mà gam màu chủ đạo là màu vàng thẫm rất quen mà huyễn hoặc. Bóng chiều tà đã ngả, đang quấn lấy một ngôi lầu ở bên sông, hay đang trùm lên ngôi lầu bên sông một màu vàng thẫm. Nhưng có điều cần lưu ý, đây là ngôi lầu giành cho đàn bà con gái thuộc tầng lớp quý tộc giàu sang, trong một không gian rộng lớn và yên tĩnh, rất yên tĩnh. Câu tiếp theo mới thật diễm lệ: Thế giới đông nên ngọc một bầu. Vậy thế giới đông là gì? Theo điển dẫn, đông chính là khí tốt, khí thiêng của thế giới, của vũ trụ đông đặc lại mà thành phong cảnh đẹp như ngọc. Thế đấy! Còn như Bầu, cũng theo điển sách Đạo gia, kể rằng Trương Thân thường treo một quả bầu rất lớn, hoá làm trời đất, ở trong cũng có mặt trời mặt trăng, đêm chui vào đó mà ngủ, gọi là trời bầu, hay bầu trời cũng vậy…Quả là một bức tranh được vẽ bằng ngôn ngữ, rất xưa, tinh khiết và tráng lệ, dường như đã đạt đến mức cổ điển!

Đấy là hai câu thất ngôn. Hai câu tiếp theo, lại là lục ngôn, vẫn tiếp tục tả cảnh:
Tuyết sóc treo cây điểm phấn
Cõi đông giải nguyệt in câu.

Tuyết sóc, nghĩa là tuyết ở phương bắc (sóc) chả biết gieo xuống từ bao giờ, mà còn giăng mắc trên những cành cây như những bông hoa trắng muốt, như điểm phấn cho cây, trang trí làm đẹp cho cây. Có người bảo nước ta làm gì có tuyết, chỉ là ước lệ cho đẹp văn chương mà thôi. Nhưng họ nhầm đấy! Các tỉnh phía Bắc nước ta như Lào Cai, Hà Giang và chắc là còn một số nơi khác nữa ngày nay vẫn có tuyết, nhiều nữa kia. Vậy thì sao thơ văn ngày xưa các cụ ta nói đến tuyết, con cháu lại hàm hồ bác bỏ? Cách đây mấy trăm năm, sao lại không thể không có tuyết mà các cụ phải đi mượn của người? Phía bắc là tuyết, là hoa tuyết điểm phấn cho cây, thì Cõi đông giải nguyệt in câu. Phương đông in một giải lụa trăng vàng óng. Thế là cả một không gian rực rỡ sắc màu. Màu trắng của tuyết hoa tương ánh cùng màu vàng của ánh nguyệt in bóng nước, của chiều tà vàng thẫm, tạo một bức tranh vừa rộng vừa sâu, gợi một khoảnh khắc giao thoa hỗn mang rất nhiều tâm trạng.

Hai câu tiếp theo, vẫn cấu trúc bằng lục ngôn:
Khói chìm thuỷ quốc quyên phẳng
Nhạn triện hư không gió thâu

Bây giờ là sương khói trong chiều muộn. Cúi xuống nhìn dòng nước, thấy khói chiều in xuống mặt nước trong veo phẳng lặng. Quyên, từ cổ là mặt nước trong, do đó quyên phẳng nghĩa là mặt nước trong phẳng lặng, như thể nhìn rõ khói chiều đang chìm dưới đáy nước. Rõ là nước lộn trời, vàng gieo đáy nước, “Long lanh đáy nước in trời / Thành xây khói biếc, non phơi bóng vàng”. Có lẽ Nguyễn Du mấy trăm năm sau đã tiếp thu tinh thần của câu thơ Nguyễn Trãi mà sáng tạo lại trong Truyện Kiều câu thơ trên, khi mà tiếng Việt đã đạt đến độ nhuần nhuyễn và trang nhã chăng? Còn trên trời thì đàn chim nhạn đang xếp hình chữ triện mà mỏi mệt bay về rừng tìm chốn ngủ. Và gió nhẹ, thổi rỗng cả trời…

Cảnh chỉ là điểm xuyết, mà gợi nên bức tranh đủ sắc màu, rất sống động, và tiếp đó, nó như thể đang chuyển động dần về phía đêm tối, về phía lụi tàn.

Hai câu cuối, tác giả viết:
Thuyền mọn còn chèo chẳng khứng đỗ
Trời ban tối ước về đâu?

Con thuyền nhỏ nhoi (Thuyền mọn) của Tiên sinh, hay con thuyền của một vị khách nào đó, vẫn còn đang mải miết chèo trên sông, như chẳng muốn dừng lại. Trong nhập nhoạng bóng tà, con thuyền mọn như càng nhỏ bé hơn, chưa muốn, hay chưa tìm được nơi đỗ lại mà nghỉ ngơi, hay bởi vì Trời ban tối, ước về đâu, biết về đâu? Câu bảy thất ngôn, dàn trải thêm, biểu hiện sự buông thả, lửng lơ, phân vân… Câu tám bỗng đột ngột thu lại lục ngôn, như một sự dồn nén tâm sự.

Có bao nhiêu phần trăm sự thực trong bức tranh chiều tà bên sông lộng lẫy mà buồn? Có lẽ cũng chẳng nên đặt vấn đề cân đong cụ thể, bởi thơ nhìn chung là sản phẩm sáng tạo của trí tưởng tượng, thực và ảo hoà trộn đan xen. Hai câu kết của bài thơ xem ra mới thật sự là tâm điểm của bài thơ. Phải chăng, con thuyền mọn kia, chính là hình ảnh Ức Trai Tiên sinh, như con thuyền nhỏ bé ấy, đang một mình đi tìm bến đỗ, mà chưa tìm thấy nơi đâu là bến là bờ? Từ cái ngôn chí này, có thể ước đoán Ức Trai viết bài thơ này vào thời điểm quân Minh đang đô hộ nước ta, Ức Trai đang bị giam lỏng ở thành Đông Quan, chưa tìm được minh chủ mà đem tài giúp nước? Cũng có thể đây là thời điểm Nguyễn Trãi bị thất sủng, về ở ẩn tại Côn Sơn, trong hoàn cảnh chính sự trong nước đang rất đen tối, nhất là ở nơi triều chính. Nguyễn Trãi từ tin tưởng, đến nghi ngờ và thất vọng trước thực tại đau lòng: Biết bao trung thần bị hãm hại, còn lũ gian thần hiểm ác nổi lên như ong, nhũng lọan cả triều đình. Làm sao mà không bi quan cho được khi mà Trời ban tối, biết về đâu?

*

Lên non thiêng Yên Tử, tôi thành tâm đi bộ từ chùa Hoa Yên lúc nửa đêm để lên thấu đỉnh chùa Đồng lúc ban mai.Nguyễn Trãi bài thơ thần trên trang sách mở, lồng lộng giữa nền trời bình minh trên đỉnh cao phong Yên Tử. Tôi chợt tỉnh thức, thấm thía, thấu hiểu sự nhọc nhằn của đức Nhân Tông hội tụ minh triết Việt. Nguyễn Trãi kiệt tác thơ văn.”xưa nay trời đất vô cùng ý. Nơi sóng xanh cây khói tuyệt vời”.

HoitruongThongNhat

CÔNG VIÊN TAO ĐÀN HCM
Hoàng Kim


Dinh Thống Nhất và Vườn Tao Đàn thành phố Hồ Chí Minh là quần thể danh thắng đặc biệt tiêu biểu về di sản lịch sử, địa lý, chính trị, văn hóa, kiến trúc của Sài Gòn Gia Định xưa và thành phố Hồ Chí Minh ngày nay.

Dinh Thống Nhất

Dinh Thống Nhất nguyên là Dinh Độc Lập trước năm 1975, là di tích quốc gia đặc biệt được Chính phủ Việt Nam đặc cách xếp hạng. Tiền thân Dinh Độc lập là Dinh Thống đốc Nam Kỳ, do kiến trúc sư người Pháp Hermite thiết kế năm 1868. Sau khi dinh cũ nhiều lần bị ném bom, hư hại, san bằng và Dinh Độc Lập được xây mới năm 1962, thực hiện theo thiết kế của kiến trúc sư khôi nguyên La Mã Ngô Viết Thụ và đã khánh thành năm 1966 . Dinh Độc Lập cao 26 m, rộng 4.500 m2, với 100 phòng gồm 3 tầng chính và một sân thượng cho máy bay trực thăng đáp, hệ thống hầm ngầm kiên cố. Địa danh này chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử thăng trầm của thành phố từng được ví là Hòn ngọc phương Đông. Trưa 30/4/1975, xe tăng của quân giải phóng miền Nam đã húc đổ cánh cửa sắt Dinh Độc lập, đánh dấu thời khắc lịch sử của Sài Gòn. Quá trình chuyển giao và tiếp nhận chính thể mới cũng diễn ra tại đây. Sau 1975, Dinh Độc Lập đổi tên thành Dinh Thống Nhất, ngày nay trở thành địa điểm tham quan lịch sử của du khách khi đến với Sài Gòn. Quần thể Dinh Độc lập, vườn Tào Đàn và Hồ Con Rùa là vùng đất địa linh nổi bật nhất của dấu ấn hòn ngọc phương Đông.

Dinh Độc Lập với kiến trúc chữ T là chữ cái đầu của chữ THỤ (trong chữ THIÊN THỤ”. Đó là bốn kế lớn chấn hưng đất nước “vua sáng, kinh tế, nông nghiệp, nội chính” qua bốn công trình chính liên hoàn: chữ T dinh Độc Lập, chữ H chợ Đà Lạt, chữ U Trường Đại học Nông nghiệp Sài Gòn và dấu nặng (.) là Hồ Con Rùa.Biểu tượng Dinh Độc lập (hình chữ T) với ý nghĩa đất nước muốn giàu mạnh, thì trước hết người lãnh đạo đất nước phải là “bậc minh quân hiền tài”, trọng “quân đức, dân tâm, học pháp”, biết “chăm lo sức dân để lập đại kế sâu rễ bền gốc” bảo tồn và phát triển bền vững năng lực Quốc gia.

Biểu tượng Chợ Đà Lạt (hình chữ H) với ý nghĩa trọng tâm của nổ lực quốc gia là phải phát triển kinh tế (phi thương bất phú), mở mang giao thương, chấn hưng nghiệp cũ, phát triển nghề mới, khuyến học dạy dân, “Nên thợ, nên thầy nhờ có học/ No ăn, no mặc bởi hay làm” (Nguyễn Trãi), “chú trọng mậu dịch buôn bán, lấy việc thông thương an toàn làm chữ Nghĩa (Nguyễn Hoàng), chú trọng lao động để dân giàu nước mạnh.

Biểu tượng Trường Đại Học Nông Nghiệp Sài Gòn (hình chữ U) với ý nghĩa là phải chấn hưng giáo dục đại học, phát triển khoa học công nghệ, đặc biệt là giáo dục phát triển nông nghiệp để nâng cao thu nhập, sinh kế, việc làm và an sinh xã hội, nâng cao chất lượng và giá trị nông sản (dĩ nông vi bản) vì quá nữa người Việt làm nghề nông.

Và sau cùng là biểu tượng Hồ Con Rùa (hình dấu (.) nặng) với ý nghĩa là nội chính an dân, thượng tôn pháp luật,  kỷ cương phép nước, giữ vững bờ cõi, bảo tồn nguyên khí, thương yêu dân chúng an vui lạc nghiệp, “biết thương yêu dân, luyện tập binh sĩ để xây dựng cơ nghiệp muôn đời” (Lời chúa Nguyễn Hoàng dặn chúa Nguyễn Phúc Nguyên),

Vườn Tao Đàn

Đền Hùng tại chính mặt sau Dinh Thống Nhất của Vườn Tao Đàn “lá phổi xanh thành phố”. Trong Vườn Tao Đàn có Đền Hùng, Giếng Ngọc đền Hùng, đền Mẫu Phương Nam, vườn đá tiếng Việt, hồ sen đền Hùng, vườn hoa và cây xanh Tao Đàn. Quần thể danh thắng Dinh Thống Nhất, Vườn Tao Đàn, Hồ Con Rùa “mắt ngọc của đầu rồng” trở thành vùng sử thi huyền thoại. Đền Hùng tại vườn Tao Đàn thành phố Hồ Chí Minh là biểu tượng khát vọng đất nước Việt Nam thống nhất, hòa hợp dân tộc, không chấp nhận chia rẽ “chia để trị” đã thấm vào máu thịt của con dân Việt. “Nam Bộ là thịt của thịt Việt Nam là máu của máu Việt Nam. Sông có thể cạn, núi có thể mòn nhưng chân lý đó không bao giờ thay đổi” (Hồ Chí Minh). Dinh Thống Nhất vì thế đã thay cho tên gọi Dinh Độc Lập và  Dinh Thống đốc Nam Kỳ trước đó.

Mẫu Phương Nam ở Vườn Tao Đàn trong quần thể Đền Hùng cùng với mẫu Việt Nam, Bác Hồ, Giếng Ngọc Đền Hùng là những điểm nhấn lịch sử, địa chính trị, văn hóa, tâm linh huyền thoại.

Dạo chơi giếng Ngọc vườn Tao Đàn nhớ lời thơ Nguyễn Trãi: ‘Nên thợ nên thầy nhờ có học dư ăn dư mặc bởi hay làm’. Văn là đẹp, chương là sáng. Ngôn ngữ sáng đẹp, thấm thía, xúc động, ám ảnh.  Lưu ít ảnh và ghi chú mùa Covid 19, đọc lại và suy ngẫm

Đất Gia Định xưa

Lược sử đất Gia Định xưa được tóm tắt trong câu thơ của thi tướng Huỳnh Văn Nghệ “Nhớ Bắc”: “Từ độ mang gươm đi mở cõi/ Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long“.

Đất Gia Định xưa thuộc nước Phù Nam (tồn tại khoảng đầu thế kỷ 1 đến khoảng nửa thế kỷ 7), sau đó thuộc vương quốc Chân Lạp (nay là Campuchia). Tuy nhiên, “thuộc” một cách lỏng lẻo: “các dân tộc vẫn sống tự trị, và mấy sóc Khrmer lẻ tẻ chưa hợp thành đơn vị hành chánh thuộc triều đình La Bích (Chân Lạp). Trong khi đó triều đình ấy phải tập trung lực lượng ở phía nam Biển Hồ (sau khi bỏ Ăngco ở phía bắc) để đối đầu với Xiêm La (nay là Thái Lan) đang tiếp tục lấn đất Chân Lạp ở phía tây. Đất Gia Định vẫn là đất tự do của các dân tộc và hầu như vô chủ, là đất hoang nhàn cả về kinh tế lẫn chủ quyền từ xưa”[1].

Theo sử liệu, lưu dân Việt đã đến đây khai hoang và làm ăn sinh sống vào đầu thế kỷ 17, nhờ có cuộc hôn nhân giữa công nữ Ngọc Vạn với vua Chân Lạp Chey Chetta II vào năm 1620. Lưu dân Việt do mưu sinh, nên có thể đã có mặt ở Sài Gòn Gia Định từ xa xưa trước cuộc hôn nhân ấy. Song, chính nhờ mối lương duyên giữa công chúa Ngọc Vạn với vua Chân Lạp Chey Chetta II, mà quan hệ Đại Việt (nay là Việt Nam) và Chân Lạp trở nên êm đẹp, dân cư hai nước có thể tự do qua lại sinh sống, tạo điều kiện cho lưu dân Việt ngày càng đông đảo hơn ở khu vực Đồng Nai, Sài Gòn…[2].

Chuyện kể rằng: Tiên chúa Nguyễn Hoàng, người khởi đầu của chín đời chúa Nguyễn và mười ba đời vua vương triều nhà Nguyễn, đã nghe theo lời khuyên của bậc danh sĩ tinh hoa hiền tài lỗi lạc, nhà tiên tri Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm: “Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân” [1]. Ông đã nhờ chị ruột mình là bà Ngọc Bảo (vợ Trịnh Kiểm) xin Trịnh Kiểm cho vào trấn thủ ở Thuận Hoá (là khu vực từ Quảng Bình đến Thừa Thiên-Huế ngày nay). Trịnh Kiểm thấy Thuận Hóa là nơi xa xôi, đất đai cằn cỗi nên đã đồng ý, và tâu vua Lê Anh Tông cho Nguyễn Hoàng vào trấn nhậm vào năm 1558. Nguyễn Hoàng cùng với các chúa Nguyễn sau này làm chúa phương Nam trong khi Trình Kiểm cùng với các chúa Trịnh sau đó làm chúa phương Bắc, tạo nên cục diện Đàng Trong, Đàng Ngoài,  Trịnh-Nguyễn phân tranh của thời Nhà Hậu Lê. Nguyễn Hoàng dùng các danh thần Lương Văn Chánh, Văn Phong vừa chống lại sự quấy nhiễu cướp phá của Chăm Pa vừa mộ dân lập ấp, khai khẩn đất đai, mở rộng về Nam.

Cho tới năm 1613 khi Nguyễn Hoàng mất, diện tích của xứ Thuận Quảng do Nguyễn Hoàng trấn nhậm đã rộng tới 45000 km²[13] trải dài từ đèo Ngang, Hoành Sơn (Quảng Bình nay) qua đèo Hải Vân tới núi Đá Bia (Thạch Bi Sơn), gần đèo Cả, (tỉnh Phú Yên ngày nay và đã làm chủ Bãi Cát Vàng là một vùng đất vô chủ thời đó.

Năm 1613, chúa Nguyễn Phúc Nguyên nối nghiệp và tuân theo di huấn của chúa Nguyễn Hoàng: “Nếu Bắc tiến được thì tốt nhất, bằng không giữ vững đất Thuận Quảng và mở mang bờ cõi về phía Nam“. Ông trong dụng bậc kỳ tài kiệt xuất, nhà chính trị và quân sự lỗi lạc Đào Duy Từ cùng với các danh tướng  Nguyễn Hữu Dật, Nguyễn Hữu Tiến giữ vững nghiệp chúa Nguyễn ở Đàng Trong, chặn được quân Trịnh ở Đàng Ngoài, làm cho Đàng Trong thời ấy trở nên phồn thịnh, nước lớn lên, người nhiều ra, xây dựng được một định chế chính quyền rất được lòng dân, đặt nền móng vững chắc cho triều Nguyễn lưu truyền chín chúa mười ba đời vua và mở đất phương Nam thuận thời, thuận lòng người.

Năm 1631, chúa Nguyễn Phúc Nguyên gả con gái là Ngọc Khoa (có sách gọi là Ngọc Hoa) cho vua Chăm Pa là Po Rome,  và gả con gái là Ngọc Vạn cho vua Chân Lạp là Chey Chetta II. Hai cuộc hôn phối này làm quan hệ Việt – Chăm và Việt – Chân diễn ra tốt đẹp[24][25]. Đàng Trong thời ấy vốn đã được các nước lân ban rất nể phục . Sự kiện hai cuộc lương duyên này càng làm cho mối bang giao của Đàng Trong ở mặt phía Nam ổn định, giúp cho chúa Nguyễn có thể tập trung lực lượng để đối phó trước các cuộc tấn công của chúa Trịnh Đàng Ngoài, đồng thời cũng tạo thêm cơ hội cho người Việt di dân và mở rộng lãnh thổ về phương Nam.

Năm 1635, chúa  Nguyễn Phúc Lan kế nghiệp cho đến năm 1648 thì truyền ngôi cho cho con trai là Nguyễn Phúc Tần rồi mất. Cùng năm ấy (1648) chúa Hiền Nguyễn Phúc Tần nối nghiệp cho đến năm 1687 và việc Nam tiến của người Việt đến Sài Gòn Gia Định ở thời này càng nhiều hơn trước. Năm 1658, tình hình Chân Lạp rối ren, chú cướp ngôi của cháu. Hai người con sống sót của vua Chân Lạp  Preah Outey là Ang Sur và Ang Tan dấy binh chống lại Ramathipadi I (Nặc Ông Chân) nhưng thất bại. Họ đã theo lời khuyên của Thái hậu Ngọc Vạn, cầu cứu chúa Nguyễn Phúc Tần.

Sách Gia Định thành thông chí chép: “Năm Mậu Tuất (1658)…vua (chúa Nguyễn Phúc Tần) sai Phó tướng Yến Vũ hầu (Nguyễn Phước Yến)…đem 2000 quân, đi tuần đến thành Mỗi Xoài nước Cao Mên, đánh phá được, bắt vua nước ấy là Nặc Ông Chân, đóng gông đem đến hành tại ở dinh Quảng Bình. Vua dụ tha tội…Khi ấy địa đầu trấn Gia Định là hai xứ Mỗi Xoài, Đồng Nai đã có dân lưu tán của nước ta cùng ở lẫn với người Cao Mên, để khai khẩn đất”..[3]

Ang Sur lên ngôi vua xưng là Barom Reachea V, đóng tại Oudong (cố đô Campuchia từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19 trước khi vương triều Khmer thiên đô xuống Phnom Penh), phong cho em là Ang Nan (Nặc Ông Nộn) làm Phó vương đóng tại thành Sài Gòn. Các Quốc vương Chân Lạp đổi lại phải thần phục Đàng Trong và thực hiện triều cống định kỳ, dẫn tới hệ quả người Việt chuyển đến sinh sống nhiều ở vùng đất thuộc Chân Lạp.

Tháng 12, năm 1672, Quốc vương Barom Reachea V (Ang Sur) bị Bô Tâm[12] giết chết rồi cướp ngôi, Bô Tâm xưng là Chey Chettha III. Ang Tan (Nặc Ông Tân), chú của Chey Chettha III, chạy sang cầu cứu chúa Nguyễn. Nhưng ngay sau đó tháng 5 năm 1673, Chey Chettha III cũng bị giết trên giường ngủ bởi người Mã Lai thuộc phe của Nặc Ông Chân (Ramathipadi I). Ang Chea (Nặc Ông Đài), con trai đầu của vua Barom ReacheaV lên ngôi sau đó, xưng là Keo Fa II. Năm 1674, Nặc Ông Đài đã đi cầu viện Thái Lan (Ayutthaya) đánh Nặc Ông Nộn (Ang Nan) và chiếm được thành Sài Gòn. Nặc Ông Nộn bỏ chạy sang cầu cứu chúa Nguyễn ở Khánh Hòa (dinh Thái Khang xưa). Trong khi đó, Nặc Ông Đài đắp lũy chống giữ ở vùng Bà Rịa – Vũng Tàu ngày nay và đắp thành Nam Vang, nhờ Xiêm (Thái Lan) cứu viện để chống lại quân chúa Nguyễn. Chúa Hiền bèn sai Cai cơ đạo Nha Trang là Nguyễn Dương Lâm cùng với Nguyễn Đình Phái làm tham mưu đem binh chia ra hai đạo sang đánh Nặc Ông Đài.

Năm 1674, quân Nguyễn chiếm được (Sài Gòn Gia Định (đất Sài Côn xưa thuộc trấn Phiên An), và tiến quân lên vây thành Nam Vang. Nặc Ông Đài phải bỏ thành chạy vào rừng và bị thuộc hạ giết chết. Nặc ông Thu ra hàng. Nặc ông Thu là chính dòng con trưởng cho nên lại lập làm chính quốc vương đóng ở Oudong (cố đô Campuchia như đã dẫn) và để Nặc Ông Nộn làm đệ nhị quốc vương như cũ, đóng ở thành Sài Gòn, bắt hằng năm phải triều cống
[14]. Chúa Nguyễn gia phong cho Nguyễn Dương Lâm làm Trấn thủ dinh Thái Khang (Khánh Hòa) lo việc phòng ngự ngoài biên và làm chủ tình thế cả vùng Đồng Nai. Phần lãnh thổ còn lại của người Chăm (từ Phú Yên tới Bình Thuận) sát nhập hoàn toàn vào  lãnh thổ Đàng Trong năm 1693.

Năm 1679, các quan tướng nhà Minh không chịu làm tôi nhà Thanh là Dương Ngạn Địch (tổng binh Long Môn, Quảng Tây) với Hoàng Tiến (phó tướng), Trần Thượng Xuyên ( tổng binh châu Cao, châu Lôi, châu Liêm thuộc Quảng Đông) và Trần An Bình (phó tướng),  đem 3000 quân cùng 50 chiếc thuyền cập bến cửa Hàn xin được làm dân mọn xứ Việt. Chúa Nguyễn Phúc Tần khao đãi ân cần, chuẩn y cho giữ nguyên chức hàm, phong cho quan tước rồi lệnh cho tới Nông Nại (Đồng Nai) khai khẩn đất đai. Mặt khác, triều đình còn hạ chỉ dụ cho Quốc vương Cao Miên (Thủy Chân Lạp) biết việc ấy để không xảy ra chuyện ngoài ý muốn[14]. Dương Ngạn Địch và Hoàng Tiến đem binh thuyền vào cửa Xoài Rạp và cửa Đại cửa Tiểu thuộc trấn Định Tường dừng trú tại xứ Mỹ Tho. Trần Thượng Xuyên và Trần An Bình thì đem binh thuyền vào cửa Cần Giờ rồi đồn trú tại Đồng Nai ( trấn Biên Hòa). Họ khai khẩn đất đai, lập ra phố chợ, giao thông buôn bán. Tàu thuyền người Hoa, người phương Tây, người Nhật, người Chà Và lui tới tấp nập, phong hóa Trung Quốc dần dần lan ra cả vùng Đông Phố[14].

Khi nhà Minh bị diệt, Mạc Cửu một thương gia trẻ cũng bỏ nước ra đi gần như cùng lúc với Trần Thượng Xuyên ở Cù lao Phố, Dương Ngạn Địch ở Mỹ Tho. Ông đến vùng Chân Lạp, ông bỏ tiền ra mua chức Ốc Nha và làm quan tại đây. Tuy nhiên do tình hình Chân Lạp hết sức rối ren, ông bỏ Nam Vang về phủ Sài Mạt[7]

Gia Định thành thông chí là sách địa chí của Trịnh Hoài Đức (1765-1825) viết về miền đất Gia Định bằng chữ Hán cổ và chữ Nôm, là một sử liệu quan trọng về Nam bộ Việt Nam thời nhà Nguyễn. Sách gồm sáu quyển, đóng làm 3 tập theo bản chép tay lưu tại thư viện Viện sử học Việt Nam (ký hiệu HV. 151 (1-6). Việc biên soạn được cho là đã tiến hành vào giữa các năm 1820 và 1822[3].

Sách Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức chép về Mạc Cửu ở đất Hà Tiên: “Hà Tiên vốn là đất cũ của Chân Lạp, tục gọi là Mường Khảm, tiếng Tàu gọi là Phương Thành[3] Ban đầu có người tên là Mạc Cửu gốc xã Lê Quách, huyện Hải Khang, phủ Lôi Châu, tỉnh Quảng Đông, vào thời Đại Thanh, niên hiệu Khang Hy thứ 19 (1680), nhà Minh mất hẳn (nhưng mãi đến năm Khang Hy thứ 19, vùng Quảng Đông mới bình định xong). Mạc Cửu không khuất phục chính sách buổi đầu của nhà Đại Thanh, mới chừa tóc rồi chạy qua phương Nam, trú tại phủ Nam Vang nước Cao Miên. Ông thấy ở phủ Sài Mạt[4] của nước ấy, người Việt, người Trung Hoa, Cao Miên, Đồ Bà (Chà Và) các nước tụ tập mở trường đánh bạc để lấy xâu, gọi là thuế hoa chi, bèn thầu mua thuế ấy, lại còn đào được một hầm bạc nên bỗng trở thành giàu có. Từ đó ông chiêu mộ dân Việt Nam lưu tán ở các xứ Phú Quốc, Lũng Kỳ (hay Trũng Kè, Lũng Cả ), Cần Bột (Cần Vọt – Kampôt), Hương Úc (Vũng Thơm – Kompong Som), Giá Khê (Rạch Giá), Cà Mau lập thành bảy xã thôn.[5] Tương truyền ở đây thường có tiên xuất hiện trên sông, do đó mới đặt tên là Hà Tiên (tiên trên sông)[6].

Sách Gia Định thành thông chí chép tiếp:  Lúc này ở Gia Định, các chúa Nguyễn đã lập xong phủ Gia Định. Người Việt và các di thần người Hoa đang định cư yên ổn. Nhận thấy muốn tồn tại phải có thế lực đủ mạnh để bảo vệ, che chở cho lãnh địa mà ông đã tốn công gây dựng. Sau khi cân nhắc, năm 1708[11] Mạc Cửu cùng thuộc hạ là Lý Xá, Trương Cầu đem lễ vật đến xin thần phục. “Mạc Cửu sai thuộc hạ là Trương Cầu, Lý Xá dâng biểu trần trình lên kinh đô Phú Xuân khẩn cầu xin được đứng đầu trông coi đất ấy. Tháng 8 mùa thu năm thứ 18 Mậu Tý (1708), chúa Nguyễn Phúc Chu, chuẩn ban cho Mạc Cửu làm Tổng binh trấn Hà Tiên và phong tước là Cửu Ngọc hầu. Mạc Cửu lo xây dựng dinh ngũ và đóng binh tại Phương Thành (Hà Tiên), từ đó dân càng qui tụ đông đúc.

Như vậy, các chúa Nguyễn sau các cuộc di dân của người Việt ở Đàng Trong vào sinh sống chung với người Khmer, đã lần lượt thiết lập chủ quyền từng phần trên vùng đất Nam Bộ, sau các cuộc chiến với vương quốc Khmer, vương quốc Ayutthaya cũng như các yếu tố chính trị khác. Từ năm 1698 đến năm 1757 chính quyền Đàng Trong đã giành được hoàn toàn Nam Bộ ngày nay vào sự kiểm soát của mình. Cùng với việc mở rộng lãnh thổ trên đất liền, chính quyền Đàng Trong lần lượt đưa người ra khai thác và kiểm soát các hòn đảo lớn và quần đảo trên biển Đông và vịnh Thái Lan. Quần đảo Hoàng Sa được khai thác và kiểm soát từ đầu thế kỷ 17, Côn Đảo từ năm 1704, Phú Quốc từ năm 1708 và quần đảo Trường Sa từ năm 1816[15]

Lịch sử Sài Gòn Gia Định đến nay đã có hơn 320 năm.

Dinh Thống Nhất xưa và nay.

Dinh Thống Nhất trước khi Việt Nam thống nhất năm 1975 gọi là Dinh Độc Lập được xây mới năm 1962 thực hiện theo thiết kế của kiến trúc sư khôi nguyên La Mã Ngô Viết Thụ và đã khánh thành năm 1966. Trước đó thời Pháp thuộc, tại nơi này dinh cũ gọi là Dinh Thống đốc Nam Kỳ do Thống đốc Nam Kỳ Lagrandière làm lễ đặt viên đá đầu tiên khởi công xây dựng năm 1868 theo đồ án do kiến trúc sư Hermite phác thảo.

Năm 1858, Pháp nổ súng tấn công Đà Nẵng mở đầu cuộc chiến tranh xâm chiếm Việt Nam. Năm 1867, Pháp chiếm xong lục tỉnh Nam kỳ (Biên Hoà, Gia Định, Định Tường, Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên). Ngày 23 tháng 2 năm 1868, ông Thống đốc Nam Kỳ Lagrandière đã làm lễ đặt viên đá đầu tiên khởi công xây dựng Dinh Thống đốc Nam Kỳ mới tại Sài Gòn thay cho dinh cũ được dựng bằng gỗ vào năm 1863. Dinh mới được xây dựng theo đồ án do kiến trúc sư Hermite phác thảo (người phác thảo đồ án Tòa thị sảnh Hongkong). Viên đá lịch sử này là khối đá lấy ở Biên Hòa, hình vuông rộng mỗi cạnh 50 cm, có lỗ bên trong chứa những đồng tiền hiện hành thuở ấy bằng vàng, bạc, đồng có chạm hình Napoleon đệ tam.

Công trình này được xây cất trên một diện tích rộng 12 ha, bao gồm một dinh thự lớn với mặt tiền rộng 80 m, bên trong có phòng khách chứa 800 người, và một khuôn viên rộng với nhiều cây xanh và thảm cỏ. Phấn lớn vật tư xây dựng dinh được chở từ Pháp sang. Do chiến tranh Pháp-Phổ 1870 nên công trình này kéo dài đến 1871 mới xong. Sau khi xây dựng xong, dinh được đặt tên là dinh Norodom và đại lộ trước dinh cũng được gọi là đại lộ Norodom, lấy theo tên của Quốc vương Campuchia lúc bấy giờ là Norodom (1834-1904). Từ 1871 đến 1887, dinh được dành cho Thống đốc Nam kỳ (Gouverneur de la Cochinchine) nên gọi là dinh Thống đốc. Từ 1887 đến 1945, các Toàn quyền Đông Dương (Gouverneur-général de l’Indochine Française) đã sử dụng dinh thự này làm nơi ở và làm việc nên dinh gọi là dinh Toàn quyền. Nơi ở và làm việc của các Thống đốc chuyển sang một dinh thự gần đó.

Ngày 9 tháng 3 năm 1945, Nhật đảo chính Pháp, Dinh Norodom trở thành nơi làm việc của chính quyền Nhật ở Việt Nam. Nhưng đến tháng 9 năm 1945, Nhật thất bại trong Thế chiến II, Pháp trở lại chiếm Nam bộ, Dinh Norodom trở lại thành trụ sở làm việc của Pháp ở Việt Nam.

Sau năm 1954, người Pháp rút khỏi Việt Nam. Việt Nam bị chia cắt thành 2 quốc gia, miền Bắc là nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, còn miền Nam là nước Quốc Gia Việt Nam (sau thành Việt Nam Cộng Hòa). Ngày 7 tháng 9 năm 1954 Dinh Norodom được bàn giao giữa đại diện Pháp, tướng 5 sao Paul Ely, và đại diện Quốc gia Việt Nam, Thủ tướng Ngô Đình Diệm.

Năm 1955, sau một cuộc trưng cầu dân ý, Thủ tướng Ngô Đình Diệm phế truất Quốc trưởng Bảo Đại và lên làm Tổng thống. Ông quyết định đổi tên dinh này thành Dinh Độc Lập. Từ đó Dinh Độc Lập trở thành nơi đại diện cho chính quyền cũng như nơi ở của tổng thống và là nơi chứng kiến nhiều biến cố chính trị. Thời kỳ này, Dinh Độc Lập còn được gọi là Dinh Tổng thống. Theo thuật phong thủy của Dinh được đặt ở vị trí đầu rồng, nên Dinh cũng còn được gọi là Phủ đầu rồng.

Ngày 27 tháng 2 năm 1962, hai viên phi công thuộc Quân lực Việt Nam Cộng hòa, Nguyễn Văn Cử và Phạm Phú Quốc, lái 2 máy bay AD-6 ném bom làm sập toàn bộ phần chính cánh trái của dinh. (xem thêm: Vụ đánh bom Dinh tổng thống Việt Nam Cộng Hòa năm 1962). Do không thể khôi phục lại, ông Ngô Đình Diệm đã cho san bằng và xây một dinh thự mới ngay trên nền đất cũ theo đồ án thiết kế của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ, người Việt Nam đầu tiên đạt giải Khôi nguyên La Mã.

Dinh Độc Lập mới được khởi công xây dựng ngày 1 tháng 7 năm 1962. Trong thời gian xây dựng, gia đình Tổng thống Ngô Đình Diệm tạm thời chuyển sang sống tại Dinh Gia Long (nay là Bảo tàng thành phố Hồ Chí Minh). Công trình đang xây dựng dở dang thì ông Ngô Đình Diệm bị phe đảo chính ám sát ngày 2 tháng 11 năm 1963. Do vậy, ngày khánh thành dinh, 31 tháng 10 năm 1966, người chủ tọa buổi lễ là ông Nguyễn Văn Thiệu, Chủ tịch Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia. Từ ngày này, Dinh Độc Lập mới xây trở thành nơi ở và làm việc của tổng thống Việt Nam Cộng hòa. Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu sống ở dinh này từ tháng 10 năm 1967 đến ngày 21 tháng 4 năm 1975.

Ngày 8 tháng 4 năm 1975, chiếc máy bay F-5E do phi công Nguyễn Thành Trung lái, xuất phát từ Biên Hòa, đã ném bom Dinh, gây hư hại không đáng kể.

Lúc 10 giờ 45 phút ngày 30 tháng 4 năm 1975, xe tăng T54B mang số hiệu 843 của Quân đội Nhân dân Việt Nam dưới quyền chỉ huy của Trung úy Bùi Quang Thận đã húc nghiêng cổng phụ của Dinh Độc Lập, tiếp đó xe tăng T54 mang số hiệu 390 do Vũ Đăng Toàn chỉ huy đã húc tung cổng chính tiến thẳng vào dinh. Lúc 11 giờ 30 phút cùng ngày, Trung úy Quân Giải phóng Bùi Quang Thận, đại đội trưởng, chỉ huy xe 843, đã hạ lá cờ Việt Nam Cộng Hòa trên nóc dinh xuống, kéo lá cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam lên, kết thúc 30 năm cuộc chiến tranh Việt Nam.

Sau hội nghị hiệp thương chính trị thống nhất hai miền Nam Bắc thành một đất nước Việt Nam thống nhất diễn ra tại dinh Độc Lập vào tháng 11 năm 1975. Cơ quan hiện quản lý di tích văn hoá Dinh Độc Lập có tên là Hội trường Thống Nhất[1] thuộc Cục Hành chính Quản trị II – Văn phòng Chính phủ. Đây là di tích lịch sử văn hoá nổi tiếng được đông đảo du khách trong nước và nước ngoài đến tham quan. Nơi này được đặc cách xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt theo Quyết định số 77A/VHQĐ ngày 25/6/1976 của Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch) của chính quyền Việt Nam hiện nay.

Ngày nay, Dinh Độc Lập trở thành một trong những địa điểm du lịch không thể thiếu của mỗi người dân khi tới Thành phố Hồ Chí Minh. Không chỉ có ý nghĩa về lịch sử mà Dinh Độc Lập còn thể hiện nét kiến trúc tiêu biểu của Việt Nam thời kì những thập niên 60.

Hoàng Kim
(sưu tầm, tổng hợp, biên soạn)

(*) Kế tiếp quần thể danh thắng “Dinh Thống Nhất – Vườn Tao Đàn – Hồ Con Rùa“, quần thể danh thắng “Tòa nhà Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh – đường hoa Sài Gòn-  Tòa nhà cao tầng Bitesco – Bến Nhà Rồng” cũng là biểu tượng đặc biệt của các điểm đến được ưa thích nhất.

Các địa điểm tham quan du lịch tại thành phố Hồ Chí Minh , Địa danh du lịch thành phố Hồ Chí Minh, Mười công trình kiến trúc nổi tiếng Sài Gòn, Những công trình kiến trúc nổi tiếng ở thành phố Hồ Chí Minh,  facebook hình ảnh thành phố Hồ Chí Minh giới thiệu nhiều danh thắng như  Chùa Giác Lâm, bảo tàng Hồ Chí Minh (Bến Nhà Rồng), Việt Nam Quốc Tự, Nam Thiên Nhất Trụ, Chùa Một Cột Miền Nam, chùa Bát Bửu Phật Đài, chùa Hoằng Pháp, Đền tưởng niệm liệt sĩ Bến Dược, Địa đạo Củ Chi, …

cropped-dsc00927.jpg

A NA BÀ CHÚA NGỌC
Hoàng Kim

A Na Bà Chúa Ngọc tại tháp Po Nagar, Nha Trang, có văn bia do cụ Phan Thanh Giản soạn ngày 20 tháng 5 năm Tự Đức thứ 9 (1857) , bản dịch của Quách Tấn, ông bà Lê Vinh tạc năm 1970. Hình tượng Mẹ thật tuyệt vời này trong tín ngưỡng Đạo Mẫu Việt Nam với văn hóa Việt Chăm. Những công trình nghiên cứu lịch sử văn hóa gần đây của các tác giả Ngô Đức Thịnh 2009, Lê Đình Phụng 2015, Huỳnh Thiệu Phong 2016 và những người khác giúp soi thấu nhiều góc khuất để tích cũ viết lạị bài A na Bà Chúa Ngọc. Cám ơn các tác giả của những tài liệu đã trích dẫn (HK).

BÀ THIÊN Y A NAN
Lược sử


Xưa tại núi Đại An (Đại điển) có hai vợ chồng Ông tiều đến cất nhà và vỡ rẫy trồng dưa nơi triền núi. Dưa chín thường hay bị mất.

Một hôm ông rình, bắt gặp một thiếu nữ trạc chừng chín mười tuổi hái dưa rồi giỡn dưới trăng. Thấy cô gái dễ thương ông đem về nuôi. Hai ông bà vốn không con cái, nên đối với thiếu nữ thương yêu như con ruột.

Một hôm trời mưa lụt lớn, cảnh vật tiêu điều buồn bã thiếu nữ lấy đá chất ba hòn dã sơn và hái hoa lá cắm vào, rồi đứng ngắm làm vui. Cho rằng hành vi của con không hợp với khuê tắc, ông tiều nặng tiếng rầy la. Không ngờ đó là một tiên nữ giáng trần đang nhớ cảnh Bồng lai. Đã buồn thêm bực nhân thấy khúc kỳ nam theo nước nguồn trôi đến tiên nữ bèn biến thân vào khúc kỳ, để mặc cho sóng đưa đẩy. Khúc kỳ trôi ra biển cả rồi tấp vào đất Trung Hoa. Mùi hương bay ngào ngạt. Nhân dân địa phương lấy làm lạ rũ đến xem. Thấy gỗ tốt xứm nhau khiêng, nhưng người đông bao nhiêu cũng không giở nổi.

Thái tử Bắc Hải nghe tin đồn, tìm đến xem hư thực, thấy khúc gỗ không lớn lắm lẽ gì nặng đến nỗi giở không lên, Thái Tử bèn lấy tay nhấc thử. Chàng hết sức lạ lùng vì khúc gỗ nhẹ như tờ giấy, bèn đem về cung, trân trọng như một bảo vật.

Một đêm, dưới bóng trăng mờ. Thái Tử thấy có bóng người thấp thoáng nơi để khúc kỳ nam. Nhưng lại gần xem thì tứ bề vắng vẻ, bên mình chỉ phảng phất mùi hương thanh thanh từ khúc kỳ bay ra. Chàng quyết rình xem mấy đêm liền không hề thấy khác lạ. Chàng không nản chí. Rồi một hôm, đêm vừa quá nửa, bốn bề im phăng phắc, một giai nhân tuyệt sắc theo ngọn gió hương ngào ngạt từ trong khúc kỳ nam bước ra.

Thái Tử vụt chạy đến ôm choàng. Không biến kịp, giai nhân đành theo Thái Tử về cung và gho biết rõ lai lịch.

Giai nhân xưng là Thiên Y A Na.

Thái Tử vốn đã trưởng thành nhưng chưa có lứa đôi vì chưa chọn được người xứng ý. Nay thấy A Na xinh đẹp khác thường bèn tâu phụ hoàng xin cưới làm vợ. Nhà vua xin bói cát hung. Trúng quẻ “đại cát” liền cử lễ thành hôn.

Vợ chồng ăn ở với nhau rất tương đắc và sanh được hai con, một trai, một gái, trai tên Trí, gái tên Quý, dung mạo khôi ngô.

Thời gian qua trong êm ấm Nhưng một hôm lòng quê thúc giục Thiên Y bồng hai con nhập vào kỳ nam trở về làng cũ.

Núi Đại An còn đó nhưng vợ chồng ông tiều đã về cõi âm Thiên Y bèn xây đắp mồ mã cha mẹ nuôi và sửa sang nhà cửa để phụng tự. Thấy dân địa phương còn dã man, bà đem văn minh Trung Hoa ra giáo hóa, dạy cày cấy, dạy kéo vải, đệt sợi .. và đặt ra lễ nghi .. từ ấy ruộng nương mở rộng đời sống của nhân dân mỗi ngày mỗi thêm phúc túc phong lưu công khai phá của bà chẳng những ở trong địa phương và các vùng lân cận cũng được nhờ. Rồi một năm vào ngày lành tháng tốt, trời quang mây tạnh một con chim hạc từ trên mây bay xuống, bà cùng hai con lên lưng hạc bay về tiên.

Nhân dân địa phương nhớ ơn đức xây tháp tạc tượng vào năm 817 phụng thờ và mỗi năm vào ngày bà thăng thiên 23. 3 âm lịch tổ chức lễ múa bóng dâng hương hoa rất long trọng. Ở Bắc hải Thái Tử trông đợi lâu ngày không thấy vợ con trở về bèn sai một đạo binh dong thuyền sang Đại an tìm kiếm. Khi thuyền đã đến nơi thì bà đã trở về Bồng đảo. Người Bắc hải ỷ đông hà hiếp dân địa phương ngờ rằng dân địa phương nói dối bèn hành hung không giữ lễ xúc phạm thần tượng, nhân dân bèn thắp nhang khấn vái. Liền đó gió thổi đá bay đánh đắm thuyền của Thái Tử Bắc hải.

Nơi đây nổi lên một hòn đá lớn tục gọi là đá chữ.

Ngày 20 5 năm Tự Đức thứ 9 ‘1857’ PHAN THANH GIẢN
Thượng thư Lễ nghi thảo văn, theo bản dịch Quách Tấn

Văn bia viết về Thiên Y A Na tại tháp Po Nagar, Nha Trang do cụ  Phan Thanh Giản soạn ngày 20 tháng 5 năm Tự Đức thứ 9 (1857) – bản dịch của Quách Tấn – ông bà Lê Vinh tạc năm 1970 (Thiên Y A NA Wikipedia Tiếng Việt), văn bản đánh máy của Hoàng Kim sao y văn bản tại tháp Po Nagar, Nha Trang.

NgoDucThinh2009DaoMauVietNam


ĐẠO MẪU VIỆT NAM (tập 1 & tập 2)
Ngô Đức Thịnh 2009 (NXB Tôn Giáo 2009)
Sách Việt
Dec 24, 2015

Bộ sách gồm 2 tập gần 1000 trang giấy khổ lớn này là công trình nghiên cứu qua nhiều năm của Giáo sư Tiến sĩ Ngô Đức Thịnh, thuộc Trung tâm Nghiên cứu và bảo tồn tín ngưỡng Việt Nam, bao gồm hầu hết những vấn đề liên quan đến tục thờ Mẫu ở Việt Nam từ xưa đến nay và trên khắp ba miền Nam, Trung, Bắc, tất nhiên là được trình bày dưới sự nhìn nhận và đánh giá của khoa học hiện đại.

Sách chia làm 6 phần. Phần thứ nhất trình bày những thành tựu nghiên cứu hiện nay về những vấn đề chung nhất đối với đạo Mẫu. Phần thứ hai, thứ ba và thứ tư tuần tự phân tích chi tiết về đạo Mẫu ở miền Bắc, miền Trung và miền Nam. Phần thứ năm đánh giá chung về đạo Mẫu và các giá trị tích cực cũng như tiêu cực của nó. Cuối cùng, phần thứ sáu là phần sưu tầm các bản văn thơ, tư liệu bằng văn bản được lưu truyền trong đạo Mẫu.Link Download
eBook có trong tuyển tập
DVD Văn Hóa
https://www.scribd.com/doc/239678283/Dao-Mau-Viet-Nam

LeDinhPhung

ĐỐI THOẠI VỚI NỀN VĂN MINH CỔ CHĂM PA
Tác giả Lê Đình Phụng; Nhà Xuất bản Khoa học xã hội; Khổ sách 16 cm x 24 cm; Số lượng 302 trang; Năm 2015.

Văn hóa Champa là một nền văn hóa lớn, độc đáo, mang bản sắc riêng, có nhiều đóng góp quan trọng vào văn hóa dân tộc trong lịch sử và tỏa sáng đến ngày nay. Kế thừa từ văn hóa cội nguồn của tộc người và sự tiếp thu hội nhập từ văn minh Ấn Độ đưa lại, người Chăm đã xây dựng và phát triển tạo nên một nền văn hóa rực rỡ có mặt từ Nam đèo Ngang (tỉnh Quảng Bình) chạy dài theo dải đất miền Trung đến bờ Bắc sông Đồng Nai (tỉnh Bình Thuận), lan tỏa lên vùng cao nguyên đại ngàn hùng vĩ cùng hệ thống các đảo ven biển miền Trung.Lê Đình Phùng là một cán bộ nghiên cứu công tác tại Viện Khảo cổ. Ông được phân công nghiên cứu về khảo cổ học Champa. Sau hơn 30 năm nghiên cứu về nền văn hóa này, với lòng yêu nghề và niềm đam mê  đã thôi thúc tác giả luôn tìm hiểu, tự đặt ra những câu hỏi và tự tìm kiếm câu trả lời. Cuốn sách “ Đối thoại với nền văn minh cổ Champa” như sự tự độc thoại với nền văn minh trong quá khứ.  Tác giả không nêu các thành tựu nghiên cứu đã đạt được mà chỉ nêu những vấn đề còn chưa có lời giải thỏa đáng.

Tác phẩm gồm 4 nội dung chính:

Phần  I: Đối thoại với chủ nhân nền văn hóa Champa – Người Chăm
Phần  II : Đối thoại với lịch sử Champa
Phần III : Đối với tín ngưỡng và tôn giáo Champa
Phần IV : Đối thoại với di sản vật chất Champa

Thư viện Bảo tàng Lịch sử quốc gia (số 25 Tông Đản – Hoàn Kiếm – Hà Nội) xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!

Nguồn: Phạm Trang Nhung (Phòng Tư liệu – Thư viện)

Thien_Y_A_Na

TỪ YANG PO INÂ NÂGAR ĐẾN THIÊN YANA DIỄN NGỌC PHI: DẤU ẤN CỦA SỰ GIAO THOA VĂN HÓA VIỆT – CHĂM TRONG DÒNG CHẢY VĂN HÓA VIỆT NAM

Huỳnh Thiệu Phong
Nguồn:
Nghiên cứu Lịch sử

Dân tộc Chăm – một trong số 54 dân tộc anh em đang sinh sống trên lãnh thổ dân tộc Việt Nam đã từng có một thời kỳ huy hoàng trong lịch sử dân tộc. Ngày nay, mặc dù Vương quốc Chăm Pa đã không còn nữa, người Chăm hiện diện với tư cách là một tộc người bộ phận trong đại gia đình các dân tộc anh em của Việt Nam; song, những giá trị cả về lịch sử lẫn văn hóa mà Vương quốc Chăm nói chung, con người Chăm nói riêng để lại vẫn còn nguyên vẹn. Có những giá trị đã được phơi bày trước ánh sáng khoa học; nhưng đồng thời cũng có những giá trị vẫn còn là một dấu chấm hỏi đặt ra để thử thách giới khoa học.

Một quá trình hỗn cư vì điều kiện lịch sử quy định đã cho phép quá trình giao lưu và tiếp biến văn hóa diễn ra giữa hai nền văn hóa Việt – Chăm. Giới nghiên cứu trong nước đã có những công trình khoa học nghiên cứu nghiêm túc và có giá trị về sự giao lưu và tiếp biến văn hóa giữa hai nền văn hóa này.

Trong quá trình học tập, sự tìm hiểu về văn hóa Chăm là cần thiết và thường xuyên đối với bản thân tác giả. Điều kiện của tác giả hiện nay tốt hơn những bậc tiên bối đi trước, vì tôi có được sự kế thừa những thành quả nghiên cứu của họ. Tiếp nối những thành quả đó, bài viết này mang tính kế thừa là chủ yếu. Tôi tập trung làm rõ diễn trình “biến hóa” của Mẹ Nữ thần Xứ sở Yang Po Inâ Nâgar để trở thành Thiên Yana Diễn Ngọc Phi thông qua việc tập trung giải quyết 3 câu hỏi: Hình tượng Mẹ Xứ sở trong tâm thức người Chăm là như thế nào? – Cơ sở biến đổi từ Mẹ Xứ sở sang Nữ thần Thiên Yana là gì? – Dấu ấn của sự giao thoa đó được biểu hiện trên những bình diện nào?

Với 3 vấn đề đó, cá nhân tôi nghĩ cũng là tạm đủ trong khuôn khổ một bài viết mang tính kế thừa như vậy. Hi vọng sẽ là hữu ích cho người đọc.

*

Vương quốc Chăm Pa trong lịch sử là vương quốc được hình thành từ sự hợp nhất của bộ tộc Cau và bộ tộc Dừa. Sự hình thành của Vương quốc Chăm được đánh mốc từ năm 192, sau khi Khu Liên (Kurung) nổi lên chống lại phong kiến nhà Đông Hán và thành lập Vương quốc Lâm Ấp – tiền thân của Chăm Pa. Với việc hình thành nhà nước từ sớm, trải qua quá trình phát triển lâu dài, người Chăm có đời sống văn hóa rất phát triển, đặc biệt là đời sống tinh thần. Trong đó, vì nằm trên địa bàn thuận lợi về giao thông biển cho nên “… từ văn hóa Sa Huỳnh, cư dân nơi đây đã có mối liên hệ giao lưu trao đổi với văn hóa Ấn Độ…” [6: 147]. Cho đến hiện nay, về cơ bản thì các nhà nghiên cứu tạm chia người Chăm ra làm 4 nhóm: Chăm Ahier – Chăm Awal – Chăm Islam – Chăm H’roi. Sự phân chia này được đề xuất dựa trên cơ sở tôn giáo. Tôi không có tham vọng làm rõ việc phân chia đó là hợp lý hay chưa trong bài viết này.

Tôn giáo và tín ngưỡng là hai nội hàm khái niệm hoàn toàn khác biệt nhau. Nếu tôn giáo là một tổ chức có hệ thống phân chia rõ ràng thì tín ngưỡng chỉ dừng lại ở mức là một niềm tin vào một lực lượng siêu nhiên nào đó, chưa có một hệ thống rõ ràng để lý giải và chúng chủ yếu lưu truyền trong dân gian. Cũng như người Việt, bên cạnh việc ảnh hưởng từ yếu tố tôn giáo (có thể là nội sinh hoặc ngoại nhập), người Chăm cũng có tín ngưỡng bản địa của riêng mình. Một trong số đó là tín ngưỡng thờ Mẹ. Điều này được thể hiện qua hình tượng Yang Po Inâ Nâgar – vị Mẫu thần mà người Chăm tôn thờ và gọi bà là Mẹ Nữ thần Xứ sở. Việc “lựa chọn” này của người Chăm đã trùng với sự “lựa chọn” của người Việt để rồi sau này, khi điều kiện lịch sử chi phối thì hình tượng Thiên Yana Diễn Ngọc Phi đã ra đời như một sự khẳng định cho dấu ấn giao thoa hai nền văn hóa Việt – Chăm.

Trong phân tích về nguồn gốc chế độ Mẫu hệ của người Chăm, Phú Văn Hẳn đã căn cứ đến 4 yếu tố mà theo ông, chính đó là nguyên nhân lý giải cho việc người Chăm theo Mẫu hệ. Bốn yếu tố đó bao gồm: Nguồn gốc lịch sử, chính trị – kinh tế, nguồn gốc nhân chủng – yếu tố tình cảm [1: 34]. Trong đó, cá nhân tác giả bài viết đặc biệt quan tâm đến nguyên nhân thứ nhất là nguồn gốc lịch sừ; “Về nguồn gốc lịch sử, theo truyền thuyết, dân tộc Champa tôn xưng Nữ thần Po Inâ Nâgar là “Thần mẹ của xứ sở”, người đã khai sáng ra giang sơn gấm vóc của dân tộc Champa… Phải chăng vì nhân vật đầu tiên khai sáng ra non sông Champa là một nữ thần nên dân tộc Champa từ trong quá khứ của cội nguồn?” [1: 34]. Giả định này của Phú Văn Hẳn có lẽ còn cần phải xem xét lại về độ tin cậy. Tuy nhiên, việc đặt giả định như vậy cũng cho thấy ảnh hưởng của nữ thần Yang Po Inâ Nâgar trong tâm thức người Chăm là lớn đến nhường nào.

Về nguồn gốc của vị nữ thần này, căn cứ vào các nguồn tư liệu, Ngô Đức Thịnh đã phân thành hai nhánh truyền thuyết: Một mang tính vũ trụ luận tôn giáo, một mang tính dân gian phi tôn giáo. Sau đây, xin được trích dẫn hai dị bản mang tính vũ trụ luận tôn giáo về truyền thuyết của Bà.

“… Bà là vị thần từ cõi trời xuống trần gian, Bà có 97 người chồng, 36 người con tượng trưng cho 37 màu máu, 37 màu máu biến thành 37 giống cây trồng, vật nuôi và các tục lệ cúng thần khác. Thân thể bà đồng nhất và tượng trưng cho các phần khác nhau của vũ trụ: Thân của bà chính là bầu trời, đầu của bà chính là mũ đội của các vị vua, của các sư cả Bàlamôn, cánh tay của bà tượng trưng cho Sao Cày, đôi chân bà là sao Bắc Đẩu, răng của bà rìu đá của thần Sấm Sét, …” [7: 203, 204]. Một dị bản khác thì cho rằng: “Theo người Chàm, nữ thần Pô Nagar với tên gọi đầy đủ là Pô Yang Ino Nagara được sinh ra từ mây trời và từ bọt biển, nữ thần đã hiện thân dưới hình dáng một khúc gỗ kỳ nam nổi trên mặt biển. Bà có 97 người chồng, trong đó Po Yang Amô là người yêu có nhiều mãnh lực nhứt, và bà đã sinh 38 người con gái, đều cũng đã trở thành nữ thần như mẹ. Bà đã tạo sinh ra đất đai, cây kỳ nam và lúa gạo, không khí chung quanh bà đượm mùi thơm của lúa và chính bà đã đem sinh khí cho cây sung thần” [3: 225, 226].Như vậy, hai truyền thuyết về vị nữ thần này dù có sự khác nhau đôi chút về phương diện mô tả, song tất cả đều hướng đến một mục đích là khẳng định vai trò to lớn của Yang Po Inâ Nâgar trong việc lập quốc.

Hiện nay, tại một số di tích đền tháp Chăm còn sót lại, ngoài các vị thần “ngoại lai” được du nhập vào tôn giáo của người Chăm từ việc tiếp nhận Bàlamôn giáo, Yang Po Inâ Nâgar vẫn là vị nữ thần được tôn thờ nhiều nhất trong các đền tháp. Những di tích đền tháp này tập trung chủ yếu ở khu vực Bình Thuận, Ninh Thuận, Khánh Hòa, Phú Yên [7: 209]. Trong những di tích đó, đáng kể nhất là tại Nha Trang với quần thể di tích Tháp Bà. Một điểm khá thú vị mà Ngô Đức Thịnh đã rút ra được trong công trình Đạo Mẫu Việt Nam (tập 1) chính là: “… các di tích thờ Pô Inư Nưgar từ Nha Trang trở ra đến Huế đã bị Việt hóa, thành nơi thờ phụng các nữ thần mang danh thần Việt, như Thiên Yana, Bà Chúa Ngọc…” [7: 209]. Đến đây, một vị nữ thần khác là Thiên Yana đã xuất hiện và có thể xem đây là dấu ấn to lớn nhất trong quá trình giao lưu và tiếp biến văn hóa Việt – Chăm. Sự giao thoa này cần phải được xem xét trước tiên ở góc độ lịch sử.

“Hoành Sơn, một dãy núi ngang, ở vào 10 thế kỷ trước, nó chẳng những là ranh giới giữa hai nước Đại Việt và Chiêm Thành mà còn là ranh giới giao tiếp của hai nền văn hóa lớn của nhân loại: phía Bắc là vùng ảnh hưởng của văn hóa chữ Hán, phía nam chịu ành hưởng của văn hóa Ấn Độ giáo” [3: 225]. Tuy nhiên, những biến thiên của lịch sử đã biến vị thế của ngọn núi ấy, tưởng chừng như là rào cản lớn lao, trở nên vô nghĩa. Sự mở rộng lãnh thổ của Đại Việt và thu hẹp lãnh thổ của vương quốc Chăm về phương Nam đã tạo nên một hình tượng mới trong văn hóa tín ngưỡng dân gian của người Việt. Và, Thiên Yana “ra đời” như một điều tất yếu. Quá trình đi về phương Nam của người Việt đã đồng hành với quá trình Nho giáo hóa ở vùng đất mới; tuy nhiên, vốn là vùng đất từng tồn tại một nền văn hóa rực rỡ, không đơn giản cho những người chủ mới (người Việt)biến đổi tính bản địa của văn hóa khu vực này một cách nhanh chóng mà ngược lại, “… người Việt đã tiếp xúc với việc thờ cúng nguyên mẫu các thần Chăm, trong đó có thần Pô Yang Ino Nagar”[3: 230].

Thiên Yana là ai ? Nói như Ngô Văn Doanh, Bà là một nữ thần bản địa của người Chăm đã được Việt hóa, là một Thượng đẳng thần và được người dân địa phương tôn kính thờ phụng [5: 272]. Đây có lẽ là câu trả lời ngắn gọn nhất nhưng chưa phải là rõ ràng nhất, nhất là trong việc ta muốn làm rõ tính hỗn dung văn hóa Việt – Chăm. Hiện nay, đa phần các nhà nghiên cứu đều thống nhất rằng hình tượng Thiên Yana và Yang Po Inâ Nâgar chính là một chỉnh thể duy nhất, song là hai vị nữ thần của hai dân tộc khác nhau. Cơ sở của sự tiếp nhận hình tượng Yang Po Inâ Nâgar của người Chăm thành nữ thần Thiên Yana theo tôi bắt nguồn từ hai nguyên nhân chính: (1) Sự trùng hợp về việc tôn trọng vai trò người phụ nữ trong văn hóa truyền thống – (2) Sự hỗn cư của hai tộc người Việt – Chăm trong lịch sử.

  • Việt Nam vốn là quốc gia nông nghiệp, vai trò người phụ nữ luôn được đề cao. Sự ảnh hưởng của Nho giáo sau này mới làm cho vai trò và vị trí của người phụ nữ bị giảm sút. Trong khi đó, như đã đề cập, người phụ nữ trong văn hóa Chăm vốn dĩ đã trở nên vĩ đại với việc họ tôn sùng người khai sinh ra dân tộc là một vị nữ thần – Nữ thần Yang Po Inâ Nâgar.
  • Sự hỗn cư của hai tộc người Việt – Chăm trong lịch sử đã tạo ra bước ngoặt trong việc giao lưu và tiếp biến văn hóa.“… Lâu nay, khi nói về quá trình Nam tiến đó, thì nhiều người nghĩ đơn giản là cứ mỗi lần mở rộng phạm vi lãnh thổ quốc gia Đại Việt, người Việt tiến sâu về phương nam thì người Chăm càng co dần rút về tụ cư ở vùng đất Ninh Thuận Bình Thuận ngày nay. Thực ra không hoàn toàn là như vậy, mà cơ bản người Chăm vẫn bám trụ đất cũ, cùng cộng cư với người Việt mới tới và diễn ra quá trình người Chăm đồng hóa người Việt…” [7: 227].

Còn một nguyên nhân phụ khác, theo tôi cũng nên đề cập mặc dù nó không phải là nguyên nhân chính. Đó chính là việc tiếp nhận hình tượng Yang Po Inâ Nâgar  lúc ban đầu của người Việt chính là biểu hiện của việc tôn trọng tổ tiên của vùng đất này trước đây. Hai nguyên nhân chính và một nguyên nhân phụ chính là tiền đề cho việc hình thành hình tượng “Thiên Yana Diễn Ngọc Phi”.

Danh xưng đầy đủ của vị nữ thần này là “Thiên Yana Diễn Ngọc Phi”. Trong việc phân tích danh xưng đầy đủ của vị nữ thần người Việt này, Nguyễn Hữu Hiếu đã có những kiến giải rất hợp lý. Thiên Yana là sự Việt hóa từ khái niệm Devayana, trong đó Thiên = Yang = Deva = Trời; Yana = phần còn lại của Devayana. “Diễn Ngọc Phi” hay “Diễn Phi Chúa Ngọc” phản ánh sự kiện vào năm 1797, Tổng trấn Nguyễn Văn Thành cho xây dựng đền thờ Bà Chúa Ngọc trên núi Diễn (Khánh Hòa) để mong vùng đất này không bị cọp quấy nhiễu [3]. Như vậy, ngay trong danh xưng của hai vị nữ thần này ta đã thấy có sự trùng hợp về mặt ngôn ngữ.

Sự tiếp nhận hình tượng Yang Po Inâ Nâgar của người Chăm và đưa vào hệ thống điện thờ của người Việt đã vấp phải những rào cản nhất định. Thực chất hiện nay, ở mỗi địa phương khác nhau, hình tượng Thiên Yana đã có sự biến đổi tương đối. Sự biến đổi ở đây có thể là biến đổi về danh xưng (Thiên Yana – Bà Chúa Ngọc – Bà Bô Bô – Bà Thu Bồn – Bà Mẹ Đất) hoặc có thể là biến đổi về chức năng thờ cúng (có thể Bà là Mẹ Đất, Mẹ Sông, …) [6, 7]. Theo tôi, đặc điểm này được quy định bởi yếu tố địa – văn hóa. Bởi vì, ở một số địa phương, Thiên Yana được thờ phụng cạnh một số dòng sông và khi đó, danh xưng lẫn chức năng của vị nữ thần này cũng đồng thời bị biến đổi. Mặt khác, ở địa phương không có sông suối, bà lại trở lại thành Bà Chúa Ngọc hay Thiên Yana.

Dấu ấn của sự giao thoa văn hóa được thể hiện rõ nét nhất chính là tại quần thể di tích Tháp Bà ở Nha Trang. Ai trong chúng ta cũng đều biết, đây vốn là một công trình đền tháp của người Chăm xây dựng nhằm tôn thờ Mẹ Nữ thần Xứ sở của họ. Tuy nhiên, hiện nay, tại đây lại để cụm chữ “Tháp – Thiên – Y – Thánh – Mẫu” và có vẻ như đã phủ nhận hoàn toàn hình tượng Yang Po Inâ Nâgar (?).Và một thực tế là du khách khi đến tham quan tại quần thể di tích Tháp Bà hiện nay quan sát đều có thể thấy, cộng đồng người Chăm tại khu vực này còn tập trung rất ít, các nghi lễ thờ cúng do người Việt phụ trách là đa số.

Nói tóm lại, có thể xem thờ Mẫu là một điểm chung giữa hai nền văn hóa Việt – Chăm: “… sự hỗn cư giữa người Chăm và người Việt, thì tín ngưỡng thờ Mẹ [của người Chăm – HTP] vẫn được duy trì bảo lưu và có sự gia nhập của người Việt, mang trong tinh thần Việt tục thờ Mẫu hội nhập với tục thờ Mẹ của người Chăm…” [6: 146]. Vì điều kiện lịch sử, giữa hai nền văn hóa này đã diễn ra sự chung đụng, quá trình tiếp biến văn hóa đã diễn ra như một quy luật tất yếu như nhận định của Nguyễn Thừa Hỷ “Trên thế giới, các nền văn hóa không đứng cô lập và bất biến” [4: 12]. Ta có quyền tự hào về hình tượng Thiên Yana – một sản phẩm minh chứng rõ nét cho quá trình giao lưu văn hóa Việt – Chăm trong dòng chảy lịch sử văn hóa dân tộc./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]: Chi hội Dân tộc Chăm (2014), Những vấn đề văn hóa xã hội người Chăm ngày nay, NXB Trẻ.
[2]: Ngô Văn Doanh (2006), Lễ hội Chuyển mùa của người Chăm, NXB Trẻ.
[3]: Nguyễn Hữu Hiếu (2010), Diễn trình văn hóa vùng đồng bằng sông Cửu Long, NXB Thời đại.
[4]: Nguyễn Thừa Hỷ (2012), Văn hóa Việt Nam truyền thống một góc nhìn, NXB Thông tin và Truyền thông.
[5]: Nhiều tác giả (2013), Văn hóa một số vùng miền ở Việt Nam, NXB Thời đại.
[6]: Lê Đình Phụng (2015), Đối thoại với nền văn minh cổ Chămpa, NXB Khoa học Xã hội.
[7]: Ngô Đức Thịnh (2009), Đạo Mẫu Việt Nam – tập 1, NXB Tôn giáo.

Tháp Bà Ponagar Nha Trang được xem là danh thắng bậc nhất của vịnh Nha Trang Khánh Hòa. Theo thông tin của Trung tâm bảo tồn di tích tỉnh Khánh Hòa về huyền bí đền tháp Ponagar thì “Ponagar như một huyền thoại về kiến trúc Chămpa, đến nay có lẽ chỉ xếp sau Di sản Mỹ Sơn nhưng hệ thống 22 cột trụ (Mandapa) mà Ponagar có được thì không đâu sánh bằng. Khám phá Ponagar, khám phá những huyền bí xung quanh ngọn bảo tháp tuyệt đẹp này đủ làm cho quý khách say đắm kiệt tác kiến trúc Chămpa cổ trên mảnh đất Khánh Hòa”.

Tháp Bà Ponagar tọa lạc trên đồi Cù Lao cao khoảng trên 20m (so với mực nước biển), diện tích theo số liệu mới nhất 17.683,6m2, thuộc Phường Vĩnh Phước, cách trung tâm thành phố  Nha Trang khoảng 2km về phía bắc. Khu di tích là quần thể công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo của vương quốc Chăm Pa cổ, được xây dựng khoảng từ giữa thế kỷ thứ VIII đến thế kỷ XIII. Nơi đây là trung tâm tôn giáo thờ Nữ thần Ponagar (người Mẹ xứ sở của dân tộc Chăm) và được người Việt tiếp tục gìn giữ, phát triển làm nơi thờ Thiên Y Thánh Mẫu của cộng đồng cư dân khu vực Nam Trung bộ và Tây Nguyên. Với những giá trị tiêu biểu, di tích đã được Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng di tích cấp Quốc gia năm 1979. Quần thể di tích phân bố trên hai mặt bằng: Tháp cổng và Mandapa; khu đền tháp với các công trình kiến trúc và hoạt động văn hoá tiêu biểu:

1. Tháp cổng

Được người Pháp phục dựng đầu Thế kỷ XX, theo môtip kiến trúc Chăm,  bên trên có dòng chữ “Tháp Thiên Y Thánh Mẫu”. Cổng chính của Tháp Bà vốn nằm trên trục thẳng với Tháp Chính và Mandapa, nhưng đến nay cổng đó không còn. Theo khảo tả của nhà nghiên cứu H. Parmantier, đầu thế kỷ XX vẫn còn kiến trúc Tháp cổng.

2. Khu Mandapa

Đây là nơi các tín đồ chuẩn bị lễ vật và tịnh tâm trước khi hành lễ trên Tháp Chính. Kiến trúc gồm bốn hàng cột trụ hình bát giác (10 trụ lớn và 12 trụ nhỏ). Trên thân cột lớn ở độ cao bằng cột nhỏ có một ô hình chữ nhật khoét sâu vào thân cột, có chức năng như những “lỗ mộng” trong kiến trúc gỗ. Các nhà nghiên cứu cho rằng “lỗ mộng” có chức năng là điểm đỡ cho một kết cấu xà ngang để nâng đỡ mái che ở phía trên nhưng đã đổ và hiện nay không để lại vết tích.

Trước đây, Mandapa còn có hai cột nhỏ, thấp hơn nền, ở hai bên bậc lên xuống và thẳng ra cổng tháp cũ. Cổng, Mandapa và tháp lớn ở trên tạo thành trục thẳng đông – tây. Kiến trúc Mandapa hiện nay có cùng niên đại với niên đại cuối cùng của tháp chính, khoảng thế kỷ XI – XII.

Di tích Tháp Bà Ponagar là công trình kiến trúc, nghệ thuật của Vương quốc Chăm pa cổ. Vật liệu xây dựng bằng gạch nung, xốp, nhẹ và thoát nước rất nhanh, nên hầu như cũng không có hiện tượng rêu bám, các viên gạch chỉ bị bào mòn theo thời gian, phô ra màu đen, thể hiện gạch được nung ở nhiệt độ cao; các viên gạch liền mạch, khít chặt với nhau không để lộ ra mạch kết dính. Đây là điều đặc biệt về kỹ thuật nung gạch và xây dựng tháp Chăm nhưng đã bị thất truyền. Nhiều nhà khoa học nghiên cứu phương pháp làm gạch và xây tháp của người Chăm cổ nhưng đến nay vẫn chưa có một giải đáp thuyết phục.

Theo các nhà nghiên cứu, người Chăm xưa sử dụng phương pháp mài chập: Mài hai mặt viên gạch với nhau tạo ra những vết xước, bôi chất kết dính và xây từng viên một. Có giả thuyết cho rằng: Gạch ướt (gạch mộc), bôi chất kết dính (có thể là nhựa cây dầu rái, hoặc cây bời lời trộn với mật mía, tro của trấu…) và nung cả ngôi tháp, nhưng qua nghiên cứu cho thấy nhiệt độ nung của các viên gạch xây tháp khá đều nhau. Với bức tường dày (khoảng 0,5m – 2m) như vậy nếu xây xong tháp mới nung thì không thể có nhiệt độ nung đều nhau giữa các viên gạch. Chính vì vậy, cách thức xây dựng cũng như nghệ thuật xây dựng tháp Chăm đến nay vẫn là một điều bí ẩn.

Từ khu Mandapa lên khu đền tháp có 36 bậc cấp dốc và thẳng đứng. Tương truyền: để thể hiện sự tôn kính đối với các vị thần, đặc biệt là đối với Nữ thần Ponagar, các tín đồ khi lên trên khu đền tháp hành lễ phải bò và giật lùi khi xuống không quay lưng về phía đền tháp để thể hiện sự tôn kính đối với các vị thần; Sau này để thuận tiện cho du khách, khu đền tháp có thêm lối lên xuống bằng đá phía bên tay trái.

3. Cảnh quan khu di tích

Đồi Cù Lao được dòng sông Cái bao quanh, người Chăm gọi là Yatran (tức là Sông Lau). Trên đồi có nhiều cây rừng cổ thụ hàng trăm năm tuổi đã tồn tại cùng những ngọn tháp cả ngàn năm tuổi. Từ đây, du khách sẽ chiêm ngưỡng thành phố Nha Trang với cửa biển Cù Huân, cầu Xóm Bóng bắc qua Sông Cái (cây cầu mang tên Xóm Bóng, nơi có điệu múa linh thiêng “múa bóng” của các vũ nữ dâng lên nữ thần Ponagar trong dịp lễ hội) và vịnh Nha Trang với những hòn đảo: đảo Yến, Hòn Tre, Hòn Nội, Hòn Ngoại …

4. Khu đền tháp

Theo thống kê của nhà nghiên cứu H. Parmantier, đầu thế kỷ XX di tích có 6 ngôi tháp, nhưng hiện tại còn bốn ngôi đền tháp còn tương đối hoàn chỉnh so với các công trình đền tháp Chămpa còn lại ở Việt Nam: Tháp Chính (Tháp Đông Bắc), Tháp Nam, Tháp Đông Nam và Tháp Tây Bắc. Tiếng Chăm gọi các tháp là các Kalan, theo tiếng Việt có nghĩa là đền, tháp, nhưng theo tín ngưỡng của những người dân địa phương gọi đây là các dinh.

– Tháp Chính (Tháp Đông Bắc) có quy mô lớn nhất, mang đặc trưng cơ bản, tiêu biểu nhất của ngôi tháp Chăm truyền thống. Tháp cao khoảng 23 mét, có ba phần: Đế tháp, thân tháp và mái tháp. Mái tháp ba tầng thu nhỏ dần về phía trên, tầng trên là hình ảnh thu nhỏ của tầng dưới. Trên các tầng tháp được trang trí các linh vật: Ngỗng, dê, voi và các tu sĩ cầu nguyện (có người gọi là các ápsara). Trên cửa, được trang trí bằng một bức phù điêu hình lá đề: Thần Siva đang trong tư thế nhảy múa hân hoan cùng với hai nhạc công của mình (thổi sáo, đánh xập xòe), một chân dẫm lên lưng thần bò Nanđin. Phù điêu có niên đại thế kỷ XI và là một trong những tấm phù điêu đẹp nhất của văn hóa Chăm pa còn được lưu giữ ở Việt Nam.Tháp có bốn cửa theo bốn hướng đông – tây – nam và bắc nhưng chỉ có cửa hướng đông là được mở còn các hướng khác là ô cửa giả. Cửa hướng đông được đỡ bằng hai trụ đá, có ghi chữ Chăm cổ và chữ Sanscrit. Tháp chính thờ nữ thần Yan Po Inư Naga (người mẹ xứ sở của dân tộc Chăm); tương truyền bà sinh ra từ áng mây và bọt biển, Bà là nữ thần chủ của cả vương quốc Chăm Pa, được thờ ở xứ sở Kauthara và cũng là Thiên Y A Na Thánh Mẫu theo tín ngưỡng thờ “Mẫu” của người Việt.

Tượng Nữ thần được tạc bằng một khối đá granit nguyên khối, trong tư thế ngồi uy nghiêm trên bệ đá hình hoa sen, lưng tựa vào phiến đá lớn hình lá đề. Đây là một kiệt tác về điêu khắc ChămPa, là sự kết hợp hài hòa giữa kỹ thuật tượng tròn và chạm nổi. Toàn bộ pho tượng và tấm tựa được đặt trên một bệ Yoni khá lớn bằng đá. Với bố cục: tượng thờ là Linga, bệ thờ là Yoni, đây là bộ Linga-Yoni hoàn chỉnh, là sự kết hợp giữa giống đực và giống cái, tạo nên sự sống  và là vật thể linh thiêng của dân tộc Chăm pa. Hai bên Tháp thờ hai người con của Bà (Công chúa Quý và hoàng tử Trí, theo tục thờ của người Việt).

– Tháp Nam: Thờ thần Cri Cambhu (tên gọi khác của thần Shiva), tháp cao khoảng 18m; có niên đại thế kỷ XIII. Tháp có bình đồ hình vuông, mái tháp có hình dạng giống như quả chuông úp thu nhỏ về phía trên. Đặc biệt trên đỉnh mái tháp có gắn một biểu tượng trụ tròn bằng đá, đó chính là Linga biểu tượng sức mạnh của vị thần Siva, vị thần hủy diệt để thế giới sẽ tái sinh mang lại những điều tốt đẹp đến cho con người cũng như vạn vật. Không gian thờ tự bên trong là bộ sinh thực khí Linga -Yoni. Theo tín ngưỡng của người Việt: Tháp thờ ông Nam Hải (chồng Thánh Mẫu Thiên Y A Na).

– Tháp Đông Nam: cao khoảng 7m, có mái hình thuyền. Đây có thể là kiến trúc phụ trong quần thể kiến trúc và thuộc loại muộn, khoảng thế kỷ XIII. Tháp bị xâm hại nhiều bởi yếu tố thời gian và điều kiện tự nhiên. Trong tháp có bộ Linga – Yoni bằng đá. Tháp thờ con trai thần Shiva là thần Skanda (thần chiến tranh). Người Việt gọi là Dinh Cố, thờ bố mẹ nuôi của Bà Thiên YA Na.

– Tháp Tây Bắc: Ở phía sau Tháp chính, cao khoảng 9m, có một tầng mái hình yên ngựa. Hệ thống cửa giả được điêu khắc những pho tượng bằng gạch nung: Trên ô cửa giả phía nam là hình ảnh chim thần Garuda, ô cửa giả phía bắc là hình ảnh đầu con Sư Tử, ô cửa giả phía tây là hình tượng nữ thần cưỡi voi. Trong Tháp là bộ Linga – Yoni. Tháp thờ con trai thứ hai của thần Shiva là thần Ganesa (thần đầu voi) biểu tượng của sự thông thái, may mắn và hạnh phúc. Người Việt gọi là Dinh cô cậu (thờ 2 người con của Bà Thiên Y A Na). Theo bia kí và khảo cổ học, tháp có niên đại xây dựng năm 813 song đã được trùng tu nhiều lần, nên niên đại cuối cùng từ thế kỷ XIII – XIV.

5. Bia ký

Trên Tháp còn nhiều bia ký trên các cột đá, trên gạch bằng chữ Phạn (Sanscrit) và chữ Chăm cổ, một số bia ký chưa dịch được nội dung.

Phía sau Tháp chính có tấm bia do Phan Thanh Giản cho khắc vào năm 1856 (triều vua Tự Đức), bằng chữ Hán Nôm nói về truyền thuyết Thiên Y A Na Thánh Mẫu của người Việt.

Bên cạnh là tấm bia dựng vào năm 1972, nội dung về dịch sang chữ quốc ngữ truyền thuyết bà Thiên Y A Na theo “Xứ Trầm hương” của Quách Tấn.

Tấm bia đá thứ ba do vị quan đứng đầu tỉnh Khánh Hòa khắc vào năm 1881(nội dung)

 Và tấm bia đá giới thiệu về di tích Tháp Bà Ponagar, bằng chữ Quốc ngữ, được dựng vào năm 2010.

6. Lễ hội Tháp Bà

Diễn ra từ ngày 20 – 23 tháng 3 (Âm lịch) hàng năm, thể hiện quá trình giao lưu tiếp biến văn hóa Việt – Chăm, nên lễ hội Tháp Bà đã trở thành lễ hội văn hóa dân gian lớn nhất ở Khánh Hòa, có sức lan toả cả vùng Nam Trung Bộ – Tây nguyên. Tiến trình diễn ra có sự linh thiêng của phần lễ và sự đa dạng, náo nhiệt của phần hội.

 Phần lễ: bao gồm các lễ như lễ thay y, lễ thả hoa đăng, lễ cầu Quốc thái Dân an, tế lễ cổ truyền…

 Phần hội: có múa Chăm truyền thống, múa Bóng (vũ nữ đội mâm hoa, quả, đèn…múa uyển chuyển theo điệu nhạc trầm bổng), chầu văn ca ngợi công đức Thánh Mẫu, các trò chơi dân gian, biểu diễn nghệ thuật truyền thống. Phần hội mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc thu hút đông đảo người Việt, người Chăm và hàng vạn du khách trong và ngoài nước tham dự .

Với đặc trưng tiêu biểu, lễ hội Tháp Bà Ponagar được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia  năm 2012.

7. Hoạt động trưng bày, biểu diễn

Phòng trưng bày: Giới thiệu hình ảnh, hiện vật liên quan đến di tích. Pho tượng Bà được phục chế theo tỉ lệ 1/1, được đặt ở giữa phòng trưng bày (giới thiệu về pho tượng: các cánh tay, tính nhân văn…); hiện vật, linh vật được phục chế; những bức ảnh đối chứng khu đền tháp trước và sau khi tu bổ…

Các thiếu nữ dân tộc Chăm múa các vũ điệu truyền thống dưới không gian tháp cổ, du khách như được chìm đắm trong khí thiêng của cõi tâm linh, chiêm ngưỡng từng công trình kiến trúc, nghệ thuật điêu khắc tài tình; Đồng thời có cơ hội mua sắm những sản phẩm đặc trưng truyền thống được làm từ đôi bàn tay khéo léo của nghệ nhân Chăm như: dệt thổ cẩm, gốm Bầu Trúc và sản phẩm độc đáo của vùng đất Khánh Hoà: trầm hương, yến sào, tranh cát, tượng nghệ thuật bằng đất nung, thư pháp, thư hoạ trên nhiều vật liệu…”

AmChuaNhaTrang
Am Chúa được xây dựng trên núi Ðại An còn gọi là Qua Sơn (núi Dưa) thuộc thôn Ðại Ðiền Trung, xã Diên Ðiền, huyện Diên Khánh. Ðây là nơi thờ Thiên Y Ana Thánh Mẫu, một vị phúc thần rất được kính trọng ở Khánh Hòa. Theo sự tích được ghi lại trong một tấm bia đá từ năm 1856 ở Tháp Bà, Am Chúa được coi là nơi phát tích của Bà lúc ấu thơ sống với cha mẹ nuôi, còn Tháp Bà Nha Trang là nơi thờ Bà khi đã hiển thánh. Bởi vậy, ngay từ đầu triều Nguyễn, Thiên Y Ana đã được sắc phong là Hồng Nhơn Phổ Tế Linh Ứng Thượng Ðẳng Thần và tại Am Chúa mỗi khi tế lễ thường được tổ chức theo nghi lễ quốc tế do quan đầu tỉnh làm chủ tế. 

Lễ hội Am Chúa được tổ chức vào ngày mùng một tháng ba âm lịch hàng năm, mở đầu cho lễ hội Tháp Bà truyền thống của nhân dân Khánh Hòa được tổ chức vào ngày 23 tháng 3 âm lịch. Có thể khẳng định, lễ hội Am Chúa là nơi còn bảo lưu được nhiều nhất những nghi thức lễ hội cổ truyền của người Việt ở Khánh Hòa.

A NA BÀ CHÚA NGỌC
Hoàng Kim

A Na bà chúa Ngọc
Mây lành Phổ Đà Sơn
Cát đá đất miền Trung
Về với vùng văn hóa

Quê em thăm thẳm Tháp Chàm.
Biển xanh cát đá và rừng hoang sơ.
Hoa trên cát núi Phổ Đà,
Tháp Bà Chúa Ngọc dẫu xa mà gần.

Ta đi về chốn trong ngần.
Để thương cát đá cũng cần có nhau.
Dấu xưa mưa gió dãi dầu.
Đồng Xuân nắng ấm nhuốm màu thời gian.

Đỉnh mây gặp lúc thư nhàn.
Dịch cân kinh luyện giữa vùng non xanh.
Cát vàng biển biếc nắng thanh.
Bình Minh An Đức Hoàng Thành Trúc Lâm  


NuiChua4

NGÀY MỚI BÌNH MINH AN
Hoàng Kim

Mai sớm nắng mới lên
Hoa bình minh tỉnh thức
Long lanh hương trời đất
Lộc non xanh mướt cành.

Ngày mới bình minh an
Bà cõng cháu nấu cơm
Ông cùng con đến lớp
Suối nhạc lòng ngân nga

Vui khỏe cùng trẻ thơ
Ngày mới bình minh an

Crop diversification in Vietnam
Nguyen Van Luat,
Professor and Senior Scientist,
Cuulong Delta Rice Research Institute, Omon, Cantho, Vietnam

Cultivated and growing area under rice amounts to 4.2 and 7.6 million hectares, which occupies 54 percent and 68 percent of the national crop area, respectively. It is necessary to reduce the area under rice for crop diversification in order to enable farmers to get higher incomes and practice sustainable agriculture. Two main directions should be applied to enhance crop diversification: a) to increase the trade value of crop products by growing more profitable crops and adding value through processing; and b) to educate farmers of the 13 million households in Viet Nam in improving their dietary habits by consuming non-rice food crops rich in protein, oil, vitamins and minerals.


Đa dạng hóa cây trồng ở Việt Nam
Nguyễn Văn Luật
Giáo sư và nhà khoa học cao cấp,
Viện nghiên cứu lúa gạo Đồng bằng Sông Cửu Long, Ô Môn, Cần Thơ, Việt Nam

“Diện tích trồng trọt và trồng lúa lên tới 4.2 và 7.6 triệu ha, chiếm lần lượt 54% và 68% diện tích cây trồng quốc gia. Cần giảm diện tích trồng lúa để đa dạng hóa cây trồng nhằm tạo điều kiện cho nông dân có thu nhập cao hơn và thực hành nông nghiệp bền vững. Hai hướng chính cần được áp dụng để tăng cường đa dạng hóa cây trồng: a) tăng giá trị thương mại của các sản phẩm trồng trọt bằng cách trồng các loại cây có lợi hơn và tăng giá trị thông qua chế biến; và b) để giáo dục nông dân của 13 triệu hộ gia đình ở Việt Nam cải thiện thói quen ăn uống của họ bằng cách tiêu thụ các loại cây lương thực không phải là gạo giàu protein, dầu, vitamin và khoáng chất”. xem tiếp :
https://foodcrops.blogspot.com/2009/07/crop-diversification-in-vietnam.html

SẮN VÀ VIỆT NAM: BÂY GIỜ VÀ SAU ĐÓ
Kazuo Kawano (Hoàng Kim trích dịch và giới thiệu)

Cassava and Vietnam: Now and Then là chủ đề bộ phim cùng tên của hãng phim NHK Nhật Bản công chiếu năm 2009/ 2012. Giáo sư tiến sĩ Kazuo Kawano đã đúc kết một phóng sự ảnh. Giáo sư tiến sĩ Kazuo Kawano là người bạn lớn của nông dân trồng sắn Thế giới, châu Á và Việt Nam, người đã đóng góp nhiều công sức với thực tiễn sản xuất sắn Việt Nam, biên soạn 11 sách, 157 bài báo khoa học và đoạt nhiều giải thưởng lớn quốc tế, trong đó có huy chương hữu nghị của chính phủ Việt Nam năm 1997. Gíao sư Kazuo Kawano là chuyên gia chọn giống sắn rất nổi tiếng. Hình ảnh trích dẫn dưới đây về giống sắn KM419 phổ biến trong sản xuất ở Tây Ninh năm 2009 và các giống sắn tốt khảo nghiệm năm đó trên đồng ruộng . Câu chuyện sắn của giáo sư Kazuo Kawano là góc nhìn về sự bảo tồn và phát triển.sắn Việt Nam. 


Cassava and Vietnam: Now and Then
(キャッサバとベトナム-今昔物語)
Kazuo Kawano

I visited Vietnam for a week this last December,  where a team of NHK video-taped for a documentary of the changes caused by the new cassava varieties I introduced 20 years ago in the lives of small framers, the enhanced activities of industrial and business communities and the development of research organizations. It was a most interesting, amusing and rewarding visit where I reunited with a multitude of former small farmers who are more than willing to show me how their living had been improved because of KM-60 and KM-94 (both CIAT-induced varieties) , many “entrepreneurs” who started from a village starch factory, and several former colleagues who became Professor, Vice Rector of Universities, Directors of research centers and so on. Vietnam can be regarded as a country who accomplished the most visible and visual progress most rapidly and efficiently utilizing CIAT-induced technology.

For my own record as well as for responding to the requests from my Vietnamese colleagues, I decided to record the changes and progress that had taken place in Vietnam in general and in cassava varietal development in particular in a series of picture stories. This is the first of long stories that would follow.

昨年の12月に、NHKの国際ドキュメンタリー番組の収録でベトナムを10年ぶりに再訪する機会があった。それは私が中心となって開発したキャッサバの多収性・高澱粉性の新品種群を20年 前に導入した事が引き起こした人々の生活向上の様子を、南から北へと訪ね歩く旅であった。今回の旅では、小農から出発して家を建て中農、富農となった多数 の人々、村の澱粉加工所の親父だったのが大工場のオーナーや実業家となっている幾人もの成功者、そして殆んど名前だけの研究員であったのが今や試験場長、 大学教授、副学長になっている昔の仲間達を訪ね歩いたが、その殆んどの人が私との再会を喜んでくれて、口々に新しいキャッサバ品種のおかげで自分達の生活 と境遇が革命的に良くなったと話してくれた。

私自身の記録のため、それにベトナムの昔の仲間からのリクエストに答える目的もあって、この20年間のベトナムの発展とキャッサバ生産の進展を絵物語風に書き留めることにした。これはその長い物語の始まりの章である。

Đọc bài đầy đủ tại Cassava and Vietnam: Now and Then : https://foodcrops.blogspot.com/2012/09/cassava-and-vietnam-now-and-then.html 

TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
CNM365, ngày mới nhất bấm vào đây   cập nhật mỗi ngày

PDF và Video yêu thích
Mùa xuân đầu tiên (Văn Cao) -Thanh Thúy
Ban Mai; Chỉ tình yêu ở lại
Ngày hạnh phúc của em
Giúp bà con cải thiện mùa vụ
Quà tặng cuộc sống yêu thích
Kỷ yếu Khoa Nông Học 65 năm thành lập Khoa
Kỷ yếu 65 năm Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh
Kỷ niệm 65 năm Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh
Bài học quý giá biết chăm sóc sức khỏe
Secret Garden, Bí mật vườn thiêng 
Phim vua Solomon
KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương NamThung dungDạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, Tình yêu Cuộc sống, CNM365; Kim on LinkedIn Kim on Facebook Kim on Twitter

Số lần xem trang : 20904
Nhập ngày : 23-02-2021
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  CNM365 Tình yêu cuộc sống

  CNM365 Chào ngày mới 4 tháng 9(04-09-2019)

  CNM365 Chào ngày mới 3 tháng 9(03-09-2019)

  CNM365 Chào ngày mới 2 tháng 9(02-09-2019)

  CNM365 Chào ngày mới 1 tháng 9(01-09-2019)

  CNM365 Chào ngày mới 31 tháng 8(31-08-2019)

  CNM365 Chào ngày mới 30 tháng 8(30-08-2019)

  CNM365 Chào ngày mới 29 tháng 8(29-08-2019)

  CNM365 Chào ngày mới 28 tháng 8(29-08-2019)

  CNM365 Chào ngày mới 27 tháng 8(29-08-2019)

  CNM365 Chào ngày mới 26 tháng 8(26-08-2019)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86

Hoàng Kim, Khoa Nông Học, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, ĐTDĐ:0903 613024,Email:hoangkimvietnam1953@gmail.com, hoangkim@hcmuaf.edu.vn

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007