Số lần xem
Đang xem 7149 Toàn hệ thống 21209 Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết
Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
DẠY VÀ HỌC Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận
Norman Borlaug Lời Thầy dặn Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.
Giống khoai lang Hoàng Long; Giống khoai lang HL518 ; Giống khoai lang HL491 là ba giống khoai lang phổ biến và ngon nhất Việt Nam ngày nay. Giấc mơ lai khoai lang, thành tựu và bài học, với con đường phía trước. Khoai lang liệu có thể lai muống biển để gia tăng tính kháng? chuyện bây giờ mới kể.
*
Giống khoai lang Việt Nam ngon nhất hiện nay là HL518 Nhật đỏ, HL491 Nhật tím (Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997) và khoai lang Hoàng Long (Hoàng Kim, Nguyễn Thị Thủy 1981). Ba giống khoai lang ngon này mức kháng sùng chỉ đạt trung bình. Giáo sư Vũ Đình Hòa (Học Viện Nông nghiệp Việt Nam) trong luận án tiến sĩ năm 1991 có thực hiện việc lai giống khoai lang loài khoai lang Ipomoea batatas L với loài khoai lang dại Ipomoea Trifida để tìm giải pháp giống khoai lang kháng sùng. Vậy, khoai lang liệu có thể lai với muống biển để gia tăng tính kháng? Có thể hay không thể. To be or not to be
KHOAI LANG LAI MUỐNG BIỂN?
Trước đây khi còn trẻ thơ, tôi đã tự hỏi “Muống biển liệu có thể lai khoai lang để gia tăng tính kháng?” Gần đây, bài thơ ‘Chuyện Tình Hoa Muống Biển” của anh Hoàng Đại Nhân gợi tôi trở về câu chuyện cũ. Bài thơ trong sáng giản dị và hay, cốt truyện tình yêu đẹp, giá trị nhân văn cao, hình ảnh tuyệt vời. Tôi trở lại câu hỏi khoa học cây trồng: Muống biển liệu có thể lai khoai lang để gia tăng tính kháng?
Hoa muống biển và hoa khoai lang hình thái thật giống nhau. Muống biển và khoai lang là hai loài thực vật có quan hệ gần gũi. Muống biển (Ipomoea pes-caprae (L.) R.Br.) là loài thực vật thuộc họ Bìm bìm (Convolvulaceae) mọc phổ biến trên của các bãi biển và chịu được không khí mặn. Carl von Linné (23 tháng 5 năm 1707 – 10 tháng 1 năm 1778), nhà thực vật học, bác sĩ kiêm động vật học người Thụy Điển, người tiên phong của ngành sinh thái học “Hoàng tử của giới thực vật học“, cha đẻ của hệ thống phân loại theo danh pháp hiện đại, là người đầu tiên mô tả loài thực vật này; năm 1818, Robert Brown là người phân loại nó vào chi hiện tại.
Muống biển được tìm thấy trên bờ cát vùng nhiệt đới ven biển Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, phía bắc của bang New South Wales, và dọc bờ biển bang Queensland thuộc nước Úc. Muống biển ở Việt Nam mọc hoang khắp các bãi cát ven biển từ Hà Tiên, Rạch Giá (Kiên Giang), đến Vũng Tàu (Bà Rịa Vũng Tàu), Nha Trang (Khánh Hòa), Quảng Trị, Quảng Bình, Nghệ An, Thanh Hóa, Hải Phòng…
Muống biển có công dụng làm thuốc nhưng hiện chưa có các nghiên cứu sâu về cây này. Theo Nông nghiệp Việt Nam muống biển công dụng trong y học cổ truyền được dùng toàn cây để chữa trị các chỗ viêm do dị ứng với sứa biển, phong độc, bệnh ngoài da; hạt để chữa trị mệt mỏi; lá được dùng để giã nát đắp lên chỗ ngứa do sứa biển.
Khoai lang (Ipomoea batatas L) là cây hai lá mầm thuộc họ Bìm bìm Convolvulaceae, chi Ipomoea, Chi phụ: Quamoclit; Phân chi: Batatas Loài: Ipomoea batatas. Họ Bìm bìm có 55 chi và khoảng 1650 loài, trong đó chi Ipomoea là chi lớn nhất với khoảng 600 loài (Austin, 1997). Ở Việt Nam có 13 chi và 76 loài (Lương Ngọc Toàn và csv, 1978). Cây khoai lang được phân loại trong chi Batatas. Hiện nay trong nội tộc phân chi Batatas có 13 loài hoang dại quan hệ với khoai lang. Khoai lang có số nhiễm sắc thể 15, là dạng lục bội thể (6x) duy nhất có khả năng tạo củ để làm lương thực. Trần Văn Minh 2008 đã trích dẫn tài liệu của Iting và Kehr 1953 nghiên cứu sự phân chia giảm nhiễm ở các giống khoai lang của Mỹ và giả thuyết là khoai lang có nguồn gốc đa bội khác nguồn. Nó hình thành từ tổ hợp lai giữa một tứ bội thể với nhị bội, sau đó xẩy ra quá trình phân đôi nhiễm sắc thể ở con lai bất dục. Nishiyama 1982 và Shiotani 1988 thì lại cho rằng khoai lang là một tứ bội cùng nguồn, hình thành do sự đa bội hoá của loài lưỡng bội.
Carl von Linné nhà thực vật học Thụy Điển, nhà bác học hàng đầu của nhân loại ngành sinh thái học “Hoàng tử của giới thực vật học“, cha đẻ của hệ thống phân loại theo danh pháp hiện đại. Ông là người đầu tiên mô tả loài muống biển. Ông cũng là nhà thơ, nhà ngôn ngữ lừng danh mà August Strindberg tác giả người Thụy Điển viết: “Linné kỳ thực là một nhà thơ sinh ra để trở thành nhà tự nhiên học”. Linné được Goethe nhà bác học thiên tài người Đức ca ngợi: “Trừ Shakespeare và Spinoza, tôi không biết ai giữa những người không còn sống mà ảnh hưởng tới tôi lớn hơn thế”.
THAO THỨC MỘT ƯỚC VỌNG
Hình ảnh cậu bé tiến về biển lúc bình minh gợi chúng ta nhớ về câu chuyện muống biển, khoai lang quan hệ với “Hai vạn dặm dưới đáy biển” một tiểu thuyết khoa học viễn tưởng của Jules Verne nhà văn Pháp nay đã chuyển thể thành phim. Hai Vạn Dặm Dưới Đáy Biển …
Câu chuyện “20,000 Leagues Under the Sea” 1954 kể rằng: Trong năm 1868, tin đồn về một con quái vật biển tấn công tàu ở Thái Bình Dương đã tạo ra lo âu và khiếp sợ trong thủy thủ Hoa Kỳ, làm gián đoạn đường vận chuyển hàng hải . Chính phủ Hoa Kỳ mời Giáo sư Pierre Aronnax và Conseil phụ tá của ông lên một tàu chiến thám hiểm để chứng minh hay bác bỏ sự tồn tại của con quái vật. Kết quả “Hai vạn dặm dưới đáy biển”
Giáo sư Pierre Aronnax nhà bác học biển và cộng sự đã thấu hiểu đại dương, thế giới biển, nguồn thức ăn khác biệt và vô tận dưới biển sâu, và năng lực của tàu ngầm, phát minh khoa học làm mở rộng tầm mắt và thay đổi nhận thức về thế giới biển. Xem phim tại Hai vạn dặm dưới đáy biểnhttp://hdonline.vn/phim-hai-van-dam-duoi-day-bien-10140…
HIỆN THỰC VÀ GIẤC MƠ
Giống khoai lang Việt Nam phổ biến trong sản xuất HL491, HL518, Hoàng Long, HL4, Bí Đà Lạt, Chiêm Dâu chất lượng ngon, năng suất cao mà chúng tôi đã chọn tạo được là thành tựu nổi bật về giống khoai lang Việt Nam trong bốn mươi năm qua (1981-2021). Dẫu vậy, mức kháng sùng chỉ đạt trung bình Hướng nghiên cứu chọn tạo giống khoai lang năng suất cao chất lượng ngon,là bám sát nhu cầu thực tiễn một thời và thực dụng khả thi thích hợp điều kiện sản xuất kinh tế xã hội Việt Nam, cần ngay những giống tốt thiết thực Giải pháp giống khoai lang kháng sùng của giáo sư Vũ Đình Hòa tại luận án tiến sĩ năm 1991 lai giống loài khoai lang trồng Ipomoea batatas L với loài khoai lang hoang dại Ipomoea Trifida là rất hay nhưng tiếc rằng thiếu những giấc mơ nghiên cứu tiếp nối.
Ban mai trên biển Quê hương, nơi có sóng, có gió và loài hoa muống biển. Tôi yêu quê tôi, yêu vùng gió cát “Chang chang cồn cát nắng trưa Quảng Bình”. Nhớ đến thắt lòng con “dèm” nhỏ, con cua nhỏ bên dòng Gianh và những vạt muống biển xanh bất tận bên bờ Nhật Lệ. Và bài thơ Sóng yêu thương vỗ mãi đến vô cùng đã ra đời từ đó.
SÓNG YÊU THƯƠNG VỖ MÃI
Anh yêu biển tự khi nào chẳng rõ
Bởi lớn lên đã có biển quanh rồi
Gió biển thổi nồng nàn hương biển gọi
Để xa rồi thương nhớ chẳng hề nguôi
Nơi quê mẹ mặt trời lên từ biển
Mỗi sớm mai gió biển nhẹ lay màn
Ráng biển đỏ hồng lên như chuỗi ngọc
Nghiêng bóng dừa soi biếc những dòng sông
Qua đất lạ ngóng xa vời Tổ Quốc
Lại dịu hiền gặp biển ở kề bên
Khi mỗi tối điện bừng bờ biển sáng
Bỗng nhớ nhà những lúc mặt trăng lên
Theo ngọn sóng trông mù xa tít tắp
Nơi mặt trời sà xuống biển mênh mông
Ở nơi đó là bến bờ Tổ Quốc
Sóng yêu thương vỗ mãi đến vô cùng …
Nhưng đất cát nghèo Quê Choa ven sông ven biển không chỉ nắng, có gió, có phi lao và có muống biển mà còn có khoai lang. Đèo Ngang “đang nghèo” Linh Giang dòng sông quê hương cũng là vùng quê nghèo ‘khoai khoai toàn khoai’ của tuổi thơ tôi. Củ khoai lang ‘sâm người nghèo’ lặn vào trong ký ức. Tôi lớn lên bên khoai lang và muống biển và tuổi thơ bên gió cát dòng Gianh. Thuở nhỏ, tôi thường tần ngần cầm hai bông hoa nhỏ khoai lang và muống biển mơ đến một ngày … lai khoai lang. Mời bạn ngắm ảnh Biển Nhật Lệ Quảng Bình và cùng chia sẻ chuyện tình khoai lang hoa muống biển
CHUYỆN TÌNH HOA MUỐNG BIỂN
Hoàng Đại Nhân
Khi mặt trăng vừa từ biển mọc lên
Tỏa ánh sáng dịu dàng bờ cát trắng
Biển đêm nay êm đềm, con sóng lặng
Từng cặp đôi đang sải bước ven bờ
Cô gái hiền lành, trong sáng ngây thơ
Bên chàng trai khi tình vừa chớm nở
Họ cùng nhau thì thầm trao lời hứa
Hai con tim cùng nhịp đập rộn ràng
Chàng trai nghèo bao hy vọng chứa chan
Cùng người đẹp sẽ nên duyên chồng vợ
Cái ngày ấy chẳng còn bao xa nữa
Khi người yêu đã thề nguyện chung tình.
Cha cô gái hay tin nổi nóng, bất bình
Biết chàng nghèo, chẳng “môn đăng hộ đối”
Ông thẳng thắn: “Đừng nên mơ ước vội
Hãy kiếm đi, đủ lễ vật…, ta chờ”
Chàng trai nghèo sau những phút sững sờ
Hiểu phận mình, đâu trách gì cô gái
Càng yêu thương, chàng càng thêm hăng hái
Quyết ra khơi mong có dịp đổi đời
Biển quê hương như cũng hiểu lòng người
Giúp chàng trai nặng thêm từng mẻ lưới
Chàng thầm nghĩ chỉ thêm vài ngày tới
Số tiền ta sắm lễ vật đủ rồi
Lần cuối cùng chàng lướt sóng ra khơi
Lòng khấp khởi tràn trề bao hy vọng
Căng sức trẻ, đâu sợ gì con sóng
Khi con tim mang hình bóng của nàng
Cô gái đợi chờ, hy vọng chứa chan
Hoàng hôn xuống, đón thuyền chàng cập bến
Nhưng… bất hạnh bỗng từ đâu ập đến
Nàng đâu hay, bão biển đã cướp chàng
Nỗi niềm đau, con tim trẻ nát tan
Nàng quên ăn, cứ ngày ngày hướng biển
Nàng cầu mong con thuyền chàng xuất hiện
Nhưng biển xa chỉ tung sóng cuộn trào
Qua nhiều ngày cô tiều tụy mòn hao
Rồi gục chết khi biển chiều tàn nắng
Ơi cô gái ! Một con tim trong trắng
Phút cuối đời vẫn hướng phía biển xa
Trời thương cô, cho hóa kiếp thành hoa
Loài muống biển vươn dài trên bờ cát
Hướng về biển, nghe dập dìu biển hát
Lời yêu thương cháy bỏng những hẹn hò
Chàng trai hóa thành những ngọn sóng xô
Cứ ào ạt cản ngăn loài muống biển
Hãy quay lại, em ơi, xin đừng tiến
Để an lành tươi thắm một loài hoa.
Biển hôm nay mãi hát khúc tình ca
Bản tình ca thắm màu hoa muống biển
Mãi tươi hồng đón chào con sóng đến
Lời thủy chung son sắt đến trọn đời.
Du lịch Campuchia nếu bạn chỉ có ít thời gian thì nên đi thăm quần thể kiến trúc Angkor, bơi thuyền trên Biển Hồ và đi dạo ban mai ở thủ đô Phnôm Pênh nơi hợp lưu của sông Mekong và sông Tonlé Sap. Đó là ba điểm du lịch chính. Đặc biệt là đi thăm quần thể kiến trúc Angkor, nhưng nếu bạn chưa kịp bơi thuyền Biển Hồ và chưa đi dạo ban mai ở thủ đô Phnôm Pênh thì khó thấu hiểu lẽ thịnh suy và nụ cười bí ẩn. Angkor tượng đá bốn mặt, nụ cười bí ẩn trông như vui, như lạc quan, như yêu đời, như nghiêm nghị, nhưng ngắm kỹ cũng lại thấy như buồn, như lo âu, như hồi hộp, xem thật kỹ lại thấy dường như thoáng cười. Bốn khuôn mặt tượng đá đều toát lên sự tĩnh lặng, bình tâm và an nhiên, ở đó có thung dung chuyển pháp.
Quần thể kiến trúc Angkor là Kim Tự Tháp của thiền định và điệu múa Khmer là pho sử thi vĩ đại, cả hai kiệt tác vô giá này đều được UNESCO công nhận là di sản thế giới. Tượng đá bốn mặt, kinh thành bốn mặt, con sông bốn mặt, tòa tháp bốn mặt là sự hợp lưu và chuyển pháp của Đức Vua, Mẫu Hậu, Đức Phật và Thần Sáng Tạo. Đó là ý nghĩa thầm lặng của Nữ thần Shiva mà tôi đã kể trong bài viết Lúa sắn Cămpuchia và lúa sắn Lào. Trò chuyện với thiên nhiên và cổ vật Angkor, bạn sẽ thấy nhiều điều đáng suy ngẫm. Ví như một chủ thuyết, một tôn giáo, bao giờ cũng muốn được sự tin tưởng, noi theo độc tôn, mà không bao giờ chấp nhận sự nửa vời, đa nguyên, nhưng hãy nhìn tượng đá bốn mặt, kinh thành bốn mặt, con sông bốn mặt, bạn sẽ thấu hiểu sự hợp lưu và chuyển pháp.
Tôi (Hoàng Kim) nói với anh Nguyen Duong, rằng tôi cũng thấm thía câu nói của nhà thơ Nguyễn Duy, các cuộc tranh đoạt “bên nào thắng thì nhân dân cũng bại” nhưng quy luật đấu tranh sinh tồn, thích nghi và tồn tại, hợp lưu và chuyển pháp, là bài học lịch sử sâu sắc. “Angkor nụ cười suy ngẫm”
(trích …)
Kameda Akiko, Hoàng Kim, bác Dung nông dân và Nguyễn Phương với giống sắn KM419 tại Quảng Sơn, Ninh Sơn, Ninh Thuận năm 2011, trước khi Akiko mang giống sắn KM419 về trồng ở Campuchia (ảnh Hoàng Kim). Một thí dụ nhỏ về cây sắn. Năm 2009 khi những giống sắn tốt nhất của Việt Nam như KM140, KM985 được xác nhận thì sản xuất sắn của Campuchia vùng biên giới đã chủ yếu sản xuất và kinh doanh những sản phẩm sắn củ tươi của những giống tốt này. Năm 2011 khi giống sắn KM419 được nổi bật tại Đồng Nai, Tây Ninh và Ninh Thuận thì Kameda Akiko, Minh Ngọc Đông Bắc, Lý Thanh Bình, … đã nhanh chóng tìm mua giống sắn tốt này từ Việt Nam để phát triển thành nhiều vùng sắn chủ lực ở Campuchia tại Kratie, Sen Monorom, Kampong Cham. Tốc độ phát triển sắn Campuchia những năm gần đây nhanh hơn sắn Việt Nam. Giống sắn Campuchia theo rất sát những tiến bộ giống sắn mới nhất của Việt Nam và hiện nay uớc 90% diện tích sắn Campuchia là giống sắn KM419, KM98-5 và KM94. Angkor nụ cười suy ngẫm “Một đế quốc Khmer bị biến mất một cách bí ẩn. Một triều đại vươn tới cực thịnh sau đó bị suy tàn và hồi sinh. Một di sản thế giới bị khỏa lấp bởi lớp lớp bụi thời gian, nay được hé lộ với “nụ cười Angkor”. Một vị vua giỏi thuật đế vương, nghệ thuật giữ thăng bằng chính trị “đi trên dây” và sâu sắc về văn hóa, đó chính là Quốc vương Norodom Sihanouk. Ông là người có công lớn trong việc bảo tồn và tái hiện di sản đặc sắc này. Di sản Angkor và nhân vật lịch sử Norodom Sihanouk, là báu vật xứng đáng cho ta tìm tòi và cảm nhận.” (Hoàng Kim) xem tiếp Angkor nụ cười suy ngẫmhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/angkor-nu-cuoi-suy-ngam/
NGUYỄN HOÀNG PHƯƠNG TRIẾT VIỆT
Hoàng Kim
Giáo sư Nguyễn Hoàng Phương có tác phẩm “Tích hợp đa văn hóa Đông Tây cho một chiến lược giáo dục tương lai”. Nhà xuất bản Văn hóa Giáo dục Hà Nội năm 1995, 900 trang, bìa cứng, giấy khổ lớn A4. Đó là một tác phẩm lớn. Tôi mong bất cứ ai quan tâm vận nước, nền giáo dục Việt Nam và chính gia đình mình đều nên đọc kỹ sách này. Đó là một tổng luận tích hợp đa văn hóa Đông Tây của triết cổ phương Đông và tâm linh. Sách vàng tiếng Việt Này dường như là “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của giáo sư Đỗ Tất Lợi hoặc như “Lãng du trong văn hóa Việt Nam” của nhà văn hóa Hữu Ngọc, đều thực sự là những sách tổng luận nghề nghiệp mà tên sách đã nói rõ chủ đề mục tiêu và nội dung nghiên cứu. Ảnh trên là giáo sư Nguyễn Hoàng Phương và cháu gái (ảnh năm 1970 khi ông chuyển sang nghiên cứu khoa học tâm linh và triết cổ phương Đông; ảnh dưới là bìa sách tác phẩm “Tích hợp đa văn hóa Đông Tây cho một chiến lược giáo dục tương lai” và bản chụp một số giới thiệu Tôi sẽ trở lại với tác phẩm này
BẢN GIỐC VÀ KA LONG
Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long và Hoàng Kim
(Học tiếng Trung Việt).Thác Bản Giốc và sông Ka Long là hai địa danh lịch sử văn hóa đặc biệt nổi tiếng Việt Trung. Thác Bản Giốc là thác nước hùng vĩ đẹp nhất Việt Nam tại xã Ðàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Sông Ka Long (tên gọi Việt) hoặc Sông Bắc Luân (tên gọi Trung) là sông chảy ở vùng biên giới giữa thành phố Móng Cái tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam và thành phố Đông Hưng thuộc địa cấp thị Phòng Thành Cảng, Khu tự trị dân tộc Choang tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Tuy nhiên theo các bản đồ của Việt Nam thì quan niệm về dòng chảy của sông Ka Long và sông Bắc Luân không hoàn toàn trùng khớp với quan niệm về sông Bắc Luân của Trung Quốc. Thác Bản Giốc và sông Ka Long là nơi lưu dấu các câu chuyên lịch sử và huyền thoại mà tư liệu này là điểm nhấn để quay lại đọc và suy ngẫm. (xem tiếp...)
“Một thác nước tự nhiên, đẹp hùng vĩ bậc nhất thế giới nằm ở giữa ranh giới hai quốc gia, chứa đựng trong đó nhiều tiềm năng tài nguyên về thủy điện, du lịch. Một khu vực cửa sông tàu thuyền hai bên đi lại dễ dàng, giao thương thuận lợi. Tất cả những tiềm năng này đang chờ đợi sự đầu tư, hợp tác cùng khai thác”, theo VOV 27.11. 2015.
Sông Ka Long và sông Bắc Luân
Sông Ka Long theo bản đồ của Việt Nam xuất bản, bắt nguồn từ rìa bắc xã Quảng Đức, Hải Hà 21°36′36″B 107°41′2″Đ, phía tây cửa khẩu Bắc Phong Sinh cỡ 5 km, chảy uốn lượn về hướng đông đông bắc. Đoạn sông này dài cỡ 16 km. Sông KaLong đến “bãi Chắn Coóng Pha” ở bản Thán Phún xã Hải Sơn, Móng Cái 21°39′34″B 107°48′24″Đ, thì hợp lưu với Sông Bắc Luân bên Trung Quốc và đổi hướng chảy về đông, sau đó đông nam đến nội thị của thành phố Móng Cái. Toàn bộ đoạn sông nói trên là ranh giới tự nhiên cho đường biên giới Việt – Trung. Sông Kalong đến ranh giới phường Ka Long và Trần Phú ở thành phố Móng Cái thì sông chia thành hai nhánh 21°32′13″B 107°57′58″Đ: 1) Dòng Ka Long chảy trong đất Việt theo hướng Nam xuyên qua thành phố Móng Cái ra biển ở nơi giáp ranh giữa xã Hải Xuân và xã Vạn Ninh. 2) Chi lưu là dòng sông Bắc Luân chảy theo hướng đông, tiếp tục là đường biên giới Việt – Trung, đi qua rìa phía đông bắc phường Hải Hòa, dọc theo rạch Tục Lãm và đổ ra biển Đông ở cửa Bắc Luân. Sông Bắc Luân (Bei Lun He, Bắc Luân hà) phía Trung Quốc thì bắt nguồn từ núi Thập Vạn Đại Sơn 21°45′3″B 107°45′31″Đ ở Phòng Thành, Trung Quốc, chảy theo hướng đông nam tới vùng “bãi Chắn Coóng Pha”. Từ đây sông là ranh giới tự nhiên cho đường biên giới Việt – Trung đến cửa Bắc Luân. Sông có tổng chiều dài 109 km, trong đó đoạn tạo thành biên giới Việt Nam-Trung Quốc là 60 km.
Sông Ka Long là sông Bắc Luân Việt Nam phần chảy trong lãnh thổ Việt Nam và biên giới Việt Trung. Dòng sông này cũng có chốn hợp lưu và có một phần chảy ở nước ngoài là sông Bắc Luân. Câu chuyện này cũng giống như dòng sông Sesan với dòng sông Mekong, đều có chốn hợp lưu, có một phần ở nước ngoài, và có nơi tự do chảy toàn trong lãnh thổ Việt Nam. Từ Mekong nhớ Neva, năm trước khi thăm lại Srepok, điểm hợp lưu quan trọng nhất của sông Mekong ở ngã ba Đông Dương, trong lần chuyển giao tiến bộ kỹ thuật canh tác sắn Tây Nguyên, tôi liên tưởng và suy ngẫm về các dòng sông đất nước. Nay sông Kalong và sông Bắc Luân cũng là một câu chuyên tương tự.
Wikipedia tiếng Việt trích dẫn tư liệu Đại Nam nhất thống chí chépː “Sông Ninh Dương ở cách châu Vạn Ninh 1 dặm về phía tây. Nguồn (của sông này) từ các xã Thượng Lai và Mông Sơn tổng Bát Trang chảy về đông 37 dặm ven theo địa giới nước Thanh (đến ngã ba). Rồi chuyển (dòng) chảy sang phía đông 7 dặm, đổ ra cửa Lạch. Một nhánh chảy về phía nam 5 dặm đến xã Ninh Dương, lại chia làm 2 chiː một chi chảy về phía đông làm sông Trà Cổ, một chi chảy về tây nam 1 dặm đến đông nam núi Hữu Hàn chảy 10 dặm đổ ra cửa Đại… Ải Thác Mang ở xã Vạn Xuân, cách châu Vạn Ninh 2 dặm về phía bắc, giáp đồn phủ Đông Hưng của nước Thanh. Phàm hai nước có công văn đều do ải này giao đệ. (Đường bộ) đi đến tỉnh thành mất 8 ngày“.
Khu vực cửa sông Bắc Luân năm 1888. Công ước năm 1887 giữa Pháp và nhà Thanh lấy cửa sông này làm đường biên giới. Sông Palong nay bắc qua nhánh Ka Long chảy trong thành phố Móng Cái có 2 cầu là cầu Ka Long và cầu Hòa Bình, bắc qua nhánh Bắc Luân chảy dọc biên giới hiện có cầu Bắc Luân nối hai cửa khẩu quốc tế Móng Cái của Việt Nam và cửa khẩu Bắc Luân của Trung Quốc.
Ngày 13/09/2017 hai nước đã cùng khánh thành cầu Bắc Luân 2 Việt – Trung, là cây cầu thứ 2 nối giữa 2 thành phố cũng như 2 quốc gia, cũng là cây cầu dạng vòm lớn nhất Việt Nam. Đi qua cầu Bắc Luân 2 về đêm nhớ về Hoành Mô, Tiên Yên, Móng Cái kỷ niệm một thời của thuở xưa ‘Qua sông Thương gửi về bến nhớ‘ với bao kỷ niệm.
Thác Bản Giốc
Thác Bản Giốc là thác nước đẹp hiếm thấy tại xã Ðàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng, trên các trang mạng Trung Quốc gọi là cặp thác Đức Thiên – Bản Ước là một nhóm thác nước nằm trên sông Quây Sơn tại biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc. Nếu nhìn từ phía dưới chân thác, phần thác bên trái và nửa phía tây của thác bên phải thuộc chủ quyền của Việt Nam tại xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng; nửa phía đông của thác bên phải thuộc chủ quyền của Trung Quốc tại thôn Đức Thiên, trấn Thạc Long, huyện Đại Tân, thành phố Sùng Tả của khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây. Thác nước này cách huyện lỵ Trùng Khánh khoảng 20 km về phía đông bắc, cách thủ phủ Nam Ninh của Quảng Tây khoảng 208 km.
Giống khoai lang Hoàng Long; Giống khoai lang HL518 ; Giống khoai lang HL491 là ba giống khoai lang phổ biến và ngon nhất Việt Nam ngày nay. Giấc mơ lai khoai lang, thành tựu và bài học, với con đường phía trước. Khoai lang liệu có thể lai muống biển để gia tăng tính kháng? chuyện bây giờ mới kể.
*
Giống khoai lang Việt Nam ngon nhất hiện nay là HL518 Nhật đỏ, HL491 Nhật tím (Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997) và khoai lang Hoàng Long (Hoàng Kim, Nguyễn Thị Thủy 1981). Ba giống khoai lang ngon này mức kháng sùng chỉ đạt trung bình. Giáo sư Vũ Đình Hòa (Học Viện Nông nghiệp Việt Nam) trong luận án tiến sĩ năm 1991 có thực hiện việc lai giống khoai lang loài khoai lang Ipomoea batatas L với loài khoai lang dại Ipomoea Trifida để tìm giải pháp giống khoai lang kháng sùng. Vậy, khoai lang liệu có thể lai với muống biển để gia tăng tính kháng? Có thể hay không thể. To be or not to be
KHOAI LANG LAI MUỐNG BIỂN?
Trước đây khi còn trẻ thơ, tôi đã tự hỏi “Muống biển liệu có thể lai khoai lang để gia tăng tính kháng?” Gần đây, bài thơ ‘Chuyện Tình Hoa Muống Biển” của anh Hoàng Đại Nhân gợi tôi trở về câu chuyện cũ. Bài thơ trong sáng giản dị và hay, cốt truyện tình yêu đẹp, giá trị nhân văn cao, hình ảnh tuyệt vời. Tôi trở lại câu hỏi khoa học cây trồng: Muống biển liệu có thể lai khoai lang để gia tăng tính kháng?
Hoa muống biển và hoa khoai lang hình thái thật giống nhau. Muống biển và khoai lang là hai loài thực vật có quan hệ gần gũi. Muống biển (Ipomoea pes-caprae (L.) R.Br.) là loài thực vật thuộc họ Bìm bìm (Convolvulaceae) mọc phổ biến trên của các bãi biển và chịu được không khí mặn. Carl von Linné (23 tháng 5 năm 1707 – 10 tháng 1 năm 1778), nhà thực vật học, bác sĩ kiêm động vật học người Thụy Điển, người tiên phong của ngành sinh thái học “Hoàng tử của giới thực vật học“, cha đẻ của hệ thống phân loại theo danh pháp hiện đại, là người đầu tiên mô tả loài thực vật này; năm 1818, Robert Brown là người phân loại nó vào chi hiện tại.
Muống biển được tìm thấy trên bờ cát vùng nhiệt đới ven biển Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, phía bắc của bang New South Wales, và dọc bờ biển bang Queensland thuộc nước Úc. Muống biển ở Việt Nam mọc hoang khắp các bãi cát ven biển từ Hà Tiên, Rạch Giá (Kiên Giang), đến Vũng Tàu (Bà Rịa Vũng Tàu), Nha Trang (Khánh Hòa), Quảng Trị, Quảng Bình, Nghệ An, Thanh Hóa, Hải Phòng…
Muống biển có công dụng làm thuốc nhưng hiện chưa có các nghiên cứu sâu về cây này. Theo Nông nghiệp Việt Nam muống biển công dụng trong y học cổ truyền được dùng toàn cây để chữa trị các chỗ viêm do dị ứng với sứa biển, phong độc, bệnh ngoài da; hạt để chữa trị mệt mỏi; lá được dùng để giã nát đắp lên chỗ ngứa do sứa biển.
Khoai lang (Ipomoea batatas L) là cây hai lá mầm thuộc họ Bìm bìm Convolvulaceae, chi Ipomoea, Chi phụ: Quamoclit; Phân chi: Batatas Loài: Ipomoea batatas. Họ Bìm bìm có 55 chi và khoảng 1650 loài, trong đó chi Ipomoea là chi lớn nhất với khoảng 600 loài (Austin, 1997). Ở Việt Nam có 13 chi và 76 loài (Lương Ngọc Toàn và csv, 1978). Cây khoai lang được phân loại trong chi Batatas. Hiện nay trong nội tộc phân chi Batatas có 13 loài hoang dại quan hệ với khoai lang. Khoai lang có số nhiễm sắc thể 15, là dạng lục bội thể (6x) duy nhất có khả năng tạo củ để làm lương thực. Trần Văn Minh 2008 đã trích dẫn tài liệu của Iting và Kehr 1953 nghiên cứu sự phân chia giảm nhiễm ở các giống khoai lang của Mỹ và giả thuyết là khoai lang có nguồn gốc đa bội khác nguồn. Nó hình thành từ tổ hợp lai giữa một tứ bội thể với nhị bội, sau đó xẩy ra quá trình phân đôi nhiễm sắc thể ở con lai bất dục. Nishiyama 1982 và Shiotani 1988 thì lại cho rằng khoai lang là một tứ bội cùng nguồn, hình thành do sự đa bội hoá của loài lưỡng bội.
Carl von Linné nhà thực vật học Thụy Điển, nhà bác học hàng đầu của nhân loại ngành sinh thái học “Hoàng tử của giới thực vật học“, cha đẻ của hệ thống phân loại theo danh pháp hiện đại. Ông là người đầu tiên mô tả loài muống biển. Ông cũng là nhà thơ, nhà ngôn ngữ lừng danh mà August Strindberg tác giả người Thụy Điển viết: “Linné kỳ thực là một nhà thơ sinh ra để trở thành nhà tự nhiên học”. Linné được Goethe nhà bác học thiên tài người Đức ca ngợi: “Trừ Shakespeare và Spinoza, tôi không biết ai giữa những người không còn sống mà ảnh hưởng tới tôi lớn hơn thế”.
THAO THỨC MỘT ƯỚC VỌNG
Hình ảnh cậu bé tiến về biển lúc bình minh gợi chúng ta nhớ về câu chuyện muống biển, khoai lang quan hệ với “Hai vạn dặm dưới đáy biển” một tiểu thuyết khoa học viễn tưởng của Jules Verne nhà văn Pháp nay đã chuyển thể thành phim. Hai Vạn Dặm Dưới Đáy Biển …
Câu chuyện “20,000 Leagues Under the Sea” 1954 kể rằng: Trong năm 1868, tin đồn về một con quái vật biển tấn công tàu ở Thái Bình Dương đã tạo ra lo âu và khiếp sợ trong thủy thủ Hoa Kỳ, làm gián đoạn đường vận chuyển hàng hải . Chính phủ Hoa Kỳ mời Giáo sư Pierre Aronnax và Conseil phụ tá của ông lên một tàu chiến thám hiểm để chứng minh hay bác bỏ sự tồn tại của con quái vật. Kết quả “Hai vạn dặm dưới đáy biển”
Giáo sư Pierre Aronnax nhà bác học biển và cộng sự đã thấu hiểu đại dương, thế giới biển, nguồn thức ăn khác biệt và vô tận dưới biển sâu, và năng lực của tàu ngầm, phát minh khoa học làm mở rộng tầm mắt và thay đổi nhận thức về thế giới biển. Xem phim tại Hai vạn dặm dưới đáy biểnhttp://hdonline.vn/phim-hai-van-dam-duoi-day-bien-10140…
HIỆN THỰC VÀ GIẤC MƠ
Giống khoai lang Việt Nam phổ biến trong sản xuất HL491, HL518, Hoàng Long, HL4, Bí Đà Lạt, Chiêm Dâu chất lượng ngon, năng suất cao mà chúng tôi đã chọn tạo được là thành tựu nổi bật về giống khoai lang Việt Nam trong bốn mươi năm qua (1981-2021). Dẫu vậy, mức kháng sùng chỉ đạt trung bình Hướng nghiên cứu chọn tạo giống khoai lang năng suất cao chất lượng ngon,là bám sát nhu cầu thực tiễn một thời và thực dụng khả thi thích hợp điều kiện sản xuất kinh tế xã hội Việt Nam, cần ngay những giống tốt thiết thực Giải pháp giống khoai lang kháng sùng của giáo sư Vũ Đình Hòa tại luận án tiến sĩ năm 1991 lai giống loài khoai lang trồng Ipomoea batatas L với loài khoai lang hoang dại Ipomoea Trifida là rất hay nhưng tiếc rằng thiếu những giấc mơ nghiên cứu tiếp nối.
Ban mai trên biển Quê hương, nơi có sóng, có gió và loài hoa muống biển. Tôi yêu quê tôi, yêu vùng gió cát “Chang chang cồn cát nắng trưa Quảng Bình”. Nhớ đến thắt lòng con “dèm” nhỏ, con cua nhỏ bên dòng Gianh và những vạt muống biển xanh bất tận bên bờ Nhật Lệ. Và bài thơ Sóng yêu thương vỗ mãi đến vô cùng đã ra đời từ đó.
SÓNG YÊU THƯƠNG VỖ MÃI
Anh yêu biển tự khi nào chẳng rõ
Bởi lớn lên đã có biển quanh rồi
Gió biển thổi nồng nàn hương biển gọi
Để xa rồi thương nhớ chẳng hề nguôi
Nơi quê mẹ mặt trời lên từ biển
Mỗi sớm mai gió biển nhẹ lay màn
Ráng biển đỏ hồng lên như chuỗi ngọc
Nghiêng bóng dừa soi biếc những dòng sông
Qua đất lạ ngóng xa vời Tổ Quốc
Lại dịu hiền gặp biển ở kề bên
Khi mỗi tối điện bừng bờ biển sáng
Bỗng nhớ nhà những lúc mặt trăng lên
Theo ngọn sóng trông mù xa tít tắp
Nơi mặt trời sà xuống biển mênh mông
Ở nơi đó là bến bờ Tổ Quốc
Sóng yêu thương vỗ mãi đến vô cùng …
Nhưng đất cát nghèo Quê Choa ven sông ven biển không chỉ nắng, có gió, có phi lao và có muống biển mà còn có khoai lang. Đèo Ngang “đang nghèo” Linh Giang dòng sông quê hương cũng là vùng quê nghèo ‘khoai khoai toàn khoai’ của tuổi thơ tôi. Củ khoai lang ‘sâm người nghèo’ lặn vào trong ký ức. Tôi lớn lên bên khoai lang và muống biển và tuổi thơ bên gió cát dòng Gianh. Thuở nhỏ, tôi thường tần ngần cầm hai bông hoa nhỏ khoai lang và muống biển mơ đến một ngày … lai khoai lang. Mời bạn ngắm ảnh Biển Nhật Lệ Quảng Bình và cùng chia sẻ chuyện tình khoai lang hoa muống biển
CHUYỆN TÌNH HOA MUỐNG BIỂN
Hoàng Đại Nhân
Khi mặt trăng vừa từ biển mọc lên
Tỏa ánh sáng dịu dàng bờ cát trắng
Biển đêm nay êm đềm, con sóng lặng
Từng cặp đôi đang sải bước ven bờ
Cô gái hiền lành, trong sáng ngây thơ
Bên chàng trai khi tình vừa chớm nở
Họ cùng nhau thì thầm trao lời hứa
Hai con tim cùng nhịp đập rộn ràng
Chàng trai nghèo bao hy vọng chứa chan
Cùng người đẹp sẽ nên duyên chồng vợ
Cái ngày ấy chẳng còn bao xa nữa
Khi người yêu đã thề nguyện chung tình.
Cha cô gái hay tin nổi nóng, bất bình
Biết chàng nghèo, chẳng “môn đăng hộ đối”
Ông thẳng thắn: “Đừng nên mơ ước vội
Hãy kiếm đi, đủ lễ vật…, ta chờ”
Chàng trai nghèo sau những phút sững sờ
Hiểu phận mình, đâu trách gì cô gái
Càng yêu thương, chàng càng thêm hăng hái
Quyết ra khơi mong có dịp đổi đời
Biển quê hương như cũng hiểu lòng người
Giúp chàng trai nặng thêm từng mẻ lưới
Chàng thầm nghĩ chỉ thêm vài ngày tới
Số tiền ta sắm lễ vật đủ rồi
Lần cuối cùng chàng lướt sóng ra khơi
Lòng khấp khởi tràn trề bao hy vọng
Căng sức trẻ, đâu sợ gì con sóng
Khi con tim mang hình bóng của nàng
Cô gái đợi chờ, hy vọng chứa chan
Hoàng hôn xuống, đón thuyền chàng cập bến
Nhưng… bất hạnh bỗng từ đâu ập đến
Nàng đâu hay, bão biển đã cướp chàng
Nỗi niềm đau, con tim trẻ nát tan
Nàng quên ăn, cứ ngày ngày hướng biển
Nàng cầu mong con thuyền chàng xuất hiện
Nhưng biển xa chỉ tung sóng cuộn trào
Qua nhiều ngày cô tiều tụy mòn hao
Rồi gục chết khi biển chiều tàn nắng
Ơi cô gái ! Một con tim trong trắng
Phút cuối đời vẫn hướng phía biển xa
Trời thương cô, cho hóa kiếp thành hoa
Loài muống biển vươn dài trên bờ cát
Hướng về biển, nghe dập dìu biển hát
Lời yêu thương cháy bỏng những hẹn hò
Chàng trai hóa thành những ngọn sóng xô
Cứ ào ạt cản ngăn loài muống biển
Hãy quay lại, em ơi, xin đừng tiến
Để an lành tươi thắm một loài hoa.
Biển hôm nay mãi hát khúc tình ca
Bản tình ca thắm màu hoa muống biển
Mãi tươi hồng đón chào con sóng đến
Lời thủy chung son sắt đến trọn đời.
Du lịch Campuchia nếu bạn chỉ có ít thời gian thì nên đi thăm quần thể kiến trúc Angkor, bơi thuyền trên Biển Hồ và đi dạo ban mai ở thủ đô Phnôm Pênh nơi hợp lưu của sông Mekong và sông Tonlé Sap. Đó là ba điểm du lịch chính. Đặc biệt là đi thăm quần thể kiến trúc Angkor, nhưng nếu bạn chưa kịp bơi thuyền Biển Hồ và chưa đi dạo ban mai ở thủ đô Phnôm Pênh thì khó thấu hiểu lẽ thịnh suy và nụ cười bí ẩn. Angkor tượng đá bốn mặt, nụ cười bí ẩn trông như vui, như lạc quan, như yêu đời, như nghiêm nghị, nhưng ngắm kỹ cũng lại thấy như buồn, như lo âu, như hồi hộp, xem thật kỹ lại thấy dường như thoáng cười. Bốn khuôn mặt tượng đá đều toát lên sự tĩnh lặng, bình tâm và an nhiên, ở đó có thung dung chuyển pháp.
Quần thể kiến trúc Angkor là Kim Tự Tháp của thiền định và điệu múa Khmer là pho sử thi vĩ đại, cả hai kiệt tác vô giá này đều được UNESCO công nhận là di sản thế giới. Tượng đá bốn mặt, kinh thành bốn mặt, con sông bốn mặt, tòa tháp bốn mặt là sự hợp lưu và chuyển pháp của Đức Vua, Mẫu Hậu, Đức Phật và Thần Sáng Tạo. Đó là ý nghĩa thầm lặng của Nữ thần Shiva mà tôi đã kể trong bài viết Lúa sắn Cămpuchia và lúa sắn Lào. Trò chuyện với thiên nhiên và cổ vật Angkor, bạn sẽ thấy nhiều điều đáng suy ngẫm. Ví như một chủ thuyết, một tôn giáo, bao giờ cũng muốn được sự tin tưởng, noi theo độc tôn, mà không bao giờ chấp nhận sự nửa vời, đa nguyên, nhưng hãy nhìn tượng đá bốn mặt, kinh thành bốn mặt, con sông bốn mặt, bạn sẽ thấu hiểu sự hợp lưu và chuyển pháp.
Tôi (Hoàng Kim) nói với anh Nguyen Duong, rằng tôi cũng thấm thía câu nói của nhà thơ Nguyễn Duy, các cuộc tranh đoạt “bên nào thắng thì nhân dân cũng bại” nhưng quy luật đấu tranh sinh tồn, thích nghi và tồn tại, hợp lưu và chuyển pháp, là bài học lịch sử sâu sắc. “Angkor nụ cười suy ngẫm”
(trích …)
Kameda Akiko, Hoàng Kim, bác Dung nông dân và Nguyễn Phương với giống sắn KM419 tại Quảng Sơn, Ninh Sơn, Ninh Thuận năm 2011, trước khi Akiko mang giống sắn KM419 về trồng ở Campuchia (ảnh Hoàng Kim). Một thí dụ nhỏ về cây sắn. Năm 2009 khi những giống sắn tốt nhất của Việt Nam như KM140, KM985 được xác nhận thì sản xuất sắn của Campuchia vùng biên giới đã chủ yếu sản xuất và kinh doanh những sản phẩm sắn củ tươi của những giống tốt này. Năm 2011 khi giống sắn KM419 được nổi bật tại Đồng Nai, Tây Ninh và Ninh Thuận thì Kameda Akiko, Minh Ngọc Đông Bắc, Lý Thanh Bình, … đã nhanh chóng tìm mua giống sắn tốt này từ Việt Nam để phát triển thành nhiều vùng sắn chủ lực ở Campuchia tại Kratie, Sen Monorom, Kampong Cham. Tốc độ phát triển sắn Campuchia những năm gần đây nhanh hơn sắn Việt Nam. Giống sắn Campuchia theo rất sát những tiến bộ giống sắn mới nhất của Việt Nam và hiện nay uớc 90% diện tích sắn Campuchia là giống sắn KM419, KM98-5 và KM94. Angkor nụ cười suy ngẫm “Một đế quốc Khmer bị biến mất một cách bí ẩn. Một triều đại vươn tới cực thịnh sau đó bị suy tàn và hồi sinh. Một di sản thế giới bị khỏa lấp bởi lớp lớp bụi thời gian, nay được hé lộ với “nụ cười Angkor”. Một vị vua giỏi thuật đế vương, nghệ thuật giữ thăng bằng chính trị “đi trên dây” và sâu sắc về văn hóa, đó chính là Quốc vương Norodom Sihanouk. Ông là người có công lớn trong việc bảo tồn và tái hiện di sản đặc sắc này. Di sản Angkor và nhân vật lịch sử Norodom Sihanouk, là báu vật xứng đáng cho ta tìm tòi và cảm nhận.” (Hoàng Kim) xem tiếp Angkor nụ cười suy ngẫmhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/angkor-nu-cuoi-suy-ngam/
NGUYỄN HOÀNG PHƯƠNG TRIẾT VIỆT
Hoàng Kim
Giáo sư Nguyễn Hoàng Phương có tác phẩm “Tích hợp đa văn hóa Đông Tây cho một chiến lược giáo dục tương lai”. Nhà xuất bản Văn hóa Giáo dục Hà Nội năm 1995, 900 trang, bìa cứng, giấy khổ lớn A4. Đó là một tác phẩm lớn. Tôi mong bất cứ ai quan tâm vận nước, nền giáo dục Việt Nam và chính gia đình mình đều nên đọc kỹ sách này. Đó là một tổng luận tích hợp đa văn hóa Đông Tây của triết cổ phương Đông và tâm linh. Sách vàng tiếng Việt Này dường như là “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của giáo sư Đỗ Tất Lợi hoặc như “Lãng du trong văn hóa Việt Nam” của nhà văn hóa Hữu Ngọc, đều thực sự là những sách tổng luận nghề nghiệp mà tên sách đã nói rõ chủ đề mục tiêu và nội dung nghiên cứu. Ảnh trên là giáo sư Nguyễn Hoàng Phương và cháu gái (ảnh năm 1970 khi ông chuyển sang nghiên cứu khoa học tâm linh và triết cổ phương Đông; ảnh dưới là bìa sách tác phẩm “Tích hợp đa văn hóa Đông Tây cho một chiến lược giáo dục tương lai” và bản chụp một số giới thiệu Tôi sẽ trở lại với tác phẩm này
BẢN GIỐC VÀ KA LONG
Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long và Hoàng Kim
(Học tiếng Trung Việt).Thác Bản Giốc và sông Ka Long là hai địa danh lịch sử văn hóa đặc biệt nổi tiếng Việt Trung. Thác Bản Giốc là thác nước hùng vĩ đẹp nhất Việt Nam tại xã Ðàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Sông Ka Long (tên gọi Việt) hoặc Sông Bắc Luân (tên gọi Trung) là sông chảy ở vùng biên giới giữa thành phố Móng Cái tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam và thành phố Đông Hưng thuộc địa cấp thị Phòng Thành Cảng, Khu tự trị dân tộc Choang tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Tuy nhiên theo các bản đồ của Việt Nam thì quan niệm về dòng chảy của sông Ka Long và sông Bắc Luân không hoàn toàn trùng khớp với quan niệm về sông Bắc Luân của Trung Quốc. Thác Bản Giốc và sông Ka Long là nơi lưu dấu các câu chuyên lịch sử và huyền thoại mà tư liệu này là điểm nhấn để quay lại đọc và suy ngẫm. (xem tiếp...)
“Một thác nước tự nhiên, đẹp hùng vĩ bậc nhất thế giới nằm ở giữa ranh giới hai quốc gia, chứa đựng trong đó nhiều tiềm năng tài nguyên về thủy điện, du lịch. Một khu vực cửa sông tàu thuyền hai bên đi lại dễ dàng, giao thương thuận lợi. Tất cả những tiềm năng này đang chờ đợi sự đầu tư, hợp tác cùng khai thác”, theo VOV 27.11. 2015.
Sông Ka Long và sông Bắc Luân
Sông Ka Long theo bản đồ của Việt Nam xuất bản, bắt nguồn từ rìa bắc xã Quảng Đức, Hải Hà 21°36′36″B 107°41′2″Đ, phía tây cửa khẩu Bắc Phong Sinh cỡ 5 km, chảy uốn lượn về hướng đông đông bắc. Đoạn sông này dài cỡ 16 km. Sông KaLong đến “bãi Chắn Coóng Pha” ở bản Thán Phún xã Hải Sơn, Móng Cái 21°39′34″B 107°48′24″Đ, thì hợp lưu với Sông Bắc Luân bên Trung Quốc và đổi hướng chảy về đông, sau đó đông nam đến nội thị của thành phố Móng Cái. Toàn bộ đoạn sông nói trên là ranh giới tự nhiên cho đường biên giới Việt – Trung. Sông Kalong đến ranh giới phường Ka Long và Trần Phú ở thành phố Móng Cái thì sông chia thành hai nhánh 21°32′13″B 107°57′58″Đ: 1) Dòng Ka Long chảy trong đất Việt theo hướng Nam xuyên qua thành phố Móng Cái ra biển ở nơi giáp ranh giữa xã Hải Xuân và xã Vạn Ninh. 2) Chi lưu là dòng sông Bắc Luân chảy theo hướng đông, tiếp tục là đường biên giới Việt – Trung, đi qua rìa phía đông bắc phường Hải Hòa, dọc theo rạch Tục Lãm và đổ ra biển Đông ở cửa Bắc Luân. Sông Bắc Luân (Bei Lun He, Bắc Luân hà) phía Trung Quốc thì bắt nguồn từ núi Thập Vạn Đại Sơn 21°45′3″B 107°45′31″Đ ở Phòng Thành, Trung Quốc, chảy theo hướng đông nam tới vùng “bãi Chắn Coóng Pha”. Từ đây sông là ranh giới tự nhiên cho đường biên giới Việt – Trung đến cửa Bắc Luân. Sông có tổng chiều dài 109 km, trong đó đoạn tạo thành biên giới Việt Nam-Trung Quốc là 60 km.
Sông Ka Long là sông Bắc Luân Việt Nam phần chảy trong lãnh thổ Việt Nam và biên giới Việt Trung. Dòng sông này cũng có chốn hợp lưu và có một phần chảy ở nước ngoài là sông Bắc Luân. Câu chuyện này cũng giống như dòng sông Sesan với dòng sông Mekong, đều có chốn hợp lưu, có một phần ở nước ngoài, và có nơi tự do chảy toàn trong lãnh thổ Việt Nam. Từ Mekong nhớ Neva, năm trước khi thăm lại Srepok, điểm hợp lưu quan trọng nhất của sông Mekong ở ngã ba Đông Dương, trong lần chuyển giao tiến bộ kỹ thuật canh tác sắn Tây Nguyên, tôi liên tưởng và suy ngẫm về các dòng sông đất nước. Nay sông Kalong và sông Bắc Luân cũng là một câu chuyên tương tự.
Wikipedia tiếng Việt trích dẫn tư liệu Đại Nam nhất thống chí chépː “Sông Ninh Dương ở cách châu Vạn Ninh 1 dặm về phía tây. Nguồn (của sông này) từ các xã Thượng Lai và Mông Sơn tổng Bát Trang chảy về đông 37 dặm ven theo địa giới nước Thanh (đến ngã ba). Rồi chuyển (dòng) chảy sang phía đông 7 dặm, đổ ra cửa Lạch. Một nhánh chảy về phía nam 5 dặm đến xã Ninh Dương, lại chia làm 2 chiː một chi chảy về phía đông làm sông Trà Cổ, một chi chảy về tây nam 1 dặm đến đông nam núi Hữu Hàn chảy 10 dặm đổ ra cửa Đại… Ải Thác Mang ở xã Vạn Xuân, cách châu Vạn Ninh 2 dặm về phía bắc, giáp đồn phủ Đông Hưng của nước Thanh. Phàm hai nước có công văn đều do ải này giao đệ. (Đường bộ) đi đến tỉnh thành mất 8 ngày“.
Khu vực cửa sông Bắc Luân năm 1888. Công ước năm 1887 giữa Pháp và nhà Thanh lấy cửa sông này làm đường biên giới. Sông Palong nay bắc qua nhánh Ka Long chảy trong thành phố Móng Cái có 2 cầu là cầu Ka Long và cầu Hòa Bình, bắc qua nhánh Bắc Luân chảy dọc biên giới hiện có cầu Bắc Luân nối hai cửa khẩu quốc tế Móng Cái của Việt Nam và cửa khẩu Bắc Luân của Trung Quốc.
Ngày 13/09/2017 hai nước đã cùng khánh thành cầu Bắc Luân 2 Việt – Trung, là cây cầu thứ 2 nối giữa 2 thành phố cũng như 2 quốc gia, cũng là cây cầu dạng vòm lớn nhất Việt Nam. Đi qua cầu Bắc Luân 2 về đêm nhớ về Hoành Mô, Tiên Yên, Móng Cái kỷ niệm một thời của thuở xưa ‘Qua sông Thương gửi về bến nhớ‘ với bao kỷ niệm.
Thác Bản Giốc
Thác Bản Giốc là thác nước đẹp hiếm thấy tại xã Ðàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng, trên các trang mạng Trung Quốc gọi là cặp thác Đức Thiên – Bản Ước là một nhóm thác nước nằm trên sông Quây Sơn tại biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc. Nếu nhìn từ phía dưới chân thác, phần thác bên trái và nửa phía tây của thác bên phải thuộc chủ quyền của Việt Nam tại xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng; nửa phía đông của thác bên phải thuộc chủ quyền của Trung Quốc tại thôn Đức Thiên, trấn Thạc Long, huyện Đại Tân, thành phố Sùng Tả của khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây. Thác nước này cách huyện lỵ Trùng Khánh khoảng 20 km về phía đông bắc, cách thủ phủ Nam Ninh của Quảng Tây khoảng 208 km.
Sông Quy Xuân theo cách gọi của phần dòng sông tại Việt Nam, còn tên chung của cả dòng sông theo tiếng Trung gọi là Quây Sơn, Quy Xuân hà, 归春河, Guīchūn Hé, là một dòng sông quốc tế. Sông Quây Sơn có chiều dài 89 km với diện tích lưu vực là 1.160 km², độ cao trung bình của sông là 556 m. Sông chảy phần lớn trên địa bàn tỉnh Quảng Tây của Trung Quốc và có chiều dài khoảng trên 20 km tại tỉnh Cao Bằng của Việt Nam. Theo Bách khoa toàn thư Việt Nam sông Quy Xuân tại Việt Nam có một chi lưu là suối Cạn và sông có tổng chiều dài 38 km với diện tích lưu vực là 370 km2 hoặc theo Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam thì sông Quy Xuân phần chảy trong nội địa Việt Nam có tổng chiều dài 49 km với diện tích lưu vực 475 km² .
Sông Quy Xuân bắt nguồn từ các khe suối tại huyện Tĩnh Tây, thành phố Bách Sắc của Quảng Tây, Trung Quốc sau đó chảy xuôi về phía nam hoàn toàn trong lãnh thổ Việt Nam tại xã Ngọc Côn của huyện Trùng Khánh thuộc tỉnh Cao Bằng, tiếp tục chảy theo hướng đông nam cho đến cực nam của xã Đình Phong rồi chuyển hướng đông-đông bắc đến xã Đàm Thủy sông chuyển hướng đông nam và chảy đến khu vực thác Bản Giốc tại xã Đàm Thủy (Việt Nam) với đối ngạn là thôn Đức Thiên, trấn Thạc Long, huyện Đại Tân của thành phố Sùng Tả (Trung Quốc). Đường biên giới Việt Nam-Trung Quốc đi từ mốc 53 (cũ) lên cồn Pò Thoong giữa sông rồi đến điểm giữa của mặt thác chính của thác Bản Giốc. Sau đó sông Quy Xuân trở thành đường biên giới tự nhiên giữa Việt Nam (huyện Hạ Lang) và Trung Quốc (huyện Đại Tân). Đến xã Minh Long, Hạ Lang thì sông Quây Sơn chuyển sang hướng tây và chảy đến xã Lý Quốc, Hạ Lang và đến trấn Thạc Long, thì sông chảy hoàn toàn trong lãnh thổ Trung Quốc. Sông Quy Xuân sau khi chảy vào lãnh thổ Trung Quốc, vẫn có hướng chính là hướng tây rồi nhập vào sông Hắc Thủy ở Thạc Long và sau đó lại nhập vào Tả Giang rồi đổ ra biển Đông tại vùng Châu Giang. Vì tính chất dòng chảy như vậy nên ở Trung Quốc sông được ca ngợi là “sông yêu nước” vì sự quấn quýt trở về. Sông Quy Xuân có thác Bản Giốc Việt Nam và cặp thác Đức Thiên – Bản Ước Trung Quốc được bình chọn và đánh giá là một trong các thác đẹp nhất Trung Quốc và Việt Nam.
Quảng Ninh và Cao Bằng là một phần đời tôi ở đó. Về Việt Bắc đêm lạnh nhớ Bác tôi đã kể một chút chuyện này. Nay neo thêm một ký ức về Thác Bản Giốc và sông Ka Long. Trong bài viết này tôi dùng chữ Việt Ka Long và Quy Xuân để chỉ phần sông chảy hoàn toàn trong lãnh thổ Việt Nam “Việt Nam Trung Hoa núi liền núi sông liền sông”, đây là một thí dụ điển hình.
ĐỪNG BAO GIỜ NGỪNG CỐ GẮNG Hoàng Kim
Cám ơn Dac San Go Cong niềm vui tìm lại. Ngày này cách đây mười năm (27 tháng 11, 2011) : “Chừng nào mỗi chúng ta chưa ứa nước mắt thấm hiểu sự nhọc nhằn của người nông dân một nắng hai sương làm ra hạt gạo. Chừng nào những giá trị lao động khoa học cao quý, liên tục, âm thầm chưa mang lại đủ niềm vui cho bữa ăn của người dân nghèo. Chừng đó chúng ta sẽ còn phải DẠY VÀ HỌC. Cái gốc của sự học là HỌC LÀM NGƯỜI”. Đừng bao giờ ngừng cố gắng. Cám ơn Dac San Go Cong đã đồng cảm https://www.facebook.com/daihocnonglam/posts/2233027466822