Trang chủ NLU| KhoaNôngHọc| Mụclục Hoàng KimLong| Tình yêu cuộc sống | CNM365| Khát khao xanh | Dạy và học | Cây Lương thực | FoodCrops| HK1| HK2| HK3| HK4| HKWiki| Violet| FAOSTAT| ThốngkêVN | ThờitiếtVN|
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 1453
Toàn hệ thống 3167
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

 

Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc


TÌNH YÊU CUỘC SỐNG

THUNG DUNG
Nguyễn Bỉnh Khiêm, ...


DẠY VÀ HỌC
Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận


Khoa Nông Học  
Những nhà khoa học xanh,
http://foodcrops.vn


Norman Borlaug
Lời Thầy dặn

Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.


Thông tin Cây Lương thực
 Lúa, Ngô, Sắn, Khoai lang
Nông trại và Hệ thống Canh tác
http://foodcrops.vn
FOOD CROPS
CÂY LƯƠNG THỰC
  



Tình yêu cuộc sống
Thông tin chuyên đề chọn lọc

Science Daily

KHÁT KHAO XANH
HOÀNG KIM
CNM365

Luôn làm mới kiến thức của bạn !



Bút tích NB gửi HK và
Những tư liệu quý về 
GS.TS. Norman Borlaug

Lối vào Phong Nha

 


HOÀNG KIM
NGỌC PHƯƠNG NAM
CHÀO NGÀY MỚI

DẠY VÀ HỌC
CÂY LƯƠNG THỰC
FOOD CROPS



THƯ VIỆN NGHỀ LÚA
Thư viện Khoa học Xã hội





Cassava in Vietnam



A New Future for Cassava in Asia

On-line: Cassava in Asia
(Tải tài liệu PDF tại đây)


 

KimFaceBook
KimYouTube

KimLinkedIn

Songkhongtubien

KIMYOUTUBE. Video nhạc tuyển Sóng không từ biển (xem tiếp).



GỬI THƯ ĐIẾN TỬ VÀ
LIÊN KẾT TRỰC TUYẾN

hoangkimvietnam@gmail.com 
hoangkim@hcmuaf.edu.vn  
TS. Hoàng Kim

http://foodcrops.vn
http://vi.gravatar.com/hoangkimvn
http://en.gravatar.com/hoangkimvn

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  TS. Hoàng Kim


Johan amos comenius 1592-1671.jpg

CHÀO NGÀY MỚI 28 THÁNG 3
Hoàng Kim
CNM365 Phạm Hồng Đức Phước ca cao; Cao Biền trong sử Việt; Rừng Lipa; Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay; Thầy bạn trong đời tôi; Cuối dòng sông là biển;. Phục sinh giữa tối sáng; Nam tiến của người Việt; Ngày 28 tháng 3 Ngày nhà giáo Slovakia, (nhằm ngày sinh của Jan Amos Komenský nhà giáo ngôn ngữ học, khoa học tự nhiên, nhà chính trị, triết học sinh ngày 28 tháng 3 năm 1592, mất ngày 15 tháng 11 năm 1670.. Ngày 28 tháng 3 năm 1868 ngày sinh Maxim Gorky, tác gia người Nga mất năm 1936.  Ngày 28 tháng 3 năm 1930, Hai thành phố lớn Istanbul và Ankara là Constantinopolis và Angora của Thổ Nhĩ Kỳ được đổi mới tên gọi trong quá trình cải cách của Mustafa Kemal Atatürk quốc phụ nước này. Bài chọn lọc ngày 28 tháng 3: Phạm Hồng Đức Phước ca cao; Cao Biền trong sử Việt; Rừng Lipa; Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay; Thầy bạn trong đời tôi; Cuối dòng sông là biển; Phục sinh giữa tối sáng; Nam tiến của người Việt; Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-28-thang-3/

TS Phước ăn ngon lành ruột quả ca cao chín (ảnh Hoàng Thiên Nga)

PHẠM HỒNG ĐỨC PHƯỚC CA CAO
Hoàng Kim

Ngọt thơm ca cao Đồi Đá
Ban mai vui với bạn hiền
Ly sữa ca cao tím ngát (*)
Phạm Hồng Đức Phước mến yêu

Người hướng đạo sinh bạn quý
Giống cụ Phạm Hồng mình thân
Nước mắt Vị Xuyên mặn đắng
Suốt đời gian khổ hi sinh (**)

Người lành cây che bóng nắng
Khách quen việc tốt cùng chơi
Trang sách niềm vui chia sẻ
Điểm thăm dấu ấn cho đời (***)

TIẾN SĨ VỀ LÀM NÔNG DÂN
Video câu chuyện ảnh thu vị
CafeBiz, Thứ Sáu 26 tháng 3, 2021

Tiến sĩ về làm nông dân:Hồi sinh đồi đá trơ trọi nhờ cỏ dại,trồng cacao không hoá chất tạo dòng socola đắt nhất Việt Nam:

Ngự trên một ngọn đồi xã Phú An, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai là trang trại Stone Hill Farm của ông Phạm Hồng Đức, một thầy giáo chuyển sang làm lâm nghiệp “full time”. Từng là giảng viên tại Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, sau khi nghỉ hưu 10 năm trước, ông quyết định về làm lâm nghiệp….

(*)
NGỌT THƠM CA CAO ĐỒI ĐÁ
Hoàng Thiên Nga
Báo Tiền Phong 29/02/2020 18:17

TP – Tìm hiểu về cây ca cao, nghề trồng ca cao hàng chục năm qua, tôi vẫn không thể viết bởi ám ảnh ánh mắt nông dân buồn bã trước những mảng vườn ca cao bị sâu rầy tàn phá đến xác xơ. Cho tới khi được tận mắt thấy Đồi Đá hoang tàn biến thành vườn ca cao ngút ngàn trái ngọt, rợp cả khoảng trời, tôi cầm bút…

Khổ vì… sâu

Lần đầu gặp tiến sĩ Phạm Hồng Đức Phước trong hội nghị tham vấn về chính sách phát triển ca cao bền vững tại Buôn Ma Thuột cách đây 5 năm, tôi ấn tượng với cách trả lời phỏng vấn giản dị mà rất cặn kẽ, dễ hiểu của ông. Tuy nhiên, những điều trông thấy trước và sau hội nghị đó chỉ để lại trong tôi âm hưởng băn khoăn.

Tại Văn phòng đại diện báo Tiền Phong khu vực Tây Nguyên, chúng tôi đã tiếp không ít nhóm nông dân bức xúc đòi “bắt đền” những tổ chức thuyết phục họ trồng ca cao. Sau khi họ dồn vốn đầu tư, cuốc cày vất vả, chăm sóc kiểu gì vườn cây vẫn bị sâu rầy tàn phá. Có đơn công nhân ký tên tập thể, tố cáo lãnh đạo công ty “bỏ của chạy lấy người”, “đem con bỏ chợ” khi doanh nghiệp thua lỗ nặng nề vì trồng ca cao.

Khi cùng một nhóm “nạn nhân” về tận “hiện trường”, vừa dợm bước vào vườn ca cao, tôi đã tức thở thoái lui vì mùi hắc nực nồng. Người dẫn đường giải thích: Loài cây này sâu bệnh quá nhiều, chỉ cần ngưng phun thuốc chục ngày là sâu rầy sinh sôi. Thu hoạch về, hạt phơi ủ lên men công phu rồi bán vẫn chả đủ tiền trả nợ mua thuốc trừ sâu, chưa kể công chăm, chi phí bơm tưới… Vì vậy, bao nông dân rơi vào tình cảnh bần cùng gánh nợ trĩu vai.

Kiểm chứng kỹ hơn, chúng tôi vào Viện Nghiên cứu khoa học Nông lâm nghiệp Tây Nguyên. Tỉnh Đắk Lắk dành hẳn 100 hecta đất bazan bằng phẳng, thuận tiện nguồn nước cho Viện làm vườn thực nghiệm. Trong đó có khu trồng các giống ca cao. Hỡi ôi, vạt ca cao nào cũng bị bọ xít, rệp sáp tấn công tơi tả, quả thối rụng đầy gốc. TS Hoàng Mạnh Cường – Trưởng bộ môn Lâm nghiệp và Cây ăn quả xác nhận vì không trị nổi sâu rầy nên lợi nhuận từ trồng ca cao tại đây thua xa nhiều loài cây khác, như bơ, mít, sầu riêng, cà phê cao sản.

Năm 2019, Đắk Lắk sôi nổi phong trào khởi nghiệp. Một nhóm doanh nhân trẻ xây dựng thương hiệu Socola Miss Ede, từ đó câu chuyện về nguồn nguyên liệu ca cao lại được khơi ra. Theo Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT), diện tích trồng ca cao cả nước sụt giảm quá nhanh, từ 25.700ha năm 2012 tới nay chỉ còn khoảng 6.000ha, năng suất trung bình chỉ 1 tấn hạt/ha trong khi nhu cầu ca cao của thế giới đang rất lớn nhưng không có nguồn cung.

Xem phóng sự ảnh “Du xuân với vườn ca cao muôn màu trên Tây Nguyên” đăng trên Tiền Phong Online, giám đốc một công ty xuất nhập khẩu uy tín nhờ tôi tìm giúp nguồn hàng cỡ vài container hạt ca cao mỗi tháng. Tôi hỏi TS Phạm Hồng Đức Phước, chủ vườn ca cao “muôn màu”, ông khẳng định phải đẩy mạnh việc trồng ca cao trước khi nghĩ tới năng lực xuất khẩu và mời tôi đến xem 50 giống ca cao đang cho thu hoạch ở một nơi “từng không có cây gì mọc nổi” tại tỉnh Đồng Nai.

Ðá cũng ngọt lành

Từ TP Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) theo QL 14 băng qua tỉnh Đắk Nông, đến huyện Tân Phú-Đồng Nai khoảng 300km. Rời cao nguyên trong gió sớm mát rượi, tới chân Đồi Đá của TS Phước, chúng tôi lập tức hứng ngay cái nắng nóng hầm hập giữa chiều đồng bằng.

Ngồi dưới mái lều lợp bằng cọng dừa, chuyên gia ca cao hàng đầu Việt Nam bật quạt, vui vẻ chỉ cho đoàn khách bình nước lọc, quầy chuối chín, ai cần gì dùng nấy. Câu chuyện bắt đầu từ năm 1997, sau khi du học và bảo vệ tiến sĩ nông nghiệp từ Philippines về, ông đến thăm thầy, Giáo sư Nguyễn Văn Uyển – Viện phó Viện Sinh học nhiệt đới TPHCM, người mà TS Phước tôn kính gọi là “cha đẻ của ngành ca cao Việt Nam”. Nói qua cây ca cao, giáo sư Uyển bảo: “nghiên cứu cây này đi, hay lắm!”. Càng tìm hiểu, ông càng thấy thú vị bởi giá trị dinh dưỡng tuyệt vời của ca cao có thể chế biến ra nhiều loại sản phẩm đa dạng, hữu ích.

Quỹ Ca cao Quốc tế chọn TS Phước là đối tác nghiên cứu phát triển, đúng vào lúc ông muốn ứng dụng kỹ thuật trồng ca cao trên đất dốc, ở những nơi khó trồng trọt, thường bị bỏ hoang. TS Phước thuyết phục Giám đốc lâm trường 600 nhượng lại Đồi Đá, là nơi đất đã hoàn toàn bị rửa trôi, xói mòn. Ông cho rằng trên cả nước sườn đồi rất nhiều, đa số nông dân chưa biết kỹ thuật canh tác trên đất dốc. Nếu Đồi Đá trồng được ca cao bền vững, thì chỗ nào nông dân cũng có thể làm giàu với ca cao.

Tiếp đó, là hành trình 10 năm kỳ công cải tạo ngọn đồi rộng 13 hecta lổm ngổm đá tảng trên nền đất bạc màu, không một bóng cây. Ở nơi không có điện, không nước máy, không sóng điện thoại, ông đã khoan giếng, tự làm thủy điện, dựng nhà, xin trấu về ủ phân, cải tạo đất. Từ nguồn nước chỉ đủ nuôi 3.000 m2 vườn cây ăn trái, TS Phước tự tạo hệ thống tưới nhỏ giọt cho 3 hécta ca cao. Ông trồng ca cao theo bậc thang để hạ độ dốc, trồng thêm cỏ phủ kín mặt đất, đào mương nhỏ giảm tốc nước đổ để chống xói mòn. Ông treo tổ nuôi kiến vàng, kiến đen, dựng nhà cho dơi về trú ngụ, tạo thiên địch chống sâu rầy…

Thấm thoắt, lá ca cao đã khép tán. Vườn cây trổ hoa kết trái quanh năm. Có giống ca cao đạt năng suất tới 3-4 tấn hạt khô/hécta. Đất mát, đủ nguồn nước tưới để TS Phước mở rộng diện tích trồng ca cao thêm 2 hecta nữa. Doanh nhân Nhật đến tận vườn xin bao tiêu trọn gói với giá gấp đôi nhưng ông từ chối. Ông giao con trai gây dựng thương hiệu Stone Hill cho các mặt hàng làm thủ công từ ca cao. Năm 2017, Stone Hill được trao giải “Top 50 hạt ca cao ngon nhất thế giới” trong chương trình Cocoa of Excellence tại Paris, ghi điểm son uy tín cho nền nông nghiệp thực phẩm sạch Việt Nam.

Đưa khách trèo lên Đồi Đá thăm vườn ca cao trĩu quả, TS Phước hái một trái chín vàng đập vỡ vỏ, nhai ngon lành cả cơm lẫn hạt, hài hước khoe: “Tôi dễ nuôi như lạc đà, chỉ cần 1 trái ca cao là đủ chất”. Ông nói: Trên thế giới, cả tỷ người thích sô cô la, nhưng vì ít nước trồng được ca cao, nên nhiều người chưa biết ca cao rất hữu dụng. Nhân hạt để làm bột ca cao, sô cô la, xà bông, mỹ phẩm; Vỏ hạt làm trà; Lớp cơm nhầy bọc quanh hạt làm sinh tố, rượu vang, rượu mạnh; Vỏ quả băm nhỏ là món ăn khoái khẩu của bò, dê..

Huyện nghèo giáp biên Ea Súp (tỉnh Đắk Lắk) có những cánh đồng rộng mênh mông, trước đây nhiều doanh nghiệp vào cuộc nhưng trồng cây gì hỏng cây đó. Với sự cố vấn kỹ thuật của TS Phạm Hồng Đức Phước, từ năm 2017 Công ty Ca cao Intercontinental Coporation (CIC) triển khai dự án trồng 1.000 ha ca cao. TS Phước chống ngập mùa mưa, chống hạn mùa khô bằng cách cho lên liếp, đào mương, lắp đặt toàn bộ thiết bị tưới nhỏ giọt của Israel. Tới nay, 300 hecta ca cao trồng đợt đầu của CIC đơm đầy hoa trái… 

(**) Người hướng đạo sinh bạn quý, giống cụ Phạm Hồng mình thân, nước mắt Vị Xuyên mặn đắng, suốt đời gian khổ hi sinh.

Phạm Hồng Đức Phước quý nhà hướng đạo sinh Baden Powell (ảnh): “… Còn anh, anh sẽ làm gì trong ngày? Đời sẽ đẹp nếu anh muốn… Muốn thế không nên bỏ phí thì giờ. Đứng lên, đi làm việc. Người ta chỉ sống một đời, đừng bỏ qua một phút. Khi đến giờ nghỉ anh sẽ an giấc nếu anh làm việc hết sức mình. Những người ngủ không được, thao thức thâu đêm là những người ban ngày đã đi chơi rong.” (Baden Powell). Mình chưa bao giờ là hướng đạo sinh nhưng những lời của vị tổ sư này đọc được vào năm Đệ Thất (lớp Sáu) vẫn nhớ cho đến bây giờ tuy rằng bình thường trí nhớ của mình thuộc loại kém. Vậy nhưng cuộc đời mình rong chơi cũng nhiều và tất nhiên nhiều đêm không ngủ được.

Cụ Phạm Hồng là Người lính già thời Bác, chính ủy của sư đoàn 325 làm nòng cốt của sư đoàn 356 ‘Nước mắt Vị Xuyên‘ ‘Sống bám đá đánh giặc, chết hóa đá bất tử’. Ông vừa mất ngày 8 tháng 10 năm 2019.lúc 93 tuổi .Chính ủy Phạm Hồng có năm cha con đánh giặc ở biên giới suốt bảy năm ròng, sau về hưu ở thị xã Hải Dương gần Viện Cây Lương thực Cây Thực phẩm. HHoàng Kim năm 1972 chung tổ bốn người gồm Xuân, Chương, Trung, Kim là những người bạn xếp bút nghiên lên đường chiến đấu tháng 9 nămm 1971 thì Xuân Chương đã hi sinh ở Quảng Trị. Hoàng Kim năm 1976 -1977 là trợ lý tổng hợp phòng tham mưu sư đoàn 325, có năm người bạn cùng tổ ở phòng tham mưu sư đoàn 325 năm 1979 đều hóa đá Vị Xuyên Người vịn trời xanh chấp sói rừng.

(***) Đức Phước câu chuyện ảnh: Người lành cây che bóng nắng Khách quen việc tốt cùng chơi Trang sách niềm vui chia sẻ Điểm thăm dấu ấn cho đời

Bài viết mới trên TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
CNM365, ngày mới nhất bấm vào đây   cập nhật mỗi ngày

Bài viết mới

CAO BIỀN TRONG SỬ VIỆT
Hoàng Kim

Bài viết này đánh giá lại Cao Biền là một tướng nhà Đường nhưng hai vợ chồng ông đã bỏ phương Bắc để về làm dân của nước Nam. Mộ Cao Biền ở Phú Yên. Đền thờ vợ ông ở Hà Đông, Vua Lý Công Uẩn trong Chiếu dời đô ban hành vào mùa xuân năm 1010 để chuyển kinh đô của nước Đại Cồ Việt từ Hoa Lư, Ninh Bình, ra thành Đại La, (Hoàng Thành Thăng Long di sản thế giới UNESCO tại Việt Nam) Hà Nội ngày nay, đã viết: “Thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương, ở vào nơi trung tâm trời đất, được thế rồng cuộn hổ ngồi, chính giữa nam bắc đông tây, tiện nghi núi sông sau trước. Vùng này mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh. Xem khắp nước Việt đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời.Trẫm muốn nhân địa lợi ấy mà định nơi ở, các khanh nghĩ thế nào?” (Bản dịch của Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, in trong Đại Việt sử ký toàn thư, Nhà Xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1993. Nguyên văn: 况高王故都大羅城。宅天地區域之中。得龍蟠虎踞之勢。正南北東西之位。便江山向背之宜。其地廣而坦平。厥土高而爽塏。民居蔑昏墊之困。万物極繁阜之丰。遍覽越邦。斯爲勝地。誠四方輻輳之要会。爲万世帝王之上都。朕欲因此地利以定厥居。卿等如何)

CAO BIỀN TRONG SỬ VIỆT
Hoàng Kim

Cao Vương1  tinh đẩu trời xứ Bắc
Lão sư 2 An Hải đất phương Nam
Sống gửi chốn xưa lưu thiên cổ 3
Thác về đất mới  đón Vạn Xuân4
Vùng cao tụ khí bình an tới 5
Biển thẳm hoàn lưu chính khí về 6
Danh tướng Lão sư 2 Thầy địa lý 7
Nghe tiếng nghìn năm ta xuống xe 8

(1) Chiếu dời đô do vua Lý Thái Tổ ban hành vào mùa xuân năm 1010 để chuyển kinh đô của nước Đại Cồ Việt từ Hoa Lư (Ninh Bình) ra thành Đại La (Hà Nội). (trích) Huống chi thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương, ở vào nơi trung tâm trời đất, được thế rồng cuộn hổ ngồi, chính giữa nam bắc đông tây, tiện nghi núi sông sau trước. Vùng này mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh. Xem khắp nước Việt đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương, đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời.Trẫm muốn nhân địa lợi ấy mà định nơi ở, các khanh nghĩ thế nào? Bản dịch của Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, in trong Đại Việt sử ký toàn thư, Nhà Xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1993). Nguyên văn: 况高王故都大羅城。宅天地區域之中。得龍蟠虎踞之勢。正南北東西之位。便江山向背之宜。其地廣而坦平。厥土高而爽塏。民居蔑昏墊之困。万物極繁阜之丰。遍覽越邦。斯爲勝地。誠四方輻輳之要会。爲万世帝王之上都。朕欲因此地利以定厥居。卿等如何。

(2) Mả Cao Biền ở Đồng Môn, xóm Cát, thôn 5 xã An Hải, Tuy An, Phú Yên. Cao Biền thời Đường được phong Cao Vương, tĩnh Hải Quân

(3) Lưu thiên cổ: Cựu Đường thư, Tân Đường thư Tư trị Thông giám, là ba bộ sách chính sử của Trung Quốc lưu danh thiên cổ Cao Biền

(4) Đón Vạn Xuân: Vạn cổ thử giang san. Cao Biền buông kiếm tìm về An Hải, sống và chết làm dân Việt Nam. Nhà Đường sụp đổ., Chu Ôn lập nhà Hậu Lương. Khúc Thừa Dụ nhân thế lập nước Vạn Xuân. Việt Nam bắt đầu thời độc lập tự chủ.

(5) Bình an tới: Ngôi đất Cao Biền chọn là làng An Hải, đầm Ô Long Phú Yên. Thời Cao Vương, ông đã lập tuyến phòng thủ từ Ô Long Vũng Rô biển Phú Yên theo sinh lộ Đắk Lắk nối Stung Treng tới hợp lưu sông Me kong (xem bản đồ hình 1 thời hậu Đường) kết nối sinh lộ Bắc Nam dọc Trường Sơn. Mặt Bắc ông đã lập tuyến phòng thủ chắc tiếp ứng nhanh đắp thành Đại La kết nối Vân Đồn của Tĩnh Hải quân, và Lĩnh Nam Đông đạo (nối Hà Nội với Hải Phòng và Quảng Châu ngày nay) nối thủy lộ sông Hồng sông Ka Long sông Bắc Luân.

(6) Chính khí về : chùa Thanh Lương có tượng Phật Quan Âm từ biển dạt vào

(7) Danh tướng đại sư thầy địa lý là ba đánh giá chính về Cao Biền

(8) Nghe tiếng nghìn năm tôi xuống xe “
Nguyễn Du viếng mộ Liễu Hạ Huệ” “bia tàn chữ mất vùi gai góc/ nghe tiếng nghìn năm tôi xuống xe”. Cao Biền dòng dõi tướng môn, quản lý Thần Sách quân thân tín bên cạnh vua. Cao Biền là danh tướng, đạo sư, thầy địa lý công trình sư và nhà tiên tri thời hậu Đường qua đúc kết bởi ba danh mục chính sử Trung Quốc là Cựu Đường Thư, Tân Đường Thư, Tư Trị Thông Giám của ba Tể tướng sử quan và danh sĩ tinh hoa Trung Quốc lần lượt là Lưu Hu, Âu Dương Tu ,Tư Mã Quang. Cao Biền là con người có thật trong lịch sử, giỏi như Gia Cát Vũ Hầu Khổng Minh thời Hán mạt Tam quốc trước đó. Sự khác biệt là Khổng Minh cúc cung tận tụy đến chết mới thôi, còn Cao Biền thì gặp lúc mạt Đường, nhiều kẻ mưu mô, lũ phương sĩ, hoạn quan, quyền thần và kẻ hám lợi cầu danh khắp mọi nơi, với sự kiệt sức của một triều đại đã khủng hoảng đến cực điểm Đặc biệt, Cao Biền bị bó tay khi vua kém tài đức, buông bỏ chính sự, mê muội đồng bóng, tin theo lời dèm pha và mưu kế nghịch tặc tìm cách mượn tay giặc giết lần giết mòn thân tín của ông vì sợ Cao Biền tiếm quyền. Nguy hại thay vua giỏi bị hoạn quan đầu độc chết; vua kém, nhỏ tuổi, bất tài, dễ khiến thì bị đẩy lên ngôi. Sự bi thảm của Cao Biền là ở chỗ đó nhưng sự kiệt xuất của ông là di sản ngàn năm còn mãi với thời gian.“Cao Biền cuộc đời và thời thế” đối chiếu sử Việt tại Đại Việt sử ký toàn thư (1675), Nguyễn Công Văn Đạt phổ ký Gia phả Trạng Trình của Vũ Khâm Lân (1743) Việt sử tiêu án, Đại Việt sử ký tiền biên của Ngô Thì Sĩ (1775), Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim (1919) với nhiều dẫn liệu về Cao Biền đặc biệt trong Thiên đô chiếu của Lý Thái Tổ năm 1010, Thiền Uyển Tập Anh (Ngô Đức Thọ và Nguyễn Thúy Nga dịch từ bản chữ Hán được khắc in năm 1715. Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội, 1990) cùng với các huyền tích, huyền thoại và sự đánh giá của các sử thần Lê Văn Hưu, Ngô Sĩ Liên. Đồng thời tập hợp gạn đục khơi trong các giai thoại ‘Lẩy bẫy như Cao Biền dậy non’ ‘Long mạch đất Việt và Cao Biền’ để có được thông tin Chuyện Cao Biền tích cũ viết lại. Chân dung Cao Biền khá trùng khớp với nhận định trên. Ông là một danh tướng, đạo sư, thầy địa lý công trình sư và nhà tiên tri thời hậu Đường. Ông là một danh tướng khi đánh bại các cuộc xâm nhập của Nam Chiếu, giữ yên cương vực Tĩnh Hải (trong đó có phần đất của Việt Nam ngày nay). Ông cũng cai trị có phép tắc khi nhậm chức Hữu kim ngô đại tướng quân (868), kiểm hiệu công bộ thượng thư (870), Thiên Bình tiết độ sứ (873), Tây Xuyên tiết độ sứ (874), Thành Đô doãn (875) Kinh Nam tiết độ sứ (878), Trấn Hải tiết độ sứ (879), Hoài Nam tiết độ sứ (880) được dân chúng ngợi ca, nhưng ông đã thất bại trong việc đẩy lui cuộc nổi dậy của Hoàng Sào, ông bị coi là phản thần tạo phản ở Hoài Nam quân, bị Tần Ngạn mưu hại, (nhưng sử Việt và tâm thức dân gian thì cho rằng vợ chồng Cao Biền đều chết ở đất phương Nam , vợ Cao Biền là bà Lã Thị Nga tổ sư nghề dệt lụa Hà Đông đền thờ tại làng Vạn Phúc, Hà Đông ngày nay, Cao Biền thì thành công sau kế “kim thuyền thoát xác” để Cao Biền sau đó về chết ở Đầm Môn xóm cát, thôn 5, An Hải, Tuy An, Phú Yên .Ông bà Cao Biền sống và chết ở đất Việt.Viếng mộ Cao Biền đất Phú Yên là thăm và chiêu tuyết một danh tướng, đạo sư, thầy địa lý công trình sư và nhà tiên tri thời hậu Đường mà sự nghiệp của ông dẫu khen hay chê, dẫu bia đời bia miệng công tội ngàn năm thì dấu ấn và bài học lịch sử vẫn đọng mãi với thời gian. Bài học thấm thía nhất là cuối đời ông đã rũ bỏ kẻ làm vua không xứng để biết tìm về với dân và giá trị cốt lõi. Tuy ông về nơi cát đá nhưng dấu ấn của ông thì không thể xóa nhòa. Người ấy nay đã trãi trên ngàn năm về vùng bình an sông núi hữu tình ở vùng an hải tên xưa và nay làm bạn với đất phú trời yên dân lành . Kẻ sĩ trong thiên hạ quý người thân thương, tri âm tri kỷ, trọng hiền tài, thầy quý bạn hiền, việc làm và lời nói luôn giữ gìn chí thiện, minh triết, thật không thẹn với lòng mình. https://hoangkimlong.wordpress.com/category/bi-mat-cao-bien-trong-su-viet/

VẠN XUÂN NƠI AN HẢI

Vạn Xuân thế nước ngàn năm
Cao Vương đã chọn nước Nam tìm về.
Địa linh nhân kiệt chở che
An Hải, Vạn Phúc ước thế tròn duyên (1).

“Cái quạt” Nguyễn Bính “Mưa xuân”
xin nối đôi vần kể chuyện nước Nam

“Cái quạt mười tám cái nan
Anh phất vào đấy muôn vàn nhớ nhung
Gió sông, gió núi, gió rừng
Anh niệm thần chú thì ngừng lại đây.

Gió Nam Bắc, gió Đông Tây
Hãy hầu công chúa thâu ngày, thâu đêm
Em ơi công chúa là em
Anh là quan trạng đi xem hoa về

Trên giời có vẩy tê tê
Đôi bên ước thề duyên hãy tròn duyên
Quạt này trạng để làm tin
Đêm nay khép mở tình duyên với nàng.” (2)

Lã Thị Nga vợ Cao Biền
Tổ sư nghề lụa Hà Đông đền thờ
Dân làng Vạn Phúc đến giờ
Đức thương công lớn, phước nhờ ơn thiêng (3)

“Đầm Môn xóm Cát Cao Biền
có đôi chim Nhạn đang chuyền cành Mai”
“Ngó ra thấy mả Cao Biền.
Nhìn vào thấp thoáng Ma Liên Chóp Chài”(4)

‘Đá Dựng’ ‘miếu cổ Cao Quân’
‘Giang sơn bến Lội’ ‘Hoành Linh Long Xà’
‘Tử Sinh’ ‘Cao Cát Mạc Sơn’
‘Tầm Long’ ‘Địa Lý Toàn Thư’ lưu truyền (5).

Báu vật nơi đất Việt Hoàng Kim Pho tượng Phật Quan Âm trở về từ biển cả chùa Thanh Lương Phú Yên
đẹp và kỳ lạ quá ! Thành Hoàng Lương Văn Chánh
Châu Văn Tiếp Phú YênLúa siêu xanh Việt Nam. Mằng Lăng lưu chữ Việt. Lời thương nơi Tháp Nhạn An Hải mả Cao Biền Ghềnh Đá Đĩa Tuy An Báu vật nơi đất Việt.

(2) Cái quạt, Mưa xuân thơ Nguyễn Bính
(1) (3) (4) (5)
Cao Biền trong sử Việt, Báu vật nơi đất Việt thơ và ảnh Hoàng Kim

TÍCH XƯA CHUYỆN CAO BIỀN

Cao Biền là kiêu vệ tướng quân thời Đường mạt,
Chịu mệnh của vua đánh Nam Chiếu cứu An Nam.
Ông dẫn Thần Sách quân là đội Ngự lâm quân
Cấp tốc xuống Quảng Châu điều binh cứu Việt.

Chuyện giống “Thủy Hử” sau này với Lư Tuấn Nghĩa,
Lý Duy Chu nắm hai vạn quân không chịu phát binh
Mưu hiểm mượn tay Nam Chiếu để giết Cao Biền.
Ông vẫn thắng với 5000 thủy quân nhờ tài thao lược.

Cao Biền xây La Thành cứu 40 vạn dân và chặn giặc.
Vua Lý Công Uẩn “Chiếu dời đô” đã nói thật rõ ràng:
“Hoàng Thành Thăng Long công lớn Cao Vương”
La thành – Hải Phòng – Bắc Luân ngàn năm di sản.

Ông trị thủy sông Tô Lịch thoát lũ chuyển mạch sông
Nối tam giác châu Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Châu
Phòng thủ chắc, tiếp viện nhanh, tầm nhìn sâu sắc
Lê Văn Hưu, Ngô Sĩ Liên, Ngô Thì Sĩ đều khen ngợi

Cao Biền là bậc kỳ tài Tịnh Hải Quân an dân thật giỏi
Lê Quý Đôn chép thơ ông Nam Tiến năm năm
Tuyến phòng thủ Cao Biền bản đồ cổ thời Đường
Nối biển với hợp lưu Me kong tầm nhìn thiên nhãn

Vua Đường bị bọn hoạn quan thuật sĩ mưu mô
Chúng mượn tay địch mạnh để hãm hại hiền tài
Trương Lân, Chu Bảo, Cao Tầm, Lã Thị Nga
Tướng giỏi người thân Cao Biền bị ngầm giết hại

Ông chịu tiếng phản thần khi vua chẳng ra vua
Vợ chồng ông đều trở thành dân Việt Nam
Vợ ông đền làng Vạn Phúc là tổ sư nghề lụa Hà Đông
Mả Cao Biền ở Đầm Môn, Xóm Cát, An Hải, Phú Yên

Bà Lã Thị Nga vợ Cao Biền làm thành hoàng nghề dâu tằm
đền miếu chứng tích ngàn năm ở làng Vạn Phúc Hà Đông
Mộ Cao Biền ở Đầm Môn An Hải Phú Yên
Vợ chồng sống chết thủy chung đất phương Nam
Vạn Kiếp tình yêu người gửi lại.
Ngàn năm Đại Lãnh nhạn quay về.

Chuyện xưa nay soi gương kim cổ.
Kỳ tài non sông bền vững âu vàng.
Bí mật Cao Biền sử Việt ngàn năm.
Hoành Linh Đá Dựng miếu cổ quê tôi
Thế núi mạch sông muôn năm Tổ Quốc.
Chúc người nay nhìn sâu vận nước.
Cẩn trọng giữ gìn minh triết thung dung
Lịch sử công bằng vì nước vì dân.

1] Cao Biền tên tự là Thiên Lý 千里, tên chữ Hán là Gāo Pián, 高骈, 高駢,  tại các thư mục cổ Tư trị Thông giám (1), quyển 250-257, Cựu Đường thư (2) quyển 151,182 , Tân Đường thư (3) quyển  224 hạ). Ông là một danh tướng, đại sư, nhà phong thủy trứ danh và nhà tiên tri thời hậu Đường, có tài trí thông tuệ hơn người ví như Gia Cát Khổng Minh thời Tam Quốc. . Tác phẩm Cao Biền “An Nam tống Tào Biệt Sắc quy triều” cùng với những huyền thoại dã sử “Long Mạch đất Việt với Cao Biền”, “Lẩy bẩy như Cao Biền dậy non” tấu thư, tấm bản đồ bí ẩn đã hé lộ thông tin quý để góp phần nhận thức lại đầy đủ hơn về thân phận con người của một bậc kỳ tài,  đồng thời cũng thấm thía bài học lịch sử về khởi nghĩa nông dân, thủ đoạn tranh đoạt nội bộ, nạn cát cứ, để cuối cùng Cao Biền chọn tìm về đất Việt.
2] Cao Biền sinh năm 821 mất ngày 24 tháng 9, năm 887, tước vị là Tiết độ sứ Tĩnh Hải quân Cao Vương, Cao Thái úy, Lạc Điêu thị ngự (落雕侍御) ; Chức quan là Kiểm giáo Thái úy, Chư đạo Hành doanh binh mã Đô thống; Cao Biền trở thành danh tướng khi đánh bại các cuộc xâm nhập của Nam Chiếu, giữ yên cương vực Tĩnh Hải (trong đó có phần đất của Việt Nam ngày nay). Ông cũng cai trị có phép tắc khi nhậm chức Hữu kim ngô đại tướng quân (868), kiểm hiệu công bộ thượng thư (870), Thiên Bình tiết độ sứ (873), Tây Xuyên tiết độ sứ (874), Thành Đô doãn (875) Kinh Nam tiết độ sứ (878), Trấn Hải tiết độ sứ (879), Hoài Nam tiết độ sứ (880) được dân chúng ngợi ca, nhưng ông đã thất bại trong việc đẩy lui cuộc nổi dậy của Hoàng Sào, ông bị Tân Đường thư (3) quyển  224 hạ coi là phản thần tạo phản ở Hoài Nam quân (Sự dùng từ “phản thần” của Âu Dương Tu được coi là tuyệt hay. Cao Biền đến lúc đó đã chính thức rũ bỏ Đường Hy Tông vì chế độ Đường mạt không còn cơ cứu chữa) . Theo chính sử, năm 887, Cao Biền bị Tần Ngạn giam cầm rồi sát hại  nhưng theo dã sử Việt thì Cao Biền khi trốn về Nam đã chứng kiến vợ là Lã Thị Nga cùng toàn gia quyến của người cháu họ là Cao Tầm làm Tiết Độ Sứ ở Giao Châu đã bị những kẻ tranh đoạt thời mạt Đường sát hại thì ông đã chọn về nơi an nghĩ nơi vùng đất ẩn long tiếp giáp giữa Tỉnh Hải và Lâm Ấp tại xóm Cát đầm Môn, An Hải, Tuy An, Phú Yên của đất phương Nam.

3] Tư trị thông giám là một cuốn biên niên sử quan trọng của Trung Quốc, với tổng cộng 294 thiên và khoảng 3 triệu chữ. Tác giả chính của cuốn sử này là Tư Mã Quang, tể tướng cũng là nhà sử học danh tiếng thời Tống. Đây là cuốn sách mà chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông lúc sinh thời thường nghiền ngẫm cuốn sách này không mấy khi rời tay, cùng vớ


Johan amos comenius 1592-1671.jpg

CHÀO NGÀY MỚI 28 THÁNG 3
Hoàng Kim
CNM365 Phạm Hồng Đức Phước ca cao; Cao Biền trong sử Việt; Rừng Lipa; Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay; Thầy bạn trong đời tôi; Cuối dòng sông là biển;. Phục sinh giữa tối sáng; Nam tiến của người Việt; Ngày 28 tháng 3 Ngày nhà giáo Slovakia, (nhằm ngày sinh của Jan Amos Komenský nhà giáo ngôn ngữ học, khoa học tự nhiên, nhà chính trị, triết học sinh ngày 28 tháng 3 năm 1592, mất ngày 15 tháng 11 năm 1670.. Ngày 28 tháng 3 năm 1868 ngày sinh Maxim Gorky, tác gia người Nga mất năm 1936.  Ngày 28 tháng 3 năm 1930, Hai thành phố lớn Istanbul và Ankara là Constantinopolis và Angora của Thổ Nhĩ Kỳ được đổi mới tên gọi trong quá trình cải cách của Mustafa Kemal Atatürk quốc phụ nước này. Bài chọn lọc ngày 28 tháng 3: Phạm Hồng Đức Phước ca cao; Cao Biền trong sử Việt; Rừng Lipa; Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay; Thầy bạn trong đời tôi; Cuối dòng sông là biển; Phục sinh giữa tối sáng; Nam tiến của người Việt; Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-28-thang-3/

TS Phước ăn ngon lành ruột quả ca cao chín (ảnh Hoàng Thiên Nga)

PHẠM HỒNG ĐỨC PHƯỚC CA CAO
Hoàng Kim

Ngọt thơm ca cao Đồi Đá
Ban mai vui với bạn hiền
Ly sữa ca cao tím ngát (*)
Phạm Hồng Đức Phước mến yêu

Người hướng đạo sinh bạn quý
Giống cụ Phạm Hồng mình thân
Nước mắt Vị Xuyên mặn đắng
Suốt đời gian khổ hi sinh (**)

Người lành cây che bóng nắng
Khách quen việc tốt cùng chơi
Trang sách niềm vui chia sẻ
Điểm thăm dấu ấn cho đời (***)

TIẾN SĨ VỀ LÀM NÔNG DÂN
Video câu chuyện ảnh thu vị
CafeBiz, Thứ Sáu 26 tháng 3, 2021

Tiến sĩ về làm nông dân:Hồi sinh đồi đá trơ trọi nhờ cỏ dại,trồng cacao không hoá chất tạo dòng socola đắt nhất Việt Nam:

Ngự trên một ngọn đồi xã Phú An, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai là trang trại Stone Hill Farm của ông Phạm Hồng Đức, một thầy giáo chuyển sang làm lâm nghiệp “full time”. Từng là giảng viên tại Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, sau khi nghỉ hưu 10 năm trước, ông quyết định về làm lâm nghiệp….

(*)
NGỌT THƠM CA CAO ĐỒI ĐÁ
Hoàng Thiên Nga
Báo Tiền Phong 29/02/2020 18:17

TP – Tìm hiểu về cây ca cao, nghề trồng ca cao hàng chục năm qua, tôi vẫn không thể viết bởi ám ảnh ánh mắt nông dân buồn bã trước những mảng vườn ca cao bị sâu rầy tàn phá đến xác xơ. Cho tới khi được tận mắt thấy Đồi Đá hoang tàn biến thành vườn ca cao ngút ngàn trái ngọt, rợp cả khoảng trời, tôi cầm bút…

Khổ vì… sâu

Lần đầu gặp tiến sĩ Phạm Hồng Đức Phước trong hội nghị tham vấn về chính sách phát triển ca cao bền vững tại Buôn Ma Thuột cách đây 5 năm, tôi ấn tượng với cách trả lời phỏng vấn giản dị mà rất cặn kẽ, dễ hiểu của ông. Tuy nhiên, những điều trông thấy trước và sau hội nghị đó chỉ để lại trong tôi âm hưởng băn khoăn.

Tại Văn phòng đại diện báo Tiền Phong khu vực Tây Nguyên, chúng tôi đã tiếp không ít nhóm nông dân bức xúc đòi “bắt đền” những tổ chức thuyết phục họ trồng ca cao. Sau khi họ dồn vốn đầu tư, cuốc cày vất vả, chăm sóc kiểu gì vườn cây vẫn bị sâu rầy tàn phá. Có đơn công nhân ký tên tập thể, tố cáo lãnh đạo công ty “bỏ của chạy lấy người”, “đem con bỏ chợ” khi doanh nghiệp thua lỗ nặng nề vì trồng ca cao.

Khi cùng một nhóm “nạn nhân” về tận “hiện trường”, vừa dợm bước vào vườn ca cao, tôi đã tức thở thoái lui vì mùi hắc nực nồng. Người dẫn đường giải thích: Loài cây này sâu bệnh quá nhiều, chỉ cần ngưng phun thuốc chục ngày là sâu rầy sinh sôi. Thu hoạch về, hạt phơi ủ lên men công phu rồi bán vẫn chả đủ tiền trả nợ mua thuốc trừ sâu, chưa kể công chăm, chi phí bơm tưới… Vì vậy, bao nông dân rơi vào tình cảnh bần cùng gánh nợ trĩu vai.

Kiểm chứng kỹ hơn, chúng tôi vào Viện Nghiên cứu khoa học Nông lâm nghiệp Tây Nguyên. Tỉnh Đắk Lắk dành hẳn 100 hecta đất bazan bằng phẳng, thuận tiện nguồn nước cho Viện làm vườn thực nghiệm. Trong đó có khu trồng các giống ca cao. Hỡi ôi, vạt ca cao nào cũng bị bọ xít, rệp sáp tấn công tơi tả, quả thối rụng đầy gốc. TS Hoàng Mạnh Cường – Trưởng bộ môn Lâm nghiệp và Cây ăn quả xác nhận vì không trị nổi sâu rầy nên lợi nhuận từ trồng ca cao tại đây thua xa nhiều loài cây khác, như bơ, mít, sầu riêng, cà phê cao sản.

Năm 2019, Đắk Lắk sôi nổi phong trào khởi nghiệp. Một nhóm doanh nhân trẻ xây dựng thương hiệu Socola Miss Ede, từ đó câu chuyện về nguồn nguyên liệu ca cao lại được khơi ra. Theo Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT), diện tích trồng ca cao cả nước sụt giảm quá nhanh, từ 25.700ha năm 2012 tới nay chỉ còn khoảng 6.000ha, năng suất trung bình chỉ 1 tấn hạt/ha trong khi nhu cầu ca cao của thế giới đang rất lớn nhưng không có nguồn cung.

Xem phóng sự ảnh “Du xuân với vườn ca cao muôn màu trên Tây Nguyên” đăng trên Tiền Phong Online, giám đốc một công ty xuất nhập khẩu uy tín nhờ tôi tìm giúp nguồn hàng cỡ vài container hạt ca cao mỗi tháng. Tôi hỏi TS Phạm Hồng Đức Phước, chủ vườn ca cao “muôn màu”, ông khẳng định phải đẩy mạnh việc trồng ca cao trước khi nghĩ tới năng lực xuất khẩu và mời tôi đến xem 50 giống ca cao đang cho thu hoạch ở một nơi “từng không có cây gì mọc nổi” tại tỉnh Đồng Nai.

Ðá cũng ngọt lành

Từ TP Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) theo QL 14 băng qua tỉnh Đắk Nông, đến huyện Tân Phú-Đồng Nai khoảng 300km. Rời cao nguyên trong gió sớm mát rượi, tới chân Đồi Đá của TS Phước, chúng tôi lập tức hứng ngay cái nắng nóng hầm hập giữa chiều đồng bằng.

Ngồi dưới mái lều lợp bằng cọng dừa, chuyên gia ca cao hàng đầu Việt Nam bật quạt, vui vẻ chỉ cho đoàn khách bình nước lọc, quầy chuối chín, ai cần gì dùng nấy. Câu chuyện bắt đầu từ năm 1997, sau khi du học và bảo vệ tiến sĩ nông nghiệp từ Philippines về, ông đến thăm thầy, Giáo sư Nguyễn Văn Uyển – Viện phó Viện Sinh học nhiệt đới TPHCM, người mà TS Phước tôn kính gọi là “cha đẻ của ngành ca cao Việt Nam”. Nói qua cây ca cao, giáo sư Uyển bảo: “nghiên cứu cây này đi, hay lắm!”. Càng tìm hiểu, ông càng thấy thú vị bởi giá trị dinh dưỡng tuyệt vời của ca cao có thể chế biến ra nhiều loại sản phẩm đa dạng, hữu ích.

Quỹ Ca cao Quốc tế chọn TS Phước là đối tác nghiên cứu phát triển, đúng vào lúc ông muốn ứng dụng kỹ thuật trồng ca cao trên đất dốc, ở những nơi khó trồng trọt, thường bị bỏ hoang. TS Phước thuyết phục Giám đốc lâm trường 600 nhượng lại Đồi Đá, là nơi đất đã hoàn toàn bị rửa trôi, xói mòn. Ông cho rằng trên cả nước sườn đồi rất nhiều, đa số nông dân chưa biết kỹ thuật canh tác trên đất dốc. Nếu Đồi Đá trồng được ca cao bền vững, thì chỗ nào nông dân cũng có thể làm giàu với ca cao.

Tiếp đó, là hành trình 10 năm kỳ công cải tạo ngọn đồi rộng 13 hecta lổm ngổm đá tảng trên nền đất bạc màu, không một bóng cây. Ở nơi không có điện, không nước máy, không sóng điện thoại, ông đã khoan giếng, tự làm thủy điện, dựng nhà, xin trấu về ủ phân, cải tạo đất. Từ nguồn nước chỉ đủ nuôi 3.000 m2 vườn cây ăn trái, TS Phước tự tạo hệ thống tưới nhỏ giọt cho 3 hécta ca cao. Ông trồng ca cao theo bậc thang để hạ độ dốc, trồng thêm cỏ phủ kín mặt đất, đào mương nhỏ giảm tốc nước đổ để chống xói mòn. Ông treo tổ nuôi kiến vàng, kiến đen, dựng nhà cho dơi về trú ngụ, tạo thiên địch chống sâu rầy…

Thấm thoắt, lá ca cao đã khép tán. Vườn cây trổ hoa kết trái quanh năm. Có giống ca cao đạt năng suất tới 3-4 tấn hạt khô/hécta. Đất mát, đủ nguồn nước tưới để TS Phước mở rộng diện tích trồng ca cao thêm 2 hecta nữa. Doanh nhân Nhật đến tận vườn xin bao tiêu trọn gói với giá gấp đôi nhưng ông từ chối. Ông giao con trai gây dựng thương hiệu Stone Hill cho các mặt hàng làm thủ công từ ca cao. Năm 2017, Stone Hill được trao giải “Top 50 hạt ca cao ngon nhất thế giới” trong chương trình Cocoa of Excellence tại Paris, ghi điểm son uy tín cho nền nông nghiệp thực phẩm sạch Việt Nam.

Đưa khách trèo lên Đồi Đá thăm vườn ca cao trĩu quả, TS Phước hái một trái chín vàng đập vỡ vỏ, nhai ngon lành cả cơm lẫn hạt, hài hước khoe: “Tôi dễ nuôi như lạc đà, chỉ cần 1 trái ca cao là đủ chất”. Ông nói: Trên thế giới, cả tỷ người thích sô cô la, nhưng vì ít nước trồng được ca cao, nên nhiều người chưa biết ca cao rất hữu dụng. Nhân hạt để làm bột ca cao, sô cô la, xà bông, mỹ phẩm; Vỏ hạt làm trà; Lớp cơm nhầy bọc quanh hạt làm sinh tố, rượu vang, rượu mạnh; Vỏ quả băm nhỏ là món ăn khoái khẩu của bò, dê..

Huyện nghèo giáp biên Ea Súp (tỉnh Đắk Lắk) có những cánh đồng rộng mênh mông, trước đây nhiều doanh nghiệp vào cuộc nhưng trồng cây gì hỏng cây đó. Với sự cố vấn kỹ thuật của TS Phạm Hồng Đức Phước, từ năm 2017 Công ty Ca cao Intercontinental Coporation (CIC) triển khai dự án trồng 1.000 ha ca cao. TS Phước chống ngập mùa mưa, chống hạn mùa khô bằng cách cho lên liếp, đào mương, lắp đặt toàn bộ thiết bị tưới nhỏ giọt của Israel. Tới nay, 300 hecta ca cao trồng đợt đầu của CIC đơm đầy hoa trái… 

(**) Người hướng đạo sinh bạn quý, giống cụ Phạm Hồng mình thân, nước mắt Vị Xuyên mặn đắng, suốt đời gian khổ hi sinh.

Phạm Hồng Đức Phước quý nhà hướng đạo sinh Baden Powell (ảnh): “… Còn anh, anh sẽ làm gì trong ngày? Đời sẽ đẹp nếu anh muốn… Muốn thế không nên bỏ phí thì giờ. Đứng lên, đi làm việc. Người ta chỉ sống một đời, đừng bỏ qua một phút. Khi đến giờ nghỉ anh sẽ an giấc nếu anh làm việc hết sức mình. Những người ngủ không được, thao thức thâu đêm là những người ban ngày đã đi chơi rong.” (Baden Powell). Mình chưa bao giờ là hướng đạo sinh nhưng những lời của vị tổ sư này đọc được vào năm Đệ Thất (lớp Sáu) vẫn nhớ cho đến bây giờ tuy rằng bình thường trí nhớ của mình thuộc loại kém. Vậy nhưng cuộc đời mình rong chơi cũng nhiều và tất nhiên nhiều đêm không ngủ được.

Cụ Phạm Hồng là Người lính già thời Bác, chính ủy của sư đoàn 325 làm nòng cốt của sư đoàn 356 ‘Nước mắt Vị Xuyên‘ ‘Sống bám đá đánh giặc, chết hóa đá bất tử’. Ông vừa mất ngày 8 tháng 10 năm 2019.lúc 93 tuổi .Chính ủy Phạm Hồng có năm cha con đánh giặc ở biên giới suốt bảy năm ròng, sau về hưu ở thị xã Hải Dương gần Viện Cây Lương thực Cây Thực phẩm. HHoàng Kim năm 1972 chung tổ bốn người gồm Xuân, Chương, Trung, Kim là những người bạn xếp bút nghiên lên đường chiến đấu tháng 9 nămm 1971 thì Xuân Chương đã hi sinh ở Quảng Trị. Hoàng Kim năm 1976 -1977 là trợ lý tổng hợp phòng tham mưu sư đoàn 325, có năm người bạn cùng tổ ở phòng tham mưu sư đoàn 325 năm 1979 đều hóa đá Vị Xuyên Người vịn trời xanh chấp sói rừng.

(***) Đức Phước câu chuyện ảnh: Người lành cây che bóng nắng Khách quen việc tốt cùng chơi Trang sách niềm vui chia sẻ Điểm thăm dấu ấn cho đời

Bài viết mới trên TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
CNM365, ngày mới nhất bấm vào đây   cập nhật mỗi ngày

Bài viết mới

CAO BIỀN TRONG SỬ VIỆT
Hoàng Kim

Bài viết này đánh giá lại Cao Biền là một tướng nhà Đường nhưng hai vợ chồng ông đã bỏ phương Bắc để về làm dân của nước Nam. Mộ Cao Biền ở Phú Yên. Đền thờ vợ ông ở Hà Đông, Vua Lý Công Uẩn trong Chiếu dời đô ban hành vào mùa xuân năm 1010 để chuyển kinh đô của nước Đại Cồ Việt từ Hoa Lư, Ninh Bình, ra thành Đại La, (Hoàng Thành Thăng Long di sản thế giới UNESCO tại Việt Nam) Hà Nội ngày nay, đã viết: “Thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương, ở vào nơi trung tâm trời đất, được thế rồng cuộn hổ ngồi, chính giữa nam bắc đông tây, tiện nghi núi sông sau trước. Vùng này mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh. Xem khắp nước Việt đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời.Trẫm muốn nhân địa lợi ấy mà định nơi ở, các khanh nghĩ thế nào?” (Bản dịch của Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, in trong Đại Việt sử ký toàn thư, Nhà Xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1993. Nguyên văn: 况高王故都大羅城。宅天地區域之中。得龍蟠虎踞之勢。正南北東西之位。便江山向背之宜。其地廣而坦平。厥土高而爽塏。民居蔑昏墊之困。万物極繁阜之丰。遍覽越邦。斯爲勝地。誠四方輻輳之要会。爲万世帝王之上都。朕欲因此地利以定厥居。卿等如何)

CAO BIỀN TRONG SỬ VIỆT
Hoàng Kim

Cao Vương1  tinh đẩu trời xứ Bắc
Lão sư 2 An Hải đất phương Nam
Sống gửi chốn xưa lưu thiên cổ 3
Thác về đất mới  đón Vạn Xuân4
Vùng cao tụ khí bình an tới 5
Biển thẳm hoàn lưu chính khí về 6
Danh tướng Lão sư 2 Thầy địa lý 7
Nghe tiếng nghìn năm ta xuống xe 8

(1) Chiếu dời đô do vua Lý Thái Tổ ban hành vào mùa xuân năm 1010 để chuyển kinh đô của nước Đại Cồ Việt từ Hoa Lư (Ninh Bình) ra thành Đại La (Hà Nội). (trích) Huống chi thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương, ở vào nơi trung tâm trời đất, được thế rồng cuộn hổ ngồi, chính giữa nam bắc đông tây, tiện nghi núi sông sau trước. Vùng này mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh. Xem khắp nước Việt đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương, đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời.Trẫm muốn nhân địa lợi ấy mà định nơi ở, các khanh nghĩ thế nào? Bản dịch của Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, in trong Đại Việt sử ký toàn thư, Nhà Xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1993). Nguyên văn: 况高王故都大羅城。宅天地區域之中。得龍蟠虎踞之勢。正南北東西之位。便江山向背之宜。其地廣而坦平。厥土高而爽塏。民居蔑昏墊之困。万物極繁阜之丰。遍覽越邦。斯爲勝地。誠四方輻輳之要会。爲万世帝王之上都。朕欲因此地利以定厥居。卿等如何。

(2) Mả Cao Biền ở Đồng Môn, xóm Cát, thôn 5 xã An Hải, Tuy An, Phú Yên. Cao Biền thời Đường được phong Cao Vương, tĩnh Hải Quân

(3) Lưu thiên cổ: Cựu Đường thư, Tân Đường thư Tư trị Thông giám, là ba bộ sách chính sử của Trung Quốc lưu danh thiên cổ Cao Biền

(4) Đón Vạn Xuân: Vạn cổ thử giang san. Cao Biền buông kiếm tìm về An Hải, sống và chết làm dân Việt Nam. Nhà Đường sụp đổ., Chu Ôn lập nhà Hậu Lương. Khúc Thừa Dụ nhân thế lập nước Vạn Xuân. Việt Nam bắt đầu thời độc lập tự chủ.

(5) Bình an tới: Ngôi đất Cao Biền chọn là làng An Hải, đầm Ô Long Phú Yên. Thời Cao Vương, ông đã lập tuyến phòng thủ từ Ô Long Vũng Rô biển Phú Yên theo sinh lộ Đắk Lắk nối Stung Treng tới hợp lưu sông Me kong (xem bản đồ hình 1 thời hậu Đường) kết nối sinh lộ Bắc Nam dọc Trường Sơn. Mặt Bắc ông đã lập tuyến phòng thủ chắc tiếp ứng nhanh đắp thành Đại La kết nối Vân Đồn của Tĩnh Hải quân, và Lĩnh Nam Đông đạo (nối Hà Nội với Hải Phòng và Quảng Châu ngày nay) nối thủy lộ sông Hồng sông Ka Long sông Bắc Luân.

(6) Chính khí về : chùa Thanh Lương có tượng Phật Quan Âm từ biển dạt vào

(7) Danh tướng đại sư thầy địa lý là ba đánh giá chính về Cao Biền

(8) Nghe tiếng nghìn năm tôi xuống xe “
Nguyễn Du viếng mộ Liễu Hạ Huệ” “bia tàn chữ mất vùi gai góc/ nghe tiếng nghìn năm tôi xuống xe”. Cao Biền dòng dõi tướng môn, quản lý Thần Sách quân thân tín bên cạnh vua. Cao Biền là danh tướng, đạo sư, thầy địa lý công trình sư và nhà tiên tri thời hậu Đường qua đúc kết bởi ba danh mục chính sử Trung Quốc là Cựu Đường Thư, Tân Đường Thư, Tư Trị Thông Giám của ba Tể tướng sử quan và danh sĩ tinh hoa Trung Quốc lần lượt là Lưu Hu, Âu Dương Tu ,Tư Mã Quang. Cao Biền là con người có thật trong lịch sử, giỏi như Gia Cát Vũ Hầu Khổng Minh thời Hán mạt Tam quốc trước đó. Sự khác biệt là Khổng Minh cúc cung tận tụy đến chết mới thôi, còn Cao Biền thì gặp lúc mạt Đường, nhiều kẻ mưu mô, lũ phương sĩ, hoạn quan, quyền thần và kẻ hám lợi cầu danh khắp mọi nơi, với sự kiệt sức của một triều đại đã khủng hoảng đến cực điểm Đặc biệt, Cao Biền bị bó tay khi vua kém tài đức, buông bỏ chính sự, mê muội đồng bóng, tin theo lời dèm pha và mưu kế nghịch tặc tìm cách mượn tay giặc giết lần giết mòn thân tín của ông vì sợ Cao Biền tiếm quyền. Nguy hại thay vua giỏi bị hoạn quan đầu độc chết; vua kém, nhỏ tuổi, bất tài, dễ khiến thì bị đẩy lên ngôi. Sự bi thảm của Cao Biền là ở chỗ đó nhưng sự kiệt xuất của ông là di sản ngàn năm còn mãi với thời gian.“Cao Biền cuộc đời và thời thế” đối chiếu sử Việt tại Đại Việt sử ký toàn thư (1675), Nguyễn Công Văn Đạt phổ ký Gia phả Trạng Trình của Vũ Khâm Lân (1743) Việt sử tiêu án, Đại Việt sử ký tiền biên của Ngô Thì Sĩ (1775), Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim (1919) với nhiều dẫn liệu về Cao Biền đặc biệt trong Thiên đô chiếu của Lý Thái Tổ năm 1010, Thiền Uyển Tập Anh (Ngô Đức Thọ và Nguyễn Thúy Nga dịch từ bản chữ Hán được khắc in năm 1715. Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội, 1990) cùng với các huyền tích, huyền thoại và sự đánh giá của các sử thần Lê Văn Hưu, Ngô Sĩ Liên. Đồng thời tập hợp gạn đục khơi trong các giai thoại ‘Lẩy bẫy như Cao Biền dậy non’ ‘Long mạch đất Việt và Cao Biền’ để có được thông tin Chuyện Cao Biền tích cũ viết lại. Chân dung Cao Biền khá trùng khớp với nhận định trên. Ông là một danh tướng, đạo sư, thầy địa lý công trình sư và nhà tiên tri thời hậu Đường. Ông là một danh tướng khi đánh bại các cuộc xâm nhập của Nam Chiếu, giữ yên cương vực Tĩnh Hải (trong đó có phần đất của Việt Nam ngày nay). Ông cũng cai trị có phép tắc khi nhậm chức Hữu kim ngô đại tướng quân (868), kiểm hiệu công bộ thượng thư (870), Thiên Bình tiết độ sứ (873), Tây Xuyên tiết độ sứ (874), Thành Đô doãn (875) Kinh Nam tiết độ sứ (878), Trấn Hải tiết độ sứ (879), Hoài Nam tiết độ sứ (880) được dân chúng ngợi ca, nhưng ông đã thất bại trong việc đẩy lui cuộc nổi dậy của Hoàng Sào, ông bị coi là phản thần tạo phản ở Hoài Nam quân, bị Tần Ngạn mưu hại, (nhưng sử Việt và tâm thức dân gian thì cho rằng vợ chồng Cao Biền đều chết ở đất phương Nam , vợ Cao Biền là bà Lã Thị Nga tổ sư nghề dệt lụa Hà Đông đền thờ tại làng Vạn Phúc, Hà Đông ngày nay, Cao Biền thì thành công sau kế “kim thuyền thoát xác” để Cao Biền sau đó về chết ở Đầm Môn xóm cát, thôn 5, An Hải, Tuy An, Phú Yên .Ông bà Cao Biền sống và chết ở đất Việt.Viếng mộ Cao Biền đất Phú Yên là thăm và chiêu tuyết một danh tướng, đạo sư, thầy địa lý công trình sư và nhà tiên tri thời hậu Đường mà sự nghiệp của ông dẫu khen hay chê, dẫu bia đời bia miệng công tội ngàn năm thì dấu ấn và bài học lịch sử vẫn đọng mãi với thời gian. Bài học thấm thía nhất là cuối đời ông đã rũ bỏ kẻ làm vua không xứng để biết tìm về với dân và giá trị cốt lõi. Tuy ông về nơi cát đá nhưng dấu ấn của ông thì không thể xóa nhòa. Người ấy nay đã trãi trên ngàn năm về vùng bình an sông núi hữu tình ở vùng an hải tên xưa và nay làm bạn với đất phú trời yên dân lành . Kẻ sĩ trong thiên hạ quý người thân thương, tri âm tri kỷ, trọng hiền tài, thầy quý bạn hiền, việc làm và lời nói luôn giữ gìn chí thiện, minh triết, thật không thẹn với lòng mình. https://hoangkimlong.wordpress.com/category/bi-mat-cao-bien-trong-su-viet/

VẠN XUÂN NƠI AN HẢI

Vạn Xuân thế nước ngàn năm
Cao Vương đã chọn nước Nam tìm về.
Địa linh nhân kiệt chở che
An Hải, Vạn Phúc ước thế tròn duyên (1).

“Cái quạt” Nguyễn Bính “Mưa xuân”
xin nối đôi vần kể chuyện nước Nam

“Cái quạt mười tám cái nan
Anh phất vào đấy muôn vàn nhớ nhung
Gió sông, gió núi, gió rừng
Anh niệm thần chú thì ngừng lại đây.

Gió Nam Bắc, gió Đông Tây
Hãy hầu công chúa thâu ngày, thâu đêm
Em ơi công chúa là em
Anh là quan trạng đi xem hoa về

Trên giời có vẩy tê tê
Đôi bên ước thề duyên hãy tròn duyên
Quạt này trạng để làm tin
Đêm nay khép mở tình duyên với nàng.” (2)

Lã Thị Nga vợ Cao Biền
Tổ sư nghề lụa Hà Đông đền thờ
Dân làng Vạn Phúc đến giờ
Đức thương công lớn, phước nhờ ơn thiêng (3)

“Đầm Môn xóm Cát Cao Biền
có đôi chim Nhạn đang chuyền cành Mai”
“Ngó ra thấy mả Cao Biền.
Nhìn vào thấp thoáng Ma Liên Chóp Chài”(4)

‘Đá Dựng’ ‘miếu cổ Cao Quân’
‘Giang sơn bến Lội’ ‘Hoành Linh Long Xà’
‘Tử Sinh’ ‘Cao Cát Mạc Sơn’
‘Tầm Long’ ‘Địa Lý Toàn Thư’ lưu truyền (5).

Báu vật nơi đất Việt Hoàng Kim Pho tượng Phật Quan Âm trở về từ biển cả chùa Thanh Lương Phú Yên
đẹp và kỳ lạ quá ! Thành Hoàng Lương Văn Chánh
Châu Văn Tiếp Phú YênLúa siêu xanh Việt Nam. Mằng Lăng lưu chữ Việt. Lời thương nơi Tháp Nhạn An Hải mả Cao Biền Ghềnh Đá Đĩa Tuy An Báu vật nơi đất Việt.

(2) Cái quạt, Mưa xuân thơ Nguyễn Bính
(1) (3) (4) (5)
Cao Biền trong sử Việt, Báu vật nơi đất Việt thơ và ảnh Hoàng Kim

TÍCH XƯA CHUYỆN CAO BIỀN

Cao Biền là kiêu vệ tướng quân thời Đường mạt,
Chịu mệnh của vua đánh Nam Chiếu cứu An Nam.
Ông dẫn Thần Sách quân là đội Ngự lâm quân
Cấp tốc xuống Quảng Châu điều binh cứu Việt.

Chuyện giống “Thủy Hử” sau này với Lư Tuấn Nghĩa,
Lý Duy Chu nắm hai vạn quân không chịu phát binh
Mưu hiểm mượn tay Nam Chiếu để giết Cao Biền.
Ông vẫn thắng với 5000 thủy quân nhờ tài thao lược.

Cao Biền xây La Thành cứu 40 vạn dân và chặn giặc.
Vua Lý Công Uẩn “Chiếu dời đô” đã nói thật rõ ràng:
“Hoàng Thành Thăng Long công lớn Cao Vương”
La thành – Hải Phòng – Bắc Luân ngàn năm di sản.

Ông trị thủy sông Tô Lịch thoát lũ chuyển mạch sông
Nối tam giác châu Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Châu
Phòng thủ chắc, tiếp viện nhanh, tầm nhìn sâu sắc
Lê Văn Hưu, Ngô Sĩ Liên, Ngô Thì Sĩ đều khen ngợi

Cao Biền là bậc kỳ tài Tịnh Hải Quân an dân thật giỏi
Lê Quý Đôn chép thơ ông Nam Tiến năm năm
Tuyến phòng thủ Cao Biền bản đồ cổ thời Đường
Nối biển với hợp lưu Me kong tầm nhìn thiên nhãn

Vua Đường bị bọn hoạn quan thuật sĩ mưu mô
Chúng mượn tay địch mạnh để hãm hại hiền tài
Trương Lân, Chu Bảo, Cao Tầm, Lã Thị Nga
Tướng giỏi người thân Cao Biền bị ngầm giết hại

Ông chịu tiếng phản thần khi vua chẳng ra vua
Vợ chồng ông đều trở thành dân Việt Nam
Vợ ông đền làng Vạn Phúc là tổ sư nghề lụa Hà Đông
Mả Cao Biền ở Đầm Môn, Xóm Cát, An Hải, Phú Yên

Bà Lã Thị Nga vợ Cao Biền làm thành hoàng nghề dâu tằm
đền miếu chứng tích ngàn năm ở làng Vạn Phúc Hà Đông
Mộ Cao Biền ở Đầm Môn An Hải Phú Yên
Vợ chồng sống chết thủy chung đất phương Nam
Vạn Kiếp tình yêu người gửi lại.
Ngàn năm Đại Lãnh nhạn quay về.

Chuyện xưa nay soi gương kim cổ.
Kỳ tài non sông bền vững âu vàng.
Bí mật Cao Biền sử Việt ngàn năm.
Hoành Linh Đá Dựng miếu cổ quê tôi
Thế núi mạch sông muôn năm Tổ Quốc.
Chúc người nay nhìn sâu vận nước.
Cẩn trọng giữ gìn minh triết thung dung
Lịch sử công bằng vì nước vì dân.

1] Cao Biền tên tự là Thiên Lý 千里, tên chữ Hán là Gāo Pián, 高骈, 高駢,  tại các thư mục cổ Tư trị Thông giám (1), quyển 250-257, Cựu Đường thư (2) quyển 151,182 , Tân Đường thư (3) quyển  224 hạ). Ông là một danh tướng, đại sư, nhà phong thủy trứ danh và nhà tiên tri thời hậu Đường, có tài trí thông tuệ hơn người ví như Gia Cát Khổng Minh thời Tam Quốc. . Tác phẩm Cao Biền “An Nam tống Tào Biệt Sắc quy triều” cùng với những huyền thoại dã sử “Long Mạch đất Việt với Cao Biền”, “Lẩy bẩy như Cao Biền dậy non” tấu thư, tấm bản đồ bí ẩn đã hé lộ thông tin quý để góp phần nhận thức lại đầy đủ hơn về thân phận con người của một bậc kỳ tài,  đồng thời cũng thấm thía bài học lịch sử về khởi nghĩa nông dân, thủ đoạn tranh đoạt nội bộ, nạn cát cứ, để cuối cùng Cao Biền chọn tìm về đất Việt.
2] Cao Biền sinh năm 821 mất ngày 24 tháng 9, năm 887, tước vị là Tiết độ sứ Tĩnh Hải quân Cao Vương, Cao Thái úy, Lạc Điêu thị ngự (落雕侍御) ; Chức quan là Kiểm giáo Thái úy, Chư đạo Hành doanh binh mã Đô thống; Cao Biền trở thành danh tướng khi đánh bại các cuộc xâm nhập của Nam Chiếu, giữ yên cương vực Tĩnh Hải (trong đó có phần đất của Việt Nam ngày nay). Ông cũng cai trị có phép tắc khi nhậm chức Hữu kim ngô đại tướng quân (868), kiểm hiệu công bộ thượng thư (870), Thiên Bình tiết độ sứ (873), Tây Xuyên tiết độ sứ (874), Thành Đô doãn (875) Kinh Nam tiết độ sứ (878), Trấn Hải tiết độ sứ (879), Hoài Nam tiết độ sứ (880) được dân chúng ngợi ca, nhưng ông đã thất bại trong việc đẩy lui cuộc nổi dậy của Hoàng Sào, ông bị Tân Đường thư (3) quyển  224 hạ coi là phản thần tạo phản ở Hoài Nam quân (Sự dùng từ “phản thần” của Âu Dương Tu được coi là tuyệt hay. Cao Biền đến lúc đó đã chính thức rũ bỏ Đường Hy Tông vì chế độ Đường mạt không còn cơ cứu chữa) . Theo chính sử, năm 887, Cao Biền bị Tần Ngạn giam cầm rồi sát hại  nhưng theo dã sử Việt thì Cao Biền khi trốn về Nam đã chứng kiến vợ là Lã Thị Nga cùng toàn gia quyến của người cháu họ là Cao Tầm làm Tiết Độ Sứ ở Giao Châu đã bị những kẻ tranh đoạt thời mạt Đường sát hại thì ông đã chọn về nơi an nghĩ nơi vùng đất ẩn long tiếp giáp giữa Tỉnh Hải và Lâm Ấp tại xóm Cát đầm Môn, An Hải, Tuy An, Phú Yên của đất phương Nam.

3] Tư trị thông giám là một cuốn biên niên sử quan trọng của Trung Quốc, với tổng cộng 294 thiên và khoảng 3 triệu chữ. Tác giả chính của cuốn sử này là Tư Mã Quang, tể tướng cũng là nhà sử học danh tiếng thời Tống. Đây là cuốn sách mà chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông lúc sinh thời thường nghiền ngẫm cuốn sách này không mấy khi rời tay, cùng với sách Thủy Hử và sách Tam Quốc Chí được ông học và vận dụng suốt thời trẻ, trong những năm tháng đấu tranh khốc liệt trên chiến trường, còn sách Tư Trị Thông Giám của Tư Mã Quang (1019–1086), tự Quân Thật, hiệu Vu Tẩu, là nhà sử học, học giả danh tiếng Trung Quốc, thừa tướng thời nhà Tống thì Mao Trạch Đông luôn không rời tay suốt những năm tháng cầm quyền. Ông muốn lục tìm trong rối loạn của lịch sử những kế sách kinh bang tế thế. Cao Biền thời Đường mạt trong sách này tại các quyển 250, 251, 252, 253, 254, 255, 256 và 257. Nhân vật  Cao Biền được Tư Mã Quang và sử cổ Tư Trị Thông Giám đánh giá ông tương tự như nhân vật Khổng Minh Gia Cát Lượng đời Hán mạt.

4] Cựu Đường thư là bộ sách lịch sử nằm trong 24 bộ chính sử Trung Quốc do sử quan Lưu Hu triều Hậu Tấn biên soạn. Bắt đầu vào năm Thiên Phúc thứ sáu (941) Tấn Cao Tổ Thạch Kính Đường đời Hậu Tấn lệnh cho Trương Chiêu Viễn và Giả Vĩ phụ trách việc biên soạn sách sử về nhà Đường, dưới sự giám sát sửa chữa của tể tướng Triệu Oánh. Đến năm Khai Vận thứ hai đời Tấn Xuất Đế, (945) thì sách viết xong, ban đầu sách có tên là Đường thư. Do khi đó Lưu Hu là tể tướng giám sát việc tu sửa, xuất bản nên người ta coi sách này là do ông chủ biên. Cựu Đường thư là nguồn sử liệu quý thời nhà Đường (18 tháng 6, 618 – 1 tháng 6, 907). Nhà Đường là một Triều đại Trung Quốc tiếp nối sau nhà Tùy và sau nó là thời kì Ngũ Đại Thập Quốc. Nhà Đường được hoàng đế Đường Cao Tổ Lý Uyên thành lập. Cao Tổ hoàng đế đã từ lâu thâu tóm lấy quyền hành khi nhà Tùy suy yếu rồi sụp đổ. Triều đại này bị gián đoạn khi Nữ hoàng đế Võ Tắc Thiên nắm lấy quyền hành và lập ra nhà Võ Chu (8 tháng 10, 690 – 3 tháng 3, 705). Bà là nữ hoàng đế duy nhất trong lịch sử Trung Quốc. Nhà Đường với kinh đô Trường An (là thành phố đông dân nhất thời bấy giờ, nay là Tây An) được các nhà sử học coi là đỉnh cao trong văn minh Trung Hoa; ngang bằng hoặc vượt trội hơn so với thời kì đầu nhà Hán,  một thời kì hoàng kim của văn minh thế giới. Lãnh thổ của nhà Đường rất rộng lớn, lúc cực thịnh đạt gấp rưỡi lãnh thổ của nhà Hán nhờ có lực lượng quân đội hùng mạnh và các cuộc chinh chiến quân sự. Vua Minh Hiến Tông đánh giá: “Từ thời Tam Đại về sau, công lao cai trị không đâu thịnh bằng nhà Đường, mà trong 300 năm triều Đường, không đâu thịnh bằng thời Trinh Quán (Đường Thái Tông)”. Nhà Hán Học người Đức là Max Weber nhận xét “Dựng nên văn hóa và bản đồ Trung Quốc với những bậc dựng nghiệp chân chính, nhà Đường đáng lưu vinh đến muôn đời”. Cao Biền trong Cựu Đường thư được coi là một danh tướng thời Đường mạt, Cao Biền phò ta ba vua Đường Ý Tông, Đường Hy Tông, Đường Chiêu Tông là ba vị vua cuối cùngcủa nhà Đường.

(3) Tân Đường thư là một sách lịch sử theo thể kỷ truyện nằm trong 24 bộ sách chính sử Trung Quốc. Sách Tân Đường thư do Âu Dương Tu (1007 – 1072), là một nhà văn nổi tiếng, một nhà thơ lớn, một nhà sử học, chính trị gia và đồng thời là một nhà làm từ xuất sắc thời Bắc Tống chủ biên cùng Tống Kỳ, Phạm Trấn, Lữ Hạ Khanh tham gia vào việc viết và biên soạn vào năm Khánh Lịch thứ 4, đến tháng 7 năm Chí Hòa nguyên niên thì hoàn thành. Âu Dương Tu  đỗ đầu khoa thi tiến sĩ; từng giữ các chức quan Hàn lâm học sĩ, Xu mật viện phó sứ, Tham tri chính sự… Dưới thời vua Tống Thần Tông làm Binh bộ Thượng thư, khi mất được đặt tên thụy là Văn Trung. Tân Đường thư tên gốc ban đầu là Đường thư, người đời sau để phân biệt với Cựu Đường thư của Lưu Hu nhà Hậu Tấn thời Ngũ đại thập quốc nên đổi tên bộ chính sử thành Tân Đường thư. Tân Đường thư tổng cộng có 225 quyển, bao gồm Bản kỷ 10 quyển, Chí 50 quyển, Biểu 15 quyển, Liệt truyện 150 quyển, sách ghi chép lịch sử hưng thịnh và suy vong của nhà Đường bắt đầu từ khi Đường Cao Tổ kiến quốc năm 618 đến khi Đường Ai Đế bị Chu Ôn phế truất năm 907. Liệt truyện 149 hạ Phản thần hạ có Cao Biền. Sách “Tân Đường thư” của Âu Dương Tu cùng Tống Kì ở phần “Bắc Địch truyện” đánh giá công tích của nhà Đường đều khẳng định: “Nhà Đường có đức lớn vậy !” .

Ba nguồn trích dẫn trên đây là ba tác phẩm lớn, hầu hết đều chép lại sự thật lịch sử và đánh giá khách quan. Danh sĩ tinh hoa trong thiên hạ thường chuộng thực tâm, thực tài, thực việc. Cao Biền sau cùng đã quyết định chọn tìm về đất Việt, ký thác đời mình cho mảnh đất yêu thương Việt Nam. Loạt năm bài nghiên cứu Vạn Xuân nơi An Hải, Đại Lãnh nhạn quay về, Cao Biền trong sử Việt ; Tích xưa chuyện Cao Biền; Báu vật nơi đất Việt; là một góc nhìn tham chiếu căn cứ sự đối chiếu ba nguồn cổ sử tin cậy của Trung Quốc với sự đối chiếu các nguồn cổ sử tin cậy Việt Nam, dã sử với khảo sát thực địa .

CAO BIỀN LÀ DÒNG DÕI TƯỚNG MÔN

Cao Biền là người U châu (Bắc Kinh ngày nay), ông là cháu nội của danh tướng Cao Sùng Văn. Theo sách Cựu Đường thư quyển 182, mùa xuân năm 806, Đường Hiến Tông sai Tiết độ sứ Cao Sùng Văn lấy Tả Thần Sách hành doanh dẫn 5000 quân làm tiên phong, Lý Nguyên Dịch dẫn 2000 quân yểm hậu, cùng Sơn Nam Tây Đạo Tiết độ sứ Nghiêm Lệ cùng tiến công Lưu Tịch. Chiến sự nổ ra quyết liệt, ban đầu Lưu Tịch bắt sống được Lý Khang nhưng không lâu sau thì liên tục bại trận, phải bỏ trốn khỏi Từ châu và tập hợp được khoảng một vạn quân để tiếp tục chống trả nhưng vẫn liên tiếp thua trận. Sau đó Lưu Tịch và Lư Văn Nhược mất cả Thành Đô, định bỏ trốn sang Thổ Phiên nhưng bị quân Đường bắt được giải về kinh và bị diệt môn (Cưu Đường thư, quyển 151).

Đường Hiến Tông là vị Hoàng đế nhà Đường trị vì từ năm 805 đến 820, tổng cộng 15 năm. Hiến Tông là vị hoàng đế có công phục hưng sự thịnh trị của nhà Đường, mặc dù sự thịnh thế đó tồn tại không được lâu và cũng không rực rỡ bằng thời Đường Thái Tông và Đường Huyền Tông, nhưng sử sách gọi đó là Nguyên Hòa trung hưng. Hiến Tông chăm lo siêng năng việc cai trị, lo duyệt tấu chương, ưa nghe lời can gián, rộng rãi bao dung, tích cực thi hành tiết kiệm, chống lại các phiên trấn không quy thuận, đến năm 817, thì hầu như phần lớn các tiết độ sứ đều quy thuận triều đình. Tuy dẹp được phiên trấn nhưng vua lại tin tà thuật phương sĩ, bị bọn hoạn quan, ngoại thích, phương sĩ, cấu kết bè đảng với loạn sứ quân giấu giếm tạo phản nên cuối đời, vua đã chết bị nghi là do hoạn quan hạ độc.

Cha của Cao Biền là Cao Thừa Minh  là ngu hậu (người được kế tập chức quan của bố) trong Thần Sách quân. Triều Đường cấm quân là vũ lực triều đình trung ương gồm Nam nha thập lục vệ và Bắc nha thập quân. Thần sách quân thuộc cấm quân. Gia tộc Cao Biền như vậy đã có ít nhất vài đời làm quan trong cấm quân.

Cao Biền là dòng dõi tướng môn ở thần sách quân. Ông nắm ngự lâm quân trọng binh bên cạnh vua, nên có thể coi là thân tín của vua đối với đội thân binh đặc biệt tinh nhuệ này. Cao Biền có địa vị cao trong lưỡng quân của Thần Sách quân, ông được tín cẩn  thăng dần đến chức “Hữu Thần Sách đô ngu hậu”. Cao Biền là một đại sư, trí tướng,  mưu tướng, nhiều thuật pháp, am hiểu binh thế, trận pháp và giỏi văn. Ông thường thảo luận về chuyện lý đạo với các nho sĩ, theo Cựu Đường thư quyển 182.

CAO BIỀN LÀ TRÍ TƯỚNG ĐẠI SƯ

Cao Biền cuộc đời và hành trạng, theo Tân Đường thư (3) quyển  224 hạ, đã cho thấy ông là một trí tướng đại sư: Ông được phong  tước vị là Tiết độ sứ Tĩnh Hải quân Cao Vương, Cao Thái úy, Lạc Điêu thị ngự (落雕侍御) ; Chức quan là Kiểm giáo Thái úy, Chư đạo Hành doanh binh mã Đô thống; Cao Biền trở thành danh tướng khi đánh bại các cuộc xâm nhập của Nam Chiếu, giữ yên cương vực Tĩnh Hải (trong đó có phần đất của Việt Nam ngày nay). Ông cũng cai trị có phép tắc khi nhậm chức Hữu kim ngô đại tướng quân (868), kiểm hiệu công bộ thượng thư (870), Thiên Bình tiết độ sứ (873), Tây Xuyên tiết độ sứ (874), Thành Đô doãn (875) Kinh Nam tiết độ sứ (878), Trấn Hải tiết độ sứ (879), Hoài Nam tiết độ sứ (880) được dân chúng ngợi ca, nhưng ông đã thất bại trong việc đẩy lui cuộc nổi dậy của Hoàng Sào, ông bị  coi là phản thần tạo phản ở Hoài Nam quân, bị Tần Ngạn mưu hạisau đó tìm về sống và chết ở đất Việt.

Cao Biền bình sinh là người thế nào? Theo Cựu Đường thư, ‘Biền bàn luận đường lối chính trị một cách rắn rỏi. Những người trong hai quân Cấm, Vệ lại càng khen ngợi Biền. Biền theo hầu Chu Thúc Minh, làm tư mã. Bấy giờ có hai con chim điêu (thuộc loại chim cắt) đang song song bay với nhau, Cao Biền giương cung định bắn và khấn: “Nếu ta sau này làm nên sang cả, thì bắn trúng nhé!”. Khấn rồi bắn một phát trúng cả đôi. Mọi người đều quá đỗi kinh ngạc, nhân thế gọi Biền là Lạc Điêu thị ngự (quan thị ngự bắn rơi chim điêu). Biền làm quan, được thăng dần đến hữu thần sách đô ngu hậu, vì có công, lại được thăng làm phòng ngự sứ Tấn Châu. Hồi Nam Chiếu đánh phá Giao Châu, Biền được cử sang thay Trương Nhân đánh Nam Chiếu’. Lại còn có một khảo dị khác “Lạc Điêu thị ngự” là Cao Biền thường cưỡi diều (Lạc Điêu) bay đi xem xét địa thế ở An Nam, thể theo truyện “Lẩy bẩy như Cao Biền dậy non” (4) trong sách “Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam”

(4) “Lẩy bẩy như Cao Biền dậy non” Tích truyện này nhiều khảo di, dưới đây là bản phổ biến hơn cả: “Ngày xưa ở Trung-quốc có Cao Biền rất giỏi nghề địa lý. Những phép hô thần tróc quỷ, ông đều thông thạo. Tiếng đồn vang khắp nơi. Hoàng đế Trung Quốc nghe tiếng liền triệu Biền vào cung ủy thác cho việc kiếm một ngôi đất xây dựng lăng tẩm. Cao Biền vâng lệnh và sau năm năm tìm tòi, đã kiếm được một kiểu đất quý mà theo ông có thể giữ ngôi nhà Đường vững như bàn thạch. Sau khi công việc hoàn thành, hoàng đế rất khen ngợi, sai ban nhiều vàng bạc cùng phong tước lớn cho Biền. Nhưng Biền vốn biết trong kho tàng của hoàng đế có một ngòi bút thần có phép mầu nhiệm mà chính hoàng đế và cả triều thần không một ai biết cả. Vì thế Biền không nhận vàng, chỉ nói: – Tâu bệ hạ, hạ thần không muốn lấy vàng bạc của bệ hạ. Chỉ muốn xin một kho trong trăm ngàn kho đồ dùng của bệ hạ bằng cách là để hạ thần tự tay rút trong chùm chìa khóa kho tàng mà quan tổng quản đang nắm giữ, nhằm đúng chìa kho nào thì được phép lấy kho ấy.  Hoàng đế nghe nói hơi ngạc nhiên những vốn trọng tài Biền, tại thấy ý kiến hay hay nên vui lòng để Biền làm chuyện may rủi xem thử thế nào. Quả nhiên kho mà Biền chỉ, đúng là kho đựng toàn bút long  dùng cho triều đình. Khi được sử dụng hàng vạn cây bút, Biền mang đến một hòn đá, lần lượt đem chọc mạnh từng ngòi lông vào đá. Nhưng chẳng có ngòi nào được toàn vẹn. Mỗi lân thấy tòe ngòi, ông lại vứt đi và tiếp tục chọc ngòi khác vào đá. Cứ thế cho đến lúc trong kho sắp vợi cả bút thì bỗng có một quản bút chọc thủng vào đá mà ngòi lông vân còn nguyên vẹn. Biền mừng quá reo lên: – Ta tìm được ngòi bút thần rồi!  Biền liền cầm bút thần vẽ thử một con rồng lên mặt tường, chừa hai con mắt. Đến khi điểm nhãn, rồng tự nhiên cuộn mình được và tách ra khỏi bức tường. Rồi rồng vụt lên trời, bay biến vào đám mây trước con mắt kinh ngạc của mọi người. Biền lại vẽ thêm nhiều con vật khác và những con ấy đều hoạt động không khác gì những con vật có thực.

Sau cùng Cao Biền vẽ một con diều rất lớn, dùng bút thần nhúng mực điểm mắt cho diều. Diều đập cánh bay lên. Lập tức Biền cưỡi lên lưng và diều đưa vút lên trên không. Thế là Biền cưỡi diều vượt qua muôn trùng núi sông sang đến nước Nam. Trên lưng diều, Biền đưa mắt xuống tìm huyệt đất quý. Quả nhiên không bao lâu ông tìm thấy ở gần một con sông, một huyệt đất phát đế vương. Huyệt đất ấy quý không đâu bằng mà lại chỉ trong một ngàn ngày là phát. Đó là một cái hàm con rồng lấp dưới nước mà chỉ có con mắt của Biền mới khám phá  được. Từ đó, Biền có ý muốn hưởng một cuộc sống sung sướng xa xỉ vào bậc nhất thiên hạ. Nhưng khi nghĩ lại thì hắn rất tiếc là không có con trai mà thân mình lại đã già mất rồi; nếu được làm vua cũng không còn hưởng được mấy nỗi. Biền mới tính sẽ nhường cho rể. Nếu nó làm vua thì ông bố vợ tất cũng được bội phần trọng đãi, mà dòng dõi con gái mình cũng hưởng phúc lâu dài. Những muốn thực hiện  công việc “đại sự” này cần phải giữ hết sức bí mật, nếu không sẽ mất đầu như chơi. Nghĩ vậy, Biền trở về Trung Quốc bảo người con rể đào lấy hài cốt cha y đem sang nước Nam để cải táng. Trong việc này Biền chỉ bàn kín với một người học trò mà thôi. Nhưng người học trò mà Biền tin cậy lại muốn miếng đất quý ấy hoàn toàn thuộc phần mình hưởng, nên khi được lệnh thầy mang hài cốt thì hắn cũng đào luôn hài cốt của cha mình sang Nam. Bấy giờ hàm rồng đang thời kỳ há miệng. Biền bảo học trò lặn xuống ném gói xương vào giữa miệng rồng chờ cho nó ngậm lại hãy lên. Người học trò đem gói xương của cha mình đánh tráo vào, còn gói xương kia thì bỏ ở một bên mép. Xong việc đó, Cao Biền bảo con rể chọn năm giống lúa, mỗi thứ một thúng mang đến huyệt đất nói trên, sai đào đúng vào chỗ vai rồng thành năm cái huyệt. Mỗi huyệt Biền sai rấm một thúng lúa rồi lấp đất lại thành năm ngôi mộ. Hắn giao cho chàng rể một ngàn nén hương, dặn mỗi ngày thắp một nén, đúng hai năm chín tháng mười ngày thì tự khắc quan gia dưới huyệt nhất tề dậy cả. Dặn đâu đấy, Biền trở về Trung Quốc. Thời gian trôi qua. Hôm ấy chỉ còn mười ngày nữa là hết hạn công việc mà Cao Biền đã dặn, thì tự nhiên con gái hắn ở nước đẻ luôn một lúc ba bé trai, mặt mũi dị kỳ. Vừa mới sinh ra, ba đứa đã biết đi biết nói: một đứa mặt đỏ tay cầm ấn, một đứa mặt màu thiếc, một đứa mặt màu xanh, đều cầm dao sáng quắc. Cà ba nhảy tót lên giường thờ ngồi, đòi đem quân thu phục thiên hạ. Người nhà ai nấy xanh mặt. Chỉ trong một buổi tiếng đồn rầm lên. Mọi người thấy sự lạ đổ tới xem như đám hội. Người rể của Biền sợ quá, bào vợ: – “Mày đẻ ra ma ra quỷ, nếu không sớm trừ đi thì khó lòng sống được với triều đình. Chẳng qua cha mày làm dại, nên mới sinh ra như thế”. Thế rồi y chém tất cả. Trong lúc bối rối, người nhà của y vì lầm nên đốt luôn một lúc hết thảy những nén hương còn lại. Bỗng dưng mặt đât chuyển động. Ở dưới năm ngôi mộ có tiếng rầm rầm mỗi lúc một lớn. Rồi nắp mộ bật tung ra, bao nhiêu quân gia tề dưới đó nhảy lên. Nhưng vì còn non ngày nên sức còn yếu, đứng chưa vững, người nào người ấy đi lại bổ nghiêng bổ ngửa, cuối cùng đều chết sạch. Lại nói chuyện Cao Biền chờ cho đến tận ngày hẹn mới cưỡi diều bay sang nước Nam. Nhưng lần này diều bị ngược gió nên sang không kịp. Khi diều hạ cánh xuống thì người con rể đã phá hỏng mất công việc của hắn. Hắn bực mình vô hạn. Sau khi căn vặn để hiểu rõ câu chuyện, hắn rút gươm chém chết cả học trò lẫn rể. “Không được ăn thì đạp đổ”, nghĩ thế, hắn bèn cưỡi diều ếm huyệt và phá long mạch. Ngay chỗ hàm rồng nói trên, hắn dùng phép chém đứt cổ con rồng đó  vì vậy mà ngày nay người ta nói nước sông ở đó đỏ như máu là bởi máu tự cổ con rồng chảy ra đến nay vẫn chưa dứt.  Đến một nơi nọ, Biền thấy trên một hòn núi mà ngày nay còn gọi là núi Đầu-rồng có huyệt đế vương. Hắn bèn làm bùa bằng gang đóng vào đỉnh núi. Từ đó trở đi trên đỉnh núi ấy không một cây cối gì còn mọc được. Ở Thanh Hóa Cao Biền cũng thấy có huyệt đất quý. Nhưng hắn thấy con rồng đó què một chân, cho rằng nếu có phát đế vương thì không thể phát to được. Cho nên hắn cho diều đi thẳng không ếm nữa. Cũng vì thế người ta nói mấy đời vua chúa trị vì ở nước Nam đều phát tích ở Thanh-hóa.

Cao Biền để tâng công với hoàng đế, đã vẽ bản đồ từng kiểu đất một rồi viết thành sách ghi chú rất tinh tường đem dâng lên vua Đường. Trong đó có đề cập đến năm long mạch quý nhất của nước Nam là 1) dãy núi Tản Viên Ba Vì Tam Đảo điểm huyệt ở Bàn Chông, 2) tam giác châu Bắc Bộ Tản Viên Tam Điệp Yên Tử điểm huyệt ở thành Đại La, 3) Dãy núi Nham Biền vòng cung Đông Triều trường thành chắn Bắc điểm huyệt ở Yên Tử; 4) Vùng Kiếp Bạc Côn Sơn Ngũ Nhạc Kỳ Lân điểm huyệt ở Kiếp Bạc Côn Sơn; 5) Dãy núi Trường Sơn từ Tam Điệp vào suốt phương Nam là hành hướng Nam Tiến sinh địa, Thạch Bì Sơn Hải Vân Sơn Hoành Sơn, Hồng Sơn đều là những mạch đất quý của nước Nam.

Theo Cao Biền kiểu đất quý nhất của nước Nam là đất trung độ (thủ đô Hà Nội ngày này) > Tại đây Cao Biền đã chọn xây thành Đại La rất công phu với một đàn tràng dựng ở núi Đại Lãi phía Bắc thành Đại La với tám vạn cái tháp bằng đất nhỏ huy động tám vạn quân để làm lễ.  Núi ấy từ đó mang tên là núi Bát-vạn. Cao Biền cũng cho rằng long mạch Trường Sơn là thế lớn sinh tồn của nước để Nam tiến. Trường Sơn dầm chân ra biển ở 5 chỗ thì nơi hẹp nhất và hiểm hơn cả là vết đứt gãy Hoành Sơn rào Nan vì nối được mạch phong thủy nơi đây là sinh địa. Cao Biền dùng bút thần vua cho để trấn yểm ở một ngọn núi thấp tại hòn Đá Dựng Ma Ca bến lội. Điều đặc biệt là từ chân tảng đá vọt lên một mạch nước ngầm rất ngọt không bao giờ cạn trong suốt tận đáy. Cao Biền đã vỗ yên được đất phương Nam tuy việc trấn yểm này tiêu tốn mất nhiều vàng, bạc và đồng nên chậm triều cống. Hoàng đế Trung Quốc đã rất khen ngợi nhưng việc làm của Biền bị dân chúng người Nam oán ghét. Một hôm, Biền cưỡi diều bay vào phía Nam thì bị cung nỏ  phóng tên. Diều bị gãy cánh rơi xuống núi. Hòn núi ấy ngày nay còn mang tên là núi Cánh Diều. Cao Biền thì bị chết chôn ở gần đó. “Lẩy bẩy như Cao Biền dậy non” là ý cười người không suy xét kỹ vội vàng thiếu chu đáo sẽ thất bại.

Mả Cao Biền ở Tuy An là một khảo dị tương tự nhưng kể thêm rằng: Cao Biền đã đến đó từ trước và cũng có giúp cho dân làng một vài việc nhỏ như xem đất cất nhà, nơi để mả…Ông ta tự mình quyết định chôn ở đó. Trước khi chết, ông dặn dân làng chôn cho ông ngay cái chỗ đất ông đánh dấu sẵn. Do đấy có mả Cao Biền tại thôn Năm, xóm Cát xã An Hải ngày nay. Theo dân địa phương bàn tán là mả ông ta nằm trên “huyệt địa” ổn định, ít bị biến đổi theo thời gian. Đứng trên chóp đỉnh mả Cao Biền nhìn bốn hướng thì phía đông là biển, phía tây là dãy đồi thoai thoải tiếp giáp với đầm Ô Loan, phía bắc là làng mạc của cư dân nằm rải rác dọc theo sườn đồi, còn phía nam giáp với các làng Diêm Hội và Phú Thường thuộc xã An Hoà, dân cư đa phần làm nghề biển.

Chí hướng và tư tưởng Cao Biền như thế nào? Cao Biền để chí ở ngàn dặm nên ông chọn tên tự cho mình là Thiên Lý. Tư tưởng học thuật của ông qua tìm hiểu hành trạnh cuộc đời ông dường như cho thấy ông theo đuổi một loại đạo học dấn thân là Tam giáo đồng nguyên. Đạo giáo đó là tư tưởng nhập thế trung nghĩa với Dân với Nước với chuẩn mực đạo đức cao nhất “thế thiên hành đạo” mà đời sau chúng ta bắt gặp trong “Vạn kiếp tông bí truyền thư của Trần Quốc Tuấn là Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Đại Vương nước Đại Việt thời Trần theo lời bạt của Trần Khánh Dư (5) và  kiệt tác “Thủy Hử” của Thi Nại Am nước Trung Quốc thời Tống (6).

(5) Vạn Kiếp tông bí truyền thư (萬劫宗秘傳書) của Quốc Công Tiết Chế Hưng Đạo Đại Vương, tác phẩm này còn gọi là Vạn Kiếp binh thư đã thất truyền. Bài tựa của Trần Khánh Dư trong cuốn sách này giải thích bí truyền đại sư là người thế nào:

“Phàm người khéo cầm quân thì không cần bày trận, khéo bày trận thì không cần giao chiến, khéo giao chiến thì không thể thất bại, khéo thất bại thì không thương vong. Xưa kia, Cao Dao làm chức sĩ sư mà mọi người không dám trái mệnh, Văn Vương và Vũ Vương nhà Chu là bậc thầy về văn và về võ, ngấm ngầm sửa đức để khuynh loát quyền bính của nhà Thương mà lấy nghiệp vương. Đó đều có thể gọi là những người giỏi cầm quân, không cần bày trận vậy. Vua Thuấn múa lá mộc và lông trĩ mà họ Hữu Miêu tự mình tìm đến, Tôn Vũ nước Ngô đem mỹ nhân trong cung thử tập trận mà phía tây phá nước Sở hùng cường, phía Bắc ra uy với nước Tần nước Tấn, nổi tiếng khắp chư hầu. Đó đều có thể gọi là những người giỏi bày trận, không cần giao chiến vậy. Cho đến Mã Ngập nước Tấn dựa vào bát trận đồ chuyển đánh nghìn dặm, phá được Thụ Cơ Năng mà lấy lại Lương Châu. Thế gọi là người giỏi giao chiến không bao giờ thất bại vậy.Cho nên, trận nghĩa là bày ra, là khéo léo. Ngày xưa, vua Hiên Viên lập ra phép “tỉnh điền” để đặt binh chế, Gia Cát Lượng xếp đá bên sông để làm bát trận, Vệ công sửa lại làm trận Lục Hoa, Hoàn Ôn định ra trận Xà Thế, trước sau đều có trận đồ nổi tiếng, trình bày tuần tự, thành phép tắc rõ ràng. Nhưng người đương thời ít ai thông hiểu, muôn vàn đầu mối nhìn vào dường như rối loạn, chưa từng nắm được lẽ biến dịch bên trong. Ví như những phép tắc và suy luận của Lý Thuyên, người sau không ai hiểu nghĩa là gì. Vì thế, Quốc công ta bèn so sánh, kê cứu trận đồ và binh pháp của các nhà, tổng hợp lại thành một bộ sách. Tuy chép cả những điều chi tiết, nhưng người sử dụng thì nên bỏ bớt những chỗ rườm, tóm lấy thực chất. Rồi lấy năm hành ứng với nhau, chín cung câu với nhau, phối hợp cương và nhu, xoay vần chẵn và lẽ, không làm hỗn loạn âm dương và thần sát, phương lợi và sao tốt, hung thần và ác tướng, ba cát và năm hung, việc nào việc ấy thực phân minh rõ rệt. Quốc công lại còn thêm bớt với chiến thuật của thời Tam đại, nhờ đó trăm trận trăm thắng. Cho nên đương thời phía bắc làm cho Hung Nô phải sợ, phía tây làm cho Lâm Ấp phải kinh. Rồi ông đem sách này dạy bảo con em làm gia truyền, không tiết lộ cho người ngoài biết. Lại có lời dặn rằng: “Sau này con cháu và bề tôi phò tá của ta có học được bí thuật này thì nên lấy đầu óc sáng suốt, linh hoạt mà thực hành và sắp đặt nó, chứ không nên lấy đầu óc cứng nhắc, tối tăm mà cất giữ và lưu truyền. Nếu trái điều đó thì sẽ mang vạ vào thân, lại hại lây đến cả con cháu. Đó gọi là tiết lậu cơ trời vậy.” Bài tựa của Trần Khánh Dư cho Vạn Kiếp tông bí truyền thư, còn như sách Binh thư yếu lược mà người đời ngờ rằng bản thật đã bị cướp và thất lạc. đời sau chỉ có chân truyền lời này.

Thời Đường tư tưởng học thuật Đạo giáo lý học và thế thuật pháp rất thịnh, những tư tưởng triết thuật Nho học Khổng giáo được nối tiếp kế thừa truyền bá và phát triển rất mạnh; Phật giáo được giao lưu với Ấn Độ thời thịnh Đường Đường Thái Tông Lý Thế Dân có Đường Tam Tạng tức Huyền Trang hòa thượng sang Tây Thiên Trúc thỉnh kinh pháp, đem về 657 bộ kinh Phật và Đường Huyền Trang đã sử dụng tiếng Phạn dịch cuốn “Đạo đức kinh” để tặng cho Thiên Trúc. Đồng thời sau khi về Trường An, ông đã nhớ tả lại những điều mình biết về Thiên Trúc ghi lại trong sách “Đại Đường Tây Vực cầu pháp cao tăng truyện” và “Nam Hải ký quy nội pháp truyện” tiếp tục phát triển Phật giáo lên đỉnh cao. Thời Đường tư tưởng triết học của ba trường phái tam giáo này duy trì những chuẩn mực đạo đức cao. Một số tư tưởng triết học và tôn giáo khác như Hồi giáo, Hỏa giáo, Cảnh giáp, Mani giáo qua giao lưu kinh tế văn hóa đã được truyền bá rộng rãi đến đất Đường, nhưng không thịnh lắm. Văn chương thời thịnh Đường như Vương Bột, Vương Duy, Mạnh Hạo Nhiên, Vương Xương Linh và đặc biệt là Ly Bạch , Đỗ Phủ,  Đến trung Đường Nguyên Chẩn, Bạch Cư Dị  khởi xướng Tân Nhạc phủ vận động, Lưu Vũ Tích hoài cổ thung dung. Hàn Dũ và Liễu Tông Nguyên thì chủ trương phục cổ, tôn Khổng, sùng Nho, bài Phật, cho rằng tăng đạo không quan tâm đến sinh sản, lãng phí tiền của xã hội, tăng ni đạo sĩ nên về quê hoàn tục, nên đốt trụi kinh văn của Phật gia, lấy các chùa miếu đạo quán làm nơi sinh sống cho dân cư, đạo đức trong đạo thuật là phải nhập thế  lấy “Luận Ngữ” làm tác phẩm thể hiện quan niệm đạo đức. Thời hậu Đường mà Cao Biền sống dưới ba đời vua Đường cuối cùng thì thế tục, văn chương và đạo giáo đã chuyển hóa và nhiều pha trộn dữ dội. Văn chương Đỗ Mục nặng lòng khôi phục cảnh thịnh trị, Lý Thương Ẩn đặc sắc là thơ tình và khát vọng cuộc sống. Cao Biền là dòng dõi tướng môn lại ham văn học. Đọc và nghiên cứu kỹ  Trang thơ Cao Biền – 高駢 (26 bài thơ) – Thi Viện  sẽ hiểu ông là người thế nào:

  1. An Nam tống Tào Biệt Sắc quy triều
  2. Biên phương xuân hứng
  3. Bộ hư từ
  4. Cẩm Thành tả vọng
  5. Đối tuyết
  6. Hoạ Vương Chiêu Phù tiến sĩ “Tặng Động Đình Triệu tiên sinh”
  7. Khiển hứng (Bả trản phi liên tửu)
  8. Khiển hứng (Phù thế mang mang nghĩ tử quần)
  9. Khuê oán
  10. Ký đề La Phù biệt nghiệp
  11. Ký Hộ Đỗ Lý Toại Lương xử sĩ
  12. Nam chinh tự hoài
  13. Nam Hải thần từ
  14. Ngôn hoài
  15. Phó An Nam khước ký đài ty
  16. Phó Tây Xuyên, đồ kinh Quắc huyện tác
  17. Phỏng ẩn giả bất ngộ
  18. Phong tranh
  19. Quá Thiên Uy kính
  20. Sơn Đình hạ nhật
  21. Tả hoài kỳ 1
  22. Tả hoài kỳ 2
  23. Tái thượng ký gia huynh
  24. Tặng ca giả kỳ 1
  25. Tặng ca giả kỳ 2
  26. Y vận phụng thù Lý Địch

CAO BIỀN LÀ NHÀ ĐỊA LÝ TIÊN TRI

Cao Biền là nhà địa lý tiên tri trứ danh người phát hiện và sớm tổng kết các đặc điểm trọng yếu về hình thế núi sông bờ cõi Việt một khái quát, dẫn liệu này minh chứng trong đánh giá của tiến sĩ Vũ Khâm Lân  viết năm 1783 Nguyễn Công Văn Đạt phổ ký (trích gia phả dòng họ Trạng Trình) trong bài Ngày xuân đọc Trạng Trình của Hoàng Kim, viết rõ ” Nguyên trước các cụ (gia phụ của Nguyễn Bỉnh Khiêm) lập gia cư ở nơi có núi sông bao bọc hợp với kiểu đất của Cao Biền, tay phong thủy trứ danh đời Đường“. Cao Biền tham chính từ thời Đường Tuyên Tông (846 – 859), Đường Ý Tông (859-872) đến cuối thời Đường Hy Tông  (873-888). Cao Biền rời bỏ triều Đường tìm đường sống và chết ở Việt Nam từ năm 887 là tiên tri. Đường Chiêu Tông lên làm vua năm 888, ít năm sau  thì nhà  Đường đổi chủ (907). Việt Nam thời Đường tên là An Nam và Cao Biền được phong Tịnh Hải quân . Sách Cưu Đường thư viết “Sau khi Biền làm quan, được thăng dần đến hữu thần sách đô ngu hậu, vì có công, lại được thăng làm phòng ngự sứ Tấn Châu. Hồi Nam Chiếu đánh phá Giao Châu, Biền được cử sang thay Trương Nhân đánh Nam Chiếu’. Trong nghệ thuật quân sự chính trị để phòng thủ đất Việt thời đó, Cao Biền với tư cách là Cao Vương Tịnh Hải quân đã cho đắp  La Thành (thành Đại La) để chống lại hiệu quả sự xâm nhập của Nam Chiếu. Nay nơi đó là một phần trong quần thể kiến trúc Thăng Long xưa. Đó là vòng thành ngoài cùng bảo vệ Hoàng thành Thăng Long. Thiền Uyển tập anh (1715) tài liệu lịch sử cổ nhất của Phật giáo Việt Nam hiện có, Việt sử tiêu án (1775) của Ngô Thì Sĩ,… hé lộ những thông tin về Cao Biền là nhà địa lý tiên tri trứ danh (6).

(6) Sử Việt về Hoàng thành Thăng Long  di sản văn hóa thế giới đi tìm dấu tích La Thành đã xác định: ‘La Thành, hay thành Đại La, là một thành trì, thủ phủ của An Nam đô hộ phủ thời Nhà Đường trong hai thế kỷ 8 và thế kỷ 9 là một phần trong quần thể kiến trúc Thăng Long xưa. Đó là vòng thành ngoài cùng bảo vệ Hoàng thành Thăng Long trải qua nhiều triều đại phong kiến Việt Nam. Tuy đức vua Lý Thái Tổ là người có công tìm ra Thăng Long làm “nơi thượng đô của Kinh sư muôn đời”, nhưng tên La Thành không phải đến triều Lý mới xuất hiện. La Thành hay thành Đại La đều là những tên gọi xuất hiện từ thời nước ta bị nhà Đường xâm chiếm. Khi ấy, nhà Đường cho dựng thành Đại La làm nơi đóng An Nam đô hộ phủ. Tuy vậy, những vết tích còn lại của La Thành còn lại đến bây giờ không phải là La Thành do Cao Biền đắp, mà phần nhiều là do các triều đại từ nhà Lý tu sửa nhiều lần. Hoàng Thành Thăng Long là quần thể di tích gắn với lịch sử kinh thành Thăng Long – Đông Kinh và tỉnh thành Hà Nội bắt đầu từ thời kì tiền Thăng Long qua thời Đinh – Tiền Lê, phát triển mạnh dưới thời Lý, Trần, Lê và thành Hà Nội dưới triều Nguyễn” (xem tiếp đi tìm dấu tích La Thành  so sánh đối chiếu vị trí hình thế La Thanh xưa và nay).

Đại La (大羅), còn gọi là La Thành (羅城) là một thành trì, thủ phủ của An Nam đô hộ phủ thời Nhà Đường trong hai thế kỷ 8 và thế kỷ 9. Thành nằm ở vị trí giữa Thành Hà Nội và sông Tô Lịch, thuộc quận Ba Đình của Hà Nội hiện nay. Đại La ban đầu do Trương Bá Nghi cho đắp từ năm Đại Lịch thứ 2 đời Đường Đại Tông (767), Triệu Xương cho đắp thêm năm Trinh Nguyên thứ 7 đời Đường Đức Tông (791). Đến năm Nguyên Hòa thứ 3 đời Đường Hiến Tông (808), Trương Chu lại sửa đắp lại; năm Trường Khánh thứ 4 đời Đường Mục Tông (824), Lý Nguyên Gia dời phủ trị tới bên sông Tô Lịch, đắp một cái thành nhỏ, gọi là La Thành, sau đó Cao Biền cho đắp lại to lớn hơn. Theo sử cũ  Tư Trị Thông Giám (1) Cựu Đường Thư (2) Tân Đường thư (3)  thì La Thành do Cao Biền cho đắp có chu vi 1.982,5 trượng (≈6,6 km); thành cao 2,6 trượng (≈8,67 m), chân thành rộng 2,5 trượng (≈8,33 m), nữ tường (Bức tường nhỏ đắp trên tường thành lớn hay đê con chạch đắp trên mặt đê chính) bốn mặt cao 5,5 thước (≈1,83 m), với 55 lầu vọng địch, 6 nơi úng môn (thoát nước), 3 hào nước, 34 đường đi. Ông còn cho đắp đê vòng quanh ngoài thành dài 2.125,8 trượng (≈7,09 km), đê cao 1,5 trượng (≈5,00 m), chân đê rộng 2 trượng (≈6,66 m) và làm hơn 400.000 gian nhà. Theo truyền thuyết, do thành xây đi xây lại vẫn bị sụt ở vùng sông Tô Lịch, Cao Biền đã làm kè cho đất vững, điều hướng dòng chảy của mạch sông ( long mạch) của vùng đất này. Năm 1010, vua Lý Thái Tổ đổi tên thành Đại La là thành Thăng Long.
Cao Biền trong thư An Nam tống Tào Biệt Sắc quy triều có nói ” Muôn dặm anh về chầu đế khuyết,Năm thu Nam tiến nhớ tâu triều”, tấu chương gửi vua Đường Ý Tông có nói đến những hao tốn vàng, bạc, đồng của ông trong xây thành Đại La và loại bỏ những trở ngại tự nhiên khó khăn về giao thông trên thủy lộ giữa Tĩnh Hải quân và Lĩnh Nam Đông đạo trị sở nay thuộc Quảng Châu, Quảng Đông ngày nay mà người đời sau đã cho rằng ông yểm bùa và chôn giấu vàng, bạc, đồng ở các điểm long mạch.

Thánh vật ở sông Tô Lịch là câu chuyện về các di chỉ tìm được trong lòng sông tháng 9 năm 2001 được một số nhà nghiên cứu cho là di tích bùa yểm của Cao Biền. Chuyện rằng:”Ngày 27/9/2001, Đội thi công số 12 (Công ty xây dựng VIC) trong khi nạo vét sông Tô Lịch đã phát hiện những di vật cổ rất lạ và huyền bí: 7 cây gỗ được chôn đứng dưới lòng sông tạo thành một đa giác đều, tại đó có các bộ hài cốt bị đóng đinh bả vai, táng giữa các cọc gỗ.., đồ gốm, xương voi, ngựa, dao, tiền đồng…Rồi chuyện máy xúc Komatsu tự nhiên lao xuống sông, nào là những người đang làm việc tự dưng ngã lăn ra đất, đưa la bàn ra thử thì la bàn quay tít.“. Theo nhà sử học Dương Trung Quốc thì   ” Một trong các cách giải thích có thể là do địa điểm thi công là nơi hợp thủy của ba con sông nên có địa tầng không ổn định, dẫn tới việc khảo sát thiết kế, xây dựng dự án xây dựng tuyến kè không sát với thực tế; tuy nhiên, vì là nơi hợp thuỷ của ba dòng sông nên cũng có thể có yếu tố phong thuỷ. Ông không loại trừ khả năng đây là di tích của một sự yểm nào đó của thời kỳ tiền Thăng Long – thời Cao Biền làm Tiết độ sứ. Ông Dương Trung Quốc khẳng định:” Thế nhưng, vận nó vào giữa những yếu tố được giải thích dưới góc độ chuyên môn và hiện tượng xã hội gắn liền với vụ việc cụ thể thì tôi nghĩ rằng thiếu căn cứ. Không ai có thể kết luận được rằng, vì cái vùng đất ấy mà dẫn đến hệ quả mang tính chất thuần tuý là cái sự trả giá về mặt tâm linh..”.

Thâm cung bí sử thời hậu Đường. Ông nội của Cao Biền làm phúc tướng chỉ huy cấm vệ binh Thần Sách quân thời vua Đường Hiến Tông, góp phần giúp vua dẹp yên được phiên trấn . Vua Đường Hiến Tông rốt cục bị bọn tà thuật phương sĩ, hoạn quan và bọn ngoại thích, cấu kết bè đảng với loạn sứ quân giấu giếm tạo phản nên cuối đời vua đã chết oan  và bị nghi là do hoạn quan hạ độc. Sau Đường Hiến Tông là Đường Mục Tông Lý Hằng trị vì được 4 năm, đến Đường Tuyên Tông Lý Di trị vì được 13 năm 135 ngày ( 25 tháng 4 năm 846 – 7 tháng 9 năm 859). Đường Tuyên Tông trong sử sách được đánh giá là một vị Hoàng đế có lòng trung hưng của nhà Đường,  so sánh với Đường Thái Tông Lý Thế Dân, và được gọi là Tiểu Thái Tông. Cha của Cao Biền là Cao Thừa Minh được vua Đường Tuyên Tông trọng dụng làm ngu hậu và Cao Biền cũng được ân sủng và thăng tiến rất nhanh do có tài dẹp yên nhiều phản loạn.

Đường Tuyên Tông tên là Lý Di, là hoàng tử thứ 13 trong số 20 người con trai của Đường Hiến Tông Lý Thuần. Mẹ của ông là Trịnh thị, vốn là vợ lẽ của Tiết độ sứ Lý Kĩ, người bị triều Đường đánh bại và giết chết năm 807. Sau thất bại của Lý Kĩ, cả gia quyến bị bắt sung vào cung làm nô tì, trong đó Trịnh thị được bố trí phục vụ cho Quách quý phi, chính thất của Hiến Tông, sau đó bà tình cờ gặp Hiến Tông rồi được sủng hạnh và hạ sinh hoàng tử Lý Di. Thời hoàng huynh Đường Mục Tông Lý Hằng, có chiếu phong vương cho các hoàng tử và hoàng đệ, trong đó Lý Di được phong tước vị Quang vương. Lý Di thường tỏ ra nhút nhát ít nói, kính cẩn hết mọi người,  ai cũng cho ông là người có bệnh tâm thần và kém thông minh. Riêng Mục Tông biết chuyện thì bảo:“Người này là anh vật của nhà ta, không phải là tâm thần bất ổn đâu”. rồi ban cho ngọc như ý, ngự mã và vàng bạc. Trãi qua các thời  triều đình đa sự, Quang vương cố gắng trốn tránh không tham gia vào việc gì, và cũng nói rất hạn chế. Cuối năm 845, Đường Vũ Tông lâm bệnh nặng và sang năm 846 thì không còn có thể nói được nữa. Bấy giờ, hoạn quan khuynh đảo triều đình, muốn nhân lúc này mà lập người ngu dốt lên ngôi để dễ bề thao túng, cuối cùng quyết định chọn Lý Di, hoạn quan giả chiếu chỉ của Vũ Tông, viết:“Hoàng tử nhỏ tuổi, chưa đủ hiền đức để trị quốc. Quang vương Di có thể lập làm Hoàng thái thúc, đổi tên là Thầm, đảm đương quân quốc chánh sự”. Thái thúc được đón từ Thập lục trạch vào cung, đổi tên là Lý Thầm. Đường Tuyên Tông khi được bách quan tiếp kiến, thì như trở thành con người khác, tỏ ra thông minh nhân trí hơn người, quyết đoán chính vụ nhanh gọn, người người nể phục.Ông tôn mẹ làm hoàng thái hậu, bãi chức tể tướng của Lý Đức Dụ, sung làm Tiết độ sứ Kinh Nam, đồng thời của bãi tướng của Trịnh Túc, Lý Hồi thuộc phe đảng của Lý Đức Dụ, Đánh chết đạo sĩ Triệu Quy Chân, người từng luyện đan trường sinh cho Vũ Tông cùng bè đảng. hạ chiếu khôi phục lại Phật giáo vốn bị Vũ Tông đàn áp khi trước, chấm dứt pháp nạn Hội Xương. Lấy Hàn lâm học sĩ, Binh bộ thị lang Bạch Mẫn Trung cùng Binh bộ thị lang Lư Thương làm tể tướng mới. Trong những năm tiếp theo, phong hai tể tướng mới là Thôi Nguyên Thức và Vi Tông, thay thế những người điều hành chính sự chậm trễ,  liên tục giáng chức Lý Đức Dụ và bắt lưu đày xa xôi,cho đến chết.  Mùa xuân năm 847, cải nguyên là Đại Trung năm thứ nhất. Đầu năm 848, Tuyên Tông theo đề nghị của quần thần, xưng tôn hiệu là Thánh Kính Văn Tư Hòa Vũ Quang Hiếu hoàng đế, đại xá thiên hạ. Cùng năm này, Thái hoàng thái hậu Quách thị băng ở cung Hưng Khánh có lời đồn cái chết này là do Tuyên Tông bí mật sai người hạ độc. Lý do vì Tuyên Tông nghi ngờ Quách thái hậu là người chủ mưu đầu độc Đường Hiến Tông để đưa con mình là Đường Mục Tông lên ngôi, Quách thái hậu có hiềm khích với Trịnh thái hậu. Cuối năm ấy,  tể tướng Vi Tông bị biếm làm thái tử tân khách.Vào giữa năm 847, Thổ Phiên nhân triều đình bận việc tang của Vũ Tông nên liên kết với Đảng Hạng và Hồi Cốt xâm lấn Hà Tây, Tuyên Tông sai Tiết độ sứ Hà Đông là Vương Tể dẫn quân chống trả, có thêm sự giúp đỡ của tộc Sa Đà, kết quả quân Đường giành được chiến thắng. Các năm tiếp sau, quân Đường liên tiếp mở các cuộc tấn công vào đất Thổ Phiên mở rộng cương vực nên Thổ Phiên thế lực ngày càng suy yếu. Tuyên Tông được xem là một vị vua cần mẫn, tiết kiệm, siêng năng, quan tâm  kiểm tra năng lực quan lại và có phương pháp thưởng phạt công minh.  Dưới thời Tuyên Tông  hoạn quan  khiếp sợ  nhưng Tuyên Tông vẫn rất lo ngại  hoạn quan. Ông bàn với tể tướng Lệnh Hồ Đào việc tận tru hoạn quan, nhưng Lệnh Hồ Đào  khuyên vua chỉ nên tìm cách hạn chế dần số hoạn quan trong cung. Hoạn quan biết việc này rất oán hận.Tuyên Tông tỏ ra nghiêm minh nhưng nghiêm khắc. Năm 855, tể tướng Bùi Hưu lại cực lực xin lập thái tử, nhưng sau đó, Bùi Hưu lại bị biếm làm Tiết độ sứ Tuyên Vũ. Năm 857, tể tướng Ngụy Mô can gián thẳng thắn  bị biếm làm Tiết độ sứ Tây Xuyên.Năm 858, tể tướng Thôi Thận Do bị giáng chức làm Tiết độ sứ Đông Xuyên. Tiêu Nghiệp cùng Hạ Hầu Tư thay vào chức Tể tướng. Những năm cuối đời, Tuyên Tông lạm dụng đan dược phát nhọt bọc mà chết Biết khó qua khỏi, Tuyên Tông phó thác Quỳ vương cho các đại thần nhưng Tông Thật khi biết vua đã chết đã giả chiếu chỉ vua đón Vận vương Lý Ôn vào cung thực hiện đảo chính cung đình thay Quỳ vương. Vận vương Lý Ôn lên ngôi là  Đường Ý Tông Lý Thôi

Đường Ý Tông là Hoàng trưởng tử của Đường Tuyên Tông và mẹ là Triều thị. Lý Ôn   tuy mang thân phận trưởng tử nhưng không được vua cha yêu quý và không được lập làm Đông cung Hoàng thái tử. Khi Tuyên Tông băng hà năm 859, hoạn quan Vương Tông Thật tiêu diệt những người chống đối và ủng hộ Lý Ôn làm hoàng đế nhà Đường. Trong 14 năm tại vị, Đường Ý Tông bỏ bê triều chính, ham mê tửu sắc, tăng thuế nhân dân để phục vụ cho những nhu cầu xa xỉ của bản thân ông, tiêu dùng kiệt quệ ngân khố được cha mình là Đường Tuyên Tông đã dày công tích luỹ, khiến lòng người oán hận. Đại Đường lâm vào cảnh rối loạn, đói kém, dịch bệnh hoành hành kèm theo đó là sự nổi dậy của các thủ lĩnh nông dân khiến triều Đường rơi vào tình trạng không thể cứu vãn. Năm 873, Đường Ý Tông qua đời, ngôi hoàng đế được truyền cho người con trai 11 tuổi là Lý Nghiễm, tức Đường Hi Tông.

Đường Hy Tông sinh năm 862 mất năm 888, trị vì 15 năm từ năm 873 đến năm  888, nguyên danh Lý Nghiễm, đến năm 873 cải thành Lý Huyên. Đường Hy Tông là con trai thứ 5  của Đường Ý Tông và là anh trai của Đường Chiêu Tông. Đường Hy Tôngtrị vì trong lúc ông 11 tuổi. Ngày 19 tháng 7 năm 873, tức năm Hàm Thông thứ 14, Ý Tông băng hà, Hi Tông lên kế vị. Hi Tông suốt ngày chỉ thích đá gà với đánh cầu, ít khi lo việc quốc sự. Nhà Đại Đường thời ấy quốc khố cạn kiệt và hầu như tan rã, do bị tàn phá bởi các cuộc khởi nghĩa nông dân của Hoàng Sào và Vương Tiên Chi mà cuộc chiến của Hoàng Sào với triều Đường là đặc biệt khốc liệt. Các quân phiệt độc lập cai quản lãnh địa của họ, tình trạng này tiếp tục duy trì cho đến khi nhà Đường diệt vong năm 907.

HÀNH TRẠNG CAO BIỀN Ở VIỆT NAM

Việt Nam thời Đường đổi từ An Nam Đô hộ phủ thành Tĩnh Hải quân từ năm 866,

Thời nhà Hậu Lương (907-923) Bột Hải Quốc (渤海國) Tĩnh Hải quân tiết độ sứ (靜海軍節度使). Việt Nam thời Đường giai đoạn 846- 888 (hình thế đất nước thể hiện ở bản đồ).

Việt Nam thời Đường gọi là An Nam đô hộ phủ cho thời Bắc thuộc lần 3. (Bắc thuộc lần I từ năm 207 TCN đến năm 40 có khởi nghĩa giành độc lập của  Hai Bà Trưng năm 40-43; Bắc thuộc lần 2 từ năm 43-541 có khởi nghĩa Bà Triệu; Nhà Tiền Lý và Triệu Việt Vương 541-602) . Thời kỳ Bắc thuộc lần 3  kéo dài từ năm 602 đến năm 905Thời kỳ này bắt đầu khi Tùy Văn Đế năm 602 sai Lưu Phương đánh chiếm nước Vạn Xuân, bức hàng Lý Phật Tử là đời vua thứ ba hậu Lý Nam Đế. Thời Tùy, Việt Nam gọi là châu Giao. Trên đường đánh Lâm Ấp quay về, Lưu Phương mắc bệnh chết. Khâu Hòa được cử làm đại tổng quản châu Giao. Năm 618, nhà Đường lật đổ nhà Tùy, lập ra nước Đại Đường. Khâu Hòa xin thần phục nhà Đường năm 622. Việt Nam thành thuộc địa của Đại Đường. Thời gian Bắc thuộc lần 3 của Việt Nam kéo dài hơn 300 năm. Suốt thời gian này có trên 50 quan cai trị gồm một danh sách không đầy đủ, như sau: (những người ghi bằng chữ nghiêng có liên quan tới những cuộc nổi dậy của người Việt) Cao Biền được phong làm Cao Vương Tỉnh Hải Quân trấn nhậm năm năm (864 – 868) kế tiếp là cháu ông là Cao Tầm (868 – 878) cũng là một vị tướng giỏi. Mười lăm năm này (864-878) là những năm nước Việt thịnh vượng sau đó nhà Đường bị tan rã.

  • Khâu Hòa
  • Lý Thọ
  • Lý Đạo Hưng
  • Lưu Diên Hựu (684 – 687)
  • Quang Sở Khách (722 – 724?)
  • Abe no Nakamaro (Triều Hành): 761 – 767
  • Trương Bá Nghi (767 – 777)
  • Ô Sùng Phúc (777 – 787)
  • Trương Đình (787 – 789)
  • Bàng Phục (789 – 790)
  • Cao Chính Bình (790 – 791)
  • Triệu Xương (792 – 802)
  • Bùi Thái (802 – 803)
  • Triệu Xương (804 – 806)
  • Trương Chu (806 – 810)
  • Mã Tống (810 – 813)
  • Trương Lệ (813)
  • Bùi Hành Lập (813 – 817)
  • Lý Tượng Cổ (818 – 819)
  • Quế Trọng Vũ (820)
  • Bùi Hành Lập (822)
  • Vương Thừa Điển (822)
  • Lý Nguyên Hỷ (822 – 826)
  • Hàn Ước (827 – 828)
  • Trịnh Xước (831 – 832)
  • Lưu Mân (833)
  • Hàn Hy (834 – 836)
  • Điền Tảo (835)
  • Mã Thực (836 – 840)
  • Vũ Hồn (841 – 843)
  • Bùi Nguyên Dụ (846 – 848)
  • Điền Tại Hựu (849 – 850)
  • Thôi Cảnh (851 – 852)
  • Lý Trác (853 – 855)
  • Lý Hoàng Phủ (856 – 857)
  • Tống Nhai (857)
  • Vương Thức (858 – 859)
  • Lý Hộ (859 – 860)
  • Vương Khoan (861)
  • Sái Tập (862 – 863)
  • Tống Nhung (863)
  • Cao Biền (864 – 868)
  • Cao Tầm (868 – 878)
  • Tăng Cổn (878 – 880)
  • Cao Mậu Khanh (882 – 884)
  • Tạ Triệu (884 – ?)
  • An Hữu Quyền (897 – 900)
  • Chu Toàn Dục (900 – 905)
  • Độc Cô Tổn (905)

Nhà Đại Đường bị tan rã dù đã tiêu diệt được cuộc khởi nghĩa của Hoàng Sào. Các tiết độ sứ đã công khai cát cứ và gây nội chiến. Vua Đường Ai Đế bị quyền thần Chu Ôn khống chế và cướp ngôi năm 907. Chu Ôn từng cho anh ruột là Chu Toàn Dục sang làm Tiết độ sứ ở Việt Nam, nhưng Toàn Dục quá kém cỏi không đương nổi nên phải về.

Năm 905, Chu Ôn đày Độc Cô Tổn Tiết độ sứ Tĩnh Hải ra đảo Hải Nam và giết chết. Nhà Đường trong lúc chưa kịp cử quan cai trị mới sang trấn nhậm, một hào trưởng người Việt là Khúc Thừa Dụ đã chiếm lấy thủ phủ Đại La, tự xưng là Tiết độ sứ. Chu Ôn đang mưu cướp ngôi nhà Đường đã nhân danh vua Đường thừa nhận Khúc Thừa Dụ. Năm 905 Khúc Thừa Dụ tiến vào Đại La, giành quyền cai quản toàn bộ Tĩnh Hải. Người Việt khôi phục quyền tự chủ, chấm dứt thời kỳ Bắc thuộc lần 3 dài hơn 300 năm.

Cương vực Việt Nam thời nhà Đường: Từ năm 679 đến năm 866, An Nam đô hộ phủ gồm tây nam Quảng Tây (Trung Quốc), Miền Bắc và miền Trung Việt Nam ngày nay. Từ sau năm 866, Cao Biền được phong làm Cao Vương, Tĩnh Hải quân sau khi đánh đuổi được quân Nam Chiếu, xây thành Đại La và thiết lập hệ thống giao thông thủy bộ kết nối Đại La với Quảng Châu, hình thành thế phòng thủ liên hoàn vững chắc. Vua Đường Ý Tông triệu hồi Cao Biền về Bắc dẹp loạn và chuẩn tấu cho Cao Tầm làm tiết độ sứ Tĩnh Hải. Cương vực hành chính Tĩnh Hải và ranh giới địa lý với vương quốc Lâm Ấp còn nhiều điểm mơ hồ. Theo Cựu Đường thư nói Lâm Ấp từ huyện Tây Quyển (Quảng Bình) trở xuống. Tân Đường Thư gọi Lâm Ấp Quốc là lãnh thổ có thể từ nam Phú Yên trở vào. Thủy Kinh Chú viết: “Lâm Ấp là huyện Tượng Lâm, sau bỏ chữ Tượng để chỉ còn chữ Lâm”. Đại Nam Nhất Thống Chí thì nói Tượng Lâm là Bình Định và Phú Yên. Một số nhà Chăm Pa học cho rằng Lâm Ấp là lãnh thổ Indrapura từ mũi Hoành Sơn đến đèo Hải Vân, do vương triều Gangaraja, tức những người Ấn Độ đến từ sông Gange, khai sinh ra. Sự kiện này cần được ghi nhận với sự dè dặt vì cho đến nay chưa một dấu tích bia ký nào giải thích.

Vương quốc Nam Chiếu (738-937) còn có tên là Đại Lễ (người Thổ Phồn gọi Khương Vực) là một vương quốc của người Bạch và người Di . Người Bạch xưa còn được gọi là Dân Gia, là một trong 56 dân tộc được Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa chính thức công nhận. Dân số người Bạch theo thống kê năm 2000 là 1.858.063 người. Người Bạch sống chủ yếu ở các tỉnh Vân Nam, Quý Châu và Hồ Nam).

 Phụ nữ người Bạch trong trang phục truyền thống

Người Lô Lô (theo cách gọi ở Việt Nam và Thái Lan) hay người Di theo cách gọi ở Trung Quốc  Mùn Di, Màn Di, La La, Qua La, Ô Man, Lu Lộc Màn, là một sắc tộc có vùng cư trú truyền thống là tiểu vùng nam Trung Quốc – bắc bán đảo Đông Dương. Người Lô Lô là một trong số 54 dân tộc ở Việt Nam, cũng là một trong số các dân tộc thiểu số ở Thái Lan, Lào và Trung Quốc. Người Di ở Trung Quốc ngày nay có số dân 7.762.286 người[2], là dân tộc đông thứ 7 trong số 56 dân tộc được công nhận chính thức của Trung Quốc. Họ sống chủ yếu ở các vùng nông thôn, vùng núi thuộc các tỉnh Tứ Xuyên, Vân Nam, Quý Châu và Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây. Người Lô Lô tại Việt Nam cư trú chủ yếu ở các huyện Đồng Văn, Mèo Vạc (tỉnh Hà Giang), Bảo Lạc (tỉnh Cao Bằng), Mường Khương (Lào Cai) với dân số năm 2009 là  4.541 người, cư trú tại 30 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố, cư trú tập trung tại Cao Bằng 52,3% và  Hà Giang, Lai Châu.

Vương quốc Nam Chiếu đã phát triển rực rỡ ở Đông Nam Á trong các thế kỷ 8 và thế kỷ 9. Vương quốc nằm trong khu vực mà ngày nay là tỉnh Vân Nam của Trung Hoa, và một phần phía tây của Bắc Bộ Việt Nam. Nam Chiếu tồn tại từ năm 738, khi Mông Xá quốc quân Mông Bì La Các thống nhất Lục Chiếu, và nó đã đạt đến độ cực thịnh vào năm 860 khi ôm gọn vùng Vân Nam ngày nay, giáp với đông nam của Quý Châu, Tây Tạng, Tứ Xuyên; tây bắc của Việt Nam và chính bắc của Lào và Miến Điện. Quốc gia này bị diệt vong vào năm 902, khi quyền thần Trịnh Mãi Tự giết toàn bộ vương thất Nam Chiếu và tự lập nên Đại Trường Hòa. Chiến cục sau đó ở Nam Chiếu đã bất ổn định trong một thời gian, sau khi trải qua 3 thời đại thì chính thức hình thành nên một quốc gia cường thịnh khác ở Vân Nam là Vương quốc Đại Lý.

Nam Chiếu từ năm 858 tới năm 866 nhiều lần  xâm chiếm An Nam (tên gọi Việt Nam thời ấy). Sử Việt Đại Việt sử ký toàn thư chép:

Mậu Dần, 858, (Đường Đại Trung, năm thứ 12). Mùa xuân, người Nam Chiếu kéo đến đông, đóng ở bến đò Cẩm Điền. Vương Thức khi đó là Giao Châu kinh lược đô hộ sứ, sai người đến dụ, chỉ một đêm người Nam Chiếu lại kéo đi. Nguyên nhân do đô hộ Lý Trác tham lam tàn bạo, mua hiếp bò ngựa của người Man, mỗi con chỉ trả cho một đấu muối, giết tù trưởng Man là Đỗ Tồn Thành, dân Man oán giận, dẫn đường cho người Nam Chiếu đến lấn cướp biên giới.

Tháng 5 năm ấy, người Nam Chiếu đến cướp, Thức đánh lui được.

Canh Thìn, 860, (Đường Ý Tông, Thôi Hàm Thông, năm thứ 1). Mùa đông, tháng 12, ngày Mậu Thân, người thổ man dẫn quân Nam Chiếu hợp lại hơn 30.000 người, đánh chiếm phủ trị.

Tân Tỵ, 861, (Đường Hàm Thông, năm thứ 2). Mùa xuân, tháng giêng, vua Đường phát quân Ung, Quản và các đạo lân cận sang cứu Lý Hộ, đánh lại Nam Chiếu. Mùa hạ, tháng 6, ngày Quý Sửu, vua Đường sai phòng ngự sứ Diêm Châu là Vương Khoan làm Kinh lược sứ An Nam. Bấy giờ Lý Hộ từ Vũ Châu thu nhặt quân người địa phương Giao Châu đánh bọn Nam Chiếu, lấy lại được phủ thành.

Nhâm Ngọ, 862, (Đường Hàm Thông, năm thứ 3). Mùa xuân, tháng 2, Nam Chiếu lại vào cướp phá. Vương Khoan mấy lần sai sứ cáo cấp. Vua Đường sai Hồ Nam quan sát sứ là Sái Tập thay thế, đem binh các đạo Hứa, Hoạt, Từ, Biện, Kinh, Tương, Đàm, Ngạc, hợp lại 30.000, giao cho Tập để chống cự. Yếu thế, quân Nam Chiếu rút lui.

Mùa đông, tháng 10, Nam Chiếu đem 50.000 người đến cướp, Tập cáo cấp. Vua Đường sai lấy quân hai đạo Kinh Nam, Hồ Nam 2.000 người và nghĩa chinh ở Quế Quản 3.000 người đến Ung Châu chịu lệnh tiết chế của Trịnh Ngu để sang cứu Sái Tập. Tháng 12, Tập lại xin thêm quân, vua Đường sắc cho Sơn Nam đông đạo đem 1.000 quân cung nỏ sang cứu.

Quý Mùi, 863, (Đường Hàm Thông, năm thứ 4). Mùa xuân, tháng giêng, ngày Canh Ngọ, quân Nam Chiếu đánh chiếm phủ thành. Nam Chiếu hai lần chiếm Giao Châu, vừa giết vừa bắt gần 150.000 người. Khi rút lui còn lưu lại 20.000 quân, sai Tư Tấn giữ thành Giao Châu. Người Di Lão ở các khe động đều hàng phục cả. Vua Nam Chiếu cho thuộc hạ là Đoàn Tù Thiên làm tiết độ sứ phủ Giao Châu.

Giáp Thân, 864, (Đường Hàm Thông, năm thứ 5). Mùa thu, tháng 7, vua Đường cho Cao Biền làm Đô hộ tổng quản kinh lược chiêu thảo sứ.

Ất Dậu, 865, (Đường Hàm Thông, năm thứ 6). Mùa thu, tháng 7, Cao Biền sửa quân ở trấn Hải Môn. Biền đem hơn 5.000 quân vượt biển đi trước. Tháng 9, Biền đến Nam Định, Phong Châu, quân Man gần 50.000 đương gặt lúa, Biền ập đến đánh tan, chém được bọn Trương Thuyên, thu lấy số lúa đã gặt để nuôi quân.

Bính Tuất, 866, (Đường Hàm Thông, năm thứ 7). Mùa hạ, tháng 4, Nam Chiếu sai Trương Tập giúp Tù Thiên đánh Giao Châu, cho Phạm Nật Ta làm Đô thống Giao Châu. Giám trận nhà Đường sai Vi Trọng Tể đem hơn 7.000 quân đến Phong Châu. Biền được thêm quân, tiến đánh Nam Chiếu, nhiều lần đánh tan được. Tháng ấy, Biền đánh tan quân Nam Chiếu, giết và bắt sống rất nhiều. Nam Chiếu thu quân còn sót chạy vào châu thành cố giữ. Mùa đông, tháng 10, Cao Biền vây châu thành hơn 10 ngày, người Man rất khốn quẫn. Biền đến nơi đốc thúc khích lệ tướng sĩ, lấy được thành, giết Tù Thiên và Chu Cổ Đạo là người thổ man dẫn đường cho quân Nam Chiếu, chém hơn 30.000 đầu. Quân Nam Chiếu trốn đi, Biền lại phá được hai động thổ man đã theo Nam Chiếu, giết tù trưởng. Người thổ man rủ nhau quy phục đến 17.000 người.

Cao Biền cuộc đời và thời thế  khảo cứu thâm cung bí sử thời hậu Đường và Việt Nam thời Đường giai đoạn 846- 888 góp phần giúp chúng ta hiểu rõ Cao Biền là ai, đánh giá đúng Cao Biền huyền thoại và sự thật.

HẬU ĐƯỜNG ĐÊM TRƯỚC BÌNH MINH VIỆT

Cao Biền rời bỏ triều Đường để về chết ở đất Việt tại an hải vạn xuân là một trí tuệ lớn. Hậu Đường sau khi Cao Biền rời bỏ năm 887 cũng bị tan rã, lụi tàn năm 907, bị quyền thần Chu Ôn khống chế và soán ngôi. Cao Biến là một danh tướng, đại sư, nhà địa lý công trình sư và tiên tri. Việt Nam là điểm đến tuyệt vời, thân thiện, hòa hiếu của những danh sĩ tinh hoa, người lương thiện và cả những người buông đao thành Phật. Chuyện Cao Biền tích cũ viết lại lưu giữ một bài học lịch sử văn hóa và tâm linh quý giá. Hoàng Kim dựa trên tài liệu Wikipedia tiếng Việt, tiếng Trung, tiếng Anh, đối chiếu so sánh với nhiều nguồn cổ sử Trung Hoa và Việt Nam, để chỉnh lý dần hoàn thiện tài liệu này.

Cao Biền ( 高骈; 高駢; Gāo Pián), tên tự là Thiên Lý (千里),là một danh tướng, đại sư, thầy địa lý, nhà kiến trúc sư và tiên tri thời Đường. Cao Biền sinh năm 821 mất ngày 24 tháng 9, năm 887 tước vị Tiết độ sứ Tĩnh Hải quân Cao Vương Lạc Điêu thị ngự, Cao Thái úy; Kiểm giáo Thái úy chức quan: Chư đạo Hành doanh binh mã Đô thống. Cao Biền trở thành danh tướng được vua Đường Ý Tôn tín nhiệm phong làm Cao Vương Tỉnh Hải Quân khi ông trong vòng 5 năm hành phương Nam đã kịp làm bốn việc lớn: 1) đánh bại các cuộc xâm nhập của Nam Chiếu, cứu nguy và giải vây An Nam mà trước đó Nam Chiếu từ năm 858 tới năm 866 đã nhiều lần  xâm chiếm An Nam nhưng nhiều tướng lĩnh khác của triều Đường không thể ngăn chặn thành công. 2) Xây thành Đại La là vòng thành ngoài của Hoàng thành Thăng Long, di sản văn hóa thế giới do UNESCO công nhận năm,  Hoàng Thành Thăng Long là quần thể di tích gắn với lịch sử kinh thành Thăng Long – Đông Kinh và tỉnh thành Hà Nội bắt đầu từ thời kì tiền Thăng Long (An Nam đô hộ phủ thế kỷ VII) qua thời Đinh – Tiền Lê, phát triển mạnh dưới thời Lý, Trần, Lê và thành Hà Nội dưới triều Nguyễn và khu trung tâm lịch sử văn hóa chính trị kinh tế khoa học kỹ thuật của Việt Nam ngày nay. Thành Đại La thuở ấy là hệ thống phòng ngự chính yếu giữ an ninh cho 40 vạn hộ dân, ngăn chặn hiệu quả sự xâm nhập nhiều lần của Nam Chiếu, Java, Chăm Pa vào sát hại dân chúng An Nam hàng chục vạn người qua nhiều thời kỳ  3) Xây dựng hệ thống thủy bộ đặc biệt là hệ thống thủy đạo nối Đại La (Hà Nội) với Hải Môn (Hải Phòng ngày nay) và sông Bắc Luân và Quảng Châu thành hệ thống phòng thủ tấn công ứng cứu liên hoàn để an vùng Tĩnh Hải. 4) Đạo sư, thầy địa lý long mạch Việt về thế núi hình sông non sông bờ cõi Việt Nam năm huyệt đạo long mạch trọng yếu của đất Việt. Ông sớm nghiên cứu và phát triển học thuyết địa chính trị, lý học, kinh dịch, dư địa chí dịch lý phương Đông theo phương thức thực hành. Thành công này của ông càng được tỏa sáng ở việc ông không chỉ là một danh tướng mà còn là một nhà cai trị thành công. Cao Biền được ba bộ chính sử cổ uy tín của Trung Quốc là Tư Trị Thông Giám, Cựu Đường Thư và Tân Đường Thư đều lưu lại sự thật lịch sử và đánh giá là người “cai trị có phép tắc” khi ông đảm nhiệm một loạt các chức vụ trọng yếu sau đó: Hữu kim ngô đại tướng quân (868), kiểm hiệu công bộ thượng thư (870), Thiên Bình tiết độ sứ (873), Tây Xuyên tiết độ sứ (874), Thành Đô doãn (875) Kinh Nam tiết độ sứ (878), Trấn Hải tiết độ sứ (879), Hoài Nam tiết độ sứ (880) được dân chúng ngợi ca. Cao Biền bị coi là phản thần vì hoạn quan, phương sĩ, những kẻ mưu mô đặc biệt nhất là vua lười và tin đồng bóng. Vua đã nghi kỵ sợ ông tiếm ngôi báu, nên đã không tin dùng,  lại dùng kế mượn tay kẻ địch để chặt đứt vây cánh của người hiền tài. Rốt cục ông đã bị kết tội không thể  đẩy lui cuộc nổi dậy của Hoàng Sào, quản lý yếu kém Hoài Nam quân Năm 887, một cuộc nổi dậy chống lại ông đã dẫn đến cảnh giao chiến khốc liệt tại Hoài Nam quân, kết quả là ông bị Tần Ngạn giam cầm rồi sát hại.  Sử Việt, dã sử và điền dã đã hé hộ Cao Biền lập kế  giả chết để cuối đời chọn Việt Nam làm quê hượng. Mả Cao Biền ở Đồng Môn, xóm Cát, thôn 5 xã An Hải, Tuy An, Phú Yên.

Cao Biền là người U châu (là Bắc Kinh ngày nay), ông là cháu nội của danh tướng Cao Sùng Văn là Tả Thần Sách hành doanh (theo sách Cựu Đường thư là bộ sách lịch sử nằm trong 24 bộ chính sử Trung Quốc do sử quan Lưu Hu triều Hậu Tấn biên soạn. Lưu Hu sau này làm tể tướng giám sát việc tu sửa, xuất bản nên người ta coi sách này là do ông chủ biên). Danh tướng Cao Sùng Văn là người đã trấn áp cuộc nổi dậy của Lưu Tịch dưới triều đại của Đường Hiến Tông. Mùa xuân năm 806, Đường Hiến Tông sai Cao Sùng Văn Tiết độ sứ dẫn 5000 quân làm tiên phong, Lý Nguyên Dịch dẫn 2000 quân yểm hậu, cùng Sơn Nam Tây Đạo Tiết độ sứ Nghiêm Lệ cùng tiến công Lưu Tịch. Chiến sự nổ ra quyết liệt, ban đầu Lưu Tịch bắt sống được Lý Khang nhưng không lâu sau thì liên tục bại trận, phải bỏ trốn khỏi Tử châu và tập hợp được khoảng 10.000 quân tiếp tục chống trả nhưng vẫn liên tiếp thua trận. Sau đó Lưu Tịch và Lư Văn Nhược mất cả Thành Đô, định bỏ trốn sang Thổ Phiên nhưng bị quân Đường bắt được và giải về kinh và bị diệt môn.

Cha của Cao Biền là Cao Thừa Minh, là ngu hậu trong Thần Sách quân. Mặc dù gia tộc của Cao Biền đã vài đời làm quan trong cấm quân, song khi còn nhỏ Cao Biền là người giỏi văn, và thường thảo luận về chuyện lý đạo với các nho sĩ.

Cao Biền làm tướng trong ba đời vua Đường Tuyên Tông, Đường Ý Tông và Đường Hi Tông. Cao Biền có địa vị cao trong lưỡng quân của Thần Sách quân (là ngự lâm quân của Thiên tử) . Ông được thăng dần đến chức “Hữu Thần Sách đô ngu hậu”, theo Cựu Đường thư quyển 182, Cao Biền khi đang phụng sự trong Thần Sách quân,  đã kết nghĩa huynh đệ với Chu Bảo, theo Tự trị Thông giám, quyển 254

Đường Ý Tông, tên thật là Lý Ôn  hay Lý Thôi. Đường Ý Tông là Hoàng trưởng tử của Đường Tuyên Tông, hoàng đế thứ 17 của Đại Đường, mẹ là Triều thị (Nguyên Chiêu thái hậu nương nương). Đường Ý Tông sinh năm 833, mang thân phận trưởng tử nhưng không được vua cha yêu quý và không được lập làm Đông cung Hoàng thái tử. Tuyên Tông băng hà năm 859, hoạn quan Vương Tông Thật đã tiêu diệt những người chống đối và ủng hộ Lý Ôn điện hạ làm vua thay vì Quỳ vương Lý Tư là hoàng tử được Tuyên Tông muôn phần yêu quý. Lý Ôn đổi tên thành Lý Thôi và trở thành Đường Ý Tông hoàng đế nhà Đường. Đường Ý Tông trong 14 năm tại vị, bỏ bê triều chính, ham mê tửu sắc, tăng thuế nhân dân để phục vụ cho những nhu cầu xa xỉ của bản thân ông, tiêu dùng kiệt quệ ngân khố được cha mình là Đường Tuyên Tông đã dày công tích luỹ, khiến lòng người oán hận. Đại Đường cuối thời đại Ý Tông lâm vào cảnh rối loạn, đói kém, dịch bệnh hoành hành kèm theo đó là sự nổi dậy của các thủ lĩnh nông dân khiến triều đại này rơi vào tình trạng không thể cứu vãn. Năm 873, Ý Tông qua đời, ngôi hoàng đế được truyền cho người con trai mới 11 tuổi là Lý Nghiễm, tức Đường Hi Tông. Trong các cuộc nổi dậy thời Đường Ý Tông đáng chú ý có một cuộc nổi dậy của người Đảng Hạng.  là tộc người được đồng nhất với nước Tây Hạ, họ cũng được gọi là Đảng Hạng Khương là một tộc người nói tiếng Khương và đã thiên di đến khu vực Tây Bắc Trung Quốc vào khoảng thế kỷ 10.

Cao Biền xuất một vạn cấm binh đến đóng quân tại Trường Vũ thành Ông giỏi dụng binh nên sớm giành được thắng lợi, trong khi một số tướng khác trước đó đã không thành công nên vua Đường Ý Tông rất khen ngợi. Cao Biền được chuyển đến  giữ chức Thứ sử, Kinh lược sứ Tần châu nay thuộc Cam Túc để  đối phó với các cuộc tập kích của ngoại tộc ở phía tây. Cao Biền tiếp tục lập công (theo sách Cựu Đường thư, quyển 182).

 Cao Biền chống Nam Chiếu tại An Nam

Năm Hàm Thông thứ 5 (863), quân Nam Chiếu (lúc này có quốc hiệu Đại Lễ) đã chiếm được An Nam từ tay quân Đường, Các chiến dịch của quân Đường sau đó  nhằm đẩy lui quân Đại Lễ đều thất bại. Năm 864, Đồng bình chương sự Hạ Hầu Tư tiến cử Kiêu vệ tướng quân Cao Biền tiếp quản quân lính dưới quyền Lĩnh Nam Tây đạo tại Nam Ninh Quảng Tây tiết độ sứ Trương Nhân để tiến công An Nam. Cao Biền được giữ chức An Nam đô hộ, kinh lược chiêu thảo sứ, theo sách Tư trị Thông giám  quyển 250.

Cao Biền mùa thu năm 865, quản 25.000 binh tại Hải Môn (nay thuộc Hải Phòng) và chưa tiến công thủ phủ Giao Chỉ của An Nam. Giám quân Lý Duy Chu vốn không ưa Cao Biền và muốn ông bị trừ khử, vì thế đã nhiều lần thúc giục Cao Biền tiến quân. Cao Biền do đó chấp thuận đem 5.000 binh tiến trước về phía tây và hẹn Lý Duy Chu phát binh ứng viện, song sau khi Cao Biền dời đi, Lý Duy Chu kiểm soát các binh lính còn lại và không phát bất cứ viện trợ nào. Khi hay tin Cao Biền tiến quân đến, hoàng đế Đại Lễ là Thế Long khiển tướng Dương Tập Tư đến cứu viện tướng trấn thủ An Nam là Đoàn Tù Thiên. Trong khi đó, Vi Trọng Tể đem 7.000 quân đến Phong châu hợp binh với Cao Biền đánh bại quân Đại Lễ. Tuy nhiên, khi sớ tấu chiến thắng đến Hải Môn, Lý Duy Chu đều ngăn lại và từ chối chuyển tiếp chúng đến Trường An. Đường Ý Tông thấy lạ vì không nhận được tin tức gì, khi hỏi Lý Duy Chu thì Duy Chu tấu rằng Cao Biền trú quân ở Phong châu, không tiến. Đường Ý Tông tức giận, và đến mùa hè năm 866, Hoàng đế cho hữu vũ vệ tướng quân Vương Yến Quyền thay thế Cao Biền trấn An Nam, triệu Cao Biền về Trường An để trách tội.

Cao Biền nhận được lệnh vua triệu hồi và buộc ông phải giao quyền lại cho Vương Yến Quyền  khi ông đang bao vây thành Giao Chỉ. Ông đã giao lại binh sĩ cho Vi Trọng Tể và trở về Hải Môn để gặp Vương Yến Quyền chuyển giao quyền hành. Tuy nhiên, Cao Biền đã phái tiểu hiệu Tăng Cổn còn Vi Trọng Tể phái tiểu sứ Vương Huệ Tán đi trước để báo tin chiến thắng tại Giao Chỉ, họ cho rằng Lý Duy Chu sẽ lại ngăn cản nên đi đường vòng để tránh doanh trại của Lý Duy Chu và Vương Yến Quyền, sau đó tiến về Trường An. Khi Tăng Cổn và Vương Huệ Tán đến Trường An và dâng tấu, Đường Ý Tông hài lòng và ban chỉ thăng chức cho Cao Biền là Kiểm hiệu Công bộ thượng thư, phục quyền trấn thủ An Nam. Cao Biền sau khi được giao lại binh quyền đã cùng 100 thủ túc lên đường đến Hải Môn thì nhận được chiếu chỉ và trở lại chiến trường thành Giao Chỉ, nơi Lý Duy Chu và Vương Yến Quyền tiếp quản song đã chấm dứt bao vây. Cao Biền tiếp tục bao vây thành, đến tháng thứ 4 năm Hàm Thông thứ 7 (866) thì hạ được thành, giết chết Đoàn Tù Thiên và tù trưởng bản địa Chu Đạo Cổ người liên minh với quân Đại Lễ. Đường Ý Tông khi hay tin Cao Biền chiếm được thành Giao Chỉ đã  đổi An Nam đô hộ phủ thành Tĩnh Hải quân, bổ nhiệm Cao Biền là Tiết độ sứ. Cao Biền cho xây thành Đại La chu vi 3000 bộ, hơn 40 vạn gian phòng ốc, từ đó quân Đại Lễ không còn xâm phạm. Sau đó, ông cũng tiến hành một dự án lớn (nối thành Đại La với Hải Môn (Hải Phòng ngày nay) sông Bắc Luân và Quảng Châu) để loại bỏ những trở ngại tự nhiên trên thủy lộ giữa Tĩnh Hải quân và Lĩnh Nam Đông đạo khó khăn về giao thông của Giao Chỉ được loại bỏ và tăng cường được hệ thống phòng thủ cho vùng Tĩnh Hải.

Vua nước Nam Chiếu thuở đó là Thế Long là con trai của Khuyến Phong Hữu, là đệ bát đại quốc vương và đệ nhất đại hoàng đế của Nam Chiếu, tại vị từ năm 859 đến năm 877. Năm 859, Khuyến Phong Hữu qua đời.  Thế Long kế vị làm vua. Thế Long đã phạm danh húy của hai vị hoàng đế nhà Đường (Đường Thái Tông là Lý Thế Dân, Đường Huyền Tông là Lý Long Cơ), lên ngôi vào năm hoàng đế Đường Tuyên Tông băng hà nhưng Thế Long không gửi sứ sang điếu tế, cũng không cáo tang vua cha là Khuyến Phong Hữu từ tần. Vua Đường Ý Tông thấy vậy không chịu sắc phong làm cho Thế Long tiến đến phản Đường. Năm 860, Thế Long cải nguyên Kiến Cực, cải quốc hiệu là Đại Lễ, và tự xưng Hoàng đế. Năm 859, Thế Long công hãm Bá Châu của Đường (nay là Tuân Nghĩa, Quý Châu), năm 860, năm 863, hai lần công hãm Giao Châu (tức miền bắc Việt Nam ngày nay), năm 861, công hãm Ung Châu (nay là Nam Ninh, Quảng Tây), cho quân lính cướp bóc của cải. Năm 866, Cao Biền đánh bại quân Nam Chiếu, thu phục Giao Châu. Năm 869, Nam Chiếu mở cuộc tấn công lớn vào Thành Đô, Đường Ý Tông triệu hồi Cao Biền về Bắc, liên tiếp đảm  nhiệm một loạt các chức vụ trọng yếu: Hữu kim ngô đại tướng quân (868), kiểm hiệu công bộ thượng thư (870), Thiên Bình tiết độ sứ (873), Tây Xuyên tiết độ sứ (874), Thành Đô doãn (875) Kinh Nam tiết độ sứ (878), Trấn Hải tiết độ sứ (879), Hoài Nam tiết độ sứ (880) nơi nào nguy hiểm nhất là điều Cao Biền về đó, Tại Cao Biền đắp Thành Đô phủ bằng gạch, tăng cường phòng ngự công sự chuyển đất Thục từ nguy thành an. Cuộc chiến tranh trường kỳ giữa nhà Đường và Nam Chiếu dẫn đến tổn thất đặc biệt to lớn: đối với nhà Đường đã trực tiếp dẫn đến Bàng Huân chi biến làm tê liệt hoạt động và vét sạch ngân sách; đối với Nam Chiếu sức mạnh của vương quốc cạn kiệt. Năm 877, Thế Long qua đời, con là Long Thuấn kế vị làm vua. (Nam Chiếu khi đó đã yếu hẵn nhưng cũng là lúc có sự trỗi dậy mạnh mẽ của Vương Tiên Chi và Hoàng Sào, hai thủ lĩnh lãnh đạo cuộc nổi dậy của nông dân làm sụp đổ triều Đường  sau này. Cao Biền nổi bật trong mưu lược trị loạn.

Cao Bình làm Thiên Bình tiết độ sứ

Năm 868, Cao Biền được triệu hồi về Trường An giữ chức Hữu kim ngô đại tướng quân. Cao Biền thỉnh triều đình và được chấp thuận để cho Cao Tầm, vị tướng cũng là người cháu của ông có nhiều công lao chống Nam Chiếu, được kế nhiệm ông giữ chức Tĩnh Hải tiết độ sứ, theo Tư Trị Thông Giám quyển 251 và Tân Đường Thư quyển 224 hạ.  Thiên tử khen ngợi tài năng của Cao Biền, lần lượt đổi chức quan của ông thành kiểm hiệu công bộ thượng thư, Vận châu thứ sử, rồi Thiên Bình tiết độ sứ, trị sở tại nước Lỗ cũ nay thuộc Thái An, Sơn Đông.  Ông cai trị có phép tắc khiến dân lại ngợi ca, theo Cựu Đường thư quyển 182. Năm 873, khi Đường Ý Tông qua đời và Đường Hy Tông lên kế vị, Cao Biền mặc dù tại nhiệm ở Thiên Bình, song vẫn được ban chức Đồng bình chương sự, theo Tư Trị Thông Giám, quyển 252.

Vua Đường Ý Tông Lý Thôi và Đường Hi Tông Lý Huyên đều là những ông vua kém năng lực, thế lực nhà Đường xuống dốc trầm trọng. Ý Tông là ông vua kiêu mạn, xa xỉ lại dâm dật, tin dùng hoạn quan. Khi Ý Tông kế vị năm 859, sự giàu nghèo trong xã hội ngày càng có khoảng cách lớn, mâu thuẫn giai cấp càng tăng, khắp nơi dân chúng nổi dậy, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của Cừu Phủ nổi dậy ở Chiết Giang số dân tham gia vào bộ chúng lên tới nghìn người. Ở mặt nam có nước Nam Chiếu nổi dậy chiến tranh với nhà Đường, đem quân đánh chiếm Giao Chỉ (nay là miền bắc Việt Nam). Trong khi quân phòng bị Nam Chiếu ở tại Quế Lâm cũng nổi dậy làm phản do cấp trên trì hoãn không cho họ về quê. Họ cướp lương và đưa thủ lĩnh Bàng Huân lên đứng đầu cuộc nổi loạn. Bàng Huân dẫn nghĩa quân bắc tiến đánh đến Từ Châu, bắt lấy viên Quan sát sứ ở Từ Châu là Thôi Ngạn Tằng, rất nhiều nông dân nổi dậy hưởng ứng, nhất thời thanh thế chấn động, chiếm cứ Hoài Khẩu, uy hiếp thành Trường An. Nhưng Bàng Huân lại muốn được triều đình chiêu an, ý muốn được phong làm Tiết độ sứ, thường cứ bỏ lỡ cơ hội tốt, đến năm 869 bị đại tướng nhà Đường là Khang Thừa Huấn đánh giết. Từ những năm đầu dân chúng khởi nghĩa, Ý Tông vẫn cứ không lo, chìm đắm trong thanh sắc vui thú, chỉ thích ai có công làm cho nhà vua vui vẻ, tin bọn gian nịnh, triều chính bại hoại đen tối. Ngày 19 tháng 7 năm 873, tức năm Hàm Thông thứ 14, Ý Tông băng hà, Hi Tông lên kế vị lúc 11 tuổi. Hi Tông suốt ngày chỉ thích đá gà với đánh cầu, ít khi lo việc quốc sự. Năm 874, loạn lạc đã nổi lên khắp nơi. Bấy giờ giá muối ngày càng tăng, phiên trấn thì binh lửa chẳng dứt, bách tính liền nhiều năm bị bọn cường hào địa chủ kiêm tịnh mất ruộng đất, nên xảy đói kém nghiêm trọng, mà phu thuế ngày càng nặng, theo Trung Quốc tông sử cương yếu của Giang Tăng Khánh.

Cao Biền làm Tây Xuyên tiết độ sứ

Năm 874, Đại Lễ tiến công vào Tây Xuyên của Đường, trị sở tại nước Thục Hán cũ, nay thuộc Thành Đô, Tứ Xuyên. Tiết độ sứ Tây Xuyên Ngưu Tùng không kháng cự nổi. Quân Đại Lễ tiến đến thủ phủ Thành Đô rồi triệt thoái, song Ngưu Tùng sợ Đại Lễ sẽ lại tiến công nên đã tập hợp người dân khu vực xung quanh vào trong thành Thành Đô. Đường Hy Tông lệnh cho các quân xung quanh: Hà Đông, Sơn Nam Tây đạo, Đông Xuyên phát binh cứu viện Tây Xuyên, trong khi lệnh cho Cao Biền tiến đến Tây Xuyên để giải quyết “man sự”. Năm 875, Cao Biền được bổ nhiệm là Tây Xuyên tiết độ sứ, theo sách Tư Trị Thông Giám quyển 252, và làm lệnh doãn Thành Đô theo sách Cựu Đường thư quyển 182. Cao Biền đã hạ lệnh mở cổng thành cho người dân ra ngoài trước khi ông đến thành này, vì ông nhận thấy sẽ có nhiều chuyện phức tạp nếu để nhiều người dân các xứ tụ tập bên trong tường thành Thành Đô. Người dân Thục qua việc này hài lòng về ông. Mùa xuân năm 875, Cao Biền tiến hành một số cuộc tiến công nhỏ thăm dò trừng phạt Đại Lễ, nhưng trọng tâm của ông là xây dựng Thành Đô theo mẫu hình thành Đại La và một số thành lũy trọng yếu tại biên giới với Đại Lễ. Theo mô tả, do ông tăng cường phòng thủ, Đại Lễ không còn tiếp tục tiến hành các cuộc tiến công vào Tây Xuyên nữa , song thỉnh cầu của Cao Biền tổng tiến công Đại Lễ  thì bị Đường Hy Tông từ chối, theo sách Tự Trị Thông Giám quyển 252.

Trong cuộc tiến công năm 870 của Đại Lễ vào Thành Đô, một quan lại là Dương Khánh Phục mộ được một đội quân gọi là “Đột Tương” đến tăng viện trấn thủ Thành Đô. Khi Cao Biền đến, ông đã hạ lệnh hủy bỏ nhiệm vụ của Đột Tương và thậm chí còn dừng cung cấp lương thực cho họ. Cao Biền là một tín đồ Đạo giáo mộ đạo, ông càng khiến các binh sĩ tức giận khi làm phép trước các trận chiến và tuyên bố việc này là cần thiết do binh sĩ Thục hèn yếu và sợ sệt. Ông cũng tước bỏ nhiệm vụ của các quan mà ban đầu là kẻ lại cấp thấp, lệnh dân gian đều phải dùng tiền túc mạch (mỗi xâu tiền đủ 10 đồng), nếu thiếu sẽ bị hặc tội hành lộ và mất mạng. Ông thực hiện các hình phạt nghiêm khắc, người Thục đều không ưa. Vào mùa hè năm 875, Đột Tương nổi dậy, tiến công vào phủ đình của Cao Biền, Cao Biền chạy trốn và không bị quân Đột Tương bắt được. Đô tướng Trương Kiệt suất 100 lính vào phủ đánh Đột Tương, Đột Tương triệt thoái khỏi nha môn. Sau đó, Cao Biền công khai tạ lỗi và phục chức danh và lương cho Đột Tương. Tuy nhiên, vào một đêm tháng sau đó, Cao Biền đã hạ lệnh bắt giữ và giết chết các binh sĩ Đột Tương và gia quyến của họ. Một phụ nữ trước khi lâm hình được ghi chép là mắng chửi Cao Biền, theo Tư Trị Thông Giám quyển 252. “Cao Biền, ngươi vô cớ tước bỏ chức danh, y lương của các tướng sĩ có công lao, khiến dân chúng trong thành phẫn nộ. Nhà ngươi may mắn được miễn, song không tự kiểm điểm lại tội lỗi, lại trá sát vạn người vô tội. Thiên địa quỷ thần, sao có thể cho phép người làm như vậy! Ta tất sẽ tố ngươi với Thượng đế, có ngày gia đình ngươi sẽ đều bị diệt như nhà ta hôm nay, oan ức ô nhục như ta hôm nay, sẽ phải lo sợ và đau khổ như ta hôm nay!” Cao Biền thậm chí còn muốn hành hình các binh sĩ Đột Tương không có mặt tại Thành Đô vào thời điểm xảy ra binh biến, và chỉ dừng lại khi thân lại Vương Ân can gián, và nói rằng ông là người phụng Đạo thì cần hiếu sinh ác sát, theo Tư Trị Thông Giám quyển 252.

Đoạn văn này sự hiểu của người đời sau có khác nhau. Có người tin vào lời một phụ nữ trước khi lâm hình được ghi chép là mắng chửi Cao Biền để chê ông là ác sát lúc xử lý binh biến. Đọc kỹ lại chính văn của Tư Trị Thông Giám thì thật ra không phải vậy. Quân Nam Chiếu thiện chiến (sau này Thái Bình Thiên Quốc cũng nổi lên ở vùng này xuýt làm sụp đổ nhà Thanh). Cao Biền đã sớm đề phòng nội gián quân dân gian tế trà trộn vào quân nhất thời nổi dậy trong ứng ngoài hợp sẽ rất khó ứng phó nên đã đưa dân phúc tạp ra ngoài, để ý đề phòng quân ‘Đột Tương’ tước bỏ nhiệm vụ của các quan mà ban đầu là kẻ lại cấp thấp, lệnh dân gian đều phải dùng tiền túc mạch (mỗi xâu tiền đủ 10 đồng), nếu thiếu sẽ bị hặc tội hành lộ và mất mạng, là cắt đứt hệ thống ‘địch ngầm hai mang’ thư lại truyền tin. Binh biến ‘Đột Tương’ xảy ra là một minh chứng Cao Biền lão luyện chiến trận và phán đoán sáng suốt.

Năm 876, Đại Lễ khiển sứ giả đến chỗ Cao Biền cầu hòa, song lại tập kích qua biên giới không ngừng, Cao Biền xử trảm vị sứ giả này. Sau đó, Đại Lễ lại gửi “mộc giáp thư” cho Cao Biền, yêu cầu được mượn Cẩm Giang cho ngựa uống nước. Cao Biền cho xây dựng phủ thành Thành Đô, tăng cường công sự phòng ngự. Cao Biền cũng phái hòa thượng Cảnh Tiên đến Đại Lễ, đảm bảo hòa bình và nói rằng triều đình Đường sẽ gả một công chúa cho hoàng đế Thế Long. Do các hành động của ông, Đại Lễ sau đó không còn quấy nhiễu, theo Tư Trị Thông Giám quyển 252.

Sách Việt sử Tiêu án của Ngô Thì Sĩ dẫn lời của sử thần Lê Văn Hưu và Ngô Sĩ Liên luận về Cao Biền:

“Lê Văn Hưu bàn rằng: Vì một Lý Trác tham tàn, đến nỗi gây nên họa người Mán cướp phá đến vài mươi năm, huống chi lại có người quá tệ hơn Lý Trác nữa. Được một Cao Biền biết đốc thúc, mà bình được vài vạn giặc Mán, huống chi có người hơn Cao Biền nữa. Vậy thì người khéo trị nước nên cẩn thận việc kén chọn Mục và Thú lắm.”

“Ngô Sĩ Liên bàn rằng: Cao Biền phá Nam Chiếu để cứu vớt dân đời bấy giờ, xây thành Đại La, làm mạnh thế đô ấp muôn năm, công to tát lắm. Đến như việc khơi cửa sông, đặt ra trạm, làm việc công bằng, hkông hề có chút tư tình nào, vẫn là việc có thể cảm được thần minh, mà được nhiều điểm tốt. Thời Ngũ Đại, Vương Thẩm Chi ở đất Mân, những người buôn bán qua lại, có sự ngăn trở ở Hoàng Kỳ, thế mà có một hôm sấm động, chỗ ấy thành ra hải cảng, người Mán theo về với Thẩm Chi, vì có đức chính cảm động đến người, nên gọi tên là Cam Đường Cảng. Việc của Cao Biền cũng giống như thế.

Cao Biền đổi đi Thiên Bình, tiến cử cháu là Cao Tầm thay mình (lúc trước Cao Biền đánh Nam Chiếu, Tầm đã làm tiền phong, xông vào rừng tên đạn, xướng xuất cho quân sĩ). Biền đi rồi, tù trưởng Nam Chiếu tên là Pháp lại ngạnh trở, nhà Đường dùng chính sách hoà thân, đem con gái tôn thất gả cho Pháp, Pháp sai tướng là bọn Triệu, Long, My, ba người đi rước vợ về. Cao Biền ở Dương Châu, dâng thư nói ba người ấy đều là người tâm phúc của Nam Chiếu, xin đánh thuốc độc cho chết đi, thì mới tính được quân Mán. Vua Đường nghe theo, ba người ấy chết rồi Nam Chiếu hết bọn mưu thần, suy yếu dần, tự đấy chúng không dám dòm ngó đất nước ta nữa.”

Cao Biền làm Kinh Nam tiết độ sứ

Năm 878, Cao Biền được bổ nhiệm làm Kinh Nam tiết độ sứ kiêm Diêm-thiết chuyển vận sứ, tức quản lý độc quyền muối và sắt cũng như cung cấp thực phẩm cho Trường An và Lạc Dương, theo Tư Trị Thông Giám quyển 253. Trị sở này thuộc đất Ngô thời Ngô Tôn Quyền Tam Quốc, nay là Kinh Châu tỉnh Hồ Bắc.

Kinh Châu là thủ phủ tỉnh Hồ Bắc Trung Quốc, nằm bên sông Dương Tử giữa trung độ của Trường Giang ở đồng bằng Giang Hán. Kinh Châu có một tầm chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị quân sự qua nhiều thời, đã từng là trung tâm vận tải và phân phối hàng hóa từ thời xa xưa. 6000 năm trước, con người đã sinh sống ở Kinh Châu, tạo ra nền văn hóa Đại Khê. Kinh Châu là kinh đô của 20 vị vua trong 411 năm của nước Sở thời Xuân Thu và Chiến Quốc. Về phía đông Kinh Châu là thành phố Vũ Hán là vùng Xích Bích nổi tiếng trong lịch sử thời Tam Quốc và trọng điểm của cuộc quyết chiến chiến lược Chiến tranh Trung Nhật sau này. Về phía tây Kinh Châu là khu vực Tam Hiệp nơi hiện nay là đập Tam Hiệp lớn nhất thế giới. Về phía nam là tỉnh Hồ Nam và phía bắc là thành phố Kinh Môn.

Thời bấy giờ, ngoài điểm nóng nhất là Nam Chiếu (Đại Lễ) tiến công vào Tây Xuyên của Đường mà Cao Biền đi trấn dẹp thì các nơi khác loạn lạc cũng nổi lên như ong. Năm 860, loạn ở Chiết Giang, đông tới 3 vạn vì nạn đói. Triều đình phái ba lộ quân, toàn là lính Hồi Hột, Thổ Phồn (không dùng lính Hán) đi tiễu trừ, bao vây thành; nông dân trong thành, già trẻ trai gái đều chống cự kịch liệt; giữ thành được 3 tháng, tới khi hết lương thực mới chịu thua. Năm 862 lại xảy ra loạn ở Từ Châu; Năm 868, một vụ nữa ở Quế Châu, triều đình phải cầu cứu với tộc Sa Đà; nghĩa quân mắng triều đình là “quốc tặc”, đem rợ vào giết dân, theo Trung Quốc tông sử cương yếu của Giang Tăng Khánh. Cao Biền vừa tạm yên Tây Xuyên đã được bổ nhiệm làm Kinh Nam tiết độ sứ kiêm Diêm-thiết chuyển vận sứ, tức quản lý độc quyền muối và sắt cũng như cung cấp thực phẩm cho Trường An và Lạc Dương. Ông đã chỉnh đốn được tình thế.

Ghê gớm nhất cuộc đại loạn Hoàng Sào, theo Trung Quốc thông sử – Tùy Đường Ngũ Đại sử của Phó Nhạc Thành 1993, cho hay:  Năm 875, (trước thời gian Cao Biền về trấn nhậm ở Kinh Châu ba năm) Vương Tiên Chi, Thượng Nhượng và Hoàng Sào trước sau nổi dậy ở đất Dự (nay thuộc tỉnh Hà Nam) và đất Lỗ (nay thuộc tỉnh Sơn Đông), hai quân đội khởi nghĩa dồn hợp lại đánh phá các thành trì ở Trung Nguyên. Quân của Hoàng Sào lại tiến xuống phía nam, đốt phá thành trì và cướp đoạt cả vùng đất Quảng Châu, lại xông vào hàng quán giết rất nhiều thương nhân vô tội người Tây Vực (tài liệu của Ả Rập ghi có tới 12 vạn ngoại nhân chết trong vụ đó).

Theo Tư Trị Thông Giám quyển 252, khởi nghĩa Hoàng Sào diễn ra trong khoảng thời gian từ 874 đến 884 khiến nhà Đường suy yếu nghiêm trọng rồi sụp đổ trong vòng vài thập niên sau đó. Hoàng Sào là người Oan Cú, Tào Châu, nay thuộc tây nam Hà Trạch Sơn Đông. Gia đình ông buôn lậu muối trong nhiều thế hệ (do triều đình Đường giữ độc quyền muối từ sau loạn An Sử), nhờ đó mà trở nên hưng thịnh. Hoàng Sào có tài kiếm thuật, cưỡi ngựa, bắn cung giỏi, có năng khiếu văn chương và giỏi tranh luận. Ông đã liên tục ứng thí nhiều kỳ thi, nhưng không đỗ, sau đó quyết tâm nổi dậy chống lại sự cai trị của nhà Đường. Hoàng Sào dùng tài sản của mình để chiêu mộ những con người tuyệt vọng đến phụng sự, có nhiều người giỏi giúp rập. Hoàng Sào có ít nhất một huynh là Hoàng Tồn, và ít nhất sáu đệ: Hoàng Tư Nghiệp, Hoàng Quỹ, Hoàng Khâm, Hoàng Bỉnh, Hoàng Vạn Thông, và Hoàng Tư Hậụ, theo Tấn Đường thư quyển 225 hạ.

Vương Tiên Chi và Thượng Quân Trường nổi dậy tại Trường Viên, nay là Tân Hưng, Hồ Nam năm 874 và đến năm 875 thì họ nhiều lần đánh bại Thiên Bình tiết độ sứ Tiết Sùng. Hoàng Sào cũng nổi dậy với vài nghìn người và hợp binh với Vương Tiên Chi, theo Tư Trị Thông Giám quyển 252. Năm 876, Vương Tiên Chi thông qua quan triều Đường là Vương Liêu, thân thích của tể tướng Vương Đạc, và Kì châu thứ sử Bùi Ác để đàm phán hòa bình với triều đình Trường An. Theo ý của Vương Đạc, Đường Hy Tông cử sứ giả đến tuyên bố sách phong Vương Tiên Chi làm quan. Tuy nhiên, Hoàng Sào lại không được phong chức gì, ông tức giận và nói: “Ban đầu chúng ta cùng lập đại thệ, hoành hành Thiên hạ. Nay chỉ mình ngươi được nhận chức quan tả quân, 5000 binh sĩ ở đây biết về đâu?” Hoàng Sào đánh vào đầu Vương Tiên Chi, các binh sĩ nổi dậy cũng đồng thanh phản đối hòa giải. Vương Tiên Chi lo sợ trước cơn thịnh nộ của quân sĩ nên quay sang chống lại Bùi Ác và cướp phá Kì châu. Tuy nhiên, sau đó đội quân nổi dậy bị phân thành hai nhóm, một nhóm theo Vương Tiên Chi, và một nhóm đi theo Hoàng Sào.

Năm 877, Hoàng Sào công chiếm thủ phủ Vận châu của Thiên Bình quân, giết chết Tiết độ sứ Tiết Sùng, và sau đó công chiếm Nghi châu ở Sơn Đông. Mùa hè năm 877, Hoàng Sào hội quân với Thượng Nhượng tại Tra Nha Sơn ở Hà Nam. Hoàng Sào và Vương Tiên Chi sau đó lại hợp binh trong một thời gian ngắn và bao vây tướng Đường là Bình Lô tại Tống Châu Hà Nam. Tuy nhiên, một tướng Đường khác là Trương Tự Miễn sau đó đem quân tiến đến và đánh bại quân nổi dậy, họ phải bỏ bao vây Tống Châu và phân tán, theo Tư Trị Thông Giám quyển 253. Cuối năm 877, Hoàng Sào cướp phá Kì châu và Hoàng Châu, Vũ Hán nhưng bị tướng Đường là Tăng Nguyên Dụ đánh bại. Hoàng Sào sau đó chiếm được Khuông Thành và Bộc châu và đầu năm 878 bao vây Bạc Châu An Huy thì  Vương Tiên Chi bị Tăng Nguyên Dụ tiêu diệt, Thượng Nhượng đem tàn dư đội quân của Vương Tiên Chi đến hợp binh với Hoàng Sào tại Bạc châu. Thượng Nhượng đề nghị Hoàng Sào xưng vương. Hoàng Sào lấy hiệu là Xung Thiên đại tướng quân, cải nguyên “Vương Bá”, nhằm thể hiện sự độc lập với triều đình Đường. Sau đó, Hoàng Sào lại công chiếm Nghi châu và Bộc châu, song sau lại phải chịu một số thất bại trước quân Đường. Do đó, Hoàng Sào viết thư cho Thiên Bình tiết độ sứ mới được bổ nhiệm là Trương Tích, nhờ Trương Tích thượng biểu xin triều đình phong quan cho mình. Theo đề xuất của Trương Tích, Đường Hy Tông hạ chiếu bổ nhiệm Hoàng Sào là ‘hữu vệ tướng quân’, song lệnh cho Hoàng Sào đưa quân đến Vận châu giải giáp trước khi đến Trường An. Trước các điều kiện này, Hoàng Sào từ chối tuân chỉ, ông tiến công các huyện thị của  Hà Nam. Đường Hy Tông do đó phái quân lính từ ba lộ quân đến trấn thủ đông đô Lạc Dương, cũng lệnh cho Tăng Nguyên Dụ tiến đến Lạc Dương. Do quân Đường tập trung trấn thủ Lạc Dương, Hoàng Sào đã chuyển sang tiến về phương nam theo Tư Trị Thông Giám quyển 253.

Cao Biền làm Trấn Hải tiết độ sứ

Năm 878, sau khi Chiêu thảo phó sứ Tăng Nguyên Dụ đánh bại và giết chết thủ lĩnh nổi dậy Vương Tiên Chi, các tướng sĩ của Vương Tiên Chi tan rã, một phần dư đảng cướp phá Trấn Hải, trị sở nay thuộc Trấn Giang, Giang Tô. Do nhiều tướng sĩ của Vương Tiên Chi xuất thân từ Thiên Bình, còn Cao Biền lại có uy danh tại Thiên Bình, Đường Hy Tông đã chuyển Cao Biền đến Trấn Hải làm tiết độ sứ kiêm Nhuận Châu thứ sử theo Tư Trị Thông Giám quyển 253. Cao Biền được phong là Yên quốc công, tước vị là kiểm hiệu tư không, theo Cựu Đường thư quyển 182, mục đích là khiến dư đảng của Vương Tiên Chi quy phục ông, tuy nhiên sau đó hầu hết dư đảng của Vương Tiên Chi đã gia nhập vào đội quân nổi dậy của Hoàng Sào.

Năm 879, Cao Biền khiển bộ tướng Trương Lân và Lương Toản phân đạo tiến đánh Hoàng Sào, kết quả giành được thắng lợi, một số tướng của Hoàng Sào đầu hàng, trong đó có Tần Ngạn, Tất Sư Đạc, và Lý Hãn Chi. Sau thất bại này, Hoàng Sào phải tiến về phía nam, hướng đến Lĩnh Nam Đông đạo, theo Tư Trị Thông Giám quyển 253.

Hoàng Sào khi tiến đến gần thủ phủ Quảng Châu của Lĩnh Nam Đông đạo, Cao Biền đã thượng tấu tới Đường Hy Tông, thỉnh cầu cho ông được suất lĩnh quân đánh Hoàng Sào, theo đó đô tri binh mã sứ Trương Lân đem 5.000 binh thủ Sâm châu Hồ Nam, binh mã lưu hậu Vương Trọng Nhâm đem 8.000 lính đến chặn tại Tuần Châu Quảng Đông và Triều châu Quảng Đông, và Cao Biền đem một vạn lính tiến thẳng đến Quảng Châu đánh Hoàng Sào. Cao Biền cho rằng Hoàng Sào nghe thấy ông tiến quân đến thì tất sẽ chạy trốn, vì thế xin Đô thống Vương Đạc đem ba vạn bộ binh đến thủ tại Ngô châu, Quế châu, Chiêu châu (thuộc Quảng Tây), và Vĩnh châu (thuộc Hồ Nam) nhằm đánh chặn Hoàng Sào. Tuy nhiên, Đường Hy Tông từ chối đề xuất của Cao Biền. Hoàng Sào vì thế đã chiếm giữ Quảng Châu một thời gian, trong khi Đường Hy Tông chuyển Cao Biền sang Hoài Nam làm tiết độ sứ; tiếp tục đảm nhiệm chức Diêm-thiết chuyển vận sứ, Chu Bảo kế nhiệm Cao Biền tại Trấn Hải, theo sách Tư Trị Thông Giám tập 253.

Vương Đạc được Hoàng đế Đường phong là ‘Nam diện hành doanh chiêu thảo đô thống’ và Kinh Nam tiết độ sứ, Vương Đạc bổ nhiệm Lý Hệ là ‘hành doanh phó đô thống’, kiêm Hồ Nam quan sát sứ, ngăn chặn đường tiến về phương bắc của Hoàng Sào. Trong khi đó, Hoàng Sào viết thư cho Chiết Đông quan sát sứ Thôi Cầu và Lĩnh Nam Đông đạo, tiết độ sứ Lý Điều, trị sở ở Quảng Châu ngày nay,  xin họ làm trung gian dàn xếp giúp ông, nói rằng sẽ chịu quy phục triều đình nếu được phong là Thiên Bình tiết độ sứ. Thôi Cầu và Lý Điều chuyển tiếp đề xuất của Hoàng Sào về Trường An, song Đường Hy Tông từ chối. Hoàng Sào sau đó trực tiếp thượng biểu cho Đường Hy Tông, đề nghị được bổ nhiệm là Lĩnh Nam Đông đạo tiết độ sứ. Tuy nhiên, do sự phản đối của tể tướng Vu Tông, Đường Hy Tông vẫn tiếp tục từ chối đề xuất của Hoàng Sào, chỉ đồng ý để Hoàng Sào làm ‘phủ soái’. Hoàng Sào nhận được chiếu chỉ thì tức giận và xem đây là một hành động sỉ nhục. Vào mùa thu năm 879, Hoàng Sào tiến công Quảng châu, thủ phủ của Lĩnh Nam Đông đạo, chiếm được thành sau một ngày bao vây và bắt giữ Lý Điều. Hoàng Sào đề nghị Lý Điều một lần nữa thượng biểu cho Đường Hy Tông, song lần này Lý Điều từ chối và bị hành quyết, theo Tư Trị Thông Giám quyển 253.

Theo sách Tự Trị Thông Giám quyển 253, Tể tướng Vương Đạt là người được cả hai hoạn quan Điền Lệnh Tư và Đồng bình chương sự Trịnh Điền đều đồng lòng tiến cử cho rằng Đường Hi Tông khi ông vua 11 tuổi này kế vị Đường Ý Tông qua đời năm 873. Do vậy Vương Đạc nhanh chóng được triều hồi về kinh thành giữ chức Tả bộc xạ, và đến năm 876 thì được phục chức Đồng bình chương sự, đồng thời được bổ nhiệm làm Môn hạ thị lang, để giúp triều đình đối phó với các cuộc khởi nghĩa nông dân, trong đó mạnh nhất là cuộc nổi dậy của Vương Tiên Chi cùng Hoàng Sào. Cuối năm 876, Vương Tiên Chi chiếm được Nhữ châu và bắt được em của Vương Đạc là thứ sử Vương Liêu. Kỳ châu thứ sử Bùi Ác sau khi hòa đàm với Vương Liêu (bị Vương Tiên Chi ra lệnh), đã thượng biểu thỉnh triều đình phong quan cho Vương Tiên Chi để chiêu dụ người này. Hầu hết các đại thần bày tỏ phản đối, song do Vương Đạc kiên quyết, Đường Hy Tông đã ban chiếu chỉ bổ nhiệm Vương Tiên Chi là ‘Tả Thần Sách quân áp nha’ kiêm ‘Giám sát ngự sử’. Tuy nhiên, do Hoàng Sào phản đối thỏa thuận, Vương Tiên Chi đã quay sang cướp phá Kỳ châu. Năm 877, trong lúc triều đình vẫn đang tiến hành trấn áp cuộc nổi dậy của Vương Tiên Chi và Hoàng Sào, Vương Đạc và đồng cấp là Lô Huề xảy ra bất đồng lớn với Trịnh Điền về việc bổ nhiệm tương sĩ; Vương Đạc và Lô Huề muốn Trương Tự Miễn nằm dưới quyền chỉ huy của Tống Uy, song Trịnh Điền phản đối vì sợ Tống Uy sẽ lạm quyền mà giết chết Tự Miễn. Do hai bên mâu thuẫn gay gắt, Vương Đạc và Lô Huề thượng biểu xin được bãi miễn chức vị, còn Trịnh Điền thượng biểu được quy Xuyên dưỡng bệnh, Đường Hy Tông đều không cho phép. Năm 878, tướng quân Tăng Nguyên Dụ đánh bại và giết chết Vương Tiên Chi, song Hoàng Sào tiếp tục là một mối đe dọa với triều đình Đường. Năm 879, Vương Đạc được bổ nhiệm giữ chức Tư đồ kiêm Thị trung, Kinh Nam tiết độ sứ, Nam diện hành doanh chiêu thảo đô thống. Khi Vương Đạc đến Kinh Nam, ông lập tức tiến hành chuẩn bị phòng thủ. Tuy nhiên, ông lại bổ nhiệm Lý Hệ đem 5 vạn tinh binh đến đóng quân ở Đàm châu ngăn cản Hoàng Sào, mặc dù Lý Hệ không có tài quân sự, lý do là vì Lý Hệ giỏi ăn nói và là chắt của đại tướng Lý Thịnh. Vào mùa đông năm 879, Hoàng Sào tiến công Lý Hệ và dễ dàng giành được chiến thắng. Do chưa thu thập đủ lượng binh sĩ như mong đợi, Vương Đạc chạy đến thủ phủ Giang Lăng của Kinh Nam rồi để thuộc hạ là Lưu Hán Hoành ở lại phòng thủ, song ngay khi ông dời khỏi Giang Lăng, Lưu Hán Hoành đã cho quân cướp phá Giang Lăng rồi nổi dậy. Sau hậu quả của sự việc này, tháng 12 âm lịch, Vương Đạc bị giáng làm Thái tử tân khách (mặc dù khi đó chưa lập Thái tử), và phải đến nhậm chức tại đông đô Lạc Dương. Chức vụ đô thống của ông được giao lại cho Hoài Nam tiết độ sứ Cao Biền.

Người đời sau tiếc cho mưu lược Cao Biền thời ông làm Trấn Hải tiết độ sứ hiến kế cho Đường Hy Tông đã không được tin dùng nên năm 879 nhà Đường đã bỏ lỡ cơ hội giải quyết loạn Hoàng Sào.

Cao Biền làm Hoài Nam tiết độ sứ

Sau khi Cao Biền chuyển đến Hoài Nam, mục tiêu trọng tâm của của triều Đường là phải giải quyết  loạn Hoàng Sào Trương Lân tiếp tục giành được thắng lợi trước Hoàng Sào. Lô Huề do từng tiến cử Cao Biền làm đô thống, nay được phục chức Đồng bình chương sự. Lô Huề tiếp tục tiến cử Cao Biền là Chư đạo hành doanh binh mã đô thống, Đường Hy Tông chấp thuận. Trong khi đó, Cao Biền truyền hịch chinh Thiên hạ, mộ thêm 7 vạn quân, uy vọng đại chấn triều đình, theo sách Tư Trị Thông Giám quyển 253.

Theo Tư Trị Thông Giám, quyến 254, Lư Huề tên tự là Tử Thăng, là một quan lại triều Đường, đã hai lần giữ chức Đồng bình chương sự dưới triều đại của Đường Hi Tông, Ông chưa rõ ngày sinh nhưng mất ngày 8 tháng 1 năm 881, trước 6 năm khi Cao Biền thành phản thần và bị giết. Các sử gia truyền thống đổ lỗi việc ông đã đặt tin tưởng nhầm vào tài năng của tướng Cao Biền trong việc trấn áp loạn Hoàng Sào là nguyên nhân khiến Trường An thất thủ cũng như sự sụp đổ sau này của đế chế. Lư Huề là người tín nhiệm Cao Biền. Gia đình Lư Huề xưng là người Phạm Dương Bắc Kinh , song đến đời Lư Huề thì định cư tại Trịnh Châu Hà Nam theo sách Tân Đường Thư quyển 184, Tổ phụ của Lư Huề là Lư Tổn không được liệt kê giữ chức quan nào trong Tể tướng thế hệ biểu của Tân Đường thư quyển 73, mặc dù phần liệt truyện viết về ông trong Cựu Đường thư quyển 178, thì ghi phụ thân ông là Lư Cầu từng đỗ Tiến sĩ, từng làm quan ở các địa phương, cuối cùng giữ chức quận thủ, song phần tể tướng thế hệ biểu thì không đề cập đến chức quan nào. Theo sách Cựu Đường thư quyển 178, Lư Huề đỗ Tiến sĩ vào năm 853, dưới triều đại của Đường Tuyên Tông. Sau đó, ông trở thành Tập hiền hiệu lý, rồi đi làm quan ở địa phương. Đến giữa những năm 860 – 874 thời Đường Ý Tông, ông được triệu hồi về Trường An giữ chức Hữu thập di, Điện trung Thị ngự sử. Sau đó, ông được chuyển sang Thượng thư tỉnh, giữ chức Huyện lệnh Trường An, rồi thứ sử Trịnh Châu. Sau này, Lư Huề lại được triệu hồi về Trường An để giữ chức Gián nghị đại phu. Đầu những năm Càn Phù thời Đường Hy Tông, Lư Huề được bổ nhiệm là Hàn lâm học sĩ, Trung thư xá nhân. Đến cuối những năm Càn Phù, ông được thăng chức thị lang bộ Hộ, Hàn lâm học sĩ thừa chỉ. Năm 874, Lư Huề tấu  biểu cho Đường Hi Tông đề xuất chủ trương bãi miễn các loại thuế và tiếp tục xuất lương thực từ kho lương để cứu tế các nơi bị nạn đói do hạn hán ở phần trung tâm của đế chế. Đường Hi Tông khen ngợi Lư Huề và hạ lệnh thực hiện các kiến nghị của ông, song trên thực tế không có hành động nào diễn ra trên thực tế, theo Tư Trị Thông Giám quyển 252.

Vào mùa đông năm 874, Lư Huề cùng anh em họ là Trịnh Điền được bổ nhiệm giữ chức Đồng bình chương sự, trở thành Tể tướng trên thực tế.Tuy nhiên, mặc dù có quan hệ họ hàng, Lư Huề và Trịnh Điền thường chính kiến bất đồng. Năm 877, khi quân triều đình đang phải dành nhiều sức lực để trấn áp cuộc khởi nghĩa của Hoàng Sào, Lư Huề cùng Vương Đạc và Trịnh Điền xảy ra mâu thuẫn về việc có nên để tướng Trương Tự Miễn nằm dưới quyền của Tống Uy hay không; trong đó Vương Đạc và Lư Huề ủng hộ còn Trịnh Điền thì phản đối, biện luận Tống Uy có thể tìm cách xử tử Trương Tự Miễn vì hai người này đang kình địch nhau. Vương Đạc và Lư Huề thượng biểu xin được bãi miễn chức vị, còn Trịnh Điền thượng biểu được về Xuyên dưỡng bệnh, Đường Hy Tông đều không cho phép. Sau khi Vương Đạc trở thành Nam diện hành doanh Chiêu thảo Đô thống, Lư Huề cũng không hài lòng trước diễn biến này, và ông phản đối đề xuất sau đó của Chiết Đông quan sát sứ Thôi Cầu với nội dung là bổ nhiệm Hoàng Sào làm Lĩnh Nam Đông đạo tiết độ sứ nhằm chiêu dụ Hoàng Sào. Thay vào đó, Hoàng Sào chỉ được triều đình trao cho một chức quan cấp thấp, điều này càng khiến Hoàng Sào bực tức và giữa hai bên sau đó không còn có hòa đàm.

Năm 878, Tây Xuyên tiết độ sứ Cao Biền đề xuất gả một công chúa hoàng tộc Đường cho hoàng đế Nam Chiếu Long Thuấn để “hòa thân”. Lư Huề ủng hộ đề xuất, còn Trịnh Điền thì phản đối, hai bên tranh luận kịch liệt đến độ Lư Huề ném một nghiên mực xuống đất, làm nó bị vỡ. Khi Đường Hi Tông hay tin thì nói: Đại thần mắng nhiếc lẫn nhau, sao có thể làm gương cho tứ hải? Do vậy, cả Trịnh Điền và Lư Huề đều bị bãi chức Đồng bình chương sự, giáng làm Thái tử Tân khách và phái đến đông đô Lạc Dương thay thế họ là Đậu Lô Triện và Thôi Hàng, theo Tư Trị Thông Giám quyển 253.

Vương Đạt và Lý Hệ chặn Hoàng Sào thất bại,  Lô Huề được nhanh chóng triệu về kinh thành nhậm chức thượng thư bộ Binh. Đến tháng 12 âm lịch năm 879, tiết độ sứ Hoài Nam Cao Biền sai Trương Lân đi đánh Hoàng Sào, kết quả liên tiếp thắng lợi. Lư Huề từng tiến cử Cao Biền giữ chức Đô thống, nhân cơ hội này lại được tin dùng. Lô Huề do đó được bổ nhiệm là Môn hạ Thị lang, và một lẫn nữa giữ chức Đồng bình chương sự. Lư Huề thay thế nhiều tướng lĩnh mà Vương Đạc và Trịnh Điền đã bổ nhiệm trước đây ở các quân khác nhau. Theo ý của Lư Huề, Đường Hi Tông bổ nhiệm Cao Biền là Chư đạo hành doanh Binh mã Đô thống. Cao Biền tập hợp được 7 vạn quân, và khi đó triều đình Đường tin chắc rằng Cao Biền có thể tiệt trừ cuộc khởi nghĩa của Hoàng Sào, song cũng có một vài quan lại tỏ ý e dè.  Lư Huề có thể kiểm soát việc triều chính do có quan hệ thân thiết với Cao Biền và Tả Thần Sách Điền Lệnh Tư, Theo sách Tư Trị Thông Giám, quyển 253.

Giữa năm 880, Lư Huề bị đột quỵ và không thể đi lại. Sau đó, ông phục hồi và có thể yết cáo Đường Hi Tông và được vua miễn lễ. Lư Huề dù bị bệnh, vẫn tiếp tục là một nhân vật trọng yếu trong triều đình Đường cùng tả thần sách Điền Lệnh Tư và đô thống Cao Biền. Tuy nhiên, do bệnh tình khiến ông không thể tập trung vào việc xử lý quốc sự, thân lại là Dương Ôn và Lý Tu đã ra nhiều quyết định thay cho ông, song hai người này công khai nhận hối lộ. Đậu Lô Triện cũng không thực sự có tài, vì thế người này làm theo các quyết định của Lư Huề. Trong khi đó, Đường Hy Tông không còn tiếp tục hoàn toàn ủng hộ “hòa thân” với Nam Chiếu, và theo đề xuất của Lư Huề và Đậu Lô Triện, Hi Tông phái Tào vương Lý Quy Niên và Từ Vân Kiền đi sứ sang Nam Chiếu tiếp tục đàm phán, ngăn chặn khả năng Nam Chiếu tiến công, theo Tư Trị Thông Giám quyển 253.

Năm 880, triều Đường quốc khố hao mòn kiệt quệ do các chiến dịch trấn áp nổi dậy, có tấu trình đề xuất buộc các phú hộ và hồ thương phải cho triều đình vay một nửa tài sản của họ. Cao Biền thượng ngôn rằng nay toàn đế chế bị ảnh hưởng bởi nạn đói lan rộng và người dân lũ lượt tham gia nổi dậy, chỉ còn các phú hộ và thương gia là còn ủng hộ triều đình, nếu “vay” tước tài sản của họ sẽ khiến quý tộc và thương gia trở mặt quay sang làm phản. Đường Hy Tông do đó hủy bỏ kế hoạch. Mùa hè năm 880, Hoàng Sào trong khi Bắc phạt bị sa lầy tại Tín châu, nay thuộc Thượng Nhiêu Giang Tây, còn quân lính bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh từ khi còn ở Lĩnh Nam. Đương thời, khi Trương Lân chuẩn bị tiến công, Hoàng Sào thấy sẽ không chống nổi nên đã hối lộ cho Trương Lân, và viết thư cho Cao Biền thỉnh hàng. Cao Biền muốn tiếp nhận sự đầu hàng của Hoàng Sào nhằm lập công, đã thượng tấu thỉnh cầu triều đình phong cho Hoàng Sào làm tiết độ sứ. Hơn nữa, mặc dù quân tiếp viện từ các quân Chiêu Nghĩa Sơn Tây, Cảm Hóa Giang Tây, và Nghĩa Vũ Hà Bắc đang tiến đến Hoài Nam, do không muốn công lao bị chia sẻ nên Cao Biền đã thượng tấu nói rằng ông không còn cần trợ giúp và xin trả lại quân tiếp viện. Hoàng Sào khi nhận thấy các đội quân tiếp viện rời khỏi Hoài Nam  đã cắt đứt quan hệ với Cao Biền, lúc này Hoàng Sào lại chiếm ưu thế trên chiến trường.  Cao Biền tức giận và hạ lệnh cho Trương Lân tiến công, Trương Lân tử trận, theo Tư Trị Thông Giám, quyển 253. Mùa thu năm 880, Hoàng Sào vượt Trường Giang tại Thái Thạch nay là Mã An Sơn An Huy và tiến sâu vào lãnh địa Hoài Nam. Cao Biền lúc này không còn dũng tướng bên cạnh nên không nghe lời Tất Sư Đạt mà tránh giao chiến và khẩn cấp báo triều đình cứu viện. Đường Hy Tông vừa không cho quân cứu viện vừa ban chiếu chỉ khiển trách Cao Biền trước đó đã trả lại quân tiếp viện, Cao Biền thượng tấu có ý châm biến Đường Hy Tông vì Hoàng đế từng chấp thuận đề xuất trả lại quân tiếp viện của ông. Cao Biền thất vọng cáo bệnh không giao chiến. Hoàng Sào lập tức né tranh binh lực Cao Biền và rộng đường tiến về phía bắc, hướng đến Lạc Dương và Trường An, theo Tư Trị Thông Giám quyển 251.

Đến mùa đông năm 880, Hoàng Sào tiến đến Đồng Quan, Điền Lệnh Tư và thượng thư Thôi Hàng đề xuất Đường Hy Tông chạy đến Tam Xuyên. Thoạt đầu, Đường Hy Tông từ chối và lệnh cho Điền Lệnh Tư đưa thân quân đi phòng thủ Đồng Quan. Tuy nhiên, Điền Lệnh Tư chỉ tập hợp được các binh sĩ mới nhập ngũ và thiếu kinh nghiệm, họ không thể cứu viện cho đội quân triều đình đã trấn thủ ở Đồng Quan từ trước.

Vào khoảng tết năm 881  Hoàng Sào chiếm được Đồng Quan tiến gần đến Trường An. Đường Hy Tông đã quyết định từ bỏ kinh thành và chạy đến Tây Xuyên và ban một chiếu chỉ cho phép Cao Biền bổ nhiệm các tướng lĩnh và quan lại mà ông nhận thấy phù hợp, song Cao Biền vẫn không suất quân. Lư Huề liên tục nhận được tin xấu, không biết phải phản ứng thế nào, chỉ còn cách xưng bệnh không ra khỏi phủ. Điền Lệnh Tư đổ lỗi về thất bại cho Lư Huề, vua giáng Lư Huề làm Thái tử Tân khách; Vương Huy và Bùi Triệt được cử thay thế Lư Huề. Đêm hôm đó, Lư Huề uống rượu độc tự sát. Sau đó, Điền Lệnh Tư đưa Đường Hy Tông cùng bốn thân vương và một vài phi tần chạy khỏi Trường An, tiến về Thành Đô, thủ phủ của Tây Xuyên. Hoàng Sào chiếm được Trường An, thoạt đầu ông ta sống trong phủ của Điền Lệnh Tư song sau đó đã chuyển vào hoàng cung và xưng đế, đặt quốc hiệu là “Đại Tề” Khi Hoàng Sào chiếm được Trường An đã cho đào quan tài của Lư Huề lên rồi xé xác phanh thây tại thành, theo Tư Trị Thông Giám quyển 254.

Cao Biền truyền hịch tứ phương hợp binh thảo Hoàng Sào. Ông dời khỏi thành với 8 vạn binh lính và đóng quân tại Đông Đường, ngay phía đông thành, song từ chối tiếp tục tiến quân. Cao Biền cũng lệnh cho các quân lân cận đến hợp binh, song Chu Bảo phát hiện ra rằng Cao Biền không thực tâm muốn tiến công Hoàng Sào, vì thế người này đã từ chối huy động binh sĩ Trấn Hải hợp binh với Cao Biền, mà cho rằng Cao Biền đang có ý muốn chống mình. Hai bên trao đổi thư tín với ngôn từ gay gắt, và sau đó, tình bằng hữu giữa họ hoàn toàn chấm dứt. Sau đó, Cao Biền dùng sự thù địch của Chu Bảo làm nguyên cớ để giải tán binh sĩ. Trong khi đó có hai con trĩ bay vào trong Quảng Lăng phủ, có thầy bói nói rằng đây là một điềm xấu, thành ấp sẽ trống rỗng, theo sách Tư Trị Thông Giám quyển 254.

(Tạm dừng đối chiếu sự kiện ở đây, phần dưới là chép đúng Wikipedia dịch từ 3 bộ sách sử cũ nêu trên, mà chỉ nêu sự kiện chứ không có bàn luận hoặc chú giải. Điền Lệnh Tư là một bí ẩn giải mật những uẩn khúc thời mạt Đường. Cao Biền và Chu Bảo trước đó chơi thân với nhau rất thân, nhưng sau vì việc nhận thức về triều Đường và các vị vua thời mạt Đường để ‘ làm nguyên cớ giải tán binh mã’  cũng là một bí ẩn lịch sử không dễ thấy.

Sử Trung Quốc chép về những năm Hậu Đường và cái chết của Cao Biền, đã viết:

Điền Lệnh Tư ( ? – 893), tên tự Trọng Tắc, là một hoạn quan đầy quyền lực trong triều đại của Đường Hy Tông. Trong hầu hết thời gian Đường Hy Tông trị vì, Điền Lệnh Tư kiểm soát triều đình do có mối quan hệ thân cận với hoàng đế, cũng như có quyền kiểm soát Thần Sách quân. Ông vẫn giữ được địa vị của mình khi Đường Hy Tông phải chạy trốn đến Tây Xuyên để tránh loạn Hoàng Sào. Đến cuối thời gian trị vì của Đường Hy Tông, Điền Lệnh Tư buộc phải từ bỏ quyền lực sau khi tranh chấp với quân phiệt Vương Trọng Vinh, rồi đến nương nhờ anh là Tây Xuyên tiết độ sứ Trần Kính Tuyên. Tuy nhiên, đến năm 891, Vương Kiến đã đoạt lấy Tây Xuyên và giết chết Trần Kính Tuyên cùng Điền Lệnh Tư.

Đường Ý Tông qua đời năm 873, Lý Nghiễm được các hoạn quan Lưu Hành Thâm và Hàn Văn Ước những người chỉ huy Thần Sách quân,  tôn làm hoàng đế, tức Đường Hy Tông. Ngay sau khi trở thành hoàng đế, Đường Hy Tông bổ nhiệm Điền Lệnh Tư giữ chức ‘xu mật sứ’, và đến năm 875 thì thăng Điền Lệnh Tư làm ‘Tả Thần Sách quân trung úy’. Do Đường Hy Tông mới 14 tuổi (âm) nên thích dành nhiều thì giờ để du hí, chính sự đều ủy quyền cho Điền Lệnh Tư quyết định, Hoàng đế thậm chí gọi Điền Lệnh Tư là “a phụ”. Bất cứ khi nào gặp Đường Hy Tông, Điền Lệnh Tư đều chuẩn bị hai khay hoa quả, cùng ăn uống với thánh thượng. Theo đề xuất của Điền Lệnh Tư, phần lớn tài sản của các thương nhân Trường An bị triều đình tịch thu và nhập vào quốc khố. Bất cứ ai dám than phiền đều bị giết chết, các quan lại triều đình thì không dám can thiệp.

Cao Biền trên danh nghĩa là đô thống trấn áp Hoàng Sào, song ông từ chối tiến hành các hành động chống lại Đại Tề của Hoàng Sào. Tại Tây Xuyên, thị trung Vương Đạc đề xuất được giao quyền thống lĩnh các chiến dịch chống Đại Tề, và đến mùa xuân năm 882 thì Đường Hy Tông bổ nhiệm Vương Đạc là Chư đạo hành doanh đô thống, song Cao Biền vẫn được giữ chức Hoài Nam tiết độ sứ và Diêm-thiết chuyển vận sứ. Vào thời điểm này, Cao Biền ngày càng trở nên rất tin tưởng vào phương sĩ Lã Dụng Chi, cùng kì đảng là Trương Thủ Nhất và Gia Cát Ân, đến nỗi Lã Dụng Chi nắm quyền kiểm soát quân trên thực tế, bất cứ ai dám lên tiếng chống lại Lã Dụng Chi đều phải chết

Vào mùa hè năm 882, Đường Hy Tông ban cho ông chức Thị trung song bãi chức Diêm-thiết chuyển vận sứ. Cao Biền thấy vừa mất quyền và vừa mất lợi thì cảm thấy tức giận, sai người thảo biểu tự tố với lời lẽ bất kính, trong đó phàn nàn rằng ông không được trao đủ quyền, rằng Vương Đạc và Thôi An Tiềm bất tài, so sánh Đường Hy Tông với các vị hoàng đế vong quốc Tần Tử Anh và Hán Canh Thủy Đế. Đường Hy Tông sai Trịnh Điền thảo chiếu trách cứ Cao Biền, dùng lời lẽ gay gắt, và sau đó, Cao Biền từ chối nộp bất kỳ khoản thuế nào cho triều đình.[11]

Năm 885, Hoàng Sào bị đánh bại và Đường Hy Tông trở về Trường An, Tả Thần Sách trung úy Điền Lệnh Tư sau đó lại xung đột với Hà Trung[chú 25] tiết độ sứ Vương Trọng Vinh. Trước tình hình rối loạn, Tĩnh Nan tiết độ sứ Chu Mai đã lập một thành viên trong tông thất triều Đường là Lý Uân làm nhiếp chính. Chu Mai hy vọng liên minh với Cao Biền nên đã yêu cầu Lý Uân ban một chiếu chỉ bổ nhiệm Cao Biền giữ chức Trung thư lệnh, Giang Hoài diêm thiết chuyển vận đẳng sứ, Chư đạo hành doanh binh mã đô thống. Đáp lại, Cao Biền thượng tấu thỉnh Lý Uyên tức vị.[12]

Trong khi đó, Cao Biền bắt đầu nhận ra rằng Lã Dụng Chi trên thực tế là người cai quản Hoài Nam, và bản thân ông không còn có thể độc lập thi hành quyền lực. Cao Biền cố gắng kiềm chế quyền lực của Lã Dụng Chi, Lã Dụng Chi do đó bắt đầu lên kế hoạch loại bỏ Cao Biền.[2][12] Đương thời, theo ghi chép thì tại Dương châu xuất hiện nhiều điềm gở, song khi Chu Bảo buộc phải chạy trốn khỏi Nhuận châu sau một cuộc binh biến vào năm 887, Cao Biền tin rằng các điềm gở này là ám chỉ đến Chu Bảo, nghĩ rằng bản thân sẽ an toàn.[12]

Đến mùa hè năm 887, phản tướng Tần Tông Quyền chuẩn bị tiến công vào Hoài Nam, Cao Biền chuẩn bị phòng thủ. Đương thời, Tất Sư Đạc tin rằng Lã Dụng Chi tiếp theo sẽ có hành động chống lại mình, vì thế đã tập hợp binh lính cùng với Trịnh Hán Chương(鄭漢章) và Trương Thần Kiếm (張神劍) nổi dậy, bao vây Dương châu. Cao Biền bố trí phòng thủ tại quân phủ, giao cho cháu là Cao Kiệt (高傑) chỉ huy, chống lại Lã Dụng Chi. Cao Biền khiển thuộc hạ là Thạch Ngạc (石鍔) cùng ấu tử của Tất Sư Đạc đến gặp Tất Sư Đạc. Tất Sư Đạc lệnh cho ấu tử của mình về chỗ Cao Biền truyền đạt lại: “Hễ Lệnh công trảm Lã và Trương (tức Trương Thủ Nhất) để thể hiện với Sư Đạc, Sư Đạc sẽ không dám phụ ân, nguyện cho thê tử đến làm tin.” Cao Biền lo sợ rằng Lã Dụng Chi có thể ra tay đồ sát gia quyến của Tất Sư Đạc, vì thế đem gia quyến của Tất Sư Đạc đến viện để bảo vệ. Từ thời điểm này, cuộc chiến tại Dương châu diễn ra giữa ba bên: Tất Sư Đạc, Cao Biền và Lã Dụng Chi.[2]

Do không thể nhanh chóng chiếm được Dương châu, Tất Sư Đạc cầu viện Tuyên Thiệp[chú 27] quan sát sứ Tần Ngạn (秦彥), Tần Ngạn khiển Tần Trù (秦稠) đến tiếp viện cho Tất Sư Đạc. Ngày 17 tháng 5, Tất Sư Đạc tiến công dữ dội vào Dương châu, song bị Lã Dụng Chi phản công đánh bại. Tuy nhiên, vào thời điểm này, Cao Kiệt phát động tiến công từ quân phủ của Cao Biền, mục đích là để bắt Lã Dụng Chi và giải đến cho Tất Sư Đạc. Lã Dụng Chi biết tin thì từ bỏ Dương châu và chạy trốn. Cao Biền buộc phải gặp Tất Sư Đạc và cho người này giữ chức tiết độ phó sứ, sau đó chuyển giao toàn bộ quyền lực của Hoài Nam cho Tất Sư Đạc. Tất Sư Đạc kiểm soát được quân phủ, rồi giao nó lại cho Tần Ngạn như hứa hẹn. Tần Ngạn và Tất Sư Đạc quản thúc Cao Biền cùng gia quyến của ông tại một đạo viện.[2]

Trong khi đó, Lã Dụng Chi đã ban một sắc lệnh nhân danh Cao Biền để lệnh cho Lư châu[chú 28] thứ sử Dương Hành Mật đem binh đến tăng viện cho mình. Dương Hành Mật tập hợp binh lính Lư châu và Hòa châu[chú 29] và tiến về Dương châu. Liên quân Dương Hành Mật và Lã Dụng Chi sau đó hợp binh với một vài đội quân khác, bao gồm quân của Trương Thần Kiếm. Mặc dù không thể nhanh chóng chiếm được Dương châu, Dương Hành Mật đã đánh bại các cuộc tiến công của Tần Ngạn và Tất Sư Đạc, Tần Ngạn và Tất Sư Đạc bắt đầu tin rằng Cao Biền dùng ma thuật để chống lại họ. Một yêu ni là Vương Phụng Tiên (王奉仙) báo với Tần Ngạn rằng một đại nhân cần phải chết để chấm dứt cực tai của Dương châu, do đó Tần Ngạn đã quyết tâm giết chết Cao Biền.[2]Ngày 24 tháng 9,[1] Tần Ngạn phái tướng Lưu Khuông Thì (劉匡時) đi giết chết Cao Biền, cùng các thân thích là nam giới. Thi thể của họ đều bị ném xuống một hố duy nhất.[2]

Sau khi Dương Hành Mật chiếm được Dương châu vào cuối năm đó, ông ta bổ nhiệm tụng tôn của Cao Biền là Cao Dũ (高愈) là Phó sứ, sai đó cải táng Cao Biền và thân tộc.[2] Tuy nhiên, trước khi Cao Biền được cải táng, Cao Dũ đã qua đời, sau đó, thuộc hạ cũ của Cao Biền là Quảng Sư Kiền (鄺師虔) đã thu táng Cao Biền.[3]

Sử Việt, sử quan Ngô Sĩ Liên theo trích dẫn của Ngô Thì Sĩ tại Việt Sử Tiêu Án đã viết:

Xét lúc Cao Biền làm Đô hộ, những công nghiệp cũng nhiều đáng kể, tự khi đổi sang Tây Xuyên, trong lòng sinh ra oán vọng, để tha hồ cho Hoàng Sào vây hãm hai kinh đô, người Đường mong Cao Biền còn lập được công, cho Biền lên làm Bột hải Quận vương, nhưng Biền nhờ lúc Trung Quốc điên bái, âm mưu chiếm cứ đất đai, nhất đán thất thế, oai vọng mất hết, tự đấy phải về để ý việc tu tiên, bao nhiêu việc quân giao cho Lã Dụng Chi. Dụng Chi là quân tiểu nhân, gian tà, đem lời phù phiếm dối trá mà coi Biền như đứa trẻ con, từng bị kẻ điên cuồng là Chư Cát Ân nói dối rằng: “Thượng đế cho thần đến giúp đỡ mình”, lại hiến Cao Biền một thanh kiếm mà nói dối là của thượng đế vẫn đeo. Cao Biền lấy làm báu, giữ bí mật, xây cất cái lầu cao 8 thước, gọi là lầu Nghênh Tiên, ở trên lầu ăn chay thắp hương mong được gặp tiên. Biền lại làm con chim hộc bằng gỗ ở trong sân, có đặt máy, chạm vào người thì bay được; Biền mặc áo lông cưỡi lên, làm ra dáng tiên bay, Dụng Chi giam giữ cho Biền chết. Sau Dương Hành mật sai đào dưới đất, bắt được người bằng đồng cao 3 thước, thân bị gông cùm, đóng đanh vào miệng, khắc tên Tiền vào sau lưng. Đó là Dụng Chilàm mê hoặc yểm đảo Cao Biền, nhất đán Cao Biền trở nên ngu muội đến thế; coi với xưa kia có mưu lược phá quân Mán, trí khộn xây La thành, và đào hải cảng động đến thiên oai, thành ra 2 hạng người khác hẳn là sao thế? Người trong nước truyền lại rằng Biền rắc hạt đậu xuống đất, dùng phù chú cho hoá ra quân thật, trước kỳ hạn đã đào lên, thì đều là non yểu, không thể đứng được. Lại ngoa truyền rằng: Cao Biền cưỡi cái diều giấy đi tìm đất; truyện này cũng chỉ nghe người ta nói thôi. Biền học phép tiên, cùng với chuyện cưỡi chim hộc đều là ngoa truyền.

Ở sách địa lý di cảo ai cũng đều cho đấy là môn học địa lý của Cao Vương. Biền ở nước ta, bận việc quân, không có thời giờ nhàn rỗi, xách túi địa bàn đi tìm phong thủy, tất là đời Trần có người học địa lý, mạo xưng mượn tên Cao Biền để làm cho thuật của mình thần kỳ đó thôi, sách địa lý di thảo của Hoàng Phúc đại khái cũng thế. Trên đây nước ta ngoại thuộc về Tùy, Đường tự năm Quí Hợi đến năm Bính Dần cộng 304 năm.

Sách thông luận bàn rằng: Nước ta là một đại đô hội ở phương nam. Ruộng thì cấy lúa, đất thì trồng dâu, núi sản ra vàng, bể sản ra ngọc. Bọn nhà buôn nước Tầu, đến nước ta nhiều người làm nên giàu có. Người Tầu thích lắm, có ý lấy nước ta đã lâu lắm, cho nên tự Triệu Đà trở về sau, hơn 1000 năm đã nắm được, đâu còn chịu bỏ, để cho nước ta làm một nước lớn ở ngoài Ngũ Lĩnh; chia ra quận, đặt ra quan, làm cho cõi đất ta như cái bàn cờ, có một người thổ hào nào nổi lên, thì diệt đi ngay, một quận thú nổi lên, thì Thứ sử họp lại đánh ngay, như Lý Tốn, Lương Thạc ở đời Tấn, Mai Thúc Loan, Vương Thăng Triều ở đời Đường là thế cả. Hai vua Lý và vua Triệu, đương lúc Lương, Trần ở thiên về một nơi miền nam, Giang tả nhiều việc, không có thì giờ để ý đến Giao Châu, cho nên giữ được cảnh thổ mà xưng thế được 50 hay 60 năm, cũng là thời thế xui nên đó. Đến như quân Mán Nam Chiếu hàng năm vào cướp bóc, vượt sóng gió, qua hiểm trở tranh nhau với người Đường, cũng là tham cái lợi của nước ta giàu có đấy. Trương Chu đánh phá được nước Chiêm, đắp thành Hoan, Ái. Cao Biền trị Nam Chiếu, bảo toàn được Long Biên, đều là có công với đất nước; duy Cao Biền làm quan lâu hơn là Chu, cho nên đàn bà con trẻ trong nước còn nói đến tên Cao Biền, còn những quan Thú, Mục trước hay sau, đều không nói đến“.

Cao Biền trong sử Việt, đọc lại và suy ngẫm.

Hoàng Kim

Thăm và tưởng nhớ nhà giáo Jan Amos Komenský (1592-1670) thành phố Kunvald, nhà di truyền Gregor Johann Mendel ở Tiệp Khắc.

RỪNG LIPA
Hoàng Kim

Rừng bao la
Mênh mông rừng lipa (1)
Suối nước 
Kunvald êm chảy hiền hòa
Lối mòn nghiêng vách đá
Thấp thoáng lâu đài cổ
Ẩn hiện nhà thờ đức chúa Giêsu
Dấu ấn thời xa xưa
Lưu lại trên tượng đá
Đâu dấu tích của thời Trung cổ?
Đâu địa đạo dưới tầng sâu?
Rừng lipa gió thổi rì rào
Chồi non thay lá mới
Đi dạo giữa 
Kunvald êm đềm
Mà lòng ta bão nổi
Cồn cào bao ước mong …

Czech2

Rừng bao la
Mênh mông rừng lipa
Ngọn gió thổi từ đâu phương xa?
Có phải thổi từ chiều sâu lịch sử?
Dấu ấn thời gian phôi pha
Trang đời như trang vở
Người thợ khéo để lại ngôi chùa
Cho khách thập phương ngưỡng mộ.
Người thầy giỏi gửi lại trang sách cuộc đời (2)
Cho cháu con ngàn năm tưởng nhớ.

Vị tướng để lại chiến công
Mở cõi, xây nền.
Con người và thiên nhiên
Lưu giữ những điều thiện ác
Bao thế kỷ đi qua
Trăm năm là khoảng khắc
Ta có gì đây để lại cho đời?

Rừng bao la
Mênh mông rừng lipa
Ngọn gió thổi từ đâu phương xa?
Có phải thổi từ em mang theo nỗi nhớ?
Tháng năm muôn hoa đua nở
Hoa uất kim cương thắm đỏ
Hoa táo, hoa lê khắp rừng nở rộ
Mặt đất bừng sôi bao bông hoa cỏ
Nở vàng trên lối đi.
Cảnh sắc thiên nhiên say mê
Đằm thắm tình đời xao xuyến
Ai nhớ thương ai chân trời góc biển
Ai nhớ thương ai trang sách ánh đèn
Anh bồi hồi thương nhớ về em

Rừng bao la
Ruộng đồng bao la
Cây lúa Việt Nam
Cây tùng Trung Hoa
Cây bạch dương Nga
Cây phong Canada
Cây lipa Tiệp Khắc
Mỗi bước đi xa càng thêm yêu Tổ quốc
Trời nhân loại mênh mông.

GregorMendel1
GregorMendel2

Ghi chú: Lipa là cây phong, loài cây rất phổ biến ở Tiệp Khắc. Nhà giáo Jan Amos Komenský (1592-1670) thành phố Kunvald, nhà di truyền Gregor Johann Mendel
(1822 – 1884) ở thành phố Brno,
nước cộng hòa Séc

THỔ NHĨ KỲ NGÀY NAY
Hoàng Kim
Thổ Nhĩ Kỳ và quốc phụ Ataturk, Thổ Nhĩ Kỳ nông nghiệp sinh thái; Thổ Nhĩ Kỳ với ‘vành đai và con đường’ là ba chủ đề nóng, bài học lịch sử quý giá cho Việt Nam.

Kemal Atatürk (1881- 1938) được tôn vinh là Quốc phụ, nhà cách mạng, vị thống soái siêu việt Tổng thống đầu tiên của nước cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ, Ông lãnh đạo Phong trào Dân tộc Thổ Nhĩ Kỳ đấu tranh giành lại độc lập cho đất nước trong cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Sau khi thành lập chính phủ lâm thời tại Ankara, ông đã đánh bại lực lượng Đồng Minh. khai sinh nước Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ. Ông là Tổng thống đầu tiên từ năm 1923 cho đến khi ông qua đời vào năm 1938. Tư tưởng thế tục và dân tộc, chính sách và lý thuyết của ông đã trở thành chủ thuyết Kemalism với khẩu hiệu nổi tiếng “hòa bình trong mỗi gia đình, hòa bình trên toàn thế giới” giúp đất nướcThổ Nhĩ Kỳ kế tục hiệu quả đế quốc Ottoman và trổi dậy mạnh mẽ thành cường quốc khu vực Trung Đông có vai trò vị trí chủ lực hiện nay trong NATO, mà ngày nay Mỹ Nga Trung Đức Anh Pháp đều tìm mọi cách liên thủ theo phương thức có lợi nhất. Thổ Nhĩ Kỳ cũng tìm mọi cách bảo tồn và phát triển bền vững theo phương thức riêng của mình.

Tôi có Rekai Akman và mấy người bạn ở Trung Đông, cũng từng có dịp ở đấy . Nay nhân chuyến đi Thổ Nhĩ Kỳ của vợ chồng PGS TS
Trương Minh Dục, Trần Thị Thé là người thân cùng quê sang du lịch Thổ Nhĩ Kỳ mà trò chuyện , bàn luận về nghiên cứu giảng dạy lịch sử văn hóa. Trương Minh Dục là bạn học của tôi cùng quê thuở nhỏ. Anh là nhà sử học cẩn trọng có 12 đầu sách biên soạn chu đáo mà tôi thật ngưỡng mộ. Tôi háo hức theo dõi những điểm đến của anh chị để trò chuyện, bổ sung nhận thức về ba câu chuyên Thổ Nhĩ Kỳ mà tôi đã thao thức lâu nay 1) Thổ Nhĩ Kỳ và Quốc phụ Ataturk:.Vì sao dân Thổ Nhị Kỳ và các cường quốc Mỹ, Nga, Trung Quốc đều thật lòng ngưỡng mộ Kemal Ataturk như Washington, Pie Đại Đế, Tôn Trung Sơn? 2) Thổ Nhĩ Kỳ nông nghiệp sinh thái. Nông nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ đối sánh và sự hợp tác với Việt Nam? . Vì sao Quốc phụ Ataturk lại kiên quyết chuyển thủ đô từ Istanbul gần biển đến Ankara và ông đã đưa ra một loạt chính sách cải cách nông nghiệp kinh tế xã hội có tầm ảnh hưởng Thổ Nhĩ Kỳ sâu rộng và bền vững đến vậy. Istanbul là thành phố lớn nhất, đồng thời là trung tâm kinh tế, văn hóa và lịch sử của Thổ Nhĩ Kỳ. Với dân số hơn 16 triệu người (2018), Istanbul là một trong số các vùng đô thị lớn nhất châu Âu và xếp vào một trong những thành phố đông dân nhất và thắng cảnh thế giới? Thủ đô Ankara hiện nay hiện đại và bền vững nông nghiệp du lịch sinh thái như thế nào trong chiến lược và tầm nhìn an ninh quốc gia? 3) Thổ Nhỉ Kỳ với vành đai và con đường. Thổ Nhĩ Kỳ tương đồng như thế nào với Việt Nam trong chiến lược của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình “thân Nga, bạn Ấn, mở rộng Á Âu Phi”? . Bài học lịch sử nào của Thổ Nhĩ Kỳ có thể vận dụng cho Việt Nam trong tình hình mới?

Hoàng Kim có người bạn cũ là Rekai Akman làm Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nông nghiệp Biển Đen, địa chỉ ở 39 Sam Sun, Thổ Nhĩ Kỳ. là bạn học cùng lớp khá thân thuở cùng học ở CIMMYT với CIANO ở Mexico.Rekai Akman và tôi với thầy bạn trong lóp có tham gia một chuyến khảo sát miền Tây nước Mỹ tới ‘Hồ lớn Ciudad Obregon ba tỷ khối nước” (ảnh) mà tôi đã có dịp kể trong bài thơ Đi để hiểu quê hương . Rekai Akman cũng thích thơ. Quái dị là hai anh chàng của hai dân tộc, khác biệt ngôn ngữ, lại chưng thơ Việt ra đọc, và Akman khuyến khích tôi dịch sang tiếng Anh để cu cậu sửa thơ thật vui vẻ. Tôi gắn thêm một ảnh liên tưởng sau này của quý thầy Bùi Cách Tuyến, Huỳnh Hồng , Phan Văn Tự đi Tây nơi chốn xưa tôi đã qua, để thầy bạn trong cuộc cùng đọc miên man chuyện đời

Đi để hiểu quê hương
Hoàng Kim

Tạm biệt Oregon !
Tạm biệt Obregon California !
Cánh bay đưa ta về CIMMYT

Bầu trời xanh bát ngát
Lững lờ mây trắng bay
Những ngọn núi cao nhấp nhô
Những dòng sông dài uốn khúc
Hồ lớn Ciudad Obregon ba tỷ khối nước
Nở xòe như chùm pháo bông
Những cánh đồng mênh mông
Thành trăm hình thù dưới làn mây bạc
Con đường dài đưa ta đi
Suốt dọc từ Nam chí Bắc
Thành sợi chỉ màu chạy mút tầm xa…

Ơi vòm trời xanh bao la
Gọi lòng ta nhớ về Tổ Quốc
Ôi Việt Nam Việt Nam
Một vùng nhớ trong lòng ta tỉnh thức
Đi khắp quê người để hiểu đất quê hương.

Chuyện Rekai Akman và tôi là khá thú vị. Chúng tôi cùng đến CIMMYT ngày 12 tháng 9 năm 1988 hai tuần trước khi nhập học để cày thêm tiếng Anh, luyện thêm kỹ năng nghe viết và đọc hiểu các từ chuyên môn, xử lý thông tin và học cách tự học, tự làm bài, và trả bài kịp thời trước khi dồn một khối lượng lớn kiến thức đậm đặc và rất tập trung trong một thời gian rất hạn hẹp nhưng cả hai chúng tôi ngoại ngữ khi ấy đều yếu.  Rekai Akman và tôi kết thân bất ngờ nhanh chóng vì những mẫu đối thoại ngắn mà tôi nhớ mãi. Hóa ra, đó là cách học hiệu quả, hướng thẳng đến nông nghiệp sinh thái và triết học lịch sử văn hóa của chính đất nước mình.

Hoàng Kim và Rekai Akman đứng cạnh nhau ở hàng thứ hai bìa trái . Chúng tôi là hai trong số người châu Á duy nhất tại lớp học Quản lý Trung tâm Trạm trại Nông nghiệp ở Trung tâm Nghiên cứu Ngô và Lúa mỳ Quốc tế (CIMMYT Experiment Station Management Trainees Cycle 1988-89). Người châu Á thứ ba là giáo sư tiến sĩ Hannibal Muhtar, người Lebanon quốc tịch Mỹ trong ảnh đứng hàng thứ hai ở vị trí thứ bảy trái qua. Thầy là Trưởng phòng huấn luyện của CIMMYT, trực tiếp phụ trách lớp học. Ban giảng huấn là các giáo sư danh tiếng của Đại học Mỹ, CIMMYT và Mexico đứng ở giữa hàng thứ hai và đầu với giữa hàng cuối. Ảnh chụp chung thiếu giáo sư Norman Borlaug, người vừa mới trở về CIANO. Lớp 17 người thì 2 người châu Á, 6 người ở châu Mỹ, 6 người ở châu Phi, 3 người ở Trung Đông. Hầu hết họ đều đã từng trãi qua quản lý trung tâm trạm trại nông nghiệp. Cuộc đời tôi có những niềm vui và dịp may thật bất ngờ. Sau các chuyến đi nghiên cứu học tập ở châu Mỹ, tôi may mắn nối được tuyến bay để gặp lại được một ít bạn cũ tại Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ …tôi may mắn có dịp khảo sát hội thảo và làm chuyên gia ở châu Phi, bất ngờ gặp lại được một ít bạn cũ tại Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ, mà tôi đã kể trong bài Đối thoại nền văn hóa.

THỔ NHĨ KỲ VÀ QUỐC PHỤ ATATURK

Tượng Mustafa Kemal Atatürk (1881 -1938) trên lưng ngưa chiến ở Sam Sun gần Viện Nghiên cứu Nông nghiệp Biển Đen ở Sam Sun, phía bắc của thủ đô bắc Ankara. Tôi hỏi Rekai Akman rằng: Đất nước và con người Thổ Nhĩ Kỳ có điều gì đặc sắc nhất? Akman trả lời: Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ ở vùng Trung Đông là trung tâm Á Âu Phi, có vị trí địa chính trị đặc biệt quan trọng, với diện tích 780.580 km² gấp 2,5 lần Việt Nam và dân số Thổ Nhĩ Kỳ gần bằng dân số Việt Nam, mức sống GDP bình quân đầu người danh nghĩa cao gấp 5 lần Việt Nam (cách đây 30 năm là như vậy và cho đến khi tôi gặp lại Rekai Akman thì tỷ lệ này vẫn như vậy, Tôi thật ngạc nhiên ấn tượng về điều này). Ngôn ngữ chính thức là tiếng Thổ nhĩ Kỳ.  Chính sách tôn giáo và dân tộc là tự do tôn giáo và lương tâm. Thế nhưng thực tiễn thì số liệu thống kê về tổng thành phần Hồi giáo và không tôn giáo ở Thổ Nhĩ Kỳ chiếm tỷ trọng đặc biệt ưu thế  từ 96,4 đến 99,8% (Vô thần và phi Hồi giáo, theo giải thích của Rekai Akman như cách hiểu đạo nhà hoặc đạo thờ ông bà của Việt Nam là tôn kính cha mẹ ông bà tổ tiên hoàn toàn thuận theo tự nhiên) . Số người theo Cơ Đốc giáo, Chính thống giáo Cổ Đông phương và các loại tôn giáo khác chỉ chiếm tỷ lệ rất, rất thấp, hầu như không đáng kể. Sắc tộc của những nhóm sắc tộc nhỏ bé này lại có xu hướng di chuyển hoặc ép di chuyển ra nước ngoài sinh sống. Thổ Nhĩ Kỳ là hợp điểm của chiến tranh tôn gíáo , chiến tranh thế giới lần thứ nhất và lần thứ hai, hiểu rất rõ vó ngưa chinh phục của Alexandros Đại đế, nhận thức đầy đủ cuộc hủy diệt của chiến tranh sắc tộc và chiến tranh tôn giáo trãi nhiều trăm năm của nhiều cuộc thập tự chinh mở rông nước chúa và khi Hồi giáo bị coi là dị giáo. Con Người đặc sắc nhất của Thổ Nhĩ Kỳ là Atatürk, vị Tổng thống đầu tiên, nhà cách mạng, quốc phụ của Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ, là Người được dân Thổ đặc biệt tôn kính. Atatürk là thống soái siêu việt của Thổ Nhĩ Kỳ trong cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất Ông lãnh đạo Phong trào Dân tộc Thổ Nhĩ Kỳ đấu tranh giành lại độc lập cho đất nước. Sau khi thành lập chính phủ lâm thời tại Ankara, ông đã đánh bại lực lượng Đồng Minh. khai sinh nước Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ. Ông là Tổng thống đầu tiên từ năm 1923 cho đến khi ông qua đời vào năm 1938.



Địa danh đặc sắc nhất Thổ Nhĩ Kỳ là  thủ đô Ankara hiện đại, bền vững nông nghiệp du lịch sinh thái, có vị trí chiến lược không thể khuất phục .Đó là tầm nhìn xuất chúng của Quốc phụ Mustafa Kemal Atatürk, theo lời bình của Hoàng Kim, tiếp đến là  Istanbul (tây bắc Ankara), Bursa (tây bắc Ankara ), Eskişehir và İzmir (tây Ankara ), Sam Sun  (bắc Ankara ), Erzurum (đông bắc Ankara, tiền đồn NATO),  Antalya và Konya (tây nam Ankara), Mersin và Adana (nam Ankara), Kayseri và Gaziantep (đông nam Ankara), Ankara và những địa danh nổi bật nhất bao quanh Ankara đã tạo nên thế phòng thủ liên hoàn và chiều sâu phòng ngự nhiều tầng để phục hồi sinh lực trong lịch sử văn hóa an ninh quốc gia. (Kể đến đây tôi liên tưởng có hai cụ lớn trong sử Việt đã từng có ý định tổ chức thủ đô kháng chiến ở Tuyên Quang và Tây Nguyên)

Thổ Nhĩ Kỳ có di sản thế giới đặc sắc nhất là đền thờ nữ thần Artemis, còn gọi là đền thờ Diana, một trong bảy kỳ quan thế giới cổ đại, một kiệt tác nhân loại minh chứng nền văn minh Lưỡng Hà thuở xưa, mà nay là một nơi điêu tàn còn lưu lại dấu vết tại phố cổ Ephesus phía tây nam của thủ đô Ankara. Ngôi đền Artemis được xây dựng trong 120 năm từ năm 550 TCN, đến năm 430 TCN nhưng đã bị thiêu rụi trong đêm 21 tháng 7 năm 356 TCN do một kẻ điên háo danh là Herostratos đã phóng hoả đốt đền vào đêm Alexandros Đại đế chào đời. Ngôi đền này được xây dựng bằng đá cẩm thạch dài 115m rộng 55 m, nay chứng tích ở phố cổ Ephesus là cột đá còn sót lại, và mô hình đền thờ nữ thần Artemis được phục dựng lại tại Istanbul.



Rekai Akman nói với tôi về những huyền thoại và cách giải thích khác nhau về điều này Chính giáo và tà giáo luôn tìm cách triệt tiêu lẫn nhau nên những di sản văn hóa của bên này thì bị bên kia coi là nọc độc văn hóa. Hồi giáo nếu bạn muốn hiểu thật đúng thì phải nghiên cứu rất kỹ lời mặc khải của thánh
Môhamet và đạo Hồi. Akman và những bạn vùng Trung Đông với tôi đều là những người bạn chân thành và tử tế. Tôi nghe lời khuyên của Akman nên sau này mới có sự chiêm nghiệm sâu và đã biên tập lại bài viết Môhamet và đạo HồiĐối thoại nền văn hóa.



THỔ NHĨ KỲ NÔNG NGHIỆP SINH THÁI

Thổ Nhĩ Kỳ là một nước phát triển. Hệ thống giao thông thủy bộ và hàng không đều tốt hơn nhiều so với Việt Nam. Đất đai Thổ Nhĩ Kỳ dường như rất giống vùng Duyên hải miền Trung và Tây Nguyên. Lúa mì (wheat) lúa mạch (barley),  ngô, lúa nước  khoai tây là những cây lương thực chính của.Thổ Nhĩ Kỳ. Năm 2016 lúa mì (Triticum sp. tên khác: tiểu mạch) có diện tích 7,61 triệu ha với năng suất bình quân 2,70 tấn/ ha, sản lượng 20,6 triệu tấn; lúa mạch (gồm lúa mạch đen Secale cereale, Tiểu hắc mạch Triticale, Triticum x Secale, cây lai giữa tiểu mạch và lúa mạch đen, Yến mạch Avena sativa, Kiều mạch Fagopyrum esculentum Moench = Polygonum fagopyrum L.) có diện tích 2,70 triệu ha với năng suất bình quân 2,48 tấn/ ha, sản lượng 6,70 triệu tấn;  ngô (Zea Mays L.) có diện tích 679 nghìn ha với năng suất bình quân 9,41 tấn/ ha, sản lượng 6,40 triệu tấn; lúa nước (Oryza sativa L.) có diện tích 116 nghìn ha với năng suất bình quân 7,92 tấn/ ha, sản lượng 0,92 triệu tấn; Khoai tây (Solanum tuberosum L.) có diện tích 144 nghìn ha với năng suất bình quân 32,8 tấn/ ha, sản lượng 4,75 triệu tấn


Lưỡng Hà hay Mesopotamia là tên gọi của một vùng địa lý và của một nền văn minh hệ thống sông Tigris và Euphrates, bây giờ bao gồm lãnh thổ Iraq, Kuwait, đông Syria, đông nam Thổ Nhĩ Kỳ, và tây nam Iran hiện đại. Hai con sông Tigris và Euphrates (Lưỡng Hà) tạo nên bình nguyên trồng cây lương thực nổi tiếng trong lịch sử vùng Trung Đông.  Ankara là thủ đô Thổ Nhĩ Kỳ từ năm 1923, là thành phố lớn thứ hai của quốc gia này sau Istanbul. Thủ đô Ankara nằm ở độ cao trung bình 938 mét trên mực nước biển, trên vùng đồng bằng rộng lớn ở miền trung Anatolia, với những khu rừng trên núi về phía bắc và đồng bằng khô hạn Konya ở phía nam. Các sông chính là các hệ thống Kızılırmak và sông Sakarya. 50% diện tích đất được sử dụng cho nông nghiệp, 28% là rừng và 10% là các đồng cỏ. Hồ nước mặn lớn nhất là Tuz Golu nằm một phần trong thành phố này. Đỉnh cao nhất là Işık Dağı với độ cao 2.015m . Thủ đô Ankara có khí hậu khá đặc trưng của Thổ Nhĩ Kỳ với nhiệt độ trung bình trong năm  là 12,0 °C. Từ tháng 10 đến tháng 4 là các tháng mùa lạnh nhiệt độ trung bình khoảng từ  13,1 °C đến 0,1 °C. Từ tháng 5 đến tháng 9 là các tháng mùa ấm nhiệt độ trung bình khoảng từ  16,2 °C đến 18,7 °C. Lượng mưa trong năm trị số bình  quân tứ 1953-2013 là 402 mm/ năm, lượng mưa từ tháng 12 đến tháng 6 mỗi tháng lượng mưa khoảng 35 -50 mm/ tháng; lượng mưa từ tháng 7 đến tháng 11 mỗi tháng lượng mưa biến động trong khoảng 10 -32 mm/ tháng

Sam Sun ở Biển Đen Thổ Nhĩ Kỳ. Sam Sun được coi là ‘chó lớn Thổ Nhĩ Kỳ gìn giữ Biển Đen” trong khi Istanbul là giao điểm Á Âu Phi thành phố quan trọng bậc nhất của lịch sử Trung Đông. Tầm quan trọng của Istanbul và Sam Sun ở Thổ Nhĩ Kỳ có thể so sánh với cụm chiến lược Vân Đồn Hạ Long Hải Phòng hải cảng quan trọng nhất ở Bắc Việt Nam với cụm chiến lược Hải Vân Sơn Trà Đà Nẵng ở miền Trung Việt Nam và khoảng cách địa lý cũng tương tự vậy.

Sam Sun Thổ Nhĩ Kỳ giống Sơn Trà Đà Nẵng. Sam Sun canh giữ Biển Đen còn Sơn Trà Đà Nẵng canh giữ Biển Đông. Lịch sử của Sam Sun dựa trên sắc tộc người Hittites Trung Á. Người Hittite thành lập liên minh chính trị đầu tiên ở Anatolia, thống trị vùng này và đặt tên cho các bộ tộc ‘vùng trung tâm của Biển Đen’. Trước Công Nguyên vào thế kỷ thứ 8 , người Miles đã thành lập thành phố Amisos như là một thành phố thương mại. Đến thế kỷ thứ 6 trước công nguyên thì người Cimmerians một sắc tộc khác từ Caucasus đến chiếm khu vực này. Trước Công Nguyên vào thế kỷ thứ 4, Alexander Đại đế là vua của toàn châu Á nhà chinh phục thiên tài nổi tiếng nhất thế giới thời đó đã đánh bại người Ba Tư và xâm lược Anatolia và Iran. Các vị vua Pontus của người Hy Lạp bị chi phối bởi Biển Đen và Crimea. Vua của Pontus Mitridates. Đế quốc La Mã, BC. Đến thế kỷ thứ nhất, khu vực này thuộc Đế chế La Mã. Sau Công Nguyên khi Đế chế La Mã bị chia hai, Sam Sun nằm trong vùng tranh chấp khốc liệt suốt hàng mấy trăm năm giữa các cuộc Thập tự chinh Công giáo và Hồi giáo. Sam Sun và Sinop là hai anh em của thành phố này đã thiết lập được Đế chế Ottoman của người Thổ. Sau khi Sam Sun qua đời, phần đất này đã bị Hi Lạp chinh phục. Sultan Mehmet đã lấy Đế quốc Ottoman năm 1413. Sam Sun ví như Saint Petersburg, thủ đô Phương Bắc của nước Nga,đầy máu và nước mắt, hiếm nơi nào nhiều đến như vậy. Sau ngày 29 tháng 10 năm 1923 Mustafa Kemal Atatürk Tổng thống đầu tiên Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố nước cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ được chính thức thành lập kế thừa vị thế quốc gia liên tục của Đế quốc Ottoman, thủ đô mới là Ankara. Năm 1924, Sam Sun trở thành một tỉnh trên bờ biển phía nam Cảng Biển Đen. Tỉnh Sam Sun hiện có diện tích tự nhiên: 9.475 km2, Dân số: 1.295.927 (2017), Mã bưu điện: 55000 Mã vùng điện thoại: 361. Giá trị lịch sử văn hóa Sam Sun được so sánh với Huế Đà Nẵng xứ Quảng của Việt Nam.

THỔ NHĨ KỲ VỚI ‘VÀNH ĐAI VÀ CON ĐƯỜNG’

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đưa ra sáng kiến “Vành đai và Con đường” vào năm 2013, khi nền kinh tế Trung Quốc đã trổi dậy thành nền kinh tế đứng hàng thứ hai thế giới sau Mỹ. Trong ba trụ cột của chiến lược “Liên Nga, bạn Ấn, mở rộng Á Âu Phi”  thì Trung Á Thổ Nhĩ Kỳ Trung Đông có vị trí quan trọng   Thổ Nhĩ Kỳ với ‘Vành đai và Con đường” có tương quan và đối sách gì, có bài học gì cho Việt Nam? Sáng kiến ‘vành đai và con đường’ nội dung gồm hai kế hoạch thành phần là “Vành đai Kinh tế Con đường tơ lụaĐường hàng hải”. Trung Quốc khắc họa Sáng kiến Vành đai và Con đường như một đại dự án quốc tế, được thiết kế nhằm tạo các tuyến giao thương mới và các đường liên kết kinh tế kết nối vượt qua biên giới quốc gia. Mỗi điểm trong chuỗi liên kết ‘Vành đai và Con đường’ chạy xuyên qua 67 nước và mọi tỉnh của Trung Quốc đều có kế hoạch đầu tư ‘Vành đai và Con đường’ cho riêng mình. Đây là một chiến lược có tầm nhìn dài hạn, có lộ trình, có kế sách liên hoàn, và rất khó thay đổi khi đã khởi động, khác xa với các mưu lược thông thường. Các nướcTrung Á và Tây Á, hầu như đều đồng thuận sáng kiến này, có cả Kazakhstan, Turkmenistan…Đây là cách Trung Quốc thể hiện sức mạnh kinh tế kết nối các nước tạo lưu thông hàng hóa, dịch vụ, thương mại. Tom Miller 2017, trong nghiên cứu “Giấc mộng Châu Á của Trung Quốc” (China’s Asian dream empire building along the new silk road, Đoàn Duy dịch, TS. Phạm Sĩ Thành hiệu đính, có dẫn lời của Lưu Á Châu, một vị tướng thẳng tính của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc từng gọi Trung Á là “món lễ vật hậu hĩ nhất được trời cao ban cho người Trung Quốc“. Đối với Trung Quốc, Trung Á mang lại nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào, Kazakhstan có nguồn trữ lớn về dầu và uranium. Turkmenistan cung ứng gần phân nữa lượng khí đốt nhập khẩu Trung Quốc và ở đây  có tiềm năng to lớn cho việc tăng cường rút lấy nguồn khoáng sản trong khu vực.

Tây Á, Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Đông tầm nhìn và vị trí chiến lược trong chuỗi liên kết này ra sao.  Nghiên cứu Thổ Nhĩ Kỳ với ‘Vành đai và Con đường’,  bài học gì cho Việt Nam?

Thổ Nhĩ Kỳ nông nghiệp sinh thái điều kiện tự nhiên ảnh hưởng rất lớn đến văn hóa Lưỡng Hà và Ai Cập. Bản đồ văn minh Lưỡng Hà ( phần phủ màu xanh) đã cho thấy L miền đất giữa hai con sông Tigris và Euphrates tạo thành một khu vực đất phì nhiêu, rất thích hợp cho nghề nông. Chất đất ở Lưỡng Hà chủ yếu là đất sét dùng để làm gạch và đồ gốm rất tốt đã tạo nên một sắc thái riêng biệt của nền văn hóa Lưỡng Hà.Thế núi mạch sông của thủ đô Ankara, thành phố Istanbul và Bursa (tây bắc  Ankara),  Eskişehir và İzmir (tây Ankara ), Sam Sun  (bắc Ankara ), Erzurum (đông bắc Ankara, tiền đồn NATO),  Antalya và Konya (tây nam Ankara), Mersin và Adana (nam Ankara), Kayseri và Gaziantep (đông nam Ankara) và những vùng phụ cận trên ‘Vành đai và Con đường’ của Thổ Nhĩ Kỳ ở vị trí đặc biệt trọng  yếu nối tuyến Vành đai Kinh tế Con đường tơ lụaĐường hàng hải tại ngã ba Á Âu Phi  là rất quan trọng

Văn minh Lưỡng Hà, văn hóa Lưỡng Hà là câu chuyện quen mà lạ. “Một nền văn minh vĩ đại đã hình thành ở Trung Đông từ các khu định cư ở vùng Crescent Màu Mỡ. Nơi an tọa của vị thánh siêu quần, chủ nghĩa siêu thực linh thiêng và chủ nghĩa thực dụng tàn nhẫn. Nơi chúng ta có thể tìm thấy cội nguồn luật pháp, buôn bán, tiền bạc và máu đổ tràn lan. “Vùng đồng bằng Lưỡng Hà” trong loạt phim 52 tập Văn minh Phương Tây. ,,, Nếu bạn đang tìm về cội nguồn, có thể nói rằng nền văn minh Phương Tây khởi nguồn từ nền văn minh Lưỡng Hà châu Á, Văn minh  phương Tây ngày nay có nguồn gốc sâu xa trong một lớp bụi dày của lịch sử trãi từ Biển Đen đến vịnh Ba Tư. Mảnh đất tối tăm và đẫm máu, không bao giờ thôi khuấy đảo trong những vị thần, trong những cuộc chiến tranh, trong sự hiếu thắng của chúng ta và cả óc sáng tạo, táo bạo và chủ nghĩa bành trường của mình. Và còn có một chân lý lớn hơn nữa, đó là lịch sử Trung Đông  nhiều biến động, với những nền văn minh cổ xưa đã biến đổi và từ đó tưới mát cả nền văn minh phương Tây.ngày nay. GS. Eugen Weber, Giảng viên Lịch sử, Trường Đại học Los Angeles đã nói vậy khi giới thiệu bộ phim Lưỡng Hà.

Người Tây Á, chữ viết Tây Á là một trong những nền văn minh cổ nhất thế giới. “Cùng với nền văn minh Ai Cập, văn minh Sumer là nền văn minh cổ nhất thế giới: từ cuối thiên niên kỷ thứ IV trước công nguyên, ở vùng bình nguyên bên hai con sông Tigris và Euphrates đã hình thành xã hội có giai cấp. Nhưng khác với ở Ai Cập, văn hóa Lưỡng Hà không thuần nhất, tham gia vào việc tạo lập nên nó có những người Sumer là một dân tộc nói thứ ngôn ngữ không thuộc vào bất cứ họ ngôn ngữ nào mà chúng ta đã biết, những ngưới Akkad (Babylon và Assyria) sử dụng một trong những ngôn ngữ Semite cùng họ với tiếng Do Thái cổ, những người Phenician và Ả rập, những người Hurrit sinh sống ở vùng Bắc Mesopotamia và Bắc Syria và nhiều dân tộc khác. Chữ viết ở vùng Lưỡng Hà có lẽ do người Sumer sáng tạo nên. Những người Akkad và sau đó là những dân tộc Tiền Á vay mượn hệ thống chữ viết của họ (văn tự dạng nêm), và nó được sử dụng trong suốt ba thiên niên kỷ, dần dần tiến hóa và hoàn thiện. Như vậy, khi nghiên cứu nền văn học viết bằng văn tự dạng nêm, chúng ta có thể tìm hiểu được con đường hình thành văn học ở những giai đoạn sớm nhất của nền văn minh nhân loại, trong một quá trình hết sức lâu dài” Tác giả V. K. AFANASYEVA đã viết như vậy, PGS.TS. Trần Thị Phương Phương dịch)

Vua thành Lagash Gudea, trị vì vào thời hậu Akkad (thế kỷ XXII tr. CN). nói đến nguyên nhân khiến ông cho xây đền do được vị thần ra lệnh trong giấc mơ định mệnh:

Trong giấc mơ một người bỗng hiện ra
Sừng sững như bầu trời, vĩ đại như mặt đất
Đầu đội vương miện thần linh
Con đại bàng Anzud đậu trên tay
Dưới chân ầm ầm bão tố
Nằm bên trái, bên phải là bầy sư tử
Ngài ra lệnh xây một ngôi nhà
Nhưng ý nghĩa của giấc mơ ta không hiểu.
Khi bình minh ửng sáng phía chân trời, một người đàn bà xuất hiện
Bà là ai, bà là ai?
Đó là mẹ của vua, nữ thần Nanshe
Bà cất lời: Hỡi kẻ chăn chiên!
Ta sẽ giải thích giấc mơ cho con!
Con người sừng sững như bầu trời, vĩ đại như mặt đất
Với vương miện thần linh trên đầu, với đại bàng trên tay
Dưới chân là bão tố, trái phải là sư tử
Đó chính thực là em trai ta Ningirsu
Yêu cầu con xây cho Eninne một ngôi đền.

https://www.youtube.com/embed/tP14b6DjwXM?version=3&rel=1&showsearch=0&showinfo=1&iv_load_policy=1&fs=1&hl=vi&autohide=2&wmode=transparentVăn minh phương Tây: Phần 3: Lưỡng Hà là một video đáng suy ngẫm

Rekai Akman trò chuyện với tôi thật nhiều về Thổ Nhĩ Kỳ,đất nước và con người mà với tôi sự lắng đọng hơn cả là nền văn minh Lưỡng Hà tàn lụi và phục hồi thấy rõ trên chính đất nước Thổ như vầng trăng lưỡi liềm và ngôi sao trắng nền đỏ là quốc kỳ Thổ.

“Đại sứ Nguyễn Hồng Thao, thành viên Ủy ban Luật pháp quốc tế (thuộc Liên Hợp Quốc) khi đánh giá vị trí Việt Nam trong tương quan chính trị thế giới và xung quanh sự kiện được thế giới quan tâm nhất trong tuần qua là “1 cuộc bầu cử lịch sử khép lại, rốt cục ta nhìn thấy điều gì?” đã viết “Trong lịch sử 4000 năm dựng nước và giữ nước của mình, Việt Nam đã đứng vững trên đôi chân của mình chứ không phải giành chiến thắng chỉ bằng sự trợ giúp nước ngoài hay để nước ngoài quyết định số phận. Lắng nghe dân, giải quyết hữu hiệu và kịp thời các nguyện vọng của người dân, không bỏ ai lại phía sau, đoàn kết nội bộ, tự lực tự cường, hợp tác quốc tế, luôn làm bạn với các nước nhưng cũng sẵn sàng đập tan mọi âm mưu xâm phạm chủ quyền lãnh thổ và quyền lợi đất nước là các bí quyết không bao giờ cũ để xây dựng và phát triển đất nước. “

Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay với ‘Vành đai và Con đường’ là một câu chuyện dài. Đối thoại nền văn hóa là rất đáng suy ngẫm và bài học sâu sắc, thấm thía cho Việt Nam.

PHỤC SINH GIỮA TỐI SÁNG
Hoàng Kim

Cuối dòng sông là biển
Cuối cuộc tình yêu thương
Đức tin phục sinh thánh thiện
Yêu thương mở cửa thiên đường.

“Có nhiều đêm sông chảy về trong giấc mơ, tỉnh dậy không thấy đâu. Thảng thốt gọi thầm Nhật Lệ ơi” Tôi tâm đắc chép lại bài “Nhật Lệ ơi” của anh Nguyễn Quốc Toàn cho tản văn “Cuối dòng sông là biển” bài viết ngày 12.09.2016, với nhiều lần trở lại. Có những trang văn không là trang văn nữa mà là trang đời lắng đọng. Nhật Lệ ơi cuối đời tôi mới hiểu để lần tìm về các dòng sông lớn Việt Nam. Cuối dòng sông là biển. https://hoangkimlong.wordpress.com/category/cuoi-dong-song-la-bien/

Tôi đọc ‘Phục sinh’ và ‘Đường sống’ của Lev Tonstoy giữa vùng tối sáng. Đời người thật may mắn được trãi nghiệm qua những khoảnh khắc hiểm nghèo sinh tử, để thấu hiểu giá trị cuộc sống. Tôi đã đi trong vùng tối, lần tìm giữa vùng tối sáng và may mắn phục sinh tìm được đường sống ánh sáng minh triết. Ta chợt chứng ngộ thấu hiểu giá trị của những lời khuyên khôn ngoan, tác phẩm lớn trở nên dễ đọc dễ hiểu hơn. ‘Đường sống’ là sách nghị luận khó đọc nhưng nay đọc thật thích, ‘Phục sinh’ thì thật tuyệt vời.

PHỤC SINH
Tác giả: Lev Tolstoy Dịch giả: Vũ Đình Phòng, Phùng Uông
Số chương: 129 chương

Phục sinh là tiểu thuyết sau cùng của Lev Tonstoy, xuất bản năm 1899, thể hiện cô đọng đầy đủ và hệ thống nhất ước vọng và lòng nhiệt tâm, triết lý đạo đức của Tonstoy. Sách kể câu chuyện của một vị quý tộc tự thú những vô minh của mình và gửi gắm ước muốn, quan niệm minh triết về tình yêu cuộc sống. Maksim Gorky kể rằng Lev Tolstoy đã khóc trước mặt Gorky và Chekhov khi ông đọc phần kết của tác phẩm này. Lev Tonstoy sau khi viết Phục sinh, ông gần như đã dành toàn bộ phần cuối cuối đời mình cho chuyện cổ tích người lớn và ngụ ngôn cho trẻ em. Một số truyện ngụ ngôn được ông phỏng theo ngụ ngôn Ê dốp và truyện Hindu. Minh triết cho mỗi ngày (Wise Thoughts for Every Day) lắng đọng tinh hoa hơn. Lev Tonstoy coi sự yêu thích là tự mình tỉnh thức.

Lev Tonstoy những cột mốc lớn trong chặng đường tư tưởng khởi đầu từ bộ ba cuốn tiểu thuyết tự truyện xuất bản đầu tiên năm 1852 -1856 gồm Thời thơ ấu, Thời niên thiếu, và Thời tuổi trẻ  sau đó đến các kiệt tác
Chiến tranh và Hòa bình, Anna Karenina, Đường sống, Phục sinh, các sách cổ tích cho người lớn và và ngụ ngôn cho trẻ em. Không một ai nghi ngờ về tầm ảnh hưởng sâu rộng của văn chương và chính luận của Bá tước Lev Tolstoy. Người sinh ngày 9 tháng 9 năm 1828, mất ngày  20 tháng 11 năm 1910 và được yêu mến rộng rãi khắp mọi nơi trên thế giới. Lev Tolstoy với kiệt tác Chiến tranh và hoà bình và Anna Karenina là đỉnh cao của sử thi và tiểu thuyết hiện thực cuộc sống Nga, được mệnh danh là tiểu thuyết gia vĩ đại nhất trong tất cả các nhà viết tiểu thuyết, con sư tử chúa tể sơn lâm trên đại ngàn văn chương. Lev Tonstoy không chỉ là nhà văn kiệt xuất mà còn là một minh sư, một nhà tư tưởng vĩ đại và một bậc hiền minh, nhà đạo đức có tiếng với tư tưởng chống lại cái ác thể hiện xuyên suốt trong tác phẩm “Vương quốc Chúa Trời trong bạn” (tiếng Anh: The Kingdom of God Is Within You), cái mà có ảnh hưởng bởi những hình tượng của thế kỷ 20 như Mahatma Gandhi và Martin Luther King. Lev Tonstoy là người theo chủ nghĩa hoà bình, nhà cải cách giáo dục, người ăn chay, người theo chủ nghĩa vô chính phủ tín đồ Cơ Đốc, nhà tư tưởng đạo đức, và là một thành viên có ảnh hưởng của gia đình Tolstoy. Đó là một kho tàng trí tuệ minh triết vĩ đại của một bậc Thầy.

Minh triết cho mỗi ngày là công trình trọng yếu cuối cùng của Lev Tonstoy và ông đã xem nó là đóng góp quan trọng nhất của ông cho nhân loại. Theo Peter Serikin tại lời giới thiệu của tác phẩm này “Tonstoy giữ cái ‘cẩm nang’ cho một cuộc sống tốt này trên bàn làm việc của ông trong suốt những năm cuối cùng đời mình cho đến phút cuối (thậm chí ông còn yêu cầu trợ lý cùa mình V. Chertkov, đưa cho ông xem bản in thử trên giường chết của ông) Chi tiết nhỏ này cho thấy Tonstoy yêu quý tác phẩm này xiết bao!”. Cũng theo Peter Serikin bộ ba tập sách ‘Minh triết của hiền nhân’ 1903 (The Thoughts of Wise Men) ; Một chu kỳ đọc (A Circle of Reading’ 1906; Minh triết cho mỗi ngày 1909 (Wise Thoughts for Every Day) dường như phát triển sau khi Lev Tonstoy bệnh nặng và phục sinh như một phép lạ cuối năm 1902. Bộ ba này của Tonstoy hết sức phổ biến từ lần xuất bản thứ nhất vào năm 1903 cho đến năm 1917. Rồi cả ba cuốn đều không được xuất bản trong suốt thời kỳ gần 80 năm vì nội dung tôn giáo của chúng, và nó được xuất hiện trở lại gần đây sau sự sup đổ của Liên bang Xô Viết. Sách ‘Suy niệm mỗi ngày’ nguyên tác tiếng Nga của Lev Tonstoy do Đỗ Tư Nghĩa dịch từ bản tiếng Anh ‘Wise Thoughts for Every Day’ của Peter Serikin xuất bản ở New York Mỹ từ năm 2005 và, Bản quyền bản tiếng Việt của Công ty THHH Văn Hóa Khai Tâm 2017. Hành trình cuốn sách này đến Việt Nam khá muộn nhưng may mắn thay những tư tưởng minh triết của nhà hiền triết Lev Tonstoy đã tới chúng ta gợi mở cho sự suy ngẫm ‘minh triết cho mỗi ngày’ cùng đồng hành với người thầy hiền triết vĩ đại.

Lev Tonstoy sau khi phục sinh đã đi vào một lĩnh vực nhiều ẩn dụ mênh môngnhư biển. Tôi lắng nghe một lời nói thăm thẳm từ nhận thức của đạo Bụt:  “Ngươi theo tay ta chỉ. Kia là mặt trăng. Nên nhớ: Ngón tay ta không là mặt trăng”.Trang đầu Phục sinh của Lev Tonstoy chép lời  Luca, VI, 40. “Học trò không hơn được Thầy; nhưng học trò nào tu hành trọn đạo thì tất sẽ được như Thầy”. Mathieu XVIII, 21. – Pi-e bèn đến gần Chúa và hỏi: “Thưa Chúa, khi anh em tôi có lỗi với tôi thì tôi sẽ tha thứ cho họ mấy lần? Có đến bảy lần không?” Mathieu XVIII, 22. – Jesus đáp: “Ta không nói là đến bảy lần, mà bảy mươi lần” Mathieu XII, 3. – “Cớ sao ngươi nhìn thấy sợi rơm nhỏ trong mắt anh em ngươi mà chẳng thấy cây gỗ lớn trong chính mắt ngươi?” Jeans XIII, 7 – “Trong các ngươi ai không có tội lỗi hãy ném đá trước nhất vào người đàn bà đó”.Kia là mặt trăng. Phục sinh giữa tối sáng. Tôi bừng tỉnh ngộ. Tôi trở về thường ngày với Tình yêu cuộc sống.

CUỐI DÒNG SÔNG LÀ BIỂN
Phục sinh. ‘Cuối dòng sông là biển Cuối cuộc tình yêu thương. Đức tin phục sinh thánh thiện Yêu thương mở cửa thiên đường’. (Hoàng Kim). Tôi đọc ‘Phục sinh’ và ‘Đường sống’ của Lev Tonstoy giữa vùng tối sáng. Đời người thật may mắn được trãi nghiệm qua những khoảnh khắc hiểm nghèo sinh tử, để thấu hiểu giá trị cuộc sống. Tôi đã đi trong vùng tối, lần tìm giữa vùng tối sáng và may mắn phục sinh tìm được đường sống ánh sáng minh triết. Ta chợt chứng ngộ thấu hiểu giá trị của những lời khuyên khôn ngoan, tác phẩm lớn trở nên dễ đọc dễ hiểu hơn. ‘Đường sống’ là sách nghị luận khó đọc nhưng nay đọc thật thích, ‘Phục sinh’ thì thật tuyệt vời. Nhật Lệ ơi cuối đời tôi mới hiểu để lần tìm về các dòng sông lớn Việt Nam. Cuối dòng sông là biển.
https://hoangkimlong.wordpress.com/…/cuoi-dong-song-la-bien/

Câu chuyện “Cuối dòng sông là biển” tôi kể lần này dưới đây có ba phần chính: Phục sinh; Nam tiến, Ân tình. Nhà hiền triết Lev Tonstoy trò chuyện về phục sinh trong cuốn sách quý tôi nghiền ngẫm suốt mười ngày nhưng tôi chọn lại ba ý tâm đắc nhất của riêng mình: phục sinh đọc giữa vùng tối sáng; phục sinh Nam tiến lời Thầy dặn; phục sinh đi như một dòng sông; Nam tiến của người Việt từ thời tự chủ đến nay gồm giai đoạn 1 (1009- 1558) Nam Tiến đến sông Gianh Quảng Bình là cực nam của Đằng Ngoài; giai đoạn 2 Nam Tiến tới núi Đại Lãnh sông Kỳ Lộ Phú Yên là cực nam của Đằng Trong; giai đoạn 3 Nam tiến về sông Đồng Nai sông Tiền sông Hậu, kết nối toàn vẹn Việt Nam ngày nay; Đó là những chỉ dấu sinh tồn của dân tộc, mà nói theo cách nói tinh hoa giản lược của cụ Đào Duy Anh là lịch sử Việt Nam qua các đời suốt 4000 năm chỉ giản lược chia làm hai phần. Giữ vững miền Bắc và Nam tiến. Cụ Đào Duy Anh viết: “Khắp một vùng trung châu Bắc Việt, không mẩu đất nào là không có dấu vết thảm đảm kinh dinh của tổ tiên ta để giành quyền sống với vạn vật; suốt một dải Trung Việt vào đến trung châu Nam Việt, không một khúc đường nào là không nhắc lại sự nghiệp gian nan tiến thủ của tổ tiên ta để mở rộng hy vọng cho tương lai.”. Chúng ta có thấu hiểu điều đó mới nắm vững được nông nghiệp, du lịch sinh thái, lịch sử địa chính trị, văn hóa giáo dục kinh tế xã hội Việt Nam. Non nước Việt Nam ân tình thấm máu xương nhiều đời của dân tộc Việt và cộng đồng. Đời tôi xuôi phương Nam thuận theo tự nhiên lắng đọng ân tình đặc biệt của ba khóa bạn hữu khóa 4 trồng trọt và khóa 10 trồng trọt Trường Đại học Nông nghiệp 2 Hà Bắc (đó là Trường Đại học Nông Lâm Huế và Đại học Nông Lâm Bắc Giang ngày nay), với khóa 2 Trồng trọt (ba lớp 2a, 2b, 2c) Trường Đại học Nông nghiệp 4 là Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh hiện tại. Đi như một dòng sông, Nam tiến của Người Việt. Đoàn tụ đất phương Nam. Đó là sự trãi nghiệm hạnh phúc may mắn của đời người gắn liền phục sinh, đường sống của dân tộc. Cuối dòng sông là biển. Chúng ta đã đến lúc công tâm nhìn lại giá trị sống lắng đọng https://hoangkimlong.wordpress.com/…/cuoi-dong-song-la-bien/

Câu chuyện “Cuối dòng sông là biển” tôi kể lần này dưới đây có ba phần chính: Phục sinh; Nam tiến, Ân tình. Nhà hiền triết Lev Tonstoy trò chuyện về phục sinh trong cuốn sách quý tôi nghiền ngẫm suốt mười ngày nhưng tôi chọn lại ba ý tâm đắc nhất của riêng mình: phục sinh giữa tối sáng; Nam tiến lời Thầy dặn; đi như một dòng sông; Nam tiến của người Việt từ thời tự chủ đến nay gồm giai đoạn 1 (1009- 1558) Nam Tiến đến sông Gianh Quảng Bình là cực nam của Đằng Ngoài; giai đoạn 2 Nam Tiến tới núi Đại Lãnh sông Kỳ Lộ Phú Yên là cực nam của Đằng Trong; giai đoạn 3 Nam tiến về sông Đồng Nai sông Tiền sông Hậu, kết nối toàn vẹn Việt Nam ngày nay; Đó là những chỉ dấu sinh tồn của dân tộc, mà nói theo cách nói tinh hoa của cụ Đào Duy Anh là lịch sử Việt Nam qua các đời suốt 4000 năm giản lược chia làm hai phần. Giữ vững miền Bắc và Nam tiến. Cụ Đào Duy Anh viết: “Khắp một vùng trung châu Bắc Việt, không mẩu đất nào là không có dấu vết thảm đảm kinh dinh của tổ tiên ta để giành quyền sống với vạn vật; suốt một dải Trung Việt vào đến trung châu Nam Việt, không một khúc đường nào là không nhắc lại sự nghiệp gian nan tiến thủ của tổ tiên ta để mở rộng hy vọng cho tương lai.”. Chúng ta có thấu hiểu điều đó mới nắm vững được nông nghiệp, du lịch sinh thái, lịch sử địa chính trị, văn hóa giáo dục kinh tế xã hội Việt Nam. Non nước Việt Nam ân tình thấm máu xương nhiều đời của dân tộc Việt và cộng đồng. Đời tôi xuôi phương Nam thuận theo tự nhiên lắng đọng ân tình đặc biệt của ba khóa bạn hữu khóa 4 trồng trọt và khóa 10 trồng trọt Trường Đại học Nông nghiệp 2 Hà Bắc (đó là Trường Đại học Nông Lâm Huế và Đại học Nông Lâm Bắc Giang ngày nay), với khóa 2 Trồng trọt (ba lớp 2a, 2b, 2c) Trường Đại học Nông nghiệp 4 là Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh hiện tại. Đi như một dòng sông, Nam tiến của Người Việt. Đoàn tụ đất phương Nam. Đó là sự trãi nghiệm hạnh phúc may mắn của đời người gắn liền phục sinh, đường sống của dân tộc. Cuối dòng sông là biển. Chúng ta đã đến lúc công tâm nhìn lại giá trị sống lắng đọng https://hoangkimlong.wordpress.com/…/cuoi-dong-song-la-bien/

CHUYỆN CỔ TÍCH NGƯỜI LỚN

Chuyện thầy Mai Văn Quyền. Bài học cuộc sống thấm thía nhất thường là bài học cuộc đời do chính mình trãi nghiệm. Giáo sư Mai Văn Quyền người thầy nghề nông nói với tôi; “Đức Phật Thích Ca Mâu Ni trước đây đã nói và nay thiền sư Lý Hồng Chí (trong Chuyển pháp luân) đã nhắc lại: Bất thất giã bất đắc, đắc tựu đắc thất. Nghĩa là ở đời người ta nếu không mất gì cả thì cũng không thu được gì cả, hay có được thì phải có mất.  Nghĩ lại suốt cuộc đời Thầy đã mất nhiều công tu luyện nên cũng được bù đắp lại khá xứng đáng, đó là Thầy được học hành tử tế so với nhiều người bạn cùng tuổi do phải tham gia trực tiếp trong 2 cuộc kháng chiến mà nhiều bạn đã hy sinh xương máu, hy sinh gia đình vợ con, hay có bạn còn sống nhưng trên thân mình còn mang đầy thương tật, hoặc con cái bị nhiễm chất độc da cam đang sống như thân tàn ma dại. Như vậy họ mất lớn hơn là được. Còn Thầy cũng có những cái mất mà đáng lẽ không mất. Ví dụ nhường suất lương cho người khác để 14 năm sau mới được lên 1 bậc lương hay khi được chuẩn bị cho làm chức Viện trưởng, Thầy lại tự gạch tên mình khỏi danh sách (thầy Nguyễn Công Tạn hay thầy Ngô Thế Dân đã có ý định sẵn, chỉ cần Thầy im lặng là được). Nhưng những cái mất đấy là Thầy tự nguyện để mất, chứ không phải vì tranh đấu không được mà bị mất. Kể như vậy cũng phù hợp với câu nói của Phật ở trên, Thầy mất để sức khoẻ của Thầy được cải thiện tốt hơn Thầy có thể sống tốt hơn, vợ con Thầy cũng được sống yên lành hơn. Nếu Thầy muốn được vẹn tròn có khi lại bị mất cũng đau đớn. Nghĩ được như vậy là Thầy thấy lòng mình thanh thản. Ngoài ra cái được Thầy đang có còn to lớn hơn cái mất đó là tình thương, sự đồng cảm của rất nhiều người, từ bạn học, bạn công tác, đồng nghiệp hay học trò và ngay cả những người ngoài đơn vị, chỉ đôi lần quan hệ công tác cũng dành cho Thầy những tình cảm chân thành. Không ít người có nhiều tiền của hơn nhưng lại không có được tình cảm người khác dành cho như Thầy. Thiết nghĩ đó là cái được mà Thầy đã thu được nhiều hơn là cái mất. Vì ở đời,Trời không cho ai tất cả, và Trời cũng không lấy đi của ai tất cả. Đó cũng là triết lý của cuộc sống. Nghĩ như vậy nên khi còn có sức khỏe ( do dày công tự luyện tập) mà Công Ty Cổ phần phân bón Bình điền hay các đơn vị khác còn cần đến Thầy, nên Thầy vẫn tiếp tục cùng chung sức với các bạn trẻ để chuyển giao những tiến bộ khoa học mới nhằm góp phần nhỏ bè của mình giúp nông dân vượt qua điều kiện khí hậu đang ngày càng biến đổi phức tạp để hội nhập với nông dân các nước trong khu vực và thế giới”.

Thầy bạn trong đời tôihttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/thay-ban-trong-doi-toi/

Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-28-thang-3/

PDF và Video yêu thích
KỶ YẾU 65 NĂM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KỶ YẾU KHOA NÔNG HỌC 65 năm thành lập Khoa
Kỷ niệm 65 năm Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh
Bài học quý giá biết chăm sóc sức khỏe
Secret Garden, Bí mật vườn thiêng 
KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương NamThung dungDạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, Tình yêu Cuộc sống, CNM365; Kim on LinkedIn Kim on Facebook Kim on Twitter

Số lần xem trang : 19639
Nhập ngày : 28-03-2021
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  CNM365 Tình yêu cuộc sống

  CNM365 Chào ngày mới 21 tháng 4(21-04-2020)

  CNM365 Chào ngày mới 20 tháng 4(20-04-2020)

  CNM365 Chào ngày mới 19 tháng 4(19-04-2020)

  CNM365 Chào ngày mới 18 tháng 4(18-04-2020)

  CNM365 Chào ngày mới 17 tháng 4(17-04-2020)

  CNM365 Chào ngày mới 16 tháng 4(16-04-2020)

  CNM365 Chào ngày mới 15 tháng 4(15-04-2020)

  CNM365 Chào ngày mới 14 tháng 4(14-04-2020)

  CNM365 Chào ngày mới 13 tháng 4(14-04-2020)

  CNM365 Chào ngày mới 12 tháng 4(12-04-2020)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86

Hoàng Kim, Khoa Nông Học, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, ĐTDĐ:0903 613024,Email:hoangkimvietnam1953@gmail.com, hoangkim@hcmuaf.edu.vn

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007