Trang chủ NLU| KhoaNôngHọc| Mụclục Hoàng KimLong| Tình yêu cuộc sống | CNM365| Khát khao xanh | Dạy và học | Cây Lương thực | FoodCrops| HK1| HK2| HK3| HK4| HKWiki| Violet| FAOSTAT| ThốngkêVN | ThờitiếtVN|
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 10269
Toàn hệ thống 23472
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

 

Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc


TÌNH YÊU CUỘC SỐNG

THUNG DUNG
Nguyễn Bỉnh Khiêm, ...


DẠY VÀ HỌC
Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận


Khoa Nông Học  
Những nhà khoa học xanh,
http://foodcrops.vn


Norman Borlaug
Lời Thầy dặn

Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.


Thông tin Cây Lương thực
 Lúa, Ngô, Sắn, Khoai lang
Nông trại và Hệ thống Canh tác
http://foodcrops.vn
FOOD CROPS
CÂY LƯƠNG THỰC
  



Tình yêu cuộc sống
Thông tin chuyên đề chọn lọc

Science Daily

KHÁT KHAO XANH
HOÀNG KIM
CNM365

Luôn làm mới kiến thức của bạn !



Bút tích NB gửi HK và
Những tư liệu quý về 
GS.TS. Norman Borlaug

Lối vào Phong Nha

 


HOÀNG KIM
NGỌC PHƯƠNG NAM
CHÀO NGÀY MỚI

DẠY VÀ HỌC
CÂY LƯƠNG THỰC
FOOD CROPS



THƯ VIỆN NGHỀ LÚA
Thư viện Khoa học Xã hội





Cassava in Vietnam



A New Future for Cassava in Asia

On-line: Cassava in Asia
(Tải tài liệu PDF tại đây)


 

KimFaceBook
KimYouTube

KimLinkedIn

Songkhongtubien

KIMYOUTUBE. Video nhạc tuyển Sóng không từ biển (xem tiếp).



GỬI THƯ ĐIẾN TỬ VÀ
LIÊN KẾT TRỰC TUYẾN

hoangkimvietnam@gmail.com 
hoangkim@hcmuaf.edu.vn  
TS. Hoàng Kim

http://foodcrops.vn
http://vi.gravatar.com/hoangkimvn
http://en.gravatar.com/hoangkimvn

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  TS. Hoàng Kim


 

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là dap-tam-hiep-tren-song-truong-giang.jpg

 

CHÀO NGÀY MỚI 3 THÁNG 4
Hoàng Kim

CNM365 Tĩnh lặng cùng với Osho;  Đi thuyền trên Trường Giang; Đến với Tây Nguyên mới; Lời thương; Địa chỉ xanh Ấn Độ; Việt Nam con đường xanh. Ngày 3 tháng 4 năm 1992, Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc Trung Quốc thông qua quyết nghị liên quan đến việc xây dựng đập Tam Hiệp trên Trường Giang. Đây là đập thủy điện lớn nhất thế giới có ý nghĩa đặc biệt to lớn về trị thủy, năng lượng, kinh tế, quốc phòng, ảnh hưởng hết sức sâu sắc, lâu dài, đến an sinh xã hội, môi trường và gây nhiều tranh cãi. Ngày 3 tháng 4 năm 1922, Joseph Stalin trở thành Tổng bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản Liên Xô. Ngày 3 tháng 4 năm 1845 là ngày sinh Đào Tấn, nhà soạn tuồng nổi tiếng, ông tổ hát bội Việt Nam (mất năm 1907). Bài chọn lọc ngày 3 tháng 4:Tĩnh lặng cùng với OshoĐi thuyền trên Trường Giang; Đến với Tây Nguyên mới; Lời thương; Địa chỉ xanh Ấn Độ; Việt Nam con đường xanh; Thầy bạn trong đời tôi; Trở về nơi điểm hẹn; Đối thoại với Thiền sư; Dạo chơi non nước Việt; Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/categ…/chao-ngay-moi-3-thang-4/

 

 

Chuyện cổ tích người lớn
TĨNH LẶNG CÙNG VỚI OSHO
Hoàng Kim

Tôi may mắn đã có được bảy ngày đêm tĩnh lặng đối thoại và thực hành với Osho là vị Thiền sư, người Thầy tâm linh lỗi lạc Ấn Độ. Osho dẫn chúng tôi đi vào thế giới tịch lặng, thiền định sâu, chỉ dẫn cho ta bí quyết thiết yếu
Năng lượng tích tụ và giải phóng, giúp ta tâm thế tỉnh lặng, an nhiên tự tại, thung dung trong cuộc sống. Ta chạm đáy sự thật, đối diện với sinh tử, về nơi tịch lặng, đến chốn thung dung để thấu hiểu sự sống. Oshosự thực hành là ngủ ngon và tỉnh thức.

Osho (11/12/1931- 19/1/1990) là vị Thiền sư, nhà văn, triết gia nổi tiếng người Ấn Độ, được nhắc tới nhiều nhất và gây ra nhiều tranh luận nhất trong thời hiện đại. Osho với bài giảng nổi tiếng “Con đường hoàn hảo”  thuật lại câu chuyện của chính ông bảy ngày đêm tỉnh lặng với những bạn đồng hành. “Hạnh phúc tại tâm” bản chất sự sống, khả năng hạnh phúc và hạnh phúc chân thật của con người, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong toàn bộ những tác phẩm của Osho.“Osho là bậc thầy chứng ngộ đang làm việc với tất cả mọi khả năng để giúp cho nhân loại vượt qua giai đoạn khó khăn trong sự phát triển tâm thức“. Dailai Latma đã viết như vậy về người thầy lỗi lạc này cuối trang bìa của tác phẩm Osho “Con đường của nhà huyền môn“.

Châu Trần Trần Ái Châu
Quản Trị Mekongrice ngày 1 tháng 4 năm nay đã chép lại “Chuyện tình yêu của ông bà ngoại tôi” từ nguồn Osho tự truyện, là bài đọc đầu tiên để nhiều người cùng học. Hóa ra, tại lớp học tĩnh lặng này có thật nhiều người bên tôi trong tôi. .Osho đã hóa đá tĩnh lặng và đang thầm lắng nghe tiếng vọng thời gian, tiếng nói lương tâm của chính mình,

 

 


CHUYỆN TÌNH YÊU CỦA ÔNG BÀ NGOẠI TÔI
Osho tự truyện


Ông ngoại tôi già rồi, và đang chết dần. Trong làng không có bác sĩ, không có thuốc men, cho nên chúng tôi không biết nguyên nhân cái chết của ông, nhưng tôi nghĩ nó là từ một cơn đột quỵ nghiêm trọng. Ông nằm trên giường, tôi đến ngồi bên cạnh, tôi hỏi nhỏ vào tai ông :-Ông ngoại, ông có cái gì để nói trước lúc ra đi?

***

Ông tháo chiếc nhẫn ra và đặt vào tay tôi. Chiếc nhẫn trên đỉnh có đính một hạt kim cương. Còn bên dưới có một hộp thủy tinh nhỏ, bên trong có tượng Phật. Ông tôi thường không cho phép ai nhìn vào cái hộp thủy tinh, nhưng ông thì cứ thỉnh thoảng nhìn vào. Ông khóc :-Ta không có cái gì khác để cho con, bởi vì tất cả những gì ta cho con, đều sẽ bị tước mất khỏi con, y như nó đã bị tước đi khỏi ta. Ta chỉ có thể cho con tình yêu, thứ quý giá nhất mà ta dành cho người ta thương yêu.

***

Chiếc nhẫn đến nay tôi vẫn còn giữ bên mình và tôi kính trọng tình yêu của ông dành cho mình. Lúc cuối trước khi từ giã cõi đời, ông nói:-Mọi người đừng có lo lắng, ta không hề đang chết.Tất cả chúng tôi đều chờ xem ông có định nói cái gì khác nữa không, nhưng đó là tất cả. Đôi mắt ông khép lại, và ông không còn nữa. Tôi vẫn còn nhớ sự im lặng đó.

***

Cái xe bò chở xác ông đi băng qua một dòng sông cạn. Tôi còn nhớ chính xác tôi đi theo sau bà và không nói gì. Tôi không muốn khuấy động bà. Bà không nói một lời, nhưng có ai đó có một vài lời bình luận làm tôi lo lắng, và tôi nói với bà:-Bà ơi, bà hãy nói một cái gì đi, Bà đừng im lặng quá như vậy, con không chịu được.Bạn có tin được không, sau đó bà tôi hát, Bà hát chính bài ca mà bà đã từng hát khi yêu ông tôi lần đầu.

***

Vào thời đó, tại Ấn Độ, những cô gái kết hôn khi họ mới bảy tuổi, hay tối đa, là chín tuổi. Cha mẹ họ sợ nếu họ lớn thêm, tình yêu có thể làm họ phải lòng một ai khác. Nhưng bà tôi đến hai mươi bốn tuổi vẫn chưa lấy chồng. Cái đó là rất hiếm. Bà là một người phụ nữ đẹp … Có một lần, tôi hỏi: tại sao bà không chịu lấy chồng trong một thời gian dài như thế. Với sắc đẹp của bà, tôi nói, thì ngay cả ông vua của bang Chattarpur này, có thể cũng đã phải lòng bà.

***

Bà nói :-Thật kỳ lạ, là con đã đề cập đến chuyện đó, bởi vì chính ông ta đã phải lòng bà. Nhưng bà đã từ chối, không chỉ ông ta, mà còn rất nhiều người khác nữa. Tôi hỏi :-Cái đó lại càng kỳ lạ hơn : Bà từ chối vua của bang Chattarpur, nhưng bà lại phải lòng ông ngoại, một người đàn ông nghèo. Vì lý do gì vậy? Chắc chắn ông cũng không đẹp trai cho lắm, cũng không phi thường trên bất cứ phương diện nào. Tại sao bà lại phải lòng ông?

***

Bà nói -Con đang hỏi một câu hỏi sai. Việc phải lòng không có tại sao. Ta chỉ đơn giản thấy ông con, chừng đó là đủ. Ta thấy đôi mắt ông, và có một niềm tin cậy khởi lên trong lòng ta, mà nó không bao giờ lung lay.Cha của bà là một nhà thơ. Những bài thơ của ông vẫn còn được người dân nơi này và những làng xung quanh truyền tụng. Ông khác mọi người. Ông cương quyết về việc hôn nhân của con gái: trừ khi bà đồng ý, chứ ông sẽ không bao giờ gả con gái mình cho bất cứ ai. Bà đã phải lòng ông tôi như là một duyên ngộ, một sự tình cờ.

***

Về tình yêu của ông đối với bà, lúc ông sinh thời có lúc tôi hỏi:-Tại sao ông thương bà?Ông trả lời:-Ta không là nhà thơ hay một nhà tư tưởng, nhưng ta có thể nhận ra cái đẹp khi trông thấy nó. Bà con đẹp lắm. Ông thấy bà và không dừng được. Ông cảm thấy có một thôi thúc bằng mọi cách phải chiếm được tình yêu của bà.

***

Tôi chưa bao giờ thấy một phụ nữ nào đẹp hơn bà tôi. Tôi yêu và tôi quí bà suốt cuộc đời. Khi bà mất ở tuổi 80, tôi vội vã về nhà và thấy bà đang nằm ở đó, đã chết. Tất cả mọi người đều chỉ chờ một mình tôi. Bởi vì bà đã bảo họ rằng, họ không nên đặt thi thể bà lên giàn hỏa cho tới khi tôi về. Bà còn nhân mạnh chính tôi, không là ai khác, sẽ châm lửa vào giàn hỏa táng của bà. Do vậy họ chờ đợi tôi.

***

Tôi đi vào, vén khăn liệm lên … và thấy bà vẫn còn đẹp! Tôi đã cảm thấy châm lửa vào giàn hỏa táng là một nhiệm vụ khó khăn nhất mà tôi từng làm trong đời mình. Nó như thế là tôi đang châm lửa vào một trong những bức họa đẹp nhất của Leonard de Vinci, hay Vincent Van Gogh. Dĩ nhiên, đối với tôi, bà còn quý giá hơn cả Mona Lisa, đẹp hơn cả Cleopatra. Đó không phải là một sự phóng đại. Những người kia quá xa yêu thương hơn đối với tôi khi so sánh với bà.

***

Ông và bà ngoại đọng lại trong tôi mênh mông tình yêu thương. Hai người đều đã về cõi trên.

 

 

BẢY NGÀY ĐÊM TĨNH LẶNG

Đời người là một chuỗi trãi nghiệm.Trãi nghiệm sự sống chính là hiện tại.
Bảy ngày đêm tỉnh lặng là sự chứng ngộ ám ảnh nhất. Bạn đã bao giờ về trong tịch lặng, xuống đáy địa ngục, đối diện sinh tử, lạc vào thế giới vô thức, hoàn toàn khác thế giới thường nhật, trút bỏ bận tâm, lo âu phiền muộn, danh vị chức phận, không trò chuyện, không điện thoại, không email,  chỉ nổ lực duy nhất bảo tồn sự sống.

Tôi đã từng Dạo chơi non nước Việtl:về Nghĩa Lĩnh đền Hùng; Lên Trúc Lâm Yên Tử; Tìm về đức Nhân Tông; Đến Thái Sơn nhớ Người; Yên Tử Trần Nhân Tông; Lên Việt Bắc điểm hẹn; đến Kiếp Bạc Côn Sơn ngưỡng vọng Lời dặn của Thánh Trần; Nguyễn Trãi kiệt tác thơ văn; Nguyễn Trãi Dục Thúy Sơn; Vào Tràng An Bái Đính, Thần Phù Ninh Bình để thấu hiểu sâu sắc hơn “Lênh đênh trên cửa Thần Phù, khéo tu thì nổi vụng tu thì chìm“, Ngày xuân đọc Trạng Trình,Nguyễn Du trăng huyền thoại; Nguyễn Hiến Lê sao sáng; trọn đời làm người Thầy nghề nông chiến sĩ

Tôi đã từng tới Praha, Goethe và lâu đài cổ, Dạo chơi cùng Goethe;Học để làm ở Ấn Độ; Đến Neva nhớ Pie Đại Đế; Lên Thái Sơn hướng Phật; Lên đỉnh Thiên Môn Sơn; Đi để hiểu quê hương;  Đi thuyền trên Trường Giang, Nhớ bạn nhớ châu Phi. Tôi cũng đã từng Câu cá bên dòng Sêrêpok, vân vân và vân vân……

Nhưng
Bảy ngày đêm tỉnh lặng là bài học sự sống, sức khỏe, sinh tử, chỉ có một lựa chọn phục sinh duy nhất nên sâu đậm nhất. Sau khi xong việc cười mãn nguyện, cuộc đời dường như mới hơn, nhẹ nhàng hơn, thanh thản hơn…Cám ơn đời, hôm nay là ngày mới.

 

Bien

 


TÂM TĨNH LẶNG AN NHIÊN

Năng lượng tích tụ là hiểm họa tiềm ẩm:
Hồ tích quá nhiều nước, rất dễ bị vỡ bờ.
Người trầm cảm u uất, rất dễ bị stress.
Xã hội kiểm soát chặt, rất dễ kích động.

Năng lượng biển tích tụ, gây nên sóng thần.
Năng lượng trời tích tụ, sẽ gây nên bão tố.
Đồng cỏ khô nắng hạn, rất dễ bị bắt lửa
Năng lượng người tích tụ, bùng nổ cách mạng

Xả năng lượng là bài học thật vô giá.
Lời Phật dạy đầu tiên là Từ Bi Hỷ Xả
Biết cười là biết xả, biết buông là xả.
Chánh pháp là giải phóng con người

Giải phóng cần phải sáng tạo và ít tổn hại.
Thiền giúp cho bạn cách trút bỏ gánh nặng.
Vất bỏ ngoài tai mọi chuyện đời
Lòng không vướng bận, dạ an thôi …
(1)

(1) Tâm sự với Thiền sư
thơ của Hoàng Trung Trực
Ngủ ngon và tỉnh thức.
Tâm tỉnh lăng an nhiên

 

Bay ngay dem tinh lang

 

TÌNH MẸ VÀ ĐỨC NHẪN

Tình Mẹ thể hiện rõ nhất ở đức nhẫn: kiên nhẫn chăm sóc, kiên nhẫn chịu đựng, kiên nhẫn lắng nghe. Thương yêu con như mẹ hiền mới làm được chí thiện. Đức Nhẫn của Phật Di Đà ở chùa Chân Không là mẫu mực của tình yêu thương con người.

Thuở trước Di Đà tu luyện cùng 99 tăng ni tại một ngôi chùa. Di Đà ngày chuyên cần, đêm siêng năng làm lụng khiến bạn hữu nẩy sinh sự ghen ghét. Một lần nọ họ hùa nhau nói xấu Di Đà là đã làm vỡ chén ngọc và xin thầy đuổi Di Đà ra khỏi chùa. Thầy chủ trì gạn hỏi kỹ nhiều người thì ai cũng lặng thinh chẳng ai dám thề là minh thấy rõ việc đó. Nghe sư phụ la rầy mọi người, Di Đà  đã năn nỉ khuyên can và tự mình ra dựng chòi ở ngoài để tu.  Lần sau, trong chùa  có một người ăn mày chết hôi thối tại chốn phật đường. 99 tăng ni nọ đùn đẩy nhau, né tránh việc chôn cất. Di Đà đi kiếm củi về nghe chuyện đã không kịp ăn cơm, xin sư phụ để cõng đi chôn ngay. Thây ma hôi thối bám trên lưng Di Đà mỗi lúc một nặng. Đến khi Di Đà muốn dừng lại để chôn thì thây ma ôm chặt cổ Di Đà không chịu rời. Di Đà cả cười không chút nóng giận cõng thây ma đi tìm nơi chôn cất suốt đêm. Mãi cho đến lúc ban mai, khi đến chòi của Di Đà thì thây ma mới buông tay và chịu nằm xuống. Di Đà đã cởi áo mình mặc cho thây ma, Thốt nhiên, nơi đó biến thành đài sen thơm ngát.

Chốn ấy, nay là chùa CHÂN KHÔNG.

Nhẫn là một đức tính tốt đẹp từ xưa đến nay của con người. Khoan dung, độ lượng không nóng giận là “Nhẫn”. Cốt lõi của “Nhẫn” là Nhân. Khổng Tử nói: “khắc kỷ phục lễ vi nhân” (Người biết ước thúc bản thân có lời nói và hành vi hợp lẽ phải là người nhân). Chiến thắng bản thân mình là chiến thắng khó khăn nhất.

Xưa có người cha dạy con lúc bực tức hãy cố nén giận chạy ra sau nhà và đóng một cây đinh lên chiếc hàng rào gỗ. Người con nghe lời bố làm vậy và dần biết tự kiềm chế, theo thời gian số lượng đinh đóng mỗi ngày một ít đi. Đến một ngày, cậu đã không nổi giận một lần nào suốt thời gian dài. Cậu đến thưa với cha và ông bảo : Tốt lắm, bây giờ con đã biết nhẫn thì cứ mỗi tháng con không nổi nóng nữa con hãy nhổ một cây đinh ra khỏi hàng rào. Ngày lại ngày trôi qua, rồi cũng đến một hôm người con đã vui mừng báo với cha rằng trên hàng rào đã không còn cây đinh nào nữa. Người cha nói :  Con đã làm rất tốt, nhưng con hãy nhìn những lỗ đinh con để lại trên hàng rào để thấy những lời con nói lúc nóng giận như những lỗ đinh này, chúng để lại những vết thương khó lành trong lòng người. Lời nó như tên không nên bắn bậy, đã lọt vào tai ai, không sao rút ra được.

Hoàng Kim
(chọn lọc tinh hoa)

 

3

 

NHẠC TÌNH YÊU CUỘC SỐNG

Em sẽ là mùa xuân của mẹ, bài hát Hoàng Long yêu thích nhất.

Em sẽ là mùa xuân của Mẹ
Em sẽ là màu nắng của Cha
Em đến Trường học bao điều lạ
Môi mỉm cười là những nụ hoa

Trang sách hồng nằm mơ màng ngủ
Em gối đầu trên những dòng thơ
Em thấy mình là hoa hồng nhỏ
Bay giữa trời làm mát ngày qua

Trời mênh mông,
đất hiền hòa
Bàn chân em đi nhè nhẹ
Đưa em vào tình người bao la

Cây có rừng bầy chim làm tổ
Sông có nguồn từ suối chảy ra
Tim mỗi người là quê nhà nhỏ
Tình nồng thắm như mặt trời xa

Em sẽ là mùa xuân của Mẹ
Em sẽ là màu nắng của Cha

 

 

ĐI THUYỀN TRÊN TRƯỜNG GIANG
Hoàng Kim

Đi thuyền trên Trường Giang
Thăm thẳm dòng sông phẳng
Chốn xưa trận Xích Bích
Sử thi Tô Đông Pha.

Người Việt xưa nơi này (*)
Bách Việt vùng Mân Việt
Trần Tự Minh nhà Trần
Nam tiến từ thời trước

Đại chiến hồ Bà Dương
Nhà Minh thành đế nghiệp
Ninh Minh giang chu hành*
Hoàng Hạc Lâu trời biếc

Sông quanh co thăm thẳm
Hiểm sâu như lòng người
Đi thuyền trên Trường Giang
Thương hoài thơ Tô Nguyễn

Nhớ giấc mơ Trung Hoa
Bảy ba vượt sông rộng **
Nguyễn Du hồn nơi nao
Trường Giang cuồn cuộn chảy

 

 

SÔNG TRƯỜNG GIANG TRUNG QUỐC

Sông Trường Giang là sông dài nhất châu Á và đứng thứ ba trên thế giới sau sông Nin ở Châu Phi và  sông Amazon ở Nam Mỹ. Sông Trường Giang cùng với sông Hoàng Hà là hai con sông quan trọng nhất trong lịch sử văn hóa và kinh tế của Trung Quốc. Đồng bằng châu thổ Trường Giang màu mỡ tạo ra 20% GDP của Trung Quốc. Sông Trường Giang chảy qua nhiều hệ sinh thái đa dạng và bản thân nó cũng là nơi sinh sống cho rất nhiều loài đặc hữu và loài nguy cấp như Cá sấu Trung Quốc và Cá tầm Dương Tử. Qua hàng ngàn năm, người dân đã sử dụng con sông để lấy nước, tưới tiêu, ngọt hóa, vận tải, công nghiệp, ranh giới và chiến tranh.

 

 

ĐẬP TAM HIỆP TRƯỜNG GIANG

Đập Tam Hiệp trên sông Trường Giang tại Trung Quốc là đập thủy điện lớn nhất thế giới. Năm 1992, Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc Trung Quốc thông qua quyết nghị liên quan đến việc xây dựng đập Tam Hiệp trên Trường Giang. Đập Tam Hiệp bắt đầu tích nước vào ngày 1 tháng 6 năm 2003. Ngày lễ kỷ niệm này trùng khớp với ngày Phật đản Vesak Day là ngày kỷ niệm Đức Phật Như Lai Tất-đạt-đa Cồ-đàm sinh ra tại vườn Lâm-tì-ni, năm 624 TCN, diễn ra vào đêm trăng tròn 15 tháng 4 âm lịch hàng năm, cũng là ngày Tam Hiệp (đản sanh, giác ngộ, giải thoát), và cũng trùng khớp với Ngày Quốc tế Thiếu nhi (năm 2015). Sông Trường Giang là sông dài nhất châu Á và đứng thứ ba trên thế giới sau sông Nin ở Châu Phi và sông Amazon ở Nam Mỹ. Sông Hoàng Hà và sông Trường Giang là hai con sông mẹ vĩ đại, quan trọng bậc nhất trong lịch sử văn hóa và kinh tế của Trung Quốc. Đồng bằng châu thổ sông Trường Giang màu mỡ tạo ra 20% GDP của Trung Quốc. Trường Giang chảy qua nhiều hệ sinh thái đa dạng và bản thân nó cũng là nơi sinh sống cho nhiều loài đặc hữu và loài nguy cấp như Cá sấu Trung Quốc và Cá tầm Dương Tử. Qua hàng ngàn năm, người dân đã sử dụng con sông để lấy nước, tưới tiêu, ngọt hóa, vận tải, công nghiệp, ranh giới và chiến tranh. Công trình thủy lợi đập Tam Hiệp trên Sông Trường Giang không chỉ là  đập thủy điện lớn nhất thế giới mà còn liên quan sâu xa tới đại kế “Tam tuyến” kết hợp chính trị, quân sự, kinh tế, quốc phòng của Mao Trạch Đông mà bạn cần đọc kỹ bài
Trận Vũ Hán bài học lịch sử.

 

 

TRƯỜNG GIANG NHỚ MÊ KÔNG

Đập Tam Hiệp trên sông Trường Giang và hệ thống các đập thủy điện điều tiết lượng nước tại thượng nguồn sông  Mekong ở Trung Quốc là những vấn đề ảnh hưởng hết sức sâu sắc đến trị thủy và quốc phòng, năng lượng, an sinh xã hội, môi trường. Từ Trường Giang đến Mekong với các đập thủy điện và sự điều lượng nước thượng nguồn là những vấn đề đặc biệt to lớn, tốn kém, lâu dài và gây nhiều tranh cãi về môi trường, năng lượng và phòng lũ lụt, Sông Mekong cũng là một trong mười con sông lớn nhất thế giới, là sông lớn thứ 10 về lưu lượng nước và đứng thứ 12  trên thế giới về độ dài. Sông Mekong bắt nguồn từ Trung Quốc, chảy qua Lào, Myanma, Thái Lan, Campuchia, Việt Nam và đổ ra Biển Đông.Sông Mekong có đặc điểm thủy năng nổi bật là vai trò điều tiết lượng nước “Biển Hồ” Tonlé Sap là hồ thiên nhiên lớn nhất Đông Nam Á . Sông Mekong không những đặc biệt quan trọng đối với an sinh, lương thực, nguồn nước trong lưu vực mà còn ảnh hưởng rất sâu sắc tới hệ sinh thái, nghề cá và đời sống văn hóa. Sông Mekong hiện tồn tại nhiều vấn nạn như chưa quản lý phát triển bền vững an sinh, nghề cá trên sông, nghề rừng, nạn buôn lậu gỗ, buôn sinh vật lâm nông sản quý,  buôn ma túy, buôn người, … Nguyên nhân và giải pháp chính khắc phục những vấn nạn trên là thách thức rất lớn ở tầm liên quốc gia, đòi hỏi tầm nhìn sâu rộng và sự tham gia mạnh mẽ của hệ thống truyền thông. Ngày nay, Trung Quốc đã hoàn thành việc xây dựng đập Tam Hiệp trên sông Trường Giang và một loạt đập trên sông Mê Ko6ng như  Mạn Loan, Đại Triều Sơn, Cảnh Hồng, Tiểu Loan ở phần thượng nguồn gây nhiều thay đổi về điều tiết trữ lượng nước, gia tăng mức độ xói mòn cũng như gây thiệt hại cho nông nghiệp và nguồn cá. Đó không phải là một câu chuyện nhất thời mà là một kế hoạch lâu dài có tính toán kỹ. Việc chọn tên Tam Hiệp và chọn ngày 1 tháng 6 Tam Hiệp Phật đản, giác ngộ và giải thoát cho ngày tích nước đầu tiên của con đập lớn nhất thế giới là giấc mơ lớn của một triều đại.

 

Đập Tam Hiệp trên sông Trường Giang ở Trung Quốc trong một lần xả nước năm 2016. Đây là đập thủy điện lớn nhất thế giới – Ảnh: AFP

 

Trung Quốc nắm trong tay vũ khí hủy diệt đáng sợ nào? Báo Tuổi trẻ trực tuyến ngày 27 tháng 8 năm 2017 dẫn lời chuyên gia Eugene K. Chow một chuyên gia về quan hệ quốc tế cho rằng Bắc Kinh đang nắm trong tay một loại vũ khí hủy diệt hàng loạt mà cả thế giới không ngờ tới đó là đập nước. Tác giả Eugene K. Chow nhận định: “Với hơn 87.000 con đập và quyền kiểm soát cao nguyên Tây Tạng, thượng nguồn của 10 con sông lớn nuôi sống 2 tỉ người, Trung Quốc đang sở hữu một loại vũ khí hủy diệt. Chỉ với một cái gạt cần, họ có thể giải phóng hàng trăm triệu khối nước từ các con đập khổng lồ, gây ra những trận lụt khủng khiếp đủ sức định hình lại toàn bộ hệ thống sinh thái ở các nước hạ nguồn”. xem tiếp: https://tuoitre.vn/trung-quoc-nam-trong-tay-vu-khi-huy-diet-dang-so-nao-1375993.htm

Tam Hiệp Đạo Cô trong Truyện Kiều có nói lời tiên tri “thả một bè lau” với vãi Giác Duyên. Chúng ta hãy tự cũng cố và trầm tĩnh theo dõi. Đi thuyền trên Trường Giang. Học thái độ của nước mà đi như dòng sông.

Sông Mekong cũng là một trong những con sông lớn nhất trên thế giới, bắt nguồn từ Trung Quốc, chảy qua Lào, Myanma, Thái Lan, Campuchia và đổ ra Biển Đông ở Việt Nam. Sông Mekong tính theo độ dài đứng thứ 12 nhưng tính theo lưu lượng nước thì đứng thứ 10 trên thế giới. Đặc điểm thủy năng nổi bật của Sông Mekong là vai trò điều lượng dòng nước bởi hồ Tonlé Sap, hồ thiên nhiên lớn nhất Đông Nam Á, người Việt thường gọi là “Biển Hồ”. Phần thương nguồn sông Mekong người Trung Quốc hiện đã hoàn thành xây dựng một loạt các đập trên sông tại Mạn Loan, Đại Triều Sơn, Cảnh Hồng, và đang xây đập Tiểu Loan và hơn một chục đập thủy điện điều lượng nước gây nhiều tranh cải cho an sinh vì thay đổi trữ lượng nước, gia tăng mức độ xói mòn cũng như gây thiệt hại cho nông nghiệp và nguồn cá.

 

 

Lưu vực sông Mekong là điểm nhấn địa chính trị  kinh tế  văn hoá  xã hội rất quan trọng của châu Á, là nguồn sống, nguồn tài nguyên và nôi văn hoá, văn minh phương Đông của nhiều cộng đồng dân tộc. Thời gian gần đây có nhiều tài liệu quan tâm sâu sắc đến khu vực này, trong đó có các bài  Lưu vực sông Mekong địa bàn thách đố của Hoa Kỳ ; Mực nước sông Mekong xuống thấp nhất trong 30 năm; Sông Mekong và Biển Đông hai cái gai trong quan hệ Việt Trung; Dòng sông Mekong bị bức tử nguy cơ cận kề và một số tài liệu khác. Sông Mekong không những đặc biệt quan trọng đối với an sinh, lương thực, nguồn nước trong lưu vực mà còn ảnh hưởng sâu sắc tới hệ sinh thái, nghề cá và đời sống văn hóa. Sông Mekong hiện tồn tại nhiều vấn nạn như chưa quản lý phát triển bền vững an sinh, nghề cá trên sông, nghề rừng, nạn buôn lậu gỗ, buôn sinh vật lâm nông sản quý,  buôn ma túy, buôn người, …mà đặc biệt quan trọng là hệ thống đập thủy điện. Nguyên nhân và giải pháp chính khắc phục những vấn nạn trên là thách thức rất lớn ở tầm liên quốc gia, đòi hỏi tầm nhìn sâu rộng và sự tham gia mạnh mẽ của hệ thống truyền thông

 

 

MINH NINH GIANG CHU HÀNH
Nguyễn Du

“Đi thuyền trên Minh Giang” là thơ Nguyễn Du viết bằng chữ Hán (kèm theo) Ông chú thích dưới bài thơ: Minh Ninh giang:  sông Minh Giang chảy qua Minh Ninh. Ứng long: Rồng hiện.Trung tín: Đường Giới đời  Tống: Bình sinh thượng trung tín, Kim nhật nhiệm phong ba: Ngày thường giữ trung tín, Hôm nay mặc kệ phong ba… Đường Trung Hoa không bằng phẳng mà quanh co, sâu hiểm như lòng người. Trung tín thảy không nhờ cậy được.

Vùng núi Việt Tây nhiều khe núi,
Qua nghìn năm chảy hợp thành sông.
Nước như đổ tự trời cao xuống,
Trên thác nghe gì chăng ?
Rồng thiêng nổi giận sấm đùng đùng
Dưới thác nghe thấy gì ?
Máy nỏ bật nhanh tên lìa dây,
Một dòng vạn dậm không ngừng chảy.
Núi cao giáp bờ như tường thành,
Ở giữa đá lạ chen chúc nổi.
Như rồng, rắn, cọp, beo, ngựa, trâu la liệt trước mặt bày.
Lớn như cái nhà, nhỏ như nắm tay,
Hòn cao như đứng, thấp ngủ say.
Hòn thẳng như chạy, cong vòng xoay,
Nghìn hình vạn vẽ không nói hết,
Giao long ra vào thành vực sâu.
Sóng vỗ phun bọt ngày đêm ầm ầm tiếng


 

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là dap-tam-hiep-tren-song-truong-giang.jpg

 

CHÀO NGÀY MỚI 3 THÁNG 4
Hoàng Kim

CNM365 Tĩnh lặng cùng với Osho; Đi thuyền trên Trường Giang; Đến với Tây Nguyên mới; Lời thương; Địa chỉ xanh Ấn Độ; Việt Nam con đường xanh. Ngày 3 tháng 4 năm 1992, Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc Trung Quốc thông qua quyết nghị liên quan đến việc xây dựng đập Tam Hiệp trên Trường Giang. Đây là đập thủy điện lớn nhất thế giới có ý nghĩa đặc biệt to lớn về trị thủy, năng lượng, kinh tế, quốc phòng, ảnh hưởng hết sức sâu sắc, lâu dài, đến an sinh xã hội, môi trường và gây nhiều tranh cãi. Ngày 3 tháng 4 năm 1922, Joseph Stalin trở thành Tổng bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản Liên Xô. Ngày 3 tháng 4 năm 1845 là ngày sinh Đào Tấn, nhà soạn tuồng nổi tiếng, ông tổ hát bội Việt Nam (mất năm 1907). Bài chọn lọc ngày 3 tháng 4:Tĩnh lặng cùng với Osho; Đi thuyền trên Trường Giang; Đến với Tây Nguyên mới; Lời thương; Địa chỉ xanh Ấn Độ; Việt Nam con đường xanh; Thầy bạn trong đời tôi; Trở về nơi điểm hẹn; Đối thoại với Thiền sư; Dạo chơi non nước Việt; Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/categ…/chao-ngay-moi-3-thang-4/

 

 

Chuyện cổ tích người lớn
TĨNH LẶNG CÙNG VỚI OSHO
Hoàng Kim

Tôi may mắn đã có được bảy ngày đêm tĩnh lặng đối thoại và thực hành với Osho là vị Thiền sư, người Thầy tâm linh lỗi lạc Ấn Độ. Osho dẫn chúng tôi đi vào thế giới tịch lặng, thiền định sâu, chỉ dẫn cho ta bí quyết thiết yếu
Năng lượng tích tụ và giải phóng, giúp ta tâm thế tỉnh lặng, an nhiên tự tại, thung dung trong cuộc sống. Ta chạm đáy sự thật, đối diện với sinh tử, về nơi tịch lặng, đến chốn thung dung để thấu hiểu sự sống. Oshosự thực hành là ngủ ngon và tỉnh thức.

Osho (11/12/1931- 19/1/1990) là vị Thiền sư, nhà văn, triết gia nổi tiếng người Ấn Độ, được nhắc tới nhiều nhất và gây ra nhiều tranh luận nhất trong thời hiện đại. Osho với bài giảng nổi tiếng “Con đường hoàn hảo”  thuật lại câu chuyện của chính ông bảy ngày đêm tỉnh lặng với những bạn đồng hành. “Hạnh phúc tại tâm” bản chất sự sống, khả năng hạnh phúc và hạnh phúc chân thật của con người, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong toàn bộ những tác phẩm của Osho.“Osho là bậc thầy chứng ngộ đang làm việc với tất cả mọi khả năng để giúp cho nhân loại vượt qua giai đoạn khó khăn trong sự phát triển tâm thức“. Dailai Latma đã viết như vậy về người thầy lỗi lạc này cuối trang bìa của tác phẩm Osho “Con đường của nhà huyền môn“.

Châu Trần Trần Ái Châu
Quản Trị Mekongrice ngày 1 tháng 4 năm nay đã chép lại “Chuyện tình yêu của ông bà ngoại tôi” từ nguồn Osho tự truyện, là bài đọc đầu tiên để nhiều người cùng học. Hóa ra, tại lớp học tĩnh lặng này có thật nhiều người bên tôi trong tôi. .Osho đã hóa đá tĩnh lặng và đang thầm lắng nghe tiếng vọng thời gian, tiếng nói lương tâm của chính mình,

 

 


CHUYỆN TÌNH YÊU CỦA ÔNG BÀ NGOẠI TÔI
Osho tự truyện


Ông ngoại tôi già rồi, và đang chết dần. Trong làng không có bác sĩ, không có thuốc men, cho nên chúng tôi không biết nguyên nhân cái chết của ông, nhưng tôi nghĩ nó là từ một cơn đột quỵ nghiêm trọng. Ông nằm trên giường, tôi đến ngồi bên cạnh, tôi hỏi nhỏ vào tai ông :-Ông ngoại, ông có cái gì để nói trước lúc ra đi?

***

Ông tháo chiếc nhẫn ra và đặt vào tay tôi. Chiếc nhẫn trên đỉnh có đính một hạt kim cương. Còn bên dưới có một hộp thủy tinh nhỏ, bên trong có tượng Phật. Ông tôi thường không cho phép ai nhìn vào cái hộp thủy tinh, nhưng ông thì cứ thỉnh thoảng nhìn vào. Ông khóc :-Ta không có cái gì khác để cho con, bởi vì tất cả những gì ta cho con, đều sẽ bị tước mất khỏi con, y như nó đã bị tước đi khỏi ta. Ta chỉ có thể cho con tình yêu, thứ quý giá nhất mà ta dành cho người ta thương yêu.

***

Chiếc nhẫn đến nay tôi vẫn còn giữ bên mình và tôi kính trọng tình yêu của ông dành cho mình. Lúc cuối trước khi từ giã cõi đời, ông nói:-Mọi người đừng có lo lắng, ta không hề đang chết.Tất cả chúng tôi đều chờ xem ông có định nói cái gì khác nữa không, nhưng đó là tất cả. Đôi mắt ông khép lại, và ông không còn nữa. Tôi vẫn còn nhớ sự im lặng đó.

***

Cái xe bò chở xác ông đi băng qua một dòng sông cạn. Tôi còn nhớ chính xác tôi đi theo sau bà và không nói gì. Tôi không muốn khuấy động bà. Bà không nói một lời, nhưng có ai đó có một vài lời bình luận làm tôi lo lắng, và tôi nói với bà:-Bà ơi, bà hãy nói một cái gì đi, Bà đừng im lặng quá như vậy, con không chịu được.Bạn có tin được không, sau đó bà tôi hát, Bà hát chính bài ca mà bà đã từng hát khi yêu ông tôi lần đầu.

***

Vào thời đó, tại Ấn Độ, những cô gái kết hôn khi họ mới bảy tuổi, hay tối đa, là chín tuổi. Cha mẹ họ sợ nếu họ lớn thêm, tình yêu có thể làm họ phải lòng một ai khác. Nhưng bà tôi đến hai mươi bốn tuổi vẫn chưa lấy chồng. Cái đó là rất hiếm. Bà là một người phụ nữ đẹp … Có một lần, tôi hỏi: tại sao bà không chịu lấy chồng trong một thời gian dài như thế. Với sắc đẹp của bà, tôi nói, thì ngay cả ông vua của bang Chattarpur này, có thể cũng đã phải lòng bà.

***

Bà nói :-Thật kỳ lạ, là con đã đề cập đến chuyện đó, bởi vì chính ông ta đã phải lòng bà. Nhưng bà đã từ chối, không chỉ ông ta, mà còn rất nhiều người khác nữa. Tôi hỏi :-Cái đó lại càng kỳ lạ hơn : Bà từ chối vua của bang Chattarpur, nhưng bà lại phải lòng ông ngoại, một người đàn ông nghèo. Vì lý do gì vậy? Chắc chắn ông cũng không đẹp trai cho lắm, cũng không phi thường trên bất cứ phương diện nào. Tại sao bà lại phải lòng ông?

***

Bà nói -Con đang hỏi một câu hỏi sai. Việc phải lòng không có tại sao. Ta chỉ đơn giản thấy ông con, chừng đó là đủ. Ta thấy đôi mắt ông, và có một niềm tin cậy khởi lên trong lòng ta, mà nó không bao giờ lung lay.Cha của bà là một nhà thơ. Những bài thơ của ông vẫn còn được người dân nơi này và những làng xung quanh truyền tụng. Ông khác mọi người. Ông cương quyết về việc hôn nhân của con gái: trừ khi bà đồng ý, chứ ông sẽ không bao giờ gả con gái mình cho bất cứ ai. Bà đã phải lòng ông tôi như là một duyên ngộ, một sự tình cờ.

***

Về tình yêu của ông đối với bà, lúc ông sinh thời có lúc tôi hỏi:-Tại sao ông thương bà?Ông trả lời:-Ta không là nhà thơ hay một nhà tư tưởng, nhưng ta có thể nhận ra cái đẹp khi trông thấy nó. Bà con đẹp lắm. Ông thấy bà và không dừng được. Ông cảm thấy có một thôi thúc bằng mọi cách phải chiếm được tình yêu của bà.

***

Tôi chưa bao giờ thấy một phụ nữ nào đẹp hơn bà tôi. Tôi yêu và tôi quí bà suốt cuộc đời. Khi bà mất ở tuổi 80, tôi vội vã về nhà và thấy bà đang nằm ở đó, đã chết. Tất cả mọi người đều chỉ chờ một mình tôi. Bởi vì bà đã bảo họ rằng, họ không nên đặt thi thể bà lên giàn hỏa cho tới khi tôi về. Bà còn nhân mạnh chính tôi, không là ai khác, sẽ châm lửa vào giàn hỏa táng của bà. Do vậy họ chờ đợi tôi.

***

Tôi đi vào, vén khăn liệm lên … và thấy bà vẫn còn đẹp! Tôi đã cảm thấy châm lửa vào giàn hỏa táng là một nhiệm vụ khó khăn nhất mà tôi từng làm trong đời mình. Nó như thế là tôi đang châm lửa vào một trong những bức họa đẹp nhất của Leonard de Vinci, hay Vincent Van Gogh. Dĩ nhiên, đối với tôi, bà còn quý giá hơn cả Mona Lisa, đẹp hơn cả Cleopatra. Đó không phải là một sự phóng đại. Những người kia quá xa yêu thương hơn đối với tôi khi so sánh với bà.

***

Ông và bà ngoại đọng lại trong tôi mênh mông tình yêu thương. Hai người đều đã về cõi trên.

 

 

BẢY NGÀY ĐÊM TĨNH LẶNG

Đời người là một chuỗi trãi nghiệm.Trãi nghiệm sự sống chính là hiện tại.
Bảy ngày đêm tỉnh lặng là sự chứng ngộ ám ảnh nhất. Bạn đã bao giờ về trong tịch lặng, xuống đáy địa ngục, đối diện sinh tử, lạc vào thế giới vô thức, hoàn toàn khác thế giới thường nhật, trút bỏ bận tâm, lo âu phiền muộn, danh vị chức phận, không trò chuyện, không điện thoại, không email,  chỉ nổ lực duy nhất bảo tồn sự sống.

Tôi đã từng Dạo chơi non nước Việtl:về Nghĩa Lĩnh đền Hùng; Lên Trúc Lâm Yên Tử; Tìm về đức Nhân Tông; Đến Thái Sơn nhớ Người; Yên Tử Trần Nhân Tông; Lên Việt Bắc điểm hẹn; đến Kiếp Bạc Côn Sơn ngưỡng vọng Lời dặn của Thánh Trần; Nguyễn Trãi kiệt tác thơ văn; Nguyễn Trãi Dục Thúy Sơn; Vào Tràng An Bái Đính, Thần Phù Ninh Bình để thấu hiểu sâu sắc hơn “Lênh đênh trên cửa Thần Phù, khéo tu thì nổi vụng tu thì chìm“, Ngày xuân đọc Trạng Trình,Nguyễn Du trăng huyền thoại; Nguyễn Hiến Lê sao sáng; trọn đời làm người Thầy nghề nông chiến sĩ

Tôi đã từng tới Praha, Goethe và lâu đài cổ, Dạo chơi cùng Goethe;Học để làm ở Ấn Độ; Đến Neva nhớ Pie Đại Đế; Lên Thái Sơn hướng Phật; Lên đỉnh Thiên Môn Sơn; Đi để hiểu quê hương;  Đi thuyền trên Trường Giang, Nhớ bạn nhớ châu Phi. Tôi cũng đã từng Câu cá bên dòng Sêrêpok, vân vân và vân vân……

Nhưng
Bảy ngày đêm tỉnh lặng là bài học sự sống, sức khỏe, sinh tử, chỉ có một lựa chọn phục sinh duy nhất nên sâu đậm nhất. Sau khi xong việc cười mãn nguyện, cuộc đời dường như mới hơn, nhẹ nhàng hơn, thanh thản hơn…Cám ơn đời, hôm nay là ngày mới.

 

Bien

 


TÂM TĨNH LẶNG AN NHIÊN

Năng lượng tích tụ là hiểm họa tiềm ẩm:
Hồ tích quá nhiều nước, rất dễ bị vỡ bờ.
Người trầm cảm u uất, rất dễ bị stress.
Xã hội kiểm soát chặt, rất dễ kích động.

Năng lượng biển tích tụ, gây nên sóng thần.
Năng lượng trời tích tụ, sẽ gây nên bão tố.
Đồng cỏ khô nắng hạn, rất dễ bị bắt lửa
Năng lượng người tích tụ, bùng nổ cách mạng

Xả năng lượng là bài học thật vô giá.
Lời Phật dạy đầu tiên là Từ Bi Hỷ Xả
Biết cười là biết xả, biết buông là xả.
Chánh pháp là giải phóng con người

Giải phóng cần phải sáng tạo và ít tổn hại.
Thiền giúp cho bạn cách trút bỏ gánh nặng.
Vất bỏ ngoài tai mọi chuyện đời
Lòng không vướng bận, dạ an thôi …
(1)

(1) Tâm sự với Thiền sư
thơ của Hoàng Trung Trực
Ngủ ngon và tỉnh thức.
Tâm tỉnh lăng an nhiên

 

Bay ngay dem tinh lang

 

TÌNH MẸ VÀ ĐỨC NHẪN

Tình Mẹ thể hiện rõ nhất ở đức nhẫn: kiên nhẫn chăm sóc, kiên nhẫn chịu đựng, kiên nhẫn lắng nghe. Thương yêu con như mẹ hiền mới làm được chí thiện. Đức Nhẫn của Phật Di Đà ở chùa Chân Không là mẫu mực của tình yêu thương con người.

Thuở trước Di Đà tu luyện cùng 99 tăng ni tại một ngôi chùa. Di Đà ngày chuyên cần, đêm siêng năng làm lụng khiến bạn hữu nẩy sinh sự ghen ghét. Một lần nọ họ hùa nhau nói xấu Di Đà là đã làm vỡ chén ngọc và xin thầy đuổi Di Đà ra khỏi chùa. Thầy chủ trì gạn hỏi kỹ nhiều người thì ai cũng lặng thinh chẳng ai dám thề là minh thấy rõ việc đó. Nghe sư phụ la rầy mọi người, Di Đà  đã năn nỉ khuyên can và tự mình ra dựng chòi ở ngoài để tu.  Lần sau, trong chùa  có một người ăn mày chết hôi thối tại chốn phật đường. 99 tăng ni nọ đùn đẩy nhau, né tránh việc chôn cất. Di Đà đi kiếm củi về nghe chuyện đã không kịp ăn cơm, xin sư phụ để cõng đi chôn ngay. Thây ma hôi thối bám trên lưng Di Đà mỗi lúc một nặng. Đến khi Di Đà muốn dừng lại để chôn thì thây ma ôm chặt cổ Di Đà không chịu rời. Di Đà cả cười không chút nóng giận cõng thây ma đi tìm nơi chôn cất suốt đêm. Mãi cho đến lúc ban mai, khi đến chòi của Di Đà thì thây ma mới buông tay và chịu nằm xuống. Di Đà đã cởi áo mình mặc cho thây ma, Thốt nhiên, nơi đó biến thành đài sen thơm ngát.

Chốn ấy, nay là chùa CHÂN KHÔNG.

Nhẫn là một đức tính tốt đẹp từ xưa đến nay của con người. Khoan dung, độ lượng không nóng giận là “Nhẫn”. Cốt lõi của “Nhẫn” là Nhân. Khổng Tử nói: “khắc kỷ phục lễ vi nhân” (Người biết ước thúc bản thân có lời nói và hành vi hợp lẽ phải là người nhân). Chiến thắng bản thân mình là chiến thắng khó khăn nhất.

Xưa có người cha dạy con lúc bực tức hãy cố nén giận chạy ra sau nhà và đóng một cây đinh lên chiếc hàng rào gỗ. Người con nghe lời bố làm vậy và dần biết tự kiềm chế, theo thời gian số lượng đinh đóng mỗi ngày một ít đi. Đến một ngày, cậu đã không nổi giận một lần nào suốt thời gian dài. Cậu đến thưa với cha và ông bảo : Tốt lắm, bây giờ con đã biết nhẫn thì cứ mỗi tháng con không nổi nóng nữa con hãy nhổ một cây đinh ra khỏi hàng rào. Ngày lại ngày trôi qua, rồi cũng đến một hôm người con đã vui mừng báo với cha rằng trên hàng rào đã không còn cây đinh nào nữa. Người cha nói :  Con đã làm rất tốt, nhưng con hãy nhìn những lỗ đinh con để lại trên hàng rào để thấy những lời con nói lúc nóng giận như những lỗ đinh này, chúng để lại những vết thương khó lành trong lòng người. Lời nó như tên không nên bắn bậy, đã lọt vào tai ai, không sao rút ra được.

Hoàng Kim
(chọn lọc tinh hoa)

 

3

 

NHẠC TÌNH YÊU CUỘC SỐNG

Em sẽ là mùa xuân của mẹ, bài hát Hoàng Long yêu thích nhất.

Em sẽ là mùa xuân của Mẹ
Em sẽ là màu nắng của Cha
Em đến Trường học bao điều lạ
Môi mỉm cười là những nụ hoa

Trang sách hồng nằm mơ màng ngủ
Em gối đầu trên những dòng thơ
Em thấy mình là hoa hồng nhỏ
Bay giữa trời làm mát ngày qua

Trời mênh mông,
đất hiền hòa
Bàn chân em đi nhè nhẹ
Đưa em vào tình người bao la

Cây có rừng bầy chim làm tổ
Sông có nguồn từ suối chảy ra
Tim mỗi người là quê nhà nhỏ
Tình nồng thắm như mặt trời xa

Em sẽ là mùa xuân của Mẹ
Em sẽ là màu nắng của Cha

 

 

ĐI THUYỀN TRÊN TRƯỜNG GIANG
Hoàng Kim

Đi thuyền trên Trường Giang
Thăm thẳm dòng sông phẳng
Chốn xưa trận Xích Bích
Sử thi Tô Đông Pha.

Người Việt xưa nơi này (*)
Bách Việt vùng Mân Việt
Trần Tự Minh nhà Trần
Nam tiến từ thời trước

Đại chiến hồ Bà Dương
Nhà Minh thành đế nghiệp
Ninh Minh giang chu hành*
Hoàng Hạc Lâu trời biếc

Sông quanh co thăm thẳm
Hiểm sâu như lòng người
Đi thuyền trên Trường Giang
Thương hoài thơ Tô Nguyễn

Nhớ giấc mơ Trung Hoa
Bảy ba vượt sông rộng **
Nguyễn Du hồn nơi nao
Trường Giang cuồn cuộn chảy

 

 

SÔNG TRƯỜNG GIANG TRUNG QUỐC

Sông Trường Giang là sông dài nhất châu Á và đứng thứ ba trên thế giới sau sông Nin ở Châu Phi và  sông Amazon ở Nam Mỹ. Sông Trường Giang cùng với sông Hoàng Hà là hai con sông quan trọng nhất trong lịch sử văn hóa và kinh tế của Trung Quốc. Đồng bằng châu thổ Trường Giang màu mỡ tạo ra 20% GDP của Trung Quốc. Sông Trường Giang chảy qua nhiều hệ sinh thái đa dạng và bản thân nó cũng là nơi sinh sống cho rất nhiều loài đặc hữu và loài nguy cấp như Cá sấu Trung Quốc và Cá tầm Dương Tử. Qua hàng ngàn năm, người dân đã sử dụng con sông để lấy nước, tưới tiêu, ngọt hóa, vận tải, công nghiệp, ranh giới và chiến tranh.

 

 

ĐẬP TAM HIỆP TRƯỜNG GIANG

Đập Tam Hiệp trên sông Trường Giang tại Trung Quốc là đập thủy điện lớn nhất thế giới. Năm 1992, Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc Trung Quốc thông qua quyết nghị liên quan đến việc xây dựng đập Tam Hiệp trên Trường Giang. Đập Tam Hiệp bắt đầu tích nước vào ngày 1 tháng 6 năm 2003. Ngày lễ kỷ niệm này trùng khớp với ngày Phật đản Vesak Day là ngày kỷ niệm Đức Phật Như Lai Tất-đạt-đa Cồ-đàm sinh ra tại vườn Lâm-tì-ni, năm 624 TCN, diễn ra vào đêm trăng tròn 15 tháng 4 âm lịch hàng năm, cũng là ngày Tam Hiệp (đản sanh, giác ngộ, giải thoát), và cũng trùng khớp với Ngày Quốc tế Thiếu nhi (năm 2015). Sông Trường Giang là sông dài nhất châu Á và đứng thứ ba trên thế giới sau sông Nin ở Châu Phi và sông Amazon ở Nam Mỹ. Sông Hoàng Hà và sông Trường Giang là hai con sông mẹ vĩ đại, quan trọng bậc nhất trong lịch sử văn hóa và kinh tế của Trung Quốc. Đồng bằng châu thổ sông Trường Giang màu mỡ tạo ra 20% GDP của Trung Quốc. Trường Giang chảy qua nhiều hệ sinh thái đa dạng và bản thân nó cũng là nơi sinh sống cho nhiều loài đặc hữu và loài nguy cấp như Cá sấu Trung Quốc và Cá tầm Dương Tử. Qua hàng ngàn năm, người dân đã sử dụng con sông để lấy nước, tưới tiêu, ngọt hóa, vận tải, công nghiệp, ranh giới và chiến tranh. Công trình thủy lợi đập Tam Hiệp trên Sông Trường Giang không chỉ là  đập thủy điện lớn nhất thế giới mà còn liên quan sâu xa tới đại kế “Tam tuyến” kết hợp chính trị, quân sự, kinh tế, quốc phòng của Mao Trạch Đông mà bạn cần đọc kỹ bài
Trận Vũ Hán bài học lịch sử.

 

 

TRƯỜNG GIANG NHỚ MÊ KÔNG

Đập Tam Hiệp trên sông Trường Giang và hệ thống các đập thủy điện điều tiết lượng nước tại thượng nguồn sông  Mekong ở Trung Quốc là những vấn đề ảnh hưởng hết sức sâu sắc đến trị thủy và quốc phòng, năng lượng, an sinh xã hội, môi trường. Từ Trường Giang đến Mekong với các đập thủy điện và sự điều lượng nước thượng nguồn là những vấn đề đặc biệt to lớn, tốn kém, lâu dài và gây nhiều tranh cãi về môi trường, năng lượng và phòng lũ lụt, Sông Mekong cũng là một trong mười con sông lớn nhất thế giới, là sông lớn thứ 10 về lưu lượng nước và đứng thứ 12  trên thế giới về độ dài. Sông Mekong bắt nguồn từ Trung Quốc, chảy qua Lào, Myanma, Thái Lan, Campuchia, Việt Nam và đổ ra Biển Đông.Sông Mekong có đặc điểm thủy năng nổi bật là vai trò điều tiết lượng nước “Biển Hồ” Tonlé Sap là hồ thiên nhiên lớn nhất Đông Nam Á . Sông Mekong không những đặc biệt quan trọng đối với an sinh, lương thực, nguồn nước trong lưu vực mà còn ảnh hưởng rất sâu sắc tới hệ sinh thái, nghề cá và đời sống văn hóa. Sông Mekong hiện tồn tại nhiều vấn nạn như chưa quản lý phát triển bền vững an sinh, nghề cá trên sông, nghề rừng, nạn buôn lậu gỗ, buôn sinh vật lâm nông sản quý,  buôn ma túy, buôn người, … Nguyên nhân và giải pháp chính khắc phục những vấn nạn trên là thách thức rất lớn ở tầm liên quốc gia, đòi hỏi tầm nhìn sâu rộng và sự tham gia mạnh mẽ của hệ thống truyền thông. Ngày nay, Trung Quốc đã hoàn thành việc xây dựng đập Tam Hiệp trên sông Trường Giang và một loạt đập trên sông Mê Ko6ng như  Mạn Loan, Đại Triều Sơn, Cảnh Hồng, Tiểu Loan ở phần thượng nguồn gây nhiều thay đổi về điều tiết trữ lượng nước, gia tăng mức độ xói mòn cũng như gây thiệt hại cho nông nghiệp và nguồn cá. Đó không phải là một câu chuyện nhất thời mà là một kế hoạch lâu dài có tính toán kỹ. Việc chọn tên Tam Hiệp và chọn ngày 1 tháng 6 Tam Hiệp Phật đản, giác ngộ và giải thoát cho ngày tích nước đầu tiên của con đập lớn nhất thế giới là giấc mơ lớn của một triều đại.

 

Đập Tam Hiệp trên sông Trường Giang ở Trung Quốc trong một lần xả nước năm 2016. Đây là đập thủy điện lớn nhất thế giới – Ảnh: AFP

 

Trung Quốc nắm trong tay vũ khí hủy diệt đáng sợ nào? Báo Tuổi trẻ trực tuyến ngày 27 tháng 8 năm 2017 dẫn lời chuyên gia Eugene K. Chow một chuyên gia về quan hệ quốc tế cho rằng Bắc Kinh đang nắm trong tay một loại vũ khí hủy diệt hàng loạt mà cả thế giới không ngờ tới đó là đập nước. Tác giả Eugene K. Chow nhận định: “Với hơn 87.000 con đập và quyền kiểm soát cao nguyên Tây Tạng, thượng nguồn của 10 con sông lớn nuôi sống 2 tỉ người, Trung Quốc đang sở hữu một loại vũ khí hủy diệt. Chỉ với một cái gạt cần, họ có thể giải phóng hàng trăm triệu khối nước từ các con đập khổng lồ, gây ra những trận lụt khủng khiếp đủ sức định hình lại toàn bộ hệ thống sinh thái ở các nước hạ nguồn”. xem tiếp: https://tuoitre.vn/trung-quoc-nam-trong-tay-vu-khi-huy-diet-dang-so-nao-1375993.htm

Tam Hiệp Đạo Cô trong Truyện Kiều có nói lời tiên tri “thả một bè lau” với vãi Giác Duyên. Chúng ta hãy tự cũng cố và trầm tĩnh theo dõi. Đi thuyền trên Trường Giang. Học thái độ của nước mà đi như dòng sông.

Sông Mekong cũng là một trong những con sông lớn nhất trên thế giới, bắt nguồn từ Trung Quốc, chảy qua Lào, Myanma, Thái Lan, Campuchia và đổ ra Biển Đông ở Việt Nam. Sông Mekong tính theo độ dài đứng thứ 12 nhưng tính theo lưu lượng nước thì đứng thứ 10 trên thế giới. Đặc điểm thủy năng nổi bật của Sông Mekong là vai trò điều lượng dòng nước bởi hồ Tonlé Sap, hồ thiên nhiên lớn nhất Đông Nam Á, người Việt thường gọi là “Biển Hồ”. Phần thương nguồn sông Mekong người Trung Quốc hiện đã hoàn thành xây dựng một loạt các đập trên sông tại Mạn Loan, Đại Triều Sơn, Cảnh Hồng, và đang xây đập Tiểu Loan và hơn một chục đập thủy điện điều lượng nước gây nhiều tranh cải cho an sinh vì thay đổi trữ lượng nước, gia tăng mức độ xói mòn cũng như gây thiệt hại cho nông nghiệp và nguồn cá.

 

 

Lưu vực sông Mekong là điểm nhấn địa chính trị  kinh tế  văn hoá  xã hội rất quan trọng của châu Á, là nguồn sống, nguồn tài nguyên và nôi văn hoá, văn minh phương Đông của nhiều cộng đồng dân tộc. Thời gian gần đây có nhiều tài liệu quan tâm sâu sắc đến khu vực này, trong đó có các bài  Lưu vực sông Mekong địa bàn thách đố của Hoa Kỳ ; Mực nước sông Mekong xuống thấp nhất trong 30 năm; Sông Mekong và Biển Đông hai cái gai trong quan hệ Việt Trung; Dòng sông Mekong bị bức tử nguy cơ cận kề và một số tài liệu khác. Sông Mekong không những đặc biệt quan trọng đối với an sinh, lương thực, nguồn nước trong lưu vực mà còn ảnh hưởng sâu sắc tới hệ sinh thái, nghề cá và đời sống văn hóa. Sông Mekong hiện tồn tại nhiều vấn nạn như chưa quản lý phát triển bền vững an sinh, nghề cá trên sông, nghề rừng, nạn buôn lậu gỗ, buôn sinh vật lâm nông sản quý,  buôn ma túy, buôn người, …mà đặc biệt quan trọng là hệ thống đập thủy điện. Nguyên nhân và giải pháp chính khắc phục những vấn nạn trên là thách thức rất lớn ở tầm liên quốc gia, đòi hỏi tầm nhìn sâu rộng và sự tham gia mạnh mẽ của hệ thống truyền thông

 

 

MINH NINH GIANG CHU HÀNH
Nguyễn Du

“Đi thuyền trên Minh Giang” là thơ Nguyễn Du viết bằng chữ Hán (kèm theo) Ông chú thích dưới bài thơ: Minh Ninh giang:  sông Minh Giang chảy qua Minh Ninh. Ứng long: Rồng hiện.Trung tín: Đường Giới đời  Tống: Bình sinh thượng trung tín, Kim nhật nhiệm phong ba: Ngày thường giữ trung tín, Hôm nay mặc kệ phong ba… Đường Trung Hoa không bằng phẳng mà quanh co, sâu hiểm như lòng người. Trung tín thảy không nhờ cậy được.

Vùng núi Việt Tây nhiều khe núi,
Qua nghìn năm chảy hợp thành sông.
Nước như đổ tự trời cao xuống,
Trên thác nghe gì chăng ?
Rồng thiêng nổi giận sấm đùng đùng
Dưới thác nghe thấy gì ?
Máy nỏ bật nhanh tên lìa dây,
Một dòng vạn dậm không ngừng chảy.
Núi cao giáp bờ như tường thành,
Ở giữa đá lạ chen chúc nổi.
Như rồng, rắn, cọp, beo, ngựa, trâu la liệt trước mặt bày.
Lớn như cái nhà, nhỏ như nắm tay,
Hòn cao như đứng, thấp ngủ say.
Hòn thẳng như chạy, cong vòng xoay,
Nghìn hình vạn vẽ không nói hết,
Giao long ra vào thành vực sâu.
Sóng vỗ phun bọt ngày đêm ầm ầm tiếng,
Nước lụt hạ dâng tuôn trào sôi.
Một ngày ba ngày lòng bồi hồi.
Bồi hồi lo sợ điều trông thấy,
Nguy thay hiểm thay chìm sâu không đáy.
Ai cũng nói đất Trung Hoa bằng phẳng,
Hóa ra đường Trung Hoa lại thế này.
Sâu hiểm quanh co giống lòng người,
Nguy vong, nghiêng đổ đều ý trời.
Tài cao văn chương thường bị ghét,
Thịt người là thứ ma quỷ thích,
Làm sao dẹp yên hết phong ba ?
Trung tín thảy không nhờ cậy được.
Không tin: “Ra cửa đường hiểm nguy“
Hãy  ngắm dòng sông cuồn cuộn chảy.

Nguyên tác phiên âm Hán Việt:
MINH NINH GIANG CHU HÀNH

Việt Tây sơn trung đa giản tuyền,
Thiên niên hợp chú thành nhất xuyên.
Tự cao nhi hạ như bát thiên,
Than thượng hà sở văn ?
Ứng long kích nộ lôi điển điển,
Than hạ hà sở kiến ?
Nổ cơ kịch phát thỉ ly huyền,
Nhất tả vạn lý vô đình yên.
Cao sơn giáp ngan như tường viên,
Trung hữu quái thạch sâm sâm nhiên.
Hữu như long, xà, hổ, báo, ngưu, mã la kỳ tiền.
Đại giả như ốc, tiểu như quyền.
Cao giả như lập, đê như miên,
Trực giả như tẩu,khúc như tuyền.
Thiên hình vạn trạng nan tận ngôn.
Giao ly xuất một thành trùng uyên,
Dũng đào phún mạt đạ tranh hôi huyên.
Hạ lao sơ trướng phí như tiên.
Nhất hành tam nhật tâm huyền huyền.
Tâm huyền huyền đa sở úy.
Nguy hồ đãi tai cốt một vô để.
Cộng đạo Trung Hoa lột thản bình,
Trung Hoa đạo Trung phù như thị !
Oa bàn khuất khúc tự nhân tâm,
Nguy vong khuynh phúc giai thiên ý.
Cao tài mỗi bị văn chương đố.
Nhân nhục tối vi ly mị hỷ,
Phong ba na đắc tận năng bình.
Trung tín đáo đầu vô túc thị.
Bất tín “xuất môn giai úy đồ “
Thị vọng thao thao thử giang thủy.

 

 

TRƯỜNG GIANG HOÀNG HẠC LÂU

Hoàng Hạc Lâu trên sông Trường Giang lưu dấu sáu sự kiện lớn lịch sử: 1) Sự kiện Trận Xích Bích thời Tam Quốc đặc biệt nổi tiếng; 2) Sự kiện “Đại chiến hồ Bà Dương” trận thủy chiến ác liệt bậc nhất cuối thời nhà Nguyên đầu thời Minh, “Đại chiến hồ Bà Dương” là sự kiện lớn nhất thay đổi vận mệnh Trung Quốc cận đại xẩy ra ngày 3 tháng 10 năm 1363. Trần Hữu Lượng năm Chí Chính thứ 20 (1360) là Hán Vương giành trọn nửa nước, đã dẫn đội thủy quân mạnh từ Thái Thạch theo Trường Giang xuôi xuống phía đông, tiến công Chu Nguyên Chương và sau đó tử trận.. Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương nhờ trận thắng này mà thồng nhất Trung Quốc và khai sáng nhà Minh Hạc vàng nghìn năm dấu tích cũ (*) Theo các bộ sử Việt như Đại Việt sử ký toàn thư, Việt sử tiêu án của Ngô Thời Sĩ, Đại nam thực lục, Đại Việt sử ký bản kỷ cùng gia phả nhà Trần để lại thì các bộ sử Việt đều khẳng định Trần Hữu Lượng là con thứ của Trần Ích Tắc. Sử Việt xác định Trần Ích Tắc có người con thứ là Trần Hữu Lượng ở Hồ Bắc. Trần Ích Tắc khi qua đời có con cả là Trần Hữu Thành thay cha dạy học cho Trần Hữu Lượng. Tổ tiên nhà Trần  là cụ tổ Trần Tự Minh thuộc nhóm tộc người Bách Việt ở vùng Mân Việt (nay thuộc Phúc Kiến Trung Quốc), theo dòng người Bách Việt xuống phía Nam giúp vua An Dương Vương. Trần Tự Minh cùng Cao Lỗ từng là những vị tướng tài ba trụ cột, là hai cánh tay đắc lực giúp An Dương Vương nhiều lần đánh bại quân Triệu Đà.  Sau này Trần Hữu Lượng học theo cuốn sách Đông A võ phái của cụ tổ là Trần Tự An, noi gương tổ phụ khởi nghĩa chống Chu Nguyên Chương.
Đại Việt Sử ký Toàn thư có viết rằng Trần Hữu Lượng từng sai sứ sang hòa thân với Trần Dụ Tông, liên minh với quân Đại Việt chống Nguyên:  “Giáp Ngọ, [Thiệu Phong] năm thứ 14 [1354], (Nguyên Chí Chính năm thứ 14). Mùa xuân, tháng 2, quan trấn giữ biên giới phía bắc cho chạy trạm tâu việc Trần Hữu Lượng nước Nguyên dấy binh, sai sứ sang xin hòa thân (Hữu Lượng là con Trần Ích Tắc)”. Tuy nhiên vua Trần là Trần Dụ Tông đã từ chối. Nhà Trần Đại Việt từ khi Trần Ích Tắc chạy theo quân Nguyên, đã xem ông ta là kẻ phản bội và không công nhận là dòng tộc nữa, nên đã từ chối “hòa thân”:; 3) Sự kiện “Ninh Minh giang chu hành” của Nguyễn Du là kiệt tác văn chương và sách trắng ngoại giao nhà Nguyễn, Tác phẩm này dánh giá thái độ của nhà Thanh sâu hiểm như sông Trường Giang trung tín không đủ tin cậy; như lòng người qua ‘bang giao tập ngoại giao thời Tây Sơn” với các sự kiện bí mật kho báu trên đỉnh Tuyết Sơn và cái chết bí ẩn của Nguyễn Huệ; 4) Sự kiện Chủ tịch Mao Trạch Đông bơi qua sông Trường Giang ngày 6/7/1966; 5) Sự kiện đập Tam Hiệp bắt đầu tích nước vào ngày 1 tháng 6 năm 2003 đúng vào đêm trăng tròn 15 tháng 4 âm lịch hàng năm, cũng là ngày Tam Hiệp (đản sanh, giác ngộ, giải thoát),

Đập Tam Hiệp trên sông Trường Giang có vị trí trọng yếu tại vùng Long Mạch Trung Hoa của núi Tuyết và lưu vực sông Dương Tử. Chuỗi địa danh huyền thoại Trung Khánh, Vũ Hán, Thượng Hải thăm thẳm một tầm nhìn.

 

 

LONG MẠCH CỦA TRUNG QUỐC

Bí mật kho báu trên đỉnh Tuyết Sơn với Từ Mao Trạch Đông tới Tập Cận BìnhBiển Đông vạn dặm giúp chúng ta một tầm nhìn tham chiếu.Trung Hoa mới đang trỗi dậy. Mao Trạch Đông khởi xướng chính sách được phổ biến năm 1954 trong cuốn “Lịch sử Tân Trung Quốc” có kèm theo bản đồ, nhắc lại lời Mao: “Tất cả các lãnh thổ và hải đảo thuộc khu vực ảnh hưởng của Trung Quốc đã từng bị phe đế quốc Tây phương và Nhật Bản chiếm đoạt từ giữa thế kỷ 19 đến sau thế chiến lần thứ nhất, như Ngoại Mông, Triều Tiên, An Nam, Mã Lai, Thái Lan, Miến Điện, Bhutan, Nepal, Ladakh, Hồng Kông, Macao, cùng những hải đảo Thái Bình Dương như Đài Loan, Bành Hồ, Ryukyu, Sakhalin, phải được giao hoàn cho Trung Quốc.” Mao Trạch Đông đưa ra phương lược “tam tuyến” hướng xử lý khi có chiến tranh lớn, tại Hội nghị Trung Ương từ ngày 18 tháng 9 đến ngày 12 tháng 10 năm 1965. Ông nói: Trung Quốc không sợ bom nguyên tử vì bất kỳ một ngọn núi nào cũng có thể ngăn chặn bức xạ hạt nhân. Dụ địch vào sâu nội địa tới bờ bắc Hoàng Hà và bờ nam Trường Giang, dùng kế “đóng cửa đánh chó” lấy chiến tranh nhân dân, chiến tranh du kích, vận động chiến, đánh lâu dài níu chân địch, tận dụng thiên thời địa lợi nhân hòa, thời tiết mưa gió lầy lội, phá tan kế hoạch tốc chiến tốc thắng của địch. Bắc Kinh, Trùng Khánh, Thượng Hải, Thiên Tân là bốn thành phố trực thuộc Trung Ương, chuyển hóa công năng để phát huy hiệu lực bảo tồn và phát triển. Trùng Khánh là thủ đô kháng chiến lúc đất nước Trung Hoa động loạn.Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình với cuốn sách lớn Những Suy tư từ sông Dương Tửcó đề cập sâu sắc đến vấn đề này. Từ Tam Hiệp Trường Giang đến Mekong đang thay đổi sinh thái Trung Hoa và ảnh hưởng sâu sắc đến Đông Nam Á với Thế Giới..Nhân loại hãy cẩn trọng !

 

 

Suy ngẫm từ núi Xanh Bắc Kinh4K Video Beauty of Nature Trung Quốc đang có một vị lãnh tụ cứng rắn định hình và đang tung hoành. Cục diện chính trị tại Trung Quốc đang thay đổi “có thể tốt hay xấu hơn, nhưng điều chắc chắn là không thể quay ngược lại được nữa”. Sông Trường Giang với đập Tam Hiệp đã hoạt động. Sông Mekong với đập Mạn Loan, Đại Triều Sơn, Cảnh Hồng, đã hoạt động, Tiểu Loan cùng nhiều đập khác đang định hình. Từ Tam Hiệp Trường Giang đến Mekong với hàng  chục đập ngăn đang thay đổi sinh thái Trung Hoa và ảnh hưởng sâu sắc đến Đông Nam Á .

 

 

TRUNG QUỐC MỘT SUY NGẪM
Hoàng KimHoang Long

Tuyết rơi trên Vạn Lý
Trường Thành bao đổi thay
Ngưa già thương đồng cỏ
Đại bàng nhớ trời mây.

Ngược gió đi không nản
Rừng thông tuyết phủ dày
Ngọa Long cương đâu nhỉ
Đầy trời hoa tuyết bay.

Hồ Khẩu trên Hoàng Hà
Đại tuyết thành băng giá
Thế nước và thời trời
Rồng giữa mùa biến hóa.

 

 

Đường trần thênh thênh bước
Đỉnh xanh mờ sương đêm
Hoàng Thành Trúc Lâm sáng
Phước Đức vui kiếm tìm.

*

Lên Thái Sơn hướng Phật
Chiếu đất ở Thái An
Đi thuyền trên Trường Giang
Nguyễn Du trăng huyền thoại

Khổng Tử dạy và học
Đến Thái Sơn nhớ Người
Kho báu đỉnh Tuyết Sơn
Huyền Trang tháp Đại Nhạn

Tô Đông Pha Tây Hồ
Đỗ Phủ thương đọc lại
Hoa Mai thơ Thiệu Ung
Ngày xuân đọc Trạng Trình

Quảng Tây nay và xưa
Lên đỉnh Thiên Môn Sơn
Ngày mới vui xuân hiểu
Kim Dung trong ngày mới

Trung Quốc một suy ngẫm

 

 

ĐẾN VỚI TÂY NGUYÊN MỚI
Hoàng Kim

Đến với Tây Nguyên mới
Thăm lại chiến trường xưa
Đất sắn nuôi bao người
Sử thi vùng huyền thoại.

Vầng đá chốn đại ngàn
Rượu cần nơi bản vắng
Câu cá bên dòng Sêrêpôk
Tắm tiên Chư Jang Sin

Thương Kim Thiết Vũ Môn
Nhớ người hiền một thuở
Đình Lạc Giao Hồ Lắk
Chùa Bửu Minh Biển Hồ

Nước, rừng và sự sống
Chuyện đời không thể quên
Cây Lương thực bạn hiền
Lớp học vui ngày mới

Ai ẩn nơi phố núi
Ai tỏ Ngọc Quan Âm
Ai hiện chốn non xanh
Mây trắng trời thăm thẳm
Nước biếc đất an lành

Soi bóng mình đáy nước
Sáng bình minh giữa đời
Thung dung làm việc thiện
Vui bước tới thảnh thơi

Đọc tiếp và xem hình
Đến với Tây Nguyên
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/den-voi-tay-nguyen/

 

 

Đến với Tây Nguyên mới

 

 

Về lại lớp học xưa

 

 

Đất sắn nuôi bao người

 

 

Sử thi vùng huyền thoại

 

 

Vầng đá chốn đại ngàn

 

 

Rượu cần nơi bản vắng

 

 

Tắm tiên Chư Jang Sin

 

 

Câu cá bên dòng Sêrêpôk
http://www.chuabuuminh.vn/PrintView.aspx?Language=vi&ID=536050&fbclid=IwAR1Xg2t0apMqmzbhlmx02Ii8KKcK94ezlOI8q8UXLMNOQlFp-TX2s3LRS1w

 

 

Thương Kim Thiết Vũ Môn

 

 

Nhớ người hiền một thuở

 

 

Đình Lạc Giao Nhạc Trịnh

 

 

Chùa Bửu Minh Biển Hồ

 

 

Nước rừng và sự sống

 

 

Chuyện đời không thể quên (1)

 

 

Chuyện đời không thể quên (2)

 

 

Chuyện đời không thể quên (3)

 

 

Chuyện đời không thể quên (4)

 

 

Chuyện đời không thể quên (5)

 

 

Chuyện đời không thể quên (6)

 

 

Cây Lương thực bạn hiền

Hoàng Kim đã chia sẻ một kỷ niệm — với Văn Sang; Nguyen BinhĐặng Hồng Thân

 

 

Ta đi về chốn trong ngần
Để thương sỏi đá cũng cần có nhau.

Hoàng Kim

 

 

Thung dung thanh thản cuộc đời
Tình quê bồi đắp về nơi sâu đằm
Ta về sống giữa thiên nhiên
Chọn tìm giống tốt đêm nằm chiêm bao.

 

 

Lớp học vui ngày mới

 

 

Ai ẩn nơi phố núi

 

 

Ai tỏ Ngọc Quan Âm

 

 

Ai hiện chốn non xanh

 

 

Mây trắng trời thăm thẳm

 

 

Nước biếc đất an lành

 

 

Đến với Tây Nguyên mới

 

 

Soi bóng mình đáy nước

 

 

Sáng bình minh giữa đời

 

 

Thung dung làm chí thiện

 

 

Vui bước tới thảnh thơi

còn tiếp và xem hình
Đến với Tây Nguyên mới
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/den-voi-tay-nguyen-moi/

Video yêu thích
Mùa xuân đầu tiên (Văn Cao) -Thanh Thúy
Kỷ yếu Khoa Nông Học 65 năm thành lập Khoa
Video Kỷ niệm 50 năm Trường Đại học Nông Lâm Huế
Những bài hát hay nhất của Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (25 bài)
KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim Ngọc Phương Nam  Thung dung  Dạy và học  Cây Lương thực  Dạy và Học  Tình yêu cuộc sống  Kim on LinkedIn  Kim on Facebook  Kim on Twitter

Số lần xem trang : 19482
Nhập ngày : 03-04-2021
Điều chỉnh lần cuối : 03-04-2021

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  CNM365 Tình yêu cuộc sống

  CNM365 Chào ngày mới 14 tháng 4(15-04-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 13 tháng 4(13-04-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 12 tháng 4(13-04-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 11 tháng 4(11-04-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 10 tháng 4(10-04-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 9 tháng 4(09-04-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 8 tháng 4(08-04-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 7 tháng 4(07-04-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 6 tháng 4(07-04-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 5 tháng 4(05-04-2021)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86

Hoàng Kim, Khoa Nông Học, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, ĐTDĐ:0903 613024,Email:hoangkimvietnam1953@gmail.com, hoangkim@hcmuaf.edu.vn

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007