Số lần xem
Đang xem 2468 Toàn hệ thống 5049 Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết
Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
DẠY VÀ HỌC Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận
Norman Borlaug Lời Thầy dặn Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.
Nguồn gốc giống: Giống lúa GSR65 có nguồn gốc từ giống lúa Huang Hua Zhang (HHZ) cải tiến HHZ5-DT11-SAL2-7, được lai tạo và nhập nội nguồn gen từ chương trình chọn tạo giống lúa siêu xanh (GSR) của Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI) với Viện Hàn lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc (CAAS). Giống lúa GSR65 được Mạng lưới Nghiên cứu Lúa Siêu Xanh Việt Nam tuyển chọn và phát triển thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu tại Việt Nam (Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng, Hoàng Long và ctv. 2018a, Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng, Hoàng Long và ctv. 2018b; Hoang Long et al. 2015). Giống lúa siêu xanh GSR 65 đã được tuyển chọn qua bảy vụ tại Phú Yên với sáu khảo nghiệm cơ bản (12 giống lúa trong ba vụ tại hai điểm); bốn khảo nghiệm sản xuất (5 giống lúa tuyển chọn trong hai vụ tại hai điểm), bốn trình diễn xây dựng mô hình sản xuất thử (trong hai vụ tại hai điểm). Giống lúa GSR65 đang được Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phú Yên chủ trì phối hợp với Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại Học Nông Lâm Huế, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Sóc Trăng, Viện Hàn Lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc lập hồ sơ công nhận giống lúa mới.
Đặc điểm giống: Giống lúa siêu xanh GSR65 năng suất cao chất lượng tốt thích hợp vùng thâm canh và vùng mặn, vùng hạn. Giống có thời gian sinh trưởng 95 – 100 ngày đối với lúa sạ và 100 – 105 ngày khi cấy. Giống có chiều cao cây 98 – 100 cm. Giống có 336 – 354 bông/m2, trọng lượng 1000 hạt khoảng 24 – 25g. Tỷ lệ gạo lật, tỷ lệ gạo xát và tỷ lệ gạo nguyên đều đạt tốt, chất lượng gạo loại 1. Giống GSR65 đạt mức protein cao trên 7%, có hàm lượng amylose trung bình, có mùi thơm và cơm ngon. Giống có đặc điểm nông sinh học tốt dạng hình lúa siêu xanh, bộ lá xanh lâu bền (điểm 1), thấp cây (điểm 1), cứng cây không đổ ngã (điểm 1), độ thoát cổ bông cao (điểm 1), dạng hạt gạo thon dài. Giống GSR65 kháng vừa rầy nâu, có phản ứng nhiễm vừa với bệnh đạo ôn hại lúa. Giống lúa GSR65 tại Phú Yên trong khảo nghiệm cơ bản đạt năng suất thực thu bình quân là 8,70 tấn/ ha vượt 30,12% so với đối chứng ML48 đạt 6,69 tấn/ha, trong mô hình trình diễn khảo nghiệm sản xuất thử đạt năng suất thực thu bình quân là 7,98 tấn/ ha vượt 11,92% so với đối chứng ML48 đạt 71,3 tạ/ha
Thông tin tại: 1) Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng, Hoàng Long, Nguyễn Thị Trúc Mai, Nguyễn Văn Minh, Đặng Văn Mạnh, Ngô Thị Bích Diễm, Lê Thanh Tùng, Hoàng Kim, Tian Qing Zheng, Zhikang Li. 2018. Nghiên cứu hai giống lúa siêu xanh GSR65, GSR90 năng suất cao, chất lượng tốt và quy trình kỹ thuật thâm canh lúa thích hợp tại cánh đồng Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên (Two Green Super Rice varieties GSR65, GSR90 with high productivity and quality and appropriate technical process of cultivation in the Tuy Hoa fields, Phu Yen province) Trong sách: Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tạp chí Khoa học và Công nghệ. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, số 10, trang 47- 55; Science and Technology Journal of Agriculture & Rural Development , MARD, No 10, p. 47-55, ISSN0866-7020 ; 2) Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng Hoàng Long, Nguyễn Thị Trúc Mai, Phạm Thị Thỏa, Đàm Thanh Tồn, Hoàng Kim 2018. Tuyển chọn giống lúa siêu xanh năng suất cao chất lượng tốt thích ứng điều kiện biến đổi khí hậu ở tỉnh Phú Yên (Phần 2). Selection of Green Super Rice (GSR) with high yield, good qualities, and adaptation to climate condition in Phu Yen province (Part Two). Trong sách:Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển, JAD Tập 17 Số 4, 15-24 (2018) Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh pISSN 2615-9503 ∗ eISSN 2615949X ; 3) Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng Hoàng Long, Nguyễn Thị Trúc Mai, Phạm Thị Thỏa, Đàm Thanh Tồn, Hoàng Kim 2018. Tuyển chọn giống lúa siêu xanh năng suất cao chất lượng tốt thích ứng điều kiện biến đổi khí hậu ở tỉnh Phú Yên (Phần 1) Selection of Green Super Rice (GSR) with high yield, good qualities, and adaptation to climate condition in Phu Yen province (Part one). Trong sách: Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển, JAD Tập 17 Số 4, 15-24 (2018) Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh pISSN 2615-9503 ∗ eISSN 2615949X
Đúng thế. Đây chỉ là một thoáng Hoàng Nhuận Cầm thôi. Nói đầy đủ về anh, có khi phải dùng đến cả một cuốn sách dày. Vì anh có nhiều mảng. Đây chỉ là những trao đổi chớp nhoáng…-
-Chú Khoa ơi, chú Cầm đi đột ngột quá. Cháu không thể tưởng tượng được… Trần Thị Quy (bimtocmongmo@yahoo.com)
-Đúng thế. Chú cũng bất ngờ. Hội Nhà văn mất nhiều nhà văn quá. Mà toàn là những tài năng thực sự. Tháng trước chúng ta mất nhà văn Nguyễn Huy Thiệp. Anh Thiệp mất, ta không bất ngờ. Vì anh ốm lâu rồi. Nằm bất tỉnh lâu rồi. Còn anh Cầm thì thì rất bình thường, chỉ gày loẻo khoẻo. Anh ấy còn nhận lời đi nói chuyện cùng nhà thơ Vương Trọng với bộ đội ở Ninh Bình do Thư viện Quân đội tổ chức. Anh ấy còn tham gia chương trình với Đài Tiếng nói Việt Nam. Nhưng đến giờ lên sóng, không thấy “bác sĩ Hoa súng” đâu cả. Phóng viên điện về nhà mới hay anh đã ra đi. Anh ấy vẫn bị bệnh phổi. Phổi yếu. Có lẽ do tắc nghẽn gì đó mà ra đi rất đột ngột…
-Chú có những kỷ niệm gì với nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm không? Vũ thị Duyên (duyen2004@gmail.com)
-Chú cũng hay đi nói chuyện cùng chú Cầm, do thư viện Quân đội tổ chức. Hai anh em bổ sung cho nhau nên người nghe không tẻ. Chú cứ rủ rỉ nói, thỉnh thoảng chọc cười cho người nghe đỡ buồn ngủ, nên chẳng mệt mỏi gì. Còn chú Cầm đọc thơ, nói chuyện thơ như biểu diễn nhạc Rôc ấy. Cảm giác như chú ấy xổ hết cả gan ruột, hơi sức ra cùng câu thơ, cùng châu chuyện. Nói xong ngồi thở dốc. Chú ấy nói như để rồi chết, nên vất vả lắm. Cũng chính vì thế, chuyện chú Cầm rất hấp dẫn. Chú ấy dựng cả hội trường dậy. Chú đã đi nói chuyện, đọc thơ từ bé, cũng đã biết cách nói chuyện của chú Cầm, mà nhiều khi vẫn ngạc nhiên vì cách ứng xử rất thông minh, đầy bất ngờ. Hồi chú còn làm quản lý ở Đài Tiếng nói Việt Nam, kênh của chú có dựng vở kịch về tệ nạn HIV. Cách dàn dựng rất mới. Nó không giống kịch truyền thống. Kịch chỉ có 15 phút, lại diễn ra ở ba địa điểm khác nhau: Một thành phố trung tâm. Một làng quê. Và một ở vùng miền núi hẻo lánh. Mỗi địa điểm chỉ có 5 phút. Không có dẫn dắt. Tất cả chỉ có đối thoại. Qua đối thoại mà biết câu chuyện. Biết địa điểm. Biết cả nhân vật và số phận của từng nhân vật. Sau vở kịch là phần bình luận: Phía sau sân khấu. Cũng dài bằng thời lượng kịch. Nghĩa là cũng chỉ có 15 phút. Phần này do nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm và nghệ sĩ Minh Vượng đặc trách. Đây là phần phụ nhưng lại rất quan trọng, vì nó làm sáng tỏ vở kịch. Nó sũng bổ sung cho kịch. Nhiều khán giả lại thích phần sau hơn. Có khán giả cho rằng phần sau kịch lại hay hơn kịch. Phần này chỉ có chú Cầm và cô Vượng diễn. Một loại kịch không kịch bản. Nó như kịch cương. Diễn ngẫu hứng mà đầy bất ngờ. Rất thú vị. Chú cũng tham gia nhiều cuộc “diễn” như thế với chú Cầm, như các chương trình: “Khách đến chơi nhà”. Trong đó có chương trình nhiều người rất thích như “Chính sách trên trời – Rối bời dưới đất”, phê phán những ông đưa ra bao nhiêu kế sách mà toàn chuyện viển vông, chẳng có cơ sở thực tiễn nào mà thực hiện, biến nó thành cuộc sống.
-Chú thấy thơ chú Hoàng Nhuận Cầm thế nào? Lê Thị Vi levi@yahoo.com
-Chú Hoàng Nhuận Cầm nổi tiếng từ những năm chống Mỹ cứu nước. Năm 1972-1973, chú ấy đã đoạt Giải Nhất cuộc thi thơ Tuần báo Văn nghệ với chùm thơ: Vào mặt trận lúc mùa ve đang kêu, Nhật ký chiến trường, Nghe tiếng chim trên điểm chốt…Thơ chú Cầm rất đẹp. Trong veo. Chú ấy là người lính trận nhưng lại mang tâm hồn trong trẻo và tươi mát của trẻ thơ. Chú Cầm đem cái chất trẻ thơ đó ra mặt trận. Và chính cái chất trẻ thơ đó đã làm nên Hoàng Nhuận Cầm. Chúng ta đã từng gặp những người lính trong thơ Phạm Tiến Duật, Nguyễn Đức Mậu, Hữu Thỉnh, Vương Trọng, Anh Ngọc, và nhiều thi sĩ khác nữa. Đấy là những người lính bụi bặm, gân guốc, từng trải và vật vã với rất nhiều nỗi niềm tâm trạng khi ra trận:
Chiến dịch này ăn cơm không phải độn
Mừng thì mừng nhưng thương mẹ bao nhiêu.
Người lính của chú Cầm lại ra trận lúc mùa ve đang kêu.
Họ nghe tiếng ve nhiều hơn tiếng súng.
Trong những ba-lô kia, ai dám bảo là không có
Một hai ba giọng hát chú ve kim.
Những người lính ấy khi đi trong rừng thì lập tức cánh rừng nhuốm màu Grim và biến thành cánh rừng cổ tích:
Những cây nấm nâu màu nâu già
Tự dưng thức dậy bên vòm lá
Những bông hoa chưa có tên hoa
Bỗng nhiên mở cánh ra nghe ngóng
Rừng đâu chỉ có giọng chim lạ
Còn có tiếng nhạc trên cổ la.
Và ngay cả khi giáp trận rồi, súng đã nổ rồi, ngồi trong hầm chốt, nhưng người lính vẫn Nghe lăn lăn những tiếng chim xuống hầm. Và rồi cứ bằng cái giọng điệu tưng bừng, vui vẻ của chim, của ve, của những con la như thế, chú Cầm đã phản ánh được một hiện thực nghiệt ngã này: Dân tộc Việt Nam đã gồng mình lên chống trả một kẻ thù không cân sức. Dân tộc ấy đã ra trận đến lớp người cuối cùng. Người lính trong thơ chú Cầm thực chất là học trò cầm súng, ở họ còn in đậm tính nết trẻ con. Vì thế, có lần chú đã ví: Thơ chú Cầm là vẻ đẹp của những làn sương mỏng bay trên thảm cỏ ban mai. Nó tươi mát, trong lành, rất thích hợp với độc giả ở tầng lớp học sinh, sinh viên. Chú Cầm là cây bút đa tài. Ngoài thơ chú còn viết kịch bản phim và trực tiếp đóng phim. Chú ấy tham gia nhiều bộ phim rất nổi tiếng như Đêm hội Long Trì, Mùi cỏ cháy, Số đỏ…
-Cháu được biết Hội Nhà văn sẽ đứng ra tổ chức lễ tang cho chú Hoàng Nhuận Cầm… Hà Trang (trangha2015@gmail.com)
-Đúng vậy. Theo quy chế mới của Hội Nhà văn, Hội chỉ tổ chức tang lễ cho những nhà văn đã từng làm công tác ở cơ quan Hội, những nhà văn ở Ban Chấp hành và là Lãnh đạo Hội. Còn các nhà văn Hội viên ở các cơ quan nào thì cơ quan ấy là chủ tang. Hội Nhà văn chỉ tổ chức đoàn viếng. Chú Cầm ở Hội Điện ảnh và Hãng phim truyện. Nhưng Hội đó hiện vẫn chưa bầu được Lãnh đạo, vì thế, theo nguyện vọng của gia đình, Hội Nhà văn sẽ làm Chủ tang, sẽ tổ chức chu đáo đám tang cho chú Cầm, như Hội đã tổ chức đám tang chu đáo cho chú Nguyễn Huy Thiệp. Dự kiến lúc đầu, Hội cử nhà thơ Hữu Việt viết điếu văn và đọc điếu văn. Chú Nguyễn Quang Thiều Chú tịch sẽ phát biểu thay mặt các nhà văn tiễn đưa chú Cầm về cõi vĩnh hằng. Hội muốn thay đổi cho đa dạng. Vì chú Việt rất thân với chú Cầm, cũng rất hiểu chú Cầm. Các Lãnh đạo Hội ở trong Ban Chấp hành sẽ luôn thay nhau làm việc hiếu cho đa dạng và luôn mới mẻ. Nhưng lịch trình đến phút chót lại thay đổi. Chủ tịch Nguyễn Quang Thiều sẽ đọc điếu văn. Trong giây phút cuối cùng, khi mọi người đi quanh linh cữu, sẽ nghe thơ chú Cầm. Bài Chiếc lá đầu tiên. Đây là bài thơ đúng chất chú Cầm nhất. Chú tiếc không dự được lễ tang này vì phải đi công tác Nghệ An Hà Tĩnh. Xin chia sẻ nỗi đau thương với gia đình nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm và các bạn đọc yêu mến nhà thơ. Xin các bạn hãy cùng tôi đọc lại một bài thơ rất tiêu biểu của nhà thơ mà chúng ta vô cùng yêu quý:
CHIẾC LÁ ĐẦU TIÊN
Hoàng Nhuận Cầm
Em thấy không, tất cả đã xa rồi
Trong tiếng thở của thời gian rất khẽ
Tuổi thơ kia ra đi cao ngạo thế
Hoa súng tím vào trong mắt lắm mê say
Chùm phượng hồng yêu dấu ấy rời tay
Tiếng ve trong veo xé đôi hồ nước
Con ve tiên tri vô tâm báo trước
Có lẽ một người cũng bắt đầu yêu
Muốn nói bao nhiêu, muốn khóc bao nhiêu
Lời hát đầu xin hát về trường cũ
Một lớp học bâng khuâng màu xanh rủ
Sân trường đêm – rụng xuống trái bàng đêm
Nỗi nhớ đầu anh nhớ về em
Nỗi nhớ trong tim em nhớ về với mẹ
Nỗi nhớ chẳng bao giờ nhớ thế
Bạn có nhớ trường, nhớ lớp, nhớ tên tôi“
Có một nàng Bạch Tuyết các bạn ơi
Với lại bảy chú lùn rất quấy!”
Mười chú chứ, nhìn xem, trong lớp ấy
(Ôi những trận cười trong sáng đó lao xao)
Những chuyện năm nao, những chuyện năm nào
Cứ xúc động, cứ xôn xao biết mấy
Mùa hoa mơ rồi đến mùa hoa phượng cháy
Trên trán thầy, tóc chớ bạc thêm
Thôi đã hết thời bím tóc trắng ngủ quên
Hết thời cầm dao khắc lăng nhăng lên bàn ghế cũ
Quả đã ngọt trên mấy cành đu đủ
Hoa đã vàng, hoa mướp của ta ơi
Em đã yêu anh, anh đã xa rồi
Cây bàng hẹn hò chìa tay vẫy mãi
Anh nhớ quá, mà chỉ lo ngoảnh lại
Không thấy trên sân trường chiếc lá buổi đầu tiên.
Bài thơ này lúc đầu được tác giả đặt tên là “Trường ơi, chào nhé”. Đây là một trong những bài thơ hay nhất của Hoàng Nhuận Cầm…
Trời mưa rây rây hạt
Mình trồng hoa tiếp thôi
Mồ hôi và mưa quyện
Yêu thương thấm mát người.
Nắng mưa là thời trời
Tốt lành là thế đất
Phước đức bởi lòng người
An nhiên mưa gió thổi.
Lắng nghe Lương Phủ ngâm (*)
Ngắm nhìn non nước đổi
Thung dung giấc ngủ trưa
Tỉnh thức trồng tiếp nối …
“Ngược gió đi không nản
Rừng thông tuyết phủ dày
Ngọa Long cương đâu nhỉ
Đầy trời hoa tuyết bay !” (**)
Ghi chú:
(*) Lương Phủ Ngâm
(thơ Gia Cát Lượng )
Một đêm gió bấc lạnh,
vạn dặm mây mịt mù
Trên không tuyết bay loạn,
biến đổi cả giang sơn.
Ngửa mặt nhìn trời cao,
thấy như rồng đang đấu
Trùng trùng sư tử bay,
chớp mắt biến vũ trụ.
Cưỡi lừa qua cầu nhỏ,
một mình than mai gầy.
Nguyên văn
一夜北风寒,
万里彤云厚.
长空雪乱飘,
改尽江山旧.
仰面观太虚,
疑是玉龙斗.
纷纷鳞甲飞,
顷刻遍宇宙.
骑驴过小桥,
独叹梅花瘦!
Phiên âm: Nhất dạ bắc phong hàn,
vạn lý đồng vân hậu. Trường không tuyết loạn phiêu,
cải tận giang sơn cựu. Ngưỡng diện quan thái hư,
nghi thị ngọc long đấu. Phân phân lân giáp phi,
khoảnh khắc biến vũ trụ. Kỵ lư quá tiểu kiều,
độc thán mai hoa sấu!
Mưa . Trời vẫn mưa và dần nặng hạt lên Tổ quốc ướt, anh khô làm sao nổi (thơ Nguyễn Lâm Cẩn). Trời mưa rây rây hạt Mình trồng hoa tiếp thôi Mồ hôi và mưa quyện Yêu thương thấm mát người. (thơ Hoàng Kim) https://hoangkimlong.wordpress.com/category/mua/
(**) Nhớ Đào Duy Từ
(Thơ Hoàng Kim)
THỔ NHĨ KỲ NGÀY NAY Hoàng Kim
Thổ Nhĩ Kỳ và quốc phụ Ataturk, Thổ Nhĩ Kỳ nông nghiệp sinh thái; Thổ Nhĩ Kỳ với ‘vành đai và con đường’ là ba chủ đề nóng, bài học lịch sử quý giá cho Việt Nam.
Kemal Atatürk (1881- 1938) được tôn vinh là Quốc phụ, nhà cách mạng, vị thống soái siêu việt Tổng thống đầu tiên của nước cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ, Ông lãnh đạo Phong trào Dân tộc Thổ Nhĩ Kỳ đấu tranh giành lại độc lập cho đất nước trong cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Sau khi thành lập chính phủ lâm thời tại Ankara, ông đã đánh bại lực lượng Đồng Minh. khai sinh nước Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ. Ông là Tổng thống đầu tiên từ năm 1923 cho đến khi ông qua đời vào năm 1938. Tư tưởng thế tục và dân tộc, chính sách và lý thuyết của ông đã trở thành chủ thuyết Kemalism với khẩu hiệu nổi tiếng “hòa bình trong mỗi gia đình, hòa bình trên toàn thế giới” giúp đất nướcThổ Nhĩ Kỳ kế tục hiệu quả đế quốc Ottoman và trổi dậy mạnh mẽ thành cường quốc khu vực Trung Đông có vai trò vị trí chủ lực hiện nay trong NATO, mà ngày nay Mỹ Nga Trung Đức Anh Pháp đều tìm mọi cách liên thủ theo phương thức có lợi nhất. Thổ Nhĩ Kỳ cũng tìm mọi cách bảo tồn và phát triển bền vững theo phương thức riêng của mình.
Tôi có Rekai Akman và mấy người bạn ở Trung Đông, cũng từng có dịp ở đấy . Nay nhân chuyến đi Thổ Nhĩ Kỳ của vợ chồng PGS TS Trương Minh Dục, Trần Thị Thé là người thân cùng quê sang du lịch Thổ Nhĩ Kỳ mà trò chuyện , bàn luận về nghiên cứu giảng dạy lịch sử văn hóa. Trương Minh Dục là bạn học của tôi cùng quê thuở nhỏ. Anh là nhà sử học cẩn trọng có 12 đầu sách biên soạn chu đáo mà tôi thật ngưỡng mộ. Tôi háo hức theo dõi những điểm đến của anh chị để trò chuyện, bổ sung nhận thức về ba câu chuyên Thổ Nhĩ Kỳ mà tôi đã thao thức lâu nay 1) Thổ Nhĩ Kỳ và Quốc phụ Ataturk:.Vì sao dân Thổ Nhị Kỳ và các cường quốc Mỹ, Nga, Trung Quốc đều thật lòng ngưỡng mộ Kemal Ataturk như Washington, Pie Đại Đế, Tôn Trung Sơn? 2) Thổ Nhĩ Kỳ nông nghiệp sinh thái. Nông nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ đối sánh và sự hợp tác với Việt Nam? . Vì sao Quốc phụ Ataturk lại kiên quyết chuyển thủ đô từ Istanbul gần biển đến Ankara và ông đã đưa ra một loạt chính sách cải cách nông nghiệp kinh tế xã hội có tầm ảnh hưởng Thổ Nhĩ Kỳ sâu rộng và bền vững đến vậy. Istanbul là thành phố lớn nhất, đồng thời là trung tâm kinh tế, văn hóa và lịch sử của Thổ Nhĩ Kỳ. Với dân số hơn 16 triệu người (2018), Istanbul là một trong số các vùng đô thị lớn nhất châu Âu và xếp vào một trong những thành phố đông dân nhất và thắng cảnh thế giới? Thủ đô Ankara hiện nay hiện đại và bền vững nông nghiệp du lịch sinh thái như thế nào trong chiến lược và tầm nhìn an ninh quốc gia? 3) Thổ Nhỉ Kỳ với vành đai và con đường. Thổ Nhĩ Kỳ tương đồng như thế nào với Việt Nam trong chiến lược của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình “thân Nga, bạn Ấn, mở rộng Á Âu Phi”? . Bài học lịch sử nào của Thổ Nhĩ Kỳ có thể vận dụng cho Việt Nam trong tình hình mới?
Hoàng Kim có người bạn cũ là Rekai Akman làm Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nông nghiệp Biển Đen, địa chỉ ở 39 Sam Sun, Thổ Nhĩ Kỳ. là bạn học cùng lớp khá thân thuở cùng học ở CIMMYT với CIANO ở Mexico.Rekai Akman và tôi với thầy bạn trong lóp có tham gia một chuyến khảo sát miền Tây nước Mỹ tới ‘Hồ lớn Ciudad Obregon ba tỷ khối nước” (ảnh) mà tôi đã có dịp kể trong bài thơ Đi để hiểu quê hương . Rekai Akman cũng thích thơ. Quái dị là hai anh chàng của hai dân tộc, khác biệt ngôn ngữ, lại chưng thơ Việt ra đọc, và Akman khuyến khích tôi dịch sang tiếng Anh để cu cậu sửa thơ thật vui vẻ. Tôi gắn thêm một ảnh liên tưởng sau này của quý thầy Bùi Cách Tuyến, Huỳnh Hồng , Phan Văn Tự đi Tây nơi chốn xưa tôi đã qua, để thầy bạn trong cuộc cùng đọc miên man chuyện đời
Đi để hiểu quê hương Hoàng Kim
Tạm biệt Oregon !
Tạm biệt Obregon California !
Cánh bay đưa ta về CIMMYT
Bầu trời xanh bát ngát
Lững lờ mây trắng bay
Những ngọn núi cao nhấp nhô
Những dòng sông dài uốn khúc
Hồ lớn Ciudad Obregon ba tỷ khối nước
Nở xòe như chùm pháo bông
Những cánh đồng mênh mông
Thành trăm hình thù dưới làn mây bạc
Con đường dài đưa ta đi
Suốt dọc từ Nam chí Bắc
Thành sợi chỉ màu chạy mút tầm xa…
Ơi vòm trời xanh bao la
Gọi lòng ta nhớ về Tổ Quốc
Ôi Việt Nam Việt Nam
Một vùng nhớ trong lòng ta tỉnh thức
Đi khắp quê người để hiểu đất quê hương.
Chuyện Rekai Akman và tôi là khá thú vị. Chúng tôi cùng đến CIMMYT ngày 12 tháng 9 năm 1988 hai tuần trước khi nhập học để cày thêm tiếng Anh, luyện thêm kỹ năng nghe viết và đọc hiểu các từ chuyên môn, xử lý thông tin và học cách tự học, tự làm bài, và trả bài kịp thời trước khi dồn một khối lượng lớn kiến thức đậm đặc và rất tập trung trong một thời gian rất hạn hẹp nhưng cả hai chúng tôi ngoại ngữ khi ấy đều yếu. Rekai Akman và tôi kết thân bất ngờ nhanh chóng vì những mẫu đối thoại ngắn mà tôi nhớ mãi. Hóa ra, đó là cách học hiệu quả, hướng thẳng đến nông nghiệp sinh thái và triết học lịch sử văn hóa của chính đất nước mình.
Nguồn gốc giống: Giống lúa GSR65 có nguồn gốc từ giống lúa Huang Hua Zhang (HHZ) cải tiến HHZ5-DT11-SAL2-7, được lai tạo và nhập nội nguồn gen từ chương trình chọn tạo giống lúa siêu xanh (GSR) của Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI) với Viện Hàn lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc (CAAS). Giống lúa GSR65 được Mạng lưới Nghiên cứu Lúa Siêu Xanh Việt Nam tuyển chọn và phát triển thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu tại Việt Nam (Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng, Hoàng Long và ctv. 2018a, Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng, Hoàng Long và ctv. 2018b; Hoang Long et al. 2015). Giống lúa siêu xanh GSR 65 đã được tuyển chọn qua bảy vụ tại Phú Yên với sáu khảo nghiệm cơ bản (12 giống lúa trong ba vụ tại hai điểm); bốn khảo nghiệm sản xuất (5 giống lúa tuyển chọn trong hai vụ tại hai điểm), bốn trình diễn xây dựng mô hình sản xuất thử (trong hai vụ tại hai điểm). Giống lúa GSR65 đang được Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phú Yên chủ trì phối hợp với Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại Học Nông Lâm Huế, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Sóc Trăng, Viện Hàn Lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc lập hồ sơ công nhận giống lúa mới.
Đặc điểm giống: Giống lúa siêu xanh GSR65 năng suất cao chất lượng tốt thích hợp vùng thâm canh và vùng mặn, vùng hạn. Giống có thời gian sinh trưởng 95 – 100 ngày đối với lúa sạ và 100 – 105 ngày khi cấy. Giống có chiều cao cây 98 – 100 cm. Giống có 336 – 354 bông/m2, trọng lượng 1000 hạt khoảng 24 – 25g. Tỷ lệ gạo lật, tỷ lệ gạo xát và tỷ lệ gạo nguyên đều đạt tốt, chất lượng gạo loại 1. Giống GSR65 đạt mức protein cao trên 7%, có hàm lượng amylose trung bình, có mùi thơm và cơm ngon. Giống có đặc điểm nông sinh học tốt dạng hình lúa siêu xanh, bộ lá xanh lâu bền (điểm 1), thấp cây (điểm 1), cứng cây không đổ ngã (điểm 1), độ thoát cổ bông cao (điểm 1), dạng hạt gạo thon dài. Giống GSR65 kháng vừa rầy nâu, có phản ứng nhiễm vừa với bệnh đạo ôn hại lúa. Giống lúa GSR65 tại Phú Yên trong khảo nghiệm cơ bản đạt năng suất thực thu bình quân là 8,70 tấn/ ha vượt 30,12% so với đối chứng ML48 đạt 6,69 tấn/ha, trong mô hình trình diễn khảo nghiệm sản xuất thử đạt năng suất thực thu bình quân là 7,98 tấn/ ha vượt 11,92% so với đối chứng ML48 đạt 71,3 tạ/ha
Thông tin tại: 1) Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng, Hoàng Long, Nguyễn Thị Trúc Mai, Nguyễn Văn Minh, Đặng Văn Mạnh, Ngô Thị Bích Diễm, Lê Thanh Tùng, Hoàng Kim, Tian Qing Zheng, Zhikang Li. 2018. Nghiên cứu hai giống lúa siêu xanh GSR65, GSR90 năng suất cao, chất lượng tốt và quy trình kỹ thuật thâm canh lúa thích hợp tại cánh đồng Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên (Two Green Super Rice varieties GSR65, GSR90 with high productivity and quality and appropriate technical process of cultivation in the Tuy Hoa fields, Phu Yen province) Trong sách: Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tạp chí Khoa học và Công nghệ. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, số 10, trang 47- 55; Science and Technology Journal of Agriculture & Rural Development , MARD, No 10, p. 47-55, ISSN0866-7020 ; 2) Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng Hoàng Long, Nguyễn Thị Trúc Mai, Phạm Thị Thỏa, Đàm Thanh Tồn, Hoàng Kim 2018. Tuyển chọn giống lúa siêu xanh năng suất cao chất lượng tốt thích ứng điều kiện biến đổi khí hậu ở tỉnh Phú Yên (Phần 2). Selection of Green Super Rice (GSR) with high yield, good qualities, and adaptation to climate condition in Phu Yen province (Part Two). Trong sách:Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển, JAD Tập 17 Số 4, 15-24 (2018) Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh pISSN 2615-9503 ∗ eISSN 2615949X ; 3) Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Đức Thắng Hoàng Long, Nguyễn Thị Trúc Mai, Phạm Thị Thỏa, Đàm Thanh Tồn, Hoàng Kim 2018. Tuyển chọn giống lúa siêu xanh năng suất cao chất lượng tốt thích ứng điều kiện biến đổi khí hậu ở tỉnh Phú Yên (Phần 1) Selection of Green Super Rice (GSR) with high yield, good qualities, and adaptation to climate condition in Phu Yen province (Part one). Trong sách: Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển, JAD Tập 17 Số 4, 15-24 (2018) Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh pISSN 2615-9503 ∗ eISSN 2615949X
Đúng thế. Đây chỉ là một thoáng Hoàng Nhuận Cầm thôi. Nói đầy đủ về anh, có khi phải dùng đến cả một cuốn sách dày. Vì anh có nhiều mảng. Đây chỉ là những trao đổi chớp nhoáng…-
-Chú Khoa ơi, chú Cầm đi đột ngột quá. Cháu không thể tưởng tượng được… Trần Thị Quy (bimtocmongmo@yahoo.com)
-Đúng thế. Chú cũng bất ngờ. Hội Nhà văn mất nhiều nhà văn quá. Mà toàn là những tài năng thực sự. Tháng trước chúng ta mất nhà văn Nguyễn Huy Thiệp. Anh Thiệp mất, ta không bất ngờ. Vì anh ốm lâu rồi. Nằm bất tỉnh lâu rồi. Còn anh Cầm thì thì rất bình thường, chỉ gày loẻo khoẻo. Anh ấy còn nhận lời đi nói chuyện cùng nhà thơ Vương Trọng với bộ đội ở Ninh Bình do Thư viện Quân đội tổ chức. Anh ấy còn tham gia chương trình với Đài Tiếng nói Việt Nam. Nhưng đến giờ lên sóng, không thấy “bác sĩ Hoa súng” đâu cả. Phóng viên điện về nhà mới hay anh đã ra đi. Anh ấy vẫn bị bệnh phổi. Phổi yếu. Có lẽ do tắc nghẽn gì đó mà ra đi rất đột ngột…
-Chú có những kỷ niệm gì với nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm không? Vũ thị Duyên (duyen2004@gmail.com)
-Chú cũng hay đi nói chuyện cùng chú Cầm, do thư viện Quân đội tổ chức. Hai anh em bổ sung cho nhau nên người nghe không tẻ. Chú cứ rủ rỉ nói, thỉnh thoảng chọc cười cho người nghe đỡ buồn ngủ, nên chẳng mệt mỏi gì. Còn chú Cầm đọc thơ, nói chuyện thơ như biểu diễn nhạc Rôc ấy. Cảm giác như chú ấy xổ hết cả gan ruột, hơi sức ra cùng câu thơ, cùng châu chuyện. Nói xong ngồi thở dốc. Chú ấy nói như để rồi chết, nên vất vả lắm. Cũng chính vì thế, chuyện chú Cầm rất hấp dẫn. Chú ấy dựng cả hội trường dậy. Chú đã đi nói chuyện, đọc thơ từ bé, cũng đã biết cách nói chuyện của chú Cầm, mà nhiều khi vẫn ngạc nhiên vì cách ứng xử rất thông minh, đầy bất ngờ. Hồi chú còn làm quản lý ở Đài Tiếng nói Việt Nam, kênh của chú có dựng vở kịch về tệ nạn HIV. Cách dàn dựng rất mới. Nó không giống kịch truyền thống. Kịch chỉ có 15 phút, lại diễn ra ở ba địa điểm khác nhau: Một thành phố trung tâm. Một làng quê. Và một ở vùng miền núi hẻo lánh. Mỗi địa điểm chỉ có 5 phút. Không có dẫn dắt. Tất cả chỉ có đối thoại. Qua đối thoại mà biết câu chuyện. Biết địa điểm. Biết cả nhân vật và số phận của từng nhân vật. Sau vở kịch là phần bình luận: Phía sau sân khấu. Cũng dài bằng thời lượng kịch. Nghĩa là cũng chỉ có 15 phút. Phần này do nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm và nghệ sĩ Minh Vượng đặc trách. Đây là phần phụ nhưng lại rất quan trọng, vì nó làm sáng tỏ vở kịch. Nó sũng bổ sung cho kịch. Nhiều khán giả lại thích phần sau hơn. Có khán giả cho rằng phần sau kịch lại hay hơn kịch. Phần này chỉ có chú Cầm và cô Vượng diễn. Một loại kịch không kịch bản. Nó như kịch cương. Diễn ngẫu hứng mà đầy bất ngờ. Rất thú vị. Chú cũng tham gia nhiều cuộc “diễn” như thế với chú Cầm, như các chương trình: “Khách đến chơi nhà”. Trong đó có chương trình nhiều người rất thích như “Chính sách trên trời – Rối bời dưới đất”, phê phán những ông đưa ra bao nhiêu kế sách mà toàn chuyện viển vông, chẳng có cơ sở thực tiễn nào mà thực hiện, biến nó thành cuộc sống.
-Chú thấy thơ chú Hoàng Nhuận Cầm thế nào? Lê Thị Vi levi@yahoo.com
-Chú Hoàng Nhuận Cầm nổi tiếng từ những năm chống Mỹ cứu nước. Năm 1972-1973, chú ấy đã đoạt Giải Nhất cuộc thi thơ Tuần báo Văn nghệ với chùm thơ: Vào mặt trận lúc mùa ve đang kêu, Nhật ký chiến trường, Nghe tiếng chim trên điểm chốt…Thơ chú Cầm rất đẹp. Trong veo. Chú ấy là người lính trận nhưng lại mang tâm hồn trong trẻo và tươi mát của trẻ thơ. Chú Cầm đem cái chất trẻ thơ đó ra mặt trận. Và chính cái chất trẻ thơ đó đã làm nên Hoàng Nhuận Cầm. Chúng ta đã từng gặp những người lính trong thơ Phạm Tiến Duật, Nguyễn Đức Mậu, Hữu Thỉnh, Vương Trọng, Anh Ngọc, và nhiều thi sĩ khác nữa. Đấy là những người lính bụi bặm, gân guốc, từng trải và vật vã với rất nhiều nỗi niềm tâm trạng khi ra trận:
Chiến dịch này ăn cơm không phải độn
Mừng thì mừng nhưng thương mẹ bao nhiêu.
Người lính của chú Cầm lại ra trận lúc mùa ve đang kêu.
Họ nghe tiếng ve nhiều hơn tiếng súng.
Trong những ba-lô kia, ai dám bảo là không có
Một hai ba giọng hát chú ve kim.
Những người lính ấy khi đi trong rừng thì lập tức cánh rừng nhuốm màu Grim và biến thành cánh rừng cổ tích:
Những cây nấm nâu màu nâu già
Tự dưng thức dậy bên vòm lá
Những bông hoa chưa có tên hoa
Bỗng nhiên mở cánh ra nghe ngóng
Rừng đâu chỉ có giọng chim lạ
Còn có tiếng nhạc trên cổ la.
Và ngay cả khi giáp trận rồi, súng đã nổ rồi, ngồi trong hầm chốt, nhưng người lính vẫn Nghe lăn lăn những tiếng chim xuống hầm. Và rồi cứ bằng cái giọng điệu tưng bừng, vui vẻ của chim, của ve, của những con la như thế, chú Cầm đã phản ánh được một hiện thực nghiệt ngã này: Dân tộc Việt Nam đã gồng mình lên chống trả một kẻ thù không cân sức. Dân tộc ấy đã ra trận đến lớp người cuối cùng. Người lính trong thơ chú Cầm thực chất là học trò cầm súng, ở họ còn in đậm tính nết trẻ con. Vì thế, có lần chú đã ví: Thơ chú Cầm là vẻ đẹp của những làn sương mỏng bay trên thảm cỏ ban mai. Nó tươi mát, trong lành, rất thích hợp với độc giả ở tầng lớp học sinh, sinh viên. Chú Cầm là cây bút đa tài. Ngoài thơ chú còn viết kịch bản phim và trực tiếp đóng phim. Chú ấy tham gia nhiều bộ phim rất nổi tiếng như Đêm hội Long Trì, Mùi cỏ cháy, Số đỏ…
-Cháu được biết Hội Nhà văn sẽ đứng ra tổ chức lễ tang cho chú Hoàng Nhuận Cầm… Hà Trang (trangha2015@gmail.com)
-Đúng vậy. Theo quy chế mới của Hội Nhà văn, Hội chỉ tổ chức tang lễ cho những nhà văn đã từng làm công tác ở cơ quan Hội, những nhà văn ở Ban Chấp hành và là Lãnh đạo Hội. Còn các nhà văn Hội viên ở các cơ quan nào thì cơ quan ấy là chủ tang. Hội Nhà văn chỉ tổ chức đoàn viếng. Chú Cầm ở Hội Điện ảnh và Hãng phim truyện. Nhưng Hội đó hiện vẫn chưa bầu được Lãnh đạo, vì thế, theo nguyện vọng của gia đình, Hội Nhà văn sẽ làm Chủ tang, sẽ tổ chức chu đáo đám tang cho chú Cầm, như Hội đã tổ chức đám tang chu đáo cho chú Nguyễn Huy Thiệp. Dự kiến lúc đầu, Hội cử nhà thơ Hữu Việt viết điếu văn và đọc điếu văn. Chú Nguyễn Quang Thiều Chú tịch sẽ phát biểu thay mặt các nhà văn tiễn đưa chú Cầm về cõi vĩnh hằng. Hội muốn thay đổi cho đa dạng. Vì chú Việt rất thân với chú Cầm, cũng rất hiểu chú Cầm. Các Lãnh đạo Hội ở trong Ban Chấp hành sẽ luôn thay nhau làm việc hiếu cho đa dạng và luôn mới mẻ. Nhưng lịch trình đến phút chót lại thay đổi. Chủ tịch Nguyễn Quang Thiều sẽ đọc điếu văn. Trong giây phút cuối cùng, khi mọi người đi quanh linh cữu, sẽ nghe thơ chú Cầm. Bài Chiếc lá đầu tiên. Đây là bài thơ đúng chất chú Cầm nhất. Chú tiếc không dự được lễ tang này vì phải đi công tác Nghệ An Hà Tĩnh. Xin chia sẻ nỗi đau thương với gia đình nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm và các bạn đọc yêu mến nhà thơ. Xin các bạn hãy cùng tôi đọc lại một bài thơ rất tiêu biểu của nhà thơ mà chúng ta vô cùng yêu quý:
CHIẾC LÁ ĐẦU TIÊN
Hoàng Nhuận Cầm
Em thấy không, tất cả đã xa rồi
Trong tiếng thở của thời gian rất khẽ
Tuổi thơ kia ra đi cao ngạo thế
Hoa súng tím vào trong mắt lắm mê say
Chùm phượng hồng yêu dấu ấy rời tay
Tiếng ve trong veo xé đôi hồ nước
Con ve tiên tri vô tâm báo trước
Có lẽ một người cũng bắt đầu yêu
Muốn nói bao nhiêu, muốn khóc bao nhiêu
Lời hát đầu xin hát về trường cũ
Một lớp học bâng khuâng màu xanh rủ
Sân trường đêm – rụng xuống trái bàng đêm
Nỗi nhớ đầu anh nhớ về em
Nỗi nhớ trong tim em nhớ về với mẹ
Nỗi nhớ chẳng bao giờ nhớ thế
Bạn có nhớ trường, nhớ lớp, nhớ tên tôi“
Có một nàng Bạch Tuyết các bạn ơi
Với lại bảy chú lùn rất quấy!”
Mười chú chứ, nhìn xem, trong lớp ấy
(Ôi những trận cười trong sáng đó lao xao)
Những chuyện năm nao, những chuyện năm nào
Cứ xúc động, cứ xôn xao biết mấy
Mùa hoa mơ rồi đến mùa hoa phượng cháy
Trên trán thầy, tóc chớ bạc thêm
Thôi đã hết thời bím tóc trắng ngủ quên
Hết thời cầm dao khắc lăng nhăng lên bàn ghế cũ
Quả đã ngọt trên mấy cành đu đủ
Hoa đã vàng, hoa mướp của ta ơi
Em đã yêu anh, anh đã xa rồi
Cây bàng hẹn hò chìa tay vẫy mãi
Anh nhớ quá, mà chỉ lo ngoảnh lại
Không thấy trên sân trường chiếc lá buổi đầu tiên.
Bài thơ này lúc đầu được tác giả đặt tên là “Trường ơi, chào nhé”. Đây là một trong những bài thơ hay nhất của Hoàng Nhuận Cầm…
Trời mưa rây rây hạt
Mình trồng hoa tiếp thôi
Mồ hôi và mưa quyện
Yêu thương thấm mát người.
Nắng mưa là thời trời
Tốt lành là thế đất
Phước đức bởi lòng người
An nhiên mưa gió thổi.
Lắng nghe Lương Phủ ngâm (*)
Ngắm nhìn non nước đổi
Thung dung giấc ngủ trưa
Tỉnh thức trồng tiếp nối …
“Ngược gió đi không nản
Rừng thông tuyết phủ dày
Ngọa Long cương đâu nhỉ
Đầy trời hoa tuyết bay !” (**)
Ghi chú:
(*) Lương Phủ Ngâm
(thơ Gia Cát Lượng )
Một đêm gió bấc lạnh,
vạn dặm mây mịt mù
Trên không tuyết bay loạn,
biến đổi cả giang sơn.
Ngửa mặt nhìn trời cao,
thấy như rồng đang đấu
Trùng trùng sư tử bay,
chớp mắt biến vũ trụ.
Cưỡi lừa qua cầu nhỏ,
một mình than mai gầy.
Nguyên văn
一夜北风寒,
万里彤云厚.
长空雪乱飘,
改尽江山旧.
仰面观太虚,
疑是玉龙斗.
纷纷鳞甲飞,
顷刻遍宇宙.
骑驴过小桥,
独叹梅花瘦!
Phiên âm: Nhất dạ bắc phong hàn,
vạn lý đồng vân hậu. Trường không tuyết loạn phiêu,
cải tận giang sơn cựu. Ngưỡng diện quan thái hư,
nghi thị ngọc long đấu. Phân phân lân giáp phi,
khoảnh khắc biến vũ trụ. Kỵ lư quá tiểu kiều,
độc thán mai hoa sấu!
Mưa . Trời vẫn mưa và dần nặng hạt lên Tổ quốc ướt, anh khô làm sao nổi (thơ Nguyễn Lâm Cẩn). Trời mưa rây rây hạt Mình trồng hoa tiếp thôi Mồ hôi và mưa quyện Yêu thương thấm mát người. (thơ Hoàng Kim) https://hoangkimlong.wordpress.com/category/mua/
(**) Nhớ Đào Duy Từ
(Thơ Hoàng Kim)
THỔ NHĨ KỲ NGÀY NAY Hoàng Kim
Thổ Nhĩ Kỳ và quốc phụ Ataturk, Thổ Nhĩ Kỳ nông nghiệp sinh thái; Thổ Nhĩ Kỳ với ‘vành đai và con đường’ là ba chủ đề nóng, bài học lịch sử quý giá cho Việt Nam.
Kemal Atatürk (1881- 1938) được tôn vinh là Quốc phụ, nhà cách mạng, vị thống soái siêu việt Tổng thống đầu tiên của nước cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ, Ông lãnh đạo Phong trào Dân tộc Thổ Nhĩ Kỳ đấu tranh giành lại độc lập cho đất nước trong cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Sau khi thành lập chính phủ lâm thời tại Ankara, ông đã đánh bại lực lượng Đồng Minh. khai sinh nước Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ. Ông là Tổng thống đầu tiên từ năm 1923 cho đến khi ông qua đời vào năm 1938. Tư tưởng thế tục và dân tộc, chính sách và lý thuyết của ông đã trở thành chủ thuyết Kemalism với khẩu hiệu nổi tiếng “hòa bình trong mỗi gia đình, hòa bình trên toàn thế giới” giúp đất nướcThổ Nhĩ Kỳ kế tục hiệu quả đế quốc Ottoman và trổi dậy mạnh mẽ thành cường quốc khu vực Trung Đông có vai trò vị trí chủ lực hiện nay trong NATO, mà ngày nay Mỹ Nga Trung Đức Anh Pháp đều tìm mọi cách liên thủ theo phương thức có lợi nhất. Thổ Nhĩ Kỳ cũng tìm mọi cách bảo tồn và phát triển bền vững theo phương thức riêng của mình.
Tôi có Rekai Akman và mấy người bạn ở Trung Đông, cũng từng có dịp ở đấy . Nay nhân chuyến đi Thổ Nhĩ Kỳ của vợ chồng PGS TS Trương Minh Dục, Trần Thị Thé là người thân cùng quê sang du lịch Thổ Nhĩ Kỳ mà trò chuyện , bàn luận về nghiên cứu giảng dạy lịch sử văn hóa. Trương Minh Dục là bạn học của tôi cùng quê thuở nhỏ. Anh là nhà sử học cẩn trọng có 12 đầu sách biên soạn chu đáo mà tôi thật ngưỡng mộ. Tôi háo hức theo dõi những điểm đến của anh chị để trò chuyện, bổ sung nhận thức về ba câu chuyên Thổ Nhĩ Kỳ mà tôi đã thao thức lâu nay 1) Thổ Nhĩ Kỳ và Quốc phụ Ataturk:.Vì sao dân Thổ Nhị Kỳ và các cường quốc Mỹ, Nga, Trung Quốc đều thật lòng ngưỡng mộ Kemal Ataturk như Washington, Pie Đại Đế, Tôn Trung Sơn? 2) Thổ Nhĩ Kỳ nông nghiệp sinh thái. Nông nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ đối sánh và sự hợp tác với Việt Nam? . Vì sao Quốc phụ Ataturk lại kiên quyết chuyển thủ đô từ Istanbul gần biển đến Ankara và ông đã đưa ra một loạt chính sách cải cách nông nghiệp kinh tế xã hội có tầm ảnh hưởng Thổ Nhĩ Kỳ sâu rộng và bền vững đến vậy. Istanbul là thành phố lớn nhất, đồng thời là trung tâm kinh tế, văn hóa và lịch sử của Thổ Nhĩ Kỳ. Với dân số hơn 16 triệu người (2018), Istanbul là một trong số các vùng đô thị lớn nhất châu Âu và xếp vào một trong những thành phố đông dân nhất và thắng cảnh thế giới? Thủ đô Ankara hiện nay hiện đại và bền vững nông nghiệp du lịch sinh thái như thế nào trong chiến lược và tầm nhìn an ninh quốc gia? 3) Thổ Nhỉ Kỳ với vành đai và con đường. Thổ Nhĩ Kỳ tương đồng như thế nào với Việt Nam trong chiến lược của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình “thân Nga, bạn Ấn, mở rộng Á Âu Phi”? . Bài học lịch sử nào của Thổ Nhĩ Kỳ có thể vận dụng cho Việt Nam trong tình hình mới?
Hoàng Kim có người bạn cũ là Rekai Akman làm Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nông nghiệp Biển Đen, địa chỉ ở 39 Sam Sun, Thổ Nhĩ Kỳ. là bạn học cùng lớp khá thân thuở cùng học ở CIMMYT với CIANO ở Mexico.Rekai Akman và tôi với thầy bạn trong lóp có tham gia một chuyến khảo sát miền Tây nước Mỹ tới ‘Hồ lớn Ciudad Obregon ba tỷ khối nước” (ảnh) mà tôi đã có dịp kể trong bài thơ Đi để hiểu quê hương . Rekai Akman cũng thích thơ. Quái dị là hai anh chàng của hai dân tộc, khác biệt ngôn ngữ, lại chưng thơ Việt ra đọc, và Akman khuyến khích tôi dịch sang tiếng Anh để cu cậu sửa thơ thật vui vẻ. Tôi gắn thêm một ảnh liên tưởng sau này của quý thầy Bùi Cách Tuyến, Huỳnh Hồng , Phan Văn Tự đi Tây nơi chốn xưa tôi đã qua, để thầy bạn trong cuộc cùng đọc miên man chuyện đời
Đi để hiểu quê hương Hoàng Kim
Tạm biệt Oregon !
Tạm biệt Obregon California !
Cánh bay đưa ta về CIMMYT
Bầu trời xanh bát ngát
Lững lờ mây trắng bay
Những ngọn núi cao nhấp nhô
Những dòng sông dài uốn khúc
Hồ lớn Ciudad Obregon ba tỷ khối nước
Nở xòe như chùm pháo bông
Những cánh đồng mênh mông
Thành trăm hình thù dưới làn mây bạc
Con đường dài đưa ta đi
Suốt dọc từ Nam chí Bắc
Thành sợi chỉ màu chạy mút tầm xa…
Ơi vòm trời xanh bao la
Gọi lòng ta nhớ về Tổ Quốc
Ôi Việt Nam Việt Nam
Một vùng nhớ trong lòng ta tỉnh thức
Đi khắp quê người để hiểu đất quê hương.
Chuyện Rekai Akman và tôi là khá thú vị. Chúng tôi cùng đến CIMMYT ngày 12 tháng 9 năm 1988 hai tuần trước khi nhập học để cày thêm tiếng Anh, luyện thêm kỹ năng nghe viết và đọc hiểu các từ chuyên môn, xử lý thông tin và học cách tự học, tự làm bài, và trả bài kịp thời trước khi dồn một khối lượng lớn kiến thức đậm đặc và rất tập trung trong một thời gian rất hạn hẹp nhưng cả hai chúng tôi ngoại ngữ khi ấy đều yếu. Rekai Akman và tôi kết thân bất ngờ nhanh chóng vì những mẫu đối thoại ngắn mà tôi nhớ mãi. Hóa ra, đó là cách học hiệu quả, hướng thẳng đến nông nghiệp sinh thái và triết học lịch sử văn hóa của chính đất nước mình.
Hoàng Kim và Rekai Akman đứng cạnh nhau ở hàng thứ hai bìa trái . Chúng tôi là hai trong số người châu Á duy nhất tại lớp học Quản lý Trung tâm Trạm trại Nông nghiệp ở Trung tâm Nghiên cứu Ngô và Lúa mỳ Quốc tế (CIMMYT Experiment Station Management Trainees Cycle 1988-89). Người châu Á thứ ba là giáo sư tiến sĩ Hannibal Muhtar, người Lebanon quốc tịch Mỹ trong ảnh đứng hàng thứ hai ở vị trí thứ bảy trái qua. Thầy là Trưởng phòng huấn luyện của CIMMYT, trực tiếp phụ trách lớp học. Ban giảng huấn là các giáo sư danh tiếng của Đại học Mỹ, CIMMYT và Mexico đứng ở giữa hàng thứ hai và đầu với giữa hàng cuối. Ảnh chụp chung thiếu giáo sư Norman Borlaug, người vừa mới trở về CIANO. Lớp 17 người thì 2 người châu Á, 6 người ở châu Mỹ, 6 người ở châu Phi, 3 người ở Trung Đông. Hầu hết họ đều đã từng trãi qua quản lý trung tâm trạm trại nông nghiệp. Cuộc đời tôi có những niềm vui và dịp may thật bất ngờ. Sau các chuyến đi nghiên cứu học tập ở châu Mỹ, tôi may mắn nối được tuyến bay để gặp lại được một ít bạn cũ tại Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ …tôi may mắn có dịp khảo sát hội thảo và làm chuyên gia ở châu Phi, bất ngờ gặp lại được một ít bạn cũ tại Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ, mà tôi đã kể trong bài Đối thoại nền văn hóa.
THỔ NHĨ KỲ VÀ QUỐC PHỤ ATATURK
Tượng Mustafa Kemal Atatürk (1881 -1938) trên lưng ngưa chiến ở Sam Sun gần Viện Nghiên cứu Nông nghiệp Biển Đen ở Sam Sun, phía bắc của thủ đô bắc Ankara. Tôi hỏi Rekai Akman rằng: Đất nước và con người Thổ Nhĩ Kỳ có điều gì đặc sắc nhất? Akman trả lời: Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ ở vùng Trung Đông là trung tâm Á Âu Phi, có vị trí địa chính trị đặc biệt quan trọng, với diện tích 780.580 km² gấp 2,5 lần Việt Nam và dân số Thổ Nhĩ Kỳ gần bằng dân số Việt Nam, mức sống GDP bình quân đầu người danh nghĩa cao gấp 5 lần Việt Nam (cách đây 30 năm là như vậy và cho đến khi tôi gặp lại Rekai Akman thì tỷ lệ này vẫn như vậy, Tôi thật ngạc nhiên ấn tượng về điều này). Ngôn ngữ chính thức là tiếng Thổ nhĩ Kỳ. Chính sách tôn giáo và dân tộc là tự do tôn giáo và lương tâm. Thế nhưng thực tiễn thì số liệu thống kê về tổng thành phần Hồi giáo và không tôn giáo ở Thổ Nhĩ Kỳ chiếm tỷ trọng đặc biệt ưu thế từ 96,4 đến 99,8% (Vô thần và phi Hồi giáo, theo giải thích của Rekai Akman như cách hiểu đạo nhà hoặc đạo thờ ông bà của Việt Nam là tôn kính cha mẹ ông bà tổ tiên hoàn toàn thuận theo tự nhiên) . Số người theo Cơ Đốc giáo, Chính thống giáo Cổ Đông phương và các loại tôn giáo khác chỉ chiếm tỷ lệ rất, rất thấp, hầu như không đáng kể. Sắc tộc của những nhóm sắc tộc nhỏ bé này lại có xu hướng di chuyển hoặc ép di chuyển ra nước ngoài sinh sống. Thổ Nhĩ Kỳ là hợp điểm của chiến tranh tôn gíáo , chiến tranh thế giới lần thứ nhất và lần thứ hai, hiểu rất rõ vó ngưa chinh phục của Alexandros Đại đế, nhận thức đầy đủ cuộc hủy diệt của chiến tranh sắc tộc và chiến tranh tôn giáo trãi nhiều trăm năm của nhiều cuộc thập tự chinh mở rông nước chúa và khi Hồi giáo bị coi là dị giáo. Con Người đặc sắc nhất của Thổ Nhĩ Kỳ là Atatürk, vị Tổng thống đầu tiên, nhà cách mạng, quốc phụ của Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ, là Người được dân Thổ đặc biệt tôn kính. Atatürk là thống soái siêu việt của Thổ Nhĩ Kỳ trong cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất Ông lãnh đạo Phong trào Dân tộc Thổ Nhĩ Kỳ đấu tranh giành lại độc lập cho đất nước. Sau khi thành lập chính phủ lâm thời tại Ankara, ông đã đánh bại lực lượng Đồng Minh. khai sinh nước Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ. Ông là Tổng thống đầu tiên từ năm 1923 cho đến khi ông qua đời vào năm 1938.
Địa danh đặc sắc nhất Thổ Nhĩ Kỳ là thủ đô Ankara hiện đại, bền vững nông nghiệp du lịch sinh thái, có vị trí chiến lược không thể khuất phục .Đó là tầm nhìn xuất chúng của Quốc phụ Mustafa Kemal Atatürk, theo lời bình của Hoàng Kim, tiếp đến là Istanbul (tây bắc Ankara), Bursa (tây bắc Ankara ), Eskişehir và İzmir (tây Ankara ), Sam Sun (bắc Ankara ), Erzurum (đông bắc Ankara, tiền đồn NATO), Antalya và Konya (tây nam Ankara), Mersin và Adana (nam Ankara), Kayseri và Gaziantep (đông nam Ankara), Ankara và những địa danh nổi bật nhất bao quanh Ankara đã tạo nên thế phòng thủ liên hoàn và chiều sâu phòng ngự nhiều tầng để phục hồi sinh lực trong lịch sử văn hóa an ninh quốc gia. (Kể đến đây tôi liên tưởng có hai cụ lớn trong sử Việt đã từng có ý định tổ chức thủ đô kháng chiến ở Tuyên Quang và Tây Nguyên)
Thổ Nhĩ Kỳ có di sản thế giới đặc sắc nhất là đền thờ nữ thần Artemis, còn gọi là đền thờ Diana, một trong bảy kỳ quan thế giới cổ đại, một kiệt tác nhân loại minh chứng nền văn minh Lưỡng Hà thuở xưa, mà nay là một nơi điêu tàn còn lưu lại dấu vết tại phố cổ Ephesus phía tây nam của thủ đô Ankara. Ngôi đền Artemis được xây dựng trong 120 năm từ năm 550 TCN, đến năm 430 TCN nhưng đã bị thiêu rụi trong đêm 21 tháng 7 năm 356 TCN do một kẻ điên háo danh là Herostratos đã phóng hoả đốt đền vào đêm Alexandros Đại đế chào đời. Ngôi đền này được xây dựng bằng đá cẩm thạch dài 115m rộng 55 m, nay chứng tích ở phố cổ Ephesus là cột đá còn sót lại, và mô hình đền thờ nữ thần Artemis được phục dựng lại tại Istanbul.
Rekai Akman nói với tôi về những huyền thoại và cách giải thích khác nhau về điều này Chính giáo và tà giáo luôn tìm cách triệt tiêu lẫn nhau nên những di sản văn hóa của bên này thì bị bên kia coi là nọc độc văn hóa. Hồi giáo nếu bạn muốn hiểu thật đúng thì phải nghiên cứu rất kỹ lời mặc khải của thánh Môhamet và đạo Hồi. Akman và những bạn vùng Trung Đông với tôi đều là những người bạn chân thành và tử tế. Tôi nghe lời khuyên của Akman nên sau này mới có sự chiêm nghiệm sâu và đã biên tập lại bài viết Môhamet và đạo Hồi; Đối thoại nền văn hóa.
THỔ NHĨ KỲ NÔNG NGHIỆP SINH THÁI
Thổ Nhĩ Kỳ là một nước phát triển. Hệ thống giao thông thủy bộ và hàng không đều tốt hơn nhiều so với Việt Nam. Đất đai Thổ Nhĩ Kỳ dường như rất giống vùng Duyên hải miền Trung và Tây Nguyên. Lúa mì (wheat) lúa mạch (barley), ngô, lúa nước khoai tây là những cây lương thực chính của.Thổ Nhĩ Kỳ. Năm 2016 lúa mì (Triticum sp. tên khác: tiểu mạch) có diện tích 7,61 triệu ha với năng suất bình quân 2,70 tấn/ ha, sản lượng 20,6 triệu tấn; lúa mạch (gồm lúa mạch đen Secale cereale, Tiểu hắc mạch Triticale, Triticum x Secale, cây lai giữa tiểu mạch và lúa mạch đen, Yến mạch Avena sativa, Kiều mạch Fagopyrum esculentum Moench = Polygonum fagopyrum L.) có diện tích 2,70 triệu ha với năng suất bình quân 2,48 tấn/ ha, sản lượng 6,70 triệu tấn; ngô (Zea Mays L.) có diện tích 679 nghìn ha với năng suất bình quân 9,41 tấn/ ha, sản lượng 6,40 triệu tấn; lúa nước (Oryza sativa L.) có diện tích 116 nghìn ha với năng suất bình quân 7,92 tấn/ ha, sản lượng 0,92 triệu tấn; Khoai tây (Solanum tuberosum L.) có diện tích 144 nghìn ha với năng suất bình quân 32,8 tấn/ ha, sản lượng 4,75 triệu tấn
Lưỡng Hà hay Mesopotamia là tên gọi của một vùng địa lý và của một nền văn minh hệ thống sông Tigris và Euphrates, bây giờ bao gồm lãnh thổ Iraq, Kuwait, đông Syria, đông nam Thổ Nhĩ Kỳ, và tây nam Iran hiện đại. Hai con sông Tigris và Euphrates (Lưỡng Hà) tạo nên bình nguyên trồng cây lương thực nổi tiếng trong lịch sử vùng Trung Đông. Ankara là thủ đô Thổ Nhĩ Kỳ từ năm 1923, là thành phố lớn thứ hai của quốc gia này sau Istanbul. Thủ đô Ankara nằm ở độ cao trung bình 938 mét trên mực nước biển, trên vùng đồng bằng rộng lớn ở miền trung Anatolia, với những khu rừng trên núi về phía bắc và đồng bằng khô hạn Konya ở phía nam. Các sông chính là các hệ thống Kızılırmak và sông Sakarya. 50% diện tích đất được sử dụng cho nông nghiệp, 28% là rừng và 10% là các đồng cỏ. Hồ nước mặn lớn nhất là Tuz Golu nằm một phần trong thành phố này. Đỉnh cao nhất là Işık Dağı với độ cao 2.015m . Thủ đô Ankara có khí hậu khá đặc trưng của Thổ Nhĩ Kỳ với nhiệt độ trung bình trong năm là 12,0 °C. Từ tháng 10 đến tháng 4 là các tháng mùa lạnh nhiệt độ trung bình khoảng từ 13,1 °C đến 0,1 °C. Từ tháng 5 đến tháng 9 là các tháng mùa ấm nhiệt độ trung bình khoảng từ 16,2 °C đến 18,7 °C. Lượng mưa trong năm trị số bình quân tứ 1953-2013 là 402 mm/ năm, lượng mưa từ tháng 12 đến tháng 6 mỗi tháng lượng mưa khoảng 35 -50 mm/ tháng; lượng mưa từ tháng 7 đến tháng 11 mỗi tháng lượng mưa biến động trong khoảng 10 -32 mm/ tháng
Sam Sun ở Biển Đen Thổ Nhĩ Kỳ. Sam Sun được coi là ‘chó lớn Thổ Nhĩ Kỳ gìn giữ Biển Đen” trong khi Istanbul là giao điểm Á Âu Phi thành phố quan trọng bậc nhất của lịch sử Trung Đông. Tầm quan trọng của Istanbul và Sam Sun ở Thổ Nhĩ Kỳ có thể so sánh với cụm chiến lược Vân Đồn Hạ Long Hải Phòng hải cảng quan trọng nhất ở Bắc Việt Nam với cụm chiến lược Hải Vân Sơn Trà Đà Nẵng ở miền Trung Việt Nam và khoảng cách địa lý cũng tương tự vậy.
Sam Sun Thổ Nhĩ Kỳ giống Sơn Trà Đà Nẵng. Sam Sun canh giữ Biển Đen còn Sơn Trà Đà Nẵng canh giữ Biển Đông. Lịch sử của Sam Sun dựa trên sắc tộc người Hittites Trung Á. Người Hittite thành lập liên minh chính trị đầu tiên ở Anatolia, thống trị vùng này và đặt tên cho các bộ tộc ‘vùng trung tâm của Biển Đen’. Trước Công Nguyên vào thế kỷ thứ 8 , người Miles đã thành lập thành phố Amisos như là một thành phố thương mại. Đến thế kỷ thứ 6 trước công nguyên thì người Cimmerians một sắc tộc khác từ Caucasus đến chiếm khu vực này. Trước Công Nguyên vào thế kỷ thứ 4, Alexander Đại đế là vua của toàn châu Á nhà chinh phục thiên tài nổi tiếng nhất thế giới thời đó đã đánh bại người Ba Tư và xâm lược Anatolia và Iran. Các vị vua Pontus của người Hy Lạp bị chi phối bởi Biển Đen và Crimea. Vua của Pontus Mitridates. Đế quốc La Mã, BC. Đến thế kỷ thứ nhất, khu vực này thuộc Đế chế La Mã. Sau Công Nguyên khi Đế chế La Mã bị chia hai, Sam Sun nằm trong vùng tranh chấp khốc liệt suốt hàng mấy trăm năm giữa các cuộc Thập tự chinh Công giáo và Hồi giáo. Sam Sun và Sinop là hai anh em của thành phố này đã thiết lập được Đế chế Ottoman của người Thổ. Sau khi Sam Sun qua đời, phần đất này đã bị Hi Lạp chinh phục. Sultan Mehmet đã lấy Đế quốc Ottoman năm 1413. Sam Sun ví như Saint Petersburg, thủ đô Phương Bắc của nước Nga,đầy máu và nước mắt, hiếm nơi nào nhiều đến như vậy. Sau ngày 29 tháng 10 năm 1923 Mustafa Kemal Atatürk Tổng thống đầu tiên Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố nước cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ được chính thức thành lập kế thừa vị thế quốc gia liên tục của Đế quốc Ottoman, thủ đô mới là Ankara. Năm 1924, Sam Sun trở thành một tỉnh trên bờ biển phía nam Cảng Biển Đen. Tỉnh Sam Sun hiện có diện tích tự nhiên: 9.475 km2, Dân số: 1.295.927 (2017), Mã bưu điện: 55000 Mã vùng điện thoại: 361. Giá trị lịch sử văn hóa Sam Sun được so sánh với Huế Đà Nẵng xứ Quảng của Việt Nam.
THỔ NHĨ KỲ VỚI ‘VÀNH ĐAI VÀ CON ĐƯỜNG’
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đưa ra sáng kiến “Vành đai và Con đường” vào năm 2013, khi nền kinh tế Trung Quốc đã trổi dậy thành nền kinh tế đứng hàng thứ hai thế giới sau Mỹ. Trong ba trụ cột của chiến lược “Liên Nga, bạn Ấn, mở rộng Á Âu Phi” thì Trung Á Thổ Nhĩ Kỳ Trung Đông có vị trí quan trọng Thổ Nhĩ Kỳ với ‘Vành đai và Con đường” có tương quan và đối sách gì, có bài học gì cho Việt Nam? Sáng kiến ‘vành đai và con đường’ nội dung gồm hai kế hoạch thành phần là “Vành đai Kinh tế Con đường tơ lụa và Đường hàng hải”. Trung Quốc khắc họa Sáng kiến Vành đai và Con đường như một đại dự án quốc tế, được thiết kế nhằm tạo các tuyến giao thương mới và các đường liên kết kinh tế kết nối vượt qua biên giới quốc gia. Mỗi điểm trong chuỗi liên kết ‘Vành đai và Con đường’ chạy xuyên qua 67 nước và mọi tỉnh của Trung Quốc đều có kế hoạch đầu tư ‘Vành đai và Con đường’ cho riêng mình. Đây là một chiến lược có tầm nhìn dài hạn, có lộ trình, có kế sách liên hoàn, và rất khó thay đổi khi đã khởi động, khác xa với các mưu lược thông thường. Các nướcTrung Á và Tây Á, hầu như đều đồng thuận sáng kiến này, có cả Kazakhstan, Turkmenistan…Đây là cách Trung Quốc thể hiện sức mạnh kinh tế kết nối các nước tạo lưu thông hàng hóa, dịch vụ, thương mại. Tom Miller 2017, trong nghiên cứu “Giấc mộng Châu Á của Trung Quốc” (China’s Asian dream empire building along the new silk road, Đoàn Duy dịch, TS. Phạm Sĩ Thành hiệu đính, có dẫn lời của Lưu Á Châu, một vị tướng thẳng tính của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc từng gọi Trung Á là “món lễ vật hậu hĩ nhất được trời cao ban cho người Trung Quốc“. Đối với Trung Quốc, Trung Á mang lại nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào, Kazakhstan có nguồn trữ lớn về dầu và uranium. Turkmenistan cung ứng gần phân nữa lượng khí đốt nhập khẩu Trung Quốc và ở đây có tiềm năng to lớn cho việc tăng cường rút lấy nguồn khoáng sản trong khu vực.
Tây Á, Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Đông tầm nhìn và vị trí chiến lược trong chuỗi liên kết này ra sao. Nghiên cứu Thổ Nhĩ Kỳ với ‘Vành đai và Con đường’, bài học gì cho Việt Nam?
Thổ Nhĩ Kỳ nông nghiệp sinh thái điều kiện tự nhiên ảnh hưởng rất lớn đến văn hóa Lưỡng Hà và Ai Cập. Bản đồ văn minh Lưỡng Hà ( phần phủ màu xanh) đã cho thấy L miền đất giữa hai con sông Tigris và Euphrates tạo thành một khu vực đất phì nhiêu, rất thích hợp cho nghề nông. Chất đất ở Lưỡng Hà chủ yếu là đất sét dùng để làm gạch và đồ gốm rất tốt đã tạo nên một sắc thái riêng biệt của nền văn hóa Lưỡng Hà.Thế núi mạch sông của thủ đô Ankara, thành phố Istanbul và Bursa (tây bắc Ankara), Eskişehir và İzmir (tây Ankara ), Sam Sun (bắc Ankara ), Erzurum (đông bắc Ankara, tiền đồn NATO), Antalya và Konya (tây nam Ankara), Mersin và Adana (nam Ankara), Kayseri và Gaziantep (đông nam Ankara) và những vùng phụ cận trên ‘Vành đai và Con đường’ của Thổ Nhĩ Kỳ ở vị trí đặc biệt trọng yếu nối tuyến Vành đai Kinh tế Con đường tơ lụa và Đường hàng hải tại ngã ba Á Âu Phi là rất quan trọng
Văn minh Lưỡng Hà, văn hóa Lưỡng Hà là câu chuyện quen mà lạ. “Một nền văn minh vĩ đại đã hình thành ở Trung Đông từ các khu định cư ở vùng Crescent Màu Mỡ. Nơi an tọa của vị thánh siêu quần, chủ nghĩa siêu thực linh thiêng và chủ nghĩa thực dụng tàn nhẫn. Nơi chúng ta có thể tìm thấy cội nguồn luật pháp, buôn bán, tiền bạc và máu đổ tràn lan. “Vùng đồng bằng Lưỡng Hà” trong loạt phim 52 tập Văn minh Phương Tây. ,,, Nếu bạn đang tìm về cội nguồn, có thể nói rằng nền văn minh Phương Tây khởi nguồn từ nền văn minh Lưỡng Hà châu Á, Văn minh phương Tây ngày nay có nguồn gốc sâu xa trong một lớp bụi dày của lịch sử trãi từ Biển Đen đến vịnh Ba Tư. Mảnh đất tối tăm và đẫm máu, không bao giờ thôi khuấy đảo trong những vị thần, trong những cuộc chiến tranh, trong sự hiếu thắng của chúng ta và cả óc sáng tạo, táo bạo và chủ nghĩa bành trường của mình. Và còn có một chân lý lớn hơn nữa, đó là lịch sử Trung Đông nhiều biến động, với những nền văn minh cổ xưa đã biến đổi và từ đó tưới mát cả nền văn minh phương Tây.ngày nay. GS. Eugen Weber, Giảng viên Lịch sử, Trường Đại học Los Angeles đã nói vậy khi giới thiệu bộ phim Lưỡng Hà.
Người Tây Á, chữ viết Tây Á là một trong những nền văn minh cổ nhất thế giới. “Cùng với nền văn minh Ai Cập, văn minh Sumer là nền văn minh cổ nhất thế giới: từ cuối thiên niên kỷ thứ IV trước công nguyên, ở vùng bình nguyên bên hai con sông Tigris và Euphrates đã hình thành xã hội có giai cấp. Nhưng khác với ở Ai Cập, văn hóa Lưỡng Hà không thuần nhất, tham gia vào việc tạo lập nên nó có những người Sumer là một dân tộc nói thứ ngôn ngữ không thuộc vào bất cứ họ ngôn ngữ nào mà chúng ta đã biết, những ngưới Akkad (Babylon và Assyria) sử dụng một trong những ngôn ngữ Semite cùng họ với tiếng Do Thái cổ, những người Phenician và Ả rập, những người Hurrit sinh sống ở vùng Bắc Mesopotamia và Bắc Syria và nhiều dân tộc khác. Chữ viết ở vùng Lưỡng Hà có lẽ do người Sumer sáng tạo nên. Những người Akkad và sau đó là những dân tộc Tiền Á vay mượn hệ thống chữ viết của họ (văn tự dạng nêm), và nó được sử dụng trong suốt ba thiên niên kỷ, dần dần tiến hóa và hoàn thiện. Như vậy, khi nghiên cứu nền văn học viết bằng văn tự dạng nêm, chúng ta có thể tìm hiểu được con đường hình thành văn học ở những giai đoạn sớm nhất của nền văn minh nhân loại, trong một quá trình hết sức lâu dài” Tác giả V. K. AFANASYEVA đã viết như vậy, PGS.TS. Trần Thị Phương Phương dịch)
Vua thành Lagash Gudea, trị vì vào thời hậu Akkad (thế kỷ XXII tr. CN). nói đến nguyên nhân khiến ông cho xây đền do được vị thần ra lệnh trong giấc mơ định mệnh:
Trong giấc mơ một người bỗng hiện ra
Sừng sững như bầu trời, vĩ đại như mặt đất
Đầu đội vương miện thần linh
Con đại bàng Anzud đậu trên tay
Dưới chân ầm ầm bão tố
Nằm bên trái, bên phải là bầy sư tử
Ngài ra lệnh xây một ngôi nhà
Nhưng ý nghĩa của giấc mơ ta không hiểu.
Khi bình minh ửng sáng phía chân trời, một người đàn bà xuất hiện
Bà là ai, bà là ai?
Đó là mẹ của vua, nữ thần Nanshe
Bà cất lời: Hỡi kẻ chăn chiên!
Ta sẽ giải thích giấc mơ cho con!
Con người sừng sững như bầu trời, vĩ đại như mặt đất
Với vương miện thần linh trên đầu, với đại bàng trên tay
Dưới chân là bão tố, trái phải là sư tử
Đó chính thực là em trai ta Ningirsu
Yêu cầu con xây cho Eninne một ngôi đền.
Rekai Akman trò chuyện với tôi thật nhiều về Thổ Nhĩ Kỳ,đất nước và con người mà với tôi sự lắng đọng hơn cả là nền văn minh Lưỡng Hà tàn lụi và phục hồi thấy rõ trên chính đất nước Thổ như vầng trăng lưỡi liềm và ngôi sao trắng nền đỏ là quốc kỳ Thổ.
“Đại sứ Nguyễn Hồng Thao, thành viên Ủy ban Luật pháp quốc tế (thuộc Liên Hợp Quốc) khi đánh giá vị trí Việt Nam trong tương quan chính trị thế giới và xung quanh sự kiện được thế giới quan tâm nhất trong tuần qua là “1 cuộc bầu cử lịch sử khép lại, rốt cục ta nhìn thấy điều gì?” đã viết “Trong lịch sử 4000 năm dựng nước và giữ nước của mình, Việt Nam đã đứng vững trên đôi chân của mình chứ không phải giành chiến thắng chỉ bằng sự trợ giúp nước ngoài hay để nước ngoài quyết định số phận. Lắng nghe dân, giải quyết hữu hiệu và kịp thời các nguyện vọng của người dân, không bỏ ai lại phía sau, đoàn kết nội bộ, tự lực tự cường, hợp tác quốc tế, luôn làm bạn với các nước nhưng cũng sẵn sàng đập tan mọi âm mưu xâm phạm chủ quyền lãnh thổ và quyền lợi đất nước là các bí quyết không bao giờ cũ để xây dựng và phát triển đất nước. “
Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay với ‘Vành đai và Con đường’ là một câu chuyện dài. Đối thoại nền văn hóa là rất đáng suy ngẫm và bài học sâu sắc, thấm thía cho Việt Nam.
BÀI CA TRƯỜNG QUẢNG TRẠCH Hoàng Kim
Trường Quảng Trạch bên dòng Gianh ấy1 Bao năm rồi biết mấy đổi thay
Công cha nghĩa mẹ ơn thầy
Ân tình bầu bạn vẹn đầy lòng dân.
Trần Đình Côn là thầy Hiệu trưởng
Trường khai sinh 18 tháng 10
Ba Đồn một chín sáu hai (1962)
Cờ đầu giáo dục của thời vàng son.
Trường Quảng Trạch tiếng thơm vang mãi
Bài ca Trường Quảng Trạch tuyệt hay
Bao năm gặp lại hôm nay
Chúng ta chung đọc lời Thầy đầu tiên:
“Trường Quảng Trạch trên miền Quảng Thọ/ Tên trường ta chữ đỏ vàng son/ Tên Tổ Quốc, tên yêu thương / Thơm dòng sữa mẹ quê hương xa gần …” Thầy Trần Đình Côn người Hiệu trưởng đầu tiên Trường Quảng Trạch đã viết bài thơ tuyệt hay giới thiệu về Trường Quảng Trạch, một trường học nổi tiếng của tỉnh Quảng Bình lá cờ đầu địa chỉ xanh toàn ngành giáo dục Việt Nam thời chống Mỹ
Bài ca Trường Quảng Trạch Trần Đình Côn Hiệu trưởng
“Hồi tưởng lại một mùa thu ấy Mấy thu rồi biết mấy đổi thay Khởi công ròng rã tháng ngày Dốc lòng, dốc sức dựng xây trường mình
Vùng cát trắng biến thành ao cá Rừng dương xanh lộng gió vi vu Giếng thơi trong suốt ngọt ngào Cổng trường cao rộng đón chào anh em
Trường Quảng Trạch trên miền Quảng Thọ1 Tên trường ta chữ đỏ vàng son Tên Tổ Quốc, tên yêu thương Thơm dòng sữa mẹ quê hương xa gần
Phòng học mới cửa xanh, ngói đỏ Lá cờ sao trước gió tung bay Tình em, tình bạn, tình thầy Mỗi ngày thêm nặng, mỗi ngày thêm sâu.
Lòng những tưởng khởi đầu vất vả Để năm sau tất cả tiến lên Ai ngờ giặc Mỹ đê hèn Tường vôi tan nát, khói hoen mặt người.
Cuộc sống đã sáng ngời lửa thép Đạn bom nào uy hiếp được ta Cổng trường, mái ngóii, tường hoa Đã thành gạch vụn xót xa hận thù
Đã đến lúc thầy trò sơ tán Xa thị thành về tận xóm thôn Bầu Mây, Phù Hợp, Đồng Dương 2 Trắng trong cồn cát mái trường thêm xinh
Phá trường ngói trường tranh ta dựng Đắp luỹ dày, hầm vững, hào sâu Khiêng bàn, vác gỗ đêm thâu Lưng trời đạn xé, ngang đầu bom rơi.
Nơi Hầm Cối 3 xa vời em đến Qua Khe Sâu 4 đá nghiến nát chân Nhớ khi bụng đói lạc đường Càng căm giặc Mỹ, càng thương chúng mình.
Chí đã quyết hi sinh chẳng quản Lòng đã tin vào Đảng , vào dân Kết liền lưc lượng Công Nông Ghi sâu tình bạn Hải quân anh hùng
Sông Gianh đó vẫy vùng một cõi Thép hạm tàu chói lọi chiến công Đôi ta chiến đấu hợp đồng 5 Vít đầu giặc Mỹ xuôi dòng nước xanh.
Ngày thêm nặng mối tình kết nghĩa Nơi “vườn đào” đất mẹ Phù Lưu 6 Cùng nhau chung một chiến hào Trao quà chiến thắng vui nào vui hơn
Từ ấy đã nghìn đêm có lẽ Có phút nào giặc Mỹ để yên Chất chồng tội ác ngày đêm Lửa thù rực cháy đốt tim muôn người
Ôi những cảnh rụng rời thê thảm Mái nhà tranh giáo án thành tro Mẹ già, anh chị, em thơ Xương bay, thịt nát, cửa nhà tan hoang
Lớp học đó chiến trường em đó Nín đi em hãy cố học chăm Giành điểm bốn, giành điểm năm Ấy là diệt Mỹ chiến công hàng ngày.
Đã có bạn có thầy giúp đỡ Khó khăn nào lại khó vượt qua Miếng khi đói gói khi no Lưng cơm hạt muối giúp cho bạn nghèo
Thương em cảnh gieo neo mẹ mất Lại cha già giặc giết hôm qua Tình thầy tình bạn tình cha Ấy là tình Đảng thiết tha mặn nồng.
Có những lúc đêm đông giá rét Thầy bên em ai biết ai hay Hầm luỹ thép, ngọn đèn khuya Mùa đông sưởi ấm, mùa hè mát sao.
Nào Văn học lại nào Toán Lý Giảng cho em nhớ kỹ từng lời Cho em học một biết mười Cho em học chóng nên người tài cao
Dắt em tận năm châu bốn biển Mắt nhìn xa nghĩ đến mai sau Đây Lạng Sơn đó Cà Mau Giang sơn hùng vĩ, địa cầu lừng danh
Đưa em lên sao Kim sao Hoả Để em nhìn cho rõ nước ta Hiểu ngày nay, hiểu ngày xưa Hùng Vương, Nguyễn Trãi gần là Quang Trung
Em càng hiểu anh hùng thời đại Có Bác Hồ chỉ lối ta đi Dù địch phá, dù gian nguy Trường ta vững lái cứ đi cứ về
Tuổi thanh niên sơ gì việc khó Khó khăn nhiều tiến bộ càng nhanh Đã nuôi chí lớn ắt thành Có thầy, có bạn, có mình, có ta.
Thiếu phấn viết làm ra phấn viết Sách giáo khoa ta chép thâu đêm Sản xuất kết hợp học hành Như chim đủ cánh cất mình bay cao.
Ruộng tăng sản bèo dâu xanh biếc Cấy thẳng hàng buốt thiịt xương đau Độ pH cách trừ sâu Chiêm mùa sau trước trước sau khác gì.
Sổ tay đó em ghi phân bón Ước mơ sao năm tấn thành công Bốn mùa Xuân Hạ Thu Đông Bức tranh tuyệt đẹp ruộng đồng bao la
Những đêm sáng trăng ngà trong suốt Vút lên cao thánh thót lời ca “Hoa Pơ lang” 7 ấy bông hoa Tây Nguyên đẹp nhất thiết tha gửi lời “Nổ trống lên rừng núi ơi” 8 “Bài ca may áo” 9 “Mặc người dèm pha” 10
Thân múa dẽo kết “Hoa Sen” 11 trắng Giữa hội trường rực sáng đèn xanh Tưởng chừng lạc đến cảnh tiên Tưởng chừng thiếu nữ ở miền Thiên Thai.
Ai biết đó con người nghèo khổ Con Công Nông bỗng hoá thành tiên Rũ bùn em bước đi lên Bùn tanh mà đã lọc nên hương trời.
Trường ta đó ấy nơi rèn luyện Mấy năm qua bao chuyện anh hùng Ngày xưa Phù Đổng Thiên Vương Ta nay lớn mạnh phi thường lạ chưa?
Trong chiến đấu xông pha diệt Mỹ Lập công đầu dũng sĩ tiền phương Liên Xô, Tiệp Khắc, Ba Lan Châu Âu châu Á từ trường mà ra
Dù ở tận Cu Ba châu Mỹ Vẫn ngày đêm suy nghĩ về ta Dù cho ở lại quê nhà Xóm thôn xã vắng vẫn lo sớm chiều
Lo nước đủ phân nhiều lúa tốt Cảnh ruộng đồng hợp tác vui thay Mỗi khi bưng bát cơm đầy Dẽo thơm một hạt nhớ thầy năm xưa
Ôi có những phút giờ sung sướng Là những khi cờ Đảng trao tay 12 Anh em bè bạn sum vầy Tiếng cười xen tiếng vỗ tay kéo dài
Có những lúc nghe đài Hà Nội Vang truyền đi thế giới gần xa Tin trường ta, tin chúng ta Hả lòng, hả dạ ưóc mơ nào bằng
Có những lúc báo Đoàn báo Đảng Đăng tin trường khai giảng thành công Tin một năm, tin ba năm Như luồng gió mới lửa hồng bùng lên
Trên màn bạc giữa nền ánh điện Phim trường ta chiếu rạng khắp nơi 13 Châu Âu châu Mỹ xa xôi Năm câu bốn biển rõ mười tin vui
Hay biết mấy xem người trong ảnh Ta xem ta xem cảnh trường ta Này hầm, này luỹ, này nhà Kìa thầy kìa bạn kìa là xã viên
Phù Lưu đó ruộng liền thẳng cánh Bầu Mây đây đúng cảnh trong phim Sáng bừng như mặt trời lên Chói ngời như một niềm tin tuyệt trần.
Chào 68 mùa xuân tuyệt đẹp Cả trường đang vang nhịp tiến công Đón xuân với cả tấm lòng Đầy trời lửa đạn súng giòn chào ta
Duyên thiên lý một nhà sum họp Người tuy đông mà một lòng son Nào khách quý nào tri âm Bốn phương quy tụ xa gần về đây
Thời gian hỡi dừng ngay cánh lại Giờ vui ơi xin hãy khoan thai Rượu nồng chưa uống mà say Bữa ăn quên đói, chuyện dài thâu canh
Vui gặp chị gặp anh thân thiết Chuyện xa gần khôn xiết nói sao Yêu nhau xin nhớ lời nhau Thù chung đã nặng càng sâu thù nhà
Con khôn lớn mẹ cha đẹp mặt Trường vững vàng Đảng ắt mừng vui Cờ hồng bạn lại trao tay 14 Phất cao cho đến tầng mây xa vời
Sức ta ước chọc trời khuấy nước Khó khăn nào chặn bước ta đi Mỗi năm xuân đến một thì Xuân này hơn hẵn mấy kỳ xuân qua.
Có nghe chăng Bác Hồ ra lệnh “Tiến lên toàn thắng ắt về ta” Tiến lên giành lấy tự do Tiến lên giành lấy thời cơ diệt thù
Hồi tưởng lại những mùa thu ấy Bao ngày qua biết mấy buồn vui “Đắng cay nay mới ngọt bùi Đường đi muôn dặm đã ngời mai sau”
Lời Bác dạy ghi sâu trong dạ Ngọn đèn pha chiếu toả muôn nơi Trang sách rộng nghĩa đường đời Học hành kết hợp nên người tài ba
Nay sum họp mai đà li biệt Tiễn người đi lại tiếp người vào Kể sao vui sướng dạt dào Người sao vương vấn ra vào băn khoăn
Đã vì Đảng vì Dân vì Nước Tiến lên đi nhanh bước tiến lên Lòng thầy luôn ở bên em Đường lên sao Hoả, sao Kim xa gì?
Đi đâu cũng hướng về Quảng Trạch Cũng có ngày gặp mặt các em Nhắc bao kỷ niệm êm đềm Báo công ghi tiếp nên thiên sử vàng …“
*
Trường tỏa sáng nhân văn nét đẹp
Nôi luyện rèn bao lớp học sinh
Bao người vì nước hiến dâng
Bao người bình dị chân thành thủy chung.
Phạm Ngọc Căng là thầy Hiệu phó
Chốn đôi quê Thanh Hóa Quảng Bình
Tám mươi vẫn nặng ân tình
Bồi hồi nhớ lại, đinh ninh dặn dò:
“Ta gặp nhau từ lúc tóc còn xanh. Nay tìm lại thì đầu đã bạc. Để nhớ một thời cùng toàn dân đánh giặc. Gian khổ chất chồng, mất mát đau thương. Bốn mươi năm thầy bạn tỏa muôn phương. Nay ôn lại thầy trò thời chống Mỹ. Trăm khuôn mặt anh chị nào cũng quý. Bình dị, chân thành, tình nghĩa, thuỷ chung. Nét đẹp quê hương Quảng Trạch anh hùng”.
Trường Quảng Trạch âm vang tiếng dội
Quách Mộng Lân bài hát thật hay
Lời ca ấm áp một thời
Lắng sâu cảm xúc, tình đời tỏa hương:
“MỜI GHÉ THĂM TRƯỜNG EM Nhạc và lời: Quách Mộng Lân
Ai về Quảng Lưu mời ghé thăm trường em Lớn lên trong những ngày vui đánh Mỹ Trường của em theo tiếng gọi Bác Hồ Lớp học là chiến trường, học sinh là chiến sĩ Ôi mái trường đẹp xinh Bao năm trường dạy ta khôn lớn Có thầy có bạn ngày đêm chan chứa bao tình
Ai về Quảng Lưu mời ghé thăm trường em Gió reo vui hát bài ca chiến thắng Ruộng phì nhiêu năm tấn hạt thóc vàng Sống vui với xóm làng Trường ta thêm gắn bó Đây mái trường của ta Bao năm trường day ta khôn lớn Muôn hạt giống đỏ rồi đây Đi khắp mọi miền dựng xây Tổ quốc.”
*
“VỀ QUẢNG TRẠCH Võ Huy Cát (Vĩnh Phúc) … Sách giáo khoa anh chép mấy đêm thâu Mà từng bản thấm mồ hôi trí tuệ Đồ dạy học biến từ không thành có Từ mảnh bom vỏ đạn quân thù
Có thầy giáo lội băng đồng đến lớp Nỗi cảm thông thầm kín trong lòng Vừa hôm qua đi bới hầm chữa cháy Soạn xong bài vừa lúc hừng đông
Có thầy giáo cùng các em tâm sự Cảnh nhà neo mẹ giặc giết hôm qua Một lon gạo thấm tình người đồng chí Một lời khuyên ấm tình bạn chan hoà
Có em học điểm năm chen cọc sổ Chiều lại về làm cán bộ thông tin Chòi phát thanh tiếng em vang xóm ngõ Những chiến công lừng lẫy hai miền
Quảng Trạch ơi kể làm sao hết được Những chiến công của những người con Trên đất anh hùng hôm trước đạn bom Mà sáng dậy vẫn cười vui đến lớp
Anh đứng đó mái trường tranh mới lợp Trái tim sôi máu nóng hờn căm Mười tám đôi mươi hay tuổi trăng rằm Mang sức trẻ cùng toàn dân cứu nước
Quảng Trạch ơi đường vào đó bao xa Cầu phá mấy chuyến phà anh nhỉ Cho tôi gửi bài thơ tặng người đồng chí Dưới mái trường xanh đang ươm những mầm hoa
Dưới mái trường tranh đang cứu nước cứu nhà.”
EM ƠI CAN ĐẢM LÊN Nguyễn Khoa Tịnh gửi em Kim
Thầy ước mong em noi gương Quốc Tuấn
“Đọc thơ em, tim tôi thắt lại Lòng nghẹn ngào, nước mắt chảy rưng rưng Nửa xót xa nhưng nửa lại vui mừng Xót xa vì đời em còn thơ dại Mới tuổi thơ mà cuộc đời đầy khổ ải Mới biết cười đã phải sống mồ côi Như chiếc thuyền giữa biển tự trôi Như chiếc lá bay về nơi vô định “Bụng đói” viết ra thơ em vịnh:
“Cơm ngày một bữa sắn trộn khoai Có biết lòng ta bấy hỡi ai? Vơi vơi lòng dạ, cồn cào bụng Kể chi no đói, mặc ngày dài”
Phải! Kể chi no đói mặc ngày dài Rất tự hào là thơ em sung sức Rất tự hào là em tôi đầy nghị lực Đã hiển lộ mình qua “Cái chảo rang”
“Trung dũng ai bằng cái chảo rang Lửa to mới biết sáp hay vàng Xào nấu chiên kho đều vẹn cả Chua cay mặn ngọt giữ an toàn Ném tung chẳng vỡ như nồi đất Quăng bừa xó bếp vẫn nằm ngang Tốt đẹp đâu cần danh tiếng hão Bạn cùng lửa đỏ, nóng chang chang”
Phải! Lửa to mới biết sáp hay vàng! Em hãy là vàng, Mặc ai chọn sáp! Tôi vui sướng cùng em Yêu giấc “Ngủ đồng” Hiên ngang khí phách:
“Sách truyền sướng nhất chức Quận công Ta sướng khi ra ngủ giữa đồng Lồng lộng trời hè muôn làn gió Đêm thanh sao sáng mát thu không Nằm ngửa ung dung như khanh tướng Lấy mấy vần thơ tỏ nỗi lòng Tinh tú bao quanh hồn thời đại Ngủ đồng khoan khoái ngắm gương trong”
Tôi biết chí em khi “Qua đèo Ngang” Ung dung xướng họa với người anh hùng Đã làm quân thù khiếp sợ:
“Ta đi qua đèo Ngang Cũng gặp Người trèo qua núi hiểm Đỉnh dốc chênh vênh Xe mù bụi cuốn Có lẽ thiên nhiên đã định bao giờ Một dãy Hoành Sơn bát ngát trận đồ Điệp điệp núi cao Trùng trùng rừng thẳm. Người thấy Súng gác trời xanh Gió lùa biển lớn Nông dân rộn rịp đường vui Thanh Quan nàng nhẽ có hay Cảnh mới đã thay cảnh cũ. Ta hay Máu chồng đất đỏ Mây cuốn dặm khơi Nhân công giọt giọt mồ hôi Hưng Đạo thầy ơi có biết Người nay nối chí người xưa
Tới đây Nước biếc non xanh Biển rộng gió đùa khuấy nước Đi nữa Đèo sâu vực thẳm Núi cao mây giỡn chọc trời
Nhớ thù nhà, luống thẹn làm trai Thương dân nước, thà sinh phận gái “Hoành Sơn cổ lũy” Hỏi đâu dấu tích phân tranh? Chỉ thấy non sông Lốc cuốn, bốn phương sấm động.
Người vì việc nước ra đi Ta muốn cứu dân nên thăm trận thế Điều không hẹn mà xui gặp mặt Vô danh lại gặp hữu danh Cuộc đời dài ắt còn sẽ gặp nhau Nay hội ngộ giữa đỉnh cao trời đất Anh em ta ngự trên xe đạp Còn Người thì lại đáp com măng Đường xuyên sơn Anh hùng gặp anh hùng Nhìn sóng biển Đông Như ao trời dưới núi.
Xin kính chào Bậc anh hùng tiền bối Ta ngưỡng mộ Người Và tỏ chí với non sông Mẹ hiền ơi! Tổ Quốc ơi! Xin tiếp bước anh hùng!”
Hãy cố lên em! Noi gương danh nhân mà lập chí Ta với em Mình hãy kết thành đôi tri kỷ ! Đất Quảng Trạch này đâu kém Nam Dương Tôi tự hào bài “Tỏ chí” của em:
“Quốc Tuấn ngày xưa chí vững bền Thù nhà, nợ nước chẳng hề quên Đến bữa quên ăn, đêm quên ngủ Thương dân, yêu nước quyết báo đền Văn hay thu phục muôn người Việt Võ giỏi kinh hồn lũ tướng Nguyên Mươi năm sau nữa ơi ông Tuấn Nối chí ông, nay cháu tiến lên!”
Tôi thương mến em Đã chịu khó luyện rèn Biết HỌC LÀM NGƯỜI ! Học làm con hiếu thảo. Mười lăm tuổi đã “Tập làm thầy giáo”
“Vui gì hơn buổi đầu làm thầy giáo Của lớp vở lòng đất mẹ yêu thương Trưa nắng luyến các em cùng đến lớp Giọng líu lo như chim hót ven đường.
Đứng trước các em tuổi nhỏ đáng yêu Mà đã tưởng tới bao nhiêu người lớn Nghe em đọc giọng thanh thanh dễ mến Mà đã nghe đất nước xuyến xao mình!”
Tổ Quốc đang chờ em phía trước. Em ơi em, can đảm bước chân lên !
Bài ca Trường Quảng Trạch thân thiết yêu thương Ghi chú của thầy Trần Đình Côn
1) Trường Quảng Trạch đóng ở xã Quảng Thọ từ 9/1962- 6/1965, dựng trường ngày 18 tháng 10 năm 1962 (Trường khai hiệu cùng ngày Đại học Heidelberg khai hiệu ngày 18 tháng 10 năm 1386, đó là trường đại học lâu đời nhất của Đức, theo CNM365, HK) 2) Bầu Mây, Phù Hợp, Đồng Dương là những tên đất, tên làng trường sơ tán từ 1965 đến 1968. (Thuở chiến tranh ác liệt có Trường cấp 3 Bắc Quảng Trạch và Trường Cấp 3 Nam Quảng Trạch, địa danh sơ tán và chuyển đổi tên trường tuy có biến động theo thời gian nhưng sau này quy tụ chung một nôi chung tại thị xã Ba Đồn là Quảng Trạch cũ) 3) Tên rú nơi các em đi lấy gỗ 4) Tên khe nơi các em đi qua 5) Trận chiến đấu hợp đồng giữa Trường và đơn vị kết nghĩa Hải quân sông Gianh 6) Nơi làm lễ kết nghĩa giữa ba đơn vị 11/1965 7, 8, 9, 10) Tên các ca khúc mà các em thường hát 11) Điệu múa truyền thống của Trường 12) Lễ tiếp nhận lần thứ nhất Cờ Lao động XHCN của Hội đồng Chính phủ trao tại Cao Mại ngày 30/8/1967 13) Bộ phim Trường Quảng Trạch do nhà quay phim Ma Văn Cường dựng 5/12/1965 14) Lễ trao tặng lần thứhai Cờ Lao động XHCN của Hội đồng Chính phủ và Bằng Khen của Tổng Công Đoàn tại Phù Lưu ngày 4/1/1968
Kính tặng Thầy Nguyễn Khoa Tịnh cùng qúy Thầy Cô Trường cấp ba Bắc Quảng Trạch, Quảng Bình
Thầy khoan thai bước lên bục giảng
Giờ học cuối cùng “Tổng kết sử Việt Nam”
Tiếng Thầy ấm trong từng lời nói
Như muốn truyền cho các em
Tất cả những niềm tin
Đôi mắt sáng lướt nhìn toàn bộ lớp
Thầy có dừng trên khuôn mặt nào không
Thầy có tin trong lớp còn ngồi học
Vẫn có em nung nấu chí anh hùng?
Các em hiểu những gì
Trong tim óc người Thầy
Mái tóc đà điểm bạc
Em biết Thầy tâm huyết rất nhiều
Trên mười năm dạy học
Luôn tìm kiếm những người
Có chí lớn
và tấm lòng yêu nước
thương dân
Mười năm
Thước đo thời gian
Dài như cả nỗi đau chia cắt
Sương bạc thời gian phôi pha mái tóc
Hẵn nhiều đêm rồi Thầy nhớ Ức Trai xưa?
Mười năm
Trang lòng, trang thơ
Nhớ tráng sĩ Đặng Dung đêm thanh mài kiếm
Ôi câu thơ năm nào giữa lòng Thầy xao xuyến
“Anh hùng lỡ vận ngẫm càng cay”
Mười năm
Con số thời gian
Đo lòng Thầy nhớ miền Nam tha thiết
Em tin trong lòng Thầy
Luôn âm ỉ cháy lửa lòng yêu nước
Thầy có ngờ rằng trong lớp
Có người trò nghèo
Chí muốn nối Ức Trai
“Dẫu đất này khi thịnh khi suy
Song hào kiệt đời nào cũng có”
Thầy không tự ví mình là Lưu Bị
Mong mỏi kiếm tìm Gia Cát Khổng Minh
Nhưng lòng Thầy cháy bỏng một niềm riêng
Khao khát người tài giúp dân giúp nước
Sông núi nước Nam khí thiêng hun đúc
Đất Quảng Trạch này liệu giống Nam Dương
Có nông phu ham học, chăm làm
Mà thao lược chuyển xoay vận Hán
Ôi sử sách cổ kim bao nhiêu gương sáng
Học sử ai người biết sử để noi?
“Lịch sử dân tộc mình
Những năm bảy mươi
Các em sẽ là người viết tiếp
Điểm theo thời gian
Truyền thống ông cha xưa
Oanh liệt vô cùng”
Tiếng Thầy thiết tha
Truyền nguồn cảm xúc
Các em uống từng lời
Lắng nghe từng chữ
Lời tâm huyết thấm sâu vào lòng em:
“Nung gan sắt để dời non lấp bể”
Em đã tìm được trong Thầy
Một người anh
Một người đồng chí
Em vững tin trong sự nghiệp cứu dân
Hẵn có lòng Thầy luôn ở bên em!
Thầy nói nhiều về Việt Nam thân yêu
Dựng nước gian nan, người dân còn khổ
Mắt Thầy thiết tha quá chừng
Làm em mãi nhớ
Thầy truyền cho chúng em niềm tin
Đạo làm người, lòng yêu nước
Em càng thấm thía vô cùng
Vì sao những người có tâm huyết ngày xưa
Những Chu Văn An, Nguyễn Bỉnh Khiêm,
Nguyễn Thiếp, Phan Châu Trinh, …
Đều yêu nghề dạy học.
Tổ Quốc cần, gọi em về phía trước
“Em ơi em, can đảm bước chân lên!”
Em sẽ khắc trong lòng
Những lời dạy đầu tiên!