Trang chủ NLU| KhoaNôngHọc| Mụclục Hoàng KimLong| Tình yêu cuộc sống | CNM365| Khát khao xanh | Dạy và học | Cây Lương thực | FoodCrops| HK1| HK2| HK3| HK4| HKWiki| Violet| FAOSTAT| ThốngkêVN | ThờitiếtVN|
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 2988
Toàn hệ thống 6958
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

 

Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc


TÌNH YÊU CUỘC SỐNG

THUNG DUNG
Nguyễn Bỉnh Khiêm, ...


DẠY VÀ HỌC
Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận


Khoa Nông Học  
Những nhà khoa học xanh,
http://foodcrops.vn


Norman Borlaug
Lời Thầy dặn

Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.


Thông tin Cây Lương thực
 Lúa, Ngô, Sắn, Khoai lang
Nông trại và Hệ thống Canh tác
http://foodcrops.vn
FOOD CROPS
CÂY LƯƠNG THỰC
  



Tình yêu cuộc sống
Thông tin chuyên đề chọn lọc

Science Daily

KHÁT KHAO XANH
HOÀNG KIM
CNM365

Luôn làm mới kiến thức của bạn !



Bút tích NB gửi HK và
Những tư liệu quý về 
GS.TS. Norman Borlaug

Lối vào Phong Nha

 


HOÀNG KIM
NGỌC PHƯƠNG NAM
CHÀO NGÀY MỚI

DẠY VÀ HỌC
CÂY LƯƠNG THỰC
FOOD CROPS



THƯ VIỆN NGHỀ LÚA
Thư viện Khoa học Xã hội





Cassava in Vietnam



A New Future for Cassava in Asia

On-line: Cassava in Asia
(Tải tài liệu PDF tại đây)


 

KimFaceBook
KimYouTube

KimLinkedIn

Songkhongtubien

KIMYOUTUBE. Video nhạc tuyển Sóng không từ biển (xem tiếp).



GỬI THƯ ĐIẾN TỬ VÀ
LIÊN KẾT TRỰC TUYẾN

hoangkimvietnam@gmail.com 
hoangkim@hcmuaf.edu.vn  
TS. Hoàng Kim

http://foodcrops.vn
http://vi.gravatar.com/hoangkimvn
http://en.gravatar.com/hoangkimvn

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  TS. Hoàng Kim

 

CHÀO NGÀY MỚI 2 THÁNG 6
Hoàng Kim

CNM365 Tình yêu cuộc sống Tỉnh thức; Một công án kỳ lạ; Thầy nghề nông chiến sĩ; Giấc mơ thiêng cùng Goethe; Ngôi sao mai chân trời; Ngày 2 tháng 6 Quốc khánh Ý Nước cộng hoà ngày 2 tháng 6 năm 1946 đã thực hiện trưng cầu dân ý và ngày này trở thành ngày quốc khánh Ngày 2 tháng 6 năm 1953, Elizabeth II tiến hành nghi lễ đăng cơ làm Nữ vương, đây là sự kiện quốc tế lớn đầu tiên được phát trên truyền hình. Nữ Hoàng Anh Elizabeth II sinh  ngày 21 tháng 4 năm 1926 là đương kim Nữ vương của 16 Vương quốc Thịnh vượng chung bao gồm Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, Canada, Úc, New Zealand, Jamaica, Barbados, Bahamas, Grenada, Papua New Guinea, Quần đảo Solomon, Tuvalu, Saint Lucia, Saint Vincent và Grenadies, Antigua và Barbuda, Belize và Saint Kitts và Nevis. Bà đứng đầu các triều đình riêng rẽ và ngang nhau, thực hiện các nhiệm vụ cho mỗi quốc gia mà bà là nữ nguyên thủ, cũng như đóng vai trò là Người đứng đầu Khối Thịnh vượng chung các Quốc gia, Lãnh đạo tối cao Giáo hội Anh, Công tước xứ Normandie, Lãnh chúa Đảo Mann. Quyền lực của bà về lý thuyết là rất lớn, tuy nhiên trên thực tế theo quy ước, bà hiếm khi can dự vào các vấn đề chính trị. Bài chọn lọc ngày 2 tháng 6: Tỉnh thức; Một công án kỳ lạ; Thầy nghề nông chiến sĩGiấc mơ thiêng cùng Goethe; Ngôi sao mai chân trời; Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-2-thang-6/

TỈNH THỨC
Hoàng Kim

Thầy nghề nông chiến sĩ
Giấc mơ lành yêu thương
Cây Lương Thực, Tỉnh thức
CNM365 Tình yêu cuộc sống

Ngày Tam Hợp nhớ bạn

TRƯỜNG TÔI NÔI YÊU THƯƠNG
Hoàng Kim

Về Trường để nhớ thương

Đại học Nông Lâm thật thích
Bạn thầy vui thật là vui
Sân Trường giảng đường ấm áp
Đường xuân phơi phới tuyệt vời

Hình như mọi người trẻ lại
Hình như người ấy đẹp hơn
Hình như tre già măng mọc
Nắng mai soi giữa tâm hồn.

Thầy bạn trong ngoài thiện nguyện
Về Trường chia sẻ động viên
Trang sách trang đời lắng đọng
Yêu thương bao cuộc đời hiền

Thầy ơi hôm nay chưa gặp
Lời thương mong ước bình an
Tình khúc Nông Lâm ngày mới
Sức xuân Tự nguyện Lên đàng

MỘT CÔNG ÁN KỲ LẠ
Hoàng Kim

Thầy Nguyễn Lân Dũng. Ấn tượng sâu sắc nhất của tôi khi viết “Nguyễn Du trăng huyền thoại” nhờ công án kỳ lạ “Vinh quang nghề Thầy”, “Linh Nhạc thương người hiền” trải suốt mười năm (2011-2021) kể từ khi thầy tặng sách quý, với câu chuyện lạ “Nguyễn Du nửa đêm đọc lại“; “Nguyễn Du và đền cổ Trung Liệt“. Tôi noi gương sáng và lời khuyến khích tâm đắc của Thầy để đúc kết “Lê Quý Đôn tinh hoa” “Dẫu có bạc vàng trăm vạn lượng. Không bằng kinh sử một vài pho”. Tôi viết “Minh triết Hồ Chí Minh” lại nhớ về bài Thầy viết “Bác Hồ với thế giới tâm linh“. Dạy và học mỗi ngày của tôi là chịu ảnh hưởng lớn của tinh hoa “Vinh quang nghề Thầy”.

Nhớ
Thầy Nguyễn Lân Dũng, tôi ám ảnh năm câu hỏi của một công án kỳ lạ 1) Nguyễn Du có phải là Từ Hải hay không? 2) Thầy Nguyễn Lân Dũng đọc sách Hoàng Tuấn Công sẽ viết gì? 3) Vì sao Chủ tịch Hồ Chí Minh với vua Bảo Đại và Thủ tướng Trần Trọng Kim không thể có được thỏa hiệp hợp tác khi hình thành nước Việt Nam mới? 4) Gia tài tinh thần thầy cô Nguyễn Lân Nguyễn Thị Tề trao truyền lại cho gia tộc mà thầy Nguyễn Lân Dũng đã đúc kết năm điểm? 5) Bài học tinh hoa của “Vinh quang nghề Thầy”?

ĐỌC ‘VINH QUANG NGHỀ THẦY

1
Năm 2011, tôi tình cờ biết được một câu chuyện riêng, rất đau lòng và thương tâm của gia tộc thầy Nguyễn Lân Dũng. Ông nội của thầy Nguyễn Lân Dũng với vợ bác hai Nguyễn Văn Phượng và mười người thợ của gia đình bác hai thầy Dũng đều đã bị cháy thiêu tại một tai nạn pháo bông. Xưởng pháo bị nổ sau bữa tiệc cuối năm, vào ngày 23 tháng Chạp năm Mậu Thìn (1928) khi công nhân đang ngủ, chắc họ đã đụng vào ngọn đèn dầu tây cạnh đấy và đèn bị đổ nên lửa đã bắt vào pháo để đấy ở tầng dưới, khi ông nội thầy Dũng ngủ trên gác, vừa xuống tới cầu thang cũng tắt nghỉ. Sau này, lúc gần ngày Chạp mộ, tôi ghé thăm trang Thầy Nguyễn Lân Dũng
http://nguyenlandung.vn102.space/ lúc thầy đã là lão làng tốt tính quen thuộc ở Xóm Lá, thì tôi được thầy Dũng đồng cảm tặng sách “Vinh quang nghề Thầy” ,soi tỏ nhiều chi tiết thời vận mà tôi sẽ xin nói rõ hơn trong sự luận bàn ‘Một công án kỳ lạ’ ở phần sau.

2

Đọc “Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Lân ‘Bay trên tấm thảm dệt bằng vải gai’ của tác giả Võ Thị Hảo, báo Gia đình và xã hội số 96 (406) ngày 12 tháng 8 năm 2003, tôi bùi ngừi tự hỏi không biết có những ai đã để ý và dừng lại rất lâu, thật lâu tại ba trích đoạn này 1) “Người vợ hiền ấy (bà Nguyễn Thị Tề sinh năm 1915, mất năm 1993), 4 tháng trước khi từ bỏ cõi đời, ở tuổi 79, đã tự tay rút chỉ thêu một chiếc gối tặng ông. Gối đơn. Vì bà đi trước. Lời trối trăng trước lúc tạ thế, nói đủ cho cô con dâu đã sống cùng ông bà hơn hai chục năm nghe “Con nhớ ở lại chăm sóc ông cho mợ”. Với chiếc gối độc nhất, để giữ lại hơi ấm của bà, sau 5 năm cặm cụi, một cuốn từ điển, công trình ‘vĩ mô’ cuối cùng trong đời, hôm nay, Giáo sư Nguyễn Lân đã thanh thản trên đường về với hiền thê. Trên ‘tấm thảm gai’ của hàn sĩ”:2) Cả nhà đều làm nghề giáo. Nhưng trong những phiên chợ giáo dục hỗn mang, hoạt báo , vô lương, không có họ. “Hôm nay là ngày giỗ bác cả Trình. Nhờ bác mà ba và các con mới được như ngày hôm nay. Ba là con thứ 17 trong nhà , sinh ra đã ‘tiên thiên bất túc’, nhà nghèo, mẹ mất sớm, may nhờ có bác cả Trình nuôi ba như con, cho ăn, cho học, cho chữa bệnh… Ơn này, ba và các con cháu không bao giờ quên“; 3) “Cả đời, với nếp sống thanh bạch của một hàn sĩ, với tinh thần làm việc và ý chí cũng như công tích của một nhà sư phạm có nhân cách lớn, cụ Nguyễn Lân đã kiên trì chống chọi lại thói ăn xổi ở thì, xa lánh cáí “QUẦNG SÁNG PHÙ PHIẾM CỦA PHÁO BÔNG”, (HK in đậm để ghi nhớ dạy và học), không lợi dụng vị trí và các mối quen biết để trục lợi….”. Ngày ấy, tới gần tới dịp Chạp mộ, tôi lại nhớ tới ngày 23 tháng Chap năm Mậu Thìn (1928), ngày tai họa pháo bông thương tâm ập xuống ngôi nhà lương thiện của Thầy.

3

“Vinh quang nghề Thầy” thấm thía nhất, sâu sắc nhất, thương yêu nhất trong lòng tôi với sự kính trọng, ngưỡng mộ là thầm lặng đọc đi đọc lại nhiều lần, để tỉnh thức noi gương sáng người hiền, soi thấu những bài học quý “Vĩnh biệt Cha yêu quý” trong “Ba của chúng con”

Đó là tấm gương về lòng tin, tin ở chính mình, tin ở sự nghiệp vẻ vang của dân tộc, tin ở lẽ phải, ở chính nghĩa, tin ở tất cả những người lương thiện sống quanh ta.

Đó là tấm gương về lòng hiếu học và ý chí phấn đấu học tập suốt đời để không ngừng làm giàu kiến thức cho mình và dùng kiến thức ấy để cống hiến cho xã hội.

Đó là tấm lòng nhân ái, yêu đời, yêu người, vị tha, khoan dung dành cho những người sống quanh mình. Ba luôn xót thương cho những số phận bất hạnh, luôn luôn cảm thông cho những lỗi lầm do ít kinh nghiệm hoặc thiếu kiến thức. Nhưng Ba lại là người hết sức bất bình với những hành vi tham lam, vị kỷ, dối trá, lọc lừa, vô đạo đức. Ba căm ghét sự lợi dụng chức quyền , làm giàu bất chính, bắt nạt dân lành, dối trên lừa dưới.

Đó là tấm gương về nếp sống giản dị, tiết kiệm, không màng công danh phú quý, không chuộng hình thức, luôn khiêm nhường và quý trọng sức lao động của người khác.”

(còn nữa…)



(*) Tiếp theo Bài 1:
Thầy Nguyễn Lân Dũng

THẦY NGUYỄN LÂN DŨNG
Hoàng Kim

Thầy Nguyễn Lân Dũng là người Thầy đức độ, trí tuệ bách khoa thư, người thầy giỏi giáo dục sinh học.Tôi có ba ghi chép nhỏ về Thầy đối với một bài học lớn: 1) Một gương sáng người Thầy; 2) Một nếp nhà văn hóa; 3) Một công án kỳ lạ.
Thầy Nguyễn Lân Dũnghttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/thay-nguyen-lan-dung/

Bài viết này tôi xin được tỏ lời biết ơn chân thành, thầm lặng, ân tình, kính trọng Thầy. Ấn tượng sâu sắc nhất của tôi khi viết “
Nguyễn Du trăng huyền thoại” nhờ công án kỳ lạ “Vinh quang nghề Thầy”, “Linh Nhạc thương người hiền” trải suốt mười năm (2011-2021) kể từ khi thầy tặng sách quý, với câu chuyện lạ “Nguyễn Du nửa đêm đọc lại“; “Nguyễn Du và đền cổ Trung Liệt“. Tôi noi gương sáng và lời khuyến khích tâm đắc của Thầy để đúc kết “Lê Quý Đôn tinh hoa” “Dẫu có bạc vàng trăm vạn lượng. Không bằng kinh sử một vài pho”. Tôi viết “Minh triết Hồ Chí Minh” lại nhớ về bài Thầy viết “Bác Hồ với thế giới tâm linh“. Dạy và học mỗi ngày của tôi là chịu ảnh hưởng lớn của tinh hoa “Vinh quang nghề Thầy”.

MỘT GƯƠNG SÁNG NGƯỜI THẦY

Giáo sư Nguyễn Lân Dũng sinh ngày 29 tháng 9 năm 1938. Thầy Nguyễn Lân Dũng là con thứ ba của nhà giáo nhân dân Nguyễn Lân và cụ bà Nguyễn Thị Tề. Nơi sinh của Thầy ở xã Ngọc Lập, huyện Mỹ Hào, nay là phường Phùng Chí Kiên, thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên. Vợ của thầy Nguyễn Lân Dũng là cô Nguyễn Kim Nữ Hiếu, đại tá, phó giáo sư tiến sĩ, thầy thuốc nhân dân, nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Quân y 108, là con gái của giáo sư tiến sĩ Nguyễn Văn Huyên và cụ bà Vi Kim Ngọc. Giáo sư tiến sĩ Nguyễn Văn Huyên từng làm Bộ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục của Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà từ năm 1946 đến năm 1975. Bà Vi Kim Ngọc là cháu của quan tổng đốc Vi Văn Định, một danh thần thời nhà Nguyễn. Địa chỉ nơi ở hiện nay của thầy Nguyễn Lân Dũng tại số 1 Trần Thánh Tông, Hà Nội. Điện thoại 0903 428308. Thầy công việc thường ngày, gần như trọn đời, là giảng day và nghiên cứu. Sở trường của Thầy là làm “Người của công chúng”. Ngôn chí Thầy yêu thích là câu cách ngôn: Sống khỏe, chết nhanh, ít của để dành, nhiều người thương mến.

Thầy Nguyễn Lân Dũng là giáo sư tiến sĩ sinh học, nhà giáo nhân dân Việt Nam. Thầy giảng dạy nghiên cứu tại Viện Vi sinh vật và Công nghệ Sinh học thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội. Thầy Nguyễn Lân Dũng là một trong những nhà sinh học hàng đầu Việt Nam, nổi tiếng với di sản lắng đọng ‘Tài nguyên vi sinh vật Việt Nam’. Trong sách “Bách khoa toàn thư nông nghiệp Việt Nam”. Tập 1. Tổng quan Việt Nam. Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa. Nội dung thực tiễn và trước tác của Thầy lắng đọng công phu nhất là ‘Công tác quản lý nguồn gen vi sinh vật tại Bảo tàng giống chuẩn vi sinh vật’ (VTCC), Trung tâm Công nghệ sinh học, Đại học Quốc gia Hà Nội. Trong sách “Những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong kế hoạch sự sống”. Nhà Xuất Bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 2003, trang 861 – 864 (Cộng tác với Dương Văn Hợp). Bộ sách chuyên khảo Công nghệ nuôi trồng nấm. Tập 1. Nhà xuất bản Nông nghiệp, 2002; Công nghệ nuôi trồng nấm. Tập 2. Nhà xuất bản Nông nghiệp, 2003 Tự học nghề trồng nấm. Nhà xuất bản Nông nghiệp, 2004; Chuyên mục: “Hỏi gì, đáp nấy” tập 1 đến tập 9 , Nhà xuất bản Trẻ 1999 – 2005..Thầy cũng có nhiều tác phẩm phổ thông khác và nhiều bài báo khoa học phổ thông có giá trị bách khoa, khuyến học, khuyến nông.

Di sản lớn nhất lắng đọng của Thầy là CON NGƯỜI VÀ NẾP NHÀ. Di sản này là sự trao truyền và tỏa sáng bài học quý giá nhất của thầy cô Nguyễn Lân Nguyễn Thị Tề trong dòng chảy của một gia tộc danh gia được người đương thời vinh danh, tỏa sáng “Gương sáng nghề Thầy” từ thời thầy Nguyễn Lân (*): “Giáo sư nhà giáo nhân dân Nguyễn Lân vẻ đẹp của một nhân cách lớn” “Luôn luôn sống với đất nước, với nhân dân, với lẽ phải, với những truyền thống đạo lý của dân tộc, ghét sự xa hoa, chỉ ưa thanh bạch, rất giàu nghị lực, thông minh, rất cần cù trung thực, thẳng thắn mà vẫn không làm mất lòng người, rất tự trọng, giao tiếp lịch sự, chu đáo từ chuyện lớn đến chuyện nhỏ, yêu thương tôn trọng con người “. Thầy Nguyễn Lân Dũng đã cùng gia tộc, con cháu bảo tồn và phát triển tốt truyền thống ấy. Thầy Nguyễn Lân Dũng thực sự là người của công chúng, bạn của nhà nông, thầy của nhiều lớp sinh viên và của mọi người, Thầy là lão làng Xóm Lá, người gigiáo sư nhân hậu tốt tính của trang văn Nguyễn Lân Dũng
http://nguyenlandung.vn102.space/

MỘT NẾP NHÀ VĂN HÓA

Thầy Nguyễn Lân Dũng có hai con đều thành đạt trong cuộc sống. Con trai cả của Thầy là phó giáo sư, tiến sĩ bác sĩ y khoa Nguyễn Lân Hiếu nay là Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 14 nhiệm kì 2016-2021. Bác sĩ Nguyễn Lân Hiếu ứng cử và trúng cử đại biểu quốc hội lần đầu năm 2016 ở đơn vị bầu cử số 2 tỉnh An Giang gồm các huyện: Châu Phú và Châu Thành. Ông là một chuyên gia tim mạch có tên tuổi với nhiều cống hiến trong nền Y học Việt Nam. Con gái út của thầy Nguyễn Lân Dũng là tiến sĩ sinh học Nguyễn Kim Nữ Thảo đã hoàn thành luận án tiến sĩ tại Mỹ, cũng là dịch giả của tác phẩm “Loài tinh tinh thứ 3” dày 672 trang. Nguyễn Kim Nữ Thảo trước đó đã từng đoạt giải Olympic Sinh học quốc tế tại Bỉ, giải nhất Sinh học toàn quốc ở lớp 11 và giải nhì ở lớp 12. Nguyễn Kim Nữ Thảo khi theo học lớp cử nhân tài năng tại Đại học Quốc gia Hà Nội, cũng đã từng được cấp bằng gương mặt trẻ tiêu biểu, giải thưởng Nữ sinh Việt Nam, bằng khen của Chủ tịch UBND TP Hà Nội, bằng khen của Thành đoàn Thanh niên Cộng sản Hà Nội

Thầy Nguyễn Lân Dũng “Người của công chúng”. Thầy từng làm Phó Chủ tịch Hội Liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam, Chuyên gia cao cấp Viện Vi Sinh vật và Công nghệ Sinh học, Chủ tịch Hội các ngành Sinh học Việt Nam, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam, Ủy viên Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển Nhân lực, Viện trưởng Viện Thực phẩm Chức năng, Cố vấn Việt Nam của Hội Liên hiệp Thanh niên Quốc tế (IYF), Chủ nhiệm Chương trình tự nguyện đưa khoa học kĩ thuật vào hộ nông dân; Ủy viên Ủy ban Đối ngoại Quốc hội; Đại biểu Quốc hội ba khóa liên tục khóa X (1977-2002), khóa XI (2002-2007) và khóa XII (2007-2011) tại tỉnh Đắc Nông; với sau này con trai thầy là bác sĩ Nguyễn Lân Hiếu làm đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 14 nhiệm kì 2016- 2021

Gia đình của thầy Nguyễn Lân Dũng thực sự là một nếp nhà văn hóa: cha mẹ, anh chị em Thầy và những người con của hai Cụ đều là những trí thức có tài năng. Thật tâm đắc với lời giáo sư Nguyễn Đình Chú định luận về thầy Nguyễn Lân, là thân phụ của thầy Nguyễn Lân Dũng, rằng: “Tôi ước gì trên đất nước ta sẽ có nhiều gia đình toàn trí thức như gia đình cố Giáo sư Đặng Thai Mai, gia đình Giáo sư Nguyễn Lân mà tôi được biết.Tôi đã nói điều này trong sự suy nghĩ về vấn đề gia phong, gia đạo, gia thế, gia truyền, vấn đề vai trò của gia đình, gia tộc trong lịch sử phát triển văn hóa dân tộc, trong yêu cầu phát triển văn hóa xây dựng cuộc sống của đất nước hôm nay và mai sau”. Theo “Hồi ký giáo dục” của thầy Nguyễn Lân, tại sách ‘Vinh quang nghề Thầy’ thì ông nội của thầy Nguyễn Lân Dũng là cụ Nguyễn Xuân Thiều, con thứ hai của một ông lang nghèo, là cụ Nguyễn Danh Tưởng, ở làng Ngọc Lập (nay đổi là xã Phùng Chí Kiên) huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên. Cụ Thiều lớn lên theo cụ Nguyễn Thiện Thuật đánh Pháp ở Bãi Sậy. Cụ Tán Thuật chiến đấu anh dũng nhưng vì thế yếu phải chịu thất bại lánh sang Trung Quốc. Cụ Nguyễn Xuân Thiều cũng phải bỏ quê đi lánh nạn, tha phương cầu thực, đến phủ Từ Sơn Bắc Ninh, và sau đó kết duyên với bà nội của thầy Dũng là cụ Quản Thị Ba, con thứ ba của một gia đình tiểu thương. Cụ Thiều lên lao động ở Bảo Lạc tỉnh Cao Bằng nhưng sau đó bị sốt rét ngã nước phải về lại Từ Sơn nương nhờ vợ. Nhà nghèo đông con và gia đình phải cưu mang cả anh chồng là cụ Nguyễn Xuân Cảnh bị mù và hai người con trai của anh chồng là Nguyễn Khánh Dư và Nguyễn Danh Cảnh. Thầy Nguyễn Lân là con thứ 17 trong gia đình nhưng lúc thầy ra đời chỉ còn có bốn người anh em gồm hai anh, một chị và thầy, còn những người khác đều hữu sinh vô dưỡng cả.

Ông bà nội của thầy Nguyễn Lân Dũng nhà tuy nghèo khó nhưng rất quan tâm đến việc học hành của bốn người con và người cháu là ông Nguyễn Khánh Dư. Do đó, năm 17 tuổi anh cả của thầy Nguyễn Lân là Nguyễn Tiến Trinh đã thi đỗ làm thư ký Thương chính và được bổ vào làm việc tận Cam Ranh. Người anh thứ hai là Nguyễn Văn Phượng và thầy Nguyễn Lân đều đã được học chữ Hán từ rất sớm. Thầy Nguyễn Lân tuổi thơ được học chữ Hán với thầy Đỗ Cự một nhà nho không đỗ đạt gì nhưng rất yêu thương học trò. Cụ đã khai tâm đầu đời cho thầy, tác động sâu sắc đến thầy Nguyễn Lân từ bé biết kính phục sự nghiệp giáo dục. Thầy Nguyễn Lân học chữ Hán được hơn một năm thì bố mẹ cho chuyển về học trường Pháp Việt bên cạnh phủ Từ Sơn. Sau đó mẹ thầy Nguyễn Lân bị mất sớm vì Cụ lao lực đã mất hết răng khi mới có 49 tuổi vì đẻ nhiều lần quá. Gia đình thầy trong lúc quẫn bách, được anh họ Nguyễn Khánh Dư đã đưa thầy Nguyễn Lân về Hải Phòng để nuôi ăn học nhưng thật đau xót ông Nguyễn Khánh Dư bị lây ho lao và từ trần. Anh cả của thầy Nguyễn Lân là Nguyễn Tiến Trinh đã đón cha và em vào Bình Định để phụng dưỡng cha và nuôi em ăn học. Vợ chồng người anh rất quyết tâm bảo bọc và cưu mang người em, nên thuở ấy giá gạo hai đồng một tạ mà học nội trú phải trả 17 đồng một tháng hơn phân nữa lương tháng của người anh ruột nhưng anh chị vẫn quyết giúp cho em ăn học nội trú. Nhờ nghị lực cao và sự chăm học của thầy Nguyễn Lân với phước nhà như đã kể trên, nên thầy Nguyễn Lân được bồi bổ sức khỏe không còi cọc ốm yếu nữa, được dạy học tốt tại trường dòng nội trú của thầy Pháp, lại ở và học chung với ba học sinh người Pháp là con Tây đoan Thầy Nguyễn Lân đã đậu đầu kỳ thi tiểu học, và đậu tuyển sinh vào Trường Bưởi. Học ở Trường Bưởi thầy Nguyễn Lân chịu ảnh hưởng sâu sắc nhất từ thầy Dương Quảng Hàm. Thầy Nguyễn Lân sau này khi được phong tặng nhà giáo nhân dân đã đọc bài thơ “Tình sâu nghĩa nặng” tôn vinh thầy Dương Quảng Hàm “Trường Bưởi noi gương cụ giáo Hàm/ Một nhà học giả thật phi phàm/ Làu thông Âu Á, say nghiên cứu/ Ham dạy Sử Văn, lợi chẳng ham !” Năm 1927 sau khi tốt nghiệp trường Bưởi , thầy Nguyễn Lân di dạy trường tư thục Trung Bắc học hiệu . Ngày 23 tháng chạp năm Mậu Thìn (1928) bố và chị dâu của thầy Nguyễn Lân đều bị chết vì tai nạn ở xưởng phảo Năm 1932 thầy Nguyễn Lân tốt nghiệp thủ khoa Trường cao đẳng sư phạm Đông Dương và bắt đầu dạy học ở Trường tư thục Hồng Bàng và Thăng Long ở Hà Nội (từ năm 1923 đến 1935) và kết duyên với bà Nguyễn Thị Tề là con gái cụ Nguyễn Hữu Tiệp, một người giàu vào hạng nhất nhì ở Bắc Kỳ thời bấy giờ.

Bảo tồn và phát triển tốt nếp nhà văn hóa. Vợ chồng nhà giáo Nguyễn Lân nhờ duyên lành phúc ấm nhân cách nghị lực may mắn, đã sinh thành và nuôi dưỡng được tám người con 1) Nguyễn Lân Tuất, nhạc sĩ giáo sư Viện Hàn lâm Âm nhạc, nghệ sĩ công huân Nga; 2) Nguyễn Tề Chỉnh, tiến sĩ sinh học; 3) Nguyễn Lân Dũng, giáo sư tiến sĩ sinh học; 4) Nguyễn Lân Cường phó giáo sư tiến sĩ khảo cổ học, 5) Nguyễn Lân Hùng, chuyên gia nông học; 6) Nguyễn Lân Tráng tiến sĩ giảng dạy tại Đại học Bách khoa; 7) Nguyễn Lân Việt, bác sĩ, phó giáo sư tiến sĩ, cựu Hiệu trưởng Trường Đại học Y khoa Hà Nộ; 8) Nguyễn Lân Trung, phó giáo sư tiến sĩ, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Năm 1935 đến năm 1945 thầy Nguyễn Lân vào Huế làm giáo viên trường công ở trường Quốc Học, Đồng Khánh, Bách Công. Thầy dạy giỏi và mực thước,tham gia Hội Truyền bá chữ Quốc ngữ ở Trung Kỳ, lại là nhà văn Từ Ngọc danh tiếng với các tác phẩm có nhiều độc giả thời đó như Những trang sử vẻ vang (hai tập) Nhà Xuất bản Mai Lĩnh Hà Nội 1943; Nguyễn Trường Tộ , Nhà Xuất Bản Viễn Đệ Huế và NXB Mai Lĩnh Hà Nội 1941, tái bản 1942, Hai ngả (tiểu thuyết xã hội) Nhà Xuất bản Tân Dân Hà Nội năm 1938; Ngược dòng (tiểu thuyết xã hội) Nhà Xuất bản Tân Dân Hà Nội 1936; Khói hương (tiểu thuyết xã hội) Nhà Xuất bản Tân Dân Hà Nội 1935; Cậu bé nhà quê (tiểu thuyết giáo dục, có bản dịch ra tiếng Pháp) năm 1925 .

Trong bài “Nhà giáo nhân dân Nguyễn Lân, vẻ đẹp của một nhân cách lớn” giáo sư Nguyễn Đình Chú định luận: “Với tư thế đó, nhân cách đó, Chính phủ Trần Trọng Kim thành lập. Giáo sư Nguyễn Lân là người được tranh thủ. Cách mạng tháng Tám thành công. Giáo sư Nguyễn Lân được mời làm Ủy Viên Giáo Dục Tỉnh Thừa Thiên; Giám đốc Học chính Nam Bộ. Sau đó chuyển ra Hà Nội dạy ban chuyên khoa Trường Chu Văn An rồi đi kháng chiến, làm Giám đốc Giáo dục các Liên Khu 10 và Liên khu Việt Bắc. Năm 1951 sang Trung Quốc dạy trường Sư phạm Cao cấp tại Khu học xá Nam Ninh, từ năm 1956 dạy tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội và làm Chủ nhiệm khoa Tâm lý Giáo dục học của Trường từ ngày thành lập cho đến ngày giáo sư nghĩ hưu . Giáo sư còn tham gia nhiều hoạt động văn hóa xã hội …Giáo sư Nguyễn Lân đã đóng góp cho đất nước, cho nhân dân Việt Nam ta với nhiều tư cách: 1) Một nhà hoạt động xã hội nhiều tâm huyết trong sự đưa ánh sáng văn hóa đến cho nhân dân, trong việc chăm lo vun đắp khối đại đoàn kết dân tộc; 2) Một nhà giáo đã có công đào tạo cho đất nước nhiều nhân tài, nhiều cán bộ ưu tú. 3) Một nhà văn Từ Ngọc Nguyễn Lân (Chi tiết tác phẩm ở bộ Từ điển văn học mục Từ Ngọc); 4) Một nhà ngữ pháp với sách giáo khoa Ngữ pháp Việt Nam từ lớp 1 đến lớp 7 (NXB Giáo dục 1965); 5) Một nhà biên soạn từ điển vào tuổi đại lão.”vô địch” có lẽ không sai ” (Trích) “Bà Cụ Nguyễn Lân quả là một người phụ nữ, một người vợ, một người mẹ không dễ gì có nhiều trong đời thường, và tôi muốn cho rằng 50% sự nghiệp, công trình của giáo sư là thuộc về bà” (trích)
(còn nữa)

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là hat-gao-ngon-trong-chen-com-nguoi-dan.jpg

THẦY NGHỀ NÔNG CHIẾN SĨ
Hoàng Kim tặng anh Trần Mạnh Báo

Bao nhiêu bạn cũ đã đi rồi
Nhớ để mà thương cố gắng thôi
Nhà khoa học xanh gương trung hiếu
Người thầy chiến sĩ đức hi sinh
Dưới đáy đại dương là ngọc quý
Trên đồng chữ nghĩa ấy tinh anh
Doanh nghiệp Thái Bình chăm việc thiện
Giống tốt bội thu vẹn nghĩa tình.

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là tran-manh-bao.jpg
Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là Chaongaymoi.JPG

NGƯỜI THẦY KHOA HỌC XANH CHIẾN SĨ
Hoàng Kim
Lời cám ơn nhân lễ đón nhận 40 năm tuổi Đảng do Đảng bộ Trường Đại Học Nông Lâm thành phố Hố Chí Minh trao tặng ngày 4 tháng 4 năm 2014

Kính thưa đ/c Nguyễn Hay, Hiệu trưởng; Đ/c Huỳnh Thanh Hùng – Bí thư Đảng ủy, Phó Hiệu trưởng; các đ/c trong Ban Chấp hành Đảng ủy; lãnh đạo các đoàn thể quần chúng, đảng viên được nhận huy hiệu 40 năm, 30 năm tuổi Đảng và toàn thể cán bộ, đảng viên Đảng bộ Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh.

Tôi là Hoàng Kim, hôm nay ngày 4 tháng 4 năm 2014 vinh dự được đón nhận huy hiệu 40 năm tuổi Đảng. Đây là phần thưởng cao quý của Đảng đã ghi nhận quá trình 40 năm công tác của tôi từ ngày kết nạp Đảng trong quân đội 9 tháng 8 năm 1973 cho đến nay trãi qua các nhiệm vụ làm người chiến sĩ, nhà khoa học xanh và thầy giáo nghề nông. Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh là nôi đào tạo tôi từ năm 1977 đến năm 1981 và nơi tôi về giảng dạy cây lương thực từ năm 2006 đến nay. Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam là nơi tôi làm cán bộ nghiên cứu khoa học nông nghiệp suốt từ năm 1981 đến năm 2006, trong đó tôi có 20 năm làm phó giám đốc và giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc.”Bao năm Trường Viện là nhà/ Lúa ngô khoai sắn đều là thịt xương/ Một đời người một rừng cây/ Thầy ươm giống tốt để mai thành rừng”.

Tại diễn đàn này, tôi bày tỏ lòng trung thành vô hạn đối với Tổ Quốc, Nhân Dân và sự biết ơn chân thành đối với Đảng, Bác Hồ. Tôi biết ơn nôi sinh thành, nơi lập nghiệp, gia đình, đồng bào, đồng chí, thầy cô, bạn hữu, học sinh, sinh viên yêu quý. Thầy bạn là lộc xuân cuộc đời;Lương Định Của con đường lúa gạo, đã nuôi dưỡng, giáo dục và rèn luyện tôi từ một cậu bé mồ côi cả cha lẫn mẹ thành một người con trung hiếu của đất nước. Tôi nguyện làm người hầy khoa học xanh chiến sĩ , tiếp tục dấn thân cho sự nghiệp đào tạo nhân tài, nâng cao dân trí, xóa đói giảm nghèo, theo gương chủ tịch Hồ Chí Minh và đại tướng Võ Nguyên Giáp: Con theo Người nguyện làm Hoa Lúa.

Điều tâm đắc nhất của tôi trong chặng đường 40 năm tuổi Đảng là “phúc hậu suốt đời làm việc thiệndấn thân làm người Thầy chiến sĩ, nhà khoa học xanh, góp phần chống giặc dốt, giặc ngoại xâm, giặc đói. Đối với tôi, đó là niềm vinh dự lớn! Tôi quan niệm rằng sự dấn thân cho sự nghiệp “đào tạo nhân tài, nâng cao dân trí và xóa đói giảm nghèo ” là rất cơ bản và rất cấp thiết để góp phần chấn hưng Tổ Quốc, Dân tộc Việt tồn tại và phát triển. Tôi hạnh phúc được sinh ta trong một gia đình nông dân lao động lương thiện: cha tôi là người lính Vệ Quốc năm xưa, mẹ và anh chị đều là những người phúc hậu, anh trai tôi cũng là người lính, nhà bên vợ cũng vậy. Tôi đã nhận thức được ”Khi đất nước nguy biến thì không tiếc máu xương xả thân bảo vệ. Khi đất nước hòa bình thì gắng trau dồi làm người công dân phúc hậu, người thầy bạn tốt của công chúng, biết chăm lo chén cơm, việc học của người dân. Sống làm người tốt, làm đảng viên tốt!

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là bui-cach-tuyen.jpg

Hoàng Kim Chúc mừng sinh nhật anh chị Tuyến Bùi CáchTuyet Tran. Mình thích ảnh này, hạnh phúc viên mãn. Mọi người ai cũng vui và… hơi né ra một tý, trân trọng niềm vui riêng tư. Chào ngày mới 2 tháng 6 .Hôm nay ngày có nhiều ký ức tuyệt vời https://cnm365.wordpress.com/category../chao-ngay-moi-2-thang-6-2/

GIẤC MƠ THIÊNG CÙNG GOETHE
Người già kể chuyện sử thi
Kalovi Vary, Roma, Oregon
Thắp lên trong tôi ngọn lửa
Hoàng Kim

Mọi lý thuyết

 

CHÀO NGÀY MỚI 2 THÁNG 6
Hoàng Kim

CNM365 Tình yêu cuộc sống Tỉnh thức; Một công án kỳ lạ; Thầy nghề nông chiến sĩ; Giấc mơ thiêng cùng Goethe; Ngôi sao mai chân trời; Ngày 2 tháng 6 Quốc khánh Ý Nước cộng hoà ngày 2 tháng 6 năm 1946 đã thực hiện trưng cầu dân ý và ngày này trở thành ngày quốc khánh Ngày 2 tháng 6 năm 1953, Elizabeth II tiến hành nghi lễ đăng cơ làm Nữ vương, đây là sự kiện quốc tế lớn đầu tiên được phát trên truyền hình. Nữ Hoàng Anh Elizabeth II sinh  ngày 21 tháng 4 năm 1926 là đương kim Nữ vương của 16 Vương quốc Thịnh vượng chung bao gồm Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, Canada, Úc, New Zealand, Jamaica, Barbados, Bahamas, Grenada, Papua New Guinea, Quần đảo Solomon, Tuvalu, Saint Lucia, Saint Vincent và Grenadies, Antigua và Barbuda, Belize và Saint Kitts và Nevis. Bà đứng đầu các triều đình riêng rẽ và ngang nhau, thực hiện các nhiệm vụ cho mỗi quốc gia mà bà là nữ nguyên thủ, cũng như đóng vai trò là Người đứng đầu Khối Thịnh vượng chung các Quốc gia, Lãnh đạo tối cao Giáo hội Anh, Công tước xứ Normandie, Lãnh chúa Đảo Mann. Quyền lực của bà về lý thuyết là rất lớn, tuy nhiên trên thực tế theo quy ước, bà hiếm khi can dự vào các vấn đề chính trị. Bài chọn lọc ngày 2 tháng 6: Tỉnh thức; Một công án kỳ lạ; Thầy nghề nông chiến sĩGiấc mơ thiêng cùng Goethe; Ngôi sao mai chân trời; Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-2-thang-6/

TỈNH THỨC
Hoàng Kim

Thầy nghề nông chiến sĩ
Giấc mơ lành yêu thương
Cây Lương Thực, Tỉnh thức
CNM365 Tình yêu cuộc sống

Ngày Tam Hợp nhớ bạn

TRƯỜNG TÔI NÔI YÊU THƯƠNG
Hoàng Kim

Về Trường để nhớ thương

Đại học Nông Lâm thật thích
Bạn thầy vui thật là vui
Sân Trường giảng đường ấm áp
Đường xuân phơi phới tuyệt vời

Hình như mọi người trẻ lại
Hình như người ấy đẹp hơn
Hình như tre già măng mọc
Nắng mai soi giữa tâm hồn.

Thầy bạn trong ngoài thiện nguyện
Về Trường chia sẻ động viên
Trang sách trang đời lắng đọng
Yêu thương bao cuộc đời hiền

Thầy ơi hôm nay chưa gặp
Lời thương mong ước bình an
Tình khúc Nông Lâm ngày mới
Sức xuân Tự nguyện Lên đàng

MỘT CÔNG ÁN KỲ LẠ
Hoàng Kim

Thầy Nguyễn Lân Dũng. Ấn tượng sâu sắc nhất của tôi khi viết “Nguyễn Du trăng huyền thoại” nhờ công án kỳ lạ “Vinh quang nghề Thầy”, “Linh Nhạc thương người hiền” trải suốt mười năm (2011-2021) kể từ khi thầy tặng sách quý, với câu chuyện lạ “Nguyễn Du nửa đêm đọc lại“; “Nguyễn Du và đền cổ Trung Liệt“. Tôi noi gương sáng và lời khuyến khích tâm đắc của Thầy để đúc kết “Lê Quý Đôn tinh hoa” “Dẫu có bạc vàng trăm vạn lượng. Không bằng kinh sử một vài pho”. Tôi viết “Minh triết Hồ Chí Minh” lại nhớ về bài Thầy viết “Bác Hồ với thế giới tâm linh“. Dạy và học mỗi ngày của tôi là chịu ảnh hưởng lớn của tinh hoa “Vinh quang nghề Thầy”.

Nhớ
Thầy Nguyễn Lân Dũng, tôi ám ảnh năm câu hỏi của một công án kỳ lạ 1) Nguyễn Du có phải là Từ Hải hay không? 2) Thầy Nguyễn Lân Dũng đọc sách Hoàng Tuấn Công sẽ viết gì? 3) Vì sao Chủ tịch Hồ Chí Minh với vua Bảo Đại và Thủ tướng Trần Trọng Kim không thể có được thỏa hiệp hợp tác khi hình thành nước Việt Nam mới? 4) Gia tài tinh thần thầy cô Nguyễn Lân Nguyễn Thị Tề trao truyền lại cho gia tộc mà thầy Nguyễn Lân Dũng đã đúc kết năm điểm? 5) Bài học tinh hoa của “Vinh quang nghề Thầy”?

ĐỌC ‘VINH QUANG NGHỀ THẦY

1
Năm 2011, tôi tình cờ biết được một câu chuyện riêng, rất đau lòng và thương tâm của gia tộc thầy Nguyễn Lân Dũng. Ông nội của thầy Nguyễn Lân Dũng với vợ bác hai Nguyễn Văn Phượng và mười người thợ của gia đình bác hai thầy Dũng đều đã bị cháy thiêu tại một tai nạn pháo bông. Xưởng pháo bị nổ sau bữa tiệc cuối năm, vào ngày 23 tháng Chạp năm Mậu Thìn (1928) khi công nhân đang ngủ, chắc họ đã đụng vào ngọn đèn dầu tây cạnh đấy và đèn bị đổ nên lửa đã bắt vào pháo để đấy ở tầng dưới, khi ông nội thầy Dũng ngủ trên gác, vừa xuống tới cầu thang cũng tắt nghỉ. Sau này, lúc gần ngày Chạp mộ, tôi ghé thăm trang Thầy Nguyễn Lân Dũng
http://nguyenlandung.vn102.space/ lúc thầy đã là lão làng tốt tính quen thuộc ở Xóm Lá, thì tôi được thầy Dũng đồng cảm tặng sách “Vinh quang nghề Thầy” ,soi tỏ nhiều chi tiết thời vận mà tôi sẽ xin nói rõ hơn trong sự luận bàn ‘Một công án kỳ lạ’ ở phần sau.

2

Đọc “Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Lân ‘Bay trên tấm thảm dệt bằng vải gai’ của tác giả Võ Thị Hảo, báo Gia đình và xã hội số 96 (406) ngày 12 tháng 8 năm 2003, tôi bùi ngừi tự hỏi không biết có những ai đã để ý và dừng lại rất lâu, thật lâu tại ba trích đoạn này 1) “Người vợ hiền ấy (bà Nguyễn Thị Tề sinh năm 1915, mất năm 1993), 4 tháng trước khi từ bỏ cõi đời, ở tuổi 79, đã tự tay rút chỉ thêu một chiếc gối tặng ông. Gối đơn. Vì bà đi trước. Lời trối trăng trước lúc tạ thế, nói đủ cho cô con dâu đã sống cùng ông bà hơn hai chục năm nghe “Con nhớ ở lại chăm sóc ông cho mợ”. Với chiếc gối độc nhất, để giữ lại hơi ấm của bà, sau 5 năm cặm cụi, một cuốn từ điển, công trình ‘vĩ mô’ cuối cùng trong đời, hôm nay, Giáo sư Nguyễn Lân đã thanh thản trên đường về với hiền thê. Trên ‘tấm thảm gai’ của hàn sĩ”:2) Cả nhà đều làm nghề giáo. Nhưng trong những phiên chợ giáo dục hỗn mang, hoạt báo , vô lương, không có họ. “Hôm nay là ngày giỗ bác cả Trình. Nhờ bác mà ba và các con mới được như ngày hôm nay. Ba là con thứ 17 trong nhà , sinh ra đã ‘tiên thiên bất túc’, nhà nghèo, mẹ mất sớm, may nhờ có bác cả Trình nuôi ba như con, cho ăn, cho học, cho chữa bệnh… Ơn này, ba và các con cháu không bao giờ quên“; 3) “Cả đời, với nếp sống thanh bạch của một hàn sĩ, với tinh thần làm việc và ý chí cũng như công tích của một nhà sư phạm có nhân cách lớn, cụ Nguyễn Lân đã kiên trì chống chọi lại thói ăn xổi ở thì, xa lánh cáí “QUẦNG SÁNG PHÙ PHIẾM CỦA PHÁO BÔNG”, (HK in đậm để ghi nhớ dạy và học), không lợi dụng vị trí và các mối quen biết để trục lợi….”. Ngày ấy, tới gần tới dịp Chạp mộ, tôi lại nhớ tới ngày 23 tháng Chap năm Mậu Thìn (1928), ngày tai họa pháo bông thương tâm ập xuống ngôi nhà lương thiện của Thầy.

3

“Vinh quang nghề Thầy” thấm thía nhất, sâu sắc nhất, thương yêu nhất trong lòng tôi với sự kính trọng, ngưỡng mộ là thầm lặng đọc đi đọc lại nhiều lần, để tỉnh thức noi gương sáng người hiền, soi thấu những bài học quý “Vĩnh biệt Cha yêu quý” trong “Ba của chúng con”

Đó là tấm gương về lòng tin, tin ở chính mình, tin ở sự nghiệp vẻ vang của dân tộc, tin ở lẽ phải, ở chính nghĩa, tin ở tất cả những người lương thiện sống quanh ta.

Đó là tấm gương về lòng hiếu học và ý chí phấn đấu học tập suốt đời để không ngừng làm giàu kiến thức cho mình và dùng kiến thức ấy để cống hiến cho xã hội.

Đó là tấm lòng nhân ái, yêu đời, yêu người, vị tha, khoan dung dành cho những người sống quanh mình. Ba luôn xót thương cho những số phận bất hạnh, luôn luôn cảm thông cho những lỗi lầm do ít kinh nghiệm hoặc thiếu kiến thức. Nhưng Ba lại là người hết sức bất bình với những hành vi tham lam, vị kỷ, dối trá, lọc lừa, vô đạo đức. Ba căm ghét sự lợi dụng chức quyền , làm giàu bất chính, bắt nạt dân lành, dối trên lừa dưới.

Đó là tấm gương về nếp sống giản dị, tiết kiệm, không màng công danh phú quý, không chuộng hình thức, luôn khiêm nhường và quý trọng sức lao động của người khác.”

(còn nữa…)



(*) Tiếp theo Bài 1:
Thầy Nguyễn Lân Dũng

THẦY NGUYỄN LÂN DŨNG
Hoàng Kim

Thầy Nguyễn Lân Dũng là người Thầy đức độ, trí tuệ bách khoa thư, người thầy giỏi giáo dục sinh học.Tôi có ba ghi chép nhỏ về Thầy đối với một bài học lớn: 1) Một gương sáng người Thầy; 2) Một nếp nhà văn hóa; 3) Một công án kỳ lạ.
Thầy Nguyễn Lân Dũnghttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/thay-nguyen-lan-dung/

Bài viết này tôi xin được tỏ lời biết ơn chân thành, thầm lặng, ân tình, kính trọng Thầy. Ấn tượng sâu sắc nhất của tôi khi viết “
Nguyễn Du trăng huyền thoại” nhờ công án kỳ lạ “Vinh quang nghề Thầy”, “Linh Nhạc thương người hiền” trải suốt mười năm (2011-2021) kể từ khi thầy tặng sách quý, với câu chuyện lạ “Nguyễn Du nửa đêm đọc lại“; “Nguyễn Du và đền cổ Trung Liệt“. Tôi noi gương sáng và lời khuyến khích tâm đắc của Thầy để đúc kết “Lê Quý Đôn tinh hoa” “Dẫu có bạc vàng trăm vạn lượng. Không bằng kinh sử một vài pho”. Tôi viết “Minh triết Hồ Chí Minh” lại nhớ về bài Thầy viết “Bác Hồ với thế giới tâm linh“. Dạy và học mỗi ngày của tôi là chịu ảnh hưởng lớn của tinh hoa “Vinh quang nghề Thầy”.

MỘT GƯƠNG SÁNG NGƯỜI THẦY

Giáo sư Nguyễn Lân Dũng sinh ngày 29 tháng 9 năm 1938. Thầy Nguyễn Lân Dũng là con thứ ba của nhà giáo nhân dân Nguyễn Lân và cụ bà Nguyễn Thị Tề. Nơi sinh của Thầy ở xã Ngọc Lập, huyện Mỹ Hào, nay là phường Phùng Chí Kiên, thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên. Vợ của thầy Nguyễn Lân Dũng là cô Nguyễn Kim Nữ Hiếu, đại tá, phó giáo sư tiến sĩ, thầy thuốc nhân dân, nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Quân y 108, là con gái của giáo sư tiến sĩ Nguyễn Văn Huyên và cụ bà Vi Kim Ngọc. Giáo sư tiến sĩ Nguyễn Văn Huyên từng làm Bộ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục của Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà từ năm 1946 đến năm 1975. Bà Vi Kim Ngọc là cháu của quan tổng đốc Vi Văn Định, một danh thần thời nhà Nguyễn. Địa chỉ nơi ở hiện nay của thầy Nguyễn Lân Dũng tại số 1 Trần Thánh Tông, Hà Nội. Điện thoại 0903 428308. Thầy công việc thường ngày, gần như trọn đời, là giảng day và nghiên cứu. Sở trường của Thầy là làm “Người của công chúng”. Ngôn chí Thầy yêu thích là câu cách ngôn: Sống khỏe, chết nhanh, ít của để dành, nhiều người thương mến.

Thầy Nguyễn Lân Dũng là giáo sư tiến sĩ sinh học, nhà giáo nhân dân Việt Nam. Thầy giảng dạy nghiên cứu tại Viện Vi sinh vật và Công nghệ Sinh học thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội. Thầy Nguyễn Lân Dũng là một trong những nhà sinh học hàng đầu Việt Nam, nổi tiếng với di sản lắng đọng ‘Tài nguyên vi sinh vật Việt Nam’. Trong sách “Bách khoa toàn thư nông nghiệp Việt Nam”. Tập 1. Tổng quan Việt Nam. Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa. Nội dung thực tiễn và trước tác của Thầy lắng đọng công phu nhất là ‘Công tác quản lý nguồn gen vi sinh vật tại Bảo tàng giống chuẩn vi sinh vật’ (VTCC), Trung tâm Công nghệ sinh học, Đại học Quốc gia Hà Nội. Trong sách “Những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong kế hoạch sự sống”. Nhà Xuất Bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 2003, trang 861 – 864 (Cộng tác với Dương Văn Hợp). Bộ sách chuyên khảo Công nghệ nuôi trồng nấm. Tập 1. Nhà xuất bản Nông nghiệp, 2002; Công nghệ nuôi trồng nấm. Tập 2. Nhà xuất bản Nông nghiệp, 2003 Tự học nghề trồng nấm. Nhà xuất bản Nông nghiệp, 2004; Chuyên mục: “Hỏi gì, đáp nấy” tập 1 đến tập 9 , Nhà xuất bản Trẻ 1999 – 2005..Thầy cũng có nhiều tác phẩm phổ thông khác và nhiều bài báo khoa học phổ thông có giá trị bách khoa, khuyến học, khuyến nông.

Di sản lớn nhất lắng đọng của Thầy là CON NGƯỜI VÀ NẾP NHÀ. Di sản này là sự trao truyền và tỏa sáng bài học quý giá nhất của thầy cô Nguyễn Lân Nguyễn Thị Tề trong dòng chảy của một gia tộc danh gia được người đương thời vinh danh, tỏa sáng “Gương sáng nghề Thầy” từ thời thầy Nguyễn Lân (*): “Giáo sư nhà giáo nhân dân Nguyễn Lân vẻ đẹp của một nhân cách lớn” “Luôn luôn sống với đất nước, với nhân dân, với lẽ phải, với những truyền thống đạo lý của dân tộc, ghét sự xa hoa, chỉ ưa thanh bạch, rất giàu nghị lực, thông minh, rất cần cù trung thực, thẳng thắn mà vẫn không làm mất lòng người, rất tự trọng, giao tiếp lịch sự, chu đáo từ chuyện lớn đến chuyện nhỏ, yêu thương tôn trọng con người “. Thầy Nguyễn Lân Dũng đã cùng gia tộc, con cháu bảo tồn và phát triển tốt truyền thống ấy. Thầy Nguyễn Lân Dũng thực sự là người của công chúng, bạn của nhà nông, thầy của nhiều lớp sinh viên và của mọi người, Thầy là lão làng Xóm Lá, người gigiáo sư nhân hậu tốt tính của trang văn Nguyễn Lân Dũng
http://nguyenlandung.vn102.space/

MỘT NẾP NHÀ VĂN HÓA

Thầy Nguyễn Lân Dũng có hai con đều thành đạt trong cuộc sống. Con trai cả của Thầy là phó giáo sư, tiến sĩ bác sĩ y khoa Nguyễn Lân Hiếu nay là Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 14 nhiệm kì 2016-2021. Bác sĩ Nguyễn Lân Hiếu ứng cử và trúng cử đại biểu quốc hội lần đầu năm 2016 ở đơn vị bầu cử số 2 tỉnh An Giang gồm các huyện: Châu Phú và Châu Thành. Ông là một chuyên gia tim mạch có tên tuổi với nhiều cống hiến trong nền Y học Việt Nam. Con gái út của thầy Nguyễn Lân Dũng là tiến sĩ sinh học Nguyễn Kim Nữ Thảo đã hoàn thành luận án tiến sĩ tại Mỹ, cũng là dịch giả của tác phẩm “Loài tinh tinh thứ 3” dày 672 trang. Nguyễn Kim Nữ Thảo trước đó đã từng đoạt giải Olympic Sinh học quốc tế tại Bỉ, giải nhất Sinh học toàn quốc ở lớp 11 và giải nhì ở lớp 12. Nguyễn Kim Nữ Thảo khi theo học lớp cử nhân tài năng tại Đại học Quốc gia Hà Nội, cũng đã từng được cấp bằng gương mặt trẻ tiêu biểu, giải thưởng Nữ sinh Việt Nam, bằng khen của Chủ tịch UBND TP Hà Nội, bằng khen của Thành đoàn Thanh niên Cộng sản Hà Nội

Thầy Nguyễn Lân Dũng “Người của công chúng”. Thầy từng làm Phó Chủ tịch Hội Liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam, Chuyên gia cao cấp Viện Vi Sinh vật và Công nghệ Sinh học, Chủ tịch Hội các ngành Sinh học Việt Nam, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam, Ủy viên Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển Nhân lực, Viện trưởng Viện Thực phẩm Chức năng, Cố vấn Việt Nam của Hội Liên hiệp Thanh niên Quốc tế (IYF), Chủ nhiệm Chương trình tự nguyện đưa khoa học kĩ thuật vào hộ nông dân; Ủy viên Ủy ban Đối ngoại Quốc hội; Đại biểu Quốc hội ba khóa liên tục khóa X (1977-2002), khóa XI (2002-2007) và khóa XII (2007-2011) tại tỉnh Đắc Nông; với sau này con trai thầy là bác sĩ Nguyễn Lân Hiếu làm đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 14 nhiệm kì 2016- 2021

Gia đình của thầy Nguyễn Lân Dũng thực sự là một nếp nhà văn hóa: cha mẹ, anh chị em Thầy và những người con của hai Cụ đều là những trí thức có tài năng. Thật tâm đắc với lời giáo sư Nguyễn Đình Chú định luận về thầy Nguyễn Lân, là thân phụ của thầy Nguyễn Lân Dũng, rằng: “Tôi ước gì trên đất nước ta sẽ có nhiều gia đình toàn trí thức như gia đình cố Giáo sư Đặng Thai Mai, gia đình Giáo sư Nguyễn Lân mà tôi được biết.Tôi đã nói điều này trong sự suy nghĩ về vấn đề gia phong, gia đạo, gia thế, gia truyền, vấn đề vai trò của gia đình, gia tộc trong lịch sử phát triển văn hóa dân tộc, trong yêu cầu phát triển văn hóa xây dựng cuộc sống của đất nước hôm nay và mai sau”. Theo “Hồi ký giáo dục” của thầy Nguyễn Lân, tại sách ‘Vinh quang nghề Thầy’ thì ông nội của thầy Nguyễn Lân Dũng là cụ Nguyễn Xuân Thiều, con thứ hai của một ông lang nghèo, là cụ Nguyễn Danh Tưởng, ở làng Ngọc Lập (nay đổi là xã Phùng Chí Kiên) huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên. Cụ Thiều lớn lên theo cụ Nguyễn Thiện Thuật đánh Pháp ở Bãi Sậy. Cụ Tán Thuật chiến đấu anh dũng nhưng vì thế yếu phải chịu thất bại lánh sang Trung Quốc. Cụ Nguyễn Xuân Thiều cũng phải bỏ quê đi lánh nạn, tha phương cầu thực, đến phủ Từ Sơn Bắc Ninh, và sau đó kết duyên với bà nội của thầy Dũng là cụ Quản Thị Ba, con thứ ba của một gia đình tiểu thương. Cụ Thiều lên lao động ở Bảo Lạc tỉnh Cao Bằng nhưng sau đó bị sốt rét ngã nước phải về lại Từ Sơn nương nhờ vợ. Nhà nghèo đông con và gia đình phải cưu mang cả anh chồng là cụ Nguyễn Xuân Cảnh bị mù và hai người con trai của anh chồng là Nguyễn Khánh Dư và Nguyễn Danh Cảnh. Thầy Nguyễn Lân là con thứ 17 trong gia đình nhưng lúc thầy ra đời chỉ còn có bốn người anh em gồm hai anh, một chị và thầy, còn những người khác đều hữu sinh vô dưỡng cả.

Ông bà nội của thầy Nguyễn Lân Dũng nhà tuy nghèo khó nhưng rất quan tâm đến việc học hành của bốn người con và người cháu là ông Nguyễn Khánh Dư. Do đó, năm 17 tuổi anh cả của thầy Nguyễn Lân là Nguyễn Tiến Trinh đã thi đỗ làm thư ký Thương chính và được bổ vào làm việc tận Cam Ranh. Người anh thứ hai là Nguyễn Văn Phượng và thầy Nguyễn Lân đều đã được học chữ Hán từ rất sớm. Thầy Nguyễn Lân tuổi thơ được học chữ Hán với thầy Đỗ Cự một nhà nho không đỗ đạt gì nhưng rất yêu thương học trò. Cụ đã khai tâm đầu đời cho thầy, tác động sâu sắc đến thầy Nguyễn Lân từ bé biết kính phục sự nghiệp giáo dục. Thầy Nguyễn Lân học chữ Hán được hơn một năm thì bố mẹ cho chuyển về học trường Pháp Việt bên cạnh phủ Từ Sơn. Sau đó mẹ thầy Nguyễn Lân bị mất sớm vì Cụ lao lực đã mất hết răng khi mới có 49 tuổi vì đẻ nhiều lần quá. Gia đình thầy trong lúc quẫn bách, được anh họ Nguyễn Khánh Dư đã đưa thầy Nguyễn Lân về Hải Phòng để nuôi ăn học nhưng thật đau xót ông Nguyễn Khánh Dư bị lây ho lao và từ trần. Anh cả của thầy Nguyễn Lân là Nguyễn Tiến Trinh đã đón cha và em vào Bình Định để phụng dưỡng cha và nuôi em ăn học. Vợ chồng người anh rất quyết tâm bảo bọc và cưu mang người em, nên thuở ấy giá gạo hai đồng một tạ mà học nội trú phải trả 17 đồng một tháng hơn phân nữa lương tháng của người anh ruột nhưng anh chị vẫn quyết giúp cho em ăn học nội trú. Nhờ nghị lực cao và sự chăm học của thầy Nguyễn Lân với phước nhà như đã kể trên, nên thầy Nguyễn Lân được bồi bổ sức khỏe không còi cọc ốm yếu nữa, được dạy học tốt tại trường dòng nội trú của thầy Pháp, lại ở và học chung với ba học sinh người Pháp là con Tây đoan Thầy Nguyễn Lân đã đậu đầu kỳ thi tiểu học, và đậu tuyển sinh vào Trường Bưởi. Học ở Trường Bưởi thầy Nguyễn Lân chịu ảnh hưởng sâu sắc nhất từ thầy Dương Quảng Hàm. Thầy Nguyễn Lân sau này khi được phong tặng nhà giáo nhân dân đã đọc bài thơ “Tình sâu nghĩa nặng” tôn vinh thầy Dương Quảng Hàm “Trường Bưởi noi gương cụ giáo Hàm/ Một nhà học giả thật phi phàm/ Làu thông Âu Á, say nghiên cứu/ Ham dạy Sử Văn, lợi chẳng ham !” Năm 1927 sau khi tốt nghiệp trường Bưởi , thầy Nguyễn Lân di dạy trường tư thục Trung Bắc học hiệu . Ngày 23 tháng chạp năm Mậu Thìn (1928) bố và chị dâu của thầy Nguyễn Lân đều bị chết vì tai nạn ở xưởng phảo Năm 1932 thầy Nguyễn Lân tốt nghiệp thủ khoa Trường cao đẳng sư phạm Đông Dương và bắt đầu dạy học ở Trường tư thục Hồng Bàng và Thăng Long ở Hà Nội (từ năm 1923 đến 1935) và kết duyên với bà Nguyễn Thị Tề là con gái cụ Nguyễn Hữu Tiệp, một người giàu vào hạng nhất nhì ở Bắc Kỳ thời bấy giờ.

Bảo tồn và phát triển tốt nếp nhà văn hóa. Vợ chồng nhà giáo Nguyễn Lân nhờ duyên lành phúc ấm nhân cách nghị lực may mắn, đã sinh thành và nuôi dưỡng được tám người con 1) Nguyễn Lân Tuất, nhạc sĩ giáo sư Viện Hàn lâm Âm nhạc, nghệ sĩ công huân Nga; 2) Nguyễn Tề Chỉnh, tiến sĩ sinh học; 3) Nguyễn Lân Dũng, giáo sư tiến sĩ sinh học; 4) Nguyễn Lân Cường phó giáo sư tiến sĩ khảo cổ học, 5) Nguyễn Lân Hùng, chuyên gia nông học; 6) Nguyễn Lân Tráng tiến sĩ giảng dạy tại Đại học Bách khoa; 7) Nguyễn Lân Việt, bác sĩ, phó giáo sư tiến sĩ, cựu Hiệu trưởng Trường Đại học Y khoa Hà Nộ; 8) Nguyễn Lân Trung, phó giáo sư tiến sĩ, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Năm 1935 đến năm 1945 thầy Nguyễn Lân vào Huế làm giáo viên trường công ở trường Quốc Học, Đồng Khánh, Bách Công. Thầy dạy giỏi và mực thước,tham gia Hội Truyền bá chữ Quốc ngữ ở Trung Kỳ, lại là nhà văn Từ Ngọc danh tiếng với các tác phẩm có nhiều độc giả thời đó như Những trang sử vẻ vang (hai tập) Nhà Xuất bản Mai Lĩnh Hà Nội 1943; Nguyễn Trường Tộ , Nhà Xuất Bản Viễn Đệ Huế và NXB Mai Lĩnh Hà Nội 1941, tái bản 1942, Hai ngả (tiểu thuyết xã hội) Nhà Xuất bản Tân Dân Hà Nội năm 1938; Ngược dòng (tiểu thuyết xã hội) Nhà Xuất bản Tân Dân Hà Nội 1936; Khói hương (tiểu thuyết xã hội) Nhà Xuất bản Tân Dân Hà Nội 1935; Cậu bé nhà quê (tiểu thuyết giáo dục, có bản dịch ra tiếng Pháp) năm 1925 .

Trong bài “Nhà giáo nhân dân Nguyễn Lân, vẻ đẹp của một nhân cách lớn” giáo sư Nguyễn Đình Chú định luận: “Với tư thế đó, nhân cách đó, Chính phủ Trần Trọng Kim thành lập. Giáo sư Nguyễn Lân là người được tranh thủ. Cách mạng tháng Tám thành công. Giáo sư Nguyễn Lân được mời làm Ủy Viên Giáo Dục Tỉnh Thừa Thiên; Giám đốc Học chính Nam Bộ. Sau đó chuyển ra Hà Nội dạy ban chuyên khoa Trường Chu Văn An rồi đi kháng chiến, làm Giám đốc Giáo dục các Liên Khu 10 và Liên khu Việt Bắc. Năm 1951 sang Trung Quốc dạy trường Sư phạm Cao cấp tại Khu học xá Nam Ninh, từ năm 1956 dạy tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội và làm Chủ nhiệm khoa Tâm lý Giáo dục học của Trường từ ngày thành lập cho đến ngày giáo sư nghĩ hưu . Giáo sư còn tham gia nhiều hoạt động văn hóa xã hội …Giáo sư Nguyễn Lân đã đóng góp cho đất nước, cho nhân dân Việt Nam ta với nhiều tư cách: 1) Một nhà hoạt động xã hội nhiều tâm huyết trong sự đưa ánh sáng văn hóa đến cho nhân dân, trong việc chăm lo vun đắp khối đại đoàn kết dân tộc; 2) Một nhà giáo đã có công đào tạo cho đất nước nhiều nhân tài, nhiều cán bộ ưu tú. 3) Một nhà văn Từ Ngọc Nguyễn Lân (Chi tiết tác phẩm ở bộ Từ điển văn học mục Từ Ngọc); 4) Một nhà ngữ pháp với sách giáo khoa Ngữ pháp Việt Nam từ lớp 1 đến lớp 7 (NXB Giáo dục 1965); 5) Một nhà biên soạn từ điển vào tuổi đại lão.”vô địch” có lẽ không sai ” (Trích) “Bà Cụ Nguyễn Lân quả là một người phụ nữ, một người vợ, một người mẹ không dễ gì có nhiều trong đời thường, và tôi muốn cho rằng 50% sự nghiệp, công trình của giáo sư là thuộc về bà” (trích)
(còn nữa)

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là hat-gao-ngon-trong-chen-com-nguoi-dan.jpg

THẦY NGHỀ NÔNG CHIẾN SĨ
Hoàng Kim tặng anh Trần Mạnh Báo

Bao nhiêu bạn cũ đã đi rồi
Nhớ để mà thương cố gắng thôi
Nhà khoa học xanh gương trung hiếu
Người thầy chiến sĩ đức hi sinh
Dưới đáy đại dương là ngọc quý
Trên đồng chữ nghĩa ấy tinh anh
Doanh nghiệp Thái Bình chăm việc thiện
Giống tốt bội thu vẹn nghĩa tình.

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là tran-manh-bao.jpg
Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là Chaongaymoi.JPG

NGƯỜI THẦY KHOA HỌC XANH CHIẾN SĨ
Hoàng Kim
Lời cám ơn nhân lễ đón nhận 40 năm tuổi Đảng do Đảng bộ Trường Đại Học Nông Lâm thành phố Hố Chí Minh trao tặng ngày 4 tháng 4 năm 2014

Kính thưa đ/c Nguyễn Hay, Hiệu trưởng; Đ/c Huỳnh Thanh Hùng – Bí thư Đảng ủy, Phó Hiệu trưởng; các đ/c trong Ban Chấp hành Đảng ủy; lãnh đạo các đoàn thể quần chúng, đảng viên được nhận huy hiệu 40 năm, 30 năm tuổi Đảng và toàn thể cán bộ, đảng viên Đảng bộ Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh.

Tôi là Hoàng Kim, hôm nay ngày 4 tháng 4 năm 2014 vinh dự được đón nhận huy hiệu 40 năm tuổi Đảng. Đây là phần thưởng cao quý của Đảng đã ghi nhận quá trình 40 năm công tác của tôi từ ngày kết nạp Đảng trong quân đội 9 tháng 8 năm 1973 cho đến nay trãi qua các nhiệm vụ làm người chiến sĩ, nhà khoa học xanh và thầy giáo nghề nông. Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh là nôi đào tạo tôi từ năm 1977 đến năm 1981 và nơi tôi về giảng dạy cây lương thực từ năm 2006 đến nay. Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam là nơi tôi làm cán bộ nghiên cứu khoa học nông nghiệp suốt từ năm 1981 đến năm 2006, trong đó tôi có 20 năm làm phó giám đốc và giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc.”Bao năm Trường Viện là nhà/ Lúa ngô khoai sắn đều là thịt xương/ Một đời người một rừng cây/ Thầy ươm giống tốt để mai thành rừng”.

Tại diễn đàn này, tôi bày tỏ lòng trung thành vô hạn đối với Tổ Quốc, Nhân Dân và sự biết ơn chân thành đối với Đảng, Bác Hồ. Tôi biết ơn nôi sinh thành, nơi lập nghiệp, gia đình, đồng bào, đồng chí, thầy cô, bạn hữu, học sinh, sinh viên yêu quý. Thầy bạn là lộc xuân cuộc đời;Lương Định Của con đường lúa gạo, đã nuôi dưỡng, giáo dục và rèn luyện tôi từ một cậu bé mồ côi cả cha lẫn mẹ thành một người con trung hiếu của đất nước. Tôi nguyện làm người hầy khoa học xanh chiến sĩ , tiếp tục dấn thân cho sự nghiệp đào tạo nhân tài, nâng cao dân trí, xóa đói giảm nghèo, theo gương chủ tịch Hồ Chí Minh và đại tướng Võ Nguyên Giáp: Con theo Người nguyện làm Hoa Lúa.

Điều tâm đắc nhất của tôi trong chặng đường 40 năm tuổi Đảng là “phúc hậu suốt đời làm việc thiệndấn thân làm người Thầy chiến sĩ, nhà khoa học xanh, góp phần chống giặc dốt, giặc ngoại xâm, giặc đói. Đối với tôi, đó là niềm vinh dự lớn! Tôi quan niệm rằng sự dấn thân cho sự nghiệp “đào tạo nhân tài, nâng cao dân trí và xóa đói giảm nghèo ” là rất cơ bản và rất cấp thiết để góp phần chấn hưng Tổ Quốc, Dân tộc Việt tồn tại và phát triển. Tôi hạnh phúc được sinh ta trong một gia đình nông dân lao động lương thiện: cha tôi là người lính Vệ Quốc năm xưa, mẹ và anh chị đều là những người phúc hậu, anh trai tôi cũng là người lính, nhà bên vợ cũng vậy. Tôi đã nhận thức được ”Khi đất nước nguy biến thì không tiếc máu xương xả thân bảo vệ. Khi đất nước hòa bình thì gắng trau dồi làm người công dân phúc hậu, người thầy bạn tốt của công chúng, biết chăm lo chén cơm, việc học của người dân. Sống làm người tốt, làm đảng viên tốt!

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là bui-cach-tuyen.jpg

Hoàng Kim Chúc mừng sinh nhật anh chị Tuyến Bùi CáchTuyet Tran. Mình thích ảnh này, hạnh phúc viên mãn. Mọi người ai cũng vui và… hơi né ra một tý, trân trọng niềm vui riêng tư. Chào ngày mới 2 tháng 6 .Hôm nay ngày có nhiều ký ức tuyệt vời https://cnm365.wordpress.com/category../chao-ngay-moi-2-thang-6-2/

GIẤC MƠ THIÊNG CÙNG GOETHE
Người già kể chuyện sử thi
Kalovi Vary, Roma, Oregon
Thắp lên trong tôi ngọn lửa
Hoàng Kim

Mọi lý thuyết đều là màu xám,
chỉ có cây đời mãi mãi xanh tươi
Goethe trao tặng cho tôi
Ngọc minh triết của Người.

Tôi giấc mơ gặp
Goethe
Kalovi Vary, Czechoslovakia
trong rừng thiêng cổ tích.
Người kể chuyện sử thi

Tiệp Khắc kỷ niệm một thời
Praha Goethe và lâu đài cổ
Những khát khao của
Faust,
Nỗi đau của chàng Werther

Người nhắc tôi đừng quên
kể chuyện sử thi dân mình
Cho dù học gì làm gì
Cũng đừng quên chuyện đó !

Người hỏi tôi trong mơ
Con có dám học
Faust?
Chọn minh triết làm Thầy
Suốt đời theo Trí Tuệ ?

Tôi trả lời.trong mơ
Có con xin theo Người !
Con xin theo học Goethe
Người kể chuyện sử thi

Ta bàng hoàng gặp Goethe
Trên cầu đi bộ Charles
Trong 30 tượng thánh trầm tư
Tôi ngắm hình tượng
Faust

Quảng trường Old Town Square
Đế Quốc La Mã Thần Thánh
Goethe lắng đọng tại
Praha
Trong huyền thoại muôn đời

Tôi nhớ Người ở Frankfurt,
Di sản Người
Leipzig, Strasbourg
Ông già hiền triết châu Âu
Tại bao nhiêu điểm đến …

Goethe

Tôi học Goethe qua thơ Xuân Diệu
Mọi lý thuyết đều là màu xám,
chỉ có cây đời mãi mãi xanh tươi
Thơ Người đi cùng tôi bao tháng năm.

Tôi gặp Goethe ở châu Âu
Trong hình bóng người hiền
Cũng gặp Người tại
Oregon
Nơi Miền Tây Nước Mỹ.

Tôi gặp Goethe ở châu Mỹ
Tại
Ciudad Obregon
Hồ lớn ba tỷ khối nước
Cây xanh đất nước giao hòa

Tôi  gặp Người ở CIMMYTMexico
phía cuối trời Tây
GoetheNorman Borlaug dạy cho tôi
Đi khắp quê người để hiểu đất quê hương

Người hóa thân
trong thanh thản
bóng cây xanh
Người đàm đạo
với
Norman Borlaug
và cậu học trò nghèo
Về ý tưởng xanh
Con đường xanh
Hành trình xanh
Sự nghiệp xanh
Nhà khoa học xanh
giấc mơ hạnh phúc

Goethe là vòm cây xanh
Goethe cũng là lão nông
ngồi cùng chúng ta
chuyện trò
trên cánh đồng xanh
hạnh phúc.

Goethe Norman Borlaug
là những trí tuệ bậc Thầy.
Họ không màng hư vình
mà hướng tới đỉnh cao hòa bình
sự an lành tiến bộ.

Anh và em cùng
Goethe
Ở FAO, Rome,
Italy
Người hóa thân
thành nữ thần Tình Yêu (*)

Trời xanh tuyệt vời !
Trời nhân loại mênh mông !

(*) Hình ảnh Hoàng Kim ở Roma, Italia.




GIẤC MƠ VỀ ĐIỂM HẸN
Hoàng Kim

Anh như chim ưng quay về tổ ấm
Vẫn khát bầu trời ước vọng bay lên
Ơi Bồng Lai cồn cào nỗi nhớ
Anh về bên này lại nhớ bên em.

ĐIỂM HẸN
Bài ca chim ưng


May mắn là khi đã sẵn sàng nắm lấy cơ hội.
Luck is where preparedness meets opportunity.”
(ảnh của
Kent Weakley in Gold Beach, Oregon)

Con chim ưng trống đậu ở tổ, con chim ưng mẹ dạy con bay lên và con chim ưng non vút cao trên nền trời.

NGÔI SAO MAI CHÂN TRỜI
Hoàng Kim

Em đọc lại Nhà Giả Kim em nhé
Bài ca thời gian câu chuyện cuộc đời
Một giấc mơ Người đi tìm kho báu
Theo ước mơ mình tới chốn xa xôi …

Bậc tiên tri biết nhìn sâu khát vọng
Khuyến khích em theo mơ ước tuổi hoa
Đi tới cuối con đường hạnh phúc
Hãy là chính mình, ta chính là ta.

Em thấu hiểu có ngôi sao may mắn
Luôn bên em lấp lánh phía chân trời
Nơi bảng lãng
thơ tình Hồ núi Cốc
Giấc mơ đưa ta về cổ tích xa xôi  …

Lên đường đi em
Bình minh đã rạng
Vui bước tới thảnh thơi
Vui đi dưới mặt trời!

Ta hãy chăm như con ong làm mật
Cuộc đời này là hương hoa.
Ngày mới yêu thương vẫy gọi,
Ngọc cho đời vui khỏe cho ta.

Hoàng Kim

Đi như một dòng sông

Bài viết mới trên DẠY VÀ HỌC
CNM365 Tình yêu cuộc sống, ngày mới nhất bấm vào đây https://hoangkimvn.wordpress.com/cập nhật mỗi ngày

Video yêu thích
KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương NamThung dungDạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, Tình yêu Cuộc sống, CNM365; Kim on LinkedIn Kim on Facebook Kim on Twitter

Số lần xem trang : 17146
Nhập ngày : 03-06-2021
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Việt Nam học

  Dạy và học 23 tháng 10(23-10-2021)

  Dạy và học 22 tháng 10(22-10-2021)

  Dạy và học 21 tháng 10(21-10-2021)

  Dạy và học 20 tháng 10(20-10-2021)

  Dạy và học 19 tháng 10(19-10-2021)

  Dạy và học 18 tháng 10(18-10-2021)

  Dạy và học 17 tháng 10(17-10-2021)

  Dạy và học 16 tháng 10 (16-10-2021)

  Dạy và học 15 tháng 10(14-10-2021)

  Dạy và học 14 tháng 10(14-10-2021)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46

Hoàng Kim, Khoa Nông Học, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, ĐTDĐ:0903 613024,Email:hoangkimvietnam1953@gmail.com, hoangkim@hcmuaf.edu.vn

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007