Số lần xem
Đang xem 893 Toàn hệ thống 2694 Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết
Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
DẠY VÀ HỌC Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận
Norman Borlaug Lời Thầy dặn Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.
Ngày của Cha
Con làm ngựa
Mẹ chụp hình
Vui gia đình
Ngày Hoa Đất
Ngày của Cha
Nhớ ngày giỗ
Năm tháng Năm
Giỗ Tổ Ngoại
nhớ Quảng Bình.
Ngày của Cha
Mười tám sáu
Hai mốt sáu
Giữa tháng sáu
Nhớ Bà Trần
Thương Bà Đen
Nhớ thắp hương
Ngày của Cha
Ông thì vui
Bà thì cười
Cha Mẹ mừng
Cháu thì múa
Ngày của Cha
là ngày giỗ
Waterloo
Lưu sử thi
Nhớ Walter Scott
Ngày của Cha
Thấm kiếm bút
Học làm người
Đức làm gươm.
Ngày của Cha
Giữ Môi trường
Lời Trạng Trình Chung Trái Đất
An lành vô sự là tiên
Ngày của Cha
Ngày của Mẹ
Ngày Gia Đình Nôi hạnh phúc
Ngày của Cha
Cậu làm ngựa
Ngoại chụp hình
Vui gia đình
Ngày Hoa Đất
Ngày của Cha
Bình Minh An
Hát liên tục
Hát liên hoàn
Câu ba chữ
Ngày của Cha là ngày Chủ nhật tuần thứ ba của tháng Sáu khoảng 15-21 tháng 6 tùy năm, phổ biến là ngày 18 tháng 6. Năm 2021 Ngày của Cha Chủ Nhật là 21 tháng 6 . Ngày của Cha trong gia đình tôi là ngày nhớ ơn Cha Mẹ, hát ca khúc tuyệt vời Em là hoa hồng nhỏ, ‘Con sẽ là màu nắng của Cha’ để biết ơn Người xem tiếphttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/ngay-cua-cha/
lên Thái Sơn hướng Phật, cha con tôi có 17 notes trò chuyện về sự bàn luận của các học giả, nhà văn khả kính Việt Nam nói về Trung Quốc ngày nay. Đầu tiên là phiếm đàm của Trần Đăng Khoa bài viết về Trung Hoa “Tào lao với Lão Khoa” Tuy là nhàn đàm nhưng sự thực là những việc quốc kế dân sinh, tiếng là ‘tào lao’ mà thật sự nóng, hay và nghiêm cẩn.
Khoa viết đúng sự thật của Trung Quốc ngày nay: “Trung Quốc là một nước phát triển rất hùng mạnh về tất cả mọi lĩnh vực, trong đó có truyền thông, thông tin. Thế kỷ XXI này là Thế kỷ Trung Quốc. Ở đâu cũng truy cập được internet, nhưng tiếc ở đó không dùng được Email, Google, Blog và cả Facebook. Vì thế, tôi như kẻ lạc rừng. Trung Quốc có gần trăm kênh truyền hình. Kênh nào cũng rất đẹp. Nhưng toàn truyền hình nội bộ của các tỉnh thành Trung Quốc, tuyệt không có một kênh nào của nước ngoài.” “Đúng là chúng tôi cũng còn nhiều hạn chế. Chúng tôi đang mở cửa. Nhưng mở cửa theo quy trình. Mở cửa từng bước…”. Sự đánh giá này của Khoa về Trung Quốc trong sự quản lý xây dựng, giao thông, du lịch văn hóa cũng thật chí lý: “Cái chúng ta còn phải phấn đấu để vươn tới thì Trung Quốc lại có cả một kho kinh nghiệm. Nói như một đồng chí ở Đại sứ quán ta, Trung Quốc có một đội ngũ cán bộ lãnh đạo rất giỏi. Ngay một cán bộ ở địa phương cũng có tầm nhìn của trung ương. Lấy tư duy của trung ương để xử lý cả những việc cỏn con ở cơ sở. Vì thế họ có được sự đồng bộ và nhất quán xuyên suốt từ Trung ương đến địa phương. Chúng tôi qua Lệ Giang rồi Đại Lý, một thành phố cổ của Trung Quốc ở tỉnh Vân Nam. Thành phố này đã bị phá hủy vào năm 1996 trong trận động đất 7,5 độ richte. Vậy mà họ vẫn khôi phục lại được. Một thành phố rất đẹp, cổ kính. Nhiều ngôi nhà dựng lại mà trông cổ kính như có tuổi thọ hàng ngàn năm tuổi. Phải nói là rất tài. Trung Quốc là thế đấy. Họ kỹ lưỡng đến từng chi tiết nhỏ. Bởi thế, Trung Quốc là đất nước của du lịch. Thành phố nào cũng có những vẻ đẹp bí ẩn khiến người ta muốn chiêm ngưỡng, khám phá. Đó là những vẻ đẹp không chỉ chinh phục du khách nước ngoài mà còn có thể mê hoặc được cả chính người dân Trung Quốc. Chỉ riêng khách du lịch Trung Quốc cũng đã đủ “nuôi” ngành du lịch Trung Quốc rồi.”
Tôi thích văn phong của Khoa “giản dị, xúc động, ám ảnh” và lối viết tưng tửng nhưng rất sát sự thật. Dẫu vậy, tôi thấy có điều đánh giá này cần phải đàm luận: Khoa đã nói: “Trung Quốc to mà vẫn không lớn. Vì rất không đàng hoàng. Ông bạn này cứ như một anh hàng xóm rất giàu có nhưng lại có cái tính rất khó chịu là cứ thích ăn cắp vặt. Nhà có hàng núi vàng, nhưng vẫn thích thó của những anh hàng xóm trái cam hay quả trứng gà. Nếu không lấy được thì khó chịu. Cái việc họ lấn đất, lấn biển lấn đảo cũng thế. Giả thiết nếu không có mấy hòn đảo ăn cắp, hay cả Biển Đông nữa, họ vẫn cứ lớn, vẫn giầu có, ở không ít mặt họ còn vượt cả Nga, cả Mỹ. Thế mà vẫn cứ càm cắp những thứ bé hin hin chẳng phải của mình. Khó chịu là thế!“.
Theo tôi thì nói như vậy lập luận vậy là đúng mà chưa rõ. Tôi thích lối lập luận của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm hơn. Cụ Trạng nói: Muốn BÌNH sao chẳng lấy nhân. Muốn An sao lại bắt dân ghê mình?” . “Mấy hòn đảo ăn cắp, hay cả Biển Đông nữa” sao có thể coi là nhỏ khi so sánh 2,5 triệu kilomet vuông kinh tế biển với 9,3 triệu kilomet vuông đất liền? Trung Quốc ngày nay có luận thuyết Trung Nam Hải, “nắm vững Trung, hướng về Nam, tranh chấp Hải” đó là luận thuyết “biển lịch sử”, là cửa “sinh đạo” của Trung Quốc trong Dịch lý, ngược hướng với “Tử Cấm Thành”. Thuyết này là khâu trọng yếu của ‘giấc mộng Trung Hoa vành đai và con đường’ để Trung Hoa trỗi dây, đâu có thể lấy lý lẽ ‘trộm vặt’ ‘ăn cắp vặt’ để lý giải, mà cần là một hệ thống lý luận sâu hơn.
Tôi thích minh triết Hồ Chí Minh, ‘Bình Ngô’ của cụ Nguyễn Trãi, ý thơ của cụ Trạng Trình, Nguyễn Du, Giáp Hải và triết lý của Engels hơn.
Minh triết Hồ Chí Minh khác sự diễn đạt trên. Bác Hồ là người ở bên cạnh Borodin tại Trung Quốc thời thống chế Trung Hoa Dân Quốc Tưởng Giới Thạch bắt đầu thò ra “đường chín đoạn” khởi đầu của tầm nhìn học thuyết mà sau này chủ tịch Trung Quốc phát triển thành chủ thuyết “Trung Nam Hải” và “biển lịch sử” “nắm vững Trung, hướng về Nam, tranh chấp Hải”. Bác Hồ không nói nhưng lại để cho anh trai là Nguyễn Tất Đạt kể chuyện cho Sơn Tùng để đăng trên báo Cứu Quốc năm 1950 kể về lời đồng dao huyền thoại:
“Biển là ao lớn
Thuyền là con BÒ
Thuyền ăn gió no
Lội trên mặt nước
Em trông thấy trước
Anh trông thấy sau
Chúng ta lớn mau
Vượt qua ao lớn.”
(Thơ Nguyễn Sinh Cung, rút trong tập”Tất Đạt tự ngôn, Sơn Tùng công bố và Báo Cứu Quốc phát hành)
‘Bình Ngô’ của cụ Nguyễn Trãi viết rất hay, là tuyên ngôn độc lập của Việt Nam:
Thay trời hành hoá, hoàng thượng truyền rằng.
Từng nghe:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo
Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương
Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau
Song hào kiệt thời nào cũng có.”
(Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi, do Ngô Tất Tố dịch)
Cụ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm thì thông điệp ngoại giao nhắn gửi con cháu về lý lẽ giữ nước thật thông suốt ” Biển Đông vạn dặm giang tay giữ. Đất Việt muôn năm vững trị bình”. (Vạn lý Đông minh quy bá ác Ức niên Nam cực điện long bình). Từ xưa đến nay, điều nhân là vô địch, Cần gì phải khư khư theo đuổi chiến tranh. Cổ lai nhân giả tri vô địch, Hà tất khu khu sự chiến tranh) Nếu nhà vua có bó đuốc sáng thì nên soi đến dân ở nơi nhà nát xóm nghèo (Quân vương như hữu quang minh chúc, ủng chiếu cùng lư bộ ốc dân) Trời sinh ra dân chúng, sự ấm no, ai cũng có lòng mong muốn cả. Muốn bình sao chẳng lấy nhân. Muốn an sao lại bắt dân ghê mình. Đạo lý, Dịch lý, Ẩn ngữ Việt thật sâu sắc thay !
Nguyễn Du trong uẩn khúc lịch sử Bí mật kho báu trên đỉnh Tuyết Sơn, Vua Càn Long sau thất bại nặng nề của nhà Thanh trong chiến tranh với Tây Sơn đã sai danh tướng Phúc Khang An thay thế Tôn Sĩ Nghị làm Tổng đốc Lưỡng Quảng định điều động thêm 50 vạn quân để ứng chiến vùng biên giới phía Nam nhưng nhà Thanh đang phải đối mặt với một vấn đề đặc biệt cơ mật và tối quan trọng tại Tây Tang là kho vàng tại tu viện Mật Tông bị quân Khuếch Nhĩ Khách Mông Cổ dòm ngó tấn công.Trong khi, nước Nam Nguyễn Huệ anh dũng thiện chiến không thể xem thường nên vua Càn Long lựa ý hòa hoãn với nhà Tây Sơn và tặng áo cho Nguyễn Huệ, sau đó đã dùng kế dập tắt hi vọng phục quốc của vua nhà Hậu Lê và các trung thần. Vua Càn Long viết.
Nước Phiên đến lúc ta đi tuần
Mới gặp mà như đã rất thân
Nước Tượng chưa từng nghe triều cận
Việc cống người vàng thật đáng khinh
Nhà Thanh coi trọng việc đi sứ
Chín đạo thường có đạo vỗ yên
Xếp võ tu văn thuận thiên đạo
Đại Thanh còn mãi vạn ngàn xuân.
Nguyễn Du kiệt tác thơ chữ Hán chạm thấu những vấn đề sâu sắc nhất của tình yêu thương con người và nhân loại các giá trị sử thi văn hóa ngoại giao xuất chúng có một không hai. Lời nhận xét của giáo sư Mai Quốc Liên “Thơ chữ Hán của Nguyễn Du là những áng văn chương nghệ thuật trác tuyệt, ẩn chứa một tiềm năng vô tận về ý nghĩa. Nó mới lạ và độc đáo trong một nghìn năm thơ chữ Hán của ông cha ta đã đành, mà cũng độc đáo so với thơ chữ Hán của Trung Quốc nữa”. Nguyễn Du kiệt tác thơ chữ Hán “Kỳ Lân mộ” .
Kỳ Lân Mộ Nguyễn Du
Phương Chi Yên Đệ người thế nào?
Cướp ngôi của cháu, đồ bất nhân.
Mỗi khi nổi giận giết mười họ,
Cổn to vạc lớn hại trung thần
Năm năm giết người hơn trăm vạn
Xương chất thành núi máu chảy tràn
Nếu bảo thánh nhân Kỳ Lân xuất
Buổi ấy sao không đi về Nam?
Nguyên văn chữ Hán
Hà huống Yên Đệ hà như nhân
Đoạt điệt tự lập phi nhân quân
Bạo nộ nhân sinh di thập tộc
Đại bỗng cự hoạch phanh trung thần
Ngũ niên sở sát bách dư vạn
Bạch cốt thành sơn địa huyết ân
Nhược đạo năng vị Thánh nhân xuất
Đương thế hà bất Nam du tường?
“Kỳ Lân mộ” được công bố vào năm Quý Dậu (1813) khi Nguyễn Du làm Chánh sứ của đoàn sứ thần nhà Nguyễn sang thông hiếu với nhà Thanh năm Gia Long thứ 12 và Gia Khánh thứ 17. “Kỳ Lân mộ” là văn kiện ngoại giao “ý tại ngôn ngoại” thể hiện quan điểm và đường lối chính trị của Việt Nam triều Nguyễn. “Kỳ Lân mộ” lấy từ điển tích đã được ghi trong chính sử: “Năm Vĩnh Lạc thứ 4 (1406) có con Kỳ Lân xuất hiện ở Nam Dương. Quan trấn sai mang lên Bắc Kinh dâng Minh Thành Tổ. Nào ngờ đến đây Kỳ Lân chết. Viên quan sai chôn ở đây và lập bia để ghi lại chuyện đó. Mộ bị mưa gió san phẳng còn lại tấm bia này.” Nguyễn Du dùng bài thơ này để dâng lên vua Càn Long tỏ rõ chính kiến và thông điệp ngoại giao khéo gửi vua Càn Long và vua Gia Khánh. Bài thơ căm phẫn mắng chửi thẳng Yên Đệ Minh Thành Tổ là đồ bất nhân không xứng đáng là một ông vua. Yên Đệ Minh Thành Tổ là một nhân vật lịch sử nổi bật của Trung Quốc. Sử gia Trung Quốc cho đến nay vẫn gọi Minh Thành Tổ là Vĩnh Lạc Đế hay Vĩnh Lạc đại đế là một trong các Hoàng đế kiệt xuất nhất của triều đại nhà Minh và lịch sử của Trung Quốc. Thời kỳ của Yên Đệ được ca ngợi gọi là Vĩnh Lạc thịnh thế, khiến nhà Minh phát triển đỉnh cao về quyền lực trong lịch sử. Nguyễn Du qua tác phẩm “Kỳ Lân mộ” trong Bắc Hành tạp lục, đã mắng thẳng Yên Đệ Minh Thành Tổ chẳng phải là minh quân mà là kẻ bá đạo dẫu có giành được ngai vàng, xô lệch lịch sử, thắng được cuộc chiến. cướp được nước người, xóa được di sản, nhưng không thể đoạt được lòng người, bia miệng muôn đời vẫn lưu tiếng xấu.
Giai thoại “Bài thơ vịnh bèo“ của Giáp Hải cũng ẩn chứa thông điệp ngoại giao sâu sắc. Năm Đinh Dậu, nhà Minh mượn cớ phò Lê diệt Mạc đã sai đô đốc Cừu Loan và tướng Mao Bá Ôn đem quân tiến vào ải Pha Luỹ. Mao Bá Ôn gửi chiến thư và bài thơ Bèo :
Mọc theo ruộng nước hóp như kim
Trôi dạt lênh đênh chẳng đứng im
Nào có gốc sâu, nào có lá
Dám sinh cành nhánh, dám sinh tim
Tụ rồi đã chắc không tan tác
Nổi đó nào hay chẳng đắm chìm
Đến lúc trời cao bùng gió dữ
Quét về hồ bể hẳn khôn tìm
Nguyên văn chữ Hán Tuỳ điền trục thuỷ mạc ương châm Đáo xứ khan lai thực bất thâm Không hữu căn miêu không hữu diệp Cảm sinh chi tiết, cảm sinh tâm Đồ chi tụ sứ ninh chi tán Đản thức phù thời ná thức trầm Đại để trung thiên phong khí ác Tảo quy hồ hải tiện nan tầm.
Trạng nguyên Giáp Hải chịu mệnh vua Mạc Đăng Dung lên biên ải tiếp sứ đã họa đáp:
Ken dầy vải gấm khó luồn kim
Rễ lá liền nhau, động vẫn im
Tranh với bóng mây che mặt nước
Chẳng cho tia nắng rọi xuyên tim
Sóng dồi muôn lớp thường không vỡ
Gió táp ngàn cơn cũng chẳng chìm
Nào cá nào rồng trong ấy ẩn
Cần câu Lã Vọng biết đâu tìm.
Nguyên văn chữ Hán Cẩm lâm mật mật bất dung châm Đái diệp liên căn khởi kế thâm Thường dữ bạch vân tranh thuỷ diện Khẳng giao hồng nhật truỵ ba tâm Thiên trùng lãng đả thành nan phá Vạn trận phong xuy vĩnh bất trầm Đa thiểu ngư long tàng giá lý Thái công vô kế hạ câu tầm.
Mao Bá Ôn và Cừu Loan tiếp thư của Trạng nguyên Giáp Hải, bàn bạc với nhau, nhận định rằng nước Nam có thực lực, chưa thể nuốt trôi được, nên lặng lẽ có trật tự cho lui binh về.
Engels triết gia người Đức trong học thuyết Mác Engels cũng nói: “Tự do là cái nhìn sâu sắc vào sự cần thiết.” (Engels 1878. freedom is the insight into necessity. Anti-Dühring, pt. 1, ch. 11). “Nền kinh tế hay khoa học làm giàu sinh ra ghen tị lẫn nhau và sự tham lam của các thương gia chính trị này, mang trên trán của nó là dấu hiệu của sự ích kỷ đáng ghét nhất.”. (This political economy or science of enrichment born of the merchants’ mutual envy and greed, bears on its brow the mark of the most detestable selfishness. Outlines of a Critique of Political Economy (1844).
Nhiều người dân Trung Quốc lương thiện trung hậu khác với một cộng đồng ‘diều hâu’ toan tính trỗi dậy bá quyền. Trung Quốc mộng tạo dựng một đế quốc Á Châu với cam kết ‘Trung Quốc sẽ không áp đặt QUÁ KHỨ BI THẢM CỦA CHÍNH HỌ lên các quốc gia khác’ ‘ Nhân dân Trung Quốc kiên trì theo đuổi các mối giao thiệp hữu hảo với toàn bộ các quốc gia khác”. “Giấc mộng Trung Hoa vành đai và con đường” là một thế lực phi chính thức và phần lớn dựa vào kinh tế để cố kết cơ sở hạ tầng cứng thuộc vòng ảnh hưởng của Trung Quốc mà Mỹ , Nga, cộng đồng châu Âu EU, cộng đồng Hồi giáo buộc phải tôn trọng. Họ mở cửa từng phần cũng vì dân trí có tốt có xấu. Việt Nam tự cũng cố, ‘dĩ bất biến ứng vạn biến’.
Tom Miller có chuyên khảo công phu “Giấc mộng châu Á của Trung Quốc” nói về Donald Trump, Tập Cận Bình và Putin. Nguyễn Trần Bạt có bài viết “Donald Trump, Tập Cận Bình và Putin đang tháo ra để lắp lại nền chính trị thế giới”, Các nguyên thủ nước lớn hiện đang là tiêu điểm tầm nhìn đầy lo âu, hi vọng của nền chính trị lớn thế giới và tất cả cộng đồng nhân loại. Chúng ta nhớ lại thông điệp sau cùng của cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama cuối năm 2016 về bức tranh tối tương lai thế giới đầy lo âu hơn: “Tôi muốn kết luận lại bài diễn văn của mình bằng cách nói rằng tôi thừa nhận lịch sử đang kể một câu chuyện rất khác câu chuyện tôi nói ngày hôm nay. Chúng ta đã chọn một cái nhìn lịch sử đen tối hơn và đầy hoài nghi hơn. (Let me conclude by saying that I recognize history tells a different story than the one that I’ve talked about here today. There’s a much darker and more cynical view of history that we can adopt).
‘Tào lao với Lão Khoa’ về Trung Hoa, tôi nêu chính kiến của mình “Ba đặc khu liệu có đột phá?” theo tôi là “không”. Ba đặc khu đang dự định thành lập chỉ thích hợp cho phát triển du lịch, cơ sở nghỉ dưỡng, dịch vụ vui chơi, giải trí… Và do đó, không cần đưa ra các ưu đãi vượt trội về thuế, về quyền thuê đất lâu dài. Đó là một câu chuyện khác. Một dân tộc truyền kiếp bị đối xử không bình đẳng thì độc lập, tự do, hạnh phúc là điểm tương đồng sâu sắc nhất Việc hợp tác quyền biến ‘dĩ bất biến ứng vạn biến’ nhất thiết không được rơi vào “bẫy nợ” và không được phạm sai lầm. Các sinh lộ Bắc Nam Đông Tây cùng những vị trí hiểm yếu nhậy cảm về an ninh quốc phòng kinh tế văn hóa đời sống dân sinh cần tự mình xây dựng với hiền tài Việt Nam có tư vấn quốc tế. Luật đầu tư và hợp tác bền vững thành thực cần kết nối lĩnh vực hợp tác nghiên cứu phát triển trọng điểm hướng tới chén cơm ngon người dân, lao động, việc làm, an sinh xã hội và giáo dục đào tạo nguồn lực con người hiền tài để phát huy sự tương đồng văn hóa. Hợp tác với Trung Quốc nên hướng vào xây dựng cải tiến chuỗi giá trị ngành hàng nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp du lịch sinh thái, giao lưu ngôn ngữ văn hóa, giáo dục dưỡng sinh đông tây y kết hợp, đào tạo nguồn lực, phát triển hiệu quả bền vững, đi đôi bảo vệ môi trường, tiến bộ công bằng xã hôi.
Tôi đã đến Trung quốc nhiều lần, có mấy lần ăn cơm chung với nông dân trên núi cao và ngoài ruộng. Năm 1996, tôi có dịp khảo sát vùng khoai lang ở Sơn Đồng và Giang Tô và năm 2018 quay lại tự mình khảo sát so sánh nông nghiệp của chính vùng này, tận mắt và chính kiến nhìn nhận đánh giá. Năm 2014, tôi dạo chơi Thiên An Môn, Cố Cung, Di Hòa Viên, Thiên Đàn trong ngày Quốc tế Lao động, ngắm những nơi lưu dấu các di sản của những triều đại hiển hách nhất Trung Hoa, lắng nghe đất trời và các cổ vật kể chuyện. Tôi ngắm nhìn người nghệ sĩ nhân gian, vui cùng ông và đùa cùng trẻ thơ. Ngày trước đó, tôi vinh hạnh được làm việc với giáo sư Zhikang Li, trưởng dự án Siêu Lúa Xanh (Green Super Rice) chương trình nghiên cứu lúa nổi tiếng của CAAS & IRRI và có cơ hội tiếp cận nghiên cứu của Viện Hàn lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc. Năm 2018 này, tôi lại có cơ hội tự mình đi du lịch bằng tàu cao tốc từ Bắc Kinh qua Thiên Tân đến Sơn Đông khảo sát nhanh nông nghiệp Trung Quốc, chuyến đi hơn 600 km chỉ hai tiếng. Những điều tôi được trực tiếp chứng kiến là tích cực và ấn tượng. Suốt dọc đường tới Thiên Tân và ba thành phố khác đến thành phố Thái An của Sơn Đông, tôi đã lưu được 5 video hình ảnh nông nghiệp Trung Quốc ngày nay để so sánh thấy được sự đổi thay cực kỳ ấn tượng của sản xuất nông nghiệp nước bạn.
Suy ngẫm từ núi Xanh (景山, Jǐngshān, Cảnh Sơn, Green Mount), ngọn núi địa linh của đế đô Bắc Kinh, suy ngẫm từ đỉnh núi Thái Sơn ở Sơn Đông, tôi tâm đắc lời nhắn gửi sâu xa của bậc hiền minh lỗi lạc Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm: “Muốn bình sao chẳng lấy nhân / Muốn yên sao lại bắt dân ghê mình” “Biển Đông vạn dặm giang tay giữ. Đất Việt muôn năm vững thái bình) (Vạn lý Đông minh quy bá ác/ Ức niên Nam cực điện long bình). Suy ngẫm về cuộc cách mạng Xanh và đỉnh cao Hòa Bình. Chủ tịch Tập Cận Bình đang tiếp nối Tổng thống Tôn Trung Sơn để phát triển chủ thuyết liên Nga thân Việt trừ tà tứ toàn, một vành đai một con đường, ông cam kết những điều tốt đẹp với Việt Nam. Thế nhưng tại sao động thái tình hình thực tế của hai nước nhiều việc chưa tạo đủ niềm tin bạn hữu. Việt Nam tự cũng cố và trầm tĩnh theo dõi. Tôi sẽ còn viết tiếp câu chuyện Từ Mao Trạch Đông tới Tập Cận Bình.
Lời giáo sư Norman Borlaug văng vẳng bên tai tôi: “Đời người tối thiểu phải ăn, kế đến là học tập, công việc, nhà ở, quần áo và chăm sóc sức khỏe. Quanh ta còn nhiều mảnh đời bất hạnh. Hiểm họa nghèo đói vẫn bùng phát bất cứ lúc nào. Hãy luôn nhớ điều đó.” Sự hiền minh lỗi lạc của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, và di sản vô giá của giáo sư Norman Borlaug cùng với các bậc Thầy về cách mạng xanh mãi mãi là niềm tin và nổ lực của chúng ta !
Trò chuyện Trung Quốc với Lão Khoa, tôi thích nói về một món ngon ở Bắc Kinh (hình). Đặc sản và biểu tượng của một vùng đất luôn thi vị trong lòng của người hành hương. Suốt mấy ngày ở Viện Hàn lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc, tôi thường chén món ngon này, như khi leo núi Thái Sơn thì ưa dùng món xúp ‘bát bửu’, ‘khoai Hoàng Long” và “rượu Thái Sơn”. “Thịt lợn kho Tàu Tô Đông Pha” là món ăn ngon nổi tiếng Hàng Châu, được đặt tên để vinh danh ông. Tô Đông Pha là một nhân vật quan trọng trong chính trị thời Tống, ông cùng Tư Mã Quang cựu tể tướng và sử gia danh tiếng thuộc phái “coi trọng đạo đức, lẽ phải, kỷ cương”, đối lập với chính sách mới “cường thịnh và phát triển lớn mạnh quốc gia bất chấp đạo lý” do Vương An Thạch chủ trương. Tô Đông Pha đã nổi tiếng là một nhà viết chính luận, các tác phẩm văn của ông đều đặc biệt sâu sắc, góp phần to lớn vào việc nâng cao dân trí và hiểu biết bách khoa thư, văn học du lịch Trung Quốc thế kỷ thứ 11. Thơ Tô Đông Pha nổi tiếng suốt lịch sử lâu dài, có tầm ảnh hưởng rộng lớn tại Trung Quốc, Nhật Bản và các vùng lân cận, cũng được biết đến trong phần nói tiếng Anh trên thế giới thông qua các bản dịch của Arthur Waley và các người khác. Về biểu tượng nghệ thuật, Tô Đông Pha được coi là nhân cách ưu việt của thế kỷ XI. Tôi đã từng chén “Thịt lợn kho Tàu Tô Đông Pha” ở Hàng Châu mà thương về hạt gạo làng ta còn chưa có thương hiệu Việt mạnh trên thị trường thế giới.
TRUNG QUỐC MỘT SUY NGẪM là một câu chuyện dài
Hoàng Kim và Hoàng Long đã có 20 ghi chú nhỏ (Notes), mỗi ghi chú là một đường link, được chép chung trong bài “Trung Quốc một suy ngẫm” ghi lại những ký ức về các chuyến du khảo Trung Hoa của chúng tôi, tạm coi là nhận thức luận của riêng mình. Ngoài ra còn có bài nghiên cứu lịch sử “Bình sinh Mao Trạch Đông” và “Bình sinh Tập Cận Bình“. Trung Quốc có nhiều nơi hiểm trở, núi cao vọi và sông vực sâu thẳm quanh co, có đủ các hạng người, có đủ chí thiện cực ác và minh sư. Nguyễn Du trăng huyền thoại gợi nhiều suy ngẫm. Bài này là các ghi chú nhỏ cho chính mình và chép tặng bạn đọc.
Ngày của Cha
Con làm ngựa
Mẹ chụp hình
Vui gia đình
Ngày Hoa Đất
Ngày của Cha
Nhớ ngày giỗ
Năm tháng Năm
Giỗ Tổ Ngoại
nhớ Quảng Bình.
Ngày của Cha
Mười tám sáu
Hai mốt sáu
Giữa tháng sáu
Nhớ Bà Trần
Thương Bà Đen
Nhớ thắp hương
Ngày của Cha
Ông thì vui
Bà thì cười
Cha Mẹ mừng
Cháu thì múa
Ngày của Cha
là ngày giỗ
Waterloo
Lưu sử thi
Nhớ Walter Scott
Ngày của Cha
Thấm kiếm bút
Học làm người
Đức làm gươm.
Ngày của Cha
Giữ Môi trường
Lời Trạng Trình Chung Trái Đất
An lành vô sự là tiên
Ngày của Cha
Ngày của Mẹ
Ngày Gia Đình Nôi hạnh phúc
Ngày của Cha
Cậu làm ngựa
Ngoại chụp hình
Vui gia đình
Ngày Hoa Đất
Ngày của Cha
Bình Minh An
Hát liên tục
Hát liên hoàn
Câu ba chữ
Ngày của Cha là ngày Chủ nhật tuần thứ ba của tháng Sáu khoảng 15-21 tháng 6 tùy năm, phổ biến là ngày 18 tháng 6. Năm 2021 Ngày của Cha Chủ Nhật là 21 tháng 6 . Ngày của Cha trong gia đình tôi là ngày nhớ ơn Cha Mẹ, hát ca khúc tuyệt vời Em là hoa hồng nhỏ, ‘Con sẽ là màu nắng của Cha’ để biết ơn Người xem tiếphttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/ngay-cua-cha/
lên Thái Sơn hướng Phật, cha con tôi có 17 notes trò chuyện về sự bàn luận của các học giả, nhà văn khả kính Việt Nam nói về Trung Quốc ngày nay. Đầu tiên là phiếm đàm của Trần Đăng Khoa bài viết về Trung Hoa “Tào lao với Lão Khoa” Tuy là nhàn đàm nhưng sự thực là những việc quốc kế dân sinh, tiếng là ‘tào lao’ mà thật sự nóng, hay và nghiêm cẩn.
Khoa viết đúng sự thật của Trung Quốc ngày nay: “Trung Quốc là một nước phát triển rất hùng mạnh về tất cả mọi lĩnh vực, trong đó có truyền thông, thông tin. Thế kỷ XXI này là Thế kỷ Trung Quốc. Ở đâu cũng truy cập được internet, nhưng tiếc ở đó không dùng được Email, Google, Blog và cả Facebook. Vì thế, tôi như kẻ lạc rừng. Trung Quốc có gần trăm kênh truyền hình. Kênh nào cũng rất đẹp. Nhưng toàn truyền hình nội bộ của các tỉnh thành Trung Quốc, tuyệt không có một kênh nào của nước ngoài.” “Đúng là chúng tôi cũng còn nhiều hạn chế. Chúng tôi đang mở cửa. Nhưng mở cửa theo quy trình. Mở cửa từng bước…”. Sự đánh giá này của Khoa về Trung Quốc trong sự quản lý xây dựng, giao thông, du lịch văn hóa cũng thật chí lý: “Cái chúng ta còn phải phấn đấu để vươn tới thì Trung Quốc lại có cả một kho kinh nghiệm. Nói như một đồng chí ở Đại sứ quán ta, Trung Quốc có một đội ngũ cán bộ lãnh đạo rất giỏi. Ngay một cán bộ ở địa phương cũng có tầm nhìn của trung ương. Lấy tư duy của trung ương để xử lý cả những việc cỏn con ở cơ sở. Vì thế họ có được sự đồng bộ và nhất quán xuyên suốt từ Trung ương đến địa phương. Chúng tôi qua Lệ Giang rồi Đại Lý, một thành phố cổ của Trung Quốc ở tỉnh Vân Nam. Thành phố này đã bị phá hủy vào năm 1996 trong trận động đất 7,5 độ richte. Vậy mà họ vẫn khôi phục lại được. Một thành phố rất đẹp, cổ kính. Nhiều ngôi nhà dựng lại mà trông cổ kính như có tuổi thọ hàng ngàn năm tuổi. Phải nói là rất tài. Trung Quốc là thế đấy. Họ kỹ lưỡng đến từng chi tiết nhỏ. Bởi thế, Trung Quốc là đất nước của du lịch. Thành phố nào cũng có những vẻ đẹp bí ẩn khiến người ta muốn chiêm ngưỡng, khám phá. Đó là những vẻ đẹp không chỉ chinh phục du khách nước ngoài mà còn có thể mê hoặc được cả chính người dân Trung Quốc. Chỉ riêng khách du lịch Trung Quốc cũng đã đủ “nuôi” ngành du lịch Trung Quốc rồi.”
Tôi thích văn phong của Khoa “giản dị, xúc động, ám ảnh” và lối viết tưng tửng nhưng rất sát sự thật. Dẫu vậy, tôi thấy có điều đánh giá này cần phải đàm luận: Khoa đã nói: “Trung Quốc to mà vẫn không lớn. Vì rất không đàng hoàng. Ông bạn này cứ như một anh hàng xóm rất giàu có nhưng lại có cái tính rất khó chịu là cứ thích ăn cắp vặt. Nhà có hàng núi vàng, nhưng vẫn thích thó của những anh hàng xóm trái cam hay quả trứng gà. Nếu không lấy được thì khó chịu. Cái việc họ lấn đất, lấn biển lấn đảo cũng thế. Giả thiết nếu không có mấy hòn đảo ăn cắp, hay cả Biển Đông nữa, họ vẫn cứ lớn, vẫn giầu có, ở không ít mặt họ còn vượt cả Nga, cả Mỹ. Thế mà vẫn cứ càm cắp những thứ bé hin hin chẳng phải của mình. Khó chịu là thế!“.
Theo tôi thì nói như vậy lập luận vậy là đúng mà chưa rõ. Tôi thích lối lập luận của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm hơn. Cụ Trạng nói: Muốn BÌNH sao chẳng lấy nhân. Muốn An sao lại bắt dân ghê mình?” . “Mấy hòn đảo ăn cắp, hay cả Biển Đông nữa” sao có thể coi là nhỏ khi so sánh 2,5 triệu kilomet vuông kinh tế biển với 9,3 triệu kilomet vuông đất liền? Trung Quốc ngày nay có luận thuyết Trung Nam Hải, “nắm vững Trung, hướng về Nam, tranh chấp Hải” đó là luận thuyết “biển lịch sử”, là cửa “sinh đạo” của Trung Quốc trong Dịch lý, ngược hướng với “Tử Cấm Thành”. Thuyết này là khâu trọng yếu của ‘giấc mộng Trung Hoa vành đai và con đường’ để Trung Hoa trỗi dây, đâu có thể lấy lý lẽ ‘trộm vặt’ ‘ăn cắp vặt’ để lý giải, mà cần là một hệ thống lý luận sâu hơn.
Tôi thích minh triết Hồ Chí Minh, ‘Bình Ngô’ của cụ Nguyễn Trãi, ý thơ của cụ Trạng Trình, Nguyễn Du, Giáp Hải và triết lý của Engels hơn.
Minh triết Hồ Chí Minh khác sự diễn đạt trên. Bác Hồ là người ở bên cạnh Borodin tại Trung Quốc thời thống chế Trung Hoa Dân Quốc Tưởng Giới Thạch bắt đầu thò ra “đường chín đoạn” khởi đầu của tầm nhìn học thuyết mà sau này chủ tịch Trung Quốc phát triển thành chủ thuyết “Trung Nam Hải” và “biển lịch sử” “nắm vững Trung, hướng về Nam, tranh chấp Hải”. Bác Hồ không nói nhưng lại để cho anh trai là Nguyễn Tất Đạt kể chuyện cho Sơn Tùng để đăng trên báo Cứu Quốc năm 1950 kể về lời đồng dao huyền thoại:
“Biển là ao lớn
Thuyền là con BÒ
Thuyền ăn gió no
Lội trên mặt nước
Em trông thấy trước
Anh trông thấy sau
Chúng ta lớn mau
Vượt qua ao lớn.”
(Thơ Nguyễn Sinh Cung, rút trong tập”Tất Đạt tự ngôn, Sơn Tùng công bố và Báo Cứu Quốc phát hành)
‘Bình Ngô’ của cụ Nguyễn Trãi viết rất hay, là tuyên ngôn độc lập của Việt Nam:
Thay trời hành hoá, hoàng thượng truyền rằng.
Từng nghe:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo
Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương
Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau
Song hào kiệt thời nào cũng có.”
(Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi, do Ngô Tất Tố dịch)
Cụ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm thì thông điệp ngoại giao nhắn gửi con cháu về lý lẽ giữ nước thật thông suốt ” Biển Đông vạn dặm giang tay giữ. Đất Việt muôn năm vững trị bình”. (Vạn lý Đông minh quy bá ác Ức niên Nam cực điện long bình). Từ xưa đến nay, điều nhân là vô địch, Cần gì phải khư khư theo đuổi chiến tranh. Cổ lai nhân giả tri vô địch, Hà tất khu khu sự chiến tranh) Nếu nhà vua có bó đuốc sáng thì nên soi đến dân ở nơi nhà nát xóm nghèo (Quân vương như hữu quang minh chúc, ủng chiếu cùng lư bộ ốc dân) Trời sinh ra dân chúng, sự ấm no, ai cũng có lòng mong muốn cả. Muốn bình sao chẳng lấy nhân. Muốn an sao lại bắt dân ghê mình. Đạo lý, Dịch lý, Ẩn ngữ Việt thật sâu sắc thay !
Nguyễn Du trong uẩn khúc lịch sử Bí mật kho báu trên đỉnh Tuyết Sơn, Vua Càn Long sau thất bại nặng nề của nhà Thanh trong chiến tranh với Tây Sơn đã sai danh tướng Phúc Khang An thay thế Tôn Sĩ Nghị làm Tổng đốc Lưỡng Quảng định điều động thêm 50 vạn quân để ứng chiến vùng biên giới phía Nam nhưng nhà Thanh đang phải đối mặt với một vấn đề đặc biệt cơ mật và tối quan trọng tại Tây Tang là kho vàng tại tu viện Mật Tông bị quân Khuếch Nhĩ Khách Mông Cổ dòm ngó tấn công.Trong khi, nước Nam Nguyễn Huệ anh dũng thiện chiến không thể xem thường nên vua Càn Long lựa ý hòa hoãn với nhà Tây Sơn và tặng áo cho Nguyễn Huệ, sau đó đã dùng kế dập tắt hi vọng phục quốc của vua nhà Hậu Lê và các trung thần. Vua Càn Long viết.
Nước Phiên đến lúc ta đi tuần
Mới gặp mà như đã rất thân
Nước Tượng chưa từng nghe triều cận
Việc cống người vàng thật đáng khinh
Nhà Thanh coi trọng việc đi sứ
Chín đạo thường có đạo vỗ yên
Xếp võ tu văn thuận thiên đạo
Đại Thanh còn mãi vạn ngàn xuân.
Nguyễn Du kiệt tác thơ chữ Hán chạm thấu những vấn đề sâu sắc nhất của tình yêu thương con người và nhân loại các giá trị sử thi văn hóa ngoại giao xuất chúng có một không hai. Lời nhận xét của giáo sư Mai Quốc Liên “Thơ chữ Hán của Nguyễn Du là những áng văn chương nghệ thuật trác tuyệt, ẩn chứa một tiềm năng vô tận về ý nghĩa. Nó mới lạ và độc đáo trong một nghìn năm thơ chữ Hán của ông cha ta đã đành, mà cũng độc đáo so với thơ chữ Hán của Trung Quốc nữa”. Nguyễn Du kiệt tác thơ chữ Hán “Kỳ Lân mộ” .
Kỳ Lân Mộ Nguyễn Du
Phương Chi Yên Đệ người thế nào?
Cướp ngôi của cháu, đồ bất nhân.
Mỗi khi nổi giận giết mười họ,
Cổn to vạc lớn hại trung thần
Năm năm giết người hơn trăm vạn
Xương chất thành núi máu chảy tràn
Nếu bảo thánh nhân Kỳ Lân xuất
Buổi ấy sao không đi về Nam?
Nguyên văn chữ Hán
Hà huống Yên Đệ hà như nhân
Đoạt điệt tự lập phi nhân quân
Bạo nộ nhân sinh di thập tộc
Đại bỗng cự hoạch phanh trung thần
Ngũ niên sở sát bách dư vạn
Bạch cốt thành sơn địa huyết ân
Nhược đạo năng vị Thánh nhân xuất
Đương thế hà bất Nam du tường?
“Kỳ Lân mộ” được công bố vào năm Quý Dậu (1813) khi Nguyễn Du làm Chánh sứ của đoàn sứ thần nhà Nguyễn sang thông hiếu với nhà Thanh năm Gia Long thứ 12 và Gia Khánh thứ 17. “Kỳ Lân mộ” là văn kiện ngoại giao “ý tại ngôn ngoại” thể hiện quan điểm và đường lối chính trị của Việt Nam triều Nguyễn. “Kỳ Lân mộ” lấy từ điển tích đã được ghi trong chính sử: “Năm Vĩnh Lạc thứ 4 (1406) có con Kỳ Lân xuất hiện ở Nam Dương. Quan trấn sai mang lên Bắc Kinh dâng Minh Thành Tổ. Nào ngờ đến đây Kỳ Lân chết. Viên quan sai chôn ở đây và lập bia để ghi lại chuyện đó. Mộ bị mưa gió san phẳng còn lại tấm bia này.” Nguyễn Du dùng bài thơ này để dâng lên vua Càn Long tỏ rõ chính kiến và thông điệp ngoại giao khéo gửi vua Càn Long và vua Gia Khánh. Bài thơ căm phẫn mắng chửi thẳng Yên Đệ Minh Thành Tổ là đồ bất nhân không xứng đáng là một ông vua. Yên Đệ Minh Thành Tổ là một nhân vật lịch sử nổi bật của Trung Quốc. Sử gia Trung Quốc cho đến nay vẫn gọi Minh Thành Tổ là Vĩnh Lạc Đế hay Vĩnh Lạc đại đế là một trong các Hoàng đế kiệt xuất nhất của triều đại nhà Minh và lịch sử của Trung Quốc. Thời kỳ của Yên Đệ được ca ngợi gọi là Vĩnh Lạc thịnh thế, khiến nhà Minh phát triển đỉnh cao về quyền lực trong lịch sử. Nguyễn Du qua tác phẩm “Kỳ Lân mộ” trong Bắc Hành tạp lục, đã mắng thẳng Yên Đệ Minh Thành Tổ chẳng phải là minh quân mà là kẻ bá đạo dẫu có giành được ngai vàng, xô lệch lịch sử, thắng được cuộc chiến. cướp được nước người, xóa được di sản, nhưng không thể đoạt được lòng người, bia miệng muôn đời vẫn lưu tiếng xấu.
Giai thoại “Bài thơ vịnh bèo“ của Giáp Hải cũng ẩn chứa thông điệp ngoại giao sâu sắc. Năm Đinh Dậu, nhà Minh mượn cớ phò Lê diệt Mạc đã sai đô đốc Cừu Loan và tướng Mao Bá Ôn đem quân tiến vào ải Pha Luỹ. Mao Bá Ôn gửi chiến thư và bài thơ Bèo :
Mọc theo ruộng nước hóp như kim
Trôi dạt lênh đênh chẳng đứng im
Nào có gốc sâu, nào có lá
Dám sinh cành nhánh, dám sinh tim
Tụ rồi đã chắc không tan tác
Nổi đó nào hay chẳng đắm chìm
Đến lúc trời cao bùng gió dữ
Quét về hồ bể hẳn khôn tìm
Nguyên văn chữ Hán Tuỳ điền trục thuỷ mạc ương châm Đáo xứ khan lai thực bất thâm Không hữu căn miêu không hữu diệp Cảm sinh chi tiết, cảm sinh tâm Đồ chi tụ sứ ninh chi tán Đản thức phù thời ná thức trầm Đại để trung thiên phong khí ác Tảo quy hồ hải tiện nan tầm.
Trạng nguyên Giáp Hải chịu mệnh vua Mạc Đăng Dung lên biên ải tiếp sứ đã họa đáp:
Ken dầy vải gấm khó luồn kim
Rễ lá liền nhau, động vẫn im
Tranh với bóng mây che mặt nước
Chẳng cho tia nắng rọi xuyên tim
Sóng dồi muôn lớp thường không vỡ
Gió táp ngàn cơn cũng chẳng chìm
Nào cá nào rồng trong ấy ẩn
Cần câu Lã Vọng biết đâu tìm.
Nguyên văn chữ Hán Cẩm lâm mật mật bất dung châm Đái diệp liên căn khởi kế thâm Thường dữ bạch vân tranh thuỷ diện Khẳng giao hồng nhật truỵ ba tâm Thiên trùng lãng đả thành nan phá Vạn trận phong xuy vĩnh bất trầm Đa thiểu ngư long tàng giá lý Thái công vô kế hạ câu tầm.
Mao Bá Ôn và Cừu Loan tiếp thư của Trạng nguyên Giáp Hải, bàn bạc với nhau, nhận định rằng nước Nam có thực lực, chưa thể nuốt trôi được, nên lặng lẽ có trật tự cho lui binh về.
Engels triết gia người Đức trong học thuyết Mác Engels cũng nói: “Tự do là cái nhìn sâu sắc vào sự cần thiết.” (Engels 1878. freedom is the insight into necessity. Anti-Dühring, pt. 1, ch. 11). “Nền kinh tế hay khoa học làm giàu sinh ra ghen tị lẫn nhau và sự tham lam của các thương gia chính trị này, mang trên trán của nó là dấu hiệu của sự ích kỷ đáng ghét nhất.”. (This political economy or science of enrichment born of the merchants’ mutual envy and greed, bears on its brow the mark of the most detestable selfishness. Outlines of a Critique of Political Economy (1844).
Nhiều người dân Trung Quốc lương thiện trung hậu khác với một cộng đồng ‘diều hâu’ toan tính trỗi dậy bá quyền. Trung Quốc mộng tạo dựng một đế quốc Á Châu với cam kết ‘Trung Quốc sẽ không áp đặt QUÁ KHỨ BI THẢM CỦA CHÍNH HỌ lên các quốc gia khác’ ‘ Nhân dân Trung Quốc kiên trì theo đuổi các mối giao thiệp hữu hảo với toàn bộ các quốc gia khác”. “Giấc mộng Trung Hoa vành đai và con đường” là một thế lực phi chính thức và phần lớn dựa vào kinh tế để cố kết cơ sở hạ tầng cứng thuộc vòng ảnh hưởng của Trung Quốc mà Mỹ , Nga, cộng đồng châu Âu EU, cộng đồng Hồi giáo buộc phải tôn trọng. Họ mở cửa từng phần cũng vì dân trí có tốt có xấu. Việt Nam tự cũng cố, ‘dĩ bất biến ứng vạn biến’.
Tom Miller có chuyên khảo công phu “Giấc mộng châu Á của Trung Quốc” nói về Donald Trump, Tập Cận Bình và Putin. Nguyễn Trần Bạt có bài viết “Donald Trump, Tập Cận Bình và Putin đang tháo ra để lắp lại nền chính trị thế giới”, Các nguyên thủ nước lớn hiện đang là tiêu điểm tầm nhìn đầy lo âu, hi vọng của nền chính trị lớn thế giới và tất cả cộng đồng nhân loại. Chúng ta nhớ lại thông điệp sau cùng của cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama cuối năm 2016 về bức tranh tối tương lai thế giới đầy lo âu hơn: “Tôi muốn kết luận lại bài diễn văn của mình bằng cách nói rằng tôi thừa nhận lịch sử đang kể một câu chuyện rất khác câu chuyện tôi nói ngày hôm nay. Chúng ta đã chọn một cái nhìn lịch sử đen tối hơn và đầy hoài nghi hơn. (Let me conclude by saying that I recognize history tells a different story than the one that I’ve talked about here today. There’s a much darker and more cynical view of history that we can adopt).
‘Tào lao với Lão Khoa’ về Trung Hoa, tôi nêu chính kiến của mình “Ba đặc khu liệu có đột phá?” theo tôi là “không”. Ba đặc khu đang dự định thành lập chỉ thích hợp cho phát triển du lịch, cơ sở nghỉ dưỡng, dịch vụ vui chơi, giải trí… Và do đó, không cần đưa ra các ưu đãi vượt trội về thuế, về quyền thuê đất lâu dài. Đó là một câu chuyện khác. Một dân tộc truyền kiếp bị đối xử không bình đẳng thì độc lập, tự do, hạnh phúc là điểm tương đồng sâu sắc nhất Việc hợp tác quyền biến ‘dĩ bất biến ứng vạn biến’ nhất thiết không được rơi vào “bẫy nợ” và không được phạm sai lầm. Các sinh lộ Bắc Nam Đông Tây cùng những vị trí hiểm yếu nhậy cảm về an ninh quốc phòng kinh tế văn hóa đời sống dân sinh cần tự mình xây dựng với hiền tài Việt Nam có tư vấn quốc tế. Luật đầu tư và hợp tác bền vững thành thực cần kết nối lĩnh vực hợp tác nghiên cứu phát triển trọng điểm hướng tới chén cơm ngon người dân, lao động, việc làm, an sinh xã hội và giáo dục đào tạo nguồn lực con người hiền tài để phát huy sự tương đồng văn hóa. Hợp tác với Trung Quốc nên hướng vào xây dựng cải tiến chuỗi giá trị ngành hàng nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp du lịch sinh thái, giao lưu ngôn ngữ văn hóa, giáo dục dưỡng sinh đông tây y kết hợp, đào tạo nguồn lực, phát triển hiệu quả bền vững, đi đôi bảo vệ môi trường, tiến bộ công bằng xã hôi.
Tôi đã đến Trung quốc nhiều lần, có mấy lần ăn cơm chung với nông dân trên núi cao và ngoài ruộng. Năm 1996, tôi có dịp khảo sát vùng khoai lang ở Sơn Đồng và Giang Tô và năm 2018 quay lại tự mình khảo sát so sánh nông nghiệp của chính vùng này, tận mắt và chính kiến nhìn nhận đánh giá. Năm 2014, tôi dạo chơi Thiên An Môn, Cố Cung, Di Hòa Viên, Thiên Đàn trong ngày Quốc tế Lao động, ngắm những nơi lưu dấu các di sản của những triều đại hiển hách nhất Trung Hoa, lắng nghe đất trời và các cổ vật kể chuyện. Tôi ngắm nhìn người nghệ sĩ nhân gian, vui cùng ông và đùa cùng trẻ thơ. Ngày trước đó, tôi vinh hạnh được làm việc với giáo sư Zhikang Li, trưởng dự án Siêu Lúa Xanh (Green Super Rice) chương trình nghiên cứu lúa nổi tiếng của CAAS & IRRI và có cơ hội tiếp cận nghiên cứu của Viện Hàn lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc. Năm 2018 này, tôi lại có cơ hội tự mình đi du lịch bằng tàu cao tốc từ Bắc Kinh qua Thiên Tân đến Sơn Đông khảo sát nhanh nông nghiệp Trung Quốc, chuyến đi hơn 600 km chỉ hai tiếng. Những điều tôi được trực tiếp chứng kiến là tích cực và ấn tượng. Suốt dọc đường tới Thiên Tân và ba thành phố khác đến thành phố Thái An của Sơn Đông, tôi đã lưu được 5 video hình ảnh nông nghiệp Trung Quốc ngày nay để so sánh thấy được sự đổi thay cực kỳ ấn tượng của sản xuất nông nghiệp nước bạn.
Suy ngẫm từ núi Xanh (景山, Jǐngshān, Cảnh Sơn, Green Mount), ngọn núi địa linh của đế đô Bắc Kinh, suy ngẫm từ đỉnh núi Thái Sơn ở Sơn Đông, tôi tâm đắc lời nhắn gửi sâu xa của bậc hiền minh lỗi lạc Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm: “Muốn bình sao chẳng lấy nhân / Muốn yên sao lại bắt dân ghê mình” “Biển Đông vạn dặm giang tay giữ. Đất Việt muôn năm vững thái bình) (Vạn lý Đông minh quy bá ác/ Ức niên Nam cực điện long bình). Suy ngẫm về cuộc cách mạng Xanh và đỉnh cao Hòa Bình. Chủ tịch Tập Cận Bình đang tiếp nối Tổng thống Tôn Trung Sơn để phát triển chủ thuyết liên Nga thân Việt trừ tà tứ toàn, một vành đai một con đường, ông cam kết những điều tốt đẹp với Việt Nam. Thế nhưng tại sao động thái tình hình thực tế của hai nước nhiều việc chưa tạo đủ niềm tin bạn hữu. Việt Nam tự cũng cố và trầm tĩnh theo dõi. Tôi sẽ còn viết tiếp câu chuyện Từ Mao Trạch Đông tới Tập Cận Bình.
Lời giáo sư Norman Borlaug văng vẳng bên tai tôi: “Đời người tối thiểu phải ăn, kế đến là học tập, công việc, nhà ở, quần áo và chăm sóc sức khỏe. Quanh ta còn nhiều mảnh đời bất hạnh. Hiểm họa nghèo đói vẫn bùng phát bất cứ lúc nào. Hãy luôn nhớ điều đó.” Sự hiền minh lỗi lạc của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, và di sản vô giá của giáo sư Norman Borlaug cùng với các bậc Thầy về cách mạng xanh mãi mãi là niềm tin và nổ lực của chúng ta !
Trò chuyện Trung Quốc với Lão Khoa, tôi thích nói về một món ngon ở Bắc Kinh (hình). Đặc sản và biểu tượng của một vùng đất luôn thi vị trong lòng của người hành hương. Suốt mấy ngày ở Viện Hàn lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc, tôi thường chén món ngon này, như khi leo núi Thái Sơn thì ưa dùng món xúp ‘bát bửu’, ‘khoai Hoàng Long” và “rượu Thái Sơn”. “Thịt lợn kho Tàu Tô Đông Pha” là món ăn ngon nổi tiếng Hàng Châu, được đặt tên để vinh danh ông. Tô Đông Pha là một nhân vật quan trọng trong chính trị thời Tống, ông cùng Tư Mã Quang cựu tể tướng và sử gia danh tiếng thuộc phái “coi trọng đạo đức, lẽ phải, kỷ cương”, đối lập với chính sách mới “cường thịnh và phát triển lớn mạnh quốc gia bất chấp đạo lý” do Vương An Thạch chủ trương. Tô Đông Pha đã nổi tiếng là một nhà viết chính luận, các tác phẩm văn của ông đều đặc biệt sâu sắc, góp phần to lớn vào việc nâng cao dân trí và hiểu biết bách khoa thư, văn học du lịch Trung Quốc thế kỷ thứ 11. Thơ Tô Đông Pha nổi tiếng suốt lịch sử lâu dài, có tầm ảnh hưởng rộng lớn tại Trung Quốc, Nhật Bản và các vùng lân cận, cũng được biết đến trong phần nói tiếng Anh trên thế giới thông qua các bản dịch của Arthur Waley và các người khác. Về biểu tượng nghệ thuật, Tô Đông Pha được coi là nhân cách ưu việt của thế kỷ XI. Tôi đã từng chén “Thịt lợn kho Tàu Tô Đông Pha” ở Hàng Châu mà thương về hạt gạo làng ta còn chưa có thương hiệu Việt mạnh trên thị trường thế giới.
TRUNG QUỐC MỘT SUY NGẪM là một câu chuyện dài
Hoàng Kim và Hoàng Long đã có 20 ghi chú nhỏ (Notes), mỗi ghi chú là một đường link, được chép chung trong bài “Trung Quốc một suy ngẫm” ghi lại những ký ức về các chuyến du khảo Trung Hoa của chúng tôi, tạm coi là nhận thức luận của riêng mình. Ngoài ra còn có bài nghiên cứu lịch sử “Bình sinh Mao Trạch Đông” và “Bình sinh Tập Cận Bình“. Trung Quốc có nhiều nơi hiểm trở, núi cao vọi và sông vực sâu thẳm quanh co, có đủ các hạng người, có đủ chí thiện cực ác và minh sư. Nguyễn Du trăng huyền thoại gợi nhiều suy ngẫm. Bài này là các ghi chú nhỏ cho chính mình và chép tặng bạn đọc.