Số lần xem
Đang xem 2172 Toàn hệ thống 3919 Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết
Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
DẠY VÀ HỌC Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận
Norman Borlaug Lời Thầy dặn Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.
SARD COVID 2 với Animal Virus, CMD Cassava Virus đều có cùng một nguyên lý giải pháp phòng trừ là: cách ly tiêu hủy virus + sử dụng giống kháng/ gen kháng, căn cứ vào lý luận và thực tiễn về tính kháng của hệ gen với sử dụng kháng nguyên kháng thể thích hợp. Nano Covax cho người Việt và sắn KM568, KM535, KM419, KM440, KM98-1 đều tuân theo nguyên lý này, và là bài học kinh nghiệm quý của Việt Nam trên con người và cho cây sắn Việt Nam. Chọn giống sắn kháng CMD. Sự thật tốt hơn ngàn lời nói. https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chon-giong-san-khang-cmd/
* Việt Nam con đường xanh NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO
Hoàng Long, Nguyễn Văn Phu,Nguyễn Thị Trúc Mai, Hoàng Kim thu thập,tuyển chọn, đúc kết thông tin, tích hợp và giới thiệu
Việt Nam con đường xanh, Nông nghiệp công nghệ cao bài viết kỳ này giới thiệu Định hướng chiến lược quốc gia, phương hướng nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế xã hội 2021-2030 (* Đảng Cộng Sản Việt Nam 2020, Dự thảo các văn kiện trình đại hội Đảng XIII của Đảng) xác định 10 giải pháp cơ bản; 5 nhóm hệ thống giải pháp chính để đảm bảo phát huy hiệu quả giá trị của khối 13 sản phẩm chủ lực nông nghiệp Việt Nam nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân lao động. Ba trụ cột cốt lõi của một quốc gia là cân đối hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường và thực hiện tiến bộ công bằng xã hội.theo kết luận của Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu về Phát triển bền vững tại Cộng hòa Nam Phi năm 2002 với Định hướng và tầm nhìn Việt Nam con đường xanh. Năm bài viết chọn lọc, gồm: 1) Nông nghiệp hữu cơ hiện trạng và giải pháp nghiên cứu phát triển của tác giả PGS..TS Nguyễn Văn Bộ, TS Ngô Doãn Đảm 2) Đào tạo nguồn nhân lực và nghiên cứu khoa học ứng dụng phục vụ phát triển nông nghiệp công nghệ cao và công nghệ thực phẩm tại Trường Đại học Văn Lang” của tác giả PGS.TS Phan Phước Hiền và TS Châu Tấn Phát, 3) “Nghiên cừu ứng dụng công nghệ sinh học cho phát triển nông nghiệp công nghệ cao” của PGS.TS. Dương Hoa Xô, Trung Tâm Công nghệ Sinh học TP. HCM; 4) Một số thông tin chọn lọc điểm sáng nông nghiệp nông dân nông thôn nông nghiệp công nghệ cao; 5) Chọn giống sắn kháng CMD hiện trạng và triển vọng
SARD COVID 2 với Animal Virus, CMD Cassava Virus đều có cùng một nguyên lý giải pháp phòng trừ là: cách ly tiêu hủy virus + sử dụng giống kháng/ gen kháng, căn cứ vào lý luận và thực tiễn về tính kháng của hệ gen với sử dụng kháng nguyên kháng thể thích hợp. Nano Covax cho người Việt và sắn KM568, KM535, KM419, KM440, KM98-1 đều tuân theo nguyên lý này, và là bài học kinh nghiệm quý của Việt Nam trên con người và cho cây sắn Việt Nam. Chọn giống sắn kháng CMD. Sự thật tốt hơn ngàn lời nói. https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chon-giong-san-khang-cmd/
* Việt Nam con đường xanh NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO
Hoàng Long, Nguyễn Văn Phu,Nguyễn Thị Trúc Mai, Hoàng Kim thu thập,tuyển chọn, đúc kết thông tin, tích hợp và giới thiệu
Việt Nam con đường xanh, Nông nghiệp công nghệ cao bài viết kỳ này giới thiệu Định hướng chiến lược quốc gia, phương hướng nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế xã hội 2021-2030 (* Đảng Cộng Sản Việt Nam 2020, Dự thảo các văn kiện trình đại hội Đảng XIII của Đảng) xác định 10 giải pháp cơ bản; 5 nhóm hệ thống giải pháp chính để đảm bảo phát huy hiệu quả giá trị của khối 13 sản phẩm chủ lực nông nghiệp Việt Nam nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân lao động. Ba trụ cột cốt lõi của một quốc gia là cân đối hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường và thực hiện tiến bộ công bằng xã hội.theo kết luận của Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu về Phát triển bền vững tại Cộng hòa Nam Phi năm 2002 với Định hướng và tầm nhìn Việt Nam con đường xanh. Năm bài viết chọn lọc, gồm: 1) Nông nghiệp hữu cơ hiện trạng và giải pháp nghiên cứu phát triển của tác giả PGS..TS Nguyễn Văn Bộ, TS Ngô Doãn Đảm 2) Đào tạo nguồn nhân lực và nghiên cứu khoa học ứng dụng phục vụ phát triển nông nghiệp công nghệ cao và công nghệ thực phẩm tại Trường Đại học Văn Lang” của tác giả PGS.TS Phan Phước Hiền và TS Châu Tấn Phát, 3) “Nghiên cừu ứng dụng công nghệ sinh học cho phát triển nông nghiệp công nghệ cao” của PGS.TS. Dương Hoa Xô, Trung Tâm Công nghệ Sinh học TP. HCM; 4) Một số thông tin chọn lọc điểm sáng nông nghiệp nông dân nông thôn nông nghiệp công nghệ cao; 5) Chọn giống sắn kháng CMD hiện trạng và triển vọng
Bác Hồ nói: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành“. Việt Nam con đường xanh cốt lõi là an dân với năm yếu tố: An sinh xã hội; An tâm; An lạc; An toàn; An ninh.
Định hướng chiến lược quốc gia, phương hướng nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế xã hội 2021-2030xác định 10 giải pháp cơ bản: (* Đảng Cộng Sản Việt Nam 2020, Dự thảo các văn kiện trình đại hội Đảng XIII của Đảng)
1) Tập trung hoàn thiện nâng cao chất lượng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, giải quyết tốt hơn quan hệ giữa Nhà nước và thị trường.
2) Phát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo nhằm tạo bứt phá nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế;
3) Phát triển nguồn nhân lực, giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu nhân lực chất lượng cao của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế;
4) Đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, bảo đảm thực chất, hiệu quả; phát triển nền kinh tế số; thúc đẩy tăng trưởng nhanh, bền vững trên cơ sở ổn định kinh tế vĩ mô;
5) Phát triển kết cấu hạ tầng, kinh tế vùng, kinh tế biển, lấy các đô thi làm động lực phát triển vùng và đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới;
6) Phát triển văn hóa, xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; không ngừng nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân;
7) Quản lý và sử dụng hiệu quả tài nguyên; tăng cường bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu; phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai;
8) Củng cố, tăng cường quốc phóng, bảo đảm an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội; kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia;
9) Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại, hội nhập và vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế;
10) Tiếp tục xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa kiến tạo phát triển, liêm chính, hành động; đẩy mạnh phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tạo đột phá trong cải cách hành chính.
13 sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia đã được xác định bởi Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tại Thông tư số 37 /2018/TT /BNNPTNT ngày 25/12/2018 gồm Gạo, Cà phê, Cao su, Điều, Hồ tiêu, Chè, Rau Quả, Sắn và sản phẩm từ sắn, Thịt lợn, Thịt và trứng gia cầm, Cá tra, Tôm, Gỗ và sản phẩm từ gỗ.
5 nhóm giải pháp chính phương hướng nhiệm vụ giải pháp nông nghiệp 2021- 2030 để đảm bảo 13 khối sản phẩm nông nghiệp chủ lực phát huy hiệu quả giá trị, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân lao động Việt Nam cần tổ chức điều hành thật tốt :
1) Nông sản Việt 13 ngành hàng chủ lực kết nối mạnh mẽ với thị trường thế giới, xác định lợi thế so sánh và hệ thống giải pháp bảo tồn phát triển bền vững, hiệu quả khoa học công nghệ, kinh tế an sinh xã hội môi trường và vị thế quan trọng của từng ngành hàng. Nâng cao hiệu quả, hiệu lực hợp tác đầu tư nước ngoài có trọng tâm, trọng điểm, có chọn lọc, ưu tiên các dự án có công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ cao, quản trị hiện đại, năng lực đổi mới sáng tạo, kết nối Nông sản Việt đạt lợi thế cạnh tranh cao trong chuỗi cung ứng toàn cầu, có tác động lan tỏa, kết nối chặt chẽ hữu cơ với khu vực kinh tế trong nước. Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp, hiệu quả, đẩy mạnh hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản, kết nối với hệ thống tiêu thụ toàn cầu. Phát triển mạnh doanh nghiệp nông nghiệp, hổ trợ, khuyến khích phát triển kinh tế trang trại, hợp tác xã nông nghiệp và các tổ hợp tác. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông nghiệp.
2) Phát triển mạnh nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sạch, nông nghiệp hữu cơ, đạt tiêu chuẩn phổ biến về an toàn thực phẩm. Đổi mới chính sách quản lý và sử dụng đất trồng lúa, hàng năm sản xuất khoảng 35 triệu tấn lúa làm nòng cốt bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với lợi thế và nhu cầu thị trường, tăng khả năng chống chịu, thích ứng của nông dân với biến đổi khí hậu từng vùng, miền, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, ổn định. Tổ chức kết nối nông nghiệp với công nghiệp chế biến, thị trường xuất khẩu, chuỗi giá trị toàn cầu.
3) Phát triển chăn nuôi công nghiệp ứng dụng công nghệ cao, khuyến khích phát triển chăn nuôi trang trại, gia trại hiệu quả cao, thân thiện với môi trường. Phát triển nuôi trồng thủy sản cá trên biển và mặt nước nội địa theo hướng công nghiệp, quảng canh cải tiến , sinh thái, nâng cao hiệu quả khai thác xa bờ , phát triển đánh bắt hải dương. Thực hiện đồng bộ các giải pháp bảo vệ và phát triển nguồn lợi hải sản;
4) Quản lý chặt chẽ, bảo vệ và phục hồi rừng tự nhiên gắn với bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ cảnh quan, môi trường sinh thái. Phát triển mạnh và nâng cao chất lượng rừng trồng, nhất là rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đầu, rừng phòng hộ ven biển. Chú trọng phát triển trồng rừng gỗ lớn, nâng cao hiệu quả rừng trồng, lâm đặc sản, đáp ứng cơ bản nhu cầu lâm sản trong nước làm nguyên liệu chế biến xuất khẩu. Tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào các chuỗi giá trị lâm nghiệp.
5) Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới và quản lý sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên; tăng cường bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai. Đẩy mạnh hợp tác với các quốc gia thượng nguồn và các tổ chức quốc tế trong việc bảo vệ và sử dụng có hiệu quả tài nguyên nước ở lưu vực các dòng sông xuyên biên giới, nhất là sông Mê Công và sông Hồng. Nâng cao tính chống chịu và thích ứng biến đổi khí hậu của hệ thống kết cấu hạ tầng và của nền kinh tế Việt Nam, thực hiện các giải pháp thông minh để thích ứng trong nông nghiệp, thủy sản và phát triển rừng. Giảm thiểu những rũi ro do biến đổi khí hậu gây ra, đặc biệt là xâm nhập mặn, sạt lở tại Đồng Bằng Sông Cửu Long, an toàn lụt và môi sinh tại Hà Nội và vùng Đồng Bằng Sông Hồng khô hạn tại Tây Nguyên, Nam Trung Bộ,Bắc Trung Bộ Bảo vệ an ninh nguồn nước, tăng cường quản lý và khai thác, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm nguồn nước theo lưu vực sông, ngăn chặn suy giảm tài nguyên nước, tích nước điều tiết nguồn nước hợp lý phục vụ phát triển kinh tế xã hội. Quản lý chặt chẽ và nâng cao hiệu lực quản lý, hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài nguyên, nhất là đất, nước khoáng sản, theo nguyên tắc thị trường. Phát triển thị trường, đẩy mạnh thương mại hóa quyền sử dụng đất, tăng cường đăng ký quyền sử dụng đất và áp dụng định giá đất theo thị trường, bảo đảm công khai, minh bạch. Phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, mạng lướí các dự án hạ tầng trọng điểm quốc gia kết nối đồng bộ với các khu vực nông phẩm hàng hóa chính và khu đô thị, khu công nghiệp, cảng biển; Kết nối xây dựng nông thôn mới với kinh tế vùng, kinh tế biển, đào tạo nguồn lực nông nghiệp, cải tiến nâng cấp hệ thống hóa dữ liệu thông tin nông nghiệp nông dân nông thôn đáp ứng phù hợp với thời đại mới. Tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới theo hướng gắn với đô thị hóa, thực chất và đi vào chiều sâu hiệu quả bền vững, lấy cư dân nông thôn làm chủ thể, tạo sự chuyển biến tích cực rõ rệt về nếp sống mới ở nông thôn; xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới cấp thôn bản. Thu hút mạnh mẽ các doanh nghiệp đầu tư vào khu vực nông thôn để tổ chức và nâng cao chuỗi gía trị “mỗi xã một sản phẩm” gắn với thương hiệu, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm. Chú trọng xây dựng cảnh quan sinh thái môi trường làng xã Việt xanh sạch đẹp tiến bộ an lành
Ba trụ cột cốt lõi của một quốc gia là cân đối hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường và thực hiện tiến bộ công bằng xã hội.theo kết luận của Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu về Phát triển bền vững tại Johannesburg (Cộng hòa Nam Phi) năm 2002.
Bảo vệ an toàn môi trường sống và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân lao động Việt Nam là một trong ba trụ cột cốt lõi của chính sách quốc gia. Bảo vệ an toàn thức ăn, đất, nước, không khí và môi sinh là luật sống. Nguyên tắc cơ bản là: Ai gây ô nhiễm môi trường phải trả chi phí để xử lý khắc phục hậu quả, cải tạo và phục hồi. Thực thi chế tài và xử phạt nghiêm về vi phạm môi trường là quốc sách.
Tăng cường giám sát, công khai đầy đủ, kịp thời thông tin và nâng cao chất lượng môi trường, sự an toàn về thức ăn, đất nước, không khí và môi sinh ở các đô thị và vùng dân cư. Xử lý dứt điểm các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Cải thiện rõ rệt tình trạng ô nhiễm môi trường, ở các cụm công nghiệp, làng nghề, lưu vực sông, khu vực nông thôn. Kiểm soát chặt chẽ các dự án khai thác tài nguyên, chủ động phát hiện và xử lý nghiêm các vi phạm gây ô nhiễm môi trường. Ngăn chặn suy thoái môi trường. Tối ưu hóa các mục đích sử dụng đất nông nghiệp. Đẩy mạnh hợp tác với các quốc gia thượng nguồn và các tổ chức quốc tế trong việc bảo vệ và sử dụng có hiệu quả tài nguyên nước ở lưu vực các dòng sông xuyên biên giới, nhất là sông Mê Công và sông Hồng.
Việt Nam con đường xanh, thông tin đúc kết này là chọn lọc trích dẫn phù hợp với tư tưởng chỉ đạo của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Định hướng và tầm nhìn này nhấn mạnh
1) Phải phát triển hài hòa ba trụ cột “Không đánh đổi môi trường với tăng trưởng kinh tế”; “Không thể vì nghèo mà hy sinh môi trường và sức khỏe người dân”
2) Vai trò kiến tạo của Nhà nước là quyết định;
3) Vai trò của người dân lao động và cộng đồng xã hội là không thể thiếu.
Việt Nam ngày nay nhấn mạnh sự diệt trừ tham nhũng và đề cao vai trò kiến tạo của Nhà nước là quyết định. Việt Nam là nước văn hiến có truyền thống “bầu ơi thương lấy bí cùng” và kinh nghiệm làm chủ tập thể, cũng đã vận dụng thành công “chính sách cộng sản thời chiến” biết thắt lưng buộc bụng đầu tư trong điểm.
thiên hà trong vắt khuya
chuyển mùa
tự nhiên tỉnh
ta ngắm trời ngắm biển
chòm sao em
vầng sáng anh
dưới vòm trời lấp lánh
khoảnh khắc thời gian
thăm thẳm
một tầm nhìn.
ĐỊA CHỈ XANH ẤN ĐỘ Hoàng Kim
Cám ơn những người bạn quý Ấn Độ cùng FB Mark Zuckerberg và Facebook là suối nguồn hạnh phúc đã luôn giúp tôi bảo tồn kỷ niệm và bổ sung hoàn thiện chùm bài viết với nhiều ảnh đẹp về “Địa chỉ xanh Ấn Độ” “Ấn Độ nôi Phật Giáo” “Di sản thế giới ở Ấn Độ”, “Tagor đại thi hào Ấn Độ”, “Học để làm ở Ấn Độ“, “Đậu phộng HL25 Ấn Độ Việt Nam”, “Nông nghiệp Ấn Độ ngày nay” . Ghi chép này tôn vinh tình bạn quý chúng ta với câu chuyện tuyệt vời. https://hoangkimlong.wordpress.com/cate…/dia-chi-xanh-an-do/.
Tôi đã nhiều lần tới Ấn Độ, ICRISAT (Viện Nghiên cứu Cây trồng Quốc tế cho vùng nhiệt đới bán khô hạn International Crops Research Institute for the Semi-Arid Tropics, Patancheru, India) với CTCRI (Viện Cây Có Củ Toàn Ấn Central Tuber Crops Research Institute Trivandrum 695017 India). … Tôi có bao bạn quý thân thiết ở đó, trãi trên một phần tư thế kỷ, thầy bạn là lộc xuân cuộc đời, nhưng tôi chỉ mới lưu lại được một ít hình ảnh và những ghi chú nhỏ (Notes) trên đây. Nay bình tâm nhớ lại và suy ngẫm.
Bài học quý giá nhất của tôi học được từ đất nước Ấn Độ là triết lý vô ngã. HÃY LÀ CHÍNH MÌNH, HỌC ĐỂ LÀM, HỌC BỞI LÀM (Learning by Doing/ Learning to Doing). Tôi chưa viết được gì về Ấn Độ đất nước và con người, chưa kể được nhiều nhặn gì về những người bạn quý trong thế giới thông tin. Học để làm ở ICRISAT chỉ mới lưu vẻn vẹn một ít phóng sự ảnh, là “kinh không lời” bài viết Hoàng Kim. “Địa chỉ xanh Ấn Độ” là chân dung phác thảo ấn tượng sâu sắc trong lòng tôi đối với những người bạn lớn Ấn Độ và các người bạn nước khác tới ‘chung lưng đấu cật’ ở đất nước Việt Nam.
Triết lý vô ngã Learning by Doing và sự hợp tác thân thiện là bài học thành công. Ảnh Tiến sĩ Wiliam Dar và Tiến sĩ C L Laxmipathi Gowda là Viện Trưởng và Phó Viện Trưởng của Viện ICRISAT Ấn Độ với PGS.TS Nguyễn Văn Bộ và GS.TS Bùi Chí Bửu là Viện Trưởng và Phó Viện Trưởng Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (VAAS), GSTS Nguyễn Hay là Hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh với các chuyên gia Quốc tế FAO, IFAD, CIAT, … và Việt Nam tổng kết dự án hợp tác nông nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2011.
Ảnh Giáo sư Tiến sĩ S. Edison là Viện Trưởng của Viện Cây Có Củ Toàn Ấn (CTCRI), Phó Tổng Giám đốc của Trung tâm Khoai tây, Khoai lang Quốc tế (CIP) ở Lima, Peru. Ông đã nhiều lần sang thăm Sắn Việt Nam và đã từng cùng vợ chồng thầy Mai Văn Quyền (Van Quyen Mai) với vợ chồng Thứ trưởng Bùi Bá Bổng dự tiệc cưới các con tôi là Hoàng Bá Lộc (Phố Núi Cao) và Hoàng Tố Nguyên tại thành phố Hồ Chí Minh.
Nigam and friends in ICRISAT
Cassava for Biofuel in Vietnam. CROPS FOR BIOFUEL This paper to supply the final report for three years (2008-2010) research and development of cassava varieties and new techniques at pilot site selection in Dong Nai, Tay Ninh, Ninh Thuan and Yen Bai province, a production map of cassava for biofuel in Vietnam: opportunities and challenges, and recommendation for next step. See more http://cropsforbiofuel.blogspot.com/2011/04/cassava-for-biofuel-in-vietnam.html
Ấn Độ xa mà gần. Địa chỉ xanh Ấn Độ, food crops.vn, đậu phộng HL25, sắn KM419, cao lương ngọt, đậu đỗ thực phẩm, khoai lang, khoai môn, cropsforbiofuel, cassavaviet, love and peace, good teacher and friends, books and flowers, love and life love ,… lắng đọng trong tôi nhiều bài học quý.
Sớm nay J. Krishnamurti ghé chơi tặng cho cuốn sách “Tự do vượt trên sự hiểu biết” , được First News Tri Viet, Bookstore at Công ty TNHH Văn Hóa Sáng Tạo Trí Việt, đã chuyển dịch sang tiếng Việt, dường như sách hay (*). Bạn quý ở trong tim tôi. https://hoangkimlong.wordpress.com/cate…/dia-chi-xanh-an-do/
(* Note: TỰ DO VƯỢT TRÊN SỰ HIỂU BIẾT. Trí Việt giới thiệu: “Từ lâu, con người đã bàn về tự do và xem tự do là một trong những giá trị quan trọng nhất phải theo đuổi. Tuy vậy, khái niệm về “tự do” tới tận cùng vẫn là sự tranh cãi của các chính trị gia và là cuộc chiến tư tưởng của những nhà nghiên cứu lịch sử, tâm lý, triết học. Là một tác giả, nhà diễn thuyết được vinh danh là một trong những nhà tư tưởng có ảnh hưởng lớn nhất của nhân loại trong thế kỷ XX, Krishnamurti đặc biệt quan tâm tới vấn đề tự do đích thực của con người. Bởi hơn ai hết, ông thấu hiểu phần lớn nhân loại – kể cả trong đời sống đầy đủ vật chất, vẫn bị ràng buộc bởi tôn giáo, xã hội, ý thức hệ… Đó là những thứ ăn sâu vào từng suy nghĩ, “lập trình” cho từng hành động, lời nói, trở thành một phần “bản năng” trong mỗi người. Từ đó, làm con người đánh mất đi sự tự do nguyên bản của chính mình. Vì vậy, “Tự do vượt trên sự hiểu biết” là một cuộc trao đổi giữa Krishnamurti với tất cả nhân loại quan tâm đến việc giải phóng con người ra khỏi những trở lực, chướng ngại khiến nhân loại ở trong tình trạng mất tự do. Ông chỉ ra rằng, những trở lực đó là những suy nghĩ sai lệch, tri kiến cũ kỹ, sự ảnh hưởng của mối quan hệ cá nhân, quyền lực hay thậm chí chính là hình tượng ảo ảnh do chính chúng ta tự tạo dựng nên. Và trong hoàn cảnh đó, con người bị che mắt, dẫn dụ và mê mải trong thỏa nguyện hoặc bất mãn, khó mở lòng ra với những điều mới mẻ, rung cảm với những điều chân – thiện – mỹ.
“Tự do vượt trên sự hiểu biết” còn đề cập đến vấn đề tâm lý từng cá nhân cũng chính là vấn đề toàn cầu của nhân loại. Bởi chính những nhận thức thiếu hoàn thiện đã điều khiển và chi phối chúng ta. Nhưng cũng vì vậy, đã thay đổi được nhận thức của từng con người, để có sức mạnh thay đổi gốc rễ của những vấn đề toàn cầu. Krishnamurti cho rằng, chúng ta trước hết là con người như nhau, trước khi bị phân biệt bằng tín ngưỡng, ý thức hệ chính trị, truyền thống văn hóa… Nếu ta có thể có chung một tâm thức để đối diện với những thử thách, nhọc nhằn, sướng khổ cùng nhau ta sẽ không tạo ra sự cô đơn, sợ hãi, hung hãn tiềm tàng – mầm mống tạo ra những vấn đề “hoang phí sức lực” như chiến tranh, xung đột, phân biệt chủng tộc…
Nói về những vấn đề lớn lao, nhưng ngôn từ của Krishnamurti thể hiện trong tác phẩm “Tự do vượt trên sự hiểu biết” lại dung dị, giản đơn. Bởi, Krishnamurti không chủ định nhồi nhét đầu óc ai những tư tưởng của ông mà ông giống như mời gọi mọi người cùng tham gia, chất vấn những điều ông nói và đặt lại câu hỏi cho những vấn đề ta thường mặc định chấp nhận và bỏ qua. Đây là cuốn sách không hẳn là dễ đọc, nhưng chắc chắn sẽ mang đến cho bạn những góc nhìn sâu sắc về thực tại và nền tảng những giá trị quan trọng nhất mà bạn theo đuổi. Sách do Hoàng Huấn dịch, First New thực hiện, NXB Hồng Đức ấn hành.
Đôi nét về tác giả: Jiddu Krishnamurti (1895 – 1986) là một triết gia và nhà diễn thuyết nổi tiếng về các vấn đề triết học và tinh thần, các chủ đề bao gồm: mục đích của thiền định, mối quan hệ giữa con người và phương cách để tạo nên sự thay đổi tích cực cho xã hội. Được sinh ra trong một gia đình thuộc tầng lớp Brahmin tại Ấn Độ, nhưng Krishnamurti khẳng định rằng mình không thuộc bất cứ quốc tịch, tầng lớp, tôn giáo hay trường phái triết học nào. Ông dành suốt quãng đời còn lại của mình đi khắp thế giới như một người Thầy độc lập.” .
Bài học quý giá nhất của tôi học được từ đất nước Ấn Độ là triết lý vô ngã HÃY LÀ CHÍNH MÌNH và HỌC ĐỂ LÀM, HỌC BỞI LÀM (Learning by Doing/ Learning to Doing). Ấn Độ là đất nước tốt đẹp và thân thiện, nôi đạo Phật, quê hương của hiền triết Gandhi và Tagore, xứ sở của thánh kinh Vệ-đà huyền thoại và Đồng bằngsông Ấnsông Hằng. Ấn Độ có Viện Nghiên cứu Cây trồng Quốc tế vùng nhiệt đới bán khô hạn (ICRISAT) ở Hyderabad, Telangana , Viện Nghiên cứu Cây có củ Ấn Độ (CTCRI) ở Sreekariyam, Thiruvananthapuram, Kerala rất nổi tiếng. Tôi đã nhiều lần đến Ấn Độ, có nhiều bạn quý ở nơi ấy, và có được những dịp may khảo sát nông nghiệp từ Nam Ấn đến Bắc Ấn, gặp gỡ nông dân, thưởng thức biểu diễn Yoga, chứng kiến pháp sư Mật tông dạy rắn độc, thăm các di tích lịch sử nổi tiếng, thưởng thức những đêm nhạc và tuyệt phẩm điện ảnh đầy tính văn hóa, sử thi …Tôi chưa viết được về Ấn Độ đất nước và con người. Đó là một món nợ tình cảm. Học để làm ở ICRISAT là phóng sự ảnh, “kinh không lời”. Bài phóng sự ảnh tại đây…
Tôi dành bài này để nhớ lại và suy nghĩ các trãi nghiệm ấn tượng không quên đối với Ấn Độ đất nước và con người; Thánh kinh Vệ-đà và đạo Phật; Hiền triết Gandhi và Tagore; Kỳ bí Yoga và Mật tông; Thầy bạn của tôi ở nơi ấy; Học để làm ở Ấn Độ. Giáo sư Nguyễn Lân Dũng trong bài “Viết văn là nghề khó nhất” có nói rằng: Nghề viết cần nhớ câu “Quý hồ tinh, bất quý hồ đa”. Đừng hy vọng viết được ngay những cuốn tiểu thuyết có giá trị … nếu không thật sự có quyết tâm tích lũy từng ngày, từng tháng, từng năm vì một khát vọng thật sự với văn chương. Mời bạn đọc Địa chỉ xanhẤn Độ đất nước và con người. Học để làm ở Ấn Độ là một kinh nghiệm lớn lắng đọng. Đất nước Ấn Độ có những vùng văn hóa đặc sắc Punjab, Poila Baisakh,Bengal,… Kerala, sắn Ấn Độ dẫn đầu năng suất sắn của toàn thế giới, lại có nhiều ở Kerala và Tamil Nadu. .
QUẢN LÝ BỀN VỮNG SẮN CHÂU Á Hoàng Kim Jonathan Newby với Ed Sarobol và 3 người khác ngày 15 tháng 8 năm 2020 đã thông tin: tại Giải pháp bền vững bệnh hại sắn ở Đông Nam ÁWebinar Series: No 1. Những thông tin mới cập nhật này đúc kết những nổ lực và tiến bộ mới.
Nguồn gen sắn kháng CMD
Các hàng sắn ở Tây Ninh minh chứng phát huy được sức mạnh của di truyền học (hình). “Giữ niềm tin: Tiến bộ trong việc phát triển các loại chống CMD khả thi thương mại cho châu Á”. Bài thuyết trình https://cassavadiseasesolutionsasia.net/webinar-series/ từ buổi hội thảo sáng nay có thể được tải xuống tại đây .
Chúc mừng tiến bộ mới của đề tài qua thông tin này.Thật tuyệt vời nguồn gen kháng bệnh CMD.
Hai câu hỏi đối với bạn 1) Giống sắn kháng bệnh CMD trong hình trên là giống sắn gì và quan hệ nguồn gốc di truyền như thế nào đối với giống sắn “KM419 siêu bột cọng đỏ”? 2) Giống sắn này có điểm mới gì về đặc tính nông sinh học trong sự so sánh năng suất bột với giống sắn thương mại chủ lực KM419 và KM94 hiện nay chiếm díện tích trồng 42% và 31% diện tích sắn Việt Nam ?