Số lần xem
Đang xem 1281 Toàn hệ thống 2367 Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết
Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
DẠY VÀ HỌC Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận
Norman Borlaug Lời Thầy dặn Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.
Theo Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam “Chương mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030” Ngày 14/10/2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1719/ QĐ-TTg về phê duyệt Chương mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021-2025.
Khai thác tiềm năng, lợi thế của các địa phương trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
Thực hiện Nghị quyết số 120/2020/QH14 ngày 19/6/2020 của Quốc hội về phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, ngày 14/10/2021 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1719/QĐ-TTg phê duyệt Chương mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.
Mục tiêu tổng quát của Nghị quyết nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế của các địa phương trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; đổi mới sáng tạo, đẩy mạnh phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội; giảm nghèo nhanh, bền vững, thu hẹp dần khoảng cách về mức sống, thu nhập bình quân của vùng so với bình quân chung của cả nước; giảm dần số xã, thôn đặc biệt khó khăn; quy hoạch, sắp xếp, bố trí ổn định dân cư, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội đồng bộ, liên vùng, kết nối với các vùng phát triển; phát triển toàn diện giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa; cải thiện rõ rệt đời sống của Nhân dân; nâng cao số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động là người dân tộc thiểu số; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc thiểu số đi đôi với xóa bỏ phong tục tập quán lạc hậu; thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em; xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đảm bảo an ninh biên giới quốc gia; củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc, nâng cao niềm tin của đồng bào các dân tộc đối với Đảng và Nhà nước.
Phạm vi của Chương trình: Trên địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; trong đó, ưu tiên nguồn lực của Chương trình đầu tư cho các địa bàn đặc biệt khó khăn (xã đặc biệt khó khăn, thôn đặc biệt khó khăn), xã an toàn khu (ATK) thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Đối tượng của Chương trình bao gồm: Xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; Hộ gia đình, cá nhân người dân tộc thiểu số; Hộ gia đình, cá nhân người dân tộc Kinh thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo sinh sống ở xã, thôn đặc biệt khó khăn; Doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã (HTX), các tổ chức kinh tế hoạt động ở địa bàn các xã, thôn đặc biệt khó khăn.
Các dự án thành phần của Chương trình
Nghị quyết cũng nêu rõ từng Dự án Chương trình thực hiện theo Nghị Quyết
Dự án 1: Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt
Dự án 2: Quy hoạch, sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư ở những nơi cần thiết.
Dự án 3: Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị.
Dự án 4: Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và các đơn vị sự nghiệp công của lĩnh vực dân tộc.
Dự án 5: Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Dự án 6: Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch.
Dự án 7: Chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số; phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em.
Dự án 8: Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em
Dự án 9: Đầu tư phát triển nhóm dân tộc rất ít người, nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn
Dự án 10: Truyền thông, tuyên truyền, vận động trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Kiểm tra, giám sát đánh giá việc tổ chức thực hiện chương trình.
Dự kiến tổng mức vốn để thực hiện Chương trình giai đoạn 2021 – 2025 là 137.664,959 tỷ đồng. Cụ thể từng huy động từ các nguồn vốn:
– Vốn ngân sách trung ương: 104.954,011 tỷ đồng; bao gồm:
Vốn đầu tư: 50.000 tỷ đồng (đã được bố trí theo Nghị quyết số 29/2021/QH15 ngày 28 tháng 7 năm 2021 của Quốc hội về Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 – 2025); Vốn sự nghiệp: 54.324,848 tỷ đồng.
Đối với số vốn còn lại (629,163 tỷ đồng): Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Ủy ban Dân tộc, Bộ Tài chính báo cáo cấp có thẩm quyền cân đối, bố trí trong quá trình thực hiện Chương trình.
– Vốn ngân sách địa phương: 10.016,721 tỷ đồng.
– Vốn vay tín dụng chính sách: 19.727,020 tỷ đồng.
– Vốn huy động hợp pháp khác: 2.967,207 tỷ đồng.
Thủ tướng Chính phủ cũng nêu rõ trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân tỉnh trong việc thực hiện Nghị quyết, gồm:
– Phê duyệt kế hoạch thực hiện Chương trình trong giai đoạn 5 năm và hằng năm bao gồm các nội dung: Kế hoạch về nguồn vốn, mục tiêu, nhiệm vụ gửi Cơ quan chủ trì Dự án, Tiểu dự án, nội dung thành phần của Chương trình, Ủy ban Dân tộc và các cơ quan liên quan theo quy định;
– Tổ chức triển khai; giám sát, đánh giá và báo cáo kết quả thực hiện Chương trình trên địa bàn tỉnh theo định kỳ, đột xuất;
– Chỉ đạo, phân công trách nhiệm của từng cấp và các sở, ban, ngành trong việc tổ chức thực hiện Chương trình theo nguyên tắc đẩy mạnh phân cấp và đề cao tinh thần trách nhiệm cho cơ sở;
– Ban hành cơ chế, chính sách, hướng dẫn tổ chức triển khai Chương trình trên địa bàn tỉnh theo thẩm quyền, nhiệm vụ được giao;
– Chỉ đạo kiện toàn hoặc thành lập mới Ban Chỉ đạo chung cho các Chương trình mục tiêu quốc gia các cấp và bộ máy tham mưu, giúp việc cho Ban Chỉ đạo các cấp theo quy định của Nghị quyết số 24/2021/QH15 ngày 28 tháng 7 năm 2021 và Nghị quyết số 25/2021/QH15 ngày 28 tháng 7 năm 2021 của Quốc hội.
Theo “Quy định mới về tổ hợp tác” thì nội dung toàn văn như sau Quy định mới về tổ hợp tác
(ĐCSVN11/10.2019. – Theo quy định, tổ hợp tác là tổ chức không có tư cách pháp nhân, được hình thành trên cơ sở hợp đồng hợp tác, gồm từ 02 cá nhân, pháp nhân trở lên tự nguyện thành lập, cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện những công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm.
Tổ hợp tác sản xuất nông nghiệp thị xã Ba Đồn ra quân khơi thông kênh mương nội đồng chuẩn bị cho vụ sản xuất mới. (Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: baoquangbinh.vn)
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 77/2019/NĐ-CP quy định về thành lập, tổ chức, hoạt động và chấm dứt hoạt động của tổ hợp tác. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 25/11/2019 và thay thế Nghị định 151/2007/NĐ-CP.
Theo quy định, tổ hợp tác là tổ chức không có tư cách pháp nhân, được hình thành trên cơ sở hợp đồng hợp tác, gồm từ 02 cá nhân, pháp nhân trở lên tự nguyện thành lập, cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện những công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm.
Tổ hợp tác tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc: 1- Tổ hợp tác hoạt động trên cơ sở hợp đồng hợp tác; 2- Cá nhân, pháp nhân tự nguyện thành lập, gia nhập và rút khỏi tổ hợp tác; 3- Thành viên tổ hợp tác có quyền dân chủ, bình đẳng trong việc quyết định tổ chức và hoạt động của tổ hợp tác. Quyết định theo đa số trừ trường hợp hợp đồng hợp tác, Bộ luật dân sự và pháp luật có liên quan quy định khác; 4- Cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm.
Tổ hợp tác có quyền: 1- Tên riêng; 2- Tự do hoạt động, kinh doanh trong những ngành, nghề mà luật không cấm; được quyền kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện kể từ khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật; 3- Hợp tác kinh doanh với tổ chức, cá nhân để mở rộng hoạt động, sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật; 4- Thực hiện mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán theo quy định của pháp luật có liên quan; 5- Xác lập và thực hiện các giao dịch dân sự theo quy định của Nghị định, Điều 508 của Bộ luật dân sự và pháp luật khác có liên quan; 6- Được hưởng các chính sách ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước như các hợp tác xã; 7- Quyền khác theo quy định của hợp đồng hợp tác, Bộ luật dân sự và pháp luật khác có liên quan.
Nghị định nêu rõ, để trở thành thành viên của tổ hợp tác, các thành viên phải đáp ứng các điều kiện sau:
1- Cá nhân là công dân Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự phù hợp theo quy định từ Điều 16 đến Điều 24 Bộ luật dân sự, quy định của Bộ luật lao động và pháp luật khác có liên quan;
2- Tổ chức là pháp nhân Việt Nam, thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, có năng lực pháp luật phù hợp với lĩnh vực kinh doanh của tổ hợp tác;
3- Tự nguyện gia nhập và chấp thuận nội dung hợp đồng hợp tác;
4- Cam kết đóng góp tài sản, công sức theo quy định của hợp đồng hợp tác;
5- Điều kiện khác theo quy định của hợp đồng hợp tác.
Ngoài ra, Nghị định cũng nêu rõ tổ hợp tác bị chấm dứt hoạt động trong trường hợp sau: a- Hết thời hạn ghi trong hợp đồng hợp tác; b- Mục đích hợp tác đã đạt được; c- Không duy trì số lượng thành viên tối thiểu theo quy định; d- Theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; đ- Theo quy định của hợp đồng hợp tác và pháp luật có liên quan; e- Theo thỏa thuận của các thành viên tổ hợp tác.
Theo Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam “Chương mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030” Ngày 14/10/2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1719/ QĐ-TTg về phê duyệt Chương mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021-2025.
Khai thác tiềm năng, lợi thế của các địa phương trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
Thực hiện Nghị quyết số 120/2020/QH14 ngày 19/6/2020 của Quốc hội về phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, ngày 14/10/2021 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1719/QĐ-TTg phê duyệt Chương mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.
Mục tiêu tổng quát của Nghị quyết nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế của các địa phương trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; đổi mới sáng tạo, đẩy mạnh phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội; giảm nghèo nhanh, bền vững, thu hẹp dần khoảng cách về mức sống, thu nhập bình quân của vùng so với bình quân chung của cả nước; giảm dần số xã, thôn đặc biệt khó khăn; quy hoạch, sắp xếp, bố trí ổn định dân cư, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội đồng bộ, liên vùng, kết nối với các vùng phát triển; phát triển toàn diện giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa; cải thiện rõ rệt đời sống của Nhân dân; nâng cao số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động là người dân tộc thiểu số; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc thiểu số đi đôi với xóa bỏ phong tục tập quán lạc hậu; thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em; xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đảm bảo an ninh biên giới quốc gia; củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc, nâng cao niềm tin của đồng bào các dân tộc đối với Đảng và Nhà nước.
Phạm vi của Chương trình: Trên địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; trong đó, ưu tiên nguồn lực của Chương trình đầu tư cho các địa bàn đặc biệt khó khăn (xã đặc biệt khó khăn, thôn đặc biệt khó khăn), xã an toàn khu (ATK) thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Đối tượng của Chương trình bao gồm: Xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; Hộ gia đình, cá nhân người dân tộc thiểu số; Hộ gia đình, cá nhân người dân tộc Kinh thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo sinh sống ở xã, thôn đặc biệt khó khăn; Doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã (HTX), các tổ chức kinh tế hoạt động ở địa bàn các xã, thôn đặc biệt khó khăn.
Các dự án thành phần của Chương trình
Nghị quyết cũng nêu rõ từng Dự án Chương trình thực hiện theo Nghị Quyết
Dự án 1: Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt
Dự án 2: Quy hoạch, sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư ở những nơi cần thiết.
Dự án 3: Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị.
Dự án 4: Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và các đơn vị sự nghiệp công của lĩnh vực dân tộc.
Dự án 5: Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Dự án 6: Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch.
Dự án 7: Chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số; phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em.
Dự án 8: Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em
Dự án 9: Đầu tư phát triển nhóm dân tộc rất ít người, nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn
Dự án 10: Truyền thông, tuyên truyền, vận động trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Kiểm tra, giám sát đánh giá việc tổ chức thực hiện chương trình.
Dự kiến tổng mức vốn để thực hiện Chương trình giai đoạn 2021 – 2025 là 137.664,959 tỷ đồng. Cụ thể từng huy động từ các nguồn vốn:
– Vốn ngân sách trung ương: 104.954,011 tỷ đồng; bao gồm:
Vốn đầu tư: 50.000 tỷ đồng (đã được bố trí theo Nghị quyết số 29/2021/QH15 ngày 28 tháng 7 năm 2021 của Quốc hội về Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 – 2025); Vốn sự nghiệp: 54.324,848 tỷ đồng.
Đối với số vốn còn lại (629,163 tỷ đồng): Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Ủy ban Dân tộc, Bộ Tài chính báo cáo cấp có thẩm quyền cân đối, bố trí trong quá trình thực hiện Chương trình.
– Vốn ngân sách địa phương: 10.016,721 tỷ đồng.
– Vốn vay tín dụng chính sách: 19.727,020 tỷ đồng.
– Vốn huy động hợp pháp khác: 2.967,207 tỷ đồng.
Thủ tướng Chính phủ cũng nêu rõ trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân tỉnh trong việc thực hiện Nghị quyết, gồm:
– Phê duyệt kế hoạch thực hiện Chương trình trong giai đoạn 5 năm và hằng năm bao gồm các nội dung: Kế hoạch về nguồn vốn, mục tiêu, nhiệm vụ gửi Cơ quan chủ trì Dự án, Tiểu dự án, nội dung thành phần của Chương trình, Ủy ban Dân tộc và các cơ quan liên quan theo quy định;
– Tổ chức triển khai; giám sát, đánh giá và báo cáo kết quả thực hiện Chương trình trên địa bàn tỉnh theo định kỳ, đột xuất;
– Chỉ đạo, phân công trách nhiệm của từng cấp và các sở, ban, ngành trong việc tổ chức thực hiện Chương trình theo nguyên tắc đẩy mạnh phân cấp và đề cao tinh thần trách nhiệm cho cơ sở;
– Ban hành cơ chế, chính sách, hướng dẫn tổ chức triển khai Chương trình trên địa bàn tỉnh theo thẩm quyền, nhiệm vụ được giao;
– Chỉ đạo kiện toàn hoặc thành lập mới Ban Chỉ đạo chung cho các Chương trình mục tiêu quốc gia các cấp và bộ máy tham mưu, giúp việc cho Ban Chỉ đạo các cấp theo quy định của Nghị quyết số 24/2021/QH15 ngày 28 tháng 7 năm 2021 và Nghị quyết số 25/2021/QH15 ngày 28 tháng 7 năm 2021 của Quốc hội.
Theo “Quy định mới về tổ hợp tác” thì nội dung toàn văn như sau Quy định mới về tổ hợp tác
(ĐCSVN11/10.2019. – Theo quy định, tổ hợp tác là tổ chức không có tư cách pháp nhân, được hình thành trên cơ sở hợp đồng hợp tác, gồm từ 02 cá nhân, pháp nhân trở lên tự nguyện thành lập, cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện những công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm.
Tổ hợp tác sản xuất nông nghiệp thị xã Ba Đồn ra quân khơi thông kênh mương nội đồng chuẩn bị cho vụ sản xuất mới. (Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: baoquangbinh.vn)
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 77/2019/NĐ-CP quy định về thành lập, tổ chức, hoạt động và chấm dứt hoạt động của tổ hợp tác. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 25/11/2019 và thay thế Nghị định 151/2007/NĐ-CP.
Theo quy định, tổ hợp tác là tổ chức không có tư cách pháp nhân, được hình thành trên cơ sở hợp đồng hợp tác, gồm từ 02 cá nhân, pháp nhân trở lên tự nguyện thành lập, cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện những công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm.
Tổ hợp tác tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc: 1- Tổ hợp tác hoạt động trên cơ sở hợp đồng hợp tác; 2- Cá nhân, pháp nhân tự nguyện thành lập, gia nhập và rút khỏi tổ hợp tác; 3- Thành viên tổ hợp tác có quyền dân chủ, bình đẳng trong việc quyết định tổ chức và hoạt động của tổ hợp tác. Quyết định theo đa số trừ trường hợp hợp đồng hợp tác, Bộ luật dân sự và pháp luật có liên quan quy định khác; 4- Cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm.
Tổ hợp tác có quyền: 1- Tên riêng; 2- Tự do hoạt động, kinh doanh trong những ngành, nghề mà luật không cấm; được quyền kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện kể từ khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật; 3- Hợp tác kinh doanh với tổ chức, cá nhân để mở rộng hoạt động, sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật; 4- Thực hiện mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán theo quy định của pháp luật có liên quan; 5- Xác lập và thực hiện các giao dịch dân sự theo quy định của Nghị định, Điều 508 của Bộ luật dân sự và pháp luật khác có liên quan; 6- Được hưởng các chính sách ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước như các hợp tác xã; 7- Quyền khác theo quy định của hợp đồng hợp tác, Bộ luật dân sự và pháp luật khác có liên quan.
Nghị định nêu rõ, để trở thành thành viên của tổ hợp tác, các thành viên phải đáp ứng các điều kiện sau:
1- Cá nhân là công dân Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự phù hợp theo quy định từ Điều 16 đến Điều 24 Bộ luật dân sự, quy định của Bộ luật lao động và pháp luật khác có liên quan;
2- Tổ chức là pháp nhân Việt Nam, thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, có năng lực pháp luật phù hợp với lĩnh vực kinh doanh của tổ hợp tác;
3- Tự nguyện gia nhập và chấp thuận nội dung hợp đồng hợp tác;
4- Cam kết đóng góp tài sản, công sức theo quy định của hợp đồng hợp tác;
5- Điều kiện khác theo quy định của hợp đồng hợp tác.
Ngoài ra, Nghị định cũng nêu rõ tổ hợp tác bị chấm dứt hoạt động trong trường hợp sau: a- Hết thời hạn ghi trong hợp đồng hợp tác; b- Mục đích hợp tác đã đạt được; c- Không duy trì số lượng thành viên tối thiểu theo quy định; d- Theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; đ- Theo quy định của hợp đồng hợp tác và pháp luật có liên quan; e- Theo thỏa thuận của các thành viên tổ hợp tác.
Phiếu thu thập thông tin phản hồi đánh giá về chương trình. Nhằm ghi nhận các ý kiến phản hồi về toàn bộ chương trình cũng như các khoá học chuyên đề để cải tiến những điểm chưa ổn về sau, xin quý thầy cô vui lòng dành chút thời gian trả lời một số câu hỏi dưới đây. Toàn bộ kết quả trả lời đều được ẩn danh để đảm bảo tính khách quan cao nhất khi quý thầy cô trả lời, cũng như khi BTC phân tích, tổng hợp dữ liệu thu được. Thời gian trả lời: từ ngày 20/12/2021 đến hết ngày 31/12/2021.xem tiếp tại https://elearning-vnuhcm.vn/course/view.php?id=63
Năm 1988, tôi đến CIANO thăm nơi làm việc của nhà khoa học xanh Norman Borlaug nhà nhân đạo người Mỹ đã ‘cứu sống nhiều người hơn bất cứ ai khác trong lịch sử’ và thăm nơi lưu dấu di sản Ernest Hemingway, tác giả của kiệt tác Ông già và biển cả là bài học tự do sáng tạo sống giữa thiên nhiên. Tôi mang theo suốt đời ấn tượng sâu sắc với Borlaug và Hemingway. Tôi chỉ mới chép đôi điều về họ trên Wikipedia Tiếng Việt, nay lưu điểm nhấn này để thỉnh thoảng quay lại chiêm nghiệm sâu hơn về di sản của hai người thầy kỳ dị và bạn lớn này.
Thầy Norman Borlaug là nhà nhân đạo, nhà nông học Mỹ, cha đẻ của cuộc cách mạng xanh được tặng giải Nobel và Tổng thống Mỹ trao tặng huân chương cao quý nhất của nước Mỹ, thế giới tôn vinh là nhà bác học số một của nhân loại trong cuộc chiến chống nghèo đói. Thầy đã suốt đời nghiên cứu giảng dạy về chọn tạo và phát triển cây lương thực, góp phần cải thiện đời sống và nâng cao thu nhập cho hàng trăm triệu nông dân nghèo ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh. Thầy là người sáng lập Giải thưởng Lương thực Thế giới và tổ chức nhiều hoạt động thiết thực thắp sáng niềm tin yêu cuộc sống. Tôi được Thầy ghé thăm gần trọn buổi chiều tại phòng riêng ở CIMMYT, Mexico ngày 29 tháng 8 (âm lịch) năm 1988. Thầy đã đi một mình ghé thăm người trò nhỏ duy nhất của châu Á trong lớp học “Quản lý Trung tâm/ Trạm trại Nông nghiệp”. Khi Thầy đến, tôi đang thắp nến trên giá sách trong phòng đề tưởng nhớ ngày mất của cha tôi. Biết cha tôi bị bom Mỹ giết hại tại làng nhỏ ở Quảng Bình của buổi chiều này hai mươi năm trước (1968) lúc tôi còn là học sinh trung học của Trường cấp Ba Bắc Quảng Trạch. Thầy bối rối xin lỗi và thật bất ngờ tôi đã có được một buổi chiều vô giá riêng tư bên Thầy. Điều này tôi đã kể tại bài viết “Thầy bạn là lộc xuân cuộc đời” đăng ở kỷ yếu Khoa Nông học Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh năm 2010 và bảo tồn trên trang Thầy bạn là lộc xuân
Ngày ghi nhớ trong trái tim tôi là ngày mất của cha tôi 29 tháng 8 âm lịch (năm 2016 trùng ngày 29 tháng 9 kỷ niệm 50 năm thành lập CIMMYT. Sau này hàng năm, bên cạnh ngày giỗ chính cha tôi lấy theo ngày âm lịch, thì ngày Thế giới chống đói nghèo tôi lại thắp hương để tưởng nhớ cha mẹ mình Lịch Vạn Niên ngày dương lịch có thể đổi thay nhưng ý nghĩa của sự kiện vẫn vậy. Ngày này cha tôi mất năm 1968 và thầy Hiệu trưởng Trần Đình Côn đã viết Bài ca Trường Quảng Trạch với những câu thơ xúc động “Thương em cảnh gieo neo mẹ mất, lại cha già giặc giết hôm qua”. Hai mươi năm sau, ngày này năm 1988, tại phòng riêng của tôi ở CIMMYT Mexico, tôi bất ngờ được thầy Norman Borlaug tới thăm, Thầy là người đoạt giải Nobel hòa bình, cha đẻ cách mạng xanh, nhà bác học hàng đầu của nông nghiệp hiện đại Thầy đã dành trọn buổi chiều để trò chuyện và khai mở tâm thức cho tôi….
Norman Borlaug nhà khoa học xanh, lời Thầy dặn thật thấm thía “Đời người tối thiểu phải ăn, kế đến là học tập, công việc, nhà ở, quần áo và chăm sóc sức khỏe. Quanh ta còn nhiều mảnh đời bất hạnh. Hiểm họa nghèo đói vẫn bùng phát bất cứ lúc nào. Hãy luôn nhớ điều đó”; “Hãy vươn tới những vì sao. Cho dù không chạm được vào nó, nhưng nếu cố gắng hết sức, ít ra, chúng ta cũng chạm được những hạt bụi của ngôi sao”; “Việc chính đời người chỉ ít thôi. Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi. Phúc hậu suốt đời làm việc thiện. Di sản muôn năm mãi sáng ngời”
Tôi nhớ đến cha tôi, người thầy và cũng là anh hai Hoàng Ngọc Dộ tần tảo thay cha mẹ nuôi em năm năm ngày một bữa, thầy Nguyễn Khoa Tịnh khóc trên bục giảng cùng thầy bạn nhường cơm xẻ áo cho tôi, thầy Mai Văn Quyền mà tôi viết trên trang cảm ơn của luận án tiến sĩ để nói lên tình cảm của tôi đối với thầy cô: “Ơn Thầy. Cha ngày xưa nuôi con đi học. Một nắng hai sương trên những luống cày. Trán tư lự, cha thường suy nghĩ. Phải dạy con mình như thế nào đây? Cha mất sớm, bom thù rung mặt đất. Cái chết giằng cha ra khỏi tay con. Mắt cha lắng bao niềm ao ước. Vẫn lo cho con đến phút cuối cùng. Giặc giết cha, cha chưa kịp thấy. Tương lai con đi, sự nghiệp con làm. Cha có biết, luống cày cha bỏ dỡ. Cha ngã xuống rồi trao lại tay con. Trên luống cày này, đường cày con vững. Bởi có dáng thầy thay bóng cha xưa. Hiểu mảnh đất máu đào cha nhuộm đỏ. Thôi thúc tim con học tập phút giờ. Đời người có những câu chuyện khó cắt nghĩa. Tôi lưu câu chuyện này với Giấc mơ thiêng cùng Goethe.kể về cậu bé chân đất làng Minh Lệ được may gặp Goethe ở châu Âu và được đàm đạo với Thầy Norman Borlaug khai tâm đường vào khoa học. Tôi noi gương Goethe và Borlaug để Dạy và Học Việt Nam học, Cây Lương thực Việt Nam Tình yêu cuộc sống, CNM365
Ernest HemingwayÔng già và biển cả, sinh ngày 21 tháng 7 năm 1899, mất ngày 2 tháng 7 năm 1961, là một tiểu thuyết gia người Mỹ, một nhà văn viết truyện ngắn, và là một nhà báo. Ông là một người xa xứ Paris và một cựu quân nhân. Ông đã nhận được Giải Nobel Văn học năm 1954 và Giải Pulitzer năm 1953 với tiểu thuyết Ông già và biển cả. Ngày 21 tháng 10 là ngày ông đã phát hành lần đầu cuốn tiểu thuyết kiệt tác Chuông nguyện hồn ai.
Ngôi nhà nơi Hemingway sinh ra tại Oak Park, Illinois là nơi lưu dấu tuổi thơ dữ dội của ông nay là chứng tích nơi Hemingway viết những kiệt tác Giã từ vũ khí, Chuông nguyện hồn ai. Ông già và biển cả. Hemingway là một người lính đã đi qua hai cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ hai ở những chiến trường và thời điểm khốc liệt nhất, ông có có một cuộc đời giàu trãi nghiệm nên kịp trao lại cho đời một di sản văn chương đồ sộ
Hemingway sinh tại Oak Park, Illinois, một vùng ngoại ô của Chicago, Mỹ. Hemingway lúc ở tuổi mười tám đã bắt đầu sự nghiệp viết văn của mình với tư cách là một phóng viên cho báo The Kansas City Star. Tờ báo này đã ghi danh ông là phóng viên hàng đầu của báo trong một trăm năm qua,
Hemingway có phong cách văn chương nổi bật “Sử dụng những câu văn ngắn. Sử dụng những đoạn mở đầu ngắn. Sử dụng thứ tiếng Anh hùng hồn. Phải khẳng định, không phủ nhận” (“Use short sentences. Use short first paragraphs. Use vigorous English. Be positive, not negative.”). Lối văn ấy, sau này tôi nghiệm thấy, người đã học và dùng thật khéo, thật giỏi và thật nhuyễn lối phong cách văn chương độc đáo ấy là tổng thống Mỹ Trump (cho dù ông có nhìn nhận điều ấy hay không.
Hemingway ngừng làm phóng viên chỉ sau đó một vài tháng và tình nguyện gia nhập Quân đội Mỹ vào hàng ngũ quân y sang chiến đấu ờ Pháp và Italia. Ông bị thương khi đang lái xe chuyển thương binh và được huân chương từ chính phủ Ý. Sau chiến tranh thế giới thứ nhất ông trở về Mỹ lấy vợ là Hadley Richardson và sống một cuộc đời nghèo túng ở quê. Từ năm 1921 gia đình ông định cư ở Pari Pháp. Sau nhiều thành công với tư cách là thông tín viên nước ngoài, Hemingway trở lại Toronto, Canada năm 1923. ông có người con trai đầu tên là Jack. Hemingway. Ông chia tay người vợ đầu năm 1927 và cưới Pauline Pfeiffer, một phóng viên thời trang không thường xuyên, người sùng đạo Thiên Chúa đến từ Piggott, Arkansas. Họ có với nhau hai người con năm 1928 và 1930.
Hemingway năm 1929 viết tác phẩm “Giả từ vũ khí” thành công nên thu nhập sau đò khá hơn. Năm 1931 Hemingway quay về Key West, Florida và sống ở đó đến năm 1940 ông thường đi câu cá và nhiều lần sang Tây Ban Nha để tìm tư liệu và đi săn ở châu Phi để lấy cảm hứng viết văn ở Mombasa, Nairobi Machakos tại Kenya, Tanganyika. Serengeti, quanh Hồ Manyara và vùng phía tây và đông nam của Công viên Quốc gia Tarangire ngày nay. Hemingway đã bị bệnh trong chuyến đi này. Sự sa sút sức khỏe và tình hình gia đình xã hội chính trị tôn giáo luôn không thể dung hòa đã làm ông kiệt sức. Bố Hemingway nghèo khó quản bách tài chính phải tự sát. Ông đã viết ‘Chuông nguyện hồn ai ‘ năm 1940 trong hoàn cảnh đó.
Hemingway là mẫu mực kinh điển trong văn học Mỹ với đặc trưng văn chương chuẩn mực, kiệm lời, sáng tạo, khắc họa vĩnh cữu những từ chìa khóa (Key words). Hemingway là một người theo chủ nghĩa khắc kỷ (stoicism), vui lòng chịu sức ép (grace under pressure), thuận theo tự nhiên và nghịch cảnh. Ông là một cựu quân nhân trãi gần trọn đời trong chiến tranh và nghèo đói, nên ông đã mô tả người như ông là “Thế hệ bỏ đi” (Lost Generation) của cộng đồng người Paris xa xứ.
Điều thú vị là tôi thật nhiều năm hiểu nhưng chưa tìm được một lối diễn đạt nào để mô tả phong cách Hemingway trong bản lĩnh người lính khi phải bộc lộ sự thật quan điểm lính của mình đối mặt với một quyết định sinh tử để không bị lợi dụng cho một mưu đồ chính trị trái lòng mình. Hemingway tôn trọng Cu Ba không đồng tình chiến tranh lạnh..Cho đến khị tôi tình cờ đọc được một đoản văn ngắn của Lưu Huy Chiêm một người bạn nghề thủy lợi, nghiệp nhà văn đã nói về Hemingway đúng tính cách ông ấy, của “Thế hệ bỏ đi”. Nguyên văn đoạn văn ấy như sau:
LÒNG TỰ TRỌNG CAO QUÍ. Chiêm Lưu Huy Năm 1953, Stalin chết. Nikita Khrushchev (1894 – 1971) lên cầm quyền Liên bang xô viết. Ông quyết định cải tổ. Việc đầu tiên trong quan hệ ngoại giao, ông chọn cách bắt tay chung sống và thi đua hòa bình với cường quốc thù địch ý thức hệ Hoa kỳ. Chuyến thăm chính thức có hàng tấn thông tin từ cả hai phía, đầy ắp sự kiện. Bài viết này chỉ chú ý đến chi tiết nhỏ nhặt gần như bị lãng quên. Nikita khrushchev mang theo nhà văn Nga – Mikhail Aleksandrovich Solokhov (1905 -1984). Nikita ngầm cho người Mỹ hiểu rằng văn hóa Liên xô yêu chuộng hòa bình, lên án chiến tranh mà Sông Đông êm đềm của Solokhov đại diện làm sứ giả – Sứ giả Hòa bình!
Đáp lễ, chuẩn bị cho chuyến thăm chính thức Liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa xô viết, Tổng thống Hoa kỳ Dwight F Eisenhower (1890 -1969) muốn có tác giả lừng danh thiên hạ với tác phẩm Ông già và biển cả, được viết ở Cu Ba (cánh tay nối dài của Liên xô ở ngay sát nách Mỹ!) là Ernest Hemingway (1899 – 1961) tháp tùng. Bất ngờ, nhận được lời mời, Ernest Hemingway mỉm cười nói: Tại sao Ernest Hemingway lại phải tháp tùng Dwight F. Eisenhower. Lẽ ra ông ấy phải tháp tùng tôi chứ !? Và, dĩ nhiên Ernest từ chối thẳng thừng một cơ hội ngàn vàng, ngàn năm mong đợi của không ít người!?
3 – Không ai biết có 1001 lý do từ chối, nhưng chắc chắn có một cái gì… như là lòng tự trọng cao quý của Người Văn…!
Đây là chân dung Người Văn có lòng tự trọng cao quý mà tôi hiến tặng các bạn, trong đó có Tình Yêu Của Tôi…
Tôi dự tiệc cưới con một người bạn lính thuộc Lớp thanh niên xếp bút nghiên lên đường chiến đấu và trở về trường học sau chiến tranh. Thế hệ của chúng tôi cũng trãi gần trọn đời trong cuộc chiến chống lại giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm, cùng những biến thái của điều này sau chiến tranh, theo cách nói Hemingway là “Thế hệ bỏ đi” (Lost Generation) vì thế hệ chúng tôi Hemingway văn chương ông dường như có sự đồng cảm và thấu hiểu tâm trạng.
Chúng tôi cũng là quân nhân, cũng là người xa xứ ‘cuốn theo chiều gió’, cũng sống thuận theo tự nhiên và nghịch cảnh, cũng vui lòng chịu sức ép. Đọc “Những người lính sinh viện” của Lê Anh Quốc FB Phan Chi dưới đây, đã nói lên thật đúng và thật đồng cảm kỳ lạ tâm trạng chúng tôi , và cũng thật sâu sắc khi đối thoại thầm lặng với tác giả của kiệt tác “Giã từ vũ khí”:
“Những người lính có bao giờ định liệu Cái giá mình trước Tổ Quốc, Nhân Dân! “Vì Nhân Dân quên mình! Vì Nhân Dân hy sinh!” Lẽ sống ấy làm nên Nhân cách Lính.Ngay cả khi mình không mang quân phục, Nhưng Lính thì chẳng lẫn với ai đâu? Không biết người ta sống mai sau, Có đời hơn thời chúng tôi đang sống? Rồi đến lúc phải quên đi tiếng súng, Ta vẫn tin! Đồng đội chẳng quên nhau! Nhân Dân mình sống có trước có sau. Cứ nhìn những Nghĩa trang, những Tượng đài thì biết. Và cả những Tượng đài thơm hương tha thiết, Cho người sống,Cho người còn mà chết tuổi thanh xuân. Nếu Cuộc đời biết vì Nhân Dân Thì Nhân Dân cũng vì ta năm tháng. Như mặt trời cho cỏ cây nguồn sáng, Cỏ cây nào chẳng cho đất những mùa hoa? Bom đạn tạnh đi rồi Chiến tranh đã lùi xa! Cuộc sống mới bảo chúng tôi đổi mới!”
Tôi học Norman, noi theo Norman bởi những lời Thầy dặn tôi mãi mãi làm người Thầy nhà nông chiến sĩ, đã khai tâm cho tôi làm thay đổi chính cuộc đời mình, nhưng tôi thật thích Hemingway về văn chương kiệm lời trong như ngọc chắt lọc từ khóa (key word) Ông già và biển cả; Giả từ vũ khí; Chuông nguyện hồn ai; “Sử dụng những câu văn ngắn. Sử dụng những đoạn mở đầu ngắn. Sử dụng thứ tiếng Anh hùng hồn. Phải khẳng định, không phủ nhận”; “Thế hệ bỏ đi” Hemingway với những tác phẩm để đời và các câu văn ngắn gây ám ảnh và ấn tượng đặc biệt sâu sắc trong lòng tôi.và say mê đến kỳ lạ của ông ham thích tự do. Đó là đại dương khát vọng “Ông già và biển cả” khai mở tự do tâm thức tình yêu cuộc sống. Tôi cũng vẫn thường quay lại với Nguyễn Khải, với các tác phẩm văn chương ưng ý mà Nguyễn Khải đã trao lại ngọc cho đời và những lời thương nhớ Nguyễn Khải của các bạn văn, người đọc viết về Nguyễn Khải để tìm câu giải thích cho điều tâm đắc ông viết: “Trên cuộc đời không có bước đường cùng, chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải vượt qua được những ranh giới ấy”. “Tôi viết vậy thì tôi tồn tại ! Viết văn không chỉ do nhu cầu kiếm sống, viết văn cũng không chỉ do những bức xúc khôn khuây của cá nhân, mà viết còn là mong muốn được trao trở về với cái vô hạn”.
Thoáng chốc tháng năm nhìn trở lại
An nhiên chào ngày mới yêu thương.
Đi qua chiến tranh mừng hạnh phúc
Bạn học chung mâm nhớ lớp trường.
NGÀY MỚILỜI YÊU THƯƠNG
Hoàng Kim 9
Khoác thêm tấm áo trời se lạnh
Tâm bình vui bước tới an nhiên
Phúc hậu mỗi ngày thêm việc thiện
Yêu thương xa cách hóa gần thêm.
NGÀY MỚI LỜI YÊU THƯƠNG Hoàng Kim 8
Nắng dát vàng Bến Lội
Khoai mướt xanh Cồn Dưa
Núi sẫm tím Đá Dựng
Cò đậu trắng đôi bờ
Linh Giang ơi Linh Giang
Quê hương thăm thẳm nhớ
Rào Nan và Nguồn Son
Dòng đời thao thiết chảy
“Cảnh mãi theo người được đâu em
Hết khổ hết cay hết vận hèn
Nghiệp sáng đèn giời đà chỉ rõ
Rồi đây cay đắng chẳng buồn chen” (*)
(*) Khát vọng, thơ Hoàng Ngọc Dộ.
NGÀY MỚI LỜI YÊU THƯƠNG Hoàng Kim 7
Mái nhà xưa nơi đây
Mẹ cha thành bóng hạc
Thương câu thơ lưu lạc
Chuyện đời đâu dễ quên.
Người thân, họ hàng quen
Tảo mộ mừng gặp lại
Ngày mới trên quê hương
Sông xanh thao thiết chảy
NGÀY MỚI LỜI YÊU THƯƠNG
Hoàng Kim 6
Đêm Giáng Sinh an lành
Ông Già Noel mở cửa
Chuông ngân nga mười hai giờ đêm
Đông tàn xuân đã đến
Sáng mai
Em dậy đi làm sớm
Trời còn se lạnh
Đừng quên giữ ấm nghe em
Lời nhắn yêu thương
Tình yêu đầy đặn
Thung dung cuộc đời
Ngày mới trên quê hương.
NGÀY MỚILỜI YÊU THƯƠNG Hoàng Kim 5
Nay vui là chính bạn và ta,
Hào hứng cười to một tiếng oa (*),
An nhiên thanh thản vui lòng mẹ,
Nối nghiệp theo nghề thỏa chí cha.
Tâm học Đào, Phan công việc tốt
Đức noi Hoàng, Nguyễn lộc thêm hoa.
Minh Lệ Hiếu Kim ngày trở lại (**)
Mai vui về Huế ghé thăm nhà.
Hơn chín mươi lăm triệu dân ta,
Nay lại vừa thêm một tiếng oa
Chúc cháu an lành vui lòng mẹ,
Mừng nhà thịnh vượng thỏa chí cha.
Đất Huế thanh trà thơm ngọt trái
Trời Nam giống tốt lộc đầy hoa.
Minh Hiếu quê choa nay thành nội
Phúc hậu đời thương phước đến nhà.
Ghi chú
(*) Bài thơ cụ Phan Bội Châu chúc mừng cụ Đào Duy Anh và chúc phúc GS Đào Thế Tuấn (*) là thân phụ của TS. The Anh Dao .Cụ Phan tiên đoán tương lai của ‘con cháu dòng họ Đào Công’ không chỉ sẽ theo được mà còn làm rạng rỡ thêm truyền thống gia đình, (nay điều đó đã trở thành hiện thực); nguyên vận bài thơ cụ Phan:
Hai mươi lăm triệu giống dòng ta,
Hôm trước nghe thêm một tiếng oa,
Mừng chị em mình vừa đáng mẹ,
Mong thằng bé nọ khéo in cha.
Gió đưa nam tới sen đầy hột,
Trời khiến thu về quế nở hoa.
Sinh tụ mười năm mong thế mãi,
Ấy nhà là nước, nước là nhà.
(**) Dân số Việt Nam lúc 9g53 ngày 29 tháng 11 năm 2017 là 95929429 người thống kê vào đúng thời điểm 9g53 lúc thầy Hiếu đăng FB ngày 29 Tháng Mười Một, được cập nhật tại https://danso.org/viet-nam/ Thầy Hiếu quê choa nay thành nội’ ẩn ngữ hai nghĩa quê Quảng Bình nay ở thành Nội (Huế), Thầy Hiếu là ‘Thượng thư bộ Học’ đại học Huế nay thành ông nội, một nhà làm Thầy.
NGÀY MỚI LỜI YÊU THƯƠNG
Hoàng Kim 4
Một đóa mai vàng sinh nhật
Một lời ấm áp tình thân
Một Biển Hồ soi bóng nắng
Một Giác Tâm xa mà gần.
NGÀY MỚI LỜI YÊU THƯƠNG
Hoàng Kim 3
Ai đến
nơi nao
xa
thăm thẳm
chia nửa
vầng trăng
khuyết lại tròn,
mưa
níu ngày dài
thêm nỗi nhớ
ngóng cửa chờ nhau
ai
nhớ ai …
Cứ đợi
cứ chờ
thương
mòn mõi
gìn vàng
giữ ngọc
nắng mai
nay,
Chút thôi
mưa sớm
trời
quang lại,
sương đọng
mi
ai
lặng lẽ
hoài …
NGÀY MỚI LỜI YÊU THƯƠNG
Hoàng Kim
2
Thung dung cùng với cỏ hoa.
Thảnh thơi đèn sách, nhẫn nha dọn vườn.
Mặc ai tính thiệt so hơn.
Bát cơm gạo mới vẫn thơm láng giềng.
Thiên nhiên là thú thần tiên.
Chân quê là chốn bình yên đời mình.
Bạn hiền bia miệng anh linh.
An nhiên sống giữa ân tình thế gian
NGÀY MỚI LỜI YÊU THƯƠNG
Xuân hiểu Mạnh Hạo Nhiên
Bản dịch của Hoàng Kim 1
Ban mai chợt tỉnh giấc,
Nghe đầy tiếng chim kêu.
Đêm qua mây mưa thế,
Hoa xuân rụng ít nhiều?
(*) Mạnh Hạo Nhiên (689 – 740) là nhà thơ người Tương Dương, Tương Châu, nay thuộc tỉnh Hồ Bắc ,Trung Quốc thời nhà Đường, thuộc thế hệ đàn anh của Lí Bạch. Ông là người nhân cách lỗi lạc, yêu thiên nhiên, phúc hậu đức độ, học vấn tài năng trác tuyệt, giỏi thơ văn, nhưng chán ghét cảnh quan trường nên ẩn cư vui với thiên nhiên, sông núi quê hương , đặc biệt là Long Môn, Nam San và Lumen Sơn. Sự nghiệp văn chương của ông sừng sững như núi cao với hai trăm sáu mươi bài thơ, phần lớn là những bài thơ sơn thuỷ tuyệt bút . Thơ năm chữ của Mạnh Hạo Nhiên luật lệ nghiêm cách, phóng khoáng, hùng tráng, rất nổi tiếng. Bài Xuân hiểu và Lâm Động Đình được nhiều người truyền tụng. Lí Bạch rất hâm mộ Mạnh Hạo Nhiên và có thơ tặng ông:
Tặng Mạnh Hạo Nhiên
Lý Bạch
Ta mến chàng họ Mạnh,
Phong lưu dậy tiếng đồn
Tuổi xanh khinh mũ miện
Đầu bạc ngủ mây cồn
Dưới trăng nghiêng ngửa chén
Bên hoa mê mẩn hồn
Hương bay thầm đón nhận
Không với tới đầu non
春 眠 不 覺 曉,
Xuân miên bất giác hiểu.
處 處 聞 啼 鳥。
Xứ xứ văn đề điểu
夜 來 風 雨 聲,
Dạ lai phong vũ thinh.
花 落 知 多 少?
Hoa lạc tri đa thiểu
+ Dịch nghĩa:
SỚM XUÂN
(Đang nằm trong) giấc ngủ mùa xuân, không biết trời đã sáng.
Khắp nơi nơi nghe tiếng chim kêu (rộn rã).
Đêm qua có tiếng gió mưa.
Không biết hoa rụng nhiều hay ít ?. Hoàng Nguyên Chương dịch
Dịch thơ
Giấc xuân trời sáng không hay,
Chim kêu ríu rít từng bầy khắp nơi.
Đêm qua mưa gió tơi bời
Biết rằng hoa cũng có rơi ít nhiều.
(Bản dịch Trần Trọng Kim)
SỚM XUÂN
Giấc ngủ mùa xuân, không biết sáng.
Khắp nơi rộn rã tiếng chim kêu.
Đêm qua sầm sập trời mưa gió
Không biết hoa bay rụng ít nhiều
(bản dịch Hoàng Nguyên Chương).
BUỔI SÁNG MÙA XUÂN
Giấc xuân, sáng chẳng biết;
Khắp nơi chim ríu rít;
Đêm nghe tiếng gió mưa;
Hoa rụng nhiều hay ít ?
(Bản dịch Tương Như)
SỚM XUÂN
Giấc xuân nào biết hừng đông.
Tỉnh ra chim đã véo von khắp trời,
Đêm qua mưa gió bời bời,
Ngoài kia nào rõ hoa rơi ít nhiều!
(Bản dịch của Ngô Văn Phú)
BUỔI SÁNG MÙA XUÂN
Đêm xuân ngủ sáng chẳng hay,
Bên ngoài chim đã hót đầy nơi nơi.
Đêm nghe mưa gió tơi bời,
Chẳng hay hoa rụng hoa rơi ít nhiều?
(Bản dịch của Hoàng Giáp Tôn)
“Xuân hiểu” (Sớm xuân) của Mạnh Hạo Nhiên nói về giấc ngủ mùa xuân (xuân miên) thung dung, an nhiên, tự tai cho đến khi trời chợt sáng (bất giác hiểu?). “Xuân hiểu” không đơn thuần chỉ là mùa xuân mà còn chỉ ngày mới, quy luật vĩnh cữu của trời đất, khoảnh khắc huyền diệu của vũ trụ, thời điểm chuyển tiếp từ đêm sang ngày, từ âm sang dương, từ tĩnh sang động, từ tối đến sáng. Đó là thời khắc ban mai tuyệt diệu của tạo hóa, đất trời và con người hòa chung làm một, là thời khắc giao hoà tuyệt vời được thể hiện thanh thoát lạ lùng.
Điều đặc sắc của tác phẩm “Xuân hiểu” là đã dùng chữ xuân và chữ hiểu. Chữ xuân thì dễ thấy để chỉ sự tươi trẻ, khởi đầu, triết lý sống lạc quan. Chữ hiểu “giác” (覺) có nghĩa là hiểu mà không dùng chữ “tri” (知) có nghĩa là biết để chỉ sự hiểu biết tận cùng chân tính của sự vật. Tác giả đã dùng chữ “hiểu” (曉) để chỉ về ban mai mà không dùng các chữ khác như: đán (旦) , tảo (早) hạo (暭), thịnh (晟), thần (晨), thự (曙), hi (晞) v.v.. Bởi chữ hiểu vừa có nghĩa là hiểu biết , lại vừa có nghĩa chỉ về buổi sớm, ban mai, ngày mới, cái khoảnh khắc huyền diệu của vũ trụ.
Nhà Phật đã dùng chữ “giác” (覺) này trong “giác ngộ”, “chính giác” để chỉ những điều thấu hiểu đã đạt ngộ đến đích của thiền tính. Khoa học giúp ta tri thức, sự biết , Phật học là minh sư chỉ ra sự đạt ngộ, giác ngộ này . Nhà bác học Anhstanh, cha đẻ của Thuyết tương đối, nhận định: “Nếu có một tôn giáo nào đương đầu với các nhu cầu của khoa học hiện đại thì đó là Phật giáo. Phật giáo không cần xét lại quan điểm của mình để cập nhật hóa với những khám phá mới của khoa học. Phật giáo không cần phải từ bỏ quan điểm của mình để xu hướng theo khoa học, vì Phật giáo bao hàm cả khoa học cũng như vượt qua khoa học” chính là nói trên ý nghĩa đó.
Tôi thích lời bình của Hoàng Nguyên Chương về thơ Mạnh Hạo Nhiên: “Sau cái tĩnh lặng của giấc ngủ là cái động, thức giấc của con người, mặt trời và sự sống. Ta thấy sự sống tưng bừng của vũ trụ “xứ xứ” (khắp nơi) rộn tiếng chim. Chữ “văn” ở đây cho ta xác định được cái tiểu vũ trụ của tác giả và chính tác giả là chủ thể của con người trung tâm đang nhìn ra khắp chốn (xứ xứ) của đại vũ trụ để bắt nguồn giao cảm từ ý nghĩa vạn vật đều có đủ trong ta (vạn vật giai bị ư ngã) hoặc vạn vật với ta là một (vạn vật dữ ngã vi nhất) hay nói khác hơn đó là vạn vật đã đồng nhất với cái ngã. Hình tượng chim (điểu) cũng chỉ là một thực thể bé nhỏ và âm thanh kêu, hót (đề) cũng chỉ là “dữ cộng tương sinh” nhưng lại là đại biểu cho tất cả mọi sinh vật làm biểu tượng cho cả sự sống muôn loài vừa trổi dậy. Như thế mỗi thực thể bé nhỏ ở đây không chỉ là mỗi tiểu vũ trụ mà đã hình thành biểu trưng cho cả một đại vũ trụ.” …Con người hiện tại tiếp tục suy tư chiêm nghiệm để tự hỏi: Dạ lai phong vũ thinh (Đêm qua có tiếng gió mưa). Hình ảnh gió mưa chính là nguyên nhân đưa đến hiện trạng của ngày mới. Đóa hoa là biểu tượng của sự sống, của nguồn sinh mệnh trong cõi đời. Đó là những thực thể bé nhỏ nhưng lại là những tiểu vũ trụ như lời Đỗ Phủ: “Nhất phiến hoa phi giảm khước xuân” (một cánh hoa rơi làm giảm đi vẻ đẹp của xuân) nhưng ý tưởng lại còn đi xa hơn thế nữa. Bởi vì hình thức mỗi cánh hoa còn lại trên cành hay rụng đi là một nỗi băn khoăn về lẽ tồn tại hay không tồn tại. Đó là sự thao thức về đời người và thân phận con người. Câu thơ “Hoa lạc tri đa thiểu” (không biết hoa rụng nhiều hay ít?) là câu thơ tuyệt bút đã làm bài thơ bừng tỏa. … Đây cũng là phong cách tiêu biểu của Đường thi, phong cách đã đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật và mỗi chữ mỗi lời là một viên ngọc...” .
Noi theo tứ thơ khoáng đạt “Chim lượn trăm vòng” của Chế Lan Viên: “Tôi yêu quá! cuộc đời như con đẻ/ Như đêm xuân người vợ trẻ yêu chồng…/ Cánh thơ tôi thoát khỏi phòng nhỏ bé? Lượn trăm vòng trên Tổ quốc mênh mông”: Tôi đọc và tâm đắc thơ “Xuân hiểu” của Mạnh Hạo Nhiên, nay thử tìm lối diễn đạt mới cho tuyệt phẩm này.“Xuân hiểu” là “Ngày mới”; “Ban mai chợt tỉnh giấc / Nghe đầy tiếng chim kêu/ Đêm qua mây mưa thế/ Hoa xuân rụng ít nhiều?”.
Người hóa thân
trong thanh thản
bóng cây xanh
Người đàm đạo
với Norman Borlaug
và cậu học trò nghèo
Về ý tưởng xanh
Con đường xanh
Hành trình xanh
Sự nghiệp xanh
Nhà khoa học xanh
và giấc mơ hạnh phúc
Goethe là vòm cây xanh Goethe cũng là lão nông
ngồi cùng chúng ta
chuyện trò
trên cánh đồng xanh
hạnh phúc.
Goethe và Norman Borlaug
là những trí tuệ bậc Thầy.
Họ không màng hư vình
mà hướng tới đỉnh cao hòa bình
sự an lành tiến bộ.
Anh và em cùng Goethe
Ở FAO, Rome, Italy Người hóa thân
thành nữ thần Tình Yêu (*)
Trời xanh tuyệt vời !
Trời nhân loại mênh mông !
(*) Hình ảnh Hoàng Kim ở Roma, Italia.
BÀI CA NHỊP THỜI GIAN Hoàng Kim
Anh như chim ưng quay về tổ ấm
Vẫn khát bầu trời ước vọng bay lên
Ơi Bồng Lai cồn cào nỗi nhớ
Anh về bên này lại nhớ bên em
Kamina Kamina
Anh gọi tên em Kamina
Em là nữ thần tình yêu
Của Antonio Canova
Trong Bảo tàng Nghệ thuật
Anh bàng hoàng cầm tay em
Đến bên tượng Gouthe
Phút giây này
Tình yêu này
Em là suối nhạc
Để Bethoven dâng đời
Kiệt tác “Ánh trăng”
Kamina Kamina
Em là loài hoa tình yêu
Là ban mai vui tươi
Là nữ thần tình yêu
Rung động hóa thân
Dưới bàn tay vàng
của Antonio Canova
Em là mơ hay là thật.
Anh muốn ôm em vào lòng
và gối đầu lên ngực
để tình yêu hóa thân
những giây phút bên em
đằm thắm đến vô cùng.
BÀI CA THỜI GIAN
Hoàng Kim
Anh về muộn
Đường trần
chưa dừng bước
Nẻo đồng xuân
dầu núi cách
sông ngăn.
Em thân thiết
tiễn đưa
và ngóng đợi
Trao yêu thương
nhắn gửi
những vui buồn.
Biển thăm thẳm
đá vàng
dầm nước biếc.
Núi nhấp nhô
mây trắng
quấn non xanh.
Rừng thênh thênh
suối trong
soi trời tím
Đồng mênh mông
đất xám
bụi hồng trần …
Bài ca thời gian
Thung dung việc thiện
Gieo điều lành
Giữ trọn niềm tin…
Người thân yêu ơi
Đường xa có mỏi
Thoải mái an nhiên
Giữ chí cho bền
Không háo thắng
Đừng bi quan
Chỉ cố làm người có ích
Thương yêu con người
Cuộc sống sẽ yêu thương.