ThS. ĐỖ THỊ LỢI Xây gác lửng cho heo tránh lụt là mô hình mới đang được triển khai ở xã Hương Vân, huyện Hương Trà, tỉnh TT-Huế. Đây là kết quả sau một thời gian nghiên cứu, khảo sát thực tiễn của tổ chức Jica (Nhật Bản) phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu khoa học và Phát triển nông lâm nghiệp (Đại học Nông lâm Huế) thực hiện… Hương Vân là xã thấp trũng, nằm ở vùng đầu nguồn sông Bồ. Bình quân mỗi năm, trên địa bàn xã có 5 đến 6 cơn lũ. Do đặc điểm điều kiện tự nhiên, chăn nuôi được xem là một thế mạnh của người dân nơi đây. Toàn xã có đàn lợn khoảng 3.000 con. Tuy nhiên, vào mùa mưa lũ, hoạt động chăn nuôi gặp khó khăn do thiếu nguồn lương thực và điều kiện chuồng trại.
Được sự hỗ trợ của tổ chức Jica, Trung tâm nghiên cứu khoa học và Phát triển nông lâm nghiệp (TTNCKH&PTNLN) thuộc Đại học Nông lâm Huế đã tiến hành khảo sát, điều tra xác định nhu cầu của người dân địa phương. Nhiều khóa tập huấn trên lĩnh vực chăn nuôi thu hút hàng trăm hộ dân tham gia. Với sáng kiến xây dựng mô hình sản xuất phù hợp trong mùa bão lũ, dự án đã chọn một số hộ tiêu biểu trong “Hội những người yêu thích chăn nuôi” ở Hương Vân, triển khai thí điểm các hoạt động.
Sau khi tham quan một số mô hình ở tỉnh Quảng Nam, dự án khuyến khích một số hộ làm chuồng có gác chống lũ dự phòng. Mùa khô, gác trên được tận dụng để chứa thức ăn hoặc là kho chứa dụng cụ gia đình. Chị Hồ Thị Nhạn ở thôn Lai Thành, xã Hương Vân, người được hưởng lợi từ dự án kể: “Nhà tui thường nuôi 5 đến 7 con heo, mỗi khi lũ lụt, lo chuyện đưa heo đến nơi cao ráo không cũng đủ mệt. Với nhà nông, đàn heo chính là vốn liếng của gia đình, nếu chúng có chuyện gì thì xem như thất thu cả năm. Đợt vừa rồi, dự án hỗ trợ 2 triệu, vợ chồng tui đầu tư thêm tiền, xây lại hệ thống chuồng trại hết 10 triệu. Phía trong chuồng heo có một hệ thống bậc thang để đàn heo lên căn gác trên khi nước lũ dâng cao. Làm nhà gác cho heo ở tiện lợi lắm, mùa mưa vừa rồi, đàn heo nhà tui đã được lên gác ở rồi đó”.
Dựa trên ý tưởng làm gác, mỗi nhà dân thực hiện một cách linh hoạt khác nhau, nhưng tất cả đều xây bậc cầu thang dẫn lối cho heo đi. Có nhà kinh phí hạn hẹp, gác dự phòng cho heo được lót bằng ván dày trên các thanh đà đúc xi măng. Nhà khá giả hơn đổ mái bằng, làm nơi lưu trú vững chắc cho đàn heo trong mùa mưa bão. Chị Nguyễn Thị Sen ở thôn Lai Thành dẫn chúng tôi đi thăm căn gác cho heo giải thích: “Mình mở cửa chuồng và rải thức ăn là heo theo bậc thang đi lên. Nhiều khi chúng sợ nước, không cần mình dẫn cũng tự động lên gác rồi. Đầu tư chuồng như thế này cần thêm vốn, mùa mưa bão chỉ cần chuẩn bị thức ăn thôi, chẳng lo chi cả”.
Do vùng đất này thường xuyên bị ngập úng nên các cán bộ TTNCKH & KNKL tư vấn cho bà con chủ động nguồn thức ăn dự trữ với nhiều phương án khác nhau. Tiến sĩ Nguyễn Thị Lộc, Phó giám đốc TTNCKH & PTNLN cho biết: “Qua một số nghiên cứu trước đây, chúng tôi áp dụng phương án ủ chua củ và lá sắn, heo có thể sử dụng một lượng lớn sản phẩm này mà không gây ngộ độc. Chỉ cần tỷ lệ trộn và sử dụng phụ chất phù hợp, lá sắn bảo quản được trong vòng 3 tháng; củ có thể bảo quản trong vòng 8 tháng. Mùa mưa lũ, dùng nguồn thức ăn này thay thế các loại lương thực khác”. Ngoài loài môn chịu úng đang có tại địa phương, dự án còn đưa giống cây chè khổng lồ về cho 21 hộ trồng làm thức ăn cho gia súc. Chè khổng lồ có tên khoa học là Trichantera Gigantea, nguồn gốc từ Colombia, được trồng phổ biến ở một số tỉnh miền Bắc Việt Nam từ năm 1992. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, chè khổng lồ là loại cây lưu niên có khả năng chịu ngập úng tốt, dễ trồng, tái sinh lá non quanh năm. Hàm lượng đạm trong lá từ 18-21%. Ở nhiều vùng, người dân thường dùng làm thức ăn cho lợn, dê, thỏ, gà…
Chị Trần Thị Câu ở thôn Lại Bằng nhận xét: “Đàn heo nhà tui rất thích ăn lá chè khổng lồ. Đặc biệt, heo nái ăn loại lá này cho nhiều sữa, nuôi heo con rất tốt. Ban đầu tui chỉ trồng thí điểm vài gốc nên giờ lá ra không kịp cho heo ăn. Đợt tới, tui sẽ đăng ký xin trồng thêm chục gốc nữa, may ra mới đáp ứng đủ lượng thức ăn cho đàn heo trong nhà. Một số hộ khác họ cũng cho gà, dê ăn loại này. Tôi nghĩ, việc trồng giống chè khổng lồ của dự án rất có ích ở vùng thấp trũng như Hương Vân”.
Để tận dụng nguồn năng lượng và giữ gìn vệ sinh môi trường, dự án còn tạo điều kiện cho người dân chăn nuôi xây dựng hầm bioga theo phương thức hợp tác. Cùng lúc, Hội phụ nữ xã tạo điều kiện cho các hộ vay vốn phát triển nghề chăn nuôi, nâng cao đời sống cho người dân Hương Vân. Số lần xem trang : 17078 Nhập ngày : 08-12-2008 Điều chỉnh lần cuối : Ý kiến của bạn về bài viết này
Báo Nông Nghiệp Việt Nam Nam bộ: Còn hơn 500.000 ha lúa ĐX cần theo dõi diễn biến sâu bệnh (Báo NNVN - Số ra ngày 20/2/2009) (21-02-2009) CÁCH CHĂM SÓC CHO QUẢ BƯỞI LỚN ĐỀU (Báo NNVN - Số ra ngày 19/2/2009) (19-02-2009) BỆNH MÁU TRẮNG Ở GÀ (Báo NNVN - Số ra ngày 19/2/2009) (19-02-2009) NHÂN GIỐNG GÀ KHÔNG LÔNG CHO VÙNG KHÍ HẬU NÓNG (Báo NNVN - Số ra ngày 19/2/2009) (19-02-2009) ĐBSCL: THỊ TRƯỜNG MÁY GẶT ĐẬP LIÊN HỢP VÀO MÙA (Báo NNVN - Số ra ngày 19/2/2009) (19-02-2009) NỖI LO TRONG MÙA MUỐI MỚI (Báo NNVN - Số ra ngày 19/2/2009) (19-02-2009) PHÒNG TRỪ BỆNH LEM LÉP HẠT LÚA (Báo NNVN - Số ra ngày 18/2/2009) (18-02-2009) MUỐN CÂY BÔNG TRANG RA NHIỀU MÀU HOA (Báo NNVN - Số ra ngày 18/2/2009) (18-02-2009) CÂY TRỒNG BIẾN ĐỔI GEN, 13 NĂM THẾ GIỚI NHÌN LẠI (Báo NNVN - Số ra ngày 18/2/2009) (18-02-2009) BÓN PHÂN CHO CHUỐI TIÊU HỒNG (Báo NNVN - Số ra ngày 18/2/2009) (18-02-2009) Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44
|