Trang chủ NLU| KhoaNôngHọc| Mụclục Hoàng KimLong| Tình yêu cuộc sống | CNM365| Khát khao xanh | Dạy và học | Cây Lương thực | FoodCrops| HK1| HK2| HK3| HK4| HKWiki| Violet| FAOSTAT| ThốngkêVN | ThờitiếtVN|
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 989
Toàn hệ thống 3118
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

 

Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc


TÌNH YÊU CUỘC SỐNG

THUNG DUNG
Nguyễn Bỉnh Khiêm, ...


DẠY VÀ HỌC
Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận


Khoa Nông Học  
Những nhà khoa học xanh,
http://foodcrops.vn


Norman Borlaug
Lời Thầy dặn

Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.


Thông tin Cây Lương thực
 Lúa, Ngô, Sắn, Khoai lang
Nông trại và Hệ thống Canh tác
http://foodcrops.vn
FOOD CROPS
CÂY LƯƠNG THỰC
  



Tình yêu cuộc sống
Thông tin chuyên đề chọn lọc

Science Daily

KHÁT KHAO XANH
HOÀNG KIM
CNM365

Luôn làm mới kiến thức của bạn !



Bút tích NB gửi HK và
Những tư liệu quý về 
GS.TS. Norman Borlaug

Lối vào Phong Nha

 


HOÀNG KIM
NGỌC PHƯƠNG NAM
CHÀO NGÀY MỚI

DẠY VÀ HỌC
CÂY LƯƠNG THỰC
FOOD CROPS



THƯ VIỆN NGHỀ LÚA
Thư viện Khoa học Xã hội





Cassava in Vietnam



A New Future for Cassava in Asia

On-line: Cassava in Asia
(Tải tài liệu PDF tại đây)


 

KimFaceBook
KimYouTube

KimLinkedIn

Songkhongtubien

KIMYOUTUBE. Video nhạc tuyển Sóng không từ biển (xem tiếp).



GỬI THƯ ĐIẾN TỬ VÀ
LIÊN KẾT TRỰC TUYẾN

hoangkimvietnam@gmail.com 
hoangkim@hcmuaf.edu.vn  
TS. Hoàng Kim

http://foodcrops.vn
http://vi.gravatar.com/hoangkimvn
http://en.gravatar.com/hoangkimvn

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  TS. Hoàng Kim


DẠY VÀ HỌC 10 THÁNG 12
Hoàng Kim

CNM365 Tình yêu cuộc sốngĐền Ngọc Sơn Hồ Gươm; Hà Nội mãi trong tim; Sớm mai qua Đại Lãnh; Cầu Minh Lệ Rào Nan; Di sản thế giới tại Việt Nam; Sông Hoàng Long chảy hoàiGiấc mơ lành yêu thương; Đối thoại với Thiền sư; Hoàng Trung Trực đời lính; Bill Gates học để làm; Hương sen vùng Đồng Tháp; Thầy nghề nông chiến sĩ; Câu chuyện ảnh tháng 12; Đoan Môn Hoàng Thành Thăng Long (hình); Ngày 10 tháng 12 năm 1427 nhằm ngày 22 tháng 11 năm Đinh Mùi là ngày Hội thề Đông Quan tại Đoan Môn Hoàng Thành Thăng Long thủ đô Hà Nội ngày nay, được tổ chức giữa thủ lĩnh nghĩa quân Lam Sơn Lê Lợi và chủ tướng quân Minh là Vương Thông,  Đại Việt giành lại độc lập hoàn thành cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Vua Minh sai La Nhữ Kính mang thư sang phong Trần Cảo làm An Nam Quốc Vương, bãi bỏ quân nam chinh, ra lệnh cho Vương Thông trở về Bắc, trả lại đất cho An Nam, cho sứ thần đi lại, việc triều cống thực hiện theo lệ cũ năm Hồng Vũ.  Quân Minh tổng cộng 10 vạn người đã được hồi hương an toàn. Bình Ngô đại cáo do Nguyễn Trãi viết theo ý chỉ của Lê Lợi đã khẳng định: Quân giặc các thành khốn đốn, cởi giáp ra hàng Tướng giặc bị cầm tù, như hổ đói vẫy đuôi xin cứu mạng Thần Vũ chẳng giết hại, thể lòng trời ta mở đường hiếu sinh Mã Kỳ, Phương Chính, cấp cho năm trăm chiếc thuyền, ra đến biển mà vẫn hồn bay phách lạc, Vương Thông, Mã Anh, phát cho vài nghìn cỗ ngựa, về đến nước mà vẫn tim đập chân run. Họ đã tham sống sợ chết mà hoà hiếu thực lòng Ta lấy toàn quân là hơn, để nhân dân nghỉ sức. Chẳng những mưu kế kì diệu Cũng là chưa thấy xưa nay. Ngày 10 tháng 12 năm 2009 là ngày trình chiếu lần đầu tiên bộ phim Avatar là bộ phim khoa học viễn tưởng có doanh thu hơn 2 tỷ đô la cao nhất mọi thời đại tại Mỹ, Canada và toàn thế giới  Avatar đã được đề cử 9 giải Oscar, bao gồm Phim xuất sắc nhất, Đạo diễn xuất sắc nhất và đoạt 3 giải: Quay phim xuất sắc, Hiệu ứng hình ảnh và Chỉ đạo nghệ thuật xuất sắc nhất. Cameron sau thành công của phim này, đã ký hợp đồng với hãng 20th Century Fox để sản xuất hai phần tiếp theo. Ngày 10 tháng 12 là ngày lễ trao giải thưởng Nobel Hòa bình tại Oslo Na Uy  trong ngày mất của Alfred Nobel; Bài viết chọn lọc ngày 10 tháng 12: Sơn Hồ Gươm; Hà Nội mãi trong tim; Sớm mai qua Đại Lãnh; Cầu Minh Lệ Rào Nan; Di sản thế giới tại Việt Nam; Sông Hoàng Long chảy hoàiGiấc mơ lành yêu thương; Đối thoại với Thiền sư; Hoàng Trung Trực đời lính; Bill Gates học để làm; Hương sen vùng Đồng Tháp; Thầy nghề nông chiến sĩ; Câu chuyện ảnh tháng 12; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-10-thang-12

ĐỀN NGỌC SƠN HỒ GƯƠM
Minh Sơn Hoàng Bá Chuân

Tô điểm Hà Thành một hạt châu
Ấy hồ Lục Thủy tiếng từ lâu
Trăng vờn cổ thụ mây lồng nước
Tháp hướng trời xanh gió lộng cầu
Kiếm bạc hưng bang rùa vẫn ngậm
Bút son kiến quốc hạc đương chầu
Trùng trùng lá biếc hoa phơi gấm
Kìa tượng Vua Lê chót vót cao

1966
(Đã in trong tuyển tập Ngàn năm thương nhớ
NXB Hội Nhà Văn xuất bản năm 2004 nhân kỷ
niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội)

HÀ NỘI MÃI TRONG TIM
Hoàng Kim

Đền Ngọc Sơn Hồ Gươm
Hoàng Thành ngọc cho đời
Tháp Bút viết trời xanh
Trăng rằm sen Tây Hồ

https://hoangkimlong.wordpress.com/category/den-ngoc-son-ho-guom/https://hoangkimlong.wordpress.com/category/hoang-thanh-ngoc-cho-doi/
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/thap-but-viet-troi-xanh/
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/trang-ram-sen-tay-ho/

Bài đã đăng trong chuyên mục Hà Nội mãi trong tim

Sớm xuân Đại Lãnh
Bình minh Đại Lãnh
Tàu qua Đại Lãnh
Đá Dựng Đại Lãnh

SỚM MAI QUA ĐẠI LÃNH
Hoàng Kim

Vui được dịp sớm mai qua Đại Lãnh
Ngắm đất trời núi biển lúc hừng đông
Nghe vó ngựa ruổi dài đường vạn dặm
Đá Bia ơi.thăm thẳm đất Tiên Rồng

CẦU MINH LỆ RÀO NAN
Hoàng Kim

Linh Giang Đình Minh Lệ
Cầu Minh Lệ Rào Nan
Bến Lội Đền Bốn Miếu
Đá Đứng chốn sông thiêng

Nguồn Son nối Phong Nha
Đất Mẹ vùng di sản
Lời thề trên sông Hóa
Lời dặn của Thánh Trần

Ta về với Linh Giang
Làng Minh Lệ quê tôi

Tôi sinh ở
Làng Minh Lệ, Ba Đồn, Quảng Bình. Nguồn gốc tổ tiên, ông bà, cha mẹ là nơi này. Gia đình chúng tôi ngày nay đoàn tụ đất phương Nam, phần lớn làm nghề thầy giáo, thầy thuốc, thầy nghề nông chiến sĩ và một số giữ nghiệp nhà nông. Chúng tôi đã đưa phần mộ cha mẹ ở Minh Lệ Quảng Bình vào Hưng Long Đồng Nai. Nhưng nỗi niềm của những người con xa xứ vẫn thăm thẳm nhớ về nơi sinh thành. Tôi lưu mười đường links chọn lọc Kim Notes lắng ghi chú trên đây về địa chí, lịch sử, văn hóa, gia tộc cho mình và con cháu để nhớ nguồn; xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/cau-minh-le-rao-nan/.

Làng Minh Lệ quê tôi

Quảng Bình quê hương tôi đất không rộng, người không đông nhưng địa linh nhân kiệt, có địa thế sinh tử ‘nối hai đầu đất nước’ cầu nối thống nhất Tổ quốc với bề dày văn hiến và võ công, với các địa danh quần thể du lịch sơn thủy hữu tình đẹp hiếm thấy. Quảng Bình là nơi hẹp nhất Việt Nam, từ biển Đông sang Lào chỉ khoảng 50 km, ngay vùng địa danh quê tôi, nơi mà một cuộc chiến uy lực, bất ngờ, mãnh liệt, thần tốc, chớp nhoáng, có thể bẻ gãy đôi Việt Nam tại địa bàn sinh tử đặc biệt xung yếu, hiểm địa này. Cầu Minh Lệ Rào Nan gần Đá Đứng chốn sông thiêng được coi là “nơi tuyệt thế hiểm địa”, “điểm huyệt sinh tử phù” của huyền thoại “Cao Biền ném bút thần” Cao Biền trong sử Việt. Nơi tích xưa Lời thề trên sông Hóa, Lời dặn của Thánh Trần phải thuộc nằm lòng:Kế sách một chữ Đồng; “Khoan sức cho dân để sâu rễ bền gốc” https://hoangkimlong.wordpress.com/category/loi-dan-cua-thanh-tran/https://hoangkimlong.wordpress.com/category/cao-bien-trong-su-viet

Cầu Minh Lệ Rào Nan dễ nhớ dễ lưu dấu, giữa vùng Minh Linh huyền tích ngàn năm Đá Đứng chốn sông thiêng của địa linh Linh Giang Đình Minh Lệ, Bến Lội Đền Bốn Miếu, Nguồn Son nối Phong Nha. Đây là nơi hợp lưu sơn thủy, kết nối với cửa ngõ tuyến du.lịch tuyệt đẹp Phong Nha Kẻ Bàng di sản thiên nhiên Thế giới. Nơi đây cũng là vùng đất địa linh hiểm yếu sinh tử để thống nhất đất nước, bước qua lời nguyền chia cắt ranh giới đôi bờ (Linh Giang/ sông Gianh / Ranh (giới) Nơi đây là hợp lưu sơn thủy của thế núi, mạch sông, người hiền tài, tướng giỏi, lòng dân. Vùng đất này là điểm nhấn địa chí văn hóa lịch sử, là một trong những điểm chính yếu của con đường huyết mạch Nam Tiến người Việt. Bến Lội Đền Bốn Miếu là nơi hợp lưu của dòng Rào Nan với một nhánh nhỏ là Rào Đá, do phù sa của Rào Đá tuôn ra mạnh nên chỗ hợp lưu ấy bị cạn lại mới gọi Bến Lội, ngày xưa nơi ấy là vậy, nhưng ngày nay lại là Cầu Minh Lệ Rào Nanhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/cau-minh-le-rao-nan.

Đền Bốn Miếu có tên thường gọi là Nghè Bốn Miếu, hoặc Nghè Miếu, có dấu tích cổ của bốn ngôi miếu thiêng (hình 2), thờ Thành hoàng làng Trung lang Thượng tướng quân Trương Hy Trọng (hình 3 và hình 4) và các vị Thần tổ của bốn họ Trương, Nguyễn, Hoàng, Trần tại Bến Lội Đền Bốn Miếu có Bằng Xếp Hạng di tích cấp tỉnh thành phố Lăng mộ Nhà thờ Thượng tướng quân Trương Hy Trọng và Khu Giang Sơn Bến Lội tại Quyết định số 5062/QĐ-UBND ngày 27-12-2019 của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Quảng Bình (hình 5).

Theo cố nhà giáo Hoàng Hữu Sam tại bài viết “Qua một ngôi đình suy nghĩ về người xưa” đăng trên Tạp chí Nhật Lệ năm 2001 (tài liệu dẫn kèm theo) thì tại ngôi đình Làng Minh Lệ ngày nay từ thời xa xưa đã có những đôi câu đối cổ (hiện nay vẫn còn ở lưu tại đình làng) đó là: Minh Lễ chương danh đình dĩ cố / Thiệp tân tích sử thủy trường thanh;. Sơn cao thủy tú phong quang vô hạn hảo / Địa linh nhân kiệt hoằng thạc xuất nhân trung; Cách trí lương phương thiên khái văn minh tân vận hội / Trác thành để trụ được chung linh khí cửu Giang Sơn Cố nhà giáo Hoàng Hữu Xứng là người làng đã diễn dịch ý tứ của những câu này sang tiếng Việt để hổ trợ cho người em trai là cố nhà giáo Hoàng Hữu Sam cùng những người làng tâm huyết tận tâm xin thủ tục công nhận và tu bổ lại đình làng. Những câu diễn dịch ý Thầy như sau Minh Lễ là một mảnh đất vô cùng đẹp đẽ, Địa linh sản sinh ra những người con kiệt xuất cho đất nước và quê hương; Phong cảnh núi sông cao đẹp vô cùng/ Đất linh thiêng sinh ra những con người hào kiệt, thật là vĩ đại xứng trời mây; Mở rộng tầm hiểu biết, trời mở vận hội mới là vận hội văn minh / Gọt dủa cho thành công, đất hun đúc nên khí thiêng của giang sơn cũ. Cố nhà giáo Hoàng Hữu Xứng giảng dạy ở Trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội – ĐHQGHN Trường ULIS (University of Languages and International Studies)là một trong những trường đại học uy tín hàng đầu tại Việt Nam cũng như trong khu vực Đông Nam Á. Hệ thống cơ sở vật chất khang trang, đội ngũ giảng viên chuyên môn cao, chương trình đào tạo tiên tiến.

Cố nhà giáo Hoàng Hữu Đản, nhà văn hóa tầm vóc quốc tế là em trai thứ của thầy Hoàng Hữu Xứng. Thầy Hoàng Hữu Đản là một trong số rất ít người ở Việt Nam và Quốc tế đạt được thành quả rực rỡ cả trên hai lĩnh vực dịch thuật (văn chương, tư tưởng) và sáng tác văn học (nổi bật nhất là kịch nói Vụ án vườn Lệ Chi rung động văn chương Việt). Thầy Hoàng Hữu Đản được Nhà nước Pháp hai lần trao tặng huân chương Cành cọ Hàn lâm (Palmes Académiques) hạng ba và hạng nhì cho ông vào năm 2000 và 2008 do những cống hiến trong việc phát triển tiếng Pháp và đẩy mạnh sự giao lưu văn hoá giữa hai nước Pháp – Việt Nam.

Cố nhà giáo Hoàng Hữu Sam là em trai của hai thầy Hoàng Hữu Xứng, Hoàng Hữu Đản, là thầy dạy văn sử đầu tiên cho lớp học trường làng chúng tôi có PGS. TS Trần Bình, PGS.TS Trương Minh Dục, GS Trần Ngọc Vương, Nhà báo Kiên Giang và Nông nghiệp Việt Nam Hoàng Thiên Diễn. Thầy cùng nhiều người tâm huyết tại địa phương đã tận tâm bảo tồn tôn tạo di tích lịch sử văn hóa Đình Minh Lệ (Bằng Công nhân Di tích lịch sử Văn hóa Di tích được xếp cấp Quốc gia theo Quyết định số 1430 QĐ/BT ngày 12 tháng 10 năm 1993 của Bộ Văn hóa Thông tin) và khu di sản Bến Lội Đền Bốn Miếu (Bằng Xếp Hạng di tích cấp tỉnh thành phố Lăng mộ Nhà thờ Thượng tướng quân Trương Hy Trọng và Khu Giang Sơn Bến Lội tại Quyết định số 5062/QĐ-UBND ngày 27-12-2019 của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Quảng Bình). Trong bao nhiêu chuyện đời, tôi nhớ nhất lời thầy về bằng chứng máu xương bao đồi bồi đắp cho địa danh này. Đó là ngôi đền thiêng trong lòng dân, điển cố văn chương và di sản văn hóa cần bảo tồn và phát triển. Bài dưới đây về QUA MỘT NGÔI ĐÌNH SUY NGHĨ VỀ NGƯỜI XƯA do thầy đăng năm 2001 ở Tạp chí Nhật Lệ. Trang văn thành di sản của ba người thầy lớn mà trong dòng họ, mà thầy vừa là Thầy vừa là cậu ở Làng Minh Lệ quê tôi…

Tài liệu dẫn

QUA MỘT NGÔI ĐÌNH SUY NGHĨ VỀ NGƯỜI XƯA
Bút ký Hoàng Hữu Sam

“Qua đình ngã nón trông đình. Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu”. Ngày nay, qua đình Minh Lễ, xã Quảng Minh – Quảng Trạch, các trai tân gái lịch không còn nhìn thấy, như xưa kia, đây là nơi hò hẹn, nơi gửi gắm tâm tình cho nhau trước khi đi đến xây dựng cuộc sống vợ chồng “Bách niên giai lão” trên mảnh đất truyền thống đầy huyền thoại này.

Đình Minh Lễ được xây dựng từ thế kỷ XIX, là nơi thờ vị Thành Hoàng làng cùng các vị Thần tổ của bốn Họ trong làng, là nơi sinh hoạt văn hóa, hội hè, đình đám và bàn công việc làng. Đình được trùng tân vào năm Bảo Đại nhị niên.Trải qua nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử đất nước và quê hương trong một thời gian quá dài, nhất là hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Đình làng Minh Lễ đã “ Trơ gan cùng tuế nguyệt” với những bức tường đổ nát nằm trong những lùm cây hoang dại và um tùm. Cũng chính trong hoang tàn đổ nát ấy mà Đình Minh Lễ trở thành nơi hội họp bí mật của cán bộ cách mạng trong xã, nơi thu giấu vũ khí đánh giặc ngoại xâm, nơi rèn luyện ý chí quật cường của những người con quê hương căm thù chế độ cũ, nơi vang lên tiếng mõ đình inh ỏi sáng ngày 23 tháng 8 năm 1945 để toàn dân cướp chính quyền và bầu lên Ủy ban Hành chính lâm thời đầu tiên của xã Minh Lễ.

Xuất phát từ ý thức muốn bảo vệ lấy những gì là di tích văn hóa lịch sử của quê hương, một số con em của làng có tâm huyết với mảnh đất quê nhà đã làm đơn gửi lên Sở Văn hóa – Thông tin tỉnh xin trùng tu lại ngôi đình. Được sự động viên, giúp đỡ của chính quyền địa phương và của Sở Văn hóa -Thông tin, đơn xin trùng tu đình làng Minh Lễ được chấp nhận. Năm 1993 Đình Minh Lễ được Bộ Văn hóa – thông tin ra quyết định công nhận Di tích Văn hóa – Lịch sử của xã Quảng Minh. Qua hai đợt Đình Minh Lễ đã được trùng tu lại đẹp đẽ, khang trang, đứng sừng sững giữa bầu trời xanh của một miền quê đất nước. Ở đây, nhờ trí nhớ hoàn hảo của ông Hoàng Hữu Xứng mà tôi đã viết lại tất cả các bức hoành phi và câu đối – đều được ghi lại hầu như theo đúng nguyên tác thư pháp xưa.

Đình làng Minh Lễ vẫn giữ được thư pháp tuyệt vời của hai ông Tôn Thất Mai, Hoàng Tinh Sà (thân sinh tác giả- NBT) – Hai người được triều Vua nhà Nguyễn mời vào kinh đô viết sắc bằng cho toàn quốc -được nhân dân làng Minh Lễ mời viết giúp những bức hoành phi và câu đối cho Đình làng. Với các yếu tố: kiến trúc, hoa văn, bề dày lịch sử, giá trị tinh thần biểu hiện qua nội dung các bức hoành phi và câu đối, nên Đình làng Minh Lễ mới được công nhận Di tích Văn hóa – Lịch sử. Tất cả đó tạo nên niềm tự hào chính đáng của nhân dân làng Minh Lễ từ trước tới nay.*

Vậy chúng ta hãy nghe các cụ xưa đã nói những gì qua các bức hoành phi và câu đối ở Đình? *

Thoạt đầu, bước tới cổng Đình, chúng ta bắt gặp ngay đôi câu đối ở hai cột trụ cổng bằng chữ Nho đại tự mà đứng xa hàng năm mét vẫn có thể nhìn đọc được: Tiền hướng Linh Giang thông đại hải / Hậu liên Ngùi Lĩnh tiếp cao sơn. Câu đối đã nói lên vị trí to rộng giữa một khoảng trời đất bao la: mặt trước hướng về sông Gianh (Linh Giang) để thông ra biển cả. Mặt sau liền với núi Ngùi (Ngùi Lĩnh ) và tiếp đến núi cao của dãy Trường Sơn hùng vĩ. Ở cổng phụ cạnh cổng chính, có đôi câu đối đã đem chúng ta trở về với cội nguồn làng quê: Làng Minh Lễ ngày xưa được gọi là Bến Lội – nơi hợp lưu của dòng Rào Nan với một nhánh nhỏ là Rào Đá, do phù sa của Rào Đá tuôn ra mạnh nên chỗ hợp lưu ấy bị cạn lại mới gọi Bến Lội – người ta có thể lội qua được – đó là: Minh Lễ chương danh đình dĩ cố /Thiệp tân tích sử thủy trường thanh.*Giang sơn Bến Lội – Minh Lễ còn là một mảnh đất vô cùng đẹp đẽ, một địa linh đã sản sinh ra những người con kiệt xuất cho đất nước và quê hương: Sơn cao thủy tú phong quang vô hạn hảo / Địa linh nhân kiệt hoằng thạc xuất nhân trung (Phong cảnh núi sông cao đẹp vô cùng. Đất linh thiêng sinh ra những con người hào kiệt, thật là vĩ đại ngang trời mây) *

Các cụ còn làm cho con cháu thấy được niềm vui, lòng tin tưởng quê hương ngày càng đổi mới, ngày càng hướng tới văn minh: Cách trí lương phương thiên khái văn minh tân vận hội / Trác thành để trụ được chung linh khí cửu Giang Sơn (Mở rộng tầm hiểu biết, trời mở vận hội mới là vận hội văn minh / Gọt dủa cho thành công, đất hun đúc nên khí thiêng của giang sơn cũ). *Được sống trên mảnh đất địa linh nhân kiệt, nhân dân đã thông qua các cụ xưa đã ca ngợi quê hương và biết ơn vị Thành Hoàng đã “Mở mang văn nghiệp, võ công” (Bố võ tuyên văn – một câu trong Sắc phong). Đồng thời phải biết kính trọng và tôn thờ các vị Thần linh đó vừa có công lớn, vừa tăng thêm sức mạnh của núi sông: Tại kỳ thượng tại kỳ tả hữu /Tý nhĩ thọ tỷ nhĩ xí xương ( Kính thờ thần như thần thánh đứng ở trên (bàn thờ) và cả ở hai bên tả hữu (chúng ta). Cầu mong cho được sống lâu và được vẻ vang rực rỡ).Hoặc: Hân yết đại danh thùy vũ trụ / Hiên ngang chính khí tráng sơn hà (Tiếng tăm lừng lẫy hòa trong vũ trụ Chính khí hiên ngang tăng thêm sức mạnh của núi sông)* Đặc biệt, đây là những di huấn, những sự nhắc nhở các thế hệ sau phải tuân thủ theo lễ nghĩa, đồng thời cũng phải luôn luôn nhớ đến tên làng đã đi vào lịch sử, đã có từ thời nhà Trần (thế kỷ thứ XIII).* Bức hoành phi ở giữa:Hội đồng hữu dịch ( Đình làng là nơi hội họp của làng, mà có hội họp thì có trao đổi diễn dịch (như có thảo luận) cho sáng ra những điều lễ nghĩa) Câu này cũng gần nghĩa như chữ Minh Lễ là tên làng, nên các cụ đặt ở gian giữa Đình*

Bức hoành phi bên phải: Tự sự khổng minh ( Việc tế tự phải nghiêm túc như ánh sáng xuyên qua một lỗ nhỏ từ trên mái nhà xuống, nghĩa là rất thành kính)* Bức hoành phi bên trái: Gia hội hợp lễ (Tổ chức các cuộc họp, lễ hội phải đúng theo lễ nghĩa). Ở đây có một vấn đề rất tế nhị nhưng cũng rất quan trọng là: để bảo vệ lấy tên làng mãi mãi đến muôn đời sau, các cụ đã thông qua các bức hoành phi để kín đáo dùng những chữ ghép lại thành tên làng:Lấy chữ “Minh” ở bức hoành phi bên phải ghép với chữ “Lễ” ở bức hoành phi bên trái ghép lại thành Minh Lễ là tên làng đã có từ xưa)* Để chắc chắn hơn nữa, các cụ lại dùng một câu đối ở mặt tiền chính giữa để giữ lấy tên làng: Xa thư cộng đạo văn minh xiển / Hương hỏa thiên thu điển lễ tồn (Những nền nếp đều thống nhất quy về một mối, làm cho ánh sáng văn minh thêm chói lọi. Việc hương khói (thờ phụng) hàng năm vẫn theo điển lễ vẫn còn ( không sai chạy)). Cũng như các bức hoành phi trên, tại câu đối này, lấy chữ thứ 6 của vế 1 ( Minh) ghép với chữ thứ 6 của vế 2 ( Lễ) thành tên làng Minh Lễ.

Ở đây với một trình độ Hán học uyên thâm, các cụ đã sử dụng những từ nguyên rất chính xác để nhắc nhở hậu thế. Xa thư: Xa đồng quỹ,thư đồng văn: Xe thì khoảng cách giữa hai bánh bằng nhau, sách thì viết một thứ chữ. Cho nên ta càng rõ thêm: Giang sơn thống nhất về một mối, nền văn minh sáng tỏ ra. Hương khói ngàn năm cúng tế theo điển lễ vẫn còn.

Vì có tên làng nên hai câu này cũng được viết ở chính giữa mặt tiền của Đình. Kính quý thần khả vị tri hỉ / Bảo hữu dân thượng hữu chế tai (Biết kính quý Thần, có thể nói là thông minh, đã là biết vậy /.Bảo vệ cho người dân lành còn là trách nhiệm (quy chế, chế độ) nữa. Bảo vệ dân đen mà còn hạn chế nữa hay sao !)

Trên đây chỉ xin trích dịch một số nội dung trong các bức hoành phi và câu đối ở Đình làng Minh Lễ từ xa xưa. Giới thiệu một số nội dung các bức hoành phi và câu đối ở Đình làng, người viết bài này chỉ mong đem đến một phần nào những suy nghĩ và ước mong của người xưa đã gửi gắm vào những bức hoành phi và câu đối, để mong quê hương – làng Minh Lễ mãi mãi trường tồn cùng núi sông đất Việt.

Mặc dù đã cố gắng với nhiều công sức, song trình độ có hạn, kính mong được sự góp ý của quý vị độc giả, nhất là các vị con em xã nhà.

Thượng tuần tháng Nhâm Dần, năm Nhâm Ngọ.
H.H.S (Tạp chí Nhật Lệ năm 2001)

LÀNG MINH LỆ QUA THƯ TỊCH
Trương Minh Dục

Ngày 24 tháng 4 theo Âm lịch hàng năm là ngày giỗ của Trung lang Thượng quân Trương Hy Trọng- Thành hoàng làng Minh Lệ. * Ảnh: 1&3: Lăng Thành hoàng Ảnh 4: Bằng xếp hạng Di tích cấp tỉnh, thành phố theo Quyết định số 5062/QĐ-UBND ngày 27-12-2019 của UBND tỉnh Quảng Bình cho: Lăng mộ, nhà thờ Trung lang Thượng tướng quân Trương Hy Trọng và khu Giang sơn Bến Lội. Ảnh 2&5: Cúng Ngài tại Đình làng

Nguồn:
Trương Minh Dục ngày 17 Tháng 5 

LÀNG MINH LỆ QUA THƯ TỊCH
Trương Minh Dục


Trong quá trình hình thành và phát triển, do yêu cầu quản lý phát triển xã hội, một đất nước, hay một địa phương tên gọi có thay đổi tùy theo các chế độ chính trị, các vương triều và cả theo tập quán dân gian. Làng Minh Lệ hiện nay của tôi cũng không phải là ngoại lệ. Thời gian gần đây, nhiều anh em yêu quê hương tranh luận về tên làng Minh Lễ hay Minh Lệ?. Tranh luận là tốt, để hiểu hơn về quá trình hình thành và phát triển của quê hương. Bỡi lẽ, ai cũng yêu quê hương, nhưng hiểu đầy đủ, sâu sắc về quê hương thì chưa có điều kiện đầy đủ về tư liệu và thời gian. Trong mùa Covid-19, tôi dành thời gian đọc lại những thư tịch cổ, đặng cung cấp cho những ai quan tâm đến quá trình hình thành và phát triển của Làng.

*

Làng Minh Lệ hiện nay được hình thành là kết quả của chính sách di dân khai phá vùng đất Bố Chính dưới thời Lê Thánh Tông sau thắng lợi bình Chiêm năm 1471. Trong sách “Ô châu cận lục” của Dương Văn An, được viết năm 1552, ấn hành năm 1555, cho biết, châu Bố Chính (gồm vùng đất Bố Trạch, Quảng Trạch, Tuyên Hoá và Minh Hoá ngày nay) có 68 xã (nhưng trong liệt kê là 69), trong đó có xã Thị Lễ (xã lúc ấy là đơn vị hành chính thấp nhất). Nhưng trong thư tịch về đình làng Vĩnh Phước đề cập đến 5 thôn của xã Thị Lễ lúc bấy giờ là: An Phước, An Lộc, An Hoà, An Lễ, An Trường. Trong sách “Phủ biên tạp lục” được viết năm 1776, Lê Quý Đôn chỉ đề cập đến các địa danh từ nam sông G


DẠY VÀ HỌC 10 THÁNG 12
Hoàng Kim

CNM365 Tình yêu cuộc sốngĐền Ngọc Sơn Hồ Gươm; Hà Nội mãi trong tim; Sớm mai qua Đại Lãnh; Cầu Minh Lệ Rào Nan; Di sản thế giới tại Việt Nam; Sông Hoàng Long chảy hoàiGiấc mơ lành yêu thương; Đối thoại với Thiền sư; Hoàng Trung Trực đời lính; Bill Gates học để làm; Hương sen vùng Đồng Tháp; Thầy nghề nông chiến sĩ; Câu chuyện ảnh tháng 12; Đoan Môn Hoàng Thành Thăng Long (hình); Ngày 10 tháng 12 năm 1427 nhằm ngày 22 tháng 11 năm Đinh Mùi là ngày Hội thề Đông Quan tại Đoan Môn Hoàng Thành Thăng Long thủ đô Hà Nội ngày nay, được tổ chức giữa thủ lĩnh nghĩa quân Lam Sơn Lê Lợi và chủ tướng quân Minh là Vương Thông,  Đại Việt giành lại độc lập hoàn thành cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Vua Minh sai La Nhữ Kính mang thư sang phong Trần Cảo làm An Nam Quốc Vương, bãi bỏ quân nam chinh, ra lệnh cho Vương Thông trở về Bắc, trả lại đất cho An Nam, cho sứ thần đi lại, việc triều cống thực hiện theo lệ cũ năm Hồng Vũ.  Quân Minh tổng cộng 10 vạn người đã được hồi hương an toàn. Bình Ngô đại cáo do Nguyễn Trãi viết theo ý chỉ của Lê Lợi đã khẳng định: Quân giặc các thành khốn đốn, cởi giáp ra hàng Tướng giặc bị cầm tù, như hổ đói vẫy đuôi xin cứu mạng Thần Vũ chẳng giết hại, thể lòng trời ta mở đường hiếu sinh Mã Kỳ, Phương Chính, cấp cho năm trăm chiếc thuyền, ra đến biển mà vẫn hồn bay phách lạc, Vương Thông, Mã Anh, phát cho vài nghìn cỗ ngựa, về đến nước mà vẫn tim đập chân run. Họ đã tham sống sợ chết mà hoà hiếu thực lòng Ta lấy toàn quân là hơn, để nhân dân nghỉ sức. Chẳng những mưu kế kì diệu Cũng là chưa thấy xưa nay. Ngày 10 tháng 12 năm 2009 là ngày trình chiếu lần đầu tiên bộ phim Avatar là bộ phim khoa học viễn tưởng có doanh thu hơn 2 tỷ đô la cao nhất mọi thời đại tại Mỹ, Canada và toàn thế giới  Avatar đã được đề cử 9 giải Oscar, bao gồm Phim xuất sắc nhất, Đạo diễn xuất sắc nhất và đoạt 3 giải: Quay phim xuất sắc, Hiệu ứng hình ảnh và Chỉ đạo nghệ thuật xuất sắc nhất. Cameron sau thành công của phim này, đã ký hợp đồng với hãng 20th Century Fox để sản xuất hai phần tiếp theo. Ngày 10 tháng 12 là ngày lễ trao giải thưởng Nobel Hòa bình tại Oslo Na Uy  trong ngày mất của Alfred Nobel; Bài viết chọn lọc ngày 10 tháng 12: Sơn Hồ Gươm; Hà Nội mãi trong tim; Sớm mai qua Đại Lãnh; Cầu Minh Lệ Rào Nan; Di sản thế giới tại Việt Nam; Sông Hoàng Long chảy hoàiGiấc mơ lành yêu thương; Đối thoại với Thiền sư; Hoàng Trung Trực đời lính; Bill Gates học để làm; Hương sen vùng Đồng Tháp; Thầy nghề nông chiến sĩ; Câu chuyện ảnh tháng 12; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-10-thang-12

ĐỀN NGỌC SƠN HỒ GƯƠM
Minh Sơn Hoàng Bá Chuân

Tô điểm Hà Thành một hạt châu
Ấy hồ Lục Thủy tiếng từ lâu
Trăng vờn cổ thụ mây lồng nước
Tháp hướng trời xanh gió lộng cầu
Kiếm bạc hưng bang rùa vẫn ngậm
Bút son kiến quốc hạc đương chầu
Trùng trùng lá biếc hoa phơi gấm
Kìa tượng Vua Lê chót vót cao

1966
(Đã in trong tuyển tập Ngàn năm thương nhớ
NXB Hội Nhà Văn xuất bản năm 2004 nhân kỷ
niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội)

HÀ NỘI MÃI TRONG TIM
Hoàng Kim

Đền Ngọc Sơn Hồ Gươm
Hoàng Thành ngọc cho đời
Tháp Bút viết trời xanh
Trăng rằm sen Tây Hồ

https://hoangkimlong.wordpress.com/category/den-ngoc-son-ho-guom/https://hoangkimlong.wordpress.com/category/hoang-thanh-ngoc-cho-doi/
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/thap-but-viet-troi-xanh/
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/trang-ram-sen-tay-ho/

Bài đã đăng trong chuyên mục Hà Nội mãi trong tim

Sớm xuân Đại Lãnh
Bình minh Đại Lãnh
Tàu qua Đại Lãnh
Đá Dựng Đại Lãnh

SỚM MAI QUA ĐẠI LÃNH
Hoàng Kim

Vui được dịp sớm mai qua Đại Lãnh
Ngắm đất trời núi biển lúc hừng đông
Nghe vó ngựa ruổi dài đường vạn dặm
Đá Bia ơi.thăm thẳm đất Tiên Rồng

CẦU MINH LỆ RÀO NAN
Hoàng Kim

Linh Giang Đình Minh Lệ
Cầu Minh Lệ Rào Nan
Bến Lội Đền Bốn Miếu
Đá Đứng chốn sông thiêng

Nguồn Son nối Phong Nha
Đất Mẹ vùng di sản
Lời thề trên sông Hóa
Lời dặn của Thánh Trần

Ta về với Linh Giang
Làng Minh Lệ quê tôi

Tôi sinh ở
Làng Minh Lệ, Ba Đồn, Quảng Bình. Nguồn gốc tổ tiên, ông bà, cha mẹ là nơi này. Gia đình chúng tôi ngày nay đoàn tụ đất phương Nam, phần lớn làm nghề thầy giáo, thầy thuốc, thầy nghề nông chiến sĩ và một số giữ nghiệp nhà nông. Chúng tôi đã đưa phần mộ cha mẹ ở Minh Lệ Quảng Bình vào Hưng Long Đồng Nai. Nhưng nỗi niềm của những người con xa xứ vẫn thăm thẳm nhớ về nơi sinh thành. Tôi lưu mười đường links chọn lọc Kim Notes lắng ghi chú trên đây về địa chí, lịch sử, văn hóa, gia tộc cho mình và con cháu để nhớ nguồn; xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/cau-minh-le-rao-nan/.

Làng Minh Lệ quê tôi

Quảng Bình quê hương tôi đất không rộng, người không đông nhưng địa linh nhân kiệt, có địa thế sinh tử ‘nối hai đầu đất nước’ cầu nối thống nhất Tổ quốc với bề dày văn hiến và võ công, với các địa danh quần thể du lịch sơn thủy hữu tình đẹp hiếm thấy. Quảng Bình là nơi hẹp nhất Việt Nam, từ biển Đông sang Lào chỉ khoảng 50 km, ngay vùng địa danh quê tôi, nơi mà một cuộc chiến uy lực, bất ngờ, mãnh liệt, thần tốc, chớp nhoáng, có thể bẻ gãy đôi Việt Nam tại địa bàn sinh tử đặc biệt xung yếu, hiểm địa này. Cầu Minh Lệ Rào Nan gần Đá Đứng chốn sông thiêng được coi là “nơi tuyệt thế hiểm địa”, “điểm huyệt sinh tử phù” của huyền thoại “Cao Biền ném bút thần” Cao Biền trong sử Việt. Nơi tích xưa Lời thề trên sông Hóa, Lời dặn của Thánh Trần phải thuộc nằm lòng:Kế sách một chữ Đồng; “Khoan sức cho dân để sâu rễ bền gốc” https://hoangkimlong.wordpress.com/category/loi-dan-cua-thanh-tran/https://hoangkimlong.wordpress.com/category/cao-bien-trong-su-viet

Cầu Minh Lệ Rào Nan dễ nhớ dễ lưu dấu, giữa vùng Minh Linh huyền tích ngàn năm Đá Đứng chốn sông thiêng của địa linh Linh Giang Đình Minh Lệ, Bến Lội Đền Bốn Miếu, Nguồn Son nối Phong Nha. Đây là nơi hợp lưu sơn thủy, kết nối với cửa ngõ tuyến du.lịch tuyệt đẹp Phong Nha Kẻ Bàng di sản thiên nhiên Thế giới. Nơi đây cũng là vùng đất địa linh hiểm yếu sinh tử để thống nhất đất nước, bước qua lời nguyền chia cắt ranh giới đôi bờ (Linh Giang/ sông Gianh / Ranh (giới) Nơi đây là hợp lưu sơn thủy của thế núi, mạch sông, người hiền tài, tướng giỏi, lòng dân. Vùng đất này là điểm nhấn địa chí văn hóa lịch sử, là một trong những điểm chính yếu của con đường huyết mạch Nam Tiến người Việt. Bến Lội Đền Bốn Miếu là nơi hợp lưu của dòng Rào Nan với một nhánh nhỏ là Rào Đá, do phù sa của Rào Đá tuôn ra mạnh nên chỗ hợp lưu ấy bị cạn lại mới gọi Bến Lội, ngày xưa nơi ấy là vậy, nhưng ngày nay lại là Cầu Minh Lệ Rào Nanhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/cau-minh-le-rao-nan.

Đền Bốn Miếu có tên thường gọi là Nghè Bốn Miếu, hoặc Nghè Miếu, có dấu tích cổ của bốn ngôi miếu thiêng (hình 2), thờ Thành hoàng làng Trung lang Thượng tướng quân Trương Hy Trọng (hình 3 và hình 4) và các vị Thần tổ của bốn họ Trương, Nguyễn, Hoàng, Trần tại Bến Lội Đền Bốn Miếu có Bằng Xếp Hạng di tích cấp tỉnh thành phố Lăng mộ Nhà thờ Thượng tướng quân Trương Hy Trọng và Khu Giang Sơn Bến Lội tại Quyết định số 5062/QĐ-UBND ngày 27-12-2019 của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Quảng Bình (hình 5).

Theo cố nhà giáo Hoàng Hữu Sam tại bài viết “Qua một ngôi đình suy nghĩ về người xưa” đăng trên Tạp chí Nhật Lệ năm 2001 (tài liệu dẫn kèm theo) thì tại ngôi đình Làng Minh Lệ ngày nay từ thời xa xưa đã có những đôi câu đối cổ (hiện nay vẫn còn ở lưu tại đình làng) đó là: Minh Lễ chương danh đình dĩ cố / Thiệp tân tích sử thủy trường thanh;. Sơn cao thủy tú phong quang vô hạn hảo / Địa linh nhân kiệt hoằng thạc xuất nhân trung; Cách trí lương phương thiên khái văn minh tân vận hội / Trác thành để trụ được chung linh khí cửu Giang Sơn Cố nhà giáo Hoàng Hữu Xứng là người làng đã diễn dịch ý tứ của những câu này sang tiếng Việt để hổ trợ cho người em trai là cố nhà giáo Hoàng Hữu Sam cùng những người làng tâm huyết tận tâm xin thủ tục công nhận và tu bổ lại đình làng. Những câu diễn dịch ý Thầy như sau Minh Lễ là một mảnh đất vô cùng đẹp đẽ, Địa linh sản sinh ra những người con kiệt xuất cho đất nước và quê hương; Phong cảnh núi sông cao đẹp vô cùng/ Đất linh thiêng sinh ra những con người hào kiệt, thật là vĩ đại xứng trời mây; Mở rộng tầm hiểu biết, trời mở vận hội mới là vận hội văn minh / Gọt dủa cho thành công, đất hun đúc nên khí thiêng của giang sơn cũ. Cố nhà giáo Hoàng Hữu Xứng giảng dạy ở Trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội – ĐHQGHN Trường ULIS (University of Languages and International Studies)là một trong những trường đại học uy tín hàng đầu tại Việt Nam cũng như trong khu vực Đông Nam Á. Hệ thống cơ sở vật chất khang trang, đội ngũ giảng viên chuyên môn cao, chương trình đào tạo tiên tiến.

Cố nhà giáo Hoàng Hữu Đản, nhà văn hóa tầm vóc quốc tế là em trai thứ của thầy Hoàng Hữu Xứng. Thầy Hoàng Hữu Đản là một trong số rất ít người ở Việt Nam và Quốc tế đạt được thành quả rực rỡ cả trên hai lĩnh vực dịch thuật (văn chương, tư tưởng) và sáng tác văn học (nổi bật nhất là kịch nói Vụ án vườn Lệ Chi rung động văn chương Việt). Thầy Hoàng Hữu Đản được Nhà nước Pháp hai lần trao tặng huân chương Cành cọ Hàn lâm (Palmes Académiques) hạng ba và hạng nhì cho ông vào năm 2000 và 2008 do những cống hiến trong việc phát triển tiếng Pháp và đẩy mạnh sự giao lưu văn hoá giữa hai nước Pháp – Việt Nam.

Cố nhà giáo Hoàng Hữu Sam là em trai của hai thầy Hoàng Hữu Xứng, Hoàng Hữu Đản, là thầy dạy văn sử đầu tiên cho lớp học trường làng chúng tôi có PGS. TS Trần Bình, PGS.TS Trương Minh Dục, GS Trần Ngọc Vương, Nhà báo Kiên Giang và Nông nghiệp Việt Nam Hoàng Thiên Diễn. Thầy cùng nhiều người tâm huyết tại địa phương đã tận tâm bảo tồn tôn tạo di tích lịch sử văn hóa Đình Minh Lệ (Bằng Công nhân Di tích lịch sử Văn hóa Di tích được xếp cấp Quốc gia theo Quyết định số 1430 QĐ/BT ngày 12 tháng 10 năm 1993 của Bộ Văn hóa Thông tin) và khu di sản Bến Lội Đền Bốn Miếu (Bằng Xếp Hạng di tích cấp tỉnh thành phố Lăng mộ Nhà thờ Thượng tướng quân Trương Hy Trọng và Khu Giang Sơn Bến Lội tại Quyết định số 5062/QĐ-UBND ngày 27-12-2019 của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Quảng Bình). Trong bao nhiêu chuyện đời, tôi nhớ nhất lời thầy về bằng chứng máu xương bao đồi bồi đắp cho địa danh này. Đó là ngôi đền thiêng trong lòng dân, điển cố văn chương và di sản văn hóa cần bảo tồn và phát triển. Bài dưới đây về QUA MỘT NGÔI ĐÌNH SUY NGHĨ VỀ NGƯỜI XƯA do thầy đăng năm 2001 ở Tạp chí Nhật Lệ. Trang văn thành di sản của ba người thầy lớn mà trong dòng họ, mà thầy vừa là Thầy vừa là cậu ở Làng Minh Lệ quê tôi…

Tài liệu dẫn

QUA MỘT NGÔI ĐÌNH SUY NGHĨ VỀ NGƯỜI XƯA
Bút ký Hoàng Hữu Sam

“Qua đình ngã nón trông đình. Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu”. Ngày nay, qua đình Minh Lễ, xã Quảng Minh – Quảng Trạch, các trai tân gái lịch không còn nhìn thấy, như xưa kia, đây là nơi hò hẹn, nơi gửi gắm tâm tình cho nhau trước khi đi đến xây dựng cuộc sống vợ chồng “Bách niên giai lão” trên mảnh đất truyền thống đầy huyền thoại này.

Đình Minh Lễ được xây dựng từ thế kỷ XIX, là nơi thờ vị Thành Hoàng làng cùng các vị Thần tổ của bốn Họ trong làng, là nơi sinh hoạt văn hóa, hội hè, đình đám và bàn công việc làng. Đình được trùng tân vào năm Bảo Đại nhị niên.Trải qua nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử đất nước và quê hương trong một thời gian quá dài, nhất là hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Đình làng Minh Lễ đã “ Trơ gan cùng tuế nguyệt” với những bức tường đổ nát nằm trong những lùm cây hoang dại và um tùm. Cũng chính trong hoang tàn đổ nát ấy mà Đình Minh Lễ trở thành nơi hội họp bí mật của cán bộ cách mạng trong xã, nơi thu giấu vũ khí đánh giặc ngoại xâm, nơi rèn luyện ý chí quật cường của những người con quê hương căm thù chế độ cũ, nơi vang lên tiếng mõ đình inh ỏi sáng ngày 23 tháng 8 năm 1945 để toàn dân cướp chính quyền và bầu lên Ủy ban Hành chính lâm thời đầu tiên của xã Minh Lễ.

Xuất phát từ ý thức muốn bảo vệ lấy những gì là di tích văn hóa lịch sử của quê hương, một số con em của làng có tâm huyết với mảnh đất quê nhà đã làm đơn gửi lên Sở Văn hóa – Thông tin tỉnh xin trùng tu lại ngôi đình. Được sự động viên, giúp đỡ của chính quyền địa phương và của Sở Văn hóa -Thông tin, đơn xin trùng tu đình làng Minh Lễ được chấp nhận. Năm 1993 Đình Minh Lễ được Bộ Văn hóa – thông tin ra quyết định công nhận Di tích Văn hóa – Lịch sử của xã Quảng Minh. Qua hai đợt Đình Minh Lễ đã được trùng tu lại đẹp đẽ, khang trang, đứng sừng sững giữa bầu trời xanh của một miền quê đất nước. Ở đây, nhờ trí nhớ hoàn hảo của ông Hoàng Hữu Xứng mà tôi đã viết lại tất cả các bức hoành phi và câu đối – đều được ghi lại hầu như theo đúng nguyên tác thư pháp xưa.

Đình làng Minh Lễ vẫn giữ được thư pháp tuyệt vời của hai ông Tôn Thất Mai, Hoàng Tinh Sà (thân sinh tác giả- NBT) – Hai người được triều Vua nhà Nguyễn mời vào kinh đô viết sắc bằng cho toàn quốc -được nhân dân làng Minh Lễ mời viết giúp những bức hoành phi và câu đối cho Đình làng. Với các yếu tố: kiến trúc, hoa văn, bề dày lịch sử, giá trị tinh thần biểu hiện qua nội dung các bức hoành phi và câu đối, nên Đình làng Minh Lễ mới được công nhận Di tích Văn hóa – Lịch sử. Tất cả đó tạo nên niềm tự hào chính đáng của nhân dân làng Minh Lễ từ trước tới nay.*

Vậy chúng ta hãy nghe các cụ xưa đã nói những gì qua các bức hoành phi và câu đối ở Đình? *

Thoạt đầu, bước tới cổng Đình, chúng ta bắt gặp ngay đôi câu đối ở hai cột trụ cổng bằng chữ Nho đại tự mà đứng xa hàng năm mét vẫn có thể nhìn đọc được: Tiền hướng Linh Giang thông đại hải / Hậu liên Ngùi Lĩnh tiếp cao sơn. Câu đối đã nói lên vị trí to rộng giữa một khoảng trời đất bao la: mặt trước hướng về sông Gianh (Linh Giang) để thông ra biển cả. Mặt sau liền với núi Ngùi (Ngùi Lĩnh ) và tiếp đến núi cao của dãy Trường Sơn hùng vĩ. Ở cổng phụ cạnh cổng chính, có đôi câu đối đã đem chúng ta trở về với cội nguồn làng quê: Làng Minh Lễ ngày xưa được gọi là Bến Lội – nơi hợp lưu của dòng Rào Nan với một nhánh nhỏ là Rào Đá, do phù sa của Rào Đá tuôn ra mạnh nên chỗ hợp lưu ấy bị cạn lại mới gọi Bến Lội – người ta có thể lội qua được – đó là: Minh Lễ chương danh đình dĩ cố /Thiệp tân tích sử thủy trường thanh.*Giang sơn Bến Lội – Minh Lễ còn là một mảnh đất vô cùng đẹp đẽ, một địa linh đã sản sinh ra những người con kiệt xuất cho đất nước và quê hương: Sơn cao thủy tú phong quang vô hạn hảo / Địa linh nhân kiệt hoằng thạc xuất nhân trung (Phong cảnh núi sông cao đẹp vô cùng. Đất linh thiêng sinh ra những con người hào kiệt, thật là vĩ đại ngang trời mây) *

Các cụ còn làm cho con cháu thấy được niềm vui, lòng tin tưởng quê hương ngày càng đổi mới, ngày càng hướng tới văn minh: Cách trí lương phương thiên khái văn minh tân vận hội / Trác thành để trụ được chung linh khí cửu Giang Sơn (Mở rộng tầm hiểu biết, trời mở vận hội mới là vận hội văn minh / Gọt dủa cho thành công, đất hun đúc nên khí thiêng của giang sơn cũ). *Được sống trên mảnh đất địa linh nhân kiệt, nhân dân đã thông qua các cụ xưa đã ca ngợi quê hương và biết ơn vị Thành Hoàng đã “Mở mang văn nghiệp, võ công” (Bố võ tuyên văn – một câu trong Sắc phong). Đồng thời phải biết kính trọng và tôn thờ các vị Thần linh đó vừa có công lớn, vừa tăng thêm sức mạnh của núi sông: Tại kỳ thượng tại kỳ tả hữu /Tý nhĩ thọ tỷ nhĩ xí xương ( Kính thờ thần như thần thánh đứng ở trên (bàn thờ) và cả ở hai bên tả hữu (chúng ta). Cầu mong cho được sống lâu và được vẻ vang rực rỡ).Hoặc: Hân yết đại danh thùy vũ trụ / Hiên ngang chính khí tráng sơn hà (Tiếng tăm lừng lẫy hòa trong vũ trụ Chính khí hiên ngang tăng thêm sức mạnh của núi sông)* Đặc biệt, đây là những di huấn, những sự nhắc nhở các thế hệ sau phải tuân thủ theo lễ nghĩa, đồng thời cũng phải luôn luôn nhớ đến tên làng đã đi vào lịch sử, đã có từ thời nhà Trần (thế kỷ thứ XIII).* Bức hoành phi ở giữa:Hội đồng hữu dịch ( Đình làng là nơi hội họp của làng, mà có hội họp thì có trao đổi diễn dịch (như có thảo luận) cho sáng ra những điều lễ nghĩa) Câu này cũng gần nghĩa như chữ Minh Lễ là tên làng, nên các cụ đặt ở gian giữa Đình*

Bức hoành phi bên phải: Tự sự khổng minh ( Việc tế tự phải nghiêm túc như ánh sáng xuyên qua một lỗ nhỏ từ trên mái nhà xuống, nghĩa là rất thành kính)* Bức hoành phi bên trái: Gia hội hợp lễ (Tổ chức các cuộc họp, lễ hội phải đúng theo lễ nghĩa). Ở đây có một vấn đề rất tế nhị nhưng cũng rất quan trọng là: để bảo vệ lấy tên làng mãi mãi đến muôn đời sau, các cụ đã thông qua các bức hoành phi để kín đáo dùng những chữ ghép lại thành tên làng:Lấy chữ “Minh” ở bức hoành phi bên phải ghép với chữ “Lễ” ở bức hoành phi bên trái ghép lại thành Minh Lễ là tên làng đã có từ xưa)* Để chắc chắn hơn nữa, các cụ lại dùng một câu đối ở mặt tiền chính giữa để giữ lấy tên làng: Xa thư cộng đạo văn minh xiển / Hương hỏa thiên thu điển lễ tồn (Những nền nếp đều thống nhất quy về một mối, làm cho ánh sáng văn minh thêm chói lọi. Việc hương khói (thờ phụng) hàng năm vẫn theo điển lễ vẫn còn ( không sai chạy)). Cũng như các bức hoành phi trên, tại câu đối này, lấy chữ thứ 6 của vế 1 ( Minh) ghép với chữ thứ 6 của vế 2 ( Lễ) thành tên làng Minh Lễ.

Ở đây với một trình độ Hán học uyên thâm, các cụ đã sử dụng những từ nguyên rất chính xác để nhắc nhở hậu thế. Xa thư: Xa đồng quỹ,thư đồng văn: Xe thì khoảng cách giữa hai bánh bằng nhau, sách thì viết một thứ chữ. Cho nên ta càng rõ thêm: Giang sơn thống nhất về một mối, nền văn minh sáng tỏ ra. Hương khói ngàn năm cúng tế theo điển lễ vẫn còn.

Vì có tên làng nên hai câu này cũng được viết ở chính giữa mặt tiền của Đình. Kính quý thần khả vị tri hỉ / Bảo hữu dân thượng hữu chế tai (Biết kính quý Thần, có thể nói là thông minh, đã là biết vậy /.Bảo vệ cho người dân lành còn là trách nhiệm (quy chế, chế độ) nữa. Bảo vệ dân đen mà còn hạn chế nữa hay sao !)

Trên đây chỉ xin trích dịch một số nội dung trong các bức hoành phi và câu đối ở Đình làng Minh Lễ từ xa xưa. Giới thiệu một số nội dung các bức hoành phi và câu đối ở Đình làng, người viết bài này chỉ mong đem đến một phần nào những suy nghĩ và ước mong của người xưa đã gửi gắm vào những bức hoành phi và câu đối, để mong quê hương – làng Minh Lễ mãi mãi trường tồn cùng núi sông đất Việt.

Mặc dù đã cố gắng với nhiều công sức, song trình độ có hạn, kính mong được sự góp ý của quý vị độc giả, nhất là các vị con em xã nhà.

Thượng tuần tháng Nhâm Dần, năm Nhâm Ngọ.
H.H.S (Tạp chí Nhật Lệ năm 2001)

LÀNG MINH LỆ QUA THƯ TỊCH
Trương Minh Dục

Ngày 24 tháng 4 theo Âm lịch hàng năm là ngày giỗ của Trung lang Thượng quân Trương Hy Trọng- Thành hoàng làng Minh Lệ. * Ảnh: 1&3: Lăng Thành hoàng Ảnh 4: Bằng xếp hạng Di tích cấp tỉnh, thành phố theo Quyết định số 5062/QĐ-UBND ngày 27-12-2019 của UBND tỉnh Quảng Bình cho: Lăng mộ, nhà thờ Trung lang Thượng tướng quân Trương Hy Trọng và khu Giang sơn Bến Lội. Ảnh 2&5: Cúng Ngài tại Đình làng

Nguồn:
Trương Minh Dục ngày 17 Tháng 5 

LÀNG MINH LỆ QUA THƯ TỊCH
Trương Minh Dục


Trong quá trình hình thành và phát triển, do yêu cầu quản lý phát triển xã hội, một đất nước, hay một địa phương tên gọi có thay đổi tùy theo các chế độ chính trị, các vương triều và cả theo tập quán dân gian. Làng Minh Lệ hiện nay của tôi cũng không phải là ngoại lệ. Thời gian gần đây, nhiều anh em yêu quê hương tranh luận về tên làng Minh Lễ hay Minh Lệ?. Tranh luận là tốt, để hiểu hơn về quá trình hình thành và phát triển của quê hương. Bỡi lẽ, ai cũng yêu quê hương, nhưng hiểu đầy đủ, sâu sắc về quê hương thì chưa có điều kiện đầy đủ về tư liệu và thời gian. Trong mùa Covid-19, tôi dành thời gian đọc lại những thư tịch cổ, đặng cung cấp cho những ai quan tâm đến quá trình hình thành và phát triển của Làng.

*

Làng Minh Lệ hiện nay được hình thành là kết quả của chính sách di dân khai phá vùng đất Bố Chính dưới thời Lê Thánh Tông sau thắng lợi bình Chiêm năm 1471. Trong sách “Ô châu cận lục” của Dương Văn An, được viết năm 1552, ấn hành năm 1555, cho biết, châu Bố Chính (gồm vùng đất Bố Trạch, Quảng Trạch, Tuyên Hoá và Minh Hoá ngày nay) có 68 xã (nhưng trong liệt kê là 69), trong đó có xã Thị Lễ (xã lúc ấy là đơn vị hành chính thấp nhất). Nhưng trong thư tịch về đình làng Vĩnh Phước đề cập đến 5 thôn của xã Thị Lễ lúc bấy giờ là: An Phước, An Lộc, An Hoà, An Lễ, An Trường. Trong sách “Phủ biên tạp lục” được viết năm 1776, Lê Quý Đôn chỉ đề cập đến các địa danh từ nam sông Gianh là châu Nam Bố Chánh, còn châu Bắc Bố Chánh thuộc Đàng ngoài nên không được đề cập đến.

Trong Sắc phong Thành hoàng cho ông Trương Công Chấn tự Hy Trọng năm Quang Trung thứ hai (Kỷ Dậu- 1789), người có công “bình lồi thiết xã”, Thị Lễ có 5 thôn (trong sắc phong không ghi tên thôn).Như vậy, Trương Công Chấn là Thành Hoàng của 5 thôn chứ không phải của riêng Minh Lễ (nay là Minh Lệ).

Trong Sắc phong cho Ông Nguyễn Cơ (có tài liệu ghi Nguyễn Quốc Cơ) năm Tự Đức thập tam niên (1860), có ghi quê quán thôn Yên Lễ, xã Thị Lễ, tổng Thuận Thị, huyện Minh Chính, phủ Quảng Trạch. Đến giai đoạn từ năm 1885 đến 1889, vua Đồng Khánh tổ chức “Tổng điều tra” dân số, dân cư và tổ chức hành chính, phủ Quảng Trạch có 4 huyện: Bình Chính, Minh Chính, Bố Trạch và Minh Hoá. Huyện Minh Chính có hai tổng Thuận Thị và Thuận Lễ. Tổng Thuận Thị có 18 xã, thôn, phường. Địa danh Minh Lễ lần đâù tiên xuất hiện là cấp xã (làng). Còn các thôn Diên Trường, Hoà Ninh, Vĩnh Lộc, Vĩnh Phước là các thôn trực thuộc tổng Thuận Thị. Dưới thời Pháp thuộc, làng là tổ chức hành chính cơ sở.

Cho đến năm 1927, trong bài thơ Làm đình, cụ phó lý lúc bấy giờ là Hoàng Liễn còn viết tên làng là Làng Minh Lễ. Trong kháng chiến chống Pháp, tổ chức hành chính cơ sở là xã. Xã Minh Trạch lúc đó là các xã Quảng Minh, Quảng Sơn, Quảng Thủy bây giờ. Cho đến bây giờ chưa tìm thấy tên làng Minh Lệ xuất hiện ở tài liệu Hán Nôm nào. Có người cho rằng từ Minh Lệ là từ Minh Lễ mà ra do người vùng ta thường nói các từ dấu ngã thành nặng và theo thời gian nói và viết trùng nhau. Tôi cho rằng đó cũng có cơ sở.

Giải nghĩa từ Lễ, trong Ô Châu cận lục, phần tổng luận về phòng tục, có viết: “Cao Lao, Thị Lễ nối nghiệp văn nho”; (…) “danh lừng Thị Lễ lắm văn nhân theo phép lễ nghi”. Còn trong bài thơ Làm đình, một bài thơ ngắn và rất hay ca ngợi vùng đất quê hương nhất là phong thủy của đình làng, văn hoá và con người làng Minh Lễ, cụ Hoàng Liễn có giải thích: Làng Minh Lễ: Minh là cờ, Lễ là nghĩa. Minh tắc thiêng chấp phí kính chỉ”. Như vậy, chữ Lễ trong Thị Lễ, sau đó là Minh Lễ là phép tắc lễ nghi. * Viết ra như vậy không phải để đổi tên làng, mà để các thế hệ hậu sinh biết đúng về gốc tích của quê hương mình.

Những thông tin tóm lược này để mọi người tham khảo. Mong ai có tư liệu gì chỉ giúp để bổ sung thêm. Ảnh đầu trang: Môt số tài liệu tham khảo để viết stt này

Nguồn:
Trương Minh Dục ngày 18 Tháng 4  

LÀNG MINH LỆ QUA THƯ TỊCH
(tiếp theo)

1. Tôi viết Làng Minh Lệ qua thư tịch là muốn mọi người tìm hiểu lịch sử phát triển của làng có bề dày lịch sử 5-6 thế kỷ qua. Điều đó mặc nhiên tên làng như hiện nay là Minh Lệ. Tuy nhiên, nếu chỉ khư khư cái tên đó, cho rằng tên làng ML có từ lúc thiết lập làng đến nay như một số người quan niệm, thì các thể hệ con cháu hiện tại và sau này không biết lịch sử của làng được đề cập trong các thư tịch qua các thời kỳ như thế nào.

Thư tịch là gì? Mọi người tra từ điển hay vào Google, thì rõ. Nhưng chúng tôi lưu ý, có các loại thư tịch sau:

– Các văn bản của nhà nước như Châu bản, chỉ dụ, sắc phong, lệnh,…có tính pháp lý nên có độ tin cậy cao nhất.

– Các sách lịch sử, địa lý do nhà nước phong kiến chỉ đạo biên soạn như Đại Việt sử ký toàn thư, sách địa chí của Quốc sử quán Triều Nguyễn biên soạn cũng là những thư tịch có tính pháp lý và độ tin cậy cao.

– Các sách do cá nhân các nhà khoa học có tên tuổi biên soạn như Nguyễn Trãi, Lê Văn Hưu, Dương Văn An, Đỗ Bá, Lê Quý Đôn,v.v., cũng có độ tin cậy cao. Ngoài ra, còn phải kể đến các gia phả dòng họ và các tài liệu thành văn khác. Nhưng các thư tịch này thì độ tin cậy không bằng các văn bản của nhà nước.

Phải phân biệt như vậy để hiểu tính pháp lý và độ tin cậy của thư tịch và tư liệu.

2. Ở Làng Minh Lệ hiện nay, theo tôi biết có hai sắc phong liên quan đến quá trình thiết lập và phát triển của làng.

– Sắc phong thứ nhất là Sắc của vua Quang Trung phong cho Trung lang thượng tướng quân Trương Hy Trọng năm Quang Trung thứ hai (1789). Theo nhà nghiên cứu lịch sử- văn hoá Tạ Đình Hà, đây là một trong hai sắc phong cổ nhất ở tỉnh Quảng Bình.

Sắc phong thứ hai là Sắc của vua Tự Đức bổ nhiệm ông Nguyễn Cơ chức Hàn lâm viện Điển bộ, sung Kiểm hiệu Ấn thư cục thuộc Bộ Lễ, vào năm Tự Đức thứ 13 (1860) (hình 1a, 1b) trong đó ghi: “Cử nhân Nguyễn Cơ, quán thôn Yên Lễ, xã Thị Lễ, tổng Thuận Thị, huyện Minh Chính” (có bản phụng dịch của cố nhà giáo Hoàng Hữu Xứng kèm theo, hình 1c).

Được phép của anh Nguyễn Phái, hâụ duệ đời thứ 5 của ông Nguyễn Cơ, tôi công bố những sắc phong đó cho mọi người tham khảo (Riêng về ông Nguyễn Cơ sẽ có một bài viết từ bộ hồ sơ tư liệu mà anh Nguyễn Phái cung cấp).

Nguồn:
Trương Minh Dục ngày 7 Tháng 6

Nhớ con sông quê hương
VỀ SÔNG GIANH
Hoàng Gia Cương


Tôi lại về sông Gianh
Con sông thời thơ ấu
Gió Lào thổi ầm ào như gió bão
Sóng dập dềnh
Phà chở nắng chang chang …

Nước thẩm xanh
Xanh Nguồn Nậy,
Nguồn Nan (*)
Có vị muối thủy triều
Có mùi hương của suối.

Ba nguồn nước chảy từ ba hướng núi
Như ba miền tụ hội một miền xanh.
Yêu đất trời sông trải rộng mông mênh
Soi dáng núi, hình mây vào đáy nước.

Con thuyền nhỏ bơi ngược dòng ký ức
Trái bần xanh còn chát một thời xa …
Sông Gianh xưa như kiếm chắn đôi bờ (**)
Trang sử cũ hoen vết nhơ chia cắt !

Tôi đã lớn từ củ khoai, mắm ruốc
Nước mắt, mồ hôi hòa giọt với dòng sông
Những niềm vui và cả nỗi đau buồn
Sông còn giữ – như tôi – từng kỷ niệm ?

Hàng tre vẫy đón thuyền tôi về bến
Bờ dịu dàng, cát mịn đỡ chân tôi
Dù đi xa đã mấy chục năm rồi
Tôi lại sống giữa một thời thơ ấu …

Linh Giang ơi, qua bao lần gió bão
Qua bao lần đỏ máu lại xanh trong
Minh Lệ, Ba Đồn Bến đợi, bờ mong…
Sông trải rộng như lòng người trải rộng !

Vẫn bình thản trước gió Lào, nắng nóng
Vẫn dịu hiền như mẹ tiễn con đi !…

QB Hè1989
*Sông Gianh (Linh Giang) có 3 nhánh: nguồn Nậy, nguồn Nan và nguồn Son.** Thời Trịnh-Nguyễn phân tranh, sông Gianh là ranh giới chia cắt giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài.Ảnh: Nguồn Nan chảy qua làng Minh Lệ quê tôi (ảnh đầu trang Hoàng Gia Cương)..

NGUỒN SON NỐI PHONG NHA
Hoàng Kim


Linh Giang sông quê hương tôi có chi lưu Rào Nan (ảnh trên ) và Nguồn Son (ảnh dưới) hợp lưu với Rào Nậy gần Quảng Hải, Chợ Đồn, Thanh Khê, nơi có đường Quốc lộ 1 thiên lý Bắc Nam và Cầu Gianh. Cuối dòng sông này là biển Quảng Bình. Tôi sinh quán ở làng Minh Lệ, xã Quảng Minh, là em út trong một gia đình nông dân nghèo có năm anh chi em Nhà cha mẹ tôi trước đó ở xóm Đình, rất gần Đình Minh Lệ, nhưng sau thì chuyển về gần Chợ Mới Làng Minh Lệ nơi ngã ba sông Linh Giang hợp lưu của Nguồn Son và Rào Nan. Ngôi nhà tuổi thơ tôi gần rặng tre sau gốc bần.

LINH GIANG SÔNG QUÊ HƯƠNG

Nhà mình gần ngã ba sông.
Rào Nan, Chợ Mới, Nguồn Son, Quảng Bình
Linh Giang sông núi hữu tình
Nơi đây cha mẹ sinh thành ra con

“Chèo thuyền cho khuất bến Son
Để con khỏi chộ nước non thêm buồn“

Câu ru quặn thắt đời con
Mẹ cha mất sớm, con còn trẻ thơ

Ra đi từ bấy đến chừ
Lặn trong sương khói bến đò sông quê
Ngày xuân giữ vẹn lời thề
Non sông mở cõi, tụ về trời Nam.

Bài thơ “Linh Giang sông quê hương” là tâm tình sâu nặng của anh chị em chúng tôi đối với Làng Minh Lệ quê tôi. Nguồn Son nối Phong Nha là chuyện đời không quên: “Nghe nóng hổi nước mắt thầm vị mặn Nhớ Mẹ Cha thấm thía bữa nhường cơm Lời Cha dặn và lời Thầy nhớ mãi Một niềm tin thắp lửa giữa tâm hồn. Không vì danh lợi đua chen.Thù nhà nợ nước quyết rèn bản thân“. Mẹ tôi mất ngày mồng ba Tết Giáp Thìn 1964, cha tôi bị bom Mỹ giết ngày 29 tháng 8 năm Mậu Thân 1968. Anh chị em chúng tôi mồ côi mẹ cha và lưu lạc xa quê từ nhỏ. Lời anh Hai dặn, với tiếng dội Linh Giang “đi như một dòng sông” thao thức suốt đời chúng tôi.

NGUỒN SON VÀ CHỢ MỚI

Cha mẹ tôi sau khi chuyển nhà về Chợ Mới, thì cha tôi sinh kế chính là chèo đò ngang từ chợ Mới qua sông và chèo đò dọc từ chợ Mới theo nguồn Son nối Phong Nha vào chợ Troóc, hoặc chèo đò chợ Mới đến chợ Đồn ở Thanh Khê La Hà. Cha tôi thường dậy sớm chèo đò bắt đầu từ lúc ba giờ sáng thường cho đến suốt ngày, trừ những hôm bận làm công điểm hoặc việc khác. Cha làm nghề như vậy cốt để kiếm khoai gạo nuôi con suốt mười lăm năm từ năm 1954 cho đến năm 1968 lúc ông bị bom Mỹ giết hại. Mẹ tôi làm lụng ở đất vườn nhà và bán rau, nước lá vằng ở chợ Mới để phụ thêm. Hợp tác xã có tổ chức làm công điểm nhưng cuối vụ mới được chia và vì xã nghèo nên cũng được ít. Ai cũng vậy. Chị tôi đi học phải dắt em đi học kèm để rãnh cho mẹ chạy chợ. Tôi tuổi thơ đã chăn bò và bắt cua cá, tép ven sông, Học cấp 1 trường làng nhưng lớp năm thì lên học ở trường Thọ Linh Quảng Sơn, đi về chân trần khoảng 5 cây số. Sau này khi tôi về thăm quê, vẫn bàng hoàng lấy làm lạ là không hiểu sao thuở tôi nhỏ hơn 10 tuổi lại đã có thể ‘sáng kiến’ mấy lần nương theo bò lội qua sông Linh Giang rộng đến vậy. Tôi cũng không thể tưởng tượng nổi là sao thuở ấy cha tôi chèo chiếc thuyền nan nhỏ xíu một lá, đó dọc từ nguồn Son tới Phong Nha, chèo từ ba giờ khuya trên con sông sâu.thẳm, suốt 15 năm trời mà chỉ sơ sẩy một chút là gặp hiểm. Sau khi cha tôi mất, anh mẹt Phiếm cũng chèo đó ngang. Thuyền chìm ! Anh vớt được 9 em nhỏ đi học và anh đuối nước chết (sau này, anh Phiếm được phong liệt sĩ). Lần về quê gần đây, tôi có ghé thắp hương cho anh.

Từ bến đò Chợ Mới theo Nguồn Son nối Phong Nha ngày nay là tuyến du lịch tuyệt đẹp của đường thủy lộ nối từ Chợ Mới đến Động Thiên Đường và Động Sơn Đoòng di sản thiên nhiên thế giới ở Phong Nha Kẻ Bàng. Nhưng với gia đình tôi thì nghỉ lại là rùng mình khi cha tôi chèo đò trong đêm khuya hiểm yếu, sông sâu, thuyền nhỏ, đêm khua , trời gần sáng rất lạnh

CHUYỆN CỨU NGƯỜI CHẾT ĐUỐI

Một hôm chưa đến ba giờ khuya, cha tôi ra thuyền đón khách chợ Troóc. Cha thấy mái chèo bị vướng. Ông lần theo mái chèo thì vớt được một xác chết. Đêm tối như mực, ông ngại nhưng lòng trắc ẩn ông vớt lên loay hoay hô hấp hồi lâu, thì người chết đuối tỉnh lại. Ông vội vàng bế vào nhà cùng mẹ tôi hơ lửa cứu sống. Bà trẻ hơn mẹ tôi ít tuổi và ói mửa rất mệt. Sau hai hôm cha tôi vẫn đi chèo đò từ rất sớm. Mẹ hái rau. Chị Huyền tôi lên giúp chị Huyên. Anh Trực tôi đã đi bộ đội. Anh Dộ đi dạy học xa ở Pháp Kệ . Tôi chăn bò và bắt tép ven sông. Nhà vắng người. Bà bị chết đuối khi tỉnh lại đã tự ý bỏ nhà đi mà không một lời dặn lại.

Sau đó mấy tháng, chợt có một ông già mù dắt một đứa bé trạc tuổi tôi tìm đến nhà. Ông mời cha mẹ tôi ngồi lên ghế và hai ông cháu thụp lạy sống cha mẹ tôi. Ông nói rằng ông là cha của người phụ nữ chết đuối được cứu sống nọ. Bà là con ruột ông. Bà bị bệnh tâm thần, nay nhờ cha mẹ tôi cứu nên đã về nhà chết trẻ rồi. “Phúc đức đó , ông thầy bói mù nói rằng, ông là người mù lòa ăn mày, là thầy bói Cao Lao Hạ, ông nhà nghèo chẳng có cách gì để đền ơn, nên ông chỉ đến tạ ơn lời nói và giúp được cho ít lời khuyên.

CHUYỆN THẦY MÙ CAO HẠ

Ông già mù bảo tôi:– Cháu đi từ giếng này đến đường chính trước cửa nhà cho ông. Giếng là nơi góc sân trước nhà, nơi mà năm trước lụt to, tràn về làm ngập mất thành giếng. Gia đình bận chạy đồ đạc, không kịp để ý. Cháu Thung (
Thung Tran) con đầu của chị Huyên tôi đã té giếng, đang chấp chới suýt chết đuối thì tôi còn bé nhưng may lúc ấy nghĩ kịp cách vội vàng đưa chân ra cho cháu níu lấy và hai cậu cháu thoát chết, may níu được túm cỏ, bò lên). Mẹ tôi vừa kể vừa khóc.

Tôi chạy chân sáo ra ngõ chính rất nhanh và về cũng rất nhanh trước mặt ông. Cụ hỏi:
– Cháu tên gì? – Cháu tên là Hoàng Minh Kim. Mẹ tôi đỡ lời. – Sao ông bà đặt cho cháu tên này? – Họ và tên Hoàng Minh Kim là do tôi đặt. Cha tôi nói.

– Vì tôi sinh cháu trong nhà lợp toóc (rạ) của khung chuồng bò do ông bà ngoại cho. Nhà tôi thuở ấy ở gần Đình Minh Lệ. Mẹ tôi nói. – Tôi sinh. Ông ấy đi kêu bà mụ. Tôi đau đẻ thì thấy có một con chuột rất to chạy qua nóc nhà, mồm ngậm một cục vàng to như quả trứng gà, rất sáng. Tôi vội vái lấy vái để, cầu khẩn xin ông Tý cho tôi cục vàng. Con chuột dừng lại nhìn tôi chằm chằm, nhưng lắc đầu, rồi ôm cục vàng chạy mất.

– Họ và tên Hoàng Minh Kim là vì chuyện ấy. Cha tôi xác nhận lời mẹ.– Ông bà có mấy con và nội ngoại thân thích có những ai?. Cụ già mù hỏi cha mẹ tôi Sau khi nghe kể chuyện, cụ già mù hỏi thêm: – Các bến đò chợ Đồn, chợ Troóc , bến Lội, bến Nghè, bến Đình, … Ông chèo bến mô nhiều hơn?

– Chợ Mới đi Nguồn Son tới Phong Nha, chợ Troóc, là nhiều hơn cả. Cha tôi nói: – Bên nội, tôi có hai anh em trai và một em gái. Anh trai tôi mất sớm. Em gái út tôi thì lấy chồng chợ Troóc cũng nghèo. Bên ngoại thì khá hơn, nhưng cũng nghèo. Nhà ngoại có hai chị em gái và một cậu em út mất sớm. Hai bên nội ngoại ông bà đều chết sớm. Tôi làm nông nhưng đủ ăn qua ngày là nhờ chèo đò.

Cha tôi hỏi cụ già mù: Nhà tôi trước đây ở rất gần Đình Minh Lệ, nhà hướng nam, ngoảnh mặt về với Rào Nan và đình, nhưng sao nhà quá nghèo khổ, phải bỏ nền nhà ông nhà cha mẹ mà đi. Vợ chồng tôi chuyển nhà về xóm Chợ Mới để dễ kiếm cơm nuôi con. Nghề là làm ruộng nhưng việc chính tôi chèo đò, vợ chạy chợ, bán mớ rau, ít nước chè lá vằng, thỉnh thoảng hàng chợ phiên Troóc, Ba Đồn đưa về, để đắp đổi sống qua ngày. Nhà tôi quay lưng hướng sông ngoảnh mặt ra ngã ba đường chính ,từ hướng chợ Hòa Ninh đi vô, hướng hói Đồng đi lên, hướng ga Minh Lệ đi xuống. Mấy người nói thế là hướng sai nhưng tôi giữ lối trung chính, thuận đường. Ông đi qua bà đi lại chào hỏi nhau được. Cụ nghĩ vậy là phải chứ?

– Ông còn chuyện gì khác mà phải chuyển nhà từ xóm Đình về xóm Chợ Mới ? Cụ già hỏi.

– Không! Mưu sinh, đường sống là chính. Sang đây thêm chèo đò, chạy chợ mới sống được. Nhất cận thị, nhị cận sông mới bớt khổ. Vì vợ chồng tôi đau yếu, nghèo khổ quá. Cha tôi nói thêm.

– Tôi bị Pháp bắt đi lính khố đỏ để đi đánh nhau bên Tây. Tôi đã vô Đà Nẵng, nhưng được anh em giác ngộ nên theo Vệ Quốc Đoàn đánh Tây suốt nhiều năm mãi đến năm 1951 là bệnh binh mới giải ngũ, trên cho về quê. Bệnh sốt rét phù thủng đọa đày tôi hết mức chết đi sống lại, mẹ nó đã khổ càng thêm khổ Tôi tánh nghĩa khí, trung trực, trọng lẽ phải, cứ theo điều hay lẽ phải mà làm, im nghe người ta nói không cãi, nhưng làm thì nhất định chỉ làm điều mà mình cho là phải, khi đã làm thì quyết làm cho bằng được, không hề sợ bất cứ ai, lượng sức lựa thế mà làm, không làm liều, không nghe người ta xui. Bà nhà tôi thì đức độ, hiền từ, nết ăn ở như đọi nước đầy, làng trên xóm dưới ai cũng thương. Cụ nói đi:.Nhà tôi gần ngã ba sông lại gần ngã ba đường thì hướng nhà nên làm sao?

– Linh Giang thông đại hải. Ngũ Lĩnh tiếp Cao Sơn. Đi như một dòng sông. Cuối dòng sông là biển. Cháu nhớ khẩu quyết chứ? Cụ già không trả lời cha mà quay sang bảo tôi.

– Hướng nhà theo thế Lục Môn. Đúng. Tôi nhìn theo tay ông chỉ. Nhà tôi lưng tựa Cao Sơn, xuôi chiều theo thế nước Nguồn Son lao thẳng về, đúng là thế nước hiểm, phải cuốn theo chiều nước, đi như một dòng sông, lá về nơi vô định. Đình Minh Lệ Linh Giang thông đại hải, đình hướng chính Đông biển lớn. Ngũ Lĩnh nối Cao Sơn, Đá Đứng chốn sông thiêng là hướng ngọc phương Nam, như rồng xanh Trường Sơn cuộn mình.

– Đất này sao đã quý hiếm mà lại hiểm? Cha tôi thắc mắc. – Vì rất rất cao giá !.Gian nan nên người hay. Thời thế tạo anh hùng. Địa linh sinh nhân kiệt. Nhân kiệt sáng địa linh. Đất sông núi thiêng này phát sinh những dòng họ lớn ! Ông già xuống giọng thầm thì. Ngã ba sông Chợ Mới là hiểm địa. Đá Đứng chốn sông thiêng là rất rất hiểm địa. Ông có biết vì sao đối diện Bến Lội Đền Bốn Miếu là động Ma Ca không? Thiêng lắm đấy, vì có quá nhiều người chết. Đây là nơi chính phân tranh từ nhiều đời. Thời Cao Vương lập đá Đứng bỏ bút thần. Thời Núi Đá Bia ngón tay minh sư thệ trời xanh bước qua lời nguyền chia cắt đấy. Giá máu xương cao lắm ! Chỗ cao giá hiểm nguy. Ông già nói .

– Nguồn Son Rào Nan hợp lưu thành Linh Gianh, giữa sông lại có Cồn, đó là … của người phụ nữ. Ông nghĩa khí trung trực, bà hiền từ đức độ, nhà có phước, sẽ thành dòng họ lớn ở phương xa, không thua kém người ta, nhưng ông bà không được hưởng lộc con. Cụ già mù kết luận. Đó là điều lạ thứ hai lời dặn của ông già mù Cao Lao Hạ, tự truyện ‘Linh Giang Đình Minh Lệ’ ngoài những thông tin địa chí lịch sử văn hóa mà tôi đã đúc kết thành bài dài.

– Không phải ngẫu nhiên mà Pháp chọn Đà Nẵng làm điểm khởi đầu trong kế hoạch đánh chiếm Việt Nam đâu. Có lý cả đấy ! Vì Kinh đô Huế nằm ở Bắc Hải Vân mà thế và lực với sự thông thuộc của Nhà Nguyễn chính là đất phương Nam trong khi Hoành Sơn Linh Giang Lũy Thầy lại là tuyến ba tầng thủ hiểm che chắn Kinh đô Huế ở mặt Bắc nên Pháp không chọn đánh Thanh Khê đó thôi – Nhưng Linh Giang chính là hiểm địa, bẻ đôi Việt Nam. Ông già mù nói

. Cụ nói đúng, Bố tôi lập tức nhỏm dậy. Vì tôi đã bị bắt đi đi lính Pháp để đưa sang đánh nhau bên Tây, đóng quân ở Đà Nẵng bên sông Hàn, sau đó tôi trốn theo Vệ Quốc Đoàn nên rất thông thuộc địa hình đó. Pháp nếu đứng chân được ở Đà Nẵng thì chẹn được mặt Nam, cô lập kinh thành Huế, mẹo ‘đánh rắn giập đầu’ rất mau thắng được dân Nam..

– Trận Đà Nẵng năm 1857 tụi Pháp thua. Cha tôi nói. – Vì tướng Nguyễn Tri Phương giỏi cầm quân, Ông ấy tránh đánh trực diện mà dùng phục binh, lập kế ‘đóng cửa đánh chó’ làm “vườn không, nhà trống” triệt hết đường tiếp tế của địch, cách ly và xử nghiêm tụi gián điệp đội lốt giáo sĩ, giáo dân. Ông lại cho đắp lũy kiểu như Lũy Thầy, bao vây chẹn họng địch ra biển, vây đánh trường kỳ không cần thắng nhanh, nên trận Đà Nẵng bên mình thắng Pháp phải chuyển vào đánh thành Gia Định, chiếm dần đất đai của mình từ phương Nam theo kiểu tằm ăn lá dâu.

– Ông giỏi sử thiệt. Cụ già khen. – Tôi ít học nhưng rất thích đọc sách Tam Quốc. Cha tôi nói : – Tôi thông gia với ông mẹt Rịnh thường kêu thằng Kim đọc sách Tam Quốc cho tôi và ông Rịnh nghe. Hôm nào ông Rịnh hoặc ông Thìn đến chơi, tôi không khi nào không kêu thằng Kim đọc sách Tam Quốc và sách Kiều, đến mức nó thuộc và kể được đấy. Mẹ nó thì mê nhất Lục Vân Tiên kế đến Kiều và Phạm Công Cúc Hoa.

– Cháu đọc cho ông nghe một đoạn nào? Cụ già nói. Tôi ngước mắt nhìn Mẹ, Mẹ tôi cười khuyến khích: – Con đọc đi Tôi đọc đoạn ông quán trong thơ Lục Vân Tiên mà mẹ thích:

– Thương ông Gia Cát tài lành,
Gặp cơn Hán mạt, đã đành phôi pha.
Thương thầy Đồng tử cao xa,
Chí thời có chí, ngôi mà không ngôi.

Thương người Nguyên Lượng bùi ngùi,
Lỡ bề giúp nước lại lui về cày.
Thương ông Hàn Dũ chẳng may,
Sớm dâng lời biểu tối đày đi xa.

Thương thầy Liêm Lạc đã ra,
Bị lời xua đuổi về nhà giáo dân.
Xem qua kinh sử mấy lần,
Nửa phần lại ghét, nửa phần lại thương.

– Địch đánh vô Thanh Khê cửa Hác không dễ. Bố tôi miên man kể. Ông nhớ thời lính tráng của ông: – Tôi dự nhiều trân đánh Pháp cùng thời và cùng đơn vị với Lâm Úy. Tôi ở đại đội 2 tiểu đoàn 274 của ông Lê Văn Tri làm tiểu đoàn trưởng thuộc Trung đoàn 18. Tôi vô sinh ra tử nhiều trận cùng anh em. Chỉ tiếc là đến năm 1951 bị đau bệnh sốt rét phù thủng ngã nước quá yếu trong khi đơn vị thiếu thốn thuốc men chữa trị và điều kiện chăm sóc nên trên mới phải cho giải ngũ về quê. Nếu không thì tôi đến nay đã nhất xanh cỏ nhì đỏ ngực rồi.

– Ông Lê Văn Tri là người Cao Hạ cùng làng với tôi. Sau này ông làm tướng rất to Cụ gìa nói – Trân Phú Trịch Là Hà, địa thế và cách dàn quân hai bên cũng lựa thế hiểm yếu như là trận Bạch Đằng. Voi trận của Đức Thánh Trần sa lầy ở Sông Hóa. Các trận địa phục kích cũng là các cồn tại các ngả ba sông hiểm yếu như Chợ Mới, La Hà Phú Trịch vậy. Lời thề trên sông Hóa “Chuyến đi này không thắng, ta thề không về lại nơi này!” của đức Thánh Trần cũng như lời thề quyết tử chiến của đội cảm tử 15 trận Phú Trịch La Hà đã chết như voi trận của đức Thánh Tràn chết vậy. Cha tôi nói

– Đá Đứng chốn sông thiêng Cầu Minh Lệ Rào Nan Bến Lội Đền Bốn Miếu là nơi rất rất hiểm. Ông già lại xuống giọng thầm thì. Ngã ba sông Chợ Mới là hiểm địa. Đá Đứng chốn sông thiêng là rất rất hiểm địa. Ông có biết vì sao đối diện Bến Lội Đền Bốn Miếu là động Ma Ca không? Thiêng lắm đấy, vì có quá nhiều người chết. Đây là nơi chính phân tranh từ nhiều đời. Thời Cao Vương lập đá Đứng bỏ bút thần. Thời Núi Đá Bia ngón tay minh sư thệ trời xanh bước qua lời nguyền chia cắt đấy. Giá máu xương cao lắm ! Chỗ cao giá hiểm nguy. Cụ già lặp lại.

Cụ già quay sang tôi, bắt tôi nhắc lại mấy lời khẩu quyết. Cao cát Mạc sơn / Sơn Hà Cảnh Thổ / Văn Võ Cổ Kim / Linh Giang thông đại hải / Ngũ Lĩnh tiếp Cao Sơn / Đình Bảng Cao Lao Hạ / Miếu cổ thủy sơn thần./ …. Mắt ông rất thành khẩn. Hốc mắt ông dường như có nước mắt. Người ông khoan thai thần bí và trầm tĩnh lạ lùng. Tôi cẩn thận lặp lại. Cha mẹ tôi im nghe và tỏ vẻ khuyến khích con. Cụ già nói chậm rãi: Ông bà thay tên cho ’em’ đi: Hoàng Kim tốt hơn Hoàng Minh Kim. Ông tánh trung trực nghĩa khí, bà tánh đức độ, hiền từ, nhà có phước đức, sẽ thành dòng họ lớn ở phương xa, con cháu có quý tử, nhưng ông bà không được hưởng lộc con, mà theo con hưởng phúc và bảo bọc che chở cho con cháu.

Cụ già dặn tôi “làm vàng ròng, ngọc cho đời, nên bớt sáng”. Đây là chuyện lạ của lời dặn thứ ba. Chuyện lạ đến mức anh hai Hoàng Ngọc Dộ đã quyết chọn Hoàng Kim làm tên gọi cho em từ lớp 10 sau khi cha mẹ mất và toàn gia lưu tán.

CHUYỆN ĐI NHƯ DÒNG SÔNG

Tôi mồ cha mẹ từ nhỏ mất sớm. Thầy Nguyễn Khoa Tịnh khóc trên bục giảng Thầy tăng tôi cuốn sách Trần Hưng Đạo Binh Thư Yếu Lược với lời đề tặng từ tuổi thơ để tôi lưu lại Lời dặn của Thánh Trần và Thầy viết bài thơ Em ơi em can đảm bước chân lên lưu những bài thơ tuổi thơ của chính tôi cho tôi. Tôi được anh trai Hoàng Ngọc Dộ và chị gái Hoàng Thị Huyền bảo bọc cưu mang từ nhỏ khi cha mẹ mất sớm, chị gái Hoàng Thị Huyên đã lấy chồng và anh trai Hoàng Trung Trực dấu chân người lính, bom đạn giữa chiến trường, Tôi gạt nước mắt ra đi, thề trước mộ cha mẹ theo Lời dặn của Thánh Trần với Lời thề trên sông Hóa. Thật xúc động ngày về quê tảo mộ tổ tiên Quảng Bình đất Mẹ ơn Người, trời đất tổ tông linh thiêng đã lặng thầm phù trợ.

Dưới đây là một số ảnh Nguồn Son nói Phong Nha và một số tư liệu chọn lọc

LINH GIANG TRONG LỊCH SỬ

Sông Gianh (Linh Giang) Hoành Sơn, Đèo Ngang, Sông Nhật Lệ, thành phố Đồng Hới, Di sản thiên nhiên thế giới vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng là sáu biểu trưng đặc sắc của tỉnh Quảng Bình về địa chính trị, du lịch sinh thái, lịch sử, địa lý, văn hóa..

Sông Gianh là một con sông chảy trên địa phận tỉnh Quảng Bình, bắt nguồn từ khu vực ven núi Cô Pi cao 2.017 m thuộc dãy Trường Sơn, chảy qua địa phận các huyện Minh Hóa, Tuyên Hoá, Bố Trạch, Quảng Trạch và thị xã Ba Đồn để đổ ra biển Đông ở Cửa Gianh. Dòng chảy ở thượng nguồn theo hình chữ V với hướng chủ đạo là tây nam-đông bắc. Từ điểm giáp ranh ba xã Thanh Thạch, Hương Hóa, Kim Hóa bắt đầu chảy theo hướng tây bắc-đông nam. Tới ranh giới hai xã Kim Hóa và Lệ Hóa nó tiếp nhận thêm nước từ một chi lưu nhỏ phía hữu ngạn, chảy về từ phía tây. Phía dưới thị trấn Ba Đồn khoảng 3 km, sông Gianh tiếp nhận thêm nước từ chi lưu phía hữu ngạn, chảy ra từ khu vực Phong Nha-Kẻ Bàng. Sông Gianh dài khoảng 160 km, cắt qua quốc lộ 1 ở tây bắc Cửa Gianh 5 km. Tổng diện tích lưu vực là 4.680 km², độ cao trung bình 360 m, độ dốc trung bình 19,2%, lượng nước năm 7,95 km³ ứng với lưu lượng nước trung bình năm 252 m³/s, môđun dòng chảy năm 53,8 l/s.km². Mùa lũ từ tháng 9 đến tháng 11, chiếm khoảng 60-75% lượng dòng chảy hàng năm. Dòng cát bùn khoảng 1,93×105 tấn/năm, ứng với độ đục trung bình năm 192 g/m³ và hệ số xâm thực 168 tấn/km² năm. Tàu thuyền có thể qua lại đoạn sông ở hạ lưu, từ Cửa Gianh đến Ba Đồn 6 km, đến thị trấn Đồng Lê huyện Tuyên Hóa là 47 km. Đoạn thượng lưu từ Khe Nét trở về nguồn dài khoảng 70–80 km, lòng sông nhiều thác ghềnh. Khoảng 20 km đầu nguồn đá đổ ngổn ngang trong lòng sông. Tới Đồng Tâm, lòng sông rộng khoảng 80 – 90 m, lớn nhất 110–115 m. Đoạn từ các xã Phù Hóa, Quảng Tiên tới thị xã Ba Đồn (17°45′25″B 106°25′10″Đ), lòng sông có 5 cồn, đảo nhỏ trên sông, trong đó đảo dài nhất khoảng 3,8 km rộng nhất khoảng 0,8 km. Ngay dưới Ba Đồn lòng sông rộng tới 1 km.

Hoành Sơn và Đèo Ngang là ranh giới thời Đại Cồ Việt và Chiêm Thành sau khi người Việt giành được độc lập (939) và trước thời kỳ Nam Tiến của người Việt (1069) thì sông Gianh là ranh giới thời Trịnh-Nguyễn phân tranh giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài (1570-1786) với xung đột vũ trang gần nửa thế kỷ (1627-1672). Chiến trường chính là miền Bố Chính (Quảng Bình). Đèo Ngang gắn với huyền thoại “Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân” của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Năm 1558, Nguyễn Hoàng, một danh tướng thời Lê Trung Hưng, con thứ của Nguyễn Kim, sợ bị Trịnh Kiểm mưu hại, đã xin vào trấn thủ Thuận Hoá, mở đầu nhà Nguyễn sau này. Trong cuộc chiến tranh Trịnh Nguyễn, quân Trịnh án ngữ ở đèo Ngang, nhưng thực sự ranh giới Bắc Nam là sông Gianh. Bờ bắc sông có chợ Ba Đồn là nơi quân Trịnh mua đồ ăn uống và trao đổi hàng hóa. Bờ nam sông có một số thành lũy chắc chắn do Đào Duy Từ tổ chức xây đắp, luỹ Thầy dài 18 km, luỹ Trường Dục dài 10 km. Di tích Lũy Thầy, Quảng Bình quan, thành quách của thời Trịnh Nguyễn đến nay vẫn còn.

Người thợ cầu lão thành cũng là nhà khảo cứu sâu sắc Nguyễn Quốc Toàn (Bulukhin) có bài viết Về với Linh Giang do nhà báo TORO đã đăng trên tạp chí Pháp Lý ở Hà Nội. Ông Toàn là người Quảng Bình xa xứ nặng lòng với quê hương. Ông viết: “Người Việt từ xa xưa vẫn tâm niệm rằng thần sông thiêng lắm. Có chuyện kể: “Đô phủ thành hoàng thần quân” là thần sông Tô Lịch đã hoá phép phá tan nghìn cân đồng của Tiết độ sứ Cao Biền dùng yểm long mạch (Lịch sử Việt Nam tập I. NXB KHXH 1976), Biền chuốc lấy hoạ là cứ xây thành Đại La lên lại đổ. Cách nay 1200 năm, nhà thơ Hésiod người Hy Lạp khuyến cáo những người qua sông rằng: “Đừng bao giờ qua những con sông với dòng chảy vĩnh hằng mà trước đó chưa đọc lời cầu nguyện, đừng mãi mê ngắm những dòng chảy tráng lệ của chúng mà trước đó chưa nhúng hai tay khỏi những điều ác vấy bẩn, chúng sẽ kéo cơn cuồng nộ của các thần linh trút xuống đầu mình, sẽ phải chịu những đòn trừng phạt khủng khiếp” (Từ điển Biểu tượng văn hoá thế giới của Jean Chevarier và Alain Gheerbrant. NXB Đà Nẵng và trường viết văn Nguyễn Du 1.1976). Vậy thì thay tên đổi họ một dòng sông đã chính danh cách nay hơn 17 thế kỷ không hiểu người ta có cầu nguyện gì không? Lạ thay, các bậc “Trị quốc bình thiên hạ” thuở xưa lưu lại hậu thế trước tác chất đầy lầu tàng thư, nhưng không thấy một dòng nào nói nguyên do đổi tên Linh Giang thành Sông Gianh. Chỉ thấy sách “Tấn thư châu quận ký” nói rằng: “Năm Thái Khang thứ 10 chia quận Tây Quyển mà lập huyện Thọ Linh, sông chảy qua Thọ Linh là Linh Giang” (Đất nước Việt Nam qua các thời đại của Đào duy Anh). Thái Khang thứ 10 là năm 290. Năm 1875 vua Tự Đức sai Quốc sử quán soạn sách “Đại Nam nhất thống chí”, trong mục “hình thế” tỉnh Quảng Bình có ghi: ” … Phía bắc liền với Hoan Châu, núi cao thì có núi Đâu Mâu, và núi Thần Đinh, sông lớn thì có sông Linh Giang (Gianh) và sông Nhật Lệ” (Đại Nam nhất thống chí (thời Tự Đức) Tập II trang 12. Chữ Gianh trong ngoặc đơn là do dịch giả Phạm Trọng Điềm và người hiệu đính là đào Duy Anh chua vào. Sách ĐNNTC viết bằng chữ Hán , mà chữ Hán chỉ có “Danh” chứ không có “Gianh”) . Như vậy tính đến năm 1875 thì tên sông Linh Giang đã được dân gian gọi trong suốt 1586 năm, gần 16 thế kỷ. Mãi đến năm 1876 sử gia Đặng Xuân Bảng soạn sách “Sử học bị khảo” lại chép: “Quảng Bình có sông Gianh phát nguồn từ Thanh Lãng..” Tính cho đến năm 1998 thì tên sông Gianh mới có 123 năm. Cũng ở thời điểm 1998 tên Linh Giang đã có 1708 tuổi gấp gần 14 lần tuổi của tên sông Gianh. Người ta đã luận bàn khá nhiều về từ Gianh chưa rõ lai lịch và ngữ nghĩa này. Một giáo sư sử học danh tiếng phỏng đoán: Gianh có lẽ là Ranh trong ranh giới (Trịnh Nguyễn phân tranh) đọc theo tiếng Bắc. Nếu phỏng đoán này đúng thì có nên dùng nỗi đau chia cắt âý để đặt tên cho chiếc cầu không?. Người khác cho rằng Gianh là đọc “trại” của từ Giang (trong Linh Giang) mà ra. Chẳng hạn người ta đã đọc “trại” Minh Lễ thành Minh Lệ, Lũng Quýt thành Dung Quất, Betulông (Baietoulon) thành Bái Tử Long v.v…Nhưng hai từ Linh Giang không thể đọc “trại” thành một từ Gianh được. Linh Giang có nghĩa là sông thiêng liêng, huyền bí, còn Gianh không có trong từ điển Hán Việt, cũng không phải tiếng Việt phổ thông mà chỉ là phương ngữ (miền Bắc) chỉ cây cỏ tranh lợp nhà. Có lẽ ngoài câu thành ngữ của người miền Bắc nói về sự nghèo túng: “Nhà gianh vách đất” thì từ Gianh không thấy xuất hiện ở đâu nữa. Đấy là ngược nguồn lịch sử để tìm tên sông, ngõ hầu góp một tiếng nói với các nhà Địa – Văn hoá khi làm sách địa chí, chứ người viết không có ý định kiến nghị đổi tên sông Gianh trở lại sông Linh Giang. Bởi tên sông Gianh dẫu sao cũng là một phần máu thịt của khúc ruột miền Trung từ 123 năm nay rồi.”

QUÊ MẸ VÙNG DI SẢN

Việt Nam hiện có 33 Vườn Quốc Gia (VQG) Ở vùng núi và trung du phía Bắc có 1) Tam Đảo, 2) Hoàng Liên, 3) Ba Bể, 4) Cao nguyên đá Đồng Văn, 5) Phia Oắc – Phia Đén, 6) Bái Tử Long
, 7) Xuân Sơn, 8) Quần thể di tích danh thắng Yên Tử; Ở vùng đồng bằng sông Hồng có 9) Ba Vì, 10) Cúc Phương, 11) Cát Bà, 12) Xuân Thủy; Ở vùng ven biển bắc Trung Bộ có 13) Phong Nha – Kẻ Bàng, 14) Bến En, 15) Pù Mát, 16) Vũ Quang ; Ở vùng ven biển nam Trung Bộ có 17) Bạch Mã, 18) Núi Chúa, 19) Phước Bình ; Ở vùng Tây Nguyên có 20) Chư Yang Sin, 21) Bidoup Núi Bà, 22) Chư Mom Ray, 23) Kon Ka Kinh, 24) Yok Đôn; Ở vùng Đông Nam Bộ có 25) Cát Tiên, 26) Lò Gò-Xa Mát, 27) Bù Gia Mập,  28) Côn Đảo; Ở vùng Tây Nam Bộ có 29) Mũi Cà Mau, 30) Phú Quốc, 31) Tràm Chim, 32) U Minh Hạ,  33) U Minh Thượng, xem chi tiết tại Vườn Quốc gia Việt Nam

Vườn Quốc Gia ở Việt Nam 10 VQG Phong Nha Kẻ Bàng (ảnh tư liệu HK, trích dẫn bởi Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim 2018)

VQG PHONG NHA KẺ BÀNG

Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng là Di sản thiên nhiên thế giới theo tiêu chí địa chất, địa mạo được UNESCO công nhận lần 1 năm 2003, Di sản thiên nhiên thế giới với tiêu chí đa dạng sinh học, sinh thái được UNESCO công nhận lần 2 vào ngày 3 tháng 7 năm 2015 là một vườn quốc gia Việt Nam tại huyện Bố Trạch, và Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình, cách thành phố Đồng Hới khoảng 50 km về phía Tây Bắc, cách thủ đô Hà Nội khoảng 500 km về phía nam. Vườn quốc gia này giáp khu bảo tồn thiên nhiên Hin Namno ở tỉnh Khammouan, Lào về phía tây, cách Biển Đông 42 km về phía đông kể từ biên giới của hai quốc gia. Phong Nha-Kẻ Bàng nằm ở một khu vực núi đá vôi rộng khoảng 200.000 ha thuộc lãnh thổ Việt Nam, khu vực lãnh thổ Lào tiếp giáp vườn quốc gia này cũng có diện tích núi đá vôi khoảng 200.000 ha. Diện tích vùng lõi của vườn quốc gia là 85.754 ha và một vùng đệm rộng 195.400 ha. Tháng 8 năm 2013, Thủ tướng chính phủ đã có quyết định mở rộng vườn quốc gia này lên 1233,26 km2. Vườn quốc gia này được thiết lập để bảo vệ một trong hai vùng carxtơ lớn nhất thế giới với khoảng 300 hang động và bảo tồn hệ sinh thái bắc Trường Sơn ở khu vực Bắc Trung Bộ Việt Nam. Đặc trưng của vườn quốc gia này là các kiến tạo đá vôi, 300 hang động, các sông ngầm và hệ động thực vật quý hiếm nằm trong Sách đỏ Việt Nam và Sách đỏ thế giới. Các hang động ở đây có tổng chiều dài khoảng hơn 80 km nhưng các nhà thám hiểm hang động Anh và Việt Nam mới chỉ thám hiểm 20 km, trong đó 17 km ở khu vực Phong Nha và 3 km ở khu vực Kẻ Bàng.

Vườn Quốc Gia ở Việt Nam 10 Hang Động Sơn Đoòng (ảnh tư liệu HK, trích dẫn bởi Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim 2018)

Tháng 4 năm 2009, một đoàn thám hiểm thuộc Hiệp hội Hang động Hoàng gia Anh đã phát hiện và công bố hang Sơn Đoòng là hang động có kích thước lớn nhất thế giới (dài trên năm km, cao 200m, và rộng 150m), lớn hơn nhiều so với hang Deer ở Vườn quốc gia Gunung Mulu ở Sarawak, Malaysia, lớn gấp 4 đến 5 lần so với Phong Nha. Trong đợt khảo sát này, đoàn thám hiểm cũng tìm thấy nhiều hang động khác. Kiến tạo carxtơ của Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng được hình thành từ 400 triệu năm trước, từ thời kỳ Đại Cổ Sinh do đó là carxtơ cổ nhất ở châu Á. Trải qua nhiều thay đổi lớn về địa tầng và địa mạo, địa hình khu vực này hết sức phức tạp. Phong Nha-Kẻ Bàng phô diễn các bằng chứng ấn tượng về lịch sử Trái Đất, giúp nghiên cứu lịch sử hiểu được lịch sử địa chất và địa hình của khu vực. Khu vực Phong Nha-Kẻ Bàng là một trong những mẫu hình riêng biệt và đẹp về sự kiến tạo carxtơ phức tạp ở Đông Nam Á.

NGUỒN SON NỐI PHONG NHA

Đất Mẹ vùng di sản là chùm hình ảnh tuyệt đẹp của tuyến du lịch đường sông từ Chợ Đồn tới Chợ Mới vào Phong Nha Kẻ Bàng Di sản Thiên nhiên Thế giới, rất cần thiết để kết nối Du lịch sinh thái với Kinh tế Quốc phòng, vì có tầm vóc lớn của Việt Nam và Thế giới

THẦY BẠN TRONG ĐỜI TÔI

Hai ảnh trên đây tôi có nhiều bạn quý, Ảnh trên có các khuôn mặt thân quen ở Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam. Ảnh dưới có nhiều người ở Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, trong đó có cá anh Nguyễn Văn Bộ, Vũ Mạnh Hải, Lưu Văn Quỳnh là gần gũi hơn. Tiến sĩ Lưu Quỳnh chuyên gia lúa, người thứ hai phải qua, chẳng biết anh đọc bài “Nguồn Son nối Phong Nha” này từ khi nào, nhưng ngay ra sau khi tôi vừa viết xong bài trên thì tin nhắn của anh đã hiện ra “Chào anh Hoàng Kim. Anh kể những địa danh như “Chợ Mới “Minh Lệ” là nhà Dì ruột mà Quỳnh thường qua đò thăm Dì. ” Cao Lao Hạ” làng của tui thuộc xã Hạ Trạch. “Troóc” là nơi Quỳnh được sinh ra tại đây nên có tên cúng cơm là “Troóc” và nhiều địa danh khác sông Gianh, Rào Nan … anh kể như là chuyện ở quê nhà vậy. Cám ơn anh Hoàng Kim nhiều.” Tôi linh cảm những điều tôi sắp nói ra có một sự giao thoa kỳ lạ. Có thời, chúng ta coi những điều đó như là mê tín , nhưng thực ra đó là một trực giác , một sự may mắn, một sự che chở, một dẫn dắt của vận mệnh để tránh dữ tìm lành, đi được tới đích,mà các cụ thường gọi là phước đức.”Thiện căn cốt ở lòng ta. Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài” Phúc cho ai may sớm gặp được những lời khuyên phúc hậu mà tự biết mình.
Luu Quynh Anh nói đúng. Khi con người bớt lo toan thì mới thấy hết được nhiều chuyện trong sự đời mà trước đây ít khi nghỉ tới. Chúc anh và gia đình luôn sức khoẻ. xem tiếp Hà Nội mãi trong timhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/ha-noi-mai-trong-tim/

DI SẢN THẾ GIỚI TẠI VIỆT NAM
Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim

26 Di sản Thế giới tại Việt Nam gồm 9 Di sản Thế giới được UNESCO công nhận (1) Hoàng Thành Thăng Long, (2) Cố đô Huế, (3) Vịnh Hạ Long, (4) Vườn Quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng, (5) Quần thể danh thắng Tràng An, (6) Thánh địa Mỹ Sơn, (7) Phố cổ Hội An, (8) Thành Nhà Hồ)  (9) Cao nguyên đá Đồng Văn công viên địa chất toàn cầu di sản thế giới thuộc Vườn Quốc Gia ở Việt Nam, 11 di sản văn hóa thế giới phi vật thể và 6 di sản tư liệu.

Hoàng Thành, Vùng trời nhân văn, bài và ảnh Hoàng Kim, https://hoangkimlong.wordpress.com/category/vung-troi-nhan-van/

1. HOÀNG THÀNH THĂNG LONG

Di sản thế giới tại Việt Nam 1 Hoàng Thành Thăng Long, ảnh tư liệu nguồn BQLDT Hoàng Thành Thăng Long, (trích dẫn bởi Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim 2018).Di tích Đoan Môn.  Ngày 10 tháng 12 năm 1427 nhằm ngày 22 tháng 11 năm Đinh Mùi tại Đoan Môn Hoàng Thành Thăng Long thủ đô Hà Nội ngày nay, Hội thề Đông Quan được tổ chức giữa thủ lĩnh nghĩa quân Lam Sơn Lê Lợi và chủ tướng quân Minh là Vương Thông,  Đại Việt giành lại độc lập hoàn thành cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Vua Minh sai La Nhữ Kính mang thư sang phong Trần Cảo làm An Nam Quốc Vương, bãi bỏ quân nam chinh, ra lệnh cho Vương Thông trở về Bắc, trả lại đất cho An Nam, cho sứ thần đi lại, việc triều cống thực hiện theo lệ cũ năm Hồng Vũ.  Quân Minh tổng cộng 10 vạn người đã được hồi hương an toàn. Bình Ngô đại cáo do Nguyễn Trãi viết theo ý chỉ của Lê Lợi đã khẳng định: Quân giặc các thành khốn đốn, cởi giáp ra hàng Tướng giặc bị cầm tù, như hổ đói vẫy đuôi xin cứu mạng Thần Vũ chẳng giết hại, thể lòng trời ta mở đường hiếu sinh Mã Kỳ, Phương Chính, cấp cho năm trăm chiếc thuyền, ra đến biển mà vẫn hồn bay phách lạc, Vương Thông, Mã Anh, phát cho vài nghìn cỗ ngựa, về đến nước mà vẫn tim đập chân run. Họ đã tham sống sợ chết mà hoà hiếu thực lòng Ta lấy toàn quân là hơn, để nhân dân nghỉ sức. Chẳng những mưu kế kì diệu Cũng là chưa thấy xưa nay

Hoàng thành Thăng Long Hà Nội khu di tích Trung tâm được Ủy ban di sản thế giới (thuộc UNESCO) chính thức công nhận là di sản văn hóa thế giới ngày 31-07-2010 tại Hội nghị lần thứ 34, tổ chức tại thủ đô Brasilia của Braxin. Khu di tích Trung tâm Hoàng thành Thăng Long- Hà Nội nằm trong khu vực thuộc quận Ba Đình – Hà Nội với tổng diện tích là 18,395 ha. Trong đó bao gồm khu khảo cổ học được khai quật (ở số 18 đường Hoàng Diệu) và các di tích còn lưu giữ được trong khu di tích Thành cổ Hà Nội như: cột cờ Hà Nội, Đoan Môn, Điện Kính thiên, Hậu Lâu, Bắc Môn cùng phần tường bao và 8 cổng hành cung được xây dựng thời Nguyễn. Khu di tích Trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội được hình thành từ thời nhà Lý, từ sau những năm 1011 cùng với kinh thành Thăng Long. Kinh thành Thăng long được xây dựng theo mô hình “Tam Trùng Thành Quách”, bao gồm có 3 vòng thành: La thành hay còn gọi là Kinh thành bao quanh kinh đô men theo 3 con sông: sông Hồng, Tô Lịch và sông Kim Ngưu. Tiếp đến là Hoàng thành (vòng thành thứ 2) và trong cùng là Tử Cấm thành (vòng thành thứ 3). Trải qua hơn 10 thế kỷ với nhiều triều đại phong kiến cũng như bao biến cố thăng trầm trong lịch sử Việt Nam, Hoàng thành Thăng Long đã có nhiều sự thay đổi, song riêng khu vực Tử Cấm thành hầu như không thay đổi, chỉ có các kiến trúc bên trong là có sự tu sửa, xây dựng thêm. Vì vậy các di tích ở đây đã có mối liên hệ liên kết khá chặt chẽ tạo nên một tổng thể liên hoàn rất phức tạp nhưng rất phong phú và có sức hấp dẫn đặc biệt trong việc nghiên cứu về vấn đề quy hoạch đô thị và không gian kiến trúc tiếp nối giữa các triều đại trong lịch sử Việt Nam. Đây cũng chính là giá trị độc đáo nhất của khu di tích.

Di sản thế giới tại Việt Nam 2 Cố đô Huế, ảnh tư liệu nguồn BQLDT Cố đô Huế, (trích dẫn bởi Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim 2018)

2. CỐ ĐÔ HUẾ

Quần thể di tích cố đô Huế được  tổ chức UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới ngày 03/7/1993 tại hội nghị tổ chức ở Colombia. Đây là di sản văn hóa đầu tiên của Việt Nam được vinh danh là Di sản văn hóa thế giới. Quần thể di tích cố đô Huế được phân bố dọc theo tả ngạn và hữu ngạn sông Hương, thuộc thành phố Huế và một vài vùng ngoại ô thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế. Nơi đây là kinh đô của Việt Nam thời  Phong kiến – Triều đại nhà Nguyễn từ năm 1802 đến 1945.  Trải qua 143 năm dưới sự trị vì của 13 đời vua, kinh đô Huế đã hình thành một hệ thống kiến trúc biểu thị cho quyền uy của chế độ quân chủ trung ương tập quyền Nhà Nguyễn ở Việt Nam thời bấy giờ. Đó là một hệ thống thành quách mẫu mực, những công trình kiến trúc, lịch sử văn hóa vừa mang đậm dấu ấn của nghệ thuật kiến trúc phương Đông vừa có sự giao thoa với nghệ thuật kiến trúc phương Tây. Tất cả được sắp đặt ở những vị thế đặc biệt lồng trong khung cảnh thiên nhiên thơ mộng toát  lên một vẻ đẹp cổ kính, uy nghiêm nhưng vẫn rất trữ tình. Một vẻ  đẹp độc đáo của kinh đô “rất Việt Nam” với những công trình tiêu biểu như: Hoàng Thành, Tử Cấm Thành, Nghinh Lương Đình, Phu Văn Lâu, Kỳ Đài, Ngọ Môn và các ngôi điện Thái Hòa, Cần Chánh, Kiến Trung,..Ngoài ra còn có 7 cụm lăng tẩm của 9 vị vua, Đàn Nam Giao, Hổ quyền, cùng nhiều kiến trúc đình, điện, chùa phật giáo cổ kính và nhiều địa danh thiên nhiên kỳ thú, thơ mộng như chùa Thiên Mụ, điện Hòn Chén, Lăng Cô, núi Ngự, sông Hương,…đã góp phần tô điểm thêm vẻ đẹp rất đặc trưng của cố đô Huế.

Di sản thế giới tại Việt Nam 3 Vịnh Hạ Long, ảnh tư liệu nguồn BQLDT Vịnh Hạ Long, (trích dẫn bởi Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim 2018)

3. VỊNH HẠ LONG

Di sản thiên nhiên Thế giới Vịnh Hạ Long  Việt Nam được tổ chức UNESCO 2 lần công nhận là Di sản thiên nhiên Thế giới. Lần 1 vào ngày 17/12/1994, lần 2 vào ngày 02/12/2000 với giá trị ngoại hạng về thẩm mỹ và giá trị địa chất, địa mạo. Vịnh Hạ Long là một phần của Vịnh Bắc bộ, nằm ở vùng Đông Bắc Việt Nam. Vịnh có diện tích 1.553 km2 với 1969 đảo lớn, nhỏ. Trong đó vùng di sản được công nhận bao gồm 775 hòn đảo có diện tích là 434km2. Đây là di sản độc đáo được đánh gía độc nhất vô nhị trên thế giới. Nó không những chứa đựng nhiều dấu tích quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển của trái đất, là cái nôi cư trú của người Việt cổ mà còn là một tuyệt tác nghệ thuật của thiên nhiên với hàng trăm, nghìn đảo đá “muôn hình vạn trạng”, cùng nhiều hang động kỳ bí tuyệt đẹp có tuổi kiến tạo địa chất cách đây từ 250-28 triệu năm. Vịnh Hạ Long không những là kỳ quan thiên nhiên của thế giới mà còn là một bảo tàng địa chất quý giá được gìn giữ ngoài trời đến 300 triệu năm. Bên cạnh đó Vịnh còn là nơi tập trung đa dạng sinh học với các hệ sinh thái của vùng biển nhiệt đới rất phong phú, đa dạng trong đó có nhiều loài động thực vật quý hiếm nằm trong Sách đỏ Việt Nam và Thế giới. Vịnh Hạ Long còn là vùng đất được coi là cái nôi của loài người với nền văn hóa Hạ Long qua những di chỉ khảo cổ nổi tiếng như Đồng Mang, Xích Thổ, Thoi Giếng cùng nhiều địa danh gắn với lịch sử đấu tranh oanh liệt, hào hùng của dân tộc như thương cảng Ba Đồn, núi Bài Thơ, sông Bạch Đằng.

Di sản thế giới tại Việt Nam 4 Vườn Quốc Gia Phong Nha Kẻ Bàng, Động Phong Nha Quảng Bình, ảnh tư liệu nguồn BQLDT VQGPNKB, (trích dẫn bởi Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim 2018)

4. VƯỜN QUỐC GIA PHONG NHA KẺ BÀNG

Vườn Quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng nằm trên địa bàn các huyện Bố Trạch, Quảng Ninh, Minh Hóa của tỉnh Quảng Bình, có tổng diện tích 343.300 ha. Nơi đây được ví như một bảo tàng địa chất khổng lồ bởi cấu trúc địa hình, địa mạo rất phức tạp trải qua quá trình kiến tạo địa chất từ 4 triệu năm trước của trái đất với những cảnh quan thiên nhiên kỳ bí cùng hơn 300 hang động lớn nhỏ đẹp nổi tiếng như Phong Nha, Tiên Sơn, Thiên Đường. Đặc biệt là hang Sơn Đoòng được đánh giá là hang động lớn và dài nhất thể giới (hang cao 250m, rộng 200m, dài 8,5km). Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng còn là nơi có hệ động thực vật phong phú, đa dạng và độc đáo với 2400 loài thực vật bậc cao, 140 loài thú, 356 loài chim và hàng trăm loài lưỡng thể cá côn trùng trong đó có nhiều loài quý hiếm được ghi trong Sách đỏ Việt Nam và IUCN của thế giới như: sao la, mang lớn, mang Trường Sơn, Voọc Hà Tĩnh … Có thể nói, Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng vừa là một bảo tàng địa chất và cũng là một bảo tàng sinh học khổng lồ ở Việt Nam. Nó có nhiều giá trị to lớn không những đối với Việt Nam mà còn mang ý nghĩa toàn cầu. Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng cũng từng được UNESCO công nhận 2 lần là  Di sản thiên nhiên Thế giới (Lần 1 vào ngày 3/7/2003 tại Hội nghị Pari – Pháp; lần 2 vào tháng 7/2015 tại Hội nghị họp tại Bon- Đức).

Di sản thế giới tại Việt Nam 5 Quần thể danh thắng Tràng An, ảnh HK (trích dẫn bởi Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim 2018)

5. QUẦN THỂ DANH THẮNG TRÀNG AN

Quần thể danh thắng Tràng An Bái Đính là di sản thế giới hỗn hợp đầu tiên của Việt Nam được UNESCO chính thức công nhận vào ngày 23/6/2014 dựa trên 3 tiêu chí về văn hóa, thẩm mỹ và các giá trị địa chất, địa mạo. thuộc địa bàn các huyện Hoa Lư, Gia Viễn, Nho Quan và Thành phố Ninh Bình, với tổng diện tích khoảng 10.000 ha trong đó vùng lõi của di sản gồm: khu sinh thái Tràng An, cố đô Hoa Lư, Tam Cốc – Bích Động, ở đây có khoảng 100 hang động vừa là động khô, vừa là động nước. Các hang động xuyên thủy thông giữa các thung được thiên nhiên tạo tác muôn hình muôn vẻ, xung quanh được bao bọc bởi những ngọn núi đá vôi dựng đứng với những hình thù ký thú. Mỗi địa danh hang động nơi đây đều mang ý nghĩa gắn với những câu chuyện, sự kiện lịch sử dựng nước và giữ nước của cha ông từ triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần. Xen lẫn giữa các tuyệt tác thiên nhiên còn có cả những công trình kiến trúc cổ kính do bàn tay con người tạo nên, chúng hòa quyện với nhau trong một không gian huyền ảo, thơ mộng tạo nên vẻ đẹp linh thiêng, huyền bí cho Tràng An. Với sự đa dạng về địa chất địa mạo, về hệ thống cảnh quan hang động được kiến tạo trong thời gian kéo dài hàng triệu năm, Tràng An cũng là khu vực có hệ sinh thái phong phú, đa dạng, vừa trên cạn, vừa dưới nước. ở đây có hàng trăm đến hàng nghìn loài động thực vật khách nhau tropng đó có nhiều loài được ghi trong sách đỏ Việt Nam và Thế giới. Không những chỉ có môi trường thiên nhiên đa dạng, cảnh quan kỳ bí, thơ mộng, Tràng An còn mang trong mình nhiều giá trị lịch sử văn hóa vô giá với những di tích lịch sử thời nguyên thủy đến các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần. Tràng An đã từng là nơi cu trú của người tiền sử, là mảnh đất vua Đinh chọn xây dựng kinh đô đầu tiên của nhà nước Việt Nam phong kiến độc lập: Đại Cồ Việt. Nơi đây cũng từng là thủ đô kháng chiến của vua tôi nhà Trần trong 2 lần chống quân Nguyên xâm lược.  Qua đó có thể nói thật hiếm thấy một di sản văn hóa nào hội đủ các giá trị lịch sử, khoa học, thẩm mỹ, sinh thái và môi truờng như Quần thể danh thắng Tràng An của Việt Nam.

Di sản thế giới tại Việt Nam 6 Thánh địa Mỹ Sơn, ảnh VietHa (trích dẫn bởi Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim 2018)

6. THÁNH ĐỊA MỸ SƠN

Khu đền tháp Mỹ Sơn được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới ngày 01-12-1999.  Khu đền tháp Mỹ Sơn được phân bố tập trung trong một thung lũng được bao bọc xung quanh là đồi núi có đường kính khoảng 2km, từ Đông Trường Sơn đến kinh đô Trà Kiệu (nay thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam). Đây chính là khu thánh địa Ấn Độ giáo của vương quốc Chăm Pa được xây dựng và tồn tại từ thế kỷ VII đến thế kỷ XIII. Đền tháp ở Mỹ Sơn được xây theo từng cụm. Mỗi cụm thường có một đền thờ chính và bao quanh có nhiều tháp nhỏ hoặc một số công trình phụ. Đền tháp được xây bằng gạch, có ghép những mảng trang trí bằng sa thạch. Với kỹ thuật xây tường rất độc đáo (kỹ thuật mài chập xếp khít). Sau khi xây xong tường mới điêu khắc chạm trổ hình hoa lá, người, thú linh lên tháp. Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu thì Mỹ Sơn là nơi nghệ thuật kiến trúc Chăm Pa hội tụ một cách đầy đủ nhất. Các phong cách được phát triển liên tục mà chủ yếu nhất là từ thế kỷ VII – XIII. Mỹ Sơn tập trung đến 70 đền tháp, 32 bia ký tồn tại ở nhiều dạng khác nhau.  Mặc dù trải qua bao thăng trầm của lịch sử và tác động của mưa nắng, thời gian chúng không còn được hoàn toàn nguyên vẹn nhưng đây vẫn là những cứ liệu tốt và rất quan trọng để nghiên cứu tìm hiểu về nghệ thuật Chăm. Đặc biệt là nghệ thuật điêu khắc Chăm, một nền nghệ thuật độc đáo chịu ảnh hưởng sâu sắc của Ấn Độ giáo có vẻ đẹp mang đậm nét văn hóa dân tộc hấp dẫn đến lạ kỳ.

Di sản thế giới tại Việt Nam 7 Phố cổ Hội An, ảnh tư liệu nguồn BQLDT Hội An, (trích dẫn bởi Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim 2018)

7. PHỐ CỔ HỘI AN

Đô thị cổ Hội An được Ủy ban di sản thế giới (thuộc UNESCO) chính thức công nhận là Di sản văn hóa thế giới ngày 04-12-1999 tại Hội nghị thứ 23 tổ chức ở Maroc. Đô thị cổ Hội An nằm ở vùng hạ lưu ngã ba sông Thu Bồn, cách thành phố Đà Nằng 30km về phía Nam, thuộc địa phận tỉnh Quảng Nam. Đây là một cảng thị truyền thống Đông Nam Á duy nhất ở Việt Nam và hiếm có trên thế giới. Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu thì “các kiến trúc cổ của đô thị cổ Hội An hầu hết được làm mới từ thế kỷ XIX mặc dù năm khởi dựng xưa hơn nhiều”. Ở đây còn lưu giữ và bảo tồn gần như nguyên vẹn được trên 1000 di tích kiến trúc cổ bao gồm: các khu phố, nhà cửa, các hội quán, nhà thờ họ tộc, đình chùa, miếu mạo, giếng cổ,… Các kiến trúc cổ ở đây hầu hết được xây bằng vật liệu truyền thống như gạch, gỗ, phong cách kiến trúc vừa mang yếu tố nghệ thuật Việt Nam vừa có sự tiếp thu tinh hoa kiến trúc của các nước phương Đông( như Nhật Bản, Trung Hoa) và phương Tây. Điều đặc biệt của Hội An là mặc dù đã trải qua bao thế kỷ nhưng những phong tục tập quán, sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng lễ hội, những món ăn truyền thống, nghề thủ công truyền thống vẫn được người dân gìn giữ, bảo tồn và lưu truyền qua nhiều thế hệ cho đến ngày nay. Hội An từng là một thương cảng, nơi có điều kiện giao lưu với nhiều nền văn hóa khác nhau nên người Hội An ngoài những giá trị văn hóa truyền thống đã tiếp thu tinh hoa của các nền văn hóa các dân tộc khác hình thành nên một bản sắc văn hóa phong phú, đa dạng rất riêng và độc đáo. Người Hội An hồn hậu, dễ gần và rất mến khách. Đây cũng là một trong những yếu tố tạo nên sự hấp dẫn đối với du khách khi tới khám phá khu đô thị cổ Hội An.

Di sản thế giới tại Việt Nam 8: Thành nhà Hồ, cổng Nam ảnh Geoff Steven, nguồn BQLDT, Bảo tàng Thanh Hóa (trích dẫn bởi Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim 2018)

8. THÀNH NHÀ HỒ

Thành nhà Hồ được Ủy ban di sản thế giới (thuộc UNESCO) chính thức công nhận là di sản văn hóa thế giới ngày 27-06-2011 tại hội nghị lần thứ 35 tổ chức tại Paris (Pháp). Phạm vi phân bố của Thành nhà Hồ gồm các xã Vĩnh Tiến, Vĩnh Long, Vĩnh Quang, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc, Vĩnh Ninh, Vĩnh Khang, vĩnh Thành và thị trấn Vĩnh Lộc thuộc huyện Vĩnh lộc, tỉnh Thanh Hóa. Thành nhà Hồ là kinh đô của Việt Nam giai đoạn từ 1398 đến 1407. Thành được Hồ Quý Ly xây dựng năm 1397. Trong lịch sử Thành còn có nhiều tên gọi khác như: Thành An Tôn, Tây Đô, Tây Kinh, Tây Nhai, Tây Giai. Khu di tích Thành nhà Hồ bao gồm: khu Thành nội, Hào thành, La thành và Đàn tế Nam Giao. Trong đó Thành nội được xây dựng hình vuông, tất cả phần tường thành và 4 cổng chính được xây dựng bằng đá phiến xanh với kỹ thuật xây dựng và điêu khắc rất tinh xảo. Hào thành được đào đắp bao quanh khu Thành nội có 4 cửa đá bắc vào 4 cửa của Thành nội. La thành của Thành nhà Hồ dài khoảng 10km là vòng thành ngoài được xây dựng để che chắn, bảo vệ cho thành nội được dựa theo địa hình sông núi tự nhiên và chủ yếu là đắp bằng đất, tường tre gai bao vệ. Đàn tế Nam Giao được xây dựng năm 1402, đây là một kiến trúc cung đình quan trọng – nơi các vua tế lễ tạ ơn trời đất, cầu quốc thái dân an. Đàn Nam Giao có diện tích khoảng 43.000m2, có 5 nền đất với 5 bậc cấp. Từ nền Đàn cao nhất đến nền thấp nhất có độ chênh lệch nhau tới 7,80m. Thành nhà Hồ được đánh giá là “một công trình kỳ vĩ bởi  kỹ thuật và nghệ thuật xây dựng đá lớn và sự kết hợp các truyền thống xây dựng độc đáo có một không hai ở Việt Nam, khu vực Đông Á và Đông Nam Á trong thời kỳ cuối thế kỷ XIV đầu thế kỷ XV”.

9. CAO NGUYÊN ĐÁ ĐỒNG VĂN

Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn là công viên địa chất đầu tiên của Việt Nam và thứ 2 ở khu vực Đông Nam Á được Hội đồng tư vấn mạng lưới công viên địa chất toàn cầu  (GGN) công nhận là công viên địa chất toàn cầu ngày 3/ 10/ 2010,  nằm ở độ cao trung bình từ 1000-1600m so với mực nước biển, có diện tích gần 2356km2 thuộc địa bàn 4 huyện: Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh, Quản Bạ của tỉnh Hà Giang, Cao nguyên đá Đồng Văn mang trong mình nhiều di sản về địa chất, địa tầng, kiến trúc phong phú, đa dạng: điển hình như các vườn đá, rừng đá Khâu Vai, Lũng Pù (Mèo Vạc). Cao nguyên đá Đồng Văn được đánh giá là một trong những vùng có hệ địa sinh thái núi đá đẹp, độc đáo và đa dạng nhất trên thế giới. Đặc biệt nơi đây còn phát hiện được 4 di chỉ khảo cổ thời tiền sử thuộc thời kỳ đồ đá cách đây hàng vạn năm. Đây cũng là nơi sinh sống lâu đời của 17 dân tộc thiểu số vùng cao Bắc Việt Nam có nhiều nét văn hóa độc đáo mang đậm bản sắc văn hóa vùng miền.

10. TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG HÙNG VƯƠNG

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương  ở Phú Thọ là di sản văn hóa phi vật thể đầu tiên của Việt Nam được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại ngày 6/12/2012. Phạm  vi công nhận của di sản này được xác định gồm: 109 làng có đình, đền thờ vua Hùng thuộc địa phận Tp.Việt Trì, thị xã Phú Thọ và các huyện Cẩm Khê, Đoan Hùng, Hạ Hòa, Lâm Thao, Phú Ninh, Tam Nông, Thanh Sơn, Thanh Ba, Thanh Thủy, Yên Lộc của tỉnh Phú Thọ. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương được khởi nguồn từ thời đại các vua Hùng sau đó đã được phát triển mạnh và rất được chú trọng ở các triều đại phong kiến Việt Nam trước đây, đặc biệt thời Hậu Lê, Tây Sơn, nhà Nguyễn đã liên tục sắc phong cho các đền thờ tại Phú Thọ, pháp điển hóa nghi thức thờ cúng, cấp ruộng đất để thu hoa lợi phục vụ cho việc thờ cúng, coi sóc. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương được gắn với truyền thuyết Lạc Long Quân – Âu Cơ “bọc trăm trứng”, cả dân tộc cùng chung giống nòi, nguồn cội. đồng thời thể hiện đạo lý “uống nuớc nhớ nguồn”, sự gắn kết cộng đồngcũng như tinh thần đoàn kết dân tộc của người Việt Nam. Hàng năm lễ Giỗ tổ Hùng Vương được tổ chức ở các đền thờ vua Hùng trên khắp cả nước trong đó nghi lễ lớn nhất diễn ra tại khu di tích lịch sử đền Hùng tại Phú Thọ. Trong thời gian diễn ra lễ hội còn có nhiều trò chơi dân gian truyền thống như bịt mắt, bát dê, Kéo co, bắt vịt, bắt chạch thi bơi… Ngày nay Đảng và nhà nước ta cũng rất quan tâm đến công tác bảo tồn các di sản văn hóa đặc biệt là tín ngưỡng thờ Quốc tổ Hùng vương và đã đưa vào Quốc lễ. hằng năm cứ vào ngày 10/3 âm lịch nhân dân cả nước đều được nghỉ lễ để tham gia các hoạt động giỗ tổ được tổ chức trọng thể tại các đình, đền thờ vua Hùng ở các địa phương và nô nức hành hương về đất tổ Phú Thọ để tham dự nghi lễ tại khu di tích lịch sử đền Hùng.

Di sản thế giới tại Việt Nam 11: Nhã nhãc âm nhạc cung đình Việt Nam, ảnh Nhã nhạc,  Ban Đại nhac cung đình Huế đang trình tấu tại sân Thế Tổ Miếu, nguồn Bảo tàng cổ vật Huế (trích dẫn bởi Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim 2018)

11. NHÃ NHẠC CUNG ĐÌNH HUẾ

Nhã nhạc – âm nhạc cung đình Việt Nam là di sản văn hóa phi vật thể đầu tiên của Việt Nam được UNESCO công nhận là kiệt tác di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại tại một phiên họp được tổ chức tại Paris nước Pháp ngày 07-11-2003. Nhã nhạc – âm nhạc cung đình Huế bao gồm nhiều thể loại khác nhau: Nhạc lễ nghi sử dụng riêng cho việc cúng tế và triều chính, các ngày quốc lễ và Yến nhạc dùng cho sinh hoạt vui chơi giải trí trong cung của vua chúa và hoàng tộc. Trong đó có cả thể loại ca nhạc đi kèm với múa và kịch hát (múa cung đình, tuồng cung đình). Nhạc cung đình Huế xưa có nhiều thể loại: Giao nhạc, Miếu nhạc, Ngũ Tự nhạc dùng trong các dịp cúng tế trời đất; tổ tông; Đại triều nhạc dùng trong dịp lễ lớn, nghênh tiếp sứ thần; Triều nhạc và Yến nhạc phục vụ nội cung.  Múa cung đình Huế tiêu biểu có: Bát Dật, Lục Cung, Tam Tinh, Đấu Chiến Thắng Phật, Tứ Linh, Trình Tường,Tập Khách, Lục Triệt Hoa Mã Đăng… được phân định và sử dụng phù hợp vào các dịp, mục đích khác nhau. Các dàn nhạc và các bản nhạc cung đình triều Nguyễn cũng rất phong phú được biên soạn khá công phu bao gồm nhiều loại có biên chế khác nhau nhằm phục vụ các Nghi lễ và nhu cầu giải trí trong cung như: Nhã Nhạc, Huyền Nhạc, Ti Trúc Tế Nhạc, Tiểu nhạc, Đại nhạc, Nhạc Thiểu, Cổ Xúy Đại Nhạc, … Có thể nói “Nhã nhạc Huế là di sản văn hóa âm nhạc cổ điển bác học Việt Nam” được hình thành trên cơ sờ kế thừa thành tựu của dòng nhạc cung đình, các triều đại quân chủ trước đó ở Việt Nam và có sự sáng tạo phát triển lên một đỉnh cao mới, đây cũng chính là những giá trị vô giá và trường tồn của dân tộc Việt Nam .

12. KHÔNG GIAN VĂN HÓA CỒNG CHIÊNG TÂY NGUYÊN

Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên được UNESCO chính thức công nhận là di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại vào ngày 25- 11- 2005. Đây là một di sản văn hóa độc đáo của đồng bào các dân tộc Vùng Tây Nguyên Việt Nam. Phạm vị phân bố của “ Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên bao gồm 5 tỉnh: Từ KonTum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng. Chủ nhân của di sản văn hóa độc đáo này là 12 dân tộc tụ cư lâu đời nơi đây: Bana, Ê đê, Xê Đăng, Mơ Nông, Rơ Măm, Mạ, Cơho, Gia Rai…  Cồng Chiêng Tây Nguyên là một loại nhạc cụ độc đáo được chế tác chủ yếu bằng đồng có pha thêm một số kim loại khác như vàng, bạc, đồng đen.  Các tộc người Tây Nguyên sử dụng cồng chiêng làm nhạc cụ nhưng không tự đúc được Cồng Chiêng mà phải mua của các dân tộc láng giềng. Nhưng sau khi mua về với bàn tay khéo léo, óc sáng tạo, đôi tai thính các nghệ nhân đã biết chỉnh âm lại phù hợp theo hàng âm của tộc người. Chiêng sau khi đã được chỉnh âm sẽ được tổ chức một lễ hiến sinh mời thần Chiêng về trú ngụ trong Chiêng và từ đó “Chiêng mới thật sự là của cải vật chất và tinh thần của con người”,vì vậy Cồng Chiêng mang đậm bản sắc văn hóa tộc người. Đối với người Tây Nguyên, cồng chiêng là cầu nối giao tiếp giữa con người với thần linh. Vì vậy nó được sử dụng nhiều trong các nghi lễ và lệ hội. Thường mỗi tộc người Tây Nguyên đều có một biên chế dàn Chiêng riêng, bản nhạc riêng tùy theo tính chất đặc trưng của từng nghi Lễ mà có nhưng dàn chiêng và bài chiêng phù hợp. Dàn Chiêng và bài Chiêng dùng trong các nghi thức cúng thần khác với dàn Chiêng và bài Chiêng dùng trong nghi thức cầu màu, cầu sức khỏe… Đối với các tộc người Tây Nguyên cồng chiêng là biểu tượng cho sự quyền lực và sự giàu có. Người sở hữu nhiều cồng chiêng không chỉ là người giàu có của cải mà hơn thế còn là người có sức mạnh linh thiêng lớn hơn người khác. Bởi có thần chiêng làm bạn.Chiêng càng cổ thì quyền lực của vị thần càng cao.  Tự lâu đời, cồng Chiêng có sự gắn bó mật thiết và không thể thiếu trong đời sống tinh thần  của người Tây Nguyên. Cồng Chiêng và không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là tài sản vô giá về văn hóa lẫn âm nhạc, là di sản văn hóa độc đáo của nhân loại.

Di sản thế giới tại Việt Nam 13: Ca trù Việt Nam, ảnh Ca trù, nguồn BQLDT Hà Nội (trích dẫn bởi Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim 2018)

13. CA TRÙ

Ca trù là di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam được tổ chức UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại cần được bảo vệ khẩn cấp vào ngày 01-10-2009. Đây là một di sản văn hóa phi vật thể có phạm vi ảnh hưởng lớn nhất, nó có mặt ở 15 tỉnh thành trong cả nước nhưng nhiều nhất ở phía Bắc Việt Nam. Tiêu biểu như ở Hà Nội, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Phòng, Hưng Yên, Nam Định, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Tp. Hồ Chí Minh. Được khởi nguồn từ trong dân ca dân vũ dân nhạc Việt Nam, Ca trù là “một bộ môn nghệ thuật tổng hợp với nét độc đáo là sự phối hợp đa dạng tinh tế, nhuần nhuyễn giữa thi ca và âm nhạc, đôi khi có cả múa”. Nó được ra đời từ thế kỉ XI và được phát triển rộng rãi từ thế kỉ XV nhưng mãi đến cuối thể kỷ XX mới được thế giới biết đến và được các nhà Nhạc gia, nhạc sĩ nước ngoài tìm hiểu, nghiên cứu giới thiệu tại nhiều trường đại học nổi tiếng trên thế giới. Ca trù còn được gọi là hát Ả đào, hát Cô Đầu, hát Cửa Đình, hát Nhà Trò, … hát Ca trù thường có 5 không gian trình diễn chính, mỗi không gian đều có lối hát và cách thức trình diễn riêng. Để biểu diễn ca trù ít nhất phải có 3 người: một “Đào nương” hay còn gọi là “Ca Nương” vừa hát vừa gõ phách, một “Kép” (Nam nhạc Công) đệm đàn đáy cho người hát và một “Quan Viên” là người điểm trống chầu. Trong đó ca nương là người được đánh giá cao nhất nhưng cũng là người phải khổ luyện và trải qua nhiều thử thách mới được công nhận. Ca trù xưa được tổ chức khá chặc chẽ và có những quy định cụ thể về sự truyền nghề, học đàn, hát, chọn đào nương đi thi hát…  Ca trù là một bộ môn nghệ thuật độc đáo uyên bác. Ca Trù phong phú về lối hát, tinh tế, công phu trong kĩ thuật hát. Ca trù là một trong những kết tinh, nghệ thuật văn hóa tinh tế của tâm hồn người Việt Nam qua bao thế kỷ. Nó mãi là niềm tự hào và xứng đáng là Di sản Văn hóa Phi vật thể và Truyền Khẩu của Việt Nam và nhân loại.

Di sản thế giới tại Việt Nam 13: Quan họ Bắc Ninh, ảnh Quan họ Bắc Ninh nguồn Sở VHTT& DL Bắc Ninh (trích dẫn bởi Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim 2018)

14. QUAN HỌ BẮC NINH

Quan họ Bắc Ninh được tổ chức UNESCO công nhận là: Di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại vào ngày 30-9-2009. Phạm vi được công nhận chính thức gồm có 49 làng quan họ ở hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang, nhưng tập trung nhiều nhất là ở Bắc Ninh (có 44 làng quan họ). Quan họ Bắc Ninh là những làn điệu dân ca mượt mà, trữ tình của người dân vùng đồng bằng Bắc bộ, với lối hát giao duyên dân dã mộc mạc nhưng mang đậm nghĩa tình của trai gái thông qua những “Liền Anh” “Liền Chị” hát quan họ. Quan Họ Bắc Ninh cũng là môn nghệ thuật được hợp thành từ những yếu tố như: âm nhạc, lời ca, trang phục và lễ hội. Đây cũng là một trong những thể loại dân ca phong phú nhất về mặt giai điệu trong dân ca Việt Nam. Hát quan họ là hình thức hát đối đáp nam nữ giữa làng này với làng kia mà người ta còn gọi là “Bọn nam” “ Bọn nữ”. Một làng quan họ thường có nhiều “Bọn nam” và “Bọn nữ”. Khi hát có sự phân công hát dẫn, hát cặp để tạo được sự tương hợp về giọng ca. Việc truyền dạy dân ca quan họ cũng rất khác biệt so với các loại dân ca khác đó là tục “ngủ bọn”. Thường thiếu niên nam nữ trong làng từ 9-17 tuổi thường rủ nhau buổi tối tập trung tại nhà ông trùm để học cách nói năng, ứng đối và luyện giọng ghép đôi giữa “Liền anh” và “Liền chị” cho hợp giọng để đi hát. Trang phục và ẩm thực trong Quan họ Bắc Ninh cũng đặc biệt ấn tượng: vừa đẹp và trang trọng, thể hiện tình cảm thắm thiết của chủ nhà đối với khách cũng như tập quán của mỗi làng quê. Đó là trầu têm cánh phượng cánh quế, chè Thái, mâm son, thịt gà, giò lụa. Trang phục liền chị nổi bật với nón ba tầm, quai thao, khăn mỏ quạ, yếm váy… Liền anh áo the khăn xếp, ô lục soạn, áo the dài nâu thâm đi với quần, dép. Quan họ Bắc Ninh là nét văn hóa tiêu biểu của người dân vùng Kinh Bắc và là một trong những thể loại dân ca có làn điệu phong phú nhất trong kho tàng dân ca Việt Nam.

Di sản thế giới tại Việt Nam 15: Hội Gióng, ảnh Hội Gióng nguồn BQL di tích Hà Nội (trích dẫn bởi Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim 2018)

15. HỘI GIÓNG

Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại được UNESCO công nhận chính thức vào ngày 16-11-2010 tại Hội nghị lần thứ V của Uỷ Ban Liên Chính Phủ theo Công ước năm 2003 tổ chức tại thành phố Nairobi – thủ đô của Kenya. Hội Gióng hằng năm được tổ chức ở đền Sóc (xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội) từ ngày 6-8 tháng Giêng âm lịch và ở đền Phù Đổng (xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội) từ ngày 6-12 tháng tư âm lịch. Đây là hai địa danh theo truyền thuyết là nơi sinh ra người anh hùng Thánh Gióng và là nơi dừng chân cuối cùng sau khi dẹp tan giặc Ân ông bay về trời. Đây là lễ hội truyền thống để ca ngợi chiến công và tưởng nhớ công ơn của người anh hùng Thánh Gióng. Trong lễ hội có sự tái hiện lại một cách sinh động cảnh các trận đấu giao tranh quyết liệt giữa Thánh Gióng và nhân dân Văn Lang với giặc Ân theo hình thức chiến tranh giữa các bộ lạc cổ xưa. Lễ hội nhằm giáo dục lòng yêu nước và truyền thống đoàn kết cộng đồng và tinh thần thượng võ, ý chí đấu tranh kiên cường đồng thời cũng thể hiện khát vọng độc lập tự do của dân tộc.

Di sản thế giới tại Việt Nam 16: Hát xoan ở Phú Thọ, ảnh Đào kép các phường Xoan biểu diễn hát đúm tại đình Lâu Thượng nguồn Bảo tàng Phú Thọ (trích dẫn bởi Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim 2018)

16. HÁT XOAN Ở PHÚ THỌ

Hát Xoan ở Phú Thọ Việt Nam được UNESCO chính thức công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại vào ngày 24-11-/2011. Hát Xoan còn được gọi là khúc môn đình (hát cửa đình) được xuất hiện từ thời đại Hùng Vương cách ngày nay khoảng hơn 2000 năm. Đây là lối hát thờ thần xưa thường được tổ chức hát vào mùa Xuân. Hát Xoan có 3 hình thức: hát thờ cúng các vua Hùng, thành Hoàng làng, hát cầu mùa, cầu sức khỏe, hát lễ hội (giao duyên nam nữ). Phạm vi phân bố của Hát Xoan tập trung chủ yếu từ những làng cổ thuộc địa bàn trung tâm Văn Lang xưa thời vua Hùng ở Phú Thọ, tiêu điểm như An Thái, Phù Đức, Kim Đới  ở hai xã Kim Đức và Phương Lâu (Phú Thọ) và sau được lan tỏa ra một số làng quê dọc theo hai bên bờ sông Lô, sông Hồng và tỉnh Vĩnh Phúc. Trong Hát Xoan khi biểu diễn thể hiện nhiều dạng thức như: hát nói, hát ngâm, ngâm thơ và ca khúc, đồng ca nữ, đồng ca nam, tốp ca, đối ca, hát đối đáp, hát xen, hát đuổi, hát có lĩnh xướng…Về sắc thái âm nhạc cũng rất phong phú đa dạng. Múa và hát luôn đi cùng và kết hợp với nhau. Nội dung lời ca có phần khấn nguyện, chúc tụng và mô tả sản xuất, sinh hoạt, ca ngợi cảnh vật thiên nhiên, kể nói về truyện xưa. Hát Xoan là một di sản văn hóa phi vật thể chưa đựng nhiều giá trị lịch sử văn hóa nghệ thuật độc đáo của dân tộc Việt Nam. Nó có một sức sống mãnh liệt được lưu truyền gìn giữ qua bao thế hệ và sẽ mãi trường tồn, đồng hành cùng cộng đồng dân tộc Việt Nam trong thời hiện đại.

Di sản thế giới tại Việt Nam 17: Đờn ca tài tử Nam Bộ, ảnh Cảnh sinh hoạt đờn ca tài tử Bảo tàng Bạc liêu cung cấp (trích dẫn bởi Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim 2018)

17. ĐỜN CA TÀI TỬ NAM BỘ

Nghệ thuật đờn ca tài tử Nam bộ  còn được gọi là: “Đờn ca tài tử” đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại ngày 5-12-2013. Đây là một loại hình nghệ thuật dân gian đặc trưng của người dân vùng Nam bộ Việt Nam, được hình thành và phát triển vào cuối Thế kỷ XIX. Đờn ca tài tử Nam bộ được người dân Nam bộ sáng tác để hát chơi sau những buổi lao động mệt nhọc. Các bản nhạc thường được sáng tạo dựa trên cơ sở của nhạc lễ, nhạc cung đình, nhạc dân gian miền Trung. Các bản nhạc của Đờn ca tài tử được cải biên liên tục từ bản nhạc cổ trong đó đặc biệt là từ 20 bài gốc. Nhạc cụ sử dụng trong Đờn ca tài tử thường là các loại  đàn kìm, đàn tranh, đàn cò, đàn tỳ Bà, đàn độc huyền, sáo, tiêu…Về sau có sử dụng thêm một số đàn hiện đại như Guitar phím lõm, Violon… Đờn ca tài tử được thực hành theo nhóm, câu lạc bộ và gia đình. Nhạc công thường là song tấu, tam tấu, hòa tấu. Khi biểu diễn dàn nhạc thường cùng ngồi trên chiếu hoặc trên bộ ván với phong cách rất ung dung, thảnh thơi. Người nghe cũng có thể tham gia thực hành và bình luận. Đờn ca tài tử là một sinh hoạt văn hóa tinh thần không thể thiếu trong các dịp lễ hội, tết, cưới, sinh nhật, họp mặt giao lưu bạn bè… Đờn ca tài tử phản ánh tâm tư tình cảm mang tính cộng đồng cao và rất phù hợp với lối sống phóng khoáng, cởi mở, chân thật nhưng rất  kiên cường của người dân vùng Nam bộ. Đây cũng là nét đẹp văn hóa truyền thống đang được bảo tồn và phát huy.

Di sản thế giới tại Việt Nam 18: Dân ca Ví dặm Nghệ Tĩnh, ảnh Dân ca Ví dặm Nghệ Tĩnh Bảo tàng Vinh cung cấp (trích dẫn bởi Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim 2018)

18. DÂN CA VÍ DẶM NGHỆ TĨNH

Dân ca Ví dặm Nghệ Tĩnh được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại ngày 27-11-2014. Đây là một loại hình nghệ thuật trình diễn dân ca khá phổ biến và chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân thuộc hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Nó mang đậm bản sắc, tâm hồn cũng như cốt cách của người dân Nghệ Tĩnh. Dân ca Ví dặm được người dân nơi đây hát trong mọi hoạt động của đời sống như khi  ru con, dệt vải, gặt lúa, chèo thuyền… Nội dung lời ca của dân ca Ví dặm ca ngợi những giá trị nhân văn sâu sắc như tinh thần yêu nước, tôn sư trọng đạo, hiếu kính với cha mẹ, lòng chung thủy, cách ứng xử, sống có nghĩa có tình…kêu gọi gắn kết cộng đồng chống áp bức bất công trong xã hội. Hát ví thường là hát tự do, ngẫu hứng theo lối hát ví von để đối đáp hai bên nam nữ. Có nhiều loại ví khác nhau như: ví phường cấy, phường gặt, phường nón, phường vải, ví đò đưa…  Hát dặm là thể hát nói bằng thơ ngụ ngôn thường có tiết tấu rõ ràng. Dặm mang tính tự sự, tự tình, khuyên răng, giải bày. Nhiều khi lại dí dỏm khôi hài, châm biếm trào lộng. Hát dặm Nghệ Tĩnh cũng có rất nhiều loại khác nhau: dặm nói, dặm kể, dặm vè, dặm ru, dặm nam nữ, dặm cửa quyền, dặm xẩm… Dân ca ví dặm có lối hát rất gần gũi, mộc mạc đặc biệt sử dụng nhiều từ ngữ và ngữ điệu phương ngữ Nghệ Tĩnh có khả nặng biểu đạt tư tưởng tình cảm của người dân xứ Nghệ Tĩnh đồng thời góp phần giáo dục những giá trị đạo đức truyền thống, lòng yêu nước, gắn kết cộng đồng. Nó có một sức sống mãnh liệt và là nguồn cảm hứng âm hưởng dân ca cho các nghệ sĩ kế thừa và phát huy trong các tác phẩm đương đại, góp phần làm giàu thêm di sản văn hóa tinh thần và sự phát triển bền vững của xã hội thời hiện đại.

19. KÉO CO

Nghi lễ và trò chơi kéo co  là di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận vào ngày 02-12-2015 cùng với nghi lễ và trò chơi kéo co ở Campuchia và Hàn Quốc, là một tập quán phổ biến trong văn hóa của những cư dân  trồng lúa nước ở vùng Đông Á và Đông Nam Á. Nó phản ánh nhân sinh quan, thế giới quan của con người đặc biệt là niềm tin vào lực lượng siêu nhiên. Ở Việt Nam, Nghi lễ và trò chơi kéo co tập trung chủ yếu ở vùng Trung du, đồng bằng Sông Hồng và Bắc Trung bộ. Tiêu biểu như ở các tỉnh Vĩnh Phúc, thành phố Hà Nội và cả…. ở vùng núi phía bắc trong cộng đồng người Tày, người Thái và người Giáy ở Lào Cai. Đây là những cư dân lúa nước sớm nhất trong lịch sử và là cái nôi của nền văn minh lúa nước. Kéo co không chỉ là một trò chơi dân gian mà còn là một sinh hoạt văn hóa gắn với quan niệm tâm linh của các dân tộc. Kéo co được tổ chức như một lễ nghi trong các lễ hội là để cầu mùa( mưa thuận, gió hòa, mùa màng tươi tốt), cầu sức khỏe, cầu an… Kéo co được biểu hiện ở hai hình thức: có dây hoặc không dây. Việc chuẩn bị người thi đấu và  dây kéo cũng được chuẩn bị kỹ lưỡng vì theo quan niệm tâm linh của cư dân nông nghiệp điều này rất quan trọng liên quan đến sự bình an, may mắn trong làm ăn cho cả làng và cộng đồng.

20. TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU TAM PHỦ

Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ của người Việt được tổ chức UNESCO chính thức công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại ngày 01-12-2016. Đây là một tín ngưỡng dân gian thờ các thần linh thiên nhiên có từ lâu đời của người Việt được xuất hiện từ thời tiền sử với khái niệm Thánh Mẫu, sau dần phát triển thành tín ngưỡng Tam Phủ (Thiên phủ, Địa phủ, Thoại phủ). Đến thế kỷ XVI cùng với sự xuất hiện của Thánh mẫu Liễu Hạnh một tín ngưỡng bản địa mới được hình thành đó là đạo Mẫu. Tín ngưỡng thờ Mẫu còn gắn liền với nghệ thuật hát chầu văn (hát hầu đồng) – một loại hình nghệ thuật dân gian độc đáo của người Việt. Nghi lễ hầu đồng là nghi thức tín ngưỡng tiêu biểu của đạo Mẫu. Đây là nghi thức giao tiếp với thần linh, các vị thánh thông qua các ông đồng, bà đồng. Thường các vị thánh sẽ hóa thân vào nhân vật dùng nhạc thơ, lời kể lại chuyện. Đồng thời thể hiện quyền lực như trừ ma, phán bệnh, ban phúc lộc… Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ là một phong tục tập quán thờ cúng nữ thần và những nhân vật anh hùng có trong lịch sử, những người có công với đất nước là một nét văn hóa đặc sắc trong văn hóa tâm linh của người Việt và một số dân tộc khác như Mường, Dao, Nùng…Đây là loại hình nghệ thuật dân tộc độc đáo có lối trình diễn kết hợp nhiều yếu tố như: âm nhạc, trang phục, múa và diễn xướng.

21. MỘC BẢN TRIỀU NGUYỄN

Mộc bản triều Nguyễn là di sản tư liệu của Việt Nam được Uỷ ban tư vấn quốc tế (IAC) thuộc UNESCO công nhận là di sản tư liệu thế giới vào ngày 31/7/2009. Đây là một loại hình tài liệu đặc biệt quý hiếm không chỉ ở Việt Nam mà còn hiếm có trên toàn thế giới. Mộc bản triều Nguyễn là những văn bản chữ Hán – Nôm được khắc trên gỗ để in các loại sách lưu hành tại Việt Nam vào thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX. Mộc bản triều Nguyễn hiện còn lưu giữ được 34.619 tấm trong đó bao gồm cả những ván khắc in thu được ở Văn Miếu Quốc Tử Giám Hà Nội đua vào Huế lưu trữ. Tài liệu được khắc trên mộc bản rất tinh xảo và sắc nét với nội dung ghi lại các sự kiện lịch sử, các cuộc tiểu trừ giặc giã, công danh sự nghiệp của các bậc quân vương. Đồng thời nhân bản các bộ luật, các quy định về chuẩn mực xã hội để phổ biến bắt buộc mọi thần dân phải tuân thủ. Tất cả các bản thảo nói trên đều phải qua sự ngự lãm và phê duyệt bằng bút tích của Hoàng đế trước khi chuyển giao cho những nghệ nhân tài hoa trong ngự xưởng của cung đình khắc lên các loại gỗ quý như gỗ thị, nha đồng… Tài liệu Mộc bản triều Nguyễn là những bản khắc in các tác phẩm chính văn, chính sử được hình thành trong quá trình hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước và cuộc đời, hoạt động của những nhân vật lịch sử có ảnh hưởng lớn tới những biến cố xã hội cũng như tiến trình lịch sử của một dân tộc, của một đất nước. Hiện nay những tài liệu này rất hiếm có trên thế giới. Nó đặc biệt có giá trị trong việc nghiên cứu lịch sử văn hóa Việt Nam nói riêng và thể giới nói chung.

22. BIA TIẾN SĨ Ở VĂN MIẾU

Bia đá các khoa tiến sĩ triều Lê – Mạc (1442 – 1779) Bia đá các khoa tiến sĩ triều Lê – Mạc (gồm 82  tám bia tiến sĩ) được Uỷ ban ký ức thế giới khu vực châu Á Thái Bình Dương công nhận là di sản tư liệu thế giới thuộc Chương trình Ký ức thế giới của UNÉSCO vào ngày 09/3/2010. Bia tiến sĩ tại Văn miếu Quốc Tử Giám Hà Nội là di sản tư liệu độc đáo duy nhất trên thế giới “không chỉ lưu danh các tiến sĩ đỗ đạt trong các kỳ thi suốt gần 300 năm (1442 – 1779) mà còn ghi lại lịch sử các khoa thi và triết lý của triều đại về nền giáo dục và đào tạo, sử dụng nhân tài”. Trên các bia còn ghi rõ người viết văn bia, người dựng bia, ngày tháng dựng bia. Những điều này đã có tác động tích cực đối với xã hội đương thời và hậu thế cũng như khẳng định về tính xác thực, nguyên gốc và duy nhất của tư liệu. Nội dung văn bia đều do các nhà trí thức, danh nhân văn hóa biên soạn. Chữ viết và hoa văn trang trí trên các tấm bia sắc sảo, cầu kỳ mang tính nghệ thuật cao. Có thể nói mỗi tấm bia vừa là một tác phẩm thư pháp vừa là một tác phẩm thuật điêu khắc tinh tế và độc đáo với phong cách trang trí mang đậm dấu ấn của nghệ thuật đương thời. Với những giá trị lịch sử, văn hóa. nghệ thuật cũng như tính duy nhất, hiếm có của 82 tấm bia tiến sĩ, bia đá các khoa tiến sĩ triều Lê – Mạc tại Văn miếu Quốc Tử Giám (Hà Nội) là di sản tư liệu vô giá, là niềm tự hào của nhân dân Việt Nam và nhân loại trên toàn thế giới.

23. MỘC BẢN KINH PHẬT

Mộc bản Kinh Phật Thiền phái Trúc Lâm chùa Vĩnh Nghiêm được Ủy ban UNESCO công nhận là Di sản tư liệu thế giới thuộc Chương trình Ký ức thế giới khu vực Châu Á – Thái Bình Dương ngày 16-05-2012. Đây là bộ Mộc bản gốc, duy nhất của Phật phái Trúc Lâm còn lưu giữ được đến ngày nay tại chùa Vĩnh Nghiêm thuộc xã Trí Yên, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang. Ở đây còn lưu giữ được 3.050 bản khắc với hơn 10 đầu sách kinh phật. Trong đó chủ yếu là kinh sách, luật giới nhà Phật, trước tác của Tam Thế Tổ: Điếu Ngư Giác Hoàng Trần Nhân Tông, Thiền Sư Pháp Loa Đồng Kiên Cương, Thiền Sư Huyền Quang Lý Đạo Tái và một số bản in sớ điệp của Phật phái Trúc Lâm, mộc thư ghi chép lại cách chữa bệnh bằng châm cứu, bằng các loại thảo dược (thuốc nam). Các mộc bản này được san khắc vào giai đoạn vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, khi chùa Vĩnh Nghiêm là một trong những trung tâm đào tạo và ấn hành xuất bản lớn nhất của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam. Đồng thời cũng là nơi lưu giữ hồ sơ các tăng ni trên toàn quốc. Mộc bản Kinh Phật Thiền phái Trúc Lâm chùa Vĩnh Nghiêm đều được làm bằng gỗ thị, chữ được khắc ngược trên cả hai mặt. Kỹ thuật khắc và trang trí thực hiện đúng theo quy chuẩn in của Việt Nam. Chữ khắc chủ yếu là chữ Hán cổ, chữ Nôm và một số ít có khắc xen cài thêm chữ Phạn. Mộc bản Kinh Phật Thiền phái Trúc Lâm chùa Vĩnh Nghiêm là một di sản văn hóa phi vật thể vô giá của Việt Nam và của nhân loại bởi nó không những hàm chứa những giá trị tư tưởng, giáo lý của Phật phái Trúc Lâm mà còn có tính độc bản, nguyên gốc mang tính nghệ thuật cao. Đồng thời đây cũng là nguồn cung cấp thông tin phong phú và đáng tin cậy khi người xem có nhu cầu tìm hiểu nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực như: tôn giáo, ngôn ngữ, văn hóa, y học, mỹ thuật.

24. CHÂU BẢN NHÀ NGUYỄN

Châu bản triều Nguyễn được công nhận là Di sản tư liệu thế giới thuộc Chương trình Ký ức thế giới khu vực Châu Á – Thái Bình Dương ngày 14-05-2014 tại Hội nghị lần thứ 6 của Uỷ Ban Chương trình Ký ức thế giới khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (MOW CAP). Đây là những văn bản triều chính mà trong quá trình điều hành được các vua triều Nguyễn tự phê bằng mực son đỏ (từ 1802-1945). Toàn bộ khối Châu bản triều Nguyễn có 773 tập với khoảng 85.000 văn bản của 11 triều vua thời Nguyễn từ Gia Long đến Bảo Đại (không có của một vài vị vua không tại vị lâu). Các châu bản hầu hết được viết tay trên giấy dó và có nội dung khá phong phú về loại hình: chiếu, dụ, chỉ, sớ, tấu, khải, phúc, phiếu trình, phiếu nghỉ…Trong đó quy định rất rõ và chặt chẽ về chức năng và thẩm quyền. Nội dung phản ánh các vấn đề trong đời sống xã hội, các biến động về lịch sử, chính sách đối nội, đối ngoại của Việt Nam giai đoạn từ thế kỷ XIX đến nữa đầu thế kỷ XX. Các sự kiện ghi chép trong Châu bản có tính xác thực cao bởi đó là những thông tin được tiếp nhận và xử lý của các vua triều Nguyễn trong công tác quản lý xã hội. Đây cũng là nguồn sử liệu quan trọng để biên soạn các bộ sách sử và các sách điển lệ chính thống như: Đại Nam thực lục chính biên, Đại Nam nhất thống chí, Quốc Triều chính biên…Châu bản triều Nguyễn còn là tư liệu lịch sử có giá trị đặc biệt quan trọng trong việc minh chứng chủ quyền của Việt Nam về hai quần đào Trường Sa và Hoàng Sa. Ngoài ra các bút tích phê duyệt của các vua triều Nguyễn và hệ thống chữ viết trên Châu bản (sử dụng bốn loại chữ viết: chữ Hán, chữ Nôm, chữ Pháp, chữ Quốc ngữ) đã phản ánh sự biến động của hệ tư tưởng xã hội và sự tác động du nhập của văn hóa phương Tây cũng như hoạt động giao thương của Việt Nam đối với các nước trong khu vực và trên thế giới. Hiện nay toàn bộ số Châu bản này đang được gìn giữ bảo quản tại Trung tâm lưu trữ Quốc gia I (tại tòa nhà số 16 đường Vũ Phạm Hàm, phường Yên Hòa, Cầu Giấy – Hà Nội).

Di sản thế giới tại Việt Nam 25: Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế, ảnh Thơ văn trên kiến trúc Huế nguồn Bảo tàng cổ vậ , Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế (trích dẫn bởi Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim 2018)

25. THƠ VĂN TRÊN KIẾN TRÚC CUNG ĐÌNH HUẾ

Thơ văn trên kiến trúc Cung đình Huế được Ủy ban chương trình ký ức thế giới khu vực Châu Á  Thái Bình Dương (MOW CAP- thuộc UNESCO) chính thức công nhận là di sản tư liệu thế giới vào ngày 19-05-2016. Thơ văn trên kiến trúc Cung đình Huế bao gồm toàn bộ hệ thống văn tự chữ Hán chủ yếu là các bài văn, thơ được khắc chạm rất công phu và sắc sảo trên gỗ các kiến trúc thuộc quần thể kiến trúc cố đô Huế trong giai đoạn 1802-1945. Theo sự đánh giá của các chuyên gia và các nhà nghiên cứu thì Thơ văn trên kiến trúc Cung đình Huế là “di sản tư liệu độc đáo, là những bản gốc duy nhất hiện chỉ có ở Việt Nam và có giá trị nổi bật toàn cầu”.

26. MỘC BẢN TRƯỜNG HỌC PHÚC GIANG HÀ TĨNH

Mộc bản trường học Phúc Giang (Hà Tĩnh) đã chính thức được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu thuộc chương trình ký ức thế giới khu vực Châu Á – Thái Bình Dương ngày  19-05-2016 cùng với thơ văn trên kiến trúc Cung đình Huế. Mộc bản trường học Phúc Giang (Hà Tĩnh) là những bản khắc gỗ chữ Hán ngược dùng đề in sách do dòng họ Nguyễn Huy, làng Trường Lưu, xã Lai Thạch, huyện Thiên Lộc (nay là xã Trường Lộc, huyện Can Lộc), tỉnh Hà Tĩnh biên soạn và khắc in để phục vụ việc dạy và học. Mộc bản trường học Phúc Giang (Hà Tĩnh), được hình thành trong quá trình hoạt động giáo dục văn hóa từ giữ thế ký XIIX đến đầu thế kỷ XX. Mộc bản trường học Phúc Giang (Hà Tĩnh) là di sản tư liệu hiện có 383 bản được làm bằng gỗ những cây thị “đực”, nét chữ khắc tinh xảo với nhiều dạng chữ khác nhau như: Lệ thư, Thảo thư, Giản tự, Cô tự, … Mộc bản trường học Phúc Giang (Hà Tĩnh ) là khối mộc bản cổ nhất và duy nhất về văn hóa giáo dục của một dòng họ còn được lưu giữ ở Việt Nam. Với những giá trị đặc biệt về hình thức, nội dung cũng như tính xác thực, độc đáo di sản tư liệu này đã có tầm ảnh hưởng tới cả khu vực và quốc tế. Hiện nay khối Mộc bản này đang được bảo quản tại tư gia dòng họ Nguyễn Huy và Bảo tàng Hà Tĩnh.

SÔNG HOÀNG LONG CHẢY HOÀI
Hoàng Kim

Sông Hoàng Long sông Hoàng Long
Nguồn nước yêu thương chảy giữa lòng
Bái Đính Tràng An nôi người Việt
Cao Sơn thăm thẳm đức
Minh Không

HOÀNG TRUNG TRỰC ĐỜI LÍNH
Hoàng Kim

Tôi đọc lại “Hoàng Trung Trực đời lính" với ảnh tư liệu “Hai anh em gặp nhau giữa Sài Gòn giải phóng’ (Hoàng Trung Trực sư 341, Hoàng Kim sư 325B); “Viếng mộ cha mẹ” “Nhớ bạn” ‘Gia đình tôi ngày viếng bác Võ Nguyên Giáp” .

CUỘC ĐỜI VÀ THỜI THẾ


Năm Thân con khóc chào đời
Sức sống sữa Mẹ suốt đời tình thương
Nước nhà gặp cảnh tai ương
Việt Nam là bãi chiến trường giao tranh
 Pháp Nhật Tàu tới hoành  hành
Chạy giặc Cha Mẹ phải đành lánh thân
Người dân khổ cực muôn phần
Nước nhà chiến sự, nghèo bần Mẹ Cha
Trường Sơn rừng núi là nhà
Rừng thiêng nước độc, ta ra chẳng thời *

(*) Ernest Hemingway (1899-1961), tác giả của kiệt tác Ông già và biển cả, Giã từ vũ khí, là một cựu quân nhân, sống trãi gần trọn đời trong chiến tranh và nghèo đói của chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ hai, nên ông đã mô tả người như ông là thế hệ cầm súng, không hề được tận hưởng chất lượng cuộc sống, là “Thế hệ bỏ đi” (Lost Generation) của cộng đồng người Paris xa xứ; xem Borlaug và Hemingway
                                 
TUỔI THƠ TRONG NGHÈO ĐÓI


Ai quyền sống được làm người
Mà dân mất nước gặp thời chua cay?
Đời Cha sự nghiệp đổi thay
Lính Tây ngày trước, thời này đánh Tây

Ru ta lời Mẹ đêm ngày
Vọng theo hồn Nước tháng ngày bên Cha
Cha thì chiến đấu đường xa
Mẹ con chạy giặc, cửa nhà thì không
Nỗi niềm cuộc sống đau lòng
Bão mưa tàn phá, gió lồng không ngơi.

GIA ĐÌNH NHIỀU NGUY NAN

Mẹ ta dãi nắng dầm mưa
Lo cho con có cháo dưa học hành
Giữa rừng số phận mong manh
Mẹ phải chịu bệnh hoành hành héo hon
Đời Mẹ chung thủy sắt son
Đời Cha lính chiến tuổi xuân đọa đày
Lời thề nguyên bản xưa nay
Đã là người lính không lay lòng vàng
Bệnh về chẳng chút thở than
Bao nhiêu mầm bệnh Cha mang theo về

MẸ CHA BAO GIAN KHỔ

Bệnh sốt rét thật là ghê
Gan lách phù thủng trăm bề hại Cha
Chiến tranh tan cửa nát nhà
Mình Cha xoay xở thật là gian nan
Phận con rau cháo cơ hàn
Tuổi thơ năm tháng bần hàn Mẹ Cha
Tháng ngày khoai muối dưa cà
Đời còn Cha Mẹ đậm đà tình thương
Tình Cha Mẹ, nghĩa Nước Non
Tháng ngày chăm chút vuông tròn hiếu trung.

TUỔI XUÂN VUI LÊN ĐƯỜNG

Lên đường theo lệnh tòng quân

Xa nhà nỗi nhớ bội phần từ đây
Mẹ khóc nước mắt tuôn đầy
Lo con gian khổ cuộc đời chiến binh
Cha không khóc chỉ làm thinh
Tiễn con tựa cửa lặng nhìn theo con

Vần xoay sự nghiệp vuông tròn
Dấu chân Cha trước, nay con theo Người
Gẫm suy mới rõ thế thời
Hoàng Trung Trực đã thành người chiến binh.

GIẢI PHÓNG NƯỚC BẠN LÀO
(10/1963- 5/1965)


Đất Hương Khê , núi Quảng Bình
Vượt Trường Sơn vắt sức mình kiệt hao
Núi Phú Riềng, đất Lạc Xao
Nơi này ghi dấu chiến hào binh ta
Đời nhọc nhằn, thân xót xa

Trĩu vai súng đạn, gạo là quanh lưng        
Vượt bao đèo dốc  hành quân
Liên hồi tác chiến, máu dầm mồ hôi
Lại thêm sốt rét từng hồi
Thuốc men chẳng có, tháng trời toàn măng
Chia nhau chén cháo cứu thân
Trên bom, dưới đạn, ngủ hầm, tình thâm.

NHỚ NGƯỜI THÂN ĐÃ KHUẤT

Đêm trường thân lại xông pha
Theo chân thủ trưởng vào ra trận thù
Đạn giặc đan chéo như mưa
Đôi chân thủ trưởng đạn cưa mất rối
Trong ta tỉnh thức tình người
Cõng ngay thủ trưởng xuôi đồi chạy lui
Đêm rừng trời lại tối thui
Lạc mất phương hướng tới lui tìm đường
Quay đầu hỏi ý tình thương
Mới hay thủ trưởng tìm đường đi xa


Không hơi thở một xác ma
Làm ta thực sự xót xa một mình

Người thấm mệt, phút tử sinh
Giữa rừng im ắng lặng thinh không người 
Chỉ nghe tiếng thú quanh đồi

Làm cho ớn lạnh khắp người của ta
Song vì cái đói không tha
Cho nên khiếp sợ theo đà mất tiêu
Trãi qua những phút hiểm nghèo
Vác xác thủ trưởng cố leo tìm đường.

Giữa rừng núi, không người thương
Còn đâu phương hướng, tai ương không người
Một tâm hồn một cuộc đời
Không gạo không lửa, giữa trời rừng xanh
Một mình tính mạng mong manh
Tình thương người lính giúp anh chí bền
Năm ngày thủ trưởng vẫn nguyên
Tìm ra đơn vị bình yên lòng mình.

CHIẾN TRƯỜNG TIN MẸ MẤT

Nỗi đau nghiệt ngã vô hình
Nhận tin Mẹ mất nội tình cách phân
Công ơn Mẫu tử tình thâm
Căn bệnh đã cướp Mẫu thân mất rồi
Còn đâu bóng dáng hình Người
Đất trời nghiêng ngữa hại đời ta đây
Nỗi lòng đau khổ khôn khuây
Mẹ hiền ơi phút giờ này còn đâu
Lòng buồn tê tái đêm thâu
Trần gian đâu nữa Mẹ hiền, Cha ơi

Buồn thương Cha nỗi nhớ Người
Tình thương Cha Mẹ, trên đời còn Cha 

Con không khóc chỉ nhớ nhà
Trăm lần thương Mẹ xót xa phận mình
Làm người lính chiến tử sinh
Chiến tranh tàn khốc dứt tình Mẹ Cha
Tang thương đến không về nhà
Cuộc đời người lính vẫn là chiến tranh
Máu bạn đổ tiếp bên anh
Xác xương vùi dập trời xanh phủ rừng
Núi đồi che ấm thân lưng
Nhóm lên ngọn lửa bập bùng Trường Sơn.


(xem tiếp chuỗi chiến dịch và sự kiện chính …)

VIẾNG MỘ CHA MẸ
Hoàng Trung Trực

“Dưới lớp đất này là mẹ là cha
Là khởi phát đời con từ bé bỏng
Là lời mẹ ru dịu dàng cánh võng
Là gươm đao cha một thuở đau đời.

Hành trang cho con đi bốn phương trời
Là nghĩa khí của cha, là nhân từ của mẹ
Vẫn bầu sữa tinh thần không ngừng không nghỉ
Để hành trang cho con đi tiếp cuộc đời

Cuộc đời con bươn chải bốn phương trời
Nay về lại nơi cội nguồn sinh trưởng
Dâng nén hương mà lòng hồi hồi tưởng
Thuở thiếu thời trong lồng cánh mẹ cha

“Ước hẹn anh em một lời nguyền
Thù nhà đâu sá kể truân chiên
Bao giờ đền được ơn trung hiếu
Suối vàng nhắm mắt mới nằm yên” (6)

“Không vì danh lợi đua chen
Công Cha nghĩa Mẹ quyết rèn bản thân !”


NHỚ BẠN
Hoàng Trung Trực

Ngỡ như bạn vẫn đâu đây
Khói hương bảng lãng đất này bình yên
Tình đời đâu dễ nguôi quên
Những dòng máu thắm viết nên sử vàng

Trời xanh mây trắng thu sang
Mình ta đứng giữa nghĩa trang ban chiều
Nhớ bao đồng đội thương yêu
Đã nằm lòng đất thấm nhiều máu xương

Xông pha trên các chiến trường
Chiều nay ta đến thắp hương bạn mình


MẢNH ĐẠN TRONG NGƯỜI
Hoàng Trung Trực

Bao nhiêu mảnh đạn gắp rồi
Vẫn còn một mảnh trong người lạ thay
Nắng mưa qua bấy nhiêu ngày
Nó nằm trong tuỹ xương này lặng câm…

Thời khói lửa đã lui dần
Tấm huân chương cũng đã dần nhạt phai
Chiến trường thay đổi sớm mai
Việt Nam nở rộ tượng đài vinh quang.

Thẳng hàng bia mộ nghĩa trang
Tên đồng đội với thời gian nhạt nhoà
Muốn nguôi quên lãng xót xa
Hát cùng dân tộc bài ca thanh bình

Thế nhưng trong tuỷ xương mình
Vẫn còn mảnh đạn cố tình vẹn nguyên
Nằm hoài nó chẳng nguôi quên
Những ngày trở tiết những đêm chuyển mùa

Đã qua điều trị ngày xưa
Nó chai lỳ với nắng mưa tháng ngày
Hoà bình đất nước đổi thay
Đêm dài thức trắng, đau này buồn ghê

Khi lên bàn tiệc hả hê
Người đời uống cả lời thề chiến tranh
Mới hay cuộc sống yên lành
Vẫn còn mảnh đạn hoành hành đời ta.

BỀN CHÍ
Hoàng Trung Trực

Chỉ có chí mới giúp ta đứng vững
Và dòng thơ vực ta dậy làm người
Giờ ta hiểu vì sao Đặng Dung mài kiếm
Thơ “Thuật hoài” đau cảnh trần ai.

Cụ Nguyễn Du vì sao nén thở dài
Quan san cả trong lòng người áo gầm
Lầu Ngưng Bích vì đâu Kiều xế bóng
Khúc “Đoạn trường” dậy sóng nhớ lòng ai

Phạm Ngũ Lão sớm xuất chúng hơn người
Vì sao thành một hiền nhân trầm mặc
Ai chộn rộn đi kiếm tìm quyền lực
Để đời Ức Trai phải chịu án Lệ Chi Viên

Thương Nguyễn Kim nặng lòng tri kỷ
Xoay cơ trời tạo lại nghiệp nhà Lê
Giữa sa trường phải chịu thác mưu gian
Gương trung liệt dám quên mình vì nước

Ơn Trạng Trình nhìn sâu thế nước
Miền Đằng Trong hiến kế Nguyễn Hoàng
Hoành Linh Lũy Thầy dựng nghiệp phương Nam
Đào Duy Từ người Thầy nhà Nguyễn

Sông núi này mỏi mòn cố quận
Hạnh Phúc là gì mà ta chưa hay
Ta đọc Kiều thương hàn sĩ đời nay
Còn lận đận giữa mênh mang trời đất.

Ta an viên vợ con, em trai Thầy học
Anh trai ta lưu ‘Khát vọng” ở đời
Chỉ có chí cùng niềm tin chân thật
Và dòng thơ vực ta dậy làm người

TRÒ CHUYỆN VỚI THIỀN SƯ
Hoàng Trung Trực

Vất bỏ ngoài tai mọi chuyện đời
Lòng không vướng bận dạ an thôi
Ráng vun đạo đức tròn nhân nghĩa
Huệ trí bùng khai tỏa sáng ngời

Lòng lộng đêm nghe tiếng mõ kinh
Bao nhiêu ham muốn bỗng an bình
Tâm tư trãi rộng ngàn thương mến
Mong cả nhân loài giữ đức tin.

Thượng Đế kỳ ba gíáo đô đời
Vô minh cố chấp tại con người
Thánh Tiên tùy hạnh tùy công đức
Ngôi vị thiêng liêng tạo bởi Người.

Vững trụ đức tin đạo chí thành
Vô cầu vô niệm bả công danh
Sớm hôm tu luyện rèn thân chí
Đạo cốt tình thương đức mới thành

(*) ‘Trò chuyện với Thiền sư’ là tâm sự của Hoàng Trung Trực với Thượng tọa Thích Giác Tâm là vị cao tăng trụ trì ở chùa Bửu Minh, Biển Hồ ‘mắt ngọc Tây Nguyên” Pleiku – Gia Lai tác giả của Về nơi tịch lặng từ nguồn “Đạo Phật ngày nayhttp://www.daophatngaynay.com/vn/van-hoc/tho/15739-ve-noi-tich-lang.html

VỀ NƠI TỊCH LẶNG
Thích Giác Tâm

Kính tặng quý thiện hữu cùng một trăn trở, ưu tư cho Đạo Pháp .

Ta rất muốn đi về trong tịch lặng.
Quẳng lại sau lưng nhân thế muộn phiền.
Lòng thao thức Đạo Đời luôn vướng nặng.
Mũ ni che tai, tâm lại hóa bình yên.

Đời chộn rộn sao còn  theo chộn rộn?
Đạo hưng suy ta mất ngủ bao lần.
Đời giả huyễn thịnh suy luôn bề bộn.
Đạo mất còn ta cứ mãi trầm ngâm.

Vai này gánh  cho vai kia nhẹ bớt.
Tìm tri âm ta nặng bước âm thầm.
Sợi tóc bạc trên đầu còn non nớt.
Tháng năm nào ta thấy lại nguồn tâm ?

Gia Lai 10-09-2014

(**) “Đến chốn thung dung”  là thơ Hoàng Kim, nhà khoa học xanh người thầy chiến sĩ quê Quảng Bình, em của Hoàng Trung Trực,

ĐẾN CHỐN THUNG DUNG Hoàng Kim

Người rất muốn đi về trong tịch lặng
Quẳng lại sau lưng nhân thế muộn phiền
Ta đến chốn thung dung tìm
hoa lúa
Rong chơi đường trần, sống giữa thiên nhiên.

Tâm thanh thản buồn vui cùng nhân thế
Đời Đạo thịnh suy sương sớm đầu cành
Lòng hiền dịu và trái tim nhẹ nhõm
Kho báu chính mình phúc hậu an nhiên.

Trên hai vai ta đôi vầng nhật nguyệt (**)
Trăng rằm xuân lồng lộng bóng tri âm
Người tri kỷ cùng ta và năm tháng.
Giác Tâm:
Ta về còn trọn niềm tin.

TRẠNG TRÌNH
Hoàng Trung Trực

Hiền nhân tiền bối xưa nay
Xem thường danh vọng chẳng say tham tiền
Chẳng màng quan chức uy quyền
Không hề nghĩ đến thuyết truyền duy tâm
Đức hiền lưu giữ ngàn năm
Vì Dân vì Nước khó khăn chẳng sờn
Hoàn thành sứ mạng giang sơn
Lui về ở ẩn sáng thơm muôn đời
Tầm nhìn hơn hẳn bao người
Trở thành Sấm Trạng thức thời gương soi.
.
MỘT SỐ CÁC GHI CHÚ

Hai anh em gặp nhau giữa Sài Gòn giải phóng (Hoàng Trung Trực sư 341, Hoàng Kim sư 325B) ảnh đầu trang.

Gia đình tôi trong ngày viếng bác Giáp

Bài viết mới trên CNM365 Tình yêu cuộc sống
DẠY VÀ HỌC
https://hoangkimvn.wordpress.com
CNM365, ngày mới nhất bấm vào đây cập nhật mỗi ngày

Video yêu thích
KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam, Thung dung, Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, CNM365Tình yêu Cuộc sống, Kim on LinkedIn, Kim on Facebook, Kim on Twitter

Số lần xem trang : 17453
Nhập ngày : 10-12-2021
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Việt Nam học

  Dạy và học 4 tháng 7(04-07-2021)

  Dạy và học 3 tháng 7(03-07-2021)

  Dạy và học 2 tháng 7(02-07-2021)

  Dạy và học 1 tháng 7(01-07-2021)

  Dạy và học 30 tháng 6(30-06-2021)

  Dạy và học 29 tháng 6(29-06-2021)

  Dạy và học 28 tháng 6(28-06-2021)

  Dạy và học 27 tháng 6(27-06-2021)

  Dạy và học 26 tháng 6(26-06-2021)

  Dạy và học 25 tháng 6(25-06-2021)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46

Hoàng Kim, Khoa Nông Học, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, ĐTDĐ:0903 613024,Email:hoangkimvietnam1953@gmail.com, hoangkim@hcmuaf.edu.vn

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007