Trang chủ NLU| KhoaNôngHọc| Mụclục Hoàng KimLong| Tình yêu cuộc sống | CNM365| Khát khao xanh | Dạy và học | Cây Lương thực | FoodCrops| HK1| HK2| HK3| HK4| HKWiki| Violet| FAOSTAT| ThốngkêVN | ThờitiếtVN|
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 487
Toàn hệ thống 1158
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

 

Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc


TÌNH YÊU CUỘC SỐNG

THUNG DUNG
Nguyễn Bỉnh Khiêm, ...


DẠY VÀ HỌC
Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận


Khoa Nông Học  
Những nhà khoa học xanh,
http://foodcrops.vn


Norman Borlaug
Lời Thầy dặn

Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.


Thông tin Cây Lương thực
 Lúa, Ngô, Sắn, Khoai lang
Nông trại và Hệ thống Canh tác
http://foodcrops.vn
FOOD CROPS
CÂY LƯƠNG THỰC
  



Tình yêu cuộc sống
Thông tin chuyên đề chọn lọc

Science Daily

KHÁT KHAO XANH
HOÀNG KIM
CNM365

Luôn làm mới kiến thức của bạn !



Bút tích NB gửi HK và
Những tư liệu quý về 
GS.TS. Norman Borlaug

Lối vào Phong Nha

 


HOÀNG KIM
NGỌC PHƯƠNG NAM
CHÀO NGÀY MỚI

DẠY VÀ HỌC
CÂY LƯƠNG THỰC
FOOD CROPS



THƯ VIỆN NGHỀ LÚA
Thư viện Khoa học Xã hội





Cassava in Vietnam



A New Future for Cassava in Asia

On-line: Cassava in Asia
(Tải tài liệu PDF tại đây)


 

KimFaceBook
KimYouTube

KimLinkedIn

Songkhongtubien

KIMYOUTUBE. Video nhạc tuyển Sóng không từ biển (xem tiếp).



GỬI THƯ ĐIẾN TỬ VÀ
LIÊN KẾT TRỰC TUYẾN

hoangkimvietnam@gmail.com 
hoangkim@hcmuaf.edu.vn  
TS. Hoàng Kim

http://foodcrops.vn
http://vi.gravatar.com/hoangkimvn
http://en.gravatar.com/hoangkimvn

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  TS. Hoàng Kim

 

 

 

 

#CNM365 CLTVN 23 THÁNG 1
Hoàng Kim
CNM365 Tình yêu cuộc sống#cnm365 #cltvn An nhiên; Trời mưa qua Cồn Dưa; Từ Hiếu với người hiền; Gõ ban mai vào phím;Thơ xuân ngày giáp Tết; Kim Dung trong ngày mới; Đại tuyết trên Hoàng Hà Đặng Thái Sơn đọc và ngẫm; Một vùng trời nhân văn; Ngày 23 thang 1 năm 1368, Chu Nguyên Chương tế thiên địa, xưng là hoàng đế tại Ứng Thiên phủ, đặt quốc hiệu là “Minh“, tức Minh Thái Tổ, tức ngày Ất Hợi (4) tháng giêng năm Mậu Thân. Ngày 23 tháng 1 năm 1556, Một trận động đất có chấn tâm tại tỉnh Thiểm Tây, Đại Minh khiến khoảng 830.000 người thiệt mạng, tức ngày Nhâm Dần (12) tháng 12 năm Ất Mão; Ngày 23 tháng 1 năm 1997, Madeleine K. Albright trở thành người phụ nữ đầu tiên đảm nhiệm chức vụ Bộ trưởng Ngoại giao của Hoa Kỳ. Albright sinh tại Praha, Tiệp Khắc (ngày nay là Cộng hòa Séc), con của nhà ngoại giao Josef Korbel, bà là một người biết nhiều thứ tiếng, thông thao tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Séc, tiếng Nga, nói và đọc tốt tiếng Đức, tiếng Ba Lan và tiếng Serbi-Croatia. Bà là Bộ trưởng Ngoại giao dưới thời Bill Clinton. Bài chọn lọc ngày 23 tháng 1: #cnm365 #cltvn An nhiên; Trời mưa qua Cồn Dưa; Từ Hiếu với người hiền; Gõ ban mai vào phím; Thơ xuân ngày giáp Tết; Kim Dung trong ngày mới; Đại tuyết trên Hoàng HàĐặng Thái Sơn đọc và ngẫm; Một vùng trời nhân văn; Cây táo bài ca thời gian; Chuyện cô Trâm lúa lai; Chọn giống sắn kháng CMD; Câu chuyện ảnh tháng Một; Ngày xuân đọc Trạng Trình; Về Trường để nhớ thương; Nhớ thầy Phan Hoàng Đồng; Sớm xuân ngắm mai nở; Chiếu đất ở Thái An; Martin Fregene xa mà gần; Lev Tonstoy năm kiệt tác; Phục sinh giữa tối sáng; Nông lịch tiết Đại Hàn; Châu Mỹ chuyện không quên;Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-23-thang-1/

 

 

 

 

#CNM365#CLTVN AN NHIÊN
Hoàng Kim


Tôi nhiều lần đến Ấn Độ, đã một lần may mắn tới được quê hương Phật, và tự mình trồng một nhánh Bồ Đề ở vườn nhà để nay cây đã lớn. Minh triết của đức Phật Lời Phật dạy trong lòng tôi là triết lý tình yêu cuộc sống, lắng đọng 27 khẩu quyết yêu thích, lan tỏa trong đời thường mà tôi thật sự tâm đắc. An nhiên đứng hàng đầu. Tôi thích nên chép lại để đọc lại và suy ngẫm mà chưa thật rõ nguồn gốc của những lời này sự xác tín lời nói có ở sách nào, với ai, khi nào, ở đâu, trong hoàn cảnh nào. Người Thầy tâm thức trong tôi là
Trúc Lâm Trần Nhân Tônghttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/truc-lam-tran-nhan-tong/. Người Thầy gần gũi tôi là Viên Minh Thích Phổ TuệThiền Sư Lão Nông Tănghttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/thien-su-lao-nong-tang/; Tác phẩm khoa học mà tôi yêu thích là Bảy Kỳ Quan Phật Giáo Thế Giới https://youtu.be/aMgIJ16_uDg/. Minh triết của đức Phật, mời đọc bài ở đây https://hoangkimlong.wordpress.com/category/minh-triet-cua-duc-phat/

 

 

 

 

Minh triết của Đức Phật
LỜI PHẬT DẠY

An nhiên
CNM365

Thả cho nó bay.
Hòa nhã với tất cả
Chọn bạn mà chơi
Tình yêu cuộc sống
Yêu thương và Sống
Không ai có thể đi giúp ta.
Yêu quý hết thảy muôn loài.
Con nghĩ cái gì, con là cái đó.
Bỏ đi những hư danh giả tạm.
Hãy cho đi và con sẽ còn mãi.
Cây kim trong bọc có ngày lòi ra
Đoàn kết là sống, chia rẽ là chết
Minh triết trước hết là tự biết mình.
Tìm về suối nguồn bình yên bên trong con
Chuyển hóa nỗi ghen ghét thành sự khâm phục.
Bí quyết để có sức khỏe tốt là an trú trong hiện tại..
Tin sâu Luật Nhân Quả hành Sống theo Thiện Pháp
Hãy làm chủ suy nghĩ nếu không nó sẽ làm chủ con
Đời sống tâm linh không là sang trọng mà là nhu cầu
Con không là những gì con nói mà là những gì con làm
Ai biết nhìn vào trong tự thân mình thì người đó tỉnh thức.
Niềm hạnh phúc không bao giờ cạn kiệt khi ta biết chia sẻ
Không có đường đến hạnh phúc. Hạnh phúc là con đường
Hiểu được người là khôn ngoan, hiểu được mình là giác ngộ.
Lời nói có sức mạnh vừa có thể gây tổn thương, vừa có thể trị lành.
Không ai xứng đáng nhận được tình thương của con hơn là chính con.

Tin sâu Luật Nhân Quả, hành Sống theo Thiện Pháp. Đừng tin vào mọi thứ con được dạy phải tin. Lời Phật dạy 27 khẩu quyết xếp theo trình tự trên là sự thường niệm của riêng mình để cho dễ nhớ dễ thuộc dễ thực hành. Chúng ta khi trãi nghiệm nên tùy chọn nhập tâm những điều yêu thích phù hợp tâm thức đời thường. Kinh Phật có nhiều giao thoa với các Tôn giáo khác. Giáo sư Mai Văn Quyền khuyên nên định tâm, dụng tâm, không nên đứng hai chân ở hai thuyền dễ nguy hiểm. “Mohamet và đạo Hồi” “Vua Solomon sách khôn ngoan” đã có những kiến giải khác
https://www.youtube.com/embed/aMgIJ16_uDg?version=3&rel=1&showsearch=0&showinfo=1&iv_load_policy=1&fs=1&hl=vi&autohide=2&wmode=transparent

Kinh Hoán Dụ kể câu chuyện sau: Trên đường đi hành đạo, đức Phật gặp một nhóm người Bà La Môn. Những vị Bà La Môn này hỏi đức Phật: “Thưa Ngài Cồ Đàm, đạo của Ngài có phương pháp nào cầu xin không?”- Đức Phật trả lời: “Đạo của ta không có pháp cầu xin mà chỉ cần thấu hiểu nghiệp báo và tin sâu Luật nhân quả, rồi hành sống theo thiện pháp thì cuộc sống sẽ được an lạc hạnh phúc hiện tiền.”- Các vị Ba La Môn bèn nói: “Thế thì đạo của Ngài đâu có gì hay, đạo của chúng tôi có nhiều phương pháp cầu xin rất linh nghiệm.”- Nghe Vậy, Đức Phật liền dẫn các vị Bà La Môn đi tới trước một cái ao, sau đó, Phật ném một hòn đá xuống ao và bảo các vị Bà La Môn: “Các người cầu xin cho hòn đá nổi lên được không?- Các Bà La Môn: “Dạ thưa Ngài không được.”- Đức Phật hỏi: “Tại sao?”- Các Bà La Môn: “Dạ, tại đá nặng hơn nước cho nên phải bị chìm.”Sau đó, Đức Phật đổ vài muỗng dầu xuống ao và bảo mọi người hãy cầu xin cho dầu chìm.- Các Bà La Môn đều đồng thanh thưa rằng: “không được.”- Đức Phật: “Tại sao?”- Các Bà La Môn: “Dạ, tại dầu nhẹ hơn nước.”- Nghe xong, Đức Phật liền nói: “Đúng vậy, đá nặng cho nên chìm trong nước và dầu nhẹ cho nên phải nổi trên nước, không có phép mầu nào để cầu xin thay đổi được những quy luật hiển nhiên như thế ! “Nhân quả là một quy luật công bằng trên cuộc đời mà theo duyên có thể đến sớm hay đến muộn.Dù bạn là ai, thuộc tôn giáo nào hay không tin vào một tôn giáo nào thì cũng không có ngoại lệ nào dành riêng cho bạn. Không có ông thần, bà thánh nào có thể ban phước giáng họa cho bạn, ngay cả Đức Phật cũng không làm được điều đó. Mọi hành động thiện ác đều do chúng ta làm ra và tự thọ nhận lấy theo nhân quả của nó“. Bằng trí tuệ giác ngộ, Đức Phật đã phân tích mọi việc theo đúng bản chất thật vốn có của nó, để mọi người nhận thức đúng đắn và ứng dụng. Phật là người thầy dẫn đường, đi hay không đi và đi như thế nào là việc của mỗi người trong chúng ta.

 

Minh triết trước hết là tự biết mình.
Ai biết nhìn vào trong tự thân mình thì người đó tỉnh thức.
Không có đường đến hạnh phúc. Hạnh phúc là con đường.
Yêu quý hết thảy muôn loài.
Con không là những gì con nói mà là những gì con làm.
Bí quyết để có sức khỏe tốt là an trú trong hiện tại.
Lời nói có sức mạnh vừa có thể gây tổn thương, vừa có thể trị lành.
Hãy cho đi và con sẽ còn mãi.
Không ai có thể đi giúp ta.
Niềm hạnh phúc không bao giờ cạn kiệt khi ta biết sẻ chia.
Hòa nhã với tất cả.
Đừng tin vào mọi thứ con được dạy phải tin.
Con nghĩ cái gì, con là cái đó.
Thả cho nó bay.
Cây kim trong bọc có ngày lòi ra.
Hãy làm chủ suy nghĩ nếu không nó sẽ làm chủ con.
Đoàn kết là sống, chia rẽ là chết.
Không ai xứng đáng nhận được tình thương của con hơn là chính con.
Hiểu được người là khôn ngoan, hiểu được mình là giác ngộ.
Đời sống tâm linh không là sang trọng mà là nhu cầu.
Chuyển hóa nỗi ghen ghét thành sự khâm phục.
Tìm về suối nguồn bình yên bên trong con.
Cho đi những gì tích trữ được.
Chọn bạn mà chơi.
Bỏ đi những hư danh giả tạm.
Yêu thương và Sống.

 

 

 

TRÚC LÂM TRẦN NHÂN TÔNG
Hoàng Kim

Lên non thiêng Yên Tử
Trúc Lâm Trần Nhân Tông
Lời dặn của Thánh Trần
Thầy Tuệ Trung Thượng Sĩ

Hiểu ‘sách nhàn đọc giấu
Biết ‘câu có câu không
Nghê Việt am Ngọa Vân

Tảo Mai nhớ Nhân Tông

Ân tình đất phương Nam
Nhân Tông Đêm Yên Tử
Chuyện cổ tích người lớn
Hoa Đất thương lời hiền

Yên Tử Trần Nhân Tông,

NGỌC PHƯƠNG NAM
Hoàng Kim


Hứng mật đời
thành thơ
Việc nghìn năm hữu lý
Trạng Trình
Đến trúc lâm
Đạt năm việc lớn hoàng thành
Đất trời xanh
Yên Tử …

THUYỀN ĐỘC MỘC
Trịnh Tuyên

Quên tên cây
làm thuyền
Tận cùng nỗi cô đơn-
độc mộc!

Khoét hết ruột
Chỉ để một lần ngược thác
bất chấp đời
lênh đênh…

 

 

 

 

LÊN NON THIÊNG YÊN TỬ
Hoàng Kim

Tỉnh thức giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai trong tựa ngọc

“Yên sơn sơn thượng tối cao phong
Tài ngũ canh sơ nhật chính hồng
Vũ trụ nhãn cùng thương hải ngoại
Tiếu đàm nhân tại bích vân trung
Ủng môn ngọc sóc sâm thiên mẫu
Quải ngọc châu lưu lạc bán không
Nhân miếu đương niên di tích tại
Bạch hào quang lý đổ trùng đồng”
(1)

Non thiêng Yên Tử đỉnh kỳ phong
Trời mới ban mai đã rạng hồng
Vũ trụ mắt soi ngoài biển cả
Nói cười lồng lộng giữa không trung
Giáo ngọc quanh nhà giăng vạn khoảnh
Cỏ cây chen đá rũ tầng không
Nhân Tông bảo tháp còn lưu dấu
Mắt sáng hào quang tỏa ánh đồng. (2)

*

Non thiêng Yên Tử
Nghìn năm Thăng Long, Đông Đô, Hà Nôi
Bảy trăm năm đức Nhân Tông
Non sông bao cảnh đổi
Kế sách một chữ Đồng
Lồng lộng gương trời buổi sớm
Trong ngần, thăm thẳm, mênh mông …

(1) Nguyễn Trãi, đề Yên Tử sơn Hoa Yên tự
(2) Hoàng Kim bản dịch thơ Nguyễn Trãi, bài thơ ‘đề Yên Tử sơn Hoa Yên tự’

 

 

 

 

Lên non thiêng Yên Tử tôi nhớ câu thơ huyền thoại: “Trăm năm tích đức tu hành. Chưa lên Yên Tử chưa thành quả tu“. Núi Yên Tử thuộc tỉnh Quảng Ninh nơi có Quần thể di tích danh thắng Yên Tử ở Bắc Giang và Quảng Ninh. Đây là quần thể danh thắng đặc biệt nổi tiếng liên tỉnh đầu tiên ở Việt Nam được đệ trình Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc UNESCO xem xét, công nhận là Di sản thế giới. Núi Yên Tử là đỉnh thứ hai của tam giác châu huyền thoại Bắc Bộ nối Việt Trì – Quảng Ninh là dải Tam Đảo rồi 99 ngọn Nham Biền của các dãy núi vòng cung Đông Triều tạo nên thế hiểm “trường thành chắn Bắc” của bề dày núi non hiểm trở khoảng 400 km núi đá che chắn mặt Bắc của thủ đô Hà Nội non sông Việt.

 

 

 

 

Trần Nhân Tông (1258-1308)  là một trong những vị vua anh minh nhất của lịch sử Việt Nam. Người tên thật là Trần Khâm, vua Trần thứ ba (sau vua cha Trần Thánh Tông và trước vua Trần Anh Tông). Với 50 năm cuộc đời, vua Phật Trần Nhân Tông đã kịp làm được ít nhất năm việc lớn hiếm thấy và khó ai bì kịp ở mọi dân tộc và mọi thời đại: 1) Minh quân lỗi lạc, làm vua 15 năm (1278 – 1293) trực tiếp lãnh đạo cuộc kháng chiến hai lần đánh thắng quân Nguyên Mông là đội quân xâm lược hùng mạnh nhất thời đó; 2) Tổ sư thiền phái Trúc Lâm và Thái Thượng Hoàng 15 năm (1294-1306) là vua Phật Việt Nam. 3) Nhà văn hóa và nhà thơ kiệt xuất với kiệt tác thơ Thiền Trần Nhân Tông và thắng tích Trúc Lâm Yên Tử; 4) Người thầy chiến lược vĩ đại muôn đời của kế sách một chữ “đồng” “vua tôi đồng lòng, toàn dân đồng sức”, nhược thắng cường, yếu thắng mạnh, nước nhỏ thắng nước lớn, sự nghiệp mở nước và thống nhất non sông Việt bằng vương đạo, thuận thời, thuận người . 5) Nhà trị loạn kỳ tài đã hưng thịnh nhà Trần và cứu nguy cho nước Việt ở thời khắc quyết định, biến nguy thành an, biến những điều không thể thành có thể.

Kiệt tác thơ thiền đức Nhân Tông là đỉnh cao thơ Thiền thời Trần:

Cư trần lạc đạo phú
Đại Lãm Thần Quang tự
Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca
Đăng Bảo Đài sơn
Đề Cổ Châu hương thôn tự
Đề Phổ Minh tự thủy tạ
Động Thiên hồ thượng
Họa Kiều Nguyên Lãng vận
Hữu cú vô cú
Khuê oán
Lạng Châu vãn cảnh
Mai
Nguyệt
Nhị nguyệt thập nhất nhật dạ
Quỹ Trương Hiển Khanh xuân bính
Sơn phòng mạn hứng
I
II
Sư đệ vấn đáp
Tán Tuệ Trung thượng sĩ
Tảo mai
I
II
Tặng Bắc sứ Lý Tư Diễn
Tây chinh đạo trung (tái chinh Ai Lao)
Thiên Trường phủ
Thiên Trường vãn vọng
Tống Bắc sứ Lý Trọng Tân, Tiêu Phương Nhai
Tống Bắc sứ Ma Hợp, Kiều Nguyên Lãng
Trúc nô minh
Tức sự
I
II
Vũ Lâm thu vãn
Xuân cảnh
Xuân hiểu
Xuân nhật yết Chiêu Lăng
Xuân vãn

Lên non thiêng Yên Tử, khảo sát điền dã những chứng tích lịch sử văn hóa lưu dấu mãi với thời gian. “Soi sáng lại chính mình là phận sự gốc, chẳng từ nơi khác mà được.” (Phản quan tự kỷ bổn phận sự, bất tùng tha đắc.). Đức Nhân Tông viết về sự đạt ngộ với người thầy là Tuệ Trung Thượng Sĩ . “Nghe xong, tôi thông suốt được đường vào, bèn vén áo thờ Ngài làm thầy”. “Soi sáng lại chính mình” chứ không tìm kho báu ở đâu khác là trí tuệ siêu việt của vua Phật Trúc Lâm Yên Tử Trần Nhân Tông.

 

 

 

 

Kinh Dịch xem chơi,
365 ngày mê mãi.
Sách Nhàn đọc giấu,
câu có câu không.
Trước đèn 700 năm,
Yên Tử
Trúc Lâm
thăm thẳm tầm nhìn.

1
“Câu hữu câu vô,
Quay bên phải, ngoái bên trái.
Thuyết lý ầm ĩ,
Ồn ào tranh cãi.
Câu hữu câu vô,
Khiến người rầu rĩ.
Cắt đứt mọi duyên quấn quýt như dây leo,
Thì hữu và vô đều hoàn toàn thông suốt”.

2.
“Kinh Dịch xem chơi
Yêu tính sáng yêu hơn châu báu.
Sách Nhàn đọc giấu
Trọng lòng rồi trọng nữa hoàng kim”

3.
“Ở đời vui đạo thả tùy duyên
Đói cứ ăn đi, mệt ngủ liền
Kho báu trong nhà thôi tìm kiếm
Vô tâm đối cảnh hỏi chi thiền”

(Trúc Lâm Trần Nhân Tông)

Hứng mật đời
thành thơ
Việc nghìn năm hữu lý
Trạng Trình

Đến trúc lâm
Đạt năm việc lớn hoàng thành
Đất trời xanh
Yên Tử …

xem tiếp: Trúc Lâm Trần Nhân Tông https://hoangkimlong.wordpress.com/category/truc-lam-tran-nhan-tong/Nhà Trần trong sử Việt https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nha-tran-trong-su-viet/

 

 

 

 

TRỜI MƯA QUA CỒN DƯA
Hoàng Kim


Trời mưa qua Cồn Dưa
Linh Giang sông quê hương
Bến Lội Đền Bốn Miếu
Đá Đứng chốn sông thiêng

 

 

 

 

TỪ HIẾU VỚI NGƯỜI HIỀN
Bạch Ngọc Hoàng Kim


Về quê lần trước ghé thăm đây.
Cầu hiếu cầu thương níu bạn thầy.
Thơ thiền Nhất Hạnh tìm gốc cũ.
Mặt trời từng hạt chính nơi này.

Hoàng Kim nhớ lần trước ra Huế đến thắp hương Nam Giao và chùa Từ Hiếu, cội nguồn của hiếu sinh, Lần khác có viếng thăm chúa Nguyễn Hoàng ở lăng Trường Cơ, tọa lạc tại xã La Khê, huyện Hương Trà, nay là làng La Khê, xã Hương Thọ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế, và viếng thăm Thiên Thụ Sơn vùng cây trên 2000 ha mà triều Nguyễn dày công mang kỳ hoa dị thảo cả nước về trồng ở chốn kinh kỳ để lưu dấu những hoài niệm.

Thật may mắn những lần được uống trà ban mai tĩnh lặng tại Từ Hiếu, được lắng nghe những lời dạy thân thiết và những trang văn uyên áo của người Thầy, được tĩnh lặng chứng ngộ pháp môn “cười” và pháp môn “phật giáo dấn thân”> Đời trãi ngộ lắm, thấm thía lắm, sâu sắc lắm mới có được những bài thi kệ thật hiếm có, trân quý như ngọc cho đời “Sinh Tử, cầu Hiểu cầu Thương, Thơ từng ôm và Mặt trời từng hạt” “Đường xưa mây trắng” “Việt Nam phật giáo sử luận” “Thả một bè lau”

Đời người hiếm có những dịp may được cùng những người thân chọn về đây, nói chuyện về các điều tâm đắc và lắng nghe trang đời, trang sách, cổ vật trò chuyện Từ Hiếu với Người Hiền xem tiếp
http://hoangkimlong.wordpress.com/category/tu-hieu-voi-nguoi-hien/
Đêm thiêng tưởng nhớ Thầy
#cnm365 #cltvn An nhiên

 

 

 

 

CẢM ƠN THẦY NGỌN LỬA
Bạch Ngọc Hoàng Kim


Cảm ơn Thầy ngọn lửa
Cười nụ và dấn thân
Cầu Hiểu tới cầu Thương
Thơ từng ôm và Mặt trời từng hạt

 

 

 

 

GÕ BAN MAI VÀO PHÍM
Hoàng Kim
Ta gõ
ban mai vào bàn phím
Dậy đi em
ngày mới đến rồi

Em đọc lại Nhà Giả Kim em nhé
Bài ca thời gian câu chuy

 

 

 

 

#CNM365 CLTVN 23 THÁNG 1
Hoàng Kim
CNM365 Tình yêu cuộc sống#cnm365 #cltvn An nhiên; Trời mưa qua Cồn Dưa; Từ Hiếu với người hiền; Gõ ban mai vào phím;Thơ xuân ngày giáp Tết; Kim Dung trong ngày mới; Đại tuyết trên Hoàng Hà Đặng Thái Sơn đọc và ngẫm; Một vùng trời nhân văn; Ngày 23 thang 1 năm 1368, Chu Nguyên Chương tế thiên địa, xưng là hoàng đế tại Ứng Thiên phủ, đặt quốc hiệu là “Minh“, tức Minh Thái Tổ, tức ngày Ất Hợi (4) tháng giêng năm Mậu Thân. Ngày 23 tháng 1 năm 1556, Một trận động đất có chấn tâm tại tỉnh Thiểm Tây, Đại Minh khiến khoảng 830.000 người thiệt mạng, tức ngày Nhâm Dần (12) tháng 12 năm Ất Mão; Ngày 23 tháng 1 năm 1997, Madeleine K. Albright trở thành người phụ nữ đầu tiên đảm nhiệm chức vụ Bộ trưởng Ngoại giao của Hoa Kỳ. Albright sinh tại Praha, Tiệp Khắc (ngày nay là Cộng hòa Séc), con của nhà ngoại giao Josef Korbel, bà là một người biết nhiều thứ tiếng, thông thao tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Séc, tiếng Nga, nói và đọc tốt tiếng Đức, tiếng Ba Lan và tiếng Serbi-Croatia. Bà là Bộ trưởng Ngoại giao dưới thời Bill Clinton. Bài chọn lọc ngày 23 tháng 1: #cnm365 #cltvn An nhiên; Trời mưa qua Cồn Dưa; Từ Hiếu với người hiền; Gõ ban mai vào phím; Thơ xuân ngày giáp Tết; Kim Dung trong ngày mới; Đại tuyết trên Hoàng Hà Đặng Thái Sơn đọc và ngẫm; Một vùng trời nhân văn; Cây táo bài ca thời gian; Chuyện cô Trâm lúa lai; Chọn giống sắn kháng CMD; Câu chuyện ảnh tháng Một; Ngày xuân đọc Trạng Trình; Về Trường để nhớ thương; Nhớ thầy Phan Hoàng Đồng; Sớm xuân ngắm mai nở; Chiếu đất ở Thái An; Martin Fregene xa mà gần; Lev Tonstoy năm kiệt tác; Phục sinh giữa tối sáng; Nông lịch tiết Đại Hàn; Châu Mỹ chuyện không quên;Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-23-thang-1/

 

 

 

 

#CNM365#CLTVN AN NHIÊN
Hoàng Kim


Tôi nhiều lần đến Ấn Độ, đã một lần may mắn tới được quê hương Phật, và tự mình trồng một nhánh Bồ Đề ở vườn nhà để nay cây đã lớn. Minh triết của đức Phật Lời Phật dạy trong lòng tôi là triết lý tình yêu cuộc sống, lắng đọng 27 khẩu quyết yêu thích, lan tỏa trong đời thường mà tôi thật sự tâm đắc. An nhiên đứng hàng đầu. Tôi thích nên chép lại để đọc lại và suy ngẫm mà chưa thật rõ nguồn gốc của những lời này sự xác tín lời nói có ở sách nào, với ai, khi nào, ở đâu, trong hoàn cảnh nào. Người Thầy tâm thức trong tôi là
Trúc Lâm Trần Nhân Tônghttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/truc-lam-tran-nhan-tong/. Người Thầy gần gũi tôi là Viên Minh Thích Phổ TuệThiền Sư Lão Nông Tănghttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/thien-su-lao-nong-tang/; Tác phẩm khoa học mà tôi yêu thích là Bảy Kỳ Quan Phật Giáo Thế Giới https://youtu.be/aMgIJ16_uDg/. Minh triết của đức Phật, mời đọc bài ở đây https://hoangkimlong.wordpress.com/category/minh-triet-cua-duc-phat/

 

 

 

 

Minh triết của Đức Phật
LỜI PHẬT DẠY

An nhiên
CNM365

Thả cho nó bay.
Hòa nhã với tất cả
Chọn bạn mà chơi
Tình yêu cuộc sống
Yêu thương và Sống
Không ai có thể đi giúp ta.
Yêu quý hết thảy muôn loài.
Con nghĩ cái gì, con là cái đó.
Bỏ đi những hư danh giả tạm.
Hãy cho đi và con sẽ còn mãi.
Cây kim trong bọc có ngày lòi ra
Đoàn kết là sống, chia rẽ là chết
Minh triết trước hết là tự biết mình.
Tìm về suối nguồn bình yên bên trong con
Chuyển hóa nỗi ghen ghét thành sự khâm phục.
Bí quyết để có sức khỏe tốt là an trú trong hiện tại..
Tin sâu Luật Nhân Quả hành Sống theo Thiện Pháp
Hãy làm chủ suy nghĩ nếu không nó sẽ làm chủ con
Đời sống tâm linh không là sang trọng mà là nhu cầu
Con không là những gì con nói mà là những gì con làm
Ai biết nhìn vào trong tự thân mình thì người đó tỉnh thức.
Niềm hạnh phúc không bao giờ cạn kiệt khi ta biết chia sẻ
Không có đường đến hạnh phúc. Hạnh phúc là con đường
Hiểu được người là khôn ngoan, hiểu được mình là giác ngộ.
Lời nói có sức mạnh vừa có thể gây tổn thương, vừa có thể trị lành.
Không ai xứng đáng nhận được tình thương của con hơn là chính con.

Tin sâu Luật Nhân Quả, hành Sống theo Thiện Pháp. Đừng tin vào mọi thứ con được dạy phải tin. Lời Phật dạy 27 khẩu quyết xếp theo trình tự trên là sự thường niệm của riêng mình để cho dễ nhớ dễ thuộc dễ thực hành. Chúng ta khi trãi nghiệm nên tùy chọn nhập tâm những điều yêu thích phù hợp tâm thức đời thường. Kinh Phật có nhiều giao thoa với các Tôn giáo khác. Giáo sư Mai Văn Quyền khuyên nên định tâm, dụng tâm, không nên đứng hai chân ở hai thuyền dễ nguy hiểm. “Mohamet và đạo Hồi” “Vua Solomon sách khôn ngoan” đã có những kiến giải khác
https://www.youtube.com/embed/aMgIJ16_uDg?version=3&rel=1&showsearch=0&showinfo=1&iv_load_policy=1&fs=1&hl=vi&autohide=2&wmode=transparent

Kinh Hoán Dụ kể câu chuyện sau: Trên đường đi hành đạo, đức Phật gặp một nhóm người Bà La Môn. Những vị Bà La Môn này hỏi đức Phật: “Thưa Ngài Cồ Đàm, đạo của Ngài có phương pháp nào cầu xin không?”- Đức Phật trả lời: “Đạo của ta không có pháp cầu xin mà chỉ cần thấu hiểu nghiệp báo và tin sâu Luật nhân quả, rồi hành sống theo thiện pháp thì cuộc sống sẽ được an lạc hạnh phúc hiện tiền.”- Các vị Ba La Môn bèn nói: “Thế thì đạo của Ngài đâu có gì hay, đạo của chúng tôi có nhiều phương pháp cầu xin rất linh nghiệm.”- Nghe Vậy, Đức Phật liền dẫn các vị Bà La Môn đi tới trước một cái ao, sau đó, Phật ném một hòn đá xuống ao và bảo các vị Bà La Môn: “Các người cầu xin cho hòn đá nổi lên được không?- Các Bà La Môn: “Dạ thưa Ngài không được.”- Đức Phật hỏi: “Tại sao?”- Các Bà La Môn: “Dạ, tại đá nặng hơn nước cho nên phải bị chìm.”Sau đó, Đức Phật đổ vài muỗng dầu xuống ao và bảo mọi người hãy cầu xin cho dầu chìm.- Các Bà La Môn đều đồng thanh thưa rằng: “không được.”- Đức Phật: “Tại sao?”- Các Bà La Môn: “Dạ, tại dầu nhẹ hơn nước.”- Nghe xong, Đức Phật liền nói: “Đúng vậy, đá nặng cho nên chìm trong nước và dầu nhẹ cho nên phải nổi trên nước, không có phép mầu nào để cầu xin thay đổi được những quy luật hiển nhiên như thế ! “Nhân quả là một quy luật công bằng trên cuộc đời mà theo duyên có thể đến sớm hay đến muộn.Dù bạn là ai, thuộc tôn giáo nào hay không tin vào một tôn giáo nào thì cũng không có ngoại lệ nào dành riêng cho bạn. Không có ông thần, bà thánh nào có thể ban phước giáng họa cho bạn, ngay cả Đức Phật cũng không làm được điều đó. Mọi hành động thiện ác đều do chúng ta làm ra và tự thọ nhận lấy theo nhân quả của nó“. Bằng trí tuệ giác ngộ, Đức Phật đã phân tích mọi việc theo đúng bản chất thật vốn có của nó, để mọi người nhận thức đúng đắn và ứng dụng. Phật là người thầy dẫn đường, đi hay không đi và đi như thế nào là việc của mỗi người trong chúng ta.

Minh triết trước hết là tự biết mình.
Ai biết nhìn vào trong tự thân mình thì người đó tỉnh thức.
Không có đường đến hạnh phúc. Hạnh phúc là con đường.
Yêu quý hết thảy muôn loài.
Con không là những gì con nói mà là những gì con làm.
Bí quyết để có sức khỏe tốt là an trú trong hiện tại.
Lời nói có sức mạnh vừa có thể gây tổn thương, vừa có thể trị lành.
Hãy cho đi và con sẽ còn mãi.
Không ai có thể đi giúp ta.
Niềm hạnh phúc không bao giờ cạn kiệt khi ta biết sẻ chia.
Hòa nhã với tất cả.
Đừng tin vào mọi thứ con được dạy phải tin.
Con nghĩ cái gì, con là cái đó.
Thả cho nó bay.
Cây kim trong bọc có ngày lòi ra.
Hãy làm chủ suy nghĩ nếu không nó sẽ làm chủ con.
Đoàn kết là sống, chia rẽ là chết.
Không ai xứng đáng nhận được tình thương của con hơn là chính con.
Hiểu được người là khôn ngoan, hiểu được mình là giác ngộ.
Đời sống tâm linh không là sang trọng mà là nhu cầu.
Chuyển hóa nỗi ghen ghét thành sự khâm phục.
Tìm về suối nguồn bình yên bên trong con.
Cho đi những gì tích trữ được.
Chọn bạn mà chơi.
Bỏ đi những hư danh giả tạm.
Yêu thương và Sống.

 

 

 

TRÚC LÂM TRẦN NHÂN TÔNG
Hoàng Kim

Lên non thiêng Yên Tử
Trúc Lâm Trần Nhân Tông
Lời dặn của Thánh Trần
Thầy Tuệ Trung Thượng Sĩ

Hiểu ‘sách nhàn đọc giấu
Biết ‘câu có câu không
Nghê Việt am Ngọa Vân

Tảo Mai nhớ Nhân Tông

Ân tình đất phương Nam
Nhân Tông Đêm Yên Tử
Chuyện cổ tích người lớn
Hoa Đất thương lời hiền

Yên Tử Trần Nhân Tông,

NGỌC PHƯƠNG NAM
Hoàng Kim


Hứng mật đời
thành thơ
Việc nghìn năm hữu lý
Trạng Trình
Đến trúc lâm
Đạt năm việc lớn hoàng thành
Đất trời xanh
Yên Tử …

THUYỀN ĐỘC MỘC
Trịnh Tuyên

Quên tên cây
làm thuyền
Tận cùng nỗi cô đơn-
độc mộc!

Khoét hết ruột
Chỉ để một lần ngược thác
bất chấp đời
lênh đênh…

 

 

 

 

LÊN NON THIÊNG YÊN TỬ
Hoàng Kim

Tỉnh thức giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai trong tựa ngọc

“Yên sơn sơn thượng tối cao phong
Tài ngũ canh sơ nhật chính hồng
Vũ trụ nhãn cùng thương hải ngoại
Tiếu đàm nhân tại bích vân trung
Ủng môn ngọc sóc sâm thiên mẫu
Quải ngọc châu lưu lạc bán không
Nhân miếu đương niên di tích tại
Bạch hào quang lý đổ trùng đồng”
(1)

Non thiêng Yên Tử đỉnh kỳ phong
Trời mới ban mai đã rạng hồng
Vũ trụ mắt soi ngoài biển cả
Nói cười lồng lộng giữa không trung
Giáo ngọc quanh nhà giăng vạn khoảnh
Cỏ cây chen đá rũ tầng không
Nhân Tông bảo tháp còn lưu dấu
Mắt sáng hào quang tỏa ánh đồng. (2)

*

Non thiêng Yên Tử
Nghìn năm Thăng Long, Đông Đô, Hà Nôi
Bảy trăm năm đức Nhân Tông
Non sông bao cảnh đổi
Kế sách một chữ Đồng
Lồng lộng gương trời buổi sớm
Trong ngần, thăm thẳm, mênh mông …

(1) Nguyễn Trãi, đề Yên Tử sơn Hoa Yên tự
(2) Hoàng Kim bản dịch thơ Nguyễn Trãi, bài thơ ‘đề Yên Tử sơn Hoa Yên tự’

 

 

 

 

Lên non thiêng Yên Tử tôi nhớ câu thơ huyền thoại: “Trăm năm tích đức tu hành. Chưa lên Yên Tử chưa thành quả tu“. Núi Yên Tử thuộc tỉnh Quảng Ninh nơi có Quần thể di tích danh thắng Yên Tử ở Bắc Giang và Quảng Ninh. Đây là quần thể danh thắng đặc biệt nổi tiếng liên tỉnh đầu tiên ở Việt Nam được đệ trình Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc UNESCO xem xét, công nhận là Di sản thế giới. Núi Yên Tử là đỉnh thứ hai của tam giác châu huyền thoại Bắc Bộ nối Việt Trì – Quảng Ninh là dải Tam Đảo rồi 99 ngọn Nham Biền của các dãy núi vòng cung Đông Triều tạo nên thế hiểm “trường thành chắn Bắc” của bề dày núi non hiểm trở khoảng 400 km núi đá che chắn mặt Bắc của thủ đô Hà Nội non sông Việt.

 

 

 

 

Trần Nhân Tông (1258-1308)  là một trong những vị vua anh minh nhất của lịch sử Việt Nam. Người tên thật là Trần Khâm, vua Trần thứ ba (sau vua cha Trần Thánh Tông và trước vua Trần Anh Tông). Với 50 năm cuộc đời, vua Phật Trần Nhân Tông đã kịp làm được ít nhất năm việc lớn hiếm thấy và khó ai bì kịp ở mọi dân tộc và mọi thời đại: 1) Minh quân lỗi lạc, làm vua 15 năm (1278 – 1293) trực tiếp lãnh đạo cuộc kháng chiến hai lần đánh thắng quân Nguyên Mông là đội quân xâm lược hùng mạnh nhất thời đó; 2) Tổ sư thiền phái Trúc Lâm và Thái Thượng Hoàng 15 năm (1294-1306) là vua Phật Việt Nam. 3) Nhà văn hóa và nhà thơ kiệt xuất với kiệt tác thơ Thiền Trần Nhân Tông và thắng tích Trúc Lâm Yên Tử; 4) Người thầy chiến lược vĩ đại muôn đời của kế sách một chữ “đồng” “vua tôi đồng lòng, toàn dân đồng sức”, nhược thắng cường, yếu thắng mạnh, nước nhỏ thắng nước lớn, sự nghiệp mở nước và thống nhất non sông Việt bằng vương đạo, thuận thời, thuận người . 5) Nhà trị loạn kỳ tài đã hưng thịnh nhà Trần và cứu nguy cho nước Việt ở thời khắc quyết định, biến nguy thành an, biến những điều không thể thành có thể.

Kiệt tác thơ thiền đức Nhân Tông là đỉnh cao thơ Thiền thời Trần:

Cư trần lạc đạo phú
Đại Lãm Thần Quang tự
Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca
Đăng Bảo Đài sơn
Đề Cổ Châu hương thôn tự
Đề Phổ Minh tự thủy tạ
Động Thiên hồ thượng
Họa Kiều Nguyên Lãng vận
Hữu cú vô cú
Khuê oán
Lạng Châu vãn cảnh
Mai
Nguyệt
Nhị nguyệt thập nhất nhật dạ
Quỹ Trương Hiển Khanh xuân bính
Sơn phòng mạn hứng
I
II
Sư đệ vấn đáp
Tán Tuệ Trung thượng sĩ
Tảo mai
I
II
Tặng Bắc sứ Lý Tư Diễn
Tây chinh đạo trung (tái chinh Ai Lao)
Thiên Trường phủ
Thiên Trường vãn vọng
Tống Bắc sứ Lý Trọng Tân, Tiêu Phương Nhai
Tống Bắc sứ Ma Hợp, Kiều Nguyên Lãng
Trúc nô minh
Tức sự
I
II
Vũ Lâm thu vãn
Xuân cảnh
Xuân hiểu
Xuân nhật yết Chiêu Lăng
Xuân vãn

Lên non thiêng Yên Tử, khảo sát điền dã những chứng tích lịch sử văn hóa lưu dấu mãi với thời gian. “Soi sáng lại chính mình là phận sự gốc, chẳng từ nơi khác mà được.” (Phản quan tự kỷ bổn phận sự, bất tùng tha đắc.). Đức Nhân Tông viết về sự đạt ngộ với người thầy là Tuệ Trung Thượng Sĩ . “Nghe xong, tôi thông suốt được đường vào, bèn vén áo thờ Ngài làm thầy”. “Soi sáng lại chính mình” chứ không tìm kho báu ở đâu khác là trí tuệ siêu việt của vua Phật Trúc Lâm Yên Tử Trần Nhân Tông.

 

 

 

 

Kinh Dịch xem chơi,
365 ngày mê mãi.
Sách Nhàn đọc giấu,
câu có câu không.
Trước đèn 700 năm,
Yên Tử
Trúc Lâm
thăm thẳm tầm nhìn.

1
“Câu hữu câu vô,
Quay bên phải, ngoái bên trái.
Thuyết lý ầm ĩ,
Ồn ào tranh cãi.
Câu hữu câu vô,
Khiến người rầu rĩ.
Cắt đứt mọi duyên quấn quýt như dây leo,
Thì hữu và vô đều hoàn toàn thông suốt”.

2.
“Kinh Dịch xem chơi
Yêu tính sáng yêu hơn châu báu.
Sách Nhàn đọc giấu
Trọng lòng rồi trọng nữa hoàng kim”

3.
“Ở đời vui đạo thả tùy duyên
Đói cứ ăn đi, mệt ngủ liền
Kho báu trong nhà thôi tìm kiếm
Vô tâm đối cảnh hỏi chi thiền”

(Trúc Lâm Trần Nhân Tông)

Hứng mật đời
thành thơ
Việc nghìn năm hữu lý
Trạng Trình

Đến trúc lâm
Đạt năm việc lớn hoàng thành
Đất trời xanh
Yên Tử …

xem tiếp: Trúc Lâm Trần Nhân Tông https://hoangkimlong.wordpress.com/category/truc-lam-tran-nhan-tong/Nhà Trần trong sử Việt https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nha-tran-trong-su-viet/

 

 

 

 

TRỜI MƯA QUA CỒN DƯA
Hoàng Kim


Trời mưa qua Cồn Dưa
Linh Giang sông quê hương
Bến Lội Đền Bốn Miếu
Đá Đứng chốn sông thiêng

 

 

 

 

TỪ HIẾU VỚI NGƯỜI HIỀN
Bạch Ngọc Hoàng Kim


Về quê lần trước ghé thăm đây.
Cầu hiếu cầu thương níu bạn thầy.
Thơ thiền Nhất Hạnh tìm gốc cũ.
Mặt trời từng hạt chính nơi này.

Hoàng Kim nhớ lần trước ra Huế đến thắp hương Nam Giao và chùa Từ Hiếu, cội nguồn của hiếu sinh, Lần khác có viếng thăm chúa Nguyễn Hoàng ở lăng Trường Cơ, tọa lạc tại xã La Khê, huyện Hương Trà, nay là làng La Khê, xã Hương Thọ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế, và viếng thăm Thiên Thụ Sơn vùng cây trên 2000 ha mà triều Nguyễn dày công mang kỳ hoa dị thảo cả nước về trồng ở chốn kinh kỳ để lưu dấu những hoài niệm.

Thật may mắn những lần được uống trà ban mai tĩnh lặng tại Từ Hiếu, được lắng nghe những lời dạy thân thiết và những trang văn uyên áo của người Thầy, được tĩnh lặng chứng ngộ pháp môn “cười” và pháp môn “phật giáo dấn thân”> Đời trãi ngộ lắm, thấm thía lắm, sâu sắc lắm mới có được những bài thi kệ thật hiếm có, trân quý như ngọc cho đời “Sinh Tử, cầu Hiểu cầu Thương, Thơ từng ôm và Mặt trời từng hạt” “Đường xưa mây trắng” “Việt Nam phật giáo sử luận” “Thả một bè lau”

Đời người hiếm có những dịp may được cùng những người thân chọn về đây, nói chuyện về các điều tâm đắc và lắng nghe trang đời, trang sách, cổ vật trò chuyện Từ Hiếu với Người Hiền xem tiếp
http://hoangkimlong.wordpress.com/category/tu-hieu-voi-nguoi-hien/
Đêm thiêng tưởng nhớ Thầy
#cnm365 #cltvn An nhiên

 

 

 

 

CẢM ƠN THẦY NGỌN LỬA
Bạch Ngọc Hoàng Kim


Cảm ơn Thầy ngọn lửa
Cười nụ và dấn thân
Cầu Hiểu tới cầu Thương
Thơ từng ôm và Mặt trời từng hạt

 

 

 

 

GÕ BAN MAI VÀO PHÍM
Hoàng Kim
Ta gõ
ban mai vào bàn phím
Dậy đi em
ngày mới đến rồi

Em đọc lại Nhà Giả Kim em nhé
Bài ca thời gian câu chuyện cuộc đời
Một giấc mơ Người đi tìm kho báu
Theo ước mơ mình tới chốn xa xôi …

Bậc tiên tri biết nhìn sâu khát vọng
Khuyến khích em theo mơ ước tuổi hoa
Đi tới cuối con đường hạnh phúc
Hãy là chính mình, ta chính là ta.

Em thấu hiểu có ngôi sao may mắn
Luôn bên em lấp lánh phía chân trời
Nơi bảng lãng
thơ tình Hồ núi Cốc
Giấc mơ đưa ta về cổ tích xa xôi  …

Lên đường đi em
Bình minh đã rạng
Vui bước tới thảnh thơi
Vui đi dưới mặt trời

Ta hãy chăm như con ong làm mật
Cuộc đời này là hương hoa.
Ngày mới yêu thương vẫy gọi,
Ngọc cho đời vui khỏe cho ta.

 

 

 

 

Sao Kim trong Thái Dương Hệ

 

 

 

 

THƠ XUÂN NGÀY GIÁP TẾT
Hoàng Kim

Ngày giáp Tết, đất trời Nam tuyệt đep
Nắng tươi vàng, mai bừng nở lung linh
Hành trình xanh, hoa rộn ràng sắc thắm
Búp lộc xuân, nghe nhựa ứa lên cành

Giờ tan học, con như chim về tổ
Bao yêu thương, cha mẹ ngóng con về
Muôn lời chúc, rộn ràng nghe xuân đến
Xa bạn thầy, náo nức buổi về quê

Phiên chợ Tết, người đi như trẩy hội
Ai cũng xuân, vui vẻ những câu chào
Dẫu khó nhọc, lo toan hằn khoé mắt
Cận Tết rồi, nên chỉ thấy niềm vui

Xuôi phương Nam, tìm thăm Hai Lúa
Thắm tình thân, thầy bạn buổi tất niên
Địa chỉ xanh, dẫu xa mà gần gũi
Mừng xuân này công việc gắn bền thêm

Viên ngọc ước trong ngần như hạt gạo
Chén cơm ngon thơm bếp lửa gia đình
Hạnh phúc lớn trong niềm vui bình dị
Cùng ruộng đồng, bạn quý với chân quê

xem tiếp Thơ xuân ngày giáp Tết và phóng sự ảnh Hoàng Kim

 

 

 

 

KIM DUNG TRONG NGÀY MỚI
Hoàng Kim

VTV2 tối nay đang chiếu tiếp “Thiên Long bát bộ” sau trận đấu nổi tiếng nhất ở Thiếu Lâm Tự trên núi Thiếu Thất. Tên sách và phim vì sao gọi là Thiên Long bát bộ?. Thiên long là đâu và bát bộ là gì? Nhân vật nào thích nhất trong Thiên Long bát bộ và vì sao?

Tôi đưa ra chủ kiến của riêng mình:

Thiên Long là ngọn núi thiêng của tuyệt kỹ Nhất dương chỉ và Cửu Ân Chân Kinh. Bát bộ gồm bộ thứ nhất là Nhất dương chỉ’ “nếu chưa thuần thục thì chỉ nên chỉ tay một ngón đừng ham chỉ tay năm ngón mà hại vào thân”. Bộ thứ hai là lăng ba vi bộ, gặp địch quá mạnh thì cần nhanh “tam thập lục kế tẩu vi thượng sách” đủ sức bảo toàn thân mà quần thảo với chúng. Bộ thứ ba là Hấp tinh đại pháp hút kiệt tinh lực tinh hoa của địch. Bộ thứ tư là hấp thụ kháng thể để không bị tiêu diệt bởi bò cạp, rết độc, dơi độc như Covid19 hiện nay. Bộ thứ năm là hóa giải quan hệ nữ nhân như ví dụ của Đoàn Dự, Mộ Dung Phục và Hư Trúc. Bộ thứ sáu là quan hệ thầy trò như Đoàn Dự, Hư Trúc với các bậc Thầy cao thủ. Bộ thứ bảy là quan hệ với bạn quý như Đoàn Dự với Kiều Phong và Hư Trúc. Bộ thứ tám là “vô chiêu thắng hữu chiêu” lấy xử lý thực tiễn làm thước đo chân lý, như Đoàn Dự với Quốc sư Thổ Phồn Cưu Ma Trí . Đoàn Dự là nhân vật yêu thích nhất . Kiến giải là tùy theo hạnh ngộ và sự yêu thích của từng người . xem thêm Chuyện cổ tích người lớn
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/kim-dung-trong-ngay-moi/


Kim Dung là nhà văn có  tầm ảnh hưởng lớn nhất của văn học Trung Quốc hiện đại . Ông là một trí tuệ lớn. Kim Dung sinh ngày 10 tháng 3 năm 1924 nhằm ngày 6 tháng 2 năm Giáp Tý. Kim Dung mất buổi chiều 30 tháng 10 năm 2018 tại một bệnh viện ở Hong Kong do tuổi cao, hưởng thọ 94 tuổi.

Kim Dung sinh tại Haining, Gia Hưng, Trung Quốc, tên thật là Tra Lương Dung (Louis Cha Leung-yung) thường được biết đến với tên bút danh quen thuộc là Kim Dung (Jin Yong). Ông là một tiểu thuyết gia và nhà viết tiểu thuyết Trung Hoa đồng sáng lập Minh Báo là tờ báo hàng ngày của Hồng Kông từ năm 1959 và là tổng biên tập đầu tiên của tờ báo này. Ông là nhà văn danh tiếng châu Á và Thế giới , được coi là nhà văn nổi tiếng nhất Trung Quốc và Hồng Kông thời hiện tại Tên ông được đặt cho tiểu hành tinh 1998 CR2 được tìm thấy trùng với ngày sinh âm lịch của ông. Tháng 2 năm 2006, ông được độc giả bầu chọn là nhà văn được yêu thích nhất Trung Quốc. Kim Dung với kiệt tác nổi tiếng “Tuyết Sơn phi hồ” đã được Trung Quốc đưa vào sách giáo khoa môn ngữ văn từ ngày 1 tháng 9 năm 2007, thế chỗ cho “AQ chính truyện” của Lỗ Tấn là tác phẩm đã ngự trị văn đàn Trung Hoa từ nhiều năm nay. Hầu hết chuyên gia ngữ văn Trung Quốc đều cho rằng việc xem nhẹ cổ văn là sai lầm và không thể chấp nhận được cần kíp phải bảo lưu tinh hoa văn học cổ. Dòng văn học thông tục giải trí kiểu fast food tuy không thể thay thế dòng văn hóa kinh điển uyên thâm bác học chủ lưu nhưng vấn đề cốt lõi là cần phải thay đổi nhận thức lý do trào lưu văn hóa lớp trẻ yêu thích hiệu quả thực dụng. Vì vậy mô thức dạy và học kiểu mới cũng như thể chế thi cử cần đổi mới để nâng cao chất lượng văn hóa giáo dục hiện đại thích ứng với tình thế mới. Kim Dung trong ngày mới thể hiện trào lưu văn hóa đó cần phải nghiên cứu, học tập và vận dụng thích hợp.

Triết học Trung Hoa tinh hoa cổ điển tôn thờ những hình tượng điển hình Nghiêu Thuấn, Lão Trang, Khổng Tử, Khổng Minh, Quan Công là những khuôn mẫu tiêu biểu của nhân nghĩa lễ trí tín. Đến thời cách mạng Tân Hơi và thời kỳ đầu của cách mạng văn hóa Trung Quốc lại nghiêng về sự cười nhạo những đặc tính phổ biến căn bản làm kìm hãm sự thoát xác của đất nước Trung Hoa mới cần phải cách mạng sửa đổi. Đó là hình tượng “AQ chính truyện” và “Nhật ký người điên” của đại văn hào Lỗ Tấn xác định ‘tâm bệnh của người Trung Quốc” cần phải chữa trị thay thế là gì. Cho đến nay thì hình tượng của Hồ Phỉ trong “Tuyết Sơn phi hồ” và  hình tượng của Vi Tiểu Bảo trong “Lộc Đỉnh Ký” của đại văn hào Kim Dung là sự ngấm ngầm hoặc công khai yêu thích rất phổ biến của giới trẻ Trung Quốc. Đó là những cảnh báo đặc biệt sâu sắc không dễ thấy về một sự chuyển đổi tâm lý và hình mẫu biểu tượng người Trung Quốc mới được văn học hóa.

KIM DUNG NHỮNG KIỆT TÁC LẮNG ĐỌNG

Kim Dung có 15 kiệt tác lắng đọng, nổi tiếng nhất là Thiên long bát bộ, Lộc Đỉnh ký, Tuyết Sơn phi hồ, Hiệp khách hành, Tiếu ngạo giang hồ, Anh hùng xạ điêu, Ỷ Thiên Đồ Long ký, Thần Điêu đại hiệp, Thư kiếm ân cừu lục, Bích huyết kiếm … đọc say mê như có ma lực. Những sách này đều đã được chuyển thể thành phim. Dịch giả Vũ Đức Sao Biển với “Kim Dung giữa đời tôi” đã cung cấp một tầm nhìn khái quát về các tác phẩm trên. Đỗ Long Vân với loạt bài Vô Kỵ giữa chúng ta hay là hiện tượng Kim Dung là một chuyên luận sâu sắc. Một loạt các dịch giả tài năng và nhà văn tên tuổi như  Hàn Giang Nhạn,  Vũ Đức Sao Biển,  Cao Tự Thanh,  Lê Khánh Trường, Đông Hải, Huỳnh Ngọc Chiến, Nguyễn Duy Chính, Bùi Giáng, Bửu Ý đã khai mở và giới thiệu sách hay của Kim Dung liên tục trong nhiều năm,  Đặc biệt là Công ty sách phương Nam đã đưa Kim Dung đến rất gần gũi với người đọc Việt. Bạn Cà phê Sách Xóm Lá có bài “Tản mạn chuyện Kim Dung ” đọc rất thích với sự giao hòa và đồng cảm sâu sắc.

Kim Dung là nhà văn hóa sử thi bậc thầy. Ông đã lựa chọn sự kiện Tỉnh Khang ngày 9 tháng 1 năm 1127 là một biến cố lớn trong lịch sử nhà Tống Trung Quốc đánh dấu sự diệt vong của vương triều Bắc Tống sau đó kéo theo sự diệt vong của nhà Kim dẫn tới Trung Quốc được thống nhất dưới triều đại nhà Nguyên Mông (1271-1368). Ông xâu chuỗi lịch sử và soi thấu tiến trình hưng vong của trên 500 năm từ cuối triều Bắc Tống đến giữa nhà Thanh để viết nên 15 bộ tiểu thuyết lớn nói trên. Tầm nhìn sử thi Kim Dung soi sáng nhiều bài học lịch sử địa lý văn hóa.

Kim Dung, Vương Mông, Lâm Ngữ Đường và Mạc Ngôn là những diện mạo lớn của văn chương và ngôn ngữ văn hóa Trung Quốc đương đại . Nhà văn Trung Quốc mới bạn thích ai? Điều này tùy thuộc “gu” bạn đọc nhưng cũng tùy thuộc vào điều kiện, mức độ tiếp cận và cách xử lý thông tin. Tôi thích học để làm, học chuyên môn kết nối với lịch sử văn hóa nên thích sách Kim Dung hơn. Sách ông là một bách khoa thư về nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lịch sử văn hóa. “Sự đọc” có câu cách ngôn vận vào đây thật đúng: “Trong một thế giới có đủ bình tâm, người viết nhỏ hơn người đọc, người đọc nhỏ hơn quyển truyện họ đang đọc, và quyển truyện nhỏ hơn sự đọc. Người viết và người đọc rồi chết, truyện rồi quên. Sự đọc ở lại và làm nên một phần mênh mông trong định nghĩa của việc làm người“.

Bài viết này là sự tưởng nhớ Kim Dung trong ngày sinh và ngày ông về chốn vĩnh hằng.

KIM DUNG CUỘC ĐỜI VÀ TÁC PHẨM

Kim Dung tên thật là Tra Lương Dung (Cha Leung Yung), ông sinh vào ngày 10 tháng 3 năm 1924 tại trấn Viên Hoa, huyện Hải Ninh, địa cấp thị Gia Hưng, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc, trong một gia tộc khoa bảng danh giá. Ông cố của Kim Dung là Tra Thận Hành, nhà thơ nổi tiếng đời nhà Thanh, ông nội là Tra Văn Thanh làm tri huyện Đan Dương tỉnh Giang Tô sau từ chức, đến đời con ông là Tra Xu Khanh thì bắt đầu sa sút. Cha của Kim Dung theo nghề buôn, ông có sáu đứa con. Kim Dung có một anh trai, hai em trai, hai em gái. Kim Dung là người anh lớn thứ hai trong số đó, ông có bốn con với hai trai và hai gái đều là con của người vợ thứ hai.

Kim Dung thuở nhỏ thông minh lanh lợi ham đọc sách và sớm có năng khiếu viết sách . Ông yêu thiên nhiên, thích nghe kể chuyện thần thoại, truyền thuyết, nhất là về những ngọn triều trên sông Tiền Đường. Đặc biệt ông rất mê đọc sách. Dòng họ Kim Dung có một nhà để sách gọi là “Tra thị tàng thư” nổi tiếng khắp vùng Chiết Tây, chứa rất nhiều sách cổ, những cuốn sách này làm bạn và ảnh hưởng tới cuộc đời của Kim Dung từ khi ông còn rất bé. Kim Dung sáu tuổi vào học tiểu học ở quê Hải Ninh. Ông rất chăm học, lại thêm mê đọc sách từ bé nên trở thành một học sinh giỏi của lớp. Thầy Trần Vị Đông dạy văn thuở nhỏ cho ông là người rất thương yêu tin tưởng Kim Dung, đă cùng ông biên tập tờ báo lớp. Một số bài làm văn của Kim Dung nhờ sự giới thiệu của thầy Đông đă được đăng lên Đông Nam nhật báo,một tờ báo nổi tiếng của Trung Quốc thời bấy giờ. Kim Dung năm tám tuổi lần đầu đọc tiểu thuyết võ hiệp, khi đọc bộ truyện Hoàng Giang nữ hiệp của Cố Minh Đạo, thì rất say mê, sau đó thường hứng thú sưu tầm tiểu thuyết thể loại này. Kim Dung năm 13 tuổi, xảy ra sự biến Lư Câu Kiều, được gửi đến học trường trung học Gia Hưng ở phía Đông tỉnh Chiết Giang. Ông tuy học xa nhà những ham đọc sách và vẫn đứng đầu lớp. Kim Dung viết cuốn sách đầu tiên lúc ông 15 tuổi là cuốn sách Dành cho người thi vào sơ trung, một cẩm nang luyện thi, được nhà sách chính quy xuất bản. Kim Dung khi học bậc Cao trung lại soạn sách Hướng dẫn thi vào cao trung. Hai cuốn sách này của Kim Dung in ra bán rất chạy, đem lại cho ông nhuận bút tốt .

Kim Dung thời học việc và khởi đầu nghiệp văn. Ông năm 16 tuổi đã viết truyện trào phúng Cuộc du hành của Alice có ý châm biếm ngài chủ nhiệm ban huấn đạo, người này rất tức giận, liền ép hiệu trưởng phải đuổi học ông. Tác phẩm Cuộc du hành của Alice tuy gây tai hại cho Kim Dung nhưng đã cho thấy sức ảnh hưởng của một tác phẩm văn chương làm mất mặt của một bộ phận người thực trong xả hội bị văn chương đưa nguyên mẫu nhân vật ra dư luận làm trò cười ảnh hưởng to lớn. Kim Dung sau đó chuyển đến học trường Cù Châu, nhưng tại trường này cũng có những quy định rất bất công, thầy giáo có quyền lăng nhục học sinh nhưng học sinh không được quyền phê bình thầy giáo. Kim Dung đang học năm thứ hai tại trường đã viết bài Một sự ngông cuồng trẻ con đăng lên Đông Nam nhật báo. Bài báo làm chấn động dư luận trong trường, giới học sinh tranh nhau đọc và Ban Giám hiệu trường Cù Châu đành phải bãi bỏ những quy định nọ. Một ký giả của Đông Nam nhật báo là Trần Hướng Bình đã lặn lội tìm đến trường học để thỉnh giáo tác giả bài báo do sự hâm mộ mà không biết tác giả chỉ là một học sinh. Năm 1941, chiến tranh Thái Bình Dương bùng nổ, trường Cù Châu phải di dời, Ban Giám hiệu trường quyết định cho học sinh lớp cuối tốt nghiệp sớm để bớt đi gánh nặng. Kim Dung cũng nằm trong số đó. Sau ông thi vào học Luật quốc tế tại học viện chính trị Trung ương ở Trùng Khánh. Thi đậu, nhưng để đến được trường phải trải qua nhiều ngày đi bộ. Tại học viện chính trị Trung ương, Kim Dung vẫn học rất giỏi, cuối năm nhất ông được tặng phần thưởng cho sinh viên xuất sắc nhất. Thời kỳ này, ông ngoài tham gia viết bình luận chính trị trên các báo, còn bắt tay vào làm cuốn Anh – Hán tự điển và dịch một phần Kinh Thi sang tiếng Anh, hai công trình này về sau dở dang. Ông học lên năm thứ ba thì tại trường bắt đầu nổi lên các cuộc bạo loạn chính trị. Kim Dung có lần đã viết thư tố cáo một vụ bê bối trong trường,  và đây là lần thứ hai trong đời ông bị đuổi học lúc ông 19 tuổi.

Kim Dung thời làm việc tại Thư viện Trung ương và nông trường Trương Tây. Ông xin việc tại Thư viện Trung ương và mỗi ngày sống chung với sách quý làm bạn hiền nên kiến thức lịch sử văn hóa Trung Quốc của ông nhờ vậy được uyên thâm vững chắc lạ thường. Ông đọc nhiều cổ văn Trung Quốc và thế giới, các tác phẩm văn chương danh tiếng như Ivanhoe của Walter Scott, Ba người lính ngự lâm, Bá tước Monte-Cristo của Alexandre Dumas (cha), những tác gia và tác phẩm nổi tiếng đã ảnh hưởng đến văn phong của ông. Tại đây ông sáng lập Thái Bình Dương tạp chí, nhưng chỉ ra được số đầu đến số thứ hai thì nhà xuất bản không chịu in nên tờ báo đầu tiên của ông thất bại nhưng ông trãi nghiệm được sự biên tập và xuất bản báo chí. Sau thất bại này, năm 1944 Kim Dung đến làm việc tại nông trường Tương Tây rất hẻo lánh. Đến năm 1946, ông không chịu nổi sự cô tịch nên xin thôi việc. Người chủ nông trường không cản được đành tiễn ông bằng một bữa cơm thịnh soạn. Mùa hạ năm đó, ông trở về quê cũ Hải Ninh, cha mẹ ông thấy ông không việc làm nên rất buồn. Điều ấy khiến ông quyết tâm đi lập nghiệp.

Kim Dung thời làm báo. Năm 1946 Kim Dung  từ biệt gia đình đến Hàng Châu làm phóng viên cho tờ Đông Nam nhật báo theo lời giới thiệu của Trần Hướng Bình, người ngày xưa đã tìm đến trường ông. Ông làm việc rất tốt, tỏ ra có tài thiên phú về viết báo. Năm sau, theo lời mời của tạp chí Thời dữ triều, ông thôi việc ở Đông Nam nhật báo, sang Thượng Hải tiếp tục nghề viết và dịch thuật. Sau đó ít lâu ông lại rời toà soạn Thời dữ triều, xin vào làm phiên dịch của tờ Đại công báo. Lúc này anh trai của Kim Dung là Tra Lương Giám đang làm giáo sư ở học viện Pháp lý thuộc đại học Đông Ngô gần đó, ông liền xin vào học tiếp về luật quốc tế. Năm 1948, Kim Dung được tòa soạn của tờ Đại công báo cử sang làm việc dịch tin quốc tế cho trang phụ bản của báo này tại Hồng Kông. Trước khi ra đi vài ngày, ông chạy đến nhà họ Đỗ để ngỏ lời cầu hôn cô con gái 18 tuổi và được chấp nhận. Hôn lễ tổ chức trang trọng tại Thượng Hải, người vợ đầu tiên Đỗ Trị Phân của ông rất xinh đẹp. Năm 1950, gia đình của Kim Dung bị quy thành phần địa chủ trong cuộc Cải cách ruộng đất ở Trung Quốc, cha ông bị đấu tố. Vợ ông Đỗ Trị Phân không chịu sống ở Hồng Kông, đòi trở về gia đình bên mẹ và không chịu về nhà chồng nữa. Năm 1951 họ quyết định ly hôn lúc ông 27 tuổi. Năm 1952, Kim Dung sang làm việc cho tờ Tân văn báo, phụ trách mục Chuyện trà buổi chiều, chuyên mục này giúp ông phát huy khả năng viết văn của mình hơn, ông rất thích, một phần vì khán giả cũng rất thích. Ông còn viết phê bình điện ảnh. Từ đó dần đi sâu vào lĩnh vực này. Từ 1953, Kim Dung rời Tân Văn báo, bắt tay vào viết một số kịch bản phim như Lan hoa hoa, Tuyệt đại giai nhân, Tam luyến… dưới bút danh Lâm Hoan. Những kịch bản này dựng lên được các diễn viên nổi tiếng thời bấy giờ như Hạ Mộng, Thạch Tuệ, Trần Tứ Tứ… diễn xuất và gặt hái được nhiều thành công đáng kể.

Kim Dung với 15 bộ tiểu thuyết lớn. Kim Dung từ ngày vào làm Tân Văn Báo, đã quen thân với Lương Vũ Sinh và La Phù được hai người ủng hộ và giúp đỡ. Kim Dung năm 1955 bắt đầu viết truyện võ hiệp Thư kiếm ân cừu lục, đăng hàng ngày trên Hương Cảng tân báo lấy bút danh là Kim Dung chiết tự từ chữ “Dung” tên thật của ông, nghĩa là “cái chuông lớn”. Kim Dung và Lương Vũ Sinh sau tác phẩm này được dư luận chú ý và dần được xem như hai người khai sinh ra Tân phái tiểu thuyết võ hiệp. Ông viết tiếp bộ Bích huyết kiếm được hoan nghênh nhiệt liệt, từ đó ông chuyên tâm viết tiểu thuyết võ hiệp và làm báo, không hoạt động điện ảnh nữa. Năm 1959, Kim Dung cùng với Trầm Bảo Tân bạn học phổ thông sáng lập  Minh Báo. Ông vừa viết tiểu thuyết, vừa viết các bài xă luận. Qua các bài xă luận của ông, Minh Báo càng ngày được biết đến và là một trong những tờ báo được đánh giá cao nhất. Minh Báo đã theo ông lâu dài từ đấy cho đến khi ông kết thúc sự nghiệp sáng tác. Năm 1972, Kim Dung sau khi viết cuốn tiểu thuyết cuối cùng, đă chính thức nghỉ hưu.

Tác phẩm của Kim Dung có tổng cộng 15 truyện trong đó có 14 tiểu thuyết và 1 truyện ngắn. Hầu hết các tiểu thuyết đều được xuất bản trên các nhật báo. Ngoài các tiểu thuyết võ hiệp, ông còn viết các truyện lịch sử Trung Quốc. Ông đã được trao tặng nhiều huân chương danh dự. Kim Dung đã được trao tặng huân chương OBE của Vương Quốc Anh năm 1981, và Bắc đẩu bội tinh năm 1982, Commandeur de l’Ordre des Arts et des Lettres năm 2004 của chính phủ Pháp.Ông cũng là giáo sư danh dự của nhiều trường đại học như Bắc Kinh, Triết Giang, Nam Khai, Hồng Kông, British Columbia cũng như là tiến sĩ danh dự của đại học Cambridge.

Danh sách 15 tác phẩm tiêu biểu của Kim Dung như liệt kê dưới đây:

 

 

Tên truyện Tên khác Năm
sáng tác
Ghi
chú
1 Thư kiếm ân cừu lục 1955
2 Bích huyết kiếm 1956
3 Xạ điêu anh hùng truyện Anh hùng xạ điêu 1957 Xạ điêu
tam bộ khúc I
4 Thần điêu hiệp lữ Thần điêu đại hiệp 1959 Xạ điêu
tam bộ khúc II
5 Tuyết sơn phi hồ 1959
6 Phi hồ ngoại truyện Lãnh nguyệt bảo đao 1960 Tiền Tuyết sơn
phi hồ
7 Bạch mã khiếu tây phong 1961
8 Uyên Ương đao 1961
9 Ỷ thiên Đồ long ký Cô gái Đồ Long 1961 Xạ điêu
tam bộ khúc III
10 Liên thành quyết 1963
11 Thiên long bát bộ Lục mạch
thần kiếm
1963 Tiền Xạ điêu
tam bộ khúc
12 Hiệp khách hành 1965
13 Tiếu ngạo giang hồ 1967
14 Lộc Đỉnh ký Lộc Đỉnh Công 1969
-1972
15 Việt nữ kiếm 1970,
truyện ngắn

 

 

Kim Dung 45 năm hiệu đính và nâng cấp tác phẩm.. Kim Dung từ năm 1973 bắt đầu biên tập chỉnh sửa các tác phẩm văn học của mình hoàn chỉnh và in thành sách năm 1979. Sau đó hầu hết các tác phẩm in sách đều được chuyển thể thành phim truyền hình. Năm 1973, Kim Dung tham gia giới chính trị Hồng Kông. Ông là thành viên của ủy ban phác thảo Đạo luật cơ bản Hồng Kông. Ông cũng là thành viên của Ủy ban chuẩn bị giám sát sự chuyển giao của Hồng Kông về chính phủ Trung Quốc. Kim Dung sau lần li hôn với người vợ đầu đã kết hôn lần thứ hai vào năm 1953 và có bốn người con với hai trai và hai gái. Sau cái chết đột ngột của con trai trưởng tháng 10 năm 1976, Kim Dung đã quyết định tìm hiểu nhiều vào các triết lý của tôn giáo. Kết quả, ông tự mình quy y Phật giáo hai năm sau đó. Năm 1993, ông thôi chức chủ bút, bán tất cả cổ phần trong Minh Báo lúc ông 70 tuổi. Năm 1999, ông đã phải chịu một cuộc tấn công giễu cợt của báo chí Trung Quốc phát hành tại Bắc Kinh chỉ trích tiểu thuyết của ông là kiếm hiệp “kinh nghiệm tồi tệ” của bạo lực vô nghĩa và tỏ tình kiểu nam nhi . Đó có thể là một nỗ lực để giảm nhẹ tình trạng tác phẩm bán chạy nhất của Kim Dung với người đọc của Trung Quốc lục địa. Chính quyền Đài Loan cấm các tác phẩm Kim Dung vì coi hình tượng văn học của ông là ủng hộ Đảng Cộng sản Trung Quốc. “Hiện tượng Kim Dung” với sự lên ngôi của Kim Dung được coi như là sự thắng thế của dòng văn học thông tục giải trí thực dụng kiểu fast food. Các tác phẩm của Kim Dung hiện giờ mặc dầu không bị cấm nữa nhưng vẫn còn nhiều tranh luận trái chiều. Cuối năm 2004, nhà xuất bản giáo dục nhân dân của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã đưa tác phẩm Thiên Long Bát Bộ vào sách giáo khoa lớp 12. Bộ Giáo dục Singapore cũng làm như vậy đối với các trường cấp 2, 3 sử dụng tiếng Trung Quốc. Tác phẩm của ông đã được chuyển thể thành hơn một trăm bộ phim, chương trình truyền hình, truyện tranh và trò chơi. Kim Dung đã nhúng sâu sắc phong cách và những quan tâm của ông vào truyền thông cảnh quan của Trung Quốc hiện đại. Năm 2010, Kim Dung đã giành được học vị tiến sĩ từ St John College, Cambridge, cho một luận án mang tên “The Imperial Succession in Tang China, 618-762” (Sự kế vị hoàng gia thời Đường Trung Quốc, 618-762).  Học bổng Kim Dung “Nghiên cứu phương Đông” của Trường Đại học danh tiếng St Johns, College, Cambridge đã được khánh thành vào năm 2016 do sự tài trợ hào phóng của cựu sinh viên nổi tiếng Kim Dung. Ông mất chiều 30 tháng 10 năm 2018 tại một bệnh viện ở Hong Kong do tuổi cao, hưởng thọ 94 tuổi.

KIM DUNG TRONG NGÀY MỚI

Goodreads là một trang mạng xã hội tuyệt vời dành cho người đọc sách. “Không cần phải suy nghĩ mình sẽ đọc gì, phải mua sách nào, hay cuốn nào đang bán chạy. Bạn chỉ cần lướt qua: Những tựa sách hay nhất năm do cộng đồng Goodreads bình chọn để tìm được câu trả lời”. Goodreads đã giới thiệu về Kim Dung như sau: Kim Dung, GBM, OBE (sinh ngày 06 tháng 2 năm 1924), tốt hơn được biết đến với bút danh của ông Jin Yong (金庸, đôi khi đọc và / hoặc viết là “Chin Yung”), là một nhà văn Trung Quốc. với ngôn ngữ hiện đại. Ông đồng sáng lập tờ Minh Báo hàng ngày Hồng Kông vào năm 1959 và ông là chủ bút đầu tiên của tờ báo này. Tiểu thuyết Kim Dung là chất liệu tuyệt vời cho những bộ phim  võ thuật với tinh thần nghĩa hiệp được phát hành rộng rãi trong các khu vực nói tiếng Hoa, bao gồm Trung Quốc đại lục, Hồng Kông, Đài Loan, Đông Nam Á và Hoa Kỳ. 15 tác phẩm của Kim Dung viết từ năm 1955 đến năm 1972 đã giành được danh tiếng ông là một nhà văn võ hiệp xuất sắc nhất. Kim Dung hiện là tác giả Trung Quốc có sách bán chạy nhất lúc còn sống, hơn 100 triệu bản sao tác phẩm của ông đã được bán trên toàn thế giới (không bao gồm lượng không rõ các bản in lậu). Công trình của Kim Dung đã được dịch sang tiếng Anh, Pháp, Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam, Thái Lan, Miến Điện, Mã Lai và Indonesia. Ông có rất nhiều người hâm mộ nước ngoài, do có nhiều sự chuyển thể các tác phẩm của ông  sang ngôn ngử khác, vào phim nhựa, phim truyền hình, truyện tranh và trò chơi video“.

Kim Dung ở Việt Nam.

Tác phẩm Kim Dung trước năm 1975 chủ yếu được lưu hành ở miền Nam. Truyện Kim Dung tạo nên cơn sốt rộng rãi đầu tiên là bản dịch của Từ Khánh Phụng với Cô gái Đồ Long (dịch Ỷ thiên Đồ long ký), đăng trên báo Đồng Nai năm 1961. Trước đó, một số bản dịch cũ như Bích huyết kiếm của Từ Khánh Phụng (báo Đồng Nai), Anh hùng xạ điêu của Đồ Mập (báo Dân Việt), Thần điêu đại hiệp (Thần điêu hiệp lữ) của Vũ Tài Lục và Hải Âu Tử (báo Mới) tuy có phát hành nhưng chỉ được coi là truyện kiếm hiệp giải trí rẻ tiền. Dịch giả truyện Kim Dung tài hoa nhất là Hàn Giang Nhạn với các bản dịch Tiếu ngạo giang hồ, Lộc Đỉnh ký… với câu văn thanh thoát tự nhiên, sinh động đã làm cho loại sách kiếm hiệp này được nhiều người đọc hơn.  Một số nhà văn nổi tiếng thời đó như Bùi Giáng, Bửu Ý, Nguyên Sa, Đỗ Long Vân đã  tham gia bình luận Kim Dung. Nguyên Sa đánh giá cao các tác phẩm Kim Dung.

Đỗ Long Vân có bài viết Vô Kỵ giữa chúng ta hay là hiện tượng Kim Dung rất ấn tượng.  Cuốn Vô Kỵ giữa chúng ta hay là hiện tượng Kim Dung cố tìm ra câu giải đáp cho cái gọi là “hiện tượng Kim Dung” ở khắp miền Nam Việt Nam thời ấy. Tập sách phân tích sâu về võ công, nội lực, tính cách nhân vật và những triết lý ẩn chứa trong tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung. Sách được xuất bản lần đầu tiên năm 1967 in tại nhà in Trình Bày, Sài Gòn.

Bùi Giáng tỏ ra rất  khâm phục Kim Dung và tâm đắc với kiến giải của Đỗ Long Vân, ông nhắc tới cuốn sách này trong  bài luận kiếm hiệp của ông như là một đỉnh cao khó vươn tới. Bùi Giáng viết về Đỗ Long Vân trong “Thi ca tư tưởng”: “Cuốn sách của ông bàn về Kim Dung nằm trong vùng tư tưởng thâm viễn như cuốn Nho Giáo của Trần Trọng Kim. Chẳng những giúp người Việt Nam hiểu tư tưởng lớn của thiên tài Trung Hoa, mà còn khiến người Trung Hoa, người Đông Phương, Tây Phương nói chung ngày sau sực tỉnh. Tầm quan trọng của cuốn sách kia quả thật rộng rãi không cùng. Tôi có thể đưa ra vài nhận định khác của ông ở đôi chi tiết. Nhưng không cần. Điều cốt yếu, ông đã nói xong, và những dư vang vô số sẽ tỏa khắp mọi chốn. Và sẽ còn khiến người ta thể hội cái mạch thẳm trong những tác phẩm của những thiên tài xưa nay, bất luận là Đông Phương hay Tây Phương.Sách tôi bị cháy hết, nhưng tôi sẽ tìm riêng cuốn “Trương Vô Kỵ Giữa Chúng Ta” để đọc lại nhiều lần”

Sau 1975, các tác phẩm của Kim Dung bị nhà nước Việt Nam liệt vào danh sách cấm cùng với các tác gia kiếm hiệp khác như Cổ Long, Trần Thanh Vân… với lý do “văn hóa đồi trụy phản động”. Tuy nhiên, các bản sách cũ vẫn được lén lút lưu giữ và được nhiều người truyền tay đọc. Trong cộng đồng người Việt ở nước ngoài, dịch giả Nguyễn Duy Chính (một Tiến sĩ Quản trị Kinh doanh, ngành Quản lý và Ứng dụng khoa học máy tính mê sử Việt)  được xem là người có các bản dịch với chất lượng dịch tốt, điển hình như các bản dịch Thiên long bát bộỶ thiên Đồ long ký (lưu truyền trên Internet). Nguyễn Duy Chính cũng viết một số khảo luận về các yếu tố văn hóa Trung Hoa trong tác phẩm của Kim Dung và về triều đại Quang Trung với lịch sử Việt Nam cuối thế kỷ XVIII.

Đầu thập niên 1990, với chủ trương Đổi mới, chính quyền Việt Nam giảm bớt sự cấm đoán gắt gao với văn hóa văn nghệ. Một số phim và sách võ hiệp cũ được phát hành lại. Để dễ xin phép xuất bản, thoạt tiên sách không ghi đúng tên tác giả mà lấy các bút danh khác như Nhất Giang, về sau mới ghi đúng tên Kim Dung, Cổ Long. Nhà xuất bản Quảng Ngãi đã tích cực phát hành lại sách võ hiệp cũ. Thêm vào đó, sự phát triển của Internet giúp các bản dịch cũ lưu truyền rộng rãi, ban đầu dưới dạng scan từng trang sách, sau đó là dạng văn bản do những người hâm mộ gõ lại.

Công ty Văn hóa Phương Nam là công ty đầu tiên mua bản quyền dịch tác phẩm võ hiệp của Kim Dung. Từ năm 1999, Phương Nam đã mua được bản quyền dịch tác phẩm của Kim Dung, thông qua thương lượng trực tiếp với nhà văn. Từ năm 2001, toàn bộ tác phẩm võ hiệp của Kim Dung lần lượt được dịch lại và phát hành ở Việt Nam theo các bản hiệu đính mới nhất. Các dịch giả gồm có Cao Tự Thanh, Vũ Đức Sao Biển, Lê Khánh Trường, Đông Hải, Hoàng Ngọc (Huỳnh Ngọc Chiến).

Nhà văn Vũ Đức Sao Biển là tác giả của những bài khảo luận về Kim Dung, đăng trên tập san Kiến thức ngày nay, sau in thành bộ Kim Dung giữa đời tôi gồm 6 tập, có tựa đề
Kiều Phong – Khát vọng của tự do
Thiên hạ đệ nhất mỹ nhân
Từ AQ đến Vi Tiểu Bảo
Thanh kiếm và cây đàn
Nhân vật Kim Dung nhìn qua lăng kính pháp luật.
Những vụ án kinh điển trong tiểu thuyết Kim Dung

Tác phẩm luận bàn về những bộ sách võ hiệp của Kim Dung từ những góc nhìn riêng sắc sảo và thú vị đến phong cách xây dựng nhân vật của tác giả về những nhân vật, những tình tiết đặc sắc trong bộ truyện: võ công, tình yêu, rượu, âm nhạc đến pháp luật…

Nhà văn Vũ Đức Sao Biển đánh giá: “Kim Dung là nhà văn lớn phương Đông thế kỷ XX. Về mặt trước tác, tác phẩm của ông đồ sộ hơn bất cứ nhà văn nào khác. Bút pháp của ông lôi cuốn, hấp dẫn người đọc một cách lạ lùng. Và hệ thống kiến thức của ông từ y học đấn địa lý, lịch sử, võ thuật, tâm lý, bệnh học, tôn giáo… hoàn chỉnh một cách vô song. Tiếc thay một nhà văn như vậy là chưa có tên trong những nhà văn được nhận giải Nobel văn học. Nhưng dù gì đi nữa, những nhà văn khác cũng đã học tập được từ Kim Dung nhiều kinh nghiệm tiểu thuyết. Ông xứng đáng là nhà văn bậc thầy của những bậc thầy trong thế kỷ chúng ta.

Đọc “Kim Dung giữa đời tôi” với những khảo luận thật sâu sắc, tinh tế của nhà văn Vũ Đức Sao Biển thấu hiểu Kim Dung làm ta liên tưởng tới nhận xét của Pam Brown:”Ta đọc sâu sắc hơn, nhớ chính xác hơn, thưởng thức sự việc với niềm thích thú hơn nếu ta có được một người bạn cùng chia sẻ“. (We read more deeply, remember more clearly, enjoy events with greater pleasure if we have a friend to share with. * Pam Brown, from “Essays Friendship”) . GSTS. Nguyễn Tử Siêm viết: Đây là tâm sự của nhà hoạt động thi ca người Úc đã có nhiều giải thưởng danh giá.  Pam Brown là nữ thi sĩ, bà cảm nhận tình bạn thật tinh tế. Mình thích cái cách biểu thị giản dị và chân thành này.

Đọc Kim Dung trong ngày mới thật thú vị

Kim Dung là một trí tuệ lớn. Ông không chỉ là nhà văn ảnh hưởng nhất đến văn học Trung Quốc đương đại mà còn ảnh hưởng sâu rộng  tâm thức nhiều người Việt và các nước, ông cảnh báo nhiều bài học sâu sắc, gợi mật ngữ không dễ thấy.Kim, Vương, Lâm, Mạc bạn thích ai? Trong nền văn học Trung Quốc hiện đại, tôi thích nhất Kim Dung, kế đến là Vương Mông,  Lâm Ngữ Đường và Mạc Ngôn.

Vương Mông là giáo sư danh dự rất được kính trọng ở Trung Quốc hiện nay. Khối lượng tác phẩm khổng lồ của ông trên 10 triệu chữ gồm tiểu thuyết, bình luận, tản văn, thơ mới và thơ cổ thể, tạp văn được dịch ra hơn 20 thứ tiếng trên khắp thế giới. Vương Mông đã trãi nghiệm thực tiễn đầy sống gió, chông gai của cuộc đời và minh triết cuộc sống đã giúp ông về đích thắng lợi. Ông đúc kết trong tác phẩm tinh hoa nhân loại “Triết lý nhân sinh của tôi” (Phạm Tú Châu dịch, Nhà Xuất bản Hội Nhà Văn, Công ty Văn hóa và Truyền thông Nhã Nam 2009). Đó là cẩm nang về cách sống thung dung phúc hậu.

Lâm Ngữ Đường là nhà văn nổi tiếng của Trung Quốc. Ông được xem là người có công lớn trong việc giới thiệu văn hóa Trung Quốc ra thế giới qua những tác phẩm viết bằng tiếng Anh, bàn về nghệ thuật, văn hóa và nhân sinh quan của người Trung Quốc. Lâm Ngữ Đường sinh ở vùng rừng núi thị trấn Ban Tử thuộc Chương Châu, tỉnh Phúc Kiến, đông nam Trung Quốc. Số phận của ông sớm được giáo huấn bằng đức tin Cơ Đốc  sau đó đến với Khổng giáo và Phật giáo và cuối đời lại trở về với Kinh Thánh. Ông sang Mỹ học chương trình bán phần tiến sĩ ở Đại học Harvard lấy bằng tiến sĩ ngôn ngữ ở Đức về dạy văn chương Anh ở Bắc Kinh sau năm 1928 sang Mỹ dịch sách viết sách sáng chế, sau đó về làm Viện trưởng Đại học ở Singapo, cuối đời cùng vợ con về sống và viết về văn hóa ẩm thực ở  Đài Loan từ năm 1965 cho đến lúc mất năm 1976. Đời ông là một vòng tròn viên mãn của một trí tuệ lớn biết dồn tâm huyết cả đời người để đưa văn hóa Trung Quốc ra thế giới.

Mạc Ngôn nhà văn Trung Quốc đã đoạt giải Nobel Văn học năm 2012. Đó là lần đầu tiên văn học Trung Quốc chạm tay tới giải thưởng Văn học danh giá nhất thế giới sau lịch sử 111 năm phát sinh giải thưởng này .Ba tác phẩm nổi bật của Mạc Ngôn là “Báu vật của đời”, “Cao lương đỏ” và “Cây tỏi nổi giận”. Dịch giả Trần Đình Hiến cho rằng hai đặc điểm chính giúp tác phẩm Mạc Ngôn giành giải Nobel đó là nội hàm văn hóa bản địa và tính nhân loại cao.  Bài viết của nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên “Sự sinh, sự chết và sự sống ” giúp ta tiếp cận “Báu vật của đời”. Tôi cũng thích Mạc Ngôn, Vương Mông và Lâm Ngữ Đường nhưng Kim Dung ảnh hưởng sâu đậm hơn.

Kim Dung thích ai nhất trong tác phẩm của chính ông?

Kim Dung thích nhất nhân vật Hoàng Lão Tà, Quách Tương và Đoàn Dự. Ông tâm đắc nhất tác phẩm Thiên Long bát bộLộc Đỉnh Ký. Tuyệt kỹ một đời không nhìn vào danh tiếng mà nhìn vào thực chất. Vô chiêu thắng hữu chiêu. Phim chuyển thể tác phẩm ông ưng ý nhất là “Thần điêu đại hiệp”.

Kim Dung trong ngày mới

 

 

 

 

ĐẠI TUYẾT TRÊN HOÀNG HÀ
Hoàng Kim


Cuộc cờ Đỏ đi trước
Kết cuộc ai thắng đây?
Đại tuyết trên Hoàng Hà
Đông qua rồi xuân tới

Hieu Nguyenminh Pháo tướng 2 lần, song xe.😛😛

Hoàng Kim @ Hieu Nguyenminh. Pháo tướng lần 1, xe đen ăn pháo; Pháo tướng lần 2, xe đen cản xe đỏ.😁😘 chống nước chiếu tướng của Thương thư Bộ Học Hieu Nguyenminh ĐẠI TUYẾT TRÊN HOÀNG HÀ Hoàng Kim Đại tuyết trên Hoàng Hà Đông qua rồi xuân tới Chiếu đất ở Thái An Rồng giữa mùa biến hóa

Hieu Nguyenminh @ Hoàng Kim xe đỏ chiếu tướng, xe đỏ ăn xe đen.

 

 

 

 

@Hieu Nguyenminh Trúc Mai tốt đen chiếu tướng đỏ, buộc mã đỏ phải ăn tốt đen; Pháo đen chiếu tướng đỏ. Quân đỏ thua nếu đi nước cờ xe đỏ ăn xe đen của Thương thư Bộ Học Hieu Nguyenminh🤣😂.CHỌN GIÔ!NG SẮN KHÁNG CMD, đỏ bảo tồn và phát triển bền vững, đỏ bồi dục tốt, chống trộn lẫn giống xanh/ đen không rõ nguồn gốc và dễ mẫn cảm bệnh, thì mới an toàn và thịnh vượng được. http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-22-thang-1/

 

 

 

 

CHIẾU ĐẤT Ở THÁI AN
Hoàng Kim

Tỉnh thức lên Thái Sơn
Thung dung ngủ cội tùng
Chiếu đất ở Thái An
Đêm thiêng chào ngày mới

Ai uống rượu Hàm Hanh
Lòng tưởng nhớ Lỗ Tấn (*)
Ta mang rượu Thái Sơn
Ngon xách về chẳng dễ

“Núi cao ta trồng
Đường rộng ta đi
Tuy đích chưa đến
Nhưng lòng hướng về”


Lên Thái Sơn hướng Phật
Về ngủ bên cội tùng
Trải
một cơn gió bụi
Thoáng chốc ba mươi năm

THÁI AN NÚI THÁI SƠN

Thái An là nơi trung tâm quần thể du lịch Thái Sơn. Tôi xách rượu Thái Sơn và khoai lang Hoàng Long (hình) định mang về Trường Đại Học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh để làm quà cho thầy bạn quý. Trong ảnh phía sau lưng tôi là gốc tùng nơi Hoàng Long và tôi đã nằm ngủ suốt đêm qua ngoài trời vì không thể thuê được nhà trọ. Trung Quốc luật lệ hiện thời yêu cầu khách ngoại quốc phải ngủ ở những khách sạn được phép tiếp nhận người nước ngoài nên người lái xe taxi tuy đã cố gắng chạy lòng vòng tìm kiếm suốt hơn 90 phút nhưng vẫn không thể giúp được. Tôi sau khi lên ga Thái An của đường sắt cao tốc Sơn Đông Bắc Kinh về cửa khẩu sân bay thì món đặc sản quý giá rượu Thái Sơn lại không được mang về. Mặc dầu chúng tôi có đầy đủ phiếu hàng giấy tờ cần thiết nhất để minh chứng rượu được mang đi chứ không phạm lỗi ‘mang chất lỏng lên máy bay’. Tôi đã cố gắng hết sức giải thích tôi là thầy giáo nông học Việt Nam từng tới Sơn Đông từ thuở xưa ba mươi năm trước và nay thăm lại chốn cũ, nhưng vẫn không thể mang rượu về. Tôi đã tặng lại số quà này cho các bạn hải quan ở cửa khẩu bên đó.

 

 

 

 

Tấm hình này là Giáo sư viện sĩ Zhikang Li nhà di truyền chọn giống cây trồng hàng đầu Trung Quốc, IRRI và Thế giới, nhà khoa học chính của Dự án IRRI Green Super Rice GSR với Phó Giáo sư Tiến sĩ Tian Qing Zheng là Trưởng nhóm nghiên cứu GSR vùng Châu Á và Châu Phi, quản lý nguồn gen lúa gạo GSR của Viện Hàn lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc, Bắc Kinh, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.  Tôi đã tâm đắc nói với thầy Li và thầy Zheng: “Khoai Hoang Long, Lúa Siêu Xanh, Núi Thái Sơn là ba điểm đến yêu thích nhất của tôi tại đất nước Trung Hoa“. “Tôi bắt đầu sự nghiệp nghiên cứu của mình bằng giống khoai Hoàng Long và lấy tên khoai Hoàng Long đặt tên cho con trai Hoang Long của mình. Con trai tôi bắt đầu sự nghiệp của cuộc đời con bằng lúa siêu xanh, học và sau 9 năm làm việc cùng hai Thầy nay đã thành tựu. Hai cha con tôi trước khi về nước sẽ lên núi Thái Sơn hướng Phật đêm trăng rằm Phật Đản 2018 ở đất nước Trung Hoa”.

Thái An núi Thái Sơn, tôi lưu lại hình ảnh và câu chuyện suy ngẫm về chuyến đi Lên Thái Sơn hướng Phật, một sự lắng đọng tiếp nối Giống khoai lang Hoàng Long

Tôi có 17 ghi chú nhỏ (Notes), mỗi ghi chú là một đường link, được chép chung trong bài “Lên Thái Sơn hướng Phật” ghi lại TRUNG QUỐC HỌC TINH HOA, là những ký ức về các chuyến du khảo Trung Hoa của đời tôi tạm coi là một nhận thức luận của riêng mình. Ngoài ra còn có bài nghiên cứu lịch sử Từ Mao Trạch Đông tới Tập Cận Bình. Trung Quốc có nhiều nơi hiểm trở, núi cao vọi và sông vực sâu thẳm quanh co, hạng người có đủ cả chí thiện và cực ác, gợi nhớ Nguyễn Du trăng huyền thoại, nay xin lần lượt chép tặng bạn đọc.

LÊN THÁI SƠN HƯỚNG PHẬT Hoàng Kim và Hoàng Long Đường trần thênh thênh bước/ Đỉnh xanh mờ sương đêm/ Hoàng Thành Trúc Lâm sáng/ Phước Đức vui kiếm tìm/.
Lên Thái Sơn hướng Phật/ Chiếu đất ở Thái An/ Đi thuyền trên Trường Giang/ Nguyễn Du trăng huyền thoại/ Khổng Tử dạy và học/ Đến Thái Sơn nhớ Người/ Kho báu đỉnh Tuyết Sơn/ Huyền Trang tháp Đại Nhạn/ Tô Đông Pha Tây Hồ/ Đỗ Phủ thương đọc lại/ Hoa Mai thơ Thiệu Ung/ Ngày xuân đọc Trạng Trình/ Quảng Tây nay và xưa/ Lên đỉnh Thiên Môn Sơn/ Ngày mới vui xuân hiểu/ Kim Dung trong ngày mới/ Trung Quốc một suy ngẫm

 

 

 

 

Bài viết mới trên DẠY VÀ HỌC
https://hoangkimvn.wordpress.com/
CNM365, ngày mới nhất bấm vào đây cập nhật mỗi ngày

Video yêu thích

 

 

 

 

Chỉ tình yêu ở lại
KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam, Thung dung, Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, CNM365Tình yêu Cuộc sống, Kim on LinkedIn, Kim on Facebook, Kim on Twitter

 

 

 

 

#CNM365 CLTVN 23 THÁNG 1
Hoàng Kim
CNM365 Tình yêu cuộc sống#cnm365 #cltvn An nhiên; Trời mưa qua Cồn Dưa; Từ Hiếu với người hiền; Gõ ban mai vào phím; Gõ ban mai vào phím;Thơ xuân ngày giáp Tết; Kim Dung trong ngày mới; Đại tuyết trên Hoàng Hà; Vùng trời nhân văn; Ngày 23 thang 1 năm 1368, Chu Nguyên Chương tế thiên địa, xưng là hoàng đế tại Ứng Thiên phủ, đặt quốc hiệu là “Minh“, tức Minh Thái Tổ, tức ngày Ất Hợi (4) tháng giêng năm Mậu Thân. Ngày 23 tháng 1 năm 1556, Một trận động đất có chấn tâm tại tỉnh Thiểm Tây, Đại Minh khiến khoảng 830.000 người thiệt mạng, tức ngày Nhâm Dần (12) tháng 12 năm Ất Mão; Ngày 23 tháng 1 năm 1997, Madeleine K. Albright trở thành người phụ nữ đầu tiên đảm nhiệm chức vụ Bộ trưởng Ngoại giao của Hoa Kỳ. Albright sinh tại Praha, Tiệp Khắc (ngày nay là Cộng hòa Séc), con của nhà ngoại giao Josef Korbel, bà là một người biết nhiều thứ tiếng, thông thao tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Séc, tiếng Nga, nói và đọc tốt tiếng Đức, tiếng Ba Lan và tiếng Serbi-Croatia. Bà là Bộ trưởng Ngoại giao dưới thời Bill Clinton. Bài chọn lọc ngày 23 tháng 1: #cnm365 #cltvn An nhiên; Trời mưa qua Cồn Dưa; Từ Hiếu với người hiền; Gõ ban mai vào phím; Thơ xuân ngày giáp Tết; Kim Dung trong ngày mới; Đại tuyết trên Hoàng Hà; Vùng trời nhân văn; Cây táo bài ca thời gian; Chuyện cô Trâm lúa lai; Chọn giống sắn kháng CMD; Câu chuyện ảnh tháng Một; Ngày xuân đọc Trạng Trình; Về Trường để nhớ thương; Nhớ thầy Phan Hoàng Đồng; Sớm xuân ngắm mai nở; Chiếu đất ở Thái An; Martin Fregene xa mà gần; Lev Tonstoy năm kiệt tác; Phục sinh giữa tối sáng; Nông lịch tiết Đại Hàn; Châu Mỹ chuyện không quên;Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-23-thang-1/

 

 

 

 

#CNM365#CLTVN AN NHIÊN
Hoàng Kim


Tôi nhiều lần đến Ấn Độ, đã một lần may mắn tới được quê hương Phật, và tự mình trồng một nhánh Bồ Đề ở vườn nhà để nay cây đã lớn. Minh triết của đức Phật Lời Phật dạy trong lòng tôi là triết lý tình yêu cuộc sống, lắng đọng 27 khẩu quyết yêu thích, lan tỏa trong đời thường mà tôi thật sự tâm đắc. An nhiên đứng hàng đầu. Tôi thích nên chép lại để đọc lại và suy ngẫm mà chưa thật rõ nguồn gốc của những lời này sự xác tín lời nói có ở sách nào, với ai, khi nào, ở đâu, trong hoàn cảnh nào. Người Thầy tâm thức trong tôi là
Trúc Lâm Trần Nhân Tônghttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/truc-lam-tran-nhan-tong/. Người Thầy gần gũi tôi là Viên Minh Thích Phổ TuệThiền Sư Lão Nông Tănghttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/thien-su-lao-nong-tang/; Tác phẩm khoa học mà tôi yêu thích là Bảy Kỳ Quan Phật Giáo Thế Giới https://youtu.be/aMgIJ16_uDg/. Minh triết của đức Phật, mời đọc bài ở đây https://hoangkimlong.wordpress.com/category/minh-triet-cua-duc-phat/

 

 

 

 

Minh triết của Đức Phật
LỜI PHẬT DẠY

An nhiên
CNM365

Thả cho nó bay.
Hòa nhã với tất cả
Chọn bạn mà chơi
Tình yêu cuộc sống
Yêu thương và Sống
Không ai có thể đi giúp ta.
Yêu quý hết thảy muôn loài.
Con nghĩ cái gì, con là cái đó.
Bỏ đi những hư danh giả tạm.
Hãy cho đi và con sẽ còn mãi.
Cây kim trong bọc có ngày lòi ra
Đoàn kết là sống, chia rẽ là chết
Minh triết trước hết là tự biết mình.
Tìm về suối nguồn bình yên bên trong con
Chuyển hóa nỗi ghen ghét thành sự khâm phục.
Bí quyết để có sức khỏe tốt là an trú trong hiện tại..
Tin sâu Luật Nhân Quả hành Sống theo Thiện Pháp
Hãy làm chủ suy nghĩ nếu không nó sẽ làm chủ con
Đời sống tâm linh không là sang trọng mà là nhu cầu
Con không là những gì con nói mà là những gì con làm
Ai biết nhìn vào trong tự thân mình thì người đó tỉnh thức.
Niềm hạnh phúc không bao giờ cạn kiệt khi ta biết chia sẻ
Không có đường đến hạnh phúc. Hạnh phúc là con đường
Hiểu được người là khôn ngoan, hiểu được mình là giác ngộ.
Lời nói có sức mạnh vừa có thể gây tổn thương, vừa có thể trị lành.
Không ai xứng đáng nhận được tình thương của con hơn là chính con.

Tin sâu Luật Nhân Quả, hành Sống theo Thiện Pháp. Đừng tin vào mọi thứ con được dạy phải tin. Lời Phật dạy 27 khẩu quyết xếp theo trình tự trên là sự thường niệm của riêng mình để cho dễ nhớ dễ thuộc dễ thực hành. Chúng ta khi trãi nghiệm nên tùy chọn nhập tâm những điều yêu thích phù hợp tâm thức đời thường. Kinh Phật có nhiều giao thoa với các Tôn giáo khác. Giáo sư Mai Văn Quyền khuyên nên định tâm, dụng tâm, không nên đứng hai chân ở hai thuyền dễ nguy hiểm. “Mohamet và đạo Hồi” “Vua Solomon sách khôn ngoan” đã có những kiến giải khác
https://www.youtube.com/embed/aMgIJ16_uDg?version=3&rel=1&showsearch=0&showinfo=1&iv_load_policy=1&fs=1&hl=vi&autohide=2&wmode=transparent

Kinh Hoán Dụ kể câu chuyện sau: Trên đường đi hành đạo, đức Phật gặp một nhóm người Bà La Môn. Những vị Bà La Môn này hỏi đức Phật: “Thưa Ngài Cồ Đàm, đạo của Ngài có phương pháp nào cầu xin không?”- Đức Phật trả lời: “Đạo của ta không có pháp cầu xin mà chỉ cần thấu hiểu nghiệp báo và tin sâu Luật nhân quả, rồi hành sống theo thiện pháp thì cuộc sống sẽ được an lạc hạnh phúc hiện tiền.”- Các vị Ba La Môn bèn nói: “Thế thì đạo của Ngài đâu có gì hay, đạo của chúng tôi có nhiều phương pháp cầu xin rất linh nghiệm.”- Nghe Vậy, Đức Phật liền dẫn các vị Bà La Môn đi tới trước một cái ao, sau đó, Phật ném một hòn đá xuống ao và bảo các vị Bà La Môn: “Các người cầu xin cho hòn đá nổi lên được không?- Các Bà La Môn: “Dạ thưa Ngài không được.”- Đức Phật hỏi: “Tại sao?”- Các Bà La Môn: “Dạ, tại đá nặng hơn nước cho nên phải bị chìm.”Sau đó, Đức Phật đổ vài muỗng dầu xuống ao và bảo mọi người hãy cầu xin cho dầu chìm.- Các Bà La Môn đều đồng thanh thưa rằng: “không được.”- Đức Phật: “Tại sao?”- Các Bà La Môn: “Dạ, tại dầu nhẹ hơn nước.”- Nghe xong, Đức Phật liền nói: “Đúng vậy, đá nặng cho nên chìm trong nước và dầu nhẹ cho nên phải nổi trên nước, không có phép mầu nào để cầu xin thay đổi được những quy luật hiển nhiên như thế ! “Nhân quả là một quy luật công bằng trên cuộc đời mà theo duyên có thể đến sớm hay đến muộn.Dù bạn là ai, thuộc tôn giáo nào hay không tin vào một tôn giáo nào thì cũng không có ngoại lệ nào dành riêng cho bạn. Không có ông thần, bà thánh nào có thể ban phước giáng họa cho bạn, ngay cả Đức Phật cũng không làm được điều đó. Mọi hành động thiện ác đều do chúng ta làm ra và tự thọ nhận lấy theo nhân quả của nó“. Bằng trí tuệ giác ngộ, Đức Phật đã phân tích mọi việc theo đúng bản chất thật vốn có của nó, để mọi người nhận thức đúng đắn và ứng dụng. Phật là người thầy dẫn đường, đi hay không đi và đi như thế nào là việc của mỗi người trong chúng ta.

Minh triết trước hết là tự biết mình.
Ai biết nhìn vào trong tự thân mình thì người đó tỉnh thức.
Không có đường đến hạnh phúc. Hạnh phúc là con đường.
Yêu quý hết thảy muôn loài.
Con không là những gì con nói mà là những gì con làm.
Bí quyết để có sức khỏe tốt là an trú trong hiện tại.
Lời nói có sức mạnh vừa có thể gây tổn thương, vừa có thể trị lành.
Hãy cho đi và con sẽ còn mãi.
Không ai có thể đi giúp ta.
Niềm hạnh phúc không bao giờ cạn kiệt khi ta biết sẻ chia.
Hòa nhã với tất cả.
Đừng tin vào mọi thứ con được dạy phải tin.
Con nghĩ cái gì, con là cái đó.
Thả cho nó bay.
Cây kim trong bọc có ngày lòi ra.
Hãy làm chủ suy nghĩ nếu không nó sẽ làm chủ con.
Đoàn kết là sống, chia rẽ là chết.
Không ai xứng đáng nhận được tình thương của con hơn là chính con.
Hiểu được người là khôn ngoan, hiểu được mình là giác ngộ.
Đời sống tâm linh không là sang trọng mà là nhu cầu.
Chuyển hóa nỗi ghen ghét thành sự khâm phục.
Tìm về suối nguồn bình yên bên trong con.
Cho đi những gì tích trữ được.
Chọn bạn mà chơi.
Bỏ đi những hư danh giả tạm.
Yêu thương và Sống.

 

 

 

TRÚC LÂM TRẦN NHÂN TÔNG
Hoàng Kim

Lên non thiêng Yên Tử
Trúc Lâm Trần Nhân Tông
Lời dặn của Thánh Trần
Thầy Tuệ Trung Thượng Sĩ

Hiểu ‘sách nhàn đọc giấu
Biết ‘câu có câu không
Nghê Việt am Ngọa Vân

Tảo Mai nhớ Nhân Tông

Ân tình đất phương Nam
Nhân Tông Đêm Yên Tử
Chuyện cổ tích người lớn
Hoa Đất thương lời hiền

Yên Tử Trần Nhân Tông,

NGỌC PHƯƠNG NAM
Hoàng Kim


Hứng mật đời
thành thơ
Việc nghìn năm hữu lý
Trạng Trình
Đến trúc lâm
Đạt năm việc lớn hoàng thành
Đất trời xanh
Yên Tử …

THUYỀN ĐỘC MỘC
Trịnh Tuyên

Quên tên cây
làm thuyền
Tận cùng nỗi cô đơn-
độc mộc!

Khoét hết ruột
Chỉ để một lần ngược thác
bất chấp đời
lênh đênh…

 

 

 

 

LÊN NON THIÊNG YÊN TỬ
Hoàng Kim

Tỉnh thức giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai trong tựa ngọc

“Yên sơn sơn thượng tối cao phong
Tài ngũ canh sơ nhật chính hồng
Vũ trụ nhãn cùng thương hải ngoại
Tiếu đàm nhân tại bích vân trung
Ủng môn ngọc sóc sâm thiên mẫu
Quải ngọc châu lưu lạc bán không
Nhân miếu đương niên di tích tại
Bạch hào quang lý đổ trùng đồng”
(1)

Non thiêng Yên Tử đỉnh kỳ phong
Trời mới ban mai đã rạng hồng
Vũ trụ mắt soi ngoài biển cả
Nói cười lồng lộng giữa không trung
Giáo ngọc quanh nhà giăng vạn khoảnh
Cỏ cây chen đá rũ tầng không
Nhân Tông bảo tháp còn lưu dấu
Mắt sáng hào quang tỏa ánh đồng. (2)

*

Non thiêng Yên Tử
Nghìn năm Thăng Long, Đông Đô, Hà Nôi
Bảy trăm năm đức Nhân Tông
Non sông bao cảnh đổi
Kế sách một chữ Đồng
Lồng lộng gương trời buổi sớm
Trong ngần, thăm thẳm, mênh mông …

(1) Nguyễn Trãi, đề Yên Tử sơn Hoa Yên tự
(2) Hoàng Kim bản dịch thơ Nguyễn Trãi, bài thơ ‘đề Yên Tử sơn Hoa Yên tự’

 

 

 

 

Lên non thiêng Yên Tử tôi nhớ câu thơ huyền thoại: “Trăm năm tích đức tu hành. Chưa lên Yên Tử chưa thành quả tu“. Núi Yên Tử thuộc tỉnh Quảng Ninh nơi có Quần thể di tích danh thắng Yên Tử ở Bắc Giang và Quảng Ninh. Đây là quần thể danh thắng đặc biệt nổi tiếng liên tỉnh đầu tiên ở Việt Nam được đệ trình Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc UNESCO xem xét, công nhận là Di sản thế giới. Núi Yên Tử là đỉnh thứ hai của tam giác châu huyền thoại Bắc Bộ nối Việt Trì – Quảng Ninh là dải Tam Đảo rồi 99 ngọn Nham Biền của các dãy núi vòng cung Đông Triều tạo nên thế hiểm “trường thành chắn Bắc” của bề dày núi non hiểm trở khoảng 400 km núi đá che chắn mặt Bắc của thủ đô Hà Nội non sông Việt.

 

 

 

 

Trần Nhân Tông (1258-1308)  là một trong những vị vua anh minh nhất của lịch sử Việt Nam. Người tên thật là Trần Khâm, vua Trần thứ ba (sau vua cha Trần Thánh Tông và trước vua Trần Anh Tông). Với 50 năm cuộc đời, vua Phật Trần Nhân Tông đã kịp làm được ít nhất năm việc lớn hiếm thấy và khó ai bì kịp ở mọi dân tộc và mọi thời đại: 1) Minh quân lỗi lạc, làm vua 15 năm (1278 – 1293) trực tiếp lãnh đạo cuộc kháng chiến hai lần đánh thắng quân Nguyên Mông là đội quân xâm lược hùng mạnh nhất thời đó; 2) Tổ sư thiền phái Trúc Lâm và Thái Thượng Hoàng 15 năm (1294-1306) là vua Phật Việt Nam. 3) Nhà văn hóa và nhà thơ kiệt xuất với kiệt tác thơ Thiền Trần Nhân Tông và thắng tích Trúc Lâm Yên Tử; 4) Người thầy chiến lược vĩ đại muôn đời của kế sách một chữ “đồng” “vua tôi đồng lòng, toàn dân đồng sức”, nhược thắng cường, yếu thắng mạnh, nước nhỏ thắng nước lớn, sự nghiệp mở nước và thống nhất non sông Việt bằng vương đạo, thuận thời, thuận người . 5) Nhà trị loạn kỳ tài đã hưng thịnh nhà Trần và cứu nguy cho nước Việt ở thời khắc quyết định, biến nguy thành an, biến những điều không thể thành có thể.

Kiệt tác thơ thiền đức Nhân Tông là đỉnh cao thơ Thiền thời Trần:

Cư trần lạc đạo phú
Đại Lãm Thần Quang tự
Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca
Đăng Bảo Đài sơn
Đề Cổ Châu hương thôn tự
Đề Phổ Minh tự thủy tạ
Động Thiên hồ thượng
Họa Kiều Nguyên Lãng vận
Hữu cú vô cú
Khuê oán
Lạng Châu vãn cảnh
Mai
Nguyệt
Nhị nguyệt thập nhất nhật dạ
Quỹ Trương Hiển Khanh xuân bính
Sơn phòng mạn hứng
I
II
Sư đệ vấn đáp
Tán Tuệ Trung thượng sĩ
Tảo mai
I
II
Tặng Bắc sứ Lý Tư Diễn
Tây chinh đạo trung (tái chinh Ai Lao)
Thiên Trường phủ
Thiên Trường vãn vọng
Tống Bắc sứ Lý Trọng Tân, Tiêu Phương Nhai
Tống Bắc sứ Ma Hợp, Kiều Nguyên Lãng
Trúc nô minh
Tức sự
I
II
Vũ Lâm thu vãn
Xuân cảnh
Xuân hiểu
Xuân nhật yết Chiêu Lăng
Xuân vãn

Lên non thiêng Yên Tử, khảo sát điền dã những chứng tích lịch sử văn hóa lưu dấu mãi với thời gian. “Soi sáng lại chính mình là phận sự gốc, chẳng từ nơi khác mà được.” (Phản quan tự kỷ bổn phận sự, bất tùng tha đắc.). Đức Nhân Tông viết về sự đạt ngộ với người thầy là Tuệ Trung Thượng Sĩ . “Nghe xong, tôi thông suốt được đường vào, bèn vén áo thờ Ngài làm thầy”. “Soi sáng lại chính mình” chứ không tìm kho báu ở đâu khác là trí tuệ siêu việt của vua Phật Trúc Lâm Yên Tử Trần Nhân Tông.

 

 

 

 

Kinh Dịch xem chơi,
365 ngày mê mãi.
Sách Nhàn đọc giấu,
câu có câu không.
Trước đèn 700 năm,
Yên Tử
Trúc Lâm
thăm thẳm tầm nhìn.

1
“Câu hữu câu vô,
Quay bên phải, ngoái bên trái.
Thuyết lý ầm ĩ,
Ồn ào tranh cãi.
Câu hữu câu vô,
Khiến người rầu rĩ.
Cắt đứt mọi duyên quấn quýt như dây leo,
Thì hữu và vô đều hoàn toàn thông suốt”.

2.
“Kinh Dịch xem chơi
Yêu tính sáng yêu hơn châu báu.
Sách Nhàn đọc giấu
Trọng lòng rồi trọng nữa hoàng kim”

3.
“Ở đời vui đạo thả tùy duyên
Đói cứ ăn đi, mệt ngủ liền
Kho báu trong nhà thôi tìm kiếm
Vô tâm đối cảnh hỏi chi thiền”

(Trúc Lâm Trần Nhân Tông)

Hứng mật đời
thành thơ
Việc nghìn năm hữu lý
Trạng Trình

Đến trúc lâm
Đạt năm việc lớn hoàng thành
Đất trời xanh
Yên Tử …

xem tiếp: Trúc Lâm Trần Nhân Tông https://hoangkimlong.wordpress.com/category/truc-lam-tran-nhan-tong/Nhà Trần trong sử Việt https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nha-tran-trong-su-viet/

 

 

 

 

TRỜI MƯA QUA CỒN DƯA
Hoàng Kim


Trời mưa qua Cồn Dưa
Linh Giang sông quê hương
Bến Lội Đền Bốn Miếu
Đá Đứng chốn sông thiêng

 

 

 

 

TỪ HIẾU VỚI NGƯỜI HIỀN
Bạch Ngọc Hoàng Kim


Về quê lần trước ghé thăm đây.
Cầu hiếu cầu thương níu bạn thầy.
Thơ thiền Nhất Hạnh tìm gốc cũ.
Mặt trời từng hạt chính nơi này.

Hoàng Kim nhớ lần trước ra Huế đến thắp hương Nam Giao và chùa Từ Hiếu, cội nguồn của hiếu sinh, Lần khác có viếng thăm chúa Nguyễn Hoàng ở lăng Trường Cơ, tọa lạc tại xã La Khê, huyện Hương Trà, nay là làng La Khê, xã Hương Thọ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế, và viếng thăm Thiên Thụ Sơn vùng cây trên 2000 ha mà triều Nguyễn dày công mang kỳ hoa dị thảo cả nước về trồng ở chốn kinh kỳ để lưu dấu những hoài niệm.

Thật may mắn những lần được uống trà ban mai tĩnh lặng tại Từ Hiếu, được lắng nghe những lời dạy thân thiết và những trang văn uyên áo của người Thầy, được tĩnh lặng chứng ngộ pháp môn “cười” và pháp môn “phật giáo dấn thân”> Đời trãi ngộ lắm, thấm thía lắm, sâu sắc lắm mới có được những bài thi kệ thật hiếm có, trân quý như ngọc cho đời “Sinh Tử, cầu Hiểu cầu Thương, Thơ từng ôm và Mặt trời từng hạt” “Đường xưa mây trắng” “Việt Nam phật giáo sử luận” “Thả một bè lau”

Đời người hiếm có những dịp may được cùng những người thân chọn về đây, nói chuyện về các điều tâm đắc và lắng nghe trang đời, trang sách, cổ vật trò chuyện Từ Hiếu với Người Hiền xem tiếp
http://hoangkimlong.wordpress.com/category/tu-hieu-voi-nguoi-hien/
Đêm thiêng tưởng nhớ Thầy
#cnm365 #cltvn An nhiên

 

 

 

 

CẢM ƠN THẦY NGỌN LỬA
Bạch Ngọc Hoàng Kim


Cảm ơn Thầy ngọn lửa
Cười nụ và dấn thân
Cầu Hiểu tới cầu Thương
Thơ từng ôm và Mặt trời từng hạt

 

 

 

 

GÕ BAN MAI VÀO PHÍM
Hoàng Kim
Ta gõ
ban mai vào bàn phím
Dậy đi em
ngày mới đến rồi

Em đọc lại Nhà Giả Kim em nhé
Bài ca thời gian câu chuyện cuộc đời
Một giấc mơ Người đi tìm kho báu
Theo ước mơ mình tới chốn xa xôi …

Bậc tiên tri biết nhìn sâu khát vọng
Khuyến khích em theo mơ ước tuổi hoa
Đi tới cuối con đường hạnh phúc
Hãy là chính mình, ta chính là ta.

Em thấu hiểu có ngôi sao may mắn
Luôn bên em lấp lánh phía chân trời
Nơi bảng lãng
thơ tình Hồ núi Cốc
Giấc mơ đưa ta về cổ tích xa xôi  …

Lên đường đi em
Bình minh đã rạng
Vui bước tới thảnh thơi
Vui đi dưới mặt trời

Ta hãy chăm như con ong làm mật
Cuộc đời này là hương hoa.
Ngày mới yêu thương vẫy gọi,
Ngọc cho đời vui khỏe cho ta.

 

 

 

 

Sao Kim trong Thái Dương Hệ

 

 

 

 

THƠ XUÂN NGÀY GIÁP TẾT
Hoàng Kim

Ngày giáp Tết, đất trời Nam tuyệt đep
Nắng tươi vàng, mai bừng nở lung linh
Hành trình xanh, hoa rộn ràng sắc thắm
Búp lộc xuân, nghe nhựa ứa lên cành

Giờ tan học, con như chim về tổ
Bao yêu thương, cha mẹ ngóng con về
Muôn lời chúc, rộn ràng nghe xuân đến
Xa bạn thầy, náo nức buổi về quê

Phiên chợ Tết, người đi như trẩy hội
Ai cũng xuân, vui vẻ những câu chào
Dẫu khó nhọc, lo toan hằn khoé mắt
Cận Tết rồi, nên chỉ thấy niềm vui

Xuôi phương Nam, tìm thăm Hai Lúa
Thắm tình thân, thầy bạn buổi tất niên
Địa chỉ xanh, dẫu xa mà gần gũi
Mừng xuân này công việc gắn bền thêm

Viên ngọc ước trong ngần như hạt gạo
Chén cơm ngon thơm bếp lửa gia đình
Hạnh phúc lớn trong niềm vui bình dị
Cùng ruộng đồng, bạn quý với chân quê

xem tiếp Thơ xuân ngày giáp Tết và phóng sự ảnh Hoàng Kim

 

 

 

 

KIM DUNG TRONG NGÀY MỚI
Hoàng Kim

VTV2 tối nay đang chiếu tiếp “Thiên Long bát bộ” sau trận đấu nổi tiếng nhất ở Thiếu Lâm Tự trên núi Thiếu Thất. Tên sách và phim vì sao gọi là Thiên Long bát bộ?. Thiên long là đâu và bát bộ là gì? Nhân vật nào thích nhất trong Thiên Long bát bộ và vì sao?

Tôi đưa ra chủ kiến của riêng mình:

Thiên Long là ngọn núi thiêng của tuyệt kỹ Nhất dương chỉ và Cửu Ân Chân Kinh. Bát bộ gồm bộ thứ nhất là Nhất dương chỉ’ “nếu chưa thuần thục thì chỉ nên chỉ tay một ngón đừng ham chỉ tay năm ngón mà hại vào thân”. Bộ thứ hai là lăng ba vi bộ, gặp địch quá mạnh thì cần nhanh “tam thập lục kế tẩu vi thượng sách” đủ sức bảo toàn thân mà quần thảo với chúng. Bộ thứ ba là Hấp tinh đại pháp hút kiệt tinh lực tinh hoa của địch. Bộ thứ tư là hấp thụ kháng thể để không bị tiêu diệt bởi bò cạp, rết độc, dơi độc như Covid19 hiện nay. Bộ thứ năm là hóa giải quan hệ nữ nhân như ví dụ của Đoàn Dự, Mộ Dung Phục và Hư Trúc. Bộ thứ sáu là quan hệ thầy trò như Đoàn Dự, Hư Trúc với các bậc Thầy cao thủ. Bộ thứ bảy là quan hệ với bạn quý như Đoàn Dự với Kiều Phong và Hư Trúc. Bộ thứ tám là “vô chiêu thắng hữu chiêu” lấy xử lý thực tiễn làm thước đo chân lý, như Đoàn Dự với Quốc sư Thổ Phồn Cưu Ma Trí . Đoàn Dự là nhân vật yêu thích nhất . Kiến giải là tùy theo hạnh ngộ và sự yêu thích của từng người . xem thêm Chuyện cổ tích người lớn
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/kim-dung-trong-ngay-moi/


Kim Dung là nhà văn có  tầm ảnh hưởng lớn nhất của văn học Trung Quốc hiện đại . Ông là một trí tuệ lớn. Kim Dung sinh ngày 10 tháng 3 năm 1924 nhằm ngày 6 tháng 2 năm Giáp Tý. Kim Dung mất buổi chiều 30 tháng 10 năm 2018 tại một bệnh viện ở Hong Kong do tuổi cao, hưởng thọ 94 tuổi.

Kim Dung sinh tại Haining, Gia Hưng, Trung Quốc, tên thật là Tra Lương Dung (Louis Cha Leung-yung) thường được biết đến với tên bút danh quen thuộc là Kim Dung (Jin Yong). Ông là một tiểu thuyết gia và nhà viết tiểu thuyết Trung Hoa đồng sáng lập Minh Báo là tờ báo hàng ngày của Hồng Kông từ năm 1959 và là tổng biên tập đầu tiên của tờ báo này. Ông là nhà văn danh tiếng châu Á và Thế giới , được coi là nhà văn nổi tiếng nhất Trung Quốc và Hồng Kông thời hiện tại Tên ông được đặt cho tiểu hành tinh 1998 CR2 được tìm thấy trùng với ngày sinh âm lịch của ông. Tháng 2 năm 2006, ông được độc giả bầu chọn là nhà văn được yêu thích nhất Trung Quốc. Kim Dung với kiệt tác nổi tiếng “Tuyết Sơn phi hồ” đã được Trung Quốc đưa vào sách giáo khoa môn ngữ văn từ ngày 1 tháng 9 năm 2007, thế chỗ cho “AQ chính truyện” của Lỗ Tấn là tác phẩm đã ngự trị văn đàn Trung Hoa từ nhiều năm nay. Hầu hết chuyên gia ngữ văn Trung Quốc đều cho rằng việc xem nhẹ cổ văn là sai lầm và không thể chấp nhận được cần kíp phải bảo lưu tinh hoa văn học cổ. Dòng văn học thông tục giải trí kiểu fast food tuy không thể thay thế dòng văn hóa kinh điển uyên thâm bác học chủ lưu nhưng vấn đề cốt lõi là cần phải thay đổi nhận thức lý do trào lưu văn hóa lớp trẻ yêu thích hiệu quả thực dụng. Vì vậy mô thức dạy và học kiểu mới cũng như thể chế thi cử cần đổi mới để nâng cao chất lượng văn hóa giáo dục hiện đại thích ứng với tình thế mới. Kim Dung trong ngày mới thể hiện trào lưu văn hóa đó cần phải nghiên cứu, học tập và vận dụng thích hợp.

Triết học Trung Hoa tinh hoa cổ điển tôn thờ những hình tượng điển hình Nghiêu Thuấn, Lão Trang, Khổng Tử, Khổng Minh, Quan Công là những khuôn mẫu tiêu biểu của nhân nghĩa lễ trí tín. Đến thời cách mạng Tân Hơi và thời kỳ đầu của cách mạng văn hóa Trung Quốc lại nghiêng về sự cười nhạo những đặc tính phổ biến căn bản làm kìm hãm sự thoát xác của đất nước Trung Hoa mới cần phải cách mạng sửa đổi. Đó là hình tượng “AQ chính truyện” và “Nhật ký người điên” của đại văn hào Lỗ Tấn xác định ‘tâm bệnh của người Trung Quốc” cần phải chữa trị thay thế là gì. Cho đến nay thì hình tượng của Hồ Phỉ trong “Tuyết Sơn phi hồ” và  hình tượng của Vi Tiểu Bảo trong “Lộc Đỉnh Ký” của đại văn hào Kim Dung là sự ngấm ngầm hoặc công khai yêu thích rất phổ biến của giới trẻ Trung Quốc. Đó là những cảnh báo đặc biệt sâu sắc không dễ thấy về một sự chuyển đổi tâm lý và hình mẫu biểu tượng người Trung Quốc mới được văn học hóa.

KIM DUNG NHỮNG KIỆT TÁC LẮNG ĐỌNG

Kim Dung có 15 kiệt tác lắng đọng, nổi tiếng nhất là Thiên long bát bộ, Lộc Đỉnh ký, Tuyết Sơn phi hồ, Hiệp khách hành, Tiếu ngạo giang hồ, Anh hùng xạ điêu, Ỷ Thiên Đồ Long ký, Thần Điêu đại hiệp, Thư kiếm ân cừu lục, Bích huyết kiếm … đọc say mê như có ma lực. Những sách này đều đã được chuyển thể thành phim. Dịch giả Vũ Đức Sao Biển với “Kim Dung giữa đời tôi” đã cung cấp một tầm nhìn khái quát về các tác phẩm trên. Đỗ Long Vân với loạt bài Vô Kỵ giữa chúng ta hay là hiện tượng Kim Dung là một chuyên luận sâu sắc. Một loạt các dịch giả tài năng và nhà văn tên tuổi như  Hàn Giang Nhạn,  Vũ Đức Sao Biển,  Cao Tự Thanh,  Lê Khánh Trường, Đông Hải, Huỳnh Ngọc Chiến, Nguyễn Duy Chính, Bùi Giáng, Bửu Ý đã khai mở và giới thiệu sách hay của Kim Dung liên tục trong nhiều năm,  Đặc biệt là Công ty sách phương Nam đã đưa Kim Dung đến rất gần gũi với người đọc Việt. Bạn Cà phê Sách Xóm Lá có bài “Tản mạn chuyện Kim Dung ” đọc rất thích với sự giao hòa và đồng cảm sâu sắc.

Kim Dung là nhà văn hóa sử thi bậc thầy. Ông đã lựa chọn sự kiện Tỉnh Khang ngày 9 tháng 1 năm 1127 là một biến cố lớn trong lịch sử nhà Tống Trung Quốc đánh dấu sự diệt vong của vương triều Bắc Tống sau đó kéo theo sự diệt vong của nhà Kim dẫn tới Trung Quốc được thống nhất dưới triều đại nhà Nguyên Mông (1271-1368). Ông xâu chuỗi lịch sử và soi thấu tiến trình hưng vong của trên 500 năm từ cuối triều Bắc Tống đến giữa nhà Thanh để viết nên 15 bộ tiểu thuyết lớn nói trên. Tầm nhìn sử thi Kim Dung soi sáng nhiều bài học lịch sử địa lý văn hóa.

Kim Dung, Vương Mông, Lâm Ngữ Đường và Mạc Ngôn là những diện mạo lớn của văn chương và ngôn ngữ văn hóa Trung Quốc đương đại . Nhà văn Trung Quốc mới bạn thích ai? Điều này tùy thuộc “gu” bạn đọc nhưng cũng tùy thuộc vào điều kiện, mức độ tiếp cận và cách xử lý thông tin. Tôi thích học để làm, học chuyên môn kết nối với lịch sử văn hóa nên thích sách Kim Dung hơn. Sách ông là một bách khoa thư về nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lịch sử văn hóa. “Sự đọc” có câu cách ngôn vận vào đây thật đúng: “Trong một thế giới có đủ bình tâm, người viết nhỏ hơn người đọc, người đọc nhỏ hơn quyển truyện họ đang đọc, và quyển truyện nhỏ hơn sự đọc. Người viết và người đọc rồi chết, truyện rồi quên. Sự đọc ở lại và làm nên một phần mênh mông trong định nghĩa của việc làm người“.

Bài viết này là sự tưởng nhớ Kim Dung trong ngày sinh và ngày ông về chốn vĩnh hằng.

KIM DUNG CUỘC ĐỜI VÀ TÁC PHẨM

Kim Dung tên thật là Tra Lương Dung (Cha Leung Yung), ông sinh vào ngày 10 tháng 3 năm 1924 tại trấn Viên Hoa, huyện Hải Ninh, địa cấp thị Gia Hưng, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc, trong một gia tộc khoa bảng danh giá. Ông cố của Kim Dung là Tra Thận Hành, nhà thơ nổi tiếng đời nhà Thanh, ông nội là Tra Văn Thanh làm tri huyện Đan Dương tỉnh Giang Tô sau từ chức, đến đời con ông là Tra Xu Khanh thì bắt đầu sa sút. Cha của Kim Dung theo nghề buôn, ông có sáu đứa con. Kim Dung có một anh trai, hai em trai, hai em gái. Kim Dung là người anh lớn thứ hai trong số đó, ông có bốn con với hai trai và hai gái đều là con của người vợ thứ hai.

Kim Dung thuở nhỏ thông minh lanh lợi ham đọc sách và sớm có năng khiếu viết sách . Ông yêu thiên nhiên, thích nghe kể chuyện thần thoại, truyền thuyết, nhất là về những ngọn triều trên sông Tiền Đường. Đặc biệt ông rất mê đọc sách. Dòng họ Kim Dung có một nhà để sách gọi là “Tra thị tàng thư” nổi tiếng khắp vùng Chiết Tây, chứa rất nhiều sách cổ, những cuốn sách này làm bạn và ảnh hưởng tới cuộc đời của Kim Dung từ khi ông còn rất bé. Kim Dung sáu tuổi vào học tiểu học ở quê Hải Ninh. Ông rất chăm học, lại thêm mê đọc sách từ bé nên trở thành một học sinh giỏi của lớp. Thầy Trần Vị Đông dạy văn thuở nhỏ cho ông là người rất thương yêu tin tưởng Kim Dung, đă cùng ông biên tập tờ báo lớp. Một số bài làm văn của Kim Dung nhờ sự giới thiệu của thầy Đông đă được đăng lên Đông Nam nhật báo,một tờ báo nổi tiếng của Trung Quốc thời bấy giờ. Kim Dung năm tám tuổi lần đầu đọc tiểu thuyết võ hiệp, khi đọc bộ truyện Hoàng Giang nữ hiệp của Cố Minh Đạo, thì rất say mê, sau đó thường hứng thú sưu tầm tiểu thuyết thể loại này. Kim Dung năm 13 tuổi, xảy ra sự biến Lư Câu Kiều, được gửi đến học trường trung học Gia Hưng ở phía Đông tỉnh Chiết Giang. Ông tuy học xa nhà những ham đọc sách và vẫn đứng đầu lớp. Kim Dung viết cuốn sách đầu tiên lúc ông 15 tuổi là cuốn sách Dành cho người thi vào sơ trung, một cẩm nang luyện thi, được nhà sách chính quy xuất bản. Kim Dung khi học bậc Cao trung lại soạn sách Hướng dẫn thi vào cao trung. Hai cuốn sách này của Kim Dung in ra bán rất chạy, đem lại cho ông nhuận bút tốt .

Kim Dung thời học việc và khởi đầu nghiệp văn. Ông năm 16 tuổi đã viết truyện trào phúng Cuộc du hành của Alice có ý châm biếm ngài chủ nhiệm ban huấn đạo, người này rất tức giận, liền ép hiệu trưởng phải đuổi học ông. Tác phẩm Cuộc du hành của Alice tuy gây tai hại cho Kim Dung nhưng đã cho thấy sức ảnh hưởng của một tác phẩm văn chương làm mất mặt của một bộ phận người thực trong xả hội bị văn chương đưa nguyên mẫu nhân vật ra dư luận làm trò cười ảnh hưởng to lớn. Kim Dung sau đó chuyển đến học trường Cù Châu, nhưng tại trường này cũng có những quy định rất bất công, thầy giáo có quyền lăng nhục học sinh nhưng học sinh không được quyền phê bình thầy giáo. Kim Dung đang học năm thứ hai tại trường đã viết bài Một sự ngông cuồng trẻ con đăng lên Đông Nam nhật báo. Bài báo làm chấn động dư luận trong trường, giới học sinh tranh nhau đọc và Ban Giám hiệu trường Cù Châu đành phải bãi bỏ những quy định nọ. Một ký giả của Đông Nam nhật báo là Trần Hướng Bình đã lặn lội tìm đến trường học để thỉnh giáo tác giả bài báo do sự hâm mộ mà không biết tác giả chỉ là một học sinh. Năm 1941, chiến tranh Thái Bình Dương bùng nổ, trường Cù Châu phải di dời, Ban Giám hiệu trường quyết định cho học sinh lớp cuối tốt nghiệp sớm để bớt đi gánh nặng. Kim Dung cũng nằm trong số đó. Sau ông thi vào học Luật quốc tế tại học viện chính trị Trung ương ở Trùng Khánh. Thi đậu, nhưng để đến được trường phải trải qua nhiều ngày đi bộ. Tại học viện chính trị Trung ương, Kim Dung vẫn học rất giỏi, cuối năm nhất ông được tặng phần thưởng cho sinh viên xuất sắc nhất. Thời kỳ này, ông ngoài tham gia viết bình luận chính trị trên các báo, còn bắt tay vào làm cuốn Anh – Hán tự điển và dịch một phần Kinh Thi sang tiếng Anh, hai công trình này về sau dở dang. Ông học lên năm thứ ba thì tại trường bắt đầu nổi lên các cuộc bạo loạn chính trị. Kim Dung có lần đã viết thư tố cáo một vụ bê bối trong trường,  và đây là lần thứ hai trong đời ông bị đuổi học lúc ông 19 tuổi.

Kim Dung thời làm việc tại Thư viện Trung ương và nông trường Trương Tây. Ông xin việc tại Thư viện Trung ương và mỗi ngày sống chung với sách quý làm bạn hiền nên kiến thức lịch sử văn hóa Trung Quốc của ông nhờ vậy được uyên thâm vững chắc lạ thường. Ông đọc nhiều cổ văn Trung Quốc và thế giới, các tác phẩm văn chương danh tiếng như Ivanhoe của Walter Scott, Ba người lính ngự lâm, Bá tước Monte-Cristo của Alexandre Dumas (cha), những tác gia và tác phẩm nổi tiếng đã ảnh hưởng đến văn phong của ông. Tại đây ông sáng lập Thái Bình Dương tạp chí, nhưng chỉ ra được số đầu đến số thứ hai thì nhà xuất bản không chịu in nên tờ báo đầu tiên của ông thất bại nhưng ông trãi nghiệm được sự biên tập và xuất bản báo chí. Sau thất bại này, năm 1944 Kim Dung đến làm việc tại nông trường Tương Tây rất hẻo lánh. Đến năm 1946, ông không chịu nổi sự cô tịch nên xin thôi việc. Người chủ nông trường không cản được đành tiễn ông bằng một bữa cơm thịnh soạn. Mùa hạ năm đó, ông trở về quê cũ Hải Ninh, cha mẹ ông thấy ông không việc làm nên rất buồn. Điều ấy khiến ông quyết tâm đi lập nghiệp.

Kim Dung thời làm báo. Năm 1946 Kim Dung  từ biệt gia đình đến Hàng Châu làm phóng viên cho tờ Đông Nam nhật báo theo lời giới thiệu của Trần Hướng Bình, người ngày xưa đã tìm đến trường ông. Ông làm việc rất tốt, tỏ ra có tài thiên phú về viết báo. Năm sau, theo lời mời của tạp chí Thời dữ triều, ông thôi việc ở Đông Nam nhật báo, sang Thượng Hải tiếp tục nghề viết và dịch thuật. Sau đó ít lâu ông lại rời toà soạn Thời dữ triều, xin vào làm phiên dịch của tờ Đại công báo. Lúc này anh trai của Kim Dung là Tra Lương Giám đang làm giáo sư ở học viện Pháp lý thuộc đại học Đông Ngô gần đó, ông liền xin vào học tiếp về luật quốc tế. Năm 1948, Kim Dung được tòa soạn của tờ Đại công báo cử sang làm việc dịch tin quốc tế cho trang phụ bản của báo này tại Hồng Kông. Trước khi ra đi vài ngày, ông chạy đến nhà họ Đỗ để ngỏ lời cầu hôn cô con gái 18 tuổi và được chấp nhận. Hôn lễ tổ chức trang trọng tại Thượng Hải, người vợ đầu tiên Đỗ Trị Phân của ông rất xinh đẹp. Năm 1950, gia đình của Kim Dung bị quy thành phần địa chủ trong cuộc Cải cách ruộng đất ở Trung Quốc, cha ông bị đấu tố. Vợ ông Đỗ Trị Phân không chịu sống ở Hồng Kông, đòi trở về gia đình bên mẹ và không chịu về nhà chồng nữa. Năm 1951 họ quyết định ly hôn lúc ông 27 tuổi. Năm 1952, Kim Dung sang làm việc cho tờ Tân văn báo, phụ trách mục Chuyện trà buổi chiều, chuyên mục này giúp ông phát huy khả năng viết văn của mình hơn, ông rất thích, một phần vì khán giả cũng rất thích. Ông còn viết phê bình điện ảnh. Từ đó dần đi sâu vào lĩnh vực này. Từ 1953, Kim Dung rời Tân Văn báo, bắt tay vào viết một số kịch bản phim như Lan hoa hoa, Tuyệt đại giai nhân, Tam luyến… dưới bút danh Lâm Hoan. Những kịch bản này dựng lên được các diễn viên nổi tiếng thời bấy giờ như Hạ Mộng, Thạch Tuệ, Trần Tứ Tứ… diễn xuất và gặt hái được nhiều thành công đáng kể.

Kim Dung với 15 bộ tiểu thuyết lớn. Kim Dung từ ngày vào làm Tân Văn Báo, đã quen thân với Lương Vũ Sinh và La Phù được hai người ủng hộ và giúp đỡ. Kim Dung năm 1955 bắt đầu viết truyện võ hiệp Thư kiếm ân cừu lục, đăng hàng ngày trên Hương Cảng tân báo lấy bút danh là Kim Dung chiết tự từ chữ “Dung” tên thật của ông, nghĩa là “cái chuông lớn”. Kim Dung và Lương Vũ Sinh sau tác phẩm này được dư luận chú ý và dần được xem như hai người khai sinh ra Tân phái tiểu thuyết võ hiệp. Ông viết tiếp bộ Bích huyết kiếm được hoan nghênh nhiệt liệt, từ đó ông chuyên tâm viết tiểu thuyết võ hiệp và làm báo, không hoạt động điện ảnh nữa. Năm 1959, Kim Dung cùng với Trầm Bảo Tân bạn học phổ thông sáng lập  Minh Báo. Ông vừa viết tiểu thuyết, vừa viết các bài xă luận. Qua các bài xă luận của ông, Minh Báo càng ngày được biết đến và là một trong những tờ báo được đánh giá cao nhất. Minh Báo đã theo ông lâu dài từ đấy cho đến khi ông kết thúc sự nghiệp sáng tác. Năm 1972, Kim Dung sau khi viết cuốn tiểu thuyết cuối cùng, đă chính thức nghỉ hưu.

Tác phẩm của Kim Dung có tổng cộng 15 truyện trong đó có 14 tiểu thuyết và 1 truyện ngắn. Hầu hết các tiểu thuyết đều được xuất bản trên các nhật báo. Ngoài các tiểu thuyết võ hiệp, ông còn viết các truyện lịch sử Trung Quốc. Ông đã được trao tặng nhiều huân chương danh dự. Kim Dung đã được trao tặng huân chương OBE của Vương Quốc Anh năm 1981, và Bắc đẩu bội tinh năm 1982, Commandeur de l’Ordre des Arts et des Lettres năm 2004 của chính phủ Pháp.Ông cũng là giáo sư danh dự của nhiều trường đại học như Bắc Kinh, Triết Giang, Nam Khai, Hồng Kông, British Columbia cũng như là tiến sĩ danh dự của đại học Cambridge.

Danh sách 15 tác phẩm tiêu biểu của Kim Dung như liệt kê dưới đây:

 

 

Tên truyện Tên khác Năm
sáng tác
Ghi
chú
1 Thư kiếm ân cừu lục 1955
2 Bích huyết kiếm 1956
3 Xạ điêu anh hùng truyện Anh hùng xạ điêu 1957 Xạ điêu
tam bộ khúc I
4 Thần điêu hiệp lữ Thần điêu đại hiệp 1959 Xạ điêu
tam bộ khúc II
5 Tuyết sơn phi hồ 1959
6 Phi hồ ngoại truyện Lãnh nguyệt bảo đao 1960 Tiền Tuyết sơn
phi hồ
7 Bạch mã khiếu tây phong 1961
8 Uyên Ương đao 1961
9 Ỷ thiên Đồ long ký Cô gái Đồ Long 1961 Xạ điêu
tam bộ khúc III
10 Liên thành quyết 1963
11 Thiên long bát bộ Lục mạch
thần kiếm
1963 Tiền Xạ điêu
tam bộ khúc
12 Hiệp khách hành 1965
13 Tiếu ngạo giang hồ 1967
14 Lộc Đỉnh ký Lộc Đỉnh Công 1969
-1972
15 Việt nữ kiếm 1970,
truyện ngắn

 

 

Kim Dung 45 năm hiệu đính và nâng cấp tác phẩm.. Kim Dung từ năm 1973 bắt đầu biên tập chỉnh sửa các tác phẩm văn học của mình hoàn chỉnh và in thành sách năm 1979. Sau đó hầu hết các tác phẩm in sách đều được chuyển thể thành phim truyền hình. Năm 1973, Kim Dung tham gia giới chính trị Hồng Kông. Ông là thành viên của ủy ban phác thảo Đạo luật cơ bản Hồng Kông. Ông cũng là thành viên của Ủy ban chuẩn bị giám sát sự chuyển giao của Hồng Kông về chính phủ Trung Quốc. Kim Dung sau lần li hôn với người vợ đầu đã kết hôn lần thứ hai vào năm 1953 và có bốn người con với hai trai và hai gái. Sau cái chết đột ngột của con trai trưởng tháng 10 năm 1976, Kim Dung đã quyết định tìm hiểu nhiều vào các triết lý của tôn giáo. Kết quả, ông tự mình quy y Phật giáo hai năm sau đó. Năm 1993, ông thôi chức chủ bút, bán tất cả cổ phần trong Minh Báo lúc ông 70 tuổi. Năm 1999, ông đã phải chịu một cuộc tấn công giễu cợt của báo chí Trung Quốc phát hành tại Bắc Kinh chỉ trích tiểu thuyết của ông là kiếm hiệp “kinh nghiệm tồi tệ” của bạo lực vô nghĩa và tỏ tình kiểu nam nhi . Đó có thể là một nỗ lực để giảm nhẹ tình trạng tác phẩm bán chạy nhất của Kim Dung với người đọc của Trung Quốc lục địa. Chính quyền Đài Loan cấm các tác phẩm Kim Dung vì coi hình tượng văn học của ông là ủng hộ Đảng Cộng sản Trung Quốc. “Hiện tượng Kim Dung” với sự lên ngôi của Kim Dung được coi như là sự thắng thế của dòng văn học thông tục giải trí thực dụng kiểu fast food. Các tác phẩm của Kim Dung hiện giờ mặc dầu không bị cấm nữa nhưng vẫn còn nhiều tranh luận trái chiều. Cuối năm 2004, nhà xuất bản giáo dục nhân dân của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã đưa tác phẩm Thiên Long Bát Bộ vào sách giáo khoa lớp 12. Bộ Giáo dục Singapore cũng làm như vậy đối với các trường cấp 2, 3 sử dụng tiếng Trung Quốc. Tác phẩm của ông đã được chuyển thể thành hơn một trăm bộ phim, chương trình truyền hình, truyện tranh và trò chơi. Kim Dung đã nhúng sâu sắc phong cách và những quan tâm của ông vào truyền thông cảnh quan của Trung Quốc hiện đại. Năm 2010, Kim Dung đã giành được học vị tiến sĩ từ St John College, Cambridge, cho một luận án mang tên “The Imperial Succession in Tang China, 618-762” (Sự kế vị hoàng gia thời Đường Trung Quốc, 618-762).  Học bổng Kim Dung “Nghiên cứu phương Đông” của Trường Đại học danh tiếng St Johns, College, Cambridge đã được khánh thành vào năm 2016 do sự tài trợ hào phóng của cựu sinh viên nổi tiếng Kim Dung. Ông mất chiều 30 tháng 10 năm 2018 tại một bệnh viện ở Hong Kong do tuổi cao, hưởng thọ 94 tuổi.

KIM DUNG TRONG NGÀY MỚI

Goodreads là một trang mạng xã hội tuyệt vời dành cho người đọc sách. “Không cần phải suy nghĩ mình sẽ đọc gì, phải mua sách nào, hay cuốn nào đang bán chạy. Bạn chỉ cần lướt qua: Những tựa sách hay nhất năm do cộng đồng Goodreads bình chọn để tìm được câu trả lời”. Goodreads đã giới thiệu về Kim Dung như sau: Kim Dung, GBM, OBE (sinh ngày 06 tháng 2 năm 1924), tốt hơn được biết đến với bút danh của ông Jin Yong (金庸, đôi khi đọc và / hoặc viết là “Chin Yung”), là một nhà văn Trung Quốc. với ngôn ngữ hiện đại. Ông đồng sáng lập tờ Minh Báo hàng ngày Hồng Kông vào năm 1959 và ông là chủ bút đầu tiên của tờ báo này. Tiểu thuyết Kim Dung là chất liệu tuyệt vời cho những bộ phim  võ thuật với tinh thần nghĩa hiệp được phát hành rộng rãi trong các khu vực nói tiếng Hoa, bao gồm Trung Quốc đại lục, Hồng Kông, Đài Loan, Đông Nam Á và Hoa Kỳ. 15 tác phẩm của Kim Dung viết từ năm 1955 đến năm 1972 đã giành được danh tiếng ông là một nhà văn võ hiệp xuất sắc nhất. Kim Dung hiện là tác giả Trung Quốc có sách bán chạy nhất lúc còn sống, hơn 100 triệu bản sao tác phẩm của ông đã được bán trên toàn thế giới (không bao gồm lượng không rõ các bản in lậu). Công trình của Kim Dung đã được dịch sang tiếng Anh, Pháp, Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam, Thái Lan, Miến Điện, Mã Lai và Indonesia. Ông có rất nhiều người hâm mộ nước ngoài, do có nhiều sự chuyển thể các tác phẩm của ông  sang ngôn ngử khác, vào phim nhựa, phim truyền hình, truyện tranh và trò chơi video“.

Kim Dung ở Việt Nam.

Tác phẩm Kim Dung trước năm 1975 chủ yếu được lưu hành ở miền Nam. Truyện Kim Dung tạo nên cơn sốt rộng rãi đầu tiên là bản dịch của Từ Khánh Phụng với Cô gái Đồ Long (dịch Ỷ thiên Đồ long ký), đăng trên báo Đồng Nai năm 1961. Trước đó, một số bản dịch cũ như Bích huyết kiếm của Từ Khánh Phụng (báo Đồng Nai), Anh hùng xạ điêu của Đồ Mập (báo Dân Việt), Thần điêu đại hiệp (Thần điêu hiệp lữ) của Vũ Tài Lục và Hải Âu Tử (báo Mới) tuy có phát hành nhưng chỉ được coi là truyện kiếm hiệp giải trí rẻ tiền. Dịch giả truyện Kim Dung tài hoa nhất là Hàn Giang Nhạn với các bản dịch Tiếu ngạo giang hồ, Lộc Đỉnh ký… với câu văn thanh thoát tự nhiên, sinh động đã làm cho loại sách kiếm hiệp này được nhiều người đọc hơn.  Một số nhà văn nổi tiếng thời đó như Bùi Giáng, Bửu Ý, Nguyên Sa, Đỗ Long Vân đã  tham gia bình luận Kim Dung. Nguyên Sa đánh giá cao các tác phẩm Kim Dung.

Đỗ Long Vân có bài viết Vô Kỵ giữa chúng ta hay là hiện tượng Kim Dung rất ấn tượng.  Cuốn Vô Kỵ giữa chúng ta hay là hiện tượng Kim Dung cố tìm ra câu giải đáp cho cái gọi là “hiện tượng Kim Dung” ở khắp miền Nam Việt Nam thời ấy. Tập sách phân tích sâu về võ công, nội lực, tính cách nhân vật và những triết lý ẩn chứa trong tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung. Sách được xuất bản lần đầu tiên năm 1967 in tại nhà in Trình Bày, Sài Gòn.

Bùi Giáng tỏ ra rất  khâm phục Kim Dung và tâm đắc với kiến giải của Đỗ Long Vân, ông nhắc tới cuốn sách này trong  bài luận kiếm hiệp của ông như là một đỉnh cao khó vươn tới. Bùi Giáng viết về Đỗ Long Vân trong “Thi ca tư tưởng”: “Cuốn sách của ông bàn về Kim Dung nằm trong vùng tư tưởng thâm viễn như cuốn Nho Giáo của Trần Trọng Kim. Chẳng những giúp người Việt Nam hiểu tư tưởng lớn của thiên tài Trung Hoa, mà còn khiến người Trung Hoa, người Đông Phương, Tây Phương nói chung ngày sau sực tỉnh. Tầm quan trọng của cuốn sách kia quả thật rộng rãi không cùng. Tôi có thể đưa ra vài nhận định khác của ông ở đôi chi tiết. Nhưng không cần. Điều cốt yếu, ông đã nói xong, và những dư vang vô số sẽ tỏa khắp mọi chốn. Và sẽ còn khiến người ta thể hội cái mạch thẳm trong những tác phẩm của những thiên tài xưa nay, bất luận là Đông Phương hay Tây Phương.Sách tôi bị cháy hết, nhưng tôi sẽ tìm riêng cuốn “Trương Vô Kỵ Giữa Chúng Ta” để đọc lại nhiều lần”

Sau 1975, các tác phẩm của Kim Dung bị nhà nước Việt Nam liệt vào danh sách cấm cùng với các tác gia kiếm hiệp khác như Cổ Long, Trần Thanh Vân… với lý do “văn hóa đồi trụy phản động”. Tuy nhiên, các bản sách cũ vẫn được lén lút lưu giữ và được nhiều người truyền tay đọc. Trong cộng đồng người Việt ở nước ngoài, dịch giả Nguyễn Duy Chính (một Tiến sĩ Quản trị Kinh doanh, ngành Quản lý và Ứng dụng khoa học máy tính mê sử Việt)  được xem là người có các bản dịch với chất lượng dịch tốt, điển hình như các bản dịch Thiên long bát bộỶ thiên Đồ long ký (lưu truyền trên Internet). Nguyễn Duy Chính cũng viết một số khảo luận về các yếu tố văn hóa Trung Hoa trong tác phẩm của Kim Dung và về triều đại Quang Trung với lịch sử Việt Nam cuối thế kỷ XVIII.

Đầu thập niên 1990, với chủ trương Đổi mới, chính quyền Việt Nam giảm bớt sự cấm đoán gắt gao với văn hóa văn nghệ. Một số phim và sách võ hiệp cũ được phát hành lại. Để dễ xin phép xuất bản, thoạt tiên sách không ghi đúng tên tác giả mà lấy các bút danh khác như Nhất Giang, về sau mới ghi đúng tên Kim Dung, Cổ Long. Nhà xuất bản Quảng Ngãi đã tích cực phát hành lại sách võ hiệp cũ. Thêm vào đó, sự phát triển của Internet giúp các bản dịch cũ lưu truyền rộng rãi, ban đầu dưới dạng scan từng trang sách, sau đó là dạng văn bản do những người hâm mộ gõ lại.

Công ty Văn hóa Phương Nam là công ty đầu tiên mua bản quyền dịch tác phẩm võ hiệp của Kim Dung. Từ năm 1999, Phương Nam đã mua được bản quyền dịch tác phẩm của Kim Dung, thông qua thương lượng trực tiếp với nhà văn. Từ năm 2001, toàn bộ tác phẩm võ hiệp của Kim Dung lần lượt được dịch lại và phát hành ở Việt Nam theo các bản hiệu đính mới nhất. Các dịch giả gồm có Cao Tự Thanh, Vũ Đức Sao Biển, Lê Khánh Trường, Đông Hải, Hoàng Ngọc (Huỳnh Ngọc Chiến).

Nhà văn Vũ Đức Sao Biển là tác giả của những bài khảo luận về Kim Dung, đăng trên tập san Kiến thức ngày nay, sau in thành bộ Kim Dung giữa đời tôi gồm 6 tập, có tựa đề
Kiều Phong – Khát vọng của tự do
Thiên hạ đệ nhất mỹ nhân
Từ AQ đến Vi Tiểu Bảo
Thanh kiếm và cây đàn
Nhân vật Kim Dung nhìn qua lăng kính pháp luật.
Những vụ án kinh điển trong tiểu thuyết Kim Dung

Tác phẩm luận bàn về những bộ sách võ hiệp của Kim Dung từ những góc nhìn riêng sắc sảo và thú vị đến phong cách xây dựng nhân vật của tác giả về những nhân vật, những tình tiết đặc sắc trong bộ truyện: võ công, tình yêu, rượu, âm nhạc đến pháp luật…

Nhà văn Vũ Đức Sao Biển đánh giá: “Kim Dung là nhà văn lớn phương Đông thế kỷ XX. Về mặt trước tác, tác phẩm của ông đồ sộ hơn bất cứ nhà văn nào khác. Bút pháp của ông lôi cuốn, hấp dẫn người đọc một cách lạ lùng. Và hệ thống kiến thức của ông từ y học đấn địa lý, lịch sử, võ thuật, tâm lý, bệnh học, tôn giáo… hoàn chỉnh một cách vô song. Tiếc thay một nhà văn như vậy là chưa có tên trong những nhà văn được nhận giải Nobel văn học. Nhưng dù gì đi nữa, những nhà văn khác cũng đã học tập được từ Kim Dung nhiều kinh nghiệm tiểu thuyết. Ông xứng đáng là nhà văn bậc thầy của những bậc thầy trong thế kỷ chúng ta.

Đọc “Kim Dung giữa đời tôi” với những khảo luận thật sâu sắc, tinh tế của nhà văn Vũ Đức Sao Biển thấu hiểu Kim Dung làm ta liên tưởng tới nhận xét của Pam Brown:”Ta đọc sâu sắc hơn, nhớ chính xác hơn, thưởng thức sự việc với niềm thích thú hơn nếu ta có được một người bạn cùng chia sẻ“. (We read more deeply, remember more clearly, enjoy events with greater pleasure if we have a friend to share with. * Pam Brown, from “Essays Friendship”) . GSTS. Nguyễn Tử Siêm viết: Đây là tâm sự của nhà hoạt động thi ca người Úc đã có nhiều giải thưởng danh giá.  Pam Brown là nữ thi sĩ, bà cảm nhận tình bạn thật tinh tế. Mình thích cái cách biểu thị giản dị và chân thành này.

Đọc Kim Dung trong ngày mới thật thú vị

Kim Dung là một trí tuệ lớn. Ông không chỉ là nhà văn ảnh hưởng nhất đến văn học Trung Quốc đương đại mà còn ảnh hưởng sâu rộng  tâm thức nhiều người Việt và các nước, ông cảnh báo nhiều bài học sâu sắc, gợi mật ngữ không dễ thấy.Kim, Vương, Lâm, Mạc bạn thích ai? Trong nền văn học Trung Quốc hiện đại, tôi thích nhất Kim Dung, kế đến là Vương Mông,  Lâm Ngữ Đường và Mạc Ngôn.

Vương Mông là giáo sư danh dự rất được kính trọng ở Trung Quốc hiện nay. Khối lượng tác phẩm khổng lồ của ông trên 10 triệu chữ gồm tiểu thuyết, bình luận, tản văn, thơ mới và thơ cổ thể, tạp văn được dịch ra hơn 20 thứ tiếng trên khắp thế giới. Vương Mông đã trãi nghiệm thực tiễn đầy sống gió, chông gai của cuộc đời và minh triết cuộc sống đã giúp ông về đích thắng lợi. Ông đúc kết trong tác phẩm tinh hoa nhân loại “Triết lý nhân sinh của tôi” (Phạm Tú Châu dịch, Nhà Xuất bản Hội Nhà Văn, Công ty Văn hóa và Truyền thông Nhã Nam 2009). Đó là cẩm nang về cách sống thung dung phúc hậu.

Lâm Ngữ Đường là nhà văn nổi tiếng của Trung Quốc. Ông được xem là người có công lớn trong việc giới thiệu văn hóa Trung Quốc ra thế giới qua những tác phẩm viết bằng tiếng Anh, bàn về nghệ thuật, văn hóa và nhân sinh quan của người Trung Quốc. Lâm Ngữ Đường sinh ở vùng rừng núi thị trấn Ban Tử thuộc Chương Châu, tỉnh Phúc Kiến, đông nam Trung Quốc. Số phận của ông sớm được giáo huấn bằng đức tin Cơ Đốc  sau đó đến với Khổng giáo và Phật giáo và cuối đời lại trở về với Kinh Thánh. Ông sang Mỹ học chương trình bán phần tiến sĩ ở Đại học Harvard lấy bằng tiến sĩ ngôn ngữ ở Đức về dạy văn chương Anh ở Bắc Kinh sau năm 1928 sang Mỹ dịch sách viết sách sáng chế, sau đó về làm Viện trưởng Đại học ở Singapo, cuối đời cùng vợ con về sống và viết về văn hóa ẩm thực ở  Đài Loan từ năm 1965 cho đến lúc mất năm 1976. Đời ông là một vòng tròn viên mãn của một trí tuệ lớn biết dồn tâm huyết cả đời người để đưa văn hóa Trung Quốc ra thế giới.

Mạc Ngôn nhà văn Trung Quốc đã đoạt giải Nobel Văn học năm 2012. Đó là lần đầu tiên văn học Trung Quốc chạm tay tới giải thưởng Văn học danh giá nhất thế giới sau lịch sử 111 năm phát sinh giải thưởng này .Ba tác phẩm nổi bật của Mạc Ngôn là “Báu vật của đời”, “Cao lương đỏ” và “Cây tỏi nổi giận”. Dịch giả Trần Đình Hiến cho rằng hai đặc điểm chính giúp tác phẩm Mạc Ngôn giành giải Nobel đó là nội hàm văn hóa bản địa và tính nhân loại cao.  Bài viết của nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên “Sự sinh, sự chết và sự sống ” giúp ta tiếp cận “Báu vật của đời”. Tôi cũng thích Mạc Ngôn, Vương Mông và Lâm Ngữ Đường nhưng Kim Dung ảnh hưởng sâu đậm hơn.

Kim Dung thích ai nhất trong tác phẩm của chính ông?

Kim Dung thích nhất nhân vật Hoàng Lão Tà, Quách Tương và Đoàn Dự. Ông tâm đắc nhất tác phẩm Thiên Long bát bộLộc Đỉnh Ký. Tuyệt kỹ một đời không nhìn vào danh tiếng mà nhìn vào thực chất. Vô chiêu thắng hữu chiêu. Phim chuyển thể tác phẩm ông ưng ý nhất là “Thần điêu đại hiệp”.

Kim Dung trong ngày mới

 

 

 

 

ĐẠI TUYẾT TRÊN HOÀNG HÀ
Hoàng Kim


Cuộc cờ Đỏ đi trước
Kết cuộc ai thắng đây?
Đại tuyết trên Hoàng Hà
Đông qua rồi xuân tới

Hieu Nguyenminh Pháo tướng 2 lần, song xe.😛😛

Hoàng Kim @ Hieu Nguyenminh. Pháo tướng lần 1, xe đen ăn pháo; Pháo tướng lần 2, xe đen cản xe đỏ.😁😘 chống nước chiếu tướng của Thương thư Bộ Học Hieu Nguyenminh ĐẠI TUYẾT TRÊN HOÀNG HÀ Hoàng Kim Đại tuyết trên Hoàng Hà Đông qua rồi xuân tới Chiếu đất ở Thái An Rồng giữa mùa biến hóa

Hieu Nguyenminh @ Hoàng Kim xe đỏ chiếu tướng, xe đỏ ăn xe đen.

 

 

 

 

@Hieu Nguyenminh Trúc Mai tốt đen chiếu tướng đỏ, buộc mã đỏ phải ăn tốt đen; Pháo đen chiếu tướng đỏ. Quân đỏ thua nếu đi nước cờ xe đỏ ăn xe đen của Thương thư Bộ Học Hieu Nguyenminh🤣😂.CHỌN GIÔ!NG SẮN KHÁNG CMD, đỏ bảo tồn và phát triển bền vững, đỏ bồi dục tốt, chống trộn lẫn giống xanh/ đen không rõ nguồn gốc và dễ mẫn cảm bệnh, thì mới an toàn và thịnh vượng được. http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-22-thang-1/

 

 

 

 

CHIẾU ĐẤT Ở THÁI AN
Hoàng Kim

Tỉnh thức lên Thái Sơn
Thung dung ngủ cội tùng
Chiếu đất ở Thái An
Đêm thiêng chào ngày mới

Ai uống rượu Hàm Hanh
Lòng tưởng nhớ Lỗ Tấn (*)
Ta mang rượu Thái Sơn
Ngon xách về chẳng dễ

“Núi cao ta trồng
Đường rộng ta đi
Tuy đích chưa đến
Nhưng lòng hướng về”


Lên Thái Sơn hướng Phật
Về ngủ bên cội tùng
Trải
một cơn gió bụi
Thoáng chốc ba mươi năm

THÁI AN NÚI THÁI SƠN

Thái An là nơi trung tâm quần thể du lịch Thái Sơn. Tôi xách rượu Thái Sơn và khoai lang Hoàng Long (hình) định mang về Trường Đại Học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh để làm quà cho thầy bạn quý. Trong ảnh phía sau lưng tôi là gốc tùng nơi Hoàng Long và tôi đã nằm ngủ suốt đêm qua ngoài trời vì không thể thuê được nhà trọ. Trung Quốc luật lệ hiện thời yêu cầu khách ngoại quốc phải ngủ ở những khách sạn được phép tiếp nhận người nước ngoài nên người lái xe taxi tuy đã cố gắng chạy lòng vòng tìm kiếm suốt hơn 90 phút nhưng vẫn không thể giúp được. Tôi sau khi lên ga Thái An của đường sắt cao tốc Sơn Đông Bắc Kinh về cửa khẩu sân bay thì món đặc sản quý giá rượu Thái Sơn lại không được mang về. Mặc dầu chúng tôi có đầy đủ phiếu hàng giấy tờ cần thiết nhất để minh chứng rượu được mang đi chứ không phạm lỗi ‘mang chất lỏng lên máy bay’. Tôi đã cố gắng hết sức giải thích tôi là thầy giáo nông học Việt Nam từng tới Sơn Đông từ thuở xưa ba mươi năm trước và nay thăm lại chốn cũ, nhưng vẫn không thể mang rượu về. Tôi đã tặng lại số quà này cho các bạn hải quan ở cửa khẩu bên đó.

 

 

 

 

Tấm hình này là Giáo sư viện sĩ Zhikang Li nhà di truyền chọn giống cây trồng hàng đầu Trung Quốc, IRRI và Thế giới, nhà khoa học chính của Dự án IRRI Green Super Rice GSR với Phó Giáo sư Tiến sĩ Tian Qing Zheng là Trưởng nhóm nghiên cứu GSR vùng Châu Á và Châu Phi, quản lý nguồn gen lúa gạo GSR của Viện Hàn lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc, Bắc Kinh, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.  Tôi đã tâm đắc nói với thầy Li và thầy Zheng: “Khoai Hoang Long, Lúa Siêu Xanh, Núi Thái Sơn là ba điểm đến yêu thích nhất của tôi tại đất nước Trung Hoa“. “Tôi bắt đầu sự nghiệp nghiên cứu của mình bằng giống khoai Hoàng Long và lấy tên khoai Hoàng Long đặt tên cho con trai Hoang Long của mình. Con trai tôi bắt đầu sự nghiệp của cuộc đời con bằng lúa siêu xanh, học và sau 9 năm làm việc cùng hai Thầy nay đã thành tựu. Hai cha con tôi trước khi về nước sẽ lên núi Thái Sơn hướng Phật đêm trăng rằm Phật Đản 2018 ở đất nước Trung Hoa”.

Thái An núi Thái Sơn, tôi lưu lại hình ảnh và câu chuyện suy ngẫm về chuyến đi Lên Thái Sơn hướng Phật, một sự lắng đọng tiếp nối Giống khoai lang Hoàng Long

Tôi có 17 ghi chú nhỏ (Notes), mỗi ghi chú là một đường link, được chép chung trong bài “Lên Thái Sơn hướng Phật” ghi lại TRUNG QUỐC HỌC TINH HOA, là những ký ức về các chuyến du khảo Trung Hoa của đời tôi tạm coi là một nhận thức luận của riêng mình. Ngoài ra còn có bài nghiên cứu lịch sử Từ Mao Trạch Đông tới Tập Cận Bình. Trung Quốc có nhiều nơi hiểm trở, núi cao vọi và sông vực sâu thẳm quanh co, hạng người có đủ cả chí thiện và cực ác, gợi nhớ Nguyễn Du trăng huyền thoại, nay xin lần lượt chép tặng bạn đọc.

LÊN THÁI SƠN HƯỚNG PHẬT Hoàng Kim và Hoàng Long Đường trần thênh thênh bước/ Đỉnh xanh mờ sương đêm/ Hoàng Thành Trúc Lâm sáng/ Phước Đức vui kiếm tìm/.
Lên Thái Sơn hướng Phật/ Chiếu đất ở Thái An/ Đi thuyền trên Trường Giang/ Nguyễn Du trăng huyền thoại/ Khổng Tử dạy và học/ Đến Thái Sơn nhớ Người/ Kho báu đỉnh Tuyết Sơn/ Huyền Trang tháp Đại Nhạn/ Tô Đông Pha Tây Hồ/ Đỗ Phủ thương đọc lại/ Hoa Mai thơ Thiệu Ung/ Ngày xuân đọc Trạng Trình/ Quảng Tây nay và xưa/ Lên đỉnh Thiên Môn Sơn/ Ngày mới vui xuân hiểu/ Kim Dung trong ngày mới/ Trung Quốc một suy ngẫm

 

 

 

 

Bài viết mới trên DẠY VÀ HỌC
https://hoangkimvn.wordpress.com/
CNM365, ngày mới nhất bấm vào đây cập nhật mỗi ngày

Video yêu thích

 

 

 

 

Chỉ tình yêu ở lại
KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam, Thung dung, Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, CNM365Tình yêu Cuộc sống, Kim on LinkedIn, Kim on Faceb

Số lần xem trang : 16302
Nhập ngày : 23-01-2022
Điều chỉnh lần cuối : 23-01-2022

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Cây Lương thực Việt Nam

  #cnm365 #cltvn 8 tháng 5(08-05-2022)

  #cnm365 #cltvn 7 tháng 5(07-05-2022)

  #cnm365 #cltvn 6 tháng 5(07-05-2022)

  #cnm365 #cltvn 5 tháng 5(06-05-2022)

  #cnm365 #cltvn 4 tháng 5(04-05-2022)

  #cnm365 #cltvn 3 tháng 5(03-05-2022)

  #cnm365 #cltvn 2 tháng 5(03-05-2022)

  #cnm365 #cltvn 1 tháng 5(01-05-2022)

  #cnm365 #cltcn 30 tháng 4(30-04-2022)

  #cnm365 #cltvn 29 tháng 4(29-04-2022)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29

Hoàng Kim, Khoa Nông Học, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, ĐTDĐ:0903 613024,Email:hoangkimvietnam1953@gmail.com, hoangkim@hcmuaf.edu.vn

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007