Trang chủ NLU| KhoaNôngHọc| Mụclục Hoàng KimLong| Tình yêu cuộc sống | CNM365| Khát khao xanh | Dạy và học | Cây Lương thực | FoodCrops| HK1| HK2| HK3| HK4| HKWiki| Violet| FAOSTAT| ThốngkêVN | ThờitiếtVN|
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 472
Toàn hệ thống 1119
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

 

Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc


TÌNH YÊU CUỘC SỐNG

THUNG DUNG
Nguyễn Bỉnh Khiêm, ...


DẠY VÀ HỌC
Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận


Khoa Nông Học  
Những nhà khoa học xanh,
http://foodcrops.vn


Norman Borlaug
Lời Thầy dặn

Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.


Thông tin Cây Lương thực
 Lúa, Ngô, Sắn, Khoai lang
Nông trại và Hệ thống Canh tác
http://foodcrops.vn
FOOD CROPS
CÂY LƯƠNG THỰC
  



Tình yêu cuộc sống
Thông tin chuyên đề chọn lọc

Science Daily

KHÁT KHAO XANH
HOÀNG KIM
CNM365

Luôn làm mới kiến thức của bạn !



Bút tích NB gửi HK và
Những tư liệu quý về 
GS.TS. Norman Borlaug

Lối vào Phong Nha

 


HOÀNG KIM
NGỌC PHƯƠNG NAM
CHÀO NGÀY MỚI

DẠY VÀ HỌC
CÂY LƯƠNG THỰC
FOOD CROPS



THƯ VIỆN NGHỀ LÚA
Thư viện Khoa học Xã hội





Cassava in Vietnam



A New Future for Cassava in Asia

On-line: Cassava in Asia
(Tải tài liệu PDF tại đây)


 

KimFaceBook
KimYouTube

KimLinkedIn

Songkhongtubien

KIMYOUTUBE. Video nhạc tuyển Sóng không từ biển (xem tiếp).



GỬI THƯ ĐIẾN TỬ VÀ
LIÊN KẾT TRỰC TUYẾN

hoangkimvietnam@gmail.com 
hoangkim@hcmuaf.edu.vn  
TS. Hoàng Kim

http://foodcrops.vn
http://vi.gravatar.com/hoangkimvn
http://en.gravatar.com/hoangkimvn

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  TS. Hoàng Kim

#CNM365 #CLTVN 27 THÁNG 1
Hoàng Kim

CNM365 Tình yêu cuộc sốngAn lành xuân chạm nhớ; Đất trời mùa đoàn viên; Lời khuyên thói quen tốt; Cuối dòng sông là biển; Sông Kỳ Lộ Phú Yên; Sớm Xuân; Hình như; Lev Tonstoy năm kiệt tác; Chúc mừng Trường Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh ngày thành lập. Ngày 27 tháng 1 năm 1995, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh được thành lập. Ngày 27 tháng 1 năm 1944, trận Leningrad kết thúc với thắng lợi của Liên Xô, thành phố Leningrad (hiện nay là Sankt-Peterburg) hoàn toàn thoát khỏi sự bao vây của Đức Quốc Xã. Trận Leningrad là cuộc phòng thủ dài ngày nhất, đẩm máu nhất, số dân thường thiệt mạng cao nhất của quân đội Liên Xô trong toàn bộ Chiến tranh thế giới thứ hai. Cuộc phong tỏa Leningrad kéo dài 871 ngày; bắt đầu từ tháng 9 năm 1941 và kết thúc vào ngày 27 tháng 1 năm 1944. Tổn thất của Quân đội Liên Xô là 3.436.066 người (trong đó có 1.017.881 chết, bị bắt hoặc mất tích nhiều người chết vì đói hoặc bệnh, 2.418.185 bị thương hoặc bị ốm) với 1 triệu thường dân chết (trong đó có 632.253 người chết vì đói và rét); 16.747 công trình xây dựng bị phá hủy vì bom, pháo. Ngày 27 tháng 1 năm 1893, ngày sinh Tống Khánh Linh, chính trị gia người Trung Quốc, tức 10 tháng 12 năm Nhâm Thìn (mất năm 1981); Bài chọn lọc ngày 27 tháng 1. An lành xuân chạm nhớ; Đất trời mùa đoàn viên; Lời khuyên thói quen tốt; Trường tôi nôi yêu thương; #cnm365 #cltvn An nhiên; Cuối dòng sông là biển; Sông Kỳ Lộ Phú Yên; Sớm Xuân; Hình như; Lev Tonstoy năm kiệt tác; Hoa Đất; Thơ xuân ngày giáp Tết; Thầy Quyền thâm canh lúa; Thầy Vũ trong lòng tôi; Thầy Luật lúa OMCS OM; Đến Neva nhớ Pie Đại Đế; Vùng trời nhân văn; Dạy và học để làm; Truyện Pie Đại đế; Quả táo Apple Steve Jobs; Cây táo bài ca thời gian; Xuân ấm áp tình thân; Nguyễn Trãi Dục Thúy Sơn; Gõ ban mai vào phím; Kim Dung trong ngày mới; Đại tuyết trên Hoàng Hà; Chuyện cô Trâm lúa lai; Chọn giống sắn kháng CMD; Câu chuyện ảnh tháng Một; Ngày xuân đọc Trạng Trình; Sớm xuân ngắm mai nở;Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-27-thang-1/

ĐẤT TRỜI MÙA ĐOÀN VIÊN
Hoàng Kim

Ban mai chào ngày mới
Lộc vừng xòe nõn xanh
Lá vàng ấm gốc biếc
Nắng mới vun đầy cành

BAN MAI CHÀO NGÀY MỚI
Hoàng Kim

Nắng ban mai ghé cửa
Tỉnh thức hoa bình minh
Sớm xuân cuối đêm lạnh
Cười nụ nhớ an nhiên.

Thích chia cùng thiền sư
Giọt sương mai đầu nụ
Bạch Ngọc thích Tánh Tuệ
Trăng rằm thương mẹ hiền

Trăng rằm thương nhớ Anh
Đêm lạnh vầng trăng tỏ
Nắng xuân tươi trước ngõ
Trăng thương nơi cuối trời.

AN LÀNH XUÂN CHẠM NHỚ
Hoàng Kim


An lành xuân chạm nhớ
Đất trời mùa đoàn viên.…
Về phố thương cháo nấm
Trà sớm nhớ bạn hiền.

Chính Ngọ đoán Kinh Dịch
Chùa Bửu Minh Biển Hồ
Chín điều lành hạnh phúc
Gốc mai vàng trước ngõ

Dạy và học để làm
Biết mình và biết người
Biết câu có câu không
Dấu xưa thầy bạn quý

Chợt gặp cụ Hải Đăng
An lành xuân chạm nhớ
Giấc mơ thiêng cùng Goethe
Giấc mơ lành yêu thương

xem tiếp
Bài đồng dao huyền thoạihttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/bai-dong-dao-huyen-thoai/

https://wordpress.com/post/hoangkimvn.wordpress.com/tag/ve-pho-thuong-chao-nam/

#CLTVN CÂY LƯƠNG THỰC VIỆT NAM
Hoàng Kim, Hoàng Long (chủ biên) và đồng sự
http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong

Bài viết mới (đọc thêm, ngoài giáo trình, bài giảng)

Bảo tồn và phát triển sắn
Cách mạng sắn Việt Nam
Chọn giống sắn Việt Nam
Chọn giống sắn kháng CMD
Chọn giống sắn kháng CWBD
Bạch Mai sắn Tây Nguyên
Giống sắn KM419 và KM440
Mười kỹ thuật thâm canh sắn
Sắn Việt bảo tồn phát triển
Sắn Việt Lúa Siêu Xanh
Sắn Việt Nam bài học quý
Sắn Việt Nam sách chọn
Sắn Việt Nam và Howeler
Sắn Việt Nam và Kawano
Sắn Việt và Sắn Thái
Quản lý bền vững sắn châu Á
Cassava and Vietnam: Now and Then

Lúa siêu xanh Việt Nam
Giống lúa siêu xanh GSR65
Giống lúa siêu xanh GSR90
Gạo Việt và thương hiệu
Hồ Quang Cua gạo ST
Cơm Niêu Vàng Gạo Đông A
Con đường lúa gạo Việt
Chuyện cô Trâm lúa lai
Chuyện thầy Hoan lúa lai
Lúa C4 và lúa cao cây
Lúa sắn Cămpuchia và Lào
Lúa sắn Việt Châu Phi
Lúa Việt tới Châu Mỹ

Giống ngô lai VN 25-99
Giống lạc HL25 Việt Ấn


Giống khoai lang Việt Nam
Giống khoai lang HL518
Giống khoai lang HL491
Giống khoai Hoàng Long
Giống khoai lang HL4
Giống khoai Bí Đà Lạt

Việt Nam con đường xanh
Việt Nam tổ quốc tôi
Vườn Quốc gia Việt Nam
Nông nghiệp công nghệ cao
Nông nghiệp sinh thái Việt
Nông nghiệp Việt trăm năm
IAS đường tới trăm năm
Viện Lúa Sao Thần Nông
Hoàng Thành đến Trúc Lâm
Ngày Hạnh Phúc của em
Có một ngày như thế

Thầy bạn là lộc xuân
Thầy bạn trong đời tôi
Trường tôi nôi yêu thương
IAS đường tới trăm năm
Sóc Trăng Lương Định Của
Thầy lúa Bùi Bá Bổng
Thầy Quyền thâm canh lúa
Thầy nghề nông chiến sĩ
Thầy Norman Borlaug
Thầy Luật lúa OMCS OM
Thầy Tuấn kinh tế hộ
Thầy Tuấn trong lòng tôi
Thầy Vũ trong lòng tôi
Thầy lúa xuân Việt Nam
Thầy Ngoạn Hồ Núi Cốc
Thầy bạn Vĩ Dạ xưa
Thầy là nắng tháng Ba
Thầy Dương Thanh Liêm
Thầy Hiếu Đêm Giáng Sinh
Thầy Nguyễn Hoàng Phương
Thầy Nguyễn Lân Dũng
Thầy nhạc Trần Văn Khê
Thầy ơi
Thắp đèn lên đi em
Thầy Tuệ Trung Thượng Sĩ
Ngày xuân đọc Trạng Trình
Nguyễn Du trăng huyền thoại
Lê Quý Đôn tinh hoa
Trần Công Khanh ngày mới
Phạm Trung Nghĩa Viện Lúa
Phạm Quang Khánh Hoa Đất
Phạm Văn Bên Cỏ May

24 tiết khí nông lịch
Nông lịch tiết Lập Xuân
Nông lịch tiết Vũ Thủy
Nông lịch tiết Kinh Trập
Nông lịch tiết Xuân Phân
Nông lịch tiết Thanh Minh
Nông lịch tiết Cốc vũ
Nông lịch tiết Lập Hạ
Nông lịch tiết Tiểu Mãn
Nông lịch tiết Mang Chủng
Nông lịch tiết Hạ Chí
Nông lịch tiết Tiểu Thử
Nông lịch tiết Đại Thử
Nông lịch tiết Lập Thu
Nông lịch Tiết Xử Thử
Nông lịch tiết Bạch Lộ
Nông lịch tiết Thu Phân
Nông lịch tiết Hàn Lộ
Nông lịch Tiết Sương Giáng
Nông lịch tiết Lập Đông
Nông lịch tiết Tiểu tuyết
Nông lịch tiết Đại tuyết
Nông lịch tiết giữa Đông
Nông lịch Tiết Tiểu Hàn
Nông lịch tiết Đại Hàn

Nhà sách Hoàng Gia

Video tài liệu tham khảo chọn lọc :

Cây Lương thực Việt NamChuyển đổi số nông nghiệp, Học không bao giờ muộnCách mạng sắn Việt Namhttps://youtu.be/81aJ5-cGp28; Mười kỹ thuật thâm canh sắn : Cassava in Vietnam Save and Grow 1Daklak; Cassava in Vietnam: Save and Grow 2Daklak; Cassava in Vietnam: Save and Grow 3Daklak; Giống sắn KM410 và KM440 ở Phú Yên https://youtu.be/XDM6i8vLHcI; Giống sắn KM419, KM440 ở Đăk Lăk https://youtu.be/EVz0lIJv2N4; Giống sắn KM419, KM440 ở Tây Ninh https://youtu.be/XMHEa-KewEk; https://youtu.be/kjWwyW0hkbU; https://youtu.be/9mZHm08MskE; Trồng sắn KM419, KM98-5, KM98-1 ở Căm pu chia https://youtu.be/TpTIxv9LaFQ; Ngăn chặn lây lan CWBD bệnh chổi rồng ở Căm pu chia https://youtu.be/0gNY0KZ2nyY; Trồng khoai lang ở Hàn Quốc https://youtu.be/J_6xW3j47Sw; Trồng lúa đặc sản ở Trung Quốc https://youtu.be/rJSZfrJFluw; Trồng khoai lang tím ở Trung Quốc https://youtu.be/0CHOG3r64xs;Trồng và chế biến khoai tây ở Trung Quốc https://youtu.be/0gNY0KZ2nyYv; Làm măng ngọt giá cao ở Trung Quốc https://youtu.be/i1oFFqFMlvI; Nghệ thuật làm vườn yêu thích, dễ làm, hiệu quả https://youtu.be/kPIzBRPezY4https://youtu.be/_jUJrIWp2I4; Trồng ngô ở vùng cao Trung Quốc https://youtu.be/bZsfEwr9i6I

#Thungdung

#CNM365 #CLTVN 27 THÁNG 1
Hoàng Kim

CNM365 Tình yêu cuộc sốngAn lành xuân chạm nhớ; Đất trời mùa đoàn viên; Lời khuyên thói quen tốt; Cuối dòng sông là biển; Sông Kỳ Lộ Phú Yên; Sớm Xuân; Hình như; Lev Tonstoy năm kiệt tác; Chúc mừng Trường Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh ngày thành lập. Ngày 27 tháng 1 năm 1995, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh được thành lập. Ngày 27 tháng 1 năm 1944, trận Leningrad kết thúc với thắng lợi của Liên Xô, thành phố Leningrad (hiện nay là Sankt-Peterburg) hoàn toàn thoát khỏi sự bao vây của Đức Quốc Xã. Trận Leningrad là cuộc phòng thủ dài ngày nhất, đẩm máu nhất, số dân thường thiệt mạng cao nhất của quân đội Liên Xô trong toàn bộ Chiến tranh thế giới thứ hai. Cuộc phong tỏa Leningrad kéo dài 871 ngày; bắt đầu từ tháng 9 năm 1941 và kết thúc vào ngày 27 tháng 1 năm 1944. Tổn thất của Quân đội Liên Xô là 3.436.066 người (trong đó có 1.017.881 chết, bị bắt hoặc mất tích nhiều người chết vì đói hoặc bệnh, 2.418.185 bị thương hoặc bị ốm) với 1 triệu thường dân chết (trong đó có 632.253 người chết vì đói và rét); 16.747 công trình xây dựng bị phá hủy vì bom, pháo. Ngày 27 tháng 1 năm 1893, ngày sinh Tống Khánh Linh, chính trị gia người Trung Quốc, tức 10 tháng 12 năm Nhâm Thìn (mất năm 1981); Bài chọn lọc ngày 27 tháng 1. An lành xuân chạm nhớ; Đất trời mùa đoàn viên; Lời khuyên thói quen tốt; Trường tôi nôi yêu thương; #cnm365 #cltvn An nhiên; Cuối dòng sông là biển; Sông Kỳ Lộ Phú Yên; Sớm Xuân; Hình như; Lev Tonstoy năm kiệt tác; Hoa Đất; Thơ xuân ngày giáp Tết; Thầy Quyền thâm canh lúa; Thầy Vũ trong lòng tôi; Thầy Luật lúa OMCS OM; Đến Neva nhớ Pie Đại Đế; Vùng trời nhân văn; Dạy và học để làm; Truyện Pie Đại đế; Quả táo Apple Steve Jobs; Cây táo bài ca thời gian; Xuân ấm áp tình thân; Nguyễn Trãi Dục Thúy Sơn; Gõ ban mai vào phím; Kim Dung trong ngày mới; Đại tuyết trên Hoàng Hà; Chuyện cô Trâm lúa lai; Chọn giống sắn kháng CMD; Câu chuyện ảnh tháng Một; Ngày xuân đọc Trạng Trình; Sớm xuân ngắm mai nở;Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-27-thang-1/

ĐẤT TRỜI MÙA ĐOÀN VIÊN
Hoàng Kim

Ban mai chào ngày mới
Lộc vừng xòe nõn xanh
Lá vàng ấm gốc biếc
Nắng mới vun đầy cành

BAN MAI CHÀO NGÀY MỚI
Hoàng Kim

Nắng ban mai ghé cửa
Tỉnh thức hoa bình minh
Sớm xuân cuối đêm lạnh
Cười nụ nhớ an nhiên.

Thích chia cùng thiền sư
Giọt sương mai đầu nụ
Bạch Ngọc thích Tánh Tuệ
Trăng rằm thương mẹ hiền

Trăng rằm thương nhớ Anh
Đêm lạnh vầng trăng tỏ
Nắng xuân tươi trước ngõ
Trăng thương nơi cuối trời.

AN LÀNH XUÂN CHẠM NHỚ
Hoàng Kim


An lành xuân chạm nhớ
Đất trời mùa đoàn viên.…
Về phố thương cháo nấm
Trà sớm nhớ bạn hiền.

Chính Ngọ đoán Kinh Dịch
Chùa Bửu Minh Biển Hồ
Chín điều lành hạnh phúc
Gốc mai vàng trước ngõ

Dạy và học để làm
Biết mình và biết người
Biết câu có câu không
Dấu xưa thầy bạn quý

Chợt gặp cụ Hải Đăng
An lành xuân chạm nhớ
Giấc mơ thiêng cùng Goethe
Giấc mơ lành yêu thương

xem tiếp
Bài đồng dao huyền thoạihttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/bai-dong-dao-huyen-thoai/

https://wordpress.com/post/hoangkimvn.wordpress.com/tag/ve-pho-thuong-chao-nam/

#CLTVN CÂY LƯƠNG THỰC VIỆT NAM
Hoàng Kim, Hoàng Long (chủ biên) và đồng sự
http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong

Bài viết mới (đọc thêm, ngoài giáo trình, bài giảng)

Bảo tồn và phát triển sắn
Cách mạng sắn Việt Nam
Chọn giống sắn Việt Nam
Chọn giống sắn kháng CMD
Chọn giống sắn kháng CWBD
Bạch Mai sắn Tây Nguyên
Giống sắn KM419 và KM440
Mười kỹ thuật thâm canh sắn
Sắn Việt bảo tồn phát triển
Sắn Việt Lúa Siêu Xanh
Sắn Việt Nam bài học quý
Sắn Việt Nam sách chọn
Sắn Việt Nam và Howeler
Sắn Việt Nam và Kawano
Sắn Việt và Sắn Thái
Quản lý bền vững sắn châu Á
Cassava and Vietnam: Now and Then

Lúa siêu xanh Việt Nam
Giống lúa siêu xanh GSR65
Giống lúa siêu xanh GSR90
Gạo Việt và thương hiệu
Hồ Quang Cua gạo ST
Cơm Niêu Vàng Gạo Đông A
Con đường lúa gạo Việt
Chuyện cô Trâm lúa lai
Chuyện thầy Hoan lúa lai
Lúa C4 và lúa cao cây
Lúa sắn Cămpuchia và Lào
Lúa sắn Việt Châu Phi
Lúa Việt tới Châu Mỹ

Giống ngô lai VN 25-99
Giống lạc HL25 Việt Ấn


Giống khoai lang Việt Nam
Giống khoai lang HL518
Giống khoai lang HL491
Giống khoai Hoàng Long
Giống khoai lang HL4
Giống khoai Bí Đà Lạt

Việt Nam con đường xanh
Việt Nam tổ quốc tôi
Vườn Quốc gia Việt Nam
Nông nghiệp công nghệ cao
Nông nghiệp sinh thái Việt
Nông nghiệp Việt trăm năm
IAS đường tới trăm năm
Viện Lúa Sao Thần Nông
Hoàng Thành đến Trúc Lâm
Ngày Hạnh Phúc của em
Có một ngày như thế

Thầy bạn là lộc xuân
Thầy bạn trong đời tôi
Trường tôi nôi yêu thương
IAS đường tới trăm năm
Sóc Trăng Lương Định Của
Thầy lúa Bùi Bá Bổng
Thầy Quyền thâm canh lúa
Thầy nghề nông chiến sĩ
Thầy Norman Borlaug
Thầy Luật lúa OMCS OM
Thầy Tuấn kinh tế hộ
Thầy Tuấn trong lòng tôi
Thầy Vũ trong lòng tôi
Thầy lúa xuân Việt Nam
Thầy Ngoạn Hồ Núi Cốc
Thầy bạn Vĩ Dạ xưa
Thầy là nắng tháng Ba
Thầy Dương Thanh Liêm
Thầy Hiếu Đêm Giáng Sinh
Thầy Nguyễn Hoàng Phương
Thầy Nguyễn Lân Dũng
Thầy nhạc Trần Văn Khê
Thầy ơi
Thắp đèn lên đi em
Thầy Tuệ Trung Thượng Sĩ
Ngày xuân đọc Trạng Trình
Nguyễn Du trăng huyền thoại
Lê Quý Đôn tinh hoa
Trần Công Khanh ngày mới
Phạm Trung Nghĩa Viện Lúa
Phạm Quang Khánh Hoa Đất
Phạm Văn Bên Cỏ May

24 tiết khí nông lịch
Nông lịch tiết Lập Xuân
Nông lịch tiết Vũ Thủy
Nông lịch tiết Kinh Trập
Nông lịch tiết Xuân Phân
Nông lịch tiết Thanh Minh
Nông lịch tiết Cốc vũ
Nông lịch tiết Lập Hạ
Nông lịch tiết Tiểu Mãn
Nông lịch tiết Mang Chủng
Nông lịch tiết Hạ Chí
Nông lịch tiết Tiểu Thử
Nông lịch tiết Đại Thử
Nông lịch tiết Lập Thu
Nông lịch Tiết Xử Thử
Nông lịch tiết Bạch Lộ
Nông lịch tiết Thu Phân
Nông lịch tiết Hàn Lộ
Nông lịch Tiết Sương Giáng
Nông lịch tiết Lập Đông
Nông lịch tiết Tiểu tuyết
Nông lịch tiết Đại tuyết
Nông lịch tiết giữa Đông
Nông lịch Tiết Tiểu Hàn
Nông lịch tiết Đại Hàn

Nhà sách Hoàng Gia

Video tài liệu tham khảo chọn lọc :

Cây Lương thực Việt NamChuyển đổi số nông nghiệp, Học không bao giờ muộnCách mạng sắn Việt Namhttps://youtu.be/81aJ5-cGp28; Mười kỹ thuật thâm canh sắn : Cassava in Vietnam Save and Grow 1Daklak; Cassava in Vietnam: Save and Grow 2Daklak; Cassava in Vietnam: Save and Grow 3Daklak; Giống sắn KM410 và KM440 ở Phú Yên https://youtu.be/XDM6i8vLHcI; Giống sắn KM419, KM440 ở Đăk Lăk https://youtu.be/EVz0lIJv2N4; Giống sắn KM419, KM440 ở Tây Ninh https://youtu.be/XMHEa-KewEk; https://youtu.be/kjWwyW0hkbU; https://youtu.be/9mZHm08MskE; Trồng sắn KM419, KM98-5, KM98-1 ở Căm pu chia https://youtu.be/TpTIxv9LaFQ; Ngăn chặn lây lan CWBD bệnh chổi rồng ở Căm pu chia https://youtu.be/0gNY0KZ2nyY; Trồng khoai lang ở Hàn Quốc https://youtu.be/J_6xW3j47Sw; Trồng lúa đặc sản ở Trung Quốc https://youtu.be/rJSZfrJFluw; Trồng khoai lang tím ở Trung Quốc https://youtu.be/0CHOG3r64xs;Trồng và chế biến khoai tây ở Trung Quốc https://youtu.be/0gNY0KZ2nyYv; Làm măng ngọt giá cao ở Trung Quốc https://youtu.be/i1oFFqFMlvI; Nghệ thuật làm vườn yêu thích, dễ làm, hiệu quả https://youtu.be/kPIzBRPezY4https://youtu.be/_jUJrIWp2I4; Trồng ngô ở vùng cao Trung Quốc https://youtu.be/bZsfEwr9i6I

#Thungdung#CNM365#hoangkimlong
NGÀY MỚI LỜI YÊU THƯƠNG
Hoàng Kim

Khoác thêm tấm áo trời se lạnh
Đông tàn xuân đến đó rồi em
Phúc hậu mỗi ngày chăm việc thiện
Yêu thương xa cách hóa gần thêm

New day words of love

Wearing sweater when it’s rather cold.
Winter comes to an end ,and early Spring is coming.
Everyday, we care good deeds kindly.
Distant love turn out to be close together.

HK

LỜI KHUYÊN THÓI QUEN TỐT
Bài học vàng cho con
Hoàng Kim

Học không bao giờ muộn
Dạy con phải kịp thời
Thương cháu cần dạy sớm
Thói quen tốt con ơi.

Giấc ngủ cần trước nhất
Sức khỏe nhờ ngủ ngon
Thiếu ngủ thường mệt mỏi
Ngủ giúp não phục hồi.

Vận động nhiều một chút
Đi bộ và dạo chơi
Cần đứng lên ngồi xuống
Sau mỗi giờ làm bài

Ăn đủ chất dinh dưỡng
Thức ăn nóng sạch tươi
Thích ăn cá rau quả
Không thích thứ nguội thiu

Ngủ vận động và ăn
Là thói quen lành mạnh
Sống nơi không gian xanh
Công việc chọn an lành.

Thói quen tốt luyện tập
Buông bỏ điều hư vinh.

Good habit advice
Hoàng Kim

Learn never late
Teaching children must be timely
I love teaching early
Good habits, baby.

Sleep needs first
Health thanks to good sleep
Lack of sleep often tired
Sleep helps the brain recover.

Move a little bit
Walking and walking
Need to stand up and sit down
After every hour of doing the lesson

Eat enough nutrients
Hot and fresh food
Love to eat vegetables and fish
Do not like cool things

Sleep movement and eating
Healthy habits
Living in green space
Work choose peace.

Practice good habits
Let go of the bad thing.

songdongnai

CUỐI DÒNG SÔNG LÀ BIỂN
Hoàng Kim

Nhớ lời dặn Đức Nhân Tông
“Quay về tự thân không tìm đâu khác”
Lev Tonstoy minh triết mỗi ngày 
“Hãy luôn hạnh phúc và sung sướng”

Cuối dòng sông là biển
Cuối cuộc tình là yêu thương
Đức tin phục sinh thánh thiện
Yêu thương mở cửa thiên đường.

Hôm nay tôi nhận được thư của một bạn sinh viên đã ra Trường. Bạn ấy đọc Facebook và thích các bài viết CNM365Tình yêu cuộc sống của tôi. Bạn ấy hiểu Dạy và học để làm không chỉ trao truyền tri thúc mà còn thắp lên ngọn lửa. Bạn ấy thấu hiểu lời bài giảng mà chúng tôi luôn nhắc đi nhắc lại: “Mục đích sau cùng của dạy và học là thấu hiểu bản chất sự vật, có lời giải đúng và làm được việc” “Cái gốc của sự học là học làm người”. Bạn ấy hỏi như sau: “Thưa thầy! Con là Vương, lớp Nông học 14 Ninh Thuận. Con may mắn được biết thầy qua những bài giảng hay của Bộ môn Cây Lương thực Rau Hoa Quả. Con xin lỗi vì những kiến thức thầy truyền dạy con đã quên đi ít nhiều. Nhưng cái con vẫn còn nhớ và vẫn còn cảm nhận được mỗi khi con suy nghĩ và bắt gặp hình ảnh của thầy trên Facebook đó là thầy cho con cảm giác an lành, gần gũi và ấm áp nữa. Con đã đi làm nhưng vẫn băn khoăn về định hướng tương lai của mình. Con không rõ sứ mệnh cuộc đời con là gì? Con không biết là mình phải tự suy nghĩ về cái sứ mệnh đó hay phải trải qua các sự kiện trong đời rồi mình mới nhận ra sứ mệnh đó. Con cũng muốn được biết Con người sinh ra trên đời này để làm gì? Có phải họ sinh ra để rồi chết đi hay còn ý nghĩa nào khác nữa. Con biết thầy rất bận nhưng rất mong được thầy giải đáp. Nếu thầy chưa có thời gian thì con sẽ chờ để được thầy giải đáp ạ! Con mong thầy có nhiều sức khoẻ!” . Tôi đã trả lời “Tuyệt vời Dép Chính Chủ (là nick name của bạn ấy) Thầy sẽ sớm trả lời câu bạn hỏi. Ý nghĩa cuộc sống, bạn đọc thêm Minh triết sống phúc hậu, CNM365Tình yêu cuộc sống

Cuối dòng sông là biển là câu chuyện dài cho những ai thích nhìn lại ý nghĩa cuộc đời, những giá trị di sản lắng đọng, nhìn lại sự được mất thành bại trong đời mình, tìm về giá trị đích thực của năm tháng đi qua chỉ tình yêu ở lại, tìm về cội nguồn lịch sử văn hóa dân tộc. Chúng ta công tâm nhìn lại những giá trị lịch sử văn hóa di sản: 1. Phục sinh giữa tối sáng; 2. Dạo chơi non nước Việt; 3. Đi như một dòng sông; 4. Nam tiến của Người Việt. 5. Đoàn tụ đất phường Nam. “Nhớ lời dặn Đức Nhân Tông . “Quay về tự thân không tìm đâu khác”. Lev Tonstoy minh triết mỗi ngày .“Hãy luôn hạnh phúc và sung sướng”. Cuối dòng sông là biển. Cuối cuộc tình là yêu thương . Đức tin phục sinh thánh thiện.Yêu thương mở cửa thiên đường. (thơ Hoàng Kim). Bạn hãy đọc kỹ Trúc Lâm Trần Nhân Tông; Lời dặn của Thánh Trần, để chứng ngộ thấu hiểu giá trị của các lời khuyên khôn ngoan tại nhiều cuộc đời danh nhân và những tinh hoa tác phẩm lớn. Cuối dòng sông là biển.

Văn Miếu Trấn Biên là nôi hội tụ gần sông Đồng Nai nơi cù lao Phố Biên Hòa. Đó là một điểm hẹn phục sinh của người Việt trên hành trình Nam tiến. Lớp sinh viên khóa 2 Trồng trọt, Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh chúng tôi đã về nơi đây dâng hương ghi ơn những người mở đường sống cho dân tộc Việt, tạo dựng nên nơi này.

Đời tôi xuôi phương Nam, thuận theo tự nhiên, lắng đọng ân tình đặc biệt của 5 lớp bạn hữu lớp trồng trọt khóa 4, lớp trồng trọt khóa 10 của Trường Đại học Nông nghiệp 2 Hà Bắc (đó cũng là Trường Đại học Nông Lâm Huế và Đại học Nông Lâm Bắc Giang ngày nay), với ba lớp 2a, 2b, 2c khóa 2 Trồng trọt của Trường Đại học Nông nghiệp 4 là Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh hiện tại. Tôi may mắn đã đi như một dòng sông; theo đường sống của dân tộc đang đi. Sự trãi nghiệm hạnh phúc cá nhân thực ra nằm trong số phận đường sống của dân tộc. Cuối dòng sông là biển. Đó là giá trị lắng đọng; xem tiếp Nam tiến của người Việt

SÔNG KỲ LỘ PHÚ YÊN
Hoàng Kim

Sông Kỳ Lộ Phú Yên
Dài trăm hai cây số
Từ Biển Hồ Gia Lai
Thượng nguồn sông Bà Đài
Sông La Hiên Cà Tơn
Bến Phú Giang, Phú Hải
Phú Mỡ huyện Đồng Xuân
Thôn Kỳ Lộ Cây Dừng
Tre Rồng sông Kỳ Lộ
Huyền thoại vua Chí Lới
Vực Ông nối thác Dài

Xuôi dòng sông Kỳ Lộ
Lẫy lừng chuyện suối Cối
Tới
suối Mun Phú Mỡ
Suối nước nóng Cây Vừng
Thấu vùng đất hoang sơ
Chợ Kỳ Lộ nổi tiếng
Người Kinh Chăm Ba Na
Xưa mỗi tháng chín phiên
Nay ngày thường vẫn họp

Sông Cái thác Rọ Heo
Vùng Hòn Ông vua Lới
Suối nước nóng Triêm Đức
Thôn Thạnh Đức Xuân Quang
Sông Trà Bương sông Con
Tiếp nước sông Kỳ Lộ
Chốn Lương Sơn Tá Quốc
Lương Văn Chánh thành hoàng
Sông Cô tới La Hai
Sông Cái hòa tiếp nước

Đồng Xuân cầu La Hai
Hợp thủy sông Kỳ Lộ
Tới Mỹ Long chia nhánh
Một ra vịnh Xuân Đài
Một vào đầm Ô Loan
Suối Đá xã An Hiệp
Chảy ra đầm Ô Loan
Suối Đá Đen An Phú
Chảy ra biển Long Thủy.

Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là bc23e-lahai.jpg
Hình ảnh này không có thuộc tính alt; tên tập tin này là 9656a-46400358.jpg

Sông Kỳ Lộ Phú Yên
Lắng đọng nhiều chuyện quý
Ngọc Phương Nam ngày mới
Giống sắn tốt Phú Yên
Lúa siêu xanh Phú Yên
Báu vật nơi đất Việt
A Na bà chúa Ngọc
Châu Văn Tiếp Phú Yên
Cao Biền trong sử Việt
Ông Rhodes chữ tiếng Việt

xem tiếp Sông Kỳ Lộ Phú Yên, các video chọn lọc 1 ; 2; 3;4

SỚM XUÂN
Lộc vừng thay lá vào xuân
Ông Bà phong trần tạo phước cháu con
Ngày mồng Ba Tết đoàn viên
Cháu con dễ nhớ, bạn hiền khó quên

Ngày mồng Ba Tết âm lịch là
Ngày của Mẹ, năm 2021 nhằm ngày 14 tháng 2; Sớm Xuân;

Ngày 27 tháng 1 năm 1944, trận Leningrad kết thúc với thắng lợi của Liên Xô, thành phố Leningrad (nay là Sankt-Peterburg) hoàn toàn thoát khỏi sự bao vây của Đức Quốc Xã.

Chúc mừng Trường Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh ngày thành lập 27 tháng 1 năm 1995.

HÌNH NHƯ
Hoàng Kim

Hình như xuân về trước ngõ
Hình như mưa bụi ngập ngừng
Hơi đông vẫn còn se lạnh
Mà chồi non đã rưng rưng …

Hạnh phúc sao mà giản dị
An nhiên vui với mỗi ngày
Ríu rít nghe chim gọi tổ
Nồng nàn hương mít thơm cây …

Hoa Lúa quyện vào Hoa Đất
Giấc mơ hạnh phúc bình an
Ngắm
gốc mai vàng trước ngõ
Thời gian lắng đọng người hiền.

LEV TONSTOY NĂM KIỆT TÁC
Hoàng Kim

Lev Tolstoy (1828 – 1910) là nhà hiền triết và đại văn hào Nga danh tiếng bậc nhất lịch sử nhân loại với năm kiệt tác lắng đọng mãi với thời gian: 1) Chiến tranh và Hòa bình, 2) Ana Karenina, 3) Phục sinh; 4) Đường sống; 5) Suy niệm mỗi ngày. Riêng hai tác phẩm Đường sống và Suy niệm mỗi ngày / Minh triết cho mỗi ngày (Wise Thoughts for Every Day) được coi là hai công trình trọng yếu cuối cùng của Lev Tonstoy và ông đã xem nó là đóng góp quan trọng nhất của ông cho nhân loại.

LEV TOLSTOY SUY NIỆM MỖI NGÀY

Theo Peter Serikin tại lời giới thiệu của tác phẩm Suy niệm mỗi ngày / Minh triết cho mỗi ngày (Wise Thoughts for Every Day) là công trình trọng yếu cuối cùng của Lev Tonstoy.Ông xem nó là đóng góp quan trọng nhất của ông cho nhân loại. “Tonstoy giữ cái ‘cẩm nang’ cho một cuộc sống tốt này trên bàn làm việc của ông trong suốt những năm cuối cùng đời mình cho đến phút cuối (thậm chí ông còn yêu cầu trợ lý cùa mình V. Chertkov, đưa cho ông xem bản in thử trên giường chết của ông) Chi tiết nhỏ này cho thấy Tonstoy yêu quý tác phẩm này xiết bao!”.

Cũng theo Peter Serikin bộ ba tập sách ‘Minh triết của hiền nhân’ 1903  (The Thoughts of Wise Men) ; Một chu kỳ đọc (A Circle of Reading’ 1906; Minh triết cho mỗi ngày 1909 (Wise Thoughts for Every Day) dường như phát triển sau khi Lev Tolstoy bệnh nặng và phục sinh như một phép lạ cuối năm 1902. Bộ ba này của Tolstoy hết sức phổ biến từ lần xuất bản thừ nhất vào năm 1903 cho đến năm 1917. Rồi cả ba cuốn đều không được xuất bản trong suốt thời kỳ gần 80 năm vì nội dung tôn giáo của chúng, Và nó được xuất hiện trở lại gần đây sau sup đổ của Liên bang Xô Viết.

Sách ‘Suy niệm mỗi ngày’ nguyên tác tiếng Nga của Lev Tonstoy do Đỗ Tư Nghĩa dịch từ bản tiếng Anh ‘Wise Thoughts for Every Day’ của Peter Serikin xuất bản ở New York Mỹ từ năm 2005 và, Bản quyền bản tiếng Việt của Công ty THHH Văn Hóa Khai Tâm 2017. Hành trình cuốn sách này đến Việt Nam khá muộn  nhưng may mắn thay những tư tưởng minh triết của nhà hiền triết Lev Tonstoy đã tới chúng ta gợi mở cho sự suy ngẫm ‘minh triết cho mỗi ngày’ cùng đồng hành với người thầy hiền triết vĩ đại.

Lev Tonstoy ‘Suy niệm mỗi ngày’ 365 ngày, mỗi ngày ông viết một mục suy ngẫm ngắn và sâu sắc. Trung Quốc thời kỳ đại cách mạng văn hóa có một câu chuyện khác tương tự, Lâm Bưu người được coi là nhà đầu tư quyền lực hiệu quả nhất và phát kiến thiên tài khi ông tạo dựng nên được cơn sốt sùng bái cá nhân đối với Mao Trạch Đông đã tuột mất đại quyền và thành phe thiểu số để cân bằng quyền lực, chọi với đỉnh cao thế lực Đảng Chính quyền phái đa số Lưu Đặng khi ấy Lưu Thiếu Kỳ đã làm Chủ tịch Nước và Đặng Tiểu Bình nắm cương vị Tổng Bí Thư Đảng. Lâm Bưu với tư cách Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng đã chọn lọc phát hành 5 triệu cuốn sách đỏ Mao tuyển cho toàn quân và Hồng vệ binh. Cuốn sách đỏ nhỏ bỏ túi này với những danh ngôn tuyển chọn của Mao Trạch Đông có giá trị hiện thực như thế nào trong lật ngược thế cờ bạn đã thấy rõ. Bây giờ chúng ta hãy Đọc lại và suy ngẫm “Đức tin” và “Tình yêu” của Lev Tonstoy trong CNM365 ngày của ông:

Lev Tonstoy viết  ĐỨC TIN. Quy luật của Thượng đế tất yếu bao hàm đòi hỏi việc chu toàn ý chí của Ngài. Bởi về tất cả mọi con người đều được Thượng đế sáng tạo ra một cách bình đẳng, nên quy luật của Ngài là Một, chung cho tất cả chúng ta. Đời chúng ta chỉ có thể tốt đẹp khi nào chúng ta hiểu quy luật của Thượng đế và tuân theo nó.

Có một câu cách ngôn cổ của Do Thái: “Linh hồn của một người là ngọn đèn của Thượng đế” Khi ngọn đèn ấy chưa được thắp lên thì một cá nhân sẽ vẫn mãi bơ vơ; nhưng khi nó được thắp lên, y trở nên mạnh mẽ và tự do. Dĩ nhiên, điều này không thể khác, bởi vì đó không phải là quyền lực của chính y, mà là của Thượng đế.

Mặc dù chúng ta không biết sự thiện phổ quát là gì, chúng ta thực sự biết rằng, tất cả chúng ta nên tuân theo quy luật của sự thiện, vốn hiện hữu cả trọng sự khôn ngoan của con người lẫn trong trái tim chúng ta.

Nếu chúng ta tin rằng, họ có thể làm hài lòng Thượng đế thông qua những nghi lễ và những lời cầu nguyện thôi – chứ không phải bằng hành động- thì họ đã nói dối với cả thượng đế lẫn chính họ

Lev Tonstoy khuyên chúng ta về ĐỨC TIN. “Hãy luôn luôn hạnh phúc và sung sướng”  hãy  tuân theo quy luật của sự thiện và luôn nhớ câu cách ngôn cổ của người Do Thái: “Linh hồn của một người là ngọn đèn của Thượng đế“.  Minh triết cho mỗi ngày là một kho tàng minh triết tinh túy.

Lev Tonstoy viết  về TÌNH YÊU. Ông Lev Tonstoi khi về già nhớ những kỷ niệm cũ. Ông đã viết “Suy niệm mỗi ngày” cho 365 ngày để tự nhìn lại kiệt tác “Tự thú” mà ông đã viết trước đó. Ông đã đúc kết, chắt lọc, hòa trộn tác phẩm cũ và nâng lên cao hơn trong mục từ TÌNH YÊU. Ông viết: “Người ta hỏi một hiền triết phương Đông: Khoa học là gì? Ông đáp: Biết người. Họ hỏi Cái Thiện là gì? Ông đáp: Yêu người. Để sống theo quy luật của Thượng đế, một con chim phải bay, một con cá phải bơi và một con người phải yêu thương. Cách tốt nhất để cải thiện cuộc đời của nhau là qua tình yêu Yêu là biểu lộ cái tốt lành. Tình yêu không chỉ thực hiện trong lời nói mà còn trong những hành động chúng ta thực hiện vì kẻ khác“.

Hoàng Kim noi theo người Thầy lớn minh triết, thắp lên ngọn đèn trí tuệ của chính mình. Tôi diễn đạt ĐỨC TIN và TÌNH YÊU của tôi theo sự trãi nghiệm cuộc đời niềm tin và nghị lực

NIỀM TIN VÀ NGHỊ LỰC
Hoàng Kim

Minh triết đời người là yêu thương
Cuối dòng sông là biển
Niềm tin thắp lên nghị lực
Yêu thương mở cửa thiên đường.

LEV TONSTOY CHIẾN TRANH VÀ HÒA BÌNH

Lev Tolstoy đại văn hào Nga, là cha đẻ của kiệt tác “Chiến tranh và hòa bình”, đỉnh cao của trí tuệ con người. Tiểu thuyết sử thi vĩ đại này đưa Lev Tolstoy vào trái tim của nhân loại và được yêu mến ở khắp mọi nơi trên thế giới. Tác phẩm “Chiến tranh và hòa bình được bình chọn là kiệt tác trong sách “Một trăm kiệt tác“ của hai nhà văn Nga nổi tiếng I.A.A-Bra- mốp và V.N. Đê-min do Nhà xuất bản Vê tre Liên bang Nga phát hành năm 1999, Nhà xuất bản Thế Giới Việt Nam phát hành sách này năm 2001 với tựa đề “Những kiệt tác của nhân loại“, dịch giả là Tôn Quang Tính, Tống Thị Việt Bắc và Trần Minh Tâm. “Chiến tranh và hòa bình” cũng được xây dựng thành bộ phim cùng tên do đạo diễn là Sergey Fedorovich Bondarchuk, công chiếu lần đầu năm 1965 và được phát hành ngày 28 tháng 4 năm 1968 tại Hoa Kỳ. Phim đoại giải thưởng Oscar phim nói tiếng nước ngoài xuất sắc nhất năm 1968.

Tóm tắt tác phẩm Chiến tranh và hòa bình

Tác phẩm mở đầu với khung cảnh một buổi tiếp tân, nơi có đủ mặt các nhân vật sang trọng trong giới quý tộc Nga của Sankt Peterburg. Bên cạnh những câu chuyện thường nhật của giới quý tộc, người ta bắt đầu nhắc đến tên của Napoléon và cuộc chiến tranh sắp tới mà Nga sắp tham gia. Trong số những tân khách hôm ấy có công tước Andrei Bolkonsky một người trẻ tuổi, đẹp trai, giàu có, có cô vợ Liza xinh đẹp mới cưới và đang chờ đón đứa con đầu lòng. Và một vị khách khác là Pierre người con rơi của lão bá tước Bezukhov, vừa từ nước ngoài trở về. Tuy khác nhau về tính cách, một người khắc khổ về lý trí, một người hồn nhiên sôi nổi song Andrei và Pierre rất quý mến nhau và đều là những chàng trai trung thực, luôn khát khao đi tìm lẽ sống. Andrei tuy giàu có và thành đạt nhưng chán ghét tất cả nên chàng chuẩn bị nhập ngũ với hy vọng tìm được chỗ đứng của một người đàn ông chân chính nơi chiến trường. Còn Pierre từ nước ngoài trở về nước Nga, tham gia vào các cuộc chơi bời và bị trục xuất khỏi Sankt Peterburg vì tội du đãng. Pierre trở về Moskva, nơi cha chàng đang sắp chết. Lão bá tước Bezukhov rất giàu có, không có con, chỉ có Pierre là đứa con rơi mà ông chưa công nhận. Mấy người bà con xa của ông xúm quanh giường bệnh với âm mưu chiếm đoạt gia tài. Pierre đứng ngoài các cuộc tranh chấp đó vì chàng vốn không có tình cảm với cha, nhưng khi chứng kiến cảnh hấp hối của người cha lúc lâm chung thì tình cảm cha con đã làm chàng rơi nước mắt. Lão bá tước mất đi để lại toàn bộ gia sản cho Pierre và công nhận chàng làm con chính thức. Công tước Kuragin không được lợi lộc gì trong cuộc tranh chấp ấy bèn tìm cách dụ dỗ Pierre. Vốn là người nhẹ dạ, cả tin nên Pierre rơi vào bẫy và phải cưới con gái của lão là Hélène, một cô gái có nhan sắc nhưng lẳng lơ và vô đạo đức. Về phần Andrei chàng quyết định gởi vợ cho cha và em chăm sóc sau đó gia nhập quân đội. Khi lên đường Andrei mang một niềm hi vọng có thể có thể tìm thấy ý nghĩa cuộc sống cũng như công danh trên chiến trường. Chàng tham gia trận đánh Austerlitz lừng danh, bị thương nặng, bị bỏ lại trên chiến trường. Khi tỉnh dậy chàng nhìn thấy bầu trời xanh rộng lớn và sự nhỏ nhoi của con người, kể cả những mơ ước, công danh và kể cả Napoléon người được chàng coi như thần tượng. Andrei được đưa vào trạm quân y và được cứu sống. Sau đó, chàng trở về nhà chứng kiến cái chết đau đớn của người vợ trẻ khi sinh đứa con đầu lòng. Cái chết của Lisa, cùng với vết thương và sự tiêu tan của giấc mơ Tulông đã làm cho Andrei tuyệt vọng. Chàng quyết định lui về sống ẩn dật. Có lần Pierre đến thăm Andrei và đã phê phán cách sống đó. Lúc này, Pierre đang tham gia vào hội Tam điểm với mong muốn làm việc có ích cho đời. Một lần, Andrei có việc đến gia đình bá tước Rostov. Tại đây, chàng gặp Natasha con gái gia đình của bá tước Rostov. Chính tâm hồn trong trắng hồn nhiên và lòng yêu đời của nàng đã làm hồi sinh Andrei. Chàng quyết định tham gia vào công cuộc cải cách ở triều đình và cầu hôn Natasha. Chàng đã được gia đình bá tước Rostov chấp nhận, nhưng cha chàng phản đối cuộc hôn nhân này. Bá tước Bolkonsky (cha của Andrei) buộc chàng phải đi trị thương ở nước ngoài trong khoảng thời gian là một năm. Cuối cùng, chàng chấp nhận và xem đó như là thời gian để thử thách Natasha. Chàng nhờ bạn mình là Pierre đến chăm sóc cho Natasha lúc chàng đi vắng. Natasha rất yêu Andrei, song do nhẹ dạ và cả tin nên nàng đã rơi vào bẫy của Anatole con trai của công tước Vasily, nên Natasha và Anatole đã định bỏ trốn nhưng âm mưu bị bại lộ, nàng vô cùng đau khổ và hối hận. Sau khi trở về Andrei biết rõ mọi chuyện nên đã nhờ Pierre đem trả tất cả những kỷ vật cho Natasha. Nàng lâm bệnh và người chăm sóc thông cảm cho nàng lúc này là Pierre. Vào lúc này, nguy cơ chiến tranh giữa Pháp và Nga ngày càng đến gần. Cuối năm 1811, quân Pháp tiến dần đến biên giới Nga, quân Nga rút lui. Đầu năm 1812, quân Pháp tiến vào lãnh thổ Nga. Chiến tranh bùng nổ. Vị tướng già Mikhail Kutuzov được cử làm tổng tư lệnh quân đội Nga. Trong khi đó, quý tộc và thương gia được lệnh phải nộp tiền và dân binh. Pierre cũng nộp tiền và hơn một ngàn dân binh cho quân đội. Andrei lại gia nhập quân đội, ban đầu vì muốn trả thù tình địch, nhưng sau đó chàng bị cuốn vào cuộc chiến và tinh thần yêu nước của nhân dân Nga. Trong trận Borodino, dưới sự chỉ huy của vị tướng Kutuzov quân đội Nga đã chiến đấu dũng cảm tuyệt vời. Andrei cũng tham gia trận đánh này và bị thương nặng. Trong lán quân y, chàng gặp lại tình địch của mình cũng đang đau đớn vì vết thương. Mọi nỗi thù hận đều tan biến, chàng chỉ còn thấy một nỗi thương cảm đối với mọi người. Chàng được đưa về địa phương. Trên đường di tản, chàng gặp lại Natasha và tha thứ cho nàng. Và cũng chính Natasha đã chăm sóc cho chàng cho đến khi chàng mất. Sau trận Borodino, quân Nga rút khỏi Moskva. Quân Pháp chiếm được Moskva nhưng có tâm trạng vô cùng lo sợ. Pierre trở về Moskva giả dạng thành thường dân để ám sát Napoléon. Nhưng âm mưu chưa thực hiện được thì chàng bị bắt. Trong nhà giam, Pierre gặp lại Platon Karataev, một triết gia nông dân. Bằng những câu chuyện của mình, Platon đã giúp Pierre hiểu thế nào là cuộc sống có nghĩa. Quân Nga bắt đầu phản công và tái chiếm Moskva. Quân Pháp rút lui trong hỗn loạn. Nga thắng lợi bằng chính tinh thần của cả dân tộc Nga chứ không phải do một cá nhân nào, đó là điều Kutuzov hiểu còn Napoléon thì không hiểu. Trên đường rút lui của quân Pháp, Pierre đã trốn thoát và trở lại Moskva. Chàng hay tin Andrei đã mất và vợ mình cũng vừa mới qua đời vì bệnh. Chàng gặp lại Natasha, một tình cảm mới mẻ giữa hai người bùng nổ. Pierre quyết định cầu hôn Natasha. Năm 1813, hai người tổ chức đám cưới. Bảy năm sau, họ có bốn người con. Natasha lúc này không còn là một cô gái vô tư hồn nhiên nữa mà đã trở thành một người vợ đúng mực. Pierre sống hạnh phúc nhưng không chấp nhận cuộc sống nhàn tản mà . tham gia tổ chức cách mạng của những người tháng Chạp.

“Chiến tranh và hòa bình” là bộ sử thi vĩ đại nhất của Lev Tolstoy, trước hết là vì tác phẩm đã làm sống lại thời kì toàn thể nhân dân Nga và quân đội thiện chiến và tướng lĩnh giỏi của Pháp gặp nhau trên chiến trường. Nhân dân là nhân vật trung tâm của toàn bộ cuốn tiểu thuyết anh hùng ca này. Qua đó, Tolstoy muốn làm nổi bật tính chất nhân dân anh hùng quyết định vận mệnh lịch sử của dân tộc. Về nghệ thuật, tác phẩm kết cấu dựa trên sự thống nhất hai mặt của chủ nghĩa anh hùng nhân dân và truyện kể lịch sử. Cốt truyện được xây dựng trên hai biến cố lịch sử chủ yếu đầu thế kỉ XIX : cuộc chiến tranh năm 1805 và 1812, đồng thời phản ánh cuộc sống hòa bình của nhân dân và giai cấp quý tộc Nga vào các giai đoạn 1805 – 1812, 1812 – 1820. Các tình tiết và cốt truyện nói trên lại kết cấu tập trung xung quanh hai biến cố lịch sử chủ yếu này. Chủ đề nhân dân gắn bó khăng khít với chủ đề lịch sử, và đề tài chiến tranh quán xuyến toàn bộ tác phẩm đan chéo với đề tài về hòa bình. Bởi vậy, truyện kể lịch sử cùng với chủ nghĩa anh hùng nhân dân là hai mặt cơ sở thống nhất tạo thành kết cấu hoàn chỉnh của sử thi, tạo nên mọi tình tiết trong tác phẩm và được hình tượng hóa theo quá trình xây dựng tác phẩm. Một trong những đặc điểm nổi bật khác của “Chiến tranh và hòa bình” là nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật. Số phận nhân vật với những tâm trạng tinh tế đều gắn bó mật thiết với bước thăng trầm của lịch sử. Đây chính là điểm cách tân của Tolstoy về thể loại anh hùng ca, từ đó sáng tạo nên loại anh hùng ca hiện đại trong lịch sử Văn học Nga và Văn học thế giới. Phim Chiến tranh và Hoà bình có thời lượng : 484 phút (4 tập): Tập 1 – Andrei Bolkonsky Tập 2 – Natasha Rostova (225 phút – 1965); Tập 3 – 1812 (104 phút – 1966); Tập 4 – Pierre Bezukhov (125 phút – 1966).

Sách Chiến tranh và hòa bình lời giới thiệu

Hai nhà văn Nga nổi tiếng I.A.A-Bra-mốp và V.N.Đê-min đã giới thiệu và bình chọn tác phẩm “Chiến tranh và hòa bình” như sau: “Một lần nhân lúc nhàn rỗi vì chưa có kế hoạch mới, để đỡ buồn tẻ và sốt ruột, tôi nghĩ ra một câu hỏi cho mình tự trả lời: Nếu như ta bị đày ra hoang đảo, và chỉ được phép mang theo một cuốn sách thôi, ta sẽ chọn quyển nào?. Suy nghĩ chốc lát, tôi đưa ra đáp án: “Có lẽ chỉ mỗi “Chiến tranh và hòa bình!” Tại sao ư? Nhiều quyển đáng chọn lắm cơ mà ! Câu trả lời đơn giản là vậy mà hóa ra không dễ trả lời.”

”Chiến tranh và hòa bình” ẩn chứa điều bí mật sau đây: Nó là cuốn cẩm nang, là đáp án của tất cẩ mọi câu hỏi mà độc giả có thể gặp trong cuộc sống. Tiểu thuyết có một tầm bao quát sâu rộng lớn: Tính sử thi hùng tráng và tính trữ tình tinh tế, những suy ngẫm triết lý sâu xa về số phận con người, lịch sử và thế giới, những hình tượng bất tử, luôn sống động như đang hiện diện trước mắt ta nhờ bút pháp diệu kỳ của nhà văn. Sẽ là không đầy đủ, nếu chỉ gọi “Chiến tranh và hòa bình” là bộ “Bách khoa toàn thư”; muốn trọn vẹn hơn, ta phải coi nó là “pháp điển đạo đức”. Định nghĩa này là chính xác, bởi bao thế hệ đã từng không mệt mỏi noi theo, học tập suốt đời lý tưởng sống cao đẹp của An-đrây Bôn-côn-xki và Na-ta-sa Rô-xtôva, học tập chủ nghĩa yêu nước nồng nàn của lớp lớp nhân vật khác trong tác phẩm, và của chính nhà văn….”

GS Tôn Thất Trình trao đổi về Chiến tranh và Hòa bình

Giáo sư Tôn Thất Trình có bài viết khá dài về những hấp dẫn của kiệt tác Chiến tranh và Hòa bình nhưng có nhận xét khá thú vị Thầy viết “Chiến Tranh và Hòa Bình là truyện của năm gia đình Nga: Bezukhows, Rostovs, Kuragins và Bolkonskki.. không có mấy bi hài kịch tính như truyện Lôi Vũ của Lỗ Tấn-Tàu, các truyên Việt Nam Công chúa Trần Huyền Trân vói vua Chiêm Thành và tướng Trần Khắc Chung: “Đừng về Chiêm quốc nhé Huyền Trân !”, bà Chúa Chè – Trịnh Sâm, Công chúa Ngọc Hân – Nguyễn Huệ (vua Quang Trung) Vua Gia Long, Công Nương Ngọc Khoa với vua Miên, Chuyện Tám Bính – Bỉ Vỏ- Nguyên Hồng, Đoạn Tuyệt của Nhất Linh, Anh Phải sống của Khái Hưng …”

Vài ghi chép của Hoàng Kim

Ngày 9 tháng 9 có bốn sự kiện Quốc tế trùng hợp: Ngày 9 tháng 9 năm 1791, thủ đô Washington, D.C. được đặt tên theo tên George Washington tổng thống Hoa Kỳ đầu tiên; Ngày 9 tháng 9 năm 1828 là ngày sinh Lev Tolstoy, nhà văn Nga, tác giả của kiệt tác “Chiến tranh và hòa bình” đỉnh cao văn chương Nga và Thế giới; Ngày 9 tháng 9 năm 1872 là ngày sinh Phan Châu Trinh, chí sĩ, nhà văn, nhà thơ Việt Nam; Ngày 9 tháng 9 năm 1976 là ngày mất của Mao Trạch Đông, lãnh tụ của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.Bốn nhân vật lịch sử trên đây ảnh hưởng to lớn đến lịch sử văn hóa của bốn dân tộc và nhân loại. Họ nếu sinh ra đồng thời và sống chung cùng một chổ liệu họ có trở thành những người bạn chí thiết?

George Washington, Lev Tolstoy, Phan Châu Trinh ba người đều có quan điểm triết học thiên về tiến hóa, bảo tồn và phát triển nhưng Mao Trạch Đông thi lại có quan điểm triết học thiên về cách mạng, cải tạo con người, cải tạo xã hội. Một bên năng về xây, một bên năng về chống.

Mao Trạch Đông bình sinh kính trọng George Washington, Lev Tolstoy nhưng thích quan điểm cách mạng của Karl Marx và Vladimir Lenin hơn. Mao Trạch Đông nghiên cứu sâu sắc triết học phương Tây và phương Đông nhưng văn chương thì yêu thích nhất là kiệt tác Thủy Hử và Tam Quốc Diễn Nghĩa. Ông khi ở trên đỉnh cao quyền lực thì cuốn sách không rời tay là “Tư trị Thông giám” học về thuật cai trị của đế vương, nhằm tìm trong sự rối loạn của lịch sử những quy luật và mưu lược kinh bang tế thế. Mao chủ trương “cách mạng gia tộc, cách mạng sư sinh (thầy và trò)“. Ông chủ trương: “Cách mạng không thoát khỏi chiến tranh, mới có thể xóa cũ lập mới”. Tháng 8 năm 1917, Mao đã viết thư cho học giả Bắc Kinh nói lên sự cần thiết của triết học Trung Quốc. Ông nói: “Đây không phải là vấn đề lấy triết học của phương Tây để thay thế, bởi vì dân chủ của giai cấp tư sản phương Tây đã không đủ khả năng giải quyết vấn đề của nhân loại. Cho nên tư tưởng phương Tây, phương Đông phải biết cách lợi dụng. Ý của tôi là tư tưởng phương Tây vẫn chưa đầy đủ, trong đó có nhiều bộ phận phải được cải tạo đồng thời với tư tưởng phương Đông. Vấn đề mấu chốt ăn sâu và tim óc và tiềm thức của Mao Trạch Đông là cách mạng, là nổ lực cải tạo Trung Quốc, cải tạo Thế Giới.

Thế giới đang đổi thay. Những người theo quan điểm thực dụng, hiện sinh đang chen lấn với những người cách mạng, bạo lực và các xu hướng vị kỷ, tôn thờ tự do cá nhân, xã hội dân sự, dân chủ …

“Chiến tranh và hòa bình” kiệt tác của Lev Tolstoy, cần đọc lại và suy ngẫm. Minh triết cho mỗi ngày (Wise Thoughts for Every Day) cần vận dụng ngay, liên tục mỗi ngày, không chậm trể Minh triết sống phúc hậu, CNM365Tình yêu cuộc sống. Ba tác phẩm lớn Phục sinh; Đường sống; Ana Karenina, cần dành chiêm nghiệm vào thời gian thích hợp..

NGƯỜI LÍNH CÂY SẮN TUỔI THƠ
Hoàng Kim

Năm trước, tôi về thăm lại Srepok, điểm hợp lưu quan trọng nhất của sông Mekong ở ngã ba Đông Dương, trong lần chuyển giao tiến bộ kỹ thuật giống sắn KM419, KM440 và canh tác sắn Tây Nguyên. Từ Mekong nhớ Neva, tôi liên tưởng
Đến Neva nhớ Pie Đại Đế và suy ngẫm về các dòng sông đất nước, thấu hiểu Cuối dòng sông là biển; Cách mạng sắn Việt Nam; những kinh nghiệm lắng đọng Chọn giống sắn kháng CMD.

Srepok hợp lưu của sông Mekong

Tôi đã trãi qua kinh nghiệm chiến tranh và hòa bình tại Srepok và liên tưởng so sánh sông Mekong, sông Hồng với sông Neva, sông Volga, những dòng sông Nga huyền thoại. Biển Đông sông Mekong nay đang trong vùng xoáy sôi động và dữ dội nhất thế giới cũng như biển Bantic và sông Neva trước đây đã từng là và nay tiếp tục là điểm nóng, vùng đất địa chính trị – lịch sử tàn khốc và dữ dội nhất thế giới. Đó là nơi cuốn hút hàng chục, hàng trăm triệu người vào những trận đánh đẫm máu nhất trong lịch sử nhân loại. Nơi mà giá trị của con người được đặt lên bàn cân sinh tử với sự lựa chọn tình yêu tổ quốc.

Tôi đã từng đứng bên bờ sông sinh tử này, đã từng  câu cá tại dòng sông Srepok, thuở mà sông chưa làm đập thủy điện. Nay tôi về lặng ngắm dòng sông xưa với thao thiết một dòng sông chảy mãi…

Câu cá bên dòng Srepok

Hoàng Kim

Bạn chèo thuyền trên sông Neva
Có biết nơi này mình câu cá?
Srepok giữa mùa mưa lũ
Sốt rừng, muỗi vắt, đói cơm.

Suốt dọc đường hành quân
Máy bay,
pháo bầy,
thám báo,
mưa bom.
Chốt binh trạm giữa rừng
Người bạn thân
Lả người
Vì cơn rét đậm.
Thèm một chút cá tươi,
Mình câu cá
Cho bữa cơm người thân
mà nước mắt
đời người
rơi, rơi…
mặn đắng.

Bạn ơi
Con cá nhỏ trên dòng Srepok
Đã theo dòng thác cuốn đi rồi.
Đất nước nghìn năm
Trọn lời thề
Sống chết thủy chung
với dân tộc mình
Muôn suối nhỏ
Đều đi về biển lớn.

Bài thơ Câu cá bên dòng Srepok là cảm tác của tôi năm 1972 tại Tây Nguyên, trong buổi chiều câu cá bên dòng Srepok gần Buôn Đôn. Buổi câu cho bữa cơm người bạn sốt rừng ốm nặng thèm ăn cá. Nơi tôi câu cá là binh trạm nằm ở khoảng giữa Đăk Tô- Tân Cảnh và Buôn Đôn, rất gần điểm ảnh dòng sông Srepok của Đỗ Tuấn Hưng.

Lúc câu cá, tôi nghĩ nhiều về bức tranh sơn dầu nổi tiếng “Những người kéo thuyền trên sông Volga” của Repin và bài thơ Chèo thuyền trên sông Neva của Hoàng Bình. Tôi cảm nhận thật rõ ràng những suy tư của người lính chiến trước dòng sông Neva, Volga Mekong và sông Hồng huyền thoại. Mekong sông Hồng là sông Việt mến yêu của Tổ Quốc tôi, còn Neva, Volga là những dòng sông Nga mãi sau này tôi mới tới.

Srepok


Tại Tây Nguyên, đơn vị tôi chốt ở ngã ba biên giới Việt – Lào- Cămpuchia, bên dòng sông  Srepok (hay Sêrêpôk, Srêpôk, mà tiếng Campuchia gọi là Tongle Xrepok). Srepok tại ngã ba Đông Dương là điểm hợp lưu quan trọng nhất, trong khi Phnôm Pênh lại chính là điểm phân lưu quan trọng nhất của sông Mekong.

Mekong

Sông Srepok vùng ngã ba Đông Dương là hợp lưu quan trọng nhất của sông Mekong. Sông Srepok phần Việt Nam là phụ lưu đặc biệt quan trọng của sông Mekong. Đây là ngã ba Đông Dương, hợp lưu lớn nhất của sông Mekong. Sông Srepok với các dòng sông ngắn dốc hung dữ hoang sơ chảy ngược về Mekong mà không phải chảy xuôi về Biển Đông như các sông Việt khác. “Ai nắm được nóc nhà Tây Nguyên và chế ngự được vùng hợp lưu này là quản lý được Đông Dương”. Những chuyên gia quân sự và sử học đã từng nhận định vậy, Tính từ chỗ hợp lưu của sông Krông Ana (sông Mẹ) và sông Krông Nô (sông Bố) tới cửa sông Srepok dài 406 km, trong đó đoạn chảy qua Campuchia dài khoảng 281 km, đoạn chảy trong lãnh thổ Việt Nam dài khoảng 126 km.

SongNeva

Sông Neva và sông Volga huyền thoại

Neva là sông mẹ thứ hai của nước Nga nơi có thành phố Sankt Peterburg lịch sử, niềm tự hào thiêng liêng của tổ quốc Nga. Nơi đây là điểm giao tranh quyết liệt nhất của những đánh đẫm máu nhất trong lịch sử nhân loại. Ngày 27 tháng 1 năm 1944  là ngày kỷ niệm thành phố Sankt Peterburg bên dòng Neva được giải phóng sau 872 ngày đêm vây hãm của phát xít Đức làm chết gần một triệu người Nga trong thành phố vì bom đạn, đói khát và bệnh tật.  ;xem tiếp… Đến Neva nhớ Pie Đại Đế; Cuối dòng sông là biển; Cách mạng sắn Việt Nam; những kinh nghiệm lắng đọng Chọn giống sắn kháng CMD.

Video yêu thích

Mùa xuân đầu tiên (Văn Cao) -Thanh Thúy
Ban Mai; Chỉ tình yêu ở lại
Ngày hạnh phúc của em
Giúp bà con cải thiện mùa vụ
KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam, Thung dung, Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, CNM365Tình yêu Cuộc sống, Kim on LinkedIn, Kim on Facebook, Kim on Twitter

Số lần xem trang : 16289
Nhập ngày : 27-01-2022
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Cây Lương thực Việt Nam

  #cnm365 #cltvn 18 tháng 7(18-07-2022)

  #cnm365 #cltvn 17 tháng 7(18-07-2022)

  #cnm365 #cltvn 16 tháng 7(15-07-2022)

  #cnm365 #cltvn 15 tháng 7(15-07-2022)

  #cnm365 #cltvn 14 tháng 7(15-07-2022)

  #cnm365 #cltvn 13 tháng 7(13-07-2022)

  #cnm365 #cltvn 12 tháng 7(12-07-2022)

  #cnm365 #cltvn 11 tháng 7(11-07-2022)

  #cnm365 #cltvn 10 tháng 7(10-07-2022)

  #cnm365 #cltvn 9 tháng 7(09-07-2022)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29

Hoàng Kim, Khoa Nông Học, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, ĐTDĐ:0903 613024,Email:hoangkimvietnam1953@gmail.com, hoangkim@hcmuaf.edu.vn

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007