Trang chủ NLU| KhoaNôngHọc| Mụclục Hoàng KimLong| Tình yêu cuộc sống | CNM365| Khát khao xanh | Dạy và học | Cây Lương thực | FoodCrops| HK1| HK2| HK3| HK4| HKWiki| Violet| FAOSTAT| ThốngkêVN | ThờitiếtVN|
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 1168
Toàn hệ thống 2187
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

 

Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc


TÌNH YÊU CUỘC SỐNG

THUNG DUNG
Nguyễn Bỉnh Khiêm, ...


DẠY VÀ HỌC
Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận


Khoa Nông Học  
Những nhà khoa học xanh,
http://foodcrops.vn


Norman Borlaug
Lời Thầy dặn

Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.


Thông tin Cây Lương thực
 Lúa, Ngô, Sắn, Khoai lang
Nông trại và Hệ thống Canh tác
http://foodcrops.vn
FOOD CROPS
CÂY LƯƠNG THỰC
  



Tình yêu cuộc sống
Thông tin chuyên đề chọn lọc

Science Daily

KHÁT KHAO XANH
HOÀNG KIM
CNM365

Luôn làm mới kiến thức của bạn !



Bút tích NB gửi HK và
Những tư liệu quý về 
GS.TS. Norman Borlaug

Lối vào Phong Nha

 


HOÀNG KIM
NGỌC PHƯƠNG NAM
CHÀO NGÀY MỚI

DẠY VÀ HỌC
CÂY LƯƠNG THỰC
FOOD CROPS



THƯ VIỆN NGHỀ LÚA
Thư viện Khoa học Xã hội





Cassava in Vietnam



A New Future for Cassava in Asia

On-line: Cassava in Asia
(Tải tài liệu PDF tại đây)


 

KimFaceBook
KimYouTube

KimLinkedIn

Songkhongtubien

KIMYOUTUBE. Video nhạc tuyển Sóng không từ biển (xem tiếp).



GỬI THƯ ĐIẾN TỬ VÀ
LIÊN KẾT TRỰC TUYẾN

hoangkimvietnam@gmail.com 
hoangkim@hcmuaf.edu.vn  
TS. Hoàng Kim

http://foodcrops.vn
http://vi.gravatar.com/hoangkimvn
http://en.gravatar.com/hoangkimvn

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  TS. Hoàng Kim


 

 

#vietnamhoc #cnm365 Tết Nguyên Đán
Hoàng Kim

“Những bí mật của Tết” là tác phẩm Tết Nhâm Dần 2022 của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều. cũng là một nhà văn với các thể loại tiểu thuyết, truyện ngắn, bút ký và tham gia vào lĩnh vực báo chí. Ông Nguyễn Quang Thiều.hiện nay là Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam; Phó Tổng thư ký thứ nhất Hội Nhà văn Á – Phi; Giám đốc Nhà xuất bản Hội Nhà văn. Bài viết này có cảm nhận thật thấm thía của Hòa thượng Thích Giác Tâm, sư phụ Chua Buu Minh Biển Hồ “Tình yêu quê hương đất nước đích thực, mới viết được như thế. Cảm ơn tác giả”

#vietnamhoc #cnm365 Tết Nguyên Đán, 1 tháng 2 Nhâm Dần 2022, lưu nguyên văn bài viết “Những bí mật của Tết”, kèm theo khảo luận “Tết Việt Nam và Trung Quốc” của tác giả Trần Tự Đồng, chuyên ngành song ngữ Anh Việt, với sự hướng dẫn của TS Hoàng Tố Nguyên, giảng viên khoa Ngữ văn Trung Quốc, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.

Thông tin tại
https://hoangkimvn.wordpress.com/http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-1-thang-2/

 

 

BÍ MẬT CỦA TẾT VIỆT
Nguyễn Quang Thiều

Từ cách đây mấy năm và cho tới bây giờ, có một số người đã đặt vấn đề bỏ ăn Tết truyền thống và dùng tết dương lịch thay vào.

Lý do của họ thật đơn giản. Họ cho rằng Tết truyền thống hiện nay gây ra một số phiền lụy như lãng phí thời gian và vật chất, sinh ra một số thói xấu trong việc biếu xén quà cáp… và làm cho con người mệt mỏi.

Những hiện tượng mà họ đưa ra là đúng. Nhưng hình như họ mắc sai lầm đâu đó trong cách nhìn nhận bản chất của Tết truyền thống của người Việt. Thực chất, những phiền lụy ấy là sinh ra từ thái độ sống của những người lấy Tết như là một lý do để thực hiện những ”kế hoạch” cá nhân của họ chứ không phải là một sự kiện của văn hóa.

Những sự kiện văn hóa được sinh ra từ đời sống tinh thần của con người và những sự kiện văn hóa ấy quay lại làm nên đời sống tinh thần của con người. Tết chỉ diễn ra trong mấy ngày nhưng lại chứa đựng những giá trị tinh thần bền vững của văn hóa Việt. Tết không phải đơn giản là sự kết thúc một vòng thời gian tính theo năm mà như là một tiếng lay gọi làm cho con người thức tỉnh bao điều. Và tôi nghĩ, Tết chứa đựng trong nó những bí mật làm cho con người sống tốt đẹp hơn.

Bí mật thứ nhất: KHƠI MỞ TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG

Mỗi năm, khi đến những ngày giáp Tết, là lúc lòng người dâng lên nỗi nhớ cố hương và những người thân yêu của mình. Người xa nhà mong trở về, người ở nhà mong người đi xa về. Trong thời gian suốt một năm, những ngày giáp Tết là những ngày nỗi nhớ thương ấy nhiều hơn tất cả những ngày khác.

Tôi từng gặp những người định cư ở nước ngoài trong những ngày giáp Tết mà họ không trở về cố hương mình được. Thời gian ấy đối với họ là khoảng thời gian mà ký ức họ ngập tràn những kỷ niệm về nơi họ sinh ra và lớn lên. Đó cũng chính là thời gian mà con người nghĩ về nơi chôn nhau cắt rốn nhiều nhất và da diết nhất.

Vào những ngày giáp Tết ở quê tôi, những gia đình có người thân đi làm ăn, học hành xa hoặc lấy chồng, lấy vợ ở xa đều mong ngóng họ trở về. Vào đêm giao thừa, những gia đình ấy vẫn mở cửa ngõ và lắng nghe tiếng chân ai đó vào ngõ. Có thể những ngày khác trong năm họ bận công việc, học hành… mà ít nhớ về cố hương.

Và cũng có thể có người bỏ quê ra đi vì nhiều lý do không có ý định trở về, nhưng khi Tết đến, lòng họ bỗng đổi thay. Lúc đó, tiếng gọi của cố hương, của những người thân yêu vang lên trong lòng họ hơn lúc nào hết. Và chính vậy mà có những người khi đã già thì tìm cách trở về cố hương.

Không ít những người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài mấy chục năm cuối cùng đã trở về để được sống và được chết trên mảnh đất cố hương mình. Khoảng thời gian kỳ diệu của những ngày giáp Tết đã chứa đựng trong đó những bí mật có khả năng đánh thức sự lãng quên của con người.

Bí mật thứ hai: KẾT NỐI VỚI QUÁ KHỨ

Vào ngày cuối cùng của năm cũ, hầu hết ở các làng quê, những người sống khăn áo chỉnh tề ra phần mộ của những người thân yêu đã khuất thắp hương và mời người đã khuất trở về ăn Tết cùng gia đình.

Có một sự thật là, trong cái thời khắc thiêng liêng đứng trước phần mộ của những người thân yêu trong ngày cuối năm gió lạnh, những người sống cảm thấy được hơi thở, giọng nói và nhìn thấy gương mặt của những người đã khuất.

Ngày cuối cùng ấy của năm cũ, một không khí lạ lùng bao phủ con đường từ nghĩa trang trên cánh đồng chạy về làng và bao phủ trong những ngôi nhà. Những mất mát, những thương đau và nhớ nhung những người thân yêu đã khuất như vụt tan biến. Những người sống cảm thấy ngôi nhà của họ ấm áp hơn.

Cái ngày cuối cùng của năm cũ ấy như mở ra một cánh cửa vô hình để những người sống và những người đã khuất gặp nhau cho dù chỉ ở trong cảm giác và cảm xúc. Nhưng những điều đó cho dù mơ hồ vẫn là một phần quan trọng trong đời sống của con người. Nó làm cho con người dâng lên tình yêu thương, lòng ơn kính với tổ tiên, ông bà, cha mẹ…

Và như một sự vô tình, không khí của ngày cuối cùng năm cũ ấy gieo vào lòng người sống những hạt giống của tình yêu thương và kết nối họ với quá khứ.

Bí mật thứ ba: SỰ BỀN VỮNG CỦA GIA ĐÌNH

Ai cũng có một gia đình. Và không ít gia đình hiện nay do xã hội thay đổi và do nhiều lý do của đời sống mà các thành viên trong gia đình sống tản mạn ở nhiều nơi khác nhau. Có không ít gia đình chẳng bao giờ có một ngày sum họp đầy đủ các thành viên của mình.

Đôi khi, với lý do này, lý do khác mà ông bà, cha mẹ, anh em, dâu rể, con cháu trong một gia đình không có dịp sum vầy với nhau. Nhưng Tết là dịp duy nhất với lý do hợp lý nhất để mọi người bỏ hết công việc sum họp với nhau.

Khi mẹ tôi còn sống, mẹ tôi mong Tết. Bà mong Tết không phải là mong như tôi từng mong Tết đến hồi còn nhỏ cho dù Tết đến mẹ tôi phải lo lắng nhiều thứ. Mẹ tôi mong Tết để những đứa con của bà có ít nhất một ngày quây quần bên bà như khi chúng còn nhỏ.

Cho dù khi tôi đã có tuổi, nhưng tôi vẫn cảm thấy vô cùng hạnh phúc khi có một ngày anh chị em cùng con cháu trở về làng và được ngồi ăn một bữa cơm bên cha mẹ trong ngôi nhà chúng tôi đã lớn lên. Khi cha mẹ mất đi, nhiều người mới nhận ra sự mất mát to lớn không gì bù đắp nổi.

Một hiện thực mà hầu như ai cũng nhận ra là đời sống hiện đại đã và đang xé một gia đình truyền thống ra từng mảnh. Và như vậy, tính bền vững của một gia đình sẽ bị lung lay. Hàng năm vào những ngày giáp Tết, tôi thích ngắm nhìn những người khăn gói về quê ăn Tết.

Không có gì quyến rũ họ ngoài việc họ được trở về nhà mình và sum họp với ông bà, cha mẹ, anh em, họ hàng, làng xóm. Hình ảnh ấy luôn làm tôi xúc động.

Nhưng càng ngày càng nhiều hơn những người không muốn về quê ăn Tết hay ở nhà ăn Tết với gia đình. Có những người còn trẻ tranh thủ dịp Tết đi du lịch. Họ rời gia đình khi bắt đầu được nghỉ Tết và chỉ trở về để hôm sau bắt đầu ngày làm việc đầu tiên của năm mới.

Họ có cách nhìn và có quyền của họ. Nhưng tôi thấy tiếc cho họ khi họ không cùng ở nhà với cha mẹ mình chuẩn bị đón Tết. Bởi lúc đó, thời tiết và không khí đang lan tỏa những gì ấm áp và thiêng liêng nhất trong chu kỳ thời gian của một năm mà sau đó họ không thể tìm lại được cho tới một năm sau.

Sự lan tỏa ấy sẽ bồi đắp tâm hồn con người những những lớp “phù sa” màu mỡ của những vẻ đẹp trong đời sống tinh thần con người.

Nếu muốn nói với những người trẻ một điều thì tôi sẽ nói: Hãy ở với ông bà, cha mẹ mình trong ngày cuối cùng của năm cũ và ngày đầu tiên của năm mới để đón nhận một điều gì đó cho dù các bạn chưa nhận ra rõ rồi sau đó có thể lên đường… du lịch.

Bí mật thứ tư: SỰ HÀN GẮN

Có những rạn vỡ giữa người này người kia mà một hoặc cả hai người không có cơ hội để gặp nhau và nói một lời xin lỗi hay chia sẻ và xóa đi những hiềm khích, mâu thuẫn trước đó. Nhưng khi Tết đến, họ nhận ra đó là cơ hội tốt nhất cho họ.

Thường khi bước sang năm mới, người ta cho phép quên đi, bỏ qua những phiền lụy, những sai lầm trong năm cũ của chính cá nhân mình. Có một bí mật nào đấy của năm mới đã ban cho con người khả năng chia sẻ và tha thứ.

Bí mật ấy nằm trong những cơn mưa xuân ấm áp bay về, trong sự thao thức của lòng người chờ đợi, trong sự thiêng liêng của hương nến trên ban thờ mỗi gia đình, trong sự chào hỏi ân tình của mọi người khi gặp nhau, trong giờ phút thiêng liêng của sự chuyển mùa, trong sự tưởng nhớ những người thân yêu đã khuất…

Tất cả những điều đó đã làm lòng người rạo rực và đổi thay. Có những gia đình mà anh em mâu thuẫn với nhau rồi cứ giữ sự im lặng lạnh giá ấy ngày này qua ngày khác. Nhưng khi họ cùng nhau ngồi xuống bên mâm cơm tất niên cùng chạm chén rượu, cùng mời cha mẹ ăn cơm thì mọi chuyện bắt đầu tan đi.

Trước kia, cứ vào những ngày cuối năm, những người làng tôi có chuyện xích mích hay sai trái với ai đó thường mang một quả bưởi, một nải chuối, một cặp bánh chưng hay dăm cặp bánh mật đến nhà người mà mình có xích mích hoặc có lỗi, xin được thắp nén hương thơm trên ban thờ tổ tiên người đó và nói lời thanh minh hoặc xin lỗi. Và như có phép lạ, sự xích mích, sai trái bám theo họ đằng đẵng cả một năm trời bỗng rời bỏ họ.

Người được xin lỗi cũng nhận ra rằng: chính thời khắc thiêng liêng ấy của đất trời và của lòng người đã làm cho người có lỗi thành thật. Và khi lòng thành thật của người có lỗi được mở ra thì sự tha thứ cũng mở ra theo.

Bí mật thứ năm: NIỀM HY VỌNG

Cuộc sống có biết bao thăng trầm. Trong chúng ta ai cũng có những năm nhiều nỗi buồn, ít may mắn. Nhưng ai cũng có một niềm tin rằng, ngày mai mọi điều sẽ tốt đẹp hơn, năm mới mọi điều sẽ may mắn hơn. Không ít người gặp những năm vận hạn thường tự động viên chính mình bằng một ý nghĩ: “Năm cũ sẽ qua đi, năm mới sẽ đến. Mọi điều sẽ tốt đẹp hơn”.

Đấy là một nguyện ước, đấy là một niềm tin. Nếu không có niềm tin ấy và nguyện ước ấy, không ít người sẽ bị những nỗi buồn, đau đớn và kém may mắn dìm xuống vực sâu của sự thất vọng. Trong suốt một năm, có người có thể sống triền miên trong buồn bã, bỏ mặc nhà cửa.

Nhưng rồi đến một ngày giáp Tết, họ đã đứng dậy, dọn dẹp nhà cửa với một niềm tin những điều tốt đẹp đang về với họ. Cũng trong dịp năm mới, mỗi người đều nhận được những lời chúc mừng tốt đẹp nhiều nhất trong một năm. Cho dù thế nào thì những lời chúc ấy cũng làm cho lòng người ấm lại và hy vọng vào một điều tốt đẹp phía trước.

Những gì mà tổ tiên đã làm ra và để lại cho chúng ta như những lễ hội, những ngôi chùa… là để lại một lời nhắc, một tiếng gọi thức tỉnh chúng ta trong cuộc sống. Không thể nói lễ hội hay chùa chiền là phiền lụy, là tốn kém… mà bởi con người đã lợi dụng những vẻ đẹp văn hóa ấy cho lợi ích cá nhân mình.

Lúc này, tôi như thấy những ngọn gió thay mùa ấm áp, những cơn mưa xuân nồng nàn đang trở về và những cành đào ủ kín những chùm hoa chuẩn bị mở ra đều chứa trong đó những bí mật giản dị nhưng kỳ diệu cho đời sống con người.

Nhà thơ NGUYỄN QUANG THIỀU
Ảnh: Hoa mai chùa Bửu Minh, mùa xuân năm Nhâm Dần – 2022

Tết Việt Nam và Trung Quốc
节越南和中
Tết Vietnam and China
摘要

英越双语专业学生陈雨桐的论文研究题目是对比中国春节和越南春节的异同,导师是胡志明市国家大学人文社科大学,中国语文系的讲师黄素源。春节是中国和越南共有的,最为重要的传统节日,无论是节日名称、时间或是节俗,都有很多的相似之处,但随着时间的变迁,节俗各具本国家的特色。通过比较其春节习俗的异同,以挖掘其中蕴含的共同心理和信仰观念,它可以让我们从侧面了解一个国家的历史文化,也能促进两国之间的友好交流。

关键词:对比春节习俗;中国;越南;

Tóm tắt
Tết Việt Nam và Trung Quốc
là đề tài nghiên cứu của tác giả Trần Vũ Đồng  雨  桐  chuyên ngành song ngữ Anh Việt, Giáo viên hướng dẫn là TS. Hoàng Tố Nguyên, giảng viên khoa Ngữ văn Trung Quốc, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh. Tết Nguyên Đán là lễ hội truyền thống quan trọng nhất của Việt Nam và Trung Quốc. Tết Nguyên Đán quan hệ chặt chẽ với
Tiết Lập Xuân trong 24 tiết khí lịch nhà nông. Tiết Lập Xuân là khoảng thời gian bắt đầu từ khoảng ngày 4 hay 5 tháng 2 khi kết thúc tiết đại hàn và kết thúc vào khoảng ngày 18 hay 19 tháng 2 trong lịch Gregory theo các múi giờ Đông Á khi tiết vũ thủy bắt đầu. Ngày lập xuân được coi là ngày bắt đầu mùa xuân ở Việt Nam, Trung Quốc và một số nước khác gần khu vực xích đạoBắc Bán cầuTrái Đất. Tết Nguyên Đán bất luận là tên gọi, thời gian hay là tập tục của Việt Nam và Trung Quốc đều có nhiều điểm giống nhau. Nhưng do không gian và thời gian biến đổi, nên mỗi nước đều tự tạo ra cho mình những nét đặc sắc riêng, từ đó tập tục Tết Nguyên Đán của hai nước có nhiều điểm khác nhau. Thông qua việc so sánh đặc điểm giống, khác nhau giữa Tết Nguyên Đán của hai nước và tìm hiểu tư tưởng, quan niệm tín ngưỡng, chúng ta có thể hiểu sâu hơn về nền văn hóa, lịch sử của mỗi dân tộc, thúc đẩy mối quan hệ giao lưu thân thiện giữa hai quốc gia.
Từ khóa:
Tết Nguyên ĐánViệt NamTrung Quốc  

Abstract
Lunar New Year Vietnam and China. The consuetudinary comparison of The Spring Festival between Vietnam and China is the title of this thesis, conducted by Chen Yu tong, who major in bilingual language, English and Vietnamese. My advisor is Hoang To Nguyen, who is a lecture of Chinese Language at the University of Humanities and Social Science in Ho Chi Minh City. The Spring Festival is the most important traditional holiday both for Vietnam and China. Lunar New Year is closely related with
Nông lịch tiết Lập Xuân in 24 tiết khí nông lịch (24 periods of farming calendar). Tiet Lap Xuan is the period starting from about 4 or 5 February at the end of the Korean period and ending around 18 or 19 February in the Gregorian calendar according to the East Asian time zones when the weather started. Spring day is considered the beginning of spring in Vietnam, China and some other countries near the equatorial region in the Northern Hemisphere. Lunar New Year regardless of the name, time or customs of Vietnam and China have many similarities. But due to the changing space and time, each country has created its own unique characteristics, so there are many differences between the two lunar customs. So according to compare with the same and different customs of the Spring Festival between China and Vietnam, it can be dag out the same attributes and believes, learned more history and culture of other country, and develops the communication of two countries.

Key words: Lunar New Year Vietnam and China; the consuetudinary comparison of The Spring Festival between China and Vietnam

Tết Việt Nam và Trung Quốc
MỤC LỤC  

Chương 1 Mở đầu  

1.1 Sự cần thiết nghiên cứu

1.2 Mục tiêu đề tài

1.3 Đối tượng nghiên cứu

Chương 2 Tết Nguyên ĐánTrung Quốc  

2.1 Nguồn gốc Tết Nguyên ĐánTrung Quốc 

2.2 Phong tục Tết Nguyên ĐánTrung Quốc   

Chương 3 Tết Nguyên ĐánViệt Nam

3.1 Nguồn gốc Tết Nguyên ĐánViệt Nam

3.2 Phong tục Tết Nguyên ĐánViệt Nam

3.2.1 Tảo mộ gia tiên cuối năm (từ mồng 1 tháng Chạp âm lịch)
3.2.2 Tảo mai dọn nhà đón Tết (từ 17 tháng Chạp âm lịch) 
3.2.3 Tiễn ông Táo về trời (Ngày 23 tháng Chạp âm lịch)
3.2.4 Tất niên, Giao thừa (Đêm cuổi năm, giờ khởi đầu năm mới)   
3.2.5 Tân niên, Tết đoàn viên (Mồng 1 Tết Cha mồng 2 Tết Mẹ mồng 3 Tết Thầy) 
3.2.6 Xông đất; Chúc Tết; Mừng tuổi; Thăm viếng du lịch Tết

3.2.7 Hóa vàng (tiễn ông bà về Trời mồng 4), Khai hạ (mồng 7)
3.2.8 Mâm ngũ quả; ẩm thực Tết; cây, hoa, tranh, câu đối Tết
3.2.9 Văn hóa, lễ hội, tín ngưỡngTết; Thi ca Rằm Nguyên tiêu     

Chương 4 Sự giống nhau Tết Nguyên ĐánTrung QuốcViệt Nam

4.1 Nguồn gốc Tết Nguyên ĐánTrung QuốcViệt Nam

4.2 Phong tục Tết Nguyên ĐánTrung QuốcViệt Nam  

Chương 5 Sự khác nhau Tết Nguyên ĐánTrung QuốcViệt Nam

5.1 Nguồn gốc Tết Nguyên ĐánTrung QuốcViệt Nam

5.2 Phong tục Tết Nguyên ĐánTrung QuốcViệt Nam 

Chương 6 Tài liệu tham khảo
Tết Nguyên Đán
Đảo phụ 贴倒福 中国结
Hữu Ngọc 2006, Ăn Tết Thủ đô, nhớ món Cố đô Trong sách: Lãng du trong văn hóa Việt Nam, trang 116-120; Huu Ngoc 2010, Festivities and games (p. 223- 248) Here comes Tết, the Lunar New Year. In book: Wandering through Vietnamese culture/Huu ngoc-H The gioi , 2010, 1256 p.

 

 

#VIETNAMHOC #CNM365 1 THÁNG 2
Hoàng Kim

CNM365 Tình yêu cuộc sống #vietnamhoc #cnm365 Tết Nguyên Đán; #cnm365 #cltvn An nhiên; Một gia đình yêu thương; May mắn bánh và hoa; Chuyện ngày sinh của Thủy; MARDI và những người bạn; Nha Trang; A Na bà chúa Ngọc; Nha Trang và A. Yersin; Nha Trang biển và em. Ngày 1 tháng 2 năm 1972, Kuala Lumpur trở thành một thành phố theo chiếu chỉ Quốc vương  Yang di-Pertuan Agong của Malaysia. Ngày 1 tháng 2 năm 1394 ngày sinh Nhất Hưu Tông Thuần, nhằm 1 tháng 1 năm Giáp Tuất, là một trong những Thiền sư danh tiếng nhất của Thiền tông Nhật Bản thuộc tông Lâm Tế  (mất năm 1481). Ngày 1 tháng 2 năm 1884 Từ điển tiếng Anh Oxford quyển đầu tiên (A đến Ant) của được phát hành. Ngày 1 tháng 2 năm 1887 là ngày ra đời của Hollywood, cho đến năm 1903, Hollywood được hưởng quy chế của một thành phố và năm 1910 được sát nhập vào Los Angeles. Bài chọn lọc ngày 1 tháng 2: #vietnamhoc #cnm365 Tết Nguyên Đán; #cnm365 #cltvn An nhiên; Một gia đình yêu thương; May mắn bánh và hoa; Chuyện ngày sinh của Thủy; MARDI và những người bạn; Nha Trang; A Na bà chúa Ngọc; Nha Trang và A. Yersin; Nha Trang biển và em. Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-1-thang-2/-

 

 

Bài viết mới trên CNM365 Tình yêu cuộc sống
DẠY VÀ HỌC
https://hoangkimvn.wordpress.com
CNM365, ngày mới nhất bấm vào đây   cập nhật mỗi ngày

Video yêu thích
Secret Garden – Poéme

 

Vuonxuan

 

Chopin – Spring Waltz 
Secret Garden – Bí mật vườn thiêng

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam, Thung dung, Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, CNM365Tình yêu Cuộc sống, Kim on LinkedIn, Kim on Facebook, Kim on Twitter


 

 

#vietnamhoc #cnm365 Tết Nguyên Đán
Hoàng Kim

“Những bí mật của Tết” là tác phẩm Tết Nhâm Dần 2022 của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều. cũng là một nhà văn với các thể loại tiểu thuyết, truyện ngắn, bút ký và tham gia vào lĩnh vực báo chí. Ông Nguyễn Quang Thiều.hiện nay là Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam; Phó Tổng thư ký thứ nhất Hội Nhà văn Á – Phi; Giám đốc Nhà xuất bản Hội Nhà văn. Bài viết này có cảm nhận thật thấm thía của Hòa thượng Thích Giác Tâm, sư phụ Chua Buu Minh Biển Hồ “Tình yêu quê hương đất nước đích thực, mới viết được như thế. Cảm ơn tác giả”

#vietnamhoc #cnm365 Tết Nguyên Đán, 1 tháng 2 Nhâm Dần 2022, lưu nguyên văn bài viết “Những bí mật của Tết”, kèm theo khảo luận “Tết Việt Nam và Trung Quốc” của tác giả Trần Tự Đồng, chuyên ngành song ngữ Anh Việt, với sự hướng dẫn của TS Hoàng Tố Nguyên, giảng viên khoa Ngữ văn Trung Quốc, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.

Thông tin tại
https://hoangkimvn.wordpress.com/http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-1-thang-2/

 

 

BÍ MẬT CỦA TẾT VIỆT
Nguyễn Quang Thiều

Từ cách đây mấy năm và cho tới bây giờ, có một số người đã đặt vấn đề bỏ ăn Tết truyền thống và dùng tết dương lịch thay vào.

Lý do của họ thật đơn giản. Họ cho rằng Tết truyền thống hiện nay gây ra một số phiền lụy như lãng phí thời gian và vật chất, sinh ra một số thói xấu trong việc biếu xén quà cáp… và làm cho con người mệt mỏi.

Những hiện tượng mà họ đưa ra là đúng. Nhưng hình như họ mắc sai lầm đâu đó trong cách nhìn nhận bản chất của Tết truyền thống của người Việt. Thực chất, những phiền lụy ấy là sinh ra từ thái độ sống của những người lấy Tết như là một lý do để thực hiện những ”kế hoạch” cá nhân của họ chứ không phải là một sự kiện của văn hóa.

Những sự kiện văn hóa được sinh ra từ đời sống tinh thần của con người và những sự kiện văn hóa ấy quay lại làm nên đời sống tinh thần của con người. Tết chỉ diễn ra trong mấy ngày nhưng lại chứa đựng những giá trị tinh thần bền vững của văn hóa Việt. Tết không phải đơn giản là sự kết thúc một vòng thời gian tính theo năm mà như là một tiếng lay gọi làm cho con người thức tỉnh bao điều. Và tôi nghĩ, Tết chứa đựng trong nó những bí mật làm cho con người sống tốt đẹp hơn.

Bí mật thứ nhất: KHƠI MỞ TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG

Mỗi năm, khi đến những ngày giáp Tết, là lúc lòng người dâng lên nỗi nhớ cố hương và những người thân yêu của mình. Người xa nhà mong trở về, người ở nhà mong người đi xa về. Trong thời gian suốt một năm, những ngày giáp Tết là những ngày nỗi nhớ thương ấy nhiều hơn tất cả những ngày khác.

Tôi từng gặp những người định cư ở nước ngoài trong những ngày giáp Tết mà họ không trở về cố hương mình được. Thời gian ấy đối với họ là khoảng thời gian mà ký ức họ ngập tràn những kỷ niệm về nơi họ sinh ra và lớn lên. Đó cũng chính là thời gian mà con người nghĩ về nơi chôn nhau cắt rốn nhiều nhất và da diết nhất.

Vào những ngày giáp Tết ở quê tôi, những gia đình có người thân đi làm ăn, học hành xa hoặc lấy chồng, lấy vợ ở xa đều mong ngóng họ trở về. Vào đêm giao thừa, những gia đình ấy vẫn mở cửa ngõ và lắng nghe tiếng chân ai đó vào ngõ. Có thể những ngày khác trong năm họ bận công việc, học hành… mà ít nhớ về cố hương.

Và cũng có thể có người bỏ quê ra đi vì nhiều lý do không có ý định trở về, nhưng khi Tết đến, lòng họ bỗng đổi thay. Lúc đó, tiếng gọi của cố hương, của những người thân yêu vang lên trong lòng họ hơn lúc nào hết. Và chính vậy mà có những người khi đã già thì tìm cách trở về cố hương.

Không ít những người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài mấy chục năm cuối cùng đã trở về để được sống và được chết trên mảnh đất cố hương mình. Khoảng thời gian kỳ diệu của những ngày giáp Tết đã chứa đựng trong đó những bí mật có khả năng đánh thức sự lãng quên của con người.

Bí mật thứ hai: KẾT NỐI VỚI QUÁ KHỨ

Vào ngày cuối cùng của năm cũ, hầu hết ở các làng quê, những người sống khăn áo chỉnh tề ra phần mộ của những người thân yêu đã khuất thắp hương và mời người đã khuất trở về ăn Tết cùng gia đình.

Có một sự thật là, trong cái thời khắc thiêng liêng đứng trước phần mộ của những người thân yêu trong ngày cuối năm gió lạnh, những người sống cảm thấy được hơi thở, giọng nói và nhìn thấy gương mặt của những người đã khuất.

Ngày cuối cùng ấy của năm cũ, một không khí lạ lùng bao phủ con đường từ nghĩa trang trên cánh đồng chạy về làng và bao phủ trong những ngôi nhà. Những mất mát, những thương đau và nhớ nhung những người thân yêu đã khuất như vụt tan biến. Những người sống cảm thấy ngôi nhà của họ ấm áp hơn.

Cái ngày cuối cùng của năm cũ ấy như mở ra một cánh cửa vô hình để những người sống và những người đã khuất gặp nhau cho dù chỉ ở trong cảm giác và cảm xúc. Nhưng những điều đó cho dù mơ hồ vẫn là một phần quan trọng trong đời sống của con người. Nó làm cho con người dâng lên tình yêu thương, lòng ơn kính với tổ tiên, ông bà, cha mẹ…

Và như một sự vô tình, không khí của ngày cuối cùng năm cũ ấy gieo vào lòng người sống những hạt giống của tình yêu thương và kết nối họ với quá khứ.

Bí mật thứ ba: SỰ BỀN VỮNG CỦA GIA ĐÌNH

Ai cũng có một gia đình. Và không ít gia đình hiện nay do xã hội thay đổi và do nhiều lý do của đời sống mà các thành viên trong gia đình sống tản mạn ở nhiều nơi khác nhau. Có không ít gia đình chẳng bao giờ có một ngày sum họp đầy đủ các thành viên của mình.

Đôi khi, với lý do này, lý do khác mà ông bà, cha mẹ, anh em, dâu rể, con cháu trong một gia đình không có dịp sum vầy với nhau. Nhưng Tết là dịp duy nhất với lý do hợp lý nhất để mọi người bỏ hết công việc sum họp với nhau.

Khi mẹ tôi còn sống, mẹ tôi mong Tết. Bà mong Tết không phải là mong như tôi từng mong Tết đến hồi còn nhỏ cho dù Tết đến mẹ tôi phải lo lắng nhiều thứ. Mẹ tôi mong Tết để những đứa con của bà có ít nhất một ngày quây quần bên bà như khi chúng còn nhỏ.

Cho dù khi tôi đã có tuổi, nhưng tôi vẫn cảm thấy vô cùng hạnh phúc khi có một ngày anh chị em cùng con cháu trở về làng và được ngồi ăn một bữa cơm bên cha mẹ trong ngôi nhà chúng tôi đã lớn lên. Khi cha mẹ mất đi, nhiều người mới nhận ra sự mất mát to lớn không gì bù đắp nổi.

Một hiện thực mà hầu như ai cũng nhận ra là đời sống hiện đại đã và đang xé một gia đình truyền thống ra từng mảnh. Và như vậy, tính bền vững của một gia đình sẽ bị lung lay. Hàng năm vào những ngày giáp Tết, tôi thích ngắm nhìn những người khăn gói về quê ăn Tết.

Không có gì quyến rũ họ ngoài việc họ được trở về nhà mình và sum họp với ông bà, cha mẹ, anh em, họ hàng, làng xóm. Hình ảnh ấy luôn làm tôi xúc động.

Nhưng càng ngày càng nhiều hơn những người không muốn về quê ăn Tết hay ở nhà ăn Tết với gia đình. Có những người còn trẻ tranh thủ dịp Tết đi du lịch. Họ rời gia đình khi bắt đầu được nghỉ Tết và chỉ trở về để hôm sau bắt đầu ngày làm việc đầu tiên của năm mới.

Họ có cách nhìn và có quyền của họ. Nhưng tôi thấy tiếc cho họ khi họ không cùng ở nhà với cha mẹ mình chuẩn bị đón Tết. Bởi lúc đó, thời tiết và không khí đang lan tỏa những gì ấm áp và thiêng liêng nhất trong chu kỳ thời gian của một năm mà sau đó họ không thể tìm lại được cho tới một năm sau.

Sự lan tỏa ấy sẽ bồi đắp tâm hồn con người những những lớp “phù sa” màu mỡ của những vẻ đẹp trong đời sống tinh thần con người.

Nếu muốn nói với những người trẻ một điều thì tôi sẽ nói: Hãy ở với ông bà, cha mẹ mình trong ngày cuối cùng của năm cũ và ngày đầu tiên của năm mới để đón nhận một điều gì đó cho dù các bạn chưa nhận ra rõ rồi sau đó có thể lên đường… du lịch.

Bí mật thứ tư: SỰ HÀN GẮN

Có những rạn vỡ giữa người này người kia mà một hoặc cả hai người không có cơ hội để gặp nhau và nói một lời xin lỗi hay chia sẻ và xóa đi những hiềm khích, mâu thuẫn trước đó. Nhưng khi Tết đến, họ nhận ra đó là cơ hội tốt nhất cho họ.

Thường khi bước sang năm mới, người ta cho phép quên đi, bỏ qua những phiền lụy, những sai lầm trong năm cũ của chính cá nhân mình. Có một bí mật nào đấy của năm mới đã ban cho con người khả năng chia sẻ và tha thứ.

Bí mật ấy nằm trong những cơn mưa xuân ấm áp bay về, trong sự thao thức của lòng người chờ đợi, trong sự thiêng liêng của hương nến trên ban thờ mỗi gia đình, trong sự chào hỏi ân tình của mọi người khi gặp nhau, trong giờ phút thiêng liêng của sự chuyển mùa, trong sự tưởng nhớ những người thân yêu đã khuất…

Tất cả những điều đó đã làm lòng người rạo rực và đổi thay. Có những gia đình mà anh em mâu thuẫn với nhau rồi cứ giữ sự im lặng lạnh giá ấy ngày này qua ngày khác. Nhưng khi họ cùng nhau ngồi xuống bên mâm cơm tất niên cùng chạm chén rượu, cùng mời cha mẹ ăn cơm thì mọi chuyện bắt đầu tan đi.

Trước kia, cứ vào những ngày cuối năm, những người làng tôi có chuyện xích mích hay sai trái với ai đó thường mang một quả bưởi, một nải chuối, một cặp bánh chưng hay dăm cặp bánh mật đến nhà người mà mình có xích mích hoặc có lỗi, xin được thắp nén hương thơm trên ban thờ tổ tiên người đó và nói lời thanh minh hoặc xin lỗi. Và như có phép lạ, sự xích mích, sai trái bám theo họ đằng đẵng cả một năm trời bỗng rời bỏ họ.

Người được xin lỗi cũng nhận ra rằng: chính thời khắc thiêng liêng ấy của đất trời và của lòng người đã làm cho người có lỗi thành thật. Và khi lòng thành thật của người có lỗi được mở ra thì sự tha thứ cũng mở ra theo.

Bí mật thứ năm: NIỀM HY VỌNG

Cuộc sống có biết bao thăng trầm. Trong chúng ta ai cũng có những năm nhiều nỗi buồn, ít may mắn. Nhưng ai cũng có một niềm tin rằng, ngày mai mọi điều sẽ tốt đẹp hơn, năm mới mọi điều sẽ may mắn hơn. Không ít người gặp những năm vận hạn thường tự động viên chính mình bằng một ý nghĩ: “Năm cũ sẽ qua đi, năm mới sẽ đến. Mọi điều sẽ tốt đẹp hơn”.

Đấy là một nguyện ước, đấy là một niềm tin. Nếu không có niềm tin ấy và nguyện ước ấy, không ít người sẽ bị những nỗi buồn, đau đớn và kém may mắn dìm xuống vực sâu của sự thất vọng. Trong suốt một năm, có người có thể sống triền miên trong buồn bã, bỏ mặc nhà cửa.

Nhưng rồi đến một ngày giáp Tết, họ đã đứng dậy, dọn dẹp nhà cửa với một niềm tin những điều tốt đẹp đang về với họ. Cũng trong dịp năm mới, mỗi người đều nhận được những lời chúc mừng tốt đẹp nhiều nhất trong một năm. Cho dù thế nào thì những lời chúc ấy cũng làm cho lòng người ấm lại và hy vọng vào một điều tốt đẹp phía trước.

Những gì mà tổ tiên đã làm ra và để lại cho chúng ta như những lễ hội, những ngôi chùa… là để lại một lời nhắc, một tiếng gọi thức tỉnh chúng ta trong cuộc sống. Không thể nói lễ hội hay chùa chiền là phiền lụy, là tốn kém… mà bởi con người đã lợi dụng những vẻ đẹp văn hóa ấy cho lợi ích cá nhân mình.

Lúc này, tôi như thấy những ngọn gió thay mùa ấm áp, những cơn mưa xuân nồng nàn đang trở về và những cành đào ủ kín những chùm hoa chuẩn bị mở ra đều chứa trong đó những bí mật giản dị nhưng kỳ diệu cho đời sống con người.

Nhà thơ NGUYỄN QUANG THIỀU
Ảnh: Hoa mai chùa Bửu Minh, mùa xuân năm Nhâm Dần – 2022

Tết Việt Nam và Trung Quốc
节越南和中
Tết Vietnam and China
摘要

英越双语专业学生陈雨桐的论文研究题目是对比中国春节和越南春节的异同,导师是胡志明市国家大学人文社科大学,中国语文系的讲师黄素源。春节是中国和越南共有的,最为重要的传统节日,无论是节日名称、时间或是节俗,都有很多的相似之处,但随着时间的变迁,节俗各具本国家的特色。通过比较其春节习俗的异同,以挖掘其中蕴含的共同心理和信仰观念,它可以让我们从侧面了解一个国家的历史文化,也能促进两国之间的友好交流。

关键词:对比春节习俗;中国;越南;

Tóm tắt
Tết Việt Nam và Trung Quốc
là đề tài nghiên cứu của tác giả Trần Vũ Đồng  雨  桐  chuyên ngành song ngữ Anh Việt, Giáo viên hướng dẫn là TS. Hoàng Tố Nguyên, giảng viên khoa Ngữ văn Trung Quốc, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh. Tết Nguyên Đán là lễ hội truyền thống quan trọng nhất của Việt Nam và Trung Quốc. Tết Nguyên Đán quan hệ chặt chẽ với
Tiết Lập Xuân trong 24 tiết khí lịch nhà nông. Tiết Lập Xuân là khoảng thời gian bắt đầu từ khoảng ngày 4 hay 5 tháng 2 khi kết thúc tiết đại hàn và kết thúc vào khoảng ngày 18 hay 19 tháng 2 trong lịch Gregory theo các múi giờ Đông Á khi tiết vũ thủy bắt đầu. Ngày lập xuân được coi là ngày bắt đầu mùa xuân ở Việt Nam, Trung Quốc và một số nước khác gần khu vực xích đạoBắc Bán cầuTrái Đất. Tết Nguyên Đán bất luận là tên gọi, thời gian hay là tập tục của Việt Nam và Trung Quốc đều có nhiều điểm giống nhau. Nhưng do không gian và thời gian biến đổi, nên mỗi nước đều tự tạo ra cho mình những nét đặc sắc riêng, từ đó tập tục Tết Nguyên Đán của hai nước có nhiều điểm khác nhau. Thông qua việc so sánh đặc điểm giống, khác nhau giữa Tết Nguyên Đán của hai nước và tìm hiểu tư tưởng, quan niệm tín ngưỡng, chúng ta có thể hiểu sâu hơn về nền văn hóa, lịch sử của mỗi dân tộc, thúc đẩy mối quan hệ giao lưu thân thiện giữa hai quốc gia.
Từ khóa:
Tết Nguyên ĐánViệt NamTrung Quốc  

Abstract
Lunar New Year Vietnam and China. The consuetudinary comparison of The Spring Festival between Vietnam and China is the title of this thesis, conducted by Chen Yu tong, who major in bilingual language, English and Vietnamese. My advisor is Hoang To Nguyen, who is a lecture of Chinese Language at the University of Humanities and Social Science in Ho Chi Minh City. The Spring Festival is the most important traditional holiday both for Vietnam and China. Lunar New Year is closely related with
Nông lịch tiết Lập Xuân in 24 tiết khí nông lịch (24 periods of farming calendar). Tiet Lap Xuan is the period starting from about 4 or 5 February at the end of the Korean period and ending around 18 or 19 February in the Gregorian calendar according to the East Asian time zones when the weather started. Spring day is considered the beginning of spring in Vietnam, China and some other countries near the equatorial region in the Northern Hemisphere. Lunar New Year regardless of the name, time or customs of Vietnam and China have many similarities. But due to the changing space and time, each country has created its own unique characteristics, so there are many differences between the two lunar customs. So according to compare with the same and different customs of the Spring Festival between China and Vietnam, it can be dag out the same attributes and believes, learned more history and culture of other country, and develops the communication of two countries.

Key words: Lunar New Year Vietnam and China; the consuetudinary comparison of The Spring Festival between China and Vietnam

Tết Việt Nam và Trung Quốc
MỤC LỤC  

Chương 1 Mở đầu  

1.1 Sự cần thiết nghiên cứu

1.2 Mục tiêu đề tài

1.3 Đối tượng nghiên cứu

Chương 2 Tết Nguyên ĐánTrung Quốc  

2.1 Nguồn gốc Tết Nguyên ĐánTrung Quốc 

2.2 Phong tục Tết Nguyên ĐánTrung Quốc   

Chương 3 Tết Nguyên ĐánViệt Nam

3.1 Nguồn gốc Tết Nguyên ĐánViệt Nam

3.2 Phong tục Tết Nguyên ĐánViệt Nam

3.2.1 Tảo mộ gia tiên cuối năm (từ mồng 1 tháng Chạp âm lịch)
3.2.2 Tảo mai dọn nhà đón Tết (từ 17 tháng Chạp âm lịch) 
3.2.3 Tiễn ông Táo về trời (Ngày 23 tháng Chạp âm lịch)
3.2.4 Tất niên, Giao thừa (Đêm cuổi năm, giờ khởi đầu năm mới)   
3.2.5 Tân niên, Tết đoàn viên (Mồng 1 Tết Cha mồng 2 Tết Mẹ mồng 3 Tết Thầy) 
3.2.6 Xông đất; Chúc Tết; Mừng tuổi; Thăm viếng du lịch Tết

3.2.7 Hóa vàng (tiễn ông bà về Trời mồng 4), Khai hạ (mồng 7)
3.2.8 Mâm ngũ quả; ẩm thực Tết; cây, hoa, tranh, câu đối Tết
3.2.9 Văn hóa, lễ hội, tín ngưỡngTết; Thi ca Rằm Nguyên tiêu     

Chương 4 Sự giống nhau Tết Nguyên ĐánTrung QuốcViệt Nam

4.1 Nguồn gốc Tết Nguyên ĐánTrung QuốcViệt Nam

4.2 Phong tục Tết Nguyên ĐánTrung QuốcViệt Nam  

Chương 5 Sự khác nhau Tết Nguyên ĐánTrung QuốcViệt Nam

5.1 Nguồn gốc Tết Nguyên ĐánTrung QuốcViệt Nam

5.2 Phong tục Tết Nguyên ĐánTrung QuốcViệt Nam 

Chương 6 Tài liệu tham khảo
Tết Nguyên Đán
Đảo phụ 贴倒福 中国结
Hữu Ngọc 2006, Ăn Tết Thủ đô, nhớ món Cố đô Trong sách: Lãng du trong văn hóa Việt Nam, trang 116-120; Huu Ngoc 2010, Festivities and games (p. 223- 248) Here comes Tết, the Lunar New Year. In book: Wandering through Vietnamese culture/Huu ngoc-H The gioi , 2010, 1256 p.

 

 

#VIETNAMHOC #CNM365 1 THÁNG 2
Hoàng Kim

CNM365 Tình yêu cuộc sống #vietnamhoc #cnm365 Tết Nguyên Đán; #cnm365 #cltvn An nhiên; Một gia đình yêu thương; May mắn bánh và hoa; Chuyện ngày sinh của Thủy; MARDI và những người bạn; Nha Trang; A Na bà chúa Ngọc; Nha Trang và A. Yersin; Nha Trang biển và em. Ngày 1 tháng 2 năm 1972, Kuala Lumpur trở thành một thành phố theo chiếu chỉ Quốc vương  Yang di-Pertuan Agong của Malaysia. Ngày 1 tháng 2 năm 1394 ngày sinh Nhất Hưu Tông Thuần, nhằm 1 tháng 1 năm Giáp Tuất, là một trong những Thiền sư danh tiếng nhất của Thiền tông Nhật Bản thuộc tông Lâm Tế  (mất năm 1481). Ngày 1 tháng 2 năm 1884 Từ điển tiếng Anh Oxford quyển đầu tiên (A đến Ant) của được phát hành. Ngày 1 tháng 2 năm 1887 là ngày ra đời của Hollywood, cho đến năm 1903, Hollywood được hưởng quy chế của một thành phố và năm 1910 được sát nhập vào Los Angeles. Bài chọn lọc ngày 1 tháng 2: #vietnamhoc #cnm365 Tết Nguyên Đán; #cnm365 #cltvn An nhiên; Một gia đình yêu thương; May mắn bánh và hoa; Chuyện ngày sinh của Thủy; MARDI và những người bạn; Nha Trang; A Na bà chúa Ngọc; Nha Trang và A. Yersin; Nha Trang biển và em. Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-1-thang-2/-

 

 

Bài viết mới trên CNM365 Tình yêu cuộc sống
DẠY VÀ HỌC
https://hoangkimvn.wordpress.com
CNM365, ngày mới nhất bấm vào đây   cập nhật mỗi ngày

Video yêu thích
Secret Garden – Poéme

 

Vuonxuan

 

Chopin – Spring Waltz 
Secret Garden – Bí mật vườn thiêng

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam, Thung dung, Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, CNM365Tình yêu Cuộc sống, Kim on LinkedIn, Kim on Facebook, Kim on Twitter

Số lần xem trang : 16364
Nhập ngày : 05-02-2022
Điều chỉnh lần cuối : 05-02-2022

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Cây Lương thực Việt Nam

  #cnm365 #cltvn 28 tháng 7(28-07-2022)

  #cnm365 #cltvn 27 tháng 7(27-07-2022)

  #cnm365 #cltvn 26 tháng 7(27-07-2022)

  #cnm365 #cltvn 25 tháng 7(25-07-2022)

  #cnm365 #cltvn 24 tháng 7(24-07-2022)

  #cnm365 #cltvn 23 tháng 7(23-07-2022)

  #cnm365 #cltvn 22 tháng 7(22-07-2022)

  #cnm365 #cltvn 21 tháng 7(22-07-2022)

  #cnm365 #cltvn 20 tháng 7(20-07-2022)

  #cnm365 #cltvn 19 tháng 7(19-07-2022)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29

Hoàng Kim, Khoa Nông Học, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, ĐTDĐ:0903 613024,Email:hoangkimvietnam1953@gmail.com, hoangkim@hcmuaf.edu.vn

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007