Số lần xem
Đang xem 3791 Toàn hệ thống 6959 Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết
Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
DẠY VÀ HỌC Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận
Norman Borlaug Lời Thầy dặn Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.
“Những bí mật của Tết” là tác phẩm Tết Nhâm Dần 2022 của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều. cũng là một nhà văn với các thể loại tiểu thuyết, truyện ngắn, bút ký và tham gia vào lĩnh vực báo chí. Ông Nguyễn Quang Thiều.hiện nay là Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam; Phó Tổng thư ký thứ nhất Hội Nhà văn Á – Phi; Giám đốc Nhà xuất bản Hội Nhà văn. Bài viết này có cảm nhận thật thấm thía của Hòa thượng Thích Giác Tâm, sư phụ Chua Buu Minh Biển Hồ “Tình yêu quê hương đất nước đích thực, mới viết được như thế. Cảm ơn tác giả”
#vietnamhoc #cnm365 Tết Nguyên Đán, 1 tháng 2 Nhâm Dần 2022, lưu nguyên văn bài viết “Những bí mật của Tết”, kèm theo khảo luận “Tết Việt Nam và Trung Quốc” của tác giả Trần Tự Đồng, chuyên ngành song ngữ Anh Việt, với sự hướng dẫn của TS Hoàng Tố Nguyên, giảng viên khoa Ngữ văn Trung Quốc, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.
Từ cách đây mấy năm và cho tới bây giờ, có một số người đã đặt vấn đề bỏ ăn Tết truyền thống và dùng tết dương lịch thay vào.
Lý do của họ thật đơn giản. Họ cho rằng Tết truyền thống hiện nay gây ra một số phiền lụy như lãng phí thời gian và vật chất, sinh ra một số thói xấu trong việc biếu xén quà cáp… và làm cho con người mệt mỏi.
Những hiện tượng mà họ đưa ra là đúng. Nhưng hình như họ mắc sai lầm đâu đó trong cách nhìn nhận bản chất của Tết truyền thống của người Việt. Thực chất, những phiền lụy ấy là sinh ra từ thái độ sống của những người lấy Tết như là một lý do để thực hiện những ”kế hoạch” cá nhân của họ chứ không phải là một sự kiện của văn hóa.
Những sự kiện văn hóa được sinh ra từ đời sống tinh thần của con người và những sự kiện văn hóa ấy quay lại làm nên đời sống tinh thần của con người. Tết chỉ diễn ra trong mấy ngày nhưng lại chứa đựng những giá trị tinh thần bền vững của văn hóa Việt. Tết không phải đơn giản là sự kết thúc một vòng thời gian tính theo năm mà như là một tiếng lay gọi làm cho con người thức tỉnh bao điều. Và tôi nghĩ, Tết chứa đựng trong nó những bí mật làm cho con người sống tốt đẹp hơn.
Bí mật thứ nhất: KHƠI MỞ TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG
Mỗi năm, khi đến những ngày giáp Tết, là lúc lòng người dâng lên nỗi nhớ cố hương và những người thân yêu của mình. Người xa nhà mong trở về, người ở nhà mong người đi xa về. Trong thời gian suốt một năm, những ngày giáp Tết là những ngày nỗi nhớ thương ấy nhiều hơn tất cả những ngày khác.
Tôi từng gặp những người định cư ở nước ngoài trong những ngày giáp Tết mà họ không trở về cố hương mình được. Thời gian ấy đối với họ là khoảng thời gian mà ký ức họ ngập tràn những kỷ niệm về nơi họ sinh ra và lớn lên. Đó cũng chính là thời gian mà con người nghĩ về nơi chôn nhau cắt rốn nhiều nhất và da diết nhất.
Vào những ngày giáp Tết ở quê tôi, những gia đình có người thân đi làm ăn, học hành xa hoặc lấy chồng, lấy vợ ở xa đều mong ngóng họ trở về. Vào đêm giao thừa, những gia đình ấy vẫn mở cửa ngõ và lắng nghe tiếng chân ai đó vào ngõ. Có thể những ngày khác trong năm họ bận công việc, học hành… mà ít nhớ về cố hương.
Và cũng có thể có người bỏ quê ra đi vì nhiều lý do không có ý định trở về, nhưng khi Tết đến, lòng họ bỗng đổi thay. Lúc đó, tiếng gọi của cố hương, của những người thân yêu vang lên trong lòng họ hơn lúc nào hết. Và chính vậy mà có những người khi đã già thì tìm cách trở về cố hương.
Không ít những người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài mấy chục năm cuối cùng đã trở về để được sống và được chết trên mảnh đất cố hương mình. Khoảng thời gian kỳ diệu của những ngày giáp Tết đã chứa đựng trong đó những bí mật có khả năng đánh thức sự lãng quên của con người.
Bí mật thứ hai: KẾT NỐI VỚI QUÁ KHỨ
Vào ngày cuối cùng của năm cũ, hầu hết ở các làng quê, những người sống khăn áo chỉnh tề ra phần mộ của những người thân yêu đã khuất thắp hương và mời người đã khuất trở về ăn Tết cùng gia đình.
Có một sự thật là, trong cái thời khắc thiêng liêng đứng trước phần mộ của những người thân yêu trong ngày cuối năm gió lạnh, những người sống cảm thấy được hơi thở, giọng nói và nhìn thấy gương mặt của những người đã khuất.
Ngày cuối cùng ấy của năm cũ, một không khí lạ lùng bao phủ con đường từ nghĩa trang trên cánh đồng chạy về làng và bao phủ trong những ngôi nhà. Những mất mát, những thương đau và nhớ nhung những người thân yêu đã khuất như vụt tan biến. Những người sống cảm thấy ngôi nhà của họ ấm áp hơn.
Cái ngày cuối cùng của năm cũ ấy như mở ra một cánh cửa vô hình để những người sống và những người đã khuất gặp nhau cho dù chỉ ở trong cảm giác và cảm xúc. Nhưng những điều đó cho dù mơ hồ vẫn là một phần quan trọng trong đời sống của con người. Nó làm cho con người dâng lên tình yêu thương, lòng ơn kính với tổ tiên, ông bà, cha mẹ…
Và như một sự vô tình, không khí của ngày cuối cùng năm cũ ấy gieo vào lòng người sống những hạt giống của tình yêu thương và kết nối họ với quá khứ.
Bí mật thứ ba: SỰ BỀN VỮNG CỦA GIA ĐÌNH
Ai cũng có một gia đình. Và không ít gia đình hiện nay do xã hội thay đổi và do nhiều lý do của đời sống mà các thành viên trong gia đình sống tản mạn ở nhiều nơi khác nhau. Có không ít gia đình chẳng bao giờ có một ngày sum họp đầy đủ các thành viên của mình.
Đôi khi, với lý do này, lý do khác mà ông bà, cha mẹ, anh em, dâu rể, con cháu trong một gia đình không có dịp sum vầy với nhau. Nhưng Tết là dịp duy nhất với lý do hợp lý nhất để mọi người bỏ hết công việc sum họp với nhau.
Khi mẹ tôi còn sống, mẹ tôi mong Tết. Bà mong Tết không phải là mong như tôi từng mong Tết đến hồi còn nhỏ cho dù Tết đến mẹ tôi phải lo lắng nhiều thứ. Mẹ tôi mong Tết để những đứa con của bà có ít nhất một ngày quây quần bên bà như khi chúng còn nhỏ.
Cho dù khi tôi đã có tuổi, nhưng tôi vẫn cảm thấy vô cùng hạnh phúc khi có một ngày anh chị em cùng con cháu trở về làng và được ngồi ăn một bữa cơm bên cha mẹ trong ngôi nhà chúng tôi đã lớn lên. Khi cha mẹ mất đi, nhiều người mới nhận ra sự mất mát to lớn không gì bù đắp nổi.
Một hiện thực mà hầu như ai cũng nhận ra là đời sống hiện đại đã và đang xé một gia đình truyền thống ra từng mảnh. Và như vậy, tính bền vững của một gia đình sẽ bị lung lay. Hàng năm vào những ngày giáp Tết, tôi thích ngắm nhìn những người khăn gói về quê ăn Tết.
Không có gì quyến rũ họ ngoài việc họ được trở về nhà mình và sum họp với ông bà, cha mẹ, anh em, họ hàng, làng xóm. Hình ảnh ấy luôn làm tôi xúc động.
Nhưng càng ngày càng nhiều hơn những người không muốn về quê ăn Tết hay ở nhà ăn Tết với gia đình. Có những người còn trẻ tranh thủ dịp Tết đi du lịch. Họ rời gia đình khi bắt đầu được nghỉ Tết và chỉ trở về để hôm sau bắt đầu ngày làm việc đầu tiên của năm mới.
Họ có cách nhìn và có quyền của họ. Nhưng tôi thấy tiếc cho họ khi họ không cùng ở nhà với cha mẹ mình chuẩn bị đón Tết. Bởi lúc đó, thời tiết và không khí đang lan tỏa những gì ấm áp và thiêng liêng nhất trong chu kỳ thời gian của một năm mà sau đó họ không thể tìm lại được cho tới một năm sau.
Sự lan tỏa ấy sẽ bồi đắp tâm hồn con người những những lớp “phù sa” màu mỡ của những vẻ đẹp trong đời sống tinh thần con người.
Nếu muốn nói với những người trẻ một điều thì tôi sẽ nói: Hãy ở với ông bà, cha mẹ mình trong ngày cuối cùng của năm cũ và ngày đầu tiên của năm mới để đón nhận một điều gì đó cho dù các bạn chưa nhận ra rõ rồi sau đó có thể lên đường… du lịch.
Bí mật thứ tư: SỰ HÀN GẮN
Có những rạn vỡ giữa người này người kia mà một hoặc cả hai người không có cơ hội để gặp nhau và nói một lời xin lỗi hay chia sẻ và xóa đi những hiềm khích, mâu thuẫn trước đó. Nhưng khi Tết đến, họ nhận ra đó là cơ hội tốt nhất cho họ.
Thường khi bước sang năm mới, người ta cho phép quên đi, bỏ qua những phiền lụy, những sai lầm trong năm cũ của chính cá nhân mình. Có một bí mật nào đấy của năm mới đã ban cho con người khả năng chia sẻ và tha thứ.
Bí mật ấy nằm trong những cơn mưa xuân ấm áp bay về, trong sự thao thức của lòng người chờ đợi, trong sự thiêng liêng của hương nến trên ban thờ mỗi gia đình, trong sự chào hỏi ân tình của mọi người khi gặp nhau, trong giờ phút thiêng liêng của sự chuyển mùa, trong sự tưởng nhớ những người thân yêu đã khuất…
Tất cả những điều đó đã làm lòng người rạo rực và đổi thay. Có những gia đình mà anh em mâu thuẫn với nhau rồi cứ giữ sự im lặng lạnh giá ấy ngày này qua ngày khác. Nhưng khi họ cùng nhau ngồi xuống bên mâm cơm tất niên cùng chạm chén rượu, cùng mời cha mẹ ăn cơm thì mọi chuyện bắt đầu tan đi.
Trước kia, cứ vào những ngày cuối năm, những người làng tôi có chuyện xích mích hay sai trái với ai đó thường mang một quả bưởi, một nải chuối, một cặp bánh chưng hay dăm cặp bánh mật đến nhà người mà mình có xích mích hoặc có lỗi, xin được thắp nén hương thơm trên ban thờ tổ tiên người đó và nói lời thanh minh hoặc xin lỗi. Và như có phép lạ, sự xích mích, sai trái bám theo họ đằng đẵng cả một năm trời bỗng rời bỏ họ.
Người được xin lỗi cũng nhận ra rằng: chính thời khắc thiêng liêng ấy của đất trời và của lòng người đã làm cho người có lỗi thành thật. Và khi lòng thành thật của người có lỗi được mở ra thì sự tha thứ cũng mở ra theo.
Bí mật thứ năm: NIỀM HY VỌNG
Cuộc sống có biết bao thăng trầm. Trong chúng ta ai cũng có những năm nhiều nỗi buồn, ít may mắn. Nhưng ai cũng có một niềm tin rằng, ngày mai mọi điều sẽ tốt đẹp hơn, năm mới mọi điều sẽ may mắn hơn. Không ít người gặp những năm vận hạn thường tự động viên chính mình bằng một ý nghĩ: “Năm cũ sẽ qua đi, năm mới sẽ đến. Mọi điều sẽ tốt đẹp hơn”.
Đấy là một nguyện ước, đấy là một niềm tin. Nếu không có niềm tin ấy và nguyện ước ấy, không ít người sẽ bị những nỗi buồn, đau đớn và kém may mắn dìm xuống vực sâu của sự thất vọng. Trong suốt một năm, có người có thể sống triền miên trong buồn bã, bỏ mặc nhà cửa.
Nhưng rồi đến một ngày giáp Tết, họ đã đứng dậy, dọn dẹp nhà cửa với một niềm tin những điều tốt đẹp đang về với họ. Cũng trong dịp năm mới, mỗi người đều nhận được những lời chúc mừng tốt đẹp nhiều nhất trong một năm. Cho dù thế nào thì những lời chúc ấy cũng làm cho lòng người ấm lại và hy vọng vào một điều tốt đẹp phía trước.
Những gì mà tổ tiên đã làm ra và để lại cho chúng ta như những lễ hội, những ngôi chùa… là để lại một lời nhắc, một tiếng gọi thức tỉnh chúng ta trong cuộc sống. Không thể nói lễ hội hay chùa chiền là phiền lụy, là tốn kém… mà bởi con người đã lợi dụng những vẻ đẹp văn hóa ấy cho lợi ích cá nhân mình.
Lúc này, tôi như thấy những ngọn gió thay mùa ấm áp, những cơn mưa xuân nồng nàn đang trở về và những cành đào ủ kín những chùm hoa chuẩn bị mở ra đều chứa trong đó những bí mật giản dị nhưng kỳ diệu cho đời sống con người.
Nhà thơ NGUYỄN QUANG THIỀU
Ảnh: Hoa mai chùa Bửu Minh, mùa xuân năm Nhâm Dần – 2022
Tết Việt Nam và Trung Quốc 春节越南和中国
Tết Vietnam and China
摘要
Tóm tắt
Tết Việt Nam và Trung Quốc là đề tài nghiên cứu của tác giả Trần Vũ Đồng 陈 雨 桐 chuyên ngành song ngữ Anh Việt, Giáo viên hướng dẫn là TS. Hoàng Tố Nguyên, giảng viên khoa Ngữ văn Trung Quốc, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh. Tết Nguyên Đán là lễ hội truyền thống quan trọng nhất của Việt Nam và Trung Quốc. Tết Nguyên Đán quan hệ chặt chẽ với Tiết Lập Xuân trong 24 tiết khí lịch nhà nông. Tiết Lập Xuân là khoảng thời gian bắt đầu từ khoảng ngày 4 hay 5 tháng 2 khi kết thúc tiết đại hàn và kết thúc vào khoảng ngày 18 hay 19 tháng 2 trong lịch Gregory theo các múi giờ Đông Á khi tiết vũ thủy bắt đầu. Ngày lập xuân được coi là ngày bắt đầu mùa xuân ở Việt Nam, Trung Quốc và một số nước khác gần khu vực xích đạo ở Bắc Bán cầuTrái Đất. Tết Nguyên Đán bất luận là tên gọi, thời gian hay là tập tục của Việt Nam và Trung Quốc đều có nhiều điểm giống nhau. Nhưng do không gian và thời gian biến đổi, nên mỗi nước đều tự tạo ra cho mình những nét đặc sắc riêng, từ đó tập tục Tết Nguyên Đán của hai nước có nhiều điểm khác nhau. Thông qua việc so sánh đặc điểm giống, khác nhau giữa Tết Nguyên Đán của hai nước và tìm hiểu tư tưởng, quan niệm tín ngưỡng, chúng ta có thể hiểu sâu hơn về nền văn hóa, lịch sử của mỗi dân tộc, thúc đẩy mối quan hệ giao lưu thân thiện giữa hai quốc gia. Từ khóa: Tết Nguyên ĐánViệt Nam và Trung Quốc
Abstract
Lunar New Year Vietnam and China. The consuetudinary comparison of The Spring Festival between Vietnam and China is the title of this thesis, conducted by Chen Yu tong, who major in bilingual language, English and Vietnamese. My advisor is Hoang To Nguyen, who is a lecture of Chinese Language at the University of Humanities and Social Science in Ho Chi Minh City. The Spring Festival is the most important traditional holiday both for Vietnam and China. Lunar New Year is closely related with Nông lịch tiết Lập Xuân in 24 tiết khí nông lịch (24 periods of farming calendar). Tiet Lap Xuan is the period starting from about 4 or 5 February at the end of the Korean period and ending around 18 or 19 February in the Gregorian calendar according to the East Asian time zones when the weather started. Spring day is considered the beginning of spring in Vietnam, China and some other countries near the equatorial region in the Northern Hemisphere. Lunar New Year regardless of the name, time or customs of Vietnam and China have many similarities. But due to the changing space and time, each country has created its own unique characteristics, so there are many differences between the two lunar customs. So according to compare with the same and different customs of the Spring Festival between China and Vietnam, it can be dag out the same attributes and believes, learned more history and culture of other country, and develops the communication of two countries.
Key words: Lunar New Year Vietnam and China; the consuetudinary comparison of The Spring Festival between China and Vietnam
3.2.1 Tảo mộ gia tiên cuối năm (từ mồng 1 tháng Chạp âm lịch)
3.2.2 Tảo mai dọn nhà đón Tết (từ 17 tháng Chạp âm lịch)
3.2.3 Tiễn ông Táo về trời (Ngày 23 tháng Chạp âm lịch)
3.2.4 Tất niên, Giao thừa (Đêm cuổi năm, giờ khởi đầu năm mới)
3.2.5 Tân niên, Tết đoàn viên (Mồng 1 Tết Cha mồng 2 Tết Mẹ mồng 3 Tết Thầy)
3.2.6 Xông đất; Chúc Tết; Mừng tuổi; Thăm viếng du lịch Tết
3.2.7 Hóa vàng (tiễn ông bà về Trời mồng 4), Khai hạ (mồng 7)
3.2.8 Mâm ngũ quả; ẩm thực Tết; cây, hoa, tranh, câu đối Tết
3.2.9 Văn hóa, lễ hội, tín ngưỡngTết; Thi ca Rằm Nguyên tiêu
Chương 6 Tài liệu tham khảo Tết Nguyên Đán
Đảo phụ 贴倒福 中国结
Hữu Ngọc 2006, Ăn Tết Thủ đô, nhớ món Cố đô Trong sách: Lãng du trong văn hóa Việt Nam, trang 116-120; Huu Ngoc 2010, Festivities and games (p. 223- 248) Here comes Tết, the Lunar New Year. In book: Wandering through Vietnamese culture/Huu ngoc-H The gioi , 2010, 1256 p.
GIẾNG NGỌC VƯỜN TAO ĐÀN Hoàng Kim
Dạo chơi giếng Ngọc vườn Tao Đàn nhớ lời thơ Nguyễn Trãi: ‘Nên thợ nên thầy nhờ có học dư ăn dư mặc bởi hay làm’. Văn là đẹp, chương là sáng. Ngôn ngữ sáng đẹp, thấm thía, xúc động, ám ảnh. Lưu ít ảnh và ghi chú mùa Covid 19, đọc lại và suy ngẫm
Bài đọc thêm TƯỚNG TẠI TÂM SINH, TƯỚNG TÙY TÂM TÍNH
Cổ nhân giảng: “Tướng do tâm sinh”. Kỳ thực, tướng ở đây không chỉ là “tướng mạo” mà còn là hoàn cảnh xung quanh của một người. Nếu một người mà trong lòng luôn vui vẻ và tràn đầy ý nghĩ tích cực thì hoàn cảnh liền lập tức chuyển biến thành tốt. Trái lại, nếu một người mà trong lòng luôn chứa đựng ý nghĩ tiêu cực thì hoàn cảnh xung quanh của người ấy cũng trở nên không tốt, rất nhiều mâu thuẫn sẽ nối gót nhau mà đến.
Tướng tại tâm sinh
Chúng ta trong cuộc sống hàng ngày, thường gặp phải không ít người luôn mang tâm oán trách. Họ oán trách công việc quá nhiều, oán trách bạn bè không hiểu mình, thậm chí trời mưa hay trời nắng cũng oán trách… Họ không biết được rằng, oán trách là một loại cảm xúc xấu nhất khiến mối quan hệ căng thẳng và mâu thuẫn trở nên kịch liệt hơn. Nó không chỉ khiến cho sức khỏe của chính bản thân người ấy xấu đi mà còn khiến người thân bạn bè dần dần xa lánh họ.
Mục sư người Mỹ – Will Bowen đã viết trong cuốn “A Complaint Free World” (Thế giới không có lời phàn nàn) rằng, những người phàn nàn quanh năm cuối cùng có thể bị cô lập và bị mọi người xung quanh xa lánh. Oán giận là một loại độc dược. Nó có thể làm giảm nhiệt huyết, phá hủy ý chí, hạ thấp địa vị, hủy hoại cả tâm và thân của con người. Cho nên, oán trách vận mệnh chi bằng hãy cải biến vận mệnh, oán trách cuộc sống chi bằng hãy cải thiện cuộc sống!
“Những bí mật của Tết” là tác phẩm Tết Nhâm Dần 2022 của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều. cũng là một nhà văn với các thể loại tiểu thuyết, truyện ngắn, bút ký và tham gia vào lĩnh vực báo chí. Ông Nguyễn Quang Thiều.hiện nay là Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam; Phó Tổng thư ký thứ nhất Hội Nhà văn Á – Phi; Giám đốc Nhà xuất bản Hội Nhà văn. Bài viết này có cảm nhận thật thấm thía của Hòa thượng Thích Giác Tâm, sư phụ Chua Buu Minh Biển Hồ “Tình yêu quê hương đất nước đích thực, mới viết được như thế. Cảm ơn tác giả”
#vietnamhoc #cnm365 Tết Nguyên Đán, 1 tháng 2 Nhâm Dần 2022, lưu nguyên văn bài viết “Những bí mật của Tết”, kèm theo khảo luận “Tết Việt Nam và Trung Quốc” của tác giả Trần Tự Đồng, chuyên ngành song ngữ Anh Việt, với sự hướng dẫn của TS Hoàng Tố Nguyên, giảng viên khoa Ngữ văn Trung Quốc, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.
Từ cách đây mấy năm và cho tới bây giờ, có một số người đã đặt vấn đề bỏ ăn Tết truyền thống và dùng tết dương lịch thay vào.
Lý do của họ thật đơn giản. Họ cho rằng Tết truyền thống hiện nay gây ra một số phiền lụy như lãng phí thời gian và vật chất, sinh ra một số thói xấu trong việc biếu xén quà cáp… và làm cho con người mệt mỏi.
Những hiện tượng mà họ đưa ra là đúng. Nhưng hình như họ mắc sai lầm đâu đó trong cách nhìn nhận bản chất của Tết truyền thống của người Việt. Thực chất, những phiền lụy ấy là sinh ra từ thái độ sống của những người lấy Tết như là một lý do để thực hiện những ”kế hoạch” cá nhân của họ chứ không phải là một sự kiện của văn hóa.
Những sự kiện văn hóa được sinh ra từ đời sống tinh thần của con người và những sự kiện văn hóa ấy quay lại làm nên đời sống tinh thần của con người. Tết chỉ diễn ra trong mấy ngày nhưng lại chứa đựng những giá trị tinh thần bền vững của văn hóa Việt. Tết không phải đơn giản là sự kết thúc một vòng thời gian tính theo năm mà như là một tiếng lay gọi làm cho con người thức tỉnh bao điều. Và tôi nghĩ, Tết chứa đựng trong nó những bí mật làm cho con người sống tốt đẹp hơn.
Bí mật thứ nhất: KHƠI MỞ TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG
Mỗi năm, khi đến những ngày giáp Tết, là lúc lòng người dâng lên nỗi nhớ cố hương và những người thân yêu của mình. Người xa nhà mong trở về, người ở nhà mong người đi xa về. Trong thời gian suốt một năm, những ngày giáp Tết là những ngày nỗi nhớ thương ấy nhiều hơn tất cả những ngày khác.
Tôi từng gặp những người định cư ở nước ngoài trong những ngày giáp Tết mà họ không trở về cố hương mình được. Thời gian ấy đối với họ là khoảng thời gian mà ký ức họ ngập tràn những kỷ niệm về nơi họ sinh ra và lớn lên. Đó cũng chính là thời gian mà con người nghĩ về nơi chôn nhau cắt rốn nhiều nhất và da diết nhất.
Vào những ngày giáp Tết ở quê tôi, những gia đình có người thân đi làm ăn, học hành xa hoặc lấy chồng, lấy vợ ở xa đều mong ngóng họ trở về. Vào đêm giao thừa, những gia đình ấy vẫn mở cửa ngõ và lắng nghe tiếng chân ai đó vào ngõ. Có thể những ngày khác trong năm họ bận công việc, học hành… mà ít nhớ về cố hương.
Và cũng có thể có người bỏ quê ra đi vì nhiều lý do không có ý định trở về, nhưng khi Tết đến, lòng họ bỗng đổi thay. Lúc đó, tiếng gọi của cố hương, của những người thân yêu vang lên trong lòng họ hơn lúc nào hết. Và chính vậy mà có những người khi đã già thì tìm cách trở về cố hương.
Không ít những người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài mấy chục năm cuối cùng đã trở về để được sống và được chết trên mảnh đất cố hương mình. Khoảng thời gian kỳ diệu của những ngày giáp Tết đã chứa đựng trong đó những bí mật có khả năng đánh thức sự lãng quên của con người.
Bí mật thứ hai: KẾT NỐI VỚI QUÁ KHỨ
Vào ngày cuối cùng của năm cũ, hầu hết ở các làng quê, những người sống khăn áo chỉnh tề ra phần mộ của những người thân yêu đã khuất thắp hương và mời người đã khuất trở về ăn Tết cùng gia đình.
Có một sự thật là, trong cái thời khắc thiêng liêng đứng trước phần mộ của những người thân yêu trong ngày cuối năm gió lạnh, những người sống cảm thấy được hơi thở, giọng nói và nhìn thấy gương mặt của những người đã khuất.
Ngày cuối cùng ấy của năm cũ, một không khí lạ lùng bao phủ con đường từ nghĩa trang trên cánh đồng chạy về làng và bao phủ trong những ngôi nhà. Những mất mát, những thương đau và nhớ nhung những người thân yêu đã khuất như vụt tan biến. Những người sống cảm thấy ngôi nhà của họ ấm áp hơn.
Cái ngày cuối cùng của năm cũ ấy như mở ra một cánh cửa vô hình để những người sống và những người đã khuất gặp nhau cho dù chỉ ở trong cảm giác và cảm xúc. Nhưng những điều đó cho dù mơ hồ vẫn là một phần quan trọng trong đời sống của con người. Nó làm cho con người dâng lên tình yêu thương, lòng ơn kính với tổ tiên, ông bà, cha mẹ…
Và như một sự vô tình, không khí của ngày cuối cùng năm cũ ấy gieo vào lòng người sống những hạt giống của tình yêu thương và kết nối họ với quá khứ.
Bí mật thứ ba: SỰ BỀN VỮNG CỦA GIA ĐÌNH
Ai cũng có một gia đình. Và không ít gia đình hiện nay do xã hội thay đổi và do nhiều lý do của đời sống mà các thành viên trong gia đình sống tản mạn ở nhiều nơi khác nhau. Có không ít gia đình chẳng bao giờ có một ngày sum họp đầy đủ các thành viên của mình.
Đôi khi, với lý do này, lý do khác mà ông bà, cha mẹ, anh em, dâu rể, con cháu trong một gia đình không có dịp sum vầy với nhau. Nhưng Tết là dịp duy nhất với lý do hợp lý nhất để mọi người bỏ hết công việc sum họp với nhau.
Khi mẹ tôi còn sống, mẹ tôi mong Tết. Bà mong Tết không phải là mong như tôi từng mong Tết đến hồi còn nhỏ cho dù Tết đến mẹ tôi phải lo lắng nhiều thứ. Mẹ tôi mong Tết để những đứa con của bà có ít nhất một ngày quây quần bên bà như khi chúng còn nhỏ.
Cho dù khi tôi đã có tuổi, nhưng tôi vẫn cảm thấy vô cùng hạnh phúc khi có một ngày anh chị em cùng con cháu trở về làng và được ngồi ăn một bữa cơm bên cha mẹ trong ngôi nhà chúng tôi đã lớn lên. Khi cha mẹ mất đi, nhiều người mới nhận ra sự mất mát to lớn không gì bù đắp nổi.
Một hiện thực mà hầu như ai cũng nhận ra là đời sống hiện đại đã và đang xé một gia đình truyền thống ra từng mảnh. Và như vậy, tính bền vững của một gia đình sẽ bị lung lay. Hàng năm vào những ngày giáp Tết, tôi thích ngắm nhìn những người khăn gói về quê ăn Tết.
Không có gì quyến rũ họ ngoài việc họ được trở về nhà mình và sum họp với ông bà, cha mẹ, anh em, họ hàng, làng xóm. Hình ảnh ấy luôn làm tôi xúc động.
Nhưng càng ngày càng nhiều hơn những người không muốn về quê ăn Tết hay ở nhà ăn Tết với gia đình. Có những người còn trẻ tranh thủ dịp Tết đi du lịch. Họ rời gia đình khi bắt đầu được nghỉ Tết và chỉ trở về để hôm sau bắt đầu ngày làm việc đầu tiên của năm mới.
Họ có cách nhìn và có quyền của họ. Nhưng tôi thấy tiếc cho họ khi họ không cùng ở nhà với cha mẹ mình chuẩn bị đón Tết. Bởi lúc đó, thời tiết và không khí đang lan tỏa những gì ấm áp và thiêng liêng nhất trong chu kỳ thời gian của một năm mà sau đó họ không thể tìm lại được cho tới một năm sau.
Sự lan tỏa ấy sẽ bồi đắp tâm hồn con người những những lớp “phù sa” màu mỡ của những vẻ đẹp trong đời sống tinh thần con người.
Nếu muốn nói với những người trẻ một điều thì tôi sẽ nói: Hãy ở với ông bà, cha mẹ mình trong ngày cuối cùng của năm cũ và ngày đầu tiên của năm mới để đón nhận một điều gì đó cho dù các bạn chưa nhận ra rõ rồi sau đó có thể lên đường… du lịch.
Bí mật thứ tư: SỰ HÀN GẮN
Có những rạn vỡ giữa người này người kia mà một hoặc cả hai người không có cơ hội để gặp nhau và nói một lời xin lỗi hay chia sẻ và xóa đi những hiềm khích, mâu thuẫn trước đó. Nhưng khi Tết đến, họ nhận ra đó là cơ hội tốt nhất cho họ.
Thường khi bước sang năm mới, người ta cho phép quên đi, bỏ qua những phiền lụy, những sai lầm trong năm cũ của chính cá nhân mình. Có một bí mật nào đấy của năm mới đã ban cho con người khả năng chia sẻ và tha thứ.
Bí mật ấy nằm trong những cơn mưa xuân ấm áp bay về, trong sự thao thức của lòng người chờ đợi, trong sự thiêng liêng của hương nến trên ban thờ mỗi gia đình, trong sự chào hỏi ân tình của mọi người khi gặp nhau, trong giờ phút thiêng liêng của sự chuyển mùa, trong sự tưởng nhớ những người thân yêu đã khuất…
Tất cả những điều đó đã làm lòng người rạo rực và đổi thay. Có những gia đình mà anh em mâu thuẫn với nhau rồi cứ giữ sự im lặng lạnh giá ấy ngày này qua ngày khác. Nhưng khi họ cùng nhau ngồi xuống bên mâm cơm tất niên cùng chạm chén rượu, cùng mời cha mẹ ăn cơm thì mọi chuyện bắt đầu tan đi.
Trước kia, cứ vào những ngày cuối năm, những người làng tôi có chuyện xích mích hay sai trái với ai đó thường mang một quả bưởi, một nải chuối, một cặp bánh chưng hay dăm cặp bánh mật đến nhà người mà mình có xích mích hoặc có lỗi, xin được thắp nén hương thơm trên ban thờ tổ tiên người đó và nói lời thanh minh hoặc xin lỗi. Và như có phép lạ, sự xích mích, sai trái bám theo họ đằng đẵng cả một năm trời bỗng rời bỏ họ.
Người được xin lỗi cũng nhận ra rằng: chính thời khắc thiêng liêng ấy của đất trời và của lòng người đã làm cho người có lỗi thành thật. Và khi lòng thành thật của người có lỗi được mở ra thì sự tha thứ cũng mở ra theo.
Bí mật thứ năm: NIỀM HY VỌNG
Cuộc sống có biết bao thăng trầm. Trong chúng ta ai cũng có những năm nhiều nỗi buồn, ít may mắn. Nhưng ai cũng có một niềm tin rằng, ngày mai mọi điều sẽ tốt đẹp hơn, năm mới mọi điều sẽ may mắn hơn. Không ít người gặp những năm vận hạn thường tự động viên chính mình bằng một ý nghĩ: “Năm cũ sẽ qua đi, năm mới sẽ đến. Mọi điều sẽ tốt đẹp hơn”.
Đấy là một nguyện ước, đấy là một niềm tin. Nếu không có niềm tin ấy và nguyện ước ấy, không ít người sẽ bị những nỗi buồn, đau đớn và kém may mắn dìm xuống vực sâu của sự thất vọng. Trong suốt một năm, có người có thể sống triền miên trong buồn bã, bỏ mặc nhà cửa.
Nhưng rồi đến một ngày giáp Tết, họ đã đứng dậy, dọn dẹp nhà cửa với một niềm tin những điều tốt đẹp đang về với họ. Cũng trong dịp năm mới, mỗi người đều nhận được những lời chúc mừng tốt đẹp nhiều nhất trong một năm. Cho dù thế nào thì những lời chúc ấy cũng làm cho lòng người ấm lại và hy vọng vào một điều tốt đẹp phía trước.
Những gì mà tổ tiên đã làm ra và để lại cho chúng ta như những lễ hội, những ngôi chùa… là để lại một lời nhắc, một tiếng gọi thức tỉnh chúng ta trong cuộc sống. Không thể nói lễ hội hay chùa chiền là phiền lụy, là tốn kém… mà bởi con người đã lợi dụng những vẻ đẹp văn hóa ấy cho lợi ích cá nhân mình.
Lúc này, tôi như thấy những ngọn gió thay mùa ấm áp, những cơn mưa xuân nồng nàn đang trở về và những cành đào ủ kín những chùm hoa chuẩn bị mở ra đều chứa trong đó những bí mật giản dị nhưng kỳ diệu cho đời sống con người.
Nhà thơ NGUYỄN QUANG THIỀU
Ảnh: Hoa mai chùa Bửu Minh, mùa xuân năm Nhâm Dần – 2022
Tết Việt Nam và Trung Quốc 春节越南和中国
Tết Vietnam and China
摘要
Tóm tắt
Tết Việt Nam và Trung Quốc là đề tài nghiên cứu của tác giả Trần Vũ Đồng 陈 雨 桐 chuyên ngành song ngữ Anh Việt, Giáo viên hướng dẫn là TS. Hoàng Tố Nguyên, giảng viên khoa Ngữ văn Trung Quốc, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh. Tết Nguyên Đán là lễ hội truyền thống quan trọng nhất của Việt Nam và Trung Quốc. Tết Nguyên Đán quan hệ chặt chẽ với Tiết Lập Xuân trong 24 tiết khí lịch nhà nông. Tiết Lập Xuân là khoảng thời gian bắt đầu từ khoảng ngày 4 hay 5 tháng 2 khi kết thúc tiết đại hàn và kết thúc vào khoảng ngày 18 hay 19 tháng 2 trong lịch Gregory theo các múi giờ Đông Á khi tiết vũ thủy bắt đầu. Ngày lập xuân được coi là ngày bắt đầu mùa xuân ở Việt Nam, Trung Quốc và một số nước khác gần khu vực xích đạo ở Bắc Bán cầuTrái Đất. Tết Nguyên Đán bất luận là tên gọi, thời gian hay là tập tục của Việt Nam và Trung Quốc đều có nhiều điểm giống nhau. Nhưng do không gian và thời gian biến đổi, nên mỗi nước đều tự tạo ra cho mình những nét đặc sắc riêng, từ đó tập tục Tết Nguyên Đán của hai nước có nhiều điểm khác nhau. Thông qua việc so sánh đặc điểm giống, khác nhau giữa Tết Nguyên Đán của hai nước và tìm hiểu tư tưởng, quan niệm tín ngưỡng, chúng ta có thể hiểu sâu hơn về nền văn hóa, lịch sử của mỗi dân tộc, thúc đẩy mối quan hệ giao lưu thân thiện giữa hai quốc gia. Từ khóa: Tết Nguyên ĐánViệt Nam và Trung Quốc
Abstract
Lunar New Year Vietnam and China. The consuetudinary comparison of The Spring Festival between Vietnam and China is the title of this thesis, conducted by Chen Yu tong, who major in bilingual language, English and Vietnamese. My advisor is Hoang To Nguyen, who is a lecture of Chinese Language at the University of Humanities and Social Science in Ho Chi Minh City. The Spring Festival is the most important traditional holiday both for Vietnam and China. Lunar New Year is closely related with Nông lịch tiết Lập Xuân in 24 tiết khí nông lịch (24 periods of farming calendar). Tiet Lap Xuan is the period starting from about 4 or 5 February at the end of the Korean period and ending around 18 or 19 February in the Gregorian calendar according to the East Asian time zones when the weather started. Spring day is considered the beginning of spring in Vietnam, China and some other countries near the equatorial region in the Northern Hemisphere. Lunar New Year regardless of the name, time or customs of Vietnam and China have many similarities. But due to the changing space and time, each country has created its own unique characteristics, so there are many differences between the two lunar customs. So according to compare with the same and different customs of the Spring Festival between China and Vietnam, it can be dag out the same attributes and believes, learned more history and culture of other country, and develops the communication of two countries.
Key words: Lunar New Year Vietnam and China; the consuetudinary comparison of The Spring Festival between China and Vietnam
3.2.1 Tảo mộ gia tiên cuối năm (từ mồng 1 tháng Chạp âm lịch)
3.2.2 Tảo mai dọn nhà đón Tết (từ 17 tháng Chạp âm lịch)
3.2.3 Tiễn ông Táo về trời (Ngày 23 tháng Chạp âm lịch)
3.2.4 Tất niên, Giao thừa (Đêm cuổi năm, giờ khởi đầu năm mới)
3.2.5 Tân niên, Tết đoàn viên (Mồng 1 Tết Cha mồng 2 Tết Mẹ mồng 3 Tết Thầy)
3.2.6 Xông đất; Chúc Tết; Mừng tuổi; Thăm viếng du lịch Tết
3.2.7 Hóa vàng (tiễn ông bà về Trời mồng 4), Khai hạ (mồng 7)
3.2.8 Mâm ngũ quả; ẩm thực Tết; cây, hoa, tranh, câu đối Tết
3.2.9 Văn hóa, lễ hội, tín ngưỡngTết; Thi ca Rằm Nguyên tiêu
Chương 6 Tài liệu tham khảo Tết Nguyên Đán
Đảo phụ 贴倒福 中国结
Hữu Ngọc 2006, Ăn Tết Thủ đô, nhớ món Cố đô Trong sách: Lãng du trong văn hóa Việt Nam, trang 116-120; Huu Ngoc 2010, Festivities and games (p. 223- 248) Here comes Tết, the Lunar New Year. In book: Wandering through Vietnamese culture/Huu ngoc-H The gioi , 2010, 1256 p.
GIẾNG NGỌC VƯỜN TAO ĐÀN Hoàng Kim
Dạo chơi giếng Ngọc vườn Tao Đàn nhớ lời thơ Nguyễn Trãi: ‘Nên thợ nên thầy nhờ có học dư ăn dư mặc bởi hay làm’. Văn là đẹp, chương là sáng. Ngôn ngữ sáng đẹp, thấm thía, xúc động, ám ảnh. Lưu ít ảnh và ghi chú mùa Covid 19, đọc lại và suy ngẫm
Bài đọc thêm TƯỚNG TẠI TÂM SINH, TƯỚNG TÙY TÂM TÍNH
Cổ nhân giảng: “Tướng do tâm sinh”. Kỳ thực, tướng ở đây không chỉ là “tướng mạo” mà còn là hoàn cảnh xung quanh của một người. Nếu một người mà trong lòng luôn vui vẻ và tràn đầy ý nghĩ tích cực thì hoàn cảnh liền lập tức chuyển biến thành tốt. Trái lại, nếu một người mà trong lòng luôn chứa đựng ý nghĩ tiêu cực thì hoàn cảnh xung quanh của người ấy cũng trở nên không tốt, rất nhiều mâu thuẫn sẽ nối gót nhau mà đến.
Tướng tại tâm sinh
Chúng ta trong cuộc sống hàng ngày, thường gặp phải không ít người luôn mang tâm oán trách. Họ oán trách công việc quá nhiều, oán trách bạn bè không hiểu mình, thậm chí trời mưa hay trời nắng cũng oán trách… Họ không biết được rằng, oán trách là một loại cảm xúc xấu nhất khiến mối quan hệ căng thẳng và mâu thuẫn trở nên kịch liệt hơn. Nó không chỉ khiến cho sức khỏe của chính bản thân người ấy xấu đi mà còn khiến người thân bạn bè dần dần xa lánh họ.
Mục sư người Mỹ – Will Bowen đã viết trong cuốn “A Complaint Free World” (Thế giới không có lời phàn nàn) rằng, những người phàn nàn quanh năm cuối cùng có thể bị cô lập và bị mọi người xung quanh xa lánh. Oán giận là một loại độc dược. Nó có thể làm giảm nhiệt huyết, phá hủy ý chí, hạ thấp địa vị, hủy hoại cả tâm và thân của con người. Cho nên, oán trách vận mệnh chi bằng hãy cải biến vận mệnh, oán trách cuộc sống chi bằng hãy cải thiện cuộc sống!
Trong “Thế giới không có lời phàn nàn” có một ví dụ thực như thế, một người vì “không oán trách” mà đã cải biến được vận mệnh của mình. Tại một thành phố của nước Mỹ, có một vị khách trung niên bắt taxi đến sân bay. Sau khi lên xe, vị này phát hiện ra chiếc xe mà mình đang đi không chỉ có vẻ ngoài bắt mắt mà bố trí trong xe cũng rất ngăn nắp, trang nhã. Tài xế ăn mặc rất chỉnh tề, lịch sự. Khi xe vừa chạy, ông ấy liền nhiệt tình hỏi hành khách xem độ ấm trong xe đã thích hợp chưa? Không lâu sau, ông lại hỏi hành khách muốn nghe nhạc hay radio? Hành khách lựa chọn nghe nhạc và một đoạn hành trình thoải mái của hai người bắt đầu. Khi xe dừng trước một đèn đỏ, lái xe quay đầu lại và bảo cho vị khách biết trên xe có tờ báo buổi sáng và tạp chí định kỳ. Ngoài ra, phía trước còn có một tủ lạnh nhỏ, trong tủ lạnh có nước trái cây và cocacola, hành khách có thể tự lấy dùng, nếu muốn uống cà phê, bên cạnh cũng có bình thủy chứa cafe nóng.
Người tài xế mở lời: “Tôi là một người dễ nói chuyện, nếu anh muốn nói chuyện phiếm thì tôi có thể nói cùng anh. Nếu anh muốn nghỉ ngơi hoặc ngắm phong cảnh, tôi sẽ yên lặng lái xe, không quấy rầy anh.” Sự phục vụ đặc biệt này khiến vị khách thực sự ngạc nhiên, anh không khỏi nhìn vị tài xế thắc mắc, khó hiểu. Vị khách cất lời hỏi: “Từ bao giờ anh bắt đầu sự phục vụ này vậy?” Trầm mặc một lát, vị tài xế nói: “Thực ra, khi mới bắt đầu, xe của tôi cũng không có cung cấp dịch vụ toàn diện như bây giờ. Tôi cũng chỉ giống những người khác, hay phàn nàn, thường xuyên càu nhàu khách, phàn nàn chính phủ bất tài, phàn nàn tình hình giao thông không tốt, phàn nàn xăng quá đắt đỏ, phàn nàn con cái không nghe lời, phàn nàn vợ không hiền thục… cuộc sống mỗi ngày quả thực là ảm đạm.
Nhưng một lần, tôi vô tình nghe được một cuộc đàm thoại về cuộc sống trong một tiết mục quảng cáo. Đại ý là nếu bạn muốn thay đổi thế giới, thay đổi cuộc sống của bạn, đầu tiên hãy thay đổi chính mình. Nếu bạn cảm thấy luôn không vừa lòng thì tất cả những chuyện phát sinh đều khiến bạn cảm thấy như gặp xui xẻo. Trái lại nếu bạn cảm thấy hôm nay là một ngày may mắn, như vậy hôm nay mỗi người bạn gặp phải, đều có thể là quý nhân của bạn. Cho nên tôi tin rằng, nếu tôi muốn vui vẻ, phải thôi phàn nàn, phải thay đổi chính mình. Từ thời khắc đó, tôi quyết định sẽ đối xử tử tế với mỗi hành khách của mình.
Năm thứ nhất, tôi sửa sang xe trong ngoài sạch sẽ, trang trí mới hoàn toàn. Tôi luôn nở nụ cười với mỗi hành khách, kết quả là thu nhập năm đó của tôi tăng lên gấp đôi.
Năm thứ hai, tôi dùng lòng chân thành của mình để quan tâm chia sẻ niềm vui cũng như nỗi buồn của khách hàng. Đồng thời tôi cũng khoan dung và thăm hỏi khách hàng nhiều hơn. Thu nhập năm thứ hai của tôi tăng gấp đôi năm thứ nhất.
Đến năm thứ ba, cũng chính là năm nay tôi đã biến chiếc xe của mình thành một chiếc xe “5 sao” độc nhất này. Ngoài thu nhập tăng lên, hiện tại khách hàng mà tôi chở phần lớn đều là khách quen.
Đến nơi, tài xế xuống xe, ra phía sau giúp hành khách mở cửa, cũng đưa một tấm danh thiếp đẹp, nói: “Mong lần sau có thể tiếp tục phục vụ anh.” Kết quả, việc làm ăn của anh tài xế không hề bị ảnh hưởng khi nền kinh tế trở nên đình trệ. Anh đã thay đổi, không chỉ sáng tạo ra một nguồn thu nhập tốt, mà còn tạo nên một cuộc sống bình yên như vậy.
Cuộc đời là một chuyến lữ hành, mỗi chúng ta đều có cơ hội trở thành tài xế, nghênh đón những vị khách đi ngang qua đời ta. Có lẽ chúng ta sẽ không thể luôn gặp những vị khánh hiền hòa, nhưng chúng ta có thể làm một người tài xế tốt bụng, dù không tránh được đoạn đường kẹt xe, nhưng có thể dùng tâm tình vui vẻ, cùng nhau hưởng thụ một đoạn hành trình hạnh phúc và ấm áp.
Tướng tùy tâm tính
Một nhà tâm lý học người Mỹ đã nói rằng: Lực hấp dẫn của một người không phải đơn thuần đến từ dung mạo bên ngoài mà là trực tiếp đến từ tâm tính. Bảo trì một tâm tính tốt là phương pháp làm đẹp hữu hiệu nhất.
Các nhà tâm lý học nước Mỹ gần đây đã làm một nghiên cứu để đánh giá sự ảnh hưởng của dung mạo bên ngoài và bên trong của một người đối với người tiếp xúc. Trong nghiên cứu họ đã ghi hình một số nhóm người. Ban đầu, một số nhóm người này được dẫn vào một căn phòng riêng biệt, rồi từng người sẽ tự giới thiệu về bản thân.
Sau đó họ mời một số người không quen biết những người giới thiệu này, căn cứ vào video ghi hình và chấm điểm cho từng người. Những căn cứ để chấm điểm là hình dáng bên ngoài, biểu hiện cảm xúc, kỹ năng giao tiếp, cuối cùng đánh giá xem bản thân mình có yêu thích người ấy hay không. Kết quả cho thấy, những nhân tố bên ngoài có sức ảnh hưởng nhỏ nhất, những nhân tố tích cực bên trong lại có sức ảnh hưởng lớn nhất đối với người tiếp xúc.
Tâm tình tốt hay xấu đều sẽ thể hiện hết ra ở khuôn mặt
Các chuyên gia cho rằng, khi trong lòng cảm thấy vui vẻ, dễ chịu, lượng máu chảy về phía bề mặt da sẽ tăng lên làm cho sắc mặt hồng hào và sáng bóng hơn. Những trạng thái cảm xúc không tốt như căng thẳng, ức chế, hốt hoảng, sợ hãi sẽ làm rối loạn nội tiết khiến cho lượng máu cung cấp cho da sẽ giảm đi. Từ đó, khiến sắc mặt mất đi vẻ sáng bóng mà trở nên khô, thậm chí xuất hiện nếp nhăn. Nếu như tâm tình không tốt kéo dài trong một thời gian sẽ làm suy nhược thần kinh, mất ngủ, làm da bị lão hóa.
Ngoài ra, sự bài tiết hormone do thần kinh chi phối, nên vào lúc tâm tình không vui, thì tuyến mồ hôi và tuyến bã nhờn bị ức chế, khiến sự bài tiết dầu trên da bị bất thường. Nó cũng làm cho lỗ chân lông to hơn, da trở nên nhão hơn. Đây cũng là một nguyên nhân gây ra các bệnh về da.
Nếu như một người thường xuyên vui vẻ, thì vẻ mặt sẽ dễ chịu, tường hòa. Đây là nguyên nhân vì sao có một số người có khuôn mặt cũng không phải xinh đẹp xuất chúng nhưng lại rất ưa nhìn.
Tướng do tâm sinh, người tâm thiện có vẻ mặt hiền lành
Trong tướng thuật, “tướng” thông thường là chỉ tướng mặt, cũng đại thể là chỉ toàn bộ tướng mạo. “Tướng do tâm sinh” là có ý nói rằng, một người có tâm tính như thế nào thì sẽ có tướng mạo như thế ấy. Tâm tư (ý nghĩ) và hành vi của một người có thể thông qua các đặc điểm trên khuôn mặt mà được hiển hiện ra.
Trong “Tứ khố toàn thư” viết: “Vị tương nhân chi tương, tiên thính nhân chi thanh; vị thính nhân chi thanh, tiên sát nhân chi hành; vị sát nhân chi hành, tiên quan nhân chi tâm.” Ý nói rằng, đừng nhìn tướng mạo người mà trước tiên hãy nghe thanh âm của người ta, đừng nghe thanh âm người mà trước tiên hãy quan sát hành vi của người ta, đừng quan sát hành vi người mà trước tiên hãy xét cái tâm của người ta. Âu cũng là nhấn mạnh rằng cái “tâm” quyết định cái “tướng” của con người, rằng biến hoá của tướng mặt cũng là biểu hiện ra bên ngoài của sự biến hóa của tâm mang lại.
Thời xưa có câu ngạn ngữ: “Hữu tâm vô tương, tương do tâm sinh; hữu tương vô tâm, tương tùy tâm diệt”, ý nói có tâm thì dẫu vô tướng, tướng cũng sẽ do tâm mà sinh. Có tướng mà không tâm, thì tướng ấy cũng tuỳ tâm mà tiêu mất. Những lời này cũng là để nói rằng, tướng mạo của một cá nhân là tuỳ theo tâm niệm thiện-ác của cá nhân ấy mà biến hoá theo.
Dưới đây là một truyền thuyết lâu đời về “tướng do tâm sinh”:
Thời cổ đại có một thợ thủ công sinh sống ở tỉnh Sơn Đông. Mặc dù lớn lên khôi ngô tuấn tú nhưng anh ta lại thích tạc những hình tượng ma quỷ. Những tác phẩm điêu khắc của anh vô cùng sống động, và theo thời gian, việc buôn bán của anh càng ngày càng phát đạt. Một ngày, anh nhìn vào gương và vô cùng kinh ngạc khi thấy rằng diện mạo của mình đã trở nên hung tợn và xấu xí. Anh đã đến gặp rất nhiều danh y nổi tiếng, nhưng không ai có thể giúp được anh.
Chàng trai dừng lại ở một ngôi đền và kể sự tình với một người lớn tuổi. Ông lão trả lời: “Tôi có thể giúp điều ước của anh trở thành sự thật, với điều kiện là anh hãy tạc cho tôi một số bức tượng Quan Thế Âm với các dáng điệu khác nhau”. Người nghệ nhân đã đồng ý ngay lập tức và bắt đầu nghiên cứu tư tưởng và diện mạo của Quan Thế Âm Bồ Tát. Anh cũng cố gắng hết sức để thực hành theo đạo đức của Ngài như thể chính mình là đức Quan Thế Âm vậy.
Sau sáu tháng nghiên cứu và làm việc chăm chỉ, anh đã khắc được một số bức tượng sinh động của Phật Bà Quan Âm, thể hiện lòng tốt, từ bi, khoan dung và thần thánh của Ngài. Mọi người rất ngạc nhiên trước những bức tượng sinh động giống như thật. Người nghệ nhân cũng rất ngạc nhiên khi thấy rằng tướng mạo của mình đã hoàn toàn thay đổi, giờ đây nhìn anh thật hùng dũng và oai nghiêm.
Kỳ thực, từ Trung Y cổ đại cũng như sinh lý học và tâm lý học hiện đại là có thể thấy rằng đạo lý “tướng do tâm sinh” cũng giản đơn. Cái tướng mạo của người ta là do hai bộ phần ‘hình’ và ‘thần’ tạo thành. Hình tướng là đặc thù của sinh lý còn thần tướng vừa bao hàm nhân tố sinh lý, vừa phụ thuộc vào sự tu chỉnh quyết định. Nhất cử nhất động từng ý từng niệm trong cuộc sống, qua một thời gian thì dần dần sẽ ngưng đọng trên khuôn mặt, nghĩa là “hữu chư nội tất hình chư ngoại” (có gì bên trong ắt xuất hình bên ngoài).
Tâm niệm nảy sinh, cũng sẽ ảnh hưởng lên thân thể. Nếu như nội tâm an hoà tĩnh tại thì thần thanh khí sảng, lạc quan, đôn hậu, quang minh ngay thẳng. Điều đó sẽ khiến cho khí huyết điều hoà, ngũ tạng an định, công năng chính thường, thân thể khoẻ mạnh, ắt sẽ thể hiện ra mặt mũi sáng sủa, thần thái phấn khởi, ai gặp mặt cũng cảm thấy thoải mái, có cảm giác thân thiện an hoà một cách tự nhiên.
Tướng do tâm sinh: Trung y thời cổ đại nhìn tướng mặt biết bệnh
(HÌnh minh họa: Qua Kknews.cc)
Cổ nhân cho rằng, tướng mạo chính là thước đo sức khỏe thân thể của một người. Trung y thời cổ đại có thể thông qua nhìn tướng mạo mà biết được nguyên nhân của bệnh. Trung y cổ đại giảng: “Tứ chẩn”, gọi là “Vọng, Văn, Vấn, Thiết”, tức là bốn phương pháp để thầy thuốc thăm khám bệnh, gồm có Vọng (nhìn), Văn (nghe), Vấn (hỏi), Thiết (sờ).
Trong đó, Vọng chính là nhìn thần sắc. Vọng đứng đầu trong “Tứ chẩn”, cho nên nó được đánh giá là rất quan trọng trong chẩn đoán bệnh.
Từ bên ngoài của một người có thể thấy: Nếu một người mà mắt nhìn không được rõ thì điều đó chứng minh là gan người ấy có vấn đề. Đầu lưỡi không cảm giác rõ vị thì tim có vấn đề. Môi tái nhợt, không có sắc thì tính khí bất hòa. Mũi ngửi mà không rõ mùi vị thì phổi có vấn đề, tai nghe không rõ thì chức năng thận suy yếu. Các bộ phận khác nhau của tướng mạo là có liên quan mật thiết đến lục phủ ngũ tạng trong thân thể người. Cho nên, người ta nhìn sự biến hóa của tướng mạo bên ngoài sẽ biết được nguyên nhân then chốt của bệnh.
Đối với người lớn tuổi, từng trải, cũng có thể thông qua nhìn tướng, nhìn cách đi, nghe giọng nói, là biết được tính cách, sở thích và tình trạng bệnh của người này. Có rất nhiều điều khiến người ta tin rằng đã được định trước trong mệnh, nhưng cũng có rất nhiều điều đều là do tư tưởng không tốt, thói quen không tốt và hành vi không thiện của bản thân tạo thành.
Cho nên, cũng có thể coi “tâm” là nhân của “tướng”, “tướng” là quả của “tâm” (theo quan hệ nhân-quả). Nếu nội tâm của một người yên bình, tĩnh lặng, lạc quan, từ bi, ngay chính, lương thiện thì cơ thể của người ấy sẽ hoạt động một cách trơn tru, người ấy đương nhiên sẽ có được một sức khỏe tốt, tinh thần tốt và dung mạo phúc hậu.
Tảo Mai
Trần Nhân Tông
Ngũ nhật kinh hàn lãn xuất môn,
Đông phong tiên dĩ đáo cô côn (căn).
Ảnh hoành thuỷ diện băng sơ bạn,
Hoa áp chi đầu noãn vị phân.
Thuý vũ ca trầm sơn điếm nguyệt,
Hoạ long xuy thấp Ngọc Quan vân.
Nhất chi mê nhập cố nhân mộng,
Giác hậu bất kham trì tặng quân.
Chỉ năm ngày sợ rét lười ra khỏi cửa,
Mà gió xuân đã sớm đến với gốc cây cô đơn.
Bóng ngả trên mặt nước, băng giá bắt đầu tan,
Hoa trĩu nặng đầu cành, hơi ấm chưa định rõ.
Giọng ca Thuý vũ lắng chìm mặt trăng xóm núi.
Tiếng sáo Hoạ long ẩm ướt đám mây Ngọc Quan.
Một cành hoa lạc vào giấc mộng cố nhân,
Tỉnh dậy, không thể đem tặng anh được.
Nguồn: Thơ văn Lý Trần, NXB Khoa học xã hội, 1977
Tảo mai Trần Nhân Tông
(bản dịch thơ của Lê Mạnh Thát)
Ngại rét năm ngày cửa biếng ra
Gió xuân trước đã đến cây già
Bóng giăng mặt nước băng vừa vỡ
Hoa trĩu đầu cành ấm chửa pha
Xóm núi trăng chìm lời hát Việt
Ải quan mây đẫm tiếng tiêu Hồ
Một cành lạc tới giấc mơ bạn
Tỉnh dậy tặng người chẳng nỡ đưa
Tảo mai
Trần Nhân Tông
(bản dịch thơ của dịch thơ Trần Lê Văn)
Năm ngày ngại rét, lười ra cửa.
Gốc lẻ nào ngờ đã gió xuân.
Mặt nước băng tan, cây bóng ngả,
Đầu cành hoa trĩu, ấm chưa phân.
Trăng chìm xóm núi, lời ca bổng,
Mây ướt quan hà, tiếng sáo ngân.
Lạc tới chiêm bao, hoa một nhánh,
Muốn đem tặng bạn, khó vô ngần!
Tảo mai Trần Nhân Tông
(bản dịch thơ của Nhất Nguyên)
Trốn rét năm ngày biếng bước ra
Gió xuân về sớm gốc cây già
Bóng ngang mặt nước băng dần vỡ
Hoa tụ đầu cành khí ấm qua
Khúc Thuý Vũ lắng chìm trăng quán núi
Điệu Hoạ Long thấm ướt Ngọc Quan mây
Một nhành hoa lạc giấc mộng chầy
Sau khi tỉnh, tặng bạn hiền…nào đâu có được !
Tảo mai Trần Nhân Tông
(bản dịch thơ của Nguyễn Văn Dũng)
Năm ngày sợ lạnh lười ra cửa
Gió xuân đã đến trước cây côi
Bóng ngang mặt nước băng vừa vỡ
Hoa nhú đầu cành,rét chưa rời
Thuý vũ ca chìm trăng quán núi
Rồng vẽ thổi mù Ngọc Quan mây
Một cành vào mộng cho bạn cũ
Thức dậy làm sao tặng bạn đây.
Tảo mai Trần Nhân Tông
(bản dịch thơ của Trương Việt Linh)
Năm ngày trốn rét biếng dời chân
Mà gốc cây già hẩy gió xuân
Hoa trĩu đầu cành hơi ấm thoảng
Bóng ngang mặt nước mảnh băng tan
Trăng chìm xóm núi lời ca vẳng
Mây đẫm biên thuỳ tiếng sáo vang
Một nhánh hoa trôi vào mộng cũ
Tỉnh ra tặng bạn khó muôn vàn.
Tảo mai nhớ đức Nhân Tông Hoàng Kim
Thơ Thiền của đức Nhân Tông (*)
Thẳm sâu kiệt tác mênh mông đất trời.
Sớm xuân nay đến với Người,
cành hoa xuân giấc mộng đời hiền nhân
Tảo mai nhớ đức Nhân Tông
Phương Nam trời ấm sáng trong nắng vàng
Trần Nhân Tông (1258-1308) là một trong những vị vua anh minh nhất của lịch sử Việt Nam. Người tên thật là Trần Khâm, vua Trần thứ ba (sau vua cha Trần Thánh Tông và trước vua Trần Anh Tông). Với 50 năm cuộc đời, Trần Nhân Tông đã kịp làm được ít nhất năm việc lớn hiếm thấy và khó ai bì kịp ở mọi dân tộc và mọi thời đại: 1) Minh quân lỗi lạc, làm vua 15 năm (1278 – 1293) trực tiếp lãnh đạo cuộc kháng chiến hai lần đánh thắng quân Nguyên Mông là đội quân xâm lược hùng mạnh nhất thời đó; 2) Tổ sư thiền phái Trúc Lâm và Thái Thượng Hoàng 15 năm (1294-1306), là vua Phật Việt Nam. 3) Nhà văn hóa và nhà thơ kiệt xuất với thắng tích Trúc Lâm Yên Tử và kiệt tác Trần Nhân Tông; 4) Người thầy chiến lược của sự nghiệp mở nước và thống nhất non sông Việt “vua tôi đồng lòng, toàn dân đồng sức”, mở đất phương Nam bằng vương đạo, thuận thời, thuận người . 5) Nhà trị loạn kỳ tài đã hưng thịnh nhà Trần và cứu nguy cho nước Việt ở thời khắc quyết định, biến nguy thành an, biến những điều không thể thành có thể.
Suy ngẫm từ núi Xanh (景山, Jǐngshān, Cảnh Sơn, Green Mount), ngọn núi địa linh thủ đô Bắc Kinh, tôi tâm đắc lời nhắn gửi sâu xa của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm: “Muốn bình sao chẳng lấy nhân / Muốn an sao lại bắt dân ghê mình” “Biển Đông vạn dặm giang tay giữ. Đất Việt muôn năm vững thái bình)(Vạn lý Đông minh quy bá ác/ Ức niên Nam cực điện long bình). Suy ngẫm về cuộc cách mạng Xanh và đỉnh cao Hòa Bình.
Lời giáo sư Norman Borlaug văng vẳng bên tai tôi: “Đời người tối thiểu phải ăn, kế đến là học tập, công việc, nhà ở, quần áo và chăm sóc sức khỏe. Quanh ta còn nhiều mảnh đời bất hạnh. Hiểm họa nghèo đói vẫn bùng phát bất cứ lúc nào. Hãy luôn nhớ điều đó.” Sự hiền minh lỗi lạc của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, và di sản vô giá của giáo sư Norman Borlaug cùng các bậc Thầy cách mạng xanh mãi mãi là niềm tin và nổ lực của chúng ta.
MARK TWAIN NHÀ VĂN MỸ Hoàng Kim
Mark Twain đến nay vẫn được coi là ngôi sao sáng nhất trong giới những người cầm bút trên văn đàn Mỹ. Ông giống như vì tinh tú sao chổi Halley rực sáng trên bầu trời Florida khi ông sinh và mất. “Mark Twain đã làm thay đổi cách nghe nhìn của người Mỹ, ông chính là một Lincoln trong văn học”. Mark Twain đã cống hiến cho nền văn hóa Mỹ một thứ văn học tinh tế và đầy chất hài hước. Tôi đã viết Châu Mỹ chuyện không quên khảo luận Borlaug và Hemingway, nay muốn viết đôi điều về Mark Twain con người kì dị này.…
Mark Twain cuộc đời và sự nghiệp
Mark Twain là nhà văn khôi hài và tiểu thuyết gia nổi tiếng bậc nhất của nước Mỹ. Mark Twain tên thật là Sam Langhorne Clemens, chào đời vào ngày 30 tháng 11 năm 1835 tại Florida, thuộc tiểu bang Missouri, Ông là đứa con thứ sáu trong bảy người con. Nơi Mark Twain sinh ra ngay tại bờ sông Mississippi con sông lớn nối hai miền bắc nam,thuộc miền đất được coi là trái tim của Hoa Kỳ, gần vùng biên giới. Cha của Mark Twain là luật sư John Marshall Clemens, đã rời khỏi tiểu bang Virginia để sang định cư tại Missouri. Mẹ của Mark Twain là bà Jane Lampton Clemens. người từ tiểu bang Kentucky. Cha mẹ ông gặp nhau khi cha ông dời đến sống ở Missouri và họ cưới nhau vào năm 1823. Hai tiểu bang Missouri và Kentucky vào thời đó, đều còn duy trì chế độ nô lệ. Năm 1821, Missouri được nhận vào Liên Bang Hoa Kỳ. Gia đình của cha mẹ Mark Twain không giàu nhưng cho các con được sống tự do, thoải mái.
Mark Twain khi lên 4 tuổi vào năm 1839, gia đình cha mẹ ông dọn về Hannibal, Missouri, một thị trấn cảng nằm về phía tây trên bờ sông Mississippi. cách thành phố lớn Saint Louis 120 dặm về phía bắc. Dân số của thị xã này thuở đó khoảng 1.000 người, một nửa là nô lệ da đen. Nhiều người nô lệ da đen không đủ giấy tờ đều bị bắt.và bị bán cho các đồn điền thuộc phía Nam như Louisiana, Georgia… Mark Twain trải qua tuổi thơ tại thị xã Hannibal, đã từng bơi lội trên sông, chơi đùa trong các cánh rừng hay trên các hòn đảo của dòng sông và đọc các cuốn truyện phiêu lưu mạo hiểm.
Mark Twain đã viết ra nhiều tác phẩm danh tiếng từ các phong cảnh, kinh nghiệm và kỷ niệm với dòng sông Mississippi. Đó là dòng sông lớn, nối miền bắc với các thành phố phía nam như Memphis và New Orleans, và do con sông Ohio hội nhập nên người dân có thể đi tới Cincinnati và nhiều thành phố khác thuộc miền đông.
Mark Twain sau năm 1847 khi người cha qua đời khi ông 11 tuổi đã tới học nghề với người anh tên là Orion, người này có một nhà in và một tờ báo. Thời ấy nghề thợ in không kiếm nhiều tiền, Mark Twain đã từng đi làm công tại nhiều thành phố như Keokuk, New York, và từng mơ tới xứ Nam Mỹ để tìm vàng, mong học cách làm giàu nhanh chóng.
Mark Twain đã tới học nghề lái tàu với ông Horace Bixby vào năm 1857 và đã ưa thích nghề mới này hơn tất cả các nghề khác từng làm trước kia. Vào thời kỳ đó, thuyền trưởng lái tàu trên sông là một người đứng sau bánh lái và nhiều phong cảnh đẹp của dòng sông đã hiện ra trước mắt, thời gian khác nhau trong ngày lại có các cảnh trí khác nhau, với các khúc sông quanh co chứa nhiều phong cảnh thay đổi từ mùa này sang mùa khác. Các kinh nghiệm và kỷ niệm của quãng đời học nghề lái tàu này đã được Mark Twain mô tả trong cuốn truyện “Đời sống trên dòng sông Mississippi” (Life on the Mississippi). Sam Clemens lấy được bằng lái tàu trên sông vào năm 1859 nhưng rồi Nội chiến Hoa Kỳ đã xảy ra, khiến cho việc lưu thông trên sông Mississippi bị chấm dứt.
Mark Twain tham gia vào lực lượng quân sự miền Nam nhưng sau ba tuần lễ, đã đào ngũ, trốn đi theo nghề đào mỏ bạc tại tiểu bang Nebraska, rồi lang thang từ thị xã này qua thành phố kia và cuối cùng tới tiểu bang Nebraska, định cư tại thị xã Virginia City. Sam Clemens bắt đầu viết bài cho tờ báo Territorial Enterprise của thị xã này và bắt đầu Vào năm 1863, Sam Clemens dùng bút hiệu “Mark Twain”, có nghĩa là “sâu 2 tầm”, do từ các kỷ niệm lái tàu trên dòng sông Mississippi. Mark Twain sau mấy lần cãi nhau với chủ bút tờ báo, ông đã rời Nebraska và dọn qua tiểu bang California vào mùa xuân năm 1864.Mark Twain cho xuất bản cuốn truyện “Con ếch hay nhảy của quận hạt Calaveras” (the Jumping Frog of Calaveras County) và đạt được danh tiếng nhà văn được yêu mến. Khi công ty Tàu Thủy Thái Bình Dương (the Pacific Steamboat Company) khánh thành tuyến đường thủy giữa thành phố San Francisco và các hải đảo Hawaii, Mark Twain được tờ báo The Sacramento Union phái đi làm phóng sự. Mark Twain đã viết một loại bài phóng sự du ký theo lối văn đàm thoại (colloquial speech) nổi danh là nhà viết văn khôi hài (humorist) trong văn chương Mỹ với lối văn hài hước giễu cợt trào lộng các phong tục, tập quán và các định chế của xã hội đương thời . Ông được xếp hạng cùng với các nhà văn như Bret Harte, Artemus Ward và Petroleum V. Nasby là các nhà văn danh tiếng dân gian.
Mark Twain thực hiện một chuyến du lịch qua châu Âu và miền Đất Thánh Palestine bằng con tàu thủy Quaker City năm ăm 1867,. Các bức thư kể về chuyến du lịch này, gửi cho tờ báo Alta California tại thành phố San Francisco và tờ báo New York Tribune tại thành phố New York, được gom lại và xuất bản vào năm 1869 thành cuốn truyện “Các kẻ ngây thơ ở nước ngoài” (The Innocents Abroad). Qua cuốn này, Mark Twain đã chế giễu sự điên khùng của nhiều du khách Mỹ đã phải băng qua đại dương để đi coi các ngôi mộ của những người đã chết trong khi còn rất nhiều thứ đang sống, đáng coi hơn tại Hoa Kỳ. Tác giả Mark Twain cũng viết khôi hài về các cảnh nhìn thấy, về các tập quán nghịch lý của các quốc gia đã đi qua và so sánh Hoa Kỳ là một đất nước sống động, đang phát triển, trái ngược với châu Âu là một miền đất đang thoái hóa, suy tàn. Tác phẩm của ông đã khiến ông nổi tiếng và được nhiều người tôn trọng, đồng thời các nhà văn Miền Tây Hoa Kỳ không còn bị coi thường như trước nữa
Mark Twain khi đã nổi tiếng, ông đã kết hôn vào năm 1870 với cô Olivia Langdon thuộc một gia đình giàu có và danh giá. Các kỷ niệm và cách tán tỉnh người đẹp của thời kỳ này được lưu dấu trong các bức thư mà Mark Twain viết cho Olivia và cho các bạn của cô nàng, rồi về sau thể hiện qua lối ve vãn của Tom đối với Becky trong tác phẩm “Tom Sawyer”. Sau đám cưới 5 năm, Mark Twain rời gia đình về thành phố Elmira, thuộc tiểu bang New York, rồi dọn sang cư ngụ tại thành phố Hartford thuộc tiểu bang Connecticut vào năm 1871. Tại nơi sau này đã ra đời các người con của Mark Twain: con trai Langdon chết non vào năm 1872 do bệnh bạch hầu lúc 19 tháng tuổi, sau đó là ba cô con gái Susy, Clara và Jean, chào đời trong các năm từ 1872 tới 1880. Vào năm 1874, gia đình Mark Twain dọn về một căn nhà sang trọng 19 phòng tại Hartford. Tại nơi đây, Mark Twain đã làm quen được một số nhân vật trong giới văn học, trong số này có William Dean Howells là một tác giả danh tiếng và chủ nhiệm của tờ nguyệt san “The Atlantic Monthly”. Howells đã sớm nhận ra tài năng hài hước của Mark Twain, ông đã khuyến khích nhà văn trẻ phát triển biệt tài đó bằng cách cố vấn và trợ giúp cho tờ nguyệt san Atlantic.
Mark Twain vào những năm 1880, đã thành lập và điều hành một công ty xuất bản cho riêng mình cũng như tìm cách đầu tư vào vài phạm vi thương mại khác, đặc biệt là việc chế tạo máy in do người phát minh tên là Paige. Trong các năm từ 1881 tới 1894, Mark Twain đã lỗ vốn gần 200,000 mỹ kim đầu tư vào thứ máy in kể trên, vì các thay đổi về kiểu mẫu, đặc tính đã đưa tới thất bại. Tháng 4 năm 1894, công ty ấn loát của Mark Twain phải tuyên bố phá sản rồi từ tháng 1 năm 1895, nhà văn bị ô danh vì không trả được nợ. Nhưng nhà văn đã tìm cách phục hồi tài sản bằng cách đi diễn thuyết, có khi thu được 1,000 đô la Mỹ mỗi lần và ông đã từng thực hiện nhiều chuyến đi được quảng cáo rầm rộ, tới cả các thành phố xa xôi thuộc Ấn Độ, Nam Mỹ và châu Úc. Mark Twain kết bạn với các nhân vật danh tiếng, giàu có như Andrew Carnegie, William Rockfeller và được trao tặng các văn bằng danh dự tại Đại học Yale vào năm 1901, Đại học Missouri vào năm 1902 và Đại học Oxford vào năm 1907. Tác giả Mark Twain là một nhân vật quốc tế, thường mặc bộ âu phục màu trắng mang vẻ phô trương, hút thuốc xì gà, với các bài nói chuyện hàm chứa nhiều chỉ trích xã hội một cách cay đắng và các bài văn này về sau được phổ biến qua các tác phẩm “Người ngồi trong bóng tối” (The Person sitting in the Darkness, 1901) và “Độc Thoại của Vua Leopold” (King Leopold ‘s Soliloquy, 1905).
Mark Twain sau khi đã phục hồi được các vấn đề tài chính vào năm 1898, lại gặp các thảm cảnh trong đời sống gia đình. Người con gái lớn nhất Susy qua đời vào năm 1896 vì bệnh đau màng óc trong khi cha mẹ và em Clara đang ở nước ngoài. Năm 1903, Mark Twain bán đi ngôi nhà thân thương tại Hartford vì những kỷ niệm về Susy. Tới ngày 5 tháng 6 năm 1904, bà vợ Olivia cũng lìa đời vì bệnh tim rồi người con gái út tên là Jean, trước kia mắc bệnh kinh phong, cũng chết vào ngày 24 tháng 12 năm 1909.
Mark Twain bị giáng những khó khăn tài chính và thảm cảnh gia đình khủng khiếp vẫn vượt lên nghịch cảnh để viết văn. Các tác phẩm cuối đời ông gồm “Người Mỹ đòi quyền lợi” (The American Claimant, 1892); “Bi kịch của Pudd’nhead Wilson” (The Tragedy of Pudd’nhead Wilson, 1894) “Nhớ về Joan of Arc” (Personal Recollections of Joan of Arc, 1896), “Theo Đường Xích Đạo” (Following the Equator, 1897), “Kẻ tham nhũng tại Hadleburg” (The Man that Corrupted Hadleburg, 1899) đã lưu dấu những đóng góp lo81n của ông cho văn chương Mỹ . Mark Twain các tác phẩm của ông càng về sau,càng bớt dần tính khôi hài của thời trẻ mà đằm sâu tính triết lý chính luận
Mark Twain qua đời vì bệnh tim vào ngày 21 tháng 4 năm 1910, để lại nhiều bản thảo kể cả một cuốn tự thuật lớn và dở dang. Bản thảo của một tác phẩm bi quan xuất bản vào năm 1916 có tên là “Người xa lạ bí mật” (The Mysterious Stranger) đã mô tả cuộc viếng thăm của quỷ Sa Tăng tới một ngôi làng thuộc nước Áo vào thời Trung Cổ.
Mark Twain là một trong các nhà văn Mỹ hạng nhất, một bậc thầy về ngôn ngữ theo hình thức tiêu chuẩn, chứa đựng thứ tiếng địa phương của Miền Tây Hoa Kỳ. Thể văn buông lỏng (loose rhythm of the language) trong các tác phẩm của Mark Twain đã cho người đọc cảm giác về lời nói thực sự (real speech) và lối hành văn hiện thực này đã ảnh hưởng tới nhiều nhà văn Mỹ khác. Mark Twain vẫn nổi danh là một nhà văn khôi hài mặc dù đời ông nhiều nghịch cảnh Đóng góp lớn lao của Mark Twain là cách hành văn đặc biệt Mỹ, khác hẳn lối viết văn của các tác giả người Anh.“Mark Twain đã làm thay đổi cách nghe nhìn của người Mỹ, ông chính là một Lincoln trong văn học”
IAS ĐƯỜNG TỚITRĂM NĂM
Hoàng Kim
Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam đã đúc kết tốt 90 năm nông nghiệp miền Nam lịch sử phát triển (1925-2015) và đang trên đường tới ‘100 năm nông nghiệp Việt Nam’ (1925- 2025). Công tác chuẩn bị cho ngày tổng kết và lễ hội quan trọng này này vào năm 2025 đang được chuẩn bị từ hiện nay. Tôi lưu lại ít hình ảnh và mẫu chuyện không quên…