#CLTVN ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP
THƯ MỤC THÔNG TIN CHUYÊN ĐỀ
TS. Hoàng Kim và TS Hoàng Long (tổng hợp)
#cltvn định hướng và giải pháp tóm tắt và tổng hợp thông tin từ các nguồn: 1) Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn MARD 2021a. Chiến lược Phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050. Cổng thông tin điện tử Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thông tin ngày 8 tháng 2 năm 2022 Phó Thủ tướng Lê Văn Thành ký Quyết định số 150/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050; 2) MARD 2021b Chiến lược phát triển nguồn nhân lực ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045; 3) Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn MARD 2009. Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn giai đoạn 2011-2020. Kèm theo công văn số: 3310/ BNN-KH ngày 12/10/ 2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; 4) MARD, FAO, UNDP/ FAO VIE 98/019.08 2001. Kế hoạch tổng thể nghiên cứu nông nghiệp Việt Nam. Tầm nhìn đến năm 2020. Hội thảo quốc gia tổ chức tại Hà Nội ngày 3-4 tháng 5 năm 2001 với sự tham gia của 11 cục vụ, 28 viện nghiên cứu, 6 trường đại học, 6 công ty và 8 tổ chức quốc tế (UNDP, FAO, WORLD BANK, DANIDA, GTZ, JICAR, ISNAR); 5) Hoàng Kim 2010: Cây Lương thực Việt Nam hiện trạng và định hướng nghiên cứu; 6) Tổng cục Thống kê https://www.gos.gov.vn ; 7) FAO 2021 FAOSTAT (2021; 2020, 2015, 2010, 2005, 2000, 1995,1990)
Cây Lương thực Việt Nam#cltvn là tập tài liệu giảng dạy và nghiên cứu cây lương thực tại Bộ môn Cây Lương thực Rau Hoa Quả, Khoa Nông học, Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh (xem #cltvn đề cương môn học). Tài liệu này tóm tắt giải pháp kỹ thuật canh tác lúa, sắn, ngô, khoai lang và nền tảng khoa học thực tiễn của những giải pháp ấy. Tên của năm tiểu mục là điểm chính tâm ý của tác giả: 1) Việt Nam con đường xanh; 2) Lúa siêu xanh Việt Nam; 3) Cách mạng sắn Việt Nam; 4) Ngô Việt Nam ngày nay; 5) Giống khoai lang Việt Nam;
ĐỊNH HƯỚNG
“Phấn đấu thực hiện mục tiêu xây dựng một nền nông nghiệp thịnh vượng, nông dân giàu có, nông thôn văn minh hiện đại”. “Đảng và Nhà nước Việt Nam đã xác định nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế xã hội, giữ vững ổn định chính trị an ninh quốc phòng, giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước. Nghị quyết Đại hội Đảng XII và Đại hội Đảng XIII đều định hướng :Xây dựng nền nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, ứng dụng công nghệ cao, nâng cao chất lượng sản phẩm, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, nâng cao giá trị gia tăng, đẩy mạnh xuất khẩu” (Trích bài phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Đại hội VII Hội Nông dân Việt Nam, nhiệm kỳ 2018-2023; Tạp chí Nông thôn mới 2021, trang 8).
Định hướng chiến lược quốc gia, phương hướng nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế xã hội 2021-2030 (Đảng Cộng Sản Việt Nam 2021, Văn kiện Đại hội Đảng XIII của Đảng) [1] đã xác định 10 giải pháp cơ bản: 1) Tập trung hoàn thiện nâng cao chất lượng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, giải quyết tốt hơn quan hệ giữa Nhà nước và thị trường. 2) Phát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo nhằm tạo bứt phá nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; 3) Phát triển nguồn nhân lực, giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu nhân lực chất lượng cao của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế; 4) Đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, bảo đảm thực chất, hiệu quả; phát triển nền kinh tế số; thúc đẩy tăng trưởng nhanh, bền vững trên cơ sở ổn định kinh tế vĩ mô; 5) Phát triển kết cấu hạ tầng, kinh tế vùng, kinh tế biển, lấy các đô thi làm động lực phát triển vùng và đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới; 6) Phát triển văn hóa, xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; không ngừng nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân; 7) Quản lý và sử dụng hiệu quả tài nguyên; tăng cường bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu; phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai; 8) Củng cố, tăng cường quốc phóng, bảo đảm an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội; kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia; 9) Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại, hội nhập và vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế; 10) Tiếp tục xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa kiến tạo phát triển, liêm chính, hành động; đẩy mạnh phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tạo đột phá trong cải cách hành chính.
Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, được phê duyệt của Phó Thủ tướng Lê Văn Thành tại Quyết định số 150/QĐ-TTg (Cổng thông tin điện tử Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ngày 8 tháng 2 năm 2022 https://www.mard.gov.vn/Pages/phe-duyet-chien-luoc-phat-trien-nong-nghiep-va-nong-thon-ben-vung-giai-doan-2021-%E2%80%93-2030)
Phát triển hiện đại với mục tiêu tăng trưởng 2,5 – 3%/năm
Mục tiêu chung xây dựng nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa đồng thời phát triển nông nghiệp dựa trên lợi thế địa phương, theo hướng hiện đại có năng suất, chất lượng, hiệu quả, bền vững và sức cạnh tranh cao thuộc nhóm dẫn đầu trong khu vực và trên thế giới, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia, góp phần quan trọng trong việc ổn định kinh tế – xã hội, phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, thực hiện có hiệu quả các cam kết quốc tế về giảm phát thải khí nhà kính;
Nâng cao thu nhập, chất lượng cuộc sống, vai trò và vị thế của người tham gia sản xuất nông nghiệp; tạo việc làm phi nông nghiệp để phát triển sinh kế đa dạng, giảm nghèo bền vững cho người dân nông thôn, đảm bảo cơ hội phát triển công bằng giữa các vùng, miền; phát triển nông thôn toàn diện, hiện đại gắn với quá trình đô thị hóa, có cơ sở hạ tầng, dịch vụ xã hội đồng bộ và tiệm cận với khu vực đô thị;
Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; xây dựng nông thôn xanh, sạch, đẹp, an ninh, trật tự được đảm bảo; phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới theo hướng nông nghiệp sinh thái có hiệu quả cao, nông thôn hiện đại và nông dân văn minh.
Mục tiêu cụ thể đến năm 2030, tốc độ tăng trưởng GDP nông lâm thủy sản đạt bình quân từ 2,5 – 3%/năm, tốc độ tăng năng suất lao động nông lâm thủy sản đạt bình quân từ 5,5 – 6%/năm; mở rộng và phát triển thị trường, nhất là thị trường xuất khẩu. Tốc độ tăng giá trị xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt bình quân từ 5 – 6%/năm.
Nâng cao thu nhập người dân, giảm nghèo bền vững. Thu nhập của cư dân nông thôn cao hơn 2,5 – 3 lần so với năm 2020. Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều ở nông thôn giảm bình quân 1 – 1,5%/năm. Tỷ trọng lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội giảm xuống dưới 20%, tỷ lệ lao động nông nghiệp được đào tạo đạt trên 70%.
Phát triển nền nông nghiệp xanh, thân thiện với môi trường. Cả nước có ít nhất 90% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó 50% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; phát triển nền nông nghiệp xanh, thân thiện với môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm ô nhiễm môi trường nông thôn, phấn đấu giảm phát thải khí nhà kính 10% so với năm 2020.
Phát triển ngành thủy sản thành ngành sản xuất chiến lược
Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 nhấn mạnh mục tiêu phát triển ngành thủy sản thành ngành sản xuất chiến lược, đảm bảo nhu cầu trong nước và phục vụ xuất khẩu.
Trong đó, phát triển ngành nuôi thủy sản theo hướng nuôi tập trung công nghiệp, công nghệ hiện đại với các cơ sở sản xuất quy mô lớn và đối với hộ quy mô nhỏ thì áp dụng công nghệ cải tiến, nuôi hữu cơ, phối hợp nuôi lồng bè, ao hồ tập trung và luân canh/xen canh… ưu tiên phát triển vùng nuôi chuyên canh chính cho các sản phẩm chiến lược như tôm, cá tra; hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi phục vụ thủy sản tại các vùng nuôi chuyên canh…
Ngoài ra, chiến lược đặt ra định hướng, nhiệm vụ đối với từng lĩnh vực sản xuất. Cụ thể, đối với trồng trọt: Đổi mới cơ cấu cây trồng và thực hiện chế độ quản lý mục đích sử dụng đất nông nghiệp một cách linh hoạt hơn nhằm phát huy lợi thế là ngành sản xuất chiến lược đảm bảo nhu cầu trong nước và phục vụ xuất khẩu.
Ưu tiên phát triển các cây trồng có lợi thế so sánh và nhu cầu lớn (cây công nghiệp, cây ăn quả nhiệt đới, lúa gạo chất lượng cao…). Có bước đi phù hợp để thúc đẩy phát triển các cây trồng mới có triển vọng như cây dược liệu, cây cảnh, nấm ăn…
Đối với sản xuất lúa gạo: Tiếp tục phát huy lợi thế ngành lúa gạo Việt Nam nhưng với những đổi mới về tư duy, chính sách quản lý, sử dụng đất trồng lúa và sản xuất lúa gạo – từ tập trung phát triển về sản lượng sang coi trọng chất lượng, vừa đảm bảo an ninh lương thực quốc gia trong mọi tình huống, vừa khai thác, sử dụng tài nguyên đất, nước một cách hiệu quả cao nhất.
Đối với chăn nuôi: Đảm bảo các nhu cầu thiết yếu về thực phẩm cho thị trường trong nước; phát triển các ngành hàng có tiềm năng và thị trường như thịt gia cầm, trứng, sữa; duy trì chăn nuôi lợn và gia súc lớn. Phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, vật nuôi bản địa, đặc sản có giá trị cao, đảm bảo an toàn thực phẩm, bền vững môi trường, an toàn sinh học, vả dịch bệnh.
Phát triển chăn nuôi công nghiệp áp dụng công nghệ cao tại các trang trại và doanh nghiệp lớn, đồng thời khuyến khích chăn nuôi hộ truyền thống có cải tiến theo hướng chuyên nghiệp hóa, chăn nuôi hữu cơ. Xây dựng các vùng chăn nuôi tập trung xa nơi dân cư tập trung, thuận lợi cho xử lý môi trường và phòng tránh dịch bệnh.
Bên cạnh đó, tập trung xây dựng ngành lâm nghiệp thực sự trở thành một ngành kinh tế – kỹ thuật hiện đại, có hiệu quả cao, nâng cao thu nhập của người dân, góp phần đắc lực vào phát triển kinh tế – xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, an ninh nguồn nước, giảm nhẹ thiên tai, ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu, giữ vững quốc phòng và an ninh.
Cùng với phát triển nông nghiệp, chú trọng phát triển kinh tế nông thôn, chuyển đổi cơ cấu lao động theo hướng phi nông nghiệp để giải quyết việc làm, đảm bảo thu nhập… Lấy nông nghiệp làm căn bản, coi nông nghiệp là nền tàng ổn định đất nước, ổn định xã hội.
Có thể thấy, Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững là định hướng cơ bản, trụ cột để đảm bảo an ninh lương thực, tạo nền tảng ổn định cuộc sống, đóng góp vào hội nhập quốc tế, tạo đà xuất khẩu lớn hàng đầu khu vực, nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam ./.
Trước đó, ngày 29/11/2021 tại Hội nghị tham vấn Dự thảo Chiến lược Phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021- 2030, tầm nhìn đến 2050, Bộ trưởng Bộ NN & PTNT Lê Minh Hoan đã nhận định:
Hiện nay ngành nông nghiệp Việt Nam đang tồn tại hai vấn đề lớn. 1) Nông nghiệp Việt Nam ngày nay vẫn phát triển dựa trên đơn ngành; sử dụng nhiều đất đai và chi phí đầu vào, trong khi giá trị khoa học công nghệ và các mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn chưa khai thác hết tiềm năng. Ngành nông nghiệp muốn bảo tồn và phát triển bền vững cần chuyển đổi quan niệm và cấu trúc dựa trên việc phát triển những giá trị khác ngoài sản lượng. Ngành nông nghiệp Việt Nam GDP đóng góp tăng nhưng chi phí đầu vào cũng tăng theo nên giá trị gia tăng bị giảm, giá trị thu nhập trực tiếp của người nông dân không đồng hành với sự tăng trưởng kinh tế. 2) Thị trường nông sản Việt Nam còn nhiều bất cập, giá thu mua nông sản không chỉ dựa trên giá cả mà dựa trên nhiều giá trị khác như môi trường, biến đổi khí hậu, sức khỏe người nông dân, logistic; quan hệ đối ngoại, … Ngành nông nghiệp Việt Nam cần định vị lại những giá trị cối lõi, tiếp cận xu thế tại tất cả những ngành hàng. Chiến lược phải hướng đến sự tăng trưởng bao trùm, tạo ra bao nhiêu việc làm, người nông dân được thụ hưởng sự phát triển của ngành nông nghiệp.
Theo Ông Cao Đức Phát, nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp, nguyên Phó Ban Kinh tế Trung ương, phát biểu đóng góp cho Dự thảo Chiến lược Phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050, đã xác định:Nông nghiệp Việt Nam ngày cần đáp ứng yêu cầu an toàn thực phẩm, thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng, giảm phát thải carbon hiệu ứng nhà kính, giảm chi phí sản phẩm, tăng chuỗi giá trị ngành hàng, nâng cao giá trị văn hóa dân tộc, lợi thế du lịch sinh thái và biến các giá trị này thành giá trị kinh tế trong nông nghiệp. Nông nghiệp Việt Nam ngày nay còn nhiều dư địa phát triển chăn nuôi, thủy sản, trồng rừng nhưng không phải vô hạn. Một số lĩnh vực phải giảm như khai thác trên biển, đặc biệt là khai thác ven bờ. Nông nghiệp Việt Nam 20 năm qua (2000-2020) động lực chính là đổi mới chính sách và đổi mới khoa học công nghệ. Hiện nay động lực chính là khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Theo Ông Trần Công Thắng, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn nhấn mạnh: Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn cần hiện thực hóa định hướng của Nghị quyết của Đại hội Đảng lần thứ XIII; tái cơ cấu nông nghiệp gắn chặt với xây dựng nông thôn mới, thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững gắn với những cơ hội về khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, thị trường. Hướng tới việc xây dựng một nền nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh; chuyển đổi mạnh mẽ theo hướng nông nghiệp xanh, nông nghiệp sinh thái, phát triển tích hợp đa ngành, đa giá trị, liên kết nông nghiệp với công nghiệp và dịch vụ.
GIẢI PHÁP
Phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo luôn được Đảng và Nhà nước Việt Nam quan tâm và đã xác định là khâu đột phá trong phát triển kinh tế xã hội, Chuyển đổi mạnh mẽ phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo là vấn đề sống còn trong hợp tác và cạnh tranh giữa các địa phương, giữa các quốc gia. Việc nâng tầm sản phẩm hàng hóa có hàm lượng KHCN cao, phát triển sản xuất hàng hóa, vừa đảm bảo tiêu dùng, vừa tham gia vào chuỗi cung ứng trong nước, góp phần vào định hướng xuất khẩu. Phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo cần đột phá trọng điểm vào những sản phẩm chủ lực, giải pháp ưu tiên, xây dựng mô hình hiệu quả tại vùng chuyên canh, đặc biệt quan tâm vùng khó khăn, mô hình liên kết các nhà, kết nối thị trường, thương mại hóa sản phẩm chủ lực OCOP, đặc thù, khuyến nông phục vụ cơ cấu lại nông nghiệp sản xuất kinh doanh hiệu quả. Chiến lược phát triển nguồn nhân lực ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045 và sự vận dụng hiệu quả tại từng địa phương là rất quan trọng; xem thêm http://hoangkimlong.wordpress.com/category/#cltvn-dinh-huong-va-giai-phap
Tài liệu trích dẫn
NÔNG NGHIỆP TIẾP TỤC CƠ CẤU LẠI THEO BA TRỤC SẢN PHẨM CHÍNH
Báo Người Lao Động ngày 17 2 2022, Vũ Long https://laodong.vn/kinh-te/nong-nghiep-tiep-tuc-co-cau-lai-theo-3-truc-san-pham-chinh-1014956.ldo
Chiến lược phát triển bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Việt Nam phấn đấu sánh vai các nước có nền nông nghiệp hàng đầu thế giới.
Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Chiến lược) được Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành ký bán hành đã giao ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn (NNPTNT) nhiều mục tiêu quan trọng, với những điểm mới mang tính đột phá. Trong đó, đặt mục tiêu cụ thể đến năm 2030, tốc độ tăng trưởng GDP nông nghiệp đạt bình quân từ 2,5-3%/năm, tốc độ tăng năng suất lao động nông nghiệp đạt bình quân từ 5,5-6%/năm; mở rộng và phát triển thị trường, nhất là thị trường xuất khẩu. Tốc độ tăng giá trị xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt bình quân từ 5-6%/năm…
Đến năm 2050, Việt Nam sẽ trở thành một trong những nước có nền nông nghiệp hàng đầu thế giới với ngành công nghiệp chế biến nông sản hiện đại, hiệu quả, thân thiện với môi trường. Nông thôn Việt Nam không còn hộ nghèo và trở thành “nơi đáng sống” văn minh, xanh, đẹp…
Sáng 17.2.2022, tại buổi họp báo công bố chiến lược, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Lê Minh Hoan nhấn mạnh: Với mục tiêu trên, ngành nông nghiệp sẽ phải đổi mới tư duy sản xuất. Đó là chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp, tập trung vào nâng cao giá trị, hiệu quả, đa dạng theo chuỗi giá trị phù hợp với yêu cầu của thị trường. Chuyển từ phát triển đơn ngành sang tích hợp đa ngành, từ “đơn giá trị” sang “tích hợp đa giá trị”…
Ngành NNPTNT cũng phải hướng tới nền nông nghiệp xanh, nông nghiệp sinh thái bằng việc áp dụng đồng bộ các quy trình, công nghệ; sử dụng hợp lý, tiết kiệm vật tư đầu vào cho sản xuất nông nghiệp, sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, không gây ảnh hưởng tới môi trường, sức khỏe con người. Hoàn chỉnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp gắn với lợi thế cạnh tranh và yêu cầu thị trường.
Theo đó, ngành nông nghiệp tiếp tục cơ cấu lại theo 3 trục sản phẩm: Quốc gia, cấp tỉnh và địa phương, theo lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp; cùng với đó là tăng cường chế biến, ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới tổ chức thể chế của hợp tác xã, tổ hợp tác, doanh nghiệp, hội, hiệp hội, ngành hàng…
Để hiện thực hóa Chiến lược phát triển nông nghiệp hiện đại, bền vững, trước hết phải thống nhất từ nhận thức đến hành động và sự vào cuộc chủ động, tích cực, quyết liệt từ Chính phủ, các bộ, ban, ngành, đoàn thể, hiệp hội, doanh nghiệp, hợp tác xã, bà con nông dân; đặc biệt là chính quyền địa phương các cấp. Cùng với đó là cơ chế chính sách phù hợp, mang tính đột phá.
Theo ông Trần Công Thắng – Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, để đạt được các mục tiêu trên, có rất nhiều việc phải làm. Trong đó, các chính sách về sử dụng đất đai sẽ cần được sửa đổi linh hoạt, phát triển thị trường giao dịch, thúc đẩy tập trung đất đai. Hạ tầng sẽ được đầu tư cơ bản cho vùng sâu vùng xa.
Điển hình như việc phát triển hạ tầng thủy lợi phải đảm bảo đa mục tiêu, cho thủy sản, lâm nghiệp. Hạ tầng thương mại như: Xây dựng hệ thống chợ, trung tâm đầu mối; hạ tầng logistics: Cầu cảng, trung tâm kết nối vùng, giao thông kết nối vùng chuyên canh… để phát triển nông nghiệp hiện đại, năng suất, bền vững, có trách nhiệm…
CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN : TỪ ‘ĐƠN GIÁ TRỊ” SANG “TÍCH HỢP ĐA GIÁ TRỊ”
VOV.VN ngày 17 .2.2022 Minh Long https://vov.vn/kinh-te/chien-luoc-phat-trien-nong-nghiep-nong-thon-tu-don-gia-tri-sang-tich-hop-da-gia-tri-post924848.vov
VOV.VN – Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững định vị lại vai trò, vị trí, sứ mệnh của nông nghiệp, nông thôn và nông dân trong giai đoạn tới.
Tại buổi họp báo công bố Chiến lược Phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 diễn ra hôm nay (17/2), Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan mong muốn chiến lược sẽ được lan tỏa vào tâm thức của mỗi lãnh đạo, người dân trong xã hội; định vị đúng vai trò, vị trí, sứ mệnh của nông nghiệp, nông thôn và nông dân.
Theo ông Nguyễn Văn Việt, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, đây là lần đầu ngành nông nghiệp có chiến lược chung. Sau khi chiến lược được phê duyệt, lãnh đạo Bộ đã họp với các đơn vị trực thuộc để bàn giải pháp thực hiện, tuy nhiên, nếu như các bộ, ngành liên quan và các địa phương không vào cuộc thì chiến lược cũng chỉ “nằm trên giấy”, bởi chiến lược liên quan đến rất nhiều bộ, ngành, đặc biệt là các cơ chế chính sách về đất đai, vốn, lao động… Bên cạnh nguồn lực về tiền bạc thì con người cũng là yếu tố quan trọng để đưa chiến lược vào cuộc sống.
Bộ trưởng Lê Minh Hoan khẳng định chiến lược phát triển nông nghiệp bền vững sẽ định vị lại nông nghiệp, nông thôn, nông dân.
Theo đó, phải xây dựng kế hoạch cụ thể và thay đổi về mặt tư duy từng cán bộ quản lý, nhà khoa học, người nông dân, doanh nghiệp, hợp tác xã…. Ngoài ra cần có những đột phá trong chính sách liên quan đến đất đai, qua đó hình thành các trung tâm giao dịch đất nông nghiệp để đẩy mạnh tập trung đất đai, đất nông nghiệp không sử dụng được đưa lên hệ thống, doanh nghiệp nào cần trung tâm sẽ kết nối cho doanh nghiệp và nông dân gặp nhau.
“Nếu như các Bộ, ngành liên quan và các địa phương không vào cuộc thì chiến lược cũng chỉ nằm trên giấy, bởi một mình Bộ NN&PTNT cũng không thể triển khai được. Đây là tư duy hoàn toàn mới, mấu chốt quan trọng nhất là chiến lược liên quan đến rất nhiều Bộ, ngành, nhất là cơ chế chính sách, cơ chế. Vì vậy, các Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công Thương, Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ, Lao động Thương binh và Xã hội và Ngân hàng Nhà nước phải có kế hoạch rà soát lại toàn bộ cơ chế chính sách theo lĩnh vực phụ trách. và Thủ tướng Chính phủ sẽ ký để chỉ đạo toàn bộ hệ thống triển khai chiến lược”, ông Việt nêu rõ. Khẳng định hiện thực hóa chiến lược phát triển nông nghiệp hiện đại, bền vững, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan cho biết, chiến lược đưa ra nền tảng từ tổ chức lại sản xuất để phát triển nông nghiệp, nông thôn hay cơ cấu lại nông nghiệp bắt đầu việc tổ chức lại sản xuất. Ngành nông nghiệp sẽ phải đổi mới tư duy sản xuất đó là chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp; tập trung vào nâng cao giá trị, hiệu quả, đa dạng theo chuỗi giá trị phù hợp với yêu cầu của thị trường.
Đồng thời, chuyển từ phát triển đơn ngành sang tích hợp đa ngành, từ “đơn giá trị” sang “tích hợp đa giá trị”… Ngành nông nghiệp sẽ hướng đến nền nông nghiệp xanh, nông nghiệp sinh thái bằng việc áp dụng đồng bộ các quy trình, công nghệ; sử dụng hợp lý, tiết kiệm vật tư đầu vào cho sản xuất nông nghiệp, sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, không gây ảnh hưởng tới môi trường, sức khỏe con người. Ngành cũng sẽ hoàn chỉnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp gắn với lợi thế cạnh tranh và yêu cầu thị trường.
Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh, Bộ rất nghiêm túc trong việc xây dựng và đưa chiến lược vào cuộc sống, quan trọng nhất là phải tiếp cận với dòng chảy, xu thế tiêu dùng xanh của thế giới. Tăng trưởng của nông nghiệp sẽ không thể như tăng trưởng của ngành công nghiệp. Chiến lược khẳng định dù đóng góp nhỏ nhưng vai trò vị trí của nông nghiệp trong bình ổn xã hội rất lớn. Khi nhận thức đúng thì sẽ có nguồn vốn, hạ tầng đầu tư cho nông nghiệp. Bộ sẽ ban hành kế hoạch hành động chiến lược; các đơn vị trực thuộc Bộ phải trình lãnh đạo Bộ kế hoạch tiếp cận chuyển đổi tư duy theo chiến lược, để sớm hiện thực hóa việc xây dựng và đưa chiến lược đi vào cuộc sống:
“Kỳ vọng chiến lược được truyền thông lan tỏa ra toàn xã hội để định vị lại trong tâm thức của các nhà quản lý, người dân và xã hội về vai trò, vị trí sứ mạng của nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Chúng ta thấy rằng có lúc khu vực nông nghiệp tăng trưởng chậm và đầy rủi ro, nhưng nếu chỉ nhìn vào các con số đó thì chúng ta xem nhẹ lĩnh vực này. Chiến lược lần này khẳng định lại dù đóng góp nhỏ nhưng nông nghiệp có vai trò vị trí hết sức quan trọng bình ổn xã hội, bởi hơn 60% dân số Việt Nam hiện nay đang ở nông thôn và đang là nông dân”, Bộ trưởng Lê Minh Hoan chỉ rõ.
Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đặt mục tiêu cụ thể đến năm 2030, tốc độ tăng trưởng GDP nông nghiệp đạt bình quân từ 2,5% đến 3%/năm, thu nhập của cư dân nông thôn cao hơn 2,5 đến 3 lần so với năm 2020. Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều ở nông thôn giảm bình quân 1% đến 1,5%/năm…Đến năm 2050, Việt Nam phấn trở thành một trong những nước có nền nông nghiệp hàng đầu thế giới với ngành công nghiệp chế biến nông sản hiện đại, hiệu quả, thân thiện với môi trường. Nông thôn Việt Nam không còn hộ nghèo và trở thành “nơi đáng sống”, văn minh, xanh, đẹp…/.
BỘ TRƯỞNG LÊ MINH HOAN ‘CHIẾN LƯỢC NÔNG NGHIỆP TIẾP CẬN XU THẾ TIÊU DÙNG XANH’
Báo Tuổi Trẻ ngày 17 2 2022, Chí Tuệ https://tuoitre.vn/bo-truong-le-minh-hoan-chien-luoc-nong-nghiep-tiep-can-xu-the-tieu-dung-xanh-20220217111
TTO – Theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, chiến lược nông nghiệp giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 sẽ tiếp cận dòng chảy, xu thế tiêu dùng của nền kinh tế toàn cầu, xu thế tiêu dùng xanh của thế giới.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT) Lê Minh Hoan chia sẻ như vậy tại buổi họp báo công bố Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050.
Chiến lược đặt mục tiêu cụ thể đến năm 2030, tốc độ tăng trưởng GDP nông lâm thủy sản đạt bình quân từ 2,5 – 3%/năm, tốc độ tăng năng suất lao động nông lâm thủy sản đạt bình quân từ 5,5 – 6%/năm, mở rộng và phát triển thị trường, nhất là thị trường xuất khẩu. Tốc độ tăng giá trị xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt bình quân từ 5 – 6%/năm…
Đến năm 2050, Việt Nam sẽ trở thành một trong những nước có nền nông nghiệp hàng đầu thế giới với ngành công nghiệp chế biến nông sản hiện đại, hiệu quả, thân thiện với môi trường. Nông thôn Việt Nam không còn hộ nghèo và trở thành “nơi đáng sống” văn minh, xanh, đẹp.
Theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, “Bộ NN&PTNT rất nghiêm túc trong xây dựng chiến lược và nghiêm túc thực hiện để chiến lược đi vào cuộc sống, bằng nhiều hoạt động trong tháng 2, tháng 3… để đến một thời điểm nào đó xã hội hiểu được nền nông nghiệp Việt Nam có tầm nhìn dài hạn, mang tính chất giải quyết vấn đề nội tại ngành nông nghiệp và quan trọng hơn là tiếp cận dòng chảy, xu thế tiêu dùng của nền kinh tế toàn cầu, xu thế tiêu dùng xanh của thế giới”.
Với mục tiêu trên, ông Hoan nhấn mạnh ngành nông nghiệp sẽ phải đổi mới tư duy sản xuất. Đó là chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp, tập trung vào nâng cao giá trị, hiệu quả, đa dạng theo chuỗi giá trị phù hợp với yêu cầu của thị trường. Chuyển từ phát triển đơn ngành sang tích hợp đa ngành, từ “đơn giá trị” sang “tích hợp đa giá trị”…
Hướng nông nghiệp xanh, nông nghiệp sinh thái bằng việc áp dụng đồng bộ các quy trình, công nghệ, sử dụng hợp lý, tiết kiệm vật tư đầu vào cho sản xuất nông nghiệp, sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, không gây ảnh hưởng tới môi trường, sức khỏe con người.
Ngành nông nghiệp sẽ hoàn chỉnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp gắn với lợi thế cạnh tranh và yêu cầu thị trường.
Nói về sự kỳ vọng của chiến lược, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho hay, ông kỳ vọng bản chiến lược được truyền thông lan tỏa để định vị đúng lại trong tâm thức lãnh đạo, người dân. Định vị đúng vai trò, vị trí sứ mệnh của nông nghiệp, nông thôn và nông dân.
“Tăng trưởng của nông nghiệp không thể nào như tăng trưởng công nghiệp, dịch vụ. Nếu nhìn vào con số thì chúng ta xem nhẹ nó. Bản chiến lược để khẳng định lại dù nó nhỏ nhưng có vai trò vị trí trong việc bình ổn xã hội vì hơn 60% dân số Việt Nam đang ở nông thôn” – ông Hoan nói.
“Thông qua chiến lược tôi cũng mong muốn cấp độ địa phương trong quá trình phát triển kinh tế cân nhắc, tập trung nhiều hơn nguồn lực hơn cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn, ‘đừng xẻ đồi chè ra làm bất động sản’ mà hãy cân nhắc được và mất của người nông dân trước khi chuyển đổi” – ông Hoan chia sẻ.
CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIAI ĐOẠN 2021-2030, TẦM NHÌN 2045 MARD 2021b, Vụ Kế hoạch |
Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong ba đột phá chiến lược trong sự nghiệp phát triển kinh tế và giữ gìn an ninh quốc phòng của đất nước (Văn kiện Đại hội Đảng XI). Đào tạo nguồn nhân lực được xác định là một trong những giải pháp then chốt trong cơ cấu lại ngành nông nghiệp hiện nay. |
Phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2010-2020 Trong thời gian vừa qua, đã có nhiều chính sách được ban hành nhằm xây dựng và phát triển nhân lực cho ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn như: Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020; Quyết định số 2534/QĐ-BNN-TCCB, phê duyệt Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực ngành nông nghiệp và PTNT giai đoạn 2011-2020; Quyết định 1323/QĐ-BNN-TCCB phê duyệt đề án nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành nông nghiệp và PTNT giai đoạn 2014-2020… Trong giai đoạn 2011 – 2020, mạng lưới các trường đào tạo ngành nghề nông nghiệp đã được quy hoạch, sắp xếp lại, đầu tư cơ sở vật chất để đáp ứng quy mô và chất lượng đào tạo phục vụ nhu cầu xã hội và phát triển của ngành. Các trường trực thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT đã tuyển sinh và đào tạo 863 nghiên cứu sinh tiến sĩ, 20.374 thạc sĩ, 132.514 cử nhân, kỹ sư, 54.478 sinh viên cao đẳng và hơn 198.006 học sinh trung cấp. Mỗi năm có khoảng gần 1 triệu lao động nông thôn được đào tạo nghề, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo của ngành từ 28% năm 2009 lên 60% năm 2019, góp phần tích cực vào quá trình cơ cấu lại ngành nông nghiệp. Tuy nhiên, lao động nông nghiệp Việt Nam nhìn chung có trình độ, kỹ năng thấp, lao động chưa qua đào tạo vẫn chiếm tỉ lệ lớn. Trong số gần 1 triệu lao động nông thôn được đào tạo nghề, có đến 65% học nghề phi nông nghiệp để chuyển nghề. Lao động có trình độ cao đẳng, đại học và trên đại học chiếm tỷ lệ thấp, tương ứng với 2.83 % và 4.6%. Lao động nông nghiệp đang phải đối mặt với xu hướng già hóa nhanh. Những hạn chế trên làm cho năng suất lao động trong ngành nông nghiệp Việt Nam không chỉ thấp hơn nhiều các nước trong khu vực mà còn thấp nhất trong các nhóm ngành kinh tế. Cùng với quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa mạnh mẽ, trung bình hàng năm, lao động của ngành giảm 1%, tương đương khoảng 500.000 lao động chuyển ra khỏi khu vực nông nghiệp. Xây dựng Chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho giai đoạn 2021-2025 Sự thay đổi nhanh chóng về khoa học kỹ thuật, biến đổi khí hậu và những đòi hỏi khắt khe hơn trong quy trình sản xuất các sản phẩm nông nghiệp, nông thôn trong thời kỳ hội nhập đã tác động mạnh mẽ đến ngành nông nghiệp nước ta. Việc thiếu hụt lao động qua đào tạo, có trình độ sẽ ảnh hưởng lớn đến sự phát triển bền vững của ngành. Chất lượng và trình độ lao động thấp sẽ không chỉ ảnh hướng đến năng suất lao động mà lâu dài sẽ tác động tới việc tiếp cận khoa học công nghệ để tận dụng cơ hội của cách mạng công nghiệp 4.0 và phát triển nền nông nghiệp hiện đại. Trước những đòi hỏi, thách thức đó, Bộ Nông nghiệp và PTNT đang xây dựng Chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho giai đoạn 2021-2025 với mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực có đủ kiến thức, kĩ năng, phẩm chất đáp ứng các yêu cầu và đòi hỏi của nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nền nông nghiệp thông minh, tạo ra bước đột phá về năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp; phấn đấu đến năm 2030 đưa nông nghiệp Việt Nam đứng trong số 15 nước phát triển nhất trên thế giới./. |
|
Thúy Hằng |
(Nguồn: MARD 2021b , Vụ Kế Hoạch)
CÂY LƯƠNG THỰC VIỆT NAM
Hiện trạng và định hướng nghiên cứu
· Khái quát hiện trạng sản xuất cây lương thực ở Việt Nam.· Định hướng nghiên cứu phát triển cây lương thực.Hoàng Kim #CLTVN 2010
https://sites.google.com/site/hoangkimvietnam/chaongaymoi/cy-lng-thc/bai-giang-cay-luong-thuc-1/cay-luong-thuc-viet-nam-hien-trang-va-dinh-huong-nghien-cuu-phat-trien
1. Khái qu&aacut
#CLTVN ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP
THƯ MỤC THÔNG TIN CHUYÊN ĐỀ
TS. Hoàng Kim và TS Hoàng Long (tổng hợp)
#cltvn định hướng và giải pháp tóm tắt và tổng hợp thông tin từ các nguồn: 1) Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn MARD 2021a. Chiến lược Phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050. Cổng thông tin điện tử Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thông tin ngày 8 tháng 2 năm 2022 Phó Thủ tướng Lê Văn Thành ký Quyết định số 150/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050; 2) MARD 2021b Chiến lược phát triển nguồn nhân lực ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045; 3) Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn MARD 2009. Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn giai đoạn 2011-2020. Kèm theo công văn số: 3310/ BNN-KH ngày 12/10/ 2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; 4) MARD, FAO, UNDP/ FAO VIE 98/019.08 2001. Kế hoạch tổng thể nghiên cứu nông nghiệp Việt Nam. Tầm nhìn đến năm 2020. Hội thảo quốc gia tổ chức tại Hà Nội ngày 3-4 tháng 5 năm 2001 với sự tham gia của 11 cục vụ, 28 viện nghiên cứu, 6 trường đại học, 6 công ty và 8 tổ chức quốc tế (UNDP, FAO, WORLD BANK, DANIDA, GTZ, JICAR, ISNAR); 5) Hoàng Kim 2010: Cây Lương thực Việt Nam hiện trạng và định hướng nghiên cứu; 6) Tổng cục Thống kê https://www.gos.gov.vn ; 7) FAO 2021 FAOSTAT (2021; 2020, 2015, 2010, 2005, 2000, 1995,1990)
Cây Lương thực Việt Nam#cltvn là tập tài liệu giảng dạy và nghiên cứu cây lương thực tại Bộ môn Cây Lương thực Rau Hoa Quả, Khoa Nông học, Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh (xem #cltvn đề cương môn học). Tài liệu này tóm tắt giải pháp kỹ thuật canh tác lúa, sắn, ngô, khoai lang và nền tảng khoa học thực tiễn của những giải pháp ấy. Tên của năm tiểu mục là điểm chính tâm ý của tác giả: 1) Việt Nam con đường xanh; 2) Lúa siêu xanh Việt Nam; 3) Cách mạng sắn Việt Nam; 4) Ngô Việt Nam ngày nay; 5) Giống khoai lang Việt Nam;
ĐỊNH HƯỚNG
“Phấn đấu thực hiện mục tiêu xây dựng một nền nông nghiệp thịnh vượng, nông dân giàu có, nông thôn văn minh hiện đại”. “Đảng và Nhà nước Việt Nam đã xác định nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế xã hội, giữ vững ổn định chính trị an ninh quốc phòng, giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước. Nghị quyết Đại hội Đảng XII và Đại hội Đảng XIII đều định hướng :Xây dựng nền nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, ứng dụng công nghệ cao, nâng cao chất lượng sản phẩm, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, nâng cao giá trị gia tăng, đẩy mạnh xuất khẩu” (Trích bài phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Đại hội VII Hội Nông dân Việt Nam, nhiệm kỳ 2018-2023; Tạp chí Nông thôn mới 2021, trang 8).
Định hướng chiến lược quốc gia, phương hướng nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế xã hội 2021-2030 (Đảng Cộng Sản Việt Nam 2021, Văn kiện Đại hội Đảng XIII của Đảng) [1] đã xác định 10 giải pháp cơ bản: 1) Tập trung hoàn thiện nâng cao chất lượng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, giải quyết tốt hơn quan hệ giữa Nhà nước và thị trường. 2) Phát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo nhằm tạo bứt phá nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; 3) Phát triển nguồn nhân lực, giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu nhân lực chất lượng cao của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế; 4) Đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, bảo đảm thực chất, hiệu quả; phát triển nền kinh tế số; thúc đẩy tăng trưởng nhanh, bền vững trên cơ sở ổn định kinh tế vĩ mô; 5) Phát triển kết cấu hạ tầng, kinh tế vùng, kinh tế biển, lấy các đô thi làm động lực phát triển vùng và đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới; 6) Phát triển văn hóa, xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; không ngừng nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân; 7) Quản lý và sử dụng hiệu quả tài nguyên; tăng cường bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu; phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai; 8) Củng cố, tăng cường quốc phóng, bảo đảm an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội; kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia; 9) Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại, hội nhập và vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế; 10) Tiếp tục xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa kiến tạo phát triển, liêm chính, hành động; đẩy mạnh phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tạo đột phá trong cải cách hành chính.
Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, được phê duyệt của Phó Thủ tướng Lê Văn Thành tại Quyết định số 150/QĐ-TTg (Cổng thông tin điện tử Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ngày 8 tháng 2 năm 2022 https://www.mard.gov.vn/Pages/phe-duyet-chien-luoc-phat-trien-nong-nghiep-va-nong-thon-ben-vung-giai-doan-2021-%E2%80%93-2030)
Phát triển hiện đại với mục tiêu tăng trưởng 2,5 – 3%/năm
Mục tiêu chung xây dựng nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa đồng thời phát triển nông nghiệp dựa trên lợi thế địa phương, theo hướng hiện đại có năng suất, chất lượng, hiệu quả, bền vững và sức cạnh tranh cao thuộc nhóm dẫn đầu trong khu vực và trên thế giới, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia, góp phần quan trọng trong việc ổn định kinh tế – xã hội, phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, thực hiện có hiệu quả các cam kết quốc tế về giảm phát thải khí nhà kính;
Nâng cao thu nhập, chất lượng cuộc sống, vai trò và vị thế của người tham gia sản xuất nông nghiệp; tạo việc làm phi nông nghiệp để phát triển sinh kế đa dạng, giảm nghèo bền vững cho người dân nông thôn, đảm bảo cơ hội phát triển công bằng giữa các vùng, miền; phát triển nông thôn toàn diện, hiện đại gắn với quá trình đô thị hóa, có cơ sở hạ tầng, dịch vụ xã hội đồng bộ và tiệm cận với khu vực đô thị;
Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; xây dựng nông thôn xanh, sạch, đẹp, an ninh, trật tự được đảm bảo; phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới theo hướng nông nghiệp sinh thái có hiệu quả cao, nông thôn hiện đại và nông dân văn minh.
Mục tiêu cụ thể đến năm 2030, tốc độ tăng trưởng GDP nông lâm thủy sản đạt bình quân từ 2,5 – 3%/năm, tốc độ tăng năng suất lao động nông lâm thủy sản đạt bình quân từ 5,5 – 6%/năm; mở rộng và phát triển thị trường, nhất là thị trường xuất khẩu. Tốc độ tăng giá trị xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt bình quân từ 5 – 6%/năm.
Nâng cao thu nhập người dân, giảm nghèo bền vững. Thu nhập của cư dân nông thôn cao hơn 2,5 – 3 lần so với năm 2020. Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều ở nông thôn giảm bình quân 1 – 1,5%/năm. Tỷ trọng lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội giảm xuống dưới 20%, tỷ lệ lao động nông nghiệp được đào tạo đạt trên 70%.
Phát triển nền nông nghiệp xanh, thân thiện với môi trường. Cả nước có ít nhất 90% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó 50% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; phát triển nền nông nghiệp xanh, thân thiện với môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm ô nhiễm môi trường nông thôn, phấn đấu giảm phát thải khí nhà kính 10% so với năm 2020.
Phát triển ngành thủy sản thành ngành sản xuất chiến lược
Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 nhấn mạnh mục tiêu phát triển ngành thủy sản thành ngành sản xuất chiến lược, đảm bảo nhu cầu trong nước và phục vụ xuất khẩu.
Trong đó, phát triển ngành nuôi thủy sản theo hướng nuôi tập trung công nghiệp, công nghệ hiện đại với các cơ sở sản xuất quy mô lớn và đối với hộ quy mô nhỏ thì áp dụng công nghệ cải tiến, nuôi hữu cơ, phối hợp nuôi lồng bè, ao hồ tập trung và luân canh/xen canh… ưu tiên phát triển vùng nuôi chuyên canh chính cho các sản phẩm chiến lược như tôm, cá tra; hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi phục vụ thủy sản tại các vùng nuôi chuyên canh…
Ngoài ra, chiến lược đặt ra định hướng, nhiệm vụ đối với từng lĩnh vực sản xuất. Cụ thể, đối với trồng trọt: Đổi mới cơ cấu cây trồng và thực hiện chế độ quản lý mục đích sử dụng đất nông nghiệp một cách linh hoạt hơn nhằm phát huy lợi thế là ngành sản xuất chiến lược đảm bảo nhu cầu trong nước và phục vụ xuất khẩu.
Ưu tiên phát triển các cây trồng có lợi thế so sánh và nhu cầu lớn (cây công nghiệp, cây ăn quả nhiệt đới, lúa gạo chất lượng cao…). Có bước đi phù hợp để thúc đẩy phát triển các cây trồng mới có triển vọng như cây dược liệu, cây cảnh, nấm ăn…
Đối với sản xuất lúa gạo: Tiếp tục phát huy lợi thế ngành lúa gạo Việt Nam nhưng với những đổi mới về tư duy, chính sách quản lý, sử dụng đất trồng lúa và sản xuất lúa gạo – từ tập trung phát triển về sản lượng sang coi trọng chất lượng, vừa đảm bảo an ninh lương thực quốc gia trong mọi tình huống, vừa khai thác, sử dụng tài nguyên đất, nước một cách hiệu quả cao nhất.
Đối với chăn nuôi: Đảm bảo các nhu cầu thiết yếu về thực phẩm cho thị trường trong nước; phát triển các ngành hàng có tiềm năng và thị trường như thịt gia cầm, trứng, sữa; duy trì chăn nuôi lợn và gia súc lớn. Phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, vật nuôi bản địa, đặc sản có giá trị cao, đảm bảo an toàn thực phẩm, bền vững môi trường, an toàn sinh học, vả dịch bệnh.
Phát triển chăn nuôi công nghiệp áp dụng công nghệ cao tại các trang trại và doanh nghiệp lớn, đồng thời khuyến khích chăn nuôi hộ truyền thống có cải tiến theo hướng chuyên nghiệp hóa, chăn nuôi hữu cơ. Xây dựng các vùng chăn nuôi tập trung xa nơi dân cư tập trung, thuận lợi cho xử lý môi trường và phòng tránh dịch bệnh.
Bên cạnh đó, tập trung xây dựng ngành lâm nghiệp thực sự trở thành một ngành kinh tế – kỹ thuật hiện đại, có hiệu quả cao, nâng cao thu nhập của người dân, góp phần đắc lực vào phát triển kinh tế – xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, an ninh nguồn nước, giảm nhẹ thiên tai, ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu, giữ vững quốc phòng và an ninh.
Cùng với phát triển nông nghiệp, chú trọng phát triển kinh tế nông thôn, chuyển đổi cơ cấu lao động theo hướng phi nông nghiệp để giải quyết việc làm, đảm bảo thu nhập… Lấy nông nghiệp làm căn bản, coi nông nghiệp là nền tàng ổn định đất nước, ổn định xã hội.
Có thể thấy, Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững là định hướng cơ bản, trụ cột để đảm bảo an ninh lương thực, tạo nền tảng ổn định cuộc sống, đóng góp vào hội nhập quốc tế, tạo đà xuất khẩu lớn hàng đầu khu vực, nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam ./.
Trước đó, ngày 29/11/2021 tại Hội nghị tham vấn Dự thảo Chiến lược Phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021- 2030, tầm nhìn đến 2050, Bộ trưởng Bộ NN & PTNT Lê Minh Hoan đã nhận định:
Hiện nay ngành nông nghiệp Việt Nam đang tồn tại hai vấn đề lớn. 1) Nông nghiệp Việt Nam ngày nay vẫn phát triển dựa trên đơn ngành; sử dụng nhiều đất đai và chi phí đầu vào, trong khi giá trị khoa học công nghệ và các mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn chưa khai thác hết tiềm năng. Ngành nông nghiệp muốn bảo tồn và phát triển bền vững cần chuyển đổi quan niệm và cấu trúc dựa trên việc phát triển những giá trị khác ngoài sản lượng. Ngành nông nghiệp Việt Nam GDP đóng góp tăng nhưng chi phí đầu vào cũng tăng theo nên giá trị gia tăng bị giảm, giá trị thu nhập trực tiếp của người nông dân không đồng hành với sự tăng trưởng kinh tế. 2) Thị trường nông sản Việt Nam còn nhiều bất cập, giá thu mua nông sản không chỉ dựa trên giá cả mà dựa trên nhiều giá trị khác như môi trường, biến đổi khí hậu, sức khỏe người nông dân, logistic; quan hệ đối ngoại, … Ngành nông nghiệp Việt Nam cần định vị lại những giá trị cối lõi, tiếp cận xu thế tại tất cả những ngành hàng. Chiến lược phải hướng đến sự tăng trưởng bao trùm, tạo ra bao nhiêu việc làm, người nông dân được thụ hưởng sự phát triển của ngành nông nghiệp.
Theo Ông Cao Đức Phát, nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp, nguyên Phó Ban Kinh tế Trung ương, phát biểu đóng góp cho Dự thảo Chiến lược Phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050, đã xác định:Nông nghiệp Việt Nam ngày cần đáp ứng yêu cầu an toàn thực phẩm, thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng, giảm phát thải carbon hiệu ứng nhà kính, giảm chi phí sản phẩm, tăng chuỗi giá trị ngành hàng, nâng cao giá trị văn hóa dân tộc, lợi thế du lịch sinh thái và biến các giá trị này thành giá trị kinh tế trong nông nghiệp. Nông nghiệp Việt Nam ngày nay còn nhiều dư địa phát triển chăn nuôi, thủy sản, trồng rừng nhưng không phải vô hạn. Một số lĩnh vực phải giảm như khai thác trên biển, đặc biệt là khai thác ven bờ. Nông nghiệp Việt Nam 20 năm qua (2000-2020) động lực chính là đổi mới chính sách và đổi mới khoa học công nghệ. Hiện nay động lực chính là khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Theo Ông Trần Công Thắng, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn nhấn mạnh: Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn cần hiện thực hóa định hướng của Nghị quyết của Đại hội Đảng lần thứ XIII; tái cơ cấu nông nghiệp gắn chặt với xây dựng nông thôn mới, thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững gắn với những cơ hội về khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, thị trường. Hướng tới việc xây dựng một nền nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh; chuyển đổi mạnh mẽ theo hướng nông nghiệp xanh, nông nghiệp sinh thái, phát triển tích hợp đa ngành, đa giá trị, liên kết nông nghiệp với công nghiệp và dịch vụ.
GIẢI PHÁP
Phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo luôn được Đảng và Nhà nước Việt Nam quan tâm và đã xác định là khâu đột phá trong phát triển kinh tế xã hội, Chuyển đổi mạnh mẽ phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo là vấn đề sống còn trong hợp tác và cạnh tranh giữa các địa phương, giữa các quốc gia. Việc nâng tầm sản phẩm hàng hóa có hàm lượng KHCN cao, phát triển sản xuất hàng hóa, vừa đảm bảo tiêu dùng, vừa tham gia vào chuỗi cung ứng trong nước, góp phần vào định hướng xuất khẩu. Phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo cần đột phá trọng điểm vào những sản phẩm chủ lực, giải pháp ưu tiên, xây dựng mô hình hiệu quả tại vùng chuyên canh, đặc biệt quan tâm vùng khó khăn, mô hình liên kết các nhà, kết nối thị trường, thương mại hóa sản phẩm chủ lực OCOP, đặc thù, khuyến nông phục vụ cơ cấu lại nông nghiệp sản xuất kinh doanh hiệu quả. Chiến lược phát triển nguồn nhân lực ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045 và sự vận dụng hiệu quả tại từng địa phương là rất quan trọng; xem thêm http://hoangkimlong.wordpress.com/category/#cltvn-dinh-huong-va-giai-phap
Tài liệu trích dẫn
NÔNG NGHIỆP TIẾP TỤC CƠ CẤU LẠI THEO BA TRỤC SẢN PHẨM CHÍNH
Báo Người Lao Động ngày 17 2 2022, Vũ Long https://laodong.vn/kinh-te/nong-nghiep-tiep-tuc-co-cau-lai-theo-3-truc-san-pham-chinh-1014956.ldo
Chiến lược phát triển bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Việt Nam phấn đấu sánh vai các nước có nền nông nghiệp hàng đầu thế giới.
Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Chiến lược) được Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành ký bán hành đã giao ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn (NNPTNT) nhiều mục tiêu quan trọng, với những điểm mới mang tính đột phá. Trong đó, đặt mục tiêu cụ thể đến năm 2030, tốc độ tăng trưởng GDP nông nghiệp đạt bình quân từ 2,5-3%/năm, tốc độ tăng năng suất lao động nông nghiệp đạt bình quân từ 5,5-6%/năm; mở rộng và phát triển thị trường, nhất là thị trường xuất khẩu. Tốc độ tăng giá trị xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt bình quân từ 5-6%/năm…
Đến năm 2050, Việt Nam sẽ trở thành một trong những nước có nền nông nghiệp hàng đầu thế giới với ngành công nghiệp chế biến nông sản hiện đại, hiệu quả, thân thiện với môi trường. Nông thôn Việt Nam không còn hộ nghèo và trở thành “nơi đáng sống” văn minh, xanh, đẹp…
Sáng 17.2.2022, tại buổi họp báo công bố chiến lược, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Lê Minh Hoan nhấn mạnh: Với mục tiêu trên, ngành nông nghiệp sẽ phải đổi mới tư duy sản xuất. Đó là chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp, tập trung vào nâng cao giá trị, hiệu quả, đa dạng theo chuỗi giá trị phù hợp với yêu cầu của thị trường. Chuyển từ phát triển đơn ngành sang tích hợp đa ngành, từ “đơn giá trị” sang “tích hợp đa giá trị”…
Ngành NNPTNT cũng phải hướng tới nền nông nghiệp xanh, nông nghiệp sinh thái bằng việc áp dụng đồng bộ các quy trình, công nghệ; sử dụng hợp lý, tiết kiệm vật tư đầu vào cho sản xuất nông nghiệp, sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, không gây ảnh hưởng tới môi trường, sức khỏe con người. Hoàn chỉnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp gắn với lợi thế cạnh tranh và yêu cầu thị trường.
Theo đó, ngành nông nghiệp tiếp tục cơ cấu lại theo 3 trục sản phẩm: Quốc gia, cấp tỉnh và địa phương, theo lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp; cùng với đó là tăng cường chế biến, ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới tổ chức thể chế của hợp tác xã, tổ hợp tác, doanh nghiệp, hội, hiệp hội, ngành hàng…
Để hiện thực hóa Chiến lược phát triển nông nghiệp hiện đại, bền vững, trước hết phải thống nhất từ nhận thức đến hành động và sự vào cuộc chủ động, tích cực, quyết liệt từ Chính phủ, các bộ, ban, ngành, đoàn thể, hiệp hội, doanh nghiệp, hợp tác xã, bà con nông dân; đặc biệt là chính quyền địa phương các cấp. Cùng với đó là cơ chế chính sách phù hợp, mang tính đột phá.
Theo ông Trần Công Thắng – Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, để đạt được các mục tiêu trên, có rất nhiều việc phải làm. Trong đó, các chính sách về sử dụng đất đai sẽ cần được sửa đổi linh hoạt, phát triển thị trường giao dịch, thúc đẩy tập trung đất đai. Hạ tầng sẽ được đầu tư cơ bản cho vùng sâu vùng xa.
Điển hình như việc phát triển hạ tầng thủy lợi phải đảm bảo đa mục tiêu, cho thủy sản, lâm nghiệp. Hạ tầng thương mại như: Xây dựng hệ thống chợ, trung tâm đầu mối; hạ tầng logistics: Cầu cảng, trung tâm kết nối vùng, giao thông kết nối vùng chuyên canh… để phát triển nông nghiệp hiện đại, năng suất, bền vững, có trách nhiệm…
CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN : TỪ ‘ĐƠN GIÁ TRỊ” SANG “TÍCH HỢP ĐA GIÁ TRỊ”
VOV.VN ngày 17 .2.2022 Minh Long https://vov.vn/kinh-te/chien-luoc-phat-trien-nong-nghiep-nong-thon-tu-don-gia-tri-sang-tich-hop-da-gia-tri-post924848.vov
VOV.VN – Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững định vị lại vai trò, vị trí, sứ mệnh của nông nghiệp, nông thôn và nông dân trong giai đoạn tới.
Tại buổi họp báo công bố Chiến lược Phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 diễn ra hôm nay (17/2), Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan mong muốn chiến lược sẽ được lan tỏa vào tâm thức của mỗi lãnh đạo, người dân trong xã hội; định vị đúng vai trò, vị trí, sứ mệnh của nông nghiệp, nông thôn và nông dân.
Theo ông Nguyễn Văn Việt, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, đây là lần đầu ngành nông nghiệp có chiến lược chung. Sau khi chiến lược được phê duyệt, lãnh đạo Bộ đã họp với các đơn vị trực thuộc để bàn giải pháp thực hiện, tuy nhiên, nếu như các bộ, ngành liên quan và các địa phương không vào cuộc thì chiến lược cũng chỉ “nằm trên giấy”, bởi chiến lược liên quan đến rất nhiều bộ, ngành, đặc biệt là các cơ chế chính sách về đất đai, vốn, lao động… Bên cạnh nguồn lực về tiền bạc thì con người cũng là yếu tố quan trọng để đưa chiến lược vào cuộc sống.
Bộ trưởng Lê Minh Hoan khẳng định chiến lược phát triển nông nghiệp bền vững sẽ định vị lại nông nghiệp, nông thôn, nông dân.
Theo đó, phải xây dựng kế hoạch cụ thể và thay đổi về mặt tư duy từng cán bộ quản lý, nhà khoa học, người nông dân, doanh nghiệp, hợp tác xã…. Ngoài ra cần có những đột phá trong chính sách liên quan đến đất đai, qua đó hình thành các trung tâm giao dịch đất nông nghiệp để đẩy mạnh tập trung đất đai, đất nông nghiệp không sử dụng được đưa lên hệ thống, doanh nghiệp nào cần trung tâm sẽ kết nối cho doanh nghiệp và nông dân gặp nhau.
“Nếu như các Bộ, ngành liên quan và các địa phương không vào cuộc thì chiến lược cũng chỉ nằm trên giấy, bởi một mình Bộ NN&PTNT cũng không thể triển khai được. Đây là tư duy hoàn toàn mới, mấu chốt quan trọng nhất là chiến lược liên quan đến rất nhiều Bộ, ngành, nhất là cơ chế chính sách, cơ chế. Vì vậy, các Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công Thương, Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ, Lao động Thương binh và Xã hội và Ngân hàng Nhà nước phải có kế hoạch rà soát lại toàn bộ cơ chế chính sách theo lĩnh vực phụ trách. và Thủ tướng Chính phủ sẽ ký để chỉ đạo toàn bộ hệ thống triển khai chiến lược”, ông Việt nêu rõ. Khẳng định hiện thực hóa chiến lược phát triển nông nghiệp hiện đại, bền vững, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan cho biết, chiến lược đưa ra nền tảng từ tổ chức lại sản xuất để phát triển nông nghiệp, nông thôn hay cơ cấu lại nông nghiệp bắt đầu việc tổ chức lại sản xuất. Ngành nông nghiệp sẽ phải đổi mới tư duy sản xuất đó là chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp; tập trung vào nâng cao giá trị, hiệu quả, đa dạng theo chuỗi giá trị phù hợp với yêu cầu của thị trường.
Đồng thời, chuyển từ phát triển đơn ngành sang tích hợp đa ngành, từ “đơn giá trị” sang “tích hợp đa giá trị”… Ngành nông nghiệp sẽ hướng đến nền nông nghiệp xanh, nông nghiệp sinh thái bằng việc áp dụng đồng bộ các quy trình, công nghệ; sử dụng hợp lý, tiết kiệm vật tư đầu vào cho sản xuất nông nghiệp, sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, không gây ảnh hưởng tới môi trường, sức khỏe con người. Ngành cũng sẽ hoàn chỉnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp gắn với lợi thế cạnh tranh và yêu cầu thị trường.
Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh, Bộ rất nghiêm túc trong việc xây dựng và đưa chiến lược vào cuộc sống, quan trọng nhất là phải tiếp cận với dòng chảy, xu thế tiêu dùng xanh của thế giới. Tăng trưởng của nông nghiệp sẽ không thể như tăng trưởng của ngành công nghiệp. Chiến lược khẳng định dù đóng góp nhỏ nhưng vai trò vị trí của nông nghiệp trong bình ổn xã hội rất lớn. Khi nhận thức đúng thì sẽ có nguồn vốn, hạ tầng đầu tư cho nông nghiệp. Bộ sẽ ban hành kế hoạch hành động chiến lược; các đơn vị trực thuộc Bộ phải trình lãnh đạo Bộ kế hoạch tiếp cận chuyển đổi tư duy theo chiến lược, để sớm hiện thực hóa việc xây dựng và đưa chiến lược đi vào cuộc sống:
“Kỳ vọng chiến lược được truyền thông lan tỏa ra toàn xã hội để định vị lại trong tâm thức của các nhà quản lý, người dân và xã hội về vai trò, vị trí sứ mạng của nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Chúng ta thấy rằng có lúc khu vực nông nghiệp tăng trưởng chậm và đầy rủi ro, nhưng nếu chỉ nhìn vào các con số đó thì chúng ta xem nhẹ lĩnh vực này. Chiến lược lần này khẳng định lại dù đóng góp nhỏ nhưng nông nghiệp có vai trò vị trí hết sức quan trọng bình ổn xã hội, bởi hơn 60% dân số Việt Nam hiện nay đang ở nông thôn và đang là nông dân”, Bộ trưởng Lê Minh Hoan chỉ rõ.
Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đặt mục tiêu cụ thể đến năm 2030, tốc độ tăng trưởng GDP nông nghiệp đạt bình quân từ 2,5% đến 3%/năm, thu nhập của cư dân nông thôn cao hơn 2,5 đến 3 lần so với năm 2020. Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều ở nông thôn giảm bình quân 1% đến 1,5%/năm…Đến năm 2050, Việt Nam phấn trở thành một trong những nước có nền nông nghiệp hàng đầu thế giới với ngành công nghiệp chế biến nông sản hiện đại, hiệu quả, thân thiện với môi trường. Nông thôn Việt Nam không còn hộ nghèo và trở thành “nơi đáng sống”, văn minh, xanh, đẹp…/.
BỘ TRƯỞNG LÊ MINH HOAN ‘CHIẾN LƯỢC NÔNG NGHIỆP TIẾP CẬN XU THẾ TIÊU DÙNG XANH’
Báo Tuổi Trẻ ngày 17 2 2022, Chí Tuệ https://tuoitre.vn/bo-truong-le-minh-hoan-chien-luoc-nong-nghiep-tiep-can-xu-the-tieu-dung-xanh-20220217111
TTO – Theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, chiến lược nông nghiệp giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 sẽ tiếp cận dòng chảy, xu thế tiêu dùng của nền kinh tế toàn cầu, xu thế tiêu dùng xanh của thế giới.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT) Lê Minh Hoan chia sẻ như vậy tại buổi họp báo công bố Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050.
Chiến lược đặt mục tiêu cụ thể đến năm 2030, tốc độ tăng trưởng GDP nông lâm thủy sản đạt bình quân từ 2,5 – 3%/năm, tốc độ tăng năng suất lao động nông lâm thủy sản đạt bình quân từ 5,5 – 6%/năm, mở rộng và phát triển thị trường, nhất là thị trường xuất khẩu. Tốc độ tăng giá trị xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt bình quân từ 5 – 6%/năm…
Đến năm 2050, Việt Nam sẽ trở thành một trong những nước có nền nông nghiệp hàng đầu thế giới với ngành công nghiệp chế biến nông sản hiện đại, hiệu quả, thân thiện với môi trường. Nông thôn Việt Nam không còn hộ nghèo và trở thành “nơi đáng sống” văn minh, xanh, đẹp.
Theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, “Bộ NN&PTNT rất nghiêm túc trong xây dựng chiến lược và nghiêm túc thực hiện để chiến lược đi vào cuộc sống, bằng nhiều hoạt động trong tháng 2, tháng 3… để đến một thời điểm nào đó xã hội hiểu được nền nông nghiệp Việt Nam có tầm nhìn dài hạn, mang tính chất giải quyết vấn đề nội tại ngành nông nghiệp và quan trọng hơn là tiếp cận dòng chảy, xu thế tiêu dùng của nền kinh tế toàn cầu, xu thế tiêu dùng xanh của thế giới”.
Với mục tiêu trên, ông Hoan nhấn mạnh ngành nông nghiệp sẽ phải đổi mới tư duy sản xuất. Đó là chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp, tập trung vào nâng cao giá trị, hiệu quả, đa dạng theo chuỗi giá trị phù hợp với yêu cầu của thị trường. Chuyển từ phát triển đơn ngành sang tích hợp đa ngành, từ “đơn giá trị” sang “tích hợp đa giá trị”…
Hướng nông nghiệp xanh, nông nghiệp sinh thái bằng việc áp dụng đồng bộ các quy trình, công nghệ, sử dụng hợp lý, tiết kiệm vật tư đầu vào cho sản xuất nông nghiệp, sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, không gây ảnh hưởng tới môi trường, sức khỏe con người.
Ngành nông nghiệp sẽ hoàn chỉnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp gắn với lợi thế cạnh tranh và yêu cầu thị trường.
Nói về sự kỳ vọng của chiến lược, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho hay, ông kỳ vọng bản chiến lược được truyền thông lan tỏa để định vị đúng lại trong tâm thức lãnh đạo, người dân. Định vị đúng vai trò, vị trí sứ mệnh của nông nghiệp, nông thôn và nông dân.
“Tăng trưởng của nông nghiệp không thể nào như tăng trưởng công nghiệp, dịch vụ. Nếu nhìn vào con số thì chúng ta xem nhẹ nó. Bản chiến lược để khẳng định lại dù nó nhỏ nhưng có vai trò vị trí trong việc bình ổn xã hội vì hơn 60% dân số Việt Nam đang ở nông thôn” – ông Hoan nói.
“Thông qua chiến lược tôi cũng mong muốn cấp độ địa phương trong quá trình phát triển kinh tế cân nhắc, tập trung nhiều hơn nguồn lực hơn cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn, ‘đừng xẻ đồi chè ra làm bất động sản’ mà hãy cân nhắc được và mất của người nông dân trước khi chuyển đổi” – ông Hoan chia sẻ.
CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIAI ĐOẠN 2021-2030, TẦM NHÌN 2045 MARD 2021b, Vụ Kế hoạch |
Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong ba đột phá chiến lược trong sự nghiệp phát triển kinh tế và giữ gìn an ninh quốc phòng của đất nước (Văn kiện Đại hội Đảng XI). Đào tạo nguồn nhân lực được xác định là một trong những giải pháp then chốt trong cơ cấu lại ngành nông nghiệp hiện nay. |
Phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2010-2020 Trong thời gian vừa qua, đã có nhiều chính sách được ban hành nhằm xây dựng và phát triển nhân lực cho ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn như: Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020; Quyết định số 2534/QĐ-BNN-TCCB, phê duyệt Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực ngành nông nghiệp và PTNT giai đoạn 2011-2020; Quyết định 1323/QĐ-BNN-TCCB phê duyệt đề án nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành nông nghiệp và PTNT giai đoạn 2014-2020… Trong giai đoạn 2011 – 2020, mạng lưới các trường đào tạo ngành nghề nông nghiệp đã được quy hoạch, sắp xếp lại, đầu tư cơ sở vật chất để đáp ứng quy mô và chất lượng đào tạo phục vụ nhu cầu xã hội và phát triển của ngành. Các trường trực thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT đã tuyển sinh và đào tạo 863 nghiên cứu sinh tiến sĩ, 20.374 thạc sĩ, 132.514 cử nhân, kỹ sư, 54.478 sinh viên cao đẳng và hơn 198.006 học sinh trung cấp. Mỗi năm có khoảng gần 1 triệu lao động nông thôn được đào tạo nghề, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo của ngành từ 28% năm 2009 lên 60% năm 2019, góp phần tích cực vào quá trình cơ cấu lại ngành nông nghiệp. Tuy nhiên, lao động nông nghiệp Việt Nam nhìn chung có trình độ, kỹ năng thấp, lao động chưa qua đào tạo vẫn chiếm tỉ lệ lớn. Trong số gần 1 triệu lao động nông thôn được đào tạo nghề, có đến 65% học nghề phi nông nghiệp để chuyển nghề. Lao động có trình độ cao đẳng, đại học và trên đại học chiếm tỷ lệ thấp, tương ứng với 2.83 % và 4.6%. Lao động nông nghiệp đang phải đối mặt với xu hướng già hóa nhanh. Những hạn chế trên làm cho năng suất lao động trong ngành nông nghiệp Việt Nam không chỉ thấp hơn nhiều các nước trong khu vực mà còn thấp nhất trong các nhóm ngành kinh tế. Cùng với quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa mạnh mẽ, trung bình hàng năm, lao động của ngành giảm 1%, tương đương khoảng 500.000 lao động chuyển ra khỏi khu vực nông nghiệp. Xây dựng Chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho giai đoạn 2021-2025 Sự thay đổi nhanh chóng về khoa học kỹ thuật, biến đổi khí hậu và những đòi hỏi khắt khe hơn trong quy trình sản xuất các sản phẩm nông nghiệp, nông thôn trong thời kỳ hội nhập đã tác động mạnh mẽ đến ngành nông nghiệp nước ta. Việc thiếu hụt lao động qua đào tạo, có trình độ sẽ ảnh hưởng lớn đến sự phát triển bền vững của ngành. Chất lượng và trình độ lao động thấp sẽ không chỉ ảnh hướng đến năng suất lao động mà lâu dài sẽ tác động tới việc tiếp cận khoa học công nghệ để tận dụng cơ hội của cách mạng công nghiệp 4.0 và phát triển nền nông nghiệp hiện đại. Trước những đòi hỏi, thách thức đó, Bộ Nông nghiệp và PTNT đang xây dựng Chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho giai đoạn 2021-2025 với mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực có đủ kiến thức, kĩ năng, phẩm chất đáp ứng các yêu cầu và đòi hỏi của nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nền nông nghiệp thông minh, tạo ra bước đột phá về năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp; phấn đấu đến năm 2030 đưa nông nghiệp Việt Nam đứng trong số 15 nước phát triển nhất trên thế giới./. |
|
Thúy Hằng |
(Nguồn: MARD 2021b , Vụ Kế Hoạch)
CÂY LƯƠNG THỰC VIỆT NAM
Hiện trạng và định hướng nghiên cứu
· Khái quát hiện trạng sản xuất cây lương thực ở Việt Nam.· Định hướng nghiên cứu phát triển cây lương thực.Hoàng Kim #CLTVN 2010
https://sites.google.com/site/hoangkimvietnam/chaongaymoi/cy-lng-thc/bai-giang-cay-luong-thuc-1/cay-luong-thuc-viet-nam-hien-trang-va-dinh-huong-nghien-cuu-phat-trien
1. Khái quát hiện trạng sản xuất cây lương thực ở Việt Nam
Nông nghiệp có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, đóng góp 22,1% GDP năm 2008, gần 30% giá trị xuất khẩu và trên 60% lực lượng lao động Nông nghiệp nước ta đã tăng trưởng cao và ổn định trong suốt thời gian dài, đạt được những thành tựu to lớn, mặc dù thường gặp những tổn thất nặng nề do thiên tai:.Lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp là lĩnh vực duy nhất trong nền kinh tế liên tục xuất siêu, năm sau cao hơn năm trước, kể cả trong những giai đoạn kinh tế gặp khó khăn. Kim ngạch xuất khẩu năm 2008 đạt khoảng 16 tỷ USD gấp 3,8 lần năm 2000, trong đó tăng trưởng trung bình của các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu giai đoạn 2000 – 2008 là: gạo 13,6%, cà phê 19,4%; cao su 32,5%; điều 27,8%; hải sản 19,1%. (MARD 2009). Định hướng thị trường trong sản xuất nông nghiệp ngày một rõ nét Hộ nông dân đã trở thành đơn vị tự chủ kinh tế. Hệ thống doanh nghiệp nhà nước đã được tổ chức lại có hiệu quả sản xuất cao hơn. Thu nhập của hộ nông dân và hệ thống hạ tầng nông thôn có được cải thiện. Việc phục hồi rừng, nguồn nước và đa dạng sinh học cũng đã có những kết qủa. Tuy vậy, nông nghiệp vẫn còn nhiều trở ngại và thách thức: Bình quân thu nhập nông dân còn rất thấp. Sự khác biệt lớn giữa các vùng, khoảng cách giàu nghèo có xu hướng ngày càng tăng. Nhiều vấn đề bức thiết trong nông nghiệp, nông dân và nông thôn đang tạo áp lực cho tăng trưởng kinh tế và sự ổn định kinh tế xã hội. Trong bối cảnh tự do hóa thương mại và toàn cầu hóa, ở một nước đông dân, bình quân diện tích đất trên đầu người thấp, tỷ trọng đóng góp GDP, giá trị xuất khẩu và lực lượng lao động cao. Nông nghiệp tiếp tục giữ vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam.
Sản xuất lương thực là ngành quan trọng nhất của nông nghiệp Việt Nam. Lúa là cây lương thực quan trọng nhất, chiếm diện tích gieo trồng lớn nhất.(Bảng 1). Cây lương thực quan trọng thứ hai là ngô đang có xu hướng tăng ở Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên và Duyên hải miền Trung. Cây lương thực quan trọng thứ ba là cây sắn đang có xu hướng tăng ở vùng Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, vùng núi và trung du Bắc Bộ. Cây lương thực quan trọng thứ tư là khoai lang có xu hướng giảm ở hầu hết các vùng. Những cây lương thực, thực phẩm lấy củ và lấy hạt khác (như khoai tây, khoai môn, khoai mỡ, dong riềng, hoàng tinh cao lương, lúa mì, lúa miến, lúa mạch) chiếm tỷ trọng không nhiều.
Sau 25 năm đổi mới (1986-2010), Việt Nam đã đạt được tốc độ tăng trưởng cao trong nông nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất lương thực. Sản lượng lương thực Việt Nam không những đủ cho nhu cầu trong nước mà còn có khối lượng lớn cho xuất khẩu. Bình quân lương thực đầu người tăng từ 445 kg năm 2000 lên 501 kg năm 2008. Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu gạo và các sản phẩm sắn (tinh bột sắn và sắn lát) đứng thứ hai trên thế giới sau một thời gian dài thiếu lương thực.
Bảng 1 Diện tích, năng suất, sản lượng bốn cây lương thực chính của Việt Nam
Cây trồng | Chỉ tiêu | 1995 | 2000 | 2005 | 2006 | 2007 | 2008 |
Lúa | Diện tích (1000 ha) | 6,766 | 7,666 | 7,326 | 7,324 | 7,305 | 7,414 |
Năng suất (tấn/ha) | 3,68 | 4,24 | 4,88 | 4,89 | 4,86 | 5,22 | |
Sản lượng (triệu tấn) | 24,96 | 32,52 | 35,79 | 35,82 | 35,56 | 38,72 | |
Ngô | Diện tích (triệu ha) | 556 | 730 | 995 | 1,031 | 1,150 | 1,125 |
Năng suất (tấn/ha) | 2,11 | 2,74 | 3,51 | 3,70 | 3,75 | 4,02 | |
Sản lượng (triệu tấn) | 1,17 | 2,00 | 3,50 | 3,82 | 4,31 | 4,53 | |
Sắn | Diện tích (nghìn ha) | 277 | 237 | 432 | 475 | 560 | 556 |
Năng suất (tấn/ha) | 7,97 | 8,35 | 15,35 | 16,24 | 15,89 | 16,90 | |
Sản lượng (triệu tấn) | 2,21 | 1,98 | 6,64 | 7,71 | 1,90 | 939 | |
Khoai lang | Diện tích (nghìn ha) | 304 | 254 | 205 | 181 | 180 | 162 |
Năng suất (tấn/ha) | 5,53 | 6,33 | 7,56 | 8,00 | 8,05 | 8,16 | |
Sản lượng (triệu tấn) | 1,68 | 1,61 | 1,55 | 1,45 | 1,45 | 1,32 |
Nguồn FAOSTAT 2009 được tổng hợp và trích dẫn bởi Hoàng Kim 2010
Việt Nam hiện đã đạt được an ninh lương thực trên phạm vi quốc gia . Tuy nhiên để đảm bảo được an ninh lương thực ở cấp hộ gia đình trên phạm vi cả nước vẫn đang còn là một vấn đề lớn, đặc biệt ở miền núi phía Bắc và Tây Nguyên
3. Định hướng nghiên cứu phát triển cây lương thực
Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn Việt Nam 2011-2020 (MARD QĐ số 3310/BNN-KH ngày 12/10/2009) đối với ngành sản xuất lương thưc là “Phát triển sản xuất lúa gạo Việt Nam trở thành mặt hàng xuất khẩu mũi nhọn có hiệu quả và đảm bảo an ninh lương thực.” Trên cơ sở tính toán cân đối giữa nhu cầu tương lai của đất nước và dự báo nhu cầu chung của thế giới nhằm đảm bảo tuyệt đối an ninh lương thực quốc gia trong mọi tình huống, đảm bảo quyền lợi hợp lý của người sản xuất và kinh doanh lúa gạo và xuất khẩu có lợi nhuận cao, đảm bảo sản lượng lúa đến năm 2020 đạt hơn 41 triệu tấn lúa trên diện tích canh tác 3,7 triệu ha.
“Phát triển hợp lý các loại cây trồng có lợi thế cạnh tranh trung bình hoặc thấp, thay thế nhập khẩu” Trên cơ sở tính toán hiệu quả kinh tế hợp lý, xác định địa bàn và quy mô sản xuất tối ưu cho những mặt hàng này. duy trì sản lượng tối đa hơn 6,5 triệu tấn ngô hạt năm 2015 và 7,2 triệu tấn năm 2020. Đối với cây trồng áp dụng công nghệ biến đổi gen, tiến hành thử nghiệm và chuyển đổi cơ cấu sản xuất ở những nơi thích hợp, trước hết áp dụng với cây trồng không trực tiếp sử dụng làm thực phẩm cho người như cây có sợi, cây lấy dầu công nghiệp, cây trồng làm nguyên liệu thức ăn gia súc mà thế giới đã áp dụng rộng rãi. Đối với những cây trồng mới trong tương lai mà thị trường có nhu cầu như cây trồng làm nguyên liệu sản xuất nhiên liệu sinh học (chú trọng diesel sinh học), cây trồng làm vật liệu xây dựng, làm giấy, gỗ và lâm sản, cây dược liệu… cần tiến hành trồng khảo nghiệm và sản xuất thử. Nếu có triển vọng thì mở rộng sản xuất hướng vào những vùng kém thích nghi với các cây trồng cổ truyền hiện nay (các vùng đất trống đồi núi trọc, vùng ven biển, vùng khô hạn,…). Trên cơ sở tính toán hiệu quả kinh tế hợp lý, quy hoạch diện tích đất thích hợp ở một số vùng chuyên canh địa phương để tổ chức sản xuất một số loại cây thay thế nhập khẩu như ngô, đỗ tương, bông, thuốc lá, dầu ăn,…
Ưu tiên về cây lương thực theo vùng là:
– Vùng núi và trung du Bắc Bộ: lúa, ngô và sắn
– Đồng bằng sông Hồng: lúa, ngô
– Bắc và Duyên hải Nam Trung Bộ: lúa, ngô
– Đồng bằng sông Cửu Long: lúa
– Đông Nam Bộ: lúa, ngô, sắn
Khó khăn và thách thức Mặc dù đạt được những thành tựu quan trọng nhưng sản xuất lương thực đang gặp nhiều khó khăn và thách thức lớn:
· thiếu các giống có năng suất cao và chất lượng tốt cho xuất khẩu, thích hợp với điều kiện của Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.
· Hiệu qủa kinh tế của các cây lương thực thấp, nhất là lúa, so với các cây trồng khác (cây công nghiệp, rau, qủa), hơn nữa , do giá lương thực thấp và biến động mạnh trên thị trường quốc tế. Chất lượng gạo Việt Nam thấp so với tiêu chuẩn quốc tế và do hạn chế trong công tác thị trường.
· Thiếu công nghệ và thiết bị thích hợp cho thu họach, xử lý sau thu họach, bảo quản , chế biến để giảm tổn thất và tăng giá trị sản phẩm.
· Bị ảnh hưởng nặng nề của thiên tai và dịch bệnh.
Chính sách cho nghiên cứu cây lương thực
Để vượt qua những khó khăn và thách thức này và đạt được các chỉ tiêu phát triển , cần phải ban hành các chính sách phù hợp cùng với những đầu tư
Hổ trợ mạnh mẽ cho nghiên cứu các cây lương thực chính (nhất là lúa và ngô) để tạo ra các giống năng suất cao, chất lượng tốt và công nghệ sản xuất tiên tiến phù hợp, đặc biệt cho Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long nhằm bảo đảm an ninh lương thực và đáp ứng yêu cầu xuất khẩu.
Các ưu tiên và chiến lược nghiên cứu cây lương thực
Nghiên cứu sẽ tập trung vào ba cây chính lúa, ngô và sắn. Các ưu tiên và chiến lược cụ thể như sau:
Lúa:
· Cải tiến giống: 1) Phát triển giống có chất lượng cao đáp ứng đòi hỏi của thị trường trong nước và thế giới, phù hợp với các điều kiện sinh thái nông nghiệp Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long. 2) Phát triển các giống lúa năng suất cao cho các vùng sản xuất thâm canh (lúa lai và siêu lúa); 3) Phát triển các giống lúa thích hợp với các điều kiện bất lợi như hạn hán, ngập úng, chua phèn và mặn.
· Nghiên cứu, đề xuất và chuyển giao kỹ thuật canh tác lúa thích hợp cho các vùng sinh thái nông nghiệp khác nhau nhằm đạt được năng suất tiềm năng.
· Nghiên cứu chế tạo thiết bị và công nghệ cho thu họach, xử lý sau thu họach, bảo quản và chế biến gạo, giảm tổn thất, nâng cao chất lượng sản phẩm và giá trị thị trường, kể cả giá trị gia tăng thông qua đa dạng hóa các sản phẩm từ gạo.
· Tiến hành nghiên cứu thị trường và tiếp thị đối với gạo, nhất là thị trường xuất khẩu, bao gồm các yếu tố về cung và cầu, giá cả và biến động giá cả ở tất cả các khâu của sản xuất.
· Tiến hành nghiên cứu hiệu qủa trồng lúa và các yếu tố ảnh hưởng.
Ngô:
· Cải tiến giống: phát triển giống ngô (nhất là ngô lai) có năng suất và chất lượng cao, chống chịu sâu bệnh và các điều kiện bất lợi, phù hợp với yêu cầu của sản xuất chuyển đổi cơ cấu cây trồng và công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi ở các vùng sinh thái nông nghiệp khác nhau của cả nước (đặc biệt ở miền Bắc và Đông Nam Bộ)
· Nghiên cứu đề xuất và chuyển giao kỹ thuật tổng hợp thâm canh ngô
· Nghiên cứu và phát triển thiết bị và công nghệ sau thu hoạch, kéo dài thời gian bảo quản và chế biến ngô, kể cả đa dạng hóa các sản phẩm từ ngô.
· Nghiên cứu thị trường ngô, nhu cầu về ngô cho công nghiệp sản xuất thức ăn gia súc.
· Nghiên cứu hiệu qủa trồng ngô và các yếu tố ảnh hưởng.
Sắn:
· Xây dựng kế hoạch và quy hoạch để xác định vùng trồng sắn thích hợp
· Phát triển giống: phát triển các giống có năng suất và hàm lượng tinh bột cao, tỷ lệ chất khô cao làm nguyên liệu cho công nghiệp ; phát triển các giống thích hợp với vùng đồi núi để đảm bảo an ninh lương thực tại chỗ.
· Đề xuất và chuyển giao kỹ thuật canh tác tổng hợp cho trồng sắn thâm canh.
· Nghiên cứu, khảo nghiệm và đề xuất thiết bị và công nghệ chế biến sắn thành các sản phẩm lương thực khác nhau, nguyên lieu thức ăn chăn nuôi và tinh bột.
· Nghiên cứu thị trường sắn cho công nghiệp để phát triển sắn trên quy mô thích hợp.
· Nghiên cứu hiệu qủa kinh tế và tác động của trồng sắn đến môi trường.
Đồi với tiểu ngành cây lương thực nói chung:
Ngoài các phần đề cập trên về các ưu tiên trong nghiên cứu cho từng cây lương thực chính , các nghiên cứu nêu dưới đây là cần thiết chung cho cả tiểu ngành cây lương thực.
Thông tin cần thiết cho các nhà họach định chính sách
· Nghiên cứu cơ sở khoa học để quy họach diện tích thích hợp cho cây lương thực và mức sản lượng lương thực.
· Nghiên cứu các biện pháp đảm bảo an ninh lương thực hộ gia đình.
· Nghiên cứu lựa chọn cây lương thực phù hợp ở các vùng cụ thể.
· Nghiên cứu ảnh hưởng của trồng cây lương thực đến môi trường ở vùng đồi núi.
Tăng cường ứng dụng công nghệ sinh học
· Lúa, ngô, (sắn và khoai): rút ngắn thời gian thuần hóa giống và chuyển các tính trạng chất lượng mong muốn về chất lượng và khả năng chống chịu các điều kiện khó khăn đối với giống mới.
· Khoai tây, sắn và các cây có củ khác: nhân nhanh giống.
· Trong sản xuất phân bón và thuốc trừ sâu sinh học.
· Trong chế biến lương thực
Đối với mỗi lọai cây lương thực , nghiên cứu cần đặc biệt lưu ý đến (i) hiệu qủa kinh tế, (ii) tầm quan trọng đối với xã hội, (iii) tác động đến môi trường và các nhân tố ảnh hưởng đến từng khía cạnh này, trong khuôn khổ của hệ thống cây trồng ở mỗi vùng sinh thái cụ thể.
Tài liệu tham khảo
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn 2009. Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn giai đoạn 2011-2020. Kèm theo công văn số: 3310/BNN-KH ngày 12/10/ 2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
2. FAO 2010.FAOSTAT (1990; 1995, 2000, 2005, 2007, 2008) http://www.fao.org
3. MARD, FAO, UNDP/FAO VIE 98/019.08 2001. Kế hoạch tổng thể nghiên cứu nông nghiệp Việt Nam. Tầm nhìn đến năm 2020. Hội thảo quốc gia tổ chức tại Hà Nội ngày 3-4 tháng 5 năm 2001 với sự tham gia của 11 cục vụ, 28 viện nghiên cứu, 6 trường đại học, 6 công ty và 8 tổ chức quốc tế (UNDP, FAO, WORLD BANK, DANIDA, GTZ, JICAR, ISNAR)
Chiến lược Phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 https://www.mard.gov.vn/Pages/chien-luoc-phat-trien-nong-nghiep-va-nong-thon-ben-vung-giai-doan-2021-2030-tam-nhin-den-2050.aspx
CÂY LƯƠNG THỰC VIỆT NAM #CLTVN ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC
TS. Hoàng Long, TS Hoàng Kim (Chủ biên) và đồng sự, 2022
Đề cương môn học #CLTVN được tích hợp nội dung dạy và học đối với các cây lương thực lúa, ngô, sắn, khoai lang, bao gồm điểm thuyết trình (20%), điểm thực hành tiểu luận (30%) ,và điểm thi cuối kỳ (50%) . Hệ thống thông tin học trực tuyến hổ trợ dạy và học,
CÂY LƯƠNG THỰC VIỆT NAM dạy và học trực tuyến
TS. Hoàng Long, TS Hoàng Kim (Chủ biên) và đồng sự. 2022
Tài liệu dạy và học đọc thêm ngoài bài giảng
CÂY LƯƠNG THỰC VIỆT NAM
Hoàng Kim, Hoàng Long (chủ biên) và đồng sự
http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong
Bảo tồn và phát triển sắn
Cách mạng sắn Việt Nam
Chọn giống sắn Việt Nam
Chọn giống sắn kháng CMD
Bạch Mai sắn Tây Nguyên
Giống sắn KM419 và KM440
Mười kỹ thuật thâm canh sắn
Sắn Việt bảo tồn phát triển
Sắn Việt Nam ngày nay
Vietnamese cassava today
Sắn Việt Lúa Siêu Xanh
Sắn Việt Nam bài học quý
Sắn Việt Nam sách chọn
Sắn Việt Nam và Howeler
Sắn Việt Nam và Kawano
Sắn Việt và Sắn Thái
Quản lý bền vững sắn châu Á
Cassava and Vietnam: Now and Then
Lúa siêu xanh Việt Nam
Giống lúa siêu xanh GSR65
Giống lúa siêu xanh GSR90
Gạo Việt và thương hiệu
Hồ Quang Cua gạo ST
Cơm Niêu Vàng Gạo Đông A
Con đường lúa gạo Việt
Chuyện cô Trâm lúa lai
Chuyện thầy Hoan lúa lai
Lúa C4 và lúa cao cây
Lúa sắn Cămpuchia và Lào
Lúa sắn Việt Châu Phi
Lúa Việt tới Châu Mỹ
Giống ngô lai VN 25-99
Giống lạc HL25 Việt Ấn
Giống khoai lang Việt Nam
Giống khoai lang HL518
Giống khoai lang HL491
Giống khoai Hoàng Long
Giống khoai lang HL4
Giống khoai Bí Đà Lạt
Việt Nam con đường xanh
Việt Nam tổ quốc tôi
Vườn Quốc gia Việt Nam
Nông nghiệp công nghệ cao
Nông nghiệp sinh thái Việt
Nông nghiệp Việt trăm năm
IAS đường tới trăm năm
Viện Lúa Sao Thần Nông
Hoàng Thành đến Trúc Lâm
Ngày Hạnh Phúc của em
Có một ngày như thế
Thầy bạn là lộc xuân
Thầy bạn trong đời tôi
Sóc Trăng Lương Định Của
Thầy Quyền thâm canh lúa
Borlaug và Hemingway
Thầy Luật lúa OMCS OM
Thầy Tuấn kinh tế hộ
Thầy Tuấn trong lòng tôi
Thầy Vũ trong lòng tôi
Thầy lúa xuân Việt Nam
Thầy Ngoạn Hồ Núi Cốc
Thầy bạn Vĩ Dạ xưa
Thầy Dương Thanh Liêm
Thầy Hiếu Đêm Giáng Sinh
Phạm Trung Nghĩa Viện Lúa
Phạm Quang Khánh Hoa Đất
Phạm Văn Bên Cỏ May
24 tiết khí nông lịch
Nông lịch tiết Lập Xuân
Nông lịch tiết Vũ Thủy
Nông lịch tiết Kinh Trập
Nông lịch tiết Xuân Phân
Nông lịch tiết Thanh Minh
Nông lịch tiết Cốc vũ
Nông lịch tiết Lập Hạ
Nông lịch tiết Tiểu Mãn
Nông lịch tiết Mang Chủng
Nông lịch tiết Hạ Chí
Nông lịch tiết Tiểu Thử
Nông lịch tiết Đại Thử
Nông lịch tiết Lập Thu
Nông lịch Tiết Xử Thử
Nông lịch tiết Bạch Lộ
Nông lịch tiết Thu Phân
Nông lịch tiết Hàn Lộ
Nông lịch tiết Sương Giáng
Nông lịch tiết Lập Đông
Nông lịch tiết Tiểu tuyết
Nông lịch tiết Đại tuyết
Nông lịch tiết giữa Đông
Nông lịch Tiết Tiểu Hàn
Nông lịch tiết Đại Hàn
Food Crops Ngọc Phương Nam
Nhà sách Hoàng Gia
Video Cây Lương thực chọn lọc :
Cây Lương thực Việt NamChuyển đổi số nông nghiệp, Học không bao giờ muộnCách mạng sắn Việt Namhttps://youtu.be/81aJ5-cGp28; Mười kỹ thuật thâm canh sắn : Cassava in Vietnam Save and Grow 1Daklak; Cassava in Vietnam: Save and Grow 2Daklak; Cassava in Vietnam: Save and Grow 3Daklak; Giống sắn KM410 và KM440 ở Phú Yên https://youtu.be/XDM6i8vLHcI; Giống sắn KM419, KM440 ở Đăk Lăk https://youtu.be/EVz0lIJv2N4; Giống sắn KM419, KM440 ở Tây Ninh https://youtu.be/XMHEa-KewEk; https://youtu.be/kjWwyW0hkbU; https://youtu.be/9mZHm08MskE; Trồng sắn KM419, KM98-5, KM98-1 ở Căm pu chia https://youtu.be/TpTIxv9LaFQ; Ngăn chặn lây lan CWBD bệnh chổi rồng ở Căm pu chia https://youtu.be/0gNY0KZ2nyY; Trồng khoai lang ở Hàn Quốc https://youtu.be/J_6xW3j47Sw; Trồng lúa đặc sản ở Trung Quốc https://youtu.be/rJSZfrJFluw; Trồng khoai lang tím ở Trung Quốc https://youtu.be/0CHOG3r64xs;Trồng và chế biến khoai tây ở Trung Quốc https://youtu.be/0gNY0KZ2nyYv; Làm măng ngọt giá cao ở Trung Quốc https://youtu.be/i1oFFqFMlvI; Nghệ thuật làm vườn “The life of okra and bamboo fence” https://youtu.be/kPIzBRPezY4 Bảy điều trước tiên của người Trung Quốc: Củi, gạo, dầu, muối, tương, giấm, trà | Lý Tử Thất https://youtu.be/u-xS-dkz3a0
LỘC XUÂN
Hoàng Kim
Trời xanh trao nắng, lúa vàng ưa.
Xuân tới đông qua tiết trở mùa.
Ngày mới lúa siêu xanh tỏa rộng.
Hoa Người Hoa Đất thắm ước mơ.
VUI ĐI DƯỚI MẶT TRỜI
Hoàng Kim
Hãy lên đường đi em
Ban mai vừa mới rạng
Vui đi dưới mặt trời
Một niềm tin thắp lửa
Ta như ong làm mật
Cuộc đời đầy hương hoa
Thời an nhiên vẫy gọi
Vui đời khỏe cho ta.
VUI ĐI DƯỚI MẶT TRỜI
Hoàng Kim
Vui đi dưới mặt trời
Nắng dát vàng trên đồng xuân
Mưa ướt vệt bóng mây, tím sắc trời cuối hạ
Đất ước, cây trông, lòng nhớ …
Em trốn tìm đâu trong giấc mơ tâm tưởng
Ngôi nhà con hạnh phúc trăm năm
Bếp lửa ngọn đèn khuya
Vận mệnh cuộc đời cố gắng
Tình yêu là người thầy tốt hơn trách nhiệm
Đồng lòng đất cảm trời thương
Phúc hậu minh triết tận tâm
Cố gắng làm người có ích
Tháng năm tròn đầy vườn thiêng cổ tích
Mừng ban mai mỗi ngày tỉnh thức bình an
Chào ngày mới CNM365 Tình yêu cuộc sống
Thảnh thơi vui cõi phúc được thanh nhàn.
Vui đi dưới mặt trời
Một niềm tin thắp lửa
VUI ĐI DƯỚI MẶT TRỜI
Hoàng Kim
Hãy lên đường đi em
Ban mai vừa mới rạng
Vui đi dưới mặt trời
Một niềm tin thắp lửa
Ta như ong làm mật
Cuộc đời đầy hương hoa
Thời an nhiên vẫy gọi
Vui đời khỏe cho ta.
Học mặt trời tỏa sáng
Phúc hậu và an nhiên
Biết kiên trì việc chính
Học nước chảy đá mòn
Vui đi dưới mặt trời
LỘC XUÂN
Hoàng Kim
Trời đất giao hòa mang Tết đến
Tháng ngày luân chuyển chở xuân qua
Một giấc an lành ngon đến sáng.
Quả níu cành xuân trĩu trước nhà.
Bài viết mới trên CNM365 Tình yêu cuộc sống
DẠY VÀ HỌC http://hoangkimvn.wordpress.com/
CNM365, ngày mới nhất bấm vào đây cập nhật mỗi ngày
Video yêu thích
KimYouTube
Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương NamThung dungDạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, CNM365; Tình yêu Cuộc sống,Kim on LinkedIn Kim on Facebook Kim on Twitter
Số lần xem trang : 16671
Nhập ngày : 18-02-2022
Điều chỉnh lần cuối :
Ý kiến của bạn về bài viết này
Cây Lương thực Việt Nam
#cnm365 #cltvn 5 tháng 10(06-10-2022)
#cnm365 #cltvn 4 tháng 10(06-10-2022)
#cnm365 #cltvn 3 tháng 10(06-10-2022)
#cnm365 #cltvn 2 tháng 10(06-10-2022)
#cnm365 #cltvn 1 tháng 10(06-10-2022)
#cnm365 #cltvn 30 tháng 9(06-10-2022)
#cnm365 #cltvn 29 tháng 9(06-10-2022)
#cnm365 #cltvn 28 tháng 9(06-10-2022)
#cnm365 #cltvn 27 tháng 9(06-10-2022)
#cnm365 #cltvn 26 tháng 9(06-10-2022)
Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29