Số lần xem
Đang xem 2255 Toàn hệ thống 6992 Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết
Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
DẠY VÀ HỌC Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận
Norman Borlaug Lời Thầy dặn Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.
Những vị tướng của trận đánh lớn: Ba lần vào “Kỳ Sơn” Thượng Đức.Từ trái qua phải: Thiếu tướng Hoàng Đan, Đại tướng Võ Nguyên Giáp (giữa), Đại tướng Lê Trọng Tấn (cuối phải). Trận Thượng Đức năm 1974 là một trận đánh lớn giữa Quân Giải phóng miền Nam và Quân lực Việt Nam Cộng hòa từ ngày 28 tháng 7 đến ngày 3 tháng 11 năm 1974 tại quận Thượng Đức, nay là vùng phía Tây của huyện Đại Lộc tỉnh Quảng Nam. Lữ Giang có bài “Thường Đức: Trận đánh quyết định số phận của miền Nam!”. Nơi đây là “mắt ngọc của đầu rồng“, (chữ của tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu). Thường Đức là lũy Thầy Đào Duy Từ, “Kỳ Sơn” Việt Nam. Đây là cuộc đọ sức quyết liệt nhất của cả hai bên đối chiến với những lực lượng tinh nhuệ nhất trên chiến trường cuối năm 1974. nơi Quân đoàn 2 Quân đội Nhân dân Việt Nam gìm chân sư đoàn Nhảy Dù, sư đoàn Thủy Quân Lục Chiến, sư đoàn 1 bộ binh đóng ở phía bắc đèo Hải Vân, sư đoàn 2 và sư đoàn 3 bộ binh đóng ở phía nam đèo Hải Vân cùng với nhiều đơn vị biệt động quân, địa phương quân, nghĩa dũng quân của quân lực Việt Nam Cộng hòa để Quân đoàn 3 thực hiện được cú đánh điểm huyệt Buôn Ma Thuột làm sụp đổ khả năng phòng thủ của chính quyền Sài Gòn, dẫn đến trận thắng 30 tháng Tư năm 1975.
Trận Thượng Đức là dấu hỏi lớn của lịch sử. “Ngày xưa, khi đến cai trị Đông Dương, người Pháp đã nhận ra ngay tầm quan trọng của cái chốt Thường Đức trên đường 14, nên đã lập một đồn tại đó để kiểm soát. Chính phủ Ngô Đình Diệm cũng đã nhận ra tầm quan trọng của Thượng Đức trên đường tiến quân của Bắc Việt, nên đã biến Thượng Đức thành một quận và hình thành Chi Khu Thượng Đức để trấn giữ. Mỹ can thiệp vào Đông Dương cũng đã đánh giá cao tầm quan trọng của Thượng Đức, nên đã tìm cách khóa chặt chốt này, không cho Cộng quân di chuyển xuống miền Nam. Cộng quân phải sử dụng con đường Tây Trường Sơn trên đất Lào rất vất vả.” Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu gọi Thượng Đức là “mắt ngọc của đầu rồng“.
Ngã ba sông Con, sông Cái và sông Vu Gia hiểm yếu lạ lùng giống như Rào Nan, Nguồn Son và Linh Giang của Quảng Bình. Thượng Đức là lũy Thầy Đào Duy Từ, Kỳ Sơn của Khổng Minh. Kế sách xưa của Đào Duy Từ là nhà Nguyễn muốn Nam tiến thành công phải khóa được quân Trịnh ở mặt Bắc bằng hệ thống phòng thủ chiều sâu liên hoàn ba tầng gồm Hoành Sơn, Linh Giang và Lũy Thầy. Quân Trịnh vượt qua được hai tầng phòng thủ bên ngoài, khi đến tầng thứ ba là lũy Thầy thì như viên đạn đuối tầm không còn sức công phá nữa. Các chuyên gia quân sự Mỹ và quân lực Việt Nam Cộng hòa cũng tính toán việc ngăn chặn sự xâm nhập của Cộng quân Bắc Việt bằng cách thiết lập tuyến phòng thủ ba tầng ở đất lửa Quảng Bình, “hàng rào điện tử Măc na ma ra” với ” chốt bẫy Khe Sanh” Quảng Trị và “hiểm địa” Thượng Đức để ngăn chặn sự tiếp liệu và chuyển quan trọng của tuyến đường huyết mạch Trường Sơn Đông.
Tướng Võ Nguyên Giáp và tướng Hoàng Minh Thảo đã tương kế tựu kế, vận dụng mưu kế nghi binh lừa địch. Quân đoàn 2 vào phía tây Huế và đánh Thường Đức gìm chân Quân đoàn 1 và làm di chuyển hai sư đoàn tổng trừ bị ra Huế Đà Nẵng. Quân đoàn 4 vào bắc Sài Gòn làm thế trận Tây Nguyên bị hở sườn. Quân đội nhân dân Việt Nam lúc đó bất ngờ tăng nhanh ở Tây Nguyên thêm sư đoàn 968 và sư đoàn 316 tạo thế áp đảo và giành thắng lợi quyết định. Sau trận Thượng Đức và chiến dịch Huế – Đà Nẵng, Quân đoàn 2 xốc thẳng vào Sài Gòn rất nhanh, thần tốc hơn nhiều so với các hướng khác. Lữ đoàn 203 đưa xe tăng húc đổ cổng Dinh Độc lập trưa 30/4/1975 và cắm lá cờ tại Phủ Tổng thống Việt Nam cộng hòa không được sắp đặt trước.
Anh Bùi Quang Thận, Người cắm cờ trên dinh Độc Lập, … Chính Bùi Quang Thận cũng không thể ngờ được mình đã làm nên kỳ tích lịch sử chỉ bằng có… hai bàn tay không theo sự thật lịch sử được Trần Đăng Khoa kể lại trên Đài Tiếng nói Việt Nam.
“Mây lành sà xuống ngã ba sông. Núi thẳm, rừng khuya, Long Ẩn xanh. Tháng Bảy mưa ngâu thăm Thượng Đức. Vời vợi trăng khuya, đất trở mình.” .
Tôi có chuyến về thăm Thường Đức, nửa đêm ngủ lại chùa núi tại Hà Tân Đại Lãnh với vị đại đức Thích Đồng Nhãn nơi vùng sâu. Đêm lạnh và vắng không thể ngủ, tôi đi trong đêm thiêng dưới trăng thanh đến mũi đất hiểm ngã ba sông Vu Gia, sông Con, sông Cái, vào ngôi đền chùa núi. Tôi bật bóng điện mờ ảo trong đêm lạnh, lặng nhìn danh sách họ và tên của trên 1500 chiến binh ưu tú hi sinh tại trận đánh đẫm máu Thường Đức, nay lưu danh trong đền thiêng tưởng niệm tại đất mũi. Những người ngã xuống đều hầu hết đều ở sư đoàn 304 Điện Biên (của sư đoàn trưởng Lê Công Phê, và sư đoàn phó Nguyễn Ân), và sư đoàn 324 thuộc Quân đoàn 2 Vinh Quang của danh tướng Lê Trọng Tấn là Tư lệnh và tướng Hoàng Đan là phó Tư lệnh. Số cán bộ, chiến sĩ hi sinh còn lại phần lớn thuộc hai tiểu đoàn bộ đội Quảng Đà ưu tú dày dạn chiến trận của Quân khu 5 tư lệnh là tướng Chu Huy Mân. Non sông vẫn đó, đất hiểm còn đây. Lắng nghe sự tĩnh lặng của đêm thiêng, ngắm nhìn những xương máu hi sinh để suy ngẫm về những bài học lịch sử sâu sắc.
Tôi viết bài này để nhớ công ơn cha mẹ, anh chị và máu xương hi sinh của đồng đội và người thân cho sự độc lập và thống nhất Việt Nam . Tôi viết bài này để nhớ Bác Giáp vị tướng của lòng dân mà tôi kính phục lặng lẽ học theo đức điềm tĩnh ứng xử trong đời “Con theo Thầy nguyện làm Hoa Lúa“. Vị tướng của lòng dân mà tôi duy nhất chỉ một lần trong đời đeo huân chương đi tiễn.
THƯỜNG ĐỨC: TRẬN ĐÁNH QUYẾT ĐỊNH SỐ PHẬN CỦA MIỀN NAM ! Lữ Giang
Nói đến ngày 30.4.1975 và những ngày cuối cùng của Miến Nam Việt Nam mà không nói đến trận đánh Thường Đức là một thiếu sót rất lớn, vì đây là trận đánh quyến định số phận của Miền Nam Việt Nam.
Người Pháp, chính phủ Ngô Đình Diệm và người Mỹ đều thấy rất rõ rằng nếu không giữ được cái chốt Thường Đức ở phía tây Đà Nẵng, Cộng quân sẽ từ vùng rừng núi cao ở Thừa Thiên đổ xuống Quảng Nam theo con đường 14 do Pháp thành lập dọc theo dãy Trường Sơn, rồi tiến đánh Cao Nguyên Trung Phần và toàn Miền Nam, do đó họ đã thiết lập và duy trì những căn cứ rất vững chắc ở Thường Đức, không cho Cộng quân đi lọt qua. Lúc đó, muốn đi vào Cao Nguyên hay miền Nam, Cộng quân phải làm con đường Tây Trường Sơn trên đất Lào rồi đổ xuống vùng Tam Biên hay Kampuchia. Đây là con đường rất dài, hiểm trở và không thể đặt ống dẫn dầu… nên khó chuyển quân và tiếp liệu nhanh để đánh lớn được.
Nhưng sau khi Mỹ đi rồi, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu và Tướng Ngô Quang Trưởng, Tư Lệnh Vùng I Chiến Thuật, không có tầm nhìn chiến lược nên coi thường cái chốt Thượng Đức. Các tài liệu được tiết lộ sau này còn cho thấy Tướng Ngô Quang Trưởng chẳng những không quyết tâm giữ Thường Đức mà còn muốn bỏ mất cái chốt này để Cộng quân có thể đưa lực lượng xuống miền Nam, làm nhẹ áp lực quân sự tại hai tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên, nơi ông đang có trách nhiệm bảo vệ!
Sơ lược kế hoạch của Hà Nội
Như chúng tôi đã trình bày nhiều lần, các tài liệu cho biết sau khi ký Hiệp Định Paris, Hà Nội đã lập ngay kế hoạch đánh chiếm Miền Nam, kế hoạch đó có thể được tóm lược như sau: Đưa quân vào Phước Long và Bình Long rồi đánh thẳng vào đầu não của miền Nam là Sài Gòn, bỏ qua các tỉnh miền Trung. Muốn đưa quân vào hai tỉnh này, Hà Nội phải cho khai thông con đường 14 từ Nghệ An đến Phước Long dài khoảng 1.380km. Hà Nội cho biết nếu phải vận chuyển bằng con đường Tây Trường Sơn trên đất Lào, từ Nghệ Tĩnh vào đến Pleiku, quân đội Miền Bắc phải mất ít nhất 6 tháng. Trái lại, nếu vận chuyển bằng đường 14, thường được gọi là đường Đông Trường Sơn, trên lãnh thổ Miền Nam, chỉ mất có một tháng. Trong cuốn “Đại Thắng Mùa Xuân” xuất bản năm 1976, Tướng Văn Tiến Dũng đã viết:
“Một vấn đề then chốt là phải có hệ thống đường cơ động tốt. Công trình xây dựng con đường chiến lược Đông Trường Sơn bắt đầu từ năm 1973, hoàn thành đầu năm 1975 được xúc tiến với nhịp độ hết sức khẩn trương nối liền từ đường số 9 (Quảng Trị) vào đến miền Đông Nam Bộ là công trình lao động của hơn 30.000 bộ đội và thanh niên xung phong, đưa tổng số chiều dài đường chiến lược và chiến dịch, cũ và mới, làm trong suốt cuộc chiến tranh lên hơn 20.000 kilô mét…
“Dọc theo đường chiến lược Đông Trường Sơn là hệ thống 5.000 kilô mét ống dẫn dầu kéo dài từ Quảng Trị qua Tây Nguyên tới Lộc Ninh, vượt cả sông, suối sâu, núi cao, có ngọn hơn 1000 mét, đủ sức tiếp dầu cho hàng chục ngàn xe các loại vào, ra trên đường…”
Muốn thực hiện kế hoạch này, công việc đầu tiên là phải phá bỏ cái chốt Thường Đức ở phía tây Đà Nẵng, sau đó là cái chốt Đức Lập ở phía tây Ban Mê Thuột.
Tầm quan trọng của Thường Đức
Khúc đường 14 từ Thừa Thiên vào Quảng Nam – Đà Nẵng rất hiểm trở, phải đi qua hai thung lũng và vực sâu thuộc A Lưới và A Shau (còn gọi là A Sao hay A Sầu) thuộc tỉnh Thừa Thiên, nằm kẹp giữa dãy Động Ngài ở phía đông với độ cao trung bình trên 1.000m và dãy A Bia ở phía tây cao gần 2.000m. Độ cao của hai thung lũng này cách mặt biển khoảng 800m.
Biên giới giữa Thừa Thiên và Quảng Nam – Đà Nẵng dài khoảng 112km tính từ biên giới Lào đến Biển Đông. Phần biên giới giáp với Quảng Nam dài 56,66km, chận ở giữa là hòn Hói cao 1.166m. Phần giáp với Đà Nẵng dài 55,82km có các đỉnh của dãy Bạch Mã ở phía nam quận Phú Lộc cao 1712m và gần Lăng Cô cao 1528m.
Muốn từ Thừa Thiên vào Quảng Nam – Đà Nẵng chỉ có hai con đường: Muốn đi vào Đà Nẵng phải đi theo quốc lộ 1 qua đèo Hãi Vân nằm sát biển. Con đường này đang do Quân Lực VNCH trấn giữ. Muốn xuống Quảng Nam Cộng quân phải đi từ thung lũng A Lưới, A Shau, đến A Đớt thì vòng qua lãnh thổ Lào khoảng 10km rồi quẹo vòng lại và vượt đèo A Yên trên Trường Sơn để vào A Tep (bản đồ Mỹ ghi là Ai Yin Young) thuộc tỉnh Quảng Nam. Qua khỏi A Tep là thung lũng Hiên (người Pháp gọi là Prao) và Giằng. Phía tây Hiên có núi cao đến 1644m. Hiên và Giằng cách nhau khoảng 40km. Nay khúc đường 14 này đã được Hà Nội sửa lại, cho chạy qua hai hầm A Roàng 1 và A Roàng 2 để chui qua Trường Sơn rổi xuống A Tep, không phải đi qua đất Lào như trước nữa. Ngoài hai con đường đó, không còn con đường nào khác.
Hiên và Giằng lúc đầu thuộc huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. Thời Pháp thuộc, khi làm con đường 14 đi sát chân dãy Trường Sơn, Pháp nhận thấy Hiên và Giằng là điểm chiến lược quan trọng để bảo vệ an ninh, nên đã thiết lập liên tỉnh lộ 4 dài khoảng 40km, nối quốc lộ 1, khúc Điện Bàn, với Giằng ở ngã ba quốc lộ 14 để khi hữu sự có thể điều quân một cách nhanh chóng. Năm 1937, Pháp đã lập Căn Cứ số 6 (Poste No 6) tại đây và làm thêm liên tỉnh lộ 13 dài khoảng 50km, vượt qua một con đèo quanh co khoảng 20 km giữa những cánh rừng nguyên sinh, nối liền Giằng với cửa khẩu Dak Ta Ooc nằm giữa biên giới Lào – Việt, ở độ cao 1.200m, để chế ngự cả vùng phía tây và tây bắc của Quảng Nam – Đà Nẵng.
Sau khi Hà Nội thành lập Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam để đánh chiếm Miền Nam, ngày 31.7.1962, Tổng thống Ngô Đình Diệm đã ký Sắc Lệnh số 162-NV tách tỉnh Quảng Nam thành hai tỉnh là Quảng Nam và Quảng Tín để bảo vệ an ninh. Tỉnh Quảng Nam gồm 9 quận và tỉnh Quảng Tín 6 quận. Tại tỉnh Quảng Nam, chính phủ quan tâm đến vùng Hiên và Giằng thuộc quận Đại Lộc, nên đã tách hai vùng này ra khỏi quận Đại Lộc và thành lập một quận riêng gọi là quận Thường Đức (trong văn kiện chính thức là Thường Đức chứ không phải Thượng Đức). Quận lỵ và Chi Khu quận Thường Đức được đặt tại thôn Hà Tân, xã Đại Lãnh, nơi ngã ba sông Côn gặp sông Vu Gia, cạnh liên tỉnh lộ 4. Sở dĩ chính phủ Ngô Đình Diệm cho thành lập quận này là để cắt đứt con đường 14, không cho Cộng quân di chuyển vào Nam.
Không cần có sự đồng ý của chính phủ Phan Huy Quát, ngày 8.3.1965 Hoa Kỳ bắt đầu đổ 1.500 thủy quân lục chiến vào Đà Nẵng và ngày 7.5.1965 đưa thêm 3 tiểu đoàn nữa đến lập căn cứ Chu Lai. Quân đội Hoa Kỳ và Quân Lực VNCH quan tâm ngay đến việc củng cố căn cứ Thường Đức. Một hệ thống công sự liên hoàn đã được xây tại đây gồm 35 lô cốt lớn và hầm ngầm bằng bê tông cốt sắt hai tầng với hàng chục lô cốt tiền đồn và ụ súng nửa chìm nửa nổi ở chung quanh. Khi cuộc chiến xảy ra, mọi hoạt động đều có thể được vận hành ở dưới mặt đất.
Hoa Kỳ không phải chỉ thành lập những tiền đồn để chận Cộng quân ở Thường Đức, mà còn lập nhiều tiền đồn ở thung lũng A Shau, A Lưới trong tỉnh Thừa Thiên, nơi khúc đường 14 đổ xuống Hiên và Giằng. Trước đó, chính phủ Ngô Đình Diệm đã cho mở đường 12 từ Huế lên A- Lưới dài khoảng 40km. Quân lực Mỹ đã chiếm điểm cao 935 ở A Shau, có tên là đồi A Bia, và xây dựng căn cứ hoả lực Ripcord tại đây với 1 đại đội pháo 105mm và 1 đại đội cối 106,7mm. Hai tiểu đoàn 2/502 và 2/506 thuộc Sư đoàn Không vận 101 được đưa tới hợp với quân lực VNCH giữ các cứ điểm này. Hai phi trường quân sự đã được xây dựng, một ở A Lưới và một ở A Shau. Tại đồi 935, thường được người Mỹ gọi là “Hambuager Hill” (Đồi Thịt Băm), đã xảy ra một trận đánh gay cấn giữa quân đội Mỹ và Sư Đoàn 324B của Cộng Quân từ ngày 1 đến 23.7.1970. Cựu Ngoại trưởng Colin Powell của Mỹ, lúc đó là Đại úy Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 2 đóng tại A Shau, đã bị sập hầm chông tại đây. Sau khi rãi chất da cam làm trụi lá, B.52 cũng đã được điều động hằng chục lần đến rải thảm phá nát khu rừng hai bên đường 14 từ A Lưới đến Thường Đức.
Một vài nét về địa hình và lịch sử nói trên cũng đủ cho chúng ta thấy khúc đường 14 từ A Lưới, A Shau và cái chốt Thường Đức quan trọng như thế nào đối với chiến tranh Việt Nam. Nhưng sau Hiệp Định Paris, nhất là sau khi quân đội Mỹ rút đi, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu và Tướng Ngô Quang Trưởng không có tầm nhìn chiến lược, đã bỏ ngỏ con đường 14 từ Đồng Hà đến Thường Đức và coi thường cái chốt Thường Đức.
Chuẩn bị đánh Thường Đức
Trong hai năm 1969 và 1970 Cộng quân đã hai lần tấn công Thượng Đức nhưng không kết quả, vì lúc đó lực lượng VNCH còn được Mỹ yểm trợ.
Vào tháng 6/1974, lúc đó kẻ viết bài nầy và một số ký giả đang ngồi uống cà phê ở Sài Gòn thì một tùy viên quân sự Mỹ đến và nói họ muốn đưa chúng tôi ra Đà Nẵng để quan sát một mặt trận quan trọng sắp xảy ra. Họ đưa chúng tôi lên máy bay đi Đà Nẵng rồi từ phi trường Đà Nẵng được trực thăng đưa lên Thường Đức. Tại một hầm chỉ huy, chúng tôi được ngồi nghe trình bày về các hoạt động của Cộng quân chung quanh căn cứ Thường Đức. Sau này chúng tôi mới biết đó là hầm của Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn 79. Tiếp theo, chúng tôi được trực thăng chở bay quanh Thường Đức một vòng để chỉ cho thấy những vùng Cộng quân đang làm đường và đặt ống dẫn dầu… Chúng tôi có hỏi tại sao không phá đi thì được trả lời rằng đã cho phá nhiều lần, nhưng phá xong chúng lại làm lại. Chỉ có B.52 mới phá hủy hết được, nhưng B.52 không còn. Thì ra tùy viên quân sự Mỹ đã dùng các ký giả để báo động cho Quân Đoàn 1 biết Cộng quân sắp đánh Thường Đức, nhưng Tướng Ngô Quang Tưởng hình như chẳng quan tâm gì.
Thượng Đức có địa hình rất hiểm trở, ba bề là núi cao, dốc đứng hay sông bao bọc. Phía tây dựa vào dãy Trường Sơn với nhiều vách đá dựng đứng, phía nam và đông bắc được bao bọc bởi hợp lưu của sông Vu Gia và sông Côn. Mỹ đã xây sẵn các tiền đồn ở xa để bảo vệ và phát hiện Cộng quân từ xa.
Lực lượng phòng thủ Thường Đức được đóng trên hai ngọn đồi nằm kế cận với nhau như hình con số 8, bên lớn bên nhỏ, theo trục đông tây. Quận lỵ Thường Đức đóng ở đồi nhỏ phía tây do một các toán quân địa phương bảo vệ. Thiếu Tá Quận trưởng Nguyễn Quốc Hùng mới 30 tuổi làm Quận Trưởng và Đại úy Vũ Trung Tín làm Phó quận. Tiểu đoàn 79 thuộc Liên Đoàn 14 Biệt Động Quân đóng ở đồi lớn phía đông, sau lưng quận lỵ. Đây là một căn cứ do quân đội Mỹ thiết lập trước đây để làm nơi xuất phát của những đơn vị Nhảy Toán. Đến ngày 14.11.1970, sau khi Mỹ rút, căn cứ này được chuyển giao cho TĐ79/BĐQ. Vì là hậu cứ nên ít khi quân của tiểu đoàn này có mặt tại đây. Thỉnh thoảng mới thấy các đại đội của tiểu đoàn này về đây nghĩ dưỡng quân vài tuần sau những cuộc hành quân khắp Quân Khu 1. Tiểu đoàn thường chỉ để lại đây một trung đội với khoảng vài chục binh sĩ để quản trị hậu cứ.
Tiểu đoàn 79 BĐQ do Thiếu Tá Hà Văn Lầu 35 tuổi làm Tiểu Đoàn Trưởng, thuộc quyền điều khiển của Trung Tá Chương Thanh Tòng, Liên Đoàn Trưởng Liên Đoàn 14 BĐQ. Khi nghe tin Cộng Quân sắp tấn công Thường Đức, cả 4 đại đội của Tiểu đoàn 79 được lệnh trở về hậu cứ. Nhưng Trung Tá Tòng quyết định giữ lại 50 người của Đại Đôi 1 để bảo vệ an ninh Bộ Chỉ Huy Liên Đoàn đang đóng tại Núi Đất, nên Đại Đôi 1 trở thành đại đội thiếu. Điều này chứng tỏ Tướng Ngô Quan Trưởng chẳng chú ý gì đến việc bảo vệ Thường Đức.
Trận đánh Thường Đức
Dựa trên tài liệu “Vietnam from Cease-Fire to Capitulation” (Từ Đình Chiến đến Đầu Hàng) của Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ do Đại Tá William E. Le Gro biên soạn, và dựa trên sự tường thuật của các nhân chứng của cả hai bên, chúng tôi xin tóm lược về trận đánh chiếm Thường Đức như sau:
Tài liệu của Cộng quân cho biết lực lượng tham chiến ở Thượng Đức chủ yếu là Sư đoàn 304 (thiếu Trung đoàn 9) do Thượng Tá Lê Công Phê làm Sư đoàn trưởng, được tăng cường bởi Trung đoàn 3 thuộc Sư đoàn 324, Tiểu đoàn 1 thuộc Lữ đoàn 219 Công binh, hai Đại đội Tên lửa A72 và B72 của Quân đoàn 2, 2 tiểu đoàn bộ đội địa phương, một tiểu đoàn đặc công của Quân khu 5, sau đó được tăng cường thêm một đại đội bộ binh có xe tăng và hỏa lực pháo binh. Quân đoàn 2 Cộng quân đã tổ chức một bộ phận tiền phương đi cùng Sư đoàn 304 do Đại tá Hoàng Đan, Phó tư lệnh Quân đoàn phụ trách. Như vậy Đại Tá Hoàng Đan là người chỉ huy mặt trận.
Lực lượng phòng thủ của Quân Lực VNCH gồm có Tiểu đoàn 79 BĐQ, 1 đồn biên phòng, 1 đại đội bảo an, 17 trung đội dân vệ, 1 trung đội pháo binh 105mm, 1 trung đội cảnh sát dã chiến và 1 trung đội thám báo. Toàn bộ lực lượng khoảng 950 người do Thiếu tá Quận trưởng Nguyễn Quốc Hùng chỉ huy.
Nhìn tương quan lực lượng chúng ta có thể thấy Thường Đức sẽ bị thua, nhưng vì các công sự ở đây được xây rất vững chắc và các binh sĩ quyết tâm chiến đấu nên việc đánh chiếm không dễ. Lực lượng trong hậu cứ của Tiểu đoàn 79 được phối trí như sau: Đại đội 2 đối phó ở hướng tây bắc, Đại đội 3 hướng đông bắc và Đại đội 4 hướng đông nam, nơi giáp lưng với Văn phòng Quận và là Chi khu Thường Đức. Trên ngọn đồi kế cận nhỏ hơn, về hướng tây, là nơi đóng quân của Đại đội 1.
Lúc 5 giờ sáng ngày 28.7.1974 Cộng quân bắt đầu pháo kích dữ dội vào Thường Đức. Mặc dầu Cộng quân chuyển quân cấp sư đoàn rất rầm rộ, có cả chiến xa và xe vận tải, không có tin tình báo nào dự báo Cộng quân có thể tấn công Thường Đức vào ngày đó và cũng không có lệnh tăng cường phòng thủ Thường Đức.
Buổi tối trước ngày bị tấn công là ngày Trung đội 1 của Đại đội 1 đến phiên trực có nhiệm vụ đi ra nằm tiền đồn bên ngoài phạm vi phòng thủ, cách nơi Đại đội đóng khoảng 1km. Ở đây chỉ có năm ba cái hầm nổi được bao bọc chung quanh và trên đầu bằng những bao cát. Nhiệm vụ của tiền đồn là quan sát và báo cáo tình hình. Ngay từ cuộc pháo kích đầu tiên, trung đội này bị tấn công nặng, không rút lui được. Phải đợi dứt pháo mới rút dần về.
Sáng 30.7.1974, Đại úy Chi Khu Phó Thường Đức bị thương do pháo kích, nhưng các cuộc tấn công của Cộng quân đều bị đẩy lui. Sau đó, phi cơ quan sát của Không Quân nhìn thấy một đoàn xe của Cộng quân đang di chuyển trên liên tỉnh lộ 4 ở phía tây Thường Đức, liền gọi phi cơ đến oanh tạc, phá hủy được 3 chiến xa và nhiều xe vận tải khác.
Ngày 31.7.1974, Cộng quân bắt đầu cho bộ đội tấn công vào Thường Đức. Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn 79 gọi pháo binh bắn trọng pháo vào ngay Bộ Chĩ Huy của tiểu đoàn. Điều này chứng tỏ Cộng quân đã tràn ngập căn cứ của tiểu đoàn. Được tin này, Tướng Nguyễn Duy Hinh, Tư Lệnh Sư Đoàn 3, quyết định cho Trung Đoàn 2 thuộc Sư Đoàn này đang ở phía tây Đại Lộc tiến theo liên tỉnh lộ 4 đến giải cứu Thường Đức, nhưng không tiến được. Tướng Hinh phải đưa đại bác 175 ly vào Hiếu Đức để bắn yểm trợ cho Thượng Đức, trong khi đó Không Quân cho máy bay đến oanh tạc vòng đai quanh Thượng Đức. Cộng quân đã thất bại nặng trong đợt tấn công này. Chúng ta hãy nghe một đoạn trong bài “Trận Thượng Đức” của tác giả Trần Hoàng Tiến đăng trên báo Quân Đội Nhân Dân:
“Ta bị thương vong nhiều mà hàng rào vào quận lỵ vẫn chưa mở hết được. Trung tướng Phạm Xuân Thệ, nguyên Tham mưu phó Trung đoàn 66 bồi hồi: “Khi mở cửa, đơn vị bị tổn thất khá nặng nề. Một số thương binh nằm ngay trước cửa mở, có anh em hy sinh, người nằm vắt trên hàng rào của địch. Càng đau xót, càng căm thù địch sâu sắc, quyết tâm chiếm bằng được mục tiêu, trả thù cho đồng đội”.
Sau đó, Cộng quân đã thay đổi chiến thuật bằng cách đưa pháo chống tăng loại 76,2 mm và cao xạ 37 mm lên đồi cao, bắn thẳng vào lỗ châu mai giống như khi đánh Điện Biên Phủ. Để làm được việc này, Cộng quân đã huy động 300 dân và bộ đội đưa pháo lên điểm cao 500 mét. Đến nửa đêm 5.8.1974, lúc đầu, các khẩu đại pháo và hỏa tiễn đa nòng đã bắn vào căn cứ Tiểu đoàn 79 như mưa. Các binh sĩ trong căn cứ đã lui vào cố thủ trong hầm ngầm, lô cốt… Cộng quân liền ra lệnh cho các pháo trên đồi hạ tầm và bắn thẳng vào các lỗ châu mai. Ngay từ loạt đạn đầu, Thiếu tá Quận trưởng Nguyễn Quốc Hùng đã bị trúng đạn và bị thương nặng. Chúng ta hãy nghe các chiến binh của Tiểu đoàn 79 kể lại:
“Từ trên cao độ, Cộng quân cho pháo bắn thẳng xối xả vào những hầm hố nào còn nhô ra trên mặt đất. Gồng mình hứng trận đòn thù. Lần này chúng tôi có cảm giác họ muốn chôn sống những ai còn lại. Họ muốn dùng hầm hố và giao thông hào làm mồ chôn chúng tôi.
“Dù có thành đồng cốt sắt cũng không làm sao có thể đứng vững trước sự tàn phá khủng khiếp này. Lần lượt, từng cái hầm bị sụp đổ. Từng đoạn giao thông hào bị san bằng. Một trái pháo nổ ngay trên bờ hầm của Trung Úy Tẩm, Đại Đội Trưởng Đại Đội 1, máu từ đầu ông chảy xuống che khuất một bên mắt…”
Tiểu đoàn 79 có nhiều người bị thương nên đã yêu cầu cho trực thăng đến chuyển thương, nhưng Không Quân trả lời rằng chỉ khi nào diệt xong các ổ súng phòng không của Cộng quân quanh Thường Đức, trực thăng mới có thể hạ cánh được.
Điều đáng ngạc nhiên là trong khi mặt trận đang diễn biến, Quân Đoàn I có một phi đoàn rất lớn ở Đà Nẵng, có những toán thám báo hoạt động rất xuất sắc…, nhưng khi Cộng quân xử dụng trên 300 dân làng và bộ đội kéo pháo lên núi quanh Thường Đức cao 500m để tấn công Tiểu Đoàn 79, Bộ Chỉ Huy Quân Đoàn không hay biết gì hết. Điều này chứng tỏ Bộ Chỉ Huy Quân Đoàn 1 ít quan tâm đến trận Thường Đức. Khi thấy tình hình nguy ngập, Tướng Ngô Quang Trưởng mới đưa ra biện pháp đối phó, nhưng quá muộn và không hiệu quả: Ra lệnh cho một Chi Đội Thiết Giáp M-48 đang đóng ở Tân Mỹ, Thừa Thiên, di chuyển ngay vào Đà Nẵng để giải cứu Thường Đức. Ngày 1.8.1974, khi Chi Đội M-48 vừa đến Đà Nẵng, Tướng Hinh liền cho thiết lập một lực lượng đặc nhiệm gồm có Trung Đoàn 2 Bộ Binh và Thiết đoàn 11 Kỵ Binh đi tái chiếm Thường Đức, nhưng lực lượng này không tiến lên được.
Ngày 5.8.1974, Tướng Hinh liền cho Tiểu Đoàn 2 thuộc Trung Đoàn 2 và Tiểu Đoàn 1 thuộc Trung Đoàn 57 tiến chiếm Đồi 52, nhưng khi còn cách đồi này khoảng 4 cây số thì phải dừng lại vì pháo của Cộng quân quá mạnh. Trong khi đó, Trung đoàn 66 thuộc Sư Đoàn 304 của Cộng quân bắt đầu tấn công vào Thường Đức. Tiểu đoàn 79 cho biết đạn dược và lương thực bắt đầu cạn. Một chiếc A.37 đến thả xuống một gói đồ tiếp tế nhưng bị bay ra ngoài. Chiếc máy bay này quay trở lại thì bị bắn rơi.
Ngày 6 và đêm 7.8.1974, Cộng quân pháo khoảng 1200 trái pháo vào căn cứ Thường Đức, sau đó cho bộ đội tràn vào. Lúc 8 giờ 30 sáng ngày 7.8.1974, Tiểu Đoàn 79 thông báo không còn giữ căn cứ được, phải rút lui và cắt đứt liên lạc. Thường Đức hoàn toàn bị thất thủ. Thiếu tá Hà Văn Lầu và Phó quận Vũ Trung Tín bị bắt sống. Thiếu tá Quận Trưởng Nguyễn Quốc Hùng tự sát. Sau đó Đại úy Vũ Trung Tín cũng tự sát.
Một số binh sĩ của Tiểu Đoàn 79, Nghĩa Quân, Địa Phương Quân, Cảnh Sát, Cảnh Sát Dã Chiến, Nhảy Toán… đã chạy thoát được và di chuyển xuống làng, dân chúng thấy liền chạy theo. Đến bờ sông Côn thì không thể di chuyển được nữa. Hai chiếc ghe chở hai nhóm quân nhân qua sông trước làm đầu cầu. Một số nhỏ Cộng quân đang đuổi theo nên phải vừa đi vừa đánh, dân chúng và những người bị thương theo sau… Ba ngày sau mới đến được Hà Nha. Ở đây rất bình yên, gần như không biết đang có chuyện gì xảy ra. Trên đoạn đường từ Hà Nha về tới Đại Lộc, chẳng thấy một sự kiện nào chứng tỏ rằng đang có những toan tính tiếp viện hay giải vây Chi Khu Thường Đức.
Chủ trương của tướng Ngô Quang Trưởng ?
Sau khi chiếm được Thường Đức, Cộng quân khai thông đường 14, sửa chữa đường, làm cầu, đặt ống dẫn dầu, chuyển quân và vũ khí vào Cao Nguyên và miền Nam bằng xe. Theo con đường 14, từ Thường Đức đi qua mật khu Hiệp Đức, đến Khâm Đức (Phước Sơn) thì vòng lên Kontum, nhưng đến Ngọc Hồi ở phía bắc Kontun, Cộng quân phải dừng lại. Tại đây Quân Lực VNCH đang đóng trên quốc lộ 14 từ Ngọc Hồi đến Ban Mê Thuột. Cộng quân phải mở con đường khác ở trong rừng được gọi là đường 14B vào gần sát biên giới Lào để chuyển quân xuống Đức Lập ở phía tây Ban Mê Thuột. Lúc đó Cộng quân có thể chuyển quân qua Vùng I Chiến thuật từ Khe Sanh đến Khâm Đức như chỗ không người!
Như chúng tôi đã nói ở trước, Tướng Ngô Quang Trưởng chẳng những không nhận ra được tầm quan trọng của việc giữ chốt Thường Đức mà còn muốn mở thông con đường này cho Cộng quân chuyển xuống miền Nam để Vùng I của ông khỏi bị áp lực nặng!
Một phi công A-37 đã cho chúng tôi biết khi anh đang bay đi oanh kích trên vùng Thường Đức, anh thấy một đoàn xe của Cộng quân đang di chuyển trên đường 14, anh đã cho máy bay lao xuống bắn cháy, nhưng sau đó anh bị Tướng Trưởng ra lệnh phạt trọng cấm. Trong cuốn “Cảnh Sát hóa, quốc-sách yểu tử của Việt Nam Cộng Hòa” xuất bản 2002 (trang 243) và trong bài “Từ Phi Trường Đà-Nẵng ra sân bay Gia-Lâm” ông Lê Xuân Nhuận, Chánh Sở Cảnh Sát Khu I, cũng đã kể lại lời tiết lộ của Đại Tá Hoàng Mạnh Đáng, Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn 1 như sau:
“Ngồi ở phòng giấy của đại tá Đáng, chúng tôi có dịp nghe + thấy thêm được đôi điều. Tỷ như có lần, đầu năm 1975, nghe điện thoại xong, ông bảo bên kia chờ máy, để ông vào trình Trung Tướng. Ông qua phòng giấy Tướng Ngô Quang Trưởng, trình xong, về trả lời người bên kia:
– Trung tướng chỉ thị anh em Không Quân, khi thấy xe tăng, xe tải, bộ đội của chúng di chuyển trên đường mòn Hồ Chí Minh, dù ở trong tầm oanh kích của ta thì cũng đừng hành động gì, cứ để cho chúng tiếp tục chuyển quân vào Nam…”
Một vài nhà quân sự đã nhận định rằng Tướng Ngô Quang Trưởng chỉ huy từ cấp Trung Đoàn trở xuống rất xuất sắc. Nhưng việc chỉ huy một Quân Đoàn đã vượt khỏi tầm nhìn và khả năng của ông.
Năm 1981 Hà Nội đổi quận Thường Đức thành huyện Giằng và thành lập thị trấn Thạnh Mỹ nằm dọc theo quốc lộ 14, cách Bến Giằng khoảng 10km. Quận lỵ Thường Đức cũ nay thuộc xã Đại Lãnh, huyện Đại Lộc. Năm 1999, Hà Nội biến vùng Hiên – Giằng thành 3 huyện: Hiên thành Đông Giang và Tây Giang, còn Giằng là Nam Giang. Thường Đức không còn nữa.
Ngày 5.4.2015
Lữ Giang
Đón xem: Cuộc tái chiếm Thường Đức thất bại, Sư Đoàn Nhảy Dù bị tổn thất nặng.
(Nguồn: http://vietnamdefence.info)
NGƯỜI CẮM CỜ TRÊN DINH ĐỘC LẬP
Trần Đăng Khoa
Có lẽ trong chúng ta, ai cũng biết anh đại đội trưởng xe tăng Bùi Quang Thận, người đã cắm lá cờ trận mạc trên nóc Dinh Độc Lập buổi trưa 30 tháng 4 năm 1975 . Nhưng xung quanh việc cắm cờ này, còn có khối điều thú vị mà không phải ai cũng có thể biết hết. Chính Bùi Quang Thận cũng không thể ngờ được mình đã làm nên kỳ tích lịch sử chỉ bằng có… hai bàn tay không.
Đại đội trưởng Bùi Quang Thận ra khỏi xe tăng, lấy lá cờ giải phóng trên xe của mình cắm lên cột cờ trên nóc dinh Độc Lập lúc 11h30 ngày 30/4/1975, đánh dấu sự kết thúc thắng lợi của cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuâ
Những vị tướng của trận đánh lớn: Ba lần vào “Kỳ Sơn” Thượng Đức.Từ trái qua phải: Thiếu tướng Hoàng Đan, Đại tướng Võ Nguyên Giáp (giữa), Đại tướng Lê Trọng Tấn (cuối phải). Trận Thượng Đức năm 1974 là một trận đánh lớn giữa Quân Giải phóng miền Nam và Quân lực Việt Nam Cộng hòa từ ngày 28 tháng 7 đến ngày 3 tháng 11 năm 1974 tại quận Thượng Đức, nay là vùng phía Tây của huyện Đại Lộc tỉnh Quảng Nam. Lữ Giang có bài “Thường Đức: Trận đánh quyết định số phận của miền Nam!”. Nơi đây là “mắt ngọc của đầu rồng“, (chữ của tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu). Thường Đức là lũy Thầy Đào Duy Từ, “Kỳ Sơn” Việt Nam. Đây là cuộc đọ sức quyết liệt nhất của cả hai bên đối chiến với những lực lượng tinh nhuệ nhất trên chiến trường cuối năm 1974. nơi Quân đoàn 2 Quân đội Nhân dân Việt Nam gìm chân sư đoàn Nhảy Dù, sư đoàn Thủy Quân Lục Chiến, sư đoàn 1 bộ binh đóng ở phía bắc đèo Hải Vân, sư đoàn 2 và sư đoàn 3 bộ binh đóng ở phía nam đèo Hải Vân cùng với nhiều đơn vị biệt động quân, địa phương quân, nghĩa dũng quân của quân lực Việt Nam Cộng hòa để Quân đoàn 3 thực hiện được cú đánh điểm huyệt Buôn Ma Thuột làm sụp đổ khả năng phòng thủ của chính quyền Sài Gòn, dẫn đến trận thắng 30 tháng Tư năm 1975.
Trận Thượng Đức là dấu hỏi lớn của lịch sử. “Ngày xưa, khi đến cai trị Đông Dương, người Pháp đã nhận ra ngay tầm quan trọng của cái chốt Thường Đức trên đường 14, nên đã lập một đồn tại đó để kiểm soát. Chính phủ Ngô Đình Diệm cũng đã nhận ra tầm quan trọng của Thượng Đức trên đường tiến quân của Bắc Việt, nên đã biến Thượng Đức thành một quận và hình thành Chi Khu Thượng Đức để trấn giữ. Mỹ can thiệp vào Đông Dương cũng đã đánh giá cao tầm quan trọng của Thượng Đức, nên đã tìm cách khóa chặt chốt này, không cho Cộng quân di chuyển xuống miền Nam. Cộng quân phải sử dụng con đường Tây Trường Sơn trên đất Lào rất vất vả.” Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu gọi Thượng Đức là “mắt ngọc của đầu rồng“.
Ngã ba sông Con, sông Cái và sông Vu Gia hiểm yếu lạ lùng giống như Rào Nan, Nguồn Son và Linh Giang của Quảng Bình. Thượng Đức là lũy Thầy Đào Duy Từ, Kỳ Sơn của Khổng Minh. Kế sách xưa của Đào Duy Từ là nhà Nguyễn muốn Nam tiến thành công phải khóa được quân Trịnh ở mặt Bắc bằng hệ thống phòng thủ chiều sâu liên hoàn ba tầng gồm Hoành Sơn, Linh Giang và Lũy Thầy. Quân Trịnh vượt qua được hai tầng phòng thủ bên ngoài, khi đến tầng thứ ba là lũy Thầy thì như viên đạn đuối tầm không còn sức công phá nữa. Các chuyên gia quân sự Mỹ và quân lực Việt Nam Cộng hòa cũng tính toán việc ngăn chặn sự xâm nhập của Cộng quân Bắc Việt bằng cách thiết lập tuyến phòng thủ ba tầng ở đất lửa Quảng Bình, “hàng rào điện tử Măc na ma ra” với ” chốt bẫy Khe Sanh” Quảng Trị và “hiểm địa” Thượng Đức để ngăn chặn sự tiếp liệu và chuyển quan trọng của tuyến đường huyết mạch Trường Sơn Đông.
Tướng Võ Nguyên Giáp và tướng Hoàng Minh Thảo đã tương kế tựu kế, vận dụng mưu kế nghi binh lừa địch. Quân đoàn 2 vào phía tây Huế và đánh Thường Đức gìm chân Quân đoàn 1 và làm di chuyển hai sư đoàn tổng trừ bị ra Huế Đà Nẵng. Quân đoàn 4 vào bắc Sài Gòn làm thế trận Tây Nguyên bị hở sườn. Quân đội nhân dân Việt Nam lúc đó bất ngờ tăng nhanh ở Tây Nguyên thêm sư đoàn 968 và sư đoàn 316 tạo thế áp đảo và giành thắng lợi quyết định. Sau trận Thượng Đức và chiến dịch Huế – Đà Nẵng, Quân đoàn 2 xốc thẳng vào Sài Gòn rất nhanh, thần tốc hơn nhiều so với các hướng khác. Lữ đoàn 203 đưa xe tăng húc đổ cổng Dinh Độc lập trưa 30/4/1975 và cắm lá cờ tại Phủ Tổng thống Việt Nam cộng hòa không được sắp đặt trước.
Anh Bùi Quang Thận, Người cắm cờ trên dinh Độc Lập, … Chính Bùi Quang Thận cũng không thể ngờ được mình đã làm nên kỳ tích lịch sử chỉ bằng có… hai bàn tay không theo sự thật lịch sử được Trần Đăng Khoa kể lại trên Đài Tiếng nói Việt Nam.
“Mây lành sà xuống ngã ba sông. Núi thẳm, rừng khuya, Long Ẩn xanh. Tháng Bảy mưa ngâu thăm Thượng Đức. Vời vợi trăng khuya, đất trở mình.” .
Tôi có chuyến về thăm Thường Đức, nửa đêm ngủ lại chùa núi tại Hà Tân Đại Lãnh với vị đại đức Thích Đồng Nhãn nơi vùng sâu. Đêm lạnh và vắng không thể ngủ, tôi đi trong đêm thiêng dưới trăng thanh đến mũi đất hiểm ngã ba sông Vu Gia, sông Con, sông Cái, vào ngôi đền chùa núi. Tôi bật bóng điện mờ ảo trong đêm lạnh, lặng nhìn danh sách họ và tên của trên 1500 chiến binh ưu tú hi sinh tại trận đánh đẫm máu Thường Đức, nay lưu danh trong đền thiêng tưởng niệm tại đất mũi. Những người ngã xuống đều hầu hết đều ở sư đoàn 304 Điện Biên (của sư đoàn trưởng Lê Công Phê, và sư đoàn phó Nguyễn Ân), và sư đoàn 324 thuộc Quân đoàn 2 Vinh Quang của danh tướng Lê Trọng Tấn là Tư lệnh và tướng Hoàng Đan là phó Tư lệnh. Số cán bộ, chiến sĩ hi sinh còn lại phần lớn thuộc hai tiểu đoàn bộ đội Quảng Đà ưu tú dày dạn chiến trận của Quân khu 5 tư lệnh là tướng Chu Huy Mân. Non sông vẫn đó, đất hiểm còn đây. Lắng nghe sự tĩnh lặng của đêm thiêng, ngắm nhìn những xương máu hi sinh để suy ngẫm về những bài học lịch sử sâu sắc.
Tôi viết bài này để nhớ công ơn cha mẹ, anh chị và máu xương hi sinh của đồng đội và người thân cho sự độc lập và thống nhất Việt Nam . Tôi viết bài này để nhớ Bác Giáp vị tướng của lòng dân mà tôi kính phục lặng lẽ học theo đức điềm tĩnh ứng xử trong đời “Con theo Thầy nguyện làm Hoa Lúa“. Vị tướng của lòng dân mà tôi duy nhất chỉ một lần trong đời đeo huân chương đi tiễn.
THƯỜNG ĐỨC: TRẬN ĐÁNH QUYẾT ĐỊNH SỐ PHẬN CỦA MIỀN NAM ! Lữ Giang
Nói đến ngày 30.4.1975 và những ngày cuối cùng của Miến Nam Việt Nam mà không nói đến trận đánh Thường Đức là một thiếu sót rất lớn, vì đây là trận đánh quyến định số phận của Miền Nam Việt Nam.
Người Pháp, chính phủ Ngô Đình Diệm và người Mỹ đều thấy rất rõ rằng nếu không giữ được cái chốt Thường Đức ở phía tây Đà Nẵng, Cộng quân sẽ từ vùng rừng núi cao ở Thừa Thiên đổ xuống Quảng Nam theo con đường 14 do Pháp thành lập dọc theo dãy Trường Sơn, rồi tiến đánh Cao Nguyên Trung Phần và toàn Miền Nam, do đó họ đã thiết lập và duy trì những căn cứ rất vững chắc ở Thường Đức, không cho Cộng quân đi lọt qua. Lúc đó, muốn đi vào Cao Nguyên hay miền Nam, Cộng quân phải làm con đường Tây Trường Sơn trên đất Lào rồi đổ xuống vùng Tam Biên hay Kampuchia. Đây là con đường rất dài, hiểm trở và không thể đặt ống dẫn dầu… nên khó chuyển quân và tiếp liệu nhanh để đánh lớn được.
Nhưng sau khi Mỹ đi rồi, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu và Tướng Ngô Quang Trưởng, Tư Lệnh Vùng I Chiến Thuật, không có tầm nhìn chiến lược nên coi thường cái chốt Thượng Đức. Các tài liệu được tiết lộ sau này còn cho thấy Tướng Ngô Quang Trưởng chẳng những không quyết tâm giữ Thường Đức mà còn muốn bỏ mất cái chốt này để Cộng quân có thể đưa lực lượng xuống miền Nam, làm nhẹ áp lực quân sự tại hai tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên, nơi ông đang có trách nhiệm bảo vệ!
Sơ lược kế hoạch của Hà Nội
Như chúng tôi đã trình bày nhiều lần, các tài liệu cho biết sau khi ký Hiệp Định Paris, Hà Nội đã lập ngay kế hoạch đánh chiếm Miền Nam, kế hoạch đó có thể được tóm lược như sau: Đưa quân vào Phước Long và Bình Long rồi đánh thẳng vào đầu não của miền Nam là Sài Gòn, bỏ qua các tỉnh miền Trung. Muốn đưa quân vào hai tỉnh này, Hà Nội phải cho khai thông con đường 14 từ Nghệ An đến Phước Long dài khoảng 1.380km. Hà Nội cho biết nếu phải vận chuyển bằng con đường Tây Trường Sơn trên đất Lào, từ Nghệ Tĩnh vào đến Pleiku, quân đội Miền Bắc phải mất ít nhất 6 tháng. Trái lại, nếu vận chuyển bằng đường 14, thường được gọi là đường Đông Trường Sơn, trên lãnh thổ Miền Nam, chỉ mất có một tháng. Trong cuốn “Đại Thắng Mùa Xuân” xuất bản năm 1976, Tướng Văn Tiến Dũng đã viết:
“Một vấn đề then chốt là phải có hệ thống đường cơ động tốt. Công trình xây dựng con đường chiến lược Đông Trường Sơn bắt đầu từ năm 1973, hoàn thành đầu năm 1975 được xúc tiến với nhịp độ hết sức khẩn trương nối liền từ đường số 9 (Quảng Trị) vào đến miền Đông Nam Bộ là công trình lao động của hơn 30.000 bộ đội và thanh niên xung phong, đưa tổng số chiều dài đường chiến lược và chiến dịch, cũ và mới, làm trong suốt cuộc chiến tranh lên hơn 20.000 kilô mét…
“Dọc theo đường chiến lược Đông Trường Sơn là hệ thống 5.000 kilô mét ống dẫn dầu kéo dài từ Quảng Trị qua Tây Nguyên tới Lộc Ninh, vượt cả sông, suối sâu, núi cao, có ngọn hơn 1000 mét, đủ sức tiếp dầu cho hàng chục ngàn xe các loại vào, ra trên đường…”
Muốn thực hiện kế hoạch này, công việc đầu tiên là phải phá bỏ cái chốt Thường Đức ở phía tây Đà Nẵng, sau đó là cái chốt Đức Lập ở phía tây Ban Mê Thuột.
Tầm quan trọng của Thường Đức
Khúc đường 14 từ Thừa Thiên vào Quảng Nam – Đà Nẵng rất hiểm trở, phải đi qua hai thung lũng và vực sâu thuộc A Lưới và A Shau (còn gọi là A Sao hay A Sầu) thuộc tỉnh Thừa Thiên, nằm kẹp giữa dãy Động Ngài ở phía đông với độ cao trung bình trên 1.000m và dãy A Bia ở phía tây cao gần 2.000m. Độ cao của hai thung lũng này cách mặt biển khoảng 800m.
Biên giới giữa Thừa Thiên và Quảng Nam – Đà Nẵng dài khoảng 112km tính từ biên giới Lào đến Biển Đông. Phần biên giới giáp với Quảng Nam dài 56,66km, chận ở giữa là hòn Hói cao 1.166m. Phần giáp với Đà Nẵng dài 55,82km có các đỉnh của dãy Bạch Mã ở phía nam quận Phú Lộc cao 1712m và gần Lăng Cô cao 1528m.
Muốn từ Thừa Thiên vào Quảng Nam – Đà Nẵng chỉ có hai con đường: Muốn đi vào Đà Nẵng phải đi theo quốc lộ 1 qua đèo Hãi Vân nằm sát biển. Con đường này đang do Quân Lực VNCH trấn giữ. Muốn xuống Quảng Nam Cộng quân phải đi từ thung lũng A Lưới, A Shau, đến A Đớt thì vòng qua lãnh thổ Lào khoảng 10km rồi quẹo vòng lại và vượt đèo A Yên trên Trường Sơn để vào A Tep (bản đồ Mỹ ghi là Ai Yin Young) thuộc tỉnh Quảng Nam. Qua khỏi A Tep là thung lũng Hiên (người Pháp gọi là Prao) và Giằng. Phía tây Hiên có núi cao đến 1644m. Hiên và Giằng cách nhau khoảng 40km. Nay khúc đường 14 này đã được Hà Nội sửa lại, cho chạy qua hai hầm A Roàng 1 và A Roàng 2 để chui qua Trường Sơn rổi xuống A Tep, không phải đi qua đất Lào như trước nữa. Ngoài hai con đường đó, không còn con đường nào khác.
Hiên và Giằng lúc đầu thuộc huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. Thời Pháp thuộc, khi làm con đường 14 đi sát chân dãy Trường Sơn, Pháp nhận thấy Hiên và Giằng là điểm chiến lược quan trọng để bảo vệ an ninh, nên đã thiết lập liên tỉnh lộ 4 dài khoảng 40km, nối quốc lộ 1, khúc Điện Bàn, với Giằng ở ngã ba quốc lộ 14 để khi hữu sự có thể điều quân một cách nhanh chóng. Năm 1937, Pháp đã lập Căn Cứ số 6 (Poste No 6) tại đây và làm thêm liên tỉnh lộ 13 dài khoảng 50km, vượt qua một con đèo quanh co khoảng 20 km giữa những cánh rừng nguyên sinh, nối liền Giằng với cửa khẩu Dak Ta Ooc nằm giữa biên giới Lào – Việt, ở độ cao 1.200m, để chế ngự cả vùng phía tây và tây bắc của Quảng Nam – Đà Nẵng.
Sau khi Hà Nội thành lập Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam để đánh chiếm Miền Nam, ngày 31.7.1962, Tổng thống Ngô Đình Diệm đã ký Sắc Lệnh số 162-NV tách tỉnh Quảng Nam thành hai tỉnh là Quảng Nam và Quảng Tín để bảo vệ an ninh. Tỉnh Quảng Nam gồm 9 quận và tỉnh Quảng Tín 6 quận. Tại tỉnh Quảng Nam, chính phủ quan tâm đến vùng Hiên và Giằng thuộc quận Đại Lộc, nên đã tách hai vùng này ra khỏi quận Đại Lộc và thành lập một quận riêng gọi là quận Thường Đức (trong văn kiện chính thức là Thường Đức chứ không phải Thượng Đức). Quận lỵ và Chi Khu quận Thường Đức được đặt tại thôn Hà Tân, xã Đại Lãnh, nơi ngã ba sông Côn gặp sông Vu Gia, cạnh liên tỉnh lộ 4. Sở dĩ chính phủ Ngô Đình Diệm cho thành lập quận này là để cắt đứt con đường 14, không cho Cộng quân di chuyển vào Nam.
Không cần có sự đồng ý của chính phủ Phan Huy Quát, ngày 8.3.1965 Hoa Kỳ bắt đầu đổ 1.500 thủy quân lục chiến vào Đà Nẵng và ngày 7.5.1965 đưa thêm 3 tiểu đoàn nữa đến lập căn cứ Chu Lai. Quân đội Hoa Kỳ và Quân Lực VNCH quan tâm ngay đến việc củng cố căn cứ Thường Đức. Một hệ thống công sự liên hoàn đã được xây tại đây gồm 35 lô cốt lớn và hầm ngầm bằng bê tông cốt sắt hai tầng với hàng chục lô cốt tiền đồn và ụ súng nửa chìm nửa nổi ở chung quanh. Khi cuộc chiến xảy ra, mọi hoạt động đều có thể được vận hành ở dưới mặt đất.
Hoa Kỳ không phải chỉ thành lập những tiền đồn để chận Cộng quân ở Thường Đức, mà còn lập nhiều tiền đồn ở thung lũng A Shau, A Lưới trong tỉnh Thừa Thiên, nơi khúc đường 14 đổ xuống Hiên và Giằng. Trước đó, chính phủ Ngô Đình Diệm đã cho mở đường 12 từ Huế lên A- Lưới dài khoảng 40km. Quân lực Mỹ đã chiếm điểm cao 935 ở A Shau, có tên là đồi A Bia, và xây dựng căn cứ hoả lực Ripcord tại đây với 1 đại đội pháo 105mm và 1 đại đội cối 106,7mm. Hai tiểu đoàn 2/502 và 2/506 thuộc Sư đoàn Không vận 101 được đưa tới hợp với quân lực VNCH giữ các cứ điểm này. Hai phi trường quân sự đã được xây dựng, một ở A Lưới và một ở A Shau. Tại đồi 935, thường được người Mỹ gọi là “Hambuager Hill” (Đồi Thịt Băm), đã xảy ra một trận đánh gay cấn giữa quân đội Mỹ và Sư Đoàn 324B của Cộng Quân từ ngày 1 đến 23.7.1970. Cựu Ngoại trưởng Colin Powell của Mỹ, lúc đó là Đại úy Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 2 đóng tại A Shau, đã bị sập hầm chông tại đây. Sau khi rãi chất da cam làm trụi lá, B.52 cũng đã được điều động hằng chục lần đến rải thảm phá nát khu rừng hai bên đường 14 từ A Lưới đến Thường Đức.
Một vài nét về địa hình và lịch sử nói trên cũng đủ cho chúng ta thấy khúc đường 14 từ A Lưới, A Shau và cái chốt Thường Đức quan trọng như thế nào đối với chiến tranh Việt Nam. Nhưng sau Hiệp Định Paris, nhất là sau khi quân đội Mỹ rút đi, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu và Tướng Ngô Quang Trưởng không có tầm nhìn chiến lược, đã bỏ ngỏ con đường 14 từ Đồng Hà đến Thường Đức và coi thường cái chốt Thường Đức.
Chuẩn bị đánh Thường Đức
Trong hai năm 1969 và 1970 Cộng quân đã hai lần tấn công Thượng Đức nhưng không kết quả, vì lúc đó lực lượng VNCH còn được Mỹ yểm trợ.
Vào tháng 6/1974, lúc đó kẻ viết bài nầy và một số ký giả đang ngồi uống cà phê ở Sài Gòn thì một tùy viên quân sự Mỹ đến và nói họ muốn đưa chúng tôi ra Đà Nẵng để quan sát một mặt trận quan trọng sắp xảy ra. Họ đưa chúng tôi lên máy bay đi Đà Nẵng rồi từ phi trường Đà Nẵng được trực thăng đưa lên Thường Đức. Tại một hầm chỉ huy, chúng tôi được ngồi nghe trình bày về các hoạt động của Cộng quân chung quanh căn cứ Thường Đức. Sau này chúng tôi mới biết đó là hầm của Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn 79. Tiếp theo, chúng tôi được trực thăng chở bay quanh Thường Đức một vòng để chỉ cho thấy những vùng Cộng quân đang làm đường và đặt ống dẫn dầu… Chúng tôi có hỏi tại sao không phá đi thì được trả lời rằng đã cho phá nhiều lần, nhưng phá xong chúng lại làm lại. Chỉ có B.52 mới phá hủy hết được, nhưng B.52 không còn. Thì ra tùy viên quân sự Mỹ đã dùng các ký giả để báo động cho Quân Đoàn 1 biết Cộng quân sắp đánh Thường Đức, nhưng Tướng Ngô Quang Tưởng hình như chẳng quan tâm gì.
Thượng Đức có địa hình rất hiểm trở, ba bề là núi cao, dốc đứng hay sông bao bọc. Phía tây dựa vào dãy Trường Sơn với nhiều vách đá dựng đứng, phía nam và đông bắc được bao bọc bởi hợp lưu của sông Vu Gia và sông Côn. Mỹ đã xây sẵn các tiền đồn ở xa để bảo vệ và phát hiện Cộng quân từ xa.
Lực lượng phòng thủ Thường Đức được đóng trên hai ngọn đồi nằm kế cận với nhau như hình con số 8, bên lớn bên nhỏ, theo trục đông tây. Quận lỵ Thường Đức đóng ở đồi nhỏ phía tây do một các toán quân địa phương bảo vệ. Thiếu Tá Quận trưởng Nguyễn Quốc Hùng mới 30 tuổi làm Quận Trưởng và Đại úy Vũ Trung Tín làm Phó quận. Tiểu đoàn 79 thuộc Liên Đoàn 14 Biệt Động Quân đóng ở đồi lớn phía đông, sau lưng quận lỵ. Đây là một căn cứ do quân đội Mỹ thiết lập trước đây để làm nơi xuất phát của những đơn vị Nhảy Toán. Đến ngày 14.11.1970, sau khi Mỹ rút, căn cứ này được chuyển giao cho TĐ79/BĐQ. Vì là hậu cứ nên ít khi quân của tiểu đoàn này có mặt tại đây. Thỉnh thoảng mới thấy các đại đội của tiểu đoàn này về đây nghĩ dưỡng quân vài tuần sau những cuộc hành quân khắp Quân Khu 1. Tiểu đoàn thường chỉ để lại đây một trung đội với khoảng vài chục binh sĩ để quản trị hậu cứ.
Tiểu đoàn 79 BĐQ do Thiếu Tá Hà Văn Lầu 35 tuổi làm Tiểu Đoàn Trưởng, thuộc quyền điều khiển của Trung Tá Chương Thanh Tòng, Liên Đoàn Trưởng Liên Đoàn 14 BĐQ. Khi nghe tin Cộng Quân sắp tấn công Thường Đức, cả 4 đại đội của Tiểu đoàn 79 được lệnh trở về hậu cứ. Nhưng Trung Tá Tòng quyết định giữ lại 50 người của Đại Đôi 1 để bảo vệ an ninh Bộ Chỉ Huy Liên Đoàn đang đóng tại Núi Đất, nên Đại Đôi 1 trở thành đại đội thiếu. Điều này chứng tỏ Tướng Ngô Quan Trưởng chẳng chú ý gì đến việc bảo vệ Thường Đức.
Trận đánh Thường Đức
Dựa trên tài liệu “Vietnam from Cease-Fire to Capitulation” (Từ Đình Chiến đến Đầu Hàng) của Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ do Đại Tá William E. Le Gro biên soạn, và dựa trên sự tường thuật của các nhân chứng của cả hai bên, chúng tôi xin tóm lược về trận đánh chiếm Thường Đức như sau:
Tài liệu của Cộng quân cho biết lực lượng tham chiến ở Thượng Đức chủ yếu là Sư đoàn 304 (thiếu Trung đoàn 9) do Thượng Tá Lê Công Phê làm Sư đoàn trưởng, được tăng cường bởi Trung đoàn 3 thuộc Sư đoàn 324, Tiểu đoàn 1 thuộc Lữ đoàn 219 Công binh, hai Đại đội Tên lửa A72 và B72 của Quân đoàn 2, 2 tiểu đoàn bộ đội địa phương, một tiểu đoàn đặc công của Quân khu 5, sau đó được tăng cường thêm một đại đội bộ binh có xe tăng và hỏa lực pháo binh. Quân đoàn 2 Cộng quân đã tổ chức một bộ phận tiền phương đi cùng Sư đoàn 304 do Đại tá Hoàng Đan, Phó tư lệnh Quân đoàn phụ trách. Như vậy Đại Tá Hoàng Đan là người chỉ huy mặt trận.
Lực lượng phòng thủ của Quân Lực VNCH gồm có Tiểu đoàn 79 BĐQ, 1 đồn biên phòng, 1 đại đội bảo an, 17 trung đội dân vệ, 1 trung đội pháo binh 105mm, 1 trung đội cảnh sát dã chiến và 1 trung đội thám báo. Toàn bộ lực lượng khoảng 950 người do Thiếu tá Quận trưởng Nguyễn Quốc Hùng chỉ huy.
Nhìn tương quan lực lượng chúng ta có thể thấy Thường Đức sẽ bị thua, nhưng vì các công sự ở đây được xây rất vững chắc và các binh sĩ quyết tâm chiến đấu nên việc đánh chiếm không dễ. Lực lượng trong hậu cứ của Tiểu đoàn 79 được phối trí như sau: Đại đội 2 đối phó ở hướng tây bắc, Đại đội 3 hướng đông bắc và Đại đội 4 hướng đông nam, nơi giáp lưng với Văn phòng Quận và là Chi khu Thường Đức. Trên ngọn đồi kế cận nhỏ hơn, về hướng tây, là nơi đóng quân của Đại đội 1.
Lúc 5 giờ sáng ngày 28.7.1974 Cộng quân bắt đầu pháo kích dữ dội vào Thường Đức. Mặc dầu Cộng quân chuyển quân cấp sư đoàn rất rầm rộ, có cả chiến xa và xe vận tải, không có tin tình báo nào dự báo Cộng quân có thể tấn công Thường Đức vào ngày đó và cũng không có lệnh tăng cường phòng thủ Thường Đức.
Buổi tối trước ngày bị tấn công là ngày Trung đội 1 của Đại đội 1 đến phiên trực có nhiệm vụ đi ra nằm tiền đồn bên ngoài phạm vi phòng thủ, cách nơi Đại đội đóng khoảng 1km. Ở đây chỉ có năm ba cái hầm nổi được bao bọc chung quanh và trên đầu bằng những bao cát. Nhiệm vụ của tiền đồn là quan sát và báo cáo tình hình. Ngay từ cuộc pháo kích đầu tiên, trung đội này bị tấn công nặng, không rút lui được. Phải đợi dứt pháo mới rút dần về.
Sáng 30.7.1974, Đại úy Chi Khu Phó Thường Đức bị thương do pháo kích, nhưng các cuộc tấn công của Cộng quân đều bị đẩy lui. Sau đó, phi cơ quan sát của Không Quân nhìn thấy một đoàn xe của Cộng quân đang di chuyển trên liên tỉnh lộ 4 ở phía tây Thường Đức, liền gọi phi cơ đến oanh tạc, phá hủy được 3 chiến xa và nhiều xe vận tải khác.
Ngày 31.7.1974, Cộng quân bắt đầu cho bộ đội tấn công vào Thường Đức. Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn 79 gọi pháo binh bắn trọng pháo vào ngay Bộ Chĩ Huy của tiểu đoàn. Điều này chứng tỏ Cộng quân đã tràn ngập căn cứ của tiểu đoàn. Được tin này, Tướng Nguyễn Duy Hinh, Tư Lệnh Sư Đoàn 3, quyết định cho Trung Đoàn 2 thuộc Sư Đoàn này đang ở phía tây Đại Lộc tiến theo liên tỉnh lộ 4 đến giải cứu Thường Đức, nhưng không tiến được. Tướng Hinh phải đưa đại bác 175 ly vào Hiếu Đức để bắn yểm trợ cho Thượng Đức, trong khi đó Không Quân cho máy bay đến oanh tạc vòng đai quanh Thượng Đức. Cộng quân đã thất bại nặng trong đợt tấn công này. Chúng ta hãy nghe một đoạn trong bài “Trận Thượng Đức” của tác giả Trần Hoàng Tiến đăng trên báo Quân Đội Nhân Dân:
“Ta bị thương vong nhiều mà hàng rào vào quận lỵ vẫn chưa mở hết được. Trung tướng Phạm Xuân Thệ, nguyên Tham mưu phó Trung đoàn 66 bồi hồi: “Khi mở cửa, đơn vị bị tổn thất khá nặng nề. Một số thương binh nằm ngay trước cửa mở, có anh em hy sinh, người nằm vắt trên hàng rào của địch. Càng đau xót, càng căm thù địch sâu sắc, quyết tâm chiếm bằng được mục tiêu, trả thù cho đồng đội”.
Sau đó, Cộng quân đã thay đổi chiến thuật bằng cách đưa pháo chống tăng loại 76,2 mm và cao xạ 37 mm lên đồi cao, bắn thẳng vào lỗ châu mai giống như khi đánh Điện Biên Phủ. Để làm được việc này, Cộng quân đã huy động 300 dân và bộ đội đưa pháo lên điểm cao 500 mét. Đến nửa đêm 5.8.1974, lúc đầu, các khẩu đại pháo và hỏa tiễn đa nòng đã bắn vào căn cứ Tiểu đoàn 79 như mưa. Các binh sĩ trong căn cứ đã lui vào cố thủ trong hầm ngầm, lô cốt… Cộng quân liền ra lệnh cho các pháo trên đồi hạ tầm và bắn thẳng vào các lỗ châu mai. Ngay từ loạt đạn đầu, Thiếu tá Quận trưởng Nguyễn Quốc Hùng đã bị trúng đạn và bị thương nặng. Chúng ta hãy nghe các chiến binh của Tiểu đoàn 79 kể lại:
“Từ trên cao độ, Cộng quân cho pháo bắn thẳng xối xả vào những hầm hố nào còn nhô ra trên mặt đất. Gồng mình hứng trận đòn thù. Lần này chúng tôi có cảm giác họ muốn chôn sống những ai còn lại. Họ muốn dùng hầm hố và giao thông hào làm mồ chôn chúng tôi.
“Dù có thành đồng cốt sắt cũng không làm sao có thể đứng vững trước sự tàn phá khủng khiếp này. Lần lượt, từng cái hầm bị sụp đổ. Từng đoạn giao thông hào bị san bằng. Một trái pháo nổ ngay trên bờ hầm của Trung Úy Tẩm, Đại Đội Trưởng Đại Đội 1, máu từ đầu ông chảy xuống che khuất một bên mắt…”
Tiểu đoàn 79 có nhiều người bị thương nên đã yêu cầu cho trực thăng đến chuyển thương, nhưng Không Quân trả lời rằng chỉ khi nào diệt xong các ổ súng phòng không của Cộng quân quanh Thường Đức, trực thăng mới có thể hạ cánh được.
Điều đáng ngạc nhiên là trong khi mặt trận đang diễn biến, Quân Đoàn I có một phi đoàn rất lớn ở Đà Nẵng, có những toán thám báo hoạt động rất xuất sắc…, nhưng khi Cộng quân xử dụng trên 300 dân làng và bộ đội kéo pháo lên núi quanh Thường Đức cao 500m để tấn công Tiểu Đoàn 79, Bộ Chỉ Huy Quân Đoàn không hay biết gì hết. Điều này chứng tỏ Bộ Chỉ Huy Quân Đoàn 1 ít quan tâm đến trận Thường Đức. Khi thấy tình hình nguy ngập, Tướng Ngô Quang Trưởng mới đưa ra biện pháp đối phó, nhưng quá muộn và không hiệu quả: Ra lệnh cho một Chi Đội Thiết Giáp M-48 đang đóng ở Tân Mỹ, Thừa Thiên, di chuyển ngay vào Đà Nẵng để giải cứu Thường Đức. Ngày 1.8.1974, khi Chi Đội M-48 vừa đến Đà Nẵng, Tướng Hinh liền cho thiết lập một lực lượng đặc nhiệm gồm có Trung Đoàn 2 Bộ Binh và Thiết đoàn 11 Kỵ Binh đi tái chiếm Thường Đức, nhưng lực lượng này không tiến lên được.
Ngày 5.8.1974, Tướng Hinh liền cho Tiểu Đoàn 2 thuộc Trung Đoàn 2 và Tiểu Đoàn 1 thuộc Trung Đoàn 57 tiến chiếm Đồi 52, nhưng khi còn cách đồi này khoảng 4 cây số thì phải dừng lại vì pháo của Cộng quân quá mạnh. Trong khi đó, Trung đoàn 66 thuộc Sư Đoàn 304 của Cộng quân bắt đầu tấn công vào Thường Đức. Tiểu đoàn 79 cho biết đạn dược và lương thực bắt đầu cạn. Một chiếc A.37 đến thả xuống một gói đồ tiếp tế nhưng bị bay ra ngoài. Chiếc máy bay này quay trở lại thì bị bắn rơi.
Ngày 6 và đêm 7.8.1974, Cộng quân pháo khoảng 1200 trái pháo vào căn cứ Thường Đức, sau đó cho bộ đội tràn vào. Lúc 8 giờ 30 sáng ngày 7.8.1974, Tiểu Đoàn 79 thông báo không còn giữ căn cứ được, phải rút lui và cắt đứt liên lạc. Thường Đức hoàn toàn bị thất thủ. Thiếu tá Hà Văn Lầu và Phó quận Vũ Trung Tín bị bắt sống. Thiếu tá Quận Trưởng Nguyễn Quốc Hùng tự sát. Sau đó Đại úy Vũ Trung Tín cũng tự sát.
Một số binh sĩ của Tiểu Đoàn 79, Nghĩa Quân, Địa Phương Quân, Cảnh Sát, Cảnh Sát Dã Chiến, Nhảy Toán… đã chạy thoát được và di chuyển xuống làng, dân chúng thấy liền chạy theo. Đến bờ sông Côn thì không thể di chuyển được nữa. Hai chiếc ghe chở hai nhóm quân nhân qua sông trước làm đầu cầu. Một số nhỏ Cộng quân đang đuổi theo nên phải vừa đi vừa đánh, dân chúng và những người bị thương theo sau… Ba ngày sau mới đến được Hà Nha. Ở đây rất bình yên, gần như không biết đang có chuyện gì xảy ra. Trên đoạn đường từ Hà Nha về tới Đại Lộc, chẳng thấy một sự kiện nào chứng tỏ rằng đang có những toan tính tiếp viện hay giải vây Chi Khu Thường Đức.
Chủ trương của tướng Ngô Quang Trưởng ?
Sau khi chiếm được Thường Đức, Cộng quân khai thông đường 14, sửa chữa đường, làm cầu, đặt ống dẫn dầu, chuyển quân và vũ khí vào Cao Nguyên và miền Nam bằng xe. Theo con đường 14, từ Thường Đức đi qua mật khu Hiệp Đức, đến Khâm Đức (Phước Sơn) thì vòng lên Kontum, nhưng đến Ngọc Hồi ở phía bắc Kontun, Cộng quân phải dừng lại. Tại đây Quân Lực VNCH đang đóng trên quốc lộ 14 từ Ngọc Hồi đến Ban Mê Thuột. Cộng quân phải mở con đường khác ở trong rừng được gọi là đường 14B vào gần sát biên giới Lào để chuyển quân xuống Đức Lập ở phía tây Ban Mê Thuột. Lúc đó Cộng quân có thể chuyển quân qua Vùng I Chiến thuật từ Khe Sanh đến Khâm Đức như chỗ không người!
Như chúng tôi đã nói ở trước, Tướng Ngô Quang Trưởng chẳng những không nhận ra được tầm quan trọng của việc giữ chốt Thường Đức mà còn muốn mở thông con đường này cho Cộng quân chuyển xuống miền Nam để Vùng I của ông khỏi bị áp lực nặng!
Một phi công A-37 đã cho chúng tôi biết khi anh đang bay đi oanh kích trên vùng Thường Đức, anh thấy một đoàn xe của Cộng quân đang di chuyển trên đường 14, anh đã cho máy bay lao xuống bắn cháy, nhưng sau đó anh bị Tướng Trưởng ra lệnh phạt trọng cấm. Trong cuốn “Cảnh Sát hóa, quốc-sách yểu tử của Việt Nam Cộng Hòa” xuất bản 2002 (trang 243) và trong bài “Từ Phi Trường Đà-Nẵng ra sân bay Gia-Lâm” ông Lê Xuân Nhuận, Chánh Sở Cảnh Sát Khu I, cũng đã kể lại lời tiết lộ của Đại Tá Hoàng Mạnh Đáng, Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn 1 như sau:
“Ngồi ở phòng giấy của đại tá Đáng, chúng tôi có dịp nghe + thấy thêm được đôi điều. Tỷ như có lần, đầu năm 1975, nghe điện thoại xong, ông bảo bên kia chờ máy, để ông vào trình Trung Tướng. Ông qua phòng giấy Tướng Ngô Quang Trưởng, trình xong, về trả lời người bên kia:
– Trung tướng chỉ thị anh em Không Quân, khi thấy xe tăng, xe tải, bộ đội của chúng di chuyển trên đường mòn Hồ Chí Minh, dù ở trong tầm oanh kích của ta thì cũng đừng hành động gì, cứ để cho chúng tiếp tục chuyển quân vào Nam…”
Một vài nhà quân sự đã nhận định rằng Tướng Ngô Quang Trưởng chỉ huy từ cấp Trung Đoàn trở xuống rất xuất sắc. Nhưng việc chỉ huy một Quân Đoàn đã vượt khỏi tầm nhìn và khả năng của ông.
Năm 1981 Hà Nội đổi quận Thường Đức thành huyện Giằng và thành lập thị trấn Thạnh Mỹ nằm dọc theo quốc lộ 14, cách Bến Giằng khoảng 10km. Quận lỵ Thường Đức cũ nay thuộc xã Đại Lãnh, huyện Đại Lộc. Năm 1999, Hà Nội biến vùng Hiên – Giằng thành 3 huyện: Hiên thành Đông Giang và Tây Giang, còn Giằng là Nam Giang. Thường Đức không còn nữa.
Ngày 5.4.2015
Lữ Giang
Đón xem: Cuộc tái chiếm Thường Đức thất bại, Sư Đoàn Nhảy Dù bị tổn thất nặng.
(Nguồn: http://vietnamdefence.info)
NGƯỜI CẮM CỜ TRÊN DINH ĐỘC LẬP
Trần Đăng Khoa
Có lẽ trong chúng ta, ai cũng biết anh đại đội trưởng xe tăng Bùi Quang Thận, người đã cắm lá cờ trận mạc trên nóc Dinh Độc Lập buổi trưa 30 tháng 4 năm 1975 . Nhưng xung quanh việc cắm cờ này, còn có khối điều thú vị mà không phải ai cũng có thể biết hết. Chính Bùi Quang Thận cũng không thể ngờ được mình đã làm nên kỳ tích lịch sử chỉ bằng có… hai bàn tay không.
Đại đội trưởng Bùi Quang Thận ra khỏi xe tăng, lấy lá cờ giải phóng trên xe của mình cắm lên cột cờ trên nóc dinh Độc Lập lúc 11h30 ngày 30/4/1975, đánh dấu sự kết thúc thắng lợi của cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975. Ảnh tư liệu.
Khi tôi viết mấy dòng này, thì Bùi Quang Thận đã thành người của cõi thương nhớ rồi. Anh đã qua đời đột ngột tại Thái Xuân, Thái Thụy, Thái Bình, khi mới tròn tuổi 64. Tang lễ đã cử hành tại làng quê anh, theo đúng thủ tục của người dân quê.
Con người bình dị ấy cũng đã từng được đề nghị tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Nhưng theo Bùi Quang Thận, khi làm các thủ tục để xét thì địa phương không đồng ý, vì ông bố anh có biểu hiện mê tín dị đoan. Huyện đội cũng đã can thiệp nhưng vẫn không xong. Anh bảo: “Kể cũng hơi buồn. Nhưng mình sống được đến giờ cũng là may mắn lắm, nếu so với những đồng đội của mình còn nằm lại trong các cánh rừng lạnh lẽo mà đến bây giờ cũng vẫn chưa tìm được hài cốt”.
Đại tá Bùi Quang Thận
Năm 2000, Bùi Quang Thận về hưu. Anh cười hiền lành: “Mình xa vợ con biền biệt. Bây giờ mới có điều kiện giúp đỡ vợ con”. Bùi Quang Thận trở về với ruộng đồng. Anh lao động cật lực như một lão nông. Ngoài làm ruộng, anh còn thuê ao, nuôi tôm, thả cá. Rồi vợ chồng anh mở thêm cửa hàng bán ga ở quê. Nhà nào hết ga hay van ga hỏng là anh có mặt thay ga và bảo hành sửa chữa. Anh bảo, thay một van ga hỏng, cái lớn được 5000, cái nhỏ cũng 500 đồng đấy. “Toàn tiền tươi thóc thật cả!”. Trông anh thợ ga xởi lởi, thật thà, tận tụy và tốt bụng, không ai nghĩ đó là người anh hùng không có trong danh sách những người anh hùng.
Có lẽ trong chúng ta, ai cũng biết anh Đại đội trưởng xe tăng Bùi Quang Thận, người đã cắm lá cờ trận mạc trên nóc Dinh Độc Lập buổi trưa ngày 30 tháng 4 năm 1975. Nhưng xung quanh việc cắm cờ này, còn có khối điều thú vị mà không phải ai cũng có thể biết hết. Chính Bùi Quang Thận cũng không thể ngờ được mình đã làm nên kỳ tích lịch sử chỉ bằng có… hai bàn tay không.
Câu chuyện bắt đầu từ lúc 8 giờ sáng ngày 30 tháng 4. Khi đó, trận đánh đã diễn ra căng thẳng và khốc liệt. Lữ đoàn trưởng Nguyễn Tất Tài lệnh cho đại đội 4 ở phía sau vượt lên, chiếm đầu cầu, rồi chớp thời cơ, chọc thẳng vào mạng sườn địch. Bị cú đánh bất ngờ, địch thoáng chững lại. Đội hình chúng có phần nhốn nháo. Xe tăng ta tiến đến đầu cầu Thị Nghè thì bất ngờ mấy chiếc tăng địch chẳng biết ở đâu lù lù hiện ra. Hình như chúng muốn chặn ta ở ngay trên cầu. Đại đội trưởng Lê Tiến Hùng, chỉ huy chiếc xe tăng thứ hai bị thương, bắt buộc phải dừng lại.
Tình thế khá nguy cấp. Bùi Quang Thận tức tốc cho xe 843 vượt lên, bắn cháy liền một lúc cả hai xe M.41 và M.113 của địch. Trong xe anh chỉ còn duy nhất 2 viên đạn. Sau này, anh mới biết hai viên đạn thối. Thực tình, lúc đó, chiếc xe đã hết đạn, mà chặng đường còn rất xa, phải vượt qua bao tuyến phòng thủ kiên cố dày đặc của địch mới đến được Dinh Độc Lập. Vừa qua khỏi cầu Thị Nghè, anh lại đụng phải 3 chiếc xe tăng địch xông ra đánh chặn. May sao, Vũ Đăng Toàn, chính trị viên đại đội 4, ngồi trên chiếc tăng 390 đã chỉ huy bắn cháy luôn cả 3 chiếc tăng ấy. Đạn trong xe địch nổ toang toác. Không gian sặc sụa và tanh khét mùi thép cháy. Bọn địch ngồi lố nhố trên mấy chiếc xe bọc thép gần đấy, thấy thế hoảng hốt nhảy khỏi xe, bỏ chạy tán loạn. Thế là tuyến phòng thủ vòng ngoài của địch hoàn toàn tan vỡ.
Được sự giúp đỡ chỉ dẫn của nhân dân và biệt động thành, lữ đoàn tăng 203 đã chia làm 2 mũi, hướng theo đường Hồng Thập Tự tốc thẳng vào Dinh Độc Lập. Lúc 10 giờ 15 phút, chiếc xe tăng 843 của Bùi Quang Thận dẫn đầu đã vượt qua các ổ đề kháng, vượt qua khu Nhà Xanh, vượt qua cả những họng súng đang ngơ ngác của địch, lừng lững tiến thẳng vào cửa Dinh Độc Lập. Khi thấy toà nhà trắng loá hiện ra trước cửa xe, Bùi Quang Thận cho lắp một viên đạn nã thẳng vào Dinh để thị uy. Đạn thối, không nổ. Anh cho nạp viên cuối cùng. Cũng lại không nổ. Hú vía cho cái Dinh Thống Nhất bây giờ đã thoát được hai viên đạn của anh.
Một chiếc tăng của ta đã húc thẳng vào cánh cổng Dinh Độc Lập. Bùi Quang Thận cho xe lùi ra, húc tiếp vào cánh cổng bên trái của Dinh. Đó là đòn tấn công cuối cùng của chiếc tăng không còn vũ khí. Cũng thật may cho Bùi Quang Thận và đồng đội anh, một người vô danh nào đó trong Dinh đã kịp cắt cầu dao hàng rào điện tử, nếu không, chỉ chạm vào cổng sắt là chiếc tăng của anh và đồng đội anh sẽ bị nổ tung. Phải đến cú húc thứ ba cánh cổng sắt mới chịu đổ sập. Bùi Quang Thận cho xe tốc thẳng vào sân dinh.
Xe tăng 390 húc đổ cổng chính Dinh Độc Lập vào ngày 30/4/1975
Trước mặt anh, lố nhố những xe tăng, xe bọc thép tuyến phòng ngự cuối cùng của địch bảo vệ Dinh với bao nhiêu súng ống đạn dược tối tân, còn anh, chỉ có hai tay trắng và chiếc xe tăng lổng nhổng vỏ đạn. Bùi Quang Thận giật phắt lá cờ trận mạc cắm trên xe tăng, quay lại bảo lái xe Lữ Văn Hoá, pháo thủ Thái Bá Minh:
– Các cậu ở lại, mình vào Dinh nhé. Nếu không thấy mình quay ra, cũng không thấy lá cờ này nhô lên, thì tức là mình đã chết ở trong Dinh rồi!
Thế rồi, với hai bàn tay trắng, chỉ có lá cờ trận mạc ố xuộm khói đạn làm vũ khí, Bùi Quang Thận xông thẳng vào sào huyệt cuối cùng của kẻ thù. Qua bậc tam cấp, anh bị đánh bật trở lại. Hàng rào đặc biệt chống đỡ chăng? Bùi Quang Thận ngỡ ngàng một chút, rồi chợt nhận ra đó chỉ là bức tường kính trong suốt mà thoạt đầu anh không nhìn thấy, cũng chẳng biết nó là cái gì.
Bốn chiến sĩ Binh đoàn Hương Giang mang cờ tiến thẳng vào Dinh Độc Lập trưa ngày 30/4/1975 (người cầm cờ là chiến sĩ Bùi Quang Thận)
– Cửa ở đây mà, ông!
Một người đàn ông áo cộc tay trắng chỉ cửa cho Bùi Quang Thận. Trong nhà mát rượi như giữa hang đá. Toàn bộ nội các của chính quyền Sài Gòn cũ đã có mặt đông đủ. Họ ngồi, đứng nhấp nhố quanh bàn. Trông ai cũng rất lịch sự. Áo cộc tay trắng. Tóc chải mượt. Mùi nước hoa thoang thoảng khắp phòng. Họ ngỡ ngàng nhìn người đại diện đầu tiên của Quân giải phóng, một người lính gầy gò, gương mặt đen đúa, hốc hác vì đói ăn và thiếu ngủ.
– Ông nào là Dương Văn Minh?- Bùi Quang Thận quát hỏi. – Cho tôi gặp ngay Dương Văn Minh!
– Dạ thưa, ngài gặp Tổng thống có việc gì ạ?
– Để ông ấy dẫn tôi đi cắm cờ.
– Dạ… dạ, cái việc ấy thì ông này làm được. Chỉ có ông ấy mới biết chỗ…
Một gã béo trắng, da dẻ mỡ màng, áo cộc tay trắng, chỉ vào một người đàn ông cũng mặc áo cộc tay trắng, nhưng gầy mảnh hơn, đứng ngay bên cạnh tôi. – Bùi Quang Thận tiếp tục câu chuyện: – Mãi sau này, khi đọc những trang sử quân đội nói về buổi trưa hôm ấy, tôi mới biết đó là đại tá Vũ Quang Chiêm, chánh văn phòng Phủ Tổng thống. Ông ta lập cập đưa tôi qua một hành lang, rồi vào hút sâu mãi phía trong, qua một gian nhà nữa cũng mát như hang đá. (Đúng là cảm giác của người lính ở rừng. TĐK)
Rồi ông ta chọc một ngón tay vào tường. Bức tường tự nhiên nứt ra thành một cái phòng bé toen hoẻn như cái toa-lét, ba phía đều là tường. Ông ta bước vào, còn tôi thì ngần ngừ, bước vào, rồi lại quay ra ngay lập tức. Tôi nghi quá. Mình đi cắm cờ, chứ có đi toa-lét đâu. Hắn định giở cái trò khỉ gì thế này? Rõ là đồ quỷ thuật. “Dạ thưa, ông vào đi. Đây là cái thang máy. Tôi đưa ông đi cắm cờ mà”. Gã nói lắp bắp, có vẻ như là thành thật.
Nhưng tôi vẫn phải cảnh giác. Bởi tôi không có vũ khí trong tay. Tôi bắt gã úp mặt vào tường, rồi mới bước vào. Gã lại đưa tay lên, chọc một ngón vào cái nút ở trên tường kiểu như là điểm hoả. Tôi chộp ngay tay hắn. Chỉ chút nữa thì tôi cho gã một quả phật thủ. “Không! Không, tôi ấn nút thang máy mà!”. Gã kêu lên thảm thiết. Cánh cửa lập tức sập lại ngay sau lưng tôi. Bây giờ thì bốn phía đều là tường. Thật chẳng còn hiểu ra làm sao cả.
Lên tầng thượng, hắn dẫn tôi đến cột cờ. Hoá ra cờ mình bé quá. Nó là cờ hiệu cắm trên nóc xe tăng. Trong không gian, ở trên đỉnh cái Dinh lồng lộng này, nó chỉ như cái mắt muỗi. Còn cờ địch to lắm, rộng đến mấy chục mét chứ chẳng ít, lại chằng buộc rất kỳ công bằng các nút dây thép, chừng hai mươi phân một nút. Tôi gỡ mãi mới được hai nút. Nhìn xuống dưới sân Dinh, xe tăng và quân ta bắt đầu tiến vào. Thế là tôi xé luôn lá cờ ấy, thay lá cờ của ta rồi kéo lên. Lúc bấy giờ là 11giờ 30 phút.
Bốn chiến sĩ cắm cờ trên nóc phủ Tổng thống ngụy Sài Gòn ngày 30/04/1975
II
Đấy, anh Thận của chúng ta như thế đấy. Dường như anh ấy không chú ý, cũng không có ý thức về vai trò lịch sử của mình. – Trung tá Nguyễn Huy Thông, trung đoàn trưởng trung đoàn 203 mà tiền thân là Lữ đoàn 203 bình luận: – Thực tình, chúng ta đã chuẩn bị rất kỹ cho việc cắm cờ trên nóc Dinh Độc Lập này. Đơn vị được chọn làm công việc cuối cùng của cuộc kháng chiến cứu nước ấy là một Đơn vị Anh hùng. Người được chọn cắm cờ cũng là người có đầy những kỳ tích, cũng như người bay vào vũ trụ sau này phải là anh hùng Phạm Tuân, người đã “bắn cháy” B52, và cái máy bay Mỹ thứ 4.000 cũng phải rơi ngay trên đất tổ 4.000 năm lịch sử của Vua Hùng.
Nhưng rồi chiếc xe tăng chở lá cờ lớn được chuẩn bị rất kỹ ấy lại đi lạc, rồi lại phải đánh nhau rất dữ dội ở mãi ngoài Dinh. Và rồi Giời đã thay người cắm cờ ấy bằng anh lính nông dân Thái Bình Bùi Quang Thận. Mọi việc anh Thận làm đều rất giản dị. Khi dứt lá cờ nguỵ, thoạt đầu anh định ném xuống sân. Nhưng nhìn lại, thấy vứt đi phí quá. Cái cờ chẳng ra quái gì, nhưng vải rất tốt, dày đến mức có thể làm chăn đắp được. Thế là anh cuộn lại, định bụng mang về quê, dùng để lót ổ thay cho rơm rạ hay lá tre khô.
Sau này lịch sử cần biết đích xác người cắm cờ. Lúc ấy mới hay là có quá nhiều người cắm cờ. Sự thật thì họ đều cắm cờ cả. Nhưng cắm ở tiền sảnh, ở góc nhà, ở rất nhiều nơi xung quanh Dinh Độc Lập và ở ngay cả chính Dinh Độc Lập. Nhưng ai là người cắm lá cờ trận mạc, lá cờ Quyết chiến quyết thắng trên nóc Dinh kia. “Thì tôi cắm đấy mà”. – Bùi Quang Thận trả lời thật giản dị. Vậy thì bằng chứng đâu? Phải có gì làm bằng chứng chứ. Lịch sử vốn cần chính xác và cụ thể. Ai bắt Dương Văn Minh? Ai thảo thư đầu hàng cho Tổng thống nguỵ? Sau này cũng phải tranh cãi, xác định mãi. Có đến cả mấy cuộc hội thảo khoa học rồi mà vẫn chưa kết luận được đích xác sự việc ấy.
Bùi Quang Thận chợt nhớ đến cái lá cờ của địch mà anh cuộn lại, định mang về quê Thái Bình trải ổ thay cho rơm rạ. Người ta khớp vết xé với những nút sắt buộc trên cột cờ mới nhận ra anh. Còn anh thì cười hiền lành: “Ôi dào, có gì đâu. Tôi chẳng nghĩ gì khi làm điều đó. Đấy là một việc rất đỗi bình thường của một người lính trận. Anh nào trong hoàn cảnh ấy cũng sẽ làm như tôi. Đơn giản thế thôi. Có gì mà các bố cứ lằng nhằng rắc rối cho nó hoá to chuyện!”.
Đại tá Bùi Quang Thận đã về cõi vĩnh hằng….
Bây giờ, Bùi Quang Thận đã là người trong cõi nhớ thương rồi. Xin coi mẫu chuyện nhỏ này như một nén tâm hương của những người chép sử bằng âm thanh VOV tưởng nhớ anh trong ngày lễ 30 tháng 4. Kính mong các cơ quan chức năng bàn lại với địa phương để trao lại Danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân cho anh. Bởi anh hoàn toàn xứng đáng với danh hiệu cao quý ấy…
Nhà thơ Trần Đăng Khoa/ Radiovietnam
Những trang văn thắp lửa VIẾNG MỘ CHA MẸ
Hoàng Trung Trực
“Dưới lớp đất này là mẹ là cha
Là khởi phát đời con từ bé bỏng
Là lời mẹ ru dịu dàng cánh võng
Là gươm đao cha một thuở đau đời.
Hành trang cho con đi bốn phương trời
Là nghĩa khí của cha, là nhân từ của mẹ
Vẫn bầu sữa tinh thần không ngừng không nghỉ
Để hành trang cho con đi tiếp cuộc đời
Cuộc đời con bươn chải bốn phương trời
Nay về lại nơi cội nguồn sinh trưởng
Dâng nén hương mà lòng hồi hồi tưởng
Thuở thiếu thời trong lồng cánh mẹ cha
“Ước hẹn anh em một lời nguyền
Thù nhà đâu sá kể truân chiên
Bao giờ đền được ơn trung hiếu
Suối vàng nhắm mắt mới nằm yên” (6)
“Không vì danh lợi đua chen
Công Cha nghĩa Mẹ quyết rèn bản thân !”
NHỚ BẠN Hoàng Trung Trực
Ngỡ như bạn vẫn đâu đây
Khói hương bảng lãng đất này bình yên
Tình đời đâu dễ nguôi quên
Những dòng máu thắm viết nên sử vàng
Trời xanh mây trắng thu sang
Mình ta đứng giữa nghĩa trang ban chiều
Nhớ bao đồng đội thương yêu
Đã nằm lòng đất thấm nhiều máu xương
Xông pha trên các chiến trường
Chiều nay ta đến thắp hương bạn mình
MẢNH ĐẠN TRONG NGƯỜI
Hoàng Trung Trực
Bao nhiêu mảnh đạn gắp rồi
Vẫn còn một mảnh trong người lạ thay
Nắng mưa qua bấy nhiêu ngày
Nó nằm trong tuỹ xương này lặng câm…
Thời khói lửa đã lui dần
Tấm huân chương cũng đã dần nhạt phai
Chiến trường thay đổi sớm mai
Việt Nam nở rộ tượng đài vinh quang.
Thẳng hàng bia mộ nghĩa trang
Tên đồng đội với thời gian nhạt nhoà
Muốn nguôi quên lãng xót xa
Hát cùng dân tộc bài ca thanh bình
Thế nhưng trong tuỷ xương mình
Vẫn còn mảnh đạn cố tình vẹn nguyên
Nằm hoài nó chẳng nguôi quên
Những ngày trở tiết những đêm chuyển mùa
Đã qua điều trị ngày xưa
Nó chai lỳ với nắng mưa tháng ngày
Hoà bình đất nước đổi thay
Đêm dài thức trắng, đau này buồn ghê
Khi lên bàn tiệc hả hê
Người đời uống cả lời thề chiến tranh
Mới hay cuộc sống yên lành
Vẫn còn mảnh đạn hoành hành đời ta.
BỀN CHÍ Hoàng Trung Trực
Chỉ có chí mới giúp ta đứng vững
Và dòng thơ vực ta dậy làm người
Giờ ta hiểu vì sao Đặng Dung mài kiếm
Thơ “Thuật hoài” đau cảnh trần ai.
Cụ Nguyễn Du vì sao nén thở dài
Quan san cả trong lòng người áo gầm
Lầu Ngưng Bích vì đâu Kiều xế bóng
Khúc “Đoạn trường” dậy sóng nhớ lòng ai
Phạm Ngũ Lão sớm xuất chúng hơn người
Vì sao thành một hiền nhân trầm mặc
Ai chộn rộn đi kiếm tìm quyền lực
Để đời Ức Trai phải chịu án Lệ Chi Viên
Thương Nguyễn kim nặng lòng tri kỷ
Xoay cơ trời tạo lại nghiệp nhà Lê
Giữa sa trường phải chịu thác mưu gian
Gương trung liệt dám quên mình vì nước
Ơn Trạng Trình nhìn sâu thế nước
Miền Đằng Trong hiến kế Nguyễn Hoàng
Hoành Linh Lũy Thầy dựng nghiệp phương Nam
Đào Duy Từ người Thầy nhà Nguyễn
Sông núi này mỏi mòn cố quận
Hạnh Phúc là gì mà ta chưa hay
Ta đọc Kiều thương hàn sĩ đời nay
Còn lận đận giữa mênh mang trời đất.
Ta an viên vợ con, em trai Thầy học
Anh trai ta lưu ‘Khát vọng” ở đời
Chỉ có chí cùng niềm tin chân thật
Và dòng thơ vực ta dậy làm người
TRÒ CHUYỆN VỚI THIỀN SƯ Hoàng Trung Trực
Vất bỏ ngoài tai mọi chuyện đời
Lòng không vướng bận dạ an thôi
Ráng vun đạo đức tròn nhân nghĩa
Huệ trí bùng khai tỏa sáng ngời
Lòng lộng đêm nghe tiếng mõ kinh
Bao nhiêu ham muốn bỗng an bình
Tâm tư trãi rộng ngàn thương mến
Mong cả nhân loài giữ đức tin.
Thượng Đế kỳ ba gíáo đô đời
Vô minh cố chấp tại con người
Thánh Tiên tùy hạnh tùy công đức
Ngôi vị thiêng liêng tạo bởi Người.
Vững trụ đức tin đạo chí thành
Vô cầu vô niệm bả công danh
Sớm hôm tu luyện rèn thân chí
Đạo cốt tình thương đức mới thành
TRẠNG TRÌNH
Hoàng Trung Trực
Hiền nhân tiền bối xưa nay
Xem thường danh vọng chẳng say tham tiền
Chẳng màng quan chức uy quyền
Không hề nghĩ đến thuyết truyền duy tâm
Đức hiền lưu giữ ngàn năm
Vì Dân vì Nước khó khăn chẳng sờn
Hoàn thành sứ mạng giang sơn
Lui về ở ẩn sáng thơm muôn đời
Tầm nhìn hơn hẳn bao người
Trở thành Sấm Trạng thức thời gương soi.
Kính tặng quý thiện hữu cùng một trăn trở, ưu tư cho Đạo Pháp .
Ta rất muốn đi về trong tịch lặng.
Quẳng lại sau lưng nhân thế muộn phiền.
Lòng thao thức Đạo Đời luôn vướng nặng.
Mũ ni che tai, tâm lại hóa bình yên.
Đời chộn rộn sao còn theo chộn rộn?
Đạo hưng suy ta mất ngủ bao lần.
Đời giả huyễn thịnh suy luôn bề bộn.
Đạo mất còn ta cứ mãi trầm ngâm.
Vai này gánh cho vai kia nhẹ bớt.
Tìm tri âm ta nặng bước âm thầm.
Sợi tóc bạc trên đầu còn non nớt.
Tháng năm nào ta thấy lại nguồn tâm ?
Gia Lai 10-09-2014
(**) “Đến chốn thung dung” là thơ Hoàng Kim, nhà khoa học xanh người thầy chiến sĩ quê Quảng Bình, em của Hoàng Trung Trực,
VUI ĐẾN CHỐN THUNG DUNG
Hoàng Kim
Người rất muốn đi về trong tịch lặng
Quẳng lại sau lưng nhân thế muộn phiền
Ta đến chốn thung dung tìm hoa lúa
Rong chơi đường trần, sống giữa thiên nhiên.
Tâm thanh thản buồn vui cùng nhân thế
Đời Đạo thịnh suy sương sớm đầu cành
Lòng hiền dịu và trái tim nhẹ nhõm
Kho báu chính mình phúc hậu an nhiên.
Trên hai vai ta đôi vầng nhật nguyệt (**) Trăng rằm xuân lồng lộng bóng tri âm
Người tri kỷ cùng ta và năm tháng.
Giác Tâm: Ta về còn trọn niềm tin.
DẤU CHÂN NGƯỜI LÍNH Hoàng Trung Trực
Cuộc đời và thời thế
Năm Thân con khóc chào đời
Sức sống sữa Mẹ suốt đời tình thương Nước nhà gặp cảnh tai ương Việt Nam là bãi chiến trường giao tranh Pháp Nhật Tàu tới hoành hành Chạy giặc Cha Mẹ phải đành lánh thân Người dân khổ cực muôn phần Nước nhà chiến sự, nghèo bần Mẹ Cha Trường Sơn rừng núi là nhà Rừng thiêng nước độc, ta ra chẳng thời *
(*) Ernest Hemingway (1899-1961), tác giả của kiệt tác Ông già và biển cả, Giã từ vũ khí, là một cựu quân nhân, sống trãi gần trọn đời trong chiến tranh và nghèo đói của chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ hai, nên ông đã mô tả người như ông là thế hệ cầm súng, không hề được tận hưởng chất lượng cuộc sống, là “Thế hệ bỏ đi” (Lost Generation) của cộng đồng người Paris xa xứ; xemBorlaug và Hemingway
Tuổi thơ trong nghèo đói
Ai quyền sống được làm người
Mà dân mất nước gặp thời chua cay?
Đời Cha sự nghiệp đổi thay
Lính Tây ngày trước, thời này đánh Tây Ru ta lời Mẹ đêm ngày
Vọng theo hồn Nước tháng ngày bên Cha
Cha thì chiến đấu đường xa
Mẹ con chạy giặc, cửa nhà thì không
Nỗi niềm cuộc sống đau lòng
Bão mưa tàn phá, gió lồng không ngơi.
Gia đình nhiều nguy nan
Mẹ ta dãi nắng dầm mưa
Lo cho con có cháo dưa học hành
Giữa rừng số phận mong manh
Mẹ phải chịu bệnh hoành hành héo hon
Đời Mẹ chung thủy sắt son
Đời Cha lính chiến tuổi xuân đọa đày
Lời thề nguyên bản xưa nay
Đã là người lính không lay lòng vàng
Bệnh về chẳng chút thở than
Bao nhiêu mầm bệnh Cha mang theo về
Mẹ Cha bao gian khổ
Bệnh sốt rét thật là ghê
Gan lách phù thủng trăm bề hại Cha
Chiến tranh tan cửa nát nhà
Mình Cha xoay xở thật là gian nan
Phận con rau cháo cơ hàn
Tuổi thơ năm tháng bần hàn Mẹ Cha
Tháng ngày khoai muối dưa cà
Đời còn Cha Mẹ đậm đà tình thương
Tình Cha Mẹ, nghĩa Nước Non
Tháng ngày chăm chút vuông tròn hiếu trung.
Tuổi xuân vui lên đường
Lên đường theo lệnh tòng quân Xa nhà nỗi nhớ bội phần từ đây
Mẹ khóc nước mắt tuôn đầy
Lo con gian khổ cuộc đời chiến binh
Cha không khóc chỉ làm thinh
Tiễn con tựa cửa lặng nhìn theo con Vần xoay sự nghiệp vuông tròn
Dấu chân Cha trước, nay con theo Người
Gẫm suy mới rõ thế thời
Hoàng Trung Trực đã thành người chiến binh.
Giải phóng nước bạn Lào
(10/1963- 5/1965)
Đất Hương Khê , núi Quảng Bình
Vượt Trường Sơn vắt sức mình kiệt hao
Núi Phú Riềng, đất Lạc Xao
Nơi này ghi dấu chiến hào binh ta
Đời nhọc nhằn, thân xót xa Trĩu vai súng đạn, gạo là quanh lưng
Vượt bao đèo dốc hành quân
Liên hồi tác chiến, máu dầm mồ hôi
Lại thêm sốt rét từng hồi
Thuốc men chẳng có, tháng trời toàn măng
Chia nhau chén cháo cứu thân
Trên bom, dưới đạn, ngủ hầm, tình thâm.
Nhớ người thân đã khuất
Đêm trường thân lại xông pha
Theo chân thủ trưởng vào ra trận thù
Đạn giặc đan chéo như mưa
Đôi chân thủ trưởng đạn cưa mất rối
Trong ta tỉnh thức tình người
Cõng ngay thủ trưởng xuôi đồi chạy lui
Đêm rừng trời lại tối thui
Lạc mất phương hướng tới lui tìm đường
Quay đầu hỏi ý tình thương
Mới hay thủ trưởng tìm đường đi xa
Không hơi thở một xác ma
Làm ta thực sự xót xa một mình Người thấm mệt, phút tử sinh
Giữa rừng im ắng lặng thinh không người
Chỉ nghe tiếng thú quanh đồi Làm cho ớn lạnh khắp người của ta
Song vì cái đói không tha
Cho nên khiếp sợ theo đà mất tiêu
Trãi qua những phút hiểm nghèo
Vác xác thủ trưởng cố leo tìm đường.
Giữa rừng núi, không người thương
Còn đâu phương hướng, tai ương không người
Một tâm hồn một cuộc đời
Không gạo không lửa, giữa trời rừng xanh
Một mình tính mạng mong manh
Tình thương người lính giúp anh chí bền
Năm ngày thủ trưởng vẫn nguyên
Tìm ra đơn vị bình yên lòng mình.
Tin Mẹ mất giữa chiến trường
Nỗi đau nghiệt ngã vô hình
Nhận tin Mẹ mất nội tình cách phân
Công ơn Mẫu tử tình thâm
Căn bệnh đã cướp Mẫu thân mất rồi
Còn đâu bóng dáng hình Người
Đất trời nghiêng ngữa hại đời ta đây
Nỗi lòng đau khổ khôn khuây
Mẹ hiền ơi phút giờ này còn đâu
Lòng buồn tê tái đêm thâu
Trần gian đâu nữa Mẹ hiền, Cha ơi
Buồn thương Cha nỗi nhớ Người
Tình thương Cha Mẹ, trên đời còn Cha Con không khóc chỉ nhớ nhà
Trăm lần thương Mẹ xót xa phận mình
Làm người lính chiến tử sinh
Chiến tranh tàn khốc dứt tình Mẹ Cha
Tang thương đến không về nhà
Cuộc đời người lính vẫn là chiến tranh
Máu bạn đổ tiếp bên anh
Xác xương vùi dập trời xanh phủ rừng
Núi đồi che ấm thân lưng
Nhóm lên ngọn lửa bập bùng Trường Sơn.
(xem tiếp chuỗi chiến dịch và sự kiện chính …)
.MỘT SỐ CÁC GHI CHÚ
Hai anh em gặp nhau giữa Sài Gòn giải phóng (Hoàng Trung Trực sư 341, Hoàng Kim sư 325B)
Ngắm dấu chân thời gian
Đường trần đi không mỏi
Việt Nam con đường xanh
Thân thiết mùa lúa mới
TRỜI NHÂN LOẠI MÊNH MÔNG
Hoàng Kim
Rừng bao la
Mênh mông rừng bao la
Ngọn gió thổi từ đâu phương xa
Có phải thổi từ chiều sâu lịch sử
Bài ca thời gian
Cuộc đời như trang sách mở
Người thầy giỏi gửi lại minh triết yêu thương
Cho cháu con ngàn năm ngưỡng mộ.
Vị thành hoàng tạo phước đức cho dân
Mở cõi xây nền.
Con người và thiên nhiên
Lưu giữ những điều chí thiện
Bao thế kỷ đi qua
Chỉ tình yêu ở lại
Vùng đất thiêng lưu dấu con người.
Rừng bao la
Mênh mông rừng bao la
Ngọn gió thổi từ đâu phương xa
Có phải thổi từ em mang theo nỗi nhớ
Ngày mới muôn hoa đua nở
Mặt đất bừng sôi bao bông hoa cỏ
Nở vàng trên lối đi.
Cảnh sắc thiên nhiên say mê
Đằm thắm tình đời xao xuyến
Ai nhớ thương ai chân trời góc biển
Ai nhớ thương ai trang sách ngọn đèn
Anh bồi hồi thương nhớ về em.
Rừng bao la
Mênh mông rừng bao la
Suối nước yêu thương êm chảy hiền hòa
Lối mòn nghiêng vách đá
Đâu dấu tích của thời Trung cổ
Đâu địa đạo dưới tầng sâu
Rừng bao la gió thổi rì rào
Chồi non thay lá mới
Dạy và học
tại góc vườn thiêng của Mendel êm đềm
Mà lòng ta bão nổi
Cồn cào bao ước mong …
Rừng bao la
Đồng ruộng bao la
Cây lúa Việt Nam
Cây tùng Trung Hoa
Cây bạch dương Nga
Cây phong Canada
Cây lipa Tiệp Khắc
Mỗi bước đi xa càng thêm yêu Tổ quốc
Trời nhân loại mênh mông.
Trời nhân loại mênh mông là bài thơ của Hoàng Kim chép lại để suy ngẫm Tôi được đến thăm nơi tưởng niệm nhà giáo Jan Amos Komenský (1592-1670) ở thành phố Kunvald, và được đến học tập, nghiên cứu hai tuần tại Viện Di truyền Mendel, nơi nhà bác học di truyền Gregor Johann Mendel (1822 – 1884) ở thành phố Brno, nôi văn hóa đậm đặc huyền thoại.
Nhà giáo John Amos Comenius sinh ngày 28 tháng 3 năm 1592 mất ngày 15 tháng 11, 1670 là một triết gia, giáo sư đại học, nhà thần học người Séc, quê ở Margraviate vùng Moravia. Thầy dạy và học ở trường đại học Brethren tại thành phố Kunvald. Thầy được xem là cha đẻ của nền giáo dục hiện đại, một trong những nhà vô địch của giáo dục phổ quát trí tuệ, thông thái, minh triết, một khái niệm cuối cùng được đưa ra trong cuốn sách Didactica Magna. Comenius là người sáng tạo ra sách hướng dẫn bằng tiếng Tây Ban Nha, đã viết bằng tiếng mẹ đẻ thay vì tiếng Latinh, đã áp dụng phương pháp giảng dạy hiệu quả dựa trên sự phát triển dần dần từ các khái niệm đơn giản đến khái quát hơn, hỗ trợ học tập suốt đời và phát triển tư duy logic bằng chuyển từ nhớ, hỗ trợ ý tưởng về cơ hội bình đẳng cho trẻ em nghèo, mở cửa giáo dục cho phụ nữ, đã làm cho sự hướng dẫn dạy và học trở nên phổ quát và thiết thực. Ngoài Bohemian, ông còn sống và làm việc ở các vùng khác của Đế chế La Mã và nhiều nước khác như Thụy Điển, Khối thịnh vượng Ba Lan, Litva, Transylvania, Anh, Hà Lan và Hungary. Nhà giáo Jan Amos Komenský là một trong những người khai sáng lừng danh nhất châu Âu, niềm tự hào và di sản sống mãi với thời gian của đất nước Tiệp Khắc và vùng trung tâm của đế chế La Mã. Đến với Thầy, tôi giác ngộ và tỉnh thức được niềm vui nghiên cứu, giảng dạy trí tuệ cho quê hương dân tộc mình. Con gái tôi là Hoàng Tố Nguyên, tiến sĩ ngôn ngữ Trung Việt, và con trai tôi Hoàng Long , tiến sĩ di truyền và chọn giống cây trồng đã thực hiện mơ ước của chính các con và cũng là sự ưa thích nghề giáo của cha mẹ và gia đình. Tôi coi đó là sự may mắn.
Nhà di truyền học Gregor Johann Mendel sinh ngày 20 tháng 7 năm 1822 mất ngày 6 tháng 1 năm 1884 là một nhà khoa học, một linh mục Công giáo người Áo thuộc Dòng Augustine, thầy được coi là “cha đẻ của di truyền hiện đại” vì những nghiên cứu về đặc điểm di truyền của đậu Hà Lan. Mendel chỉ ra rằng đặc tính di truyền tuân theo những quy luật nhất định, mà ngày nay chúng ta gọi là Định luật Mendel. Nội dung định luật của thầy rất đơn giản, tuy nhiên, khi thầy còn sống, ý nghĩa và tầm quan trọng trong các công trình nghiên cứu của thầy không được công nhận, người ta cũng không quan tâm đến các nghiên cứu của thầy. Mãi đến năm 1900 ba nhà khoa học Hugo de Vries người Hà Lan, Carl Correns và Erich von Tschermak người Đức đã làm việc độc lập với nhau, và tình cờ đọc được các báo cáo của Mendel. Họ tiến hành lặp lại các thí nghiệm thực vật này và nhận thấy tính đúng đắn của Định luật Mendel. Các kết luận của thầy đến năm 1900 mới được công nhận. Ngày nay, mọi người tôn vinh Mendel như là nhà khoa học đầu ngành di truyền học hiện đại, một danh hiệu mà thầy xứng đáng được nhận từ sinh thời. Năm 1866 là mốc đánh dấu sự ra đời ngành Di truyền học hiện đại.
Thầy Mendel đã sống và làm việc ở Trường Đại học Nông nghiệp Brno (lúc đó có tên gọi là Trường Cao đẳng Thực hành Thành phố Brunn), ở thành phố Brno. Cuối năm 1985 đến cuối năm 1986, tôi may mắn được đến học để làm (Learning to Doing) ở Viện Nông nghiệp Nhiệt đới và Á Nhiệt đới, Trường Đại học Nông nghiệp Praha trong đó có hai tuần làm việc Viện Di truyền Mendel thuộc Trường Đại học Nông nghiệp Brno. Tại đây tôi đã nhiều lần đắm mình ở góc vườn nhỏ bé của Thầy, nôi khai sinh của định luật Mendel nổi tiếng, và là nơi lưu dấu những kỷ niệm xưa cũ của ngành chọn giống cây trồng.
Sau này, khi trò chuyện với thầy Pavel Valicek, giáo sư tiến sĩ khoa học, phó Giám đốc Viện Nông nghiệp Nhiệt đới và Á Nhiệt đới của Trường Đại học Nông nghiệp Praha, giáo sư Trần Thế Tục, và chị Magdalena Buresova cùng với các bạn thân, thầy Pavel Valicek đã dặn tôi: “Kim, chữ Thầy là đủ hơn các tước hiệu ngoài tên mình; con người và thành tựu thực tiễn là sản phẩm quan trọng nhất“. Tôi đã theo lời Thầy dặn trong suốt đời mình. Chúng tôi chọn tạo được 27 giống cây trồng được công nhận là giống Quốc gia và 8 quy trình kỹ thuật được công nhận là quy trình kỹ thuật canh tác tiến bộ . Những giống cây trồng tốt như khoai lang Hoàng Long, Chiêm Dâu, Bí Đà Lạt, Khoai Gạo (1981), HL4 (1987), HL518 (Nhật đỏ), HL491 (Nhật tím) (1997), đậu rồng Chim Bu, Bình Minh, Long Khánh và kỹ thuật sử dụng sắn, ngô làm cây choái tự nhiên cho đậu rồng leo (1987), giống ngô lai đơn VN25-99 (2004), giống đậu nành HL92 (2002) giống đậu nành HL203 (2004), giống đậu xanh HL98-E3 (1990), đậu xanh HL115 (1994), giống sắn HL23, HL24, HL20 (1990) KM60 (1992), KM94, KM95, SM937-26 (1995), KM98-1 (1999), KM98-5 (2007) KM140 (2009), KM419 (2016); … nhiều giống cây trồng trong số này đã làm giống chủ lực của sản xuất suốt một phần tư thế kỷ.
Có một ngày như thế
Có một ngày như thế
Thầy bạn là lộc xuân
Hợp tác đào tạo tốt
Nơi ấy xa mà gần.
Câu chuyện ảnh tháng Ba
Đồng hành cùng đi tới
Liên vận bài thơ hay
Phận hưu thơ Nhật Tiến
Đời vui có được HƯU NHÀN
Thầy thương bạn mến luận bàn thiên nhiên
An nhàn vô sự là tiên Tình yêu cuộc sống hưởng thêm lộc trời
Nắng rang tím lịm cây đời
Hoa xuân vẫn nở bời bời sắc xuân
PHẬN HƯU Nhật Tiến
Về hưu ngẫm lắm sự đời
Lên “Voi”, xuống “Chó”mỗi người khác nhau
Về hưu đi nhảy, đi câu
Tham quan, du lịch Tây, Tàu liên miên
Chẳng lo cơm áo, gạo tiền
Vô tư, thanh thản không phiền lụy ai
Đấy là HƯU TRÍ không sai
Nhưng mà thiên hạ mấy ai có nào ?
Về hưu thậm thụt ra vào
“Buôn dưa”, hóng chuyện tào lao vỉa hè
Rượu bia, cá độ, lô đề
Tối ngày “bám trụ” quán chè làm vui
Loạn ngôn bất mãn với đời
Sẵn sàng “Đấu khẩu” buông lời khó nghe
Thích trò “Thọc gậy bánh xe”
Bà con hàng xóm cười chê: HƯU KHÙNG.
Về hưu nổi máu anh hùng
Xin làm cán bộ “Ba cùng” với dân
Nửa đời chỉ biết làm “Quân”
Nay về làm “Tướng” muôn phần oai phong
Dẹp chợ, cấm, phạt hàng rong
Bắt dân đóng góp từng đồng…vệ sinh
Làm việc để mất chữ tình
Vợ con mới bảo rằng mình: HƯU HÂM.
Về hưu lại nổi máu dâm
“Cưa sừng làm nghé” sưu tầm gái tơ
Về già mới học làm thơ
Đem tiền nuôi gái, ngẩn ngơ tối ngày
Lưới tình càng mắc càng say
Thế nên mới gọi hưu này: HƯU DÊ.
Về hưu lại bỏ về quê
Trồng rau, cuốc đất, chăn dê, nuôi gà
Kiêng đường, thịt, mỡ, trứng, da,
Bia, rượu, thuốc lá…đàn bà cũng kiêng
Kiêng ăn, kiêng cả tiêu tiền
Họ hàng, bè bạn than phiền: HƯU TU.
Về hưu làm việc lu bù
Kiếm tiền tiết kiệm từng xu, từng đồng
Hoặc làm thêm đỡ buồn lòng
Chuốc thêm vất vả long đong tối ngày
Mọi người bảo là đi cày
Cho nên mới gọi hưu này: HƯU TRÂU.
Về hưu chẳng dám đi đâu
Nấu cơm, đi chợ, nhặt rau, quét nhà
Chăm con, nuôi cháu, trông già
Kiêm luôn bảo vệ coi nhà, giữ xe
Thế nên bị gọi khó nghe
Ấy là: HƯU CHÓ, làm thuê trong nhà
Về hưu nhưng vẫn chưa già
Phải về trước tuổi gọi là: HƯU NON.
Về hưu quyền chức không còn
Bổng lộc hết chẳng rút bòn được ai
Khi còn đương chức tác oai
Tham ô, hối lộ, tiêu xài của dân
Về già mất hết người thân
Đệ tử, thân tín cũng dần bỏ đi
Quyền cao chức trọng mà chi
“Hai năm mươi” cũng xanh rì cỏ thôi
Gặp dân không dám mở lời
Hội hè, đình đám mọi người tránh xa
Bán xe, bán đất, bán nhà
Bỏ quê trốn lủi gọi là: HƯU MA.
Về hưu chưa kịp dưỡng già
Đã coi bệnh viện như nhà của riêng
Bao nhiêu sở thích phải kiêng
Đái đường, huyết áp, bệnh tim, đại tràng
Loãng xương, tiền liệt, bàng quang…
Lương vừa mới lĩnh đã mang thuốc rồi
Cháu con mỗi đứa một nơi
Gọi là: HƯU HẮT cuối đời cô đơn
Trời sinh chữ Kém, chữ Hơn
Chữ Nhân, chữ Qủa, chữ Buồn, chữ Vui…
Đắng cay mới có ngọt bùi
Hết mưa nắng lại rợp trời mây bay
Đủ năm, đủ tuổi, đến ngày
Có ai tránh được kiếp này… PHẬN HƯU
CHUYỆN ĐỒNG DAO CHO EM
Hoàng Kim
“Lênh đênh qua cửa Thần Phù
Khéo tu thì nổi, vụng tu thì chìm”
“Người trồng cây hạnh mà chơi
Ta trồng cây đức để đời mai sau” (*)
+ Thân xanh xám, ngọn tím, không phân nhánh.
+ Năng suất củ tươi: 33,0 tấn/ha.
+ Tỷ lệ chất khô: 35,1- 39.0%.
+ Hàm lượng tinh bột: 28,7%.
+ Năng suất tinh bột: 7,6-9,5 tấn/ ha
+ Chỉ số thu hoạch: 58 %.
+ Thời gian thu hoạch: 9-11 tháng.
+ Nhiễm trung bình bệnh chồi rồng, bệnh khảm lá sắn CMD và bệnh cháy lá
+ Cây cao, cong ở phần gốc, thích hợp trồng mật độ 10.000-11 000 gốc/ ha .
Giống sắn KM 140
Giống sắn KM140 là con lai của tổ hợp KM 98-1 x KM 36 do Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam tuyển chọn và giới thiệu (Trần Công Khanh, Hoàng Kim, Võ Văn Tuấn, Nguyễn Hữu Hỷ, Phạm Văn Bin, Đào Huy Chiên, Reinhardt Howeler và Hernan Ceballos 2007, 2009). Giống KM140 được Bộ Nông nghiệp & PTNT, cho phép sản xuất thử trên toàn quốc (Quyết định số 3468/ QĐ- BNN- TT, ngày 05/ 11/ 2007) và công nhận chính thức tại Quyết định số 358 ngày 20 tháng 09 năm 2010 và cho phép sản xuất hàng hoá trên toàn Quốc theo Thông tư số 65. 65/2010/TT-BNNPTNT, ngày 05 tháng 11 năm 2010 ủa Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. 0714-10-10-00.và đoạt giải Nhất Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc VIFOTECH năm 2010. Giống KM140 được trồng nhiều tại các tỉnh phía Nam với diện tích thu hoạch năm 2008 trên 30.000 ha, năm 2010 trồng trên 150.000 ha; hiện là giống phổ biến.
Đặc điểm giống:
+ Thân xanh, thẳng, ngọn xanh, cây cao vừa phải, không phân nhánh.
+ Năng suất củ tươi: 33,4 – 35,0 tấn/ha.
+ Tỷ lệ chất khô: 34,8 – 40,2%.
+ Hàm lượng tinh bột: 26,1- 28,7%.
+ Năng suất bột : 9,5 -10,0 tấn/ha
+ Chỉ số thu hoạch: 58 -65 %.
+ Thời gian thu hoạch: 8-10 tháng.
+ Nhiễm nhẹ bệnh cháy lá.
+ Thời gian giữ bột ngắn hơn KM94
Giống sắn KM 98-5
Nguồn gốc: Giống sắn KM98-5 là con lai của tổ hợp KM 98-1 x Rayong 90 do Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam tuyển chọn và giới thiệu (Trần Công Khanh, Hoàng Kim, Võ Văn Tuấn, Nguyễn Hữu Hỷ, Phạm Văn Biên, Đào Huy Chiên, Reinhardt Howeler và Hernan Ceballos 2006, 2009). Giống được UBND tỉnh Tây Ninh và UBND tỉnh Đồng Nai công nhận kết quả đề tài ứng dụng KHKT cấp Tỉnh năm 2006. Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận giống năm 2009 cho các vùng Đông Nam Bộ, Duyên hải miền Trung và Tây Nguyên tại Quyết định số 358 ngày 20 tháng 09 năm 2010 Giống KM98-5 được trồng tại các tỉnh phía Nam với diện tích thu hoạch năm 2008 trên 25.000 ha, năm 2010 trồng trên 100.000 ha; hiện là giống phổ biến..
Đặc điểm giống:
+ Thân xanh, hơi cong ở gốc, ngọn xanh, ít phân nhánh.
+ Giống sắn KM98-5 có cây cao hơn và dạng lá dài hơn so với KM419
+ Năng suất củ tươi: 34,5 tấn/ha.
+ Tỷ lệ chất khô: 39,2%.
+ Hàm lượng tinh bột: 28,5%.
+ Năng suất bột : 9,8 tấn/ha
+ Chỉ số thu hoạch: 63 %.
+ Thời gian thu hoạch: 8-10 tháng.
+ Thời gian giữ bột tương đương KM94
+ Nhiễm nhẹ bệnh cháy lá.
Giống sắn KM98-1
Nguồn gốc: KM98-1 là con lai Rayong 1x Rayong 5 (= giống sắn KU 72 của Thái Lan hình trên, nhưng việc lựa chọn giống bố mẹ, lai tạo và chọn dòng thực hiện hoàn toàn tại Việt Nam) do Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam tuyển chọn và giới thiệu (Hoàng Kim, Kazuo Kawano, Trần Hồng Uy, Trần Ngọc Quyền, Võ Văn Tuấn, Trần Công Khanh, 1999). Giống KM98-1 được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận giống năm 1999 cho các vùng Đông Nam Bộ, Duyên hải miền Trung và Tây Nguyên (MARD Certificate No. 3493/QD-BNN–KHKT, Sep 9, 1999). Giống KM98-1 được trồng phổ biến tại các tỉnh Tây Ninh, Đồng Nai, Nghệ An, Thừa Thiên Huế…. với diện tích thu hoạch năm 2008 trên 18.000 ha, năm 2010 trồng trên 20.000 ha, hiện là giống phổ biến..
Đặc điểm giống:
+ Thân xanh, tai lá rõ, lá xanh, cọng tím
+ Năng suất củ tươi: 32,5 – 40,0 tấn/ha.
+ Tỷ lệ chất khô: 35,8%.
+ Hàm lượng tinh bột: 27,2- 28,3 %.
+ Năng suất bột : 8,9 tấn/ha
+ Chỉ số thu hoạch: 66 %.
+ Thời gian thu hoạch: 8-10 tháng.
+ Nhiễm nhẹ bệnh cháy lá.
+ Bảo quản giống ngắn hơn KM94
Giống sắn SM 937-26
Nguồn gốc: Tên gốc SM937 của CIAT/Clombia được nhập nội bằng hạt từ CIAT/Thái Lan năm 1990. Giống do Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam tuyển chọn và giới thiệu (Trần Ngọc Quyền, Hoàng Kim, Võ Văn Tuấn, Kazuo Kawano 1995). Giống SM937-26 được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận tạm thời năm 1995 cho các vùng Đông Nam Bộ, Duyên hải miền Trung và Tây Nguyên tại Quyết định số 98/NN-QLCN/QĐ ngày 25/11/1995.. Giống SM937-26 được trồng nhiều tại các tỉnh Bình Định, Quảng Ngãi với diện tích thu hoạch năm 2008 trên 15.000 ha, năm 2010 trồng trên 20.000 ha, hiện là giống phổ biến.