Trang chủ NLU| KhoaNôngHọc| Mụclục Hoàng KimLong| Tình yêu cuộc sống | CNM365| Khát khao xanh | Dạy và học | Cây Lương thực | FoodCrops| HK1| HK2| HK3| HK4| HKWiki| Violet| FAOSTAT| ThốngkêVN | ThờitiếtVN|
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 938
Toàn hệ thống 1824
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

 

Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc


TÌNH YÊU CUỘC SỐNG

THUNG DUNG
Nguyễn Bỉnh Khiêm, ...


DẠY VÀ HỌC
Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận


Khoa Nông Học  
Những nhà khoa học xanh,
http://foodcrops.vn


Norman Borlaug
Lời Thầy dặn

Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.


Thông tin Cây Lương thực
 Lúa, Ngô, Sắn, Khoai lang
Nông trại và Hệ thống Canh tác
http://foodcrops.vn
FOOD CROPS
CÂY LƯƠNG THỰC
  



Tình yêu cuộc sống
Thông tin chuyên đề chọn lọc

Science Daily

KHÁT KHAO XANH
HOÀNG KIM
CNM365

Luôn làm mới kiến thức của bạn !



Bút tích NB gửi HK và
Những tư liệu quý về 
GS.TS. Norman Borlaug

Lối vào Phong Nha

 


HOÀNG KIM
NGỌC PHƯƠNG NAM
CHÀO NGÀY MỚI

DẠY VÀ HỌC
CÂY LƯƠNG THỰC
FOOD CROPS



THƯ VIỆN NGHỀ LÚA
Thư viện Khoa học Xã hội





Cassava in Vietnam



A New Future for Cassava in Asia

On-line: Cassava in Asia
(Tải tài liệu PDF tại đây)


 

KimFaceBook
KimYouTube

KimLinkedIn

Songkhongtubien

KIMYOUTUBE. Video nhạc tuyển Sóng không từ biển (xem tiếp).



GỬI THƯ ĐIẾN TỬ VÀ
LIÊN KẾT TRỰC TUYẾN

hoangkimvietnam@gmail.com 
hoangkim@hcmuaf.edu.vn  
TS. Hoàng Kim

http://foodcrops.vn
http://vi.gravatar.com/hoangkimvn
http://en.gravatar.com/hoangkimvn

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  TS. Hoàng Kim

#CNM365 #CLTVN 1 THÁNG 4
Hoàng Kim
và Hoàng Long
CNM365 Tình yêu cuộc sốngTiếng Việt lung linh sáng; Bài thơ Viên đá Thời gian; Kim Notes lắng ghi chú; Gia Cát Mã Tiền Khóa; Minh triết sống phúc hậu; Thung dung dạy và học; Thầy bạn trong đời tôi; Trịnh Công Sơn lắng đọng; Dạo chơi non nước Việt; Minh triết cho mỗi ngày; Địa chỉ xanh Ấn Độ; Vườn Quốc gia Việt Nam. Ngày 1 tháng 4 năm 1028, Lý Thái Tông (là thái tử Lý Phật Mã) lên ngôi vua sau khi phúc tướng Lê Phụng Hiểu dẹp xong loạn Tam vương, Lý Thái Tông là vi vua giỏi thứ hai của triều Lý, sau vua cha Lý Công Uẩn, Ngày 1 tháng 4 năm 2001, ngày mất Trịnh Công Sơn, nhạc sĩ nổi tiếng người Việt Nam (sinh năm 1939). Ngày 1 tháng 4 năm 1988, ngày mất Đào Duy Anh, nhà sử học, địa lý, từ điển học, ngôn ngữ học người Việt Nam (sinh năm 1904). Bài chọn lọc ngày 1 tháng 4 Tiếng Việt lung linh sáng; Bài thơ Viên đá Thời gian; Kim Notes lắng ghi chú; Gia Cát Mã Tiền Khóa; Minh triết sống phúc hậu; Thung dung dạy và học; Thầy bạn trong đời tôi; Vườn Quốc gia Việt Nam. Trịnh Công Sơn lắng đọng; Dạo chơi non nước Việt; Minh triết cho mỗi ngày; Địa chỉ xanh Ấn Độ; Sông Kỳ Lộ Phú Yên; Nghê Việt am Ngọa Vân; Phục sinh giữa tối sáng; Lê Phụng Hiểu ruộng thác đao; Thầy bạn trong đời tôi; Bóng hạc chốn xa xôi; Tỉnh lặng với chính mình; Chuyện thầy Lê Quý Kha; Có một ngày như thế; Nhà Trần trong sử Việt; Phạm Minh Giắng bạn tôi; Chuyện cổ tích người lớn; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-1-thang-4/

TIẾNG VIỆT LUNG LINH SÁNG
Hoàng Kim

Tiếng Việt lung linh sáng
Muốn sang thì bắc cầu kiều
Chuyện đồng dao cho em
Bài đồng dao huyền thoại

Ca dao Việt “Cày đồng”
Mãn Giác thơ “Hoa Mai”
Tiếng Việt lung linh sáng
Thơ Việt ngoài ngàn năm

Trần Khánh Dư “Bán than”
Phạm Ngũ Lão Thuật Hoài
Nguyễn Trãi Dục Thúy Sơn
Đặng Dung thơ Cảm hoài.

Dân ca truyền di sản
Ca dao lọc tinh hoa
Đầu tiên tới cuối cùng
Học ăn và học nói

xem tiếp Đọc 18 đường dẫn liên quan các mẫu chuyện văn hóa tại chuyên mục Tiếng Việt lung linh sáng https://hoangkimlong.wordpress.com/2022/02/20/tieng-viet-lung-linh-sang/

Muốn sang thì bắc cầu kiều
TIẾNG VIỆT LUNG LINH SÁNG
ảnh và ghi chú Ruc Hung
lời bình của Hoàng Kim

1. Hán tự tồn tại khoảng 30 chữ KIỀU lận, nhưng trong đó chỉ 4 chữ có nghĩa liên quan / kết hợp được với chữ CẦU (cầu kiều) mà thôi:
– 撟 (kiều) : cong lên, uốn lên
– 喬 (kiều): cao
– 嬌: (kiều): mềm mại, đẹp
– 橋: (kiều): cây cầu

2. Trong câu ca dao ” Muốn sang thì bắc CẦU KIỀU…” hiện chưa rõ người ta dùng chữ KIỀU nào trong số 4 chữ Hán trên phối hợp với chữ CẦU (cầu kiều) để minh định đó là cây cầu gì (cao, cong, đẹp, mềm mại…)? Và do vậy tranh luận còn… liên miên!

3. Lợi dụng người ta mãi tranh luận, Ruchung tôi dùng “đại” chữ 撟 (kiều) với nghĩa “cong lên, uốn lên” để chỉ cây CẦU KIỀU trong stt của mình mà không hề sợ ai…phản biện cả! Mà trực quan cũng thấy có đoạn cong lên thật.

4. Hehe!

Lời bình của Hoàng Kim

Ruc Hung nói chuyện cầu kiều
Kiều ba mươi nghĩa, cầu kiều là ‘uốn lên’.
Hồ Tĩnh Tâm thơ “NhaTrang” (*)
‘Núi trườn, biển uốn’, biển và em một vần

Núi trườn xuống biển, núi lừng lững
Biển uốn chân trời, biển mênh mông
Nha Trang chiều xuống khoe sương tím
Anh chẳng khoe em dại dột lòng
” (*)

CA DAO VIỆT CÀY ĐỒNG
Hoàng Kim

Ngẫm thơ ngoài ngàn năm
Ca dao Việt “Cày đồng”
Mãn Giác thơ “Hoa Mai”
Tiếng Việt lung linh sáng

Trần Khánh Dư “Bán than”
Phạm Ngũ Lão “Thuật Hoài“,
Nguyễn Trãi “Dục Thúy Sơn“,
Đặng Dung thơ “Cảm hoài

Đỗ Phủ thơ mưa lành;
Lý Bạch thơ trăng sáng,
Mạnh Hạo Nhiên xuân hiểu;
Trần Tử Ngang thơ Người.

Trà sớm nhớ bạn hiền, tôi chép tặng bạn kiệt tác “Ca dao Việt “Cày đồng” và đường dẫn của bảy bài thơ cổ nổi tiếng Việt Nam sánh với bốn danh tác nổi tiếng Trung Quốc Thông tin tại https://hoangkimlong.wordpress.com/category/ngam-tho-ngoai-ngan nam/

Cụ Nguyễn Quốc Toàn trong bài “Dịch hay phóng tác’ đã viết:

1- Trong số ca dao Việt Nam nói về nghề nông và giá trị hạt gạo thì bài: “Cày đồng đang buổi ban trưa. Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày. Ai ơi! bưng bát cơm đầy. Dẻo thơm một hột, đắng cay muôn phần” có mặt trong nhiều tuyển tập, như: • Tục ngữ ca dao dân ca VIỆT NAM của Vũ Ngọc Phan (1). • Tục ngữ ca dao VIỆT NAM của Hồng Khánh – Kỳ Anh sưu tầm biên soạn (2), • Ca dao VIỆT NAM do Bích Hằng tuyển chọn (3). Các tác giả của ba tập sách trên tuyệt nhiên không có chú thích gì về bài ca dao đó, làm người đọc đinh ninh là ca dao Việt Nam. Nhà phê bình danh tiếng Hoài Thanh cũng yên trí “đó là một trong những bài ca dao hay nhất của xứ ta từ trước” (4).***

2- Thực ra bài ca dao “Cày đồng đang buổi ban trưa…” là của Tàu, chưa rõ ai là tác giả. Một số bảo của Lí Thân, (李紳,772 – 846) người Vô Tích tỉnh Giang Tô, số khác cho là của Nhiếp Di Trung (聶夷中, 837 – 884) người Hà Đông. Có điều lạ, trong “Toàn Đường thi” (全唐詩) (5) bốn câu trên được xếp vào ngũ ngôn tứ tuyệt vừa để ở mục Nhiếp Di Trung vừa để ở mục Lí Thân. ***

3- Tui tìm thấy bản chữ Hán bài ca dao trên trong bộ “Đường thi tuyển dịch” của ông Lê Nguyễn Lưu gồm hai tập, kê cứu 1409 bài thơ của 173 nhà thơ Tàu. Lí Thân ở trang 1097, với hai bài thơ Cổ phong kỳ1 và Cổ phong kỳ kỳ 2. Dưới đây là bài Cổ phong kỳ 1 tui đang bàn tới 古風其一鋤禾日當午汗滴禾下土誰知 盤中餐粒粒 皆辛苦* Phiên âm Thơ Cổ phong Bài 1 Sừ hòa nhật đương ngọ Hãn trích hòa hạ thổ Thùy tri bàn trung xan Lạp lạp giai tân khổ *** Ông Lê Nguyễn Lưu dịch xuôi:Cày xới lúa đang lúc giữa trưa Mồ hôi giọt xuống đất dưới cây lúa Ai nghỉ đến bữa cơm dọn trong mâm Mỗi hột đều chứa nỗi đắng cay gian khổ Và ông Lưu dịch thơ:Cấy lúa giữa ban trưa Mồ hôi ngoài ruộng đổ Ai hay một bát cơm Hạt hạt đầy tân khổ*** Để thấy dịch giả Lê Nguyễn Lưu vừa lúng túng vừa tiền hậu bất nhất trong cách dịch của mình, tui phân tích hai chữ sừ (鋤) và hòa (禾) trong câu thứ nhất “sừ hòa nhật đương ngọ”.- Sừ (鋤) có hai trạng thái diễn đạt. Khi là danh từ, sừ (鋤) chỉ cái cuốc. Ví dụ Nguyễn Trãi nói với bạn là Hữu Nhân: 他年淽溪約, 短笠荷春鋤 : “Tha niên Nhị Khê ước, Đoản lạp hạ xuân sừ”, nghĩa là: Năm nào hẹn về Nhị Khê đội nón lá, vác cuốc đi làm vụ xuân”. Khi là động từ, sừ (鋤) chỉ sự cuốc, như cuốc đất cuốc cỏ.- Hòa (禾) là lúa chưa tuốt ra khỏi bông, chưa cắt ra khỏi rơm rạ. Kinh thi có câu: Thập nguyệt nạp hòa giá 十月納禾稼 Tháng mười thu vào thóc lúa.*** Nếu căn cứ vào tự dạng chữ Hán thì sừ hòa (鋤禾) phải dịch là cuốc lúa, nhưng cuốc lúa là sự vô lý nên ông Lưu thay cuốc bằng “cày” và thêm vào chữ “xới” thành ra “cày xới lúa đang lúc giữa trưa”. Ý dịch giả là người nông dân cày xới cỏ giữa những hàng lúa. Điều đó dẫn đến sự thậm vô lý khác. Là lúa (禾=hòa) đã chắc hạt, đợi tuốt ra khỏi bông cớ sao còn phải cày cỏ. Khi dịch ra thơ, học giả Lê Nguyên Lưu tùy tiện bỏ cuốc lúa,cày lúa, mà gọi là “cấy lúa giữa ban trưa” ***

Một nông dân Việt (hoặc một nhà thông thái Việt) nào đó thấy “sừ hòa nhật đương ngọ” có cái gì đó không ổn, nên dựa vào ý thơ để sáng tác thành một tác phẩm khác theo thể thơ lục bát truyền thống Việt, ai đọc vào cũng hiểu và thuộc nằm lòng ngay.

Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thảnh hót như mưa ruộng cày
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.***

Tiếc là cho đến nay chưa thấy một học giả nào tìm ra thân thế người phóng tác thiên tài đó. Chỉ biết là bốn câu ca dao trên đã thuộc về tài sản dân ca Việt Nam trong các tuyển tập.

Tài liệu trích dẫn:
(1) Nxb Khoa học xã hội Hà Nội 1971
(2) Nxb Đà Nẵng 2007
(3) Nxb Văn hóa Thông tin 2011
(4)
http://www.thivien.net/viewwriting.php?ID=250
(5)
huynhchuonghung.com

Cụ
Nguyễn Quốc Toàn còn nói thêm: Có một sự thực ta phải chấp nhận, hàng ngày ta nói và viết đã dùng đến 80% âm Hán Việt. May mắn là chúng ta vẫn là người Việt của nước Việt Nam.

Anh
Ruc Hung nhận xét :

1. Bài ca dao “Cày đồng…” từ lâu đã được nhiều học giả, nhiều tờ báo, trang Web…trong nước cùng xác định là có nguồn gốc từ bài thơ Đường “Mẫn nông (憫農)” của Trung Quốc rồi bác ạ. Trước sau đã có rất nhiều bản dịch bài “Mẫn nông” sang tiếng Việt và tất cả các bản dịch này đều gắn với tên dịch giả, chỉ duy nhất bản dịch “Cày đồng…” phiên bản ca dao mà bác NQT đang bàn là khuyết danh mà thôi. Tuy nhiên, điều lạ lùng là vượt lên tất cả, chính bản dịch khuyết danh phiên bản ca dao này mới là bản được nhiều thế hệ người Việt biết đến và ngưỡng mộ nhất, thậm chí còn đinh ninh đó là sản phẩm cổ phong bản địa và quyết không rời nó, dù sau này nhiều người đã biết nguyên tác có nguồn gốc ngoại lai! Tại sao vậy? Đó là một câu chuyện dài…Hình dung rằng, bản dịch thoạt đầu được TRUYỀN KHẨU bằng TIẾNG VIỆT trong dân gian, trải thời gian, được nhiều thế hệ tác giả vô danh kế tiếp chỉnh sửa, gọt dũa, đồng sáng tạo theo phong cách dân gian mà thành bản dịch hoàn chỉnh hơn, rất THOÁT, rất HAY, rất THUẦN VIỆT so với nguyên tác. Khi người Việt chưa có chữ viết, cũng như bao tác phẩm sáng tạo dân gian khác, bài “Cày đồng…” tồn tại trong ký ức cộng đồng và TRUYỀN KHẨU trong nhân gian cho đến khi các nhà sưu tầm, nghiên cứu văn học dân gian bắt gặp/nghe được, ghi chép lại, văn bản hoá vào công trình sưu tầm, nghiên cứu của mình và từ đó bài “Cày đồng…” trở thành một đơn vị trong dòng văn học dân gian (văn học trước khi có chữ viết) Việt Nam. Thế nên, không thể, thậm chí không cần đi tìm tác giả bản dịch bài “Cày đồng…” nữa, bởi bài thơ đã được sáng tạo lại, được dân gian hoá.

2. Vì lý do lịch sử, lý do tiếp xúc, tiếp biến văn hoá, không riêng gì bài ca dao “Cày đồng…” mà còn nhiều thể loại văn học dân gian Việt Nam khác cũng ảnh hưởng văn học Trung Quốc, nhưng không ai đặt vấn đề xem xét lại, hoặc gỡ bỏ khỏi kho tàng văn học dân gian nước nhà, bởi nó đã được Việt hoá cao độ và ăn sâu vào đời sống văn học, văn hoá, giao tiếp của người Việt. Chẳng hạn như trong hệ thống thành ngữ Việt Nam có không ít thành ngữ Trung Quốc được dịch và dân gian hoá (Việt hoá) để dùng (mà các nhà nghiên cứu cho là tương đồng):- Y cẩm dạ hành / Áo gấm đi đêm.- Cô thụ bất thành lâm / Một cây làm chẳng nên non.- Diệp lạc quy căn / Lá rụng về cội.- Gia miếu bất linh / Bụt chùa nhà không thiêng- Bão noãn tư dâm dật / No cơm ấm cật dậm dật khắp nơi- Bất cộng đái thiên / Không đội trời chung-….

Hoàng Kim có một câu hỏi nghi vấn: “Sáng tác Việt hay dịch?” Ví như “Tết Việt và Tết Trung” là xuất phát từ “Tiết Lập Xuân” hướng chính Đông của Việt Thường La Bàn Việt.

MÃN GIÁC THƠ “HOA MAI
Hoàng Kim và Hoàng Long

Ca dao Việt “Cày đồng” “Mản Giác thơ “Hoa Mai” Tiếng Việt lung linh sáng. Thơ Việt ngoài ngàn năm. Mãn Giác thơ Hoa Mai là bài thơ tuyệt hay thơ ngoài ngàn năm sau bài thơ “Ca dao Việt “Cày đồng” mà chúng tôi đã giới thiệu kỳ trước.

HOA MAI
(Mãi Giác 1052 – 1096)

“Xuân khứ bách hoa lạc
Xuân đáo bách hoa khai
Sự trục nhãn tiền quá
Lão tùng đầu thượng lai.
Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai.

Gốc mai vàng trước ngõ Rằm xuân lại nhớ anh. Cành mai rung rinh quả. Xuân sang lộc biếc cành. … Vườn nhà buổi sáng mai nay. Nước xao tăm cá vườn đầy nắng xuân. Mẹ gà quấn quýt đàn con. Đất lành chim đậu lộc xuân ân tình; xem tiếp Gốc mai vàng trước ngõ; Hoa Mai trong Tết Việt; Mãn Giác thơ “Hoa Mai” https://hoangkimlong.wordpress.com/category/man-giac-tho-hoa mai

ĐỜI NGƯỜI TRONG MẮT AI
Hoàng Kim

Đời người lúc thịnh lúc suy
Lúc khỏe lúc yếu lúc đi lúc dừng
Đắng cay chua ngọt đã từng
Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau.

Ở đời nhân nghĩa làm đầu
Thủy chung sau trước tình sâu nghĩa bền
Học làm người việc đầu tiên
Hiếu trung phúc hậu đừng quên nối vần

“Lênh đênh qua cửa Thần Phù
Khéo tu thì nổi , vụng tu thì chìm”
“Người trồng cây hạnh mà chơi
Ta trồng cây đức để đời mai sau” (*)

CHUYỆN ĐỒNG DAO CHO EM
Hoàng Kim


Đồng dao là chuyện tháng năm
Lời ru của mẹ
Trăng rằm thảnh thơi
Biết tìm bạn quý mà chơi
Học ăn học nói làm người siêng năng

Hiểu nhàn biết đủ thời an
Thung dung minh triết thanh nhàn thảnh thơi
Người sung sướng biết sống vui
Những người hiếu hạnh được đời yêu thương.

Việc chính là học làm người
Khắc sâu nhân nghĩa nhớ đời đừng quên
Hiếu trung phải học đầu tiên
Đừng tham tưởng bở mà quên ân tình.

Đừng tưởng cứ đẹp là tiên
Cứ trên là sáng cứ tiền là xong
Đừng tưởng không nói là câm
Không nghe tưởng điếc không trông tưởng mù

Đừng tưởng cứ trọc là sư
Cứ vâng là chịu cứ ừ là ngoan
Đừng tưởng có của là sang
Cứ im lặng tưởng là vàng nguyên cây.

Đừng tưởng cứ uống là say
Tai trâu đàn gẩy lời hay ham bàn
Đừng tưởng giàu hết gian tham
Không thời chẳng vận lạm bàn chuyện dân

Đừng tưởng cứ mới là tân
Cứ hứa là chắc cứ ân là tình
Đừng tưởng cứ thấp là khinh
Cứ chùa là tĩnh cứ đình là to.

Đừng tưởng già hết hồ đồ
Cứ trẻ là chẳng âu lo buồn phiền
Đừng tưởng cứ quyết là nên
Cứ mạnh là thắng cứ mềm là thua.

Đừng tưởng đã dấm là chua
Sấm rền là sẽ có mưa ngập trời
Đừng tưởng vui chỉ có cười
Buồn thì ủ rũ chỉ ngồi khóc than

Đừng tưởng cứ lớn là khôn
Cứ bé là dại cứ hôn là chồng
Đừng tưởng bịa có thành không
Nhìn gà hóa cuốc lẫn ông với thằng

Lúc vui tham bát bỏ mâm
Đến khi hoạn nạn tần mần bỏ đi
Đừng tưởng không nhất thì nhì
Phò thịnh sung sướng giúp suy nghèo hèn

Gặp trăng thì vội quên đèn
Hám tiền quên nghĩa đỏ đen lạc đường
Đừng tưởng giàu hết cô đơn
Cao sang hết ốm gian tham hết nghèo.

Đừng tưởng cứ núi là cao
Cứ sông là chảy, cứ ao là tù
Đừng tưởng cứ dưới là ngu
Tham giành là được thấy tu tưởng hiền.

Đừng tưởng cứ thấp là hèn
Cứ sang là trọng cứ tiền là xong
Đừng tưởng quan chức là rồng
Dân thường thấp cổ thì không biết gì.

Đời người lúc thịnh lúc suy
Lúc khỏe lúc yếu lúc đi lúc dừng
Đắng cay chua ngọt đã từng
Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau.

Ở đời nhân nghĩa làm đầu
Thủy chung sau trước tình sâu nghĩa bền
Học làm người việc đầu tiên
Hiếu trung phúc hậu đừng quên nối vần

“Lênh đênh qua cửa Thần Phù
Khéo tu thì nổi , vụng tu thì chìm”
“Người trồng cây hạnh mà chơi
Ta trồng cây đức để đời mai sau”


2

Thật vui thích nghe thầy Quyền kể
Chuyện đời người như thể chuyện này
Chó Khỉ Bò Người lên Trời
Cầu xin tuổi thọ cho Đời lên hương.

Chó nhanh nhẹn cầu xin Trời trước
Được Trời ban: “Ngồi trước cửa nhà
Sủa vào mặt ai vào ra
Cho Chó việc sủa được là … 20 năm
“.

Chó thưa Trời: “Chán òm việc sủa
20 năm sủa vậy quá dài
Chó xin sống 10 năm thôi
Cần chi dài quá để Đời mệt thêm


Khỉ tới lượt được Trời phán bảo:
“Ngươi hãy làm trò Khỉ cho đời
Luôn xét nét chỉnh sửa người

Cho Khỉ việc sửa được thời … 20 năm

Khỉ thưa Trời: “Chán òm việc sửa
20 năm sửa vậy quá dài
Khỉ xin sống 10 năm thôi
Cần chi dài quá để Đời mệt thêm


Bò đến lượt Trời ban cày ruộng
Ra đồng cày cùng với nông dân
Siêng năng cố gắng sớm hôm
Lộc Trời bò sống đời thường … 60 năm”

Bò thưa Trời: “20 năm là đủ
Kéo dài chi khổ sở sáu mươi
Tham chi tuổi thọ ở đời
Bò xin tặng Người dư … 40 năm


Người được Trời ban quyền sung sướng
Với Lộc Trời được hưởng … 20 năm
Người gào lên: “xin Trời thêm
Chó, Khỉ, Bò trả,
Người xin nhận về

Trời độ lượng chiều lòng tất cả
Họp xong rồi tất cả đều vui
Chó 10, Khỉ 10, Bò 20
Phần dư dồn hết cho Người 80

Đời Người được Lộc Trời là vậy
20 năm Người sung sướng vô lo
40 năm giữa cày như Bò
10 năm làm Khỉ chuyên lo chuyện …Người

10 năm làm Chó tu thôi
Tu tâm dưỡng tánh kiếm lời thì hơn
Ba trăm sáu lăm ngày thong thả
Đường trần vui nhàn nhã thung dung.

3

“Một đàn thằng ngọng đứng xem chuông

Nó bảo nhau rằng ấy ái uông”

Bài thơ Viên đá Thời gian gọi

Tiếng Việt lung linh sáng dặm trường …

xem thêm https://hoangkimlong.wordpress.com/category/bai-tho-vien-da-thoi-gian/https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tieng-viet-lung-linh-sang/

ẤY ÁI UÔNG
Phan Chi Thắng
31.3 2022 lúc 11 giờ 28

Hồ Xuân Hương có bài Vịnh chuông với hai câu đầu nổi tiếng:

“Một đàn thằng ngọng đứng xem chuông

Nó bảo nhau rằng ấy ái uông”

Có dị bản là “Năm ba thằng ngọng…” hoặc thay “đứng xem chuông” bằng “rủ xem chuông”. Riêng câu thứ hai là không có dị bản.

Nữ sĩ coi thường đám văn nhân thích khoe chữ, hay mang hiểu biết vụn loè người đời. Bà không viết “mấy người ngọng” mà gọi là “đàn thằng ngọng” như đàn bò đàn chó đàn gà.

Đã nói về số nhiều thì phải dùng “chúng nó” hoặc “họ”, bà họ Hồ chơi ác hơn, hạ cấp lũ đó xuống thành một người, khẳng định sự nhỏ bé giống nhau của chúng: “Nó bảo nhau rằng ấy ái uông”.

Tôi nhớ mấy câu thơ này bởi một sự việc không thể nào quên. Chuyện xảy ra khi tôi trong vai trò phiên dịch đưa một đoàn chuyên gia Liên Xô vào làm việc ở Nghệ An. Ngoài công việc chuyên môn khách nước ngoài nào cũng thường tranh thủ tìm hiểu những nét văn hoá nổi bật của địa phương. Khi xe chạy qua đền An Dương Vương, tôi kể sự tích Mỵ Châu – Trọng Thuỷ, các bạn Liên Xô nghe rất thích thú.

Về phía chủ nhà, nhiều người thích giới thiệu càng nhiều càng tốt về địa phương mình. Trong lần một bác nào đó thay mặt lãnh đạo tỉnh chiêu đãi đoàn chuyên gia, sau dăm ba vòng rượu, ông cao hứng kể về bà Hồ Xuân Hương danh nhân của xứ Nghệ.

Dịch thơ vốn cực kỳ khó, tôi cố hết sức dịch ý nhưng đến hai câu xem chuông ở trên thì chịu thua hoàn toàn, không dịch nổi. Trưởng đoàn LX rất tế nhị:

⁃ Đồng chí phiên dịch của chúng ta rất giỏi, có thể hôm nay phải dịch liên tục từ sáng đến tối nên hơi mệt. Thôi chúng ta uống đi, để đồng chí ấy nghỉ một chút!

Tây họ khéo thế đấy. Thực ra là tôi không dịch nổi ba chữ “ấy ái uông”. Nó là “đấy cái chuông” bị nói ngọng, nhưng “ấy ái uông” lại phát âm gợi nhớ đến “ái ân” mà nữ sĩ ám chỉ một cách tài tình đám con đực chỉ giỏi sàm sỡ kia.

Xem chuông mà không hiểu gì về cái chuông, không biết cấu tạo, chức năng, ý nghĩa văn hoá lịch sử của cái chuông mà chỉ biết bình đó là cái chuông thì quá là ngọng. Ngọng kiến thức còn tệ hại hơn ngọng phát âm!

Thánh cũng không dịch nổi! Tuy vậy, mấy ngày sau đó tôi cũng tranh thủ “trình bày” với ông trưởng đoàn chuyên gia LX đại ý như trên, ông hiểu ra và rất thích hai câu thơ của nữ sĩ họ Hồ.

Bà Hồ Xuân Hương sống cách chúng ta hai thế kỷ. Nếu được lên Fây như lớp cháu chắt chúng ta, ắt bà phải thốt lên:

“Một đàn thằng ngọng thích cự co
Nó bảo nhau rằng ÍCH Ự O
Mấy người không ngọng kêu đếch hiểu
Nó viết ra thành THÍCH TỰ DO!”

đọc tiếp
Chuyện đồng dao cho emhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/chuyen-dong-dao-cho-em/

DẤU XƯA VÀ BẠN QUÝ
Đầy đặn niềm tin yêu

“Tay nâng hòn đất lặng yên
để nguyên là đất cất nên là nhà”
Nguyễn Duy cát trắng bụi
Chuyện đồng dao cho em.

MINH TRIẾT SỐNG PHÚC HẬU
Hoàng Kim


Bản chất cuộc sống là hạnh phúc và đau khổ, vui vẻ và phiền muộn, sự thiếu hoàn thiện và vô thường. Minh triết của đời người hạnh phúc là biết sống thung dung, phúc hậu, thanh thản, an nhiên tự tại, nhận ra kho báu vô giá của chính mình, không lo âu, không phiền muộn, sống với tinh thần dịu hiền và trái tim nhẹ nhõm.

Bài giảng đầu tiên của Phật

Tứ Diệu

#CNM365 #CLTVN 1 THÁNG 4
Hoàng Kim
và Hoàng Long
CNM365 Tình yêu cuộc sốngTiếng Việt lung linh sáng; Bài thơ Viên đá Thời gian; Kim Notes lắng ghi chú; Gia Cát Mã Tiền Khóa; Minh triết sống phúc hậu; Thung dung dạy và học; Thầy bạn trong đời tôi; Trịnh Công Sơn lắng đọng; Dạo chơi non nước Việt; Minh triết cho mỗi ngày; Địa chỉ xanh Ấn Độ; Vườn Quốc gia Việt Nam. Ngày 1 tháng 4 năm 1028, Lý Thái Tông (là thái tử Lý Phật Mã) lên ngôi vua sau khi phúc tướng Lê Phụng Hiểu dẹp xong loạn Tam vương, Lý Thái Tông là vi vua giỏi thứ hai của triều Lý, sau vua cha Lý Công Uẩn, Ngày 1 tháng 4 năm 2001, ngày mất Trịnh Công Sơn, nhạc sĩ nổi tiếng người Việt Nam (sinh năm 1939). Ngày 1 tháng 4 năm 1988, ngày mất Đào Duy Anh, nhà sử học, địa lý, từ điển học, ngôn ngữ học người Việt Nam (sinh năm 1904). Bài chọn lọc ngày 1 tháng 4 Tiếng Việt lung linh sáng; Bài thơ Viên đá Thời gian; Kim Notes lắng ghi chú; Gia Cát Mã Tiền Khóa; Minh triết sống phúc hậu; Thung dung dạy và học; Thầy bạn trong đời tôi; Vườn Quốc gia Việt Nam. Trịnh Công Sơn lắng đọng; Dạo chơi non nước Việt; Minh triết cho mỗi ngày; Địa chỉ xanh Ấn Độ; Sông Kỳ Lộ Phú Yên; Nghê Việt am Ngọa Vân; Phục sinh giữa tối sáng; Lê Phụng Hiểu ruộng thác đao; Thầy bạn trong đời tôi; Bóng hạc chốn xa xôi; Tỉnh lặng với chính mình; Chuyện thầy Lê Quý Kha; Có một ngày như thế; Nhà Trần trong sử Việt; Phạm Minh Giắng bạn tôi; Chuyện cổ tích người lớn; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-1-thang-4/

TIẾNG VIỆT LUNG LINH SÁNG
Hoàng Kim

Tiếng Việt lung linh sáng
Muốn sang thì bắc cầu kiều
Chuyện đồng dao cho em
Bài đồng dao huyền thoại

Ca dao Việt “Cày đồng”
Mãn Giác thơ “Hoa Mai”
Tiếng Việt lung linh sáng
Thơ Việt ngoài ngàn năm

Trần Khánh Dư “Bán than”
Phạm Ngũ Lão Thuật Hoài
Nguyễn Trãi Dục Thúy Sơn
Đặng Dung thơ Cảm hoài.

Dân ca truyền di sản
Ca dao lọc tinh hoa
Đầu tiên tới cuối cùng
Học ăn và học nói

xem tiếp Đọc 18 đường dẫn liên quan các mẫu chuyện văn hóa tại chuyên mục Tiếng Việt lung linh sáng https://hoangkimlong.wordpress.com/2022/02/20/tieng-viet-lung-linh-sang/

Muốn sang thì bắc cầu kiều
TIẾNG VIỆT LUNG LINH SÁNG
ảnh và ghi chú Ruc Hung
lời bình của Hoàng Kim

1. Hán tự tồn tại khoảng 30 chữ KIỀU lận, nhưng trong đó chỉ 4 chữ có nghĩa liên quan / kết hợp được với chữ CẦU (cầu kiều) mà thôi:
– 撟 (kiều) : cong lên, uốn lên
– 喬 (kiều): cao
– 嬌: (kiều): mềm mại, đẹp
– 橋: (kiều): cây cầu

2. Trong câu ca dao ” Muốn sang thì bắc CẦU KIỀU…” hiện chưa rõ người ta dùng chữ KIỀU nào trong số 4 chữ Hán trên phối hợp với chữ CẦU (cầu kiều) để minh định đó là cây cầu gì (cao, cong, đẹp, mềm mại…)? Và do vậy tranh luận còn… liên miên!

3. Lợi dụng người ta mãi tranh luận, Ruchung tôi dùng “đại” chữ 撟 (kiều) với nghĩa “cong lên, uốn lên” để chỉ cây CẦU KIỀU trong stt của mình mà không hề sợ ai…phản biện cả! Mà trực quan cũng thấy có đoạn cong lên thật.

4. Hehe!

Lời bình của Hoàng Kim

Ruc Hung nói chuyện cầu kiều
Kiều ba mươi nghĩa, cầu kiều là ‘uốn lên’.
Hồ Tĩnh Tâm thơ “NhaTrang” (*)
‘Núi trườn, biển uốn’, biển và em một vần

Núi trườn xuống biển, núi lừng lững
Biển uốn chân trời, biển mênh mông
Nha Trang chiều xuống khoe sương tím
Anh chẳng khoe em dại dột lòng
” (*)

CA DAO VIỆT CÀY ĐỒNG
Hoàng Kim

Ngẫm thơ ngoài ngàn năm
Ca dao Việt “Cày đồng”
Mãn Giác thơ “Hoa Mai”
Tiếng Việt lung linh sáng

Trần Khánh Dư “Bán than”
Phạm Ngũ Lão “Thuật Hoài“,
Nguyễn Trãi “Dục Thúy Sơn“,
Đặng Dung thơ “Cảm hoài

Đỗ Phủ thơ mưa lành;
Lý Bạch thơ trăng sáng,
Mạnh Hạo Nhiên xuân hiểu;
Trần Tử Ngang thơ Người.

Trà sớm nhớ bạn hiền, tôi chép tặng bạn kiệt tác “Ca dao Việt “Cày đồng” và đường dẫn của bảy bài thơ cổ nổi tiếng Việt Nam sánh với bốn danh tác nổi tiếng Trung Quốc Thông tin tại https://hoangkimlong.wordpress.com/category/ngam-tho-ngoai-ngan nam/

Cụ Nguyễn Quốc Toàn trong bài “Dịch hay phóng tác’ đã viết:

1- Trong số ca dao Việt Nam nói về nghề nông và giá trị hạt gạo thì bài: “Cày đồng đang buổi ban trưa. Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày. Ai ơi! bưng bát cơm đầy. Dẻo thơm một hột, đắng cay muôn phần” có mặt trong nhiều tuyển tập, như: • Tục ngữ ca dao dân ca VIỆT NAM của Vũ Ngọc Phan (1). • Tục ngữ ca dao VIỆT NAM của Hồng Khánh – Kỳ Anh sưu tầm biên soạn (2), • Ca dao VIỆT NAM do Bích Hằng tuyển chọn (3). Các tác giả của ba tập sách trên tuyệt nhiên không có chú thích gì về bài ca dao đó, làm người đọc đinh ninh là ca dao Việt Nam. Nhà phê bình danh tiếng Hoài Thanh cũng yên trí “đó là một trong những bài ca dao hay nhất của xứ ta từ trước” (4).***

2- Thực ra bài ca dao “Cày đồng đang buổi ban trưa…” là của Tàu, chưa rõ ai là tác giả. Một số bảo của Lí Thân, (李紳,772 – 846) người Vô Tích tỉnh Giang Tô, số khác cho là của Nhiếp Di Trung (聶夷中, 837 – 884) người Hà Đông. Có điều lạ, trong “Toàn Đường thi” (全唐詩) (5) bốn câu trên được xếp vào ngũ ngôn tứ tuyệt vừa để ở mục Nhiếp Di Trung vừa để ở mục Lí Thân. ***

3- Tui tìm thấy bản chữ Hán bài ca dao trên trong bộ “Đường thi tuyển dịch” của ông Lê Nguyễn Lưu gồm hai tập, kê cứu 1409 bài thơ của 173 nhà thơ Tàu. Lí Thân ở trang 1097, với hai bài thơ Cổ phong kỳ1 và Cổ phong kỳ kỳ 2. Dưới đây là bài Cổ phong kỳ 1 tui đang bàn tới 古風其一鋤禾日當午汗滴禾下土誰知 盤中餐粒粒 皆辛苦* Phiên âm Thơ Cổ phong Bài 1 Sừ hòa nhật đương ngọ Hãn trích hòa hạ thổ Thùy tri bàn trung xan Lạp lạp giai tân khổ *** Ông Lê Nguyễn Lưu dịch xuôi:Cày xới lúa đang lúc giữa trưa Mồ hôi giọt xuống đất dưới cây lúa Ai nghỉ đến bữa cơm dọn trong mâm Mỗi hột đều chứa nỗi đắng cay gian khổ Và ông Lưu dịch thơ:Cấy lúa giữa ban trưa Mồ hôi ngoài ruộng đổ Ai hay một bát cơm Hạt hạt đầy tân khổ*** Để thấy dịch giả Lê Nguyễn Lưu vừa lúng túng vừa tiền hậu bất nhất trong cách dịch của mình, tui phân tích hai chữ sừ (鋤) và hòa (禾) trong câu thứ nhất “sừ hòa nhật đương ngọ”.- Sừ (鋤) có hai trạng thái diễn đạt. Khi là danh từ, sừ (鋤) chỉ cái cuốc. Ví dụ Nguyễn Trãi nói với bạn là Hữu Nhân: 他年淽溪約, 短笠荷春鋤 : “Tha niên Nhị Khê ước, Đoản lạp hạ xuân sừ”, nghĩa là: Năm nào hẹn về Nhị Khê đội nón lá, vác cuốc đi làm vụ xuân”. Khi là động từ, sừ (鋤) chỉ sự cuốc, như cuốc đất cuốc cỏ.- Hòa (禾) là lúa chưa tuốt ra khỏi bông, chưa cắt ra khỏi rơm rạ. Kinh thi có câu: Thập nguyệt nạp hòa giá 十月納禾稼 Tháng mười thu vào thóc lúa.*** Nếu căn cứ vào tự dạng chữ Hán thì sừ hòa (鋤禾) phải dịch là cuốc lúa, nhưng cuốc lúa là sự vô lý nên ông Lưu thay cuốc bằng “cày” và thêm vào chữ “xới” thành ra “cày xới lúa đang lúc giữa trưa”. Ý dịch giả là người nông dân cày xới cỏ giữa những hàng lúa. Điều đó dẫn đến sự thậm vô lý khác. Là lúa (禾=hòa) đã chắc hạt, đợi tuốt ra khỏi bông cớ sao còn phải cày cỏ. Khi dịch ra thơ, học giả Lê Nguyên Lưu tùy tiện bỏ cuốc lúa,cày lúa, mà gọi là “cấy lúa giữa ban trưa” ***

Một nông dân Việt (hoặc một nhà thông thái Việt) nào đó thấy “sừ hòa nhật đương ngọ” có cái gì đó không ổn, nên dựa vào ý thơ để sáng tác thành một tác phẩm khác theo thể thơ lục bát truyền thống Việt, ai đọc vào cũng hiểu và thuộc nằm lòng ngay.

Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thảnh hót như mưa ruộng cày
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.***

Tiếc là cho đến nay chưa thấy một học giả nào tìm ra thân thế người phóng tác thiên tài đó. Chỉ biết là bốn câu ca dao trên đã thuộc về tài sản dân ca Việt Nam trong các tuyển tập.

Tài liệu trích dẫn:
(1) Nxb Khoa học xã hội Hà Nội 1971
(2) Nxb Đà Nẵng 2007
(3) Nxb Văn hóa Thông tin 2011
(4)
http://www.thivien.net/viewwriting.php?ID=250
(5)
huynhchuonghung.com

Cụ
Nguyễn Quốc Toàn còn nói thêm: Có một sự thực ta phải chấp nhận, hàng ngày ta nói và viết đã dùng đến 80% âm Hán Việt. May mắn là chúng ta vẫn là người Việt của nước Việt Nam.

Anh
Ruc Hung nhận xét :

1. Bài ca dao “Cày đồng…” từ lâu đã được nhiều học giả, nhiều tờ báo, trang Web…trong nước cùng xác định là có nguồn gốc từ bài thơ Đường “Mẫn nông (憫農)” của Trung Quốc rồi bác ạ. Trước sau đã có rất nhiều bản dịch bài “Mẫn nông” sang tiếng Việt và tất cả các bản dịch này đều gắn với tên dịch giả, chỉ duy nhất bản dịch “Cày đồng…” phiên bản ca dao mà bác NQT đang bàn là khuyết danh mà thôi. Tuy nhiên, điều lạ lùng là vượt lên tất cả, chính bản dịch khuyết danh phiên bản ca dao này mới là bản được nhiều thế hệ người Việt biết đến và ngưỡng mộ nhất, thậm chí còn đinh ninh đó là sản phẩm cổ phong bản địa và quyết không rời nó, dù sau này nhiều người đã biết nguyên tác có nguồn gốc ngoại lai! Tại sao vậy? Đó là một câu chuyện dài…Hình dung rằng, bản dịch thoạt đầu được TRUYỀN KHẨU bằng TIẾNG VIỆT trong dân gian, trải thời gian, được nhiều thế hệ tác giả vô danh kế tiếp chỉnh sửa, gọt dũa, đồng sáng tạo theo phong cách dân gian mà thành bản dịch hoàn chỉnh hơn, rất THOÁT, rất HAY, rất THUẦN VIỆT so với nguyên tác. Khi người Việt chưa có chữ viết, cũng như bao tác phẩm sáng tạo dân gian khác, bài “Cày đồng…” tồn tại trong ký ức cộng đồng và TRUYỀN KHẨU trong nhân gian cho đến khi các nhà sưu tầm, nghiên cứu văn học dân gian bắt gặp/nghe được, ghi chép lại, văn bản hoá vào công trình sưu tầm, nghiên cứu của mình và từ đó bài “Cày đồng…” trở thành một đơn vị trong dòng văn học dân gian (văn học trước khi có chữ viết) Việt Nam. Thế nên, không thể, thậm chí không cần đi tìm tác giả bản dịch bài “Cày đồng…” nữa, bởi bài thơ đã được sáng tạo lại, được dân gian hoá.

2. Vì lý do lịch sử, lý do tiếp xúc, tiếp biến văn hoá, không riêng gì bài ca dao “Cày đồng…” mà còn nhiều thể loại văn học dân gian Việt Nam khác cũng ảnh hưởng văn học Trung Quốc, nhưng không ai đặt vấn đề xem xét lại, hoặc gỡ bỏ khỏi kho tàng văn học dân gian nước nhà, bởi nó đã được Việt hoá cao độ và ăn sâu vào đời sống văn học, văn hoá, giao tiếp của người Việt. Chẳng hạn như trong hệ thống thành ngữ Việt Nam có không ít thành ngữ Trung Quốc được dịch và dân gian hoá (Việt hoá) để dùng (mà các nhà nghiên cứu cho là tương đồng):- Y cẩm dạ hành / Áo gấm đi đêm.- Cô thụ bất thành lâm / Một cây làm chẳng nên non.- Diệp lạc quy căn / Lá rụng về cội.- Gia miếu bất linh / Bụt chùa nhà không thiêng- Bão noãn tư dâm dật / No cơm ấm cật dậm dật khắp nơi- Bất cộng đái thiên / Không đội trời chung-….

Hoàng Kim có một câu hỏi nghi vấn: “Sáng tác Việt hay dịch?” Ví như “Tết Việt và Tết Trung” là xuất phát từ “Tiết Lập Xuân” hướng chính Đông của Việt Thường La Bàn Việt.

MÃN GIÁC THƠ “HOA MAI
Hoàng Kim và Hoàng Long

Ca dao Việt “Cày đồng” “Mản Giác thơ “Hoa Mai” Tiếng Việt lung linh sáng. Thơ Việt ngoài ngàn năm. Mãn Giác thơ Hoa Mai là bài thơ tuyệt hay thơ ngoài ngàn năm sau bài thơ “Ca dao Việt “Cày đồng” mà chúng tôi đã giới thiệu kỳ trước.

HOA MAI
(Mãi Giác 1052 – 1096)

“Xuân khứ bách hoa lạc
Xuân đáo bách hoa khai
Sự trục nhãn tiền quá
Lão tùng đầu thượng lai.
Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai.

Gốc mai vàng trước ngõ Rằm xuân lại nhớ anh. Cành mai rung rinh quả. Xuân sang lộc biếc cành. … Vườn nhà buổi sáng mai nay. Nước xao tăm cá vườn đầy nắng xuân. Mẹ gà quấn quýt đàn con. Đất lành chim đậu lộc xuân ân tình; xem tiếp Gốc mai vàng trước ngõ; Hoa Mai trong Tết Việt; Mãn Giác thơ “Hoa Mai” https://hoangkimlong.wordpress.com/category/man-giac-tho-hoa mai

ĐỜI NGƯỜI TRONG MẮT AI
Hoàng Kim

Đời người lúc thịnh lúc suy
Lúc khỏe lúc yếu lúc đi lúc dừng
Đắng cay chua ngọt đã từng
Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau.

Ở đời nhân nghĩa làm đầu
Thủy chung sau trước tình sâu nghĩa bền
Học làm người việc đầu tiên
Hiếu trung phúc hậu đừng quên nối vần

“Lênh đênh qua cửa Thần Phù
Khéo tu thì nổi , vụng tu thì chìm”
“Người trồng cây hạnh mà chơi
Ta trồng cây đức để đời mai sau” (*)

CHUYỆN ĐỒNG DAO CHO EM
Hoàng Kim


Đồng dao là chuyện tháng năm
Lời ru của mẹ
Trăng rằm thảnh thơi
Biết tìm bạn quý mà chơi
Học ăn học nói làm người siêng năng

Hiểu nhàn biết đủ thời an
Thung dung minh triết thanh nhàn thảnh thơi
Người sung sướng biết sống vui
Những người hiếu hạnh được đời yêu thương.

Việc chính là học làm người
Khắc sâu nhân nghĩa nhớ đời đừng quên
Hiếu trung phải học đầu tiên
Đừng tham tưởng bở mà quên ân tình.

Đừng tưởng cứ đẹp là tiên
Cứ trên là sáng cứ tiền là xong
Đừng tưởng không nói là câm
Không nghe tưởng điếc không trông tưởng mù

Đừng tưởng cứ trọc là sư
Cứ vâng là chịu cứ ừ là ngoan
Đừng tưởng có của là sang
Cứ im lặng tưởng là vàng nguyên cây.

Đừng tưởng cứ uống là say
Tai trâu đàn gẩy lời hay ham bàn
Đừng tưởng giàu hết gian tham
Không thời chẳng vận lạm bàn chuyện dân

Đừng tưởng cứ mới là tân
Cứ hứa là chắc cứ ân là tình
Đừng tưởng cứ thấp là khinh
Cứ chùa là tĩnh cứ đình là to.

Đừng tưởng già hết hồ đồ
Cứ trẻ là chẳng âu lo buồn phiền
Đừng tưởng cứ quyết là nên
Cứ mạnh là thắng cứ mềm là thua.

Đừng tưởng đã dấm là chua
Sấm rền là sẽ có mưa ngập trời
Đừng tưởng vui chỉ có cười
Buồn thì ủ rũ chỉ ngồi khóc than

Đừng tưởng cứ lớn là khôn
Cứ bé là dại cứ hôn là chồng
Đừng tưởng bịa có thành không
Nhìn gà hóa cuốc lẫn ông với thằng

Lúc vui tham bát bỏ mâm
Đến khi hoạn nạn tần mần bỏ đi
Đừng tưởng không nhất thì nhì
Phò thịnh sung sướng giúp suy nghèo hèn

Gặp trăng thì vội quên đèn
Hám tiền quên nghĩa đỏ đen lạc đường
Đừng tưởng giàu hết cô đơn
Cao sang hết ốm gian tham hết nghèo.

Đừng tưởng cứ núi là cao
Cứ sông là chảy, cứ ao là tù
Đừng tưởng cứ dưới là ngu
Tham giành là được thấy tu tưởng hiền.

Đừng tưởng cứ thấp là hèn
Cứ sang là trọng cứ tiền là xong
Đừng tưởng quan chức là rồng
Dân thường thấp cổ thì không biết gì.

Đời người lúc thịnh lúc suy
Lúc khỏe lúc yếu lúc đi lúc dừng
Đắng cay chua ngọt đã từng
Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau.

Ở đời nhân nghĩa làm đầu
Thủy chung sau trước tình sâu nghĩa bền
Học làm người việc đầu tiên
Hiếu trung phúc hậu đừng quên nối vần

“Lênh đênh qua cửa Thần Phù
Khéo tu thì nổi , vụng tu thì chìm”
“Người trồng cây hạnh mà chơi
Ta trồng cây đức để đời mai sau”


2

Thật vui thích nghe thầy Quyền kể
Chuyện đời người như thể chuyện này
Chó Khỉ Bò Người lên Trời
Cầu xin tuổi thọ cho Đời lên hương.

Chó nhanh nhẹn cầu xin Trời trước
Được Trời ban: “Ngồi trước cửa nhà
Sủa vào mặt ai vào ra
Cho Chó việc sủa được là … 20 năm
“.

Chó thưa Trời: “Chán òm việc sủa
20 năm sủa vậy quá dài
Chó xin sống 10 năm thôi
Cần chi dài quá để Đời mệt thêm


Khỉ tới lượt được Trời phán bảo:
“Ngươi hãy làm trò Khỉ cho đời
Luôn xét nét chỉnh sửa người

Cho Khỉ việc sửa được thời … 20 năm

Khỉ thưa Trời: “Chán òm việc sửa
20 năm sửa vậy quá dài
Khỉ xin sống 10 năm thôi
Cần chi dài quá để Đời mệt thêm


Bò đến lượt Trời ban cày ruộng
Ra đồng cày cùng với nông dân
Siêng năng cố gắng sớm hôm
Lộc Trời bò sống đời thường … 60 năm”

Bò thưa Trời: “20 năm là đủ
Kéo dài chi khổ sở sáu mươi
Tham chi tuổi thọ ở đời
Bò xin tặng Người dư … 40 năm


Người được Trời ban quyền sung sướng
Với Lộc Trời được hưởng … 20 năm
Người gào lên: “xin Trời thêm
Chó, Khỉ, Bò trả,
Người xin nhận về

Trời độ lượng chiều lòng tất cả
Họp xong rồi tất cả đều vui
Chó 10, Khỉ 10, Bò 20
Phần dư dồn hết cho Người 80

Đời Người được Lộc Trời là vậy
20 năm Người sung sướng vô lo
40 năm giữa cày như Bò
10 năm làm Khỉ chuyên lo chuyện …Người

10 năm làm Chó tu thôi
Tu tâm dưỡng tánh kiếm lời thì hơn
Ba trăm sáu lăm ngày thong thả
Đường trần vui nhàn nhã thung dung.

3

“Một đàn thằng ngọng đứng xem chuông

Nó bảo nhau rằng ấy ái uông”

Bài thơ Viên đá Thời gian gọi

Tiếng Việt lung linh sáng dặm trường …

xem thêm https://hoangkimlong.wordpress.com/category/bai-tho-vien-da-thoi-gian/https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tieng-viet-lung-linh-sang/

ẤY ÁI UÔNG
Phan Chi Thắng
31.3 2022 lúc 11 giờ 28

Hồ Xuân Hương có bài Vịnh chuông với hai câu đầu nổi tiếng:

“Một đàn thằng ngọng đứng xem chuông

Nó bảo nhau rằng ấy ái uông”

Có dị bản là “Năm ba thằng ngọng…” hoặc thay “đứng xem chuông” bằng “rủ xem chuông”. Riêng câu thứ hai là không có dị bản.

Nữ sĩ coi thường đám văn nhân thích khoe chữ, hay mang hiểu biết vụn loè người đời. Bà không viết “mấy người ngọng” mà gọi là “đàn thằng ngọng” như đàn bò đàn chó đàn gà.

Đã nói về số nhiều thì phải dùng “chúng nó” hoặc “họ”, bà họ Hồ chơi ác hơn, hạ cấp lũ đó xuống thành một người, khẳng định sự nhỏ bé giống nhau của chúng: “Nó bảo nhau rằng ấy ái uông”.

Tôi nhớ mấy câu thơ này bởi một sự việc không thể nào quên. Chuyện xảy ra khi tôi trong vai trò phiên dịch đưa một đoàn chuyên gia Liên Xô vào làm việc ở Nghệ An. Ngoài công việc chuyên môn khách nước ngoài nào cũng thường tranh thủ tìm hiểu những nét văn hoá nổi bật của địa phương. Khi xe chạy qua đền An Dương Vương, tôi kể sự tích Mỵ Châu – Trọng Thuỷ, các bạn Liên Xô nghe rất thích thú.

Về phía chủ nhà, nhiều người thích giới thiệu càng nhiều càng tốt về địa phương mình. Trong lần một bác nào đó thay mặt lãnh đạo tỉnh chiêu đãi đoàn chuyên gia, sau dăm ba vòng rượu, ông cao hứng kể về bà Hồ Xuân Hương danh nhân của xứ Nghệ.

Dịch thơ vốn cực kỳ khó, tôi cố hết sức dịch ý nhưng đến hai câu xem chuông ở trên thì chịu thua hoàn toàn, không dịch nổi. Trưởng đoàn LX rất tế nhị:

⁃ Đồng chí phiên dịch của chúng ta rất giỏi, có thể hôm nay phải dịch liên tục từ sáng đến tối nên hơi mệt. Thôi chúng ta uống đi, để đồng chí ấy nghỉ một chút!

Tây họ khéo thế đấy. Thực ra là tôi không dịch nổi ba chữ “ấy ái uông”. Nó là “đấy cái chuông” bị nói ngọng, nhưng “ấy ái uông” lại phát âm gợi nhớ đến “ái ân” mà nữ sĩ ám chỉ một cách tài tình đám con đực chỉ giỏi sàm sỡ kia.

Xem chuông mà không hiểu gì về cái chuông, không biết cấu tạo, chức năng, ý nghĩa văn hoá lịch sử của cái chuông mà chỉ biết bình đó là cái chuông thì quá là ngọng. Ngọng kiến thức còn tệ hại hơn ngọng phát âm!

Thánh cũng không dịch nổi! Tuy vậy, mấy ngày sau đó tôi cũng tranh thủ “trình bày” với ông trưởng đoàn chuyên gia LX đại ý như trên, ông hiểu ra và rất thích hai câu thơ của nữ sĩ họ Hồ.

Bà Hồ Xuân Hương sống cách chúng ta hai thế kỷ. Nếu được lên Fây như lớp cháu chắt chúng ta, ắt bà phải thốt lên:

“Một đàn thằng ngọng thích cự co
Nó bảo nhau rằng ÍCH Ự O
Mấy người không ngọng kêu đếch hiểu
Nó viết ra thành THÍCH TỰ DO!”

đọc tiếp
Chuyện đồng dao cho emhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/chuyen-dong-dao-cho-em/

DẤU XƯA VÀ BẠN QUÝ
Đầy đặn niềm tin yêu

“Tay nâng hòn đất lặng yên
để nguyên là đất cất nên là nhà”
Nguyễn Duy cát trắng bụi
Chuyện đồng dao cho em.

MINH TRIẾT SỐNG PHÚC HẬU
Hoàng Kim


Bản chất cuộc sống là hạnh phúc và đau khổ, vui vẻ và phiền muộn, sự thiếu hoàn thiện và vô thường. Minh triết của đời người hạnh phúc là biết sống thung dung, phúc hậu, thanh thản, an nhiên tự tại, nhận ra kho báu vô giá của chính mình, không lo âu, không phiền muộn, sống với tinh thần dịu hiền và trái tim nhẹ nhõm.

Bài giảng đầu tiên của Phật

Tứ Diệu đế – Sự khổ: Nguyên nhân, Kết quả và Giải pháp – là bài giảng đầu tiên của Phật (Thích ca Mầu ni -Siddhartha Gamtama), nhà hiền triết phương đông cổ đại. Người là hoàng tử Ấn Độ, đã có vợ con xinh đẹp nhưng trăn trở trước sự đau khổ, thiếu hoàn thiện và vô thường (Dukkha) của đời người mà Phật đã xuất gia vào năm hai mươi chín tuổi để đi tìm sự giác ngộ. Người đã dấn thân suốt sáu năm trời tự mình đi tìm kiếm những vị hiền triết nổi tiếng khắp mọi nơi trong vùng để học hỏi và thực hành những phương pháp khác nhau nhưng vẫn chưa đạt ngộ. Cho đến một buổi chiều ngồi dưới gốc bồ đề, thốt nhiên Người giác ngộ chân lý mầu nhiệm lúc ba mươi lăm tuổi. Sau đó, Người đã có bài giảng đầu tiên cho năm người bạn tu hành. Mười năm sau, Phật thuyết pháp cho mọi hạng người và đến 80 tuổi thì mất ở Kusinara (Uttar Pradesh ngày nay). Học thuyết Phật giáo hiện có trên 500 triệu người noi theo.

Bài giảng đầu tiên của Phật là thấu hiểu sự khổ (dukkha), nguyên nhân (samudaya), kết quả (nirodha) và giải pháp (magga). Tôn giáo được đức Phật đề xuất là vụ nổ Big Bang trong nhận thức, san bằng mọi định kiến và khác hẵn với tất cả các tôn giáo khác trước đó hoặc cùng thời trong lịch sử Ấn Độ cũng như trong lịch sử nhân loại. Phật giáo chủ trương bình đẳng giai cấp, bình đẳng giữa con người có máu cùng đỏ, nước mắt cùng mặn, hết thảy các pháp là vô ngã. Mục đích là vô ngã là sự chấm dứt đau khổ và phiền muộn để đạt sự chứng ngộ bất tử, Niết bàn.

Kinh Phật với triết lý vô ngã: Chân lý là suối nguồn, chứ không phải là con người thần thánh hoặc chân lý tuyệt đối. Vị trí độc đáo của Phật giáo là một học thuyết mang đầy đủ tính cách mạng tư tưởng và cách mạng xã hội. Tiến sĩ triết học Walpola Rahula là giáo sư Trường Đại học Tổng hợp Ceylan (Pháp) đã tìm tòi văn bản cổ và giới thiệu tài liệu nghiêm túc, đáng tin cậy này (Lời Phật dạy. Lê Diên biên dịch).

Trúc Lâm Yên Tử, Trần Nhân Tông

Trần Nhân Tông (Trần Khâm 1258- 1308) là vua Phật đời Trân (sau vua cha Trần Thánh Tông và trước vua Trần Anh Tông). Người là tổ sư Trúc Lâm Yên Tử, nhà chiến lược kỳ tài, nhà văn hóa kiệt xuất, nhà thơ lớn và Con Người Hoàn Hảo của dân tộc Việt Nam. Người đã viết: Cư trần lạc đạo, triêt lý nhân sinh rất nổi tiếng “Ở đời vui đạo, mặc tùy duyên/ Hễ đói thì ăn, mệt ngủ liền/ Kho báu trong nhà thôi tìm kiếm/ Vô tâm đối cảnh hỏi chi thiền.”

Trần Nhân Tông với 50 năm cuộc đời đã kịp làm được năm việc lớn không ai sánh kịp trong mọi thời đại của tất cả các dân tộc trên toàn thế giới: Minh quân lỗi lạc, làm vua 15 năm (1278 – 1293) trực tiếp lãnh đạo cuộc kháng chiến hai lần đánh thắng quân Nguyên Mông là đội quân xâm lược hùng mạnh nhất thế giới của thời đó; Vua Phật Việt Nam, tổ sư thiền phái Trúc Lâm Yên Tử và Thái Thượng Hoàng 15 năm (1294-1306). Nhà văn hóa và nhà thơ kiệt xuất với thắng tích Trúc Lâm Yên Tử và kiệt tác Trần Nhân Tông còn mãi với thời gian, hoàn thành sư mệnh của bậc chuyển pháp luân, mang sự sống trường tồn vươt qua cái chết; Người Thầy của chiến lược vĩ đại yếu chống mạnh, ít địch nhiều bằng thế đánh tất thắng “vua tôi đồng lòng, toàn dân đồng sức”tạo lập sự nghiệp mở nước và thống nhất non sông Việt, mở đất phương Nam bằng vương đạo, thuận thời, thuận người; Con người hoàn hảo, đạo đức trí tuệ, kỳ tài trị loạn, đã hưng thịnh nhà Trần và cứu nguy cho nước Việt tại thời khắc đặc biêt hiểm nghèo, chuyển nguy thành an, biến những điều không thể thành có thể.

Giáo sư sử học Trần Văn Giàu nhận định: “… chưa tìm thấy lịch sử nước nào có một người đặc biệt như Trần Nhân Tông ở Việt Nam. Tại nước Tàu lúc bấy giờ Triều đình nhà Tống rất hùng mạnh nhưng quân Nguyên Mông đã tràn xuống đánh thắng thần tốc, đến nỗi vua quan nhà Tống phải chạy ra biển và nhảy xuống biển tự vẫn. Tại Tây Á, Trung Á và một phần châu Âu cũng thua thảm hại, đến nỗi Giáo hoàng La Mã cũng lên tiếng sợ hãi. Trong lúc ấy Việt Nam so với phương Bắc thì quá nhỏ bé và quá nghèo yếu, thế mà Người dám không cho Nguyên Mông mượn đường xâm lược Chiêm Thành. Lại còn đánh bại ba lần Nguyên Mông xâm lược. Sau khi thắng giặc, Người lại lên núi sống. Người dám nghĩ, dám làm những việc không ai dám nghĩ chứ đừng nói đến làm”

Phật giáo Khoa học và Việt Nam

Nhà bác học Anhstanh, cha đẻ của Thuyết tương đối, đã nhận định: “Nếu có một tôn giáo nào đương đầu với các nhu cầu của khoa học hiện đại thì đó là Phật giáo. Phật giáo không cần xét lại quan điểm của mình để cập nhật hóa với những khám phá mới của khoa học. Phật giáo không cần phải từ bỏ quan điểm của mình để xu hướng theo khoa học, vì Phật giáo bao hàm cả khoa học cũng như vượt qua khoa học” . “Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo toàn cầu, vượt lên trên mọi thần linh, giáo điều và thần học. Tôn giáo ấy phải bao quát cả phương diện tự nhiên lẫn siêu nhiên, đặt trên căn bản của ý thức đạo lý, phát xuất từ kinh nghiệm tổng thể gồm mọi lĩnh vực trên trong cái nhất thể đầy đủ ý nghĩa. Phật giáo sẽ đáp ứng được các điều kiện đó” . “Khoa học mà thiếu tôn giáo là khập khiễng. Tôn giáo mà không có khoa học thì mù quáng” . Cả ba câu này đều được trích từ Những câu nói nổi tiếng của Anhstanh (Collected famous quotes from Albert), và được dẫn lại trong bài Minh triết sống thung dung phúc hậu của Hoàng Kim

Khoa học và thực tiễn giúp ta tìm hiểu những phương pháp thực tế để thể hiện ước mơ, mục đích sống của mình nhằm sống yêu thương, hạnh phúc,vui khỏe và có ích. Đọc rất kỹ lại Ki tô giáo, Hồi giáo,Do Thái giáo,Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo, … và chiêm nghiệm thực tiễn , tôi thấm thía câu kinh Phật với triết lý vô ngã: Chân lý là suối nguồn chứ không phải là con người thần thánh hay chân lý tuyệt đối. Trúc Lâm Yên Tử Trần Nhân Tông có minh triết: Hãy quay về tự thân chứ không tìm ở đâu khác. Luật Hấp Dẫn, Thuyết Tương đối, Thành tựu Khoa học và Thực tiễn giúp ta khai mở nguồn năng lượng vô tận của chính bản thân con người và thiên nhiên. Đó là ba ngọn núi cao vọi của trí tuệ, là túi khôn của nhân loại. Bí mật Tâm linh (The Meta Secret) giúp ta khám phá sâu sắc các quy luật của vũ trụ liên quan đến Luật Hấp Dẫn đầy quyền năng. Những lời tiên tri của các nhà thông thái ẩn chứa trong Kinh Vệ đà, Lời Phật dạy, Kinh Dịch, Kinh Thánh, Kinh Koran …, cũng như xuyên suốt cuộc đời của những con người vĩ đại trên thế giới đã được nghiên cứu, giải mã dưới ánh sáng khoa học; Bí mật Tâm linh là sự khai mở những nguồn năng lượng vô tận của chính bản thân mỗi con người đối với đồng loại, các loài vật và thiên nhiên. Suối nguồn chân lý trong di sản văn hóa, lịch sử, giáo dục, kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao của mỗi dân tộc và nhân loại lưu giữ nhiều điều sâu sắc cần đọc lại và suy ngẫm.Qua đèo chợt gặp mai đầu suối. Gốc mai vàng trước ngõ.

Việt Nam là chốn tâm thức thăm thẳm của đạo Bụt (Phật giáo) trãi suốt hàng nghìn năm. Lịch sử Phật giáo Việt Nam theo sách Thiền Uyển tập anh xác nhận là đạo Phật được truyền trực tiếp từ Ấn Độ theo đường biển vào Việt Nam, gồm Giao Chỉ ở phía bắc và Chăm pa ở phía nam, khoảng thế kỉ thứ ba đến thế kỉ thứ hai trước Công nguyên, chứ không phải từ Trung Hoa như một số quan niệm trước đây. Phật giáo đồng hành chung thủy, lâu bền với dân tộc Việt, dẫu trãi nhiều biến cố nhưng được dẫn dắt bởi những nhà dẫn đạo sáng suốt và các đấng minh vương, lương tướng chuộng nhân ái của các thời nên biết thể hiện sự tốt đạo, đẹp đời. Việt Nam là nước biết tiếp thu, chắt lọc tri thức tinh hoa của nhân loại, chuộng sự học, đồng thời biết quay về với tự thân tổng kết thực tiễn, chứ không tìm ở đâu khác.

Việt Nam, Khoa học và Phật giáo là ba nhận thức căn bản của tôi.

Bản chất cuộc sống là hạnh phúc và đau khổ, vui vẻ và phiền muộn, sự thiếu hoàn thiện và vô thường. Minh triết của đời người hạnh phúc là biết sống thung dung, phúc hậu, thanh thản, an nhiên tự tại, nhận ra kho báu vô giá của chính mình, không lo âu, không phiền muộn, sống với tinh thần dịu hiền và trái tim nhẹ nhõm

Hoàng Kim

Chua Giang giua dong xuan

CHÙA GIÁNG GIỮA ĐỒNG XUÂN
Hoàng Kim

Nơi cổ tự mây lành che xóm vắng
Viên Minh xưa chùa Giáng ở đây rồi
Bụt thư thái chim rừng nghe giảng đạo
Trời trong lành gió núi lắng xôn xao.

Nhớ Pháp Chủ người hiền Thích Phổ Tuệ
Viên ngọc lành tính sáng gửi tin yêu:
“Mưa thuận gió hòa chăm bón đúng
Nhân tươi quả tốt được thu nhiều”

Thương hạt ngọc trắng ngần vui Bạch Ngọc
Phước nhân duyên thơm thảo học làm người
“Thơm hương lúa ngậm đòng chăm bón đúng
Mưa thuận gió hòa nhân quả tốt tươi”

Ngát hương sen lồng lộng bóng trúc mai
Đồng xanh đất lành trời xanh bát ngát
Hoa Đất, Hoa Người tổ tiên phước đức
Con biết ơn Người hiếu thảo ghi ơn …

https://hoangkimlong.wordpress.com/category/hoa-binh-minh-hoa-lua/

Mua thuan gio hoa cham bon dung
Ngat huong sen long long bong truc mai

NGƯỜI KHÔNG VÌ MÌNH TRỜI TRU ĐẤT DIỆT
Lê Hà
Hán Nôm ( Học với chữ Hán-Nôm )

30 3 2022 lúc 06:42  ·

Có lẽ trong mỗi chúng ta, không ít người đã từng nghe qua câu nói: “Người không vì mình, trời tru đất diệt”.

Tuy nhiên người nghe thì nhiều, người dùng thì lắm, nhưng người hiểu được hàm nghĩa chân chính của câu nói này lại chẳng có mấy ai. Và cũng vì lẽ đó mà ngày nay có rất nhiều người vì hiểu sai mà làm những điều đáng lẽ không nên làm, phạm phải những điều không nên phạm.

“Người không vì mình, trời tru đất diệt” vốn dĩ bắt nguồn từ một câu nói trong Phật giáo, ở trong bộ “Phật thuyết thập thiện nghiệp đạo kinh”, tập 24 của kinh có viết câu “nhân sinh vị kỷ, thiên kinh địa nghĩa, nhân bất vi kỷ, thiên tru địa diệt”. Do đó, nó cũng mang theo tư tưởng của nhà Phật, tuy nhiên lại bị con người ngày nay hiểu sai, dẫn đến những kiến giải lệch lạc.

“Nhân bất vi kỷ, thiên tru địa diệt”, nguyên chữ “Vi” ( 為) ở đây có hai âm đọc và cũng có hai nghĩa khác nhau, một nghĩa là “học”, còn một nghĩa khác là “do, vì”. Hàm nghĩa chân chính của câu này phải được hiểu là: “Một người mà không mà tu dưỡng bản thân thì ắt sẽ không thể có được chỗ đứng trong trời đất”.

Tiếc thay ngày nay nhiều người lại hiểu nó sang một ý khác: “Người mà sống không nghĩ đến lợi ích của bản thân mình thì trời tru đất diệt”. Vậy nên họ suốt ngày không ngừng suy tính thiệt hơn về bản thân, suốt ngày không ngừng tranh đấu hơn thua, chỉ vì chút lợi ích nhỏ nhoi mà lục thân không nhận, vạn ác bất từ, chỉ cần có được chút lợi trước mắt cho riêng mình họ sẵn sàng không chừa bất cứ thủ đoạn nào, không ngại bất cứ điều ác nào mà không làm.

Phật gia giảng: Không sát sinh, không đạo tặc, không loạn ngữ, không ác miệng, không tham dục tà dâm, không làm ác – như vậy mới là vì mình.

Nhân quả tuần hoàn, gieo ác thì gặp hung, vậy nên không tạo nhân ác cho mình mới là sống vì mình. Người không vì mình trời tru đất diệt, đó cũng chính là một vòng tuần hoàn không hồi kết, lập đi lập lại không ngừng.

Theo quan niệm của nhà Phật, người sống vì mình chính là xem thường danh lợi, coi nhẹ công danh, tạo phúc làm lành, từ bỏ vị tư, vì người mà suy, vì người mà nghĩ. Tuy vậy có một số người đã hiểu sai ý nghĩa của nó mà chỉ vì lợi mà không từ thủ đoạn, tưởng rằng họ đang sống vì mình, kỳ thực họ chính là đang hại người hại mình mà tự thân không biết.

(Nguồn: st)

Học ăn học nói học làm
MƯỜI KHẨU NGHIỆP TUYỆT ĐỐI TRÁNH

1. Đa ngôn
(nhiều lời) Bệnh từ miệng mà vào, họa từ miệng mà ra, vì thế không nên nói quá nhiều, đa ngôn tất thất (nói nhiều ắt sẽ có sai sót).Trong cuốn “Mặc Tử” có ghi chép rằng, học trò của Mặc Tử từng hỏi ông: “Nói nhiều có lợi không?”Mặc Tử trà lời: “Ếch nhái kêu suốt ngày đêm, kêu nhiều đến mức mỏi miệng nhưng nào có ai nghe chúng kêu. Sáng sớm nay nhìn thấy một con gà trống, mặt trời vừa ló rạng nó liền cất tiếng gáy, cả thiên hạ chấn động, người người lục đục trở dậy.Vậy kêu nhiều, nói nhiều có gì tốt đẹp? Chỉ vào những lúc hợp lý nhất, ta cất tiếng nói, như vậy lời nói mới có tác dụng mà thôi.”

2. Khinh ngôn
(nói năng khinh suất) Lời nói một khi được nói ra, tuyệt đối không nên khinh suất, thiếu thận trọng. Nếu nói ra mà phải đính chính, sửa lại, thà rằng không nói còn hơn! Những người nói năng khinh suất luôn phải đối mặt với sự chỉ trích và xấu hổ.Không nên dễ dãi hứa hẹn với người khác, bởi một khi không làm được, bạn sẽ trở thành người thất tín, bội tín.

3. Cuồng ngôn
Làm người, nên nhận thức và phân biệt được khinh – trọng trong từng tình huống hoàn cảnh. Một khi đã nói ra những lời cuồng ngôn, thiếu suy nghĩ, bạn ắt sẽ phải hối hận về sau.Thứ mà con người có thể thể hiện trước mặt người khác nhiều nhất chính là ngôn từ và hành động, đặc biệt là ngôn từ. Thế nên, khi nói năng, cuồng ngôn là điều tối kỵ.Cuồng ngôn sẽ gây ra sự khó chịu cho đối phương, gây ra thù hận… và dễ rước họa vào người.

4. Trực ngôn
Những lời nói quá thẳng thắn trong nhiều hợp cũng gây rắc rối. Thế nên, thay vì nói thẳng, hãy tìm một cách nói mềm mại hơn, những lời nói lạnh như băng, hãy cho thêm chút nhiệt…Hãy để ý đến lòng tự tôn của đối phương, chúng ta sẽ biết nên nói thế nào cho vừa lòng nhau.

5. Tận ngôn
Nói năng cần phải hàm xúc và phải để lại một đường lui cho đối phương. Những người sống biết người biết ta sẽ không bao giờ nói lời tận ngôn, thay vào đó họ sẽ để lại cho người khác vài “lối thoát”, lưu lại chút khẩu đức cho bản thân.Ngay cả khi trách người cũng không nên khắt khe đến mức không để cho họ một đường lùi, dành cho họ một lối thoát, lòng bao dung của mình sẽ được mở rộng.

6. Lậu ngôn
(tiết lộ chuyện cơ mật)”Sự dĩ mật thành, ngữ dĩ lậu bại” câu nói này ý chỉ một việc thành hay bại, một phần là do khả năng giữ bí mật của người trong cuộc. Đối với những việc cơ mật có liên quan đến một cá nhân hay tổ chức, tuyệt đối đừng để lọt ra ngoài.Lậu ngôn là vấn đề về nhân phẩm và hậu quả của nó thậm chí có thể nghiêm trọng đến mức khó lường. Khi sự việc chưa được xác định rõ ràng, tốt nhất không nói những lời khẳng định để tránh những ảnh hưởng xấu.

7. Ác ngôn
Không nên dùng những lời vô lễ, ác ý để làm tổn thương người khác.Cổ ngữ nói “đao sang dị một, ác ngữ nan tiêu”, ý chỉ vết thương do đao kiếm gây ra có thể sẽ mai một phôi pha nhưng những lời ác ý thì mãi găm sâu trong lòng người khác, chẳng thể nào gạt bỏ, lãng quên một cách dễ dàng.Những tổn thương trong tâm lý do cái gọi là ác ngôn gây ra luôn luôn đau hơn cả những vết thương trên thể xác.

8. Căng ngôn
Căng ở đây nghĩa là kiêu căng, tự cao tự đại. Những người thường xuyên nói những lời này, không phải là kẻ kiêu ngạo hẳn sẽ là người vô tri và dù họ thuộc nhóm nào đi nữa, thì cách ăn nói căng ngôn cũng bất lợi cho quá trình trưởng thành của họ, thậm chí khiến người khác ghét bỏ.

9. Sàm ngôn
Sàm ngôn chỉ những lời nói xấu sau lưng người khác. Người hay nói những lời sàm ngôn phần lớn đều là những kẻ tiểu nhân.Nhà triết học thời Đông Hán – Vương Sung từng nói: “Sàm ngôn thương thiện”, ý chỉ những lời nói xấu sau lưng sẽ vùi dập những điều lương thiện, tốt đẹp.Một người có khẩu đức tuyệt đối không nói xấu người khác, bởi hậu quả của việc này thậm chí có thể nghiêm trọng đến mức khiến cho thiên hạ không thể thái bình.

10. Nộ ngôn
Nộ ngôn là những lời nói được thốt ra lúc nóng nảy, mất lý trí. Những lời nói này khi nói ra sẽ làm tổn thương người khác rất nhiều.Nói không nghĩ, bị cảm xúc lấn át lý trí dẫn đến những lời nói tức tối, giận dữ không chỉ khiến người khác khó chịu mà bản thân người nói ra câu đó cũng khó có thể vui vẻ.Thế nên khi giận dữ, hãy lấy một tờ giấy trắng và một cây bút, nghĩ gì, quyết định gì… hãy viết ra. Sau một vài ngày, hãy xem lại “sản phẩm” lúc trước, nếu vẫn duy trì suy nghĩ cũ, vậy thì hãy làm theo.Còn nếu cảm thấy đó chỉ là cách nghĩ lúc giận, hãy đem tờ giấy đó đi đốt để cuộc sống nhẹ nhàng hơn.

Nguồn: Sưu tầm

HÈ SANG
Hoàng Kim

Xuân mãn hè sang cảnh đổi thay
Thanh minh tiết lớn phước đong đầy
Trời thay biển động mưa lam gió
Đất lành chim đậu nắng xanh cây
Đêm xuân nhẹ nhõm vui ngon giấc
Ngày hè thanh thản khỏe phô bày
Tâm tĩnh lặng an nhiên 1 phúc hậu
Thung dung dạy và học2 tầm tay

1.
https://youtu.be/zCFGN2XT54E
2.
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/thung-dung-day-va-hoc/

XUÂN MÃN
Hoàng Thanh Luận

Cảnh vật đa màu sắc đổi thay
Diệu kỳ biến ảo nắng hong đầy
Tơ trời vương vấn dăng sương bạc
Muông thú hò hẹn đậu kín cây
Trình tự nhịp nhàng đua tiếng hót
Đua tranh sau trước cố tô bày
Cà phê bạn đợi vui bao chuyện
Xuân mãn hè sang chỉ sải tay

(*) Cảm ơn cậu
Hoàng Thanh Luận thơ XUÂN MÃN , cháu Hoàng Kim họa đối HÈ SANG và xin phép tích hợp về trang Thung dung dạy và học https://hoangkimlong.wordpress.com/category/thung-dung-day-va-hoc/

MINH TRIẾT CHO MỖI NGÀY
Hoàng Kim

Minh triết sống phúc hậu
Tâm tĩnh lặng an nhiên.
Một gia đình yêu thương
Chín điều lành hạnh phúc
Minh triết cho mỗi ngày
https://youtu.be/zCFGN2XT54E

Cuộc đời như mắt trong. Mắt thứ nhất soi mình, tâm nguyện mình yêu thích. Mắt thứ hai soi người. Người thân thầy bạn quý. Mắt thứ ba tuệ nhãn. Ánh sáng soi tâm hồn. Sức khỏe và tình yêu. Lao động và nghĩ ngơi Điều độ và hài hòa An nhiên vui khỏe sống; xem tiếp
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/minh-triet-cho-moi-ngay/

THẦY BẠN TRONG ĐỜI TÔI
Hoàng Kim

https://hoangkimlong.wordpress.com/category/thay-ban-trong-doi-toi/

Cảm ơn Nguyễn Viết Hưng, Hà Thủy Hà và các cháu. Có một ngày như thế, Thầy bạn trong đời tôi, các em và các cháu, đường xa tìm về thăm. Thật Hạnh Phúc. Chào ngày mới 1 tháng 4
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-1-thang-4/

TrinhCongSon2

TRỊNH CÔNG SƠN LẮNG ĐỌNG
Hoàng Kim

Trang viết Trịnh Công Sơn lắng đóng là chắt lọc thông tin ít biết. Sự thật lịch sử chỉ có một nhưng viết về sự thật lịch sử và nghiên cứu lịch sử cần suy nghiệm nhiều nguồn thông tin với các góc nhìn khác nhau để tìm về đúng sự thật.Bài viết này góp phần tìm hiểu năm nội dung chính 1) Đình Lạc Giao, chùa Khải Đoan, Hồ Lắk và quê Trịnh; 2) Cuộc đời và nhân cách Trịnh Công Sơn; 3) Tác phẩm và di sản Trịnh Công Sơn; 4) Kỷ niệm về anh Trịnh Công Sơn; 5) Cõi riêng Trịnh Công Sơn Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn sinh ngày 28 tháng 12 năm 1939, mất ngày 1 tháng 4 năm 2001 Di sản của người nghệ sĩ tài hoa này là Nhạc Trịnh với trên 600 ca khúc tình yêu cuộc sống, hòa bình nhân đạo và nỗi đau thân phận con người. “Bao nhiêu năm rồi còn mãi ra đi. Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt. Trên hai vai ta đôi vầng nhật nguyệt. Rọi suốt trăm năm một cõi đi về”.
https://youtu.be/ncHCI-QLV0A

Đình Lạc Giao

Đình Lạc Giao, chùa Khải Đoan, Hồ Lắk và quê Trịnh

Trịnh Công Sơn sinh ra và lớn lên tại cao nguyên Lạc Giao, xã Lạc Giao, nay là phường Thống Nhất, Ban Mê Thuột, tỉnh Đắk Lắk.Quê nội của ông ở làng Minh Hương, tổng Vĩnh Tri, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. Trịnh Công Sơn lớn lên tại Huế. Lúc nhỏ ông học theo học các trường Lyceè Francais và Provindence ở Huế, sau vào Sài Gòn theo học triết học trường Tây Lyceé J.J Rousseau Sài Gòn và tốt nghiệp tú tài tại đây. Trịnh Công Sơn có quê ngoại ở Quảng Sơn, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình, Chúng tôi về thăm đình Lạc Giao, chùa Khải Đoan. hồ Lắk và quê Trịnh trong chuyến công tác ở Trường Đại học Tây Nguyên, qua sự liên hệ với anh Trịnh Xuân Ấn, quê ở Ban Mê Thuột, là con chú ruột của anh Trịnh Công Sơn.

DaoDuyTu6

Đình Lạc Giao là một ngôi đình thờ thành hoàng theo tập quán người Việt và là một di tích lịch sử đã được xếp hạng di tích lịch sử cấp Quốc gia. Đình Lạc Giao là nơi thờ cụ Đào Duy Từ, vị thần Thành Hoàng bản thổ, nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh, tế lễ xuân thu nhị kỳ, đó cũng là nơi thờ cụ Phan Hộ vị tiên hiền đã có công khởi xướng thành lập làng Lạc Giao. Đình nằm tại ngã tư giữa đường Phan Bội Châu và đường Điện Biên Phủ, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk. Đình Lạc Giao chính điện có hai câu đối. Phía bên nhà tiếp khách có bày chứng tích nhưng thần phả thì vị trụ trì chỉ cho chúng tôi sang tìm ở Chùa Khải Đoan, và hình như vẫn đang lưu ẩn trong một câu chuyện dài.

Chùa Khải Đoan là ngôi chùa được xây dựng lần đầu tiên và lớn nhất không chỉ ở thành phố Buôn Ma Thuột mà còn của cả tỉnh Đắk Lắk. Chùa Khải Đoan nằm tại phường Thống Nhất, trên đường Phan Bội Châu, thành phố Buôn Ma Thuột, được vua Bảo Đại cho xây dựng là làm lễ khánh thành năm 1951. Chùa được bà đức Từ Cung Đoan Huy hoàng thái hậu mẹ vua Bảo Đại làm chủ,  bà Nam Phương Hoàng Hậu quản lý, nhưng việc trực trông nom thi công là bà Bùi Mộng Điệp, một phi tần của vua Bảo Đại. Khi vua Bảo Đại lập Hoàng triều Cương thổ trên phần đất Tây Nguyên của Việt Nam, ông đã cử bà Bùi Mộng Điệp lên Buôn Mê Thuột để giúp vua giữ đất Hoàng triều Cương thổ. Bà Bùi Mộng Điệp tuy làm vợ thứ, tuy không được tổ chức cưới xin nhưng nhờ chăm lo việc thờ cúng tổ tiên của hoàng tộc rất chu đáo nên được Đức Từ Cung ban áo mũ để thay mặt Hoàng hậu Nam Phương trong các cuộc tế lễ tại chùa này, vì bà Nam Phương là người theo Thiên Chúa giáo Chùa Khải Đoan là ngôi chùa cuối cùng tại Việt Nam được phong sắc tứ của chế độ phong kiến và cũng là ngôi chùa lần đầu có ở Cao Nguyên gần Đình Lạc Giao và cũng là vùng đất nôi sinh thành của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Tên gọi Khải Đoan là ghép từ tên vua Khải Định và vợ ông là Đoan Huy hoàng thái hậu, cũng còn một nghĩa khác là thờ “vọng” thủy tổ Đoan Quận Công Nguyễn Hoàng, tổ nghiệp Nhà Nguyễn. Chùa Khải Đoan ngày 5 tháng 4 năm 2012 bắt đầu đặt viên đá trùng tu lại và xây dựng thêm và hiện được bổ sung rất nhiều công trình mới nhưng vẫn giữ nguyên chính điện cũ. Đó là nơi thờ phụng lớn nhất của Phật giáo tại Đắk Lắk, và là điểm du lịch không thể bỏ qua ở Buôn Ma Thuột.

Đến với Tây Nguyên mới, chúng ta hãy đến với nơi sinh thành của người nhạc sĩ tài danh Trịnh Công Sơn gần chùa Khải Đoan và Đình Lạc Giao là chốn cõi thiêng Trịnh Công Sơn . Tài liệu chọn và hành hương mới này giúp bạn đọc thăm Người và ngưỡng mộ một tâm hồn trong như ngọc. Một tâm hồn biết bao dung, độ lượng với đời nên đã viết được những bản nhạc, lời thơ và tản văn rung động lòng người đến vậy. Câu chuyện kể dưới đây mời bạn đọc kỹ hơn Trịnh Công Sơn lắng đọng bằng vách những điều sâu xa ẩn giữa hai dòng chữ khi mà Trịnh Công Sơn và gia đình anh đi giữa hai lằn đạn nhiều điều sự thật ẩn khuất chưa thể nói hết.

Thăm Đình Lạc Giao và chùa Khải Đoan, từ phải sang trái có giáo sư nhà giáo nhân dân Trần Văn Minh cựu hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm Huế với giáo sư Trần Ngọc Ngoạn cựu Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Thái Nguyên, tiến sĩ Hoàng Kim nghiên cứu viên chính và giảng viên chính về cây lương thực với tiến sĩ sắn Nguyễn Thị Trúc Mai.

HoLak01
HoLak

Hồ Lắk là một hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất tỉnh Đăk Lăk và lớn thứ hai Việt Nam sau Hồ Ba Bể. Hồ Lắk xung quanh có những dãy núi lớn được bao quanh bởi các cánh rừng nguyên sinh. Buôn Jun, một buôn làng nổi tiếng của người M’Nông, nằm cạnh hồ này.  Người dân địa phương dùng thuyền độc mộc đi lại trên hồ. Voi đưa du khách đi tham quan hồ. Dinh Bảo Đại ở thành phố và tại hồ Lắk là khá đẹp, trữ tình, và có tầm nhìn.
Ông cố vấn Ngô Đình Nhu (1010-1063) một nhà chiến lược, nói về vua Bảo Đại, một lời đánh giá ngắn và sắc sảo: “Ai trong hoàn cảnh Bảo Đại cũng khó làm được tốt hơn“. Nhà cũ của anh Trịnh ra sao và những câu chuyện riêng tư tôi sẽ dành kể bạn nghe trong một dịp khác. Anh Trịnh Xuân Ấn nói những lời tâm đắc và tôi muốn dừng lại ở những thông tin đã được hiệu đính này. Chuyến hành hương về nơi sinh thành của Trịnh, gặp người thân của Trịnh, tôi đắm mình trong nhạc Trịnh tại nơi thủ phủ cà phê Tây Nguyên, ngắm hồ Lăk chiều tà, thuyền độc mộc, voi hồ Lăk, nghĩ về
ngọn nến Hoàng Cung, nhạc Trịnh và thân phận con người. Các nhà khảo cổ Slovenia, nghe nói, đã tìm thấy một nửa còn lại của chiếc thuyền độc mộc 2.000 năm tuổi lớn nhất thế giới trên sông Ljubljanica ở thủ đô Ljubljana. Đăk Lắk là chốn sinh thành của Trịnh, quê hương thứ ba của ông sau quê mẹ Quảng Bình và quê cha ở Huế. Thuyền độc mộc và voi là phương tiện đi hồ Lắk và trưng bày tại bảo tàng cà phê Trung Nguyên. Sông Srepok với Tây Nguyên là vỉa sâu văn hóa,

Thuyền độc mộc am Ngọa Vân, tôi nối vần thơ anh Trịnh Tuyên ở chính nơi này.

 

THUYỀN ĐỘC MỘC
Trịnh Tuyên

Quên tên cây
làm thuyền
Tận cùng nỗi cô đơn
– độc mộc!

Khoét hết ruột
Chỉ để một lần ngược thác
bất chấp đời
lênh đênh…

 

NGỌC PHƯƠNG NAM
Hoàng Kim

Hứng mật đời
thành thơ
Việc nghìn năm hữu lý
Trạng Trình

Đến trúc lâm
Đạt năm việc lớn hoàng thành
Đất trời xanh
Yên Tử …

Hồ Lắk Đình Lạc Giao, Chùa Khải Đoan,nhạc Trịnh là cầu nối lịch sử, địa chính trị và văn hóa Tây Nguyên. (Anbum ảnh tư liệu Hoàng Kim ở đây)

Trịnh Công Sơn, Bữu Ý, Nguyễn Trọng Tạo và Hoàng Phủ Ngọc Tường (ảnh Internet)

Trịnh Công Sơn, Bửu Ý, Nguyễn Trọng Tạo và Hoàng Phủ Ngọc Tường (ảnh Internet)

Cuộc đời và nhân cách Trịnh Công Sơn

Sách viết về Trịnh Công Sơn hiện có trên 10 quyển và một khối lượng lớn các bài báo viết về tác phẩm và di sản. Thông tin về cuộc đời, gia đình và tuổi thơ của Trịnh Công Sơn, tiếc rằng hiện vẫn còn nhiều khoảng trống cần tìm hiểu. Tiểu sử Trịnh Công Sơn trên Liên Thành, vnexpress, người nổi tiếng, facebook, … đều quá vắn tắt: Nơi sinh: tại cao nguyên Lạc Giao (xã Lạc Giao, hiện nay là phường Thống Nhất, Ban Mê Thuột, tỉnh Đắk Lắk) Quê quán: làng Minh Hương, tổng Vĩnh Tri, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. Ông lớn lên tại Huế. Lúc nhỏ ông học theo học các trường Lyceè Francais và Provindence ở Huế, sau vào Sài Gòn theo học triết học trường Tây Lyceé J.J Rousseau Sài Gòn và tốt nghiệp tú tài tại đây; anh em gồm … mà còn thiếu rất nhiều thông tin được kiểm chứng.

Thấu hiểu cuộc đời và nhân cách của Trịnh Công Sơn, chúng ta mới có thể cảm thông và hiểu sâu Nhạc Trịnh. Một cõi đi về, Cát bụi, Để gió cuốn đi, Huyền thoại Mẹ,… đều là những tiếng nấc, tiếng lòng thẳm thẳm của một kiếp người mà Trịnh thấu hiểu về đời mẹ, đời cha, đời của các anh em, người thân chung máu mủ gia đình nhưng li tán ở các chiến tuyến khác nhau, những khống chế, rình rập, vây bủa, tranh chấp của các thế lực trên thân phận con người mà gia đình của chính Trịnh Công Sơn là người trong cuộc. Tôi thầm lặng thu thập tư liệu và chỉ mới tuyển chọn và tổng hợp về Trịnh Công Sơn ở những thông tin chừng mực và đợi bổ sung kiểm chứng thêm tư liệu.

Trong các tư liệu chắt lọc có bài viết đặc sắc và sâu lắng “Trường hợp nhạc sĩ Trịnh Công Sơn” của cựu đại tá Nguyễn Mâu,  trưởng ngành Cảnh sát đặc biệt của Tổng Nha Cảnh sát Sài Gòn: “Chúng tôi xin phép anh linh Trịnh Công Sơn được gọi anh bằng anh như thuở nào. Chúng tôi nói thẳng ở đây rằng giữa chúng tôi không có tình thâm giao nhưng rất hiểu nhau và kính trọng nhau. Thật dễ hiểu: làm sao là bạn thân được khi một người là nhân viên công an rình rập dòm ngó anh và anh lại là một nghệ sĩ có tâm hồn đang đau nhức với cái đau nhức của dân tộc và sáng tác vì cái đau nhức ấy…”. “Anh ấy đã ra đi nhưng bao vấn nạn còn để lại. Chúng tôi đã thực lòng viết ra đây về anh ấy, nhân danh một cựu nhân viên tình báo đã từng bới xới tìm hết tì vết của anh để truy tố. Anh ấy đã nằm xuống và đã trở thành vô hiệu hóa tòa án, công tố, bị can, biện hộ. Tất cả nay trong quyền xét đoán vì văn học sử của mỗi độc giả. Chúng tôi giang tay và cúi đầu thật thấp cầu nguyện chỉ mong linh hồn anh tìm được sự an nghỉ chốn vĩnh hằng”.

Vượt lên trên những chứng cớ “bên ni”, “bên tê”  “Trịnh Công Sơn và những hoạt động cộng sản nằm vùng” “Biến động miền Trung” :”Trò chuyện với nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Phan về những “hũ mắm thúi” của cựu thiếu tá cảnh sát Liên Thành ở Mỹ“. Bài viết của ông Nguyễn Mâu in trong quyển sách của ông nhan đề NDB – Ngành Đặc Biệt (The Special Branch) xuất bản vào năm 2007. Người giới thiệu bài viết của ông Nguyễn Mâu tên là Lê Xuân Nhuận – đại tá Trưởng ngành Cảnh sát đặc biệt Vùng II chiến thuật. Trong lời giới thiệu, ông Nhuận cho biết đã đọc cả hai bài viết về Trịnh Công Sơn của Liên Thành và của Hoàng Phủ Ngọc Phan và nói rõ: “Nhận định và quyết định của ông Nguyễn Mâu đối với Trịnh Công Sơn chính là thái độ và biện pháp của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa đối với nhạc sĩ ấy, ở cấp cao nhất trong toàn quốc (VNCH) và trong thời gian ông Nguyễn Mâu cầm đầu ngành tình báo này.”

Tác phẩm và di sản Trịnh Công Sơn

Nhà văn Ngô Minh đã viết trong “Quà tặng xứ mưa”  “Nhớ Trịnh Công Sơn” : “Trịnh Công Sơn là thiên tài âm nhạc Việt Nam thế kỷ XX . Di sản âm nhạc Trịnh Công Sơn là vô giá , mãi mãi là niềm tự hào của người Việt Nam. Bảy năm Trịnh Công Sơn về “với cát bụi”, đã có hơn 10 cuốn sách viết về ông, cuốn mới nhất là tập bút ký “ Cây đàn lia của Hoàng tử be” của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường được  Nhà xuất bản Trẻ ấn hành đầu năm 2005. Âm nhạc Trịnh ngày càng lay động chiều sâu tâm thức hàng chục triệu người. Đã là người Việt, từ già đến trẻ không ai không hát Trịnh ,  không gia đình nào không có trong nhà một băng hay đĩa nhạc Trịnh ….Sống trong đời sống .Cần có một tấm lòng. Để làm gì em biết không ? Để gió cuốn đi. Để gió cuốn đi… Không chỉ ở Việt Nam, âm nhạc Trịnh Công Sơn cũng ngày càng chinh phục thế giới . Ngay từ năm 1972, Trịnh Công Sơn đã được Đĩa Vàng ở Nhật Bản với bài Ngủ đi con, trong Ca khúc Da vàng, qua giọng hát Khánh Ly, phát hành trên 2 triệu đĩa . Trịnh Công Sơn có tên trong từ điển Bách khoa Pháp “ Encyclopédie de tous les pays du momde”. Nhạc Trịnh đã có mặt tại nhiều nước Châu Á, châu Âu, Châu Mỹ… Có một chàng trai người Đức mang họ Trịnh luôn cùng mới bạn bè hát Trịnh Công Sơn; Có một cô gái Nhật Bản năm nào cũng sang Việt Nam để viếng mộ Trịnh …Đặc biệt , ngày 3-2-2004, tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở New York đã công bố “Giải thưởng Âm nhạc hòa bình thế giới” (WPMA). Sáu tên tuổi âm nhạc nổi tiếng thế giới được giải thưởng lần này là Bob Dylan , Conuntry Joe & the Fish, Hary Belafonte, Joan Baez, Peter, Paul & Mary và Trịnh Công Sơn. WPMA tôn vinh những người đã đem âm nhạc của mình cống hiến cho cuộc đấu tranh vì hòa bình và nhân đạo trên thế giới. Đây là sự kiện âm nhạc quốc tế lớn nhất Việt Nam từ trước tới nay! Kể từ ca khúc đầu tiên Ướt mi công bố năm 1959 ,trải  40 năm sáng tác, Trịnh Công Sơn đã để lại gia sản trên 600 ca khúc lay động lòng người .” “Người ta chia ca khúc Trịnh thành “ ba dòng” : Dòng trữ tình, dòng phản chiến và dòng giải thoát bản ngã!. Lý thuyết là thế , nhưng tôi nghĩ dưới góc nhìn “hòa bình và nhân đạo” thì hầu như ca khúc nào của Trịnh cũng là vút lên từ tận cùng sâu thẳm của tình yêu cuộc sống và nỗi đau  phận người . Đó chính là tầm cao , sự vĩnh cửu của âm nhạc Trịnh”.Lần ra Huế dự “ Đêm nhạc Trịnh Công Sơn quyên góp tiền giúp trẻ em nghèo học giỏi”, anh Sơn nâng cùng anh em chén rươụ Chuồn, tâm sự :” Trong lời bài hát của mình không có một từ nào về các địa danh của Huế, nhưng toàn bộ âm nhạc của mình chính là Huế đấy, Huế của kiếp người…”. Vâng, trên 600 ca khúc của Trịnh Công Sơn để lại là một phần của Di sản văn hóa Huế , tồn tại mãi với thời gian…Âm nhạc Trịnh Công Sơn là âm nhạc vì con người nên ở lại mãi với hồn người, không biên giới, “cao hơn mọi thành kiến trên đời “ ( chữ Anh Ngọc) . Giải thưởng Âm nhạc hòa bình thế giới của Liên Hiệp Quốc là sự tôn vinh ở tầm cỡ thế giới về Di sản âm nhạc của Trịnh . Đây cũng là sự tôn vinh một nhân cách sống và bản lĩnh sáng tạo của một thiên tài âm nhạc.

TringCongSon_anhDuongMinhLong

Ca từ nhạc Trịnh có đặc trưng tinh tế, hồn nhiên, gần gũi, thiết thân và hoàn chỉnh. Nhạc sĩ Văn Cao nhận xét: “Trong âm nhạc của Sơn, ta không thấy dấu vết của âm nhạc cổ điển theo cấu trúc bác học phương Tây. Sơn viết hồn nhiên như thể cảm xúc nhạc thơ tự nó trào ra” Phạm Duy  bình luận “…toàn thể ca khúc Trịnh Công Sơn không cầu kỳ, rắc rối vì nằm trong một số nhạc điệu đơn giản, rất phù hợp với tiếng thở dài của thời đại”, và Trịnh Công Sơn tự nhận xét: “Ca khúc đối với tôi là một mô hình gần gũi, thiết thân và hoàn chỉnh. Nó là một cuộc hôn phối kỳ diệu giữa thi ca và âm nhạc” (Trích dẫn bởi Trần Hữu Thục: Một cái nhìn về ca từ Trịnh Công Sơn). “Cảm nhận ca từ Trịnh Công Sơn” ảnh Dương Minh Long, tác giả Trần Thị Trường đánh giá: …âm nhạc của Trịnh Công Sơn có sức “công phá” rất lớn, công phá mềm, nó khiến cho tâm hồn rung động, vùng mờ của trí não được mở ra…  âm nhạc của Trịnh nghe mãi cũng khó chán, càng nghe càng có thể phát hiện thêm vẻ đẹp sâu sắc của ca từ, càng nghe càng nhận ra sự tinh túy của xúc cảm trong từng lớp ngữ nghĩa…”Gọi nắng trên vai em gầy / Đường xa áo bay… Áo xưa dù nhàu vẫn xin bạc đầu gọi mãi tên nhau” (Hạ Trắng); … Hay: “trên hai vai ta đôi vầng nhật nguyệt, gọi suốt trăm năm một cõi đi về”…  Những từ được dùng trong một cấu trúc câu mà không dùng lý để suy luận. Vẫn là những từ ngữ của  đời nhưng Trịnh Công Sơn đã dùng như người họa sĩ dùng chất liệu để đưa chúng đi xa hơn, làm nên một bức tranh siêu thực, ẩn dụtượng trưng, lãng mạn, ấn tượng… khiến cho người nghe có thể cảm thụ được nhiều hơn “ chiều kích” cụ thể của ngôn từ  khi cho chúng đứng chung thành một tổ hợp câu. … Âm nhạc của Trịnh Công Sơn đã tác động, ngay cả khi trình tấu không lời, nhưng ca từ cũng để lại ấn tượng sâu đậm không kém trong tâm khảm, sẻ chia và an ủi được nhiều thế hệ, tầng lớp công chúng. Không tưng bừng, cũng không ảo não, nặng ưu tư mà không riết róng. Tôi nghĩ, Trịnh Công Sơn đã làm tiếng Việt phong phú lên rất nhiều khi ông kết hợp từ làm nên một từ mới đa nghĩa hơn, tinh túy hơn có trường liên tưởng rộng hơn.”

Kỷ niệm về anh Trịnh Công Sơn

Trước hôm anh Trịnh Công Sơn mất, có anh Trịnh Xuân Ấn ở Đắk Lắk đi xe đò rủ tôi về gấp thăm anh Sơn đang nằm viện. Tôi bận việc không đi được nên nhờ anh Ấn mang về biếu anh Sơn chai rượu quý  lấy từ bàn thờ cha mẹ tôi để anh mời bạn. Không ngờ, đó là những ly rượu cuối  cùng mà anh chia với người thân trước khi anh đi vào cõi vĩnh hằng.

Đêm thiêng Trịnh Công Sơn 1 tháng 4 năm 2012, năm 2012, đêm mà tôi đã thức gần trọn để đánh máy lại và đưa lên mạng Bài ca Trường Quảng Trạch của thầy Trần Đình Côn, Hiệu trưởng đầu tiên của Trường. Trịnh Công Sơn là anh đầu trong một gia đình đông con. Mẹ anh là bà Lê Thị Quỳnh người Quảng Trạch. (Cha anh là ông Trịnh Xuân Thanh đi lính Pháp ngành tình báo, bị tử nạn xe hơi do chính xe của quân đội Pháp gây ra. Cái chết của cha và sự vất vả nuôi bảy người con của mẹ là nỗi ám ảnh thường trực của Trịnh Công Sơn. Em trai và chồng em gái anh Sơn ở trong quân lực Việt Nam cộng hòa nhưng người anh ruột của chồng em gái lại là chính ủy sư đoàn Điện Biên, thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Huyền thoại Mẹ, gốc gác đầu đời của anh Sơn và những nốt nhạc nấc lên, yêu thương và cảm thông thân phận con người là từ chính đất này). Đó là kỷ niệm làm tôi nhớ mãi, nhân kỷ niệm 45 năm ngày thành lập Trường.

Thầy Nguyễn Lân Dũng, vị giáo sư già đáng kính của chúng tôi, đã trân trọng chép bài viết “Để bắt đầu một hồi ức” của Trịnh Công Sơn và cẩn thận chọn hình của Người đưa vào một trang riêng. Đó là Cõi thiêng Trịnh Công Sơn trong lòng Thầy và bạn hữu.Tôi xin phép Thầy chép chung về trang này để mọi người cùng đọc. Nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo, nhà văn Nguyễn Thụy Kha, nhà văn Đoàn Tử Huyến đã làm tuyển tập “Trịnh Công Sơn, một người thơ ca, một cõi đi về” và cũng làm trang giao lưu trực tuyến cùng bạn đọc trên FaceBook. Trang www.trinhcongson.com là nơi tích trữ những tài liệu sáng tác của và về nhạc sĩ Trịnh Công Sơn để những người yêu thích ông có cơ hội thưởng thức những tác phẩm của ông và biết hơn về con người của ông. Biết bao nhiêu người tưởng nhớ về Trịnh, mỗi người nhớ theo cách riêng của mình.

Cõi riêng Trịnh Công Sơn
ĐỂ BẮT ĐẦU MỘT HỒI ỨC
Trịnh Công Sơn

TrinhCongSon1

Viết hồi ký về đời mình là quyền của mỗi con người. Ai cũng muốn ghi lại những kỷ niệm buồn, vui trong đời. Tuy nhiên cũng có những hồi ký tự thuật và những tường trình về đời mình có tính cách thiếu khiêm tốn và đôi khi không gần gũi với sự thật lắm. Ðiều đó dễ dẫn ta đi vào một thứ trận đồ bát quái tâm linh, không có thật. Tôi rất ngại nói về mình mặc dù đã có nhiều cơ sở xuất bản trong và ngoài nước đề nghị viết về một quá trình khá dài trong cuộc đời làm nghệ thuật của tôi. Cái tôi đáng ghét (Le moi est haissable) nhưng cái tôi cũng có lúc đáng yêu vì cái tôi đó biết mình và cuộc đời là một. Tôi yêu cuộc đời và cuộc đời cũng đã yêu tôi. Ðó là niềm an ủi lớn trong cuộc sống này. Vì thế trong lòng tôi không có một giây phút nào nuôi một lòng oán hận với cuộc đời.

Dù có đôi khi nhân gian bạc đãi mình, và con người phụ rẫy mình nhưng cuộc đời rộng lớn quá và mỗi chúng ta chỉ là những hạt bụi nhỏ nhoi trong trần gian mà thôi. Giận hờn, trách móc mà làm gì bởi vì cuộc đời sẽ xoá hết những vết bầm trong tâm hồn chúng ta nếu lòng ta biết độ lượng. Ta biết tha thứ những điều nhỏ thì cuộc đời sẽ tha thứ cho ta những điều lớn hơn.

Ai cũng biết cuộc đời này là quý vì vậy ai cũng muốn ôm lấy mãi cuộc đời. Như đôi tình nhân. Nhưng mà nợ trần không dễ, không dài. Rồi sẽ có phút chia lìa. Phút ấy không biết còn ai nhớ ai nữa không trên mặt đất trần gian này.

Tôi đến với âm nhạc có lẽ cũng vì tình yêu cuộc sống. Một phần cũng do một khúc quanh nào đó của số phận. Thời trẻ tôi học võ và chơi những môn điền kinh. Sau một cơn bệnh nặng kéo dài hơn hai năm do tập dợt judo với người em trai và bỗng nhiên muốn bày tỏ một điều gì đó với cuộc đời. Tôi vốn thích triết học và vì thế tôi muốn đưa triết học vào những ca khúc của mình. Một thứ triết học nhẹ nhàng mà ai ai cũng có thể hiểu được như ca dao hoặc những lời ru con của mẹ. Triết học Việt Nam có đó nhưng không được hệ thống hóa vì nó bàng bạc trong đời sống nhân gian.

Tôi không bao giờ có tham vọng trở thành một người viết ca khúc nổi tiếng nhưng đời đã tặng cho tôi món quà ấy thì tôi không thể không nhận. Và khi đã nhận rồi thì mình phải có trách nhiệm đối với mọi người. Vì thế tôi đã cố gắng làm thế nào để có thể trong những bài hát của mình chuyên chở được một thông điệp của lòng nhân ái đến với mọi người.

Vì có tình yêu nên có âm nhạc. Vì có khổ đau nên có âm nhạc. Có hạnh phúc nên cũng có âm nhạc. Do đó khi tôi viết lên một bài hát ca tụng tình yêu, hạnh phúc hoặc than thở về một nỗi tuyệt vọng nào đó thì hình như tôi đã không mắc phải một lỗi lầm nào cả.

TrinhCongSon3
TrinhCongSon4
TrinhCongSon5
TrinhCongSon6
TrinhCongSon7
TrinhCongSon8
TrinhCongSon9

Ảnh nguồn: Blog Giáo sư NGND Nguyễn Lân Dũng

Tôi đúc kết ở chốn này Cõi thiêng Trịnh Công Sơn lắng đọng cho riêng mình cũng là chỗ để bạn đọc đến thăm Người và ngưỡng mộ một tâm hồn trong như ngọc. Một tâm hồn biết bao dung, độ lượng với đời nên đã viết được những bản nhạc, lời thơ và tản văn rung động lòng người đến vậy.

Hoàng Kim

DẠO CHƠI NON NƯỚC VIỆT
Hoàng Kim

Anh và em,
chúng mình cùng nhau
dạo chơi non nước Việt.

Anh đưa em vào miền cổ tích
nơi Lạc Long Quân và Âu Cơ
sinh ra đồng bào mình trong bọc trứng,
thăm đền Hùng Phú Thọ
ở Nghĩa Lĩnh, Việt Trì,
về Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội,
thủ đô Việt Nam,
hồn thiêng sông núi tụ về.

“Khắp vùng đồng bằng sông Hồng,
vùng núi và trung du phía Bắc,
không mẩu đất nào không lưu dấu tổ tiên
để giành quyền sống với vạn vật.

Suốt dọc các vùng
từ duyên hải Bắc Trung Bộ,
đến duyên hải Nam Trung Bộ,
Tây Nguyên,
Đông Nam Bộ,
Đồng Bằng Sông Cửu Long,
là sự nghiệp gian nan tiến thủ của tổ tiên
để mở rộng hy vọng tương lai dân tộc” (1)

Tổ Quốc bốn nghìn năm
giang sơn gấm vóc
biết bao nơi lòng ta thầm ước
một lần đến thăm.

Anh đưa em lên Phù Vân
giữa bạt ngàn Yên Tử
nơi “vũ trụ mắt soi ngoài biển cả” (2)
đến Hạ Long,
Thác Bản Giốc và sông Ka Long
Hương Sơn,
Phong Nha,
Cửa Việt,
Thạch Hãn,
Huế,
Hải Vân,
Non nước,
Hội An,
Thiên Ấn,
Hoài Nhơn,
Phú Yên
Nha Trang,
Đà Lạt.

Về tổ ấm chúng mình
Ngọc phương Nam.
Tình yêu muôn đời:
Non nước Việt Nam.

Tài liệu dẫn:
(1) Đào Duy Anh
(2) Nguyễn Trãi
xem tiếp …
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/dao-choi-non-nuoc-viet/



Câu chuyên ảnh tháng Tư

Điểm Du lịch Quảng Trị

Cửa Việt

Biển cửa Tùng, Quảng Trị
Sông Thạch Hãn

 

Địa chỉ xanh Ấn Độ:

ĐỊA CHỈ XANH ẤN ĐỘ
Hoàng Kim

Nghị Khắc Nhu tại ICRISAT. 1 tháng 4, 2016 lúc 21:35Hyderabad, Ấn Độ viết trên FB: Cây lúa miến hay cây cao lương (tên tiếng Anh là Sorghum), cây này đã đi vào truyền thuyết của người Việt những năm bao cấp đói khát với tên gọi bo bo (Có 1 người rất bự Việt Nam vào năm 1976 đã xưng rằng: “10 năm nữa mỗi người Việt Nam sẽ có 1 xe máy, 1 tivi, 1 tủ lạnh”, nhưng kết quả trong 10 năm đó gạo không có đủ mà ăn bo bo) Trong 1 tháng tập huấn bên Ấn Độ, tôi được họ giới thiệu rất nhiều về cây này, bên cạnh cây Millet (cây kê). Nó được viện nghiên cứu giống cây trồng quốc tế cho những vùng nhiệt đới bán khô hạn (International Crops Research Institute for the Semi-Arid Tropics – ICRISAT) có trụ sở tại Ấn Độ nghiên cứu rất nhiều. Và hầu hết đều là sweet-sorghum, cho mục đích cung cấp thêm nguồn lương thực ngoài cây lúa. Hạt của giống “bo bo” này không đắng như lúc các thế hệ trước của chúng ta ăn. Đây được xem là cây trồng lý tưởng cho vùng Hyderabad, tỉnh Telangana của Ấn Độ, nơi có mùa khô thật sự khắc nghiệt. Viện này có hơn 40 nước và các tổ chức phi chính phủ cung cấp tài chính cho việc nghiên cứu, trong đó có cả Thái Lan và Philippines, nhưng rất tiếc không có Việt Nam. Trong lúc tìm thêm vài hình minh họa (do số lượng hình tự chụp không đủ dùng), mới biết bác Hoàng Kim cũng có làm về cây này. (Ảnh: ICRISAT Ấn Độ Nghị Khắc NhuICRISAT. 1 tháng 4, 2016 lúc 21:35 · Hyderabad, Telangana, Ấn Độ).

Hoàng Kim trả lời : Cám ơn Nghị Khắc Nhu đã gợi nhớ Địa chỉ xanh Ấn Độ những người bạn quý  Wiliam Dar (Tổng Giám đốc ICRISAT) C L Laxmipathi Gowda, (Phó Tổng Giám đốc ICRISAT)  BVS Reddy (chuyên gia hàng đầu của ICRISAT và thế giới về cao lương) , S.N. Nigam (chuyên gia hàng đầu của ICRISAT và thế giới về lạc và đậu thực phẩm), S. Edison là Viện Trưởng của Viện Cây Có Củ Toàn Ấn (CTCRI), … Cảm ơn CNM365 Tình yêu cuộc sống suối nguồn hạnh phúc giúp tôi bảo tồn kỷ niệm và liên kết các bài viết “ Địa chỉ xanh Ấn Độ”, Giống lạc HL25 Việt ẤnHọc để làm ở Ấn Độ; Minh triết của đức Phật; Thơ dâng theo dấu Tagore; Tagore thánh sư Ấn Độ; Tĩnh lặng với Osho“ Ghi chép này tôn vinh đất nước con người Ấn Việt, những người hiền tài, cầu nối văn hóa và tình bạn cao quý của họ xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/dia-chi-xanh-an-do/

DẠY VÀ HỌC https://hoangkimvn.wordpress.com
ngày mới nhất bấm vào đâycập nhật mỗi ngày

Video yêu thích

Nhạc Trịnh Công Sơn
Giúp bà con cải thiện mùa vụ
KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam, Thung dung, Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam,
CNM365Tình yêu Cuộc sống, Kim on LinkedIn, Kim on Facebook, Kim on Twitter

Số lần xem trang : 16271
Nhập ngày : 01-04-2022
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Cây Lương thực Việt Nam

  #cnm365 #cltvn 27 tháng 8(27-08-2022)

  #cnm365 #cltvn 26 tháng 8(26-08-2022)

  #cnm365 #cltvn 25 tháng 8(25-08-2022)

  #cnm365 #cltvn 24 tháng 8(23-08-2022)

  #cnm365 #cltvn 23 tháng 8(22-08-2022)

  #cnm365 #cltvn 22 tháng 8(22-08-2022)

  #cnm365 #cltvn 21 tháng 8(21-08-2022)

  #cnm365 #cltvn 20 tháng 8(20-08-2022)

  #cnm365 #cltvn 19 tháng 8(19-08-2022)

  #cnm365 #cltvn 18 tháng 8(18-08-2022)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29

Hoàng Kim, Khoa Nông Học, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, ĐTDĐ:0903 613024,Email:hoangkimvietnam1953@gmail.com, hoangkim@hcmuaf.edu.vn

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007