Số lần xem
Đang xem 2334 Toàn hệ thống 7116 Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết
Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
DẠY VÀ HỌC Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận
Norman Borlaug Lời Thầy dặn Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.
SẮN VIỆT NAM VÀ KAWANO Cách mạng sắn Việt Nam bài học lắng đọng Kazuo Kawano, Hoàng Kim cảm nhận
Giáo sư Kazuo Kawano là nhà bác học chọn giống sắn xuất sắc (xem lý lịch khoa học) Suy ngẫm về Sắn và Việt Nam: bây giờ và sau đóCassava and Vietnam: Now and Then thật lắng đọng: “Trong suốt nhiều năm gắn bó với Việt Nam, tôi đã biết nhiều người, những người mà tôi dường như có thể phân loại trong hồi tưởng. Tôi có ấn tượng đầu tiên về người Việt Nam từ một số học viên Việt Nam ở Viện Nghiên cứu Lúa gạo Quốc tế (IRRI) ở Los Baños, Philippines năm 1963 và ‘nó’ không phải là điều đặc biệt thuận lợi. Kiểu hình người Việt Nam lúc ấy trong mắt tôi, (Họ) xuất hiện khá cởi mở, hoài nghi và thờ ơ, nếu không nói là ích kỷ, tự cao và tham nhũng. Tôi có thể quá khắc nghiệt khi phán xét về họ; nhưng như lời của Halberstam đã viết về loại người này trong “Sự tạo ra một vũng lầy”. Đó là loại người thuộc tầng lớp thượng lưu của xã hội miền Nam Việt Nam trong cùng thời kỳ, thể hiện một cách sinh động và nghiêm túc mà sự phán xét của tôi có thể không quá xa thực tế.
Mười năm hợp tác chặt chẽ của tôi với các đồng nghiệp Việt Nam chọn tạo và nhân giống sắn trong những năm 1990 và cuộc hội ngộ với họ trong chuyến đi này hoàn toàn thay đổi đánh giá của tôi về người Việt Nam. Bằng chứng là một loạt các báo cáo của tôi ở đây, họ là siêng năng, sâu sắc, chu đáo và cố gắng không mệt mỏi, như thể thi đua với tướng Võ Nguyên Giáp. Tôi có thể là một phần tích cực đối với những người bạn của tôi. Tuy nhiên, tôi có một cảm giác tương tự đối với một số đồng nghiệp của tôi ở Rayong, Thái Lan và Nam Ninh, Trung Quốc để đếm được một vài người. Trong suốt hai thập kỷ sau chiến tranh Nhật Bản, chúng tôi dường như cũng có nhiều người Nhật trong hạng mục này.
Sau đó, khi nói đến khối lượng dân số chỉ muốn ngày mai sẽ tốt hơn ngày hôm nay, thì trong chuyến đi này, tôi đã rất ấn tượng và xúc động khi gặp nhiều người dường như không bao giờ nghi ngờ ngày mai tốt hơn hôm nay. Điều này làm tôi nhớ đến người Nhật trong hai thập kỷ sau chiến tranh, nơi phần lớn dân số nhìn thấy một tương lai tươi sáng hơn. Bây giờ ở Nhật Bản, hơn 30.000 người tự sát hàng năm và lý do chính của hành động này được cho là họ vô vọng đối với hiện tại và tương lai. Không cần phải nói rằng, Việt Nam không phải là không có vấn đề như sự thiếu hoàn chỉnh của hệ thống pháp luật hoặc tham nhũng tràn lan, … Tuy nhiên, tỷ lệ người cảm thấy hạnh phúc ở Việt Nam dường như cao hơn rất nhiều so với ở Nhật Bản hiện nay. Thật thú vị khi tưởng tượng những đồng nghiệp cũ của tôi sẽ dẫn dắt xã hội này đến đâu.”
Cassava and Vietnam: Now and Then
(キャッサバとベトナム-今昔物語)
Kazuo Kawano
I visited Vietnam for a week this last December, where a team of NHK video-taped for a documentary of the changes caused by the new cassava varieties I introduced 20 years ago in the lives of small framers, the enhanced activities of industrial and business communities and the development of research organizations. It was a most interesting, amusing and rewarding visit where I reunited with a multitude of former small farmers who are more than willing to show me how their living had been improved because of KM-60 and KM-94 (both CIAT-induced varieties) , many “entrepreneurs” who started from a village starch factory, and several former colleagues who became Professor, Vice Rector of Universities, Directors of research centers and so on. Vietnam can be regarded as a country who accomplished the most visible and visual progress most rapidly and efficiently utilizing CIAT-induced technology.
For my own record as well as for responding to the requests from my Vietnamese colleagues, I decided to record the changes and progress that had taken place in Vietnam in general and in cassava varietal development in particular in a series of picture stories. This is the first of long stories that would follow.
AGRICULTURAL COLLEGE No. 3 TO THAI NGUYEN UNIVERSITY
When we first visited North Vietnam in 1989, Thai Nguyen was a rather uninspiring rural town where the only higher education institution was a small college called Agricultural College No.3. Several students hanging their laundry at their dormitory was about the only memory I got in my first visit to AC3.
AC3 campus in 1994. Children beside the cassava experiment field inside the AC3 campus in 1994
Thai Nguyen University campus in Dec 2009 (The former AC3 was upgraded to a university housing more than 10,000 students)
My dear friend Ngoan is now Vice Rector of Thai Nguyen University
Receiving a gift from the University in Dec 2009
VARIETAL IMPROVEMENT
Varietal Improvement in the South
This is, of course, the core of the story. Since much has been reported in formal papers, I am herein just showing some photos for remembrance.
The first bulk harvest of KM-60 (right) compared with the local variety, probably HL-23 (left) at Hung Loc Center in 1991.
KM-60 (left) and the local variety HL23 (right) with KK and Kim at Hung Loc Center circa 1993.
Director Hoang Kim standing contentedly with KM-94 (right) and the local variety HL23 (left) at Hung Loc Center circa 1993.
KK with colleagues at KM-60 field in Dong Nai in 1996
Harvest of new varieties from Thailand at Hung Loc Center in 1997.
Multiplication of a new variety from Thailand at Hung Loc Center in 1997.
New variety KM98-1 at Hung Loc Center in 2000.
Good planting of KM 98-5 in Tay Ninh in 2009.
KK and Kim in Tay Ninh at KM 419 field in Dec 2009.
Varietal Improvement in the North
Ngoan and KK in a varietal trial field in Bac Thai circa 1995.
KK and farmers near Pho Yen in 1997.
Local variety Vinh Phu (left) and KM-94 (right) with Ngoan and KK at AC3 experiment field in 1997.
Local variety (left) and KM-60 (right) in Hatay in 1996 with Loan at the center with a TV crew.
A new selection KM-95-1 (left) and the local variety Vinh Phu (right) in Hatay in 1997 with Director Ho on the left.
A group photo taken at the experiment field in Hatay in 1997. Faces of Ho, Loan, Mr. Tat, Mrs. Sau, Mrs Quyen among others.
Cassava field near Pho Yen in Dec 2009.
Ngoan (Professor and Vice Chancellor), Mr. Kien (a dedicated farmer), KK, and Loan (Retired Deputy director) at Mr. Kien’s cassava field near Pho Yen in Dec 2009.
READINESS FOR WORKING WITH FARMERS
One thing outstanding in our collaboration with the Vietnamese colleagues is their acute readiness for working closely with farmers. This is in good contrast to my Latin American experience.
Cassava field near Hanoi, circa 1995. Loan, a farm wife, KK and Ho.
Hearing from farmers in Hatay in 1996. KK and Mr. Chien, Deputy Director of Root Crop Research Center, VASI.
Loan leading a town meeting in Hatay in 1996.
Ngoan presiding a village meeting in Pho Yen in 1996.
Harvest of a field trial in Bac Thai in 1996; a curious mixture of Ngoan (Professor to be), students, farmers, an old woman and a baby.
Reunion at Mr. Kien’s house in Pho Yen 13 years later.
Strangely absent from my photo collection is Hoang Kim. Kim is the undisputed champion of associating with fellow researchers from other institutions, farmers from many provinces. Kim initiated the invitation of advanced farmers to the selection field at Hung Loc Center so as to evaluate and select their own favorites; a harbinger to the later much celebrated “farmer participatory research.
Here in 2009 in Dong Nai and Tay Ninh cassava field, Kim is mixing with advanced farmers, students, extension staff and officials.
SUCCESSFUL FARMER
I: Mrs. Tran Thi Quyen, Hatay
Here are the portraits of some successful farmers who had improved their lots remarkably utilizing the new cassava varieties.
Typical cassava farmers’ houses seen in our 1989 visit in North Vietnam.
Mrs. Tran Thi Quyen was one of those cassava/pig farmers in Hatay Province who had first adopted KM-60, With the better harvest of the new variety, she could increase the number of pigs she could sell to the market. This was the new house she was building using the money she earned and saved, which she was proudly showing me in my 1997 visit. The house was complete with a kitchen, toilet and bathroom under the single roof and cost some 80,000 (US$700) at that time.
Mrs. Quyen (left) with her grandchild in our reunion in Dec 2009.
Mrs. Quyen is still growing cassava and pigs. She is now building a new much bigger house.
II: Mr. Ngo Trung Kien, Pho Yen
Cassava was a small farmers’ crop used for family pig feeding or sold to small noodle factories.
Cassava chips drying on the road circa 1994.
Cassava and pig in North Vietnam before the introduction of new varieties.
Cassava noodle drying near Hanoi in 1989.
Mr. Ngo Trung Kien of Pho Yen, Bac Tay Province a dedicated farmer and one of the earliest adopters of KM-60. He has been successful in expanding his cassava/pig farming. Here in his plot in 2009, he was planting KM-98.
Hồ Núi Cốc là quần thể du lịch sinh thái thuộc huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên cách trung tâm thành phố 15 km về hướng Tây Nam theo lộ Đán -Tân Cương – núi Cốc. Nơi đây có núi Cốc, sông Công, hồ núi Cốc – vịnh Hạ Long, hồ trên núi – với diện tích mặt hồ khoảng 25 km2. Đền Hồ Chí Minh trên rừng Yên Lãng, đỉnh đèo De dưới là mỏ than núi Hồng giữ ngọn lửa thiêng, vùng huyền thoại chuyện tình yêu thương. Đảo Cái lưu dấu những cổ vật đặc biệt quý hiếm. Chùa Vàng và đền bà chúa Thượng Ngàn nổi tiếng. Đây là vùng đất địa linh của tam giác châu giữa lòng của vòng cung Đông Triều với dãy Tam Đảo có 99 ngọn Nham Biền chạy xuống Yên Tử , trường thành chắn Bắc (hướng kia là dãy Tản Viên 99 ngọn chạy dọc sông Đáy tới Thần Phù, Nga Sơn nối Trường Sơn tạo thế trường tồn và mở mang cho dân tộc Việt. Đây là vùng thiên nhiên trong lành, suối nguồn tươi trẻ, lưu dấu tích anh hùng, mỹ nhân trong vầng trăng, bóng nước giữa rừng …
Những tác phẩm âm nhạc vượt thời gian Huyền thoại Hồ Núi Cốc, nhạc và lời Phó Đức Phương, trình bày Vũ Phong Vũ (bản khác NSƯT Thanh Hoà), Thanh Lam Tùng Dương ; Hồ trên núi, nhạc và lời Phó Đức Phương, trình bày Hồ Quỳnh Hương (bản khác NSƯT Anh Thơ); Thơ giao lưu Hồ Núi Cốc giữa những người bạn Mùa Thu Vàng, Hà Duy Tự, Trúc Nhã, LamCa07, Hoàng Kim… được giao hòa trong khung cảnh thiên nhiên lộng lẫy, kỳ thú này.
Chương trình Sắn Việt Nam cùng Chương trình Sắn Châu Á nhiều lần họp tại Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, cùng đi khảo sát các vùng sắn ở Thái Nguyên, Tuyên Quang, Yên Bái, … và đã có hai lần thăm Hồ Núi Cốc.
Hồ Núi Cốc là ấn tượng khó quên về một vùng đất thiêng liêng của Tổ Quốc Việt Nam.
ĐỖ HOÀNG PHONG CHIỀU XUÂN
Hoàng Kim
Chín lăm in sách tưởng nghe nhầm
“Chiều xuân” thơ Cụ thật uyên thâm
‘Xứ Đông Thi Tập” sâu duyên nghiệp
“Nghĩa Hưng kháng chiến” lắng phương châm
“Thắp sáng Đường Thi” lưu phước đức
“Hương đồng gió nội” gửi nh&a
SẮN VIỆT NAM VÀ KAWANO Cách mạng sắn Việt Nam bài học lắng đọng Kazuo Kawano, Hoàng Kim cảm nhận
Giáo sư Kazuo Kawano là nhà bác học chọn giống sắn xuất sắc (xem lý lịch khoa học) Suy ngẫm về Sắn và Việt Nam: bây giờ và sau đóCassava and Vietnam: Now and Then thật lắng đọng: “Trong suốt nhiều năm gắn bó với Việt Nam, tôi đã biết nhiều người, những người mà tôi dường như có thể phân loại trong hồi tưởng. Tôi có ấn tượng đầu tiên về người Việt Nam từ một số học viên Việt Nam ở Viện Nghiên cứu Lúa gạo Quốc tế (IRRI) ở Los Baños, Philippines năm 1963 và ‘nó’ không phải là điều đặc biệt thuận lợi. Kiểu hình người Việt Nam lúc ấy trong mắt tôi, (Họ) xuất hiện khá cởi mở, hoài nghi và thờ ơ, nếu không nói là ích kỷ, tự cao và tham nhũng. Tôi có thể quá khắc nghiệt khi phán xét về họ; nhưng như lời của Halberstam đã viết về loại người này trong “Sự tạo ra một vũng lầy”. Đó là loại người thuộc tầng lớp thượng lưu của xã hội miền Nam Việt Nam trong cùng thời kỳ, thể hiện một cách sinh động và nghiêm túc mà sự phán xét của tôi có thể không quá xa thực tế.
Mười năm hợp tác chặt chẽ của tôi với các đồng nghiệp Việt Nam chọn tạo và nhân giống sắn trong những năm 1990 và cuộc hội ngộ với họ trong chuyến đi này hoàn toàn thay đổi đánh giá của tôi về người Việt Nam. Bằng chứng là một loạt các báo cáo của tôi ở đây, họ là siêng năng, sâu sắc, chu đáo và cố gắng không mệt mỏi, như thể thi đua với tướng Võ Nguyên Giáp. Tôi có thể là một phần tích cực đối với những người bạn của tôi. Tuy nhiên, tôi có một cảm giác tương tự đối với một số đồng nghiệp của tôi ở Rayong, Thái Lan và Nam Ninh, Trung Quốc để đếm được một vài người. Trong suốt hai thập kỷ sau chiến tranh Nhật Bản, chúng tôi dường như cũng có nhiều người Nhật trong hạng mục này.
Sau đó, khi nói đến khối lượng dân số chỉ muốn ngày mai sẽ tốt hơn ngày hôm nay, thì trong chuyến đi này, tôi đã rất ấn tượng và xúc động khi gặp nhiều người dường như không bao giờ nghi ngờ ngày mai tốt hơn hôm nay. Điều này làm tôi nhớ đến người Nhật trong hai thập kỷ sau chiến tranh, nơi phần lớn dân số nhìn thấy một tương lai tươi sáng hơn. Bây giờ ở Nhật Bản, hơn 30.000 người tự sát hàng năm và lý do chính của hành động này được cho là họ vô vọng đối với hiện tại và tương lai. Không cần phải nói rằng, Việt Nam không phải là không có vấn đề như sự thiếu hoàn chỉnh của hệ thống pháp luật hoặc tham nhũng tràn lan, … Tuy nhiên, tỷ lệ người cảm thấy hạnh phúc ở Việt Nam dường như cao hơn rất nhiều so với ở Nhật Bản hiện nay. Thật thú vị khi tưởng tượng những đồng nghiệp cũ của tôi sẽ dẫn dắt xã hội này đến đâu.”
Cassava and Vietnam: Now and Then
(キャッサバとベトナム-今昔物語)
Kazuo Kawano
I visited Vietnam for a week this last December, where a team of NHK video-taped for a documentary of the changes caused by the new cassava varieties I introduced 20 years ago in the lives of small framers, the enhanced activities of industrial and business communities and the development of research organizations. It was a most interesting, amusing and rewarding visit where I reunited with a multitude of former small farmers who are more than willing to show me how their living had been improved because of KM-60 and KM-94 (both CIAT-induced varieties) , many “entrepreneurs” who started from a village starch factory, and several former colleagues who became Professor, Vice Rector of Universities, Directors of research centers and so on. Vietnam can be regarded as a country who accomplished the most visible and visual progress most rapidly and efficiently utilizing CIAT-induced technology.
For my own record as well as for responding to the requests from my Vietnamese colleagues, I decided to record the changes and progress that had taken place in Vietnam in general and in cassava varietal development in particular in a series of picture stories. This is the first of long stories that would follow.
AGRICULTURAL COLLEGE No. 3 TO THAI NGUYEN UNIVERSITY
When we first visited North Vietnam in 1989, Thai Nguyen was a rather uninspiring rural town where the only higher education institution was a small college called Agricultural College No.3. Several students hanging their laundry at their dormitory was about the only memory I got in my first visit to AC3.
AC3 campus in 1994. Children beside the cassava experiment field inside the AC3 campus in 1994
Thai Nguyen University campus in Dec 2009 (The former AC3 was upgraded to a university housing more than 10,000 students)
My dear friend Ngoan is now Vice Rector of Thai Nguyen University
Receiving a gift from the University in Dec 2009
VARIETAL IMPROVEMENT
Varietal Improvement in the South
This is, of course, the core of the story. Since much has been reported in formal papers, I am herein just showing some photos for remembrance.
The first bulk harvest of KM-60 (right) compared with the local variety, probably HL-23 (left) at Hung Loc Center in 1991.
KM-60 (left) and the local variety HL23 (right) with KK and Kim at Hung Loc Center circa 1993.
Director Hoang Kim standing contentedly with KM-94 (right) and the local variety HL23 (left) at Hung Loc Center circa 1993.
KK with colleagues at KM-60 field in Dong Nai in 1996
Harvest of new varieties from Thailand at Hung Loc Center in 1997.
Multiplication of a new variety from Thailand at Hung Loc Center in 1997.
New variety KM98-1 at Hung Loc Center in 2000.
Good planting of KM 98-5 in Tay Ninh in 2009.
KK and Kim in Tay Ninh at KM 419 field in Dec 2009.
Varietal Improvement in the North
Ngoan and KK in a varietal trial field in Bac Thai circa 1995.
KK and farmers near Pho Yen in 1997.
Local variety Vinh Phu (left) and KM-94 (right) with Ngoan and KK at AC3 experiment field in 1997.
Local variety (left) and KM-60 (right) in Hatay in 1996 with Loan at the center with a TV crew.
A new selection KM-95-1 (left) and the local variety Vinh Phu (right) in Hatay in 1997 with Director Ho on the left.
A group photo taken at the experiment field in Hatay in 1997. Faces of Ho, Loan, Mr. Tat, Mrs. Sau, Mrs Quyen among others.
Cassava field near Pho Yen in Dec 2009.
Ngoan (Professor and Vice Chancellor), Mr. Kien (a dedicated farmer), KK, and Loan (Retired Deputy director) at Mr. Kien’s cassava field near Pho Yen in Dec 2009.
READINESS FOR WORKING WITH FARMERS
One thing outstanding in our collaboration with the Vietnamese colleagues is their acute readiness for working closely with farmers. This is in good contrast to my Latin American experience.
Cassava field near Hanoi, circa 1995. Loan, a farm wife, KK and Ho.
Hearing from farmers in Hatay in 1996. KK and Mr. Chien, Deputy Director of Root Crop Research Center, VASI.
Loan leading a town meeting in Hatay in 1996.
Ngoan presiding a village meeting in Pho Yen in 1996.
Harvest of a field trial in Bac Thai in 1996; a curious mixture of Ngoan (Professor to be), students, farmers, an old woman and a baby.
Reunion at Mr. Kien’s house in Pho Yen 13 years later.
Strangely absent from my photo collection is Hoang Kim. Kim is the undisputed champion of associating with fellow researchers from other institutions, farmers from many provinces. Kim initiated the invitation of advanced farmers to the selection field at Hung Loc Center so as to evaluate and select their own favorites; a harbinger to the later much celebrated “farmer participatory research.
Here in 2009 in Dong Nai and Tay Ninh cassava field, Kim is mixing with advanced farmers, students, extension staff and officials.
SUCCESSFUL FARMER
I: Mrs. Tran Thi Quyen, Hatay
Here are the portraits of some successful farmers who had improved their lots remarkably utilizing the new cassava varieties.
Typical cassava farmers’ houses seen in our 1989 visit in North Vietnam.
Mrs. Tran Thi Quyen was one of those cassava/pig farmers in Hatay Province who had first adopted KM-60, With the better harvest of the new variety, she could increase the number of pigs she could sell to the market. This was the new house she was building using the money she earned and saved, which she was proudly showing me in my 1997 visit. The house was complete with a kitchen, toilet and bathroom under the single roof and cost some 80,000 (US$700) at that time.
Mrs. Quyen (left) with her grandchild in our reunion in Dec 2009.
Mrs. Quyen is still growing cassava and pigs. She is now building a new much bigger house.
II: Mr. Ngo Trung Kien, Pho Yen
Cassava was a small farmers’ crop used for family pig feeding or sold to small noodle factories.
Cassava chips drying on the road circa 1994.
Cassava and pig in North Vietnam before the introduction of new varieties.
Cassava noodle drying near Hanoi in 1989.
Mr. Ngo Trung Kien of Pho Yen, Bac Tay Province a dedicated farmer and one of the earliest adopters of KM-60. He has been successful in expanding his cassava/pig farming. Here in his plot in 2009, he was planting KM-98.
Hồ Núi Cốc là quần thể du lịch sinh thái thuộc huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên cách trung tâm thành phố 15 km về hướng Tây Nam theo lộ Đán -Tân Cương – núi Cốc. Nơi đây có núi Cốc, sông Công, hồ núi Cốc – vịnh Hạ Long, hồ trên núi – với diện tích mặt hồ khoảng 25 km2. Đền Hồ Chí Minh trên rừng Yên Lãng, đỉnh đèo De dưới là mỏ than núi Hồng giữ ngọn lửa thiêng, vùng huyền thoại chuyện tình yêu thương. Đảo Cái lưu dấu những cổ vật đặc biệt quý hiếm. Chùa Vàng và đền bà chúa Thượng Ngàn nổi tiếng. Đây là vùng đất địa linh của tam giác châu giữa lòng của vòng cung Đông Triều với dãy Tam Đảo có 99 ngọn Nham Biền chạy xuống Yên Tử , trường thành chắn Bắc (hướng kia là dãy Tản Viên 99 ngọn chạy dọc sông Đáy tới Thần Phù, Nga Sơn nối Trường Sơn tạo thế trường tồn và mở mang cho dân tộc Việt. Đây là vùng thiên nhiên trong lành, suối nguồn tươi trẻ, lưu dấu tích anh hùng, mỹ nhân trong vầng trăng, bóng nước giữa rừng …
Những tác phẩm âm nhạc vượt thời gian Huyền thoại Hồ Núi Cốc, nhạc và lời Phó Đức Phương, trình bày Vũ Phong Vũ (bản khác NSƯT Thanh Hoà), Thanh Lam Tùng Dương ; Hồ trên núi, nhạc và lời Phó Đức Phương, trình bày Hồ Quỳnh Hương (bản khác NSƯT Anh Thơ); Thơ giao lưu Hồ Núi Cốc giữa những người bạn Mùa Thu Vàng, Hà Duy Tự, Trúc Nhã, LamCa07, Hoàng Kim… được giao hòa trong khung cảnh thiên nhiên lộng lẫy, kỳ thú này.
Chương trình Sắn Việt Nam cùng Chương trình Sắn Châu Á nhiều lần họp tại Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, cùng đi khảo sát các vùng sắn ở Thái Nguyên, Tuyên Quang, Yên Bái, … và đã có hai lần thăm Hồ Núi Cốc.
Hồ Núi Cốc là ấn tượng khó quên về một vùng đất thiêng liêng của Tổ Quốc Việt Nam.
ĐỖ HOÀNG PHONG CHIỀU XUÂN
Hoàng Kim
Chín lăm in sách tưởng nghe nhầm
“Chiều xuân” thơ Cụ thật uyên thâm
‘Xứ Đông Thi Tập” sâu duyên nghiệp
“Nghĩa Hưng kháng chiến” lắng phương châm
“Thắp sáng Đường Thi” lưu phước đức
“Hương đồng gió nội” gửi nhân tâm
Bảy lăm tuổi Đảng “tình quê” vẹn
Hải Dương nức tiếng ngưỡng mộ tầm.
Tam đa tứ quý rụi càng cay
Ảnh đẹp thơ hay khéo thế này!
Trường Hưởng đường thi gieo ý đẹp
Hồ Văn việt ngữ gợi lời hay
Trọng Nghĩa đức cao chân vững gối
Hoàng Gia tâm sáng phước chắc tay
Đường xuân hạnh phúc thênh thênh bước
Bóng chiều đàn hạc chính nơi đây!
Đứa bé trai đến gần một ông già có vẻ ngoài rất thông thái. Ngước nhìn ông, cậu bé nói:“Cháu biết ông là một người rất sáng suốt, uyên thâm. Ông hãy cho cháu biết giá trị tình yêu cuộc sống?” Ông già nhìn đứa bé đáp:“Suốt cuộc đời mình, ông đã suy ngẫm rất nhiều về điều này và có thể nói ngắn gọn chỉ trong bốn từ: Đầu tiên là SUY NGHĨ . Hãy nghĩ về những giá trị mà con sống vì chúng. Thứ hai là TỰ TIN. Hãy tin tưởng bản thân bằng cách dựa vào những giá trị con nghĩ rằng vì chúng mà con sẽ sống. Thứ ba là ƯỚC MƠ. Mơ ước những gì có thể thành hiện thực dựa vào sự tự tin và những giá trị mà ta sẽ theo đuổi trong cuộc sống. Và cuối cùng là DÁM LÀM. Hãy dám thực hiện để biến ước mơ thành sự thật bằng chính niềm tin và giá trị của chúng ta. Ông già đó chính là hoạ sĩ Walt Disney, người bạn của trẻ em của thế giới.
Họa sĩ Walt Disney có họ tên đầy đủ là Walter Elias Disney sinh ngày 5 tháng 12 năm 1901 mất ngày 15 tháng 12 năm 1966. Ông là nhà sản xuất phim, đạo diễn, người viết kịch bản phim, diễn viên lồng tiếng và họa sĩ phim hoạt hình Mỹ. Ông lớn lên tại trang trại ở Macerline, Missouri.
Ngay từ nhỏ, Walt Disney đã có thiên hướng kinh doanh vượt trội với việc bán những bức phác họa cho bạn bè cùng lớp tiểu học. Walt Disney nhận ra rằng những nét vẽ nguệch ngoạc ấy lại là ý tưởng kinh doanh tuyệt vời sau việc đổi những bức tranh biếm họa ấy với những lần cắt tóc miễn phí. Disney quan tâm sâu sắc tới hội họa và điện ảnh thời trung học đã tham gia lớp học buổi tối tại Trường Nghệ thuật Chicago.
Walt Disney dấn thân vào con đường họa sĩ hoạt hình ở Kansas. Năm 1920, khi đang làm việc tại xưởng quảng cáo phim Kansas City Film Ads, Walt Disney nghĩ ra những nhân vật hoạt hình đầu tiên và năm 1922 lập công ty đầu đời Lau-O-grams. Chẳng bao lâu sau công ty gặp khó khăn, Walt Disney quyết định rời Thành phố Kansas đến Hollywood lập nghiệp chỉ với tinh thần hăng hái của tuổi trẻ, bộ đồ vẽ và những ý tưởng hoạt hình trong đầu. Lúc đi ông nói: “Tôi sẽ làm đạo diễn phim Hollywood!”.
Song ước mơ của Disney không trở thành hiện thực vì tìm chỗ đứng trong làng điện ảnh này không hề dễ dàng. Thế rồi một gara để xe của bác Robert cùng với người anh trai là Ron, Walt Disney thành lập xưởng phim “Disney Brothers Studios” với việc vay Ron 200 USD, người chú 500 USD và nhờ bố mẹ thế chấp ngôi nhà để có 2.500 USD nữa. Sau một thời gian dài, Disney thuê được trụ sở ở Hollywood và bán được loạt phim hoạt hình đầu tiên dựa trên nhân vật cổ tích là Alice, loạt phim Alice Comedies.
Walt Disney luôn tiên phong trong nghệ thuật giải trí lành mạnh một nhu cầu thiết yếu và bền vững của cuộc sống. Năm 1932, bộ phim hoạt hình đầu tiên của thế giới Flowers and Trees do ông sản xuất giành được giải Oscar. Năm 1937, ông cho ra mắt bộ phim hoạt hình dài đầu tiên Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn ở rạp chiếu bóng Carthay ở Los Angeles. Bộ phim tốn gấn 1,5 triệu đô la Mỹ là một khoản tiền khổng lồ thời đó, nhất là trong bối cảnh đại khủng hoảng diễn ra ở Mỹ. Ông đã mạo hiểm đặt cược toàn bộ sự nghiệp của mình vào bộ phim này và đã được đền đáp. Bộ phim đã thành công vang dội trên phim trường và thương trường: đoạt giải Oscar cộng với 8,0 triệu đô la Mỹ lợi nhuận, một con số kỉ lục của nền điện ảnh Mỹ thời thập niên 1930.
Walt Disney từ bộ phim ‘Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn’ đã trở thành nhân vật huyền thoại danh tiếng lừng lẫy của nền điện ảnh thế giới. Trong vòng năm năm sau đó, Disney sản xuất những bộ phim hoạt hình đã trở nên kinh điển như Pinocchio, Chú nai Bambi, Fantasia, Chú voi biết bay Dumbo. Vào thập niên 1940 Disney điều hành Burbank Studios với hơn 1.000 nhân viên.
Walt Disney còn giữ một kỷ lục vô địch tuyệt đối là đã đoạt được 39 Giải Oscar, trong đó có một Giải Oscar danh dự thể hiện lòng ngưỡng mộ đối với thành quả lao động nghệ thuật bất hủ của ông. Oscars là giải thưởng điện ảnh của Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh Hoa Kỳ (tiếng Anh: Academy of Motion Picture Arts and Sciences, viết tắt là AMPAS) Giải thưởng Viện Hàn lâm Oscar được trao hàng năm từ năm 1928 tại thành phố Los Angelesđể ghi nhận những thành tựu xuất sắc của điện ảnh trong năm của các đạo diễn, diễn viên, kịch bản và nhiều lĩnh vực khác. AMPAS là một tổ chức nghề nghiệp danh dự của những người làm điện ảnh Hoa Kỳ sẽ chịu trách nhiệm bầu chọn và trao giải Oscar. Lễ trao giải Oscar gần đây nhất là Giải Oscar lần thứ 89 đã được trao vào năm 2017. Walt Disney thường bổ sung một câu nói rất ý nghĩa, thể hiện sự mênh mông của lòng mình: “Trong 39 giải Oscar thì 38 giải Oscar còn lại xứng đáng được tặng cho các cộng sự đã cùng với tôi lăn lộn làm phim”
Walt Disney tự biết giới hạn của mình, ông thừa nhận: “Tôi chỉ làm một phần của ngành kinh doanh giải trí là nhu cầu thiết yếu của đời sống con người chứ tôi chưa bao giờ làm nghệ thuật cả”. Walt Disney nhắc đi nhắc lại mục đích của ông không phải vì tiền mà ông chỉ coi tiền là phương tiện để đạt đến kết quả cuối cùng. Thế giới cổ tích giải trí mà ông mang đến cho con người là một nhu cầu thiết yếu vĩnh viễn còn mãi với thời gian chứ không phải là một sự giải trí ngẫu hứng nhất thời. Ông quan tâm đến nhu cầu giải trí của mọi người chứ quyết không không tìm cách thể hiện mình. Walt Disney có đối tượng phục vụ không chỉ là trẻ em mà chính là người lớn, nôi gia đình hạnh phúc, nơi ông bà cha mẹ và con cháu cùng vui chơi với nhau. Disneyland chính là vườn thiêng hạnh phúc. Công viên Disneyland là công viên giải trí đầu tiên được xây dựng tại Disneyland Resort ở Anaheim, California, khai trương vào ngày 17 tháng 7 năm 1955 là công viên chủ đề duy nhất được thiết kế và xây dựng dưới sự giám sát trực tiếp của Walt Disney. Chuột Mickey, chú chuột đáng yêu được họa sĩ Ub Iwerks tạo ra vào năm 1928 đã được ông Walt Disney lồng tiếng và ra đời như thế.
Walt Disney biết vượt qua những thất bại đau đớn khi kinh doanh và cọ xát trên thương trường . Ông trưởng thành, đủ kinh nghiệm và bản lĩnh vượt qua những thất bại tiềm ẩn khi hợp tác và cạnh tranh với những bạn hàng và đối thủ đa dạng trong cuộc sống. Ông đã đúc kết những giá trị bài học đó là ‘suy nghĩ, tự tin, ước mơ, dám làm’. Walt Disney kể lại: “Điều chúng tôi cảm thấy là công chúng mà đặc biệt là trẻ em đều rất thích những con vật nhỏ bé nhưng lanh lợi. Tôi nghĩ chúng tôi mắc nợ Vua hề Sác-lô Charlie Chaplin một ý tưởng. Chúng tôi nghĩ đến chú chuột nhắt bé xíu cũng có lòng khát khao như Vua hề Sác-lô, một anh chàng nhỏ bé cố gắng làm điều mà anh ta có thể làm một cách tốt nhất”. Chú chuột nhắt Mickey nổi tiếng khắp thế giới bí quyết là do chú ta “rất người”. Chuột Mickey ra đời năm 1928 và nhanh chóng trở thành nhân vật yêu thích của các gia đình Mỹ, tượng trưng cho tinh thần vui vẻ ngay cả khi trong tình huống hiểm nghèo nhất. Đó cũng là lần đầu tiên Walt Disney dùng nhạc nền và các kĩ xảo phụ họa cho phim hoạt hình và hình tượng chú chuột nhắt Mickey trong nghệ thuật hoạt hình tổng hợp sáng tạo đến bất ngờ đã được công chúng nhiệt liệt chào đón, nhất là vào những ngày đầu tiên xuất hiện phim lồng tiếng. Năm 1955, Walt Disney mở hướng đi mới khi ông bỏ ra 17 triệu đô la Mỹ để khai trương công viên Disneyland rộng 70ha chuyên vui chơi giải trí dựa theo những bộ phim hoạt hình của ông. Đây là vườn thiêng cổ tích không chỉ cho trẻ em mà ngay cả người lớn cũng say mê khi chu du trong đó. Walt Disney từ mạo hiểm đến thành công khi trong bảy tuần đầu tiên ‘chuột Mickey và các bạn’ đã đón trên một triệu lượt khách đến thăm. Walt Disney cũng là một trong những người tiên phong của lĩnh vực truyền hình từ năm 1954, ông đã là một trong những người đầu tiên làm truyền hình màu: Năm 1961, ông cho ra đời kênh truyền hình Walt Disney’s Wonderful World of Color;Disney World .Từ giữa thập niên 1960, Walt Disney Disney đã xây dựng, cải tạo, mở rộng Disneyworld với những mục đích xã hội. Disneyworld rộng hơn Disneyland 15 lần, gồm có công viên giải trí, hợp tố khách sạn, sân bay… Ông quan tâm dến từng chi tiết của công trình này, nhưng không kịp sống đến ngày khai trương Disneyworld vào tháng 10 năm 1971. Ông mất ngày 15 tháng 12 năm 1966 vì căn bệnh ung thư phổi. Ngày nay, tên tuổi ông Walt Disney đã trở thành thương hiệu toàn cầu: Walt Disney, người bạn của trẻ em của thế giới.
Walt Disney người bạn lớn trong câu chuyện nhỏ.
Hoàng Kim
24 TIẾT KHÍ LỊCH NHÀ NÔNG Hoàng Kim
Khuyên em đừng quên nhất thì nhì thục
Di sản Việt Nam học mãi không cùng
Mình học để làm hai bốn tiết khí
Mộc mạc hát vần bài học đầu tiên.
Đất cảm trời thương lòng người gắn bó
Dẫu khó vạn lần khéo liệu cũng xong
Mùa xuân tới tự tiết xuân sẽ đến
Bởi biết rằng năm tháng đó là em.
6 tháng Một bắt đầu rét nhẹ
21 tháng Một trời lạnh cắt da
4 tháng Hai Lập Xuân trời đẹp
20 tháng Hai Vũ Thủy nhân hòa.
Ngày 5 tháng Ba là tiết Kinh Trập
20 tháng Ba là tiết Xuân Phân
Ngày 5 tháng 4 Thanh Minh tảo mộ
20 tháng 4 Cốc Vũ trời mưa
Đồng dao cho em khuyên emđừng tưởng
Câu chuyện mùa xuânthêm cho mồng Ba
Trải Cốc Vũ qua ngày Hạ Chí
Đại Thử rồi Sương Giáng thành hoa.
6 tháng Năm là ngày Hè đến
22 tháng Năm mưa nhỏ, vào mùa
5 tháng Sáu ngày Tua Rua mọc
21 tháng Sáu là chính giữa Hè.
7 tháng Bảy là ngày nắng nhẹ
23 tháng Bảy là tiết nóng oi
7 tháng Tám chớm thu rồi đó
23 tháng 8 trời đất mây mưa.
Qua Xử Thử đến tiết trời Bạch Lộ
Sau Mưa Ngâu đến Nắng nhạt đấy em.
Tiết Thu Phân khoảng 23 tháng 9
Đối lịch nhà nông em nhớ đừng quên.
Tiết Hàn Lộ nghĩa là trời mát mẻ
Kế tiếp theo là Sương Giáng (sương mù)
23 tháng 10 mù sa dày đặc Thuyền cỏ mượn tên nhớ chuyện Khổng Minh.
23 tháng 11 là ngày tiểu tuyết
Việt Thường La Bàn Ví Dặm Ân Tình
8 tháng 12 là ngày đại tuyết
22 tháng 12 là chính giữa đông.
Khuyên em đừng quên nhất thì nhì thục
Di sản Việt Nam học mãi không cùng
Mình học để làm 24 tiết khí
Mộc mạc hát vần bài học đầu tiên.
Mùa vụ trồng cây, kinh nghiệm nghề nông
Xin em đừng quên điều ông bà dạy
Xuân Hạ Thu Đông hai bốn tiết khí
Khoa học thiên văn ẩn ngữ đời người.
Đất cảm trời thương, lòng người gắn bó
Dẫu khó vạn lần khéo liệu cũng xong
Mùa xuân tới tự tiết xuân sẽ đến
Bởi biết rằng năm tháng đó là em.
TIẾT THANH MINH trong 24 tiết khí lịch nhà nông Hoàng Kim
Tiết Thanh Minh là tiết trời trong sáng của 24 tiết khí lịch nhà nông, bắt đầu từ ngày 5 tháng 4 dương lịch và kết thúc vào ngày 20 tháng 4 theo các múi giờ Đông Á trong lịch Gregory. Tiết Thanh Minh vị trí Trái Đất lúc thời điểm bắt đầu tiết Thanh Minh là kinh độ Mặt Trời bằng 15 ° trong chu kỳ chuyển động của Trái Đâ trên quỹ đạo của mình quanh Mặt Trời, là tiết khởi đầu của suối nguồn hạnh phúc. “Nhân sinh bách hạnh hiếu vi tiên”. Nguyễn Du viết Truyện Kiều:“Thanh minh trong tiết tháng Ba. Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh”. Tết Thanh Minh cổ truyền của người Việt vào ngày 3 tháng 3 âm lịch, thường từ ngày 4-7/4 là tảo mộ, cúng Thanh Minh,tùy thuộc mỗi gia đình.
Tiết Thanh Minh suối nguồn hạnh phúc kể câu chuyện một đôi nam nữ gặp Thượng Đế và được trao tặng một chiếc va li: Họ hồi hộp hỏi : Thưa Thượng Đế thứ gì ở trong đó. Thượng Đế nói : Đó là thứ của riêng con, hãy đoán xem đó là gì? Sau đây là lời thoại
– Những gì thuộc về con ư ?. Đồ đạc, áo quần, hay tiền bạc ?
– Không. Những cái đó không phải của con; chúng thuộc về Trần gian.
– Có phải nó là ký ức của con?
– Không. Những cái đó không thuộc về con; nó thuộc về Thời gian.
– Vậy chắc là tài năng của con?
– Không. Những thứ đó không thuộc về con; nó thuộc vào Tình huống.
– Vậy chắc là bạn bè và gia đình ?
– Không. Những thứ đó không thuộc về con; nó thuộc về Con đường mà con đã qua.
– Vậy đó có phải là vợ chồng hay con của con ?
– Không. Những cái đó không thuộc về con; nó thuộc vào Trái tim của coni.
– Vậy đó có phải là thân xác con ?
– Không. Cái đó không thuộc về con, nó thuộc về hành tinh Cát bụi.
– Vậy đó có phải là linh hồn của con?
– Càng không phải. Cái đó là của ta.
Tay run run, đôi nam nữ trẻ nhận hai va-li có ghi ngày sinh của riêng họ mở ra và đều thấy trống trơn, mở ra và đều thấy trống trơn. Họ ứa nước mắt và thốt lên:
– Vậy chúng con chẳng có gì cả sao ?.
– Có chứ, trong ấy đựng những giờ phút mà các con đã sống. Đó là của riêng con.
Sống hạnh phúc yêu thương, trân trọng từng giây sống, đó là điều đáng quan tâm nhất.
Hạnh phúc là khi ta có hay khi nghĩ tới một trong bảy điều sau đây:
1. Ta đang còn sống
2. Ta có sức khỏe
3 Ta có đủ sáu căn
4. Ta có tự do
5. Ta có tiện nghi vật chất
6. Ta có tình thương
7. Ta có sự hiểu biết Nếu bạn có tất cả bảy điều trên, bạn là người rất hạnh phúc.
Đạt Lai Lạt ma khuyên bạn
Hạnh phúc không phải là thứ có sẵn, nó đến từ chính hành động của bạn.
Tín ngưỡng của tôi rất đơn giản, tín ngưỡng của tôi là lòng tốt.
Không cần có các chùa chiền, không cần các triết lý cao siêu. Tim và óc của tôi là các chùa chiền; triết lý của tôi là lòng tốt.
Nếu bạn có khả năng, hãy giúp đỡ kẻ khác. Nếu không làm được vậy thì ít nhất đừng hại họ.
Nếu một khó khăn có thể sửa chữa được, nếu một tình huống mà bạn có thể làm cái gì đó cho nó, thì không cần thiết để lo lắng. (nhưng) Nếu nó không còn sửa chữa được, thì cũng không lợi chi trong việc lo lắng.
Theo quan điểm Phật giáo thì quan hệ giữa nam với nam, giữa nữ với nữ là những hành vi tình dục sai trái. Còn theo quan điểm của xã hội, quan hệ đồng giới mà có sự đồng tình của cả hai người thì có thể có lợi, mang đến niềm vui cho nhau, và vô hại.
Tiết Thanh Minh suối nguồn hạnh phúc, minh triết bảo thân. Nhân sinh bách hạnh hiếu vi tiên
LỜI THƯƠNG Hoàng Kim Ta đi về chốn trong ngần
Để thương sỏi đá cũng cần có nhau.
LỜI THƯƠNG Hoàng Kim
Lời ru vui giữa đời thường
Lời yêu
Lời nhớ
Lời thương
Lời chờ ,,,
GIỐNG LẠC HL25 VIỆT ẤN Hoàng Kim, Phạm Văn Ngọc, Mai Văn Quyền, Đỗ Thị Dung 1999, 2004
Giống lạc HL25, có tên gốc là ICGSE 56, nguồn gốc từ Viện Nghiên cứu Quốc tế Cây trồng vùng Nhiệt đới Bán khô hạn (ICRISAT), được nhập nội theo Chương trình Hệ thống canh tác lúa châu Á.từ IRRI vào Việt Nam năm 1988 Giống thích hợp canh tác cho vùng Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long suốt một thời gian dài. Giống lạc HL25 cho đến nay vẫn là một giống lạc tốt được nông dân nhiều địa phương các tỉnh Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và Duyên hải miền Trung ưa chuộng.
Giống lạc HL25 được chọn taọ, khảo nghiêm cơ bản, khảo nghiệm sản xuất, nhân giống, xây dựng mô hình canh tác trồng thuần và trồng xen ngô đậu hiệu quả (Hoàng Kim, Phạm Văn Ngọc, Mai Văn Quyền, Đỗ Thị Dung 1999, 2004). Giống lạc HL25 được công nhận giống tạm thời tại Quyết định số 3493/ QĐ/BNN/KHCN ngày 09/9/1999, công nhận giống chính thức tại Quyết định số 2182/QĐ/ BNN/ KHCN ngày 29/7/2004.
Những đặc điểm chính: TGST: 90 – 95 ngày. Cao cây: 50 – 60 cm, thuộc nhóm Spanish. Số cành cấp 1: 4 – 5 cành Tổng số quả/cây: 25 – 35 quả.Tỷ lệ trái 3 hạt: 60 – 65%. P 100 hạt: 40 – 45 g. Vỏ trái có gân, mỏ quả thẳng cong, màu hạt trắng hồng. Tỷ lệ nhân 70 – 72 %. Kháng bệnh rỉ sắt, đốm lá trung bình (cấp 4-6). Năng suất đạt 2,0 – 2,5 tấn/ha trong vụ Hè Thu và Thu Đông, đạt 2,5 – 3,5 tấn/ha trong vụ Đông Xuân và Xuân Hè.
Giống lạc HL25 tên gốc là ICGV86015 của nhà chọn giống lạc Shyam Narayan Nigam (chuyên gia hàng đầu của ICRISAT và thế giới về lạc và đậu thực phẩm) có từ rất sớm ở Ấn Độ (1986) nôi của môi trường thân thiện nơi mà người dân (nhổ lạc) và chim muông (con cò) thân thiện bên người. Quá trình dục thành giống lạc ICGV86025 đã được nhập nội theo Chương trình Hệ thống canh tác lúa châu Á.từ IRRI vào Việt Nam năm 1988, thực hiện nghiên cứu và phát triển sản xuất tại mô hình trồng xen ngô đậu trong hệ thống cây trồng vùng Đông Nam Bộ (Hoàng Kim, Trần Ngọc Quyền và đồng sự 1988-1991), Mô hình trồng xen đậu xanh, lạc, đậu rồng với sắn ở vùng Đông Nam Bộ và vùng duyên hải Nam Trung Bộ (Hoàng Kim, 1991), Hệ thống cây trồng thích hợp trên đất trồng cao su thời kỳ kiến thiết cơ bản ở Đông Nam Bộ.(Hoàng Kim, Phạm Văn Ngọc, Võ Văn Tuấn, Đinh Văn Cự, Mai Văn Quyền 1996).Mô hình trồng lạc xen với cao su non.(Hoàng Kim và đồng sự,1997) Chọn tạo và phát triển giống lạc HL25 (Hoàng Kim, Phạm Văn Ngọc, Mai Văn Quyền, Đỗ Thị Dung 1999, 2004). Giống lạc HL25 trong suốt 15 năm (1988-2004) chọn tạo và phát triển sản xuất đã được Việt hóa, tích hợp, tuyển chọn, kế thừa và phát triển so với giống lạc gốc Ấn Độ là ICGV86015
Tiến sĩ Shyam Narayan Nigam rất được tín nhiệm ở ICRISAT Ấn Độ. Ông đóng góp nhiều và rất hiệu quả cho chương trình chọn giống lạc của Ấn Độ, Châu Á, châu Phi và Quốc tế. Ông là bạn nhà nông, đã nhiều lần tới làm việc ở Việt Nam.
Giống lạc HL25 là một giống cây trồng tốt của thời kỳ 1999-2004 nhưng đã tồn tại khá lâu trong sản xuất mãi cho đến tận ngày nay. Niềm vui gặp lại những người bạn tốt khi đã luống tuổi, luôn yêu thương quý trọng nhau, gợi nhớ lại một thời. Nhớ lại và suy ngẫm những bài học lịch sử thấm thía. Khoa học nông nghiệp là khoa học thực tiễn. Những bài học kinh nghiệm cần thành hoa đất, thành phù sa cho cây và bài học cho lớp trẻ. Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Trìu thăm mô hình trồng xen ngô đậu trong hệ thống cây trồng vùng Đông Nam Bộ. Thầy Đào Thế Tuấn đánh giá cao mô hình trồng xen giống lạc HL25 và đậu rồng với sắn, ngô; mời xem tại “Thầy Tuấn trong lòng tôi” và Thầy Tuấn kinh tế hộ. Thầy Đào Thế Tuấn là thân phụ của nhà khoa học Đào Thế Anh, người tiếp nối công việc của người cha, vừa nhận huân chương tôn vinh của Chính phủ Pháp.
THẦY TUẤN TRONG LÒNG TÔI Hoàng Kim
Hoàng Kim bảo vệ luận án tiến sĩ đúng dịp Đại hội thành lập Hội Khoa học Đất Việt Nam 30 tháng 8 năm 1991. Đặng Kim Sơn, Mai Thành Phụng, Nguyễn Đăng Nghĩa và tôi đều là nghiên cứu sinh cùng học khóa đào tạo chính quy 1988- 1991 ở VAAS (lúc đó tên gọi là VASI). Đặng Kim Sơn và tôi bảo vệ có sớm hơn một chút so với các bạn cùng trang lứa. Thầy Nguyễn Văn Luật Đào Thế Tuấn trực tiếp giúp cho Đặng Kim Sơn, thầy Mai Văn Quyền hướng dẫn tôi. Hôm tôi bảo vệ thầy Đỗ Ánh là Chủ tịch Hội đồng, thầy Đào Thế Tuấn là Viện trưởng Viện VASI, GS Trần Thế Thông là Viện trưởng Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam có tới dự.
Thầy Đào Thế Tuấn đã chúc mừng tôi bảo vệ luận án thành công, chúc mừng thầy Quyền và tôi đã có cách làm hay, sáng tạo theo giải pháp tiếp cận hệ thống, xây dựng được phương pháp nghiên cứu trên ruộng nông dân và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật thật tốt . Thầy khen ngợi về ba bài báo tiếng Anh, về lạc giống mới HL25 , đậu xanh HL89-E3 giống mới, đậu rồng Bình Minh, Chim Bu, Long Khánh giống mới xen sắn giống mới KM60 và kỹ thuật canh tác trồng xen lạc, đậu xanh, đậu rồng với sắn, sử dụng ngô sắn làm cây choái tự nhiên cho đậu rồng leo trong sự hợp tác hiệu quả Việt Tiệp. Thầy nói rất hay rất cảm động về cây lương thực trong hệ thống cây trồng cạn. Theo thầy Tuấn, “Nghiên cứu phát triển hệ thống nông nghiệp Việt Nam thích hợp bền vững, Nghiên cứu chọn tạo giống và những giải pháp tiến bộ kỹ thuật chính để tăng năng suất, chất lượng nông sản, thu nhập đời sống, sinh kế người lao động, phát triển kinh tế hộ nông dân. Tôi thích cách làm kiểu làm này và kết quả thực tiễn tốt đẹp này. Cách nghiên cứu hệ thống nông nghiệp ‘kiểu Mai Văn Quyền Hoàng Kim’ là “hứa hẹn mở ra một tương lai tốt đẹp cho các kết quả nghiên cứu chọn giống và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật canh tác thành công tiếp nối”, giáo sư Đào Thế Tuấn nói.Thầy truyền cho chúng tôi nhiệt huyết dấn thân suốt đời. Tôi lặng người xúc động biết ơn.
Thấy Tuấn khen Hình 1 của tôi trong sách sắn thời đó. Thầy tiếp cận thông tin gốc sớm hơn rất nhiều so với sự đăng báo. Thầy khen ngợi tôi có ba bài báo nước ngoài có tóm tắt bằng bốn thứ tiếng đã được đăng trước khi bảo vệ. Thầy nêu nhiều ý hay cho quý thầy hội đồng và người tham dự để khuyến khích bài đăng báo, đặc biệt là bài đăng báo có uy tín về chất lượng.: Hình 1 là hình trên: Hoang Kim, Tran Ngoc Quyen, Nguyen Dang Mai and Co Van Tuan 1996. On farm research and transfer of technology for cassava production in South Vietnam. In Centro Internacional de Agricultura Tropical (CIAT) A Benchmark Study on Cassava Production , Processing and Marketing in Vietnam. Proceedings of a Workshop held in Hanoi, Vietnam, Oct 29-31, 1992 R.H.Howeler (Ed.). Bangkok, Thailand) . Ba bài báo “đăng ở nước ngoài’ là (1) Kim H.; Buresova, M, 1986. Growing winged bean on natural supports under the conditions of South Vietnam. In: Agricultura Tropica et Subtropica, Universitas Agriculturae Praga, No. 19; p. 225 – 236 En. Sum. En. 14 Ref. In CIAT 1990 National Bibliographies Cassava in Asia East and Southeast Asia, p. 416 ; 2) Buresova, M.; Kim, H.; Quyen, T.N.,1987. The economics og winged bean on manioc as natural supports under the conditions of South Vietnam. In: Agricultura Tropica et Subtropica, Universitas Agriculturae Praga, No. 20; p. 101 – 114 En. Sum. En.; Sk., Ru.,8 Ref. In: CIAT 1990 National Bibliographies Cassava in Asia East and Southeast Asia, p. 416; 3) Hoang Kim, M. Buresova, Tran Ngoc Quyen and Nguyen Van Chuong, 1988 Economic of Winged bean on Maize as natural support in South Vietnam. In: Agricultura Tropica et Subtropica, Universitas Agriculturae Praga, No. 21; p. 45 – 59 En. Sum. En.; Sk., Ru.,9 Ref.)
Thầy Đào Thế Tuấn bình dị giữa đời thường, thầy ngồi thoải mái giữa anh em trẻ tại Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc. Khoảng năm 1993, thầy Đào Thế Tuấn đã đến thăm và làm việc tại đây. Thầy ngồi đối diện chúng tôi trên chiếc bàn dài đặt giữa phòng và hóm hỉnh hỏi đùa khi tôi đang làm giám đốc Trung tâm ở đấy: Cậu Hoàng Kim định học và làm gì với mình khi cậu là lính của Giáo sư Trần Thế Thông và cậu đang phối hợp với CIAT, CIP, CIMMYT, Tiệp, Nga với Giáo sư Mai Văn Quyền làm đề tài về cây lương thực và hệ thống canh tác đã rất thành công? Sự nghiên cứu trên ruộng nông dân và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật sản xuất sắn ở phía Nam đã đạt được những tiến bộ mới nào nổi bật trong thực tiễn? Sắn Việt Nam trong hệ thống canh tác hiện nay như thế nào? Thầy Đào Thế Tuấn trong mắt tôi là người Thầy của tư duy hệ thống, có tính thực tiễn rất cao độ, các câu hỏi của Thầy hầu hết đều xoáy vào chuyển giao tiến bộ kỹ thuật thành công mới, những đóng góp mới”.
Tôi cũng lém lĩnh chất vấn thầy: Vì sao thầy ít làm đề tài hệ thống canh tác hoặc đề tài kinh tế hộ cho các tỉnh phía Nam. Thầy Đào Thế Tuấn đã trả lời thật dí dỏm là nguồn lực thầy có hạn và thầy cần tập trung nhiều hơn cho vùng đồng bằng sông Hồng và vùng núi trung du phía Bắc là vùng nghiên cứu chìa khóa của thầy. Với nữa, thầy nói vui: Ở trong Nam thì anh Thông, anh Quyền, anh Luật, anh Xuân và các cậu làm hay hơn tôi. Phải tự lượng sức và câu trả lời khéo. Thật phúc hậu những lời Thầy nói. Tôi thưa với thầy Đào Thế Tuấn là truyền nhân lãnh đạo của Thầy thì đã có anh Nguyễn Văn Bộ nhưng truyền nhân nghề nghiệp của Thầy thì có Đặng Kim Sơn và Đào Thế Anh. Em học và làm theo thầy là học tư duy hệ thống, học tính thực tiễn cao độ, dạy và học chuyển giao tiến bộ kỹ thuật thành công, dạy và học giáo dục văn hóa du lịch sinh thái tiếp cận kinh tế cây lương thực và kinh tế vùng . Riêng kinh tế hộ nông dân và kinh tế học đô thị thì em chỉ biết và học vận dụng thôi. Thầy cười hồn hậu.
Ngày đi thực tế của thầy Đào Thế Tuấn ở phía Nam đã tận mắt chứng kiến những thành tựu khoa học kỹ thuật của học trò thầy đất phương Nam bén duyên ‘sâu rễ bền gốc’ trên đồng ruộng và loang nhanh vào sản xuất . Thầy nhắc lại lời khen về ba bài báo tiếng Anh về giống sắn mới, kỹ thuật canh tác thích hợp và giải pháp nghiên cứu cùng nông dân và chuyển giao kỹ thuật canh tác sắn. Sau này chúng tôi đã giới thiệu và phát triển rộng rộng trong sản xuất 27 giống cây trồng tốt và 5 kỹ thuật canh tác tiến bộ đều đi theo nguyên lý và cách làm này. Định hướng quan trọng hơn tốc độ.
Giáo sư Đào Thế Tuấn, Giáo sư Vũ Tuyên Hoàng và nhiều chuyên gia giỏi Quốc tế đã truyền nghề và lắng đọng trong lòng tôi những cẩm nang nghề nghiệp thật quý giá. Tôi may mắn đã được học từ Thầy những bài học vô giá về khoa học thực tiễn để luôn gắn sở học với hiệu quả thực tiễn của hệ thống nông nghiệp. Hôm nay, sau hơn 30 năm đọc lại bài viết cuả thầy: ‘Vai trò cây sắn trong hệ thống canh tác vùng đồi núi’ và những lời khen tặng của thầy đối với bốn bài báo quốc tế “trình làng” của tôi đối với luận án thuở đó vẫn nóng hổi tính thời sự. Con người ấy, tầm vóc đó thật lớn biết bao ( Đào Thế Tuấn 1992. The role of cassava in farming systems of hilly and mountainous areas; Sách đọc tại đây. A Benchmark Study on Cassava Production, Processing and Marketing in Vietnam. Proceedings of a Workshop held in Hanoi, Vietnam Oct 29-31, 1992. R.H. Howeler (Ed). Bangkok, Thailan, p. 200- 202. )
*
Thời gia trôi qua, nhớ về thầy Đào Thế Tuấn , tôi vẫn thích nhất lời tiễn thầy của Tiến sĩ Đặng Kim Sơn, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, người bạn thân thiết của tôi: “Không còn nữa nhà trí thức tài hoa Đào Thế Tuấn; người yêu nước từ thủa ấu thơ, khi có giặc thì cầm súng bảo vệ tổ quốc, khi hoà bình thì nghiên cứu hạt lúa, củ khoai; người lãnh đạo mà tài sản quí nhất trong nhà chỉ là sách vở. Nhưng còn mãi với chúng ta giọng nói miền Trung sang sảng của giáo sư khẳng khái tranh cãi học thuật; mãi còn đó nụ cười hóm hỉnh, dí dỏm của Giáo sư khi bàn bạc về lẽ đời; nhớ mãi dáng vẻ ngơ ngác, cặm cụi tìm tòi của con người mà trí tuệ và lòng bao dung vượt qua những trăn trở đời thường. Chỉ có tương lai mới cho chúng ta biết đã mất gì khi mất đi Đào Thế Tuấn và cũng chỉ có thời gian mới cho chúng ta biết mình được gì do ông để lại. Vĩnh biệt Giáo sư Đào Thế Tuấn – Con Người tuyệt đẹp của một Gia Đình tuyệt đẹp”.
THẦY TUẤN KINH TẾ HỘ
Mai Văn Quyền, Hoàng Kim
Giáo sư Viện sĩ Đào Thế Tuấn là chuyên gia khoa học nông nghiệp hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực kinh tế hộ nông dân, kinh tế phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Thầy là người thầy và là người bạn thiết của nhà nông, của đông đảo cán bộ lãnh đạo, quản lý, nghiên cứu, giảng dạy và học sinh, sinh viên nông học, kinh tế nông nghiệp, phát triển nông thôn Việt Nam. Di sản của Thầy là con người và trí tuệ minh triết phát triển nông nghiệp bền vững, sinh thái nông nghiệp, sinh lý cây lúa, chuyển đổi mùa vụ. Lời tâm huyết của Thầy còn mãi với thời gian, nhắc chúng ta nhớ lại những quyết sách cực kỳ quan trọng của cụ Đào Duy Từ, và những nhận định tuyệt vời của nhà sử học bách khoa toàn thư Đào Duy Anh.
Giáo sư tiến sĩ Mai Văn Quyền chuyên gia hàng đầu về thâm canh lúa và phân bón của nước ta và phó giáo sư tiến sĩ Đào Thế Anh chuyên gia hàng đầu về thương hiệu nông sản Việt chuỗi giá trị nông sản Việt cùng đội ngũ chuyên gia tâm huyết tài năng học trò của Thầy tiếp tục mở rộng và tỏa sáng Việt Nam con đường xanh. Tôi tâm đắc bài thơ cụ Phan Bội Châu và cảm khái liên vận “Đường về đất nở hoa” để nói về hậu duệ thầy Đào Thế Tuấn
Đường về đất nở hoa
Hoàng Kim
Viện đón ngày vui của chúng ta,
Thêm sáu hiền tài cất tiếng oa,
Cụ Phan xưa tài thơ ơn mẹ,
Thầy Đào nay giỏi nối công cha.
Đường xa bạn đến người phúc hậu
Lối cũ ta về đất nở hoa.
Thầy Quyền Phú Mỹ Hưng nhà mới
Đức độ người thân thích đến nhà.
THẦY TUẤN DI SẢN LẮNG ĐỌNG
Giáo sư Viện sĩ Đào Thế Tuấn sinh ngày 4 tháng 7 năm 1931 tại TP. Huế, nguyên quán ở Khúc Thủy, Thanh Oai, Hà Tây cũ (nay là Hà Nội). Giáo sư là con trai trưởng của cụ Đào Duy Anh, học giả bách khoa toàn thư nổi tiếng thời hiện đại, hậu duệ của dòng họ Đào lỗi lạc trong lịch sử. Mẹ của giáo sư là bà Trần Như Mân một nhà giáo và hoạt động xã hội. Giáo sư Viện sỹ Đào Thế Tuấn mất ngày 19 tháng 1 năm 2011 tại Hà Nội.Giáo sư là tiến sỹ đầu tiên của Việt Nam được Liên Xô đào tạo.Từ tháng 8/1953 đến cuối năm 1958, Thầy vừa hoàn thành chương trình kỹ sư nông học vừa học chuyển tiếp sinh và bảo vệ thành công luận án tiến sỹ nông học ở Trường Đại học Nông nghiệp Tachkent.. Cuối năm 1958 Thầy về nước và làm giảng viên sinh lý thực vật kiêm trưởng phòng khoa học của Học viện Nông Lâm. Sau nhiều năm làm việc miệt mài, với hàng trăm công trình nghiên cứu về sinh thái nông nghiệp, sinh lí cây lúa, chuyển đổi mùa vụ sản xuất nông nghiệp, hệ thống nông nghiệp, phát triển nông nghiệp bền vững, nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu cây trồng,, giáo sư Đào Thế Tuấn trở thành chuyên gia khoa học hàng đầu trong lĩnh vực kinh tế phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn, người Thầy của đông đảo cán bộ lãnh đạo, quản lý, nghiên cứu, giảng dạy và học sinh, sinh viên nông học, kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, người bạn thân thiết của nhà nông.
Giáo sư Đào Thế Tuấn là Phó Viện trưởng (1976), Viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam (1983). Phó Chủ nhiệm Chương trình nghiên cứu về Phát triển nông thôn KX-08 (1990), đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam trên 60 năm tuổi đảng; giáo sư năm 1985, thành viên nước ngoài của Viện Hàn lâm Khoa học Nông nghiệp Liên Xô (1985); Huân chương Công trạng nông nghiệp hạng Nhất, hạng Hai và hạng Ba, Huân chương Cành cọ Hàn lâm hạng Hai của Pháp (1991); Huân chương Chiến thắng Hạng Ba, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất, Huân chương Lao động hạng Hai. Anh hùng Lao động do Đảng và Nhà nước Việt Nam phong tặng (2000); Giải thưởng quốc tế René Dumont dành cho các nhà nông học các nước đang phát triển (2003); Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học công nghệ (2005); Huân chương Bắc đẩu bội tinh do Chính phủ Pháp trao tặng (2009).
Giáo sư Viện sĩ Đào Thế Tuấn là tấm gương mẫu mực của một nhà khoa học chân chính, suốt đời gắn bó với nông dân, nông nghiệp, nông thôn. Những tác phẩm chọn lọc tiêu biểu của GS Đào Thế Tuấn là: 1) Đào Thế Tuấn 1997. Kinh tế hộ nông dân. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia; 2) Đào Thế Tuấn 1986. Chiến lược phát triển nông nghiệp. NXB Nông nghiệp, 115 trang; 3) Đào Thế Tuấn 1984. Hệ sinh thái nông nghiệp. NXB Khoa học và kỹ thuật, 174 trang; 4) Đào Thế Tuấn, Phạm Đình Vụ 1978. Kỹ thuật trồng ngô vụ đông. NXB Nông nghiệp, 67 trang; 5) Đào Thế Tuấn.1977. Cơ sở khoa học của việc xác định cơ cấu cây trồng hợp lý. NXB Nông nghiệp, 131 trang; 6) Đào Thế Tuấn 1975. Cuộc cách mạng về giống cây trồng NXB Khoa học và kỹ thuật, 127 trang; 7) Đào Thế Tuấn, 1970. Sinh lí của ruộng lúa năng suất cao. NXB Khoa học và kỹ thuật, 355 trang; 8) Đào Thế Tuấn 1969. Bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý ở hợp tác xã sản xuất nông nghiệp.NXB Nông thôn,75 trang; 9) Đào Thế Tuấn 1969. Đời sống cây trồng. NXB Khoa học, 152 trang.;
Những bài báo chính luận sắc sảo nhiều ấn tượng trong lòng người đọc là: Nông nghiệp, nông dân, nông thôn, những vấn đề không thể thiếu trong phát triển bền vững; An ninh lương thực cần một chiến lược dài hạn; 1 triệu ha lúa lai chạy theo số lượng sẽ lĩnh hậu quả xấu; Hỗ trợ tổ chức sản xuất nông nghiệp miền Bắc Việt Nam (Nhà Xuất bản Nông nghiệp, năm 2000); Ứng dụng phương pháp mô hình hoá toán học để xây dựng quy trình kỹ thuật trồng lúa cho cấp huyện; Công nghệ sản xuất lúa ở ĐB sông Hồng; Hệ thống nông nghiệp phát triển bền vững.
Tâm hương đưa tiễn giáo sư Đào Thế Tuấn có chứa đựng nhiều thông tin liên quan cuộc đời và sự nghiệp của thầy trích dẫn trong bài này: Vĩnh biệt GSVS Đào Thế Tuấn: Nhà trí thức của nông nghiệp, nông dân và nông thôn (VAAS);GS – VS Đào Thế Tuấn: Nhà tri thức lớn của nông nghiệp, nông thôn (CAND – PGS.TS. Nguyễn Văn Bộ); Vĩnh biệt GS.VS, anh hùng nông học Đào Thế Tuấn ( VEF- Vũ Trọng Bình); Tưởng nhớ GS Đào Thế Tuấn, nhà khoa học nông nghiệp hàng đầu (Báo NNVN- TS. Lê Hưng Quốc); GS. Đào Thế Tuấn – Con Người tuyệt đẹp (Báo Tia Sáng – TS. Đặng Kim Sơn); Vĩnh biệt Thầy Đào Thế Tuấn (Blog Dạy và Học – TS Hoàng Kim); GS-VS Đào Thế Tuấn: Anh hùng nông học giữa Hà thành (Báo Thể thao và Văn Hóa – Nguyễn Yến)
Giáo sư Viện sĩ Đào Thế Tuấn trang văn gủi lại khá nhiều nhưng theo ý chúng tôi thì có bốn tác phẩm ngắn nhung rất đáng quan tâm, chắt lọc tinh hoa những chính kiến sâu sắc của giáo sư đối với đất nước: Một là bài viết “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn, những vấn đề không thể thiếu trong phát triển bền vững”. Hai là bài nói “Đừng để nông dân thêm yếu thế trong cơ chế thị trường” GSVS. Đào Thế Tuấn trả lời phỏng vấn Báo VietNamNet ngày 30 tháng 3 năm 2008, Hà Yên thực hiện. Ba là bài nói “Phải xây dựng xã hội dân sự ở nông thôn” Giáo sư viện sĩ Đào Thế Tuấn trả lời phỏng vấn Tuần Việt Nam (trích dẫn nguồn IPSARD ngày 7.7.2009, Viện Chính sách Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn, Đoan Trang thực hiện) nhân sự kiện ĐSQ Pháp ở Hà Nội đã tổ chức lễ trao Huân chương hạng nhất của Chính phủ Pháp cho Giáo sư. Bốn là bài nói ‘Bài toán “tam nông” thời kỳ đô thị hóa’ GS-VS Đào Thế Tuấn trả lời phỏng vấn Báo Thể thao & Văn Hóa do Nguyễn Yến thực hiện trong bài viết ‘Anh hùng nông học giữa Hà thành’ ngày 2. 8. 2010. Do giá trị tâm huyết lắng đọng của thông tin này chúng tôi xin trích dẫn nguyên văn mà không bình luận : xem tiếp Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-19-thang-1/
Thời gia trôi qua, nhớ về thầy Đào Thế Tuấn , tôi vẫn thích nhất lời tiễn thầy của Tiến sĩ Đặng Kim Sơn, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, người bạn thân thiết của tôi: “Không còn nữa nhà trí thức tài hoa Đào Thế Tuấn; người yêu nước từ thủa ấu thơ, khi có giặc thì cầm súng bảo vệ tổ quốc, khi hoà bình thì nghiên cứu hạt lúa, củ khoai; người lãnh đạo mà tài sản quí nhất trong nhà chỉ là sách vở. Nhưng còn mãi với chúng ta giọng nói miền Trung sang sảng của giáo sư khẳng khái tranh cãi học thuật; mãi còn đó nụ cười hóm hỉnh, dí dỏm của Giáo sư khi bàn bạc về lẽ đời; nhớ mãi dáng vẻ ngơ ngác, cặm cụi tìm tòi của con người mà trí tuệ và lòng bao dung vượt qua những trăn trở đời thường. Chỉ có tương lai mới cho chúng ta biết đã mất gì khi mất đi Đào Thế Tuấn và cũng chỉ có thời gian mới cho chúng ta biết mình được gì do ông để lại. Vĩnh biệt Giáo sư Đào Thế Tuấn – Con Người tuyệt đẹp của một Gia Đình tuyệt đẹp”.