Trang chủ NLU| KhoaNôngHọc| Mụclục Hoàng KimLong| Tình yêu cuộc sống | CNM365| Khát khao xanh | Dạy và học | Cây Lương thực | FoodCrops| HK1| HK2| HK3| HK4| HKWiki| Violet| FAOSTAT| ThốngkêVN | ThờitiếtVN|
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 2337
Toàn hệ thống 7133
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

 

Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc


TÌNH YÊU CUỘC SỐNG

THUNG DUNG
Nguyễn Bỉnh Khiêm, ...


DẠY VÀ HỌC
Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận


Khoa Nông Học  
Những nhà khoa học xanh,
http://foodcrops.vn


Norman Borlaug
Lời Thầy dặn

Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.


Thông tin Cây Lương thực
 Lúa, Ngô, Sắn, Khoai lang
Nông trại và Hệ thống Canh tác
http://foodcrops.vn
FOOD CROPS
CÂY LƯƠNG THỰC
  



Tình yêu cuộc sống
Thông tin chuyên đề chọn lọc

Science Daily

KHÁT KHAO XANH
HOÀNG KIM
CNM365

Luôn làm mới kiến thức của bạn !



Bút tích NB gửi HK và
Những tư liệu quý về 
GS.TS. Norman Borlaug

Lối vào Phong Nha

 


HOÀNG KIM
NGỌC PHƯƠNG NAM
CHÀO NGÀY MỚI

DẠY VÀ HỌC
CÂY LƯƠNG THỰC
FOOD CROPS



THƯ VIỆN NGHỀ LÚA
Thư viện Khoa học Xã hội





Cassava in Vietnam



A New Future for Cassava in Asia

On-line: Cassava in Asia
(Tải tài liệu PDF tại đây)


 

KimFaceBook
KimYouTube

KimLinkedIn

Songkhongtubien

KIMYOUTUBE. Video nhạc tuyển Sóng không từ biển (xem tiếp).



GỬI THƯ ĐIẾN TỬ VÀ
LIÊN KẾT TRỰC TUYẾN

hoangkimvietnam@gmail.com 
hoangkim@hcmuaf.edu.vn  
TS. Hoàng Kim

http://foodcrops.vn
http://vi.gravatar.com/hoangkimvn
http://en.gravatar.com/hoangkimvn

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  TS. Hoàng Kim


#CNM365 #CLTVN 18 THÁNG 5
Hoàng Kim
và Hoàng Long
CNM365 Tình yêu cuộc sống#vietnamhoc, #Thungdung; A Na bà chúa Ngọc; Tím một trời yêu thương; Thế sự bàn cờ vây; Học không bao giờ muộn; Pho tượng Ngọc Quan Âm; Trời mưa trong mắt ai; Chuyện ngậm ngãi tìm trầm; Nơi một trời thương nhớ; Ngọc Phương Nam ngày mới; Giống khoai lang Việt Nam; Giống khoai lang HL518; Giống khoai lang HL491; Giống khoai Hoàng Long; Ngày 18 tháng 5 Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Ngày 18 tháng 5 năm 1964, cầu Hàm Rồng (ở Thanh Hoá) khánh thành và thông tàu đoạn đường sắt Hàm Rồng Vinh dài 156 km. Cầu Hàm rồng Thanh Hóa ngày nay (hình); Ngày 18 tháng 5 năm 1804 Napoléon Bonaparte làm hoàng đế nước Pháp, người có ảnh hưởng nhất tới châu Âu và thế giới thời đó. Bài chọn lọc ngày 18 tháng 5: #vietnamhoc, #Thungdung; A Na bà chúa Ngọc; Tím một trời yêu thương; Thế sự bàn cờ vây; Học không baogiờ muộn; Pho tượng Ngọc Quan Âm; Trời mưa trong mắt ai; Chuyện ngậm ngãi tìm trầm; Nơi một trời thương nhớ; Ngọc Phương Nam ngày mới; Giống khoai lang Việt Nam; Giống khoai lang HL518; Giống khoai lang HL491; Giống khoai Hoàng Long; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-18-thang-5/;

cropped-dsc00927.jpg

A NA BÀ CHÚA NGỌC
Hoàng Kim

A Na Bà Chúa Ngọc tại tháp Po Nagar, Nha Trang, có văn bia do cụ Phan Thanh Giản soạn ngày 20 tháng 5 năm Tự Đức thứ 9 (1857) , bản dịch của Quách Tấn, ông bà Lê Vinh tạc năm 1970. Hình tượng Mẹ thật tuyệt vời này trong tín ngưỡng Đạo Mẫu Việt Nam với văn hóa Việt Chăm. Những công trình nghiên cứu lịch sử văn hóa gần đây của các tác giả Ngô Đức Thịnh 2009, Lê Đình Phụng 2015, Huỳnh Thiệu Phong 2016 và những người khác giúp soi thấu nhiều góc khuất để tích cũ viết lại bài A Na Bà Chúa Ngọc. Cám ơn các tác giả của những tài liệu đã trích dẫn (HK).

A Na bà chúa Ngọc là Thánh Mẫu Ngọc Phương Nam, hình tượng người Mẹ tuyệt vời trong Đạo Mẫu Việt Nam văn hóa Việt Chăm, Báu vật nơi đất Việt; Pho tượng Ngọc Quan  Âm của di sản khoa học tâm linh quý giá. Thật biết ơn các chuyên khảo, bụi vàng đường trần của nhiều bậc minh triết, đã chỉ dấu sâu sắc cho chyên khảo này. Lời khuyên châu ngọc của Xứ Trầm Hương Quách Tấn thật trân quý: “Ghi chép lại vì nhận thấy đẹp, thấy hay, thấy thú, thấy đáng yêu đáng quí, đáng ra công gìn giữ cho đoàn hậu tiến có lòng cùng nước cùng non” Đọc thêm các chuyên khảo có cùng chủ đề này Chuyện ngậm ngãi tìm trầm; Nha Trang và A. Yersin; Sóc Trăng Lương Định Của; Sông Kỳ Lộ Phú Yên; Cao Biền trong sử Việt; … xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/a-na-ba-chua-ngoc/

1

Chuyện ngậm ngãi tìm trầm Huy Nguyen và Hoàng Đại Nhân đã nhắc đến Kim Hoàng trong bình luận của họ, khi Kim Notes lắng ghi chú: ‘Mùa khoai lang tím tuyệt vời/ Nhuộm ta tím cả một trời yêu thương’/Gừng cay muối mặn dặm đường/ Tím khoai, tím sắn, trầm hương cuộc đời, xem tiếp Tím một trời yêu thươnghttps://hoangkimlong.wordpress.com/…/tim-mot-troi-yeu…/. Huy Nguyen đã viết: “Thầy ơi có thời gian thầy có thể kể thêm hồi ức về lúc làm công tác giống và hỗ trợ cộng đồng nông dân không ạ. Em nhớ mãi lời thầy khi làm dự án phải kiếm công nghệ tốt nhất và đúng người, đúng thời điểm để làm, nhưng em không hiểu từ đâu mà thầy có những đúc kết đó ạ. Chúc thầy mạnh khoẻ và hạnh phúc ạ.”

Tôi trả lời với Huy Nguyen nhưng thực ra đang đối thoại với chính mình về “Chuyện ngậm ngãi tìm trầm” “Báu vật nơi đất Việt” “Pho tượng Ngọc Quan Âm”: Em Huy Nguyen thân quý. Em ngắm bức ảnh và lời ghi chú này “Anh Lương Hồng Thắng kể cho Kim Hoàng nghe vắn tắt về việc nhà. Tôi từ rằm Nguyên tiêu 2011 thăm ngôi nhà tuổi thơ của thầy Lương Định Của ở Sóc Trăng và lưu lại ghi chép “Sóc Trăng Lương Định Của” ; Hôm nay, sau mười một năm, tôi mới tiếp tục bài viết “Chuyện ngậm ngãi tìm trầm”, cảm nhận về những điều tâm đắc. https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chuyen-ngam-ngai-tim-tram/

Cũng giống như một câu chuyện khác “Nha Trang và A. Yersin”. Huy Nguyễn đã viết:” “Em đọc Yersin, người chữa trị dịch hạch và thổ tả, vào những buổi sáng ở cao nguyên Lâm Viên, lòng vô cùng ngưỡng mộ về vị bác sĩ danh tiếng này. Từ một chuyên gia trong lĩnh vực vi trùng, lại bỏ áo bluse để trở thành một thủy thủ vì sau một chuyến công tác đã “lần đầu tiên thấy biển”. Rồi khi trở thành thủy thủ lại một lần nữa từ bỏ những con sóng để khám phá ra cao nguyên Lâm Viên vì “nhìn thấy những đám mây trên rặng núi của Khánh Vĩnh chưa có ai khám phá”. Thế rồi sau những chuyến phiêu lưu lại trở thành một chuyên gia nông học, chủ đồn điền để lại cho người Việt biết bao lợi ích vì những công hiến của mình. Từ đồn điền rộng 500ha ông lại lui vè với mảnh đất mấy mét vuông với tấm bia mộ khiêm tốn ở Suối Dầu, để lại cho đời hình ảnh về một con người phi thường, một người không có cha nhưng đã đi xa hơn những giới hạn mà những người cha có thể đạt tới.

Theo mô tả của Patrick Deville thì Yersin suốt đời theo đuổi cái hiện đại nhất, em lại nhớ tới lời dạy của thầy Hoàng Kim rằng trong nghiên cứu khoa học phải mang về những thông tin số liệu mới nhất của thế giới, giống tốt nhất để phục vụ cho bà con. Em ngưỡng mộ cách thiết kế bài giảng của Thầy, thể hiện được sự tôn trọng khoa học và yêu nghề lớn lao.

Em chưa đến được viện Passteur cũng như đến Suối Dầu thăm mộ của bác sĩ Yersin, nhưng em có cảm giác một sự đồng điệu ghê gớm với con người của thế kỉ trước này. Em cũng đã ghé thăm trường Lycée Yersin (đã đổi tên thành Cao Đẳng Sư Phạm) hay Đại học Yersin nhưng chưa tìm thấy dấu ấn nào. Mong rằng có dịp sẽ đến được Suối Dầu Nha Trang để thắp một nén nhang và tưởng nhớ về một con người vĩ đại.

Cảm ơn Thầy ạ.” https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nha-trang-va-a-yersin/

Huy hãy tìm câu trả lời trong hai câu chuyện sự thật này. Cao hơn trang văn là cuộc đời, là tâm huyết đời lắng đọng.

2.

Tháp Bà, Hòn Đá Chữ
Hang ông Bưởi, ông Già
Sông Nha Trang, Hòn Bà
Xứ Trầm Hương Quách Tấn

Đến Nha Trang bạn sẽ thật may mắn khi được đắm mình thăm thú thấu hiểu nhiều cụm danh thắng cổ tích huyền thoại. Quá nhiều chuyện hay, quá nhiều sự đẹp. Tôi chỉ yêu thích giới thiệu cho bạn một lối đi riêng mà tôi may mắn được trãi nghiệm và kể lại của phần ba chuyện ngậm ngãi tìm trầm. Tôi lãng du trong văn hóa Việt Nam cuốn theo chiều gió của nghiệp lực, nhân duyên và vận mệnh hoàn cảnh cụ thể của chính mình. Tôi thật tâm đắc với câu thơ về sông Nha Trang trích dẫn trong Xứ Trầm Hương của Quách Tấn: Sông không khô nhờ nguồn trữ nước/ Con cái sang giàu nhờ phước cha ông. May mắn thay cho chúng ta, các tích truyện Tháp Bà / Hòn Đá Chữ/ Hang ông Bưởi/ ông Già/ Sông Nha Trang Hòn Bà, đã có được Xứ Trầm Hương Quách Tấn mà tôi chỉ cần chép lại ở dưới để bạn thưởng lãm, tôi chỉ nối dài thêm A Na Bà Chúa Ngọc, Nha Trang và A. Yersin .

Nha Trang và A. Yersin Nha Trang biển yến rừng trầm thiên đường nghỉ dưỡng du lịch biển đảo nổi tiếng Việt Nam, nơi ấy có di sản nổi tiếng A Na bà chúa Ngọc Nha Trang cũng là nơi an nghĩ và lưu dấu những cống hiến đặc biệt xuất sắc của nhà bác hoc thiên tài Yersin. Quần thể lăng mộ Yersin ở Suối Dầu và Viện Pasteur Thư viện Yersin công viên Yersin Nha Trang là trường hợp duy nhất Chính phủ Việt Nam cấp bằng chứng nhận di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia cho một người nước ngoài. Dân làng Tân Xương Suối Dầu thờ Yersin làm Thành hoàng. Ngày mỗi ngày, công viên Yersin, Bảo tàng Yersin, mộ Yersin càng có nhiều lượt khách trong nước và quốc tế đến thăm để chiêm nghiệm bài học lớn tình yêu cuộc sống. xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nha-trang-va-a-yersin/

3

Tôi nói với bạn quý Huỳnh Hồng Chuyện ngậm ngãi tìm trầm Lúa siêu xanh Việt Nam mười năm chọn giống chỉ mới là bước đầu; Tâm đức số phận và duyên may cả. Mấy ai ngậm ngãi tìm trầm mà lưu được trầm hương đâu; xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/lua-sieu-xanh-viet-nam/

Trầm hương, kỳ nam là sản vật quý hiếm của đất phương Nam, vùng lõi trầm hương, kỳ nam là ở Khánh Hòa Phú Yên ngày nay nhưng từ Nghệ An trở vào, tới Thiên Cấm Sơn An Giang, tới Hà Tiên, trầm hương các tỉnh đều có. Vùng Đông Bắc,Việt Bắc,Tây Bắc theo thư tịch cổ cũng thấy

Chuyện ngậm ngãi tìm trầm, tìm cây gió bầu trầm hương kỳ nam, chuyện bỏ ngãi bỏ bùa của người Chăm, người Mọi, người Khơ Me, với chuyện đạo Mẫu Việt Nam đã lưu truyền nhiều đời tại nhiều vùng của các tộc người Việt cổ qua giai thoại dã sử mãi cho tới ngày nay. Chuyện ngậm ngãi tìm trầm lưu lại rõ nhất trong tích truyện Thiên Y A Na Bà Chúa Ngọc do cụ Phan Thanh Giản soạn ngày 20 tháng 5 năm 1857 (Tự Đức thứ 9), bản dịch của Quách Tấn, văn bia này tại tháp Po Nagar do ông bà Lê Vinh tạc năm 1970, tích cũ chép trong A Na bà chúa Ngọc, phần 2 (trong 5 phần của truyện) Pho tượng Ngọc Quan Âmhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/pho-tuong-ngoc-quan-am/

Sách Đại Nam Nhất thống chí (Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn gồm 28 quyển dưới thời Tự Đức trong Tổng tập dư địa chí Việt Nam, tập 2 Quốc chí, trang 816 viết. Trầm hương: Tục gọi là cây trầm. Bản thảo chép rằng bỏ xuống nước thì chìm nên gọi là trầm. Có thể trị thấp khử tà, bổ dương. Từ Nghệ An trở vào Nam các tỉnh đều có, có hộ thái hương. Năm Minh Mạng thứ 17 khắc hình tượng vào cao đỉnh. Nghệ An phong thổ ký chép rằng, cây gió già cỗi, tinh dịch kết lại thành hương, cây còn sống mà đẽo lấy thì gọi là sinh trầm, có thể dùng làm thuốc, cây đã chết mà lấy thì gọi là tử trầm, chỉ dùng chế chất thơm, lấy lúc cây đã mục nát gọi là tốc hương, là mật hương. Thảo mộc trạng của Kê Hàm nhà Tấn nói rằng: Cây giống cây liễu to, muốn lấy hương thì ngã cây để lâu năm, cỗi dễ cành đốt đều có màu sắc khác nhau, ruột cây rắn và đen, bỏ xuống nước mà chìm gọi là trầm hương, ngang với mặt nước là kê cốt hương, gốc là hoàng thục hương, thân cây là sạn hương, cành nhỏ rắn chắc chưa nát là thanh quế hương, gốc và mắt cứng mà lớn là mã đề hương.

Sách Lịch triều Hiến chương Loại chí của Phan Huy Chú 1821 trong Tổng tập dư địa chí Việt Nam nói đến Phú Yên, Bình Khang, Diên Khánh có trầm hương (trang 192) Quảng Nam phù Tư Nghĩa có trầm hương (trang 190) Thuận Hóa có giáng hương (trang 187).

Sách Dư địa chí của Nguyễn Trãi do Đại Nam Nhất thống chí trích dẫn trong Tổng tập dư địa chí Việt Nam (trang 1022) chép; Gỗ trầm ngư. Bãi biển có trầm ngư cùng nhiều thứ. Lời chua rằng: Trầm ngư là tên gỗ sinh ra ở ven biển nước mặn, “các loài cá lấy đuôi quẫy, người địa phương dùng nấu nước uống, có thể trừ được lam chướng”. Dùng làm đồ đạc cũng tốt

Sách Đại Nam Nhất thống chí quyển 26 tỉnh Hà Tiên, mục thổ sản cây gỗ có giáng hương (trang 1100). Sách Đại Nam Nhất thống chí quyển 27 tỉnh Biên Hòa, mục thổ sản có cây gió ờ huyện Nghĩa An (trang 1144).

Ngậm ngãi tìm trầm (Thanh Tịnh); Hồi sinh trầm hương; Những khúc ca huyền bí: Chuyện tình ngậm ngải tìm trầmTHVL | Thế giới cổ tích – Tập 94: Ngậm ngãi tìm trầm; Báu vật nơi đất Việt là những góc nhìn, ghi chép, và hình ảnh tóm tắt về câu chuyện trầm hương, kỳ nam.

4

Xứ Trầm Hương Quách Tấn là sách hay về du ký và khảo cứu khoa học nghiêm cẩn mà tôi thường đọc lại đọc
http://www.tuvienquangduc.com.au/Thanhtich/34xutramhuong.html “.Cụ Quách Tấn đã viết rất rõ về mục đích của sách này: “Ghi chép lại vì nhận thấy đẹp, thấy hay, thấy thú, thấy đáng yêu đáng quý, đáng ra công gìn giữ cho đoàn hậu tiến có lòng cùng non nước. Ghi chép lại hầu mong bạn xa ghé mắt rồi đem lòng thương tưởng đến Khánh Hòa mà tôi kính yêu như bà Nghĩa Mẫu, vì nuôi nấng tôi gần nữa đời người. Mục đích viết XỨ TRẦM HƯƠNG là thế, và chỉ có thế. Nghĩa là tôi không có tham vọng viết một quyển sách địa lý, mà chỉ mong giới thiệu được những cái thấy cái hay cái đẹp của Khánh Hòa, về mặt thiên nhiên cũng như về mặt nhân sự. Cho nên tôi thiên về phong cảnh, cổ tích, giai thoại, huyền thoại…, là những cái dễ mất. Còn những cái gì thuộc về khoa học, thuộc về chuyên môn thuần túy, là những cái thường còn, thì nương cho các nhà học giả. Do đó XỨ TRẦM HƯƠNG có tánh cách một tập du ký hơn là biên khảo. Vì vậy nên bảo XỨ TRẦM HƯƠNG không phải là Địa Phương Chí Khánh Hòa. Thế thì nó là gì? Tùy cao tình nhã ý của bạn đọc. Tấm lòng đã trải cùng non nước / Thương được nhờ ơn cũng chẳng nhờ”.

5

Xứ Trầm Hương Quách Tấn, mục du khảo Núi non, tôi đọc mà giật mình vì sự chí lý “Núi non Khánh Hòa trùng trùng điệp điệp, nơi khúc nơi bàn, thế thật hiểm trở. Các nhà quân sự bảo rằng rất có lợi cho việc dụng binh”.”Làm chúa quần sơn Khánh Hòa là dãy Tam Phong cùng núi Ðại Lãnh ranh giới cho Khánh Hòa và Phú Yên”; ” Ở Khánh Dương ngoài hòn Mẫu Tử, còn nhiều ngọn cao trên nghìn thước,… nhưng tất cả đều không nổi danh, trừ hòn Chử M’Ta” ” Ngoài những ngọn núi ở Khánh Dương và ở dãy Tam Phong, còn nhiều ngọn cao trên 1.000 thước:” Những ngọn núi này tuy cao lớn, nhưng trông không hùng dũng, không có dáng chọc trời khuấy mây. Nhìn kỹ thấy đượm vẻ hiền hòa an lạc.Phần nhiều không nổi danh:Trong các sách Dư Ðịa Chí của người xưa, như Ðại Nam Nhất Thống Chí, Phương Ðình Dư Ðịa Chí… không thấy chép. Ngoài nhân gian cũng ít người biết. Nếu không nhờ những họa đồ của người Pháp ngày trước và người Mỹ ngày nay thì hầu hết người Việt Nam trở thành người ngoại quốc đối với đất nước thân yêu”.”Trong số núi cao thượng dẫn, được thường nhắc nhở là Hòn Chảo ở Vạn Ninh và Hòn Bà ở Ninh Hòa. Nhưng được nhắc nhở không phải vì cao, mà tại có những điểm đặc biệt. Hòn Bà nằm phía Tây Nam quận lỵ Ninh Hòa, thuộc xã Ninh Hưng cách chừng mười cây số đường thẳng. Ðứng song song cùng Hòn Long, theo hướng Tây Bắc Ðông Nam.Chung quanh có nhiều núi triều ủng. Cây cối sầm uất. Có nhiều cây gió nên sản xuất nhiều kỳ nam trầm hương. Núi nầy được người địa phương coi là núi của Bà Thiên Y A Na, nên gọi là Hòn Bà. Trên núi có miếu thờ. Những người đi điệu tức là đi tìm trầm, trước khi vào rừng, đều phải đem lễ vật đến miếu cầu khẩn. Người nào được Bà ban phước thì mới tìm ra trầm. Bằng không thì đi không cũng trở về không“.

Mời quý bạn đọc hãy cùng thưởng ngoạn, một số trích đoạn dưới đây về thắng cảnh cổ tích : 1) Bà Thiên Y A Nan lược sử; 2) Tháp Bà Hòn Đá Chữ; 3) Hang ông Bưởi, ông Già; 4) Sông Nha Trang, Hòn Bà ; 5) Xứ Trầm Hương Quách Tấn .

Tôi noi theo dấu tích tiền nhân, đường xưa mây trắng, tích cũ chép lạ, i A Na Bà Chúa Ngọc Chuyện ngậm ngãi tìm trầm

Hoàng Kim .

BÀ THIÊN Y A NAN
Lược sử


Xưa tại núi Đại An (Đại điển) có hai vợ chồng Ông tiều đến cất nhà và vỡ rẫy trồng dưa nơi triền núi. Dưa chín thường hay bị mất.

Một hôm ông rình, bắt gặp một thiếu nữ trạc chừng chín mười tuổi hái dưa rồi giỡn dưới trăng. Thấy cô gái dễ thương ông đem về nuôi. Hai ông bà vốn không con cái, nên đối với thiếu nữ thương yêu như con ruột.

Một hôm trời mưa lụt lớn, cảnh vật tiêu điều buồn bã thiếu nữ lấy đá chất ba hòn dã sơn và hái hoa lá cắm vào, rồi đứng ngắm làm vui. Cho rằng hành vi của con không hợp với khuê tắc, ông tiều nặng tiếng rầy la. Không ngờ đó là một tiên nữ giáng trần đang nhớ cảnh Bồng lai. Đã buồn thêm bực nhân thấy khúc kỳ nam theo nước nguồn trôi đến tiên nữ bèn biến thân vào khúc kỳ, để mặc cho sóng đưa đẩy. Khúc kỳ trôi ra biển cả rồi tấp vào đất Trung Hoa. Mùi hương bay ngào ngạt. Nhân dân địa phương lấy làm lạ rũ đến xem. Thấy gỗ tốt xứm nhau khiêng, nhưng người đông bao nhiêu cũng không giở nổi.

Thái tử Bắc Hải nghe tin đồn, tìm đến xem hư thực, thấy khúc gỗ không lớn lắm lẽ gì nặng đến nỗi giở không lên, Thái Tử bèn lấy tay nhấc thử. Chàng hết sức lạ lùng vì khúc gỗ nhẹ như tờ giấy, bèn đem về cung, trân trọng như một bảo vật.

Một đêm, dưới bóng trăng mờ. Thái Tử thấy có bóng người thấp thoáng nơi để khúc kỳ nam. Nhưng lại gần xem thì tứ bề vắng vẻ, bên mình chỉ phảng phất mùi hương thanh thanh từ khúc kỳ bay ra. Chàng quyết rình xem mấy đêm liền không hề thấy khác lạ. Chàng không nản chí. Rồi một hôm, đêm vừa quá nửa, bốn bề im phăng phắc, một giai nhân tuyệt sắc theo ngọn gió hương ngào ngạt từ trong khúc kỳ nam bước ra.

Thái Tử vụt chạy đến ôm choàng. Không biến kịp, giai nhân đành theo Thái Tử về cung và gho biết rõ lai lịch.

Giai nhân xưng là Thiên Y A Na.

Thái Tử vốn đã trưởng thành nhưng chưa có lứa đôi vì chưa chọn được người xứng ý. Nay thấy A Na xinh đẹp khác thường bèn tâu phụ hoàng xin cưới làm vợ. Nhà vua xin bói cát hung. Trúng quẻ “đại cát” liền cử lễ thành hôn.

Vợ chồng ăn ở với nhau rất tương đắc và sanh được hai con, một trai, một gái, trai tên Trí, gái tên Quý, dung mạo khôi ngô.

Thời gian qua trong êm ấm Nhưng một hôm lòng quê thúc giục Thiên Y bồng hai con nhập vào kỳ nam trở về làng cũ.

Núi Đại An còn đó nhưng vợ chồng ông tiều đã về cõi âm Thiên Y bèn xây đắp mồ mã cha mẹ nuôi và sửa sang nhà cửa để phụng tự. Thấy dân địa phương còn dã man, bà đem văn minh Trung Hoa ra giáo hóa, dạy cày cấy, dạy kéo vải, đệt sợi .. và đặt ra lễ nghi .. từ ấy ruộng nương mở rộng đời sống của nhân dân mỗi ngày mỗi thêm phúc túc phong lưu công khai phá của bà chẳng những ở trong địa phương và các vùng lân cận cũng được nhờ. Rồi một năm vào ngày lành tháng tốt, trời quang mây tạnh một con chim hạc từ trên mây bay xuống, bà cùng hai con lên lưng hạc bay về tiên.

Nhân dân địa phương nhớ ơn đức xây tháp tạc tượng vào năm 817 phụng thờ và mỗi năm vào ngày bà thăng thiên 23. 3 âm lịch tổ chức lễ múa bóng dâng hương hoa rất long trọng. Ở Bắc hải Thái Tử trông đợi lâu ngày không thấy vợ con trở về bèn sai một đạo binh dong thuyền sang Đại an tìm kiếm. Khi thuyền đã đến nơi thì bà đã trở về Bồng đảo. Người Bắc hải ỷ đông hà hiếp dân địa phương ngờ rằng dân địa phương nói dối bèn hành hung không giữ lễ xúc phạm thần tượng, nhân dân bèn thắp nhang khấn vái. Liền đó gió thổi đá bay đánh đắm thuyền của Thái Tử Bắc hải.

Nơi đây nổi lên một hòn đá lớn tục gọi là đá chữ.

Ngày 20 5 năm Tự Đức thứ 9 ‘1857’ PHAN THANH GIẢN
Thượng thư Lễ nghi thảo văn, theo bản dịch Quách Tấn

Văn bia viết về Thiên Y A Na tại tháp Po Nagar, Nha Trang do cụ  Phan Thanh Giản soạn ngày 20 tháng 5 năm Tự Đức thứ 9 (1857) – bản dịch của Quách Tấn – ông bà Lê Vinh tạc năm 1970 (Thiên Y A NA Wikipedia Tiếng Việt), văn bản đánh máy của Hoàng Kim sao y văn bản tại tháp Po Nagar, Nha Trang.

‘XỨ TRẦM HƯƠNG’ QUÁCH TẤN

Cuốn sách Xứ trầm hương của nhà văn Quách Tấn (1910-1992) là một tác phẩm viết về tỉnh Khánh Hòa, quê hương thứ hai của ông sau quê nhà Bình Định.

Xứ trầm hương được Nxb. Lá Bối (Sài Gòn) ấn hành lần đầu tiên  năm 1969, vừa mới ra đời đã được độc giả niềm nở đón nhận. Năm 1992, cuốn sách được Nxb. Tổng Hợp Khánh Hòa tái bản lần thứ nhất, nội dung có chỉnh sửa đôi chút. Đến năm 2002, cuốn sách được Hội Văn học Nghệ thuật Khánh Hòa tái bản lần thứ hai, bổ sung phần Phụ lục, dày 600 trang. Cuối năm 2018, Xứ trầm hương được Nxb. Đà Nẵng tái bản lần thứ ba – ấn bản kỷ niệm.

Ấn bản  Xứ trầm hương do Omega+ ấn hành năm 2019 dựa trên bản  nền của Nxb. Lá Bối năm xưa – bản in mà gia đình ông cho là khả tín  nhất về vấn đề văn bản học.

Viết Xứ trầm hương, theo ông Quách Tấn là :

«Tôi chỉ làm một việc mà nhiều người có thể làm được, nếu muốn, là ghi chép lại những gì đã thấy, đã nghe, đã cảm trong mấy mươi năm sống cùng non nước Khánh Hòa. 

Ghi chép lại vì nhận thấy đẹp, thấy hay, thấy thú, thấy đáng yêu đáng quí, đáng ra công gìn giữ cho đoàn hậu tiến có lòng cùng nước cùng non.

Ghi chép lại hầu mong bạn phương xa ghé mắt rồi đem lòng thương tưởng đến Khánh Hòa mà tôi kính yêu như bà Nghĩa Mẫu, vì nuôi nấng tôi gần nửa đời người.

Mục đích viết Xứ trầm hương là thế, và chỉ có thế.

Nghĩa là tôi không có tham vọng viết một quyển sách địa lý, mà chỉ mong giới thiệu được những cái hay cái đẹp của Khánh Hòa, về mặt thiên nhiên cũng như về mặt nhân sự. »

+TRÍCH ĐOẠN HAY:

“Nha Trang do chữ Chàm Ea Tran hay Yjatran mà ra. Trong các sách viết trước thời Pháp thuộc, đã dùng đến. Như trong tập Phương Đình dư địa chí của Nguyễn Siêu đời Tự Đức nói về tỉnh Khánh Hòa, ghi rõ rằng: “Năm Quý Sửu đại quân lấy lại Bình Khang doanh, tiến đánh thành Qui Nhơn, lúc ban sư đắp thành đất ở thủ sở Nha Trang gọi là thành Diên Khánh, núi sông thực là thiên hiểm, tục gọi là Nha Trang thành.”

Như thế, Nha Trang dùng gọi thành Diên Khánh từ thời Gia Long mà mới dùng gọi tỉnh lỵ từ ngày Pháp đặt nền đô hộ ở Trung Việt.

Trong Đại Nam nhất thống chí của Cao Xuân Dục soạn triều Duy Tân cũng có nói đến Nha Trang. Song không phải tên thành phố mà tên một nguồn của con sông Cù Giang: Nguồn Nha Trang. ”

“Làm tổ xong thì lo đẻ. Song người lấy tổ không để chim kịp đẻ đã lo làm mùa, nghĩa là lấy tổ. Tổ lấy xong độ năm ba hôm sau thì chim làm tổ khác, nơi chỗ cũ. Kỳ nầy thì chim được phép đẻ tự do. Và người lấy tổ đợi chim con biết bay rồi mới làm mùa thứ hai…

Lấy tổ yến không phải dễ. Phải làm giàn tre để leo, hoặc dùng dây thừng để lên xuống. Nhiều khi phải leo thật cao, rồi nắm dây tụt xuống tận vực thẳm, trong những hang tối om và không hơi gió lọt. Nhiều hang chỉ vào được lúc thủy triều xuống để lộ cửa hang. Cửa hang lắm nơi chỉ vào lọt một em bé. Người vào hang phải hết sức lanh lẹ để trở ra kịp lúc nước triều chưa lên.”

Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng)….

Xứ Trầm Hương Quách Tấn (
bản PDF đọc tại đây).

Trước hết nên đi xem Tháp Bà, một nơi xưa cũng thật là xưa, mà đẹp cũng thật là đẹp, một nơi tiêu biểu nhất cho thắng cảnh cổ tích của miền Cát Trắng Dương Xanh.

THÁP BÀ

Tức là tháp thờ bà Thiên Y A Na, tiếng Pháp gọi là Poh Nagar.

Tháp xây trên một ngọn đồi trong vùng núi Cù Lao.

Núi cao chừng vài ba chục thước, hình như một chiếc nón lá úp sấp, cây cối tươi xanh. Phía Nam giáp sông Nha Trang, phía Tây và phía Bắc giáp núi và đồng bằng, trước mặt thì làng Cù Lao (Xóm Bóng) và biển Nha Trang.

Tháp gồm có bốn ngọn. Ba ngọn nhỏ một ngọn lớn. Ngọn lớn ở phía Bắc, cao đến 23 thước. Theo nhà khảo cổ Henri Parmentier thì tháp nầy do vua Chiêm Thành là Harivarma Đệ Nhất xây vào đầu thế kỷ IX. Còn các ngọn khác thì xây vào khoảng thế kỷ thứ VII, thứ VIII.

Trong ngọn tháp lớn nhất nữ thần xứ Kaut Hara (Cù Huân) là Poh Nagar (hay Pô Ino Nogar) mà người Việt gọi là Thiên Y A Na.

Tượng nữ thần bằng đá xanh, cao lớn, ngồi xếp bằng trên một bệ cao rộng, cũng bằng đá xanh nguyên khối. Thần có 10 cánh tay. Hai tay đặt lên đầu gối, lòng bàn tay để ngửa. Còn tám tay khác thì giơ lên hình rẻ quạt và mỗi tay cầm một món binh khí, như đoản đao, giáo, ná, tên v.v… Y phục khắc theo kiểu chúng ta thường thấy ở các tượng đá của Chiêm Thành. Nghĩa là rất đơn giản: đầu đội mão triều thiên, nhọn như mũ vũ nữ Thái Lan thân chỉ che đôi mảnh xiêm y ở hạ thân và ở ngực. Nét chạm trổ cực kỳ tinh vi vừa sắc sảo vừa dịu dàng, trông như người sống. Nhưng rất tiếc là người Việt Nam lấy sơn sơn mặt tượng, rồi vẽ mày vẽ mặt một cách vụng về, lại choàng vào thân áo cẩm bào đội lên đầu một ngọc miện, hoa hòe lòe loẹt, trông như một tượng gỗ, một tượng đất do thợ tay ngang tạc nên. Về mặt mỹ thuật thì bị giảm sút. Nhưng về tinh thần dân tộc thì gia tăng, vì tượng thần đã hoàn toàn Việt Nam hóa, trông vào không còn chút dấu tích gì về Chiêm Thành.

Thiên Y A Na có một sự tích ly kỳ. Truyền rằng:

Xưa kia tại núi Đại An (tức Đại Điền hiện tại) có hai vợ chồng ông tiều đến cất nhà và vỡ rẫy trồng dưa nơi triền núi. Dưa chín thường hay bị mất. Một hôm ông rình, bắt gặp một thiếu nữ trạc chín mười tuổi hái dưa, dồi giỡn dưới trăng. Thấy cô gái dễ thương, ông đem về nuôi, hai ông bà vốn không con cái, nên đối với thiếu nữ thương yêu như con ruột.

Một hôm trời mưa lụt lớn, cảnh vật tiêu điều buồn bã, thiếu nữ lấy đá chất thành ba hòn giả sơn và hái hoa lá cắm vào, rồi đứng ngắm làm vui, ông tiều nặng tiếng la rầy. Không ngờ đó là một tiên nữ giáng trần đương nhớ cảnh Bồng Lai. Đã buồn thêm bực! Nhân thấy khúc kỳ nam theo giòng nước nguồn trôi đến, tiên nữ bèn biến thân vào khúc kỳ, để mặc cho sóng đưa đẩy. Khúc kỳ trôi ra biển cả rồi tấp vào đất Trung Hoa. Mùi hương bay ngào ngạt. Nhân dân địa phương lấy làm lạ, rủ đến xem. Thấy gỗ tốt xúm khiêng, nhưng người đông bao nhiêu cũng không giở nổi.

Thái tử Bắc Hải nghe tin đồn, tìm đến xem hư thực. Thấy


#CNM365 #CLTVN 18 THÁNG 5
Hoàng Kim
và Hoàng Long
CNM365 Tình yêu cuộc sống#vietnamhoc, #Thungdung; A Na bà chúa Ngọc; Tím một trời yêu thương; Thế sự bàn cờ vây; Học không bao giờ muộn; Pho tượng Ngọc Quan Âm; Trời mưa trong mắt ai; Chuyện ngậm ngãi tìm trầm; Nơi một trời thương nhớ; Ngọc Phương Nam ngày mới; Giống khoai lang Việt Nam; Giống khoai lang HL518; Giống khoai lang HL491; Giống khoai Hoàng Long; Ngày 18 tháng 5 Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Ngày 18 tháng 5 năm 1964, cầu Hàm Rồng (ở Thanh Hoá) khánh thành và thông tàu đoạn đường sắt Hàm Rồng Vinh dài 156 km. Cầu Hàm rồng Thanh Hóa ngày nay (hình); Ngày 18 tháng 5 năm 1804 Napoléon Bonaparte làm hoàng đế nước Pháp, người có ảnh hưởng nhất tới châu Âu và thế giới thời đó. Bài chọn lọc ngày 18 tháng 5: #vietnamhoc, #Thungdung; A Na bà chúa Ngọc; Tím một trời yêu thương; Thế sự bàn cờ vây; Học không baogiờ muộn; Pho tượng Ngọc Quan Âm; Trời mưa trong mắt ai; Chuyện ngậm ngãi tìm trầm; Nơi một trời thương nhớ; Ngọc Phương Nam ngày mới; Giống khoai lang Việt Nam; Giống khoai lang HL518; Giống khoai lang HL491; Giống khoai Hoàng Long; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-18-thang-5/;

cropped-dsc00927.jpg

A NA BÀ CHÚA NGỌC
Hoàng Kim

A Na Bà Chúa Ngọc tại tháp Po Nagar, Nha Trang, có văn bia do cụ Phan Thanh Giản soạn ngày 20 tháng 5 năm Tự Đức thứ 9 (1857) , bản dịch của Quách Tấn, ông bà Lê Vinh tạc năm 1970. Hình tượng Mẹ thật tuyệt vời này trong tín ngưỡng Đạo Mẫu Việt Nam với văn hóa Việt Chăm. Những công trình nghiên cứu lịch sử văn hóa gần đây của các tác giả Ngô Đức Thịnh 2009, Lê Đình Phụng 2015, Huỳnh Thiệu Phong 2016 và những người khác giúp soi thấu nhiều góc khuất để tích cũ viết lại bài A Na Bà Chúa Ngọc. Cám ơn các tác giả của những tài liệu đã trích dẫn (HK).

A Na bà chúa Ngọc là Thánh Mẫu Ngọc Phương Nam, hình tượng người Mẹ tuyệt vời trong Đạo Mẫu Việt Nam văn hóa Việt Chăm, Báu vật nơi đất Việt; Pho tượng Ngọc Quan  Âm của di sản khoa học tâm linh quý giá. Thật biết ơn các chuyên khảo, bụi vàng đường trần của nhiều bậc minh triết, đã chỉ dấu sâu sắc cho chyên khảo này. Lời khuyên châu ngọc của Xứ Trầm Hương Quách Tấn thật trân quý: “Ghi chép lại vì nhận thấy đẹp, thấy hay, thấy thú, thấy đáng yêu đáng quí, đáng ra công gìn giữ cho đoàn hậu tiến có lòng cùng nước cùng non” Đọc thêm các chuyên khảo có cùng chủ đề này Chuyện ngậm ngãi tìm trầm; Nha Trang và A. Yersin; Sóc Trăng Lương Định Của; Sông Kỳ Lộ Phú Yên; Cao Biền trong sử Việt; … xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/a-na-ba-chua-ngoc/

1

Chuyện ngậm ngãi tìm trầm Huy Nguyen và Hoàng Đại Nhân đã nhắc đến Kim Hoàng trong bình luận của họ, khi Kim Notes lắng ghi chú: ‘Mùa khoai lang tím tuyệt vời/ Nhuộm ta tím cả một trời yêu thương’/Gừng cay muối mặn dặm đường/ Tím khoai, tím sắn, trầm hương cuộc đời, xem tiếp Tím một trời yêu thươnghttps://hoangkimlong.wordpress.com/…/tim-mot-troi-yeu…/. Huy Nguyen đã viết: “Thầy ơi có thời gian thầy có thể kể thêm hồi ức về lúc làm công tác giống và hỗ trợ cộng đồng nông dân không ạ. Em nhớ mãi lời thầy khi làm dự án phải kiếm công nghệ tốt nhất và đúng người, đúng thời điểm để làm, nhưng em không hiểu từ đâu mà thầy có những đúc kết đó ạ. Chúc thầy mạnh khoẻ và hạnh phúc ạ.”

Tôi trả lời với Huy Nguyen nhưng thực ra đang đối thoại với chính mình về “Chuyện ngậm ngãi tìm trầm” “Báu vật nơi đất Việt” “Pho tượng Ngọc Quan Âm”: Em Huy Nguyen thân quý. Em ngắm bức ảnh và lời ghi chú này “Anh Lương Hồng Thắng kể cho Kim Hoàng nghe vắn tắt về việc nhà. Tôi từ rằm Nguyên tiêu 2011 thăm ngôi nhà tuổi thơ của thầy Lương Định Của ở Sóc Trăng và lưu lại ghi chép “Sóc Trăng Lương Định Của” ; Hôm nay, sau mười một năm, tôi mới tiếp tục bài viết “Chuyện ngậm ngãi tìm trầm”, cảm nhận về những điều tâm đắc. https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chuyen-ngam-ngai-tim-tram/

Cũng giống như một câu chuyện khác “Nha Trang và A. Yersin”. Huy Nguyễn đã viết:” “Em đọc Yersin, người chữa trị dịch hạch và thổ tả, vào những buổi sáng ở cao nguyên Lâm Viên, lòng vô cùng ngưỡng mộ về vị bác sĩ danh tiếng này. Từ một chuyên gia trong lĩnh vực vi trùng, lại bỏ áo bluse để trở thành một thủy thủ vì sau một chuyến công tác đã “lần đầu tiên thấy biển”. Rồi khi trở thành thủy thủ lại một lần nữa từ bỏ những con sóng để khám phá ra cao nguyên Lâm Viên vì “nhìn thấy những đám mây trên rặng núi của Khánh Vĩnh chưa có ai khám phá”. Thế rồi sau những chuyến phiêu lưu lại trở thành một chuyên gia nông học, chủ đồn điền để lại cho người Việt biết bao lợi ích vì những công hiến của mình. Từ đồn điền rộng 500ha ông lại lui vè với mảnh đất mấy mét vuông với tấm bia mộ khiêm tốn ở Suối Dầu, để lại cho đời hình ảnh về một con người phi thường, một người không có cha nhưng đã đi xa hơn những giới hạn mà những người cha có thể đạt tới.

Theo mô tả của Patrick Deville thì Yersin suốt đời theo đuổi cái hiện đại nhất, em lại nhớ tới lời dạy của thầy Hoàng Kim rằng trong nghiên cứu khoa học phải mang về những thông tin số liệu mới nhất của thế giới, giống tốt nhất để phục vụ cho bà con. Em ngưỡng mộ cách thiết kế bài giảng của Thầy, thể hiện được sự tôn trọng khoa học và yêu nghề lớn lao.

Em chưa đến được viện Passteur cũng như đến Suối Dầu thăm mộ của bác sĩ Yersin, nhưng em có cảm giác một sự đồng điệu ghê gớm với con người của thế kỉ trước này. Em cũng đã ghé thăm trường Lycée Yersin (đã đổi tên thành Cao Đẳng Sư Phạm) hay Đại học Yersin nhưng chưa tìm thấy dấu ấn nào. Mong rằng có dịp sẽ đến được Suối Dầu Nha Trang để thắp một nén nhang và tưởng nhớ về một con người vĩ đại.

Cảm ơn Thầy ạ.” https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nha-trang-va-a-yersin/

Huy hãy tìm câu trả lời trong hai câu chuyện sự thật này. Cao hơn trang văn là cuộc đời, là tâm huyết đời lắng đọng.

2.

Tháp Bà, Hòn Đá Chữ
Hang ông Bưởi, ông Già
Sông Nha Trang, Hòn Bà
Xứ Trầm Hương Quách Tấn

Đến Nha Trang bạn sẽ thật may mắn khi được đắm mình thăm thú thấu hiểu nhiều cụm danh thắng cổ tích huyền thoại. Quá nhiều chuyện hay, quá nhiều sự đẹp. Tôi chỉ yêu thích giới thiệu cho bạn một lối đi riêng mà tôi may mắn được trãi nghiệm và kể lại của phần ba chuyện ngậm ngãi tìm trầm. Tôi lãng du trong văn hóa Việt Nam cuốn theo chiều gió của nghiệp lực, nhân duyên và vận mệnh hoàn cảnh cụ thể của chính mình. Tôi thật tâm đắc với câu thơ về sông Nha Trang trích dẫn trong Xứ Trầm Hương của Quách Tấn: Sông không khô nhờ nguồn trữ nước/ Con cái sang giàu nhờ phước cha ông. May mắn thay cho chúng ta, các tích truyện Tháp Bà / Hòn Đá Chữ/ Hang ông Bưởi/ ông Già/ Sông Nha Trang Hòn Bà, đã có được Xứ Trầm Hương Quách Tấn mà tôi chỉ cần chép lại ở dưới để bạn thưởng lãm, tôi chỉ nối dài thêm A Na Bà Chúa Ngọc, Nha Trang và A. Yersin .

Nha Trang và A. Yersin Nha Trang biển yến rừng trầm thiên đường nghỉ dưỡng du lịch biển đảo nổi tiếng Việt Nam, nơi ấy có di sản nổi tiếng A Na bà chúa Ngọc Nha Trang cũng là nơi an nghĩ và lưu dấu những cống hiến đặc biệt xuất sắc của nhà bác hoc thiên tài Yersin. Quần thể lăng mộ Yersin ở Suối Dầu và Viện Pasteur Thư viện Yersin công viên Yersin Nha Trang là trường hợp duy nhất Chính phủ Việt Nam cấp bằng chứng nhận di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia cho một người nước ngoài. Dân làng Tân Xương Suối Dầu thờ Yersin làm Thành hoàng. Ngày mỗi ngày, công viên Yersin, Bảo tàng Yersin, mộ Yersin càng có nhiều lượt khách trong nước và quốc tế đến thăm để chiêm nghiệm bài học lớn tình yêu cuộc sống. xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nha-trang-va-a-yersin/

3

Tôi nói với bạn quý Huỳnh Hồng Chuyện ngậm ngãi tìm trầm Lúa siêu xanh Việt Nam mười năm chọn giống chỉ mới là bước đầu; Tâm đức số phận và duyên may cả. Mấy ai ngậm ngãi tìm trầm mà lưu được trầm hương đâu; xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/lua-sieu-xanh-viet-nam/

Trầm hương, kỳ nam là sản vật quý hiếm của đất phương Nam, vùng lõi trầm hương, kỳ nam là ở Khánh Hòa Phú Yên ngày nay nhưng từ Nghệ An trở vào, tới Thiên Cấm Sơn An Giang, tới Hà Tiên, trầm hương các tỉnh đều có. Vùng Đông Bắc,Việt Bắc,Tây Bắc theo thư tịch cổ cũng thấy

Chuyện ngậm ngãi tìm trầm, tìm cây gió bầu trầm hương kỳ nam, chuyện bỏ ngãi bỏ bùa của người Chăm, người Mọi, người Khơ Me, với chuyện đạo Mẫu Việt Nam đã lưu truyền nhiều đời tại nhiều vùng của các tộc người Việt cổ qua giai thoại dã sử mãi cho tới ngày nay. Chuyện ngậm ngãi tìm trầm lưu lại rõ nhất trong tích truyện Thiên Y A Na Bà Chúa Ngọc do cụ Phan Thanh Giản soạn ngày 20 tháng 5 năm 1857 (Tự Đức thứ 9), bản dịch của Quách Tấn, văn bia này tại tháp Po Nagar do ông bà Lê Vinh tạc năm 1970, tích cũ chép trong A Na bà chúa Ngọc, phần 2 (trong 5 phần của truyện) Pho tượng Ngọc Quan Âmhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/pho-tuong-ngoc-quan-am/

Sách Đại Nam Nhất thống chí (Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn gồm 28 quyển dưới thời Tự Đức trong Tổng tập dư địa chí Việt Nam, tập 2 Quốc chí, trang 816 viết. Trầm hương: Tục gọi là cây trầm. Bản thảo chép rằng bỏ xuống nước thì chìm nên gọi là trầm. Có thể trị thấp khử tà, bổ dương. Từ Nghệ An trở vào Nam các tỉnh đều có, có hộ thái hương. Năm Minh Mạng thứ 17 khắc hình tượng vào cao đỉnh. Nghệ An phong thổ ký chép rằng, cây gió già cỗi, tinh dịch kết lại thành hương, cây còn sống mà đẽo lấy thì gọi là sinh trầm, có thể dùng làm thuốc, cây đã chết mà lấy thì gọi là tử trầm, chỉ dùng chế chất thơm, lấy lúc cây đã mục nát gọi là tốc hương, là mật hương. Thảo mộc trạng của Kê Hàm nhà Tấn nói rằng: Cây giống cây liễu to, muốn lấy hương thì ngã cây để lâu năm, cỗi dễ cành đốt đều có màu sắc khác nhau, ruột cây rắn và đen, bỏ xuống nước mà chìm gọi là trầm hương, ngang với mặt nước là kê cốt hương, gốc là hoàng thục hương, thân cây là sạn hương, cành nhỏ rắn chắc chưa nát là thanh quế hương, gốc và mắt cứng mà lớn là mã đề hương.

Sách Lịch triều Hiến chương Loại chí của Phan Huy Chú 1821 trong Tổng tập dư địa chí Việt Nam nói đến Phú Yên, Bình Khang, Diên Khánh có trầm hương (trang 192) Quảng Nam phù Tư Nghĩa có trầm hương (trang 190) Thuận Hóa có giáng hương (trang 187).

Sách Dư địa chí của Nguyễn Trãi do Đại Nam Nhất thống chí trích dẫn trong Tổng tập dư địa chí Việt Nam (trang 1022) chép; Gỗ trầm ngư. Bãi biển có trầm ngư cùng nhiều thứ. Lời chua rằng: Trầm ngư là tên gỗ sinh ra ở ven biển nước mặn, “các loài cá lấy đuôi quẫy, người địa phương dùng nấu nước uống, có thể trừ được lam chướng”. Dùng làm đồ đạc cũng tốt

Sách Đại Nam Nhất thống chí quyển 26 tỉnh Hà Tiên, mục thổ sản cây gỗ có giáng hương (trang 1100). Sách Đại Nam Nhất thống chí quyển 27 tỉnh Biên Hòa, mục thổ sản có cây gió ờ huyện Nghĩa An (trang 1144).

Ngậm ngãi tìm trầm (Thanh Tịnh); Hồi sinh trầm hương; Những khúc ca huyền bí: Chuyện tình ngậm ngải tìm trầmTHVL | Thế giới cổ tích – Tập 94: Ngậm ngãi tìm trầm; Báu vật nơi đất Việt là những góc nhìn, ghi chép, và hình ảnh tóm tắt về câu chuyện trầm hương, kỳ nam.

4

Xứ Trầm Hương Quách Tấn là sách hay về du ký và khảo cứu khoa học nghiêm cẩn mà tôi thường đọc lại đọc
http://www.tuvienquangduc.com.au/Thanhtich/34xutramhuong.html “.Cụ Quách Tấn đã viết rất rõ về mục đích của sách này: “Ghi chép lại vì nhận thấy đẹp, thấy hay, thấy thú, thấy đáng yêu đáng quý, đáng ra công gìn giữ cho đoàn hậu tiến có lòng cùng non nước. Ghi chép lại hầu mong bạn xa ghé mắt rồi đem lòng thương tưởng đến Khánh Hòa mà tôi kính yêu như bà Nghĩa Mẫu, vì nuôi nấng tôi gần nữa đời người. Mục đích viết XỨ TRẦM HƯƠNG là thế, và chỉ có thế. Nghĩa là tôi không có tham vọng viết một quyển sách địa lý, mà chỉ mong giới thiệu được những cái thấy cái hay cái đẹp của Khánh Hòa, về mặt thiên nhiên cũng như về mặt nhân sự. Cho nên tôi thiên về phong cảnh, cổ tích, giai thoại, huyền thoại…, là những cái dễ mất. Còn những cái gì thuộc về khoa học, thuộc về chuyên môn thuần túy, là những cái thường còn, thì nương cho các nhà học giả. Do đó XỨ TRẦM HƯƠNG có tánh cách một tập du ký hơn là biên khảo. Vì vậy nên bảo XỨ TRẦM HƯƠNG không phải là Địa Phương Chí Khánh Hòa. Thế thì nó là gì? Tùy cao tình nhã ý của bạn đọc. Tấm lòng đã trải cùng non nước / Thương được nhờ ơn cũng chẳng nhờ”.

5

Xứ Trầm Hương Quách Tấn, mục du khảo Núi non, tôi đọc mà giật mình vì sự chí lý “Núi non Khánh Hòa trùng trùng điệp điệp, nơi khúc nơi bàn, thế thật hiểm trở. Các nhà quân sự bảo rằng rất có lợi cho việc dụng binh”.”Làm chúa quần sơn Khánh Hòa là dãy Tam Phong cùng núi Ðại Lãnh ranh giới cho Khánh Hòa và Phú Yên”; ” Ở Khánh Dương ngoài hòn Mẫu Tử, còn nhiều ngọn cao trên nghìn thước,… nhưng tất cả đều không nổi danh, trừ hòn Chử M’Ta” ” Ngoài những ngọn núi ở Khánh Dương và ở dãy Tam Phong, còn nhiều ngọn cao trên 1.000 thước:” Những ngọn núi này tuy cao lớn, nhưng trông không hùng dũng, không có dáng chọc trời khuấy mây. Nhìn kỹ thấy đượm vẻ hiền hòa an lạc.Phần nhiều không nổi danh:Trong các sách Dư Ðịa Chí của người xưa, như Ðại Nam Nhất Thống Chí, Phương Ðình Dư Ðịa Chí… không thấy chép. Ngoài nhân gian cũng ít người biết. Nếu không nhờ những họa đồ của người Pháp ngày trước và người Mỹ ngày nay thì hầu hết người Việt Nam trở thành người ngoại quốc đối với đất nước thân yêu”.”Trong số núi cao thượng dẫn, được thường nhắc nhở là Hòn Chảo ở Vạn Ninh và Hòn Bà ở Ninh Hòa. Nhưng được nhắc nhở không phải vì cao, mà tại có những điểm đặc biệt. Hòn Bà nằm phía Tây Nam quận lỵ Ninh Hòa, thuộc xã Ninh Hưng cách chừng mười cây số đường thẳng. Ðứng song song cùng Hòn Long, theo hướng Tây Bắc Ðông Nam.Chung quanh có nhiều núi triều ủng. Cây cối sầm uất. Có nhiều cây gió nên sản xuất nhiều kỳ nam trầm hương. Núi nầy được người địa phương coi là núi của Bà Thiên Y A Na, nên gọi là Hòn Bà. Trên núi có miếu thờ. Những người đi điệu tức là đi tìm trầm, trước khi vào rừng, đều phải đem lễ vật đến miếu cầu khẩn. Người nào được Bà ban phước thì mới tìm ra trầm. Bằng không thì đi không cũng trở về không“.

Mời quý bạn đọc hãy cùng thưởng ngoạn, một số trích đoạn dưới đây về thắng cảnh cổ tích : 1) Bà Thiên Y A Nan lược sử; 2) Tháp Bà Hòn Đá Chữ; 3) Hang ông Bưởi, ông Già; 4) Sông Nha Trang, Hòn Bà ; 5) Xứ Trầm Hương Quách Tấn .

Tôi noi theo dấu tích tiền nhân, đường xưa mây trắng, tích cũ chép lạ, i A Na Bà Chúa Ngọc Chuyện ngậm ngãi tìm trầm

Hoàng Kim .

BÀ THIÊN Y A NAN
Lược sử


Xưa tại núi Đại An (Đại điển) có hai vợ chồng Ông tiều đến cất nhà và vỡ rẫy trồng dưa nơi triền núi. Dưa chín thường hay bị mất.

Một hôm ông rình, bắt gặp một thiếu nữ trạc chừng chín mười tuổi hái dưa rồi giỡn dưới trăng. Thấy cô gái dễ thương ông đem về nuôi. Hai ông bà vốn không con cái, nên đối với thiếu nữ thương yêu như con ruột.

Một hôm trời mưa lụt lớn, cảnh vật tiêu điều buồn bã thiếu nữ lấy đá chất ba hòn dã sơn và hái hoa lá cắm vào, rồi đứng ngắm làm vui. Cho rằng hành vi của con không hợp với khuê tắc, ông tiều nặng tiếng rầy la. Không ngờ đó là một tiên nữ giáng trần đang nhớ cảnh Bồng lai. Đã buồn thêm bực nhân thấy khúc kỳ nam theo nước nguồn trôi đến tiên nữ bèn biến thân vào khúc kỳ, để mặc cho sóng đưa đẩy. Khúc kỳ trôi ra biển cả rồi tấp vào đất Trung Hoa. Mùi hương bay ngào ngạt. Nhân dân địa phương lấy làm lạ rũ đến xem. Thấy gỗ tốt xứm nhau khiêng, nhưng người đông bao nhiêu cũng không giở nổi.

Thái tử Bắc Hải nghe tin đồn, tìm đến xem hư thực, thấy khúc gỗ không lớn lắm lẽ gì nặng đến nỗi giở không lên, Thái Tử bèn lấy tay nhấc thử. Chàng hết sức lạ lùng vì khúc gỗ nhẹ như tờ giấy, bèn đem về cung, trân trọng như một bảo vật.

Một đêm, dưới bóng trăng mờ. Thái Tử thấy có bóng người thấp thoáng nơi để khúc kỳ nam. Nhưng lại gần xem thì tứ bề vắng vẻ, bên mình chỉ phảng phất mùi hương thanh thanh từ khúc kỳ bay ra. Chàng quyết rình xem mấy đêm liền không hề thấy khác lạ. Chàng không nản chí. Rồi một hôm, đêm vừa quá nửa, bốn bề im phăng phắc, một giai nhân tuyệt sắc theo ngọn gió hương ngào ngạt từ trong khúc kỳ nam bước ra.

Thái Tử vụt chạy đến ôm choàng. Không biến kịp, giai nhân đành theo Thái Tử về cung và gho biết rõ lai lịch.

Giai nhân xưng là Thiên Y A Na.

Thái Tử vốn đã trưởng thành nhưng chưa có lứa đôi vì chưa chọn được người xứng ý. Nay thấy A Na xinh đẹp khác thường bèn tâu phụ hoàng xin cưới làm vợ. Nhà vua xin bói cát hung. Trúng quẻ “đại cát” liền cử lễ thành hôn.

Vợ chồng ăn ở với nhau rất tương đắc và sanh được hai con, một trai, một gái, trai tên Trí, gái tên Quý, dung mạo khôi ngô.

Thời gian qua trong êm ấm Nhưng một hôm lòng quê thúc giục Thiên Y bồng hai con nhập vào kỳ nam trở về làng cũ.

Núi Đại An còn đó nhưng vợ chồng ông tiều đã về cõi âm Thiên Y bèn xây đắp mồ mã cha mẹ nuôi và sửa sang nhà cửa để phụng tự. Thấy dân địa phương còn dã man, bà đem văn minh Trung Hoa ra giáo hóa, dạy cày cấy, dạy kéo vải, đệt sợi .. và đặt ra lễ nghi .. từ ấy ruộng nương mở rộng đời sống của nhân dân mỗi ngày mỗi thêm phúc túc phong lưu công khai phá của bà chẳng những ở trong địa phương và các vùng lân cận cũng được nhờ. Rồi một năm vào ngày lành tháng tốt, trời quang mây tạnh một con chim hạc từ trên mây bay xuống, bà cùng hai con lên lưng hạc bay về tiên.

Nhân dân địa phương nhớ ơn đức xây tháp tạc tượng vào năm 817 phụng thờ và mỗi năm vào ngày bà thăng thiên 23. 3 âm lịch tổ chức lễ múa bóng dâng hương hoa rất long trọng. Ở Bắc hải Thái Tử trông đợi lâu ngày không thấy vợ con trở về bèn sai một đạo binh dong thuyền sang Đại an tìm kiếm. Khi thuyền đã đến nơi thì bà đã trở về Bồng đảo. Người Bắc hải ỷ đông hà hiếp dân địa phương ngờ rằng dân địa phương nói dối bèn hành hung không giữ lễ xúc phạm thần tượng, nhân dân bèn thắp nhang khấn vái. Liền đó gió thổi đá bay đánh đắm thuyền của Thái Tử Bắc hải.

Nơi đây nổi lên một hòn đá lớn tục gọi là đá chữ.

Ngày 20 5 năm Tự Đức thứ 9 ‘1857’ PHAN THANH GIẢN
Thượng thư Lễ nghi thảo văn, theo bản dịch Quách Tấn

Văn bia viết về Thiên Y A Na tại tháp Po Nagar, Nha Trang do cụ  Phan Thanh Giản soạn ngày 20 tháng 5 năm Tự Đức thứ 9 (1857) – bản dịch của Quách Tấn – ông bà Lê Vinh tạc năm 1970 (Thiên Y A NA Wikipedia Tiếng Việt), văn bản đánh máy của Hoàng Kim sao y văn bản tại tháp Po Nagar, Nha Trang.

‘XỨ TRẦM HƯƠNG’ QUÁCH TẤN

Cuốn sách Xứ trầm hương của nhà văn Quách Tấn (1910-1992) là một tác phẩm viết về tỉnh Khánh Hòa, quê hương thứ hai của ông sau quê nhà Bình Định.

Xứ trầm hương được Nxb. Lá Bối (Sài Gòn) ấn hành lần đầu tiên  năm 1969, vừa mới ra đời đã được độc giả niềm nở đón nhận. Năm 1992, cuốn sách được Nxb. Tổng Hợp Khánh Hòa tái bản lần thứ nhất, nội dung có chỉnh sửa đôi chút. Đến năm 2002, cuốn sách được Hội Văn học Nghệ thuật Khánh Hòa tái bản lần thứ hai, bổ sung phần Phụ lục, dày 600 trang. Cuối năm 2018, Xứ trầm hương được Nxb. Đà Nẵng tái bản lần thứ ba – ấn bản kỷ niệm.

Ấn bản  Xứ trầm hương do Omega+ ấn hành năm 2019 dựa trên bản  nền của Nxb. Lá Bối năm xưa – bản in mà gia đình ông cho là khả tín  nhất về vấn đề văn bản học.

Viết Xứ trầm hương, theo ông Quách Tấn là :

«Tôi chỉ làm một việc mà nhiều người có thể làm được, nếu muốn, là ghi chép lại những gì đã thấy, đã nghe, đã cảm trong mấy mươi năm sống cùng non nước Khánh Hòa. 

Ghi chép lại vì nhận thấy đẹp, thấy hay, thấy thú, thấy đáng yêu đáng quí, đáng ra công gìn giữ cho đoàn hậu tiến có lòng cùng nước cùng non.

Ghi chép lại hầu mong bạn phương xa ghé mắt rồi đem lòng thương tưởng đến Khánh Hòa mà tôi kính yêu như bà Nghĩa Mẫu, vì nuôi nấng tôi gần nửa đời người.

Mục đích viết Xứ trầm hương là thế, và chỉ có thế.

Nghĩa là tôi không có tham vọng viết một quyển sách địa lý, mà chỉ mong giới thiệu được những cái hay cái đẹp của Khánh Hòa, về mặt thiên nhiên cũng như về mặt nhân sự. »

+TRÍCH ĐOẠN HAY:

“Nha Trang do chữ Chàm Ea Tran hay Yjatran mà ra. Trong các sách viết trước thời Pháp thuộc, đã dùng đến. Như trong tập Phương Đình dư địa chí của Nguyễn Siêu đời Tự Đức nói về tỉnh Khánh Hòa, ghi rõ rằng: “Năm Quý Sửu đại quân lấy lại Bình Khang doanh, tiến đánh thành Qui Nhơn, lúc ban sư đắp thành đất ở thủ sở Nha Trang gọi là thành Diên Khánh, núi sông thực là thiên hiểm, tục gọi là Nha Trang thành.”

Như thế, Nha Trang dùng gọi thành Diên Khánh từ thời Gia Long mà mới dùng gọi tỉnh lỵ từ ngày Pháp đặt nền đô hộ ở Trung Việt.

Trong Đại Nam nhất thống chí của Cao Xuân Dục soạn triều Duy Tân cũng có nói đến Nha Trang. Song không phải tên thành phố mà tên một nguồn của con sông Cù Giang: Nguồn Nha Trang. ”

“Làm tổ xong thì lo đẻ. Song người lấy tổ không để chim kịp đẻ đã lo làm mùa, nghĩa là lấy tổ. Tổ lấy xong độ năm ba hôm sau thì chim làm tổ khác, nơi chỗ cũ. Kỳ nầy thì chim được phép đẻ tự do. Và người lấy tổ đợi chim con biết bay rồi mới làm mùa thứ hai…

Lấy tổ yến không phải dễ. Phải làm giàn tre để leo, hoặc dùng dây thừng để lên xuống. Nhiều khi phải leo thật cao, rồi nắm dây tụt xuống tận vực thẳm, trong những hang tối om và không hơi gió lọt. Nhiều hang chỉ vào được lúc thủy triều xuống để lộ cửa hang. Cửa hang lắm nơi chỉ vào lọt một em bé. Người vào hang phải hết sức lanh lẹ để trở ra kịp lúc nước triều chưa lên.”

Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng)….

Xứ Trầm Hương Quách Tấn (
bản PDF đọc tại đây).

Trước hết nên đi xem Tháp Bà, một nơi xưa cũng thật là xưa, mà đẹp cũng thật là đẹp, một nơi tiêu biểu nhất cho thắng cảnh cổ tích của miền Cát Trắng Dương Xanh.

THÁP BÀ

Tức là tháp thờ bà Thiên Y A Na, tiếng Pháp gọi là Poh Nagar.

Tháp xây trên một ngọn đồi trong vùng núi Cù Lao.

Núi cao chừng vài ba chục thước, hình như một chiếc nón lá úp sấp, cây cối tươi xanh. Phía Nam giáp sông Nha Trang, phía Tây và phía Bắc giáp núi và đồng bằng, trước mặt thì làng Cù Lao (Xóm Bóng) và biển Nha Trang.

Tháp gồm có bốn ngọn. Ba ngọn nhỏ một ngọn lớn. Ngọn lớn ở phía Bắc, cao đến 23 thước. Theo nhà khảo cổ Henri Parmentier thì tháp nầy do vua Chiêm Thành là Harivarma Đệ Nhất xây vào đầu thế kỷ IX. Còn các ngọn khác thì xây vào khoảng thế kỷ thứ VII, thứ VIII.

Trong ngọn tháp lớn nhất nữ thần xứ Kaut Hara (Cù Huân) là Poh Nagar (hay Pô Ino Nogar) mà người Việt gọi là Thiên Y A Na.

Tượng nữ thần bằng đá xanh, cao lớn, ngồi xếp bằng trên một bệ cao rộng, cũng bằng đá xanh nguyên khối. Thần có 10 cánh tay. Hai tay đặt lên đầu gối, lòng bàn tay để ngửa. Còn tám tay khác thì giơ lên hình rẻ quạt và mỗi tay cầm một món binh khí, như đoản đao, giáo, ná, tên v.v… Y phục khắc theo kiểu chúng ta thường thấy ở các tượng đá của Chiêm Thành. Nghĩa là rất đơn giản: đầu đội mão triều thiên, nhọn như mũ vũ nữ Thái Lan thân chỉ che đôi mảnh xiêm y ở hạ thân và ở ngực. Nét chạm trổ cực kỳ tinh vi vừa sắc sảo vừa dịu dàng, trông như người sống. Nhưng rất tiếc là người Việt Nam lấy sơn sơn mặt tượng, rồi vẽ mày vẽ mặt một cách vụng về, lại choàng vào thân áo cẩm bào đội lên đầu một ngọc miện, hoa hòe lòe loẹt, trông như một tượng gỗ, một tượng đất do thợ tay ngang tạc nên. Về mặt mỹ thuật thì bị giảm sút. Nhưng về tinh thần dân tộc thì gia tăng, vì tượng thần đã hoàn toàn Việt Nam hóa, trông vào không còn chút dấu tích gì về Chiêm Thành.

Thiên Y A Na có một sự tích ly kỳ. Truyền rằng:

Xưa kia tại núi Đại An (tức Đại Điền hiện tại) có hai vợ chồng ông tiều đến cất nhà và vỡ rẫy trồng dưa nơi triền núi. Dưa chín thường hay bị mất. Một hôm ông rình, bắt gặp một thiếu nữ trạc chín mười tuổi hái dưa, dồi giỡn dưới trăng. Thấy cô gái dễ thương, ông đem về nuôi, hai ông bà vốn không con cái, nên đối với thiếu nữ thương yêu như con ruột.

Một hôm trời mưa lụt lớn, cảnh vật tiêu điều buồn bã, thiếu nữ lấy đá chất thành ba hòn giả sơn và hái hoa lá cắm vào, rồi đứng ngắm làm vui, ông tiều nặng tiếng la rầy. Không ngờ đó là một tiên nữ giáng trần đương nhớ cảnh Bồng Lai. Đã buồn thêm bực! Nhân thấy khúc kỳ nam theo giòng nước nguồn trôi đến, tiên nữ bèn biến thân vào khúc kỳ, để mặc cho sóng đưa đẩy. Khúc kỳ trôi ra biển cả rồi tấp vào đất Trung Hoa. Mùi hương bay ngào ngạt. Nhân dân địa phương lấy làm lạ, rủ đến xem. Thấy gỗ tốt xúm khiêng, nhưng người đông bao nhiêu cũng không giở nổi.

Thái tử Bắc Hải nghe tin đồn, tìm đến xem hư thực. Thấy khúc gỗ không lớn lắm, lẽ gì nặng đến nỗi không giở lên. Thái Tử bèn lấy tay nhắc thử. Chàng hết sức lạ lùng vì nhận thấy khúc gỗ nhẹ như tờ giấy! Bèn đem về cung, trân trọng như một bảo vật.

Một đêm, dưới bóng trăng mờ, Thái Tử thấy có bóng người thấp thoáng nơi để khúc kỳ nam. Nhưng lại gần thì tư bề vắng vẻ, bên mình chỉ phảng phất mùi hương thanh thanh từ khúc kỳ nam bay ra. Chàng quyết rình xem suốt mấy đêm liền không hề thấy gì khác lạ. Chàng không nản chí. Rồi một hôm, đêm vừa quá nửa, bốn bề im phăng phắc, một giai nhân tuyệt sắc theo ngọn gió hương ngạt ngào trong khúc kỳ nam bước ra. Thái Tử vụt chạy đến ôm choàng. Không biến kịp, giai nhân đành theo Thái Tử về cung và cho biết lai lịch.

Giai nhân xưng là Thiên Y A Na.

Thái tử vốn đã trưởng thành, nhưng chưa có lứa đôi vì chưa chọn được người xứng ý. Nay thấy A Na xinh đẹp khác thường, bèn tâu cùng phụ hoàng xin cưới làm vợ. Nhà vua sai bói cát hung. Trúng quẻ “đại cát”, liền cử lễ thành hôn.

Vợ chồng ăn ở với nhau rất tương đắc và sanh được hai con, một trai một gái, trai tên Trí, gái tên Quý, dung mạo khôi ngô.

Thời gian qua trong êm ấm. Nhưng một hôm, lòng quê thúc dục, Thiên Y bồng hai con nhập vào khúc kỳ nam trở về làng cũ.

Núi Đại Am còn đó nhưng vợ chồng ông tiều đã về cõi âm. Thiên Y bèn xây đắp mồ mả cha mẹ nuôi và sửa sang nhà cửa để phụng tự. Thấy dân địa phương còn man dã, bà đem văn minh Trung Hoa ra giáo hóa: dạy cày cấy, dạy kéo vải dệt sợi…, và đặt ra lễ nghi… Từ ấy ruộng nương mở rộng, đời sống của nhân dân mỗi ngày một thêm phú túc phong lưu. Công khai hóa của bà của những ở trong địa phương, mà các vùng lân cận cũng được nhờ.

Rồi một năm vào ngày lành tháng tốt, trời quang mây tạnh, một con chim hạc từ trên mây bay xuống, bà cùng hai con lên lưng hạc bay về tiên.

Nhân dân địa phương nhớ ơn đức, xây tháp tạc tượng phụng thờ. Và mỗi năm vào ngày bà thăng thiên, tổ chức lễ múa bóng dâng hoa rất long trọng.

Ở Bắc Hải, Thái Tử trông đợi lâu ngày không thấy vợ con trở về, bèn sai một đạo binh dong thuyền sang Đại An tìm kiếm. Khi thuyền đến nơi thì bà đã về Bồng Đảo. Người Bắc Hải ỷ đông, hà hiếp dân địa phương ngờ rằng dân địa phương nói dối, bèn hành hung. Lại không giữ lễ, xúc phạm thần tượng. Nhân dân bèn thắp hương khấn vái. Liền đó gió nổi đá bay, đánh đắm đoàn thuyền của Thái Tử Bắc Hải.

Sự tích nầy, cụ Phan Thanh Giản chép lại thành một bài ký và bố chánh sứ tỉnh Khánh Hòa là Nguyễn Quýnh khắc bia dựng phía sau tháp.

Nhưng đó là sự tích của người Việt Nam truyền tụng.

Sự tích của người Chiêm Thành khác hẳn:

Poh Nagar là một nữ thần do áng mây và bọt nước biển biến sanh. Bà sinh ra với một tấm thân cân đối, một khuôn mặt xinh đẹp tuyệt vời và chói rọi hào quang. Bà sinh ra tận ngoài biển khơi. Nước biển dâng cao đưa bà vào bến Yjatran. Sấm trời và gió hương nổi dậy báo cho muôn loài biêt tin bà giáng thế. Liền đó những khe suối trên nguồn dồn lại thành sông chảy xuống mừng Bà, và núi hạ mình thấp xuống để đón rước Bà. Bà bước lên bờ. Cây cong cành xuống sát đất để tỏ lòng thần phục. Chim muông kéo nhau đến chầu hai bên đàng cái. Và hoa cỏ vươn lên để điểm hương vào bước chân bà đi.

Đến Yjatran, Bà dùng phép hóa ra cung điện nguy nga, hóa ra trầm hương, kỳ nam, các giống gỗ quý và lúa bắp. Để cúng Trời, Bà tung lên mây một hột lúa. Lúa mọc hai cánh trắng như hai mảnh bạch vân, bay ở giữa không trung. Bà lại đốt một phiến trầm hương, khói thơm tỏa lên cao vút, đỡ hột lúa có cánh về dâng cúng Trời.

Nơi hậu cung Bà có 97 ông chồng. Nhưng chỉ có ông Pô Yan Amo là có uy quyền và được trọng vọng hơn cả. Bà sanh được 38 nữ thần, người nào cũng xinh đẹp. Song chỉ có 3 người được Bà ban cho nhiều quyền phép là Pô Nogar Dara, Rarai Anaih, nữ thần vùng Phan Rang, và Pô Bia Tikuk, nữ thần vùng Phan Thiết.

Sự tích Poh Nagar và sự thích Thiên Y A Na thật khác hẳn nhau.

Sự tích của người Chiêm Thành phải ảnh chế độ mẫu hệ của người Chàm ngày trước.

Sự tích của người Việt Nam biểu lộ tinh thần dân tộc rất sâu đậm và cho chúng ta thấy người xưa xem nghĩa đồng bào nặng hơn tình gia đình nhiều lắm.

Bà Poh Nagar hay Thiên Y A Na thờ ở ngọn tháp chính ở phía Bắc.

Ngọn thứ hai, ở chính giữa, thờ thần Cri Cambhu.

Tháp xây từ thế kỷ thứ VII và trong tháp có tượng bằng vàng khối. Vào cuối thế kỷ thứ VIII, người Mã Lai xâm nhập xứ Kuat Hara, cướp mất tượng vàng và phá hủy ngọn tháp. Vua Satyavarman xây tháp lại và tạc tượng đá thay tượng vàng. Tượng nhỏ, hiện còn tốt.

Người Việt Nam bảo đó là đền thờ Thái Tử Bắc Hải, chồng bà Thiên Y A Na.

Ngọn thứ ba, ở phía Nam, đứng ngay hàng cùng hai ngọn trước, thờ tượng Linga, biểu hiện của thần Sandhaka.

Người Việt Nam bảo đó là đền thờ ông Tiều, nghĩa phụ của bà Thiên Y.

Ngọn thứ tư, đứng phía sau tháp thờ bà Thiên Y. trong tháp không có tượng mà chỉ có đế thờ (có lẽ tượng bị thất lạc lúc người Mã Lai vào cướp phá). Tháp nầy thờ thần Ganeca.

Người Việt Nam bảo đó là đền thờ Công Chúa Quý.

Còn hai tháp nữa cũng ở sau lưng dãy tháp trước, không biết rõ thờ vị thần nào của Chiêm Thành.

Người Việt Nam bảo đó là đền thờ bà Tiều, nghĩa mẫu của Bà Thiên Y, và hoàng tử Tri. Tháp đã bị hư nát, chỉ còn nền một số gạch vụn. Bà Tiều đưa về thờ chung cùng ông Tiều ở tháp thứ ba. Hoàng tử đưa về thờ chung với Công chúa ở tháp thứ tư.

Phía trước tháp, dưới chân đồi lại có mấy hàng cột cao lớn bằng gạch. Truyền rằng đó là những cột chống vũ đài. Mỗi khi có lễ, người ta dùng ván gác lên trên cột thành một sân gỗ rộng. Vũ nữ và ca công lên ca múa trên sân gỗ. Thần trong tháp ngồi trông ra, nhân dân đứng dưới trông lên, đôi bên trông đều rõ. Nhưng đó là về thời người Chiêm Thành còn làm chủ đất đai. Từ ngày người Việt Nam thay người Chiêm Thành, thì những cuộc ca vũ tổ chức ngay ở trên sân tháp.

Bốn ngọn tháp Cù Lao, theo tên các vị thần, là đền thờ của người Chiêm theo đạo Bà La Môn. Bà Poh Nagar là một biến thần của thần Civa, một trong ba chúa tể vũ trụ của đạo Bà La Môn.

Nhưng từ khi tháp thuộc quyền sở hữu người Việt Nam các thần Bà La Môn nhường ngôi vị thần Việt tịch và bà Chúa Xứ Poh Nagar hiển linh dưới danh hiệu Thiên Y A Na và nhận ân tứ của vua nước Việt.

Vua Gia Long phong tặng “Hồng Nhân Phổ Tế Linh Ứng Thượng Đẳng Thần” và cắt dân làng Cù Lao ba người sung làm từ phu. Các đời vua sau, đời nào cũng có phong tặng.

Người địa phương, ngoài danh hiệu Thiên Y A Na, thường tôn xưng là “A Na Diễn Bà Chúa Ngọc Thánh Phi” và gọi tắt là bà “Chúa Ngọc”.

*          *

*

Sau khi xứ Kuat Hara sát nhập vào lãnh thổ Việt Nam, người Chàm bỏ đi hết, và tuyệt nhiên không bước chân đến Poh Nagar. Gặp những người Chàm ở Phan Rang ra buôn bán ở Nha Trang, hỏi về tháp, họ đáp một cách cụt ngủn “không biết” rồi ngó ngơ. Thái độ ấy chứng tỏ rằng họ không ưa nghe tên ấy. Hoậc giả vì tên tháp gợi cảnh diệt vong của giống nòi, hoặc giả họ không phải là người theo đạo Bà La Môn mà là người theo Hồi Giáo.

Tháp Chàm bị người Chàm hờ hững!

Trái lại, phần đông người Khánh Hòa và một số đồng bào ở các tỉnh di cư đến, lại gởi trọn niềm tín ngưỡng nơi tháp, nhất là các bà các cô.

Ngày rằm và mồng một, người đến lễ bái chật trong chật ngoài.

Thời Tiền Chiến, đến ngày vía Bà (ngày 3 tháng 3 âm lịch) nhân dân địa phương tổ chức lễ cúng tế rất long trọng. Ban đêm có lệ múa bóng ở trước sân tháp.

Điệu múa Bóng là điệu múa của Chiêm Thành truyền lại.

Người múa toàn là con gái. Áo xiêm rực rỡ; đầu đội, người cỗ hoa tươi, kẻ đèn lồng ngũ sắc. Đèn và hoa chồng cao như ngọn tháp. Vũ nữ múa theo điệu đàn điệu trống, đoanh lộn nhịp nhàng dưới ánh đuốc ánh đèn hừng hẫy. Họ múa rất khéo và dẻo vừa mềm, mà đầu và thân cũng luôn luôn ngửa nghiêng uốn éo theo bước chân nhịp tay, rộn ràng đều đặn. Thế mà đèn và hoa đội trên đầu, không vịn không đỡ mà vẫn không hề lay không hề dịch, dường như có những bàn tay vô hình đỡ nâng.

Cảnh tượng vô cùng ngoạn mục.

Tổ chức múa Bóng do người xóm trước tháp phụ trách. Những vũ nữ phần nhiều là người trong xóm. Trường dạy múa cũng ở trong xóm. Cho nên xóm mệnh danh là Xóm Bóng thuộc làng Cù Lao.

Lệ Múa Bóng ngày vía Bà đã bỏ từ thời Bảo Đại, trước đệ nhị thế chiến.

Nhân đó có câu hát:

Ai về Xóm Bóng thăm nhà,

Hỏi xem điệu múa dâng Bà còn chăng?

Thế thường tre lụn còn măng,

Lẽ đâu tham đó bỏ đăng cho đành.

Lệ Múa Bóng tuy bỏ nhưng ngày vía Bà vẫn tổ chức long trọng. Người đến dâng hương xin xăm chật trong chật ngoài.

Nhưng không tưng bừng rộn rịp bằng đêm Giao Thừa.

Đêm Giao Thừa ở Tháp Bà có thể gọi là kỳ thú.

Khách du quan muốn thưởng thức thú vị cho đầy đủ thì đêm tất niên phải dưỡng sức để lúc đồng hồ điểm 12 giờ thì đi bộ sang Tháp.

Phải đi bộ mới tận hưởng được những gì đáng hưởng khi trời đất nước vào xuân. Khí trời đương lạnh tự nhiên thấy ấm, một khí ấm đặc biệt, dìu dịu thưng thưng, trong trong lại mát mát. Lại phảng phất một mùi hương thanh thanh: hương trầm, hương kỳ nam từ rừng sâu đưa đến, hay hương nhang hương hoa từ trong nhà trong chùa bay ra? Tắm mình trong bầu không khí yên lặng, vừa ấm, vừa mát, vừa trong vừa thơm, du khách cảm thấy tâm cũng như thân tự nhiên thanh thảnh nhẹ. Bao nhiêu hận thù, bao nhiêu phiền não đều tan sạch. Cõi lòng từ từ mở rộng để đón phút linh thiêng liêng mới bắt đầu.

Cảnh cũng như người đều giũ sạch những bợn trần của năm cũ. Núi non trông biếc thêm, sông biển trông trong thêm. Và những chòm cây muồng hòe ở hai bên đường, những khóm lau khóm dứa ở nơi bãi vắng, đầy đặc cả đom đóm.

Có thể nói rằng đom đóm ngự trị cả nước non.

Và cũng có thể bảo rằng bao nhiêu sao trên trời đều sa xuống đọng nơi cây cối.

Ánh vàng làm chúa tể thay bóng tối đêm ba mươi. Nhìn trước ánh vàng. Ngoảnh sau: ánh vàng. Trông sang tả: ánh vàng. Ngó sang hữu: ánh vàng. Từ cầu Hà Ra qua đến Xóm Bóng, du khách có cảm giác đi ngang qua một rừng sao.

Nhưng rừng sao ở đây không đứng yên mà luôn luôn cử động. Hễ vùng nầy sáng thì vùng kia tắt, vùng nầy tắt thì vùng kia liền sáng. Cứ sáng, tắt, tắt, sáng… luân phiên, liên tục, không mau, không chậm, đều đặn, nhịp nhàng.

Quanh đồi Cù Lao và trên những lùm cây ở mé sông cạnh tháp, cũng đầy cả đom đóm. Ánh vàng cũng rực rỡ, chấp chới lung linh. Và trên tầng ánh sáng khi khuất khi hừng, bốn ngọn tháp nửa quyến cây xanh nổi bật lên nền trời cao, uy nghiêm nhưng hiền hậu.

Những ngọn đèn lồng ngũ sắc giăng trên cành cây, những ngọn huyền đăng treo trước sân tháp, chập chờn trong bóng lá, rọi vào cảnh vật, chỗ tỏ chỗ mờ, nơi thưa nơi nhặt, vui vẻ nhưng rụt rè, như cô gái quê mặc áo mới ra chào khách.

Từ dưới chân đồi lên đến sân tháp, người đông như kiến, chen chúc nhau, nối tiếp nhau. Người tuy đông, nhưng không ồn ào lộn xộn. Phần nhiều các bà các cô, dường như lắng lòng mình lại, để lúc dạo vườn hái lộc, vào tháp xin xăm, dễ cùng thần linh giao cảm.

Trong tháp chật ních người lễ bái. Hương tỏa mịt mù làm mờ cả hàng trăm cây đèn sáp cháy cao ngọn. Những luồng khói thơm tuôn ra cửa, ra nơi lỗ trống trên đỉnh tháp, ngạt ngào trong gió và lưởng vưởng trên đầu cây cao như những làn sương mỏng. Những tiếng chuông tiếng trống trong tháp bay ra, không rền vang như tiếng trống chùa miễu, tiếng chuông nhà thờ, mà vì vách tháp dày, cửa tháp hẹp, nghe mơ hồ phảng phất như có như không.

Những người vào tháp, phần hơi nóng của đèn hương, phần hơi thở của xương thịt, không thể nào ở lâu được năm mười phút, nếu không có lòng thành kính hộ trì. Riêng những người râm đi bẻ những cành xanh tươi quanh tháp là vui vẻ thảnh thơi. Đàn ông đàn bà, con trai con gái, ai nấy đều hớn hở tươi cười. Nhưng không một tiếng ồn, không một bước mạnh. Đi qua mặt nhau, êm đềm lặng lẽ như bóng mây qua.

Quang cảnh thật là huyền mơ! Và bầu không khí thiêng liêng bao trùm cả cảnh vật.

Đứng trước cảnh có thể gọi là thần tiên ấy, con người dường như trở nên thuần hậu, khoan hòa. Cho nên từ trước đến nay, chưa hề xảy ra những chuyện không tốt lành mà những nơi đông người thường hay có. Và vì lòng người đã dẹp bớt được tham sân si để hòa mình với cảnh, nên lá xăm, nắm lộc buổi đầu năm rất linh nghiệm. Do đó, lòng tín ngưỡng bà Thiên Y A Na gia tăng. Và việc “đi Tháp Bà” đêm giao thừa đã thành một cái lệ. Thời Tiền Chiến đã đông, thời Hậu Chiến còn đông gấp bội.

Riêng tiếc, hiện nay xe ô tô, mô tô quá nhiều, nên trên con đường từ Nha Trang sang Xóm Bóng không được yên tịnh như trước. Thời Tiền Chiến, những người giàu có qua tháp chỉ dùng xe tay hoặc xe đạp. Cho nên lòng người có thể giữ được thanh tịnh ngay trong lúc xuống đường.

Và cũng rất tiếc lúc nầy đom đóm không sanh sản được nhiều. Không biết vì thời tiết thay đổi, hay vì bột DDT, thuộc diệt trừ sốt rét… đã làm cho giống vật có thứ lửa không nóng, có tấm lòng cẩm tú kia bị tiêu diệt lần lần?

Tuy vậy tiếng ồn ào của xe cộ chỉ làm rộn một khoảng đường đi, chớ không thể phá nổi cảnh thanh tịnh của đêm khuya, vẻ u huyền chung quanh tháp. Và những ánh đèn nê-ông trong sương mờ, trên mặt sóng sông sóng biển, lung linh phiếu diếu, cũng tạo nên cảnh sắc đầy mộng đầy thơ.

Cho nên, nay cũng như xưa cảnh giao thừa ở Tháp Bà vẫn đông đúc. Những người không thích hái lộc, không thích xin xăm, cũng vui vẻ đến tháp để thưởng thức cảnh trời đất vừa đổi mới. Sanh ý của kiền khôn dường như phát xuất nơi đây. Đường như chỉ nơi đây mới thấy rõ vẻ trinh nguyên của tạo hóa, mới thấy rõ sắc tướng của giao thừa.

B

Nhưng cảnh thú của giao thừa nơi Tháp Bà chỉ dành riêng cho những người ở gần tháp, và những người ở gần tháp mỗi nằm chỉ được hưởng một lần.

Chung cho mọi người, và lúc nào cũng thưởng thức được là bản thân của tháp và phong cảnh chung quanh.

Cách xây tháp Poh Nagar, không khác các tháp khác ở Bình Định, Phan Rang. Cách bài trí cũng tương tợ. Nơi tháp thờ thần Poh Nagar, ngoài thần tượng trong tháp ra, nơi khung cửa bằng đá xanh nguyên khối ở trước tháp, một bức tường chạm nổi rất linh động. Đó là tượng thần Civa, thần bốn tay, một chân đạp trên đầu một con thú dị hình, một chân đương nhảy múa giữa hai nhạc công thổi địch. Hình chạm, nhưng nhìn vào, chúng ta có cảm giác là mềm dẻo như người vũ nữ bằng da thịt. Những hình tượng nơi các tháp khác nét đẽo gọt chạm trổ có phần thô phác chớ không được tinh vi bằng hình tượng nơi tháp thờ Pho Nagar.

Nhìn qua cách thức xây tháp, nét chạm khắc các tượng đá, chúng ta có thể đoán biết được trình độ nghệ thuật của Chiêm Thành.

Còn phong cảnh quanh tháp, ngoài cảnh đẹp của biển khơi, của sông dài, của những ngọn núi ngọn đồi lúp xúp. Còn những cụm đá ở nơi cửa sông Cù trông cũng rất vui mắt.

Có hai cụm nằm gần nhau. Chu vi chừng 100 thước vuông, và cao từ mặt nước trở lên chừng vài ba thước. Trên một tảng đá to lớn nhất có một ngôi miếu nhỏ đứng cạnh một cây gòn khẳng khiu. Trông như một hòn non bộ ở giữa một bể cạn trong vườn cảnh.

Đó là Hòn Đá Chữ gọi tắt là Hòn Chữ.

Gọi như thế vì trên đá có chữ, một lối chữ hình như những con nòng nọc nối đuôi nhau. Cổ nhân gọi là Khoa Đẩu tự. Lối chữ này giống như lối trùng văn khắc ở các nơi bia, nơi cửa tháp Thiên Y. Có lẽ là một lối chữ cổ Chiêm Thành, người Chàm đọc không được, người Ấn Độ đọc không được, đến những người thông thao cổ tự thế giới, như các nhà khảo cổ Âu Mỹ đã từng đến Nha Trang, đọc cũng không được.

Những chữ ấy chắc là của vua quan Chiêm Thành ngày xưa đã khắc với một mục đích gì đó, chớ không phải của du khách cao hứng chơi ngông. Nhưng vì không đọc được nên không biết ý nghĩa như sao.

Dấu chữ bị sóng gió mài mòn. Hiện nay chỉ còn trông lờ mờ trên một vài tảng.

Nguyên lai của mấy cụm đá có nhiều thuyết:

Kẻ thì bảo là “trời sanh”.

Các nhà khảo cổ ngờ rằng từ trên tháp Thiên Y A Na lăn xuống.

Nhưng người địa phương tin rằng đó là những tảng đá đã đánh đắm những chiếc thuyền của bộ hạ Thái Tử Bắc Hải. Người xưa đã chạm chữ vào để làm bia cho những kẻ ý thế cậy mạnh biết mà sửa mình.

Cảnh trí trông cũng khả ái lắm.

Đứng trên đá nhìn ra bốn mặt, thì phía Đông nước xanh lần mây trắng, hữu hạn nhưng vô cùng; phía Tây con sông Nha Trang như tấm lụa giợn thủy ba, chạy dài ở giữa hai bờ non xanh bãi lục, với cầu Xóm Bóng “vắt vẻo qua sông”; phía Bắc núi non bàn khúc, màu xanh điểm màu đỏ màu trắng của những dãy nhà Dòng, của những ngọn tháp Bà của nhà cửa làn Cù Lao, và cầu Bến Cá với những ghe thuyền đông đúc; phía Nam thành phố Nha Trang ẩn hiện trong bóng cây xanh.

Quang cảnh ấy, tuy đã trông thấy khi đứng trên Tháp Bà nhìn xuống. Nhưng vị trí thay đổi, cảnh sắc cũng thay đổi rất nhiều. Một giai nhân trông ở sau lưng đâu có giống khi trông ở trước mặt hay khi trông ở bên hữu bên tả.

Và nếu đứng trên Tháp Bà nhìn xuống, người giàu tưởng tượng có thể tưởng mình đương đứng tại Ba Lăng mà nhìn cảnh Động Đình: Hòn Chữ biến thành cảnh “thần tiên bất khả tiếp” có trăm ngàn cung điện bằng vàng, muôn vàn Ngọc nữ ẩn náu, và khách vãng cảnh khoan khoái để mặc cho “tâm tùy hồ thủy cọng du du” (10)

Thời thái bình, khách văn chương thường tổ chức những cuộc ngâm vịnh nơi Hòn Chữ, và họ cũng thường mượn Hòn Chữ để gởi gắm tâm tình:

Ai về Xóm Bóng, Hà Ra,

Đi ngang Hòn Chữ cho ta nhắn lời:

Nhắn ai nuôi chí vá trời,

Lòng trung tạc đá muôn đời còn bia.

II

Anh đứng Nha Trang

Trông sang Xóm Bóng,

Sáng trăng lờ mờ lượn sóng lăn tăn.

Gần nhau chưa kịp nói năng,

Bây giờ sông cách biển ngăn ngại ngùng!

Biển sâu con cá vẫy vùng,

Sông sâu khôn dễ mượn lòng đưa thư!

Anh nguyền cùng em:

Bao giờ Hòn Chữ bể tư,

Biển Nha Trang cạn nước,

Anh mới từ duyên em.

*          *

*

III

A

Từ Tháp Bà theo mé sông, chân núi đi lên chừng một cây số, hoặc từ cầu xe lửa Ngọc Hội đi xuống chừng bốn năm trăm thước, du khách trông thấy bên bắc ngạn sông Nha Trang, sát chân núi, dưới bóng cây, một cụm đá xanh hòn hòn to lớn chồng chất lên nhau, đồ sộ vững vàng, chắn ngang con đường lên xuống.

Trong cụm đá có một hang đá tục gọi là:

HANG ÔNG BƯỞI

Tại sao có tên như thế?

Tại vì buổi đầu nhà Nguyễn Trung hưng, có một nhà sư đến tu nơi hang, quê quán nơi đâu, danh tánh là gì, không một ai biết rõ. Nhân thấy quanh năm chỉ ăn bưởi thay cơm, nên gọi là Ông Bưởi.

Truyền rằng:

Ông Bưởi đến hang ở với một con hổ mun và một con vượn trắng. Cách tu hành khác hẳn với các sư sãi nơi chùa chiền. Không kệ không kinh, không mõ chuông, không tràng hạt, mai chiều ngồi im lìm trên đá tham thiền. Con vượn đứng hầu bên cạnh, con hổ nằm canh trước miệng hang.

Mỗi ngày nhà sư chỉ thọ trai vào đúng ngọ. Thức ăn là một tép bưởi do con vượn trắng cúng dường.

Thường thường ít ra khỏi hang. Thỉnh thoảng có vân du thì cỡi hổ mà đi, nhẹ nhàng như mây gió.

Ban đêm trong hang tỏa sáng, xa trông gió mát như ánh trăng. Người thì cho rằng Ông Bưởi tu hành đắc đạo, nên thân phát hào quang. Nhiều người lại quả quyết cho rằng hào quang kia là do bộ nút bằng dạ minh châu nơi áo cà sa của Ông Bưởi phát hiện. Ai cũg cho mình đúng nhưng sợ cọp, không ai dám đến tìm sự thật nơi hang.

Nghe đồn ông Bưởi có dạ minh châu, một bọn côn đò quyết tâm chiếm đoạt. Một hôm chúng rình thấy hổ và vượn vào rừng hái trái, bèn kéo nhau vào hang. Hang đá trống không và thân ông Bưởi chỉ choàng một tấm vải nâu không đường may cũng không thấy nút. Thấy ông Bưởi ngồi như một pho tượng, gọi không đáp hỏi không thưa, một tên lấy tay thọc lét. Nhưng tay vừa để vào nách thì vội thụt ra ngay, vì lạnh rợn mình như rờ vào thây người chết. Tên thứ hai lấy chân đạp mạnh: thân nhà sư vẫn ngồi trơ. Cả bọn xúm nhau xô, nhưng ráng đã hết sức, vẫn không xê dịch được mảy may. Một tên nổi khùng, rút dao đâm mạnh vào bắp vế. Lưỡi dao lút quá nửa, nhưng ông bưởi dường như không biết không hay. Chúng vừa muốn giở thêm trò, nhưng con dao găm vụt bắn ra, cắm sâu vào vách đá. Đồng thời một vòi máu nóng từ nơi vết thương phun mạnh vào mặt bọn bất lương. Chúng thất đảm xô lấn nhau chạy mất. Từ ấy không ai dám đến gần hang.

Ông Bưởi ở tu nơi hang ngót chín mười năm trời. Những khi dân trong hạt bị cơ cẩn hoặc bị bệnh thiên thời, ông Bưởi thường đem gạo, thuốc đặt nơi ngã ba đường để cứu trợ.

Vì vậy nhân dân địa phương xem ông Bưởi như vị Phật sống. Nhnwg vì không dám đến gần, nên nhiều người buổi mai buổi chiều, đốt hương vọng về hang mà đảnh lễ.

Quan cai trị nghi rằng ông Bưởi có tà thuật. Lại thấy đồng bào mỗi ngày mỗi thêm sùng bái, sợ lâu sanh biến, nên ra lệnh trục xuất khỏi địa phương. Nhưng lệnh không được thi hành, quan liền kéo quân đến vây bắt.

Quân lính đến gần miệng hang, thì hổ gầm như sấm dậy, vượn hú lên nghe rợn mình, không ai có gan bước tới. Một tên lính già thiết kế:

– Dùng hỏa công.

Thế là củi chất quanh hang. Rồi lửa bừng cháy rật rật. Ai cũng tưởng ông Bưởi cung vượn hổ phải chết thui. Kẻ gian ác lấy làm thỏa lòng. Người lương thiện sụt sùi khóc. Không ngờ ngọn lửa đang lên cao ngất, bỗng rẽ làm hai: ông Bưởi cỡi hổ, dắt vượn, từ trong hang núi ung dung đi ra, rồi vụt chạy thẳng lên núi. Mây bay gió cuốn, chỉ trong khoảnh khắc đi mất tăm.

Không ai biết ông Bưởi đi đâu.

Và từ ấy hang bỏ vắng.

Hang ông Bưởi – cũng thường gọi là động ông Bưởi, hay chùa ông Bưởi – không vĩ đại, cũng không kỳ mỹ, như động Hương Tích, động Huyền Không.

Hai chỉ cao rộng vừa một người đi thẳng lưng, và chạy dài chừng mười lăm hai mươi bước. Nền có phần bằng phẳng, nhưng vách hô hê hốc hỉu, chỗ lõm chỗ lồi, chớ không trơn liền và ngay ngắn. Và mái là một tảng đá rộng lớn phẳng phiu, nằm ngang trên vách đá.

Miệng hang trở về hướng Đông.

Lòng hang mát mẻ và sáng sủa, vì cửa hang rộng và đầu hang phía Tây có kẻ hở để lách mình ra vô.

Cảnh tuy không lấy gì làm đẹp mắt, song nếu đến hang nhằm trưa mùa hạ và chơi cho đến chiều tối, thì hưởng được nhiều thú vị thanh tao.

Ở ngoài trời thì nắng chang chang, mà trong hang không hề có chút nóng, lúc nào cũng có gió biển thổi lồng, nhưng chỉ hiu hiu vừa đủ mát.

Tứ bề im lặng, không một tiếng khuyển, không một bóng người. Tiếng chim trên non, từ xa đưa lại, trong nơi thanh vắng, giọng nhẹ cao vút và trong veo. Thỉnh thoảng mùi hoa rừng bay theo gió, có đó rồi liền không.

Rồi khi mặt trời đã về non, leo lên nóc hang mà thưởng cảnh.

Nóc hang, đúng hơn nên gọi là mái hang, là một sân đá vừa bằng vừa rộng, giống như cái sân thượng một nhà lầu. Trước mặt, sông Nha Trang như con bạch long uốn khúc; và cồn dừa bãi cỏ nối liền những đám cây với nhà cửa ẩn hiện, thành một bức tường màu xanh mở rộng điểm thêm những nét xám nét đỏ rung rinh vì những làn khói nhẹ bay qua. Và cửa biển Nha Trang ở phía Đông phản chiếu ánh trời hôm, sáng trưng như một hồ thủy ngân vĩ đại.

Khí trời đã nhá nhem tối, sóc và kỳ nhông kéo ra từng bầy. Nhiều con lớn bằng cổ vế. Trông thấy bóng người, ban đầu sợ chạy trốn, nhưng rồi thấy người không có ác ý, chúng kéo nhau trở lại, ra sân đá nhảy giỡn tự nhiên.

Nếu trời có trăng thì có thể ở chơi cho đến khuya để thưởng thức cảnh “yên lung hàn thủy nguyệt lung sa” trong thơ Đường thể hiện.

Năm Kỷ Mão (1939), vào khoảng thượng tuần tháng 5, một nhà thơ đến viếng hang ông Bưởi có để lại một luật rằng:

Vách đá cheo leo chắn bợn trần,

Tình riêng với cảnh với giai nhân,

Gió lồng cửa động không trời hạ,

Trăng vẽ mày ai sắc nước xuân.

Đạo hạnh xưa thầy riêng một cõi.

Phong lưu nay tớ vẹn mười phân.

Nhắn cùng anh chị yêu non nước,

Đây của mình đây chớ ngại ngần.

Gần đây, không biết vì mến danh ông Bưởi hay muốn mượn danh ông Bưởi để quyến rũ khách thập phương, một am thờ Phật dựng trước cửa hang, khiến cảnh thiên nhiên bị giảm sắc đi nhiều lắm!

Do đó, Trường Xuyên có mấy vần cảm tác:

Mây qua ráng lại chẳng ngăn ngừa,

Mượn cửa am rào nẻo đón đưa!

Sắc gấm dẫu lồng thơ vách đá,

Bụi đời e nhiễm gió ban trưa.

Thăm thầy viếng cảnh chi thêm bận,

Tránh nắng than sương nghĩ cũng thừa!

Đành gởi nhớ thương chương ký ức,

Nghìn sau khỏi nhạt mối tình xưa.

B

Cách hang Ông Bưởi chừng bảy, tám cây số về phía Bắc, tại ấp Lương Sơn, quận Vĩnh Xương, còn một hang đá nữa, phong cảnh cũng đáng yêu. Đó là:

HANG ÔNG GIÀ

Hang nằm phái Nam Bãi Miếu trên gành đá Bàn Than.

Hang ăn sâu vào gành. Miệng rộng chừng 5, 6 thước. Từ ngoài vào trong dài trên 10 thước. Một nửa ngập dưới nước. Xuồng có thể ra vào dễ dàng.

Nơi vách cuối hang có một hóc nhỏ, sâu chừng hai thước. Rong rêu mọc tua tủa. Đứng ngoài miệng hang trông vào, giống như hình một ông già râu dài đứng bên cạnh một đứa cháu gái bỏ tóc xõa.

Hang do đó mà mệnh danh.

Cảnh trong hang trông đã kỳ. Cảnh ngoài hang nhìn cũng rất thú.

Hang ngó xuống vịnh Nha Phu. Phía Bắc có núi Phước Hà, phía Nam có núi Rù Rỳ, làm hai cánh cửa che gió. Mặt nước bị thu hẹp không làm cho mắt chơi vơi giữa cảnh mênh mông bát ngát của thương hải.

Gành Bàn Than, đá mọc lởm chởm, chỗ thấp chỗ cao, nơi lồi nơi thủng, chạy từ Lương Sơn đến Rù Rỳ. Chân, sóng vãi trắng chầm chậm.

Gành và bãi nhờ hang mà được khách du quan ghé mắt. Nhưng nếu không gành không bãi thì hang không đủ sức cầm chân khách được lâu.

Cho nên phải có ba mới đủ bộ vậy.

*

Những đặc điểm vè Ma và về Mưa của Ðồng Lớn Ðồng Cọ, cùng những đặc điểm của một số núi Ninh Hòa, Vạn Ninh, hợp thành một bài vè ý vị:

Mây Hòn Hèo
Heo Ðất Ðỏ
Mưa Ðồng Cọ
Gió Tu Hoa
Cọp Ổ Gà
Ma Ðồng Lớn.

Nhờ bài vè mà tên tuổi các hòn núi kia được truyền sâu và truyền xa hơn cả các danh sơn được liệt vào từ điển thời phong kiến.

Trong vùng núi thuộc quận Cam Lâm, có một ngọn cao trên dưới 1.500 thước, nhưng không mang tên Thượng như các ngọn núi cao khác ở chung quanh. Ðó là Hòn Bà(20)

HÒN BÀ

Tên chữ là Bích Sơn tức Núi Vách.

Ðó là do hình thể của núi mà đặt tên. Vì Hòn Bà là vị “nữ vương” trong đám quần sơn của vùng. Ðám quần sơn này lại nối kết thành một bức trường thành bàng bàng khúc khúc, chạy từ Bắc vào Nam. Hòn Bà đứng chính giữa, nổi bật lên trên tất cả các ngọn núi cao, trên đỉnh thường thường có mây hoặc mù bao trắng.

Bích Sơn là tên cả dãy núi mà Hòn Bà là đại biểu. Còn Hòn Bà là tên của người địa phương đặt ra do lòng tín ngưỡng.

Ở Ninh Hòa cũng có Hòn Bà. Nhưng núi Ninh Hòa gọi là Hòn Bà là vì trên núi có miếu thờ bà Thiên Y A Na. Còn ở Cam Lâm gọi là Hòn Bà là vì đó lành cung của bà Thiên Y vậy. Truyền rằng mỗi lần Bà giá lâm thì thấy một đạo hào quang dài như một cây lụa xổ bay xuống núi, rồi nghe ba tiếng sấm nổ vang rừng. Nhiều khi không thấy ánh sáng đáp xuống núi. Cũng không nghe tiếng sấm dậy, nhưng từ trong núi lại có ánh hào quang phát ra chói sáng hàng trăm dặm. Những lúc ấy biết rằng có Bà ngự nơi núi, người địa phương đốt hương đốt trầm làm lễ. Ngự giá thường qua lại những đêm trong gió mát.

Tiếng đồn như thế, nhưng từ đệ nhất thế chiến (1914 – 1918) trở về nước, không một người Trung Châu nào dám lên đến Hòn Bà để thưởng ngoạn và tìm cho biết thực hư. Bởi vì không có đường đi. Núi lại nhiều đá, lớp chồng chất lên nhau, lớp đứng sừng sững như vách, thêm cây cối rậm rạp, thú dữ đầy rừng. Xét thấy không có lợi gì cho bản thân, ai dại gì mà dấn thân vào nơi nguy hiểm.

Mãi năm 1914, vì cần nơi thí nghiệm giống quinquina, Bác sĩ Yersin và nhà vạn vật họcKrempf mới tìm cách lên đến tột đỉnh.

Sau khi nhận thấy Hòn Bà thích hợp với giống quinquina (chỉ sống trên núi cao trên dưới 1.500 thước ở miền nhiệt đới), Bác sĩ bèn mở trại mở vườn thí nghiệm. Ngoài ra Bác sĩ lại còn đặt một phòng xem thiên văn và một trạm vô tuyến điện. Tất cả đều ở trên đầu núi cao trên dưới 1.500 thước so với mặt biển.

Lúc bấy giờ Hòn Bà hoàn toàn chìm sâu trong sương khói trong đá cây. Chỉ cách Nha Trang 50 cây số, cách sở Suối Dầu 30 cây số, nhưng đường liên lạc thật là thiên nan vạn nan. Ðể lên xuống được phần dễ dàng, Bác sĩ lo trổ một con đường nhỏ từ Suối Dầu đến chân núi, và từ chân núi lên tới đỉnh. Nhờ Giải thưởng của Viện Hàn Lâm Khoa học (Académie des Sciences) đã cấp đúng lúc và sức ủng hộ của người Thượng địa phương, Bác sĩ đã hoàn thành công tác trong năm 1917(21)

Sau đó Chánh phủ Pháp mưói mở rộng khúc đường từ Suối Dầu đến chân Hòn Bà. Xe ô tô qua lịa được dễ dàng (nay là hương lộ số 4). Từ ấy người đến viếng Hòn Bà mỗi ngày mỗi thêm đông.

Nhưng đến chân Hòn Bà rồi còn phải leo bộ ngót sáu giờ đồng hồ nữa mới tới đỉnh. Ðường đi vất vả. Song đến nơi rồi thì thân tâm tự nhiên thấy khoan khoái. Vì khí hậu trong mát không kém Ðà Lạt, phong cảnh lại thanh lệ thâm u.

Không một mảy may trần cấu. Nóng không quá 26 độ. Lạnh không dưới sáu độ rưỡi.

Mưa rất thường. Cho nên cây cao rừng rậm. Phần nhiều là sồi (chêne), phong (érable) và tô hạp (liquidambar). Chỉ có một số ít tòng và bá. Nhưng cây nào cũng cao lớn hơn mọi thứ cây chung quanh. Và cây nào thân cũng nổi u nổi gân, cành cũng rắn rỏi khúc khuỷu. Hình thù trông rất cổ quái. Những bức tranh lão tùng của người đời Tống nhìn không khoái mục khoái tâm bằng. Chen cung đám cổ thụ, đá là đá! Lớp to lớp nhỏ, lớp đứng lớp nằm, chồng chất, ngổn ngang. Và tảng nào cũng đóng rêu xanh rêu xám.

Trên cành cây cổ thụ, phong lan bám đầy. Trong các khoảnh vườn ương và chung quanh trại của Bác sĩ Yersin, hoa hường cùng dâu tây (fraisier) trồng từng luống từng đám. Mùa xuân mùa hạ, lan nở hường nở, trăm hình nghìn sắc. Và mùi hoa theo gió trộn cùng mùi hương tô hạp, bay ngào ngạt khắp rừng sâu.

Tuy cây đá rậm rạp, Hòn Bà không có thú lớn. Voi, cọp, beo… không hề thấy bóng. Heo rừng chỉ đi ngang qua chớ không mấy khi dừng bước. Nai và sóc ở các thung lũng chung quanh rất nhiều, nhưng không mấy khi lui tới Hòn Bà. Ruồi mòng, sâu bọ cũng không có. Thêm một điểm nữa: Miền rừng núi Cam Ranh là những nơi “bào chế bệnh sốt rét” của tỉnh Khánh Hòa, nhưng ở Hòn Bà muỗi rất ít và tuyệt nhiên không có giống anophèle.

Trái lại Hòn Bà có rất nhiều chim và khỉ.

Thường thường trong rừng già chim chóc ít tụ tập. Nhưng ở đây nhiều phi thường! Nhiều đến nỗi có thể tin rằng số chim chỉ em số lá! Nhiều giống chim lạ không hề thấy nơi bình nguyên. Lại đủ cỡ đủ màu. Lớn nhất bằng bắp vế, nhỏ nhất bằng ngón tay cái, ngón tay út. Con thì xanh, con thì vàng, con thì xám, con thì nâu, con thì trắng tuyết, con thì rằn ri…, con thì như trái ớt chín, con thì như lá chuối non… Bay nhảy suốt ngày, tiếng kêu tiếng hót khắp nơi. Những con chim tí hon len lỏi trong những khóm hoa hường, trong những cụm phong lan, để tìm sâu, hút mật… thái độ hiền lành nhưng nhí nhảnh, trông hết sức dễ thương. Chim lớn phần nhiều không tích hoa bằng thích trái. Những dám dâu tây được chúng chiếu cố hết sức. Mùa trái chín chủ nhân ítkhi được hưởng thỏa thuê. Hột theo mỏ, theo phân của chúng, gieo vãi khắp nơi. Và nhờ thổ nghi, không cần săn sóc bón tưới, tới đâu cũng mọc dễ dàng và sanh hoa kết trái rất thạnh.

Còn khỉ thì từng đoàn từng đội! Mỗi buổi sáng, hễ mặt trời hé bóng là chúng thức dậy. Tiếng kêu chí chóe vang dội cả rừng. Rồi kéo nhau đi tìm miếng ăn. Ðến chiều kéo về, lố nhố lao nhao khắp cả cành cao cành thấp.

Cho nên cảnh Hòn Bà không đến nỗi cô liêu. Ðứng ở nơi sở thí nghiệm của Bác sĩ Yersin trông ra bốn mặt thì vọng cảnh bao la:

Phía đông, trên mặt biển màu thủy ngân, chân trời chạy dài từ mũi Varella đến mũi Padaran. Những ngọn núi ở phía Nam ở phía Bắc cùng những ngọn ở phía Ðông, tuôn lài lài màu lục xuống các thung lũng và xuống tận đồng bằng duyên hải mà hoa màu và cát trắng đã chi thành bàn cờ. Ban đêm dưới ánh trăng vằng vặc, sóng xanh của cây rừng nhịp nhàng theo sóng bạc của nước biển, mông lung phiếu diếu, trông nửa thực nửa hư.

Và tiết mùa thu mùa đông, nhiều khi vùng núi Cam Lâm chìm ngập trong biển mây trắng, chỉ có đỉnh Hòn Bà và đôi ba đỉnh nữa nổi lên trên mặt sóng chờn vờn(22).

Phong quang tuyệt mỹ.

Nhưng Hòn Bà được nổi danh không phải vì cảnh trí, vì khí hậu, vì sự nghiệp của Bác sĩ yersin, mà chính vì tương truyền bà Thiên Y A Na thường tới lui vậy.

Khánh Hòa còn nhiều ngọn núi có lắm kỳ nham quái thạch, lắm u cốc thanh tuyền… nhưng vì ở những nơi hẻo lánh xa xôi, khó nỗi tới lui thăm viếng, nên danh bị mai một, đời không nhắc nhở đến mà sách vở cũng không.

Duy có một dãy nằm trong nơi đô hội, đồng bào Nha Trang, Trường Ðông, Trường Tây ngày nào cũng ghé mắt, khách du lịch thường in gót chân, nhưng không mấy ai biết tên. Kẻ thì kêu núi Chụt, người thì kêu là núi Cầu Ðá, Cửa Bé.

Ðó là dãy núi chạy sát biển, từ Trường Ðông đến Trường Tây, tức từ Cửa Bé đến Cầu Ðá.

Tên ghi trong “Sơn thế bộ” của dãy núi đó là:

CẢNH LONG SƠN

Cảnh là bờ cõi. Long là tốt thạnh.

Không hiểu cổ nhân thủ nghĩa như sao, có người hỏi cụ cử Phan Bá Vỹ là ký lục Tòa Sứ Nha Trang thời Tiền Chiến, cụ đáp:

– Có lẽ ông cha chúng ta biết trước rằng thế nào vua ta cùng các quan bảo hộ cũng đến cất dinh thự để làm nơi thừa lương, nên mới đặt tên núi như thế.

Một câu trào lộng, nhưng vẫn nói lên được một cạnh khía của Cảnh Long Sơn: Trên đầu núi về phía Cầu Ðá có lầu Bảo Ðại và nhiều dinh thự của người Pháp xây thời Pháp thuộc.

Hình núi chạy dài theo bờ biển, giống như một con rồng xanh. Cổ nhân gọi là “Thanh Long hý thủy” (Rồng xanh giỡn nước).

Một con đường từ Nha Trang chạy xuống Chụt rồi chạy qua Cầu Ðá, cắt “đầu rồng” ra khỏi “mình rồng”. Ðầu rồng ở phía Cầu Ðá là nơi có dinh thự khang trang dành riêng cho các nhà quyền quý, thời Cộng Hòa cũng như thời Thực dân phong kiến… mình rồng từ Chụt Cầu Ðá chạy đến Cửa Bé là của chung của hai làng Trường Ðông và Trường Tây.

Tiếp theo con đường Nha Trang Cầu Ðá, một con đường piste chạy vòng theo sườn phía Ðông cho đến Cửa Bé, rồi từ Cửa Bé chạy vòng lên sườn phía Tây để xuống đất bằng trở về Chụt. Con đường này có thể gọi là “đường vòng Mỹ Cảnh”. Ngoạn mục nhất là đoạn đường chạy phía biển. Nằm trên lưng chừng núi, đường khi lên khi xuống, uốn éo quanh co, như một con rắn bò quanh hòn non bộ. Trên cao là cây đá, dáng nghèo nàn nhưng tình thắm đượm, đối với anh chị em bình dân cũng như hàng trưởng giả, luôn luôn niềm nở tươi cười. Ngó xuống thấp thì biển xanh lặc lìa, với những cù lao chân trổ sóng bạc, với những cánh buồm, những bầy én phơi phới nhẹ nhàng, với ngọn gió không bợn trần hiêu và chỉ thổi vừa đủ mát. Phong cảnh tuy chưa phải là tiên song cũng có thể làm vơi bớt nỗi phiền nơi lòng người bị đảo điên vì danh lợi.

Khi nước nhà bình trị, nếu những dinh thự nguy nga tráng lệ phía Cầu Ðá mở rộng cửa đón khách bốn phương, không phân biệt giai cấp, thì núi Cảnh Long nhất định sẽ trở thạnh vượng bậc nhất, bậc nhì ở miền duyên hải Trung phần như tên đã báo trước.

Quận Diên Khánh, ngoài những ngọn núi cao trên nghìn thước (đã dẫn ở đoạn trên), còn mấy ngọn thấp rất nổi danh.

Trước hết là hòn:

NÚI CHÚA

Núi nằm trong địa phận thôn Ðại Ðiền Trung, phía Bắc thành Diên Khánh.

Ngày xưa gọi là núi Ðại An.

Tên chữ là Qua Sơn tức núi Dưa.

Tục gọi là Núi Chúa.

Truyền rằng nơi núi Ðại An xưa kia có vườn dưa của vợ chồng ông tiều mà bà Thiên Y A Na tục gọi là bà Chúa Ngọc, giáng trần và hiển thánh(14).

Tên Qua Sơn, Núi Chúa do đó mà ra.

Còn Ðại An là tên làng cũ của Ðại Ðiền. Cổ nhân mượn tên làng gọi núi vậy.

Xưa nay tên Núi Chúa thông dụng nhất.

Núi chúa là một thổ sơn, cao 284 thước. Dáng tròn tròn. Cây cối thưa thớt.

Phía trước là đồng bằng. Phía sau, chạy dài từ Tây xuống Ðông, một dãy núi đá cao và rậm.

Xa trông như một nấm mộ đất chôn dưới chân hàng rào duối trong một khoảnh vườn hoang.

Trên đỉnh có miếu thờ bà Thiên Y A Na.

Miếu ngói. Quy mô không được rộng lớn. Cách thờ phụng cũng không được trang hoàng. Không xứng với một vị thần thượng đẳng mà các quan Tỉnh lỵ Khánh Hòa một khi đến để lạy đều phải sang bái yết.

Trước miếu, cách một sân rộng, có hai cây mã tiền, tức là cây cổ chi, sống lâu đời, thân cao tàn cả. Dưới gốc cây có hai nấm mộ đất. Người ta bảo đó là mộ của hai vợ chồng ông tiều, cha mẹ nuôi bà Chúa Ngọc.

Bà Chúa Ngọc có nhiều danh hiệu.

Nơi bia cụ Phan Thanh Giản ghi là A Na Diễn Bà Chúa Ngọc Thánh Phi.

Trong Ðại Nam Nhất Thống Chí khi ghi chép giống cụ Phan, khi thì ghi chép là Thiện Phi A Diễn Bà, khi thì chép Thiên Y A Diễn Bà, khi thì chép là Chúa Ngọc Tiên Nương (tục thường gọi là Chúa Tiên).

Trong các sắc thần do vua nhà Nguyễn phong tặng thường chép là Thiên Y A Na Diễn Ngọc Phi.

Ngoài đời thường gọi là Thiên Y A Na.

Nhà Nguyễn Trung hưng ngày buổi đầu đã phong tặng Hồng Nhân Phổ Tế Linh Ứng Thượng Ðẳng Thần, và các vua sau đời nào cũng có phong tặng.

Truyền rằng Núi Chúa rất linh thiêng. Thường có hào quang chiếu sáng.

Năm Tự Ðức thứ ba (1850) được ghi vào từ điển, hằng năm quan Tỉnh phải thân hành đến tế vào tháng trọng xuân. Từ ngày chế độ phong kiến bị lật đổ, lệ xuân kỳ không còn nữa. Nhưng nhân dân địa phương, vì lòng sùng thượng, vẫn không để lạnh khói hương.

Núi Chúa nếu không có bà Thiên Y A Na thì cũng bị một danh như muôn nghìn ngọn núi khác. Cổ nhân bảo:

Sơn bất tại cao, hữu tiên tắc danh,
Thủy bất tại thâm, hữu long tắc linh.

Nghĩa là:

Non chẳng tại cao, hễ có tiên thời nổi tiếng,
Nước chẳng tại sâu, hễ có rồng thời hóa linh.

Lời nói ấy đã được Núi Chúa chứng minh một cách hùng hồn vậy.

Thời Pháp thuộc, Trường Xuyên lên chơi Núi Chúa có lưu lại một tuyệt rằng:

Người tiên cỡi hạc đi không lại,
Non dưa vắng vẻ cảnh am tiên!
Theo thời hoa cỏ đua màu thắm
Ngậm đắng riêng đôi khóm mã tiền!

Ở Diên Khánh có hai ngọn núi hữu danh, trùng tên với hai ngọn núi ở Vạn Ninh.

Ðó là Hòn Ngang và Hòn Dữ.

Hai hòn núi Diên Khánh đối với hai hòn núi Vạn Ninh thì thấp và nhỏ thua, và danh hai hòn núi Diên Khánh chỉ phổ biến trong tỉnh. Thêm nữa hai núi Diên Khánh chỉ có tên tục chớ không có tên chữ Hoành Sơn Trấn như núi Vạn Ninh. (Hòn ở Vạn Ninh viết là Giữ tức là giữ gìn, tức là trấn. Hòn ở Diên Khánh phải viết là Dữ vì do dữ tợn dữ dằn mà ra).

*

SUỐI CÁT

Ở phía tây Núi Đá Xẻ, nằm trong địa phận xã Ninh Hưng.

Từ thôn Tân Hưng đi vô Đồng Nẩy thì đến Suối Cát.

Trên bờ dưới nước toàn cát. Và cát trắng phau phau.

Hết cát đến đá. Đá mọc ngổn ngang, trên bờ có dưới nước có. Hòn to hòn nhỏ, lớp ngửa lớp nghiêng, hình trạng bất nhất.

Suối cát chảy dưới đồng bằng.

Suối đá chảy trong rừng, và chảy dọc theo triền núi, khúc quanh khúc thẳng, khi chạy dọc khi đâm ngang. Nước chảy rất mạnh, tiếng nghe rào rào như gió tạt lá rung.

Rừng sâu thăm thẳm. Cây cao rậm che khuất cả bóng mặt trời phần nhiều là cây gió. Chen cùng cây, đá hòn hòn lớn như đống rơm, kỳ hình dị dạng. Nhưng tuyệt nhiên không có gai.

Cứ theo suối đi lên mãi thì đến Ao Bà.

Ao Bà đối với Suối Cát cũng như Hồ Đá Xẻ đối với Suối Đá Xẻ. Nguồn còn ở trên núi cao, song suối lấy Ao Bà làm khởi điểm.

Ao Bà rộng chừng ba bốn sào ruộng, và sâu không biết bao nhiêu, vì chưa ai dám xuống thử. Chung quanh ao, đá nằm ngổn ngang, lớp nầy chồng lên lớp nọ, thành hồ thành hang.

Ao nằm dưới chân một ngọn thác cao, hai bên là núi.

Nước trên thác chảy xuống tiếng dội vào vách núi, nghe ầm ầm như sấm.

Nước thác chảy xuống ao, ao tràn chảy ra suối. Tứ mùa tám tiết không tiết nào khô.

Ở ngoài đi vào, nơi sườn núi phía bên hữu ao, có một tảng đá to lớn nhô ra như một mái hiên. Dưới mái hiên, một cái hang đá ăn sâu vào núi, cao rộng có thể chứa được vài ba chục người, trông như một cái nhà đá.

Nơi sườn núi phía bên tả ao, lại có một tảng đá rộng lớn và bằng phẳng như một bộ ván ngựa kê trên những gọp đá, dưới chân có nhiều hang hầm hố hốc thông thương với nhau.

Bộ phản ngựa đá nầy đối diện cùng ngôi nhà đá kia, nhưng nằm dưới thấp. Còn ngôi nhà đá thì ở nơi lưng chừng. Có thể ví nhà đá là trang thờ, còn phản đá là cái kệ để đứng làm lễ.

Cảnh tượng hùng vỹ hơn Hồ Đá Xẻ nhiều lắm.

Hồ Đá Xẻ là một vị quan văn, khoan hòa nghiêm chỉnh. Ao Bà là một vị tướng võ mạnh bạo, nóng nảy và lúc nào cũng muốn ra oai.

Cho nên đứng trước Ao Bà, lòng người có phần sợ sợ.

Ao Bà cũng như Hồ Đá Xẻ, rất linh.

Những người đi tìm trầm, vào đây đều phải dâng lễ vật cầu khẩn.

Người ta cầu bà Thiên Y A Na. Vì trầm hương, kỳ nam ở đất Khánh Hòa nầy đều là của Bà cả. Bà cho ai nấy được. Nếu Bà không cho thì dù đứng trước cây trầm cây kỳ cũng không nghe thấy mùi hương.

Truyền rằng Bà thường đến nghỉ ngơi chơi nơi ao. Do đó, mới gọi là Ao Bà.

Chung quanh ao đều là rừng sâu. Cây gió rất nhiều. Cây gió là giống cây sanh ra kỳ nam và trầm hương. Mà những nơi có nhiều trầm kỳ là những nơi có nhiều cọp. Truyền rằng một số cọp đó là những người ngậm ngải tìm trầm hóa thân sau khi ngải tan hết. Cho nên có nhiều con cọp trông thấy người, ứa nước mắt rồi bỏ đi. Nếu lấy ngải đốt xông thì cọp hiện nguyên hình người như cũ.

Nhưng đó chỉ mới “bách văn” chớ chưa mấy ai được “nhất kiến”.

Đối với Ao Bà, mặc dù phong cảnh kỳ mỹ, khách du quan ít người tới lui. Bởi vì chẳng những sợ cọp, mà còn ngại đường xa. Từ Suối Cát đến Ao Bà, phải mất ít ra cũng một ngày nếu đi theo bờ suối, và phải mất trọn một buổi nếu đi đường tắt băng qua rừng.

Cho nên biết tường tận Ao Bà chỉ có những người thợ săn, thợ rừng và những người đi tìm trầm.

Thời Tiền Chiến, vào khoảng 1935, 1936, có một tu sĩ khất thực, người Huế, từ Suối Cát đi vào rừng, ngồi nhập định bên một tảng đá cao bên bờ suối.

Khi tu sĩ vào rừng thì người địa phương trông thấy. Nhưng ai cũng tưởng tu sĩ vào ngắm cảnh rồi trở ra nên không ai lưu ý.

Cách mấy tháng sau thợ rừng đi làm súc trông thấy tu sĩ ngồi chết khô trên đá. Lý Hương và đồng bào thôn Tân Hưng được tin liền kéo vào rừng chiêm ngưỡng.

Tu sĩ ngồi kiết già, đôi mắt nhắm, trông như một tượng gỗ. Không một mùi hôi, không một con ruồi một con kiến bu đậu. Tấm vải vàng khoác tren thân, chiếc bình bát đặt bên gối, trải nắng sương mưa gió, vẫn giữ hình sắc lúc tu sĩ chưa vào rừng.

Đồng bào không dám rờ tay vào thi thể tu sĩ, mỗi người rinh một viên đá chất chung quanh thành một ngôi mộ cao rộng và kiên cố.

Từ ấy đường từ Suối Cát vào Ao Bà đã ít người đi lại càng ít thêm, vì người đời sợ quỷ thần và người chết hơn sợ cọp.

NgoDucThinh2009DaoMauVietNam


ĐẠO MẪU VIỆT NAM (tập 1 & tập 2)
Ngô Đức Thịnh 2009 (NXB Tôn Giáo 2009)
Sách Việt
Dec 24, 2015

Bộ sách gồm 2 tập gần 1000 trang giấy khổ lớn này là công trình nghiên cứu qua nhiều năm của Giáo sư Tiến sĩ Ngô Đức Thịnh, thuộc Trung tâm Nghiên cứu và bảo tồn tín ngưỡng Việt Nam, bao gồm hầu hết những vấn đề liên quan đến tục thờ Mẫu ở Việt Nam từ xưa đến nay và trên khắp ba miền Nam, Trung, Bắc, tất nhiên là được trình bày dưới sự nhìn nhận và đánh giá của khoa học hiện đại.

Sách chia làm 6 phần. Phần thứ nhất trình bày những thành tựu nghiên cứu hiện nay về những vấn đề chung nhất đối với đạo Mẫu. Phần thứ hai, thứ ba và thứ tư tuần tự phân tích chi tiết về đạo Mẫu ở miền Bắc, miền Trung và miền Nam. Phần thứ năm đánh giá chung về đạo Mẫu và các giá trị tích cực cũng như tiêu cực của nó. Cuối cùng, phần thứ sáu là phần sưu tầm các bản văn thơ, tư liệu bằng văn bản được lưu truyền trong đạo Mẫu.Link Download
eBook có trong tuyển tập
DVD Văn Hóa
https://www.scribd.com/doc/239678283/Dao-Mau-Viet-Nam

LeDinhPhung

ĐỐI THOẠI VỚI NỀN VĂN MINH CỔ CHĂM PA
Lê Đình Phụng 2015 (Bảo tàng lịch sử Việt Nam)
Cập nhật: 7:22 PM GMT+7, Thứ năm, 23/07/2015

Tác giả Lê Đình Phụng; Nhà Xuất bản Khoa học xã hội; Khổ sách 16 cm x 24 cm; Số lượng 302 trang; Năm 2015.

Văn hóa Champa là một nền văn hóa lớn, độc đáo, mang bản sắc riêng, có nhiều đóng góp quan trọng vào văn hóa dân tộc trong lịch sử và tỏa sáng đến ngày nay. Kế thừa từ văn hóa cội nguồn của tộc người và sự tiếp thu hội nhập từ văn minh Ấn Độ đưa lại, người Chăm đã xây dựng và phát triển tạo nên một nền văn hóa rực rỡ có mặt từ Nam đèo Ngang (tỉnh Quảng Bình) chạy dài theo dải đất miền Trung đến bờ Bắc sông Đồng Nai (tỉnh Bình Thuận), lan tỏa lên vùng cao nguyên đại ngàn hùng vĩ cùng hệ thống các đảo ven biển miền Trung.Lê Đình Phùng là một cán bộ nghiên cứu công tác tại Viện Khảo cổ. Ông được phân công nghiên cứu về khảo cổ học Champa. Sau hơn 30 năm nghiên cứu về nền văn hóa này, với lòng yêu nghề và niềm đam mê  đã thôi thúc tác giả luôn tìm hiểu, tự đặt ra những câu hỏi và tự tìm kiếm câu trả lời. Cuốn sách “ Đối thoại với nền văn minh cổ Champa” như sự tự độc thoại với nền văn minh trong quá khứ.  Tác giả không nêu các thành tựu nghiên cứu đã đạt được mà chỉ nêu những vấn đề còn chưa có lời giải thỏa đáng.

Tác phẩm gồm 4 nội dung chính:

Phần  I: Đối thoại với chủ nhân nền văn hóa Champa – Người Chăm
Phần  II : Đối thoại với lịch sử Champa
Phần III : Đối với tín ngưỡng và tôn giáo Champa
Phần IV : Đối thoại với di sản vật chất Champa

Thư viện Bảo tàng Lịch sử quốc gia (số 25 Tông Đản – Hoàn Kiếm – Hà Nội) xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!

Nguồn: Phạm Trang Nhung (Phòng Tư liệu – Thư viện)

Thien_Y_A_Na

TỪ YANG PO INÂ NÂGAR ĐẾN THIÊN YANA DIỄN NGỌC PHI: DẤU ẤN CỦA SỰ GIAO THOA VĂN HÓA VIỆT – CHĂM TRONG DÒNG CHẢY VĂN HÓA VIỆT NAM

Huỳnh Thiệu Phong
Nguồn:
Nghiên cứu Lịch sử

Dân tộc Chăm – một trong số 54 dân tộc anh em đang sinh sống trên lãnh thổ dân tộc Việt Nam đã từng có một thời kỳ huy hoàng trong lịch sử dân tộc. Ngày nay, mặc dù Vương quốc Chăm Pa đã không còn nữa, người Chăm hiện diện với tư cách là một tộc người bộ phận trong đại gia đình các dân tộc anh em của Việt Nam; song, những giá trị cả về lịch sử lẫn văn hóa mà Vương quốc Chăm nói chung, con người Chăm nói riêng để lại vẫn còn nguyên vẹn. Có những giá trị đã được phơi bày trước ánh sáng khoa học; nhưng đồng thời cũng có những giá trị vẫn còn là một dấu chấm hỏi đặt ra để thử thách giới khoa học.

Một quá trình hỗn cư vì điều kiện lịch sử quy định đã cho phép quá trình giao lưu và tiếp biến văn hóa diễn ra giữa hai nền văn hóa Việt – Chăm. Giới nghiên cứu trong nước đã có những công trình khoa học nghiên cứu nghiêm túc và có giá trị về sự giao lưu và tiếp biến văn hóa giữa hai nền văn hóa này.

Trong quá trình học tập, sự tìm hiểu về văn hóa Chăm là cần thiết và thường xuyên đối với bản thân tác giả. Điều kiện của tác giả hiện nay tốt hơn những bậc tiên bối đi trước, vì tôi có được sự kế thừa những thành quả nghiên cứu của họ. Tiếp nối những thành quả đó, bài viết này mang tính kế thừa là chủ yếu. Tôi tập trung làm rõ diễn trình “biến hóa” của Mẹ Nữ thần Xứ sở Yang Po Inâ Nâgar để trở thành Thiên Yana Diễn Ngọc Phi thông qua việc tập trung giải quyết 3 câu hỏi: Hình tượng Mẹ Xứ sở trong tâm thức người Chăm là như thế nào? – Cơ sở biến đổi từ Mẹ Xứ sở sang Nữ thần Thiên Yana là gì? – Dấu ấn của sự giao thoa đó được biểu hiện trên những bình diện nào?

Với 3 vấn đề đó, cá nhân tôi nghĩ cũng là tạm đủ trong khuôn khổ một bài viết mang tính kế thừa như vậy. Hi vọng sẽ là hữu ích cho người đọc.

*

Vương quốc Chăm Pa trong lịch sử là vương quốc được hình thành từ sự hợp nhất của bộ tộc Cau và bộ tộc Dừa. Sự hình thành của Vương quốc Chăm được đánh mốc từ năm 192, sau khi Khu Liên (Kurung) nổi lên chống lại phong kiến nhà Đông Hán và thành lập Vương quốc Lâm Ấp – tiền thân của Chăm Pa. Với việc hình thành nhà nước từ sớm, trải qua quá trình phát triển lâu dài, người Chăm có đời sống văn hóa rất phát triển, đặc biệt là đời sống tinh thần. Trong đó, vì nằm trên địa bàn thuận lợi về giao thông biển cho nên “… từ văn hóa Sa Huỳnh, cư dân nơi đây đã có mối liên hệ giao lưu trao đổi với văn hóa Ấn Độ…” [6: 147]. Cho đến hiện nay, về cơ bản thì các nhà nghiên cứu tạm chia người Chăm ra làm 4 nhóm: Chăm Ahier – Chăm Awal – Chăm Islam – Chăm H’roi. Sự phân chia này được đề xuất dựa trên cơ sở tôn giáo. Tôi không có tham vọng làm rõ việc phân chia đó là hợp lý hay chưa trong bài viết này.

Tôn giáo và tín ngưỡng là hai nội hàm khái niệm hoàn toàn khác biệt nhau. Nếu tôn giáo là một tổ chức có hệ thống phân chia rõ ràng thì tín ngưỡng chỉ dừng lại ở mức là một niềm tin vào một lực lượng siêu nhiên nào đó, chưa có một hệ thống rõ ràng để lý giải và chúng chủ yếu lưu truyền trong dân gian. Cũng như người Việt, bên cạnh việc ảnh hưởng từ yếu tố tôn giáo (có thể là nội sinh hoặc ngoại nhập), người Chăm cũng có tín ngưỡng bản địa của riêng mình. Một trong số đó là tín ngưỡng thờ Mẹ. Điều này được thể hiện qua hình tượng Yang Po Inâ Nâgar – vị Mẫu thần mà người Chăm tôn thờ và gọi bà là Mẹ Nữ thần Xứ sở. Việc “lựa chọn” này của người Chăm đã trùng với sự “lựa chọn” của người Việt để rồi sau này, khi điều kiện lịch sử chi phối thì hình tượng Thiên Yana Diễn Ngọc Phi đã ra đời như một sự khẳng định cho dấu ấn giao thoa hai nền văn hóa Việt – Chăm.

Trong phân tích về nguồn gốc chế độ Mẫu hệ của người Chăm, Phú Văn Hẳn đã căn cứ đến 4 yếu tố mà theo ông, chính đó là nguyên nhân lý giải cho việc người Chăm theo Mẫu hệ. Bốn yếu tố đó bao gồm: Nguồn gốc lịch sử, chính trị – kinh tế, nguồn gốc nhân chủng – yếu tố tình cảm [1: 34]. Trong đó, cá nhân tác giả bài viết đặc biệt quan tâm đến nguyên nhân thứ nhất là nguồn gốc lịch sừ; “Về nguồn gốc lịch sử, theo truyền thuyết, dân tộc Champa tôn xưng Nữ thần Po Inâ Nâgar là “Thần mẹ của xứ sở”, người đã khai sáng ra giang sơn gấm vóc của dân tộc Champa… Phải chăng vì nhân vật đầu tiên khai sáng ra non sông Champa là một nữ thần nên dân tộc Champa từ trong quá khứ của cội nguồn?” [1: 34]. Giả định này của Phú Văn Hẳn có lẽ còn cần phải xem xét lại về độ tin cậy. Tuy nhiên, việc đặt giả định như vậy cũng cho thấy ảnh hưởng của nữ thần Yang Po Inâ Nâgar trong tâm thức người Chăm là lớn đến nhường nào.

Về nguồn gốc của vị nữ thần này, căn cứ vào các nguồn tư liệu, Ngô Đức Thịnh đã phân thành hai nhánh truyền thuyết: Một mang tính vũ trụ luận tôn giáo, một mang tính dân gian phi tôn giáo. Sau đây, xin được trích dẫn hai dị bản mang tính vũ trụ luận tôn giáo về truyền thuyết của Bà.

“… Bà là vị thần từ cõi trời xuống trần gian, Bà có 97 người chồng, 36 người con tượng trưng cho 37 màu máu, 37 màu máu biến thành 37 giống cây trồng, vật nuôi và các tục lệ cúng thần khác. Thân thể bà đồng nhất và tượng trưng cho các phần khác nhau của vũ trụ: Thân của bà chính là bầu trời, đầu của bà chính là mũ đội của các vị vua, của các sư cả Bàlamôn, cánh tay của bà tượng trưng cho Sao Cày, đôi chân bà là sao Bắc Đẩu, răng của bà rìu đá của thần Sấm Sét, …” [7: 203, 204]. Một dị bản khác thì cho rằng: “Theo người Chàm, nữ thần Pô Nagar với tên gọi đầy đủ là Pô Yang Ino Nagara được sinh ra từ mây trời và từ bọt biển, nữ thần đã hiện thân dưới hình dáng một khúc gỗ kỳ nam nổi trên mặt biển. Bà có 97 người chồng, trong đó Po Yang Amô là người yêu có nhiều mãnh lực nhứt, và bà đã sinh 38 người con gái, đều cũng đã trở thành nữ thần như mẹ. Bà đã tạo sinh ra đất đai, cây kỳ nam và lúa gạo, không khí chung quanh bà đượm mùi thơm của lúa và chính bà đã đem sinh khí cho cây sung thần” [3: 225, 226].Như vậy, hai truyền thuyết về vị nữ thần này dù có sự khác nhau đôi chút về phương diện mô tả, song tất cả đều hướng đến một mục đích là khẳng định vai trò to lớn của Yang Po Inâ Nâgar trong việc lập quốc.

Hiện nay, tại một số di tích đền tháp Chăm còn sót lại, ngoài các vị thần “ngoại lai” được du nhập vào tôn giáo của người Chăm từ việc tiếp nhận Bàlamôn giáo, Yang Po Inâ Nâgar vẫn là vị nữ thần được tôn thờ nhiều nhất trong các đền tháp. Những di tích đền tháp này tập trung chủ yếu ở khu vực Bình Thuận, Ninh Thuận, Khánh Hòa, Phú Yên [7: 209]. Trong những di tích đó, đáng kể nhất là tại Nha Trang với quần thể di tích Tháp Bà. Một điểm khá thú vị mà Ngô Đức Thịnh đã rút ra được trong công trình Đạo Mẫu Việt Nam (tập 1) chính là: “… các di tích thờ Pô Inư Nưgar từ Nha Trang trở ra đến Huế đã bị Việt hóa, thành nơi thờ phụng các nữ thần mang danh thần Việt, như Thiên Yana, Bà Chúa Ngọc…” [7: 209]. Đến đây, một vị nữ thần khác là Thiên Yana đã xuất hiện và có thể xem đây là dấu ấn to lớn nhất trong quá trình giao lưu và tiếp biến văn hóa Việt – Chăm. Sự giao thoa này cần phải được xem xét trước tiên ở góc độ lịch sử.

“Hoành Sơn, một dãy núi ngang, ở vào 10 thế kỷ trước, nó chẳng những là ranh giới giữa hai nước Đại Việt và Chiêm Thành mà còn là ranh giới giao tiếp của hai nền văn hóa lớn của nhân loại: phía Bắc là vùng ảnh hưởng của văn hóa chữ Hán, phía nam chịu ành hưởng của văn hóa Ấn Độ giáo” [3: 225]. Tuy nhiên, những biến thiên của lịch sử đã biến vị thế của ngọn núi ấy, tưởng chừng như là rào cản lớn lao, trở nên vô nghĩa. Sự mở rộng lãnh thổ của Đại Việt và thu hẹp lãnh thổ của vương quốc Chăm về phương Nam đã tạo nên một hình tượng mới trong văn hóa tín ngưỡng dân gian của người Việt. Và, Thiên Yana “ra đời” như một điều tất yếu. Quá trình đi về phương Nam của người Việt đã đồng hành với quá trình Nho giáo hóa ở vùng đất mới; tuy nhiên, vốn là vùng đất từng tồn tại một nền văn hóa rực rỡ, không đơn giản cho những người chủ mới (người Việt)biến đổi tính bản địa của văn hóa khu vực này một cách nhanh chóng mà ngược lại, “… người Việt đã tiếp xúc với việc thờ cúng nguyên mẫu các thần Chăm, trong đó có thần Pô Yang Ino Nagar”[3: 230].

Thiên Yana là ai ? Nói như Ngô Văn Doanh, Bà là một nữ thần bản địa của người Chăm đã được Việt hóa, là một Thượng đẳng thần và được người dân địa phương tôn kính thờ phụng [5: 272]. Đây có lẽ là câu trả lời ngắn gọn nhất nhưng chưa phải là rõ ràng nhất, nhất là trong việc ta muốn làm rõ tính hỗn dung văn hóa Việt – Chăm. Hiện nay, đa phần các nhà nghiên cứu đều thống nhất rằng hình tượng Thiên Yana và Yang Po Inâ Nâgar chính là một chỉnh thể duy nhất, song là hai vị nữ thần của hai dân tộc khác nhau. Cơ sở của sự tiếp nhận hình tượng Yang Po Inâ Nâgar của người Chăm thành nữ thần Thiên Yana theo tôi bắt nguồn từ hai nguyên nhân chính: (1) Sự trùng hợp về việc tôn trọng vai trò người phụ nữ trong văn hóa truyền thống – (2) Sự hỗn cư của hai tộc người Việt – Chăm trong lịch sử.

  • Việt Nam vốn là quốc gia nông nghiệp, vai trò người phụ nữ luôn được đề cao. Sự ảnh hưởng của Nho giáo sau này mới làm cho vai trò và vị trí của người phụ nữ bị giảm sút. Trong khi đó, như đã đề cập, người phụ nữ trong văn hóa Chăm vốn dĩ đã trở nên vĩ đại với việc họ tôn sùng người khai sinh ra dân tộc là một vị nữ thần – Nữ thần Yang Po Inâ Nâgar.
  • Sự hỗn cư của hai tộc người Việt – Chăm trong lịch sử đã tạo ra bước ngoặt trong việc giao lưu và tiếp biến văn hóa.“… Lâu nay, khi nói về quá trình Nam tiến đó, thì nhiều người nghĩ đơn giản là cứ mỗi lần mở rộng phạm vi lãnh thổ quốc gia Đại Việt, người Việt tiến sâu về phương nam thì người Chăm càng co dần rút về tụ cư ở vùng đất Ninh Thuận Bình Thuận ngày nay. Thực ra không hoàn toàn là như vậy, mà cơ bản người Chăm vẫn bám trụ đất cũ, cùng cộng cư với người Việt mới tới và diễn ra quá trình người Chăm đồng hóa người Việt…” [7: 227].

Còn một nguyên nhân phụ khác, theo tôi cũng nên đề cập mặc dù nó không phải là nguyên nhân chính. Đó chính là việc tiếp nhận hình tượng Yang Po Inâ Nâgar  lúc ban đầu của người Việt chính là biểu hiện của việc tôn trọng tổ tiên của vùng đất này trước đây. Hai nguyên nhân chính và một nguyên nhân phụ chính là tiền đề cho việc hình thành hình tượng “Thiên Yana Diễn Ngọc Phi”.

Danh xưng đầy đủ của vị nữ thần này là “Thiên Yana Diễn Ngọc Phi”. Trong việc phân tích danh xưng đầy đủ của vị nữ thần người Việt này, Nguyễn Hữu Hiếu đã có những kiến giải rất hợp lý. Thiên Yana là sự Việt hóa từ khái niệm Devayana, trong đó Thiên = Yang = Deva = Trời; Yana = phần còn lại của Devayana. “Diễn Ngọc Phi” hay “Diễn Phi Chúa Ngọc” phản ánh sự kiện vào năm 1797, Tổng trấn Nguyễn Văn Thành cho xây dựng đền thờ Bà Chúa Ngọc trên núi Diễn (Khánh Hòa) để mong vùng đất này không bị cọp quấy nhiễu [3]. Như vậy, ngay trong danh xưng của hai vị nữ thần này ta đã thấy có sự trùng hợp về mặt ngôn ngữ.

Sự tiếp nhận hình tượng Yang Po Inâ Nâgar của người Chăm và đưa vào hệ thống điện thờ của người Việt đã vấp phải những rào cản nhất định. Thực chất hiện nay, ở mỗi địa phương khác nhau, hình tượng Thiên Yana đã có sự biến đổi tương đối. Sự biến đổi ở đây có thể là biến đổi về danh xưng (Thiên Yana – Bà Chúa Ngọc – Bà Bô Bô – Bà Thu Bồn – Bà Mẹ Đất) hoặc có thể là biến đổi về chức năng thờ cúng (có thể Bà là Mẹ Đất, Mẹ Sông, …) [6, 7]. Theo tôi, đặc điểm này được quy định bởi yếu tố địa – văn hóa. Bởi vì, ở một số địa phương, Thiên Yana được thờ phụng cạnh một số dòng sông và khi đó, danh xưng lẫn chức năng của vị nữ thần này cũng đồng thời bị biến đổi. Mặt khác, ở địa phương không có sông suối, bà lại trở lại thành Bà Chúa Ngọc hay Thiên Yana.

Dấu ấn của sự giao thoa văn hóa được thể hiện rõ nét nhất chính là tại quần thể di tích Tháp Bà ở Nha Trang. Ai trong chúng ta cũng đều biết, đây vốn là một công trình đền tháp của người Chăm xây dựng nhằm tôn thờ Mẹ Nữ thần Xứ sở của họ. Tuy nhiên, hiện nay, tại đây lại để cụm chữ “Tháp – Thiên – Y – Thánh – Mẫu” và có vẻ như đã phủ nhận hoàn toàn hình tượng Yang Po Inâ Nâgar (?).Và một thực tế là du khách khi đến tham quan tại quần thể di tích Tháp Bà hiện nay quan sát đều có thể thấy, cộng đồng người Chăm tại khu vực này còn tập trung rất ít, các nghi lễ thờ cúng do người Việt phụ trách là đa số.

Nói tóm lại, có thể xem thờ Mẫu là một điểm chung giữa hai nền văn hóa Việt – Chăm: “… sự hỗn cư giữa người Chăm và người Việt, thì tín ngưỡng thờ Mẹ [của người Chăm – HTP] vẫn được duy trì bảo lưu và có sự gia nhập của người Việt, mang trong tinh thần Việt tục thờ Mẫu hội nhập với tục thờ Mẹ của người Chăm…” [6: 146]. Vì điều kiện lịch sử, giữa hai nền văn hóa này đã diễn ra sự chung đụng, quá trình tiếp biến văn hóa đã diễn ra như một quy luật tất yếu như nhận định của Nguyễn Thừa Hỷ “Trên thế giới, các nền văn hóa không đứng cô lập và bất biến” [4: 12]. Ta có quyền tự hào về hình tượng Thiên Yana – một sản phẩm minh chứng rõ nét cho quá trình giao lưu văn hóa Việt – Chăm trong dòng chảy lịch sử văn hóa dân tộc./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]: Chi hội Dân tộc Chăm (2014), Những vấn đề văn hóa xã hội người Chăm ngày nay, NXB Trẻ.
[2]: Ngô Văn Doanh (2006), Lễ hội Chuyển mùa của người Chăm, NXB Trẻ.
[3]: Nguyễn Hữu Hiếu (2010), Diễn trình văn hóa vùng đồng bằng sông Cửu Long, NXB Thời đại.
[4]: Nguyễn Thừa Hỷ (2012), Văn hóa Việt Nam truyền thống một góc nhìn, NXB Thông tin và Truyền thông.
[5]: Nhiều tác giả (2013), Văn hóa một số vùng miền ở Việt Nam, NXB Thời đại.
[6]: Lê Đình Phụng (2015), Đối thoại với nền văn minh cổ Chămpa, NXB Khoa học Xã hội.
[7]: Ngô Đức Thịnh (2009), Đạo Mẫu Việt Nam – tập 1, NXB Tôn giáo.

Tháp Bà Ponagar Nha Trang được xem là danh thắng bậc nhất của vịnh Nha Trang Khánh Hòa. Theo thông tin của Trung tâm bảo tồn di tích tỉnh Khánh Hòa về huyền bí đền tháp Ponagar thì “Ponagar như một huyền thoại về kiến trúc Chămpa, đến nay có lẽ chỉ xếp sau Di sản Mỹ Sơn nhưng hệ thống 22 cột trụ (Mandapa) mà Ponagar có được thì không đâu sánh bằng. Khám phá Ponagar, khám phá những huyền bí xung quanh ngọn bảo tháp tuyệt đẹp này đủ làm cho quý khách say đắm kiệt tác kiến trúc Chămpa cổ trên mảnh đất Khánh Hòa”.

Tháp Bà Ponagar tọa lạc trên đồi Cù Lao cao khoảng trên 20m (so với mực nước biển), diện tích theo số liệu mới nhất 17.683,6m2, thuộc Phường Vĩnh Phước, cách trung tâm thành phố  Nha Trang khoảng 2km về phía bắc. Khu di tích là quần thể công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo của vương quốc Chăm Pa cổ, được xây dựng khoảng từ giữa thế kỷ thứ VIII đến thế kỷ XIII. Nơi đây là trung tâm tôn giáo thờ Nữ thần Ponagar (người Mẹ xứ sở của dân tộc Chăm) và được người Việt tiếp tục gìn giữ, phát triển làm nơi thờ Thiên Y Thánh Mẫu của cộng đồng cư dân khu vực Nam Trung bộ và Tây Nguyên. Với những giá trị tiêu biểu, di tích đã được Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng di tích cấp Quốc gia năm 1979. Quần thể di tích phân bố trên hai mặt bằng: Tháp cổng và Mandapa; khu đền tháp với các công trình kiến trúc và hoạt động văn hoá tiêu biểu:

 

1. Tháp cổng

Được người Pháp phục dựng đầu Thế kỷ XX, theo môtip kiến trúc Chăm,  bên trên có dòng chữ “Tháp Thiên Y Thánh Mẫu”. Cổng chính của Tháp Bà vốn nằm trên trục thẳng với Tháp Chính và Mandapa, nhưng đến nay cổng đó không còn. Theo khảo tả của nhà nghiên cứu H. Parmantier, đầu thế kỷ XX vẫn còn kiến trúc Tháp cổng.

 

2. Khu Mandapa

Đây là nơi các tín đồ chuẩn bị lễ vật và tịnh tâm trước khi hành lễ trên Tháp Chính. Kiến trúc gồm bốn hàng cột trụ hình bát giác (10 trụ lớn và 12 trụ nhỏ). Trên thân cột lớn ở độ cao bằng cột nhỏ có một ô hình chữ nhật khoét sâu vào thân cột, có chức năng như những “lỗ mộng” trong kiến trúc gỗ. Các nhà nghiên cứu cho rằng “lỗ mộng” có chức năng là điểm đỡ cho một kết cấu xà ngang để nâng đỡ mái che ở phía trên nhưng đã đổ và hiện nay không để lại vết tích.

Trước đây, Mandapa còn có hai cột nhỏ, thấp hơn nền, ở hai bên bậc lên xuống và thẳng ra cổng tháp cũ. Cổng, Mandapa và tháp lớn ở trên tạo thành trục thẳng đông – tây. Kiến trúc Mandapa hiện nay có cùng niên đại với niên đại cuối cùng của tháp chính, khoảng thế kỷ XI – XII.

Di tích Tháp Bà Ponagar là công trình kiến trúc, nghệ thuật của Vương quốc Chăm pa cổ. Vật liệu xây dựng bằng gạch nung, xốp, nhẹ và thoát nước rất nhanh, nên hầu như cũng không có hiện tượng rêu bám, các viên gạch chỉ bị bào mòn theo thời gian, phô ra màu đen, thể hiện gạch được nung ở nhiệt độ cao; các viên gạch liền mạch, khít chặt với nhau không để lộ ra mạch kết dính. Đây là điều đặc biệt về kỹ thuật nung gạch và xây dựng tháp Chăm nhưng đã bị thất truyền. Nhiều nhà khoa học nghiên cứu phương pháp làm gạch và xây tháp của người Chăm cổ nhưng đến nay vẫn chưa có một giải đáp thuyết phục.

Theo các nhà nghiên cứu, người Chăm xưa sử dụng phương pháp mài chập: Mài hai mặt viên gạch với nhau tạo ra những vết xước, bôi chất kết dính và xây từng viên một. Có giả thuyết cho rằng: Gạch ướt (gạch mộc), bôi chất kết dính (có thể là nhựa cây dầu rái, hoặc cây bời lời trộn với mật mía, tro của trấu…) và nung cả ngôi tháp, nhưng qua nghiên cứu cho thấy nhiệt độ nung của các viên gạch xây tháp khá đều nhau. Với bức tường dày (khoảng 0,5m – 2m) như vậy nếu xây xong tháp mới nung thì không thể có nhiệt độ nung đều nhau giữa các viên gạch. Chính vì vậy, cách thức xây dựng cũng như nghệ thuật xây dựng tháp Chăm đến nay vẫn là một điều bí ẩn.

Từ khu Mandapa lên khu đền tháp có 36 bậc cấp dốc và thẳng đứng. Tương truyền: để thể hiện sự tôn kính đối với các vị thần, đặc biệt là đối với Nữ thần Ponagar, các tín đồ khi lên trên khu đền tháp hành lễ phải bò và giật lùi khi xuống không quay lưng về phía đền tháp để thể hiện sự tôn kính đối với các vị thần; Sau này để thuận tiện cho du khách, khu đền tháp có thêm lối lên xuống bằng đá phía bên tay trái.

 

3. Cảnh quan khu di tích

Đồi Cù Lao được dòng sông Cái bao quanh, người Chăm gọi là Yatran (tức là Sông Lau). Trên đồi có nhiều cây rừng cổ thụ hàng trăm năm tuổi đã tồn tại cùng những ngọn tháp cả ngàn năm tuổi. Từ đây, du khách sẽ chiêm ngưỡng thành phố Nha Trang với cửa biển Cù Huân, cầu Xóm Bóng bắc qua Sông Cái (cây cầu mang tên Xóm Bóng, nơi có điệu múa linh thiêng “múa bóng” của các vũ nữ dâng lên nữ thần Ponagar trong dịp lễ hội) và vịnh Nha Trang với những hòn đảo: đảo Yến, Hòn Tre, Hòn Nội, Hòn Ngoại …

 

4. Khu đền tháp

Theo thống kê của nhà nghiên cứu H. Parmantier, đầu thế kỷ XX di tích có 6 ngôi tháp, nhưng hiện tại còn bốn ngôi đền tháp còn tương đối hoàn chỉnh so với các công trình đền tháp Chămpa còn lại ở Việt Nam: Tháp Chính (Tháp Đông Bắc), Tháp Nam, Tháp Đông Nam và Tháp Tây Bắc. Tiếng Chăm gọi các tháp là các Kalan, theo tiếng Việt có nghĩa là đền, tháp, nhưng theo tín ngưỡng của những người dân địa phương gọi đây là các dinh.

– Tháp Chính (Tháp Đông Bắc) có quy mô lớn nhất, mang đặc trưng cơ bản, tiêu biểu nhất của ngôi tháp Chăm truyền thống. Tháp cao khoảng 23 mét, có ba phần: Đế tháp, thân tháp và mái tháp. Mái tháp ba tầng thu nhỏ dần về phía trên, tầng trên là hình ảnh thu nhỏ của tầng dưới. Trên các tầng tháp được trang trí các linh vật: Ngỗng, dê, voi và các tu sĩ cầu nguyện (có người gọi là các ápsara). Trên cửa, được trang trí bằng một bức phù điêu hình lá đề: Thần Siva đang trong tư thế nhảy múa hân hoan cùng với hai nhạc công của mình (thổi sáo, đánh xập xòe), một chân dẫm lên lưng thần bò Nanđin. Phù điêu có niên đại thế kỷ XI và là một trong những tấm phù điêu đẹp nhất của văn hóa Chăm pa còn được lưu giữ ở Việt Nam.Tháp có bốn cửa theo bốn hướng đông – tây – nam và bắc nhưng chỉ có cửa hướng đông là được mở còn các hướng khác là ô cửa giả. Cửa hướng đông được đỡ bằng hai trụ đá, có ghi chữ Chăm cổ và chữ Sanscrit. Tháp chính thờ nữ thần Yan Po Inư Naga (người mẹ xứ sở của dân tộc Chăm); tương truyền bà sinh ra từ áng mây và bọt biển, Bà là nữ thần chủ của cả vương quốc Chăm Pa, được thờ ở xứ sở Kauthara và cũng là Thiên Y A Na Thánh Mẫu theo tín ngưỡng thờ “Mẫu” của người Việt.

Tượng Nữ thần được tạc bằng một khối đá granit nguyên khối, trong tư thế ngồi uy nghiêm trên bệ đá hình hoa sen, lưng tựa vào phiến đá lớn hình lá đề. Đây là một kiệt tác về điêu khắc ChămPa, là sự kết hợp hài hòa giữa kỹ thuật tượng tròn và chạm nổi. Toàn bộ pho tượng và tấm tựa được đặt trên một bệ Yoni khá lớn bằng đá. Với bố cục: tượng thờ là Linga, bệ thờ là Yoni, đây là bộ Linga-Yoni hoàn chỉnh, là sự kết hợp giữa giống đực và giống cái, tạo nên sự sống  và là vật thể linh thiêng của dân tộc Chăm pa. Hai bên Tháp thờ hai người con của Bà (Công chúa Quý và hoàng tử Trí, theo tục thờ của người Việt).

– Tháp Nam: Thờ thần Cri Cambhu (tên gọi khác của thần Shiva), tháp cao khoảng 18m; có niên đại thế kỷ XIII. Tháp có bình đồ hình vuông, mái tháp có hình dạng giống như quả chuông úp thu nhỏ về phía trên. Đặc biệt trên đỉnh mái tháp có gắn một biểu tượng trụ tròn bằng đá, đó chính là Linga biểu tượng sức mạnh của vị thần Siva, vị thần hủy diệt để thế giới sẽ tái sinh mang lại những điều tốt đẹp đến cho con người cũng như vạn vật. Không gian thờ tự bên trong là bộ sinh thực khí Linga -Yoni. Theo tín ngưỡng của người Việt: Tháp thờ ông Nam Hải (chồng Thánh Mẫu Thiên Y A Na).

– Tháp Đông Nam: cao khoảng 7m, có mái hình thuyền. Đây có thể là kiến trúc phụ trong quần thể kiến trúc và thuộc loại muộn, khoảng thế kỷ XIII. Tháp bị xâm hại nhiều bởi yếu tố thời gian và điều kiện tự nhiên. Trong tháp có bộ Linga – Yoni bằng đá. Tháp thờ con trai thần Shiva là thần Skanda (thần chiến tranh). Người Việt gọi là Dinh Cố, thờ bố mẹ nuôi của Bà Thiên YA Na.

– Tháp Tây Bắc: Ở phía sau Tháp chính, cao khoảng 9m, có một tầng mái hình yên ngựa. Hệ thống cửa giả được điêu khắc những pho tượng bằng gạch nung: Trên ô cửa giả phía nam là hình ảnh chim thần Garuda, ô cửa giả phía bắc là hình ảnh đầu con Sư Tử, ô cửa giả phía tây là hình tượng nữ thần cưỡi voi. Trong Tháp là bộ Linga – Yoni. Tháp thờ con trai thứ hai của thần Shiva là thần Ganesa (thần đầu voi) biểu tượng của sự thông thái, may mắn và hạnh phúc. Người Việt gọi là Dinh cô cậu (thờ 2 người con của Bà Thiên Y A Na). Theo bia kí và khảo cổ học, tháp có niên đại xây dựng năm 813 song đã được trùng tu nhiều lần, nên niên đại cuối cùng từ thế kỷ XIII – XIV.

 

5. Bia ký

Trên Tháp còn nhiều bia ký trên các cột đá, trên gạch bằng chữ Phạn (Sanscrit) và chữ Chăm cổ, một số bia ký chưa dịch được nội dung.

Phía sau Tháp chính có tấm bia do Phan Thanh Giản cho khắc vào năm 1856 (triều vua Tự Đức), bằng chữ Hán Nôm nói về truyền thuyết Thiên Y A Na Thánh Mẫu của người Việt.

Bên cạnh là tấm bia dựng vào năm 1972, nội dung về dịch sang chữ quốc ngữ truyền thuyết bà Thiên Y A Na theo “Xứ Trầm hương” của Quách Tấn.

 

Tấm bia đá thứ ba do vị quan đứng đầu tỉnh Khánh Hòa khắc vào năm 1881(nội dung)

 Và tấm bia đá giới thiệu về di tích Tháp Bà Ponagar, bằng chữ Quốc ngữ, được dựng vào năm 2010.

 

6. Lễ hội Tháp Bà

Diễn ra từ ngày 20 – 23 tháng 3 (Âm lịch) hàng năm, thể hiện quá trình giao lưu tiếp biến văn hóa Việt – Chăm, nên lễ hội Tháp Bà đã trở thành lễ hội văn hóa dân gian lớn nhất ở Khánh Hòa, có sức lan toả cả vùng Nam Trung Bộ – Tây nguyên. Tiến trình diễn ra có sự linh thiêng của phần lễ và sự đa dạng, náo nhiệt của phần hội.

 Phần lễ: bao gồm các lễ như lễ thay y, lễ thả hoa đăng, lễ cầu Quốc thái Dân an, tế lễ cổ truyền…

 Phần hội: có múa Chăm truyền thống, múa Bóng (vũ nữ đội mâm hoa, quả, đèn…múa uyển chuyển theo điệu nhạc trầm bổng), chầu văn ca ngợi công đức Thánh Mẫu, các trò chơi dân gian, biểu diễn nghệ thuật truyền thống. Phần hội mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc thu hút đông đảo người Việt, người Chăm và hàng vạn du khách trong và ngoài nước tham dự .

Với đặc trưng tiêu biểu, lễ hội Tháp Bà Ponagar được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia  năm 2012.

 

7. Hoạt động trưng bày, biểu diễn

Phòng trưng bày: Giới thiệu hình ảnh, hiện vật liên quan đến di tích. Pho tượng Bà được phục chế theo tỉ lệ 1/1, được đặt ở giữa phòng trưng bày (giới thiệu về pho tượng: các cánh tay, tính nhân văn…); hiện vật, linh vật được phục chế; những bức ảnh đối chứng khu đền tháp trước và sau khi tu bổ…

Các thiếu nữ dân tộc Chăm múa các vũ điệu truyền thống dưới không gian tháp cổ, du khách như được chìm đắm trong khí thiêng của cõi tâm linh, chiêm ngưỡng từng công trình kiến trúc, nghệ thuật điêu khắc tài tình; Đồng thời có cơ hội mua sắm những sản phẩm đặc trưng truyền thống được làm từ đôi bàn tay khéo léo của nghệ nhân Chăm như: dệt thổ cẩm, gốm Bầu Trúc và sản phẩm độc đáo của vùng đất Khánh Hoà: trầm hương, yến sào, tranh cát, tượng nghệ thuật bằng đất nung, thư pháp, thư hoạ trên nhiều vật liệu…”

AmChuaNhaTrang
Am Chúa được xây dựng trên núi Ðại An còn gọi là Qua Sơn (núi Dưa) thuộc thôn Ðại Ðiền Trung, xã Diên Ðiền, huyện Diên Khánh. Ðây là nơi thờ Thiên Y Ana Thánh Mẫu, một vị phúc thần rất được kính trọng ở Khánh Hòa. Theo sự tích được ghi lại trong một tấm bia đá từ năm 1856 ở Tháp Bà, Am Chúa được coi là nơi phát tích của Bà lúc ấu thơ sống với cha mẹ nuôi, còn Tháp Bà Nha Trang là nơi thờ Bà khi đã hiển thánh. Bởi vậy, ngay từ đầu triều Nguyễn, Thiên Y Ana đã được sắc phong là Hồng Nhơn Phổ Tế Linh Ứng Thượng Ðẳng Thần và tại Am Chúa mỗi khi tế lễ thường được tổ chức theo nghi lễ quốc tế do quan đầu tỉnh làm chủ tế. 

Lễ hội Am Chúa được tổ chức vào ngày mùng một tháng ba âm lịch hàng năm, mở đầu cho lễ hội Tháp Bà truyền thống của nhân dân Khánh Hòa được tổ chức vào ngày 23 tháng 3 âm lịch. Có thể khẳng định, lễ hội Am Chúa là nơi còn bảo lưu được nhiều nhất những nghi thức lễ hội cổ truyền của người Việt ở Khánh Hòa.

A NA BÀ CHÚA NGỌC
Hoàng Kim

A Na bà chúa Ngọc
Mây lành Phổ Đà Sơn
Cát đá đất miền Trung
Về với vùng văn hóa

Quê em thăm thẳm Tháp Chàm.
Biển xanh cát đá và rừng hoang sơ.
Hoa trên cát núi Phổ Đà,
Tháp Bà Chúa Ngọc dẫu xa mà gần.

Ta đi về chốn trong ngần.
Để thương cát đá cũng cần có nhau.
Dấu xưa mưa gió dãi dầu.
Đồng Xuân nắng ấm nhuốm màu thời gian.

Đỉnh mây gặp lúc thư nhàn.
Dịch cân kinh luyện giữa vùng non xanh.
Cát vàng biển biếc nắng thanh.
Bình Minh An Đức Hoàng Thành Trúc Lâm  

NinhThuan1a
NuiChua4

NGÀY MỚI BÌNH MINH AN
Hoàng Kim

Mai sớm nắng mới lên
Hoa bình minh tỉnh thức
Long lanh hương trời đất
Lộc non xanh mướt cành.

Ngày mới bình minh an
Bà cõng cháu nấu cơm
Ông cùng con đến lớp
Suối nhạc lòng ngân nga

Vui khỏe cùng trẻ thơ
Ngày mới bình minh an

NƠI MỘT TRỜI THƯƠNG NHỚ
Hoàng Kim

Ở đâu lung linh Kiếp Bạc
Sao Khuê mờ tỏ Côn Sơn
Ở đâu một trời thương nhớ
Cho ta khoảng lặng tâm hồn.

Phố Thị ngày càng đông đúc
Đồng Xuân xa lại càng thưa
Vui với việc hiền ở phố
Bâng khuâng thương nhớ chiêm mùa

Con học trường đời đường sống
Lời nào ghi nhớ đầu tiên
Biết ơn nhọc nhằn Cha Mẹ
Lấm lem con chữ ưu phiền.

(*) PHỐ THỊ
Đào Phan Toàn

Phố thị người xe mắc cửi
Vỉa hè sóng sánh bia hơi
Chân trần miên man diệu vợi
Chói đèn cao áp – Trăng vơi…

Nể tình, khôn nhờ bè bạn
Lòng thành mua mận bán mơ
Hết đời trả chưa xong nợ
Nắng mưa gội trắng chiêm mùa…

Thương con chiều ra Phố thị
Dốc bồ, mầm chữ lơ ngơ
Đem tuổi xanh ra tỉ thí
Vốn khởi đầu là: Ước mơ…

xem tiếp: Nơi một trời thương nhớhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/noi-mot-troi-thuong-nho/. Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-18-thang-5/

GSR PY3
GSR PY4
GSR PY5
GSR PY8

Ngọc phương Nam: Bạn ước gặt gì hôm nay?

ĐẾN KIẾP BẠC CÔN SƠN
Hoàng Kim
https://hoangkimvietnam.wordpress.com/2011/05/05/d%E1%BA%BFn-ki%E1%BA%BFp-b%E1%BA%A1c-con-s%C6%A1n/

NGỌC PHƯƠNG NAM NGÀY MỚI
Hoàng Kim

Quên tên cây
làm thuyền
Tận cùng nỗi cô đơn
– độc mộc!

Khoét hết ruột
Chỉ để một lần ngược thác
bất chấp đời
lênh đênh…‘ (*)

Hứng mật đời
thành thơ
Việc nghìn năm hữu lý
trạng Trình

Đến Trúc Lâm
Đạt năm việc lớn Hoàng Thành (**)
Đất trời xanh
Yên Tử …

(*) thơ Trịnh Tuyên
Hoàng Kim họa đối

(**) Hoàng Thành 30 Hoàng Diệu Võ Miếu Việt Nam

(***)
Ngọc Phương Nam ngày mới Nguyễn Chu Nhạc Hoàng Kim đối họa ngày 17 5 2013; Trịnh Tuyên Hoàng Kim đối họa ngày 20 3 2014

NGỌC PHƯƠNG NAM NGÀY MỚI
Hoàng Kim


Ai đến
nơi nao
xa
thăm thẳm
chia nửa
vầng trăng
khuyết lại tròn,
mưa
níu ngày dài
thêm nỗi nhớ
ngóng cửa
chờ nhau
ai
nhớ ai …

Cứ đợi
cứ chờ
thương
mòn mỏi
gìn vàng
giữ ngọc
nắng mai
nay,
Chút thôi
mưa sớm
trời
quang lại,
sương đọng
mi ai
lặng lẽ
hoài …

(Ngọc Phương Nam, hè 2013)

TỰ SỰ
Chunhac Nguyen


Người về
phương ấy
xa
lăm lắm
để lại
mình tôi
với mùa hè,
nắng
tuy chưa gắt
nhưng dai dẳng
của nỗi chờ trông
nắng
sắt se…

Chẳng biết
bao giờ
người
trở lại
bồi hồi
ngõ nhỏ
tĩnh lặng
xưa,
hiu hắt
nắng chiều
xiên
quán lá,
điệu nhạc
ai
sầu
da diết
đưa…

(Bình Dương . hè 2011)

KÊNH ÔNG KIÊT GIỮA LÒNG DÂN
Hoàng Kim

Giống sắn KM94, KM98-1, giống lúa gạo thơm ngon KĐM 135 ngon cơm sinh trưởng phát triển tốt trên vùng đất hoang hóa được tưới ở Tri Tôn, Tịnh Biên đã mang lại niềm vui cho người nghèo tại vùng đất này; chính nhờ kênh ông Kiệt mới bảo tồn và phát triển tốt được. Bảy Nhị kênh ông Kiệt và tôi là ký ức lắng đọng mãi trong lòng tôi

Thơ cho em giữa tháng năm này
Là lời người dân nói vể
kênh ông Kiệt
Là con kênh xanh mang dòng nước mát
Làm ngọt ruộng đồng Tứ giác Long Xuyên

Con kênh T5 thoát lũ xả phèn
Dẫn nước ngọt về vùng quê nghèo khó
Tri Tôn, Tịnh Biên trong mùa mưa lũ
Giữa hoang hóa, sình lầy, thấm hiểu lòng dân

Nguyễn Công Trứ xưa khẩn hoang đất dinh điền
Thoại Ngọc Hầu mở mang kênh Vĩnh Tế
Kênh ông Kiệt giữa lòng dân bền bỉ
Ân nghĩa cuộc đời lưu dấu nghìn năm

Em ơi khi nuôi dạy con
Hãy dạy những điều vì dân, vì nước
Người ta sinh ra cho đến khi nhắm mắt
Đọng lại trong nhau vẫn chỉ những CON NGƯỜI.

ÔNG SÁU KIỆT VĨNH LONG

“Vẫn là Thủ tướng của nhân dân / Vẫn là anh Sáu mọi gia đình/ Lồng lộng bóng soi miền sông nước/ Đời nặng ân tình, đất nặng chân”
. ông Bảy Nhị, nguyên Chủ tịch tỉnh An Giang có những câu thơ cảm khái khóc tiễn cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt thật cảm động (kênh Võ Văn Kiệt, ảnh Thanh Dũng). Hội đồng nhân dân tỉnh An Giang khóa VII,  một năm sau khi cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt từ trần, đã Quyết nghị đặt tên công trình kênh T5 là kênh Võ Văn Kiệt và đặt bia lưu niệm tại đầu kênh để ghi nhớ công lao của cố Thủ tướng với hệ thống kênh huyết mạch, tháo chua, rửa phèn, mở mang vùng đất hoang hóa của khu vực Tứ giác Long Xuyên.

Báo An Giang, báo Trường Đại học An Giang đã đăng bài Kênh “ông Kiệt” tắm mát đồng bằng của tác giả Bảo Trị và Thành Chinh. Báo Đất Việt đăng bài Kênh ông Kiệt của tác giả Võ Ngọcvà Bảo Châu. Báo Tuổi Trẻ đăng loạt bài Từ kênh Vĩnh Tế đến kênh Võ Văn Kiệt của tác giả Quốc Việt. Kỳ 1: Hào lũy đất phương Nam ; Kỳ 2: Trấn giữ biên giới ; Kỳ 3: Thương hồ Vĩnh Tế ; Kỳ 4: Dấu chân lấm bùn của ông Sáu Dân; Kỳ 5: Đào kênh T5. Tôi đã viết bài thơ ‘Kênh ông Kiệt giữa lòng dân’ với lòng tri âm việc ông làm kênh cho Dân với lòng biết ơn sâu sắc.

Sớm nay khi viết bài này PGS TS Phan Thanh Kiếm, người bạn học Trồng trọt 4 cùng tôi thuở xưa ở Trường Đại học Nông nghiệp 2 Hà Bắc (tiền thân của Đại học Nông Lâm Huế và Đại học Bắc Giang sau này) đã nhắn: “Viết dài, đọc chóng mặt”. Anh Đức Thuấn cũng nhắn: “Không đủ kiên nhẫn và không đủ thời gian để đọc quá dài”. Tôi đã trả lời hai anh: “Cảm ơn hai anh. Mình biết vậy nhưng mình có chủ ý bảo tồn tinh hoa lắng đọng. Anh đọc hai ba dòng đầu thôi anh, nếu anh thích thì đọc sâu thông tin chọn lọc ở dưới. Điều tổng quát mình đã đưa lên đầu trang rồi, và chi tiết bài viết đều có đường link cả. Ai không thích đọc dài, không quan tâm chủ đề ấy, hoặc không có thì giờ, thì thôi không đọc tiếp bài viết nữa, mà chỉ nên xem qua ít dòng thông tin khởi đầu thôi. Hoàng Kim bảo tồn và phát triển CNM365 có chủ đích, đã viết và liên tục trở lại bổ sung 15 năm nay. Kính anh an nhiên vui khỏe. Ví dụ như bài “Kênh ông Kiệt giữa lòng dân” này, với mình là một ký ức sâu năng không thể nào quên, vì sự tâm đắc này từ những người như ông Sáu Dân, ông Bảy Nhị mà mình đã thấm thía trãi nghiệm 9 năm đi về Miền Tây thương và An Giang, Sóc Trăng,…”.

Kênh Vĩnh Tế và Kênh Võ Văn Kiệt là hai công trình sống mãi trong lòng dân.

Kênh Vĩnh Tế dài gần 100km chạy dọc biên giới hai tỉnh An Giang, Kiên Giang với vương quốc Campuchia. Kênh do Thượng đạo Khâm sai, trấn thủ Vĩnh Thanh Thoại Ngọc Hầu Nguyễn Văn Thoại chỉ huy hơn 80.000 dân binh đào ròng rã 5 năm liền (1819-1824). Sau khi hoàn thành, vua Minh Mạng đã lấy tên bà Châu Thị Vĩnh Tế, vợ của Thoại Ngọc Hầu, đặt tên cho con kênh này là kênh Vĩnh Tế. Thượng nguồn con kênh tiếp dòng sông Hậu ở thị xã Châu Đốc, hạ nguồn nhập sông Giang Thành ở Hà Tiên để ra biển Tây. Kênh Vĩnh Tế hiện rộng khoảng 40-70m, sâu 3-4m so với mực nước biển tùy từng đoạn. Kênh Vĩnh Tế là tuyến thủy lộ, tuyến kênh biên giới đặc biệt quan trọng mở mang vùng đất Tây Nam Bộ mang tầm vóc của một công trình chiến lược nhất thế kỷ 19 hào lũy đất phương Nam,khẳng định chủ quyền lãnh thổ, mở mang vùng đất mới.

Kênh Võ Văn Kiệt (kênh T5) dài 48km, rộng 30-36m và sâu 3m, thông kênh Vĩnh Tế ở Tri Tôn, An Giang, chảy qua Hòn Đất, Kiên Giang rồi đổ ra vịnh Thái Lan. Đây là một cụm “công trình thủy lợi cấp bách” mang dấn ấn Thủ tướng Võ Văn Kiệt, “bác Sáu Dân” nhằm “thoát lũ biển Tây” ngọt hóa vùng đất năng lác hoang hóa sình lầy của hai tỉnh An Giang, Kiên Giang biến thành đất sản xuất nông nghiệp…. Ông Bảy Nhị đã chia sẻ: “Thời điểm trước năm 1997 (trước khi tuyến kênh T5 hoàn thành) cứ dạo lũ về là các cấp, các ngành lo ngai ngái. Lũ về là những vùng trũng, đầu nguồn lại phải lo cảnh sơ tán dân, cứu đói, cắt lúa chạy lũ. Từ khi hệ thống kênh mương cấp 2, 3 hoàn thành theo Quyết định 99/TTg như: Nạo vét kênh Tám Ngàn, H7, các kênh 5, 13, 16… , phần nào lũ đã khống chế. Tuy vậy, những vùng như Tứ giác Long Xuyên, cảnh lũ trắng đồng vẫn là nỗi lo lớn, buộc những người lãnh đạo phải bàn quyết sách tháo gỡ vấn đề”. “Tứ giác Long Xuyên, vùng đất trũng phèn có diện tích gần 500.000 ha đất nông nghiệp vẫn còn hoang hóa nhiễm phèn, trong đó An Giang chiếm diện tích khá lớn chính là vùng đất chúng ta bỏ quên bấy lâu nay chưa khai phá. Đất không phụ người, chỉ sợ người phụ đất mà thôi”.

Thủ tướng Võ Văn Kiệt trong chuyến về thăm và làm việc tại An Giang trong hai ngày 21, 22-7-1996, đã đi thị sát cánh đồng Lạc Quới, kênh mương nội đồng vùng Tứ giác Long Xuyên. Thủ tướng đã chỉ thị: “Đề án quy hoạch thủy lợi vùng Tứ giác Long Xuyên cần nhanh chóng thực hiện vì nó sẽ giúp khu vực sử dụng được nguồn phù sa vô giá của lũ sông Cửu Long, chính nó sẽ đảm đương việc thoát lũ, rửa phèn khai phá đất nông nghiệp cho vùng Tứ giác Long Xuyên. Các Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thủy lợi, Bộ Khoa học-Công nghệ và Môi trường cần nhanh chóng phối hợp lập kế hoạch xây dựng tuyến kênh thoát lũ ra Vịnh Thái Lan“.

Sau việc đào xong kênh T6, đưa nước từ Vĩnh Tế qua kênh Mới về biển Hà Tiên vào năm 1996. Đầu năm 1997, công trình chống lũ cấp bách kênh T5 – Tuần Thống, Luỳnh Quỳnh, Tân Thành – Lò Gạch, tuyến đê bờ nam Vĩnh Tế; hệ thống cống ngăn, xả lũ và 2 đập điều chỉnh lũ Tha La, Trà Sư; các cống ngăn mặn giữ ngọt thoát lũ ven biển… đã được cấp bách xây dựng theo Quyết định 159/TTg của Thủ tướng Chính phủ. Hàng loạt công trình thủy lợi phục vụ dẫn ngọt, tiêu chua, tiêu úng, xổ phèn, ngăn mặn và hàng vạn cây số bờ bao bảo vệ lúa hè thu được xây dựng đã góp phần quyết định vào việc phát triển nông nghiệp và các ngành kinh tế khác trong vùng. Trong đó, kênh T5 có ý nghĩa chiến lược, được khởi công giữa quý I đến cuối tháng 8-1997 là hoàn thành. Đây là công trình thủy lợi hoàn thành nhanh nhất trong lịch sử đào kênh ở Việt Nam. Ngày mùng 8 Tết Mậu Dần 1998 (nhằm ngày 4-2-1998), 50.000 ha đất hai tỉnh An Giang, Kiên Giang được ngọt hóa. Ngày mùng 9 Tết Mậu Dần khởi công nạo vét kênh Vĩnh Tế, điều tiết lũ cùng dòng Võ Văn Kiệt thoát lũ ra biển Tây. Chọn bờ Nam song song tuyến kênh hình thành những tuyến dân cư vượt lũ trên toàn tuyến. Đây là đại công trình thủy lợi gồm hệ thống các kênh T4, T5, T6 thoát lũ, dẫn ngọt, tháo chua, rửa phèn, khai hoang, phục hóa hàng trăm ngàn ha đất .

Những năm sau, cụm từ “lũ đẹp” bắt đầu xuất hiện và định nghĩa “sống chung với lũ “cũng từ đó hình thành, Từ một công trình thủy lợi đã mở mang diện tích sản xuất, giảm thiểu ngập lũ. Ổn định vững chắc hai vụ sản xuất đông xuân và hè thu; giảm thấp mức lũ chính vụ, tạo điều kiện phát triển sản xuất, giảm chi phí xây dựng các công trình hạ tầng cơ sở, giảm thiệt hại về người và của mùa lũ về. Từ đó, tạo thế đưa nước ngọt giàu phù sa từ sông Hậu vào kết hợp ngăn mặn, giữ ngọt, tháo chua rửa phèn, cải tạo đất sản xuất nông nghiệp, cải tạo môi trường nước, vệ sinh đồng ruộng phục vụ phát triển sản xuất, sinh hoạt của nhân dân trong vùng. Tất cả đã được kênh T5 đảm trách hiệu quả.

Tri Tôn, Tịnh Biên là những huyện khó khăn của tỉnh An Giang. Hệ thống thủy lợi nội đồng nối với “Kênh ông Kiệt” đã mang nguồn nước ngọt về ruộng. Bạn xem chùm ảnh cũ trong blog của tôi để rõ hơn cách làm. Giống lúa KĐM105 ngon cơm sinh trưởng phát triển tốt trên vùng đất hoang hóa được tưới đã mang lại niềm vui cho người nghèo. Các giống cây màu rau đậu trồng vụ khô sau khi thu hoạch lúa đã giúp nâng cao đời sống người dân. Khoa học kỹ thuật bám dân, bám ruộng, âm thầm nhưng hiệu quả làm đổi thay vùng Tri Tôn Tịnh Biên. Tôi đã có chín năm gắn bó với mảnh đất này. Đi đâu người dân cũng khen ông Sáu Kiệt và ôngBbảy Nhị. Kênh ông Kiệt giữa lòng dân. Vùng đất hoang hóa sình lầy nay đã thành vựa lúa. Tỉnh An Giang nay đã thành vùng lúa sản lượng cao nhất nước.

BayNhi

ÔNG BẢY NHỊ AN GIANG

Ông Bảy Nhị tên thật là Nguyễn Minh Nhị, nguyên chủ tịch tỉnh An Giang (hình Ông Nguyễn Minh Nhị  bên phải  cùng anh Ngô Vi Nghĩa với các giống mì KM94 (KU50)  và KM98-1 (KU72), KM98-5, KM140 ngắn ngày trên ruộng tăng vụ, Sắn Việt và sắn Thái như bóng đá Việt và bóng đá Thái ngang ngữa nhau từ thuở này). Ông Bảy Nhị có nhiều bài viết được dân rất ưa nghe và dư luận quan tâm vì thiết thực, thật hay và thẳng băng sự thật, như các bài viết “Giá lúa nằm ngoài hạt gạo”, “Gửi anh Nguyễn Bá Thanh: Phút 89…”,  …

Bạn xuống An Giang hỏi ông Bảy Nhị chủ tịch tỉnh ai cũng biết. Tôi gọi trõng tên ông biết là không phải nhưng với tôi thì ông tuy còn khỏe và đang sống sờ sờ mà ông đã là người lịch sử, tựa như Mạc Cữu, Mạc Thiên Tích xưa, oai chấn Hà Tiên, góp sức mộ dân mở cõi, làm phên dậu đất phương Nam của dân tộc Việt. Ông Bảy là nhân vật lịch sử trong lòng tôi.

Tôi có một kỷ niệm quí rất khó quên. Ông Bảy Nhị ba lần lên Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc tìm tôi khi đó làm Giám đốc Trung tâm. Ông tham khảo ý kiếm chuyển đổi cơ cấu cây trồng, khai hoang phục hóa hiệu quả cho vùng đất phèn mặn ngập năn lác của hai huyện Tri Tôn, Tịnh Biên. Ông đồng tình với tôi việc ứng dụng canh tác giống lúa thơm Khao Dawk Mali 105 (KDM 105) nhưng trồng cây gì luân canh lúa hiệu quả trong các tháng mùa khô thì đó vẫn là bài toán khó?

Mờ sớm một ngày đầu tháng mười một. Trời se lạnh. Nhà tôi có chim về làm tổ. Buổi khuya, tôi mơ hồ nghe chim khách líu ríu lạ trên cây me góc vườn nên thức dậy. Tôi bước ra sân thì thấy một chiếc xe ô tô đậu và cậu lái xe đang ngủ nướng. Khi tôi ra, cậu lái xe thức dậy nói: “Chú Bảy Nhị, chủ tịch tỉnh An Giang lên thăm anh nhờ tuyển chọn giống mì ngắn ngày để giúp An Giang né lũ. Đợt trước chú đã đi cùng chú Tùng (là ông Lê Minh Tùng sau này làm Phó Chủ Tịch Tỉnh, Hiệu trưởng Trường Đại học An Giang) lên làm việc với anh rồi. Nay mì đã được năm tháng tuổi, chú muốn lên coi kỹ ở trên ruộng xem củ to bằng ngần nào. Chú Bảy giờ hành chính bận họp nên thăm sớm. Đến nhà anh, thấy sớm quá chú ngại nên ra thẳng ngoài đồng rồi, nhờ tui đón anh ra sau”.

Tôi giật mình nghĩ: “Cái ông này không thể xạo được. Mình nói là có giống mì bảy tháng. Năm tháng ông lên kiểm tra đồng ruộng nhổ thử, thiệt chu đáo. Ông thật biết cách kiểm tra sâu sát”. Chợt dưng tôi nhớ đến MỘT LỐI ĐI RIÊNG của Bác Hồ trong thơ Hải Như: “ Chúng ta thích đón đưa/ Bác Hồ không thích/ Đến thăm chúng ta Bác Hồ thường “đột kích”/ Chữ “đột kích” vui này Người nói lại cùng ta/ Và đường quen thuộc/ Bác chẳng đi đâu/ Đường quen thuộc thường xa/ Bác hiện đến bằng lối tự tìm ra:/ Ngắn nhất/ Bác không muốn giẫm lên mọi đường mòn có sẵn/ Khi đích đã nhắm rồi/ Người luôn luôn tạo cho mình:/ Một lối đi riêng”. Sau này hiếm có đồng chí lãnh đạo nào học được cách làm như Bác. Họ đi đâu đều thường xếp lịch hành chính và đưa đón đàng hoàng, chẳng cần một lối đi riêng. Tôi thầm chợt cảm phục ông Bảy.

Ông Nguyễn Minh Nhị có mấy bài viết hay gửi ông Nguyễn Bá Thanh, tình cảm của họ thật chân thành và cảm động. Sự chân thành thân thiết  theo tôi chẳng cần lời bình luận nào thêm mà chỉ cần ghi lại. Sau này, người thì về hưu, người thì ngã ngựa , nhưng đó lại là một câu chuyện khác, dài hơn và thâm trầm hơn. Tôi trầm tư trước câu hỏi: Làm thế nào để tháo gỡ “những vật cản không dễ vượt qua”. Tôi tâm đắc với lời Bác Giáp suốt đời học Bác Hồ “dĩ công vi thượng” việc công trên hết. Câu trả lời thật rõ ràng là: Khi Nhân Dân, Tổ Quốc trên hết, thì bất cứ giải pháp nào có lợi cho Dân cho Nước cũng đều nghiên cứu vận dụng được cả, không từ một giải pháp nào. Thực chất đó là phép quyền biến “dĩ bất biến ứng vạn biến”.

KÊNH ÔNG KIỆT TRONG TÔI

“Kênh ông Kiệt” và vùng đất Nam Bộ là nôi nuôi dưỡng phát triển của các giống mì ngắn ngày KM98-1, KM98-5,. KM140 đươc chọn tạo để đáp ứng nhu cầu né lũ, nay đã phát triển rộng khắp toàn quốc. An Giang cũng là nôi ứng dụng đầu tiên của Việt Nam và thế giới đối với những dòng khoai mì đột biến KM440 theo hướng ngắn ngày. Chúng tôi những người tạo chọn giống củ mì thật biết ơn kênh ông Kiệt và ông Bảy Nhị. Không có kênh ông Kiệt Bảy Nhị thì củ mì ngắn ngày năng suất cao của chúng tôi chưa thể ra đời nhanh như vậy.

Đề tài chọn tạo giống sắn ngắn ngày “né lũ” giúp tôi tiếp cận vùng đất hoang hóa, thấu hiểu những khổ cực của người dân nghèo vùng lũ và ấn tượng sâu sắc trong lòng tôi. Sau này, khi giới thiệu với các chuyên gia Nhật Bản, như giáo sư tiến sĩ Motoaki Seki – RIKEN PSC và tiến sĩ Hirano – RIKEN Nishina về đề tài “Ứng dụng đột biến lý học và nuôi cấy mô để tạo giống khoai mì có thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất củ tươi và hàm lượng tinh bột cao phù hợp với việc né lũ của tỉnh An Giang” thực hiện năm 2002-2004 tại vùng đất hoang hóa Tri Tôn Tịnh Biên. Họ đều ngạc nhiên thích thú vì Việt Nam đã triển khai hướng nghiên cứu ứng dụng đột biến lý học nguồn Co 60 để chiếu xạ trên hai vạn hạt giống KM94 tuyển chọn đã xử lý và ủ nứt nanh với các lô hạt sắn KM94 khô tại các liều xạ chọn lọc và thời gian chiếu xạ khác nhau, tạo ra các dòng/ giống sắn ngắn ngày để luân canh lúa sắn trên vùng đất hoang hóa Tri Tôn Tịnh Biên An Giang từ rất sớm.

Câu chuyện cây sắn “né lũ” mà tôi vừa kể trên cũng tương tự như câu chuyện Giống khoai lang Việt Nam HL518 và HL491. Những kết nối nghiên cứu và sản xuất đã giúp cơ hội cho các giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ) chất lượng cao, vỏ đỏ, ruột cam; giống khoai lang HL491 (Nhật tím) vỏ đỏ ruột tím, giống khoai lang Kokey 14 (Nhật vàng) … phổ biến rộng rãi trong sản xuất mang lại bội thu cho nông dân như Kỳ tích từ cây lúa, củ khoai ở Hòn Ðất Kiên Giang với doanh nghiệp của ông Đỗ Quý Hạo trồng khoai lang rất thành công. Đất và Người phương Nam là nôi nuôi dưỡng hột lúa, củ khoai, giống mì mới bén rễ và sinh sôi.

Tôi là người con xa xứ của vùng đất nghèo miền Trung. Gia đình chúng tôi đi như dòng sông tụ về phương Nam và nay đã gắn bó nhiều năm với đất lành Nam Bộ. Tôi cùng đồng nghiệp đã chọn tạo được nhiều giống tốt cho mảnh đất này. Đó là các giống sắn cao sản KM419, KM94, KM140, KM98-5, KM98-1, KM937-26, KM60, KM23, KM24, KM20; các giống lúa KĐM 105, GSR, KĐM, giống ngô VN25-99, giống đậu nành HL92, HL203, giống lạc HL25, giống đậu xanh HL89-E3, HL115, giống đậu rồng Bình Minh Chim Bu Long Khánh, giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ), HL491 (Nhật tím), Hoàng Long, Chiêm Dâu. Tôi thật cảm phục, yêu thương, biết ơn những người mở đất, những con kênh, đất và người phương Nam. Ngọc phương Nam, sự biết ơn trong tôi, hóa ra là câu chuyện tâm đắc một đời.

Ngày mất của ông Sáu, tôi chép lại bài thơ này, ít lời ngõ và phóng sự ảnh như là một nén hương tưởng nhớ. Bài viết này tiếp nối loạt bài Việt Nam con đường xanh, Lương Định Của lúa Việt; Thầy Tuấn kinh tế hộ; Thầy Quyền thâm canh lúa; Thầy Luật lúa OMCS OM;Thầy nghề nông chiến sĩ; Thầy bạn trong đời tôi . Ngày sinh của ông Sáu, tôi bồi hồi bổ sung thêm và hoàn chỉnh dần.

Kênh ông Kiệt giữa lòng dân.

Hệ thống thủy lợi nội đồng nối với “Kênh ông Kiệt” đã mang nguồn nước ngọt về ruộng

Giống lúa KĐM 135 ngon cơm sinh trưởng phát triển tốt trên vùng đất hoang hóa được tưới đã mang lại niềm vui cho người nghèo.

Các giống cây màu rau đậu trồng vụ khô sau khi thu hoạch lúa đã giúp nâng cao đời sống người dân.

Khoa học kỹ thuật bám dân bám ruộng âm thầm nhưng hiệu quả làm đổi thay vùng Tri Tôn Tịnh Biên.

Ông Nguyễn Minh Nhị (nguyên Chủ tịch tỉnh) cùng anh Ngô Vi Nghĩa với giống mì ngắn ngày trên ruộng tăng vụ.

“Kênh ông Kiệt” và vùng đất An Giang cũng là nôi nuôi dưỡng phát triển của các giống mì ngắn ngày KM98-1, KM140 đươc chọn tạo để đáp ứng nhu cầu né lũ nay đã phát triển rộng khắp toàn quốc (ảnh Thầy Lê Minh Tùng, Hiệu trưởng Trường Đại học An Giang, Phó Chủ tịch tỉnh An Giang với giống mì KM98-1)

Nghiên cứu tuyển chọn giống sắn năng suất tinh bột cao kháng được sâu bệnh hại chính (CMD, CWBD) phú hợp với điều kiện sản xuất tại tỉnh Phú Yên và vùng phụ cận được thực hiện ngày nay là sự bảo tồn và phát triển chuỗi kinh nghiệm quý Cách mạng sắn Việt Nam.

GIỐNG KHOAI LANG VIỆT NAM
Hoàng Long, Hoàng Kim, Nguyễn Văn Phu


Giống khoai lang Việt Nam phổ biến HL518 NHẬT ĐỎ, HL491 NHẬT TÍM, HƯNG LỘC 4, HOÀNG LONG, BÍ ĐÀ LẠT, Mười kỹ thuật canh tác khoai lang, liên kết sản xuất chế biến tiêu thu hiệu quả

Nguồn gen giống khoai lang trên thế giới

Cây khoai lang (Ipomoea batatas (L.) Lam.) là cây lương thực thực phẩm thích hợp với tất cả các vùng sinh thái nông nghiệp tại Việt Nam có giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao, tùy thuộc vào chuỗi cung ứng giá trị khép kín từ giống tốt đến kỹ thuật trồng, liên kết sản xuất tiêu thụ hiệu quả. Khoai lang ngày nay trên thế giới, là cây lương thực đứng hàng thứ bảy sau lúa mì, lúa nước, ngô, khoai tây, lúa mạch, và sắn. Năm 2018, toàn thế giới có 118 nước trồng khoai lang trên tổng diện tích 8,06 triệu ha, trong đó châu Phi chiếm 57,07%, châu Á chiếm 36,72%, châu Mỹ chiếm 4,3%. Năng suất khoai lang bình quân của thế giới năm 2018 là 11,40 tấn/ha, trong đó năng suất  khoai lang bình quân của châu Á là 20,53 tấn/ha, châu Mỹ có năng suất bình quân 12,15 tấn/ha, châu Phi năng suất bình quân 5,65 tấn/ha.  Sản lượng khoai lang thế giới có xu hướng giảm từ 142,67 triệu tấn năm 2000, xuống còn 91,95 triệu tấn, năm 2018, lý do chính vì cạnh tranh cây trồng. Sản xuất chế biến tiêu thụ khoai lang chưa hiệu quả bằng sắn và một số chuổi cung ứng nông sản hiệu quả khác. Châu Á cung cấp sản lượng khoai lang khoảng 66,03%, châu Phi cung cấp sản lượng khoảng 28,28%. Những nước trồng nhiều khoai lang trên thế giới hầu hết đều có bộ sưu tập nguồn gen giống khoai lang. Nguồn gen khoai lang lớn nhất toàn cầu là tại Trung tâm Khoai tây Quốc tế (Centro Internacional de la Papa – CIP) với tổng số 7007 mẫu giống khoai lang được duy trì từ năm 2005. Trong số này có 5.920 mẫu giống khoai lang trồng (Ipomoea batatas) và 1087 mẫu giống khoai lang loài hoang dại (Ipomoea trifida và các loài Ipomoea khác). Việc duy trì nguồn gen ở CIP được thực hiện trong ống nghiệm, trên đồng ruộng, bảo quản bằng hạt và được đánh giá theo tiêu chuẩn quốc tế. Khoai lang Trung Quốc có diện tích, sản lượng, năng suất cao, chịu lạnh nhưng chất lượng không ngon so với khoai lang của Nhật, Mỹ khi trồng ở Việt Nam. Khoai lang Mỹ nổi tiếng về chất lượng cao, phổ biến các giống khoai lang có ruột củ màu cam đậm, dẽo và có hương vị thơm để tiêu thụ tươi như một loại rau xanh cao cấp và dùng trong công nghiệp thực phẩm. Mỹ hiện đang tiếp tục thực hiện các nghiên cứu chọn giống khoai lang chất lượng cao giàu protein, vitamin A và có hương vị thơm; ứng dụng công nghệ gen, công nghệ tế bào trong tạo giống. Khoai lang Nhật cũng nổi tiếng về chất lượng cao với hướng chọn tạo giống khoai lang để sử dụng lá làm rau xanh, làm nước sinh tố và thực phẩm có màu tím hoặc màu cam đậm tự nhiên. Nhược điểm khoai lang Nhật, Mỹ, Trung Quốc  khi trồng ở Việt Nam là thời gian sinh trưởng hầu hết đều dài trên 115 ngày không thích hợp hiệu quả khi đưa vào các vụ trồng ở Việt Nam. Năm giống khoai lang phổ biến nhất Việt Nam hiện nay là HL518 Nhật đỏ, HL491 Nhật tím, Hoàng Long, Hưng Lộc 4, Bí Đà Lạt đều vận dụng nguồn gen quý của Nhật, Mỹ, Trung Quốc nhưng đều đã được Việt hóa, lai tạo, tuyển chọn, bồi dục theo định hướng và tiêu chuẩn giống khoai lang tốt Việt Nam (Hoàng Kim và đồng sự 2015, Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997)

Nguồn gen giống khoai lang ở Việt Nam

Nguồn gen giống khoai lang Việt Nam chủ yếu được thu thập, đánh giá và bảo tồn tại Trung tâm Tài nguyên Thực vật, thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam với 528 mẫu giống đã được tư liệu hoá (trong đó có 344 mẫu do Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc chuyển đến) Viện Cây Lương thực và Cây Thực phẩm (FCRI) có 118 mẫu giống, Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc năm 2009 có 78 mẫu giống.Trường Đại Học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh có 30 mẫu giống.

Tại các tỉnh phía Bắc, giống khoai lang trồng phổ biến là khoai Hoàng Long, với các giống khác có quy mô hẹp hơn gồm KB1, K51, Tự Nhiên, Chiêm Dâu, Từ năm 1981 đến nay, Viện Cây Lương thực Cây Thực phẩm (FCRI) và Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam (VASI) đã tuyển chọn và giới thiệu  cho sản xuất 15 giống khoai lang tốt theo ba hướng chính: 1) Nhóm giống khoai lang năng suất củ tươi cao, chịu lạnh, ngắn ngày, thích hợp vụ đông, gồm K1, K2, K3, K4, K7, K8, VX37-1, Cực nhanh. Những giống này chủ yếu được nhập nội từ CIP, Philippines, Trung Quốc, Liên Xô (cũ) trong giai đoạn 1980-1986 và tuyển chọn để tăng vụ khoai lang đông. 2) Nhóm giống khoai lang năng suất củ cao, nhiều dây lá thích hợp chăn nuôi, gồm KL1, KL5, K51. Các giống này phát triển ở giai đoạn 1986-2000 trong chương trình hợp tác với CIP. 3) Nhóm giống khoai lang năng suất củ cao, phẩm chất ngon. gồm việc phục tráng và chọn lọc giống khoai lang Hoàng Long, Chiêm Dâu (Vũ Tuyên Hoàng, Mai Thạch Hoành 1986, 1992), Tự Nhiên (Trương Văn Hộ và ctv, 1999); tuyển chọn và phát triển giống khoai lang KB1 (Nguyễn Thế Yên, 2003). Hiện nay dân đang quan tâm các giống khoai đặc sản địa phương và khoai chất lượng cao.

Tại các tỉnh phía Nam các giống khoai lang hiên trồng phổ biến là HL518 (Nhật đỏ), HL491 (Nhật tím), HL4, Hoàng Long, Bí Đà Lạt. Những giống bản địa quý, giống tạo thành và nhập nội có triển vọng gồm  Murasa kimasari (Nhật tím 1) Kokey 14 (Nhật vàng), Chiêm Dâu, Trùi Sa,  Dương Ngọc, Tàu Nghẹn, Khoai Sữa, Khoai Gạo. Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh (NLU) và Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc (HARC) từ năm 1981 đến nay đã tuyển chọn và giới thiệu cho sản xuất 7 giống khoai lang có năng suất củ cao, phẩm chất ngon, thích hợp tiêu thụ tươi gồm Hoàng Long, Chiêm Dâu, Gạo, Bí Đà Lạt (1981), HL4 (1987), HL491, HL518 (1997). Các giống khoai lang chất lượng cao có dạng củ đẹp thuôn láng, được thị trường ưa chuộng có HL518, HL491, Kokey 14, Murasa kimasari.  Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh những năm 2008 -2011 cũng đánh giá và tuyển chọn 24 giống khoai lang khảo nghiệm toàn cầu trong chương trình hợp tác với CIP và khảo sát các giống khoai lang nhiều dây lá, năng suất bột cao cho hướng chế biến cồn trong chương trình hợp tác với công ty Technova và công ty Toyota Nhật Bản (Hoàng Kim 2008).

Những giống khoai lang phẩm chất ngon được đánh giá và tuyển chọn trong đề tài “Thu thập, khảo sát, so sánh và phục tráng giống khoai lang tại huyện Xuân Lộc tỉnh Đồng Nai 2008-2010”. Đây là nội dung hợp tác giữa Sở Khoa học Công nghệ Đồng Nai, Viện Sinh học Nhiệt đới, Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh và Phòng Nông nghiệp Xuân Lôc. Kết quả đề tài là các giống khoai lang tốt HL518 Nhật đỏ, HL491 Nhật tím được phổ biến rộng rãi hơn trong sản xuất (Hoàng Kim, Trần Ngọc Thùy, Trịnh Việt Nga, Nguyễn Thị Ninh 2009).  Hai giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ) và HL491 (Nhật tím) đã được trồng khá phổ biến và mang lại sự thay đổi căn bản về năng suất cao và chất lượng ngon cho sự canh tác khoai lang tại nhiều tỉnh của Việt Nam. Kỷ yếu 90 năm Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam 1925- 2015, trang 51, hình trên ghi rõ: Bảy giống khoai lang tốt được Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn công nhận giống ở các tỉnh phía Nam tiêu biểu nhất là ba giống HL518 (Nhật đỏ) HL491 (Nhật tím) và Hoàng Long. Giống HL518, HL491 hiện đã được trồng khá phổ biến và mang lại sự thay đổi căn bản về năng suất cao và chất lượng ngon cho sự canh tác khoai lang tại nhiều tỉnh của Việt Nam. Những tỉnh trồng hai giống khoai lang này nhiều là Vĩnh Long, Kiên Giang, Đà Lạt, Đăk Nông, Gia Lai, Đồng Nai và Sóc Trăng, … Tại Vĩnh Long, việc thay thế giống khoai lang địa phương Dương Ngọc, Tàu Nghẹn, Bí Đế bằng hai giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ) và HL491 (Nhật tím) và ứng dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh thích hợp đã đưa sản lượng khoai lang Vĩnh Long năm 2000 từ diện tích khoai lang 2,5 ngàn ha, năng suất bình quân 18,4 tấn/ ha, sản lượng 46,2 ngàn tấn lên sản lượng khoai lang năm 2011 đạt 248,7 ngàn tấn, diện tích khoai lang 8,5 ngàn ha, năng suất bình quân 29,2 tấn/ ha (Tổng cục Thống kê 2014).

Nguồn gốc và đặc tính nông sinh học chủ yếu của một số giống khoai lang Việt Nam 

Giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ)

Nguồn gốc giống: Giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ) là giống khoai lang Việt Nam ưu tú có nguồn gốc từ tổ hợp lai Kokey 14 Nhật Bản polycross, tạo giống tại Việt Nam; giống do Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam chọn tạo và giới thiệu (Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997 Giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ) đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận giống năm 1997; hiện trồng phổ biến trong sản xuất và bán nhiều ở các siêu thị. Chi tiết thông tin về tác giả và minh chứng  Giống khoai lang ở Việt Nam http://www2.hcmuaf.edu.vn/contents.php?ids=9858&ur=hoangkim

Đặc tính giống: HL518 là giống khoai lang rất ngon. Thời gian sinh trưởng từ 95 đến 110 ngày. Năng suất củ tươi: 17-32 tấn/ha, tỷ lệ chất khô 27-30%. chất lượng củ luộc rất ngon, vỏ củ màu đỏ đậm, thịt củ màu cam đậm, dạng củ đều đẹp, dây xanh tím, nhiễm nhẹ sùng, hà và sâu đục dây. Các chợ và siêu thị trên toàn quốc đều có bán. Mười kỹ thuật canh tác khoai lang cần tuyển lại hệ củ theo bản tả kỹ thuật đã đăng ký, để đảm bảo chất lượng và năng suất.
Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997. Hai giống khoai lang mới HL518 và HL491. Tài liệu báo cáo công nhận hai giống khoai lang HL518 và HL419. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Hội nghị khoa học kỹ thuật nông nghiệp ở các tỉnh phía Nam tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 16-18/9/1997. 18 trang. Two new sweet potato varieties: HL 518 and HL 491. In: MARD Proc. Vietnam Agricultural Research Workshop held in Ho Chi Minh City, Vietnam, Sep 16- 18/1997. 18p.

Giống khoai lang HL491 (Nhật tím)

Giống khoai lang HL491 (Nhật tím) do Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc chọn tạo và giới thiệu từ tổ hợp lai Murasa Kimasari polycross nguồn gốc Nhật Bản = CN76-2 CIP/AVRDC (Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997). Giống đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận giống năm 1997, hiện phổ biến rộng rãi trong sản xuất và bán nhiều ở các siêu thị.

Đặc tính nông học chủ yếu: Thời gian sinh trưởng từ 95 đến 110 ngày. Năng suất củ tươi: 15-27 tấn/ha, tỷ lệ chất khô 27- 31%. chất lượng củ luộc khá, vỏ củ màu tía, thịt củ màu tím đậm, dạng củ đều đẹp, dây xanh tím, nhiễm nhẹ sùng, hà và sâu đục dây.

Giống khoai lang HOÀNG LONG

Nguồn gốc giống: Hoàng Long là giống khoai lang phổ biến ở Việt Nam. Nguồn gốc Trung Quốc nhập nội vào Việt Nam năm 1968. Giống do Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh tuyển chọn và giới thiệu (Hoàng Kim, Nguyễn Thị Thủy, 1981). Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận giống năm 1981(*).

Đặc tính giống: Thời gian sinh trưởng 85-95 ngày. Năng suất củ tươi 15 – 27 tấn/ ha, tỷ lệ chất khô 27-30%, chất lượng củ luộc khá, vỏ củ màu hồng sẫm, thịt củ màu vàng cam, dạng củ đều đẹp, dây xanh tím phủ luống gọn, mức độ nhiễm sùng và sâu đục dây trung bình

(*) Notes: xem thêm Hoàng Kim, Nguyễn Thị Thủy, 1981: Tiến bộ mới trong chọn giống khoai lang ở các tỉnh phía Nam Việt Nam. (Recent progress in Sweet Potato varietal improvement in South Vietnam. Báo cáo công nhận chính thức bốn giống khoai lang Hoàng Long, Chiêm Dâu, Gạo, Bí Đà Lạt. Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp Thực phẩm. Hội nghị khoa học kỹ thuật nông nghiệp các tỉnh phía Nam lần thứ nhất, thành phố Hồ Chí Minh, 9-11/5/1981. 33 trang MAFI (MARD), Proc. 1st Vietnam Agricultural Research Workshop held in Ho Chi Minh City, Vietnam, May 09-11/1981. 33 pages)  Khoai lang Hoàng Long có nguồn gốc tại Thái Sơn, Thái An, Sơn Đông, Trung Quốc do tổ chuyên gia Trung Quốc mang vào Việt Nam năm 1968 làm việc với các chuyên gia nông nghiệp Việt Nam Quách Ngọc Ân, Đinh Thế Lộc. Khoai lang Hoàng Long được  trồng đầu tiên tại chân núi Trường Sinh thuộc bản Ngọc, xã Cẩm Lương, huyện miền núi Cẩm Thủy và phát triển rộng nhất ở huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa. Giống khoai lang Hoàng Long chọn lọc do Hoàng Kim, Nguyễn Thị Thủy Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh thu thập, tuyển chọn và giới thiệu công nhận giống năm 1981. Khoai Hoàng Long chọn lọc được tuyển chọn theo hướng năng suất cao phẩm chất ngon vỏ củ màu hồng sẫm, thịt củ màu vàng cam, dạng củ đều đẹp, chất lượng ngon, độ dẽo hơn độ ngọt Đây là giống khoai lang cao sản được trồng phổ biến nhất Việt Nam trong bốn mươi năm qua, nhiều nhất tại tỉnh Thanh Hóa. Giống khoai Hoàng Long tuyển chọn tại Việt Nam có chất lượng ngon hơn và ngắn ngày hơn so với giống gốc đầu tiên tại Trung Quốc.

Khoai lang Thái An, Sơn Đông Trung Quốc  (hình ảnh Hoàng Kim chụp ngày 26. 5. 2018 tại Thái An, Sơn Đông). Trung Quốc dường như đã có qui trình và máy sản xuất sấy dẻo khoai lang. Việt Nam những sản phẩm sấy dẻo khoai lang dạng này với chất lượng ngon tương xứng tiếc là hiện nay chúng tôi chưa nhìn thấy,.mà chỉ thấy dạng “sweet potatoes chips” nhiều hơn.

LƯU Ý KỸ THUẬT THÂM CANH KHOAI LANG

Việc ứng dụng giống khoai lang tốt có năng suất chất lượng cao và “Mười biện pháp kỹ thuật thâm canh khoai lang” đã mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho nông dân.  Tuy vậy, năng suất, sản lượng, hàm lượng các chất trong củ khoai lang (% chất khô, tinh bột, vitamin, … ) là có sự sai khác rất rõ giữa các địa phương, vùng miền, tùy thuộc chủ yếu vào các yếu tố:  đặc điểm sinh thái khí hậu đất đai và mức độ thích hợp với các giống khoai lang khác nhau; trình độ kỹ thuật thâm canh của dân địa phương và điều kiện kinh tế xã hội liên quan đến sản xuất và tiêu thụ khoai lang; mô hình tổ chức sản xuất tiêu thụ khép kín theo VIETGAP và lợi thế so sánh của khoai lang tại nơi thực hiện.

Khó khăn chính trong sản xuất khoai lang hiện tại là: 1) Giống khoai lang lẫn tạp và thoái hóa; 2) Mười kỹ thuật thâm canh khoai lang người dân vận dụng chưa thật thành thạo, chuyên nghiệp và phù hợp (từ 1) thời vụ trồng, 2) chọn đất, 3) chọn hom giống tốt, 4) kỹ thuật làm đất, 5) bón phân NPK và hữu cơ vi sinh, 6) kỹ thuật trồng, 7) mật độ trồng, 8) phòng trừ sùng khoai lang, sâu đục dây và bệnh hại, 9) đến các biện pháp làm cỏ, nhấc dây, 10) tổ chức sản xuất kinh doanh và tiêu thụ khép kín…); Chưa kiểm soát tốt sùng hà gây hại; Ít đầu tư thâm canh; Chưa tổ chức sản xuất kinh doanh và tiêu thụ khép kín.

Mười kỹ thuật thâm canh khoai lang

  • 1. Lựa chọn xác định giống tốt phù hợp
  • 2. Sử dụng giống tốt đạt tiêu chuẩn (tuyển chọn hệ củ giống tốt)
  • 3. Xác định thời vụ trồng và thời gian xuống giống thích hợp
  • 4. Chọn đất và kỹ thuật làm đất phù hợp hiệu quả
  • 5. Bảo đảm mật độ và khoảng cách trồng
  • 6. Bón phân chăm sóc kịp thời theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
  • 7. Chăm sóc, tưới nước đảm bảo đủ ẩm cho khoai
  • 8. Dặm tỉa làm cỏ kịp thời
  • 9. Phòng trừ sâu bệnh hại khoai lang
  • 10. Thu hoạch, phơi sấy, bảo quản, VIETGAP cho cây khoai lang
           tổ chức sản xuất chế biến kinh doanh và tiêu thụ khép kín

Giống khoai lang HƯNG LỘC 4 (HL4)

Nguồn gốc giống HL4 là giống khoai lang phổ biến ở vùng Đông Nam Bộ. Nguồn gốc Việt Nam. HL4 là giống lai [khoai Gạo x Bí Dalat] x Tai Nung 57 do Trung tâm Nghiên cứu Thực Nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc tạo chọn và giới thiệu (Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim 1987). Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận giống năm 1987.

Đặc tính giống: Thời gian sinh trưởng 85-95 ngày. Năng suất củ tươi 18 – 33 tấn/ ha, tỷ lệ chất khô 27-30%, chất lượng củ luộc khá, vỏ củ màu đỏ, thịt củ màu cam đậm, dạng củ đẹp, lá xanh phân thùy năm khía sâu, dây xanh phủ luống rất gọn, mức độ nhiễm sùng trung bình, nhiễm nhẹ sâu đục dây.

Giống khoai lang Bí Đà Lạt

Nguồn gốc giống Giống khoai lang Bí Đà Lạt hay còn gọi là khoai lang Bí Mật Đà Lạt là giống một giống khoai lang phổ biến bản địa nguồn gốc tại Đà Lạt do Trung tâm Nghiên cứu Thực Nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc tạo chọn và giới thiệu (Hoàng Kim Nguyễn Thị Thủy, 1981). Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận giống năm 1981.

Đặc tính giống: Thời gian sinh trưởng 85-95 ngày. Năng suất củ tươi 15 – 23 tấn/ ha, tỷ lệ chất khô 25-27%, chất lượng củ luộc dẽo ngọt, tươm mật, độ dẽo hơn độ bột, vỏ củ màu đỏ, thịt củ màu cam nhạt đến đậm, dạng củ đẹp, dây tím xanh, lá xanh tím hình tim không khía, phủ luống gọn, mức độ nhiễm sùng và sâu đục dây trung bình

Giống khoai lang KOKEY14 (Nhật vàng)

Nguồn gốc giống: Giống Kokey 14 có nguồn gốc Nhật Bản do Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc nhập nội năm 1997 từ Công ty FSA (Bảng 1). Giống được tuyển chọn và giới thiệu năm 2002 (Hoang Kim, Nguyen Thi Thuy 2003), hiện là giống phổ biến trong sản xuất ở các tỉnh Nam Bộ và bán nhiều tại các siêu thị.

Đặc tính giống: Thời gian sinh trưởng: 110-120 ngày. Năng suất củ tươi: 15-34. tấn/ha; tỷ lệ chất khô 29-31%. chất lượng củ luộc ngon, vỏ củ màu đỏ, thịt củ màu vàng cam, dạng củ đều đẹp, dây xanh, nhiễm nhẹ sùng (Cylas formicariu) và sâu đục dây (Omphisia anastomosalis) virus xoăn lá (feathery mottle virus), bệnh đốm lá (leaf spot: Cercospora sp), bệnh ghẻ (scab) và hà khoai lang (Condorus sp).

Giống khoai lang MURASAKIMASARI (Nhật tím 1)

Nguồn gốc: Giống Murasa Kimasari có nguồn gốc Nhật Bản, do Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc nhập nội năm 1994 từ Công ty FSA (Bảng 1). Giống dài ngày .120 ngày được tuyển chọn dòng poly cross và giới thiệu năm 2002.(Hoang Kim, Nguyen Thi Thuy 2003) hiện được trồng ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, bán tại các chợ đầu mối và siêu thị.

Đặc tính nông học chủ yếu: Thời gian sinh trưởng: 105-110 ngày. Năng suất củ tươi: 10-22. tỷ lệ chất khô 27-30%. chất lượng củ luộc khá ngon, vỏ củ màu tím sẫm, thịt củ màu tím đậm, dạng củ đều đẹp, dây tím xanh, nhiễm nhẹ sùng và sâu đục dây.

Giống khoai lang HL284 (Nhật trắng)

Nguồn gốc giống HL284 thuộc nhóm giống khoai lang tỷ lệ chất khô cao, nhiều bột. Nguồn gốc AVRDC (Đài Loan) /Japan. Giống do Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc nhập nội, tuyển chọn và đề nghị khảo nghiệm năm 2000.

Đặc điểm giống: Thời gian sinh trưởng 90-105 ngày. Năng suất củ tươi 18 – 29 tấn/ ha, tỷ lệ chất khô 28-31%, chất lượng củ luộc khá, độ bột nhiều hơn độ dẽo, vỏ củ màu trắng, thịt củ màu trắng kem, dạng củ đều, dây xanh, nhiễm sùng và sâu đục dây trung bình.

Giống khoai lang KB1

Giống khoai lang KB1

Nguồn gốc giống: KB1 là giống khoai lang hiện đang phát triển ở vùng đồng bằng sông Hồng. Giống do Viện Cây Lương thực Cây Thực phẩm tuyển chọn và giới thiệu (Vũ Văn Chè, 2004). Bộ Nông nghiệp và PTNT đã công nhận giống năm 2004.

Đặc điểm giống: Thời gian sinh trưởng 95 -100 ngày. Năng suất củ tươi 22 – 32 tấn/ ha, tỷ lệ chất khô 27-29%, chất lượng củ luộc khá, vỏ củ màu hồng cam, thịt củ màu cam đậm, dạng củ hơi tròn, dây xanh, ngọn tím, nhiễm sùng và sâu đục dây trung bình.

HỎI ĐÁP GIỐNG KHOAI LANG

Anh Vũ Thành Trung trung.vuthanh@outlook.com hỏi. Tiến sĩ Hoàng Kim giảng viên chính Cây Lương thực Khoa Nông học Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh trả lời

Hỏi: Kính chào Thầy TS Hoàng Kim, Em đang thực hiện dự án sản xuất xuất khẩu sản phẩm pet foods từ khoai lang..Hiện nay có 2 loại khoai lang dẻo em đang quan tâm là khoai lang Cao Sản và Khoai lang Nhật (đỏ và tím). Mong Thầy giúp đỡ cho em định danh khoa học của loai khoai cao sản và khoai Nhật trồng phổ biến ở Việt Nam để em có thể làm thủ tục nộp hồ sơ đăng ký xuất khẩu vào thị trường Nhật và Mỹ. Ngoài ra, Thầy cho em hỏi có công trình nghiên cứu sấy dẻo khoai lang nào hiện đang được thực hiện ở Việt Nam không? Có qui trình và máy sản xuất không?

Trả lời: Giống khoai lang ở Việt Nam hiện nay có nhiều chủng loại giống, thích hợp với từng vúng, từng vụ, từng loại đất và từng mục tiêu canh tác, sử dụng khác nhau, với năng suất, chất lượng, thời gian sinh trưởng và hiệu quả kinh tế cũng rất khác nhau. Ba giống khoai lang phẩm chất ngon, năng suất cao, được trồng phổ biến nhất Việt Nam trong thời gian vừa qua và hiện nay là giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ), HL491 (Nhật tím) và Hoàng Long

HL518PhuThien

GIỐNG KHOAI LANG HL518 (NHẬT ĐỎ)

Giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ) là giống khoai lang Việt Nam ưu tú có nguồn gốc từ tổ hợp lai Kokey 14 Nhật Bản polycross, tạo giống tại Việt Nam; giống do Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam chọn tạo và giới thiệu (Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997 Giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ) đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận giống năm 1997; hiện trồng phổ biến trong sản xuất và bán nhiều ở các siêu thị.

Đặc tính giống: HL518 là giống khoai lang rất ngon. Thời gian sinh trưởng từ 95 đến 110 ngày. Năng suất củ tươi: 17-32 tấn/ha, tỷ lệ chất khô 27-30%. chất lượng củ luộc rất ngon, vỏ củ màu đỏ đậm, thịt củ màu cam đậm, dạng củ đều đẹp, dây xanh tím, nhiễm nhẹ sùng, hà và sâu đục dây. Các chợ và siêu thị trên toàn quốc đều có bán. Sự canh tác cần tuyển lại hệ củ theo bản tả kỹ thuật đã đăng ký, để đảm bảo chất lượng và năng suất.

(*) Notes: xem thêm
Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997. Hai giống khoai lang mới HL518 và HL491. Tài liệu báo cáo công nhận hai giống khoai lang HL518 và HL419. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Hội nghị khoa học kỹ thuật nông nghiệp ở các tỉnh phía Nam tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 16-18/9/1997. 18 trang. Two new sweet potato varieties: HL 518 and HL 491. In: MARD Proc. Vietnam Agricultural Research Workshop held in Ho Chi Minh City, Vietnam, Sep 16- 18/1997. 18p.

Nguồn gốc di truyền: HL518 được nhóm nghiên cứu Việt Nam tuyển chọn trong quần thể 800 hạt khoai lai Kokey 14 polycross nguồn gốc Nhật Bản nhập nội từ CIP vào Việt Nam do chuyên gia CIP là tiến sĩ Il Gin Mok quốc tịch Hàn Quốc. Sau đó Trung tâm Hưng Lộc đã chọn được mẫu giống khoai lang CIP92031 hội được nhiều đặc tính quý, đã sử dụng giống CIP92031 lai hữu tính (back cross) tự phối, tạo chọn được giống HL518.
Giống khoai lang ở Việt Nam http://www2.hcmuaf.edu.vn/contents.php?ids=9858&ur=hoangkim

GIỐNG KHOAI LANG HL491 (NHẬT TÍM)

Giống khoai lang HL491 (Nhật tím) do Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc chọn tạo và giới thiệu từ tổ hợp lai Murasa Kimasari polycross nguồn gốc Nhật Bản = CN76-2 CIP/AVRDC (Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997). Giống đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận giống năm 1997, hiện phổ biến rộng rãi trong sản xuất và bán nhiều ở các siêu thị..Đặc tính nông học chủ yếu: Thời gian sinh trưởng từ 95 đến 110 ngày. Năng suất củ tươi: 15-27 tấn/ha, tỷ lệ chất khô 27- 31%. chất lượng củ luộc khá, vỏ củ màu tía, thịt củ màu tím đậm, dạng củ đều đẹp, dây xanh tím, nhiễm nhẹ sùng, hà và sâu đục dây.

IAS90

Hai giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ) và HL491 (Nhật tím) đã được trồng khá phổ biến và mang lại sự thay đổi căn bản về năng suất cao và chất lượng ngon cho sự canh tác khoai lang tại nhiều tỉnh của Việt Nam.

KhoaiSan

Kỷ yếu 90 năm Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam 1925- 2015, trang 51, hình trên ghi rõ: Bảy giống khoai lang tốt được Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn công nhận giống ở các tỉnh phía Nam tiêu biểu nhất là ba giống HL518 (Nhật đỏ) HL491 (Nhật tím) và Hoàng Long. Giống HL518, HL491 hiện đã được trồng khá phổ biến và mang lại sự thay đổi căn bản về năng suất cao và chất lượng ngon cho sự canh tác khoai lang tại nhiều tỉnh của Việt Nam. Những tỉnh trồng hai giống khoai lang này nhiều là Vĩnh Long, Kiên Giang, Đà Lạt, Đăk Nông, Gia Lai, Đồng Nai và Sóc Trăng, … Tại Vĩnh Long, việc thay thế giống khoai lang địa phương Dương Ngọc, Tàu Nghẹn, Bí Đế bằng hai giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ) và HL491 (Nhật tím) và ứng dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh thích hợp đã đưa sản lượng khoai lang Vĩnh Long năm 2000 từ diện tích khoai lang 2,5 ngàn ha, năng suất bình quân 18,4 tấn/ ha, sản lượng 46,2 ngàn tấn lên sản lượng khoai lang năm 2011 đạt 248,7 ngàn tấn, diện tích khoai lang 8,5 ngàn ha, năng suất bình quân 29,2 tấn/ ha (Tổng cục Thống kê 2014).

GIỐNG KHOAI LANG HOÀNG LONG

Hoàng Long  là giống khoai lang phổ biến ở Việt Nam từ năm 1981 đến nay. Nguồn gốc: Giống khoai lang Hoàng Long có nguồn gốc Trung Quốc nhập nội vào Việt Nam năm 1968.(*) Giống do Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh tuyển chọn và giới thiệu (Hoàng Kim, Nguyễn Thị Thủy, 1981. Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận giống năm 1981; in trên Tạp chí MARD 1991). Đặc tính giống: Thời gian sinh trưởng 85-95 ngày. Năng suất củ tươi 15 – 27 tấn/ ha, tỷ lệ chất khô 27-30%, chất lượng củ luộc khá, vỏ củ màu hồng sẫm, thịt củ màu vàng cam, dạng củ đều đẹp, dây xanh tím phủ luống gọn, mức độ nhiễm sùng và sâu đục dây trung bình.

(*) Notes: xem thêm Hoàng Kim, Nguyễn Thị Thủy, 1981: Tiến bộ mới trong chọn giống khoai lang ở các tỉnh phía Nam Việt Nam. (Recent progress in Sweet Potato varietal improvement in South Vietnam. Báo cáo công nhận chính thức bốn giống khoai lang Hoàng Long, Chiêm Dâu, Gạo, Bí Đà Lạt. Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp Thực phẩm. Hội nghị khoa học kỹ thuật nông nghiệp các tỉnh phía Nam lần thứ nhất, thành phố Hồ Chí Minh, 9-11/5/1981. 33 trang MAFI (MARD), Proc. 1st Vietnam Agricultural Research Workshop held in Ho Chi Minh City, Vietnam, May 09-11/1981.33 pages)

Khoai lang Hoàng Long có nguồn gốc tại Thái Sơn, Thái An, Sơn Đông, Trung Quốc do tổ chuyên gia Trung Quốc mang vào Việt Nam năm 1968 làm việc với các chuyên gia nông nghiệp Việt Nam Quách Ngọc Ân, Đinh Thế Lộc. Khoai lang Hoàng Long được  trồng đầu tiên tại chân núi Trường Sinh thuộc bản Ngọc, xã Cẩm Lương, huyện miền núi Cẩm Thủy và phát triển rộng nhất ở huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa. Giống khoai lang Hoàng Long chọn lọc do Hoàng Kim, Nguyễn Thị Thủy Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh thu thập, tuyển chọn và giới thiệu công nhận giống năm 1981.

Khoai Hoàng Long chọn lọc được tuyển chọn theo hướng năng suất cao phẩm chất ngon vỏ củ màu hồng sẫm, thịt củ màu vàng cam, dạng củ đều đẹp, chất lượng ngon, độ dẽo hơn độ ngọt (hình trên). Đây là giống khoai lang cao sản được trồng phổ biến nhất Việt Nam trong bốn mươi năm qua, nhiều nhất tại tỉnh Thanh Hóa. Giống khoai Hoàng Long tuyển chọn tại Việt Nam có chất lượng ngon hơn và ngắn ngày hơn so với giống gốc đầu tiên tại Trung Quốc.

Khoai lang Thái An, Sơn Đông Trung Quốc  (hình ảnh Hoàng Kim chụp ngày 26. 5. 2018 tại Thái An, Sơn Đông). Trung Quốc dường như đã có qui trình và máy sản xuất sấy dẻo khoai lang. Việt Nam những sản phẩm sấy dẻo khoai lang dạng này với chất lượng ngon tương xứng tiếc là hiện nay tôi chưa nhìn thấy,.mà chỉ thấy dạng “sweet potatoes chips” nhiều hơn.

LƯU Ý KỸ THUẬT THÂM CANH KHOAI LANG

Việc ứng dụng giống khoai lang tốt có năng suất chất lượng cao và “Mười biện pháp kỹ thuật thâm canh khoai lang” đã mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho nông dân.  Tuy vậy, năng suất, sản lượng, hàm lượng các chất trong củ khoai lang (% chất khô, tinh bột, vitamin, … ) là có sự sai khác rất rõ giữa các địa phương, vùng miền, tùy thuộc chủ yếu vào các yếu tố:  đặc điểm sinh thái khí hậu đất đai và mức độ thích hợp với các giống khoai lang khác nhau; trình độ kỹ thuật thâm canh của dân địa phương và điều kiện kinh tế xã hội liên quan đến sản xuất và tiêu thụ khoai lang; mô hình tổ chức sản xuất tiêu thụ khép kín theo VIETGAP và lợi thế so sánh của khoai lang tại nơi thực hiện.

Khó khăn chính trong sản xuất khoai lang hiện tại là: Giống khoai lang lẫn tạp và thoái hóa; Mười kỹ thuật thâm canh khoai lang người dân vận dụng chưa thật thành thạo, chuyên nghiệp và phù hợp (từ 1) thời vụ trồng, 2) chọn đất, 3) chọn hom giống tốt, 4) kỹ thuật làm đất, 5) bón phân NPK và hữu cơ vi sinh, 6) kỹ thuật trồng, 7) mật độ trồng, 8) phòng trừ sùng khoai lang, sâu đục dây và bệnh hại, 9) đến các biện pháp làm cỏ, nhấc dây, 10) tổ chức sản xuất kinh doanh và tiêu thụ khép kín…); Chưa kiểm soát tốt sùng hà gây hại; Ít đầu tư thâm canh; Chưa tổ chức sản xuất kinh doanh và tiêu thụ khép kín.

Chúng tôi sẵn sàng hợp tác nghiên cứu phát triển giống khoai lang và các biện pháp kỹ thuật thâm canh để lựa chọn giống xác định địa bàn phù hợp đạt chất lượng năng suất khoai lang cao và hiệu quả kinh tế. Ba bài viết “
GIỐNG KHOAI LANG VIỆT NAM” “Khoai lang Hoàng Long trên Yên Tử” “Khoai lang Việt Nam từ giống tốt đến thương hiệu” mời đọc thêm để tiện theo dõi. Chúc bạn vui khỏe và thành công.

KHOAI VIỆT TỪ GIỐNG TỐT ĐẾN THƯƠNG HIỆU

Hỏi: Kính chào Thầy TS Hoàng Kim, xin cho biết giống khoai lang tốt và thương hiệu khoai lang tốt hiện nay ở Việt Nam?

TS. Hoàng Kim Trả lời: Khoai Việt hiện đã có những giống khoai lang tốt chất lượng ngon, năng suất cao, được nông dân thích trồng và thị trường ưa chuộng như giống khoai HL518 (Nhật đỏ), HL491 (Nhật tím), Hoàng Long, Kokey 14 (Nhật vàng), Bí Đà Lạt,… Giống tốt thích nghi rộng như khoai lang Hoàng Long từ lúc công nhận giống cho đến nay đã khoảng 40 năm nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao trong diện tích khoai lang trồng ở các tỉnh phía Bắc. Chúng ta cũng đã có thương hiệu khoai lang Ba Hạo (
Hạo Đỗ Quý ) vang bóng một thời. Anh Đỗ Quý Hạo đã được Nhà nước Việt Nam vinh danh trong Đại hội thi đua yêu nước toàn quốc năm 2010 và nay anh đang thành “chuyên gia” giúp nhiều tỉnh “xây dựng mô hình khoai lang Nhật”. Thế nhưng, khoai lang Việt từ giống tốt đến thương hiệu vẫn còn là một câu chuyện dài…

Giống khoai lang HL518 Nhật Đỏ: Trúng mùa (ảnh Đỗ Quý Hạo)

Giống khoai lang ngon năng suất cao ở miền Nam

Trước năm 1975, giống khoai lang ở Việt Nam chủ yếu được tiêu thụ tươi và làm thức ăn gia súc. Giống khoai lang phổ biến ở miền Nam là Trùi Sa, Trà Đõa, Dương Ngọc lá tròn, Dương ngọc lá tím, Tàu Nghẹn, Bí Đế, Đặc Lý, Bí mật Đà Lạt và Okinawa 100. Đề tài : “Chọn tạo giống sắn khoai lang thích hợp với các vùng sinh thái nông nghiệp miền Nam” là đề tài do Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam chủ trì thực hiện, thuộc chương trình cấp Bộ 1981-1990, sau đó tiếp tục 1991-2006, và kết nối hợp tác Quốc tế với CIAT, VEDAN (sắn), CIP (khoai lang), Việt Tiệp (sắn xen đậu rồng), IRRI (hệ thống cây trồng cây có củ trên nền lúa)… với nhiều tổ chức quốc tế khác. Mục tiêu: nhập nội, thu thập, lai tạo, bảo tồn, tuyển chọn và phát triển các giống sắn và khoai lang có năng suất cao, chất lượng tốt, thích hợp với các vùng sinh thái nông nghiệp miền Nam. Kết quả (riêng về khoai lang) “Tiến bộ mới trong chọn tạo giống khoai lang ở các tỉnh phía Nam” (1981-2006) đã tuyển chọn được bảy giống khoai lang gồm: Hoảng Long, Chiêm Dâu, Khoai Gạo, Bí Đà Lạt (Bộ Nông nghiệp Công nghiệp Thực phẩm công nhận giống năm 1981), HL4 (Bộ Nông nghiệp Công nghiệp Thực phẩm công nhận giống năm 1987); HL518 và HL491 ( Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận giống năm 1997). Đây là những giống khoai lang chủ lực trong sản xuất tại thời điểm, HL518 (Nhật đỏ) và HL491 (Nhật tím) đột phá về chất lượng khoai ngon. Những tỉnh trồng hai giống khoai lang này nhiều là Vĩnh Long, Kiên Giang, Đà Lạt, Đăk Nông, Gia Lai, Đồng Nai và Sóc Trăng. Điển hình tỉnh Vĩnh Long sản lượng khoai lang năm 2000 là 46,2 ngàn tấn, diện tích khoai lang 2,5 ngàn ha, năng suất bình quân 18,4 tấn/ ha, năm 2011 sản lượng khoai lang đạt 248,7 ngàn tấn, diện tích khoai lang 8,5 ngàn ha, năng suất bình quân 29,2 tấn/ ha (Tổng cục Thống kê 2014) do trồng thâm canh Nhật tím HL491 và Nhật đỏ HL518.

Khoai lang HL518 khác biệt Beni Azuma?

TS Hoàng Kimtrả lời thư em Trần Ngọc Đức (tranngocduc20071996@gmail.com)

Câu hỏi: Gửi thầy Hoàng Kim. Em tên là Trần Ngọc Đức, sinh viên lớp DH14NHGL. Em viết bài thu hoạch cây lương thực về đề tài cây khoai lang Nhật Bản ở huyện Tuy Đức tỉnh Đắk Nông. Giống khoai lang này vỏ đỏ hồng, ruột vàng tương tự giống HL518 nhưng họ nói đó là giống khoai lang Nhật Bản Beni Azuma mà không nói rõ tên riêng. Cho em hỏi làm thế nào để biết giống khoai lang HL518 khác biệt Beni Azuma?

Trả lời: Em muốn biết giống khoai lang HL518 khác biệt Beni Azuma như thế nào? Em hãy: 1) tìm hiểu nguồn gốc lý lịch giống gốc, nơi mua bán, cách sử dụng và vùng phân bố ; 2) tìm hiểu đặc trưng hình thái và tự đánh giá thông tin DUS về tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định của giống đó, 3) xác định đặc tính nông sinh học qua kết quả khảo nghiệm VCU theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-60 : 2011/BNNPTNT về giá trị canh tác và sử dụng của giống khoai lang đó. Ba ý này đủ giúp em phân biệt.Khoai lang HL518 khác biệt với khoai lang Beni Azuma trồng ở Việt Nam: 1) Giống khoai lang HL518 và Beni Azuma đều có vỏ củ màu đỏ và thịt củ màu vàng, dây xanh tím, lá hình tim, nhưng thịt củ HL518 màu vàng cam đậm hơn, chất lượng củ luộc bột và thơm ngon hơn so với thịt củ Beni Azuma màu vàng cam nhạt với chất lượng củ luộc dẽo mềm hơn, dạng củ HL518 thuôn láng và đều củ hơn so Beni Azuma dạng củ dài ; 2) Giống khoai lang HL518 thời gian sinh trưởng 90 -110 ngày so với Beni Azuma thời gian sinh trưởng 120 -140 ngày (Trung tâm Hưng Lộc đã thử nghiệm nhiều năm các giống khoai lang Nhật Bản nhập hom, hạt và cấy mô đều có thời gian sinh trưởng dài 120 -140 ngày. GS Nguyễn Văn Uyển cũng đã nhận xét tương tự khi nhập giống khoai lang Nhật Bản trực tiếp từ GS Watanabe thử nghiệm nhân nhanh bằng cấy mô để sản xuất khoai Nhật bán cho Nhật nhưng không thành công. Cần nhất là giống khoai chất lượng Nhật nhưng ngắn ngày Việt. Việc lai giống và chọn dòng khoai lang Nhật ở Việt Nam là rất cần thiết để chọn dòng khoai lang Nhật thời gian sinh trưởng ngắn và nhóm nghiên cứu của thầy đã thành công khi thực hiện điều ấy để tuyển chọn được hai giống khoai lang HL518 Nhật đỏ và HL491 Nhật tím là giống khoai lang thương hiệu Việt. Nay phép thử đồng ruộng của em là hỏi nông dân trực tiếp trồng xem giống khoai lang đó thời gian sinh trưởng bao nhiêu ngày?); 3) Giống khoai lang HL518 là khoai Việt chất lượng Nhật có bản tả kỹ thuật chi tiết đã được Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn công nhận giống năm 1997, khác biệt rất rõ so với giống Beni Azuma là khoai dẽo dài ngày của Nhật. Em cần xác minh rõ thêm về hồ sơ nhập giống, nguồn gốc, đặc tính giống và đối chiếu với thực tiễn sản xuất thì rõ ràng. Chúc em thành công.

ĂN KHOAI KIỂU NHẬT
Hoàng Kim

ĂN khoai kiểu Nhật nhớ em tôi
KHOAI
Đỗ QuýHạo thật tuyệt vời
KIỂU ngon nướng hầm nghiền hấp luộc
NHẬT đỏ (HL518) Nhật tím (HL491) ngon nhất thôi

Ăn khoai kiểu Nhật thì họ thích nhắt ăn nướng; kế đến là hầm nghiền hấp luộc. Hai giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ) và HL91 (Nhật tím) đáp ứng tốt thị trường khó tính này.

Viện phòng chống ung thư công bố bảng xếp hạng hàm lượng ức chế ung thư trong các loại rau:
01) Khoai lang nấu chín 98,7%
02) Khoai lang sống 94,4%
03) Măng tây 93,9%
04) Bắp cải 91,4%
05) Hoa cải dầu 90,8%
06) Cần tây 83,7%
07) Bông cải 82,8%
08) Cà tím 74,0%
09) Tiêu 55,5%
10) Cà rốt 46,5%
11) Cây linh lăng 37,6%
12) Cây tế thái 35,4%
13) Cây su hào 34,7%
14) Cây mù tạt 32,9%
15) Cải dưa 29,8%
16) Cà chua 23,8%

Lời khuyên: Tất cả các loại khoai lang đều có chứa collagen, khoai lang vàng nhiều nhất, và hầu hết các thành phần chống ung thư chứa nhiều nhất ở khoai lang tím và nước chanh nóng không đường.

GIỐNG KHOAI LANG VIỆT NAM
câu chuyện cũ và bài học mới
Hoàng Kim

chúc mừng Đỗ Công Hoàng, bạn cũ thuở Trung tâm Hưng Lộc nay vui khỏe hạnh phúc, với chùm ảnh mới “Đánh giá khả năng tạo củ sau khi phun thuốc ức chế sinh trường 1 tháng với các nồng độ trên giống khoai lang Nhật tại Bình Tân, Vĩnh Long “. Khoai Bình Minh Bình Tân Vĩnh Long ngày nay chủ lực vẫn là giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ) và giống khoai lang HL491 (Nhật tím), nhưng hai giống này đã trồng từ 1997 đến nay, đã trên 24 năm, cần chọn dòng, phục tráng, cải tiến giống để bảo tồn và phát triển giống khoai lang bền vững
https://www.facebook.com/daihocnonglam/posts/10220428321519729

GIỐNG KHOAI LANG VIỆT NAM
Hoàng Kim

Chùm ảnh thân thiết gợi nhớ kỷ niệm một thời, bấm vào các đường link để đọc
Giống khoai lang Việt Nam; Giấc mơ lai khoai lang; Giống khoai Bí Đà Lạt; Giống khoai Hoàng Long; Giống khoai lang HL4; Giống khoai lang HL491; Giống khoai lang HL518; — cùng với Nguyễn Thị Thủy5 người khác.

THẦY BẠN TRONG ĐỜI TÔI
Hoàng Kim

Có lớp sinh viên như thế
Em như hạt ngọc cho đời
Khai mở vùng năng lượng mới
Suối nguồn tươi trẻ mãi thôi …

Bài viết mới trên TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
CNM365, ngày mới nhất bấm vào đâycp nht mi ngày

Video yêu thích
KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam, Thung dung, Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, Tình yêu Cuộc sống, CNM365; Kim on LinkedIn Kim on Facebook Kim on Twitter

 

Số lần xem trang : 16408
Nhập ngày : 18-05-2022
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Cây Lương thực Việt Nam

  #cnm365 #cltvn 5 tháng 10(06-10-2022)

  #cnm365 #cltvn 4 tháng 10(06-10-2022)

  #cnm365 #cltvn 3 tháng 10(06-10-2022)

  #cnm365 #cltvn 2 tháng 10(06-10-2022)

  #cnm365 #cltvn 1 tháng 10(06-10-2022)

  #cnm365 #cltvn 30 tháng 9(06-10-2022)

  #cnm365 #cltvn 29 tháng 9(06-10-2022)

  #cnm365 #cltvn 28 tháng 9(06-10-2022)

  #cnm365 #cltvn 27 tháng 9(06-10-2022)

  #cnm365 #cltvn 26 tháng 9(06-10-2022)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29

Hoàng Kim, Khoa Nông Học, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, ĐTDĐ:0903 613024,Email:hoangkimvietnam1953@gmail.com, hoangkim@hcmuaf.edu.vn

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007