Số lần xem
Đang xem 1155 Toàn hệ thống 1804 Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết
Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
DẠY VÀ HỌC Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận
Norman Borlaug Lời Thầy dặn Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.
Như Mai ngày đã trao đổi : “Thầy Hoàng Kim ơi, em tìm hiểu thông tin trên Wikipedia thì thấy có 2 VQG Tà Đùng (ĐăkNong) (công nhận năm 2018) và VQG Sông Thanh (Quảng Nam)(công nhận tháng 12/2020). Nhưng ở đây không thấy Thầy liệt kê ạ. Thầy cho em hỏi những thông tin này em nên tìm tài liệu ở những trang nào ạ, Em cảm ơn Thầy ạ.”; xem tiếphttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/vuon-quoc-gia-viet-nam/
VƯỜN QUỐC GIA VIỆT NAM Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim
Việt Nam hiện có 35 Vườn Quốc Gia (VQG) Ở vùng núi và trung du phía Bắc có 1) Tam Đảo, 2) Hoàng Liên, 3) Ba Bể, 4) Cao nguyên đá Đồng Văn, 5) Phia Oắc – Phia Đén, 6) Bái Tử Long, 7) Xuân Sơn, 8) Quần thể di tích danh thắng Yên Tử; Ở vùng đồng bằng sông Hồng có 9) Ba Vì, 10) Cúc Phương, 11) Cát Bà, 12) Xuân Thủy; Ở vùng ven biển bắc Trung Bộ có 13) Phong Nha – Kẻ Bàng, 14) Bến En, 15) Pù Mát, 16) Vũ Quang ; Ở vùng ven biển nam Trung Bộ có 17) Bạch Mã, 18) Núi Chúa, 19) Phước Bình; 20) Sông Thanh ; Ở vùng Tây Nguyên có 21) Chư Yang Sin, 22) Bidoup Núi Bà, 23) Chư Mom Ray, 24) Kon Ka Kinh, 25) Yok Đôn; 26) Tà Đùng; Ở vùng Đông Nam Bộ có 27) Cát Tiên, 28) Lò Gò-Xa Mát, 29) Bù Gia Mập, 30) Côn Đảo; Ở vùng Tây Nam Bộ có 31) Mũi Cà Mau, 32) Phú Quốc, 33) Tràm Chim, 34) U Minh Hạ, 35) U Minh Thượng;
Tổng diện tích Vườn Quốc Gia Việt Nam công nhân trước năm 2018 (chưa tính Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử và Tà Đùng, Sông Thanh ) khoảng 10.455,74 km² (trong đó có 620,10 km² là mặt biển), chiếm khoảng 3% tổng diện tích lãnh thổ đất Việt Nam. Riêng Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử là khu di tích lịch sử văn hóa thiên nhiên đặc biệt gắn liền với sự ra đời, hình thành và phát triển của thiền phái Trúc Lâm Việt Nam được kỳ vọng là di sản thế giới liên tỉnh Bắc Giang, Hải Dương và Quảng Ninh đầu tiên ở Việt Nam đã lập hồ sơ trình UNESCO công nhận nhưng tạm thời dừng lại vì những lý do đặc biệt liên quan đến sự bảo đảm an ninh và phát triển bền vững quốc gia.
Vườn Quốc Gia Việt Nam đầu tiên là Vườn Quốc Gia Cúc Phương được công nhận năm 1966 thuộc địa bàn 3 tỉnh Ninh Bình, Thanh Hóa, Hòa Bình. Ba Vườn Quốc Gia Việt Nam mới được công nhận gần đây là: 1) Khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc – Phia Đén được công nhận năm 2018 quy mô diện tích 10.245,6 ha nằm trên địa bàn 5 xã của huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng. 2) Vườn quốc gia Tà Đùng là một vườn quốc gia ở tỉnh Đắk Nông, Việt Nam, được thành lập vào ngày 8 tháng 2 năm 2018, tại Quyết định 185/QĐ-TTg,. với diện tích 20.937,7 ha, 3) Vườn Quốc gia sông Thanh (Quảng Nam) được chuyển đổi Khu bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh thành Vườn quốc gia Sông Thanh theo Quyết định số 3689/QĐ-UBND, ngày 18/12 của UBND tỉnh Quảng Nam. Lễ công bố Quyết định ngày 23/12/2018, do UBND tỉnh Quảng Nam phối hợp với Dự án Trường Sơn Xanh/USAID Green Annamites tổ chức; 4) Vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát mới được sáp nhập Khu rừng Văn hóa – Lịch sử Chàng Riệc vào Vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát (đã có trước đây)..Quyết định thành lập do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh Trần Văn Chiến ký ngày 16/06/2020.
HoangKim, NgocphuongNam ngày đã trả lời : Cảm ơn cô giáo Như Mai, Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, phân hiệu Ninh Thuận, đã đồng cảm bài viết “Vườn Quốc Gia Việt Nam” https://hoangkimlong.wordpress.com/category/vuon-quoc-gia-viet-nam/. Thông tin này là chuyên mục dạy và học được cập nhật hệ thống theo sự tìm tòi và đúc kết từ sách báo và văn bản pháp lý Nhà nước, nhưng chưa liệt kê đầy đủ. Cảm ơn cô giáo đã gợi ý sự bổ sung thông tin cập nhật tư liệu đối với hai Vườn Quốc Gia Tà Đùng, Đăk Nong, công nhận năm 2018, và Vườn Quốc Gia Sông Thanh, Quảng Nam, công nhận tháng 12/2020.
Thiên nhiên là bà mẹ của cuộc sống. Đến với thiên nhiên, chúng ta được tắm mình trong nguồn năng lượng vô tận của trời xanh, cây xanh, gió mát và không khí an lành. Ngắm di vật cổ ở Nam Cát Tiên, đối thoại với lịch sử văn hóa của một vùng đất, ta hiểu được tường tận nhiều điều. Vườn Quốc gia Việt Nam là một pho sách mở cần được khám phá, khai mở, bảo tồn và phát triển. Đó là một nguồn năng lượng dồi dào và mạch viết vô tận. Đặc biệt là khi kết nối hòa quyện được những di sản vô giá của dân tộc với các di sản lịch sử địa lý văn hóa du lịch của toàn thế giới. Dưới đây là tóm tắt giới thiệu về Di sản 33 Vườn Quốc gia Việt Nam.
33.Quần thể di tích danh thắng Yên Tử là quần thể liên tỉnh Quảng Ninh Bắc Giang Hải Dương đặc biệt nổi tiếng lần đầu tiên ở Việt Nam được đệ trình Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc UNESCO xem xét, công nhận là Di sản Thế giới, nhung tạm thời dừng lại vì những lý do đặc biệt liên quan đến sự bảo đảm an ninh và phát triển bền vững quốc gia. Núi Yên Tử nối 99 ngọn núi Nham Biền tới Tam Đảo của vòng cung Đông Triều “Trường thành chắn Bắc” với bề dày dãy núi non đặc biệt hiểm trở khoảng 400 km núi đá che chắn mặt Bắc của thủ đô Hà Nội non sông Việt. “Trăm năm tích đức tu hành. Chưa lên Yên Tử chưa thành quả tu”(Non thiêng Yên Tử, ảnh Hoàng Kim).
1. Vườn quốc gia Tam Đảo là một vườn quốc gia của Việt Nam, nằm trọn trên dãy núi Tam Đảo, một dãy núi lớn dài trên 80 km, rộng 10–15 km chạy theo hướng Tây Bắc Đông Nam. Vườn trải rộng trên ba tỉnh Vĩnh Phúc (huyện Tam Đảo), Thái Nguyên (huyện Đại Từ) và Tuyên Quang (huyện Sơn Dương), cách Hà Nội khoảng 75 km về phía Bắc.Tọa độ địa lý của Vườn quốc gia Tam Đảo: 21°21′-21°42′ vĩ Bắc và 105°23′-105°44′ kinh Đông. Ngày 6 tháng 3 năm 1986, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 136/TTg về việc phê duyệt “Dự án khả thi đầu tư xây dựng Vườn quốc gia Tam Đảo”. Ngày 15 tháng 5 năm 1996 Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã có quyết định số 601 NN-TCCB/QĐ về việc thành lập Vườn quốc gia Tam Đảo trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
2. Vườn quốc gia Hoàng Liên là một vườn quốc gia Việt Nam được thành lập năm 2002, nằm ở độ cao từ 1.000-3000m so với mặt biển trên dãy Hoàng Liên Sơn thuộc địa bàn các huyện Than Uyên, Phong Thổ tỉnh Lai Châu và Sa Pa của tỉnh Lào Cai. Tọa độ địa lý của vườn từ 22°07′-22°23′ độ vĩ Bắc và 103°00′-104°00′ độ kinh Đông. Trước khi được công nhận là vườn quốc gia, khu vực này là một khu bảo tồn thiên nhiên mang tên Khu Bảo tồn Thiên nhiên Hoàng Liên – Sa Pa từ năm 1996. Vườn quốc gia Hoàng Liên được thành lập theo Quyết định số 90/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 12 tháng 7 năm 2002, về việc chuyển Khu Bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên-Sa Pa thành Vườn quốc gia Hoàng Liên. Vườn quốc gia Hoàng Liên được chọn là một Trung tâm đa dạng của các loài thực vật trong Chương trình bảo tồn các loàì thực vật của Hiệp hội Bảo vệ Thiên nhiên Thế giới (IUCN). Vườn cũng được Quỹ môi trường toàn cầu được xếp vào loại A, cao cấp nhất về giá trị đa dạng sinh học của Việt Nam. Năm 2006, Vườn quốc gia Hoàng Liên được công nhận là Vườn di sản ASEAN.
3. Vườn quốc gia Ba Bể là một vườn quốc gia, rừng đặc dụng, khu du lịch sinh thái của Việt Nam, nằm trên địa phận tỉnh Bắc Kạn, với trung tâm là hồ Ba Bể. Vườn quốc gia Ba Bể được thành lập theo Quyết định số 83/TTg ngày 10 tháng 11 năm năm 1992 của Thủ tướng Chính phủ. Vườn quốc gia Ba Bể nằm trên địa bàn 5 xã Nam Mẫu, Khang Ninh, Cao Thương, Quảng Khê, Cao Trĩ thuộc huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn, có tọa độ là 105°36′55″ kinh đông, 22°24′19″ vĩ bắc. Vườn quốc gia này Hà Nội 250 km về phía bắc, thuộc địa bàn huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn và cách thành phố Bắc Kạn 50 km. Vườn quốc gia Ba Bể là một điểm du lịch sinh thái lý tưởng với phong cảnh kỳ thú và sự đa dạng sinh học. Năm 2004, Ba Bể đã được công nhận là một di sản thiên nhiên của ASEAN. Trước đó, đây từng là Khu danh lam thắng cảnh và Di tích lịch sử, là Khu rừng cấm hồ Ba Bể. Vườn Quốc gia Ba Bể được thành lập theo quyết định số 83/TTg ngày 10/11/1992 của Chính phủ với diện tích 7.610 ha, trong đó có 3.226 ha là phân khu bảo vệ nghiêm ngặt và hơn 300 ha diện tích mặt hồ. Những nghiên cứu khoa học khẳng định đây là khu vực giàu có về đa dạng sinh học, có nhiều nét đặc trưng của hệ sinh thái điển hình rừng thường xanh trên núi đá vôi và hồ trên núi, rừng thường xanh đất thấp. Trung tâm của vườn là hồ Ba Bể với chiều dài tới 8 km và chiều rộng 800 m, nằm trên độ cao 178 m, là “hồ tự nhiên trên núi có ý nghĩa đặc biệt quan trọng ở Việt Nam”. Nằm trên vùng núi đá vôi, vốn có rất nhiều hang động caxtơ….mà hồ vẫn tồn tại với cảnh đẹp mê người là điều diệu kì, hấp dẫn mà thiên nhiên ban tặng. Vườn Quốc gia Ba Bể có 1.281 loài thực vật thuộc 162 họ, 672 chi, trong đó có nhiều loài thực vật quý hiếm có giá trị được ghi vào Sách Đỏ của Việt Nam và Thế giới.
4. Vườn quốc gia Bái Tử Long là một khu bảo tồn sinh quyển cấp quốc gia tại khu vực vịnh Bái Tử Long huyện Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh Việt Nam. Vườn được thành lập theo quyết định 85/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ngày 1 tháng 6 năm 2001. Vườn quốc gia Bái Tử Long nằm trong vùng có tọa độ địa lý là: 20°55’05” ÷ 21°15’10” vĩ độ Bắc và 107°30’10” ÷ 107°46’20” kinh độ Đông. Diện tích tự nhiên của vườn bao gồm diện tích đất đai của tất cả các đảo nằm trong khu vực tọa độ trên, kèm theo các vùng biển vùng quanh các đảo này với bề rộng 1 km tính từ đường bờ biển các đảo đó, tổng diện tích là 15.783 ha. Các đảo thuộc vườn quốc gia bao gồm: Ba Mùn, Trà Ngọ Lớn, Trà Ngọ Nhỏ, Sậu Nam, Sậu Động, Đông Ma, Hòn Chính, Lò Hố, Máng Hà Nam, Máng Hà Bắc, Di To, Chầy Cháy, Đá Ẩy, Soi Nhụ,…, và các đảo nhỏ trong vùng tọa độ nêu trên.
5. Vườn quốc gia Xuân Sơn là một vườn quốc gia nằm trên địa bàn huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ. Vườn quốc gia Xuân Sơn với kiểu địa hình núi đá vôi đặc trưng, được chuyển từ khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Sơn thành vườn quốc gia theo Quyết định của Thủ tướng chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 49/2002/QĐ-TTg ngày 17 tháng 4 năm 2002. Vườn quốc gia Xuân Sơn nằm ở huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ, cách thành phố Việt Trì 80 km, Hà Nội 120 km, có tọa độ địa lý: Từ 21°03′ đến 21°12′ vĩ bắc và từ 104°51′ đến 105°01′ kinh đông, phạm vi ranh giới được xác định: Phía Đông giáp các xã Tân Phú, Minh Đài, Long Cốc, huyện Tân Sơn. Phía Tây giáp huyện Phù Yên (tỉnh Sơn La), huyện Đà Bắc (tỉnh Hoà Bình). Phía Nam giáp huyện Đà Bắc (tỉnh Hoà Bình). Phía Bắc giáp xã Thu Cúc, huyện Tân Sơn. Vườn quốc gia Xuân Sơn nằm trên hệ thống núi đá vôi có độ cao từ 700 đến 1.300 m. Trong khu vực có rất nhiều hang đá. Vườn quốc gia Xuân Sơn có diện tích vùng đệm 18.369 ha, trong đó diện tích vùng lõi là 15.048 ha khu vực bảo vệ nghiêm ngặt là 11.148 ha, Điểm đặc trưng của Xuân Sơn là vườn quốc gia duy nhất có rừng nguyên sinh trên núi đá vôi (2.432 ha). Xuân Sơn được đánh giá là rừng có đa dạng sinh thái phong phú, đa dạng sinh học cao, đa dạng địa hình kiến tạo nên đa dạng cảnh quan.
6. Vườn quốc gia Ba Vì là một vườn quốc gia của Việt Nam, nằm trên khu vực dãy núi Ba Vì thuộc huyện Ba Vì (Hà Nội) và hai huyện Lương Sơn, Kỳ Sơn tỉnh Hòa Bình với diện tích 10.814,6 ha, có toạ độ địa lý: từ 20 độ 55′ đến 21 độ 07′ vĩ bắc và 105 độ 18′ đến 105 độ 30′ kinh đông, cách trung tâm Hà Nội 50 km về phía tây, và cách Sơn Tây, Hà Nội 15 km, được thành lập năm 1991 theo quyết định số 17-CT ngày 16 tháng 01 năm 1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Việt Nam. Vườn quốc gia Ba Vì từ đầu thế kỉ 20, đã là địa danh nổi tiếng về sự đa dạng hệ sinh thái và phong cảnh đẹp, khí hậu mát mẻ. Vườn quốc gia này nằm trong dãy núi cao chạy dọc theo hướng đông bắc – tây nam với đỉnh Vua cao 1.296 m, đỉnh Tản Viên cao 1.227m, đỉnh Ngọc Hoa cao 1.131 m. Về động vật, có 45 loài thú, 115 loài chim, 61 loài bò sát và 27 loài ếch nhái, trong đó có nhiều loài quý hiếm có tên trong Sách đỏ Việt Nam và thế giới như gà lôi trắng, khỉ, báo, gấu, sóc bay, v.v. Hiện tại, người ta đã biết trên 1.000 loài thực vật, trong số đó có khoảng 200 loài cây dược liệu, nhiều loài quý như bách xanh, thông, dẻ, lát hoa.
7. Vườn Quốc gia Cúc Phương (hay rừng Cúc Phương) là một khu bảo tồn thiên nhiên, khu rừng đặc dụng nằm trên địa phận ranh giới 3 khu vực Tây Bắc, châu thổ sông Hồng và Bắc Trung Bộ thuộc ba tỉnh: Ninh Bình, Hòa Bình, Thanh Hóa. Vườn quốc gia này có hệ động thực vật phong phú đa dạng mang đặc trưng rừng mưa nhiệt đới. Nhiều loài động thực vật có nguy cơ tuyệt chủng cao được phát hiện và bảo tồn tại đây. Đây cũng là vườn quốc gia đầu tiên tại Việt Nam. Vườn quốc gia Cúc Phương là một địa điểm khảo cổ. Các di vật của người tiền sử có niên đại khoảng 12.000 năm đã được phát hiện như mồ mả, rìu đá, mũi tên đá, dao bằng vỏ sò, dụng cụ xay nghiền… trong một số hang động ở đây chứng tỏ con người đã từng sinh sống tại khu vực này từ 7.000 đến 12.000 năm trước. Năm 1960, rừng Cúc Phương được công nhận là khu bảo tồn rừng và được thành lập theo Quyết định 72/TTg ngày 7 tháng 7 năm 1962 với diện tích 20.000 ha đánh dấu sự ra đời khu bảo vệ đầu tiên của Việt Nam. Quyết định số 18/QĐ-LN ngày 8 tháng 1 năm 1966 chuyển hạng lâm trường Cúc Phương thành VQG Cúc Phương. Quyết định số 139/CT ngày 09/5/1998 của Chính phủ thành lập Vườn quốc gia Cúc Phương. Vườn thuộc địa giới hành chính của ba tỉnh: Ninh Bình (hầu hết xã Cúc Phương, một phần xã Kỳ Phú, Văn Phương, Yên Quang của huyện Nho Quan), Thanh Hóa (phần lớn núi đá vôi, núi đất, thung lũng các xã Thạch Lâm, Thạch Yên, Thành Mỹ, Thành Yên của huyện Thạch Thành), Hoà Bình (toàn bộ rừng núi đá vôi các xã Lạc Thịnh, Yên Lạc, Phú Lai, Yên Trị, Ngọc Lương của huyện Yên Thủy, xã Yên Nghiệp, Ân Nghĩa thuộc huyện Lạc Sơn). Vườn quốc gia Cúc Phương được xác định là 1 trong 7 trung tâm đa dạng thực vật bậc nhất của Việt Nam, là địa điểm du lịch đặc biệt nổi tiếng về sinh thái, môi trường, thu hút trên hàng trăm nghìn lượt du khách tham quan hàng năm.
8. Vườn quốc gia Cát Bà là khu rừng đặc dụng của Việt Nam, khu dự trữ sinh quyển thế giới. Vườn quốc gia Cát Bà thuộc huyện Cát Hải, Hải Phòng. VQG Cát Bà thành lập ngày 31/3/1986 theo quyết định số 79/CP của Hội đồng Bộ trưởng Việt Nam (nay là chính phủ). Gồm các hệ sinh thái biển, hệ sinh thái rừng trên cạn, hệ sinh thái rừng ngập mặn. VQG Cát Bà nằm cách trung tâm thành phố Hải Phòng 30 hải lý về phía đông, có tọa độ địa lý: 20°44′50″-20°55′29″ vĩ độ bắc,106°54′20″-107°10′05″ kinh độ đông. Bắc giáp xã Gia Luận. Đông giáp vịnh Hạ Long. Tây giáp thị trấn Cát Bà và các xã Xuân Đám, Trân Châu, Hiền Hào. Tổng diện tích tự nhiên của vườn là 16.196,8 ha. Trong đó có 10.931,7 ha là rừng núi và 5.265,1 ha là mặt nước biển. Địa hình toàn bộ VQG Cát Bà gồm một vùng núi non hiểm trở có độ cao <500 m, trong đó đa phần là nằm trong khoảng 50–200 m. Đảo Cát Bà chủ yếu núi đá vôi xen kẽ nhiều thung lũng hẹp chạy dài theo hướng Đông Bắc -Tây Nam.
9. Vườn quốc gia Xuân Thủy là một vùng bãi bồi rộng lớn nằm ở phía Nam cửa Sông Hồng, cách Hà Nội khoảng 150 km về hướng Đông Nam, có tổng diện tích tự nhiên là 7.100 ha. Phú sa màu mỡ của Sông Hồng và biển đã tạo dựng nên khu đất ngập nước với nhiều loài động thực vật hoang dã và các loài chim di cư quý hiếm. Từ tháng 01/1989 Xuân Thủy đã là vùng đất ngập nước đầu tiên của Đông Nam Á tham gia Công ước quốc tế RAMSAR (Công ước bảo tồn các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế đặc biệt như là nơi cư trú của những loài chim nước – Ramsar, Iran, 1971). Đến tháng 01/2003, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định sô 01/2003/QĐ-TTg chính thức nâng hạng Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Xuân Thủy thành Vườn quốc gia Xuân Thủy, với mục tiêu nhiệm vụ chính là: * Bảo tồn hệ sinh thái đất ngập nước điển hình của vùng cửa Sông Hồng, các loài động vật, thực vật đặc trưng của hệ sinh thái đất ngập nước, đặc biệt là các loài thủy sinh và các loài chim nước, chim di trú. * Phục vụ cho nghiên cứu khoa học, giáo dục môi trường và phát triển du lịch sinh thái. * Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, phục vụ cho công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và giáo dục môi trường, phát triển du lịch sinh thái, góp phần phát triển kinh tế xã hội, tạo công ăn việc làm cho cộng đồng dân cư địa phương. Tháng 12/2004, UNESCO tiếp tục công nhận Vườn quốc gia Xuân Thủy trở thành vùng lõi của Khu dự trữ sinh quyển thế giới khu vực ven biển liên tỉnh đồng bằng châu thổ Sông Hồng.
10. Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng là Di sản thiên nhiên thế giới theo tiêu chí địa chất, địa mạo được UNESCO công nhận lần 1 năm 2003, Di sản thiên nhiên thế giới với tiêu chí đa dạng sinh học, sinh thái được UNESCO công nhận lần 2 vào ngày 3 tháng 7 năm 2015 là một vườn quốc gia Việt Nam tại huyện Bố Trạch, và Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình, cách thành phố Đồng Hới khoảng 50 km về phía Tây Bắc, cách thủ đô Hà Nội khoảng 500 km về phía nam. Vườn quốc gia này giáp khu bảo tồn thiên nhiên Hin Namno ở tỉnh Khammouan, Lào về phía tây, cách Biển Đông 42 km về phía đông kể từ biên giới của hai quốc gia. Phong Nha-Kẻ Bàng nằm ở một khu vực núi đá vôi rộng khoảng 200.000 ha thuộc lãnh thổ Việt Nam, khu vực lãnh thổ Lào tiếp giáp vườn quốc gia này cũng có diện tích núi đá vôi khoảng 200.000 ha. Diện tích vùng lõi của vườn quốc gia là 85.754 ha và một vùng đệm rộng 195.400 ha. Tháng 8 năm 2013, Thủ tướng chính phủ đã có quyết định mở rộng vườn quốc gia này lên 1233,26 km2. Vườn quốc gia này được thiết lập để bảo vệ một trong hai vùng carxtơ lớn nhất thế giới với khoảng 300 hang động và bảo tồn hệ sinh thái bắc Trường Sơn ở khu vực Bắc Trung Bộ Việt Nam. Đặc trưng của vườn quốc gia này là các kiến tạo đá vôi, 300 hang động, các sông ngầm và hệ động thực vật quý hiếm nằm trong Sách đỏ Việt Nam và Sách đỏ thế giới. Các hang động ở đây có tổng chiều dài khoảng hơn 80 km nhưng các nhà thám hiểm hang động Anh và Việt Nam mới chỉ thám hiểm 20 km, trong đó 17 km ở khu vực Phong Nha và 3 km ở khu vực Kẻ Bàng.
Tháng 4 năm 2009, một đoàn thám hiểm thuộc Hiệp hội Hang động Hoàng gia Anh đã phát hiện và công bố hang Sơn Đoòng là hang động có kích thước lớn nhất thế giới (dài trên năm km, cao 200m, và rộng 150m), lớn hơn nhiều so với hang Deer ở Vườn quốc gia Gunung Mulu ở Sarawak, Malaysia, lớn gấp 4 đến 5 lần so với Phong Nha. Trong đợt khảo sát này, đoàn thám hiểm cũng tìm thấy nhiều hang động khác. Kiến tạo carxtơ của Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng được hình thành từ 400 triệu năm trước, từ thời kỳ Đại Cổ Sinh do đó là carxtơ cổ nhất ở châu Á. Trải qua nhiều thay đổi lớn về địa tầng và địa mạo, địa hình khu vực này hết sức phức tạp. Phong Nha-Kẻ Bàng phô diễn các bằng chứng ấn tượng về lịch sử Trái Đất, giúp nghiên cứu lịch sử hiểu được lịch sử địa chất và địa hình của khu vực. Khu vực Phong Nha-Kẻ Bàng là một trong những mẫu hình riêng biệt và đẹp về sự kiến tạo carxtơ phức tạp ở Đông Nam Á.
11. Vườn quốc gia Bến En là một vườn quốc gia thuộc tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam, được thành lập theo quyết định số 33 ngày 27 tháng 1 năm 1992 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Việt Nam. Vườn quốc gia Bến En thuộc huyện Như Thanh và huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa, cách thành phố Thanh Hóa khoảng 36 km về phía tây nam. Tọa độ từ 19°31′ tới 19°43′ vĩ bắc và 105°25′ tới 105°38′ kinh đông. Tổng diện tích là 14.735 ha, trong đó rừng nguyên sinh là 8.544 ha. Vườn quốc gia Bến En diện tích 3000 ha, có địa hình nhiều đồi núi, sông, suối và hồ Mực trên núi với 21 đảo nổi ở giữa, Vườn có nhiều loài sinh vật quý, với 1389 loài thực vật (lim xanh, lát hoa, chò chỉ, trai lý, bù hương…), có 1004 loài động vật,66 loài thú (với 29 loài có tên trong Sách đỏ Việt Nam như: sói đỏ, gấu ngựa, vượn đen, phượng hoàng đất, gà tiền mặt vàng…) với cảnh quan thiên nhiên kỳ thú tuyệt đẹp.
12. Vườn quốc gia Pù Mát là một khu rừng đặc dụng ở phía tây tỉnh Nghệ An. Tiếng Thái, Pù Mát có nghĩa là những con dốc cao, được thành lập theo quyết định số 174/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 08/11/2001 về việc chuyển hạng Khu Bảo tồn Thiên nhiên Pù Mát thành Vườn quốc gia. Vườn quốc gia Pù Mát hiện được xác định là vùng lõi của khu dự trữ sinh quyển miền tây Nghệ An do UNESCO công nhận năm 2007. Vị trí địa lý từ 18°46′ đến 19°12′ vĩ bắc và từ 104°24′ đến 104°56′ kinh độ đông. Tổng diện tích của Vườn quốc gia Pù Mát là 94.804 ha, trải rộng trên 3 huyện Tương Dương, Con Cuông và Anh Sơn của tỉnh Nghệ An. Vùng đệm của Vườn quốc gia Pù Mát có diện tích 86.000 ha. Độ cao biến động của rừng Pù Mát là từ 200 – 1.814 m trong đó đỉnh Pù Mát cao nhất: 1.814m. Sự đa dạng sinh học phong phú với trên 1.144 loài thực vật có mạch , 3 loài thú đặc hữu Đông Dương, 259 loài chim, với nhiều loài quý hiếm.
13. Vườn quốc gia Vũ Quang (còn gọi với tên: Vườn quốc gia Vụ Quang) là một vườn quốc gia thuộc tỉnh Hà Tĩnh, nơi có nhiều loài sinh vật đặc hữu chỉ có ở Việt Nam, được thành lập theo quyết định số 102/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ngày 30 tháng 7 năm 2002. Vị trí địa lý Vườn quốc gia Vũ Quang nằm ở phía tây bắc tỉnh Hà Tĩnh, cách thành phố Hà Tĩnh 75 km. Phía đông giáp xã Hoà Hải (huyện Hương Khê). Phía tây giáp xã Sơn Kim (huyện Hương Sơn). Phía nam giáp biên giới Việt Nam Lào. Phía bắc giáp xã Sơn Tây (huyện Hương Sơn), và các xã Hương Đại, Hương Minh (huyện Vũ Quang). Tọa độ địa lý từ 18°09′ đến 18°26′ vĩ bắc; từ 105°16′ đến 105°33′ kinh đông. Tổng diện tích: 55.028,9 ha.
14. Vườn quốc gia Bạch Mã là một vườn quốc gia thuộc tỉnh Thừa Thiên-Huế và huyện Đông Giang thuộc tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Huế 40 km, được thành lập theo quyết định số 214-CT ngày 15 tháng 7 năm 1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Việt Nam. Vị trí địa lý tại tọa độ 16°05′ tới 16°15′ vĩ bắc và 107°43′ tới 107°53′ kinh đông. Vườn Quốc gia Bạch Mã có diện tích 37.487 ha, nằm trên 3 huyện Phú Lộc và Nam Đông thuộc tỉnh Thừa Thiên-Huế và huyện Đông Giang thuộc tỉnh Quảng Nam. Đỉnh Bạch Mã là đỉnh núi cao nhất của vườn với độ cao 1.450 m so với mực nước biển . Vườn Quốc gia Bạch Mã có tính đa dạng sinh học cao. Thực vật ở đây gồm 2147 loài, trong đó có một số loài hiếm và có giá trị như hoàng đàn giả, trầm hương. Động vật đã ghi nhận được 1.493 loài, đặc biệt có một số loài thú mới được phát hiện ở Việt Nam như sao la, 894 loài côn trùng của 580 chi và nằm trong 125 họ và 17 bộ.
15. Vườn quốc gia Núi Chúa là một vườn quốc gia tại huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận, Việt Nam được thành lập vào năm 2003 theo Quyết định số 134/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ngày 9 tháng 7 năm 2003. Vị trí địa lý ở toạ độ từ 11°35’25” đến 11°48’38” vĩ bắc và 109°4’5″ đến 109°14’15” kinh đông, giới hạn phía bắc là ranh giới giáp tỉnh Khánh Hòa, nhưng nếu dựa trên địa hình tự nhiên cả quần thể vùng núi thì ranh giới phía bắc phải đến 11°52’27” tại Mũi Xốp thuộc Hòn Một ngay cửa vịnh Cam Ranh, như vậy chiều bắc nam sẽ là khoảng 33 km và tổng chiều dài đường bờ biển sẽ đến 57 km. Khu vực Núi Chúa có ba mặt giáp biển, phía bắc là phần dưới của vịnh Cam Ranh thuộc xã Cam Lập thành phố Cam Ranh tỉnh Khánh Hòa, phía đông và nam là biển Đông với các xã Vĩnh Hải và Nhơn Hải thuộc huyện Ninh Hải, phía nam là đầm Nại, phía tây giới hạn bằng quốc lộ 1A. Núi Chúa-Phan Rang dạng địa hình lòng chảo, ngăn cách ở phía bắc, tây và nam là các khối núi có địa hình cao trên 500m cho đến trên 1000m, cao nhất là đỉnh núi Cô Tuy có độ cao 1.039m. Ở hai đầu phía bắc và nam bị chặn lại bởi các khối núi ăn lan ra biển có cao độ trung bình 500-700m, giữa là đồng bằng nhỏ Phan Rang, bao bọc xung quanh bởi các khối núi cao. Vườn Quốc gia Núi Chúa có 9 tháng khô, 4 tháng hạn và 2 tháng kiệt và được xếp vào loại khô hạn nhất ở Việt Nam, với lượng mưa trung bình năm dưới 700mm, có những năm dưới 500mm. Đây là vùng đặc biệt để nghiên cứu sinh vật và môi trường vùng khô hạn và bán khô hạn.
16. Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà nằm trên địa bàn huyện Lạc Dương và huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng, cách thành phố Đà Lạt 50 km theo tỉnh lộ 723. Tháng 06/2015, tại Paris (Pháp), kỳ họp lần thứ 27 của Hội đồng Điều phối quốc tế chương trình Con người và sinh quyển của UNESCO đã công nhận là Langbiang là Khu dự trữ sinh quyển thế giới tại Việt Nam (đây là Khu dự trữ sinh quyển thế giới thứ 9 tại Việt Nam, đầu tiên tại Tây Nguyên). Ngày 29/12/2015, trong khuôn khổ Festival Hoa Đà Lạt tại Đà Lạt (Lâm Đồng), đại diện tổ chức UNESCO tại Việt Nam đã trao quyết định công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới. Khu dự trữ này có diện tích hơn 275.000 ha gồm rừng nguyên sinh rộng
Như Mai ngày đã trao đổi : “Thầy Hoàng Kim ơi, em tìm hiểu thông tin trên Wikipedia thì thấy có 2 VQG Tà Đùng (ĐăkNong) (công nhận năm 2018) và VQG Sông Thanh (Quảng Nam)(công nhận tháng 12/2020). Nhưng ở đây không thấy Thầy liệt kê ạ. Thầy cho em hỏi những thông tin này em nên tìm tài liệu ở những trang nào ạ, Em cảm ơn Thầy ạ.”; xem tiếphttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/vuon-quoc-gia-viet-nam/
VƯỜN QUỐC GIA VIỆT NAM Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim
Việt Nam hiện có 35 Vườn Quốc Gia (VQG) Ở vùng núi và trung du phía Bắc có 1) Tam Đảo, 2) Hoàng Liên, 3) Ba Bể, 4) Cao nguyên đá Đồng Văn, 5) Phia Oắc – Phia Đén, 6) Bái Tử Long, 7) Xuân Sơn, 8) Quần thể di tích danh thắng Yên Tử; Ở vùng đồng bằng sông Hồng có 9) Ba Vì, 10) Cúc Phương, 11) Cát Bà, 12) Xuân Thủy; Ở vùng ven biển bắc Trung Bộ có 13) Phong Nha – Kẻ Bàng, 14) Bến En, 15) Pù Mát, 16) Vũ Quang ; Ở vùng ven biển nam Trung Bộ có 17) Bạch Mã, 18) Núi Chúa, 19) Phước Bình; 20) Sông Thanh ; Ở vùng Tây Nguyên có 21) Chư Yang Sin, 22) Bidoup Núi Bà, 23) Chư Mom Ray, 24) Kon Ka Kinh, 25) Yok Đôn; 26) Tà Đùng; Ở vùng Đông Nam Bộ có 27) Cát Tiên, 28) Lò Gò-Xa Mát, 29) Bù Gia Mập, 30) Côn Đảo; Ở vùng Tây Nam Bộ có 31) Mũi Cà Mau, 32) Phú Quốc, 33) Tràm Chim, 34) U Minh Hạ, 35) U Minh Thượng;
Tổng diện tích Vườn Quốc Gia Việt Nam công nhân trước năm 2018 (chưa tính Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử và Tà Đùng, Sông Thanh ) khoảng 10.455,74 km² (trong đó có 620,10 km² là mặt biển), chiếm khoảng 3% tổng diện tích lãnh thổ đất Việt Nam. Riêng Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử là khu di tích lịch sử văn hóa thiên nhiên đặc biệt gắn liền với sự ra đời, hình thành và phát triển của thiền phái Trúc Lâm Việt Nam được kỳ vọng là di sản thế giới liên tỉnh Bắc Giang, Hải Dương và Quảng Ninh đầu tiên ở Việt Nam đã lập hồ sơ trình UNESCO công nhận nhưng tạm thời dừng lại vì những lý do đặc biệt liên quan đến sự bảo đảm an ninh và phát triển bền vững quốc gia.
Vườn Quốc Gia Việt Nam đầu tiên là Vườn Quốc Gia Cúc Phương được công nhận năm 1966 thuộc địa bàn 3 tỉnh Ninh Bình, Thanh Hóa, Hòa Bình. Ba Vườn Quốc Gia Việt Nam mới được công nhận gần đây là: 1) Khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc – Phia Đén được công nhận năm 2018 quy mô diện tích 10.245,6 ha nằm trên địa bàn 5 xã của huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng. 2) Vườn quốc gia Tà Đùng là một vườn quốc gia ở tỉnh Đắk Nông, Việt Nam, được thành lập vào ngày 8 tháng 2 năm 2018, tại Quyết định 185/QĐ-TTg,. với diện tích 20.937,7 ha, 3) Vườn Quốc gia sông Thanh (Quảng Nam) được chuyển đổi Khu bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh thành Vườn quốc gia Sông Thanh theo Quyết định số 3689/QĐ-UBND, ngày 18/12 của UBND tỉnh Quảng Nam. Lễ công bố Quyết định ngày 23/12/2018, do UBND tỉnh Quảng Nam phối hợp với Dự án Trường Sơn Xanh/USAID Green Annamites tổ chức; 4) Vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát mới được sáp nhập Khu rừng Văn hóa – Lịch sử Chàng Riệc vào Vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát (đã có trước đây)..Quyết định thành lập do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh Trần Văn Chiến ký ngày 16/06/2020.
HoangKim, NgocphuongNam ngày đã trả lời : Cảm ơn cô giáo Như Mai, Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, phân hiệu Ninh Thuận, đã đồng cảm bài viết “Vườn Quốc Gia Việt Nam” https://hoangkimlong.wordpress.com/category/vuon-quoc-gia-viet-nam/. Thông tin này là chuyên mục dạy và học được cập nhật hệ thống theo sự tìm tòi và đúc kết từ sách báo và văn bản pháp lý Nhà nước, nhưng chưa liệt kê đầy đủ. Cảm ơn cô giáo đã gợi ý sự bổ sung thông tin cập nhật tư liệu đối với hai Vườn Quốc Gia Tà Đùng, Đăk Nong, công nhận năm 2018, và Vườn Quốc Gia Sông Thanh, Quảng Nam, công nhận tháng 12/2020.
Thiên nhiên là bà mẹ của cuộc sống. Đến với thiên nhiên, chúng ta được tắm mình trong nguồn năng lượng vô tận của trời xanh, cây xanh, gió mát và không khí an lành. Ngắm di vật cổ ở Nam Cát Tiên, đối thoại với lịch sử văn hóa của một vùng đất, ta hiểu được tường tận nhiều điều. Vườn Quốc gia Việt Nam là một pho sách mở cần được khám phá, khai mở, bảo tồn và phát triển. Đó là một nguồn năng lượng dồi dào và mạch viết vô tận. Đặc biệt là khi kết nối hòa quyện được những di sản vô giá của dân tộc với các di sản lịch sử địa lý văn hóa du lịch của toàn thế giới. Dưới đây là tóm tắt giới thiệu về Di sản 33 Vườn Quốc gia Việt Nam.
33.Quần thể di tích danh thắng Yên Tử là quần thể liên tỉnh Quảng Ninh Bắc Giang Hải Dương đặc biệt nổi tiếng lần đầu tiên ở Việt Nam được đệ trình Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc UNESCO xem xét, công nhận là Di sản Thế giới, nhung tạm thời dừng lại vì những lý do đặc biệt liên quan đến sự bảo đảm an ninh và phát triển bền vững quốc gia. Núi Yên Tử nối 99 ngọn núi Nham Biền tới Tam Đảo của vòng cung Đông Triều “Trường thành chắn Bắc” với bề dày dãy núi non đặc biệt hiểm trở khoảng 400 km núi đá che chắn mặt Bắc của thủ đô Hà Nội non sông Việt. “Trăm năm tích đức tu hành. Chưa lên Yên Tử chưa thành quả tu”(Non thiêng Yên Tử, ảnh Hoàng Kim).
1. Vườn quốc gia Tam Đảo là một vườn quốc gia của Việt Nam, nằm trọn trên dãy núi Tam Đảo, một dãy núi lớn dài trên 80 km, rộng 10–15 km chạy theo hướng Tây Bắc Đông Nam. Vườn trải rộng trên ba tỉnh Vĩnh Phúc (huyện Tam Đảo), Thái Nguyên (huyện Đại Từ) và Tuyên Quang (huyện Sơn Dương), cách Hà Nội khoảng 75 km về phía Bắc.Tọa độ địa lý của Vườn quốc gia Tam Đảo: 21°21′-21°42′ vĩ Bắc và 105°23′-105°44′ kinh Đông. Ngày 6 tháng 3 năm 1986, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 136/TTg về việc phê duyệt “Dự án khả thi đầu tư xây dựng Vườn quốc gia Tam Đảo”. Ngày 15 tháng 5 năm 1996 Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã có quyết định số 601 NN-TCCB/QĐ về việc thành lập Vườn quốc gia Tam Đảo trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
2. Vườn quốc gia Hoàng Liên là một vườn quốc gia Việt Nam được thành lập năm 2002, nằm ở độ cao từ 1.000-3000m so với mặt biển trên dãy Hoàng Liên Sơn thuộc địa bàn các huyện Than Uyên, Phong Thổ tỉnh Lai Châu và Sa Pa của tỉnh Lào Cai. Tọa độ địa lý của vườn từ 22°07′-22°23′ độ vĩ Bắc và 103°00′-104°00′ độ kinh Đông. Trước khi được công nhận là vườn quốc gia, khu vực này là một khu bảo tồn thiên nhiên mang tên Khu Bảo tồn Thiên nhiên Hoàng Liên – Sa Pa từ năm 1996. Vườn quốc gia Hoàng Liên được thành lập theo Quyết định số 90/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 12 tháng 7 năm 2002, về việc chuyển Khu Bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên-Sa Pa thành Vườn quốc gia Hoàng Liên. Vườn quốc gia Hoàng Liên được chọn là một Trung tâm đa dạng của các loài thực vật trong Chương trình bảo tồn các loàì thực vật của Hiệp hội Bảo vệ Thiên nhiên Thế giới (IUCN). Vườn cũng được Quỹ môi trường toàn cầu được xếp vào loại A, cao cấp nhất về giá trị đa dạng sinh học của Việt Nam. Năm 2006, Vườn quốc gia Hoàng Liên được công nhận là Vườn di sản ASEAN.
3. Vườn quốc gia Ba Bể là một vườn quốc gia, rừng đặc dụng, khu du lịch sinh thái của Việt Nam, nằm trên địa phận tỉnh Bắc Kạn, với trung tâm là hồ Ba Bể. Vườn quốc gia Ba Bể được thành lập theo Quyết định số 83/TTg ngày 10 tháng 11 năm năm 1992 của Thủ tướng Chính phủ. Vườn quốc gia Ba Bể nằm trên địa bàn 5 xã Nam Mẫu, Khang Ninh, Cao Thương, Quảng Khê, Cao Trĩ thuộc huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn, có tọa độ là 105°36′55″ kinh đông, 22°24′19″ vĩ bắc. Vườn quốc gia này Hà Nội 250 km về phía bắc, thuộc địa bàn huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn và cách thành phố Bắc Kạn 50 km. Vườn quốc gia Ba Bể là một điểm du lịch sinh thái lý tưởng với phong cảnh kỳ thú và sự đa dạng sinh học. Năm 2004, Ba Bể đã được công nhận là một di sản thiên nhiên của ASEAN. Trước đó, đây từng là Khu danh lam thắng cảnh và Di tích lịch sử, là Khu rừng cấm hồ Ba Bể. Vườn Quốc gia Ba Bể được thành lập theo quyết định số 83/TTg ngày 10/11/1992 của Chính phủ với diện tích 7.610 ha, trong đó có 3.226 ha là phân khu bảo vệ nghiêm ngặt và hơn 300 ha diện tích mặt hồ. Những nghiên cứu khoa học khẳng định đây là khu vực giàu có về đa dạng sinh học, có nhiều nét đặc trưng của hệ sinh thái điển hình rừng thường xanh trên núi đá vôi và hồ trên núi, rừng thường xanh đất thấp. Trung tâm của vườn là hồ Ba Bể với chiều dài tới 8 km và chiều rộng 800 m, nằm trên độ cao 178 m, là “hồ tự nhiên trên núi có ý nghĩa đặc biệt quan trọng ở Việt Nam”. Nằm trên vùng núi đá vôi, vốn có rất nhiều hang động caxtơ….mà hồ vẫn tồn tại với cảnh đẹp mê người là điều diệu kì, hấp dẫn mà thiên nhiên ban tặng. Vườn Quốc gia Ba Bể có 1.281 loài thực vật thuộc 162 họ, 672 chi, trong đó có nhiều loài thực vật quý hiếm có giá trị được ghi vào Sách Đỏ của Việt Nam và Thế giới.
4. Vườn quốc gia Bái Tử Long là một khu bảo tồn sinh quyển cấp quốc gia tại khu vực vịnh Bái Tử Long huyện Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh Việt Nam. Vườn được thành lập theo quyết định 85/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ngày 1 tháng 6 năm 2001. Vườn quốc gia Bái Tử Long nằm trong vùng có tọa độ địa lý là: 20°55’05” ÷ 21°15’10” vĩ độ Bắc và 107°30’10” ÷ 107°46’20” kinh độ Đông. Diện tích tự nhiên của vườn bao gồm diện tích đất đai của tất cả các đảo nằm trong khu vực tọa độ trên, kèm theo các vùng biển vùng quanh các đảo này với bề rộng 1 km tính từ đường bờ biển các đảo đó, tổng diện tích là 15.783 ha. Các đảo thuộc vườn quốc gia bao gồm: Ba Mùn, Trà Ngọ Lớn, Trà Ngọ Nhỏ, Sậu Nam, Sậu Động, Đông Ma, Hòn Chính, Lò Hố, Máng Hà Nam, Máng Hà Bắc, Di To, Chầy Cháy, Đá Ẩy, Soi Nhụ,…, và các đảo nhỏ trong vùng tọa độ nêu trên.
5. Vườn quốc gia Xuân Sơn là một vườn quốc gia nằm trên địa bàn huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ. Vườn quốc gia Xuân Sơn với kiểu địa hình núi đá vôi đặc trưng, được chuyển từ khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Sơn thành vườn quốc gia theo Quyết định của Thủ tướng chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 49/2002/QĐ-TTg ngày 17 tháng 4 năm 2002. Vườn quốc gia Xuân Sơn nằm ở huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ, cách thành phố Việt Trì 80 km, Hà Nội 120 km, có tọa độ địa lý: Từ 21°03′ đến 21°12′ vĩ bắc và từ 104°51′ đến 105°01′ kinh đông, phạm vi ranh giới được xác định: Phía Đông giáp các xã Tân Phú, Minh Đài, Long Cốc, huyện Tân Sơn. Phía Tây giáp huyện Phù Yên (tỉnh Sơn La), huyện Đà Bắc (tỉnh Hoà Bình). Phía Nam giáp huyện Đà Bắc (tỉnh Hoà Bình). Phía Bắc giáp xã Thu Cúc, huyện Tân Sơn. Vườn quốc gia Xuân Sơn nằm trên hệ thống núi đá vôi có độ cao từ 700 đến 1.300 m. Trong khu vực có rất nhiều hang đá. Vườn quốc gia Xuân Sơn có diện tích vùng đệm 18.369 ha, trong đó diện tích vùng lõi là 15.048 ha khu vực bảo vệ nghiêm ngặt là 11.148 ha, Điểm đặc trưng của Xuân Sơn là vườn quốc gia duy nhất có rừng nguyên sinh trên núi đá vôi (2.432 ha). Xuân Sơn được đánh giá là rừng có đa dạng sinh thái phong phú, đa dạng sinh học cao, đa dạng địa hình kiến tạo nên đa dạng cảnh quan.
6. Vườn quốc gia Ba Vì là một vườn quốc gia của Việt Nam, nằm trên khu vực dãy núi Ba Vì thuộc huyện Ba Vì (Hà Nội) và hai huyện Lương Sơn, Kỳ Sơn tỉnh Hòa Bình với diện tích 10.814,6 ha, có toạ độ địa lý: từ 20 độ 55′ đến 21 độ 07′ vĩ bắc và 105 độ 18′ đến 105 độ 30′ kinh đông, cách trung tâm Hà Nội 50 km về phía tây, và cách Sơn Tây, Hà Nội 15 km, được thành lập năm 1991 theo quyết định số 17-CT ngày 16 tháng 01 năm 1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Việt Nam. Vườn quốc gia Ba Vì từ đầu thế kỉ 20, đã là địa danh nổi tiếng về sự đa dạng hệ sinh thái và phong cảnh đẹp, khí hậu mát mẻ. Vườn quốc gia này nằm trong dãy núi cao chạy dọc theo hướng đông bắc – tây nam với đỉnh Vua cao 1.296 m, đỉnh Tản Viên cao 1.227m, đỉnh Ngọc Hoa cao 1.131 m. Về động vật, có 45 loài thú, 115 loài chim, 61 loài bò sát và 27 loài ếch nhái, trong đó có nhiều loài quý hiếm có tên trong Sách đỏ Việt Nam và thế giới như gà lôi trắng, khỉ, báo, gấu, sóc bay, v.v. Hiện tại, người ta đã biết trên 1.000 loài thực vật, trong số đó có khoảng 200 loài cây dược liệu, nhiều loài quý như bách xanh, thông, dẻ, lát hoa.
7. Vườn Quốc gia Cúc Phương (hay rừng Cúc Phương) là một khu bảo tồn thiên nhiên, khu rừng đặc dụng nằm trên địa phận ranh giới 3 khu vực Tây Bắc, châu thổ sông Hồng và Bắc Trung Bộ thuộc ba tỉnh: Ninh Bình, Hòa Bình, Thanh Hóa. Vườn quốc gia này có hệ động thực vật phong phú đa dạng mang đặc trưng rừng mưa nhiệt đới. Nhiều loài động thực vật có nguy cơ tuyệt chủng cao được phát hiện và bảo tồn tại đây. Đây cũng là vườn quốc gia đầu tiên tại Việt Nam. Vườn quốc gia Cúc Phương là một địa điểm khảo cổ. Các di vật của người tiền sử có niên đại khoảng 12.000 năm đã được phát hiện như mồ mả, rìu đá, mũi tên đá, dao bằng vỏ sò, dụng cụ xay nghiền… trong một số hang động ở đây chứng tỏ con người đã từng sinh sống tại khu vực này từ 7.000 đến 12.000 năm trước. Năm 1960, rừng Cúc Phương được công nhận là khu bảo tồn rừng và được thành lập theo Quyết định 72/TTg ngày 7 tháng 7 năm 1962 với diện tích 20.000 ha đánh dấu sự ra đời khu bảo vệ đầu tiên của Việt Nam. Quyết định số 18/QĐ-LN ngày 8 tháng 1 năm 1966 chuyển hạng lâm trường Cúc Phương thành VQG Cúc Phương. Quyết định số 139/CT ngày 09/5/1998 của Chính phủ thành lập Vườn quốc gia Cúc Phương. Vườn thuộc địa giới hành chính của ba tỉnh: Ninh Bình (hầu hết xã Cúc Phương, một phần xã Kỳ Phú, Văn Phương, Yên Quang của huyện Nho Quan), Thanh Hóa (phần lớn núi đá vôi, núi đất, thung lũng các xã Thạch Lâm, Thạch Yên, Thành Mỹ, Thành Yên của huyện Thạch Thành), Hoà Bình (toàn bộ rừng núi đá vôi các xã Lạc Thịnh, Yên Lạc, Phú Lai, Yên Trị, Ngọc Lương của huyện Yên Thủy, xã Yên Nghiệp, Ân Nghĩa thuộc huyện Lạc Sơn). Vườn quốc gia Cúc Phương được xác định là 1 trong 7 trung tâm đa dạng thực vật bậc nhất của Việt Nam, là địa điểm du lịch đặc biệt nổi tiếng về sinh thái, môi trường, thu hút trên hàng trăm nghìn lượt du khách tham quan hàng năm.
8. Vườn quốc gia Cát Bà là khu rừng đặc dụng của Việt Nam, khu dự trữ sinh quyển thế giới. Vườn quốc gia Cát Bà thuộc huyện Cát Hải, Hải Phòng. VQG Cát Bà thành lập ngày 31/3/1986 theo quyết định số 79/CP của Hội đồng Bộ trưởng Việt Nam (nay là chính phủ). Gồm các hệ sinh thái biển, hệ sinh thái rừng trên cạn, hệ sinh thái rừng ngập mặn. VQG Cát Bà nằm cách trung tâm thành phố Hải Phòng 30 hải lý về phía đông, có tọa độ địa lý: 20°44′50″-20°55′29″ vĩ độ bắc,106°54′20″-107°10′05″ kinh độ đông. Bắc giáp xã Gia Luận. Đông giáp vịnh Hạ Long. Tây giáp thị trấn Cát Bà và các xã Xuân Đám, Trân Châu, Hiền Hào. Tổng diện tích tự nhiên của vườn là 16.196,8 ha. Trong đó có 10.931,7 ha là rừng núi và 5.265,1 ha là mặt nước biển. Địa hình toàn bộ VQG Cát Bà gồm một vùng núi non hiểm trở có độ cao <500 m, trong đó đa phần là nằm trong khoảng 50–200 m. Đảo Cát Bà chủ yếu núi đá vôi xen kẽ nhiều thung lũng hẹp chạy dài theo hướng Đông Bắc -Tây Nam.
9. Vườn quốc gia Xuân Thủy là một vùng bãi bồi rộng lớn nằm ở phía Nam cửa Sông Hồng, cách Hà Nội khoảng 150 km về hướng Đông Nam, có tổng diện tích tự nhiên là 7.100 ha. Phú sa màu mỡ của Sông Hồng và biển đã tạo dựng nên khu đất ngập nước với nhiều loài động thực vật hoang dã và các loài chim di cư quý hiếm. Từ tháng 01/1989 Xuân Thủy đã là vùng đất ngập nước đầu tiên của Đông Nam Á tham gia Công ước quốc tế RAMSAR (Công ước bảo tồn các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế đặc biệt như là nơi cư trú của những loài chim nước – Ramsar, Iran, 1971). Đến tháng 01/2003, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định sô 01/2003/QĐ-TTg chính thức nâng hạng Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Xuân Thủy thành Vườn quốc gia Xuân Thủy, với mục tiêu nhiệm vụ chính là: * Bảo tồn hệ sinh thái đất ngập nước điển hình của vùng cửa Sông Hồng, các loài động vật, thực vật đặc trưng của hệ sinh thái đất ngập nước, đặc biệt là các loài thủy sinh và các loài chim nước, chim di trú. * Phục vụ cho nghiên cứu khoa học, giáo dục môi trường và phát triển du lịch sinh thái. * Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, phục vụ cho công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và giáo dục môi trường, phát triển du lịch sinh thái, góp phần phát triển kinh tế xã hội, tạo công ăn việc làm cho cộng đồng dân cư địa phương. Tháng 12/2004, UNESCO tiếp tục công nhận Vườn quốc gia Xuân Thủy trở thành vùng lõi của Khu dự trữ sinh quyển thế giới khu vực ven biển liên tỉnh đồng bằng châu thổ Sông Hồng.
10. Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng là Di sản thiên nhiên thế giới theo tiêu chí địa chất, địa mạo được UNESCO công nhận lần 1 năm 2003, Di sản thiên nhiên thế giới với tiêu chí đa dạng sinh học, sinh thái được UNESCO công nhận lần 2 vào ngày 3 tháng 7 năm 2015 là một vườn quốc gia Việt Nam tại huyện Bố Trạch, và Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình, cách thành phố Đồng Hới khoảng 50 km về phía Tây Bắc, cách thủ đô Hà Nội khoảng 500 km về phía nam. Vườn quốc gia này giáp khu bảo tồn thiên nhiên Hin Namno ở tỉnh Khammouan, Lào về phía tây, cách Biển Đông 42 km về phía đông kể từ biên giới của hai quốc gia. Phong Nha-Kẻ Bàng nằm ở một khu vực núi đá vôi rộng khoảng 200.000 ha thuộc lãnh thổ Việt Nam, khu vực lãnh thổ Lào tiếp giáp vườn quốc gia này cũng có diện tích núi đá vôi khoảng 200.000 ha. Diện tích vùng lõi của vườn quốc gia là 85.754 ha và một vùng đệm rộng 195.400 ha. Tháng 8 năm 2013, Thủ tướng chính phủ đã có quyết định mở rộng vườn quốc gia này lên 1233,26 km2. Vườn quốc gia này được thiết lập để bảo vệ một trong hai vùng carxtơ lớn nhất thế giới với khoảng 300 hang động và bảo tồn hệ sinh thái bắc Trường Sơn ở khu vực Bắc Trung Bộ Việt Nam. Đặc trưng của vườn quốc gia này là các kiến tạo đá vôi, 300 hang động, các sông ngầm và hệ động thực vật quý hiếm nằm trong Sách đỏ Việt Nam và Sách đỏ thế giới. Các hang động ở đây có tổng chiều dài khoảng hơn 80 km nhưng các nhà thám hiểm hang động Anh và Việt Nam mới chỉ thám hiểm 20 km, trong đó 17 km ở khu vực Phong Nha và 3 km ở khu vực Kẻ Bàng.
Tháng 4 năm 2009, một đoàn thám hiểm thuộc Hiệp hội Hang động Hoàng gia Anh đã phát hiện và công bố hang Sơn Đoòng là hang động có kích thước lớn nhất thế giới (dài trên năm km, cao 200m, và rộng 150m), lớn hơn nhiều so với hang Deer ở Vườn quốc gia Gunung Mulu ở Sarawak, Malaysia, lớn gấp 4 đến 5 lần so với Phong Nha. Trong đợt khảo sát này, đoàn thám hiểm cũng tìm thấy nhiều hang động khác. Kiến tạo carxtơ của Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng được hình thành từ 400 triệu năm trước, từ thời kỳ Đại Cổ Sinh do đó là carxtơ cổ nhất ở châu Á. Trải qua nhiều thay đổi lớn về địa tầng và địa mạo, địa hình khu vực này hết sức phức tạp. Phong Nha-Kẻ Bàng phô diễn các bằng chứng ấn tượng về lịch sử Trái Đất, giúp nghiên cứu lịch sử hiểu được lịch sử địa chất và địa hình của khu vực. Khu vực Phong Nha-Kẻ Bàng là một trong những mẫu hình riêng biệt và đẹp về sự kiến tạo carxtơ phức tạp ở Đông Nam Á.
11. Vườn quốc gia Bến En là một vườn quốc gia thuộc tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam, được thành lập theo quyết định số 33 ngày 27 tháng 1 năm 1992 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Việt Nam. Vườn quốc gia Bến En thuộc huyện Như Thanh và huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa, cách thành phố Thanh Hóa khoảng 36 km về phía tây nam. Tọa độ từ 19°31′ tới 19°43′ vĩ bắc và 105°25′ tới 105°38′ kinh đông. Tổng diện tích là 14.735 ha, trong đó rừng nguyên sinh là 8.544 ha. Vườn quốc gia Bến En diện tích 3000 ha, có địa hình nhiều đồi núi, sông, suối và hồ Mực trên núi với 21 đảo nổi ở giữa, Vườn có nhiều loài sinh vật quý, với 1389 loài thực vật (lim xanh, lát hoa, chò chỉ, trai lý, bù hương…), có 1004 loài động vật,66 loài thú (với 29 loài có tên trong Sách đỏ Việt Nam như: sói đỏ, gấu ngựa, vượn đen, phượng hoàng đất, gà tiền mặt vàng…) với cảnh quan thiên nhiên kỳ thú tuyệt đẹp.
12. Vườn quốc gia Pù Mát là một khu rừng đặc dụng ở phía tây tỉnh Nghệ An. Tiếng Thái, Pù Mát có nghĩa là những con dốc cao, được thành lập theo quyết định số 174/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 08/11/2001 về việc chuyển hạng Khu Bảo tồn Thiên nhiên Pù Mát thành Vườn quốc gia. Vườn quốc gia Pù Mát hiện được xác định là vùng lõi của khu dự trữ sinh quyển miền tây Nghệ An do UNESCO công nhận năm 2007. Vị trí địa lý từ 18°46′ đến 19°12′ vĩ bắc và từ 104°24′ đến 104°56′ kinh độ đông. Tổng diện tích của Vườn quốc gia Pù Mát là 94.804 ha, trải rộng trên 3 huyện Tương Dương, Con Cuông và Anh Sơn của tỉnh Nghệ An. Vùng đệm của Vườn quốc gia Pù Mát có diện tích 86.000 ha. Độ cao biến động của rừng Pù Mát là từ 200 – 1.814 m trong đó đỉnh Pù Mát cao nhất: 1.814m. Sự đa dạng sinh học phong phú với trên 1.144 loài thực vật có mạch , 3 loài thú đặc hữu Đông Dương, 259 loài chim, với nhiều loài quý hiếm.
13. Vườn quốc gia Vũ Quang (còn gọi với tên: Vườn quốc gia Vụ Quang) là một vườn quốc gia thuộc tỉnh Hà Tĩnh, nơi có nhiều loài sinh vật đặc hữu chỉ có ở Việt Nam, được thành lập theo quyết định số 102/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ngày 30 tháng 7 năm 2002. Vị trí địa lý Vườn quốc gia Vũ Quang nằm ở phía tây bắc tỉnh Hà Tĩnh, cách thành phố Hà Tĩnh 75 km. Phía đông giáp xã Hoà Hải (huyện Hương Khê). Phía tây giáp xã Sơn Kim (huyện Hương Sơn). Phía nam giáp biên giới Việt Nam Lào. Phía bắc giáp xã Sơn Tây (huyện Hương Sơn), và các xã Hương Đại, Hương Minh (huyện Vũ Quang). Tọa độ địa lý từ 18°09′ đến 18°26′ vĩ bắc; từ 105°16′ đến 105°33′ kinh đông. Tổng diện tích: 55.028,9 ha.
14. Vườn quốc gia Bạch Mã là một vườn quốc gia thuộc tỉnh Thừa Thiên-Huế và huyện Đông Giang thuộc tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Huế 40 km, được thành lập theo quyết định số 214-CT ngày 15 tháng 7 năm 1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Việt Nam. Vị trí địa lý tại tọa độ 16°05′ tới 16°15′ vĩ bắc và 107°43′ tới 107°53′ kinh đông. Vườn Quốc gia Bạch Mã có diện tích 37.487 ha, nằm trên 3 huyện Phú Lộc và Nam Đông thuộc tỉnh Thừa Thiên-Huế và huyện Đông Giang thuộc tỉnh Quảng Nam. Đỉnh Bạch Mã là đỉnh núi cao nhất của vườn với độ cao 1.450 m so với mực nước biển . Vườn Quốc gia Bạch Mã có tính đa dạng sinh học cao. Thực vật ở đây gồm 2147 loài, trong đó có một số loài hiếm và có giá trị như hoàng đàn giả, trầm hương. Động vật đã ghi nhận được 1.493 loài, đặc biệt có một số loài thú mới được phát hiện ở Việt Nam như sao la, 894 loài côn trùng của 580 chi và nằm trong 125 họ và 17 bộ.
15. Vườn quốc gia Núi Chúa là một vườn quốc gia tại huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận, Việt Nam được thành lập vào năm 2003 theo Quyết định số 134/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ngày 9 tháng 7 năm 2003. Vị trí địa lý ở toạ độ từ 11°35’25” đến 11°48’38” vĩ bắc và 109°4’5″ đến 109°14’15” kinh đông, giới hạn phía bắc là ranh giới giáp tỉnh Khánh Hòa, nhưng nếu dựa trên địa hình tự nhiên cả quần thể vùng núi thì ranh giới phía bắc phải đến 11°52’27” tại Mũi Xốp thuộc Hòn Một ngay cửa vịnh Cam Ranh, như vậy chiều bắc nam sẽ là khoảng 33 km và tổng chiều dài đường bờ biển sẽ đến 57 km. Khu vực Núi Chúa có ba mặt giáp biển, phía bắc là phần dưới của vịnh Cam Ranh thuộc xã Cam Lập thành phố Cam Ranh tỉnh Khánh Hòa, phía đông và nam là biển Đông với các xã Vĩnh Hải và Nhơn Hải thuộc huyện Ninh Hải, phía nam là đầm Nại, phía tây giới hạn bằng quốc lộ 1A. Núi Chúa-Phan Rang dạng địa hình lòng chảo, ngăn cách ở phía bắc, tây và nam là các khối núi có địa hình cao trên 500m cho đến trên 1000m, cao nhất là đỉnh núi Cô Tuy có độ cao 1.039m. Ở hai đầu phía bắc và nam bị chặn lại bởi các khối núi ăn lan ra biển có cao độ trung bình 500-700m, giữa là đồng bằng nhỏ Phan Rang, bao bọc xung quanh bởi các khối núi cao. Vườn Quốc gia Núi Chúa có 9 tháng khô, 4 tháng hạn và 2 tháng kiệt và được xếp vào loại khô hạn nhất ở Việt Nam, với lượng mưa trung bình năm dưới 700mm, có những năm dưới 500mm. Đây là vùng đặc biệt để nghiên cứu sinh vật và môi trường vùng khô hạn và bán khô hạn.
16. Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà nằm trên địa bàn huyện Lạc Dương và huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng, cách thành phố Đà Lạt 50 km theo tỉnh lộ 723. Tháng 06/2015, tại Paris (Pháp), kỳ họp lần thứ 27 của Hội đồng Điều phối quốc tế chương trình Con người và sinh quyển của UNESCO đã công nhận là Langbiang là Khu dự trữ sinh quyển thế giới tại Việt Nam (đây là Khu dự trữ sinh quyển thế giới thứ 9 tại Việt Nam, đầu tiên tại Tây Nguyên). Ngày 29/12/2015, trong khuôn khổ Festival Hoa Đà Lạt tại Đà Lạt (Lâm Đồng), đại diện tổ chức UNESCO tại Việt Nam đã trao quyết định công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới. Khu dự trữ này có diện tích hơn 275.000 ha gồm rừng nguyên sinh rộng lớn và vùng lõi là Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà (66.000ha). Nơi đây là một trong những trung tâm chim đặc hữu của thế giới và là một trong bốn trung tâm đa dạng sinh học của Việt Nam (cùng với Khu vực núi cao Hoàng Liên Sơn ở phía Bắc, khu vực núi cao Ngọc Linh ở miền Trung, khu vực rừng mưa ở Bắc Trung bộ). Giá trị bảo tồn đa dạng sinh học sinh của khu dự trữ sinh quyển Langbiang thể hiện ở sự có mặt của 1.945 loài thực vật, trong đó có 96 loài đặc hữu; 153 loài động, thực vật nằm trong sách đỏ Việt Nam và 154 loài động, thực vật có tên trong Danh lục đỏ IUCN (sách về tình trạng bảo tồn và đa dạng của các loài động, thực vật trên thế giới). Trong đó có một số loài động vật quý hiếm như: Vượn đen má hung, Voọc chà vá chân đen, Gấu chó, Bò tót, Sơn dương…
17. Vườn quốc gia Phước Bình thuộc xã Phước Bình, huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận. Thành lập theo Quyết định số 822/QĐ-TTg ngày 8 tháng 6 năm 2006 do phó thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký quyết định chuyển Khu bảo tồn thiên nhiên Phước Bình thành Vườn quốc gia Phước Bình trong hệ thống các khu rừng đặc dụng của Việt Nam. Vườn có tổng diện tích 19.814 ha. Tọa độ: Từ 11°58′32″ tới 12°10′00″ vĩ bắc và 108°41′00″ tới 108°49′05″ kinh đông. Vị trí địa lý phía Đông giáp: huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hoà, phía Tây giáp rừng phòng hộ đầu nguồn Thuỷ điện Đa Nhim, tỉnh Lâm Đồng, phía Nam giáp Công ty Lâm nghiệp Tân Tiến, tỉnh Ninh Thuận, phía Bắc giáp Vườn quốc gia Bi Doup – Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng và công ty Lâm sản Khánh Hoà tỉnh Khánh Hoà. Vườn quốc gia Phước Bình đồng thời cùng với Vườn quốc gia BiDoup – Núi Bà ở Lâm Đồng để tạo thành một vùng bảo tồn thiên nhiên rộng lớn của hệ sinh thái rừng vùng núi cao đa dạng sinh học ở Tây Nguyên và Nam Trung Bộ. Bảo tồn sinh cảnh rừng tự nhiên tiêu biểu, độc đáo của hệ sinh thái rừng vùng núi cao với các kiểu rừng kín thường xanh, rừng mưa ẩm nhiệt đới; rừng hỗn hợp cây lá rộng và cây lá kim á nhiệt đới; rừng lá kim; rừng thưa cây họ dầu tiêu biểu cho kiểu rừng khô hạn của tỉnh Ninh Thuận. Ngoài ra, vườn còn có nhiệm vụ góp phần nâng cao năng lực phòng hộ đầu nguồn nước cho hệ thống sông Cái của tỉnh Ninh Thuận nhằm phục vụ các hoạt động sản xuất và đời sống, phát triển kinh tế – xã hội của vùng Nam Trung Bộ. Vườn quốc gia Phước Bình có 1.225 loài thực vật và 327 loài động vật quý hiếm.
18. Vườn quốc gia Chư Mom Ray, nguyên là khu bảo tồn thiên nhiên Chư Mom Ray, thuộc tỉnh Kon Tum, là một vườn quốc gia trong hệ thống các khu rừng đặc dụng của Việt Nam. Được thành lập theo quyết định của Thủ tướng chính phủ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam số 103/2002/QĐ-TTg ngày 30 tháng 7 năm 2002. Vườn quốc gia Chư Mom Ray nằm ở phía bắc Tây Nguyên và phía tây của tỉnh Kon Tum, trên địa phận của 2 huyện Sa Thầy và Ngọc Hồi. Phía bắc giáp địa giới hành chính các xã Bờ Y, Sa Loong (thuộc huyện Ngọc Hồi). Phía nam giáp địa giới hành chính các xã Mô Rai, Ya Xiêr (thuộc huyện Sa Thầy). Phía đông giáp địa giới hành chính các xã: Rơ Kơi, Sa Nhơn và thị trấn Sa Thầy. Phía tây giáp biên giới Việt Nam – Campuchia–Lào. Tọa độ địa lý: từ 14°18′ đến 14°38′ vĩ bắc, và từ 107°29′ đến 107°47′ kinh đông. Tổng diện tích: 56.621 ha. Vùng đệm của vườn quốc gia Chư Mom Ray có diện tích 188.749 ha bao gồm các xã: Bờ Y, Sa Loong (thuộc huyện Ngọc Hồi); Rơ Kơi, Sa Nhơn, Sa Sơn, Mô Rai, Ya Xiêr, thị trấn Sa Thầy (thuộc huyện Sa Thầy), tỉnh Kon Tum. Vườn quốc gia Chư Mom Ray là vùng lõi của khu vực núi cao Ngọc Linh ở miền Trung thuộc Khu dự trữ sinh quyển thế giới. Nơi đây được đánh giá có vốn rừng phong phú, đa dạng sinh học cao và có nhiều nguồn gen quý bậc nhất của Việt Nam và là Vườn Quốc gia duy nhất của Việt Nam tiếp giáp với hai nước bạn Lào và Campuchia. Năm 2004, Vườn Quốc gia Chư Mom Ray đã được Hiệp hội các nước Đông Nam Á công nhận là Di sản ASEAN. Theo thống kê, Vườn Quốc gia Chư Mom Ray có gần 1.500 loài thực vật thuộc 154 họ và 551 chi, trong đó có 131 loài được xác định là quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng như: phong lan, ngành hạt trần, các loài họ dầu, lớp tuế… Bên cạnh đó, có khoảng 2.000 loài thực vật quý hiếm khác như: kim giao, thông tre, trắc, cẩm lai… Động vật ở đây cũng rất đa dạng với khoảng 452 loài, trong đó có 115 loài thú, 276 loài chim, 44 loài bò sát và 17 loài lưỡng cư, trong đó có khoảng 114 loài nằm trong sách đỏ Việt Nam và thế giới. Đặc biệt, cánh đồng cỏ – thung lũng Ja Book, với diện tích rộng hơn 9.000ha thuộc Vườn Quốc gia Chư Mom Ray đã thu hút nhiều loài thú móng guốc và thú ăn thịt quý hiếm như: Trâu rừng, hổ, bò tót, voi, gấu ngựa, beo lửa, mang Trường Sơn… cùng rất nhiều các loài bò sát, lưỡng cư khác tới sinh sống.
19. Vườn quốc gia Chư Yang Sin là một khu rừng đặc dụng của Việt Nam, nằm trên địa bàn các xã Yang Mao, Cư Drăm, Cư Pui, Hoà Phong, Hoà Lễ, Hoà Sơn, Khuê Ngọc Điền thuộc huyện Krông Bông và các xã Yang Tao, Bông Krang, Krông Nô, Đắk Phơi thuộc huyện Lắk, tỉnh Đăk Lăk, tại đây có đỉnh núi Chư Yang Sin (2.442 mét) cao nhất hệ thống núi cao cực Nam Trung Bộ. Vườn quốc gia Chư Yang Sin được thành lập theo quyết định số 92/2002/QĐ-TTg ngày 12 tháng 7 năm 2002 của Thủ tướng chính phủ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Toạ độ địa lý: Từ 120°14′16″ đến 130°30′58″ vĩ bắc; Từ 108°17′47″ đến 108°34′48″ kinh đông; Vị trí địa lý: Phía Đông: dọc sông Krông Bông đến ngã ba suối Ya Brô đến đường phân thuỷ sông Krông Ana. Phía Tây: từ suối Đắk Cao đến ngã ba suối Đắk Kial và đến đường phân thuỷ giữa Đắk Cao và Đắk Phơi. Phía Nam: dọc sông Krông Nô, ranh giới Đăk Lăk và Lâm Đồng. Phía Bắc: bắt đầu từ thác Krông Kmar qua dãy Chư Ju – Chư Jang Bông đến suối Ea Ktuor. Tổng diện tích là: 58.947 ha; Diện tích vùng đệm của Vườn quốc gia Chư Yang Sin là 183.479 ha, nằm trên địa bàn các huyện Lạc Dương, Lâm Hà thuộc tỉnh Lâm Đồng và các huyện Krông Bông, Lắk thuộc tỉnh Đắk Lắk. Vườn quốc gia Chư Yang Sin có 876 loài thực vật (143 loài đặc hữu Việt Nam, 54 có tên trong sách đỏ Việt Nam); 203 loài chim; 46 loài thú được ghi nhận có mặt ở đây.
20. Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh là một vườn quốc gia của Việt Nam, nằm ở cao nguyên Kon Tum, thuộc địa bàn ba huyện Mang Yang, KBang và Đắk Đoa của tỉnh Gia Lai, phần trung tâm nằm ở xã Ayun, huyện Mang Yang, phía đông bắc tỉnh Gia Lai, cách thành phố Pleiku khoảng 50 km về hướng đông bắc. Vườn quốc gia Kon Ka Kinh được thành lập theo Quyết định số 167/2002/QĐ-TTg ngày 25 tháng 11 năm 2002 của Thủ tướng chính phủ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam trên cơ sở chuyển đổi và nâng cấp từ Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Ka Kinh. Diện tích là 41.780 ha, với tọa độ địa lý từ 14°09′ đến 14°30′ vĩ bắc và từ 108°16′ đến 108°28′ kinh đông. Phía bắc giáp xã Đắk Roong huyện KBang, phía nam giáp xã Hà Ra và một phần xã A Yun, xã Đắk Yă cùng huyện Mang Yang, phía đông giáp các xã Đắk Roong, Kon Pne, Kroong và Lơ Ku huyện KBang, phía tây giáp xã Hà Đông huyện Đắk Đoa. Vườn quốc gia Kon Ka Kinh là một khu vực ưu tiên về bảo tồn đa dạng sinh học của Việt Nam, khu vực và quốc tế mà trong tương lai nó còn là một địa điểm du lịch sinh thái hấp dẫn. Ngoài sự đa dạng và phong phú của hệ động thực vật rừng, Vườn quốc gia Kon Ka Kinh đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ lưu vực đầu nguồn của các con sông như sông Ba và sông Đắk Pne, cung cấp nước tưới tiêu cho hàng ngàn ha cà phê, hồ tiêu, đất nông nghiệp và cung cấp nước sinh hoạt cho các huyện của tỉnh Gia Lai và Kon Tum. Phía tây của vườn quốc gia là một phần lưu vực của nhà máy thủy điện Yaly. Vườn quốc gia Kon Ka Kinh đã thống kê được 687 loài thực vật thuộc 459 chi và 140 họ, trong đó có 11 loài đặc hữu, 34 loài quý hiếm, đã được ghi trong sách đỏ Việt Nam và thế giới, 428 loài động vật, trong đó có 223 loài động vật có xương sống sinh sống trên cạn (34 bộ, 74 họ) và 205 loài động vật không xương sống (như bướm) thuộc 10 họ bộ Cánh vẩy
21Vườn quốc gia Yok Đôn là một trong những khu rừng đặc dụng lớn nhất Việt Nam, thuộc 2 tỉnh Đắk Nông và Đăk Lăk. Vườn quốc gia Yok Đôn nằm trên địa bàn 7 xã thuộc 3 huyện: xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, xã Ea Bung, Chư M’Lanh huyện Ea Súp (tỉnh Đăk Lăk) và xã Ea Pô huyện Cư Jút (tỉnh Đăk Nông); Vườn quốc gia Yok Đôn cách thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 40 km về phía tây bắc, được phê duyệt theo quyết định số 352/CT ngày 29 tháng 10 năm 1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Việt Nam với mục đích bảo vệ 58.200 ha hệ sinh thái rừng khộp đất thấp. Ngày 24 tháng 6 năm 1992 Bộ Lâm nghiệp ra quyết định 301/TCLĐ thành lập Vườn quốc gia Yok Đôn trực thuộc Bộ Lâm nghiệp. Vườn quốc gia Yok Đôn được mở rộng theo quyết định số 39/ 2002/QĐ -TTg ngày 18 tháng 3 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam. Quy mô diện tích được mở rộng với diện tích 115.545 ha. Toạ độ địa lý: Từ 12°45′ đến 13°10′ vĩ bắc và từ 107°29′30″ đến 107°48′ 30″ kinh đông. Ranh giới của vườn quốc gia này như sau: Phía bắc theo đường tỉnh lộ 1A từ ngã ba Chư M’Lanh qua đồn biên phòng số 2 đến biên giới Việt Nam-Campuchia. Phía tây giáp biên giới Việt Nam-Campuchia. Phía đông theo tỉnh lộ 1A từ ngã ba Chư M’Lanh đến Bản Đôn, ngược dòng sông Serepôk đến giáp ranh giới huyện Cư Jút. Phía nam giáp huyện Cư Jút và cắt đường 6B tại Km 22+500, theo đường 6B đến suối Đăk Dam giáp biên giới Việt Nam-Campuchia. Phía nam giáp huyện Cư Jút và cắt đường 6B tại Km 22+500, theo đường 6B đến suối Đăk Dam giáp biên giới Việt Nam-Campuchia. Vườn nằm trên một vùng tương đối bằng phẳng, với hai ngọn núi nhỏ ở phía nam của sông Serepôk, rừng chủ yếu là rừng tự nhiên, phần lớn là rừng khộp. Yok Đôn cũng là vườn quốc gia duy nhất ở Việt Nam bảo tồn loại rừng đặc biệt này. Vườn quốc gia Yok Đôn có 63 loài động vật có vú, 196 loài chim, 40 loài bò sát, 13 loài lưỡng cư, 464 loài thực vật, trong đó có voi rừng, trâu rừng và bò tót khổng lồ.
22 Vườn quốc gia Cát Tiên là một khu bảo tồn thiên nhiên, đặc trưng là rừng đất thấp ẩm ướt nhiệt đới, nằm trên địa bàn năm huyện Tân Phú, Vĩnh Cửu (Đồng Nai), Cát Tiên, Bảo Lộc (Lâm Đồng) và Bù Đăng (Bình Phước), cách Thành phố Hồ Chí Minh 150 km về phía bắc. Vườn quốc gia Cát Tiên được thành lập theo quyết định số 01/CT ngày 13 tháng 1 năm 1992 của Thủ tướng chính phủ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam trên cơ sở kết nối khu rừng cấm Nam Cát Tiên (được thành lập theo quyết định số 360/TTg, ngày 7 tháng 7 năm 1978 của Thủ tướng chính phủ) và khu bảo tồn thiên nhiên Tây Cát Tiên (được thành lập theo quyết định số 194/CT, ngày 9 tháng 8 năm 1986 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng). Vườn quốc gia Cát Tiên nằm ở khu vực có toạ độ từ 11°20′50″ tới 11°50′20″ vĩ bắc, và từ 107°09′05″ tới 107°35′20″ kinh đông, trên địa bàn của ba tỉnh Lâm Đồng, Đồng Nai và Bình Phước với tổng diện tích là 71.920 ha. Vùng Nam Cát Tiên trên địa bàn Tân Phú và Vĩnh Cửu có Bàu Sấu, Bàu Chim, Bàu Cá, Trảng Cò,… tổng diện tích vùng đất ngập nước khoảng 137,60 km² (trong đó 1,5 km² ngập nước thường xuyên, 53,6 km² ngập nước theo mùa, và phần còn lại có độ cao tuyệt đối không quá 125 m). Vùng Tây Cát Tiên trên địa bàn Bù Đăng. Vùng Cát Lộc dành để bảo tồn loài tê giác Java (nay đã tiệt chủng), bò tót, với số lượng khoảng 70-80 con (hiện cũng đang có nguy cơ tuyệt chủng cao do bị săn bắn trộm và mất chỗ ở vì rừng bị chặt phá) nằm trên địa bàn Cát Tiên và Bảo Lộc. Vườn quốc gia Cát Tiên hiện có khoảng 50% diện tích là rừng cây xanh, 40% là rừng tre, 10% là nông trại. Động vật đặc trưng có tê giác Java một sừng, voi châu Á, bò tót, gấu chó, gấu ngựa, trâu rừng, hổ, báo hoa mai, báo gấm, nai…Các loài chim của Cát Tiên cũng phong phú đa dạng: đại bàng đen, vịt trời cánh trắng, chim mỏ sừng lớn… Cát Tiên là nơi cư ngụ của 40 loài nằm trong Sách đỏ thế giới, Cát Tiên còn là địa bàn của 62 loại lan. Vườn quốc gia Cát Tiên phát hiện khảo cổ trong khu vực giữa rừng này cho thấy có một nền văn minh cổ đã tồn tại. Cát Tiên được UNESCO công nhận là “Khu dự trữ sinh quyển thế giới” do sự đa dạng sinh học nhưng thất bại trong bầu chọn là di sản thiên nhiên thế giới
(*) Số thứ tự VQG tóm tắt trong bài này chưa xếp theo danh sách 35 VQG (đã bổ sung), còn tiếp …
THĂM VÙNG DI SẢN LÀ HẠNH PHÚC LỚN
ANH THÍCH ĐƯA EM VỀ SAPA
Hoàng Kim
Anh thích đưa em về Sa Pa
Nơi núi gặp sông, nơi trời gặp đất
Nơi mây trắng quyện hồn thiêng dân tộc
Suối nước trong veo tình tự bên rừng
Em chợp mắt dưới trời Tam Đảo
Trùng điệp Nham Biền mờ mịt khói sương
Lênh đênh Thần Phù, bâng khuâng Bái Đính
Chìm nổi ba đào chẳng vụng đường tu
Anh thích đưa em đi xa hơn …
Tới những miền rộng mở
Nơi cõi riêng của miền thương nhớ Khát khao xanh hạnh phúc an lành.
Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh có nhiều thầy bạn giỏi về lĩnh vực Nông Lâm nghiệp. Tôi thật may mắn được làm nhà khoa học xanh, người thầy chiến sĩ nông nghiệp, được sống với ruộng đồng, nông dân và sinh viên, tuy cực mà vui, cuộc đời được trãi nghiệm với phần lớn trong 33 di sản vườn quốc gia quý giá ấy. Đó là hạnh phúc lớn. Tôi thật yêu thích rừng núi suối nguồn và đặc biệt là vườn quốc gia ở Việt Nam dù tôi chỉ người thầy nghề nông. Các con tôi chuyển tải nội dung bài học này để giảng dạy Việt Nam học và ngôn ngữ đối chiếu cho các bạn quốc tế. Thật hạnh phúc khi nghĩ về thầy bạn và những bài thơ tản văn viết về núi rừng dòng sông Việt Nam như Dạo chơi non nước Việt, Đất mẹ vùng di sản,Câu cá bên dòng Srepok , Tắm tiên ở Chư Yang Sin, Cát Tiên di sản và huyền thoại … lấy cảm hứng từ các chuyến đi thực tế thú vị này. Tôi xin lưu một bức ảnh Phong Nha-Kẻ Bàng của quê hương yêu dấu “Nhà mình gần ngã ba sông/ Rào Nan chợ Mới nguồn Son Quảng Bình ở đầu trang; một bức ảnh Nam Cát Tiên nơi tôi đang sinh sống tại Đồng Nai ở giữa trang, và một bóng nắng Tam Đảo Ba Vì nhớ về Nghĩa Lĩnh Đền Hùng ở cuối trang, để bắt đầu một ký ức về Việt Nam Tổ quốc tôi.
Anh Vũ Thành Trungtrung.vuthanh@outlook.com hỏi. Tiến sĩ Hoàng Kim giảng viên chính Cây Lương thực Khoa Nông học Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh trả lời
Hỏi: Kính chào Thầy TS Hoàng Kim. Em đang thực hiện dự án sản xuất xuất khẩu sản phẩm pet foods từ khoai lang..Hiện nay có 2 loại khoai lang dẻo em đang quan tâm là khoai lang Cao Sản và Khoai lang Nhật (đỏ và tím). Mong Thầy giúp đỡ cho em định danh khoa học của loai khoai cao sản và khoai Nhật trồng phổ biến ở Việt Nam để em có thể làm thủ tục nộp hồ sơ đăng ký xuất khẩu vào thị trường Nhật và Mỹ. Ngoài ra, Thầy cho em hỏi có công trình nghiên cứu sấy dẻo khoai lang nào hiện đang được thực hiện ở Việt Nam không? Có qui trình và máy sản xuất không?
Trả lời: Giống khoai lang ở Việt Nam hiện nay có nhiều chủng loại giống, thích hợp với từng vúng, từng vụ, từng loại đất và từng mục tiêu canh tác, sử dụng khác nhau, với năng suất, chất lượng, thời gian sinh trưởng và hiệu quả kinh tế cũng rất khác nhau. Ba giống khoai lang phẩm chất ngon, năng suất cao, được trồng phổ biến nhất Việt Nam trong thời gian vừa qua và hiện nay là giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ), HL491 (Nhật tím) và Hoàng Long
GIỐNG KHOAI LANG HL518(NHẬT ĐỎ)
Giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ) là giống khoai lang Việt Nam ưu tú có nguồn gốc từ tổ hợp lai Kokey 14 Nhật Bản polycross, tạo giống tại Việt Nam; giống do Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam chọn tạo và giới thiệu (Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997 Giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ) đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận giống năm 1997; hiện trồng phổ biến trong sản xuất và bán nhiều ở các siêu thị.
Đặc tính giống: HL518 là giống khoai lang rất ngon. Thời gian sinh trưởng từ 95 đến 110 ngày. Năng suất củ tươi: 17-32 tấn/ha, tỷ lệ chất khô 27-30%. chất lượng củ luộc rất ngon, vỏ củ màu đỏ đậm, thịt củ màu cam đậm, dạng củ đều đẹp, dây xanh tím, nhiễm nhẹ sùng, hà và sâu đục dây. Các chợ và siêu thị trên toàn quốc đều có bán. Sự canh tác cần tuyển lại hệ củ theo bản tả kỹ thuật đã đăng ký, để đảm bảo chất lượng và năng suất.
Nguồn gốc di truyền: HL518 được nhóm nghiên cứu Việt Nam tuyển chọn trong quần thể 800 hạt khoai lai Kokey 14 polycross nguồn gốc Nhật Bản nhập nội từ CIP vào Việt Nam do chuyên gia CIP là tiến sĩ Il Gin Mok quốc tịch Hàn Quốc. Sau đó Trung tâm Hưng Lộc đã chọn được mẫu giống khoai lang CIP92031 hội được nhiều đặc tính quý, đã sử dụng giống CIP92031 lai hữu tính (back cross) tự phối, tạo chọn được giống HL518. Giống khoai lang ở Việt Nam http://www2.hcmuaf.edu.vn/contents.php?ids=9858&ur=hoangkim
GIỐNG KHOAI LANGHL491 (NHẬT TÍM)
Giống khoai lang HL491 (Nhật tím) do Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc chọn tạo và giới thiệu từ tổ hợp lai Murasa Kimasari polycross nguồn gốc Nhật Bản = CN76-2 CIP/AVRDC (Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim, Trần Công Khanh, Nguyễn Thị Sâm 1997). Giống đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận giống năm 1997, hiện phổ biến rộng rãi trong sản xuất và bán nhiều ở các siêu thị..Đặc tính nông học chủ yếu: Thời gian sinh trưởng từ 95 đến 110 ngày. Năng suất củ tươi: 15-27 tấn/ha, tỷ lệ chất khô 27- 31%. chất lượng củ luộc khá, vỏ củ màu tía, thịt củ màu tím đậm, dạng củ đều đẹp, dây xanh tím, nhiễm nhẹ sùng, hà và sâu đục dây.
Hai giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ) và HL491 (Nhật tím) đã được trồng khá phổ biến và mang lại sự thay đổi căn bản về năng suất cao và chất lượng ngon cho sự canh tác khoai lang tại nhiều tỉnh của Việt Nam.
Kỷ yếu 90 năm Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam 1925- 2015, trang 51, hình trên ghi rõ: Bảy giống khoai lang tốt được Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn công nhận giống ở các tỉnh phía Nam tiêu biểu nhất là ba giống HL518 (Nhật đỏ) HL491 (Nhật tím) và Hoàng Long. Giống HL518, HL491 hiện đã được trồng khá phổ biến và mang lại sự thay đổi căn bản về năng suất cao và chất lượng ngon cho sự canh tác khoai lang tại nhiều tỉnh của Việt Nam. Những tỉnh trồng hai giống khoai lang này nhiều là Vĩnh Long, Kiên Giang, Đà Lạt, Đăk Nông, Gia Lai, Đồng Nai và Sóc Trăng, … Tại Vĩnh Long, việc thay thế giống khoai lang địa phương Dương Ngọc, Tàu Nghẹn, Bí Đế bằng hai giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ) và HL491 (Nhật tím) và ứng dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh thích hợp đã đưa sản lượng khoai lang Vĩnh Long năm 2000 từ diện tích khoai lang 2,5 ngàn ha, năng suất bình quân 18,4 tấn/ ha, sản lượng 46,2 ngàn tấn lên sản lượng khoai lang năm 2011 đạt 248,7 ngàn tấn, diện tích khoai lang 8,5 ngàn ha, năng suất bình quân 29,2 tấn/ ha (Tổng cục Thống kê 2014).
GIỐNG KHOAI LANG HOÀNG LONG
Hoàng Long là giống khoai lang phổ biến ở Việt Nam từ năm 1981 đến nay. Nguồn gốc: Giống khoai lang Hoàng Long có nguồn gốc Trung Quốc nhập nội vào Việt Nam năm 1968.(*) Giống do Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh tuyển chọn và giới thiệu (Hoàng Kim, Nguyễn Thị Thủy, 1981. Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận giống năm 1981; in trên Tạp chí MARD 1991). Đặc tính giống: Thời gian sinh trưởng 85-95 ngày. Năng suất củ tươi 15 – 27 tấn/ ha, tỷ lệ chất khô 27-30%, chất lượng củ luộc khá, vỏ củ màu hồng sẫm, thịt củ màu vàng cam, dạng củ đều đẹp, dây xanh tím phủ luống gọn, mức độ nhiễm sùng và sâu đục dây trung bình.
(*) Notes: xem thêm Hoàng Kim, Nguyễn Thị Thủy, 1981: Tiến bộ mới trong chọn giống khoai lang ở các tỉnh phía Nam Việt Nam. (Recent progress in Sweet Potato varietal improvement in South Vietnam. Báo cáo công nhận chính thức bốn giống khoai lang Hoàng Long, Chiêm Dâu, Gạo, Bí Đà Lạt. Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp Thực phẩm. Hội nghị khoa học kỹ thuật nông nghiệp các tỉnh phía Nam lần thứ nhất, thành phố Hồ Chí Minh, 9-11/5/1981. 33 trang MAFI (MARD), Proc. 1st Vietnam Agricultural Research Workshop held in Ho Chi Minh City, Vietnam, May 09-11/1981.33 pages)
Khoai lang Hoàng Long có nguồn gốc tại Thái Sơn, Thái An, Sơn Đông, Trung Quốc do tổ chuyên gia Trung Quốc mang vào Việt Nam năm 1968 làm việc với các chuyên gia nông nghiệp Việt Nam Quách Ngọc Ân, Đinh Thế Lộc. Khoai lang Hoàng Long được trồng đầu tiên tại chân núi Trường Sinh thuộc bản Ngọc, xã Cẩm Lương, huyện miền núi Cẩm Thủy và phát triển rộng nhất ở huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa. Giống khoai lang Hoàng Long chọn lọc do Hoàng Kim, Nguyễn Thị Thủy Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh thu thập, tuyển chọn và giới thiệu công nhận giống năm 1981.
Khoai Hoàng Long chọn lọc được tuyển chọn theo hướng năng suất cao phẩm chất ngon vỏ củ màu hồng sẫm, thịt củ màu vàng cam, dạng củ đều đẹp, chất lượng ngon, độ dẽo hơn độ ngọt (hình trên). Đây là giống khoai lang cao sản được trồng phổ biến nhất Việt Nam trong bốn mươi năm qua, nhiều nhất tại tỉnh Thanh Hóa. Giống khoai Hoàng Long tuyển chọn tại Việt Nam có chất lượng ngon hơn và ngắn ngày hơn so với giống gốc đầu tiên tại Trung Quốc.
Khoai lang Thái An, Sơn Đông Trung Quốc (hình ảnh Hoàng Kim chụp ngày 26. 5. 2018 tại Thái An, Sơn Đông). Trung Quốc dường như đã có qui trình và máy sản xuất sấy dẻo khoai lang. Việt Nam những sản phẩm sấy dẻo khoai lang dạng này với chất lượng ngon tương xứng tiếc là hiện nay tôi chưa nhìn thấy,.mà chỉ thấy dạng “sweet potatoes chips” nhiều hơn.
MƯỜIKỸ THUẬT THÂM CANH KHOAI LANG
Mười kỹ thuật thâm canh khoai lang: 1) Thời vụ trồng thích hợp, 2) Chọn đất trồng thích hợp, 3) Chọn giống tốt và hom giống tốt, 4) Kỹ thuật làm đất thích hợp hiệu quả, 5) Bón phân cân đối hiệu quả NPK và hữu cơ vi sinh, 6) Kỹ thuật làm luống và cách trồng, 7) Mật độ trồng thích hợp, 8) Phòng trừ sùng khoai lang, sâu đục dây và bệnh hại, 9) Chăm làm cỏ, nhấc dây, 10) Tổ chức sản xuất kinh doanh và tiêu thụ khép kín.
Việc ứng dụng giống khoai lang tốt có năng suất chất lượng cao và “Mười biện pháp kỹ thuật thâm canh khoai lang” đã mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho nông dân. Tuy vậy, năng suất, sản lượng, hàm lượng các chất trong củ khoai lang (% chất khô, tinh bột, vitamin, … ) là có sự sai khác rất rõ giữa các địa phương, vùng miền, tùy thuộc chủ yếu vào các yếu tố: đặc điểm sinh thái khí hậu đất đai và mức độ thích hợp với các giống khoai lang khác nhau; trình độ kỹ thuật thâm canh của dân địa phương và điều kiện kinh tế xã hội liên quan đến sản xuất và tiêu thụ khoai lang; mô hình tổ chức sản xuất tiêu thụ khép kín theo VIETGAP và lợi thế so sánh của khoai lang tại nơi thực hiện.
Khó khăn chính trong sản xuất khoai lang hiện tại là: Giống khoai lang lẫn tạp và thoái hóa; Chưa thực hiện tốt và đồng bộ “Mười biện pháp kỹ thuật thâm canh khoai lang”; Chưa kiểm soát tốt sùng hà gây hại; Ít đầu tư thâm canh; Chưa tổ chức sản xuất kinh doanh và tiêu thụ khép kín.
Hỏi: Kính chào Thầy TS Hoàng Kim, xin cho biết giống khoai lang tốt và thương hiệu khoai lang tốt hiện nay ở Việt Nam?
TS. Hoàng Kim Trả lời: Khoai Việt hiện đã có những giống khoai lang tốt chất lượng ngon, năng suất cao, được nông dân thích trồng và thị trường ưa chuộng như giống khoai HL518 (Nhật đỏ), HL491 (Nhật tím), Hoàng Long, Kokey 14 (Nhật vàng), Bí Đà Lạt,… Giống tốt thích nghi rộng như khoai lang Hoàng Long từ lúc công nhận giống cho đến nay đã khoảng 40 năm nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao trong diện tích khoai lang trồng ở các tỉnh phía Bắc. Chúng ta cũng đã có thương hiệu khoai lang Ba Hạo (Hạo Đỗ Quý ) vang bóng một thời. Anh Đỗ Quý Hạo đã được Nhà nước Việt Nam vinh danh trong Đại hội thi đua yêu nước toàn quốc năm 2010 và nay anh đang thành “chuyên gia” giúp nhiều tỉnh “xây dựng mô hình khoai lang Nhật”. Thế nhưng, khoai lang Việt từ giống tốt đến thương hiệu vẫn còn là một câu chuyện dài…
Giống khoai lang ngon năng suất cao ở miền Nam
Trước năm 1975, giống khoai lang ở Việt Nam chủ yếu được tiêu thụ tươi và làm thức ăn gia súc. Giống khoai lang phổ biến ở miền Nam là Trùi Sa, Trà Đõa, Dương Ngọc lá tròn, Dương ngọc lá tím, Tàu Nghẹn, Bí Đế, Đặc Lý, Bí mật Đà Lạt và Okinawa 100. Đề tài : “Chọn tạo giống sắn khoai lang thích hợp với các vùng sinh thái nông nghiệp miền Nam” là đề tài do Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam chủ trì thực hiện, thuộc chương trình cấp Bộ 1981-1990, sau đó tiếp tục 1991-2006, và kết nối hợp tác Quốc tế với CIAT, VEDAN (sắn), CIP (khoai lang), Việt Tiệp (sắn xen đậu rồng), IRRI (hệ thống cây trồng cây có củ trên nền lúa)… với nhiều tổ chức quốc tế khác. Mục tiêu: nhập nội, thu thập, lai tạo, bảo tồn, tuyển chọn và phát triển các giống sắn và khoai lang có năng suất cao, chất lượng tốt, thích hợp với các vùng sinh thái nông nghiệp miền Nam. Kết quả (riêng về khoai lang) “Tiến bộ mới trong chọn tạo giống khoai lang ở các tỉnh phía Nam” (1981-2006) đã tuyển chọn được bảy giống khoai lang gồm: Hoảng Long, Chiêm Dâu, Khoai Gạo, Bí Đà Lạt (Bộ Nông nghiệp Công nghiệp Thực phẩm công nhận giống năm 1981), HL4 (Bộ Nông nghiệp Công nghiệp Thực phẩm công nhận giống năm 1987); HL518 và HL491 ( Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận giống năm 1997). Đây là những giống khoai lang chủ lực trong sản xuất tại thời điểm, HL518 (Nhật đỏ) và HL491 (Nhật tím) đột phá về chất lượng khoai ngon. Những tỉnh trồng hai giống khoai lang này nhiều là Vĩnh Long, Kiên Giang, Đà Lạt, Đăk Nông, Gia Lai, Đồng Nai và Sóc Trăng. Điển hình tỉnh Vĩnh Long sản lượng khoai lang năm 2000 là 46,2 ngàn tấn, diện tích khoai lang 2,5 ngàn ha, năng suất bình quân 18,4 tấn/ ha, năm 2011 sản lượng khoai lang đạt 248,7 ngàn tấn, diện tích khoai lang 8,5 ngàn ha, năng suất bình quân 29,2 tấn/ ha (Tổng cục Thống kê 2014) do trồng thâm canh Nhật tím HL491 và Nhật đỏ HL518.
Khoai lang HL518 khác biệt Beni Azuma?
TS Hoàng Kimtrả lời thư em Trần Ngọc Đức (tranngocduc20071996@gmail.com)
Câu hỏi: Gửi thầy Hoàng Kim. Em tên là Trần Ngọc Đức, sinh viên lớp DH14NHGL. Em viết bài thu hoạch cây lương thực về đề tài cây khoai lang Nhật Bản ở huyện Tuy Đức tỉnh Đắk Nông. Giống khoai lang này vỏ đỏ hồng, ruột vàng tương tự giống HL518 nhưng họ nói đó là giống khoai lang Nhật Bản Beni Azuma mà không nói rõ tên riêng. Cho em hỏi làm thế nào để biết giống khoai lang HL518 khác biệt Beni Azuma?
Trả lời: Em muốn biết giống khoai lang HL518 khác biệt Beni Azuma như thế nào? Em hãy: 1) tìm hiểu nguồn gốc lý lịch giống gốc, nơi mua bán, cách sử dụng và vùng phân bố ; 2) tìm hiểu đặc trưng hình thái và tự đánh giá thông tin DUS về tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định của giống đó, 3) xác định đặc tính nông sinh học qua kết quả khảo nghiệm VCU theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-60 : 2011/BNNPTNT về giá trị canh tác và sử dụng của giống khoai lang đó. Ba ý này đủ giúp em phân biệt.Khoai lang HL518 khác biệt với khoai lang Beni Azuma trồng ở Việt Nam: 1) Giống khoai lang HL518 và Beni Azuma đều có vỏ củ màu đỏ và thịt củ màu vàng, dây xanh tím, lá hình tim, nhưng thịt củ HL518 màu vàng cam đậm hơn, chất lượng củ luộc bột và thơm ngon hơn so với thịt củ Beni Azuma màu vàng cam nhạt với chất lượng củ luộc dẽo mềm hơn, dạng củ HL518 thuôn láng và đều củ hơn so Beni Azuma dạng củ dài ; 2) Giống khoai lang HL518 thời gian sinh trưởng 90 -110 ngày so với Beni Azuma thời gian sinh trưởng 120 -140 ngày (Trung tâm Hưng Lộc đã thử nghiệm nhiều năm các giống khoai lang Nhật Bản nhập hom, hạt và cấy mô đều có thời gian sinh trưởng dài 120 -140 ngày. GS Nguyễn Văn Uyển cũng đã nhận xét tương tự khi nhập giống khoai lang Nhật Bản trực tiếp từ GS Watanabe thử nghiệm nhân nhanh bằng cấy mô để sản xuất khoai Nhật bán cho Nhật nhưng không thành công. Cần nhất là giống khoai chất lượng Nhật nhưng ngắn ngày Việt. Việc lai giống và chọn dòng khoai lang Nhật ở Việt Nam là rất cần thiết để chọn dòng khoai lang Nhật thời gian sinh trưởng ngắn và nhóm nghiên cứu của thầy đã thành công khi thực hiện điều ấy để tuyển chọn được hai giống khoai lang HL518 Nhật đỏ và HL491 Nhật tím là giống khoai lang thương hiệu Việt. Nay phép thử đồng ruộng của em là hỏi nông dân trực tiếp trồng xem giống khoai lang đó thời gian sinh trưởng bao nhiêu ngày?); 3) Giống khoai lang HL518 là khoai Việt chất lượng Nhật có bản tả kỹ thuật chi tiết đã được Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn công nhận giống năm 1997, khác biệt rất rõ so với giống Beni Azuma là khoai dẽo dài ngày của Nhật. Em cần xác minh rõ thêm về hồ sơ nhập giống, nguồn gốc, đặc tính giống và đối chiếu với thực tiễn sản xuất thì rõ ràng. Chúc em thành công.
ĂN khoai kiểu Nhật nhớ em tôi
KHOAI Đỗ QuýHạo thật tuyệt vời
KIỂU ngon nướng hầm nghiền hấp luộc
NHẬT đỏ (HL518) Nhật tím (HL491) ngon nhất thôi
Ăn khoai kiểu Nhật thì họ thích nhắt ăn nướng; kế đến là hầm nghiền hấp luộc. Hai giống khoai lang HL518 (Nhật đỏ) và HL91 (Nhật tím) đáp ứng tốt thị trường khó tính này.
Viện phòng chống ung thư công bố bảng xếp hạng hàm lượng ức chế ung thư trong các loại rau:
01) Khoai lang nấu chín 98,7%
02) Khoai lang sống 94,4%
03) Măng tây 93,9%
04) Bắp cải 91,4%
05) Hoa cải dầu 90,8%
06) Cần tây 83,7%
07) Bông cải 82,8%
08) Cà tím 74,0%
09) Tiêu 55,5%
10) Cà rốt 46,5%
11) Cây linh lăng 37,6%
12) Cây tế thái 35,4%
13) Cây su hào 34,7%
14) Cây mù tạt 32,9%
15) Cải dưa 29,8%
16) Cà chua 23,8%
Lời khuyên: Tất cả các loại khoai lang đều có chứa collagen, khoai lang vàng nhiều nhất, và hầu hết các thành phần chống ung thư chứa nhiều nhất ở khoai lang tím và nước chanh nóng không đường.
LÚA VIỆT TỚI CHÂU MỸ
Hoàng Kim
Việt Nam con đường xanh kết nối, tỏa rộng sự hợp tác hiệu quả của Việt Nam với Thế giới . Lúa Việt tới Châu Mỹ thực sự đã có những dự án và mô hình hợp tác chất lượng hiệu quả được tổng kết. Tháng 10 năm 2018, tiến sĩ Phạm Xuân Liêm và đoàn chuyên gia lúa Việt Nam ở Venezuela.và các Nhà khoa học Viện Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc gia INIA với bà con nông dân Venezuela đã giới thiệu kết quả và thành tựu của “Mô hình sản xuất lúa tại Venezuela theo kinh nghiệm trồng lúa nước Việt Nam”. Đây là bài học tuyệt vời bước đầu của sự hợp tác Nam Nam toả rộng Con đường Lúa Gạo Việt Nam đến với chén cơm ngon của người dân ở Venezuela, Lần này, tiến sĩ Lê Vinh Thảo trao đổi “Những tâm sự sâu kín” về Lúa Việt tới Cu Ba. Anh viết:
“Dự án “Việt Nam – Cuba về phát triển lúa quy mô hộ gia đình 2002- 2023” với mục tiêu giúp Cuba tự túc lương thực, hạn chế nhập khấu thóc gạo. với khoản tài chính hơn 60 triệu USD, dự án đã nghiên cứu thận trọng kỉ thuật trồng lúa Việt Nam trên đất Cuba anh em đã được lãnh đạo Viện KHKTNNVN, Bộ NNPTNT và Viện KHNNVN chỉ đạo thực hiện. Lê Thảo cùng Aleman Manfarol và Jorge Hernandez là những người bạn tâm huyết đề xuất và thực hiện từ những năm 2001- 2015. Trải qua gần 20 năm, người Cuba đã biết lồng đất, gieo mạ, cấy lúa, gieo thẳng, gặt lúa và sản xuất gạo trong điều kiện thiếu phân, thiếu máy móc, thiếu thuốc phòng trừ sâu bệnh và cỏ dại. Hàng trăm cán bộ Cuba đã sang học tập kinh nghiệm sản xuất, tạo giống của người nông dân và cán bộ trồng lúa Việt Nam. Dự án pha 1 (2002- 2004), pha 2 (2003-2005), pha 3 (2006-2009), pha 4 (2011-2015) và pha 5 (2019-2023) đang triển khai. Dự án trồng lúa quy mô hộ gia đình đã góp phần nâng cao tình hữu nghị giữa hai Đảng, hai dân tộc trong những năm qua. Cái chuyện “Cuba canh để người anh em Việt Nam ngon giấc ngủ”trong công cuộc chống Mỹ cứu nước có phần vơi đi cảm nhận xúc động tình anh em đồng chí trong suy nghĩ thầm kín trong tôi khi dự án này được chính phủ hai nước đánh giá cao trong những năm qua. Các giống lúa Thảo cẩm 5, Thảo cẩm 9, N98, Tân ưu 98, HT18… đã được các bạn Cuba nghiên cứu thử nghiệm tại Viện cây có hạt trong năm 2018. Hy vọng những giống mới thích ứng với điều kiện khí hậu và đất trồng của đất nước Cuba anh em. Lê Thảo cám ơn Viện Cơ điện, Viện Ngô, Cục Trồng trọt, các bạn chuyên gia … luôn đồng hành để Lê Thảo hoàn thành nhiệm vụ trong những ngày tháng tham gia Dự án. Bộ NN Cuba và các đơn vị liên quan phía Cuba đã ghi nhận sự đóng góp của Lê Thảo thông qua các bằng & giấy khen.”
Tôi thực sự tin tưởng vào kết quả dự án sẽ sẽ hướng tới thành công vì tầm nhìn định hướng kế hoạch thật chu đáo cụ thể. Các giống lúa Thảo cẩm 5, Thảo cẩm 9, N98, Tân ưu 98, HT18… đã được các bạn Cuba nghiên cứu thử nghiệm tại Viện cây có hạt trong năm 2018. Hy vọng sẽ thích ứng với điều kiện khí hậu và đất trồng của đất nước Cuba anh em. Tôi có những niềm tin thân thiết giữa những người bạn.
Nhìn hai cặp đôi hoàn hảo Phạm Xuân Liêm với Lê Thảo:
Đi xe máy
Về gần nhà
Lại la cà
Làm vài vại…
Tôi thật nhớ bạn. Phạm Xuân Liêm, Đỗ Khắc Thịnh, Vũ Mạnh Hải, Lê Xuân Đính, Trần Văn Minh, Đỗ Thị Minh Huệ, Nguyễn Thị Bồng, Phạm Huy Trung, … chúng tôi đều cùng một lớp. Có những thế hệ mới đang tiếp nối chúng tôi gắn bó với ruồng đồng. Tôi lắng đọng sâu sắc bài thơ “Một niềm tin thắp lửa”:
Nhìn đàn em ngời niềm vui rạng rỡ.
Chợt thấy lòng rưng rưng.
Công việc nghề nông cực mà hạnh phúc.
Cố lên em nổ lực không ngừng !
Hột mồ hôi lắng vào hạt gạo
Câu ca ông bà theo suốt tháng năm
Thêm bữa cơm ngon cho người lao động
Nâng chén cơm thơm, qúy trọng người trồng.
Em ơi hãy học làm ruộng giỏi
Nghề nông thời nào cũng quý kỹ năng
Người dân khá hơn là niềm ao ước
Công việc này giao lại cho em.
Có một mùa xuân hạnh phúc
Ơn mẹ cha lam lũ sớm hôm
Thương con vạc gọi sao mai dậy sớm
Một niềm tin thắp lửa giữa tâm hồn.
Bước tiếp bước giữa trường đời gian khó
Học làm người lao động siêng năng
Rèn nhân cách vượt lên bao cám dỗ
Đức và Tài tử tế giữa Nhân Dân.
Ngắm nhìn Cánh đồng lúa Việt Nam tại Venezuela thật thích! Ca dao Việt viết: “Đem chuông đi đấm xứ người. Chẳng kêu cũng đấm ba hồi cho kêu”. Nhớ Sơn Nam ông già Nam Bộ, Cụ nói:”“Cố gắng viết ngắn, câu nào cũng có thông tin”. “Khuyến nông tức là cách giữ đạo làm nông, thì dân mới giàu mạnh được”. “Người tứ xứ về tứ giác sinh cơ lập nghiệp, thì cần giữ cái đạo làm người, thì kinh tế thị trường ở đây mới nên bộ mặt nông thôn mới”. Tiến sĩ Phạm Xuân Liêm và đồng nghiệp mang Lúa Việt tới Venezuela đã có cách làm, day và học thật lắng đọng, giản dị và hiệu quả.
Anh viết: ” SÁCH HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT :Cuốn sách nhỏ “Hướng dẫn kỹ thuật trồng lúa tại Venezuela theo kinh nghiệm canh tác lúa của Việt Nam” in bằng 2 thứ tiếng Tây Ban Nha và tiếng Việt là tài liệu cho Hội nghị đầu bờ đánh giá mô hình sản xuất lúa theo kỹ thuật Việt Nam tại Bang Guarico (19/10/2018). Cuốn sách cũng giới thiệu 5 giống lúa Việt Nam tuyển chọn, như một tài liệu chuyển giao kỹ thuật cho người trồng lúa Venezuela.Chúng tôi – những người biên soạn (Phạm Xuân Liêm, Nguyễn Xuân Dũng, Vũ Tiết Sơn và Đoàn Văn Thành) cảm ơn rất nhiều các bạn Vũ Trọng Đại, Nguyễn Danh Quân, Trần Quang Chiểu, Nguyễn Văn Tạo và Maria Fernanda Sandoval Cabrera đã tham gia nội dung cho cuốn sách; Cảm ơn các bạn Trịnh Công Anh và Paolo José Anbreu Cortez đã tham gia biên dịch sách; Cảm ơn các thành viên khác của Đoàn chuyên gia Việt Nam và các bạn đồng nghiệp Venezuela đã đóng góp rất nhiều hình ảnh cho nội dung cuốn sách được phong phú. (PXL, Guarico, VE, tháng 10/2018).
VIDEO LÚA VIỆT TẠI VENEZUELA: Anh Vũ Tiết Sơn-Phó trưởng Đoàn chuyên gia Việt Nam- Dự án lúa Venezuela đã dày công ghi lại những hình ảnh hoạt động của Đoàn chuyên gia ngay từ buổi đầu khó khăn nhất, thiếu phân bón, nước tưới, thuốc trừ sâu, nhân công … tưởng chừng không thể vượt qua, và quá trình lao động vất vả nhưng đầy quyết tâm của Đoàn để có được “Cánh đồng lúa Việt Nam tại Venezuela” trước sự thán phục của Bạn.Trân trọng chia sẻ video-món quà tinh thần mà anh Sơn dành tặng anh em trong Đoàn và những người bạn Venezue đến với những người quan tâm đến Dự án. (PXL, Trưởng Đoàn CG Việt Nam, Calabozo, Guarico, VE. 29/10/2018).
CÁNH ĐỒNG LÚA VIỆT NAM TẠI VENEZUELA: “Hội nghị đầu bờ giời thiệu Mô hình sản xuất lúa tại Venezuela theo kinh nghiệm trồng lúa nước của Việt Nam” đã được tổ chức vào ngày 19/10/2018, tại Calabozo, Bang Guarico, VE. Kỹ thuật canh tác lúa nước của Việt Nam đã được trình diễn trên cánh đồng 81 ha với 5 giống lúa Việt Nam và 1 giống lúa dài ngày phổ biến của VE (Soberana).. Năm giống lúa VN đã được các Chuyên gia VN và các Nhà khoa học Viện nghiên cứu NN Quốc gia – INIA, Venezuela tuyển chọn, đặt tên là VIVE25 (OM2517), VIVE50 (IR50404), VIVE80 (OM8017), VIVE95 (OM9582) và VIVE96 (OM9605) mang ý nghĩa sự hợp tác hữu nghị giữa hai nước Việt Nam và Venezuela. TGST của các giống từ 85-110 ngày, bón 500kg phân NPK (15-15-15), năng suất lúa trung bình của mô hình được những người tham gia đánh giá từ 6-7 tấn/ha, ruộng năng suất cao có thể đạt trên 8 tấn/ha (năng suất lúa trung bình của Venezuela năm 2014 là 4,8-5,1 tấn/ha, theo Bộ NN và đất đai Venezuela).Kỹ thuật trồng lúa nước của Việt Nam áp dụng váo mô hình được tóm tắt: “Làm đất kỹ – Giữ nước thường xuyên – Bón phân hợp lý – và Chăm chỉ”..Dự hội nghị có Thống đốc bang Guarico, Đại sứ Cuba và Đại sứ Việt Nam tại VE, Chủ tịch cơ quan đối tác dự án FONDAS, gần 100 nông dân, cán bộ kỹ thuật NN và quan chức địa phương. Thay cho lời kết là ý liến đánh giá của những người tham dự hội nghị “Cánh đồng lúa đẹp chưa từng thấy trong vùng”. (PXL, 25/10/2018).”
Chúng tôi trao đổi với nhau những kinh nghiệm Lúa sắn Việt Châu Phi, Lúa sắn Cămpuchia và Lào; Lúa siêu xanh Việt Nam; Lúa C4 và lúa cao cây và bao chuyện giống lúa mới nhất gần đây. Những bức ảnh “Tác nghiệp” của anh Phạm Xuân Liêm và các bạn đã tóm tắt kinh nghiệm thực hành “cách Việt Nam” về xây dựng mô hình cánh đồng mẫu trên diện rộng, thể hiện sự hợp tác gắn bó giữa chuyên gia bạn và nông dân giỏi với chuyên gia lúa Việt trong quản lý nước, chăm sóc thâm canh, quản lý tốt sâu bệnh cỏ dại, những thiệt hại trên ruộng lúa nhiệt đới để có được vụ mùa bội thu. Việt Nam có thế mạnh hợp tác nông nghiệp Nam Nam. Chính phủ Việt Nam đã khởi xướng Hợp tác Nam-Nam. Năm 2000, FAO/ UNDP đã dự báo, nhấn mạnh và kêu gọi khởi xướng những chương trình hợp tác liên châu lục, tạo đồng thuận chung tay cùng giải quyết những vấn đề quốc tế nóng hổi và cấp bách, mang tính toàn cầu như: an ninh lương thực, khủng hoảng năng lượng, biến đổi khí hậu toàn cầu, giải pháp ứng phó hạn mặn ngập úng, suy thoái ô nhiễm môi trường, thức ăn, điều kiện sinh hoạt. Hội thảo Quốc tế Việt Nam – Châu Phi lần 1 được tổ chức tại Hà Nội năm 2003 với chủ đề “Việt Nam – Châu Phi: Những cơ hội hợp tác và phát triển trong thế kỷ XXI”. Hội thảo Quốc tế Việt Nam – Châu Phi lần 2 với chủ đề “Việt Nam – Châu Phi: Hợp tác cùng phát triển bền vững” tại Hà Nội ngày 17 – 19/ 8/ 2010 có sự tham dự của 41 đoàn khách quốc tế, trong đó có 22 nước châu Phi, 15 tổ chức quốc tế (có 12 Bộ trưởng, Phó Tổng Thư ký LHQ, Tổng Giám đốc Ban thư ký NEPAD…) và đại diện các nước có dự án hợp tác 3 bên và 4 bên với Việt Nam và châu Phi (Pháp, JICA- Nhật Bản…) cùng một số doanh nghiệp châu Phi, các học giả, nhà nghiên cứu về châu Phi. Định hướng quan trọng hơn tốc độ. Tương lai của châu Phi nằm trong nông nghiệp. Tại diễn đàn kinh tế thế giới ở châu Phi tổ chức tại Kigali 11-13 tháng 5 năm 2016 các nhà lãnh đạo châu Phi nhấn mạnh. Châu Phi không nghèo, chỉ nghèo quản lý, cần tìm kiếm phương thức bảo tồn phát triển bền vững. Câu hỏi “Việt Nam Châu Phi hợp tác Nam Nam”, đã có trên mười năm kinh nghiệm, hôm nay và ngày mai chúng ta nên và có thể làm gì? “Mô hình sản xuất lúa tại Venezuela theo kinh nghiệm trồng lúa nước Việt Nam” là sự tiếp nối sự hợp tác Nam Nam do Chính phủ Việt Nam khởi xướng, toả rộng Con đường Lúa Gạo Việt Nam đến với chén cơm ngon của người dân ở nhiều vùng đất trồng lúa của thế giới.
Lúa Việt không chỉ tới đến Châu Phi mà còn châu Mỹ.
HỌC KHÔNG BAO GIỜ MUỘN Hoàng Kim
Tình yêu, giáo dục, văn hóa, khoa học cây trồng và du lịch Việt là sự nghiệp trồng người, cần tự nguyện lặng lẽ dấn thân dạy và học suốt đời. Mục đích sau cùng của DẠY và HỌC là thấu suốt bản chất sự vật, có lời giải đúng và LÀM được việc. Anh Bu và anh Chiêm : xin hỏi một câu lẫn thẩn Vì sao ngẫu nhiên là 4 mà không là 5 hoặc 6 như ngẫu nhiên Thơ Lê Đình Cánh – May mà. ?
May mà …
Lê Đình Cánh
May mà Huế ở Thừa Thiên
Kinh kỳ thuở trước còn nguyên cổ thành
Tháp xưa còn tiếng chuông lành
Tường rêu còn nhuộm sứ sành sắc lam.
May mà Huế ở trời Nam
Còn câu đối cũ dựng am sách nghèo
Nhà vườn còn gác trăng treo
Còn diều khuê các bơi chèo gió xanh.
Nếu mà Huế ở xứ Thanh
Lầu son ngói nát, Cổ thành gạch tan
Hán Nôm nghìn tuổi thành than
Nền xưa dấu cũ hoang tàn nắng mưa.
Lê Đình Cánh là một trong những nhà thơ mà tôi yêu thich. Trong khi lục bát Đồng Đức Bốn xuất thần, bạo liệt, có lúc bụi bặm… Lục bát Nguyễn Duy tài hoa mà hóm hỉnh, thì lục bát Lê Đình Cánh cứ rỉ rả mà thâm trầm sâu cay. Thọ Xuân là quê ông,”May mà” là bài thơ ông nói về quê mình?? Ở đó có Lam Kinh, một khu di tích rộng khoảng 30 ha ở xã Xuân Lam. Lam Kinh có đến 14 công trình di tích như Ngọ môn, Sân rồng, Chính điện Lam Kinh, Khu thái miếu triều Lê sơ, Lăng mộ các vua và hoàng hậu, Vĩnh lăng, Bia Vĩnh Lăng, Hựu lăng, Chiêu lăng, Dụ lăng, Kinh lăng, Khu đền thờ Lê Lợi, Khu đền thờ Lê Lai, Đền thờ Bố Vệ. Nhà nước đã bỏ ra vô số công sức và tiền của để tôn tạo phục chế lại Lam Kinh nhưng rồi không hiểu sao vong linh các vua Lê cứ hỏi nhau nơi đây là đâu nhỉ? Có phải là Lam Kinh vàng son trên đất Thọ Xuân không? Lê Đình Cánh làm thơ chứ không làm vua nên ông không hỏi thế. Mà hỏi ai? và ai trả lời? ông chỉ hú vía thốt lên “may mà” nghe sao mà ai oán.
May mà Huế ở Thừa Thiên
Kinh kỳ thuở trước còn nguyên cổ thành
Đọc đến đó chưa ai hiểu nhà thơ nói gì. Thì Huế vẫn còn cho nên Unesco mới phong tặng danh hiệu Di sản văn hoá của nhân loại chứ sao. Tiếp theo tác giả vẫn tiếp tục rỉ rả với cố đô Huế
May mà Huế ở trời Nam
Còn câu đối cũ dựng am sách nghèo
…
…
Thế rồi đột ngột như cầu thủ nhà nghề phạt trực tiếp 11 mét. Tác giả cho bóng vào gôn
Nếu mà Huế ở xứ Thanh
Lầu son ngói nát cổ thành gạch tan
Lê Đình Cánh tuyệt nhiên không nói đến Lam Kinh, vì sao vậy? vì Xứ Thanh là phát tích nhiều triều đại vua chúa chứ đâu chỉ có các đời vua thời hậu Lê. Có lẽ những Lê Hoàn, những chúa Trịnh, chúa Nguyễn rồi vua Nguyễn cũng không còn lăng tẩm mà về vì hậu duệ thời a còng đang làm cái việc gọi là duy tu và tôn tạo các di tích lich sử và văn hoá…