Số lần xem
Đang xem 2448 Toàn hệ thống 7311 Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết
Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
DẠY VÀ HỌC Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận
Norman Borlaug Lời Thầy dặn Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.
Có một ngày thiêng lên tới đỉnh
Cổ Sơn huyền thoại nghiệp chưa tròn
Nhớ núi Thần Đình quê thăm thẳm
Một tấm lòng son với nước non
CHÂU MỸ CHUYỆN KHÔNG QUÊN
Hoàng Kim
Bạn hỏi tôi ấn tượng nhất điều gì ở Nam Mỹ?.Tôi trả lời không chút ngập ngừng, đó là Machu Picchu, di sản thế giới UNESCO tại Peru, một trong 7 kỳ quan thế giới mới. Đó là di sản thần Mặt trời nền văn minh người da đỏ Inca Đấy thực sự là một kỳ quan thiên nhiên vĩ đại kho báu kỳ bí tâm linh khoa học chưa thể giải thích. Đền thờ thần Mặt trời tựa lưng vào cột chống trời “Cổ Sơn”, tại “Thành phố đã mất của người Inca” là một khu tàn tích Đế chế Inca thời tiền Columbo trong tình trạng bảo tồn tốt ở độ cao 2.430 m trên một quả núi có chóp nhọn tại thung lũng Urubamba ở Peru, khoảng 70 km phía tây bắc Cusco. Tất cả các chuyến đi tới Machu Picchu đều xuất phát từ Cusco. Ở thủ đô Lima có một đường bay nội địa dẫn tới Cusco. Trung tâm khoai tây khoai lang quốc tế CIP ( International Potato Center Headquarters Avenida La Molina 1895, La Molina Apartado 1558, Lima 12, Peru https://cipotato.org/) ở gần trung tâm Lima và sân bay nên rỗi hai ngày là bạn có thể đi thăm Machu Picchu được.
Photography by Kent and CNM365 by Kim
Khoảnh khắc và sự lắng đọng bền vững
Thời gian sáng sớm trôi đi. Thưởng thức!
Hạnh phúc là được làm điều tốt yêu thích
Hành trình xanh là sự vui sống mỗi ngày.
Machu Picchu Time Lapse Video by Kent Weakley
Vị thần mặt trời Inca bị quên lãng
Machu Picchu, di sản thế giới UNESCO ở Peru
nơi đây là một trong 7 kỳ quan thế giới mới
Châu Mỹ chuyện không quên.
Photography by Kent and CNM365 by Kim
Moment and sustainable deposition
The early morning time passed. Enjoy!
Happiness is to do good and favorite things
Green journey is the joy of living every day.
Machu Picchu Time Lapse Video by Kent Weakley
The Inca sun god was forgotten
Machu Picchu, UNESCO world heritage site in Peru
This place is one of 7 new wonders of the world
The Americas do not forget
Ba Trung tâm Nông nghiệp Quốc tế bảo tồn và phát triển nguồn gen khoai tây, khoai lang (CIP) và sắn (CIAT) và ngô, lúa mì (CIMMYT) toàn cầu ở Châu Mỹ. CIP ở Peru, CIAT ở Colombia CIMMYT ở Mexico. Ở Colombia, tôi ấn tượng nhất đó là 1) CIAT tại Cali, 2) sông Magdalena và đền thần Mặt trời, với dãy núi Andes và nhiều đồn điền cà phê; 3) thủ đô Bogota tại Zona Rosa nổi tiếng với các nhà hàng và cửa hiệu, có Cartagena một khu phố cổ trên bờ biển Caribê gợi nhớ biển Nha Trang của Việt Nam; xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chau-my-chuyen-khong-quen/
Đến với bài thơ hay LÊN VIỆT BẮC ĐIỂM HẸN
Hoàng Kim
Anh lên Việt Bắc chào các mế
Trời suối gần thêm giấc mơ lành
Mây trắng đường xưa thênh thênh bước
Tản mạn cây xanh thăm thẳm anh.
Lắng Tình yêu Gió Phương Nam1
Lòng rưng rưng cảm muôn vàn yêu thương
Thấu tình đạt lý nợ duyên2
Chọn người tận tụy yêu mình thương con,
Nhớ thơ thầy Nguyễn Quốc Toàn 3
Lời thương lắng đọng muôn vàn tài hoa
Thơ người hay chính lòng ta
Ai người tri kỷ, ai là tri âm?.
Thơ viết nơi thác nước Iguazu
di sản thế giới ở Brazil & Argentina
Nước vùn vụt dội xuống
Sóng thình thịch cuộn lên‘
Thương tiến tửu’ Lý Bạch
Ta thì nhớ thương em.
“Thấy chăng ai
nước sông Hoàng trời tuôn
Trút băng ra
chẳng quay về được nữa.
Lại chẳng thấy
lầu cao gương trong
thương đầu bạc
Sớm tựa tơ xanh,
chiều nhuốm tuyết
Đời người thoải mái
cứ thung dung
Chớ để chén vàng
trơ trước nguyệt” (*)
Chiếu đất ở Thái An
Vàng ròng lầm trong cát
Tỉnh dạ tư’ thơ tiên
Người hiền trong suối bạc
.“Trên giường ánh trăng rọi,
Dưới đất như mờ sương.
Ngẩng đầu nhìn trăng sáng,
Cúi đầu nhớ cố hương.” (*)‘
Thương tiến tửu’ Lý Bạch
Ta thì nhớ thương em
Nước vùn vụt dội xuống
Sóng thình thịch cuộn lên.
“Thấy chăng ai
nước sông Hoàng trời tuôn
Trút băng ra
chẳng quay về được nữa.
Lại chẳng thấy
lầu cao gương trong
thương đầu bạc
sớm tựa tơ xanh,
chiều nhuốm tuyết
Đời người thoải mái
cứ thung dung
Chớ để chén vàng
trơ trước nguyệt” (*)
Chiếu đất ở Thái An
Vàng ròng lầm trong cát
Tỉnh dạ tư’ thơ tiên
Người hiền trong suối bạc.
“Trên giường ánh trăng rọi,
Dưới đất như mờ sương.
Ngẩng đầu nhìn trăng sáng,
Cúi đầu nhớ cố hương.”
‘Thương tiến tửu’ Lý Bạch
Ta thì nhớ thương em
Nước vùn vụt dội xuống
Sóng thình thịch cuộn lên.
“Thấy chăng ai
nước sông Hoàng trời tuôn Trút băng ra
chẳng quay về được nữa. Lại chẳng thấy
lầu cao gương trong thương đầu bạc Sớm tựa tơ xanh, chiều nhuốm tuyết Đời người thoải mái cứ thung dung Chớ để chén vàng trơ trước nguyệt” (*)
Ta với chim quấn quýt
Giữa đất trời bình yên
Nhớ quê nhà thác nước Bản Giốc và Ka Long
“Mười sáu tuổi, áo vải đầu trần
Khoác ba lô lên đường nhập ngũ
Anh không nói văn chương.
Đường hành quân lội suối băng rừng
Trận chiến xông lên mịt mù bom đạn
Anh không nói văn chương.
Mím chặt môi nghe lời trăng trối cuối cùng
Và vuốt mắt cho người đồng đội
Anh không nói văn chương.
Trong căn hầm chỉ huy
Trước biết bao éo le căng thẳng
Sinh mệnh anh em và lòng căm thù sâu thẳm
Anh không nói văn chương.
.
Anh không nói văn chương
Nhưng tất cả, còn đây tất cả
Như rễ hút đất lành để nuôi hoa lá
Như trăm dòng suối chảy từ rừng sâu
Để hôm nay
Ngồi trong gian phòng với mái tóc ngả màu
Hay ngước nhìn bầu trời quê xanh như ngày xưa ấy.
Tất cả đang sống dậy
Thành ngọn thác trào lên
Dồn dập nhịp đời, dồn dập nhịp tim
Như cuộc đời bắt anh phải viết
Như muôn người bắt anh phải viết
Mà anh không cần biết
Đó có là văn chương?
Nhà thơ nào từng nói thế:
“Một cây chông” đánh Mỹ
Vẫn hơn “Ngàn trang giấy” văn chương
Còn anh
Anh đã đi biết mấy nẻo đường
Khói lửa nắng mưa, tấm thân dầu dãi
Đã trải những tháng ngày ưu tư khắc khoải
Thì điều khác thường lại hóa đời thường:
Anh đến với văn chương
Để chẳng bao giờ hết được văn chương !” (1)
Tổ chiến đấu của em có bốn người
Xuân và Chương nằm lại
Trung với em về Trường sau chiến tranh
Lửa miền Nam vừa tắt chưa thôi
Hận Nam Quan “Nước mắt Vị Xuyên”
Nhiều đồng đội em hóa đá.
Qua thơ của bạn Nguyên Hùng
Kể về vị tướng giữa đời thường
Anh và em bất ngờ kết nối
Anh nhớ tường tận từng chút về gia đình em
Thấu suốt mọi điều hay đồng đội
Hiểu tường tận uẩn khúc trăm năm… Quốc Công đạo làm tướng Vị tướng của lòng dân Ban mai đứng trước biển
Thăm thẳm một tầm nhìn.
“Anh đến với văn chương
Để chẳng bao giờ hết được văn chương !“
Tài liệu dẫn:
(1) XIN KHOE MỘT CHÚT
Nguyễn Mạnh Đẩu
Nhà thơ, Nhà văn, Nhà nghiên cứu Nguyễn Chí Tình ( tên thật Nguyễn Đức Nhật ), sinh 1935, quê Nghi Trung ( Nghi Lộc-Nghệ An ). Ông là cháu nội Chí sĩ Nguyễn Đức Công ( tức Hoàng Trọng Mậu ), con trai Nhà giáo, Nhà thơ Nguyễn Đức Bính, cháu Nhà phê bình văn học Hoài Thanh (Nguyễn Đức Nguyên). Hơn tôi 13 tuổi, là đồng hương huyện Nghi Lộc, ông Nguyễn Chí Tình thân thiết tôi từ nhiều năm nay. Ông viết tặng tôi bài thơ, đăng trong tập CÓ MỘT MIỀN QUÊ ( NXB Thanh niên – 2015). Tôi xin được khoe với bè bạn Fb.
VỊ TƯỚNG VIẾT VĂN
(Thân mến tặng Nguyễn Mạnh Đẩu)
Tác giả Nguyễn Chí Tình
Mười sáu tuổi, áo vải đầu trần
Khoác ba lô lên đường nhập ngũ
Anh không nói văn chương.
Đường hành quân lội suối băng rừng
Trận chiến xông lên mịt mù bom đạn
Anh không nói văn chương.
Mím chặt môi nghe lời trăng trối cuối cùng
Và vuốt mắt cho người đồng đội
Anh không nói văn chương.
Trong căn hầm chỉ huy
Trước biết bao éo le căng thẳng
Sinh mệnh anh em và lòng căm thù sâu thẳm
Anh không nói văn chương.
Anh không nói văn chương
Nhưng tất cả, còn đây tất cả
Như rễ hút đất lành để nuôi hoa lá
Như trăm dòng suối chảy từ rừng sâu
Để hôm nay
Ngồi trong gian phòng với mái tóc ngả màu
Hay ngước nhìn bầu trời quê xanh như ngày xưa ấy.
Tất cả đang sống dậy
Thành ngọn thác trào lên
Dồn dập nhịp đời, dồn dập nhịp tim
Như cuộc đời bắt anh phải viết
Như muôn người bắt anh phải viết
Mà anh không cần biết
Đó có là văn chương?
Nhà thơ nào từng nói thế:
“Một cây chông” đánh Mỹ
Vẫn hơn“Ngàn trang giấy” văn chương
Còn anh
Anh đã đi biết mấy nẻo đường
Khói lửa nắng mưa, tấm thân dầu dãi
Đã trải những tháng ngày ưu tư khắc khoải
Thì điều khác thường lại hóa đời thường:
Anh đến với văn chương
Để chẳng bao giờ hết được văn chương !
Có một ngày thiêng lên tới đỉnh
Cổ Sơn huyền thoại nghiệp chưa tròn
Nhớ núi Thần Đình quê thăm thẳm
Một tấm lòng son với nước non
CHÂU MỸ CHUYỆN KHÔNG QUÊN
Hoàng Kim
Bạn hỏi tôi ấn tượng nhất điều gì ở Nam Mỹ?.Tôi trả lời không chút ngập ngừng, đó là Machu Picchu, di sản thế giới UNESCO tại Peru, một trong 7 kỳ quan thế giới mới. Đó là di sản thần Mặt trời nền văn minh người da đỏ Inca Đấy thực sự là một kỳ quan thiên nhiên vĩ đại kho báu kỳ bí tâm linh khoa học chưa thể giải thích. Đền thờ thần Mặt trời tựa lưng vào cột chống trời “Cổ Sơn”, tại “Thành phố đã mất của người Inca” là một khu tàn tích Đế chế Inca thời tiền Columbo trong tình trạng bảo tồn tốt ở độ cao 2.430 m trên một quả núi có chóp nhọn tại thung lũng Urubamba ở Peru, khoảng 70 km phía tây bắc Cusco. Tất cả các chuyến đi tới Machu Picchu đều xuất phát từ Cusco. Ở thủ đô Lima có một đường bay nội địa dẫn tới Cusco. Trung tâm khoai tây khoai lang quốc tế CIP ( International Potato Center Headquarters Avenida La Molina 1895, La Molina Apartado 1558, Lima 12, Peru https://cipotato.org/) ở gần trung tâm Lima và sân bay nên rỗi hai ngày là bạn có thể đi thăm Machu Picchu được.
Photography by Kent and CNM365 by Kim
Khoảnh khắc và sự lắng đọng bền vững
Thời gian sáng sớm trôi đi. Thưởng thức!
Hạnh phúc là được làm điều tốt yêu thích
Hành trình xanh là sự vui sống mỗi ngày.
Machu Picchu Time Lapse Video by Kent Weakley
Vị thần mặt trời Inca bị quên lãng
Machu Picchu, di sản thế giới UNESCO ở Peru
nơi đây là một trong 7 kỳ quan thế giới mới
Châu Mỹ chuyện không quên.
Photography by Kent and CNM365 by Kim
Moment and sustainable deposition
The early morning time passed. Enjoy!
Happiness is to do good and favorite things
Green journey is the joy of living every day.
Machu Picchu Time Lapse Video by Kent Weakley
The Inca sun god was forgotten
Machu Picchu, UNESCO world heritage site in Peru
This place is one of 7 new wonders of the world
The Americas do not forget
Ba Trung tâm Nông nghiệp Quốc tế bảo tồn và phát triển nguồn gen khoai tây, khoai lang (CIP) và sắn (CIAT) và ngô, lúa mì (CIMMYT) toàn cầu ở Châu Mỹ. CIP ở Peru, CIAT ở Colombia CIMMYT ở Mexico. Ở Colombia, tôi ấn tượng nhất đó là 1) CIAT tại Cali, 2) sông Magdalena và đền thần Mặt trời, với dãy núi Andes và nhiều đồn điền cà phê; 3) thủ đô Bogota tại Zona Rosa nổi tiếng với các nhà hàng và cửa hiệu, có Cartagena một khu phố cổ trên bờ biển Caribê gợi nhớ biển Nha Trang của Việt Nam; xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chau-my-chuyen-khong-quen/
Đến với bài thơ hay LÊN VIỆT BẮC ĐIỂM HẸN
Hoàng Kim
Anh lên Việt Bắc chào các mế
Trời suối gần thêm giấc mơ lành
Mây trắng đường xưa thênh thênh bước
Tản mạn cây xanh thăm thẳm anh.
Lắng Tình yêu Gió Phương Nam1
Lòng rưng rưng cảm muôn vàn yêu thương
Thấu tình đạt lý nợ duyên2
Chọn người tận tụy yêu mình thương con,
Nhớ thơ thầy Nguyễn Quốc Toàn 3
Lời thương lắng đọng muôn vàn tài hoa
Thơ người hay chính lòng ta
Ai người tri kỷ, ai là tri âm?.
Thơ viết nơi thác nước Iguazu
di sản thế giới ở Brazil & Argentina
Nước vùn vụt dội xuống
Sóng thình thịch cuộn lên‘
Thương tiến tửu’ Lý Bạch
Ta thì nhớ thương em.
“Thấy chăng ai
nước sông Hoàng trời tuôn
Trút băng ra
chẳng quay về được nữa.
Lại chẳng thấy
lầu cao gương trong
thương đầu bạc
Sớm tựa tơ xanh,
chiều nhuốm tuyết
Đời người thoải mái
cứ thung dung
Chớ để chén vàng
trơ trước nguyệt” (*)
Chiếu đất ở Thái An
Vàng ròng lầm trong cát
Tỉnh dạ tư’ thơ tiên
Người hiền trong suối bạc
.“Trên giường ánh trăng rọi,
Dưới đất như mờ sương.
Ngẩng đầu nhìn trăng sáng,
Cúi đầu nhớ cố hương.” (*)‘
Thương tiến tửu’ Lý Bạch
Ta thì nhớ thương em
Nước vùn vụt dội xuống
Sóng thình thịch cuộn lên.
“Thấy chăng ai
nước sông Hoàng trời tuôn
Trút băng ra
chẳng quay về được nữa.
Lại chẳng thấy
lầu cao gương trong
thương đầu bạc
sớm tựa tơ xanh,
chiều nhuốm tuyết
Đời người thoải mái
cứ thung dung
Chớ để chén vàng
trơ trước nguyệt” (*)
Chiếu đất ở Thái An
Vàng ròng lầm trong cát
Tỉnh dạ tư’ thơ tiên
Người hiền trong suối bạc.
“Trên giường ánh trăng rọi,
Dưới đất như mờ sương.
Ngẩng đầu nhìn trăng sáng,
Cúi đầu nhớ cố hương.”
‘Thương tiến tửu’ Lý Bạch
Ta thì nhớ thương em
Nước vùn vụt dội xuống
Sóng thình thịch cuộn lên.
“Thấy chăng ai
nước sông Hoàng trời tuôn Trút băng ra
chẳng quay về được nữa. Lại chẳng thấy
lầu cao gương trong thương đầu bạc Sớm tựa tơ xanh, chiều nhuốm tuyết Đời người thoải mái cứ thung dung Chớ để chén vàng trơ trước nguyệt” (*)
Ta với chim quấn quýt
Giữa đất trời bình yên
Nhớ quê nhà thác nước Bản Giốc và Ka Long
“Mười sáu tuổi, áo vải đầu trần
Khoác ba lô lên đường nhập ngũ
Anh không nói văn chương.
Đường hành quân lội suối băng rừng
Trận chiến xông lên mịt mù bom đạn
Anh không nói văn chương.
Mím chặt môi nghe lời trăng trối cuối cùng
Và vuốt mắt cho người đồng đội
Anh không nói văn chương.
Trong căn hầm chỉ huy
Trước biết bao éo le căng thẳng
Sinh mệnh anh em và lòng căm thù sâu thẳm
Anh không nói văn chương.
.
Anh không nói văn chương
Nhưng tất cả, còn đây tất cả
Như rễ hút đất lành để nuôi hoa lá
Như trăm dòng suối chảy từ rừng sâu
Để hôm nay
Ngồi trong gian phòng với mái tóc ngả màu
Hay ngước nhìn bầu trời quê xanh như ngày xưa ấy.
Tất cả đang sống dậy
Thành ngọn thác trào lên
Dồn dập nhịp đời, dồn dập nhịp tim
Như cuộc đời bắt anh phải viết
Như muôn người bắt anh phải viết
Mà anh không cần biết
Đó có là văn chương?
Nhà thơ nào từng nói thế:
“Một cây chông” đánh Mỹ
Vẫn hơn “Ngàn trang giấy” văn chương
Còn anh
Anh đã đi biết mấy nẻo đường
Khói lửa nắng mưa, tấm thân dầu dãi
Đã trải những tháng ngày ưu tư khắc khoải
Thì điều khác thường lại hóa đời thường:
Anh đến với văn chương
Để chẳng bao giờ hết được văn chương !” (1)
Tổ chiến đấu của em có bốn người
Xuân và Chương nằm lại
Trung với em về Trường sau chiến tranh
Lửa miền Nam vừa tắt chưa thôi
Hận Nam Quan “Nước mắt Vị Xuyên”
Nhiều đồng đội em hóa đá.
Qua thơ của bạn Nguyên Hùng
Kể về vị tướng giữa đời thường
Anh và em bất ngờ kết nối
Anh nhớ tường tận từng chút về gia đình em
Thấu suốt mọi điều hay đồng đội
Hiểu tường tận uẩn khúc trăm năm… Quốc Công đạo làm tướng Vị tướng của lòng dân Ban mai đứng trước biển
Thăm thẳm một tầm nhìn.
“Anh đến với văn chương
Để chẳng bao giờ hết được văn chương !“
Tài liệu dẫn:
(1) XIN KHOE MỘT CHÚT
Nguyễn Mạnh Đẩu
Nhà thơ, Nhà văn, Nhà nghiên cứu Nguyễn Chí Tình ( tên thật Nguyễn Đức Nhật ), sinh 1935, quê Nghi Trung ( Nghi Lộc-Nghệ An ). Ông là cháu nội Chí sĩ Nguyễn Đức Công ( tức Hoàng Trọng Mậu ), con trai Nhà giáo, Nhà thơ Nguyễn Đức Bính, cháu Nhà phê bình văn học Hoài Thanh (Nguyễn Đức Nguyên). Hơn tôi 13 tuổi, là đồng hương huyện Nghi Lộc, ông Nguyễn Chí Tình thân thiết tôi từ nhiều năm nay. Ông viết tặng tôi bài thơ, đăng trong tập CÓ MỘT MIỀN QUÊ ( NXB Thanh niên – 2015). Tôi xin được khoe với bè bạn Fb.
VỊ TƯỚNG VIẾT VĂN
(Thân mến tặng Nguyễn Mạnh Đẩu)
Tác giả Nguyễn Chí Tình
Mười sáu tuổi, áo vải đầu trần
Khoác ba lô lên đường nhập ngũ
Anh không nói văn chương.
Đường hành quân lội suối băng rừng
Trận chiến xông lên mịt mù bom đạn
Anh không nói văn chương.
Mím chặt môi nghe lời trăng trối cuối cùng
Và vuốt mắt cho người đồng đội
Anh không nói văn chương.
Trong căn hầm chỉ huy
Trước biết bao éo le căng thẳng
Sinh mệnh anh em và lòng căm thù sâu thẳm
Anh không nói văn chương.
Anh không nói văn chương
Nhưng tất cả, còn đây tất cả
Như rễ hút đất lành để nuôi hoa lá
Như trăm dòng suối chảy từ rừng sâu
Để hôm nay
Ngồi trong gian phòng với mái tóc ngả màu
Hay ngước nhìn bầu trời quê xanh như ngày xưa ấy.
Tất cả đang sống dậy
Thành ngọn thác trào lên
Dồn dập nhịp đời, dồn dập nhịp tim
Như cuộc đời bắt anh phải viết
Như muôn người bắt anh phải viết
Mà anh không cần biết
Đó có là văn chương?
Nhà thơ nào từng nói thế:
“Một cây chông” đánh Mỹ
Vẫn hơn“Ngàn trang giấy” văn chương
Còn anh
Anh đã đi biết mấy nẻo đường
Khói lửa nắng mưa, tấm thân dầu dãi
Đã trải những tháng ngày ưu tư khắc khoải
Thì điều khác thường lại hóa đời thường:
Anh đến với văn chương
Để chẳng bao giờ hết được văn chương !
Trăng sáng lung linh, trăng sáng quá!
Đất trời lồng lộng một màu trăng
Dẫu đêm khuya vắng người quên ngắm
Trăng vẫn là trăng, trăng vẫn rằm.
Rằm Tháng Giêng năm 1994 gần nửa đêm là lúc mất của anh hai tôi là Hoàng Ngọc Dộ. Đó cũng là thời khắc mà tôi chào đời Rằm Tháng Giêng năm Giáp Ngọ 1954. Sinh thời, anh Hoàng Ngọc Dộ có bài thơ Cuốc đất đêm. Tôi cũng có bài thơ Trăng rằm và Hẹn uống rượu ngắm trăng. Anh Chu Nhạc có bài thơ Con chim xanh với bảy chữ xanh ngẫu đối với bảy chữ trăng trong Trăng rằm; Em Nguyễn Lâm Cúc có chùm thơ Đãi trăng. Tôi chép lại bài thơ Trăng rằm và chùm thơ này để làm kỷ niệm. Mời bạn cùng đọc.
Cuốc đất đêm
Hoàng Ngọc Dộ
Mười lăm trăng qủa thật tròn
Anh hùng thời vận hãy còn gian nan
Đêm trăng nhát cuốc xới vàng
Trăng dòm, ta hẹn, trăng càng dòm thêm
Đất vàng, vàng ánh trăng đêm
Đêm khuya, ta với nàng quên nhọc nhằn
Con chim xanh Chu Nhạc
Con chim xanh trong tán lá xanh
Chỉ một màu xanh lay động
Tiếng hót nào trên trời xanh cao rộng
Con chim xanh bay rồi tán lá vẫn xanh.
(*) Ngẫu đối Chim xanh 7 chữ xanh và Trăng rằm 7 chữ trăng.
Hẹn uống rượu ngắm trăng
Hoàng Kim
Ta hẹn em uống rượu ngắm trăng
Mấy khi đời có một người tri kỷ?
Nâng chén nhé!
Trăng vàng như giọt lệ
Buồn ư em?
Trăng vằng vặc trên đầu!
Ta nhớ Anh ta xưa mưa nắng dãi dầu
Khi biệt thế gian chọn trăng làm bạn
“Trăng tán trời mưa, trăng quầng trời hạn”
Dâu bể cuộc đời đâu chỉ trăm năm?
Mười lăm trăng qủa thật tròn Anh hùng thời vận hãy còn gian nan Đêm trăng nhát cuốc xới vàng Trăng dòm, ta hẹn, trăng càng dòm thêm Đất vàng, vàng ánh trăng đêm Đêm khuya, ta với nàng quên nhọc nhằn (1)
Ta mời em uống rượu ngắm trăng
Mấy khi đời có một người tri kỷ?
Nâng chén nhé!
Trăng vàng như giọt lệ
Vui ư em?
Trăng lồng lộng trên đầu!
Ta nhớ Bạn ta vào tận vùng sâu
Để kiếm tìm ta, người thanh xứ núi
Cởi bỏ cân đai xênh xang áo mũ
Rượu đế, thưởng trăng, chân đất, đũa tre.
Hoa mận chờ trăng nhạt bóng đêm Trăng lên vời vợi vẫn êm đềm Trăng qua vườn mận, trăng thêm sáng Mận đón trăng về, hoa trắng thêm
Ta cùng em uống rượu ngắm trăng
Ta có một tình yêu lặng lẽ
Hãy uống đi em!
Mặc đời dâu bể.
Trăng khuyết lại tròn
Mấy kẻ tri âm?
Trăng sáng lung linh, trăng sáng quá! Đất trời lồng lộng một màu trăng Dẫu đêm khuya vắng người quên ngắm Trăng vẫn là trăng, trăng vẫn rằm
Hoàng Kim
1) Hoàng Ngọc Dộ. Cuốc đất đêm
Không hẹn hò đời hóa hoang vu
Nguyễn Lâm Cúc
Hôm nay buồn lại bày tiệc gọi trăng
Lại mời rượu
Lại bưng sông ra uống
Đặt lên mâm những quả tình nẫu chín
Hái từ vườn ấp ủ trăm năm
Nào,
Cạn ly nhé trăng!
Chớ có chau mày mà xôn xao vằng vặc
Mây bạc đầu còn lang thang như hành khách
Dưới vòm trời nơi nao chẳng cô đơn?
Chốn ồn ào chắc gì đã vui luôn?
Nói nhiều, cười nhiều. Mấy câu là thật
Đâu hay gì khi khoe sầu chất ngất
Nhưng ít ra đó là nỗi lòng ta
Nào,
Nghiêng sông, rót nữa trăng ha!
Muôn thuở tràn trên chén đầy dâu bể
Trăng ơi!
Ta có một tình yêu lặng lẽ
Không hẹn hò đời hóa hoang vu.
Đãi trăng
Nguyễn Lâm Cúc
Hôm nay nhàn ta mở tiệc mời trăng
Để thỏa thích bưng dòng sông ra uống
Bày lên mâm là dạt dào cảm hứng
Bạn tri âm, bạn có vui cùng?
Này trăng, trăng chớ ngại ngần
Cạn ly nhé. Sông có vơi cũng mặc.
Say thì say nhưng đừng khóc!
Trần gian…cứ mặc kệ trần gian.
Hát vu vơ
Nguyễn Lâm Cúc
Trần gian một chuyến rong chơi
Thấy trăng giữa chợ, đông người vỗ tay
Mua vui một cuộc rõ hài
Gọi trăng, trăng khẽ chau mày rồi thôi…
Lê Đình Cánh là một trong những nhà thơ mà tôi yêu thich. Trong khi lục bát Đồng Đức Bốn xuất thần, bạo liệt, có lúc bụi bặm… Lục bát Nguyễn Duy tài hoa mà hóm hỉnh, thì lục bát Lê Đình Cánh cứ rỉ rả mà thâm trầm sâu cay. Thọ Xuân là quê ông,”May mà” là bài thơ ông nói về quê mình?? Ở đó có Lam Kinh, một khu di tích rộng khoảng 30 ha ở xã Xuân Lam. Lam Kinh có đến 14 công trình di tích như Ngọ môn, Sân rồng, Chính điện Lam Kinh, Khu thái miếu triều Lê sơ, Lăng mộ các vua và hoàng hậu, Vĩnh lăng, Bia Vĩnh Lăng, Hựu lăng, Chiêu lăng, Dụ lăng, Kinh lăng, Khu đền thờ Lê Lợi, Khu đền thờ Lê Lai, Đền thờ Bố Vệ. Nhà nước đã bỏ ra vô số công sức và tiền của để tôn tạo phục chế lại Lam Kinh nhưng rồi không hiểu sao vong linh các vua Lê cứ hỏi nhau nơi đây là đâu nhỉ? Có phải là Lam Kinh vàng son trên đất Thọ Xuân không? Lê Đình Cánh làm thơ chứ không làm vua nên ông không hỏi thế. Mà hỏi ai? và ai trả lời? ông chỉ hú vía thốt lên “may mà” nghe sao mà ai oán.
May mà Huế ở Thừa Thiên
Kinh kỳ thuở trước còn nguyên cổ thành
Đọc đến đó chưa ai hiểu nhà thơ nói gì. Thì Huế vẫn còn cho nên Unesco mới phong tặng danh hiệu Di sản văn hoá của nhân loại chứ sao. Tiếp theo tác giả vẫn tiếp tục rỉ rả với cố đô Huế
May mà Huế ở trời Nam
Còn câu đối cũ dựng am sách nghèo…
…
Thế rồi đột ngột như cầu thủ nhà nghề phạt trực tiếp 11 mét. Tác giả cho bóng vào gôn
Nếu mà Huế ở xứ Thanh
Lầu son ngói nát cổ thành gạch tan
Lê Đình Cánh tuyệt nhiên không nói đến Lam Kinh, vì sao vậy? vì Xứ Thanh là phát tích nhiều triều đại vua chúa chứ đâu chỉ có các đời vua thời hậu Lê. Có lẽ những Lê Hoàn, những chúa Trịnh, chúa Nguyễn rồi vua Nguyễn cũng không còn lăng tẩm mà về vì hậu duệ thời a còng đang làm cái việc gọi là duy tu và tôn tạo các di tích lịch sử
BẢY NÚI MIỀN KÝ ỨC
Nguyễn Chu Nhạc
(6)
Bảy Núi,
những chóp mái
chùa Khơ-me vời vợi
vươn lên trời xanh
những phum sóc quây quần,
nơi nương náu
tình thần mộ đạo
những dân lành Phật giáo
quanh năm cày ruộng làm nương,
vất vả sớm hôm
chẳng một lời than
bao nhiêu của cải
sẵn lòng dâng cửa Phật,
chỉ giữ lại tấm lòng chân thật,
làm vốn riêng cho mình,
tự biết phận chúng sinh,
nương cửa Phật
làm những điều phúc đức,
tự răn lòng
chờ làm điều gì ác,
đến rắn thần Nagar, chằn tinh Yeak
dẫu hung dữ bao nhiêu
cũng quy Phật
hiền từ.
hãy như chim thần Krud
giang cánh lấy thân đỡ mái chùa,
hay tiên nữ Apsara ca múa
hay như thần Bayon canh bốn phía,
giữ lành cõi Phật an vui
giữ bình yên cho cuộc sống con người,
được cấy trồng mùa vụ tốt tươi,
niềm hạnh phúc dưới mái nhà no ấm.
để mỗi mùa mưa
hội đua bò náo nhiệt
để tết Đôn-ta
nhà đầy bánh trái
dâng lên lễ bái ông bà,
để tết Cholchnam Thmay
té nước thỏa thuê
người người dày thêm phúc lộc,
Bày Núi,
dưới bóng núi Dài, núi Tượng
tự bao giờ
sinh đạo Tứ ân,
những người đàn ông,
trang phục bà ba đen
bới tóc, râu chòm guốc mộc,
lấy Hiếu nghĩa ở đời làm trọng,
ân tổ tiên,
ân đất nước hàng đầu,
ân Tam bảo gốc rễ bền sâu,
ân đồng bào
và bao la nhân loại,
Đức Bổn sư, Ngô Lợi,
xưa kia kháng giặc Tây
lập đạo chiêu nhân,
theo chiếu Cần vương
lập ấp khẩn hoang,
nuôi chí bền gây dựng,
dẫu chẳng thể dời non lấp biển,
đạo còn đây
ân tiên tổ, non sông,
học Phật tu nhân,
giữ đạo làm dân,
chuyện thường tình,
âu cũng là trọn nghĩa,…
(trích Trường ca)
VỀ MIỀN TÂY YÊU THƯƠNG Hoàng Kim
Sao anh chưa về lại miền Tây.
Nơi một góc đời anh ở đó.
Cần Thơ Sóc Trăng sông Tiền Sông Hậu,…
Tên đất tên người chín nhớ mười thương.
Anh có về Bảy Núi Cửu Long,
Nắng đồng bằng miên man bao nỗi nhớ.
Kênh ông Kiệt thương mùa mưa lũ….
Anh có về nơi ấy với em không?
*
Mình về với đất phương Nam.
Ninh Kiều thắm nước, Sóc Trăng xanh đồng.
Về nơi ấy với em không ?
Bình minh Yên Tử mênh mông đất trời.
Ta đi cuối đất cùng đời
Ngộ ra hạnh phúc thảnh thơi làm Người.
THÀNH NAM CHIỀU CHỚM ĐÔNG
Hoàng Gia Cương
Thành Nam buổi ấy tôi về
Nhẫn nha chuối ngự, nhâm nhi kẹo Sìu (*)
Góc hồ gió thổi đìu hiu
Thoảng đâu tiếng ếch cuối chiều bâng quơ…
Người xưa trong cõi sa mù
Đơn sơ nấm mộ bên bờ nắng mưa
Trăm năm khuất một đời thơ
Nhân tình thấm đẫm chát chua mặn mà .
Ngẫm nhìn thế sự gần xa
Biết là cốt cách, biết là đắng cay-
Những nhà trào lộng xưa nay
Bông phèng mong để lấp đầy khổ đau!
Gắng tìm chẳng thấy hương đâu
Chắp tay tôi đứng nghiêng đầu vái ông
Trời tây một vệt ráng hồng
Còn mưa còn gió nên lòng còn se!
Lời nối vần Hoàng Kim:
Trí minh tâm sáng thơ nghề
Đức cao công trọng phước về chính tâm
NHỚNỐT LẶNG BÊN ĐỜI Hoàng Kim
Ta vừa mới Đùa vui cùng Thuận Nghĩa
Nay thung dung dạo gót ngắm Đôi bờ
Nốt lặng bên đời sớm xuân thưởng thức
Nghe tơ trời gió mát lẫn vào thơ.
Cho em mượn, nắng và mây anh nhé
Để lang thang cùng với cánh chim trời
Cho em mượn, gió và mưa anh nhé
Để yếu mềm cùng với mảnh buồm trôi
Cho em mượn những câu thơ anh nhé
Để lẳng lơ cùng nốt lặng bên đời
Cho em mượn cây cọ màu anh nhé
Để ngoại tình cùng bức vẽ tinh khôi.
Em sẽ trả
Đôi vai mình bé nhỏ
Cho anh gục đầu…
Nơi cõi thực đầy vơi…
Tôi có một anh bạn làm phóng viên viết về mảng thời trang và văn hoá ở một tờ báo ăn khách nọ. Hắn biết tôi thích ngắm gái đẹp, lại có chút năng khiếu “hỏi xoáy đáp xoay “ nên mỗi lần đi phỏng vấn hoa hậu, người mẫu, hắn thường rủ tôi đi cùng. Năm trước, nhờ có tôi mà bài phỏng vấn hoa hậu X của hắn, báo bán chạy như tôm tươi, hắn được Tổng biên tập khen và thưởng cho một tháng du lịch đảo Phú Quốc để theo dõi và viết bài đưa tin về cuộc thi hoa hậu Việt Nam 2014. Tôi còn nhớ như in lần đó, khi nàng ô sin đẹp tuyệt trần (tôi đã tưởng nhầm là hoa hậu) ra mở cổng và dẫn chúng tôi vào phòng khách là lúc hoa hậu X đang thử giày để tối đi dự event từ thiện. Ở một góc phòng khách, một cái tủ to tướng cơ man là giày được trưng bày như ở một cửa hàng giày thời trang trong siêu thị Tràng Tiền Plaza. Như bạn bè người thân trong nhà, nàng vẫy hắn và tôi đến bên gian hàng, nàng chỉ từng đôi, từng đôi một, giới thiệu tên hãng và xuất xứ của nó. Tôi hỏi nàng đây là cửa hàng giày cũ hay giày mới. Giọng nàng ngọt ngào và tự hào : giày xưa đấy anh . Nó đã in dấu chân em trên đại lộ Paris, đại lộ thành Rome, đại lộ Holywood v.v…Buổi phỏng vấn nàng về từ thiện lại thành buổi phỏng vấn về thời trang giày và những bước đi trên sàn catwalk . Nàng hết thử đôi này đến đôi khác, dạo những bước chân uyển chuyển. Anh bạn tôi hết đứng, lại ngồi, lại khom lưng qùi gối chụp ảnh nàng lia lịa. Còn tôi vừa ngắm nàng vừa hỏi nàng những câu hỏi bâng quơ về giày. Tôi còn nhớ một số câu hỏi đại loại như sau:
– Màu sắc giày em yêu thích là màu gì?.
– Em thích màu hồng, màu tím, màu của bình minh và màu của thủy chung.
– Vì sao em lại thích bộ sưu tập giày ?.
– Vì giày gắn liền với bước chân. Nhiều bước chân cộng lại là lịch sử của cuộc đời…
– Em có hay đi lại giày cũ không?
– Thường xuyên. Vì mỗi lần đi giày cũ em như trở về quá khứ.
– Bây giờ đi lại đôi giày lúc đăng quang hoa hậu em thấy chân mình còn vừa không? Một câu hỏi khó và một thoáng bối rối trên khuôn mặt nàng:
– Vẫn vừa. Bàn chân em vẫn không thay đổi, vẫn size 36 như lúc đăng quang.
……..Khi tôi nói chuyện với nàng, anh bạn phóng viên của tôi đã mở máy ghi âm ghi lại tất cả để làm tư liệu bài viết. Ngồi trên xe lúc ra về, hắn lại mở ra nghe và bình luận. Hắn khen nàng là hoa hậu Việt Nam thông minh nhất từ trước đến nay. Hắn khuyên tôi nên viết một bài thơ về nàng, về những đôi giày của nàng. Hắn hứa sẽ đăng trên báo của hắn và trả nhuận bút cao hơn mọi người.
……..Hắn cứ tưởng làm thơ là dễ lắm, dễ hơn viết những câu chuyện lá cải của hắn. Đã mấy tháng nay, đầu óc tôi mụ mị, chẳng viết nỗi một câu thơ nào. Nàng thơ bỏ tôi mà đi thật rồi. Để duy trì và tìm lại cảm xúc thơ, đêm nào tôi cũng miệt mài đọc thơ cho đến tận một giờ sáng rồi mới đi ngủ. Thơ trên báo Văn Nghệ Già, Văn Nghệ Trẻ, Văn Nghệ Quân Đội, Tác Phẩm Mới, thơ trên Facebook, thơ trên các trang Web, thơ tập bạn bè tặng v.v…Giữa núi thơ biển chữ tôi đâm hoang mang. Tập thơ Mùa thu gõ cửa -Lão Chiếu ( tên thật là Nguyễn Thanh Quang ) tặng tôi đã hơn tháng vẫn chưa đọc. Tôi nghĩ lão là anh vô danh tiểu tốt trong làng Văn, lão biên tập và xuất bản chắc có gì hay mà đọc. Ừ lão có nhã ý tặng thì đọc xem sao, biết đâu gặp được bài thơ hay?. Và khi đọc xong tập thơ này, tôi thấy mình đã hiểu sai lão. Với hơn một trăm bài thơ của 54 tác giả tôi đã như lạc vào một vườn hoa đầy hương sắc. Có rất nhiều câu thơ lấp lánh và nhiều bài thơ long lanh, thực sự là thơ. Ví dụ như Lời Thị Màu ( Hoàng Kim Hương ), Khúc em xa, Viết trước cổng chùa ( Đặng Khánh Cường ), Chị ngồi giặt áo ( Nguyễn Lâm Cẩn ), Hà Nội sang mùa ( Đỗ Minh Ngọc ), Gia điệu thu Hà Nội ( Nguyễn Thị Lan Anh ), Đi qua chiều Hà Nội (Dương Thu Hương) v.v…Trong đó tôi ấn tượng nhất là ba bài : Dắt mùa, Vết nứt và Ướm thử giày xưa của Duệ Mai. Trong ba bài tôi lại tâm đắc bài Ướm thử giày xưa. Vì đây là bài thơ viết về giày mà anh bạn tôi đặt hàng viết cho cô hoa hậu trong chuyến đi phỏng vấn mà tôi không sao viết nổi. Bạn thử đọc bài thơ này của Duệ Mai :
Dừng chân,
Ướm thử giày xưa
Gót qua dâu bể
Còn vừa nữa đâu
Ngỡ như mới giập bã trầu
Mà thời gian đã nhuốm màu bạc vôi!
Dấu son trải dọc đường đời
Chỉ mình mình biết sạn rơi kẽ nào
Tháo ra, dốc hết lao xao
Lót thêm lành lặn, trả vào khôi nguyên.
Giày xưa
Da hãy còn mềm
Chân nay
Chai đã cứng thêm mấy phần!
Thở dài, đóng lại tần ngần
Lạc giày, lạc cả bước chân…
Thôi đành!
Bài thơ thật gọn gàng xinh xắn , câu chữ giản dị , nhưng thật ám ảnh và ma mị. Bàn chân khi đã đến tuổi trưởng thành mấy khi thay đổi. Bao năm tôi vẫn đi cỡ giày 41. Nàng hoa hậu vẫn đi giày cỡ 36 đấy thôi. Thế mà Duệ Mai ướm lại giày xưa thì không vừa “ Gót qua dâu bể/ Còn vừa nữa đâu …” Chỉ thi nhân mới nói được câu này. Không vừa giày, vì trải qua dâu bể , bàn chân đã mòn đi. Cuộc đời con người là cõi tạm trần gian. Thời gian như làn mây bay qua đầu, như nước chảy qua cầu. Mỗi bàn chân gắn với một đôi giày và một số phận. Khổ đau, hạnh phúc mỗi mình ta biết. Đôi giày như người tri âm, tri kỷ biết sẻ chia , biết sạn rơi kẽ chân nào . Một khoảng thời gian, một chặng đường của một con người thường gắn bó một đôi giày. Cất giữ giày cũ là cất giữ quá khứ. Ướm thử giày cũ là để trở về với quá khứ. Và chẳng ai sống mãi với quá khứ. Rồi đành lòng gói lại quá khứ để bước tiếp với đôi giày mới và bước chân mới. Bài thơ đã chọn được một thi tứ độc đáo. Mượn giày để nói về nhân tình thế thái, nỗi buồn vui cuộc đời người.
…….Tôi đã hơi dông dài. Nhưng thật thiếu sót khi bỏ qua nghệ thuật con chữ của bài thơ này. Về hình thơ chẳng có gì mới , là thể lục bát ngắt câu mà nhiều nhà thơ hiện nay hay dùng . Nhưng sự gieo con chữ trong bài thơ Ướm thử giày xưa của Duệ Mai thì rất tài hoa . Ngôn từ rất gợi và rất ẩn dụ, nói ít hiểu nhiều: gót qua dâu bể, dấu son trải dọc đường đời, dốc hết lao xao, lót thêm lành lặn, trả vào khôi nguyên, đóng lại tần ngần, lạc giày, lạc cả bước chân. Nói về thời gian Duệ Mai cũng có cách nói rất mới , rất khác người. Chị ví thời gian đời người con gái như người nhai miếng trầu, mới đầu là đỏ thắm, là nồng say, cuối cùng là xác bã trắng, nhạt thếch : Ngỡ như mới giập bã trầu / Mà thời gian đã nhuốm màu bạc vôi!. Bài thơ là toàn bích. Nhưng chữ thôi đành kết thúc bài thơ sao an phận quá. Nhưng nghĩ đi nghĩ lại cũng chẳng biết dùng chữ nào khác. Nó cũng như câu chào tạm biệt hẹn gặp lại mà mọi cuộc chia tay đều có.
……..Đến bây giờ tôi vẫn chưa biết Duệ Mai là ai, là nhà thơ chuyên nghiệp hay là người viết để giải toả lòng mình. Nàng có đẹp như thơ của nàng không? Nếu nàng còn trẻ và đi thi hoa hậu, nếu phần thi vấn đáp là câu hỏi : Bạn nghĩ gì khi đi lại đôi giày cũ của mình? Với ý thơ này tôi chắc nàng sẽ được điểm cao nhất phần thi vấn đáp. Nhưng ngôi hoa hậu, á hậu 1, á hậu 2 chẳng thuộc về nàng…
ĐẾN VỚI BÀI THƠ HAY Hoàng Kim
Đọc “Em tôi” của Lê Thuận Nghĩa “Bao người miếng ngập giữa làng. Hạt mè hột đậu em rang đợi người. Trúc xinh đình rộng phỡn phơi. Em tôi lặng chín cả thời xưa nay.”, tôi nhớ Hoàng Ngọc Dộ khát vọng “Hôm nay anh được chén cơm ngon. Cửa miệng anh ăn nuốt chả trơn. Bởi lẽ ngày dài em lam lũ. Mà sao chỉ được bữa cơm tròn.“
EM TÔI
Lê Thuận Nghĩa
Bao người cũ đã mới rồi
Chỉ còn em vẫn kín thời ngày xưa
Đèo heo mấy bận mút mùa
Mờ môi hút gió nhặt thưa nụ cười
Bao người đã bỏ cuộc chơi
Riêng em nhặt nắng cuối trời ra hong…
Bò hóc mắm ủ lòng tong
Để cho bò tó ấm cùng hốc hang
Bao người miếng ngập giữa làng
Hạt mè hột đậu em rang đợi người
Trúc xinh đình rộng phỡn phơi
Em tôi lặng chín cả thời xưa nay
Không lời gửi cuối đuôi mày
Mà nghe đến tận ngất ngây mùa màng
Không lời yểm dụ kim thang
Em tôi bí rợ tập tàng hồn Quê
Em tôi
Cõi mộng
Tôi về …
EM NÀO CÓ HỮNG HỜ
Mai Khoa Thu Hà Nội
Em nào có hững hờ
Lá vẫn xanh màu diệp lục
Nắng vẫn trong vàng hong sắc nắng
Tơ trời dệt mấy vần thơ …
Anh đi đâu, gác bếp buồn râu ngô
Phất phơ nhện giăng trần bám bụi
Gió đi hoang lạc lối
Mạng nhện trói buộc tả tơi
Nỗi nhớ tháng năm, xa vợi tháng mười
Thóc chín oằn vai mùa gặt
Em lo cho bồ đầy thóc
Tháng mười nếp mới cơm thơm
Em ở bên anh mấy nỗi dặm trường
Mà ngơ ngẩn tìm đâu hoài viễn vọng
Xuân qua, hè tới, thu sang, đông bãng lãng
Mình đây, sao chưa nhìn thấy nhau.
ĐÔI LỜI VỚI SÔNG ĐỒNG NAI
Nguyễn Hoài Nhơn
Nói gì với sông Đồng Nai
Mà lòng thắc thỏm giữa hai đợt triều
Nói gì cho thỏa thương yêu
Để cù lao Phố mỗi chiều đứng trông
Vắng em, tôi nhớ tôi mong
Lục bình pha mực giữa dòng lơ mơ
Ngày tôi chưa biết làm thơ
Tóc em đã bím chấm bờ vai thon
Biên Hòa hương bưởi ngát thơm
Níu chân tôi ở cuối vườn sớm mai
Bồn chồn con sóng Đồng Nai
Vỗ vào giấc ngủ tôi hòai chưa tan
Vệt phù sa cháy nồng nàn
Hay là ruột đất bazan đượm màu
Trái cây chín đỏ cù lao
Đợi người về hái mời nhau thực lòng
Gặp em ở cuối dòng sông
Câu thơ tôi hóa cánh đồng vàng mơ
Thương nhau tháng đợi năm chờ
Câu thơ kết mật bây giờ…vấn vương
Nói gì cho thỏa yêu thương
Mắt em in dáng quê hương đậm đà
Đồng Nai ơi – mãi thiết tha
Tôi xin làm hạt phù sa dâng người.
UỐNG RƯỢU Ở QUÁN HÀM HANH
Trần Quang Đạo
Nằm mơ cũng không có được
mà chiều nay tôi đang ở Hàm Hanh
nâng chén rượu nghĩ về người xưa cũ
hồn đã lâng châng mây trắng mơ màng.
Như mới đây thôi Lỗ Tấn vừa đi
một hình tượng lóe lên Người về bắt giữ
những con chữ nối nhau như bước chân Khổng Ất Kỷ
đi vào trí tưởng của triệu triệu con người.
Như mới đây thôi Khổng Ất Kỷ vừa ngồi
những hạt đỗ xanh còn vãi vương trên đất
chiếc mũ ông để quên ai đó treo lên vách
ông sẽ trở lại thôi và tôi đã ngồi chờ.
Men rượu thơm lan tỏa tận hồng cầu
người xưa ơi cho tôi cúi đầu xin chạm chén
những anh tài mỹ nhân vạn thuở đầy chinh chiến
Hàm Hanh rượu ngon chỉ lối hẹn hò.
Thi Thánh của Trung Hoa. Đại Vũ vị vua tài
Tây Thi thôn Trữ La bên suối ngồi giặt lụa…
ôi Thiệu Hưng tôi không còn mơ nữa
và Hàm Hanh có thực với tôi rồi.
Say ở Hàm Hanh là lãi với cuộc đời
Hồng Nữ Nhi thơm vào chiều mê đắm
nâng chén rượu, ô kìa đêm xuống!
trăng như mắt người xưa sóng sánh cốc thơm lừng…
Hàm Hanh (Triết Giang, Trung Quốc) Thu 1998
LÊN VIỆT BẮC ĐIỂM HẸN
Hoàng Kim
Việt Bắc một thời mong trở lại
Đường xưa mây trắng nắng soi lòng
Phù Vân Nho Quế trời sông thẳm
Kỳ Cùng Kỳ Lộ nối Cửu Long
Hoàng Kim đã ở Việt Bắc (Tây Bắc, Đông Bắc) một thời, đã từng trở lại đó mấy lần nhưng chỉ mới lưu lại mấy bài thơ và đường links (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) neo đậu ở trên Nay tôi xin bổ sung thêm video của nhà nông học lão thành kiêm nhiếp ảnh tài ba Đỗ Đình Thuận với ảnh của vợ chồng Đỗ Việt Hoa trên đỉnh phù vân dưới thẳm sâu kia là sông Nho Quế.thay cho nhiều lời muốn nói. Cảm ơn Đỗ Việt Hoa Nha Trang, vợ chồng bạn vừa lên Tây Bắc điểm hẹn với chùm ảnh thật ấn tượng, bài viết chuẩn, đậm chất liệu khuyến sâu du lịch sinh thái Việt.(xem thêm Niềm hạnh phúc khi đi trên con đường Hạnh Phúc) “Ruộng bậc thang Mù Cang Chải là những ruộng bậc thang nằm trên các sườn núi, lớp nọ gối tiếp lớp kia với diện tích khoảng 2.200 ha ở huyện Mù Cang Chải, Yên Bái. Năm 2007, 500 ha diện tích ruộng bậc thang thuộc 3 xã La Pán Tẩn, Chế Cu Nha, Dế Xu Phình được xếp hạng là di tích quốc gia như là một trong những danh thắng độc đáo bậc nhất tại Việt Nam
QUANG DŨNG THƠ GỌI NẮNG Hoàng Kim
Quang Dũng hùng ca Tây Tiến
Việt Bắc chơi vơi nhớ núi nhớ người,
Chu Nhạc ‘chỉ lửa là rất thật‘
Anh và tôi đều thầm lặng nhớ ai.
Quang Dũng thơ gọi nắng
như khói như mây mờ ảo nhân tình,
Tây Tiến tiếng vọng thời gian,
Thăm thăm chim chiều tầng trời xa vắng.
‘Tây Tiến’, ‘Đôi mắt người Sơn Tây’,
‘Bố Hạ’,‘Đôi Bờ’, lưu dấu chân anh
như núi như sông bóng hình người lính
hùng vĩ trên nền trời Tây Bắc.
Quang Dũng thơ gọi nắng: ‘Tây Tiến’
‘Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây, súng ngửi trời Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi ‘
‘Đôi mắt người Sơn Tây’ ‘u uẩn chiều lưu lạc buồn viễn xứ khôn khuây‘
‘Bố Hạ‘ ‘đường về quê hương về quê hương
Không thấy quê hương chỉ thấy đường … ‘Em đã xa rồi, chim gọi nắng Em còn nghe thấy nữa bao giờ’,
‘Đôi Bờ’ ‘Giăng giăng mưa bụi qua phòng tuyến
Thương nhớ ơ hờ thương nhớ ai ‘…
Đọc thơ Quang Dũng
càng thấy yêu hơn
Việt Nam đất nước con người.
Thương ‘Con chim xanh’ Chu Nhạc
‘Con chim xanh trong tán lá xanh Chỉ một màu xanh lay động Tiếng hót nào trên trời xanh cao rộng Con chim xanh bay rồi tán lá vẫn xanh‘.
Nhớ ‘Trăng rằm’ Hoàng Kim
‘Trăng sáng lung linh, trăng sáng quá! Đất trời lồng lộng một màu trăng Dẫu đêm khuya vắng người quên ngắm Trăng vẫn là trăng, trăng vẫn rằm‘.
Quang Dũng tên thật là Bùi Đình Diệm (1921–1988) là tác giả của những bài thơ hay Tây Tiến, Đôi mắt người Sơn Tây, Đôi bờ… Ngoài ra ông còn là một họa sĩ, nhạc sĩ. Quang Dũng quê hương làng Phượng Trì, huyện Đan Phượng, Sơn Tây xưa Hà Nội nay. Trước cách mạng tháng Tám, ông học trung học trường Thăng Long, sau đó dạy học tư ở Sơn Tây và gia nhập Quân đội Nhân dân Việt Nam ngày Cách mạng tháng Tám thành công, trở thành phóng viên tiền phương của báo Chiến đấu. Năm 1947, ông được đi học Trường bổ túc trung cấp quân sự Sơn Tây. Sau khoá học, ông làm đại đội trưởng ở tiểu đoàn 212, Trung đoàn Tây Tiến. Ông tham gia chiến dịch Tây Tiến đợt hai, mở đường qua đất Tây Bắc. Trong thời gian này, ông còn được cử làm Phó đoàn tuyên truyền Lào – Việt. Cuối năm 1948, sau chiến dịch Tây Tiến, ông làm Trưởng tiểu ban tuyên huấn của Trung đoàn 52 Tây Tiến, rồi làm Trưởng đoàn Văn nghệ Liên khu III. Ông đã viết rất nhiều truyện ngắn xuất bản và viết kịch, cũng như đã triển lãm tranh sơn dầu cùng với các hoạ sĩ nổi danh. Ông sáng tác nhạc, bài Ba Vì của ông đã nổi tiếng ở trong khu kháng chiến. Ông làm bài thơ Tây Tiến năm 1948 khi dự Đại hội toàn quân ở Liên khu III tại làng Phù Lưu Chanh (Hà Nam). Tháng 8 năm 1951, ông xuất ngũ. Sau 1954, ông làm Biên tập viên tại báo Văn nghệ, rồi chuyển về Nhà xuất bản Văn học. Ông bị gửi đi chỉnh huấn sau vụ Nhân Văn – Giai Phẩm, và lui về ẩn thân trong nghèo nàn và bệnh tật. Thơ của ông bị phê bình trên báo chí miền Bắc lúc đó là mang hơi hướng “tiểu tư sản”, thiếu tính chiến đấu, còn ở miền Nam thì được xuất bản và phổ biến rộng rãi và được nhiều người yêu thích. Về sau này, như những nhà thơ lớn khác, Nguyễn Bính, Hồ Dzếnh,… ông mai một và mất đi trong âm thầm.
Ông mất ngày 13 tháng 10 năm 1988 sau một thời gian dài đau ốm tại bệnh viện Thanh Nhàn, Hà Nội. Năm 2001, ông được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật. Hiện nay tại trường PTTH xã Đan Phượng (quê ông) có đặt một bức tượng bán thân Quang Dũng trong trang phục người lính Tây Tiến.
Quang Dũng là nhà thơ tài hoa, vẽ giỏi, hát hay. Bài thơ Tây Tiến của ông mang đậm nét hào hùng, bi tráng pha chất lãng mạn được chọn vào giảng dạy trong giáo trình trung học phổ thông. Một số bài thơ của ông đã được phổ nhạc như Tây Tiến (Phạm Duy phổ nhạc), Đôi mắt người Sơn Tây (Phạm Đình Chương phổ từ hai bài thơ Đôi bờ và Đôi mắt người Sơn Tây), Kẻ ở (Cung Tiến phổ nhạc). Đặc biệt bài thơ Em mãi là 20 tuổi được 3 nhạc sĩ phổ nhạc khác nhau (Việt Dũng, Phạm Trọng Cầu, Khúc Dương). Những tác phẩm tiêu biểu gồm các tập thơ Bài Thơ Sông Hồng (1956), Rừng Biển Quê Hương (1957), Mây Đầu Ô (1986); truyện ngắn Mùa Hoa Gạo (1950); hồi ký Làng Đồi Đánh Giặc (1976)…
Tây Tiến Quang Dũng
Sông Mã xa rồi Tây tiến ơi !
Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây, súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời !
Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người
Nhớ ôi Tây tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi
Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ
Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa
Tây tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu, anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành
Tây tiến người đi không hẹn ước
Đường lên thăm thẳm một chia phôi
Ai lên Tây tiến mùa xuân ấy
Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi.
Đôi mắt người Sơn Tây
Quang Dũng
Em ở thành Sơn chạy giặc về
Tôi từ chinh chiến cũng ra đi
Cách biệt bao lần quê Bất Bạt
Chiều xanh không thấy bóng Ba Vì
Vừng trán em vương trời quê hương
Mắt em dìu dịu buồn Tây Phương
Tôi thấy xứ Đoài mây trắng lắm
Em có bao giờ em nhớ thương
Từ độ thu về hoang bóng giặc
Điêu tàn thôi lại nối điêu tàn
Đất đá ong khô nhiều ngấn lệ
Em có bao giờ lệ chứa chan.
Mẹ tôi em có gặp đâu không
Những xác già nua ngập cánh đồng
Tôi cũng có thằng em còn bé dại
Bao nhiêu rồi xác trẻ trôi sông
Đôi mắt người Sơn Tây
U uẩn chiều lưu lạc
Buồn viễn xứ khôn khuây
Cho nhẹ lòng nhớ thương
Em mơ cùng ta nhé
Bóng ngày mai quê hương
Đường hoa khô ráo lệ
Bao giờ trở lại đồng Bương Cấn
Về núi Sài Sơn ngắm lúa vàng
Sông Đáy chậm nguồn quanh phủ quốc
Sáo diều khuya khoắt thổi đêm trăng
Bao giờ tôi gặp em lần nữa
Ngày ấy thanh bình chắc nở hoa
Đã hết sắc mầu chinh chiến cũ
Còn có bao giờ em nhớ ta.
Bài thơ “Bố Hạ” qua Bút tích Quang Dũng đã neo tên quê hương ông và hình bóng em bảng lãng như thực như mơ:
Bố Hạ
Quang Dũng
Đường về quê hương về quê hương
Không thấy quê hương chỉ thấy đường
Em đã đi trên đường nhựa ấy
Hai mươi năm trước lúa thu vàng.
Đường về quê hương về quê hương
Em mặc áo vàng hay áo tím
Mắt em lơ đãng nhìn chấm mây
Anh vịn thành xe tay trong tay
Đường về quê hương về quê hương
Có một ngày sao mà bất tận…
Hai mươi cây số tưởng vô vàn
Dài đến bây giờ vẫn chứa chan.
Có con chim đậu nhành giây điện
Lại giống ngày xưa chuyện nắng thu
Em đã xa rồi – chim gọi nắng
Em còn nghe thấy nữa bao giờ.
Di sản thơ Quang Dũng ấn tượng nhất với tôi đối với là bài thơ “Tây Tiến”, tác phẩm học trong nhà trường, kế đến là bài thơ “Đôi mắt người Sơn Tây”,”Bố Hạ” và “Đôi Bờ”. Thời lính và tuổi trẻ đi qua, tôi tâm đắc với anh Hoàng Đại Nhân, giáo sư Lê Văn Tố, anh Lê Khánh Thắng và các bạn tôi về ‘Quang Dũng những bài thơ gọi nắng’.
Anh và em,
chúng mình cùng nhau
dạo chơi non nước Việt.
Anh đưa em vào miền cổ tích
nơi Lạc Long Quân và Âu Cơ
sinh ra đồng bào mình trong bọc trứng,
thăm đền Hùng Phú Thọ
ở Nghĩa Lĩnh, Việt Trì,
về Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội,
thủ đô Việt Nam,
hồn thiêng sông núi tụ về.
“Khắp vùng đồng bằng sông Hồng,
vùng núi và trung du phía Bắc,
không mẩu đất nào không lưu dấu tổ tiên
để giành quyền sống với vạn vật.
Suốt dọc các vùng
từ duyên hải Bắc Trung Bộ,
đến duyên hải Nam Trung Bộ,
Tây Nguyên,
Đông Nam Bộ,
Đồng Bằng Sông Cửu Long,
là sự nghiệp gian nan tiến thủ của tổ tiên
để mở rộng hy vọng tương lai dân tộc” (1)
Tổ Quốc bốn nghìn năm
giang sơn gấm vóc
biết bao nơi lòng ta thầm ước
một lần đến thăm.
Anh đưa em lên Phù Vân
giữa bạt ngàn Yên Tử
nơi “vũ trụ mắt soi ngoài biển cả” (2)
đến Hạ Long, Thác Bản Giốc và sông Ka Long
Hương Sơn,
Phong Nha, Cửa Việt, Thạch Hãn,
Huế,
Hải Vân,
Non nước,
Hội An,
Thiên Ấn,
Hoài Nhơn,
Phú Yên
Nha Trang,
Đà Lạt.
Về tổ ấm chúng mình
Ngọc phương Nam.
Tình yêu muôn đời:
Non nước Việt Nam.
LÊN VIỆT BẮCĐIỂM HẸN Hoàng Kim
Núi Đôi ngắm ảnh chốn thần tiên
Quản Bạ càng thêm nhớ bạn hiền
Chân tình thân thiết vùng chân thật
Chí nhân thật trọn chính an nhiên.
Thoáng nghe vị mặn ngày li biệt
Bâng khuâng miền nhớ lúc ra đi
Chao ơi nắng ấm, trời xanh thế
Điểm hẹn khát khao ước trở về
anh chị Võ Công Hậu
hẻm Tu Sản Hà Giang
lên Việt Bắc điểm hẹn
bên suối một nhành mai
(ảnh VCH 25 4 2022)
ĐIỂM HẸNBÀI CA CHIM ƯNG Hoàng Kim
Anh như chim ưng quay về tổ ấm
Vẫn khát bầu trời ước vọng bay lên
Ơi Bồng Lai cồn cào nỗi nhớ
Anh về bên này lại nhớ bên em.
VẮT NGANG THẾ KỶ TRỒNG CÂY ĐỨC
Cụ Đỗ Hoàng Phong
mừng cụ Nguyễn Đức Hà
Chín sáu mùa xuân ai bảo nhầm
Đối nhân xử thế đúng phương châm
Vắt ngang thế kỷ trồng cây Đức
Xẻ dọc biên niên dệt chữ Tâm
Dũng sĩ so tài không kém sức
Anh hùng đọ trí cũng ngang tầm
Huân chương Nước tặng hồng trên ngực
Bách tuế ghi tên vẫn nhớ thầm
NHỚ ANH TỐNG QUANG ANH
Hoàng Kim kính viếng
Nhớ anh Tống Quang Anh, một người anh cao quý: một nhà văn không chạy theo danh tiếng, một thầy giáo yêu nghề, một người bạn chí thiết của anh Phan Chi Thắng thầy bạn quý của em. Xin lưu ảnh hai anh và bài viết này về chung chuyên mục anh Phan Chi Thắng “Bài thơ viên đá thời gian” với sự yêu quý lắng đọng. Năm tháng đi qua chỉ tình yêu còn lại. https://hoangkimlong.wordpress.com/category/bai-tho-vien-da-thoi-gian/
VĨNH BIỆT TỐNG QUANG ANH ! Phan Chí Thắng
Tống Quang Anh cùng tuổi với tôi, cùng từng học ở Liên Xô, cùng có ham thích viết nhưng không tự nhận mình là nhà văn.
Anh là người Nam Bộ tiêu biểu. Hiền lành, đôn hậu, hào sảng. Lần tôi đi du lịch Campuchia cùng anh, có chuyến đến thăm lớp học sinh nổi trên Biển Hồ của các cháu Việt kiều nghèo, anh không đi được, gửi tôi mấy trăm ngàn cho các cháu.
Lần tôi vào Sài Gòn thăm bạn bè, anh chạy xe mấy chục cây số đến chơi với tôi ở nhà nhà văn Kao Sơn, thấy chiếc ba lô của tôi sắp đứt quai, anh đưa luôn cho tôi cái mới tinh anh đang dùng.
Tôi là người động viên anh biên tập cuốn hồi ký của cha anh – chiến sĩ tình báo hoạt động ở Lào. Anh nói anh học toán, không rành văn chương. Tôi nói tôi cũng không rành, cứ viết ra, hay dở không quan trọng, miễn là nói hết được lòng mình.
Anh mang bản thảo tác phẩm đầu tay đến mấy nhà sách, không đâu nhận bèn gọi điện hỏi tôi cách ra sách. Tôi giới thiệu anh với Trần Mai Hường, cô bé nhà thơ và giỏi việc in sách. Từ đó Trần Mai Hường giúp anh ra được 8 đầu sách, thật đáng nể sức viết của anh!
Anh viết về gia đình, quê hương Nam Bộ, đặc biệt là cộng đồng học sinh miền Nam mà anh coi như gia đình mình với những tình cảm yêu thương đằm thắm.
Tôi hay gọi anh là Tô tiên sinh (trên Facebook anh là Tô Quang Anh), đánh giá cao kiến thức đa dạng cũng như chất kẻ sĩ của anh.
Anh ra đi quá bất ngờ, còn một cuốn sách chưa in xong. Bạn bè ai cũng choáng váng vì mới tuần trước anh cùng nhóm bạn đi chơi miền Tây.
Biết là sớm muộn gì mỗi người chúng ta đều rời xa cõi tạm mà sao tôi không thể chấp nhận được một sự thật hôm nay là tang lễ của anh.
Vĩnh biệt anh, một nhà văn không chạy theo danh tiếng, một thầy giáo yêu nghề, một người bạn chí thiết!
Đọc “Ông chánh Sở” của anh Phan Chi Thắng lại nhớ Nguyễn Khải “Đi tìm cái tôi đã mất”. Xin chép lại và so sánh vài trích đoạn để suy ngẫm::
Nguyễn Khải (đoạn 1): “Tôi về một xã, xã cho tôi ở nhà một anh bưu tá, lúc rảnh rỗi hỏi chuyện gì anh cũng bảo không biết. Ở xã ba ngày, đảng uỷ, uỷ ban không ai tiếp cả. Có một buổi tối có một anh chàng to béo đến chơi với gia đình, cả vợ lẫn chồng nhà chủ ăn nói thưa gửi, bộ điệu khúm núm. Anh ta ngồi ưỡn người trên ghế tựa, hai chân xoạc rộng, hai bàn tay đặt lên bụng, nói hỏi trống không, thỉnh thoảng đưa mắt nhìn tôi nhưng không hỏi gì, chào cũng không, mắt nhìn cứ lừ lừ, mà hắn chỉ đáng tuổi con tuổi cháu. Tôi cứ nghĩ tay này hẳn là dân buôn bán ở tỉnh có họ hàng gì với anh chủ nhà, tạt qua chốc lát rồi đi. Nhưng anh bưu tá lại bảo đó là ông chủ tịch xã.
Lại một ngạc nhiên nữa ! Mấy ngày sau lại về một xã thuộc phía Bắc tỉnh. Cách đây đã ba chục năm tôi đã đi đi về về xã đó khoảng một năm để viết về một anh chủ tịch xã chưa tới ba mươi tuổi trong cái thời có cao trào lập hợp tác xã nông nghiệp. Ngồi chơi ở phố huyện kề liền xã bất ngờ lại gặp người quen cũ của mấy chục năm trước. Hiện giờ ông ấy đã ngoài sáu chục tuổi, có cửa hiệu chụp ảnh ở ngay phố, to béo, rềnh ràng, chuyện gì cũng biết, lại biết cách thuật lại về mọi cái biết của mình một cách sống động, tươi rói, nghe chuyện mà tưởng như chính mình cũng được chứng kiến. Nhà văn mà gặp được một người như thế là có thể nghĩ ngay một cuốn sách sẽ viết, viết cũng nhanh thôi, vì mọi vật liệu đã sẵn sàng. Bao nhiêu chuyện xui xẻo, buồn bã của chuyến đi bất thần được đền bù quá hậu hĩ nhân một lần gặp lại người quen cũ. Đang mừng khấp khởi liền bị mấy ông xã nhảy vô phá đám, đi một bước có trưởng công an xã theo một bước, vừa là người hướng dẫn vừa là người bảo vệ. Chỉ được trò chuyện với người đã được xã giới thiệu và ăn ngủ tại nhà ông bí thư xã.
Nhưng tôi đâu có chịu thua hoàn toàn. Xuống cái xã bị ghẻ lạnh thì tôi chơi với dân, viết về một ông nông dân bị giời hành, được bạn bè khen là rất khá. Về cái xã được chiều chuộng quá mức tôi viết được cái bút ký “Mất toi một cuốn sách”.
Sang tuổi 70, mọi hoạt động của con người đều chậm, đều kém, riêng cái chuyện viết lách của tôi vẫn giữ được phong độ gần như xưa, vẫn viết rất nhanh, riêng cái nhìn thì trào lộng nhiều hơn, ngậm ngùi nhiều hơn. Nó là thứ hương vị thơm ngát chắt ra từ hơn bảy mươi năm được làm người“.
Xin bạn đọc so sánh với bài của anh Phan Chí Thắng (nguyên văn “Ông chánh Sở” ).
Hai cậu cháu lão Hâm ở hai thành phố khác nhau nên họ ít khi gặp mặt. Năm thì mười họa họ gọi điện hỏi thăm nhau hoặc nhờ cậy việc gì đó. Còn chủ yếu là gặp vào các dịp tết nhất hoặc hiếu hỉ.
Nó xinh. Bốn mươi lăm tuổi rồi mà người vẫn thon thả, da mịn màng như da con gái. Nhìn nó ăn mặc lụa là ngon nghẻ ai cũng khen, pha một chút ghen tỵ:
– Bà bác sỹ vợ Giám đốc Sở có khác!
Mỗi lần lão Hâm về quê có việc, nó hay đón cậu về nhà nó ngủ, để cậu đỡ tốn tiền khách sạn. Vì nhà nó rộng, luôn có phòng để không. Nhà Giám đốc Sở cơ mà!
Ông cháu rể người tầm thước, lộ rõ nguồn gốc nông dân. Da sạm và bì bì do nhiều bia rượu và các món ăn bổ dưỡng. Cái nhìn xeo xéo vừa ra vẻ cấp trên vừa như là lo ngại ai lấy mất của mình cái gì.
Thường lão Hâm ít giáp mặt cháu rể vì cháu rể toàn đi nhậu đến khuya mới về. Công việc của Giám đốc Sở là vậy. Nhậu quá bến luôn, không thèm tới bến.
Mà nếu có gặp nhau thì cũng chỉ ngúc ngắc dăm câu xã giao vì thâm tâm lão Hâm chê thằng ấy quê, còn thằng ấy thì nghĩ là ông cậu vợ hâm.
Lão Hâm chả thèm hỏi thằng cha ấy làm Giám đốc sở nào. Sở nào thì cũng vậy thôi, ngon hơn ngon kém một ít, đằng nào thì cũng là ngon.
Vợ chồng cháu có hai căn nhà ba lầu, một để ở, một cho thuê. Cộng một miếng đất dăm trăm mét vuông ở ngoại thành để trồng cây chơi. Đó là phần nổi. Phần chìm thì thánh mới biết.
Thôi thế cũng được, lão Hâm nghĩ. Thằng chồng vơ vét ở đâu mình không biết. Khuất mắt là coi như không thấy. Miễn là nó yêu thương vợ con, lo cho vợ con đầy đủ là tốt rồi. Cháu mình sướng, mình bớt phải lo. Mặt khác, thấy cô cháu phởn phơ, tươi tỉnh, lão Hâm cảm thấy yên tâm về cuộc sống gia đình cháu.
Hôm rồi có việc hiếu, lão Hâm bay về quê. Mọi người trong nội ngoại tộc ai nấy đều buồn thiu, mặt mày ủ rũ, tất bật việc này việc nọ nên lão Hâm không để ý thấy dưới đôi mắt xinh đẹp của cô cháu gái có quầng thâm. Mãi đến tối, về nhà cháu nghỉ ngơi lão mới nhận thấy.
Cô cháu ngồi cuối cái đi văng, cố tình để sấp bóng cái đèn cây. Cái chao đèn to đùng che bớt nửa khuôn mặt.
– Cháu sao vậy, mấy hôm nay mất ngủ à?
– Sao cậu biết?
– Thì tao thấy mày bơ phờ, hai mắt trũng sâu.
Cô cháu không nói gì, tay mân mê cái khăn trải bàn làm từ lụa tơ tằm. Rồi hai giọt nước mắt từ từ lăn trên má.
– Cháu cực lắm cậu ơi. Nhiều khi hết muốn sống.
– Mày sướng thế mà còn kêu khổ thì ai trên đời này mới được gọi là sướng? Chồng làm to, con ngoan học giỏi, bản thân mình có nghề nghiệp và công việc vững vàng, nhà cao cửa rộng, xe sang, quần áo dăm chục bộ. Nói chi lạ rứa!
– Cháu sẵn sàng đánh đổi hết nhà cao cửa rộng để lấy một cuộc sống vợ chồng bình thường cậu ạ.
– Nó đánh mày à?
– Còn hơn cả đánh. Cái đó gọi là bạo hành thời @.
– Là sao?
Cô cháu từ từ kể lại câu chuyện đau đớn của mình, xen với những lần dùng tay quệt nước mắt.
*
* *
Cô bác sỹ trẻ với cái lý lịch dính líu ngụy quân ngụy quyền bị phân công về bệnh xá một huyện miền núi.
Cô ở đó 5 năm, vất vả, gian khổ. Cũng có thể sẽ là nhiều hơn 5 năm hoặc vĩnh viễn ở đó, nếu cô không gặp người sau này là chồng cô, ông Giám đốc Sở tương lai.
Anh gầy gò, đen đúa. Mà thực ra, cả đoàn càn bộ của huyện lên thăm xã miền núi ai cũng đen đúa gầy gò cả. Dáng dấp quê mùa của anh một thời được nghi nhận là thật thà hiền lành.
Qua dịp đó, hai người làm quen nhau, thư từ qua lại. Một năm sau anh xin cưới cô.
Anh gia đình thành phần cơ bản, nói cho vuông là nông dân, bố tham gia du kích bị địch bắn chết. Anh là con liệt sỹ. Con liệt sỹ thì được cộng điểm ưu tiên vào đại học, ưu tiên khi phân công tác. Mấy chú trên tỉnh tốt lắm, nâng đỡ con bạn như một cách tri ân với người đã khuất.
Anh cứ tuần tự mà thăng quan tiến chức. Đến một cái chức nào đó thì người ta hoàn toàn có khả năng xin cho vợ chuyển về bệnh viện tỉnh. Việc đó hoàn toàn hợp lý vì chị đã cống hiến nhiều năm cho vùng sâu vùng xa rồi. Tuy nhiên chắc gì đã là hợp lý đối với những người không có nhất thân nhì thế.
Tính anh hay ki cóp. Chị rất hiểu và thương. Nhiều năm sống trong thiếu thốn, chính chị cũng muốn dành dụm để cất một cái nhà mà ở. Tiền anh kiếm thêm, tiền chị làm thêm đều gom lại để anh gửi tiết kiệm. Người ta nói của chồng công vợ. Người ta còn nói giàu nhờ bạn sang nhờ vợ. Chị là người có học, chị quá biết. Chị không theo rõi các sổ tiết kiệm xem trong sổ có bao nhiêu tiền. Việc này để anh lo.
Anh cũng không đưa tiền cho chị đi chợ. Nội trợ là việc của đàn bà. Anh còn hơn khối thằng đàn ông vợ phải chu cấp tiền bia rượu thuốc nước.
Lâu lâu anh lại rỉ tai vợ:
– Anh gom được gần 90 triệu rồi. Em xem có tiền bù thêm cho đủ 100 để anh gửi ngân hàng.
Có thì chị đưa, không có thì chị vay mượn cho đủ. Mấy tháng sau đó chị ráng trực thêm giờ, ráng xoay xở tiền trả nợ.
Cứ thế chị chăm chút cho ngôi nhà hạnh phúc của mình.
Xong ngôi nhà thứ nhất, họ lo tiếp ngôi nhà thứ 2. Có hai cái nhà thì hạnh phúc biến mất, như chưa bao giờ có. Nhất là từ khi anh lên Chánh Sở thì hạnh phúc gia đình đã trở thành một ước mơ xa vời.
Anh ăn nhậu triền miên với ai đó, đi khuya bất thùng chi thình với ai đó. Chị kệ. Anh không quan tâm đến chị, đến sức khỏe chị, đến việc chị vui hay buồn. Chị khóc. Hình như anh cần một người để sinh con và trông nhà nấu cơm cho anh ta.
Chị buồn lắm. Đêm đêm nằm khóc một mình. Người gầy rộc. Đi khám chuyên khoa, cô bạn bác sĩ nói chị bị suy nhược thần kinh. Tối đó chị nói với chồng là em bị ung thư buồng trứng. Những tưởng anh sẽ sửng sốt, đau đớn, cuống quít lo tìm phương cứu chữa, tìm thầy tìm thuốc cho vợ. Không. Anh lặng lẽ về buồng, thức khuya viết một tờ di chúc của hai vợ chồng, trong đó ghi là để lại cho mỗi đứa con một ngôi nhà. Sáng sớm hôm sau, khi vợ vừa lo xong bữa sáng, anh đưa cho chị tờ giấy, bảo xem đi rồi ký.
Chị òa khóc:
– Anh không lo gì cho sinh mạng của em mà chỉ lo chuyện tài sản là sao?
– Anh lo chứ, nhưng lo chuyện hậu sự cũng là lo?
Từ đó chị hết hy vọng níu kéo hạnh phúc. Chị chỉ là cái máy đẻ, cái máy kiếm tiền nuôi cả nhà và phụ thêm cho anh tích lũy.
Cũng dịp ấy bệnh viện nơi chị công tác triển khai quy chế cấm bác sỹ nhận tiền của bệnh nhân, nói chung là chống tiêu cực, đề cao khẩu hiệu “Lương y như từ mẫu”
Thu nhập của chị giảm hẳn đi. Thiếu tiền đi chợ, chị nói với anh. Anh cáu:
– Bệnh viện em vẽ chuyện, quy chế cái con khỉ! Thiếu tiền thì từ nay em bớt mua sắm quần áo đi. Người dân đang sống thiếu thốn mà em trưng diện quá cũng không hay, vừa lãng phí vừa vô lương tâm.
Rồi anh cũng đưa tiền chợ cho chị, nhưng lấy ngay quyển sổ ra ghi chép đầy đủ trước mặt chị. Để theo rõi xem chị có ăn bớt tiền chợ hay không.
Ngày Tết, ngày lễ nhà anh rất nhiều khách. Cấp dưới trực tiếp, cấp dưới có liên quan, các cơ quan hữu quan v.v. đến tấp nập. Anh không bao giờ nhận phong bì. Đạo đức tư cách người lãnh đạo không cho phép làm việc đó. Đó là việc của phu nhân lãnh đạo. Song anh có biệt tài là nhớ hết những ai đến đưa quà, tổng cộng là bao nhiêu phong bì, đề phòng chị ăn bớt.
Dịp 30 tháng Tư vừa rồi cũng vậy, rất nhiều khách đến thăm. Chị nhận hết các phong bì rồi chuyển lại cho anh đầy đủ khi khách đã ra về.
Gần 11 giờ đêm, anh gõ cửa phòng chị, mặt hầm hầm:
– Thằng X công ty Y năm ngoái đi hai triệu sao năm nay chỉ có một?
Chị như bị một cái tát vào mặt. Anh nghĩ chị lấy bớt đi một triệu chăng?
– Anh đi mà hỏi nó. Nó đưa bao nhiêu em đưa lại anh nguyên phong bao chưa bóc.
Anh không tin thì mai đứng ra mà tự nhận phong bì.
Chuyện này thì không thể. Anh đành nhân nhuợng:
– Anh hỏi cho biết cái bụng của thằng X thôi. Chả hiểu sao năm nay nó đi ít thế?
Khuôn mặt anh bần thần đến thảm hại. Ngày hôm sau anh bưng về một cái hòm phiếu, cái mà người ta hay dùng để bỏ phiếu trong các kỳ đại hội. Nó được làm bằng kính nhựa trong, khung nhôm, mặt trên có xẻ rãnh để người đi bầu nhét phiếu vào đó. Có cả cái khóa đồng treo lủng lẳng. Trông rất công khai minh mạch.
Anh để cái hòm phiếu bên buồng chị, ở cái chỗ mà từ phòng anh, từ chỗ anh ngồi tiếp khách hé cửa nhìn sang là thấy rõ nó.
Khách đến, ngồi chơi nói chuyện với ông bà Giám đốc Sở. Họ kín đáo đưa phong bì cho bà mệnh phụ phu nhân. Tiễn khách xong là bà chạy về phòng mình bỏ ngay lá phiếu vào hòm phiếu.
Đêm hôm đó, khi đã thiêm thiếp ngủ, chị giật mình thấy có bóng người vào phòng mình. Đó là anh. Nhiều năm rồi anh không vào phòng chị vào ban đêm. Chị hồi hộp, nín thở hy vọng.
Anh đi nhẹ nhàng rón rén. Cũng rất nhẹ nhàng, anh lần lượt khám xét túi xách của chị, cái tủ đầu giường, tủ treo quần áo. Gần một tiếng đồng hồ anh như cán bộ điều tra hiện trường xem xét tỉ mỉ xem chị có tiền riêng cất dấu ở đâu không.
Chị nằm im, cố không nhúc nhích. Sau khi anh rời phòng chị, chị cũng đơ người như vậy đến sáng. Nhục nhã cho mình và hổ thẹn cho anh.
Tóm lại, đối với anh tiền là tối thượng, là lẽ sống còn. Không tình, không nghĩa, không trách nhiệm gì cả.
Chị đã từng muốn li dị. Nhưng phần vì anh van vỉ khóc lóc xin xỏ, phần vì chị thương hai đứa con nên thôi. Chán nản, chị lao đầu vào công việc, lấy công việc làm niềm vui.
Cách đây mấy ngày có đoàn học sinh đi nghỉ mát bị lật xe, ba cháu chết, hơn hai chục cháu bị thương. Chị lo cấp cứu các cháu từ sáng đến tối mịt. Trưa chị không về nhà, gọi điện bảo anh ăn cơm đi, cơm trong nồi, thức ăn đậy lồng bàn, em còn lo mấy ca cấp cứu. Anh cáu trong điện thoại; “Tôi không biết hâm cơm!” rồi dập máy.
Tối đó chị về muộn, người mệt rũ nhưng lòng rất vui vì cứu được ba cháu bị thương nặng. Khác với mọi ngày đi nhậu xong là chui vô phòng bật điều hòa nằm, anh ngồi chờ chị ở phòng khách:
– Mai bà còn đi riết nữa không. Nếu còn đi thì tôi khỏi về nhà ăn trưa.
Chị cố nói thật nhẹ nhàng:
– Đó là công việc, là trách nhiệm và cũng là lương tâm của em. Em không thể bỏ các cháu đau đớn quằn qoại được anh ạ.
Anh chửi đổng:
– Mẹ, làm như không có cô thì thiên hạ này chết hết!
Ông cán bộ lãnh đạo luôn mồm “vì dân” mà nói thế đấy!
Chị không phản ứng, ra mở vòi nước rửa tay chuẩn bị ăn cơm. Cả ngày chị chưa có hột cơm nào vào bụng. Nhìn tay chị, chỗ cái nhẫn vàng hai chỉ là một cái vết trăng trắng, anh hoảng hốt:
– Cái nhẫn của cô đâu?
Chị chậm rãi trả lời:
– Em không có tiền mà cần tiền quá nên em bán đi rồi.
– Cần tiền làm gì, lại mua áo váy?
– Anh không để ý chứ đã ba năm nay em toàn xài quần áo cũ. Em không có nhu cầu mua sắm thêm.
– Vậy cần tiền làm gì?
– Có một vài loại thuốc rất cần cho các cháu mà kho dược bệnh viện vừa hết, em phải mua ngoài.
Anh há hốc mồm ngạc nhiên, đờ người vì cái tin kỳ lạ. Khuôn mặt méo xệch, anh đấm mạnh tay xuống bàn, tấm kính lót bàn vỡ tan:
– Ngu! Thời này mà còn có loại người ngu như cô!
*
* *
– Cháu buồn lắm cậu ạ. Cháu chả dám kể với ai, sợ mất thanh danh anh ấy. Chỉ kể với cậu thôi.
Lão Hâm nhìn đăm đăm vào cái chao đèn, cái chao đèn đang che khuất một nửa khuôn mặt cô cháu gái. Hồi lâu lão mới thốt lên:
– Thôi đi ngủ đi con, mai con còn phải đến bệnh viện làm việc rồi lại phải tranh thủ về chỗ đám tang.
Cô cháu ngoan ngoãn đứng lên đi về buồng. Cái lưng còng xuống.
Lão Hâm bật chai nước khoáng mặn ngồi uống một mình. Ước gì có một chai rượu. Chai rượu của riêng lão chứ trong tủ rượu của ông cháu rể thì đầy ắp các thứ rượu Tây hảo hạng.
Đã qua 12 giờ đêm, ông Chánh Sở đi nhậu vẫn chưa về”.
Qua lăng kính của một chủ tịch xã dưới ngòi bút tả chân trào lộng của Nguyễn Khải, và một gia đình trí thức dưới lăng kính tả thực của Lão Hâm Phan Chí ta thấy được thực trạng xã hội về những vấn nạn văn hóa.
ĐỐI THOẠI VỚI THIỀN SƯ Từ một chữ Thích Như Nhiên Thích Tánh Tuệ
Cũng là chữ Thích đi đầu
Mà đằng sau có muôn màu khổ vui
Thích tiền đời mãi ngược xuôi
Hạnh phúc quanh quẩn lui hui với tiền
Chán rồi thì lại thích Tiên
Gặp Tiên bảo bỏ dấu huyền mới thương
Thích Danh lồng lộng bốn phương
Đời còn đánh đổi phong sương kiếp trần
Thích phiêu bồng cuộc ái ân
Tử sinh lũy kiếp bội phần xuống lên.
Thích nhớ mà chẳng thích quên
Tự mình giam ngục triền miên sống sầu
Thích ngũ dục thích truy cầu
Tìm vui trong khổ nghiệp sâu chất chồng
Thích hưởng thụ thích đèo bồng
Một ngày phước tận, đời trong úa tàn
Thích làm ác thích làm càn
Lưới trời bủa xuống oán than giận mình
Thích vơ vét tận tâm tình
Trắng tay đối diện vạn nghìn khổ đau
Cũng là chữ Thích đi đầu
Thích bao đạo lý nhiệm mầu xa xưa.
Thích hành thiện thích đi chùa
Thích san sẻ thích ngăn ngừa ác nhân
Thích cười hơn thích giận sân
Đời bao bất thiện dần dần nhạt phai
Thích giúp người lúc chẳng may
Về sau khổ nạn bỗng tay ai chìa
Thích đơn giản thích quay về
Cõi lòng thanh tịnh Bồ Đề không xa.
Chuyện gì cũng thích cho qua
Ngàn hoa chẳng đẹp bằng hoa nụ cười.
Mỗi ngày biết “Tạ ơn đời “
Sống tùy duyên hạnh thảnh thơi khoan từ
Bỏ dấu cộng thích dấu trừ
Thuyền tâm một sớm tạ từ bến mê
Nẻo luân hồi dứt lê thê
Thích và không thích đưa về một phương
Sống không hỷ xả vui buồn
Mê thay áo Ngộ cội nguồn bao la
Thung dung Hoàng Kim
Người rất muốn đi về trong tịch lặng
Quẳng lại sau lưng nhân thế muộn phiền
Ta đến chốn thung dung tìm hoa lúa
Rong chơi đường trần sống giữa thiên nhiên.
Tâm thanh thản buồn vui cùng nhân thế
Đời Đạo thịnh suy sương sớm đầu cành
Lòng hiền dịu và trái tim nhẹ nhõm
Kho báu chính mình phúc hậu an nhiên (*).
Trên hai vai ta đôi vầng nhật nguyệt (**) Trăng rằm xuân lồng lộng bóng tri âm
Người tri kỷ cùng ta và năm tháng.
Giác Tâm: Ta về còn trọn niềm tin.
(*) PHẬT BẢO ‘BUÔNG BỎ’ LÀ BUÔNG BỎ CÁI GÌ?
1. Buông bỏ việc tranh luận đúng sai.
2. Buông bỏ tâm thái muốn khống chế người khác.
3. Buông bỏ sự trách móc, hờn giận.
4. Buông bỏ cảm xúc dằn vặt bản thân mình.
5. Buông bỏ tự ti về hiểu biết hữu hạn của bản thân.
6. Buông bỏ tâm phàn nàn, xét nét.
7. Buông bỏ cái tâm thái phê bình người khác và sự việc khác.
8. Buông bỏ tâm cầu danh, hám danh.
9. Buông bỏ tính lười nhác, thiếu cố gắng.
10. Buông bỏ tâm thái tùy ý nhận định người khác.
11. Buông bỏ sự sợ hãi.
12. Buông bỏ tâm bao biện.
13. Buông bỏ quá khứ.
14. Buông bỏ tâm cố chấp.
15. Buông bỏ việc nhìn vào người khác, sống cuộc sống của chính mình.
(*) Thích Tánh Tuệ, Thích Giác Tâm là cao tăng Đạo Phật ngày nay
Hoàng Kim là người thầy khoa học xanh chiến sĩ quê ở Quảng Bình
(**) Trên hai vai ta đôi vầng nhật nguyệt : Nhạc Trịnh.