Trang web ĐỖ THỊ LỢI

Thống kê
Số lần xem
Đang xem 10038
Toàn hệ thống 11836
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TS. HOÀNG KIM
Giảng viên khoa Nông học

 

TS. TRẦN ĐÌNH LÝ
Trưởng phòng Đào Tạo - ĐHNL TP.HCM

 

Ths. LÊ VĂN PHẬN
Quản trị mạng - Phòng Hành chính 

 

NGUYỄN TRUNG QUYẾT
 Bộ môn Qui hoạch
Khoa QLĐĐ&BĐS 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  ThS. ĐỖ THỊ LỢI

Rau mồng tơi được chế biến dùng trong bữa ăn hằng ngày. Từ lâu, nó còn được sử dụng như một vị thuốc chữa bệnh.

 

Rau mồng tơi là món ăn quen thuộc của người dân Việt. Tuy nhiên không phải ai cũng biết loại rau này còn có tác dụng chữa bệnh.

Lương y Huyên Thảo ( Hà Nội) cho biết: theo Đông y, mồng tơi có vị chua ngọt, không độc, tính lạnh. Nó có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, hoạt tràng... Dùng mồng tơi để giải độc, chữa đại tiện bí kết, đại tiện xuất huyết, tiểu tiện khó, đái nhỏ giọt, đái dắt, chữa kiết lỵ hiệu quả.

Theo lương y Huyên Thảo, rau mồng tơi đã được sử dụng trong một số bài thuốc chữa bệnh:

+ Lấy 500g mồng tơi cho mắm muối, tương, giấm nấu thành canh ăn cơm hằng ngày. Món ăn này chữa đại tiện táo bón rất hiệu quả. Sử dụng vài ngày là đại tiện sẽ thông.

+ Rau mồng tơi 30g, gà mái già: 1 con (bỏ đầu, chân, nội tạng) hầm lên ăn. Chú ý khi thịt gà chín mới cho mồng tơi vào, nấu thêm 20 phút bắc ra là ăn được. Món này chữa chứng đại tiện xuất huyết kinh niên hiệu quả.

+Dùng khoảng 100g mồng tơi sắc nước uống trong ngày thay trà chữa tiểu tiện không thông, đái dắt, đái nhỏ giọt hiệu quả.

+ Phụ nữ sau khi sinh ít sữa, ăn rau mồng tơi sẽ nhiều sữa hơn.

+ Dùng mồng tơi giã nát, lấy nước bôi lên chỗ da bị bỏng sẽ mau lành.

+ Mồng tơi cả cây khoảng 100g, móng chân giò 1 cái, hầm với nước và rượu. Ăn trong bữa cơm hằng ngày có tác dụng chữa khớp chân tay đau nhức do phong thấp.

+ Mồng tơi 60g sắc lấy nước đặc, hòa thêm chút rượu trắng uống khi nước còn ấm có tác dụng chữa chứng ngực bồn chồn, đầy tức.

 Lương y Huyên Thảo cho biết thêm: Mồng tơi còn có tác dụng tốt trong việc cầm máu, giúp vết thương mau lành, cụ thể:

+ Mồng tơi tươi giã nát rồi lấy bông thấm vào nước cốt nhét vào lỗ mũi chữa chảy máu mũi do huyết nhiệt (dân gian thường gọi là chảy máu cam)

+ Mồng tơi trộn với đường phèn, giã nát, đắp vào chỗ bị thương sẽ giúp cầm máu, vết thương mau lành. 

                 Nguồn: kinhtenongthon.com.vn

Số lần xem trang : 14950
Nhập ngày : 10-12-2008
Điều chỉnh lần cuối : 11-12-2008

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Báo Sức khỏe và đời sống

  NHÂN SÂM NHƯ CON DAO HAI LƯỠI: NHỮNG NGỘ NHẬN CHẾT NGƯỜI. (15-12-2008)

  CÁCH ĂN UỐNG CHO TỪNG BỆNH (12-12-2008)

  ĂN UỐNG KHOA HỌC ĐỂ GIẢM SỎI THẬN (12-12-2008)

  CHỮA BỆNH LOÉT DẠ DÀY, TÁ TRÀNG BẰNG RAU BẮP CẢI (11-12-2008)

  LÁ LỐT CHỮA NHỨC XƯƠNG KHỚP (10-12-2008)

  NHỮNG PHƯƠNG THUỐC HAY TỪ RAU CẦN (10-12-2008)

  BÀI THUỐC NAM ĐẶC TRỊ CẢM CÚM (10-12-2008)

  CÔNG DỤNG CỦA LÁ TRẦU KHÔNG (10-12-2008)

Website Ths. ĐỖ THỊ LỢI - Đc: Thư viện trường Đại học Nông lâm Tp. HCM - Email: dothiloi(a)hcmuaf.edu.vn - Điện thoại: (08)38963351

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007