Số lần xem
Đang xem 1296 Toàn hệ thống 2020 Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết
Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
DẠY VÀ HỌC Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận
Norman Borlaug Lời Thầy dặn Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.
Tôi viết minh triết Hồ Chí Minh theo chính kiến và nhận thức của riêng mình. Ngày 2 tháng 9 là ngày Quốc Khánh Việt Nam, ngày khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng là ngày mất của Chủ tịch Hồ Chí Minh. 19 tháng 5 là ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, cũng là ngày thành lập Việt Minh, ngày khai sinh đường Hồ Chí Minh trong lịch sử. Chuỗi năm sự kiện lớn này trong lịch sử như ngôi sao vàng năm cánh, như năm ngón tay trên một bàn tay, đóng mốc son ngày 2 tháng 9 và ngày 19 tháng 5 vào lịch sử Việt Nam và Thế Giới đối với nền độc lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và thống nhất Tổ quốc Việt Nam. Hồ Chí Minh trọn đời minh triết. Việt Nam Hồ Chí Minh là biểu tượng Việt; Hồ Chí Minh nói đi đôi với làm mẫu mực đạo đức có lý có tình; Hồ Chí Minh rất ít trích dẫn, thực tiễn, quyền biến, năng động ; Hồ Chí Minh kiên quyết khôn khéo trong tổ chức tuyên truyền cách mạng, giỏi thu phục tập hợp hiền tài. Nước Việt Nam mới khi hình thành vì sao không có được giải pháp hợp tác giữa Hồ Chí Minh với Bảo Đại, Ngô Đình Diêm, Nguyễn Trường Tam, Phạm Quỳnh, Phan Văn Giáo … Vì sao chưa thuyết phục được Nguyễn Hải Thần, Trần Trọng Kim, Hoàng Xuân Hãn,… ? Đó đều là các nhân vật lịch lịch sử lớn chi phối sâu sắc đối với thời cuộc. Bài học lịch sử là khối vàng ròng giá trị to lớn cần thấu hiểu và cắt nghĩa cho đúng. Sự thật lịch sử đang sáng tỏ dần. Đọc lại và suy ngẫm.
VIỆT NAM HỒ CHÍ MINH LÀ BIỂU TƯỢNG VIỆT
Bác Hồ là biểu tượng của thế giới người hiền, là tinh hoa văn hóa Việt gốc và văn hóa tương lai. Minh triết Hồ Chí Minh là ưu tiên đạo đức, cải tiến lề lối làm việc ‘cần kiệm liêm chính’. Đó là thước đo đầu tiên và quan trọng nhất để đào tạo, rèn luyện và trọng dụng cán bộ. Mục tiêu, quốc kế và chiến lược vàng cho Việt Nam mới là: “Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa. Độc Lập Tự Do Hạnh Phúc”.“Nhân dân có quyền đôn đốc và phê bình Chính phủ. Nếu Chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi Chính phủ. Từ Chủ tịch nước đến giao thông viên cũng vậy. Nếu không làm được việc cho dân thì dân không cần đến nữa”. (Hồ Chí Minh, tập 4. trang 283). “”Nay, tôi chỉ có một tin tưởng vào Dân tộc độc lập. Nếu (tôi) cần có đảng phái thì sẽ là Đảng dân tộc Việt Nam. Đảng đó sẽ chỉ có một mục đích làm cho dân tộc ta hoàn toàn độc lập. Đảng viên của đảng đó sẽ là tất cả quốc dân Việt Nam, trừ những kẻ phản quốc và những kẻ tham ô ra ngoài“.(Báo Cứu Quốc số 147 ngày 21.1 1946). Minh triết Hồ Chí Minh, bài học mới thấm thía trong câu chuyện cũ
Giáo sư Trần Văn Giàu trong bài viết “Nhân cách lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh” đã luận về bảy phẩm chất nhân cách mà cũng là minh triết của Bác Hồ được con dân nước Việt và thế giới ngợi ca. Đó là: 1) Ưu tiên đạo đức, 2)Tận tụy quên mình, 3) Kiên trì bất khuất, 4) Khiêm tốn giản dị, 5) Hài hòa kết hợp, 6) Thương, quý người, nâng đỡ con người, thấu tình đạt lý, 7) Yêu thiên nhiên, hòa hợp với thiên nhiên. Bác Hồ thật tâm huyết khi nhấn mạnh hàng đầu đạo đức cách mạng.
Giáo sư Trần Văn Giàu kết luận: “Xin mượn ý của một nhà báo ở châu Đại Dương để tạm kết chủ đề luận về nhân cách Hồ Chủ tịch: Người ta không thể trở thành một Cụ Hồ Chí Minh, nhưng ở Cụ Hồ, mỗi người có thể học một số điều làm cho mình trở thành tốt hơn”.
Bác sĩ Vũ Đình Tụng đã kể câu chuyện Bức thư huyết lệ trong hàng vạn chuyện đời thường về Bác Hồ, xin được trích nguyên văn: 8 giờ đêm – một đêm tháng Chạp năm 1946 – bác sĩ Vũ Đình Tụng phải mổ một trường hợp chiến thương quá đặc biệt và rất đau lòng: một chiến sĩ “sao vuông” rất trẻ, tuy vết thương nặng, đạn xé tung cả một khúc ruột mà miệng vẫn mỉm cười, cái nụ cười quá quen thuộc và thân thương đối với bác sĩ. Anh tự vệ Thủ đô ấy, người chiến sĩ gan góc ấy lại chính là Vũ Văn Thành, con trai út của bác sĩ.
“Suốt ngày hôm ấy, tôi đã phải mổ cưa gắp đạn và khâu vết thương cho hàng chục chiến sĩ nhưng đến trường hợp con tôi, thần kinh tôi căng lên một cách kinh khủng. Mấy người giúp việc khuyên tôi nên nghỉ tay, nhưng tôi vẫn cố kìm mình để giữ bình tĩnh gắp mảnh đạn cuối cùng trong thân thể người con. Xong việc, tôi loạng choạng rời khỏi bàn mổ.
Các bác sĩ và những người giúp việc đã cố gắng nhiều, nhưng vết thương do quân thù gây ra quá nặng đã cướp đi mất Thành, con trai của tôi, anh của Thành là Vũ Đình Tín, tự vệ chiến đấu cũng vừa bị mất sau ngày Tổng khởi nghĩa, tôi đau đớn đến bàng hoàng.
Một buổi chiều trời rét lắm, sau đêm Nôen cuối cùng ở bệnh viện Bạch Mai, bị bom đạn tàn phá, vào lúc tôi mổ xong một ca thương binh nhẹ thì bác sĩ Trần Duy Hưng, lúc bấy giờ giữ chức Thứ trưởng Bộ Nội vụ trân trọng trao cho tôi một bức thiếp của Hồ Chủ tịch. Tôi cảm động quá. Mới đầu tôi cứ ngỡ là một mệnh lệnh mới của Người. Nhưng thật không ngờ, đó lại là một bức thư riêng đầy tình cảm lớn lao của Bác chia đau thương với gia đình tôi. Khi đó, Bác gọi tôi là “Ngài”.
“Thưa Ngài, Tôi được báo cáo rằng: con giai Ngài đã oanh liệt hy sinh cho Tổ quốc.
Ngài biết rằng tôi không có gia đình, cũng không có con cái. Nước Việt Nam là gia đình của tôi. Tất cả thanh niên Việt Nam là con cháu của tôi. Mất một thanh niên thì hình như tôi đứt một đoạn ruột.
Nhưng cháu và anh em thanh niên khác dũng cảm hy sinh để giữ gìn đất nước – Thế là họ đã làm rạng rỡ dân tộc, vẻ vang giống nòi. Họ chết cho Tổ quốc sống mãi, tinh thần họ luôn luôn sống với non sông Việt Nam.
Họ là con thảo của Đức Chúa, họ đã thực hiện cái khẩu hiệu: Thượng đế và Tổ quốc. Những thanh niên đó là anh hùng dân tộc. Đồng bào và Tổ quốc sẽ không bao giờ quên ơn họ.
Ngài đã đem món quà quý báu nhất là con của mình, sẵn sàng hiến cho Tổ quốc. Từ đây, chắc Ngài sẽ thêm ra sức giúp việc kháng chiến để bảo vệ nước nhà thì linh hồn cháu ở trên trời cũng bằng lòng và sung sướng.
Tôi thay mặt Chính phủ cảm ơn Ngài, và gửi Ngài lời chào thân ái và quyết thắng. Tháng 1-1947 Hồ Chí Minh”
Đọc xong bức thư, tôi thấy bàng hoàng. Bác bận trăm công nghìn việc, thế mà Bác vẫn nghĩ đến tôi, một gia đình đang có cái tang đau lòng như hàng vạn gia đình khác.
Tôi thấy nỗi đau thương và sự hy sinh của gia đình mình trở thành nhỏ bé trong cái tình thương mênh mông và sự hy sinh cao cả của Bác đối với cả dân tộc. Tôi nhủ mình sẽ phải làm tốt công việc để xứng đáng với sự hy sinh của các con và khỏi phụ lòng Bác.
Sau đó, tôi theo Bác lên Việt Bắc – căn cứ thần thánh của cách mạng Việt Nam. Từ một người thầy thuốc của xã hội cũ, một giáo dân ngoan đạo, tôi đã trở thành một người thầy thuốc tốt, một Bộ trưởng Bộ Thương binh xã hội của nước Việt Nam mới.
Vũ Đình Tụng kể, Lê Thân ghi, theo báo Nghệ An, tháng 9-1994
Tổ chức UNESCO tại kỳ họp Đại hội đồng lần thứ 24 ở Paris năm 1987 đã tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh là “Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa“ do các đóng góp quan trọng và nhiều mặt của Người trong các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, nghệ thuật, và Người đã dành cả cuộc đời mình cho sự giải phóng nhân dân Việt Nam, đóng góp cho cuộc đấu tranh chung vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội của các dân tộc.
19 tháng 5 là ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng là ngày thành lập Việt Minh và khai sinh đường Hồ Chí Minh trong lịch sử. Hành trình đến tự do hạnh phúc của dân tộc Việt đã trãi qua giành độc lập dân tộc và đấu tranh thống nhất Tổ quốc trong cuộc trường chinh thế kỷ . Minh triết của Chủ tịch Hồ Chí Minh là đã hiến dâng trọn đời mình cho sự nghiệp đấu trang giải phóng dân tộc và thống nhất Tổ quốc quy non sông vào một mối. Những việc khác Bác có Di chúc để lại cho đời sau. Công lao và những biến đổi phần sau không thể và không nên quy hết về Người. Có một số uẩn khúc đời người cần có đủ tư liệu mới đánh giá đầy đủ.
Bác Hồ có bài thơ “Chơi chữ” rất lạ vào những ngày đầu khởi lập nước Việt Nam mới.Đó là một kỳ thư, kinh Dịch độc đáo, một luận giải sứ mệnh và SỰ tự đánh giá mình của Bác:
Chơi chữ Hồ Chí Minh
(Bản dịch của Nam Trân):
Người thoát khỏi tù ra dựng nước,
Qua cơn hoạn nạn, rõ lòng ngay;
Người biết lo âu, ưu điểm lớn,
Nhà lao mở cửa, ắt rồng bay!
Nguyên tác:
Tù nhân xuất khứ hoặc vi quốc,
Hoạn quá đầu thì thuỷ kiến trung;
Nhân hữu ưu sầu ưu điểm đại,
Lung khai trúc sản, xuất chân long.
折字
Chiết tự
Chơi chữ
囚人出去或為國
患過頭時始見 忠
人有憂愁優點大
籠開竹閂出真龍
Chiết tự là một hình thức phân tích chữ Hán ra từng bộ phận để thành những chữ mới, có ý nghĩa khác với ý nghĩa ban đầu. Theo lối chiết tự, bài thơ này còn có nghĩa đen như sau: chữ tù (囚) bỏ chữ nhân (人), cho chữ hoặc (或) vào, thành chữ quốc (國). Chữ hoạn (患) bớt phần trên đi thành chữ trung (忠). Thêm bộ nhân (人) đứng vào chữ ưu (憂) trong “ưu sầu” thành chữ ưu (優) trong “ưu điểm”. Chữ lung (籠) bỏ bộ trúc đầu (竹) thành chữ long (龍).
BÁC HỒ NÓI ĐI ĐÔI VỚI LÀM, CÓ LÝ CÓ TÌNH, MẪU MỰC ĐẠO ĐỨC
Hồ Chí Minh là một nhà cách mạng chuyên nghiệp, mẫu mực về đạo đức cách mạng, là tấm gương sáng về tự học suốt đời. Người nói: “Học ở đâu? Học ở trường, học trong sách vở, học lẫn nhau và học ở dân“. Người luôn nói và làm đi đôi., học không biết mỏi, dạy không biết chán.
Bác viết: “Học thuyết của Khổng Tử có ưu điểm là sự tu dưỡng đạo đức cá nhân. Tôn giáo của Jêsu có ưu điểm của nó là lòng nhân ái cao cả. Chủ nghĩa Mác có ưu điểm là phương pháp làm việc biện chứng. Chủ nghĩa Tôn Dật Tiên có ưu điểm là chính sách của nó thích hợp với điều kiện nước ta. Khổng Tử, Jêsu, Mác, Tôn Dật Tiên chẳng có ưu điểm chung đó sao? Họ đều mưu cầu hạnh phúc cho loài người, mưu cầu hạnh phúc cho xã hội. Nếu hôm nay họ còn sống trên đời này, tôi tin rằng họ nhất định sống chung với nhau rất hoàn mỹ như những người bạn thân thiết. Tôi cố gắng làm một người học trò nhỏ của các vị ấy..” Trích “Hồ Chí Minh về vấn đề tôn giáo và tín ngưỡng”, NXB Khoa học xã hội, H.1996, trang 152. (Ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thủ tướng Phạm Văn Đồng).
Nói và làm của Hồ Chí Minh điều gì cũng minh triết và thiết thực. Từ bài “Tâm địa thực dân” viết ở Pháp năm 1919 đến “Tuyên ngôn độc lập” năm 1945. Từ “Những nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa” năm 1945 đến “Lời kêu gọi sau khi hội nghị Giơnevơ thành công” năm 1954. Từ “Lời phát biểu trong buổi đón tiếp Ủy ban Quốc tế” năm 1954 sau cuộc chiến tranh Đông Dương tàn khốc và dai dẳng 8,9 năm đến “Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh” công bố năm 1969 lúc cuộc chiến tranh Việt Nam đang ở giai đoạn dữ dội và ác liệt nhất. Việc làm nào, lời nói nào của Bác Hồ đều là nói đi đôi với làm, là khuôn vàng thước ngọc của đạo đức cách mạng “cần, liêm, chính, chí công vô tư“. Trong tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh độc lập dân tộc gắn liền với thống nhất Tổ Quốc, tự do và hạnh phúc của dân. Người viết: “Ngày nay, chúng ta đã xây dựng nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Nhưng nếu nước được độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì” Tư tưởng xuyên suốt của Người là “Việc gì lợi cho dân , ta phải hết sức làm. Việc gì hạicho dân ta phải hết sức tránh” “Trường kỳ kháng chiến nhất định thắng lợi” “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”
Hồ Chí Minh có nhiều bài chuyên bàn về đạo đức và đạo đức cách mạng. Đó là các bài “Đạo đức công dân” (1-1955), Đạo đức cách mạng (6-1955; 12-1958), “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân” (2-1969). Người chủ trương phát triển văn hóa gắn liền với đời sống mới, kêu gọi thực hành đời sống mới trong mọi lĩnh vực, mọi tầng lớp và trong từng con người. Hồ Chí Minh chỉ ra rằng: ” Đời sống mới không phải là cái gì cũ cũng bỏ hết không phải cái gì cũng làm mới. Cái gì cũ mà xấu thì phải bỏ. Cái gì cũ mà không xấu nhưng phiền phức thì phải sửa đổi lại cho hợp lý…; Cái gì cũ mà tốt thì phải phát triển thêm …; Cái gì mới mà hay thì ta phải làm”
BÁC HỒ THỰC TIỄN, QUYỀN BIẾN, NĂNG ĐỘNG, RẤT ÍT TRÍCH DẪN
Ông Trường Chinh nói với ông Hà Đăng khi chiêm nghiệm về phong cách văn chương của chủ tịch Hồ Chí Minh: Bác Hồ rất ít trích dẫn. Lúc đầu tôi cũng cho là ngẫu nhiên. Về sau, hỏi trực tiếp, Bác nói: Mác, Ang ghen, Lê Nin nói rất đúng. Nhưng hoàn cảnh Mác, Ang ghen, Lê Nin hoàn toàn khác hoàn cảnh của chúng ta. Vậy nên muốn nói gì, trước hết phải hiểu cho thật rõ điều mà các vị ấy muốn nói, nói cho phù hợp với hoàn cảnh của mình, cho dân mình dễ hiểu. Do đó, Bác viết bằng sự suy nghĩ của mình. Bác rất ít trích dẫn”. (Hà Đăng 2002. Trường Chinh, người anh cả trong làng báo. Trong sách: Trường Chinh, một nhân cách lớn, một nhà lãnh đạo kiệt xuất của cách mạng Việt Nam. Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia, trang 320). Ông Trường Chinh là một trong những người làm việc lâu nhất, thường xuyên nhất với Bác. Những chắt lọc và nhận xét trên đây chắc chắn là điều cần cho chúng ta suy ngẫm.
“Bác viết bằng sự suy nghĩ của mình. Bác rất ít trích dẫn” đó là phong cách văn chương của Hồ Chí Minh. Những người thông hiểu lịch sử, văn hóa, hiểu sâu các điển cố văn chương, chuyện hay tích cổ sẽ có thể chỉ ra vô số những điều trùng khớp của những lời hay ý đẹp từ xa xưa đã được Bác vận dụng một cách hợp lý hợp tình trong thời đại mới. Bác là người chú trọng ngôn ngữ giản dị, ngắn gọn, dễ hiểu, có tính thuyết phục cao, có nhịp điệu. Một thí dụ nhỏ như câu: “Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào/ Học tập tốt, lao động tốt/ Đoàn kết tốt, kỹ luật tốt/ Giữ gìn vệ sinh thật tốt/ Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm” là câu sáu chữ có nhịp điệu như câu thơ cổ.
Bác Hồ nói: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Suốt đời Bác làm hai việc chính là kiến tạo Việt Nam Độc lập Đồng minh (gọi tắt là Việt Minh) thành một mặt trận rộng rãi “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công thành công, đại thành công” thực hiện “kế sách một chữ đồng” giành độc lập dân tộc và mở đường thống nhất Việt Nam.
HỒ CHÍ MINH TRỌN ĐỜI MINH TRIẾT
“Thế giới còn đổi thay nhưng tư tưởng Hồ Chí Minh sẽ sống mãi”. Đại tướng Võ Nguyên Giáp phát biểu tại cuộc Hội thảo Quốc tế Hồ Chí Minh Việt Nam và Hòa Bình Thế Giới, Calcutta Ấn Độ 14-16 tháng 1 năm 1991. Lưu bút của đại tướng Võ Nguyên Giáp thân tặng Trần Thế Thông, (Viện trưởng Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam) Xuân Tân Mùi năm 1991.
Bác Hồ thật đúng là: “Bình sinh đầu ngẩng tới trời xanh. Khuất núi hồn THƠM quyện đất lành. Anh hùng HỒ dễ nên nghiệp ấy. Tâm hồn bình dị CHÍ anh MINH”.
Một số vĩ nhân còn lầm lẫn và khuyết điểm vào một thời điểm nào đó trong đời, riêng Bác Hồ thì sự lầm lẫn và khuyết điểm chưa tìm thấy.
Hồ Chí Minh trọn đời minh triết.
HỒ CHÍ MINH VỚI VIỆT NAM MỚI
Việt Nam mới được tính từ ngày 2 tháng 9 năm 1945, đó là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Sự cân nhắc đúng tầm mức chi phối thời cuộc của Pháp, Trung Hoa Dân Quốc, Anh, Trung Hoa Cộng sản, Mỹ, Nga. Sự lợi dụng mau lẹ và kiên quyết trước phong trào vô sản quốc tế và cộng sản đang trỗi dậy, ngọn nến hoàng cung vương triều Nhà Nguyễn phong kiến đang suy tàn nhưng có những lực cản thật mạnh mẽ, hệ thống thuộc địa thực dân cũ đã lung lay và hệ thống thực dân mới đang chuyển đổi nhanh chóng. Sự cần thiết đánh giá đúng tầm vóc và vị thế lịch sử của Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp, Lê Duẩn, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Huỳnh Thúc Kháng, Hoàng Đế Duy Tân, Bảo Đại, Trần Trọng Kim, Ngô Đình Diệm, Hoàng Xuân Hãn, Trần Văn Giàu, Phạm Quỳnh, Nguyễn Hải Thần, Nguyễn Trường Tam, Phan Văn Giáo, … Bài học lịch sử là khối vàng ròng giá trị to lớn cần thấu hiểu và cắt nghĩa cho đúng. Sự thật lịch sử sáng tỏ dần.
Giành thời cơ vàng nghìn năm có một
Ngày 2 tháng 9 là ngày khai sinh Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng là ngày mất của Chủ tịch Hồ Chí Minh. 70 năm nhìn lại lịch sử trước và trong những ngày cách mạng tháng tám, đánh giá tầm vóc lịch sử của ngày Việt Nam độc lập.
Hồ Chí Minh chọn “Đường kách mệnh” phát động “Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta“, làm cách mạng theo Lê Nin, mà không chọn cải lương tôn quân theo Không Tử. Người chọn theo phe Đồng Minh mà không chọn theo phe Trục của Nhật, Đức, Ý như vua Bảo Đại và chính quyền Trần Trọng Kim. Người chọn Liên Xô, Quốc tế Cộng sản và Đảng Cộng Sản Trung Quốc làm chỗ dựa “giành và giữ chính quyền” chứ không chọn Trung Hoa Dân Quốc, Pháp, Anh để duy trì chế độ quân chủ và sự cai trị trở lại của Pháp như cũ.
Đọc lại và suy ngẫm bài viết của Bác Hồ về “Khổng Tử” đăng trên báo “Thanh Niên”, cơ quan huấn luyện của tổ chức Việt Nam Thanh Niên Cách mạng Đồng chí Hội ở Quảng Châu ngày 20/2/1927. Hồ Chí Minh chọn đường lối cách mạng thì theo phương pháp và cách tổ chức của Lê Nin mặc dù suốt đời Người ưu tiên đạo đức thực hành đức trị theo Khổng Tử.
Bác viết: “Khổng Tử đã viết “Kinh Xuân Thu” để chỉ trích “những thần dân nổi loạn” và “những đứa con hư hỏng”, nhưng ông không viết gì để lên án những tội ác của “những người cha tai ác” hay “những ông hoàng thiển cận”. Nói tóm lại, ông rõ ràng là người phát ngôn bênh vực những người bóc lột chống lại những người bị áp bức… Nếu Khổng Tử sống ở thời đại chúng ta và nếu ông khăng khăng giữ những quan điểm cũ thì ông sẽ trở thành phần tử phản cách mạng. Chính phủ Trung Quốc đã làm mất đi một thể chế cũ trái với dân chủ. Còn những người An Nam chúng ta hãy tự hoàn thiện mình, về mặt tinh thần bằng đọc các tác phẩm của Khổng Tử và về mặt cách mạng thì cần đọc các tác phẩm của Lênin!”.
Hồ Chí Minh sọạn thảo Báo cáo của Việt Nam gửi Quốc tế Cộng sản ngày 12 tháng 7 năm 1940. Tài liệu tổng hợp, phân tích và đánh giá đầy đủ, toàn diện tình hình và cực kỳ súc tích, thể hiện tầm nhìn thiên tài và nhãn quan chính trị kiệt xuất, sâu sắc hiếm thấy. Người viết:
“Tóm lại, những điều kiện khách quan cho phép chúng tôi có hi vọng thành công. Song, lực lượng chủ quan- lực lượng của Đảng còn quá yếu. Như trên đã nói, một đảng mới mười tuổi lại trãi qua hai lần khủng bố lớn, số cán bộ có kinh nghiệm đấu tranh hiện còn đang rên xiết trong tù ngục, khiến đảng viên và quần chúng như “rắn mất đầu” không thể tận dụng cơ hội tốt “nghìn năm có một”.
Chúng tôi liệu có khả năng làm thay đổi hoàn cảnh đó, khắc phục khó khăn đó, giúp Đảng hoàn thành sứ mạng lịch sử của nó hay không? Có.
Chúng tôi nhất định không thể từ trong đánh ra. Chúng tôi chỉ có cách từ ngoài đánh vào. Nếu chúng tôi có được: 1) Tự do hành động ở biên giới; 2) Một ít súng đạn; 3) Một chút kinh phí; 4) Vài vị cố vấn thì chúng tôi nhất định có thể lập ra và phát triển một căn cứ địa chống Pháp, chống Nhật – đó là hi vọng thấp nhất. Nếu chúng tôi có thể mở rộng Mặt trận thống nhất các dân tộc bị áp bức, có thể lợi dụng mâu thuận giữa các nước đế quốc thì tiền đồ tươi sáng là có thể nhìn thấy được. Tôi rất hi vọng các đồng chí giúp tôi nhanh chóng giải quyết vấn đề này. 12.7.40.” (Hồ Chí Minh Toàn tập t. 3 tr. 162-174).
Tháng 5 năm 1941 các lực lượng ái quốc, trong đó nòng cốt là Đảng Cộng Sản Đông Dương, dẫn đầu bởi Hồ Chí Minh, tập họp tại một địa điểm gần biên giới Việt- Trung, tham gia một tổ chức đứng về phía Đồng Minh giành độc lập cho Việt Nam gọi là Việt Nam Độc lập Đồng minh, thường được gọi vắn tắt là Việt Minh. Tổ chức này xây dựng một chiến khu do họ kiểm soát ở biên giới Việt Trung. Ngày 22 tháng 12 năm 1944, Võ Nguyên Giáp thành lập một trung đội 34 người mang tên Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân (một trong những tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam), ngay sau khi thành lập đã tiến đánh quân Nhật, mở rộng chiến khu. Trước khi Nhật đầu hàng Đồng Minh, chiến khu đã bao gồm nhiều tỉnh vùng đông Bắc Bắc Bộ, gọi là chiến khu Việt Bắc. Phản ứng trước sự kiện Nhật đảo chính Pháp, ngày 12 tháng 3 năm 1945, Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ra chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” nhằm phát động cao trào kháng Nhật cứu nước.
Trước tình thế này, Nhật đề nghị giúp đỡ chính quyền vua Bảo Đại vãn hồi trật tự và ổn định tình hình, nhưng vua Bảo Đại đã từ chối, ông đã nói một câu nói nổi tiếng: “Ta không muốn một quân đội nước ngoài làm đổ máu thần dân ta”. Vua Bảo Đại và chính phủ Trần Trọng Kim đã trói tay quân Nhật, để nhường lợi thế lại cho “người nhà” mình.
Cách mạng tháng Tám là việc Việt Minh tiến hành khởi nghĩa buộc chính phủ Đế quốc Việt Nam do vua Bảo Đại phê chuẩn, được Nhật bảo hộ, bàn giao chính quyền trung ương và các địa phương cho lực lượng này trong tháng 8 năm 1945. Việc chuyển giao quyền lực được chính phủ Đế quốc Việt Nam thực hiện cơ bản trong hoà bình, ít có đụng độ dù xảy ra tranh chấp với lực lượng Nhật, Đại Việt, Hòa Hảo,… ở một số địa phương. Lực lượng quân đội Nhật tại Việt Nam không có phản ứng đáng kể trước những hoạt động của Việt Minh vì lúc này Nhật đã tuyên bố đầu hàng đồng minh và đang chờ quân đồng minh tới giải giáp, hơn nữa vua Bảo Đại và Thủ tướng Đế quốc Việt Nam Trần Trọng Kim đã từ chối lời đề nghị của Tư lệnh quân đội Nhật giúp chính phủ chống lại Việt Minh.
Tại thời điểm cách mạng tháng Tám thì các đảng phái khác như Đại Việt, Việt Nam Quốc dân đảng… cũng có hành động tương tự buộc chính quyền Đế quốc Việt Nam tại một số ít địa phương trao quyền lực cho họ. Trừ một số địa phương tỉnh lỵ Hải Ninh (nay thuộc Quảng Ninh), Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Vĩnh Yên nằm trong tay Việt Quốc, Việt Cách và quân Tưởng; còn lại chính quyền Việt Minh đã được thiết lập trên toàn bộ các tỉnh lỵ (muộn nhất 28/8: Đồng Nai Thượng, Hà Tiên), hầu hết địa phương trong cả nước. Một số nơi có khó khăn hơn như Hà Giang, quân Tưởng bức rút quân Nhật (29/8), Cao Bằng (giành chính quyền 21/8 nhưng sau đó quân Tưởng tràn vào), Lạng Sơn (giành chính quyền sau đó Tưởng tràn vào, tháng 10 mới thành lập chính quyền cách mạng), Vĩnh Yên (Quốc dân đảng nắm giữ), Hải Ninh – Móng Cái (Cách mệnh Đồng Minh hội nắm), một số địa bàn ở Quảng Ninh (do Đại Việt, Cách mệnh Đồng Minh hội nắm), ở Đà Lạt (quân Nhật còn kháng cự mạnh như ngày 3/10)…
Kết quả sau khi cướp chính quyền và vua Bảo Đại thoái vị, “Đáp ứng lời kêu gọi của Ủy ban, tôi sẵn sàng thoái vị. Trước giờ quyết định này của lịch sử quốc gia, đoàn kết là sống, chia rẽ là chết. Tôi sẵn sàng hy sinh tất cả mọi quyền lợi, để cho sự đoàn kết được thành tựu, và yêu cầu đại diện của Ủy ban sớm tới Huế, để nhận bàn giao.” (thư của vua Bảo Đại gửi Việt Minh). “Trẫm muốn được làm Dân một nước tự do, hơn làm Vua một nước bị trị” (Chiếu Thoái vị của vua Bảo Đại). Ngày 2 tháng 9 năm 1945, Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập Việt Nam khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Việt Minh đã mời vua Bảo Đại tham gia làm cố vấn tối cao của Chính phủ Hồ Chí Minh. Sau này, khi vua Bảo Đại ra nước ngoài thì việc trở về hay không là do sự quyết định của vua như hồi ký của vua Bảo Đại kể lại. Đặc biệt là tài liệu Một cơn gió bụi, cuốn Hồi ký nổi tiếng của nhà sử học, thủ tướng Trần Trọng Kim (1883–1953) xuất bản năm 1949, đã chỉ rõ tóm lược quãng đời làm chính trị của ông từ năm 1942 đến năm 1948. Chủ tịch Hồ Chí Minh trong hai năm 1945 – 1946, cũng đã có 8 thư và điện gửi Tổng thống Hoa Kỳ Harry Truman. Thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Tổng thống Harry Truman ngày 16/2/1946 (Hồ Chí Minh toàn tập, tập 4, tr 91- 91), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu rõ chính nghĩa của cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam giành độc lập dân tộc, đứng về phía đồng minh chống phát xít; sự phi nghĩa của cuộc xâm lược mà thực dân Pháp đang đẩy mạnh ở Đông Dương trái ngược những lập trường Mỹ đã nêu trong các hội nghị quốc tế.
Tôi viết minh triết Hồ Chí Minh theo chính kiến và nhận thức của riêng mình. Ngày 2 tháng 9 là ngày Quốc Khánh Việt Nam, ngày khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng là ngày mất của Chủ tịch Hồ Chí Minh. 19 tháng 5 là ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, cũng là ngày thành lập Việt Minh, ngày khai sinh đường Hồ Chí Minh trong lịch sử. Chuỗi năm sự kiện lớn này trong lịch sử như ngôi sao vàng năm cánh, như năm ngón tay trên một bàn tay, đóng mốc son ngày 2 tháng 9 và ngày 19 tháng 5 vào lịch sử Việt Nam và Thế Giới đối với nền độc lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và thống nhất Tổ quốc Việt Nam. Hồ Chí Minh trọn đời minh triết. Việt Nam Hồ Chí Minh là biểu tượng Việt; Hồ Chí Minh nói đi đôi với làm mẫu mực đạo đức có lý có tình; Hồ Chí Minh rất ít trích dẫn, thực tiễn, quyền biến, năng động ; Hồ Chí Minh kiên quyết khôn khéo trong tổ chức tuyên truyền cách mạng, giỏi thu phục tập hợp hiền tài. Nước Việt Nam mới khi hình thành vì sao không có được giải pháp hợp tác giữa Hồ Chí Minh với Bảo Đại, Ngô Đình Diêm, Nguyễn Trường Tam, Phạm Quỳnh, Phan Văn Giáo … Vì sao chưa thuyết phục được Nguyễn Hải Thần, Trần Trọng Kim, Hoàng Xuân Hãn,… ? Đó đều là các nhân vật lịch lịch sử lớn chi phối sâu sắc đối với thời cuộc. Bài học lịch sử là khối vàng ròng giá trị to lớn cần thấu hiểu và cắt nghĩa cho đúng. Sự thật lịch sử đang sáng tỏ dần. Đọc lại và suy ngẫm.
VIỆT NAM HỒ CHÍ MINH LÀ BIỂU TƯỢNG VIỆT
Bác Hồ là biểu tượng của thế giới người hiền, là tinh hoa văn hóa Việt gốc và văn hóa tương lai. Minh triết Hồ Chí Minh là ưu tiên đạo đức, cải tiến lề lối làm việc ‘cần kiệm liêm chính’. Đó là thước đo đầu tiên và quan trọng nhất để đào tạo, rèn luyện và trọng dụng cán bộ. Mục tiêu, quốc kế và chiến lược vàng cho Việt Nam mới là: “Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa. Độc Lập Tự Do Hạnh Phúc”.“Nhân dân có quyền đôn đốc và phê bình Chính phủ. Nếu Chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi Chính phủ. Từ Chủ tịch nước đến giao thông viên cũng vậy. Nếu không làm được việc cho dân thì dân không cần đến nữa”. (Hồ Chí Minh, tập 4. trang 283). “”Nay, tôi chỉ có một tin tưởng vào Dân tộc độc lập. Nếu (tôi) cần có đảng phái thì sẽ là Đảng dân tộc Việt Nam. Đảng đó sẽ chỉ có một mục đích làm cho dân tộc ta hoàn toàn độc lập. Đảng viên của đảng đó sẽ là tất cả quốc dân Việt Nam, trừ những kẻ phản quốc và những kẻ tham ô ra ngoài“.(Báo Cứu Quốc số 147 ngày 21.1 1946). Minh triết Hồ Chí Minh, bài học mới thấm thía trong câu chuyện cũ
Giáo sư Trần Văn Giàu trong bài viết “Nhân cách lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh” đã luận về bảy phẩm chất nhân cách mà cũng là minh triết của Bác Hồ được con dân nước Việt và thế giới ngợi ca. Đó là: 1) Ưu tiên đạo đức, 2)Tận tụy quên mình, 3) Kiên trì bất khuất, 4) Khiêm tốn giản dị, 5) Hài hòa kết hợp, 6) Thương, quý người, nâng đỡ con người, thấu tình đạt lý, 7) Yêu thiên nhiên, hòa hợp với thiên nhiên. Bác Hồ thật tâm huyết khi nhấn mạnh hàng đầu đạo đức cách mạng.
Giáo sư Trần Văn Giàu kết luận: “Xin mượn ý của một nhà báo ở châu Đại Dương để tạm kết chủ đề luận về nhân cách Hồ Chủ tịch: Người ta không thể trở thành một Cụ Hồ Chí Minh, nhưng ở Cụ Hồ, mỗi người có thể học một số điều làm cho mình trở thành tốt hơn”.
Bác sĩ Vũ Đình Tụng đã kể câu chuyện Bức thư huyết lệ trong hàng vạn chuyện đời thường về Bác Hồ, xin được trích nguyên văn: 8 giờ đêm – một đêm tháng Chạp năm 1946 – bác sĩ Vũ Đình Tụng phải mổ một trường hợp chiến thương quá đặc biệt và rất đau lòng: một chiến sĩ “sao vuông” rất trẻ, tuy vết thương nặng, đạn xé tung cả một khúc ruột mà miệng vẫn mỉm cười, cái nụ cười quá quen thuộc và thân thương đối với bác sĩ. Anh tự vệ Thủ đô ấy, người chiến sĩ gan góc ấy lại chính là Vũ Văn Thành, con trai út của bác sĩ.
“Suốt ngày hôm ấy, tôi đã phải mổ cưa gắp đạn và khâu vết thương cho hàng chục chiến sĩ nhưng đến trường hợp con tôi, thần kinh tôi căng lên một cách kinh khủng. Mấy người giúp việc khuyên tôi nên nghỉ tay, nhưng tôi vẫn cố kìm mình để giữ bình tĩnh gắp mảnh đạn cuối cùng trong thân thể người con. Xong việc, tôi loạng choạng rời khỏi bàn mổ.
Các bác sĩ và những người giúp việc đã cố gắng nhiều, nhưng vết thương do quân thù gây ra quá nặng đã cướp đi mất Thành, con trai của tôi, anh của Thành là Vũ Đình Tín, tự vệ chiến đấu cũng vừa bị mất sau ngày Tổng khởi nghĩa, tôi đau đớn đến bàng hoàng.
Một buổi chiều trời rét lắm, sau đêm Nôen cuối cùng ở bệnh viện Bạch Mai, bị bom đạn tàn phá, vào lúc tôi mổ xong một ca thương binh nhẹ thì bác sĩ Trần Duy Hưng, lúc bấy giờ giữ chức Thứ trưởng Bộ Nội vụ trân trọng trao cho tôi một bức thiếp của Hồ Chủ tịch. Tôi cảm động quá. Mới đầu tôi cứ ngỡ là một mệnh lệnh mới của Người. Nhưng thật không ngờ, đó lại là một bức thư riêng đầy tình cảm lớn lao của Bác chia đau thương với gia đình tôi. Khi đó, Bác gọi tôi là “Ngài”.
“Thưa Ngài, Tôi được báo cáo rằng: con giai Ngài đã oanh liệt hy sinh cho Tổ quốc.
Ngài biết rằng tôi không có gia đình, cũng không có con cái. Nước Việt Nam là gia đình của tôi. Tất cả thanh niên Việt Nam là con cháu của tôi. Mất một thanh niên thì hình như tôi đứt một đoạn ruột.
Nhưng cháu và anh em thanh niên khác dũng cảm hy sinh để giữ gìn đất nước – Thế là họ đã làm rạng rỡ dân tộc, vẻ vang giống nòi. Họ chết cho Tổ quốc sống mãi, tinh thần họ luôn luôn sống với non sông Việt Nam.
Họ là con thảo của Đức Chúa, họ đã thực hiện cái khẩu hiệu: Thượng đế và Tổ quốc. Những thanh niên đó là anh hùng dân tộc. Đồng bào và Tổ quốc sẽ không bao giờ quên ơn họ.
Ngài đã đem món quà quý báu nhất là con của mình, sẵn sàng hiến cho Tổ quốc. Từ đây, chắc Ngài sẽ thêm ra sức giúp việc kháng chiến để bảo vệ nước nhà thì linh hồn cháu ở trên trời cũng bằng lòng và sung sướng.
Tôi thay mặt Chính phủ cảm ơn Ngài, và gửi Ngài lời chào thân ái và quyết thắng. Tháng 1-1947 Hồ Chí Minh”
Đọc xong bức thư, tôi thấy bàng hoàng. Bác bận trăm công nghìn việc, thế mà Bác vẫn nghĩ đến tôi, một gia đình đang có cái tang đau lòng như hàng vạn gia đình khác.
Tôi thấy nỗi đau thương và sự hy sinh của gia đình mình trở thành nhỏ bé trong cái tình thương mênh mông và sự hy sinh cao cả của Bác đối với cả dân tộc. Tôi nhủ mình sẽ phải làm tốt công việc để xứng đáng với sự hy sinh của các con và khỏi phụ lòng Bác.
Sau đó, tôi theo Bác lên Việt Bắc – căn cứ thần thánh của cách mạng Việt Nam. Từ một người thầy thuốc của xã hội cũ, một giáo dân ngoan đạo, tôi đã trở thành một người thầy thuốc tốt, một Bộ trưởng Bộ Thương binh xã hội của nước Việt Nam mới.
Vũ Đình Tụng kể, Lê Thân ghi, theo báo Nghệ An, tháng 9-1994
Tổ chức UNESCO tại kỳ họp Đại hội đồng lần thứ 24 ở Paris năm 1987 đã tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh là “Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa“ do các đóng góp quan trọng và nhiều mặt của Người trong các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, nghệ thuật, và Người đã dành cả cuộc đời mình cho sự giải phóng nhân dân Việt Nam, đóng góp cho cuộc đấu tranh chung vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội của các dân tộc.
19 tháng 5 là ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng là ngày thành lập Việt Minh và khai sinh đường Hồ Chí Minh trong lịch sử. Hành trình đến tự do hạnh phúc của dân tộc Việt đã trãi qua giành độc lập dân tộc và đấu tranh thống nhất Tổ quốc trong cuộc trường chinh thế kỷ . Minh triết của Chủ tịch Hồ Chí Minh là đã hiến dâng trọn đời mình cho sự nghiệp đấu trang giải phóng dân tộc và thống nhất Tổ quốc quy non sông vào một mối. Những việc khác Bác có Di chúc để lại cho đời sau. Công lao và những biến đổi phần sau không thể và không nên quy hết về Người. Có một số uẩn khúc đời người cần có đủ tư liệu mới đánh giá đầy đủ.
Bác Hồ có bài thơ “Chơi chữ” rất lạ vào những ngày đầu khởi lập nước Việt Nam mới.Đó là một kỳ thư, kinh Dịch độc đáo, một luận giải sứ mệnh và SỰ tự đánh giá mình của Bác:
Chơi chữ Hồ Chí Minh
(Bản dịch của Nam Trân):
Người thoát khỏi tù ra dựng nước,
Qua cơn hoạn nạn, rõ lòng ngay;
Người biết lo âu, ưu điểm lớn,
Nhà lao mở cửa, ắt rồng bay!
Nguyên tác:
Tù nhân xuất khứ hoặc vi quốc,
Hoạn quá đầu thì thuỷ kiến trung;
Nhân hữu ưu sầu ưu điểm đại,
Lung khai trúc sản, xuất chân long.
折字
Chiết tự
Chơi chữ
囚人出去或為國
患過頭時始見 忠
人有憂愁優點大
籠開竹閂出真龍
Chiết tự là một hình thức phân tích chữ Hán ra từng bộ phận để thành những chữ mới, có ý nghĩa khác với ý nghĩa ban đầu. Theo lối chiết tự, bài thơ này còn có nghĩa đen như sau: chữ tù (囚) bỏ chữ nhân (人), cho chữ hoặc (或) vào, thành chữ quốc (國). Chữ hoạn (患) bớt phần trên đi thành chữ trung (忠). Thêm bộ nhân (人) đứng vào chữ ưu (憂) trong “ưu sầu” thành chữ ưu (優) trong “ưu điểm”. Chữ lung (籠) bỏ bộ trúc đầu (竹) thành chữ long (龍).
BÁC HỒ NÓI ĐI ĐÔI VỚI LÀM, CÓ LÝ CÓ TÌNH, MẪU MỰC ĐẠO ĐỨC
Hồ Chí Minh là một nhà cách mạng chuyên nghiệp, mẫu mực về đạo đức cách mạng, là tấm gương sáng về tự học suốt đời. Người nói: “Học ở đâu? Học ở trường, học trong sách vở, học lẫn nhau và học ở dân“. Người luôn nói và làm đi đôi., học không biết mỏi, dạy không biết chán.
Bác viết: “Học thuyết của Khổng Tử có ưu điểm là sự tu dưỡng đạo đức cá nhân. Tôn giáo của Jêsu có ưu điểm của nó là lòng nhân ái cao cả. Chủ nghĩa Mác có ưu điểm là phương pháp làm việc biện chứng. Chủ nghĩa Tôn Dật Tiên có ưu điểm là chính sách của nó thích hợp với điều kiện nước ta. Khổng Tử, Jêsu, Mác, Tôn Dật Tiên chẳng có ưu điểm chung đó sao? Họ đều mưu cầu hạnh phúc cho loài người, mưu cầu hạnh phúc cho xã hội. Nếu hôm nay họ còn sống trên đời này, tôi tin rằng họ nhất định sống chung với nhau rất hoàn mỹ như những người bạn thân thiết. Tôi cố gắng làm một người học trò nhỏ của các vị ấy..” Trích “Hồ Chí Minh về vấn đề tôn giáo và tín ngưỡng”, NXB Khoa học xã hội, H.1996, trang 152. (Ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thủ tướng Phạm Văn Đồng).
Nói và làm của Hồ Chí Minh điều gì cũng minh triết và thiết thực. Từ bài “Tâm địa thực dân” viết ở Pháp năm 1919 đến “Tuyên ngôn độc lập” năm 1945. Từ “Những nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa” năm 1945 đến “Lời kêu gọi sau khi hội nghị Giơnevơ thành công” năm 1954. Từ “Lời phát biểu trong buổi đón tiếp Ủy ban Quốc tế” năm 1954 sau cuộc chiến tranh Đông Dương tàn khốc và dai dẳng 8,9 năm đến “Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh” công bố năm 1969 lúc cuộc chiến tranh Việt Nam đang ở giai đoạn dữ dội và ác liệt nhất. Việc làm nào, lời nói nào của Bác Hồ đều là nói đi đôi với làm, là khuôn vàng thước ngọc của đạo đức cách mạng “cần, liêm, chính, chí công vô tư“. Trong tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh độc lập dân tộc gắn liền với thống nhất Tổ Quốc, tự do và hạnh phúc của dân. Người viết: “Ngày nay, chúng ta đã xây dựng nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Nhưng nếu nước được độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì” Tư tưởng xuyên suốt của Người là “Việc gì lợi cho dân , ta phải hết sức làm. Việc gì hạicho dân ta phải hết sức tránh” “Trường kỳ kháng chiến nhất định thắng lợi” “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”
Hồ Chí Minh có nhiều bài chuyên bàn về đạo đức và đạo đức cách mạng. Đó là các bài “Đạo đức công dân” (1-1955), Đạo đức cách mạng (6-1955; 12-1958), “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân” (2-1969). Người chủ trương phát triển văn hóa gắn liền với đời sống mới, kêu gọi thực hành đời sống mới trong mọi lĩnh vực, mọi tầng lớp và trong từng con người. Hồ Chí Minh chỉ ra rằng: ” Đời sống mới không phải là cái gì cũ cũng bỏ hết không phải cái gì cũng làm mới. Cái gì cũ mà xấu thì phải bỏ. Cái gì cũ mà không xấu nhưng phiền phức thì phải sửa đổi lại cho hợp lý…; Cái gì cũ mà tốt thì phải phát triển thêm …; Cái gì mới mà hay thì ta phải làm”
BÁC HỒ THỰC TIỄN, QUYỀN BIẾN, NĂNG ĐỘNG, RẤT ÍT TRÍCH DẪN
Ông Trường Chinh nói với ông Hà Đăng khi chiêm nghiệm về phong cách văn chương của chủ tịch Hồ Chí Minh: Bác Hồ rất ít trích dẫn. Lúc đầu tôi cũng cho là ngẫu nhiên. Về sau, hỏi trực tiếp, Bác nói: Mác, Ang ghen, Lê Nin nói rất đúng. Nhưng hoàn cảnh Mác, Ang ghen, Lê Nin hoàn toàn khác hoàn cảnh của chúng ta. Vậy nên muốn nói gì, trước hết phải hiểu cho thật rõ điều mà các vị ấy muốn nói, nói cho phù hợp với hoàn cảnh của mình, cho dân mình dễ hiểu. Do đó, Bác viết bằng sự suy nghĩ của mình. Bác rất ít trích dẫn”. (Hà Đăng 2002. Trường Chinh, người anh cả trong làng báo. Trong sách: Trường Chinh, một nhân cách lớn, một nhà lãnh đạo kiệt xuất của cách mạng Việt Nam. Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia, trang 320). Ông Trường Chinh là một trong những người làm việc lâu nhất, thường xuyên nhất với Bác. Những chắt lọc và nhận xét trên đây chắc chắn là điều cần cho chúng ta suy ngẫm.
“Bác viết bằng sự suy nghĩ của mình. Bác rất ít trích dẫn” đó là phong cách văn chương của Hồ Chí Minh. Những người thông hiểu lịch sử, văn hóa, hiểu sâu các điển cố văn chương, chuyện hay tích cổ sẽ có thể chỉ ra vô số những điều trùng khớp của những lời hay ý đẹp từ xa xưa đã được Bác vận dụng một cách hợp lý hợp tình trong thời đại mới. Bác là người chú trọng ngôn ngữ giản dị, ngắn gọn, dễ hiểu, có tính thuyết phục cao, có nhịp điệu. Một thí dụ nhỏ như câu: “Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào/ Học tập tốt, lao động tốt/ Đoàn kết tốt, kỹ luật tốt/ Giữ gìn vệ sinh thật tốt/ Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm” là câu sáu chữ có nhịp điệu như câu thơ cổ.
Bác Hồ nói: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Suốt đời Bác làm hai việc chính là kiến tạo Việt Nam Độc lập Đồng minh (gọi tắt là Việt Minh) thành một mặt trận rộng rãi “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công thành công, đại thành công” thực hiện “kế sách một chữ đồng” giành độc lập dân tộc và mở đường thống nhất Việt Nam.
HỒ CHÍ MINH TRỌN ĐỜI MINH TRIẾT
“Thế giới còn đổi thay nhưng tư tưởng Hồ Chí Minh sẽ sống mãi”. Đại tướng Võ Nguyên Giáp phát biểu tại cuộc Hội thảo Quốc tế Hồ Chí Minh Việt Nam và Hòa Bình Thế Giới, Calcutta Ấn Độ 14-16 tháng 1 năm 1991. Lưu bút của đại tướng Võ Nguyên Giáp thân tặng Trần Thế Thông, (Viện trưởng Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam) Xuân Tân Mùi năm 1991.
Bác Hồ thật đúng là: “Bình sinh đầu ngẩng tới trời xanh. Khuất núi hồn THƠM quyện đất lành. Anh hùng HỒ dễ nên nghiệp ấy. Tâm hồn bình dị CHÍ anh MINH”.
Một số vĩ nhân còn lầm lẫn và khuyết điểm vào một thời điểm nào đó trong đời, riêng Bác Hồ thì sự lầm lẫn và khuyết điểm chưa tìm thấy.
Hồ Chí Minh trọn đời minh triết.
HỒ CHÍ MINH VỚI VIỆT NAM MỚI
Việt Nam mới được tính từ ngày 2 tháng 9 năm 1945, đó là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Sự cân nhắc đúng tầm mức chi phối thời cuộc của Pháp, Trung Hoa Dân Quốc, Anh, Trung Hoa Cộng sản, Mỹ, Nga. Sự lợi dụng mau lẹ và kiên quyết trước phong trào vô sản quốc tế và cộng sản đang trỗi dậy, ngọn nến hoàng cung vương triều Nhà Nguyễn phong kiến đang suy tàn nhưng có những lực cản thật mạnh mẽ, hệ thống thuộc địa thực dân cũ đã lung lay và hệ thống thực dân mới đang chuyển đổi nhanh chóng. Sự cần thiết đánh giá đúng tầm vóc và vị thế lịch sử của Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp, Lê Duẩn, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Huỳnh Thúc Kháng, Hoàng Đế Duy Tân, Bảo Đại, Trần Trọng Kim, Ngô Đình Diệm, Hoàng Xuân Hãn, Trần Văn Giàu, Phạm Quỳnh, Nguyễn Hải Thần, Nguyễn Trường Tam, Phan Văn Giáo, … Bài học lịch sử là khối vàng ròng giá trị to lớn cần thấu hiểu và cắt nghĩa cho đúng. Sự thật lịch sử sáng tỏ dần.
Giành thời cơ vàng nghìn năm có một
Ngày 2 tháng 9 là ngày khai sinh Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng là ngày mất của Chủ tịch Hồ Chí Minh. 70 năm nhìn lại lịch sử trước và trong những ngày cách mạng tháng tám, đánh giá tầm vóc lịch sử của ngày Việt Nam độc lập.
Hồ Chí Minh chọn “Đường kách mệnh” phát động “Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta“, làm cách mạng theo Lê Nin, mà không chọn cải lương tôn quân theo Không Tử. Người chọn theo phe Đồng Minh mà không chọn theo phe Trục của Nhật, Đức, Ý như vua Bảo Đại và chính quyền Trần Trọng Kim. Người chọn Liên Xô, Quốc tế Cộng sản và Đảng Cộng Sản Trung Quốc làm chỗ dựa “giành và giữ chính quyền” chứ không chọn Trung Hoa Dân Quốc, Pháp, Anh để duy trì chế độ quân chủ và sự cai trị trở lại của Pháp như cũ.
Đọc lại và suy ngẫm bài viết của Bác Hồ về “Khổng Tử” đăng trên báo “Thanh Niên”, cơ quan huấn luyện của tổ chức Việt Nam Thanh Niên Cách mạng Đồng chí Hội ở Quảng Châu ngày 20/2/1927. Hồ Chí Minh chọn đường lối cách mạng thì theo phương pháp và cách tổ chức của Lê Nin mặc dù suốt đời Người ưu tiên đạo đức thực hành đức trị theo Khổng Tử.
Bác viết: “Khổng Tử đã viết “Kinh Xuân Thu” để chỉ trích “những thần dân nổi loạn” và “những đứa con hư hỏng”, nhưng ông không viết gì để lên án những tội ác của “những người cha tai ác” hay “những ông hoàng thiển cận”. Nói tóm lại, ông rõ ràng là người phát ngôn bênh vực những người bóc lột chống lại những người bị áp bức… Nếu Khổng Tử sống ở thời đại chúng ta và nếu ông khăng khăng giữ những quan điểm cũ thì ông sẽ trở thành phần tử phản cách mạng. Chính phủ Trung Quốc đã làm mất đi một thể chế cũ trái với dân chủ. Còn những người An Nam chúng ta hãy tự hoàn thiện mình, về mặt tinh thần bằng đọc các tác phẩm của Khổng Tử và về mặt cách mạng thì cần đọc các tác phẩm của Lênin!”.
Hồ Chí Minh sọạn thảo Báo cáo của Việt Nam gửi Quốc tế Cộng sản ngày 12 tháng 7 năm 1940. Tài liệu tổng hợp, phân tích và đánh giá đầy đủ, toàn diện tình hình và cực kỳ súc tích, thể hiện tầm nhìn thiên tài và nhãn quan chính trị kiệt xuất, sâu sắc hiếm thấy. Người viết:
“Tóm lại, những điều kiện khách quan cho phép chúng tôi có hi vọng thành công. Song, lực lượng chủ quan- lực lượng của Đảng còn quá yếu. Như trên đã nói, một đảng mới mười tuổi lại trãi qua hai lần khủng bố lớn, số cán bộ có kinh nghiệm đấu tranh hiện còn đang rên xiết trong tù ngục, khiến đảng viên và quần chúng như “rắn mất đầu” không thể tận dụng cơ hội tốt “nghìn năm có một”.
Chúng tôi liệu có khả năng làm thay đổi hoàn cảnh đó, khắc phục khó khăn đó, giúp Đảng hoàn thành sứ mạng lịch sử của nó hay không? Có.
Chúng tôi nhất định không thể từ trong đánh ra. Chúng tôi chỉ có cách từ ngoài đánh vào. Nếu chúng tôi có được: 1) Tự do hành động ở biên giới; 2) Một ít súng đạn; 3) Một chút kinh phí; 4) Vài vị cố vấn thì chúng tôi nhất định có thể lập ra và phát triển một căn cứ địa chống Pháp, chống Nhật – đó là hi vọng thấp nhất. Nếu chúng tôi có thể mở rộng Mặt trận thống nhất các dân tộc bị áp bức, có thể lợi dụng mâu thuận giữa các nước đế quốc thì tiền đồ tươi sáng là có thể nhìn thấy được. Tôi rất hi vọng các đồng chí giúp tôi nhanh chóng giải quyết vấn đề này. 12.7.40.” (Hồ Chí Minh Toàn tập t. 3 tr. 162-174).
Tháng 5 năm 1941 các lực lượng ái quốc, trong đó nòng cốt là Đảng Cộng Sản Đông Dương, dẫn đầu bởi Hồ Chí Minh, tập họp tại một địa điểm gần biên giới Việt- Trung, tham gia một tổ chức đứng về phía Đồng Minh giành độc lập cho Việt Nam gọi là Việt Nam Độc lập Đồng minh, thường được gọi vắn tắt là Việt Minh. Tổ chức này xây dựng một chiến khu do họ kiểm soát ở biên giới Việt Trung. Ngày 22 tháng 12 năm 1944, Võ Nguyên Giáp thành lập một trung đội 34 người mang tên Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân (một trong những tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam), ngay sau khi thành lập đã tiến đánh quân Nhật, mở rộng chiến khu. Trước khi Nhật đầu hàng Đồng Minh, chiến khu đã bao gồm nhiều tỉnh vùng đông Bắc Bắc Bộ, gọi là chiến khu Việt Bắc. Phản ứng trước sự kiện Nhật đảo chính Pháp, ngày 12 tháng 3 năm 1945, Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ra chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” nhằm phát động cao trào kháng Nhật cứu nước.
Trước tình thế này, Nhật đề nghị giúp đỡ chính quyền vua Bảo Đại vãn hồi trật tự và ổn định tình hình, nhưng vua Bảo Đại đã từ chối, ông đã nói một câu nói nổi tiếng: “Ta không muốn một quân đội nước ngoài làm đổ máu thần dân ta”. Vua Bảo Đại và chính phủ Trần Trọng Kim đã trói tay quân Nhật, để nhường lợi thế lại cho “người nhà” mình.
Cách mạng tháng Tám là việc Việt Minh tiến hành khởi nghĩa buộc chính phủ Đế quốc Việt Nam do vua Bảo Đại phê chuẩn, được Nhật bảo hộ, bàn giao chính quyền trung ương và các địa phương cho lực lượng này trong tháng 8 năm 1945. Việc chuyển giao quyền lực được chính phủ Đế quốc Việt Nam thực hiện cơ bản trong hoà bình, ít có đụng độ dù xảy ra tranh chấp với lực lượng Nhật, Đại Việt, Hòa Hảo,… ở một số địa phương. Lực lượng quân đội Nhật tại Việt Nam không có phản ứng đáng kể trước những hoạt động của Việt Minh vì lúc này Nhật đã tuyên bố đầu hàng đồng minh và đang chờ quân đồng minh tới giải giáp, hơn nữa vua Bảo Đại và Thủ tướng Đế quốc Việt Nam Trần Trọng Kim đã từ chối lời đề nghị của Tư lệnh quân đội Nhật giúp chính phủ chống lại Việt Minh.
Tại thời điểm cách mạng tháng Tám thì các đảng phái khác như Đại Việt, Việt Nam Quốc dân đảng… cũng có hành động tương tự buộc chính quyền Đế quốc Việt Nam tại một số ít địa phương trao quyền lực cho họ. Trừ một số địa phương tỉnh lỵ Hải Ninh (nay thuộc Quảng Ninh), Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Vĩnh Yên nằm trong tay Việt Quốc, Việt Cách và quân Tưởng; còn lại chính quyền Việt Minh đã được thiết lập trên toàn bộ các tỉnh lỵ (muộn nhất 28/8: Đồng Nai Thượng, Hà Tiên), hầu hết địa phương trong cả nước. Một số nơi có khó khăn hơn như Hà Giang, quân Tưởng bức rút quân Nhật (29/8), Cao Bằng (giành chính quyền 21/8 nhưng sau đó quân Tưởng tràn vào), Lạng Sơn (giành chính quyền sau đó Tưởng tràn vào, tháng 10 mới thành lập chính quyền cách mạng), Vĩnh Yên (Quốc dân đảng nắm giữ), Hải Ninh – Móng Cái (Cách mệnh Đồng Minh hội nắm), một số địa bàn ở Quảng Ninh (do Đại Việt, Cách mệnh Đồng Minh hội nắm), ở Đà Lạt (quân Nhật còn kháng cự mạnh như ngày 3/10)…
Kết quả sau khi cướp chính quyền và vua Bảo Đại thoái vị, “Đáp ứng lời kêu gọi của Ủy ban, tôi sẵn sàng thoái vị. Trước giờ quyết định này của lịch sử quốc gia, đoàn kết là sống, chia rẽ là chết. Tôi sẵn sàng hy sinh tất cả mọi quyền lợi, để cho sự đoàn kết được thành tựu, và yêu cầu đại diện của Ủy ban sớm tới Huế, để nhận bàn giao.” (thư của vua Bảo Đại gửi Việt Minh). “Trẫm muốn được làm Dân một nước tự do, hơn làm Vua một nước bị trị” (Chiếu Thoái vị của vua Bảo Đại). Ngày 2 tháng 9 năm 1945, Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập Việt Nam khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Việt Minh đã mời vua Bảo Đại tham gia làm cố vấn tối cao của Chính phủ Hồ Chí Minh. Sau này, khi vua Bảo Đại ra nước ngoài thì việc trở về hay không là do sự quyết định của vua như hồi ký của vua Bảo Đại kể lại. Đặc biệt là tài liệu Một cơn gió bụi, cuốn Hồi ký nổi tiếng của nhà sử học, thủ tướng Trần Trọng Kim (1883–1953) xuất bản năm 1949, đã chỉ rõ tóm lược quãng đời làm chính trị của ông từ năm 1942 đến năm 1948. Chủ tịch Hồ Chí Minh trong hai năm 1945 – 1946, cũng đã có 8 thư và điện gửi Tổng thống Hoa Kỳ Harry Truman. Thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Tổng thống Harry Truman ngày 16/2/1946 (Hồ Chí Minh toàn tập, tập 4, tr 91- 91), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu rõ chính nghĩa của cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam giành độc lập dân tộc, đứng về phía đồng minh chống phát xít; sự phi nghĩa của cuộc xâm lược mà thực dân Pháp đang đẩy mạnh ở Đông Dương trái ngược những lập trường Mỹ đã nêu trong các hội nghị quốc tế.
Bình sinh kẻ phi thường giữ nước
Chủ tịch Hồ Chí Minh và đại tướng Võ Nguyên Giáp là ẩn số Chính Trung. Cách mạng là sửa lại cho đúng để hợp thời thế. Chí Thiện là Chính Trung dĩ bất biến ứng vạn biến. Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491– 1585) trong Trung Tân quán bi ký, viết năm 1543 có nói: Vẹn toàn điều Thiện là Trung, không vẹn toàn điều Thiện thì không phải là Trung. Tân là cái bến, biết chỗ dừng lại là bến chính, không biết chỗ dừng lại là bến mê… Nghĩa chữ Trung chính là ở chỗ Chí Thiện (xem thêm: Ngày xuân đọc Trạng Trình). Tướng Giáp biết nhiều, tâm đắc với “dĩ công vi thượng”. Tướng Giáp hiểu rõ Chính Trung là Chí Thiện của Hồ Chí Minh.
“Kẻ phi thường” xin thưa, đó là chữ của Bác Hồ nói về vua Lý Công Uẩn và vua Quang Trung, nhưng chính Bác Hồ cũng tỏ rõ chí hướng việc chính của đời mình là noi theo gương sáng của tiền nhân để làm Người “áo vải cờ đào. giúp dân dựng nước xiết bao công trình”.Bác Hồ bình đẳng với con dân Việt. Bác tự coi mình như người lính vâng mệnh quốc dân ra mặt trận. Bác Hồ Chí Minh uy nghi như tượng đài của chính những người lính vô danh hiến mình cho Tổ Quốc quyết sinh. Hình tượng của Bác với CON NGƯỜI bình đẳng một nhân xưng. Hồ Chí Minh tuyển tập, bài Lịch sử nước ta, Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia Hà Nội năm 2002, trang 596, Bác Hồ đã viết về Lý Công Uẩn:
“Công Uẩn là kẻ phi thường Dựng lên nhà Lý cầm quyền nước ta Mở mang văn hóa nước nhà Đắp đê để giữ ruộng nhà cho dân.”
Bác Hồ viết về Nguyễn Huệ cũng trong sách và bài viết trên trang 598 :
“Nguyễn Huệ là kẻ phi thường Mấy lần đánh đuổi giặc Xiêm, giặc Tàu, Ông đà chí cả mưu cao, Dân ta lại biết cùng nhau một lòng. Cho nên Tàu dẫu làm hung Dân ta vẫn giữ non sông nước nhà.”
“Kẻ phi thường” là chữ của Bác Hồ dùng để đánh giá và tôn vinh vị vua khai quốc Lý Thái Tổ Công Uẩn, cũng là chữ đánh giá công bằng lịch sử đối với người anh hùng áo vải Quang Trung hoàng đế Nguyễn Huệ. Bác Hồ ngày 19 tháng 5 năm 1965 thăm Khúc Phụ bày tỏ sự đánh giá công tâm học Khổng Tử và chính Người đã suốt đời ưu tiên thực hành đạo đức nhưng chính Bác đã lựa chọn “đường kách mệnh” theo Lê Nin.
“Kẻ phi thường” “đường kách mệnh” có những chữ “lạ”. Hồ Chí Minh là nhà thông thái, hẵn nhiên không phải dùng nhầm chữ. Đó là câu chuyện còn để ngõ cho đời sau.
Hồ Chí Minh có nói “Các Vua Hùng đã có công dựng nước. Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước” trước cán bộ Đại đoàn Quân tiên phong tại cửa Đền Giếng trong khu di tích Đền Hùng thuộc núi Nghĩa Lĩnh, xã Hy Cương, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ. Hồ Chí Minh cũng là kẻ phi thường giữ nước như Lý Công Uẩn và Nguyễn Huệ.
Trên bảy mươi năm sau nhìn lại lịch sử trước và trong những ngày cách mạng tháng tám, đánh giá tầm vóc lịch sử của ngày Việt Nam độc lập, càng đọc càng thấm thía nhiều điều sâu sắc. Hồ Chí Minh đã hiểu đúng dịch lý và giành được lợi thế ở bối cảnh quốc tế nhiễu loạn thời đó.
Hồ Chí Minh – Ẩn số Việt Nam “Đó là lãnh tụ của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc thành công nhất mà chúng ta thấy trong thế kỉ này”. Bác Hồ rất quý trọng tình cảm gia đình. Ở Việt Bắc Bác Hồ thường đến thăm các gia đình người dân tộc. “Xa nhà chốc mấy mươi niên. Đêm qua nghe tiếng mẹ hiền ru con”.“Quê ta ngọt mía Nam Đàn Bùi khoai chợ Rộ, thơm cam Xã Đoài Ai về ai nhớ chăng ai Ta như dầu đượm thắp hoài năm canh”. “Chốc đà mấy chục năm trời. Còn non, còn nước, còn người hôm nay”. Sự thật các ẩn ngữ dần được giải mã. Hồ Chí Minh – Ẩn số Việt Nam.
Hồ Chí Minh và Bảo Đại qua Ngọn nến Hoàng Cung cũng ẩn chứa nhiều điều tinh tế. Hoàng Hậu Nam Phương viết thư cho Quốc trưởng Bảo Đại năm 1946 để chuyển đạt thông tin: “Quốc trưởng của em. Em không đọc chữ mà đọc khoảng không giữa hai dòng chữ. “Ngài sẽ rất có ích cho chúng tôi nếu ở lại ở bên Tàu. Đừng lo ngại gì cả. Khi nào sự trở về của Ngài là cần thiết, tôi sẽ báo sau. Xin Ngài cứ tĩnh dưỡng để sẵn sàng cho công tác mới. Ôm hôn thắm thiết. Hồ Chí Minh”.Có khi ta gặp một người mà người đó thay đổi cả cuộc đời ta.” Hồ Chí Minh ngay sau khi ký Hiệp định sơ bộ ngày 6/3/1946 đã gửi một phái đoàn ngoại giao đến Trùng Khánh để tái khẳng định tình hữu nghị Việt Trung và để thăm dò việc Tưởng Giới Thạch muốn hai nước sẽ có quan hệ thế nào sau khi ký Hiệp ước Hoa Pháp. Đoàn do Thứ trưởng Ngoại giao Nghiêm Kế Tổ, một thành viên Việt Quốc có nhiều mối quan hệ ở Trung Quốc, làm trưởng đoàn, hai người còn lại là thành viên Việt Minh. Cố vấn Vĩnh Thụy (Bảo Đại) được Chủ tịch Hồ Chí Minh cử đi cùng đoàn vào đêm trước khi ba người khởi hành.
Hồ Chí Minh và Bảo Đại, sự thật lịch sử đang ngày một sáng tỏ Minh triết Hồ Chí Minh nghiên cứu lịch sử của Hoàng Kim nhằm hiểu đúng thực chất Bước ngoặt lịch sử chiến tranh Đông Dương: Vì sao không có được giải pháp hợp tác giữa Hồ Chí Minh với Bảo Đại, Ngô Đình Diêm, Nguyễn Trường Tam, Trần Trọng Kim, Nguyễn Hải Thần, Phạm Quỳnh, Hoàng Xuân Hãn và Phan Văn Giáo? Trong tất cả những nhân vật nêu trên thì người tâm điểm của chìa khóa lịch sử Việt Nam mới là Chủ tịch Hồ Chí Minh và Quốc trưởng Bảo Đại,
Đánh giá về bình sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh sâu sắc nhất có lẽ đó là bài thơ: “Bình sinh đầu ngẩng tới trời xanh. Khuất núi hồn THƠM quyện đất lành. Anh hùng HỒ dễ nên nghiệp ấy. Tâm hồn bình dị CHÍ anh MINH”. Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời có nói : “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Suốt đời Bác làm hai việc chính là kiến tạo Việt Nam Độc lập Đồng minh (gọi tắt là Việt Minh) thành một mặt trận rộng rãi “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công thành công, đại thành công” thực hiện “kế sách một chữ đồng” giành độc lập dân tộc và mở đường Hồ Chí Minh thống nhất đất nước Việt Nam. Minh triết Hồ Chí Minh tư liệu góp phần tìm tòi bằng chúng sự thật lịch sử Minh triết Hồ Chí Minhhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/minh-triet-ho-chi-minh/
Minh triết Hồ Chí Minh lược khảo năm ý chính: 1) Việt Nam Hồ Chí Minh là biểu tượng Việt. 2) Bác Hồ nói đi đôi với làm có lý có tình, mẫu mực đạo đức. 3) Bác Hồ thực tiễn, quyền biến, năng động, rất ít trích dẫn. 4) Hồ Chí Minh trọn đời minh triết 5) Hồ Chí Minh với Việt Nam mới: Giành thời cơ vàng ngàn năm có một; Bình sinh kẻ phi thường giữ nước Hồ Chí Minh khéo tập hợp hiền tài
MINH TRIẾT HỒ CHÍ MINH
Hoàng Kim
Thanh nhàn ta đọc chuyện trăm năm.
Người hiểu thường khi nói ít lầm.
Sự đọc thung dung còn đọng lại.
Trãi mình trong cõi thấu nhân văn
VIỆT NAM CON ĐƯỜNG XANH
Hoàng Kim
Bác Hồ nói: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành“.
Chuyển đổi số Quốc gia; Chuyển đổi số nông nghiệp là Việt Nam con đường xanh kết nối lan tỏa những điểm sáng nông nghiệp nông dân nông thôn và công nghệ cao: 1) Chủ đề nông nghiệp nổi bật ngày nay “Ứng dụng công nghệ nâng cao chuỗi giá trị nông nghiệp” (Technological application enhances agriculture value chain), do Phó Giáo sư Tiến sĩ Đào Thế Anh, Phó Viện trưởng Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam giới thiệu bài tại VTV4 https://vtv.vn/video/bizline-15-3-2020-427424.htm. và diễn đàn MALICA (Markets and Agriculture Linkages for Cities in Asia Kết nối Thị trường và Nông nghiệp các thành phố châu Á),sự vươn lên nhanh chóng của FBNC kênh truyền hình kinh tế- tài chính- tin tức tại Việt Nam; Báo Nông nghiệp Việt Nam đọc báo, xem tin tức 24h, tin nóng cập nhật thông tin nông nghiệp; 2).“Tạp chí Khoa học Phát triển Nông thôn Việt Nam: Một năm nhiều cảm xúc, khó khăn thách thức và những nỗ lực vươn lên”, có số chuyên đề “Hệ thống thực phẩm các thành phố Việt Nam, những thay đổi lớn”, 3) Sách SAE 2020 Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh có 167 báo cáo tóm tắt đúc kết.thông tin Hội thảo Quốc tế Nông nghiệp và Môi trường bền vững ngày 18 tháng 11 năm 2020; giới thiệu Tạp Chí Nông Nghiệp Và Phát Triển, Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh tiếng Việt và tiếng Anh http://journal.hcmuaf.edu.vn/ là cơ sở dữ liệu thông tin trực tuyến rất mạnh mẽ cho quý bạn đọc.4) Những gương sáng nghề nông: Doanh nghiệp Nấm Ngọc http://namngoc.vn/ 0932624540 Viện Công nghệ Sinh học Lâm nghiệp Phân hiệu Trường Đại học Lâm nghiệp.tại thị trấn Trảng Bom,tỉnh Đồng Nai chuyên cung cấp sản phẩm, thực phẩm có nguồn gốc thiên nhiên là nguồn dinh dưỡng, dược chất quý giá cho sức khỏe, giữ gìn sắc đẹp Việt. Sản phẩm uy tín chất lượng. Doanh nghiệp Nấm Ngọc đã giới thiệu·Quy trình thu hoạch Nấm Đông Trùng Hạ Thảo tại https://www.facebook.com/Nấm-Ngọc-100947838617009/ xem Việt Nam con đường xanh thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ và http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong
Bác Hồ nói: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành“. Việt Nam con đường xanh cốt lõi là an dân với năm yếu tố: An sinh xã hội; An tâm; An lạc; An toàn; An ninh.
Định hướng chiến lược quốc gia, phương hướng nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế xã hội 2021-2030 (* Đảng Cộng Sản Việt Nam 2020, Dự thảo các văn kiện trình đại hội Đảng XIII của Đảng) xác định 10 giải pháp cơ bản:
1) Tập trung hoàn thiện nâng cao chất lượng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, giải quyết tốt hơn quan hệ giữa Nhà nước và thị trường.
2) Phát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo nhằm tạo bứt phá nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế;
3) Phát triển nguồn nhân lực, giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu nhân lực chất lượng cao của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế;
4) Đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, bảo đảm thực chất, hiệu quả; phát triển nền kinh tế số; thúc đẩy tăng trưởng nhanh, bền vững trên cơ sở ổn định kinh tế vĩ mô;
5) Phát triển kết cấu hạ tầng, kinh tế vùng, kinh tế biển, lấy các đô thi làm động lực phát triển vùng và đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới;
6) Phát triển văn hóa, xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; không ngừng nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân;
7) Quản lý và sử dụng hiệu quả tài nguyên; tăng cường bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu; phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai;
8) Củng cố, tăng cường quốc phóng, bảo đảm an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội; kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia;
9) Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại, hội nhập và vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế;
10) Tiếp tục xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa kiến tạo phát triển, liêm chính, hành động; đẩy mạnh phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tạo đột phá trong cải cách hành chính.
Việt Nam con đường xanh lĩnh vực nông lâm thủy hải sản trọng tâm là 13 sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia đã được xác định bởi Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tại Thông tư số 37 /2018/TT /BNNPTNT ngày 25/12/2018 gồm Gạo, Cà phê, Cao su, Điều, Hồ tiêu, Chè, Rau Quả, Sắn và sản phẩm từ sắn, Thịt lợn, Thịt và trứng gia cầm, Cá tra, Tôm, Gỗ và sản phẩm từ gỗ.
Phương hướng nhiệm vụ và giải pháp chính của giai đoạn 2021- 2030 để đảm bảo khối sản phẩm chủ lực này phát huy hiệu quả giá trị nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân lao động Việt Nam là cần tổ chức điều hành thật tốt 5 nhóm hệ thống giải pháp chính đã được xác định:
1) Nông sản Việt 13 ngành hàng chủ lực kết nối mạnh mẽ với thị trường thế giới, xác định lợi thế so sánh và hệ thống giải pháp bảo tồn phát triển bền vững, hiệu quả khoa học công nghệ, kinh tế an sinh xã hội môi trường và vị thế quan trọng của từng ngành hàng. Nâng cao hiệu quả, hiệu lực hợp tác đầu tư nước ngoài có trọng tâm, trọng điểm, có chọn lọc, ưu tiên các dự án có công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ cao, quản trị hiện đại, năng lực đổi mới sáng tạo, kết nối Nông sản Việt đạt lợi thế cạnh tranh cao trong chuỗi cung ứng toàn cầu, có tác động lan tỏa, kết nối chặt chẽ hữu cơ với khu vực kinh tế trong nước. Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp, hiệu quả, đẩy mạnh hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản, kết nối với hệ thống tiêu thụ toàn cầu. Phát triển mạnh doanh nghiệp nông nghiệp, hổ trợ, khuyến khích phát triển kinh tế trang trại, hợp tác xã nông nghiệp và các tổ hợp tác. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông nghiệp.
2) Phát triển mạnh nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sạch, nông nghiệp hữu cơ, đạt tiêu chuẩn phổ biến về an toàn thực phẩm. Đổi mới chính sách quản lý và sử dụng đất trồng lúa, hàng năm sản xuất khoảng 35 triệu tấn lúa làm nòng cốt bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với lợi thế và nhu cầu thị trường, tăng khả năng chống chịu, thích ứng của nông dân với biến đổi khí hậu từng vùng, miền, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, ổn định. Tổ chức kết nối nông nghiệp với công nghiệp chế biến, thị trường xuất khẩu, chuỗi giá trị toàn cầu.
3) Phát triển chăn nuôi công nghiệp ứng dụng công nghệ cao, khuyến khích phát triển chăn nuôi trang trại, gia trại hiệu quả cao, thân thiện với môi trường. Phát triển nuôi trồng thủy sản cá trên biển và mặt nước nội địa theo hướng công nghiệp, quảng canh cải tiến , sinh thái, nâng cao hiệu quả khai thác xa bờ , phát triển đánh bắt hải dương. Thực hiện đồng bộ các giải pháp bảo vệ và phát triển nguồn lợi hải sản;
4) Quản lý chặt chẽ, bảo vệ và phục hồi rừng tự nhiên gắn với bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ cảnh quan, môi trường sinh thái. Phát triển mạnh và nâng cao chất lượng rừng trồng, nhất là rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đầu, rừng phòng hộ ven biển. Chú trọng phát triển trồng rừng gỗ lớn, nâng cao hiệu quả rừng trồng, lâm đặc sản, đáp ứng cơ bản nhu cầu lâm sản trong nước làm nguyên liệu chế biến xuất khẩu. Tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào các chuỗi giá trị lâm nghiệp.
5) Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới và quản lý sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên; tăng cường bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai. Đẩy mạnh hợp tác với các quốc gia thượng nguồn và các tổ chức quốc tế trong việc bảo vệ và sử dụng có hiệu quả tài nguyên nước ở lưu vực các dòng sông xuyên biên giới, nhất là sông Mê Công và sông Hồng. Nâng cao tính chống chịu và thích ứng biến đổi khí hậu của hệ thống kết cấu hạ tầng và của nền kinh tế Việt Nam, thực hiện các giải pháp thông minh để thích ứng trong nông nghiệp, thủy sản và phát triển rừng. Giảm thiểu những rũi ro do biến đổi khí hậu gây ra, đặc biệt là xâm nhập mặn, sạt lở tại Đồng Bằng Sông Cửu Long, an toàn lụt và môi sinh tại Hà Nội và vùng Đồng Bằng Sông Hồng khô hạn tại Tây Nguyên, Nam Trung Bộ,Bắc Trung Bộ Bảo vệ an ninh nguồn nước, tăng cường quản lý và khai thác, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm nguồn nước theo lưu vực sông, ngăn chặn suy giảm tài nguyên nước, tích nước điều tiết nguồn nước hợp lý phục vụ phát triển kinh tế xã hội. Quản lý chặt chẽ và nâng cao hiệu lực quản lý, hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài nguyên, nhất là đất, nước khoáng sản, theo nguyên tắc thị trường. Phát triển thị trường, đẩy mạnh thương mại hóa quyền sử dụng đất, tăng cường đăng ký quyền sử dụng đất và áp dụng định giá đất theo thị trường, bảo đảm công khai, minh bạch. Phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, mạng lướí các dự án hạ tầng trọng điểm quốc gia kết nối đồng bộ với các khu vực nông phẩm hàng hóa chính và khu đô thị, khu công nghiệp, cảng biển; Kết nối xây dựng nông thôn mới với kinh tế vùng, kinh tế biển, đào tạo nguồn lực nông nghiệp, cải tiến nâng cấp hệ thống hóa dữ liệu thông tin nông nghiệp nông dân nông thôn đáp ứng phù hợp với thời đại mới. Tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới theo hướng gắn với đô thị hóa, thực chất và đi vào chiều sâu hiệu quả bền vững, lấy cư dân nông thôn làm chủ thể, tạo sự chuyển biến tích cực rõ rệt về nếp sống mới ở nông thôn; xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới cấp thôn bản. Thu hút mạnh mẽ các doanh nghiệp đầu tư vào khu vực nông thôn để tổ chức và nâng cao chuỗi gía trị “mỗi xã một sản phẩm” gắn với thương hiệu, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm. Chú trọng xây dựng cảnh quan sinh thái môi trường làng xã Việt xanh sạch đẹp tiến bộ an lành
Ba trụ cột cốt lõi của một quốc gia là cân đối hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường và thực hiện tiến bộ công bằng xã hội.theo kết luận của Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu về Phát triển bền vững tại Johannesburg (Cộng hòa Nam Phi) năm 2002.
Bảo vệ an toàn môi trường sống và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân lao động Việt Nam là một trong ba trụ cột cốt lõi của chính sách quốc gia. Bảo vệ an toàn thức ăn, đất, nước, không khí và môi sinh là luật sống. Nguyên tắc cơ bản là: Ai gây ô nhiễm môi trường phải trả chi phí để xử lý khắc phục hậu quả, cải tạo và phục hồi. Thực thi chế tài và xử phạt nghiêm về vi phạm môi trường là quốc sách.
Tăng cường giám sát, công khai đầy đủ, kịp thời thông tin và nâng cao chất lượng môi trường, sự an toàn về thức ăn, đất nước, không khí và môi sinh ở các đô thị và vùng dân cư. Xử lý dứt điểm các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Cải thiện rõ rệt tình trạng ô nhiễm môi trường, ở các cụm công nghiệp, làng nghề, lưu vực sông, khu vực nông thôn. Kiểm soát chặt chẽ các dự án khai thác tài nguyên, chủ động phát hiện và xử lý nghiêm các vi phạm gây ô nhiễm môi trường. Ngăn chặn suy thoái môi trường. Tối ưu hóa các mục đích sử dụng đất nông nghiệp. Đẩy mạnh hợp tác với các quốc gia thượng nguồn và các tổ chức quốc tế trong việc bảo vệ và sử dụng có hiệu quả tài nguyên nước ở lưu vực các dòng sông xuyên biên giới, nhất là sông Mê Công và sông Hồng.
Việt Nam con đường xanh, thông tin đúc kết này là chọn lọc trích dẫn phù hợp với tư tưởng chỉ đạo của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Định hướng và tầm nhìn này nhấn mạnh
1) Phải phát triển hài hòa ba trụ cột “Không đánh đổi môi trường với tăng trưởng kinh tế”; “Không thể vì nghèo mà hy sinh môi trường và sức khỏe người dân”
2) Vai trò kiến tạo của Nhà nước là quyết định;
3) Vai trò của người dân lao động và cộng đồng xã hội là không thể thiếu.
Việt Nam ngày nay nhấn mạnh sự diệt trừ tham nhũng và đề cao vai trò kiến tạo của Nhà nước là quyết định. Việt Nam là nước văn hiến có truyền thống “bầu ơi thương lấy bí cùng” và kinh nghiệm làm chủ tập thể, cũng đã vận dụng thành công “chính sách cộng sản thời chiến” biết thắt lưng buộc bụng đầu tư trong điểm.
NHỮNG TRÍCH DẪN NỔI BẬT
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀCON ĐƯỜNG ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Phú Trọng Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
Theo Việt Nam Net ngày 16/05/2021, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng có bài viết: “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”. CNM365 Tình yêu cuộc sống trích dẫn toàn văn bài viết quan trọng này
(VNN) Tổng Bí thư viết bài này nhân dịp kỷ niệm 131 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2021) và bầu cử ĐBQH khoá XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026 vào ngày 23/5 tới đây. VietNamNet trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết quan trọng này của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là một đề tài lý luận và thực tiễn rất cơ bản, quan trọng, nội dung rất rộng lớn, phong phú và phức tạp, có nhiều cách tiếp cận khác nhau, đòi hỏi phải có sự nghiên cứu rất công phu, nghiêm túc, tổng kết thực tiễn một cách sâu sắc, khoa học.
Trong phạm vi bài này, tôi chỉ xin đề cập một số khía cạnh từ góc nhìn thực tiễn của Việt Nam. Và cũng chỉ tập trung vào trả lời mấy câu hỏi: Chủ nghĩa xã hội là gì? Vì sao Việt Nam lựa chọn con đường xã hội chủ nghĩa? Làm thế nào và bằng cách nào để từng bước xây dựng được chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam? Thực tiễn công cuộc đổi mới, đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong thời gian qua có ý nghĩa gì và đặt ra vấn đề gì?.
Như chúng ta đã biết, chủ nghĩa xã hội thường được hiểu với ba tư cách: chủ nghĩa xã hội là một học thuyết; chủ nghĩa xã hội là một phong trào; chủ nghĩa xã hội là một chế độ. Mỗi tư cách ấy lại có nhiều biểu hiện khác nhau, tuỳ theo thế giới quan và trình độ phát triển ở mỗi giai đoạn lịch sử cụ thể. Chủ nghĩa xã hội đề cập ở đây là chủ nghĩa xã hội khoa học dựa trên học thuyết Mác – Lênin trong thời đại ngày nay. Vậy thì chúng ta phải định hình chủ nghĩa xã hội thế nào, và định hướngđi lên chủ nghĩa xã hội thế nào cho phù hợp với hoàn cảnh, đặc điểm cụ thể ở Việt Nam?
Trước đây, khi còn Liên Xô và hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa thế giới thì vấn đề đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam dường như không có gì phải bàn, nó mặc nhiên coi như đã được khẳng định. Nhưng từ sau khi mô hình chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và nhiều nước Đông Âu sụp đổ, cách mạng thế giới lâm vào thoái trào thì vấn đề đi lên chủ nghĩa xã hội lại được đặt ra và trở thành tâm điểm thu hút mọi sự bàn thảo, thậm chí tranh luận gay gắt. Các thế lực chống cộng, cơ hội chính trị thì hí hửng, vui mừng, thừa cơ dấn tới để xuyên tạc, chống phá.
Trong hàng ngũ cách mạng cũng có người bi quan, dao động, nghi ngờ tính đúng đắn, khoa học của chủ nghĩa xã hội, quy kết nguyên nhân tan rã của Liên Xô và một số nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu là do sai lầm của chủ nghĩa Mác – Lênin và sự lựa chọn con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội. Từ đó họ cho rằng chúng ta đã chọn đường sai, cần phải đi con đường khác.
Có người còn phụ hoạ với các luận điệu thù địch, công kích, bài bác chủ nghĩa xã hội, ca ngợi một chiều chủ nghĩa tư bản. Thậm chí có người còn sám hối về một thời đã tin theo chủ nghĩa Mác – Lênin và con đường xã hội chủ nghĩa! Thực tế có phải như vậy không? Thực tế có phải hiện nay chủ nghĩa tư bản, kể cả những nước tư bản chủ nghĩa già đời vẫn đang phát triển tốt đẹp không? Có phải Việt Nam chúng ta đã chọn con đường đi sai không?
Chúng ta thừa nhận rằng, chủ nghĩa tư bản chưa bao giờ mang tính toàn cầu như ngày nay và cũng đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, nhất là trong lĩnh vực giải phóng và phát triển sức sản xuất, phát triển khoa học – công nghệ. Nhiều nước tư bản phát triển, trên cơ sở các điều kiện kinh tế cao và do kết quả đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, đã có những biện pháp điều chỉnh, hình thành được không ít các chế độ phúc lợi xã hội tiến bộ hơn so với trước.
Từ giữa thập kỷ 70 và nhất là từ sau khi Liên Xô tan rã, để thích ứng với điều kiện mới, chủ nghĩa tư bản thế giới đã ra sức tự điều chỉnh, thúc đẩy các chính sách “tự do mới” trên quy mô toàn cầu; và nhờ đó hiện vẫn còn tiềm năng phát triển. Tuy nhiên, chủ nghĩa tư bản vẫn không thể khắc phục được những mâu thuẫn cơ bản vốn có của nó.
Các cuộc khủng hoảng vẫn tiếp tục diễn ra. Đặc biệt là, năm 2008 – 2009 chúng ta đã chứng kiến cuộc khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế bắt đầu từ nước Mỹ, nhanh chóng lan rộng ra các trung tâm tư bản chủ nghĩa khác và tác động đến hầu hết các nước trên thế giới. Các nhà nước, các chính phủ tư sản ở Phương Tây đã bơm những lượng tiền khổng lồ để cứu các tập đoàn kinh tế xuyên quốc gia, các tổ hợp công nghiệp, tài chính, ngân hàng, thị trường chứng khoán, nhưng không mấy thành công.
Và hôm nay, chúng ta lại chứng kiến cuộc khủng hoảng nhiều mặt, cả về y tế, xã hội lẫn chính trị, kinh tế đang diễn ra dưới tác động của đại dịch Covid-19 và cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Kinh tế suy thoái đã làm phơi bày sự thật của những bất công xã hội trong các xã hội tư bản chủ nghĩa: đời sống của đa số dân cư lao động bị giảm sút nghiêm trọng, thất nghiệp gia tăng; khoảng cách giàu – nghèo ngày càng lớn, làm trầm trọng thêm những mâu thuẫn, xung đột giữa các sắc tộc.
Những tình huống “phát triển xấu”, những nghịch lý “phản phát triển”, từ địa hạt kinh tế – tài chính đã tràn sang lĩnh vực xã hội, làm bùng nổ các xung đột xã hội, và ở không ít nơi từ tình huống kinh tế đã trở thành tình huống chính trị với các làn sóng biểu tình, bãi công, làm rung chuyển cả thể chế. Sự thật cho thấy, bản thân thị trường tự do của chủ nghĩa tư bản không thể giúp giải quyết được những khó khăn, và trong nhiều trường hợp còn gây ra những tổn hại nghiêm trọng cho các nước nghèo; làm sâu sắc thêm mâu thuẫn giữa lao động và tư bản toàn cầu.
Sự thật đó cũng làm phá sản những lý thuyết kinh tế hay mô hình phát triển vốn xưa nay được coi là thời thượng, được không ít các chính khách tư sản ca ngợi, được các chuyên gia của họ coi là tối ưu, hợp lý.
Cùng với khủng hoảng kinh tế – tài chính là khủng hoảng năng lượng, lương thực, sự cạn kiệt của các nguồn tài nguyên thiên nhiên, sự suy thoái của môi trường sinh thái,… đang đặt ra những thách thức vô cùng lớn cho sự tồn tại và phát triển của nhân loại.
Đó là hậu quả của một quá trình phát triển kinh tế – xã hội lấy lợi nhuận làm mục tiêu tối thượng, coi chiếm hữu của cải và tiêu dùng vật chất ngày càng tăng làm thước đo văn minh, lấy lợi ích cá nhân làm trụ cột của xã hội. Đó cũng chính là những đặc trưng cốt yếu của phương thức sản xuất và tiêu dùng tư bản chủ nghĩa. Các cuộc khủng hoảng đang diễn ra một lần nữa chứng minh tính không bền vững cả về kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái của nó. Theo nhiều nhà khoa học phân tích, các cuộc khủng hoảng hiện nay không thể giải quyết được một cách triệt để trong khuôn khổ của chế độ tư bản chủ nghĩa.
Các phong trào phản kháng xã hội bùng nổ mạnh mẽ tại nhiều nước tư bản phát triển trong thời gian qua càng làm bộc lộ rõ sự thật về bản chất của các thể chế chính trị tư bản chủ nghĩa. Thực tế là các thiết chế dân chủ theo công thức “dân chủ tự do” mà phương Tây ra sức quảng bá, áp đặt lên toàn thế giới không hề bảo đảm để quyền lực thực sự thuộc về nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân – yếu tố bản chất nhất của dân chủ.
Hệ thống quyền lực đó vẫn chủ yếu thuộc về thiểu số giàu có và phục vụ cho lợi ích của các tập đoàn tư bản lớn. Một bộ phận rất nhỏ, thậm chí chỉ là 1% dân số, nhưng lại chiếm giữ phần lớn của cải, tư liệu sản xuất, kiểm soát tới 3/4 nguồn tài chính, tri thức và các phương tiện thông tin đại chúng chủ yếu và do đó chi phối toàn xã hội. Đây chính là nguyên nhân sâu xa dẫn đến phong trào “99 chống lại 1” diễn ra ở Mỹ đầu năm 2011 và nhanh chóng lan rộng ở nhiều nước tư bản.
Sự rêu rao bình đẳng về quyền nhưng không kèm theo sự bình đẳng về điều kiện để thực hiện các quyền đó đã dẫn đến dân chủ vẫn chỉ là hình thức, trống rỗng mà không thực chất. Trong đời sống chính trị, một khi quyền lực của đồng tiền chi phối thì quyền lực của nhân dân sẽ bị lấn át. Vì vậy mà tại các nước tư bản phát triển, các cuộc bầu cử được gọi là “tự do”, “dân chủ” dù có thể thay đổi chính phủ nhưng không thể thay đổi được các thế lực thống trị; đằng sau hệ thống đa đảng trên thực tế vẫn là sự chuyên chế của các tập đoàn tư bản.
Chúng ta cần một xã hội mà trong đó sự phát triển là thực sự vì con người, chứ không phải vì lợi nhuận mà bóc lột và chà đạp lên phẩm giá con người. Chúng ta cần sự phát triển về kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội, chứ không phải gia tăng khoảng cách giàu nghèo và bất bình đẳng xã hội. Chúng ta cần một xã hội nhân ái, đoàn kết, tương trợ lẫn nhau, hướng tới các giá trị tiến bộ, nhân văn, chứ không phải cạnh tranh bất công, “cá lớn nuốt cá bé” vì lợi ích vị kỷ của một số ít cá nhân và các phe nhóm.
Chúng ta cần sự phát triển bền vững, hài hoà với thiên nhiên để bảo đảm môi trường sống trong lành cho các thế hệ hiện tại và tương lai, chứ không phải để khai thác, chiếm đoạt tài nguyên, tiêu dùng vật chất vô hạn độ và huỷ hoại môi trường.
Và chúng ta cần một hệ thống chính trị mà quyền lực thực sự thuộc về nhân dân, do nhân dân và phục vụ lợi ích của nhân dân, chứ không phải chỉ cho một thiểu số giàu có. Phải chăng những mong ước tốt đẹp đó chính là những giá trị đích thực của chủ nghĩa xã hội và cũng chính là mục tiêu, là con đường mà Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng ta và nhân dân ta đã lựa chọn và đang kiên định, kiên trì theo đuổi.
Như chúng ta đều biết, nhân dân Việt Nam đã trải qua một quá trình đấu tranh cách mạng lâu dài, khó khăn, đầy gian khổ hy sinh để chống lại ách đô hộ và sự xâm lược của thực dân, đế quốc để bảo vệ nền độc lập dân tộc và chủ quyền thiêng liêng của đất nước, vì tự do, hạnh phúc của nhân dân với tinh thần “Không có gì quý hơn Độc lập Tự do”.
Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là đường lối cơ bản, xuyên suốt của cách mạng Việt Nam và cũng là điểm cốt yếu trong di sản tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bằng kinh nghiệm thực tiễn phong phú của mình kết hợp với lý luận cách mạng, khoa học của chủ nghĩa Mác – Lênin, Hồ Chí Minh đã đưa ra kết luận sâu sắc rằng, chỉ có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản mới có thể giải quyết triệt để vấn đề độc lập cho dân tộc, mới có thể đem lại cuộc sống tự do, ấm no và hạnh phúc thực sự cho tất cả mọi người, cho các dân tộc.
Ngay khi mới ra đời và trong suốt quá trình đấu tranh cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn luôn khẳng định: chủ nghĩa xã hội là mục tiêu, lý tưởng của Đảng Cộng sản và nhân dân Việt Nam; đi lên chủ nghĩa xã hội là yêu cầu khách quan, là con đường tất yếu của cách mạng Việt Nam. Năm 1930, trong Cương lĩnh chính trị của mình, Đảng Cộng sản Việt Nam đã chủ trương: “Tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân do giai cấp công nhân lãnh đạo, tiến lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa”.
Vào những năm cuối thế kỷ XX, mặc dù trên thế giới chủ nghĩa xã hội hiện thực đã bị đổ vỡ một mảng lớn, hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa không còn, phong trào xã hội chủ nghĩa lâm vào giai đoạn khủng hoảng, thoái trào, gặp rất nhiều khó khăn, Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn tiếp tục khẳng định: “Đảng và nhân dân ta quyết tâm xây dựng đất nước Việt Nam theo con đường xã hội chủ nghĩa trên nền tảng chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh”.
Tại Đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng (tháng 01/2011) trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), chúng ta một lần nữa khẳng định: “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử”.
Tuy nhiên, chủ nghĩa xã hội là gì và đi lên chủ nghĩa xã hội bằng cách nào?Đó là điều mà chúng ta luôn luôn trăn trở, suy nghĩ, tìm tòi, lựa chọn để từng bước hoàn thiện đường lối, quan điểm và tổ chức thực hiện, làm sao để vừa theo đúng quy luật chung, vừa phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam.
Trong những năm tiến hành công cuộc đổi mới, từ tổng kết thực tiễn và nghiên cứu lý luận, Đảng Cộng sản Việt Nam từng bước nhận thức ngày càng đúng đắn hơn, sâu sắc hơn về chủ nghĩa xã hội và thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội; từng bước khắc phục một số quan niệm đơn giản trước đây như: đồng nhất mục tiêu cuối cùng của chủ nghĩa xã hội với nhiệm vụ của giai đoạn trước mắt; nhấn mạnh một chiều quan hệ sản xuất, chế độ phân phối bình quân, không thấy đầy đủ yêu cầu phát triển lực lượng sản xuất trong thời kỳ quá độ, không thừa nhận sự tồn tại của các thành phần kinh tế; đồng nhất kinh tế thị trường với chủ nghĩa tư bản; đồng nhất nhà nước pháp quyền với nhà nước tư sản…
Cho đến nay, mặc dù vẫn còn một số vấn đề cần tiếp tục đi sâu nghiên cứu, nhưng chúng ta đã hình thành nhận thức tổng quát: Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân Việt Nam đang phấn đấu xây dựng là một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp; có nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng phát triển; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới.
Để thực hiện được mục tiêu đó, chúng ta phải: Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức; Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng con người, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; Bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; Thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hoá, đa dạng hoá, hoà bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy ý chí và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, kết hợp với sức mạnh thời đại; Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện.
Càng đi vào chỉ đạo thực tiễn, Đảng ta càng nhận thức được rằng, quá độ lên chủ nghĩa xã hội là một sự nghiệp lâu dài, vô cùng khó khăn và phức tạp, vì nó phải tạo sự biến đổi sâu sắc về chất trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Việt Nam đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nước nông nghiệp lạc hậu, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, lực lượng sản xuất rất thấp, lại trải qua mấy chục năm chiến tranh, hậu quả rất nặng nề; các thế lực thù địch thường xuyên tìm cách phá hoại cho nên lại càng khó khăn, phức tạp, nhất thiết phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài với nhiều bước đi, nhiều hình thức tổ chức kinh tế, xã hội đan xen nhau, có sự đấu tranh giữa cái cũ và cái mới.
Nói bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là bỏ qua chế độ áp bức, bất công, bóc lột tư bản chủ nghĩa; bỏ qua những thói hư tật xấu, những thiết chế, thể chế chính trị không phù hợp với chế độ xã hội chủ nghĩa, chứ không phải bỏ qua cả những thành tựu, giá trị văn minh mà nhân loại đã đạt được trong thời kỳ phát triển chủ nghĩa tư bản. Đương nhiên, việc kế thừa những thành tựu này phải có chọn lọc trên quan điểm khoa học, phát triển.
Đưa ra quan niệm phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một đột phá lý luận rất cơ bản và sáng tạo của Đảng ta, là thành quả lý luận quan trọng qua 35 năm thực hiện đường lối đổi mới, xuất phát từ thực tiễn Việt Nam và tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của thế giới.
Theo nhận thức của chúng ta, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập quốc tế, vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, có sự quản lý của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa, nhằm mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Đó là một kiểu kinh tế thị trường mớitrong lịch sử phát triển của kinh tế thị trường; một kiểu tổ chức kinh tế vừa tuân theo những quy luật của kinh tế thị trường vừa dựa trên cơ sở và được dẫn dắt, chi phối bởi các nguyên tắc và bản chất của chủ nghĩa xã hội, thể hiện trên cả ba mặt: Sở hữu, tổ chức quản lý và phân phối. Đây không phải là nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa và cũng chưa phải là nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa đầy đủ (vì nước ta còn đang trong thời kỳ quá độ).
Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế. Các thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật đều là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế, bình đẳng trước pháp luật cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh. Trong đó, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo; kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác không ngừng được củng cố và phát triển; kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được khuyến khích phát triển phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội.
Quan hệ phân phối bảo đảm công bằng và tạo động lực cho phát triển; thực hiện chế độ phân phối chủ yếu theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế, đồng thời theo mức đóng góp vốn cùng các nguồn lực khác và phân phối thông qua hệ thống an sinh xã hội, phúc lợi xã hội. Nhà nước quản lý nền kinh tế bằng pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách và lực lượng vật chất để định hướng, điều tiết, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội.
Một đặc trưng cơ bản, một thuộc tính quan trọng của định hướng xã hội chủ nghĩa trong kinh tế thị trường ở Việt Nam là phải gắn kinh tế với xã hội, thống nhất chính sách kinh tế với chính sách xã hội, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước, từng chính sách và trong suốt quá trình phát triển.
Điều đó có nghĩa là: không chờ đến khi kinh tế đạt tới trình độ phát triển cao rồi mới thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, càng không “hy sinh” tiến bộ và công bằng xã hội để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần. Trái lại, mỗi chính sách kinh tế đều phải hướng tới mục tiêu phát triển xã hội; mỗi chính sách xã hội phải nhằm tạo ra động lực thúc đẩy phát triển kinh tế; khuyến khích làm giàu hợp pháp phải đi đôi với xoá đói, giảm nghèo bền vững, chăm sóc những người có công, những người có hoàn cảnh khó khăn. Đây là một yêu cầu có tính nguyên tắc để bảo đảm sự phát triển lành mạnh, bền vững, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Chúng ta coi văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc; xác định phát triển văn hoá đồng bộ, hài hoà với tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội là một định hướng căn bản của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Nền văn hoá mà chúng ta xây dựng là nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, một nền văn hoá thống nhất trong đa dạng, dựa trên các giá trị tiến bộ, nhân văn; chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần xã hội, kế thừa và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của tất cả các dân tộc trong nước, tiếp thu những thành tựu, tinh hoa văn hoá nhân loại, phấn đấu xây dựng một xã hội văn minh, lành mạnh vì lợi ích chân chính và phẩm giá con người, với trình độ tri thức, đạo đức, thể lực, lối sống và thẩm mỹ ngày càng cao.
Chúng ta xác định: Con người giữ vị trí trung tâm trong chiến lược phát triển; phát triển văn hoá, xây dựng con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc đổi mới; phát triển giáo dục – đào tạo và khoa học – công nghệ là quốc sách hàng đầu; bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề sống còn, là tiêu chí để phát triển bền vững; xây dựng gia đình hạnh phúc, tiến bộ làm tế bào lành mạnh, vững chắc của xã hội, thực hiện bình đẳng giới là tiêu chí của tiến bộ, văn minh.
Xã hội xã hội chủ nghĩa là xã hội hướng tới các giá trị tiến bộ, nhân văn, dựa trên nền tảng lợi ích chung của toàn xã hội hài hoà với lợi ích chính đáng của con người, khác hẳn về chất so với các xã hội cạnh tranh để chiếm đoạt lợi ích riêng giữa các cá nhân và phe nhóm, do đó cần và có điều kiện để xây dựng sự đồng thuận xã hội thay vì đối lập, đối kháng xã hội.
Trong chế độ chính trị xã hội chủ nghĩa, mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân là mối quan hệ giữa các chủ thể thống nhất về mục tiêu và lợi ích; mọi đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật và hoạt động của Nhà nước đều vì lợi ích của nhân dân, lấy hạnh phúc của nhân dân làm mục tiêu phấn đấu. Mô hình chính trị và cơ chế vận hành tổng quát là Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và nhân dân làm chủ.
Dân chủ là bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội; xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền lực thực sự thuộc về nhân dân là một nhiệm vụ trọng yếu, lâu dài của cách mạng Việt Nam. Chúng ta chủ trương không ngừng phát huy dân chủ, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thực sự của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, trên cơ sở liên minh giữa công nhân, nông dân và trí thức do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.
Nhà nước đại diện cho quyền làm chủ của nhân dân, đồng thời là người tổ chức thực hiện đường lối của Đảng; có cơ chế để nhân dân thực hiện quyền làm chủ trực tiếp và dân chủ đại diện trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, tham gia quản lý xã hội. Chúng ta nhận thức rằng, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa về bản chất khác với nhà nước pháp quyền tư sản là ở chỗ: pháp quyền dưới chế độ tư bản chủ nghĩa về thực chất là công cụ bảo vệ và phục vụ cho lợi ích của giai cấp tư sản, còn pháp quyền dưới chế độ xã hội chủ nghĩa là công cụ thể hiện và thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, bảo đảm và bảo vệ lợi ích của đại đa số nhân dân.
Thông qua thực thi pháp luật, Nhà nước bảo đảm các điều kiện để nhân dân là chủ thể của quyền lực chính trị, thực hiện chuyên chính với mọi hành động xâm hại lợi ích của Tổ quốc và nhân dân. Đồng thời, chúng ta xác định: Đại đoàn kết toàn dân tộc là nguồn sức mạnh và là nhân tố có ý nghĩa quyết định bảo đảm thắng lợi bền vững của sự nghiệp cách mạng ở Việt Nam; không ngừng thúc đẩy sự bình đẳng và đoàn kết giữa các dân tộc, tôn giáo.
Nhận thức sâu sắc sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản là nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc đổi mới và bảo đảm cho đất nước phát triển theo đúng định hướng xã hội chủ nghĩa, chúng ta đặc biệt chú trọng công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, coi đây là nhiệm vụ then chốt, có ý nghĩa sống còn đối với Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa.
Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam; Đảng ra đời, tồn tại và phát triển là vì lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc. Khi Đảng cầm quyền, lãnh đạo cả dân tộc, được toàn dân thừa nhận là đội tiên phong lãnh đạo của mình và do đó Đảng là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của cả dân tộc Việt Nam.
Nói như vậy không có nghĩa là hạ thấp bản chất giai cấp của Đảng, mà là thể hiện sự nhận thức bản chất giai cấp của Đảng một cách sâu sắc hơn, đầy đủ hơn, vì giai cấp công nhân là giai cấp có lợi ích thống nhất với lợi ích của nhân dân lao động và toàn dân tộc. Đảng ta kiên trì lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động cách mạng, lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản.
Đảng lãnh đạo bằng cương lĩnh, chiến lược, các định hướng về chính sách và chủ trương lớn; bằng công tác tuyên truyền, thuyết phục, vận động, tổ chức, kiểm tra, giám sát và bằng hành động gương mẫu của đảng viên; thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ. Ý thức được nguy cơ đối với đảng cầm quyền là tham nhũng, quan liêu, thoái hoá v.v…, nhất là trong điều kiện kinh tế thị trường, Đảng Cộng sản Việt Nam đặt ra yêu cầu phải thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn, đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội, chủ nghĩa cá nhân, chống tham nhũng, quan liêu, lãng phí, thoái hoá v.v… trong nội bộ Đảng và trong toàn bộ hệ thống chính trị.
Công cuộc đổi mới, trong đó có việc phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã thực sự đem lại những thay đổi to lớn, rất tốt đẹp cho đất nước trong 35 năm qua.
Trước Đổi mới (năm 1986), Việt Nam vốn là một nước nghèo lại bị chiến tranh tàn phá rất nặng nề, để lại những hậu quả hết sức to lớn cả về người, về của và môi trường sinh thái. Tôi chỉ nêu thí dụ, cho đến nay vẫn có hàng triệu người chịu các bệnh hiểm nghèo và hàng trăm ngàn trẻ em bị dị tật bẩm sinh bởi tác động của chất độc da cam/dioxin do quân đội Mỹ sử dụng trong thời gian chiến tranh ở Việt Nam.
Theo các chuyên gia, phải mất đến hơn 100 năm nữa Việt Nam mới có thể dọn sạch hết bom mìn còn sót lại sau chiến tranh. Sau chiến tranh, Mỹ và phương Tây đã áp đặt cấm vận kinh tế với Việt Nam trong suốt gần 20 năm. Tình hình khu vực và quốc tế cũng diễn biến phức tạp, gây nhiều bất lợi cho chúng ta. Lương thực, hàng hoá nhu yếu phẩm hết sức thiếu thốn, đời sống nhân dân hết sức khó khăn, khoảng 3/4 dân số sống dưới mức nghèo khổ.
Nhờ thực hiện đường lối đổi mới, nền kinh tế bắt đầu phát triển và phát triển liên tục với tốc độ tương đối cao trong suốt 35 năm qua với mức tăng trưởng trung bình khoảng 7% mỗi năm. Quy mô GDP không ngừng được mở rộng, năm 2020 đạt 342,7 tỉ đô la Mỹ (USD), trở thành nền kinh tế lớn thứ tư trong ASEAN. Thu nhập bình quân đầu người tăng khoảng 17 lần, lên mức 3.512 USD; Việt Nam đã ra khỏi nhóm các nước có thu nhập thấp từ năm 2008.
Từ một nước bị thiếu lương thực triền miên, đến nay Việt Nam không những đã bảo đảm được an ninh lương thực mà còn trở thành một nước xuất khẩu gạo và nhiều nông sản khác đứng hàng đầu thế giới. Công nghiệp phát triển khá nhanh, tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ liên tục tăng và hiện nay chiếm khoảng 85% GDP. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng mạnh, năm 2020 đạt trên 540 tỉ USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt trên 280 tỉ USD. Dự trữ ngoại hối tăng mạnh, đạt 100 tỉ USD vào năm 2020.
Đầu tư nước ngoài tăng nhanh, đăng ký đạt gần 395 tỉ USD vào cuối năm 2020. Về cơ cấu nền kinh tế xét trên phương diện quan hệ sở hữu, tổng sản phẩm quốc nội của Việt Nam hiện nay gồm khoảng 27% từ kinh tế nhà nước, 4% từ kinh tế tập thể, 30% từ kinh tế hộ, 10% từ kinh tế tư nhân trong nước và 20% từ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
Hiện dân số của Việt Nam là hơn 97 triệu người, gồm 54 dân tộc anh em, trong đó hơn 60% số dân sống ở nông thôn. Phát triển kinh tế đã giúp đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế – xã hội những năm 80 và cải thiện đáng kể đời sống của nhân dân. Tỉ lệ hộ nghèo trung bình mỗi năm giảm khoảng 1,5%; giảm từ 58% năm 1993 xuống còn 5,8% năm 2016 theo chuẩn nghèo của Chính phủ và dưới 3% năm 2020 theo chuẩn nghèo đa chiều (tiêu chí cao hơn trước).
Đến nay, hơn 60% số xã đạt chuẩn nông thôn mới; hầu hết các xã nông thôn đều có đường ô tô đến trung tâm, có điện lưới quốc gia, trường tiểu học và trung học cơ sở, trạm y tế và điện thoại. Trong khi chưa có điều kiện để bảo đảm giáo dục miễn phí cho mọi người ở tất cả các cấp, Việt Nam tập trung hoàn thành xoá mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học vào năm 2000 và phổ cập giáo dục trung học cơ sở năm 2010; số sinh viên đại học, cao đẳng tăng gần 17 lần trong 35 năm qua. Hiện nay, Việt Nam có 95% người lớn biết đọc, biết viết.
Trong khi chưa thực hiện được việc bảo đảm cung cấp dịch vụ y tế miễn phí cho toàn dân, Việt Nam tập trung vào việc tăng cường y tế phòng ngừa, phòng, chống dịch bệnh, hỗ trợ các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn. Nhiều dịch bệnh vốn phổ biến trước đây đã được khống chế thành công. Người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi và người cao tuổi được cấp bảo hiểm y tế miễn phí.
Tỉ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em và tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh giảm gần 3 lần. Tuổi thọ trung bình của dân cư tăng từ 62 tuổi năm 1990 lên 73,7 tuổi năm 2020. Cũng nhờ kinh tế có bước phát triển nên chúng ta đã có điều kiện để chăm sóc tốt hơn những người có công, phụng dưỡng các Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng, chăm lo cho phần mộ của các liệt sĩ đã hy sinh cho Tổ quốc.
Đời sống văn hoá cũng được cải thiện đáng kể; sinh hoạt văn hoá phát triển phong phú, đa dạng. Hiện Việt Nam có khoảng 70% dân số sử dụng Internet, là một trong những nước có tốc độ phát triển công nghệ tin học cao nhất thế giới. Liên hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong việc hiện thực hoá các Mục tiêu Thiên niên kỷ. Năm 2019, chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam đạt mức 0,704, thuộc nhóm nước có HDI cao của thế giới, nhất là so với các nước có cùng trình độ phát triển.
Như vậy, có thể nói, việc thực hiện đường lối đổi mới đã đem lại những chuyển biến rõ rệt, hết sức sâu sắc và tích cực ở Việt Nam: kinh tế phát triển, lực lượng sản xuất được tăng cường; nghèo đói giảm nhanh, liên tục; đời sống nhân dân được cải thiện, nhiều vấn đề xã hội được giải quyết; chính trị, xã hội ổn định, quốc phòng, an ninh được bảo đảm; đối ngoại và hội nhập quốc tế ngày càng được mở rộng; thế và lực của quốc gia được tăng cường; niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng được củng cố.
Tổng kết 20 năm đổi mới, Đại hội Đảng lần thứ X (năm 2006) đã nhận định, sự nghiệp đổi mới đã giành được “những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử”. Trên thực tế, xét trên nhiều phương diện, người dân Việt Nam ngày nay đang có các điều kiện sống tốt hơn so với bất cứ thời kỳ nào trước đây.
Đó là một trong những lý do giải thích vì sao sự nghiệp đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo được toàn dân Việt Nam đồng tình, hưởng ứng và tích cực phấn đấu thực hiện. Những thành tựu đổi mới tại Việt Nam đã chứng minh rằng, phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa không những có hiệu quả tích cực về kinh tế mà còn giải quyết được các vấn đề xã hội tốt hơn nhiều so với các nước tư bản chủ nghĩa có cùng mức phát triển kinh tế.
Những kết quả, thành tích đặc biệt đạt được của Việt Nam trong bối cảnh đại dịch Covid-19 và suy thoái kinh tế toàn cầu bắt đầu từ đầu năm 2020 được nhân dân và bạn bè quốc tế ghi nhận, đánh giá cao, thể hiện tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Mới đây, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng một lần nữa lại khẳng định và nhấn mạnh: “Qua 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới, 30 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, lý luận về đường lối đổi mới, về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta ngày càng được hoàn thiện và từng bước được hiện thực hoá.
Chúng ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, phát triển mạnh mẽ, toàn diện hơn so với những năm trước đổi mới. Với tất cả sự khiêm tốn, chúng ta vẫn có thể nói rằng: Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay.
Những thành tựu đó là sản phẩm kết tinh sức sáng tạo, là kết quả của cả một quá trình nỗ lực phấn đấu bền bỉ, liên tục qua nhiều nhiệm kỳ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta; tiếp tục khẳng định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của chúng ta là đúng đắn, phù hợp với quy luật khách quan, với thực tiễn Việt Nam và xu thế phát triển của thời đại; đường lối đổi mới của Đảng ta là đúng đắn, sáng tạo; sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
Cương lĩnh chính trị của Đảng tiếp tục là ngọn cờ tư tưởng, lý luận dẫn dắt dân tộc ta vững vàng tiếp tục đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; là nền tảng để Đảng ta hoàn thiện đường lối xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn mới” (Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập I, Nhà xuất bản chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, trang 25 – 26).
Bên cạnh những thành tựu, mặt tích cực là cơ bản, chúng ta cũng còn không ít khuyết điểm, hạn chế và đang phải đối mặt với những thách thức mới trong quá trình phát triển đất nước.
Về kinh tế, chất lượng tăng trưởng, sức cạnh tranh còn thấp, thiếu bền vững; kết cấu hạ tầng thiếu đồng bộ; hiệu quả và năng lực của nhiều doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp nhà nước còn hạn chế; môi trường bị ô nhiễm tại nhiều nơi; công tác quản lý, điều tiết thị trường còn nhiều bất cập. Trong khi đó, sự cạnh tranh đang diễn ra ngày càng quyết liệt trong quá trình toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế.
Về xã hội, khoảng cách giàu nghèo gia tăng; chất lượng giáo dục, chăm sóc y tế và nhiều dịch vụ công ích khác còn không ít hạn chế; văn hoá, đạo đức xã hội có mặt xuống cấp; tội phạm và các tệ nạn xã hội diễn biến phức tạp. Đặc biệt, tình trạng tham nhũng, lãng phí, suy thoái về tư tưởng chính trị và đạo đức, lối sống vẫn diễn ra trong một bộ phận cán bộ, đảng viên. Trong khi đó, các thế lực xấu, thù địch lại luôn tìm mọi thủ đoạn để can thiệp, chống phá, gây mất ổn định, thực hiện âm mưu “diễn biến hoà bình” nhằm xoá bỏ chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Đảng ta nhận thức rằng, hiện nay Việt Nam đang trong quá trình xây dựng, quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Trong thời kỳ quá độ, các nhân tố xã hội chủ nghĩa được hình thành, xác lập và phát triển đan xen, cạnh tranh với các nhân tố phi xã hội chủ nghĩa, gồm cả các nhân tố tư bản chủ nghĩa trên một số lĩnh vực. Sự đan xen, cạnh tranh này càng phức tạp và quyết liệt trong điều kiện cơ chế thị trường và mở cửa, hội nhập quốc tế.
Bên cạnh các mặt thành tựu, tích cực, sẽ luôn có những mặt tiêu cực, thách thức cần được xem xét một cách tỉnh táo và xử lý một cách kịp thời, hiệu quả. Đó là cuộc đấu tranh rất gay go, gian khổ, đòi hỏi phải có tầm nhìn mới, bản lĩnh mới và sức sáng tạo mới. Đi lên theo định hướng xã hội chủ nghĩa là một quá trình không ngừng củng cố, tăng cường, phát huy các nhân tố xã hội chủ nghĩa để các nhân tố đó ngày càng chi phối, áp đảo và chiến thắng. Thành công hay thất bại là phụ thuộc trước hết vào sự đúng đắn của đường lối, bản lĩnh chính trị, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng.
Hiện nay, chúng ta đang tiếp tục đẩy mạnh đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng chú trọng hơn chất lượng và tăng tính bền vững với các khâu đột phá là: Hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển, trước hết là thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; phát triển nguồn nhân lực, trước hết là nguồn nhân lực chất lượng cao; xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại cả về kinh tế và xã hội (Văn kiện Đại hội XIII, tập 2, trang 337 – 338).
Về xã hội, chúng ta tiếp tục đẩy mạnh công tác giảm nghèo bền vững, nâng cao chất lượng y tế, giáo dục và các dịch vụ công ích khác, nâng cao hơn nữa đời sống văn hoá cho nhân dân. Toàn Đảng, toàn dân và toàn quân đang ra sức học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh với quyết tâm ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, thực hiện tốt hơn nữa các nguyên tắc tổ chức xây dựng Đảng, nhằm làm cho tổ chức đảng và bộ máy nhà nước ngày càng trong sạch, vững mạnh, giữ vững bản chất cách mạng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng.
Cả lý luận và thực tiễn đều cho thấy, xây dựng chủ nghĩa xã hội là kiến tạo một kiểu xã hội mới về chất, hoàn toàn không hề đơn giản, dễ dàng. Đây là cả một sự nghiệp sáng tạo vĩ đại, đầy thử thách, khó khăn, một sự nghiệp tự giác, liên tục, hướng đích lâu dài, không thể nóng vội.
Vì vậy, bên cạnh việc xác định chủ trương, đường lối đúng, bảo đảm vai trò lãnh đạo của Đảng, phải phát huy mạnh mẽ vai trò sáng tạo, sự ủng hộ và tham gia tích cực của nhân dân. Nhân dân tiếp nhận, ủng hộ và nhiệt tình tham gia thực hiện đường lối của Đảng vì thấy đường lối đó đáp ứng đúng yêu cầu, nguyện vọng của mình. Sức mạnh nhân dân là cội nguồn sâu xa của thắng lợi, của phát triển.
Mặt khác, Đảng lãnh đạo và cầm quyền, trong khi xác định phương hướng chính trị và đề ra quyết sách, không thể chỉ xuất phát từ thực tiễn của đất nước và dân tộc mình, mà còn phải nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm từ thực tiễn của thế giới và thời đại.
Trong thế giới toàn cầu hoá như hiện nay, sự phát triển của mỗi quốc gia – dân tộc không thể biệt lập, đứng bên ngoài những tác động của thế giới và thời đại, của thời cuộc và cục diện của nó. Chính vì vậy, chúng ta phải chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hợp tác và phát triển, đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi.
Và điều hết sức quan trọng là phải luôn luôn kiên định và vững vàng trên nền tảng tư tưởng lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin – học thuyết khoa học và cách mạng của giai cấp công nhân và quần chúng lao động. Tính khoa học và cách mạng triệt để của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là những giá trị bền vững, đã và đang được những người cách mạng theo đuổi và thực hiện.
Nó sẽ còn tiếp tục phát triển và có sức sống trong thực tiễn cách mạng cũng như trong thực tiễn phát triển của khoa học. Chúng ta cần tiếp thu, bổ sung một cách có chọn lọc trên tinh thần phê phán và sáng tạo những thành tựu mới nhất về tư tưởng và khoa học để chủ nghĩa, học thuyết của chúng ta luôn luôn tươi mới, luôn luôn được tiếp thêm sinh lực mới, mang hơi thở của thời đại, không rơi vào xơ cứng, trì trệ, lạc hậu so với cuộc sống.
CÂY LƯƠNG THỰCVIỆT NAM
Cây Lương thực Việt Nam#CLTVN chủ yếu có lúa ngô, sắn, khoai. Ẩm thực Việt, nguồn thức ăn đồ uống Việt (Food & Drink) bao gồm gạo ngô, sắn, khoai, cây đậu đỗ thực phẩm, rau hoa quả, thịt, cá, … Dạy và học cây lương thực ngày nay ngày càng đòi hỏi sự hiểu biết chuyên sâu và có sự kết nối liên ngành, nâng cao sự liên kết hiệu quả sản xuất chế biến cung ứng tiêu thụ sản phẩm thành chuỗi giá trị ngành hàng. Mục tiêu nhằm.nâng cao giá trị chất lượng cuộc sống của người dân, tỏa sáng Việt Nam đất nước con người ra Thế giới về giống cây lương thực Việt, thương hiệu Việt, hiệu sách Việt, sinh thái nông nghiệp, ẩm thực, ngôn ngữ, lịch sử văn hóa Việt Nam.
Một số sản phẩm Cây Lương thực Việt Nam thương hiệu Nông Lâm được nghiên cứu phát triển, trồng phổ biến trong sản xuất những năm qua, là lời biết ơn chân thành của các tác giả với Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 65 năm ngày thành lập (19/11/1955-19/11/2020), Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam đường tới IAS 100 năm (1925-2025) với thầy bạn và đông đảo nông dân. Bài viết này giới thiệu một số đúc kết tư liệu liên quan.dạy và học Cây Lương thực Việt Nam giúp bạn đọc tiện theo dõi. Cây Lương thực Việt Nam#CLTVN
An vui cụ Trạng Trình “An nhàn vô sự là tiên” Về xem ngày tốt xấu là một nội dung yêu thích trong Dạy và Học Việt Nam Học. “Xem ngày tốt xấu là một phần quan trọng trong văn hóa của người Việt. Khi khởi sự các công việc quan trọng như cưới hỏi, làm nhà, động thổ, xuất hành,…cần phải kén ngày chọn giờ để có một kết quả tốt đẹp. Việc xem ngày tốt xấu từ lâu đã trở thành truyền thống văn hoá của các dân tộc Đông phương. Nhưng phương pháp chọn ngày tốt, tránh ngày xấu cho đến tận bây giờ vẫn còn gây tranh cãi. Bởi vì nguyên lý và thực tại nào để có những ngày được coi là tốt hay xấu vẫn còn là những điều bí ẩn cần tiếp tục khám phá. Lịch vạn niên Việt Nam chọn ngày tốt chủ yếu dựa vào sao tốt, sao xấu, giờ hoàng đạo, hắc đạo. Trên đây, chúng tôi sử dụng trình xem ngày tốt xấu dựa vào Ngọc Hạp Thông Thư của triều Nguyễn. Đặc biệt có bổ sung thêm ngày xuất hành theo Khổng Minh và Giờ tốt xuất hành theo Lý Thuần Phong”. LỊCH VẠN NIÊN VIỆT NAM https://lichvannien365.com/thông tin quan trọng này được tích hợp tại CNM365 Tình yêu cuộc sống và https://cnm365.wordpress.com và https://hoangkimlong.wordpress.com/category/lich-van-nien-viet-nam/
Hè sang thu tới tiết trời thay
Nắng sớm mưa mai đã ướt đầy
Dưỡng quý, tồn tinh, thời đổi lá
Tích lành, chọn tốt, vận thay cây
Thuyền nan bình lặng âu trời hiểu
Đường chính an nhiên lẽ người bày Thung dung cuối dòng sông là biển Đường xuân đời quên tuổi tầm tay
(*) “Liên Mậu Kỷ Canh Tân
Can qua sinh sát biến”
“Bốc đắc Càn thuần quái
Sơ cửu thoái tiềm long
Ngã bát thế chi hậu
Can qua khởi trùng trùng”
Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491–1585) là nhà giáo, nhà tiên tri, nhà thơ triết lý, nhà văn hoá lớn của thời Lê -Mạc, bậc kỳ tài yêu nước thương dân, xuất xử hợp lý, hợp thời, sáng suốt. Bài tựa về Trạng Trình của tiến sĩ Vũ Khâm Lân có vị trí trọng yếu để tìm hiểu thân thế và sự nghiệp của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Tác phẩm được viết năm 1743 cho tập gia phả dòng họ Trạng Trình sau khi cụ Trạng đã mất khoảng 158 năm. Áng văn xuất sắc này là viên ngọc rất quý của người xưa để hiểu và đánh giá đúng về thân thế và sự nghiệp của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Hoàng Kim duyên may sưu tầm được một số sách và tư liệu quý về Người, đã tuyển chọn và biên soạn thư mục CNM365 “Ngày xuân đọc Trạng Trình” để hàng năm bổ sung hoàn thiện, hổ trợ dạy và học gồm: 1) Nguyễn Bỉnh Khiêm tìm trong gia phả; 2) Nguyễn Bỉnh Khiêm trên bách khoa thư; 3) Sấm Trạng Trình bản A 262 câu ; 4) Biển Đông vạn dặm giang tay giữ; 5) Thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm; 6) Thầy bạn Nguyễn Bỉnh Khiêm; 7) Hậu duệ và học trò Trạng Trình; 8) Giai thoại về Trạng Trình; 9) Nguyễn Bỉnh Khiêm trí tuệ bậc Thầy.
Vũ Khâm Lân còn có tên là Vũ Khâm Thận, sinh năm 1702 tại làng Ngọc Lặc, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương. Ông đỗ tiến sĩ năm 1727 làm quan đến chức Tham tụng, Ngự Sử đài, tước Ôn Quận công. Bài tựa này được chép trong quyển “Công Dư Tiệp Ký” (Những chuyện ghi nhanh trong lúc rãnh việc quan) của Vũ Phương Đề, cuốn 3, tờ 166- 175. Quyển “Công Dư Tiệp Ký” là của Vũ Phương Đề do vậy có người nghi vấn tác giả bài tựa này là Vũ Phương Đề, sinh năm 1697, người làng Mộ Trạch, huyện Đường An, nay là Bình Giang, Hải Dương, đỗ tiến sĩ năm 1736. Căn cứ trên văn bản thì tác giả “Bài tựa” này là của Vũ Khâm Lân mà Vũ Phương Đề là người chép lại. “Bài tựa” này tuyển chọn từ trích dẫn của nhà nghiên cứu Phạm Đan Quế năm 2000. Bản dịch tại quyển “Bạch Vân Quốc ngữ Thi tập” của Nguyễn Quân, nhà xuất bản Sống Mới – Sài Gòn năm 1974. Đây là một văn bản quý đã trải qua sự sàng lọc của thời gian 277 năm (1743- 2020). Nguồn tư liệu chuẩn mực, tin cậy với những dẫn liệu chọn lọc và xác thực, lời văn chặt chẽ, súc tích, khoáng đạt.
Thấm thoát thoi đưa vừa ngoảnh lại. Phạm Hồng dương thế chín ba tròn. Bốn tư năm lẻ đi đánh giặc. Hưu về tóc bạc vẫn lòng son.
Tôi có anh Phạm Hồng người lính già thời Bác, người chính ủy sư đoàn 325 B và sư đoàn 356 xưa, thân như anh em ruột, ngày 10 tháng 9 Kỷ Hợi nhằm ngày 8 tháng 10 năm 2019 anh từ trần lúc 93 tuổi. Buổi khuya đêm 16 tháng 2 năm 2020 tôi thảnh thốt bật dậy vì chuông reo vào giờ khuya, tôi mở máy, thấy hiện số điện thoại của anh nhưng tôi gọi lại thì không được. Hôm sau, ngày 17 tháng 2 lúc mờ sáng, tôi gọi lại thì chị Hảo vợ anh xác nhận là anh đã mất nhưng gia đình không báo tin vì anh em đồng đội ở xa (*) . Năm 2008, anh lúc 82 tuổi vẫn ghi thư cho tôi mà lời văn và câu thơ minh mẫn lắm. Anh đã có một thời gian làm thư ký của bác Giáp, tuyên huấn và nhân cách thật tuyệt vời Anh thật vui vẻ, tráng kiện, lạc quan và thực sự là “người lính già đầu bạc, kể mãi chuyện Nguyên Phong“: Câu chuyện về bộ đội anh Văn, người lính cụ Hồ, năm cha con ra trận. Câu chuyện về một gia đình quân nhân, thanh bạch, trung trinh, nặng lòng vì nước. Tôi nhớ mãi kỷ niệm ngày tôi lần hồi về Hải Dương thăm anh. Anh nghe chuyện tôi đã nhận quyết định chuyển ngành trở về trường đại học trước kỳ lĩnh quân trang hàng năm và tự trọng không chịu trả quyết định để có thêm bộ quần áo mủ giày và lương khô mà cả cười. Năm anh em trong phòng tham mưu sư đoàn 325 B sau này tăng cường khung cho sư đoàn 356 ‘nước mắt Vị Xuyên ” đều không trở về. Đó là một câu chuyện dài cảm động Tôi nhớ anh chị Hồng Hảo cùng gia đình (xem ảnh) nên lần hồi tìm thư anh đọc lại (Hoàng Kim). Thư và thơ anh như một lời ký thác.
Hải Dương những ngày đầu năm 2008 Út Kim thương nhớ!
Xa em, càng nhớ những ngày này 35 năm trước, theo lệnh tổng động viên của Chủ tịch Nước, hàng chục vạn sinh viên của các trường đại học, cao đẳng trong cả nước đã xếp bút nghiên lên đường cùng cả nước “đánh cho Mỹ cút” như lời Bác Hồ dặn. Anh cùng đơn vị được đón em từ Trường Đại học Nông nghiệp cùng hàng ngàn anh em về huấn luyện chi viện chiến trường.
Biết em là con út, mới lớn lên đã sớm mồ côi cha mẹ, ngày chỉ được ăn một bữa, áo chỉ mặc một manh … mà đã có chí học hành thành sinh viên đại học, tình nguyện vào chiến trường đánh Mỹ!
Anh và đồng đội để em cùng đơn vị vào miền Nam đánh vài trận rồi gọi ra ngay để có kinh nghiệm về đội huấn luyện, góp sức đào tạo hàng vạn tiểu đội trưởng “khuôn vàng thước ngọc” của phân đội nhỏ nhất trong quân đội ta. Hàng vạn tiểu đội trưởng từ đoàn 568 anh hùng đã phụ trách hàng vạn tiểu đội với hơn mười vạn quân đi khắp chiến trường chống Mỹ xâm lược.
Cùng lúc ấy, trong giai đoạn ác liệt nhất của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước năm 1972, đã có nhiều bạn sinh viên của em trong 81 đại đội vượt sông Thạch Hãn vào đánh giặc ở thành cổ Quảng Trị 81 ngày đêm… Sau này, cả nước và thế giới đều biết những người con “tiền trí thức” yêu quý của dân tộc và quân đội ta từ trường đại học hiên ngang đi thẳng ra chiến trường đánh Mỹ, trở thành những anh hùng bất tử với dòng Thạch Hãn:
Đò xuôi Thạch Hãn xin chèo nhẹ Đáy sông còn đó bạn tôi nằm Có tuổi thanh xuân thành sóng nước Vỗ yên bờ bãi mãi ngàn năm.
Em cùng với những bạn trí thức ngày ấy đã xứng đáng với lòng tin yêu và truyền thống của đoàn 568 làm tốt nhiệm vụ đào tạo tiểu đội trưởng cho chiến trường, rồi học tiếp đại học, lấy bằng tiến sĩ, về làm giám đốc trung tâm nghiên cứu khoa học nông nghiệp, ngày đêm gắn bó với Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên và duyên hải miền Trung. Nay em lại làm giảng viên đại học, góp phần đào tạo những kỹ sư, thạc sỹ, tiến sỹ của hơn 45 triệu nông dân đã đang nuôi sống cả xã hội và đi lên công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.
Nhân năm mới, mừng hai em không ngừng tiến bộ và thành đạt trên con đường khoa học của mình, mừng hai cháu Nguyên Long nối tiếp truyền thống gia đình, luôn tiến bộ trưởng thành. Mong được đón các em và các cháu. Gửi các em những dòng tâm tình của anh trong trang thơ kèm đây nhân 80 mùa xuân.
Anh chị Hồng, Hảo
MỪNG TUỔI TÁM MƯƠI Phạm Hồng
Thấm thoát thoi đưa vừa ngoảnh lại
Xuân nay mình đã tám mươi tròn
Bốn tư năm lẻ đi đánh giặc
Hưu về tóc bạc vẫn lòng son
Nhớ buổi đầu vào Vệ quốc quân
Dối nhà đi họp đã hơn tuần
Kiểm tra sức khoẻ năm phòng huyện
Suýt bị trả về: chưa đủ cân!
Trận đầu bố trí ở Cầu Bây
Giáo búp đa sắc lẹm trong tay
Đợi địch tràn sang là xốc tới
“Đánh giáp lá cà” với giặc Tây.
Trận hai chặn Pháp ở cầu Ghềnh
Quê hương Bãi Sậy giáp Như Quỳnh
Với khẩu súng trường, viên đạn thép
Quần với thằng Tây cao lênh khênh
Trận ba được nhận khẩu tiểu liên
Với mười viên đạn một băng liền
Chặn giặc từ đầu đường “ba chín”
Thôn nghèo Yên Lịch dạ trung kiên!
Vừa đánh Tây vừa cõng thương binh
Vượt sông giá lạnh lúc bình minh
Máu đồng đội thấm đầy quân phục
Vẫn chẳng rời nhau nghĩa tử sinh!
Thế rồi hơn bốn chục mùa xuân
Chiến trường giục giã chẳng dừng chân
Theo anh Văn, ngọn cờ Quyết thắng
Bác Hồ cùng chúng cháu hành quân!
Cả đời mãi miết cuộc trường chinh
Ơn vợ, quê hương vẹn nghĩa tình
Tần tảo nuôi con, chăm cha mẹ
Vượt ngàn gian khó, giỏi mưu sinh!
Pháp Mỹ chạy rồi, nước chửa yên
Hai đầu biên giới lửa triền miên
Năm cha con lại cùng thắng giặc
Trên biên phía Bắc bảy năm liền.
Trở về đội ngũ cựu chiến binh
Cháu con đều tiến bộ, trưởng thành
Cùng anh em tiếp vun truyền thống
Chung tay làm rạng rỡ quê mình…
Sức mạnh nhân dân và đồng đội
Dựng làng văn hoá thật kiên trung
Vượt bao thử thách hai thời đại
Quê hương Tán Thuật xã anh hùng.
Tám chục tuổi đời vẫn thanh xuân
Sáu hai tuổi Đảng vẫn kiệm, cần
Liêm chính làm theo lời Bác day
Vinh nào bằng “công bộc nhân dân”
Mười tám năm qua hưu chẳng nghỉ
Đồng đội luôn về sum họp vui
Mọi việc làm đều cùng suy nghĩ
Đơm hoa, kết trái đẹp cho đời
Vui thay mình đang tới tám hai
Phía trước đường xuân vẫn rộng dài
Nước mạnh, dân giàu, nhà hạnh phúc
Ngẩng đầu thẳng bước tới tương lai.
Xuân Mậu Tý 2008
PHẠM HỒNG
CCB nhà 8/17 đường Trần Khánh Dư, Bạch Đằng
Phường Trần Phú, Thành phố Hải Dương; ĐT 0396620183.
anh Phạm Hồng là chính ủy sư đoàn 325 B, khung sư đoàn 356 ‘nước mắt Vị Xuyên’ . Anh Hồng từ trần ngày 20 tháng 9 âm lịch Kỷ Hợi nhằm ngày 10 tháng 8 dương lịch năm 2019 hưởng thọ 93 tuổi, Anh Phạm Hồng đúng là NGƯỜI LÍNH GIÀ THỜI BÁC. Anh ấy dường như ký thác cho chúng ta bài viết này để dành cho biểu tượng Tổ Quốc ‘nước mắt Vị Xuyên ở Hà Giang ngày này 17 tháng 2 (mặc dù ngày 12 tháng 7 là ngày giỗ trận sau 5 năm ngày mở đầu này, ngày 600 anh em F356 hi sinh). Con trai anh Hồng nay nối nghiệp anh làm ở VTV. Thơ anh thật trong sáng, giản dị, anh sống cần kiệm liêm chính cho tới ngày anh trở về đơn vị cũ, nơi hầu hết anh em sư đoàn 356 của anh đều hóa đất đá biên cương.
Ngày mới đầy yêu thương
Chuyện cũ chưa hề cũ
Nhà Trần trong sử Việt
Thoáng chốc tròn tháng năm
Ban mai chào ngày mới
Vui bạn hiền người thân
An nhiên nhàn nét bút
Thảnh thơi gieo đôi vần.
HOA ĐẤT THƯƠNG LỜI HIỀN Lời Thầy dặn Hoàng Kim
Việc chính đời người chỉ ít thôi.
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi.
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện.
Di sản muôn năm mãi sáng ngời
Ngày Hạnh Phúc đọc lại kinh Dịch và lời khuyên của Trạng Trình: “Căn bản học Dịch là phải biết tùy thời, hướng thiện và lạc quan. Tùy thời thì an nhàn, trái thời thì vất vả. Tùy thời mà vẫn giữ được trung chính.”
HOA ĐẤT THƯƠNG LỜI HIỀN Lời Thầy dặn
Hoàng Kim
Việc chính an nhàn cuộc dạo chơi
Con em và cháu vững tay rồi
Phúc hậu trọn đời vui việc thiện
Minh triết thung dung tới thảnh thơi.