Trang chủ NLU| KhoaNôngHọc| Mụclục Hoàng KimLong| Tình yêu cuộc sống | CNM365| Khát khao xanh | Dạy và học | Cây Lương thực | FoodCrops| HK1| HK2| HK3| HK4| HKWiki| Violet| FAOSTAT| ThốngkêVN | ThờitiếtVN|
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 9090
Toàn hệ thống 14421
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

 

Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc


TÌNH YÊU CUỘC SỐNG

THUNG DUNG
Nguyễn Bỉnh Khiêm, ...


DẠY VÀ HỌC
Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận


Khoa Nông Học  
Những nhà khoa học xanh,
http://foodcrops.vn


Norman Borlaug
Lời Thầy dặn

Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.


Thông tin Cây Lương thực
 Lúa, Ngô, Sắn, Khoai lang
Nông trại và Hệ thống Canh tác
http://foodcrops.vn
FOOD CROPS
CÂY LƯƠNG THỰC
  



Tình yêu cuộc sống
Thông tin chuyên đề chọn lọc

Science Daily

KHÁT KHAO XANH
HOÀNG KIM
CNM365

Luôn làm mới kiến thức của bạn !



Bút tích NB gửi HK và
Những tư liệu quý về 
GS.TS. Norman Borlaug

Lối vào Phong Nha

 


HOÀNG KIM
NGỌC PHƯƠNG NAM
CHÀO NGÀY MỚI

DẠY VÀ HỌC
CÂY LƯƠNG THỰC
FOOD CROPS



THƯ VIỆN NGHỀ LÚA
Thư viện Khoa học Xã hội





Cassava in Vietnam



A New Future for Cassava in Asia

On-line: Cassava in Asia
(Tải tài liệu PDF tại đây)


 

KimFaceBook
KimYouTube

KimLinkedIn

Songkhongtubien

KIMYOUTUBE. Video nhạc tuyển Sóng không từ biển (xem tiếp).



GỬI THƯ ĐIẾN TỬ VÀ
LIÊN KẾT TRỰC TUYẾN

hoangkimvietnam@gmail.com 
hoangkim@hcmuaf.edu.vn  
TS. Hoàng Kim

http://foodcrops.vn
http://vi.gravatar.com/hoangkimvn
http://en.gravatar.com/hoangkimvn

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  TS. Hoàng Kim


Hình ảnh này không có thuộc tính văn bản thay thế; tên tập tin là nui-duc-thuy-nguyen-trai.jpg

 

#CNM365 #CLTVN 7 THÁNG 9
Hoàng Kim và Hoàng Long
CNM365 Tình yêu cuộc sống#vietnamhoc; #cltvn; Nguyễn Trãi Dục Thúy Sơn; Nguyễn Trãi kiệt tác thơ văn; Nông lịch Tiết Bạch Lộ; 24 tiết khí lịch nhà nông;Thế giới trong mắt ai; Đến Thái Sơn nhớ Người; Tương lai trong tay ta; Năm tháng đó là em; Đùa vui cùng Thuận Nghĩa;Ngôi sao mai chân trời; Ngọc lục bảo Paulo Coelho; 500 năm nông nghiệp Brazil; Bảy định luật cuộc sống; Hoa Đất thương lời hiền; Minh triết Hồ Chí Minh; Chung sức trên đường xuân; Ngày 7 tháng 9 năm 1822 Ngày Độc lập tại Brasil; Bắt đầu tiết khí Bạch lộ (nắng nhạt). Ngày 7 tháng 9 năm 1442, Vụ án Lệ Chi Viên: Lê Thái Tông mất tại Trại Vải, Chí Linh, Hải Dương, sau đó Nguyễn Trãi và gia đình bị án tru di tam tộc vì tội thí quân (4 tháng 8 năm Nhâm Tuất). Ngày 7 tháng 9 năm 1812, Chiến tranh Pháp- Nga: Trận Borodino, giữa quân đội Pháp do Napoléon I chỉ huy và quân đội Nga dưới sự chỉ huy của tướng M. I. Kutuzov. Đây là trận chiến đẫm máu nhất trong các cuộc chiến tranh của Napoléon diễn ra gần Moskva. Bài chọn lọc ngày 7 tháng 9 #vietnamhoc; #cltvn; Nguyễn Trãi Dục Thúy Sơn; Nguyễn Trãi kiệt tác thơ văn; Nông lịch Tiết Bạch Lộ; 24 tiết khí lịch nhà nông;Thế giới trong mắt ai; Đến Thái Sơn nhớ Người; Tương lai trong tay ta; Năm tháng đó là em; Đùa vui cùng Thuận Nghĩa;Ngôi sao mai chân trời; Ngọc lục bảo Paulo Coelho; 500 năm nông nghiệp Brazil; Bảy định luật cuộc sống; Hoa Đất thương lời hiền; Minh triết Hồ Chí Minh; Chung sức trên đường xuân; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-7-thang-9/

NGUYỄN TRÃI DỤC THÚY SƠN
Hoàng Kim

Qua Non Nước Ninh Bình
Nhớ thơ hay Nguyễn Trãi
Người hiền in bóng núi
Sông Hoàng Long chảy hoài:

“Cửa biển có non tiên
Năm xưa thường lại qua
Hoa sen nổi trên nước
Cảnh tiên rơi cõi trần


Bóng tháp xanh trâm ngọc
Tóc mây biếc nước lồng
Nhớ hoài Trương Thiếu Bảo
Bia cổ hoa rêu phong”


Dục Thuý sơn
Nguyễn Trãi

Hải khẩu hữu tiên san,
Niên tiền lũ vãng hoàn.
Liên hoa phù thuỷ thượng,
Tiên cảnh truỵ nhân gian.


Tháp ảnh, trâm thanh ngọc,
Ba quang kính thuý hoàn.
Hữu hoài Trương Thiếu Bảo (*),
Bi khắc tiển hoa ban.

(*) Trương Hán Siêu “Phú sông Bạch Đằng” đã thuật lại cuộc chiến sông Bạch Đằng nơi voi chiến sa lầy rơi nước mắt và lời thề trên sông Hóa 1288 của Hưng Đạo Vương. Lời thơ hào hùng bi tráng: “Thuyền bè muôn đội, tinh kỳ phấp phới/ Hùng dũng sáu quân, giáo gươm sáng chói/ Trận đánh được thua chửa phân/ Chiến lũy bắc nam đối chọi/ Tất Liệt thế cường, Lưu Cung chước dối/ Những tưởng gieo roi một lần/ Quét sạch Nam bang bốn cõi/ Trời cũng chiều người/ Hung đồ hết lối!”

Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải viết: ‘Thái bình tu nổ lực/ Vạn cổ thử giang san”.

(**) Dục Thuý sơn 浴翠山 • Núi Dục Thuý nguyên văn chữ Hán (Nguồn: Thi Viện) Thơ » Việt Nam » Hậu Lê, Mạc, Trịnh-Nguyễn » Nguyễn Trãi » Ức Trai thi tập » Thơ làm sau khi thành công và làm quan ở triều

浴翠山

海口有仙山,
年前屢往還。
蓮花浮水上,
仙景墜塵間。
塔影針青玉,
波光鏡翠鬟。
有懷張少保,
碑刻蘚花斑。

 

Hình ảnh này không có thuộc tính văn bản thay thế; tên tập tin là cung-qua-mot-chuyen-do.jpg

 


(***) Lương Hữu Khánh danh nhân Việt làm bài thơ (Nho Tăng đồng chu) “Cùng qua một chuyến đò”, nghe nói tại bến đò nơi này
http://thovanhoangkim.blogspot.com/2014/10/luong-huu-khanh-danh-nhan-viet.html .

CÙNG QUA MỘT CHUYẾN ĐÒ
Lương Hữu Khánh


Một hòm kinh sử, níp kim cương.
Người, tớ cùng qua một chuyến dương.
Đám hội đàn chay người đủng đỉnh.
Sân Trình cửa Khổng tớ nghênh ngang.
Sao người chẳng nhớ lời Hàn Dũ.
Đây tớ còn căm chuyện Thủy Hoàng.
Một chốc lên bờ đà tiễn biệt.
Người thì lên Phật, tớ nên sang.

Đây là bài thơ “Nho Tăng đồng chu” rất nổi tiếng của Lương Hữu Khánh, hiện đã có nhiều bản dịch về bài thơ này nhưng dịch lý và ý tứ bản gốc thật sâu sắc, cần đọc lại và suy ngẫm (Linh Giang, ảnh HK chỉ dùng để minh họa). Lương Hữu Khánh Thượng thư Bộ Lễ thời Lê Trung hưng, con của Tả Thị lang Bộ Lại Bảng nhãn Lương Đắc Bằng, nhà dịch lý thông tuệ thầy học của Nguyễn Bỉnh Khiêm , người làng Lạch Triều, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Lương Hữu Khánh là học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm, được vợ chồng thầy học biệt đãi như con đẻ cho ở trong nhà. Ông đã yêu con gái lớn của Trạng Trình. Do cha của ông có những uẩn khúc với triều đình và đã qua đời, mẹ là thiếp làm nghề buôn bán sinh ông ở Thăng Long, đường khoa cử và lập gia đình của ông trắc trở. Nguyễn Bỉnh Khiêm đã tùy duyên mà gả con gái cho Phó Vệ uý Hầu tước Phạm Dao. Lương Hữu Khánh đã buồn rầu bỏ thi Đình của nhà Mạc để về Thanh Hóa khởi nghiệp trung hưng nhà Lê. Lương Hữu Khánh tính tình cương trực, thanh liêm, giản dị, an nhiên, nếp sống thanh cao, hào sảng, nối được chí hướng của cha, luôn gìn giữ truyền thống gia phong, tôn trọng đạo đức. Lương Hữu Khánh là nhân vật trọng yếu của triều đình nhà Lê. Ông đã cùng với chúa Trịnh Tùng, vị tiết chế tài năng, có tầm nhìn xa rộng và Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan, nhà quân sư tài danh và ngoại giao lỗi lạc, đã nối được chí hướng của thầy học Nguyễn Bỉnh Khiêm, lấy yêu dân và vận nước làm trọng, để nỗ lực tôn phù vua sáng, thay đổi được cục diện chiến tranh Lê-Mạc kéo dài.

Hoàng Kim

Nguyễn Trãi Dục Thúy Sơn https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nguyen-trai-duc-thuy-son, bài đã đăng trên Wikipedia tiếng Việt bản đầu tiên, mục từ Lương Hữu Khánh, sau này trang đã có nhiều chỉnh lý mở; xem tiếp bài liên quan Nguyễn Trãi kiệt tác thơ văn https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nguyen-trai-kiet-tac-tho-van/Tư liệu đền thờ Nguyễn Trãi ở làng Nhị Khê huyện Thường Tín https://www.facebook.com/watch/?v=1388956931535595

 

Hình ảnh này không có thuộc tính văn bản thay thế; tên tập tin là binhminhyentu.jpg

 

NGUYỄN TRÃI KIỆT TÁC THƠ VĂN
Hoàng Kim

Nguyễn Trãi đã có nhiều tôn vinh, nhưng như giáo sư Phan Huy Lê đã nhận xét trong bài “Nguyễn Trãi, 560 năm sau vụ án Lệ Chi Viên“: ”Cho đến nay, sử học còn mang một món nợ đối với lịch sử, đối với Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ là chưa khám phá và đưa ra ánh sáng những con người cùng với những âm mưu và hành động lợi dụng việc từ trần đột ngột của vua Lê Thái Tông ở Lệ Chi Viên để vu oan giá hoạ dựng nên vụ án kết liễu thảm khốc cuộc đời của một anh hùng vĩ đại, một nữ sĩ tài hoa, liên luỵ đến gia đình ba họ. Với tình trạng tư liệu quá ít ỏi lại bị chính sử che đậy một cách có dụng ý, thì quả thật khó hi vọng tìm ra đủ chứng cứ để phá vụ án bí hiểm này. Nhưng lịch sử cũng rất công bằng. Với thời gian và những công trình nghiên cứu của nhiều thế hệ các nhà sử học, nhà văn học, nhà tư tưởng, nhà văn hoá…, lịch sử càng ngày càng làm sáng rõ và nâng cao nhận thức về con người và sự nghiệp của Nguyễn Trãi, về những công lao, cống hiến, những giá trị đích thực của ông trong lịch sử cứu nước và dựng nước, lịch sử văn hoá của dân tộc”. Dẫu vậy, trong tất cả những tư liệu lịch sử để lại thì tư liệu sáng giá nhất, rõ rệt nhất, sâu sắc nhất để minh oan cho Người lại chính là Những kiệt tác thơ văn Nguyễn Trãi, “Họa phúc có nguồn đâu bổng chốc, Anh hùng để hận mãi nghìn năm” “Số khó lọt vành âu bởi mệnh. Văn chưa tàn lụi cũng do trời “. Bài thơ thần “Yên Tử “của Nguyễn Trãi “Non thiêng Yên Tử đỉnh kỳ phong. Trời mới ban mai đã rạng hồng. Vũ trụ mắt soi ngoài biển cả. Nói cười lồng lộng giữa không trung…” (thơ Nguyễn Trãi trên Yên Tử, hình ảnh và cẩn dịch Hoàng Kim). Những kiệt tác thơ văn Nguyễn Trãi lưu bài “Yên Tử” “Ngôn chí,” “Quan hải”, “Oan than” của Người kèm cảm nhận “Trời ban tối biết về đâu?” của Vũ Bình Lục.; xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nguyen-trai-kiet-tac-tho-van/ và đọc thêm tư liệu (H) Thứ trong mộ Nguyễn Trãi khiến người đời rợn người https://www.facebook.com/TinhHoa24Hours/videos/1388956931535595

Nguyễn Trãi là bậc anh hùng dân tộc, nhà chính trị kiệt xuất và danh nhân văn hóa lỗi lạc của dân tộc Việt, Nguyễn Trãi hiệu là Ức Trai, người làng Nhị Khê, huyện Thượng Phúc nay là huyện Thường Tín, Hà Nội, sinh năm 1380 , mất năm 1442,. cha là Nguyễn Phi Khanh, nguyên quán làng Chi Ngại , huyện Phương So8n (Chí Linh, Hải Dương) mẹ là Trần Thị Thái, con gái của Trần Nguyên Đán. Nguyễn Trãi thi đỗ Thái học sinh (tiến sĩ) năm 1400, cha con đều từng làm quan dưới triều Hồ. Sau khi Việt Nam bị rơi vào sự cai trị của nhà Minh, Nguyễn Trãi tham gia vào cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo. Ông trở thành mưu sĩ bày tính mưu kế về mọi mặt chính trị, quân sự, ngoại giao của nghĩa quân Lam Sơn. Ông là khai quốc công thần của nhà Hậu Lê, được ban quốc tính, năm 1428 viết Bình Ngô đại cáo thiên cổ hùng văn, năm 1433 ông đã viết văn bia Vĩnh Lăng nổi tiếng khi Lê Lợi mất,.Tuy nhiên, năm 1442, toàn thể gia đình Nguyễn Trãi bị tru di tam tộc trong vụ án Lệ Chi Viên. Năm 1464, vua Lê Thánh Tông xuống chiếu giải oan cho ông. Ức Trai tâm thượng quang Khuê tảo (Lòng Ức Trai sáng như sao Khuê).

Dưới đây là năm bài thơ trong Những kiệt tác thơ văn Nguyễn Trãi và cảm nhận “Trời ban tối biết về đâu?” của Vũ Bình Lục

 

Hình ảnh này không có thuộc tính văn bản thay thế; tên tập tin là 1f79b-yentu35.jpg

 

YÊN TỬ

Nguyên văn chữ Hán

題 安子山花煙寺

安山山上最高峰,
纔五更初日正紅。
宇宙眼窮滄海外,
笑談人在碧雲中。
擁門玉槊森千畝,
掛石珠流落半空。
仁廟當年遺跡在,
白毫光裏睹重瞳。

Ðề Yên Tử sơn Hoa Yên tự

Yên Sơn sơn thượng tối cao phong
Tài ngũ canh sơ nhật chính hồng
Vũ trụ nhãn cùng thương hải ngoại
Tiếu đàm nhân tại bích vân trung
Ủng môn ngọc sóc sâm thiên mẫu
Quải thạch châu lưu lạc bán không
Nhân miếu đương niên di tích tại
Bạch hào quang lý đổ trùng đồng.

YÊN TỬ

Đề chùa Hoa Yên, núi Yên Tử
Nguyễn Trãi

Non thiêng Yên Tử đỉnh kỳ phong
Trời mới ban mai đã rạng hồng
Vũ trụ mắt soi ngoài biển cả
Nói cười lồng lộng giữa không trung
Giáo trúc quanh chùa giăng nghìn mẫu
Cỏ cây chen đá rũ tầng không
Nhân Tông bảo tháp còn lưu dấu
Mắt sáng hào quang tỏa ánh đồng

(Bản dịch của Hoàng Kim)

Trên dải Yên Sơn đỉnh tuyệt vời
Đầu canh năm đã sáng trưng rồi
Mắt ngoài biển cả ôm trời đất
Người giữa mây xanh vẳng nói cười
Giáo ngọc quanh nhà giăng vạn khoảnh
D4i châu treo đá rũ lưng trời
Nhân Tông còn miếu thời nao đó
Thấy rõ đôi ngươi giữa ánh ngời (1)

(1) Tương truyền vua Trần Nhân Tông mắt có hai con ngươi
(Bản dịch của Khương Hữu Dụng)

Trên núi Yên Tử chòm cao nhất
Vừa mới canh năm đã sáng trời
Tầm mắt bao trùm nơi biển tận
Từng mây nghe thoảng tiếng ai cười
Rừng vươn giáo dựng tre nghìn mẫu
Đá rũ rèm buông nhũ nửa vời
Miếu cổ Nhân Tông hằng để dấu
Mắt còn trắng tỏa ánh đôi ngươi.

(Bản dịch của Lê Cao Phan)

Trên non Yên Tử chòm cao nhất,
Trời mới canh năm đã sáng tinh.
Vũ trụ mắt đưa ngoài biển cả,
Nói cười người ở giữa mây xanh.
Muôn hàng giáo ngọc tre gài cửa,
Bao dãi tua châu đá rủ mành.
Dấu cũ Nhân tôn còn vẫn đấy,
Trùng đồng thấy giữa áng quang minh.

(Bản dịch của nhóm Đào Duy Anh)
Nguồn: Nguyễn Trãi toàn tập, Đào Duy Anh,
NXB Khoa học xã hội, 1976

Trên non Yên Tử ngọn cao nhất
Chỉ mới canh năm sáng đỏ trời!
Ngoài vũ trụ xanh màu biển thẳm
Giữa mây biếc rộn tiếng người cười.
Cửa cài ngọc dựng, ken nghìn mẫu
Đá rũ châu rơi, rớt nửa vời!
Miếu cổ Nhân Tông di tích đó
Đôi mày sáng trắng rực hai ngươi!

(Bản dịch của Lâm Trung Phú)

NGÔN CHÍ

Am trúc, hiên mai ngày tháng qua
Thị phi nào đến chốn yên hà
Cơm ăn dù có dưa muối
Áo mặc nài chi gấm là
Nước dưỡng cho thanh, trì thưởng nguyệt
Đất cày ngõ ải luống ương hoa
Trong khi hứng động bề đêm tuyết
Ngâm được câu thần dững dưng ca

Tà dương bóng ngả thuở giang lâu
Thế giới đông nên ngọc một bầu
Tuyết sóc treo cây điểm phấn
Cõi đông giãi nguyệt in câu.
Khói chìm thuỷ quốc quyên phẳng
Nhạn triện hư không gió thâu
Thuyền mọn còn chèo chẳng khứng đỗ
Trời ban tối biết về đâu?

QUAN HẢI

Nguyên văn chữ Hán

樁木重重海浪前
沉江鐵鎖亦徒然
覆舟始信民猶水
恃險難憑命在天
禍福有媒非一日
英雄遺恨幾千年
乾坤今古無窮意
卻在滄浪遠樹烟

Thung mộc trùng trùng hải lãng tiền
Trầm giang thiết tỏa diệt đồ nhiên
Phúc chu thủy tín dân do thủy
Thị hiểm nan bằng mệnh tại thiên.
Họa phúc hữu môi phi nhất nhật
Anh hùng [3] di hận kỷ thiên niên.
Càn khôn kim cổ vô cùng ý,
Khước tại thương lang viễn thụ yên.

Dịch nghĩa : NGẮM BIỂN

Cọc gỗ lớp lớp trồng trước sóng biển
Xích sắt ngầm dưới sông cũng vậy thôi.
Thuyền bị lật mới tin rằng dân là như nước
Cậy đất hiểm cũng khó dựa, mệnh là ở trời.
Họa phúc có manh mối không phải một ngày
Anh hùng để mối hận mấy nghìn năm sau.
Lẽ của trời đất và xưa nay, thực là vô cùng
Vẫn là ở chỗ sắc nước bát ngát, cây khói xa vời

CỬA BIỂN

Lớp lớp cọc ngăn giữa sóng nhồi
Thêm ngầm dây sắt – uổng công thôi !
Lật thuyền, thấm thía dân như nước
Cậy hiểm, mong manh : mệnh ở trời
Hoạ phúc có nguồn, đâu bỗng chốc?
Anh hùng để hận, dễ gì nguôi?
Xưa nay trời đất vô cùng ý
Nơi sóng xanh cây khói tuyệt vời

(Bản dịch của HƯỞNG TRIỀU)

OAN THÁN

Nguyên văn chữ Hán

浮俗升沉五十年
故山泉石負情緣
虛名實禍殊堪笑
眾謗孤忠絕可憐
數有難逃知有命
大如未喪也關天
獄中牘背空遭辱
金闕何由達寸箋

Phù tục thăng trầm ngũ thập niên ;
Cố sơn tuyền thạch phụ tình duyên.
Hư danh thực họa thù kham tiếu ;
Chúng báng cô trung tuyệt khả liên.
Số hữu nan đào tri thị mệnh ;
Văn như vị táng dã quan thiên.
Ngục trung độc bối [1] không tao nhục ;
Kim khuyết hà do đạt thốn tiên ?

Dịch nghĩa THAN NỔI OAN

Nổi chìm trong phù tục đã năm chục năm,
Đành phụ tình duyên với khe và đá của núi cũ.
Danh hư mà họa thực, rất đáng buồn cười ;
Lắm kẻ ghét một mình trung, rất đáng thương hại.
Khó trốn được số mình, biết là vì mệnh ;
Tư văn như chưa bỏ, cũng bởi ở trời.
Trong ngục viết ở lưng tờ, khi không bị nhục ;
Cửa khuyết vàng làm thế nào mà đạt được tờ giấy lên ?

Dịch Thơ: THAN NỔI OAN:

Biển tục thăng trầm nữa cuộc đời
Non xưa suối đá phụ duyên rồi
Trung côi , ghét lắm, bao đau xót
Họa thực, danh hư , khéo tức cười
Số khó lọt vành âu bởi mệnh
Văn chưa tàn lụi cũng do trời
Trong lao độc bối cam mang nhục
Cửa khuyết làm sao tỏ khúc nhôi?

Bản dịch của Thạch Cam

Năm mươi năm thế tục bình bồng
Khe núi lòng cam bội ước chung
Cười nạn hư danh, trò thực họa
Thương phường báng bổ kẻ cô trung
Mạng đà định số, làm sao thoát
Trời chửa mất văn, vẫn được dùng
Lao ngục đau nhìn lưng mảnh giấy
Oan tình khó đạt tới hoàng cung.

Bản dịch của Lê Cao Phan

 

Hình ảnh này không có thuộc tính văn bản thay thế; tên tập tin là nguyen-trai-nhat-nguyet-hoi-roi-lai-minh.jpg

 

NGUYỄN TRÃI KIỆT TÁC THƠ VĂN
Hoàng Kim


Nguyễn Trãi đạị cáo Bình Ngô
Văn bia Vĩnh Lăng ghi rõ:

“Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác

Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần
bao đời xây nền độc lập
Cùng Hán, Đường,Tống, Nguyên
mỗi bên hùng cứ một phương
Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau
Song hào kiệt thời nào cũng có”

Càn khôn bĩ rồi lại thái
Nhật nguyệt hối rồi lại minh
Ngàn năm vết nhục nhã sạch làu
Muôn thuở nền thái bình vững chắc

Âu cũng nhờ trời đất tổ tông
linh thiêng đã lặng thầm phù trợ“

Ngày 9 tháng 3 năm 111 TCN
Thời Hán Vũ Đế Lưu Triệt .
Nam Việt bị nhập vào nhà Hán
Ngàn năm sau vết nhục sạch làu.

Nhật nguyệt hối rồi minh’
Trăng che trời đêm rồi sáng
Nguyễn Trãi ngàn năm linh cảm
Ngày 9 tháng 3 thật lạ lùng !

Triệu Đà tích xưa còn đó
Nam Việt nhập vào nhà Hán
Sử xưa Triệu Đinh Lý Trần
Đối Hàn Đường Tống Nguyên

Sách nay Đinh Lê Lý Trần
thay cho Triệu Đinh Lý Trần
Ngàn năm vết nhục sạch làu.
Chính sử còn, sự thật đâu ?

Soi gương kim cổ
Tích truyện xưa
Ghi lại đôi lời
Trăng che mặt trời
Nhật thực hôm nay.

Ngày 9 tháng 3 năm 1945 Nhật đảo chính Pháp
Ngày 9 tháng 3 năm 2016 Nhật thực Việt Nam
Ngày 9 tháng 3 lúc 10: 45 trăng che mặt trời
CNM365 ta chọn lại vài hình hay để ngắm …
Nguyễn Trãi kiệt tác thơ văn
Ức Trai ngàn năm linh cảm

TRỜI BAN TỐI, BIẾT VỀ ĐÂU?

Vũ Bình Lục

(Về bài thơ NGÔN CHÍ – SỐ13 của Nguyễn Trãi)

Tà dương bóng ngả thuở giang lâu
Thế giới đông nên ngọc một bầu
Tuyết sóc treo cây điểm phấn
Cõi đông giãi nguyệt in câu.
Khói chìm thuỷ quốc quyên phẳng
Nhạn triện hư không gió thâu
Thuyền mọn còn chèo chẳng khứng đỗ
Trời ban tối biết về đâu?

Nguyễn Trãi sống cách chúng ta khoảng sáu trăm năm. Riêng nói về thơ Nôm, dẫu thất lạc sau thảm hoạ tru di năm 1442, cũng còn được hơn 250 bài. Có thể nói, Nguyễn Trãi đã dựng lên một tượng đài sừng sững bằng thơ, mà trước hết là thơ viết bằng ngôn ngữ dân tộc-Thơ Nôm. Chùm thơ “Ngôn chí” có rất nhiều bài hay, đọc kỹ, nghiền ngẫm kỹ mới thấy cái hay, bởi chữ Nôm cách nay sáu trăm năm, rất nhiều từ nay không còn dùng nữa, hoặc rất ít dùng. Phải tra cứu một số từ, một số điển tích, mới dần sáng tỏ một hồn thơ lớn, lớn nhất, trong lịch sử thơ ca Việt Nam!

Đây là bài Ngôn chí số 13, do những người biên soạn sách Tuyển tập thơ văn Nguyễn Trãi sắp xếp.

Hai câu đầu: Tà dương bóng ngả thuở giang lâu
Thế giới đông nên ngọc một bầu

Hai câu thơ đơn thuần chỉ là tả cảnh, đặc tả một buổi chiều, mà gam màu chủ đạo là màu vàng thẫm rất quen mà huyễn hoặc. Bóng chiều tà đã ngả, đang quấn lấy một ngôi lầu ở bên sông, hay đang trùm lên ngôi lầu bên sông một màu vàng thẫm. Nhưng có điều cần lưu ý, đây là ngôi lầu giành cho đàn bà con gái thuộc tầng lớp quý tộc giàu sang, trong một không gian rộng lớn và yên tĩnh, rất yên tĩnh. Câu tiếp theo mới thật diễm lệ: Thế giới đông nên ngọc một bầu. Vậy thế giới đông là gì? Theo điển dẫn, đông chính là khí tốt, khí thiêng của thế giới, của vũ trụ đông đặc lại mà thành phong cảnh đẹp như ngọc. Thế đấy! Còn như Bầu, cũng theo điển sách Đạo gia, kể rằng Trương Thân thường treo một quả bầu rất lớn, hoá làm trời đất, ở trong cũng có mặt trời mặt trăng, đêm chui vào đó mà ngủ, gọi là trời bầu, hay bầu trời cũng vậy…Quả là một bức tranh được vẽ bằng ngôn ngữ, rất xưa, tinh khiết và tráng lệ, dường như đã đạt đến mức cổ điển!

Đấy là hai câu thất ngôn. Hai câu tiếp theo, lại là lục ngôn, vẫn tiếp tục tả cảnh:
Tuyết sóc treo cây điểm phấn
Cõi đông giải nguyệt in câu.

Tuyết sóc, nghĩa là tuyết ở phương bắc (sóc) chả biết gieo xuống từ bao giờ, mà còn giăng mắc trên những cành cây như những bông hoa trắng muốt, như điểm phấn cho cây, trang trí làm đẹp cho cây. Có người bảo nước ta làm gì có tuyết, chỉ là ước lệ cho đẹp văn chương mà thôi. Nhưng họ nhầm đấy! Các tỉnh phía Bắc nước ta như Lào Cai, Hà Giang và chắc là còn một số nơi khác nữa ngày nay vẫn có tuyết, nhiều nữa kia. Vậy thì sao thơ văn ngày xưa các cụ ta nói đến tuyết, con cháu lại hàm hồ bác bỏ? Cách đây mấy trăm năm, sao lại không thể không có tuyết mà các cụ phải đi mượn của người? Phía bắc là tuyết, là hoa tuyết điểm phấn cho cây, thì Cõi đông giải nguyệt in câu. Phương đông in một giải lụa trăng vàng óng. Thế là cả một không gian rực rỡ sắc màu. Màu trắng của tuyết hoa tương ánh cùng màu vàng của ánh nguyệt in bóng nước, của chiều tà vàng thẫm, tạo một bức tranh vừa rộng vừa sâu, gợi một khoảnh khắc giao thoa hỗn mang rất nhiều tâm trạng.

Hai câu tiếp theo, vẫn cấu trúc bằng lục ngôn:
Khói chìm thuỷ quốc quyên phẳng
Nhạn triện hư không gió thâu

Bây giờ là sương khói trong chiều muộn. Cúi xuống nhìn dòng nước, thấy khói chiều in xuống mặt nước trong veo phẳng lặng. Quyên, từ cổ là mặt nước trong, do đó quyên phẳng nghĩa là mặt nước trong phẳng lặng, như thể nhìn rõ khói chiều đang chìm dưới đáy nước. Rõ là nước lộn trời, vàng gieo đáy nước, “Long lanh đáy nước in trời / Thành xây khói biếc, non phơi bóng vàng”. Có lẽ Nguyễn Du mấy trăm năm sau đã tiếp thu tinh thần của câu thơ Nguyễn Trãi mà sáng tạo lại trong Truyện Kiều câu thơ trên, khi mà tiếng Việt đã đạt đến độ nhuần nhuyễn và trang nhã chăng? Còn trên trời thì đàn chim nhạn đang xếp hình chữ triện mà mỏi mệt bay về rừng tìm chốn ngủ. Và gió nhẹ, thổi rỗng cả trời…

Cảnh chỉ là điểm xuyết, mà gợi nên bức tranh đủ sắc màu, rất sống động, và tiếp đó, nó như thể đang chuyển động dần về phía đêm tối, về phía lụi tàn.

Hai câu cuối, tác giả viết:
Thuyền mọn còn chèo chẳng khứng đỗ
Trời ban tối ước về đâu?

Con thuyền nhỏ nhoi (Thuyền mọn) của Tiên sinh, hay con thuyền của một vị khách nào đó, vẫn còn đang mải miết chèo trên sông, như chẳng muốn dừng lại. Trong nhập nhoạng bóng tà, con thuyền mọn như càng nhỏ bé hơn, chưa muốn, hay chưa tìm được nơi đỗ lại mà nghỉ ngơi, hay bởi vì Trời ban tối, ước về đâu, biết về đâu? Câu bảy thất ngôn, dàn trải thêm, biểu hiện sự buông thả, lửng lơ, phân vân… Câu tám bỗng đột ngột thu lại lục ngôn, như một sự dồn nén tâm sự.

Có bao nhiêu phần trăm sự thực trong bức tranh chiều tà bên sông lộng lẫy mà buồn? Có lẽ cũng chẳng nên đặt vấn đề cân đong cụ thể, bởi thơ nhìn chung là sản phẩm sáng tạo của trí tưởng tượng, thực và ảo hoà trộn đan xen. Hai câu kết của bài thơ xem ra mới thật sự là tâm điểm của bài thơ. Phải chăng, con thuyền mọn kia, chính là hình ảnh Ức Trai Tiên sinh, như con thuyền nhỏ bé ấy, đang một mình đi tìm bến đỗ, mà chưa tìm thấy nơi đâu là bến là bờ? Từ cái ngôn chí này, có thể ước đoán Ức Trai viết bài thơ này vào thời điểm quân Minh đang đô hộ nước ta, Ức Trai đang bị giam lỏng ở thành Đông Quan, chưa tìm được minh chủ mà đem tài giúp nước? Cũng có thể đây là thời điểm Nguyễn Trãi bị thất sủng, về ở ẩn tại Côn Sơn, trong hoàn cảnh chính sự trong nước đang rất đen tối, nhất là ở nơi triều chính. Nguyễn Trãi từ tin tưởng, đến nghi ngờ và thất vọng trước thực tại đau lòng: Biết bao trung thần bị hãm hại, còn lũ gian thần hiểm ác nổi lên như ong, nhũng lọan cả triều đình. Làm sao mà không bi quan cho được khi mà Trời ban tối, biết về đâu?

 


 

Hình ảnh này không có thuộc tính văn bản thay thế; tên tập tin là nui-duc-thuy-nguyen-trai.jpg

 

#CNM365 #CLTVN 7 THÁNG 9
Hoàng Kim và Hoàng Long
CNM365 Tình yêu cuộc sống#vietnamhoc; #cltvn; Nguyễn Trãi Dục Thúy Sơn; Nguyễn Trãi kiệt tác thơ văn; Nông lịch Tiết Bạch Lộ; 24 tiết khí lịch nhà nông;Thế giới trong mắt ai; Đến Thái Sơn nhớ Người; Tương lai trong tay ta; Năm tháng đó là em; Đùa vui cùng Thuận Nghĩa;Ngôi sao mai chân trời; Ngọc lục bảo Paulo Coelho; 500 năm nông nghiệp Brazil; Bảy định luật cuộc sống; Hoa Đất thương lời hiền; Minh triết Hồ Chí Minh; Chung sức trên đường xuân; Ngày 7 tháng 9 năm 1822 Ngày Độc lập tại Brasil; Bắt đầu tiết khí Bạch lộ (nắng nhạt). Ngày 7 tháng 9 năm 1442, Vụ án Lệ Chi Viên: Lê Thái Tông mất tại Trại Vải, Chí Linh, Hải Dương, sau đó Nguyễn Trãi và gia đình bị án tru di tam tộc vì tội thí quân (4 tháng 8 năm Nhâm Tuất). Ngày 7 tháng 9 năm 1812, Chiến tranh Pháp- Nga: Trận Borodino, giữa quân đội Pháp do Napoléon I chỉ huy và quân đội Nga dưới sự chỉ huy của tướng M. I. Kutuzov. Đây là trận chiến đẫm máu nhất trong các cuộc chiến tranh của Napoléon diễn ra gần Moskva. Bài chọn lọc ngày 7 tháng 9 #vietnamhoc; #cltvn; Nguyễn Trãi Dục Thúy Sơn; Nguyễn Trãi kiệt tác thơ văn; Nông lịch Tiết Bạch Lộ; 24 tiết khí lịch nhà nông;Thế giới trong mắt ai; Đến Thái Sơn nhớ Người; Tương lai trong tay ta; Năm tháng đó là em; Đùa vui cùng Thuận Nghĩa;Ngôi sao mai chân trời; Ngọc lục bảo Paulo Coelho; 500 năm nông nghiệp Brazil; Bảy định luật cuộc sống; Hoa Đất thương lời hiền; Minh triết Hồ Chí Minh; Chung sức trên đường xuân; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/ http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-7-thang-9/

NGUYỄN TRÃI DỤC THÚY SƠN
Hoàng Kim

Qua Non Nước Ninh Bình
Nhớ thơ hay Nguyễn Trãi
Người hiền in bóng núi

Sông Hoàng Long chảy hoài

“Cửa biển có non tiên
Năm xưa thường lại qua
Hoa sen nổi trên nước
Cảnh tiên rơi cõi trần


Bóng tháp xanh trâm ngọc
Tóc mây biếc nước lồng
Nhớ hoài Trương Thiếu Bảo
Bia cổ hoa rêu phong”


Dục Thuý sơn
Nguyễn Trãi

Hải khẩu hữu tiên san,
Niên tiền lũ vãng hoàn.
Liên hoa phù thuỷ thượng,
Tiên cảnh truỵ nhân gian.


Tháp ảnh, trâm thanh ngọc,
Ba quang kính thuý hoàn.
Hữu hoài Trương Thiếu Bảo (*),
Bi khắc tiển hoa ban.

(*) Trương Hán Siêu “Phú sông Bạch Đằng” đã thuật lại cuộc chiến sông Bạch Đằng nơi voi chiến sa lầy rơi nước mắt và lời thề trên sông Hóa 1288 của Hưng Đạo Vương. Lời thơ hào hùng bi tráng: “Thuyền bè muôn đội, tinh kỳ phấp phới/ Hùng dũng sáu quân, giáo gươm sáng chói/ Trận đánh được thua chửa phân/ Chiến lũy bắc nam đối chọi/ Tất Liệt thế cường, Lưu Cung chước dối/ Những tưởng gieo roi một lần/ Quét sạch Nam bang bốn cõi/ Trời cũng chiều người/ Hung đồ hết lối!”

Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải viết: ‘Thái bình tu nổ lực/ Vạn cổ thử giang san”.

(**) Dục Thuý sơn 浴翠山 • Núi Dục Thuý nguyên văn chữ Hán (Nguồn: Thi Viện) Thơ » Việt Nam » Hậu Lê, Mạc, Trịnh-Nguyễn » Nguyễn Trãi » Ức Trai thi tập » Thơ làm sau khi thành công và làm quan ở triều

浴翠山

海口有仙山,
年前屢往還。
蓮花浮水上,
仙景墜塵間。
塔影針青玉,
波光鏡翠鬟。
有懷張少保,
碑刻蘚花斑。

 

Hình ảnh này không có thuộc tính văn bản thay thế; tên tập tin là cung-qua-mot-chuyen-do.jpg

 


(***) Lương Hữu Khánh danh nhân Việt làm bài thơ (Nho Tăng đồng chu) “Cùng qua một chuyến đò”, nghe nói tại bến đò nơi này
http://thovanhoangkim.blogspot.com/2014/10/luong-huu-khanh-danh-nhan-viet.html .

CÙNG QUA MỘT CHUYẾN ĐÒ
Lương Hữu Khánh


Một hòm kinh sử, níp kim cương.
Người, tớ cùng qua một chuyến dương.
Đám hội đàn chay người đủng đỉnh.
Sân Trình cửa Khổng tớ nghênh ngang.
Sao người chẳng nhớ lời Hàn Dũ.
Đây tớ còn căm chuyện Thủy Hoàng.
Một chốc lên bờ đà tiễn biệt.
Người thì lên Phật, tớ nên sang.

Đây là bài thơ “Nho Tăng đồng chu” rất nổi tiếng của Lương Hữu Khánh, hiện đã có nhiều bản dịch về bài thơ này nhưng dịch lý và ý tứ bản gốc thật sâu sắc, cần đọc lại và suy ngẫm (Linh Giang, ảnh HK chỉ dùng để minh họa). Lương Hữu Khánh Thượng thư Bộ Lễ thời Lê Trung hưng, con của Tả Thị lang Bộ Lại Bảng nhãn Lương Đắc Bằng, nhà dịch lý thông tuệ thầy học của Nguyễn Bỉnh Khiêm , người làng Lạch Triều, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Lương Hữu Khánh là học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm, được vợ chồng thầy học biệt đãi như con đẻ cho ở trong nhà. Ông đã yêu con gái lớn của Trạng Trình. Do cha của ông có những uẩn khúc với triều đình và đã qua đời, mẹ là thiếp làm nghề buôn bán sinh ông ở Thăng Long, đường khoa cử và lập gia đình của ông trắc trở. Nguyễn Bỉnh Khiêm đã tùy duyên mà gả con gái cho Phó Vệ uý Hầu tước Phạm Dao. Lương Hữu Khánh đã buồn rầu bỏ thi Đình của nhà Mạc để về Thanh Hóa khởi nghiệp trung hưng nhà Lê. Lương Hữu Khánh tính tình cương trực, thanh liêm, giản dị, an nhiên, nếp sống thanh cao, hào sảng, nối được chí hướng của cha, luôn gìn giữ truyền thống gia phong, tôn trọng đạo đức. Lương Hữu Khánh là nhân vật trọng yếu của triều đình nhà Lê. Ông đã cùng với chúa Trịnh Tùng, vị tiết chế tài năng, có tầm nhìn xa rộng và Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan, nhà quân sư tài danh và ngoại giao lỗi lạc, đã nối được chí hướng của thầy học Nguyễn Bỉnh Khiêm, lấy yêu dân và vận nước làm trọng, để nỗ lực tôn phù vua sáng, thay đổi được cục diện chiến tranh Lê-Mạc kéo dài.

Hoàng Kim
Nguyễn Trãi Dục Thúy Sơn https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nguyen-trai-duc-thuy-son, bài đã đăng trên Wikipedia tiếng Việt bản đầu tiên, mục từ Lương Hữu Khánh, sau này trang đã có nhiều chỉnh lý mở; xem tiếp bài liên quan Nguyễn Trãi kiệt tác thơ văn https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nguyen-trai-kiet-tac-tho-van/Tư liệu đền thờ Nguyễn Trãi ở làng Nhị Khê huyện Thường Tín https://www.facebook.com/watch/?v=1388956931535595

 

Hình ảnh này không có thuộc tính văn bản thay thế; tên tập tin là binhminhyentu.jpg

 

NGUYỄN TRÃI KIỆT TÁC THƠ VĂN
Hoàng Kim

Nguyễn Trãi đã có nhiều tôn vinh, nhưng như giáo sư Phan Huy Lê đã nhận xét trong bài “Nguyễn Trãi, 560 năm sau vụ án Lệ Chi Viên“: ”Cho đến nay, sử học còn mang một món nợ đối với lịch sử, đối với Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ là chưa khám phá và đưa ra ánh sáng những con người cùng với những âm mưu và hành động lợi dụng việc từ trần đột ngột của vua Lê Thái Tông ở Lệ Chi Viên để vu oan giá hoạ dựng nên vụ án kết liễu thảm khốc cuộc đời của một anh hùng vĩ đại, một nữ sĩ tài hoa, liên luỵ đến gia đình ba họ. Với tình trạng tư liệu quá ít ỏi lại bị chính sử che đậy một cách có dụng ý, thì quả thật khó hi vọng tìm ra đủ chứng cứ để phá vụ án bí hiểm này. Nhưng lịch sử cũng rất công bằng. Với thời gian và những công trình nghiên cứu của nhiều thế hệ các nhà sử học, nhà văn học, nhà tư tưởng, nhà văn hoá…, lịch sử càng ngày càng làm sáng rõ và nâng cao nhận thức về con người và sự nghiệp của Nguyễn Trãi, về những công lao, cống hiến, những giá trị đích thực của ông trong lịch sử cứu nước và dựng nước, lịch sử văn hoá của dân tộc”. Dẫu vậy, trong tất cả những tư liệu lịch sử để lại thì tư liệu sáng giá nhất, rõ rệt nhất, sâu sắc nhất để minh oan cho Người lại chính là Những kiệt tác thơ văn Nguyễn Trãi, “Họa phúc có nguồn đâu bổng chốc, Anh hùng để hận mãi nghìn năm” “Số khó lọt vành âu bởi mệnh. Văn chưa tàn lụi cũng do trời “. Bài thơ thần “Yên Tử “của Nguyễn Trãi “Non thiêng Yên Tử đỉnh kỳ phong. Trời mới ban mai đã rạng hồng. Vũ trụ mắt soi ngoài biển cả. Nói cười lồng lộng giữa không trung…” (thơ Nguyễn Trãi trên Yên Tử, hình ảnh và cẩn dịch Hoàng Kim). Những kiệt tác thơ văn Nguyễn Trãi lưu bài “Yên Tử” “Ngôn chí,” “Quan hải”, “Oan than” của Người kèm cảm nhận “Trời ban tối biết về đâu?” của Vũ Bình Lục.; xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nguyen-trai-kiet-tac-tho-van/ và đọc thêm tư liệu (H) Thứ trong mộ Nguyễn Trãi khiến người đời rợn người https://www.facebook.com/TinhHoa24Hours/videos/1388956931535595

Nguyễn Trãi là bậc anh hùng dân tộc, nhà chính trị kiệt xuất và danh nhân văn hóa lỗi lạc của dân tộc Việt, Nguyễn Trãi hiệu là Ức Trai, người làng Nhị Khê, huyện Thượng Phúc nay là huyện Thường Tín, Hà Nội, sinh năm 1380 , mất năm 1442,. cha là Nguyễn Phi Khanh, nguyên quán làng Chi Ngại , huyện Phương So8n (Chí Linh, Hải Dương) mẹ là Trần Thị Thái, con gái của Trần Nguyên Đán. Nguyễn Trãi thi đỗ Thái học sinh (tiến sĩ) năm 1400, cha con đều từng làm quan dưới triều Hồ. Sau khi Việt Nam bị rơi vào sự cai trị của nhà Minh, Nguyễn Trãi tham gia vào cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo. Ông trở thành mưu sĩ bày tính mưu kế về mọi mặt chính trị, quân sự, ngoại giao của nghĩa quân Lam Sơn. Ông là khai quốc công thần của nhà Hậu Lê, được ban quốc tính, năm 1428 viết Bình Ngô đại cáo thiên cổ hùng văn, năm 1433 ông đã viết văn bia Vĩnh Lăng nổi tiếng khi Lê Lợi mất,.Tuy nhiên, năm 1442, toàn thể gia đình Nguyễn Trãi bị tru di tam tộc trong vụ án Lệ Chi Viên. Năm 1464, vua Lê Thánh Tông xuống chiếu giải oan cho ông. Ức Trai tâm thượng quang Khuê tảo (Lòng Ức Trai sáng như sao Khuê).

Dưới đây là năm bài thơ trong Những kiệt tác thơ văn Nguyễn Trãi và cảm nhận “Trời ban tối biết về đâu?” của Vũ Bình Lục

 

Hình ảnh này không có thuộc tính văn bản thay thế; tên tập tin là 1f79b-yentu35.jpg

 

YÊN TỬ

Nguyên văn chữ Hán

題 安子山花煙寺

安山山上最高峰,
纔五更初日正紅。
宇宙眼窮滄海外,
笑談人在碧雲中。
擁門玉槊森千畝,
掛石珠流落半空。
仁廟當年遺跡在,
白毫光裏睹重瞳。

Ðề Yên Tử sơn Hoa Yên tự

Yên Sơn sơn thượng tối cao phong
Tài ngũ canh sơ nhật chính hồng
Vũ trụ nhãn cùng thương hải ngoại
Tiếu đàm nhân tại bích vân trung
Ủng môn ngọc sóc sâm thiên mẫu
Quải thạch châu lưu lạc bán không
Nhân miếu đương niên di tích tại
Bạch hào quang lý đổ trùng đồng.

YÊN TỬ

Đề chùa Hoa Yên, núi Yên Tử
Nguyễn Trãi

Non thiêng Yên Tử đỉnh kỳ phong
Trời mới ban mai đã rạng hồng
Vũ trụ mắt soi ngoài biển cả
Nói cười lồng lộng giữa không trung
Giáo trúc quanh chùa giăng nghìn mẫu
Cỏ cây chen đá rũ tầng không
Nhân Tông bảo tháp còn lưu dấu
Mắt sáng hào quang tỏa ánh đồng

(Bản dịch của Hoàng Kim)

Trên dải Yên Sơn đỉnh tuyệt vời
Đầu canh năm đã sáng trưng rồi
Mắt ngoài biển cả ôm trời đất
Người giữa mây xanh vẳng nói cười
Giáo ngọc quanh nhà giăng vạn khoảnh
D4i châu treo đá rũ lưng trời
Nhân Tông còn miếu thời nao đó
Thấy rõ đôi ngươi giữa ánh ngời (1)

(1) Tương truyền vua Trần Nhân Tông mắt có hai con ngươi
(Bản dịch của Khương Hữu Dụng)

Trên núi Yên Tử chòm cao nhất
Vừa mới canh năm đã sáng trời
Tầm mắt bao trùm nơi biển tận
Từng mây nghe thoảng tiếng ai cười
Rừng vươn giáo dựng tre nghìn mẫu
Đá rũ rèm buông nhũ nửa vời
Miếu cổ Nhân Tông hằng để dấu
Mắt còn trắng tỏa ánh đôi ngươi.

(Bản dịch của Lê Cao Phan)

Trên non Yên Tử chòm cao nhất,
Trời mới canh năm đã sáng tinh.
Vũ trụ mắt đưa ngoài biển cả,
Nói cười người ở giữa mây xanh.
Muôn hàng giáo ngọc tre gài cửa,
Bao dãi tua châu đá rủ mành.
Dấu cũ Nhân tôn còn vẫn đấy,
Trùng đồng thấy giữa áng quang minh.

(Bản dịch của nhóm Đào Duy Anh)
Nguồn: Nguyễn Trãi toàn tập, Đào Duy Anh,
NXB Khoa học xã hội, 1976

Trên non Yên Tử ngọn cao nhất
Chỉ mới canh năm sáng đỏ trời!
Ngoài vũ trụ xanh màu biển thẳm
Giữa mây biếc rộn tiếng người cười.
Cửa cài ngọc dựng, ken nghìn mẫu
Đá rũ châu rơi, rớt nửa vời!
Miếu cổ Nhân Tông di tích đó
Đôi mày sáng trắng rực hai ngươi!

(Bản dịch của Lâm Trung Phú)

NGÔN CHÍ

Am trúc, hiên mai ngày tháng qua
Thị phi nào đến chốn yên hà
Cơm ăn dù có dưa muối
Áo mặc nài chi gấm là
Nước dưỡng cho thanh, trì thưởng nguyệt
Đất cày ngõ ải luống ương hoa
Trong khi hứng động bề đêm tuyết
Ngâm được câu thần dững dưng ca

Tà dương bóng ngả thuở giang lâu
Thế giới đông nên ngọc một bầu
Tuyết sóc treo cây điểm phấn
Cõi đông giãi nguyệt in câu.
Khói chìm thuỷ quốc quyên phẳng
Nhạn triện hư không gió thâu
Thuyền mọn còn chèo chẳng khứng đỗ
Trời ban tối biết về đâu?

QUAN HẢI

Nguyên văn chữ Hán

樁木重重海浪前
沉江鐵鎖亦徒然
覆舟始信民猶水
恃險難憑命在天
禍福有媒非一日
英雄遺恨幾千年
乾坤今古無窮意
卻在滄浪遠樹烟

Thung mộc trùng trùng hải lãng tiền
Trầm giang thiết tỏa diệt đồ nhiên
Phúc chu thủy tín dân do thủy
Thị hiểm nan bằng mệnh tại thiên.
Họa phúc hữu môi phi nhất nhật
Anh hùng [3] di hận kỷ thiên niên.
Càn khôn kim cổ vô cùng ý,
Khước tại thương lang viễn thụ yên.

Dịch nghĩa : NGẮM BIỂN

Cọc gỗ lớp lớp trồng trước sóng biển
Xích sắt ngầm dưới sông cũng vậy thôi.
Thuyền bị lật mới tin rằng dân là như nước
Cậy đất hiểm cũng khó dựa, mệnh là ở trời.
Họa phúc có manh mối không phải một ngày
Anh hùng để mối hận mấy nghìn năm sau.
Lẽ của trời đất và xưa nay, thực là vô cùng
Vẫn là ở chỗ sắc nước bát ngát, cây khói xa vời

CỬA BIỂN

Lớp lớp cọc ngăn giữa sóng nhồi
Thêm ngầm dây sắt – uổng công thôi !
Lật thuyền, thấm thía dân như nước
Cậy hiểm, mong manh : mệnh ở trời
Hoạ phúc có nguồn, đâu bỗng chốc?
Anh hùng để hận, dễ gì nguôi?
Xưa nay trời đất vô cùng ý
Nơi sóng xanh cây khói tuyệt vời

(Bản dịch của HƯỞNG TRIỀU)

OAN THÁN

Nguyên văn chữ Hán

浮俗升沉五十年
故山泉石負情緣
虛名實禍殊堪笑
眾謗孤忠絕可憐
數有難逃知有命
大如未喪也關天
獄中牘背空遭辱
金闕何由達寸箋

Phù tục thăng trầm ngũ thập niên ;
Cố sơn tuyền thạch phụ tình duyên.
Hư danh thực họa thù kham tiếu ;
Chúng báng cô trung tuyệt khả liên.
Số hữu nan đào tri thị mệnh ;
Văn như vị táng dã quan thiên.
Ngục trung độc bối [1] không tao nhục ;
Kim khuyết hà do đạt thốn tiên ?

Dịch nghĩa THAN NỔI OAN

Nổi chìm trong phù tục đã năm chục năm,
Đành phụ tình duyên với khe và đá của núi cũ.
Danh hư mà họa thực, rất đáng buồn cười ;
Lắm kẻ ghét một mình trung, rất đáng thương hại.
Khó trốn được số mình, biết là vì mệnh ;
Tư văn như chưa bỏ, cũng bởi ở trời.
Trong ngục viết ở lưng tờ, khi không bị nhục ;
Cửa khuyết vàng làm thế nào mà đạt được tờ giấy lên ?

Dịch Thơ: THAN NỔI OAN:

Biển tục thăng trầm nữa cuộc đời
Non xưa suối đá phụ duyên rồi
Trung côi , ghét lắm, bao đau xót
Họa thực, danh hư , khéo tức cười
Số khó lọt vành âu bởi mệnh
Văn chưa tàn lụi cũng do trời
Trong lao độc bối cam mang nhục
Cửa khuyết làm sao tỏ khúc nhôi?

Bản dịch của Thạch Cam

Năm mươi năm thế tục bình bồng
Khe núi lòng cam bội ước chung
Cười nạn hư danh, trò thực họa
Thương phường báng bổ kẻ cô trung
Mạng đà định số, làm sao thoát
Trời chửa mất văn, vẫn được dùng
Lao ngục đau nhìn lưng mảnh giấy
Oan tình khó đạt tới hoàng cung.

Bản dịch của Lê Cao Phan

 

Hình ảnh này không có thuộc tính văn bản thay thế; tên tập tin là nguyen-trai-nhat-nguyet-hoi-roi-lai-minh.jpg

 

NGUYỄN TRÃI KIỆT TÁC THƠ VĂN
Hoàng Kim


Nguyễn Trãi đạị cáo Bình Ngô
Văn bia Vĩnh Lăng ghi rõ:

“Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác

Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần
bao đời xây nền độc lập
Cùng Hán, Đường,Tống, Nguyên
mỗi bên hùng cứ một phương
Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau
Song hào kiệt thời nào cũng có”

Càn khôn bĩ rồi lại thái
Nhật nguyệt hối rồi lại minh
Ngàn năm vết nhục nhã sạch làu
Muôn thuở nền thái bình vững chắc

Âu cũng nhờ trời đất tổ tông
linh thiêng đã lặng thầm phù trợ“

Ngày 9 tháng 3 năm 111 TCN
Thời Hán Vũ Đế Lưu Triệt .
Nam Việt bị nhập vào nhà Hán
Ngàn năm sau vết nhục sạch làu.

Nhật nguyệt hối rồi minh’
Trăng che trời đêm rồi sáng
Nguyễn Trãi ngàn năm linh cảm
Ngày 9 tháng 3 thật lạ lùng !

Triệu Đà tích xưa còn đó
Nam Việt nhập vào nhà Hán
Sử xưa Triệu Đinh Lý Trần
Đối Hàn Đường Tống Nguyên

Sách nay Đinh Lê Lý Trần
thay cho Triệu Đinh Lý Trần
Ngàn năm vết nhục sạch làu.
Chính sử còn, sự thật đâu ?

Soi gương kim cổ
Tích truyện xưa
Ghi lại đôi lời
Trăng che mặt trời
Nhật thực hôm nay.

Ngày 9 tháng 3 năm 1945 Nhật đảo chính Pháp
Ngày 9 tháng 3 năm 2016 Nhật thực Việt Nam
Ngày 9 tháng 3 lúc 10: 45 trăng che mặt trời
CNM365 ta chọn lại vài hình hay để ngắm …
Nguyễn Trãi kiệt tác thơ văn
Ức Trai ngàn năm linh cảm

TRỜI BAN TỐI, BIẾT VỀ ĐÂU?

Vũ Bình Lục

(Về bài thơ NGÔN CHÍ – SỐ13 của Nguyễn Trãi)

Tà dương bóng ngả thuở giang lâu
Thế giới đông nên ngọc một bầu
Tuyết sóc treo cây điểm phấn
Cõi đông giãi nguyệt in câu.
Khói chìm thuỷ quốc quyên phẳng
Nhạn triện hư không gió thâu
Thuyền mọn còn chèo chẳng khứng đỗ
Trời ban tối biết về đâu?

Nguyễn Trãi sống cách chúng ta khoảng sáu trăm năm. Riêng nói về thơ Nôm, dẫu thất lạc sau thảm hoạ tru di năm 1442, cũng còn được hơn 250 bài. Có thể nói, Nguyễn Trãi đã dựng lên một tượng đài sừng sững bằng thơ, mà trước hết là thơ viết bằng ngôn ngữ dân tộc-Thơ Nôm. Chùm thơ “Ngôn chí” có rất nhiều bài hay, đọc kỹ, nghiền ngẫm kỹ mới thấy cái hay, bởi chữ Nôm cách nay sáu trăm năm, rất nhiều từ nay không còn dùng nữa, hoặc rất ít dùng. Phải tra cứu một số từ, một số điển tích, mới dần sáng tỏ một hồn thơ lớn, lớn nhất, trong lịch sử thơ ca Việt Nam!

Đây là bài Ngôn chí số 13, do những người biên soạn sách Tuyển tập thơ văn Nguyễn Trãi sắp xếp.

Hai câu đầu: Tà dương bóng ngả thuở giang lâu
Thế giới đông nên ngọc một bầu

Hai câu thơ đơn thuần chỉ là tả cảnh, đặc tả một buổi chiều, mà gam màu chủ đạo là màu vàng thẫm rất quen mà huyễn hoặc. Bóng chiều tà đã ngả, đang quấn lấy một ngôi lầu ở bên sông, hay đang trùm lên ngôi lầu bên sông một màu vàng thẫm. Nhưng có điều cần lưu ý, đây là ngôi lầu giành cho đàn bà con gái thuộc tầng lớp quý tộc giàu sang, trong một không gian rộng lớn và yên tĩnh, rất yên tĩnh. Câu tiếp theo mới thật diễm lệ: Thế giới đông nên ngọc một bầu. Vậy thế giới đông là gì? Theo điển dẫn, đông chính là khí tốt, khí thiêng của thế giới, của vũ trụ đông đặc lại mà thành phong cảnh đẹp như ngọc. Thế đấy! Còn như Bầu, cũng theo điển sách Đạo gia, kể rằng Trương Thân thường treo một quả bầu rất lớn, hoá làm trời đất, ở trong cũng có mặt trời mặt trăng, đêm chui vào đó mà ngủ, gọi là trời bầu, hay bầu trời cũng vậy…Quả là một bức tranh được vẽ bằng ngôn ngữ, rất xưa, tinh khiết và tráng lệ, dường như đã đạt đến mức cổ điển!

Đấy là hai câu thất ngôn. Hai câu tiếp theo, lại là lục ngôn, vẫn tiếp tục tả cảnh:
Tuyết sóc treo cây điểm phấn
Cõi đông giải nguyệt in câu.

Tuyết sóc, nghĩa là tuyết ở phương bắc (sóc) chả biết gieo xuống từ bao giờ, mà còn giăng mắc trên những cành cây như những bông hoa trắng muốt, như điểm phấn cho cây, trang trí làm đẹp cho cây. Có người bảo nước ta làm gì có tuyết, chỉ là ước lệ cho đẹp văn chương mà thôi. Nhưng họ nhầm đấy! Các tỉnh phía Bắc nước ta như Lào Cai, Hà Giang và chắc là còn một số nơi khác nữa ngày nay vẫn có tuyết, nhiều nữa kia. Vậy thì sao thơ văn ngày xưa các cụ ta nói đến tuyết, con cháu lại hàm hồ bác bỏ? Cách đây mấy trăm năm, sao lại không thể không có tuyết mà các cụ phải đi mượn của người? Phía bắc là tuyết, là hoa tuyết điểm phấn cho cây, thì Cõi đông giải nguyệt in câu. Phương đông in một giải lụa trăng vàng óng. Thế là cả một không gian rực rỡ sắc màu. Màu trắng của tuyết hoa tương ánh cùng màu vàng của ánh nguyệt in bóng nước, của chiều tà vàng thẫm, tạo một bức tranh vừa rộng vừa sâu, gợi một khoảnh khắc giao thoa hỗn mang rất nhiều tâm trạng.

Hai câu tiếp theo, vẫn cấu trúc bằng lục ngôn:
Khói chìm thuỷ quốc quyên phẳng
Nhạn triện hư không gió thâu

Bây giờ là sương khói trong chiều muộn. Cúi xuống nhìn dòng nước, thấy khói chiều in xuống mặt nước trong veo phẳng lặng. Quyên, từ cổ là mặt nước trong, do đó quyên phẳng nghĩa là mặt nước trong phẳng lặng, như thể nhìn rõ khói chiều đang chìm dưới đáy nước. Rõ là nước lộn trời, vàng gieo đáy nước, “Long lanh đáy nước in trời / Thành xây khói biếc, non phơi bóng vàng”. Có lẽ Nguyễn Du mấy trăm năm sau đã tiếp thu tinh thần của câu thơ Nguyễn Trãi mà sáng tạo lại trong Truyện Kiều câu thơ trên, khi mà tiếng Việt đã đạt đến độ nhuần nhuyễn và trang nhã chăng? Còn trên trời thì đàn chim nhạn đang xếp hình chữ triện mà mỏi mệt bay về rừng tìm chốn ngủ. Và gió nhẹ, thổi rỗng cả trời…

Cảnh chỉ là điểm xuyết, mà gợi nên bức tranh đủ sắc màu, rất sống động, và tiếp đó, nó như thể đang chuyển động dần về phía đêm tối, về phía lụi tàn.

Hai câu cuối, tác giả viết:
Thuyền mọn còn chèo chẳng khứng đỗ
Trời ban tối ước về đâu?

Con thuyền nhỏ nhoi (Thuyền mọn) của Tiên sinh, hay con thuyền của một vị khách nào đó, vẫn còn đang mải miết chèo trên sông, như chẳng muốn dừng lại. Trong nhập nhoạng bóng tà, con thuyền mọn như càng nhỏ bé hơn, chưa muốn, hay chưa tìm được nơi đỗ lại mà nghỉ ngơi, hay bởi vì Trời ban tối, ước về đâu, biết về đâu? Câu bảy thất ngôn, dàn trải thêm, biểu hiện sự buông thả, lửng lơ, phân vân… Câu tám bỗng đột ngột thu lại lục ngôn, như một sự dồn nén tâm sự.

Có bao nhiêu phần trăm sự thực trong bức tranh chiều tà bên sông lộng lẫy mà buồn? Có lẽ cũng chẳng nên đặt vấn đề cân đong cụ thể, bởi thơ nhìn chung là sản phẩm sáng tạo của trí tưởng tượng, thực và ảo hoà trộn đan xen. Hai câu kết của bài thơ xem ra mới thật sự là tâm điểm của bài thơ. Phải chăng, con thuyền mọn kia, chính là hình ảnh Ức Trai Tiên sinh, như con thuyền nhỏ bé ấy, đang một mình đi tìm bến đỗ, mà chưa tìm thấy nơi đâu là bến là bờ? Từ cái ngôn chí này, có thể ước đoán Ức Trai viết bài thơ này vào thời điểm quân Minh đang đô hộ nước ta, Ức Trai đang bị giam lỏng ở thành Đông Quan, chưa tìm được minh chủ mà đem tài giúp nước? Cũng có thể đây là thời điểm Nguyễn Trãi bị thất sủng, về ở ẩn tại Côn Sơn, trong hoàn cảnh chính sự trong nước đang rất đen tối, nhất là ở nơi triều chính. Nguyễn Trãi từ tin tưởng, đến nghi ngờ và thất vọng trước thực tại đau lòng: Biết bao trung thần bị hãm hại, còn lũ gian thần hiểm ác nổi lên như ong, nhũng lọan cả triều đình. Làm sao mà không bi quan cho được khi mà Trời ban tối, biết về đâu?

 

Paulo Coelho

 

NGỌC LỤC BẢO PAULO COELHO
Hoàng Kim

Ngày xưa có một người thợ đá thử 999.999 viên đá, đến viên đá cuối cùng đã tìm được một viên ngọc lục bảo quý giá vô ngần. Paulo Coelho là ngọc lục bảo của đất nước Brazil. Tác phẩm của ông “O Alquimista” là kiệt tác của tâm hồn. Tiểu thuyết này được dịch ra 56 thứ tiếng, bán chạy chỉ sau kinh Thánh, đến năm 2008 đã bán được hơn 65 triệu bản trên toàn thế giới. Cuốn sách với tựa đề tiếng Anh là “The Alchemist” do Alan R. Clarke chuyển ngữ, và bản tiếng Việt có tựa đề là “Nhà giả kim” do Lê Chu Cầu dịch, Công ty Văn hóa Truyền thông Nhã Nam và Nhà Xuất bản Văn hóa in và phát hành.  Điều gì đã làm cho nhà văn Brazil này được đọc nhiều nhất thế giới như vậy?

Bạn vào Google+ có thể nhanh chóng tìm thấy trang Paulo Coelho với ghi chú: Làm việc tại escritor; Đã theo học Santo Inacio, Rio de Janeiro; Hiện sống tại Genebra, Confederação Suíça; 2.125.931 người theo dõi và 89.976.943 lượt xem. Bạn cũng vào trang FaceBook và thấy Paulo Coelho với trên 27,897,938 người thích.

Paulo Coelho
sinh ngày 24 tháng 8 năm 1947 là tiểu thuyết gia nổi tiếng người
Brasil. Ông sinh tại Rio de Janeiro, bố ông là kỹ sư Pedro Queima de Coelho de Souza (đã mất năm 2011) mẹ là Lygia Coelho. Paulo Coelho có một em gái tên là Sonia Coelho. Ông vào học trường luật ở Rio de Janeiro, nhưng đã bỏ học năm 1970 để du lịch qua Mexico, Peru, Bolivia, Chile, châu Âu và Bắc Phi. Sau đó, ông trở về Brasil viết tiểu thuyết và cộng tác với một số nhạc sĩ như Raul Seixas soạn lời cho nhạc pop và nhạc dân tộc Brasil. Ông kết hôn với Christina Oiticica, sinh ngày 23 tháng 11 năm 1951 là một họa sĩ sinh ra và lớn lên tại thành phố Rio de Janeiro, Brasil, sau này trở thành một danh họa của trường phái sơn dầu nghệ thuật đất và sinh thái. Bà có phòng tranh riêng tại hơn sáu mươi phòng trưng bày trong hai mươi quốc gia. Vợ chồng của Paulo Coelho và Christina hiện định cư tại Rio de Janeiro  của Brasil, vừa có nhà riêng tại Tarbes ở Pháp.

Paulo Coelho sống khỏe bằng nghề viết văn. Ông là tác giả viết sách  tiếng Bồ Đào Nha bán chạy nhất mọi thời đại. Những sách của ông bán chạy nhất tại  Brasil, Anh, Hoa Kỳ, Pháp, Đức, Canada, Ý, Israel, Hy Lạp. … Sách của ông đã được dịch ra 56 thứ tiếng và bán ra hơn 86 triệu bản của trên 150 nước. Ông đã nhận được nhiều giải thưởng của các nước và tổ chức quốc tế, trong đó có nhiều giải thưởng rất danh tiếng.

 

TheAlchemist

 

O Alquimista là kiệt tác của tâm hồn, với tựa đề tiếng Anh là “The Alchemist” do Alan R. Clarke dịch, có lẽ là tiểu thuyết danh giá và thành công nhất của Paulo Coelho. Sách đến năm 2008 đã bán được hơn 65 triệu bản trên thế giới và được dịch ra 56 thứ tiếng, trong đó có bản có tiếng Việt với tựa đề là Nhà giả kim. Tác phẩm này được dựng thành phim do Lawrence Fishburne sản xuất, vì diễn viên này rất hâm mộ Paulo Coelho. Trong danh sách những người mến mộ tác phẩm khắp thế giới có cả cựu tổng thống Mỹ Bill Clinton.

Điều gì đã làm cho tác phẩm này được nhiều người yêu mến đến vậy?

Tôi có ba điều tâm đắc nói về tác phẩm.

Thứ nhất. O Alquimista là kiệt tác của tâm hồn, mang thông điệp nhân văn “Hãy sống trọn vẹn ước mơ của mình!” tiếng nói yêu thương con người và khai mở tâm linh vũ trụ. Trước đây Goethe với sử thi Faust, Nỗi đau của chàng Werther đã nói lên những khát vọng ước mơ vươn tới của con người. Paulo Coelho qua câu chuyện sử thi về một cậu bé chăn cừu chí thiện và khát khao đi đến tận cùng của ước mơ. Cậu thích chăn cừu để được đi đó đây, vui thú với thiên nhiên và lao động hồn hậu, nghị lực, cẩn trọng, trí tuệ và cố gắng không ngừng.

Thứ hai. Văn của Paulo Coelho giản dị, trong sáng, minh triết, sáng sủa lạ lùng, rất giàu chất thơ và nhạc. Bản gốc O Alquimista tiếng Brazil theo lời của những người bạn của tôi ở EMBRAPA họ rất tự hào giới thiệu và ngưỡng mộ là Paulo Coelho viết văn Brazil rất hay. Về bản tiếng Anh cũng vậy được rất nhiều người thích. Bản tiếng Việt do Lê Chu Cầu dịch Công ty Văn hóa Truyền thông Nhã Nam và Nhà Xuất bản Văn hóa in và phát hành tôi say mê đọc thật thích thú. Văn chương đích thực của Paulo Coelho đã vượt qua được rào cản ngôn ngữ. Điều đó rõ ràng là chất lượng ngôn ngữ hàng đầu.

Thứ ba. Paulo Coelho thấu hiểu và hoạt dụng những bí nhiệm của cuộc Đại Hóa. Đoạn trích kinh Thánh Tân Ước, Lukas 10: 38-42, ở đầu sách; Phần “Vào truyện” nói về sự tích hoa Thủy tiên ở đầu sách và phần Phụ lục kể câu chuyện về Thánh nữ và Chúa Hài Đồng ở cuối sách đã chứng tỏ sự huyền diệu của kiệt tác. Paulo Coelho thật khéo kể chuyện. Lối dẫn truyện của ông hay ám ảnh.

Thật may mắn tuyệt vời được gặp kiệt tác tâm hồn, làm lòng ta sâu lắng và tỉnh lặng hơn.

Vui đi dưới mặt trời

Hãy lên đường đi em
Ban mai vừa mới rạng
Vui đi dưới mặt trời
Một niềm tin thắp lửa

Ta như ong làm mật
Cuộc đời đầy hương hoa
Thời an nhiên vẫy gọi
Vui đời khỏe cho ta.

 

 

500 NĂM NÔNG NGHIỆP BRAZIL
Hoàng Kim
.

Tôi kể về một thoáng Brazil đất nước con người và  500 năm nông nghiệp Brazil. Các chính khách chuyên gia hàng đầu Brazil đã soi lại 500 năm nông nghiệp Brazil trong sự hòa quyện với lịch sử đất nước và thương mại. Họ đã lần tìm trong những biến động của lịch sử vùng đất với các yếu tố nguồn lực căn bản Đất đai và Thức ăn (Land and Food) để bảo tồn và phát triển.

Vùng đất mới Rio của Brazil lần đầu tiên được khám phá vào ngày 1 tháng 1 năm 1502 do một đoàn thám hiểm Bồ Đào Nha. Họ trở thành những người châu Âu đầu tiên tìm đến nơi này, hệt như cậu bé chăn cừu tìm thấy ốc đảo sa mạc trong hành trình tìm kho báu ở Kim Tự Tháp mà Paulo Coelho đã kể trong “O Alquimista” là kiệt tác của tâm hồn mà tôi đã viết ở Ngọc lục bảo Paulo Coelho. Thành phố Rio de Janeiro là thành phố đẹp giữa núi và biển, di sản thế giới được công nhận bởi UNESCO, một trong bảy kỳ quan thế giới mới.
Science that transforms your life

Embrapa là tập đoàn nghiên cứu và phát triển nông nghiệp Brazil lâu năm và khá hoàn hảo để đảm bảo các giải pháp khoa học và biến đổi phát triển bền vững. Trang web của chính họ là www.embrapa.br. Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam hiện nay có đúc kết kinh nghiệm của Embrapa khi tái cấu trúc theo sự tư vấn của các chuyên giao FAO và UNDP. Trong những bài học lớn của đất nước này có Đất và Thức ăn, 500 năm nông nghiệp Brazil (Land and Food 500 years of Agriculture in Brazil).

 

 

Brazil đất nước và con người

Brazil khái lược bốn yếu tố chính: Đất nước (đất đai và thức ăn); Con người (tộc người, ngôn ngữ, văn hóa); Môi trường sống (khí hậu, danh thắng, vấn đề chung); Chế độ và  Kinh tế hiện trạng.

Nước Cộng hòa Liên bang Brasil gọi tắt Brasil  là quốc gia lớn nhất Nam Mỹ, với tổng diện tích 8.516.000 km², dân số 200,4 triệu người (năm 2013), lớn thứ năm trên thế giới về diện tích và dân số. Brazil là vùng nói tiếng Bồ Đào Nha duy nhất ở châu Mỹ và lớn nhất trên thế giới. Thủ đô của Brazil tại Brasilia, đơn vị tiền tệ là Real Brazil. Tổng thống đương nhiệm là bà Dilma Vana Rousseff sinh ngày 14 tháng 12, 1947. Bà là nhà kinh tế, chính khách lỗi lạc thuộc Đảng Công nhân, đắc cử chức tổng thống Brasil từ năm 2010 và là người phụ nữ đầu tiên thắng cử tổng thống Brasil. Vị trí Brazil trong chỉ mục xếp hạng quốc tế:

  • Xếp thứ 5 trên thế giới về dân số (Xem Danh sách các nước theo số dân).
  • Xếp thứ 5 trên thế giới về diện tích (Xem Danh sách các nước theo diện tích).
  • Xếp thứ 70/177 quốc gia về chỉ số phát triển con người (Xem Danh sách các quốc gia theo thứ tự về Chỉ số phát triển con người).
  • Xếp thứ 10 thế giới về GDP (theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF).
  • Xếp thứ 111/157 quốc gia về mức độ tự do kinh tế.
  • Xếp thứ 70/163 quốc gia về Chỉ số nhận thức tham nhũng.

 

VietnamBrazil

 

Brazil ở cách Việt Nam một biển rộng Thái Bình Dương và có nhiều tương đồng so với Trung Quốc. Việt Nam soi vào Trung Quốc quá khứ và soi vào Brazil hiện tại sẽ chứng ngộ nhiều điều sâu sắc của sự bảo tồn và phát triển. Brazil là một trong bốn nước nền kinh tế mới nổi BRIC (Brazil, Russia, India, China) đang ở giai đoạn phát triển kinh tế và quy mô tương đồng. Brazil có khí hậu trải dài trên năm dạng khí hậu khác nhau: xích đạo, nhiệt đới, nhiệt đới khô, núi cao và cận nhiệt đới. Hơn một nửa nước Brazil có điều kiện sinh thái tương đồng và gần giống khí hậu thủy thổ của Việt Nam.

 

 

Brazil là một nước cộng hòa liên bang được hình thành bởi liên hiệp của quận liên bang gồm 26 bang và 5.564 khu tự quản. Brasil tiếp giáp với 11 nước và vùng lãnh thổ Nam Mỹ: phía bắc giáp với Venezuela, Guyana, Suriname và Guyane thuộc Pháp; phía tây bắc giáp Colombia, phía tây giáp Bolivia và Peru, phía tây nam giáp Argentina và Paraguay, phía nam giáp  Uruguay, phía đông Brazil giáp Đại Tây Dương với đường bờ biển dài 7.491 km.

Môi trường tự nhiên Brasil được coi là quê hương của môi trường tự nhiên hoang dã phong phú, có nhiều tài nguyên tự nhiên ở các khu được bảo tồn. Brasil là quốc gia có diện tích lớn thứ năm trên thế giới, chỉ đứng sau Nga, Canada, Mỹ và Trung Quốc. Brasil là một trong những nước có nhiều hệ thống sông lớn nhất trên thế giới. Nước này có tổng cộng 8 bồn địa lớn, nước của các con sông đi qua các bồn địa này để thoát ra Đại Tây Dương. Sông Amazon là con sông lớn nhất thế giới tính theo dung lượng nước với lưu vực rộng lớn và màu mỡ đã tạo điều kiện cho những cánh rừng mưa nhiệt đới hùng vĩ phát triển cùng với một hệ thống sinh vật phong phú. Kế đến là  hệ thống sông Paraná và phụ lưu của nó.

 

 

Sông Iguaçu nơi có thác nước Iguaçu nổi tiếng thế giới nằm giữa Brazil và Achentina. Bên cạnh đó còn có các sông Negro, São Francisco, Xingu, Madeira và Tapajos. Một số hòn đảo và đảo san hô trên Đại Tây Dương như Fernando de Noronha, Đảo san hô Rocas, Saint Peter và Paul Rocks, và Trindade và Martim Vaz cũng thuộc chủ quyền của Brasil. Địa hình của Brasil phân bố rất đa dạng và phức tạp.

Người Brasil hiện nay có tổ tiên khá đa dạng, gồm người da đỏ Châu Mỹ (chủ yếu là người Tupi và Guarani), người Châu Âu (chủ yếu là Bồ Đào Nha, Ý, Đức, Tây Ban Nha) và người Châu Phi (chủ yếu là Bantu và Yorùbá), với một số cộng đồng thiểu số Châu Á (chủ yếu là Nhật Bản), Liban, và Ả Rập Syria. Miền nam Brasil với đa số dân là con cháu người Âu còn ở phía đông nam và trung tây Brasil số lượng người da trắng tương đương người Phi và những người Brasil đa chủng khác. Đông bắc Brasil có đa số dân là con cháu người Bồ Đào Nha và Châu Phi, trong khi miền bắc Brasil có số lượng hậu duệ người da đỏ Châu Mỹ lớn nhất nước. Cơ cấu dân nhập cư Brasil có 79 triệu người Châu Phi và người đa chủng; 13 triệu người Ả Rập, chủ yếu từ Syria và Liban ở Đông Địa Trung Hải; 1,6 triệu người Châu Á, chủ yếu từ Nhật Bản; Những nhóm người đa chủng đông đảo nhất là người thuộc bán đảo Iberia, Ý và người Đức ở Trung Âu. Các nhóm thiểu số gồm người Slav (đa số là người Ba Lan, Ukraina và Nga). Những nhóm nhỏ hơn gồm người Armenia, người Phần Lan, người Pháp, người Hy Lạp, người Hungary, người Romania, người Anh và người Ireland. Trong số các nhóm thiểu số còn có 200.000 người Do Thái, chủ yếu là Ashkenazi. Theo hiến pháp năm 1988 của Brasil, phân biệt chủng tộc là một tội không được bảo lãnh và buộc phải ngồi tù. Đạo luật này được thi hành rất chặt chẽ. Người Brasil ngày nay phần lớn là người da trắng có tổ tiên gốc là người Bồ Đào Nha nhiều nhất vì nước này là thuộc địa của đế chế Bồ Đào Nha từ thế kỷ 16 đến thế kỉ 18 và tỷ lệ người Bồ Đào Nha và người Ý nhập cư khá cao  trong thế kỷ 19 và thế kỉ 20. Những khu định cư Bồ Đào Nha bắt đầu xuất hiện tại Brasil sau năm 1532 và cho tới nay người Bồ Đào Nha vẫn là những người Châu Âu duy nhất thực hiện thành công chính sách thực dân ở nước này và nền văn hóa Brasil chủ yếu dựa trên văn hoá Bồ Đào Nha. Các nước Châu Âu khác như Hà Lan và người Pháp cũng đã từng tìm cách thực dân hóa Brasil trong thế kỷ 17 nhưng không thành công. Người da đỏ bản xứ Brasil (khoảng 3-5 triệu người) phần lớn đã bị tiêu diệt hay đồng hóa bởi người Bồ Đào Nha. Những cuộc hôn nhân lai chủng giữa người Bồ Đào Nha và những người Brasil bản xứ từ thời kỳ đầu thực dân hoá Brasil, đến nay Brasil có gần một triệu người dân bản xứ và người lai bản xứ, chiếm gần  1% dân số nước này. Cộng đồng dân cư lớn thứ hai ở Brasil là người da đen, con cháu của những người nô lệ Châu Phi bị bắt tới đây từ thế kỷ 16 tới thế kỷ 19. Người da đen châu Phi có trên ba triệu người Angola, Nigeria, Benin, Togo, Ghana, Côte d’Ivoire và São Tomé e Príncipe đã bị bán qua Brasil cho tới khi chế độ buôn bán nô lệ chấm dứt vào năm 1850. Những người Châu Phi này sau đó đã lai tạp với người Bồ Đào Nha, trở thành một bộ phận dân cư lai khá lớn tại Brasil. Những nhóm người da trắng và da vàng của Châu Âu và châu Á tơi đây bắt đầu từ thế kỷ 19 với sự khuyến khích của chính phủ Brasil để thay thế nguồn nhân lực và lao động cũ là các cộng đồng nhân công và nô lệ. Người lai giữa các chủng tộc tạo nên một bản sắc đa chủng tộc đa văn hóa mà yếu tố chủ đạo là văn hóa ngôn ngữ Bồ Đào Nha.

Ngôn ngữ chính thức duy nhất tại Brasil là tiếng Bồ Đào Nha. Toàn bộ dân chúng sử dụng thứ tiếng này làm ngôn ngữ duy nhất được sử dụng trong các trường học, trên các phương tiện truyền thông, trong kinh doanh và mọi mục đích hành chính. Tiếng Bồ Đào Nha trở thành sinh tử phù đặc trưng riêng quốc gia ở Brasil và đã  phát triển độc lập với tiếng mẹ đẻ và trải qua ít sự thay đổi ngữ âm hơn so với tiếng Bồ Đào Nha gốc, vì thế nó thường được gọi là ngôn ngữ gốc “Camões”, vốn đã tồn tại ở thế kỷ 16, tương tự như thứ ngôn ngữ ở phía nam Brasil ngày nay, chứ không phải như ngôn ngữ nước Bồ Đào Nha hiện tại đã bị châu Âu pha tạp. Tiếng Bồ Đào Nha ở Brasil có ảnh hưởng rất lớn tới các ngôn ngữ da đỏ Châu Mỹ và ngôn ngữ Châu Phi. Những phương ngữ Bồ Đào Nha tại Brazil có nhiều khác biệt lớn với nhau về âm điệu, từ vựng và chính tả. Nhiều ngôn ngữ bản xứ được sử dụng hàng ngày trong các cộng đồng thổ dân. Hiện nay việc dạy các ngôn ngữ bản xứ đang được khuyến khích. Một số ngôn ngữ khác được con cháu những người nhập cư sử dụng, họ thường có khả năng nói cả hai thứ tiếng, tại các cộng đồng nông nghiệp ở phía nam Brasil. Tiếng Anh là một phần trong chương trình giảng dạy của các trường cao học, nhưng ít người Brasil thực sự thông thạo ngôn ngữ này. Đa số những người sử dụng tiếng Bồ Đào Nha đều có thể hiểu tiếng Tây Ban Nha ở mức độ này hay mức độ khác vì sự tương đồng giữa hai ngôn ngữ cùng hệ Latinh.

Tôn giáo chủ yếu tại Brasil là Công giáo Rôma. Brasil là nước có cộng đồng người theo đạo Công giáo lớn nhất trên thế giới. tiếp đến là đạo Tin lành, Hồi giáo, Phật giáo. Cơ cấu tôn giáo của người dân Brasil như sau (theo cuộc điều tra của IBGE) 64,6% dân số theo Công giáo; 22,2% dân số theo Đạo Tin lành; 8,0% dân số tự cho mình là người theo Thuyết bất khả tri hay Thuyết vô thần; 2,0% dân số theo Thuyết thông linh; 2,7% dân số là thành viên của các tôn giáo khác. Một số tôn giáo đó là Mormon (227.000 tín đồ), Nhân chứng Jehovah (1.393.000 tín đồ), Phật giáo (244.000 tín đồ), Do Thái giáo (107.000 tín đồ), và Hồi giáo (35.000 tín đồ); 0,3% dân số theo các tôn giáo truyền thống Châu Phi như Candomblé, Macumba và Umbanda; 0,1% không biết; Một số người theo tôn giáo pha trộn giữa các tôn giáo khác nhau, như Công giáo, Candomblé, và tổng hợp các tôn giáo truyền thống Châu Phi.

Chế độ chính trị ở Brasil được chia thành các nhánh lập pháp, hành pháp và tư pháp. Hoạt động của các nhánh này diễn ra độc lập với nhau và đồng thời được kiểm tra và điều chỉnh cân bằng sao cho thích hợp. Nhánh hành pháp và lập pháp được tổ chức ở cả 4 thực thể chính trị, trong khi nhánh tư pháp chỉ được tổ chức ở cấp Liên bang và bang. Theo hiến pháp, Brasil là một quốc gia theo thể chế cộng hòa liên bang, được tạo lập dựa trên 4 thực thể chính trị là Liên bang, bang, các chính quyền thành phố tự trị và quận liên bang. Không có sự phân cấp cụ thể nào về quyền lực giữa các thực thể chính trị này. Nhánh hành pháp được thực thi bởi chính phủ, trong khi nhánh lập pháp được thực thi bởi cả chính phủ và hai viện của quốc hội Brasil. Nhánh tư pháp hoạt động riêng rẽ với hai nhánh trên. Về nhánh hành pháp, người đứng đầu nhà nước là tổng thống Brasil có nhiệm kỳ 4 năm và được phép nắm tối đa 2 nhiệm kỳ. Đương kim tổng thống hiện nay của nước này là bà Dilma Rousseff, đắc cử tháng 10 năm 2010. Tổng thống có quyền chỉ định thủ tướng liên bang, có vai trò hỗ trợ cho tổng thống trong việc điều hành đất nước. Về nhánh lập pháp, Quốc hội của Brasil được chia làm 2 viện: thượng viện và hạ viện. Thượng viện Liên bang Brasil gồm có 81 ghế, phân bố đều mỗi 3 ghế cho 26 bang và quận liên bang (thủ đô) và có nhiệm kỳ 8 năm. Hạ viện có tổng cộng 513 ghế, được bầu cử theo nhiệm kỳ 4 năm và phân bố theo tỉ lệ bang. Một trong những nguyên tắc chính trị của nền cộng hòa là hệ thống đa đảng, như một sự đảm bảo về tự do chính trị. Hiện nay có tổng cộng 15 đảng chính trị lớn nhỏ có ghế trong Quốc hội Brasil. Bốn đảng lớn nhất hiện nay là Đảng Công nhân Brasil (PT), Đảng Dân chủ Xã hội Brasil (PSDB), Đảng Vận động Dân chủ Brasil (PMDB) và Đảng Dân chủ (tiền thân là Đảng Mặt trận Tự do – PFL). Luật pháp của Brasil dựa trên luật La Mã – Germania truyền thống. Hiến pháp Liên bang, được thông qua vào ngày 5 tháng 10 năm 1988 là bộ luật cơ bản nhất của Brasil. Tất cả những quyết định của nhánh lập pháp và tòa án đều phải dựa trên Hiến pháp Brasil. Các bang của Brasil đều có hiến pháp riêng của bang mình, nhưng không được trái với Hiến pháp Liên bang. Các chính quyền thành phố và quận liên bang không có hiến pháp riêng mà có bộ luật của riêng mình, gọi là luật cơ bản. Quyền lực pháp lý được thực thi bởi nhánh tư pháp, mặc dù trong một số trường hợp đặc biệt Hiến pháp Brasil cũng cho phép Thượng viện Liên bang thông qua những quyết định về mặt luật pháp. Cơ quan quyền lực cao nhất trong ngành tư pháp của Brasil là Tòa án Liên bang Tối cao. Tuy nhiên hệ thống tư pháp của Brasil bị chỉ trích làm việc kém hiệu quả trong vài thập kỉ qua trong việc thực hiện nốt các bước cuối của việc xét xử. Các vụ kiện cáo thường mất tới vài năm để giải quyết và đi đến phán quyết cuối cùng.

Brasil phát triển chính sách ngoại giao độc lập song song với phát triển kinh tế. Những năm gần đây, Brasil ngày càng tăng cường quan hệ với các nước Mỹ Latinh láng giềng, đồng thời đóng vai trò quan trọng trong các sứ mệnh của Liên Hiệp Quốc. Chính sách ngoại giao của Brasil là có quan điểm hòa bình trong các vấn đề tranh chấp quốc tế và không can thiệp vào tình hình nước khác. Brasil là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế như Liên Hiệp Quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới và Khối Thị trường chung Nam Mỹ … Brasil thiết lập quan hệ ngoại giao với Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 8 tháng 5 năm 1989.  Quân đội Brasil bao gồm 3 bộ phận chính là lục quân, hải quân và không quân. Lực lượng cảnh sát được coi là một nhánh của quân đội trong hiến pháp nhưng nằm dưới sự chỉ huy của mỗi bang. Brasil là quốc gia có lực lượng quân đội lớn nhất Mỹ Latinh, với tổng quân số là 28,7 vạn quân nhân vào năm 2006. Tổng thống Brasil cũng là tổng chỉ huy quân đội của nước này. Chi phí cho quân sự của Brasil năm 2006 ước tính đạt khoảng 2,6% GDP. Brasil có chế độ nghĩa vụ quân sự dành cho nam giới tuổi từ 21-45, kéo dài trong khoảng 9 đến 12 tháng, còn tự nguyện thì tuổi từ 17-45. Tuy nhiên, với một nước có dân số lớn như Brasil thì đa phần nam giới nước này không phải gọi nhập ngũ. Brasil là nước đầu tiên tại Nam Mỹ chấp nhận phụ nữ phục vụ trong quân ngũ vào thập niên 1980. Vai trò chủ yếu của quân đội Brasil là bảo vệ chủ quyền quốc gia và tham gia vào các chiến dịch gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc tại nước ngoài. Brasil là quốc gia dẫn đầu khu vực Mỹ Latinh về chính trị và kinh tế. Tuy nhiên, những bất ổn về kinh tế và xã hội trong lòng Brasil đã ngăn cản nước này tiến lên trở thành một cường quốc có ảnh hưởng lớn trên thế giới.

Kinh tế Brasil là nền kinh tế lớn thứ tám trên thế giới dựa trên GDP danh nghĩa và xếp thứ bảy dựa trên GDP sức mua tương đương. Brasil là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới. Cải cách kinh tế đã đem lại cho đất nước sự công nhận mới của quốc tế. Brasil là thành viên sáng lập của Liên Hiệp Quốc, G20, CPLP, Liên minh Latin, Tổ chức các bang Ibero-Mỹ, Mercosul và Liên minh các Quốc gia Nam Mỹ và là một trong bốn nước BRIC, biểu tượng của sự chuyển dịch quyền lực kinh tế thế giới từ nhóm nước G7 sang các nước đang phát triển mà ước đoán đến năm 2027 các nền kinh tế BRIC sẽ vượt qua nhóm G7. Brasil có nền kinh tế đa dạng ở mức thu nhập trung bình cao với mức độ phát triển rất khác nhau. Cơ cấu kinh tế của Brazil là: công nghiệp đa dạng,  nông nghiệp, dịch vụ,  gia công và khai mỏ.  Brasil có nguồn lao động dồi dào và GDP vượt xa nhiều quốc gia Mỹ Latinh khác. Brasil hiện nay đã mở rộng sự hiện diện của mình trong nền kinh tế thế giới với các sản phẩm xuất khẩu chính gồm: 1) nhóm sản phẩm của công nghiệp đa dạng (máy bay, xe ô tô, quặng sắt, thép, thiết bị điện tử. .); 2) nhóm sản phẩm nông sản và nông sản chế biến (cà phê,  đậu nành, nước cam,… ) nhóm sản phẩm gia công, tiểu thủ công và mỹ nghệ (dệt may, giày dép …). Brazil có đa số các ngành công nghiệp lớn của nằm ở phía nam và phía đông nam, còn vùng đông bắc là vùng nghèo nhất ở Brasil, nhưng hiện đang thu hút được nhiều đầu tư nước ngoài. Brasil có lĩnh vực công nghiệp phát triển nhất Mỹ Latinh gồm các ngành công nghiệp đa dạng sản xuất ô tô, thép, hóa dầu tới máy tính, máy bay và các sản phẩm tiêu dùng.  Các công ty Brasil và các công ty đa quốc gia đầu tư mạnh vào công nghệ và thiết bị mới, một phần lớn trong số đó được nhập khẩu từ các công ty Bắc Mỹ nhờ nền kinh tế phát triển khá ổn định và kế hoạch Real. Brasil cũng sở hữu một nền công nghiệp dịch vụ đa dạng và có chất lượng cao. Những năm đầu thập niên 1990, lĩnh vực ngân hàng chiếm tới 16% GDP. Công nghiệp dịch vụ tài chính nước này, dù trải qua một quá trình tái cơ cấu rộng lớn, đã cung cấp tiền vốn cho nhiều công ty trong nước sản xuất ra các loại hàng hóa phong phú, lôi cuốn nhiều nhà đầu tư nước ngoài mới, kể cả các công ty tài chính lớn của Mỹ. Thị trường chứng khoán São Paulo và Rio de Janeiro đang trải qua quá trình hợp nhất. Brasil là nền kinh tế mới nổi, các vấn nạn chính cản trở sự phát triển là tham nhũng, nghèo đói, mù chữ.

 

500namNNBrazil

 

500 năm nông nghiệp Brazil

Các chính khách chuyên gia hàng đầu Brazil đã soi lại 500 năm nông nghiệp trong sự hòa quyện với lịch sử đất nước và thương mại. Họ đã lần tìm trong những rối loạn và biến động của lịch sử đất nước các yếu tố nguồn lực căn bản Đất đai và Thức ăn (Land and Food) để bảo tồn và phát triển. Gắn lịch sử các ngành hàng chính của đất nước với đất đai và thức ăn cùng với lịch sử và văn hóa của một vùng đất để thấu hiểu tâm linh vũ trụ và lòng người. Chúng ta đang đối thoại với nông nghiệp Brazil một trang sách mở. Tôi giật mình tự hỏi Việt Nam các vua chúa, tổng thống, chính khách và chuyên gia các triều đại đã thực sự coi trọng tựa đề sách này chưa?

 

500namBrazil

 

Brasil là quốc gia có tài nguyên môi trường và độ đa dạng sinh học cao nhất thế giới, hơn hẳn so với mọi quốc gia khác. Bắc Brasil là những vùng đất thấp được che phủ bởi rừng Amazon. Nam Brazil có địa hình chủ yếu là đồi núi với nhiều dãy núi cao vùng bờ biển giáp Đại Tây Dương. Đỉnh núi cao nhất Brasil là đỉnh Pico da Neblina, cao 3.014 m thuộc cao nguyên Guiana. Nước này có số lượng động vật có vú nhiều nhất trên thế giới, đứng thứ nhì về tổng số các loài lưỡng cư và bướm, thứ ba thế giới về các loài chim và thứ năm thế giới về các loại bò sát. Rừng nhiệt đới Amazon là ngôi nhà của nhiều loài thực vật và động vật độc đáo tại Brasil. Về thực vật, ở Brasil người ta đã phát hiện được hơn 55.000 loài, xếp thứ nhất trên thế giới và 30% trong số đó là những loài thực vật đặc hữu của Brasil. Khu vực Rừng Đại Tây Dương là nơi tập trung rất nhiều các loài thực vật khác nhau, bao gồm các loài nhiệt đới, cận nhiệt đới và rừng ngập mặn. Vùng Pantanal là một vùng đất ẩm và là nhà của khoảng 3500 loài thực vật trong khi Cerrado là một trong những vùng savan đa dạng nhất trên thế giới. Về động vật, Brasil nổi tiếng với các loài báo jaguar, báo sư tử, thú ăn kiến, cá piranha, loài trăn khổng lồ anaconda… và rất nhiều các loài linh trưởng, chim và côn trùng khác chỉ có tại đất nước này. Tuy nhiên trong những thập kỉ gần đây, sự phát triển kinh tế và gia tăng dân số quá mức đang có nguy cơ gây ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên của Brasil. Sự phá rừng lấy gỗ và đất canh tác, bao gồm cả hợp pháp và bất hợp pháp đang tàn phá những khu rừng lớn tại nước này, đe dọa gây ra những thảm họa nghiêm trọng về môi trường. Từ năm 2002 đến năm 2006, rừng Amazon đã bị mất đi một phần diện tích xấp xỉ nước Áo. Dự kiến đến năm 2020, ít nhất 50% các loài sinh vật tại Brasil sẽ đứng trước bờ vực tuyệt chủng. Chính phủ Brasil trước tình hình này, đã ban hành nhiều chính sách nhằm bảo về môi trường. Một mạng lưới các khu vực bảo vệ đã được thiết lập trên diện tích hơn 2 triệu km² (khoảng một phần tư diện tích Brasil) để bảo vệ những vùng rừng và các hệ sinh thái tại nước này. Dẫu vậy việc bảo vệ môi trường tại Brasil cũng gặp nhiều khó khăn.

 

Brasil2

 

Lịch sử Brasil khái lược được chia làm hai thời kỳ: Thời kỳ tiền Colombo và thời kỳ hậu Colombo.

Thời kỳ tiền Colombo. Con người cổ Brazil theo hóa thách khảo cổ đã có ít nhất 8000 năm. Ai là người đầu tiên đến Brasil vẫn còn là điều tranh cãi. Một số nhà khảo cổ học cho rằng những thợ săn châu Á di cư qua eo biển Bering qua Alaska, xuống châu Mỹ rồi đến Brasil là những cư dân đầu tiên. Một số nhà khảo cổ khác lại cho rằng người châu Úc và châu Phi là những cư dân cổ hơn tại Brasil. Trong khi người da đỏ bản địa hiển nhiên là đã có từ trước ở Brasil nhưng tộc người vùng này theo di chỉ là những cư dân  du mục săn bắn, đánh bắt cá và trồng trọt, họ không có chữ viết và không có những dấu vết công trình kiến trúc quy mô gửi lại hậu thế cho nên việc tìm hiểu về họ rất khó khăn.

 

Brasilthodan

 

Thổ dân Brasil – tranh của Jean-Baptiste Debret Thuộc địa Brasil 1509. Người châu Âu khi tìm ra Brasil thì cho rằng mật độ thổ dân ở Brasil rất thấp, dân số chỉ có khoảng một triệu người nhưng chưa thể hoàn toàn tin vì đây là sử liệu của phía “người da trắng Bồ Đào Nha” và có tàn sát người da đỏ của suốt thời kỳ đầu . Ngày nay, thổ dân da đỏ ở Brasil một phần bị lai với các chủng tộc khác hoặc sống nguyên thủy trong những rừng Amazon. Người da đỏ ở phía tây dãy núi Andes thì phát triển những quốc gia thành thị có nền văn hóa cao hơn, tiêu biểu như Đế chế Inca ở Peru.

Thời kỳ hậu Colombo tại Brazil được tính từ khi  Brasil được khám phá bởi nhà thám hiểm Pedro Álvares Cabral người Bồ Đào Nha vào ngày 22 tháng 4 năm 1500. Một cách vắn tắt, lịch sử Brazil từ thế kỷ 15 cho đến ngày nay được chia thành sáu phân kỳ: 1) Thuộc địa Brasil;  2) Đế chế Brasil; 3) Nền Cộng hòa cũ (1889-1930);  4) Chủ nghĩa dân túy và sự phát triển (1930-1964); 5) Chế độ độc tài quân sự (1964-1985); 6) Brasil từ năm 1985 đến nay. Câu chuyện này đã được kể ởTừ Điển Bách Khoa Mở Wikipedia tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng Bồ Đào Nha mục từ Brazil.

1) Thuộc địa Brasil của Bồ Đào Nha.  Người Bồ Đào Nha thời kỳ đầu khai thác thuộc địa Brazil quan tâm nhất là cây vang (trong tiếng Bồ Đào Nha là Pau-Brasil), một loại cây cung cấp nhựa để làm phẩm nhuộm màu đỏ trong may mặc. Tên gọi Brasil bắt nguồn từ tên của mặt hàng xuất khẩu chủ lực này.  Hoạt động thương mại chính đầu tiên của người Bồ Đào Nha là tổ chức trồng trọt và buôn bán với Trung Quốc, Ấn Độ Indonesia là những nước cần nhiều phẩm nhuộm vải may mặc này.  Người Pháp và Hà Lan cũng muốn lập thuộc địa tại Brasil song cuối cùng đều thất bại trước người Bồ Đào Nha. Sang thế kỉ 17, mía đường dần thay thế cây vang để trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Brasil. Các quý tộc và chủ đất người Bồ Đào Nha đã lập ra các đồn điền trồng mía rộng lớn và bắt hàng triệu người da đen từ châu Phi sang làm nô lệ làm việc trên các đồn điền này. Người da đen bị đối xử rất khắc nghiệt nên họ đã nhiều lần nổi dậy đấu tranh, mà tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa năm 1835 tại Salvador, Bahia song không thành công.

2) Thời kỳ đế chế Bồ Đào Nha tại Brazil. Năm 1808, hoàng gia Bồ Đào Nha cùng chính phủ đã di cư đến thủ đô lúc bấy giờ của Brasil là Rio de Janeiro. Đây là sự di cư xuyên lục địa của một hoàng tộc duy nhất trong lịch sử để trốn chạy khỏi sự truy quét của quân đội Napoléon . Năm 1815, vua João VI của Bồ Đào Nha tuyên bố Brasil là một vương quốc hợp nhất với Bồ Đào Nha và Algarve (nay là miền nam Bồ Đào Nha). Brasil từ đó, quyền nhiếp chính vẫn nằm trong tay của Bồ Đào Nha nhưng danh nghĩa thì không còn là một thuộc địa nữa. Năm 1821, con trai ông là Pedro lên nối ngôi vua Brasil khi vua cha João VI trở về Bồ Đào Nha. Ngày 7 tháng 9 năm 1822, Pedro đã tuyên bố thành lập Đế chế Brasil độc lập khi phong trào đấu tranh của người dân Brasil dâng cao đói hỏi ly khai khỏi Bồ Đào Nha “Độc lập hay là Chết”. Vua Pedro tự phong làm Hoàng đế Pedro I của Brasil và thường được biết đến với tên gọi Dom Pedro. Hoàng đế Pedro I trở về Bồ Đào Nha vào năm 1831 do những bất đồng với các chính trị gia Brasil. Con trai ông là vua Pedro II lên ngôi năm 1840 khi mới 14 tuổi sau 9 năm chế độ nhiếp chính. Pedro II đã xây dựng một chế độ quân chủ gần giống nghị viện kéo dài đến năm 1889 khi ông bị phế truất trong một cuộc đảo chính để thành lập nước cộng hòa. Vua Pedro II trước khi kết thúc thời gian cai trị của mình, đã xóa bỏ chế độ chiếm hữu nô lệ tại Brasil vào năm 1888. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến ông bị giới chủ nô căm ghét và loại bỏ khỏi ngai vàng.

3) Nền Cộng hòa cũ (1889-1930)đã phế truất vua và bầu Tổng thống. Vua Pedro II bị phế truất vào ngày 15 tháng 11 năm 1889 trong một cuộc đảo chính quân sự của những người cộng hòa. Tướng Deodero de Fonseca, người lãnh đạo cuộc đảo chính đã trở thành tổng thống trên thực tế đầu tiên của Brasil. Tên của đất nước được đổi thành Cộng hòa Hợp chúng quốc Brasil (đến năm 1967 thì đổi lại thành Cộng hòa Liên bang Brasil như ngày nay). Trong khoảng thời gian từ năm 1889 đến năm 1930, Brasil là một quốc gia với chính phủ theo thể chế dân chủ lập hiến, với chức tổng thống luân phiên giữa hai bang lớn là São Paulo và Minas Gerais. Cuối thế kỉ 19, cũng là thời kỳ lên ngôi của cây cà phê trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Brasil thay cho mía đường. Việc buôn bán cà phê với nước ngoài đã làm nên sự thịnh vượng của Brasil về mặt kinh tế, đồng thời cũng thu hút một số lượng đáng kể người nhập cư đến từ các quốc gia châu Âu, chủ yếu là Italia và Đức. Dân số tăng lên cùng với nguồn nhân công dồi dào đã cho phép đất nước Brasil phát triển các ngành công nghiệp và mở rộng lãnh thổ vào sâu hơn trong lục địa. Thời kỳ này, với tên gọi là “Nền Cộng hòa cũ” kết thúc năm 1930 do cuộc đảo chính quân sự mà sau đó Getúlio Vargas lên chức tổng thống.

4) Chủ nghĩa dân túy và sự phát triển (1930-1964) Getúlio Vargas lên nắm quyền sau cuộc đảo chính của giới quân sự năm 1930. Tổng thống Getúlio Vargas đã cai trị Brasil  như một nhà độc tài xen kẽ với những thời kỳ dân chủ  trong suốt hai nhiệm kỳ 1930-1934 và 1937-1945. Chính phủ Brasil sau những năm 1930 vẫn hướng trọng tâm vào các dự án phát triển nông nghiệp, công nghiệp và mở mang vùng lãnh thổ nội địa rộng lớn của Brasil và tiếp tục thành công trong việc tạn dụng sức mạnh nông nghiệp làm giá đở kinh tế cho sự phát triển lành mạnh ít nợ nần.  Tổng thống Getúlio Vargas tiếp tục được bầu làm tổng thống Brasil trong khoảng thời gian 1951-1954. Getúlio Vargas đã có những ý tưởng mới về nền chính trị của Brasil để thúc đẩy hơn nữa sự phát triển đất nước. Ông hiểu rằng trong bối cảnh nền công nghiệp đang phát triển mạnh tại Brasil lúc bấy giờ, những người công nhân sẽ trở thành một thế lực chính trị đông đảo tại đây, kèm theo một hình thức quyền lực chính trị mới – chủ nghĩa dân túy. Nắm bắt được điều đó, tổng thống Vargas đã kiểm soát nền chính trị của Brasil một cách tương đối ổn định trong vòng 15 năm đến khi ông tự tử vào năm 1954. Sau hai giai đoạn độc tài dưới thời tổng thống Getúlio Vargas, nhìn chung chế độ dân chủ đã chiếm ưu thế tại Brasil trong khoảng thời gian 1945-1964. Một trong những sự kiện quan trọng diễn ra trong thời kỳ này là thủ đô của Brasil được chuyển từ thành phố Rio de Janeiro sang thành phố Brasilia.

5) Chế độ độc tài quân sự (1964-1985).  Xu hướng phát triển ổn định bền vững bị chỉ trích và phản đối mạnh mẽ của các lý thuyết gia và tướng lĩnh tham vọng muốn đẩy nhanh tiến trình tăng trưởng nóng kinh tế. Những khủng hoảng về mặt kinh tế, xã hội đã dẫn tới cuộc đảo chính của giới quân sự vào năm 1964. Cuộc đảo chính đã nhận được sự giúp đỡ của một số chính trị gia quan trọng, ví dụ như José de Magalhães Pinto, thống đốc bang Minas Gerais và nhận được sự hậu thuẫn của chính phủ Mỹ. Rốt cuộc, sau đảo chính, một chính phủ độc tài quân sự được thiết lập tại Brasil trong vòng 21 năm với việc quân đội kiểm soát toàn bộ nền chính trị của đất nước. Kinh tế Brasil trong những năm đầu tiên sau đảo chính, vẫn tiếp tục tăng trưởng nhanh do các chính sách cải cách kinh tế được ban hành, nhưng sau một thời gian thì bộc lộ những khuyết tật phải trả gía khiến nền kinh tế Brasil lâm vào tình trạng khó khăn. Nợ nước ngoài tăng nhanh trong khi hàng ngàn người Brasil bị chính phủ độc tài quân sự trục xuất, bắt giữ, tra tấn và thậm chí bị giết hại.

6) Brasil từ năm 1985 đến nay trở lại với tiến trình dân chủ. Năm 1985, Tancredo Neves được bầu làm tổng thống nhưng ông đã qua đời trước khi tuyên thệ nhậm chức, phó tổng thống José Sarney được cử lên thay thế. Vào tháng 12 năm 1989, Fernando Collor de Mello được bầu làm tổng thống và ông đã dành những năm đầu tiên của nhiệm kỳ để khắc phục tình trạng siêu lạm phát của Brasil, lúc bấy giờ đã đạt mức 25% mỗi tháng. Những tổng thống kế nhiệm ông đã tiếp tục duy trì các chính sách kinh tế mở như tự do thương mại và tiến hành tư nhân hóa các xí nghiệp của nhà nước.Tháng 1 năm 1995, Fernando Henrique Cardoso nhậm chức tổng thống Brasil sau khi đánh bại ứng cử viên cánh tả Lula da Silva. Ông đã có những kế hoạch cải cách kinh tế hiệu quả và đưa Brasil vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính năm 1998. Năm 2000, tổng thống Condor đã yêu cầu phải công khai những tài liệu về mạng lưới các chế độ độc tài quân sự tại Nam Mỹ. Ngày nay, một trong những vấn đề khó khăn nhất của đất nước Brasil là sự bất bình đẳng trong thu nhập cũng như nhiều vấn đề xã hội nhức nhối khác. Vào thập niên 1990, vẫn còn khoảng một phần tư dân số Brasil sống dưới mức 1 đô la Mỹ một ngày trong khi có nhiều kẻ giàu có bất chính. Những căng thẳng về xã hội và kinh tế này đã giúp ứng cử viên cánh tả Lula de Silva thắng cử tổng thống vào năm 2002. Sau khi nhậm chức, các chính sách kinh tế dưới thời tổng thống Cardoso vẫn được duy trì. Mặc dù có một vài tai tiếng trong chính phủ song nhiều chính sách xóa đói giảm nghèo của tổng thống Silva đã thu được thành công nhất định. Ông đã nâng mức lương tối thiểu từ 200 real lên 350 real trong vòng 4 năm, xây dựng chương trình Fome Zero (Không có người đói) để giải quyết nạn đói trong tầng lớp người nghèo tại Brasil. Những chính sách nhằm giảm tỉ lệ thất nghiệp và sự phụ thuộc vào dầu lửa cũng đã mang lại hiệu quả tích cực. Sau nhiều thập kỷ có mức lạm phát cao và nhiều nỗ lực kiểm soát, Brasil đã thực thi một chương trình ổn định kinh tế với tên gọi Kế hoạch Real (được đặt theo tên đồng tiền tệ mới real) vào tháng 7 năm 1994 trong thời kỳ nắm quyền của tổng thống Itamar Franco. Tỷ lệ lạm phát vốn từng đạt mức gần 5.000% thời điểm cuối năm 1993, đã giảm rõ rệt, ở mức thấp 2,5% vào năm 1998. Việc thông qua Luật Trách nhiệm Thuế năm 2000 đã cải thiện tình trạng thu thuế từ địa phương và từ các chính phủ liên bang, dù vẫn chưa đáp ứng yêu cầu đầu tư vào cơ sở hạ tầng và cải thiện các dịch vụ xã hội. Brasil là quốc gia đứng thứ mười thế giới về tiêu dùng năng lượng và thứ nhất tại khu vực Mỹ Latinh. Tuy nhiên, Brasil cũng lại là nước khai thác dầu mỏ và khí đốt nhiều nhất trong khu vực và là nhà sản xuất năng lượng ethanol lớn nhất trên thế giới. Brasil với sự đi tiên phong trong lĩnh vực sản xuất ethanol, được mệnh danh là một cường quốc về năng lượng sinh học của thế giới. Năng lượng ethanol ở Brasil được sản xuất từ cây mía, loại cây được trồng rất phổ biến tại Brasil. Chương trình đã thành công khi giảm số ô tô chạy bằng dầu hỏa tại Brasil, từ đó giảm sự phụ thuộc của nước này vào các nguồn dầu nhập khẩu. Brasil đứng thứ ba thế giới về sản lượng thủy điện, chỉ sau Trung Quốc và Canada. Năm 2004, thủy điện chiếm tới 83% tổng năng lượng sản xuất ra tại nước này. Brasil cùng với Paraguay sở hữu đập nước Itaipu, nhà máy thủy điện lớn nhất thế giới hiện nay.

 

 

Nông nghiệp Brazil đi theo những bước thăng trầm của lịch sử đất nước. 500 năm có những đúc kết sâu sắc được nhìn lại tổng thể đưới những cặp mắt am hiểu và tỉnh táo của các chính khách lãnh đạo. Từ khi người Bồ Đào Nha xâm chiếm Brasil làm thuộc địa, nền khoa học kĩ thuật tại vùng đất này hầu như không được chú trọng phát triển bởi chính sách ngu dân để dễ thao túng và cai trị. Brazil tuy là một thuộc địa rộng lớn và có vai trò quan trọng đối với chính quốc Bồ Đào Nha nhưng lại là một vùng đất nghèo nàn và thất học. Mãi cho đến tận đầu thế kỉ 19, tại Brasil vẫn không có bất kỳ một trường đại học nào trong khi các thuộc địa láng giềng của Tây Ban Nha đã có những trường đại học đầu tiên ngay từ thế kỉ 16. Sự thay đổi chính sách giáo dục là từ năm 1807, hoàng gia Bồ Đào Nha buộc phải đến Rio de Janeiro để tránh cuộc tấn công của Napoléon I và đã khởi đầu cho thời kỳ phát triển khoa học và văn hóa tại vùng đất này. Từ đó đến nay việc nghiên cứu khoa học tại Brasil ngày nay được thực hiện rộng rãi trong khắp các trường đại học và học viện, với 73% nguồn quỹ được lấy từ những nguồn của chính phủ. Một số học viện khoa học nổi tiếng của Brasil là Học viện Oswaldo Cruz, Học viện Butantan, Trung tâm Công nghệ Vũ trụ của không quân, Tổ chức Nghiên cứu Nông nghiệp Brasil và INPE. Brasil là quốc gia có cơ sở tốt nhất Mỹ Latinh trong lĩnh vực hàng không vũ trụ. Vào ngày 14 tháng 10 năm 1997, Cơ quan Hàng không vũ trụ Brasil đã ký với NASA về việc cung cấp các phần thiết bị cho ISS. Urani cũng được làm giàu tại Nhà máy Năng lượng Nguyên tử Resende để giải quyết phần nào nhu cầu năng lượng của quốc gia. Brasil cũng là một trong hai nước ở khu vực Mỹ Latinh có phòng thí nghiệm máy gia tốc Synchrotron, một hệ thống thiết bị nhằm nghiên cứu nhiều ngành khoa học khác nhau như vật lí, hóa học, khoa học vật liệu và khoa học đời sống.

Nhiều vấn đề nông nghiệp Brazil đang được tỉnh táo nhìn lại sau 500 năm, gợi cho Việt Nam những góc nhìn tham chiếu về bảo tồn và phát triển nông nghiệp bền vững. Đó là “Kiệt tác của tâm hồn”.

Thật may mắn tuyệt vời được gặp kiệt tác tâm hồn, làm lòng ta sâu lắng và tỉnh lặng hơn.

 

 

Bài viết mới trên DẠY VÀ HỌC
https://hoangkimvn.wordpress.com bấm vào đây cập nhật mỗi ngày

Video yêu thích

 

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam, Thung dung, Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, CNM365Tình yêu Cuộc sống, Kim on LinkedIn, Kim on Facebook Kim on Twitter

 

Số lần xem trang : 16701
Nhập ngày : 07-09-2022
Điều chỉnh lần cuối : 07-09-2022

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Cây Lương thực Việt Nam

  #cnm365 #cltvn 16 tháng 6(21-06-2022)

  #cnm365 #cltvn 15 tháng 6(14-06-2022)

  #cnm365 #cltvn 14 tháng 6(13-06-2022)

  #cnm365 #cltvn 13 tháng 6(13-06-2022)

  #cnm365 #cltvn 12 tháng 6(12-06-2022)

  #cnm365 #cltvn 11 tháng 6(11-06-2022)

  #cnm365 #cltvn 10 tháng 6(11-06-2022)

  #cnm365 #cltvn 9 tháng 6(08-06-2022)

  #cnm365 #cltvn 8 tháng 6(08-06-2022)

  #cnm365 #cltvn 7 tháng 6(07-06-2022)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29

Hoàng Kim, Khoa Nông Học, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, ĐTDĐ:0903 613024,Email:hoangkimvietnam1953@gmail.com, hoangkim@hcmuaf.edu.vn

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007