Trang chủ NLU| KhoaNôngHọc| Mụclục Hoàng KimLong| Tình yêu cuộc sống | CNM365| Khát khao xanh | Dạy và học | Cây Lương thực | FoodCrops| HK1| HK2| HK3| HK4| HKWiki| Violet| FAOSTAT| ThốngkêVN | ThờitiếtVN|
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 2434
Toàn hệ thống 4171
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

 

Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc


TÌNH YÊU CUỘC SỐNG

THUNG DUNG
Nguyễn Bỉnh Khiêm, ...


DẠY VÀ HỌC
Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận


Khoa Nông Học  
Những nhà khoa học xanh,
http://foodcrops.vn


Norman Borlaug
Lời Thầy dặn

Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.


Thông tin Cây Lương thực
 Lúa, Ngô, Sắn, Khoai lang
Nông trại và Hệ thống Canh tác
http://foodcrops.vn
FOOD CROPS
CÂY LƯƠNG THỰC
  



Tình yêu cuộc sống
Thông tin chuyên đề chọn lọc

Science Daily

KHÁT KHAO XANH
HOÀNG KIM
CNM365

Luôn làm mới kiến thức của bạn !



Bút tích NB gửi HK và
Những tư liệu quý về 
GS.TS. Norman Borlaug

Lối vào Phong Nha

 


HOÀNG KIM
NGỌC PHƯƠNG NAM
CHÀO NGÀY MỚI

DẠY VÀ HỌC
CÂY LƯƠNG THỰC
FOOD CROPS



THƯ VIỆN NGHỀ LÚA
Thư viện Khoa học Xã hội





Cassava in Vietnam



A New Future for Cassava in Asia

On-line: Cassava in Asia
(Tải tài liệu PDF tại đây)


 

KimFaceBook
KimYouTube

KimLinkedIn

Songkhongtubien

KIMYOUTUBE. Video nhạc tuyển Sóng không từ biển (xem tiếp).



GỬI THƯ ĐIẾN TỬ VÀ
LIÊN KẾT TRỰC TUYẾN

hoangkimvietnam@gmail.com 
hoangkim@hcmuaf.edu.vn  
TS. Hoàng Kim

http://foodcrops.vn
http://vi.gravatar.com/hoangkimvn
http://en.gravatar.com/hoangkimvn

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  TS. Hoàng Kim

ben-suoi-moi-nhanh-mai

#CNM365 #CLTVN 3 THÁNG 10
Hoàng Kim và Hoàng Long
CNM365 Tình yêu cuộc sống#vietnamhoc; #Thungdung; #cltvn; #đẹpvàhay; Bài đồng dao huyền thoại; Chợt gặp mai đầu suối; Bên suối một nhành mai; Thơ vui những ngày nhàn. Ngắm dấu chân thời gian; Trời nhân loại mênh  mông; Đối thoại nền văn hóa; Trần Nhật Duật nhân tướng; Phạm Ngũ Lão Thuật Hoài; Trà sớm nhớ bạn hiền; Nước Nga và châu Âu, Giống khoai lang Việt Nam; Giống khoai lang HL518; Giống khoai lang HL491; Giống khoai Hoàng Long; Cây đời mãi xanh tươi; Mai vàng bền mưa nắng; Lời Thầy dặn thung dung; Nhân hậu đời quên tuổi; Thanh nhàn vui tháng năm; Một niềm vui ngày mới; Một gia đình yêu thương; Ngày 3 tháng 10 năm 1928, ngày sinh  Alvin Toffler, tác giả và nhà tương lai học người Mỹ, tác giả của bộ sách nổi tiếng Cú sốc tương lai (future shock). Làn sóng thứ 3 (the third way). Thăng trầm quyền lực (power shift) (tập 1 và 2). Tạo dựng một nền văn minh mới chính trị của làn sống thứ 3 (Alvin Toffler & Heidi Toffler). Ngày 3 tháng 10 năm 1744 ,ngày sinh của Bùi Huy Bích, danh sĩ Việt Nam (mất năm 1818). Ngày 3 tháng 10 năm 1929 Vương quốc Nam Tư, “vùng đất của người Nam Slav” được đổi tên từ Vương quốc của người Serb, Croat và Sloven Đây là đất nước đa sắc tộc và tôn giáo, có biến động dữ dội trong lịch sử nhân loại. Bài chọn lọc ngày 3 tháng 10 #vietnamhoc; #Thungdung; #cltvn; #đẹpvàhay; Bài đồng dao huyền thoại; Chợt gặp mai đầu suối; Bên suối một nhành mai; Thơ vui những ngày nhàn. Ngắm dấu chân thời gian; Trời nhân loại mênh mông; Đối thoại nền văn hóa; Trần Nhật Duật nhân tướng; Phạm Ngũ Lão Thuật Hoài; Trà sớm nhớ bạn hiền; Nước Nga và châu Âu, Giống khoai lang HL518; Giống khoai lang HL491; Giống khoai Hoàng Long; Giống khoai lang Việt Nam; Cây đời mãi xanh tươi; Mai vàng bền mưa nắng; Lời Thầy dặn thung dung; Nhân hậu đời quên tuổi; Thanh nhàn vui tháng năm; Một niềm vui ngày mới; Một gia đình yêu thương; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-3-thang-10/

BÀI ĐỒNG DAO HUYỀN THOẠI
Hoàng Kim
I
Mình ghé thăm nhau chốn núi non
Vàng ươm đồng rộng nắng lên hương
Khoai ngon lạc béo thơm xôi đỗ
Mai núi chiều buông vọng nhạc rừng

II

Bốn lăm (45) năm rồi đấy
Đời người theo tháng năm

HOA NGƯỜI
Hoàng Kim

Thủy vốn mạch sông nước có nguồn.
Chính Trung tiền hậu đổi nhau luôn.
Nụ cười Nghê Việt luôn đầy đặn.
Mai với Bồ Đề ẩn sau lưng.
Tóc nhuốm bạch kim phơi nắng hửng
Da pha hồng ngọc trãi mưa nhuần.
Hoa Người Hoa Đất vui thầy bạn.
Phước Đức mừng ai thắng tuổi trăm.

Nhu ang may bay

III

Dây dã tường vi thật dẻo dai
Ba con ngỗng trong một đàn
Một bay về Đông, một bay Tây
Và một bay trên tổ chim cúc cu.

IV

Tách cà phê ban mai
Gió mù sương đầy núi
Suối nguồn thao thiết chảy
Nhạc rừng đầy tiếng chim …

V

Ngày mới lời yêu thương

Thanh thản an vui dạo dọn vườn
Vui thầy mừng bạn ngát thêm hương
Đường xuân nhàn hạ phai mưa nắng
Tâm sáng an lành trãi gió sương
Thoắt đó vườn thơm nhiều quả ngọt
Mới hay nhà phước lắm con đường
An nhiên vô sự là tiên cảnh
Sớm thu mai nở nắng thu vương

Nguồn:
Bài thơ Viên đá Thời gianBài đồng dao huyền thoại
ảnh 1 của Đỗ Dung; ảnh 2 của Phan Chí Thắng; ảnh 3, 4, 5 Hoàng Kim

Quadeochotgapmaidausuoi

CHỢT GẶP MAI ĐẦU SUỐI
Hoàng Kim

Nghìn dặm tìm anh chẳng gặp anh/ Đường về vó ngựa dẫm mây xanh/ Qua đèo chợt gặp mai đầu suối/ Đóa đóa vàng tươi xuân thắm cành“. Tôi biết bài thơ kỳ lạ này của Bác Hồ đăng trên báo khoảng năm 1970 do một chuyện ngẫu nhiên tình cờ nên nhớ mãi. Bài thơ kỳ lạ vì ẩn chứa nhiều triết lý sâu sắc không dễ thấy, vì nó là thơ của Bác Hồ mà ít thấy sách báo nào nhắc đến gần nửa thế kỷ qua.Thuở ấy, tôi mười bảy tuổi, đã cùng người anh trai Hoàng Ngọc Dộ ra thăm đèo Ngang. Chúng tôi vừa đi xe đạp vừa đi bộ từ chân núi lên đến đỉnh đèo. Gần cột mốc địa giới hai tỉnh trên đỉnh đường xuyên sơn, cạnh khe suối ven đỉnh dốc sườn đèo có cây mai rừng rất đẹp. Chúng tôi đang thưởng ngoạn thì chợt gặp xe của Bộ trưởng Xuân Thủy và  bí thư tỉnh ủy Quảng Bình Nguyễn Tư Thoan vừa tới. Họ đã xuống xe ngắm nhìn trời, biển, hoa, núi và bộ trưởng Xuân Thuỷ đã bình bài thơ trên.

Bộ trưởng Xuân Thủy là nhà ngoại giao có kiến thức rộng, bạn thơ của Hồ Chí Minh, giỏi dịch thơ chữ Hán. Ông cũng là người đã dịch bài thơ “Nguyên tiêu” nổi tiếng, nên khi tôi tình cờ được nghe lời bình phẩm trực tiếp của ông về bài thơ trên thì tôi đã nhớ rất lâu. Tôi cũng hiểu nghĩa rõ ràng cụm từ “Trung Nam Hải” từ dịp ấy.

Ba mươi năm sau, khi anh Gia Dũng sưu tầm, tuyển chọn và giới thiệu bài thơ “Tìm bạn không gặp” trong tập thơ “Ngàn năm thương nhớ” tuyển thơ một nghìn năm Thăng Long, Hà Nội. Bài thơ “Tầm hữu vị ngộ” của Bác do nhà Hán học nổi tiếng Phan Văn Các diễn nghĩa và dịch thơ. Nội dung tuy vẫn thế nhưng bản dịch mới lời dịch sát nghĩa chữ Hán hơn so với bản tự dịch thoáng ý của chính Bác và có khác MỘT chữ so với bài mà tôi được nghe bình trước đây. Đó là từ “nghìn dặm” được thay bằng từ “trăm dặm” (“bách lý tầm quân vị ngộ quân” thay vì “thiên lý tầm quân vị ngộ quân”). Bản dịch mới có lời ghi chú, nghe nói là của Bác. Bài thơ viết năm 1950 nhưng cảm xúc thực sự của Người khi thăng hoa bài thơ nổi tiếng này thì nay vẫn còn để ngỏ.

Hồ Chí Minh tầm hữu vị ngộ

Thiên lý tầm quân vị ngộ quân,
Mã đề đạp toái lĩnh đầu vân.
Quy lại ngẫu quá sơn mai thụ,
Mỗi đoá hoàng hoa nhất điểm xuân.

尋友未遇

千里尋君未遇君,
馬蹄踏碎嶺頭雲。
歸來偶過山梅樹,
每朵黃花一點春。

Nghìn Trăm dặm tìm anh chẳng gặp anh,
Đường về vó ngựa dẫm mây xanh.
Qua đèo chợt gặp mai đầu suối
Đóa đóa vàng tươi xuân thắm cành.

(Bản tự dịch của Hồ Chí Minh, theo Xuân Thủy)

“Trăm dặm tìm không gặp cố nhân
Mây đèo dẫm vỡ ngựa dồn chân
Đường về chợt gặp cây mai núi
Mỗi đoá hoa vàng một nét xuân”
(Bản dịch thơ của
Phan Văn Các)

Bác ra nước ngoài từ đầu năm 1950 đến đầu tháng Tư mới về nước theo hồi ức “Chiến đấu trong vòng vây” của đại tướng Võ Nguyên Giáp. Bác lúc đó đã sáu mươi tuổi, bí mật đi đến Bắc Kinh gặp chủ tịch Đảng Cộng sản Trung Quốc Mao Trạch Đông rồi đi luôn sang Matxcơva gặp đồng chí Stalin. Bác cũng đi tìm gặp đại tướng Trần Canh khi chuẩn bị chiến dịch Biên giới. Trong cơn lốc của các sự kiện, Bác khẳng định: “ Tổng phản công của ta sẽ là một giai đoạn lâu dài. Rồi đây, có sự chi viện của Liên Xô và Trung Quốc về vật chất, vũ khí, trang bị, ta sẽ đỡ khó khăn hơn, nhưng giành được thắng lợi là phải do sức nỗ lực của chính bản thân ta quyết định”.

“Nghìn dặm” hay “trăm dặm”? “gặp bạn” hay “không gặp” hoặc “gặp nhưng không gặp về cách làm”? Ngữ nghĩa của câu thơ “Bách lý tầm quân vị ngộ quân” khác hẳn với “thiên lý tầm quân vị ngộ quân” và không đơn giản dịch là “Tìm bạn không gặp”. Dường như Bác đang đề cập một vấn đề rất lớn của định hướng chiến lược đối ngoại. Nhiều sự kiện lịch sử hiện tại đã được giải mã nhưng còn nhiều ẩn ý sâu sắc trong thơ Bác cần được tiếp tục tìm hiểu, khám phá thêm. Những năm tháng khó khăn của cách mạng Việt Nam “chiến đấu trong vòng vây”; Những tổn thất và sai lầm trong cải cách ruộng đất do sự thúc ép từ phía Liên Xô và sự vận dụng không phù hợp kinh nghiệm của Trung Quốc; Quan hệ của nước nhỏ đối với các nước lớn. Nhiều điều tinh tế ẩn chứa trong thơ Bác.

Ý tứ trong bài thơ của Bác rất gần với với một bài thơ cổ của Trung Quốc thời nhà Tống: “Tận nhật tầm xuân bất kiến xuân/ Mang hài đạp phá lãnh đầu vân/ Quy lai khước phá mai hoa hạ/ Xuân tại chi đầu vị thập phân”. Bài thơ tả một ni cô mang hài trèo đèo vượt núi cực khổ tìm xuân suốt ngày mà vẫn chẳng gặp xuân. Đến khi trở về mới thấy xuân đang hiện trên những cành mai trong vườn nhà.

Bác Hồ cũng vượt vòng vây phong tỏa, chịu nhiều gian khổ suốt bốn tháng ròng để tìm sự ủng hộ quốc tế cho cách mạng Việt Nam đang “chiến đấu trong vòng vây”. Trên đường về, qua đèo, Bác chợt gặp cây mai đầu suối và Bác đã ngộ ra được những vấn đề sâu sắc của phương pháp cách mạng. Đối diện với mặt trời đỏ “đông phương hồng, mặt trời lên” là mặt TRĂNG hiền hoà (rằm xuân lồng lộng trăng soi) và gốc MAI vàng cổ thụ bên SUỐI nguồn tươi mát (bên suối một nhành mai). Trăng, suối, hoa mai là những cụm từ quan trọng trong thơ Bác. Nó là triết lý ứng xử tuyệt vời của một nước nhỏ đối với các nước lớn trong quan hệ quốc tế phức tạp. Trời càng sáng, trăng càng trong, nước càng mát, mai càng nở rộ.

Hồ Chí Minh Thướng Sơn

“Thướng sơn”; là bài thơ Ngôn chí đặc sắc của Hồ Chí Minh viết ở Lũng Dẻ năm 1942, in tại: Thơ chữ Hán Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Văn học, Hà Nội, 1990, trang 14. Bài thơ ẩn ngữ lấy ý chủ đạo “nhành mai” đối “mặt trời hồng“. “bên suối một nhành mai.”

Thướng sơn

Lục nguyệt nhị thập tứ,
Thướng đáo thử sơn lai.
Cử đầu hồng nhật cận,
Đối ngạn nhất chi mai.

上山





Dịch nghĩa

Ngày hai mươi bốn tháng sáu,
Lên đến núi này.
Ngẩng đầu thấy mặt trời đỏ gần lại,
Bờ bên kia có một nhành mai.

Dịch thơ

Hai mươi tư tháng sáu,
Lên ngọn núi này chơi.
Ngẩng đầu: mặt trời đỏ,
Bên suối một nhành mai.
(Bản dịch của Tố Hữu)

Hăm tư tháng sáu hôm nay
Trèo lên trên đỉnh núi này dạo chơi
Ngẩng lên đỏ chói mặt trời
Bên kia khe một nhành mai xanh rờn
(Bản dịch của Xuân Thủy)

Ngày 24 tháng 6 là ngày gì trong lịch sử? Ngày 24 tháng 6 năm 1812 là ngày đại quân của Hoàng đế Pháp Napoléon Bonaparte vượt sông Neman, khởi đầu xâm chiếm Đế quốc Nga. Ngày 24 tháng 6 năm 1942 là ngày khởi đầu của chiến dịch Voronezh đại quân Đức Quốc Xã Adolf Hitler tấn công Voronezh, thành phố có tầm quan trọng chiến lược đặc biệt quan trọng bên bờ sông Đông, (là nguyên quán của Nikolai Fyodorovich Vatutin tư lệnh Phương diện quân Tây Nam, lực lượng phòng thủ chính của Liên Xô trong Chiến dịch phòng thủ Valuiki – Rossosh năm 1942). Về sau Adolf Hitler cho rằng hai ngày chậm trễ trong chiến dịch này đã làm Tập đoàn quân thiết giáp số 4 không kịp đến, làm giảm sức công phá và để cho Liên Xô kịp phòng thủ cứu nguy Stalingrad, thay đổi cục diện chiến tranh. Ngày 24 tháng 6 năm 1942 tại Lũng Dẻ, Hồ Chí Minh lên núi.

“Thướng sơn” và “Tầm hữu vị ngộ” là ẩn ngữ, câu thơ lưu lạc giữa đời thường. Hồ Chí Minh là người chuộng kinh Dịch và rất tinh tế, thường có những ứng xử ngẫu nhiên phù hợp với quy luật tất nhiên. Hồ Chí Minh trọn đời minh triết viết và nói thường có ẩn ý. Như 19 tháng 5 là ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, cũng là ngày thành lập Việt Minh, cũng là ngày khai sinh  đường Hồ Chí Minh trong lịch sử. Chuỗi ba sự kiện lớn này đóng mốc son ngày 19 tháng 5 vào lịch sử Việt Nam và thế giới đối với nền độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và sự nghiệp thống nhất Tổ quốc Việt Nam.

“Thướng sơn” (lên núi) là lên non thiêng ‘chống gậy lên non xem trận địa”, để xác định đúng tình thế, thời cơ và phương pháp cách mạng “tùy cơ, tùy vận, tùy thiên mệnh, tùy thời, tùy thế lại tùy nghi” là minh triết Hồ Chí Minh.”Đi đường mới biết gian lao. Núi cao rồi lại núi cao chập chùng . Núi cao lên đến tận cùng. thu vào tầm mắt muôn trùng nước non” (Đi đường, Hồ Chí Minh) Lên núi là để xem thế trận biến ảo khôn lường dự báo kêết quả thắng thua của Chiến tranh thế giới thứ hai. Tôn Trung Sơn thời Trung Hoa Dân Quốc, đưa ra đại kế “Liên Nga, thân Cộng, ủng hộ Công Nông, Tam Dân chủ thuyết” Uông Tinh Vệ nối nghiệp Tôn Trung Sơn cùng Mao Trạch Đông và Tưởng Giới Thạch.là “tam hùng”. Uông Tinh Vệ trước tả sau hữu, kết giao người Nhật và trở thành Hán gian vì Uông Tinh Vệ cho rằng Đức Nhật Ý sẽ thắng Nga Mỹ Anh Trung Hoa Dân Quốc.

Hồ Chí Minh nguyên tiêu

Nhân nói thêm dịch bài thơ “Nguyên tiêu” Hồ Chí Minh, kiệt tác trong “100 bài thơ hay nhất Việt Nam thế kỷ 20” thì bản dịch thơ của Xuân Thủy được nhiều người yêu thích hơn cả. Tuy vậy nghe nói là Cụ Hồ đã hỏi vui Bộ trưởng Xuân Thủy rằng câu thơ “Xuân giang, xuân thủy tiếp xuân thiên” (sông xuân, nước xuân tiếp trời xuân) khi dịch là “Sông xuân nước lẫn bầu trời thêm xuân” thì ba chữ xuân sao chỉ còn lại hai chữ xuân? Đó cũng là sự tinh tế (như Bộ trưởng Xuân Thủy làm Bộ trưởng không Bộ vậy).

Rằm Tháng Giêng
Hồ Chí Minh

Rằm xuân lồng lộng trăng soi,
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân.
Giữa dòng bàn bạc việc quân,
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.

(Bản dịch thơ của Xuân Thuỷ)

Nguyên tác




滿

Nguyên tiêu

Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,
Xuân giang, xuân thủy tiếp xuân thiên.
Yên ba thâm xứ đàm quân sự,
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.

Dịch nghĩa

Đêm nay, rằm tháng giêng, trăng vừa tròn,
Nước sông xuân tiếp liền với màu trời xuân.
Giữa nơi khói sóng thăm thẳm, bàn bạc việc quân,
Nửa đêm trở về, thuyền chở đầy ánh trăng.

Tháng 2 năm 1948.

Nguồn:
1. Hồ Chí Minh – Thơ, NXB Văn học, Hà Nội, 1975
2. Hồ Chí Minh toàn tập (tập 5), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000

Nhành mai trong thơ Bác

Bài thơ “Tầm hữu vị ngộ” Hồ Chí Minh câu thơ nguyên tác cuối bài là  “Mỗi đoá hoàng hoa nhất điểm xuân” . Giáo sư tiến sĩ Hán học Phan Văn Các, nguyên Viện trưởng Viện Hán Nôm đã dịch là “Mỗi đoá hoa vàng một nét xuân”. So câu chữ là rất chuẩn và rất sát nghĩa. Thế nhưng, tôi lại nghe cố bộ trưởng nhà thơ Xuân Thủy, người đã dịch kiệt tác bài thơ “Nguyên tiêu” ra tiếng Việt, nói năm 1970 thì “Ông Cụ” đã tự mình dịch câu thơ trên là “đóa đóa vàng tươi xuân thắm cành”.

Câu thơ “Đình tiền tạc dạ nhất chi mai” của Thiền sư Mãn Giác (Lý Trường,1051-1096) theo Minh Đức Triều Tâm Ảnh được dẫn lại và phân tích sâu thêm của Nguyễn Khôi, thì đáng chú ý nhất và khó dịch nhất là “nhất chi mai”.

Nhiều người dịch “nhất chi mai” là “một nhành mai, một nhánh mai, một cành mai”, thật ra phải hiểu “nhất chi mai” còn có nghĩa là “một đóa mai” mới thấu hiểu hết nghĩa thâm thúy. Một đóa là đủ cho cái tối thiểu, là đủ đại biểu cho mùa xuân, như một câu thơ có trước đó của Thiền sư Tề Kỷ (864-937) bạn của Thi sĩ Trịnh Cốc (849-911) đời nhà Đường đã sáng tác bài:

TẢO MAI

Vạn mộc đống dục chiết
Cô căn noãn độc hồi
Tiền thôn thâm tuyết lý
Tạc dạ nhất chi khai.
Phong đệ u hương khứ
Cầm khuy tố diễm lai
Minh niên như ưng luật
Tiên phát ánh xuân đài.

MAI NỞ SỚM

Vạn cây băng giá chết
Một cội ấm mọc ra
Đầu xóm trong tuyết đặc
Một cành đêm nở hoa.
Gió xa đem hương ẩn
Chim ngắm hoa trắng ngà
Năm tới như đúng tiết
 Mừng Xuân sáng ánh tà.

Chuyện kể rằng: Khi thiền sư Sư Tề Kỷ, sau khi viết xong, vốn tính khiêm tốn đã đem sang nhờ Thi sĩ Trịnh Cốc “góp ý kiến”, Trịnh Cốc đọc nhanh, rồi nói “sổ chi” phi “tảo” dã, vị nhược “nhất chi” giai (“mấy cành” chưa phải là sớm, chưa hay bằng “một cành”). Thiền sư Sư Tề Kỷ bèn sửa thành “Tạc dạ nhất chi khai”(một cành đêm nở hoa) bất hủ.

Bài thơ của Mãn Giác so với Tề Kỷ thì tương tự, nhưng có phần thâm viễn hơn. Với ý muốn nhắn gửi với đời về lẽ chuyển dịch vô thường không dao động đến tâm an nhiên của ta (theo Trần Tuấn Kiệt); Còn theo Ngộ Không thì nên hiểu: ở đây “xuân tàn” là trầm luân, “hoa lạc tận” là hư vô, giữa mê và Ngộ, phân ra hữu và vô, có và không. “nhất chi mai” chính là giác ngộ với trong sinh có diệt, trong diệt có sinh.”

“Mỗi đoá hoàng hoa nhất điểm xuân” là “nhành mai” điểm nhấn tinh tế trong thơ Bác. Tại đây, Hồ Chí Minh chỉ rõ là “đóa” cụ thể là “một đóa mai” (nhất chi mai) nhưng Hồ Chí Minh tài tình chỉ rõ là “hoàng hoa” “đóa mai vàng” rất phù hợp và thông dụng ở Việt Nam, khác với mơ, mận, mai trắng, có nhiều ở xứ lạnh nhưng ít thông dụng ở xứ ấm như Việt Nam. Hồ Chí Minh lại viết ba chữ “nhất điểm xuân” đồng nghĩa nhưng khác sự diễn đạt với “nhất chi mai”, lời dịch nghĩa lại thoáng nghĩa “đóa đóa vàng tươi xuân thắm cành” thuần Việt hoàn toàn và khẳng định chân lý “toàn thể mới làm nên mùa xuân đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công thành công đại thành công.

Qua đèo chợt gặp mai đầu suối là tuyệt phẩm. “đóa đóa vàng tươi xuân thắm cành” là câu thơ kiệt tác của Hồ Chí Minh.

BÊN SUỐI MỘT NHÀNH MAI
Hoàng Kim.

Ảnh nhành mai của anh Phan Chí tại đỉnh núi Lũng Cú thể hiện được tứ thơ “Thướng sơn” của Hồ Chí Minh, Lũng Dẻ năm 1942. Nguyên tác “Thướng sơn. Lục nguyệt nhị thập tứ, Thướng đáo thử sơn lai. Cử đầu hồng nhật cận, Đối ng

ben-suoi-moi-nhanh-mai

#CNM365 #CLTVN 3 THÁNG 10
Hoàng Kim và Hoàng Long
CNM365 Tình yêu cuộc sống#vietnamhoc; #Thungdung; #cltvn; #đẹpvàhay; Bài đồng dao huyền thoại; Chợt gặp mai đầu suối; Bên suối một nhành mai; Thơ vui những ngày nhàn. Ngắm dấu chân thời gian; Trời nhân loại mênh  mông; Đối thoại nền văn hóa; Trần Nhật Duật nhân tướng; Phạm Ngũ Lão Thuật Hoài; Trà sớm nhớ bạn hiền; Nước Nga và châu Âu, Giống khoai lang Việt Nam; Giống khoai lang HL518; Giống khoai lang HL491; Giống khoai Hoàng Long; Cây đời mãi xanh tươi; Mai vàng bền mưa nắng; Lời Thầy dặn thung dung; Nhân hậu đời quên tuổi; Thanh nhàn vui tháng năm; Một niềm vui ngày mới; Một gia đình yêu thương; Ngày 3 tháng 10 năm 1928, ngày sinh  Alvin Toffler, tác giả và nhà tương lai học người Mỹ, tác giả của bộ sách nổi tiếng Cú sốc tương lai (future shock). Làn sóng thứ 3 (the third way). Thăng trầm quyền lực (power shift) (tập 1 và 2). Tạo dựng một nền văn minh mới chính trị của làn sống thứ 3 (Alvin Toffler & Heidi Toffler). Ngày 3 tháng 10 năm 1744 ,ngày sinh của Bùi Huy Bích, danh sĩ Việt Nam (mất năm 1818). Ngày 3 tháng 10 năm 1929 Vương quốc Nam Tư, “vùng đất của người Nam Slav” được đổi tên từ Vương quốc của người Serb, Croat và Sloven Đây là đất nước đa sắc tộc và tôn giáo, có biến động dữ dội trong lịch sử nhân loại. Bài chọn lọc ngày 3 tháng 10 #vietnamhoc; #Thungdung; #cltvn; #đẹpvàhay; Bài đồng dao huyền thoại; Chợt gặp mai đầu suối; Bên suối một nhành mai; Thơ vui những ngày nhàn. Ngắm dấu chân thời gian; Trời nhân loại mênh mông; Đối thoại nền văn hóa; Trần Nhật Duật nhân tướng; Phạm Ngũ Lão Thuật Hoài; Trà sớm nhớ bạn hiền; Nước Nga và châu Âu, Giống khoai lang HL518; Giống khoai lang HL491; Giống khoai Hoàng Long; Giống khoai lang Việt Nam; Cây đời mãi xanh tươi; Mai vàng bền mưa nắng; Lời Thầy dặn thung dung; Nhân hậu đời quên tuổi; Thanh nhàn vui tháng năm; Một niềm vui ngày mới; Một gia đình yêu thương; Thông tin tại https://hoangkimvn.wordpress.com/http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-3-thang-10/

BÀI ĐỒNG DAO HUYỀN THOẠI
Hoàng Kim
I
Mình ghé thăm nhau chốn núi non
Vàng ươm đồng rộng nắng lên hương
Khoai ngon lạc béo thơm xôi đỗ
Mai núi chiều buông vọng nhạc rừng

II

Bốn lăm (45) năm rồi đấy
Đời người theo tháng năm

HOA NGƯỜI
Hoàng Kim

Thủy vốn mạch sông nước có nguồn.
Chính Trung tiền hậu đổi nhau luôn.
Nụ cười Nghê Việt luôn đầy đặn.
Mai với Bồ Đề ẩn sau lưng.
Tóc nhuốm bạch kim phơi nắng hửng
Da pha hồng ngọc trãi mưa nhuần.
Hoa Người Hoa Đất vui thầy bạn.
Phước Đức mừng ai thắng tuổi trăm.

Nhu ang may bay

III

Dây dã tường vi thật dẻo dai
Ba con ngỗng trong một đàn
Một bay về Đông, một bay Tây
Và một bay trên tổ chim cúc cu.

IV

Tách cà phê ban mai
Gió mù sương đầy núi
Suối nguồn thao thiết chảy
Nhạc rừng đầy tiếng chim …

V

Ngày mới lời yêu thương

Thanh thản an vui dạo dọn vườn
Vui thầy mừng bạn ngát thêm hương
Đường xuân nhàn hạ phai mưa nắng
Tâm sáng an lành trãi gió sương
Thoắt đó vườn thơm nhiều quả ngọt
Mới hay nhà phước lắm con đường
An nhiên vô sự là tiên cảnh
Sớm thu mai nở nắng thu vương

Nguồn:
Bài thơ Viên đá Thời gianBài đồng dao huyền thoại
ảnh 1 của Đỗ Dung; ảnh 2 của Phan Chí Thắng; ảnh 3, 4, 5 Hoàng Kim

Quadeochotgapmaidausuoi

CHỢT GẶP MAI ĐẦU SUỐI
Hoàng Kim

Nghìn dặm tìm anh chẳng gặp anh/ Đường về vó ngựa dẫm mây xanh/ Qua đèo chợt gặp mai đầu suối/ Đóa đóa vàng tươi xuân thắm cành“. Tôi biết bài thơ kỳ lạ này của Bác Hồ đăng trên báo khoảng năm 1970 do một chuyện ngẫu nhiên tình cờ nên nhớ mãi. Bài thơ kỳ lạ vì ẩn chứa nhiều triết lý sâu sắc không dễ thấy, vì nó là thơ của Bác Hồ mà ít thấy sách báo nào nhắc đến gần nửa thế kỷ qua.Thuở ấy, tôi mười bảy tuổi, đã cùng người anh trai Hoàng Ngọc Dộ ra thăm đèo Ngang. Chúng tôi vừa đi xe đạp vừa đi bộ từ chân núi lên đến đỉnh đèo. Gần cột mốc địa giới hai tỉnh trên đỉnh đường xuyên sơn, cạnh khe suối ven đỉnh dốc sườn đèo có cây mai rừng rất đẹp. Chúng tôi đang thưởng ngoạn thì chợt gặp xe của Bộ trưởng Xuân Thủy và  bí thư tỉnh ủy Quảng Bình Nguyễn Tư Thoan vừa tới. Họ đã xuống xe ngắm nhìn trời, biển, hoa, núi và bộ trưởng Xuân Thuỷ đã bình bài thơ trên.

Bộ trưởng Xuân Thủy là nhà ngoại giao có kiến thức rộng, bạn thơ của Hồ Chí Minh, giỏi dịch thơ chữ Hán. Ông cũng là người đã dịch bài thơ “Nguyên tiêu” nổi tiếng, nên khi tôi tình cờ được nghe lời bình phẩm trực tiếp của ông về bài thơ trên thì tôi đã nhớ rất lâu. Tôi cũng hiểu nghĩa rõ ràng cụm từ “Trung Nam Hải” từ dịp ấy.

Ba mươi năm sau, khi anh Gia Dũng sưu tầm, tuyển chọn và giới thiệu bài thơ “Tìm bạn không gặp” trong tập thơ “Ngàn năm thương nhớ” tuyển thơ một nghìn năm Thăng Long, Hà Nội. Bài thơ “Tầm hữu vị ngộ” của Bác do nhà Hán học nổi tiếng Phan Văn Các diễn nghĩa và dịch thơ. Nội dung tuy vẫn thế nhưng bản dịch mới lời dịch sát nghĩa chữ Hán hơn so với bản tự dịch thoáng ý của chính Bác và có khác MỘT chữ so với bài mà tôi được nghe bình trước đây. Đó là từ “nghìn dặm” được thay bằng từ “trăm dặm” (“bách lý tầm quân vị ngộ quân” thay vì “thiên lý tầm quân vị ngộ quân”). Bản dịch mới có lời ghi chú, nghe nói là của Bác. Bài thơ viết năm 1950 nhưng cảm xúc thực sự của Người khi thăng hoa bài thơ nổi tiếng này thì nay vẫn còn để ngỏ.

Hồ Chí Minh tầm hữu vị ngộ

Thiên lý tầm quân vị ngộ quân,
Mã đề đạp toái lĩnh đầu vân.
Quy lại ngẫu quá sơn mai thụ,
Mỗi đoá hoàng hoa nhất điểm xuân.

尋友未遇

千里尋君未遇君,
馬蹄踏碎嶺頭雲。
歸來偶過山梅樹,
每朵黃花一點春。

Nghìn Trăm dặm tìm anh chẳng gặp anh,
Đường về vó ngựa dẫm mây xanh.
Qua đèo chợt gặp mai đầu suối
Đóa đóa vàng tươi xuân thắm cành.

(Bản tự dịch của Hồ Chí Minh, theo Xuân Thủy)

“Trăm dặm tìm không gặp cố nhân
Mây đèo dẫm vỡ ngựa dồn chân
Đường về chợt gặp cây mai núi
Mỗi đoá hoa vàng một nét xuân”
(Bản dịch thơ của
Phan Văn Các)

Bác ra nước ngoài từ đầu năm 1950 đến đầu tháng Tư mới về nước theo hồi ức “Chiến đấu trong vòng vây” của đại tướng Võ Nguyên Giáp. Bác lúc đó đã sáu mươi tuổi, bí mật đi đến Bắc Kinh gặp chủ tịch Đảng Cộng sản Trung Quốc Mao Trạch Đông rồi đi luôn sang Matxcơva gặp đồng chí Stalin. Bác cũng đi tìm gặp đại tướng Trần Canh khi chuẩn bị chiến dịch Biên giới. Trong cơn lốc của các sự kiện, Bác khẳng định: “ Tổng phản công của ta sẽ là một giai đoạn lâu dài. Rồi đây, có sự chi viện của Liên Xô và Trung Quốc về vật chất, vũ khí, trang bị, ta sẽ đỡ khó khăn hơn, nhưng giành được thắng lợi là phải do sức nỗ lực của chính bản thân ta quyết định”.

“Nghìn dặm” hay “trăm dặm”? “gặp bạn” hay “không gặp” hoặc “gặp nhưng không gặp về cách làm”? Ngữ nghĩa của câu thơ “Bách lý tầm quân vị ngộ quân” khác hẳn với “thiên lý tầm quân vị ngộ quân” và không đơn giản dịch là “Tìm bạn không gặp”. Dường như Bác đang đề cập một vấn đề rất lớn của định hướng chiến lược đối ngoại. Nhiều sự kiện lịch sử hiện tại đã được giải mã nhưng còn nhiều ẩn ý sâu sắc trong thơ Bác cần được tiếp tục tìm hiểu, khám phá thêm. Những năm tháng khó khăn của cách mạng Việt Nam “chiến đấu trong vòng vây”; Những tổn thất và sai lầm trong cải cách ruộng đất do sự thúc ép từ phía Liên Xô và sự vận dụng không phù hợp kinh nghiệm của Trung Quốc; Quan hệ của nước nhỏ đối với các nước lớn. Nhiều điều tinh tế ẩn chứa trong thơ Bác.

Ý tứ trong bài thơ của Bác rất gần với với một bài thơ cổ của Trung Quốc thời nhà Tống: “Tận nhật tầm xuân bất kiến xuân/ Mang hài đạp phá lãnh đầu vân/ Quy lai khước phá mai hoa hạ/ Xuân tại chi đầu vị thập phân”. Bài thơ tả một ni cô mang hài trèo đèo vượt núi cực khổ tìm xuân suốt ngày mà vẫn chẳng gặp xuân. Đến khi trở về mới thấy xuân đang hiện trên những cành mai trong vườn nhà.

Bác Hồ cũng vượt vòng vây phong tỏa, chịu nhiều gian khổ suốt bốn tháng ròng để tìm sự ủng hộ quốc tế cho cách mạng Việt Nam đang “chiến đấu trong vòng vây”. Trên đường về, qua đèo, Bác chợt gặp cây mai đầu suối và Bác đã ngộ ra được những vấn đề sâu sắc của phương pháp cách mạng. Đối diện với mặt trời đỏ “đông phương hồng, mặt trời lên” là mặt TRĂNG hiền hoà (rằm xuân lồng lộng trăng soi) và gốc MAI vàng cổ thụ bên SUỐI nguồn tươi mát (bên suối một nhành mai). Trăng, suối, hoa mai là những cụm từ quan trọng trong thơ Bác. Nó là triết lý ứng xử tuyệt vời của một nước nhỏ đối với các nước lớn trong quan hệ quốc tế phức tạp. Trời càng sáng, trăng càng trong, nước càng mát, mai càng nở rộ.

Hồ Chí Minh Thướng Sơn

“Thướng sơn”; là bài thơ Ngôn chí đặc sắc của Hồ Chí Minh viết ở Lũng Dẻ năm 1942, in tại: Thơ chữ Hán Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Văn học, Hà Nội, 1990, trang 14. Bài thơ ẩn ngữ lấy ý chủ đạo “nhành mai” đối “mặt trời hồng“. “bên suối một nhành mai.”

Thướng sơn

Lục nguyệt nhị thập tứ,
Thướng đáo thử sơn lai.
Cử đầu hồng nhật cận,
Đối ngạn nhất chi mai.

上山





Dịch nghĩa

Ngày hai mươi bốn tháng sáu,
Lên đến núi này.
Ngẩng đầu thấy mặt trời đỏ gần lại,
Bờ bên kia có một nhành mai.

Dịch thơ

Hai mươi tư tháng sáu,
Lên ngọn núi này chơi.
Ngẩng đầu: mặt trời đỏ,
Bên suối một nhành mai.
(Bản dịch của Tố Hữu)

Hăm tư tháng sáu hôm nay
Trèo lên trên đỉnh núi này dạo chơi
Ngẩng lên đỏ chói mặt trời
Bên kia khe một nhành mai xanh rờn
(Bản dịch của Xuân Thủy)

Ngày 24 tháng 6 là ngày gì trong lịch sử? Ngày 24 tháng 6 năm 1812 là ngày đại quân của Hoàng đế Pháp Napoléon Bonaparte vượt sông Neman, khởi đầu xâm chiếm Đế quốc Nga. Ngày 24 tháng 6 năm 1942 là ngày khởi đầu của chiến dịch Voronezh đại quân Đức Quốc Xã Adolf Hitler tấn công Voronezh, thành phố có tầm quan trọng chiến lược đặc biệt quan trọng bên bờ sông Đông, (là nguyên quán của Nikolai Fyodorovich Vatutin tư lệnh Phương diện quân Tây Nam, lực lượng phòng thủ chính của Liên Xô trong Chiến dịch phòng thủ Valuiki – Rossosh năm 1942). Về sau Adolf Hitler cho rằng hai ngày chậm trễ trong chiến dịch này đã làm Tập đoàn quân thiết giáp số 4 không kịp đến, làm giảm sức công phá và để cho Liên Xô kịp phòng thủ cứu nguy Stalingrad, thay đổi cục diện chiến tranh. Ngày 24 tháng 6 năm 1942 tại Lũng Dẻ, Hồ Chí Minh lên núi.

“Thướng sơn” và “Tầm hữu vị ngộ” là ẩn ngữ, câu thơ lưu lạc giữa đời thường. Hồ Chí Minh là người chuộng kinh Dịch và rất tinh tế, thường có những ứng xử ngẫu nhiên phù hợp với quy luật tất nhiên. Hồ Chí Minh trọn đời minh triết viết và nói thường có ẩn ý. Như 19 tháng 5 là ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, cũng là ngày thành lập Việt Minh, cũng là ngày khai sinh  đường Hồ Chí Minh trong lịch sử. Chuỗi ba sự kiện lớn này đóng mốc son ngày 19 tháng 5 vào lịch sử Việt Nam và thế giới đối với nền độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và sự nghiệp thống nhất Tổ quốc Việt Nam.

“Thướng sơn” (lên núi) là lên non thiêng ‘chống gậy lên non xem trận địa”, để xác định đúng tình thế, thời cơ và phương pháp cách mạng “tùy cơ, tùy vận, tùy thiên mệnh, tùy thời, tùy thế lại tùy nghi” là minh triết Hồ Chí Minh.”Đi đường mới biết gian lao. Núi cao rồi lại núi cao chập chùng . Núi cao lên đến tận cùng. thu vào tầm mắt muôn trùng nước non” (Đi đường, Hồ Chí Minh) Lên núi là để xem thế trận biến ảo khôn lường dự báo kêết quả thắng thua của Chiến tranh thế giới thứ hai. Tôn Trung Sơn thời Trung Hoa Dân Quốc, đưa ra đại kế “Liên Nga, thân Cộng, ủng hộ Công Nông, Tam Dân chủ thuyết” Uông Tinh Vệ nối nghiệp Tôn Trung Sơn cùng Mao Trạch Đông và Tưởng Giới Thạch.là “tam hùng”. Uông Tinh Vệ trước tả sau hữu, kết giao người Nhật và trở thành Hán gian vì Uông Tinh Vệ cho rằng Đức Nhật Ý sẽ thắng Nga Mỹ Anh Trung Hoa Dân Quốc.

Hồ Chí Minh nguyên tiêu

Nhân nói thêm dịch bài thơ “Nguyên tiêu” Hồ Chí Minh, kiệt tác trong “100 bài thơ hay nhất Việt Nam thế kỷ 20” thì bản dịch thơ của Xuân Thủy được nhiều người yêu thích hơn cả. Tuy vậy nghe nói là Cụ Hồ đã hỏi vui Bộ trưởng Xuân Thủy rằng câu thơ “Xuân giang, xuân thủy tiếp xuân thiên” (sông xuân, nước xuân tiếp trời xuân) khi dịch là “Sông xuân nước lẫn bầu trời thêm xuân” thì ba chữ xuân sao chỉ còn lại hai chữ xuân? Đó cũng là sự tinh tế (như Bộ trưởng Xuân Thủy làm Bộ trưởng không Bộ vậy).

Rằm Tháng Giêng
Hồ Chí Minh

Rằm xuân lồng lộng trăng soi,
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân.
Giữa dòng bàn bạc việc quân,
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.

(Bản dịch thơ của Xuân Thuỷ)

Nguyên tác




滿

Nguyên tiêu

Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,
Xuân giang, xuân thủy tiếp xuân thiên.
Yên ba thâm xứ đàm quân sự,
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.

Dịch nghĩa

Đêm nay, rằm tháng giêng, trăng vừa tròn,
Nước sông xuân tiếp liền với màu trời xuân.
Giữa nơi khói sóng thăm thẳm, bàn bạc việc quân,
Nửa đêm trở về, thuyền chở đầy ánh trăng.

Tháng 2 năm 1948.

Nguồn:
1. Hồ Chí Minh – Thơ, NXB Văn học, Hà Nội, 1975
2. Hồ Chí Minh toàn tập (tập 5), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000

Nhành mai trong thơ Bác

Bài thơ “Tầm hữu vị ngộ” Hồ Chí Minh câu thơ nguyên tác cuối bài là  “Mỗi đoá hoàng hoa nhất điểm xuân” . Giáo sư tiến sĩ Hán học Phan Văn Các, nguyên Viện trưởng Viện Hán Nôm đã dịch là “Mỗi đoá hoa vàng một nét xuân”. So câu chữ là rất chuẩn và rất sát nghĩa. Thế nhưng, tôi lại nghe cố bộ trưởng nhà thơ Xuân Thủy, người đã dịch kiệt tác bài thơ “Nguyên tiêu” ra tiếng Việt, nói năm 1970 thì “Ông Cụ” đã tự mình dịch câu thơ trên là “đóa đóa vàng tươi xuân thắm cành”.

Câu thơ “Đình tiền tạc dạ nhất chi mai” của Thiền sư Mãn Giác (Lý Trường,1051-1096) theo Minh Đức Triều Tâm Ảnh được dẫn lại và phân tích sâu thêm của Nguyễn Khôi, thì đáng chú ý nhất và khó dịch nhất là “nhất chi mai”.

Nhiều người dịch “nhất chi mai” là “một nhành mai, một nhánh mai, một cành mai”, thật ra phải hiểu “nhất chi mai” còn có nghĩa là “một đóa mai” mới thấu hiểu hết nghĩa thâm thúy. Một đóa là đủ cho cái tối thiểu, là đủ đại biểu cho mùa xuân, như một câu thơ có trước đó của Thiền sư Tề Kỷ (864-937) bạn của Thi sĩ Trịnh Cốc (849-911) đời nhà Đường đã sáng tác bài:

TẢO MAI

Vạn mộc đống dục chiết
Cô căn noãn độc hồi
Tiền thôn thâm tuyết lý
Tạc dạ nhất chi khai.
Phong đệ u hương khứ
Cầm khuy tố diễm lai
Minh niên như ưng luật
Tiên phát ánh xuân đài.

MAI NỞ SỚM

Vạn cây băng giá chết
Một cội ấm mọc ra
Đầu xóm trong tuyết đặc
Một cành đêm nở hoa.
Gió xa đem hương ẩn
Chim ngắm hoa trắng ngà
Năm tới như đúng tiết
 Mừng Xuân sáng ánh tà.

Chuyện kể rằng: Khi thiền sư Sư Tề Kỷ, sau khi viết xong, vốn tính khiêm tốn đã đem sang nhờ Thi sĩ Trịnh Cốc “góp ý kiến”, Trịnh Cốc đọc nhanh, rồi nói “sổ chi” phi “tảo” dã, vị nhược “nhất chi” giai (“mấy cành” chưa phải là sớm, chưa hay bằng “một cành”). Thiền sư Sư Tề Kỷ bèn sửa thành “Tạc dạ nhất chi khai”(một cành đêm nở hoa) bất hủ.

Bài thơ của Mãn Giác so với Tề Kỷ thì tương tự, nhưng có phần thâm viễn hơn. Với ý muốn nhắn gửi với đời về lẽ chuyển dịch vô thường không dao động đến tâm an nhiên của ta (theo Trần Tuấn Kiệt); Còn theo Ngộ Không thì nên hiểu: ở đây “xuân tàn” là trầm luân, “hoa lạc tận” là hư vô, giữa mê và Ngộ, phân ra hữu và vô, có và không. “nhất chi mai” chính là giác ngộ với trong sinh có diệt, trong diệt có sinh.”

“Mỗi đoá hoàng hoa nhất điểm xuân” là “nhành mai” điểm nhấn tinh tế trong thơ Bác. Tại đây, Hồ Chí Minh chỉ rõ là “đóa” cụ thể là “một đóa mai” (nhất chi mai) nhưng Hồ Chí Minh tài tình chỉ rõ là “hoàng hoa” “đóa mai vàng” rất phù hợp và thông dụng ở Việt Nam, khác với mơ, mận, mai trắng, có nhiều ở xứ lạnh nhưng ít thông dụng ở xứ ấm như Việt Nam. Hồ Chí Minh lại viết ba chữ “nhất điểm xuân” đồng nghĩa nhưng khác sự diễn đạt với “nhất chi mai”, lời dịch nghĩa lại thoáng nghĩa “đóa đóa vàng tươi xuân thắm cành” thuần Việt hoàn toàn và khẳng định chân lý “toàn thể mới làm nên mùa xuân đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công thành công đại thành công.

Qua đèo chợt gặp mai đầu suối là tuyệt phẩm. “đóa đóa vàng tươi xuân thắm cành” là câu thơ kiệt tác của Hồ Chí Minh.

BÊN SUỐI MỘT NHÀNH MAI
Hoàng Kim.

Ảnh nhành mai của anh Phan Chí tại đỉnh núi Lũng Cú thể hiện được tứ thơ “Thướng sơn” của Hồ Chí Minh, Lũng Dẻ năm 1942. Nguyên tác “Thướng sơn. Lục nguyệt nhị thập tứ, Thướng đáo thử sơn lai. Cử đầu hồng nhật cận, Đối ngạn nhất chi mai”. Lên núi. Hai mươi tư tháng sáu, Lên ngọn núi này chơi. Ngẩng đầu: mặt trời đỏ, Bên suối một nhành mai. (Bản dịch của Tố Hữu). Thơ chữ Hán Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Văn học, Hà Nội, 1990, trang 14. “Lên núi” ẩn ngữ “nhành mai” đối “mặt trời hồng“.

上山





(Bản chữ Hán trên Thi Viện của Đào Trung Kiên)

Bài thơ “Thướng sơn” này Hồ Chí Minh viết ở đỉnh núi Lũng Dẻ năm 1942, ngay trước bài “Thế lộ nan” với những câu cuối “Xử thế nguyên lai phi dị dị, Nhi kim xử thế cánh nan nan”. “Xử thế từ xưa không phải dễ, Mà nay, xử thế khó khăn hơn”. Bài thơ “Thế lộ nan” được Hồ Chí Minh viết cuối năm 1942, sau khi Bác xuống núi, tìm đường sang Tỉnh Tây (Quảng Tây) Trung Quốc và bị bắt. “Thướng sơn” là một bài thơ ẩn ngữ sâu sắc. Để thấu hiểu bài thơ ẩn ngữ này, xin lược khảo một ít chú dẫn trong bài thơ.

Đỉnh Lũng Cú là điểm cao nhất của cực Bắc Việt Nam.

Cột cờ Lũng Cú hiện nay nằm trên đỉnh Lũng Cú có độ cao khoảng 1.700m so với mực nước biển. Xã Lũng Cú thuộc huyện Đồng Văn, nằm trên đỉnh cao nguyên Đồng Văn thuộc tỉnh Hà Giang, Việt Nam, cách thị xã Hà Giang khoảng 200 km, là điểm cực bắc của Việt Nam. Lũng Cú chóp nón cao nhất còn hai điểm thấp nhất theo kinh độ là Tây Trang, Điện Biên và Sa Vĩ, Móng Cái. Cột cờ Lũng Cú được xây dựng đầu tiên từ thời Lý Thường Kiệt và ban đầu chỉ làm bằng cây sa mộc. Cột mốc biên cương này được xây dựng lại từ thời Pháp thuộc, năm 1887. Những năm sau đó như 1992, 2000 và đặc biệt năm 2002 cột cờ tiếp tục được trùng tu hoặc xây dựng lại nhiều lần với kích thước, quy mô lớn dần theo thời gian, trong đó năm 2002 cột cờ được dựng với độ cao khoảng 20m, chân và bệ cột có hình lục lăng và dưới chân cột là 6 phù điêu họa tiết bề mặt trống đồng Đông Sơn. Trên đỉnh cột là cán cờ cao 9m cắm quốc kỳ Việt Nam có có chiều dài 9m, chiều rộng 6m và tổng diện tích rộng 54m2, tượng trưng cho 54 dân tộc cùng chung sống trên đất nước Việt Nam. Cảnh quan dưới chân cột cờ là núi non trùng điệp xen kẽ bởi những khoảnh ruộng bậc thang tạo nên vẻ đẹp hoang dã, đặc trưng của vùng Tây Bắc địa đầu của Việt Nam.

Lũng Dẻ, xóm Bản Chang, xã Trương Lương (Hoà An), cách thành phố Cao Bằng 40 km. Đó là nơi diễn ra nhiều sự kiện lịch sử cách mạng như: Nơi lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đến ở và làm việc; thành lập Khu Việt Minh Thiện Thuật; thành lập Đại đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân.

Lũng Dẻ khác Lũng Cú nhưng có nhiều điểm ẩn ý tương đồng, sẽ được trao đổi trong một chuyên luận tiếp.

Hồ Chí Minh trong những năm 1941- 1945

Hồ Chí Minh trở về Cao Bằng (Việt Nam) vào ngày 28 tháng 1 năm 1941, từ Tĩnh Tây (Quảng Tây, Trung Quốc), hành lý là một chiếc va li nhỏ đan bằng mây tre để đựng quần áo và một chiếc máy chữ xách tay. Trước đó, đầu tháng 1 năm 1941, Hoàng Văn Thụ, Ủy viên Thường vụ Trung ương Đảng từ Việt Nam sang Tĩnh Tây gặp Hồ Chí Minh để báo cáo kết quả xây dựng và củng cố an toàn khu Cao Bằng và đề nghị Hồ Chí Minh về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Hồ Chí Minh là người sâu sắc lịch sử và kinh Dịch hẳn ghi nhớ lời của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm nói với sứ giả của vua Mạc “Cao Bằng tuy thiểu, khả diên sổ thế” và Bác cũng nhận định rằng Cao Bằng sẽ mở ra triển vọng lớn cho cách mạng nên quyết định trở về nước sau 30 năm bôn ba ở nước ngoài. Nhà thơ Tố Hữu đã viết về sự kiện này qua bốn câu thơ: “Bác đã về đây, Tổ quốc ơi!/ Nhớ thương hòn đất ấm hơi Người/ Ba mươi năm ấy, chân không nghỉ/ Mà đến bây giờ mới tới nơi”. Ngày 8 tháng 2 năm 1941, Hồ Chí Minh đã ở tại hang Cốc Bó, bản Pác Bó, tỉnh Cao Bằng với bí danh Già Thu, sau khi khảo sát thực địa và hỏi thăm kdân địa phươngGià Thu gọi dòng suối lớn chảy qua đây là suối Lê-nin và ngọn núi đá cao trước cửa hang là núi Các-Mác và làm một bài thơ ngôn chí để tỏ chí hướng (nay đã được tạc vào vách núi): “Non xa xa nước xa xa/ Nào phải thênh thang mới gọi là/ Đây suối Lê-nin, kia núi Mác/ Hai tay gầy dựng một sơn hà”. (gầy dựng” chứ không phải là “gây dựng” như một số người lầm tưởng). Tại đây, Già Thu mở các lớp huấn luyện cán bộ, tự in báo, tham gia các hoạt động tuyên truyền vận động độc lập. Tài liệu huấn luyện chủ yếu là sách do Già Thu tự dịch và viết với nhiều chủ đề. Già Thu cũng vận động thành lập hội phụ lão cứu quốc, hội phụ nữ cứu quốc, hội nông dân cứu quốc,…để đón thời cơ, và cuối cuốn sách Việt Nam quốc sử diễn ca ghi “Việt Nam độc lập năm 1945“. Từ ngày 10 đến ngày 19 tháng 5 năm 1941, Già Thu chủ trì Hội nghị lần thứ 8 mở rộng của Trung ương Đảng họp tại Pác Bó, Cao Bằng. Một trong những kết quả của hội nghị này là nghị quyết về việc thành lập Việt Nam Độc lập Đồng minh gọi tắt là Việt Minh. Ngày 13 tháng 8 năm 1942, Già Thu lấy tên gọi là Hồ Chí Minh để sang Trung Quốc với danh nghĩa đại diện của cả Việt Minh và Hội quốc tế phản xâm lược Việt Nam, một hội đoàn được Già Thu tổ chức ra trước đó, để tranh thủ sự ủng hộ của Trung Hoa Dân quốc. Đây là lần đầu tiên Hồ Chí Minh sử dụng tên gọi này chính thức trong các giấy tờ cá nhân với sự khai nhận là “Việt Nam – Hoa kiều”. Hồ Chí Minh đã bị chính quyền địa phương của Trung Hoa Dân quốc bắt ngày 29 tháng 8 khi đang đi cùng với một người Trung Quốc dẫn đường và bị giam hơn một năm, trải qua khoảng 30 nhà tù. Bác viết Nhật ký trong tù trong thời gian này, từ tháng 8 năm 1942 đến tháng 9 năm 1943. “Nhật ký trong tù” là một tác phẩm được những tác giả người Việt Nam, người phương Tây và cả người Trung Quốc, như Quách Mạt Nhược, Viên Ưng hay Hoàng Tranh đề cao. Ở Việt Nam các đồng chí của Bác như Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Vũ Anh…  đều tưởng lầm là Bác đã chết, sau này nguyên nhân được làm rõ là do một cán bộ Cộng sản tên Cáp nghe và hiểu sai ngữ nghĩa.Phạm Văn Đồng thậm chí đã tổ chức đám tang và đọc điếu văn, hồi ký của Võ Nguyên Giáp cũng kể lại là “mở chiếc va-li mây của Bác ra tìm xem còn những gì có thể giữ lại làm kỉ niệm”, mãi mấy tháng sau họ mới biết được tình thực của Bác sau khi nhận được thư do Bác viết và bí mật nhờ chuyển về.  Ngày 25 tháng 10 năm 1943, Hội Quốc tế chống xâm lược ở Đông Dương gửi hai bức thư, một cho Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc, bức còn lại cho thống chế Tưởng Giới Thạch đề nghị can thiệp trả tự do cho Hồ Chí Minh, đồng thời đại diện của Đảng cộng sản Trung Quốc ở Trùng Khánh đã tiếp xúc bí mật với các sỹ quan OSS và SACO để gợi ý rằng có thể khiến Hồ Chí Minh hợp tác với phe Đồng Minh. Sau khi thảo luận với Đại sứ quán Mỹ tại Trung Quốc, OSS và cơ quan ngoại giao Mỹ thương lượng với chính phủ Trung Hoa Dân quốc để giải thoát Hồ Chí Minh khỏi nhà tù và thuyết phục Hồ Chí Minh cộng tác với OSS.Trương Phát Khuê, tướng cai quản vùng Quảng Đông và Quảng Tây của Quốc Dân Đảng cùng lúc đó cũng gây áp lực để buộc Hồ Chí Minh hoạt động cho Quốc dân Đảng và trả tự do cho Hồ Chí Minh ngày 10 tháng 9 năm 1943, theo yêu cầu của Hoa Kỳ, đồng thời cũng nhằm lợi dụng ông và một số chính trị gia Việt Nam theo chủ nghĩa dân tộc ở miền Nam Trung Quốc chống phát xít Nhật. Trương Phát Khuê hy vọng Hồ Chí Minh có thể chấn chỉnh Việt Nam Cách mệnh Đồng minh Hội (Việt Cách) do Trung Quốc đỡ đầu và thống nhất tổ chức các nhóm người Việt lưu vong ở miền Nam Trung Quốc thành một khối thuần nhất thân Trung Quốc, mà sự chia rẽ, chống đối về phương pháp tiến hành đấu tranh và sự tranh giành quyền lực giữa lãnh tụ của các nhóm này đã che lấp mất mục tiêu đấu tranh giành độc lập dân tộc của họ. Trước đó, Việt Minh đã ra tuyên bố ủng hộ tổ chức này. Hồ Chí Minh, ngay sau đó tham gia Ban Chấp hành Trung ương Việt Nam Cách mệnh Đồng minh Hội và cũng cố gắng tranh thủ sự ủng hộ từ Trương Phát Khuê, nhưng kết quả hạn chế. Cuối tháng 9 năm 1944, Hồ Chí Minh trở về Việt Nam. Lúc này Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng… cùng các đồng chí trong mặt trận Việt Minh đã quyết định tiến hành phát động chiến tranh du kích trong phạm vi liên tỉnh Cao – Bắc – Lạng. Hồ Chí Minh đã ngăn lại và chỉ thị thành lập đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, với 34 đội viên là các tiểu đội trưởng, trung đội trưởng hoặc thành viên của các đội quân nhỏ bé và rải rác trước đó của Việt Minh. Cuối năm 1944, Hồ Chí Minh trở lại Côn Minh hoạt động cho tới đầu năm 1945. Bối cành Quốc tế và Việt Nam trong thời gian đầu năm 1945 đến cuối năm 1946: Sau cuộc đảo chính của Nhật ngày 9 tháng 3 năm 1945, thực dân Pháp mất quyền cai trị Liên bang Đông Dương. Tuy nhiên, sau khi Nhật đầu hàng khối Đồng Minh, Việt Minh chớp thời cơ giành chính quyền từ tay Đế quốc Việt Nam được Đế quốc Nhật Bản bảo hộ, nhanh chóng kiểm soát đất nước, và thành lập chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào ngày 2 tháng 9 năm 1945. Theo thỏa thuận của các nước Đồng Minh, quân đội Trung Hoa Quốc dân đảng tiến vào miền Bắc Việt Nam để làm nhiệm vụ giải giáp quân đội Đế quốc Nhật Bản. Ở miền Nam Việt Nam, quân Anh tiến vào với nhiệm vụ tương tự. Tuy người Việt Nam đã tự thành lập chính quyền và tuyên bố độc lập, chính phủ Pháp vẫn quyết tâm tái lập quyền cai trị Đông Dương. Tưởng Giới Thạch nhanh chóng nhận thức rằng vai trò cường quốc của Trung Quốc trong việc đưa quân vào Đông Dương sẽ giúp ông ép Pháp phải chấp nhận các điều kiện do ông đưa ra để giải quyết những xung đột lợi ích giữa Trung Quốc và Pháp nếu Pháp muốn quay lại thuộc địa cũ của mình.  Rạng ngày 23 tháng 9 năm 1945, người Pháp, dưới sự giúp đỡ của quân đội Anh, đã dùng vũ lực buộc Lâm ủy Nam Bộ phải giải tán, giao lại chính quyền cho người Pháp. Tuy nhiên, chính quyền người Việt đã thực hiện cuộc chiến tranh du kích để chống lại. Ở miền Bắc, quân đội Trung Hoa Quốc dân đảng vẫn công nhận chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cho mưu đồ chính trị của họ. Tuy nhiên, người Pháp cũng đã thương lượng với chính phủ Trung Hoa Quốc dân đảng để đưa quân đội xâm nhập Bắc Việt Nam. Theo dòng sự kiện và những hoạt động của  Chủ tịch Hồ Chí Minh, cho thấy: Ngày 29 tháng 3 năm 1945, Hồ Chí Minh gặp trung tướng Mỹ Chennault tại Côn Minh (Trung Quốc). Trung tướng cảm ơn Việt Minh và sẵn sàng giúp đỡ những gì có thể theo yêu cầu. Còn Hồ Chí Minh khẳng định quan điểm của Việt Minh là ủng hộ và đứng về phía Đồng Minh chống phát xít Nhật. Theo Hồ Chí Minh, việc được tướng Chennault tiếp kiến được xem là một sự công nhận chính thức của Mỹ, là bằng chứng cho các đảng phái Quốc gia thấy Mỹ ủng hộ Việt Minh. Người Mỹ xem đây chỉ là một mưu mẹo của Hồ Chí Minh nhưng ông cũng đã đạt được kết quả. Hồ Chí Minh và OSS năm 1945. Hồ Chí Minh nhận thấy Hoa Kỳ đang muốn sử dụng các tổ chức cách mạng người Việt vào các hoạt động quân sự chống Nhật tại Việt Nam, ông đã thiết lập mối quan hệ với các cơ quan tình báo Hoa Kỳ đồng thời chỉ thị cho Việt Minh làm tất cả để giải cứu các phi công gặp nạn trong chiến tranh với Nhật Bản, cung cấp các tin tức tình báo cho OSS, tiến hành một số hoạt động tuyên truyền cho Trung Hoa Dân Quốc và OWI. Đổi lại, cơ quan tình báo Hoa Kỳ OSS (U.S Office of Strategic Services) cung cấp vũ khí, phương tiện liên lạc, giúp đỡ y tế, cố vấn và huấn luyện quân đội quy mô nhỏ cho Việt Minh. Tháng 7 năm 1945, Hồ Chí Minh ốm nặng, tưởng không qua khỏi, trước khi Hội nghị Tân Trào họp vào tháng 8 năm 1945. Một đơn vị nhỏ OSS nhảy dù phía sau đường ranh giới Nhật Bản ở Việt Nam để tham gia tác chiến cùng Việt Minh đã tìm thấy Hồ Chí Minh trong tình trạng sốt rét nặng và gửi thông điệp đến trụ sở quân Mỹ ở Trung Quốc để yêu cầu cung cấp thuốc men sớm nhất có thể. Hai tuần sau đó, bác sĩ quân y tên là Paul Hogland đã đến. Những người Mỹ đã ở lại đó trong vòng hai tháng và có thể họ đã cứu sống ông. Ngày 16 tháng 8 năm 1945, Hồ Chí Minh được cử làm Chủ tịch của Ủy ban dân tộc giải phóng tức Chính phủ lâm thời trong cuộc họp Đại hội Quốc dân do Tổng bộ Việt Minh triệu tập họp tại Tân Trào (Tuyên Quang). Ngày 2 tháng 9 năm 1945, Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, tại quảng trường Ba Đình Hà Nội,

Thướng sơn những chú giải chính

Ngày 24 tháng 6 là ngày gì trong lịch sử? Ngày 24 tháng 6 năm 1812 là ngày đại quân của Hoàng đế Pháp Napoléon Bonaparte vượt sông Neman, khởi đầu xâm chiếm Đế quốc Nga. Ngày 24 tháng 6 năm 1942 là ngày khởi đầu của chiến dịch Voronezhđại quân Đức Quốc Xã Adolf Hitler tấn công Voronezh, thành phố có tầm quan trọng chiến lược đặc biệt quan trọng bên bờ sông Đông, (là nguyên quán của Nikolai Fyodorovich Vatutin tư lệnh Phương diện quân Tây Nam, lực lượng phòng thủ chính của Liên Xô trong Chiến dịch phòng thủ Valuiki – Rossosh năm 1942). Về sau Adolf Hitler cho rằng hai ngày chậm trễ trong chiến dịch này đã làm Tập đoàn quân thiết giáp số 4 không kịp đến, làm giảm sức công phá và để cho Liên Xô kịp phòng thủ cứu nguy Stalingrad, thay đổi cục diện chiến tranh. Ngày 24 tháng 6 năm 1942 tại Lũng Dẻ, Hồ Chí Minh lên núi. “Thướng sơn” và “Tầm hữu vị ngộ” là ẩn ngữ, những câu thơ lưu lạc giữa đời thường. Hồ Chí Minh là người chuộng kinh Dịch và rất tinh tế, thường có những ứng xử ngẫu nhiên phù hợp với quy luật tất nhiên. “Thướng sơn” (lên núi) ví như lên non cao để quan sát thế trận biến ảo khôn lường của Chiến tranh thế giới thứ hai mà người thường khó đánh giá kết quả thắng thua. Uông Tinh Vệ tưởng là nối nghiệp Tôn Trung Sơn thời Trung Hoa Dân Quốc, “tam hùng” so với Mao Trạch Đông và Tưởng Giới Thạch. Uông Tinh Vệ trước hướng tả theo đại kế Tôn Trung Sơn “Quốc Cộng hợp tác” “Liên Nga, thân Cộng, ủng hộ Công Nông, Tam Dân chủ thuyết” nhưng về sau đã sai lầm chuyển sang hữu, kết giao với người Nhật và trở thành Hán gian vì Uông Tinh Vệ đánh giá sai kết cục Chiến tranh thế giới thứ hai là Đức Nhật Ý sẽ thắng vì có tương quan mạnh hơn Nga Mỹ Anh Trung Hoa Dân Quốc. “Thướng sơn” và “Tầm hữu vị ngộ” là lên non thiêng, tìm về chính mình. “Đi đường mới biết gian lao. Núi cao rồi lại núi cao chập chùng . Núi cao lên đến tận cùng. thu vào tầm mắt muôn trùng nước non” (Đi đường, Hồ Chí Minh). Giác ngộ, tìm về chính mình, xác định đúng tình thế, thời cơ và phương pháp cách mạng phù hợp “tùy cơ, tùy vận, tùy thiên mệnh, tùy thời, tùy thế lại tùy nghi” . Đó là minh triết Hồ Chí Minh.

Tôi không bình thơ “Thướng sơn”, mà chỉ chú giải một vài điển tích và bối cảnh trong bài góp phần thấu hiểu ẩn ngữ minh triết “Lên núi” và “nhành mai” đối “mặt trời hồng“. Bài “Qua đèo chợt gặp mai đầu suối“, Hồ Chí Minh cũng diễn đạt phép biến Dịch này.
Anh Phan Chí Thắng tâm thành, tài hoa, nhân duyên,
Bộ ảnh lên đỉnh Mã Phì Lèng, Lũng Cú thật đẹp. Tuyệt vời thật! Chúc mừng anh và các bạn. Xin được lưu chép ảnh.

TranThuyGiang1
LungCuHaGiang

Cột cờ Lũng Cú
Chào Giang Tran vừa ghé/ Lũng Cú cao ngọn cờ / Em cười duyên làm dáng/ Anh vui đùa làm thơ / Rừng xưa nhiều bạn cũ / Hồn thiêng nơi núi cao/ Đường nay lắm người mới/ Nước biếc nhất chi mai/ Ai xuôi Nam nhớ Bắc/ Thương
Người vịn trời xanh / chấp sói rừng chớp biển/ Mưa nguồn chúc an lành/

LendinhMaPhiLeng1
PhanChivaBan
PhanChiThang

Anh Phan Chí Thắng và những người bạn

NGẮM DẤU CHÂN THỜI GIAN
Hoàng Kim


Ngắm dấu chân thời gian
Thầy bạn lành một thuở
Đời Người là gương soi
Thơ Hiền vui gõ cửa.

Bài đồng dao huyền thoại
Trời nhân loại mênh mông
Thơ vui những ngày nhàn
Đường trần đi không mỏi

THƠ VUI NHỮNG NGÀY NHÀN
Hoàng Kim


Trời nhân loại mênh mông
Con đường xanh huyền thoại
Quý trọng tình thầy trò
Thênh thênh con đường xa.

Có một ngày như thế
Thầy bạn là lộc xuân
Hợp tác đào tạo tốt
Nơi ấy xa mà gần.

Ngắm dấu chân thời gian
Đường trần đi không mỏi
Việt Nam con đường xanh
Thân thiết mùa lúa mới.

TRỜI NHÂN LOẠI MÊNH MÔNG
Hoàng Kim

Rừng bao la
Mênh mông rừng bao la
Ngọn gió thổi từ đâu phương xa
Có phải thổi từ chiều sâu lịch sử
Bài ca thời gian
Cuộc đời như trang sách mở
Người thầy giỏi gửi lại minh triết yêu thương
Cho cháu con ngàn năm ngưỡng mộ.
Vị thành hoàng tạo phước đức cho dân
Mở cõi xây nền.
Con người và thiên nhiên
Lưu giữ những điều chí thiện
Bao thế kỷ đi qua
Chỉ tình yêu ở lại
Vùng đất thiêng lưu dấu con người.

Johan amos comenius 1592-1671.jpg
Czech2

Rừng bao la
Mênh mông rừng bao la
Ngọn gió thổi từ đâu phương xa
Có phải thổi từ em mang theo nỗi nhớ
Ngày mới muôn hoa đua nở
Mặt đất bừng sôi bao bông hoa cỏ
Nở vàng trên lối đi.
Cảnh sắc thiên nhiên say mê
Đằm thắm tình đời xao xuyến
Ai nhớ thương ai chân trời góc biển
Ai nhớ thương ai trang sách ngọn đèn
Anh bồi hồi thương nhớ về em.

Rừng bao la
Mênh mông rừng bao la
Suối nước yêu thương êm chảy hiền hòa
Lối mòn nghiêng vách đá
Đâu dấu tích của thời Trung cổ
Đâu địa đạo dưới tầng sâu
Rừng bao la gió thổi rì rào
Chồi non thay lá mới
Dạy và học
tại góc vườn thiêng của Mendel êm đềm
Mà lòng ta bão nổi
Cồn cào bao ước mong …

CâyPhongLipa1

Rừng bao la
Đồng ruộng bao la
Cây lúa Việt Nam
Cây tùng Trung Hoa
Cây bạch dương Nga
Cây phong Canada
Cây lipa Tiệp Khắc
Mỗi bước đi xa càng thêm yêu Tổ quốc

Trời nhân loại mênh mông.

Trời nhân loại mênh mông là bài thơ của Hoàng Kim ngày 3 tháng 10, tôi chép lại để suy ngẫm (Poem-A-DayHoàng Kimngày 3 tháng 10). Ngày này năm xưa, tôi được đến thăm nơi tưởng niệm nhà giáo Jan Amos Komenský (1592-1670) ở thành phố Kunvald, sau đó được đến học tập, nghiên cứu hai tuần tại Viện Di truyền Mendel, nơi từng làm việc của nhà di truyền học Gregor Johann Mendel (1822 – 1884) ở thành phố Brno, nôi văn hóa đậm đặc huyền thoại.

Nhà giáo John Amos Comenius sinh ngày 28 tháng 3 năm 1592 mất ngày 15 tháng 11, 1670 là một triết gia, giáo sư đại học, nhà thần học người Séc, quê ở Margraviate vùng Moravia. Thầy dạy và học ở trường đại học Brethren tại thành phố Kunvald. Thầy được xem là cha đẻ của nền giáo dục hiện đại,  một trong những nhà vô địch của giáo dục phổ quát trí tuệ, thông thái, minh triết, một khái niệm cuối cùng được đưa ra trong cuốn sách Didactica Magna. Comenius là người sáng tạo ra sách hướng dẫn bằng tiếng Tây Ban Nha, đã viết bằng tiếng mẹ đẻ thay vì tiếng Latinh, đã áp dụng phương pháp giảng dạy hiệu quả dựa trên sự phát triển dần dần từ các khái niệm đơn giản đến khái quát hơn, hỗ trợ học tập suốt đời và phát triển tư duy logic bằng chuyển từ nhớ, hỗ trợ ý tưởng về cơ hội bình đẳng cho trẻ em nghèo, mở cửa giáo dục cho phụ nữ, đã làm cho sự hướng dẫn dạy và học trở nên phổ quát và thiết thực. Ngoài Bohemian, ông còn sống và làm việc ở các vùng khác của Đế chế La Mã và nhiều nước khác như Thụy Điển, Khối thịnh vượng Ba Lan, Litva, Transylvania, Anh, Hà Lan và Hungary. Nhà giáo  Jan Amos Komenský là một trong những người khai sáng lừng danh nhất châu Âu, niềm tự hào và di sản sống mãi với thời gian của đất nước Tiệp Khắc và vùng trung tâm của đế chế La Mã. Đến với Thầy, tôi giác ngộ và tỉnh thức được niềm vui nghiên cứu, giảng dạy trí tuệ cho quê hương dân tộc mình. Con gái tôi là Hoàng Tố Nguyên, tiến sĩ ngôn ngữ Trung Việt đã thực hiện mơ ước của chính con và cũng là ưa thích nghề giáo của cha. Tôi coi đó là một sự may mắn.

Nhà di truyền học Gregor Johann Mendel sinh ngày 20 tháng 7 năm 1822 mất ngày 6 tháng 1 năm 1884 là một nhà khoa học, một linh mục Công giáo người Áo thuộc Dòng Augustine, thầy được coi là “cha đẻ của di truyền hiện đại” vì những nghiên cứu  về đặc điểm di truyền của đậu Hà Lan. Mendel chỉ ra rằng đặc tính di truyền tuân theo những quy luật nhất định, mà ngày nay chúng ta gọi là Định luật Mendel. Nội dung định luật của thầy rất đơn giản, tuy nhiên, khi thầy còn sống, ý nghĩa và tầm quan trọng trong các công trình nghiên cứu của thầy không được công nhận, người ta cũng không quan tâm đến các nghiên cứu của thầy. Mãi đến năm 1900 ba nhà khoa học Hugo de Vries người Hà Lan, Carl Correns và Erich von Tschermak người Đức đã làm việc độc lập với nhau, và tình cờ đọc được các báo cáo của Mendel. Họ tiến hành lặp lại các thí nghiệm thực vật này và nhận thấy tính đúng đắn của Định luật Mendel. Các kết luận của thầy đến năm 1900 mới được công nhận. Ngày nay, mọi người tôn vinh Mendel như là nhà khoa học đầu ngành di truyền  học hiện đại, một danh hiệu mà thầy xứng đáng được nhận từ sinh thời. Năm 1866 là mốc đánh dấu sự ra đời ngành Di truyền học hiện đại.

Troi nhan loai menh mong

Thầy Mendel đã sống và làm việc ở Trường Đại học Nông nghiệp Brno (lúc đó có tên gọi là Trường Cao đẳng Thực hành Thành phố Brunn), ở thành phố Brno. Cuối năm 1985 đến cuối năm 1986, tôi may mắn được đến học để làm (Learning to Doing)  ở Viện Nông nghiệp Nhiệt đới và Á Nhiệt đới, Trường Đại học Nông nghiệp Praha trong đó có hai tuần làm việc Viện Di truyền Mendel thuộc Trường Đại học Nông nghiệp Brno. Tại đây tôi đã nhiều lần đắm mình ở góc vườn nhỏ bé của Thầy,  nôi khai sinh của định luật Mendel nổi tiếng, và là nơi lưu dấu những kỷ niệm xưa cũ của ngành chọn giống cây trồng.

Sau này, khi trò chuyện với thầy Pavel Valicek, giáo sư tiến sĩ khoa học, phó Giám đốc Viện Nông nghiệp Nhiệt đới và Á Nhiệt đới của Trường Đại học Nông nghiệp Praha, giáo sư Trần Thế Tục, và chị Magdalena Buresova cùng với các bạn thân, thầy Pavel Valicek đã dặn tôi: “Kim,  chữ Thầy là đủ hơn các tước hiệu ngoài tên mình; con người và thành tựu thực tiễn là sản phẩm quan trọng nhất“.  Tôi đã theo lời Thầy dặn trong suốt đời mình. Chúng tôi chọn tạo được  27 giống cây trồng được công nhận là giống Quốc gia và 8 quy trình kỹ thuật được công nhận là quy trình kỹ thuật canh tác tiến bộ . Những giống cây trồng tốt như khoai lang Hoàng Long, Chiêm Dâu, Bí Đà Lạt, Khoai Gạo (1981), HL4 (1987), HL518 (Nhật đỏ),  HL491 (Nhật tím) (1997), đậu rồng Chim Bu, Bình Minh, Long Khánh và kỹ thuật sử dụng sắn, ngô làm cây choái tự nhiên cho đậu rồng leo (1987), giống ngô lai đơn VN25-99 (2004), giống đậu nành HL92 (2002) giống đậu nành HL203 (2004), giống đậu xanh HL98-E3 (1990), đậu xanh HL115 (1994), giống sắn HL23, HL24, HL20 (1990) KM60 (1992), KM94, KM95, SM937-26 (1995), KM98-1 (1999),  KM98-5 (2007) KM140 (2009), KM419 (2016); … nhiều giống cây trồng trong số này đã làm giống chủ lực của sản xuất suốt một phần tư thế kỷ.

Ngày 3 tháng 10 năm 2017 là ngày đáng nhớ. Chúc mừng bảy tân thạc sĩ khoa học cây trồng đã bảo vệ thành công. Có một ngày như thế, https://hoangkimlong.wordpress.com/category/co-mot-ngay-nhu-the/  Tôi chép lại bài thơ “Trời nhân loại mênh mông” với câu chuyện xưa về nhà giáo Jan Amos Komenský (1592-1670) ở thành phố Kunvald, và nhà di truyền học Gregor Johann Mendel (1822 –1884) ở thành phố Brno và một ít hình ảnh của ngày 3 tháng 10 .

Co mot ngay nhu the 6
Co mot ngay nhu the 7

Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-3-thang-10/

Trần Nhật Duật nhân tướng Đền thờ Tá Thánh Thái Sư Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật tại núi Văn Trinh,là hậu cứ trọng địa thời Trần, tại xã Quảng Hợp, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa, xem tiếp http://hoangkimlong.wordpress.com/category/tran-nhat-duat-nhan-tuong

DẠY VÀ HỌC https://hoangkimvn.wordpress.com
ngày mới nhất bấm vào đây cập nhật mỗi ngày

Video yêu thích
Bài ca thời gian
Run away with me.
KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim Long, Ngọc Phương Nam, Thung dung, Dạy và Học, Việt Nam Học, Cây Lương thực Việt Nam, CNM365 Tình yêu Cuộc sống, Kim on LinkedIn, Kim on Facebook, Kim on Twitter

Số lần xem trang : 16335
Nhập ngày : 06-10-2022
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Cây Lương thực Việt Nam

  #cltvn Lúa Việt vị trí kinh tế(11-01-2022)

  #cnm365 #cltvn 11 tháng 1(11-01-2022)

  #cnm365 #cltvn 10 tháng 1(11-01-2022)

  #cnm365 #cltvn 9 tháng 1(11-01-2022)

  #cnm365 #cltvn 8 tháng 1(10-01-2022)

  #cnm365 #cltvn 7 tháng 1(10-01-2022)

  #cnm365 #cltvn 6 tháng 1(06-01-2022)

  #cltvn Lúa siêu xanh Việt Nam(05-01-2022)

  #cnm365 #cltvn 5 tháng 1(05-01-2022)

  #cltvn định hướng và giải pháp(04-01-2022)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29

Hoàng Kim, Khoa Nông Học, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, ĐTDĐ:0903 613024,Email:hoangkimvietnam1953@gmail.com, hoangkim@hcmuaf.edu.vn

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007