Số lần xem
Đang xem 1778 Toàn hệ thống 2949 Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết
Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
DẠY VÀ HỌC Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận
Norman Borlaug Lời Thầy dặn Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.
Thánh Trần Chùa Thắng Nghiêm
Trạng Trình Dưỡng Sinh Thi
Vui đến chốn thung dung
An nhiên nơi tĩnh lặng
Việc lớn đời người không gì lớn hơn Sống và Chết, mà vấn đề rất khó giải quyết cũng chỉ có sống chết mà thôi. Thiền sư Thích Phổ Tuệ Đại lão hòa thượng Pháp chủ Tổ Đình Viên Minh ấn chứng tôi và căn dặn nên dành thời gian nghiên cứu Kinh Dược Sư khi đã có một nền tảng sinh học căn bản và sự yêu thích trọn đời sống giữa thiên nhiên…
Bảy ngày đêm tỉnh lặng, tôi đã nhìn thấy sự bình tâm và an nhiên xuất hiện. Nhìn đúng và nghe đúng là nền tảng của toàn bộ lối sống đúng. Tôi bắt đầu nghiên cứu Kinh Dược Sư lắng nghe bằng tim, lọc thanh âm bằng tai, nhìn bằng mắt, nghĩ bằng đầu. Tuệ học trị tâm bệnh cứu người giúp đời còn gì vui hơn khi đã có một chút học vấn nghề nghiệp khoa học cây trồng và văn hóa giáo dục.
THÁNH TRẦN CHÙA THẮNG NGHIÊM
Thánh Trần chùa Thắng Nghiêm uy nghi, trầm tư, tỉnh lặng, đã khai mở trí huệ tôi. Chùa Thắng Nghiêm ở 38 thôn Khúc Thuỷ, xã Cự Khê, Thanh Oai, Hà Nội, cách trung tâm Thủ đô khoảng 15 km về phía Nam. Chùa nằm trong quần thể Thánh tích làng Khúc Thủy, một địa phương mang đậm bản sắc văn hoá tâm linh Phật giáo với những danh thắng nổi tiếng như chùa Linh Quang, chùa Thắng Nghiêm, chùa Phúc Khê (tức chùa Dâu); đình, đền, miếu, văn chỉ, nhà thờ dân và nhà thờ các dòng họ lớn trong làng. Chùa là nơi tu hành của nhiều danh Tăng, danh Tướng thời Lý (1009-1225) và thời Trần (1225- 1400) như: Khuông Việt Quốc sư, Vạn Hạnh Quốc sư, Trùng Liên Bảo Tích Quốc sư, Đạo Huyền Quốc sư, Huyền Thông Quốc sư (Linh Thông Hòa thượng Đại vương), Hưng Đạo Đại vương…
Lịch sử chùa Thắng Nghiêm cho hay về thắng tích nơi này “Theo truyền thuyết dân gian, chùa Thắng Nghiêm được xây dựng từ rất sớm trên thế đất “Liên Hoa hàm tiếu”, từ thời kỳ Ngô Sỹ Nhiếp làm Thái thú xứ Giao Châu, năm 187-266 (Phật lịch 731-810), do ngài Tôn giả Bảo Đức (tương truyền là hoá thân của Bồ Tát Văn Thù) từ nước Thiên Trúc sang sáng lập để truyền bá Phật Pháp. Ngài đã cho xây dựng ngôi đại bảo tháp thờ xá lợi Phật (đến nay vẫn còn), nhân dân thường gọi là khu Mả Bụt. Sau thời kỳ ngài Tôn giả Bảo Đức sáng lập, tiếp đến lại có hai vị Tôn giả là Kim Trang và Kim Quốc cũng từ xứ Thiên Trúc sang hoằng truyền Chính Pháp. Hai Ngài đã cho xây dựng thêm chùa Phúc Khê, thường gọi là chùa Dâu. Trong quần thể Thánh địa Khúc Thủy, chùa Linh Quang xưa còn được gọi là chùa Quan, là nơi lễ bái của các quan lại thời phong kiến, được xây dựng trên thế đất “Kim Quy Thần hạ giang ẩm thuỷ” (Thần Kim Quy xuống sông uống nước).
Tương truyền, Đinh Tiên Hoàng đế (Đinh Bộ Lĩnh) trong một lần đi tuần thú đã dừng chân ở Khúc Thuỷ, gặp một thôn nữ xinh đẹp đang kéo hến bên sông, vua đã đưa nàng về cung làm phi tần. Thấy phong cảnh nơi đây hữu tình, thế đất lại có long chầu phượng vũ, lân ly hội tụ, nhà vua bèn cho lập dinh tại đất này và trùng tu lại chùa rồi đặt tên là chùa Pháp Vương, dân gian sau này thường gọi là chùa Bà Chúa Hến; nơi các ngài dừng thuyền được gọi là Bến Rồng hay còn gọi là Bến Ao Thuyền; nơi Ngự giá nghỉ ngơi trước khi vào lễ Phật được gọi là Dinh Vua. Dinh thự của vua chúa phong kiến các đời sau cũng được xây dựng tại đây.
Trải qua bao biến thiên của lịch sử, chùa Thắng Nghiêm đã mang nhiều tên gọi khác nhau như: chùa Bụt, chùa Pháp Vương tức chùa Bà Chúa Hến (thời nhà Đinh), chùa Thắng Nghiêm (thời nhà Lý), chùa Trì Long, chùa Trì Bồng (thời nhà Trần), chùa Liên Trì (thời nhà Lê), chùa Phúc Đống (thời nhà Nguyễn) và danh hiệu Phật Quang Đại Tùng Lâm là tên gọi chung cho cả quần thể Thánh tích. Ngày nay, nhân dân địa phương vẫn thường gọi chung là chùa Khúc Thủy vì chùa nằm trên địa phận thôn Khúc Thủy. Hiện nơi đây vẫn còn lưu giữ được 34 đạo sắc phong của các triều đại phong kiến. Đặc biệt, làng Khúc Thủy đã được vua Giản Định cuối đời Trần gia phong tám chữ vàng “Khúc Thủy nghĩa dân, Mỹ tục khả phong”.
Sau khi lấy được thiên hạ từ tay nhà Tiền Lê, vua Lý Thái Tổ (Lý Công Uẩn) lên ngôi, mở ra triều đại nhà Lý vào tháng 10 âm lịch năm 1009 và quyết định dời đô từ Hoa Lư về thành Đại La. Một lần, Vua ngự thuyền Rồng từ sông Kim Ngưu qua sông Tô Lịch rồi xuôi theo dòng Nhuệ Giang ngoạn cảnh. Chợt trông thấy ngôi cổ tự trang nghiêm tú lệ ẩn hiện ứng với mộng lành năm xưa, Ngài liền cho dừng thuyền vào chùa lễ Phật. Nhìn cảnh trí thơ mộng, thế đất có long chầu phượng vũ, Ngài thốt lên: “Nơi đây thật xứng là một chốn tu hành “trang nghiêm thù thắng”, đúng là bầu trời cảnh Phật vậy”. Nhà vua liền đặt mỹ hiệu cho vùng đất này là trang Khúc Thủy, huyện Thanh Oai, phủ Ứng Thiên, trấn Nam Thượng và lập làm thang mộc ấp (ấp của vua). Sau này, Ngài thường lui tới lễ Phật, vãn cảnh. Chùa Thắng Nghiêm, trang Khúc Thủy từ đó đã trở thành nơi du ngoạn tâm linh của các bậc vua chúa, quan lại phong kiến.
Theo chính sử, chùa Thắng Nghiêm được xây dựng vào thời vua Lý Thái Tổ (1009-1028). Đại Việt sử ký toàn thư, Kỷ nhà Lý, Niên hiệu Thái Tổ Hoàng đế có đoạn chép: “Năm 1010, mùa thu, tháng 7, vua Lý Thái Tổ từ thành Hoa Lư dời đô ra kinh phủ ở thành Đại La… Lại ở trong thành làm chùa ngự Hưng Thiên và tinh lâu Ngũ Phượng. Ngoài thành về phía Nam dựng chùa Thắng Nghiêm”… “Mùa đông, tháng 10, xuống chiếu phát trăm lạng bạc trong kho để đúc hai quả chuông treo ở chùa Thắng Nghiêm và tinh lâu Ngũ Phượng. Đắp thành đất ở bốn mặt kinh thành Thăng Long. Đổi phủ Ứng Thiên làm Nam Kinh”.
Niên hiệu Thái Tông Hoàng đế có đoạn chép: “Mùa hạ, tháng 4, ngày mồng 1, vua thân đi đánh giáp Đản Nãi, cho Đông cung thái tử ở lại Kinh sư làm Giám quốc. Khi đánh được giáp Đản Nãi rồi, sai Trung sứ đốc suất người Đản Nãi đào kênh Đản Nãi. Vua từ Đản Nãi trở về Kinh sư. Có dấu người thần hiện ở chùa Thắng Nghiêm”.
Niên hiệu Nhân Tông Hoàng Đế cũng chép: “Tháng 9, ngày Tân Tỵ, mở hội Thiên Phật (Nghìn Phật) để khánh thành chùa Thắng Nghiêm Thánh Thọ, cho sứ Chiêm Thành đến xem”.
Trong Việt sử cương mục tiết yếu của Thiện Đình Đặng Xuân Bảng, phần Kỷ nhà Lý, Thái Tổ Hoàng đế cũng có đoạn chép: “Năm 1010, vua cho phát hai vạn quan tiền, dựng tám ngôi chùa và lập bia để ghi công đức. Lại xây chùa Hưng Thiên, cung Đại Thanh, chùa Vạn Tuế ở nội thành Thăng Long. Ngoại thành dựng bảy ngôi chùa là Thắng Nghiêm, Thiên Vương, Cẩm Y, Long Hưng, Thiên Thọ, Thiên Quang, Thiên Đức, chùa quán ở các hương ấp nếu bị hỏng thì cho sửa lại.”
Đại Việt sử ký toàn thư chép: Trần Liễu thời Lý được phong làm Phụng Càn vương. Năm 1228, vua Trần Thái Tông (Trần Cảnh) phong Liễu làm Thái úy. Đến năm 1234, Thái thượng hoàng Trần Thừa băng hà, Trần Liễu lên làm Phụ Chính vương (sách sử còn gọi là Hiển Hoàng).
Năm 1236, Trần Liễu phạm cung cấm bị giáng xuống làm Hoài vương. Năm 1237, Trần Thủ Độ ép vua Trần Cảnh lấy Thuận Thiên (là vợ Trần Liễu đang có mang 3 tháng, vì vợ vua Trần Cảnh là Lý Chiêu Hoàng chưa có con). Mất vợ, Trần Liễu nổi loạn. Do sợ bị diệt vong, Trần Liễu sai em gái là Thụy Bà Công chúa (hay còn gọi là Đoan Bà) đưa con trai là Trần Quốc Tuấn đi lánh nạn. Đoan Bà cùng gia nhân giả làm thương gia đưa Trần Quốc Tuấn đến chùa Trì Long, thuộc trang Khúc Thủy, huyện Thanh Oai, phủ Ứng Thiên, trấn Nam Thượng. Khi đó, chùa Thắng Nghiêm do Thiền sư họ Lý, pháp hiệu Đạo Huyền trụ trì. Ông là vị danh Tăng tinh thông Tam tạng, Giới đức trang nghiêm, uy tín bậc nhất thời đó. Đoan Bà giao Trần Quốc Tuấn, khi đ&oacu
Thánh Trần Chùa Thắng Nghiêm
Trạng Trình Dưỡng Sinh Thi
Vui đến chốn thung dung
An nhiên nơi tĩnh lặng
Việc lớn đời người không gì lớn hơn Sống và Chết, mà vấn đề rất khó giải quyết cũng chỉ có sống chết mà thôi. Thiền sư Thích Phổ Tuệ Đại lão hòa thượng Pháp chủ Tổ Đình Viên Minh ấn chứng tôi và căn dặn nên dành thời gian nghiên cứu Kinh Dược Sư khi đã có một nền tảng sinh học căn bản và sự yêu thích trọn đời sống giữa thiên nhiên…
Bảy ngày đêm tỉnh lặng, tôi đã nhìn thấy sự bình tâm và an nhiên xuất hiện. Nhìn đúng và nghe đúng là nền tảng của toàn bộ lối sống đúng. Tôi bắt đầu nghiên cứu Kinh Dược Sư lắng nghe bằng tim, lọc thanh âm bằng tai, nhìn bằng mắt, nghĩ bằng đầu. Tuệ học trị tâm bệnh cứu người giúp đời còn gì vui hơn khi đã có một chút học vấn nghề nghiệp khoa học cây trồng và văn hóa giáo dục.
THÁNH TRẦN CHÙA THẮNG NGHIÊM
Thánh Trần chùa Thắng Nghiêm uy nghi, trầm tư, tỉnh lặng, đã khai mở trí huệ tôi. Chùa Thắng Nghiêm ở 38 thôn Khúc Thuỷ, xã Cự Khê, Thanh Oai, Hà Nội, cách trung tâm Thủ đô khoảng 15 km về phía Nam. Chùa nằm trong quần thể Thánh tích làng Khúc Thủy, một địa phương mang đậm bản sắc văn hoá tâm linh Phật giáo với những danh thắng nổi tiếng như chùa Linh Quang, chùa Thắng Nghiêm, chùa Phúc Khê (tức chùa Dâu); đình, đền, miếu, văn chỉ, nhà thờ dân và nhà thờ các dòng họ lớn trong làng. Chùa là nơi tu hành của nhiều danh Tăng, danh Tướng thời Lý (1009-1225) và thời Trần (1225- 1400) như: Khuông Việt Quốc sư, Vạn Hạnh Quốc sư, Trùng Liên Bảo Tích Quốc sư, Đạo Huyền Quốc sư, Huyền Thông Quốc sư (Linh Thông Hòa thượng Đại vương), Hưng Đạo Đại vương…
Lịch sử chùa Thắng Nghiêm cho hay về thắng tích nơi này “Theo truyền thuyết dân gian, chùa Thắng Nghiêm được xây dựng từ rất sớm trên thế đất “Liên Hoa hàm tiếu”, từ thời kỳ Ngô Sỹ Nhiếp làm Thái thú xứ Giao Châu, năm 187-266 (Phật lịch 731-810), do ngài Tôn giả Bảo Đức (tương truyền là hoá thân của Bồ Tát Văn Thù) từ nước Thiên Trúc sang sáng lập để truyền bá Phật Pháp. Ngài đã cho xây dựng ngôi đại bảo tháp thờ xá lợi Phật (đến nay vẫn còn), nhân dân thường gọi là khu Mả Bụt. Sau thời kỳ ngài Tôn giả Bảo Đức sáng lập, tiếp đến lại có hai vị Tôn giả là Kim Trang và Kim Quốc cũng từ xứ Thiên Trúc sang hoằng truyền Chính Pháp. Hai Ngài đã cho xây dựng thêm chùa Phúc Khê, thường gọi là chùa Dâu. Trong quần thể Thánh địa Khúc Thủy, chùa Linh Quang xưa còn được gọi là chùa Quan, là nơi lễ bái của các quan lại thời phong kiến, được xây dựng trên thế đất “Kim Quy Thần hạ giang ẩm thuỷ” (Thần Kim Quy xuống sông uống nước).
Tương truyền, Đinh Tiên Hoàng đế (Đinh Bộ Lĩnh) trong một lần đi tuần thú đã dừng chân ở Khúc Thuỷ, gặp một thôn nữ xinh đẹp đang kéo hến bên sông, vua đã đưa nàng về cung làm phi tần. Thấy phong cảnh nơi đây hữu tình, thế đất lại có long chầu phượng vũ, lân ly hội tụ, nhà vua bèn cho lập dinh tại đất này và trùng tu lại chùa rồi đặt tên là chùa Pháp Vương, dân gian sau này thường gọi là chùa Bà Chúa Hến; nơi các ngài dừng thuyền được gọi là Bến Rồng hay còn gọi là Bến Ao Thuyền; nơi Ngự giá nghỉ ngơi trước khi vào lễ Phật được gọi là Dinh Vua. Dinh thự của vua chúa phong kiến các đời sau cũng được xây dựng tại đây.
Trải qua bao biến thiên của lịch sử, chùa Thắng Nghiêm đã mang nhiều tên gọi khác nhau như: chùa Bụt, chùa Pháp Vương tức chùa Bà Chúa Hến (thời nhà Đinh), chùa Thắng Nghiêm (thời nhà Lý), chùa Trì Long, chùa Trì Bồng (thời nhà Trần), chùa Liên Trì (thời nhà Lê), chùa Phúc Đống (thời nhà Nguyễn) và danh hiệu Phật Quang Đại Tùng Lâm là tên gọi chung cho cả quần thể Thánh tích. Ngày nay, nhân dân địa phương vẫn thường gọi chung là chùa Khúc Thủy vì chùa nằm trên địa phận thôn Khúc Thủy. Hiện nơi đây vẫn còn lưu giữ được 34 đạo sắc phong của các triều đại phong kiến. Đặc biệt, làng Khúc Thủy đã được vua Giản Định cuối đời Trần gia phong tám chữ vàng “Khúc Thủy nghĩa dân, Mỹ tục khả phong”.
Sau khi lấy được thiên hạ từ tay nhà Tiền Lê, vua Lý Thái Tổ (Lý Công Uẩn) lên ngôi, mở ra triều đại nhà Lý vào tháng 10 âm lịch năm 1009 và quyết định dời đô từ Hoa Lư về thành Đại La. Một lần, Vua ngự thuyền Rồng từ sông Kim Ngưu qua sông Tô Lịch rồi xuôi theo dòng Nhuệ Giang ngoạn cảnh. Chợt trông thấy ngôi cổ tự trang nghiêm tú lệ ẩn hiện ứng với mộng lành năm xưa, Ngài liền cho dừng thuyền vào chùa lễ Phật. Nhìn cảnh trí thơ mộng, thế đất có long chầu phượng vũ, Ngài thốt lên: “Nơi đây thật xứng là một chốn tu hành “trang nghiêm thù thắng”, đúng là bầu trời cảnh Phật vậy”. Nhà vua liền đặt mỹ hiệu cho vùng đất này là trang Khúc Thủy, huyện Thanh Oai, phủ Ứng Thiên, trấn Nam Thượng và lập làm thang mộc ấp (ấp của vua). Sau này, Ngài thường lui tới lễ Phật, vãn cảnh. Chùa Thắng Nghiêm, trang Khúc Thủy từ đó đã trở thành nơi du ngoạn tâm linh của các bậc vua chúa, quan lại phong kiến.
Theo chính sử, chùa Thắng Nghiêm được xây dựng vào thời vua Lý Thái Tổ (1009-1028). Đại Việt sử ký toàn thư, Kỷ nhà Lý, Niên hiệu Thái Tổ Hoàng đế có đoạn chép: “Năm 1010, mùa thu, tháng 7, vua Lý Thái Tổ từ thành Hoa Lư dời đô ra kinh phủ ở thành Đại La… Lại ở trong thành làm chùa ngự Hưng Thiên và tinh lâu Ngũ Phượng. Ngoài thành về phía Nam dựng chùa Thắng Nghiêm”… “Mùa đông, tháng 10, xuống chiếu phát trăm lạng bạc trong kho để đúc hai quả chuông treo ở chùa Thắng Nghiêm và tinh lâu Ngũ Phượng. Đắp thành đất ở bốn mặt kinh thành Thăng Long. Đổi phủ Ứng Thiên làm Nam Kinh”.
Niên hiệu Thái Tông Hoàng đế có đoạn chép: “Mùa hạ, tháng 4, ngày mồng 1, vua thân đi đánh giáp Đản Nãi, cho Đông cung thái tử ở lại Kinh sư làm Giám quốc. Khi đánh được giáp Đản Nãi rồi, sai Trung sứ đốc suất người Đản Nãi đào kênh Đản Nãi. Vua từ Đản Nãi trở về Kinh sư. Có dấu người thần hiện ở chùa Thắng Nghiêm”.
Niên hiệu Nhân Tông Hoàng Đế cũng chép: “Tháng 9, ngày Tân Tỵ, mở hội Thiên Phật (Nghìn Phật) để khánh thành chùa Thắng Nghiêm Thánh Thọ, cho sứ Chiêm Thành đến xem”.
Trong Việt sử cương mục tiết yếu của Thiện Đình Đặng Xuân Bảng, phần Kỷ nhà Lý, Thái Tổ Hoàng đế cũng có đoạn chép: “Năm 1010, vua cho phát hai vạn quan tiền, dựng tám ngôi chùa và lập bia để ghi công đức. Lại xây chùa Hưng Thiên, cung Đại Thanh, chùa Vạn Tuế ở nội thành Thăng Long. Ngoại thành dựng bảy ngôi chùa là Thắng Nghiêm, Thiên Vương, Cẩm Y, Long Hưng, Thiên Thọ, Thiên Quang, Thiên Đức, chùa quán ở các hương ấp nếu bị hỏng thì cho sửa lại.”
Đại Việt sử ký toàn thư chép: Trần Liễu thời Lý được phong làm Phụng Càn vương. Năm 1228, vua Trần Thái Tông (Trần Cảnh) phong Liễu làm Thái úy. Đến năm 1234, Thái thượng hoàng Trần Thừa băng hà, Trần Liễu lên làm Phụ Chính vương (sách sử còn gọi là Hiển Hoàng).
Năm 1236, Trần Liễu phạm cung cấm bị giáng xuống làm Hoài vương. Năm 1237, Trần Thủ Độ ép vua Trần Cảnh lấy Thuận Thiên (là vợ Trần Liễu đang có mang 3 tháng, vì vợ vua Trần Cảnh là Lý Chiêu Hoàng chưa có con). Mất vợ, Trần Liễu nổi loạn. Do sợ bị diệt vong, Trần Liễu sai em gái là Thụy Bà Công chúa (hay còn gọi là Đoan Bà) đưa con trai là Trần Quốc Tuấn đi lánh nạn. Đoan Bà cùng gia nhân giả làm thương gia đưa Trần Quốc Tuấn đến chùa Trì Long, thuộc trang Khúc Thủy, huyện Thanh Oai, phủ Ứng Thiên, trấn Nam Thượng. Khi đó, chùa Thắng Nghiêm do Thiền sư họ Lý, pháp hiệu Đạo Huyền trụ trì. Ông là vị danh Tăng tinh thông Tam tạng, Giới đức trang nghiêm, uy tín bậc nhất thời đó. Đoan Bà giao Trần Quốc Tuấn, khi đó khoảng 7 tuổi, cho Thiền sư Đạo Huyền nuôi dưỡng. Thiền sư nhìn Trần Quốc Tuấn mỉm cười mà nói rằng: “Thật đúng là duyên mệnh Phật Trời đã định sẵn”. Từ đó, ngày qua tháng lại, Thiền sư Đạo Huyền truyền dạy cho Trần Quốc Tuấn Tam tạng Thánh điển, pháp thuật bí truyền. Với trí tuệ siêu phàm, chẳng bao lâu Quốc Tuấn đã tinh thông giáo pháp, văn võ kỳ tài không ai sánh kịp.
Lại nói, sau khi Trần Liễu nổi loạn bị giáng xuống làm Hoài vương, vua Trần Thái Tông không những tha không giết mà còn phong vương, cấp cho đất Yên Phụ, Yên Dưỡng, Yên Sinh, Yên Hưng, Yên Bang (nay thuộc Đông Triều, Quảng Ninh) để Trần Liễu về trấn giữ và phong tước hiệu qua các thời kỳ là Hiển Hoàng, Hoài vương, An Sinh vương. Nội cung yên ổn, Trần Liễu cùng đoàn tùy tùng tới trang Khúc Thủy, chùa Trì Long cảm tạ ơn dưỡng dục và thỉnh Thiền sư cùng đón Trần Quốc Tuấn hồi cung, năm đó Quốc Tuấn tròn 21 tuổi.
Sau khi hồi cung, Trần Quốc Tuấn được mời vào nội điện ra mắt vua Trần Thái Tông. Vua nhận thấy Quốc Tuấn tướng mạo phi phàm, tài trí vẹn toàn, thật xứng danh là bậc kỳ tài trong thiên hạ, bèn phong làm tướng trấn giữ biên ải phương Bắc.
Năm Mậu Ngọ (1258), quân Nguyên-Mông đem hơn 30 vạn quân tiến qua biên ải, Trần Quốc Tuấn được phong Tiết chế kiêm Tả hữuthủy lục tướng quân, chỉ huy quân đội đánh giặc. Ngày 12 tháng 3 năm đó (1258), Trần Quốc Tuấn dẫn quân về Khúc Thủy, Khê Tang thành lập tinh binh trên dòng Nhuệ giang, chiêu hiền giúp nước. Khúc Thủy tuyển được 370 người, Khê Tang tuyển được 271 người ra nhập đội quân tinh nhuệ. Trần Quốc Tuấn đem 16 vạn tinh binh đóng đồn từ Tam Đái đến cửa sông Vọng Đức, Bạch Đằng, Lục Đầu Giang để đánh đuổi quân xâm lược. Sau khi thắng trận trở về, nhân dân ca khúc khải hoàn, Vua xuống chiếu sắc phong Ngài là Hưng Đạo Đại vương.
Hưng Đạo Đại vương ban thưởng cho Khúc Thủy, Khê Tang 100 lượng vàng và đích thân đứng ra tu sửa chùa Trì Long.
Năm 1284, vua Nguyên lại sai Thái tử Trấn Nam vương Thành Hoan (chính sử ghi là Thoát Hoan) đem trăm vạn tinh binh một lần nữa xâm lược nước ta. Với tài thao lược binh cơ, Hưng Đạo Đại vương thống lĩnh ba quân, lĩnh mệnh chinh Nguyên, tiến hành thủy chiến trên sông Bạch Đằng, lập chiến công vô cùng hiển hách.
Ngay sau khi bại trận về nước, năm 1285, quân Nguyên chỉnh đốn quân ngũ, bổ sung lực lượng, đóng tàu chiến, huy động lương thảo để trở lại đánh Đại Việt lần thứ ba. Cuộc chiến lần này kéo dài khoảng gần 4 tháng, từ cuối tháng 12 năm 1287 đến cuối tháng 4 năm 1288. Cũng giống như hai lần trước, chúng đã bị quân dân Đại Việt đánh cho tan tác và từ đó không dám gây chiến với Đại Việt nữa.
Đất nước thanh bình thịnh trị, Hưng Đạo Đại vương trở về thăm lại chùa xưa. Năm 79 tuổi, Ngài xin về Vạn Kiếp an dưỡng tuổi già. Năm 82 tuổi, ngày 10 tháng 8 mùa thu, Ngài lâm bệnh, thị tịch ngày 20 tháng 8, giờ Ngọ. Vua phong cho Ngài mỹ hiệu “Quốc lão Hiển tướng Đại vương”, cho Khúc Thủy, Khê Tang làm “Hộ Nhi hương”, thờ Quốc Tuấn Đại vương làm Thượng Đẳng thần, cử trọng thần xuân thu nhị kỳ về tế lễ.
Đình Khúc Thủy được xây dựng từ đây trên thế đất “Thần Ly chầu ngọc”, cũng là nơi thờ phụng Nhị vị Đức Thánh Trần (Hưng Đạo Đại vương và Linh Thông Hoà thượng Đại vương).
Ngược dòng thời gian, sau khi Thiền sư Đạo Huyền cùng Trần Quốc Tuấn về triều yết kiến Thái Tông Hoàng đế, Đạo Huyền được phong làm Quốc sư, phò Vua, giúp nước. Từ đây, trong Thiền phả không thấy nhắc đến các sư kế đăng trụ trì, mãi đến đời thứ 11 nhà Trần (vua Thuận Tông, húy Ngung, con trai út vua Nghệ Tông), mới có Linh Thông Hòa thượng Đại vương về trang Khúc Thủy thắp sáng ngọn đèn thiền.
Thiền phả chép: “Linh Thông Hòa thượng Đại vương thuộc thời Trần, xét xưa kia nước ta mở vận hơn hai nghìn năm lấy hiệu là Hùng Vương, trải qua các triều Đinh, Lê, Lý, Trần đều có các minh quân (vua sáng) trị vì đất nước”. Khi ấy, ở trại Tức Mặc, huyện Mỹ Lộc, phủ Thiên Trường, xứ Nam Định, có gia đình họ Trần đời đời làm quan tướng trong triều. Nhà Lý trải qua tám đời vua, vận nước cáo chung mới có nữ quân là Chiêu Hoàng lên ngôi. Trần Thủ Độ làm quan trọng thần trong triều, đưa cháu ruột là Trần Cảnh vào cung, ép gả Chiêu Hoàng. Việc nhà Trần kế nghiệp đế vương nhà Lý mà không hề có nghiệp chiến tranh, đó há chẳng phải là trời đất giao hòa sao!
Đời sau Lê Tiên sinh thơ rằng: Nhất sắc khuynh thành khởi chiến tranh, Kỵ long đằng vị tự nhiên thành.
Giai do thiên mệnh nhân tâm thuận,
Bách quỹ đồng quy hướng đức danh.
Dịch thơ: Sắc đẹp khuynh thành chẳng chiến tranh, Cưỡi rồng giữ vị tự nhiên thành.
Đều do trời đất lòng người thuận,
Trăm mối về cùng tỏ đức danh.
Nhà Trần trải qua các đời vua Thái Tông, Thánh Tông, Nhân Tông, Minh Tông, Anh Tông, Hiển Tông, Dụ Tông, Nghệ Tông, Phế Đế rồi truyền đến vua Thuận Tông. Nhà vua tính tình nhu thuận từ hòa nên đã bị Hồ Quí Ly âm mưu thoán đoạt, tất cả đều do đạo trời xui khiến, không phải là do đức ngu tối của vua Trần vậy.
Khi ấy, ở trại Hà Lãng, huyện Vĩnh Ninh (nay thuộc Vĩnh Lộc, phủ Thiệu Hóa, Thanh Hóa) có người họ Trần, húy Chân (Trần Khát Chân), phu nhân họ Đặng, húy An, người phường Vạn Ninh. Trần công làm tướng phò giúp vua Anh Tông (ba đời làm tướng nhà Trần), lúc đó đã 40 tuổi, phu nhân 39 tuổi vẫn chưa có điềm lành, hòe quế chi lan đều do thứ phi sớm ứng.
Đất Vĩnh Ninh có chùa Hoàng Long rất linh ứng, quan dân hương đèn cầu đảo không dứt, cảnh đẹp sánh tựa bồng lai, phong quang như vườn lộc uyển, thực là thắng cảnh của Thiền gia vậy. Năm ấy, nhân ngày hội, phu nhân trai giới đến chùa mật đảo, nguyện sớm được ban điềm lành. Ba ngày sau mộng ứng, trong giấc mơ thấy mình ngoạn du đến chùa Thiên Thai, gặp một lão tăng mặc áo xanh sẫm, đội mũ Thất Phật, chống gậy tùng, tay cầm bông sen, đi trước sân chùa ngâm rằng:
Nhất thành khả cách đạt từ nhan,
Kim hữu thành tùng Thứu Lĩnh san.
Phu phụ Trần gia giai phúc hậu,
Từ tâm nhất hứa trượng phu hoàn.
Dịch thơ: Lòng thành thấu đến bậc từ nhân,
Nay có cây tùng trên Thứu Lĩnh.
Phúc hậu ban cho nhà họ Trần,
Lòng từ sớm ứng sinh trai giỏi.
Phu nhân ngắm xem, bỗng thấy cây tùng biến thành rồng xanh bay vào trong miệng. Tỉnh giấc, bà kể lại cho Trần công nghe. Trần công vui mừng nói: “Nhà ta kiếp trước chuyên tâm làm điều phúc thiện, nay trời giáng điềm lành, ắt có tài hoa kế thế, tuấn kiệt ra đời, đây chẳng phải là giấc mộng tầm thường”. Sau, quả nhiên phu nhân có mang. Vào giờ mão ngày 15 tháng giêng, bà sinh hạ một công tử mặt phượng, mắt rồng, hàm én, mày ngài, thể mạo khôi kỳ khác hẳn người thường; trong khi sinh nở điềm lành xuất hiện: hương thơm ngào ngạt, thụy khí lan tỏa khắp phòng. Ông bà đặt tên con là Trần Thông. Trần Thông từ nhỏ đã tỏ ra thông minh, dĩnh ngộ, 7 tuổi theo học với quan Đại học trong nội các, thân thiết với Thái tử như anh em ruột.
Khi Trần Thông 15 tuổi, vua Thuận Tông nhường ngôi cho Thái tử hiệu là Hiếu Đế và phong Ngài làm trưởng Ấu Sử trong nội các, kiêm quản quân nội thị vệ. Khi ấy, Hồ Quí Ly và Hồ Hán Thương bức Vua phải thoái vị và xuất gia tại chùa Ngọc Thanh, thôn Đạm Thủy. Đất nước đại loạn, Hồ Quí Ly đã giết chết Trần Khát Chân. Tình thế bất an khiến Trần Thông phải dời đến núi Yên Tử, tự nguyện xuất gia tu hành cùng các thiền tăng. Ở đó có người họ Trần tu tập, tên gọi Trần Huyền. Trần Thông tu tại chùa Vân Tiêu được 7 năm thì Hồ Quí Ly biết tin liền cho quan đại thần mời về triều phục chức giúp nhà Hồ, nhưng Ngài không chịu. Nhà Hồ tìm cách sát hại, nhờ có người mật báo, Ngài dời chùa Vân Tiêu tới trang Khúc Thủy, huyện Thanh Oai, phủ Ứng Thiên, trấn Nam Thượng. Lúc Ngài ngồi nghỉ chân bên một thảo am ven đường, có người dân trang Khúc Thủy, họ Nguyễn húy Hành, sùng kính đạo Phật, đến đỉnh lễ thưa rằng: “Ngài từ đâu đến và đi về đâu?”
Thiền sư mỉm cười đáp: “Ta vốn chẳng sinh ra từ đâu, thì cũng chẳng có đâu để về, Thứu Lĩnh, Tùng Lâm bao trùm khắp cả mười phương, ba cõi, đều là nơi ta đã ngao du, nào biết nơi đâu đáng để dừng. Vậy ta nhàn du đến đây, ngắm xem phong cảnh, tìm hiểu nhân gian họa phúc để mà cứu giúp”. Nguyễn công nghe nói vô cùng kính ngưỡng, liền cùng nhân dân Khúc Thủy thỉnh thiền sư về trụ trì chùa. Ngày 12 tháng một, Ngài bắt đầu khai tràng thuyết pháp, rao giảng Tam tạng Thánh điển, tiếp độ tăng, ni. Nhân dân, Phật tử kính ngưỡng Ngài như Phật tái thế. Ngài trụ trì được 5 năm, một hôm, trong khi đang tọa thiền dưới án Phật đường, Ngài thấy Quốc lão Hưng Đạo Đại vương đi đến ngồi trước nơi Ngài thiền định, ngâm rằng:
Cấp báo chi cấp báo chi,
Hồ binh lai nhập đáo thiền vi.
Cấp cấp xu hồi Khê Tang địa,
Huynh đệ đồng tâm cự tế chi.
Dịch thơ: Kíp báo ngay kíp báo ngay,
Ngày mai giặc Hồ vây chùa này.
Mau mau trở lại Khê Tang nhé,
Huynh đệ đồng tâm chống giặc đây.
Canh ba hôm ấy, nghe tiếng hô hoán quanh chùa, Ngài sai tiểu tăng lên gác chuông quan sát thì đã thấy binh lính nhà Hồ vây kín cả bốn xung quanh. Ngài liền dùng tích trượng phá vòng vây, thẳng tiến tới chỗ giáp ranh giữa Khúc Thủy và Khê Tang thì thấy một gò cao, cây cối um tùm, Ngài liền ẩn mình vào đó. Bỗng một dải mây ngũ sắc sáng rực từ trong gò bay lên, phủ kín quanh gò, rồi cuồn cuộn bay thẳng lên không trung. Trong giây lát, trời đất tối tăm, sấm chớp ầm ầm, mưa to gió lớn, cây cối gãy đổ, bụi bay mù mịt, binh lính nhà Hồ sợ hãi bỏ chạy tán loạn. Khi đó, Thiền sư đã ung dung tự tại thiền định trên Tam quan chùa Khê Tang. Ngay đêm hôm ấy, Quốc lão mộng báo cho dân chúng Khê Tang thấy Ngài ngồi đàm đạo cùng một vị Thiền sư, đứng hầu xung quanh có khoảng hơn 500 người. Quốc lão gọi nhân dân đến bảo: “Ta có bạn quí tới chơi đã được năm ngày, mà sao các người không ra nghênh đón?”. Sáng hôm sau, nhân dân không ai bảo ai đều tập trung tại Tam quan chùa, quả nhiên thấy một vị Thiền tăng đang ngồi tĩnh tọa như trong giấc mộng vậy. Nhân dân liền thỉnh Ngài về chùa, cung kính lễ bái cúng dàng và xin làm đệ tử.
Nhân dân Khúc Thủy gặp phải dịch nạn, chiều chiều thường nghe trong chùa văng vẳng tiếng nói vọng ra: “Chủ ta vì nạn mà dời đi nơi khác ở, chỉ có binh lính và Long Thần giữ chùa, được thể ôn thần, quỉ quái thừa cơ làm loạn, quấy nhiễu dân lành, biết tìm ai cứu giúp bây giờ!”. Nhân dân nghe thấy lấy làm lạ, cùng nhau sang Khê Tang thỉnh Ngài Trần Thông trở lại chùa làng, mọi chuyện lại được yên ổn, bình an như cũ.
Thời gian đó, con thứ vua Nghệ Tông là Giản Định khởi nghĩa diệt Hồ, đánh đuổi giặc Minh, khôi phục lại cơ nghiệp nhà Trần, chấn hưng thiên hạ. Giản Định đế biết Thiền sư là cựu trung thần của triều đình, nên ban chiếu mời về giúp nước. Nhận lệnh vua ban, Ngài đã ưng thuận xếp cà sa, khoác chiến bào, một lần nữa cầm quân ra trận. Ngày 11 tháng 5, Ngài triệu tập dân làng Khúc Thủy, Khê Tang, tuyển được 500 dân binh tình nguyện lên đường. Ngày 12 tháng 2 khao thưởng binh lính, lập đàn cầu đảo Quốc thái dân an. Yến tiệc đến ngày 2 tháng 6, Ngài tấn kiến vua Giản Định. Vua liền phong Ngài làm Đốc lãnh binh, Giới trưởng Quân vệ tả hữu dẹp loạn nhà Hồ rồi tiến thẳng lên phương Bắc đánh đuổi giặc Minh, trấn an bờ cõi, giữ vững chủ quyền. Nhân dân an cư lạc nghiệp, ca khúc khải hoàn. Vua Giản Định phong Ngài làm phó tướng, kiêm Quân vệ thủy bộ, nhưng Ngài đã khước từ, xin vua cho phép trở về chùa xưa tiếp tục tu hành, giáo hóa chúng sinh, xiển dương ngôi Tam Bảo. Nhà vua ưng thuận và ban sắc phong cho Ngài là Linh Thông Hòa thượng Đại vương, lại ban mũ áo, vàng bạc tu bổ chùa chiền, cho Khúc Thủy làm thang mộc ấp. Ngài cảm tạ ơn vua rồi lên đường trở về chùa Khúc Thủy.
Ngày mồng 10 tháng 9, Ngài mở tiệc khao thưởng úy lạo tướng sỹ. Ngày 12 tháng 9, nhân dân Khúc Thủy, Khê Tang làm lễ chúc mừng. Trong lúc yến ẩm, Ngài nói với phụ lão, nhân dân rằng: “Ta cùng các ngươi tình nghĩa sư đồ sâu nặng, không chỉ một ngày, sư đệ chi tình, ngàn vạn năm duyên đó khó có thể phai mờ. Sau này hãy lập miếu để thờ nơi ta lánh nạn nhà Hồ, bởi nhờ thần lực của Phật Tổ ta mới thoát được kiếp nạn. Hai ngôi Phạm Vũ Linh Quang, Trì Long nơi ta tu hành các ngươi phải thường xuyên tu sửa, giữ gìn phụng sự Phật Tổ cho chu đáo. Nơi trước khi ta tới đây dừng chân ngồi nghỉ, hãy lập nhà hội họp, tế lễ, chớ có quên lời”.
Song việc, Ngài giao lại chùa cho các đệ tử trông nom, rồi đem theo một số đệ tử khác ra đi hoằng dương Phật pháp, giáo hóa chúng sinh. Ngài dạo khắp cả Thiền Môn, Tùng Lâm, Thứu Lĩnh, khai sáng ra mười chín ngôi Phạm Vũ ở khắp mọi miền và tiếp độ được mười bốn vị danh tăng thời đó. Một hôm, Thiền sư bảo môn đệ: “Nay ta muốn đến núi Đốn Sơn (Đún Sơn) để thăm viếng phần mộ của Tiên công” (Trần Khát Chân bị Hồ Quí Ly giết hại, mộ táng tại nơi này, được nhân dân lập đền phụng thờ). Đến nơi, Ngài cảm xúc làm thơ rằng:
Nhất bả cương thường trọng thử thân, Tuyết thù dĩ đắc báo quân thân.
Đốn Sơn, Khúc Thủy lưu thiên cổ,
Hiếu tử trung thần biểu thế nhân.
Dịch thơ: Một mối cương thường trọng thân này, Thù nhà nợ nước báo đền ngay.
Đốn Sơn, Khúc Thủy còn giữ mãi,
Tôi trung con hiếu gương sáng thay.
Ngâm xong, bỗng thấy một dải mây ngũ sắc từ trong đền bay thẳng lên không trung, trong khoảnh khắc, trời đất tối đen, mưa to, gió lớn, sấm chớp nổi ầm ầm và Thiền sư biến mất. Hôm ấy là ngày 15 tháng 2. Các đệ tử rất đỗi kinh ngạc, vô cùng kính ngưỡng, than khóc thảm sầu, cùng nhau vào đền thì thấy Ngài đã hiển Thánh, chỉ để lại chiếc mũ Thất Phật và cây thiền trượng. Các đệ tử của Ngài và nhân dân Khúc Thủy rước mũ và thiền trượng về chùa phụng thờ và đặt Thánh hiệu. Sau khi xong việc, họ dâng sớ tấu Vua việc hy hữunày. Vua khen ngợi Ngài là trung nghĩa lương thần và sắc phong mỹ tự, lại truyền cho dân đón rước sắc chỉ mũ áo, ban vàng bạc tu sửa chùa, đình, miếu để sớm tối phụng thờ, phong Khúc Thủy là ấp hộ nhi thang mộc muôn đời huyết thực hương hỏa vô cùng, còn mãi cùng trời đất và ban cho tám chữ vàng “Khúc Thủy nghĩa dân, Mỹ tục khả phong”!
Nhà Trần diệt vong, có người họ Lê, húy Lợi, quê ở sách Lam Sơn, huyện Lương Giang, phủ Thuận Thiên, đất Ái Châu nổi dậy khởi nghĩa, đem ba quân trừ bỏ nhà Hồ, bình định giặc Minh. Khi ấy, Lê Khả (tướng của Lê Lợi) đến chùa Khúc Thủy, đền Khê Tang mật đảo. Sau khi lên ngôi, Lê Lợi (Lê Thái Tổ) đã ban cho chùa mỹ tự: “Vạn Cổ Phúc Thần” (Sáng mãi cùng Nhật Nguyệt), phong Ngài Trần Thông là Linh Thông Phổ Tế Đại vương, cho hai làng Khúc Thủy, Khê Tang cùng phụng thờ.
Vào thời vua Lê Chiêu Tông, nhà Mạc nổi lên cướp ngôi. Đến đời vua Trang Tông, Thái úy Nguyễn công (tự Tích Trung, người Trang Gia Miêu Ngoại, huyện Tống Sơn) khởi binh diệt Mạc, đến chùa Khúc Thủy mật đảo, cầu xin Thiền sư giúp nước. Sau khi lên ngôi, Trang Tông đã gia phong Ngài mỹ tự Huệ Dân. Có thơ vịnh rằng:
Sinh vi Tướng giả, tử vi Tăng,
Vạn cổ trường lưu tại xã dân.
Khúc Thủy, Khê Tang tồn tích tại,
Thiên xuân Miếu Vũ thử trung thần.
Dịch thơ: Sống là Tướng giỏi, hóa Thánh Tăng,
Muôn thủa tiếng thơm để lại dân.
Khúc Thủy, Khê Tang còn dấu tích,
Nghìn năm Chùa Miếu rạng trung thần.
Ngày sinh, ngày hóa cùng các tiết lễ chính hội, tên húy, tên tự, sắc phong của Thiền sư Trần Thông được ghi trong chính bản. Ngày 15 tháng 5 năm Hồng Phúc 1 (1572), Hàn lâm viện Đông Các học sỹ thần Nguyễn Bính vâng soạn. Quản Giám Bách Thần Chi Điện Thiếu Khanh vâng theo bản cũ tiền Triều viết lại. Ngày 6 tháng 12 năm Tự Đức 3 (1850), các viên chức xã Khúc Thủy kính cẩn sao lục theo chính bản. Ngày 10 tháng 10 năm Thành Thái 1 (1889) các viên chức xã Khúc Thủy cẩn đằng tả theo chính bản. Sau khi Thánh Tổ viên tịch, chùa được tiếp tục truyền nối bởi các bậc Thánh Tổ sư là đệ tử của ngài trong các triều đại phong kiến thời đó và sau này.
Vào cuối thế kỷ XIX đầu XX, thừa lệnh các vua nhà Nguyễn, cha con Tổng đốc Trấn thủ Hà Đông là Hoàng Cao Khải và Hoàng Trọng Phu lại tiếp tục cho đại trùng tu quần thể thánh tích Phật Quang Đại Tùng Lâm một lần nữa. Nhưng than ôi! Dòng thời gian cứ biến đổi vô thường, vận đất nước thịnh suy theo năm tháng, quần thể Thánh tích Khúc Thủy vang tiếng một thời bỗng phút chốc biến thành phế tích của các cuộc chiến tranh tàn khốc.
Tới năm Tân Sửu (1901), đời Thành Thái 13, tháng 5, mùa hạ, toàn thể nhân dân xã Khúc Thủy thành tâm cùng sư trụ trì chùa Linh Quang ra chùa Chân Tiên (Hà Thành) yết kiến Sư tổ Thanh Toàn tự Mẫn Chân. Sư tổ Sơn Hà Thanh Cốc cùng tông phái của Sư tổ Thanh Sùng đưa cụ Thanh Sùng về chùa Phúc Đống nhập tự trụ trì. Khi ấy, trong xã có ông Lưu Hiên làm quan tỉnh xin phép được trùng tu ngôi Tam Bảo. Sư tổ Thanh Sùng trụ trì 24 năm rồi trở về chùa Chân Tiên duy trì mạng mạch chốn Tổ, giao lại chùa Phúc Đống cho đệ tử là Sư tổ Thanh Thứ. Tổ Thanh Thứ có hai đệ tử Thanh Thịnh, Thanh Nhạc. Thanh Thịnh sau đi trụ trì cảnh riêng, Thanh Nhạc ở lại hầu thầy.
Năm 1947, giặc Pháp chiếm đóng vùng này, lập đồn bốt tại chùa Linh Quang (chùa trên) khiến dân chúng ly loạn, thầy trò Sư tổ Thanh Thứ mạng vong, nhân dân đưa đi an táng sau chùa. Sau chiến tranh, không còn ai nhớ được mộ phần cũng như ngày mất của thầy trò Tổ Thanh Thứ. Mãi đến năm 2011, do một đại nhân duyên hy hữu, Đại đức Thích Minh Thanh đã tìm thấy được nơi an táng cũng như ngày huý kỵ của thầy trò Tổ. Kể từ đó, xá lợi của thầy trò Tổ Thanh Thứ được rước về chùa Thắng Nghiêm để nhập tháp và cúng giỗ.
Năm 1948, được sự chỉ đạo của Đảng và Hồ Chủ tịch, Việt Minh về xây dựng căn cứ địa tại Khúc Thủy, lấy chùa Phúc Đống (chùa dưới) làm cơ sở kháng chiến, cử ông Nguyễn Văn Quyết (biệt danh Sư Đê) về trụ trì chùa để củng cố và xây dựng lực lượng chống thực dân Pháp. Từ năm 1949 đến năm 1954, Hồ Chủ tịch giao trọng trách cho Đại tướng Văn Tiến Dũng về chỉ huy căn cứ địa Khúc Thủy, Cự Đà. Đại tướng đã khoác cà sa làm sư để hoạt động cùng Sư Đê tại chùa Phúc Đống. Khi đó, toàn bộ tài sản, đồ thờ cúng của chùa đều được đưa ra phục vụ kháng chiến. Chín gian nhà thờ Tổ được dùng làm trường học cho trẻ em sơ tán, còn hai dãy nhà ngang, nhà bia, gác chuông, gác trống đều bị thực dân Pháp bắn phá.
Hưởng ứng lời kêu gọi “Toàn quốc kháng chiến” của Hồ Chủ tịch, sau 9 năm gian khổ trường kỳ, giặc Pháp đã phải đầu hàng vô điều kiện và rút khỏi Việt Nam. Nhưng sau đó, đế quốc Mỹ được sự tiếp tay chính quyền Ngô Đình Diệm lại tràn vào xâm lược nước ta, chúng ném bom đánh phá miền Bắc, gây bao cảnh tang thương điêu tàn cho dân chúng, ai oán ngút trời. Hồ Chủ tịch lại ra lời kêu gọi “Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào”, toàn dân tộc nhất tề hưởng ứng đứng lên chống giặc ngoại xâm.
Theo sự chỉ đạo của Đảng, ông Nguyễn Văn Quyết (Sư Đê) rời chùa Khúc Thủy đi theo kháng chiến. Năm 1953, Ni sư Đàm Nhân về đèn hương sớm tối trông nom chốn Tổ. Năm 1969, Ni sư Đàm Nhân viên tịch.
Trong suốt hai cuộc kháng chiến chống thực dân, đế quốc, chùa Khúc Thủy luôn có các hoạt động gắn liền với sự tồn vong của đất nước. Chinh chiến loạn lạc cộng với ảnh hưởng của hai thời kỳ pháp nạn khiến cho kiến trúc, di vật, tư liệu của chùa bị tàn phá và thất lạc trong dân gian. Hòa bình lập lại, Khúc Thủy chỉ còn lại hai ngôi Tam Bảo là chùa Linh Quang (chùa trên) và chùa Phúc Đống (chùa dưới) song đã xuống cấp nghiêm trọng.
Năm 1956, sau cải cách ruộng đất, hàng trăm bia ký của hai chùa, đình, miếu và Dinh Vua bị tàn phá, bia rùa mang ra làm công cụ đập lúa, sau đó bị phá bỏ, vứt xuống dòng Nhuệ Giang và các ao hồ. Vào những năm 80 của thế kỷ XX, một pho tượng Phật A Di Đà tạc bằng gỗ mít cao 5m từ thời Lý đã bị phá hủy và đem đốt, giờ chỉ còn duy nhất một góc hậu cung phía tây chùa xây bằng đá ong là di tích có từ thời Lý, chuông Thắng Nghiêm giờ đây cũng không còn cất tiếng.
Năm Quí Sửu (1973), Ni sư Đàm Thủy (Sư Cụ Bé) về chùa đèn hương phụng sự chốn Tổ (đến năm Tân Mùi 2003 thì Ni sư viên tịch). Năm Ất Hợi (1995), do tuổi cao sức yếu không thể gánh vác công việc Phật sự, Ni sư Đàm Thủy cùng nhân dân, chính quyền các cấp và Hòa thượng Thích Quảng Lợi, Trưởng ban Đại diện Phật giáo huyện Thanh Oai, vào chùa Hương Tích cúng chùa Khúc Thủy cho Hòa thượng Thích Viên Thành, Viện chủ Tổ đình Hương Tích đời thứ 11. Năm Đinh Sửu (1997), tháng 2 ngày 2, Hòa thượng Thích Viên Thành cử đệ tử là Đại đức Thích Minh Thanh về đây tiếp nối ngọn đèn thiền. Kể từ đó tới nay, công việc trùng hưng ngôi Phạm Vũ đã và đang được tiến hành nhằm khôi phục, bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá tâm linh, nghệ thuật kiến trúc Phật giáo cũng như truyền thống của dân tộc. * Nhờ sức mạnh tâm linh của Phật tổ và hồn thiêng sông núi đất Việt, làng Khúc Thủy – chùa Thắng Nghiêm vẫn trường tồn qua bao thăng trầm, biến thiên của lịch sử. Trải dài theo các triều đại phong kiến, trang Khúc Thủy đều được phong mỹ hiệu và lập làm thang mộc ấp, trên dưới cho xây cổng làng, cứ đến 7 giờ tối là đóng và có lính triều đình canh gác. Dân Khúc Thủy không phải chịu sưu thuế, nghề chủ yếu là tằm tang canh cửi và chế biến các món ăn thơm ngon, tinh khiết để tiến cung dâng Vua. Tự hào về mảnh đất quê hương linh thiêng và giàu truyền thống, người xưa đã có thơ rằng:”Làng ta bé nhỏ xinh xinh
Nơi ăn chốn ở là dinh toàn quyền”.
Kinh Dược Sư ở chùa Thắng Nghiêm, Kinh Phạm Võng Bồ Tát Giới, tịnh lặng cùng thầy Thích Minh Thanh, lắng nghe thiên nhiên cổ vật của vùng đất thiêng kể chuyện, thật hạnh phúc để thấu hiểu một chuỗi sự kiện trãi nghìn năm. Khúc Thủy hiện nay nước đang bị uốn khúc nghẽn dòng, không gian thơm thảo thanh tịnh phải thời gian nữa mới tốt hơn nhưng sự bảo tồn và phát triển đã nhìn thấy như lên non thiêng Yên Tử đón ban mai. Thánh Trần Chùa Thắng Nghiêm là nơi tôi ngộ ra việc đức kết “Nghiên cứu Kinh Dược Sư”. Sức khỏe trí tuệ là căn bản của sự sống con người. An tâm, bồi bổ sinh khí, phòng trị tâm bệnh là chính yếu của triết lý giáo dục, nguyên lý căn bản của Kinh Dược Sư. Sau khi thăm chùa Thắng Nghiêm 2016, tôi đã nhận được nơi đây Kinh Dược Sư và Kinh Phạm Võng, đồng thời có duyên may được gặp thiền sư Thích Phổ Tuệ chùa Giáng ngay trong chiều ấy. Tôi ngộ được sâu xa dấu hiệu và giá trị cao quýcủa điểm nhấn với bài học lịch sử. Câu chuyện Đức Thánh Trần học ai, ở đâu và khi nào mà đạt được trí tuệ sức khỏe tốt đến vậy? Câu chuyện chùa Thắng Nghiêm xưa và nay với những chứng tích nào? Những thiền sư kinh sách quý cần học và thực hành? Người đời ngưỡng mộ cuộc đời và sự nghiệp Đức Trần Hưng Đạo là Đức Thánh Trần Quốc Công Tiết Chế Hưng Đạo Đại Vương (1228 – 20 tháng 8, 1300), là một nhà chính trị, tư lệnh tối cao của Việt Nam thời nhà Trần, là một trong những đại tướng lừng danh nhất trong lịch sử quân sự Việt Nam là Top 10 vị tướng giỏi nhất lịch sử thế giới Trong sự thật và huyền thoại của Đức Thánh Trần có trí tuệ đặc biệt minh triết trong một sức khỏe cường tráng nội lực mạnh mẽ cân bằng hài hòa Đức Thánh Trần học ai, ở đâu và khi nào mà đạt được trí tuệ sức khỏe tốt đến vậy? Câu trả lời có trong Kinh Dược Sư. Minh triết sống thung dung phúc hậu trước hết phải bồi bổ sinh khí, phòng trị tâm bệnh, học và thực hành Dịch Cân Kinh mà Trạng Trình đã đúc kết. Tôi thốt nhiên nghiệm ra điều đó ở đây và nơi này:
TRẠNG TRÌNH DƯỠNG SINH THI
Tích khí, tồn tinh, cánh dưỡng thần Thiểu tư, qủa dục, vật lao thân. Thực thôi ban bảo, vô kiêm vị, Tửu chỉ tam phân, mạc quá tần Mỗi bả hý ngôn, đa thủ tiếu, Thường hàm, lạc ý, mạc sinh xân Nhiệt viêm, biến trá, đô hưu vấn Nhiệm ngã tiêu dao qúa bách xuân
Tạm dịch:
Giữ khí, gìn tinh, lại dưỡng thần
Ít lo, ít muốn, ít lao thân.
Cơm nên vừa bụng, đừng nhiều vị,
Rượu chỉ vài phân, chớ qúa từng.
Miệng cứ câu đùa, vui miệng mãi,
Bụng thường nghĩ tốt, bụng lâng lâng.
Bốc đồng, biến trá, thôi đừng hỏi,
Để tớ tiêu dao đến tuổi trăm.
(GS. Lê Trí Viễn dịch)
Người rất muốn đi về trong tịch lặng
Quẳng lại sau lưng nhân thế muộn phiền
Ta đến chốn thung dung tìm hoa lúa
Rong chơi đường trần sống giữa thiên nhiên.
Tâm thanh thản buồn vui cùng nhân thế
Đời Đạo thịnh suy sương sớm đầu cành
Lòng hiền dịu và trái tim nhẹ nhõm
Kho báu chính mình phúc hậu an nhiên.
Thăm người ngọc, nơi xa, vùng tỉnh lặng,
Chốn ấy non xanh, người đã chào đời.
Nơi sỏi đá, giữa miền thiêng hoa cỏ,
Thiên nhiên an lành, bước tới thảnh thơi.
Cao Sơn thăm chốn cũ
Tràng An bao đổi thay
Minh Không thầy hái thuốc
Lững lờ mây trắng bay.
Trước khi lên Yên Tử
Vua Trần vào ở đây
Động thiêng trong núi thắm
Hạ Long cạn nơi này.
Hoa Lư, Tứ giác nước
Kẽm Trống, Dục Thúy Sơn,
“Quá Thần Phù hải khẩu”
Nhớ Nguyễn Trãi Ức Trai.
Đinh, Lê vùng khởi nghiệp
Lý, Trần, Nguyễn …vươn dài
Kỳ Lân trời bảng lãng
Hoàng Long sông chảy hoài
Sông Hoàng Longchảy hoài
Sông Hoàng Long sông Hoàng Long
Nguồn nước yêu thương chảy giữa lòng
Bái Đính Tràng An nôi người Việt
Cao Sơn thăm thẳm đức Minh Không
Minh Không Lý Quốc Sư
Thiền sư Nguyễn Minh Không (15 tháng 10 năm 1065-1141) là “đức thánh Nguyễn” trong dân gian Việt, thầy thuốc nổi tiếng Kinh Dược Sư và sư tổ của nghề đúc đồng Việt Nam được vua ban quốc tính Minh Không Lý Quốc Sư. Ông tu tại đền Cao Sơn chùa Bái Đính cổ, nay được coi là một trong những điểm hội tụ huyền thoại cao nhất về mặt tâm linh văn hóa lịch sử dân tộc Việt thuộc quần thể danh thắng Tràng An, tỉnh Ninh Bình, một vùngdu lịch tổng hợpđược UNESCO công nhận là di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới. Ngày 31 tháng 10 năm 1138 là ngày mất Lý Thần Tông, Hoàng đế thứ năm của nhà Lý, Việt Nam liên quan tới thiền sư Nguyễn Minh Không huyền thoại Bái Đính và Kinh Dược Sư.
NguyễnMinh Không Lý Quốc sư tên húy là Nguyễn Chí Thành ngày sinh 15 tháng 10 năm 1065 tại Điềm Xá, phủ Tràng An (nay là làng Điềm Xá, xã Gia Thắng, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình). Cha của thiền sư NguyễnMinh Không là ông Nguyễn Sùng, quê ở Điềm Xá, phủ Tràng An. Mẹ là bà Dương Thị Mỹ, quê ở Phả Lại, phủ Từ Sơn (nay làng Phả Lại, xã Đức Long, Quế Võ, Bắc Ninh, nơi giáp với phường Phả Lại, thị xã Chí Linh, Hải Dương). Vợ chồng ông Nguyễn Sùng tuy nghèo nhưng luôn chăm lo làm việc thiện. Hai ông bà sinh hạ được một người con trai khôi ngô, tuấn tú, đặt tên là Nguyễn Chí Thành. Cha mẹ mất sớm, Chí Thành làm ngư dân đánh bắt cá, sinh sống trên sông Hoàng Long.
Theo Thiền Uyển Tập Anh, NguyễnMinh Không Lý Quốc Sư là thiền sư thuộc thế hệ thứ mười ba của thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi. Đây là thiền phái Phật giáo do thiền sư người Ấn Độ vào Việt Nam khoảng năm 580 trụ trì tại chùa Pháp Vân, ngày nay gọi là chùa Dâu ở xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Thiền phái phương Nam này được mở rộng và truyền thừa, sau đó mới đến các thiền phái Vô Thông Ngôn và Thảo Đường. Đến thời nhà Lý (1009-1225) thì Phật giáo Việt Nam đã ở giai đoạn cực thịnh, được coi là quốc giáo và có ảnh hưởng rất lớn đến mọi mặt của đời sống xã hội. Nhiều người dân Đại Việt thời ấy tu hành học đạo và Chí Thành là một trong số ấy.
Thiền sư NguyễnMinh Không là một vị thầy thuốc rất giỏi. Câu chuyện học đạo và truyền đạo của Minh Không Lý Quốc sư có nhiều huyền thoại và truyền thuyết khác nhau. Đối chiếu chính sử, thư tịch cổ, sử liệu, thần phả với dã sử và những thông tin lễ hội văn hóa dân gian của các địa phương miền Bắc đã cho thấy: Thiền sư Minh Không đã chữa được nhiều bệnh cho dân mà đặc biệt là bệnh của vua Lý Thần Tông cuồng loạn “hóa hổ” mà nhiều danh y đương thời đã bó tay, nên được đức vua ban quốc tính họ Lý và phong làm Quốc sư. Sách chính sử Đại Việt sử ký toàn thư – Kỷ nhà Lý, phần viết về vua Lý Thần Tông, viết: “Tân Hợi, Thuận Thiên năm thứ 4 (1131). Dựng nhà cho đại sư Minh Không”. Đến “Bính Thìn, Thiên Chương Bảo Tự năm thứ 4 (1136), tháng 3 (…) Vua (Lý Thần Tông) bệnh nặng, chữa thuốc không khỏi, nhà sư Minh Không chữa khỏi, phong làm Quốc sư và còn sai dựng một tòa Tịnh xá ở bên cạnh chùa Sùng Khánh, để mỗi khi Quốc sư có việc lên Kinh Thành, sẽ lấy đó làm chỗ nghỉ. Sau này, khi Quốc sư viên tịch, tòa Tịnh xá được dùng làm ngôi đền thờ, gọi là đền Lý Quốc sư. Cũng theo Đại Việt sử ký toàn thư Quốc sư viên tịch vào năm Tân Dậu, niên hiệu Đại Định thứ 2 (1141) đời vua Lý Anh Tông: “Mùa thu, tháng 8, quốc sư Minh Không mất”. “Mỗi khi có tai ương hạn lụt, Quốc sư đều ứng hiện giúp dân”. Sách Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục viết: “Bính Thìn, năm thứ 4 (1136), tháng 3, mùa xuân (…) Nhà vua đã khỏi tật; ban hiệu Quốc sư cho Minh Không, ngoài ra còn ban tô thuế mấy trăm hộ để ngài được hưởng dụng”.
Thiền sư NguyễnMinh Không được các làng nghề đúc đồng Việt Nam suy tôn là ông tổ của nghề đúc đồng. Người Việt cổ trước đó đã đúc trống đồng và vua Đinh Tiên Hoàng trị vì năm 968 – 979 đã cho đúc tiền đồng đầu tiên trong lịch sử. Nhưng đến triều Lý, Quốc sư NguyễnMinh Không đã trực tiếp chỉ đạo và tham gia gây dựng nhiều công trình Phật giáo làm nghề đúc đồng trở nên hoàn thiện và tinh xảo. Lý Quốc Sư là người đúc tượng Phật chùa Quỳnh Lâm; đúc đỉnh đồng trên tháp Báo Thiên, góp phần tạo nên “An Nam Tứ đại khí” là những báu vật nổi tiếng của nước Đại Việt thời Lý – Trần. Ông là người sưu tầm và phục hưng nghề đúc đồng – tinh hoa của văn minh Đông Sơn, văn minh người Việt cổ mà trở thành tổ sư nghề đúc đồng. Ngày nay ở thôn Tống Xá có đền thờ ông tổ của nghề đúc đồng Việt Nam với sự tích thiền sư NguyễnMinh Không đầu năm 1118 đến chùa Tống Xá ở Nam Định, đã hướng dẫn dân làng nghề đúc đồng và chọn đất sét tốt ở cánh đồng Hố để làm khuôn đúc, đến thời Lê có bắc thêm cầu nên gọi là cánh đồng Cầu Hố. Những làng nghề đúc đồng lâu đời như làng nghề Yên Xá, Tống Xá ở Ý Yên, lễ hội chợ Viềng (Nam Định), phố nghề Ngũ Xã, phố Lò Đúc (Hà Nội), Đình làng Chè, làng Rỵ (Thiệu Hoá, Thanh Hóa), các làng nghề đồng Châu Mỹ, Long Thượng, Đông Mai (Hưng Yên) và Đào Viên, Điện Tiền (Bắc Ninh) đều thờ và tôn vinh NguyễnMinh Không Lý Quốc sư là ông tổ đúc đồng. Một số nơi như làng nghề đúc đồng Đông Sơn, Thanh Hóa và đền thờ sư tổ nghề đồng ở số 5 phố Châu Long, Hoàn Kiếm thì Tổ sư nghề đúc đồng là ông Khổng Minh Không. Các tài liệu lịch sử không có Khổng Minh Không mà do dân gian đã hòa nhập hai ông là tổ sư nghề đồng Việt Nam là thiền sư NguyễnMinh Không và thiền sư Không Lộ thành Khổng Minh Không. Điều này tìm thấy cả trong văn bia chùa Keo và chùa La Vân (Thái Bình), cũng như chùa Keo Nam Định.
Quốc sư NguyễnMinh Không là vị thiền sư sáng lập nên nhiều ngôi chùa nhất ở Việt Nam. Nhiều ngôi chùa lớn còn tồn tại đến ngày nay như: chùa Bái Đính, chùa Cổ Lễ, chùa Non Nước, chùa Địch Lộng, chùa Quỳnh Lâm, chùa Am Tiên, chùa Trông, chùa Kim Liên, chùa Hàm Long,… Huyền sử kể rằng Nguyễn Chí Thành lớn lên sang Tây Trúc học đạo. Ông chính là Không Lộ thiền sư đã kết nghĩa anh em với thiền sư Từ Đạo Hạnh và thiền sư Nguyễn Giác Hải là hai vị chân sư có uy tín đương thời; cũng có dẫn liệu cho rằng Không Lộ thiền sư và NguyễnMinh Không thiền sư là 2 người khác nhau. Minh Không tu học với thiền sư Từ Đạo Hạnh và hai người có nhân duyên với nhau. Sau này khi Từ Đạo Hạnh hóa, đầu thai là Dương Hoán, được vua Nhân Tông yêu quý lập làm Hoàng Thái tử kế vị ngai vàng tức Lý Thần Tông hoàng đế. Khi vua Lý Thần Tông bệnh nặng tháng 3 năm 1136, lông lá mọc khắp cơ thể, gầm thét như hổ suốt ngày, các danh y tài giỏi đều bó tay thì Minh Không đã chữa cho vua khỏi bệnh. Huyền thoại này có trong Thiền Uyển Tập Anh. Nguyễn Chí Thành sau khi tu hành đắc đạo thành thiền sư Minh Không đã trở về quê nhà đã dựng ngôi chùa nhỏ Viên Quang để tu hành, sau đó đại sư lập nhiều chùa ở vùng châu thổ sông Hồng, làm thầy thuốc chữa bệnh cho dân và làm nghề đúc đồng. Trong suốt cuộc đời, trên cương vị quốc sư thống lĩnh lực lượng phật giáo quốc gia, Nguyễn Minh Không đã dựng tới 500 ngôi chùa trên đất Đại Việt
NguyễnMinh Không Lý Quốc sư là thiền sư “đức thánh Nguyễn” tứ bất tử trong dân gian Việt. Minh Không Lý Quốc sư qua đời năm 1141, niên hiệu Thái Bình thứ 22, thọ 76 tuổi. Hiện nay ở vùng châu thổ sông Hồng rất nhiều nơi có đền thờ ông như ở Ninh Bình, Bắc Ninh, Hà Nội, Nam Định, Hải Dương, Thái Bình, Quảng Ninh, Hưng Yên, Bắc Giang… Tại núi Dương Sơn, có chùa Lạc Khoái xã Gia Lạc (Gia Viễn, Ninh Bình) còn câu đối: Điềm Xá chung linh sinh Nguyễn thánh / Hoa Lư dục tú xuất Đinh Hoàng. Trong tín ngưỡng Việt Nam, nhiều ý kiến cho rằng có 4 vị thần trong nhóm tứ bất tử đó là Tản Viên Sơn thần, Phù Đổng Thiên vương, Chử Đồng Tử, Liễu Hạnh Công chúa. Tuy nhiên, thực tế các vị thánh trong tứ bất tử từng được ghi chép còn có Lý Quốc Sư.[12] Sách Tiên phả dịch lục của Kiều Oánh Mậu người làng Đường Lâm là nhà học giả cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, trong lời Án có viết: “Tên các vị Tứ bất tử của nước ta, người đời Minh cho là: Tản Viên, Phù Đổng, Chử Đồng Tử, Nguyễn Minh Không. Đúng là như vậy. Vì bấy giờ Tiên chúa (Liễu Hạnh) chưa giáng sinh nên người đời chưa thể lưu truyền, sách vở chưa thể ghi chép. Nay chép tiếp vào.” Theo bài Thiền sư Nguyễn Minh Không và một số lễ hội Phật giáo tiêu biểu ở miền Bắc đăng tại Tạp chí Nghiên cứu Phật học số 4 năm 2014 thì “đức thánh Nguyễn” hiện được thờ ở nhiều đền chùa trên khắp cả nước, tập trung nhiều tại các địa phương miền Bắc, tiêu biểu như chùa Viên Quang (Ninh Bình), chùa Keo (Thái Bình), chùa Cổ Lễ (Nam Định), chùa Ngũ Xã (Hà Nội), chùa Trông (Hải Dương), chùa Quỳnh Lâm (Quảng Ninh). Tại những chùa này, hàng năm đều có mở hội tưởng nhớ và tôn vinh công đức của NguyễnMinh Không Lý Quốc Sư.
Huyền thoại chùa Bái Đính
Đức Thánh NguyễnMinh Không Lý Quốc sư được thờ rất nhiều nơi trong vùng tam giác châu huyền thoại Bắc Bộ. Đền thờ Đức Thánh Nguyễn tiêu biểu nhất là tại khu văn hóa tâm linh núi chùa Bái Đính là nơi thiền sư Minh Không đã tu tập nhiều năm trước khi đến đây tìm cây thuốc và phương thuốc bí truyền chữa lành bệnh cho vua Lý Thần Tông . Núi Cao Sơn phía sau chùa Bái Đính thiên nhiên cẩm tú, sông núi hữu tình, không khác gì câu chuyện cổ Từ Thức gặp Tiên là nơi lưu dấu nhiều huyền thoại về Người. Tôi đã đến đây, đúng là nơi tiên cảnh Bồng Lai nơi cõi thực.
Trong không gian văn hóa Hoa Lư tứ trấn có bốn đền thờ Thần Thiên Tôn, Thần Cao Sơn, Thần Quý Minh, Thần Khổng Lồ trấn giữ bốn hướng đông tây nam bắc của cố đô Hoa Lư, giúp đỡ, che chở người dân của vùng đất sinh Vua, sinh Thánh, sinh Thần. Lý Quốc sư được xem như vị Thần Khổng Lồ trấn trạch phía Bắc trong Hoa Lư tứ trấn.
Nơi thờ tiêu biểu nhất là đền thờ đức Thánh Nguyễn trên mảnh đất sinh ra ông thuộc địa phận hai xã Gia Thắng – Gia Tiến, Gia Viễn. Xưa đây là chùa Viên Quang, sau khi ông mất nhân dân biến Viên Quang Tự thành đền thờ trấn Bắc Hoa Lư tứ trấn..
Tại ngôi đền cổ khu trung tâm di tích động Hoa Lư thì tượng ông được phối thờ cùng với tượng vua Đinh Tiên Hoàng. Lý Quốc Sư cũng được thờ ở đình Ngô Đồng, xã Gia Phú, Gia Viễn; đền thờ Tô Hiến Thành và chùa Lạc Khoái ở bên sông Hoàng Long gắn với giai thoại tuổi thơ ông hay cụm di tích miếu Bồ Vi – đình Vật ở xóm 10, thôn Bồ Vi, thị trấn Yên Thịnh, Yên Mô. Ông cũng được thờ ở chùa Nhất Trụ và động Am Tiên ở cố đô Hoa Lư. Tại đền Thượng xã Khánh Phú và đền Tam Thánh ở xã Khánh An, Yên Khánh ông được suy tôn là đức thánh cả.
Tam giác châu Bắc Bộ
Tam giác châu Bắc Hà với ba đỉnh Việt Trì, Ninh Bình, Quảng Ninh, có sông Hoàng Long và cửa Thần Phù chảy giữa lòng là nôi của người Việt cổ . Vùng đất địa linh nhân kiệt này đặc biệt quan trọng cho sự trường tồn dân tộc Việt “đấu tranh giành quyền sống với vạn vật”. Hoàng Kim trong thơ “Dạo chơi non nước Việt“ đã trích dẫn tổng kết Lịch sử Việt Nam của giáo sư sử học Đào Duy Anh: “Dân tộc Việt trên bốn ngàn năm dựng nước và mở nước được chia làm hai giai đoạn, đó là đấu tranh giành quyền sống với vạn vật ở vùng tam giác châu Bắc Bộ và sự nghiệp gian nan tiến thủ của tổ tiên để mở rộng hy vọng tương lai dân tộc bằng công cuộc Nam Tiến.
Tam giác châu Bắc Bộ có đỉnh là Tản Viên của dãy núi Ba Vì ở Việt Trì thuộc tỉnh Phú Thọ, nằm ở tả ngạn sông Hồng, bên kia là huyện Ba Vì, Hà Nội. Việt Trì là thành phố địa chính trị văn hóa lịch sử Việt Nam, nơi có kinh đô Văn Lang, kinh đô đầu tiên của người Việt, quê hương đất tổ vua Hùng, cửa ngõ vùng Tây Bắc, đầu mối giao thông nối giữa các tỉnh trung du và miền núi phía bắc với thủ đô Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc bộ, nằm trên hành lang kinh tế Hải Phòng – Hà Nội – Côn Minh (Trung Quốc). Việt Trì cũng là thành phố ngã ba sông nơi hợp lưu của sông Thao, sông Lô, sông Đà thành sông Hồng. Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đá Chông (K9) – Ba Vì – Hà Nộithuộc cụm di tích lịch sử văn hóa Ba Đình là di sản văn hóa đặc biệt của Việt Nam
Đỉnh thứ hai của tam giác châu huyền thoại Bắc Bộ ở núi Yên Tử thuộc tỉnh Quảng Ninh nơi có Quần thể di tích danh thắng Yên Tử ở Bắc Giang và Quảng Ninh. Đây là quần thể danh thắng đặc biệt nổi tiếng liên tỉnh đầu tiên ở Việt Nam được đệ trình Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc UNESCO xem xét, công nhận là Di sản thế giới. Nối Việt Trì – Quảng Ninh là dải Tam Đảo rồi 99 ngọn Nham Biền của các dãy núi vòng cung Đông Triều tạo nên thế hiểm “trường thành chắn Bắc” của bề dày núi non hiểm trở khoảng 400 km núi đá che chắn mặt Bắc của thủ đô Hà Nội non sông Việt.
Đỉnh thứ ba của tam giác châu huyền thoại Bắc Bộ ở núi Mây Bạc của Dãy núi Tam Điệp thuộc khu vực Tam Điệp–Tràng An của ba tỉnh Hòa Bình, Ninh Bình và Thanh Hóa. Dãy núi Tam Điệp là dải núi cuối cùng của dãy núi Ba Vì từ đỉnh tam giác châu Tản Viên, Việt Trì rồi 99 ngọn chạy dọc sông Đáy mà tới vùng Thần Phù – Nga Sơn đâm ra gần sát biển theo hướng Tây Bắc – Đông Nam. Đây cũng là vùng quần thể di sản thế giới Tràng An nơi có chùa Bái Đính là quần thể chùa có nhiều kỷ lục châu Á và Việt Nam được xác lập như chùa có tượng Phật bằng đồng dát vàng lớn nhất châu Á, chùa có hành lang La Hán dài nhất châu Á, chùa có tượng Di lặc bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á… Dãy núi Tam Điệp và khu vực Tam Điệp–Tràng An đã là một cái nôi của loài người Việt cổ thuộc nền văn hóa Tràng An thời kỳ đồ đá cũ và một số hang động ở Tam Điệp có di chỉ cư trú của con người thời văn hoá Hoà Bình. Vùng đất này cũng là chốn tổ của nghề lúa châu Á và Thế Giới. Dãy núi Tam Điệp cắt ngang vùng đồng bằng duyên hải thành 2 phần châu thổ sông Hồng và sông Mã nên nó được xem là ranh giới giữa miền Bắc và miền Trung. Dãy núi Tam Điệp là bức tường thành thiên nhiên lợi hại ngăn cách hai vùng Ninh Bình – Thanh Hoá và án ngữ các đường thuỷ bộ từ Bắc vào Nam, đường bộ qua đèo Tam Điệp, đường thuỷ qua cửa Thần Phù. Dãy núi Tam Điệp chứa đựng nhiều giá trị địa chính trị, lịch sử, văn hóa với vai trò là cái nôi của người tiền sử, với những căn cứ quân sự và danh thắng rất nổi tiếng như cửa Thần Phù, phòng tuyến Tam Điệp, động Người Xưa, hang Con Moong, rừng Cúc Phương, hồ Yên Quang, hồ Đồng Chương, hồ Yên Thắng, núi Cao Sơn, …
Dãy núi Tam Điệp nối liền với Dãy núi Trường Sơn (trong tiếng Lào là Phu Luông) là dãy núi dài nhất Việt Nam và Lào, dài khoảng 1.100 km. Dãy núi Trường Sơn tiếp nối với dãy núi Ba Vì và Dãy núi Tam Điệp , bắt đầu từ thượng nguồn sông Cả trên đất Lào giáp Nghệ An tới tận cực nam Trung Bộ. Nó bao gồm toàn bộ các dãy núi nhỏ hơn ở Bắc Trung Bộ và các khối núi, cao nguyên Nam Trung Bộ, xếp thành hình cánh cung lớn mà mặt lồi quay ra Biển Đông. Trường Sơn được chia thành Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam, ngăn cách bởi đèo Hải Vân và núi Bạch Mã. Dãy núi Trường Sơn là xương sống để nối liến hình thế Bắc Nam liền một giải.
Hà Nội có vị trí trọng yếu đặc biệt trong tam giác châu huyền thoại Bắc bộ, cùng với Hưng Yên, Cổ Loa … là những địa danh đặc biệt trong nghiên cứu lịch sử văn hóa dân tộc mà chúng ta sẽ trở lại trong những chuyên mục trao đổi sâu hơn. Giáo sư Trần Quốc Vượng trong lời tựa cuốn sách “Địa chí văn hóa dân gian Ninh Bình” do tác giả Trương Đình Tuyển chủ biên (Nhà Xuất bản Thế Giới, Hà Nội, 678 trang xuất bản năm 2004 ) đã giúp chúng ta thông tin để hiểu sâu hơn những lời trao lại của tiền nhân về địa thế hiểm yếu của non sông Việt trong Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi:
Từng nghe:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo
Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu Núi sông bờ cõi đã chia Phong tục Bắc Nam cũng khác
…
Hình thế núi sông hòa quyện với con người đã tạo nên văn hóa và bản sắc dân tộc Việt. Minh Không Lý Quốc sư, huyền thoại chùa Bái Đính, Tam giác châu huyền thoại, là những thông tin quý địa linh nhân kiệt của dân tộc Việt xin lưu lại để nhớ và hiến tặng bạn đọc.
Hình ảnh tư liệu và tài liệu tham khảochính
“Lênh đênh qua cửa Thần Phù Khéo tu thì nổi, vụng tu thì chìm”.
(ca dao cổ)
(1) Từ điển Bách Khoa Mở Wikipedia Tiếng Việt mục Lý Quốc sư đã cập nhật tới ngày 17 tháng 10 năm 2015 với một bản đúc kết tổng hợp và 43 tài liệu tham khảo.
(2) Thiền Uyển Tập Anh nguyên bản chữ Hán khắc in năm Vĩnh Thịnh thứ 11 (1715) là một cuốn sách cổ của Phật giáo Việt Nam ghi lại các tông phái thiền học và sự tích các vị thiền sư nổi tiếng vào cuối thời Bắc thuộc cho đến thời Đinh Lê Lý một số vị lớp sau còn sống đến đầu triều Trần, do Ngô Đức Thọ – Nguyễn Thúy Nga dịch và chú thích, Phân Viện Nghiên cứu Phật học, Nhà Xuất bản Văn học 1990.
(3) Tỳ Ni Đa Lưu Chi : phiên âm tiếng phạn Vinitaruci, đây là dòng thiền phương Nam do thiền sư Tỳ Ni Đa Lưu Chi người Ấn Độ đến Việt Nam năm 580 thời Hậu Chu, trù trì ở chùa Pháp Vân, ngày nay gọi là chùa Dâu ở xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh đã được Nhà nước xếp hạng Di tích lịch sử tại Quyết định số 313- VH/ QĐ ngày 28- 4- 1962.
(4) Tóm tắt thông tin một số lễ hội đức thánh Nguyễn. Theo Thiền sư Nguyễn Minh Không và một số lễ hội Phật giáo tiêu biểu ở miền Bắc, Ths.Trần Mạnh Quang – Viện Nghiên cứu Tôn giáo Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam. Tạp chí Nghiên cứu Phật học số 4 năm 2014.
(5) Lễ hội chùa Viên Quang: Ngôi chùa nhỏ này được Thiền sư Nguyễn Minh Không dựng tại quê hương Đàm Xá sau khi đắc đạo, ngài đã tu trì Phật pháp tại đây cho đến lúc viên tịch, nay thuộc địa phận hai xã Gia Thắng, Gia Tiến, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Nhân dân về sau đã biến chùa Viên Quang thành nơi thờ tự Ngài (gọi là đền Thánh Nguyễn), được xưng tụng là một trong “Hoa Lư tứ trấn”. Lễ hội tưởng nhớ “đức Thánh Nguyễn” hội chùa Viên Quang lại được diễn ra ngày mồng 6 và 7/3 Âm lịch. Phần lễ gồm nghi thức dâng hương chư Phật, tế rước Đức Thánh Nguyễn. Phần hội nhộn nhịp với nhiều trò chơi dân gian đặc sắc. Có một chi tiết đậm màu huyền hoặc trong lễ hội là người dự hội sẽ được chiêm ngưỡng cây đèn đá cao hơn một mét, tương truyền khi Thiền sư Nguyễn Minh Không ngồi thiền tịnh, cây đèn đá này tự nhiên mọc lên, ánh đèn sáng tỏ tới tận trời cao, chim thú theo đó mà kéo về chầu tụ xung quanh.
(6) Lễ hội chùa Keo là một trong những ngôi chùa cổ nhất Việt Nam với lịch sử gần 400 năm với tên chữ là Thần Quang tự, ở xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Theo Thánh tổ thực lục diễn ca lưu giữ ở chùa thì ban đầu chùa có tên gọi là Nghiêm Quang Tự, sư tổ của chùa chính là Lý Quốc Sư. Lễ hội chùa Keo diễn ra từ ngày 13 đến ngày 15/9 Âm lịch với nhiều nghi lễ tôn giáo và tập tục cổ truyền. Phần lễ của hội chùa Keo bắt đầu từ sáng ngày 13/9 với nghi thức dâng hương tế bái tại ban thờ sư tổ cùng chư Phật. Tiếp sau là nghi thức rước kiệu quy mô lớn, phỏng lại các sự tích giúp Vua giúp nước của sư tổ xưa. Đi đầu đám rước là đôi ngựa hồng, ngựa bạch với đầy đủ yên cương, chân ngựa có 4 bánh, do các trai làng khỏe mạnh kéo. Theo sau là 8 lá cờ thần, có đội bát bửu, lỗ bộ cùng 42 người vác đồ tế khí hộ tống. Kiệu Thánh là cỗ kiệu bát cống uy nghi, hai bên là những người cầm quạt che kín. Đám rước với hàng nghìn người tham dự, mô phỏng sự tích nhà Vua mời Ngài vào cung chữa bệnh. Chiều ngày 14, tại tòa Giá Roi thực hiện nghi lễ Chầu Thánh. Ngày 15, đám rước hoàn cung. Phần hội chùa Keo đáng chú ý với nhiều trò chơi dân gian cùng các hoạt động biểu diễn nghệ thuật độc đáo. Chiều ngày 13 diễn ra các cuộc thi bơi chải sôi động, gợi nhớ lại tích ngài làm phép đưa thuyền về kinh sư trong một đêm. Tối ngày 13 còn có thêm các cuộc thi kèn, trống. Chiều ngày 14, hội lại rộn ràng với các điệu múa chèo cạn, múa “ếch vồ” mang đậm chất phóng khoáng của vùng dân cư ven sông nước. Song song với những hoạt động hội ngoài trời, bên trong chùa cũng nhộn nhịp với các cuộc thi diễn xướng về đề tài: hương, đăng, hoa, trà, quả, thực. Qua 3 ngày 3 đêm, lễ hội chùa Keo đã thể hiện được tấm lòng thành kính của người dân nơi đây đối với Thiền sư Nguyễn Minh Không – vị Thiền sư có nhiều công lao giúp dân giúp nước thời nhà Lý. Đồng thời qua đó cũng phản ánh thêm nét sinh hoạt tín ngưỡng cộng đồng của nền văn hóa nông nghiệp đồng bằng Bắc bộ.
(7) Lễ hội chùa Cổ Lễ “Dù ai buôn bán trăm nghề. Mười tư tháng Chín thì về hội Ông”. Hội chùa Cổ Lễ được diễn ra từ ngày 13 đến 16/9 Âm lịch tại chùa Cổ Lễ, thuộc thị trấn Cổ Lễ, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định. Tương truyền sau khi đắc đạo, Thiền sư Nguyễn Minh Không đã về đây dựng chùa. Ngoài tu giảng Phật pháp, ngài còn bốc thuốc chữa bệnh giúp dân, đúc nên “Tứ đại khí” lừng danh, được người dân ca tụng, tôn xưng ông Tổ nghề đúc đồng. Hội chùa Cổ Lễ được đánh giá là một trong những lễ hội truyền thống còn bảo lưu được nhiều giá trị văn hóa cổ truyền. Phần lễ có các nghi thức dâng hương cúng Phật, tế rước Thánh sư Minh Không. Lễ rước chính được tổ chức vào 14/9 Âm lịch – tương truyền là ngày Thánh Đản sinh. Đám rước kiệu Thánh từ chùa vòng đi quanh làng. Dẫn đầu là đội múa lân sư mở đường, đi sau là đội tế nam quan, nữ quan, nghi trượng, bát bửu, biểu lệnh. Đặc biệt, một bảo vật rất có giá trị ở chùa Cổ Lễ, khẳng định niềm tự hào về vị Thánh sư đúc đồng của tín đồ, phật tử và người dân nơi đây là quả chuông cao hơn 4m, nặng 9 tấn, được đúc với nhiều họa tiết tinh xảo. Phần hội ngoài các trò chơi dân gian như đấu vật, cờ người, tổ tôm, múa rối nước thì đặc sắc nhất là hội thi bơi chải. Đây là hoạt động diễn ra trong suốt thời gian tổ chức lễ hội, kỷ niệm sự tích Thiền sư Nguyễn Minh Không xuôi theo đường thủy lên kinh chữa bệnh cho vua Lý Thần Tông. Theo quan niệm dân gian tại hội chùa Cổ Lễ thì “Hễ mà bơi chải râm ran; Thánh cho đôi chữ bình an đời đời” nên các cuộc thi tài vô cùng sôi động và quyết liệt. Chải được nhà chùa phối hợp cùng ban tổ chức mời các nghệ nhân lành nghề đóng. Các họ tham gia tuyển chọn trai tráng tập luyện, chuẩn bị đầy đủ trang phục, dụng cụ thi đấu. Chiều 12/9 Âm lịch các họ tổ chức rước kiệu lên chùa hầu Thánh, trên cạn là kiệu rước, đội bát âm, dưới nước có các đội bơi chải, gọi là nghi thức “bơi chầu Thánh”. Sáng 13/9 Âm lịch, sau khi nhà sư trụ trì chùa Cổ Lễ làm lễ tẩy uế các chải, hội bơi chải chính thức được bắt đầu. Trên mỗi chải có khoảng 16 người, gồm 12 tay bơi, 1 người lái 1 tay mõ, 1 tay cờ và 1 tay tát nước. Các chải phân biệt qua màu sắc xanh, đỏ, tím, vàng. Trong 4 ngày hội (13 – 16), mỗi ngày các chải thi đấu 4 vòng quanh sông, thành tích được tính theo điểm số quy định. Chải thắng cuộc là chải có sự phối hợp nhịp nhàng, khéo léo nhất giữa các thành viên. năm nào chải của họ nào thắng thì cả họ năm đó tin rằng sẽ được Thánh phù hộ cho may mắn.
(8) Lễ hội chùa Ngũ Xã: Chùa Ngũ Xã hay còn gọi là chùa Thần Quang thuộc địa phận làng Ngũ Xã, vốn nổi tiếng với nghề đúc đồng đất Thăng Long xưa, nay là phố Ngũ Xã, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội. Theo bia Thần Quang tự bi ký tại đây thì chùa có niên đại từ thế kỷ XVIII, thờ Phật cùng Thiền sư Nguyễn Minh Không – được dân làng Ngũ Xã xưng tụng là Đức Thánh Tổ Thành Hoàng, Tổ sư nghề đúc đồng. Tên gọi Thần Quang tự của chùa được đặt theo tên chữ chùa Keo (Thần Quang Tự) ngôi chùa gốc thờ Thiền sư Nguyễn Minh Không ở Thái Bình. Hàng năm, cứ đến ngày mồng 1/11 Âm lịch, chùa Ngũ Xã lại cùng với dân làng mở hội tưởng nhớ vị tổ nghề đúc đồng – Thiền sư Nguyễn Minh Không. Hội Ngũ Xã gắn với truyền thuyết trâu vàng hồ Tây, truyện xưa kể rằng khi Thiền sư Nguyễn Minh Không ra Thăng Long có đúc một quả chuông đồng. Chuông đúc xong đánh lên tiếng vang rất xa. Trâu vàng trong kho của nhà Tống bên Trung Quốc nghe thấy tưởng tiếng trâu mẹ gọi bèn vùng lên chạy sang. Sợ hai nước vì thế mà hiểu lầm, sinh ra chiến tranh nên Thiền sư Nguyễn Minh Không cho đẩy chuông xuống hồ, trâu vàng theo đó cũng nhảy xuống rồi lặn mất. Chùa Ngũ Xã hiện nay còn lưu giữ một pho tượng Phật A Di Đà bằng đồng tọa trên đài sen cao gần 4m, nặng hơn 10 tấn, là kiệt tác đúc đồng của nghệ nhân Ngũ Xã, từng được sách Kỷ lục Việt Nam năm 2010 ghi nhận là pho tượng Phật A Di Đà bằng đồng lâu đời nhất Việt nam hiện còn với nhiều giá trị lịch sử và thẩm mỹ quý báu. Hội chùa Ngũ Xã diễn ra trang trọng với nghi thức dâng hương thỉnh Phật, thỉnh Tổ. Dân làng Ngũ Xã coi đây là lễ giỗ Tổ chung của làng, các họ đều bày soạn cỗ tế với xôi gà, hoa quả thịnh soạn. Phần hội tiếp theo với màn hát văn, quan họ cùng nhiều trò chơi dân gian sôi nổi như đấu cờ, chọi gà. Ngoài ra, du khách tới hội còn được chiêm ngưỡng triển lãm các sản phẩm đúc đồng truyền thống Ngũ Xã như đỉnh đồng, lư hương, hạc, tượng tinh xảo.
(9) Lễ hội chùa Trông: Ấn ban phong tặng Quốc sư Linh cấp thiêm gia Thánh tổ (Ấn ban phong tặng Quốc sư Linh thiêng ban thêm Thánh tổ) Đó là đôi câu đối tại chùa Trông ca ngợi công tích Thiền sư Nguyễn Minh Không. Chùa Trông tên chữ là Hưng Long tự, thuộc địa phận xã Hưng Long, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương. Tương truyền chùa được Thiền sư Nguyễn Minh Không dựng nên vào khoảng thế kỷ XII, đời vua Lý Thần Tông. Sự tích chùa kể rằng, hai làng Hán Lý, Hào Khê (xã Hưng Long) xưa vốn là một làng, cũng chính là quê mẹ của ngài. Sau khi ngài chữa khỏi bệnh cho nhà Vua đã không màng danh lợi, mà dời gót thiền về đây dựng chùa, rồi hóa trên ngọn núi Tam Viên. Để ghi nhớ công ơn, hàng năm từ 15 đến 26/3 Âm lịch, nhà chùa cùng với nhân dân Hán Lý, Hào Khê lại mở hội tôn vinh Ngài. Hội chùa Trông diễn ra trang trọng với nhiều nghi lễ tế rước trang nghiêm. Trong đó, quan trọng nhất là các lễ: rước nước (15/3), “xuất đông nhập tây” (20/3) và lễ tế Thánh về trời (26/3). Lễ rước nước bắt đầu vào ngày 15/3. Đây là nghi lễ xin nước để cầu mong Thánh tổ Nguyễn Minh Không che chở. Ngay từ sáng sớm, người dân trong xã đã tập trung về chùa, đợi có hiệu lệnh của chủ tế sẽ xuất hành ra đê sông Luộc. Tại đây, Ban tổ chức bố trí sẵn 2 thuyền rước, vật phẩm mang theo có chóe sứ, thau đồng, gáo đồng, bát bửu, trống cái, trống con… mỗi thuyền chở khoảng 20 người, bơi ra đến giữa dòng sông lấy nước gọi là nước “Thanh thủy”, thời gian lấy nước thường vào đúng 12 giờ trưa. Nước sau đó được đưa trở lại chùa, dùng để dâng lên tế lễ, tắm tượng, thay áo mới cho Thánh. Áo cũ thay ra được chia thành nhiều mảnh, với quan niệm là “lộc Thánh” ban cho các giáp. Qua mấy ngày hội hè rộn rã, đến 20/3, hội tổ chức lễ “xuất đông, nhập tây”. Đây là nghi lễ tưởng nhớ ân đức Thánh tổ Nguyễn Minh Không cùng thân mẫu, thân phụ Ngài. Đoàn rước gồm 3 kiệu là kiệu Thánh tổ, kiệu thân phụ và kiệu thân mẫu Thánh. Các kiệu đi theo cung đường “nghinh thần”: từ cổng phải chùa (phía đông) ở Hán Lý vòng qua Hào Khê đến cổng Tam Viên (nơi ngài hóa, còn gọi là Mả Thầy) rồi trở về chùa theo cổng trái (phía tây). Tiếp sau đó sẽ tiến hành nghi thức tế Thánh. Theo lệ, tế phẩm phải gồm lục lễ là hương, đăng, hoa, quả, trà, oản. Thời gian tế khoảng 2 đến 3 tiếng, đến cuối buổi tế mới đọc chúc văn. Kết thúc lễ hội chùa Trông là nghi lễ tế Thánh về trời vào sáng ngày 26/3. Toàn thể tín đồ, phật tử, người dân tham dự thành kính dâng hương trước tượng đức Thánh. Lễ tế được kết thúc trước giờ Ngọ (12 giờ trưa) vì tương truyền rằng đó là giờ thiêng để Thánh về cõi Phật. Ngoài phần lễ chính, lễ hội chùa Trông còn có phần hội với nhiều hoạt động sôi nổi như hát chèo, múa hoa đăng, chọi gà, vật võ cổ truyền cùng nhiều trò chơi dân gian phong phú, đặc sắc khác.
(10) Lễ hội chùa Quỳnh Lâm: Thuộc địa phận xã Tràng an, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh, chùa Quỳnh Lâm nổi tiếng là ngôi chùa cổ, từng được xem là một trong những trung tâm Phật giáo Đại Việt xưa. Tương truyền chùa được khởi dựng cuối thế kỷ V đầu thế kỷ VI thời Tiền Lý. Sang thế kỷ XI-XII, Thiền sư Nguyễn Minh Không từng có thời gian tu tập ở chùa. Ngài đã đúc cho chùa pho tượng Phật Di Lặc bằng đồng nguyên khối, cao hơn 6 trượng – dân gian quen gọi là tượng Phật Quỳnh Lâm, được xưng tụng là một trong “Tứ đại khí” của nước Nam. Ngoài ra tại chùa, ngài còn tạc thêm một tấm bia đá có chiều cao gần 2,5m, bề ngang khoảng 1,5m. Sang thế kỷ XIV, với sự vận động tích cực của trụ trì chùa lúc đó là Trúc Lâm nhị Tổ Pháp Loa, chùa Quỳnh Lâm đã trở thành “Đệ nhất danh lam”, cơ sở tu tập, truyền kinh, giảng đạo hàng đầu cả nước. Dẫu qua bao thăng trầm của lịch sử, cứ mồng 1 đến mồng 4/2 Âm lịch hàng năm, chùa Quỳnh Lâm lại mở hội tưởng nhớ đến công ơn hộ quốc tý dân, hoằng dương Phật pháp của các vị sư tổ, trong đó, Thiền sư Nguyễn Minh Không là vị Sư tổ với nhiều huyền tích xoay quanh. Tượng Phật Quỳnh Lâm ngài đúc hiện chỉ còn trong ghi chép của sử sách, bia đá cao lớn với hoa văn uốn lượn ghi dấu tạc của ngài cũng mai một qua thời gian. Nhưng trong tâm thức dân gian, tới lễ hội chùa Quỳnh Lâm, tín đồ, phật tử và khách hành hương luôn hướng tới ngài với tấm lòng thành kính nhất. Khai lễ chùa là màn tế rước, dâng hương chư Phật cùng các vị sư tổ. Ngoài tín đồ, phật tử và du khách, các làng của xã Tràng An theo truyền thống cũng tới chùa tế bái. Ai nấy đều trang nghiêm, cầu mong cho tâm hồn luôn được an lạc, thanh thản. Tiếp sau phần lễ là phần hội chùa với những nét văn hóa đặc sắc. Các chương trình nghệ thuật chọn lọc, nhiều trò chơi dân gian độc đáo, kèm theo là những hoạt động thể thao sôi nổi, đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí của mọi người. Lễ hội chùa Quỳnh Lâm có thể nói là sự hài hòa giữa truyền thống tôn giáo mà cụ thể ở đây là Phật giáo với truyền thống văn hóa dân tộc, được biểu hiện rõ nét qua hành tích, công nghiệp của vị sư tổ – Thiền sư Nguyễn Minh Không. Ngoài những lễ hội Phật giáo tiêu biểu ở miền Bắc có liên quan tới Thiền sư Nguyễn Minh Không đã nêu trên, còn một số lễ hội Phật giáo khác có liên quan tới Ngài, trong khuôn khổ quy định của bài viết chúng tôi chưa có điều kiện đề cập được hết. Hy vọng có dịp trở lại, chúng tôi sẽ trình bày vấn đề được đầy đủ và chi tiết hơn.” (lược trích từ Thiền sư Nguyễn Minh Không và một số lễ hội Phật giáo tiêu biểu ở miền Bắc, Ths.Trần Mạnh Quang – Viện Nghiên cứu Tôn giáo Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam. Tạp chí Nghiên cứu Phật học số 4 năm 2014).
DẠO CHƠI NON NƯỚC VIỆT Hoàng Kim
Anh và em,
chúng mình cùng nhau
dạo chơi non nước Việt.
Anh đưa em vào miền cổ tích
nơi Lạc Long Quân và Âu Cơ
sinh ra đồng bào mình trong bọc trứng,
thăm đền Hùng Phú Thọ
ở Nghĩa Lĩnh, Việt Trì,
về Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội,
thủ đô Việt Nam,
hồn thiêng sông núi tụ về.
“Khắp vùng đồng bằng sông Hồng,
vùng núi và trung du phía Bắc,
không mẩu đất nào không lưu dấu tổ tiên
để giành quyền sống với vạn vật.
Suốt dọc các vùng
từ duyên hải Bắc Trung Bộ,
đến duyên hải Nam Trung Bộ,
Tây Nguyên,
Đông Nam Bộ,
Đồng Bằng Sông Cửu Long,
là sự nghiệp gian nan tiến thủ của tổ tiên
để mở rộng hy vọng tương lai dân tộc” (1)
Tổ Quốc bốn nghìn năm
giang sơn gấm vóc
biết bao nơi lòng ta thầm ước
một lần đến thăm.
Anh đưa em lên Phù Vân
giữa bạt ngàn Yên Tử
nơi “vũ trụ mắt soi ngoài biển cả” (2)
đến Hạ Long,
Vân Đài
Hương Sơn,
Phong Nha,
Huế,
Hải Vân,
Non nước,
Hội An,
Thiên Ấn,
Hoài Nhơn,
Nha Trang,
Đà Lạt.
Về tổ ấm chúng mình
Ngọc phương Nam.
Tình yêu muôn đời:
Non nước Việt Nam.
TRUYỆN NORODOM SIHANOUK Hoàng Kim
Quốc vương Norodom Sihanouk là vị vua giỏi của nước Campuchia. Ông vượt lên mọi sự khen chê, đã lập kỷ lục “vị vua huyền thoại không thể đánh đổ”. Ông giống như tác phẩm của ông “Nụ cười Angkor” và “Hồi ký Sihanouk: Những lãnh tụ thế giới mà tôi từng biết”, dẫu dung lượng không lớn nhưng chỉ một lần tiếp xúc là đủ ám ảnh.
Norodom Sihanouk (tiếng Khmer: នរោត្តម សីហនុ, phát âm Việt như “Nô-rô-đôm Xi-ha-núc”) sinh ngày 31 tháng 10 năm 1922 tại Phnôm Pênh, mất ngày 15 tháng 10 năm 2012 tại Bắc Kinh, là cựu Quốc vương, Thái thượng vương của Vương quốc Campuchia. Ông từng là vua của Campuchia trong nhiều giai đoạn cho đến ngày thoái vị nhường ngôi cho quốc vương Norodom Sihamoni (7 tháng 10 năm 2004).
Sihanouk là con trai của cựu quốc vương Norodom Suramarit và vương hậu Sisowath Kossamak. Sihanouk đã đảm nhiệm nhiều chức vụ khác nhau kể từ năm 1941. Ông giữ nhiều vị trí đến nỗi Sách Kỷ lục Guinness đã đưa ông vào danh sách các chính khách giữ nhiều chức vụ nhất, bao gồm 2 lần làm vua, 2 lần làm thái tử, 1 lần làm chủ tịch nước, 2 lần làm thủ tướng và một lần làm quốc trưởng Campuchia và nhiều chức vụ khác nữa của chính phủ lưu vong. Ông giữ các chức vụ này phần lớn là chức vụ hình thức, kể cả lần cuối làm vua (trị vì nhưng không cai trị). Ông hoàng này có thời gian thực sự trị vì là từ 9 tháng 11 năm 1953 đến 18 tháng 3 năm 1970 (khi bị Lon Nol phế truất chức vụ Quốc trưởng).
Quốc vương Norodom Sihanouk đã khéo học tập và thực hành bài học lịch sử sâu sắc: “Một đế quốc Khmer bị biến mất một cách bí ẩn. Một triều đại vươn tới cực thịnh sau đó bị suy tàn và hồi sinh. Một di sản thế giới bị khỏa lấp bởi lớp lớp bụi thời gian, nay được hé lộ với “nụ cười Angkor”. Một vị vua giỏi thuật đế vương, nghệ thuật giữ thăng bằng chính trị “đi trên dây” và sâu sắc về văn hóa, đó chính là Quốc vương Norodom Sihanouk. Ông là người có công lớn trong việc bảo tồn và tái hiện di sản đặc sắc này. Di sản Angkor và nhân vật lịch sử Norodom Sihanouk, là báu vật xứng đáng cho ta tìm tòi và cảm nhận.”
Đến đất nước Angkor trong chuyến khảo sát sản xuất thị trường sắn, tôi mang theo cuốn sách “Hồi ký Sihanouk: Những lãnh tụ thế giới mà tôi từng biết” (Nguyên tác Sihanouk Reminisces World Leaders I Have Known). Qua cửa khẩu Hoa Lư chứng kiến những hàng xe tải lớn chở sắn nối đuôi nhau mút tầm mặt gợi mở bao điều muốn nói về một tiềm năng hợp tác to lớn.
“Cựu vương của chúng tôi đã qua đời ở 2:00 sớm thứ hai ở Bắc Kinh do nguyên nhân tự nhiên. Đây là một mất mát lớn đối với Campuchia. Chúng tôi cảm thấy rất buồn. Nhà vua trước đây là một vị vua tuyệt vời mà tất cả chúng ta tôn trọng và yêu ông ấy”. Phó Thủ tướng Campuchia là Nhik Bun Chhay đã xác nhận như vậy khi loan tin với Tân Hoa xã về cựu Quốc vương Norodom Sihanuk qua đời ngày 15 tháng 10 năm 2012. (“Our former King died at 2:00 a.m. early Monday in Beijing due to natural cause. This is a great loss for Cambodia. We feel very sad. The former king was a great king that we all respect and love him.” (Nhik Bun Chhay told Xinhua over telephone [4]. )
Quốc vương Norodom Sihanouk đến và đi thật huyền thoại. Norodom Sihanouk trị vì Campuchia 1941-1955 và một lần nữa từ năm 1993 cho đến khi tự nguyện thoái vị vào ngày 7 tháng mười năm 2004 để có lợi cho con trai của ông làm quốc vương hiện tại là Norodom Sihamoni. Cựu Quốc vương Sihanouk đã viết trong một lá thư của hoàng gia vào tháng Giêng, năm 2012 rằng ông đã yêu cầu cơ thể của ông được hỏa táng thay vì được chôn cất và tro của ông được đặt trong một chiếc bình, tốt nhất làm bằng vàng, và được đặt trong một bảo tháp tại Cung điện Hoàng gia của đất nước.
Cựu Quốc vương Norodom Sihanuk qua đời vào lúc 2 giờ sáng ngày 15 tháng 10 năm 2012 ở tuổi 90 vì nguyên nhân tự nhiên tại thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc, nơi ông bị bệnh ung thư, tiểu đường và cao huyết áp và đã được điều trị bởi các bác sĩ Trung Quốc, campuchia tại Bắc Kinh trong nhiều năm. Sáng thứ Hai ngày 15 tháng 10 năm 2012, Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni và Thủ tướng Hun Sen đã đến Bắc Kinh để mang về nhà cơ thể của Vua-Cha Norodom Sihanouk đã qua đời Họ cùng đi với ba nhà sư Phật giáo Campuchia do Noy Chreok, phó tộc trưởng thứ ba của các nhà sư Phật giáo nước này.
Norodom Sihanouk thích di sản của ông được đựng trong bình vàng đặt trong bảo tháp Cung điện Hoàng gia Norodom. Điều này khác biệt với vua Jayavarman VII tại chuyện kể Angkor nụ cười suy ngẫm. Jayavarman VII là vị hoàng đế vĩ đại cuối cùng của đế quốc Angkor, người xây dựng Angkor Thom và Đền Bayon (thần Sáng tạo, thần bốn mặt, thần có nụ cười bí ẩn) nằm tại trung tâm thành phố cổ Angkor Thom cùng các di tích khác quần tụ quanh khu quảng trường Chiến thắng nằm ở phía Bắc đền vào cuối thế kỷ XII và những người nối nghiệp ông tiếp tục. Norodom Sihanouk cũng khác biệt với đức Phật Hoàng Trần Nhân Tông của lịch sử Việt Nam. Đức Phật Hoàng Trần Nhân Tông tuy trước làm vua 15 năm và sau làm Thái thượng hoàng 15 năm nhưng lại thích về với thiên nhiên trên non thiêng Yên Tử. Những điều khác biệt này âu là đức tin và cũng là trí tuệ.
Chuyện đời của Sihanouk có chuyện ngoại giao con thoi giữa các nước Trung Quốc, Triều Tiên, Liên Hiệp Quốc khoảng thời gian Norodom Sihanouk bị phế truất và hợp tác với Khmer Đỏ. Khởi đầu, từ ngày 4 tháng 4 năm 1976, Norodom Sihanouk từ chức nguyên thủ quốc gia của Campuchia Dân chủ vì sự tàn bạo của Khmer đỏ, sau đó ông lưu vong tại Trung Quốc và Triều Tiên.
Trước đó, ngày 18 tháng 3, 1970, trong lúc ông đang ở nước ngoài, Lon Nol là thủ tướng chính phủ, đã cho quân đội bắt giữ chính quyền dân sự ở Phnompenh và bố trí xe tăng bao vây toà nhà Quốc hội sau đó triệu tập Quốc Hội bỏ phiếu phế truất Sihanouk khỏi vị trí Quốc trưởng và trao quyền lực khẩn cấp cho Lon Nol. Việc đàn áp đối lập và các chính sách kinh tế sai lầm của Sihanouk, cũng như thái độ xích lại gần Việt Nam và Trung Quốc của ông cùng với áp lực của Lon Nol khiến Quốc hội bỏ phiếu bãi nhiệm ông. Sihanouk gọi đây là âm mưu đảo chính của CIA và buộc phải đi an dưỡng ở biệt thự riêng của gia đình ông tại Riviera một thời gian[1].
Hoàng thân Sirik Matak – người được chính phủ Pháp loại bỏ để trao ngôi vị cho Sihanouk – đã được giao chức Phó Thủ tướng. Sau khi mất quyền lực, Hoàng thân Sihanouk đến Bắc Kinh và bắt đầu ủng hộ Khmer Đỏ trong cuộc chiến lật đổ chính phủ Lon Nol ở Phnom Penh. Sihanouk đã đến nhiều nước trên thế giới để kêu gọi sự ủng hộ cho Khmer Đỏ. Khi nước Cộng hòa Khmer rơi vào tay Khmer Đỏ vào năm 1975, Hoàng thân Sihanouk trở thành nguyên thủ quốc gia hình thức của chính phủ mới khi Pol Pot còn nắm quyền lực. Ngày 4 tháng 4 năm 1976, Sihanouk từ chức vì sự tàn bạo của Khmer đỏ và nghỉ hưu. Sihanouk sang tị nạn tại Trung Quốc và Bắc Triều Tiên. Việc Sihanouk đứng đầu Khmer Đỏ trong suốt 6 năm từ 1971 đến 1976 là điều mà giới trí thức Campuchia không bao giờ quên được[1].
Năm 1978, quân đội Việt Nam sang lãnh thổ Campuchia đánh đổ Khmer Đỏ. Tháng 1/1979, Sihanouk tiếp tục tới Liên Hiệp Quốc ở New York để vận động cho Khmer Đỏ và kêu gọi Liên Hiệp Quốc gửi quân đến Campuchia tấn công quân Việt Nam[1].
Năm 1982, ông trở thành Chủ tịch Chính phủ Liên hiệp Campuchia Dân chủ bao gồm: Đảng Funcinpec của mình, Mặt trận giải phóng Campuchia của Son Sann và Khmer Đỏ. Quân Việt Nam rút khỏi Campuchia năm 1989, để lại chính phủ thân Việt Nam của Thủ tướng Hun Sen lãnh đạo Nước Cộng hòa Nhân dân Campuchia.
Norodom Sihanouk ở đâu, đi đâu, đến đâu, nói gì và làm gì đều có cân nhắc thận trọng. Nhiều uẩn khúc thăng trầm trong cuộc đời ông cần soi kỹ lịch sử mới thấu hiểu. Ông giữ được cho Campuchia như ngày nay là minh triết.
*
Norodom Sihanouk là một minh quân lỗi lạc, chính khách bậc thầy, nghệ sĩ xiếc chính trị giỏi đi dây trên vực thẳm.
Hoàng Kim
Tài liệu tham khảo chính:
(1) Sihanouk – vị nguyên thủ ‘tình cờ’, Henri Locard, BBC Vietnamese
(2) Norodom Sihanouk | king of Cambodia | Britannica.com
(3) Norodom Sihanouk – Wikipedia, the free encyclopedia https://en.wikipedia.org/wiki/Norodom_Sihanouk
(4) Cambodian former King Norodom Sihanouk dies at age of 90. (Xinhua) Life time of Norodom Sihanouk, former King … english.cntv.cn › News › World
Người rất muốn đi về trong tịch lặng
Quẳng lại sau lưng nhân thế muộn phiền
Ta đến chốn thung dung tìm hoa lúa
Rong chơi đường trần sống giữa thiên nhiên.
Tâm thanh thản buồn vui cùng nhân thế
Đời Đạo thịnh suy sương sớm đầu cành
Lòng hiền dịu và trái tim nhẹ nhõm
Kho báu chính mình phúc hậu an nhiên.
Người khôn về chốn đông người
Cái nhìn thì mỏng cái cười thì nông
Ta vui về với ruộng đồng
Để gieo tục ngữ để trồng dân ca.
Thỏa thuê cùng với cỏ hoa Thung dung đèn sách, nhẫn nha dọn vườn
Mặc ai tính thiệt so hơn
Bát cơm gạo mới vẫn thơm láng giềng
Thiên nhiên là thú thần tiên
Chân quê là chốn bình yên đời mình
Bạn hiền bia miệng anh linh
Thảnh thơi hưởng trọn ân tình thế gian.
Nước trong ngập ánh trăng vàng
Ta ra cởi bỏ nhọc nhằn âu lo
Lợi danh một thực mười hư
Trăm điều ước vọng chỉ phù du thôi.
Thung dung thanh thản cuộc đời
Tình quê bồi đắp về nơi sâu đằm
Ta vui hạnh phúc trăm năm
Chọn tìm giống tốt đêm nằm chiêm bao.
GIẤC MƠ LÀNH YÊU THƯƠNG
Hoàng Kim
nhắm mắt lại đi em
để thấy rõ giấc mơ hạnh phúc
trời thanh thản xanh
đêm nồng nàn thở
ta có nhau trong cuộc đời này
nghe hương tinh khôi đọng mật
quyến rũ em và khát khao anh
mùi ngây ngất đằm sâu nỗi nhớ
một tiếng chuông ngân
thon thả đầu ghềnh
nhắm mắt lại đi em
hạnh phúc đâu chỉ là đích đến
hạnh phúc là con đường trãi nghiệm
vỗ về, chờ đợi, nhớ thương
nhắm mắt lại đi em
trong giấc mơ của anh
có em và rừng thiêng cổ tích
có suối nước trong veo như ngọc
có vườn trúc và ngôi nhà tranh
có một đàn trẻ thơ tung tăng
heo gà chó mèo ngựa trâu
nhởn nhơ trên đồng cỏ
tươi xanh