ThS. ĐỖ THỊ LỢI Tên khoa học của loại hạt này là Semen cucurbitae Moschatae. Đây là loại hạt rất phổ biến ở Việt Nam, thường được sấy khô, có nhiều chất dinh dưỡng. Trong hạt bí ngô có chứa nhiều magie. Theo một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Pháp, nam giới có lượng magie cao trong máu thì giảm được 40% nguy cơ chết chóc so với những người có lượng magie thấp. Một người đàn ông trung bình nên tiêu thụ 353mg khoáng chất này hằng ngày, nhưng cao nhất cũng chỉ ở mức dưới 420mg. Chúng ta có thể ăn cả vỏ hạt bí ngô, vì vỏ hạt có nhiều chất xơ. Nếu đem rang khô thì lượng magie trong hạt còn tồn tại ở mức 150mg/1ounce. Ngoài ra, trong hạt bí ngô còn có các chất cucurbitine, caroten, vitamin A, B1, B2, C, dầu béo, protit. Bạn có thể ăn hạt bí ngô hàng ngày.
Trong sách thuốc phương Đông thì hạt bí ngô có tên là Nam qua tử, Nam qua nhân, dùng làm thuốc, được ghi đầu tiên trong Bản thảo cương Mục thập di. Kết quả nghiên cứu y học hiện đại cho thấy, nước sắc và nhân hạt bí ngô khi uống có tác dụng tẩy giun đũa, làm tê liệt sán dây ở bò và heo, phối hợp với hạt cau thì đem lại hiệu quả cao. Đối với phụ nữ sau khi sinh mà mất sữa có thể khắc phục bằng cách mỗi lần uống hạt bí ngô từ 15-20g. Chế biến bằng cách: bỏ vỏ, giã nát, hòa nước uống khi đói bụng, ngày uống hai lần sáng và tối. Uống liền 3-5 ngày thì có kết quả. Canh thịt quả bí ngô có tác dụng trị nhức đầu. Cuống quả bí ngô tán nhỏ, mỗi lần uống từ 1-2g có tác dụng gây nôn, trị đờm, giải độc thịt cá.
Tại nhiều quốc gia châu Âu nơi mà tỷ lệ người dân bị béo phì, áp huyết, tim mạch tăng đột biến thì nhiều người thường sử dụng hạt bí ngô trong khẩu phần ăn của mình để ngừa bệnh phì đại tuyến tiền liệt, xơ vữa động mạch đã thấy rất hiệu quả. Có điều đặc biệt là trong hạt bí ngô có chất đặc hiệu delta 7 – phytosterol mà các loại dầu thực vật khác như đậu nành, ô liu, hướng dương không bao giờ có, chất này có tác dụng ngừa bệnh xơ vữa động mạch vành rất tốt. Tại nhiều quốc gia châu Âu và châu Mỹ, hạt bí ngô còn được chế biến thành các viên nang dinh dưỡng mềm Peponen cho các chế độ ăn chữa các bệnh rối loạn tiểu tiện ở cả nam và nữ, phòng ngừa rối loạn mỡ trong máu ở người lớn tuổi.
Theo ABC News/AFP Số lần xem trang : 14961 Nhập ngày : 16-12-2008 Điều chỉnh lần cuối : Ý kiến của bạn về bài viết này
Báo Sức khỏe và đời sống Những trường hợp không được dùng nhân sâm (Báo Sức khỏe & Đời sống Số ra ngày 6/6/2011) (06-06-2011) MÓN ĂN, BÀI THUỐC GIÚP SÁNG MẮT (Báo SK&ĐS - Số ra ngày 3/4/2011) (06-04-2011) TRỨNG CÚT - THUỐC BỔ QUÝ (Báo SK&ĐS - Ngày 6/4/2011) (06-04-2011) MÓN ĂN, BÀI THUỐC PHÒNG TRỊ MẤT NGỦ - Báo SK&ĐS ngày 3/3/2011 (09-03-2011) ĂN CÀ CHUA LỢI TIM MẠCH, NGỪA UNG THƯ - Sức khỏe & Đời sống thứ 3 ngày 8/3/2011 (09-03-2011) LÀM TRẮNG DA BẰNG THỰUC PHẨM (Báo sức khoẻ & Đời sống ngày 24/9/2010) (02-10-2010) MÓN ĂN - BÀI THUỐC DÀNH CHO NGƯỜI MỠ MÁU (Báo Sức khoẻ & đời sống số ra ngày 29/9/2010) (02-10-2010) NƯỚC SÚC MIỆNG - KHÔNG DÙNG TUỲ TIỆN (Báo SKĐS - Số ra ngày 4/9/2010) (08-09-2010) CHỮA MẤT NGỦ BẰNG HOA (Báo SKĐS - Số ra ngày 4/9/2010) (08-09-2010) CHÁO TỪ CÁC LOÀI HOA VỚI LÀN DA (Báo SKĐS - Số ra ngày 2/9/2010) (08-09-2010) Trang kế tiếp ... 1 2 3
|