Trang web ĐỖ THỊ LỢI

Thống kê
Số lần xem
Đang xem 1792
Toàn hệ thống 3536
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TS. HOÀNG KIM
Giảng viên khoa Nông học

 

TS. TRẦN ĐÌNH LÝ
Trưởng phòng Đào Tạo - ĐHNL TP.HCM

 

Ths. LÊ VĂN PHẬN
Quản trị mạng - Phòng Hành chính 

 

NGUYỄN TRUNG QUYẾT
 Bộ môn Qui hoạch
Khoa QLĐĐ&BĐS 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  ThS. ĐỖ THỊ LỢI

Rùa là động vật quý hiếm, đang có nguy cơ tuyệt chủng, vì thế việc nuôi để bảo tồn và nhân giống rùa là việc làm cần thiết. Chủ trang trại Ba Huệ, tên đầy đủ là Nguyễn Văn Huệ hiện ở ấp 1, xã Bình Mỹ, huyện Củ Chi, TPHCM, chuyên sản xuất giống rùa cung cấp cho các công viên, khu du lịch, thảo cầm viên, để nuôi làm cảnh.

Anh Nguyễn Văn Huệ kể: Trước đây gia đình chủ yếu làm nông nghiệp ở khu vực thường có nước triều cường, nước bị nhiễm phèn, lúa kém năng suất. Cuộc sống gặp rất nhiều khó khăn, quanh năm túng thiếu. Năm 1997 tôi mạnh dạn xây dựng trang trại, chuyển qua chăn nuôi, thời gian đầu cũng nuôi heo, nuôi gà. Năm 1999 tôi được cử đi tập huấn lớp nuôi và chăm sóc động vật hoang dã tại công viên Đầm Sen TPHCM. Cũng chính năm ấy hạt kiểm lâm nhờ tôi nuôi cho một số rùa thanh lý. Nhận một mớ rùa từ tay kiểm lâm mà lòng cứ lo canh cánh, không biết mình có nuôi nổi không?

Lúc đầu do thiếu kiến thức, chưa có kỹ thuật, chưa biết cho rùa ăn cho nên rùa chậm lớn, đặc biệt rùa không đẻ. Để giải bài toán này anh Huệ đã phải mày mò tìm hiểu thông tin trên sách báo, tham quan trại nuôi ba ba để tìm ra điểm tương đồng, áp dụng về để nuôi rùa của mình. Nhờ chịu khó cần cù, học hỏi kinh nghiệm, áp dụng KHKT vào chăn nuôi, từ 20 con rùa giống ban đầu tới nay đã có cả ngàn con rùa bố mẹ, ấp nở hàng vạn rùa con cung cấp cho thị trường.

Anh Huệ cho hay: Nuôi rùa cũng rất đơn giản, còn dễ hơn cả nuôi ba ba, tỷ lệ con sống cao, ít hao hụt. Trước tiên cần phân biệt rùa đực và rùa cái: rùa đực khấu đuôi to hơn, phần bụng lõm vào; rùa cái khấu đuôi nhỏ hơn, phần bụng phẳng.

Anh chia sẻ một số kinh nghiệm nuôi rùa sinh sản như sau:

Chọn giống bố mẹ: Nên mua giống ở những trại có uy tín, chọn những con to khoẻ, đồng đều, không bị bệnh, không bị dị tật…, tỷ lệ 1 đực, 5 cái.

Thức ăn: Rất phong phú, có thể tận dụng phế phẩm ở các chợ như: rau cải bắp dập nát, khoai lang, bí đỏ, đầu ruột cá, thậm chí tận dụng thức ăn thừa của con nhím…

Chuẩn bị ao: Thiết kế ao 2/3 nước,1/3 cạn, ở giữa trồng cây tạo bóng mát. Làm máng đổ cát vào để cho rùa đẻ, giống ao nuôi ba ba. Ao rộng 200m2 trở lên, tháo cạn nước, phơi đáy ao cho bùn thật khô (đứng không lún), đổ đất cát pha xuống dày khoảng 30-40cm. Xung quanh bờ xây gạch, ở trên rào lưới B40.

Tháo nước vào ngâm 2-3 ngày sau là thả rùa con xuống. Mực nước luôn để ở mức 1- 1,2m.

Chăm sóc: Rùa là loài động vật tiêu tốn thức ăn rất ít, có thể hai ngày cho ăn một lần. Rau lấy ở chợ về vứt xuống rùa ăn hết, nếu cho ăn thêm cá biển cần xay nhỏ.

Phòng trị bệnh: Rùa có sức chống chịu tốt hầu như không có bệnh. Tuy nhiên cần tháo nước ra vào thường xuyên, không nên để nước quá bẩn, rùa dễ bị bệnh ghẻ.

Mùa sinh sản: Rùa thường bắt đầu đẻ trứng từ tháng 2 (âm lịch) tới tháng 7. Tối rùa bò lên các máng cát để đẻ, sáng hôm sau ta nhặt trứng, mang ấp.

Cách ấp trứng: Xây phòng ấp trứng, diện tích tuỳ theo số lượng trứng. Có thể rộng 1,2m, dài 2m, xung quanh xây kín, ở trong đóng kệ để gác những khay cát và thắp bóng điện, nhiệt độ thích hợp để cho rùa nở 32 – 33 độ. Ở đáy tráng xi măng và đổ nước vào, mực nước sâu khoảng 5-10cm để khi rùa nở, rùa xuống nước ngay, không bị chết khô. Thứ tự cho cát vào khay dày khoảng 3cm, xếp trứng vào (phôi trứng hướng lên trên), phủ một lớp cát dày 2cm. Ngày tưới phun sương 1 lần để giữ độ ẩm. Thời gian ấp 60 ngày, rùa cắn vỏ và bò ra ngoài.

Chăm sóc rùa mới nở: Khi rùa mới nở ta cho vào bể kính, ương thêm 2 tháng, thời gian này cho rùa ăn trùn chỉ, hoặc con bo bo, rùa cứng cáp mới đưa ra ao nuôi.

Qua việc nuôi và sản xuất giống rùa, trang trại của anh Nguyễn Văn Huệ đã cung cấp rất nhiều con giống cho thị trường. Ngoài ra anh còn sản xuất, tư vấn kỹ thuật nuôi, tạo công ăn việc làm cho nhiều hộ nông dân nuôi kỳ đà, nhím, ba ba, don, trăn… chỉ tính riêng nhím hiện trang trại có 200 con vừa nhím bố mẹ và nhím con, giá bán nhím con 9 triệu đồng/cặp và nhím bố mẹ giá 20 triệu/cặp (đang có bầu); kỳ đà có 100 con bố mẹ, 50 con kỳ đà con, giá bán thịt khoảng 300.000đ/kg.

                                            Hiếu Cầu

Số lần xem trang : 17106
Nhập ngày : 18-12-2008
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Báo Nông Nghiệp Việt Nam

  SỬ DỤNG CÂY CỎ LÀM THUỐC TRỪ SÂU (Báo NNVN - Số ra ngày 23/12/2008) (23-12-2008)

  HƯỚNG ĐI MỚI CHO NGƯỜI NUÔI CÁ LÓC (Báo NNVN - Số ra ngày 23/12/2008) (23-12-2008)

  CÁCH KHẮC PHỤC CÁ TRA ĂN MỒI THẤT THƯỜNG (Báo NNVN - Số ra ngày 22/12/2008) (22-12-2008)

  SẮP TẾT CẦN CHÚ Ý RỆP HẠI QUẤT KIỂNG (Báo NNVN - Số ra ngày 22/12/2008) (22-12-2008)

  GIỐNG CÀ CHUA CHỊU NHIỆT HỒNG CHÂU (Báo NNVN - Số ra ngày 19/12/2008) (19-12-2008)

  MẬT ĐỘ VÀ KHOẢNG CÁCH TRỒNG NGÔ HỢP LÝ (Báo NNVN - Số ra ngày 19/12/2008) (19-12-2008)

  "Tiêu hoá" gói kích cầu 100.000- 110.000 tỷ đồng: Nên hướng về nông thôn (Báo NNVN - Ngày 18/12/2008) (18-12-2008)

  THỪA THIÊN - HUẾ: HIỆU QỦA TỪ PHÂN VI SINH (Báo NNVN - Số ra ngày 17/12/2008) (17-12-2008)

  BÃ RƯỢU, THỨC ĂN TỐT CHO CÁ CHÉP (Báo NNVN - Số ra ngày 17/12/2008) (17-12-2008)

  NGƯỜI CẮM LÚA LAI VÀO XỨ NGHỆ (Báo NNVN - Số ra ngày 17/12/2008) (17-12-2008)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

Website Ths. ĐỖ THỊ LỢI - Đc: Thư viện trường Đại học Nông lâm Tp. HCM - Email: dothiloi(a)hcmuaf.edu.vn - Điện thoại: (08)38963351

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007