TS. Hoàng Kim
TINKHOAHOC. Giàu dinh dưỡng nhưng khoai lang lại có tác dụng giảm cân hiệu quả. Đó là vì loại củ này chứa ít năng lượng, khi ăn nhanh tạo cảm giác no bụng. Khoai lang chứa nhiều vitamin A, B, C, E, protein, tinh bột, chất nhựa, các axit amin và hơn 10 loại nguyên tố vi lượng cần thiết cho sức khoẻ cơ thể như: canxi, kẽm, sắt, magie…Vì vậy, các chuyên gia dinh dưỡng đã gọi khoai lang là loại “thực phẩm cân bằng dinh dưỡng nhất” (xem tiếp)
Ngoài giá trị dinh dưỡng nêu trên, khoai lang còn là sự lựa chọn số 1 cho những người muốn giảm cân. Năng lượng có trong khoai lang rất ít, chỉ bằng 1/3 so với cơm và 1/2 so với khoai tây. Loại củ này không chứa chất béo và cholesterol, ngăn ngừa quá trình chuyển hoá đường trong thức ăn thành mỡ và chất béo trong cơ thể.
Thành phần của khoai lang còn chứa các thành phần không dễ bị phân huỷ trong các dung môi hữu cơ vì vậy nhanh tạo cảm giác no bụng. Ăn khoai lang trước bữa ăn chính sẽ làm bạn giảm được một lượng lớn thức ăn sẽ đưa vào cơ thể mà không hề gây ra cảm giác đói. Ăn khoai lang ở mức độ vừa phải (100gram/ngày) rất có lợi cho hệ tiêu hoá vì thành phần vitamin C và các axit amin giúp kích thích nhu động ruột, làm quá trình tiêu hoá thức ăn trở nên nhanh hơn, ngăn ngừa tình trạng táo bón.
Tuy nhiên, ăn quá nhiều khoai lang cũng sẽ gây ra đầy bụng, khó tiêu. Nên chế biến khoai lang theo phương pháp nấu, luộc, nướng. Không giống như cơm và các thực phẩm khác, tinh bột có trong khoai lang khi rán, xào với dầu mỡ sẽ dễ tạo thành chất khó tiêu hoá. Còn khi ăn sống sẽ dễ bị đau bụng, nôn mửa, ỉa chảy. Nên ăn khoai lang vào bữa trưa vì lúc này khả năng hấp thụ canxi và các nguyên tố vi lượng khác của cơ thể ở mức cao nhất.
(Nguồn: 24H.COM.VN theo Dân trí) Số lần xem trang : 15249 Nhập ngày : 20-12-2008 Điều chỉnh lần cuối : Ý kiến của bạn về bài viết này
Khoa học Cây trồng Cây Lương thực 11.2015 (09-11-2015) Cây Lương thực 10. 2015(14-10-2015) Cây Lương thực 9. 2015(08-09-2015) Sản xuất kinh doanh lúa gạo ở ĐBSCL(18-10-2013) Nguyễn Thị Trâm, người Thầy lúa lai(02-07-2012) Nguồn gốc một số giống sắn mới (25-06-2012) Hướng phát triển Tây Nguyên bền vững(12-06-2012) Cơ cấu cây trồng ở các tỉnh vùng Tây Nguyên với quan điểm phát triển bền vững(03-06-2012) Đối thoại chiến lược nông nghiệp mới(27-05-2012) Giống sắn triển vọng tại Việt Nam (07-04-2012) Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8
|