ThS. ĐỖ THỊ LỢI Sau 5 năm thực hiện việc ghép càphê, anh Nguyễn Đăng Trung ở thôn Tiền Yên, xã Lộc Đức, huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) đã đưa năng suất càphê tăng từ 3 tấn lên 8 tấn/ha. Không chỉ vậy, việc nhân giống bán chồi ghép còn đem lại thu nhập không dưới 3 tỷ đồng/năm cho nông trại của anh. Năm 1986, khi tròn 18 tuổi, Trung rời gia đình vào lập nghiệp tại thôn Tiền Yên theo chủ trương giãn dân. Thuở đó, vùng đất này còn hoang sơ, ngoài diện tích đất được cấp, ai có điều kiện có thể khai khẩn thêm đất hoang để sản xuất.
Ban đầu, vợ chồng anh Trung chủ yếu trồng dâu, nuôi tằm để có cái ăn hàng ngày và tích luỹ, sau đó đưa cây chè, càphê vào trồng theo mô hình lấy ngắn nuôi dài. Sau vài năm, chè và càphê bắt đầu cho thu hoạch, gia đình anh bỏ hẳn nghề trồng dâu, nuôi tằm để tập trung cho càphê. ý tưởng ghép càphê đến với Trung khi anh nhận thấy vườn cây của mình ngày càng già cỗi, năng suất thấp, dù đã bỏ ra chi phí đầu tư tối đa. Một lý do nữa là giống càphê Robusta (càphê vối) trồng thả đọt theo thói quen của nông dân sau nhiều năm đã quá cao nên rất khó thu hoạch. Qua theo dõi các phương tiện thông tin đại chúng, Trung nhận thấy hầu như tất cả các giống đều có thể ghép được và cho năng suất cao hơn. Vì thế, anh quyết định thử nghiệm trên cây càphê.
Sau nhiều lần làm thử, anh chọn những chồi giống tốt để ghép vào gốc càphê cũ. Sau đó, cưa ngọn càphê cũ khi chồi ghép phát triển. Anh tâm sự: “Ban đầu, tôi không dám cưa đồng loạt để ghép. Bởi, nếu làm như vậy, sẽ mất nguồn thu nhập trong 2 - 3 năm liền. Do đó tôi phải chờ chồi ghép phát triển tốt rồi mới cưa. Tuy nhiên, cách làm này có nhược điểm là gốc cũ sẽ cạnh tranh dinh dưỡng với chồi ghép khiến chồi ghép bị đuối, hiệu quả không cao. Vì vậy, những diện tích sau, tôi đều cưa gốc đồng loạt rồi mới ghép”. Theo anh, một số người ghép càphê thất bại vì chưa nắm vững kỹ thuật cưa gốc.
Anh khẳng định: “Quan trọng nhất vẫn là chồi giống, phải chọn cây đầu dòng khoẻ, đẹp để nhân giống và cưa gốc đúng kỹ thuật, cách chồi 40 - 50cm (nếu cưa ngắn quá cây dễ bị thối gốc). Bên cạnh đó, cần thay đổi phương pháp chăm sóc bằng cách đào hố chôn phân bón xuống cạnh gốc (chủ yếu là phân chuồng) và sử dụng men để tạo sự phân huỷ tốt. Lâu nay, nhà vườn ở đây có thói quen rải phân trên mặt đất, vì vậy, mưa nắng sẽ làm hao hụt, không hiệu quả”. Chính nhờ những thay đổi trên mà vườn càphê của anh luôn xanh tốt, năng suất cao, chỉ sau 5 năm đã tăng từ 2 - 3 tấn/ha lên 8 tấn/ha Cũng theo anh Trung, có hai cách ghép: ghép hở và ghép kín, nhưng dù ghép bằng cách nào thì ưu điểm của càphê ghép vẫn là kháng bệnh tốt.
Cách làm trên không chỉ mang lại thu nhập cao mà còn giúp vợ chồng anh “nổi tiếng” khắp vùng. Chính vì vậy, rất nhiều người tìm đến nhờ anh cải tiến vườn càphê. Năm vừa qua, chỉ riêng tiền bán chồi ghép (500 đồng/chồi), gia đình anh đã thu về 750 triệu đồng.
Nguyễn Đào - Nguyễn Tuấn
Số lần xem trang : 15197 Nhập ngày : 24-12-2008 Điều chỉnh lần cuối : 25-12-2008 Ý kiến của bạn về bài viết này
Báo Kinh tế nông thôn KHÓC NHƯ NÔNG DÂN… ĐƯỢC MÙA RAU (Báo KTNT - Số ra ngày 18/2/2009) (18-02-2009) THANH LONG ĐI MỸ ĐỨT GÁNH GIỮA ĐƯỜNG (Báo KTNT - Số ra ngày 17/02/2009) (18-02-2009) GIẢI PHÁP CỨU LÚA BỊ NGỘ ĐỘC MẶN (Báo KTNT - Số ra ngày 16/2/2009) (18-02-2009) "VUA" BA KÍCH DƯỚI CHÂN NÚI A DƯƠNG (Báo KTNT - Số ra ngà 16/2/2009) (18-02-2009) PHÚ YÊN VÀO VỤ TÔM HÙM: VỪA NUÔI, VỪA LO (Báo KTNT - Số ra ngày 16/2/2009) (18-02-2009) KINH NGHIỆM TRỒNG CAM CANH (Báo KTNT - Số ra ngày 16/2/2009) (18-02-2009) "CHA ĐẺ" CỦA NHỮNG GIỐNG LÚA MỚI (Báo KTNT - Số ra ngày 12/9/2009) (12-02-2009) CHỮA LỞ MỒM LONG MÓNG CHO GIA SÚC BẰNG THUỐC NAM (Báo KTNT - Số ra ngày 12/2/2009) (12-02-2009) KỸ THUẬT NUÔI NGAO THƯƠNG PHẨM (Báo KTNT - Số ra ngày 9/2/2009) (12-02-2009) MÁY SẤY LÚA CHẠY LŨ "MADE IN ĐỒNG TÂM" (Báo NNVN - Số ra ngày 9/2/2009) (10-02-2009) Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9
|