Trang web ĐỖ THỊ LỢI

Thống kê
Số lần xem
Đang xem 1889
Toàn hệ thống 3632
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TS. HOÀNG KIM
Giảng viên khoa Nông học

 

TS. TRẦN ĐÌNH LÝ
Trưởng phòng Đào Tạo - ĐHNL TP.HCM

 

Ths. LÊ VĂN PHẬN
Quản trị mạng - Phòng Hành chính 

 

NGUYỄN TRUNG QUYẾT
 Bộ môn Qui hoạch
Khoa QLĐĐ&BĐS 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  ThS. ĐỖ THỊ LỢI

Hai người, một là Nguyễn Văn Kiểm nhà ở xóm Gốc Vối, xã Cao Ngạn (T.P Thái Nguyên); một là Lương Văn Nhị ở khu vực 10, thị trấn Chùa Hang (Đồng Hỷ) cùng rủ nhau mang cơ nghiệp vào hang đá. Họ trồng nấm.

 

Đó là một hang lớn nằm trong gầm núi Leo, xã Hoá Thượng (Đồng Hỷ - Thái Nguyên). Vì hang có đường thông từ dưới lên đỉnh, cánh thợ săn có thể leo lên, leo xuống đuổi con cầy, con cáo nên cư dân địa phương gọi là hang Leo.

Vào những năm sáu mươi của thế kỷ trước, Ban chỉ huy binh chủng pháo binh của quân đội Trung Quốc đồn trú giúp quân ta đánh máy bay Mỹ. Thời gian đó, lòng hang được xây dựng thành các gian phòng vuông vắn, có tới 2 tầng tường gạch, mái bê tông. Ông Nguyễn Quang Vinh, Chủ tịch Hội Nông dân thị trấn Chùa Hang ước đoán: Cả 2 tầng hang có tổng diện tích chừng 4.000 m2... Sau năm 1970, Ty Bưu điện Bắc Thái trú ẩn, làm việc. Sau năm 1975, hang bỏ hoang... dần trở thành nơi vãng vong, lạnh lẽo. Vậy nên việc ông Kiểm và ông Nhị bỏ chăn ấm cùng vợ con ở nhà, vào nằm hang, bà con quanh núi bảo mấy ông khùng.

Trong ánh sáng điện nhoè nhoẹt, bóng người đổ vào vách hang nghiêng ngả, chập chờn, từng nhũ đá trên vách hang cũng trở nên kỳ quái... Tôi thu mình lại và tưởng tượng. Hang Leo, nếu không có những bịch nấm lủng lẳng thành hàng lối kia, chắc chắn nơi này vẫn là chỗ cho đàn giơi đuổi mồi. Ngay trước mặt tôi, ông Kiểm với dáng vóc nhanh nhẹn, hoạt bát. Nhiều người dân ở Đồng Hỷ gọi ông là Kiểm nấm. Từ khi vào hang trồng nấm, ông ở hẳn trong hang, mỗi tuần chỉ đảo qua nhà thăm vợ con chốc lát, lại vội về hang làm bạn với nấm.

Còn ông Nhị, trước khi đưa cây nấm ăn, nấm dược liệu vào trồng, ông mất 1 năm ròng tự nghiên cứu, ghi chép tỉ mỉ về thời tiết, độ ẩm, độ gió trong hang. Sau cùng, ông phát hiện hôm nóng nhất của ngày hè, trong hang nhiệt độ 25 độ C; hôm lạnh nhất của ngày đông, biểu kế chỉ 17 độ C, ông đã vui như mở cờ trong bụng. Từng gần 10 năm trồng nấm, nên kinh nghiệm mách bảo ông, đây là nơi lý tưởng cho cây nấm phát triển trong suốt 4 mùa... Vậy là ông Nhị và ông Kiểm cùng thống nhất đầu tư vốn vào hang đá - họ trồng các loại nấm linh chi và nấm ăn. Khi bắt tay vào thực tế thì khó khăn bắt đầu nảy sinh. Lứa nấm đầu tiên khoảng vài nghìn bịch được buộc lên giá, cứ 4 bịch một dây, song 2 bịch phía trên và bịch dưới cùng không ra nấm.

Để tìm nguyên nhân thất bại, 2 ông dòng nhau đi khắp hang, hết tầng trên lại trở về tầng dưới, tay sờ, mũi ngửi từng bịch nấm. Cuối cùng, các ông đúc kết: Những tầng nấm không cho sản phẩm đều có liên quan tới tầng không khí. Vì trong hang kín gió, khí đọng, không khí lại có tầng nặng, tầng nhẹ nên gây ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của mầm nấm...

Không ngờ, lời giải chân chất, đầy kinh nghiệm bản năng đã giúp 2 ông tìm được lối ra cho cây nấm, để sau đó các tầng nấm trồng trong hang đều cho sản phẩm, khiến những khách hàng quen thuộc khi được thưởng thức món nấm mang ra từ lòng hang cứ nức nở khen mãi. Ông Nat Tro, đại diện của tổ chức Inse (Tây Ban Nha) cùng mấy ông bạn người Đức, người Anh đến thăm hang đều tỏ sự kinh ngạc. Họ không biết 2 nông dân này đã thực hiện trồng nấm theo quy trình công nghệ nào (?). Khi vào bữa, ông Nat Tro cũng tay bát, tay đũa, luôn miệng good... good... good... gật đầu khen món nấm ăn được thu hái trong hang đá.

Bữa tối nay, tôi may mắn là khách của người trồng nấm, được ăn món nấm hái từ lòng hang Leo xào với thịt bò. Ngon! Tôi chỉ biết nhận xét vậy thôi, vì biết món nấm tôi đang ăn, 2 người đàn ông này đã phải thế chấp cả nhà cửa lấy số tiền vốn hơn 400 triệu đồng, để từng đêm dài nằm lại hang trông nấm. Lại nữa, cái đống phôi nấm to chất ngất đắp trước cửa hang bị hỏng, vốn đổ vào đó trên 40 triệu đồng. Học phí để 2 ông tìm ra cho mình một bí quyết riêng, đó là cách trồng nấm đòi hỏi một quy trình hoàn toàn khác.

Trong hang đá, khi đã bước vào thì ngày cũng như đêm, thăm thẳm hoang sơ. Mỗi đêm về, từ lòng hang lại như vọng ra tiếng trò chuyện thì thầm; tiếng trẻ khóc oà vỡ màn đêm; tiếng huỳnh huỵch của đá lăn... nhưng khi cầm đèn pin dọi tìm từ tầng trên xuống tầng dưới, chỉ gặp tiếng gió đùa man dại. Những bịch nấm vẫn đứng lặng trên dây. Tôi rùng mình, một cảm giác là lạ, hình như ở đây ông Kiểm đang chung sống với một thế giới huyền bí, nên trông ông khắc khổ nhưng lại đầy thánh thiện, ngay cả con cầy, con cáo lạc vào hang, ông cũng coi nó như bạn. Ông cho nó ăn, bảo nó đi, đừng phá phách.

3 giờ sáng, ông Kiểm lọ mọ dậy thu hái nấm, mỗi ngày thu được từ 30 đến 50 kg. Toàn bộ số nấm thu hái được ông mang ra cửa hang giao cho người thân mang bán. Sau đó ông trở vào nấu bữa ăn sáng, thức ăn là lạc rang muối, nấm xào hoặc nấu canh. Ông nhẩn nhơ một mình đi kiểm tra lại từng giàn nấm, xem chỗ nào cần tưới, cần xử lý bệnh gây hại nấm... Nhúc nhắc có hôm tới 11 giờ khuya mới trở về giường nằm. Lại thấp thoáng trong giấc ngủ những tiếng kêu rên lích rích, tiếng khóc của con trẻ và tiếng thì thầm trò chuyện từ hốc đá vọng ra. Ông bảo: Mình quen rồi, nếu có thần phật thì xin phù hộ cho giàn nấm của chúng tôi cho sản phẩm. Ngoài tôi, còn 12 người nữa phải lo đóng bịch nấm, xử lý phôi nấm ở nhà, sau đó mới chuyển lên đây. Cuộc sống của hơn chục con người đang nhờ cậy vào số nấm mang ra từ hang Leo này.

                       Phạm Ngọc Chuẩn

Số lần xem trang : 17258
Nhập ngày : 05-01-2009
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Báo Nông Nghiệp Việt Nam

  Nam bộ: Còn hơn 500.000 ha lúa ĐX cần theo dõi diễn biến sâu bệnh (Báo NNVN - Số ra ngày 20/2/2009) (21-02-2009)

  CÁCH CHĂM SÓC CHO QUẢ BƯỞI LỚN ĐỀU (Báo NNVN - Số ra ngày 19/2/2009) (19-02-2009)

  BỆNH MÁU TRẮNG Ở GÀ (Báo NNVN - Số ra ngày 19/2/2009) (19-02-2009)

  NHÂN GIỐNG GÀ KHÔNG LÔNG CHO VÙNG KHÍ HẬU NÓNG (Báo NNVN - Số ra ngày 19/2/2009) (19-02-2009)

  ĐBSCL: THỊ TRƯỜNG MÁY GẶT ĐẬP LIÊN HỢP VÀO MÙA (Báo NNVN - Số ra ngày 19/2/2009) (19-02-2009)

  NỖI LO TRONG MÙA MUỐI MỚI (Báo NNVN - Số ra ngày 19/2/2009) (19-02-2009)

  PHÒNG TRỪ BỆNH LEM LÉP HẠT LÚA (Báo NNVN - Số ra ngày 18/2/2009) (18-02-2009)

  MUỐN CÂY BÔNG TRANG RA NHIỀU MÀU HOA (Báo NNVN - Số ra ngày 18/2/2009) (18-02-2009)

  CÂY TRỒNG BIẾN ĐỔI GEN, 13 NĂM THẾ GIỚI NHÌN LẠI (Báo NNVN - Số ra ngày 18/2/2009) (18-02-2009)

  BÓN PHÂN CHO CHUỐI TIÊU HỒNG (Báo NNVN - Số ra ngày 18/2/2009) (18-02-2009)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

Website Ths. ĐỖ THỊ LỢI - Đc: Thư viện trường Đại học Nông lâm Tp. HCM - Email: dothiloi(a)hcmuaf.edu.vn - Điện thoại: (08)38963351

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007