ThS. ĐỖ THỊ LỢI Nhiều người biết đến anh Lê Tấn Đại (sinh năm 1964), không chỉ với tư cách là chủ xưởng cơ khí Đại Lợi ở phường 4, thành phố Cao Lãnh (Đồng Tháp), mà còn là nhà sáng chế nhiều loại máy phục vụ cho ngành xây dựng và sản xuất nông nghiệp… Từng là công nhân nhà máy cơ khí tỉnh Đồng Tháp, với niềm đam mê, ham học hỏi khiến anh có quyết định táo bạo: thành lập xưởng cơ khí riêng mang tên Đại Lợi để thỏa chí sáng tạo. Vào giữa năm 2004, công trình sáng chế phục vụ nông nghiệp đầu tiên của anh Đại ra đời, đó là chiếc máy cắt lúa xếp dãy với ưu điểm là cắt được lúa trên chân ruộng khô lẫn trên đồng có nước xăm xắp, bất kỳ lúa đứng hay ngả… Với hàm cắt dày 1,54m không biến dạng, cùng 5 chong chóng nhựa, mỗi ngày máy có thể cắt xong 4 ha ruộng lúa, chỉ hao tốn trên dưới 5 lít dầu; không những thế máy còn có bộ phận điều chỉnh cắt lúa cao thấp theo ý muốn. Máy gọn nhẹ (trọng lượng 400kg), ít bị hư hỏng, cắt lúa bằng lưỡi thép, độ hao hụt không đáng kể nên rất tiện sử dụng, giá rẻ hơn các máy cùng loại từ 500.000đ - 600.000đ/máy, lại được bảo hành lưỡi cắt trong 6 tháng…
Vì vậy, nhiều nông dân ở vùng đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam bộ đã tìm đến xưởng cơ khí Đại Lợi đặt mua về sử dụng. Anh Lê Tấn Đại tâm sự: “Mỗi khi tới mùa thu hoạch, nhiều chủ ruộng phải thuê người cắt lúa với giá cao, trong khi sử dụng máy cắt xếp dãy tuy nhanh, nhưng cũng tốn nhiều nhân công gom, tuốt, lúa rơi vãi nhiều. Từ đó, tôi bắt đầu tìm tòi, chế tạo và lắp ráp chiếc máy vừa cắt vừa tuốt ra hạt lúa… Sau hơn một năm nghiên cứu, vụ lúa đông xuân năm 2007, tôi đưa chiếc máy gặt đập liên hợp vào vận hành và đã thành công”.
Nói thì dễ, nhưng chứng kiến mới thấy anh Đại phải trải qua thời gian vất vả như thế nào. Sau nhiều đêm kẻ vẽ tạo hình trên giấy, anh “đóng đô” luôn tại xưởng miệt mài hàn, tiện, lắp đặt. Đầu năm 2007, chiếc máy gặt đập liên hợp hoàn thành. Ưu điểm của chiếc máy do anh chế tạo là: bền, chắc, thông thoáng, ít hao tốn nhiên liệu, chỉ khoảng 25 lít dầu máy cắt và tuốt hoàn thành được 3 ha/ngày, tỷ lệ hao hụt lúa không đáng kể; máy hoạt động tốt trong điều kiện lúa đứng, và hoạt động bình thường cả ban đêm, kể cả khi có mưa cây lúa ướt, đổ ngả và ruộng ngập nước không quá 1 tấc, rất thích hợp ở đồng bằng Nam bộ. Máy có tổng trọng lượng 1,7 tấn, đường cắt rộng gần 2m...
Nguyên liệu chế tạo máy chỉ có động cơ, hộp số và một số linh kiện nhập từ Nhật Bản; còn phần lớn đều có sẵn trong nước như: ốc, sắt, bạc đạn, dây xích, dây gào, dây curoa, cánh nhựa, lưỡi thép... Hệ thống liên kết của máy rất khoa học, tất cả đều nhằm mục đích đem đến sự tiện lợi và an toàn cho người sử dụng. Chiều quay của bông trục và kết cấu bên trong của máy cũng được anh Đại thiết kế, chế tạo rất phù hợp. Anh còn sáng chế ra hệ thống chống lún để máy vận hành dễ dàng trên vùng đất ẩm ướt, có hệ thống đèn chiếu sáng để hoạt động vào ban đêm…
Hiện nay, xưởng cơ khí Đại Lợi đang hoạt động hết công suất để kịp có sản phẩm giao cho các hợp tác xã nông nghiệp và nông dân trong và ngoài tỉnh.
Nói về dự tính trong tương lai, anh Lê Tấn Đại cho biết: “Tôi sẽ tiếp tục tìm tòi, nghiên cứu để cho ra đời nhiều loại máy hữu ích hơn nữa góp phần giảm sức lao động cho nông dân và tăng nguồn thu nhập”.
|
Các nhà khoa học và nông dân đều đánh giá cao hiệu quả của máy cắt - tuốt lúa mang nhãn hiệu “cơ khí Đại Lợi”. Ông Lâm Văn Cây - nông dân ở ấp Mây Rắc, xã Bình Thạnh, huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An, sau khi xem máy gặt đập liên hợp của Đại Lợi đã tấm tắc khen: “So với nhiều loại máy thì sản phẩm của anh Đại có cải tiến tốt và hiệu quả hơn; mẫu mã đẹp; thời gian cắt - tuốt nhanh, ít hao hụt; có thể sử dụng ở cả những vùng đất sình lầy. Đặc biệt, giá máy không cao lắm. Mặc dù, nhà đã có 3 chiếc máy gặt đập, nhưng tôi vẫn quyết định bỏ ra 180 triệu đồng để mua chiếc máy này”. Ông Tư Hòa và ông Việt Tiến cùng ngụ xã Láng Biển, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp mỗi người cũng mua 1 chiếc máy gặt đập liên hợp của Đại Lợi…
Những lần tham dự Hội chợ Thương mại, Nông - Công nghiệp trong và ngoài tỉnh, sản phẩm máy nông nghiệp của Đại Lợi đều được đánh giá cao và chiếm nhiều giải thưởng giá trị. Tại hội thi máy gặt đập liên hợp toàn quốc năm 2008, tổ chức tại huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp, sản phẩm máy gặt đập liên hợp của xưởng cơ khí Đại Lợi đã vượt qua hàng chục chiếc máy dự thi để giành giải Nhì. Anh Đại cho biết: từ sau khi đạt giải đến nay, xưởng cơ khí của tôi đã bán ra hàng trăm chiếc máy gặt đập liên hợp cho nhiều đơn vị và cá nhân trong cả nước.
Trần Trọng Trung Số lần xem trang : 16852 Nhập ngày : 08-01-2009 Điều chỉnh lần cuối : Ý kiến của bạn về bài viết này
Báo Nông Nghiệp Việt Nam BỆNH LỢN NGHỆ (Báo NNVN - Số ra ngày 12/3/2009) (12-03-2009) KHẮC PHỤC HIỆN TƯỢNG ONG BỐC BAY (Báo NNVN - Số ra ngày 11/3/2009) (11-03-2009) TẠO GIỐNG BẮP PHÁT TRIỂN THÂN LÁ, GIÀU ĐƯỜNG (Báo NNVN - Số ra ngày 11/3/2009) (11-03-2009) VÌ SAO CÂY NHO BÌNH THUẬN, NINH THUẬN SA SÚT? (Báo NNVN - Số ra ngày 11/3/2009) (11-03-2009) XỬ LÝ VỎ CÀ PHÊ LÀM PHÂN SINH HỌC (Báo NNVN - Số ra ngày 11/3/2009) (11-03-2009) VÌ SAO LAN HỒ ĐIỆP KHÔNG RA HOA ? (Báo NNVN - Số ra ngày 11/3/2009) (11-03-2009) LƯU Ý KHI NUÔI THÂM CANH CÁ TRA TRONG AO ĐẤT (Báo NNVN - Số ra ngày 10/3/2009) (10-03-2009) KHÔNG NÊN Ồ ẠT NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG (Báo NNVN - Số ra ngày 10/3/2009) (10-03-2009) PHÒNG TRỪ RUỒI ĐỤC QUẢ TRÊN CÂY THANH LONG (Báo NNVN - Số ra ngày 10/3/2009) (10-03-2009) KHÔ BÃ GẤC - THỨC ĂN TỐT CHO VỊT ĐẺ (Báo NNVN - Số ra ngày 9/3/2009) (10-03-2009) Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44
|