ThS. ĐỖ THỊ LỢI Độ pH thích hợp của đa số các loài cá nước ngọt là từ 6,5-8,5. Trong môi trường nước nuôi nếu giá trị độ pH quá thấp, nước chua quá giới hạn cho phép thường có nhiều khí CO2, thiếu dưỡng khí O2, mặt khác các vi khuẩn, tảo độc có hại trong môi trường yếm khí phát triển thuận lợi, nhiều vi sinh vật gây bệnh cũng phát triển thích hợp ở môi trường chua này sẽ gia tăng về số lượng và gây hại cho cá. Môi trường nước kiềm cao (giá trị độ pH>8,5) quá ngưỡng cho phép cũng không thích hợp cho sự sinh trưởng, phát triển của cá, sẽ làm giảm sức đề kháng của cơ thể, chúng ăn kém, còi cọc, mệt mỏi, chậm chạp, các loại vi sinh vật gây bệnh phát triển nhanh và dễ dàng xâm nhập vào cơ thể ốm yếu gây bệnh cho cá.
Cách xác định độ pH phù hợp cho cá sinh trưởng, phát triển thuận lợi: Dùng giấy quì tím, đem giấy quì nhúng vào môi trường nước nuôi, màu của giấy sẽ biến đổi tuỳ thuộc vào độ pH của nước trong ao. So màu này với bảng màu tiêu chuẩn kèm theo mỗi cuộn giấy quì sẽ biết được pH nước.
Kinh nghiệm dân gian: Khi ăn trầu (miếng trầu ăn gồm, lá cây trầu không có quết một ít vôi tôi, một miếng cau nhỏ, một chút thuốc lào và ít vỏ cây vỏ đỏ hay vỏ khoai), ta nhổ bã trầu vào môi trường nước định thử, nếu thấy nước bã trầu giữ nguyên màu đỏ tươi trong 3-5 giây trước khi bị hoà loãng là nước trung tính đến kiềm nhẹ (độ pH khoảng 7-8) đạt yêu cầu.
Ngược lại thấy nước bã trầu có màu đen ngay sau đó là nước rất chua (độ pH: 3,5-4,5) cần phải bón vôi để cải tạo, nâng cao giá trị độ pH cho phù hợp với yêu cầu sinh lý của cá nuôi.
Vôi là loại vật tư duy nhất, rẻ và thuận tiện dùng để nâng cao độ pH cho môi trường nước ngọt nuôi cá. Tốt nhất là dùng vôi cục hoặc vôi bột mới tở trong 3 tháng trở lại để đảm bảo độ nồng của vôi. Liều lượng sử dụng, cần 2-3 kg vôi/100m2 mặt nước; khoảng 15-30 ngày bón vôi/lần tuỳ vào mức độ thâm canh, độ chua nước của ao. Phương pháp sử dụng vôi an toàn cho người lao động là hoà vôi vào nước, đi găng tay cao su té hoặc dùng ống phụt phụt đều khắp mặt ao hồ. Nếu ao hồ có diện tích lớn cần phải đi thuyền thúng để bón vôi. Vôi cần bón vào lúc cá không nổi đầu, khoảng 12-15 giờ hàng ngày là tốt.
Nguyễn Văn Duy Số lần xem trang : 16859 Nhập ngày : 09-01-2009 Điều chỉnh lần cuối : Ý kiến của bạn về bài viết này
Báo Nông Nghiệp Việt Nam BỆNH BẠCH TẠNG TRÊN CÂY BẮP (Báo NNVN - Số ra ngày 27/8/2009) (03-09-2009) SẢN XUẤT NHIÊN LIỆU SINH HỌC TỪ DƯA HẤU (Báo NNVN - Số ra ngày 26/8/2009) (03-09-2009) LÂM ĐỒNG: CÔNG NGHỆ SINH HỌC PHỤC VỤ ĐỜI SỐNG (Báo NNVN - Số ra ngày 25/8/2009) (03-09-2009) PHÒNG TRỪ SÂU ĐỤC TRÁI ĐẬU XANH (Báo NNVN - Số ra ngày 25/8/2009) (31-08-2009) QUẢN BẠ CÓ GIỐNG HỒNG KHÔNG HẠT (Báo NNVN - Số ra ngày 10/8/2009) (31-08-2009) GIỐNG ĐẬU TƯƠNG CAO SẢN DT2001 (Báo NNVN - Số ra ngày 3/8/2009) (31-08-2009) LONG AN: TRỒNG THANH LONG THEO HƯỚNG AN TOÀN SINH HỌC (Báo NNVN - Số ra ngày 27/7/2009) (31-08-2009) CẦN HỢP TÁC TRỒNG NẤM SÒ LAI (Báo NNVN - Số ra ngày 10/7/2009) (23-07-2009) TRICHODERMA - TÀI NGUYÊN ĐƯỢC ĐÁNH THỨC (Báo NNVN - Số ra ngày 3/7/2009) (23-07-2009) BỆNH DO NẤM SAPROLEGNIA Ở CÁ (Báo NNVN - Số ra ngày 2/7/2009) (23-07-2009) Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44
|