Trang web ĐỖ THỊ LỢI

Thống kê
Số lần xem
Đang xem 469
Toàn hệ thống 2283
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TS. HOÀNG KIM
Giảng viên khoa Nông học

 

TS. TRẦN ĐÌNH LÝ
Trưởng phòng Đào Tạo - ĐHNL TP.HCM

 

Ths. LÊ VĂN PHẬN
Quản trị mạng - Phòng Hành chính 

 

NGUYỄN TRUNG QUYẾT
 Bộ môn Qui hoạch
Khoa QLĐĐ&BĐS 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  ThS. ĐỖ THỊ LỢI

Sau nhiều năm nghiên cứu, xây dựng các mô hình trình diễn thành công ở HTX Mỹ Thành, xã Mỹ Thành, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang và một số địa phương khác, mới đây các nhà khoa học Trường Đại học Cần Thơ đã khuyến cáo bà con nông dân trồng lúa sử dụng chất kích kháng SAR3 để phòng trừ bệnh đạo ôn vừa giảm được lượng thuốc hóa học, tiết kiệm chi phí, đảm bảo chất lượng hạt gạo, vừa bảo vệ được sức khỏe người sản xuất và bảo vệ được môi trường sinh thái.

 

Giải thích về vấn đề này, PGS. TS Phạm Văn Kim - Nguyên Trưởng Bộ môn BVTV - ĐH Cần Thơ cho biết: Đối với cây lúa, ngay cả những giống nhiễm bệnh cũng tồn tại các gen kháng bệnh. Thường khi cây lúa bị mầm bệnh tấn công thì sau thời gian rất lâu gen kháng mới được báo động và phát huy tính kháng bệnh nên bị trễ, cây lúa bị nhiễm bệnh. Dựa trên nguyên lý này các nhà khoa học đã nghiên cứu tìm ra một số hóa chất không độc hại nhưng khi phun lên cây lúa có tác dụng xúc tiến các gen kháng bệnh hoạt động ngay do đó cây lúa không bị nhiễm bệnh, hạn chế được phun các loại thuốc hóa học khác mà vẫn đảm bảo cho cây lúa sinh trưởng, phát triển bình thường, gọi là chất kích kháng.

Những chất kích kháng này có thể được dùng để xử lý hạt giống trước khi gieo, khả năng kháng bệnh kéo dài đến 32 ngày sau khi gieo. Để kéo dài thêm thời gian kháng bệnh có thể phun thêm 1 lần sau khi gieo 25 ngày sẽ cho hiệu quả tốt đến khi lúa trỗ. Sau khi lúa trỗ, mặc dù chất kháng vẫn có hiệu quả nhưng bệnh đạo ôn cổ bông có thể vẫn làm giảm năng suất, do đó nên phun thêm 1 lần thuốc hóa học trước khi lúa trỗ để bảo vệ cổ bông sẽ cho hiệu quả cao. Như vậy, với 1 lần ngâm hạt trước khi gieo và phun 1 lần nữa vào khoảng 25 ngày sau gieo sạ thì có thể thay thế cho 2-3 lần phun thuốc hóa học ở giai đoạn đầu, bảo vệ được cây lúa chống bệnh đạo ôn.

Chất kích kháng SAR3-ĐHCT do Bộ môn BVTV, Đại học Cần Thơ nghiên cứu, sản xuất và cung ứng có thành phần bao gồm: 0,31% Cu; 99,69% là nước và các chất phụ gia. Chế phẩm là loại phân bón lá thế hệ mới có tác dụng ngăn ngừa bệnh đạo ôn (bệnh cháy lá), tăng cường tính kháng bệnh đạo ôn cổ bông, giúp mạ mọc khỏe, cây lúa sinh trưởng nhanh, đẻ khỏe. Nhờ sử dụng qui trình canh tác lúa có sử dụng chất kích kháng bệnh đạo ôn cùng với nhiều giải pháp khác trong nhiều năm liền mà từ năm 2007 HTXNN Mỹ Thành đã trở thành đơn vị đầu tiên ở Tiền Giang SX lúa theo qui trình an toàn GAP. Mỗi vụ giảm ít nhất 2 lần phun thuốc phòng trừ bệnh đạo ôn, tức là lượng thuốc hóa học đưa vào đồng ruộng giảm ít nhất 1kg/ha nhờ sử dụng chất kích kháng, đưa lại hiệu quả kinh tế cao, nông dân rất phấn khởi và tin tưởng làm theo.

Theo khuyến cáo, khi sử dụng Qui trình canh tác lúa có sử dụng chất kích kháng bệnh đạo ôn nông dân cần chú ý một số điểm sau đây:

- Chuẩn bị đất: Cũng như kỹ thuật trồng lúa “3 giảm, 3 tăng” bà con cần làm đất kỹ, san phẳng mặt ruộng để quản lý được nước tốt vì bệnh cháy lá liên quan rất nhiều đến chế độ nước, trong điều kiện thời tiết tốt mà thiếu nước thì bệnh cháy lá sẽ phát sinh, phát triển và gây hại nặng.

- Sử dụng hạt giống khỏe. Trước khi ngâm ủ, nên gạn lúa giống trong nước muối 15% để loại bỏ các hạt lép lửng dễ mang nhiều mầm bệnh. Tiếp theo lúa giống được rửa sạch nước muối rồi pha 10cc chất kích kháng trong10 lít nước để ngâm 20kg thóc giống trong thời gian 24 giờ, vớt ra đem ngâm ủ bình thường cho đến khi mọc mộng thì đem gieo.

- Gieo sạ thưa (nếu sạ tay: 100-120kg/ha, sạ hàng bằng máy 70-75kg/ha là vừa) giúp cây lúa khỏe, đẻ nhiều, cho năng suất cao, hạn chế bệnh đạo ôn. Thường xuyên canh đủ nước, tránh để ruộng khô nhằm giúp cây lúa kháng bệnh tốt hơn. Bón phân cân đối theo chương trình “3 giảm, 3 tăng”, đặc biệt không bón thừa đạm.

- Sau khi gieo sạ 25-30 ngày pha 10cc SAR3 trong bình 16 lít phun cho 1 công (1.000m2). Nếu có điều kiện, phun thêm 1 lần kích kháng trước khi cây lúa trỗ bông để hạn chế bệnh đạo ôn cổ bông gây hại.

- Thường xuyên thăm đồng để kịp thời phát hiện bệnh để có các biện pháp xử lý kịp thời. Sau giai đoạn trỗ, nếu thấy xuất hiện bệnh cần phun thêm 1 lần thuốc trừ bệnh hóa học.

                    Nguyên Khê

 

Số lần xem trang : 17243
Nhập ngày : 12-01-2009
Điều chỉnh lần cuối : 14-01-2009

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Báo Nông Nghiệp Việt Nam

  Kết quả khảo nghiệm cơ bản giống ngô lai ở phía Bắc vụ đông 2009 (Báo NNVN - Số ra ngày 13/4/2009) (13-04-2009)

  NÔNG DÂN TỰ CHẾ THUỐC TRỪ SÂU RẦY (Báo NNVN - Số ra ngày 10/4/2009) (13-04-2009)

  Cục trưởng Cục Trồng trọt, Nguyễn Trí Ngọc:Giống phải được đấu thầu, mua bán! (Báo NNVN - Số ra ngày 9/4/2009) (09-04-2009)

  ĐỒNG NAI: NÔNG DÂN LẠI MÉO MẶT VÌ BẮP KHÔNG HẠT (Báo NNVN - Số ra ngày 9/4/2009) (09-04-2009)

  TRUNG QUỐC LAI TẠO BẮP CẢI NHIỀU MÀU SẮC (Báo NNVN - Số ra ngày 8/4/2009) (08-04-2009)

  Cỏ Hương Bài - Giải pháp xử lý mới chất thải chăn nuôi (Báo NNVN - Số ra ngày 7/4/2009) (07-04-2009)

  KINH NGHIỆM ẤP TRỨNG VỊT (Báo NNVN - Số ra ngày 7/4/2009) (07-04-2009)

  CÔNG NGHỆ NANO ỨNG DỤNG TRONG CHĂN NUÔI (Báo NNVN - Số ra ngày 7/4/2009) (07-04-2009)

  Cần “kích cầu” cơ giới hóa thu hoạch lúa cho nông dân (Báo NNVN - Số ra ngày 6/4/2009) (07-04-2009)

  SỬ DỤNG ENZYME ĐỂ GIẢM GIÁ THÀNH CHĂN NUÔI (Báo NNVN - Số ra ngày 2/4/2009) (03-04-2009)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

Website Ths. ĐỖ THỊ LỢI - Đc: Thư viện trường Đại học Nông lâm Tp. HCM - Email: dothiloi(a)hcmuaf.edu.vn - Điện thoại: (08)38963351

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007