ThS. ĐỖ THỊ LỢI Mới đây, tại Quảng Nam, hơn 40.000 cây sâm Ngọc Linh di thực từ đỉnh núi Ngọc Linh về các xã Tr’hy, Ch’ơm, Phước Lộc phát triển tốt…
Tiến sĩ Phạm Nguyễn Cẩm Thạch, Giám đốc Sở Y tế Quảng Nam là người chủ trương di thực cây sâm quí hiếm Ngọc Linh ở độ cao 1800m từ núi Ngọc Linh huyện Nam Trà My sang vùng đất mới tại các xã Phước Lộc, huyện Phước Sơn; Xã Tr’hy và Ch’ơm (huyện Tây Giang), và Trà Cang (huyện Nam Trà My). Đây là những vùng đất mới có điều kiện khí hậu tương tự.
Sau hơn 2 năm triển khai đề án di thực cây sâm Ngọc Linh do Sở Y tế Quảng Nam phối hợp với chính quyền địa phương các huyện miền núi cao thực hiện, hơn 40.000 cây sâm quí hiếm Ngọc Linh đã phát triển tốt.
Theo đánh giá của đoàn khảo sát sau hơn 2 năm di thực đến vùng đất mới, tỉ lệ cây sống và phát triển bình thường đạt trên 80%. Kết quả các mẫu xét nghiệm lấy từ sâm Ngọc Linh di thực, do Trung tâm Kiểm nghiệm dược phẩm Trường Đại học Y Dược TP.HCM kiểm nghiệm, cho thấy chất lượng, hàm lượng tương đồng với mẫu sâm nguyên chủng mọc tự nhiên tại vùng núi Ngọc Linh.
Việc di thực thành công cây sâm quí hiếm Ngọc Linh hay còn gọi là sâm K5 đã mở ra một hướng phát triển kinh tế xoá đói giảm nghèo cho bà con vùng dân tộc tại khu vực biên giới và các xã vùng sâu, vùng xa của các huyện miền núi.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Nguyễn Ngọc Quang khẳng định, với việc thành công trong di thực cây sâm quí hiếm K5 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế tại địa bàn các huyện miền núi cao và vùng biên giới.
Trong thời gian đến, tỉnh sẽ ưu tiên đầu tư nguồn vốn để tiếp tục trồng mới diện tích sâm quí hiếm tại địa bàn các huyện miền núi cao.
|
Củ sâm Ngọc Linh.
|
Được biết, cây sâm quí Ngọc Linh là loại sâm có chất lượng ngang bằng với cây sâm Cao Ly của Hàn Quốc. Giá hiện tại 1kg sâm Ngọc Linh tươi tại Nam Trà My lên đến 9 triệu đồng đối với sâm trồng và sâm mọc tự nhiên cao gấp 3 lần. Tuy nhiên người mua có tìm đỏ con mắt cũng không mua được. Bởi tại vùng Ngọc Linh đang được tỉnh Quảng Nam khoanh vùng bảo vệ nghiêm ngặt để gieo ươm tạo cây giống. Nên không có sâm để bán thương phẩm.
Chủ tịch UBND huyện biên giới Tây Giang Bríu Liếc đã khẳng định, chiến lược của huyện trong những năm đến sẽ đầu tư cho chiến lược phát triển kinh tế miền núi bằng bảo vệ rừng và phát triển dược liệu có giá trị kinh tế cao như cây sâm Ba Kích, và cây sâm Ngọc Linh tại các xã dọc biên giới.
Song hành với việc di thực cây sâm Ngọc Linh thành công, Sở Y tế Quảng Nam cũng đang lập dự án thành lập một nhà máy chế biến dược liệu chủ yếu là chiết xuất và chế biến cây sâm Ngọc Linh và Ba Kích trong những năm đến khi hình thành được vùng nguyên liệu.
Số lần xem trang : 15195 Nhập ngày : 12-01-2009 Điều chỉnh lần cuối : 14-01-2009 Ý kiến của bạn về bài viết này
Báo Kinh tế nông thôn ƯỚC MƠ TÁO BẠO CỦA MỘT NỮ NÔNG DÂN (Báo KTNT - Số ra ngày 11/12/2008) (11-12-2008) TRÔM, CÂY TRỒNG TRIỂN VỌNG Ở NINH THUẬN (Báo KTNT - Số ra ngày 11/12/2008) (11-12-2008) NHỮNG NÔNG DÂN KHMER THỜI HIỆN ĐẠI (Báo KTNT - Số ra ngày 11/12/2008) (11-12-2008) KINH NGHIỆM DIỆT CÔN TRÙNG GÂY HẠI GIA SÚC (Báo KTNT - Số ra ngày 10/12/2008) (11-12-2008) TRUNG QUỐC: BẢO VỆN LỢI ÍCH CỦA NGƯỜI NUÔI BÒ SỮA (KTNT Online - ngày 8/12/2008) (09-12-2008) "VUA" NHÃN Ở BẾN TRE (Báo KTNT - Số 49 ngày 6 - 12/12/2008) (09-12-2008) LÀM GIÀU TỪ TRẠI CÁ GIỐNG (Báo KTNT - Số 49 ngày 6/12/2008) (09-12-2008)
|