Trang web ĐỖ THỊ LỢI

Thống kê
Số lần xem
Đang xem 6820
Toàn hệ thống 7432
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TS. HOÀNG KIM
Giảng viên khoa Nông học

 

TS. TRẦN ĐÌNH LÝ
Trưởng phòng Đào Tạo - ĐHNL TP.HCM

 

Ths. LÊ VĂN PHẬN
Quản trị mạng - Phòng Hành chính 

 

NGUYỄN TRUNG QUYẾT
 Bộ môn Qui hoạch
Khoa QLĐĐ&BĐS 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  ThS. ĐỖ THỊ LỢI

“Cơn bão” melamine đã dần lắng, thị trường sữa ổn định trở lại, người tiêu dùng cũng bớt hoang mang. Dù Bộ Y tế đã công bố một số sản phẩm sữa của các doanh nghiệp đủ điều kiện tung ra thị trường nhưng khó khăn vẫn đeo bám nông dân nuôi bò sữa...

 

Một số nông dân nuôi bò sữa ở xã Trung Nguyên (Yên Lạc - Vĩnh Phúc) đã gửi đơn lên Bộ Y tế và Bộ Nông nghiệp - PTNT yêu cầu bồi thường thiệt hại do Bộ Y tế công bố Công ty cổ phần Sữa Hà Nội (Hanoimilk), đơn vị trực tiếp thu mua sữa cho các hộ này, có 7 sản phẩm sữa nhiễm melamine (mà không công bố rõ nguyên liệu sản xuất nhập từ Trung Quốc). Gần 3 tháng nay, người chăn nuôi bò sữa gặp muôn vàn khó khăn.

Người chăn nuôi lao đao

Chúng tôi tìm đến gia đình anh Trần Văn Dũng, người trực tiếp thu mua sữa cho bà con và cũng là người nuôi nhiều bò sữa nhất ở Trung Nguyên để tìm hiểu sự việc. Là hộ thu mua sữa duy nhất ở Trung Nguyên để vận chuyển xuống Hanoimilk, mỗi ngày anh Dũng mua hơn 200kg sữa tươi, trong đó, riêng đàn bò nhà anh cho hơn 70kg. Thế nhưng, thời gian gần đây anh ế hàng vì Công ty cắt giảm lượng thu mua. “Sữa giờ chẳng khác gì nước lã vì cho không ai lấy, bán không công ty nào mua”, anh Dũng nghẹn ngào. Hiện hàng trăm lít sữa tồn trong nhà anh đã sực mùi. Theo anh Dũng, dù Bộ Y tế đã lấy mẫu mới sản phẩm của Hanoimilk về kiểm nghiệm và công bố sản phẩm không nhiễm melamine nhưng vẫn chưa có chuyển biến tích cực nào cho người nuôi bò sữa. Còn nhớ, thời kỳ cao điểm, mỗi tháng anh vận chuyển về Hanoimilk khoảng 120 - 130 tấn sữa, sau đó bị cắt giảm xuống còn 70 tấn/tháng, hiện chỉ còn 36 - 37 tấn/tháng.

Ông Nguyễn Hữu Cầu, hộ nuôi bò sữa ở thôn Lạc Trung than thở: “Đàn bò là cả gia tài nhà tôi, giờ không tiêu thụ được sữa, chắc chúng tôi sạt nghiệp. Chỉ mong những người có trách nhiệm sớm tìm ra lối thoát giúp bà con vượt qua cơn nguy kịch này”. Sau khi “cơn bão” melamine tràn đến, ông Cầu đã phải thắt bụng bán 2 con bò sữa trị giá hàng chục triệu đồng với giá bò thịt. ông Cầu cho biết, giống bò sữa cao sản được mua với giá 30 - 40 triệu đồng/con và phải mất 28 tháng chăm sóc mới cho sữa. Hiện, ông còn lại 3 con nên mỗi ngày mất hơn 60.000 đồng để mua cám, cỏ cho một đầu bò.

Ông Nguyễn Công Khẩn, Cục trưởng Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết: “Ngày 16/12/2008, Thanh tra Bộ Y tế đã cho xét nghiệm 20 mẫu sữa của Công ty cổ phần Sữa Hà Nội. Đây là các mẫu lấy từ các lô sản phẩm hoàn toàn khác các mẫu đã công bố nhiễm melamine trước đây. Kết quả, các mẫu sữa này đều không bị nhiễm melamine và đủ tiêu chuẩn vào thị trường. Như vậy, việc làm trên của Bộ Y tế đã góp phần giúp doanh nghiệp lập lại uy tín, khẳng định chất lượng sản phẩm”.

Rơi vào hoàn cảnh éo le hơn nhiều so với ông Cầu, anh Nguyễn Ngọc Tư ở thôn Đông Lỗ đang đứng trước bờ vực phá sản khi trong trại vẫn còn 11 con bò. Anh Tư chia sẻ: “Để duy trì đàn bò, mỗi tháng tôi phải bỏ ra 20 triệu đồng để mua thức ăn, chăm sóc. Hiện 8 con bò đang trong thời kỳ cho sữa nhưng sữa đành để thiu thối vì không bán được”.

Cơ quan chắc năng vẫn nói... khó

Sau khi nhận được đơn đề nghị của các chủ hộ nuôi bò ở xã Trung Nguyên, Chánh thanh tra Bộ Y tế Trần Quang Trung cùng các thành viên trong đoàn đã đến địa phương để giải thích cho người dân hiểu về kết quả xét nghiệm sản phẩm sữa của Công ty cổ phần Sữa Hà Nội bị nhiễm melamine hồi tháng 10/2008 và một kết quả trái ngược sau đó. Theo ông Trung, những thiệt hại của bà con là bất khả kháng, ngành y tế cũng đã làm hết sức mình để hỗ trợ việc tiêu thụ sữa.

Trong khi những người nuôi bò sữa đang lao đao trước sóng dữ thì chính quyền địa phương vẫn đứng ngoài cuộc. ông Đỗ Như Bể, Chủ tịch UBND xã Trung Nguyên cho biết, đây là địa phương đầu tiên và duy nhất của huyện thực hiện nuôi bò sữa, nhờ vậy nhiều hộ đã thoát nghèo. Tuy nhiên, từ khi sữa khó tiêu thụ, số người nuôi giảm mạnh. Hiện, toàn xã chỉ còn 26 hộ nuôi bò sữa nhưng đều rơi vào tình cảnh khó khăn. “Chính quyền xã cũng chỉ vận động, giúp đỡ bà con bằng tinh thần. Còn tìm ra giải pháp cụ thể thì nằm ngoài khả năng của chúng tôi”, ông Bể cho biết.

Ông Nguyễn Chí Thiết, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Yên Lạc cho hay: “Do không có điều kiện nên chúng tôi chỉ biết đề nghị các nhà máy hỗ trợ, thu mua sữa cho các chủ hộ, động viên bà con cố gắng vượt qua giai đoạn khó khăn này”. Cũng theo ông Thiết, nếu tình trạng này kéo dài, người nuôi bò sữa khó có thể duy trì được sản xuất, đồng thời không tránh khỏi nguy cơ phá sản.

Ông Hoàng Kim Giao, Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và PTNT) cho biết, Cục đã và sẽ tiếp tục đề nghị Bộ và Chính phủ có chính sách hỗ trợ về tài chính giúp người chăn nuôi khôi phục và phát triển đàn bò sữa. Theo đó, Cục kiến nghị hỗ trợ 50% lãi suất vay ngân hàng cho các hộ đã vay vốn, mặt khác, đưa ra phương án hỗ trợ trực tiếp bằng tiền cho nông dân trên cơ sở số lượng sữa bán ra. Dự kiến hỗ trợ 1 - 2 triệu đồng/con bê cái dưới 1 tuổi, nhằm duy trì và phát triển đàn bò sữa; hỗ trợ người nuôi bò 1.000 đồng/kg sữa và 50% lãi suất vay ngân hàng.

Quốc Tảo - Hoàng Diệp

Số lần xem trang : 15204
Nhập ngày : 14-01-2009
Điều chỉnh lần cuối : 18-01-2009

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Báo Kinh tế nông thôn

  KHÓC NHƯ NÔNG DÂN… ĐƯỢC MÙA RAU (Báo KTNT - Số ra ngày 18/2/2009) (18-02-2009)

  THANH LONG ĐI MỸ ĐỨT GÁNH GIỮA ĐƯỜNG (Báo KTNT - Số ra ngày 17/02/2009) (18-02-2009)

  GIẢI PHÁP CỨU LÚA BỊ NGỘ ĐỘC MẶN (Báo KTNT - Số ra ngày 16/2/2009) (18-02-2009)

  "VUA" BA KÍCH DƯỚI CHÂN NÚI A DƯƠNG (Báo KTNT - Số ra ngà 16/2/2009) (18-02-2009)

  PHÚ YÊN VÀO VỤ TÔM HÙM: VỪA NUÔI, VỪA LO (Báo KTNT - Số ra ngày 16/2/2009) (18-02-2009)

  KINH NGHIỆM TRỒNG CAM CANH (Báo KTNT - Số ra ngày 16/2/2009) (18-02-2009)

  "CHA ĐẺ" CỦA NHỮNG GIỐNG LÚA MỚI (Báo KTNT - Số ra ngày 12/9/2009) (12-02-2009)

  CHỮA LỞ MỒM LONG MÓNG CHO GIA SÚC BẰNG THUỐC NAM (Báo KTNT - Số ra ngày 12/2/2009) (12-02-2009)

  KỸ THUẬT NUÔI NGAO THƯƠNG PHẨM (Báo KTNT - Số ra ngày 9/2/2009) (12-02-2009)

  MÁY SẤY LÚA CHẠY LŨ "MADE IN ĐỒNG TÂM" (Báo NNVN - Số ra ngày 9/2/2009) (10-02-2009)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9

Website Ths. ĐỖ THỊ LỢI - Đc: Thư viện trường Đại học Nông lâm Tp. HCM - Email: dothiloi(a)hcmuaf.edu.vn - Điện thoại: (08)38963351

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007