Trang web ĐỖ THỊ LỢI

Thống kê
Số lần xem
Đang xem 605
Toàn hệ thống 1194
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TS. HOÀNG KIM
Giảng viên khoa Nông học

 

TS. TRẦN ĐÌNH LÝ
Trưởng phòng Đào Tạo - ĐHNL TP.HCM

 

Ths. LÊ VĂN PHẬN
Quản trị mạng - Phòng Hành chính 

 

NGUYỄN TRUNG QUYẾT
 Bộ môn Qui hoạch
Khoa QLĐĐ&BĐS 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  ThS. ĐỖ THỊ LỢI

Tía tô là loại gia vị rất thông dụng, lá dùng để nấu canh hoặc ăn sống, hạt có thể nghiền nấu cháo. Lá và hạt tía tô còn là những vị thuốc phổ biến trong Đông y. Lá tía tô vị cay, tính ấm, có tác dụng hạ khí tiêu đờm, dùng chữa cảm cúm không ra mồ hôi và ho tức ngực, nôn đầy bụng. Hạt tía tô dùng chữa các bệnh ho, suyễn, táo bón và mộng tinh.

 

Trị cảm cúm, ho:

- Nếu bị cảm cúm nhưng mồ hôi không ra lại ho đến tức ngực thì nấu cháo trộn lá tía tô đã rửa sạch thái nhỏ cho người bệnh ăn, sau đó trùm kín chăn cho toát mồ hôi.

- Lấy 20g lá tía tô tươi rửa sạch giã nát cho thêm nước sôi rồi gạn khoảng 100ml nước uống.

Trị chứng đầy bụng bí tiểu:

- Lấy 2kg cả cây (cành, lá, hoa, hạt) cho vào nấu sôi rồi xông vào phần bụng dưới (thấy nguội thì đổ thêm nước sôi), sau đó dùng vải bọc muối rang nóng chườm vào những chỗ trương cứng và rốn.

- Nếu tự nhiên bụng đầy trướng rất đau (đau quặn) thì lấy 1 nắm lá tía tô giã nát, gạn lấy nước hoà thêm ít muối, uống hết 1 lần.

Trị chứng táo bón:

Lấy hạt tía tô và hạt hẹ, mỗi thứ khoảng 15g, cho cả hai thứ vào giã nhỏ, chế thêm 1 bát nước khuấy đều rồi chắt lấy nước cốt nấu cháo.

Trị chứng thổ huyết:

Nếu bị ho, nôn ra máu..., dùng lá tía tô và hạt hẹ, mỗi thứ khoảng 15g, cho cả hai thứ vào giã nhỏ chế thêm 1 bát nước khuấy đều rồi chắt lấy nước cô thành cao. Sao chín đậu đỏ tán thành bột mịn rồi trộn đều với cao, viên lại thành viên bằng hạt ngô. Uống thường xuyên mỗi ngày 20-40 viên.

Trị chứng hen suyễn:

Lấy khoảng 50g hạt tía tô sao qua, tán thành bột mịn rồi đổ nước vào gạn lấy nước cốt (1 bát nước) đem nấu cháo với gạo tẻ, ăn lúc đói.

Trị chứng dương vật bị lở:

Nếu trẻ nhỏ bị chứng lở dương vật chảy mủ thì lấy 1 nắm lá tía tô rửa bằng nước muối rồi giã nát, đắp vào chỗ đau.

Lưu ý: Không ăn cá chép chung với tía tô, dễ bị sinh độc thành mụn nhọt.

                        Lương y: Thanh phụng

Số lần xem trang : 14953
Nhập ngày : 14-01-2009
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Báo Sức khỏe và đời sống

  Những trường hợp không được dùng nhân sâm (Báo Sức khỏe & Đời sống Số ra ngày 6/6/2011) (06-06-2011)

  MÓN ĂN, BÀI THUỐC GIÚP SÁNG MẮT (Báo SK&ĐS - Số ra ngày 3/4/2011) (06-04-2011)

  TRỨNG CÚT - THUỐC BỔ QUÝ (Báo SK&ĐS - Ngày 6/4/2011) (06-04-2011)

  MÓN ĂN, BÀI THUỐC PHÒNG TRỊ MẤT NGỦ - Báo SK&ĐS ngày 3/3/2011 (09-03-2011)

  ĂN CÀ CHUA LỢI TIM MẠCH, NGỪA UNG THƯ - Sức khỏe & Đời sống thứ 3 ngày 8/3/2011 (09-03-2011)

  LÀM TRẮNG DA BẰNG THỰUC PHẨM (Báo sức khoẻ & Đời sống ngày 24/9/2010) (02-10-2010)

  MÓN ĂN - BÀI THUỐC DÀNH CHO NGƯỜI MỠ MÁU (Báo Sức khoẻ & đời sống số ra ngày 29/9/2010) (02-10-2010)

  NƯỚC SÚC MIỆNG - KHÔNG DÙNG TUỲ TIỆN (Báo SKĐS - Số ra ngày 4/9/2010) (08-09-2010)

  CHỮA MẤT NGỦ BẰNG HOA (Báo SKĐS - Số ra ngày 4/9/2010) (08-09-2010)

  CHÁO TỪ CÁC LOÀI HOA VỚI LÀN DA (Báo SKĐS - Số ra ngày 2/9/2010) (08-09-2010)

Trang kế tiếp ... 1 2 3

Website Ths. ĐỖ THỊ LỢI - Đc: Thư viện trường Đại học Nông lâm Tp. HCM - Email: dothiloi(a)hcmuaf.edu.vn - Điện thoại: (08)38963351

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007