ThS. ĐỖ THỊ LỢI Năm 2004 Hà Nội có khu nông nghiệp công nghệ cao (NN CNC) đầu tiên với hy vọng tiên phong tiếp cận khoa học kỹ thuật và công nghệ mới của thế giới áp dụng vào ngành nông nghiệp. Rồi TP.HCM có khu NN CNC ở xã Phạm Văn Cội, Củ Chi với diện tích 88 ha. Các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Lâm Đồng… cũng lần lượt ra đời các mô hình khu NN CNC. Xây dựng khu NN CNC đang được cho là nhu cầu cấp bách để đáp ứng thị trường, đưa ngành nông nghiệp hội nhập thế giới.
Ngày 8/1/2009, Sở Khoa học công nghệ và Môi trường tỉnh Bình Phước tổ chức một buổi Hội thảo với thành phần là các nhà khoa học trong các lĩnh vực nghiên cứu nông nghiệp để xây dựng đề án khu NN CNC. Trước thực tiễn đến nay vẫn chưa có mô hình NN CNC nào cho thấy hoạt động có hiệu quả, GS Nguyễn Thơ, Phó chủ tịch thường trực Hội Khoa học BVTV Việt Nam cẩn trọng đánh giá từng biện pháp kỹ thuật cao của nông nghiệp trên thế giới và nhấn mạnh yêu cầu lựa chọn mô hình, giải pháp phù hợp với địa phương.
Bình Phước cần phải xác định đối tượng áp dụng công nghệ cao trước khi xây dựng khu NN CNC. Những hoạt động NN CNC cần bắt đầu ở quy mô vừa phải. Không nên nghĩ công nghệ cao là những gì phải thật cao siêu như tế bào mầm, công nghệ gen… mà tập trung nghiên cứu những công nghệ vừa tầm, có giá trị hiệu quả kinh tế xã hội của tỉnh. Cần hướng các doanh nghiệp liên kết, hướng dẫn nông dân ứng dụng những kỹ thuật cao trong sản xuất.
TS Phạm Hữu Nhượng (đại diện BQL Khu NN CNC TP.HCM) thì khẳng định, nếu không có khu NN CNC thì sẽ không thể có các sản phẩm chất lượng cao hội nhập thị trường thế giới. Đã đến lúc phải chuyển phương thức sản xuất nông nghiệp truyền thống sang NN CNC để xây dựng nền nông nghiệp bền vững. Để có thể xây dựng mô hình thành công, theo ông, địa phương cần có các chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp đầu tư và thu hút nhân lực, đặc biệt đội ngũ khoa học công nghệ có học vị cao.
Khi các tiến sĩ, thạc sĩ xoay quanh các vấn đề kỹ thuật trong NN CNC thì bà Trương Thùy Trang, PGĐ Sở KHCN TP.HCM nhấn mạnh việc đầu tư khu NN CNC không chỉ cần đến khoa học kỹ thuật, đến nhân lực trình độ mà bài toán kinh tế, bài toán về mô hình quản lý… cũng hết sức quan trọng cần xem xét. Một số ý kiến khẳng định mô hình NN CNC cấp tỉnh cần xác định đây là nơi ứng dụng, chuyển giao KHKT công nghệ chứ không phải nơi nghiên cứu khoa học. Nhiều ý kiến cho rằng Bình Phước chưa nên xây dựng khu NN CNC trong giai đoạn hiện nay do thiếu cán bộ khoa học kỹ thuật, nhất là khoa học công nghệ. Các sinh viên vừa ra trường, thiếu kinh nghiệm không thể đảm đương nổi nhiệm vụ của mô hình khu NN CNC.
Tiến sĩ Nguyễn Đăng Nghĩa (Viện KHNN miền Nam) cho rằng, trong giai đoạn hiện nay, Bình Phước chưa nên xây dựng khu NN CNC mà rất cần thiết các mô hình tổ chức vừa và nhỏ để ứng dụng kỹ thuật công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp. Bình Phước nên chọn các vùng nguyên liệu trọng yếu để có chính sách đầu tư thỏa đáng.
Để mô hình ứng dụng kỹ thuật cao vào sản xuất này có hiệu quả thì cần lập Ban chỉ đạo trực thuộc UBND tỉnh. Các mô hình nhỏ sẽ phù hợp trình độ quản lý các cơ sở, và từ đó hiệu quả sẽ nhân rộng theo dạng “vết dầu loang”…
|
Đặc biệt là trong tình hình chưa có mô hình hiệu quả (thậm chí là thất bại) nào trong nước để có thể rút kinh nghiệm. Các ý kiến trái ngược dường như khiến Bình Phước lâm thế luẩn quẩn: Triển khai thì chưa đủ lực, không triển khai thì không có chính sách thu hút đầu tư, nhân lực, phát triển nông nghiệp. Trong giờ giải lao, một cán bộ tỉnh cho biết, Bình Phước không thiếu cán bộ khoa học. Hơn chục hồ sơ kỹ sư công nghệ sinh học đang đệ đơn xin việc. Không xây dựng khu NN CNC thì chẳng biết bố trí họ làm gì. Và như vậy, 10 năm nữa bàn đến vấn đề này Bình Phước cũng sẽ vẫn thiếu nhân lực bởi họ sẽ phải tìm việc nơi khác.
Ông Bùi Văn Thạch, PCT tỉnh Bình Phước kết luận: Chủ trương cấp bách của Đảng và Nhà nước đề ra, nhưng Bình Phước cũng không vì thế mà “chạy theo phong trào”, tránh vội vàng gây lãng phí tiền của của Nhà nước. Tiến trình hình thành những khu, vùng hay tổ NN CNC phải được nghiên cứu, tính toán phù hợp địa phương. Quan trọng là phải đề ra cơ chế chuyển giao KHCN nhanh nhất, hiệu quả nhất trong điều kiện Bình Phước. Mô hình dành cho chăn nuôi phải nghiên cứu thêm. Trước mắt ưu tiên xây dựng mô hình đầu tư cho các sản phẩm thế mạnh của tỉnh như điều, ca cao, tiêu... Mọi việc giờ đây tùy thuộc vào sự chuẩn bị và phối hợp của cán bộ Sở KHCN & Môi trường với Sở NN - PTNT tỉnh nhà.
Phương Chi Số lần xem trang : 16892 Nhập ngày : 15-01-2009 Điều chỉnh lần cuối : Ý kiến của bạn về bài viết này
Báo Nông Nghiệp Việt Nam THỦY SẢN VIỆT NAM LÀ NGÀNH HỘI NHẬP KHÁ SỚM (Báo NNVN - Số ra ngày 1/4/2009) (02-04-2009) TẠO RA GIỐNG THUỐC LÁ NGĂN NGỪA BỆNH TIỂU ĐƯỜNG (Báo NNVN - Số ra ngày 1/4/2009) (02-04-2009) TRUNG QUỐC: LẠI TÌM RA GENE GIÚP LÚA ĐẠT SIÊU NĂNG SUẤT (Báo NNVN - Số ra ngày 31/3/2009) (02-04-2009) QUY TRÌNH BÓN PHÂN NPK CHO LÚA HT Ở ĐBSCL (Báo NNVN - Số ra ngày 30/3/2009) (02-04-2009) CẦN KIỂM SOÁT RẦY PHẤN TRÊN KHOAI TÂY VÀ CÀ CHUA (báo NNVN - Số ra ngày 30/3/2009) (30-03-2009) NHỮNG CÔNG NGHỆ MỚI LÀM GIẢM BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU (Báo NNVN - Số ra ngày 30/3/2009) (30-03-2009) KỸ THUẬT NUÔI GÀ SIÊU HIỆU QUẢ Ở NHẬT BẢN (Báo NNVN - Số ra ngày 30/3/2009) (30-03-2009) TS Nguyễn Thị Lưu - đồng tác giả LVN 99: Họ coi thường bản quyền tác giả quá! (Báo NNVN - Số ra ngày 27/3/2009) (30-03-2009) Nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ nông nghiệp ở Lâm Đồng (Báo NNVN - Số ra ngày 26/3/2009) (30-03-2009) PHÂN BIỆT THỎ ĐỰC VÀ THỎ CÁI (Báo NNVN - Số ra ngày 26/3/2009) (30-03-2009) Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44
|