ThS. ĐỖ THỊ LỢI Rong xanh được Viện Rong Việt Nam du nhập vào nước ta những năm gần đây vì có nhiều tính năng ưu việt hơn rong sụn. Mô hình này do Trung tâm Khuyến ngư Khánh Hoà hỗ trợ và hướng dẫn hộ gia đình ông Đỗ Văn Minh, thôn Tân Thành, xã Cam Thành Bắc, huyện Cam Lâm thực hiện. Địa điểm trồng rong tại vùng bãi triều thuộc thôn Tân Thành.
Địa điểm trồng rong: Thuộc vùng bãi triều có nguồn nước giàu dinh dưỡng, có dòng chảy nhẹ 20 - 40m/phút, xa vùng cửa sông, kín gió. Độ sâu tối thiểu 2m khi thủy triều thấp nhất, đáy biển là san hô, sỏi đá, cát thô. Biên độ dao động của thuỷ triều dưới 3m.
- Độ trong: 50 cm.
- Độ mặn: 28 - 30‰.
- Nhiệt độ nước 23 - 25oC.
Chuẩn bị vùng trồng: Diện tích 3.500 m2. Dùng những cây cọc dài 1,5m đóng sâu xuống đất 0,5m, các cọc cách nhau 0,8m. Dùng dây cước kéo căng thành hàng cách mặt đất 1m, cách mặt nước 1m, được buộc vào cọc song song với hướng dòng chảy. Như vậy đảm bảo rong không bị phơi ra ngoài không khí.
Chọn giống và xuống giống: Chọn giống rong xanh bánh tẻ, có màu xanh ngọc, tươi tốt không bị héo rữa. Quy cách giống: 120 gr/bụi rong. Mật độ xuống giống: 1kg/m2. Thời điểm xuống giống vào lúc thủy triều lên, đi ghe dùng dây cước cột bụi rong vào dây đã căng, mỗi bụi rong giống cách nhau 0,3m.
Quản lý chăm sóc: Hàng ngày vệ sinh gỡ rong tạp, giặt giũ để bụi đất, phù sa không bám vào rong. Kiểm tra cọc, dây để kịp thời khắc phục tránh thất thoát rong. Bổ sung các cụm rong bị gẫy nát. Thường xuyên dùng lưới đánh cá xung quanh vùng trồng để hạn chế cá ăn rong.
Kết quả thu hoạch: Sau thời gian trồng 5 tháng năng suất đạt 3,5kg/m2, sản lượng thu: 12.250 kg.
- Tổng thu: 3.000đ/kg x 12.250kg = 36.750.000đ.
- Tổng chi: 20.250.000đ. Trong đó:
* Giống: 3.500kg x 4.500đ/kg = 15.750.000đ.
* Cọc, dây = 4.500.000đ.
* Công lao động nhàn rỗi của gia đình.
- Lãi: 36.750.000đ - 20.250.000đ = 16.500.000đ.
Theo ông Minh, để trồng rong xanh đạt hiệu quả cần tuân thủ những yếu tố sau:
- Chọn rong giống đạt chất lượng tốt.
- Môi trường vùng nuôi phù hợp.
- Thường xuyên vệ sinh cho rong luôn sạch sẽ, thường xuyên kiểm tra để kịp thời xử lý khi cọc bị gãy đổ hoặc dây treo bị đứt tránh thất thoát rong.
Đoàn Giang Số lần xem trang : 16700 Nhập ngày : 15-01-2009 Điều chỉnh lần cuối : 15-01-2009 Ý kiến của bạn về bài viết này
Báo Nông Nghiệp Việt Nam Nam bộ: Còn hơn 500.000 ha lúa ĐX cần theo dõi diễn biến sâu bệnh (Báo NNVN - Số ra ngày 20/2/2009) (21-02-2009) CÁCH CHĂM SÓC CHO QUẢ BƯỞI LỚN ĐỀU (Báo NNVN - Số ra ngày 19/2/2009) (19-02-2009) BỆNH MÁU TRẮNG Ở GÀ (Báo NNVN - Số ra ngày 19/2/2009) (19-02-2009) NHÂN GIỐNG GÀ KHÔNG LÔNG CHO VÙNG KHÍ HẬU NÓNG (Báo NNVN - Số ra ngày 19/2/2009) (19-02-2009) ĐBSCL: THỊ TRƯỜNG MÁY GẶT ĐẬP LIÊN HỢP VÀO MÙA (Báo NNVN - Số ra ngày 19/2/2009) (19-02-2009) NỖI LO TRONG MÙA MUỐI MỚI (Báo NNVN - Số ra ngày 19/2/2009) (19-02-2009) PHÒNG TRỪ BỆNH LEM LÉP HẠT LÚA (Báo NNVN - Số ra ngày 18/2/2009) (18-02-2009) MUỐN CÂY BÔNG TRANG RA NHIỀU MÀU HOA (Báo NNVN - Số ra ngày 18/2/2009) (18-02-2009) CÂY TRỒNG BIẾN ĐỔI GEN, 13 NĂM THẾ GIỚI NHÌN LẠI (Báo NNVN - Số ra ngày 18/2/2009) (18-02-2009) BÓN PHÂN CHO CHUỐI TIÊU HỒNG (Báo NNVN - Số ra ngày 18/2/2009) (18-02-2009) Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44
|