Trang web ĐỖ THỊ LỢI

Thống kê
Số lần xem
Đang xem 8975
Toàn hệ thống 10778
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

TS. HOÀNG KIM
Giảng viên khoa Nông học

 

TS. TRẦN ĐÌNH LÝ
Trưởng phòng Đào Tạo - ĐHNL TP.HCM

 

Ths. LÊ VĂN PHẬN
Quản trị mạng - Phòng Hành chính 

 

NGUYỄN TRUNG QUYẾT
 Bộ môn Qui hoạch
Khoa QLĐĐ&BĐS 

 

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  ThS. ĐỖ THỊ LỢI

Hôm qua, ông Nguyễn Hữu Huân, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (phụ trách phía Nam) cho biết, hiện rầy nâu đang gây hại 70.700ha lúa đông xuân giai đoạn đẻ nhánh, làm đòng, tăng 36.000ha so với thời điểm trước Tết nguyên đán Kỷ Sửu 2009.

 

Mật độ rầy phổ biến dưới 2.000 con/m2. Cá biệt, trên các trà lúa đang trổ, mật độ rầy cao hơn (3.000 con/ m2). Bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá cũng gây thiệt hại hàng trăm ha.

Thời điểm trước và trong Tết Kỷ Sửu xuất hiện nhiều sương mù đã tạo điều kiện cho bệnh đạo ôn phát triển, gây hại 60.000ha lúa, tăng 17.000ha so với tuần trước. Các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích nhiễm sâu bệnh nhiều là Tiền Giang, Hậu Giang, Đồng Tháp.

Tuy rầy nâu chưa bùng phát thành dịch như hồi cuối năm 2007, nhưng Cục Bảo vệ thực vật nhắc các địa phương tiếp tục duy trì hoạt động của ban chỉ đạo phòng trừ rầy nâu, bệnh lùn và lùn xoắn lá các cấp, tăng cường công tác điều tra, giám sát đồng ruộng và hướng dẫn nông dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo phương pháp “4 đúng” để phòng trừ rầy nâu đạt kết quả tốt.

Cục Bảo vệ thực vật khuyến cáo nông dân không bón thừa phân đạm, tăng lượng phân kali ở lần thúc cây lúa sau khi sạ 40 - 45 ngày để lá lúa không phát triển quá dày, cây lúa không đổ ngã nhiều hơn, sẽ góp phần làm diện tích lúa nhiễm bệnh đạo ôn không tăng thêm.

Đến nay, các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đã hoàn tất gieo sạ trên 1,5 triệu ha lúa đông xuân năm 2008 – 2009, phần lớn đang trong giai đoạn đẻ nhánh, làm đòng và khoảng 400.000ha đang trổ chín.

                   (Theo TTXVN)

Số lần xem trang : 16793
Nhập ngày : 03-02-2009
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  Báo Nông Nghiệp Việt Nam

  BỆNH LỢN NGHỆ (Báo NNVN - Số ra ngày 12/3/2009) (12-03-2009)

  KHẮC PHỤC HIỆN TƯỢNG ONG BỐC BAY (Báo NNVN - Số ra ngày 11/3/2009) (11-03-2009)

  TẠO GIỐNG BẮP PHÁT TRIỂN THÂN LÁ, GIÀU ĐƯỜNG (Báo NNVN - Số ra ngày 11/3/2009) (11-03-2009)

  VÌ SAO CÂY NHO BÌNH THUẬN, NINH THUẬN SA SÚT? (Báo NNVN - Số ra ngày 11/3/2009) (11-03-2009)

  XỬ LÝ VỎ CÀ PHÊ LÀM PHÂN SINH HỌC (Báo NNVN - Số ra ngày 11/3/2009) (11-03-2009)

  VÌ SAO LAN HỒ ĐIỆP KHÔNG RA HOA ? (Báo NNVN - Số ra ngày 11/3/2009) (11-03-2009)

  LƯU Ý KHI NUÔI THÂM CANH CÁ TRA TRONG AO ĐẤT (Báo NNVN - Số ra ngày 10/3/2009) (10-03-2009)

  KHÔNG NÊN Ồ ẠT NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG (Báo NNVN - Số ra ngày 10/3/2009) (10-03-2009)

  PHÒNG TRỪ RUỒI ĐỤC QUẢ TRÊN CÂY THANH LONG (Báo NNVN - Số ra ngày 10/3/2009) (10-03-2009)

  KHÔ BÃ GẤC - THỨC ĂN TỐT CHO VỊT ĐẺ (Báo NNVN - Số ra ngày 9/3/2009) (10-03-2009)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44

Website Ths. ĐỖ THỊ LỢI - Đc: Thư viện trường Đại học Nông lâm Tp. HCM - Email: dothiloi(a)hcmuaf.edu.vn - Điện thoại: (08)38963351

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007