ThS. ĐỖ THỊ LỢI Lâu nay cây mồng tơi được người dân trồng hái lá ăn hoặc cắt ngọn bán chỉ vài ngàn đồng/kg chứ chẳng tính đến chuyện làm giàu. Thế nhưng gần đây, nông dân xã Long Kiến (Chợ Mới - An Giang) đã chuyển trồng cây mồng tơi lấy hạt bán giá cao đem lại sự đổi đời cho nhiều hộ nông dân...
Dưới cái nắng chói chang đầu năm Kỷ Sửu, chúng tôi cùng ra đồng với cán bộ xã Long Kiến, thấy hàng chục hộ nông dân đang chăm sóc cho những luống mồng tơi xanh rờn đang vào vụ trúng mùa được giá. Mảnh mồng tơi của nông dân Nguyễn Thanh Hồng (ấp Long An) chỉ trồng hơn công đất nhưng năm nào cũng đem lại lợi nhuận hơn 70 triệu đồng cho gia đình chú. Cũng nhờ vậy mà chú nuôi các con ăn học đến nơi đến chốn, trong nhà đầy đủ ti vi, tủ lạnh…
Chú Hồng kể: “Trước cây mồng tơi trồng chủ yếu để ăn lá, không ai nghĩ trồng mồng tơi mà giàu được. Tôi còn nhớ khoảng năm 2000, hộ ông Hai Phu trồng mồng tơi lấy hạt đầu tiên với 4 công, dứt vụ bán với giá 50 ngàn/kg hạt, trừ đi tất cả chi phí ông còn lời trên 150 triệu đồng/năm. Thấy có hiệu quả tôi mới mần thử hơn công, không ngờ hạt mồng tơi bán được giá cao thấy mà ham, các năm tiếp theo tôi cũng tiếp tục trồng, trung bình 1 công mồng tơi thu hoạch khoảng 1 tấn hạt khô, bán với giá 70 ngàn/kg, trừ chi phí còn lời trên 60 triệu đồng/công.
Đầu năm nay, giá mồng tơi lên cao ngất ngưởng, thương lái liên tục đến nhà hỏi mua với giá 75 ngàn đồng/kg mà tui nói đợi lên giá chút nữa mới bán". Cũng theo chú Hồng, mồng tơi là loại cây dễ trồng, khâu chăm sóc nhẹ nhàng, chi phí đầu tư thấp, giống được mua ở các cơ sở bán vật tư nông nghiệp trong huyện. Khi làm lúa xong thuê máy cày phơi đất hơn tuần lễ, rồi đem hạt mồng tơi sạ thành từng hàng, sau đó mua dây kẽm, cắm cọc giăng thành giàn như giàn khổ qua để mồng tơi leo, sau 4 tháng là cho thu hoạch. Lưu ý mỗi đợt phải cách nhau 15 ngày thì mới thu hoạch tiếp. Vòng đời mồng tơi kéo dài đến 2 năm nên đỡ tốn chi phí mua giống. Khâu tưới nước cũng như lúa, cứ be bờ cao rồi dùng máy bơm nước vào. Ngồi chỉ tay vào những dàn mồng tơi, chú nói Tết rồi chú bỏ túi ngót nghét 70 triệu đồng/công, khỏe re.
Cạnh đó là hộ anh Phạm Văn Được, đang đắp đất chăm sóc mấy công mồng tơi, anh hồ hởi: "Cách đây khoảng 8 năm, thấy ông Nguyễn Thanh Hồng trồng, tôi làm theo, không ngờ trồng chơi mà ăn thiệt, nhà tôi trồng được 2,5 công, năm vừa rồi trừ chi phí bỏ túi hơn 120 triệu. Năm 2008, hái đợt đầu khoảng 1 tấn, với giá 75 ngàn đồng/kg, tôi kiếm 75 triệu đồng ngọt xớt. Trồng mồng tơi lời gấp 10 lần so với lúa mà ít sâu, rầy phá hại. Tại thời điểm hiện nay, giá thị trường dao động từ 50-75 ngàn đồng/kg hạt khô, dân trồng mồng tơi tụi tôi mừng như bắt được vàng. Năm nay, nhà tôi ăn Tết lớn hà nghen".
Mồng tơi được các thương lái địa phương thu mua về giao cho bạn hàng TP. Hồ Chí Minh để xuất khẩu. Có thể nói, trồng mồng tơi là hướng đi mới và phù hợp với điều kiện của bà con nông dân xã Long Kiến. Giờ đây, cái giậu mồng tơi xanh rờn được hái ăn ngày nào đã trở thành cây màu thế mạnh mang giá trị kinh tế vượt trội, đem đến sự giàu có cho nhiều hộ gia đình.
Lê Hoàng Vũ Số lần xem trang : 16943 Nhập ngày : 04-02-2009 Điều chỉnh lần cuối : 09-02-2009 Ý kiến của bạn về bài viết này
Báo Nông Nghiệp Việt Nam KINH NGHIỆM CHĂM SÓC LÚA MÙA "2 XANH, 2 VÀNG" (Báo NNVN - Số ra ngày 1/7/2009) (23-07-2009) TRỒNG CAM SÀNH CẢI TIẾN (Báo NNVN - Số ra ngày 30/6/2009) (23-07-2009) BA GIỐNG CỎ CHẤT LƯỢNG CAO (Báo NNVN - Số ra ngày 29/6/2009) (23-07-2009) KHẮC PHỤC HIỆN TƯỢNG TÔM LỘI (Báo NNVN - Số ra ngày 26/5/2009) (23-07-2009) TĂNG KHẢ NĂNG ĐẬU TRÁI CHO MÃNG CẦU XIÊM (Báo NNVN - Số ra ngày 26/6/2009) (23-07-2009) Aerogel vỏ trấu - Mặt hàng công nghệ cao (Báo NNVN - Số ra ngày 25/6/2009) (25-06-2009) TĂNG SỨC SỐNG CHO LỢN CON SAU CAI SỮA (Báo NNVN - Số ra ngày 25/6/2009) (25-06-2009) DIỆT TRỪ NHỆN ĐỎ HẠI CAM QUÝT BẰNG VÒI PHUN ÁP LỰC (Báo NNVN - Số ra ngày 23/6/2009) (25-06-2009) LỢI ÍCH CỦA KIẾN VÀNG VỚI VƯỜN CÂY ĂN TRÁI (Báo NNVN - Số ra ngày 23/6/2009) (25-06-2009) Kỹ thuật nuôi cá chình và cá bống tượng trong bể xi măng (Báo NNVN - Số ra ngày 23/6/2009) (25-06-2009) Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44
|